-
Số nội dung
572 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Hà Châu
-
5 người chết do virus giết người giống SARS Các nhà chức trách Arab Saudi tiết lộ vừa có 5 người chết và 2 người đang nguy kịch vì một loại virus giống như Hội chứng Suy hô hấp cấp (SARS). Cơ quan tin tức Saudi, hãng thông tấn SPA dẫn lời các quan chức Bộ y tế Ả rập, 7 trường hợp trên đều ở tỉnh al-Ahsa Governorate, phía Đông vương quốc này. Loại vi rút NCoV hay còn gọi là Coronavirus này sẽ khiến bệnh nhân bị viêm phổi và có trường hợp gây suy thận. Một người đàn ông 73 tuổi đến từ Arab Saudi đã qua đời hồi tháng tư do bị loại virus nguy hiểm này tấn công hồi tháng ba vừa qua. NCoV cùng dòng với chủng virus đã gây ra một đợt bùng phát năm 2003 ở châu Á, Hội suy hô hấp cấp (SARS), giết chết hơn 800 nghìn người. Coronavirus gây chết người. Hãng thông tấn SPA đưa tin, Bộ Y tế cho biết đã sử dụng "tất cả các biện pháp phòng ngừa cho những người đã tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh ... và đã lấy mẫu để kiểm tra xem liệu họ có bị nhiễm bệnh hay không", nhưng không cho biết có bao nhiêu người đã phải đi kiểm tra. Hồi tháng 3/2013, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã được thông báo về 17 trường hợp được xác nhận nhiễm NCoV trên toàn thế giới, trong đó có11 trường hợp tử vong ở các nước Arab Saudi, Jordan, Đức và Anh. Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và cách thức lây lan của loại virus này, mặc dù đã có dấu hiệu lây lan từ người sang người. Tháng 2/2013, một trong ba thành viên bị nhiễm bệnh trong một gia đình đã tử vong tại một bệnh viện ở Birmingham, Anh. Trước đó, một thành viên của gia đình này đã đến Trung Đông và Pakistan. HL (Theo Reuters)
-
Gặp cụ ông biết "thần chú" chữa bệnh Cụ Nguyễn Huy Giang (tổ dân phố Hồng Bàng, thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã bước sang tuổi 97, nhưng những câu "thần chú" chữa hóc xương của cụ vẫn còn rất hiệu nghiệm. Cách đây 4 năm về trước tôi đã về thăm cụ, được mục sở thị cách chữa hóc xương của cụ đơn giản mà hiệu quả. Về thăm cụ lần này tôi thấy cụ vui hơn, bởi các con cụ sau bao nhiêu năm bươn trải kiếm sống, đã xây cất được căn nhà mái bằng, đón cụ về ở. Cụ đã truyền được câu "thần chú" chữa hóc xương cho người cháu nội của mình. "Chỉ cần biết tên tuổi, địa chỉ chữa là khỏi" Sau khi từ nhà cụ Giang về Hà Nội, tôi vẫn còn hơi áy náy. Bởi khi vào thăm cụ, tôi vội vã quá đến mức quên mua quà bánh để biếu cụ. Khi đến thị trấn Thanh Lãng theo trí nhớ tôi rẽ vào một ngõ nhỏ tìm căn nhà cấp 4 cũ nát bên bờ ao, mái nhà mà cụ Giang đã gắn bó. Một người trong ngõ nói rằng cụ Giang giờ không ở dưới này nữa, cụ đã được con cháu đón về ở cùng. Gặp lại cụ, dù năm nay đã bước sang tuổi 97 nhưng tôi thấy cụ Giang vẫn còn rất minh mẫn, bước chân của cụ vẫn còn hoạt bát. Cụ bảo, những người đến nhờ cụ chữa thường là người nghèo, bị hóc xương ở những vị trí khó mà các bệnh viện khó có thể lấy xương ra. Khi họ đã nhờ đến cụ là cụ chữa, cụ không bao giờ đòi hỏi tiền thù lao. Cụ không nhớ nữa, hơn 60 năm qua đã chữa cho biết bao nhiêu người khỏi hóc xương. Chỉ cần xếp ba chiếc que thẳng hàng, đọc “thần chú”, người hóc xương có thể khỏi Đặc biệt có những trường hợp ở xa hàng nghìn cây số, không cần gặp trực tiếp, cụ chỉ cần biết tên tuổi, địa chỉ chữa vẫn khỏi. "Năm ngoái có vợ chồng anh Lê Văn Trọng (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đến nhờ tôi chữa hóc xương cho con trai. Họ cầm trên tay tờ Báo KH&ĐS nói rằng nhờ tờ báo này mà họ đã tìm được tôi". Người vợ mếu máo trình bày với cụ Giang rằng, vợ chồng chị thuộc dạng hiếm muộn. Lấy nhau về 7 năm mới sinh được cậu con trai. Giờ người con trai đó đã được 9 tuổi, nhưng do ăn uống bất cẩn đã nuốt cả chiếc xương gà xuống cuống họng. Vợ chồng chị đã đưa con đến bệnh viện để lấy xương ra, nhưng khi kiểm tra bác sĩ nói chiếc xương gà đã mắc sâu vào góc khuất trong cuống họng, không thể dùng thiết bị gắp xương ra được. Vợ chồng họ đưa con đi chữa nhiều nơi, nhưng vẫn không được. Lần này họ lặn lội đến tận nhà cụ Giang với ý định mời cụ vào An Giang ra tay "cứu mạng" con trai họ. Nghe nói vậy, cụ Giang hỏi tên tuổi, địa chỉ của cậu bé và cho họ gọi điện về nhà hỏi thăm tình hình sức khoẻ của con mình. Anh Trọng gọi điện về nhà tiếng cậu bé vừa khóc vừa kêu đau đớn, chiếc xương gà vẫn còn nằm trong họng. Cụ Giang để vợ chồng anh Trọng trong nhà uống nước, cụ ra ngõ "làm phép" đọc câu "thần chú" xin cho cậu ta khỏi hóc xương. Khoảng chừng hơn 30 phút sau cụ Giang vào nhà bảo vợ chồng họ gọi điện lại thì người con trai vui mừng thông báo chiếc xương đã trôi xuống dạ dày. Vợ chồng anh Trọng thán phục tài chữa hóc xương của cụ Giang sát đất. Lúc đầu họ đặt lễ một triệu đồng, sau đó họ đặt thêm hai triệu đồng nữa. Nhưng cụ Giang cương quyết từ chối. Cụ Giang nói: "Thầy tôi dạy rằng cứu người là chính, chỉ nhận 50 nghìn đồng gọi là tiền thuốc nước thôi. Bao nhiêu năm qua, tôi chữa bệnh chưa bao giờ lấy của ai quá số tiền đó. Dù tôi biết rằng, nếu họ đi viện chắc chắn họ phải bỏ ra tiền triệu. Nhưng tôi nghĩ, mình chữa bệnh để phúc cho con cháu. Nhiều nhà hoàn cảnh khó khăn, khi tôi chữa khỏi bệnh họ biếu chè thuốc tôi còn không lấy". Cụ Giang nhổ cây cà dại trong vườn để cắt cơn trẻ mới sinh quấy khóc. Đã tìm được truyền nhân Ngoài chữa hóc xương, cụ Giang còn có biệt tài cắt những cơn khóc của những đứa trẻ mới sinh. Cụ Giang cho biết, những đứa trẻ mới sinh khoảng vài tháng thường khóc suốt đêm, có cháu khóc ròng rã cả tháng trời. Trẻ con mới sinh ra khóc nhiều là đúng, nhưng cháu nào khóc đến cả tháng trời thì cũng có vấn đề, nếu như không phải ốm đau bệnh tật thì là do phải vía. Vì thế, nhiều gia đình nhờ tôi đến đốt vía. Cách đây 4 hôm chị Lưu Thị Thắng (thôn Đồng Xáo, thị trấn Thanh Lãng) nhờ tôi đến nhà đốt vía cho con. Chị Thắng nói khi sinh ra ở viện mấy hôm thì cháu rất ngoan, nhưng từ khi về nhà, đêm nào cháu cũng khóc. Tôi bảo chị lấy ít lá cà dại để trong phòng, đốt bó hương và cắm vào sát chân tường gần phòng cháu ngủ. Sau đó tôi dùng dùi đục đục vào tường, vài ngày sau đứa bé không khóc nữa". Cụ Giang giải thích, những đứa bé hay quấy khóc là do vía người đến thăm xấu, làm cho đứa bé sợ, sinh ra hay khóc. Vì thế, cụ phải "làm phép" như thế để đuổi vía xấu ra khỏi đứa trẻ. Biết biệt tài của cụ Giang, có lần một bệnh viện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mời cụ về chữa cho bệnh nhân, nhưng cụ từ chối. "Ai biết đến tôi, tìm đến nhà thì tôi chữa, tôi không muốn làm cho bất kỳ cơ sở y tế nào, như thế mang tính chất thương mại. Tôi còn sống, chỉ muốn làm phúc cho mọi người", cụ Giang tâm sự. Cụ Giang sinh được 4 người con, điều cụ mong mỏi suốt bấy lâu nay là sẽ truyền lại câu "thần chú" chữa hóc xương cho các con mình. Cụ đã thử truyền, nhưng rồi không có ai học được. Cụ sẽ rất buồn bã nếu sau này cách chữa hóc xương của cụ bị thất truyền. Nhưng may mắn thay, cuối năm ngoái người cháu đích tôn của cụ đã học được bí quyết chữa hóc xương của cụ. Như thế tâm niệm bấy lâu nay của cụ đã thành hiện thực. Sau này cụ nhắm mắt xuôi tay cũng yên lòng. Tôi mới học được cách chữa hóc xương bằng "thần chú" của cụ Giang. Thực sự để học cách chữa này không khó, nhưng không phải ai học cũng chữa được. Phải là người có duyên, có tâm đức tốt chữa mới hiệu nghiệm. Tôi đã chữa được cho vài trường hợp bị hóc xương", anh Nguyễn Huy Hưng, cháu nội của cụ Giang cho biết. Đức Lợi
-
Con đã đưa vào topic Tiềm năng con người - Tâm linh rồi Sư phụ ạ :)
-
Gặp cụ ông biết "thần chú" chữa bệnh Cụ Nguyễn Huy Giang (tổ dân phố Hồng Bàng, thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã bước sang tuổi 97, nhưng những câu "thần chú" chữa hóc xương của cụ vẫn còn rất hiệu nghiệm. Cách đây 4 năm về trước tôi đã về thăm cụ, được mục sở thị cách chữa hóc xương của cụ đơn giản mà hiệu quả. Về thăm cụ lần này tôi thấy cụ vui hơn, bởi các con cụ sau bao nhiêu năm bươn trải kiếm sống, đã xây cất được căn nhà mái bằng, đón cụ về ở. Cụ đã truyền được câu "thần chú" chữa hóc xương cho người cháu nội của mình. "Chỉ cần biết tên tuổi, địa chỉ chữa là khỏi" Sau khi từ nhà cụ Giang về Hà Nội, tôi vẫn còn hơi áy náy. Bởi khi vào thăm cụ, tôi vội vã quá đến mức quên mua quà bánh để biếu cụ. Khi đến thị trấn Thanh Lãng theo trí nhớ tôi rẽ vào một ngõ nhỏ tìm căn nhà cấp 4 cũ nát bên bờ ao, mái nhà mà cụ Giang đã gắn bó. Một người trong ngõ nói rằng cụ Giang giờ không ở dưới này nữa, cụ đã được con cháu đón về ở cùng. Gặp lại cụ, dù năm nay đã bước sang tuổi 97 nhưng tôi thấy cụ Giang vẫn còn rất minh mẫn, bước chân của cụ vẫn còn hoạt bát. Cụ bảo, những người đến nhờ cụ chữa thường là người nghèo, bị hóc xương ở những vị trí khó mà các bệnh viện khó có thể lấy xương ra. Khi họ đã nhờ đến cụ là cụ chữa, cụ không bao giờ đòi hỏi tiền thù lao. Cụ không nhớ nữa, hơn 60 năm qua đã chữa cho biết bao nhiêu người khỏi hóc xương. Chỉ cần xếp ba chiếc que thẳng hàng, đọc “thần chú”, người hóc xương có thể khỏi Đặc biệt có những trường hợp ở xa hàng nghìn cây số, không cần gặp trực tiếp, cụ chỉ cần biết tên tuổi, địa chỉ chữa vẫn khỏi. "Năm ngoái có vợ chồng anh Lê Văn Trọng (huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) đến nhờ tôi chữa hóc xương cho con trai. Họ cầm trên tay tờ Báo KH&ĐS nói rằng nhờ tờ báo này mà họ đã tìm được tôi". Người vợ mếu máo trình bày với cụ Giang rằng, vợ chồng chị thuộc dạng hiếm muộn. Lấy nhau về 7 năm mới sinh được cậu con trai. Giờ người con trai đó đã được 9 tuổi, nhưng do ăn uống bất cẩn đã nuốt cả chiếc xương gà xuống cuống họng. Vợ chồng chị đã đưa con đến bệnh viện để lấy xương ra, nhưng khi kiểm tra bác sĩ nói chiếc xương gà đã mắc sâu vào góc khuất trong cuống họng, không thể dùng thiết bị gắp xương ra được. Vợ chồng họ đưa con đi chữa nhiều nơi, nhưng vẫn không được. Lần này họ lặn lội đến tận nhà cụ Giang với ý định mời cụ vào An Giang ra tay "cứu mạng" con trai họ. Nghe nói vậy, cụ Giang hỏi tên tuổi, địa chỉ của cậu bé và cho họ gọi điện về nhà hỏi thăm tình hình sức khoẻ của con mình. Anh Trọng gọi điện về nhà tiếng cậu bé vừa khóc vừa kêu đau đớn, chiếc xương gà vẫn còn nằm trong họng. Cụ Giang để vợ chồng anh Trọng trong nhà uống nước, cụ ra ngõ "làm phép" đọc câu "thần chú" xin cho cậu ta khỏi hóc xương. Khoảng chừng hơn 30 phút sau cụ Giang vào nhà bảo vợ chồng họ gọi điện lại thì người con trai vui mừng thông báo chiếc xương đã trôi xuống dạ dày. Vợ chồng anh Trọng thán phục tài chữa hóc xương của cụ Giang sát đất. Lúc đầu họ đặt lễ một triệu đồng, sau đó họ đặt thêm hai triệu đồng nữa. Nhưng cụ Giang cương quyết từ chối. Cụ Giang nói: "Thầy tôi dạy rằng cứu người là chính, chỉ nhận 50 nghìn đồng gọi là tiền thuốc nước thôi. Bao nhiêu năm qua, tôi chữa bệnh chưa bao giờ lấy của ai quá số tiền đó. Dù tôi biết rằng, nếu họ đi viện chắc chắn họ phải bỏ ra tiền triệu. Nhưng tôi nghĩ, mình chữa bệnh để phúc cho con cháu. Nhiều nhà hoàn cảnh khó khăn, khi tôi chữa khỏi bệnh họ biếu chè thuốc tôi còn không lấy". Cụ Giang nhổ cây cà dại trong vườn để cắt cơn trẻ mới sinh quấy khóc. Đã tìm được truyền nhân Ngoài chữa hóc xương, cụ Giang còn có biệt tài cắt những cơn khóc của những đứa trẻ mới sinh. Cụ Giang cho biết, những đứa trẻ mới sinh khoảng vài tháng thường khóc suốt đêm, có cháu khóc ròng rã cả tháng trời. Trẻ con mới sinh ra khóc nhiều là đúng, nhưng cháu nào khóc đến cả tháng trời thì cũng có vấn đề, nếu như không phải ốm đau bệnh tật thì là do phải vía. Vì thế, nhiều gia đình nhờ tôi đến đốt vía. Cách đây 4 hôm chị Lưu Thị Thắng (thôn Đồng Xáo, thị trấn Thanh Lãng) nhờ tôi đến nhà đốt vía cho con. Chị Thắng nói khi sinh ra ở viện mấy hôm thì cháu rất ngoan, nhưng từ khi về nhà, đêm nào cháu cũng khóc. Tôi bảo chị lấy ít lá cà dại để trong phòng, đốt bó hương và cắm vào sát chân tường gần phòng cháu ngủ. Sau đó tôi dùng dùi đục đục vào tường, vài ngày sau đứa bé không khóc nữa". Cụ Giang giải thích, những đứa bé hay quấy khóc là do vía người đến thăm xấu, làm cho đứa bé sợ, sinh ra hay khóc. Vì thế, cụ phải "làm phép" như thế để đuổi vía xấu ra khỏi đứa trẻ. Biết biệt tài của cụ Giang, có lần một bệnh viện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mời cụ về chữa cho bệnh nhân, nhưng cụ từ chối. "Ai biết đến tôi, tìm đến nhà thì tôi chữa, tôi không muốn làm cho bất kỳ cơ sở y tế nào, như thế mang tính chất thương mại. Tôi còn sống, chỉ muốn làm phúc cho mọi người", cụ Giang tâm sự. Cụ Giang sinh được 4 người con, điều cụ mong mỏi suốt bấy lâu nay là sẽ truyền lại câu "thần chú" chữa hóc xương cho các con mình. Cụ đã thử truyền, nhưng rồi không có ai học được. Cụ sẽ rất buồn bã nếu sau này cách chữa hóc xương của cụ bị thất truyền. Nhưng may mắn thay, cuối năm ngoái người cháu đích tôn của cụ đã học được bí quyết chữa hóc xương của cụ. Như thế tâm niệm bấy lâu nay của cụ đã thành hiện thực. Sau này cụ nhắm mắt xuôi tay cũng yên lòng. Tôi mới học được cách chữa hóc xương bằng "thần chú" của cụ Giang. Thực sự để học cách chữa này không khó, nhưng không phải ai học cũng chữa được. Phải là người có duyên, có tâm đức tốt chữa mới hiệu nghiệm. Tôi đã chữa được cho vài trường hợp bị hóc xương", anh Nguyễn Huy Hưng, cháu nội của cụ Giang cho biết. Đức Lợi
-
