shaoliner
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
9 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
0 NeutralAbout shaoliner
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
“Mỗi pho tượng là một kiệt tác nghệ thuật của người Việt cổ, kích thước, chiều cao, hình dáng không cái nào giống cái nào. Tất cả các pho tượng đều ở trần và lộ hết “của quý” không chút ngại ngùng với mọi tư thế độc đáo”. Đó là lời ông Nguyễn Khắc Bảo, thường được gọi là ông Lang Chọi ở TP Bắc Ninh, nói về những pho tượng kỳ bí mà mình đang giữ. 5 đời bốc thuốc Duyên chơi tượng đất cổ đến với ông Bảo cũng từ nghề y gia truyền 5 đời của gia đình mà ra. Năm 1989 các cụ thân sinh qua đời, để lại cho ông một gia tài ngổn ngang những bài thuốc, mong ông thừa kế cho chu đáo. Vì các bài thuốc đều được ghi dưới dạng chữ Hán, Nôm, ông đành mày mò học các loại chữ này. Bức tượng trong bộ sưu tập của ông Bảo. Từ năm 2000 trở lại đây, ông thường xuyên đi dịch hộ chữ Hán trên các đồng tiền cổ cho bạn bè. Một lần như thế, ông chợt nghĩ: “Người ta không rành về chữ Hán mà lại chơi tiền cổ và đồ cổ được, mình đây biết chữ Hán mà lại không chơi? Quả thật phí!” Vén cánh tủ kính bên trong chứa ngổn ngang nhiều pho tượng bằng đất nung đỏ ối, ông giải thích: “Tôi quen nhiều người chơi tiền cổ là đồng môn với nhau họ thường nhờ tôi dịch hộ chữ trên mặt tiền, mà dân chơi tiền cổ laị thường chơi các đồ cổ khác như tượng đất”. Thấy những người đi đồng nát ở làng Đại Bái (Gai Bình, Bắc Ninh) có những bức tượng kỳ quặc bằng đất nung, xem qua, ông cho rằng những bức tượng này được bao bọc những lớp thời gian. Ông Bảo bên cạnh một số cổ vật Nhiều người tìm tới ông bốc thuốc biết ông có thú chơi tượng đất nung cổ liền mang tới bán lại cho ông Bảo, chủ yếu ở mạn Chí Linh, Kinh Môn, Hải Dương và Thủy Nguyên, Hải Phòng. Cho tới nay trong căn nhà hẹp cứ chỗ nào còn trống là ông “nhét” tượng đất vào, kể cả đường lên cầu thang cũng được xếp tượng. Ông Bảo cho biết, tới giờ ông đã sưu tầm được gần 2000 pho tượng bằng đất nung độc đáo. Dù chưa có ai có thể thẩm định niên đại hay giá trị của chúng nhưng theo ông, các pho tượng được làm cách đây hàng nghìn năm: “Nếu là tượng người để trần như thế này thì ít nhất phải có từ trước thời Lý, vì thời đó Phật giáo thịnh hành không cho nặn tượng như thế này” Chuyên gia đánh giá niên đại hàng nghìn năm? Mỗi pho tượng chỉ cao chừng một gang tay được nhào nặn diễn tả đủ tư thế, vẻ mặt, tâm trạng khác nhau. Tuy nhiên, chúng có những điểm chung: đôi mắt to sinh động, hoang dã, cằm nhô ra phía trước,… Một pho tượng đất nung trong bộ sưu tập của ông Bảo. Tượng các con vật như cá, cóc, rắn, thằn lằn, vượn, khỉ, chó… hay như các con vật không có thật như Kỳ Lân (?) cũng được nặn khá lạ mắt. Ngoài những “kho báu” vô giá trên ông hiện còn sưu tầm được những thứ có một không hai như thanh kiếm, đồng tiền Ngũ thù thời Tần Thủy Hoàng (khoảng 250 năm TCN) được bao bọc bằng lớp dây vàng thật, hay như thanh kiếm cổ của Nhật Bản, con dao thời kỳ Đông sơn… Trong nhà ông Bảo còn có cả đầu chim Phượng còn nguyên vẹn mà theo ông là một bảo vật có từ thời Lý. Ông Bảo và những bức tượng kỳ lạ Theo ông Bảo, PGS, nhà khảo cổ học VN Trịnh Cao Tưởng (Viện Khảo cổ) sinh thời đã về thăm và trầm trồ với “kho báu” vô giá mà ông Bảo đang có. “Nếu là đồ từ thời Lý, thời Trần, Lê tôi chỉ cần sờ vào là biết. Trong đời khảo cổ của tôi, tôi đã từng đi, từng gặp rất nhiều thứ nhưng chưa khi nào gặp những pho tượng kì lạ như thế này, có lẽ chúng phải có niên đại tới hàng ngàn năm”. Ông Bảo kể lại, GS Trịnh Cao Tưởng còn dặn đi dặn lại rằng: “Các kiệt tác này ngày nay rất quý và hiếm, nếu ông còn phải nhịn ăn, nhịn tiêu thì ông cũng hãy cố gắng mà mua, không thì không còn dịp nào khác nữa đâu”. Cũng theo ông Bảo, còn nhiều người khác như GS Hà Tôn Vinh - một người Mỹ gốc Việt nghiên cứu về khảo cổ học, vợ chồng phó đại sứ người Mỹ Jonh S.Boardman, bà Ann Proctor – GS lịch sử nghệ thuật người Australia… cũng đã tìm tới nhà ông. Thấy chúng tôi thắc mắc về giá trị được quy ra tiền để mua được số pho tượng khổng lồ trên, ông Bảo cười nói: “Tiền mua thì nhiều, tôi chẳng bao giờ nói với vợ, nói ra bà ấy lại xót”. Theo Xuân Trung – Như Biển/Bee.net
-
Các hang động vừa khám phá ở Quảng Bình có thể nào chứa những bí ẩn của nền văn minh Việt? Có khi nào cha ông ta đã mang những tinh túy của nền văn hóa Việt cất giấu vào những hang động này để khỏi bị đồng hóa? Có thể lăm chứ :rolleyes:
-
(Dân trí) - Sau nhiều năm ẩn mình trong rừng già nguyên sinh và những rặng núi đá vôi kỳ vĩ của xã Tân Hóa (Minh Hóa), ba hang động đã được người dân phát hiện với những cột thạch nhũ đẹp đến mê hoặc. Các hang động này có tên được người địa phương đặt là Tú Làn, Tố Mộ nhỏ và Tố Mộ lớn. Trong đó, động Tú Làn có kích thước lớn nhất: rộng chừng 50m, cao hơn 20m và có chiều dài 600m. Cũng giống như phần nhiều các động đá vôi ở khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng, động Tú Làn có nhiều rặng thạch nhũ kỳ vĩ cả “nhũ già” và “nhũ trẻ”. Rặng thạch nhũ trong động Tú Làn Đáng chú ý, tại hang Tố Mộ lớn có nhiều dấu hiệu chứng tỏ có thể đã có sự sống của người tiền sử như xương, đồ gốm cổ. Trong 3 hang động vừa được biết đến, hang Tố Mộ nhỏ có kích thước khiêm tốn nhất, nhưng có rặng thạch nhũ được đánh giá là đẹp nhất. Theo người dân địa phương, các hang này được phát hiện đã lâu nhưng do đường sá trắc trở (muốn vào khu vực này phải đi bộ mất 2-3 giờ đồng hồ) nên trước nay người ngoài hầu như chưa biết đến. Khu vực vừa phát hiện 3 hang động này cách hang Sơn Đoòng - hang được coi là lớn nhất thế giới vừa được đoàn thám hiểm Anh quốc công bố - khoảng 50 km. Điều này đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu, khảo sát tổng thể rặng đá vôi thuộc dãy núi Trường Sơn nhằm xác định lại giá trị thực của khu vực này, có thể lớn hơn nhiều những gì đã được biết đến. Được biết, UBND huyện Minh Hóa sẽ có khảo sát cụ thể hơn về các hang này cùng quần thể sinh vật đa dạng nơi đây để đề xuất việc bảo tồn và nghiên cứu khả năng khai thác du lịch. H.Kỹ
-
hic, ngay cả lỗ mũi bị hư cũng giống MJ. Cái này cho mấy bác mỹ thuật phân tích bố cục khuôn mặt xem độ giống bao nhiêu % :rolleyes:
-
Các nhà nghiên cứu bang Michigan (Mỹ), phát hiện dưới đáy một trong năm hồ lớn của Mỹ - hồ Huron, có những dấu vết hoạt động của con người cách đây 7,5- 10 nghìn năm. Vùng hồ Huron - Ảnh: Lenta Thông tin trên vừa đăng ở Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences. Đã từ lâu các nhà khoa học ngờ rằng, dưới đáy “Ngũ đại hồ” lưu giữ dấu vết người Indian cổ đại. Hiện nay chúng ta còn biết rất ít về đời sống của họ, do phần lớn di tích khảo cổ theo năm tháng đã bị tàn phá do con người và thiên nhiêṇ. Những nghiên cứu mới cho phép các nhà khoa học khẳng định được dự đoán của mình. Các nhà khoa học chú ý tới dải đất nhô lên dưới đáy hồ Huron. Dải đất này rộng gần 15km, trải dài hơn 150km. Dường như 7,5 – 10 ngàn năm trước, dải đất này đã nổi cao hơn mặt hồ, nối hai bên bờ hồ, bởi khi đó mực nước hồ thấp hơn rất nhiều. Ảnh: Lenta Người ta dùng máy tính để dựng mô hình đường di chuyển của hươu nai, là những con vật nuôi thời đó của người Indian cổ đại. Kết quả các nhà khoa học đã xác định được 3 khu vực thuận lợi nhất cho việc săn bắn, nhờ vào máy đo độ sâu Blue Traveler, hệ thống định vị và camera. Các nhà khoa học đã tính toán đúng: Tại một trong 3 khu vực trên đã tìm thấy những bãi chăn và những bức tường bằng đá. Thông thường, thợ săn ẩn mình sau những bức tường đá, trong khi bạn săn của họ dồn đuổi các con thú vào bãi chăn thả. Từ chỗ nấp kín để không làm con mồi hoảng sợ, họ giương cung lên và bắn con mồi. Thịt con mồi sau đó sẽ được chia làm thức ăn. Các nhà khoa học cho biết: sẽ tiến hành lặn xuống nghiên cứu các dấu tích còn lại của nền văn hóa Indian cổ vào cuối hè năm nay, 2009. Theo VNN
-
Ước gì tất cả bức tường ở Tổ Quốc mình đều như vậy nhỉ? Người dân Việt sẽ hiểu thêm về sử Việt, sẽ văn hóa hơn, yêu nước hơn.
-
Hình ảnh rồng thiêng, chim Lạc, sử thi “Đẻ đất đẻ nước”, những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc… vừa cổ kính vừa hiện đại đang dần hiện ra trên con đường gốm sứ ven sông Hồng hướng tới đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Những ngày này, màu xám trên con đường đê đã dần bị thu hẹp, vẻ đẹp tráng lệ của con đường gốm sứ ven sông Hồng với những bức tranh gốm đặc sắc khiến cho ai ai đi qua cũng phải trầm trồ. Trên con đường, hình ảnh về một Hà Nội ngàn năm văn hiến hiện ra qua hình ảnh rồng thiêng, chim Lạc, quần ngư, hoa sứ, sử thi “Đẻ đất đẻ nước” và những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc… đang dần hiện ra. Chị Hà Phương (ở quận Hoàn Kiếm) xúc động: “Tôi bị thuyết phục bởi những bức tranh gốm. Tôi nghĩ, con đường gốm ven sông Hồng thực sự là kiệt tác có ý nghĩa lớn lao trong dịp kỷ niệm Hà Nội 1.000 năm. Tôi hãnh diện vì là người dân Thủ đô và được tận mắt ngắm nhìn con đường tuyệt đẹp này”. Được biết, dự án Con đường gốm sứ ven sông Hồng do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, Công ty TNHH Nghệ thuật Tân Hà Nội là đơn vị thực hiện với sự hợp tác của đơn vị tài trợ vốn dự án. Dưới đây là những hình ảnh về Con đường gốm sứ ven sông Hồng: Hà Nội ngàn năm hiện ra qua hình ảnh rồng thiêng Phố cổ Hà Nội Độc đáo Tác phẩm là trích đoạn trong sử thi "Đẻ đất đẻ nước" Hữu tình Đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Biểu tượng rồng thiêng của Thăng Long - Hà Nội Theo Dân Trí
-
Mới đây, người ta đã nhắc đến chuyện đồ cổ sexy, trong đó có chiếc đĩa gốm được vớt lên từ con tàu đắm Cù Lao Chàm có hình vẽ thể hiện một cảnh làm tình khá… hiện đại, ra đời từ thế kỷ 15. Nhưng những bức tranh lạ trên gốm không chỉ có vậy… Cảnh cô gái tắm bên chum nước. Cảnh “tắm tiên” trên gốm Bức tranh trên chiếc ang cổ (đáy 12,5cm, cao 22,5cm) này cũng vớt được từ tàu đắm Cù Lao Chàm và khiến các nhà nghiên cứu hết sức thú vị. Đó là một hoạt cảnh đặc sắc: một cô gái tóc dài ngồi bên chum nước. Có thể hình dung là cô gái đang ngồi “tắm tiên”. Một một đàn ông đem quần áo đến cho cô thay, không hiểu đó là người chồng hay người hầu? Lại có một người nữa đứng nấp sau gốc cây, rõ ràng là nhòm trộm, nhưng nhìn kỹ thì giống một cô hầu tinh nghịch hơn là một bậc “tu mi nam tử” nào đó thích rình mò. Bức tranh được vẽ trên mặt gốm hoa lam, với những nét vẽ phác qua đơn giản, cho nên rất khó đoán định nội dung: Là một minh họa cho một điển tích cụ thể nào đó (hơi xa xôi quá để liên tưởng tới Truyện Kiều: Buồng the phải buổi thong dong/ Thang lan rủ bức trướng hồng tắm hoa/ Rõ ràng trong ngọc trắng ngà/ Dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên) hay chỉ là một bức vẽ chơi? TS Nguyễn Đình Chiến, chủ trì cuộc khai quật con tàu Cù Lao Chàm nghiêng về khả năng đây là nét vẽ nghịch chơi đầy ngẫu hứng của người họa sỹ vẽ gốm cách đây đã hơn 500 năm. Những bức tranh gốm 500 năm tuổi Di sản hội họa (giá vẽ) Việt Nam thời trung đại còn lại không nhiều, chúng ta có thể kể đến các dòng tranh dân gian như: Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng, tranh làng Sình... Đặt trong bối cảnh đó thì những bức tranh sinh động vẽ trên gốm cổ được khẳng định là của Việt Nam này là rất đáng chú ý, tiếc rằng chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về chúng. Khảo sát một loạt đồ gốm cổ Việt Nam trên 5 con tàu đắm, chúng tôi rất bất ngờ trước những tác phẩm hội họa thực sự, có cá tính, có tâm hồn của người vẽ chứ không chỉ đơn thuần là những hình trang trí. Đó là hình ảnh cô gái tóc dài, quần áo là lượt yểu điệu ngồi trước bình hương. Đó là một đạo sĩ râu dài, áo thụng, tay cầm kiếm làm phép. Đó là cảnh nàng tiên cưỡi con thuyền hình cánh sen bay trên trời… Đằng sau nhiều bức vẽ hình như còn có cả ánh mắt nheo cười của người họa sĩ vẽ gốm cách đây 5 thế kỷ, đó là cảnh vịt mò tôm rất dân giã, cảnh một người cưỡi ngựa cầm kiếm nom rất Đông ki sốt… Một trong những hiện vật được đánh giá cao là một chiếc bình hoa lam lớn, vẽ hình chim, vịt đủ tư thế bao quanh. Quang cảnh sinh động và vui mắt đâu kém gì bức tranh dân gian vẽ trên giấy điệp hay giấy dó?! Tại sao lại không thể nối những bức tranh gốm lạ kỳ này vào dòng chảy của lịch sử hội họa Việt Nam? Một số đồ gốm được phát hiện từ chiếc tàu đắm tại Cù Lao Chàm Hoạt cảnh tiệc cưới trên thuyền. Hoạt cảnh chèo thuyền. Cưỡi ngựa Hoạt cảnh vịt mò tôm. Theo Thể thao & Văn hóa
-
Ảnh: dermasleep.com Kết quả một nghiên cứu ở Mỹ đăng trên tạp chí Prima cho biết khi nằm ngủ quay đầu về hướng Bắc huyết áp sẽ tối thiểu, giấc ngủ sâu hơn, quay đầu về hướng Nam dễ rơi vào trạng thái kích thích thần kinh, quay về hướng Tây dễ gặp ác mộng. Ngoài ra, một nghiên cứu khác do BS. Jules Regnault nêu dẫn (trong quyển sách Biodynamique et Radiations) còn cho thấy, những người ngủ quay đầu về hướng Bắc và hướng Tây có lượng hồng cầu và bạch cầu cao hơn nhiều so với những người ngủ đầu quay về 2 hướng Đông và Nam. Theo y học phương Đông, con người sống trong vũ trụ, hô tiếp thiên căn, hấp thu địa khí, bẩm thụ 2 khí âm dương mà tồn tại. Càng sống thuận theo tự nhiên chừng nào con người càng dễ giữ gìn sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Mỗi ngày, chúng ta thường ngủ nghỉ khoảng 8 giờ ở tư thế nằm. Do đó, nếu lựa chọn được tư thế nằm thích hợp, thuận theo những trường lực của vũ trụ có thể tác động tốt đến sức khỏe. Sự ứng hợp âm - dương trong tư thế đầu Bắc chân Nam Nói chung, mọi sự vật, hiện tượng đều phân ra âm - dương, cơ thể con người và trời đất cũng vậy. Ở con người, đầu thuộc dương, chân thuộc âm, bên phải cơ thể thuộc dương, bên trái thuộc âm. Theo nguyên lý âm dương, 2 vật cùng cực sẽ đẩy nhau, 2 vật khác cực sẽ hút nhau. Theo thuyết này, âm gặp âm hoặc dương gặp dương có thể gây khó chịu. Ngược lại, dương và âm gặp nhau sẽ thu hút nhau và tạo cảm giác dễ chịu. Đồ hình mô tả sự ứng hợp âm dương giữa 2 bên, trên, dưới của cơ thể và bốn phương Đông Tây Nam Bắc của vũ trụ bên ngoài. Sự phối hợp thuận lý giữa một người nam và một người nữ hoặc sự hút nhau giữa 2 nam châm đối cực và đẩy nhau khi cùng cực là vì lẽ này. Do đó, khi nằm ngủ, nếu đầu quay về hướng Bắc, đầu thuộc dương sẽ ứng với khí âm của phương Bắc, 2 chân thuộc âm sẽ ứng với khí dương ở phương Nam; nửa bên phải cơ thể thuộc dương sẽ gặp khí âm ở hướng Tây; nửa bên trái cơ thể thuộc âm sẽ tiếp giáp với hướng Đông thuộc dương, mặt lưng cơ thể thuộc dương tiếp với khí âm của mặt đất. Như vậy, nếu đầu hướng về Bắc sẽ tạo được sự ứng hợp âm - dương ở cả 4 bên và trên dưới, một hình thức thiên nhân tương ứng dễ bảo đảm được các hoạt động khí hóa bình thường của cơ thể. Nguyên lý về âm dương ứng hợp cũng được tuân thủ nếu đầu Bắc chân Nam được phối hợp với tư thế nằm nghiêng về bên phải, mặt quay hướng về Tây. Ở tư thế này, nửa bên phải của cơ thể thuộc dương sẽ gặp âm của quả đất, nửa bên trái sẽ ứng với phần dương của trời. Đây là tư thế ngọa thiền (thiền nằm) của đạo gia. Ngoài ra, từ trường của quả đất tác động giống như một khối nam châm cực lớn, với những đường sức đi ra từ Bắc bán cầu và đi vào ở Nam bán cầu. Theo học thuyết kinh lạc, các đường kinh dương trong cơ thể di chuyển theo chiều từ đầu xuống chân (dương giáng). Do đó, thế nằm đầu Bắc chân Nam còn làm cho các đường kinh dương dễ di chuyển thuận chiều theo từ trường của quả đất, giúp cho sự lưu thông khí huyết và sự điều hòa hoạt động chức năng của các cơ quan. Thật ra, ở người khỏe mạnh, hướng nằm trong khi ngủ có thể không tạo ra khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, ở những người có hệ thần kinh quá nhạy cảm hoặc những người âm hư dễ bị kích hoạt, những cơn khí nghịch thì những hướng nằm không có sự ứng hợp âm dương có thể làm nặng thêm các chứng trạng do khí nghịch gây ra. (Theo Sức khỏe và Đời sống)