Devang

Nhà Quốc Hội Việt Nam

26 bài viết trong chủ đề này

Phối cảnh Nhà Quốc hội

Posted Image

Mặt trước Nhà Quốc hội, nhìn về Lăng Bác.

Posted Image

Tòa nhà nhìn từ phía đường Bắc Sơn.

Posted Image

Phía bắc tòa nhà.

Posted Image

Một góc sảnh tầng 1.

Posted Image

Phòng họp chính hình tròn, các ghế ngồi hướng về chủ tọa.

Posted Image

Bàn chủ tọa có 2 màn hình lớn.

Posted ImagePosted Image

Các phòng đón khách trong nước và quốc tế.

Posted ImagePosted Image

Các phòng tiệc.

Ảnh: Đoàn Loan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bộ mặt của chính phủ như thế là xứng tầm rồi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh devang tín nhiệm tham khảo ý kiến.

Về việc góp ý kiến với thiết kế nhà Quốc Hội - Tôi và nhóm Phong Thủy Lạc Việt khóa I đã có ý kiến trong thời gian các mô hình nhà Quốc Hội còn đang triển lãm để lấy ý kiến đóng góp của quần chúng. Ý kiến của chúng tôi đã gửi trực tiếp đến Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Việt Nam - bấy giờ do giáo sư Lưu Đức Hải làm viện trưởng.

Còn bây giờ thì chúng tôi không có ý kiến gì.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa Bác!

Theo thông tấn xã vỉa hè thì sang nay 13/10/2009 có 3 công nhân bị tai nạn nghiêm trọng, trong khi tham gia thi công Tòa Nhà Quốc Hội mới ạh.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Thiên Sứ said:

Cảm ơn anh devang tín nhiệm tham khảo ý kiến.

Về việc góp ý kiến với thiết kế nhà Quốc Hội - Tôi và nhóm Phong Thủy Lạc Việt khóa I đã có ý kiến trong thời gian các mô hình nhà Quốc Hội còn đang triển lãm để lấy ý kiến đóng góp của quần chúng. Ý kiến của chúng tôi đã gửi trực tiếp đến Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Việt Nam - bấy giờ do giáo sư Lưu Đức Hải làm viện trưởng.

Còn bây giờ thì chúng tôi không có ý kiến gì.

Sư phụ có thể post lại ý kiến đã gởi để mọi người tham khảo không ạ ?

Share this post


Link to post
Share on other sites
  HungNguyen said:

Sư phụ có thể post lại ý kiến đã gởi để mọi người tham khảo không ạ ?

Thưa SP con có thể post bài của Huynh Hà Hùng lên đây không ạ để mọi người cùng tham khảo?

Share this post


Link to post
Share on other sites

PLHT đã đọc qua bài viết góp ý kiến về việc thiết kế Nhà quốc hội của Nhóm nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt ở bên Vietlyso cách đây lâu lâu. Hôm đọc được bài về Nhà quốc hội, PLHT quay lại tìm bài đó để xem lại (vì không nhớ chính xác giải pháp gợi ý của Nhóm nghiên cứu PTLV là như thế nào), nhưng khi vào xem thì hình không xem được (do quá hạn trên Photobucket).

Kính mong bác Thiên Sứ cho phép bạn Mariner post lại bài góp ý trên để mọi người cùng tham khảo ạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites
  phong lan hoàng thảo said:

PLHT đã đọc qua bài viết góp ý kiến về việc thiết kế Nhà quốc hội của Nhóm nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt ở bên Vietlyso cách đây lâu lâu. Hôm đọc được bài về Nhà quốc hội, PLHT quay lại tìm bài đó để xem lại (vì không nhớ chính xác giải pháp gợi ý của Nhóm nghiên cứu PTLV là như thế nào), nhưng khi vào xem thì hình không xem được (do quá hạn trên Photobucket).

Kính mong bác Thiên Sứ cho phép bạn Mariner post lại bài góp ý trên để mọi người cùng tham khảo ạ!

Anh chị em thân mến.

Ngày ấy, chúng tôi đưa ra ý kiến của mình. Nhưng đó cũng chỉ là một ý kiến trong hàng ngàn ý kiến của nhiều người trong và ngoài nước góp ý.

Nếu anh chị em nào còn giữ được các bản đóng góp đó có thể đưa lên đây làm tài liệu tham khảo.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Thiên Sứ said:

Anh chị em thân mến.

Ngày ấy, chúng tôi đưa ra ý kiến của mình. Nhưng đó cũng chỉ là một ý kiến trong hàng ngàn ý kiến của nhiều người trong và ngoài nước góp ý.

Nếu anh chị em nào còn giữ được các bản đóng góp đó có thể đưa lên đây làm tài liệu tham khảo.

Bạn Thiên Đồng chắc còn lưu đấy, xin bạn đưa lên để các thành viên cùng suy ngẫm

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Thiên Sứ said:

Anh chị em thân mến.

Ngày ấy, chúng tôi đưa ra ý kiến của mình. Nhưng đó cũng chỉ là một ý kiến trong hàng ngàn ý kiến của nhiều người trong và ngoài nước góp ý.

Nếu anh chị em nào còn giữ được các bản đóng góp đó có thể đưa lên đây làm tài liệu tham khảo.

Mình chưa đọc bài của chú Thiên Sứ, nhưng nhìn phối cảnh tòa nhà thấy trông như cái xe tăng ấy, bí dì dì, nhà quốc hội là đại diện của nhân dân mà trông như pháo đài

Share this post


Link to post
Share on other sites

GÓP Ý PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG NHÀ QUỐC HỘI

Nhóm nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt

A. LỜI GIỚI THIỆU

1.Giới thiệu nhóm nghiên cứu

Phong thủy, tử vi, kinh Dịch…gọi chung là lý học phương Đông, từ xưa đến nay vẫn còn là điều huyền bí và gây nhiều tranh cãi: Nó là trò mê tín hay môn khoa học cho con người. Vì thế, Trung tâm nghiên cứu lý học Đông phương, được thành lập theo quyết định 459/QĐRTWH của trung ương Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á – Việt Nam, ra đời nhằm nghiên cứu và minh giải vấn đề đó. Lý học Đông phương là một lĩnh vực nghiên cứu rộng: Từ thiên văn vũ trụ đến phong thủy, Đông y, lý số…, thuộc tri thức của nền văn hóa cổ Đông phương.Hiệu quả cao với thời gian trải hàng ngàn năm của những phương pháp ứng dụng thuộc Lý học Đông phương trong các lĩnh vực liên quan , đã chứng tỏ một chân lý đứng đằng sau nó. Điều này là cơ sở để có thể tin rằng đằng sau phương pháp ứng dụng đó phải là một nguyên lý được tổng hợp từ những tri thức nhận thực một thực tại. Nhưng nguyên lý này thì hiện nay rất mơ hồ do thất truyền.

Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương dựa trên cơ sở tiêu chí của khoa học hiện đại để khám phá trở lại nguyên lý lý thuyết đứng đằng sau nó.

Tiêu chí cho một lý thuyết hoặc một phương pháp khoa học là:

Một giả thuyết khoa học được coi là đúng thì nó phải giải thích được hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó một cách hợp lý, có tính nhất quán, hoàn chỉnh, tính quy luật, tính khách quan và có khả năng tiên tri.

Phong thuỷ Lạc Việt chính là một hướng nghiên cứu phong thuỷ nhằm tìm về cội nguồn đích thực và những thực tại còn chưa biết ẩn chứa đằng sau hiệu quả thực tế của. Nhóm nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt được thành lập để tập trung cho hướng nghiên cứu này và đào tạo tầng lớp kế thừa, nhằm gìn giữ những giá trị học thuật thuộc văn hóa truyền thống Lạc Việt. Nhóm do giám đốc trung tâm Nguyễn Vũ Diệu (bút danh nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh) phụ trách.

2.Vài nét về Phong Thủy Lạc Việt

Những công trình nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy rằng:
Lịch sử huyền vĩ của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Người Việt tự hào là giòng dõi của Cha Rồng - biểu tượng của sức mạnh vũ trụ - và Mẹ Tiên - biểu tượng của trí tuệ siêu việt. Trí tuệ vũ trụ này chính là nội dung của danh xưng văn hiến Việt.

Cùng với nền văn minh cổ đại huyền vĩ khác là văn minh Ai Cập, nền văn hiến huyền vĩ của dân tộc Việt cũng bị sụp đổ ở thế kỷ thứ III trước CN ở bờ Nam sông Dương tử. May mắn cho văn minh Ai Cập đã để lại những chứng tích cho sự tồn tại của nó. Một trong những chứng tích đó chính là Kim Tự tháp.

Nhưng văn minh Việt huyền vĩ khi sụp đổ chỉ để lại những giá trị văn hoá phi vật thể, trong nền văn minh Đông phương kỳ bí đến huyền vĩ, trải hàng thiên niên kỷ, mà người ta cũng không thể hiểu nổi bản chất đích thực của nó. Một trong những sự kỳ vĩ huyền bí đó chính là phương pháp ứng dụng trong Phong Thuỷ.

Phong thuỷ trải hàng ngàn năm qua là một phương pháp ứng dụng có hiệu quả trong kiên trúc thuộc văn minh Đông phương. Đó là một thực tại không thể phủ nhận,dù nó được nhìn với góc độ nào và kết luận nó là cái gì. Trước sự tiến bộ ngày càng nhanh về tri thức khoa học hiện đại và nhất là khoa học lý thuyết, những giá trị tồn tại trên thực tế của văn minh Đông phương đã được các khoa học gia hàng đầu nhìn nhận như một đối tượng khoa học nghiêm túc. Từ những năm cuối của thế kỷ trước Phong thuỷ được coi là đối tượng nghiên cứu khoa học và nhiều cuờng quốc trên thế giới đều có các bộ phận hoặc viện nghiên cứu về Phong thuỷ.

Nhóm nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy rằng: Bộ môn phong thuỷ thuộc về nền văn hiến kỳ vĩ của người Lạc Việt và là một phương pháp nhất quán, hoàn chỉnh.

Phong thuỷ chính là một phương pháp ứng dụng nhất quán và là hệ quả của một tri thức về thiên nhiên, cuộc sống, vũ trụ và con ngượi được lý thuyết hoá - đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành . Một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh . Học thuyết này đã thất truyền khi văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử. Những giá trị của nền văn minh này bị tan tác và lưu truyền trong dân gian. Chúng lần lượt bị Hán hoá và được công bố tuỳ từng thời điểm, sau khi văn minh Việt bị sụp đổ trải hàng ngàn năm.

Phong thuỷ Lạc Việt không phủ định tri thức phong thủy truyền thống mà quán xét một cách nhất quán những yếu tố tương tác căn bản của tất cả các phương pháp ứng dụng rời rạc vẫn được gọi là trường phái trong phong thuỷ như: Hình lý khí (Loan đầu), Dương trạch, Bát trạch, Huyền không v.v…trên cơ sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh theo một nguyên lý căn để duy nhất: Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ.
Hay nói một cách khác:

Phong thuỷ Lạc Việt là một hệ thống phương pháp luận có một nguyên lý hoàn chỉnh, nhất quán, giải thích mọi vấn đề liên quan đến nó một cách hợp lý, có tính qui luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Trong phong thủy yếu tố hình tượng là một trong các yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một công trình kiến trúc. Bên cạnh yếu tố hình tượng thì yếu tố về “Khí” được coi là quan trọng nhất. “Khí” đây không phải là không khí, ánh sáng. “Khí” cũng không phải là gió hay nước như nhiều người vẫn nghĩ. Từ trước đến nay “Khí” là một khái niệm rất trừu tượng, những người nghiên cứu về lý học Đông Phương thường chỉ cảm nhận được nó trên cơ sở khái niệm này ứng dụng trong từng trường hợp cụ thể.

Phong Thủy Lạc Việt xác định:

“Khí” là một dạng tồn tại của vật chất, được hình thành bởi sự tương tác của các vật thể và chịu sự chi phối bởi sự tồn tại của các vật thể, đồng thời tác động lên các vật thể ấy. Sự vận động của “khí” được định hình tùy theo vị trí, hình thể của các vật thể tương tác.

Hình nào khí đó, hình khác nhau thì khí khác nhau. Nhưng dù hình tốt, hướng tốt mà không có khí thì cũng vô lực, chỉ có cái mã mà tạo được thành tựu. Khí phải thuần mà vượng thì mới hữu dụng, nếu khí tạp loạn, xung sát thì tai họa.

B. NHẬN XÉT TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC
NHÀ QUỐC HỘI TỪ GÓC ĐỘ PHONG THỦY


Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất thể hiện tinh thần của một quốc gia. Do đó, tính hình tượng và biểu trưng là vô cùng quan trọng trong quan niệm của phong thủy: Tòa nhà quốc hội khi xây dựng nên sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước. Ngày xưa mỗi làng thì quan trọng nhất là chọn chỗ và chọn hướng đình làng, còn với mỗi quốc gia trong thời đại hiện nay thì đó chính là tòa nhà quốc hội. Tòa nhà quốc hội phải thể hiện được vẻ uy nghiêm, hoành tráng. mang đậm bản sắc dân tộc, Đông thời cũng phải thể hiện được sức mạnh và ý chí của dân tộc..

Các tiêu chí cơ bản đặt ra với phương án thiết kế tổng thể nhà quốc hội là:

ØKiến trúc phải tiêu biểu, vững chãi, uy nghiêm, hoành tráng, mang đậm đà bản sắc dân tộc
Ø Bảo đảm sự hài hòa với không gian xung quanh, trong đó quan trọng nhất là Lăng Bác Hồ, khu di tích và các khối nhà liền kề.
ØBảo tồn di sản văn hóa Thế giới của khu di tích Cấm thành nằm ở trung tâm của Hoàng thành Thăng Long..
ØBảo đảm khí lực mạnh mẽ và hình thể vững vàng theo quan niệm phong thủy.

Trong khu vực xây nhà quốc hội có nhiều kiến trúc mang tính tưởng niệm như Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, đài tưởng niệm Bắc Sơn, và khu di tích hoàng thành mới được phát hiện và bảo tồn. Do đó, nếu xây nhà quốc hội ở đây thì cần phải có kiến trúc mang đậm Dương tính để có thể cân bắng về khí trong khu vực này.

Trên thực tế lịch sử kiến trúc Đông phương, các vua chúa ngày xưa đều phải xây đền đài lăng tẩm cách xa khỏi cung vua, hoặc Hoàng thành.

Nhà quốc hội cần phải được vượng khí theo phong thủy. Khí có nhiều thành phần, thành phần địa khí hay còn gọi là âm khí tạo ra do sự vận động và tương tác bên trong trái đất, là thành phần quan trọng nhất. Các thày phong thủy ngày xưa tầm long điểm huyệt chính là tìm nơi tụ của thành phần địa khí này. Thành phần dương khí là thành phần hình thành từ sự tương tác giữa các yếu tố hình thể và vận động phía trên bề mặt trái đất. Khí cần phải thuần khiết, không bị tạp loạn.

Hướng dẫn khí chính từ cửa phía trước của nhà quốc hội là từ con đường Độc lâp đến từ hướng Bắc mang hành Thủy , trong khi cửa chính lại quay về hướng Tây (hành Kim, hình tròn), minh đường rộng nên những thiết kế mang hình dạng vuông tròn dễ được chấp nhận.

1.Nhận xét phương án L787 – giải A

Posted Image



Trước hết cảm nhận về phương án đạt giải A duy nhất L787 là một thiết kế mang phong cách hiện đại. Theo nhận xét của nhiều người thì đó là một phương án đẹp và được đánh giá tương đối cứng tay về thiết kế kiến trúc với việc phân tách không gian, sử dụng chất liệu hiện đại, đưa màu xanh của cây cỏ hòa vào không gian của căn nhà. Chúng tôi không phủ nhận vẻ đẹp và tính thiết thực của mô hình kiến trúc sinh thái. Nhưng theo quan điểm của nhóm nghiên cứu phong thủy Lạc Việt thì hình thể dự án này không phù hợp với mục đích sử dụng của nhà quốc hội.

Posted Image



Về kiến trúc cảnh quan:

Khu vực quảng trường Ba đình và các vùng lân cận gồm rất nhiều kiến trúc có từ thời Pháp thuộc trải qua cả trăm năm gắn bó hữu cơ và trở thành một bộ phận không thể thiếu của khu hành chính Ba đình. Với một công trình quá hiện đại về kiến trúc như phương án L787 thiết nghĩ cần xem xét lại. Kiến trúc này không hề có sự ăn nhập với cảnh quan và các công trình lân cận nơi đây. Thêm vào đó cách xử lý các mảng miếng hình còn bị vụn vặt, không làm toát lên được một công trình đại diện cho quyền lực của một quốc gia.

Nhiều người nhìn mô hình đã liên tưởng ngay đến một khu chung cư cao cấp hiện đại. Thiết kế sử dụng khá nhiều chất liệu kính lấy sáng làm không gian trong đó mang tính trưng bày, phô trương. Thủ pháp đưa không gian cây xanh vào trong tầm mắt của cả các tầng trên đã được dùng nhiều trong thiết kế các khu sảnh lớn dùng chung như sân bay, thư viện công cộng. Nó tạo một cảm giác hài hòa, thư giãn trong khi chờ đợi, suy ngẫm. Tất cả các cái đó phù hợp với một thư viện công cộng hay một khu triển lãm hơn là nhà quốc hội. Phòng họp lớn giống như cái bát lơ lửng, có cảm giác giống với phòng chiếu phim lập thể hơn là nơi nghị sự quốc gia.

Về hình tựơng theo phong thủy:

Tuy được nhiều người ca ngợi ý tưởng trời tròn đất vuông được đưa vào trong thiết kế này, nhưng ý tưởng đó đã bị phá vỡ nghiêm trọng. Trước hết “đất vuông” bị quá nhiều các hốc lõm vào, các chi tiết nhỏ xé lẻ phá vỡ hình ảnh đầy đặn làm mất đi tính vững chãi vốn có. Có người phát biểu trông giống như cái bánh chưng bị chuột gặm, thể hiện sức mạnh của dân tộc tuy hội tụ nhưng lại bị sứt mẻ, suy giảm đi nhiều. “Trời tròn” cũng bị biến tính khi để lộ toàn bộ không gian phía dưới của hình thể, làm nó giống như hình cái bát hay cái nồi. Về mặt tổng thể mô hình L787 giống như một cái gạt tàn thuốc lá bằng thủy tinh, có đầy đủ các khe lõm để kẹp thuốc cho khỏi rơi, và một cái bầu tròn đựng tàn ở chính giữa. Một cách cảm nhận khác mô hình giống như hai bàn tay gầy guộc xương xẩu đang ôm lấy một cái bát rỗng. Cũng có người cho rằng mô hình nhà quốc hội trông giống như một đống thải phế liệu được đổ ngăn nắp vào từng ô lớn, nhưng lại mất cân bằng do mở hai lối cửa chính. Một số người đã từng trải qua cuộc sống tập thể thì có cảm nhận hình tròn ở giữa giống cái chảo quân dụng và hình vuông bao quanh giống như bờ thành của cái bếp với hai cửa giống như chỗ đưa củi đốt vào. Các đại biểu ngồi họp sẽ luôn cảm giác như đang ngồi trên đống lửa và như vậy liệu có đưa ra quyết sách chuẩn xác không ?

Khi xét cận cảnh riêng thiết kế tòa nhà thì thấy hình tòa nhà giống như một con nhện với hàng nghìn chân nhỏ, không thấy được uy nghiêm cần thiết. Nhìn phối cảnh giống như một lò phản ứng hạt nhân nguyên tử dành cho những tư tưởng sáng tạo, tự do, phóng khoáng hơn là nơi nghị sự của những tư tưởng điềm tĩnh, chắc chắn và mang tính quốc sách.

Dù thế nào đi chăng nữa đây cũng là một mô hình xấu về mặt hình tượng.

Công trình hoàn thành, về lâu dài ta sẽ nhìn và cảm nhận vẻ đẹp kiến trúc qua các mặt đứng hay một góc không gian nào đó. Không mấy ai có cơ hội được quan sát công trình từ trên cao xuống như xem trên mô hình kiến trúc trong tủ kính. Từ ý đồ thân thiện với môi trường, tăng không gian lấy sáng tự nhiên cho khu nhà mà kiến trúc sư đã xẻ nát mặt chiếu bằng cũng như chiếu đứng căn nhà. Nhìn vào mặt đứng căn nhà giống như một cái lược gãy răng nên sẽ gây cảm giác mệt mỏi và bất an, chia rẽ nhiều bè phái cho những người làm việc ở đây, trong khi quốc hội nước ta bây giờ đang là một thể thống nhất.

Cả khu nhà bốn phía xây thành những mảng rỗng hở liên tục. Do cấu trúc xây dựng nên phía ngoài tạo thành những hiệu ứng cắt ngang. Trần nhà rất xấu, nhìn xa từ trên xuống trần nhà giống như một mộ huyệt cách điệu.
Đài tưởng niệm không được tách ra khỏi không gian nhà quốc hội mà lại được nhấn mạnh bằng một đường trống xuyên thẳng sang mặt lăng Hồ Chủ tịch. Trước cửa nhà quốc hội phía đường Bắc sơn có một đài phun nước nhưng chính giữa đài có một cái cột cao giống như một cái gai lớn trước mắt vậy.

Nhận xét từ môn phong thủy thì dự án này không có khí lực và không cân bằng được khí trong toàn cảnh quan.

Cấu trúc nhà bao quanh toàn kính với hai cửa lớn cùng thông thẳng vào sảnh giữa nhà nên khí vừa yếu, vừa tạp. Cửa vào thì nhỏ, và tụt vào trong nên khí không tụ, khó vào. Toàn bộ căn nhà không có khả năng tụ khí để thổ (hình vuông) sinh hành kim (hình tròn) ở giữa.

Phòng họp chính gần như vô khí vì dương khí thì khó vào còn âm khí thì bị cách trở không tụ được. Các cột đỡ phòng họp chính tạo hiệu ứng xoắn khí khá nguy hiểm.

Nhà sử dụng quá nhiều các xà đâm theo nhiều hướng, từ ngoài có thể nhìn thấy. Trong phong thủy gọi là "Lộ cốt phòng" và là một điều kỵ trong kiến trúc cổ. Do nó thể hiện khí chất bạc nhược, yếu nghèo.

Kiến trúc sử dụng rất nhiều tường kính, tưởng thoáng nhưng ở Việt Nam là nơi ánh sáng mặt trời quá nhiều sẽ đem lại những hậu quả là vào mùa hè nhà Quốc hội sẽ rất chói chang; vào mùa đông lạnh sẽ phải đòi hỏi nhiều năng lượng để sưởi ấm.

Cửa chính được mở ra đường Bắc sơn, trồng quá nhiều cây lớn không thuận lợi để tụ khí. Khu công viên phía sau thì thay vì trồng cây lại làm thảm cỏ rộng và dùng cây nhỏ thưa tán, tán khí rất mạnh. Trên mặt lại làm mấy cây cầu chạy chéo nhau tạo các đường xiên đâm chéo ngang nhau rất khó chịu, tạo hình diện tam giác phía sau lưng nhà. Các mái che khu vực bảo tồn làm bằng kính đặt trên mấy hàng cột trông chẳng khác nào một bãi để xe. Các góc mái đều vuông và phẳng đâm vào sau tòa nhà.

Posted Image



Đường Bắc sơn trước mặt nhà để chừa một hành lang hẹp xông thẳng từ đài tưởng niệm vào chính diện lăng Hồ Chủ Tịch, lại thêm một cột nhọn góp phần xung sát theo quan niệm phong thủy.

Dự án này có hai sảnh chính từ đường Độc lập và khu vườn hoa Bắc sơn. Hai sảnh này tương đương nhau và cùng chia sẻ khí dẫn từ Độc lập vào. Rõ ràng ở đây chưa làm tóat lên được yếu tố chính phụ, không thể biết đâu là cửa chính đâu là cửa phụ. Ta có thể hình dung ra một cơ quan quyền lực cao nhất nhưng hành xử không quyết đoán, đường lối không rõ ràng, các chính sách không nhất quán.

Posted Image

Đây chỉ là 1 phần trong bài góp ý của Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương -Nhóm nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhìn nó như 1 cái Lô Cốt, chuyên về Phòng Thủ chứ ko có sức Tiến công hay vừa Thủ vừa Công.

Những cái cây bố trí ở những chỗ Hõm như những lỗ Châu mai vậy. Mà những cái Cây này chẳng khác nào là cái vẻ ngụy trang chứ ko phải là trang trí.

Tượng đài Liệt Sỹ và Lăng Bác đối nhau hay nối đuôi nhau như vậy là Thất cách khi để con đường trống đi ở giữa.

Rõ ràng là Phá cách kiểu Phá hoại.

Túm lại, tôi đánh giá thấp cách thiết kế của ai đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có thể là do các kiến trúc sư thiết kế chỉ mới áp dụng về mặt công năng và thẩm mỹ, chưa để ý đến vấn đề phong thuỷ. Nhưng em lại được nghe một nguồn tin khá chính xác khác là có mời một bác làm phong thuỷ lại là thầy giáo cũ hồi đại học và cũng là thầy bên viện Địa Chất làm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hình ảnh 17 phương án thiết kế kiến trúc nhà Quốc hội mới

Lao Động Điện tử Cập nhật: 12:16 PM, 05/09/2007

(LĐĐT) - Ngày 2.9, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà Quốc hội mới đã tổ chức triển lãm trưng bày 17 phương án thiết kế kiến trúc nhà Quốc hội mới tại Trung tâm Hội nghị quốc gia để nhân dân xem và tham gia ý kiến. Trong 17 phương án, có một phương án được giải A và bốn phương án đoạt giải khuyến khích.

Triển lãm dự kiến kết thúc vào ngày 15.9.

Sau đây LĐĐT giới thiệu hình ảnh 17 phương án hiện đang được trưng bày.

* Phương án L787 - Giải A.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

* Phương án H112 - Giải Khuyến khích.

Posted Image

* Phương án A206 - Giải Khuyến khích.

Posted Image

* Phương án M008 - Giải Khuyến khích

Posted Image

* Phương án V027 - Giải Khuyến khích

Posted Image

* Phương án M125.

Posted Image

* Phương án N223.

Posted Image

* Phương án P123.

Posted Image

* Phương án P246.

Posted Image

* Phương án W258 (V208).

Posted Image

* Phương án V234.

Posted Image

* Phương án V538.

Posted Image

* Phương án V919.

Posted Image

* Phương án X891.

Posted Image

* Phương án A126.

Posted Image

* Phương án C568.

Posted Image

* Phương án G807.

Posted Image

nguồn: http://www.laodong.com.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

KỂ CHUYỆN THIẾT KẾ NHÀ QUỐC HỘI

Cập nhật ngày 06-9-2007

NGÔ KHÁNH LINH

Dạo ấy, Bộ Kiến Trúc vừa tách ra khỏi Bộ Thủy Lợi (nay là Bộ Xây Dựng), nửa đất nước phía Bắc, thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế, rồi sôi nổi với kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mặc dù chưa đủ cơ sở khoa học, kinh tế lập qui hoạch xây dựng các đô thị, nhưng việc xây dựng đất nước đâu có thể chờ. Nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, các kiến trúc sư Việt Nam:Hoàng Như Tiếp, Ngô Huy Quỳnh đã nhanh chóng dựng lên phác thảo quy hoạch Thủ đô. Phấn khởi trào dâng, người Hà Nội đi xem triển lãm qui hoạch với những ước vọng tốt đẹp. Người ta đặc biệt quan tâm: Trung tâm thủ đô cả nước sau ngày thống nhất.

Quảng trường Ba Đình – tên Ba Đình do bác sĩ Trần Văn Lai, một nhân sĩ yêu nước, làm thị trưởng dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim (3/45-5/45) đặt. Ba Đình là danh xưng căn cứ nghĩa quân Đinh Công Tráng chống Pháp ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa (thơ Tố Hữu: “Chiếu Nga Sơn-gạch Bát Tràng/Vải tơ Nam Định, lụa Hàng Hà Đông). Thời thuộc Pháp, đây là khoảng không lớn,có đảo hoa tròn, phía sau là hai dảy cột tròn cong cong kiến trúc Pháp – kiểu tường trang trí, có tên gọi Ronde point (điểm tròn). Tại đây, người “KTS Việt Minh” đầu tiên Ngô Huy Quỳnh dựng lễ đài để Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau này, cũng vị trí ấy dựng đài xem lễ bằng gỗ rồi bằng gạch và từ 1973 là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Posted Image

Phát thảo thiết kế nhà Quốc hội năm 1960



Quảng trường Ba Đình, theo qui hoạch hồi đó được xem là trung tâm chính trị trong hệ thống trung tâm thủ đô,từ ven Hồ Tây, khoảng đất xưa là trường đua ngựa và công viên trung tâm(mang tên Thủ Lệ), mở 1 đại lộ tuyệt đẹp nối với quảng trường Ba Đình. Khu đất bây giờ mang tên lô D (18 Hoàng Diệu) là nhà làm việc của 6 Bộ.



Miền Bắc lúc ấy chỉ có hơn chục KTS từ Việt Bắc và nước ngoài về, cùng với hơn chục sinh viên kiến trúc mới ra trường. Liên Xô giúp ta làm quy hoạch, Trung Quốc giúp thiết kế nhà Quốc Hội. Một trăm chuyên gia Việt Nam được cử sang Bắc Kinh 9 tháng để nghiên cứu học hỏi thiết kế và thi công nhà quốc hội nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mang tên đại lễ đường nhân dân tại quảng trường Thiên An Môn. Công trình đồ sộ này vừa khánh thành đầu năm 1960 đang được dư luận rất quan tâm. Cũng trong thời gian này, một đoàn chuyên gia Trung Quốc với kinh nghiệm qua công trình lớn Eye, được chính phủ ta mời sang Việt Nam để cùng các KTS nước ta thiết kế nhà Quốc hội. B ộ kiến trúc lập một bộ phận chuyên trách, gọi là “Tổ Quốc hội” do KTS Trần Hữu Tiềm và Tạ Mỹ Duật phụ trách, hàng ngày trực tiếp nghiên cứu, thiết kế với chuyên gia Trung Quốc. Nhiều phác thảo hồi ấy khá đồ sộ, ý tưởng chính là những khối chạy quanh 4 mặt, bao quanh một hai vườn cây ở giữa. Các khối nhà đối xứng. Những mái ngói nhiều lớp nhô lên ở chính giữa và ở những bộ phận quan trọng. hình thức cổ điển rất Việt Nam. Công việc đang thuận lợi, nhưng vì chiến tranh ở miền Nam, đất nước với sự can thiệp ngày càng sâu của của đế quốc Mỹ nên phải tạm ngừng. Những sinh viên trẻ, những KTS mới ra trường thôi ngước nhìn về phía Hồ Tây – nơi đặt nhà Quốc hội để quay lại, vào Nam chiến đấu. Bởi ý nguyện của Bác, mong mỏi của toàn dân còn chưa được thực hiện.

Một quyết định tình thế, để đáp ứng nơi hội họp, năm 1963, hội trường Ba Đình ra đời phục vụ không chỉ Quốc hội mà cả những sự kiện chính trị lớn. Năm 1964, Bác Hồ,trong vòng vây tôn kính của các đại biểu dự hội nghị chính trị đặc biệt, động viên cả nước đứng lên chống Mỹ xâm lược. Đây cũng là nơi diễn ra kỳ họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất 6/1976 và cuối năm đó, đại hội đảng toàn quốc lần thứ IV. Các tổng bí thư: Lê Duẫn, Trường Chinh, Đỗ Mười , Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; Các đời Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Quang Đạo, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng; Các đời chủ tịch nước: Tôn Đức Thắng, Trường chinh, Võ Chí Công, Lê Đức Anh, Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết; Các đời thủ tướng: Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng ,Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, tất cả đều lấy Hội trường Ba đình làm nơi đăng quang , gánh vác trọng trách quốc gia.

Cái thuở năm 1961, 1962, thế kỷ trước, khi các KTS tiền bối vạch nét bút trên bàn thiết kế, cũng chỉ nghĩ là cái phòng họp lớn cho cả nước, đáp ứng yêu cầu trước mắt, chắc là không lâu, nhưng rồi hơn nửa thế kỷ qua sứ mệnh nó gánh vác ngày càng lớn, đã bao lần tu sửa, nâng cấp, mở rộng và trang bị ngày càng hiện đại hơn.

Năm 1988, Thủ tướng chính phủ phê duyệt điều chỉnh qui hoạch xây dựng thủ đô, mở rộng hơn nhiều lần. Thủ đô ôm cả vào lòng mình đoạn sông Hồng dài tới 16 Km và nếu tính cả ảnh hưởng thì phải lên tới 40km. Vắt ngang sông cả trên chục cây cầu mà Thăng Long chính là cây cầu đồ sộ thứ nhất được vạch ra trên bản đồ từ những ngày ấy. Hệ thống trung tâm mới được thiết lập: Trung tâm chính trị Ba Đình mà Lăng Bác và lễ đài là chủ thể, trung tâm văn hóa Tây hồ Tây (Xuân La, Xuân Đỉnh), Trung tâm văn hóa thể thao Mỹ Đình.



Posted ImageVị trí nhà Quốc hội được quyết định tại lô D (18 Hoàng Diệu), bao quanh là các đường:Độc Lập, Bắc Sơn, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ,diện tích hơn 6ha. Về cơ bản thực hiện qui hoạch chi tiết trung tâm chính trị Ba Đình: Lăng Bác, Đài tưởng niệm liệt sĩ quốc gia, nhà Quốc hội. Một gợi ý: Nhà quốc hội kết hợp trung tâm hội nghị quốc gia cũng trên khu đất này. Nãy sinh hai ý tưởng đối lập nhau:

- Tại đây chỉ một nhà Quốc hội, mật độ xây dựng thấp.

- Cả hai công trình cùng xây dựng trên khu đất này, mật độ xây dựng lên tới 40%.



Hợp khối, đương nhiên là tiết kiệm, nhưng có nen tiết kiệm đến mức độ xô đẩy, chen lấn, một công trình tượng trưng quốc gia, với những sinh hoạt văn hóa thông thường.

- Bộ Xây dựng thiên ngả về phương án thứ hai.

- Hội KTS VN thiên ngả về phương án thứ nhất.

Cũng trong thời gian này nổi lên chuyện hội trường Ba Đình:” Giữ lại như một di sản kiến trúc hay rỡ bỏ để thêm rộng đất xây nhà mới?” là một nội dung để các tác giả thiết kế đề xuất giải pháp.

Chủ tịch hội KTS VN khi ấy, KTS Nguyễn Trực Luyện tha thiết: ” ở khía cạnh kiến trúc, công trình tuy chưa phải là tuyệt tác, nhưng là đại diện tiêu biểu của kiến trúc nước nhà trong những năm 60. Xứng đáng được coi là di tích lịch sử văn hóa kiến trúc, một công trình kiến trúc, một công trình đúng đắn về kiến trúc, lại có giá trị lịch sử, tại sao không giữ lại?”

Cuối năm 2002, cuộc thi tuyển thiết kế được phát động. Ban tổ chức nhận được 25 phương án dự thi từ 22 tổ chức thiết kế của 12 quốc gia. Hội đồng chấm thi gồm 9 thành viện, 5 người Việt Nam, 4 người nước ngoài do hội liên hiệp KTS quốc tế giới thiệu. Các phương án được bình chọn qua 3 vòng, có 3 phương án đạt tiêu chí đặt ra, trưng bày để lấy ý kiến nhân dân, 13.000 lượt người đến xem, với gần 900 phiếu đóng góp ý kiến, có “phiếu” dày 13 trang.

Khảo cổ học phát hiện những kết quả thật lớn, thật bất ngờ, di tích Hoàng Thành, nguyên vẹn dấu vết 1300 năm xưa. Các chuyên gia Nhật Bản coi trọng giá trị ngang với thành La Mã cổ xưa.

Dù đã có dự đoán, những điều xảy ra quá lớn. Kho tư liệu khảo cổ vô giá ấy phải được tôn trọng. Một quyết định kịp thời: tiếp tục khảo cổ, chuyển vị trí trung tâm hội nghị Quốc gia vào khu thể thao văn hóa Mỹ Đình để kịp đón sinh hoạt chính trị quốc tế vào tháng 11/2006; hội nghị APEC. Còn vị trí lâu dài, Quốc hội tiếp tục nghiên cứu.

Nhiều nhà kiến trúc lão thành chuyện trò ngoài lề với nhau:” trong cái rủi có cái may, không thể gắn 2 công trình này vào nhau trong 6ha đất Mỹ Đình”.

Tập đoàn tư vấn thiết kế Cộng hòa Liên bang Đức vừa giành giải nhất thi thiết kế nhà Quốc hội, được giao thiết kế trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình với sự giúp đỡ của lực lượng thiết kế Việt Nam. Thời gian gấp lắm rồi chỉ còn 2 năm.Nhiều chuyên gia qui hoạch kiến trúc rong rủi tìm nơi xây nhà Quốc hội. Có thể kể sơ qua hành trình các” thầy địa lý Tả Ao”:

Phía Bắc công trình trên trục không gian dự kiến xây dựng công viên lịch sử gắn với khu di tích Cổ Loa, khu trung tâm đô thị mới Tây hồ Tây, phía Nam công viên Yên Sở, trung tâm thể thao Mỹ Đình gắn liền với trung tâm hội nghị quốc gia đã xây dựng xong… Đồng thời cũng đưa ra nhiều dự kiến trong trung tâm chính trị Ba Đình: khu vực Bộ Ngoại Giao, Nhà khách 37 Hùng Vương, Xí nghiệp thiết bị Bưu điện…

Mấy năm trời, bàn thảo trong các chuyên gia, trong Bộ chính trị và thường vụ Quốc hội. Nổi lên một vấn vương huyết mạch. Chẳng ai muốn lâu đài quốc hội xa hẳn chính mảnh đất cụ Lý Công Uẩn đã khẳng định”chốn đế vương muôn đời”.

Thời đại dân chủ cộng hòa, mặc dù Hà Nội có quảng trường 1/5 (cung văn hóa Hữu Nghị), nơi năm 1930 đã diễn ra cuộc mít tinh của nhân dân lao động lớn chưa từng có, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; quảng trường Nhà hát lớn (nay là quảng trường 19/8), nơi khởi nguồn tổng khởi nghĩa 19/8 tại Hà Nội; thế nhưng Bác Hồ lại chọn quãng trường Ba Đình để đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. qui hoạch trung tâm chính trị Ba Đình đã được thủ tướng phê duyệt. Nhiều chuyên gia, nhiều cơ quan văn hóa, kiến trúc đề xuất: “Bảo tồn di tích Hoàng Thành đến mức tối đa, đồng thời vẫn xây dựng nhà Quốc hội. tiêu chí cao nhất là tạo thành quần thể văn hóa trong khu Ba Đình lịch sử: Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, Lễ đài quốc gia, Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ Tịch, Nhà Quốc hội, khu di tích Hoàng Thành (18 Hoàng Diệu) khu thành cổ, chùa Một Cột.Posted Image



Nhà Quốc hội được xây dựng trên khu đất hội trường Ba Đình hiện nay chỉ khoảng 0,8ha, với giải pháp thông minh nhất: chỉ có phòng họp lớn và các bộ phận chính gắn liền với phòng họp.



Mối kì họp như một chuyến hành hương, các đại biểu Quốc hội vào viếng Bác. Thế là bằng nhiều lí lẽ vô hình và hữu hình, ý tưởng tuyệt vời đã được Quốc hội biểu quyết vào sáng ngày thứ hai 2/4/2007. Văn phòng Quốc hội ở gần đấy đang thiết kế, sử dụng nhà làm việc Bộ Ngoại giao cho Quốc hội cũng là một đề xuất mang tính khả thi. Nhà Quốc hội hoành tráng mà không đồ sộ, không lấn át không gian quần thể Ba Đình. Giao thông thuận lợi, khách quốc tế, đại biểu dự họp, khách tham quan đến sảnh chính nhà Quốc hội từ đường Bắc Sơn được mở rộng thành quãng trường. từ đây có thể chiêm ngưỡng toàn bộ quần thể không gian kiến trúc lịch sử. Cảnh quan đẹp, mở ra các hướng rộng thoáng, không ảnh hưởng đến di tích Hoàng thành.

Đáp ứng yêu cầu lịch sử, yêu cầu khảo cổ và hợp lòng dân nhất. Trong xây dựng đô thị, xây dựng công trình, cái khó nhất là xác định được địa điểm. Chúng ta đã qua hơn nửa chặng đường.

Việt Nam là quốc gia văn hiến với 4 nghìn năm lịch sử, thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, chẳng thể so sánh với Đamat - thủ đô cộng hoà Seri. Nhưng cái chiều dày lịch sử ấy thật khó kiếm. thăng Long xưa đã hơn 10 lần bị đốt cháy do ngoại xâm, rồi các thế lực phong kiến giành giựt theo kiểu”nhổ cỏ nhổ tận rễ”, nên lòng đất chứa đựng bao bí ẩn. Không thể và cũng không cần thiết giữ lại tất cả. Khoa học kỹ thuật xây dựng hiện đại cho phép có giải pháp dung hoà.

Xin trích dẫn bài viết của KTS Tôn Đại trên tạp chí Kiến trúc Việt Nam số 1/2004:” ở Quảng Châu( Trung Quốc) có một khu trưng bày di tích cổ khá hấp dẫn. Trên đại lộ Bắc Kinh có 1 đoạn đường dành cho người đi bộ. Hai bên đường là các cửa hàng quần áo,kim hoàn, sách vở... giữa đường là khu trưng bày, hai bên là đường đi bộ... Lát mặt đường bằng kính, khu vực trưng bày được giới hạn bởi những chậu cây cảnh, có chăng xây xích để ngăn người đi bộ bước vào kính. Dưới kính là di tích những tảng đá kê cột (nhà Tống 960-1279) những con đường bằng đá, bằng gạch xây nghiêng thời Tống (1127-1279) và nhà Minh (1368-1644). Cứ khoảng 20m trưng bày lại có một lối ngang để có thể qua lại hai bên đường.Di tích được bảo vệ ngay tại chỗ, dưới mặt kính, người xem có điều kiện thấy rất rõ các hiện vật và các ghi chú, thuyết minh lại gắn liền với mua sắm, rất thuận lợi. Ở nước ta tuy đã làm tuy có quy mô nhỏ hơn. Sau khi phát hiện nền móng chùa Lân (Yên Tử) – nơi vua Trần Nhân Tông tu hành đã lập nên thiền phái Trúc Lâm, đã dành vài mét vuông trước cửa chùa Lân hiện nay để lập kính bảo vệ phần nền móng cũ .

Với hội trường Ba Đình, Quốc hội tranh cãi gay gắt lắm mới ra được nghị quyết về phương án qui hoạch, xây dựng nhà Quốc hội tại ký họp tháng 3/2007. Cái sự chẳng thể giữ nguyên vẹn cũng nên kính cáo các cụ Nguyễn Cao Luyện, Trần Hữu Tiềm – 2 tác giả chính tạo nên hình hài công trình, để không phải là phá mà là dựng lại một mô hình thu nhỏ trong vườn cây hoặc trong nhà như một di sản cho con cháu đời sau chiêm ngưỡng.

Xin trích dẫn lại một đoạn trong bài viết của KTS Ngô Huy Giao trên tạp chí Khoa học Tổ quốc số Tết ất Dậu (1+2/2005), Văn nghệ (16/7/2005), Kiến trúc,...

“Lâu đài Quốc hội không có tính cấp, vì vẫn có thể họp tại hội trường Ba Đình nhưng cũng không nên quá chậm. Là công trình văn hoá , chính trị trường tồn của cả nước, ảnh hưởng đến cơ cấu qui hoạch, không gian kiến trúc của cả thủ đô. Vị trí này không nên thay đổi để đảm bảo qui hoạch chung”.

“ Giá trị khảo cổ học Hoàng thành xưa chỉ tôn vinh thêm lâu đài Quốc hội. Một sự kế thừa truyền thống rất thực mà cũng rất huyền, trùng lặp tuyệt vời”.

“Cần cho khoan thăm dò, kết hợp khảo sát địa chất và khảo cổ, phối hợp nghiên cứu kiến trúc và khảo cổ. Chúng tôi nghĩ không nhất thiết và cũng không thể giữ bảo tàng toàn bộ khu đất này, phải xác định trọng điểm”.

Trên cơ sở đó lập một phương án tập thể” Lâu đài Quốc hội - Bảo tàng Tăng Long”. Như vậy, mật độ xây dựng sẽ nhỏ hơn, có điều kiện để tạo dựng vườn cây quốc gia,là điểm du lịch văn hoá tuyệt vời và giàu tính truyền thống

Giải pháp khoa học để lâu đài Quốc hội vẫn ở vị trí cũ, sẽ làm nhiều lần thêm giá trị cho nơi đây, với 3 thành phần hiện đại và truyền thống, chính trị và văn hoá. Lâu đài Quốc hội - Bảo tàng Hoàng thành - Vườn cây truyền thống.

Vậy mới thấy cũng thật gian truân khi xây dựng nhà Quốc hội. Gần chục năm, ý tưởng, nguyện ước mới được thực hiện, thế hệ KTS thứ nhất đã không còn nữa. Cũng đúng thôi! Đó là sự nghiên cứu thận trọng mang tính kế thừa của chúng ta, những người làm qui hoạch kiến trúc và cũng để thể hiện lòng tôn kính với không gian thiêng liêng Ba Đình.

[Theo Tạp chí Qui hoạch Xây dựng- số 27]

http://www.qhkt.hochiminhcity.gov.vn/web/t...mp;news_id=1551


"Chấm điểm" phương án thiết kế nhà Quốc hội

Sáng nay, đa số ủy viên Thường vụ Quốc hội đã đồng tình với phương án thiết kế nhà Quốc hội do Chính phủ trình. Tuy nhiên một số ý kiến đề nghị phải tính tới giá trị sử dụng lâu dài của tòa nhà, tránh tình trạng vừa xây xong đã phải cơi nới.

Posted Image
Từ Quảng trường Ba Đình nhìn vào tòa nhà Quốc hội. Ảnh chụp từ mô hình: H.K.

Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án kiến trúc đoạt giải A trong cuộc tuyển chọn từ 17 phương án dự thi. Theo giải trình của Chính phủ, phương án này có tính biểu tượng cao, kiến trúc đẹp, tổ chức bên trong mạch lạc, sử dụng được ánh sáng tự nhiên, tạo cơ hội giao tiếp và làm việc tốt. Về thẩm mỹ, công trình thiết kế theo phương án này sẽ tạo được vẻ thanh nhã, mới mẻ, có tính quốc tế, nhưng vẫn đậm đà giá trị Việt Nam.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Quang Bình nhận xét, hội trường Ba Đình được thiết kế giống "bánh chưng", ôm lấy "bánh dày" là phòng họp Quốc hội. Điều này thể hiện bản sắc dân tộc, nhưng chỉ thích hợp với góc nhìn từ trên cao. "Nhìn từ góc độ khác, mái lại tạo cảm giác ức chế. Tốt nhất nên thiết kế theo hình cầu", ông Bình đề xuất.

Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đồng tình: "Quả thật nhìn phòng họp Quốc hội trông rất nặng nề. Giá như phòng họp là hình cầu thì rất đẹp". Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng, một tòa nhà uy nghiêm, bề thế phải thể hiện sự vững chãi ở 4 góc. Nhưng theo thiết kế, 4 góc phòng họp Quốc hội là những mảnh kính ghép vào, rất mong manh. Việc bố trí phòng họp Quốc hội theo kiểu thượng thách, hạ thu (trên to, dưới nhỏ) là không chắc chắn, mà nên bố trí theo hướng ngược lại.

Posted Image

Theo ông Phùng Quốc Hiển thì việc bố trí phòng họp Quốc hội theo lối trên to, dưới nhỏ, 4 góc là kính ghép vào sẽ không vững chãi. Ảnh chụp từ mô hình: H.K. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền lại băn khoăn về tính hiện đại và bản sắc Việt Nam của tòa nhà. "Mặt tiền tòa nhà Quốc hội không uy nghi, không thể hiện rõ đây là trụ sở làm việc của cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước", ông Hiền nói.

Giải trình trước Thường vụ, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho rằng để thể hiện bản sắc Việt Nam rất khó. "Quan niệm của ta, nhà phải thiết kế theo kiểu tam quan tứ trụ, kiến trúc có trục là trung tâm, hai ban có tả hữu, thì mới thể hiện bản sắc. Với thiết kế hiện nay, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của 40 kiến trúc sư tên tuổi nhất trong nước thì đa số đều đồng tình", ông Quân nói.

Nhà Quốc hội phải có giá trị sử dụng 100 năm

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cho rằng, tòa nhà Quốc hội phải tính tới khả năng có tới 20 ủy ban, thậm chí hơn nữa, chứ không phải chỉ 15 ủy ban như hiện nay. Ông Thuận lấy ví dụ việc xây nhà 35 Ngô Quyền, chỉ sau 5 năm kể từ khi xây dựng đã phải đập phá, cơi nới để đủ chỗ làm việc cho các cơ quan của Quốc hội.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng, công trình nhà Quốc hội phải tính tới giá trị sử dụng trong 100 năm, với quy mô dân số không phải là hơn 80 triệu như hiện nay mà phải tới 200 triệu người. "Nếu chỉ nhìn tới năm 2020 thì quá lãng phí", ông Lưu nói.


Posted Image

Tổng thể tòa nhà Quốc hội. Sảnh tầng trên lõm vào trong. Ảnh: H.K.

Chia sẻ với ý kiến trên, Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước nói: "Thủ đô sắp tới sẽ mở rộng gấp 3 lần như hiện nay, nhưng trái tim thủ đô thì lại có vấn đề". Ông Phước dẫn chứng ngay tòa nhà Quốc hội theo kiến trúc mới đề xuất vừa bị ràng buộc bởi độ cao (không được cao hơn các tòa nhà xung quanh), vừa bị giới hạn về diện tích, thiếu không gian cây xanh, không gian văn hóa.

"Tòa nhà Quốc hội phải có tầm nhìn tới 100 năm, phải thể hiện là quảng trường của hơn 100 triệu dân, chứ không riêng gì của thủ đô Hà Nội. Các cơ quan của Quốc hội phải tập trung làm việc tại tòa nhà này, nếu để phân tán thì rất vô duyên", ông Phước thẳng thắn.

Hiện theo bố trí của Văn phòng Quốc hội, do bị giới hạn về độ cao, tòa nhà Quốc hội chỉ là nơi diễn ra các kỳ họp, tổ chức đón tiếp khách quốc tế theo nghi lễ nhà nước và nơi làm việc của chủ tịch, các phó chủ tịch và chủ nhiệm văn phòng Quốc hội. Còn các ủy ban và hội đồng dân tộc sẽ làm việc ở chỗ khác.

Dự kiến, nhà Quốc hội khánh thành vào tháng 2 năm 2011.



Read more: http://www.xaluan.com/modules.php?name=New...2#ixzz0TtD9rDBK

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHƯƠNG ÁN ĐỀ CỬ CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU PHONG THỦY LẠC VIỆT- C568

Posted Image

Trong số các phương án được trưng bày thì phương án C568 khá đạt về tính hình tượng theo đánh giá của nhóm nghiên cứu chúng tôi, tuy chưa phải hoàn thiện.

Trước nhất nó đã tách được không gian tưởng niệm của đài tưởng niệm và khu bảo tồn di tích Hoàng thành ra khỏi không gian nhà quốc hội. Con đường xẻ ngang qua Hoàng Thành là một ý tưởng sáng tạo của nhóm tác giả, khi đó nhà quốc hội sẽ được tách rời với khu Hoàng Thành cũ và sự ảnh hưởng bởi các âm khí và sẽ được giảm bớt do dương khí sinh ra từ sự luân chuyển của con người,xe cộ,... trên con đường này. Khu tưởng niệm được làm mái dạng kim tự tháp thấp vừa mang ý nghĩa trường tồn vĩnh cửu, vừa ngăn cản âm khí tán ra xung quanh. Tuy nhiên cửa vào khu vực kim tự tháp này nên bố trí hình vuông thay vì hình tam giác như hiện nay. Hình vuông của cửa thuộc Thổ sẽ là hệ quả tương sinh của mái chóp nhọn của kim tự tháp hình hỏa. Đây chính là bố cục của kim tự tháp Ai cập. Theo phong thủy thì sự tương sinh này sẽ mang tính chất bảo tồn về khí.

Bố cục toàn cảnh xung quanh của phương án C568 cũng phù hợp, trang nghiêm mà không đơn điệu. Hai bên phía sau của nhà quốc hội (tính cửa chính mở hướng đường Độc lập) là hình kim tự tháp của khu bảo tồn di tích và đài tưởng niệm như một hậu thuẫn mà lớp sau tỏ lòng "uống nước nhớ nguồn" của thế hệ ngày nay khi thành đạt phát triển, cũng là sắp xếp thuận lý âm sau dương trước về vị trí.

Posted Image

Mô hình tòa nhà quốc hội trông vững chãi, cân đối, hài hòa, mang đậm yếu tố văn hóa lịch sử. Kết cấu bề thế biểu tượng của uy lực và sự nghiêm túc, thận trọng. Hình bát quái chữ nhật cho thấy sự ổn định, cân bằng và trường thọ. Hình tượng Thổ (hình vuông) sinh Kim (hình tròn) được thể hiện rõ, biểu thị sự giàu có, phú túc, ấm no đều cho mọi nhà. Có thể nói hầu hết các mô hình nhà quốc hội đều lấy mô hình Thổ vuông sinh Kim tròn, nhưng do tính cách điệu, hiện đại hóa cao, nên đều bị vụn nát về hình tượng và không đủ khí lực như cách thổ sinh kim của mô hình này.

Mái của tòa nhà có hình bát giác với khối tròn ở giữa biểu tượng bánh dầy và trang trí hoa văn của trống đồng thể hiện sự hài hòa, cân bằng và trân trọng "nòi giống Lạc Việt". Trung tâm sảnh đường của tòa nhà rộng, thoáng, có thể để nhiều người đi lại được và là nơi có khí vận động liên tục tạo sinh khí tốt. Hình khối kiến trúc với phòng họp quốc hội làm trung tâm làm nổi bật ý tưởng bông sen vàng, mái vòm trang trí hoa văn trống đồng biểu tượng huyền vĩ của nền văn hiến Việt với gần 5000 năm lịch sử. Theo chúng tôi đây là điểm mạnh về tính văn hóa của phương án này so với các phương án dự thi khác.

Posted Image

Về mặt kết cấu cơ bản cấu trúc Thổ (hình vuông) đủ mạnh để tạo khí lực sinh cho Kim (tượng tròn), vì đường khí vào từ cửa chính sẽ qua sảnh rộng và cuốn lên trên một cách mạnh mẽ. Phía sau đại sảnh là một dãy phòng như một bức tường vững trãi tránh cho khí khỏi bị thoát.

Posted Image

Phòng họp chính bố cục đẹp, có tính hoàn chỉnh và nhất quán về họa tiết và hình khối kiến trúc nên thể hiện được sức mạnh đoàn kết. Vì là phòng đầu não đưa ra những quyết sách hệ trọng cho cả một nước, nên cần bố trí phòng này nằm theo trục hướng Tây Bắc- Đông Nam. Hướng cổng chính thuộc hướng Tây, tức Tây trạch theo quan niêm của phong thủy, do đó hướng phòng họp chính cần phải theo hướng Tây Bắc- Đông Nam là hai hướng thuộc Tây trạch để có tính nhất quán về khí lực với cổng chính thuộc Tây trạch theo quan niệm của Phong Thủy Lạc Việt.

Kết cấu đều đặn của hình thể tòa nhà cho thấy phong cách làm việc chặt chẽ, nhiều ý tưởng được đưa ra và đi đến đích với sự đồng thuận, nhất trí .Kinh tế và đời sống của cả nước sẽ phát triển vững chắc.

Posted Image

Công viên dùng nhiều cây thấp, lối đi nhỏ uốn lượn, tạo khung cảnh thanh bình thư giãn nhưng không u tịch, rất thích hợp cho các hoạt động bên lề nghị trường. Hàng cây lớn bao quanh công viên mang tính cách điệu tách khu công viên khỏi các luồng đường đi bao quanh. Để ý kỹ thì công viên này thiết kế rất có ý nghĩa. Từ đại sảnh lớn của phòng họp có tầm nhìn rộng bao quát công viên này, nhìn từ phía trên xuống, rất đẹp, không bị các ngọn cây lớn che tầm mắt. Công viên này cũng là nơi lý tưởng để các đại biểu thư giãn và trao đổi ở khoảng thời gian giữa các phiên họp.

Posted Image

Nhìn tổng thể khu vực nhà quốc hội sẽ khá nổi bật, bề thế, tọa lạc ở trung tâm khu đất và tương đối thoáng đãng. Nếu ta đứng từ trên cao nhìn toàn cảnh thì thấy khu lăng của Hồ Chủ Tịch mang hình chữ nhật dài thuộc Mộc hài hòa với hình tượng tròn vững chắc trên nóc nhà Quốc hội của dự án này. Tạo thành thế cân bằng Âm Dương, theo quan niệm phong thủy.

Posted Image

Tuy phương án này về hình thể kiến trúc tổng quan hài hòa cân đối, nhưng chưa thật hoàn chỉnh bới các kết cấu kiến trúc liên quan. Theo chúng tôi, nên thay vật liệu kính bao quanh nhà dự án này bằng tường gạch sẽ làm tăng tính uy nghiêm, vững chãi hơn cho tòa nhà và hài hòa so với cảnh quan xung quanh. Hơn nữa dùng quá nhiều kính sẽ không đảm bảo tính bảo mật cần thiết cho các phòng làm việc bao quanh, đồng thời cũng gây hiệu ứng nhà kính nóng cục bộ vào những ngày hè và gây thoái khí theo quan niệm phong thủy.

Về khí phương án này cũng khá thành công tuy chưa được hoàn thiện. Mặt tiền để thoáng có một tầng nên hơi bí, cách bố trí cửa ra vào có cổng thấp như cắt ngang mặt tiền nhà làm cho phía mặt như bị cắt làm đôi cửa nhỏ đi và hạn chế khí vào trong, nên bỏ thông hai tầng vào đại sảnh thì sẽ đẹp và vượng khí hơn, các góc cửa có thể trang trí làm mềm. Thiết kế tòa nhà này đơn giản, ít góc cạnh, tầng lớp, do đó khí đủ nuôi dưỡng những phần bên trong nên khí sẽ khá vượng. Tuy nhiên phía sau tòa nhà này để khoảng trống khá lớn gần ngang bằng với minh đường ở mặt tiền nên có cảm giác bị tán khí và cô độc thiếu chỗ dựa, phía sau này chỉ trồng cây thì chưa đủ mà nên làm núi giả trang trí. Nếu có thể nuôi rùa được thì càng tốt, để tăng thêm chỗ dựa và sự vững chắc cho thế tọa thì sẽ đẹp hơn mà không bị đơn điệu về mặt tổng thể cảnh quan. Do quá cầu toàn cân đối nên các cửa bố trí như vậy bề ngoài có vẻ như là để đón được nhiều khí nhưng ngược lại có thể gây ra bế khí.

Xét theo Lạc Việt phi tinh thì nhà quốc hội trong vận này (2004-2023) này quay về hướng Nam là tốt nhất, nhưng chỉ tốt cho vận 2004-2023. Nếu hướng Tây lưng tựa Đông thì vận 2004-2023 cũng tạm ổn, nhưng sẽ tốt hơn ở vận sau. Tuy nhà hướng Tây thì không phát nhanh bằng hướng Nam trong vận 2004-2023, nhưng sẽ lâu bền.

Nhà hướng Nam còn phạm một điều kỵ trong cảnh quan phong thủy nhà quốc hội. Trong phong thủy tối kỵ là sau nhà tụ thủy. Phong thủy quan niệm rằng: phía trước mặt nhà (minh đường) cần tụ thủy, phía sau nhà ( huyền vũ) cần phải cao. Do do nếu mở cửa chính hướng Nam thì sẽ phạm điều kỵ này vì sau nhà sẽ là hồ Tây, minh đường hạn hẹp lại bị thoái khí. Chúng tôi đề nghị không làm cửa chính hướng Nam, chỉ nên mở cửa phụ.

Do hướng nhà hơi lệch một chút nên hướng Bắc - Thủy là hướng Quý Thủy. Nhà vuông Thổ hình khắc Thủy, Thủy khí tụ ở trước mặt (Minh đường) và vòng sang trái là hợp cách. Đây là cách chung cho mọi nhà quốc hội ở đây. Bởi vậy, nhà này cần có kết cấu dài hơn để có tượng Mộc hình mới thu được Thủy khí Quí. Phía trước minh đường (phía Tây) nên có những bậc thang cao hình cong. Cổng chính hiện tại thụt sâu vào so với mặt tiền nhưng có lối vào thấp nên có cảm giác âm u như vào hang, không tốt về mặt phong thủy, nên sửa lại để tránh cảm giác này.

Trên đây chúng tôi chỉ nhận xét tổng quát về hình khối chung của ngôi nhà. Theo quan niệm của phong thủy thì vị trí các thành tố kiến trúc khác cũng rất quan trọng như: vị trí các công trình phụ, vị trí và hướng cầu thang. Cầu thang là một yếu tố hết sức quan trọng vì nó sẽ quyết định luồng khí lực đi lên phòng đại sảnh.

Chúng tôi chân thành gửi những ý kiến đóng góp với ban quản lý dự án nhân danh kiến thức cổ Đông phương đã tồn tại có hiệu quả hàng ngàn năm. Chúng tôi hy vọng sẽ góp phần đem lại sự thịnh vượng chung cho đất nước cũng như nền văn hóa Việt.

Hà nội, ngày 15 tháng 09 năm 2007

Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương

Nhóm nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

chậc chậc nhà quốc hội mới trông hoành tráng quá.

Longtri nghĩ rằng khi lập đề án thiết kế nhà quốc hội các bác lãnh đạo cũng đã có chủ ý về mặt phong thủy rồi. Cư nhìn như trung tâm hội nghị quốc gia ở Mỹ đình thì biết.

Với một công trình quan trọng mang thể diện quốc gia như vậy chắc chắn phải được chuẩn bị kĩ lưỡng. Hy vọng sau khi nhà quốc hội được xây dựng xong nước ta sẽ có nhiều chuyển biến tốt.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  phong lan hoàng thảo said:

Hình như phương án này là phương án mà Nhóm nghiên cứu PTLV "chấm điểm" cao nhất thì phải :( ?!

Chờ tiếp bài của bạn Mariner...

Chỉ chấm điểm về hình thể chung thôi. Đi vào chi tiết thì cần sửa lại nhiều.

Với tôi thì trừ v/d Việt sử 5000 năm văn hiến ra, còn thì tôi chẳng quan tâm đến cái gì cả. Ngày ấy - anh Lưu Đức Hải - bạn học cũ - hỏi tôi thì tôi vận động anh chị em khóa I viết. Vậy thôi.

Nhưng tôi nhớ là bài viết dài lắm, chứ không ngắn thế này. Anh chị em nào còn giữ thì nhờ đưa lên đây.

Xin cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Thiên Sứ said:

Chỉ chấm điểm về hình thể chung thôi. Đi vào chi tiết thì cần sửa lại nhiều.

Với tôi thì trừ v/d Việt sử 5000 năm văn hiến ra, còn thì tôi chẳng quan tâm đến cái gì cả. Ngày ấy - anh Lưu Đức Hải - bạn học cũ - hỏi tôi thì tôi vận động anh chị em khóa I viết. Vậy thôi.

Nhưng tôi nhớ là bài viết dài lắm, chứ không ngắn thế này. Anh chị em nào còn giữ thì nhờ đưa lên đây.

Xin cảm ơn.

Đúng rùi SP ơi bài cũng khá dài.Nhưng Con chỉ đưa lên 2 P.A (1 được chọn, 1 là đề cử của PTLV).

Vậy để lúc nào rảnh Con đưa lên hết.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

NHẬN XÉT CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI KHUYẾN KHÍCH


* Phương án H112 - Giải Khuyến khích.

Posted Image


Mô hình phòng họp lớn của phương án H112 tạo cảm giác của một cái nồi đang đặt trên bếp lò. theo quan niệm phong thủy thì đây là một hình tượng rất xấu cho mục đích sử dụng của nhà Quốc hội.

* Phương án A206 - Giải Khuyến khích.

Posted Image


Phương án trông giống như một nắm oản đỏ đặt giữa một hộp kính trưng bày có rào xung quanh. Nó cũng mang tính triển lãm phô trương hơn là trụ sở cơ quan quyền lực. Một cách nhìn khác thì nó giống như một cái bếp lẩu cồn với lõi đốt ở giữa, vành bếp xung quanh và mấy cái chân thô kệch chống đỡ. Các cột mỏng mảnh dày đặc xung quanh mang hình tượng của nhiều sợi dây đang níu chặt cái khối chênh vênh đó xuống đất cho khỏi đổ.Khu phòng họp nổi lên ở trung tâm của sanh đường vô tình giống như một cái giếng xây nổi,kín mít phần dưới như một cây cột lớn xuyên suốt tòa nhà và càng lên trên càng hẹp miệng,còn gây cảm giác như miệng sọt bị dúm lại (hình tượng của sự hao tán tiền tài kể cả ý chí).

* Phương án M008 - Giải Khuyến khích

Posted Image


Mô hình phòng họp quốc hội trông giống như một con chuột đang sợ hãi nép ở góc lồng, loại lồng bẫy chuột lưới mắt cáo tương đối phổ biến thời bao cấp. Nếu nhìn chéo từ trên xuống thấy rõ mấy cột đỡ to thọc sâu xuống đất, phòng họp này trông giống như một con bọ chét. Tổng thể không gian thì phương án này giống như một sân triển lãm ngoài trời chuyên dùng cho các hội chợ quảng cáo, chẳng giống chút nào với nhà quốc hội cả.

* Phương án V027 - Giải Khuyến khích

Posted Image


Phương án này có một vành hình chữ U trên nóc nhà là điểm xấu nhất. Ta có cảm giác về hình tượng giống như một đứa trẻ lên 2 bị buộc chặt vào ghế ăn, không giãy ra được. Lại cũng có cảm giác như một người đang nửa nằm nửa ngồi trên giường bệnh với một tấm chăn đắp trên người.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Devang said:

Posted Image

Chắc là chùm đèn trần này lấy ý tưởng từ tích mẹ Âu Cơ đẻ trăm trứng.

Thật sự học rất nhiều từ các phân tích này, rất cám ơn.

Khi nào xong loạt bài phân tích phong thủy các phương án thi nhà quốc hội Việt nam, HungNguyen sẽ post hình toà nhà quốc hội xứ Scotland, xây xong rồi, trị giá nửa tỉ đôla. Đảm bảo các phong thủy gia ở đây nhìn xong sẽ... ngất luôn. :( Khi tỉnh dậy xin các phong thủy gia thử phân tích để đoán vận mệnh quốc gia Scotland này.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  HungNguyen said:

Chắc là chùm đèn trần này lấy ý tưởng từ tích mẹ Âu Cơ đẻ trăm trứng.

Thật sự học rất nhiều từ các phân tích này, rất cám ơn.

Khi nào xong loạt bài phân tích phong thủy các phương án thi nhà quốc hội Việt nam, HungNguyen sẽ post hình toà nhà quốc hội xứ Scotland, xây xong rồi, trị giá nửa tỉ đôla. Đảm bảo các phong thủy gia ở đây nhìn xong sẽ... ngất luôn. :( Khi tỉnh dậy xin các phong thủy gia thử phân tích để đoán vận mệnh quốc gia Scotland này.

HungNguyen để ý từng phần Mariner post nhe.Đó là điểm nhấn mà nhóm PTLV phân tích.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là các thành viên Hội đồng tuyển chọn.

Posted Image

Các phương án dự thi:

Phương án P246

Posted Image

Posted Image

Phương án V919

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Phương án H112

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Nhà Quốc Hội của các nước trên Thế giới

Lào

Posted Image

Campuchia

Posted Image

Trung Quốc

Posted Image

Nga

Posted Image

Một số nước khác:

Anh

Posted Image

Pháp

Posted Image

Mỹ

Posted Image

Xứ Wales

Posted Image

Hàn Quốc

Posted Image

Canada

Posted Image

Úc (Caberra)

Posted Image

Bắc Úc (Darwin)

Posted Image

Hungari

Posted Image

Và cuối cùng là công trình mà các thầy dạy kiến trúc khi giảng bài thường xuýt xoa khi nhắc tới: NQH Braxin

Posted Image

Posted Image

nguồn: http://www.diendan.nguoihanoi.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm hứng từ thiết kế mới của nhà Quốc hội Việt nam, sau khi đi với Thiên Đồng một vòng thế giới, mời các phong thủy gia ghé xem nhà Quốc hội Scotland, trị giá nữa tỉ USD, tòa nhà Quốc hội phá cách nhất thế giới và là cũng là một trong 10 toà nhà xấu nhất thế giới, đưa vào sử dụng từ năm 2004.

Không biết về phương diện feng shui thì xấu tốt thế nào ? kể từ thời điểm đó Scotland đi xuống hay đi lên hỉ?

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites