67890000

Hội viên
  • Số nội dung

    58
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

2 Neutral

About 67890000

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday

Contact Methods

  • Website URL
    http://
  1. Giầu và Nghèo Giầu có và Nghèo hèn luôn luôn là một câu chuyện rất được quan tâm từ thế hệ này qua thế hệ khác , từ đời ông bà cho đến đời con cháu . Không nói ra thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng nhận thấy từ xưa đến nay Không có một người làm cha làm mẹ nào lại đặt tên đứa con mình mang nặng đẻ đau sinh ra là nghèo cả. Ví dụ : Những cái tên như Trần Văn Nghèo , Nguyễn văn hèn .. Thường không bao giờ xuất hiện trong giấy khai sinh Thay vào đó là những cái tên như : Giầu , Có , Sang , Trọng ... Vì sao vậy ? Vì cha mẹ mình cũng rất thích con cái họ mai sau lớn lên được sung sướng giầu có và hạnh phúc. Tuy nhiên , không phải lúc nào chúng ta cũng giầu có cả. Nhiều người cũng rất cố gắng để thoát được thân phận nghèo hèn của mình nhưng không phải lúc nào cũng thành công . Sự giầu nghèo còn được ghi khắc đôi chút trên diện mao , dung nhan của ta cho nên người giầu có , hạnh phúc thì khuôn mặt của họ thường sáng sủa và vui tươi . Đặc biệt là họ rất hay nở nụ cười với mọi người . Các tôn giáo khác sẽ giải thích rằng có một định mệnh nào đó chi phối con người . Còn đối với đạo Phật , chúng ta sẽ được giải thích dựa theo Nhân Quả Nghiệp Báo . Qua đó , chúng ta sẽ biết được mình còn thiếu cái gì , còn chưa làm được cái gì để thoát nghèo ,để có một cuộc sống tốt đẹp hơn . Ai trong chúng ta cũng luôn muốn cho những người con Phật có được cuộc sống đầy đủ hơn , không phải lo chạy ăn từng bữa để yên tâm mà tu tập . Giầu nghèo là một vấn đề phức tạp hơn chúng ta tưởng nhiều . Ví dụ gặp một người giầu có ta sẽ nói ngay được rằng Tại người này đời xưa bố thí rất nhiều . Gặp một người nghèo khó , ta nói ngay rằng người này đời xưa ki bo , bủn xỉn . .. Nhưng nhân quả nghiệp báo không đơn giản như vậy Không phải cứ bố thí nhiều thì giầu . Nếu ta cứ cho tiền kẻ xấu nhưng ta không phát hiện ra được Thì kiếp sau ta giầu hay ta nghèo ? Có những người đời xưa bố thí rất nhiều nhưng lại nghèo . Người giầu được cái gì Người giầu thì có nhiều tiền Và vì nhiều tiền cho nên ta có nhiều chọn lựa trong cuộc sống này . Vì ta giầu cho nên ta có thể đi làm hoặc ở nhà tùy ý Ta có thể ăn món này không ăn món kia.. TA có thể hưởng thụ hoặc ăn chơi sa đọa. Tiền cho ta nhiều sự lựa chon , và ta thích tiền là vì vậy Điều thứ hai người giầu có được là Người giầu có đi tới đâu thường được người khác tôn trọng. Nói dễ hiểu thì người giầu thường tạo được giá trị cho riêng mình. Ví dụ bây giờ 1 người giầu và 1 người nghèo cũng bước vô một quán ăn Thì cái người giầu có bao giờ cũng được phục vụ một cách chu đáo và nhiệt tình hơn rất nhiều . Đi đến đâu chúng ta cũng được chú ý hơn . Đây cũng là một điều mà chúng ta muốn được giầu có. Những người giầu có nhưng không xấu xa thì sẽ có được những thứ đã kể ở trên . Còn những người giầu có mà mưu mô độc ác thì họ sẽ có được nhiều thứ hơn nữa Bởi vì họ có thể bất chấp tất cả để đạt được mục đích của mình . Người học Phật thì không dùng đông tiền vào những việc xấu Nhưng cũng không được phép để mình cứ nghèo hoài . Vì như thế mình sẽ trở thành gánh nặng cho mọi người Mọi người sẽ phải giúp đỡ mình Nếu mình không nghèo thì sự giúp đỡ sẽ được chuyển qua cho một người đáng thương hơn, và nhất là người không biết Phật Pháp . Vậy muốn mình không bao giờ nghèo ,con cháu mình , bạn bè mình không bao giờ nghèo thì ta phải hiểu rõ luật nhân quả . Có những người Phật tử rất tốt ,rất mộ đạo nhưng lại nghèo. Người Phật tử mà đời này rất mộ đạo thì chứng tỏ rằng Kiếp xưa họ đã là những con người rất tốt. Nếu không phải là một người tốt thì đâu thể biết đạo Phật và đâu thể mộ đạo được ,đúng không ? Mà đã là người tốt thì chắc chắn kiếp xưa họ đã từng gieo dù ít dù nhiều những nhân lành như bố thí , san sẻ , giúp đỡ .. Vậy tại sao họ , trong kiếp hiện tại này , lại bị nghèo ? Điều này những người học Phật đã nghĩ đến chưa ? Mình học Phật thì mình phải chú ý đến mọi người xung quanh thì mới là đệ tử ngoan của Phật chứ . Điều thứ nhất và căn bản nhất về giầu nghèo chính là sự bố thí . Người giầu và người nghèo khác nhau ở sự bố thí. Tuy nhiên không phải ai vung tiền bừa bãi cũng giầu hay ai không bố thí nhiều thì nghèo . Ví dụ như có một người đi lên chùa hỏi rằng đời con khổ cực quá Thôi thì đi chùa cho khuây khỏa và hy vọng thoát nghèo . Trả lời : Trong trường hợp này càng đi chùa nhiều càng không thoát nghèo. Bởi vì cái người này không biết đạo Phật , vì không biết đạo Phật cho nên không biết bố thí ,không biết giúp đỡ người khác. Người này đến chùa chỉ là vì hoàn cảnh khốn khó quá , buộc lòng phải tìm một nơi nào đó để trốn tránh mọi thứ. Có nghĩa là người này đi chùa không phải để lễ Phật ,để tăng thêm nhân duyên với đạo , mà chỉ tìm đến với mong muốn trốn tránh mọi thứ .Vì lẽ đó càng đi chùa nhiều thì lại càng không giầu .Cách giải quyết bây giờ để muốn thoát nghèo là trở về với cuộc sống đời thường Dám đối mặt với cái nghèo Dám sống với cái nghèo đó. Rồi từ cho khó khăn đó , mình cố gắng giúp đỡ người này người kia Công quả cho chùa hay bố thí từng chút từng chút một Làm được như vậy thì không cần lên chùa cũng thoát nghèo Và có được cuộc sống đủ đầy hơn . Lại nói về người giầu Cái người mà giầu rồi thì buộc phải tu tập Vì mình giầu có nghĩa là mình đã có phước rồi Đã có phước rồi thì không được phép dùng phước đó để hưởng thụ Người bỏn xen hay ki bo thì khi có được một cái gì tốt đẹp thì thường hay giấu mọi người và đi hưởng thụ một mình . Làm điều gì cũng hay nghĩ đến tâm mình và lờ đi tâm người khác . Những ai đang công tác và làm việc ở một cơ quan nào đó đặc biệt là ở cơ quan tư nhân thì phải hiểu để kiếm được đồng tiền vất vả biết chừng nào Kiếm tiền thật sự rất khó khăn. Vì khó khăn cho nên chúng ta sẽ có thái độ ra sao đối với những người nghèo ? Để làm được một người con Phật thì điều đầu tiên là phải đập vỡ tâm bỏn xẻn và ki bo . Ai mà có tâm bỏn xẻn thì không lúc này nghèo thì lúc sau nghèo Mà đã nghèo thì sẽ khổ . Đã khổ thì đi kèm với sự nhục nhã . Đây là nhân đầu tiên ta phải gieo để thoát nghèo và có thể yên tâm mà tu tập . Chúng ta phải lạy Phật và xin Phật gia hộ cho mình tìm thấy ,nhìn thấy được những tâm bỏn xẻn và ích kỉ của minhg. Ta cứ làm như vậy thì 3 năm sau ta sẽ phá vỡ được cái tâm bỏn xẻn . Điều thứ hai về sự giầu nghèo như thế này : Những người được làm việc trong các cơ quan nhà nước thì có nghĩa là thay mặt nhà nước để lo cho dân . Người công chức , nhất là công chức ở các đất nước theo chủ nghĩa xã hội thì luôn luôn không nhiều , chỉ đủ ăn mà thôi . Vậy mà nhiều quan chức từ xưa đến nay hầu như không nghèo mà rất giầu Vì sao ? Bởi vì khi làm quan rồi thì luôn luôn được người khác tặng quà . Người công chức nếu tận tụy và liêm khiết với nhân dân thì trước sau gì cũng giầu. Người công chức mà luôn lấy quyền hành trong tay mà làm khó dễ nhân dân thì trước sau gì cũng nghèo , mà không chỉ nghèo thôi mà còn mất hết danh dự . Điều tiếp theo về giầu nghèo là về rừng Rừng là lá phổi xanh của trái đất Khi nào cái cây cuối cùng trên trái đất mà bị chặt thì cũng là lúc loài người không thể sống được ở hành tinh này được nữa . Vì lúc đó ,hành tinh này sẽ có những sự khắc nghiệt mà không một sinh vật nào chịu đựng được . Lúc đó nếu loài người không tìm ra hành tinh nào để sống nữa thì vui vẻ chịu tuyệt chủng thôi . Và vì rừng cây quan trọng như thế cho nên Người nào trồng rừng ,bảo vệ rừng trước sau gì cũng sẽ giầu Và người nào chặt phá hay khai thác rừng trước sau gì cũng sẽ nghèo Và tất nhiên khi nào ta giầu thì sẽ có nhiều cách để giầu khác nhau Chứ không nhiết thiết cứ trồng rừng thì sẽ giầu có nhờ rừng . Nhân quả công bằng mà . Trong đời , ai mà chưa trồng được nổi một cái cây thì phải hiểu rằng đời mình sẽ chịu nhiều vất vả ở tương lai . Điều tiếp theo là về đắp đường xây câu Phước từ việc xây đường đắp cầu rất là lớn .Vì như vậy cho nên những người công nhân xây cầu đắp đường một thời gian thì sang kiếp sau sẽ trở nên giầu có . Vì thế cho nên ta gặp nhiều người giầu có mà tính tình cộc cằn thô lỗ là vậy . Trong cuộc sống nhiều lúc chúng ta đứng giữa rất nhiều sự lựa chọn rất nhiều điều phải quyết định Ví dụ khi ta gặp một kẻ gian đang thò tay móc ví của người bên cạnh .Nếu lúc đó mà ta lặng lặng làm ngơ coi như không biết gì thì sang kiếp sau mắt của ta sẽ bị mù vì nhìn thấy mà không báo cho người khác biết Miệng của ta sẽ bị câm vì không báo cho người khác biết. Nhờ vào nhân quả ta sẽ được rất nhiều thứ VÀ nhờ vào nhân quả chúng ta cũng sẽ mất nhiều thứ nếu cứ dửng dưng vô cảm . Không có chuyện không tội hay không phước GẶp cảnh khó khăn nếu ta giúp thì ta sẽ có phước Không giúp thì sẽ mang tội Vậy thôi . Có thể ta không thể giúp đỡ được tất cả những con người nghèo khổ và đáng thương trên trái đất này Nhưng Người nghèo khổ nào đến cầu xin sự giúp đỡ của ta thì phải biết rằng Đó là do Phật đã chỉ định ta phải giúp người đó. Ta có nhân duyên với người đó . Vì vậy ta phải giúp người đó không ít thì nhiều. Việc thiện hiện ra trước mắt mà mình trốn tránh không làm thì trong nhiều đời về sau mình sẽ nghèo hoài . Điều tiếp theo về giầu nghèo là do Đời trước ta siêng năng dạy người khác làm việc thiện ,giúp người . Người nào nghe theo lời của mình mà đi giúp đời giúp người thì Đời sau họ sẽ trở nên giầu có . Qua đời sau khi họ gặp lại mình thì cái nhân xưa trỗi dậy Vì nhờ mình khuyên bảo mà họ mới giầu Cho nên khi gặp lại mình họ sẽ đền ơn . Người nào khi sinh ra mà luôn được người khác giúp đỡ thì nên biết rằng Trong đời xưa , mình đã dùng cái miệng để khuyên dạy người khác làm việc thiện . Trong trường hợp ngược lại cũng như vậy Người nào nghèo và hay bị người khác xua đuổi thì phải biết rằng Đời xưa mình đã dùng miệng để hãm hại hay ngăn cản sự thành công của người khác . Quý vị Phật tử ở đây có ai bị như vậy không ? Điều tiếp theo về giầu nghèo là do thế này : Trong nhiều kiếp xưa , mình đã từng có duyên được gặp đúng một vị Chân tu .Mặc dù ta không biết tâm hạnh của vị này cao siêu đến đâu . Nhưng. Chỉ một lần thôi , ta công quả ,ta cúng dường ,ta phụ giúp vị ấy trong các việc Phật sự. Thì trong nhiều kiếp về sau , đạo quả ta đạt được sẽ vô cùng mĩ mãn .
  2. Tôi không thể tưởng tượng ra một cuộc sống nào khác cho mình hơn là cuộc sống như thế này của một tu sĩ, và được hoằng Pháp. Tôi được sinh ra để làm Phật sự đó, và tôi cảm thấy rất hàm ân vì có duyên lành để làm thế. Tôi đã được tiếp xúc với những người nghèo nhất trong các người nghèo, cũng như giàu nhất trong các người giàu, những người nổi tiếng, những kẻ hạ tiện, những người thánh thiện và những kẻ ác độc. Qua tất cả, tôi đã nhận thức được rằng không có gì quan trọng bằng việc có thể nhìn thấy được Tứ thánh đế trong tất cả mọi thứ ở quanh ta Pháp Phật luôn che chở cho tôi, là cánh dù trong những cơn bão tố. Đó là chỗ nương tựa mà chúng ta lúc nào cũng có thể quay về, nếu chúng ta nhớ được thế. Tôi mong rằng bạn cũng sẽ tìm được chỗ nương che cho cuộc đời của mình giống như thế.
  3. Khi nhìn lại quãng đời mình đã trải qua, tôi bàng hoàng. Nhiều năm trước, tôi là một cậu bé đi chân không, sống trong một ngôi làng Cậu bé đó thường ngồi vẽ tranh dưới cát bằng một que cây. Hôm nay tôi là một tu sĩ có trình độ học vấn Tôi nói điều này không phải để khoe khoang, nhưng để chứng minh rằng người ta có thể đạt đến những mục tiêu cao xa, khi họ được trang bị với lòng quyết tâm và nghiệp lành. Và tôi thực sự tin rằng rất nhiều cuộc hành trình và nhiều sự thành tựu của tôi có được là do nghiệp quả từ nhiều đời trước của tôi. Nhưng tôi cũng luôn tự thôi thúc để hoàn thiện mình hơn. Tôi là tu sĩ; tôi không có tài sản. Tôi sẽ ra đi như tôi đã đến trong thế giới này -không có sở hữu. Tài sản mà ta thực sự sở hữu chính là nghiệp của mình.
  4. Một trung tâm dạy thiền uy tín và một vị thiền sư thật lòng muốn giúp bạn là những sự hỗ trợ rất quan trọng. Bạn không cần một vị thầy đòi hỏi sự phục tùng hay hứa hẹn các quyền lực thần thánh. Bạn nên tìm người có hiểu biết hơn bạn, người mà cuộc đời họ là một tấm gương cho bạn và bạn có thể phát triển một mối liên hệ lâu dài tốt đẹp với người đó. Có thể bạn phải trải qua nhiều năm để đi theo con đường đạo của Đức Phật –trong một số trường hợp, vài kiếp sống. Hãy chọn người dẫn đường cho bạn một cách khôn ngoan.
  5. Có người tin rằng các nghi lễ truyền thống giúp tâm họ được thanh tịnh, đồng thời nhắc nhở họ đến điều gì thật sự là quan trọng. Bạn và gia đình có thể cùng cầu nguyện, đốt hương, trầm, đèn cầy, hay dâng hoa lên hình tượng Đức Phật mỗi ngày. Dầu những nghi thức đơn giản, trân trọng này sẽ không đem lại giác ngộ cho bạn, nhưng chúng có thể là những dụng cụ hữu ích để chuẩn bị tâm cho sự thực hành chánh niệm hằng ngày.
  6. Đức Phật xếp gần như tất cả những gì mà phần đông chúng ta gọi là hạnh phúc vào loại thấp nhất. Ngài gọi đó là “ hạnh phúc của dục lạc.” Chúng ta cũng có thể gọi nó là “hạnh phúc của những điều kiện dễ chịu” hay “hạnh phúc của sự bám víu.” Nó bao gồm tất cả những thứ hạnh phúc thế tục chóng qua có được từ sự đắm chìm trong dục lạc, những sự thỏa mãn thân xác và vật chất Đức Phật đã dạy rằng khi con người trưởng thành về mặt tâm linh, họ sẽ hiểu rằng trên đời có nhiều thứ cao quý hơn là ngũ dục Tuy nhiên, có những hạnh phúc thế tục vượt trên các dục lạc tầm thường. Như là thú đọc sách, xem phim, hay những hình thức giải trí khác nhằm làm phấn chấn tinh thần. Hay những niềm vui thế tục cao cả như là giúp đỡ người, duy trì một gia đình hạnh phúc, nuôi dưỡng con cái, cũng như kiếm sống một cách lương thiện. Đức Phật cũng nhắc đến một vài loại hạnh phúc được chấp nhận hơn. Đó là cảm giác hạnh phúc, tự tại bạn có được khi sở hữu những vật chất, của cải đã được tạo ra bằng chính sức lao động lương thiện, khó nhọc của mình
  7. Người cư sĩ không muốn nghe về những lầm lỗi hay thiếu sót của người tu. Họ thích nghĩ về người tu như là một người thánh thiện, cao thượng mà họ có thể bái lạy với lòng cung kính Nhưng trong nền văn hoá Tây phương, sự thật rất được đề cao. Vì thế tôi không thể kể câu chuyện của đời mình, mà bỏ qua những điều không tốt đẹp; đó sẽ là một bản thảo được ‘lược bớt’ và có thể sẽ bị coi là gian dối Và tôi cũng mong, câu chuyện của tôi sẽ minh chứng rằng, dầu những khổ đau của bạn có mãnh liệt tới đâu, bạn cũng sẽ chế ngự được chúng.
  8. Giờ khi nghĩ lại, tôi thấy rằng tất cả những việc dường như rất tồi tệ lúc đó, cuối cùng cũng dẫn tới những kết quả tích cực. Tất cả những người hay những hoàn cảnh mà tôi đã nghĩ là chướng nghịch, thật ra cũng đã là những vị thầy thúc đẩy tôi đi con đường đã chọn, chỉ cho tôi những gì tôi cần tu tập để đạt được hạnh phúc. Nhìn ngẫm lại, tôi rất mang ơn những chuỗi nhân quả kỳ diệu đã xảy ra trong cuộc đời tôi, mặc dầu, lúc đó, nhiều điều đã khiến tôi cảm thấy vô cùng đau đớn, bất hạnh Nếu các vị thầy của tôi đã không phạt tôi quá nặng, tôi đã không tìm đến các trường truyền giáo. Nếu tôi đã không bị mất trí nhớ và cần ‘thuốc chữa’, có thể tôi chẳng bao giờ quan tâm đến thiền
  9. Với sự hỗ trợ của Phật pháp và sự thực hành chánh niệm, điều thay đổi lớn nhất mà tôi đã làm được cho bản thân, tôi nghĩ, đó là giờ tôi có thể dễ dàng tha thứ cho người, bất kể là họ đã làm gì, và hãy tin tôi, thiện tánh nầy thật không phải dễ mà có được! Tôi đã phải thực hành rất lâu, rất tinh tấn mới được. Chỉ vì một người đã trở thành tu sĩ, không có nghĩa là người ấy lập tức thoát khỏi những tính cách uế nhiễm hay không quan tâm đến chuyện thế gian. Như bạn sẽ thấy trong suốt quyển sách, ngay chính trong thế giới được coi là cao thượng của tâm linh, tôi đã từng cảm nhận – nơi chính bản thân hay nơi người khác - những sự ganh tỵ nhỏ nhen, hại người, sự thờ ơ và lòng độc ác.
  10. Thí dụ, tôi có thể nói một cách thành thật rằng bất cứ khi nào tôi cảm thấy tự cao, tự đại trong cuộc đời mình, thì tôi phải lãnh chịu nhiều đau khổ. Khi còn là một tu sĩ trẻ trong các Phật học viện, tôi thường dò xét các huynh đệ khác, tôi nói lén, tôi luôn tìm lỗi của người. Và vì thế, tôi luôn đau khổ. Đúng ra, tôi phải nói rằng đó luôn là yếu điểm lớn nhất của tôi: xét lỗi của người. Thoát khỏi được tính xấu đó dầu chỉ chút ít, tôi cũng phải mất rất nhiều năm, qua rất nhiều cố gắng và lầm lỗi
  11. Viết tự truyện có lẽ không phải là chuyện một vị tỳ kheo, một nhà sư Phật giáo nên làm, vì các tỳ kheo chúng tôi phải luôn phấn đấu để diệt ngã, không phải để tôn vinh nó. Qua thiền quán và chánh niệm chúng tôi muốn tu tập buông bỏ ái luyến, thực hành vô ngã. Vậy thì tại sao tôi lại viết cả một quyển sách về mình? Cũng khá lạ lùng là ý tưởng ấy lại đến trong những khoá thiền của tôi. Tôi đã đọc một vài câu chuyện đời của các vị thầy tâm linh nam cũng như nữ, và trong đó, lúc nào hình như cũng có những việc mầu nhiệm, lạ thường xảy đến cho nhân vật chính. Đôi khi, nhân vật chính có thể là người đã tạo ra những phép mầu đó. Đọc những câu chuyện đầy ấn tượng này, người ta có thể kết luận rằng những người sống về tâm linh dầu gì cũng rất khác với người bình thường. Nhưng đối với tôi, tôi không thể kể về một sự mầu nhiệm nào. Suốt cuộc đời, tôi chỉ là một người bình thường. Ngay từ thời trẻ, tôi đã được dạy rằng, nếu siêng năng làm việc thì tôi sẽ được những kết quả tốt - không có gì là thần kỳ về điều đó. Có thể dưới nhiều cách nhìn, cuộc đời của tôi cũng rất giống cuộc đời của bạn. Vì thế tôi rất do dự khi viết “Không nhất thiết là vậy,” một người bạn đã bảo tôi. “Có thể qua câu chuyện đời mình, Sư sẽ để lại một bài học gì đó”. Tôi đã suy nghĩ về điều nầy. Tôi đã quán sát về cuộc đời mình và nhận ra rằng, vâng, đây thật sự có thể là một cơ hội để mọi người thấy rằng giáo lý của Đức Phật là những lời hướng dẫn tuyệt diệu, khiến cho một người tầm thường như bản thân tôi có được một cuộc đời tràn đầy hạnh phúc, tràn đầy tự tại.
  12. Về Đồng Nai chiêm bái xá lợi của Phật theo dantri.com.vn (Dân trí) - Ba ngày nay, hàng chục ngàn tăng ni, Phật tử khắp cả nước tấp nập hành hương về chùa Long Hương (xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai) để được tận mắt chiêm bái Xá lợi Phật. Có thể nói, đây là cuộc triển lãm nhiều xá lợi nhất (diễn ra từ 17-19/10) bao gồm: Xá lợi từ đầu, máu và xương Đức Phật (khoảng 483 năm trước công nguyên), Xá lợi của Thập Đại đệ tử Phật, Xá lợi năm anh em Kiều Trần Như, Xá lợi của dòng họ Thích Ca, Xá lợi năm trăm vị La hán, Xá lợi chư vị hòa thượng thời hiện đại. Đây là các pháp bảo quý giá được đại diện Phật giáo Đài Loan, Thái Lan, Sri Lanka, Myanmar và Malaysia trao tặng chùa Long Hương Xá lợi Phật là những thánh thể linh hiển kết tinh thành ngọc còn lại sau lễ hỏa táng Đức Phật và bậc đại sư, cao tăng đắc đạo. Kích thước có thể lớn, nhỏ khác nhau với nhiều màu sắc lóng lánh, hình tròn hoặc bầu dục. Ngọc Xá Lợi Xỉ (xá lợi răng)độc nhất vô nhị to gần bằng đầu ngón tay cái, trên thế giới chỉ có bốn cái, Việt Nam vinh hạnh chiêm ngưỡng một trong bốn viên ngọc độc nhất vô nhị này
  13. Trong khi sự tu tập của chúng ta tiến dần, thì cũng chính là lúc những ảo tưởng đang bị tấn công. Từ từ chúng ta bắt đầu cảm nhận (khủng khiếp!) được rằng, chúng ta phải trả một cái giá cho sự giải thoát; mà bản thân ta phải trả cái giá đó, không ai có thể thay thế. Khi tôi nhận biết được sự thật đó, quả đã làm cơn sửng sốt lớn trong đời tôi. Cuối cùng tôi hiểu rằng, sớm hay muộn rồi tôi cũng phải trả cái giá cho sự hiểu biết này; không ai có thể thay thế cho tôi. Chừng nào chúng ta còn chưa hiểu rõ sự thật này, thì chúng ta vẫn còn trì trệ trong việc tu tập. Chúng ta nghĩ rằng, chúng ta có quyền không hứng chịu nỗi đau đớn của đời mình. Chúng ta hy vọng một cách tha thiết và sắp xếp cho người khác Sự ỷ lại như thế làm suy yếu sự tu tập của ta Sự thật không ai có thể kinh nghiệm đời sống của ta thay ta; hay cảm giác được những niềm đau không thể tránh trong đời sống của ta thay cho ta. Cái giá mà chúng ta phải trả để trưởng thành thì luôn ngay trước mắt; chừng nào chúng ta nhận biết được rằng, chúng ta bắt buộc phải trả cái giá (chịu đựng khổ đau dù không muốn), thì chúng ta mới có sự tu tập đúng đắn (để thoát khổ đau). Ta phải đạt được trạng thái an ổn của từng sát na trong đời sống, chứ không chỉ trong lãnh vực tâm linh thôi. Làm thế nào ta tròn bổn phận với mọi người, làm thế nào ta giúp đỡ người, bất cứ ra sao ta luôn có sự chú tâm (Tỉnh giác) trong từng giây phút trong đời sống — khi ta sống như thế nghĩa là ta đang trả cho cái giá cho sự giải thoát. Trong quá trình, ta khám phá ra rằng, nổi đau của ta và của người khác vốn không khác biệt (nếu không nói là một). Sự tu tập của ta và của họ cũng không riêng biệt, bởi vì khi ta thật sự rộng mở đời mình, là ta mở rộng cửa đối với mọi đời người (tất cả). Sự cách biệt do ảo tưởng (mê mờ) đã thu nhỏ đời sống ta; Ta không thể giới hạn sự tu tập của mình võn vẹn trong thời gian tọa thiền, đúng là thời gian trong khi tọa thiền thì rất ư quan trọng. Nhưng tu tập phải là tiến trình của mọi thời, hai-mươi-bốn giờ trong một ngày (cái giá đầy đủ không thể bớt). Chúng ta lúc nào cũng cố gắng thay đổi đời mình từ buồn khổ để tới vui tươi hạnh phúc. Hoặc nói khác đi, chúng ta ước mong có một kiếp sống sung sướng, thay vì đời sống đầy vất vã bôn ba đang có. Nhưng hai lãnh vực này lại không giống nhau Vô ngã không có nghĩa là hoàn toàn biến mất khỏi hành tinh này hay là không hiện hữu. Nó cũng không phải là vị kỷ, mà cũng không không-vị-kỷ, mà chỉ là một thể. Đời sống vô ngã không trụ vào bất cứ một cái gì, mà là “trụ mà không trụ” vào tất cả — nghĩa là hiện hữu mà không vướng mắc — cho nên không có chỗ cho một cái Ngã tồn tại Vì thế, vô ngã thì tự tại. Không những thế, vô ngã không có điều tương phản cho nên có lợi cho tất cả. Thế nhưng, cho những ai kiên nhẫn và tinh tấn trong tu tập, niềm hoan hỉ tăng trưởng, an lạc nhiều hơn; đời sống sẽ hài hòa và lòng bi mẫn lan rộng; những ham muốn thế gian đã từng có trong đời trong quá khứ cũng từ từ thay đổi ở tầng lớp sâu kín
  14. Tu tập là để cắt đứt sự vướng mắc vào cái tự ngã. Cái quá trình này đôi khi được gọi là thanh lọc tâm. “Thanh lọc tâm” không có nghĩa là chúng ta trở thành thánh thiện hoặc trở thành một người khác hơn là chính mình; nó chỉ có nghĩa là từ bỏ đi những gì ngăn trở chúng ta sống cách tốt nhất Chúng ta không thể tháo gỡ Nghiệp trong quá khứ ngoại trừ sống trong giây phút hiện tại Chúng ta muốn suy nghĩ, suy đoán, mơ mộng, giải quyết vấn đề, biết được bí mật vũ trụ. Khi chúng ta ở trong trạng thái đó, cũng giống như ngọn lửa đang bị tấn một lớp than bùn thiếu không khí. Rồi chúng ta ngạc nhiên tại sao chúng ta bị bệnh, tinh thần lẫn thể xác Chúng ta phải tọa thiền mỗi ngày — mười phút vẫn tốt hơn không ngồi gì cả. Khi tất cả sự vướng mắc và lòng tham dục bị phân hóa, Trí tuệ và lòng bi mẫn phát sinh. Đây là trạng thái giác ngộ. Theo tôi, không có người nào hoàn toàn sống trong trạng thái này; hoặc có vài người đạt được lãnh vực này trong lịch sử nhân loại. Nhưng chúng ta lầm lẫn giữa người có công năng đặt dị và người chứng quả giác ngộ Thứ mà tôi đòi hỏi nơi bạn là sự kiên nhẫn. Tôi đã gặp nhiều người từng tọa thiền trong thời gian dài và có được mức độ thành tựu đáng kể, nhưng tất cả đều bị hõng bởi vì sự phát triển của họ không thăng bằng. Trạng thái thăng bằng thì không phải là vấn đề đơn giản gì. Khi tọa thiền, chúng ta biết được cái tâm của chúng ta phức tạp như thế nào; và có muôn ngàn cơn xoáy cuốn trong cái Ngã huyền bí ấy, cho nên chúng ta cần nhiều người hiểu biết trên nhiều lãnh vực khác nhau giúp đỡ ta. Thiền không thể nào chăm sóc và cải thiện mọi thứ. Khi cường độ của sự tu tập lên đến mức mãnh liệt vào thời kỳ quá sớm, sẽ có nguy hiểm của sự mất thăng bằng, chúng ta cần phải chậm lại. Chúng ta không nên thấy quá nhiều, quá sớm. Mỗi khi chúng ta kéo tâm về phút giây hiện tại, khả năng kiểm soát tăng dần thêm một lần. Mỗi lần chúng ta tỉnh giác được tâm ta lang thang khỏi hiện cảnh, khả năng kiểm nhận tăng lên một lần Khi chúng ta gặp những khó khăn, bất toại nguyện trong đời sống, chúng ta cố gắng trốn chạy những vấn đề đó bằng nhiều phương pháp, cơ chế thật vi tế khác nhau. Trong lúc cố gắng thử như thế, chúng ta đối diện với cuộc sống của mình mà trong đó bao gồm một cái “Ta” và một nhóm khác “đời sống ngoài Ta”. Bao giờ chúng ta còn nhận diện cuộc đời qua cái nhân sinh quan như thế, chúng ta sẽ vặn méo tất cả mọi phấn đấu của chúng ta, bằng cách thức là đi tìm một thứ gì đó hay là một người nào đó để xử lý cuộc đời của ta thay cho ta
  15. Có thể là trước đây, chúng ta cứ triền miên lang bạt vào quá khứ hay tương lai. Một số người thì hay nghĩ về những sự kiện đã xảy ra; cũng có người thích nghĩ về người khác; hoặc là có người thích luôn luôn nghĩ về bản thân mình. Một số người chỉ muốn không ngừng phê phán người khác. Chỉ khi nào chúng ta lập Niệm tư tưởng của mình ít nhất bốn hay năm năm, thì may ra ta mới có thể hiểu được phần nào về chính mình. Khi chúng ta niệm tư tưởng một cách chặc chẽ và chính xác, thì cái gì sẽ xảy ra đối với chúng (tư tưởng)? Chúng sẽ thưa dần. Chúng ta đâu cần phải đàn áp để loại bỏ nó. Mặc dù tôi đã nhấn mạnh rất nhiều lần, nhưng tôi dẫn cảm thấy không bao giờ đủ; chúng ta không những lập lại cái chu kỳ này ba lần, thậm chí mười-ngàn lần; và khi ta làm như vậy, cuộc đời của ta sẽ biến chuyển. Đó là trên lý thuyết đã mô tả về tọa thiền. Nó đơn giản; không có gì là phức tạp cả. Tư tưởng sẽ tạo ra cảm giác và cảm giác sẽ làm cho chúng ta càng bị dao động hơn. Tất cả những cơn dao động cảm quan đều do tâm tạo. Và nếu chúng ta cứ để tiến trình này xảy ra trong khoảng thời gian dài, chúng ta sẽ bị bệnh tật về thân thể và suy nhược về thần kinh. Nếu bạn là người mới bắt đầu tu tập thiền, điều rất quan trọng cần nên hiểu rằng, chỉ đơn giản ngồi vào tọa cụ trong mười-lăm phút là một sự chiến thắng to lớn cho chính mình rồi. Chỉ ngồi với tư thế hoa sen, và có mặt trong hiện tại ở đây là sự bắt đầu tốt lắm rồi Tu tập ở bất cứ trình độ nào cũng là hiện hữu với mình trong phút giây này, mà không có nét phán xét tốt xấu, giỏi hay kém Chúng ta không thể nào dựa vào bất cứ một điều gì cả trong tương lai ở trong phút giây hiện tại. Đời sống thì luôn luôn thay đổi theo chiều hướng riêng của nó. Vậy tại sao chúng ta không thể nương tựa vào sự thực? Có gì khó khăn đâu về điểm này? Tin tưởng vào dòng sống cuộc đời (nó xảy ra theo chiều hướng của nó) là một bí quyết sinh tồn, cũng là để đạt được sự bình thản nội tâm. Nhưng chúng ta không muốn nghe như thế. Tôi tuyệt đối tin tưởng rằng cuộc đời tôi ở năm tới sẽ thay đổi, sẽ khác hơn, nhưng theo chiều hướng của nó (có thể tốt hơn hay xấu hơn). Nếu ngày mai tôi bị vỡ mạch tim, tôi có thể chấp nhận nó, bởi vì nếu tôi bị thì tôi bị vậy thôi! Tôi có thể bình thản trôi theo dòng đời như-nó-là. Khi chúng ta làm một việc gì (ví như làm việc thiện), trong tư tưởng của chúng ta có một cái “Tôi” hiện hữu (giống như Krishnamurti nói trong nhiều cuốn sách Thiền của ông), thì rồi mọi việc không còn suông sẽ nữa. Đó là lý do tại sao chúng ta phải luôn Chánh Niệm, để giữ cái việc làm độc lập mà không bị dính theo bởi nhân ngã. Thiền là do đời sống mà có, nó nên thể nhập vào đời sống. Khi chúng ta biết được tâm ta và cảm giác mà do sự suy nghĩ tạo ra, chúng ta có chiều hướng nhìn và ứng xử về sự việc trước mặt, trong cuộc đời tốt hơn. Thiền là một đời sống tích cực, chớ không thụ động ngồi ì ra đó không làm gì cả. Nhưng tất cả mọi hành động của chúng ta đặt bản chất của thực tế. Những gì chúng ta đang làm, không phải sửa lại bản năng của chúng ta, mà là giải phóng chúng ta ra khỏi vòng kềm tỏa của bản năng tự ngã, bằng cách thấy được rằng, tự ngã là không thật có. Nếu sửa lại nó, thì chỉ là tiến trình thay đổi bằng cách nhảy từ căn tù này sang qua căn tù khác, rồi lế lối phản ứng và cách hành xử vẫn như cũ Tu tập Thiền thì không bao giờ đơn giản như là nói về nó