Posted 9 Tháng 2, 2010 Đọc mấy topic gần đây xoay quanh vẫn đề Lý học đông phương và đơn cử là "phong thủy là khoa học", anmay nghĩ chúng ta nên có 1 cái hiểu tổng quát về "khoa học là gì" và "khoa học không phải là cái gì". Xin giới thiệu 1 bài luận bằng tiếng Anh mà anmay lượm lặt được từ trang web của đại học Georgia, thuộc ban Geology: http://www.gly.uga.edu/railsback/1122science2.html Định nghĩa về science thì có nhiều, anmay đơn cử bài luận này vì nó phù hợp với những tiêu chí về khoa học của anmay và tương đối dễ hiểu (đồng nghĩa với dễ dịch nếu thời gian tới anmay có chút thời gian rảnh để làm việc này). Hiện giờ thì xin chỉ đưa link lên để ai có tiếng Anh có thể tìm hiểu trước. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 2, 2010 anmay said: Đọc mấy topic gần đây xoay quanh vẫn đề Lý học đông phương và đơn cử là "phong thủy là khoa học", anmay nghĩ chúng ta nên có 1 cái hiểu tổng quát về "khoa học là gì" và "khoa học không phải là cái gì". Xin giới thiệu 1 bài luận bằng tiếng Anh mà anmay lượm lặt được từ trang web của đại học Georgia, thuộc ban Geology: http://www.gly.uga.edu/railsback/1122science2.html Định nghĩa về science thì có nhiều, anmay đơn cử bài luận này vì nó phù hợp với những tiêu chí về khoa học của anmay và tương đối dễ hiểu (đồng nghĩa với dễ dịch nếu thời gian tới anmay có chút thời gian rảnh để làm việc này). Hiện giờ thì xin chỉ đưa link lên để ai có tiếng Anh có thể tìm hiểu trước. Đọc tiếng Anh thì em thấy khó hiểu quá. Nhưng đọc mấy bài tranh luận ở trên tuvilyso thì cũng hiểu được phần nào Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 2, 2010 Liêm trinh nghĩ: Khoa học là các quy luật tất yếu biểu diễn sự biến đổi vật chất của vũ trụ, nhà khoa học là người tìm ra các quy luật đó để sử dụng nó vào mục đích phục vụ cuộc sống của con người ngày càng nâng cao. Rất mong diễn đàn lý học đông phương là nơi hội tụ của các anh tài khoa học cổ kim với cái tâm trong sáng thảo luận không vụ lợi để tìm chân lý khoa học cổ kim. Kính Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 2, 2010 Liêm Trinh said: Liêm trinh nghĩ: Khoa học là các quy luật tất yếu biểu diễn sự biến đổi vật chất của vũ trụ, nhà khoa học là người tìm ra các quy luật đó để sử dụng nó vào mục đích phục vụ cuộc sống của con người ngày càng nâng cao. Rất mong diễn đàn lý học đông phương là nơi hội tụ của các anh tài khoa học cổ kim với cái tâm trong sáng thảo luận không vụ lợi để tìm chân lý khoa học cổ kim. Kính Bác Liêm Trinh thân mến.Hiện nay, đại đa số người ta hiểu khoa học là những khám phá có thể kiểm chứng được bằng trực quan. Như: Những hạt cơ bản là có thật bởi những thí nghiệm xác định điều đó. Khái niệm và tri thức về những hạt cơ bản được coi là tri thức khoa học. Hoặc việc khám phá ra hệ thống cấu trúc zen di truyền được xác định bằng những thí nghiệm gián tiếp, hoặc qua kính hiển vi điện tử. Trên cơ sở hiểu biết này , con người tác động vào cầu trúc di truyền làm thay đổi cấu trúc giúp ngăn ngừa bệnh tất, phát triển các giống mới....vv...Những tri thức này được coi là khoa học. Tóm lại, khái niệm khoa học được đa số hiểu có thể tạm gọi là khoa học thực chứng. Trên cơ sở cách hiểu khái niệm khoa học như vậy thì người ta có thể coi Phong thủy không thể là khoa học. Bởi vì nó không chứng minh được thực tế nào đã tương tác với với con người sinh vào năm đó, để có trạch mệnh đó và có hướng tốt theo Đông và Tây trạch. Hoặc: Phong thủy không thể chứng minh được vì sao phương pháp Huyền không với quy luật hoàn toàn mang tính quy ước lại có khả năng tiên tri và những phương pháp ứng dụng tạo ra những kết quả có thể tiên tri cho những diễn biến của cuốc sống cọn người trong căn hộ đó. Không chứng minh được những thực tại có thể cân đo đong đếm được và không xác định được trực tiếp hay gián tiếp bằng những phương tiện khoa học. Nên nó mơ hồ và bị coi là phi khoa học. Đại loại vậy, bác Liêm Trinh ah. Hiện nay, có rất nhiều người - gọi là "cao thủ" biết xem bói giỏi, luận tử vi giỏi, xem phong thủy giỏi, nếu họ không tự nhận mình là cao thủ vì bản chất khiêm tốn của họ thì cũng đang cố gắng chứng tỏ sự hơn hẳn về tri thức khi phê phán chê bai - đang ra sức phản đổi luận điểm của tôi "Phong thủy là khoa học" - mà mọi người có thể thấy điển hình trên tuvilyso.net trong một vài topic đã bị ban Quản Trị web khóa, vì sự ồn ào trên mức cần thiết của tính phản biện khoa học. Nhưng rất mong bác Liêm Trinh hãy yên tâm. Khái niệm khoa học không đơn giản như vậy đâu. Những nhà khoa học hàng đầu sẽ hiểu khái niệm này một cách khác. Tôi tin như vậy. Nếu không thì Thiên Sứ tôi không dám mở hội thảo công khai như vậy. Tôi chờ đợi thí nghiệm hàng trăm ngàn tỷ Euro đi tìm Hạt của Chúa thất bại. Lúc ấy họ sẽ phải công nhận Lý học Đông phương là một khoa học thật sự. Chắc chẳng phải chờ lâu. Vì cứ theo thông báo của họ thì tháng Một năm 2010 thí nghiệm này sẽ có kết quả. Bây giờ là 14 tháng Hai. Tất nhiên, kèm theo điều kiện này là Việt sử 5000 năm văn hiến. Cảm ơn sự quan tâm của bác. Năm mới chân thành kính chúc bác và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng và vạn sự an lành. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 2, 2010 Kính Thầy, chào bạn Liêm Trinh, Khoa học không phải là quy luật tất yếu biểu diễn sự biến đổi vật chất của vũ trụ, mà chỉ là một phương pháp đúc kết những nhận thức của các hiện tượng có tính quy luật, qua mắt thường và dụng cụ, vì vậy khoa học bị giới hạn bỡi khả năng của tính Thấy và tính tái lập (observable and reproducible). Những gì không thấy được hoặc đo lường được qua mắt thường hoặc những dụng cụ tối tân nhất và những gì không tái lập được thì khoa học sẻ gặp khó khăn, không thể giải quyết được, như sự cảm ứng của con người, sự hỷ nộ ái ố của con người, thì làm sao mà khoa học có thể đúc kết các tính Cảm thành một quy luật được. Trong khi đó những gì khoa học đang Thấy được trong các phòng thí nghiệm như Quantum Mechanics, Particle Physics, còn chưa có sự giải thích hợp lý, và còn chưa đúc kết hết được thành quy luật. Quantum Mechanics củng có nói rằng, khi chúng ta dùng tính Thấy để khám xét các hiện tược vi mô thì chúng ta củng đã ảnh hưởng đến kết quả của hiện tượng đó rồi. Hiện nay có lẻ các khoa học gia đã bắt đầu hiểu được những hiện tượng của Quantum Mechanics, hiểu được tại sao electrons có thể cùng lúc ở hai nơi, hiểu được tất cả trong vũ trụ này điều liên quan, gắng liền với nhau. Ông Max Planck, father of Quantum Mechanics: “All matter originates and exists only by virtue of a force…. We must assume behind this force the existence of a concious and intelligent Mind. This Mind is the matrix of all matter. The Divine Matrix is our world. It is also everything in our world .It is us and all that we love, hate, create, and experience. Living in the Divine Matrix, we are as artists expressing our innermost passions, fears, dreams, and desires through the essence of a mysterious Quantum Canvas. But we are the canvas, as well as the Images upon the canvas. We are the paints, as well as the brushes. In the Divine Matrix, we are the container within which all things exist, the bridge between the creations of our inner and outer worlds and the mirror that shows us what we have created.'' Có lẻ khoa học đang bắt đầu khám phá ra cái tính Cảm của lý học đông phương, khám phá ra cái gọi là Đạo, hay đó chính là cái mà ông Max Planck gọi là Divine Matrix. Một cuốn sách VinhL đang đọc, “The Divine Matrix” tác giả Gregg Braden, quả thật đã khai phá, và cho thấy cái nhìn mới về Quantum Mechanics, về bản năng của mỗi con người. Qua cái nhìn mới này, sự Cảm giác, và Đức Tinh (Emotion and Beliefs) của con người chính là ngôn ngử và năng lực cấu tạo của Vũ Trụ, và vấn đế quan trọng nhất là chúng ta và mọi vật trong vũ trụ đều gắng liền với sau trong cái gọi là Divine Matrix, hay là Đạo. Kính chúc Thầy và bạn Liêm Trinh, năm mới an khang và thịnh vượng. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 2, 2010 Chào cụ Tiến Sỹ Thiên Sứ said: Hiện nay, đại đa số người ta hiểu khoa học là những khám phá có thể kiểm chứng được bằng trực quan. Như: Những hạt cơ bản là có thật bởi những thí nghiệm xác định điều đó. Khái niệm và tri thức về những hạt cơ bản được coi là tri thức khoa học. Hoặc việc khám phá ra hệ thống cấu trúc zen di truyền được xác định bằng những thí nghiệm gián tiếp, hoặc qua kính hiển vi điện tử. Trên cơ sở hiểu biết này , con người tác động vào cầu trúc di truyền làm thay đổi cấu trúc giúp ngăn ngừa bệnh tất, phát triển các giống mới....vv...Những tri thức này được coi là khoa học. Tóm lại, khái niệm khoa học được đa số hiểu có thể tạm gọi là khoa học thực chứng. Trên cơ sở cách hiểu khái niệm khoa học như vậy thì người ta có thể coi Phong thủy không thể là khoa học. Bởi vì nó không chứng minh được thực tế nào đã tương tác với với con người sinh vào năm đó, để có trạch mệnh đó và có hướng tốt theo Đông và Tây trạch. Hoặc: Phong thủy không thể chứng minh được vì sao phương pháp Huyền không với quy luật hoàn toàn mang tính quy ước lại có khả năng tiên tri và những phương pháp ứng dụng tạo ra những kết quả có thể tiên tri cho những diễn biến của cuốc sống cọn người trong căn hộ đó. Không chứng minh được những thực tại có thể cân đo đong đếm được và không xác định được trực tiếp hay gián tiếp bằng những phương tiện khoa học. Nên nó mơ hồ và bị coi là phi khoa học. Liêm trinh rất hào hứng với khoa học bởi hiểu rằng vật chất có sản xuất ra được dồi dào cuộc sống của con người có được nâng lên thì khoa học về biến đổi của vật chất phải đi tiên phong và khoa học quản lý phải là then chốt.Nếu người ta quan niệm như cụ nói trên thì ngay khi ra đời thuyết tương đối đã bị coi là phi khoa học bởi ngay lúc đó chưa kiểm chứng được gì. Vấn đề lý học đông phương trải qua chiều dài thời gian hơn 4000 năm ứng dụng nếu thực tế không có một tý đúng nào thì chắc chắn đã bị loại bỏ từ lâu. Khi ứng dụng lý học chính thành quả thực tiễn của người được ứng dụng là thước đo kiểm chứng. Do lý học đông phương được xây dựng trên cơ sở cảm nhận và quan sát thực tiễn nên thiếu mất nền tảng lý thuyết khoa học hiện đại ban đầu dẫn đến tình trạng nhều khi dở khóc dở cười vì đúng với người này mà lại không đúng với người khác.Liêm trinh nghĩ nền tảng của lý học đông phương có lẽ khoa học hiện đại phải tiến thêm một bước nữa mới ngang bằng. Quote Hiện nay, có rất nhiều người - gọi là "cao thủ" biết xem bói giỏi, luận tử vi giỏi, xem phong thủy giỏi, nếu họ không tự nhận mình là cao thủ vì bản chất khiêm tốn của họ thì cũng đang cố gắng chứng tỏ sự hơn hẳn về tri thức khi phê phán chê bai - đang ra sức phản đổi luận điểm của tôi "Phong thủy là khoa học" - mà mọi người có thể thấy điển hình trên tuvilyso.net trong một vài topic đã bị ban Quản Trị web khóa, vì sự ồn ào trên mức cần thiết của tính phản biện khoa học.Kệ họ phản biện chứ cụ tiến sỹ, càng phản biện nhiều thì càng tiến gần đến chân lý nhưng họ phản biện luận điểm "phong thủy là khoa học" vậy thì họ phản biện để bênh vực cho luận điểm "phong thủy là mê tín dị đoan" à. Mà họ đã nêu cao tinh thần mê tín dị đoan thì cần phải tranh luận gay gắt, đầu tiên hãy mời họ tìm sự tương đồng dễ thấy nhất của lý thuyết phong thủy và các lý thuyết quy hoạch, thông gió, chiếu sáng, vi khi hậu, địa chất thủy văn,môi trường.....của khoa học hiện đại đã. Quote Khái niệm khoa học không đơn giản như vậy đâu. Những nhà khoa học hàng đầu sẽ hiểu khái niệm này một cách khác. Tôi tin như vậy. Nếu không thì Thiên Sứ tôi không dám mở hội thảo công khai như vậy.Cụ tiến sỹ đã sáng tạo ra Lạc Việt độn toán và khi luận giải ở mức độ cao lại dựa vào "cảm ứng".Liêm trinh nghĩ tất cả những nhà lý học đều có trạng thái "cảm ứng" và khi đã là nhà lý học chân chính thì chắc chắn luôn có cảm nhận hệ thống nhân tài Việt Nam luôn hiện hữu và liên thông với nhau dẫu chẳng hề biết mặt và không từng quyen biết (liêm trinh đã từng có phen ngớ người ra trong nghiên cứu khi thấy cái mình rốt nát nhất sẽ chặn bước tiến nghiên cưú của mình thì lại đã có người khác siêu hạng đang nắm giữ và lại đã từng gặp gỡ trong giấc mơ). Cả cụ tiến sỹ cả liêm trinh và tất cả những nhà khoa học cổ kim khác nhiều khi xây dựng các lý luận của khoa học trên các giả thiết do cảm nhận được và do sự cảm nhận lại giới hạn ở các hiểu biết khoa học thực tiễn của chúng ta nên có thể diễn giải đúng hay sai dẫn đến phát triển lý thuyết đúng hay sai và sự phản biện là cực kỳ cần thiết để đi tới chân lý. Kính cụ Share this post Link to post Share on other sites