-
Số nội dung
407 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Kim Cương
-
Khi biết một hai chữ thì còn là con người dễ chịu, khi viết được một hai chương thì bỗng dưng trở thành người hết bình thường, đây là một căn bệnh.
-
Tại gia không phải là chuyên tu, lại gặp môi trường ngoại đạo, chẳng ai có được lập trường vững chắc, thường bị kiến giải sai lầm đánh lừa. Nhất là kiểu kiến giải như Lý Hồng Chí. Khổ đế là, nhắc lại một lần nữa là, chúng sinh khi tu theo ngoại đạo thì rất chuyên cần, còn khi ở bên chánh đạo thì rất giải đãi, lười biếng, giống như kiểu khi nghèo thì làm việc chăm chỉ, khi giàu thì lại lười biếng, ngang tàng. Cứ theo đó mà thấy thì cái bọn chăm chỉ chuyên cần tu luyện khí công ắt sẽ rất lười biếng trong môi trường đạo tràng thanh tịnh của chánh pháp.
-
Nếu bảo rằng, Thiền Tông về sau càng ngày càng đi đến mạt pháp là do người tu hiểu sai, lại cũng nếu bảo rằng, sau này có rất nhiều người tu theo Phật giáo nhưng hiểu sai và không hiểu hết được cái tinh tế của Bồ Đề Đạt Ma sư tổ.Thật vậy thì đây là Lý Hồng Chí hiểu hộ trước các vị để mà dẫn lối các vị vào khí công của ông ta mà thôi. Thế tục không chuyên tu, ái dục nặng nề, hiếu kỳ thì chắc là thích hợp tu luyện khí công trị bệnh rồi, song như vậy cũng e là khí công cũng không thành tựu được mấy. Chứ đừng nói đến Phật gia hay Phật giáo làm gì.
-
Kiểm tra tà hay chánh có gì mà khó, cái khó là sự giác ngộ nơi mỗi người. PLC có nói, Chân Thiện Nhẫn và Trực chỉ nhân tâm, song lại đồng ý với sự không còn ai tu được thiền tông nữa, một mặt lại không thiện chí với Phật giáo cho nên tâm ma hiện thành ra biện luận tà nguỵ. Ai muốn kiểm định tà chánh thì hãy đem câu Trực Chỉ Nhân Tâm sang nhà thiền, hỏi các vị chuyên tu, cho đến khi ngộ được bản tâm thì hãy theo khẩu quyết Kiến Tánh Khởi Tu. Lại đem câu này mà hỏi lại các vị chuyên tu, Kiến tánh rồi thì Khởi tu như thế nào ? Nếu sự khởi tu chẳng liên quan tới sự kiến tánh thì tức là ngộ một đằng, tu một nẻo. Vậy thì khi này hãy xét cái sự tu luyện của PLC có liên quan gì đến sự Kiến tánh kia, chắc chắn là chẳng liên quan gì. Sự thật thấy rõ ràng, chẳng ai ngộ được chân tâm từ những bài giảng của PLC, nên chẳng hiểu Trực Chỉ Nhân Tâm là gì, nên cũng chẳng biết Lý Hồng Chí nói sai nghiêm trọng vấn đề gì. Và rồi cứ theo ông ta dẫn dắt vào con đường tu luyện khí công rồi đem giao giảng truyền bá. Trong khi truyền bá thì bất chấp là đời hay đạo, cứ gặp phải lý luận phản biện là phản đổi, và phản đối rất nghiệm trọng là phản đối cả chánh pháp Phật giáo.
-
Tư cách không biết là như thế nào, nhưng mà sự thật, muốn khen chê hay nhận xét đánh giá một công trình thì cần phải đợi công trình hoàn thành xong cái đã. Luyện công thêm ba chục năm nữa rồi mới nói câu này cũng chưa chắc đủ tư cách. Dù muốn nhân danh "thằng mả mẹ" cũng không có đâu, đúng không ? Muốn bỏ phiểu thì phải có tư cách cầm được phiếu đã, rồi bỏ phiếu đen hay trắng gì thì tuỳ.
-
Thiện làm được cái gì thì Ác cũng làm được cái đó, cho nên cái lý giải thoát là lìa Thiện và Ác, cái thiện còn chẳng làm thì càng chẳng được làm cái ác. Lìa thiện ác thì chỉ còn nhận lại Chân tâm mà sống bình thường ấy là đạo. Nay Lý Hồng Chí cho là không ai tu được thiền tông nữa, nhưng lại hô to câu nói của Thiền Tông-Trực chỉ nhân tâm-để mà luyện khí rồi cho đó là Phật gia. Cho nên, Trung quốc cho PLC là tà đạo và xác định tiêu diệt đạo này. Trực chỉ nhân tâm, muốn tu cũng chẳng được, không muốn tu cũng chẳng được. Ngược lại, khí công thích thì luyện, không thích thì diệt, vậy là cái lối có được có mất ấy mà nhận là đạo giải thoát thì thoát khỏi cái gì và thoát đi đâu ?
