Ngư Hóa Long
Hội viên-
Số nội dung
66 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Ngư Hóa Long
-
Người Cơtu đua nhau đặt tên con theo kiểu... Hàn Quốc Do yêu thích diễn viên các phim Hàn Quốc trên truyền hình, nhiều người Cơtu ở xã A Tiêng, huyện miền núi Tây Giang đã đăng ký đặt tên con theo kiểu họ Cơtu, tên Hàn Quốc như: Phơloong San Diu, Riah Thị Su U, Briu Thị Hy Su, Pơloong San Ốc, Pơloong Hiên U...Thậm chí tại làng văn hóa Zơ-rượt (xã A Tiêng), thôn Apat (xã A Vương), nhiều người dân còn chọn tên con theo các hãng xe như Bhơnước Yamaha... Trước tình trạng đó, ngày 14/8/2009, UBND huyện Tây Giang đang tiến hành khảo sát và chỉ đạo các cơ quan chức năng trong huyện vận động đồng bào đặt tên con theo tiếng Cơtu để giữ gìn bản sắc văn hóa, đồng thời tạo sự gần gũi trong giao tiếp. Những bộ phim truyền hình Hàn Quốc thu hút được rất nhiều sự yêu mến của giới trẻ. (Ảnh minh họa) Không chỉ có phong trào đặt tên con theo kiểu Hàn Quốc của người Cơtu, những năm gần đây, làn sóng Hàn Quốc đã ào ạt tràn vào Việt Nam kể từ khi các bộ phim tình cảm của xứ sở kim chi này được trình chiếu trên truyền hình. Từ cách ăn mặc, phong cách thời trang cho đến mỹ phẩm, hàng điện tử mang nhãn hiệu Hàn Quốc đều được người tiêu dùng ưa chuộng.Những phim truyền hình Hàn Quốc nổi tiếng ở Việt Nam đều đề cập đến các mối quan hệ gia đình, những chuyện tình lãng mạn như: Mối tình đầu, Trái tim mùa thu, Nàng Đê-Chang-Kưm, Bản tình ca mùa đông, Cô nàng ngổ ngáo, Cảm xúc, Xúc cảm, Chàng hoàng tử gặp may, Những nàng công chúa nổi tiếng, Phía đông vườn địa đàng.... Theo Đ.T Bee.net.vn
-
Bà bói xem chỉ tay rồi nói với cô khách hàng: - Sẽ có một người đàn ông giàu có và đầy sức quyến rũ bị vẻ đẹp của hai bàn tay cô chinh phục... Nhưng này... hiện giờ hai bàn tay cô đỏ quạch và khô khốc. Hằng ngày cô nên dùng kem Doudoux mà tôi có thể bán cho cô với giá gốc 25$ ba tuýp. - Thôi được rồi - chủ nhà xuất bản nói với một tác giả - tôi sẽ cho in cuốn “Ca tụng thuyết vô thần” của ông. - Thế thì hay quá! Bây giờ tôi chỉ còn một việc là cầu nguyện cho cuốn sách của mình sẽ bán chạy mà thôi... Bà bói nói với khách hàng: - Sắp tới cô sẽ phải chịu tổn thất lớn, mất đi một cái gì đó vẫn che chở cho cô. Chắc hẳn cô sẽ mất chồng. - Nhưng tôi góa bụa đã hai năm rồi. - Vậy nghĩa là cô sẽ mất cái ô. Một chiếc xe sang trọng dừng lại bên nhà thờ. Từ trong xe, một anh chàng giàu xổi bước ra bỏ tờ 100$ vào hòm quyên góp. Ngay khi đó, xe anh ta bị một xe khác đâm bẹp rúm. Bỗng anh ta thấy một chiếc xe sang trọng khác dừng lại bên nhà thờ và từ trong xe, một ông bước ra chuẩn bị bỏ tiền quyên góp vào hòm. Anh ta liền hét thật to: - Ông gì ơi! Đừng bỏ tiền vào đó. Cái hòm ấy hỏng rồi. Hai người bạn gái nói chuyện với nhau: - Sáng nay tớ đánh vỡ mất cái bát thủy tinh. Tớ sợ đó là điềm xấu và sẽ có hại cho đứa con mà mình sắp sinh. - Cậu mê tín quá, Marry! Khi mẹ tớ mang bầu tớ, bà ấy đánh vỡ một cái đĩa hát mà cậu thấy đấy, tớ có sao đâu...(xaluan online)
-
A Di Đà Phật! Ngư Hóa Long xin lĩnh ý.
-
Vụ này Ngư Hóa Long cũng theo dõi từ đầu, cũng có luận đoán bằng quẻ dịch, nhận thấy nhiều khả năng nguyên nhân do bên giám sát thi công thực hiện chưa tốt, rồi việc không tuân thủ quy định an toàn LĐ của cả công nhân và cả nhà quản lý là những nguyên nhân chính; còn lý do khác như Phong Thuỷ, thời điểm thi công xấu thì chưa có đk và năng lực nghiên cứu.
-
Dễ tìm lại ví bị mất nếu có ảnh em bé bên trong Một nghiên cứu thú vị của các nhà khoa học thuộc Đại học Hertfordshire (Anh) cho thấy, chủ nhân của chiếc ví bị mất có nhiều cơ hội tìm lại được tài sản nếu trong chiếc ví có ảnh 1 em bé. Theo Giáo sư Richard Wiseman, người giám sát kết quả nghiên cứu, 88% những chiếc ví bị mất được trả lại nguyên vẹn nếu trong ví có ảnh 1 em bé và 53% nếu chiếc ví chứa ảnh 1 chú chó con đáng yêu. B.B (Theo DailyMail)
-
Các nhà khoa học sửng sốt khi phát hiện một đám mây khổng lồ tại Trung Quốc đi vòng quanh địa cầu trong vỏn vẹn 13 ngày. Đám mây kỳ lạ có chiều cao hơn 3 km và chiều rộng xấp xỉ 2.000 km. Ảnh: Corbis.Đám mây hình thành bởi bụi đất sau một cơn bão lớn ở sa mạc Taklimakan ở phía tây bắc khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Nó có chiều cao 3 km và chiều rộng 1.987 km. Đám mây hầu như giữ nguyên hình dạng trong suốt trong suốt quá trình di chuyển. Khi tiến tới Thái Bình Dương lần thứ hai, nó hạ độ cao và "thả" một phần bụi đất xuống nước. "Bụi ở châu Á thường tụ thành mây gần biển Hoàng Hải (nằm giữa Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên), trong khi bụi ở sa mạc Sahara thường tích tụ quanh Đại Tây Dương và vùng bờ biển châu Phi. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đám mây bụi ở Trung Quốc có thể hình thành ở Thái Bình Dương. Sắt chiếm khoảng 5% đám bụi nên đó là nguồn cung cấp sắt quan trọng đối với đại dương", Itsushi Uno, một nhà khoa học của Đại học Kyushu, cho biết. Quỹ đạo di chuyển của đám mây tạo thành vòng tròn khép kín quanh trái đất. Ảnh: Corbis.Uno và cộng sự đã sử dụng một vệ tinh của NASA và mô hình toán học để theo dõi và đo chuyển động của đám mây bụi. Họ nhận thấy mây bay lên cách mặt đất 8-10 km trước khi chu du vòng quanh hành tinh. "Kết quả quan trọng nhất là chúng tôi đã theo dõi đám mây khi nó bay đúng một vòng khép kín quanh trái đất. Có thể gọi là là hiện tượng kỳ quái vì giới khoa học chưa từng phát hiện đám mây nào di chuyển với quỹ đạo như thế. Sau khi đi được nửa vòng, mật độ bụi trong mây giảm tới mức rất thấp khiến việc quan sát trở nên khó khăn. Điều đó cho thấy trạng thái dày đặc của mây được duy trì rất lâu", Uno nói. Nhóm nghiên cứu cho rằng hình dạng của đám mây hầu như không đổi trong suốt hành trình do nó được nâng lên ở nơi mà không khí khá ổn định. Từ trước tới nay các nhà khoa học luôn tin rằng những hạt bụi là nhân tố tạo nên những đám mây có chiều cao lên tới vài km, nhưng họ chưa biết chúng làm tăng hay giảm nhiệt độ bề mặt trái đất. Minh Long (theo Daily Mail)
-
Hay thật! hóa ra "Một có cá quẫy động tam thiên" là ở lý này. Cảm ơn Bác Thiên Sứ.
-
Hành quyết rùa: Từ A đến Z</H1>Rất vô tình tôi được chứng kiến bữa tiệc… rùa trên đất Quảng Trị. Chủ quán nói: Đây là rùa từ Lào đưa về, chỉ vùng Quảng Trị, Quảng Bình mới có. Phóng viên đã ghi lại một số hình ảnh cuộc hành quyết loài động vật hoang dã này. Các chú rùa mai cứng như đá được lôi ra từ bao tải cho khách chọn. Khách chỉ con nào, con đó được vật ngửa ra đặt lên bàn cân. Tổng cân nặng 6,5 kg. Giá b Cân xong, các chú rùa được "tắm rửa" sạch sẽ bằng bàn chải cỡ lớn.Một "sát thủ" đã chuẩn bị sẵn đồ nghề: móc, dao nhọn, khăn lau... để thực hiện ngay "lệnh hành quyết".Mấy chú rùa dường như đã biết nguy hiểm nên rụt sâu đầu vào vỏ. Nhưng đâu có được! Một chiếc dùi sắt dưới bàn tay khéo léo được chọc sâu vào mai lôi đầu rùa ra.Đầu rùa được móc ra, bàn tay của chú thanh niên chộp lấy kéo mạnh... Rồi khăn lau, rồi hứng bát, rồi chọc dao...Việc phanh thây không phải là tứ mã mà được giao cho hai thanh niên. Dao thép lách vào các khía, búa giáng liên tục, tấm mai chắc chắn bị phá vỡ.Và sau khi mai đã bị bóc thì lòng được móc Thịt được pha thành từng miếng theo tính chất của các món ăn sẽ được làm.Rồi các món ăn được lần lượt đưa lên, Dzô... dzô liên tục, rượu tràn ly, gắp - rót liên tục, nói năng ồn ã, tiếu lâm tuôn ra, tiếng cười giòn giã, phủ phê... Dường như người ta quên mất mình đang góp phần làm tuyệt diệt một loài động vật hoang dã. Ạc! vụ này thì em bó tay, rựng tóc gáy! :mellow:
-
Ðoài phương phước điạ giáng linh Cửu trùng thụy ứng long thành ngủ vân Phá điền thiên tử giáng trần Dũng sĩ nhược hai mưu thần như lâm Trần công nai thị phúc tâm Giang hồ tử sĩ đào tiềm xuất du Tướng thần hệ xuất y chu Thứ kỵ phục kiến Ðường ngu thi hành Hiệu xưng thiên hạ thái bình Ðông Tây vô sự Nam thành quốc gia . --- Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm --- Quẻ phong địa quan .. năm Kỷ sửu...
-
Bác Thiên Sứ Kính mến! cháu chỉ định rựt cái tít hot đề bán báo thôi mừ! nếu không hợp lý thì bác rỡ bỏ ạ. :mellow:
-
Sao lại gọi là điềm "chân mệnh thiên tử'? QUẺ PHONG ĐỊA QUÁN Xem khắp thiên hạ!Quán: Quán nhi bất tiến, hữu phu ngung nhược. Dịch: Biểu thị (làm mẫu mực cho người ta thấy) cũng như người chủ tế, lúc sắp tế, rửa tay (quán ) cho tinh khiết, bấy nhiêu cũng đủ rồi, không cần phải bày mâm cỗ dâng lên (tiến); mình chí thành (phu) như vậy thì người khác cũng chí thành tín ngưỡng (ngung) mình. Giảng: Theo tượng quẻ, Tốn ở trên, Khôn ở dưới là gió thổi trên đất, tượng trưng cho sự cổ động khắp mọi loài, hoặc xem xét (quan) khắp mọi loài. Lại thêm: hai hào dương ở trên, bốn hào âm ở dưới, là dương biểu thị (quán) cho âm; âm trông (quan) vào dương mà theo. Đó là giải nghĩa tên quẻ. Thoán từ và Thoán truyện đưa một thí dụ cho ta dễ hiểu. Muốn biểu thị (quán) là mẫu mực cho người khác thấy thì nên có lòng chí thành như người chủ tế, lúc sắp tế, rửa tay cho tinh khiết, đó là điều quan trọng nhất, còn việc dâng cỗ, thuộc về vật chất, có nhiều cũng được, có ít cũng được, ví dụ như không có, chỉ dùng hương, hoa cũng tốt. Hào 5 ở trong quẻ ở ngôi chí tôn, có đức dương cương, trung chính, chính là người cho thiên hạ trông vào mà cảm hóa theo. Người đó nên coi đạo trời lẳng lặng vậy mà bốn mùa vận hành không sai, mà lấy lòng chí thành làm gương cho dân, dạy dân, dân sẽ không ai không phục.
-
Không có sự dự đoán nào nhưng cuối cùng cũng tìm vớt được thi thể 2 nạn nhân cuối cùng và chiếc xe bị lũ cuốn ở Lâm Đồng. TTO - Tin từ UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết lúc 13g15 ngày 21-7, lực lượng tìm kiếm cứu nạn của tỉnh Lâm Đồng và Công ty Cavico Viết Nam đã vớt được thi thể hai nạn nhân cuối cùng và chiếc ôtô bán tải trong vụ lũ cuốn vào tối 16-7 tại ngầm của dòng Đạm B’ri (xã Lộc Tân, Bảo Lâm). Ông Nguyễn Văn Triệu, chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm, cho biết thi thể hai nạn nhân vừa vớt được là anh Phạm Xuân Duy (phó Ban quản lý dự án thủy điện Đạm B’ri, phụ trách kỹ thuật) và chị Trần Thị Hoàng Oanh (sinh viên Đại học Đà Nẵng vừa tốt nghiệp ra trường, bạn gái của anh Duy). Hai nạn nhân trên được phát hiện trong tư thế ôm nhau và bị kẹt lại bên trong chiếc ôtô bị chìm cách nơi xảy ra tai nạn khoảng 500m. Một số công nhân Cavico có mặt tại hiện trường cho biết trước đó khi xả được đập nước ở phía hạ lưu của ngầm con suối này (suối Đạm B’ri), lực lượng cứu nạn đã phát hiện được chiếc xe bị lũ cuốn nằm lật ngửa ở độ sâu cách mặt nước khoảng 2m. Ngay sau đó các thợ lặn đã đưa được hai nạn nhân còn lại lên bờ và tiến hành trục vớt chiếc ôtô thành công. VÕ TRANG (tuoitre Online) Thương quá! Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật Nam Mô A Di Đà Phật
-
Sau đây là bài trả lời phỏng vấn của GS. Nguyễn Lân Dũng: (Dân trí) - “Phải bỏ khái niệm ăn thịt thú rừng là vinh dự mà phải thấy ăn cái đó là nhục nhã, là phá hoại. Chẳng có lý do gì mà chúng ta không đóng cửa tất cả các cửa hàng bán thịt này lại”, GS Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh. Trao đổi với báo chí về dự án luật Đa dạng sinh học mà Quốc hội thảo luận hôm nay, 2/6, GS Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh, luật rất cần thiết và ra đời càng sớm càng tốt. Trong luật phải có chế tài đi kèm bởi chúng ta hiện đang mất đi đa dạng sinh học từng ngày từng giờ. Dự án luật đa dạng sinh học lần này có bật lên được những điều GS mong muốn? Tôi thấy luật rất đầy đủ, nhưng chưa nghiêm lắm vì nó không cụ thể phạt như thế nào, cấm như thế nào, nhất là về thực phẩm chuyển gen. Tôi nói thí dụ, quy định, cơ sở nhập sinh vật chuyển gen về phải xác định tác hại lâu dài, nhưng trình độ của mình làm sao xác định được. Mình chỉ nên ghi trên sản phẩm, chẳng hạn thức ăn gia súc có dùng ngô của Mỹ chuyển gen, ai muốn dùng thì dùng, không muốn dùng thì thôi. Tôi cũng muốn nói thêm về cây chuyển gen. Như cây bông của chúng ta chẳng hạn, sâu bệnh rất nhiều, nhưng nếu chuyển gen BT là một con vi khuẩn, có tinh thể độc, không hại cho người, gia súc, gia cầm, nhưng sâu cắn vào lá bông đó coi như tự tử. Cho nên bông có ghép thêm BT rất tuyệt vời! Chúng ta nên mạnh dạn học tập những nước có trình độ cao như Mỹ hay nước lân cận chúng ta là Trung Quốc về lĩnh vực chuyển gen này. Lâu nay các nhà khoa học còn có những vướng mắc khi thực hiện các ý tưởng, vậy luật có giúp được các nhà khoa học tận dụng chất xám, khả năng của mình? Chúng ta không chỉ bảo vệ nguồn gen mà phải tìm, phát hiện nguồn gen mới và tôi thấy luật thiếu hẳn chương về phát hiện nguồn gen mới của vi sinh vật bởi nguồn gen mới của động vật, thực vật khó lắm. Đối với thực vật chúng ta nên tận dụng những nghiên cứu của nước ngoài. Ví dụ vừa qua Trung Quốc