67890000

Giầu và Nghèo

7 bài viết trong chủ đề này

Giầu

Nghèo

Giầu có và Nghèo hèn luôn luôn là một câu chuyện rất được quan tâm

từ thế hệ này qua thế hệ khác , từ đời ông bà cho đến đời con cháu .

Không nói ra thì chúng ta cũng sẽ dễ dàng nhận thấy từ xưa đến nay Không có một người làm cha làm mẹ nào lại đặt tên đứa con mình mang nặng đẻ đau sinh ra là nghèo cả.

Ví dụ : Những cái tên như Trần Văn Nghèo , Nguyễn văn hèn .. Thường không bao giờ xuất hiện trong giấy khai sinh

Thay vào đó là những cái tên như : Giầu , Có , Sang , Trọng ...

Vì sao vậy ?

Vì cha mẹ mình cũng rất thích con cái họ mai sau lớn lên được sung sướng giầu có và hạnh phúc. Tuy nhiên , không phải lúc nào chúng ta cũng giầu có cả. Nhiều người cũng rất cố gắng để thoát được thân phận nghèo hèn của mình nhưng không phải lúc nào cũng thành công .

Sự giầu nghèo còn được ghi khắc đôi chút trên diện mao , dung nhan của ta cho nên người giầu có , hạnh phúc thì khuôn mặt của họ thường sáng sủa và vui tươi . Đặc biệt là họ rất hay nở nụ cười với mọi người .

Các tôn giáo khác sẽ giải thích rằng có một định mệnh nào đó chi phối con người . Còn đối với đạo Phật , chúng ta sẽ được giải thích dựa theo Nhân Quả Nghiệp Báo .

Qua đó , chúng ta sẽ biết được mình còn thiếu cái gì , còn chưa làm được cái gì để thoát nghèo ,để có một cuộc sống tốt đẹp hơn .

Ai trong chúng ta cũng luôn muốn cho những người con Phật có được cuộc sống đầy đủ hơn , không phải lo chạy ăn từng bữa để yên tâm mà tu tập . Giầu nghèo là một vấn đề phức tạp hơn chúng ta tưởng nhiều .

Ví dụ gặp một người giầu có ta sẽ nói ngay được rằng Tại người này đời xưa bố thí rất nhiều .

Gặp một người nghèo khó , ta nói ngay rằng người này đời xưa ki bo , bủn xỉn .

..

Nhưng nhân quả nghiệp báo không đơn giản như vậy Không phải cứ bố thí nhiều thì giầu . Nếu ta cứ cho tiền kẻ xấu nhưng ta không phát hiện ra được Thì kiếp sau ta giầu hay ta nghèo ? Có những người đời xưa bố thí rất nhiều nhưng lại nghèo .

Người giầu được cái gì

Người giầu thì có nhiều tiền

Và vì nhiều tiền cho nên ta có nhiều chọn lựa trong cuộc sống này .

Vì ta giầu cho nên ta có thể đi làm hoặc ở nhà tùy ý

Ta có thể ăn món này không ăn món kia..

TA có thể hưởng thụ hoặc ăn chơi sa đọa. Tiền cho ta nhiều sự lựa chon , và ta thích tiền là vì vậy

Điều thứ hai người giầu có được là

Người giầu có đi tới đâu thường được người khác tôn trọng. Nói dễ hiểu thì người giầu thường tạo được giá trị cho riêng mình.

Ví dụ bây giờ 1 người giầu và 1 người nghèo cũng bước vô một quán ăn Thì cái người giầu có bao giờ cũng được phục vụ một cách chu đáo và nhiệt tình hơn rất nhiều . Đi đến đâu chúng ta cũng được chú ý hơn .

Đây cũng là một điều mà chúng ta muốn được giầu có. Những người giầu có nhưng không xấu xa thì sẽ có được những thứ đã kể ở trên . Còn những người giầu có mà mưu mô độc ác thì họ sẽ có được nhiều

thứ hơn nữa Bởi vì họ có thể bất chấp tất cả để đạt được mục đích của mình .

Người học Phật thì không dùng đông tiền vào những việc xấu Nhưng cũng không được phép để mình cứ nghèo hoài . Vì như thế mình sẽ trở thành gánh nặng cho mọi người Mọi người sẽ phải giúp đỡ mình

Nếu mình không nghèo thì sự giúp đỡ sẽ được chuyển qua cho một người đáng thương hơn, và nhất là người không biết Phật Pháp .

Vậy muốn mình không bao giờ nghèo ,con cháu mình , bạn bè mình không bao giờ nghèo thì ta phải hiểu rõ luật nhân quả .

Có những người Phật tử rất tốt ,rất mộ đạo nhưng lại nghèo.

Người Phật tử mà đời này rất mộ đạo thì chứng tỏ rằng Kiếp xưa họ đã là những con người rất tốt. Nếu không phải là một người tốt thì đâu thể biết đạo Phật và đâu thể mộ đạo được ,đúng không ?

Mà đã là người tốt thì chắc chắn kiếp xưa họ đã từng gieo dù ít dù nhiều

những nhân lành như bố thí , san sẻ , giúp đỡ ..

Vậy tại sao họ , trong kiếp hiện tại này , lại bị nghèo ?

Điều này những người học Phật đã nghĩ đến chưa ? Mình học Phật thì mình phải chú ý đến mọi người xung quanh thì mới là đệ tử ngoan của Phật chứ .

Điều thứ nhất và căn bản nhất về giầu nghèo chính là sự bố thí .

Người giầu và người nghèo khác nhau ở sự bố thí. Tuy nhiên không phải ai vung tiền bừa bãi cũng giầu hay ai không bố thí nhiều thì nghèo .

Ví dụ như có một người đi lên chùa hỏi rằng đời con khổ cực quá Thôi thì đi chùa cho khuây khỏa và hy vọng thoát nghèo .

Trả lời :

Trong trường hợp này càng đi chùa nhiều càng không thoát nghèo. Bởi vì cái người này không biết đạo Phật , vì không biết đạo Phật cho nên không biết bố thí ,không biết giúp đỡ người khác. Người này đến chùa chỉ là vì hoàn cảnh khốn khó quá , buộc lòng phải tìm một nơi nào đó để trốn tránh mọi thứ.

Có nghĩa là người này đi chùa không phải để lễ Phật ,để tăng thêm nhân duyên với đạo , mà chỉ tìm đến với mong muốn trốn tránh mọi thứ .Vì lẽ đó càng đi chùa nhiều thì lại càng không giầu .Cách giải quyết bây giờ để muốn thoát nghèo là trở về với cuộc sống đời thường Dám đối mặt với cái nghèo Dám sống với cái nghèo đó. Rồi từ cho khó khăn đó , mình cố gắng giúp đỡ người này người kia Công quả cho chùa hay bố thí từng chút từng chút một Làm được như vậy thì không cần lên chùa cũng thoát nghèo Và có được cuộc sống đủ đầy hơn .

Lại nói về người giầu

Cái người mà giầu rồi thì buộc phải tu tập Vì mình giầu có nghĩa là mình đã có phước rồi Đã có phước rồi thì không được phép dùng phước đó để hưởng thụ Người bỏn xen hay ki bo thì khi có được một cái gì tốt đẹp thì thường hay giấu mọi người và đi hưởng thụ một mình .

Làm điều gì cũng hay nghĩ đến tâm mình và lờ đi tâm người khác . Những ai đang công tác và làm việc ở một cơ quan nào đó đặc biệt là ở cơ quan tư nhân thì phải hiểu để kiếm được đồng tiền vất vả biết chừng nào Kiếm tiền thật sự rất khó khăn. Vì khó khăn cho nên chúng ta sẽ có thái độ ra sao đối với những người nghèo ?

Để làm được một người con Phật thì điều đầu tiên là phải đập vỡ tâm bỏn xẻn và ki bo . Ai mà có tâm bỏn xẻn thì không lúc này nghèo thì lúc sau nghèo Mà đã nghèo thì sẽ khổ . Đã khổ thì đi kèm với sự nhục nhã .

Đây là nhân đầu tiên ta phải gieo để thoát nghèo và có thể yên tâm mà tu tập .

Chúng ta phải lạy Phật và xin Phật gia hộ cho mình tìm thấy ,nhìn thấy được những tâm bỏn xẻn và ích kỉ của minhg. Ta cứ làm như vậy thì 3 năm sau ta sẽ phá vỡ được cái tâm bỏn xẻn .

Điều thứ hai về sự giầu nghèo như thế này :

Những người được làm việc trong các cơ quan nhà nước thì có nghĩa là thay mặt nhà nước để lo cho dân .

Người công chức , nhất là công chức ở các đất nước theo chủ nghĩa xã hội thì luôn luôn không nhiều , chỉ đủ ăn mà thôi . Vậy mà nhiều quan chức từ xưa đến nay hầu như không nghèo mà rất giầu

Vì sao ?

Bởi vì khi làm quan rồi thì luôn luôn được người khác tặng quà . Người công chức nếu tận tụy và liêm khiết với nhân dân thì trước sau gì cũng giầu. Người công chức mà luôn lấy quyền hành trong tay mà làm khó dễ nhân dân thì trước sau gì cũng nghèo , mà không chỉ nghèo thôi mà còn mất hết danh dự .

Điều tiếp theo về giầu nghèo là về rừng

Rừng là lá phổi xanh của trái đất Khi nào cái cây cuối cùng trên trái đất mà bị chặt thì cũng là lúc loài người không thể sống được ở hành tinh này được nữa . Vì lúc đó ,hành tinh này sẽ có những sự khắc nghiệt mà không một sinh vật nào chịu đựng được . Lúc đó nếu loài người không tìm ra hành tinh nào để sống nữa thì

vui vẻ chịu tuyệt chủng thôi . Và vì rừng cây quan trọng như thế cho nên Người nào trồng rừng ,bảo vệ rừng trước sau gì cũng sẽ giầu Và người nào chặt phá hay khai thác rừng trước sau gì cũng sẽ nghèo Và tất nhiên khi nào ta giầu thì sẽ có nhiều cách để giầu khác nhau Chứ không nhiết thiết cứ trồng rừng thì sẽ giầu có nhờ rừng .

Nhân quả công bằng mà .

Trong đời , ai mà chưa trồng được nổi một cái cây thì phải hiểu rằng đời mình sẽ chịu nhiều vất vả ở tương lai .

Điều tiếp theo là về đắp đường xây câu

Phước từ việc xây đường đắp cầu rất là lớn .Vì như vậy cho nên những người công nhân xây cầu đắp đường một thời gian thì sang kiếp sau sẽ trở nên giầu có . Vì thế cho nên ta gặp nhiều người giầu có mà tính tình cộc cằn thô lỗ là vậy .

Trong cuộc sống nhiều lúc chúng ta đứng giữa rất nhiều sự lựa chọn rất nhiều điều phải quyết định

Ví dụ khi ta gặp một kẻ gian đang thò tay móc ví của người bên cạnh .Nếu lúc đó mà ta lặng lặng làm ngơ coi như không biết gì thì sang kiếp sau mắt của ta sẽ bị mù vì nhìn thấy mà không báo cho người khác biết

Miệng của ta sẽ bị câm vì không báo cho người khác biết. Nhờ vào nhân quả ta sẽ được rất nhiều thứ

VÀ nhờ vào nhân quả chúng ta cũng sẽ mất nhiều thứ nếu cứ dửng dưng vô cảm .

Không có chuyện không tội hay không phước GẶp cảnh khó khăn nếu ta giúp thì ta sẽ có phước Không giúp thì sẽ mang tội

Vậy thôi .

Có thể ta không thể giúp đỡ được tất cả những con người nghèo khổ và đáng thương trên trái đất này

Nhưng

Người nghèo khổ nào đến cầu xin sự giúp đỡ của ta thì phải biết rằng

Đó là do Phật đã chỉ định ta phải giúp người đó. Ta có nhân duyên với người đó . Vì vậy ta phải giúp người đó không ít thì nhiều. Việc thiện hiện ra trước mắt mà mình trốn tránh không làm thì trong nhiều đời về sau mình sẽ nghèo hoài .

Điều tiếp theo về giầu nghèo là do

Đời trước ta siêng năng dạy người khác làm việc thiện ,giúp người .

Người nào nghe theo lời của mình mà đi giúp đời giúp người thì Đời sau họ sẽ trở nên giầu có . Qua đời sau khi họ gặp lại mình thì cái nhân xưa trỗi dậy Vì nhờ mình khuyên bảo mà họ mới giầu Cho nên khi gặp lại mình họ sẽ đền ơn .

Người nào khi sinh ra mà luôn được người khác giúp đỡ thì nên biết rằng Trong đời xưa , mình đã dùng cái miệng để khuyên dạy người khác làm việc thiện .

Trong trường hợp ngược lại cũng như vậy Người nào nghèo và hay bị người khác xua đuổi thì phải biết rằng

Đời xưa mình đã dùng miệng để hãm hại hay ngăn cản sự thành công của người khác .

Quý vị Phật tử ở đây có ai bị như vậy không ?

Điều tiếp theo về giầu nghèo là do thế này :

Trong nhiều kiếp xưa , mình đã từng có duyên được gặp đúng một vị Chân tu .Mặc dù ta không biết tâm hạnh của vị này cao siêu đến đâu . Nhưng. Chỉ một lần thôi , ta công quả ,ta cúng dường ,ta phụ giúp vị ấy

trong các việc Phật sự.

Thì trong nhiều kiếp về sau , đạo quả ta đạt được sẽ vô cùng mĩ mãn .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bố thí nhưng phải kèm lòng từ bi, không xem như cuộc đổi chác để có chức phận Giàu hoặc thoát NGHÈO.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thế nào là giầu? Thế nào là nghèo?

Tôi có biết một đại gia ở Hănoi. Ngay giữa trung tâm có căn nhà trên 1000 mét vuông. Chưa kẻ những căn nhà lớn ở thành phố quê họ. Họ có vài dự án xây nhà cao tầng. Tôi và Hahung đã gặp người này. lúc bà ta đang "nghèo" vì thiếu tiền thực hiện dự án khoảng...vài trăm tỷ. Bà kẹt tiền trên nhiều phương diện. Tôi có yêu cầu bà ta gắn một cái gương chiếu vào nhà và dặn một câu rất cụ thể: "Khi nào bà thấy đủ tiền thực hiện những điều bà muốn bây giờ thì bà che cái gương lại". Vài tháng sau, bà ta goi tôi ra Hanoi để thanh toán tiền làm Phong Thủy - có vài triệu thôi - và hỏi tôi: "Tôi có thể che cái gương lại được chưa?". "Tủy bà - tôi trả lời - nếu bà thấy đủ rồi thì che lại!". Bà ta cười . Vì tôi nghĩ chắc chưa đủ.

Nhưng hơn hai mưới năm trước tôi ở một xóm ven đô. Có thể gọi là xóm nghèo. Ở đấy có một người được coi là giầu. Chồng làm thợ hồ có tay nghề cao. Đặc biệt vợ làm thợ nấu bếp ở một xí nghiệp quốc doanh. Nhà ở của họ là một căn nhà kê bằng gỗ, nền lót gạch lá nem sạch sẽ khang trang, nổi bật lên những mái tranh lúp xúp, nền đất tồi tàn. Trong khi chúng tôi chạy gạo từng bữa thì họ cơm gạo thừa mứa, do đồ ăn thừa ở xí nghiệp. Thịt cá thì khỏi nói, trong khi chúng tôi chỉ ăn theo tiêu chuẩn. Mỗi khi trời không mưa, vợ chồng họ lại ra đánh cầu lông trên sân đất rộng trong xóm. Vợ chồng họ được coi là giầu nhất xóm nghèo và phải nói rằng: Mội khi có độ ăn nhậu thì những người trong xóm phải rất hân hạnh mới mời được một trong hai vợ chồng họ đến dự tiệc cho thêm phần long trọng.

Vậy trong hai người trên, nếu so về của thì rõ ràng người đại gia Hanoi giầu hơn nhiều. Nhưng lúc nào cũng tất bật và ....thiếu tiền. Vợ chồng cô nấu bếp thời bao cấp rõ ràng là nghèo hơn nhiều , nhưng lúc nào cũng tỏ ra sung sướng hạnh phúc với nếp sống "quý tộc thôn".

Vậy thế nào là giầu, thế nào là nghèo thì thật là khó nói.

Phải chăng giàu hay nghèo là do so sánh với chính đồng loại của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giàu và nghèo

Nguồn : tạp chí Hà Nội ngàn năm

Cho dù về mặt lý thuyết, trong cuộc đời có nhiều phạm trù khác quan trọng và ý nghĩa hơn, nhưng xét về quan điểm thực tiễn, đa số con người ta kể từ khi nhận thức được tầm quan trọng của vật chất cho đến khi chính chúng ta.trở thành một loại vật chất tổng hợp, đều nhắc nhỏm và chú trọng hai từ giàu - nghèo. Thật lòng ai chẳng muốn giàu hay nói đúng hơn là ham giàu, bởi giàu sẽ sang và miệng kẻ sang bao giờ cũng đầy gang thép. Giàu đến độ nứt đô đổ vách chẳng mấy chốc được tiếng ngông với đời, chứ còn nghèo lúc nào cũng rụt rè e ngại, tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, nghèo đến rớt mồng tơi thì đâm ra hèn mọn. Cho nên cổ ngữ nhận định chí lý: nghèo ra giữa chợ đứng không ai thèm để ý, giàu ở nơi thâm sơn cùng cốc vẫn có người quen. Biết vậy nhưng hiềm nỗi không phải cứ muốn là được mong chạy mà thoát, chuyện đời cứ thản nhiên vô tư ngoài ý muốn chủ quan của ta.

Các cụ dạy rằng: số giàu số đến dửng dưng. Từ xưa người giàu chủ yếu do cần cù mùa màng nhờ mưa thuận gió hòa, chăm chỉ làm ăn, buôn bán, hưởng lộc triều đình do công trạng hoặc may mắn đào được kho vàng của bọn cướp biển. Bây giờ thời đại tiên tiến với phương châm nhanh hơn, nhiều hơn, đầy hơn nữa nên người ta làm giàu bằng mọi cơ hội và khả năng: sử dụng sức lao động, trí tuệ kinh doanh, cổ phiếu và cũng không ít kẻ làm giàu bất chính như tham ô, tham nhũng, ma túy, buôn lậu trốn thuế thậm chí đem cả danh dự đất nước ra cá cược. Những kẻ giàu phất như diều, trở thành trưởng giả học làm sang không biết tiêu gì cho hết tiền, đành vung phí ăn chơi trác táng, hưởng thụ, phá tán rồi tự chôn vùi mình trong tiền, thân tàn ma dại, vào tù ra tội mà không bao giờ thấm thía bài học: tiền bạc là phương tiện của người thông minh và là mục đích của kẻ ngu dốt. Trong khi đó nhiều người dùng sự giàu có của mình làm việc thiện, giúp đỡ cuộc đời, chăm lo thế hệ tài năng trẻ chỉ để đổi lấy hai chữ thanh tâm. Rõ ràng là ăn cơm với rau nằm ngáy o o, ân cơm thịt bò lại lo ngay ngáy. Kết cục giàu đến như Thạch sùng thì cũng chỉ tắc lưỡi vì tiếc của, còn những kẻ giàu khi tiếc đời chỉ còn cách câm như hến.

Cũng có thể do vừa sinh ra con người ta đã khóc và khóc cho đến khi nào biết cười điều đó dưa đến nhận định rằng chúng ta khổ nhiều hơn sướng, bằng chứng ấy cũng có thể vận vào sự giàu nghèo được bởi người ta chỉ thống kê, lập danh mục, đưa tên tuổi điển hình và nêu số lượng người giàu trên thế giới, còn người nghèo thì có ai biết đấy vào đâu mà có đếm cũng không thể chính xác được. Không ai muốn, nhưng cái nghèo cứ đến lừ lừ như ông từ vào đền cùng rất nhiều nguyên nhân gây đói nghèo: khách quan là vì thiên tai, khí hậu, đất xấu, thất bát, tai nạn, ốm đau, bệnh tật và có những sự nghèo chẳng biết kêu ai ngoài ông trời... nhưng cũng có kẻ tự làm nghèo mình bằng sự dốt nát, lười biếng, rượu chè, hút chích, cờ bạc rồi đổ tại số đen! Tuy nghèo, nhưng phẩm cách phân chia khác hẳn: cứ theo bản năng thì đói ăn vụng, túng làm càn nhưng còn nhiều gia cảnh bất chấp bần hàn, giấy rách vẫn giữ lấy lề, cố gắng đói cho sạch, rách cho thơm, sống vật lộn bươn chải với đời để hy vọng tươi sáng sẽ trở thành hiện thực như chuyện Chử Đồng Tử gặp được Tiên Đung. Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh Dịch lý, đặt sự giàu nghèo trong vòng luân chuyến ta sẽ thấy: Nghèo sinh ra cần kiệm, Cần kiệm sinh ra giàu sang, Giàu sang sinh ra kiêu sa, Kiêu sa sinh ra nghèo hèn. Như vậy phải luôn nhớ: Giàu không tiết kiệm khó liền tay, khó không tiết kiệm khó ăn mày. Có biết thế chưa chắc đã xử thế bởi ít ai lúc có tiền nghĩ đến ngày không có tiền, đa số chỉ đến khi không còn tiền mới nghĩ lại ngày đã có tiền, có lẽ vì thế câu lên voi xuống chó luôn có ý nghĩa chăng?

Nghiền ngẫm sự giàu nghèo của một đời người đã phức tạp thế, sự phồn thịnh của cả một quốc gia càng khó khăn hơn vì dân có giàu thì nước mới mạnh được. Về chuyện này, sách Luận ngữ viết: “Người dân làm ăn có đầy đủ thì sự chi dùng trong nước mới đầy đủ, dân còn thiếu thốn thì nước lấy đâu cho đủ được”. Mạnh Tử nghĩ xa hơn về đạo đức xã hội: "Người dân có của để sinh sống mới hay giữ được tấm lòng lành, ví bằng nghèo khó, quanh năm lo cái sống không xong còn nghĩ gì đến lễ với nghĩa mà chỉ xoay sang càn rỡ, làm bậy". Tăng Tử lại phân tích: "Muốn cho trong nước được nhiều của cải thì phải có phương pháp: số người làm việc sinh lợi ngày càng nhiều, số người ăn xài phung phí càng ngày càng ít. Nhưng kẻ làm ra của phải chuyên chú siêng năng, kẻ tiêu dùng phải thư thả từ từ, như vậy tài sản đất nước sẽ dồi dào".

Cuộc đời vốn trắng đen, phải trái, đúng sai, trong đục với bao thị phi, nên sư tổ Trương Tam Phong khai sáng phái Võ Đang nói rất đúng: Làm gì cõng được miễn không thẹn với lòng mình là thanh thản! Vậy cần gì phải trau chuốt quá kỹ đôi chữ sang hèn làm chi cho mệt nên người giàu thường nghèo tri thức văn hóa và ngược lại. Và nói cho cùng giàu nghèo gì cũng dưới ba tấc đất, xấu đẹp mấy cũng đến nhắm mắt xuôi tay, cốt yếu nhất phải sống cho ra sống để: “Giàu sang không đánh mất được tâm tính. Nghèo nàn không đổi được khí tiết, Uy quyền bạo lực không làm mình nhụt chí. Như thế mới đáng bậc trượng phu".

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giầu và nghèo chỉ tương đối. Hãy xem cụ Nguyễn Công Trứ cha đẻ của lý thuyết mo cau che đít bò đánh giá giầu ngèo:

Chiều ba mươi tết co cẳng đạp thằng bần ra cửa.

Sáng mồng một mở toang cửa đón ông phú vào nhà.

Còn những người giầu có mà mưu mô độc ác thì họ sẽ có được nhiều

thứ hơn nữa Bởi vì họ có thể bất chấp tất cả để đạt được mục đích của mình .

Ngài Ca diếp.Vn giữ ấn hoa sen của tàng kinh các mà đọc được dòng này thì cái sự diệt dục chữ hỷ lại chưa xong. Ngài cười vỡ bụng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giầunghèo

...Người cha luôn dạy đứa con trai nhỏ rằng phải biết phấn đấu, vươn lên và phải biết làm giàu. Vì ông vẫn chưa thỏa được giấc mơ tỷ phủ của mình bên một trang trại bò sữa vài hecta, cho nên ông thường dạy đứa con yêu quý của mình ngay từ ấu thơ ý chí và nghị lực làm giầu.

Và ông lập ra một kế hoạch. Ông tổ chức một buổi đi chơi xa nhà, lưu lại nhà một đại gia giầu có vài ngày để đứa trẻ nhận ra sự khác biệt, sự giầu nghèo giữa bố nó và bạn của bố nó.

Trên con đường nhựa trải như thẳng tấp, thằng bé nắm tay ngươi cha tung tăng và thì thầm với bố nó:

- Bố ạ, con thấy nhà bác Hai không giầu bằng nhà minh đâu ạ.

Người bố ngạc nhiên hỏi lại trẻ nhỏ:

- Sao con nói vậy? Nói cho bố nghe xem nào?

Thằng bé nói:

-Nhà bác Hai như cái hộp to lớn bằng bê tông giữa bao cái hộp cũng tương tự như vậy trong một nơi luôn luôn xe cộ đông đúc ồn ào. Chằng bằng như nhà mình rộng rải thoáng mát, tuy bằng gổ, nhưng yên bình và trong lành giữa biết bao cây cỏ lá hoa đồi núi quanh năm rực sắc tươi thắm. Mà bác Hai chỉ có một cái sân tennis bé tí và một hồ bơi cũng bé tí. Chẳng bằng nhà mình có cả khoản sân rộng lớn nối liền đồng xanh bao la thẳng tấp và con sông mênh mông mà hàng chục đứa trẻ như chúng con mặc sức vẫy vùng tắm táp. Nhà bác Hai cũng chỉ có hai con chó Berger giữ nhà. Chẳng bằng nhà mình có cả đàn bò to béo mập mạp. Đêm ở nhà bác thật chán với những ánh đèn cao áp sáng lóa. Chẳng bằng ở nhà mình, con có cả một bầu trời sao sáng lung linh và một ông trăng thật tuyệt. Con thích nhà mình hơn.

Người bố lặng lẽ cùng với đứa trẻ tung tăng suốt con đường về.

(phóng tác)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phải chăng giàu hay nghèo là do so sánh với chính đồng loại của họ.

Câu này của chú Thiên Sứ thật là chính xác... :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay