Nguyễn Sỹ Triển

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    11
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

1 Neutral

About Nguyễn Sỹ Triển

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday
  1. ===================== Chẳng qua cũng là mắc mưu Tung Của mà thôi! Có câu nói: 'Ngu thì chết, bệnh tật gì'. Nhưng ở đây là lãnh đạo.... nhưng chết dân mà thôi.
  2. Trung Quốc sắp bằng Mỹ về quân lực ở châu Á Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng dần cho phép Trung Quốc vươn lên cạnh tranh sức mạnh quân sự với Mỹ tại các vùng biển trong khu vực, kể cả quanh Nhật và đảo Đài Loan. Tuy nhiên Bắc Kinh sẽ tránh nguy cơ xung đột trực tiếp. Đó là kết luận của một báo cáo do Viện Hòa bình Carnergie chuẩn bị công bố, mà tờ New York Times có được. Báo cáo này do một nhóm bao gồm các học giả, cựu quan chức và nhà phân tích chính trị Mỹ nghiên cứu và thực hiện. Theo đó, viễn cảnh của 20 năm tới là: Trung Quốc ngày càng thu hẹp khoảng cách với Mỹ về năng lực quân sự, trong các lĩnh vực như chế tạo tàu sân bay và chiến đấu cơ tàng hình. Tuy nhiên, các mối liên hệ và phụ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa Trung Quốc với Mỹ và các nước châu Á khác sẽ ngăn không để nước này biến thành một lực lượng đối địch trực tiếp theo kiểu chiến tranh Lạnh, cũng không trở thành đối địch về quân sự hay sử dụng lực lượng quân sự để hất cẳng Mỹ khỏi châu Á. Đội quân danh dự của Trung Quốc chuẩn bị đón quốc khách hồi tháng 4. Ảnh: Reuters Một trong các tác giả của bản nghiên cứu, ông Michael D. Swaine, chuyên nghiên cứu nền quốc phòng của Trung Quốc, nói rằng văn bản này nhằm đưa ra các dự báo dài hạn về hệ quả của sự trỗi dậy của Trung Quốc, ảnh hưởng của sự trỗi dậy này tới các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, hòa bình và ổn định trong khu vực. Ông cảnh báo rằng sự xuất hiện của một cường quốc mới - cạnh tranh với Mỹ - dù thế nào đi nữa cũng sẽ có thể khiến vị thế thống soái hiện nay của Mỹ phải thay đổi. "Câu hỏi chúng tôi đặt ra là Mỹ làm thế nào trước khả năng đó", Swaine nói. "Mỹ sẽ tiếp tục làm ăn như bình thường, hay sẽ phải bắt đầu nghĩ đến những giải pháp khác nhằm đảm bảo an ninh khu vưc?". Theo báo cáo này, người chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của sự thay đổi cân bằng chiến lược ở châu Á sẽ là Nhật Bản, quốc gia vốn từ lâu dựa vào liên minh với Mỹ để đảm bảo an ninh. Như các phân tích trong báo cáo, thì nhiều khả năng Nhật sẽ càng ngày càng liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ trước thách thức từ Trung Quốc. Ngoài ra, những khó khăn về chính trị trong nước Nhật cộng với vấn đề tài chính sẽ khiến chính phủ Nhật - dù là được dẫn dắt bởi thủ tướng có quan điểm cứng rắn như ông Shinzo Abe - cũng khó lòng đầu tư tiền của cho chi tiêu quân sự ở mức như Washington mong muốn. Viễn cảnh cực đoan nhất, theo dự báo của các nhà phân tich trong báo cáo này, là khi Nhật không còn tin tưởng vào ưu thế quân sự tuyệt đối của Mỹ nữa, và điều này thúc đẩy Tokyo đi những bước mạnh mẽ hơn, hoặc quay ra thân thiết với Trung Quốc hoặc tự xây dựng lực lượng răn đe của chính mình, kể cả vũ khí hạt nhân. Đối với toàn khu vực châu Á Thái bình dương, báo cáo chỉ ra rằng kịch bản dễ thấy nhất là "sự cân bằng bị mài mòn", trong đó ưu thế vượt trội về quân sự của Mỹ bị gặm nhấm dần bởi sự trỗi dậy về quân lực và quyết tâm ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc trong việc khẳng định các lợi ích của mình. Nguy cơ lớn nhất trong một môi trường như vậy là sự leo thang căng thẳng xung quanh một tranh chấp chủ quyền, như đối với Senkaku/Điếu Ngư mới đây. Báo cáo nhận định rằng trong tương lai gần, Trung Quốc chưa theo chân Liên Xô trước kia trở thành đối thủ cạnh tranh toàn cầu với Mỹ. Trung Quốc sẽ duy trì là cường quốc khu vực, với chiến lược tập trung hơn vào các tranh chấp lãnh thổ với các nước liền kề. Và như thế, khi Mỹ quyết tâm tăng sự hiện diện quân sự và "xoay trục" về châu Á, Trung Quốc và Mỹ sẽ trở thành thách thức đối với nhau. Ánh Dương Theo vnexpress.vn ================= Thưa sư phụ! Lại có bài này nữa, quả thật là suy nghĩ của tác giả tầm thường thật!
  3. Cháu cũng có đọc nhiều bài của bác(chú) Lãn Miên(cháu xin lỗi xưng hô như vậy vì cháu cũng chưa biết tuổi ạ), trong đó có nói về lối tư duy của người Việt ảnh hưởng tới ngôn ngữ, đó là lối tư duy trừu tượng(tổng thể) đến tư duy cụ thể. Cháu xin mượn câu của chú: "Về ngữ pháp Việt Nam bao giờ chủ ngữ cũng đứng trước câu" cũng là một phần thể hiện ý đó. Vậy theo cháu nên đổi tên nước thành Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa thể hiện tư duy người Việt vừa thể hiện tính chính danh(cháu xin dùng từ đó dùchưa hiểu hết bởi cháu cũng chưa đọc thuyết đó của Khổng tử). Chứ 'xã hội chủ nghĩa' là xã hội chưa có thực nhưng cứ xưng tên như vậy vừa thiếu thực tế vừa gây nghi hoặc phần cộng đồng thế giới muốn gần gũi với Việt Nam.
  4. Trung Quốc ngập sâu trong rắc rối Theo đánh giá cuối năm của D&B Country RiskLine, tình hình tại Trung Quốc đang có chiều hướng xấu đi. Và giới lãnh đạo mới của họ cũng biết điều này. Kể từ cuối năm 2010, tăng trưởng GDP liên tục giảm qua từng quý - dù đã nhích lên đôi chút trong báo cáo quý gần nhất công bố trong tháng Giêng. Nhưng đó chỉ là một trong rất nhiều vấn đề. Hay nói một cách đơn giản hơn như trong báo cáo đánh giá cuối năm của D&B Country RiskLine là, tình hình tại Trung Quốc đang có chiều hướng xấu đi. Tổng bí thư và Chủ tịch nước mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình, cũng như toàn thể đất nước này đều đang hy vọng, trước những biến động vừa qua, ông sẽ mang đến sự thay đổi tích cực. Nhưng những rắc rối của Trung Quốc - cả về kinh tế, chính trị và xã hội - đều đang rất nan giải. Một biểu hiện quan trọng dễ nhận thấy là: tiền đang chảy ra khỏi nước này với tốc độ đáng báo động, dấu hiệu cho thấy người giàu Trung Quốc đang mất niềm tin. Dĩ nhiên, Trung Quốc sẽ không công khai bất kỳ con số nào về cuộc "tẩu tán" vốn này. Nhưng theo các ước tính đáng tin cậy từ một số nhà báo và chuyên gia kinh tế học công bố cuối năm ngoái thì, khoảng 225 tỷ - 300 tỷ USD đã rời khỏi Trung Quốc trong năm ngoái, con số tương đương 3-4% GDP nước này trong giai đoạn đó. Và hiện tượng trên vẫn diễn ra bất chấp việc Trung Quốc nghiêm cấm đưa tiền với khối lượng lớn ra nước ngoài. Dòng tiền tháo chạy cứ lớn dần qua từng năm, trong lúc GDP tiếp tục giảm - chắc hẳn không phải là sự ngẫu nhiên. Thực tế, người giàu và thành đạt tại Trung Quốc không chỉ di chuyển tiền ra nước ngoài. Nhiều người đã hoặc đang lên kế hoạch rời hẳn sang phương Tây sinh sống cùng với tài sản của họ, với Mỹ là điểm đến chính. Năm ngoái, tờ tạp chí tiếng Trung Hurun Report, chuyên ghi chép về cuộc sống điểm yếu của người giàu, đã công bố phát hiện đó sau khi phỏng vấn 900 người tại 18 thành phố. Ảnh minh họa Ví dụ này không hẳn mang tính khoa học, nhưng đã có hàng nghìn người Trung Quốc trả lời bài báo đó trên Weibo, phiên bản Twitter tại Trung Quốc, nói rằng, họ sẽ ra nước ngoài nếu có đủ tiền. Người giàu di cư sang Mỹ thường sử dụng visa EB-5 nhất, loại cấp cho người nước ngoài sẵn sàng đầu tư ít nhất nửa triệu USD vào kinh doanh để tạo ra việc làm mới cho ít nhất 10 người Mỹ. Người Trung Quốc gọi đó là "di cư đầu tư". Còn China Merchants Bank, cùng với công ty tư vấn toàn cầu Bain & Company, thì kết luận trong báo cáo chung của mình rằng hoạt động này "sẽ tăng lên nhanh chóng". Hai công ty này cho biết, di cư đầu tư từ Trung Quốc sang Mỹ "tăng với tốc độ rất đáng ngại, bình quân hằng năm 73% trong vòng 5 năm qua". Họ cũng khảo sát nhiều người giàu Trung Quốc (là một trong một số tổ chức tiến hành khảo sát này) và phát hiện, gần 60% trong số họ "hoặc đã hoàn thành chuyển đầu tư ra nước ngoài, nộp đơn xin đầu tư, hoặc đang xem xét". Bộ An ninh Nội địa Mỹ báo cáo, 78% người nộp đơn xin cấp visa EB-5 năm ngoái là người Trung Quốc. Trong khi người giàu có thể tự thân vận động, tầng lớp thấp và trung lưu lại sẵn sàng gây rối loạn. Bộ An ninh Công cộng Trung Quốc ước tính, trong năm 2011, người dân Trung Quốc tiến hành hơn 128.000 "sự cố đám đông" - tức các cuộc biểu tình lớn ở địa phương để phản đối nạn tham nhũng, lấn chiếm đất đai, ô nhiêm môi trường, an toàn việc làm và nhiều tệ nạn xã hội khác. Các con số trên có lẽ chỉ mang tính tương đối, nhưng gần như chắc chắn sẽ còn tăng lên. Năm 1993, con số chính thức là 8.709 người. Đến năm 2009, bộ này cho biết, người dân đã tiến hành khoảng 90.000 sự cố đám đông. Gần như toàn bộ các cuộc biểu tình đều nhằm vào chính quyền địa phương, chứ không phải chính quyền trung ương. Với nhiều người, hình ảnh về sự kiện Thiên An Môn vẫn ám ảnh trong tâm trí họ. Một trong những bất bình lớn nhất của người dân, động cơ của nhiều cuộc biểu tình, là sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập. Tính đến cuối năm ngoái, tờ China Daily đưa tin, toàn quốc "có khoảng 120 triệu người dân ở các vùng nông thôn sống dưới mức nghèo đói, nghĩa là họ thu nhập chưa tới 300 NDT (369 USD) một năm - hay 1 USD/ngày. Tính cả người nghèo thành thị, tổng số người Trung Quốc sống trong mức nghèo nhất chiếm đến gần 15% dân số. Bài báo dẫn lời Yu Jiantuo, một chuyên gia nghiên cứu về vấn đề nghèo đói tại Quỹ Nghiên cứu Phát triển Trung Quốc, thừa nhận, nghèo đói trong thời thơ ấu "có thể cản trở thành tính học tập, sức khỏe và khả năng hòa nhập với xã hội" của mỗi cá nhân. Và trên thực tế, UNICEF báo cáo, 10% trẻ em Trung Quốc bị ức chế sinh trưởng, tức là phát triển không bình thường, hoặc về thể chất hoặc tinh thần. Trong khi đó, 3% trẻ sơ sinh Trung Quốc, tương đương khoảng 40 triệu trẻ, bị bỏ đói. Vệ sinh cũng là vấn đề lớn đối với những người này. Thực tế, gần một nửa người dân Trung Quốc không có nhà vệ sinh sạch. Và "họ có thể chỉ tắm 2 lần mỗi tháng", Xia Yeliang nói. Trong khi đó, Trung Quốc có nhiều tỷ phú và triệu phú hơn mọi quốc gia khác, trừ Mỹ. Quỹ Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia của Trung Quốc, một nhóm các nhà nghiên cứu độc lập có trụ sở tại Bắc Kinh, kết luận, nếu tính cả cái gọi là thu nhập ngầm - tiền hối lộ và đút lót - thì thu nhập của 10% những người giàu nhất Trung Quốc lớn gấp 65 lần thu nhập của 10% người nghèo nhất. Năm ngoái, Ngân hàng thế giới cũng công bố một báo cáo quan trọng, trong đó kết luận chính phủ Trung Quốc cần phải chỉnh đốn lại nền kinh tế và các dịch vụ xã hội nếu muốn hy vọng vượt qua tình hình khó khăn hiện nay. "Nguyên nhân vì sao Trung Quốc cần phải cải cách đã bộc lộ đầy đủ", chủ tịch WB Robert Zoellick, nói trong buổi học báo tại Bắc Kinh trước lúc kết thúc nhiệm kỳ. "Trung Quốc đang bước vào một khúc quanh trên con đường phát triển". Tình hình cũng đang trở nên nghiêm trọng đến mức nhóm nghiên cứu Chiến lược và Cải cách của Trung Quốc phải lên tiếng cảnh báo, đất nước "đang đứng trước một cú nhảy nguy hiểm, và chúng ta không thể che giấu hay lẩn tránh. Có nguy cơ khủng hoảng tiềm tàng trong mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc". Wu Jinglian, một nhà kinh tế học nổi tiếng có bài viết trên tờ Caijing, tạp chí kinh tế hàng đầu của Trung Quốc, nói: "Những mâu thuẫn kinh tế và xã hội của Trung Quốc dường như đang tiến dần đến ngưỡng giới hạn". Một nguy cơ lớn thường được nhắc tới là sự thay đổi tiêu cực trong lực lượng lao động nước này. Trung Quốc phát triển mạnh chủ yếu như một nhà sản xuất các hàng hóa cho phương tây với chi phí nhân công rẻ. Nhưng khi trở thành một quốc gia giàu có hơn, lương của người lao động tăng lên nhanh chóng - đây chính là "vấn đề hết sức nghiêm trọng", giáo sư kinh tế Xia Yeliang cảnh báo. Ấn Độ, Việt Nam, Campuchia và nhiều quốc gia nghèo hơn khác đang lấy đi của Trung Quốc nhiều trong số những việc làm này. Một chiến lược mà Trung Quốc đang đẩy mạnh để đối phó với vấn đề này dựa trên ý tưởng nhà nước nên giảm dựa vào xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng trong nước - như từng được nhấn mạnh trong một hội nghị kinh tế cấp cao hồi cuối tháng 12. Nhưng khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, nó cũng gây ra nhiều vấn đề. Một vấn đề lớn khác, theo các chuyên gia, là sự chi phối của các doanh nghiệp nhà nước -145.000 công ty nhà nước đã chiếm tới 35% toàn bộ hoạt động kinh tế tại Trung Quốc, theo các thống kê chính thức. Và theo đúng bản chất, các doanh nghiệp này thường dư thừa lao động và kém hiệu quả bởi họ không vấp phải sự cạnh tranh nào thực sự. Nhiều trong số đó thuộc sở hữu của các quan chức chính phủ hoặc người thân. Về chính sách đối ngoại, Andrew Nathan, chuyên gia về Trung Quốc của ĐH Columbia, nhận xét: "Tôi nghĩ Trung Quốc đang tự nhận thấy mình đã đạt đến tầm của một cường quốc vài coi Mỹ cùng đồng minh là yếu kém, và do đó bắt đầu giai đoạn hiếu chiến trong chính sách đối ngoại", đặc biệt ở Biển Đông. Điều đó dẫn đến việc họ lạnh nhạt với gần như mọi quốc gia láng giềng. Điều đó khiến Trung Quốc vừa phải các vấn đề ngày càng nhức nhối ở trong nước, vừa trở nên bị xa lánh trong khu vực. Bởi thái độ hiếu chiến ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ, Bắc Kinh đang gây phẫn nộ cho gần như mọi quốc gia láng giềng, đồng thời tạo cơ hội cho Mỹ dịch chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á. Trâm Anhtheo WorldAffairsJournal =========================== Thỉnh thoảng cháu cũng vào Vietnamnet.vn thấy bài viết này đúng như chú Thiên Sứ đã phân tích và dự đoán ở trên.
  5. Thưa Ban quản trị, Nguyễn Sỹ Triển vừa chuyển tiền đóng học phí từ ngân hàng VIB, chắc thứ 2 mới tới vì gặp ngày nghỉ. Xin chờ tin xác nhận từ Ban quản trị ạ!
  6. ----------------------------Vâng thưa chú, tính cháu tham cứ muốn tham dự offline. Nếu cháu ở Cu Ba thì cháu đăng ký ngay chứ không chần chừ nữa ạ. Cám ơn chú đã cho cháu ý kiến!
  7. Xin chào Ban quản trị! Tôi ở Hà Nội nhưng đang công tác tại Huế. Tôi muốn học nhưng trong thời gian công tác rất khó có thể về HN tham gia offline được. Cho tôi hỏi khóa 13 dự kiến bắt đầu khi nào ạ. Xin cám ơn BQT!