đã làm điều tra cực kỳ lớn về những cây chống ung thư. Trong danh sách đó, tôi tìm được 50 cây Việt Nam có, tôi đã công bố. Lẽ ra sau khi có công bố đó, nhà nước phải có chính sách đưa những cây đó trồng lại và tìm cách mà sử dụng, nhưng chúng ta đã không làm điều đó. Cụ thể, theo ông không làm được là do đang vướng ở đâu? Tức là không ai quan tâm. Tôi công bố nhiều lần trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách và hình ảnh 50 cây chống ung thư đó. Ví dụ, cây “bảy lá một hoa”, Trung Quốc thu mua rất nhiều, dân Hoàng Liên Sơn thi nhau nhặt, bây giờ không thể tìm thấy ở đó được nữa. May quá, tôi chỉ thấy ở Viện Dược liệu một vài cây. Nếu như tôi là người nắm trách nhiệm, tôi sẽ huy động nhân, cấy mô cây đó để không chỉ dùng mà xuất khẩu. Chúng ta phải nghiên cứu rất nhiều mà chúng ta không có thuốc chống ung thư. Nhưng liệu những cây đó có thực sự chống được ung thư? Trung Quốc họ đủ khả năng nghiên cứu và họ đã có nhiều thuốc lắm rồi. Tôi nghĩ những cây đó nên được bảo vệ, nên được trồng trọt, khai thác. Gần đây, cứ ít ngày báo chí lại có tin kiểm lâm bị tấn công và kiểm lâm đang là nghề nguy hiểm. Ông nói gì về điều này và theo ông phải có chế tài thế nào để bảo vệ được rừng? Đã quá muộn, nhưng muộn còn hơn không - còn một ít rừng, ta nên bảo vệ đi. Tôi đã nói từ lâu là phải bộ đội bảo vệ rừng và nếu không phải bộ đội thì kiểm lâm phải được vũ trang như bộ đội mới bảo vệ được. Kiểm lâm hiện nay súng không có đạn mà cũng không được bắn. Tôi ở Tây Nguyên, tôi hỏi kiểm lâm thì anh em bảo họ chỉ đứng đường chặn xe ô tô thôi chứ không vào trong rừng, lâm tặc đông lắm, dữ tợn lắm. Kiểm lâm không giữ được rừng, chỉ có đứng trên đường chặn gỗ mà nếu móc ngoặc nhận tiền thì chẳng giữ được gỗ nữa. Đáng nói hơn, người ta đã cưa gỗ rồi thì nói làm gì nữa… Kiểm lâm không hoàn thành nhiệm vụ vì lực lượng của họ không đủ sức làm… Theo ông, có những kinh nghiệm gì cần phải học tập các nước? Tôi mới đi Nêpan về. Đây là nước cực nghèo nhưng rừng thì họ bảo vệ cực kỳ tốt. Mỗi đoàn đã vào rừng Nêpan thể nào cũng thấy một con vật quý. Cứ 2 người lên một con voi, một đàn voi đi vào rừng, tôi thì gặp 2 con tê giác, đoàn khác gặp hổ, đoàn khác nữa gặp báo. Họ ngăn rừng quốc gia chỉ bằng một sợi dây thép nhưng không có một người dân nào vào lấy một que củi, không có người dân nào săn bắn. Họ chia lợi nhuận du lịch đó cho người dân địa phương, cho nên người dân quý rừng, coi rừng như ruộng lúa nhà họ. Rừng quốc gia của mình cũng phải chia lợi ích cho những người xung quanh để họ giúp mình bảo vệ rừng. Dân địa phương sẽ giúp mình chống lâm tặc khai thác gỗ trái phép, săn bắt động vật quý hiếm. Chúng ta cũng nên cấm tuyệt đối các món ăn thú rừng đặc sản. Không ít người quan niệm, ăn cái đó mới chứng tỏ mình sang trọng. Phải bỏ khái niệm ăn cái đó là vinh dự mà phải thấy ăn thịt thú rừng là nhục nhã, là phá hoại. Chẳng có lý do gì mà chúng ta không đóng cửa tất cả các cửa hàng bán thịt này lại. Xin cảm ơn ông! Mạnh Cường (Dân trí).
-
Cho em "Cá Chép" đăng ký 1 slot trong lớp PTLV cơ bản khóa sau. Xin cảm ơn.
-
Gà ăn bọ, người ăn gà, bọ ăn người..! cháu nghĩ đó là quy luật sinh tồn tự nhiên thôi ạh. Mình không giết gà, mình lại thích ăn thịt gà (do người khác giết) có khi còn ác hơn ấy ạh. Cháu thích sống tự nhiên thuận theo đạo và lòng không hối hận.
-
Giờ Thân, ngày Quý hợi 25, tháng Canh Ngọ 5, năm Kỷ Sửu; Được quẻ Cổ quẻ biến là quẻ Cấn. Có cao nhân nào giúp đoàn tìm kiếm được không ah? lời quẻ có đoạn: vượt qua gian nan hiểm trở.. trước sau ba ngày Sau gần 3 ngày tìm kiếm, kết quả là: Tìm thấy thi thể 2 nạn nhân bị lũ cuốn tại Đạm B’ri Thi thể 2 nạn nhân có giới tính nam đã được lực lượng tìm kiếm cứu nạn của huyện Bảo Lâm và công nhân Công ty Cavico phát hiện vào 9 giờ sáng 19/7Sáng 19/7, ông Nguyễn Văn Triệu-Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Bảo Lâm (tỉnh Lâm Đồng), cho biết đã phát hiện 2 trong số 5 nạn nhân bị lũ cuốn trôi ở suối Đạm B’ri vào đêm 16/7. Xác của 2 nạn nhân nổi và bị kẹt tại một gốc cây nằm cách địa điểm xảy ra tai nạn khoảng 3km về phía hạ lưu, nhưng do nước chảy xiết nên đến 11 giờ cùng ngày mới đưa được 1 thi thể lên bờ. Nạn nhân đã đưa lên được xác định là anh Kiều Văn Toản - công nhân khoan nổ của công trình. Hiện, lực lượng chức năng đang huy động phương tiện để đưa xác nạn nhân đã phát hiện còn lại lên bờ và tiếp tục tìm kiếm 3 người khác cùng chiếc xe Land Cruiser. Ông Hoàng Sỹ Sơn - Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng cũng đã có mặt tại hiện trường từ ngày18/7 để trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn. Theo ông Hoàng Sỹ Sơn, tỉnh đã có công điện yêu cầu các huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai và Đạ Tẻh phối hợp; điều lực lượng cứu nạn của quân đội mang theo canô, máy dò mìn cùng nhiều phương tiện tìm kiếm chuyên dụng khác để tiếp tục tìm nạn nhân. Ngày 19/7, việc thuê thợ lặn chuyên nghiệp từ Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường tìm kiếm đã được thực hiện. Tuy nhiên công tác tìm kiếm hiện đang gặp rất nhiều khó khăn vì nước lũ trên suối Đạm B’ri vẫn dâng cao và chảy rất mạnh./. Theo TTXVN Còn 3 người nữa, có bác nào động tâm xem giùm không ah?!
-
Vẫn chưa tìm thấy thi thể 5 công nhân mất tích ở Lâm Đồng (VOV) - Hiện việc tìm kiếm cứu nạn đang gặp khó khăn vì trời vẫn tiếp tục đổ mưa và nước ở thượng nguồn về rất nhanh.Khoảng 20 giờ tối qua, xe của 6 cán bộ, công nhân Công ty Cavico trên đường đến Công trường thi công Nhà máy thủy điện Đam’Bri đã bị nước lũ cuốn trôi. Trong số 6 người trên xe, chỉ có 1 người thoát ra an toàn, 5 người còn lại hiện vẫn mất tích. Sáng nay (17/7), Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng huy động hàng trăm người tìm kiếm người và ô tô nhưng đến thời điểm này vẫn chưa có kết quả. Huyện Bảo Lâm đang phối hợp với huyện Đạ Tẻh ở phía hạ nguồn suối Đam’ Bri tiếp tục tìm kiếm nạn nhân. Ông Nguyễn Văn Triệu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lâm, cho biết: “Tỉnh đã có công điện chỉ đạo 2 huyện phối hợp để tìm kiếm nạn nhân. Huyện huy động 30 cán bộ huyện, xã và 250 công nhân tìm kiếm nhưng hiện vẫn chưa tìm thấy”./. Được quẻ Cổ quẻ biến là quẻ Cấn. Có cao nhân nào giúp đoàn tìm kiếm được không ah?
-
"Nên chăng nhà nước và nhân dân ta : công đức dựng tượng thờ Quốc Công tiết chế Hưng đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trên mỗi đảo tiền tiêu. Tay Ngài chì về phía .... Bắc." Anh Tầm nhìn mới, đúng là có "tầm nhìn mới", và đây: Sừng sững tượng đài Hải đội Hoàng Sa Một vị cai đội chỉ tay về hướng biển Đông, tay kia đặt lên cột mốc chủ quyền làm bằng đá cẩm thạch cao 1,2 m có khắc dòng chữ Hán Nôm: “Vạn lý Hoàng Sa” khẳng định chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. > Bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền VN tại Hoàng Sa/ Bị ép phạt vì 'xâm phạm lãnh hải Trung Quốc' Sáng nay cụm tượng cao 4,5m trên đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đã được khánh thành và gắn biển "Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải". Đây là cụm tượng 3 người lính, gồm một vị cai đội (suất đội trưởng) chỉ tay về hướng biển Đông, tay kia đặt lên cột mốc chủ quyền làm bằng đá cẩm thạch cao 1,2 m có khắc dòng chữ Hán Nôm: “Vạn lý Hoàng Sa”. Đứng hai bên là hai dân binh, trong đó có một người cầm ngọn giáo và một người vác lưới trên vai, cùng đồng hành với vị cai đội thực thi nhiệm vụ giong buồm ra biển Đông bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Gắn biển cho tượng đài đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Ảnh: Trí NguyễnCụm tượng do Công ty TNHH Hoàn Hảo (Ninh Bình) và nhà điêu khắc Hà Trí Dũng phối hợp với UBND huyện Lý Sơn xây dựng, nhằm khẳng định chủ quyền VN đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là một hạng mục nằm trong dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa tại Lý Sơn do Sở Văn hóa - thể thao và Du lịch Quảng Ngãi làm chủ đầu tư, với tổng vốn hơn 15 tỷ đồng. Trong đó, cụm tượng đài đội Hoàng Sa Bắc Hải có vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng. Dự kiến, đến ngày 2/9, toàn bộ hạng mục của dự án này sẽ đưa vào hoạt động phục vụ khách tham quan. Vào thời triều Nguyễn, nhiều ngư dân ở đảo Lý Sơn nhận được tờ lệnh tòng quân, gia nhập hải đội Hoàng Sa để đi làm nhiệm vụ đo đạc, canh giữ chủ quyền VN trên vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Một tờ lệnh như vậy đã được dòng họ Đặng ở Lý Sơn gìn giữ suốt hơn 100 năm qua, vừa mới được hậu duệ tộc họ hiến tặng cho Nhà nước như một bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền VN đối với hai quần đảo này. Trí Nguyễn(VnExpress)
-
.."đã là người của lý học thì công danh coi như phù vân,tiền bạc coi như cỏ rác nên rất mong bác có cuốn sách nào hay thỉnh thoảng đăng lên diễn đàn để mọi người thường thức." :lol: khơ khơ.. Bác Liêm Trinh hay quá, xin ủng hộ bác 1 phiếu.
-
" Chiều nào, em cũng ra công viên ngắm cảnh bình minh. Mặt trời dần xuống dốc núi…: “Con gà nhà bà em mới đẻ được một con gà con nặng 2kg..." Vẫn biết trí tưởng tượng của trẻ thơ là vô cùng phong phú, nhưng những bài văn mô tả đến mức này thì quả thật là khiến người đọc cười thắt ruột.Đọc và chấm những "bài văn ấn tượng" ghi được từ các bài thi vào lớp 6, hoặc trong những lần hướng dẫn học trò làm bài, cô giáo Hoàng Thanh (Hà Nội) gọi đây là "những bài văn thiếu mùa hè". Dưới đây là những câu văn như thế. Trên đường đê, em Bùi Tuấn Dương, học sinh lớp 6 trường THCS Kinh Kệ, Lâm Thao, Phú Thọ đen trũi da vì phải dắt bò ăn để không phá lúa. Ảnh: Đức Chính Chim "đớp" bình minh Đề tuyển sinh vào lớp 6 diễn ra hồi cuối tháng 6 ở một trường THCS tại Hà Nội yêu cầu học sinh tả một buổi bình minh mà em ấn tượng nhất. Trong các bài viết, các em diễn đạt khá lưu loát, đúng ngữ pháp. Một số câu văn còn miêu tả khá hình ảnh với những từ ngữ sinh động. Tuy nhiên, sự "hồn nhiên" cũng toát lên rõ nét. Chẳng hạn: Mở bài: 1. Chiều nào, em cũng ra công viên ngắm cảnh bình minh. Mặt trời dần xuống dốc núi… 2. Em đã đi rất nhiều biển nhưng biển đẹp nhất là Cửa Lò, nơi bà nội em từng chôn rau cắt rốn. Ở đó, em đã từng ngắm một buổi bình minh cực kì đẹp. 3. Hôm nay, em dậy sớm đi thi, ngồi mãi cũng chẳng biết làm gì, em liền quay ra ngắm cảnh bình minh. Thân bài: Những tia nắng dịu chiếu xuống hồ, cá nhảy lên tung tăng đớp những giọt sương mai. Từ nơi nào, không biết có bao nhiêu là chim bay đến. Chúng khoái chí đớp những giọt sương cuối cùng đọng lại trên cành cây. Kết luận: Em rất vui vì đã khám phá ra một buổi bình minh. Người ta có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Đó là câu thơ em vừa nói. Em mong sao, em sẽ khám phá nhiều buổi bình minh mới lạ và bổ ích góp phần vào đất nước thêm rực rỡ”. Chiến công của chó: Tả con chó, học sinh viết: “Nhà em có nuôi một con chó Béc-giê to. Nó đã lập được một chiến công hiển hách. Một hôm, cả nhà đang ăn cơm, nó lao vọt sang nhà hàng xóm, lúc quay về, đầu nó lắc lư, tai vẫy ra vẻ rất kiêu hãnh. Thì ra, nó đã tha về đặt giữa nhà một thằng trộm.” Đề bài tả con gà, học sinh viết: “Con gà nhà bà em mới đẻ được một con gà con nặng 2kg.” Một học sinh khác lại viết: “Con gà nhà em có một chiếc đuôi rất đẹp. Phần cao nhất của đuôi màu nâu sậm, phía dưới lại có màu xanh nước biển, tiếp đó là màu đồng và phần cuối cùng là màu đỏ. Còn mỏ của chú gà to như lá trấu, đôi cánh lại ngắn củn và vàng ruộm.” Thày giáo phê: “Có vẻ chú gà này một nửa giống gà trong tranh Đông Hồ, một nửa giống gà luộc trên đĩa?” Với đề bài tả con trâu, có học sinh viết: “Hè vừa qua, em được bố mẹ cho về thăm quê. Em nhìn thấy một bác nông dân đang làm việc trên đồng. Bác nông dân có một khuôn mặt trái xoan, mũi dọc dừa, miệng tròn xinh. Đặc biệt, làn da của bác trắng hồng rạng rỡ. Bác đang đi sau một con trâu rất béo. Bác quát lớn: Họ… họ… họ… và con trâu nghe lời bác, cứ thoăn thoắt bước đi.” Không muốn giống sách Cả lớp làm bài rất say sưa. Cô giáo thấy A.Thơ cứ ngồi nhìn ra sân trường, liền hỏi: "Con đã làm bài xong chưa?", A.Thơ hồn nhiên trả lời: "Xong rồi ạ!" Cô giáo nhìn vào bài kiểm tra chỉ thấy một dòng chữ ngắn gọn: “Nhà em ở trong trường nên không có con đường đến trường”. Với đề bài yêu cầu tả con mèo nhà em, học sinh D.Nam viết: “Con mèo nhà em thân to như một chai lavie nhỏ, đầu to như một chai lavie lớn, hai tai to như hai trái núi, còn mắt mở to như một người trẻ”. Khi được hỏi “sao con lại viết mắt mèo mở to như một người trẻ?”, Nam trả lời: Trong sách văn mẫu, người ta mô tả con chó nằm sưởi nắng, mắt lim dim như một người già, con không muốn giống sách nên phải viết vậy.” (Hoàng Thanh - VietNamNet)
-
Kinh thật, nó xây cho nó ở mà còn thế. Xây cho mình chắc còn lởm hơn.
-
.."39. Cánh hạc trắng bay về miền quên lãng, có ai người thổi đến một áng mây Chẳng thấy ai nâng chén rượu đưa cay, chỉ sương lạnh ướt đầm trên lối cỏ 40. Tiễn người đi thắp hương lòng cháy đỏ, cho tình người bát ngát một trời thương Cho lời ca tràn khắp nẻo văn chương, lập tượng đài trong chập chùng bể nhớ".. Hay thật! cho cháu xin thêm 1 chén nữa. hix hix..
-
Kỵ thần ở ngoại quái, thì trốn ở nhà; kỵ thần ở nội quái thì trốn ra ngoài.. khà khà. Họa ở bên mình, nếu muốn tránh thì đành phải "đại nghĩa diệt thân!" nếu không thì đành để cháu nó đạp guốc vào ống đồng vậy. Chúc anh Liêm Trinh vui vẻ an lành. Thân mến.
-
Anh Liêm Trinh kính mến! rất cám ơn đã quan tâm ủng hộ chủ đề này. Thú thực với anh là lý thuyết thuận nghịch của bạn "Amato" tôi chưa có thời gian nghiên cứu nên chưa thể đem gia áp dụng được.1. Căn cứ theo tượng quẻ chính là Đại Quá -> quẻ hỗ là Thuần Càn -> Quẻ biến là Hàm, cũng có thể luận được: - Đại quá: Phóng túng, quá mức bình thường, ắt gặp hoạ.. - Thuần Càn: Cứng, Khô, Mạnh mẽ.. - Hàm: Cảm thụ, tình cảm, chuyện tình cảm nam nữ Tổng hợp: Gặp họa từ vật cứng - mạnh vì chêu đùa chuyện tình cảm nam nữ. 2. Hào chín hai động: người già cưới được vợ trẻ, tốt :unsure: . 3. Quẻ thể Đoại: ăn, nói -> vạ từ miệng. Đoài cũng là thiếu nữ chưa chồng. Quẻ dụng Tốn: Đùi, thịt.. động hào hai là vào vị trí ống đồng, đùi; chứ động hào 3 thì :) . Hỗ của quẻ Tốn là quẻ Càn: tại sao lại là gót Guốc thì em chịu! 4. Theo 6 hào: Hào phụ mẫu hợi thủy trì thế, nhật nguyệt khắc là không tốt. Hào phụ mẫu hợi thủy động hóa hào Tử tôn chủ về chuyện con trẻ; Hào phục Tử tôn ngọ hỏa được nhật, nguyệt kiến tất xuất bạo hại ngược lại hào thế. Giờ Tỵ xung thế, tử tôn xuất bạo tất gặp chuyện. * Tổng hợp lại:..