Đa Lang
Thành viên diễn đàn-
Số nội dung
46 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
3
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Đa Lang
-
1./Sức căng bề mặt, bình khí nén,...là những ví dụ trực quan nhất mà chúng ta gọi là năng lượng tự do. Có 2 trạng thái của thứ năng lượng này: động năng và thế năng. Nhiệt, bức xạ, dòng điện,... suy cho cùng chính là động năng. Để truyền dược năng lượng tự do thì năng lượng liên kết phải mạnh. Ví dụ, bạc dẫn điện rất tốt, nhưng dây vừa dài vừa mảnh như sợi tóc thì thế nào gặp điện dân dụng cũng dễ đứt như dây chì. Chính vì vậy khi muốn khơi mở 1 nguồn năng lượng tự do mạnh nào đó, dễ thấy như hạt nhân, nhất là nhiệt hạch, thì không thể khơi mở bằng năng lượng nhỏ được. Cũng như 1 mình con kiến không thể nào cắn thủng bình gas dày cộm tráng men để kích hoạt vụ nổ. 2./Cái bản lĩnh cơ bản có thể hiểu như sau: không ai dại đi cầm lửa, họ chỉ gắp hoặc lấy vật gì chứa lửa. 3./Vấn đề không đơn giản như bạn nói là không kiểm soát được, mà là chết chùm. Năng lượng càng lớn, ngưỡng giá trị càng cao thì sự cố càng thảm. Bạn có thể tham khảo qua chiến tranh VN khi người ta lấy súng carbin bắn máy bay 4./Diễn dịch cho cố thành các giáo phái, chính phái, cuối cùng thì cũng như ta quen nói: có qua có lại (định luât III Newton cũng là diện này), có nhân có quả (đl I Newton),.... còn kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân là phương án bình thiên hạ mà Khổng Tử nhìn cách ăn ở của người phương Nam mà nghiệm ra. Btw, cảm ơn bạn có hồi đáp nhé. Mình tưởng cả diễn đàn này ghét mình nên bơ mình luôn rồi chứ :lol:
-
Vậy cho mình hỏi về niên đại của hóa thạch và liệu xác chết ban đầu của nó có được ướp xác? Lưu ý là xương có cấu trúc cứng đặc, quá trình tẩm ướp vô cùng khó so với da thịt
-
Suy cho cùng, sức mạnh tinh thần cũng là năng lượng tự do. Những chuyện lạ về giới hạn cơ thể người trong các cuộc kháng chiến là bằng chứng dễ thấy cho vấn đề này. Vấn đề quan trọng là: cái giá phải trả của nó rất đắt, thậm chí là tính mạng hay linh hồn của người dùng. Khi xét đến sự ưu việt của 1 nền văn minh cổ thì cũng cần phải lưu ý: do đâu mà nó chấm dứt. Rõ ràng nền văn minh Việt > 20000 năm có bản lĩnh và đẳng cấp cao hơn rất nhiều so với số nền văn minh "tào lao đến bá đạo" khác. 1 siêu cường như Mỹ qua VN còn phải chịu phép ở đây đấy
-
3 nhóm sinh vật quang hợp điển hình: khuẩn lam, rong tảo, thực vật đều lấy năng lượng từ mặt trời. Và vị trí của mặt trời là ngoài không gian vũ trụ :D Mỏ năng lượng hóa thạch không từ mấy con này thì cũng từ mấy sinh vật yếm khí :lol: Tốc độ xài dầu mỏ của mấy anh "nhân loại" là theo tinh thần "1 đêm đi cướp bằng 3 năm làm". Thành ra cách xài bình thường của anh VN thuộc thiểu số nên bị biến thành "UFO" Đây là những gợi ý của mình. Mấy anh yếm khí chứa nhiều lưu huỳnh, khi hóa thành dầu sẽ là loại dầu "chua" như bên Trung Đông. Tương tự với than đá. trong khi đó hàng của VN lại là troong phân khúc "nhiên liệu hóa thạch tốt nhất thế giới" do chỉ cần chưng phân đoạn và chế hóa, khỏi cần phải lọc bớt mấy nguyên tố bất lợi đó :)
-
-Cái này hoặc hợp kim pha độn, hoặc nhiệt luyện ẩu. Lý do: không ít trống ở VN có niên đại lớn hơn rất nhiều mà nhìn vẫn không mấy hư hại. Vết rỗ trên trống kiểu này không phải do trình độ chế khuôn kém, mà khả năng lớn do ăn mòn của môi trường đối với các tổ chức thiên tích
-
Như mình đã nói, họ đòi thế thì cứ lấy cứ liệu dễ thấy nhất cho họ coi và tập trung nhấn mạnh vào đấy: trống đồng. Tất nhiên sẽ có phần khó hơn 1 chút do có sự lệch nhẹ ngữ âm các thời Cái thứ 2: "chuyên môn sâu" này là ngành, chuyên ngành gì, trong khi hoạt động nghiên cứu này cũng đòi hỏi hiểu biết bao quát đa lĩnh vực (quen gọi là đa khoa đa ngành gì đấy), chứ không thể dừng lại duy nhất ở ngôn ngữ học hay khảo cổ học, ngữ âm học,... Về Phạm Văn Ánh: thế chữ quốc ngữ hiện tại không phải để ghi âm tiếng Việt á. Nếu nó không đủ chính xác ngữ âm cần thiết thì sao ta không chọn ugne thay cho ông nghè, blời thay cho trời,... Nếu không có nguyên lý đọc này thì cơ sở khoa học đâu ra đề mấy giáo sỹ soạn chữ latin cho tiếng việt? Nếu cách của nhà văn KHánh Hoài là tưởng tượng thì phải chỉ rõ tại sao, chí ít là trong phạm vi hiểu của đại chúng. Chê người ta kém chặt chẽ trong khi mình nói ngang sao? Quote
-
Có phải là hòn đá ở gia Lai mà có khắc mấy ký tự Akhar Thra không nhỉ?
-
Thời kháng chiến, những tư duy "rất Việt" đã cứu họ thoát chết trước các công nghệ "hàn lâm" của Mỹ. Và bây giờ, họ lại vùi dập chính thứ đã cứu mình. Làm bài luận nghìn trang nếu muốn chế tên lửa nối tầng hay pháo kéo dây ư? Nếu làm vậy thì "nghiên cứu" xong gặp Bàn cổ luôn nhá (À mà Bàn trong Bàn Cổ với quẻ "Càn" có liên quan không nhỉ :blink: ) Tư duy vật liệu và kết cấu của người Việt ít nhất là đến từ những chiêm nghiệm hay những cái rất quen thuộc, 1 thế giới quan rất đặc trưng của họ, Cơ mà trong đây có vị nào quan tâm đến lĩnh vực vật chất - vận động - năng lượng - thông tin thì mình xin nhờ vị tiên sinh ấy nếu được soạn 1 hê thống kiến thức dịch học sao cho dễ phổ rộng khắp dân chúng như 1 chương trình giáo dục phổ thông. Mình tuy chưa có căn bản mấy về lỉnh vực này nhưng đã nhận thấy tính chất khoa học và lợi ích đáng kể từ nó rồi
-
Tần Thủy Hoàng, sự thống nhất thiên hạ và di sản phương Nam Có thể nói trong cả cuộc đời chinh chiến của Tần Thủy Hoàng chỉ có thứ duy nhất ông ấy không dùng của phương Nam: các giá trị nhân văn. Vì đây là topic về ngôn ngữ nên mình không tính lạm bàn qua các mảng khác, mà sẽ chuyên về chính sách chữ viết của Tần Thủy Hoàng. Chữ viết cũng là 1 phần rất quan trọng của ngôn ngữ. Có thực sự Tần Thủy Hoàng đã lấy chữ Triện của nước Tần? Trước hết, để cho dễ hiểu, hãy xét các chữ Hán phồn thể. Nó là từ tiểu triện ra đấy. Xét chữ "giang"(âm Nôm là k'sông, con sông). Liệu đó chỉ là hình thanh kiểu bộ thủy âm như chữ "công"? Hãy nhìn lên bản đồ đi, sông Dương Tử ấy, và cả sông Hán nữa, vì nó là sông nhánh phụ lớn nhất của sông Dương Tử mà. Sau đó hãy vẽ lại cho thẳng thớm hình ảnh con sông ấy nhé. Là chữ "công" phải không nào? Cũng như chữ hiến (con hến) bộ công, âm như chữ "kiến", chữ kiến như biến dạng của hình con hến hé vỏ; chữ lâu (con sâu) gồm bộ trùng, âm như chữ lâu (chữ lâu mà nửa bên phải của lâu trong lâu đài ấy), nhìn hình chữ thấy 1 đoạn có ngấn có tua như thân thể con sâu,... Đấy chỉ là vài ví dụ trong ít nhất gần cả nghìn chữ mình để ý nhận ra. Như vậy, trong "Lục thư" của chữ vuông phải đồng thời tồn tại tối thiểu 2 nhóm: nhóm hình (tượng hình, chỉ sự, hội ý) và âm (hình thanh/hài thanh) hoặc là nhóm hình thuần chứ không bao giờ hình thanh hài thanh được tồn tại đơn phương. Nhưng trong các di chỉ khảo cổ bên Trung Quốc thì không hề như họ nói. Phần lớn các văn tự họ kiếm được đều vi phạm quy tắc này trong khi các di chỉ ở đất Bách Việt, đặc biệt là Hồ - Quảng trở vào Nam lại tuân thủ khá nghiêm ngặt, các dân tộc càng gần với người Việt lại càng tuân thủ nghiêm ngặt điều này. Hầu hết chữ viết phương Nam trong các di chỉ cổ đại đều có tính chất hệ thống, chân phương, vừa dính liền (thể hiện đúng hình ảnh đối tượng) nhưng cũng vừa tách bạch (chiết tự được). Mình chỉ hỏi đơn giản: 1 cư dân thưa thớt như phương Bắc, săn hái của nhà nông mà sống như Hiên Viên tộc của Hoàng đế hay chăn nuôi cướp phá rày đây mai đó như Mông Cổ thì liệu có thể có đủ thời gian để chiêm nghiệm, sáng tạo ra những con chữ đặc biệt thế này. Còn nước Tần dương thời cái ăn lo chưa xong thì ai thèm để tâm chuyện văn tự 1 cách thấu đáo hàn lâm như vậy. Chữ vuông chỉ có thể là món quà của hòa bình, là tinh hoa của lối sống rất "phương Nam": an cư lạc nghiệp. Nó cũng chỉ có thể đến từ những hạng người quân tử, ôn hòa, từ cái phương Nam mà xưa kia Khổng Tử luôn ngưỡng mộ và lấy làm gương mẫu: khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo, Nam phương chi cường dã, quân tử ư chi. Nói vậy chứ sao chữ cái khoa đẩu lại hình thành, khi mà đã có những văn tự chặt chẽ thế kia? Mình chỉ hỏi lại: các bạn có muốn lời ăn tiếng nói của mình bị gò bó không đáng chỉ vì mấy con chữ kia không? Gặp điều mới lạ các bạn ghi nhận cách gì? Khi truyền bản tin đi xa liệu bạn có thể truyền bằng chữ tượng hình không, liệu mấy ám hiệu như pháo sáng có đủ biểu đạt không? Trong tất cả chữ cái mình biết tới giờ, mình chưa từng gặp thứ chữ nào lạ như chữ cái khoa đẩu. Nó viết còn nhanh hơn chữ Latin nhiều lần mà nét chữ vẫn chân phương, rõ ràng, không bị hiện tượng nguệch ngoạc bừa bãi. Mình nghĩ nhà văn Khánh Hoài không hơi đâu rảnh rỗi dìm hàng người Thái như 1 bình luận trên trang của Phan Anh Dũng hiểu lầm cả. Thời Đế Minh chỉ mới phân đôi Nam Bắc, giao đất hương hỏa cho ông em (là Kinh Dương Vương đất Lĩnh trở vào Nam ấy), chứ còn chưa rõ ràng ranh giới Việt - Hoa. mãi đến Bắc thuộc thì mới phân hóa Việt - Thái rồi Kinh,Mường với Tày, Thái như bây giờ. Còn các bạn người Thái phủ nhận điều đó mà cứ nhận mình từ núi Altai thì có thể xem link này: https://leminhkhaiviet.wordpress.com/2013/10/25/sujit-wongthes-cac-hoc-gia-cong-hoa-nhan-dan-trung-hoa-va-van-de-nguon-goc-thaitai/ Bên cạnh đó, mình cũng sẽ hỏi thêm, nếu thực sự các bạn là "phương Bắc" đến vậy, thế tại sao trật tự ngữ pháp của các bạn xuôi hoàn toàn trùng với ngữ pháp của 1 cư dân rặt "phương Nam" như người Việt mà không 1 chút dấu tích nào ngược ngạo như tiếng Nhật, Hàn, Mông, Thổ,... hay chí ít là lật ngược nửa mùa như tiếng Hoa? Và trong cái ngọn núi phương Bắc ấy, có dân tộc nào ngôn ngữ có thanh như các bạn, hay chí ít là phân âm cao - thấp (cao thấp khác với trọng âm nhé). Trong khi ngay tại phương Nam này thì không thiếu gì dân tộc bản địa tiếng nói có thanh hay phân âm cao thấp?
-
Cách nhà văn Khánh Hoài thì cơ bản là đúng, không có gi bàn thêm. Đó là đối với những người không nô học, ngu học và không lười suy nghĩ. Hơn nữa cũng cần phương án tổng quát để giải uyết các vấn đề hỏa mù. Trích từ bài của Phan Anh Dũng (không tính trích phần khác vì đọc thấy nhiều cái có vẻ...xằng) "Tôi không rành chữ Thái lắm, mà văn bản lại viết kiểu chữ Thái cổ không có dấu thanh rất khó đọc, nhưng cũng đọc loáng thoáng được dòng đầu là : “Khải Định pét pi chang bươn một cảu mự” – Tiếng Thái thì pét là 8, cảu là 9 (tức là bát và cửu của Hán ngữ, về hệ đếm thì tiếng Thái-Kadai giống Hán-Tạng) – Pi là năm (niên kỷ). - Bươn là tháng. Chang bươn hình như là tháng giêng (có lẽ người Thái mượn chữ “giêng” của tiếng Việt tức chữ chính/chánh “正” của tiếng Hán, rồi phiên ra “chang” ?) – Một là số 1 của tiếng Việt (người Thái cũng hay xài lẫn cả tiếng Việt ) – Mự là ngày. Vậy câu trên có lẽ là : “Năm Khải Định thứ 8, tháng giêng, ngày 19″" Link:http://fanzung.com/?p=2298 Chứng minh niên đại và chứng minh sức sống, 2 việc này tuy rất mật thiết nhưng cũng ít nhiều rạch ròi. Xét qua các bằng chứng thì có cái trống đồng là dễ hiểu nhất với đa số trong dân chúng, nhất là mấy bạn trẻ. Đó là bằng chứng trực tiếp nhất, xa xưa nhất về bảng chữ cái khoa đẩu mà mình biết. Còn những phát hiện bên Quảng Tây thì lại gián tiếp hơn, cùng lắm là chứng minh 1 vấn đề liên quan trước đó là thời kỳ tượng hình. Trong thời buổi khó như giờ (văn tự của mình thời chữ tượng hình bị Trung Quốc "xưng chủ quyền", chữ cái Khoa đẩu bị Ấn Độ "xưng chủ quyền", toàn 2 anh đông dân nhất thế giới :lol: ) thì bên cạnh chứng minh chặt chẽ như nhà văn Khánh Hoài, thì chứng minh dễ hiểu nhất cũng là rất quan trọng. Tác dụng tối thiểu là mở rộng số người nắm bắt chân tướng vấn đề. Chứ chẳng lẽ để những người hiểu chuyện dần ra đi hết vì lý do tuổi thọ, còn những bạn trẻ thì mò mẫm tất cả?
-
Tới giờ mình vẫn ngạc nhiên: tại sao trong các bằng chứng mà nhà văn Khánh Hoài đưa ra, thì mình lại không thấy bất kỳ bài viết nào nhấn mạnh mấy con chữ trên trống đồng? Và con chữ trên trống đồng dịch ra là thế nào
-
Mình hồi trước do sở thích cá nhân có tìm hiểu qua vấn đề chữ viết. Dựa vào kinh nghiệm quan sát chữ viết của riêng mình, thì xin khẳng định chữ viết này và chữ khoa đẩu chẳng qua chỉ là...khác font chữ, giống như nét chữ khi in với khi viết, khi nguệch ngoạc với khi nắn nót, khi cách điệu với khi viết quy chuẩn. Nét chữ của nhà văn Khánh Hoài hoặc mấy lang đạo thuộc kối viết "chuẩn", còn cái trong hang là lối viết nào khác nhưng chung quy vẫn là chữ khoa đẩu. Người chăm có xài mấy hệ chữ, trong đó phổ biến nhất là Akhar thrah, mình cũng xem qua vài hệ khác của họ nhưng không thấy cái nào giống mấy chữ trong hang cả. Mấy chữ trong hang chỉ có khả năng lớn nhất ở 2 trong các dòng Bách Việt cổ: Việt (mà về sau phân hóa phần lớn thành Việt - Mường), Thái (phần lớn về sau phân thành Tày - Thái - Lào,...) Về gốc gác chữ Thái Việt và phần lớn chữ cái Lào - Thái Lan, thì phán nó gốc từ hệ chữ Ấn Độ sau thời kỳ văn tự Brahmi là "truy nguyên nửa vời". Sự kế thừa giữa Brahmi với các văn tự sau đó (nếu có) rất không rõ ràng, trong khi đó nếu so với chữ khoa đẩu thì sẽ thấy khá rõ hoặc rất rõ. Ví dụ: অসমীয়া (Ôxômiya), viết "Ô xô mi da" lối khoa đẩu thì sẽ thấy chúng giống nhau đến thế nào. Còn chữ Brahmi vốn cứng cồng và rời rạc, khả năng có liên hệ với chữ oxomiya trên rất thấp, dù có viết theo lối văn tự Ấn Độ nào đi nữa. Như vậy theo suy đoán của mình thì Brahmi thật ra không phát triển thành các bộ chữ viết sau này bên Ấn, mà là chữ khoa đẩu
-
Ấy, mình ghi lộn, là không giống nhau nhiều chứ Còn về đồng trụ thì lại càng khó hiểu, người Hán đương thời mình không biết có phong tục này. Vậy có phải Mã Viện tuy là đàn áp hai bà Trưng nhưng ổng chưa chắc là người Hán (nếu cột đồng có thật)? Với lại thời mã Viện chữ viết bên Trung Quốc chưa định hình như sau này, nên theo mình khả năng lớn là có "vấn đề về chính tả". Ví dụ nếu bạn bỏ 2 nét phết phẩy 2 bên chữ giao thì ra chữ gì chắc ai dùng nhiều chữ Hán khắc biết. Giao Chỉ <-> Văn Địa <-> đất Văn (Văn gì thì chắc ai cũng biết tên nước mình thời cổ đại). Theo mình nghĩ "đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt" khả năng lớn chỉ 1 vùng đất nào đó được gọi bằng chữ "Động" ở khoảng biên giới nước mình mà khi "chặt" nó khỏi nước mình, hoặc đánh tan thế phòng ngự ở đấy rồi thì nước mình khó giữ thế bền vững và dễ diệt hơn. Phải chăng là đúc kết của Mã Viện về cách "trị" người Việt sau trận thắng Hai Bà Trưng?
-
Cho mình hỏi điều không liên quan lắm: với khái niệm "Động" này thì hồ Động Đình có thuộc diện tương tự hay không, vì xét qua địa hình thì nó không có vẻ giống hang động mấy Cái nữa là chữ "kẻ", theo mình nghĩ có lẽ là từ chỉ 1 vùng đất của người Việt cổ, có sắc thái nghiêng về thành thị, đô thị. Người Hán về sau mượn chữ này thông qua chữ "đô" (都), trong chữ "đô" có chữ giả (âm Hán)= kẻ (âm Việt). Mình cũng không hiểu lẽ nào họ lại đọc là "đô", còn chữ giả (赭) thì chính xác âm Việt của nó là "đỏ". Đây là trường hợp khó hiểu, vì mình thử viết âm ra lối chữ Khoa đẩu, nhưng không thấy mặt chữ khác nhau nhiều
-
ÔI, hèn gì hồi trước mình đi học có đề cập đến vụ này là hầu hết bị người ta phủi tay như đang nói nhảm Còn mảng chữ tượng hình thì mình thấy nhất thiết nên nghiên cứu thêm như 1 mảng vấn đề riêng (mình không muốn gọi là chữ Hán vì như vậy chẳng khác nào vén sạch tài sản chung của nhiều dân tộc cho 1 bên). Bởi vì số chữ tượng hình có từ thuần Việt tương ứng cả âm lẫn nghĩa nhiều quá: trì=chờ, đãi=đợi, thô=to, lũ-lụa, giá=gá, cự=bự, bao=bọc, canh=cày, cúc=cuốc, bạc=bè, mãnh=mảng,... , gần như không thể là ngẫu nhiên như "Chào" với "ciao" nữa, mà ắt hẳn có mối quan hệ đặc biệt. Chuyện chữ Khoa đẩu căn bản là thành công bước đầu rồi. Bước kế sẽ là dẹp bỏ thói quen cứ "thấy giống Trung Quốc là phán từ Trung Quốc". Mình hồi học phổ thông rất điên vụ người ta tuyên bố chủ quyền Trung Quốc cho mấy từ thuần Việt, nhưng không làm gì được. Đi đâu cũng chủ yếu thấy thể loại "nước lớn luôn là cái nôi" không à, khổ lắm. Ví dụ như mấy từ đơn thuần Việt chỉ về nông nghiệp và đường thủy, không từ Việt ra thì chắc chắn cũng không từ Hán ra. Bên Hiên Viên Hoàng Đế biết nông nghiệp là cái gì đâu mà chế được mấy từ đó. Đi đâu cũng thấy cây người trồng sẵn, vật người nuôi sẵn mà xài, rồi nói là trời cho. Nam không chứa Bắc không dung, bị đuổi đánh chết gần hết đến khi Thần Nông với Long Vương thương tình, chia cho đất sống, dạy nghề ngư nông. Cuối cùng lấy oán báo ơn mà thiên hạ đại loạn, con ngựa chết trương. Đánh nhau giỏi dở sao chưa biết, được quá 3 đời sử vong theo, đến nỗi sứ Việt Thường tặng cho bộ sử mai rùa mới nhớ lại chuyện trời đất cha ông thì xác định rồi đó
-
Wào, thấy bạn khẳng định chắc chắn thế thì mình yên tâm mảng chữ khoa đẩu rồi, bởi vì mình từ lâu đã tin và sử dụng chữ khoa đẩu trong các ghi chép cá nhân bấy lâu nay. Giờ chắc chỉ còn chờ bạn xác nhận tính đúng sai, đủ thiếu về vấn đề những con chữ tượng hình kia thôi :)
-
Ừm, đúng là phần này ý của mình bất ổn thật. Còn sự tồn tại của chữ tượng hình kèm theo chữ Khoa đẩu thì mình vẫn cảm thấy khả năng ấy rất lớn, vì có 1 lượng lớn các chữ ấy đều có từ đơn thuần Việt tương ứng về ngữ nghĩa và tương đồng về ngữ âm. Nếu là 1 người bình thường, không dễ ai đi biến ngược 1 từ ngữ có con chữ tiện lợi, khoa học như chữ khoa đẩu ("tự") về là chữ tượng hình ("văn") cả. Còn chữ khoa đẩu và chữ tượng hình có liên hệ tiến hóa thế nào, mình chưa liên hệ gì thêm được, bên cạnh vì hình dạng khó liên tưởng, thì đặc biệt ở phụ âm bảng chữ này có ít nhiều đặc điểm gần giống với tín hiệu nhị phân. Với lại, từ 1 nền văn minh phương Nam phát triển đầy những cơ sở vũng chắc thế này, trải qua các biến cố lịch sử thì chỉ còn dòng "Thái" (1 dòng lớn trong khối Bách Việt) là còn lưu giữ và sử dụng (khoa đẩu) "tự", còn 2 dòng lớn "Hoa" và "Việt" vì sao chỉ còn lưu giữ nửa bên "văn" (chữ tượng hình) thì mình chưa rõ lắm, là do sự phức tạp về cư dân cần đến 1 công cụ vượt qua khoảng cách tiếng nói chăng? Với các bằng chứng khỏa cổ rộng rãi về dấu tích nền văn minh Văn Lang, thì có thể thấy chữ viết dạng "văn" hay "tự" đều là cần thiết. Tuy không có phương tiện giao thông hiện đai như ngày nay nhưng sự phát triển về giao thông ở người Văn Lang là chắc chắn ít nhiều. Điều này cũng có phần đảm bảo cho khoảng cách giữa các ngôn ngữ không quá xa, mà nếu xa thì cũng "quen tai dễ đoán". Khi này "tự" (chữ Khoa đẩu) phát huy tác dụng. điều này có thể thấy ở các cư dân gần những nguồn nước lớn như sông lớn, biển,... Ngược lại, vùng núi tuy chưa chắc lớn bằng, nhưng điều kiện giao thông bất lợi thấy rõ, như vậy sự cô lập về giao tiếp sẽ lớn hơn. Khi ấy, "văn" (chữ tượng hình) sẽ phát huy tác dụng. Bản thân việc sử dụng đồng thời chữ phát âm lẫn tượng hình thì chí ít trên thế giới có tiếng Nhật. Ngoài ra, việc sử dụng kết hợp cả "văn" lẫn "tự" sẽ đem lại tính chặt chẽ cao hơn cho ngôn ngữ viết, mà vẫn đảm bảo tính linh hoạt cho ngôn ngữ, 2 điều này vốn hết sức quan trọng cho các nền văn minh đã phát triển phức tạp như Văn Lang. Trở lại với vấn đề phản biện chữ Việt cổ. Thực chất mình cũng ... không tính phản biện gì vụ này cả (chấp nhận như tiên đề lâu rồi). Có điều mình nhận được 2 luồng thông tin, nghe có vẻ xung đột nhưng mình lại thấy bổ sung cho nhau như 2 nửa không thể tách rời vậy. Ở giáo sư Hoàng Tuấn (trong cuốn "Văn minh Lạc Việt") và hòa thượng Viên Như (trong cuốn "Người Việt - chủ nhân của Kinh dịch và chữ vuông") đều có đề cập khá rõ rãng về "chủ quyền" của người Việt đối với mấy con chữ tượng hình mà nay hay gọi là chữ Hán. Mình cũng ít nhiều cảm nhận được điều này trước khi mua đọc sách của họ, có điều lúc đó nói mấy ai tin, nên về sau rất mừng khi mua được những sách này. Còn 2 cuốn sách nổi tiếng của Giáo sư Lê Trọng Khánh và nhà văn Khánh Hoài thì tiếc quá, khi có dịp mua thì sách đã bán hết cả rồi. Về bằng chứng có kết hợp suy luận để chứng minh cho chữ Khoa đẩu thì ít nhất là dòng chữ trên trống đồng Lũng Cú. Chắc chắn nó không trễ đến thế kỷ 9,10 như học giả An Chi bắt bẻ. Về suy luận thì hầu hết giống nhau: người Thái có nhu cầu xử lý thông tin ít hơn người Việt nhiều lại có chữ, chẳng lẽ người việt không có. Về sự liên hệ chữ thái với chữ viết Ấn Độ thì... mình nhớ không lầm là văn minh người Việt cổ phía tây ít nhất tới bang Assam (nay thuộc Ấn Độ) cơ, chứ đâu phải doi đất phía đông không. "Khoa đẩu" theo mình có lẽ là danh xưng không chính xác của người Hán đối với các hệ chữ viết phương Nam. chứ hệ chữ viết phương Nam thì theo mình có hai loại: loại tượng hình, có tính chất thiên về hình vẽ, gọi là "văn" (vì nó có nhiều điểm gần giống những đường vằn các trong hình xăm ngày xưa), còn chữ cái là "tự" (tự là âm Hán, chữ là âm Việt).Nếu bạn lấy viết từ "chữ" theo lối khoa đẩu thì hình thể nó với "tự" chữ tượng hình rất giống nhau, mà mình ngờ rằng bộ "miên" là bắt chước giống chữ ch âm thấp, còn chữ "tử" là bắt chước giống ký tự mai cư (tức chữ ư). Kết hợp giữa các văn bản tượng hình và các văn bản người Thái còn giữ, có thể thấy: ở chữ tượng hình ta viết dọc như tiếng Hoa, Nhật bây giờ, còn ở người Thái thì viết như cuốn sổ. 2 cách viết này khi kết hợp với nhau sẽ gần như dạng gần giống như khi gõ dòng chữ la tinh vào 1 văn bản tiếng Nhật/Hoa đang ghi dọc vậy Cũng từ đây có thể giải mã: cách ghi "ngược" cảu người Hoa thực ra vốn là cách ghi sổ của người việt cổ. Mình không có ý dùng mấy con chữ tượng hình mà phản bác công trình nghiên cứu đáng quý này của nhà văn Khánh Hoài, chỉ mong các nhân vật có chuyên môn học thuật xem xét thêm những di sản của người Việt cổ mà nay đã bị biến thành "của người ta". Cũng giống như bảng chữ khoa đẩu này vậy. Thời Việt Minh lúc đang xóa mù chữ cho các đồng bào Thái, có mấy ai ngờ được ấy là chữ Việt cổ đâu. Mãi sau này nhờ các công trình quan trọng của giáo sư Lê Trọng Khánh và nhà văn Khánh Hoài người ta mới biết ra. cho nên rất mong mọi người xem xét thêm mảng tượng hình này, còn mảng chữ cái thì các nghiên cứu cơ bản đã hoàn thiện rồi
-
Haha, tài liệu quan trọng thế này mà giờ mới gặp. Trong ấy còn có ghi các tình tiết liên quan nào khác về chữ khoa đầu không bạn? Nếu có thì nhờ bạn đăng lên cho mọi người cùng ngâm cứu (Thầy Thiên Sứ năm nay đã gần 70 tuổi, nên vài lời để bạn dễ xưng hô)
-
Cái này chỉ là đoán mòn của mình dựa trên vốn chữ tượng hình việt cổ mình biết thôi nhé, có gì nhờ bạn chỉnh giùm: Khái=nhai(街)=thành phố Lõng=lũng(隴,壟)=làng (nghĩa cổ?) Xấn xổ=tấn thổ?(迅吐) Đìa =điền(田)=ruộng Bệt -> bệch=mạc(羃,幕)=nhà (nghĩa phương ngữ?) Tất nhiên mình ghi đoán trên nghĩa cổ, nên có thể rất khác tiếng Hoa bây giờ
-
Mình trước có ngại vì quan điểm này rất dễ ăn bom, nhưng suy xét mãi thì chỉ có khả năng lớn nhất: Việt - Hoa vốn chỉ là 1 mà thôi, sau này mới tách tùm lum. Cần lật lại chuyện Kinh Dương Vương. Sự tách biệt có lẽ chủ yếu đến từ thời này trở đi. Người Hoa có xu hướng chơi thân với các dân tộc phương Bắc nên ngôn ngữ có xu hướng thiên về phương bắc hơn (ngữ pháp ngược). Còn mình ăn ở với các dân tộc phương Nam là chủ yếu nên ngôn ngữ có xu hướng giống phương nam hơn (ngữ pháp xuôi). Ngay trong tiếng Hoa cũng thể hiện khá rõ: Bạch thoại Quảng Đông có xu hướng nghiêng về ngữ pháp xuôi hơn, mặc dù cơ sở vẫn là ngược. Còn Bắc phương thoại / Quan thoại có xu hướng ngược lại. Ví dụ dễ thấy: "Ngôn ngữ". Hiện chỉ có tiếng bắc Kinh ghi ngược thành "ngữ ngôn". Chứ tiếng Việt với tiếng Nhật (tiếng Nhật thuần túy ngữ pháp lật ngược hoàn toàn so với phương Nam nhé, chứ không ngược nửa phần như tiếng Hoa đâu) đều xài "ngôn ngữ" cả. Các tài liệu tiếng Quảng Đông sau này do ảnh hưởng từ chính sách "Phổ thông hóa" từ đại lục nên mới ghi lại thành "ngữ ngôn" thôi. Sai lầm lớn nhất của phần đông giới sử học là cho rằng mình triều cống Trung Quốc nên mới chọn Nho học. Thực ra đối với người Việt và người Quảng Đông xưa, tiếng Việt và Bạch thoại như cặp bài trùng vậy. tuy có khu biệt về văn - từ phong, nhưng vẫn hiểu được nhau tối thiểu (lật ngược chữ lại). Khó khăn lớn nhất (cũng gần như duy nhất khi học) của học trò Việt xưa là các sách "thánh hiền". Phần lớn các sách này đã bị Tần Thủy Hoàng hủy nên chủ yếu chỉ có các nhà hậu nho ghi lại. Mà với tình cảnh như triều Hán (Tây -> Đông Hán) thì trình độ ngôn ngữ của các vị lão nho ấy rất đáng ngờ (mấy từ dùng theo quán tính phương bắc thì thôi khỏi nói, nhưng việc chèn hư từ bừa bãi ít nhiều thể hiện hoặc kém học, kém hàn lâm, hoặc chính người chép lại có quá nhiều chần chừ để ghi 1 cách rõ ràng). Mình cũng đọc thử "Cửu chương toán thuật" (thời Đông Hán) rồi, văn phong rất rõ ràng, không lắt léo, tối nghĩa, lạm dụng hư từ như các sách "thánh hiền" thường thấy (Bạch thoại ở miền Bắc Trung quốc từ thời Tống trở đi mới xuất hiện nhiều dần nhé). Chứ thứ tiếng Hoa tượng đối rõ ràng như tiếng Quảng Đông số người biết, thậm chí biết viết rất nhiều. Các dân tộc thiểu số biết hà rầm (vào khoảng thời gian mới giải phóng trở về trước, tiếng Việt vẫn chưa thực sự phổ biến trong cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc, mà là tiếng Quảng Đông) thì sao dân tộc lắm việc giải quyết như người Kinh lại không biết được chứ. Trở lại với chữ Việt cổ, thì mình thấy chữ Khoa đẩu (nay người Thái Việt Nam xài, các ngôn ngữ Lào, Thái Lan, Assam,... là các biến thể khá gần) và chữ tượng hình luôn được xài kèm nhau, tùy vào mục đích (kiểu gần như cách của Bác Hồ ấy: Viết cái gì, viết cho ai, viết để làm gì, viết như thế nào,...). Lấy ngắn nuôi dài, dùng chữ khoa đẩu học chữ tượng hình là lợi thế lớn, đảm bảo cho nền tảng dân trí và trình độ sản xuất của Văn Lang sau này. Lý do về sau đến thời phong kiến tự chủ mình không dùng chiêu "phiên âm" này nữa (dù anh em khá thân với người Thái) là thế nào thì mình chắc cần tìm hiểu thêm, vì nó nghịch với truyền thống "học hành có căn cơ" của người Việt từ bao đời nay
-
Nhờ bạn Thiên Sứ cái vụ này. Mình phát hiện có 1 số lượng rất lớn các chữ Hán có đồng thời cả quan hệ ngữ âm, ngữ nghĩa và văn hóa với từ thuần Việt, chi tiết trong link này (có 1 số chữ mình đoán sai nhưng chưa kịp sửa): https://mega.co.nz/#F!URhThQgK!gyjOCyQs0gpN3J1jm_Eqhw Đại loại, mình thấy trong con chữ Hán nào cũng hoàn toàn có 1 âm Việt (chứ không phải âm Hán Việt nhé). Theo suy đoán của mình, ngày xưa người ta dùng đồng thời cả chữ phát âm lẫn chữ tượng hình. Lý do rất đơn giản: nước mình xưa giờ đều đa dân tộc. Chưa kể cách biệt giữa các phương ngữ ngày xưa khá xa so với bây giờ. Ngoài ra cả 2 thứ chữ đều có ưu ngược điểm riêng, phải kết hợp cả 2 thì may ra mới đáp ứng được yêu cầu gắt gao của người Việt về sự trong sáng ngôn ngữ (rõ ràng, tách bạch, không lẫn lộn các chữ/từ). Sự phức tạp gần như hàng đấu về ngữ âm của tiếng Việt so với các ngôn ngữ trong khu vực mình từng xem qua cũng không nằm ngoài lý do này.