vuivui

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    323
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by vuivui

  1. Chào anh Thiên Sứ. Tôi chưa hiểu rõ câu này của anh ?Ví dụ, Quẻ Càn biểu thị bởi ba vạch liền, còn gọi là ba vạch dương chồng lên nhau - người ta mô tả quẻ Càn như vậy. Vật thi cái quẻ có ba vạch dương chồng lên nhau ấy ! Nó là khái niệm, hay Ký hiệu quy ước ? Có bao giờ, trong ngôn ngữ, chúng ta có thể nói, khái niệm miêu tả ký hiệu không ? Nếu đó là khái niệm, thì nó phải có nội dung. Vậy nội dung của khái niệm đó đã được nói như thế nào ?! Còn nếu chỉ là ký hiệu, thì nó phải có đối tượng, hay vật mà nó chỉ tới !!! Vậy đối tượng hay vật mà nó chỉ tới được thể hiện thế nào ? Đồng thời, khi nói là khái niệm, hay ký hiệu. Vậy thì nó đã mâu thuẫn gì với cái gọi là lưỡng nghi và tứ tượng ? !!! Anh có thể làm rõ vấn đề này được không ?! Còn tôi, khi nói bát quái, thì đó là bát quái, thấy không có gì mâu thuẫn, hay không thống nhất gì về cái gọi là tính đồng đẳng mà anh vừa mới nêu ra cả. Thân ái.
  2. Có thể hiểu đạo chăng ? Vậy thì phải xem, thế nào được gọi là Hiểu cái đã. Bởi vì, cái hiểu, có cái sự sơ sài, có cái sự sâu sắc, có cái gọi là hiểu sai, hiểu đúng, hiểu mơ màng, thấu hiểu, ... Vậy thì với Đạo, ta muốn nói tới cái Hiểu nào đây ? Thấu hiểu chăng ? Chỉ một vấn đề, Ta là Ai, chẳng hạn, đơn giản thì thật là đơn giản, nhưng hỏi, ta có hiểu ta chăng ? Có ai đủ dũng cảm trả lời ?! Thế mới nói, hiểu đến đâu, cũng là do Ta, do chính ta, do tầm vóc của ta, ... như ta là ai ? Thì có gì đâu, ta tự véo vào thịt ta một cái, ối đau quá !, thế là ta đã biết ta là ai rồi. Rõ ràng, bởi vì chắc chắn, tiếng kêu, ôi cha, đau quá không phải là tiếng của người nào đó, cũng không phải là tiếng của cái gì đó ngoai ta. Tức là ta đã biết, ta là ta, chẳng phải anh, cũng chẳng phải chị, chẳng phải là con gà, con vịt, ... thế rồi, muốn sâu hơn nữa, ta phải xem, ta đang làm gì, ta muốn cái gì. Nếu ta thấy đói bụng, đương nhiên đi tìm cái ăn, có cái ăn, thấy ngon miệng, vậy ta biết ta là ai. Tức là ta đã trả lời, ta đang ăn và thấy ngon quá. Xét về hai cái hiểu đó, rõ ràng cái hiểu sau có nhiều thông tin hơn cái hiểu trước. Và ta bảo rằng, hiểu sau sâu hơn hiểu trước !Đạo cũng vậy. Có ai hỏi Đạo là gì ? Xưa đến nay, ai cũng hỏi. Lão tử cũng hỏi, Phật thích ca cũng hỏi, các nhà vật lý cũng hỏi, các nhà toán học cũg hỏi, triết học cũg vậy, ... Và đương nhiên, mỗi người trả lời theo cái kiến thức của người ta. Thế nên, hỏi như đánh đố, thì cũng sẽ chẳng có câu trả lời. Vậy thì, ở đây, mọi người, quan tâm đến lý học đông phương, thì khi hỏi Đạo là gì, thì phải lấy cái gốc cơ sở lý luận là lý học đông phương mà trả lời, rồi ra, sau khi trả lời, mà đem áp dụng nó vào lĩnh vực khác mới thấy được cái lý của ta nó có tầm vóc tới đâu, đâu là cái giới hạn của ta - chứ đừng vội nói đó là giới hạn của đạo. Cũng là tuân theo cái lý, tầm tới đâu thì câu trả lời đến đó. Như nói, Đạo bất khả tư nghi. Có người thì cho là, đã bất khả tư nghi, thi còn có gì mà nói ! Đó không phải là đạo chăng ? Thưa, đó vẫn là Đạo. Nhưng đó là đạo của kẻ tầm thường. Cũng bởi vì, đã là kẻ tầm thường rồi, thì ... còn có gì mà nói !!! Nhưng sâu sắc hơn, bất khả tư nghi, là không thể đi đến tận cùng, vì rằng, ngôn ngữ có giới hạn của nó, nên mới bất khả tư nghi vậy. Vậy thì, đạo, tha hồ mà nói, nói mãi, vô tận cũng không hết về Đạo, Đạo không thể nói tới Cùng. Ta càng thấy được nhiều, nói được nhiều, thì càng hiểu nhiều về Đạo. Có vậy thôi. Nhưng có điều phải biết phân biệt. Đạo không phải là Dịch, không phải là Lý, không phải là Đức, cũng chẳng là bản thể, đạo cũng chẳng thể là thái cực, nhưng biết được thái cực thì Đạo càng dễ đi và đến, đạo cũng không phải là tướng, không phải là khí, chẳng phải vô cực, mà "thấy được" vô cực thì hình bóng của Đạo không còn xa. Nên tuy hiểu Đạo mà thấy sâu thẳm, mà đạt Đạo lại chẳng thấy mơ hồ. thế mà khi đạt đạo rồi, thì mới thấy cái Lý là được tỏ rõ vậy. Thế nên: Đạo là gốc của vũ trụ, là điểm tựa của cõi nhân sinh. Thế thôi ! Thân ái.
  3. Định thôi. Nhưng vì học thuật, nên lại phải viết mấy dòng. Cậu nên xem lại cách trả lời của cậu đi. Tôi lược lại cho có hệ thống, để tiện cho cậu nhé. Đầu tiên là Tôi yêu cầu LÀM RÕ so sánh với của cậu. Nhưng cậu không thực hiện được, lờ tịt đi. Tiếp theo là LÀM RÕ tứ tượng hợp với hành thổ. Cậu không trả lời được lại bịa ra chuyển lý thuyết của cậu là lý thuyết cơ bản - và cậu lý đó là thể, rồi mọi lý đông phương học đều ra lý thuyết ứng dụng, nên là dụng. Và cậu lại bịa thêm chuyện NHẬP THỂ, ý nói là phải nhập vào cái lý cơ bản của cậu - vậy mà tôi hỏi luôn cậu nhập thể thế nào, cậu cũng đánh bài Lờ. Đến khi tôi yêu cầu cậu thể hiện thế nào là Thể - Dụng, thì cậu cũng không trả lời được, lại đi liệt kê, phân loại cái mớ lý thuyết của cậu, gọi nó là lý thuyết adnh cơ bản để quy nó về Thể, gán các lý luận đông phương khác cậu là lý thuyết adnh ứng dụng để quy nó về Dụng. Đó là sự nhập nhằng của cậu. Nên lưu ý rằng, tôi hỏi thế nào là Thể - Dụng, chứ không hỏi cậu phân loại thế nào. Tóm lại, yêu cầu làm rõ thì cậu không làm rõ được, lại nói linh tinh. Hỏi cậu về Thể - Dụng thì cậu lại trả lời đâu đâu, chẳng ăn nhập gì với câu hỏi cả. Đồng thời qua những đối thoại của cậu về những yêu cầu trên - kể cả phần cậu trả lời với anh Thiên Sứ, cũng cho thấy cậu chả có tý gì kiến thức về đông phương học. Lại có thói xảo biện, lấp liếm và vu vạ. Trước đây, Sau những bài trao đổi học thuật với cậu, Tôi đã buộc phải phân loại cậu vào loại: DỐT ĐẾN MỨC LÀM XẤU HỔ CẢ NGƯỜI ĐỐI THOẠI. Nay tôi muốn đánh giá cậu đỡ hơn một chút, thuộc loại : TƯ DUY MÀI ĐẦU GỐI. Vậy mà Cậu cũng làm cho tôi và nhiều người thất vọng. Cậu không đạt được đến cả những điều tệ hại đó. Đọc ở phần giới thiệu cá nhân về cậu. Lại càng thất vọng hơn. Phải đặt ra nghi ngờ: Có đúng cậu là gì gì ... đó của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử không ? Chả lẽ TLYT lại có kẻ học tệ hại đến như vậy ? Thôi, Tôi chỉ có thể cảm thán đến thế này mà thôi. Cậu học thế nào, tốt hay xấu là ấm thân cậu. Nhưng xin đừng làm xấu hổ đến cả môn phái. Vì dù sao, TLYT cũng là do một NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA DÂN TỘC VIỆT sáng lập ra, đến nay cũng đã gần 800 năm rồi. Mọi người con đất Việt đều kính ngưỡng. Tôi sẽ không trao đổi với cậu nữa.
  4. Đây là lần đầu tiên trong chủ đề này, tôi trích dẫn lời của Cậu. Tôi đề nghị ! Cậu nên tự trọng một chút. Đừng có loanh quanh, dùng thủ đoạn lòng vòng và xảo ngôn để tránh tranh luận, rồi tranh thủ tấn kích cá nhân. Tôi yêu cầu, về mặt học thuật, cậu làm rõ cái sự So Sánh Với của cậu. Một người nghiên cứu bất kỳ cũng đều nhận rõ nội dung mà cậu đưa ra vốn chẳng có ý nghĩa gì nếu không có sự làm rõ đó. Cậu đúng là chả hiểu gì, tôi đang yêu cầu cậu làm rõ, chứ đã phản biện cậu đâu mà cậu đã vội tri hô lấy dụng phê thể là cái quái gì ! Cậu đưa ra một mớ từ ngữ, đầy sự hổ lốn, mà tôi khẳng định rằng chính cậu cũng không hiểu là cậu viết gì, nói gì. Những gì cậu viết ra không có ý nghĩa rõ ràng.Vì vậy Tôi đề nghị lại lần nữa, cậu hãy làm rõ những vấn đề tôi đã nêu ra. Thêm nữa, ở ngay trong bài này của cậu, cậu có dùng một cặp từ Thể - Dụng. Chắc cậu không cãi với tôi là cặp này rất thông dụng trong lý học chứ ! Đúng không. Vậy hỏi luôn cậu. Cậu biết thế nào là Thể - Dụng ? Tôi đã dễ dãi với cậu quá rôi. Xem thử cậu có hiểu biết tý gì hay không ! Cái thuyết của cậu mà dám lớn lối cho rằng tứ tượng hợp với thái cực rồi đánh đố nhập thể với không nhập thể. Đừng có bá láp. Cậu thử nói cái nhập thể của cậu xem nào ? Hay là lại phịa ra một lô những từ ngữ mang tính tráo trở. Cậu nên nhớ, đây là diễn đàn học thuật, chứ không phải là nơi bệnh viện tâm thần. Cậu nhớ nhé. Đừng có loanh quanh, dối trá nữa.
  5. Vậy thì Rubi hãy So Sánh Với ... đi xem nào !Nào: Cái Lý - sinh ra ta là mẹ ta - so sánh với Cái Lý - Ngũ hành là hệ gồm năm đối tượng. Để mà: Cái Lý - Sinh ra ta là mẹ ta - so sánh với Cái Lý - Tứ tượng hợp với hành thổ. Xin làm rõ: Thế nào là Hợp Với của tứ tượng với hành thổ ? Và Tại sao lại nói Ngũ hành là hệ năm đối tượng Tứ tượng hợp với hành thổ ? Mà vốn Tứ tượng bao gồm: Thái dương - Thiếu dương - Thái âm và Thiếu âm !!! Hợp với Hành Thổ thế nào đây ? Nên nhớ. Sinh ra ta là mẹ ta, không có nghĩa là chỉ có Hỏa sinh Thổ đâu nhé, rồi còn có Mộc lại sinh Hỏa ... Và Con Lợn nái nó đẻ ra con lợn con, nó cũng là mẹ con lợn con. Cái máy cái đẻ ra sản phẩm, gọi là máy Mẹ ? để ra con !!! Nên nói, cái lý sinh ra ta là mẹ ta không phải chỉ dùng cho ngũ hành. Hãy nhớ như thế kẻo mà lại phạm vào lỗi Tứ Duy: Vơ Vào !!! Hãy cẩn thận !
  6. Trong học thuật thì không cho phép LOANH QUANH VÀ DỐI TRÁ. Đứng trước những vấn đề được đặt ra, những thách thức được đưa ra đối với lý thuyết của mình đang xây dựng thì phải nghiêm túc trả lời, và phải trả lời thẳng vào nội dung của vấn đề đó. Bất cứ ai, cho dù kiến thức cao hay thấp, khi đã quan tâm đến học thuật đều không thể chấp nhận được cái lối quanh co, dùng ngôn ngữ lấp liếm, vòng vo tam quốc để đánh trống lảng, không dám đối diện với các vấn đề được đưa ra. Một kiến thức như thế, một thái độ như vậy. Không có chuyện nói hiểu khác nhau ở đây, mà chỉ có chuyện Sai ! Hoàn toàn phải được xem là Sai. Sai từ luận thuyết đến thái độ. Do bởi trình độ không có mà tham vọng quá nhiều, khiến mình vọng tưởng, không biết mình là ai. Tự huyễn hoặc mình. Kiến thức không có , khả năng tư duy cũng không có. Vì thế, sản pharm tri thức của những loại tư duy này. Những người mong muốn có những nhận thức đúng đắn nên tránh xa. Cho dù chúng ta cũng không khó nhìn ra những sự nhố nhăng của các loại tư duy này. Song chúng cũng làm chúng ta mất thời gian vô ích. Thà để thời gian đó vào những việc thư giãn tốt hơn là đọc những loại lý thuyết nhăng cuội này.
  7. Thôi nhé, Tôi nói chuyện với cậu vài câu là để cho thiên hạ biết cái tư duy mài đầu gối của cậu. Đến đây thế là đủ rồi. Cậu dù có cay cú đến mấy thì học thuật cũng không có tiến bộ được. Lý thuyết của cậu đem quăng vào sọt rác đi ! Chúc cậu đủ dũng cảm đem quăng cái lý thuyết đó vào sọt rác. Còn nếu cậu muốn đưa nó lên bàn thời thì đó là việc cá nhân của cậu. Chào, hẹn đừng gặp lại.
  8. Cái cậu Rubi này càng nói càng dở. Mà lại cứ thích dông dài. Khi cậu nói Hành Thổ là Thái cực, mà Tôi viết thành Thái cực có hành Thổ thì đúng là may cho cậu quá ! Thế mà cậu cũng không hiểu, lại đòi sửa. Thôi thì cũng khen cho cái sự trung thực của cậu. Nhưng tôi ngờ rằng, do cậu không hiểu chính những điều cậu phát biểu nên mới tồ tồ tự sửa ra như thế. Nhưng nay cậu đã viết cơ sở cái lý thuyết của cậu như thế thì cũng phải cho cậu biết thêm chút ít cái câu ấy có ý nghĩa thế nào !!! Cậu có biết Hành là gì không ? Và ngũ hành là như thế nào không ? mà cậu dám tách riêng cái hành Thổ ra, cho nó thành "con gà mái" đẻ ra quả trứng - để xây dựng lý thuyết của cậu ? Để rồi cậu đứng ở hành thổ mà "nhìn xem" cái hành thổ ấy nó đẻ ra đủ những thứ mà cậu nghĩ ra chăng ? Thể hiện cậu chẳng hiểu cái quái gì cả !!! Hành thổ là một trong 5 hành, người xưa mới gọi là ngũ hành cậu ạ ! Chúng ngang vai với nhau. Cậu tách nó ra, cho nó "làm mẹ" thì nó chỉ có ĐẺ được thôi, thế thì cái gọi là Hỏa sinh Thổ thì cậu quên nó rồi à ? Ngang vai là gì ? cậu có biết không ? Là có sinh thì có được sinh, có sinh thì có khắc. Cậu vứt cái quyền được sinh mà cậu bắt nó chỉ được sinh, thì nó gầy tong teo, nó già cỗi nó cũng phải chết, lúc ấy cậu lấy đâu ra hành thổ để mà Hành nó nữa, hử ?! Thôi, cậu về học lại đi. Nhưng mà tư duy của cậu như thế, tôi cho rằng cậu có học lại bao nhiêu cũng vô ích. Bỏ bút đi cày, có khi lại còn có ích cho cậu hơn. Tôi khuyên cậu thành thật đó. Mà cũng thật chán cho cậu, khi cậu nói: Cậu biết lời nói vốn là trống rỗng ! thì sao cậu vẫn lăng nhăng nói gì mà nhiều thế ? Người ta viết một bài ngắn, cậu tuôn ra hàng mấy bài dài thòng ? Mà cậu có hiểu thế nào là chân lý không nhỉ ? Khi Phật tử thường nhắc câu: Sắc tức thị không, không tức thi sắc !! Hỏi cậu, chân lý ở đâu ? Cậu có hiểu được câu cậu nói : Dù cho qua mặt được tri kỷ, tri âm nhưng không qua được chân lý ? Nay hỏi cậu. Chân lý mà cậu nói tới là gì ? Nó "đứng" ở đâu trong cái cách ngôn ấy của cậu ?Cậu còn viết linh tinh nữa. Nhưng cậu có giỏi thì cứ trao đổi thẳng mấy câu tôi nói với cậu. Chứ đừng nói lăng nhăng, làm mất thời giờ của người đọc nữa, nghe chưa !!!
  9. Rubi này ! Cậu vào chủ đề này với tâm ý bất thiện. Người ta không trả lời với cậu là có ý nhắc cậu tự tôn trọng lấy mình. Nay cậu lại tuôn ra câu dở hơi như thế này. Chán cho cậu quá. Cậu nói chưa đến tầm ! Tầm nào vậy ? Phải chăng đó là cái Tầm Thái cực có hành thổ của cậu à ? Tư duy của cậu phải chăng thuộc loại tư duy mài đầu gối ! khiến cho cậu nghĩ ra, hay hiểu thái cực theo cái kiểu như vậy ? Nay lại còn "thở ra" cái câu không biết mình là ai nữa thì còn có thể nói chuyện được với ai !!!???Thôi dẹp những thứ kiến thức ba lăng nhăng của cậu đi. Cậu muốn tranh luận phật học mà tôi thấy kiến thức về phật học của cậu chắp vá, luộm thuộm như thế thì tranh luận thế nào được !!! Cái gì mà nói Đạp Phât là Đạo Phật ! triết học là triết học ! Hử ? Thật cậu chẳng biết cái gì cả. Cậu không biết triết học phật giáo là cái gì cả à ? Sao ăn nói lăng nhăng vậy ?! Chủ đề này là mạn đàm về định mệnh có thật hay không của Dare đưa ra trao đổi với anh Thiên Sứ. Cậu vào đây ăn nói lăng nhăng, chả có tý kiến thức nào phù hợp với chủ đề cả. Đi chỗ khác chơi đi.
  10. Khái lược thì Tôi cũng đồng tình với quan điểm này của dare. Tuy nhiên nên lưu ý về chiều sâu, bởi chỉ dừng ở đó sẽ rất dễ sa vào ngộ nhận. Có rất nhiều người, khi thấy có nhiều sự tương đồng giữa tư tưởng triết học phật giáo với các tư tưởng khoa học đã vội cho rằng "khoa học nằm trong phật học" Hay "triết học phật giáo đã chứa đựng những chân lý của khoa học". Từ đây, họ đã có rất nhiều "cố gắng" đem phật học đến với khoa học. Như dare đã nói, vận dụng các phân tích phật giáo trong việc nghiên cứu khoa học, chỉ là một "hành động" trong nhiều các hành động cũng như tham vọng đem phật học đến với khoa học mà thôi. Vì thế, việc không đồng tình là cái nhìn hợp lý, đủ để thấu rõ được cái chân lý của phật học. Nhưng cũng cần nhớ, triết học phật giáo thuộc về triết học tâm linh. Mà đối tượng này, như người ta thường nói là chiêm nghiệm, chứ không nhận thức như Khoa học ta thường thấy. Nên khi nói, đủ để thấu rõ được chân lý phật học thì lại thấy mà không phải là thấy. Như sắc sắc không không vậy. Nên, chớ có tuyệt đối hóa mà thành sai lầm cơ bản.Thân ái.
  11. Daretolead phản biện mạch lạc, có trình tự và kiến thức cơ bản của khoa học hiện đại. Đi đứng vững vàng. Nên cố gắng tranh thủ thời gian viết bài phản biện trực tiếp thuộc nội dung của chủ đề. Đừng bận tâm những ý kiến không đâu, kiến thức thì mông lung. Phí công và mất thời giờ. Thân ái.
  12. Không nên viết, nếu khoa học nhận định ... mà nên viết Nếu Ta/Chúng ta thì hợp lý hơn. Bởi vì khoa học chưa nhận định ý thức là vật chất. Câu này có tính giả định, chứ không phải là mệnh đề khẳng định. Vật chất thì đương nhiên được khẳng định là có tương tác lẫn nhau. Nhưng không có gì phủ nhận rằng các đối tượng phi vật chất - nếu có - là không tương tác với nhau. Khoa học khám phá các quy luật của ý thức ? Tất nhiên, không chỉ của ý thức, mà cả vật chất nữa. Nhưng khoa học chưa kết luận vì thế mà ý thức là vật chất. Không nên viết như vậy. Nên viết cho chính xác hơn. Theo tác giả Thiên sứ thì .....Và trong câu Lý học đông phương với thuyết âm dương ngũ hành không phân biệt ý thức và vật chất .... thì cần xác định như thế này. Trước hết, lý học đông phương trong đó có lý luận âm dương ngũ hành làm cơ sở. Và cả lý học đông phương cũng như lý âm dương ngũ hành đều phân biệt ý thức và vật chất rất rõ ràng, chứ không bao giờ không phân biệt ý thức và vật chất. Có chăng, vì nền tảng của nó tổng quát hơn, sâu sắc hơn, nên nó biểu hiện ở dạng phân âm dương. Nhưng phân âm dương, không có nghĩa là nó không phân biệt ý thức và vật chất. cho nên câu này: Sai ! mà câu này : Đúng !Thân ái.
  13. Lâu quá không vào chủ đề của Daretolead. Bây giờ đã kéo đến hai trang lận ! Nhìn đã thấy choáng, chẳng đọc hết được. Mới đọc sơ sơ vài bài đối thoại cuối. Xin có mấy ý nhỏ thế này: Dare nếu câu hỏi: Ý thức có tương tác với vật chất không ? Có người lại trả lời, đó là câu hỏi thừa, sai ! Tôi không hiểu, sai chỗ nào ? thừa chỗ nào ? Cứ cho rằng ý thức là vật chất đi nữa, thế không hỏi được Vật chất có tương tác được với nhau không ? hay sao ! Hay là lại bảo, đương nhiên, nên câu hỏi thừa ?! Vậy thì, thiếu gì để mà ta phải đặt ra câu hỏi đó. Chẳng hạn. Khi chưa biết bản chất về trường hấp dẫn ! Người ta chẳng phải đã đặt ra câu hỏi, tại sao mặt trăng lại bay quanh trái đất ? Để trả lời câu hỏi này, người ta phải nêu vấn đề, mặt trăng và trái đất có tương tác với nhau không ? và bản chất của lực tương tác này là gì, rồi từ đó mới tìm ra lực hấp dẫn. Đó là câu trả lời mặt trăng và trái đất có tương tác với nhau không ? Cũng đồng thời nhìn nhận luôn, có những hành tinh chỉ bay ngang qua trái đất, chẳng hề bị tác động tý nào. Người xưa sẽ tự nhiên trả lời, mặt trăng và trái đất có tương tác với nhau, nhwung trái đất và hành tinh bay ngang qua kia thì không tương tác ! Thế nhưng ngày nay, câu trả lời chính xác là: Hành tinh kia tương tác với trái đất quá yếu, nên lực hấp dẫn không đủ mạnh để giữ nó bay quanh trái đất. Vậy tại sao câu hỏi đó lại là thừa ? nếu chúng ta đi tìm câu trả lời cho câu hỏi đó, cứ giả sử ý thức là vật chất đi nữa, thì cũng có khi, câu trả lời sẽ là tìm ra bản chất của một loại tương tác nào đó, như một lực mới chẳng hạn. biết đâu đấy. Huống hồ, vật chất và ý thức có phải là một hay không, còn là vấn đề. nếu như ý thức không phải là vật chất. thì câu hỏi lại càng có ý nghĩa ! Cho nên, đó là câu hỏi, không dễ trả lời ! Nay còn có vấn đề được xới lên. ý thức có phải là vật chất không ? Tôi thì cứ thẳng thừng, tréo ngoe mà nói: Ý thức là ý thức, vật chất là vật chất. thế thôi ! nếu có hỏi, vậy thì vật chất là gì, ý thức là gì ? thì kể cả các nhà duy vật cũng tự trả lời được. Như là vật chất là phạm trù khách quan ... bla bla .... gì nữa. thì ý thức cũng vậy, rằng bal bla ... bla ... ý thức là phạm trù chủ quan. vâng, có sao đâu ! Có ai bẻ được, cái gọi là định nghĩa này chăng ? Đấy là lý học tây phương nhé ! Hết sức khoa học nhé ! Nhưng mà, thực ra, mấy cái thứ ấy, là bậy bạ ! Bởi vì sẽ sa vào vấn nạn: Vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau ? thế là các Vị lại tắc tị. Trong khi đông phương trả lời: Dễ ợt ! Thế nên, những tranh luận của Dare rất hay. Có giá trị của phương pháp luận. Một khi phương pháp luận còn mơ hồ, thì làm sao có thể cùng thảo luận được. Thân ái.
  14. Chuẩn !!! ít nhất thì cũng có người học có kiến thức cơ bản. Thân ái.
  15. Anh Thiên sứ thân mến. Anh so sánh xem nhé. với: Thì khác hẳn nhau anh à !Mệnh đề trước thì có nghĩa như một điều kiện để cho một lý thuyết được coi là khoa học. Và với ý nghĩa đó, thì điều đó không thể được khẳng định. Cho nên nó Sai. Và chính vì thế tôi mới tỏ ý nghi ngờ về việc có một nhà khoa học nào đó phát biểu một mệnh đề như thế. Còn mệnh đề sau, khi anh viết - mà tôi cho rằng, đó là mệnh đề do anh phát biểu, bằng vào kiến thức của chính anh, với sự tổng quát hóa và kết luận, anh đưa ra mệnh đề đó. Mệnh đề này khác hẳn về bản chất so với mệnh đề trên. Bây giờ ta đi vào phân tích mệnh đề đó một chút, nhằm hiểu sao cho đúng. Và đó có phải là một khẳng định có tính khoa học hay không. Bản chất nội dung của mệnh đề nằm ở phần: Cái chân lý đã được thừa nhận ấy nó là nền tảng của cái lý thuyết mới !!! Đúng không anh ?! Tôi cho là đúng với ý của anh ! Thế nhưng, nếu đúng như thế thì có gì mà nói nữa. Vì nó hiển nhiên, như người ta muốn xây dựng một lý thuyết nào đó, người ta phải dựa trên nền tảng xác định. Và cái nền tảng xác định đó, nếu không là chân lý thì ai người ta công nhận. Mà muốn công nhận, thì người ta phải đi xác minh cái nền tảng ấy chứ. Ví như Cơ học lượng tử, trên cơ sở giả thuyết lưỡng tính sóng hạt và nguyên lý bất định. Thế thì muốn công nhận nó, người ta phải đi xác minh tính chân lý của các giả thiết ấy. Mà một trong các phương pháp xác minh phổ biến và mạnh nhất chính là thực nghiệm vật lý. Khi đã xác minh được - ít nhiều - thì người ta mới tin được chứ. Và chính quá trình nghiên cứu như thế, vật lý lượng tử đương nhiên được xem là lý thuyết của khoa học. (có nhiều ví dụ như thế lắm) Vậy thì, cái điều anh phát biểu, nó là đương nhiên, mà không phải là nguyên lý. Nó giống như nhận định: Thằng bé mới sinh kia là trẻ con !!! Vậy thôi ! Thân ái.
  16. Anh Thiên Sứ thân mến !Như anh nói, mệnh đề trên là do các nhà khoa học xác định ! Anh có thể dẫn nguồn được không ? Còn như bàn về nội dung của mệnh đề thì để xem nó có hợp lý hay không, anh thử suy nghĩ về vấn đề sau: Cái gọi là những thành tựu trước đó đã coi là chân lý, thì như khẳng định: Không thời gian phẳng, tuyệt đối, và độc lập (không gian và thời gian tách rời nhau một cách tuyệt đối) thời ký trước khi lý thuyết tương đối của Einstein ra đời thì nó đã được xác định như một chân lý. Nhưng sau khi lý thuyết tương đối ra đời thì nó không được công nhận nữa, nghĩa là nó đã bị phủ nhận. Vậy theo mệnh đề mà anh đưa ra thì có nghĩa là lý thuyết tương đối của Einstein không phải là một lý thuyết khoa học ? Rồi trường hợp Vật lý lượng tử với nguyên lý bất định Heidenberg nếu theo khẳng định trên thì cũng sẽ không phải là một lý thuyết khoa học chăng ? Tôi nghĩ, có lẽ không một nhà khoa học thực thụ nào dám phát biểu một mệnh đề như thế đâu anh ! Thân ái.
  17. Với cách khẳng định "chắc như đinh đóng cột" như thế của Bạn Văn Lang. Không hiểu Bạn có thể thay mặt ông Nguyễn Thiếu Dũng bảo vệ các luận điểm của ông ấy trong bài viết của ông ta không ?Nếu Bạn khẳng định là có thể thay mặt ông ta được thì tôi xin phép phản biện luận chứng đó qua vài vấn đề. Còn nếu không, thì tôi sẽ tìm cơ hội phản biện trực tiếp ông ta sau vậy ! Thân ái.
  18. anh hoc tro link lá số lên đi ! Người ta muốn xem số thì hãy xem xem số người ta như thế nào. Chứ bới luận những cái đâu đâu, nghi ngờ người ta, phải tội chết. Thân ái.
  19. Tiểu luận này đã trả lời được phần nào câu hỏi: Tại sao đông phương học không có toán học !
  20. Không phải là tôi cho Trung không hiểu cơ bản về toán, mà là với khái niệm tập hợp, tôi nhận thấy nó như là khái niệm âm dương vậy. Người học rất dể tưởng mình đã hiểu, và rất tự nhiên, cứ học tiếp, học mãi học mãi, lên rất cao. Có thể hiểu được những cấu trúc toán học rất phức tập. Nhưng điều đó không có nghĩa là hiểu sâu sắc được cái khái niệm cơ bản nào đó. Ngay cả tôi cũng vậy, có thể hiểu được khái niệm này, nhưng chắc gì đã hiểu được các khái niệm khác mà có khi với Trung lại rất dễ hiểu. Nếu hiểu được ý của tôi, xin hãy nghiền ngẫm kỹ tại sao anh Thọ lại không định nghĩa hay định dạng thẳng về khái niệm tập hợp sao cho tương thích với lý thuyết của anh ấy. Như tôi đã nói ở trên, hoàn toàn không ngẫu nhiên chút nào !Thân ái.
  21. Chúng ta để ý bài của anh Thọ sẽ thấy anh ấy không hề đưa ra một định nghĩa cho tập hợp cho lý thuyết của anh ấy. Điều này không phải ngẫu nhiên. Mà là vì anh ấy hiểu rõ bản chất của khái niệm tập hợp như ta đã thấy trong toán học hiện đại. Nhưng với nội dung lý thuyết của anh ấy thì anh ấy thấy cần có những ý nghĩa sâu sắc hơn "đằng sau" cái tập hợp ấy. Nhưng anh ấy cũng "không dám" "công phá" thẳng vào hệ thống đó. Cho dù với 20 năm anh ấy nghiền ngẫm cũng thấy khó có thể nào công phá cái nền tảng ấy - do anh ấy hiểu. Và anh ấy đã chọn phương pháp "đi đường vòng" bằng cách xây dựng lý thuyết, rồi từ lý thuyết mà NGỘ ra cái bản chất của những khái niệm nền tảng này. Cho nên, ta nói tập hợp của anh thọ được "định dạng" chứ không nói được định nghĩa, như là một hỗn hợp các phần tử và có cả đối tượng nữa. Nên nhớ đấy không phải là định nghĩa, mà là một dạng nhận thức, hiểu nó là như thế - nên mới nói là Định Dạng. Do tập hợp cũng như khái niệ phần tử toán học là những khái niệm Ngây Thơ. Nên ta hiểu, chứ không định nghĩa được. Thân ái.
  22. Thưa anh Thiên Sứ. Chẳng phải thế. Với tôi, khái niệm về tập hợp của toán học ngày nay đã chẩn lắm rồi. Chẳng thể chuẩn hơn được. Tôi cho rằng, nếu ai đó thấy nó chưa chuẩn, có lẽ vì chưa hiểu được khái niệm cơ bản này mà thôi !Hơn nữa với những định nghĩa mới mà anh vừa nêu, như tôi đã trình bày, Nghịch lý đã giải quyết được đâu. Thân ái.
  23. Tôi xin post nguyên văn phần anh Thọ viết về những gì liên quan đến tập hợp, từ đó có thể hiểu anh ấy đã xem tập hợp là như thế nào ! Từ đây có thể hiểu anh Thọ xem tập hợp là một khái niệm hỗn hợp chứa các phần tử - để nó như là tập hợp toán thông thường - và chứa các đối tượng - nên nó mới xác định tập hợp như là những đối tượng. Vì thế anh ấy mới cho phép sử dụng các phép toán tập hợp như là toán tập hợp nhưng với ý nghĩa sâu sắc hơn. Trên cơ sở đó, anh ấy mới sử dụng các khái niệm khác của toán và vật lý - một dạng kiểu hỗn hợp bigos.Có thể nói, với cách định dạng như thế này, xem ra có vẻ tự nhiên, dễ chấp và rất có tư duy toán học. Các bạn muốn có những định nghĩa về tập hợp toán khác nữa, các bạn hãy thử so sánh với anh Thọ xem. Tôi thấy chưa ai có định nghĩa được như anh Thọ cả. Cho dù vậy, định nghĩa của anh thọ, hay nói cách khác, với cách định dạng như vậy, cũng làm cho toán học không còn là toán học nữa. Mang tính hình thức. Thân ái.
  24. Anh Thiên sứ, Thế Trung và các bạn quan tâm thân mến. Để có thể dễ nắm được vấn đề hơn, chúng ta thiết lập tự điển sau đây. Thái cực <=======> Cái toàn bộ Trùng trùng duyên khởi <======> Vố tận của vô tận Tập hợp – theo ngũ hành <=======> Tập hợp của các phần tử Hợp của các tập hợp tiến đến Thái cực <======> Hợp của tất cả các tập hợp là cái toàn bộ. Thái cực là lớn nhất <========> Cái toàn bộ là lớn nhất. Nhưng do theo cách xác định hợp của các tập hợp là một tập hợp, và định lý 3 nói rằng mọi tập hợp đều tìm được tập hợp lớn hơn nó – có vô tận của cái vô tận. Trong khi thái cực vốn nó là "cái lớn nhất" lại không có cái gì lớn hơn nó nữa. Nhưng tập hợp của cái toàn bộ là cái lớn nhất, trong khi định lý 3 lại khẳng định nó phải tồn tại những tập hợp lớn hơn nó. Thế đấy, cái gọi là nghịch lý Cantor là ở chỗ đó, trong khi nếu xếp đặt theo LHDP với khái niệm thái cực thì không thấy xuất hiện nghịch lý. Do đó, chúng ta cứ tưởng lý học đông phương đã giải quyết được nghịch lý này ??? Thực ra không phải, dù với định nghĩa tập hợp cổ điển hay như với định nghĩa tập hợp mới của Thế Trung, hoặc với định nghĩa tập hợp của anh Thọ đi nữa thì tập hợp được xây dựng trong lý học đông phương thfi định lý 3 vẫn tồn tại. Chỉ bởi vì trong lý học đông phương định lý này không được phát biểu, nên người ta tưởng không có nó. Khi không có định lý 3, đương nhiên cái nội dung gọi là nghịch lý đó sẽ chẳng còn là nghịch lý nữa. Nhưng bây giờ, chúng ta hoàn toàn có thể phát biểu định lý 3 trong lý học đông phương. Một tập hợp bất kỳ đều tìm được một tập hợp lớn hơn nó – duyên khởi trùng trùng. Điểm này càng chắc chắn hơn khi mà chúng ta hiểu rằng: thái cực sinh lưỡng nghi, và ngũ hành đi ra từ thái cực – đổng Trọng Thư. Bởi vậy, theo cách mà mọi người lý giải như trên. Nghịch lý vẫn còn nguyên đó. Thực ra, nghịch lý này, cũng như định lý Godel được lý giải theo lý học đông phương. Nhưng không phải là theo cách trên đâu ! Thân ái.
  25. Chào anh Thiên Sứ và các bạn quan tâm ! Thưa anh Thiên Sứ. Đương nhiên, tính thấy thì không thể thấy được. Mà chỉ có chủ thể xác định Thấy được tính thấy của chủ thể khác ! Tôi cho rằng câu trên nếu đúng là của đức phật thì nó phải nằm trong một nội dung nào đó, và muốn hiểu được nó thì phải đọc toàn bài. chứ câu đó không có tính chất định đề ! Màu xanh thuộc hành thủy ?Việc anh xếp tập hợp theo ngũ hành, đích cũng chỉ là đến cái gọi là thái cực. Nhưng theo ngôn ngữ tập hợp thông thường, nghịch lý trên cũng có đích đến là Cái Toàn Bộ. Mà cái toàn bộ thì là ... cái duy nhất, nên nó ... To nhất. Cái Thái cực của anh, cũng là cái Duy Nhất. Cứ theo sự sắp xếp của anh, tập các con cá màu đỏ nhỏ hơn tập các con cá trong bể, thì ... tiến tới cái duy nhất - thái cực - cũng sẽ là cái To Nhất. Hai bên như nhau. làm sao giải quyết được Nghịch Lý ?. Thân ái.