-
Số nội dung
31.238 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
2.212
Thiên Sứ last won the day on Tháng 7 11 2022
Thiên Sứ had the most liked content!
Danh tiếng Cộng đồng
22.687 ExcellentAbout Thiên Sứ
-
Rank
Hội viên ưu tú
- Birthday
Xem hồ sơ gần đây
55.229 lượt xem hồ sơ
-
Thầy Vô Danh started following Thiên Sứ
-
ly tieu thien started following Thiên Sứ
-
VẦN ĐỀ CỘI NGUỒN VIỆT TỘC.Thưa quý vị và các bạn.Cội nguồn Việt tộc trải gần 5000 năm văn hiến (2879 tr CN - 2019 sau CN), một thời huyền vĩ bên bớ Nam sông Dương Tử. Nước Văn Lang: Bắc giáp Động Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn. Đông giáp Đông hải, Tây giáp Ba thục. Lập quốc vào năm Nhâm Tuất, thứ 8, vận 7, Hội Ngọ. Tức 2879 tr. CN. Từ ngàn xưa, những người con dân Việt luôn tin tưởng điều này. Nhưng ngày nay, rất nhiều người cố đưa ra những cái gọi là "cơ sở khoa học", để chứng minh điều ngược lại và phủ nhận cội nguồn Việt tộc. Khiến cho, những thế hệ tiếp nối của dân tộc Việt ko biết cội nguồn Việt tộc từ đâu. Đây chình là nguyên nhân để TTNC Lý học Đông phương và TT Minh triết Việt tổ chức một buổi tọa đàm về "Cội Nguồn Việt sử". Sự thành công của cuộc Tọa Đàm này, với tôi chỉ giới hạn ở chỗ: Lần đầu tiên tiếng nói chứng minh "Cội nguồn Việt sử" được công khai. Để tiếp tục tìm về cội nguồn Việt sử, tôi đưa lên đây các bài viết của Tiến Sĩ Nguyễn Lê Anh liên quan đến vấn đề này, và phân tích của tôi để quý vị và các bạn tham khảo. Các bài viết tiếp theo của Tiến Sĩ Nguyễn Lê Anh và các bài bình luận, phân tích của tôi, sẽ thể hiện ở phần comment. Trong khi bài viết chưa hoàn tất, tôi rất cảm ơn, nếu quý vị và các bạn KHÔNG BÌNH LUẬN chen vào giữa. Có thể tôi buộc phải xóa bài. Mong quý vị và các bạn thông cảm. BÀI THỨ NHẤT CỦA ÔNG LÊ ANH. Lịch sông 20 nghìn năm về trước mực nước biển thấp hơn hiện nay 120m. Khi ấy Vịnh Hạ Long là đồng bằng có cấu trúc Gò Đống nước tự chảy quanh. Mực nước biển bắt đầu dâng cao dần cho tới khoảng 10 nghìn năm về trước thì mực nước biển chỉ còn thấp hơn hiện nay 35m; đồng bằng Hạ Long chìm sâu dưới mực nước biển, nhưng đồng Bằng Bắc bộ như chúng ta biết ngày nay thì vẫn còn khô ráo và là rừng rậm nhiệt đới nguyên thủy cây cối cao lớn. Mực nước tiếp tục dâng trong vòng 4000 năm tiếp theo, và khoảng 6000 nghìn năm trước đây thì nước biển dâng tới Phú Thọ, nhấn chìm đồng bằng Bắc Bộ khi ấy xuống độ sâu trung bình khoảng 15m dưới mực nước biển. Trong suốt 6000 năm qua phù sa sông Hồng bồi đắp vịnh này thành ra đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, đè lên đồng Bằng bắc Bộ cũ ở độ sâu tới khoảng 25m tinh từ mặt đất. Như vậy 6000 năm về trước mực nước biển dâng cao, toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ hiện nay là vịnh có độ sâu trung bình khoảng 25m. Bờ biển vào tới chân núi Ba Vì, qua Phú Thọ rồi men theo chân dãy núi Tam Đảo. Dòng Hải Lưu chảy theo hướng ngược chiều kim đồng Hồ tạo ra dòng nước chảy từ phía Quảng Ninh về Thanh Hóa. Sông Thao chảy giữa và chia vùng núi phía Bắc của Việt Nam thành hai phần, phần Tây Bắc và phần Đông Bắc. Hai vùng núi này có chế độ mưa khác nhau. Tây Bắc là lưu vực của sông Đà, và Đông Bắc là của sông Lô. Cả hai vùng này đều ở độ cao hơn 1500m gồm nhiều đỉnh núi cao hơn 2000m, thậm chí hơn 3000m. Chính vì thế động năng (tức tốc độ dòng nước và lưu lượng) của sông Đà và sông Lô rất lớn. Sông Thao bắt nguồn từ vùng núi Vân Nam thuộc Trung Quốc ở độ cao 1776 m và chảy khoang 600km tới Việt Trì rồi hợp nhất với sông Đà và Sông Lô để tạo ra sông Hồng. So với sông Đà và sông Lô thì lưu lượng của sông Thao nhỏ và do chảy trên đoạn dài 5000km mới tới biên giới Việt Nam mà động lượng cũng nhỏ. Sông Đà có lưu lượng gấp 4 lần sông Thao, động lượng gấp 10 lần; sông Lô có lưu lượng gấp 2 lần sông Thao và động lượng gấp 5 lần. Chính vì thế khi vào mùa mưa Tây Bắc con sông Hồng chịu tác động bởi dòng chảy của con sông Đà và mùa mưa Đông Bắc thì con sông Hồng chịu sự tác động của con sông Lô. Mỗi khi nước sông Đà mạnh dòng sông Hồng lao về phía đầm Vạc ở chân núi Tam Đảo rồi chảy qua mũi Thánh Gióng về phía Chí Linh ra tới Quảng Ninh. Mỗi khi dòng nước sông Lô mạnh thì sông Hồng bị đẩy xuống phía Nam theo hướng con sông Tích Giang về phía Hòa Bình, qua Hà Nam, rồi tới Ninh Bình và đổ ra biển ở chỗ Thanh Hóa. Tuy nhiên xét về tổng thể dòng nước sông Hồng chịu sự tác động của dòng Hải Lưu chảy ngược chiều kim đồng hồ. Dòng Hải Lưu này khiến cho dòng chảy của sông Hồng không thoát ra biển ở Quảng Ninh mà xoáy lộn ngược trở lại. Dòng xoáy này đã vun phù sa tạo thành cồn mà sau này là Hoàng Thành Thăng Long. Hoàng Thành Thăng Long, cổ Loa và Gia Lâm là các gò cao tới 18m, như vậy chúng đã được hình thành ở thời kỳ biển tiến mà mức nước biển cao hơn. Trong suốt thời gian 6000 năm qua mực nước biển vẫn giữ nguyên như vậy cho tới ngày nay. Mỗi năm con sông Hồng tải ra biển 100 triệu tấn phù sa, tương đương 75 triệu m³ đất. Đồng bằng Bắc Bộ có dạng tam giác cân, đáy là bờ biển dài 150km, đỉnh là Phú Thọ ở độ cao 30m so với mực nước biển. Tam giác Đồng Bằng Bắc bộ có chiều cao 200km vâỵ diện tích khoảng 15 nghìn km². Lượng phù sa 75 triệu m³ hàng năm của sông Hồng đủ để bồi một lớp đất dày 5mm lên toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, tức 5m cho 1000 năm. Trong vòng 6000 năm nó bồi lấp vịnh có độ sâu 20m để tạo ra đồng bằng Bắc Bộ ngư ngày nay. Quá trình phù sa bồi lấp bắt đầu từ các vị trú mà dòng nước chảy chậm, ví dụ như các vùng ven chán núi. Như vậy phù sa đã đẩy dòng chảy sông Hồng xưa từ ven chân núi dãy núi Tam Đảo và ven dãy núi Ba Vì ra vị trí ở giữa hai dãy núi như như hiện nay để tạo thành dòng sông. Di chỉ Đồng đậu ở tọa độ (21°14'00.9"N 105°35'17.2"E). Di chỉ có 4 tầng văn hóa là Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn nằm chồng lên nhau lần lượt. Phát hiện này cho phép các nhà nghiên cứu khẳng định văn hóa Đông Sơn có nguồn gốc bản địa. Văn hóa Đồng Đậu sau Phùng Nguyên khoảng 1500 năm, ở độ sâu 2m có tuổi từ 3500 năm đến 4000 năm thuộc thời kỳ đồ đồng. Khoảng cách từ di chỉ Đồng Đậu tới hồ Đại Lải là khoảng 17km. Như thế kể từ 6000 năm trước đây, cứ mỗi 1000 năm thì phù sa đẩy dòng nước sông Hồng ra xa khỏi dãy Tam Đảo và dãy Ba Vì khoảng 8km. Khoảng cách từ chân núi Ba Vì tới chân núi Tam Đảo khoảng 40km, như vậy cửa sông Hồng ra biển ở vị trí Mê Linh - Hát Giang đã được hình thành từ khoảng 4000 năm về trước. Khoảng cách từ Mê Linh - Hát Giang tới cửa biển Ba Lạt khoảng 150km. Như vậy theo thời gian cửa sông Hồng tiến ra ra biển theo vận tốc cứ mỗi 1000 năm khoảng từ 40km cho tới 45km tính từ cửa biển Ba Lạt. Như chúng ta đã biết, ở cửa sông dòng nước bị dòng Hải Lưu chảy ngược chiều kim đồng hồ đẩy trở lại khiến tạo ra xoáy. Xoáy này vun phù sa lại thành gò nổi. Và khi gò nổi lớn đến một mức độ nhất định thì dòng sông bị chia thành 2 nhánh. Nhánh chính là dòng chảy sông Hồng còn nhánh phụ là các chi lưu chịu tác dụng của lực Coriolis chảy từ Tây sang Đông. Dòng chảy của sông Hồng được hình thành do vừa lùi ra xa khỏi chân núi Tam Đảo và do sự xuất hiện của các gò nổi. Các phân lưu như sông Phan và sông cà Lồ, sông Đuống, sông Luộc, sông Trà Lý đều được hình thành theo nguyên lý như vậy. Dự theo nguyên lý vận tốc cửa sông chúng ta có thể tính được thời gian hình thành ra các chi lưu này như: sông Ninh Cơ (30km) có tuổi khoảng 750 năm, Sông Đào (44km) có tuổi khoảng 1100 năm (Ở vùng đồng bằng, sông nhân tạo do người đào ra thì dòng chảy thẳng. Sông Sông Đào không như vậy), Sông Châu Giang (49km) có tuổi 1200 năm, sông Trà Lý (50km) có tuổi khoảng 1250 năm, sông Luộc (65km) có tuổi khoảng 1600 năm, sông Đuống (120km) có tuổi khoảng 3000 năm. Sông Đuống cách mũi Thánh Gióng khoảng 24km, tính độ tuổi theo vận tốc lùi ra xa khỏi dãy Tam Đảo, cứ 8km cho 1000 năm, thì tuổi của sông Đuống cũng là khoảng 3000 năm. Trên thực tế, do áp lực dòng sông Đà lớn gấp 2 lần sông Lô, mà trong thời gian đầu khi chưa xuất hiện gò đất có bán kính 10km chắn ngang cửa sông Hồng thì dòng nước mang phù sa chảy về phía Tam Đảo nhiều hơn là chảy về phía Ba Vì. Như thế khoảng 2500 năm về trước phần bờ phía Bắc sông Hồng được bồi nhiều hơn, và do vậy mà tuổi của sông Đuống khoảng 3000 năm là hợp lý. Cửa sông Cà Lồ ở vị trí Mê Linh nơi đến thờ Hai Bà Trưng, có tuổi khoảng 4000 năm. Sông Phan khoảng 5000 năm. Nội suy tuyến tính cho các sông từ sông Cà Lồ tới sông Đuống ta có: Sông Thiên Phù (nay đã bị bồi lấp hoàn toàn) có cửa ở vào vị trí 1/5 tính từ sông Đuống vậy tổi của sông Thiên Phù là khoảng 3200 năm; Đây cũng chính là tuổi của sông Tô Lịch; Sông Nhuệ có cửa ở Chèm, khoảng 2/5 khoảng cách tính từ phía sông Đuống, có tuổi khoảng 3400 năm. Hồ Tây sinh ra do sụt lún vào khoảng thế kỷ thứ 10. Sông Kim Ngưu chảy qua hồ Tây trước khi bị sụt lún. Dấu vết còn lại của sông Kim Ngư là vệt hồ Ngọc Hà. Ước tính cửa sông Kim Ngư ở vào khoảng 1/10 khoảng cách tính từ phía sông Đuống, vậy tuổi của sông Kim Ngưu khoảng 3300 năm Dòng Tích Giang cách chân núi Ba Vì khoảng 8km, như thế tuổi của nó vào khoảng 5000 năm, cũng như thế sông Đáy cách chân núi Ba Vì khoảng 16km, vậy tuổi của sông Đáy là khoảng 4000 năm. Theo nguyên tắc hình thành ra sông Hồng thì cửa sông là nơi tiếp giáp với biển. Như vậy các chi lưu của nó đều đã từng là bờ biển xưa. Xưa khi chưa đắp đê sông thì mỗi khi mùa nước (vào tháng 8 tháng 9 âm lịch) nước sông chảy ngập hoàn toàn đồng bằng Bắc Bộ, một lớp nước khoảng nửa mét. Do bị phù sa bồi mà lòng các con sông, theo thời gian, có xu thế hẹp hơn. Mặc dù rất chậm nhưng dòng chảy cũng tuân thủ quy tắc bên lở bên bồi và chịu tác động của lực Coriolis. Xét về tổng thể, do chảy trên vùng đất mới mà dòng sông có xu thế dịch chuyển dần ra phía biển. Từ tuổi sông quy ra tuổi của các làng xã ven sông. Và từ đây chúng ta có thể ước tính được tuổi của các Đình Chùa ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. BÀI THỨ HAI CỦA TIẾN SĨ NGUYỄN LÊ ANH. "Đẻ đất đẻ nước" 20 nghìn năm về trước mực nước biển thấp hơn hiện nay 120m. Khi ấy Vịnh Hạ Long là đồng bằng có cấu trúc Gò Đống nước tự chảy quanh. Mực nước biển bắt đầu dâng cao dần cư dân cổ chạy lên vùng cao hơn. Người chạy lên đồng bằng sông Qinzhou là cư dân Bách Việt, còn chạy lên vùng Bắc Bộ nay là cư dân Việt cổ. Do có sự tương đồng về điều kiện thiên nhiên mà văn hóa của người Việt là thừa hưởng của văn hóa Hạ Long mang đặc điểm của "văn hóa Nước" -- khí hậu ấm áp và di chuyển bằng thuyền; và do không có sự tương đồng về điều kiện thiên nhiên mà văn hoa của Bách Việt là một nền văn hóa khác -- "văn hóa Cạn", đặc trưng cho vùng ôn đới và di chuyển bằng đường bộ. Cho tới khoảng 10 nghìn năm về trước thì mực nước biển chỉ còn thấp hơn hiện nay 35m, đồng bằng Hạ Long chìm sâu dưới mực nước biển, nhưng đồng Bằng Bắc bộ như chúng ta biết ngày nay thì vẫn còn khô ráo và là rừng rậm nhiệt đới nguyên thủy cây cối cao lớn. Mực nước tiếp tục dâng trong vòng 4000 năm tiếp theo, và khoảng 6000 nghìn năm trước đây thì nước biển dâng tới Phú Thọ, nhấn chìm đồng bằng Bắc Bộ khi ấy xuống độ sâu trung bình khoảng 15m dưới mực nước biển. Trong suốt 6000 năm qua phù sa sông Hồng bồi đắp vịnh này thành ra đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, đè lên đồng Bằng bắc Bộ cũ ở độ sâu tới khoảng 25m tinh từ mặt đất. Theo dõi bản đồ khảo cổ của Trung Quốc chúng ta cũng thấy ngay vệt di chỉ 7000 năm tuổi 38,40,41,42,43,44,45,47 di cư từ biển vào, cùng đồng dạng với di chỉ Cái Bèo. Như vậy cư dân đồng bằng Sông Hồng trước thời kỳ 6000 năm lịch sử biển lùi thì có một thời kỳ 4000 năm "lịch sử" biển tiến, cứ mỗi năm 50m bờ biển tiến sâu vào đất liền. Thời kỳ ấy chúng ta gọi là thời kỳ văn minh Tiền Sông Hồng. Theo như di tích khảo cổ Cái Bèo thì 7000 năm về trước cư dân sông Hồng bước vào thời kỳ đồ Đá, tức là họ chưa có dụng cụ kim loại. Với rừng rậm nguyên sinh cây to bán kính vài mét ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, với công cụ đồ đá thô sơ thì việc chặt phá đốt rừng làm ruộng là rất khó, nhất là biển cứ tiến 50m một năm. Do cần muối và thức ăn và do việc di chuyển trong rừng nhiệt đới rất khó mà vệt dân cư sống trên cạn khi ấy chắc chỉ vào khoảng 20km dọc theo bờ biển. Nước cứ tiếp tục dâng và với khả năng di chuyển bằng thuyền sẵn có khi còn là cư dân đồng bằng Hạ Long mà có lẽ cư dân Sông Hồng khi ấy sống chủ yếu trên các bè mảng, hệt như dân cư làng chài Cái Bèo. Họ trú ngụ tránh bão ở những vùng vịnh nơi có thể lấy nước ngọt. Họ lập miếu thờ ở những chỗ này, có thể lúc đầu chỉ với mục đich đánh dấu. Như thế làng chài vịnh Hạ Long có thể là di tích "hoá thạch" sống của nền văn minh Tiền Sông Hồng xưa từ 10 nghìn năm về trước. Và những vùng như Tràng An thuộc Ninh Bình ngày nay, các vùng núi Hà Nam, Hoà Bình, Quảng Ninh là những nơi cư trú của người Việt Cổ nhiều nghìn năm về trước. Nền văn minh Tiền Sông Hồng kéo dài 4000 năm trong điều kiện biển tiến. Vào thời kỳ 10 nghìn tới 7 nghìn năm về trước, nếu ước tính mật độ dân số bằng một nửa khi biển lùi thì dân cư khoảng 100 nghìn người. Xã hội phân chia thành hai phần, phần định cư trên cạn và phần ở trên các bè mảng trong vùng vịnh. Phương thức sản xuất chủ yếu là đánh bắt cá, làm muối, khai thác gỗ làm thuyền bè và trồng trọt trên các gò đồi cao. Khoảng 6000 năm vừa qua mực nước biển giữ nguyên, tuy nhiên sông Hồng mang phù sa ra bồi và tạo ra đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, đẩy bờ biển lùi ra xa khoảng 30km cho 1000 năm. Ngay sau khi nước biển ngừng dâng người Việt cổ quay lại vùng đất xưa của họ, tất nhiên nay đã được bồi lên một lớp phù sa mới. Họ là dân tộc Kinh. Những người Việt Cổ ở lại vùng cao là người Mường, họ được coi như những người Kinh "di cư" và, theo đúng quy luật, người di cư thì bảo lưu văn hóa cổ. Đặc biệt hơn nữa là những người "di cư" tức người Mường sống ở nơi điều kiện thiên nhiên không thay đổi nên giữ lại được gần hết nét văn hóa Kinh cổ hơn người Kinh. Vậy các loại "Vua Hùng" đã có công dựng nước cần phải được tìm hiểu ra từ văn hóa Kinh cổ còn được lưu truyền gần như trọn vẹn ở dân tộc Mường này. Vậy chính văn hóa Mường là hóa thạch sống văn hóa Việt Cổ từ 5000 năm về trước của nền văn minh sông Hồng trước thời kỳ biển lùi. Trong khi suốt thời gian 6000 năm qua, khi biển lùi, người Kinh đã quay trở lại làm chủ vùng đất đồng bằng sông Hồng xưa của mình, với văn hóa bị ảnh hưởng của cấu trúc Gò Đống nước tự chảy, gần giống như văn hóa như thời kỳ đồng bằng Hạ Long. Đồng bằng Bắc Bộ là một tam giác Cân mà đỉnh là Phú Thọ. Chạy dài và tạo ra hai cạnh bên của tam giác đồng bằng Bắc Bộ là các dãy núi cao hàng nghìn mét với rừng rậm cây leo chằng chịt và rộng hàng trăm km đầy rãy trăn rắn và thú dữ ăn thịt, khiến cho tới tận đầu Công Nguyên hầu như không một ai có thể vượt qua. Sự giao tiếp văn minh chỉ có thể qua đường biển. Người Mường đã giữ được sử thi "Đẻ đất đẻ nước" dạng truyền khẩu tới chục nghìn câu thơ -- có lẽ sử thi được truyền lại từ nền văn minh Tiền Sông Hồng. Đây là cuốn thánh Kinh nói về sự hình thành vũ trụ, hình thành ra đất, ra nước, ra con người, và đạo đức làm người. Xét về âm, thì âm thanh Mo phát ở sâu trong họng hơn so với âm thanh tiếng Việt hiện nay. Điều này là hợp lý, bởi vì âm thanh của người Việt di cư tới Tam Đảo Trung Quốc 500 năm về trước cũng phát âm hơi sâu nhưng không sâu như âm Mo. Âm phát ở sâu trong cuống họng là một yếu tố cho thấy tiếng việc xưa có thể là đa âm và quá trình tiến hóa âm thanh tiếng Việt là cực đại hóa số lượng dấy thanh, tức sử dụng tất cả các khả năng biên tần âm thanh. Ở Việt Nam làng nào cũng có chùa. Chùa là kết quả của sự giao thoa văn hoá được du nhập từ thế giới bên ngoài qua đường biển. Khoảng 6000 năm về trước bờ biển ở sát chân dãy núi Tam Đảo ra tới tận mũi Thánh Gióng. Tốc độ phù sa của sông Hồng bồi từ Hồ Đại Lải ra tới di chỉ Đồng Đậu là 2500 năm cho 20km. Chùa Dâu cách mũi Thánh Gióng khoảng 30km, như vậy vệt chùa cổ đồng dạng về cấu trúc Tâm Linh của phật giáo Nguyên Thủy kéo dài từ Chí Linh qua, chùa Dâu, tới các chùa khu ở vực Bát Tràng, là đường bờ biển khoảng 2500 năm về trước. Vậy có thể đạo phật đã du nhập vào Việt Nam khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Phât giáo là một hình thức quan niệm ở dạng nhân cách hóa thế giới quan. Trong chùa thì ở nơi cao nhất linh thiêng nhất là thờ Tam Thế Phật. Tam Thế Phật đó là Phật quản lý tương lai, Phật quản lý hiện tại, Phật quản lý quá khứ. Chùa không phải là nơi để cầu xin nhằm làm thay đổi hiện trạng mà là nơi để hiểu được vũ trụ thế nào và chúng ta đang ở đâu, khuyên nhủ lòng nhân hậu và lòng biết ơn tổ tiên. Vì vào chùa ai cũng nhìn thấy tam thế phật cho nên người Việt cho rằng thời gian là một thứ tồn tại khách quan. Phía bên dưới Tam Thế Phật, tức thời guan, là các cõi tức là các khoảng trong không gian xyz. Người Việt cổ cho rằng có hai cõi chính, cõi Dương và cõi Âm. Mo Mường là cuốn Thánh Kinh kể về sự hình thành thế giới, đất nước và cây cối được sinh ra làm sao, con người được sinh ra thế nào, và được kể ra cho linh hồn người chết nghe lần cuối khi sắp phải chia tay mãi mãi thế giới mà họ vừa sống. Tín ngưỡng thờ Mẫu là sự nhân cách hóa thành tượng của Kinh Mo. Đó chính là quan niệm về "Đẻ", tức sự sinh ra và hình thành vũ trụ, giải thích sự sinh ra con người và đạo đức sống. Cũng như Phật giáo, ở trên tầng cao nhất của điện Mẫu là thờ 3 Mẫu: Mẫu Thiên đại diện cho tính quy luật siêu nhiên, tức là tương lai; Mẫu Địa là các sự kiện xảy ra ngay hiện tại trên mặt đất; và mẫu Mẫu Thượng Ngàn là quá khứ nơi linh hồn trú ngụ. Mẫu Thượng Ngàn còn được thay bằng Mẫu Thỏa, tức là Nước, được người Kinh coi là nơi linh hồn trú ngụ. Trong Chùa người Kinh thờ cả Phật lẫn Mẫu, điều này cho thấy người Kinh tiếp nhận Phật Giáo ở dạng gao thoa văn hóa. Mo Mường kể linh hồn khi mất sẽ về cõi khác, ở đấy cũng sẽ nhận ruộng, nhận trâu bò và có cuộc sống bình thường chỉ có điều là ở bên cõi Âm. Như vậy mo Mường và tôn giáo Phật Giáo đình chùa của người Kinh không mâu thuẫn với nhau, đều là thể hiện đặc tính duy vật. Đó cũng là đặc tính sống thực tế của người Kinh, không bị ràng buộc bởi các triết lý siêu nhiên như Khổng Giáo, Lão Giáo. Không như những chuyện Kinh Dương Vương, Trăm Trứng, Vua cha nọ Truyền ngôi cho con trai kia. Mo Mường thể hiện bản chất mẫu hệ và phồn thực, tự sinh sôi nảy nở, trong văn hóa của người Việt. Cuốn Thánh Kinh Mo phản ánh đúng thực chất duy vật và tính phồn thực của cư dân Sông Hồng, tuyệt vời hơn tất cả Thánh Kinh nào được biết trên thế giới. Người Kinh là ai, các "Vua Hùng" phải là ai? Bằng cách khoan sâu nhiều kilomet vào các khối băng ở hai cực, người ta tìm thấy các lớp nước đóng băng, lớp này đè lên lớp kia, trong hàng triệu năm về trước. Từ độ dày mỏng và lượng khí CO2 bị giam cầm ở các lớp băng này mà người ta đã khôi phục được đồ thị mực nước biển theo thời gian. Theo đó mực nước biển thấp nhất là vào các thời điểm 140 nghìn năm, 80 nghìn năm, và 20 nghìn năm về trước. Phân tích cấu trúc biến dị và di truyền của Gen trong ADN, người ta có thể xác định được cây gia phả. Dựa trên bản đồ Gen cư dân trên thế giới người ta biết được loài người văn minh có tổ tiên ở Châu Phi, tức họ đã di cư ra khỏi lục địa này khi mực nước biển xuống thấp. Dựa vào việc phân tích các đặc điểm và sự tương quan ngôn ngữ người ta đã xây dựng cây tiến hóa ngôn ngữ các dân tộc. Cây ngôn ngữ này có gốc ở châu Phi. Tiếng nói chỉ có thể xuất hiện khi khả năng vận động của lưỡi vượt ra ngoài nhu cầu dùng để ăn như ở động vật. Con chó có thể hiểu hàng trăm từ chủ nói nhưng không thể nói bất kỳ từ nào trong số chúng, bởi vì để nói đòi hỏi phải một bó dây thần kinh lớn đến lưỡi, và điều đó đòi hỏi một lỗ lớn trong hộp sọ để chúng đi qua. Khảo cổ cho thấy chỉ có con người có điều đó, và cái lỗ to đến thế thì chỉ mới xuất hiện khoảng 150 nghìn năm trước đây. Vào thời kỳ băng giá nước đóng băng ở hai cực Trái Đất nhiều tới mức mực nước biển thấp hơn tới 130m. Khi mực nước biển thấp thì cũng đồng nghĩa với mưa ít và hạn hán toàn cầu mà Châu Phi là nơi chịu tác động nặng nề. Người ta cho rằng loài người cổ đại đã tìm cách di cư khỏi Châu lục này vì không còn cái ăn và họ chỉ có thể di cư được ra khỏi châu Phi vào hai thời điểm 140 nghìn năm về trước hay 80 nghìn năm về trước, không thể sớm hơn bởi vì khi di cư ra khỏi châu Phi thì loài người đã có ngôn ngữ. Ngôn ngữ và cấu trúc tư duy là một, sự tương đồng về cấu trúc tư duy và cách quan niệm về linh hồn cùng văn hóa cho thấy ngôn ngữ đã xuất hiện từ rất lâu trước khi loài người di cư ra khỏi châu Phi. Vậy loài người văn minh đã di cư ra khỏi châu Phi vào khoảng 80 nghìn năm về trước. Dựa vào phân bố theo thời gian của các di chỉ từ 7000 năm về trước ở phía Nam sông Trường Giang của Trung Quốc, chúng ta có thể ước lượng được tốc độ di cư tự nhiên là vào khoảng 300km cho 1000 năm. Tất nhiên do mức độ văn minh và việc chưa có vật nuôi đã được đồng hóa mà tốc độ di cư của người cổ đại chậm hơn nhiều. Về mặt nguyên tắc, sau khi ra khỏi Châu Phi ở vùng Tiểu Á loài người đã di chuyển theo hai hướng, hướng thứ nhất lên vùng biển Địa Trung hải và di tiếp phía bắc cao nguyên Tây Tạng, hướng thứ hai về phía nam cao nguyên Tây Tạng và dọc theo bờ biển Ấn Độ dương về tới Đông Nam Á và tới châu Úc. Do độ dài quãng đường di cư tới đồng bằng Bắc Bộ theo hướng phía Nam cao nguyên Tây Tạng ngắn hơn rất nhiều so với tổng quãng đường di cư tự nhiên theo hướng phía bắc cao nguyên Tây Tạng đi xuống, mà người Việt cổ đại là thuộc dòng người di cư tự nhiên từ vùng sừng châu Phi theo hướng nam cao nguyên Tây Tạng. Do loài người cần muối và nước ngọt vì thế vệt đường di cư phải phụ thuộc vào hai yếu tố này. Như thế vệt di cư theo con đường phía bắc cao nguyên Tây Tạng có lẽ đã bắt đầu muộn hơn nhiều do phải chủ động nguồn muối, và điều ấy chỉ có thể có được khi súc vật được thần hóa thành công cụ mang vác. Thời điểm đồng hóa được gia súc như sau: Lạc đà 4000 ÷ 1400 TCN Ngựa 4000 TCN Cừu 9000 ÷ 11000 TCN Dê 8000 TCN Lợn 7000 TCN Bò 6000 TCN Trâu 4000 TCN Như vậy việc khẳng định văn minh được di chuyển từ phía Bắc Trung Quốc nơi hạ lưu con sông Hoàng Hà xuống phía Đông Nam Á là không chính xác. Người cổ đại đã định cư ở vùng này khoảng 10 nghìn năm trước khi có sự di cư tự nhiên cư dân từ phía Bắc tới. Để có được sự mường tượng chung về văn minh loài người chúng ta lưu ý "thành phố cổ đầu tiên được người di cư xây dựng là Göbekli Tepe ở phía cực Nam của của Turkey. Tuổi của thành phố này là khoảng 10 nghìn năm trước Công Nguyên". 20 nghìn năm về trước mực nước biển thấp hơn hiện nay 120m. Khi ấy Vịnh Hạ Long là đồng bằng có cấu trúc Gò Đống nước tự chảy quanh. Mực nước biển bắt đầu dâng cao dần cư dân cổ chạy lên vùng cao hơn. Người chạy lên đồng bằng sông Qinzhou là cư dân Bách Việt, còn chạy lên vùng Bắc Bộ nay là cư dân Việt cổ. Do có sự tương đồng về điều kiện thiên nhiên mà văn hóa của người Việt là thừa hưởng của văn hóa Hạ Long mang đặc điểm của "văn hóa Nước" -- khí hậu ấm áp và di chuyển bằng thuyền; và do không có sự tương đồng về điều kiện thiên nhiên mà văn hoa của Bách Việt là một nền văn hóa khác -- "văn hóa Cạn", đặc trưng cho vùng ôn đới và di chuyển bằng đường bộ. Cho tới khoảng 10 nghìn năm về trước thì mực nước biển chỉ còn thấp hơn hiện nay 35m, đồng bằng Hạ Long chìm sâu dưới mực nước biển, nhưng đồng Bằng Bắc bộ như chúng ta biết ngày nay thì vẫn còn khô ráo và là rừng rậm nhiệt đới nguyên thủy cây cối cao lớn. Mực nước tiếp tục dâng trong vòng 4000 năm tiếp theo, và khoảng 6000 nghìn năm trước đây thì nước biển dâng tới Phú Thọ, nhấn chìm đồng bằng Bắc Bộ khi ấy xuống độ sâu trung bình khoảng 15m dưới mực nước biển. Trong suốt 6000 năm qua phù sa sông Hồng bồi đắp vịnh này thành ra đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, đè lên đồng Bằng bắc Bộ cũ ở độ sâu tới khoảng 25m tinh từ mặt đất. Theo dõi bản đồ khảo cổ của Trung Quốc chúng ta cũng thấy ngay vệt di chỉ 7000 năm tuổi 38,40,41,42,43,44,45,47 di cư từ biển vào, cùng đồng dạng với di chỉ Cái Bèo. Như vậy cư dân đồng bằng Sông Hồng trước thời kỳ 6000 năm lịch sử biển tiến thì có một thời kỳ 4000 năm "lịch sử" biển lùi, cứ mỗi năm 50m bờ biển tiến sâu vào đất liền. Thời kỳ ấy chúng ta gọi là thời kỳ văn minh Tiền Sông Hồng. Theo như di tích khảo cổ Cái Bèo thì 7000 năm về trước cư dân sông Hồng bước vào thời kỳ đồ Đá, tức là họ chưa có dụng cụ kim loại. Với rừng rậm nguyên sinh cây to bán kính vài mét ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, với công cụ đồ đá thô sơ thì việc chặt phá đốt rừng làm ruộng là rất khó, nhất là biển cứ tiến 50m một năm. Do cần muối và thức ăn và do việc di chuyển trong rừng nhiệt đới rất khó mà vệt dân cư sống trên cạn khi ấy chắc chỉ vào khoảng 20km dọc theo bờ biển. Nước cứ tiếp tục dâng và với khả năng di chuyển bằng thuyền sẵn có khi còn là cư dân đồng bằng Hạ Long mà có lẽ cư dân Sông Hồng khi ấy sống chủ yếu trên các bè mảng, hệt như dân cư làng chài Cái Bèo. Họ trú ngụ tránh bão ở những vùng vịnh nơi có thể lấy nước ngọt. Họ lập miếu thờ ở những chỗ này, có thể lúc đầu chỉ với mục đich đánh dấu. Như thế làng chài vịnh Hạ Long có thể là di tích "hoá thạch" sống của nền văn minh Tiền Sông Hồng xưa từ 10 nghìn năm về trước. Và những vùng như Tràng An thuộc Ninh Bình ngày nay, các vùng núi Hà Nam, Hoà Bình, Quảng Ninh là những nơi cư trú của người Việt Cổ nhiều nghìn năm về trước. Nền văn minh Tiền Sông Hồng kéo dài 4000 năm trong điều kiện biển tiến. Vào thời kỳ 10 nghìn tới 7 nghìn năm về trước, nếu ước tính mật độ dân số bằng một nửa khi biển lùi thì dân cư khoảng 100 nghìn người. Xã hội phân chia thành hai phần, phần định cư trên cạn và phần ở trên các bè mảng trong vùng vịnh. Phương thức sản xuất chủ yếu là đánh bắt cá, làm muối, khai thác gỗ làm thuyền bè và trồng trọt trên các gò đồi cao. Khoảng 6000 năm vừa qua mực nước biển giữ nguyên, tuy nhiên sông Hồng mang phù sa ra bồi và tạo ra đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, đẩy bờ biển lùi ra xa khoảng 30km cho 1000 năm. Ngay sau khi nước biển ngừng dâng người Việt cổ quay lại vùng đất xưa của họ, tất nhiên nay đã được bồi lên một lớp phù sa mới. Họ là dân tộc Kinh. Những người Việt Cổ ở lại vùng cao là người Mường, họ được coi như những người Kinh di cư và, theo đúng quy luật, người di cư giữ lại được nhiều nét văn hóa Việt cổ hơn người Kinh. Vậy các loại "Vua Hùng" đã có công dựng nước cần phải được tìm hiểu ra từ văn hóa cổ còn được lưu truyền gần như trọn vẹn ở dân tộc này. Vậy chính văn hóa Mường là hóa thạch sống văn hóa Việt Cổ từ 5000 năm về trước của nền văn minh sông Hồng trước thời kỳ biển lùi. Trong khi suốt thời gian 6000 năm qua, khi biển lùi, người Kinh đã quay trở lại làm chủ vùng đất đồng bằng sông Hồng xưa của mình, với văn hóa bị ảnh hưởng của cấu trúc Gò Đống nước tự chảy, gần giống như văn hóa như thời kỳ đồng bằng Hạ Long. Đồng bằng Bắc Bộ là một tam giác Cân mà đỉnh là Phú Thọ. Chạy dài và tạo ra hai cạnh bên của tam giác đồng bằng Bắc Bộ là các dãy núi cao hàng nghìn mét với rừng rậm cây leo chằng chịt và rộng hàng trăm km đầy rãy trăn rắn và thú dữ ăn thịt, khiến cho tới tận đầu Công Nguyên hầu như không một ai có thể vượt qua. Sự giao tiếp văn minh chỉ có thể qua đường biển. Theo như nghiên cứu của Mai Thanh Sơn thì mãi đến đầu thế kỷ 18 thì người H'Mong mới đến định cư ở Việt Nam. Các dân tộc khác như Thái-Tráng từng sinh sống ở vùng Sơn Đông (山東). Với khoảng cách 2000km quá trình di cư tự nhiên tới được đồng bằng Bắc Bộ mất khoảng 7000 năm. Như vậy người Thái cũng như Tày di cư tự nhiên tới được vùng núi Việt Nam sớm nhất là đầu Công Nguyên. Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn cho biết thì nguyên nhân khiến cho các dân tộc Thái, Tày, Nùng phải di cư là do người Hán xâm chiếm đất nước của họ. Trên thực tế người Thái di cư tới vùng núi phía Tây Bắc Việt Nam vào khoảng thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên. Khi ấy đồng bằng Bắc bộ đã gần như hiện nay. Như vậy không hề có một cuộc di dân lớn nào tới để hình thành ra người Việt ở Việt Nam. Người Việt đã liên tục ở mảnh đất này 10 nghìn năm qua. Do cấu trúc Gò Đống nước tự chảy quanh mà giao thông ở vùng này chủ yếu bằng đường thủy. Rất thuận lợi cho việc phòng thủ. Tuy nhiên Gò Đống thường nhỏ, với phương thức sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp thì ở không thể sinh sống mật độ cao. Cũng chính vì vậy mà ở vùng đất này không trải qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Như vậy cư dân Việt Cổ, tức người Kinh là tổ tiên của nền văn minh Sông Hồng. Người Kinh đã ở vùng đất này liên tục từ hơn 10 nghìn năm qua. Cư dân Việt cổ, và cả nền văn minh Sông Hồng ngày nay, kế thừa hoàn toàn văn hóa Hạ Long xưa. Do được thiên nhiên ưu ái mà dân số ở đồng bằng Sông Hồng vào đầu Công Nguyên đã lên tới 750 nghìn người. Các dòng người di cư nhỏ lẻ thuộc Bách Việt theo đường biển vẫn có thể tới nhưng bị đồng hóa hoàn toàn về văn hóa thành người Kinh, vừa do số lượng người ít, vừa là hệ lụy của quá trình hôn phối tự nhiên, và cũng là bởi có cùng văn hóa gốc do cùng xuất phát từ đồng bằng Hạ Long. Nhiều triều đại Vua chúa Việt nam có nguồn gốc từ Phương Bắc thuộc Bách Việt, nhưng không có nghĩa là nền văn minh Sông Hồng di cư từ nơi khác đến, và cũng không có nghĩa các dòng người di cư này không thuộc dân tộc Việt Nam. Nền văn minh Sông Hồng chỉ là các dòng người di cư vào các thời điểm khác nhau, những người di cư từ 10000 năm về trước và những người di cư từ 1000 năm ngần đây đều là từ một cộng đồng dân cư có độ đồng nhất về văn hóa và nhân chủng học. Nền văn minh Sông Hồng có quyền nói về tuổi văn hóa 10 nghìn năm, nhưng Hán thì không. Dân tộc Hán chỉ là một khái niệm, là một sự cưỡng hợp các dân tộc khác nhau. Không có dân tộc Hán, không có văn hóa Hán vậy nên không có khái niệm Hán hóa. Hán chỉ là một sự cưỡng chiếm và cưỡng bức đổi tên gọi dân tộc.
-
CHƯƠNG II. KHẢ NĂNG PHỤC HỒI THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH VÀ KINH DỊCH TỪ NỀN VĂN HIẾN VIỆT. MỞ ĐẦU Người viết đã chứng minh với bạn đọc rằng: Nền văn hóa Hán không thể phục hồi được thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Những nền tảng của học thuyết này, làm nên những bí ẩn của nền văn minh Đông phương, vẫn sừng sững thách đố tri thức của nền văn minh hiện đại. Nhưng bản văn cổ chữ Hán thực chất chỉ là sự sao chép lại một cách không hoàn chỉnh và chỉ giới hạn trong các phương pháp ứng dụng như một sự mặc định, chứ không hề được mô tả như một học thuyết hoàn chỉnh. Trong phần đầu của chương II, người viết tiếp tục chứng minh điều này, để bổ xung cho luận điểm minh chứng rằng: Nền văn minh Hán không thể là chủ nhân của thuyết Âm Dương Ngũ hành, đã trình bày ở các phần trước. Vấn đề còn lại của chương II – và cũng là nội dung chính của chương này, là: người viết chứng minh những di sản văn hóa sử truyền thống còn lưu truyền trong nền văn hiến Việt, dù tan nát với sự thăng trầm của Việt sử, cũng đủ để chứng minh sự hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Hay nói cách khác: Đó chính là sự phù hợp với tiêu chí thứ II là chuẩn mực xác định nền văn hiến Việt là chủ nhân đích thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Tiêu chí này phát biểu rằng: Nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết, phải chứng tỏ được nền tảng tri thức đã tạo dựng nên hệ thống lý thuyết đó và có khả năng phục hồi được học thuyết được coi là hình thành từ nền văn minh đó. Chúng ta bắt đầu từ danh từ Âm Dương trong các bản văn chữ Hán cổ trong phần tiếp theo dưới đây. Trong các bản văn cổ chữ Hán, từ Âm Dương được coi là xuất hiện vào thời Chu, trong các bản văn liên quan đến kinh Dịch, kinh Thi, kinh Thư, Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Về Ngũ hành thì được coi là xuất hiện trong kinh Thư với truyền thuyết vua Đại Vũ trị thủy trên sông Lạc Thủy (Một con sông nằm ở thượng nguồn sông Hoàng Hà). Chính vì sự xuất hiện của danh từ Âm Dương trong các bản văn nói trên, khiến các nhà nghiên cứu cho rằng thuyết Âm Dương Ngũ hành ra đời trong nền văn minh Hán từ thời cổ đại. II. I. NHỮNG DI SẢN TRONG CỔ THƯ CHỮ HÁN VÀ SỰ MƠ HỒ CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH VÀ KINH DỊCH. I.1. DANH TỪ ÂM DƯƠNG TRONG BẢN VĂN CHỮ HÁN CỔ. Trong các tài liệu sự tầm được, người viết nhân thấy tư liệu của Giáo Sư Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ dưới đây tương đối đầy đủ, để bạn đọc có một ý niệm cụ thể và khái quát về sự xuất hiện của từ Âm Dương và ngữ cảnh của nó. Từ tư liệu này, người viết sẽ trình bày luận điểm của mình về những vấn đề liên quan. Nguồn: Web của Giáo Sư Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ. Như vậy, qua đoạn trích dẫn trên, bạn đọc cũng thấy đó chỉ là những ngữ cảnh xuất hiện liên quan đến danh từ Âm Dương. Hoàn toàn không phải là sự mô tà một khái niệm nội hàm của hai từ này, chưa nói đến sự xác định một học thuyết quen gọi là thuyết Âm Dương. Nếu cho rằng: Âm Dương xuất hiện từ thời Phục Hy, bởi hai ký hiệu và thì đây lại là việc hết sức phi lý. Bởi vì, đó chỉ là ký hiệu phi ngôn ngữ, để hàng ngàn năm sau, người ta phải sử dụng ngôn ngữ để mô tả nó. Nếu coi hai ký hiệu này là sự thể hiện ý tưởng tổng hợp của khái niệm Âm Dương, thì Hà đồ do vua Phục Hy tìm ra trên lưng Long Mã với những chấm đen trắng, cũng đủ thể hiện khái niệm Âm Dương rồi. Bạn đọc xem lại đồ hình Hà Đồ phối Tiên Thiên bát quái được coi là của vua Phục Hy tìm ra từ khoảng 6000 năm cách ngày nay. Rõ ràng sau vua Phục Hy trải dài 3000 năm, đến tận đời Chu không hề có bản văn cổ chữ Hán nào mô tả nội hàm kháo niệm Âm Dương với tư cách là một học thuyết. Rõ ràng sau vua Phục Hy trải dài 3000 năm, đến tận đời Chu không hề có bản văn cổ chữ Hán nào mô tả nội hàm khái niệm Âm Dương với tư cách là một học thuyết. Rõ ràng đây là sự phi lý nữa trong lịch sử hình thành cái gọi là thuyết Âm Dương trong lịch sử văn minh Hán. Nhưng ngay cả bản văn đời Chu, mà người viết giới thiệu ở trên cũng không làm sáng sủa hơn khái niệm của cặp từ “Âm Dương”. Cho đến 2000 năm tiếp theo trong văn minh Hán, đến đời Tống, Chu Đôn Di mới bàn về Âm Dương. Nhưng chính ông ta lại nhầm lẫn về khái niệm, khi cho rằng Âm Dương có trước “Lưỡng nghi”, mà người viết đã trình bày ở phần trên. Nếu Âm Dương có trước “Lưỡng Nghi” thì nó là một cặp từ mô tả một thực tại xuất hiện và vận động trong sự khởi nguyên của vũ trụ. Đâu phải là hệ quả của tư duy tổng hợp để gọi là một học thuyết?! Hay nói rõ hơn: Với 3000 năm tính từ đời Chu đến Tống, nền văn minh Hán vẫn không hề hiểu được nội hàm khái niệm của chính cặp từ Âm Dương, mà nền văn minh Hán tự nhận. Đấy là kết quả của cái gọi là “Thuyết Âm Dương xuất hiện vào đời Chu, trong nền văn minh Hán”. Mọi việc cũng không hề sáng sửa hơn với học thuyết quen gọi là “Ngũ hành”
-
HỘI THẢO KHOA HỌC TÌM VỀ CỘI NGUỒN SỬ VIỆT Hà Nội ngày 02 tháng 05 năm 2019 Kính gửi các học giả, các nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Cho đến nay, việc tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa Việt vẫn còn một câu hỏi then chốt chưa được trả lời thỏa đáng: Cội nguồn lịch sử của dân tộc Việt bắt đầu từ đâu? Mặc dù vào thời Trần-Lê, các sử thần cho rằng, nước ta có sử từ khi lập nước Văn Lang dưới thời các vua Hùng, vào năm Nhâm Tuất 2879 TCN. Tính đến nay là gần 5000 năm lịch sử (2879 BC + 2019 AC = 4898 năm). Và sự xác định Việt sử gần 5000 năm văn hiến trở thành truyền thống văn hóa sử trong di sản dân tộc Việt Nam. Những cuốn chính sử của người Việt từ khi hưng quốc từ thế kỷ thứ 10, đều ghi rất rõ rằng: Nước Văn Lang Bắc giáp Động Đình Hồ , Nam giáp Hồ Tôn ,Tây giáp Ba thục, đông giáp Đông Hải. Đất nước do các vị vua Hùng cai quản truyền được 18 thời. Nhưng có thể nói, ngay khi hoàn thành bộ sử Đại Việt Sử ký toàn thư, nhà sử học Ngô Sĩ Liên đã tỏ ý hoài nghi phần cổ sử Việt. Cho đến đầu thế kỷ XX, khi các phương pháp luận Sử học của nền văn minh phương Tây du nhập vào Việt Nam theo chân đoàn quân viễn chính Pháp, với quan niệm về các di sản khảo cổ như là một bằng chứng khách quan cần có cho việc nghiên cứu lịch sử. Trên cơ sở phương pháp luận này, đã xuất hiện rất nhiều học giả như: Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, kể cả các học giả Pháp… đều tỏ ra hoài nghi cội nguồn Việt sử vì tính mơ hồ của truyền thuyết và huyền thoại trong giai đoạn cổ sử thời lập quốc của Việt tộc. Tuy nhiên, tất cả những học giả này – tính từ Ngô Sĩ Liên, đều chỉ đặt vấn đề hoài nghi và không phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Nhưng, từ những năm 70 của thế kỷ XX, rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong nước, lên tiếng phủ nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống. Hiện nay, các bộ thông sử hầu như đều khẳng định, lịch sử Việt Nam chỉ có khoảng 2700 năm. Và họ coi Thời hùng Vương, cội nguồn Việt sử chỉ là “liên minh gồm 15 bộ lạc”; “Cùng lắm chỉ là một nhà nước sơ khai”, với “Địa bàn hoạt động vỏn vẹn chỉ ở đồng bằng sông Hồng”. Cả hai quan điểm về cội nguồn Việt sử đều chưa có một kết luận ngã ngũ. Trong khi đó, việc tìm về cội nguồn Việt sử một cách trung thực, khách quan, phù hợp với những chuẩn mực khoa học, là một việc cần, cấp thiết cho không riêng gì với dân tộc Việt, mà còn là trách nhiệm của tất cả các dân tộc trên thế giới để xác định lịch sử tiến hóa và phát triển của mỗi dân tộc. Do đó, nếu chúng ta không xác định được thời điểm hình thành của lịch sử dân tộc, thì mọi cuốn sử được viết là không có cơ sở. Không thể chối bỏ tình trạng đáng lo ngại hiện nay là chúng ta đang trong cuộc đại khủng hoảng về Sử học. Vì vậy, vấn đề thiết cốt đặt ra hôm nay là phải xác định thời điểm cội nguồn lịch sử của dân tộc Việt. Điểm lại việc khảo cứu Sử Việt từ đầu thế kỷ tới nay, ta thấy ngoài việc sao chép những tư liệu từ trước của giới học giả kinh viện, và những luận điểm phù nhận cội nguồn văn hóa sử truyền thống của Việt tộc, còn có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra những phát hiện mới về cội nguồn cùng lịch sử dân tộc. Có thể kể đến những học giả, nhà nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu độc lập ở trong và ngoài nước, như Trung Tâm Nghiên cứu Văn Hóa Minh Triết (GĐ Nguyễn Khắc Mai), Trung Tâm Lý Học Phương Đông (GĐ Nguyễn Vũ Tuấn Anh), Trung Tâm Nghiên Cứu Tiền Sử Đông Nam Á (Dr. Nguyễn Việt), Trung Tâm Nghiên Cứu các hiện tượng & khả năng đặc biệt (GĐ Nguyễn Đức Thiện), Nhóm NC Tiền Sử & Văn Minh Việt, Nhóm Bách Việt Trùng Cửu, Nhóm Đá cổ Sa Pa... Ở nước ngoài như TT An Việt Toàn Cầu (Anh, Pháp, Mỹ, Canada...), Nhóm Tư Tưởng Australia, Nhóm Minh Triết Việt (Mỹ)... bằng cách sử dụng nhiều phương pháp học thuật, kinh nghiệm từ truyền thống đến khoa học liên ngành như Cổ Nghệ, Cổ Ngữ, Cổ Sinh, Nhân Chủng, Khảo Cổ, Đạo, Triết, Ngữ Lý, Huyền Sử, Lịch Sử, Cơ Cấu, Tâm Lý miền sâu, Công Nghệ Gene ADN... đã xây dựng được phần quan trọng nền tảng Lịch Sử Văn Hóa Việt thời Tiền sử. Trên hành trình tìm về cội nguồn lịch sử văn hóa Việt phải kể đến Triết gia Lương Kim Định (1915-1997), người đã cống hiến hơn 50 năm nghiên cứu để khẳng định vị thế dân tộc và đất nước Việt, một trong những cội nguồn văn hóa Phương Đông và Nhân Loại. Với triết thuyết văn hóa Việt Nho & triết lý An Vi được xây dựng trên nền tảng hệ thống Triết Lý nguyên Nho thuần Việt từ cội nguồn, ông đã khẳng định vị trí, con người, văn hóa, văn hiến và văn minh lúa nước Việt Nam từ hơn một vạn năm. Ngày nay, tri thức của Thế Kỷ XXI cho chúng ta biết sự ra đời của Công Nghệ Gene ADN, đã chứng minh những tiên tri và dự cảm của các nhà nghiên cứu về nguồn gốc Loài Người & Hành trình Nhân Loại của Thế Kỷ XX. Đó là sự thắng thế của Thuyết Một trung tâm về Nguồn gốc Loài Người (từ Châu Phi), với những trung tâm nghiên cứu Tiền sử Nhân Loại nổi tiếng như Oxford University, Birmingham Uni., Columbia Uni., Nhóm các nhà bác học về Gene J.Y. Chu (Texas Uni.), Stephen Oppenheimer, Balinger, Solhem II, Alice Robert (Birmingham Uni.), Alberto-Pizza (Torino Uni., Italy)... đã đưa ra nhận định: - 70.000 năm trước, người Homo Sapiens từ châu Phi theo ven biển Ấn Độ di cư tới Việt Nam. Tại đây, các dòng người tiền sử hòa huyết sinh ra người Lạc Việt. - 50.000 năm trước, người Lạc Việt lan ra các đảo Đông Nam Á, chiếm lĩnh Ấn Độ. - 40.000 năm trước đi lên khai phá Hoa lục. Tiếp cận thông tin này, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn và Tiến sỹ Nguyễn Đức Hiệp từ nước Úc đã công bố nhiều bài viết trên tạp chí Tư tưởng. Luật sư Cung Đình Thanh cho in cuốn “Tìm Về Nguồn Gốc Văn Minh Việt Nam Dưới Ánh Sáng Mới Của Khoa Học”. Ở Pháp, Giáo sư Trần Đại Sỹ có một số công trình có giá khảo sát thực địa Trung Quốc, với tác phẩm “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-Nam” chứng minh cho thời Tiền sử Việt. Ở Úc có nhà nghiên cứu VH Việt cổ, Bác sĩ Nguyễn Xuân Quang với những chủ đề đa văn hóa như Ca dao, tục ngữ, Cổ tích Âu Cơ, chữ Việt cổ “Nòng Nọc”, Dịch lý, Giải mã Trống Đồng. Một nữ tác giả người Việt ở Mỹ tên Tao Babe công bố bài viết: “Việt cổ - cái nôi của văn minh châu Á”. Ngoài các tác giả trên, việc chứng minh cho cội nguồn Việt sử truyền thống còn có các tác giả trong nước như Dr Nguyễn Việt, Hà Văn Thùy, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Viên Như, Nguyễn Đức Thiện, Tạ Đức, Nguyễn Đức Tố Lưu… Để việc tìm về cội nguồn dân tộc Việt được kết quả và nhân danh những chuẩn mực khoa học đi tìm chân lý một cách khách quan, công bằng và bình đẳng, Trung tâm Văn hóa Minh triết cùng với Trung tâm Nghiên cứu Lý học phương Đông quyết định tổ chức Hội thảo khoa học TÌM VỀ CỘI NGUỒN SỬ VIỆT với mục đích: 1. Trình bày những khám phá mới về cội nguồn và lịch sử dân tộc. 2. Tiêu chí xác định thời có Sử của dân tộc Việt. 3. Xác định thời điểm hình thành Sử Việt. Chúng tôi mong các học giả, các nhà nghiên cứu thực sự quan tâm đến cội nguồn dân tộc Việt, sẽ bày tỏ quan điểm của mình và viết tham luận đóng góp cho Hội thảo theo ba chủ đề trên. Tham luận xin gửi: Ông Nguyễn Khắc Mai: maiminhtriet@gmail.com Ông Trương Sỹ Hùng: truongdonghao@gmail.com Ông Hà Văn Thùy: thuyhavan@gmail.com Thời gian: muộn nhất là ngày 30 tháng 07 năm 2019. Xin chân thành cảm ơn quý vị học giả và mọi người quan tâm đến cội nguồn Sử Việt. Thay mặt Ban tổ chức Giám đốc Trung Tâm Văn Hóa Minh Triết Nguyễn Khắc Mai
-
Thưa Quý vị và các bạn. Đây là bài dẫn luận, xác định mục đích của cuộc Hội Thảo "Tìm về cội nguồn Việt sử". Do Trung Tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương và Trung Tâm Minh Triết Việt phối hợp tổ chức vào tháng 9 Tại Hanoi. ---- MỤC ĐÍCH HỘI THẢO TÌM VỀ CỘI NGUỒN VIỆT TỘC. Nguyễn Vũ Tuấn Anh Một dân tộc không có lịch sử, sẽ là một dân tộc mất trí nhớ. Kính thưa Ban tổ chức. Kính thưa quý vị đại biểu. Kính thưa các học giả và các nhà nghiên cứu có mặt ở cuộc Hội thảo “Tìm về cội nguồn Việt tộc”, ngày hôm nay. Lịch sử của các dân tộc Việt Nam, bị khuất lấp trong hơn một 1000 năm Bắc thuộc. Chỉ một kiếp người ngay thế hệ của chúng ta, cũng đủ chứng kiến bao nhiêu sự kiện thăng trầm của lịch sử Việt. Và ngay trong thế hệ của chúng ta, cũng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử với khoảng cách chỉ vài chục năm, nhưng vẫn còn phải tranh luận về tính chân lý. Vậy với hơn một 1000 năm Bắc thuộc, thời gian quá dài và quá đủ để xóa sổ toàn bộ lịch sử của một dân tộc. Một ngàn năm Bắc thuộc, không phải là một con số vô cảm để chỉ đọc trong một giây. Không một dân tộc nào mất nước, còn có thể giữ lại và tiếp tục lịch sử của mình. Đây là một thực tế chưa hề có ngoại lệ trong lịch sử văn minh nhân loại. Tất nhiên, với hơn 1000 năm Bắc thuộc, dân tộc Việt cũng chịu chung số phận và bị xóa sổ hoàn toàn lịch sử quá khứ. Những gì còn lại của một nhà nước Văn Lang dưới thời trị vì của các vua Hùng, nhà nước đầu tiên của Việt tộc, khởi đầu cho nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm văn hiến, có vẻ như chỉ còn lại trong truyền thuyết và huyền thoại lưu truyền một cách mơ hồ trong văn hóa truyền thống Việt. Việt tộc đã hưng quốc vào thế kỷ thứ X, những người có trách nhiệm với dân tộc đã khôi phục lại Việt sử, trong một điều kiện ngồn ngang của quá khứ với một di sản mù mịt của hơn 1000 năm Bắc Thuộc. Chính vì vậy, ngay trong chính sử, nhà nước Văn Lang, cội nguồn Việt sử của dân tộc, chỉ được chép ở phần Ngoại kỷ với lời nhận xét đầy hoài nghi của Sử gia Ngô Sĩ Liên. Ông viết: “Những việc chép trong Ngoại kỷ là gốc ở dã sử, những việc quá quái đản thì bỏ đi không chép”. Cụ thể hơn, khi bàn về truyện Sơn tinh, Thủy tinh, ông cũng viết: Còn như việc Sơn Tinh, Thủy Tinh thì rất quái đản. Tin sách chẳng bằng không có sách. Hãy tạm thuật truyện cũ để truyền lại sự nghi ngờ thôi”. Như vậy, chúng ta thấy rằng: Ngay trong bộ chính sử nổi tiếng và chính thức lưu truyền trong Việt sử, thì nhà viết sử cũng đã tỏ ý hoài nghi ngay những gì mà chính ông đã viết ra. Cho đến những thập niên đầu của thế kỷ XX, nền văn minh Tây phương theo đoàn quân viễn chinh Pháp du nhập vào Việt Nam. Những chuẩn mực khoa học của nền văn minh này trở thành ý thức thống trị. Nền tảng tri thức khoa học của văn minh phương Tây ở giai đoạn này, vẫn chủ yếu dựa vào nhận thức thực chứng và thực nghiệm. Trên cơ sở này, những trí thức Tây học đầu tiên của Việt Nam, như: Đào Duy Anh, Trần Trọng Kim – qua những cuốn sách đã xuất bản - và Ngô Tất Tố – qua các bài viết trên Tạp chí Tao Đàn vào những năm 30 của thế kỷ trước – họ đều tỏ ý nghi ngờ tính huyền thoại và truyền thuyết về cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, với quốc gia đầu tiên của người Việt là Văn Lang, dưới sự trị vì của các vua Hùng. Mặc dù, chính sử đã ghi nhận một cách rất rõ ràng và chính xác thời gian và địa điểm lập quốc của nhà nước đầu tiên của Việt tộc: Nước Văn Lang thành lập vào năm Nhâm Tuất, năm thứ 8, vận VII, Hội Ngọ. Phía Bắc giáp Động Đình Hồ, phía Nam giáp Hồ Tôn, phía Tây giáp Ba Thục, phía Đông giáp Đông Hải. Tính ra đó là năm 2879 trước CN – và đến nay 2019, là 4898 năm lịch sử của Việt tộc từ khi lập quốc – tức gần 5000 năm lịch sử. Đoạn văn trên trong chính sử Việt, rõ ràng không phải là một huyền thoại, hoặc truyền thuyết. Nhưng toàn bộ nội dung lịch sử của nhà nước Văn Lang, trong không gian và thời gian đó, lại được mô tả bằng truyền thuyết và huyền thoại. Đây chính là cơ sở để các học giả Tây học và cả những nhà nghiên cứu Pháp vào thời bấy giờ, hoài nghi cội nguồn Sử Việt. Nhưng họ không phủ nhận, mà chỉ dừng lại ở sự hoài nghi. Cho đến những năm 70 cũng của thế kỷ trước, rộ lên một xu hướng đặt vấn đề phủ nhận cội nguồn Việt sử. Và vào những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX, xu hướng này trở nên quan điểm chính thống trong giới Sử học Việt. Nhà Sử học Nguyễn Khắc Thuần viết trong cuốn “Thế thứ các triều đại vua Việt Nam (Nxb Giáo Dục 1997 – trang 15), như sau: “Trái lại với ghi chép của chính sử và các tài liệu dã sử khác, các nhà nghiên cứu cho rằng: Nước Văn Lang của các vua Hùng chỉ tồn tại trong khoảng 300 năm và niên đại tan rã vào khoảng 208 Tr.CN. Với 300 năm, con số 18 đời Hùng Vương là con số dễ chấp nhận. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà khẳng định rằng nước Văn Lang thực sự có 18 đời vua Hùng nối tiếp nhau trị vì. Tóm lại, nước Văn Lang là một thực thể có thật của lịch sử. Nhưng nước Văn Lang chỉ tồn tại trước sau 300 năm và con số 18 đời vua Hùng cho đến nay vẫn chỉ là con số của huyền sử”. Cụ thể hơn, trên báo Pháp Luật và xã hội, số ra nhân dịp giỗ Tổ Hùng Vương năm Mậu Dần 1998, tác giả Anh Phó với tựa đề “Trang phục tổ tiên ta như thế nào”, viết: “Nói vua Hùng làm vua nước Văn Lang, nhưng kỳ thực vua Hùng không giống như những vị vua quân chủ phong kiến của các thế hệ sau. Nước Văn Lang cũng chưa đủ các yếu tố cấu thành một quốc gia hoàn chỉnh. Mà lúc ấy nước Văn Lang chỉ mới là một liên minh giữa 15 bộ lạc. Người đứng đầu liên minh là tù trưởng bộ lạc Văn Lang – một bộ lạc hùng mạnh nhất trong số 15 bộ lạc. Vị tù trưởng ấy là vua Hùng”. Cần xác định rằng: Quan điểm phủ nhận cội nguồn Việt sử truyền thống trải gần 5000 năm văn hiến, được khẳng định bởi tính phổ biến của nó, không còn chỉ dừng lại ở sự hoài nghi. Trong tạp chí “Kiến thức ngày nay”, số 256, ra ngày 1. 9. 1997 với tựa đề “Thời điểm lập quốc và quốc hiệu Việt Nam”, tác giả Nguyễn Anh Hùng đã viết: “Các nhà sử học ngày càng thống nhất chung quan điểm cho rằng: Nhà nướcđầu tiên trên đất nước ta, chỉ có thể xuất hiện vào thời văn hóa Đông Sơn – giai đoạn phát triển đỉnh cao của thời đại đồ đồng và giai đoạn đầu của thời kỳ đồ sắt. Quan niệm này được cộng đồng khoa học thế giới thừa nhận”. Thưa quý vị đại biểu. Như vậy, về mặt khách quan, chúng ta thấy rõ hai quan điểm rất khác biệt về cội nguồn Việt sử và mâu thuẫn nhau. Một quan điểm tiếp tục đi tìm cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, theo chính sử và đã được ghi nhận trong Hiến Pháp trước năm 1992. Một quan điểm nhân danh khoa học phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt đang thống trị trên các phương tiện truyền thông và trong cả các chương trình giáo dục. Thưa quý vị đại biểu. Một dân tộc không có lịch sử, thì không khác gì một dân tộc mất trí nhớ. Dân tộc Việt không thể không có cội nguồn Việt sử. Vấn đề đi tìm cội nguồn Việt sử sẽ không thể đơn giản chỉ dừng lại trong giới hạn thuần túy của lịch sử Việt. Mà nó còn giải thích các vấn đề liên quan, như ngôn ngữ Việt từ đâu mà ra? Vấn đề nguồn gốc đích thực của nền văn minh Đông phương vốn huyền bí không giả thích được từ hàng Thiên niên kỷ, đến nay vẫn thách thức toàn bộ tri thức của nền văn minh nhân loại…vv…và …vv. Người Việt cần phải biết rõ cội nguồn Việt sử của mình, để biết rõ quá trình phát triển của nền văn minh Việt, sự hình thành văn hóa Việt và dân tộc Việt. Người Việt phải hiểu rõ cội nguồn Việt sử để biết rõ vị trí của dân tộc Việt trong lịch sử văn minh nhân loại. Nhưng thực chất cội nguồn Việt sử bắt đầu từ bao giờ, khi có hai luồng quan điểm hoàn toàn khác biệt? Đó chính là nguyên nhân để chúng ta có mặt ngày hôm nay, trong cuộc Hội thảo này để tìm về cội nguồn Việt sử, một cách khách quan, nhân danh khoa học và chân lý. Thưa quý vị đại biểu. Chúng ta đang sống ở những năm 20 đầu thế ký XXI. Đây là một thời đại mà những nền tảng tri thức khoa học đã phát triển vượt trội, so với những năm đầu thế kỷ XX. Những lý thuyết khoa học vĩ đại đã được hình thành, như những cột mốc trong lịch sử nhận thức được của nền văn minh nhân loại. Từ đó những chuẩn mực để thẩm định một lý thuyết, hoặc một kết quả nghiên cứu khoa học cũng đã thay đổi, so với tư duy khoa học cổ điển có trước đó hàng trăm năm. Một trăm năm trước đó và còn đến tận bây giờ, chủ yếu sự thẩm định của tri thức khoa học chỉ là thực chứng, thực nghiệm. Thì ngày nay, nó đã được bổ sung bằng những tiêu chí khoa học làm chuẩn mực để thẩm định một giả thuyết, hoặc một lý thuyết nhân danh khoa học. Ngay nay, những di vật khảo cổ, không còn là bằng chứng duy nhất chứng minh cho các lý thuyết về khoa học lịch sử. Mà nó còn cần rất nhiều chuẩn mực khác liên quan, như di sản văn hóa phi vật thể, các tiêu chí khoa học cho một giả thuyết khoa học được coi là đúng…vv. Kính thưa quý vị đại biểu. Trên cơ sở sự phát triển chung của nền văn minh hiện đại, mà những nền tảng tri thức đã phát triển vượt trội so với một trăm năm trước – đó chính là điều kiện thuận lợi, để chúng ta có thể soi rọi nhiều hơn, trong việc tìm về cội nguồn Việt sử. Và điều đó chính là nguyên nhân để có cuộc Hội Thảo ngày hôm nay, với chủ đề “Tìm về cội nguồn Việt sử”. Thay mặt Ban Tổ Chức, chúng tôi rất kỳ vọng cuộc Hội Thảo nhân danh tính khách quan khoa học và sự chân thành đi tìm chân lý của các nhà nghiên cứu và các vị học giả có mặt ngày hôm nay, chúng ta sẽ có một kết luận đúng đắn phản ánh đúng sự thật lịch sử về cội nguồn dân tộc Việt. Một lần nữa, thay mặt ban tổ chức, chúng tôi xin chân thành kính chúc quý vị đại biểu, các học giả quan tâm đến cội nguồn dân tộc và kính chúc Ban Tổ chức một cuộc sống hoan hỷ, an lạc và sức khỏe. Xin chúc cuộc Hội thảo “Tìm về cội nguồn Việt sử” thành công tốt đẹp. -------------------------------
-
THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH & TƯƠNG LAI CỦA KHOA HỌC. Thưa quý vị và các bạn. Thiên Sứ tôi hân hạnh giới thiệu với quý vị và các bạn một bài viết về những vấn nạn của khoa học. Theo tôi đây là một bài viết đặt ra một vấn đề rất thời sự, ở đẳng cấp vĩ mô về một khái niệm đang thống trị nền văn minh của chúng ta hiện nay. Đó là vấn đề "Khoa học". Quý vị và các bạn có thể tham khảo toán bộ bài viết theo đường link dưới đây: http://nghiencuuquocte.org/2019/03/19/mo-neo-cho-khoa-hoc/?fbclid=IwAR2Y0rk9YVqE1oGT3LTq_olxOSD6U5wpw4z6ZljRbHlW5gjvzGZtuCpFP60 Nhưng qua bài viết này, một lần nữa, tôi có thể khẳng định với các bạn: Thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch - ba bộ phận cấu thành của một hệ thống Lý thuyết hoàn hảo, nhân danh nền văn hiến Việt - chính là Lý thuyết thống nhất. Mà nhân loại đang mơ ước. Mặc dù cho đến ngày hôm nay, chúng ta không thể tìm được một văn bản cổ chữ Hán nào - chỉ với hai trang A 4 - mô tả thuyết Âm Dương Ngũ hành bản chất cấu trúc nội hàm của nó như thế nào. Nhưng thực là buồn cười. Từ hàng ngàn năm qua, từ những triết gia khả kinh, như Trinh Di, Trình Hạo đời Hán....; Chu Đôn Di thời Tống...cho đến các nhà nghiên cứu hiện đại; rồi đến các thày bà bói toán, xem tướng số vỉa hè...đều xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành là thuộc về văn minh Hán. Những định kiến, mặc định, sự chây ỳ của tư duy cố chấp, khiến người ta không thể nghĩ khác đi và gần như khó chấp nhận nó thuộc về nền văn hiến Việt. Nhưng thật kỳ diệu! Chính những giá trị văn hóa truyền thống Việt lại là nền tảng tri thức để phục hồi học thuyết này một cách thực sự hoàn hảo. Và chính học thuyết được phục hồi này (Nó đã phục hồi trong tôi, nhưng đang thể hiện bằng sách sắp xuất bản "Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất), sẽ giải thích những vấn nạn của cả nền văn minh, mà nền tảng tri thức của nó gọi là "KHOA HỌC" này. Thưa quý vị và các bạn. Tôi không biết ở nơi khác thế nào?! Nhưng ở Việt Nam, không ít người luôn nói đến khái niệm "khoa học"; hoặc "cơ sở khoa học"; "khoa học chưa công nhận"....Nhưng bản chất khái niệm khoa học là gì thì đến nay vẫn chưa có một định nghĩa rất ráo. Bài viết này, phần nào mô tả được vấn nạn của "khoa học", mà không ít người coi như một cứu cánh. Thực chất, cả nền văn minh này, cũng chỉ đang trện chặng đường tiến hóa và chưa hoàn chính. Bởi vậy, sự tuyệt đối hóa một cái chưa hoàn chỉnh, thì cũng chẳng khác gì đức tin của các tín đồ tôn giáo. Bạn có thể xem đoạn trích sau đây: Còn tiếp.
-
CHÀO LÃO XỈN! Lâu wá mới thấy lão Xỉn vào đây "chém gió". Hôm nay, tý xíu nữa thì lão Gàn bỏ qua chủ đề này, nếu nó ko hiện lên trong mục "Các bài viết mới". May quá! Lão vào đây để tìm ngày tốt khai trương cái lớp học kiếm xèng. Nên thấy chủ đề này và lại hẳn lão Xỉn viết mới ghê chứ! Hì. Phải công nhận lão Xỉn viết rất lên tay. Phân tích bình loạn cứ y như một chính khứa thứ thiệt đang đấu tranh kiên quyết cho hòa bình thế giới. Nếu không phải lão Xỉn post thi lão Gàn lại tưởng chính khứa nào. Hi. Tinh xưa, nghĩa cũ, lão cũng xin đáp lại vài lời. Lão Xỉn thân mến! Thực ra mọi việc không đơn giản như lão Xỉn viết - Mặc dù phân tích cũng thuộc dạng xuất sắc. Nhưng có vài chi tiết bị thiếu một số yếu tố tương tác mạnh. Đây cũng là sai lầm của lão Gàn khi đánh gía yếu tố Bắc Kinh quá cao. Nhưng không ngờ nó lại thấp "chủn" như thế. Chắc lão Xỉn và mọi người đều biết: Chính lão Gàn xác quyết trước khi hai bên họp ở Shing, rằng: Cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ Triều, nên và sẽ phải ở Hanoi mới thành công được. Lão cũng tính đến yếu tố Bắc Kinh phá đám. Nhưng lại mắc sai lầm khi cho rằng: Bắc Kinh không thể can thiệp, phá đám khi đang bị sức ép của cuộc chiến thương mại Mỹ Trung. Tuy nhiên, khi ngài Kim đến Hanoi, thấy các hành vi của ngài tỏ ra gượng gạo, lão cũng nghi nghi. Nhưng không nghĩ tới mọi việc có thể đổi chiều nhanh như vậy. Bởi vì, phàm các cuộc họp Thượng Đỉnh kiểu này, chuyên gia hai nước đã bàn thảo cụ thế, các nguyên thủ chỉ ký, hoặc bàn thêm vài chi tiết nảy sinh trong quá trình ....đi đường. Có mấy yếu tố wan trong trong bài viết của lão Xỉn rất hợp lý, mà lão Gàn sẽ phân tích dưới đây: 1/ Ngài Kim Ul muốn thoát Trung và ý đổ thoát Trung này có từ thời ngài Kim Chính Ấn. Hoàn toàn chính xác! Đấy là vấn đề lão Gàn đã phân tích từ lâu, ngay trong topic này. 2/ Sự thoát Trung này mà lão Xỉn phân tich - một trong những yếu tố quan trọng để trao đổi chính là vấn đề hạt nhân. Chính xác luôn! 3/ Đây là vấn đề quan trọng nhất trong bài viết của lão Xỉn. Đó là: Đây là một phân tích rất hay và rất có thế đúng trên thực tế - Mặc dù theo lão Gàn chưa phản ánh một khả năng hóa giải vấn đề này, bởi một chân lý đích thực. Nói nôm là thế này: Có một người rất sợ ma. Đó là một thực tế. Nhưng tại họ không biết rằng chân lý đích thực là không có ma và cần phải hướng họ tới chân lý đích thực, để họ không sợ ma. Cho nến đoạn phân tích xuất sắc của lão Xỉn sẽ đặt ra hai vấn đề: 1/ Xác quyết và chứng minh không nên sợ "Ma". 2/ Ý nghĩ e ngai sự không an toàn của chế độ Bắc Triều Tiên này sinh vào lúc nào? Lão Gàn phân tích vấn đề thứ 1 trước. Trước hết chắc mọi người còn nhớ sự kiện khủng hoảng tện lửa Cu Ba 1962. Nếu chỉ xét trước khi Liên Xô sụp đổ thì vấn đề nước Mỹ không tiến hành chiến tranh vơi Cub Ba có thể giải thích là do Liên Xô hậu thuẫn. Mỹ sợ đụng chạm nên không dán tất công. Nhưng ngay sau khi LX sụp đổ đến nay gần 30 năm. Nước Mỹ vẫn không hể tấn công Cu Ba. Bởi vậy lão Gàn giả thiết rất có "cơ sở khoa học", là Hoa Kỳ đã có thỏa thuận ngầm bằng văn bản với LX - mà nước Nga là chính phủ kế thừa - hoặc với chính Cu Ba về vấn đề LX rút tên lửa khỏi Cu Ba. Lão Gàn không nhớ là ngay trong topic này, hay topic "Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến và vấn đề Biển Đông", lão Gàn xác định rằng: Chơi với Huê Kỳ phải có "ký zdăng bủn". Một ví dụ về việc không có "zdăng bủn" bảo đảm chính là việc Hoa Kỳ rút khỏi cuộc chiến Việt Nam (nên nhớ Hoa Kỳ ko tham gia Hiệp Định Genève 1954 về Việt Nam). Do đó, mặc dù ngài Nixson hứa hen rất nhiều điều, kể cả cam kết miệng về việc tham chiến bên chính quyền Sài Gòn cũ, họ vẫn buông, một cách không thể đơn giản hơn. Sau khi ngài Nixon bị hạ bệ vì vụ Watergate. Việc sợ ma này cũng giống như Tổng Thống Phi Luật tân hiện này. Lão Xỉn có thể xem đoạn trích dưới đây: Nguồn: "Biển Đông: Dưới bóng B52". Trần Khải. Ngài Duterte sợ "Ma'". Thứ nhất: Phi Luật Tân có hiệp ước Phòng thủ chung ký tay bo với Hoa Kỳ. Thứ hai, Theo lão Gàn còn nhớ: sau chiến tranh Việt Nam, quốc hội Hoa Kỳ ra điều luật không phải như trí nhớ của chính phủ ngài Duterte phát biểu trong đoạn trích dẫn trên. Mà điều luật đó chí xác định rằng: "Nếu Tổng Thống Hoa Kỳ phát động chiến tranh. Mà cuộc chiến đó không được sự đồng thuận của Quốc Hội Hoa Kỳ, thì sẽ phải rút quân sau 60 ngày". Nhưng với chiến tranh hại điện, nếu giằng co chỉ một tháng, thì thắng thua đã rõ ràng. Đợi đến 60 ngày thì không cần phải Quốc Hội Hoa Kỳ quyết định rút quân. BÀI CHƯA HOÀN CHỈNH.
-
Địa lý Lạc Việt - Phân tích vẻ đẹp huyền vĩ của tác phẩm văn học vượt thời gian của Truyện tình Trương Chi Địa Lý Lạc Việt - Phân tích tính minh triết tranh dân gian VN: Lý Ngư vọng nguyệt, Ngũ Hổ
-
Địa lý Lạc Việt - phân tích tính minh triết của Truyện dân gian VN: truyện Tấm Cám Địa lý Lạc Việt - Vì sao không nên mua hoa vào 30 tết? Địa Lý Lạc Việt - Thái tuế, xung Thái tuế, tuế phá, tam tai là gì, cách hóa giải?
-
Địa Lý Lạc Việt - minh triết trong tranh dân gian VN: Tam Dương Khai Thái, Lưỡng nghi sinh tứ tượng Địa Lý Lạc Việt - phân tích tính minh triết của tranh dân gian VN: Tranh chăn trâu thổi sáo Địa lý Lạc Việt - Cân bằng âm dương
-
CHƯƠNG VII KẾT LUẬN CỦA CÁC TIỀN ĐỀ. Thưa các bạn đọc. Như vậy, ở các chương trên, người viết đã chứng minh và xác định những luân điểm của mình trong bộ sách ‘Thuyết Âm Dương Ngũ hành – Lý thuyết thống nhất’ về các khái niệm: ‘Vật chất’; ‘Không gian’; ‘Thời gian’ và cuối cùng là khái niệm ‘Điểm’ trong Toán học và cuộc sống con người. Để minh định lại nội hàm các khái niệm được xác định của người viết, từ đó làm tiền đề cho mục đích chứng minh của bộ sách, người viết xin tổng kết như sau: VII. I. Nội hàm khái niệm ‘Điểm’. Người viết xác định rằng: 1.Tiền đề: 2. Hệ quả: Những hệ quả của điểm được mô tả trong Toán học, như: ‘Đường thẳng’; ‘Mặt phẳng’…..đều chỉ là hệ quả của một quy ước dùng trong Toán học và cuộc sống, hoàn toàn không có thật. Đương nhiên, sẽ không có trên thực tế những khái niệm ‘mặt phẳng’ và ‘mặt phẳng cong’, hoặc ‘không gian cong’…Tất cả đều chỉ là những khái niệm thuộc tư duy trừu tượng, nhằm mô tả một thực tại vận đông và tương tác thực của vật chất. VII. II. Nội hàm khái niệm ‘Vật chất’. Người viết xác định rằng: 1.Tiền đề: 2. Hệ quả: 2.1/ Như vậy, với tiền đề này thì tất cả những dạng tồn tại trong vũ trụ này, nếu chứa năng lương và tương tác, đều là ‘Vật chất’ và là đối tượng quán xét, tìm hiểu của con người. Nói rõ hơn một cách hình ảnh theo định nghĩa về ‘vật chất’ của người viết: Thượng Đế cũng thuộc về phạm trù vật chất, nếu Ngài tương tác với vũ trụ này và cõi trần gian. 2.2/ Tất nhiên, một hệ quả tiếp theo sẽ là: Những đối tượng không chứa năng lượng và tương tác thì không thể là đối tượng quán xét thuộc phạm trù ‘Vật chất’. VII. III. Nội hàm khái niệm ‘Thời gian’. Người viết xác định rằng: 1.Tiền đề: 2. Hệ quả: 2.1/ Như vậy, với tiền đề này thì tất cả các phương pháp làm lịch, các phép đo thời gian trong lịch sử nền văn minh, đều chỉ là tính quy ước của con người, hệ quả của nhận thức sự vận động và tương tác của các mối tương quan giữa trái Đất – môi trường sống của con người – với sự vận động của các thiên thể bên ngoài trái Đất. 2.2/ Đương nhiên, một phương pháp làm lịch cao cấp nhất, sẽ là phương pháp đo thời gian, mà trong đó mô tả được hầu hết những sự vận động và tương tác của các thiên thể liên quan đến trái Đất. Trong lịch sử văn minh nhân loại, tính đến ngày hôm nay, phương pháp tính thời gian cao cấp nhất, chính là Âm lịch Đông phương. Đây là loại lịch mà phép đo thời gian mô tả được những quy luật vận đông và tương tác của môi trường không gian quanh trái Đất, một cách chi tiết và có khả năng tiên tri. Trong khi đó, Dương lịch mà một số học giả đề cao và muốn thay thê hoàn toàn Âm lịch Đông phương, chỉ mô tả một các cơ học và đơn giản sự vận động của trái Đất quay quanh mặt Trời với cảm ứng sáng tối của sinh vật nói chung. 2.3/ Độ dài tuổi thọ sinh học khác nhau, sẽ có ‘Cảm ứng sinh học’ về thời gian khác nhau, bởi tương quan cảm ứng tương tác với sự vận động môi trường khác nhau. Ngay trong một kiếp người, mặc dù độ đo thời gian quy ước không thay đổi. Nhưng trong các giai đoạn phát triển của con người từ thơ ấu đến tuổi già, cảm ứng sinh học về thời gian rất khác nhau. Càng về già, cảm giác thời gian đi càng nhanh. Bởi vì cấu trúc sinh học trong một cơ thể về già bị lão hóa và chậm lại. 2.4/ Môi trường khác nhau trong tương quan vận tốc của cấu trúc vật chất, sẽ cho những giá trị cảm ứng sinh học khác nhau về thời gian. Điều nay đã được ngài Enstein chứng minh về nguyên lý chung trong Thuyết Tương Đối rộng, khi học thuyết này xác định: Thời gian phụ thuộc vào tốc độ. Nhưng giới hạn của học thuyết này, chính ở sự xác định giới hạn tốc độ vũ trụ, không vượt quá tốc độ ánh sáng, trong điều kiện cấu trúc hạt của vật chất. Giới hạn tốc độ vũ trụ trong thuyết Tương Đối, chỉ là một chân lý cục bộ và sai trong cái toàn thể. Điều này sẽ được chứng minh ở Phần II, trong Tập I của bộ sách này. VII. IV. Nội hàm khái niệm ‘Không gian’. Người viết xác định rằng: 1.Tiền đề: 2. Hệ quả: 2.2/ “Không gian’ là một từ đã phổ biến trong cuộc sống con người và đi vào cảm xúc và được mặc định trong nhân thức của con người. Cho nên, mặc dù là một khái niệm ảo, khó thay đổi. Nhưng thực tế cho thấy rõ, khái niệm ‘Không gian’ trong cuộc sống luôn có tính từ kèm theo mô tả một thuộc tính thật trên thực tế. Thí dụ: ‘không gian xanh’; không gian tĩnh lặng’; ‘Không gian u tối’…. 2.1/ Như vậy, với tiền đề này thì khái niệm ‘Không gian’ không có thật. Do đó, các khái niệm liên quan đến ‘Không gian’ trong các lý thuyết khoa học, như: ‘Không gian cong’; ‘Không gian dãn nở’; ‘Không gian ba chiều’; ‘Không gian N chiều’…vv..đều không phản ánh đúng thực tế. Tất nhiên, nó phải được phản ánh bằng những khái niệm khác. Thí dụ: ‘Không gian cong’, có thể thay bằng ‘Chuyển động cong’; hoặc “Không gian ba chiều’ thay bằng “Hệ tọa độ ba mặt phẳng quy ước’. VII. V. Hệ quả và sự ứng dụng của các tiền đề. Trước khi đi đến kết luận cuối cùng của Phần I, trong Tập I của bộ sách này, người viết xin được nhắc lại ý tưởng của nhà bác học SW. Hawking và vấn đề đã trình bày, như sau: Lược Sử thời gian. SW Hawking. Kính mới bạn đọc tiếp tục đọc tiếp Phần II của cuốn sách, có tựa là: Do đó, những định nghĩa lại về khái niệm “Vật chất’; sự phủ định khái niệm “Không gian’ và Thời gian” như những thực tại…trong Phần I này, sẽ làm cơ sở cho những luận cứ chứng minh những khiếm khuyết, hoặc sai lầm của những Lý thuyết khoa học hiện đại, như: Thuyết Tương Đối rộng, Lý thuyết Dây, Lý thuyết Higg, Thuyết Big Bang…vv…Và bắt đầu từ những sai lầm, hoặc khiếm khuyết về mặt lý thuyết của các học thuyết này, sẽ lại là tiền đề để xác định một hệ thống lý thuyết bao trùm – tức Lý thuyết thống nhất – được coi là đúng. Và khi những tiền đề đó, trở thành những phần tử trong một tập hợp với cấu trúc hợp lý của hệ thống lý thuyết - thì chính sự tồn tại của những tiền đề trong một cấu trúc hợp lý của hệ thống lý thuyết đó, sẽ chứng minh ngược lại những tiền đề đó, được coi là đúng. Hoặc những tiền đề đó bị coi là sai, nếu nó không tích hợp được một cách hợp lý, trong một hệ luận của một hệ thống lý thuyết, mà nền tảng xuất phát chính từ tiên đề đó đặt ra. Bởi vì, nền văn minh hiện nay, chưa đạt được những nền tảng kiến thức, để mô tả một lý thuyết thống nhất. Cho nên nhất thiết nó phải được xác lập những tiền đề có tính bổ túc cho những khoảng trống tri thức của một nền văn minh, từ đó tổng hợp với những nền tảng tri thức hiện có, để dẫn đến một cấu trúc của lý thuyết thống nhất. Người viết coi đây như một tiêu chí cần thiết và hợp lý, để chứng minh cho một hệ thống lý thuyết thống nhất. SAI LẦM VÀ NHỮNG KHIẾM KHUYẾT CỦA CÁC HỌC THUYẾT KHOA HỌC HIỆN ĐẠI.
-
CHƯƠNG V THUỘC TÍNH VÀ BẢN THỂ CỦA VẬT CHẤT. Khi lên mạng tìm hiểu về những thuộc tính của vật chất, chúng ta có ngay một loạt sự mô tả liên quan, từ nhận thức mới nhất có tính nền tảng của hệ thống tri thức của nền văn minh hiện nay, chon đến những mô tả cổ điển nhất về thuộc tính của vật chất. Phần dưới đây, được trích dẫn từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: V.I. Sự phát triển của nhận thức những thuộc tình của vật chất: Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. 1/ Vật chất cùng với không gian và thời gian là những vấn đề cơ bản mà tôn giáo, triết học và vật lý học nghiên cứu. Vật lý học và các ngành khoa học tự nhiên nghiên cứu cấu tạo cũng như những thuộc tính cụ thể của các dạng thực thể vật chất khác nhau trong thế giới tự nhiên. Các thực thể vật chất có thể ở dạng trường (cấu tạo bởi các hạt trường, thường không có khối lượng nghỉ, nhưng vẫn có khối lượng toàn phần), hoặc dạng chất (cấu tạo bởi các hạt chất, thường có khối lượng nghỉ) và chúng đều chiếm không gian. Với định nghĩa trên, các thực thể vật chất được hiểu khá rộng rãi, như một vật vĩ mô mà cũng có thể như bức xạ hoặc những hạt cơ bảncụ thể và ngay cả sự tác động qua lại của chúng. Đôi khi người ta nói đến thuật ngữ phản vật chất trong vật lý. Đó thực ra vẫn là những dạng thức vật chất theo định nghĩa trên, nhưng là một dạng vật chất đặc biệt ít gặp trong tự nhiên. Mọi thực thể vật chất đều tương tác lẫn nhau và những tương tác này cũng lại thông qua những dạng vật chất (cụ thể là những hạt tương tác trong các trường lực, ví dụ hạt photon trong trường điện từ). Các tính chất cơ bản của vật chất Khối lượng Khối lượng là một thuộc tính cơ bản của các thực thể vật chất trong tự nhiên. Quán tính Theo lý thuyết của Isaac Newton mọi vật có khối lượng đều có quán tính (định luật 1 và 2 của Newton, xem thêm trang cơ học cổ điển), do đó cũng có thể nói mọi dạng thực thể của vật chất trong tự nhiên đều có quán tính. Năng lượng Năng lượng là một thuộc tính cơ bản của tất cả các thực thể vật chất trong tự nhiên. Theo lý thuyết của Albert Einstein mọi vật có khối lượng đều có năng lượng (công thức E=mc², xem thêm trang lý thuyết tương đối), do đó cũng có thể nói mọi dạng thực thể của vật chất trong tự nhiên đều có năng lượng. Công thức ΔE=Δmc² không nói rằng khối lượng và năng lượng chuyển hóa lẫn nhau. Năng lượng và khối lượng đều là những thuộc tính của các thực thể vật chất trong tự nhiên. Không có năng lượng chuyển hóa thành khối lượng hay ngược lại. Công thức Einstein chỉ cho thấy rằng nếu một vật có khối lượng là m thì nó có năng lượng tương ứng là E=mc². Trong phản ứng hạt nhân, nếu khối lượng thay đổi một lượng là Δm thì năng lượng cũng thay đổi một lượng tương ứng là ΔE. Phần năng lượng thay đổi ΔE có thể là tỏa ra hay thu vào. Nếu là tỏa ra thì tồn tại dưới dạng năng lượng nhiệt và bức xạ ra các hạt cơ bản. Lưỡng tính sóng - hạt Lưỡng tính sóng hạt là một đặc tính cơ bản của vật chất, thể hiện ở điểm mọi vật chất di chuyển trong không gian đều có tính chất như là sự lan truyền của sóng tương ứng với vật chất đó, đồng thời cũng có tính chất của các hạt chuyển động. Cụ thể, nếu một vật chất chuyển động giống như một hạt với động lượng p thì sự di chuyển của nó cũng giống như sự lan truyền của một sóng với bước sóng λ là: λ = h/p - với: h là hằng số Planck. Các hạt có động lượng càng nhỏ thì tính sóng thể hiện càng mạnh. Ví dụ electron luôn thể hiện tính chất sóng khi nằm trong nguyên tử, và cũng bộc lộ tính chất di chuyển định hướng như các hạt khi nhận năng lượng cao trong máy gia tốc. Ánh sáng có động lượng nhỏ và thể hiện rõ tính sóng như nhiều bức xạ điện từ trong nhiều thí nghiệm, nhưng đôi lúc cũng thể hiện tính chất hạt như trong hiệu ứng quang điện. Tác động lên không thời gian Vật chất, theo thuyết tương đối rộng, có quan hệ hữu cơ - biện chứng với không-thời gian. Cụ thể sự có mặt của vật chất gây ra độ cong của không thời gian và độ cong của không thời gian ảnh hưởng đến chuyển động tự docủa vật chất. Không thời gian cong có những tính chất hình học đặc biệt được nghiên cứu trong hình học phi Euclide. Trong lý thuyết tương đối rộng, lực hấp dẫn được thay bằng hình dáng của không thời gian. Các hiện tượng mà cơ học cổ điển mô tả là tác động của lực hấp dẫn (như chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời) thì lại được xem xét như là chuyển động theo quán tính trong không thời gian cong. Một Luận thuyết cho rằng Vật chất là do các nguyên tử chịu tác động của sự rung động (vibrations), hay chuyển động (motions), ở tần số hay vận tốc cao sinh từ trường (electro-magnetism) gây kết dính mà thành. Tất cả các dạng chất rắn, chất lỏng, chất khí; hay các dạng năng lượng như âm thanh, ánh sáng; cũng đều được tạo ra bằng các sóng rung động như thế. Albert Einstein đã phát biểu rằng: “Everything in life is vibration” (mọi thứ trên đời đều là rung động). Vật chất tối Hình dung về tỷ lệ thành phần vũ trụ: năng lượng tối 73%, vật chất tối 23%, khí Hidro, Heli tự do, các sao, neutrino, thành phần chất rắn và các phần còn lại 4% Vật chất tối là phần vật chất mà con người chưa thể quan sát, cân đo được mà chỉ biết đến nó thông qua tác động tới những vật thể khác. Có những tính toán cho thấy vật chất tối chiếm phần lớn khối lượng của các thực thể vật chất trong vũ trụ. Phản vật chất Phản vật chất cũng là vật chất, nhưng cấu thành bởi các phản hạt... Năm 1928, trong khi nghên cứu kết hợp thuyết lượng tử vào trong thuyết tương đối rộng của Albert Einstein, Paul Dirac đã phát hiện ra rằng các tính toán không phản đối chuyện tồn tại các hạt cơ bản đặc biệt, có hầu hết mọi đặc tính cơ bản như các hạt cơ bản thông thường, nhưng mang điện tích trái dấu. Từ đó hình thành nên giả thiết tồn tại các hạt phản vật chất. Theo tính toán, nếu một hạt phản vật chất gặp (tương tác) hạt vật chất tương ứng, chúng sẽ nổ tung và tỏa ra 1 năng lượng rất lớn, theo phương trình Einstein. Một trích dẫn khác mô tả các công trình nghiên cứu hiện đại của Vật lý học, cho thấy những thuộc tình mới nhất của vật chất. Đoạn trích dẫn dưới đây trên web https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/sieu_hinh_vat_ly_tinh_than_vat_chat.html 2. Trường vật chất, Trường Thông tin Trong những cuộc bàn thảo “Vũ trụ là gì?”, nhà Vật lý lớn người Mỹ Heinz Pagels, đã nói: Cũng như phần đông các nhà Vật lý, Tôi cho rằng Vũ trụ là một thông điệp được soạn thảo bằng một mật mã - mã Vũ trụ - mà nhiệm vụ của các nhà Khoa học là giải thứ mã ấy. Quá trình tìm kiếm chiếc chìa để mở khóa thứ mã ấy, được triển khai với 3 giai đoạn: Vật chất, Năng lượng và cuối cùng là Thông tin. Làm rõ các giai đoạn đó, ta có thể hiểu như sau: bởi vì một hạt không phải tồn tại tự bản thân nó, mà chỉ là qua những hiệu ứng tương tác do nó đẻ ra. Tập hợp những hiệu ứng ấy được gọi là một “Trường”. Như vậy, những vật thể xung quanh ta chỉ là những tập hợp Trường: Trường điện từ, Trường hấp dẫn, Trường Proton, Trường électron, các Trường bức xạ v. .v.. Nghĩa là, hiện thực chủ yếu là một tập hợp của các Trường tác động lẫn nhau thường xuyên. Chúng dao động, và các hạt cơ bản với bản chất khác nhau được gắn vào. Đó là biểu hiện “chất” của Trường. Dao động làm cho chúng di chuyển trong không gian và đi vào sự tương tác lẫn nhau. Nhưng Trường bao giờ cũng gắn với Sóng. Vật chất, đó cũng là các Sóng ? - Đúng thể, Nhà Vật lý lý thuyết rất nổi tiếng Louis de Broglie đã chứng minh rằng, Vật chất của các vật thể, tự nó cũng bao gồm nhiều cấu hình sóng, do chúng giao thoa với năng lượng. Mà Sóng thì bao giờ cũng mang Thông tin. Đến đây, có vẻ như có một sự mâu thuẫn giữa vật lý cổ điển và vật lý hiện đại, về vấn đề liên quan đến thuộc tính của vật chất. Vật lý cổ điển cho rằng: Năng lượng Năng lượng là một thuộc tính cơ bản của tất cả các thực thể vật chất trong tự nhiên. Nguồn: Thư viện mở Wikipedia. Nhưng Vật lý hiện đại thì có vẻ như năng lượng tách rời thuộc tính của vật chất. Nhà Vật lý lý thuyết rất nổi tiếng Louis de Broglie đã chứng minh rằng, Vật chất của các vật thể, tự nó cũng bao gồm nhiều cấu hình sóng, do chúng giao thoa với năng lượng. Mà sóng thì bao giờ cũng mang Thông tin. Nguồn: chungta.com Đến đây, người viết cần xác định rằng: Năng lượng chính là một thuộc tính căn bản của vật chất. Những định luật của vật lý cổ điển, đến hiện đại đều xác định thuộc tính hàm chứa năng lượng của vật chất. Công thức nổi tiếng của thuyết Tương Đối rộng: E = m.c2 đã xác định điều này. Qua những trích dẫn trên, người viết xác định rằng: Trong quá trình phát triển của nhận thức về vật chất trong lịch sử văn minh nhân loại, con người ngày càng hiểu biết hơn về những thuộc tình của vật chất quan sát được. Do đó, chúng ta thấy rõ khái niệm ‘vật chất’ là một phạm trù mô tả những thuộc tính của nó, mà con người nhận thức được trong quá trình phát triển của nền văn minh. Bởi vậy, nội hàm khái niệm vật chất, cũng thay đổi qua các thời kỳ phát triển. Phần tiếp theo đây, chứng tỏ điều này. V.II. Những định nghĩa về phạm trù vật chất trong lịch sử nền văn minh. Ở đoạn trên, người viết đã chứng tỏ với bạn đọc về sự phát triển nhận thức về những thuộc tính của vật chất trong lịch sử văn minh nhân loại nhận thức được. Do đó, nội hàm khái niệm vật chất cũng thay đổi theo những nhận thức về thuộc tính của nó. Đoạn trích dẫn sau đây, xác định điều này: Khuynh hướng chung của các nhà triết học duy vật thời cổ đại là đi tìm một thực thể ban đầu nào đó và coi nó là yếu tố tạo ra tất cả các sự vật, hiện tượng khác nhau của thế giới, tất cả đều bắt nguồn từ đó và cuối cùng đều tan biến trong đó. Tức là họ muốn tìm một thực thể chung, là cơ sở bất biến của toàn bộ tồn tại, là cái được bảo toàn trong sự vật dù trạng thái và thuộc tính của sự vật có biến đổi và được gọi là vật chất (tiếng Latin là materia). Trong lịch sử triết học cổ đại, các nhà triết học duy vật cũng quan niệm vật chất rất khác nhau. Ví dụ Thales (624-547 trước Công nguyên) coi vật chất là nước, Anaximenes (585-524 trước Công nguyên) coi vật chất là không khí, Heraclitus (540-480 trước Công nguyên) coi vật chất là lửa, Democritus (460-370 trước Công nguyên) coi vật chất là các nguyên tử,... Nói chung các nhà triết học cổ đại quan niệm vật chất dưới dạng cảm tính và quy vật chất thành một thực thể cụ thể, cố định. Mặc dù có những hạn chế về mặt lịch sử, song những quan niệm trên lại có ý nghĩa tích cực trong việc đấu tranh chống lại quan niệm duy tâm thời bấy giờ. Đến thời kỳ cận đại, khoa học phát hiện ra sự tồn tại của nguyên tử, cho nên quan niệm của thuyết nguyên tử về cấu tạo của vật chất ngày càng được khẳng định. Quan niệm này tồn tại và được các nhà triết học duy vật cũng như các nhà khoa học tự nhiên nổi tiếng sử dụng cho đến tận cuối thế kỷ 19. Trong giai đoạn thế kỷ 17 - thế kỷ 18, mặc dù đã có những bước phát triển, đã xuất hiện những tư tưởng biện chứng nhất định trong quan niệm về vật chất, song quan niệm đó ở các nhà triết học duy vật thời kỳ này về cơ bản vẫn mang tính chất cơ giới, đó là khuynh hướng đồng nhất vật chất với nguyên tử hoặc với khối lượng. Quan niệm này chịu ảnh hưởng khá mạnh bởi cơ học cổ điển của Newton, một lĩnh vực của vật lý được coi là phát triển hoàn thiện nhất thời bấy giờ. Cơ học cổ điển coi khối lượng của vật thể là đặc trưng cơ bản và bất biến của vật chất; thế giới bao gồm những vật thể lớn nhỏ khác nhau, cái nhỏ nhất không thể phân chia nhỏ hơn là các nguyên tử; đặc trưng cơ bản của mọi vật thể là khối lượng; tính tất yếu khách quan trong hiện thực là tính tất yếu khách quan được thể hiện qua các định luật cơ học của Newton; vật chất, vận động, không gian và thời gian là những thực thể khác nhau cùng tồn tại chứ không có quan hệ ràng buộc nội tại với nhau. Nguồn Wikipedia. Định nghĩa cuối cùng và phổ biến nhất về vật chất, do V.I Lenin mô tả như sau: "vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". Định nghĩa này của V.I. Lenin xuất hiện vào đầu thế kỷ XX. Sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trong hơn 100 năm qua, đã bổ xung thêm những thuộc tính của vật chất, mà người viết đã trình bày ở trên. Những thuộc tính mới của vật chất đã vượt ra ngoài sự thực chứng của cảm giác. Một số nhà bác học đã phải thốt lên: “Phải chăng ‘vật chất’ đã biến mất?!” Do đó, một nhu cầu mới xuất hiện và đặt ra vấn đề cần phải định nghĩa lại bản thể của vật chất. V.III. Bản thể và nội hàm khái niệm vật chất. Sự phát triển của những tri thức nền tảng của nền văn minh hiện đại, cũng đã xác định rằng: “Tương tác là nguyên nhân hình thành tất cả mọi sự vật, sự việc. Bản chất của tương tác như thế nào thì sẽ hình thành sự vật, sự việc như thế đó”. Như vậy, một trong những thuộc tính quan trọng nữa của vật chất, cũng chính là sự tương tác giữa các thực thể vật chất. Trên cơ sở tất cả những vấn đề đã trình bày, người viết tổng hợp và mô tả một định nghĩa về ‘vật chất’, như sau: Khái niệm ‘vật chất’ là sản phẩm của tư duy trừu tượng tổng hợp, mà nội hàm của nó mô tả một phạm trù hàm chứa mọi sự tồn tại có chứa ‘năng lượng’ và ‘tương tác’ thì gọi là ‘vật chất’. Như phần trên, người viết đã trình bày: Nếu như định nghĩa mới nhất về phạm trù ‘vật chất’ của người viết, chưa được sự công nhận rộng rãi của các nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học, thì người viết sẽ coi như là một như một ‘tiền đề’, để tiếp tục chứng minh cho chủ đề được đặt ra cho bộ sách này, là: Thuyết Âm Dương Ngũ hành – Lý thuyết thống nhất vũ trụ. Và nếu như những tiền đề được đặt ra từ bộ sách này, tích hợp một cách hợp lý trong hệ thống luận cứ của nó, một cách nhất quán, hoàn chỉnh để xác định thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất, thì tiền đề đó được coi là đúng. Trên cơ sở tiền đề về phạm trù ‘vật chất’ đã được xác định, như một tiền đề, người viết tiếp tục mô tả về bản thế khái niệm ‘Không gian’.
-
KHAI BÚT ĐẦU NĂM. Xin chia sẻ với các bạn, phần Lời nói đầu của cuốn sách sẽ xuất bản: Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất. Xin chân thành cảm ơn vì sự quan tâm, chia sẻ. =============================== LỜI NÓI ĐẦU. LỜI NÓI ĐẦU. Cùng các bạn đọc thân mến. Nhà tiên tri Vanga nổi tiếng, người Bulgaria đã có lời phán xét: "Một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại". Với những người không quan tâm nhiều đến các lý thuyết khoa học mũi nhọn, có vẻ như không ai quan tâm nhiều lắm đến lời tiên tri này của bà. Vì sao nhân loại lại cần đến một lý thuyết cổ xưa? Nó quay lại để làm gì? Trong khi nhân loại hiện đại với những tiến bộ khoa học kỹ thuật như vũ bão, đang mang lại cho cuộc sống phồn vinh và đầy đủ tiện nghi cho cuộc sống con người. Một nền văn minh cổ xưa với những hệ thống tri thức lạc hậu, từ thời đồ đồng, đồ đá.... làm sao có thể có được một hệ thống lý thuyết, để nhân loại văn minh hiện nay có thể chấp nhận được nó? Nhưng về phía các nhà khoa học tinh hoa,những trí thức đầu bảng của nền văn minh hiện đại, lại đang có tham vọng đi tìm một lý thuyết của cái toàn thể. Một lý thuyết lớn, bao trùm tất cả mọi lý thuyết riêng phần, để có thể giải thích được tất cả mọi thứ, từ sự vận động của những Thiên hà khổng lồ, đến các hạt vật chất nhỏ nhất,giải thích được mọi hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ, cuộc sống cho đến từng hành vi của con người. Họ gọi đó là Lý thuyết thống nhất - Grand Unification Theory. Nhưng đối với những nhà khoa học thì ngay cả Thượng Đế, cũng không phải là đối tượng để quán xét. Do đó, với những nhà khoa học thì những câu chuyện của các nhà tiên tri, như Nostradamus, Vanga, Edgar Cayce.... chỉ là những truyền thuyết, có tính giải trí. Và họ có thể không cần quan tâm lắm đến lời tiên tri của bà Vanga. Hoặc cũng chẳng cần biết đến lời tiên tri này. Tuy nhiên, cuốn sách này: 'Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất vũ trụ', lại là sự giới thiệu tính chính xác trong lời tiên tri của bà Babar Vanga về một lý thuyết cổ xưa, chính là một hệ thống lý thuyết, mà tất cả những nhà khoa học tinh hoa của nền văn minh hiện nay đang mơ ước. Cuốn sách này, sẽ chứng minh với các bạn đọc về một sự kết hợp tuyệt vời trước khả năng tiên tri huyền bí và những nhu cầu của tri thức khoa học hiện đại. Bởi vì, thuyết Âm Dương Ngũ hành và ký hiệu siêu công thức của nó là hệ thống Bát quái - nhân danh nền văn hiến Việt, với lịch sử trải gần 5000 năm, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử - là một hệ thống lý thuyết hoàn chính, nhất quán, nhân danh khoa học, dù khái niệm khoa học được hiểu như thế nào. Và nó chính là Lý thuyết thống nhất, mà những tri thức tinh hoa của nhân loại đang mơ ước. Sẽ không bao giờ có hai lý thuyết thống nhất. Cho nên thuyết Âm Dương Ngũ hành và siêu công thức cùa nó là kinh Dịch, là ứng cử viên duy nhất cho lời tiên tri huyền vĩ của bà Vanga và là chân lý cuối cùng với mơ ước của hệ thống tri thức khoa học hiện đại. Tuy nhiên, Stephen Hawking trong cuốn sách Lược sử thời gian nổi tiếng của ông, đã nói về một nền tảng tri thức cần có, để xuất hiện một lý thuyết khoa học, hoặc một phát minh. Ông viết: "Einstein đã để phần lớn những năm cuối đời để đi tìm một lý thuyết thống nhất, nhưng vô vọng. Vì thời điểm chưa chín muồi. Mặc dù, lúc bấy giờ, người ta đã có lý thuyết riêng phần của Lực hấp dẫn; của điện tử, Nhưng người ta còn biết rất ít về lực hạt nhân. Hơn nữa, Einstein lại phủ nhận thực tại của Cơ học lượng tử. Mặc dù, ông đã đóng góp vai trò quan trọng xây dựng nên nó." Như vậy, ông Stephen Hawking đã xác định một chân lý hiển nhiên: Nếu không có một nền tảng tri thức tương ứng đủ hình thành nên một lý thuyết, hoặc một phát minh, thì sẽ không thể có cơ sở để hinh thành nên một lý thuyết vào thời đại xuất hiện nó. Điều này được xác định rõ hơn, bởi tiêu chí khoa học, làm chuẩn mực thẩm định một lý thuyết thuộc về một nền văn minh nào đó, thì nó phải thỏa mãn những điều kiện liên quan đến nó. Tiêu chí này phát biểu như sau: Một nền văn minh được coi là chủ nhân của một lý thuyết, thì nó phải có khả năng phục hồi lại chính lý thuyết đó. Vậy thì, đồng nghĩa với việc một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại, chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch , cũng có nghĩa là phải chứng minh cho sự tồn tại của cả một nền văn minh đã có mặt trên Địa cầu, và có trước lịch sử nền văn minh của chúng ta nhận thức được. Điều đó cũng có nghĩa rằng: Nền văn minh đó phải có một nền tảng tri thức rất siêu việt, so với nền văn minh của chúng ta, mới có thể tạo dựng nên một lý thuyết thống nhất, mà tất cả những tri thức tinh hoa của nhân loại hiện đại mới chỉ đang mơ ước. Trong nhận thức lịch sử nền văn minh hiện nay, chúng ta chỉ thấy một sự phát triển, tiến hóa từ đơn giản, đến phức tạp, trong khoảng vài vạn năm cách ngày nay. Từ thời đồ đá, đồ đồng....Rõ ràng, không thể có một Lý thuyết thống nhất xuất hiện trong vài vạn năm tiến hóa của con người, trong lịch sử nhận thức được của chúng ta. Tất yếu, một lý thuyết thống nhất, được xác định là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, nhân danh nền văn hiến Việt, nó không thể từ trên trời rơi xuống. Vậy nó thuộc về nền văn minh nào trong toàn bộ lịch sử đã nhận thức được của nền văn minh hiện nay? Vậy thì việc xác định một lý thuyết cổ xưa, như thuyết Âm Dương Ngũ hành, là một lý thuyết thống nhất. Đồng nghĩa với việc xác định đây là một hệ thống lý thuyết vượt trội so với nền tảng tri thức của nền văn minh hiện nay, mới chỉ đang mơ ước về nó. Hay nói cách khác: Nó phải xuất hiện từ một nền văn minh đã phát triển hết sức cao cấp, so với nền văn minh của chúng ta ngay nay. Như vậy, trên cơ sở tiêu chí khoa học và luận điểm của ông SW Hawking, đã xác định nền tảng tri thức cần thiết để hình thành nên một học thuyết. Nói rõ hơn, là: Một nền văn minh được coi là chủ nhân của một học thuyết, thì nó phải thể hiện một nền tảng tri thức để có thể phục hồi lại học thuyết được coi là thuộc về nó. Và đây, cũng mới chỉ là một trong ba tiêu chí, nhằm thẩm định một lý thuyết thuộc về nền văn minh nào đó. Chứ chưa phải tất cả. Vậy thì, đồng nghĩa với việc chứng minh một lý thuyết cổ xưa sẽ quay trở lại với nhân loại, chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch , cũng có nghĩa là phải chứng minh cho sự tồn tại của cả một nền văn minh đã có mặt trên Địa cầu, và có trước lịch sử nền văn minh của chúng ta nhận thức được. Điều đó cũng có nghĩa rằng: Nền văn minh đó phải có một nến tảng tri thức rất siêu việt, so với nền văn minh của chúng ta, mới có thể tạo dựng nên một lý thuyết thống nhất, mà tất cả những tri thức tinh hoa của nhân loại hiện đại mới chỉ đang mơ ước. Trong nhận thức lịch sử nền văn minh hiện nay, chúng ta chỉ thấy một sự phát triển, tiến hóa từ đơn giản, đến phức tạp, trong khoảng vài vạn năm cách ngày nay. Từ thời đồ đá, đồ đồng....Rõ ràng, không thể có một Lý thuyết thống nhất xuất hiện trong vài vạn năm tiến hóa của con người, trong lịch sử nhận thức được của chúng ta. Tất yếu, một lý thuyết thống nhất, được xác định là thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch, nhân danh nền văn hiến Việt, nó không thể từ trên trời rơi xuống. Vậy nó thuộc về nền văn minh nào trong toàn bộ lịch sử đã nhận thức được của nền văn minh hiện nay? Vậy thì việc xác định một lý thuyết cổ xưa, như thuyết Âm Dương Ngũ hành, là một lý thuyết thống nhất. Đồng nghĩa với việc xác định đây là một hệ thống lý thuyết vượt trội so với nền tảng tri thức của nền văn minh hiện nay, mới chỉ đang mơ ước về nó. Hay nói cách khác: Nó phải xuất hiện từ một nền văn minh đã phát triển hết sức cao cấp, so với nền văn minh của chúng ta ngay nay. Như vậy, trên cơ sở tiêu chí khoa học và luận điểm của ông SW Hawking, đã xác định nền tảng tri thức cần thiết để hình thành nên một học thuyết. Thì cũng phải chứng minh một nền văn minh siêu việt có trước lịch sử của nền văn minh của chúng ta. Mong các bạn hãy bình tĩnh và xem hết quyển sách này. Và người viết sẽ rất yên tâm, khi bạn đã xem hết quyển sách và sẽ có những nhận xét quý báu. Nhưng Đây là bước khó khăn đầu tiên mà người viết cuốn sách này phải vượt qua, sau khi chứng minh thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là Lý thuyết thống nhất, nhân danh nền văn hiến Việt. Tất nhiên để chứng minh được điều này là một việc cực kỳ khó khăn. Và nếu sự chứng minh được thừa nhân, thì việc đầu tiên là nó sẽ làm đảo lộn mọi nhận thức của chúng ta về lịch sử nhận thức được của nền văn minh hiện nay. Người viết đã khẳng định thuyết Âm Dương Ngũ Hành và Kinh Dịch là hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh và chính là Lý thuyết thống nhất, nhân danh khoa học, dù khoa học định nghĩa như thế nào. Như vậy, về nội dung cuốn sách này, mà người viết chia sẻ và chứng minh với bạn đọc, có mục đích chính là Thuyết Âm Dương Ngũ hành, chính là Lý thuyết thống nhất. Nhưng mọi chuyện lại không hề đơn giản khi hàng loạt những vấn đề được đặt ra sau đó: 1/ Về nền tảng tri thức của nên văn minh tạo ra hệ thống Lý thuyết thống nhất. Tất yếu dẫn đến việc phải chứng minh một nền văn minh toàn cầu siêu việt, đã từng tồn tại trên Địa cầu , có trước nền văn minh của chúng ta. Đây là công việc cực kỳ khó khăn. 2/ Phải hiệu chỉnh và định nghĩa lại rất nhiều khái niệm liên quan đến nhận thức phổ biến của khoa học hiện đại; và cả những nhận thức trở thành lối mòn, được mặc định, như một tiền đề để có thể chứng minh cho một Lý thuyết thống nhất đã tồn tại trên thực tế. Thí dụ, như bản chất khái niệm điểm, không gian ba chiều hay 'n' chiều, tốc độ ánh sáng và hằng số tốc độ vũ trụ, vấn đề vật chất tối, các vần đề liên quan đến Lý thuyết Dây, Hạt Higg, Big bang...vv... Như vậy, như tựa đề của cuốn sách 'Thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất vũ trụ', và cũng là mục đích cuối cùng của nó; người viết sẽ phải giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan vô cùng phức tạp và hết sức đồ sộ. Thưa quý bạn đọc. Người viết không quản tài hèn, cũng ráng hết sức minh để chia sẻ với quý bạn đọc những ý tưởng trong cuốn sách này, nhằm chứng minh cho sự tồn tại trên thực tế của một hệ thống lý thuyết thống nhất vũ trụ từ một nền văn minh cổ xưa. Và cũng như tất cả các cuốn sách của người viết đã xuất bản, mục đích cuối cùng vẫn là chứng minh cội nguồn Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ bên bờ Nam sông Dương tử và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương. Xin chia sẻ với các bạn đọc. Sài Gòn. Ngày mùng 1 tháng Giêng Kỷ Hợi Việt lịch. Nhằm ngày 5 - 2 - 2019. Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
-
CHỌN TUỔI XỐNG ĐẤT: Câu I: Năm Kỷ Hợi tuổi nào xông đất sẽ tốt. Ví dụ với gia chủ sinh năm 1960, 1987, 1979, 1976...thì nên chọn tuổi xông đất ra sao? Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Theo quan niệm của tôi. Chọn tuôi xông đất phải lấy Vận Khí của năm làm căn bản. Thí dụ: 1/ Vận khí năm Kỷ Hợi là Bình Địa Mộc, tượng của cây cỏ, có màu Xanh lá cây. Thì người xông đất phải có mạng là Thủy - màu xanh biển, hoặc Hỏa - màu đỏ, Môc - Màu Xanh lá cây. 2/ Về Thiên Can Kỷ của năm Kỷ Hợi thuộc Thổ, phải chọn người có Thiên Can Giáp (Mộc); Bính (Hỏa); Mậu (Thổ); Kỷ (Âm Thổ), Nhâm (Dương Thủy); Tân (Âm Kim) để phù hợp hoặc không khắc với Thiên Can Kỷ của năm Kỷ Hợi. 3/ Những người mạng Kim, Thổ không nên xông đất. Sau khi quán xét theo tiêu chí trên, mang tính tổng hợp và tương sinh với Thiên Can và vận khí của năm Kỷ Hợi, mới xét đến chi tiết tốt hay xấu với gia chủ. Tuy nhiên, ngay cả khi đã chọn được các tuổi theo tiêu chí trên, thì phải loại những người năm trong Tam tai là Tỵ Dậu Sửu và một số tiêu chí khác phải kiêng, sẽ trình bày tiếp theo dưới đây. Trong câu hỏi cụ thể: Gia chủ 1960, 1987, 1979, 1976... thì chọn người như thế nào? \- Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Sau khì chọn tuổi theo tiêu chí trên, chúng ta có thể chọn tuổi phù hợp với năm, nhưng lại khắc gia chủ. Cụ thể: Nếu chọn Tân Mão xông đất, hoàn toàn phù hợp với tiêu chí của năm Kỷ Hợi. Nhưng Vận khí của mệnh Tân Mão thuộc Mộc, khắc vận khí của mệnh Canh Tý 1960. Thì ta có thể chọn Nhâm Thin làm tuổi xông đất. Những tuổi có tính tương sinh tốt với năm Kỷ Hợi 2019 là: Thiên Can mang chữ Giáp: Dần / Thìn/ Tuất/ Thân. Thiên Can mang chữ Bính: Tý/ Dần/ Ngọ/ Thân. Thiên Can mang chữ Mậu: Tý/ Thìn/ Ngọ/ Tuất. Thiên Can mang chữ Kỷ: Kỷ Mùi. Thiên Can mang chữ Tân: Tân Mão. Thiên Can mang chữ Nhâm: Tuất Tuất, Nhâm Thin. Câu 2: Khi chọn người xông đất có cần phải kiêng kỵ gì hay không để tránh những điều không may trong năm mới? Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Tất nhiên phải chọn người hiền lành tủ tế, gia đình hòa thuận. thông minh, tài trí, phúc hậu. mặt mũi sáng sủa. Kiêng những người sau: Thường gặp vận không may, quá vất vả, gia đình ly tán, có tang hoặc kiện cáo, nợ nần chồng chất. Đặc biệt phụ nữ đang trong thời kỳ kinh kỳ. Những người này, dù hợp tuổi, cũng không thể chọn xông đất. Câu 3: Nhiều người cho rằng trong năm mới trang phục xông đất, mặc đầu năm cũng ảnh hưởng tới năm đó. Theo chuyên gia điều này có đúng và nếu phải thì năm nay có cần phải chú ý tới trang phục không? Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Điều này theo tôi rất quan trọng. Bởi trong Lý học, Âm Dương Ngũ hành phân loại theo màu sắc. Cho nên tính kiêng kỵ theo màu sắc khá quan trọng. Cho nên đặc biệt kiêng kỵ tuyết đối hai màu Đen và Trắng. Bởi tính thuần Dương và tượng cho sao Thái Bạch của màu trắng và thuần Âm, tượng sao Nhị Hắc của màu đen. Nếu y phục comple thuần trắng, hoặc thuần đen đều cực xấu. Bởi ngoài ý nghĩa trên , còn ý nghĩa cô Âm (Thuần đen); hoặc cô Dương (Thuần trắng). Màu trang phục tốt nhất trong năm nay, là: Xanh biển, Đỏ và Xanh lá cây. Câu IV. Xuất hành đầu năm cũng được các gia đình chú trọng. Năm nay hướng xuất hành thế nào cho tốt. Những điều cần lưu ý khi xuất hành? Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Năm nay, khi xét tất cả mọi phương vị, chỉ có hướng Nam là tốt nhất. Dù nhà của mình ở bất cứ hướng nào, hãy chọn một địa điểm đến thích hợp ở hướng Nam so với vị trí của căn nhà. Thí dụ: Quán cafe, đình, đền, khu vui chơi giải trí...Chúng ta đến đó, dừng chân ít phút trong giới hạn thời gian giờ tốt, xong quay về. Trong thời điểm này, nên tập trung tư tưởng nghĩ về những mục đích sẽ thực hiện trong năm và kết quả tốt cho những điều đó. Bạn cũng có thể khấn nguyện theo tín ngưỡng và niềm tin của bạn. Thời điểm xuất hành tốt: Trong ngày mùng 1 tháng Giêng là: Từ 17 đến 19g chiều. Trong ngày mùng 2 tháng Giêng là: 13 đến 17g chiều. Ngày mùng 2 và mùng 8 tháng Giêng, có thể chọn làm ngày khai trương. Câu V: Chuyên gia có thể nói cụ thể với một hai tuổi để chọn hướng xuất hành. Chẳng hạn như năm 76, 87,80... Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Như tôi đã trình bày ở trên: Lý học Đông phương, mà nền tảng là thuyết Âm Dương Ngũ hành, có tính phân loại và tổng hợp rất cao cấp. Cho nên, không có hướng xuất hành cho riêng từng tuổi. Trong năm nay, chỉ có hướng tốt nhất mang tính tổng hợp là hướng Nam. Tất nhiên, tùy từng tuổi cụ thế sẽ hưởng đặc tính tốt của hướng Nam năm nay nhiều hay ít mà thôi. Nó cũng ví như một dòng sông có thể rẽ nhiều nhánh. Có nhánh vực sâu nước xoáy, có nhánh ba ba, thuồng luồng, có nhánh nước êm ả. Là con người thì do tính tổng hợp của nó, cần theo dòng sông êm ả. Chứ không thể có tuổi nào phù hợp với nhánh sông vực sâu nước xoáy, ba ba thuồng luồng mà đi. Việc chọn một hướng tốt cho riêng một tuổi nào đó là quan niệm sai và xa lạ với Lý học đích thực. Điều này các cụ gọi là: Ma đưa lối, quỷ đưa đường. Cớ sao tìm lối đoạn trường mà đi. Vài lời chia sẻ với bạn đọc. Chân thành chúc quý vị và các bạn đọc một năm mới an khang thịnh vượng. Vạn sự tốt lành.
-
DỰ BÁO NĂM KỶ HỢI VIỆT LỊCH - 2019 Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Kính thưa quý vị. Bài dự báo của tôi trình bày với quý vị hôm nay, trên cơ sở những phương pháp dự báo nhân danh những giá trị thuộc về nền văn minh Đông phương, có cội nguồn từ nền văn hiến Việt. Phương pháp dự báo đầu tiên, mà tôi giới thiệu dưới đây là Huyền không Lạc Việt. Phương pháp này dựa trên những di sản còn lại của nền văn minh Việt bị Hán hóa một cách sai lệch, sau khi nền văn hiến Việt bị sụp đổ ở miền nam sông Dương tử. Phương pháp Huyền không Lạc Việt trong dự đoán các sự kiện quốc tế, mà tôi hân hạnh trình bày với quý vị sau đây, khác với những di sản ghi nhận trong cổ thư chữ Hán là sự hoán đổi độ số ở vị trí phương Tây/Đoài với phương Nam/Ly. Và độ số giữa Tây Nam/Tốn 4 với Đông Nam/Khôn 2. Sở dĩ phương pháp dự báo mang tính quốc tế của Huyền không Lạc Việt thực hiện được, cũng xuất phát từ sự phục hồi phương pháp Định tâm trong Địa lý phong thủy,với bất cứ hình thể nào, được thể hiện bằng mặt phẳng quy ước. Do đó, sự phân bố các yếu tố tương tác là các vì sao trong Huyền Không có thể mô tả ở cấp độ toàn cầu. Từ đó là cơ sở cho việc dự báo. Sở dĩ phương pháp dự báo mang tính quốc tế của Huyền không Lạc Việt thực hiện được, cũng xuất phát từ sự phục hồi phương pháp Định tâm trong Địa lý phong thủy, nhân danh nền văn hiến Việt. Trên cơ sở phân bố các sao thuộc Huyền không Lạc Việt, quý vị cũng thấy các sao có tính chất xấu có số 5 - 2, phân bố ở các vùng Đông Bắc, Đông Nam. Và đặc biệt ở ngay trung tâm Địa cầu là sao Bát Bạch với độ số 8. Tính chất xấu của hai sao mang độ số 5 Ngũ Hoàng và 2 Nhị Hắc, còn được gia tăng bởi sao Thái Tuế chiếu trục Phúc Đức là Đông Nam/Tây Bắc. Chưa hết, Hai sơn Cấn Dần là phương vị của Hỷ Thần - tượng trưng cho kinh tế lại bị xung Thái Tuế. Xin quý vị xem hình dưới đây (Hình do Thiên Đồng - Bùi Anh Tuấn thực hiện): Nội dung dự báo năm Kỷ Hợi của tôi trình bày với quý vị, có tham khảo hai bài dự báo của Hoàng Triều Hải và sử dụng bản vẽ về các sơn hướng liên quan của Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn, là hai thành viên nghiên cứu của TTNC Lý học Đông phương. Phương pháp thứ hai mà chúng tôi ứng dụng trong dự báo này là Lạc Việt độn toán. Đây là một phương pháp dự báo được phục hồi, nhân danh nền văn hiến Việt, bằng cách kết hợp giữa hai phương pháp dự báo còn lưu truyền trong dân gian, là: Nhâm cầm độn toán và Lục nhâm đại độn. Quẻ đầu năm Kỷ Hợi, theo Lạc Việt độn toán, vào giờ Tý. ngày mùng Một tháng Giêng là Đỗ Vô Vong. Đây là một quẻ chủ về sự nghiệp bất thành, Mọi cố gắng vô ích, sự ỷ lại và chậm phát triển. Đặc biệt về kinh tế có nhiều biến động. Cơ sở dự báo: - Phân tích bản đồ Huyền Không Lạc Việt. Trên bản đồ Huyền Không Lạc Việt, chúng tôi dùng cả hai phương pháp phi tinh thuận nghịch. Sao Thái Tuế - theo nghiên cứu của chúng tôi chinh là sao Mộc tinh - được ký hiệu độ số 8 - chiếu phương Càn/Hợi và xung Thái Tuế ở Đông Nam - phương Khôn/Tỵ. Đây là lực tương tác mạnh đến hai phương biểu kiến trong Lý học và mang tính chất thuần Dương/Càn và thuần Âm/Khôn. Cho nên, tính chất biểu kiến của hai quái Càn/Khôn là thượng tầng kiến trúc và các mối quan hệ kinh tế đời sống/ Hạ tầng xã hội sẽ bị xáo trộn mạnh. Đặc biệt phương Đông Nam, còn bị sao Ngũ Hoàng Đô Thiên sát tại vị (Huyền không trong bản văn chữ Hán là: Thất Xích/ Thuận và Bát Bạch/ Nghịch). Bởi vậy, kinh tế thế giới năm tới sẽ suy thoái nặng hơn nhiều so với các năm trước. Vài quốc gia bị khủng khoảng nặng và dẫn đến sụp đổ chính phủ. Ngoài ra còn nhiểu yếu tố khác, chúng tôi sẽ mô tả khi dự đoán những sự kiện liên quan. Trên cơ sở của những phương pháp này, tôi trình bày với quý vị về những dự báo về nhiều mặt cho năm Kỷ Hợi 2019 của thế giới, như sau. Về kinh tế thế giới: Có thể nói: Năm Kỷ Hợi 2019, thế giới sẽ chứng kiến một sự suy thoái kinh tế nghiêm trọng với một tính chất khác. Nếu coi năm 2008, là năm mở đầu cho một cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới, thì năm Kỷ Hợi 2019 là một cuộc suy thoái tiếp tục, do khủng khoảng của hầu hết những nền kinh tế chủ chốt của thế giới. Những biện pháp ổn định kinh tế mang tính cực đoan sẽ xuất hiện ở nhiều quốc gia. Và những biện pháp này lại là nguyên nhân đẩy sâu hơn sự suy thoái, do tính mất cân đối của nền kinh tế toàn cầu. Nhiều ngành nghề với những Cty lớn phá sản, kéo theo những hệ lụy xã hội. Và điều này bổ xung cho hậu quả thêm nặng nề của cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới lần này. Một sự bổ xung cho bức tranh u ám của nền kinh tế toàn cầu trong năm Kỷ Hợi 2019, còn là những biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế quốc gia giữa các siêu cường, khiến cho nền kinh tế toàn cầu thêm phần bi đát. Tính chất suy thoái kinh tế thế giới của năm Kỷ Hợi - 2019 tương đồng về định tính với các năm trước trong các dự báo của tôi. Nhưng năm nay, sự khủng khoảng đặc biệt nghiêm trọng, đối với những quốc gia không có một nền tảng kinh tế vững chắc. Một chính sách đúng đắn nhất của những chính phủ thông minh trong lúc này, là cân đối được tương quan kinh tế trong nội bộ quốc gia. Điều này sẽ tránh được những hệ lụy xã hội, do khủng khoảng kinh tế toàn cầu gây ra. Còn những mơ ước về sự phát triển, nên để khi khác. - Kinh tế Hoa Kỳ. Nhìn lên bản đồ Huyền Không, chúng ta dễ dàng nhận thấy hai sao Tam Bích đều tọa phương Tây là Hoa Kỳ. Đây là hai sao được coi là có tính chất tốt về sự phát triển. Cho nên có thể nói rằng: Nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn phát triển tốt và ổn định. Nhưng nó không còn là một đầu tầu kinh tế để kéo theo nền kinh tế thế giới. Nhưng Tam Bích tọa Tây phương là không chính vị. Do đó, trong năm 2019 - Tức Kỷ Hợi Việt lịch, Hoa Kỳ sẽ có những chính sách gây ảnh hưởng lớn đế thế giới về nhiều phương diện. - Về chính trị xã hội và ngoại giao. Những điểm nóng trên thế giới, do tranh chấp lãnh thổ vẫn tiếp tục tăng nặng, và mối đe dọa xung đột lớn rất có khả năng xảy ra. Có thể nói ngay những tháng đầu năm Kỷ Hợi, cả thể giới sẽ có nhiều sự kiện tạo những bước ngoặt về các vấn đề chính trị xã hội được thay thế bằng sự xung đột và mâu thuẫn xã hội ở nhiều quốc gia. Do sao Thái Tuế chiếu đúng cung Càn, Cửu từ bị sinh xuất. Xung Thái Tuế gặp Ngũ Hoàng và Nhất Bạch bị triệt tại Khôn. Càn là quái thuần Dương, biểu tượng cho Thượng tầng kiến trúc. Năm Kỷ Hợi 2019, là năm sẽ chứng kiến nhiều mâu thuẫn chính trị nội bộ ở nhiều quốc gia. Kể cả những quốc gia được coi là phát triển, như: Anh, Pháp, Đức...Mâu thuẫn và xung đột giữa tinh thần tôn giáo cực đoan, - Quan hệ Hoa Kỳ - Trung quốc. Trên bản đồ Huyền Không Lạc Việt, chúng ta thấy rõ trục Đông Tây chính là trục Tuyệt Mạng và gần như bao trọn hai quốc gia là Mỹ Trung. Năm nay hai sao Tam Bích (Gốc phương Đông) và Cửu Tử (Gốc phương Tây) lại chiếm chỗ của nhau (Theo Huyền Không từ cổ thư chữ Hán thì Phương Tây do hai sao Nhất Bạch/ Số 1 và Ngũ Hoàng/ Số 5 quản. Do đó sự phân tích sẽ khác đi). Từ đó, tính sát phạt của mối quan hệ giữa hai siêu cường này, năm nay sẽ rất quyết liệt trên mọi phương diện. Điều mà tôi gọi là "Đấu trường sinh tử" giữa hai siêu cường này, sẽ đi vào hồi kết của cuộc chiến tranh kinh tế vào cuối năm nay. - Về văn hóa xã hội. Nhìn lên bản đồ Huyền không Lạc Việt, chúng ta thấy hai sao Nhất Bạch / Phi thuận và Ngũ Hoàng/ Phi nghịch cùng tọa phương Nam Ly Hỏa. Cung Ly là biểu tượng của văn hóa, tri thức và sự sáng tạo; sao Nhất bạch/ Số 1 - gốc phương Bắc/ Khảm Thủy. Đây là thế Phúc Đức của Khảm/ Ly phối hợp. Bởi vậy, có thể xác định được rằng: Những giá trị tri thức văn hóa xã hội và khoa học nói chung, được phát triển và được tôn trọng (Theo Huyền không từ cổ thư chữ Hán thì phương Nam có hai sao Tam Bích/ số 3 tọa thủ, sự phân tích sẽ khác đi. Vì tính chất sao thay đổi). Những giá trị tri thức đích thực của nền văn minh Đông phương sẽ được sáng tỏ và bắt đầu được chú ý đặc biệt của giới khoa học quốc tế. Trong năm Kỷ Hợi Việt lịch - 2019, thế giới sẽ chứng kiến nhiều thành tựu về văn hóa, lịch sử, giáo dục và những giá trị nhân văn phát triển. Tuy nhiên. do tổng thể thế giới bị hạn chế bởi những sao xấu tọa thủ ở những phương vị quan trọng và ngay tại phương Nam có sao Ngũ Hoàng tọa, cho nên các vấn đề phát triển văn hóa xã hội cũng chưa thể như mong đợi. - Về tệ nạn xã hội. Tính chất tàn bạo của tội phạm giảm dần và ít nghiêm trọng hơn. Những tệ nạn xã hội, như: lừa đảo, trộm cướp....nếu xét về số lượng thì có giảm, tuy không đáng kể. Nhưng cũng không tăng trong một bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái. Tuy nhiên, những vấn đề nổi bật mà xã hội quan tâm, như: Buôn người, ma túy vẫn không có dấu hiệu suy giảm. - Về nhân họa. A/ Tai nạn: Những tai nạn như: Đắm tàu, rơi máy bay, lật tàu hỏa, đâm xe hơi.... tuy giảm về số lượng, nhưng tăng nặng về mức độ nghiêm trọng, do chết nhiều người. Riêng về tai nạn hàng không, năm Kỷ Hợi, tuy không khủng khiếp bằng cách đây vài năm trước, rớt đến 5 máy bay dân sự. Nhưng những vụ rớt máy bay thương tâm cũng sẽ xảy ra tương tự, nhưng ít hơn về số lượng, nếu so với số lượng 5 vụ so với vài năm trước đây. Cụ thể trong năm nay, sẽ có ít nhất một vụ tai nạn máy bay thương tâm, gây chấn động dư luận thế giới. B/ Khủng bố: Các tổ chức khủng bố ngày càng bị bị thu hẹp về quy mô, dẫn đến tan rã. Nhưng hành động khủng bố vẫn diễn ra với những sự kiện thảm khốc. Từ đó dẫn đến tinh thần ứng phó ngày càng cực đoan hơn của chính phủ các nước liên quan. C/ Chiến tranh: Những điểm nóng trên thế giới bùng phát và thay đổi về đối tượng tham gia. Và đó là tiền đề dẫn tới nguy cơ chiến tranh giữa các siêu cường. Nhưng có thể xác định rằng: Mâu thuẫn dẫn đến bế tắc trong quan hệ kinh tế giữa các siêu cường, dẫn đến những nguy cơ chiến tranh căng thẳng vào cuối năm. D/ Dịch bệnh: Cần đề phòng những bệnh liên quan đến thần kinh và hệ tiêu hóa. Dịch bệnh bùng phát và trở thành vấn nạn ở một số quốc gia. Đặc biệt ở thú 4 chân và người. E/ Vệ sinh an toàn thực phẩm: Có nhiều cố gắng mang tính quyết liệt của chỉnh phủ các nước, khiến cho tệ nạn liên quan bị đẩy lùi một cách rất căn bản nhưng không triệt để. - Về Thiên tai. Đặc biệt sẽ có động đất nhiêm trọng xảy ra, mang tính hủy diệt. Tương tự như trận động đất ở Nepan, hoặc Nhật Bản vào năm 2011, hoặc Indo vào năm 2004 trước đây. Sự kiện sẽ xảy ra vào mùa Xuân ở phương Đông, hoặc mùa Thu ở phương Tây. So với năm Mậu Tuất 2018, hạn hán, bão lũ đều tăng nặng và mang tính hủy hoại lớn về tài sản, người và của. - Về khoa học kỹ thuật. A/ Khoa học kỹ thuật quân sự: Năm tới chỉ là sự hoàn thiện những loại vũ khí, khí tài quân sự tiên tiến đã công bố những năm trước đó. Không có phát minh gì nổi bật. B/ Khoa học kỹ thuật dân sự: Có lẽ đây là điểm sáng của năm Kỷ Hợi 2019. Sẽ có nhiều phát minh mang tính đột phá trong các ngành khoa học kỹ thuật, dân sự. Những bệnh về tim mạch có những phát minh mang tính bước ngoặt. Công nghệ thông tin, điện, điện tử cũng rất phát triển về những phát minh mới. Kết luận. Thưa quý vị. Kỷ Hợi Việt lịch 2019, thế giới không có mấy sáng sủa về nhiều phương diện. Ánh sáng lẻ loi của những thành tựu văn hóa, khoa học kỹ thuật, không làm sảng được bức tranh thế giới mờ mịt vào năm 2019. Nhưng truyền thống của người Việt Nam chúng ta luôn hy vọng và tin tưởng vào một năm mới mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn. Mặc dù thế giới có sự suy thoái nghiêm trong trên đà tiến hóa của nền văn minh. Nhưng nước Việt với tinh hoa của gần 5000 năm lịch sử, hy vọng vẫn đạt những sự tiến bộ về nhiều mặt trong năm Kỷ Hợi Việt lịch. Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý vị. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp, chúc tất cả quý vị có mặt nơi đây cùng gia đình một năm mới an khang thịnh vượng. Xin cảm ơn. ============================ Thưa quý vị và anh chị em. Đúng ra năm nay, phần do già yếu bệnh tật, tôi cũng định sẽ không tham gia các vấn đề dự báo hàng năm. Và nhường cho các anh chị em thuộc hàng cao thủ trong Địa Lý Lạc Việt là Hoàng Triều Hải, Phạm Hùng và Thiên Đồng Bùi Anh Tuấn, thay tôi tiếp tục thực hiện những lời tiên tri. Trên thực tế Hoàng Triều Hải và Thiên Đồng đã thực hiện một cách rất tự tin và có những dự đoán gần giống của tôi. Tuy nhiên, các đồng nghiệp vẫn tín nhiệm và đề nghị có những dự báo của tôi. Nên tôi đã tiếp tục tham gia với bài dự báo - mà tôi đã trình bày ở trên - tại Hội nghị Tổng kết cuối năm của TTNC Văn hóa cổ Đông phương, vào trước Tết Kỷ Hợi, tại Đồng Kỵ Bắc Ninh (Bài dự báo tiên tri của Hoàng Triều Hải cũng được đọc tại Hội nghị này). Đây là bản dự báo chính thức của tôi trong năm Kỷ Hợi Việt lịch. Xin cảm ơn vì sự chia sẻ và quan tâm của quý vị và anh chị em.
-
CHỮ VẠN - BIỂU TƯỢNG CỦA TƯƠNG TÁC VÀ VẬN ĐỘNG CỦA VŨ TRỤ. Bản chất thật của chữ Vạn là gì? Cho đến ngày hôm nay, khi tôi đang gõ những hàng chữ này, những nhà nghiên cứu vẫn đang đi tìm bản chất của chữ Vạn, vốn xuất hiện trong các nền văn minh cổ đại trên thế giới từ 16. 000 năm qua. Và họ chỉ dừng lại với quan niệm cho rằng: "Chữ Vạn là một biểu tượng mang tính tín ngưỡng". Nhưng từ 16. 000 năm trước - tức là khi mà các dân tộc trên thế giới này chưa hình thành để xuất hiện những tín ngưỡng, thì biểu tượng chữ Vạn có một nội hàm như thế nào? Trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia mô tả chữ Vạn như sau: Trích: Thưa quý vị và các bạn. Từ năm 2001, trong cuốn "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch", tôi đã chưng minh chữ Vạn chính là một biểu tượng mô tả sự vận động và tương tác của vũ trụ. Chữ Vạn ngược, chính là biểu tượng chiều vận động của vũ trụ; chữ Vạn xuôi, chính là biểu tượng chiều tương tác của vũ trụ (Chiều ngược lại). Trên trang web của Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Tòa Thánh Tây Ninh - cũng có bàn về chữ Vạn. Và họ cũng xác định không rõ ràng về biểu tượng Chữ Vạn thế nào là đúng. Cuối cùng, cũng nói chung chung cho rằng "Chữ Vạn tượng trưng điều lành, điều tốt đẹp, vì nó hiện ra trên ngực của Đức Phật, nó là một trong 32 tướng tốt của Phật". Nhưng vấn đề đặt ra: "Chữ Vạn trên ngực Đức Phật là chữ Vạn nào? Khi có đến hai chữ Van với hai chiều khác nhau". Thưa quý vị và các bạn: Tôi xác định rằng: Chữ Vạn theo chiều xuôi kim đồng hồ chính là biểu tượng của chiều tương tác của vũ trụ, Hình dưới bên phải (Chiều tương sinh Ngũ hành của Hà Đồ) . Chữ Vạn ngược chính là chiều vận động của vật chất trong vũ trụ này - Hình dưới bên trái (Chiều tương khắc Ngũ hành của Lạc Thư). Quý vị và các bạn so sánh hình minh họa dưới đây: CHỮ VẠN NGƯỢC CHIỀU KIM ĐỒNG HỒ VÀ SỰ VẬN ĐỘNG TRÊN THỰC TẾ CỦA VŨ TRỤ - SO VỚI ĐỒ HÌNH LẠC THƯ. CHỮ VẠN XUÔI CHIỀU KIM ĐỒNG HỒ - MÔ TẢ CHIỀU TƯƠNG TÁC TRONG VŨ TRỤ - SO SÁNH VỚI ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ. Bây giờ quý vị và các bạn xem lại hình minh họa cho sự vận động của vũ trụ và so sánh biểu tượng chữ Vạn trong hình dưới đây và đối chiếu với hình Âm Dương Lạc Việt: Thưa quý vị và các bạn. Tôi đã chứng minh rằng: Đồ hình Âm Dương Lạc Việt là một biểu tượng phổ biến trong tất cả những di sản của các nền văn minh cổ đại, được phát hiện trên thế giới. Và chúng có nhiều nhất trong những di sản văn hóa truyền thống Việt, chính là biểu tượng của sự vận đông tương tác của vũ trụ. Đó cũng chính là biểu tượng của chữ Vạn. Tất cả mọi sự trùng khớp, mang tính hợp lý lý thuyết, đã minh chứng cho một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ - mà ít nhất có từ 16. 000 năm trước, qua di sản chữ Vạn - đã tồn tại trên trái Đất này. Nền văn minnh này đã thể hiện một tri thức thiên văn siêu việt, qua biểu tượng chữ Vạn, mà phổ biến nhất chính là đồ hình Âm Dương Lạc Việt. Điều này là một bằng chứng sinh động và sắc sảo nữa xác định rằng: Nền văn minh Lạc Việt chính là hậu duệ của nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã tồn tại trên trái Đất này. Và chỉ có những di sản huyền vĩ lưu truyền trong những giá trị của văn hóa truyền thống Việt, mới đủ khả năng phục hồi lại thuyết Âm Dương Ngũ hành và kinh Dịch. Đó chính là Lý thuyết thống nhất (Grand Unification Theory) mà nhân loại đang mơ ước.