Phần bùa Xin giải mã phần bùa chính yếu ở giữa. Ta thử truy tìm xem bùa này có ở nơi nào khác hay không để làm mốc đối chiếu? Không mấy khó khăn, ta thấy ngay bùa này có ở Trung Quốc. Đây là bùa tiêu tai miễn họa phù (bùa làm tiêu tan hết tai ách, tai nạn và trừ miễn tai họa). . Bùa tiêu tai miễn họa phù. Như đã nói ở trên bùa chú liên hệ ruột thịt với Đạo giáo, Phật Giáo Mật Tông, nói một cách khác là liên hệ ruột thịt với Vũ Trụ giáo, Dịch. Vì thế ta phải giải mã bùa dựa theo qui trình Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo, Dịch. -Hư Không Phần trên cùng của bùa có hình trông giống như con rắn cuộn tròn lại muốn cắn đuôi: Con rắn cắn đuôi hay chữ nòng O viết theo lối thảo, bùa chú. Con rắn cắn đuôi có một khuôn mặt biểu tượng cho hư không. Hình rắn này thấy nhiều trong các nền văn hóa nghiêng về nòng âm, nước như Ai Cập cổ, Maya, Việt Nam (Lạc Việt Chim-Rắn, Tiên Rồng, rắn thần thoại hóa thành rồng)Trong khi ở lá bùa Trung Quốc phần này viết giống như cái miệng. Đây là dạng biến thể, viết tháu, viết thảo của chữ nòng O có một nghĩa là hư không, hư vô, vô cực. Như thế hình con rắn cuộn tròn muốn cắn đuôi ở tảng bùa đền Tổ Hùng có thể là một dạng viết thảo, theo phong cách “vẽ bùa” của chữ nòng O hay đích thực người vẽ bùa này cố ý vẽ theo hình rắn. Tại sao lại có chủ đích vẽ theo hình rắn? Vẽ theo hình rắn là cố ý cho biết hư vô nghiêng về âm, hư vô chuyển qua âm, nước, rắn, biển vũ trụ trước. Đây là quan điểm của các tộc nước, mặt trời âm đĩa tròn êm dịu không có nọc tia sáng như Ai Cập cổ. Con rắn này là biểu tượng của Lạc Việt Rắn Nước thần thoại hóa thành rồng Lạc Long Quân. Đây chính là phần nòng âm rắn trong cốt lõi Chim-Rắn, Tiên Rồng của văn hóa Việt Nam. Hán tộc là dân du mục, võ biền, nam trọng nữ khinh nên hư không chuyển qua dương, bầu khí trước vì thế hư vô vẫn giữ hình túi tròn hình nòng O kín. Một yếu tố hỗ trợ thêm nữa là cái triện có bốn chữ “Tổ Vương Tích Phúc”. Với hai từ vua Tổ Vương cho thấy bùa này dù có làm phỏng theo bùa gốc Trung Quốc đi nữa nhưng cũng có thể có những biến đổi cho hợp với Tổ Hùng và với cốt lõi Chim-Rắn, Tiên Rồng của văn hóa Việt Nam, của Lạc Việt. Tóm tắt lại dù là vẽ hình con rắn cắn đuôi hay là một dạng “vẽ bùa” của chữ nòng O thì phần chỏm cao nhất của bùa cũng vẫn mang ý nghĩa hư vô, Vô Cực. -Túi Vũ Trụ, Thái Cực Túi Vũ Trụ, Thái Cực. Ở dưới là hình túi có mấu. Phần có mấu nhọn là chữ có ba nhánh hình tia chớp. Chớp là lửa vũ trụ. Ba nhánh là ba nọc que tức quẻ Càn. Ở tận cùng dưới chân mỗi nhánh có phụ đề ba chấm nọc. Chấm nọc có nghĩa là nọc dương còn ở dạng nguyên tạo, sinh tạo. Ba nọc nguyên tạo có nghĩa là lửa Càn vũ trụ, mặt trời thái dương tạo hóa (Chữ Nòng Nọc Vòng Tròn-Que). Tóm tắt lại hình nọc nhọn diễn tả chớp lửa vũ trụ ứng với nọc tạo hóa, Càn.Hình vòng tròn thể điệu hóa ở dạng chuyển động, sinh tạo mang hình ảnh giọt nước là dạng biến thể của chữ viết nòng nọc vòng tròn-que hình nòng O có nghĩa là nòng, thái âm, nước, không gian, Khôn sinh tạo. Tóm gọn lại đây là chớp lửa vũ trụ-không gian nước vũ trụ,‘túi càn khôn”. Ở dạng nhất thể tương ứng với thái cực. Chớp lửa vũ trụ liên tác vớ nước vũ trụ tạo ra sấm vũ trụ. Đây là hình ảnh của tiếng sấm big bang. Phần này trên lá bùa ở Trung Quốc, tia chớp lửa Càn được diễn tả với đường nết thẳng có góc cạnh mang dương tính hơn theo phong cách của dân du mục, võ biền không còn giống tia chớp nữa. Tuy nhiên nhìn chung vẫn không thấy khác nhau bao nhiêu nghĩa là cả hai cùng có nghĩa như nhau. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, ở cõi tạo hóa là túi vũ trụ tương ứng với trứng vũ trụ, là khuôn mặt nhất thể Viêm Đế-Thần Nông. Ở cõi thế gian là hình ảnh của bọc trứng thế gian 100 Lang Hùng. Nhìn theo góc cạnh bùa chú thì khuôn mặt sấm big bang giữ một vai trò trọng yếu. Sấm ngoài nghĩa sinh tạo, tạo sinh, phồn thịnh, may và mắn còn mang ý nghĩa biểu tượng là bảo vệ, phù trợ cho thiện và trừ khử ác. Khuôn mặt Sấm thường thấy rất nhiều trong bùa chú. Hãy lấy một vài ví dụ, trên lá bùa trừ tà trong tranh dân gian thấy nhiều ở Miền Nam Việt Nam ở trên có hình bát quái diễn tả Dịch có sự hôn phối giữ Chấn có một khuôn mặt là sấm và Cấn núi ứng với khuôn mặt sinh tạo Sấm của Lạc Long Quân và núi Mẹ Tổ Âu Cơ: sấm ở đầu non. Ông Sấm có nhà (có một nghĩa là vợ) ở đầu non. Và cũng ở trên, ta đã thấy Trung Quốc có lá bùa ngũ lôi. Một ví dụ nữa là kim cương chùy (diamond vajra, diamond thunderbolt) của Phật Giáo vốn là chiếc búa thiên lôi của thần sấm. Tại đền Khỉ Swoyambhunath ở Kathmandu, Nepal, ngay ở cổng đường cấp bậc từ chân núi lên có để một kim cương chử hay chuỳ rất lờn đễ bảo vệ và ban phước lành cho đền.. Kim cương chùy ở Đền Khỉ Swoyambhunath ở Kathmandu, Nepal. Đây là một pháp khí rắn như kim cương có thể cắt được mọi vật thể khác và có sức mạnh vô địch của sấm sét.Vì thế bùa có thiên lôi, sấm sét có một sức mạnh vô song tiêu trừ được mọi thứ tà ma và bảo vệ, gìn giữ, che chở được. -Lưỡng nghi Nhìn dưới dạng phân cực riêng rẽ là lửa nước, càn khôn là lưỡng cực, lưỡng nghi. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt ứng với ngành nọc dương mặt trời Viêm Đế và ngành nòng âm Thần Nông. -Nấm Vũ Trụ Ở phía dưới có hình cây nấm. Hình nấm vũ trụ. Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Tứ tượng âm và dương liên tác sinh ra vũ trụ muôn sinh được phân chia ra Tam Thế, biểu tượng bằng Nấm (Cây) Vũ Trụ (Nấm Tam Thế, Nấm Đời Sống). Nấm Vũ Trụ thấy rõ qua trống Nấm Vũ Trụ Nguyễn Xuân Quang VI (Heger I) (Cơ Thể Học Trống Đồng Âm Dương Đông Nam Á). Người Thái ở Nghệ An có Cây Vũ Trụ là cây nấm (Ca Dao Tục Ngữ Tinh Hoa dân Việt).Núi Tản Viên có hình tán, hình lọng, hình cây nấm. Núi Tản Viên mang hình ảnh Cây Nấm Vũ Trụ (Cây Nấm Tam Thế, Cây Nấm Đời Sống) cũng vì vậy mà còn có tên là Núi Tam Từng (Tầng), Núi Ba Vì (Ba Vị) ứng với Tam Thế. Ở núi Tản Viên, có ngưởi con trưởng theo cha Lạc Long Quân quay về với phía mẹ trở thành một vị Thần Núi, có nhân vật Kì Mang (Hươu Nọc, Hươu Sừng) ứng với Kì Dương Vương, có Tiểu Long Hầu, con rắn nước bị giết là con của Lạc Long Quân, có nhân vật Nguyễn Tuấn là Hùng Vương của người Mường… (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Phần cây nấm này ở lá bùa Trung Quốc cũng thấy giống hệt ở đây. -Thần Tổ Loài Người. Thần Tổ Loài Người. Ở giữa có hình người đứng giơ hai tay lên đầu. Mặt quay nghiêng về bên phải phía dương, chiều mặt trời. Hình này ở lá bùa Trung Quốc thiếu cánh tay trái.Con người là tiểu vũ trụ sinh từ đại vũ trụ. Nấm Vũ Trụ sinh ra con người tiểu vũ trụ, người đầu tiên ở thế gian là Người Nguyên Khởi, Thần tổ loài người (ứng với Đấng Tạo Hóa, Thượng Đế, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Viêm Đế-Thần Nông nhất thể, Viêm Đế, Kì Dương Vương ngành nọc dương, Thần Nông ngành nòng âm, Ông Trời, Phật, Đức Christ, Đấng Allah, Tổ Hùng Vương…) Theo duy dương người nguyên khởi nam thường được diễn tả bằng hình người đứng giơ hai tay lên trời. Người nguyên khởi ở đây thuộc phái nam. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt ứng với Viêm Đế-Thần Nông, Tổ Hùng, Kì Dương Vương. Một ví dụ là hình thần tổ nam loài người thấy trên trống đồng Sangeang, Nam Dương (Trống Đồng Đông Sơn Mang Sắc Thái Nam Dương). Thần tổ nam ở một ngôi nhà trên trống Sangeang, Nam Dương. Theo duy âm là người nguyên khởi nữ thường được diễn tả bằng hình người ngồi xoạc cẳng ra, giơ hai tay lên đầu ở tư thế sinh con. Theo truyền thuyết Mường Việt, Dạ Dần là Mẹ Nguyên khởi, Mẹ Đời sinh ra từ cây si. Cây si cây đa là Cây Vũ Trụ (Cây Tam Thế, Cây Đời Sống)-Người chim Ở bên phải Thần Tổ Người có một người đầu chim. Người chim mặt trời. Người có đầu chim trông giống như chiếc rìu, chiếc búa. Ta cũng thấy con mắt chim rất cường điệu hình vòng tròn có chấm có một nghĩa là mặt trời. Mỏ to nhọn mang dương tính hình lưỡi búa rìu. Tận cùng hai tay là hai chấm nọc, dương. Hai nọc dương là thái dương, lửa sinh tạo.Đây là người chim lửa, chim rìu, chim cắt hồng hoàng (hornbill). Hình người đầu chim rìu, chim cắt này thấy rất rõ ở lá bùa Trung Quốc. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt là người chim rìu, chim Việt biểu tượng của thần mặt trời Viêm Đế. Ở cõi thế gian lịch sử là con chim cắt Mê Linh (mơ ling, mơ lang) chim biểu của Hùng Vương (Hình Bóng Chim Việt ở Văn Miếu, Hà Nội và Hình Bóng Chim Việt ở Địa Bàn Bách Việt Cũ). Nhìn chung người chim rìu, chim Việt này biểu tượng cho ngành Nọc Việt Viêm Đế – Đế Minh – Kì Dương Vương – Âu Cơ mặt trời thái dương. Đây là nhánh Chim, Lửa 50 Lang Hùng theo Mẹ Chim Âu Cơ lên núi. -Người Rắn Phía đối diện phía trái của Thần Tổ nam là hình người Rắn. Hình này hơi khó thấy. Tôi tách riêng ra để dễ nhận diện. Người rắn nước không gian. Người rắn có đầu rắn thè lưỡi có bờm hình chữ S biểu tượng sóng nước.Thân rắn hình chữ S. Thân này cộng với hai chân người tạo thành ba tua dải diễn tả ba dòng nước mưa chuyển động tức ba hào âm Khôn sinh tạo. Người rắn, nước, biểu tượng của ngành Nòng, âm, nước, không gian. Người rắn ở đây mang tính phụ, khó thấy nhưng còn hiện diện vì ở đây khuôn mặt người chim mặt trời mang tính chủ. Ở lá bùa Trung Quốc hình người rắn gần như không còn, chỉ thấy cái dải sừng cong cao vút lên ở trên nhưng không còn ở dạng chữ S sóng nước. Điểm này dễ hiểu, dân Trung Quốc thuộc giống du mục, võ biền coi thường hay tiêu diệt khuôn mặt nòng âm, nước, rắn (vốn là khuôn mặt được coi trọng trong văn hóa Chim-Rắn, Tiên Rồng của Bách Việt) Khuôn mặt rắn bị xóa bỏ, trừ khử đi. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt, người rắn, nước, biểu tượng của ngành Nòng Thần Nông – Đế Long – Lạc Long Quân không gian thái âm, nước. Đây là nhánh Rắn Nước 50 Lang Hùng theo cha Rắn Lạc Long Quân xuống biển. Như thế hình bùa này diễn tả từ hư không, vô cực, trứng vũ trụ, thái cực, lưỡng nghi, nấm Vũ Trụ (nấm Tam Thế, nấm Đời Sống), thần tổ loài người, hai ngành người tiểu vũ trụ mặt trời, không gian thái dương dựa trên thuyết Vũ Trụ Tạo Sinh của Vũ Trụ giáo có Việt Dịch nòng nọc vòng tròn-que. Đối chiếu với truyền thuyết và cổ sử Việt bùa này diễn tả cốt lõi nòng nọc, âm dương Chim-Rắn, Tiên Rồng của văn hóa Việt với khuôn mặt sinh tạo, tạo hóa ở cõi vũ trụ của Tổ Hùng Viêm Đế-Thần Nông nhất thể gồm hai ngành Chim-Rắn, Tiên Rồng. Còn tiếp
-
GIẢI MÃ TẢNG ĐÁ BÙA Ở ĐỀN HÙNG, PHÚ THỌ, VIỆT NAM. (Phần 1) Nguyễn Xuân Quang Cách đây vài ba tuần tôi có đọc một bài đăng tải lại từ một trang mạng trong nước nói về một tảng đá có khắc hình ‘bùa chú’ mới tìm thấy ở đền Hùng Vương. Tôi xin giải mã phần bùa để bổ túc. Giải Mã Bùa Chú ở Đền Tổ Hùng Theo Chữ Viết Nòng Nọc Vòng Tròn-Que Của Việt Dịch. Tổng quát Tôi xin giải đọc phần bùa dựa theo hình, dấu chữ viết nòng nọc vòng tròn-que được dùng nhiều trong Vũ Trụ Tạo Sinh, Vũ Trụ giáo, Việt Dịch Nòng Nọc Vòng Tròn Que. Tại sao tôi lại dựa vào Dịch lý và dấu, hình, chữ viết nòng nọc vòng tròn-que để giải mã? Tôi dựa vào các lý do sau đây: - Bùa chú liên hệ ruột thịt với Vũ Trụ giáo, Dịch. Ta thấy rất rõ nhiều bùa chú diễn tả liên hệ với Dịch qua sự kiện là trên các lá bùa chú thường có hình ảnh hay diễn tả theo nòng nọc, âm dương, thái cực, bát quái, Dịch đồ. Xin đưa ra một vài lá bùa làm ví dụ: + Bùa trừ tà trong tranh dân gian thấy nhiều ở Miền Nam Việt Nam có hình bát quái. Lá bùa trừ tà thấy nhiều ở Miền Nam Việt Nam có hình bát quái. + Bùa Trung Quốc Bùa hộ mạng ngũ lôi (five thunders) có hình bát quái. Bùa hộ mạng ngũ lôi Bùa có hình đĩa thái cực. - Bùa chú thấy nhiều trong Đạo giáo (Taoism) và Phật giáo mật tông Tây Tạng. Đạo Lão liên hệ ruột thịt với Dịch đến độ đĩa thái cực được coi như là biểu tượng của Đạo giáo. Trong Đạo giáo có nhiều môn phái chuyên trị về bùa chú như phái Mao Sơn. Phật giáo cũng liên hệ mật thiết với Vũ Trụ giáo, Dịch. -Chẳng cần nói đâu xa, ngay ở đây, đế của tảng đá bùa “có hình bát quái và chứa quẻ Càn” (xem dưới). ….. Vì bùa chú liên hệ với Dịch lý thì hiển nhiên bùa phải được tiễn tả bằng dấu, hình, chữ viết nòng nọc vòng tròn-que của Dịch nòng nọc vòng tròn-que. Khối bùa ở Đền Tồ Hùng. Trước hết đây không phải là một tảng đá mà là một khối ngọc (trắng có vệt xanh). Dù là ngọc thật hay giả cũng không thành vấn đề, vì ngọc thật hay giả cũng cho thấy độ tôn kính, thờ phượng cao hơn đá thường. Khối ngọc cao 1 mét. Khối ngọc hình trứng mang hình ảnh trứng vũ trụ (Cosmic egg). Điểm này thích hợp với sự kiện Tổ Hùng thế gian (100 Lang Hùng) sinh ra từ bọc trứng thế gian đội lốt bọc trứng vũ trụ. Khối ngọc cũng có hình một thạch trụ đứng trên mặt bằng mang hình ảnh Trụ Chống Trời, Núi Trụ Thế gian, Núi Kì biểu tượng cho cõi đất thế gian. Đây cũng là hình ảnh ông Bàn Cổ [bàn là phiến đá bằng như bàn thạch là đế giữ trụ cho vững và Cổ là cột trụ (cổ là cột trụ cắm đầu vào thân mình)]. Ông Bàn Cổ là ông Trụ Chống Trời biểu tượng cho cõi đất thế gian (Khai Quật Kho Tàng Cổ Sử Hừng Việt). Hình khối ngọc này hình chữ thổ cổ thấy trong chữ viết nòng nọc vòng tròn-que. Trong giáp cốt văn Thổ được diễn tả bằng một trụ đá mang hình ảnh núi trụ thế gian, núi Kì, trụ chống trời… Trong giáp cốt văn Thổ (tũ) được diễn tả bằng một trụ đá đứng trên mặt bằng. Núi Nghĩa Lĩnh nơi có đền Tổ Hùng cũng mang hình ảnh Núi Trụ Thế Gian. Tổ Hùng ở cõi tạo hóa ứng với thần Viêm Đế-Thần Nông là thần tổ loài nguời như ông Bành Tổ nói chung và Tổ Việt Người Mặt Trời nói riêng. Phần lớn các bùa chú thường có hình Núi Trụ Chống Trời, Trục Thế Giới để chuyển đạt những thỉnh cầu, cầu xin, dâng cúng tới các thần linh, ác quỉ ở Tam Thế. Các lá bùa Trung Hoa có hình Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới. Tảng ngọc bùa này có hình Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới cũng vậy. Điểm này cho thấy rất rõ là bùa chú có những loại diễn tả theo hình Núi Trụ Thế Gian, Trục Thế Giới xác thực chúng liên hệ với Vũ Trụ giáo, Dịch. Mặt Trước Khối Bùa Trước hết xin giải mã mặt trước khối ngọc. Mặt trước khối bùa. Phần chữ Tác giả Nguyễn Kiên Giang đã giải đọc hai hàng chữ như sau: a. Dấu ấn: bên trên mặt đá này là một dấu ấn hình vuông chứa bốn chữ Hán “Tổ Vương Tích Phúc”: có ý ca ngợi và thỉnh cầu. b. Dòng chữ chạy dọc bên trái mặt đá là chín chữ Phạn “Án Chiếc Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha”: đây là câu thần chú vi diệu nhất trong Phật Mẫu Chuẩn Đề Thần Chú của Phật giáo mật tông, trì tụng thần chú này sẽ tăng phúc, giải tội, an gia trạch và trừ quỷ mị. Có thể vẽ chín chữ ấy thành như cái mặt “Viên minh bố liệc phạm thư đồ” để mỗi đêm thường quán tưởng. c. Dòng chữ chạy dọc bên phải mặt đá là Hán tự, bốn chữ không bị khuất là “Bách Giải Tiêu Tai…”: có thể đó là “Bách Giải Tiêu Tai Phù” (bùa giải tai ách trong một trường hợp) – tên của đạo bùa (họa tiết lớn màu đen nằm giữa nặt đá) Ở phần chữ này tôi xin nói thêm tới một chữ hết sức đặc biệt liên hệ tới văn hóa Việt. Đó là chữ Bách trong hàng chữ “Bách Giải Tiêu Tai Phù». Chữ Bách được viết thật cường điệu và ở dạng tháu của bùa. Chữ bách mang hình ảnh chữ Việt cổ hình chiếc rìu. Chữ này mang hình ảnh của chữ Rìu Việt cổ. So sánh chữ này với chữ Việt đời nhà Thương và chiếc rìu Quốc Oai tái tạo (Bình Nguyên Lộc) ta thấy giống nhau như đúc. Tên hai tỉnh Lưỡng Việt (Lưỡng Quảng) ở Nam Trung Quốc ngày nay còn dùng chữ Việt Mễ có chiếc rìu này. Việt Mễ 粵/粤 Điểm đặc biệt ở đây là chữ Bách viết theo dạng chữ Việt cổ hình rìu Việt lại có đầu rìu cuộn lại hình sóng nước, hình rắn và có đầu rắn. Chữ này ám chỉ Việt Rắn tức Lạc Việt. Chữ này viết theo lối vẽ bùa là vô tình hay chủ ý? Có hai điểm cho thấy có thể là cố ý. Thứ nhất, chữ Bách cố ý viết cường điệu và theo lối vẽ bùa còn các chữ còn lại viết nhỏ và theo lối thường. Thứ hai là ở lá bùa Trung Quốc không có hai từ “ Bách giải” mà chỉ có mấy chữ “Tiêu tai miễn họa phù” và viết với lối chữ thường. Người viết ở đây cố ý đưa thêm chữ Bách vào và cố ý diễn tả theo hình dạng chữ Việt cổ có hình rắn chỉ Lạc Việt. Thứ ba, như đã nói ở trên, cái triện với bốn chữ Tổ Vương Tích Phúc cho thấy bùa này đã được biến đổi cho phù hợp với văn hóa Việt Nam. Thứ tư là chữ Bách viết theo dạng chữ Việt cổ khiến ta liên tưởng ngay tới Bách Việt. Chữ Bách có chữ Việt trong đó. Nhìn chữ Bách thấy ngay Bách Việt. Chữ Bách Việt Rắn này cho thấy những hình trong bùa thật sự diễn tả về truyền thuyết Tổ Hùng và Lạc Việt.
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt. ================== Bố trí cầu thang hợp phong thủy Nếu chỉ nghĩ cầu thang đơn thuần là lối đi lên xuống giữa các tầng với nhau thì thật là đáng tiếc cho chủ nhân sống trong căn nhà đó. Từ xa xưa và qua nhiều thập niên nghiên cứu trong lĩnh vực “Năng lượng cảm ứng” ứng dụng trong “phong thuỷ”, các nhà khoa học trên thế giới đã xác định được tầm quan trọng của cầu thang trong phong thuỷ học và kiến trúc mỹ thuật. Cầu thang trong căn nhà được đánh giá như “xương sống” của con người. Nó là con đường dẫn khí, điều hoà khí rất quan trọng tới các phòng, các tầng. Đó cũng là một địa điểm rất rễ xảy ra các sự cố cho gia chủ. Chính vì vậy, vị trí và phương hướng xây dựng cầu thang cần phải tính toán rất tỷ mỷ và cẩn thận. Thiết kế cầu thang hợp với diện tích nhà Với những căn nhà rộng, lầu được thiết kế theo kiểu chia tầng, bạn nên chọn kiểu cầu thang hình chữ Y, đặt tại phòng khách. Kiểu thiết kế như vậy sẽ khiến căn nhà trông rộng hơn và sang trọng hơn. Cùng với đó là cấu tạo của cầu thang như bậc làm bằng đá, tay vịn bằng gỗ, dưới thành làm bằng kính hoặc những con tiện gỗ khắc… cầu thang sẽ lập tức trở thành điểm nhấn đặc biệt cho căn phòng. Cầu thang hình chữ Y thích hợp với nhà diện tích rộng. Còn đối với căn nhà diện tích vừa phải, bạn nên chọn thiết kế cầu thang hình chữ L, có chiếu nghỉ giữa các tầng, sẽ tạo cảm giác thoải mái khi bước tiếp lên lầu trên. Một số căn hộ có kích thước nhỏ, bạn có thể thiết kế cầu thang đơn giản, chỉ có độ thoải lên trên gác để tiết kiệm diện tích. Bạn hãy treo một tấm gương lớn để có tác dụng mở rộng cầu thang về mặt hình ảnh trong phong thủy. Dù thiết kế cầu thang theo kiểu dáng nào đều phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất định, vừa tạo sự thoải mái, vừa hợp phong thủy. Phong thủy cầu thang - Cầu thang được xem là hợp cách khi nó dựa vào vách trái (vách Thanh Long) của ngôi nhà. Vách này phải đủ sáng để tạo khí lực. Theo quan niệm của người xưa, cầu thang sẽ tốt nếu được uốn lượn hình long bàng (rồng cuộn). Từ bên trái ngôi nhà, cầu thang có thể bẻ hình chữ L để đi lên trên. Nếu nhà nhiều tầng, trật tự bố trí và vị trí cầu thang của mỗi tầng không được thay đổi, phải tuân thủ từ tầng 1. - Cầu thang là nơi khí lực tụ lại và vận động. Vì vậy, tránh đè lên trên cửa giường ngủ, hay bên dưới là bếp. Điều đại kỵ là để cầu thang ở giữa nhà vì như vậy sẽ gây nhiều tai họa cho chủ nhà. Người ta thường đặt cầu thang ở góc riêng. - Không gian dưới gầm cầu thang phải trống. Nhiều gia đình thường bố trí hòn non bộ cùng hồ cá nhỏ dựa vào chân cầu thang. Đây là cách tạo sự dũng mãnh cho cầu thang. - Cầu thang là nơi khí khởi phát để tiếp dẫn lên hay xuống lầu, cũng chính là nơi luân lưu di động của khí. Vì vậy, nếu cầu thang mở tại những cung tốt thì các tầng trên được tốt. Ngược lại, nếu cầu thang mở tại những cung xấu thì các tầng trên phải chịu xấu. - Khu vực cầu thang phải có đủ ánh sáng, điều này sẽ thu hút nhiều sinh khí dẫn lên các tầng. Nếu cầu thang hẹp, bạn hãy treo một tấm gương lớn để có tác dụng mở rộng cầu thang về mặt hình ảnh trong phong thuỷ. - Bậc thang phải hoàn toàn kín, liền nhau, không có lỗ hổng giữa các bậc. Điều này đảm bảo, tài chính gia đình sẽ không bị thất thoát. Vì vậy, nếu cầu thang nhà bạn có lỗ hổng ở giữa bậc, hãy dùng ván gỗ bít kín chúng lại. Ngoài ra, bạn có thể trải thảm cầu thang, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa có lợi trong phong thủy. - Không nên bố trí bậc bước chân đầu tiên hướng ra cửa chính, hay đặt thẳng vào bếp hoặc WC. Vì cầu thang, là nơi khí lực tụ lại và vận động, do vậy khi đặt cầu thang ở những vị trí trên sẽ làm tỏa khí lực, gây nhiều tai ương cho gia chủ, tiền bạc sẽ chảy cả ra ngoài. Số bậc cầu thang nên là bậc lẻ như 17, 19, 21, ... - Khi nói đến cầu thang, ta thường quan tâm đến số bậc của cầu thang. Có hai cách tính số bậc cầu thang: tính theo số bậc tới mặt sàn mỗi tầng và tính theo tổng số bậc cầu thang của ngôi nhà. Tuy nhiên, trong khoa học phong thủy, số bậc cầu thang tính tới mặt sàn mỗi tầng là căn cứ chính để định tốt, xấu mà không câu nệ tổng số bậc cầu thang trong nhà. Tại nhiều ngôi nhà, cầu thang không được bố trí tại cùng một cung vị, có khi cầu thang lên mỗi tầng lại được bố trí ở một vị trí khác nhau. - Để xét số bậc của cầu thang, phải căn cứ vào ngũ hành thuộc về hình thể kiến trúc của ngôi nhà rồi lấy vòng Trường sinh mà định số bậc. 1 - Cách tính theo vòng Trường sinh Vòng Trường sinh là 12 sao thể hiện quy luật sinh tồn (phát sinh, tồn tại, phát triển và chấm dứt) của vạn vật. Theo quan niệm của triết học phương Đông thì bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng phải trải qua 12 giai đoạn sau: 1. Trường sinh (sinh ra). 2. Mộc dục (tắm rửa). 3. Quan đới (phát triển). 4. Lâm quan (trưởng thành). 5. Đế vượng (cực thịnh). 6. Suy (suy yếu). 7. Bệnh (ốm đau). 8. Tử (chết). 9. Mộ (nhập mộ). 10.Tuyệt (tan rã). 11.Thai (phôi thai). 12.Dưỡng (thai trưởng). Căn cứ vào hình thể kiến trúc của ngôi nhà, thì nhà hình Thủy bậc thứ 1 là Trường sinh, nhà hình Mộc bậc thứ 3 là Trường sinh, nhà hình Thổ bậc thứ 5 là Trường sinh, nhà hình Hỏa bậc thứ 7 là Trường sinh, nhà hình Kim bậc thứ 9 là Trường sinh. Bắt đầu từ bậc Trường sinh theo ngũ hành của ngôi nhà, tiếp tục thuận đếm mỗi bậc là 1 sao kế tiếp trong vòng Trường sinh, cứ hết 12 sao lại tiếp tục đếm một vòng mới. Như vậy, nhà hình Thủy thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23… Nhà hình Mộc thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25… Nhà hình Thổ thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27... Nhà hình Hỏa thì số bậc nên dùng là: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27... Nhà hình Kim thì số bậc nên dùng là: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25… Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh được rằng sự thay đổi trạng thái của con người cũng như sự ngưng tĩnh vận động ở một nhịp độ, tiết tấu nào đó đều có ảnh hưởng tới sự phát triển cơ thể và hình thành tính cách, có thể tăng cường sức khỏe, tăng trí nhớ nếu sự thay đổi hay ngưng tĩnh phù hợp. Ngược lại, nó cũng có thể làm giảm sức khỏe, tăng stress và đặc biệt là phát sinh một số bệnh tật. Số bậc cầu thang dừng lại ở bao nhiêu bậc để dẫn tới sàn mỗi tầng cũng làm thay đổi trạng thái vận động và sự ngưng tĩnh của con người. Từ đó, làm thay đổi sức khỏe, tâm tính con người. 2 - Cách tính theo sinh - lão - bệnh - tử Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc. Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng, cũng như của cả cầu thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử”. Vì thế, tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ (21, 17...). Được như vậy, sẽ đảm bảo không những thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời, cũng mang lại cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình. Theo Landtoday
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt. ============== Bí quyết lắp đặt điều hòa hợp phong thủy Điều hòa được lắp đặt ở vị trí phù hợp giúp hiệu quả làm lạnh tối đa, tiết kiệm điện năng, phù hợp với phong thủy và cá tính của bạn. Vị trí lắp đặt hợp lý Lắp đặt điều hòa hợp lý nâng cao hiệu quả hoạt động, độ bền của sản phẩm Vị trí lắp đặt cần được kiểm tra trước khi lắp để đảm bảo máy có thể hoạt động tốt và có hiệu suất cao nhất.Cụm trong nhà phải được lắp đặt ở vị trí giữa phòng, cách trần nhà tối thiểu 40cm; hai bên và phía trước máy không có vật cản hoặc thiết bị sinh nhiệt; không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào máy. Cụm ngoài nhà phải được lắp đặt ở vị trí thoáng gió, hai bên và phía trước máy không có vật cản hoặc thiết bị sinh nhiệt; không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào máy; phía sau máy nếu có vật cản phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 60cm. Khoảng cách giữa hai cụm trong và ngoài nhà không nên lắp quá xa nhau hoặc chiều cao chênh lệch giữa hai cụm quá lớn vì có thể làm giảm hiệu suất của máy. Thông thường, khoảng cách giữa hai cụm từ 8m-10m và chênh lệch chiều cao không quá 5m là tốt nhất. Trong trường hợp lắp cụm ngoài cao hơn cụm trong nhà và chiều cao chênh lệch trên 5m thì nhất thiết phải thiết kế hệ thống bẫy dầu (điều này phải được thực hiện bởi nhân viên kỹ thuật chuyên ngành). Đường ống dẫn khí xuyên tường và ống thoát nước phải được quấn 1 lớp bảo ôn cách nhiệt để tránh rò rỉ nước thải khi máy vận hành, làm hỏng tường và các thiết bị khác. Khi khoan lỗ đặt đường ống dẫn khí xuyên tường bạn nên chú ý lỗ khoan phải chênh từ trong ra ngoài với tỉ lệ tối thiểu 5% để đảm bảo thoát nước tốt. Lắp điều hòa đúng, hợp phong thủy Bí quyết lắp điều hòa theo phong thủy cho căn phòng Kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, ngoài mặt cơ thể người tồn tại một lớp khí trường, nó do một dòng năng lượng do cơ thể sản sinh ra lưu động không ngừng mà hình thành. Dòng năng lượng này đan xen nhau tạo thành “khí” cần thiết cho duy trì sự sống, lớp “khí” này giống như một tấm khôi giáp bảo vệ cho cơ thể. Nếu “khí” này tản mát hết không thể hình thành được lớp bảo vệ, thì cơ thể sẽ bị sự xâm nhập của các nhân tố xấu bên ngoài sinh ra bệnh tật. Khi con người ta bước vào trạng thái nghỉ ngơi và giấc ngủ thì lớp “khí” này suy giảm rất nhiều, cũng có nghĩa là lúc dễ bị tác hại của tà khí từ ngoài vào.Khí lạnh do cửa thổi khí của máy điều hòa tống ra là do không khí nóng ngoài trời hút vào qua buồng khí trên qua dàn ống làm lạnh hạ nhiệt độ xuống, rồi thổi ra qua cửa máy phía dưới đẩy vào trong phòng, bởi vậy mà khí này chủ tuần hoàn tư thân của không khí trong phòng, chứ không phải trực tiếp lấy từ không khí tự nhiên ở ngoài phòng, bởi vậy mà không phù hợp với điều kiện lý thuyết “Quái khí” của thiên tướng tự nhiên bẩm sinh. Cũng chính vì loại “lý khí” này của máy điều hòa nhiệt độ dễ phá vỡ trạng thái cân bằng của trường khí bao ngoài cơ thể, bởi vậy bố cục trong phòng ngủ là hết sức quan trọng, nhất là vị trí kê giường lại càng phải chú ý hơn cả. Nếu như kê giường ngủ phía dưới máy điều hòa nhiệt độ, khí âm hoặc khí lạnh mà nói thổi trưc tiếp xuống sẽ phá vỡ sự cân bằng vốn có của “khí trường” bao bọc cơ thể… 1/3 cuộc đời người qua đi trên giường ngủ, “một đêm nằm bằng một năm ở”, có chiếc giường nằm thoải mái thích hợp có thể giúp bạn chóng hồi phục sức khỏe sau một ngày làm việc mệt nhọc và đảm bảo sức khỏe cơ thể dài lâu, vậy nên giường nằm được nhiều người coi trọng là chuyện dễ hiểu. Nói chung, nơi thông gió đối lưu thường là chỗ cửa sổ hoặc cửa ra vào, nếu ngồi trong phòng khách đảo mắt đã nhìn ngay thấy giường nằm trong phòng ngủ, khiến phòng ngủ mất cảm giác yên tĩnh, kín đáo, mà đầu giường khi cảm nhận sự đối lưu không khí do sự thông gió này sinh ra, thường phá vỡ “khí trường” cơ thể có tác dụng bảo vệ cho người khi ngủ, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe không nhỏ, thậm chí có trường hợp “đột tử” với trúng phong. Tại sao giường ngủ không nên đặt phía trước máy điều hòa nhiệt độ, cũng bởi lý lẽ như vậy. Nếu như kê giường ngủ phía dưới máy điều hòa nhiệt độ, khí âm hoặc khí lạnh mà nói thổi trực tiếp xuống sẽ phá vỡ sự cân bằng vốn có của “khí trường” bao bọc cơ thể, làm cho chức năng trao đổi chất của cơ thể bị ảnh hưởng, khiến khả năng miễn dịch của cơ thể bị giảm xuống, thường dễ dẫn tới chứng cảm cúm hoặc viêm khớp. Có điều, tại các tòa nhà lớn, người ta thường bố trí hệ thống điều hòa trung tâm, bởi đã qua tính toán và thiết kế kỹ lưỡng, sự tống và hút gió của nó được phối trí cẩn thận theo diện tích lập thể lượng khí mới cần thiết, vậy nên chỉ cần bạn điều chỉnh tới nấc gió và nhiệt độ thích hợp đủ mát là được. Vị trí lắp đặt điều hòa hợp lý chính xác thường là ở mé trái hoặc phải cửa ra vào, hết sức tránh luồng khí do máy điều hòa thổi xuống xộc thẳng vào giường nằm. Bởi vậy, vị trí lắp đặt máy điều hòa hợp lý chính xác thường là ở mé trái hoặc phải cửa ra vào, hết sức tránh luồng khí do máy điều hòa thổi xuống xộc thẳng vào giường nằm. Ngoài ra, trong nhà còn có ông già bà cả và trẻ nhỏ, bởi khả năng tự điều tiết và khả năng thích ứng với môi trường của người già và trẻ nhỏ tương đối yếu, nhằm tránh đối tượng này mắc bệnh máy điều hòa nhiệt độ, gây hậu quả không hay, nên lắp loại máy điều hòa công suất vừa phải. Vào mùa hè nóng nực cũng không nên dùng máy điều hòa công suất lớn, và chỉ nên mở ở nhiệt độ thích hợp, đủ mát là được. 1. Phòng khách Cấm kỵ nhất trong phòng khách là không để nguồn gió của điều hòa thổi thẳng vào tài vị, điều đó sẽ làm hao tài, tán của. Cửa chính ngôi nhà là điểm tài khí, vì vậy nếu máy điều hòa đối thẳng với cửa chính, thì tài khí trong nhà bị thổi hết ra ngoài và trong nhà cũng không có cảm giác ấm cúng. Nếu bạn đã lắp đặt điều hòa đối diện cửa chính, bạn có thể hóa giải bằng cách đặt một bình phong bằng kính hoặc treo rèm hạt châu tại huyền quan. Gió của điều hòa nếu thổi thẳng vào ghế ngồi sẽ khiến người ngồi cảm thấy khó chịu, dễ bị ảnh hưởngg tới vận thế của công việc và sự nghiệp. Vì vậy, bạn nên điều chỉnh gió sang vị trí khác hoặc chuyển ghế của chủ nhà sang vị trí khác. 2. Phòng ngủ Khi đang ngủ, các mạch máu mở ra, hệ thống hít thở cũng không phòng chống, gió điều hòa thổi thẳng vào người sẽ dễ bị cảm và dễ "đọng" lại khí tà. Vì thế, bạn cần điều chỉnh hướng gió lên trên. 3. Phòng bếp Phòng bếp là chỗ nấu ăn cho cả nhà, nếu gió điều hòa thổi thẳng vào bếp thì ảnh hưởng đến lửa không đủ năng lượng để nấu. Bên cạnh đó, điều hòa để ở vị trí như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người ăn. Bếp núc là biểu tượng của tình cảm, cho nên bài trí như vậy cũng rất dễ ảnh hưởng xấu đến đời sống vợ chồng. Vì thế, khi lắp điều hòa trong gian phòng bếp, gia đình bạn cố gắng lắp ở vị trí "an toàn" sao cho gió của điều hòa không thổi thẳng vào bếp. 4. Phòng ăn Máy điều hòa sử dụng một thời gian sau sẽ khó tránh được có bụi. Nếu lắp điều hòa có gió thổi thẳng vào bàn ăn sẽ khiến đồ ăn bị bụi bám vào, nhanh nguôi. Do vậy, điều hòa nên lắp gần bàn ăn nhưng nên tránh chiều gió thổi thẳng vào bàn. 5. Phòng đọc sách Lắp điều hòa trong phòng đọc sách sẽ giúp không khí trong phòng luôn mát mẻ, dễ chịu, rất thuận lợi cho việc tập trung suy nghĩ, học tập. Tuy nhiên, bạn cũng không nên đặt điều hòa chiếu thẳng vào đầu dễ làm người trong phòng mất tập trung, chóng mặt... Bên cạnh đó, đối với phòng đọc sách, gia chủ có thể lắp điều hòa ở hướng chính Bắc. Khi năng lượng từ điều hòa phát ra có thể kéo sự vận động của góc văn xương, rất có ích cho những người thi cử và nghiên cứu học vấn. (Nguồn: Archi)
-
Tư liệu tham khảo Có nên đặt bể cá ở gầm cầu thang Theo phong thủy, không có những "chống chỉ định" đối với việc đặt hồ cá ở gầm cầu thang trong nhà ở. Tuy nhiên, mỗi ngôi nhà đều có bố cục khác nhau, do đó khi quyết định làm hồ cá, cần phải xét từng trường hợp cụ thể. Về tính chất chung, gầm cầu thang thuộc vùng âm, tối, nhiều bụi và hơi ẩm tù đọng. Đường chéo gầm cầu thang thuộc hành Hỏa, không thuận lợi để bố trí các không gian cho sinh hoạt hằng ngày vốn mang tính dương và cần thoáng đãng. Do đó, trong nhà, nếu vì diện tích eo hẹp thì có thể tận dụng không gian gầm thang để làm kho hay tủ đồ (cũng thuộc âm) hoặc phòng vệ sinh (tất nhiên phải tính toán khoảng thoát đầu dưới thang và chỉ là dạng vệ sinh phụ). Bể cá ở gầm cầu thang Hồ cá cảnh vốn thuộc hành Thủy, linh động và cần thoáng đãng hơn vì đây không chỉ là nơi nuôi cá mà còn dành cho việc nhìn ngắm, chăm sóc cá, tính dương nhiều hơn. Làm hồ cá dưới gầm thang dễ dẫn đến việc nơi này vốn ẩm càng thêm ẩm và cũng khó khi dọn rửa, khó nhìn ngắm tiểu cảnh một cách trọn vẹn. Tuy nhiên, nếu cầu thang thuộc loại thoáng, dạng xương cá hoặc cầu thang ngoài trời, có khoảng trống xung quanh đủ rộng, đủ ánh sáng thì hoàn toàn có thể làm hồ cá hay hồ nước bên dưới. Vì vậy, cần xem xét cụ thể vị trí, quy cách cầu thang để tìm ra cách thức làm hồ cá - tiểu cảnh có nước sao cho phù hợp với phong thủy và tiện dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Tùy theo điều kiện của từng ngôi nhà, bạn có thể tận dụng gầm cầu thang thành một vườn cây nhỏ, hòn non bộ hay hồ nuôi cá cảnh. Sự kết hợp giữa cây xanh, đá, sỏi, thác nước cùng những con vật như cá cảnh, chim cảnh sẽ tạo nên một không gian sống động, tràn đầy thiên nhiên trong ngôi nhà của bạn. Để xây dựng tiểu cảnh, bạn nên xây gờ ngăn cách bằng gạch, đá hay hàng rào thấp. Dưới gầm cầu thang thường thấp, vì vậy nên trồng những nhỏ và ưu bóng dâm. Cây vạn niên thanh, hồng môn, lan Nhật bản, dương xỉ… là những loại cây phù hợp không chỉ lá có nhiều màu sắc kiểu dáng mà còn sống tốt ở điều kiện trong nhà. Bạn nên thường xuyên cắt tỉa rau rửa lá cây để tránh bị bụi bẩm báo vào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trang trí tiểu cảnh bằng những viên đá cuội, sỏi nhỏ hay các gốc cây gỗ liễu... Tiểu cảnh nước trong nhà thường được thiết kế ở những vị trí trung tâm như giếng trời, gầm cầu thang, gồm đầy đủ các yếu tố nước, cây xanh, đá sỏi... giúp điều hoà khí hậu, tạo cảm giác sinh động cho ngôi nhà với sức sống của cây xanh, sinh vật cảnh dưới nước. Để tạo sự hài hòa với các yếu tố tự nhiên trong tiểu cảnh, nên trang trí bức tường bằng đá tự nhiên. Một yếu tố quan trọng khác là tạo ánh sáng cho cây hấp thụ. Bạn nên lắp kính trên mái để lấy ánh sáng tự nhiên. Trong trường hợp căn nhà không thể lấy ánh sáng tự nhiên, bạn nên dùng đèn day-light. (Theo Eva)
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt. ================= Phong thủy bể cá cảnh Xét về ngũ hành, bể cá mang hành thủy tượng trương cho tài lộc, nguồn nước nuôi dưỡng vạn vật. Mộc tức là cây thủy sinh trong bể. Hiện nay, ngày càng có nhiều người chọn bể cá để làm đẹp cho ngôi nhà. Bên cạnh ý nghĩa làm đẹp thì sử dụng bể cá còn là biện pháp kích tài trong phong thủy ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc của gia chủ. Vì thế việc sử dụng bể cá phải hết sức thận trọng. Xét về ngũ hành, bể cá mang hành thủy tượng trương cho tài lộc, nguồn nước nuôi dưỡng vạn vật. Mộc tức là cây thủy sinh trong bể. Kim là kết cấu của bể như khung, giá đỡ… Thổ là đá, sỏi dưới nền bể. Hỏa là màu đỏ, da cam, vàng của những chú cá. Vị trí đặt bể cá Thông thường bể cá thuộc hành thủy nên đặt nhánh Thanh long phía bên trái của phòng khách, kể từ trong nhà nhìn ra phía trước. Ngoài ra còn đặt ở cung Đông Nam để may mắn về tài lộc, Đông về sức khoẻ, gia đạo, hoặc cung Bắc mang lại may mắn về sự nghiệp. Khi đặt bể cá tránh đặt trong bếp hoặc đối diện với bếp nấu sẽ dễ phát sinh mâu thuẫn trong gia đình. Trong ngôi nhà nên đặt bể cá gần lối đi, phòng khách, những nơi trang trọng. Khi chọn vị trí đặt bể cá cảnh cần đặc biệt chú ý đến những điều kiêng kỵ sau: - Không nên đặt bể cá dưới các đồ điện tử vì hơi nước từ hồ sẽ khiến đồ điện tử nhanh hỏng hơn. - Kỵ đặt bể cá gần nhà vệ sinh hoặc góc quá tối và ẩm thấp sẽ dễ sinh tà khí, gây bệnh cho người sống trong nhà. - Kỵ đặt bể cá trong phòng ngủ dẫn đến hiện tượng “âm thịnh dương suy”. Khi ngủ, nhịp sinh học giảm đến mức thấp nhất để mọi cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi. Nhưng do thiết bị tạo bọt của bể cá thường không ngừng vận hành, khiến nước trong bể luôn luân chuyển, làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của bạn, khiến bạn dễ cảm thấy mệt mỏi. - Kỵ đặt bể cá phía dưới bàn thờ. Bởi khói hương và bụi rơi và bể cá sẽ gây cá chết. Việc cá chết thường xuyên cũng là một điều rất không hay. - Kỵ đặt bể cá dưới các tượng thần, đặc biệt là thần Tài hay bộ tam đa Phúc – Lộc – Thọ. Theo quan niệm phong thủy, cách bố trí đó mang ý nghĩa “chính thần hạ thủy”, sẽ gây ra cảnh tán gia bại sản. - Kỵ đặt bể cá gần bếp lò, âm dương tương khắc sẽ khiến cho các mối quan hệ trong gia đình căng thẳng. Chọn các loài cá hợp phong thủy Cách tốt nhất để kích hoạt vận may trong nhà là nuôi cá vàng. Theo phong thủy, nuôi cá vàng sẽ mang lại cho gia chủ nhiều may mắn. Hồ cá nên đặt trong phòng khách ở hướng tốt nhất với tổng số cá nuôi là số lẻ. Bạn có thể nuôi cá với số lượng nhiều hoặc ít, nhưng thông thường là chín con cá vàng, trong đó tám con màu vàng hoặc đỏ, con còn lại màu đen. Đừng lo nếu như cá vàng chết. Hãy mua con khác cho đủ số. Người ta cho rằng khi một con cá chết, nó hấp thụ vận rủi của một thành viên nào đó trong nhà. Tuy nhiên, Nên đặt hồ cá trong phòng khách hoặc ở ngoài cửa. Đừng nuôi cá vàng trong phòng ngủ, toilet hoặc nhà bếp. Cá vàng đặc biệt có hại trong phòng ngủ bởi vì chúng sẽ gây ra những mất mát về mặt vật chất cho bạn, có thể bạn sẽ bị trộm hoặc mất của. Màu sắc của cá có tác dụng ít nhiều đến phong thủy - Cá màu vàng kim hoặc trắng: ngũ hành thuộc kim (kim sinh thủy) có tác động tốt cho thúc đẩy tài vận. - Cá màu đen, xanh lam, xám (thuộc thủy) có khả năng thúc đẩy tài vận khá mạnh. - Cá màu vàng (thổ) thúc đẩy tài vận yếu. - Cá màu xanh dương hoặc lá cây (mộc) áp chế thủy, thúc đẩy tài vận yếu. - Cá màu đỏ (hỏa) khắc kim phá tài. Những loại cá cần nuôi 1. Cá chép (crap): Cá đại diện cho sự giàu sang, phú quý bởi ngay trong tiếng Hán thì cá đã mang ý nghĩa của sự sung túc. Theo truyền thuyết, cá chép còn tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm khi nó thường bơi ngược dòng nước, và những chú cá đã vượt được “vũ môn” thì sẽ hóa thành rồng. Cá chép Nhật 2. Cá chép Nhật (Koi): giống cá này có màu sắc rất đẹp và đa dạng với những màu đen, đỏ, trắng…cũng được coi là biểu tượng của sự giàu có và thành công. Loại cá này không nuôi trong bể kính mà thường được nuôi trong những ao nhỏ kết hợp với tiểu cảnh để tạo ra khung cảnh sơn thuỷ hữu tình không những có tác dụng thư giãn cho gia chủ mà còn mang lại nhiều may mắn. Theo tiếng Hán, cá này đại diện cho sự sung túc và giàu sang. Theo truyền thuyết, cá chép còn tượng trưng cho sức mạnh, lòng dũng cảm. Dân gian thường ví việc khổ luyện học hành để cuối cùng có kết quả tốt đẹp giống như việc “cá chép vượt vũ môn hóa rồng”. Vì thế, bày tranh hoặc vật phẩm phong thủy cá chép tại bàn học sẽ tốt cho việc học tập. 3. Cá rồng (Arowana): là một loài cá rất được ưa chuộng hiện nay. Nếu như bạn đang tìm kiếm sự may mắn, hạnh phúc và phú quý thì đây chính là loài cá bạn nên nuôi. Tốt nhất là bạn nên nuôi một chú cá rồng trong bể kính cỡ lớn hoặc nếu không có điều kiện thì một chú cá bằng vật phẩm phong thủy mạ vàng hay một bức tranh cá rồng cũng không phải là sự lựa chọn tồi. 4. Cá La Hán: là một giống cá khác được người Trung Quốc ưa thích, loại cá này mang trên mình rất nhiều màu sắc với màu hồng điểm xuyết các đốm màu xanh, đen tựa như các ký tự chữ Hán và điểm đặc biệt là nó có bướu lớn ở trên đầu tựa như các vị La Hán. Cá La Hán 5. Cá Kim Long: Cá Kim Long được xem là cá phát tài. Cho cá kim long ăn cá nhỏ để chúng phát triển và ra nhiều vảy hồng mang lại tài lộc.Người Trung Quốc ở Malaysia, Singapore, Thailand và Indonesia đã quen với những đặc tính kỳ bí của cá kim long. Họ xem loài cá này là cá phong thủy. Vảy cá màu bạc và lấp lánh ánh hồng tượng trưng cho tài lộc. Cá có thể phát triển dài đến 90 cm. Doanh nhân nuôi cá kim long trong văn phòng thường chỉ thả một con trong bể nước thật lớn. Không cần phải trang trí bể nước với cây cỏ và cát. Cá kim long sẽ ăn bất cứ thứ gì nó thấy. Cho cá kim long ăn sâu nước hoặc cá nhỏ để nó sớm có vảy hồng quí giá. Trên đây là một số loài cá tiêu biểu mang lại điềm tốt, và may mắn. Có một số loài cá thường đi thành đôi vậy nên nếu chúng hiện diện trong cuộc sống của bạn nó sẽ mang lại nhiều điều tốt lành cho hôn nhân của bạn. Môi trường sống của cá với nước, cây thuỷ sinh, gỗ, đá…cũng sẽ mang đến hơi thở của tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho gia chủ. Chơi cá không đơn giản chỉ là sở thích, là niềm đam mê đem lại sự thư giãn, thoải mái mà còn ẩn chất trong đó nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. Nhiều người còn tin rằng nuôi cá cảnh trong nhà sẽ đem lại nhiều điều may mắn và sự an lành, thịnh vượng cho gia chủ nếu thuận theo phong thủy. Số lượng cá khi nuôi - Nuôi cá vàng nên nuôi 8 con vàng, 1 con màu đen, không những bảo vệ được tài lộc mà còn chống lại sự mất mát của tài lộc. - Vì theo quan niệm của người phương Đông, số 8 tượng trưng cho sự mạnh mẽ. Ngoài ra, thả cá theo nguyên tắc này, bạn còn đạt được sự hài hoà âm dương (màu đen là âm, màu vàng là dương). - Cá có màu đen tượng trưng cho sự an lành. Cá vàng tượng trưng cho sự may mắn. Một chậu cá đặt ở bên trái cửa ra vào (khi từ trong phòng bạn nhìn trực diện với cửa ra vào) sẽ mang lại tài lộc. - Số lượng cá thường là bội số của 9. - Số lượng cá khác nhau biểu thị ý nghĩa khác nhau. Ví Dụ: 1 con: Nhất bạch thủy có thể vượng tài; 2 con: Nhị hắc thổ khắc thủy không lợi cho tài vận; 3 con: Tam bích mộc tiết thủy không lợi cho tài vận; 4 con: Tứ lục mộc tang tiết thủy; nhưng tứ lục là sao văn khúc được coi là cát có thể nuôi. 5 con: Ngũ hoàng thổ không lợi cho tài vận. 6 con: Lục bạch kim sinh thủy có lợi cho tài vận. 7 con: Thất xích kim sinh thủy tuy là hung tinh nhưng tương sinh được cho là cát. 8 con: Bát bạch thổ khắc thủy tuy nhiên bát trạch là hữu phụ tài tinh là sao cát. 9 con: cửu tử hỏa, cửu tử là hữu bật phúc tinh cũng là sao cát có thể vượng tài. Từ 10 con trở lên: Tính như số lượng trên bỏ đi hàng chục (VD: 20 tính như 2 con; 10 tính như 1 con; 15 tính như 5 con). Nếu nuôi cá có tác dụng hưng vượng thì nên nuôi; ngược lại nuôi cá thấy gia vận suy thì nhanh chóng thôi nuôi. Hình dạng bể cá - Hình tròn (ngũ hành tượng trung cho kim, kim sinh thủy) rất tốt nên chọn. - Hình chữ nhật (ngũ hành tượng trưng cho mộc) tương sinh nên chọn. - Bể cá hình lục giác (ngũ hành tượng trưng cho thủy) nên … - Bể cá hình vuông (ngũ hành tượng trưng cho thổ) thổ khắc thủy không nên… - Bể cá hình các góc nhọn (tam giác, ngũ giác, …ngũ hành tượng trưng cho hỏa) không nên. Kích thước bể cá - Không nên to quá so với phòng khách sẽ không tụ khí mà “nhân khí” bị hút mất, độ ẩm trong phòng tăng cao ảnh hưởng sức khỏe… - Bể cá cao quá phạm “lâm đầu thuỷ” - bể đứng cao ngang đầu; bể đặt trên bàn khách cao ngang đầu người ngồi… là cách cục không tốt có hại cho gia chủ. (Sưu tầm theo dothi và Phunu)
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt. ================== Đặt bể cá theo phong thủy ở văn phòng Nuôi cá vàng không chỉ bù đắp được những thiếu sót trong phong thủy văn phòng, mà còn khiến cho văn phòng tràn đầy sức sống, từ đó không ngừng mang lại những cơ hội phát triển. 1. Hướng đặt bể cá Bất kỳ một căn nhà hay văn phòng nào cũng không thể thập toàn thập mỹ, chúng luôn tồn tại những khuyết điểm. Vì vậy, việc đặt bể cá đúng vị trí cũng là một trong những cách hóa giải khuyết điểm cho văn phòng. Khi lựa chọn hướng đặt bể cá không nên chọn hướng chính của văn phòng. Ví dụ: văn phòng quay hướng Đông thì không nên đặt bể cá quay hướng Đông. Hoặc kỵ hơn nữa là không nên đặt bể cá đối diện với cửa ra vào. Vì như thế theo phong thủy là bạn đang để những vận may của văn phòng “trôi” ra ngoài. Nên đặt bể cá ở những nơi không có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào, nơi càng ít ánh sáng càng tốt. 2. Nên nuôi nhiều cá vàng trong bể Cá để nuôi trong bể cảnh có rất nhiều chủng loại. Tuy nhiên, theo phong thủy, cá vàng có liên quan đến của cải, vì vậy nên lựa chọn loại cá này để nuôi. Bên cạnh đó, cá vàng đều có đặc tính chung là rất dễ sống, dễ nuôi, đặc biệt là giống cá có màu sắc rực rỡ, như cá chép vàng, cá bảy màu…Chính vì những ưu điểm trên mà cá vàng được rất nhiều người yêu thích. 3. Số lượng cá nuôi Để xác định số lượng cá nuôi trong bể cần phải dựa vào mệnh của chủ nhân. Vì bể cá ứng với Thủy nên xem trong Ngũ hành tương sinh và Ngũ hành tương khắc để quyết định mình có nên nuôi cá hay không. Theo cách dùng số trong quan niệm của phong thủy thì nên nuôi số lượng cá là 1, 6, 7, 8, hoặc 9 sẽ mang đến tài vượng cho văn phòng. Không nên nuôi số lượng cá là 2,3,4,5. Nếu số lượng trên mười con thì tính theo số lẻ. Ví dụ: 15 con thì tính là 5. Còn nếu cá 2 số đều chẵn thì tính theo số chẵn đầu tiên. Ví dụ: 20 thì tính theo số 2. 4. Lựa chọn màu sắc của cá Khi lựa chọn cá, cần lưu ý đến màu sắc của chúng. Nên nuôi giống cá có màu vàng kim, màu trắng, màu đen, màu xanh hoặc màu bạc. Vì những màu này nếu xét về sức mạnh quang hợp trong không khí, nó sẽ làm cho những tia sáng có hại phản xạ ngược lại, giúp cho trường khí bảo đảm duy trì một không gian sạch sẽ, có lợi cho sức khỏe của cá. Nếu nuôi các giống cá màu đỏ, màu xanh lục hoặc màu tím thì do nó có khả năng hấp thu tia bức xạ tương đối mạnh nên không có lợi cho việc nuôi dưỡng. 5. Tránh những loài cá khó nuôi Nên hạn chế nuôi cá nước mặn hay cá nhiệt đới. Vì rất khó để có thể tạo môi trường thuận lợi cho chúng sinh sống. Mặc dù màu sắc của chúng rất đẹp, được nhiều người ưa thích nhưng chúng lại rất khó nuôi. Nếu nuôi thì những sinh vật này cũng rất dễ chết. Nhìn từ góc độ phong thủy thì đó không phải là điềm lành. Nó sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của các nhân viên trong văn phòng. Theo Sinhvatcanh.com.vn
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO ================= CÁCH ĐẶT GƯƠNG SOI TRONG NHÀ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý Theo kinh nghiệm bài trí nội thất, gương là một vật có năng lượng rất mạnh, bởi vì sự phản xạ các tia sáng và sự hiển thị các hình ảnh, khiến gương nghiễm nhiên trở thành “nơi tập hợp năng lượng” trong nhà. Vì thế, khoa Phong Thủy xem việc bài trí gương giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong nội thất nhà ở! Bài viết này muốn nêu một số vấn đề để giúp bạn đọc tham khảo. Vị trí đặt gươngTăng năng lượng “chính hướng”: Theo quan niệm Phong Thủy, gương là tượng trưng của việc gia tăng năng lượng gấp bội. Đặt gương ở vị trí có thể phản chiếu được đồ ăn thức uống trên bàn ăn, hoặc ở nơi phản chiếu được quầy thu ngân, kho hàng… thì sẽ khiến cho thực phẩm trong nhà dồi dào, việc làm ăn phát đạt hẳn lên. Tăng năng lượng “phản hướng”: Nếu như đặt gương ở những vị trí phản chiếu bàn làm việc, hoặc phản chiếu những nơi làm việc trong nhà thì chẳng những không khiến cho sự nghiệp phát triển mà còn biểu thị công việc tăng lên gấp bội, ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Đặt gương trong phòng ngủ: Trong phong thủy nhà ở, người ta thường tránh việc đặt gương trong phòng ngủ: nếu như không thể không đặt gương trong đó, thì cũng phải tránh đặt ở chỗ có thể phản chiếu giường ngủ, vì như thế sẽ khiến cho bạn bị giật mình khi nhìn thấy mình trong gương lúc vừa thức giấc. Và cũng sẽ khiến giấc ngủ trở nên bất an hơn, điều này càng dễ khiến cho sát khí phản xạ đến nơi bạn đang nằm ngủ hơn. Đặt gương ở nơi đối diện cửa cái: Gương nên tránh ở nơi đối diện với cửa cái ngôi nhà, vì sẽ phản chiếu hết các luồng khí tốt ra bên ngoài, khiến cho trong nhà không còn khí tốt. Hình dạng kích thước của gương: Gương hình tròn: Gương hình tròn và gương hình bầu dục tượng trưng cho sự hài hòa viên mãn, vì thế gương trong nhà nên chọn hai loại này, hoặc những kiểu gương tương đối ít góc cạnh. Gương vuông, chữ nhật: Nếu trong nhà đặt gương vuông, thì tốt nhất là chọn gương có khung, tránh để lộ ra ngoài các cạnh kiếng. Kích thước gương phải thích hợp, không nên quá lớn hoặc quá nhỏ. Nên lưu ý để khi bạn soi gương, phần phía trên đầu bạn phản chiếu trong gương có khoảng không gian rộng, như vậy là tượng trưng cho sự phát triển xa rộng. Những điều cấm kỵ về vị trí đặt gương: Gương không được đặt nằm ngang trên mặt phẳng hoặc treo nghiêng, vì như thế sẽ dễ khiến năng lượng trong nhà chiếu loạn xạ, khiến cho cuộc sống trở nên mất trật tự và bất an. Tránh đặt quá nhiều gương trong nhà, vì quá nhiều các tia sáng cũng sẽ khiến cho năng lượng bị rối lên. Không treo hai chiếc gương đối diện với nhau, vì như thế sẽ khiến cho các tia sáng phản chiếu lẫn nhau, không hề có lợi cho việc điều tiết và tập hợp năng lượng trong nhà. Phải chú ý đặt gương ở nơi có thể phản chiếu được những hình ảnh vui mắt, điều này sẽ rất có lợi cho việc gia tăng năng lượng tốt trong nhà. Có thể đặt gương vào những chỗ tương đối tối tăm trong nhà, để giúp cho những nơi này tăng thêm ánh sáng, và vô hình trung trừ đi được những năng lượng không tốt và âm khí. Nguồn: Phong Thủy tủ bếp ================ Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt.
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO ==================== Đặt gương thế nào là đúng phong thủy? Căn cứ theo Khoa Học phong thủy, Gương soi (kính tráng thủy) có vai trò rất quan trọng trong nhà. Nó có ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe, kinh tế cũng như sự may mắn của chủ nhân. Ngược lại, khi đặt gương sai vị trí sẽ gây không ít những phiền toái và bất lợi. Nên đặt gương gần cửa sổ Gương nên đặt gần cửa sổ để phản chiếu cảnh đẹp thiên nhiên bên ngoài. Hơn thế, việc đặt gương đúng vị trí thích hợp sẽ giúp luân chuyển năng lượng và các luồng khí trong nhà một cách dễ dàng. Trang trí bằng gương cũng là cách để tăng thêm chiều sâu và không gian cho căn nhà của bạn. Theo phong thủy, việc đặt gương cạnh bàn ăn sẽ giúp gia chủ phát đạt và gặp nhiều may mắn. Bố trí gương để cải thiện không gian Theo quan niệm Phong thủy, gương là tượng trưng của việc gia tăng năng lượng gấp bội. Đặt gương ở vị trí có thể phản chiếu được đồ ăn thức uống trên bàn ăn, hoặc ở nơi phản chiếu được quầy thu ngân, kho hàng… thì sẽ khiến cho thực phẩm trong nhà dồi dào, việc làm ăn phát đạt hẳn lên. Gương nên tránh ở nơi đối diện với cửa cái ngôi nhà, vì sẽ phản chiếu hết các luồng khí tốt ra bên ngoài, khiến cho trong nhà không còn khí tốt. Không đặt gương chiếu vào giường ngủ Không nên đặt gương chiều thẳng vào giường ngủ, vì theo thuyết phong thủy, khi ngủ không nên để bất cứ luồng sáng nào chiếu trực tiếp vào giường kể cả màn hình tivi. Vì như thế sẽ khiến cho bạn bị giật mình khi nhìn thấy mình trong gương lúc vừa thức giấc. Và cũng sẽ khiến giấc ngủ trở nên bất an hơn, điều này càng dễ khiến cho sát khí phản xạ đến nơi bạn đang nằm ngủ hơn. Tốt nhất không nên đặt gương trong phòng ngủ để giúp bạn có được giấc ngủ chất lượng. Không nên đặt gương ở hành lang, tiền sảnh Không nên đặt gương ở hành lang hay tiền sảnh, không nên đặt gương chiếu thẳng vào phòng. Lý do: điều này vi phạm thuyết phong thủy và sẽ khiến nguồn năng lượng đi ra ngoài, chủ nhân sẽ không có được sức khỏe tốt. Không đặt gương phản chiếu vào bồn tắm hoặc tolet Đặt gương phản chiếu vào bồn tắm hoặc toilet cũng giống việc đặt gương phản chiếu vào giường ngủ, nó sẽ khiến luồng khí năng lượng đi ra ngoài thay vì tạo vòng luân chuyển. Chọn hướng khi đặt gương Nên đặt gương theo hướng đông nam, bắc và đông, bởi theo thuyết phong thủy, đặt gương theo hướng đông sẽ giúp cải thiện sức khỏe, đặt gương theo hướng đông nam sẽ có tác dụng giúp gia chủ làm ăn phát đạt và hướng bắc có tác dụng giúp gia chủ có đường công danh thuận lợi. Không nên đặt gương theo hướng Nam: Vì nó sẽ tương tác với lửa, mà gương được xem như một yếu tố của nước, vì vậy nước sẽ kỵ với lửa. Không nên để gương chiếu thẳng vào bếp Như đã nói, gương trong phong thủy được xem là một yếu tố của nước, mà bếp lại luôn có lửa. Chính vì thế, điều này là tối kỵ trong phong thủy. Không nên treo mảnh gương trong nhà Khi treo gương bạn hãy dùng cả tấm gương thay vì từng mảnh vì nó là dấu hiệu mang lại điềm xấu cho gia đình bạn. Các loại gương Gương hình tròn: Gương hình tròn và gương hình bầu dục tượng trưng cho sự hài hòa viên mãn, vì thế gương trong nhà nên chọn hai loại này, hoặc những kiểu gương tương đối ít góc cạnh. Gương vuông, chữ nhật: Nếu trong nhà đặt gương vuông, thì tốt nhất là chọn gương có khung, tránh để lộ ra ngoài các cạnh kiếng. Kích thước gương phải thích hợp, không nên quá lớn hoặc quá nhỏ. Nên lưu ý để khi bạn soi gương, phần phía trên đầu bạn phản chiếu trong gương có khoảng không gian rộng, như vậy là tượng trưng cho sự phát triển xa rộng. Trên thực tế có nhiều loại gương khác nhau, bạn có thể tham khảo những loại gương sau để lựa chọn một chiếc gương ưng ý cho gia đình. Gương thường: được định dạng bởi các hình dáng như ôvan, tròn, vuông… với viền được làm bằng các vật liệu gỗ, kim loại… Gương lõm: chủ yếu được sử dụng bên ngoài và được sản xuất để cho ra hình ảnh lộn ngược của vật thể. Gương lồi: thường được dùng như vật có chức năng bảo vệ, chủ yếu được sử dụng trong giao thông. Tuy nhiên, chúng cũng có thể được dùng bên trong ngôi nhà như một phần của yếu tố phong thủy giúp bảo vệ ngôi nhà. Đặc biệt: đối với loại gương bát quái, tuyệt đối không được sử dụng trong nhà. Theo PTTH ================ Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt.
-
MỠ MÁU CAO - SÁT THỦ THẦM LẶNG Mỡ máu cao là loại bệnh đang ngày càng gia tăng theo nhịp độ phát triển của xã hội - nhưng hầu hết mọi người không biết được tình trạng của mình cho đến khi đi khám sức khỏe xét nghiệm hay có biết thì cũng không biết được những nguy hiểm rất đáng lo ngại tiềm ẩn sau căn bệnh của mình. Hơn thế nữa căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa, tập trung vào những người có chế độ ăn uống không hợp lý, nhiều chất béo, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá và ít vận động hay thừa cân... Cao mỡ trong máu sẽ làm đường kính động mạch bị nhỏ hẹp lại do nguyên nhân mỡ tạo thành những mảng (plaque) bám vào vách bên trong động mạch, tình trạng này làm máu bị cản trở không dẫn được đầy đủ vào óc, thận, bộ phận sinh dục, tay chân và tim. Cao mỡ trong máu là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh tim. Cao mỡ trong máu cũng là nguyên nhân liên quan tới những bệnh khác như sạn mật, liệt dương, tâm trí suy nhược và cao máu. Bị bướu nhỏ trong ruột (colon polyps) và ung thư (cancer), đặc biệt là ung thư nhiếp hộ tuyến và ung thư ngực, cũng được biết là do nguyên nhân liên quan tới tình trạng cao mỡ trong máu. Mặc dầu có quá nhiều cholesterol trong máu thì không tốt cho sức khỏe nhưng thật sự cholesterol cũng cần thiết cho cơ thể để tạo màng tế bào, tạo kích thích tố và giúp cho tiến trình tiêu hóa. Mặc dầu Hiệp Hội về tim ở Hoa Kỳ khuyến cáo thức ăn hàng ngày chúng ta chỉ cần có khoảng 300 mg cholesterol hoặc ít hơn, nhưng thật sự nếu chúng ta ăn những thức ăn hoàn toàn không có cholesterol cũng không sao hết vì cơ thể chúng ta cũng đủ sức sản xuất đủ lượng cholesterol cần thiết cho cơ thể. Vào khoảng 80% cholesterol có trong cơ thể chúng ta được sản xuất từ lá gan, 20% cholesterol còn lại là do nguồn thực phẩm mà chúng ta ăn vào. Cholesterol di chuyển từ gan vào máu đến những cơ quan khác nhau của cơ thể bằng những phương tiện được gọi là phân tử mỡ đạm (lipoproteins). Bệnh mỡ máu cao Những tế bào của cơ quan sẽ nhận đủ những cholesterol cần thiết, số cholesterol thặng dư sẽ ở lại trong máu chờ cho những phân tử mỡ đạm khác chuyên chở lại về gan. Có 2 loại mỡ đạm : · Mỡ đạm mật độ thấp, low-density lipoproteins gọi tắt là LDL là loại cholesterol xấu (bad cholesterol). · Mỡ đạm mật độ cao, high-density lipoproteins gọi tắt là HDL là loại cholesterol tốt (good cholesterol). Phân tách khả năng hoạt động của từng loại mỡ đạm thì chúng ta sẽ biết tại sao gọi là cholesterol xấu và cholesterol tốt. Mỡ đạm mật độ thấp (LDL) mang đầy cholesterol từ lá gan đến cung cấp cho những tế bào của cơ thể. Ngược lại mỡ đạm mật độ cao (HDL) di chuyển trong máu với nhiệm vụ chuyên chở những cholesterol thặng dư về lại lá gan để cất giữ. Nếu mọi sự tiến triển đúng thì hệ thống điều hòa cholesterol trong người sẽ được cân bằng tốt đẹp. Nhưng nếu có quá nhiều cholesterol trong máu để HDL có thể chuyên chở lại về gan để cất giữ hoặc nếu không đủ HDL để làm công việc trên thì hiện tượng cao mỡ trong máu sẽ xẩy ra, lúc đó cholesterol sẽ tạo thành những mảng (plaque) bám vào vách bên trong của động mạch làm nghẽn động mạch và từ đó có thể tạo nên cơn đau tim hoặc kích tim (heart attack). Hoặc có quá nhiều LDL cũng có nhiều nguy cơ bị đau tim như vừa kể trên. Nếu chúng ta có mức độ cholesterol 200, trung bình với HDL là 80 và LDL là 120 thì chúng ta ít có nguy cơ bị đau tim. Nói tóm lại nếu HDL càng cao, LDL càng thấp thì tốt; còn nếu HDL thấp mà LDL cao thì dễ có nguy cơ bị bệnh về tim mạch. Người nào có mức độ cholesterol sát mí (200-239) thì nên theo một chế độ ăn uống kiêng cử để làm giảm cholesterol và nên đi thử lại một năm ít nhất là một lần để xem mức độ cholesterol có giảm xuống không. Còn người nào có mức độ cholesterol mà trên 240 thì phải kiêng cữ và theo dõi kỹ hơn nữa. Nếu một thời gian mà mức độ cholesterol không xuống thì bệnh nhân thường được khuyên nên dùng thuốc để làm giảm cholesterol. Nói chung những loại thuốc làm giảm cholesterol được kê toa trên thị trường như Provastatin, Mevacor... được làm bằng những hóa chất để ép buộc lá gan ngưng bài tiết một chất enzyme đặc biệt có khả năng giúp sản xuất cholesterol. Sự ép buộc lá gan trái thiên nhiên này dần dà sẽ làm hư hại đến lá gan. Khái niệm tổng quát về bệnh cao cholesterol Cholesterol là một loại mỡ trong cơ thể. Vì mỡ lưu chuyển trong dòng máu (plasma) của chúng ta, nó có thể bám vào bên trong của mạch máu và làm nghẽn những mạch máu nhất là mạch vành tim (coronary arteries). Cholesterol có trong đồ ăn nhưng cũng được chế tạo ra từ gan (liver) của chúng ta. Cholesterol được dùng để làm vỏ của tế bào (cells walls), chất kích thích tố (hormones), vitamin D, mật xanh (bile acids) v.v.. Nếu lượng cholesterol trong máu lên cao vì gan chế tạo quá nhiều cholesterol thì bệnh nhân sẽ bị cao lượng cholesterol trong máu. Từ đó những mạch máu dễ bị nghẽn và dẫn đến bệnh. Vì chỉ có động vật mới có cholesterol bệnh nhân ăn thịt sẽ bị lên cholesterol nhiều hơn thực vật. Tuy nhiên, mỡ từ thực vật sẽ biến chế trong cơ thể bệnh nhân để tạo ra cholesterol.Vì thế ăn nhiều dầu (tức là mỡ thực vật), sẽ dẫn đến bệnh cao cholesterol. ================ Lượng cholesterol trong máu là 200 mg/dl hoặc thấp hơn thì được coi là trong mức độ an toàn. Nếu mức độ cholesterol trong máu hơn 200 thì coi như bị cao mỡ trong máu. Mức độ từ 200 tới 239 là sát mí (borderline), và người nào có mức độ mỡ trong máu mà trên 240 thì có rất nhiều nguy cơ bị bệnh về tim mạch.
-
10 bài thuốc chữa chứng tăng mỡ máu Y học cổ truyền xếp bệnh mỡ máu tăng tương đồng với chứng “đàm trệ” của các y gia đời trước. Người mắc chứng đàm trệ thường có một số biểu hiện như: người béo trệ, có cảm giác nặng nề, hay nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ăn kém ngon miệng, hay cáu giận… Tương đồng với y học hiện đại, những dấu hiệu trên cũng là những dấu hiệu thường gặp của bệnh tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, hội chứng rối loạn tiền đình... Trong phạm vi bài viết này, xin giới thiệu một số bài thuốc, vị thuốc thật đơn giản, dễ sử dụng nhưng có hiệu quả điều trị tốt trong các trường hợp mỡ máu tăng cao. Bài 1: Ngưu tất thái lát mỏng 12g, hằng ngày có thể sắc hoặc hãm bằng phích nước nóng, uống thay nước trong ngày. Tác dụng của ngưu tất làm giảm cholesterol và triglycerit đã được nhiều nhà khoa học trong nước nghiên cứu và kết luận, đã được áp dụng vào điều trị ở Việt Nam trong vài chục năm nay.Bài thuốc này rất đơn giản, sử dụng dưới dạng chè thuốc nên rất hay. Bạn có thể dùng bài thuốc này trong một thời gian dài. Bài 2: Vỏ đậu xanh và lá sen tươi, mỗi vị lượng bằng nhau khoảng 10-20g. Cả hai vị thuốc này hợp thang sắc uống hằng ngày thay nước chè. Bạn cũng có thể hãm thuốc bằng phích nước sôi. Có thể chỉ cần dùng một mình vỏ đậu xanh cũng được. Bài 3: Tỏi tươi sau khi bóc sạch vỏ lụa, bạn có thể nuốt vào trong hoặc sau các bữa ăn, mỗi bữa khoảng 2-3 tép tỏi là vừa, không nên ăn quá nhiều tỏi trong ngày vì tỏi có vị cay nóng. Liều lượng hằng ngày chỉ nên ăn dưới 5g tỏi. Ngày nay, tỏi đã được bào chế thành viên thuốc nên cũng dễ sử dụng. Tuy nhiên bạn cũng không nhất thiết quá cầu kỳ, việc sử dụng tép tỏi tươi trong các bữa ăn hằng ngày cũng thuận tiện và hơn nữa lại rất rẻ! Bài 4: Canh nấm hương, mộc nhĩ: thỉnh thoảng, bạn có thể kết hợp với y thực trị để làm giảm mỡ máu của mình bằng một phương pháp đơn giản: bát canh thịt nấu với nấm hương và mộc nhĩ, cả hai vị lượng bằng nhau, mỗi vị 10g là vừa. Các bà, các chị không khó khăn gì khi giúp các bạn có bát canh như ý! Bài 5: Mỗi ngày ăn 2 quả trứng gà cũng có tác dụng làm giảm được mỡ máu. Mới nghe tưởng chừng vô lý làm sao khi ai cũng biết trứng gà là một thực phẩm giàu cholesterol, trong khi nhiều thầy thuốc đều có thể khuyến cáo bạn không nên ăn trứng. Nhưng đó lại chỉ là những quan niệm đã lỗi thời, các nhà khoa học Mỹ đã sử dụng trứng gà như một thứ thuốc để chữa bệnh vữa xơ động mạch trong vài ba năm gần đây. Lecithin có nhiều trong lòng đỏ trứng có tác dụng làm cholesterol không tăng lên trong máu. Cholesterol có lợi (HDL-C) lại có nhiều trong lòng đỏ trứng. Bài 6: Bạn hãy uống mỗi ngày 1-2 cốc sữa đậu lành và ăn các sản phẩm được bào chế từ đậu nành như đậu phụ, tào phớ... chất I flavone có nhiều trong đậu nành có tác dụng làm hạ cholesterol máu, kể cả làm giảm được LDL-C, một cholesterol “xấu” có hại. Bài 7: Mộc nhĩ trắng và mộc nhĩ đen, cả hai thứ đều 10g thêm 5g đường kính. Bạn hãy nấu mộc nhĩ với đường trong 60 phút, ăn cả cái lẫn nước. Nên ăn liên tục 15 ngày là một đợt điều trị. Mỡ máu sẽ hạ là điều chắc chắn. Bài 8: Mộc nhĩ đen 30g, rau cần tươi 100g, gạo tẻ 30g, đem nấu cháo ăn ngày 1 lần. Bài 9: Vừng đen 60g, rang thơm, xát vỏ rồi đem nấu chè đường. Nếu có thể thì ăn hằng ngày hoặc để ăn đổi bữa với các bài thuốc, món ăn khác. Bài 10: Thỉnh thoảng nên ăn thịt ngan, ngỗng hoặc thịt vịt. Món thịt ngan luộc chấm với vừng rang không chỉ là món ăn khoái khẩu của nhiều người mà còn có tác dụng chữa bệnh tim mạch. Trong mỡ máu của các loại gia cầm này có rất nhiều acid oleic và nhiều thành phần tương tự dầu ôliu. Mặt khác, HDL- cholesterol có lợi trong thịt vịt, ngan, ngỗng đã được các nhà khoa học chứng minh là có hàm lượng rất cao. Những lý do trên đã khẳng định tác dụng tốt của thịt vịt, ngan, ngỗng trong điều trị bệnh vữa xơ động mạch. DS. Hoàng Xuân Xanh (Sưu tầm)
-
Nguyên nhân con người chọn sao Hỏa để "đổ bộ" Dự án đưa người lên “định cư” trên sao Hỏa của giáo sư đại học Utrecht, Hà Lan Gerard’t Hooft đang là đề tài bàn tán sôi nổi trên các mặt báo. Có 3 nguyên nhân chính khiến sao Hỏa được lựa chọn. Lợi thế về khoảng cách Sao Hỏa có lợi thế hơn một số ngôi sao khác bởi nó là hành tinh gần Trái đất thứ 2, sau sao Kim. Sao Hỏa khá tương đồng với Trái đất Sao Hỏa là một hành tinh có nhiều điểm tương đồng với Trái đất nhất nếu xét về trọng lực, nhiệt độ, bầu khí quyển. Sao Hỏa còn có thể đã từng tồn tại sự sống, có nước, bao quanh mình bằng một lớp khí quyển khá mỏng, nhiệt độ trên bề mặt không quá cao (63 độ c). Trong khi đó, Mặt trăng có điều kiện khắc nghiệt hơn rất nhiều so với sao Hỏa. Nó không có bầu khí quyển để hút tia phóng xạ (hoặc ít nhất là một phần của nó) và có thể tránh được những thiên thạch đang bay tới. Mặt trăng cũng không có trọng lực cần thiết, và điều này có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Sao Thủy không phải là một mục tiêu triển vọng cho chuyến thám hiểm do sao Thủy không có những điều kiện tương đồng với Trái đất. Hơn nữa sẽ rất khó để đưa một phi thuyền vào quỹ đạo hành tinh này mà không có rủi ro bị đi quá đích hoặc va đập vào Mặt trời. Sao Hỏa là địa điểm lý tưởng để đổ bộ và sinh sống? Sao Kim gần Trái đất hơn so với sao Hỏa, nhưng sao Kim có một bầu khí quyển tương đối khắc nghiệt. Sao Kim được bao phủ bởi những đám mây axit sulfuric, áp lực không khí trên bề mặt của nó cao hơn Trái đất 92 lần. Đây là hành tinh mà núi lửa hoạt động rất mạnh. Và nhiệt độ trên sao Kim vô cùng cao: khoảng 460 độ C, không thích hợp để con người và máy móc lên đó. "Hành tinh đỏ" đang là tâm điểm của dư luận Trong thời gian gần đây, với sự thành công của dự án Curiosity, chúng ta đang thu thập được nhiều dữ liệu quan trọng về hành tinh Đỏ này. Những phát hiện mới về khả năng từng tồn tại nước, khả năng có sự sống đã củng cố thêm lý do chọn sao Hỏa là điểm đến cho chuyến viễn du này. Bên cạnh đó, sao Hỏa đang là tâm điểm chú ý của NASA và cộng đồng thế giới, bởi thế nếu gắn kế hoạch này với sao Hỏa, chắc chắn nó sẽ nhận được nhiều sự chú ý và có thể là cả sự ủng hộ nhiệt tình cho dự án. Hiền Thảo (tổng hợp)
-
Hơn trăm người dập lửa trên 2 tàu cá Rạng sáng 25/4, ngọn lửa bốc cao hơn 4 mét phủ trùm 2 tàu cá ở vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn (Quảng Ngãi). Hơn trăm người được huy động dập lửa gây náo động cả vùng cảng. Ngư dân thu dọn những gì còn sót lại sau vụ cháy tàu cá sáng nay. Ảnh: Trí Tín. Khoảng 4h, lửa và khói bốc lên tại vũng neo đậu tàu thuyền huyện đảo Lý Sơn. Người dân chạy đến thì thấy 2 tàu cá của ông Đinh Văn Giàu và Nguyễn Chí Thạch ở xã An Hải đang bốc cháy. Ngọn lửa cao chừng 4 m, chủ các tàu neo đậu kế bên vội nổ máy chạy ra xa vì lo ngại cháy lan.Tàu cá bị cháy nằm cách bờ khoảng 70 mét nên chính quyền xã An Hải phải huy động hơn 100 dân phòng, xã đội cùng người dân dùng ghe máy, ghe thúng múc nước và bơm cát dập lửa. Đến 5h30, hỏa hoạn được khống chế. Không có ai bị thương, song 2 tàu cá trị giá hơn 2 tỷ đồng bị cháy rụi. Cố tìm kiếm những gì còn sót trên xác con tàu cháy đen, ông Giàu mếu máo: "Tôi vừa mua 700 lít dầu, lương thực, thực phẩm chuẩn bị cho tàu đi đánh bắt ở Hoàng Sa thì sáng nay bị lửa thiêu rụi hết. Bao nhiêu vốn liếng dồn hết cho tàu cá, giờ trắng tay rồi". Xác con tàu cháy đen chìm tại vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn sau vụ cháy. Ảnh: Trí Tín. Trao đổi với VnExpress, ông Mai Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã An Hải cho biết, thời điểm cháy, ở vũng neo đậu tàu thuyền Lý Sơn có hơn 100 tàu cá công suất lớn (từ 90 CV trở lên) đậu san sát nhau. Rất may rạng sáng nay trời ít gió nên hỏa hoạn sớm được khống chế. Nhận định ban đầu có thể do chập điện từ bình ắc quy trên tàu của Giàu.Cũng theo ông Sơn, ở các địa phương ven biển đảo Quảng Ngãi từng xảy ra nhiều vụ cháy tàu cá trong lúc neo đậu nhưng nhiều chủ tàu vẫn chưa quan tâm đầu tư phương tiện chữa cháy. Trí Tín
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO ================= Cách bố trí nhà bếp, phòng ăn Khi xây nhà, bất kỳ người nào cũng phải cân nhắc kỹ vị trí đặt bếp. Khu vực này vô cùng quan trọng, quyết định sự thành bại của gia chủ chứ không chỉ đơn thuần là một nơi để nấu nướng.Một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên khi đặt bếp là phải có sự tương ứng với cửa và cao trên rốn của chủ nhà. Đông Bắc là hướng tốt nhất để đặt bếp. Kế tiếp là hướng nam, hướng chính tây. Các hướng khác đều không tốt. Bếp thường dựa vào vách trái từ trong nhà nhìn ra và không được đối diện nhà vệ sinh. Đặt chéo với góc trái của nhà cũng thích hợp, có ý nghĩa muốn xua đuổi tai họa. Ngoài ra, những vị trí nên tránh là đặt bếp trên hồ nước, dưới gầm cầu thang và quay cùng chiều với cửa chính của nhà. Hồ cá cũng không nên đặt gần bếp. Một mặt gương soi lên bếp là điều tối kỵ. Như vậy là không may mắn, phúc lộc sẽ rời xa. Vị trí của bếp phải kê trên nền cao ráo, không khí thoáng và ánh sáng đầy đủ. Chân bếp không được gập ghềnh. Nghiêng lệch là điều tối kỵ khi đặt bếp. Mái nhà bếp không được để dột, có nước rơi vào Bạn đang có một nhà bếp cho tổ ấm của mình nhưng vẫn băn khoăn chưa biết bố trí những vật dụng thường ngày như thế nào để chúng vừa hợp với thuật phong thuỷ, vừa tiện lợi khi sử dụng. Dưới đây là những gợi ý nho nhỏ giúp bạn… Bàn ăn: Cách chọn bàn ăn: theo phong cách truyền thống, người ta thường sử dụng bàn hình tròn, biểu thị sự sum họp. Ngoài ra, bàn có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc elip. Nhưng tránh bàn ăn có góc nhọn, nhiều cạnh hoặc hình bình hành. Bàn ăn nên đặt ở chỗ khuất, không nên đặt gần cửa ra vào. Bàn ăn cũng không nên đặt đối diện với bàn thờ tổ tiên hay thờ thần. Vì diện tích hẹp phải đặt như vậy thì nên đặt bàn ăn ra xa một chút và lùi ra hai bên, tránh trường hợp bàn ăn và bàn thờ ở trên một đường thẳng. Điều tối kỵ khi đặt bàn ăn ở phòng có xà ngang treo lơ lửng trên đầu dẫn đến chủ nhà bất minh, nhân khẩu hao hụt. Nếu vì diện tích hẹp mà phải đặt như vậy thì nên treo quả cầu tròn với màu sắc phù hợp bên dưới xà ngang với hàm ý: quả cầu đã hứng chịu hết cho gia chủ. Đặt bếp Theo thuật phong thủy phong thủy, không nên đặt bếp nấu ăn nhìn thẳng ra cửa chính hay phía sau bếp là cửa sổ vì gió sẽ thổi vào bếp từ những cửa này. Đặc biệt không nên đặt bếp nấu ở cạnh cửa sổ có mặt trời phía tây chiếu vào vì nếu bạn đun bằng bếp dầu hay ga gió không chỉ thổi tắt bếp ma mùi dầu, ga còn gây độc hại cho người. Nếu bạn đun bằng bếp than củi lúc gió thổi lửa liếm ra 4 phía có khi còn gây ra hỏa hoạn. Ngoài ra, không nên đặt bếp ở gần phòng ngủ vì bếp nóng bức, hơi dầu mỡ, người hít phải nhiều hơi này sẽ có hại cho sức khỏe. Tránh đặt bếp nấu ăn kẹp giữa hai vật dung mang theo nước như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa bát vì thuỷ kị hoả. Nhà bếp là nơi rất quan trọng trong một gia đình do đó bạn nên đặt ít đồ để tạo không khí thoáng. Bạn cũng nên đặt quạt thông gió hoặc máy hút khói dầu để làm sạch không khí sau khi nấu ăn. Hơn nữa, phòng bếp cần có đủ ánh sáng, do vậy bạn nên lắp đèn tuýp hoặc đèn chùm là tốt nhất. Bồn rửa bát: Như đã nói ở trên, chúng ta không nên để bồn rửa bát quá gần bếp nấu ăn nhưng cùng không nên đặt bồn rửa ở phía đối diện với bếp vì sẽ gây nhiều điều bất tiện cho người nấu. Do vậy, có thể đặt bồn rửa ở khoảng cách vừa phải trên bệ cao tương ứng. Hũ gạo: Ngày nay, thùng đựng gạo thường đặt kín đáo trong các ngăn tủ ngay dưới bếp. Theo phong tục tập quán, trong bữa ăn của người phương Đông không thể thiếu cơm gạo. Thế chúng ta có thể đặt hũ gạo ở đâu là tốt nhất? Nên đặt nó tại nơi kín đáo ở hướng Tây Nam hay Đông Bắc của bếp và được kê lên để chống ẩm. Tránh đặt nó ở hướng Đông và đặt quá cao. Tủ lạnh: Ngày xưa, ông cha ta chưa có tủ lạnh nên trong các tài liệu về phong thủy của người xưa để lại chưa đề cập tới vấn đề này. Nhưng theo quan điểm được nhiều người đồng tình nhất về cách đặt tủ lạnh là nên đặt nó ở hướng lành theo mệnh cung của gia chủ. Vì tủ lạnh là loại máy móc vận hành liên tục 24h/ngày. Nếu như đặt ở hướng dữ sẽ làm chấn động đến các sao dữ, và kích động nó gây rối. Thờ táo quân Là người Việt Nam chắc hẳn ai cũng biết về sự tích ông Công, ông Táo. Tục lệ thờ những vị thần này được gìn giữ và lưu truyền cho tới ngày nay. Nên thờ Táo quân ở đâu là phù hợp nhất? Các vị thần này nên được đặt phía trên bếp nấu ăn, nếu không đủ chỗ thì đặt ở góc nhà bếp phía Nam, bởi vì ngũ hành Táo quân thuộc “Hoả”, cho nên Táo quân cần được đặt ở phía Nam “Hoả” vượng. Theo VTV
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO ================= Lắp máy hút mùi trong bếp hợp phong thủy Đặc tính 'động' của máy hút mùi rất hợp với nguyên tắc 'động' trong phong thủy. Vì thế, nó nhất thiết phải được đặt ở hướng cát của căn nhà như: hướng sinh khí, hướng diên niên, hướng thiên y trong bát trạch của Cửu cung phi tinh. Chức năng của máy hút mùi là thông qua sự chuyển động của các cánh quạt, hút hết không khí bẩn ra khỏi phòng. Như vậy, cùng lúc chúng ta có được hai yếu tố: - Yếu tố động: yếu tố này đương nhiên là do sự chuyển động của các cánh quạt tạo nên. - Yếu tố khí: là khí bị máy hút ra ngoài. Trong Huyền học, động lực học và khí học là hai lý thuyết vô cùng quan trọng. Nếu nắm chắc hai lý thuyết này, thậm chí sẽ có thể thay đổi hẳn số mệnh. Trong phong thủy, "động" là thuộc dương, có ý nghĩa mở rộng, tăng cường...vì thế, rất nhiều nhà phong thủy đã tận dụng các thứ "động" để tăng cường sức mạnh của một hướng nào đó, chẳng hạn như bể cá ( trong đó cá và nước đều là những thứ có đặc tính động) hoặc đồng hồ báo thức với con lắc hoạt động không ngừng. Từ đó có thể thấy, đặc tính "động" của máy hút mùi rất hợp với nguyên tắc "động" trong phong thủy. Vì thế, máy hút mùi nhất thiết phải được đặt ở hướng cát của căn nhà như: hướng sinh khí, hướng diên niên, hướng thiên y trong bát trạch của Cửu cung phi tinh. Sức mạnh của các hướng này nhờ "động" của máy hút bụi mà được tăng cường. Ngược lại, nếu máy hút mùi được đặt tại các hướng "tuyệt mệnh", "ngũ quỷ", "lục sát" hay không may nằm tại các hướng hung như "ngũ hoàng", "nhị thất" thì thứ được tăng cường sức mạnh lại chính là sát khí. Vì phần lớn máy hút mùi được lắp trong phòng bếp, nên chúng ta có thể áp dụng nguyên lý phong thủy khá đơn giản để lắp đặt thiết bị ngày. Tốt nhất hãy lắp ở hướng Thanh Long ( theo tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ; đứng hướng mặt vào bức tường đối diện cửa ra vào để xác định, tường bên trái cửa ra vào chính là hướng Thanh Long). (Theo Xzone) ============================= Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong thủy Lạc Việt
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO ================= Chọn nơi bố trí bếp theo phong thủy Bếp không chỉ đơn giản là nơi nấu nướng, mà vị trí bếp, đặc biệt là vị trí hỏa lò (bếp nấu) sẽ quyết định tới sự thịnh vượng và mối quan hệ hòa hợp trong gia đình. Vị trí đứng bếp phải có tầm nhìn bao quát Vị trí của bếp được bố trí sao cho, khi nấu nướng, người nấu có thể nhìn thấy toàn bộ căn phòng. Khi đó, họ có thể biết những ai đang đi vào, tránh sự ngạc nhiên, phân tâm và rời mắt khỏi bếp, có thể gây cháy thức ăn, hay hỏa hoạn, vv… Tuy nhiên, với kiểu mẫu bếp hiện nay thường được thiết kế quay mặt vào tường, và không kiểm soát được ai bước vào. Trong trường hợp này, bạn vẫn có thể chữa bằng cách treo một tấm gương lớn trên tường, bên trên bếp. Gương càng lớn thì sự hóa giải càng lợi và càng cho sự quan sát tốt. Tránh đặt bếp tại các góc tường Trong phong thủy, bếp nấu đặt trong góc tường là rất xấu và gây không ít rắc rối. Nó hạn chế sự di chuyển của người đầu bếp, chặn mọi tầm nhìn của người nấu ra ngoài cửa, đồng thời cũng có nghĩa ngăn chặn sự di chuyển của năng lượng, cản trở sự thịnh vượng đến với gia đình. Nếu chẳng may mua phải một ngôi nhà có bếp bị đặt trong góc tường, bạn có thể hóa giải bằng cách đặt một tấm gương trên tường bên cạnh, phía trên hoặc phía trước của bếp. Sự hiện diện của nhiều không gian, tăng số lượng thực phẩm tượng trưng cho sự giàu có. Hoặc, bạn có thể treo một chuông gió gần cửa ra vào hoặc ở trên khu vực của nấu ăn. Trong phong thủy, tiếng chuông thu hút năng lượng tích cực và còn giúp thông báo cho người nấu ăn biết được ai đang vào. Lửa và nước không gần nhau Nguyên tắc phong thủy yêu cầu bếp, bồn rửa và tủ lạnh nên nằm chéo nhau, tạo thành một hình tam giác với các góc cách nhau ít nhất 2m, để ngăn chặn xung đột giữa các yếu tố của lửa và nước.. Sự xung đột này sẽ gây nên những bất hòa giữa các thành viên trong gia đình. Để chữa lại vị trí sai lệch của các thiết bị sinh lửa, và các thiết bị sinh nước trong nhà bếp, hãy thử đặt một tấm thảm màu xanh lá cây hoặc một cây xanh giữa các thiết bị đó, nhằm tạo ra rào cản, ngăn chặn các xung đột có thể xảy ra. Không đặt bếp gần cửa sổ Trong thiết kế phong thủy, view nhìn từ cửa sổ sẽ tạo ra những năng lượng tích cực, đặc biệt là nếu cửa sổ nhìn ra nơi có chứa nước như bể bơi, tiểu cảnh nước, vv…Tuy nhiên, khi bếp nấu đối diện với cửa sổ của phòng bếp, có thể người nấu nướng sẽ cảm thấy dễ chịu khi nấu, nhưng phong thủy học truyền thống cho rằng làm nhà bếp phải cầu “tàng phong tụ khí”. Vì thế bếp nấu nhìn thẳng ra cửa chính hoặc sau bếp có cửa sổ đều không lành vì sợ gió thổi làm tắt đi ngọn lửa đầm ấm mang lại sung túc cho gia đình. Không đặt lò vi sóng ở trên bếp nấu Những ngôi nhà hiện đại thường được thiết kế dựa theo tiêu chí “sử dụng hiệu quả không gian,” và họ thường đặt lò vi sóng ở trên bếp nấu. Đây là điềm xấu trong phong thủy, vì nó đàn áp dòng chảy của năng lượng xung quanh. Mở rộng không gian hẹp Bếp hẹp thường thấy ở các tòa chung cư, và khó có cơ hội cho người thuê/mua nhà có thể di chuyển các thiết bị để cải thiện dòng chảy năng lượng. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần thêm gương ở trên hoặc xung quanh bếp để tạo ảo giác về không gian rộng hơn. Treo chuông gió ở các cửa ra vào, và đặt gương ở hai đầu của nhà bếp, cho phép năng lượng không bị cản trở trong không gian chật chội. Theo: afamily ================ Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo. Không phải quan điểm chính thức về học thuật của Phong Thủy Lạc Việt.
-
TƯ LIỆU THAM KHẢO ================= Cách bố trí bình hoa hợp phong thủy Bình cắm hoa là biểu tượng cho sự hài hòa. Trang trí bình hoa trong nhà không chỉ giúp cho không gian sống nhà bạn thêm đẹp, có sức sống mà còn khiến tình cảm gia đình sẽ càng thêm mật thiết. Không những vậy, bài trí bình hoa hợp phong thủy cũng rất có lợi cho tình duyên của bạn. T rong phong thủy học, bình cắm hoa tốt nhất là bằng chất liệu gốm hoặc sứ. Bình hoa bằng sứ nên đặt ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc, còn bình hoa thuỷ tinh nên đặt ở phía Bắc trong phòng hay ngôi nhà. Hình dạng bình hoa cũng rất quan trọng, bình hoa có hình dạng khác nhau nên đặt ở các hướng khác nhau. Các loại bình hoa hình cầu nên đặt ở hướng bắc hoặc tây bắc, hình nón nên đặt ở phía Nam. Bình hoa hình nón nên đặt ở phía Nam. Nếu trưng bày bình hoa, tốt nhất bạn nên cắm hoa tươi và dùng nước sạch, khi hoa héo cần thay ngay. Một bình hoa trống có thể khiến bạn không may mắn về tình ái, do vậy trong trường hợp không có hoa, bạn nên đổ nước vào bình. Muốn không gian sống trở nên tươi tắn, có sức sống, bạn nên chú ý đến việc dọn dẹp gian phòng sạch sẽ trước khi bài trí bình hoa trong không gian đó. Ngoài ra trang trí thêm rèm cửa và tranh vẽ có màu sắc tươi tắn, đặc biệt cắm thêm vài cành hoa màu đỏ, hồng, tím, vàng cũng là những yếu tố thúc đẩy vận đào hoa và mang lại may mắn cho bạn. Đặt bình hoa ở đúng vị trí đào hoa của mỗi người sẽ rất tốt cho chuyện tình duyên của bạn. Vị trí này phân bố như sau: Với những người tuổi Hợi, Mão, Mùi, vị trí đào hoa nằm ở hướng chính Bắc. Các tuổi Tị, Dậu, Sửu, vị trí đào hoa nằm ở hướng chính Nam. Tuổi Dần, Ngọ, Tuất ở hướng chính Đông và các tuổi Thân, Tí, Thìn nên bài trí bình hoa nằm ở hướng chính Tây. Ở các hướng này, những người tuổi Hợi, Mão, Mùi nên đặt bình hoa có 6 bông, người tuổi tuổi Tị, Dậu, Sửu nên cắm 9 bông hoa trong bình. Ở tuổi Dần, Ngọ, Tuất việc cắm 2 bông hoa sẽ mang lại may mắn và thuận lợi. Còn đối với tuổi Thân, Tí, Thìn thì bạn nên cắm 7 bông hoa cho lọ hoa trong phòng mình. Màu hoa nên chọn là các màu đỏ hoặc xanh lá cây. Ngoài ra, các tuổi đều có thể cắm 4 bông hoa. Nếu không có hoa, bạn cũng có thể đặt một chậu cá nhỏ, nuôi bốn con cá vàng bởi bể cá vàng cũng được coi như cắm hoa trong nước. Nếu không có hoa tươi, bạn có thể dùng hoa lụa, hoa giấy hoặc hoa đất để thay thế. Tuy nhiên các loại hoa này hiệu quả đương nhiên sẽ không bằng hoa tươi do vậy bạn hãy đặt thêm một lọ nước hoa ở cạnh. Nếu dùng hoa giả, bạn có thể để một lọ nước hoa ở bên cạnh. Đối với phái mạnh, dù đã cao tuổi hay còn thanh niên, nếu muốn thu hút sự chú ý của phái nữ có thể đặt một bình hoa với vài cành hoa tươi ở vị trí bên phải cửa ra vào. Theo Afamily ================== Lưu ý: Những bài trích dẫn từ các nguồn khác, chỉ là tài liệu tham khảo.
-
Hùm thiêng Yên Thế và những bí mật ngoài chính sử Hoàng Hoa Thám gắn với cuộc khởi nghĩa Yên Thế qua lời kể dân gian là cả một “kho cổ tích” đầy những bất ngờ lẫn thú vị. Từ lâu, giới nghiên cứu lịch sử nước ta đã dành không ít thời gian và tâm trí để tìm hiểu thân thế, sự nghiệp của người được mệnh danh là “Hùm thiêng Yên Thế”. Người anh hùng Hoàng Hoa Thám – thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) đã nếm mật nằm gai gần 30 năm trời trong rừng để chống Pháp. Với tài năng hiếm có của một thủ lĩnh trong rừng sâu, quân Pháp đã gọi ông là “Hùm thiêng Yên Thế”. Không chỉ vậy, trong những ghi chép sau này, quân Pháp còn vô cùng ngạc nhiên trước những thành luỹ bằng đất mà Hoàng Hoa Thám cho xây dựng. Pháp gọi đó là những “hang hùm”, có vào mà không có ra. Cổng chính Đồn Phồn Xương. Khởi phát từ Đền Thề Trước khi dày công tìm hiểu những câu chuyện dân gian lẫn chính sử về Hoàng Hoa Thám, chúng tôi đã tìm gặp ông Đinh Công Huynh – Chánh văn phòng UBND huyện Yên Thế (Bắc Giang), một trong những người tâm huyết và am hiểu về mảnh đất mà “Hùm thiêng Yên Thế” từng dùng làm căn cứ suốt 30 năm trời ròng rã chống lại quân Pháp. Ông Huynh bảo: “Nếu chỉ tìm và đọc chính sử về Hoàng Hoa Thám thì chưa đủ. Vì Đề Thám gắn bó sâu sắc với rừng sâu, dựa vào rừng mà sống, dựa vào rừng mà chống Pháp. Rừng như lớp lá chắn cho nghĩa quân của ông. Từ những cánh rừng ở Yên Thế, những câu chuyện và cả những huyền thoại về Đề Thám và gia đình ông có những lúc được giữ bí mật, nhưng có những lúc được lan truyền. Thế nhưng, hầu hết chính sử không thể ghi chép về cuộc đời và những hoạt động dân dã của anh hùng Hoàng Hoa Thám”. Nằm trong Khu di tích Hoàng Hoa Thám, hẳn không ai có thể bỏ qua Đền Thề - một chứng tích vĩ đại nhất cho những trận đánh vang trời. Đó từng là nơi “kết nghĩa vườn đào” uống máu ăn thề của nghĩa quân trước những trận xuất binh tiêu diệt quân địch. Nhưng không ít người hiểu nhầm rằng, đó là một ngôi đền. Còn thực tế, theo các cao niên ở thị trấn Cầu Gồ thì tiền thân của Đền Thề là chùa Thề. Chùa Thề chỉ cách Đồn Phồn Xương khoảng trên dưới 100 bước chân. Đề Thám đóng quân tại đây, ông cho quân tu sửa các đình đền miếu mạo, lấy chùa Thề rộng lớn linh thiêng làm chốn tụ quân để lính tráng thề nguyền trước khi ra trận. Cũng theo các cao niên thì chùa Thề có địa thế hiểm yếu, được bao bọc bởi rừng rậm, thuở ấy còn nhiều hổ báo rình rập nên chùa Thề rất an toàn. Trải qua thời gian sau mấy lần tu sửa, chùa Thề không còn nguyên vẹn dáng dấp xưa cũ nhưng vẫn rất cổ kính uy nghiêm. Những kèo cột bằng gỗ mà Hoàng Hoa Thám cho thợ mộc đục đẽo bào chế vẫn còn nguyên vẹn, tuy một số chỗ đang bị mối mọt nhưng đã được các chuyên gia xử lý bằng thuốc khá cẩn thận. Đồn Hố Chuối sau năm 1891. “Đồn tử thần” giữa rừng chết “Đồn tử thần” là tên gọi mà quân Pháp đặt cho Đồn Hố Chuối thuộc thung lũng Hố Chuối xã Phồn Xương. Hiện nay, Đồn Hố Chuối không còn nữa, chỉ còn lại những tàn tích dưới lớp cỏ dại. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới tìm lại được một bức ảnh nhạt nhoà về Đồn Hố Chuối do một sỹ quan Pháp chụp được vào những năm 1900. Với kinh nghiệm xây lũy đắp thành mà Hoàng Hoa Thám có được, ông cho chọn thung lũng Hố Chuối để xây dựng đồn trong vòng 4 năm (từ 1887 đến 1891). Quân Pháp nhiều lần cho mật thám dùng kính viễn vọng quan sát nhưng không phát hiện được gì phía trong đồn. Cụ Hoàng Văn Tính ở thị trấn Cầu Gồ cho hay: “Thời xưa, cha ông chúng tôi cũng theo nghĩa quân làm đồn Hố Chuối. Nghe nói, đó là một pháo đài phòng thủ rất kiên cố. Địa hình cùng những thành luỹ bao bọc rất chắc chắn, là một thành trì dễ thủ khó tấn công”. Đồn Hố Chuối thực sự trở thành nơi chết chóc đối với quân Pháp. Minh chứng rõ nét nhất là sau 4 lần hành quân của các tướng Gôđanh, Tannơ, Mayơ, Phơrây cùng trên 2 nghìn lính trang bị hiện đại đã tấn công Đồn Hố Chuối, Hoàng Hoa Thám với lực lượng mỏng chỉ 150 người đã chống chọi quyết liệt, chôn thây hàng nghìn xác lính Pháp tại trận địa này. Giải thích về cái tên Hố Chuối, người dân Yên Thế đều cho rằng, đồn được xây giữa một rừng chuối rộng lớn, đó còn là hố chôn người nên Hoàng Hoa Thám quyết định lấy tên là Đồn Hố Chuối. Chỉ cần nhắc đến tên đồn, quân Pháp đã khiếp đảm vì đó là nơi có vào mà không có ra. Bức tường phụ sau cổng chính vẫn còn nguyên vẹn. Phồn Xương - thành luỹ bất hủ Ông Nguyễn Công Đoàn – Phó giám đốc Trung tâm Văn hoá – Thể thao – Du lịch huyện Yên Thế cho hay: “Đồn Phồn Xương là thành luỹ bất hủ và rộng lớn nhất mà Đề Thám cho xây dựng. Đồn Phồn Xương vừa là nơi ở của nghĩa quân, gia đình Đề Thám mà còn là nơi gặp gỡ, đàm đạo giữa Đề Thám và các anh hùng đương thời”. Theo ông Đoàn, Đồn Phồn Xương đã 2 lần tiếp đón nhà yêu nước Phan Bội Châu. Chính cụ Phan cũng rất ngạc nhiên và thán phục tinh thần thép của Đề Thám. Đồng thời, qua cung cách xây dựng đồn, cụ Phan đánh giá Đề Thám là một thủ lĩnh tài ba, am hiểu trận pháp, cách phòng bị và tấn công. Hiện nay, Đồn Phồn Xương tuy không còn nguyên vẹn nhưng phần tường và cổng chạy dài vẫn rất chắc chắn. Tất cả được làm từ đất theo kiểu nhà trình tường. Có những lỗ châu mai để lính gác quan sát và tấn công khi có sự cố. Còn theo các cao niên, Đồn Phồn Xương gồm có 3 cổng. Cổng chính quay về hướng Đông, hai cổng còn lại quay ra hướng Nam và Bắc. Các cổng phụ này chạy thẳng ra những cánh rừng rậm phòng khi cổng chính thất thủ. Cả 3 cổng đều có hai lớp tường đất bảo vệ cùng hệ thống các bốt canh gác. Đồn Phồn Xương cũng là một trong những “hang hùm” hiểm trở nhất mà “Hùm thiêng Yên Thế” đã xây dựng. Ông Hoàng Minh Hồng (Ban quản lý di tích Hoàng Hoa Thám) cho biết: “Năm 2011, tại Đền Thề diễn ra buổi cúng lễ các linh hồn tử sỹ của nghĩa quân Yên Thế, sau nghi thức gọi hồn cháy 7 tuần nhang thì hiện tượng lạ xảy ra. Bốn xung quanh trời nắng ráo, chỉ duy nhất có phần sân dành cho nghi thức gọi hồn là mưa tầm tã, mọi người sợ hãi nhưng cũng tin rằng đó là do sự linh thiêng của Đề Thám và nghĩa quân”. Ông Đồng Ngọc Dưỡng (Ban Quản lý Di tích tỉnh Bắc Giang): “Đồn Phồn Xương chính là thủ phủ của cuộc khởi nghĩa, nơi bắt đầu để mở mang phong trào ra các địa phương. Tại đây nghĩa quân đã chiến đấu dũng cảm chống lại cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp do đại tá Vát-tay chỉ huy ngày 30/1/1909. Là di tích đặc biệt trong quần thể di tích khởi nghĩa Yên Thế, đồn Phồn Xương cùng nhiều điểm di tích khác được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch nâng cấp xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt, xứng tầm với giá trị và ý nghĩa trong lịch sử dân tộc”. Trần Hòa
-
Cả đoàn tàu tông trực diện, xé đôi container Dù có tiếng chuông và đèn báo hiệu đoàn tàu chở khách sắp qua nhưng người gác barie tại đoạn đường ngang dân sinh ở ngã tư Như Quỳnh (Hưng Yên) không đóng chắn. Đúng lúc đó, chiếc xe container rẽ vào đường ngang, bị đoàn tàu tông trực diện, xé đôi. Vụ tai nạn bất ngờ xảy ra vào sáng nay 23/4, tại đoạn đường ngang dân sinh ở ngã tư Như Quỳnh (Hưng Yên). Theo những người dân gần khu vực vụ tai nạn, thời điểm đó, đoàn tàu chở khách Hà Nội - Hải Phòng mang số hiệu D12E - 657 sắp qua nên tiếng còi và đèn đều báo hiệu. Nhưng không hiểu sao người gác barie không hạ chắn. Một số người dân đứng gần có gọi nhưng barie vẫn không hạ. Đoàn tàu lao trực diện vào container. Đúng lúc đó, một chiếc xe container mang BKS 16R - 4779 chạy trên đường 5 bất ngờ rẽ vào đoạn đường ngang dân sinh này. Thùng xe kín cùng với tiếng ồn khiến lái xe không nghe thấy tiếng ngăn cản của người đi đường. Khi chiếc xe từ từ đi qua đường ray thì bị cả đoàn tàu khách đâm trực diện, xé toang thùng container, tạo ra tiếng va chạm kinh hoàng. Do đoàn tàu không phanh được ngang lên đầu tàu đã kéo rê cả xe container đi nhiều mét trong tình trạng nhấc bổng cả 4 bánh xe. Vụ va chạm quá mạnh và bất ngờ đã khiến cả đoàn tàu bị nghiêng. Những hành khách trên chuyến tàu vô cùng hoảng loạn. Thùng xe container bị xé đôi. Chị Nguyễn Thị Thanh, hành khách trên tàu hãi hùng cho biết: “Tôi đang ngôi trong toa thì nghe thấy một tiếng rầm mạnh đến mức cả toa rung lắc rồi nghiêng hẳn sang một bên. Theo quán tính, tôi cũng ngã nhào xuống đất. Nhiều người trong toa cùng ngã. Mọi người la hét hoảng loạn nhưng may là không có ai bị thương”. Rất may mắn là cả lái xe container và hành khách trên đoàn tàu đều không có ai bị thương vong. Vụ tai nạn khiến nhiều người tập trung gây ùn tắc đường. Lực lượng công an đã lập tức được điều đến hiện trường để phân làn giao thông và giải quyết sự việc. Quốc Đô
-
Những thảo dược trị viêm họng hiệu quả Thay đổi thời tiết như hiện nay khiến bạn dễ mắc phải bệnh viêm họng gây khó chịu, đau rát từ các chỗ viêm nhiễm đỏ do vi khuẩn hoặc virus. Một vài phương thuốc thảo dược sau đây có thể giúp bạn điều trị viêm họng khá hiệu quả. 1. Tỏi Tỏi được sử dụng rộng rãi trong y học như một kháng sinh hiệu quả. Khi giã nát, tỏi chứa allicin - một kháng sinh mạnh tự nhiên để chữa viêm nhiễm, theo Trung tâm ung thư Memorial Sloan - Kettering. Tuy nhiên, nhược điểm của tỏi là mùi thơm khá đặc trưng có thể khiến bạn mất tự tin hơn với người xung quanh. 2. Tinh dầu cây chè Theo Hiệp hội ung thư Mỹ thì tinh dầu cây chè khá phổ biến ở Úc và được sử dụng như một phương thuốc quý để điểu trị viêm nhiễm do vi khuẩn và nấm. Tinh dầu cây chè có độc tố vì vậy không nên sử dụng bằng đường miệng. Bạn có thể kết hợp tinh dầu cây chè với liệu pháp xông hơi bằng cách thêm hai, ba giọt vào nồi nước xông. Việc xông hơi giúp bạn giảm đau, sưng tấy và nhiễm trùng cổ họng. Các đặc tính trong tinh dầu cây chè giúp kích thích các tế bào bạch cầu, làm tăng cường hể thống miễn dịch của cơ thể để chống lại sự viêm nhiễm. 3. Cây xô thơm Theo trang web của trường đại học Y Tự nhiên Clayton cho biết: Cây xô thơm phổ biến trong y học dân gian để điều trị viêm họng và hỗ trợ các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm. Cây xô thơm có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm trong lá nên có tác dụng giảm viêm đau. Bạn có thể đun lá xô thơm thành dạng trà, với hương vị hơi đắng một chút. Để dễ uống hơn, thì cho thêm chút mật ong - một chất khử trùng tự nhiên khiến trà ngon hơn và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, cách này không được khuyến cáo cho trẻ dưới hai tuổi. 4. Trà hoa cúc Trà hoa cúc cũng có đặc tính chống viêm được sử dụng trong y học thay thế. Theo tiến sĩ Eleonore Blaurock - Busch, Chủ tịch đồng thời là giám đốc Khoáng sản quốc tế Trace, việc uống trà hoa cúc ấm có tác dụng bảo vệ màng họng khi bị kích thích do đau họng gây ra. Lưu ý là nên ngậm và súc miệng bằng trà hoa cúc ở nhiệt độ ấm để trị bệnh hiệu quả. 5. Cây khuynh diệp Cây khuynh diệp hay còn gọi là bạch đàn - một loại thảo dược hay được sử dụng để điều trị cảm lạnh và cúm. Khuynh diệp có chứa tannin, hương thơm và các tinh dầu dễ bay hơi có công dụng kháng viêm và chống oxy hóa, theo Đại học Trung tâm Y tế Maryland. Cách dùng: Đun sôi lá bạch đàn để lấy nước súc miệng giúp giảm đau, viêm từ viêm họng, viêm phế quản và viêm xoang. Minh Anh Theo Livestrong
-
8 hiểu nhầm về cách bổ sung canxi Quan điểm cứ ăn nhiều canh xương thì sẽ có đủ canxi. Đây là một quan niệm sai lầm bởi canxi trong canh xương tuyệt đối không dễ bị hòa tan. Dưới đây là 8 cách hiểu sai về việc bổ sung canxi mà bạn nên sớm từ bỏ. Thường xuyên ăn canh xương thì sẽ có đủ canxi Canxi trong canh xương tuyệt đối không dễ bị hòa tan. Sau khi ninh một nồi xương trong nồi áp suất khoảng 2 giờ đồng hồ, chất béo trong tủy xương lần lượt nổi lên, nhưng canxi trong nước xương vẫn rất ít. Vì vậy quan điểm cứ ăn nhiều canh xương thì sẽ có đủ canxi là không đúng. Nếu bạn muốn dùng canh xương để bổ sung canxi chỉ có một cách: Thêm một lượng giấm vừa phải, từ từ hầm trong khoảng 1-2 giờ. Giấm có thể giúp canxi trong xương hòa tan một cách hiệu quả. Ăn rau không liên quan tới sức khỏe của xương Rất nhiều người chỉ thích ăn thịt mà không chịu ăn rau. Họ tưởng rằng trong rau xanh chỉ có chất xơ và vitamin, không liên quan tới sức khỏe của xương. Nhưng trên thực tế, rau không chỉ chứa một lượng lớn nguyên tố kali, magie, có thể giúp duy trì sự cân bằng axit-bazo, giảm tình trạng mất canxi. Bản thân các loại rau còn chứa không ít canxi. Rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây… đều là những loại rau bổ sung canxi không thể xem nhẹ. Vitamin K trong rau xanh là yếu tố hình thành của osteocalcin, osteocalcin giúp tích tụ canxi vào xương. Rau bina không giúp bổ sung canxi Mọi người đều biết, rau bina không thể ăn cùng với đậu phụ, bởi vì một lượng lớn axit oxalic trong đó có thể kết hợp với canxi tạo thành kết tủa không hòa tan, không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong rau bina cũng có chứa một nhân tố thúc đẩy sự hấp thụ canxi đó là rất giàu magie, kali và vitamin K. Rau bina là kho vitamin K quý báu được công nhận với hàm lượng đứng đầu bảng trong các loại rau xanh mà vitamin K lại là chất xúc tác rất tốt trong việc bổ sung canxi vào xương. Đồ uống không liên quan tới canxi Các loại đồ uống không phải là nước lọc thường chứa phốt phát, và chất này có thể cản trở nghiêm trọng sự hấp thụ canxi, tăng nguy cơ mất canxi. Nước coca là thủ phạm lớn nhất, bởi vì trong loại đồ uống này có chứa axit photphoric. Khi răng và xương ngấm cocacola, chúng sẽ từ từ tan chảy! Đường tinh chế trong đó cũng không giúp hấp thụ canxi. Cho nên, nếu là người cần bổ sung canxi thì phải tuyệt đối hạn chế nước ngọt. Nhưng trà xanh lại chứa nhiều kali, hàm lượng phốt pho thấp, cũng có cả nguyên tố flo giúp xương răng chắc khỏe, nên uống trà có lợi cho sức khỏe của xương. Sữa đậu nành dù là thực phẩm rất tốt, nhưng xét về hàm lượng canxi,nó lại không thể bằng được so với sữa. Ảnh minh họa Ăn thịt bò tốt cho xương Không ít người tin rằng, xương của người Âu – Mỹ chắc khỏe là do họ thích ăn thịt bò. Sự thật là, những người hay ăn thịt bò lại là những người thiếu canxi nghiêm trọng. Bởi vì bản thân thịt bò chứa rất ít canxi. Đồng thời, trong thịt bò còn giàu các nguyên tố có tính axit, chủ yếu là phốt pho, lưu huỳnh và clo. Chúng khiến máu có tính axit, khi đó cơ thể phải dùng canxi trong thực phẩm và canxi trong xương để trung hòa các nguyên tố axit, từ đó tăng sự bốc hơi canxi và giảm hấp thụ canxi trong cơ thể. Cho nên, người trung niên thiếu canxi nên hạn chế ăn thịt, dù là thịt đỏ hay thịt trắng. Sữa đậu nành là thực phẩm giàu canxi nhất Các chuyên gia dinh dưỡng từng khuyến cáo rằng, những người không thể uống sữa có thể dùng sữa đậu nành để thay thế. Nhưng thực ra, trên nhiều khía cạnh, sữa đậu nành dù là thực phẩm rất tốt, nhưng xét về hàm lượng canxi, nó lại không thể bằng được so với sữa. Đó là bởi vì hàm lượng canxi trong đậu dù không quá thấp. Tuy nhiên, sữa đậu lại tốt cho xương, bởi vì nó cung cấp estrogen, giảm sự mất canxi ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Tảo biển có thể bổ sung canxi Không ít người cho rằng, canxi trong tảo biển rất nhiều nhưng chỉ hạn chế trong tảo biển khô. Nếu uống thêm nước, hàm lượng canxi khi đó không còn nhiều nữa. Ngoài ra, chất gel rong biển trong tảo có thể hòa tan chất xơ sẽ ngăn chặn sự hấp thụ canxi, bởi vì chúng có thể cùng với canxi hình thất hợp chất rắn, xuyên qua đường ruột. Nhưng tảo biển cũng là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, nó là thực phẩm tính kiềm điển hình, thường xuyên sử dụng sẽ giảm sự biến mất canxi. Dùng đậu hũ nước (tào phớ) để bổ sung canxi Nhiều người cho rằng, đậu hũ nước là thực phẩm bổ sung canxi tốt nhất trong thực phẩm thực vật. Bản thân đậu đã chứa không ít canxi, khi đậu phụ chắc lại còn cho thêm chất kết tủa canxi, cho nên những người không uống được sữa đều ăn đậu hũ. Tuy nhiên, đậu hũ nước không phải là nguồn canxi tốt, bởi vì trong đó không cho thêm chất kết tủa canxi, mà là sử dụng gluconolactone như một chất kết tủa. Đồng thời, nước trong đậu hũ quá nhiều, hàm lượng protein và canxi đều rất thấp. Theo Tri thức trẻ