Thiên Luân

Hòn Đá Lạ Ở Đền Hùng

28 bài viết trong chủ đề này

Hòn đá lạ ở đền Hùng


Mặt trước và sau của hòn đá đặt tại đền Thượng (đền Hùng, Phú Thọ) có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp khó hiểu. Nhiều người đồn thổi, đây là một dạng bùa yểm không tốt.

Gần đây, dân mạng xôn xao về một hòn đá cao khoảng 50 cm, bề rộng nhất 35 cm, hình cánh buồm đặt trên bệ được gia cố khá đẹp, đặt trong đền Thượng. Mặt trước và sau của hòn đá có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp khó hiểu. Nhiều người đồn thổi rằng, hòn đá lạ này là một dạng bùa yểm không tốt.

Posted Image


Sáng 10/4 (tức 1/3 âm lịch) người đi lễ Đền đầu tháng đang vây quanh hòn đá lạ. Người xì xào bàn tán, người chụp ảnh, chạm sờ, người lại thận trọng đứng cách vài mét quan sát hòn đá khá lâu.
Ông Nguyễn Xuân Các, Giám đốc Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng nói, hòn đá này do một người tên Khảm ở Hà Nội cung tiến năm 2009, khi di tích tôn tạo, tu sửa. Do đồng ý cho người cung tiến đặt hòn đá lạ này mà ông Nguyễn Văn Khôi (người tiền nhiệm của ông Các) đã phải làm giải trình lên UBND tỉnh Phú Thọ.

Theo ông Các, hiện chưa thể nhận định viên đá này tốt, hay xấu. Lãnh đạo tỉnh đồng ý sẽ lập hội đồng khoa học để "nghiên cứu" và đưa ra kết luận khoa học cũng như hướng đề xuất xử lý hòn đá lạ sau lễ hội năm nay.

Theo Tiền Phong

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không được đặt bất cứ bùa gì lên bàn thờ TỔ TIÊN ,như thế là thiếu tôn nghiêm ,thiếu hiểu biết,đề nghị ban quản lí đền Hùng cho trả ngay chủ bùa.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không được đặt bất cứ bùa gì lên bàn thờ TỔ TIÊN ,như thế là thiếu tôn nghiêm ,thiếu hiểu biết,đề nghị ban quản lí đền Hùng cho trả ngay chủ bùa.

Đề nghị liên hệ với ban quản lý Đền Hùng để gửi thông tin phản hồi !

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Nên dời hòn đá lạ ra khỏi đền Hùng'

"Hình thức bên ngoài cho thấy hòn đá là đạo bùa cát, cầu giải tai ương, thỉnh cầu phúc đức. Tuy nhiên, các chi tiết mà chúng ta chưa biết có thể phản lại ý nghĩa trên", TS Nguyễn Xuân Diện, Viện nghiên cứu Hán nôm trao đổi về hòn đá lạ ở đền Hùng.


- Ông đánh giá như thế nào khi thấy hòn đá có nhiều văn tự lạ ở đền Hùng?

- Sau Tết, một người thân của tôi đi đền Hùng thấy hòn đá này và chụp những tấm ảnh đưa cho tôi. Cảm giác ban đầu là vô cùng bất ngờ, sững sờ khi thấy các chi tiết của hòn đá.

Tục thờ đá là tín ngưỡng nguyên thủy không chỉ ở Việt Nam mà phổ biến trên khắp thế giới. Chúng ta từng thấy có những tảng đá thiêng được đặt ở một số đền chùa như chùa Thầy, khu vực Yên Tử hoặc nơi này nơi kia và bao giờ cũng gắn với sự tích, truyền thuyết, huyền thoại nào đó được người dân truyền tụng.

Nhưng trong những sự tích, huyền thoại về đền Hùng và khu vực lân cận, tôi chưa từng bao giờ nghe hoặc đọc thấy về một hòn đá như thế, mặc dù khu vực đền Hùng có tín ngưỡng thờ sơn thần.

Như báo chí thông tin thì viên đá này ở đền Hùng không phải có từ trước, mà được một người dân cung tiến, đưa về và đặt tại đền Thượng từ năm 2009.

Posted Image


- Những văn tự lạ trên hòn đá có ý nghĩa gì?

- Hòn đá có hai mặt, mặt trước phía trên có dấu ấn hình vuông "Tổ Vương Tứ Phúc" chữ nghĩa cũng giống như hình dấu trên tờ ghi công đức tu bổ đền Hùng; bên trái là dòng chữ Phạn - là câu thần chú của Phật giáo Mật tông, dòng chữ Hán là “Bách giải tiêu tai phù” nói lên rằng đây là một đạo bùa giải hết mọi tai ách. Còn chữ lớn ở giữa tôi chưa giải thích được. Mặt sau là các hình tinh tú, bên dưới là vòng tròn nhỏ giống bát trận đồ của Khổng Minh thời Tam Quốc. Chân của hòn đá là hình bát quái, quẻ càn.

Như vậy, hòn đá là đạo bùa có sự pha trộn giữa Phật giáo Mật tông, Đạo giáo, phù thủy, trận đồ bát quái của Khổng Minh, cho thấy là một đạo bùa tổng hợp.

Quan sát hình thức bên ngoài một số nhà nghiên cứu cho rằng nó là đạo bùa cát (lành), mong cầu giải tai ương, nhằm thỉnh cầu phúc đức cho một cá nhân, tập thể nào đó, chứ không phải là bùa độc, hoặc bùa trấn yểm, triệt hạ long mạch, linh khí. Tuy nhiên, các chi tiết khác của hòn đá mà chúng ta chưa biết có thể làm phản lại ý nghĩa trên nếu xem xét lại vị trí đặt hòn đá. Nếu đặt không đúng chỗ thì nó cũng là một cách trấn yểm để triệt hạ linh khí.

- Theo ông, việc đặt viên đá tại đền Hùng có phù hợp?

- Theo tôi, trên viên đã có những hình thù, văn tự xa lạ với tín ngưỡng thờ tổ tiên của người Việt, có thể tiềm ẩn những phù thuật sâu xa.

Tín ngưỡng thờ vua Hùng là tín ngưỡng quốc gia nên bất kể vật nào đó được cung tiến vào đều phải tuân thủ tín ngưỡng thuần Việt. Đây là nơi thờ quốc tổ nên từng tự khí (đồ thờ) dâng lên đều phải thể hiện ý chí của con Lạc cháu Hồng và bày tỏ ngưỡng vọng của tổ tiên, chứ không phải là nơi để bày đặt các đồ thờ chỉ đề cầu lợi ích phúc lộc cho cá nhân, tổ chức hoặc dòng họ.

Posted Image


- Tại nhiều nơi thờ tự hiện có rất nhiều hiện vật của cá nhân, tổ chức cung tiến. Ông nhìn nhận thế nào về việc này?

- Ngày xưa, tất cả nơi cúng tế, những ai cung tiến vật gì, từ hoành phi đối liễn, mâm bồng, cờ quạt, kiệu, tàn tán… đều phải được hội đồng chức sắc địa phương sở tại duyệt chứ không phải ai muốn đem đến cái gì cũng có thể treo hay đặt tùy tiện. Đơn giản như một cuộc tế lễ, khi bắt đầu vào tế, bao giờ cũng có người xướng tế "Củ soát tế vật", có nghĩa là kiểm soát các đồ lễ dâng lên, có phải đồ tinh khiết, sạch sẽ và thành tâm thì mới được dâng lên thượng điện.

Theo tôi, không phải cái gì tổ chức, cá nhân dâng lên đều có thể chấp nhận đưa vào đền chùa được. Nếu không sẽ xảy ra thảm họa về tâm linh, như một gia đình cung tiến chùa ở Trà Vinh đáng lẽ chỗ đặt tượng Phật thì lại đặt ảnh gia đình. Những hiện vật cung tiến như đôi sư tử đá, cánh cổng theo kiểu Tử Cấm Thành, hay những chiếc đèn, tượng Phật của Trung Quốc, rất xa lạ với Việt Nam thấy nhan nhản ở các chùa đền khắp nơi.

- Theo ông, hướng xử lý với hòn đá lạ ở đền Hùng nên như thế nào?

- Có ý kiến cho rằng phải tổ chức hội thảo để nghiên cứu thảo luận về hòn đá lạ ấy. Đâu cần phải vậy! Chúng ta không nên và không cần tổ chức hội thảo nghiên cứu cho một vật thể lạ bỗng dưng lạc vào đền Hùng như thế. Bởi các hiện vật như thế này rõ ràng không được phép đưa vào đền Hùng. Hòn đá do cá nhân cung tiến, tốt nhất là gọi chủ nhân của nó đến yêu cầu di dời ngay lập tức ra khỏi khu vực đền Hùng để tránh những tác dụng xấu tới khu di tích linh thiêng này.

Đền Hùng là quần thể kiến trúc giản đơn, thuần Việt, không cần thêm bớt gì mà vẫn trang trọng, không cần có hòn đá thì người dân vẫn đến thắp hương. Bản thân mỗi cây cổ thụ, nét mái cong cổ kính và màu xanh rì của tán cây trên khắp các khu đồi đều là cảnh quan đẹp, thấp thoáng dáng hình của tiền nhân thuở trước. Đến đây, người dân có thể gửi gắm tâm linh, suy tưởng về công đức của vua Hùng đâu cần phải thêm vật gì nữa.

Trao đổi với VnExpress ngày 15/4, ông Hà Kế San, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, Trưởng ban tổ chức lễ hội đền Hùng, cho biết sau lễ hội, tỉnh Phú Thọ sẽ mời các nhà khoa học, chuyên gia đánh giá về việc đặt hòn đá tại khu du tích. Đề cập việc tạm đưa hòn đá vào kho, ông San cho biết, hiện tỉnh chưa quyết định việc này và sẽ xin ý kiến của Cục Di sản, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tâm sáng chẳng sợ

Nước Việt từ ngàn xưa đã luôn là đấu trường của các Phong thủy gia nước Tàu và thầy địa lý nước Việt, một đằng tấn công một đằng bảo vệ, sự tranh đấu đó diễn ra từ ngàn xưa và bây giờ cũng vậy. Cái lợi của người Bắc là rihọ ...có nhiều sách hơn người Việt, quy mô tham gia đông đảo hơn từ những tay học việc đến những bậc lão luyện, còn người Việt trong cả trăm người thì tinh hoa đếm được đầu ngón tay nhưng 1 đấu 100 mà bao giờ phần thắng cũng nghiêng về phía người Việt, do âm dương ngũ hành là từ Bách Việt mà ra, hiểu được đạo trời biết thoái lui tiến tới làm kẻ địch phải ôm đầu máu mà về

hàng trăm cuộc đấu lơn nhỏ xảy ra quanh những khu vực linh địa của người Việt như Ba Vì, Nghĩa Lĩnh, Tô Lịch, mà sách còn chép lại, mọi nước cờ của ngwoif Bắc lại bị phá ..rất đơn giản chẳng cao siêu gì. Ví như việc phá yểm Tháp Rùa chẳng hạn, chỉ vài anh thợ xây với cái bay cạo rêu mà phá yểm của Tàu khiến cà giòng họ Đường bên Bắc quốc tán gia bại sản, đinh nam chết gần hết

Lý giải chuyện đó ra sao? có lẽ chỉ những bậc cao thủ biết được

Lanha92 cho rằng

- Đất có linh tính, bùa chú không cản được..Ví như làng lanha92 cũng từng bị Cao biền trấn yểm và quả thực 1000 năm qua làng không người đỗ đạt chỉ làng nhàng, nhưng bù lại là...an toàn qua mọi cơn binh lửa

- Bùa yểm chẳng hề vĩnh cửu, Cũng như đồ hình âm dương mà lanha92 đưa lên hôm qua, mọi sự vận động từ không đến có, đến cùng là chuyển hóa, thì bùa cũng tự hết

Thế nên hon đá chỉ là hòn đá, để tâm quá thiên hạ cười cho ấu trĩ, Người quân tử tế tổ tiên như Nghiêu Thuấn là sáng tâm rồi, còn chú nọ bùa kia đâu hại được một dân tộc. Cãi nhau làm gì

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tâm sáng chẳng sợ

Nước Việt từ ngàn xưa đã luôn là đấu trường của các Phong thủy gia nước Tàu và thầy địa lý nước Việt, một đằng tấn công một đằng bảo vệ, sự tranh đấu đó diễn ra từ ngàn xưa và bây giờ cũng vậy. Cái lợi của người Bắc là rihọ ...có nhiều sách hơn người Việt, quy mô tham gia đông đảo hơn từ những tay học việc đến những bậc lão luyện, còn người Việt trong cả trăm người thì tinh hoa đếm được đầu ngón tay nhưng 1 đấu 100 mà bao giờ phần thắng cũng nghiêng về phía người Việt, do âm dương ngũ hành là từ Bách Việt mà ra, hiểu được đạo trời biết thoái lui tiến tới làm kẻ địch phải ôm đầu máu mà về

hàng trăm cuộc đấu lơn nhỏ xảy ra quanh những khu vực linh địa của người Việt như Ba Vì, Nghĩa Lĩnh, Tô Lịch, mà sách còn chép lại, mọi nước cờ của ngwoif Bắc lại bị phá ..rất đơn giản chẳng cao siêu gì. Ví như việc phá yểm Tháp Rùa chẳng hạn, chỉ vài anh thợ xây với cái bay cạo rêu mà phá yểm của Tàu khiến cà giòng họ Đường bên Bắc quốc tán gia bại sản, đinh nam chết gần hết

Lý giải chuyện đó ra sao? có lẽ chỉ những bậc cao thủ biết được

Lanha92 cho rằng

- Đất có linh tính, bùa chú không cản được..Ví như làng lanha92 cũng từng bị Cao biền trấn yểm và quả thực 1000 năm qua làng không người đỗ đạt chỉ làng nhàng, nhưng bù lại là...an toàn qua mọi cơn binh lửa

- Bùa yểm chẳng hề vĩnh cửu, Cũng như đồ hình âm dương mà lanha92 đưa lên hôm qua, mọi sự vận động từ không đến có, đến cùng là chuyển hóa, thì bùa cũng tự hết

Thế nên hon đá chỉ là hòn đá, để tâm quá thiên hạ cười cho ấu trĩ, Người quân tử tế tổ tiên như Nghiêu Thuấn là sáng tâm rồi, còn chú nọ bùa kia đâu hại được một dân tộc. Cãi nhau làm gì

Giỏi! Lanha có học lớp nào không vậy?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa bác, cháu mới vào diễn đàn được hơn năm thôi ạ, cũng từ những bài viết của các bác và các chú, các anh mà cháu học dược nhiều điều, cháu ở Hải Phòng nên chưa có điều kiện theo học các lớp do Trung tâm mở, hi vọng có duyên thành học viên của trung tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)


GIẢI MÃ TẢNG ĐÁ BÙA Ở ĐỀN HÙNG, PHÚ THỌ, VIỆT NAM.

(Phần 1)


Nguyễn Xuân Quang

Cách đây vài ba tuần tôi có đọc một bài đăng tải lại từ một trang mạng trong nước nói về một tảng đá có khắc hình ‘bùa chú’ mới tìm thấy ở đền Hùng Vương.
Tôi xin giải mã phần bùa để bổ túc.

Giải Mã Bùa Chú ở Đền Tổ Hùng Theo Chữ Viết Nòng Nọc Vòng Tròn-Que Của Việt Dịch.

Tổng quát

Tôi xin giải đọc phần bùa dựa theo hình, dấu chữ viết nòng nọc vòng tròn-que được dùng nhiều trong Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Việt Dịch Nòng Nọc Vòng Tròn Que.

Tại sao tôi lại dựa vào Dịch lý và dấu, hình, chữ viết nòng nọc vòng tròn-que để giải mã? Tôi dựa vào các lý do sau đây:

- Bùa chú liên hệ ruột thịt với Vũ Trụ giáo, Dịch. Ta thấy rất rõ nhiều bùa chú diễn tả liên hệ với Dịch qua sự kiện là trên các lá bùa chú thường có hình ảnh hay diễn tả theo nòng nọc, âm dương, thái cực, bát quái, Dịch đồ. Xin đưa ra một vài lá bùa làm ví dụ:

+ Bùa trừ tà trong tranh dân gian thấy nhiều ở Miền Nam Việt Nam có hình bát quái.

Posted Image

Lá bùa trừ tà thấy nhiều ở Miền Nam Việt Nam có hình bát quái.

+ Bùa Trung Quốc

Bùa hộ mạng ngũ lôi (five thunders) có hình bát quái.

Posted Image

Bùa hộ mạng ngũ lôi

Bùa có hình đĩa thái cực.

Posted Image

- Bùa chú thấy nhiều trong Đạo giáo (Taoism) và Phật giáo mật tông Tây Tạng.

Đạo Lão liên hệ ruột thịt với Dịch đến độ đĩa thái cực được coi như là biểu tượng của Đạo giáo.

Trong Đạo giáo có nhiều môn phái chuyên trị về bùa chú như phái Mao Sơn.

Phật giáo cũng liên hệ mật thiết với Vũ Trụ giáo, Dịch.

-Chẳng cần nói đâu xa, ngay ở đây, đế của tảng đá bùa “có hình bát quái và chứa quẻ Càn” (xem dưới).

…..

Vì bùa chú liên hệ với Dịch lý thì hiển nhiên bùa phải được tiễn tả bằng dấu, hình, chữ viết nòng nọc vòng tròn-que của Dịch nòng nọc vòng tròn-que.

Posted Image

Khối bùa ở Đền Tồ Hùng.

Trước hết đây không phải là một tảng đá mà là một khối ngọc (trắng có vệt xanh). Dù là ngọc thật hay giả cũng không thành vấn đề, vì ngọc thật hay giả cũng cho thấy độ tôn kính, thờ phượng cao hơn đá thường.

Khối ngọc cao 1 mét.

Khối ngọc hình trứng mang hình ảnh trứng vũ trụ (Cosmic egg). Điểm này thích hợp với sự kiện Tổ Hùng thế gian (100 Lang Hùng) sinh ra từ bọc trứng thế gian đội lốt bọc trứng vũ trụ.

Khối ngọc cũng có hình một thạch trụ đứng trên mặt bằng mang hình ảnh Trụ Chống Trời, Núi Trụ Thế gian, Núi Kì biểu tượng cho cõi đất thế gian. Đây cũng là hình ảnh ông Bàn Cổ [bàn là phiến đá bằng như bàn thạch là đế giữ trụ cho vững và Cổ là cột trụ (cổ là cột trụ cắm đầu vào thân mình)]. Ông Bàn Cổ là ông Trụ Chống Trời biểu tượng cho cõi đất thế gian (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Hình khối ngọc này hình chữ thổ cổ thấy trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que. Trong giáp cốt văn Thổ được diễn tả bằng một trụ đá mang hình ảnh núi trụ thế gian, núi Kì, trụ chống trời…

Posted Image

Trong giáp cốt văn Thổ (tũ) được diễn tả bằng một trụ đá đứng trên mặt bằng.

Núi Nghĩa Lĩnh nơi có đền Tổ Hùng cũng mang hình ảnh Núi Trụ Thế Gian.

Tổ Hùng ở cõi tạo hóa ứng với thần Viêm Đế-Thần Nông là thần tổ loài nguời như ông Bành Tổ nói chung và Tổ Việt Người Mặt Trời nói riêng.

Phần lớn các bùa chú thường có hình Núi Trụ Chống Trời, Trục Thế Giới để chuyển đạt những thỉnh cầu, cầu xin, dâng cúng tới các thần linh, ác quỉ ở Tam Thế.

Posted Image

Các lá bùa Trung Hoa có hình Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới.

Tảng ngọc bùa này có hình Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới cũng vậy.

Điểm này cho thấy rất rõ là bùa chú có những loại diễn tả theo hình Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới xác thực chúng liên hệ với Vũ Trụ giáo, Dịch.

Mặt Trước Khối Bùa

Trước hết xin giải mã mặt trước khối ngọc.

Posted Image

Mặt trước khối bùa.

Phần chữ

Tác giả Nguyễn Kiên Giang đã giải đọc hai hàng chữ như sau:

a. Dấu ấn: bên trên mặt đá này là một dấu ấn hình vuông chứa bốn chữ Hán “Tổ Vương Tích Phúc”: có ý ca ngợi và thỉnh cầu.

b. Dòng chữ chạy dọc bên trái mặt đá là chín chữ Phạn “Án Chiếc Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha”: đây là câu thần chú vi diệu nhất trong Phật Mẫu Chuẩn Đề Thần Chú của Phật giáo mật tông, trì tụng thần chú này sẽ tăng phúc, giải tội, an gia trạch và trừ quỷ mị. Có thể vẽ chín chữ ấy thành như cái mặt “Viên minh bố liệc phạm thư đồ” để mỗi đêm thường quán tưởng.

c. Dòng chữ chạy dọc bên phải mặt đá là Hán tự, bốn chữ không bị khuất là “Bách Giải Tiêu Tai…”: có thể đó là “Bách Giải Tiêu Tai Phù” (bùa giải tai ách trong một trường hợp) – tên của đạo bùa (họa tiết lớn màu đen nằm giữa nặt đá)

Ở phần chữ này tôi xin nói thêm tới một chữ hết sức đặc biệt liên hệ tới văn hóa Việt. Đó là chữ Bách trong hàng chữ “Bách Giải Tiêu Tai Phù». Chữ Bách được viết thật cường điệu và ở dạng tháu của bùa.

Posted Image

Chữ bách mang hình ảnh chữ Việt cổ hình chiếc rìu.

Chữ này mang hình ảnh của chữ Rìu Việt cổ. So sánh chữ này với chữ Việt đời nhà Thương và chiếc rìu Quốc Oai tái tạo (Bình Nguyên Lộc) ta thấy giống nhau như đúc.

Posted Image

Tên hai tỉnh Lưỡng Việt (Lưỡng Quảng) ở Nam Trung Quốc ngày nay còn dùng chữ Việt Mễ có chiếc rìu này.

Việt Mễ 粵/粤

Điểm đặc biệt ở đây là chữ Bách viết theo dạng chữ Việt cổ hình rìu Việt lại có đầu rìu cuộn lại hình sóng nước, hình rắn và có đầu rắn. Chữ này ám chỉ Việt Rắn tức Lạc Việt.

Chữ này viết theo lối vẽ bùa là vô tình hay chủ ý? Có hai điểm cho thấy có thể là cố ý. Thứ nhất, chữ Bách cố ý viết cường điệu và theo lối vẽ bùa còn các chữ còn lại viết nhỏ và theo lối thường. Thứ hai là ở lá bùa Trung Quốc không có hai từ “ Bách giải” mà chỉ có mấy chữ “Tiêu tai miễn họa phù” và viết với lối chữ thường. Người viết ở đây cố ý đưa thêm chữ Bách vào và cố ý diễn tả theo hình dạng chữ Việt cổ có hình rắn chỉ Lạc Việt. Thứ ba, như đã nói ở trên, cái triện với bốn chữ Tổ Vương Tích Phúc cho thấy bùa này đã được biến đổi cho phù hợp với văn hóa Việt Nam. Thứ tư là chữ Bách viết theo dạng chữ Việt cổ khiến ta liên tưởng ngay tới Bách Việt. Chữ Bách có chữ Việt trong đó. Nhìn chữ Bách thấy ngay Bách Việt.

Chữ Bách Việt Rắn này cho thấy những hình trong bùa thật sự diễn tả về truyền thuyết Tổ Hùng và Lạc Việt. Edited by Hà Châu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phần bùa

Xin giải mã phần bùa chính yếu ở giữa.

Ta thử truy tìm xem bùa này có ở nơi nào khác hay không để làm mốc đối chiếu? Không mấy khó khăn, ta thấy ngay bùa này có ở Trung Quốc. Đây là bùa tiêu tai miễn họa phù (bùa làm tiêu tan hết tai ách, tai nạn và trừ miễn tai họa).

.Posted Image

Bùa tiêu tai miễn họa phù.

Như đã nói ở trên bùa chú liên hệ ruột thịt với Đạo giáo, Phật Giáo Mật Tông, nói một cách khác là liên hệ ruột thịt với Vũ Trụ giáo, Dịch. Vì thế ta phải giải mã bùa dựa theo qui trình Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo, Dịch.

-Hư Không

Phần trên cùng của bùa có hình trông giống như con rắn cuộn tròn lại muốn cắn đuôi:

Posted Image

Con rắn cắn đuôi hay chữ nòng O viết theo lối thảo, bùa chú.

Con rắn cắn đuôi có một khuôn mặt biểu tượng cho hư không. Hình rắn này thấy nhiều trong các nền văn hóa nghiêng về nòng âm, nước như Ai Cập cổ, Maya, Việt Nam (Lạc Việt Chim-Rắn, Tiên Rồng, rắn thần thoại hóa thành rồng)

Trong khi ở lá bùa Trung Quốc phần này viết giống như cái miệng. Đây là dạng biến thể, viết tháu, viết thảo của chữ nòng O có một nghĩa là hư không, hư vô, vô cực.

Như thế hình con rắn cuộn tròn muốn cắn đuôi ở tảng bùa đền Tổ Hùng có thể là một dạng viết thảo, theo phong cách “vẽ bùa” của chữ nòng O hay đích thực người vẽ bùa này cố ý vẽ theo hình rắn.

Tại sao lại có chủ đích vẽ theo hình rắn? Vẽ theo hình rắn là cố ý cho biết hư vô nghiêng về âm, hư vô chuyển qua âm, nước, rắn, biển vũ trụ trước. Đây là quan điểm của các tộc nước, mặt trời âm đĩa tròn êm dịu không có nọc tia sáng như Ai Cập cổ. Con rắn này là biểu tượng của Lạc Việt Rắn Nước thần thoại hóa thành rồng Lạc Long Quân. Đây chính là phần nòng âm rắn trong cốt lõi Chim-Rắn, Tiên Rồng của văn hóa Việt Nam.

Hán tộc là dân du mục, võ biền, nam trọng nữ khinh nên hư không chuyển qua dương, bầu khí trước vì thế hư vô vẫn giữ hình túi tròn hình nòng O kín.

Một yếu tố hỗ trợ thêm nữa là cái triện có bốn chữ “Tổ Vương Tích Phúc”. Với hai từ vua Tổ Vương cho thấy bùa này dù có làm phỏng theo bùa gốc Trung Quốc đi nữa nhưng cũng có thể có những biến đổi cho hợp với Tổ Hùng và với cốt lõi Chim-Rắn, Tiên Rồng của văn hóa Việt Nam, của Lạc Việt.

Tóm tắt lại dù là vẽ hình con rắn cắn đuôi hay là một dạng “vẽ bùa” của chữ nòng O thì phần chỏm cao nhất của bùa cũng vẫn mang ý nghĩa hư vô, Vô Cực.

-Túi Vũ Trụ, Thái Cực

Posted Image

Túi Vũ Trụ, Thái Cực.

Ở dưới là hình túi có mấu. Phần có mấu nhọn là chữ có ba nhánh hình tia chớp. Chớp là lửa vũ trụ. Ba nhánh là ba nọc que tức quẻ Càn. Ở tận cùng dưới chân mỗi nhánh có phụ đề ba chấm nọc. Chấm nọc có nghĩa là nọc dương còn ở dạng nguyên tạo, sinh tạo. Ba nọc nguyên tạo có nghĩa là lửa Càn vũ trụ, mặt trời thái dương tạo hóa (Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que). Tóm tắt lại hình nọc nhọn diễn tả chớp lửa vũ trụ ứng với nọc tạo hóa, Càn.

Hình vòng tròn thể điệu hóa ở dạng chuyển động, sinh tạo mang hình ảnh giọt nước là dạng biến thể của chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình nòng O có nghĩa là nòng, thái âm, nước, không gian, Khôn sinh tạo.

Tóm gọn lại đây là chớp lửa vũ trụ-không gian nước vũ trụ,‘túi càn khôn”. Ở dạng nhất thể tương ứng với thái cực. Chớp lửa vũ trụ liên tác vớ nước vũ trụ tạo ra sấm vũ trụ. Đây là hình ảnh của tiếng sấm big bang.

Phần này trên lá bùa ở Trung Quốc, tia chớp lửa Càn được diễn tả với đường nết thẳng có góc cạnh mang dương tính hơn theo phong cách của dân du mục, võ biền không còn giống tia chớp nữa. Tuy nhiên nhìn chung vẫn không thấy khác nhau bao nhiêu nghĩa là cả hai cùng có nghĩa như nhau.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, ở cõi tạo hóa là túi vũ trụ tương ứng với trứng vũ trụ, là khuôn mặt nhất thể Viêm Đế-Thần Nông. Ở cõi thế gian là hình ảnh của bọc trứng thế gian 100 Lang Hùng.

Nhìn theo góc cạnh bùa chú thì khuôn mặt sấm big bang giữ một vai trò trọng yếu. Sấm ngoài nghĩa sinh tạo, tạo sinh, phồn thịnh, may và mắn còn mang ý nghĩa biểu tượng là bảo vệ, phù trợ cho thiện và trừ khử ác. Khuôn mặt Sấm thường thấy rất nhiều trong bùa chú. Hãy lấy một vài ví dụ, trên lá bùa trừ tà trong tranh dân gian thấy nhiều ở Miền Nam Việt Nam ở trên có hình bát quái diễn tả Dịch có sự hôn phối giữ Chấn có một khuôn mặt là sấm và Cấn núi ứng với khuôn mặt sinh tạo Sấm của Lạc Long Quân và núi Mẹ Tổ Âu Cơ: sấm ở đầu non. Ông Sấm có nhà (có một nghĩa là vợ) ở đầu non. Và cũng ở trên, ta đã thấy Trung Quốc có lá bùa ngũ lôi. Một ví dụ nữa là kim cương chùy (diamond vajra, diamond thunderbolt) của Phật Giáo vốn là chiếc búa thiên lôi của thần sấm. Tại đền Khỉ Swoyambhunath ở Kathmandu, Nepal, ngay ở cổng đường cấp bậc từ chân núi lên có để một kim cương chử hay chuỳ rất lờn đễ bảo vệ và ban phước lành cho đền..

Posted Image

Kim cương chùy ở Đền Khỉ Swoyambhunath ở Kathmandu, Nepal.

Đây là một pháp khí rắn như kim cương có thể cắt được mọi vật thể khác và có sức mạnh vô địch của sấm sét.

Vì thế bùa có thiên lôi, sấm sét có một sức mạnh vô song tiêu trừ được mọi thứ tà ma và bảo vệ, gìn giữ, che chở được.

-Lưỡng nghi

Nhìn dưới dạng phân cực riêng rẽ là lửa nước, càn khôn là lưỡng cực, lưỡng nghi. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt ứng với ngành nọc dương mặt trời Viêm Đế và ngành nòng âm Thần Nông.

-Nấm Vũ Trụ

Ở phía dưới có hình cây nấm.

Posted Image

Hình nấm vũ trụ.

Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng âm và dương liên tác sinh ra vũ trụ muôn sinh được phân chia ra Tam Thế, biểu tượng bằng Nấm (Cây) Vũ Trụ (Nấm Tam Thế, Nấm Đời Sống). Nấm Vũ Trụ thấy rõ qua trống Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) (Cơ Thể Học Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Người Thái ở Nghệ An có Cây Vũ Trụ là cây nấm (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa dân Việt).

Núi Tản Viên có hình tán, hình lọng, hình cây nấm. Núi Tản Viên mang hình ảnh Cây Nấm Vũ Trụ (Cây Nấm Tam Thế, Cây Nấm Đời Sống) cũng vì vậy mà còn có tên là Núi Tam Từng (Tầng), Núi Ba Vì (Ba Vị) ứng với Tam Thế. Ở núi Tản Viên, có ngưởi con trưởng theo cha Lạc Long Quân quay về với phía mẹ trở thành một vị Thần Núi, có nhân vật Kì Mang (Hươu Nọc, Hươu Sừng) ứng với Kì Dương Vương, có Tiểu Long Hầu, con rắn nước bị giết là con của Lạc Long Quân, có nhân vật Nguyễn Tuấn là Hùng Vương của người Mường… (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt).

Phần cây nấm này ở lá bùa Trung Quốc cũng thấy giống hệt ở đây.

-Thần Tổ Loài Người.

Posted Image

Thần Tổ Loài Người.

Ở giữa có hình người đứng giơ hai tay lên đầu. Mặt quay nghiêng về bên phải phía dương, chiều mặt trời. Hình này ở lá bùa Trung Quốc thiếu cánh tay trái.

Con người là tiểu vũ trụ sinh từ đại vũ trụ. Nấm Vũ Trụ sinh ra con người tiểu vũ trụ, người đầu tiên ở thế gian là Người Nguyên Khởi, Thần tổ loài người (ứng với Đấng Tạo Hóa, Thượng Đế, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Viêm Đế-Thần Nông nhất thể, Viêm Đế, Kì Dương Vương ngành nọc dương, Thần Nông ngành nòng âm, Ông Trời, Phật, Đức Christ, Đấng Allah, Tổ Hùng Vương…)

Theo duy dương người nguyên khởi nam thường được diễn tả bằng hình người đứng giơ hai tay lên trời. Người nguyên khởi ở đây thuộc phái nam. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt ứng với Viêm Đế-Thần Nông, Tổ Hùng, Kì Dương Vương.

Một ví dụ là hình thần tổ nam loài người thấy trên trống đồng Sangeang, Nam Dương (Trống Đồng Đông Sơn Mang Sắc Thái Nam Dương).

Posted Image

Thần tổ nam ở một ngôi nhà trên trống Sangeang, Nam Dương.

Theo duy âm là người nguyên khởi nữ thường được diễn tả bằng hình người ngồi xoạc cẳng ra, giơ hai tay lên đầu ở tư thế sinh con. Theo truyền thuyết Mường Việt, Dạ Dần là Mẹ Nguyên khởi, Mẹ Đời sinh ra từ cây si. Cây si cây đa là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống)

-Người chim

Ở bên phải Thần Tổ Người có một người đầu chim.

Posted Image

Người chim mặt trời.

Người có đầu chim trông giống như chiếc rìu, chiếc búa. Ta cũng thấy con mắt chim rất cường điệu hình vòng tròn có chấm có một nghĩa là mặt trời. Mỏ to nhọn mang dương tính hình lưỡi búa rìu. Tận cùng hai tay là hai chấm nọc, dương. Hai nọc dương là thái dương, lửa sinh tạo.

Đây là người chim lửa, chim rìu, chim cắt hồng hoàng (hornbill).

Hình người đầu chim rìu, chim cắt này thấy rất rõ ở lá bùa Trung Quốc.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là người chim rìu, chim Việt biểu tượng của thần mặt trời Viêm Đế. Ở cõi thế gian lịch sử là con chim cắt Mê Linh (mơ ling, mơ lang) chim biểu của Hùng Vương (Hình Bóng Chim Việt ở Văn Miếu, Hà Nội và Hình Bóng Chim Việt ở Địa Bàn Bách Việt Cũ).

Nhìn chung người chim rìu, chim Việt này biểu tượng cho ngành Nọc Việt Viêm Đế – Đế Minh – Kì Dương Vương – Âu Cơ mặt trời thái dương.

Đây là nhánh Chim, Lửa 50 Lang Hùng theo Mẹ Chim Âu Cơ lên núi.

-Người Rắn

Phía đối diện phía trái của Thần Tổ nam là hình người Rắn. Hình này hơi khó thấy. Tôi tách riêng ra để dễ nhận diện.

Posted Image

Người rắn nước không gian.

Người rắn có đầu rắn thè lưỡi có bờm hình chữ S biểu tượng sóng nước.

Thân rắn hình chữ S. Thân này cộng với hai chân người tạo thành ba tua dải diễn tả ba dòng nước mưa chuyển động tức ba hào âm Khôn sinh tạo.

Người rắn, nước, biểu tượng của ngành Nòng, âm, nước, không gian.

Người rắn ở đây mang tính phụ, khó thấy nhưng còn hiện diện vì ở đây khuôn mặt người chim mặt trời mang tính chủ.

Ở lá bùa Trung Quốc hình người rắn gần như không còn, chỉ thấy cái dải sừng cong cao vút lên ở trên nhưng không còn ở dạng chữ S sóng nước. Điểm này dễ hiểu, dân Trung Quốc thuộc giống du mục, võ biền coi thường hay tiêu diệt khuôn mặt nòng âm, nước, rắn (vốn là khuôn mặt được coi trọng trong văn hóa Chim-Rắn, Tiên Rồng của Bách Việt) Khuôn mặt rắn bị xóa bỏ, trừ khử đi.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, người rắn, nước, biểu tượng của ngành Nòng Thần Nông – Đế Long – Lạc Long Quân không gian thái âm, nước.

Đây là nhánh Rắn Nước 50 Lang Hùng theo cha Rắn Lạc Long Quân xuống biển.

Như thế hình bùa này diễn tả từ hư không, vô cực, trứng vũ trụ, thái cực, lưỡng nghi, nấm Vũ Trụ (nấm Tam Thế, nấm Đời Sống), thần tổ loài người, hai ngành người tiểu vũ trụ mặt trời, không gian thái dương dựa trên thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo có Việt Dịch nòng nọc vòng tròn-que.

Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt bùa này diễn tả cốt lõi nòng nọc, âm dương Chim-Rắn, Tiên Rồng của văn hóa Việt với khuôn mặt sinh tạo, tạo hóa ở cõi vũ trụ của Tổ Hùng Viêm Đế-Thần Nông nhất thể gồm hai ngành Chim-Rắn, Tiên Rồng.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hòn đá lạ sẽ được di dời khỏi đền Hùng


Khẳng định hòn đá lạ không có trong danh mục hiện vật và nội dung tu bổ đã được phê duyệt, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu tỉnh Phú Thọ chuyển nó ra khỏi đền Hùng.


Trao đổi với VnExpress, ông Phan Đình Tân, Phó chánh văn phòng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho biết, cuối tháng 4, tỉnh Phú Thọ đã có công văn gửi lãnh đạo Bộ xin ý kiến về hòn đá lạ tại khu di tích đền Hùng.

Ngày 14/5, Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên có công văn trả lời, nêu rõ viên đá không có trong danh mục hiện vật và nội dung tu bổ đền Thượng đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phê duyệt. Việc đưa viên đá vào đền Thượng không được dư luận xã hội đồng thuận.

Căn cứ vào Luật di sản văn hóa, Bộ Văn hóa đề nghị tỉnh Phú Thọ chỉ đạo cơ quan chức năng đưa hòn đá ra khỏi đền Hùng và rút kinh nghiệm trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị của di tích.

Posted Image

Hòn đá lạ tại đền Hùng. Ảnh: Kiều Trinh


Trước dịp lễ hội đền Hùng, nhiều du khách phát hiện hòn đá có ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp khó hiểu được đặt ở đền Thượng (nằm trong khu di tích đến Hùng). Một số chuyên gia cho rằng hình thức bên ngoài cho thấy hòn đá là đạo bùa cát, cầu giải tai ương, thỉnh cầu phúc đức. Tuy nhiên, các chi tiết chưa được biết có thể phản lại ý nghĩa trên. Vì vậy cần di dời hòn đá ra khỏi khu vực đền Hùng để tránh những tác dụng xấu tới khu di tích linh thiêng này.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Hà Kế San cho biết, hòn đá nói trên không phải lạ mà đã được đặt trong đền từ năm 2009, đến nay đã trên 3 năm. Hòn đá không phải do người nước ngoài đặt mà do những người có trách nhiệm với khu di tích thời điểm đó quyết định.

Đoàn Loan

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (1)


(Kienthuc.net.vn) - Dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông Phạm Thức, sự thật về hòn đá lạ ở Đền Hùng đã được phơi bày.

Bắt đầu từ ngày 19/3/2013, rất nhiều bài viết về hòn đá lạ ở Đền Hùng với nghi ngờ đó là vật trấn yểm của người Tàu. Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông Phạm Thức đã gửi đến tòa soạn những nghiên cứu của ông về vấn đề này.

Không phải bùa của Việt Nam

Đại tá Nguyễn Minh Thông - người đặt hòn đá bí ẩn, trong thư gửi lãnh đạo tỉnh Phú Thọ để giải thích có viết: "Các đạo sĩ cao tăng của Nguyên - Mông đã sang Đền Hùng yểm bùa, nội dung là đánh đổ Đức sáng Vua Hùng. Tôi đã lên kế hoạch tìm một viên đá ngọc xanh để tiếp nhận năng lượng của tinh tú, trời đất nhằm hóa giải bùa yểm của Phương Bắc và mang nhiều tốt lành cho Đền Hùng, cho Phú Thọ và cho các tỉnh khác cũng hưởng phúc này theo năm tháng...".

Trong thư ông còn giải thích: Đây là Trận đồ Bát quái của Phật Tổ Như Lai dựa trên Trận đồ Bát quái của Đức Thánh Trần đánh quân Nguyên - Mông, lấy trong Binh Thư Yếu Lược. Mặt trước, phía trên lá bùa có dấu ấn của Vua Hùng, có các dòng chữ Phạn là mật chú của Mật tông Ấn Độ nhằm tăng độ linh cho Phật để giải bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân. Vì phải có linh khí của Phật và linh khí của Đức Thánh Trần thì mới đủ mạnh để hóa giải được bùa Phương Bắc và phù hộ cho nhân dân được...".

Trước tiên tôi khẳng định một cách chắc chắn là: Hai lá bùa khắc vẽ trên hai mặt của hòn đá đặt trong Hậu cung Đền Thượng của Đền Hùng, là bùa có xuất xứ từ Trung Quốc, chứ không phải bùa của Việt Nam và hình vẽ trên mặt hòn đá đó là hình vẽ của Trung Quốc, chứ không phải là hình đồ Bát quái của Đức Thánh Trần như trong thư đã nói. Nội dung đích thực của các chữ Hán, chữ Phạn vẽ trên lá bùa khác với nội dung đã giải thích trong thư, cũng không phải để tăng độ linh cho Phật và cho Đức Thánh Trần. Nguyên tắc công dụng của bùa yểm là: Bùa của ai thì phù hộ cho người đó, bùa xấu thì làm hại đất nước và con người ở nơi bị yểm bùa. Bùa của Trung Quốc thì có lợi cho Trung Quốc và có hại cho ta.

Posted Image


Thời vua Hùng dùng chữ Việt cổ - Khoa đẩu

LÁ BÙA Ở MẶT TRƯỚC HÒN ĐÁ. Đây là hòn đá ngọc xanh có hình giống quả xoài, cao 0,83m, kể cả chân đế cao 1,46m. Khẳng định lá bùa vẽ trên hòn đá là lá bùa Trương Thiên Sư của Trung Quốc, lấy trong sách Bao La Vạn Hữu, trang 38, nhà xuất bản Thiên Bảo Lầu, ấn hành năm Ất Hợi-1995 ở Hồng Kông.

Phần trên của lá bùa có khắc một con dấu vuông màu đỏ, có bốn chữ Hán
祖王赐福TỔ VƯƠNG TỨ PHÚC (Vua Tổ ban phúc), ông Thông, người đặt hòn đá bí ẩn này nói đó là con dấu của Vua Hùng. Đây là sự bịa đặt hoàn toàn, báng bổ Tổ tiên và xuyên tạc lịch sử! Vì lúc đó Vua Hùng dùng chữ Việt cổ là chữ Khoa đẩu. Trung Quốc chưa đô hộ nước ta, làm gì có con dấu khắc bằng chữ Hán!?.

Sau khi triều đại Hùng Vương (2878TCN - 258TCN) suy vong, Thục Phán lên ngôi đổi tên nước là Âu Lạc, xưng là An Dương Vương, trị vì được 51 năm, tức đến năm 207 TCN, Triệu Đà (256TCN - 136TCN) mới sang xâm chiếm nước ta và mang chữ Hán sang. Người cho khắc bốn chữ Hán trên hòn đá đó là người không thông thạo Hán ngữ. Nếu nói vua ban phúc thì không dùng chữ TỨ
, vì ngày xưa nếu cho tiền bằng vỏ sò hoặc vua ban cái chết thì dùng chữ TỨ. Chỉ những người không thông thạo Hán ngữ thì dùng lộn xộn chữ này. Nhưng nếu cho bằng vàng bạc hoặc ban phúc, ban chức tước thì dùng chữ TÍCH .


Tác giả bài viết này nguyên là Ủy viên UBND tỉnh kiêm Giám đốc Sở Nông Lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phú. Đã có 9 năm liên tục học Ngoại ngữ, Đại học và Nghiên cứu sinh ở Trung Quốc, có trên 50 năm nghiên cứu Hán ngữ, Kinh dịch, Địa lý Phong thủy, Tử vi, Bùa chú và Phật giáo, Đạo giáo. Hiện nay là Cố vấn Kinh tế Việt Nam của Tập đoàn Phong Lạc, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Hằng năm có 4 - 5 lần sang Trung Quốc.


(còn tiếp)

Phạm Thức

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài này cũng có chỗ chưa được sáng tỏ: Ngay cả Triệu Đà lập quốc , dân Việt cũng chưa dùng chữ Hán.

Triệu Đà (256TCN - 136TCN) mới sang xâm chiếm nước ta và mang chữ Hán sang.

Chữ Hán chỉ bắt đầu phổ biến ở dân Việt từ thời Sĩ Nhiếp.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cơ khổ, có hòn đá nằm ở đền Hùng mà con cháu các ngài cãi nhau chí chóe là gì.. xem ra hậu thế hết trò để nghịch rồi

Là bùa, không bùa thì nguyên gốc cũng chỉ là hòn đá....Nếu không đẹp thì đem nó cho vào nhà kho, đơn giản như ăn oản vậy. Các bác thích hòn đá vì nó đẹp thì đem nó ra trưng, các bác không thích đá thì chê nó..không phong thủy. Tựu trung lại là bậc ít học như chúng em thì ngơ ngác..vậy nó là cái rì rì đấy

em thì không ham hố mấy chuyện này nhưng em cười các bác ...

Áy là các bác bị ngộ phim chưởng Tàu quá xá..Cacs bác thấy thần thánh Tàu bay uỳnh oàng, đạo sĩ tàu lượn như gà, vẽ bùa đặt chú ......nên các bác nghĩ à bùa có thật, yểm có thật.. thế thì nó táng vào mộ nhà mình là ...cũng có.. Rồi vài bác sợ, tâm lý sợ của xã hội bắt đầu ngồi máy lạnh, ăn thịt rán và sống ảo kéo theo hàng ngàn người,,sợ ảo

Cũng như bây giờ đình chùa miếu mạo là phải có đôi sư tử đá,,vô duyên, có đèn kiểu Tàu, kiểu Nhật, phải đốt hương Thái thơm thơm( riêng em thấy kinh lắm)

Thời thế kỷ 21, khi người ta bắt đầu nhân tế bào gốc thì một bộ phận các bác vẫn còn cắm đầu sợ ảo, vẫn tin vào những gì,, rất vọng tưởng như thần thánh làm thay ta, có ông tiên ban phúc.....

Đây là hệ quả của cái gọi là Tàu Dịch....khi không tìm ra hướng đi thì...bèn thần thành hóa cho ..nhanh để dễ thở...Vầ một công trình khoa học vĩ đại của nhân loại như Dịch lại hóa ra cao siêu huyền bí đến mức ...tầm thường. khiến người ta ngộp thở, sợ hãi....mặc dù theo quan điểm của Dịch thì mợi thứ,,,chỉ theo tự nhiên mà thôi

Cứ chê các cụ lạc hậu, nhưng các cụ ..sống rất tự nhiên, an vui, ít cầu ít cúng, ít ..mê đắm hoang tưởng hơn con cháu rất nhiếu...Thật đấy

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thời thế kỷ 21, khi người ta bắt đầu nhân tế bào gốc thì một bộ phận các bác vẫn còn cắm đầu sợ ảo, vẫn tin vào những gì,, rất vọng tưởng như thần thánh làm thay ta, có ông tiên ban phúc.....

Đây là hệ quả của cái gọi là Tàu Dịch....khi không tìm ra hướng đi thì...bèn thần thành hóa cho ..nhanh để dễ thở...Vầ một công trình khoa học vĩ đại của nhân loại như Dịch lại hóa ra cao siêu huyền bí đến mức ...tầm thường. khiến người ta ngộp thở, sợ hãi....mặc dù theo quan điểm của Dịch thì mợi thứ,,,chỉ theo tự nhiên mà thôi

Cứ chê các cụ lạc hậu, nhưng các cụ ..sống rất tự nhiên, an vui, ít cầu ít cúng, ít ..mê đắm hoang tưởng hơn con cháu rất nhiếu...Thật đấyPosted ImagePosted ImagePosted Image

http://www.chuahaiquang.com.vn/NewsDetails.aspx?_214=206

Mấy bài thơ của Trần Nhân Tông (Lời bình của Nguyễn Huệ Chi)

1. 餽 張 顯 卿 春 餅

柘枝 舞 罷 試 春 衫

況 值 今 朝 三 月 三

紅 玉 堆 盤 春 菜 餅

從 來 風 俗 舊 安 南

Phiên âm:

QUỸ TRƯƠNG HIỂN KHANH XUÂN BÍNH

Giá chi vũ bãi, thí xuân sam,

Huống trị kim triêu tam nguyệt tam.

Hồng ngọc đôi bàn xuân thái bính,

Tòng lai phong tục cựu an Nam.

Dịch nghĩa:

TẶNG BÁNH NGÀY XUÂN CHO SỨ BẮC TRƯƠNG HIỂN KHANH

Múa giá chi xong, thử tấm áo ngày xuân,

Huống nữa hôm nay lại gặp tiết mồng ba tháng Ba.

bánh rau mùa xuân như ngọc hồng bày đầy mâm,

Đó là phong tục của nước An Nam xưa nay.

Dịch thơ:

Múa giá chi rồi thử áo xuân,

Hôm nay hàn thực, buổi thanh thần.

Bánh rau đầy đặn như hồng ngọc,

Nước Việt, tục này theo cổ nhân.

Trần Lê Văn dịch

Một bài thơ tiếp sứ trình bày vẻ đẹp của phong tục đất nước để khách thưởng lãm, có bánh, có rau, có điệu múa cổ “giá chi” và trang phục mùa xuân của nghệ sĩ đang múa. Người làm thơ khiêm nhường với những lời nhã nhặn, nhưng đã phác họa lên cả một bề dày văn hóa mà thấp thoáng đằng sau là ánh mắt tự hào về bản sắc riêng của dân tộc mình.

2. 春 景

楊 柳 花 深 鳥 語 遲

畫 堂 簷 影 暮 雲 飛

客 來 不 問 人 間 事

共 倚 欄 杆 看 翠 微

Phiên âm:

XUÂN CẢNH

Dương liễu hoa thâm, điểu ngữ trì,

Họa đường thiềm ảnh mộ vân phi.

Khách lai bất vấn nhân gian sự,

Cộng ỷ lan can khán thúy vi.

Dịch nghĩa:

CẢNH XUÂN

Trong khóm hoa dương liễu rậm, chim hót chậm rãi,

Dưới bóng thềm ngôi nhà chạm vẽ, mây chiều lướt bay.

Khách đến chơi không hỏi việc thế tục,

Cùng đứng tựa lan can ngắm màu xanh mờ mịt ở chân trời.

Dịch thơ:

Chim nhẩn nha kêu, liễu trổ dày,

Thềm hoa chiều rợp bóng mây bay.

Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế,

Cùng tựa lan can nhìn núi mây.

Huệ Chi dịch

3. 二 月 十 一 夜

歡 伯 澆 愁 風 味 長

桃 笙 竹 簟 穩 龍 床

一 天 如 水 月 如 晝

花 影 滿 窗 春 夢 長

Phiên âm:

NHỊ NGUYỆT THẬP NHẤT DẠ

Hoan bá kiêu sầu phong vị trường,

Đào sinh, trúc đạm, ổn long sàng.

Nhất thiên như thủy, nguyệt như trú,

Hoa ảnh mãn song, xuân mộng trường.

Dịch nghĩa:

ĐÊM MƯỜI MỘT THÁNG HAI

Chén rượu rửa mối sầu có phong vị nồng đậm mãi,

Chiếc chiếu “đào sinh” (ở Tứ Xuyên) bằng trúc yên ổn trên giường rồng.

Trời trong như nước, trăng sáng như ban ngày,

Bóng hoa tràn ngập cửa sổ, giấc mộng đêm xuân triền miên.

Dịch thơ:

Rượu tưới sầu tan, vị đậm đà,

giường rồng, chiếu trúc trải bày ra.

Trời trong như nước, trăng vằng vặc,

Giấc mộng xuân dài dưới bóng hoa.

Trần Lê Văn dịch

4. 天 長 晚 望

村 後 村 前 淡 似 煙

半 無 半 有 夕 楊 邊

牧 童 笛 裡 歸 牛 盡

白 鷺 雙 雙 飛 下 田

Phiên âm:

THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,

Bán vô bán hữu, tịch dương biên.

Mục đồng địch lý quy ngưu tận,

Bạch lộ song song phi hạ điền.

Dịch nghĩa:

NGẮM CẢNH CHIỀU Ở THIÊN TRƯỜNG

Trước thôn, sau thôn đều mờ mờ như khói phủ,

Bên bóng chiều, cảnh vật nửa như có nửa như không.

Trong tiếng sáo, mục đồng lùa trâu về hết.

Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng.

Dịch thơ:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng,

bóng chiều dường có lại dường không.

Mục đồng sáo vẳng, trâu về hết,

cò trắng từng đôi hạ xuống đồng.

Theo bản dịch Ngô Tất Tố

Bài thơ tả cảnh một buổi chiều ở phủ Thiên Trường (Nam Định) nhưng cũng là giải đáp một câu hỏi về hai phạm trù Thiền học “có” và “không” cho chính nhà thơ. Hai câu đầu, buổi chiều hiện ra trong trạng thái “tĩnh” và mờ mờ ảo ảo khiến người ngắm cảnh giằng mắc trong cái cảm giác “có” và “không” lẫn lộn của hiện hữu. Nhưng chợt từ xa hình ảnh một chú bé chăn trâu đi gần lại với tiếng sáo véo von, đánh thức ấn tượng rõ rệt về cái “có” - sự hiện hữu muôn đời của làng quê Việt Nam - trong tâm trí tác giả. Thêm vào đấy lại một đàn cò trắng lấp loáng bay xuống giữa đồng. Cái “có” lần lượt đánh bạt cái “không” thì cũng chính là trước mắt người ngắm cảnh, cái “động” đang thay thế cho cái “tĩnh”.

5. 武 林 秋 晚

畫 橋 倒 影 蘸 溪 橫

一 抹 斜 陽 水 外 明

寂 寂 千 山 紅 葉 落

濕 雲 如 夢 遠 鐘 聲

Phiên âm:

VŨ LÂM THU VÃN

Họa kiều đảo ảnh, bán khê hoành,

Nhất mạt tà dương thủy ngoại sinh.

Tịch tịch thiên sơn hồng lạc diệp,

Thấp vân như mộng, viễn chung thanh.

Dịch nghĩa:

CHIỀU THU Ở VŨ LÂM

Chiếc cầu chạm vẽ in ngược bóng vắt ngang dòng suối,

Một vệt nắng chiều rực sáng bên ngoài ngấn nước.

Nghìn núi lặng tờ, lá đỏ rơi,

Mây ướt giăng như mộng, tiếng chuông xa vẳng.

Dịch thơ:

Lòng khe in ngược bóng cầu hoa,

Hắt sáng bờ khe, vệt nắng tà.

Lặng lẽ nghìn non rơi lá đỏ,

Mây giăng như mộng, tiếng chuông xa.

Trần Thị Băng Thanh dịch

Khung cảnh một chiều thu được nhà thơ vẽ lên bằng hình ảnh phản chiếu qua một con suối, ở đó cái gì cũng đảo ngược: bóng cầu, vệt nắng... rất đẹp nhưng hình như không thật. Điểm thêm vào đó là cái nền mây trùm lên cảnh vật mờ ảo như trong giấc mộng trong đó có những lá đỏ đang rơi nhè nhẹ và tiếng chuông vẳng tới từ rất xa. Tất cả, như muốn nói lên cái cảm quan Thiền về “thật” và “ảo” trong tâm hồn tác giả.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (2)

(Kienthuc.net.vn) - "Việc chuyển lá bùa của Nguyên - Mông, vào lưu giữ ở Bảo tàng Hùng Vương, chẳng khác nào chủ nhà thấy kẻ cắp trên bàn thờ thì mời xuống ngồi phòng khách xơi nước".

Bùa giải tai ách cho cá nhân

Bên phải của lá bùa có 5 chữ Hán 百解消灾符 BÁCH GIẢI TIÊU TAI PHÙ, nghĩa là "Bùa giải trăm tai ách". Nhưng ông Thông - người đặt hòn đá lại dịch là: "Bùa giải hóa bách nạn, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân".

Làm gì có 8 chữ hóa, bách khổ, bách bệnh cho nhân dân ở trong 5 chữ Hán trên mà ông lại dịch thêm vào cho quan trọng hóa theo ý đồ riêng của mình? Rõ ràng đây là lá bùa chỉ cầu giải trăm điều tai ách thôi, mà ám chỉ là cho cá nhân. Tại sao ông lại cố tình thêm chữ và dịch sai để cho thêm phần linh thiêng và vì nhân dân, để lừa dối người khác là có ý gì? Năm chữ Hán trên là tên của lá bùa ở mặt chính hòn đá, nhưng tại sao lại coi nó là phụ và đặt úp mặt lá bùa này vào trong tường. Phải chăng có ý đồ gì ở đây?

Phần chính giữa của lá bùa có hai chữ Hán viết theo kiểu thư pháp cuồng thảo. Đó là hai chữ VĨNH THỌ 永寿, nghĩa là Sống thọ mãi mãi. Rõ ràng lá bùa mặt ở trước của hòn đá có nội dung là: "Cầu được giải trừ trăm hạn ách, tội nặng, cầu trường thọ khỏi chết yểu, cầu xua đuổi tà ma và cầu quan chức đang không được toại ý", chứ không phải như tác giả hòn đá đã giải thích là để tăng hào quang cho Phật, cho Đức Thánh Trần để hóa giải lá bùa của Phương Bắc đã trấn yểm ở Đền Hùng và phù hộ cho nhân dân. Lá bùa của Trung Quốc tiếp nhận năng lượng là để tăng hào quang và công năng cho họ, để làm hại cho ta, do vậy không thể nói nó tăng hào quang cho Phật, cho Đức Thánh Trần được?

Bên trái lá bùa có dòng chữ Phạn chạy dọc xuống, đọc là: "Úm, chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha". Đây là một nửa của câu trì chú hay nhất trong Kinh Phật Mẫu Chuẩn đề. Toàn văn câu trì chú đó như sau: "Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà câu chi nẫm, đát diệt tha: Úm, chiết lệ chủ lệ Chuẩn đề ta bà ha". Nghĩa của câu trì chú này là: "Thỉnh cầu được giảm trọng tội, cầu trường thọ cho chúng sinh có số yểu mạng và xua đuổi tà ma, cầu quan chức không được toại ý". Nhưng tác giả hòn đá lại giải thích là làm tăng độ linh, tăng độ uy cho Phật Tổ và Đức Thánh Trần.

Posted Image

Lá bùa mặt sau hòn đá.

Bịa đặt và xuyên tạc lich sử

LÁ BÙA Ở MẶT SAU CỦA HÒN ĐÁ, nhưng lại cố ý xoay ra phía trước, nhìn thẳng hướng chính Nam. Trong thư giải thích đây là "Trận đồ Bát quái thiên tinh Phật Tổ Như Lai dựa trên trận đồ Bát quái của Đức Thánh Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên - Mông.". Giải thích như vậy là bịa đặt trắng trợn, xuyên tạc lịch sử!

Trận đồ Bát quái là sản phẩm của Kinh dịch Trung Quốc, do Gia Cát Lượng sáng tạo ra, sao lại gán cho Phật Tổ Như Lai? Nhưng nếu là của Phật Tổ Như Lai thật đi chăng nữa, thì Phật Tổ làm sao dựa vào trận đồ của Trần Hưng Đạo mà vẽ ra được, vì Phật Tổ có trước Trần Hưng Đạo! Trận đồ Bát quái của Gia Cát Lượng là trận đồ dùng ngựa, đánh kỵ binh trên bộ. Còn trận đồ của Trần Hưng Đạo là trận đồ dùng thuyền, thủy chiến ở sông Bạch Đằng. Trận đồ ba lần đánh thắng quân Nguyên - Mông là trận đồ phản công, chứ không phải trận đồ nghênh chiến. Khác nhau một trời một vực. Kiến thức quân sự sơ đẳng như vậy ai cũng biết, sao lại cố tình gán ghép?

Thực tế, trận đồ trên hòn đá lạ đích thực là Trận đồ Bát quái Kỵ binh thứ 20 của Gia Cát Lượng 诸葛亮八卦骑兵二十图阵bài binh bố trận để ứng chiến với Kỵ binh của Tào Ngụy do Tư Mã Ý chỉ huy. Vậy ý đồ của người đặt hòn đá ở đây và ngụy biện nói đó là Trận đồ của Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên - Mông là có ý gì?

Trong thư giải thích cũng có nói là đã bỏ lá bùa của Nguyên - Mông yểm ở Đền Hùng, nhưng lại thay vào đó lá bùa của Trung Quốc thời nay, công lực mạnh hơn, thâm hiểm hơn! Chính vì thế mà cố ý quay mặt lá bùa này ra ngoài, nhìn về hướng Nam!

Trong thư cũng nói các đạo sĩ cao tăng Nguyên - Mông đã yểm bùa ở Đền Thượng Đền Hùng từ thời Nhà Trần. Nhưng ông Dương Trung Quốc, nhà nghiên cứu lịch sử hoài nghi: "Đã có tổ chức có uy tín nào đã kết luận khách quan và khoa học điều này hay tự biên, tự diễn"? Rồi lấy đó là cái cớ để đưa bùa mới lên yểm Đền Hùng. Nếu là bùa của Nguyên - Mông, sao không tiêu triệt, hóa giải và phá hủy lá bùa đó đi, mà còn đưa nó vào lưu giữ ở Bảo tàng Hùng Vương, chẳng khác nào kẻ cắp ở trên bàn thờ mời xuống ngồi phòng khách xơi nước, như vậy nó vẫn còn ở trong nhà mình cơ mà!

Phạm Thức

Sự thật giật mình về hòn đá lạ ở Đền Hùng (3)

Những nội dung trên lá bùa - hòn đá lạ ở Đền Hùng có vẻ vụng về nhưng che giấu bên trong là âm mưu bành trướng của nước lớn nhằm trấn áp nước ta.

Dốt Hán cổ nhưng thích chơi chữ

Bên trái lá bùa chạy dọc từ trên xuống có dòng chữ Hán 原水陈固星古佛 NGUYÊN THỦY TRẦN CỐ TINH CỔ PHẬT. Người am hiểu sẽ thấy câu này viết sai chữ. Nó sai cả chính tả và sai cả ngữ pháp Hán ngữ. Người viết thiếu hiểu biết nhưng lại thích chơi chữ Hán cổ nên câu rất tối nghĩa. Nếu nói đến Nguyên - Mông thì không dùng chữ nguyên 原 này, mà dùng chữ Nguyên 元 là Nhà Nguyên này mới đúng.

Có lẽ tác giả muốn viết là Trần đồ 陈图 (chỉ trận đồ của Trần Hưng Đạo), nhưng khi dịch đã bỏ đi chữ Trần 陈, còn chữ đồ 图 lại viết sai thành chữ cố 固 (chữ cố trong cố chấp, cố định, cố nhiên).

Ghép 7 từ này vào không ăn nhập, không liên quan gì về ngữ nghĩa với nhau, dịch là: "Nguyên thủy trần cố sao Phật cổ" - câu này không có nghĩa. Trong câu 7 chữ Hán trên không có 4 chữ trận 阵, chữ đồ 图, chữ thiên 千 và chữ cầu 求. Thế nhưng, người đặt hòn đá khi dịch đã cố ý thêm 4 chữ đó vào và bỏ hẳn đi chữ Trần 陈 (là họ Trần), rồi dịch bịa là: "Nguyên thủy trận đồ Thiêu tinh cầu Phật". Lỗi này, nếu không phải là trình độ Hán ngữ thấp kém, thì là cố tình bịa đặt.

Che giấu trận đồ bát quái của Gia Cát Lượng

Bốn chữ Nho ở mé trái đọc là CỬU TINH CỔ PHẬT 九星古佛. Nghĩa là Chín sao Phật cổ, Phật không phải là nhà chiêm tinh, cũng không phải là thầy tướng số, sao gán cửu tinh cho Phật? Như vậy, bốn chữ đó cũng chẳng có ý nghĩa gì, chỉ để lòe thiên hạ và làm rối mắt.

Ở giữa lá bùa có hai vòng tròn có tia phát sáng, bên trong có chữ Vạn của nhà Phật, nghĩa là tốt lành. Hai vòng tròn đó là mặt trời, mặt trăng, tức là 日Nhật Nguyệt 月. Ghép hai chữ nhật, nguyệt vào thành chữ 明 Minh, tức là nhà Minh. Ở Trung Quốc nói đến Đường 唐, đến Minh 明 là chỉ Trung Quốc. Hóa ra mời Trung Quốc ngự trong lá bùa đó à? Rồi thêm vào đó nhiều chi tiết, nhiều chữ Vạn và chữ Hán vô nghĩa, để làm tăng thêm sự khác biệt, làm hoa mắt mọi người, để không nhận ra Trận đồ Bát quái của Gia Cát lượng.

Nhưng hai trận đồ này, một đằng dùng ngựa trên bộ, một đằng dùng thuyền dưới nước đánh nhau, một đằng là nghênh chiến, một đằng là truy kích địch, làm sao có thể giống hệt nhau?

Như vậy, việc nói đây là trận đồ của Trần Hưng Đạo là râu ông nọ cắm cằm bà kia, là lừa dối nhân dân, xuyên tạc lịch sử, lừa dối cả Đức Thánh Trần, lừa dối Vua Hùng và Phật Tổ Như Lai.

Posted Image

Trận đồ Bát quái của Gia Cát Lượng.

Hiểu sai Lục tự chân ngôn Phật giáo

Dòng chữ Phạn chạy dọc bên phải lá bùa mặt sau hòn đá là câu chú của Phật giáo Mật Tông đọc là: "Úm lam, úm si-lâm, Úm ma ni bát mê hồng". Đặc biệt là sáu chữ Úm ma ni bát mê hồng là Lục tự chân ngôn của Phật giáo Mật tông.

Người đặt hòn đá đã giải thích rằng: "Bùa này làm tăng hào quang của Phật và tăng độ linh, độ uy của Phật..." hoàn toàn không phải như vậy. Đây là câu trì tụng để Phật tử cầu Phật trừ tà ma, cầu bảy đời dòng họ được giải thoát khổ đau, bệnh tật, cầu vĩnh viễn thoát vòng sinh lão bệnh tử.

Các câu trì tụng trên đây là thỉnh cầu Phật Tổ phù hộ cho mình (tức là xin), chứ không phải cầu để làm tăng độ linh, độ uy cho Phật Tổ (tức là cho). Hoàn toàn không phải để làm tăng độ linh, độ uy cho cho Phật, cho Đức Thánh Trần như đã giải thích.

Phạm Thức

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hòn đá lạ ở Đền Hùng: lá bùa cực độc (4)


Lá bùa cực kỳ độc này được đặt ở Đền Thượng của Đền Hùng, sẽ thu nạp năng lượng rất nhanh và vô cùng nguy hiểm trong tương lai. Vì thế, để trừ hậu họa, phải di dời và phá hủy nó càng sớm càng tốt.

Tiểu nhân và quân tử

PHẦN ĐẾ CỦA HÒN ĐÁ cũng là một hòn đá màu đen tuyền, hình chóp cụt bát giác đều, cao 0,83m. Chân đế dưới to, trên hơi nhỏ. Cả tám mặt đều là hình thang cân, khắc 8 quẻ CÀN 乾. Tượng của quẻ Càn là: voi, sư tử, quân tử, vua trong cung điện...

Bệ đá đặt trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, núi là quẻ CẤN 艮. Tượng của quẻ Cấn là: chó, chuột, trẻ con, người dân trong núi... Có 8 quẻ CÀN, chỉ có 1 quẻ CẤN. Quẻ CÀN chồng lên quẻ CẤN được quẻ kép là THIÊN SƠN ĐỘN 天山遁. 8 càn đè 1 cấn - Phải chăng ý ở đây là người ta lấy thịt đè người, muốn cưỡi trên đầu trên cổ mình?

Cụ Phan Bội Châu giải quẻ này như sau: Kẻ tiểu nhân đang tiến nhưng chưa đến thời đủ mạnh. Người quân tử đang suy nhưng có bố quẻ dương là bè bạn đang phù giúp. Nói là lui nhưng không phải là lui. Phải có cặp mắt tinh tường, thủ đoạn và nhanh nhạy, rình thời cơ mà hành sự ắt phải hanh thông. Kẻ tiểu nhân ở dưới là chỉ quẻ Cấn, là núi Nghĩa Lĩnh, là chúng ta. Người quân tử ở trên là chỉ quẻ Càn, là vua, là trời, là Bắc Quốc. (Chu Dịch của Phan Bội Châu, NXB Văn hóa thông tin, năm 1996, trang 478).

Posted Image

Trận đồ Bát quái ở hòn đá phóng to.



Làm thế nào để giải lá bùa độc này?

Rõ ràng hai lá bùa trên hoàn toàn không phải của Việt Nam, mà là tạp chủng lai căng giữa văn hóa Ấn Độ và văn hóa Trung Hoa, lai căng giữa Phật giáo và Đạo giáo. Nó có cả chữ Hán, chữ Phạn, có cả nhật nguyệt tinh tú vá các ký hiệu tối nghĩa lung tung khác. Nó giống như một nồi lẩu thập cẩm, tạp pí lù được ngụy trang bằng những miếng thịt, cá và rau thơm phủ lên trên mặt, nhưng bên trong toàn là cỏ độc, chất độc.

Lá bùa cực kỳ độc hại này được đặt ở Đền Thượng của Đền Hùng. Ban đầu nó chưa hội tụ đủ năng lượng, nhưng nó được đặt ở Điện Kính Thiên, một nơi linh thiêng, tràn đầy năng lượng của Trời Đất và linh khí của Tổ tiên, nó sẽ thu nạp năng lượng rất nhanh và sớm phát tác mạnh mẽ, sẽ vô cùng nguy hiểm trong tương lai. Vì thế, để trừ hậu họa, phải di dời và phá hủy nó càng sớm càng tốt.

Cả hai lá bùa khắc vẽ trên hòn đá trấn yểm ở Đền Hùng, đều có hình thức và nội dung xuất xứ từ Trung Quốc. Nội dung các câu trì chú là cầu khẩn Đức Phật phù hộ cho cá nhân, cầu quan chức đang không được toại ý. Lá bùa còn che đậy nội dung cực kỳ thâm hiểm mang chủ nghĩa đại Hán, bành trướng bá quyền nước lớn theo ý nghĩa Địa - Chính trị, nhằm yểm triệt địa linh, thui chột nhân kiệt Việt Nam.

Muốn giải bùa chú của Trung Quốc, phải thông thạo Hán ngữ cả văn ngôn lẫn bạch thoại, đọc được chữ Hán giản thể và phồn thể, đọc được chữ Hán viết theo lối thư pháp cuồng thảo của các trường phái viết theo thể Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư, Thảo thư và Hành thư. Phải thông hiểu các trường phái Phật giáo, Đạo giáo và các sắc tôn giáo khác, phải thông hiểu các thể loại, hình thức và nội dung của bùa chú. Đặc biệt, phải có tư duy và vị thế của người Trung Quốc, tức là như người trong cuộc của họ thì mới hiểu và giải được các loại bùa chú.

Đây là lá bùa Trung Quốc của Đạo sĩ Trương Đạo Lăng 张道陵, người huyện Phong, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, là hậu duệ của Trương Lương, tướng nhà Hán. Trương Đạo Lăng là người hoàn thiện, nâng cao Đạo giáo và là người sáng tạo ra bùa chú ở Trung Quốc. Bùa của Trương Đạo Lăng gọi là bùa Trương Thiên Sư 张天师符. Các triều đại phong kiến, các chính phủ thời Quốc Dân đảng, đảng Cộng sản ở Trung Quốc đều sắc phong hay công nhận cho gia tộc họ Trương cha truyền con nối độc quyền hành nghề bùa chú và truyền nghề mãi các đời về sau. Đến đời thứ 62 năm 1949, Trung Quốc giải phóng, một nửa gia tộc họ Trương theo Tưởng Giới Thạch chạy ra Đài Loan, một nửa ở lại Lục địa. Từ đấy có hai chi phái bùa chú Trương Thiên Sư. Đến nay, năm 2013 là đời Trương Thiên Sư thứ 65. Phái ở Trung Quốc hiện nay là Thiên Sư đời thứ 65 là Trương Quý Hoa 张贵华, Phái ở Đài Loan hiện nay cũng là Thiên Sư đời thứ 65 là Trương Ý Tưởng 张意将.


Phạm Thức

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hòn đá lạ ở Đền Hùng: Nghi án “bẻ đầu” tượng Phật? (5)


Có nhiều bằng chứng cho thấy, hòn đá lạ vốn là bức tượng Phật ngọc. Nhưng dường như bức tượng đã bị người ta "bẻ đầu" để che giấu sự thật mờ ám đằng sau nó.


Vết sẹo trên đỉnh hòn đá

Trong lúc dư luận đang bàn luận xem bản chất của hòn đá có phải lá bùa hay không, tốt hay xấu thì đã quên không để ý đến một chi tiết vô cùng quan trọng. Chi tiết này cho đến nay rất hiếm người để ý đến. Trên đỉnh của hòn đá lạ có một vết sẹo lớn. Vậy tại sao hòn đá lại có vết sẹo này? Mọi người có thể không biết căn nguyên của vết sẹo trên nhưng Đại tá Nguyễn Minh Thông, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa Phương Đông và ông Nguyễn Tiến Khôi, nguyên Giám đốc Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ là những người trực tiếp đặt hòn đá lạ ở Đền Hùng chắc hẳn phải biết.

Thực tế, ban đầu hòn đá là một bức tượng phật ngọc. Nó vốn là hòn đá ngọc xanh được chế tác rất công phu, gồm ba phần, trên cùng là hình đầu Đức Phật từ cổ trở lên. Còn thân và đế của hòn đá vẫn như hiện nay. Sau khi đặt hòn đá lạ đó yên vị ở Đền Thượng, người ta đã tổ chức "lễ yên vị hô linh nhập bùa, hô thần nhập tượng". Việc tổ chức hô thần nhập tượng này chỉ có vài người có liên quan biết. Suốt gần bốn năm qua nhân dân không ai hay biết, kể cả báo chí địa phương và trung ương đều không được thông báo. Nếu việc làm tốt đẹp tại sao lại giấu giếm, không công khai?

Tại sao họ lại đưa Đức Phật vào thờ chung với Vua Hùng? Tuy chúng ta kính trọng và thờ cúng cả hai Đức Phật và Vua Hùng, nhưng không thể vì thế mà thờ chung Đức Phật và Vua Hùng cùng một chỗ được. Vì Đức Phật là đấng tối cao, Phật quang phổ chiếu cả Tam giới. Phật thì chúng ta cúng chay. Còn Đức Sáng Vua Hùng là vị minh quân có công dựng nước, là đấng tối cao của dân tộc ta. Các Vua Hùng thì chúng ta cúng mặn, có rượu thịt. Sao có thể đặt các vị ở chung một chỗ, ngồi ăn một mâm được?

Có thể sau khi đã đặt bức tượng ngọc phật - hòn đá lạ người ta mới hiểu ra vấn đề tâm linh tối thiểu và nhạy cảm đó. Thế nhưng, thay vì sửa sai, người ta đã làm cách nào đó mà bức tượng ngọc phật đã mất đầu và từ đó chỉ còn là "hòn đá lạ".

Posted Image

Ảnh do tác giả cung cấp.


Hòn đá lạ hiện đang ở đâu?

Ông Hoàng Phú Hòa, Trưởng phòng Tổ chức Hành chính - Ban Quản lý di tích Đền Hùng xác nhận: "Sau khi có ý kiến của Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch và UBND tỉnh Phú Thọ, ngày 25/5/2013 Ban Quản lý di tích Đền Hùng đã cho di dời hòn đá và trả lại cho ông Nguyễn Minh Thông đem về Trung tâm Văn hóa Phương Đông".

Theo ông Trần Văn Phú - Thủ từ đền Thượng thì thời điểm tổ chức di dời hòn đá lạ có rất ít người biết đến, ngay cả bản thân ông làm thủ từ nhưng cũng không được ai báo trước về tin này. Chập tối ngày hôm trước ông về nhà thì hòn đá vẫn còn ở nguyên chỗ cũ, đến sáng hôm sau lên thì không thấy hòn đá đâu nữa. Sau đó nghe nói hòn đá đó đã được di chuyển đi chỗ khác, lúc di chuyển có ông Nguyễn Minh Thông và vài người khác, lúc nâng hòn đá lên người ta thấy dưới đáy hòn đá có một cái lỗ nhỏ, ông Thông moi lá bùa trong lỗ ra bỏ vào túi áo rồi cùng một số thanh niên khiêng hòn đá xuống ô tô chở về Hà Nội.



-Vẫn còn rất nhiều thông tin khó hiểu xung quanh sự việc này, chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu để đưa đến bạn đọc những thông tin chính xác và khách quan nhất vào các số tiếp theo.
- Theo Điều 4, Nghị định 98/2010/NĐ-CP, triển khai Luật Di sản có quy định: "Cấm làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích, như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích... tuyên tryền giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị di tích...". Như vậy, chiếu theo điều luật này, những hành động trên của những người đặt hòn đá lạ ở Đền Hùng là hoàn toàn sai luật, phải chịu sự xử lý theo Luật Di sản.



Phạm Thức

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hòn đá lạ ở Đền Hùng: Xử lý bùa độc thế nào? (6)

Theo nghiên cứu của nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông - Phạm Thức, việc giải lá bùa độc ở đền Hùng là cần thiết và hoàn toàn có thể.

Khái niệm về bùa chú

Hai lá bùa trên hòn đá lạ yểm ở Đền Hùng đã khẳng định là bùa có xuất xứ từ Trung Quốc, cực kỳ độc hại cần phải loại bỏ. Trong hai lá bùa đó, lá thứ nhất mưu cầu lợi ích cá nhân, cầu Trời khẩn Phật phù hộ cho mình khỏi chết yểu, giải trừ bách nạn, bách bệnh, cầu quan chức đang không được như ý... Nội dung lá không cầu cho quốc thái dân an, phù hộ cho Đất Tổ Vua Hùng. Lá bùa thứ hai mang ý nghĩa địa - chính trị, chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn. Cần phải giải mã bí mật của nó, di dời và phá hủy nó ngay. Nhưng đặt nó vào thì dễ, bỏ nó ra thì không dễ chút nào, nếu không khéo thì tác hại của nó khó lường.

Bùa chú hay còn gọi là Phù chú, là danh từ ghép. Phù 符 là tượng trưng cho sự hiện diện uy quyền của Linh giới (Trời, Phật, Thánh Thần - tốt hoặc Yêu ma, quỉ quái - xấu). Phù gồm có các vật liệu như giấy, lụa, gỗ, gốm sứ, đá, sắt thép, tường nhà... để vẽ các hình đồ, họa tiết hay các chữ Hán thư pháp... Chú 咒 là những chỉ lệnh, những mật ngữ vô cùng uyên thâm linh diệu rất khó lý giải của Linh giới hoặc của Ác quỷ. Chú là những văn tự chữ Hán, chữ Phạn hay các văn tự khác để thể hiện các câu chú, các mật ngữ... chuyển tải những thâm ý của các đấng Thần linh hay Ma quỉ theo ngụ ý của người đặt bùa chú.

Ở Trung Quốc người ta cho rằng không thể tự học bùa chú được, mà chỉ có cha truyền con nối theo dòng họ. Ở Trung Quốc hiện có 11 trường phái bùa chú, ở Đài Loan có 2 trường phái, nhưng chỉ có trường phái Trương Thiên Sư là lâu đời nhất và có uy tín nhất được cấp phép hành nghề. Hiện nay, ở Trung Quốc thành lập nhiều Viện nghiên cứu, Trung tâm nghiên cứu Bùa chú và Phép thuật ở cấp trung ương và địa phương. Trung Quốc coi Bùa chú là triết học của tâm linh, là đỉnh cao trí tuệ tâm linh của Trung Hoa. Coi bùa chú là lực lượng siêu nhiên mạnh mẽ để khống chế thế giới vật chất và thế giới tâm linh.

Đạo sĩ 道士 là truyền nhân của Đạo giáo, là người tu Đạo đắc nghiệp, học thức uyên bác, phép thuật cao siêu. Bùa chú của Đạo sĩ là bùa uyên thâm nhất, công lực mạnh và hiệu nghiệm nhất, do đó khó giải mã và giải trừ nhất. Lá bùa vẽ ở mặt trước hòn đá ở Đền Hùng là lá bùa của Đạo sĩ Trương Thiên Sư, là đạo sĩ nổi tiếng số một của Trung Quốc từ cổ chí kim. Lá bùa ở mặt sau Hòn đá là lá bùa Bát quái của Gia Cát Lượng cũng là một Đạo sĩ, một nhà quân sư nổi tiếng thời Tam Quốc.

Posted Image

Lá bùa vẽ ở mặt trước hòn đá ở Đền Hùng là lá bùa của Đạo sĩ Trương Thiên Sư.

Muốn giải phải hiểu bí mật của bùa

Bùa của các Đạo sĩ hầu như chỉ có tự họ hoặc các Đạo sĩ "cao tay" khác mới giải mã và giải trừ được. Còn các Pháp sư, Thầy tu, Thuật sĩ, Thầy phù thủy... học vấn và phép thuật "thấp tay" hơn thì không thể giải mã và giải trừ được bùa chú của các Đạo sĩ. Còn bùa của các Pháp sư, Thầy tu, Thuật sĩ, Thầy phù thủy thì thấp kém và rất dễ giải. Muốn giải trừ một lá bùa, trước hết phải giải mã hết các bí mật về hình vẽ và các mật ngữ viết bằng chữ Hán, chữ Phạn... của lá bùa đó, phơi bày toàn bộ ra thanh thiên bạch nhật, thì nó mới hết thiêng. Sau đó phải có các bước thủ tục hóa giải rồi mới tiêu hủy hoàn toàn lá bùa đó.

Bùa âm Hán - Việt đọc là phù. Phù có ba loại: Phù thủy, phù mộc và phù thiết. Ở ta chỉ quen gọi có một loại là Phù thủy, nhưng thực chất có ba loại phù khác nhau. Bùa (phù) có bùa cát bùa hung, có bùa âm bùa dương, có bùa để uống, có bùa để dán, bùa mang theo người, bùa treo trên cao, bùa chôn dưới đất. Có bùa chỉ dùng cho một người, có bùa dùng cho dòng họ hay cho cả cộng đồng. Có bùa dùng cho một địa phương, có bùa dùng cho cả đất nước. Có bùa phát tác ngay, có bùa để càng lâu ngày, công lực càng mạnh mẽ và sẽ phát tác lâu dài hàng chục, hàng trăm, thậm chí đến hàng ngàn năm sau.

(còn tiếp)

Phạm Thức

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hòn đá lạ ở Đền Hùng: Thủ tục giải trừ bùa chú (7)

Mọi lá bùa đều có hai phần là bản thể vật chất và bản thể tâm linh. Giải bùa là phải phá hủy cả bản thể vật chất lẫn bản thể tâm linh.

Phải phá hủy cả phần thực thể lẫn tâm linh

Thực chất một lá bùa chú có hai bản thể, bản thể vật chất và bản thể tâm linh. Cũng ví như các loài động vật có xác và có hồn vậy. Thể xác sau khi chết thì thối rữa, nhưng linh hồn thì tồn tại mãi về sau. Bản thể vật chất của lá bùa là những chất liệu để vẽ ra lá bùa, như giấy, lụa, gỗ, gốm sứ, sắt thép, tường nhà... Bản thể tâm linh của lá bùa là những hình vẽ, các họa tiết bí ẩn, các mật ngữ viết bằng chữ Hán, chữ Phạn hoặc các ngôn ngữ khác vô cùng thâm thúy, khó hiểu, ẩn chứa những chỉ lệnh, những quyền phép của Linh giới.

Ta nói giải bùa là bao gồm cả hai khái niệm. Một là giải mã các bí mật của lá bùa bao gồm cả bí mật về các hình vẽ, họa tiết và bí mật của các mật ngữ của nó bằng chữ Hán, chữ Phạn. Hai là giải trừ, tiêu hủy lá bùa cả bản thể vật chất và bản thể tâm linh của nó. Trước hết ta phải giải mã toàn bộ bí mật của nó. Bày các bí mật về bản thể tâm linh đó ra thanh thiên bạch nhật, thì nó mới hết linh thiêng. Sau đó ta mới tiến hành các thủ tục cụ thể giải trừ và phá hủy bản thể vật chất của nó.

Để cho dễ hiểu, tôi lấy một ví dụ: Khi ta bắt được một tên tội phạm, không thể đơn giản là mang nó ra trảm ngay. Vì giết nó thì ta chỉ giết được thân xác của nó, chứ chưa giết được hành động và tư tưởng độc hại của nó, chưa răn đe và ngăn chặn được nguy hại của nó sau này. Ta phải khởi tố điều ta và truy tố nó ra tòa. Trước tòa nó tâm phục khẩu phục về tội lỗi của nó gây ra, rồi ta mới tuyên án xử nó đúng người đúng tội, thì mới trừ được hậu họa sau này.

"Xử" lá bùa cũng vậy, phải vạch trần hết những bí mật của nó ra, rồi mới di dời và phá hủy nó. Nhưng nếu ta tùy tiện mang hòn đá có hai lá bùa ở Đền Hùng đi chỗ khác hoặc phá hủy nó đi, thì ta chỉ mới phá hủy được phần xác, còn phần hồn của nó vẫn còn đó và nó sẽ quanh quẩn ở Đền Hùng. Sức mạnh tâm linh của nó vẫn tồn tại và nguy hại của nó sẽ phát tác lâu dài về sau này.

Posted Image

Ảnh minh họa một vài loại "phù chú" điển hình.

Cách chọn người giải bùa

Sau khi giải mã triệt để nội dung các hình vẽ, các mật ngữ bằng chữ Hán, chữ Phạn, tiến hành giải trừ và tiêu hủy bùa yểm ở Đền Hùng phải theo các bước sau. Chọn thầy giải trừ bùa chú phải là người thông hiểu và giải mã được hoàn toàn các bí mật của hình đồ, họa tiết của bùa và giải mã được tất cả các mật ngữ bí hiểm viết bằng chữ Hán và chữ Phạn của chú. Người đó phải hiểu các phương pháp, thủ tục và tuần tự giải trừ một lá bùa và phải có mệnh tương khắc với hòn đá bùa đó là tốt nhất. Hòn đá thuộc hành thổ, người giải nó phải có mệnh là mộc, chí ít là mệnh thổ cũng tạm được. (Mộc khắc Thổ, hoặc Thổ - Thổ tương hòa).

Chọn ngày lành tháng tốt khắc với hòn đá, tức là ngày giải bùa phải là ngày có trường khí sóng điện từ đại vũ trụ phù hợp với trường khí sóng điện từ tiểu vũ trụ (tức là người giải bùa), thông qua khí ngũ hành mà hòa hợp với nhau để làm lễ.

- Bùa chú cũng như âm binh, nó có tác dụng làm suy yếu và diệt trừ đối trừ đối thủ. Phản tác dụng là nó phản chủ. Những người sinh ra nó, nhưng không nuôi dưỡng và bảo vệ được nó, thì nó sẽ phản chủ, tức là phản lại những người trực tiếp, gián tiếp đặt nó ở Đền Hùng và đặc biệt là ông chủ đích thực của nó đứng đằng sau cũng bị nó phản lại một cách mạnh mẽ, hậu họa khó lường. - Ngày 6/6/2013, tòa soạn sẽ tổ chức buổi tọa đàm "Hòn đá lạ ở đền Hùng dưới góc nhìn khoa học". Các nhà khoa học và quản lý sẽ đưa ra ý kiến của mình về cách xử lý vấn đề này để đi đến kết luận cuối cùng. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến độc giả.

Phạm Thức

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mấy bố được dịp tha hồ mà tung hứng, viết ba cái bài linh tinh, vớ vẩn. Ông nào can đảm đứng ra nhận trách nhiệm rằng : KHI ĐƯA HÒN ĐÁ ĐÓ ĐI thì dân giàu, nước mạnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mấy bố được dịp tha hồ mà tung hứng, viết ba cái bài linh tinh, vớ vẩn. Ông nào can đảm đứng ra nhận trách nhiệm rằng : KHI ĐƯA HÒN ĐÁ ĐÓ ĐI thì dân giàu, nước mạnh.

Posted ImagePosted Image, khi đèo con con trẻ đến nha sĩ giải quyết cái răng sâu... thì huynh mong chờ điều gì sau đó? sau đó thành ngay ông thần đồng hay giàu có à...Mong cho nó ăn no ngủ yên vì không đau răng nữa thôi...mà còn đến trường đi học được chứ...

Thế còn học hành đến đâu hay gia đình nó sau này giàu có thế nào thì phụ thuộc nhiều vào công học tập và phấn đấu của cháu nó sau này chứ...Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lanha92 xin cúi lạy trước sự" cao siêu" của tập đoàn các ông thầy bùa, thầy chú, pháo sư..của nước Việt. Các ông giỏi quá, giỏi đến mức có hòn đá mà gán đủ thứ huyền hoặc xung quanh. Cụ Phan CHâu Trinh từng ta thán 10 điều làm nước Việt suy yếu chính là mê tín đị đoạn quá độ, cầu cúng nhiều, me man nhiều mà chả tỉnh táo. Thế giới cứ phi tên lửa còn ta đi xe ngựa mãi thế này sao

Lanha92 nghĩ nên học nước Nhật đi..Họ rất tin vào Thái Dương thần nữ nhưng họ không mé muội như ta, đền thờ của cả nước đẹp uy nghi mà sạch bụi trần..Kể cả cái đền Yasukuni gi gì đó cũng thế. Ta học được không

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lanha92 xin cúi lạy trước sự" cao siêu" của tập đoàn các ông thầy bùa, thầy chú, pháo sư..của nước Việt. Các ông giỏi quá, giỏi đến mức có hòn đá mà gán đủ thứ huyền hoặc xung quanh. Cụ Phan CHâu Trinh từng ta thán 10 điều làm nước Việt suy yếu chính là mê tín đị đoạn quá độ, cầu cúng nhiều, me man nhiều mà chả tỉnh táo. Thế giới cứ phi tên lửa còn ta đi xe ngựa mãi thế này sao

Lanha92 nghĩ nên học nước Nhật đi..Họ rất tin vào Thái Dương thần nữ nhưng họ không mé muội như ta, đền thờ của cả nước đẹp uy nghi mà sạch bụi trần..Kể cả cái đền Yasukuni gi gì đó cũng thế. Ta học được không

Không, không và không!

Ta là ta, vĩnh viễn không thể là họ! Hãy nhìn đất nước Philippines, cách đây gần 200 năm họ cũng bị phương Tây tấn công và trở thành thuộc địa. Họ đã học theo "mẫu quốc" đủ thứ, từ cải đạo theo Thiên Chúa đến thay tên đổi họ theo "mẫu quốc". Kết quả là 200 năm sau họ theo "mẫu quốc" được đến đâu? So với các nước trong khu vực họ có hơn gì ko?

Sự học không phải là bắt chước, mà cốt lõi nằm ở nhìn vào sự vật, hiện tượng để rút ra quy luật để hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng đó, từ đó áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể. Nói như lý học thì 1 cái vỗ cánh của con bướm ở Amazone cũng gây ra cơn bão ở Thái Bình Dương nhưng khi và chỉ khi cái vỗ cánh đó đúng thời điểm, vị trí. Dễ hiểu hơn, giọt nước làm tràn ly khi và chỉ khi nó là giọt cuối cùng, nhưng không có công của hàng trăm, hàng ngàn giọt trước đó chỉ có sứ mệnh là làm hòa mình vào làm nên cốc nước đầy thì liệu giọt cuối cùng có làm tràn được hay không? Vậy giọt nước nào quan trọng hơn?

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không, không và không!

Ta là ta, vĩnh viễn không thể là họ! Hãy nhìn đất nước Philippines, cách đây gần 200 năm họ cũng bị phương Tây tấn công và trở thành thuộc địa. Họ đã học theo "mẫu quốc" đủ thứ, từ cải đạo theo Thiên Chúa đến thay tên đổi họ theo "mẫu quốc". Kết quả là 200 năm sau họ theo "mẫu quốc" được đến đâu? So với các nước trong khu vực họ có hơn gì ko?

Sự học không phải là bắt chước, mà cốt lõi nằm ở nhìn vào sự vật, hiện tượng để rút ra quy luật để hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng đó, từ đó áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể. Nói như lý học thì 1 cái vỗ cánh của con bướm ở Amazone cũng gây ra cơn bão ở Thái Bình Dương nhưng khi và chỉ khi cái vỗ cánh đó đúng thời điểm, vị trí. Dễ hiểu hơn, giọt nước làm tràn ly khi và chỉ khi nó là giọt cuối cùng, nhưng không có công của hàng trăm, hàng ngàn giọt trước đó chỉ có sứ mệnh là làm hòa mình vào làm nên cốc nước đầy thì liệu giọt cuối cùng có làm tràn được hay không? Vậy giọt nước nào quan trọng hơn?

Đúng vậy! Bản sắc, văn hóa là không thể sao chép.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay