Ngư Hóa Long
Hội viên-
Số nội dung
66 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
2 NeutralAbout Ngư Hóa Long
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
3 cái cốc với 2 vỏ chai bia không.. Quẻ Hỏa Trạch Khuê - Hỏa Thiên Đại Hữu và bác Thiên Sứ khuyên "Tôi sẽ bán ngay với giá 100.000 đồng" :D
-
Coi 3 tấm hình trên thấy ai cũng có đồ nghề làm việc cả.. Mà dụng cụ của bác Thiên Sứ coi hơi khác thường, gồm: 3 cái cốc và 2 cái vỏ chai bia không.. thì không biết cách sử dụng chúng như thế nào ạh? :D
-
Nhìn quen quen! :D :( Câu này: là của chú nguyenquoc viết!
-
Túi nilon bay phất phơ trên Cầu!.. Nhiều bác đứng trên Cầu cao lẳng cả bịch cá xuống sông, nhiều tay tệ hơn còn chẳng thèm dừng xe lại - vừa phóng vèo vèo vửa lẳng túi cá xuống sông.. xuống đến nơi chắc mấy con cá bị sức ép mà chết vãn. Thực là có Phóng mà không có Sinh.
-
url="http://mag.ashui.com/index.php/duan/gioithieu-duan/58-gioithieu-duan/1100-keangnam-hanoi-landmark-tower.html"] Keangnam Hanoi Landmark Tower [/url] </h2> Keangnam Hanoi Landmark Tower nằm trên đường Phạm Hùng, ngay khu vực trung tâm đô thị mới được ví như “trái tim” của Hà Nội, cách sân bay quốc tế Nội Bài 22,5km. Đây là vị trí thuận lợi, tập trung nhiều cơ quan trung ương, cơ quan hành chính của TP Hà Nội, trung tâm hội nghị quốc gia... Với tổng số 8 loại diện tích (từ 107m2 đến 433m2), dự án Keangnam Hanoi Landmark Tower gồm một tòa tháp 70 tầng trên mặt đất và 2 tầng ngầm, được xây dựng trên diện tích đất khoảng 46.000m2, cao 336m và hai tòa tháp căn hộ cao 47 tầng cung cấp 918 căn hộ cao cấp đi kèm cùng với khu khách sạn được điều hành bởi một công ty chuyên về khách sạn cao cấp với mạng lưới rộng khắp trên thế giới, trung tâm thương mại và các hạ tầng phụ trợ khác. Ngoài tổ hợp mang tính biểu tượng với hình ảnh tòa nhà cao nhất Việt Nam, dự án này nhắm đến môi trường sống thân thiện và tiện nghi, ở gần sân bay và hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, bao gồm khu mua sắm, giải trí, cao ốc văn phòng, phòng dịch vụ, phòng thể dục với trang thiết bị hiện đại, chất lượng xây dựng tuyệt hảo, thiết kế đẹp và chuẩn mực của cao ốc và nội thất. Khi khánh thành, đây sẽ trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam, thứ 17 trên thế giới. Keangnam Hanoi Landmark Tower cũng sẽ đứng thứ 5 thế giới xét về tổng diện tích của một công trình kiến trúc đơn lẻ. Địa điểm : Phạm Hùng, Cầu Giấy Dist, Hanoi City Điện thoại : 1900 5555 86
-
Lại tai nạn! Thứ Năm, 04/02/2010, 07:16 Công trình Keangnam: Một công nhân tử vong do tai nạn lao động (ANTĐ) - Sự việc xảy ra khoảng 7h30 ngày 3-2, trong khi vận hành máy bơm bê tông ở tầng 1 tại công trình xây dựng Keangnam thuộc địa bàn huyện Từ Liêm, anh Lê Đức Thắng, SN 1974, HKTT tại xã Liêm Hải, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định bất ngờ bị một đoạn ống thép nối đường ống dẫn văng ra, đập vào người. Anh Thắng được mọi người đưa vào Bệnh viện 19-8, Bộ Công an cấp cứu nhưng đã tử vong. Hiện công trình xây dựng tòa nhà Keangnam tại địa bàn huyện Từ Liêm, TP Hà Nội đang thi công sàn tầng thứ 33. Trong lúc anh Lê Đức Thắng cùng một số công nhân làm nhiệm vụ vận hành máy bơm để bơm bê tông tươi từ tầng một lên thẳng tầng thứ 33 thì xảy sự cố… Được biết, anh Lê Đức Thắng có ký hợp đồng lao động thời vụ với Công ty Máy móc và xây dựng có trụ sở tại CT5 khu đô thị Mỹ Đình - Sông Đà. Điều đáng nói, sau khi vụ tai nạn xảy ra, những người có trách nhiệm tại công trường đã không trình báo cơ quan chức năng. Theo PV Báo ANTĐ được biết, chiều cùng ngày, CAH Từ Liêm đã triển khai lực lượng vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn. Trước đó, trong thời gian từ giữa tháng 7-2009, tại công trình này cũng đã xảy ra 3 vụ tai nạn lao động làm 4 người chết và một số người bị thương. Vũ Hoàn
-
Lại giao tranh ở biên giới Thái Lan-Capuchia, 1 binh sĩ thiệt mạng (Dân trí) - Campuchia hôm qua cho biết binh sĩ nước này lại có một vụ đọ súng với các lực lượng của Thái Lan ở khu vực biên giới gần đền Preah Vihear đang tranh chấp, và một lính Thái đã thiệt mạng. Lính Campuchia ở biên giới gần khu vực đền Preah Vihear Người phát ngôn bộ Quốc phòng Campuchia Chhum Socheat nói rằng hai bên đã bắn nhau trong một thời gian ngắn hôm 29/1 và có 1 binh sĩ Thái Lan bị bắt chết. Theo người phát ngôn, chính phủ Campuchia đang điều tra xem ai đã nổ súng trước. “Chúng tôi chưa thể nói ai đã nổ súng trước”, ông nói. Trong khi đó, tỉnh trưởng tỉnh Purat thuộc phía tây Campuchia, ông Khuy Sokha cho biết quân đội hai bên giao tranh trong khoảng 15 phút, khi khoảng 20 lính Thái Lan vào lãnh thổ Campuchia và từ chối rút lui khi đối đầu với các binh sĩ Campuchia. Theo quan chức này, thi thể binh sĩ Thái thiệt mạng đã được trao trả cho phía Thái Lan vào sáng hôm qua, 30/1, sau các cuộc thương lượng. Thái Lan chưa lên tiếng về vụ này. Cuối tuần trước, hai bên cũng nổ súng ở vùng biên giới, gần ngôi đền cổ Preah Vihear vẫn còn tranh chấp giữa hai nước. 4 binh sĩ của hai bên đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh quanh ngôi đền này năm 2008 và 3 lính khác đã chết trong một cuộc đụng độ hồi tháng 4 năm ngoái. Nhật Mai Theo Xinhua, AP
-
12 con giáp gốc Việt GiadinhNet - Xưa nay nhiều người vẫn lầm tưởng rằng 12 con giáp có xuất xứ từ Trung Hoa. Tuy nhiên, mới đây, trong một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Việt cổ - nhà nghiên cứu ngôn ngữ học Nguyễn Cung Thông phát hiện ra nguồn gốc 12 con giáp có xuất xứ từ Việt Nam. Ngôn ngữ là “lá bùa” tổ tiên để lại Theo văn hóa Phương Đông, lịch được xác lập theo chu kỳ thay đổi đều đặn của Mặt trăng. Do đó 12 con giáp ứng với 12 giờ trong ngày, 12 tháng trong năm, 12 năm trong một giáp – đó là những nền tảng quan trọng để tính lịch và là dấu hiệu để nhận đoán về số mệnh của từng người theo cung Hoàng Đạo. Trong lịch sử, Việt Nam và Trung Hoa có một thời kỳ giao lưu văn hoá ít nhất 2000 năm. Những đợt giao lưu văn hóa cứ tiếp biến và chồng chất lên nhau khiến cho dấu hiệu nhận biết nét riêng của từng dân tộc rất khó khăn. Thêm vào đó, các tài liệu xưa không còn nhiều, nếu còn cũng chỉ trong kho thư tịch Hán cổ khiến cho việc nghiên cứu hết sức rắc rối và phức tạp. Chính điều này đã đốc thúc nhà nghiên cứu ngôn ngữ Nguyễn Cung Thông cố công đi tìm cho bằng được những bí ẩn ngôn ngữ của tổ tiên mà theo ông đó là những “lá bùa” con cháu cần tìm lời giải. 12 con giáp Việt trong cung Hoàng Đạo Ông Thông cho biết, ông bắt đầu việc nghiên cứu tiếng Việt của mình vào những năm đầu thập niên 1970 tại nước Australia. Trong một lần nghiên cứu về nguồn gốc 12 con giáp để lần tìm cội nguồn tiếng Việt ông đã phát hiện ra một số từ Việt cổ mà người Việt đã dùng để chỉ về 12 con giáp có nguồn gốc lâu đời trước khi 12 con giáp xuất hiện ở Trung Hoa. Vào những ngày cuối năm con trâu, tại Viện Việt học ở thành phố Westminster (California, Mỹ) ông đã có một buổi thuyết trình những khám phá thú vị của mình với chủ đề “Vết tích của tiếng Việt cổ trong tiếng Hán”. “Tìm hiểu về gốc của tên mười hai con giáp là một cơ hội để ta tìm về cội nguồn tiếng Việt. Tên 12 con giáp là Tý/Tử, Sửu, Dần, Mão/Mẹo, Thìn/Thần, Tỵ, Ngọ, Mùi/Vị, Thân/Khôi, Dậu, Tuất, Hợi. Thoạt nhìn thì thập nhị chi trên có vẻ bắt nguồn từ Trung Quốc vì là những từ Hán Việt, nhưng khi phân tách các tiếng Việt, và thấy có những khác lạ, tôi đem so sánh trong hệ thống ngôn ngữ vay mượn thì sự thật không phải vậy” – ông Thông nói. Theo ông Thông thì tên 12 con giáp nếu đọc theo tiếng Bắc Kinh và bằng cách ghi theo phiên âm (pinyin): zi, chou, yín, măo, chén, sì, wè, wèi, shèn, yòu, xù, hài... hoàn toàn không liên hệ đến cách gọi tên 12 con giáp trong tiếng Trung Quốc hiện nay. Ngay cả khi phục hồi âm Trung Quốc thời Thượng Cổ thì vẫn không tương đồng với các cách gọi tên thú vật thời trước. Như vậy nếu có một dân tộc nào đó dùng tên 12 con thú tương tự như tên 12 con giáp ngày nay thì dân tộc đó phải có liên hệ rất khăng khít với nguồn gốc tên 12 con giáp này. Từ điều này, khởi đầu cho việc nghiên cứu ông đi tìm nguyên do vì sao trong 12 con giáp của Trung Quốc, con Mèo bị thay bởi Thỏ. “Người Trung Quốc dùng thỏ thay cho mèo (biểu tượng của chi Mão/Mẹo) vì trong văn hóa người Trung Quốc thỏ là một loài vật rất quan trọng và thường được ghi bằng chữ tượng hình là Thố, giọng Bắc Kinh, là từ viết bằng bộ nhân không có từ để chỉ mèo. Hầu như chỉ có dân Việt mới dùng mèo cho chi Mão: nguyên âm e hay iê là các dạng cổ hơn của a như kẻ/giả, vẽ/hoạ, xe/xa, khoe/khoa, hè/hạ, chè/trà, keo/giao, beo/báo... Vì thế mà mèo cũng là loài vật hiện diện trong đời sống dân Việt thường xuyên hơn” – ông Thông lý giải. Nhà nghiên cứu Nguyễn Cung Thông và vợ ở Viện Việt học Thời tiền Hán, tiếng Việt không có nhiều thanh điệu như bây giờ, nên sự khác biệt về thanh điệu không có gì lạ. Trong khẩu ngữ người Việt có cách dùng “chờ một tý” hay “chờ một chút”, “đưa chút tiền”, “đưa tý tiền”... vào thời tiền Hán, các câu trên đọc như giọng Huế (ít thanh điệu hơn so với giọng Hà Nội) thì thấy chút hay chụt/chuột chính là các cách đọc của Tý sau này. Vì sao Việt Nam không giữ được “thương hiệu”? Thực tế, đã từng có nhiều công trình của nhiều tác giả cố gắng chứng minh văn hóa Trung Quốc có xuất phát từ văn hóa Việt Nam như tác giả Lê Mạnh Mát qua cuốn “Lịch sử âm nhạc Việt Nam - từ thời Hùng Vương đến thời kỳ Lý Nam Ðế” hay tác giả Nguyễn Thiếu Dũng với cuốn “Nguồn gốc Kinh Dịch”... Hầu hết các cuốn sách này đều cho thấy chiều vay mượn văn hóa là từ phương Nam vào thời thượng cổ, chứ không phải là từ Bắc xuống Nam (cũng như các nước chung quanh) vào các đời Hán, Ðường lúc văn hoá Trung Quốc cực thịnh. Tuy nhiên không tác giả nào đề cập đến nguồn gốc tên 12 con giáp, và rất ít dùng cấu trúc của chữ Hán, Hán cổ cùng các biến âm trong cách lý giải. 12 con giáp cổ. Theo ông Thông, ngoài hai chi Tý/Tử/chuột, Mão/ Mẹo/mèo là dễ nhận thấy nhất thì những chi còn lại khi so sánh trong tương quan ngữ âm, ngữ nghĩa cũng đều cho ra những kết quả khá bất ngờ. Ví dụ với trường hợp của Thân là chi thứ 9 trong bản đồ Hoàng Đạo. Nếu xem cách viết chữ Thân bằng bộ điền với nét giữa dài hơn với cách viết chữ Khôn (một căn bản của Kinh Dịch có từ thời Thượng cổ) thì ta thấy bộ thổ hợp với chữ Thân hài thanh. Đây là liên hệ trực tiếp giữa Thân và Khôn, tuy nhiên tiếng Việt cổ có chữ khọn là con khỉ (người Huế hay người xứ Nghệ hiện nay một số chỗ vẫn còn những câu cửa miệng “tuồng mặt con khọn” để ám chỉ những người vô tích sự, chẳng làm chẳng nên trò trống gì). Thành ra, Thân chính là khỉ, tiếng Việt cổ dù biến âm th-kh rất hiếm gặp trong tiếng Việt ngày nay nhưng nó vẫn còn dấu tích của những từ cặp đôi như: thân- cận- gần, thận- cẩn (thận trọng, cẩn trọng). Tương tự với trường hợp của con Rồng. Xưa nay nhiều người vẫn cho rằng rồng là một con vật tiêu biểu cho vương quyền của phương Bắc và sau đó nó được chọn làm một trong 12 con vật có mặt trong 12 con giáp của cung Hoàng Đạo. Nhưng ít ai biết được rằng rồng thực sự là con vật chủ của người Việt cổ và ngày xưa người Việt đã có những từ ngữ riêng để nói đến rồng hay thìn. Thìn/Thần dấu tích còn lại trong giọng Bắc Kinh hiện nay chỉ còn chén – âm này có thể tương ứng với các âm trần, trầm, thần của Hán Việt. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Cung Thông thì nếu phục hồi âm cổ của Thìn/Thần là tlan (Tiếng Việt cổ - âm r chuyển thành l) và trăn, lươn (âm ts - mất đi), rắn, trình (loài cá giống con lươn), rồng/long (nguyên âm o thay cho a như nôm/nam, vốn/bản...) và khuynh hướng đơn âm hoá để cho ra các dạng từ ghép như tlăn - thằn lằn, tlian - thuồng luồng... cho thấy vết tích của rồng trong các ngôn ngữ phương Nam. Lý giải về nguyên nhân dẫn đến việc bị “lẫn lộn” về nguồn gốc 12 con giáp, ông Thông cho rằng “Với ảnh hưởng quan trọng của nền văn hoá Trung Quốc, từ đời Hán và sau đó là Đường, Tống... với sức ép của giai cấp thống trị từ phương Bắc tên 12 con vật tổ đã từ từ được thay thế bằng hình ảnh con người, mang nặng màu sắc văn hoá Trung Hoa hơn. Từ tính chất cụ thể của các loài vật láng giềng, 12 con giáp đã trở nên trừu tượng và còn ảnh hưởng đến vận mạng con người nữa (bói toán). Tuy nhiên, cái vỏ hào nhoáng của chữ Hán, Hán Việt không thể thay đổi được nền văn hoá bình dân (khẩu ngữ) trong đời sống người Việt” Sự phát hiện mới mẻ này đã chứng minh cho sự phát triển của người Việt xưa trong cách tính lịch và làm nên một nền văn minh lúa nước rực rỡ ở phía Nam Đông Nam Á. Hà Tùng Long - GiadinhNet
-
Giao tranh bùng nổ tại biên giới Thái Lan - Campuchia (Dân trí) - Sáng 24/1, giao tranh đã bùng nổ giữa quân đội Thái Lan và các binh sĩ Campuchia ở khu vực biên giới tranh chấp, làm 2 binh sĩ Thái Lan bị thương. Tuy nhiên, quan chức quân sự hai nước sau đó đã đồng ý cùng tìm biện pháp giảm căng thẳng. Xe chở binh sĩ Thái Lan gần khu vực biên giới với Campuchia T heo Tướng Chea Dara, phó tư lệnh Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campcuhia và là chỉ huy tại khu vực biên giới gần đến Preah Vihear phía Campuchia, giao tranh nổ ra ở khu vực Choam Te, cách đền Preah Vihear 20km về phía đông, sau khi quân đội Campuchia chạm trán các binh sĩ Thái Lan vừa xâm nhập vào lãnh thổ Campuchia.Tướng Chea Tara cho biết thêm cuộc giao tranh chỉ kéo dài vài phút và phía Campuchia không có thương vong nào. Trong khi đó, tin từ Thái Lan cho biết giao tranh kéo dài hơn 20 phút, xảy ra khi một nhóm binh sĩ Thái Lan đang đi tuần tra chạm trán với các binh sĩ Campuchia. 2 binh sĩ Thái Lan đã bị thương trong vụ này. Tuy nhiên, sau các cuộc thương lượng kéo dài 1 giờ vào chiều cùng ngày, tướng lĩnh quân đội Thái Lan và Campuchia tuyên bố cuộc giao tranh nhỏ giữa quân đội tuần tra của hai nước ở khu vực tranh chấp xảy ra do hiểu lầm và hai bên đã đồng ý cùng thảo luận giải pháp nhằm giảm bớt căng thẳng. Hai bên cũng thỏa thuận rằng bước đầu, binh sĩ hai phía sẽ rút khỏi những khu vực gần nơi vừa xảy ra đọ súng và trở về căn cứ quân sự của mình trước khi các quan chức hai nước sẽ có cuộc gặp lần nữa vào ngày 25/1 để thảo luận về hoạt động tuần tra ở khu vực răng lược. Đền Preah Vihear và khu vực rộng 4,6km2 xung quanh đã trở thành điểm nóng tranh chấp biên giới giữa Thái Lan và Campuchia từ tháng 7/2008. Đã có một vài cuộc giao tranh nhỏ giữa lực lượng vũ trang hai nước đồn đóng quanh khu vực này. Cuộc chạm trán ngày 24/1 xảy ra chỉ 2 tuần trước chuyến thăm của Thủ tướng Campuchia Hun Sen đến Preah Vihear. Trà Giang Theo Xinhua, TNA
-
Hic! Cháu đăng từ hồi tháng 9/2009.. chắc mọi người bận quá không để ý! Bi giờ thì "chúa đã an bài rồi" ạh!
-
Hội thảo 'Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại' Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương tổ chức hội thảo khoa học "Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại" vào lúc 8h30 ngày 15/12, tại hội trường khách sạn La Thành, số 218 Phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội. Phong thủy là bộ môn khoa học của nền văn minh phương Đông cổ xưa tồn tại cùng các bộ môn khác như kinh dịch, tử vi… Đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi về tính khoa học của bộ môn phong thủy này, thậm chí còn khoác cho nó sự thần bí. Tuy nhiên, phong thủy thực chất là một môn khoa học của người xưa được Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa: “Phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người". Hội thảo khoa học lần này nhằm mục đích làm sáng tỏ bản chất khoa học của phong thủy và mối liên hệ giữa phong thủy với tri thức khoa học hiện đại trong kiến trúc và xây dựng. Hội thảo có 14 tham luận chuyên đề được trình bày nhằm gợi mở hướng đi tìm mối tương quan giữa phong thủy và kiến trúc hiện đại. Bản chất của phong thủy là bộ môn khoa học dựa vào thuyết âm dương ngũ hành để sắp xếp không gian sống sao cho hài hòa và tốt đẹp cho môi trường sống của con người. Phong thủy cũng giống như nghệ thuật sắp đặt của các kiến trúc sư ngày nay. Để biết thêm chi tiết, liên hệ: Anh Phạm Cương, Trưởng đại diện Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương tại Hà Nội - 0988080365 Các tham luận trong hội thảo: 1. Từ Dịch Lý đến phong thủy - trong tư tưởng của Phan Bội Châu - Giáo sư sử học Trương Thâu 2. Thành Đồ Bàn và phong thủy - Giáo sư sử học Ngô Văn Doanh 3. Phong thủy trong kiến trúc truyền thống - Giáo sư sử học Cao Xuân Phổ 4. Tư duy kiến trúc trong phong thủy - Kiến trúc sư Nguyễn Văn Thảo 5. Các nguyên lý và chân lý của phong thủy - Ths Lê Xuân Phương, Viện trưởng viện Doanh nhân - Doanh nghiệp. 6. Tính khoa học trong phong thủy và kiến trúc hiện đại (bài nói mở đầu hội thảo) - Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương 7. Khí trong phong thủy và mô hình đồng dạng cơ học chất lưu - Thạc sĩ Hà Mạnh Hùng, thành viên nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương. 8. Phong thủy Lạc Việt, Xác định tính khoa học của phong thủy - Đỗ Đức Trụ, Trưởng ban Phong thủy Lạc, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương 9. Tính khoa học của phong thủy và kiến trúc hiện đại - Kiến trúc sư Phạm Cương, Trưởng văn phòng đại diện Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương tại Hà Nội 10. Khái niệm khí trong lý học Đông Phương - Cái nhìn từ Văn hiến Lạc Việt - Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương 11. Nguyên lý quái cấn ở Trung cung trong Phong thủy Lạc Việt - Thạc sĩ Lê Đỗ Trung Thành, Nguyễn Đức Thông, thành viên ban nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương 12. Tính hệ thống và nhất quán của Hậu thiên Lạc Việt phối hà đồ trong Phong thủy Lạc Việt - Thanh Vân, thành viên ban nghiên cứu Phong thủy Lạc Việt, Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương 13. Vấn đề định tâm nhà đất trong Phong thủy - Châu Thế Vinh, thành viên ban nghiên cứu phong thủy Lạc Việt, Trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương 14. Ứng dụng phong thủy trong kiến trúc và kinh doanh - Những vấn đề mà doanh nghiệp nên biết - Kiến trúc sư Phạm Cương, Trưởng văn phòng đại diện Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương tại Hà Nội (VnExpress - http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/Doanh-n...09/12/3BA16B0B/) Chúc mừng TT Lý Học Đông Phương! Chúc mừng hội thảo thành công tốt đẹp!
-
Híc. ăn Cá Chép đầu sống, mình chính àh! :o
-
Thứ Bẩy, 14/11/2009 - 7:58 AM Tìm thấy nước từ vụ “bỏ bom” Mặt trăng (Dân trí) - Cuộc “bỏ bom” nhằm tìm kiếm nước trên Mặt trăng vào tháng trước đã mang lại thành công lớn, các nhà khoa học Mỹ loan báo. Kết quả ban đầu cho thấy có nước trên Mặt trăng. >> NASA "bỏ bom" Mặt trăng Camera trên vệ tinh chụp hình ảnh 20 giây sau khi tên lửa lao xuống bề mặt Mạt trăng. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA ngày 9/10 đã phóng một tên lửa lao xuống một miệng hố lớn ở cực nam của Mặt trăng rồi ít phút sau đó cho phóng Vệ tinh quan sát LCROSS chụp sự kiện này và tác động tiếp theo của nó. Các nhà khoa học nghiên cứu dữ liệu vệ tinh truyền về cho biết có một lượng lớn nước-đá và nước bốc hơi thoát ra từ vụ “bỏ bom”. Họ kết luận có nhiều dữ kiện có ý nghĩa về nước cũng như các chất khác ẩn giấu trong khu vực thường xuyên nằm trong bóng tối của Mặt trăng. Các nhà khoa học cho rằng có thể nước tồn tại trên một diện rộng hơn và có số lượng lớn hơn nhiều so với những ước đoán trước đây. Theo các quan chức NASA việc tìm thấy nước trên Mặt trăng là điều kiện thuận lợi để cho họ lập các căn cứ cho các phi hành gia trên đó. Cuộc “bỏ bom Mặt trăng” nhằm tìm kiếm nước là một phần trong chương trình Chòm Sao, mở đường cho việc xây dựng căn cứ trên Mặt trăng, có thể trở thành “trạm” phóng phi thuyền có người lên sao Hỏa trong tương lai. Phan Anh Theo BBC, AP
-
Thưa Bác! Theo thông tấn xã vỉa hè thì sang nay 13/10/2009 có 3 công nhân bị tai nạn nghiêm trọng, trong khi tham gia thi công Tòa Nhà Quốc Hội mới ạh.
-
Bão Parma ngoặt lên phía bắc Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trưa nay 3-10, bão Parma đã di chuyển đến vùng bờ biển phía đông bắc đảo Luzon (Philippines). Đây là cơn bão thứ 17 ở khu vực tây bắc Thái Bình Dương trong năm 2009. Lúc 13g ngày 3-10, vị trí tâm bão Parma ở vào khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 122,2 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134 - 149 km/giờ), giật cấp 15, cấp 16. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 60 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng giữa tây bắc và bắc tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 13g ngày 4-10, vị trí tâm bão vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc, 121,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc đảo Luzon. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp cấp 12, cấp 13 (118 - 149 km/giờ), giật cấp 14, cấp 15. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 60 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km. Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chậm theo hướng giữa bắc và bắc tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5 km. Đến 13g ngày 5-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc, 120,8 độ Kinh Đông, trên vùng eo biển Ba Sy giữa đảo Đài Loan và đảo Luzon. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134 - 149 km/giờ), giật cấp 15, cấp 16. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 80 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 300 km. Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía đông bắc biển Đông có mưa và dông, gió mạnh cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương