-
Số nội dung
572 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Hà Châu
-
Luận đoán phong thủy của Marina Bay Sand Khi tập đoàn Las Vegas Sands trúng thầu xây dựng khu nghỉ dưỡng tổng hợp MBS Resort năm 2006, các chuyên gia phong thủy đã đưa ra những nhận xét không mấy tốt đẹp. Họ nói ba tòa cao ốc cao 55 tầng trông giống như những bài vị tổ tiên, còn công viên SkyPark thì giống như lưỡi dao, cứa thẳng vào những tòa nhà xung quanh, trong khi bể bơi xây trên nóc tòa nhà sẽ “nhấn chìm” cao ốc. Las Vegas Sands và kiến trúc sư trưởng Moshe Safdie người Canada khẳng định họ đã nhờ các nhà phong thủy có uy tín tư vấn thiết kế. Đầu tiên là Chong Swan Lek, bậc thầy phong thủy của Singapore. Sau khi ông qua đời năm 2008 vì bệnh ung thư phổi, công việc được chuyển cho học trò của ông, bà Louis Ong Lee, chuyên gia phong thủy người Mỹ gốc Hoa đảm nhiệm. Kiến trúc sư Safdie cho biết, ông muốn quần thể Marina Bay Sand resort thấm đậm tinh thần cốt lõi của Singapore - thành phố vườn. Đây sẽ là biểu tượng và công trình duy nhất trên thế giới có nét đặc thù này. Khu vườn trên không rộng 1 ha (lớn hơn 2 sân bóng đá) sẽ giúp tăng tối đa diện tích cây xanh, tạo tầm nhìn 360 độ xuống thành phố. Chuyên gia phong thủy Victor Li Chuyên gia phong thủy Victor Li, người từng tư vấn xây dựng khách sạn Raffles và khách sạn Grand Hyatt Singapore, nhận xét: “Ba tòa cao ốc trông giống như 3 chiếc bài vị tổ tiên, cùng với công viên trên không, trông chúng giống như một chiếc cầu vượt bị gãy, không đầu không đuôi”. Theo ông, trong tiếng Trung, cụm từ “không đầu không đuôi” có hàm ý xấu, thường chỉ những việc phải bỏ dở dang và không hoàn hảo. Thầy phong thủy Gwee Kim Woon lại cho rằng, các tòa nhà có dáng dấp của con dơi, và trong tiếng Trung, từ “dơi” đồng âm với từ “phúc”, vì vậy đây được coi là biểu tượng của sự cát tường. Bậc thầy phong thủy Chong Swan Lek Về phần mình, bậc thầy phong thủy Chong Swan Lek giải thích rằng, các tòa tháp được thiết kế rộng dần về phía đế, không có gì chung với bài vị tổ tiên. Ông nói: “Nếu quan sát kỹ, chúng giống như ba chiến binh đứng dạng chân. Họ đứng gác cửa ngõ của Singapore. Bài vị thẳng đứng còn những tòa nhà này uốn cong”. Lưỡi dao sắc nhọn “chém” khu trung tâm tài chính Ông Tan Khoon Yong Một bậc bậc thầy phong thủy khác, ông Tan Khoon Yong, người sáng lập Way Onnet Group, cho rằng khu resort giống như lưỡi dao chém tất cả các tòa nhà xung quanh. Hơn nữa, chiếc mái bằng sẽ hạn chế sự phát triển của khu giải trí. Thầy phong thủy Chong Swan Lek lý giải rằng, khu công viên trên không được thiết kế giống như chiếc mũ học giả, với hàm ý khu resort sẽ mang đến những kiến thức mới cho Singapore. Bể bơi trên nóc nhà Nữ chuyên gia phong thủy Adelina Pang phản đối việc đặt bể bơi trên nóc nhà vì cho rằng điều này khiến người ta nghĩ tới việc tòa nhà bị chìm. Ông Chong giải thích rằng khu vườn có cây và nước, giống như những trái núi. Nước sẽ giúp ích cho ngành kinh doanh du lịch và tổ chức sự kiện của resort. Còn nhiều ý kiến trái chiều về phong thủy của Marina Bay Sand 3 ngôi nhà phía trước mặt các cao ốc Chuyên gia phong thủy bà Louisa Ong-Lee, người tiếp tục công việc của thầy mình trong vòng 2 năm, nhận xét: “Trong khi 3 ngôi nhà ở phía trước của quần thể tượng trưng cho 3 đồng tiền, biểu tượng của sự phú quý thì Bảo tàng Nghệ thuật Khoa học hình bông hoa sen được thiết kế như một bàn tay mở, hành động của trao tặng và chào mừng”. Bông hoa sen trong trắng được bao bọc bởi nước, nước chảy vào trong rồi lại luân hồi, tượng trưng cho tiền vào sòng bạc rồi lại chảy vào Singapore chứ không rơi vào nơi khác. Theo ông Raymond Lo, một bậc thầy phong thủy tại Hong Kong, việc Resort quay mặt nhìn vào đất liền tượng trưng cho hình ảnh Rồng quay về bái Tổ (thành phố Singapore) và được coi là hết sức may mắn. Cũng vì lý do này, đa số các thầy phong thủy tin rằng Marina Bay Sand sẽ mang lại nhiều điều tốt lành cho quốc đảo. Ba ngôi nhà nằm phía trước các tòa cao ốc trông giống như 3 đồng tiền. Trong phong thủy, khi một gia đình gặp khó khăn, bạn cho họ 3 đồng tiền để đẩy lùi bất hạnh, mang lại hạnh phúc Rõ ràng, việc phân tích và đánh giá phong thủy phụ thuộc rất nhiều vào cách nhìn nhận của mỗi người. Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời đích thực, liệu phong thủy của Marina Bay Sand có tốt thật hay không. Theo Hùng Sơn
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO ================= Xem tướng ngón tay Ngón tay ngắn hơn lòng bàn tay là người ưa dục lạc, thô lỗ, tính thấp hèn, nóng, ít suy nghĩ. Ngón tay trơn tru là người hành động theo linh cảm, hứng thú, nhạy cảm , nghệ sĩ tính, tính toán mau. - Ngón tay dài bằng lòng bàn tay: Người có trí thức, khôn ngoan, có óc phân tích, dể cảm động, nóng tính. Tay của nhà cai trị giỏi, giám đốc… - Ngón tay dài hơn lòng bàn tay: Người có trí tuệ, óc nghệ sĩ, kiên nhẫn, tỷ mỷ, kín đáo, nhút nhát. - Ngón tay có gút: Người này hành động cân nhắc. Có gút gần móng tay: Hay hoài nghi và tìm nguyên nhân sự việc, nếu gút này to: Ưa tìm hiểu, ưa tranh luận, hay tự mãn nếu hạ được người đối thoại. Có gút gần lòng bàn tay: Kỹ lưỡng, trật tự, hay cân nhắc, có trật tự bản thân, nếu gút này to: Ưa hoạt động thuơng mại. - Ngón tay quá dịu: Thể hiện tính yếu ớt, nhiều tình cảm. - Ngón tay dễ uốn: Có tính dễ thích nghi, hay đổi ý, hào phóng. - Ngón tay quá cứng: là người độc đoán, thiển kiến, hẹp hòi, hay nghi ngờ. - Các ngón tay hở: Kém thông minh, ích kỷ. - Các ngón tay kín: Tính cẩn thận, lý luận, cần kiệm. - Các ngón tay đều cong quẹo: Người thiếu ngay thẳng, hay lầm lạc. - Các ngón tay hở ở chân, kín phía trên: Người này hào phóng (tình cảm hay tiền bạc hay tư tưởng) và không kín đáo, có óc tự do. (Trường hợp ngón tay không gò, thấy lổ hở dù có hay không gút: Nghèo, thậm chí vất vả mới đủ ăn). 1. Xem tướng Ngón cái: Đây là yếu tố quan trọng nhất của bàn tay. Một ngón cái yếu ớt hay mạnh mẽ cho thấy một tính cách tương tự. Nếu ngón cái to đến thống lĩnh cả bàn tay, đó là người thích cai trị. Ngón cái trung bình bắt đầu từ giữa bàn tay, dài tương đương ngón út, cho thấy một cái tôi ôn hòa, nhạy cảm trước nhu cầu của người khác, và có thể nói giùm họ nếu cần. Ngón cái cao đến gần đốt giữa ngón trỏ cho thấy một cái tôi quá đáng, nếu to ngang nữa thì người này nhiều tham vọng và quyết đạt mục tiêu. Còn ngón cái dài nhưng thon thể hiện người có tham vọng không rõ ràng vì thiếu động cơ. Ngón cái thấp thể hiện người thực tế, có thể không trí thức lắm và một cái tôi bé nhỏ. Ngón cái có hai phần, nếu phần trên dài hơn, trái tim sẽ điều khiển cái đầu. Ngược lại, bạn là người chỉ dựa vào lý trí. Phần trên cồng kềnh hay nặng nề chứng tỏ người này rất ngoan cố trong những đòi hỏi, thậm chí có thể hiếp đáp người khác. Ngón cái càng dẻo, ứng xử càng linh hoạt. Ngón cái cứng nhắc cho thấy một người khó thay đổi nhưng đáng tin cậy. Tuy nhiên, một ngón cái có thể uốn cong cảnh báo một khả năng phóng đại sự thật. 2. Xem tướng Ngón trỏ: Thể hiện mức độ kiêu hãnh. Ngón càng dài, sự kiêu hãnh càng cao, có thể dẫn đến kiêu ngạo. Những người này tin rằng mình luôn đúng. Đây là mẫu người làm lãnh đạo, luôn khát khao quyền lực. Ngón trỏ ngắn thể hiện người thích theo đuôi người khác. Họ thường rất e ngại, khó có quyết định riêng vì sợ mất mặt. Ngón trỏ trung bình cho thấy sự tự tin vừa đúng mức. Ngón tay trỏ méo: Hành động bất chấp luân lý và trật tự xã hội. Ngón tay trỏ cong quẹo: Bịnh liên quan về gan. 3. Xem tướng Ngón giữa: Thể hiện người có tinh thần trách nhiệm. Người có ngón giữa càng dài rất đáng tin cậy, có xu hướng nhận lấy nhiều gánh nặng trên vai mình. Có thể vì vậy mà suy nghĩ về cuộc đời có phần kém tươi. Ngón giữa ngắn cho thấy người hay né tránh trách nhiệm. Đặc biệt, một ngón giữa rất ngắn là biểu hiện của "bệnh" không thể hết mình. Mẫu người này khó có thể nảy sinh ý muốn lập gia đình. Ngón tay giữa cong quẹo: Bịnh ở liên quan đến ruột tỳ, tai, gân cốt. Ngón tay giữa méo: Câu chấp, độc tài, thiếu tình cảm. 4. Xem tướng Ngón áp út: Thể hiện khả năng sáng tạo và cảm xúc. Ngón này có chiều dài trung bình cho thấy đó là một người có tính nghệ sĩ vừa mức, cảm xúc thăng bằng. Ngón này dài sẽ biểu hiện một người không xa lạ với những xúc cảm quá căng, có vẻ như còn lớn hơn cả cuộc đời họ. Ngón áp út ngắn cho thấy người này có vẻ khá thờ ơ và phải rất vất vả mới thể hiện được cảm xúc của mình. Họ cũng cảm thấy khó mà chấp nhận được những nhu cầu cảm xúc của người khác. Ngón áp út cong quẹo: Bịnh liên quan hệ thần kinh, tim, thận, mắt. Ngón tay áp út méo và cong vừa: Rộng rãi, cong quá là thiếu lương tâm. 5. Xem tướng Ngón út: Thể hiện khả năng giao tiếp của bạn. Để xác định chiều dài ngón út, nên cụp bàn tay lại sao cho chân các ngón bằng nhau và so ngón út với ngón đeo nhẫn. Một ngón út trung bình sẽ chạm tới vạch đốt trên của ngón đeo nhẫn, cho thấy đối tượng ít gặp khó khăn trong giao tiếp. Ngón út dài là dấu hiệu của một nhà ngoại giao hạng siêu, có thể "tán" chuyện và chắc chắn sôi nổi, cũng có thể thông minh vượt mức. Người có ngón út ngắn ngại giao tiếp, có thể hơi trẻ con trong giọng nói, cách nói. Ngón út có dáng thẳng thể hiện sự trung thực. Một ngón út khúc khuỷu thể hiện người phóng đại hoặc tệ hơn là dối trá. Ngón tay út cong quẹo: Bịnh liên quan bộ phận sinh dục, bài tiết, hay hệ thần kinh. Ngón tay út cong quẹo ít: Khéo léo trong nghề, cong nhiều: Bất lương, gian dối. Tổng hợp
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO ================ Bí ẩn đường đời qua dấu vân tay Vân tay là điểm nhận dạng mỗi người đồng thời cũng có thể cho ta biết về đường đời hay cá tính của bản thân. Vân tay, điểm nhận dạng con người Từ xa xưa, môn tướng học chỉ tay đã phát triển để tiên đoán tương lai cho con người. Tuy nhiên phải đến cuối thế kỉ thứ XIX, khoa học thực sự về dấu vân tay mới được Francis Galton khởi xướng. Các nhà hình pháp học khi đó mới bắt đầu sử dụng vân tay để nhận dạng con người. Theo GS. Tatjana Abaramova, người đứng đầu phòng thí nghiệm nhân học thể thao, hình thái học và di truyền học thuộc Viện nghiên cứu thể lực Nga, các hoa văn trên da ở đầu ngón tay hình thành hoàn chỉnh ở tháng thứ ba đến tháng thứ năm của bào thai và không thay đổi trong suốt cuộc đời. Da và hệ thần kinh trung ương cùng phát triển đồng thời từ một mầm bào thai. Các chuyên gia có thể dựa vào các dấu vân tay để xác định nhiều loại bệnh tật. Ảnh minh họa: Internet. Vì vậy, hoa văn ở đầu ngón tay là chỉ dấu về đặc điểm tổ chức của não người. Không những thế, dấu vân tay được hình thành dưới tác động của hệ thống gen di truyền mà thai nhi được thừa hưởng và tác động của môi trường phát triển vi mô thông qua hệ thống mạch máu và hệ thống thần kinh nối với cơ thể mẹ. Có thể coi vân tay là một bức tranh tổng thể, phản ánh hệ thống gen mà con người được thừa kế và những dấu ấn của môi trường sống mà con người đã trải qua từ khi còn là bào thai. Vì thế, các chuyên gia có thể dựa vào các dấu vân tay để xác định nhiều loại bệnh tật. Các nhà khoa học nước Nga cũng đã nghiên cứu và khẳng định rằng, nhìn vào đường vân tay họ có thể xác định được các phẩm chất trí tuệ, đạo đức của con người và thậm chí còn có thể nhìn ra lĩnh vực mà người đó có thể đạt thành công trong cuộc sống. Các loại vân tay và tính cách Theo Trần Minh, tác giả cuốn “Bí ẩn bàn tay”, vân tay có nhiều kiểu nhưng được chia thành 4 nhóm: hình sóng, hình túp lều, hình sao chổi, và hình xoáy nước. Vân tay hình sóng và hình túp lều. Vân tay hình sao chổi và hình xoáy nước. Nhìn kỹ các đầu ngón tay, bạn có thể để tay dưới ánh đèn nếu khó nhìn. Nếu có từ hai hình sóng trở lên, đường đời của bạn là trách nhiệm. Nếu có từ 2 hình túp lều trở lên, đường đời của bạn là can đảm. Nếu có từ 4 hình xoáy trở lên, đường đời của bạn là giáo viên. Nếu có từ 7 hình sao chổi trở lên, đường đời của bạn là trái tim. Theo đó, người có đường đời trách nhiệm - có từ 2 hình sóng trở lên - luôn chăm chỉ hoàn thành những việc được giao và cả những việc bản thân họ định làm. Những người đi con đường này thường khó yên tâm nếu họ không làm chủ được mình. Họ trở nên mạnh mẽ và khi gặp khó khăn, họ cũng có thể tự tin vượt qua. Những người đi con đường đời trách nhiệm cũng cảm thấy thoải mái khi được hòa mình vào thiên nhiên. Đi bộ ngoài trời hoặc chăm sóc vườn cây là việc làm khiến họ cảm thấy hạnh phúc và mãn nguyện. Những người đi con đường của cảm xúc - có từ 7 hình sao chổi trở lên - thường đặt cả tâm hồn, trái tim vào bất cứ việc gì. Họ thấy hạnh phúc khi được thể hiện cảm xúc và mơ ước của mình nên việc phải che giấu cảm xúc là điều khó khăn đối với họ. Người đi con đường của lòng can đảm - có từ 2 hình túp lều trở lên - là người nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm. Họ có khả năng vạch kế hoạch và biến nó thành sự thật. Những người này cũng có khả năng truyền cảm hứng hoặc động viên mọi người. Họ có thể sắp xếp một cuộc họp lớn, tổ chức buổi từ thiện, thậm chí là biểu tình. Con đường của giáo viên - có từ 4 hình xoáy trở lên - là con đường giúp người khác học tập. Họ thường giỏi chia sẻ với người khác những kinh nghiệm học tập hoặc có khả năng viết truyện để gửi gắm thông điệp ý nghĩa. Họ có khả năng đưa ra ý tưởng và chia sẻ với mọi người, thích khi được mọi người chia sẻ và thích khuyên nhủ người khác. Người có nhiều vân tay hình xoáy có thể có chút độc đoán trong quan điểm của họ, nhưng họ là người có tài. Những người xem chỉ tay quan niệm, con người đi theo đường đời là đi theo bản chất tự nhiên, sống theo con người thật của chúng ta. Khi nhận thức được đường đời của chính mình, người ta sẽ thấy được tài năng, khả năng của bản thân. Cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn khi người ta biết và đi đúng đường đời của mình. Tiểu Phong
-
Bí ẩn thu năng lượng vũ trụ để chữa... đau xương BS Trịnh Quang Huy cho biết, vừa qua, ông dùng năng lượng chữa được nhiều trường hợp đặc biệt, trong đó chữa được cả các chứng đau nhức xương khớp. Tự chữa vết thương chiến tranh BS Trịnh Quang Huy (ở phòng 108, số 2 phố Cổ Tân, Hoàn Kiếm, Hà Nội, nguyên BSCK II, công tác ở Bệnh viện Hữu Nghị) cho biết, bệnh nhân đầu tiên được chữa thành công chính là... bản thân mình. Theo lời BS Trịnh Quang Huy, ngày 12/11/1950, ông bị thương ở chiến trường Việt Bắc. Một mảnh bom đã găm vào giữa xương ống chân của ông. Hồi đó bác sĩ phẫu thuật mở ra định lấy mảnh bom nhưng không được, đành chỉ sắp xếp xương, đóng lại và cho bó. Ông chung sống với mảnh bom từ bấy đến nay. Gặp lúc thời tiết thay đổi, cái chân lại đau nhức. Sau khi về hưu, ông đi học nhân điện và tự chữa bệnh cho chính mình. Khi đau, ông lại tự truyền năng lượng và thấy cơn đau giảm hẳn. Ông Huy giải thích: "Tôi thu không gian vũ trụ vào não, nhưng không đưa cho bệnh nhân mà đưa cho tôi bằng những khẩu lệnh của tôi, chỉ tôi biết. Theo khí công, anh suy nghĩ thế nào về vấn đề chữa bệnh thì sẽ được như thế". Thấy tôi vẫn chưa hiểu, ông Huy giải thích thêm: Năng lượng đi qua luân xa 7 vào não bộ. Tôi thu năng lượng từ vũ trụ vào não bộ, sau đó truyền năng lượng vào chỗ nào mà tôi muốn (trên người bệnh nhân hoặc cho chính tôi - trong trường hợp chữa bệnh cho chính mình). Luân xa là từ Hán Việt, trong đó "Luân" nghĩa là "quay", "xa" là "bánh xe". Mỗi người có 7 luân xa chính, mỗi luân xa quản lý từng bộ phận (vùng) của cơ thể. Bác sĩ Trịnh Quang Huy đang chữa bệnh cho bệnh nhân. Giảm đau cho bệnh nhân thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm Lục giở hồ sơ lưu giữ, ông Huy cho tôi xem giấy khám bệnh của bệnh nhân tên Trịnh Hữu Lương, ở số nhà 36, ngõ 124, Khương Trung, Hà Nội. Giấy khám bệnh của anh Lương ngày 28/6/2011 có kết luận: Anh bị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm L4 - L5 ra sau dưới dây chằng lệch phải. Theo lời ông Huy, bệnh nhân này đã chữa ở bệnh viện trong nước với sóng cao tần, sau đó lại sang Singapore chữa. Ở Singapore, bác sĩ bảo phải mổ. Tuy nhiên, anh này đã không mổ mà về nước tìm đến BS Trịnh Quang Huy. Ông Huy đã thu năng lượng và truyền cho bệnh nhân vào chỗ đau. Từ bấy đến nay, anh này không chữa ở đâu nữa, cũng không phải mổ. Trong một cuốn sổ tại nhà ông Huy, tôi bắt gặp những dòng chữ viết tay, là lời của một bệnh nhân viết cảm ơn BS Trịnh Quang Huy vì đã chữa khỏi bệnh cho mình. Bệnh nhân là Trần Huyền Nga, sinh năm 1950, ở 121 ngõ 16 Hoàng Cầu, Hà Nội. Chị Nga bị K vú phải, đã mổ, tia xạ, dùng hóa chất... nhưng sau đó tay bên phải bị phù nề, cứng cơ. Nhờ BS Trịnh Quang Huy chữa, tay của chị đã hết phù nề, xẹp lại, không còn cảm giác nhức. Lâm Nhi
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO ================ Không có 12 con giáp như thường gọi Theo tác giả Nguyễn Hoàng Minh Đức (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội), không có 12 con giáp như thường gọi. 12 chi chứ không phải 12 con giáp Gọi 12 con giáp thực chất là có sai sót về khoa học, không đúng với tên gọi của nó. Ta biết rằng Can - Chi là hệ đếm thời gian của các nước phương Đông cổ xưa với cách đếm theo hệ cơ số 12 và 60. Người Babylone cách đây khoảng 5.000 năm đã xác định được độ dài của năm là 360 ngày. Con số này đã để lại di sản hệ đếm 60 trong phép đếm thời gian và đo góc ngày nay. Ngay cả người I-Rắc, Trung Hoa trước đây đã từng sử dụng hệ đếm cơ số 60 ngày. Hệ đếm Can - Chi: Được dùng trong âm lịch Á Đông để định thứ tự theo cơ số 60 và 12. Cứ hết một vòng 60 năm (gọi là Lục Thập Hoa Giáp - chu kỳ Giáp Tý hay còn gọi là Vòng Giáp Tý đồ). Chu kỳ thứ nhất gọi là Thượng nguyên Giáp Tý, chu kỳ thứ hai gọi là Trung nguyên Giáp Tý, chu kỳ thứ ba gọi là Hạ nguyên Giáp Tý. Ba chu kỳ tạo thành một Hội, tạo thành một góc bẹt 180 độ trời đất. Sau đó chu kỳ Giáp Tý lại lặp lại như trên tạo thành một góc đầy 360 độ và các chu kỳ sau tiếp tục lặp lại chu kỳ ban đầu, nhưng lũy thừa bậc cao hơn. Theo như nhiều nguồn sử liệu ghi chép, loại lịch Can - Chi đã xuất hiện vào thời kỳ nhà Thương khoảng thế kỷ XVI trước Công nguyên. Người ta sử dụng lịch Can - Chi để ghi chép các sự kiện, niên biểu lịch sử. Các nhà làm lịch lấy 12 con vật linh để làm biểu tượng, gọi là 12 chi - chi là cành. Từ Chi theo người Trung Hoa có nghĩa là cành, nhánh trên cây trúc rời khỏi thân. 12 chi gọi là thập nhị Chi thuộc hệ cơ số 12. Thập nhị Chi có quan hệ với lục khí (6 khí) và ngũ hành, âm - dương. Khi các nhà làm lịch, họ lấy một âm một dương phối hợp thành 12 chi biểu tượng là 12 con vật cầm tinh: Tý (chuột), Sửu (trâu), Dần (hổ, hùm, cọp, beo), Mão (mèo, người Trung Quốc còn gọi là thỏ), Thìn (rồng), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ, vượn), Dậu (gà, kê), Tuất (chó, khuyển), Hợi (lợn). 12 chi con vật cầm tinh được phối hợp với Thập Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý). Vậy Can là gì? Người Trung Hoa gọi là Thiên Can. Can là thân cây cối. Theo quan niệm của họ: Can có gốc ở trời nên gọi là Thiên Can. Từ đó các nhà làm lịch Trung Hoa đã lập ra 10 Thiên Can như trên đã trình bày. Thiên Can lấy số dương: Số lẻ 1, 3, 5, 7, 9 và chọn số 5 ở giữa là Trung ương (hay còn gọi là Trung cung) gấp đôi lên để bao hàm cả Âm Can (Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý) và Dương Can (Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm). Sau đó, phối hợp Thập Can với Thập nhị chi theo nguyên lý: Can hàng chẵn đi với Chi hàng chẵn; Can hàng lẻ đi với Chi hàng lẻ. Đó là phương pháp phối hợp giữa Cơ và Ngẫu, Âm và Dương với Ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) tương sinh, tương khắc rất chặt chẽ. Mở đầu chu kỳ 12 năm của một giáp (thập nhị chi) bao giờ cũng là Can hàng Giáp. Trong lịch Can - Chi chỉ có Lục Giáp (sáu Giáp), đó là: Giáp Tý, Giáp Dần, Giáp Thìn, Giáp Ngọ, Giáp Tuất, không có 12 con Giáp. 6 Giáp phối hợp với 12 Chi (12 con vật) thành một chu kỳ Lục Thập Hoa Giáp (60 năm). Các nhà làm Lịch Can - Chi gọi là Vòng Giáp Tý đồ. Phương Tây gọi là vòng chuyển động của 12 con vật trên đường Hoàng đạo là vòng Zidiac (vòng của các con thú). Ảnh minh họa. Màu sắc phù hợp với tuổi Còn biểu tượng 12 con vật cầm tinh, mỗi con được phối hợp với 5 hành và 5 Can Bát quái khác nhau. Do đó tính chất của con vật ấy ăn theo 5 Can với Ngũ hành và Bát quái cũng khác nhau. Tuy có tính chất chung của mỗi con vật cầm tinh, nhưng về ý nghĩa thực thể của mỗi hành và Chi lại hoàn toàn khác nhau. Ví dụ, người tuổi Tý (cầm tinh con chuột) nhưng ta có 5 loại Can của Chi Tý gồm: Giáp Tý: Hành Kim (Hải Trung Kim) thuộc Quẻ Chấn trong Bát quái, về Ngũ hành nó khắc với Bình Địa Mộc. Màu sắc phù hợp là đỏ, đen, xanh, hồng và rất kỵ với màu trắng, vàng, ghi. Bính Tý: Hành Thủy (Giản Hạ Thủy) thuộc Quẻ Cấn trong Bát quái. Về Ngũ hành nó kỵ khắc bởi Thiên Thượng Hỏa. Màu sắc phù hợp là vàng, trắng, ghi, nâu và rất kỵ màu đỏ, đen, xanh thẫm, xanh. Mậu Tý: Hành Hỏa (Tích Lịch Hỏa) thuộc quẻ Càn trong Bát quái. Về Ngũ hành nó bị khắc bởi Thiên Hà Thủy. Màu sắc phù hợp là trắng, vàng, ghi, nâu. Màu kiêng kỵ là đỏ, đen, xanh thẫm. Canh Tý: Hành Thổ (Bích Thượng Thổ) thuộc Quẻ Càn trong Bát quái, về Ngũ hành nó bị khắc bởi Thiên Hà Thủy. Về màu sắc thích hợp và kiêng kỵ giống với người tuổi Mậu Tý. Nhâm Tý: Hành Mộc (Tang Đồ Mộc) thuộc Quẻ Chấn trong Bát quái. Về Ngũ hành nó khắc với Ốc Thượng Thổ. Về màu sắc ưa chuộng vừ kiêng kỵ giống tuổi Giáp Tý. Tương tự như vậy đối với người tuổi Tỵ, cầm tinh con Rắn với các hành như sau: Ất Tỵ: Hành Hỏa (Phúc Đăng Hỏa) thuộc Quẻ Đoài trong Bát quái. Về Ngũ hành nó khắc với Thoa Xuyến Kim. Về màu sắc: Phù hợp với trắng, ghi, vàng, kiêng kỵ màu đen, đỏ, xanh. Đinh Tỵ: Hành Thổ (Sa Trung Thổ) thuộc Quẻ Khôn trong Bát quái, về Ngũ hành nó khắc bởi Dương Liễu Mộc. Về màu sắc: Hợp với màu đỏ, hồng, vàng, rất kỵ màu đen, trắng, xanh. Kỷ Tỵ: Hành Mộc (Đại Lâm Mộc) thuộc Quẻ Cấn trong Bát quái, về Ngũ hành nó khắc bởi Đại Trạch Thổ. Về màu sắc: Rất phù hợp với các màu đỏ, hồng, vàng, trắng nhưng lại rất kỵ với màu đen, xanh. Tân Tỵ: Hành Kim (Bạch Lạp Kim) thuộc Quẻ Tốn trong Bát quái, về Ngũ hành nó bị khắc bởi Phúc Đăng Hỏa. Về màu sắc: Thích hợp với các màu đỏ, hồng, xanh, đen và tối kỵ với màu trắng. Quý Tỵ: hành Thủy (Trường Lưu Thủy) thuộc Quẻ Khôn trong Bát quái, về Ngũ hành bị khắc bởi Thiên Thượng Hỏa. Về màu sắc thích hợp và kiêng kỵ giống với người tuổi Đinh Tỵ. Như vậy, qua hai con vật linh (làm ví dụ) đã giới thiệu khái quát trên đây cho ta thấy một điều rõ ràng rằng: Tuy cùng chi nhưng nếu Ngũ hành, Bát quái khác nhau thì màu sắc thích hợp, ưa chuộng và kiêng kỵ cũng khác nhau. Tương tự còn lại 10 con vật cũng như vậy. Chúng đều có xung khắc, hòa hợp và kiêng kỵ với các sắc màu rất khác nhau. Do đó, việc đưa ra tuổi cầm tinh của 12 con vật và quy đồng đều ưa thích hoặc khắc chế một loại màu sắc nào đó là thiếu chính xác và không đúng với tính chất Ngũ hành, Bát quái. Đặc biệt là sự thuận lý của Âm - Dương không hoàn hảo. Nguyễn Hoàng Minh Đức
-
Cập nhật thông tin.... Cháy cây xăng gần Bệnh viện 108: do bếp than tổ ong Chiếc xe chở dầu, đang chuyển dầu vào thùng chứa của cây xăng, bất ngờ phát hỏa bốc cháy nghi ngút khiến người dân khu vực cũng như người đi đường hoảng loạn. Vụ cháy xảy ra vào khoảng 13h30 ngày 3/6, tại số 2 đường Trần Hưng Đạo, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Một số người dân khu vực cho biết, họ nhìn thấy chiếc xe chở xăng dầu vào cây xăng số 2 giao hàng, bất ngờ phát hỏa. Vụ cháy xảy ra khiến người dân khu vực cũng như người đi đường hoảng loạn. Người dân khu vực đã gọi điện báo lực lượng PCCC. Nhận được tin báo, khoảng 20 phút sau, lực lượng PCCC khẩn trương đến hiện trường dập lửa, nhưng vẫn chưa không chế được ngọn lửa. Đến 14h30 ngọn lửa không ngừng bùng phát. Tại hiện trường, PV Kiến Thức nhận thấy có gần 20 xe cứu hỏa đến hiện trường cùng hàng trăm lính PCCC đang khẩn trương dập lửa. Vụ cháy xảy ra có ít nhất 3 xe máy bị cháy trơ khung. Đến 15h chiều nay (3/6), lửa vẫn chưa được dập tắt. Lực lượng PCCC đang tiếp tục điều xe cứu hỏa đến. Trong quá trình chữa cháy, một chiến sĩ thuộc lực lượng PCCC đã bị bỏng phải đưa vào bệnh viện. Đến 15h30, có ôtô 4 chỗ đậu trong cây xăng cháy đen. Cửa hàng bia 2 tầng nằm gần đó cùng 6-7 xe máy dựng trước cửa cũng bị lửa thiêu rụi, 3 nhân viên cây xăng bị lửa táp vào tay và mặt được đưa đi cấp cứu.Xăng vẫn từ bồn trào ra khiến lửa bốc dữ dội. Nhiều cảnh sát phải dùng bình cứu hỏa mini hoặc chân để dập tắt đám cháy đang tràn theo dòng nước trên đường. Một cây xăng cách cây xăng xảy ra cháy khoảng 500m, đang sẵn sàng phòng chống cháy. Các nhân viên cây xăng này mang hết các bình cứu hỏa mini ra cạnh trạm xăng ứng cứu. Lực lượng CSGT đang khẩn trương phòng tỏa lối vào nơi sự cố cháy, nhưng hàng trăm người dân đứng cách hàng trăm mét quan sát vụ cháy, nhiều tuyến phố lân cận ùn tắc cục bộ. Đến 15h45, liên tục có các xe cứu hỏa hú còi inh ỏi chạy trên đường Trần Hưng Đạo đến dập lửa, đi lấy nước.. Thêm 1 lính cứu hỏa phải nhập viện vì bỏng Theo nguồn tin riêng của Kiến Thức, nguyên nhân xảy ra cháy là do trong quá trình xe chở xăng dầu bơm vào bồn chứa xăng bất cẩn làm xăng chảy sang bếp lò (đun than tổ ong) của một cửa hàng cơm bên cạnh rồi bốc cháy. Ngọn lửa bùng nhanh chóng làm 3 người nhân viên quán cơm bên cây xăng bị bỏng từ đầu gối xuống. Người phụ nữ bán hàng nước cạnh quán cơm hiện bị bỏng rất nặng đang được cấp cứu. Đến 16h, bồn chứa xăng vẫn bốc cháy dữ dội. 5 chiến sĩ PCCC bị bỏng phải vào viện cấp cứu Hàng trăm lượt xe cứu hỏa đã đến hiện trường nhưng vẫn chưa thể dập tắt lửa. Hiện có 5 lính cứu hỏa của quận Đống Đa đã phải vào bệnh viện 108 cấp cứu. Trong đó có một chiến sĩ ngất ngay tại hiện trường. 17h15, thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi, Giám đốc Sở Phòng cháy chữa cháy Hà Nội có mặt tại hiện trường chỉ huy chữa cháy cho biết, các loại bọt được sử dụng chưa mang lại nhiều hiệu quả, hiện Sở đang xin Cục Phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an hỗ trợ, tăng viện. Đến 18h, ngọn lửa cơ bản được khống chế, lính cứu hỏa đang tiến hành làm mát. Tiến Dũng
-
Hòn đá lạ ở Đền Hùng: Thủ tục giải trừ bùa chú (7) Mọi lá bùa đều có hai phần là bản thể vật chất và bản thể tâm linh. Giải bùa là phải phá hủy cả bản thể vật chất lẫn bản thể tâm linh. Phải phá hủy cả phần thực thể lẫn tâm linh Thực chất một lá bùa chú có hai bản thể, bản thể vật chất và bản thể tâm linh. Cũng ví như các loài động vật có xác và có hồn vậy. Thể xác sau khi chết thì thối rữa, nhưng linh hồn thì tồn tại mãi về sau. Bản thể vật chất của lá bùa là những chất liệu để vẽ ra lá bùa, như giấy, lụa, gỗ, gốm sứ, sắt thép, tường nhà... Bản thể tâm linh của lá bùa là những hình vẽ, các họa tiết bí ẩn, các mật ngữ viết bằng chữ Hán, chữ Phạn hoặc các ngôn ngữ khác vô cùng thâm thúy, khó hiểu, ẩn chứa những chỉ lệnh, những quyền phép của Linh giới. Ta nói giải bùa là bao gồm cả hai khái niệm. Một là giải mã các bí mật của lá bùa bao gồm cả bí mật về các hình vẽ, họa tiết và bí mật của các mật ngữ của nó bằng chữ Hán, chữ Phạn. Hai là giải trừ, tiêu hủy lá bùa cả bản thể vật chất và bản thể tâm linh của nó. Trước hết ta phải giải mã toàn bộ bí mật của nó. Bày các bí mật về bản thể tâm linh đó ra thanh thiên bạch nhật, thì nó mới hết linh thiêng. Sau đó ta mới tiến hành các thủ tục cụ thể giải trừ và phá hủy bản thể vật chất của nó. Để cho dễ hiểu, tôi lấy một ví dụ: Khi ta bắt được một tên tội phạm, không thể đơn giản là mang nó ra trảm ngay. Vì giết nó thì ta chỉ giết được thân xác của nó, chứ chưa giết được hành động và tư tưởng độc hại của nó, chưa răn đe và ngăn chặn được nguy hại của nó sau này. Ta phải khởi tố điều ta và truy tố nó ra tòa. Trước tòa nó tâm phục khẩu phục về tội lỗi của nó gây ra, rồi ta mới tuyên án xử nó đúng người đúng tội, thì mới trừ được hậu họa sau này. "Xử" lá bùa cũng vậy, phải vạch trần hết những bí mật của nó ra, rồi mới di dời và phá hủy nó. Nhưng nếu ta tùy tiện mang hòn đá có hai lá bùa ở Đền Hùng đi chỗ khác hoặc phá hủy nó đi, thì ta chỉ mới phá hủy được phần xác, còn phần hồn của nó vẫn còn đó và nó sẽ quanh quẩn ở Đền Hùng. Sức mạnh tâm linh của nó vẫn tồn tại và nguy hại của nó sẽ phát tác lâu dài về sau này. Ảnh minh họa một vài loại "phù chú" điển hình. Cách chọn người giải bùa Sau khi giải mã triệt để nội dung các hình vẽ, các mật ngữ bằng chữ Hán, chữ Phạn, tiến hành giải trừ và tiêu hủy bùa yểm ở Đền Hùng phải theo các bước sau. Chọn thầy giải trừ bùa chú phải là người thông hiểu và giải mã được hoàn toàn các bí mật của hình đồ, họa tiết của bùa và giải mã được tất cả các mật ngữ bí hiểm viết bằng chữ Hán và chữ Phạn của chú. Người đó phải hiểu các phương pháp, thủ tục và tuần tự giải trừ một lá bùa và phải có mệnh tương khắc với hòn đá bùa đó là tốt nhất. Hòn đá thuộc hành thổ, người giải nó phải có mệnh là mộc, chí ít là mệnh thổ cũng tạm được. (Mộc khắc Thổ, hoặc Thổ - Thổ tương hòa). Chọn ngày lành tháng tốt khắc với hòn đá, tức là ngày giải bùa phải là ngày có trường khí sóng điện từ đại vũ trụ phù hợp với trường khí sóng điện từ tiểu vũ trụ (tức là người giải bùa), thông qua khí ngũ hành mà hòa hợp với nhau để làm lễ. Phạm Thức
-
Hòn đá lạ ở Đền Hùng: Xử lý bùa độc thế nào? (6) Theo nghiên cứu của nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông - Phạm Thức, việc giải lá bùa độc ở đền Hùng là cần thiết và hoàn toàn có thể. Khái niệm về bùa chú Hai lá bùa trên hòn đá lạ yểm ở Đền Hùng đã khẳng định là bùa có xuất xứ từ Trung Quốc, cực kỳ độc hại cần phải loại bỏ. Trong hai lá bùa đó, lá thứ nhất mưu cầu lợi ích cá nhân, cầu Trời khẩn Phật phù hộ cho mình khỏi chết yểu, giải trừ bách nạn, bách bệnh, cầu quan chức đang không được như ý... Nội dung lá không cầu cho quốc thái dân an, phù hộ cho Đất Tổ Vua Hùng. Lá bùa thứ hai mang ý nghĩa địa - chính trị, chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn. Cần phải giải mã bí mật của nó, di dời và phá hủy nó ngay. Nhưng đặt nó vào thì dễ, bỏ nó ra thì không dễ chút nào, nếu không khéo thì tác hại của nó khó lường. Bùa chú hay còn gọi là Phù chú, là danh từ ghép. Phù 符 là tượng trưng cho sự hiện diện uy quyền của Linh giới (Trời, Phật, Thánh Thần - tốt hoặc Yêu ma, quỉ quái - xấu). Phù gồm có các vật liệu như giấy, lụa, gỗ, gốm sứ, đá, sắt thép, tường nhà... để vẽ các hình đồ, họa tiết hay các chữ Hán thư pháp... Chú 咒 là những chỉ lệnh, những mật ngữ vô cùng uyên thâm linh diệu rất khó lý giải của Linh giới hoặc của Ác quỷ. Chú là những văn tự chữ Hán, chữ Phạn hay các văn tự khác để thể hiện các câu chú, các mật ngữ... chuyển tải những thâm ý của các đấng Thần linh hay Ma quỉ theo ngụ ý của người đặt bùa chú. Ở Trung Quốc người ta cho rằng không thể tự học bùa chú được, mà chỉ có cha truyền con nối theo dòng họ. Ở Trung Quốc hiện có 11 trường phái bùa chú, ở Đài Loan có 2 trường phái, nhưng chỉ có trường phái Trương Thiên Sư là lâu đời nhất và có uy tín nhất được cấp phép hành nghề. Hiện nay, ở Trung Quốc thành lập nhiều Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu Bùa chú và Phép thuật ở cấp trung ương và địa phương. Trung Quốc coi Bùa chú là triết học của tâm linh, là đỉnh cao trí tuệ tâm linh của Trung Hoa. Coi bùa chú là lực lượng siêu nhiên mạnh mẽ để khống chế thế giới vật chất và thế giới tâm linh. Đạo sĩ 道士 là truyền nhân của Đạo giáo, là người tu Đạo đắc nghiệp, học thức uyên bác, phép thuật cao siêu. Bùa chú của Đạo sĩ là bùa uyên thâm nhất, công lực mạnh và hiệu nghiệm nhất, do đó khó giải mã và giải trừ nhất. Lá bùa vẽ ở mặt trước hòn đá ở Đền Hùng là lá bùa của Đạo sĩ Trương Thiên Sư, là đạo sĩ nổi tiếng số một của Trung Quốc từ cổ chí kim. Lá bùa ở mặt sau Hòn đá là lá bùa Bát quái của Gia Cát Lượng cũng là một Đạo sĩ, một nhà quân sư nổi tiếng thời Tam Quốc. Lá bùa vẽ ở mặt trước hòn đá ở Đền Hùng là lá bùa của Đạo sĩ Trương Thiên Sư. Muốn giải phải hiểu bí mật của bùa Bùa của các Đạo sĩ hầu như chỉ có tự họ hoặc các Đạo sĩ "cao tay" khác mới giải mã và giải trừ được. Còn các Pháp sư, Thầy tu, Thuật sĩ, Thầy phù thủy... học vấn và phép thuật "thấp tay" hơn thì không thể giải mã và giải trừ được bùa chú của các Đạo sĩ. Còn bùa của các Pháp sư, Thầy tu, Thuật sĩ, Thầy phù thủy thì thấp kém và rất dễ giải. Muốn giải trừ một lá bùa, trước hết phải giải mã hết các bí mật về hình vẽ và các mật ngữ viết bằng chữ Hán, chữ Phạn... của lá bùa đó, phơi bày toàn bộ ra thanh thiên bạch nhật, thì nó mới hết thiêng. Sau đó phải có các bước thủ tục hóa giải rồi mới tiêu hủy hoàn toàn lá bùa đó. Bùa âm Hán - Việt đọc là phù. Phù có ba loại: Phù thủy, phù mộc và phù thiết. Ở ta chỉ quen gọi có một loại là Phù thủy, nhưng thực chất có ba loại phù khác nhau. Bùa (phù) có bùa cát bùa hung, có bùa âm bùa dương, có bùa để uống, có bùa để dán, bùa mang theo người, bùa treo trên cao, bùa chôn dưới đất. Có bùa chỉ dùng cho một người, có bùa dùng cho dòng họ hay cho cả cộng đồng. Có bùa dùng cho một địa phương, có bùa dùng cho cả đất nước. Có bùa phát tác ngay, có bùa để càng lâu ngày, công lực càng mạnh mẽ và sẽ phát tác lâu dài hàng chục, hàng trăm, thậm chí đến hàng ngàn năm sau. (còn tiếp) Phạm Thức
-
Hà Nội: Nổ lớn, cháy kinh hoàng tại cây xăng gần viện 108 (Dân trí) - Sau tiếng nổ lớn vào khoảng 13h30 chiều nay, chiếc xe téc chở xăng đang đỗ tại cây xăng trên đường Trần Hưng Đạo (đối diện Bệnh viện 108) bốc cháy dữ dội... Lực lượng chữa cháy đã phải "chiến đấu" liên tục với ngọn lửa trong hơn 4 giờ đồng hồ. >> Clip: Ngọn lửa hoành hành dữ dội tại cây xăng gần viện 108 17h45', ngọn lửa cơ bản đã được khống chế, lực lượng chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước và bọt để giảm áp. Trên loa phát thanh, UBND phường Trần Hưng Đạo khuyến cáo người dân gần cây xăng bị cháy di chuyển ra khu vực khác để đảm bảo an toàn. 17h40', lực lượng chữa cháy tiếp tục nỗ lực để ngọn lửa không lan rộng và bùng lên mạnh hơn. Dùng cát bủa vây xung quanh chiếc xe téc để ngăn chặn ngọn lửa lan rộng 17h5', ngọn lửa từ xe téc theo dòng nước lan ra gần trụ bơm xăng khiến những người theo dõi chữa cháy hết sức lo ngại. Rất may, ngọn lửa này đã bị khống chế sau đó. 17h, lửa cháy mạnh trở lại, tương đương thời điểm bùng phát ban đầu. Có mặt tại hiện trường, Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi, Giám đốc Sở Phòng cháy chữa cháy Hà Nội cho biết, các loại bọt được sử dụng chưa mang lại nhiều hiệu quả, hiện Sở đang xin Cục Phòng cháy chữa cháy, Bộ Công an hỗ trợ, tăng viện. Một người bị thương nhẹ tại hiện trường 16h46', cát tiếp tục được mang đến hiện trường để phong tỏa xe téc, ngăn ngọn lửa lan rộng. Một chiếc máy xúc cũng có mặt tại hiện trường vụ cháy. Người dân vẫn đứng rất đông tại các khu vực xung quanh theo dõi diễn biến vụ cháy. 16h36', tình hình tại hiện trường chưa có nhiều thay đổi. Lực lượng chức năng tiếp tục nỗ lực, ngọn lửa vẫn tiếp tục bốc lên. 16h14', đám cháy lại bất ngờ bùng phát trở lại. Lửa cháy cao, khói bốc lên đen kịt. Vẫn còn rất nhiều thách thức đang đặt ra với lực lượng chữa cháy. 15h56', các lực lượng chức năng đã hạn chế được ngọn lửa, đám cháy đã bớt dữ dội. Đến 16h, đám cháy cơ bản ngớt. 15h52', ngọn lửa vẫn từ bên dưới bốc lên rất mạnh. Nhiều người lo ngại, ngọn lửa đã bén vào bồn chứa xăng bên dưới... Trước đó, hai chiếc xe của lực lượng phòng cháy chữa cháy thuộc Bộ lệnh Thủ đô cũng đã được điều đến tăng cường, hỗ trợ. 15h39', xăng lại tràn ra vệ đường, lửa bốc lên ngùn ngụt, những người có mặt gần hiện trường bỏ chạy tán loạn. 15h37', ngọn lửa tưởng như đã bị khống chế, nhưng ngay sau đó lại bùng mạnh lên. 15h25', vẫn chưa có biến chuyển đáng kể tại hiện trường sau nỗ lực dập lửa. Ngọn lửa vẫn cháy, khói bốc lên đen kịt khoảng trời bên trên. Lực lượng cứu hỏa gặp rất nhiều khó khăn để khống chế ngọn lửa Khoảng 15h5', cát được mang đến để phong tỏa xung quanh chiếc xe, hạn chế ngọn lửa lan ra bên ngoài. Ít phút sau đó, các lực lượng chức năng yêu cầu người dân di chuyển xa hiện trường để việc chữa cháy không bị ảnh hưởng. 15h, xăng từ hiện trường vụ cháy tràn ra mặt đường và tiếp tục bốc cháy, ngọn lửa lan rộng... Trong nỗ lực dập lửa trước đó, hai lính cứu hỏa đã phải nhập viện. 14h47', chiếc vòi phun từ xe thang... hết nước. Ngọn lửa tiếp tục bùng phát cao trở lại. 14h42', một chiếc xe thang đã được điều tới hiện trường để dập lửa từ trên cao... Với vòi nước phụt từ trên cao xuống, ngọn lửa đã bị khống chế khá nhiều. Một chiếc xe trước quán cơm bên cạnh cây xăng bị thiêu rụi 14h39', ngọn lửa bùng lên mạnh hơn những phút trước đó. Từ bình xe téc tiếp tục gây ra tiếng nổ lớn làm nhiều người kinh hãi. Các lực lượng chữa cháy dùng cả các họng nước tại phía viện 108 để bổ sung cho việc dập lửa. Việc ngăn ngừa ngọn lửa tiến về Bệnh viện này cũng được thực hiện... Nhiều cán bộ, nhân viên và bệnh nhân tại Bệnh viện hết sức lo ngại ngọn lửa của đám cháy lan rộng. 14h30', các lực lượng chức năng vẫn tiếp tục tiến hành các biện pháp để khống chế ngọn lửa, tránh việc để ngọn lửa lan rộng. 14h16', ngọn lửa vẫn chưa bị khống chế, tiếp tục cháy dữ dội. Mùi xăng nồng nặc trên cả một khu vực lớn. Rất đông người dân có mặt xung quanh cây xăng theo dõi các cơ quan chức năng khống chế ngọn lửa... Các lực lượng chức năng tìm cách di chuyển các vật dụng dễ cháy ở các căn nhà xung quanh. Dập lửa từ nhiều hướng 14h9', các xe chữa cháy tiếp tục tiếp cận hiện trường vụ cháy từ các con đường phía trước và phía sau cây xăng. Các bình chữa cháy nhỏ được sử dụng rất nhiều để khống chế các ngọn lửa lan ra theo nước. Lực lượng chữa cháy tiếp cận ngọn lửa Đến 14h, lực lượng chữa cháy dùng nhiều vòi phun nước, phun bọt chĩa về phía đám cháy. Một lượng xăng đã theo nước tràn xuống đường tiếp tục cháy đã làm nhiều người dân vô cùng hoảng sợ. Lửa và khói bao trùm cây xăng và khu vực xung quanh. Hiện trường vụ cháy Sự việc xảy ra vào khoảng 13h30 chiều nay. Đến 13h 50 chiếc xe téc vẫn đang cháy dữ dội và lực lượng cứu hỏa đang tìm cách dập lửa. Hai ngôi nhà bên cạnh cây xăng bị ngọn lửa lan sang bao gồm một quán cơm và một cửa hiệu sửa chữa xe máy (cả hai ngôi nhà này đều cao hai tầng). Hình ảnh đám cháy nhìn từ ga Hà Nội Tiến Nguyên - Quang Phong
-
Bí ẩn tục nhuộm móng trừ tà độc nhất VN Bà Vân vẫn nhớ, hồi đó bà thấp thỏm suốt đêm, sợ lá nhuộm tuột mất, sáng hôm sau vào 5/5, các móng tay sẽ không chuyển màu hồng. Nhuộm móng mùng 5 tháng 5 – một phong tục đã mai một Bà Trần Thị Vân năm nay 81 tuổi, sống tại phường Hồng Sơn, thành phố Vinh, Nghệ An. Những móng tay, móng chân của bà giờ đã mất độ bóng, chúng khô và hơi sần, nhưng vẫn được cắt gọn gàng sạch sẽ. Bà cười bảo: “Hồi bé, năm nào tôi cũng được nhuộm móng tay đấy nhé, vào dịp tết Đoan Ngọ”. Bà Vân trải qua thời thơ ấu ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Nhà có 5 anh chị em, bà là út. “Hồi xưa, ngay cả người lớn cũng chẳng màu mè son phấn bao giờ, đừng nói là trẻ con. Được manh áo manh quần lành lặn là tốt lắm rồi. Nên mùng 5 tháng 5 là dịp duy nhất trong năm trẻ con được làm điệu, giàu hay nghèo gì cũng có được bộ móng tay đỏ hồng. Ngay cả các anh tôi là con trai mà cũng khoái nhuộm móng tay, chỉ đến khi lớn đùng rồi mới không chịu nhuộm nữa”, bà Vân kể. Cây lá móng. Ảnh: Tinmoi.vn. Với trẻ con, nhuộm móng là để cho đẹp, cho xinh, nhưng với các cụ, đó lại là cách để trừ tà ma, giữ gìn sức khỏe cho trẻ. Vào đêm mùng 4, mẹ và Vân giã lá móng tay xin bên hàng xóm, đắp lên những móng tay, móng chân của các con (trừ ngón tay trỏ - ngón tay chỉ thiên - và móng chân cạnh ngón cái), bọc ngoài bằng lá vông hay lá mướp, buộc lại, để qua đêm. Mẹ dặn các con phải cố gắng giữ nguyên như vậy đến sáng, nếu làm tuột ra mất thì ngón tay vẫn trắng nguyên. Vì thế, 5 anh chị em trứng gà trứng vịt nằm yên không dám cựa, vừa thấp thỏm hồi hộp vừa vui mừng, hưng phấn. Đứa nào cũng chỉ muốn mở ra xem cái móng nó đổi màu ra sao, nhưng mẹ bảo làm thế móng sẽ không hồng, và nếu đứa nào không ngủ thì móng cũng sẽ trắng. Vì thế, căng thẳng một lúc, tất cả đều ngủ tít. “Các cụ bảo chỉ vào dịp tết Đoan Ngọ thì nhuộm móng bằng cây móng tay mới hiệu nghiệm, ngày thường nhuộm không đỏ đâu. Tôi không thể biết được điều đó có đúng không, vì cũng chưa ai thử nhuộm móng tay trong ngày thường bao giờ”, bà Vân cho biết. Từ lâu, ngay cả người ở quê bà cũng không còn tục nhuộm móng tay ngày 5/5 âm lịch nữa. Thậm chí còn không mấy người biết rằng cái cây ấy lại có công dụng như vậy. Còn ở thành phố, người ta có thể sơn móng đủ màu mà chả cần đợi ngày nào, chỉ duy nhất với mục đích làm đẹp, và sơn hết cả 10 móng tay, 10 móng chân, không cần trừ ngón chỉ thiên. Bí ẩn thần dược mùng 5 tháng 5 Nhuộm móng tay không phải là phong tục tết Đoan Ngọ duy nhất bị mai một. Tục hái lá thuốc vào trưa 5/5 giờ cũng gần như đã bị “quên”. Việc giết sâu bọ trong ngày 5/5 không chỉ nhắm vào các loại sâu phá hoại cây cỏ mùa mà quan trọng nhất là diệt “sâu bọ” trong người, những thứ phát sinh bệnh tật. Đây là giai đoạn bắt đầu mùa hè, dịch bệnh rất dễ phát sinh, các loại sâu bọ côn trùng, vi sinh vật được dịp phát triển rộ, tấn công con người và cây cối. Đây cũng là ngày mà dương khí của trời đất lên cực thịnh, sức khỏe dễ bị ảnh hưởng. Tập tục ăn cái rượu, trứng luộc, trái cây… là một cách để con người dự trữ năng lượng chống lại những tác động bên ngoài. Những món ăn quen thuộc dịp Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Internet. Hái lá thuốc vào đúng thời khắc chính ngọ của ngày 5/5 cũng là một nhu cầu của người xưa nhằm có phương tiện chống lại các bệnh thời khí sẽ xảy ra rất nhiều trong những ngày hè đang tới. Tại sao lại phải vào đúng thời điểm đó? Vì trong một năm, dương khí cao nhất vào tháng Ngọ - tháng 5. Trong một tháng, dương khí cao nhất vào ngày Ngọ - thượng tuần (đầu tháng) và trong một ngày, dương khí cao nhất vào giờ ngọ (12 giờ trưa), vì vậy vào giữa trưa 5/5, dương khí sẽ lên đến cực điểm. Theo quan niệm của người xưa, vào thời khắc này, dược tính trong cây cối sẽ lên đến cao nhất, sẽ đem lại hiệu quả trị bệnh tối đa. “Cách đây khoảng hơn 20 năm, khi mẹ tôi còn sống, năm nào vào trưa 5/5, bà cũng hô hào mấy đứa con tôi ra vườn hái thuốc”, ông Phạm Hải Văn, 64 tuổi, sống ở phường Hưng Bình, thành phố Vinh, Nghệ An, cho biết. “Thậm chí mấy năm sau khi mẹ tôi mất đi vào cuối thập kỷ 80, trong nhà tôi vẫn còn mấy bì thuốc Nam do mấy bà cháu hái, tích trữ mỗi năm một ít, để lâu nên không dùng được nữa”. Bây giờ, nhà ông Văn cũng như hầu hết hàng xóm của ông đều không còn vườn hoặc chỉ có một khoảng vườn nhỏ trồng mấy loại rau thơm, vài cây to để che nắng, diện tích còn lại được láng xi măng cho sạch sẽ. Nhưng cách đây vài chục năm, nhà ai cũng có vườn rộng với đủ thứ cây, hai bên những con đường đất cũng um tùm dây leo, cây bụi… “Mẹ tôi bảo, vì thương dân nước Nam, trời đã cho chúa Liễu Hạnh xuống trần giúp dân. Bà chúa Liễu ban cho dân Nam vào chính ngọ ngày 5/5 được phép hái 100 loại cây bất kỳ, cây nào cũng có thể dùng làm thuốc”, ông Văn kể. Vào các trưa Đoan Ngọ, các con ông Văn, lúc ấy còn rất nhỏ, theo bà ra vườn rồi ra đường, hái mỗi loại cây vài lá, vài đọt, nhiều nhất vẫn là những loại thảo dược đã quen được dùng chữa bệnh như ngải cứu, hương nhu, tía tô, kinh giới, lá chanh, lá bưởi, sả, lá tre… Rồi bà phơi khô, cất vào túi, gác lên chỗ khô ráo để dành khi cần đến. “Thế nhưng, ngay từ hồi đó, việc hái thuốc ngày 5/5 của mẹ tôi đã mang tính tục lệ thuần túy rồi, vì khi nhà có người ốm, chúng tôi thường vẫn mua thuốc Tây về chữa, thậm chí nếu dùng thuốc lá thì thường hái ngay cây tươi, ít khi lấy thuốc 5/5 của mẹ. Trong xóm tôi hồi đó cũng chỉ có vài bà già là giữ lệ hái thuốc trưa mùng 5. Còn đa số các gia đình chỉ thắp hương rồi cho con cái ăn hoa quả, cơm rượu để giết sâu bọ thôi”, ông Văn nói. Bây giờ, sau mấy chục năm, vợ con ông Văn lại có xu hướng quay lại thời các cụ: tìm các loại lá cây để chữa bệnh cho cả trẻ con lẫn người lớn. Cảm, sốt, rôm sảy, dị ứng, mất ngủ, đau dạ dày…, họ đều tìm được những cây cỏ phù hợp để chữa khỏi mà không phải “tống” hóa chất vào người. Trong vuông vườn bé xíu còn lại, họ bắt đầu trồng những loại cây có tác dụng làm thuốc và chia sẻ cây giống, kinh nghiệm trồng cũng như sử dụng cho những người láng giềng. Một phần tinh thần của người Việt xưa trong phong tục Tết Đoan Ngọ đang quay lại. Phan Trần
-
Thần kỳ cụ bà đọc "thần chú" chữa... gãy xương Sau khi têm trầu và đọc "thần chú", cụ Nguyễn Thị Quyết vừa nhai, vừa thổi vào vết thương và nhiều người được cho là khỏi bệnh. Hơn 20 năm qua cụ Nguyễn Thị Quyết (81 tuổi ở xóm Mỏ Ngô, xã Hợp Thành, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) có biệt tài chữa gãy xương cho người bệnh chỉ bằng miếng trầu. Và chính cụ Quyết cũng không lý giải được vì sao câu "thần chú" và hơi thở của cụ lại thần kỳ như vậy. "Bài thuốc" mẹ chồng truyền lại Chúng tôi tìm đến gia đình cụ Quyết trong một ngày cuối năm, căn nhà cụ nườm nượp những bệnh nhân gãy xương từ khắp các nơi tìm về. Vừa thổi cho một ca gãy xương đầu gối dưới Thái Bình lên, cụ ra bàn rót nước mời khách. Cụ Quyết cho biết: "Cách chữa gãy xương của tôi rất đơn giản, những bệnh nhân bị gãy xương nào trên bộ phận cơ thể tôi đều làm thần chú vào miếng trầu, cau nhai cho nhuyễn sau đó sẽ thổi hơi thở vào vết thương đó". Khi nghe tôi giới thiệu là phóng viên dưới Hà Nội lên tìm hiểu về công việc chữa bệnh của cụ, cụ Quyết tâm sự: "Hơn 20 năm qua tôi chữa bệnh nhiều lúc mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi. Nhưng khi nhìn thấy người bệnh đau đớn, quằn quại tôi không thể ngồi yên". Cụ Quyết đọc thần chú trước khi ăn trầu để thổi cho bệnh nhân. Cụ Quyết học được bài thuốc thổi mần trầu từ người mẹ chồng của mình. Trong gia đình cụ Quyết là con dâu thứ 5. Cụ Quyết cho hay, mẹ chồng cụ là cụ Bùi Thị È người nổi tiếng khắp vùng về chữa gãy xương, bằng cách thổi hơi trầu vào vết thương. Thậm chí những người từng bị mảnh đạn găm trên cơ thể ở vị trí không phẫu thuật được, phải nhờ cụ È thổi lấy ra. Khi cụ È nhiều tuổi, sức khoẻ cũng giảm dần, nhiều người trong gia đình lo lắng, cụ vẫn chưa truyền nghề được cho người con nào. Nhiều lần trước đó cụ È có ý định truyền bài thuốc cho các con. Nhưng đều thất bại, không phải mọi người không muốn học nhưng học xong lại quên, có người nhớ được những thủ thuật cụ dạy nhưng chữa bệnh không hiệu quả. Một buổi tối cả gia đình ngồi quây quần bên nhau, cụ Quyết hỏi về cách chữa bệnh gãy xương. Cụ È cũng chỉ nói qua và nói một lần duy nhất. Nhưng những lời mẹ chồng nói cụ đều ghi nhớ. Khi cụ Quyết thử làm theo lời mẹ chồng đã phát huy hiệu quả. Chị Bùi Thị Thủy được cụ Quyết thổi vào tay bị bong gân. Hơi thở ma thuật? Cụ Quyết lấy trong buồng ra một tráp trầu cau, một bình vôi nhỏ và bảo: "Nhiều người bị gãy xương được tôi chữa khỏi chỉ nhờ vào những thứ đơn giản như vậy đó. Trầu cau không nhất thiết phải do mình trồng, mà có thể lấy bất kỳ nơi đâu, kể cả người bệnh mang đến, tôi đọc thần chú nhai một lúc cho miếng trầu nhuyễn rồi thổi vẫn khỏi". Cụ Quyết cũng không biết vì sao hơi thở của mình lại có nhiều ma thuật như vậy, chỉ bằng hơi thở đó mà nhiều người bị gãy xương, không cần bó bột gì vẫn khỏi. Người nào bị nhẹ thì chỉ thổi vài ngày là khỏi. Những người đến nhờ cụ Quyết chữa bệnh chủ yếu là những người quanh vùng, thậm chí từ nhiều tỉnh khác cũng biết đến tiếng tăm chữa bệnh của cụ. Có người bị gãy xương bộ phận không bó bột được hoặc bó bột nhiều lần không khỏi. Nhiều bệnh nhân bị nặng cụ tạo điều kiện ở lại để điều trị. Nếu ở xa thì cụ thổi cho một hai lần trong ngày, rồi hà hơi đọc thần chú vào miếng trầu đưa cho họ về thổi lấy. Đồ nghề chữa bệnh của cụ Quyết. Nhiều ca thập tử nhất sinh Hơn 20 năm cứu giúp người bệnh, cụ Quyết không thể nhớ hết đã chữa cho bao nhiêu người. Cụ nhẩm tính mỗi ngày bình quân cũng có vài ca gãy xương đến nhờ cụ thổi. Cụ cũng không ghi chép gì cả, nhiều người được cụ thổi khỏi đã quay lại làm lễ tạ ơn. Theo chỉ dẫn của cụ Quyết chúng tôi đã tới gia đình anh Nguyễn Văn Tú, người cùng xã với cụ Quyết. Anh Tú cho biết: "Cách đây 3 năm vợ chồng tôi xuống Hà Nội đi công tác. Trên đường đi bị chiếc xe tải mất lái đâm vào, vợ chồng tôi ngất tại chỗ. Chúng tôi được người thân đưa vào Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) chụp chiếu, chân trái tôi bị dập nát, chân phải vợ tôi cũng bị gãy. Vợ chồng tôi được bệnh viện mổ và bó bột. Nhưng do tôi không kiêng cữ được, đi lại nhiều nên xương khó liền. Sau này nhờ người thân giới thiệu tôi được cụ Quyết thổi lá trầu. Cụ nhai trầu và thổi vào vết thương của tôi, thời gian sau tôi thấy dễ chịu, sự đau đớn giảm dần và khỏi". Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình tìm đến địa chỉ những người cụ Quyết đã ban tặng cho hơi thở kỳ diệu, nối liền những khúc xương bị gãy. Chúng tôi về xóm Mon (xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn) gặp ông Nguyễn Bá Bờm từng được cụ Quyết chữa khỏi. Ông Bờm nhớ lại: "Cách đây mấy năm, trong một lần đi đốn gỗ trong rừng, do bất cẩn tôi bị cây gỗ đè lên người. Một bên xương mông bị dập nát, các con tôi đã đưa đến nhờ cụ Quyết chữa. Lúc đầu tôi cũng nghi ngờ việc chữa bệnh của cụ ấy, vì thấy cụ chả có thuốc thang gì, chỉ lấy cau trầu ra nhai. Vừa nhai cụ vừa thổi vào vết thương làm sao có thể liền xương được. Nhưng lạ kỳ thay, khi cụ thổi gần được một tuần thì thấy đỡ nhức dần, vết thương ngoài da liền lại. Gần tháng sau tôi có thể đi lại được. Sau này tôi đi khám ở viện, bác sĩ chẩn đoán xương đã được nối liền". Chữa bệnh làm phúc cho mọi người Cụ Quyết bảo, khi dạy bài thuốc cho cụ mẹ chồng dặn rằng, việc chữa bệnh là làm phúc giúp người chứ không phải là nghề để kiếm sống. Bệnh nhân đến chữa cụ Quyết không đòi hỏi tiền công hay bất kỳ điều gì cả. Ai có lòng thì đặt lên bàn thờ vài chục nghìn đồng hay ít hoa quả làm lễ trước hoặc sau khi chữa bệnh. "Nếu tôi lấy tiền người bệnh thì gia đình tôi phải có bạc tỷ. Chả phải làm gì cả, chỉ ở nhà chữa bệnh lấy tiền thiên hạ. Hằng ngày tôi vẫn băm rau, thái chuối nấu cám nuôi lợn. Đó cũng là niềm vui của tôi", cụ Quyết cho hay. Cụ Quyết sinh được 8 người con (5 trai, 3 gái), mấy năm trước cụ cũng rất lo lắng vì chưa tìm được người để truyền lại bài thuốc. Nhưng thời gian gần đây cụ rất vui vì người con gái thứ ba đã có thể nối nghiệp cụ. Cụ Quyết bảo: "Không phải ai cũng học được bài thuốc này, phải là người có căn quả, có cơ duyên mới có thể học được. Lá trầu, quả cau thì ở đâu cũng có, nhưng phải thuộc được câu thần chú người bệnh mới khỏi được". Đức Lợi
-
7 điều cần tránh sau khi ăn Nhiều người có thói quen điểm tâm chút hoa quả, uống một cốc chè ngon, tháo thắt lưng hay làm một giấc ngủ sau bữa ăn, mà không biết rằng đó là những thói quen rất có hại cho sức khỏe. Dưới đây là những điều không nên làm ngay sau khi ăn: 1.Tháo thắt lưng đột ngột Tùy theo thói quen hay ngẫu hứng của từng cuộc ăn nhậu, đôi khi thực khách lại không ngồi trên bàn, mà ngồi xuống chiếu theo kiểu xếp chân bằng tròn, quần áo và thắt lưng thì nai nịt chặt chẽ. Khi ăn xong, thức ăn lưu thông từ dạ dày xuống ruột bị chậm trễ. Tuy vậy, dạ dày, ruột vẫn không ngừng co bóp một cách khó khăn để đẩy từng ít thức ăn xuống ruột. Nếu bạn đã nới thắt lưng ra đột ngột thì lượng thức ăn đang bị dồn ép nay được trôi đi nhanh một cách tự do, dễ gây ra các hiện tượng xoắn quai ruột và tắc ruột. Nếu tình huống này xảy ra thì việc xử trí chắc chắn sẽ rất phức tạp. 2.Uống nước chè Trong chè có chất tanin và theocin. Tanin vào dạ dày sẽ kết hợp với protein, vitamin B1 và chất sắt trong thức ăn, tạo thành những hợp chất khó hấp thụ. Tanin và theocin còn ức chế sự bài tiết dịch vị và dịch ruột. Vì vậy, việc uống nước chè sau khi ăn gây lãng phí các chất dinh dưỡng, lại làm cho bộ máy tiêu hóa mệt mỏi. Sau khi ăn nửa tiếng đồng hồ mới nên uống nước chè. 3.Ăn hoa quả Thức ăn vào dạ dày phải lưu lại 1-2 giờ. Nếu sau bữa ăn, bạn ăn ngay trái cây sẽ làm tăng thêm sự trì trệ trong dạ dày. Trái cây có đường đơn monosacchant và các loại axit, sẽ kết hợp với axit trong dạ dày tạo ra axit tactaric, citric, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng. Trong các loại trái cây thường dùng như cam, quýt, nho, lê, hồng... lại có plavon, chất này ở đường ruột bị vi khuẩn phân giải thành axit tioxianic, gây ức chế công năng của tuyến giáp trạng, tạo ra tình trạng bệnh lý của tuyến này. Một số loại hoa quả có hàm lượng tanin và pectin cao; chúng kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ vón thành những hạt rắn, khó tiêu hóa. Những hạt này gây sỏi ở dạ dày, ruột. Vì vậy, nên ăn hoa quả sau bữa ăn độ 1-3 giờ. 4.Hút thuốc lá Ăn cơm xong, tuần hoàn máu tăng nhanh. Nếu hút một điếu thuốc vào lúc đó, lượng chất độc được hấp thu lớn hơn hút 10 điếu vào lúc khác. Hút thuốc lá sau ăn còn làm giảm tiết mật, các proteinase và axit cacbonic của tuyến tụy. Việc hút thuốc lá sau khi ăn còn làm cho công năng của dạ dày bị rối loạn, là nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh viêm loét dạ dày, bệnh phổi, bệnh đái tháo đường và bệnh tim mạch. 5.Tắm Sự kỳ cọ khi tắm làm cho các mạch máu ngoài da giãn nở, máu lưu thông mạnh. Máu dồn ra chân tay và cơ thể, làm giảm thiểu máu ở đường tiêu hóa và nội tạng. Do vậy, các men tiêu hóa bị giảm tiết, ruột giảm nhu động nhào trộn thức ăn, dẫn đến giảm sự hấp thụ chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột. Đặc biệt, bạn không nên tắm nước lạnh sau khi ăn vì dễ bị cảm. 6.Đi dạo Khi người ta đi bộ, cơ bắp ở chân, tay, lưng co duỗi. Máu dồn vào cơ bắp để bảo đảm nhu cầu ôxy, tạo năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu sau ăn mà đi bộ ngay, lượng máu đưa đến hệ tiêu hóa giảm, ảnh hưởng đến chức năng tiết dịch và hấp thu, gây rối loạn công năng của dạ dày và ruột. Thói quen này kéo dài dễ dẫn đến viêm loét dạ dày. Người bị sa dạ dày, nếu ăn no mà đi bộ ngay một cách thường xuyên sẽ làm cho bệnh sa dạ dày ngày càng trở nên nghiêm trọng. 7.Ngủ Một số người sau khi ăn xong thì thấy mệt mỏi, buồn ngủ rũ rượi, đó chính là do lượng huyết dịch tăng cường chảy vào bộ máy tiêu hóa, làm cho não bộ ở trong tình trạng tạm thời thiếu máu. Ngủ làm cho đại não rơi vào trạng thái ức chế, kéo theo ức chế tất cả các bộ máy trong cơ thể, trong đó có hệ tiêu hóa. Như vậy, giấc ngủ sẽ làm cho công năng của dạ dày và ruột bị giảm đi rõ rệt. Nếu ăn xong mà ngủ ngay thì thức ăn sẽ không được tiêu hóa một cách hoàn thiện, hay hấp thu kém. Người sẽ mệt mỏi, bụng chướng, ậm ạch, khó tiêu và đó là nguyên nhân dẫn đến những bệnh về dạ dày, ruột. Trang Thu Theo nauanchay
-
Người đàn bà chữa bệnh bằng tụng kinh, niệm Phật Sau khi phẫu thuật ung thu ác tính, bà Lê Thị Tâm (Đống Đa, Hà Nội) ăn chạy niệm Phật, tự điều trị vết thương cho mình. Bà Lê Thị Tâm (76 tuổi ở ngõ 78, phường Phương Mai, quận Đống Đa, TP Hà Nội) từng bị bệnh ung thư cổ tử cung ác tính, đã đi phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư. Khi phẫu thuật xong, bà ăn chay niệm Phật tự điều trị vết thương cho mình. Cũng bằng phương pháp đó, bà đã giúp đỡ hàng chục người nhiễm HIV trở lại với cuộc sống... Từng bị 15 bệnh quái ác Bà Lê Thị Tâm sinh ra và lớn lên ở miền quê nghèo xã Quảng Ngọc, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Năm bà 18 tuổi, tỉnh đội Thanh Hóa về thôn bà để tuyển dân quân đi công tác tại tỉnh Thái Nguyên. Khi đó bà Tâm chỉ cao 1m45, nặng 35kg, không đủ tiêu chuẩn tuyển. Thấy bà khóc nức nở, vì không được chọn, người chỉ huy an ủi bà và bảo, nếu bà nâng được cái cối đá nặng gần 50kg họ sẽ đề xuất với lãnh đạo cho bà đi dân quân lần này. Mọi người hoàn toàn bất ngờ trước việc cô gái nhỏ bé lại có thể nâng được một vật lớn hơn cả cân nặng của mình. Sau đó bà được nhận đi dân quân trên Thái Nguyên. Tuy sức vóc bà nhỏ bé, nhưng trong đơn vị bà làm việc không kém bất kỳ chị em nào. Lần nào đơn vị thi bắn, bà cũng đạt số điểm cao nhất, ba vòng mười. Năm 1965, bà được cơ quan cử đi học cơ điện tại thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Học xong bà được phân công làm Trưởng ban Giám sát điện năng quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Nhưng rồi bệnh tật đã khiến bà phải rời xa công việc. "Tôi đang khoẻ mạnh bình thường, không hiểu sao bệnh tật lại nhiều thế. Ban đầu là bệnh viêm đầu thống, rối loạn thần kinh tiền đình, sau đó là hàng chục căn bệnh nan y khác. Trong đó, bệnh lao phổi là nguy hiểm nhất, bảy năm trời tôi đi hết bệnh viện này, đến bệnh viện khác để chụp chiếu, điều trị. Khổ nỗi cứ chữa được bệnh này khỏi, bệnh khác lại phát sinh. Lúc cao điểm nhất tôi bị không dưới 15 bệnh", bà Tâm nhớ lại. Bà Lê Thị Tâm cho chúng tôi xem kết quả chụp phim, khối u đã không còn trên cơ thể bà. Tìm đường đến Phật Người viết bài không có ý định cổ súy cho mê tín dị đoan, mà chỉ nói về đức tin về thần Phật của một con người, để chiến thắng bệnh tật. Vốn từng tham gia nhiều hoạt động xã hội, từng vào sinh ra tử trong chiến tranh chống thực dân Pháp, bà Tâm chưa bao giờ tin vào tâm linh, cũng như thánh thần. Khi bệnh tật trong người làm sức lực kiệt quệ, bà Tâm đã đi đến nhờ nhiều bệnh viện chữa trị, trong suốt nhiều năm trời, nhưng bệnh tình càng ngày nặng hơn. Vì thế bà đã tìm đến thần Phật. Bà Tâm đến gặp hòa thượng Thích Tâm Tịch (trụ trì chùa Quán Sứ lúc đó), giảng giải cho bà về kiếp luân hồi của con người, nói về khổ đau của người bệnh là có từ kiếp trước. Đồng thời, hướng dẫn cho bà Tâm cách đọc kinh sách để giảm đi nỗi đau bệnh tật. "Thay vào việc đến các bệnh viện điều trị bệnh, tôi ở nhà tụng kinh. Và điều kỳ diệu đã diễn ra, trong suốt 10 năm tôi không phải đi bệnh viện, sức khoẻ của tôi ổn định", bà Tâm nhớ lại. Nhưng bệnh tình của bà Tâm cũng chỉ được ổn định được một thời gian. Đến tháng 10/2010, khi bà đang làm việc bỗng thấy âm hộ bị ra máu, các con bà thấy lo lắng quá đưa bà sang Bệnh viện Thanh Nhàn để khám, họ nghi vấn bà bị ung thư cổ tử cung và giới thiệu cho bà sang Bệnh viện K (Hà Nội). Theo kết luận của Bệnh viện K, bà bị bệnh ung thư cổ tử cung ác tính. Cả gia đình giấu không cho bà biết vì sợ bà bị sốc, suy sụp. Trái với sự lo lắng của mọi người, bà Tâm điềm tĩnh, hằng ngày bà vẫn ăn uống, làm việc bình thường. Mọi người trong gia đình muốn đưa bà đi phẫu thuật càng sớm càng tốt. Nhưng bà Tâm cương quyết không đến viện phẫu thuật, thay vào đó mỗi khi lên cơn đau bà mang kinh sách ra tụng. Mỗi lần tụng kinh cơ thể bà dễ chịu bớt đau đi nhiều. Tuy nhiên, căn bệnh của bà đã trầm trọng, khối u trên cơ thể của bà đã chuyển sang giai đoạn cuối, hoại tử, vỡ ra và chảy như một vòi nước. Nhờ các con đưa đi cấp cứu bà mới thoát khỏi cái chết. Sau đó bà được phẫu thuật tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư. Bà Tâm từng xạ trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Khỏi bệnh nhờ niệm Phật? Bà Tâm cho biết, bởi căn bệnh ác tính mang phải, ngay sau phẫu thuật xong, bà phải chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai để xạ trị bằng máy gia tốc. Theo phác đồ điều trị của BS Phương khi đó, bà phải xạ trị 30 lần. Nhưng bà mới xạ trị chưa được nửa số đó thì vùng tiết niệu bị phù, không thể đi tiểu. Cơ thể mệt mỏi, bà đã xin với bác sĩ không xạ trị nữa. Bà không còn sức lực để điều trị. Về nhà hằng ngày bà mang các loại sách kinh Phật để tụng niệm, kết hợp với ăn đậu đen rang vàng, hạ thổ và uống thuốc Đông y. Bà Tâm lấy cho chúng tôi tờ giấy kiểm tra sức khoẻ tại Bệnh viện Thanh Nhàn cuối năm ngoái, thật bất ngờ, khối u của bà đã biến mất hoàn toàn trên cơ thể. Sức khoẻ của bà ổn định. Đến khi nhìn vào tờ kết quả đó bà cũng không ngờ kỳ diệu đến thế. Bà Tâm bảo, nhiều người cho rằng bà khỏi căn bệnh nan y đó là nhờ thần Phật cứu giúp. Nhưng với bà đơn thuần đó là sự lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống. Bà chưa bao giờ tuyệt vọng kể cả trong sự đớn đau tận cùng của cơ thể. Bà khỏi bệnh nhờ kết hợp Đông y, Tây y và Phật pháp. Hằng ngày bà Tâm tụng kinh Phật. Tụng kinh, niệm Phật chữa... HIV Tôi thực sự bất ngờ khi bà Tâm nói rằng phương pháp niệm Phật đã giúp cho nhiều người có căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS khoẻ mạnh và tin yêu trong cuộc sống. Từ năm 2006, bà Tâm đã kết hợp với GS.TS Phan Thị Phi Phi (trường Đại học Y Hà Nội), Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người, áp dụng phương pháp tụng kinh niệm Phật để chữa trị cho những người bị HIV/AIDS. Năm 2006, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 28 bệnh nhân nhiễm HIV, trong đó có 20 trường hợp nhiễm bệnh sớm và trung gian, 8 trường hợp muộn mới xét nghiệm. 23 bệnh nhân đầu tiên đều được xét nghiệm 2 lần (trước và sau tụng niệm). Kết quả cho thấy, đa số các bệnh nhân khi tụng kinh, niệm Phật đều tăng các thành phần miễn dịch tế bào, đặc biệt họ không chuyển sang giai đoạn AIDS, sức khoẻ của họ tốt hơn trước đó. Tuy nhiên, theo bà Tâm đó là những kết quả ban đầu. Bà Tâm bảo, căn bệnh này y học hiện đại của thế giới cũng đã phải bó tay, nhưng điều kỳ diệu là bà đã truyền cho họ ngọn lửa của tình yêu cuộc sống. Nhờ tụng niệm mà nhiều người từ sức lực kiệt quệ, muốn tìm đến cái chết đã sống khoẻ mạnh. Theo sự chỉ dẫn của bà Tâm, chúng tôi đã đến gặp gia đình anh Nguyễn Quốc Khanh (thôn Mạch Tràng, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội). Anh Khanh buồn bã cho biết, mấy năm trước vì bị bạn bè rủ rê đi chơi bời, quan hệ tình dục với gái mại dâm nên anh đã mắc bệnh. Năm 2007, thấy trong người mệt mỏi, đi khám mới biết mình bị nhiễm HIV. Thật buồn bã thay, người vợ và con trai út của anh cũng bị nhiễm bệnh. "Tôi vốn hiền lành, khi bị bệnh mọi người rất bất ngờ. Trước đây sức khoẻ của tôi rất yếu, chỉ nằm một chỗ. Từ khi gặp bà Tâm, bà đã dạy tôi đọc kinh Phật. Vì thế sức khoẻ và tinh thần được nâng cao. Hơn một năm nay tôi đã đi làm, có lương hằng tháng để nuôi vợ con", anh Khanh cho biết. Đức Lợi
-
Kỳ lạ nữ 'thần y' chữa bệnh bằng chân ở Hà Tĩnh Trị bệnh bằng độc chiêu dùng chân dẫm trực tiếp lên chỗ đau của người bệnh, và với vị thuốc “độc vị” bí kíp gia truyền, nữ “thần y” ấy đã chữa cho hàng trăm người bệnh, đến từ khắp nơi trong cả nước với đủ các loại bệnh tật như đau lưng, đau dây thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, đau dạ dày... “Thần y” đang chữa bệnh bằng cách giẫm vào chỗ đau bệnh nhân. Vị “thần y” đó là Hoàng Thị Hoài (47 tuổi), ở xóm Sơn Trình, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh). Với cách chữa bệnh đặc biệt này, mỗi ngày có hàng chục con bệnh tìm đến “thần y” này để chữa trị. Mục sở thị “thần y” Trong vai những người bệnh bị thoái hóa cột sống, chúng tôi tìm cách len vào căn phòng nhỏ rộng chừng 10m2 mà cô Hoài dùng để chữa bệnh. Bên trong, có một chiếc giường cho khách ngồi chờ đến lượt và một tấm thảm bông trải giữa nhà để cho bệnh nhân nằm xuống trong quá trình chữa bệnh. Ngoài ra, trong phòng còn có hàng trăm tấm phim X-quang mà bệnh nhân mang đến để cô Hoài “chẩn đoán” đúng bệnh tật trước khi bắt tay vào chữa trị. Ngoài lối ra vào, căn phòng này còn có hai cửa nách thông với phòng khác và lối ra ở phía sau, dành cho những bệnh nhân đến nội trú chữa trị lâu dài. Trong khi chờ đến lượt mình, chúng tôi đã được thực mục sở thị màn chữa bệnh có một không hai của cô Hoài. Bệnh nhân là bà Nguyễn Thị Mai (55 tuổi), đến từ xã Quang Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Bà Mai bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, thắt lưng. Trước khi đến đây vào đầu tháng 3/2013, bà Mai đã đi điều trị tại nhiều bệnh viện trong lẫn ngoài tỉnh, tốn kém rất nhiều tiền bạc nhưng bệnh không thuyên giảm. Vậy mà, sau khi đến với bà Hoài, bà Mai đã đi lại được, bệnh tình thuyên giảm hơn nửa. “Trước khi đến đây, mẹ em thường phải nằm ngửa, chân buộc dây treo lên cao để chống chọi với cơn đau hành hạ. Hôm chở đến, bà phải bò từ ngoài sân vào, vậy mà qua vài tuần chữa trị, giờ đã đi lại được”, cậu con trai của bà Mai vui mừng cho chúng tôi biết. Trở lại với việc chữa bệnh của cô Hoài cho bệnh nhân Mai, sau khi “khám” bệnh qua phim, bà Hoài bảo bệnh nhân nằm sấp xuống, rồi lấy ngón tay rà trên sống lưng để xác định thoát vị đĩa đệm. sau đó, bà Hoài đứng lên, dùng ngón chân cái ấn vào vị trí đã xác định, đồng thời dùng sức mạnh cơ thể để dốc trọng lực tập trung vào ngón chân cái ấy. Nằm sấp trên tấm đệm, bệnh nhân Mai đau đớn đến trào nước mắt, không thể nằm yên mà phải cựa quậy liên tục. Sau khoảng 15 phút, quá trình bấm huyệt bằng chân kết thúc, bà Hoài lấy một lá thuốc đã chế sẵn, đắp lên vị trí thoát vị đĩa đệm rồi lấy băng dính cố định lại, sau 24 giờ mới được bỏ ra. Quá trình chữa bệnh kết thúc, trước khi ra về bệnh nhân còn phải mua thêm 3 thang thuốc gia truyền về nhà sắc lên uống hết trước khi đến chữa lại lần tiếp theo. Những người đã từng đến chữa trị tại bà Hoài cho biết thêm, để “đủ bài”, mỗi người như thế phải có 7 tuần (đối với bệnh nhân nam) và 9 tuần (đối với bệnh nhân nữ), tương đương với chừng ấy lần “được” cô Hoài giẫm lên trên chỗ đau. Một trường hợp khác, bà Võ Thị Hà (SN 1965), ở Quảng Xương (Thanh Hóa), bị thoái hóa khớp chân, xương trồi lên rất đau đớn, không đi lại được. Sau khi xem phim X-quang xong, bà Hoài bảo bà này nằm sấp xuống, lấy ngón tay gí lên chỗ đau, xác định chỗ xương nhô lên rồi bắt đầu chữa bằng cách dùng chân giẫm lên, lấy lực của ngón chân cái gí vào và di đi di lại nhiều lần khiến bệnh nhân có lúc khóc òa lên vì đau đớn. Quá trình chữa bệnh kết thúc, cũng giống như bao bệnh nhân khác, bà Hà có vẻ viên mãn khi được đắp lên chỗ đau một gói thuốc nhỏ và được bán một đùm thuốc mang về nhà sắc uống. Hỏi chuyện những người đang chờ đến lượt mình được chữa bệnh, tất cả đều cho rằng họ đến đây không phải lần đầu tiên, và lần nào chữa xong cũng cảm thấy bớt đau đớn, bệnh tình có chiều hướng thuyên giảm nên đã tin tưởng cô, đến chữa trị cho đủ liều lượng, thời gian. Cũng theo những người này, tiền chữa trị cô Hoài không lấy mà chỉ tính vào tiền thuốc, trọn vẹn cho một lần chữa trị như vậy tốn khoảng 3 triệu đồng, vừa tiền công vừa tiền thuốc. Bà Hoài chỉ nhận tiền khi nào bệnh nhân cảm thấy đã khỏi bệnh, thoải mái về tư tưởng, tinh thần. Thuốc độc vị từ lá cây rừng là bí kíp gia truyền của “thần y”. Chữa bệnh... bằng chân là có cơ sở khoa học? Khác với những “thần y” khác mà chúng tôi trong quá trình tác nghiệp trước đây đã gặp, hoặc xua đuổi, hoặc trốn tránh, bà Hoài rất cởi mở bắt chuyện ngay cả khi biết chúng tôi là nhà báo. Bà chia sẻ về khả năng chữa bệnh kỳ lạ của mình: “Thực ra tôi chữa bệnh có phương pháp cả chứ không phải theo mê tín dị đoan kiểu như thần nhập để lừa bịp bệnh nhân. Ông ngoại và mẹ đẻ của tôi vốn hành nghề châm cứu, sau truyền lại cho tôi nhưng vì bản tính phóng khoáng nên tôi không muốn vận vào nghề này. Cho đến năm 2000, tôi bị thoát vị đĩa đệm, suýt thành phế nhân khi chân trái teo tóp, mất cảm giác nhưng nhờ một cụ bà ở Sơn La chữa bằng phương pháp giẫm lên chỗ đau nên đã lành lặn trở lại. Cảm kích trước cách điều trị này, tôi đã xin ở lại học nghề. Sau đó được chính bà này đưa qua Trung Quốc học cách đọc phim X-quang để xác định vị trí chỗ đau”. Trở về quê, bà Hoài kết hợp với vị thuốc quý gia truyền dùng trong châm cứu chế ra bài thuốc độc vị, kết hợp bấm huyệt bằng ngón chân cái nên hiệu quả rất rõ rệt. “Thời gian đầu ai nhờ chữa thì tôi chữa giúp, rồi nhiều người khỏi bệnh họ truyền miệng nhau nên càng nhiều người tìm đến. Khoảng 5 năm trở lại đây tôi bắt đầu chữa cho nhiều bệnh nhân, ngày nào cũng có trên 10 người đến chữa, bệnh nhân khắp nơi trong cả nước”, vị “thần y” chia sẻ. Bà cho biết thêm, tui chẳng có bí quyết gì, ngoại trừ phương thuốc bí truyền hỗ trợ công hiệu và khả năng đọc phim X-quang “khác người”. Để đoán đúng bệnh, nhất thiết phải có hình ảnh chụp từ X-quang mới chữa trị đúng bài được. “Xem phim X-quang xong, xác định được vị trí đĩa đệm bị lệch, dùng ngón chân ấn và day để đưa đĩa đệm về lại vị trí ban đầu. Ngoài ra, sau khi bấm huyệt tôi còn cho bệnh nhân loại thuốc bí truyền, vừa uống vừa dán để hỗ trợ cho việc định vị lại đĩa đệm và tiêu canxi trong rãnh đĩa đệm”, bà Hoài giải thích. Như để chứng minh cho khả năng chữa khỏi bệnh của mình, bà Hoài đã lấy ra cho chúng tôi xem cuốn sổ ghi chép cẩn thận tên bệnh nhân, quê quán, bệnh tật và số điện thoại để làm dẫn chứng. Theo lời bà, đấy chỉ mới ghi trong vài ngày nay, theo yêu cầu của Hội Đông y tỉnh Hà Tĩnh, chứ việc hành nghề thì đã diễn ra từ nhiều năm nay, hàng nghìn bệnh nhân đã được bà chữa khỏi. Bán tín bán nghi, chúng tôi vội lấy cuốn sổ ghi chép danh sách gần 100 bệnh nhân, bấm vào 10 số bất kỳ, thấy các bệnh nhân đều cho biết, cùng trải nghiệm chung cảm giác đau đớn khi bị bà Hoài giẫm lên chỗ đau, song kết quả khá khả quan. Phần lớn họ bớt đau đớn hơn từ sau khi đến nhà bà chữa trị. Về thông tin này, bà Hoài khẳng định thêm: “Khả năng chữa thành công của tôi đạt khoảng 60%. Số còn lại chỉ thuyên giảm mà không khỏi hẳn là do bệnh tình quá nặng, bệnh nhân sống chung với bệnh tật đã quá lâu, dùng quá nhiều thuốc. Thậm chí, có nhiều người bệnh viện đã mổ rồi mới tìm đến, bà vẫn giúp, song với những trường hợp này, tỉ lệ chữa khỏi không cao”. Ông Bùi Đức Tịnh, Chủ tịch UBND xã Thạch Lâm cho rằng, chuyện bà Hoài hành nghề chữa bệnh bằng chân là có thật, đã diễn ra từ nhiều năm nay. Song, quá trình chữa trị, chưa thấy có dấu hiệu của việc lừa đảo, mê tín dị đoan hay làm mất an ninh trật tự thôn xóm nên chính quyền cũng không can thiệp. Kim Thoa - Hằng Hà
-
Chất độc chết người lại được gửi đến Nhà Trắng Một lá thư khả nghi chứa chất độc ricin hôm qua được gửi tới dinh thự của tổng thống Mỹ, nhưng các nhân viên an ninh đã kịp thời ngăn chặn. Mỹ liên tục phát hiện các bức thư chứa chất độc gửi đến nhà chức trách. Ảnh minh họa:UPI "Đơn vị sàng lọc thư tín của Nhà Trắng đã chặn bức thư gửi đến Nhà Trắng, trong đó chứa chất độc tương tự với bức thư gửi đến Thị trưởng New York Michael Bloomberg", người phát ngôn Mật vụ Mỹ Edwin Donovan nói. "Bức thư đã được chuyển cho Lực lượng Đặc nhiệm Chống khủng bố của Cục Điều tra Liên bang (FBI) để điều tra", Donovan nói với AFP. Có hai bức thư chứa chất độc được gửi đi trong tuần qua. Một bức gửi đến ông Bloomberg và một bức gửi cho một quan chức của nhóm đề xuất đạo luật hạn chế súng mà ông Bloomberg hỗ trợ thành lập, nhóm "Các thị trưởng phản đối súng bất hợp pháp", cảnh sát New York cho hay. Ông Bloomberg hôm qua nói với CBS rằng bức thư gửi cho ông "rõ ràng" là nhắm vào việc ông đang vận động cho đạo luật kiểm soát súng chặt chẽ hơn. Các lá thư chứa "sự đe dọa nặc danh" và "khi kiểm tra tại địa phương, sơ bộ nhận thấy sự hiện diện của chất độc ricin. "Trong thư, người viết đe dọa Thị trưởng Bloomberg và nhắc đến cuộc tranh luận về sử dụng súng", người phát ngôn Cục Cảnh sát New York Paul Browne nói. Hình ảnh được đăng tải trên trang web của đài truyền hình ABC cho thấy bức thư chứa chất độc bị biến màu, có nhiều lỗi chính tả, phản đối việc thắt chặt súng ống với những lời đe dọa liều lĩnh. Ông Browne cho biết cảnh sát trực tiếp xử lý bức thư đã có biểu hiện nhẹ với chất độc nay đã khá hơn. Ông Bloomberg, 71 tuổi, thị trưởng thành phố New York nhiệm kỳ thứ ba và là tỷ phú giàu thứ 13 thế giới theo danh sách của tạp chí Forbes, với tài sản trị giá 27 tỷ USD. Ông dẫn đầu phong trào thắt chặt việc sử dụng súng sau vụ thảm sát tại New Town hồi tháng 12 năm ngoái. "Mỗi năm có 12.000 người bị giết hại bằng súng và 19.000 người tự sát bằng súng và chúng ta sẽ không từ bỏ các nỗ lực", ông Bloomberg thể hiện quyết tâm theo đuổi đạo luật thắt chặt việc sử dụng súng. Vũ Hà
-
Quý nhân phù trợ Lý Công Uẩn là ai? Nếu không có quý nhân phù trợ, Lý Công Uẩn có lẽ đã chết dưới độc thủ của vua Lê Long Đĩnh. Người đó là ai? Kế khích tướng Lý Công Uẩn và Lý Nhân Nghĩa là hai người đã lớn lên bên nhau từ nhỏ, tình thân như anh em. Lý Công Uẩn là con nuôi sư Khánh Văn còn Nhân Nghĩa là học trò của nhà sư. Khi trưởng thành, Lý Công Uẩn được sư Vạn Hạnh và sư Khánh Văn tiến cử làm võ quan trong triều Lê Đại Hành. Lý Nhân Nghĩa, vì có khuyết tật bẩm sinh, cũng được sư Khánh Văn nhờ người giới thiệu vào làm thái giám trong hoàng cung. Từ đó hai người Công Uẩn và Nhân Nghĩa ít khi gặp nhau. Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn). Tranh minh họa. Nguồn: Internet. Điều trái khoáy là tình thế đã khiến 2 người anh em thân thiết đó gần như đứng ở hai trận tuyến đối nghịch. Trong khi Lý Nhân Nghĩa hầu hạ hoàng tử Long Đĩnh thì Lý Công Uẩn lại phò trợ hoàng tử Long Việt. Tháng 3/1005, Lê Đại Hành băng hà, theo di chiếu, Thái tử Long Việt kế vị ngai vàng. Tuy nhiên, các hoàng tử khác đều ngấp nghé tranh giành ngôi báu gây nên cảnh nồi da nấu thịt. Tháng 10 cùng năm, sau khi giết hoàng tử Ngân Tích, Long Việt lên ngôi vua. Nhưng chỉ 3 ngày sau, chính Long Việt lại bị người em cùng mẹ là Long Đĩnh giết chết để đoạt ngai vàng. Sách Các quan thái giám trong lịch sử Việt Nam kể rằng, khi Long Việt bị giết, người thân tín đều chạy trốn hết, duy chỉ có Lý Công Uẩn cứ ôm lấy xác Long Việt mà khóc lóc thảm thiết. Lê Long Đĩnh trông cảnh ấy thì khó chịu lắm, mặt sa sầm. Đứng hầu bên cạnh Long Đĩnh, Lý Nhân Nghĩa lấy làm lo cho Công Uẩn. Tình thế này, nếu không nghĩ ra mưu gì thì chỉ chốc lát tính mạng Công Uẩn sẽ nguy mất. Tượng đài Lý Thái Tổ tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội. Ảnh: Người Đưa Tin. Trong lúc cấp bách, một ý nghĩ lóe lên, Nhân Nghĩa đột nhiên cười rộ. Long Đĩnh giật mình quay sang gắt hỏi: “Nhà ngươi có gì mà cười to thế?”. Nghĩa lại cười to hơn rồi vỗ tay nói: “Tâu chúa thượng, bầy chuột hèn hạ, mới lúc nãy còn xúm xít nịnh hót, nay thấy chủ chết đều bỏ chạy, không đáng cười lắm sao?”. Chưa lên ngôi đã được gọi là chúa thượng, Long Đĩnh khoái chí, cơn giận giảm đi mấy phần. Nhận thấy gương mặt Long Đĩnh đã giãn bớt vẻ căng thẳng, Nhân Nghĩa bồi tiếp: “Tâu chúa thượng, thần xem ra chỉ có kẻ liều lĩnh kia là đáng mặt con người”. Long Đĩnh tuy hung bạo song nghe lời Nhân Nghĩa cũng thấy quả đúng Công Uẩn là một bề tôi trung thành đáng nể nên nói: “Phải rồi, đấy mới là bậc trung thần nghĩa sĩ đáng cho ta trọng thưởng”. Sử sách không chép rõ Long Đĩnh trọng thưởng gì cho Công Uẩn nhưng khi tự lên làm vua, Long Đĩnh đã thăng Công Uẩn lên chức Tứ Sương quân Phó chỉ huy sứ. Gần 3 năm sau, lại thăng lên làm Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ - chỉ huy quân cấm vệ. Cò giả cò thật Lê Long Đĩnh làm vua mấy năm nhưng bạo ngược khiến dân tình oán hận, các quan lại cũng nơm nớp lo sợ. Một ngày kia, cây gạo ở làng Diên Uẩn đất Kinh Bắc bỗng nhiên bị sét đánh tạo thành những hình thù kỳ lạ. Những người hiểu chữ nghĩa bèn luận ra thành một bài vè: “Thụ căn diểu diểu, mộc biểu thanh thanh, Hòa đao mộc lạc, thập bát tử thành”. Theo ý thơ mà chiết tự thì nhà Lê sắp mất, họ Lý sẽ lên thay. Bài vè nhanh chóng được phổ biến trong dân chúng. Tranh minh họa Lê Long Đĩnh. Nguồn: Internet. Nghe dân gian truyền tai nhau, Long Đĩnh sợ thiên hạ nhân đó mà loạn, mới ngầm sai lính thân cận bí mật tìm người mang họ Lý giết đi. Nhân Nghĩa hầu hạ bên cạnh Long Đĩnh, sớm biết việc ấy nên rất long lắng cho số phận Công Uẩn và chính mình vì cả hai cùng mang họ Lý. Thức trắng một đêm, cuối cùng Nhân Nghĩa nghĩ được một kế hay. Sáng sau, Nghĩa vào chầu vua rất sớm. Lúc đứng chầu bên Long Đĩnh, Nghĩa làm bộ thỉnh thoảng cười một mình, có lúc cười thành tiếng, cốt ý cho Đĩnh nghe thấy. Lấy làm lạ, Long Đĩnh mới hỏi: “Có gì mà nhà người vui thế?” Lý Nhân Nghĩa ra vẻ lúng túng chối là không có gì, khiến Long Đĩnh càng tò mò ép phải nói. Nhân Nghĩa bèn quỳ xuống tâu: “Tâu bệ hạ, đêm qua thần nằm mơ buồn cười lắm, bây giờ nhớ lại vẫn không nhịn được cười”. Long Đĩnh lại càng tò mò nên giục: “Cho phép ngươi kể cho ta nghe”. Nhân Nghĩa làm bộ sợ sệt: “Bệ hạ có tha tội, thần mới dám kể. Dạ, đêm qua thần mơ thấy y như cảnh ngày còn bé tí. Nhà thần ở gần khu rừng trám, trên cây rất nhiều tổ cò. Có tổ nằm trên cành cây rất thấp, đưa tay là với được. Nhưng thần vào rừng, thấy động, lũ cò ào ào bay đi, trắng lốp cả khoảng trời. Mãi sau thần mới nghĩa ra cách, làm một con cò mồi bằng gỗ, cho đậu lên tay, tiến vào rừng. Lần này cò cũng động cánh mà không bay đi vì thấy có con cò đậu ở bàn tay thần. Thế là thần lần lượt đến từng tổ, tóm lấy từng con, nhốt đầy lồng mà cả rừng cò vẫn đậu nguyên trong tổ. Bệ hạ bảo như thế có thích không? Từ việc cò, thần lại nghĩ đến việc hôm qua bệ hạ muốn trừ tuyệt họ Lý…” Bị cuốn hút, Long Đĩnh hỏi ngay: “Thế thì sao?”. Nhân Nghĩa tâu tiếp: “Dạ, thần nghĩ, có hột mận thật cũng có hột mận giả. Có họ Lý thật cũng có họ Lý giả. Như thần đây mang họ Lý là họ của người thầy dạy học, chứ dòng máu thần thuộc tông tộc khác. Hay như quan Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn mang họ Lý là của cha nuôi, còn cha đẻ lại họ khác. Vậy thì thần, hay Lý Công Uẩn chẳng phải là con cò gỗ để bệ hạ vào rừng bắt cò thật sao?” Long Đĩnh luôn miệng khen hay và bảo: “Ta muốn triệt họ Lý nhưng cũng e thiên hạ náo loạn. Có họ Lý giả ở ngay cạnh ta, còn ai dám dị nghị nữa”. Có lời nói của Nhân Nghĩa, không những Long Đĩnh không lo lắng về Lý Công Uẩn mà còn coi ông là tâm phúc số một. Mặc dù chức Điện tiền chỉ huy sứ chỉ là quan chức bậc trung trong triều nhưng quyền uy của Công Uẩn thì chỉ sau vua vì Long Đĩnh không tin ai ngoài người chỉ huy lực lượng bảo vệ mình. Đây là tiền đề quan trọng để Công Uẩn có thể nắm lấy thiên hạ sau này. Vậy là Lý Nhân Nghĩa đã hai lần dùng trí cứu Công Uẩn thoát chết. Và hơn thế, với lợi thế hầu hạ bên cạnh Long Đĩnh, Nhân Nghĩa biết đâu lại chẳng luôn “tỉ tê” nói tốt cho Công Uẩn để vua tin dùng. Nhân Nghĩa chính là một vì phúc tinh, một quý nhân phù trợ cho Lý Công Uẩn vậy. Vũ Tiến Đức
-
Bí ẩn 6 thành phố có phong thủy tốt nhất TQ Đó là những thành phố nằm ở vị trí đắc địa nhất Trung Quốc, khiến dân địa phương có cuộc sống may mắn, hạnh phúc, sức khỏe tốt hơn nhiều nơi. Phong thủy là môn khoa học và nghệ thuật cổ đại có lịch sử phát triển từ hơn 3.000 năm trước ở Trung Quốc. Nó là những kiến thức tổng hợp trong đó bao gồm việc làm thế nào để cân bằng các nguồn năng lượng của bất kỳ không gian nào nhằm đảm bảo sức khỏe và may mắn sẽ đến với những người sống ở đó. Trong lịch sử, phong thủy được sử dụng rộng rãi trong việc xây dựng các công trình theo hướng đẹp. Những công trình mang ý nghĩa tinh thần như ngôi mộ và cả cuộc sống của con người như nhà ở… giúp cho mọi người gặp nhiều may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống. Phong nghĩa là gió và thủy nghĩa là nước. Trong văn hóa của người dân Trung Quốc, gió và nước có liên quan đến sức khỏe của loài người. Do đó, những nơi có phong thủy tốt đồng nghĩa với việc con người sống ở đó sẽ gặp may mắn và ngược lại nơi có phong thủy xấu sẽ gặp ít may mắn thậm chí là bất hạnh. Lý thuyết chính của phong thủy dựa trên sự hài hòa của con người với thiên nhiên, cân bằng giữa âm và dương cũng như sự hài hòa của 5 yếu tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Dưới đây là 6 thành phố ở Trung Quốc có phong thủy tốt nhất: 1. Teks, thành phố Yili, khu tự trị Tân Cương Đây là thành phố nằm ở miền Bắc Trung Quốc cũng là nơi duy nhất trên thế giới xây dựng theo mô hình Bát quái. Những công trình ở thành phố Yili đều mang tính biểu tượng được xây dựng theo thuật bói toán của Kinh dịch cổ Trung Quốc. 2. Bắc Kinh Thủ đô Bắc Kinh luôn luôn được đánh giá là vị trí lý tưởng được chọn làm cơ quan đầu não của quốc gia theo lý thuyết phong thủy. Nó là một thành phố được bao quanh bởi một loạt các ngọn núi. Đó là một trong số các tiêu chí về thành phố có phong thủy tốt. Một bản đồ của Trung Quốc thể hiện rằng, Bắc Kinh nằm kẹp giữa hai cánh tay của núi Côn Lôn về hai phía trái và phải. Trên thế giới không có nhiều thành phố bị "bao vây" bởi nhiều ngọn núi và đồi như thế này. Theo lý thuyết phong thủy, điều đó biểu trưng cho mọi người trên khắp đất nước ủng hộ thành phố này. Hệ thống sông ngòi của Bắc Kinh cũng hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn của địa danh có phong thủy tốt, với các dòng của con suối Ngọc Tuyền được mệnh danh là "Suối đầu tiên ở dưới thiên đường" do Hoàng đế Càn Long của triều đại nhà Thanh (1644-1911) đã nói. Vị Hoàng đế này tin rằng, hai tiêu chí hàng đầu đối với nơi có “thủy” tốt là "cảm giác thú vị khi cảm nhận” và "ánh sáng trong trọng lượng." Ông ra lệnh cho quần thần sử dụng một chén làm bằng bạc để đo trọng lượng và chất lượng của nước tại các sông hồ, ao ngòi trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Nước nhẹ nhất và ngọt ngào nhất nằm ở suối Ngọc Tuyền của Bắc Kinh. 3. Thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam Hành Dương nằm ở phía Nam dãy núi Hengshan thuộc tỉnh Hồ Nam,Trung Quốc. Nó được cho là tĩnh mạch rồng. Do sở hữu vị trí đặc biệt nên nơi đây đóng vai trò quan trọng giống như những con mắt của miệng hố, sông hồ. Nơi đây dựng một số ngôi chùa cùng các công trình khác nằm ngay trên miệng của dòng sông này. Ba ngôi chùa gồm: chùa Laiyan, chùa Zhuhui và chùa Jielong đều được xây dựng như những con mắt của dòng sông nơi đây. Chính vì vậy, nó làm cho thành phố Hành Dương trở thành một trong 6 thành phố nổi tiếng có phong thủy tốt nhất ở Trung Quốc. 4. Thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang Thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang (nơi có những ngọn núi nhìn trông như chòm sao Gấu và một chiếc khóa) do Guopu thiết kế. Ông là nhà văn nổi tiếng ở triều đại Đông Tấn (317- 420). Theo triết lý và cấu trúc địa hình, ông đã thiết kế thành phố nằm trong khuôn viên của 64 con suối và 5 ao nước. Ôn Châu được cho là nơi có phong thủy tốt và có thể tránh được chiến tranh. 5. Thành phố Côn Minh Bao quanh bởi những hồ nước xung quanh 3 bề và sự ôm ấp, bao bọc của những ngọn núi ở 4 bên, Côn Minh được coi là vùng đất địa linh nhân kiệt ở Trung Quốc. Nếu mọi người quan sát thành phố Côn Minh từ những hướng khác nhau sẽ có một cảm nhận đặc biệt. Khi nhìn từ phía Đông của thành phố, mọi người sẽ thấy nơi đây tựa như một con ngựa đang phi nước đại; nhìn từ phía Tây của Côn Minh lại mường tượng ra một con chim đang bay và khi nhìn từ phía Bắc thì nơi đây có tạo hình như một con rắn đang luồn lách. 6. Thành phố Thâm Quyến Nằm ở giữa khu vực phía Nam của tỉnh Quảng Đông với Zhujiang về phía Tây và vịnh Dapeng về phía Đông, Thâm Quyến là một thành phố xinh đẹp với phong thủy tốt và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Sở hữu vị trí đắc địa, Thâm Quyến rất thịnh vượng và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc. Thành phố Thâm Quyến là một trong những thành phố sầm uất và thu về nhiều lợi nhuận nhất trong Khu Kinh tế Đặc biệt (SEZ). Nơi đây nằm ở châu thổ sông Hồng tiếp giáp với lãnh thổ Hong Kong về phía Nam, Huệ Châu ở phía Bắc và Đông Bắc và thành phố Đông Hoản khiến nên rất thuận lợi cho việc giao thương với các vùng trong khu vực. Nhật Anh (Theo Nhân Dân Nhật báo)
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO ================ Đoán tính cách con người qua… hai gò má Lưỡng quyền hẹp và nổi là tướng của người ương ngạnh, cố chấp và đôi khi trở thành mù quáng. Lưỡng quyền tức là hai gò má. Lưỡng quyền là đông nhạc và tây nhạc giúp thổ tinh (mũi) hành vận. Không có lưỡng quyền vận giữa chẳng phát đạt, giàu có; mũi cũng không có chi giúp, ắt trong hai gò má có thịt mà cao vót lên. Theo khảo sát của nhà nhân tướng học Thanh Long Tứ Thị (Nhật Bản) trong bộ "Quan tướng học đại ý" thì lưỡng quyền chính là hậu quả tất nhiên của hai hệ thống xương vành tai và xương đỉnh đầu phát triển tạo ra. Theo tác giả Hy Trương viết trong cuốn sách “Nhân tướng học”, lưỡng quyền biểu thị cơ năng tự tư tự lợi của kẻ đó ra sao. Lưỡng quyền phát triển thì tính tự tin và tự tôn cũng phát triển theo cùng một tỉ lệ. Kẻ có lưỡng quyền phát triển dám nói dám làm theo hoài bão của mình. Theo Tề Đông Giã, tác giả bộ "Tướng mạng đàm kỳ", thì lưỡng quyền được coi là cao khi nó nằm ở khu vực phía trên đường thẳng chia mũ thành hai phần đều nhau. Lưỡng quyền thấp là khi nằm ở phía dưới đường phân ranh tường tượng của mũi. Quyền cao tượng trưng cho tính tự tin và tự tôn mạnh mẽ, thiên về khía cạnh tư tưởng, tinh thần hơn là lợi ích vật chất. Quyền thấp thì ngược lại. Về vận mệnh, người quyền cao thường dễ đạt ước nguyện bằng chính khả năng của bản thân, khuyết dụng mưu kế ty tiện được mọi người vị nể. Người có lưỡng quyền thấp thì không đặt nặng danh dự hoặc không chuộng phẩm cách, trong sự tranh đoạt và mưu sinh hay trá ngụy nên thường bị khinh rẻ và không có uy lực tinh thần đối với người khác. Lưỡng quyền rộng còn gọi là quyền nở là khi diện tích của lưỡng quyền rộng, nổi bật so với diện tích tổng quát của khuôn mặt. Người có lưỡng quyền rộng thường có ý chí tranh đấu, tự tin, kiên cường, đối xử với bằng hữu có tín nghĩa, nồng hậu. Quyền rộng tượng trưng cho quyền thế, uy lực vật chất lẫn tinh thần của một cá nhân với người xung quanh. Người có lưỡng quyền rộng tượng trưng uy tín sâu rộng. Quyền hẹp là tướng người thiếu kiên trì trong ảnh động, tinh thần bạc nhược dễ bị kích động, tâm tính âm hiểm, thiếu độ lượng, thiếu chung thủy. Quyền hẹp và nổi là tướng của người ương ngạnh, cố chấp và đôi khi trở thành mù quáng. Quyền phẳng là bề mặt của quyền tuy cao hơn các khu vực xung quanh (trừ mũi) của trung đình nhưng bằng phẳng một cách tương đối như nền của một đài cao. Trong tướng học, lưỡng quyền bằng phẳng - chỉ cần cao hơn khu vực xung quanh mới tốt vì tượng trưng cho người có ý chí bình ổn, quyền lực vững chãi. Ở nữ giới, người có quyền cao và nổi thường có trượng phu tính, thích nắm toàn quyền trong gia đình, thích lấn hiếp chồng con, nhất là khi người đó có chiếc mũi cao và dài. (Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo). Phạm Thủy
-
Hòn đá lạ ở Đền Hùng: Nghi án “bẻ đầu” tượng Phật? (5) Có nhiều bằng chứng cho thấy, hòn đá lạ vốn là bức tượng Phật ngọc. Nhưng dường như bức tượng đã bị người ta "bẻ đầu" để che giấu sự thật mờ ám đằng sau nó. Vết sẹo trên đỉnh hòn đá Trong lúc dư luận đang bàn luận xem bản chất của hòn đá có phải lá bùa hay không, tốt hay xấu thì đã quên không để ý đến một chi tiết vô cùng quan trọng. Chi tiết này cho đến nay rất hiếm người để ý đến. Trên đỉnh của hòn đá lạ có một vết sẹo lớn. Vậy tại sao hòn đá lại có vết sẹo này? Mọi người có thể không biết căn nguyên của vết sẹo trên nhưng Đại tá Nguyễn Minh Thông, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa Phương Đông và ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ là những người trực tiếp đặt hòn đá lạ ở Đền Hùng chắc hẳn phải biết. Thực tế, ban đầu hòn đá là một bức tượng phật ngọc. Nó vốn là hòn đá ngọc xanh được chế tác rất công phu, gồm ba phần, trên cùng là hình đầu Đức Phật từ cổ trở lên. Còn thân và đế của hòn đá vẫn như hiện nay. Sau khi đặt hòn đá lạ đó yên vị ở Đền Thượng, người ta đã tổ chức "lễ yên vị hô linh nhập bùa, hô thần nhập tượng". Việc tổ chức hô thần nhập tượng này chỉ có vài người có liên quan biết. Suốt gần bốn năm qua nhân dân không ai hay biết, kể cả báo chí địa phương và trung ương đều không được thông báo. Nếu việc làm tốt đẹp tại sao lại giấu giếm, không công khai? Tại sao họ lại đưa Đức Phật vào thờ chung với Vua Hùng? Tuy chúng ta kính trọng và thờ cúng cả hai Đức Phật và Vua Hùng, nhưng không thể vì thế mà thờ chung Đức Phật và Vua Hùng cùng một chỗ được. Vì Đức Phật là đấng tối cao, Phật quang phổ chiếu cả Tam giới. Phật thì chúng ta cúng chay. Còn Đức Sáng Vua Hùng là vị minh quân có công dựng nước, là đấng tối cao của dân tộc ta. Các Vua Hùng thì chúng ta cúng mặn, có rượu thịt. Sao có thể đặt các vị ở chung một chỗ, ngồi ăn một mâm được? Có thể sau khi đã đặt bức tượng ngọc phật - hòn đá lạ người ta mới hiểu ra vấn đề tâm linh tối thiểu và nhạy cảm đó. Thế nhưng, thay vì sửa sai, người ta đã làm cách nào đó mà bức tượng ngọc phật đã mất đầu và từ đó chỉ còn là "hòn đá lạ". Ảnh do tác giả cung cấp. Hòn đá lạ hiện đang ở đâu? Ông Hoàng Phú Hòa, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính - Ban Quản lý di tích Đền Hùng xác nhận: "Sau khi có ý kiến của Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch và UBND tỉnh Phú Thọ, ngày 25/5/2013 Ban Quản lý di tích Đền Hùng đã cho di dời hòn đá và trả lại cho ông Nguyễn Minh Thông đem về Trung tâm Văn hóa Phương Đông". Theo ông Trần Văn Phú - Thủ từ đền Thượng thì thời điểm tổ chức di dời hòn đá lạ có rất ít người biết đến, ngay cả bản thân ông làm thủ từ nhưng cũng không được ai báo trước về tin này. Chập tối ngày hôm trước ông về nhà thì hòn đá vẫn còn ở nguyên chỗ cũ, đến sáng hôm sau lên thì không thấy hòn đá đâu nữa. Sau đó nghe nói hòn đá đó đã được di chuyển đi chỗ khác, lúc di chuyển có ông Nguyễn Minh Thông và vài người khác, lúc nâng hòn đá lên người ta thấy dưới đáy hòn đá có một cái lỗ nhỏ, ông Thông moi lá bùa trong lỗ ra bỏ vào túi áo rồi cùng một số thanh niên khiêng hòn đá xuống ô tô chở về Hà Nội. Phạm Thức
-
Hòn đá lạ ở Đền Hùng: lá bùa cực độc (4) Lá bùa cực kỳ độc này được đặt ở Đền Thượng của Đền Hùng, sẽ thu nạp năng lượng rất nhanh và vô cùng nguy hiểm trong tương lai. Vì thế, để trừ hậu họa, phải di dời và phá hủy nó càng sớm càng tốt. Tiểu nhân và quân tử PHẦN ĐẾ CỦA HÒN ĐÁ cũng là một hòn đá màu đen tuyền, hình chóp cụt bát giác đều, cao 0,83m. Chân đế dưới to, trên hơi nhỏ. Cả tám mặt đều là hình thang cân, khắc 8 quẻ CÀN 乾. Tượng của quẻ Càn là: voi, sư tử, quân tử, vua trong cung điện... Bệ đá đặt trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, núi là quẻ CẤN 艮. Tượng của quẻ Cấn là: chó, chuột, trẻ con, người dân trong núi... Có 8 quẻ CÀN, chỉ có 1 quẻ CẤN. Quẻ CÀN chồng lên quẻ CẤN được quẻ kép là THIÊN SƠN ĐỘN 天山遁. 8 càn đè 1 cấn - Phải chăng ý ở đây là người ta lấy thịt đè người, muốn cưỡi trên đầu trên cổ mình? Cụ Phan Bội Châu giải quẻ này như sau: Kẻ tiểu nhân đang tiến nhưng chưa đến thời đủ mạnh. Người quân tử đang suy nhưng có bố quẻ dương là bè bạn đang phù giúp. Nói là lui nhưng không phải là lui. Phải có cặp mắt tinh tường, thủ đoạn và nhanh nhạy, rình thời cơ mà hành sự ắt phải hanh thông. Kẻ tiểu nhân ở dưới là chỉ quẻ Cấn, là núi Nghĩa Lĩnh, là chúng ta. Người quân tử ở trên là chỉ quẻ Càn, là vua, là trời, là Bắc Quốc. (Chu Dịch của Phan Bội Châu, NXB Văn hóa thông tin, năm 1996, trang 478). Trận đồ Bát quái ở hòn đá phóng to. Làm thế nào để giải lá bùa độc này? Rõ ràng hai lá bùa trên hoàn toàn không phải của Việt Nam, mà là tạp chủng lai căng giữa văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa, lai căng giữa Phật giáo và Đạo giáo. Nó có cả chữ Hán, chữ Phạn, có cả nhật nguyệt tinh tú vá các ký hiệu tối nghĩa lung tung khác. Nó giống như một nồi lẩu thập cẩm, tạp pí lù được ngụy trang bằng những miếng thịt, cá và rau thơm phủ lên trên mặt, nhưng bên trong toàn là cỏ độc, chất độc. Lá bùa cực kỳ độc hại này được đặt ở Đền Thượng của Đền Hùng. Ban đầu nó chưa hội tụ đủ năng lượng, nhưng nó được đặt ở Điện Kính Thiên, một nơi linh thiêng, tràn đầy năng lượng của Trời Đất và linh khí của Tổ tiên, nó sẽ thu nạp năng lượng rất nhanh và sớm phát tác mạnh mẽ, sẽ vô cùng nguy hiểm trong tương lai. Vì thế, để trừ hậu họa, phải di dời và phá hủy nó càng sớm càng tốt. Cả hai lá bùa khắc vẽ trên hòn đá trấn yểm ở Đền Hùng, đều có hình thức và nội dung xuất xứ từ Trung Quốc. Nội dung các câu trì chú là cầu khẩn Đức Phật phù hộ cho cá nhân, cầu quan chức đang không được toại ý. Lá bùa còn che đậy nội dung cực kỳ thâm hiểm mang chủ nghĩa đại Hán, bành trướng bá quyền nước lớn theo ý nghĩa Địa - Chính trị, nhằm yểm triệt địa linh, thui chột nhân kiệt Việt Nam. Muốn giải bùa chú của Trung Quốc, phải thông thạo Hán ngữ cả văn ngôn lẫn bạch thoại, đọc được chữ Hán giản thể và phồn thể, đọc được chữ Hán viết theo lối thư pháp cuồng thảo của các trường phái viết theo thể Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư, Thảo thư và Hành thư. Phải thông hiểu các trường phái Phật giáo, Đạo giáo và các sắc tôn giáo khác, phải thông hiểu các thể loại, hình thức và nội dung của bùa chú. Đặc biệt, phải có tư duy và vị thế của người Trung Quốc, tức là như người trong cuộc của họ thì mới hiểu và giải được các loại bùa chú. Phạm Thức
-
10 nguy hại từ tia bức xạ điện thoại Điện thoại di động truyền tải thông tin qua sóng điện từ và được gọi là tia bức xạ. Những tia bức xạ này tồn tại khách quan và gây nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng cho sức khỏe chúng ta. Ảnh hưởng nội bài tiết nữ giới Nhiều phụ nữ thích đeo điện thoại ở cổ ngay trước ngực, chuyên gia khuyến cao những hành động này dễ làm cho nội bài tiết mất cân bằng, đặc biệt không có lợi cho sức khỏe người mang thai.Gây tai điếc vĩnh viễn Trong hội nghị hàng năm của hiệp hội tai mũi họng Mỹ có chỉ rõ, mỗi ngày chỉ áp di động lên tai nghe 1 tiếng thì cũng có khả năng gây ra thương tổn về thính lực vĩnh viễn. Ngoài ra, loại tổn thương thính lực này không thể khôi phục, thậm chí còn nghiêm trọng đi, có thể đến năm 40, 50 tuổi sẽ gây điếc tai. Tăng nguy cơ mắc u não Chuyên gia u bướu của một trường Đại học Mỹ giải thích: nghiên cứu mới nhất cộng với nghiên cứu trước đây đều chứng minh: tia bức xạ di động sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh u não. Nếu mỗi ngày sử dụng 1 tiếng, thời gian dài tích lũy đủ sẽ tăng nguy cơ mắc u não. Chuyên gia kiến nghị khi dùng di động nên nghe bằng tai nghe, khi tin hiệu sóng đang truyền phát đi, không nên để di động gần kề bên tai.Mắc bệnh đục thủy tinh thể Kể cả di động được sử dụng trong tiêu chuẩn tia bức xạ an toàn quốc tế, nhưng thời gian dài sử dụng sẽ gây tổn thương mạnh cho mắt và các bộ phận khác, đặc biệt là khi nghe điện thoại, làn sóng điện từ gây ra sẽ tổn hại đến tinh thể nhãn cầu, từ đó phá vỡ chức năng tiếp nhận thông tin của tế bào. Chuyên gia khuyến cáo, không nên nói chuyện quá lâu, nhiều nhất chỉ khống chế “buôn” trong 30 phút. Gây loãng xương cốt Trạm điện từ di dộng có thể sẽ giảm thấp mật độ xương cốt, gây loãng chất xương. Nghiên cứu chứng minh, họ kiểm tra 150 nam giới có thói quen dắt di động ở thắt lưng, liên tục dùng trong 6 năm và bình quân đều sử dụng trên 15 tiếng, kết quả hiển thị, mật độ chất xương của bên xương hông giảm thấp. Chứng “viêm da điện thoại” Rất nhiều người do sử dụng di động quá nhiều trong thời gian dài nên xuất hiện những nốt mẩn đỏ không rõ nguyên nhân ở vùng má và tai, thậm chí trên ngón tay cũng có những nốt mẩn tương tự. Đến khoa da liễu kiểm tra, bác sỹ chẩn đoán là do sử dụng di động quá nhiều dẫn đến da dị ứng. Di động giết chết 30% tinh binh Chuyên gia nghiên cứu phát hiện, di động phát ra sóng điện từ sẽ gây ảnh hưởng cho tinh binh của nam giới. Vì vậy chuyên gia khuyến cáo, để đảm bảo sức khỏe giới tính và duy trì giống nòi, nam giới không nên để di động trong túi quần và dắt ở thắt lưng. Giảm thấp chất lượng giấc ngủ Một điều tra 36 phụ nữ và 35 nam giới ở độ tuổi từ 18-45 phát hiện, những người bị tia bức xạ gây phiền nhiễu cần thời gian chìm vào giấc ngủ lâu hơn nhiều so với những người không bị tia bức xạ. Điều này là do tia bức xạ kích thích căng thẳng thần kinh não, từ đó làm chúng ta luôn tỉnh táo, giảm thấp chất lượng giấc ngủ. Di động ảnh hưởng đến hiệu quả công việc Nghiên cứu tại Mỹ cho thấy khi chúng ta chuyên tâm làm việc hoặc học tập, nếu giữa chừng bị di động ngắt quãng, cần nhiều nhất 15 phút mới tập trung lại được, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả công việc và tâm trạng. Ngoài ra, bị chuông điện thoại ngắt quãng giữa chừng sẽ giảm thấp trí nhớ và sức sáng tạo. Gây ngớ ngẩn ở người già Tia bức xạ do di động truyền tải còn gây tổn thương cho bộ não người sử dụng, thậm chí còn gây ra chứng ngớ ngẩn cho người già. Dựa vào nghiên cứu chứng minh, cơ thể ở trong tia bức xạ 2 phút, khả năng phòng vệ của não sẽ mất đi tác dụng, dễ dẫn đến các bệnh thần kinh và các bệnh cho não như ngớ ngẩn, pakison và tăng cao nguy cơ về các bệnh xơ cứng. Tốt nhất nên để di động xa mình và khi ngủ tắt di động. Dương Hằng Theo xinhuanet
-
Những vua chúa đánh trận siêu đẳng trong sử Việt (1) Nhiều vị vua chúa đã được lịch sử Việt Nam ghi danh vì những chiến công quân sự xuất sắc, trước hoặc sau khi lên nắm quyền. An Dương Vương An Dương Vương, tên thật là Thục Phán, là vị vua đầu tiên và duy nhất của nhà nước Âu Lạc - nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Theo sử cũ, ông làm vua trong khoảng thời gian từ 257 TCN đến 208 TCN. Vào thời kỳ đó, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung Hoa và tiếp tục tham vọng xâm chiếm vùng đất phía Nam của các bộ tộc người Việt. Quân Tần do Đồ Thư chỉ huy đã đánh chiếm nhiều vùng đất của Bách Việt, nhập vào lãnh thổ Trung Hoa. Trước tình hình này An Dương Vương đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tần của quân dân Âu Lạc. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc. Quân Tần đi đến đâu, Nhân dân Việt làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần dần lâm vào tình trạng suy yếu do thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã kiệt sức thì quân Âu Lạc xuất trận. Đồ Thư mất mạng, quân Tần thua to, phải bỏ chạy về phương Bắc. Sơ đồ thành Cổ Loa. Sau chiến thắng, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự. Tòa thành này có cấu trúc độc đáo, theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, được củng cố bởi mạng lưới hào nước liên kết với nhau chạy dưới chân thành. An Dương Vương cũng phát triển thuỷ binh và cho chế tạo nhiều vũ khí lợi hại, tạo lợi thế quân sự vững chắc cho Cổ Loa. Ít lâu sau, Triệu Đà đem quân sang đánh Âu Lạc. Nhờ sự chuẩn bị quân sự tốt và ưu thế của thành Cổ Loa, An Dương Vương đã chống cự hiệu quả cuộc xâm lược này. Triệu Đà buộc phải dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai mình, Trọng Thủy, và con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Sau khi nắm được bí mật quân sự của An Dương Vương thông qua con trai, Triệu Đà đã thành công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An Dương Vương bỏ chạy và tự tử, kết thúc thời kỳ An Dương Vương. Lý Nam Đế Lý Nam Đế (503–548) tên thật là Lý Bí, còn gọi là Lý Bôn, sinh ra trong hoàn cảnh nước Việt bị nhà Lương đô hộ. Có tư chất thông minh, thể chất mạnh khỏe từ nhỏ, khi lớn lên Lý Bí trở thành một người văn võ song toàn, Lý Bí được tôn lên làm thủ lĩnh địa phương. Ông được Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương mời ra làm chức Giám quân ở Đức châu (huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay), nhưng do bất bình với các quan lại đô hộ tàn ác nên bỏ quan, về quê, chiêu binh mãi mã chống lại chính quyền đô hộ. Được nhiều người hưởng ứng, lực lượng của Lý Bí lớn mạnh và thu phục được nhiều nhân vật xuất chúng như tù trưởng Triệu Túc cùng con là Triệu Quang Phục, Tinh Thiều, lão tướng Phạm Tu… Lý Bí đã liên kết với các châu lân cận và cuối năm 541 chính thức khởi binh chống nhà Lương, khí thế rất mạnh. Tiêu Tư liệu không chống nổi quân Lý Bí, phải sai người mang của cải đến đút lót cho Lý Bí để được tha chạy thoát về Quảng Châu để quân của Lý Bí chiếm thành Long Biên. Tháng 4/542, vua Lương Vũ Đế sai quân từ phường Bắc kết hợp với quân của các châu còn kiểm soát ở phía Nam tạo thành gọng kìm đánh Lý Bí. Lý Bí đã chủ động ra quân đánh trước, phá tan lực lượng quân Lương ở phía Nam đánh lui cuộc phản công của nhà Lương, làm chủ toàn bộ Giao Châu. Cuối năm 542, quân Lương lại tiến sang, Lý Bí chủ động mang quân ra bán đảo Hợp Phố đón đánh khiến quân xâm lược thảm bại, 10 phần chết đến 6-7 phần. Sau chiến thắng này, Lý Bí kiểm soát thêm quận Hợp Phố (thuộc Quảng Đông, Trung Quốc ngày nay). Trong khi Lý Bí bận đối phó với nhà Lương ở phía Bắc thì tại phía Nam, vua nước Lâm Ấp “đục nước béo cò”, đem quân đánh Giao Châu vào tháng 5/543. Lý Bí sai Phạm Tu cầm quân đánh Lâm Ấp và thắng lớn. Đầu năm 544, Lý Bí lên ngôi, tự xưng là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, Đan Phượng, Hà Nội). Đến năm 545, nhà Lương cử Trần Bá Tiên và Dương Phiêu sang đánh nước Vạn Xuân, Lý Nam Đế bị thua trận, giao lại binh quyền cho Triệu Quang Phục. Triệu Việt Vương Triệu Quang Phục (?-571) là con Triệu Túc, tù trưởng huyện Chu Diên. Ông cùng cha theo Lý Nam Đế khởi nghĩa từ ngày đầu (541), có công lao đánh đuổi quân Lương về nước, được trao chức tả tướng quân nước Vạn Xuân. Năm 546, sau khi Lý Nam Đế thua trận phải lui về động Khuất Lạo, Triệu Quang Phục được ủy thác việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương. Tháng 1/547, ông lui về giữ đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Đầm này rộng, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể vào được. Nếu không quen biết đường đi thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết. Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm, và dùng chiến thuật du kích, ban ngày tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên cướp lương thực vũ khí làm kế cầm cự lâu dài. Năm 550, nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, gọi Trần Bá Tiên về. Triệu Quang phục tận dụng thời cơ tung quân ra đánh. Quân Lương tan vỡ chạy về nước. Triệu Quang Phục vào thành Long Biên và xưng làm Triệu Việt Vương. Đến năm 571, một người cháu của Lý Nam Đế là Lý Phật Tử đã cướp ngôi Triệu Việt Vương, tiếp tục giữ được sự độc lập cho người Việt thêm 30 năm đến khi nhà Tùy sang đánh năm 602. Ngô Quyền Ngô Quyền (898 - 944) sinh ra trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm. Ông lớn lên khi chính quyền đô hộ của nhà Đường đang suy yếu và tan rã, khó lòng khống chế các thế lực hào trưởng người Việt ở địa phương, do đó dẫn tới sự xác lập quyền lực của họ Khúc ở phủ thành Đại La vào năm 905 và họ Dương vào năm 931. Sau khi trở thành con rể cho Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền được tin cậy giao cai quản Ái Châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ để chiếm quyền, nhưng lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc nên đã cầu cứu nhà Nam Hán để bảo vệ quyền lực của mình. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy. Lợi dụng chế độ thủy văn khắc nghiệt của sông Bạch Đằng, ông sai đóng cọc dưới lòng sông, đầu bịt sắt nhọn sao cho khi nước triều lên thì bãi cọc bị che lấp. Mô hình trận Bạch Đằng. Khi cuộc chiến diễn ra, Ngô Quyền đã nhử quân Nam Hán vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền quân Nam Hán mắc cạn mới giao chiến. Kết quả, quân Nam Hán thua chạy, Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng cùng với quá nửa quân sĩ, nhà Nam Hán phải từ bỏ giấc mộng xâm lược. Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền xưng vương, kết thúc hơn 1.000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ cho Việt Nam. Ông không có miếu hiệu và thụy hiệu, sử sách xưa nay chỉ gọi ông là Tiền Ngô Vương. Kinh đô của triều đại mới không nằm ở Đại La mà chuyển sang Cổ Loa, kinh đô của nước Âu Lạc từ thời An Dương Vương một nghìn năm trước. (Còn nữa…) Hoàng Phương
-
Những vua chúa đánh trận siêu đẳng trong sử Việt (3) Bên cạnh những cuộc kháng chiến oai hùng chống lại kẻ xâm lược, các vua chúa Việt cũng có công rất lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước. Lê Thái Tổ Lê Lợi sinh năm 1385 ở vùng đất Lam Sơn, Thanh Hóa, vào cuối đời nhà Trần - giai đoạn lịch sử rối ren của đất nước. Năm 1400, Hồ Quý Ly phế Truất nhà Trần, tự lên làm vua lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ. Năm 1407 nhà Hồ sụp đổ trước sự xâm lược của quân Minh, nước Việt một lần nữa nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc. Năm 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng chính thức phất ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược Minh cứu nước. Tượng đài vua Lê Thái Tổ ở Hà Nội. Trong những năm đầu tiên, cuộc khởi nghĩa gặp nhiều khó khăn, Lê Lợi và nghĩa quân thường phải lẩn trốn trong rừng núi. Năm 1424, khi quân lực được củng cố, Lê Lợi quyết định đưa quân vào đồng bằng Nghệ An. Sau nhiều trận thắng, đến cuối năm 1425, ông làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành của đối phương đều bị bao vây.Từ tháng 8/1426, Lê Lợi cho quân tiến ra Bắc. Đội quân của ông thắng lớn ở Tốt Động, Chúc Động và vây hãm thành Đông Quan. Cuối năm 1427, vua Minh điều một lực lượng viện binh lớn sang nước Việt. Lê Lợi chủ động đánh chặn các đạo quân này và giành thắng lợi lớn trong trận Chi Lăng – Xương Giang. Các cánh viện binh còn lại nghe tin, hoảng hốt rút về phương Bắc. Sau thất bại này, quân Minh xin giảng hòa để rút quân. Lê Lợi muốn giữ hòa khí nên đồng ý để quân xâm lược về nước và sai Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để báo cáo cho thiên hạ biết về việc đánh quân Minh. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế năm 1428, tức là vua Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên vương triều nhà Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh vào năm 1430. Lê Thái Tổ băng hà năm 1433, hưởng thọ 49 tuổi. Lê Thánh Tông Lê Thánh Tông (1442 - 1497) tên thật là Lê Tư Thành, là vị hoàng đế thứ 5 của nhà Hậu Lê. Tư Thành là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Ông lên ngôi năm 1460, sau cuộc đảo chính do Nguyễn Xí và Đinh Liệt cầm đầu, giết chết vua Lê Nghi Dân. Trong thời gian trị vì, Lê Thánh Tông nổi tiếng là vị minh quân, người đã đưa Đại Việt lên tới thời hoàng kim của chế độ phong kiến. Ông đã để lại nhiều dấu ấn trên phương diện quân sự trong lịch sử Việt Nam. Sau khi lên ngôi, vua ra sắc chỉ đầu tiên là chỉnh đốn lại quân đội để tăng cường khả năng bảo vệ đất nước. Ông thường thân chinh đi tuần phòng ở các vùng biên ải xa xôi, trở thành tấm gương tốt cho các quan phụ trách võ bị. Vũ khí quân sự dưới thời Lê Thánh Tông đã có những tiến bộ vượt bậc, do vốn có các kỹ thuật và sáng chế cùng kĩ năng chế tạo vũ khí cực kì tinh xảo của Đại Việt thời nhà Hồ, kết hợp với số vũ khí khá tân tiến thu được trước đây trong cuộc kháng chiến với nhà Minh. Đó là cơ sở để vua Lê Thánh Tông giành những thắng lợi quan trọng trong các hoạt động quân sự của mình. Đó là công cuộc Nam tiến, mở mang bờ cõi Đại Việt bằng cách đánh chiếm kinh đô của vương quốc Chiêm Thành năm 1471, sáp nhập một phần lãnh thổ Chiêm Thành (từ đèo Hải Vân tới bắc Phú Yên ngày nay) vào Đại Việt; đồng thời có cuộc hành quân toàn thắng về phía Tây đất nước vào năm 1479. Năm 1497 vua Lê Thánh Tông băng hà vì lâm bệnh nặng. Chúa Nguyễn Hoàng Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, sinh ra ở Thanh Hóa. Ông là vị chúa đầu tiên trong số 9 chúa Nguyễn trước khi nhà Nguyễn hình thành. Dưới triều Lê trung hưng, Nguyễn Hoàng là một tướng tài lập nhiều công lớn. Năm 1545, cha ông là Nguyễn Kim bị Dương Chấp Nhất đầu độc, quyền lực trong triều rơi vào tay anh rể ông là Trịnh Kiểm. Sau này, anh ruột của ông là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết. Do lo sợ bị sát hại, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá (khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế ngày nay). Năm 1558, ông cùng gia quyến và một số người dân Thanh - Nghệ đi vào Nam. Ông xưng chúa, lập thủ phủ ban đầu là xã Ái Tử, huyện Đăng Xương (nay thuộc huyện Triệu Phong) tỉnh Quảng Trị. Từ đó cho đến đầu những năm 1600, Nguyễn Hoàng lo phát triển và củng cố lực lượng, từng bước trở thành một thế lực độc lập với họ Trịnh. Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến, chiếm đất từ đèo Cù Mông (bắc Phú Yên) đến đèo Cả (bắc Khánh Hòa) của vương quốc Chăm Pa đang suy yếu, lập thành phủ Phú Yên. Trong thời gian Nguyễn Hoàng tiến hành Nam tiến, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), bây giờ là vùng cực Nam Phú Yên. Các sử gia đời sau coi Nguyễn Hoàng là người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía Nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương Nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập vương triều nhà Nguyễn. Năm 1613, ông lâm bệnh nặng và qua đời. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế. Hoàng đế Quang Trung Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753 – 1792) là vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn. Ông cùng hai người anh Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ là con của Nguyễn Phi Phúc một người chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Năm 1971, lấy lý do chống lại sự áp bức của quyền thần Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ cất binh khởi nghĩa, xây dựng căn cứ chống chính quyền chúa Nguyễn tại Tây Sơn. Nguyễn Huệ đã chứng tỏ được tài quân sự xuất chúng của mình trong cuộc chiến này, giúp quân Tây Sơn đánh bại Chúa Nguyễn đầu những năm 1780. Dưới danh nghĩa “Phù lê diệt Trịnh”, quân của Nguyễn Huệ cũng tiến ra Bắc lật đổ tập đoàn họ Trịnh, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía bắc và Nguyễn ở phía Nam. Sau các thất bại lớn, Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm dẫn đến Trận Rạch Gầm - Xoài Mút đầu năm 1785. Đây là một trận đánh lớn trên sông giữa liên quân Xiêm-Nguyễn và quân Tây Sơn tại khúc sông Rạch Gầm-Xoài Mút (Tiền Giang) với kết quả toàn thắng thuộc về quân Tây Sơn. Tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ. Sau khi Lê Chiêu Thống “cõng rắn cắn gà nhà”, đưa quân Thanh về cướp nước, ngày 22/12/1788, Nguyễn Huệ đã lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu Quang Trung và ngay hôm sau thực hiện một cuộc hành quân thần tốc ra miền Bắc để đánh quân Thanh. Quân Tây Sơn tiến như vũ bão và đánh bại kẻ thù trong trận quyết chiến ở Ngọc Hồi - Đống Đa vào đầu xuân Ký Dậu 1789. Sau khi đẩy lùi quân xâm lược phương Bắc, hoàng đế Quang Trung dốc sức cho cuộc chiến cuối cùng với Nguyễn Ánh để thống nhất đất nước. Kế hoạch này đã không bao giờ được hoàn thành do ông đột ngột qua đời năm 1792 ở tuổi 40. Sau cái chết của hoàng đế Quang Trung, nhà Tây Sơn suy yếu và nhanh chóng sụp đổ Chưa từng biết đến thất bại trên chiến trận, hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ được ghi nhận như một trong những nhà quân sự lỗi lạc nhất của lịch sử Việt Nam. Hoàng Phương
-
Chuối ngon rẻ, trị được bách bệnh Chuối có tên khoa học là Musa Paradisiaca L. thuộc họ Chuối (Musacae), gồm nhiều chất bột, chất đạm, chất xơ, sinh tố và khoáng chất. Đặc biệt chuối có hàm lượng kali rất cao và cả 10 loại acid amin thiết yếu của cơ thể. Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Malaysia (MARDI), chuối là loại trái cây duy nhất hội tụ đầy đủ thành phần những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Do đó, chuối đặc biệt thích hợp để bổ sung khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ em và người già, có tác động ngăn ngừa và trị bệnh rất tốt. Chuối có nhiều công dụng trị bệnh ít ai ngờ tới Theo nghiên cứu, chuối có khả năng trị bệnh cao hơn nho, táo, dưa hấu, dứa, lê, hồng... So sánh với táo, chuối có lượng protein nhiều hơn 4 lần, carbohydrate 2 lần, phospho 3 lần, vitamin A 5 lần và sắt 2 lần. Các vitamin và khoáng chất khác cũng nhiều hơn. Mỗi ngày nên ăn 1 - 2 trái chuối để tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh như cảm lạnh, cúm. Nghiên cứu hiện đại phát hiện, thường xuyên ăn chuối có thể phòng chống một số bệnh thường gặp sau đây: Bệnh tim mạch Khi cơ thể thiếu kali sẽ làm cho nhịp tim không đều, nhịp quá nhanh, huyết áp hạ thấp... Trong một quả chuối chứa 400mg kali, kali có tác dụng duy trì cho hoạt động của cơ tim được bình thường, làm cho sự hưng phấn của cơ bắp thần kinh duy trì ở trong trạng thái bình thường, điều hòa chức năng cơ tim, từ đó có công hiệu duy trì, ổn định huyết áp và phòng chống bệnh tim mạch. Chuối là nguồn thực phẩm cung cấp dinh dưỡng rất cao và rất giàu kali. Một chế độ ăn giàu kali và magiê (các chất này đều có trong chuối) còn giảm được nguy cơ đột quỵ. Chứng thiếu kali máu Sau khi vận động, cơ thể bài tiết ra nhiều mồ hôi, kali cũng theo đó mà mất đi, khiến tứ chi mỏi mệt. Sau khi nôn mửa và tiêu chảy hoặc thời gian dài sử dụng thuốc lợi tiểu bài tiết kali, đều làm cho nồng độ kali máu giảm thấp. Lúc này chuối là thực phẩm bổ sung kali lý tưởng nhất, có thể phòng chứng thiếu kali máu. Suy giảm trí nhớ Ăn chuối cải thiện năng lực học tập, phòng chống chứng suy giảm trí nhớ ở người già (Alzheimer). Trầm cảm Chuối rất giàu 5 - hydroxytryptamine và amin 5 - hydroxytryptamine tổng hợp, giúp thư giãn, phòng ngừa trầm cảm. Táo bón Chuối giàu chất xơ pectin, giúp tăng cường nhu động ruột, giảm táo bón. Chuối có vị ngọt, tính hàn, có thể thanh nhiệt đường ruột, vị ngọt có thể nhuận tràng thông tiện, thích hợp để chữa trị trứng táo bón nhiệt kết. Mỗi tối trước khi đi ngủ kiên trì ăn một quả chuối có hiệu quả giảm nhẹ được chứng táo bón kinh niên. Chuối giàu chất xơ pectin, giúp tăng cường nhu động ruột, giảm táo bón Bệnh gout Kali trong chuối giúp đào thải, giảm sự ngưng tụ acid uric gây viêm tại khớp. Giảm mệt mỏi cho mắt Khi cơ thể dung nạp quá nhiều muối sẽ làm cho tế bào tích nước, gây ra mắt sưng trũng, đỏ. Kali trong chuối có tác dụng trợ giúp cơ thể bài tiết lượng muối dư thừa, làm cho kali và natri cân bằng. Chuối còn hàm chứa carotein, ở một mức độ nào đó có thể giảm nhẹ mệt mỏi cho mắt, phòng tránh cho mắt bị lão hóa quá sớm. Ngừa ung thư Tác động chống ung thư của chuối thông qua “thụ thể TNF” (TNF Receptor gọi tắt là TNF-R). Bằng một chuỗi phản ứng liên kết, TNF-R đẩy các tế bào ung thư đi đến chỗ tự sát (apoptosis). Các tế bào “tự sát” ít quá hoặc nhiều quá đều là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật. Nhiều quá sẽ làm tổn thương nghiêm trọng tới các mô dẫn đến đột quỵ hay những bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer, Huntington và Parkinson. Hiệp hội Ung thư Nhật mấy năm trước đây có một báo cáo: chuối có hiệu quả nâng cao sức đề kháng, phòng chống ung thư, một ngày ăn 2 quả chuối có thể cải thiện thể chất một cách hữu hiệu. Ngoài ra, chuối giá rẻ, dễ ăn, mang đi lại thuận tiện, là chất dinh dưỡng để duy trì sức khỏe, có thể nói là “loại quả thần kỳ”. Chuối có hiệu quả nâng cao sức đề kháng, phòng chống ung thư Chuối có khả năng ngăn chặn HIV Các nhà khoa học đã xác định được rằng Banlec - một loại protein lectin có trong chuối, cũng có tác dụng như một số loại thuốc chống HIV hiện nay. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Michigan (Mỹ) đã phát hiện các tính chất hữu ích của chuối có khả năng chống lại sự lây nhiễm HIV, loại virút gây bệnh AIDS. Lưu ý: chuối là loại thực phẩm có lượng đường cao, nên người bị bệnh đái tháo đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Theo Đông y, chuối có vị ngọt, tính hàn, nhuận phế, chỉ khát. Do đó, người có thể chất hàn, lạnh thì tốt nhất nên tránh. Ví dụ: dạ dày hàn (miệng nhạt bụng trướng), hư hàn (đi ngoài, dễ ngất xỉu), viêm thận (cũng thuộc hư hàn), bà bầu phù thũng, sưng phù ở chân… không nên ăn chuối, ngoại trừ trường hợp chuối đã được luộc, hư hàn hết hoặc đã giảm bớt thì mới được ăn. Theo Sức khỏe & đời sống
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO ================= Nốt ruồi trên mũi, tốt hay xấu? Người có nốt ruồi mọc trên đầu mũi thường có tài vận không khởi sắc. Bạn sẵn sàng vung tiền để sắm những thứ đắt đỏ nhưng vô giá trị. Nốt ruồi trên đầu mũi: Những người có nốt ruồi mọc trên đầu mũi thường là người không có khả năng giữ tiền. Dù thu nhập cao, bạn vẫn không biết cách sử dụng đồng tiền cho hợp lý. Chỉ cần bị tác động của môi trường bên ngoài, bạn sẵn sàng vung tiền tiêu xài tẹt ga. Nói cách khác, bạn là người không biết tính toán trong chi tiêu, thậm chí mua về những thứ đắt đỏ, nhưng ít có giá trị sử dụng. Nốt ruồi mọc trên đầu mũi còn là dấu hiệu cảnh báo hệ thống tiêu hóa của bạn, đặc biệt là dạ dày có vấn đề. Riêng nam giới thường dốc sạch tiền bạc vào tửu sắc. Nốt ruồi trên cánh mũi: Nốt ruồi mọc trên cánh mũi trái của người đàn ông và cánh mũi phải của người phụ nữ là dấu hiệu cho thấy, bạn không biết tích trữ, tiết kiệm tiền bạc. Năng lực đầu tư lẫn khả năng bươn chải để có thêm thu nhập cũng rất kém cỏi. Với bạn, ổn định, tăng trưởng dần đều là thượng sách. Nếu quá nôn nóng, e rằng sẽ tán gia bại sản. Những người có nốt ruồi trên cánh mũi thường to gan, bạo dạn, thích hành sự theo trực giác cá nhân. Về mặt sức khỏe, bạn dễ mắc chứng dị ứng khí quản và bị cảm lạnh vì trúng gió. Ngoài nốt ruồi trên mũi, nốt ruồi mọc ở những vị trí khác trên gương mặt cũng có thể là dấu hiệu dự báo quý, tiện, bần, phú lẫn tính cách của mỗi người. Nốt ruồi dưới mép: Nốt ruồi mọc dưới mép trái của phụ nữ và mép phải của đàn ông thường được gọi là “đa khẩu chí”. Bạn dễ phạm khẩu thiệt thị phi và thích hóng hớt, lời ra tiếng vào bàn tán chuyện người khác. Những người như bạn không biết giữ bí mật và thường đắc tội với mọi người khi trò chuyện. Bạn không có nhiều bạn bè, dù có cũng là những người thích “ngồi lê đôi mách”, thích buôn dưa lê. Tuy hay nói nhưng trên thực tế, bạn là người dễ cảm thấy cô đơn. Trong công việc, người như bạn dễ gặp trục trặc bất ngờ. Vì có tài biện luận, bạn phù hợp với những công việc đòi hỏi biết ăn nói như Marketing và diễn thuyết, nhưng mặt khác, chính lời ăn tiếng nói cũng khiến bạn phải chịu tổn thất. Nốt ruồi trên môi: Người có nốt ruồi trên môi dễ vướng tình tay ba hoặc gặp rắc rối vì thói đào hoa. Nốt ruồi mọc ở môi trên là người theo đuổi tình yêu rất mãnh liệt, tính dục mạnh và luôn chủ động tìm kiếm một nửa cho mình. Bạn thích bày tỏ những cảm nhận của bản thân và ghét bị bó buộc bởi những lễ giáo truyền thống. Trong tình yêu, bạn “dị ứng” với xu hướng bền lâu mà coi trọng những phút giây của hiện tại, vì vậy, dễ bị tổn thương về tình cảm. Ngược lại, nốt ruồi ở môi dưới lại là người bị động trong tình yêu, thường giấu kín dục vọng, nên dễ khiến đàn ông có cảm giác thất bại khi chinh phục mình. Nốt ruồi ở giữa cằm: Nốt ruồi này chứng tỏ cuộc sống lẫn công việc của bạn gặp nhiều biến động. Bạn chạy ngược chạy xuôi, không chịu sống yên ổn ở một chỗ. Về sức khỏe, bạn dễ mắc bệnh tim. Nốt ruồi trên góc trán: Cung Thiên Di là tên gọi chung của Thiên Thương, Phúc Đường, Dịch Mã và Sơn Lâm. Cung này chính phần góc trái và góc phải của trán. Người có nốt ruồi đóng tại cung này, nhà cửa, công việc lẫn địa vị xã hội dễ biến động. Cả đời bạn sẽ liên tục di chuyển, không chịu gắn bó lâu dài với một mảnh đất hoặc một cơ quan nào đó. Những người hành nghề buôn bán, thương mại thường có nốt ruồi này. Điểm tốt là bạn lĩnh hội được nhiều điều mới mẻ khi thay đổi môi trường sống lẫn công tác. Tuy nhiên, thay đổi càng nhiều, bạn càng dễ gặp phiền toái và phải đương đầu với những thử thách mới, đòi hỏi bạn phải gắng sức thể hiện tài năng mới mong gặt hái được thành công. Nốt ruồi ở cung Thê Thiếp: Cung Thê Thiếp còn được gọi là cung Hôn Nhân hoặc Gian Môn. Theo nhân tướng học, đó là phần nằm ở đuôi lông mày và đuôi mắt kéo dài tới chân mai. Người có nốt ruồi mọc ở cung này dễ gặp trục trặc trong tình cảm vợ chồng, thậm chí, người vợ thường mắc bệnh về đường sinh sản. Đàn ông có nốt ruồi tại vị trí này có quan niệm khá thoáng trong tình yêu và dễ bị kẻ thứ ba mê hoặc. (Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo). Thùy Liên (theo Sohu)