Thiên Luân

Chùm Ảnh: Cận Cảnh Trống Đồng Đông Sơn Vừa Phát Hiện Ở Timor Leste

4 bài viết trong chủ đề này

Chùm ảnh: Cận cảnh trống đồng Đông Sơn vừa phát hiện ở Timor Leste

 

Theo phóng viên TTXVN từ Timor Leste, quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á này vừa có phát hiện khảo cổ đáng chú ý khi tìm thấy một chiếc trống đồng Đông Sơn còn khá nguyên vẹn.

Chiếc trống đồng với đường kính 1,03m, cao 78cm, nặng 80kg này được phát hiện tình cờ tại một địa điểm xây dựng ở Baucau, thành phố lớn thứ hai của Timor Leste, vào cuối năm ngoái.

Tuy nhiên, thông tin chính thức mới chỉ được công bố cuối tháng 11 vừa qua, sau khi các nhà nghiên cứu có những đánh giá sơ bộ.

Trong-dong-Dong-Son-Timor-Leste-01.jpg

red.png
Nhà khảo cổ Nuno Vasco Oliveira giới thiệu về phát hiện đáng chú ý này. (Ảnh: Trung Sơn/Vietnam+)

Theo nhà khảo cổ Nuno Vasco Oliveira thuộc Ủy ban Văn hóa Nghệ thuật thuộc Chính phủ Timor Leste, người đã bỏ nhiều công sức vào công trình nghiên cứu này, có thể khẳng định 99,99% đây là trống đồng Đông Sơn, vốn là một biểu tượng cho văn hóa Đông Sơn (700TCN-100) của người Việt cổ.

Đây không phải lần đầu tiên trống đồng Đông Sơn được phát hiện tại Timor Leste. Tuy nhiên, hai lần trước đây chỉ có phần mặt trống và hư hại nhiều, trong khi chiếc trống đồng được phát hiện lần này ở nguyên trạng khá tốt.

Trong-dong-Dong-Son-Timor-Leste-02.jpg

Hình ảnh chiếc trống đồng Đông Sơn đang được lưu giữ, bảo quản tại Ủy ban Văn hóa Nghệ thuật Timor Leste. (Ảnh: Trung Sơn/Vietnam+)

Nhà khảo cổ Oliveira đánh giá đây là một trong những chiếc trống đồng Đông Sơn còn nguyên vẹn nhất được tìm thấy ở Đông Nam Á.

Theo quan sát của phóng viên TTXVN, trên mặt chiếc trống vừa được phát hiện có 4 khối tượng cóc trong khi giữa mặt trống là ngôi sao 12 cánh.

Trong-dong-Dong-Son-Timor-Leste-03.jpg

Hình ngôi sao 12 cánh trên mặt trống, có thể tượng trưng cho 12 tháng trong năm. (Ảnh: Trung Sơn/Vietnam+)

Do công tác phục chế mới được tiến hành không lâu, nhiều họa tiết ở mặt trống và thân trống chưa được làm rõ.

Như vậy, chiếc trống đồng này nhiều khả năng thuộc nhóm C (phân loại theo sự phân bố của những hình khắc và hoa văn trên trống).

Hiện chiếc trống đồng này đang được bảo quản tại Ủy ban Văn hóa Nghệ thuật Timor Leste. Những công tác tiếp theo được dự kiến tiến hành từ đầu năm tới là tiếp tục phục chế, mở rộng tìm kiếm, khảo cổ ở khu vực xung quanh địa điểm tìm thấy trống đồng; gửi mẫu phẩm tới Pháp để đánh giá chính xác về chất liệu và niên đại (theo các chuyên gia ở Timor Leste, chiếc trống đồng Đông Sơn này có niên đại ít nhất 2.000 năm).

Trong-dong-Dong-Son-Timor-Leste-04.jpg

Một trong 4 khối tượng cóc trên mặt trống. (Ảnh: Trung Sơn/Vietnam+)

Đây sẽ là một hiện vật trưng bày tiêu biểu tại Bảo tàng Quốc gia Timor Leste đang được xây dựng. Ông Oliveira nhấn mạnh phát hiện này mang ý nghĩa rất lớn với Timor Leste, một quốc gia còn non trẻ.

Trước đó, các nhà khảo cổ từng tìm thấy nhiều hoa văn, họa tiết, hình khắc trên đá tương tự như trên trống đồng Đông Sơn ở các tỉnh phía Đông nước này.

Trong-dong-Dong-Son-Timor-Leste-05.jpg

Mặt trống. (Ảnh: Trung Sơn/Vietnam+)

Việc phát hiện trống đồng Đông Sơn càng khẳng định rõ nét hơn về sự hiện diện từ hàng nghìn năm trước của văn hóa Đông Sơn tại đây.

Thông qua những nghiên cứu, lịch sử mảnh đất này sẽ được hiểu rõ hơn đồng thời cũng cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về văn hóa thời cổ ở khu vực Đông Nam Á.

Trong-dong-Dong-Son-Timor-Leste-06.jpg

Thân trống được tái hiện bằng công nghệ đồ họa. (Ảnh: Trung Sơn/Vietnam+)

Ông Oliveira cũng bày tỏ hy vọng sẽ có thể cùng các chuyên gia khảo cổ Việt Nam chia sẻ thông tin, nghiên cứu về chiếc trống đồng này.

Trống đồng Đông Sơn là một loại trống tiêu biểu cho văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ, thường có kích thước đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hòa thể hiện trình độ cao về kỹ năng và nghệ thuật, hoa văn phong phú miêu tả sinh hoạt con người thời đại đó.

Trong-dong-Dong-Son-Timor-Leste-07.jpg

Công tác phục chế. (Ảnh: Trung Sơn/Vietnam+)

Theo VIETNAM PLUS

 

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

-Cái này hoặc hợp kim pha độn, hoặc nhiệt luyện ẩu. Lý do: không ít trống ở VN có niên đại lớn hơn rất nhiều mà nhìn vẫn không mấy hư hại. Vết rỗ trên trống kiểu này không phải do trình độ chế khuôn kém, mà khả năng lớn do ăn mòn của môi trường đối với các tổ chức thiên tích

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phát hiện ở bên ấy mà vẫn gọi là Đông Sơn ạ?

Gọi là trống Đông Sơn, cho dù phát hiện ở Paris, là vì nó được phân loại thuộc dòng Đông Sơn về cấu tạo chất liệu, kiểu dáng và các họa tiết chung. Sự phân loại này không lệ thuộc vào vị trí phát hiện.

 

 

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay