anmay

Hội viên
  • Số nội dung

    198
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by anmay

  1. Đọc mấy topic gần đây xoay quanh vẫn đề Lý học đông phương và đơn cử là "phong thủy là khoa học", anmay nghĩ chúng ta nên có 1 cái hiểu tổng quát về "khoa học là gì" và "khoa học không phải là cái gì". Xin giới thiệu 1 bài luận bằng tiếng Anh mà anmay lượm lặt được từ trang web của đại học Georgia, thuộc ban Geology: http://www.gly.uga.edu/railsback/1122science2.html Định nghĩa về science thì có nhiều, anmay đơn cử bài luận này vì nó phù hợp với những tiêu chí về khoa học của anmay và tương đối dễ hiểu (đồng nghĩa với dễ dịch nếu thời gian tới anmay có chút thời gian rảnh để làm việc này). Hiện giờ thì xin chỉ đưa link lên để ai có tiếng Anh có thể tìm hiểu trước.
  2. Đào Tiềm một hiền sĩ đời Tấn nói rằng: “Đạt nhãn tiền bất khả ngôn mệnh” nghĩa là với người đã giác ngộ không nên nói chuyện số mệnh. Lã Tài đời Đường cũng viết rằng: “Người phú quý đất Nam Dương, hai mươi tám tướng, không lẽ người nào cũng được cung lục hợp. Quân bị chôn ở đất Tràng Bình, bốn chục vạn người không hẳn người nào cũng bị hạn tam hình”. Thật vậy! Nếu Khoa Tử Vi Đẩu Số chỉ dựa vào năm, tháng, ngày, giờ và các vị tinh tú để quyết đoán định Mệnh của một đời người, tất sẽ không tránh khỏi nhiều khuyết điểm nếu không muốn nói rằng sai lầm. (Trích sách Tử vi đẩu số Phú Giải - Thái Vân Trình) Tử vi Tàu họ cho rằng các tiêu chí dự đóan trong tử vi không phải là tất định. Cho nên một mặt họ vẫn có các câu phú tổng quát dựa trên kinh nghiệm của giới hành nghề bói toán, một mặt họ vẫn căn dặn người coi sách là "beleive with a grain of salt". Tử vi Tàu có phải là 1 chương trình khoa học không? Cho đến thời điểm này không ai dám gật đầu bảo có cả. Cho nên nếu Tử Vi Việt muốn chứng minh sự đúng đắn theo tính khoa học, thì không thể dùng kết luận của Tử Vi Tàu như Tiên Đề, nếu muốn cái gì làm Tiên Đề, đều cần phải được chứng minh. Câu phú Sao Thai mà ngộ đào hoa cũng vậy, nguyên văn nó là "Thai Tinh mà ngộ đào hoa, tiền dâm hậu thú mới ra vợ chồng" nhưng đơn giản là chưa có chương trình khoa học nào chứng minh tính đúng đắn của nó cả, cho nên không thể coi nó là "đương nhiên đúng". Đây là bác Thiên Sứ hay là Artemisia thế?
  3. Cám ơn anh nncuong đã chỉ ra điểm này, sách Tàu không khẳng định các câu phú là "tất đúng" hoặc "tất xảy ra", những người học theo sách Tàu họ cũng không cho là như vậy (họ vẫn còn bất đồng về nhiều cách giải nghĩa của nhiều câu phú khác nhau). Nhưng họ cũng không coi sách tử vi là những "chương trình nghiên cứu khoa học" nên tôi không phản biện với họ theo tiêu chí khoa học mà làm gì.
  4. Chỉ xét về logic của lý luận thôi thì 1 ví dụ đó đã không có đủ cơ sở để kết luận Tàu sai hay Việt sai rồi. Nếu bác cho rằng đó "không mang tinh thần học thuật" thì thế nào mới được gọi là tinh thần học thuật?
  5. Bác định nghĩa giúp cháu từ "xấu" trong cách Đào Hoa ngộ Thai, xấu ít là mất ít, xấu nhiều là mất nhiều? Hay là cứ xấu là mất? Thế nào là mất ít? thế nào là mất nhiều? Anh nncuong luận theo tử vi Tàu cũng có kết luận giống bác trong trường hợp này (tức là chưa chắc mất trinh), cho dù cách an sao khác nhau, làm sao có thể xác quyết họ sai chỉ dựa vào tiêu chí này cho trường hợp này?
  6. Các bác đã bảo rồi, chỉ có mỗi Đào gặp Thai thì không đủ yếu tố để xác quyết (cả ba bác Thiên sứ, nncuong, phamthaihoa bảo thế). Yếu tố để xác quyết thì các bác ấy không nói. Còn tưởng bở hay tưởng thật thì tùy HoangHa và bạn gái HoangHa.
  7. Nếu như đã biết "không thể dựa vào 1 bộ Đào Thai" mà kết luận ngay là có tiền dâm hậu thú hay không, thì làm sao có thể dùng 1 trường hợp Đào ngộ Thai nhưng không tiền dâm hậu thú để chứng minh Tàu sai hay Việt sai? Có vị nào có thể cho biết "Đào ngộ Thai" trong điều kiện nào mới tiền dâm hậu thú không?
  8. Việt không có bộ Đào thai, luận: còn trinh cho đến lúc lấy chồng, (nhưng có Đào Thai thì cũng 'chẳng bao giờ căn cứ vào một bộ "Đào Thai" mà kết luận ngay được'). Tàu có bộ Đào Thai, luận (theo phương pháp luận của nncuong): Đào Thai ở cung phu, không phải ở Mệnh, vậy thì không rơi vào trường hợp "tiền dâm hậu thú" của phú, vẫn có thể còn trinh đến lúc lấy chồng. Tàu có bộ Đào Thai, luận (theo phương pháp luận của phamthaihoa): chỉ là tiêu chí, không thể kết luận gì cả, vẫn có thể còn trinh đến lúc lấy chồng. Kết luận của anmay: Dựa vào 1 trường hợp này không thể chứng minh Tàu sai hay Việt sai) vì không ai đưa ra được tiêu chí Đào gặp Thai như thế nào thì chắc chắn tiền dâm hậu thú.
  9. Chỉ có chú và anh nncuong thôi là đã có 2 phương pháp luận khác nhau rồi đấy : 1) Chú: Thai ngộ Đào là tiền dâm hậu thú tuốt 2) nncuong: Thai ngộ đào phải ở cung mệnh. Cháu nhớ ở đâu đó trong trang này hay là tuvilyso, chú / bác vuivui cũng có đưa ra một số tiêu chí khác cho câu phú này nữa (ví dụ như Thai ngộ đào ở Phúc thì sao và Thai ngộ đào ở cung khác thì sao ... đọc lâu rồi cháu không nhớ chính xác).
  10. Tại sao lại không cần chứng minh ạ, phương pháp luận (hoặc kinh nghiệm) của thày bói không nằm trong trong hạng mục "tuyệt đối đúng không cần chứng minh" của khoa học đâu bác. Chưa kể phương pháp luận (và kinh nghiệm) của mỗi thày lại mỗi khác nhau nữa. Khoa học biết tin ai loại ai nếu không được chứng minh? Chính xác.
  11. Chính xác ạ. Cháu xin nêu thêm 1 vế nữa là, phương pháp luận cho dù có, đã được chứng minh kiểm nghiệm chưa? Phương pháp kiểm nghiệm, xác xuất đúng sai ra sao. Kinh nghiệm của thày bói cho dù trải dài cả ngàn năm vẫn không đủ cơ sở khoa học để chứng minh hoặc kiểm nghiệm theo tiêu chí khoa học.
  12. Không phải là không hiểu hay không biết, nhưng nếu như bác nói câu đó đúng theo "phương pháp luận giải" thì cũng phải chứng minh ạ. Ví dụ dựa trên nguyên lý nào mà sao thai ngộ đào hoa thì "tiền dâm hậu thú", trong trường hợp nào thì tiền dâm hậu thú? (ở cung nào, tam hợp, nhị hợp, hành bản mệnh như thế nào thì chắc chắn điều đó xảy ra) hay là cứ sao thai ngộ đào hoa thì chắc chắn là tiền dâm hậu thú không cần biết chúng ở đâu?. Công việc tiến hành thực nghiệm ra sao, xác xuất tiền dâm hậu thú xảy ra là bao nhiêu %, trong trường hợp nào vv vv Công việc này, theo cháu, tới nay chưa ai làm được cả, cho nên dựa theo tiêu chí khoa học, cháu chưa công nhận là tính đúng đắn trong phương pháp luận của nó đã được hiểu rõ cũng như chứng minh đầy đủ (mặc dù dựa trên kinh nghiệm hành nghề của 1 số thày bói thì câu trên đã được "đồn" là chính xác). Còn việc chú cho rằng cháu không đủ đẳng cấp để tranh biên thì là ý kiến cá nhân của chú, cũng như cháu cho rằng lạc việt tử vi tính đúng sai chưa rõ ràng vậy thôi. Mến.
  13. Ý anh sapa nói rằng, phú là những câu thơ truyền miệng, tính đúng sai còn rất nhiều điều cần bàn, ví dụ như nếu bác Thiên Sứ nhớ lộn câu phú đó là "Mộc dục mà gặp đào hoa", thì hóa ra nó lại chứng minh cách an của Lạc Việt Tử vi là sai hay sao? Vì thế, không thể đưa ví dụ 1 vài trường hợp không ứng theo 1 số câu phú nào đó để chứng minh Tàu sai hay Việt sai theo các tiêu chí khoa học.Rồi bây giờ giả tỷ có 1 vài cô gái có Sao thai mà ngộ đào hoa lên đây xác nhận đã bị mất trinh trước khi về nhà chồng, thì khoa học biết làm thế nào bây giờ?
  14. Đúng vậy, giả tỷ như bây giờ anmay bịa ra 1 câu phú giả như là: Đào hoa mà ngộ sao thai Ngày mai trúng số lai rai cả nhà Rồi cô gái đó mai hong thấy trúng số và cho rằng tử vi sai thì cũng được hay sao?
  15. Hihihi, nếu bạn muốn có sức khoẻ, giữ được tâm tính, bạn có thể tập dưỡng sinh kết hợp với ngồi thiền (ngồi tĩnh tâm hoặc quán thân thể mọi nơi mọi lúc thôi, đừng mong xuất hồn xuất vía gì cả), tui hiện đang học Vịnh Xuân Quyền, nó cũng tốt cho sức khoẻ lắm (trí lực lẫn thể lực), lại không lo sợ chuyện "không biết dừng khi nào là đúng lúc". Thực ra, tui cũng đã qua cái cầu cảm thấy bị cuốn hút bởi những môn có tính huyền ảo như này rồi, nhưng lợi bất cập hại à, ai cũng ham luyện được cái này cái kia thì sẽ cứu nhân độ thế, còn không thì cũng biết được những cái thiên hạ không biết (như cõi âm chẳng hại), có biết đâu chỉ tại cái lòng mình muốn đi đường tắt, căn cơ không vững lại đòi chơi dao.
  16. Tôi mong mọi người nên tôn trọng sự trao đổi học thuật giữa bác Thiên Sứ và bác vuivui, xin đừng làm gián đoạn nhất là khi 1 trong hai đối tượng đã lên tiếng. Việc muốn xen ngang là quyền của bạn, nhưng việc chấp nhận việc xen ngang đó hay không lại là quyền của 2 đương sự. Câu nói của bác vuivui có thể làm bạn phật lòng, nhưng mong bạn trao đổi việc này trong 1 topic riêng để tránh làm loãng mạch tranh luận của 2 người. Cám ơn.
  17. Nếu tôi không lầm, theo quan điểm của bác Thiên Sứ, lý thuyết của bác ấy đã thỏa mãn các tiêu chí này, chính vì thế nên bác ấy cho nó là 1 môn khoa học. Ngược lại, các trường phái phong thủy của Tàu hoặc theo Tàu thì không. Ở đây xin chỉ nêu ra quan điểm của Bác Thiên Sứ (theo như tôi hiểu), nó không phản ảnh quan điểm của tôi. (But each to their own, hey)
  18. Yêu cầu bạn Như Thông phát biểu trên tinh thần xây dựng, và tránh các việc đả kích cá nhân, kể cả các kiểu đá ngầm, đá đểu hoặc đá lén. Mến.
  19. Cháu không phê phán gì cả, cháu chỉ nói là, cho đến thời điểm hiện tại, phong thủy vẫn chưa được công nhận là 1 môn khoa học.
  20. Không thưa bác, đúng sai là tương đối nhưng khi lý thuyết và kết quả của phong thủy kiểm chứng được và được chấp nhận như 1 môn khoa học, thì giá trị ứng dụng của nó sẽ được đảm bảo hơn, mức độ bị lợi dụng sẽ được giảm thiểu. Đó là sự khác nhau giữa các môn khoa học và các môn "chưa được công nhận" là khoa học.
  21. Chính xác, môn giả kim thuật, thuật phù thủy (witchcrafts) cũngđã từng là các môn khoa học cổ (huyền bí) của Tây phương đó, và nó cũng có hệ thống lý thuyết của nó (dù phần lớn đã bị thất truyền - do người áp dụng nó không hiểu được, dẫn đến nhiều môn bị thất truyền đến độ khó có thể khôi phục lại), nhưng vì kết quả của nó cũng không kiểm chứng được, và bị nhiều người lợi dụng và nhiều nguyên nhân tôn giáo, chính trị khác nên bị cấm. Nếu không nghiên cứu sâu hơn 1 chút về giả kim thuật và thuật phù thủy thì có thể không mấy người á đông tin nó cũng có cơ sở khoa học, nhưng các môn đó thì cũng là dựa và những hiệu ứng và tác dụng của thiên nhiên lên con người thôi. Vị nào biết tiếng Anh có thể vào đây xem tại sao anmay nói thuật phù thủy (witchcrafts) cũng là một môn khoa học cổ Tây Phương đã bị thất truyền: http://www.essortment.com/all/historyofmagi_rsav.htm
  22. Vâng, phong thủy ra đời trước khi có các bộ môn khoa học, nhưng các bộ môn khoa học có 1 điểm chung là hệ thống lý thuyết VÀ KẾT QUẢ của nó kiểm chứng được, còn phong thủy thì chưa (thể), vì thế người ta vẫn chưa công nhận nó là 1 môn khoa học.
  23. Mong bác dịch nhân viết tiếp, vì anmay cũng rất muốn nghe (mặc dù nghe rồi thì chưa chắc đã hiểu được liền). Anmay hiểu cái cái tên thuyết "đồng nhất" của bác theo nghĩa "vạn vật đồng nhất thể". Thế giới này tuy thiên sai vạn biệt, nhưng thể thì tương đồng, tuy thể tương đồng, nhưng lại có hình tướng phẩm chất khác nhau. Mến.
  24. À, may quá, lại một người nữa nghĩ giống tôi (nhưng không giống như tôi), hôm qua có viết 1 câu tương tự nhưng bị mấy vị quyền cao chức trọng xóa béng đi mất hehehe ... Các môn lý học đông phương trong đó có phong thủy thuộc loại "chưa được công nhận" vì nó "chưa được chứng minh". Lý do rằng, trải qua mấy nghìn năm, người ta quan sát được là phong thủy có 1 số ảnh hưởng nhất định đến con người, nhưng ảnh hưởng như thế nào, đến mức độ nào, cho đối tượng nào, như thế nào, thì không được rõ ràng. Và việc áp dụng cũng như lý thuyết thì cũng rất năm cha ba mẹ. Ví dụ như phong thủy Lạc việt của bác Thiên Sứ đi, theo ý bác thì đúng, nhưng trừ phi khoa học, dựa vào lý thuyết của bác, có thể cân đóng đo đếm được các kết quả 1 cách chính xác hoặc có thể tiến hành việc dự đóan với tính chính xác khả dĩ cao (trong khoa học cũng có sai số) thì họa may lúc đó người ta mới xếp nó vào một trong những ngành khoa học. Và các kết quả này phải có tính lặp đi lặp lại, tức là nếu hội đủ các yếu tố A, B, C thì 1 năm sau khi chỉnh sửa phong thủy theo Lạc Việt phái sẽ cho ra kết quả X, Y, Z chẳng hạn. Hoặc nếu nó áp dụng được cho nhà ông A thì nó cũng phải có tác dụng cho nhà ông B. Thế nhưng, khác nhau căn bản của khoa học và khoa học huyền bí là 1 cái nghiêng về định lượng và 1 cái nghiêng về định tính. 1 trong những nguyên lý căn để của khoa học huyền bí là không có 1 trường hợp nào giống trường hợp nào (tương tự - có thể, giống y khuôn: không thể). Vậy thì để phong thủy trở nên "khoa học", nó cũng phải xây dựng được 1 hệ thống đo lường mới để có thể ĐỊNH TÍNH được kết quả của nó, ví dụ như để đo đạc trong đông y người ta dùng "thốn" để xác định vị trí chứ không dùng cm hay là mm hay là m vì không có cơ thể người bệnh nào giống cơ thể người bệnh nào. Cho nên việc các nhà khoa học vừa học tử bình tử vi vừa bảo các môn này "không/ chưa được công nhận" là không có gì mâu thuẫn cả. Tại đời điểm hiện tại, phong thủy vẫn chưa phải là môn khoa học.
  25. Nhân nói đến truyện 100 trứng, đây lại là 1 cái nhìn khác của thiền sư Lê Mạnh Thát: http://www.thuvienhoasen.org/vanhocpgvn-1-06-5.htm (2). Truyện 23 » Truyện Putràh A68, B68. Ngoài ra còn có hai truyện có dáng dấp chút ít với hai truyện của Lục độ tập kinh, đó là truyện Trưởng giả thất nhật tác vương duyên (B10; Ràjà A10) và truyện Liên Hoa vương xả thân tác xích ngư duyên (B31: Padmakal A31). Truyện Trưởng giả thất nhật tác vương duyên thực tế không liên hệ chặt chẽ gì mấy với truyện 90 của Lục độ tập kinh bởi vì nội dung hầu như hoàn toàn khác nhau về cả nhân vật lẫn tình tiết cũng như ý đồ và mục đích thuyết giảng giáo lý. Tuy nhiên, do trưởng giả nhờ giúp vua Ba Tư Nặc đánh thắng và bắt được vua A Xà Thế, nên vua Ba Tư Nặc cho làm vua 7 ngày để kêu gọi các tiểu vương khác đến qui y Phật, nên việc làm vua 7 ngày có dáng dấp chút ít với truyện 90 kể ông già vá giày được cho làm vua thử để thấy làm vua sướng hay khổ. Còn truyện Liên Hoa vương xả thân tác xích ngư duyên, thì khá hơn, có một số tình tiết khả dĩ chấp nhận tương đương với một bộ phận của truyện 3 Lục độ tập kinh. Truyện Liên Hoa vương xả thân tác xích ngư duyên kể chuyện vua Liên Hoa, gặp lúc dân đau bịnh, phải "ăn thịt máu cá đỏ" mới chữa lành được, mà cá đỏ thì không có, nên bèn xin chết làm cá đỏ để cho dân ăn. Truyện 3 kể tiền thân đức Phật quá nghèo không có gì bố thí, bèn đem mình nhảy xuống biển bố thí cho cá ăn, nên khi chết, thác sanh làm vua cá chiên ở biển. Dân ở nước tiếp giáp với biển, gặp lúc đói kém ăn thịt lẫn nhau. Cá chiên liền đem mình lên cho dân ăn, kéo dài được mấy tháng, cá mới chết. Gặp khi đức Phật Bích Chi đi qua dạy cho dân trồng lúa, dân mới lại giàu mạnh. Truyện 3 với truyện Liên Hoa vương xả thân tác xích ngư duyên, như thế, có cùng một mô hình, dù tình tiết rất sai khác. Ngoài hai truyện có dáng dấp chút ít quan hệ vừa nêu, Soạn tập bách duyên kinh có hai truyện hầu như tương đương với hai truyện của Lục độ tập kinh. Thứ nhất, truyện Thố thiêu thân cúng dường tiên nhân duyên (A38 ( A37 Sása) kể tiền thân đức Phậtlà vua thỏ ở trong rừng với một vị tiên nhân. Gặp thời khô hạn, rừng không có hoa trái, vị tiên nhân định dời chỗ ở xuống làng kiếm ăn. Vua thỏ sợ vị tiên nhân đi thì mình không được nghe pháp, bèn xin tiên nhân giảng pháp cho nghe, rồi tự mình nhảy vào lửa nướng để cho vị ấy ăn. Truyện 21 của Lục độ tập kinh có chung cốt truyện, nhưng đã cải biên, nên không chỉ có thỏ, mà còn có 3 con vật khác là khỉ, cáo và rái. Cả bốn con đều sợ tiên nhân đi, vì thế khỉ đi kiếm trái cây, cáo tìm một túi cơm khô, rái bắt được một con cá lớn. Riêng thỏ không có gì cúng dường, nên đã thiêu mình cho vị tiên nhân dùng. Cải biên của truyện 21 không có gì đặc biệt, ngoài việc làm cho truyện bớt đơn điệu và lôi cuốn người đọc. Nhưng qua truyện Bách tử đồng sản duyên (B68 = A68 Putràh), việc cải biên của truyện 23 của Lục độ tập kinh có một ý nghĩa hết sức quan trọng và đặc biệt đối với dân tộc ta. Truyện Bách tử đồng sản duyên kể chuyện vợ một trưởng giả giàu có mang thai. Đủ tháng sinh một bọc thịt (nhục đoàn). Vị trưởng giả buồn rầu, đến chỗ Phật hỏi tốt xấu. Đức Phật bảo phải "dưỡng dục" bọc thịt đó bảy ngày sau sẽ thấy. Đúng 7 ngày sau, bọc thịt vở ra thành 100 đứa con trai mặt mày đẹp đẻ ở đời ít có. Lớn lên, 100 người này xuất gia, chứng quả A la hán. Các tỳ kheo thắc mắc vì sao? Đức Phật mới kể lại kiếp trước 100 anh em này là 100 người ở cùng xóm cúng dường hương hoa cho tháp của Phật Tỳ Bà Thi, nguyện làm anh em với nhau, nên nay mới sanh như vậy. Đó là truyện của Soạn tập bách duyên kinh và Avadànasataka. Truyện 23 của Lục độ tập kinh cải biên hầu như hoàn toàn truyện vừa tóm tắt của Avadànasataka. Nó kể chuyện một bà già giữ ruộng vườn cho một nhà giàu đến bữa ăn trưa, gặp một sa môn, bèn lấy phần cơm mình cúng cho vị Sa môn ấy, với một cành hoa sen, nguyện rằng sau này mình sẽ có 100 người con như vị đó. Khi chết đầu thai làm con gái một phạm chí ở rừng. Người cha giao cho việc giữ lửa. Một hôm vì ham chơi, lửa tắt, phải xuống làng xin lửa. Người có lửa bảo phải đi quanh nhà ba vòng, bèn đi và mỗi bước mọc một hoa sen, vua nghe lấy làm lạ, cho cưới về. Mãn ngày đủ tháng, bèn sanh 100 trứng. Hậu phi tần thiếp không ai là không ghét, lấy cây chuối khắc hình quỉ, rồi phủ tóc và đồ dơ lên để trình vua. Còn 100 trứng, đem bỏ trong một chiếc bình, đóng kín, thả trôi sông. Đế Thích thấy thế, xuống đóng dấu. Vua nước hạ lưu con sông vớt được chiếc bình, mở ra thấy 100 trứng giao cho 100 người đàn bà ấp. Đủ ngày tháng 100 trứng nở thành 100 người con trai "có trí tuệ bậc thượng thánh, không dạy mà biết, nhan sắc hơn đời, tướng đẹp ít có, sức mạnh trăm người". Một trăm người này lớn lên, vua sắm binh mã, cho đi chinh phạt bốn phương đều chiến thắng. Đến nước của người mẹ, vua và quần thần đều sợ. Bà mẹ nói: "Vua đừng sợ, xem chúng công thành phía nào thì xây một đài quan sát phía đó". Đài xây xong, bà mẹ bước lên đài, kêu 100 đứa con há miệng ra, lấy vú mình nặn sữa. Tia sữa bắn vào miệng chúng. Chúng nhận ra mẹ mình, "nước mắt ràn rụa, chắp tay bước lên, cúi đầu hối lỗi, mẹ con gặp nhau". Hai nước từ đó hòa lạc, tình hơn anh em, 99 người con kia thì đi tu, chứng quả Duyên giác. Một người ở lại, khi vua cha băng, kế vị làm vua, "lấy mười lành làm quốc pháp". Với tóm tắt trên, ta thấy truyện 23 có một ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài trong lịch sử văn học Trung Quốc và Việt Nam. Tình tiết mỗi bước đi mọc một hoa sen, sau này nhà thơ vĩ đại nhất của thời Nam Bắc triều là Tạ Linh Vận đã đưa vào văn học cổ điển Trung Quốc và trở thành hình tượng văn học tiêu biểu diễn tả bước đi của người con gái đẹp, mà đến thời gần ta Nguyễn Du đã viết: "Gót sen vừa động giấc hài" trong Truyện Kiều. Còn tình tiết đẻ rồi đem thả trôi sông, sau này Ngô Thừa Ân đã dùng lại trong Tây Du Ký để tiểu thuyết hóa lai lịch của Đường Tam Tạng Huyền Trang. Và không chỉ ảnh hưởng trong lịch sử văn học, truyện 23 đối với dân tộc ta còn ảnh hưởng đến chính nguồn gốc dân tộc mình. Kể từ ngày Ngô Sỹ Liên lấy truyện họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp[114][114] để lập kỷ nguyên Hồng Bàng trong Đại Việt sử ký toàn thư[115][115] thì ai cũng biết chuyện Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh 100 trứng và nở thành 100 người con, rồi từ đó thành Bách Việt, trong đó có chi Lạc Việt của dân tộc ta. Trần Thế Pháp viết Lĩnh Nam chích quái vào thế kỷ thứ XIV, nên cũng nhiều người thắc mắc chuyện trăm trứng này lấy đâu ra và xưa tới mức nào? Khâm định Việt sử thông giám cương mục[116][116] của Quốc sử quán triều Nguyễn, do trình độ hạn chế của mình, cũng chỉ biết nói truy tới các tiểu thuyết gia đời Đường mà thôi. Bây giờ, với tình tiết trăm trứng của truyện 23, rõ ràng truyền thuyết khởi nguyên từ trăm trứng của dân tộc ta đã tồn tại và lưu hành rộng rãi từ những thế kỷ đầu của dương lịch, để tác giả Lục độ tập kinh sử dụng cải biên vào truyện của mình[117][117].