-
Kaka đi đường quên hai con mắt ở nhà hay sao vậy ta. Vậy nhân danh cái gì để mà đi đứng đây ? Không có thượng phương bảo kiếm thì không thể tiền trảm hậu tấu.
-
Trước là thiện lành, sau cũng là thiện lành, nhưng ở quãng giữa làm sao để nhìn nhận được tà đạo, ma đạo đồng thời chỉ ra cái chánh đạo thì mới chứng tỏ được đâu là con đường giải thoát chân chính. Hộ pháp chánh pháp, đập tan quân ma. Thiện lành là thêm thang Thập Địa Bồ Tát, không hề đơn giản chút nào. Nhưng lại nói, một nhẩy liền vào Đất Như Lai, thì e là chỉ có Phật Giáo.
-
Cứ theo đây mà sống thì được cái căn bản làm người thiện lành.
-
Các anh chị thân mến, Thiên Long thấy một chuyện lạ, nó là như thế này: Chẳng biết người gốc Việt trên khắp thế giới thì có gì lạ so với người Việt không, nhưng người Mỹ gốc Việt có cách viết chính tả tương đối lạ, đó là cách viết chính tả theo tiếng địa phương Thanh Hoá. Người Thanh Hoá, khi nói, thì không phát âm được dấu hỏi (?), và thay vào đó lại nói thành dấu "~", ví dụ: người ta nói "ả" thì người Thanh nói là "ã", người ta nói là "Mỷ" thì người Thanh nói là "Mỹ", người ta nói là "quả" thì người thanh nói là "quã", người ta nói là "đã" thì người thanh nói là "đả". Người thanh nói thế, do giọng điệu chính của họ nó là như vậy, tức là tiếng địa phương. Vấn đề là, đó là tiếng địa phương chứ không phải là tiếng nói chuẩn của người Việt, nhưng cách nói tiếng địa phương xứ Thanh lại được quy định dạy học và sử dụng phổ biến trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Như vậy trong năm dấu "`' ?~.", cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã nói sai dấu ? thành dấu ~. Người Thanh không nói được "dấu hỏi" nên họ nói "dấu ngã", còn do đâu mà người Mỹ gốc Việt nói được "dấu hỏi" nhưng lại không dùng, mà lại thay nó bằng "dấu ngã". Đúng là chuyện lạ.
-
Elegant thân mến, tuy Thiên Long chả biết thực hư ra sao nhưng có vài lời. Vấn đề của câu hỏi thì cũng thực tế lắm. Tuy nhiên cũng chả biêt giải thích thế nào, nhưng lại nói về Linh hồn, Thần thức, và Thần thông, Ngoại cảm. Hình như Thần thông của các nhà ngoại cảm có biểu hiện tương đối khác so với Thần thông của các Thiền sư đắc đạo. Thiền sư đắc đạo, lại có cái đức của đạo cho nên Thần thông uy lực hơn, không như các nhà ngoại cảm, thường có thần thông nhưng bị các thế lực tâm linh kìm hãm khả năng, một số trường hợp được phép của các thế lực tâm linh thì nhà ngoại cảm mới thực hiện thành công đối thoại với linh hồn. Một số nhà ngoại cảm tiếp xúc với các đạo tràng Thiền tông, họ thấy các vong rất thích được người thân ở dương thế cầu siêu cho họ, đặc biệt là được cầu siêu bởi một đạo tràng tu học theo Thiền tông và hàng ngày hành trì bài xám hối lục căn mà vua Trần đã soạn viết. Như vậy thì, đúng là được sinh làm người không phải dễ gì, nhưng có khi, nếu thọ trì Ngũ giới của Phật giáo có thể đầu thai làm người trở lại rất nhanh, hoặc là được siêu sinh rất nhanh bởi uy đức của sự tu hành.
-
Thưa cô, Thiên Long sang tuvilyso.net, và rất nhanh tìm được thêm ví dụ: Ví dụ 3 link Ví dụ 4 link
-
Các anh chị thân mến, nội dung bài viết này cần đính chính một lỗi, viết đúng lại là: Các anh chị thân mến, Thiên Long thấy một chuyện lạ, nó là như thế này: Chẳng biết người gốc Việt trên khắp thế giới thì có gì lạ so với người Việt không, nhưng người Mỹ gốc Việt có cách viết chính tả tương đối lạ, đó là cách viết chính tả theo tiếng địa phương Thanh Hoá. Người Thanh Hoá, khi nói, thì không phát âm được dấu hỏi (~), và thay vào đó lại nói thành dấu "?", ví dụ: người ta nói "ã" thì người Thanh nói là "ả", người ta nói là "Mỹ" thì người Thanh nói là "Mỷ", người ta nói là "quã" thì người thanh nói là "quả", người ta nói là "đã" thì người thanh nói là "đả". Người thanh nói thế, do giọng điệu chính của họ nó là như vậy, tức là tiếng địa phương. Vấn đề là, đó là tiếng địa phương chứ không phải là tiếng nói chuẩn của người Việt, nhưng cách nói tiếng địa phương xứ Thanh lại được quy định dạy học và sử dụng phổ biến trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Như vậy trong năm dấu "`' ?~.", cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã nói sai dấu ~ thành dấu ?. Người Thanh không nói được "dấu ngã" nên họ nói "dấu hỏi", còn do đâu mà người Mỹ gốc Việt nói được "dấu ngã" nhưng lại không dùng, mà lại thay nó bằng "dấu hỏi". Đúng là chuyện lạ.
-
Đây là một ví dụ, chú Thiến Sứ ạ. link Đây là ví dụ thứ 2 ạ: link
-
Thưa các anh chị, đáng lẽ nội dung này được viết trong mục đóng góp ý kiến nhưng Thiên Long nghĩ là viết ở mục mạn đàm cũng hay lắm. Chả biết là mặt tiền mà làm hai cửa thì có kỵ không, nhưng cửa thì thường có hai cánh. Liệu trong trang chủ của diễn đàn, mỗi mục(đặc biệt, trọng tâm, nóng hổi) trên giao diện hiện thị thường hiển thị một bài viết mới nhất, vậy là, nếu có hai bài viết mới nhất thì có hay hơn không ? Mà không biết thủ thuật này có thực hiện được bởi các mã code không ? Các đọc giả thư giãn và cho ý kiến ạ. :(
-
Cao kiến. :P
-
Photobucket, một tài liệu ảnh có tới ba dạng dữ liệu nguồn. Trong ba thì có hai có thể dùng, trong hai thì một cái dùng ngay, một cái phải thực hiện với tùy chọn lệnh của khung soạn thảo trên diễn đàn. -Với dữ liệu dùng ngay thì chỉ cần copy & paste nó vào là được. -Với dữ liệu còn lại thì, thứ nhất, tại khung soạn thảo bài viết, kích nút "chèn ảnh" thì một hộp lệnh sẽ bật ra. Tiếp theo, thứ hai, copy & paste dữ liệu photobucket vào hộp lệnh. Trong cả hai trường hợp, nếu không được thì tức là đã chọn nhầm 1 trong hai dữ liệu,hãy thử chọn lại dữ liệu còn lại.
-
Các vị căn đồng, lại làm nghề đồng thì nội tình là nó như thế này: Khi để Vong về nhập vào Thân, nhiều lần sẽ hao tổn khí lực cho nên mới xuất hiện liệu pháp ép Vong vào Thân nhân, nếu chẳng làm được như thế thì không thể hành nghề lâu dài.
-
Thiên Long cũng chẳng phải là bạn hiền của Thien Luyen, tuy nhiên cũng có vài lời: Cửa Phật nói rằng Pháp là để trị tâm bệnh, nếu tâm không bệnh thì không cần pháp. Nhưng khi có tâm bệnh, thì có thể tự biết đó là bệnh, có lúc lại không tự nhận ra bệnh của mình. Nhưng khi không nhìn được bệnh của mình mà lại may mắn có bạn hiền trực tâm chỉ ra cái tâm bệnh ấy, thì cũng là một điều hay. Người thường nói luyên thuyên thì cũng bị coi là trán nóng, người có tâm linh nói luyên thuyên thì cũng bị coi là chân lạnh. Cái bệnh trán thì nóng, chân thì lạnh này có một vài vị thuốc có thể trị, vị thứ nhất có tên là "oai nghi", vị thứ hai có tên là "nghiêm tịnh". Thiếu oai nghi và nghiêm tịnh thì hay gặp bạn ác, ít gặp người hiền, quỉ thần ghen ghét. Nếu hay có oai nghi và nghiêm tịnh, thì tự nhiên an vui, trời người hoan hỉ.
-
Có lẽ chuyên gia tâm lý cũng sẽ nhận xét thế này, mà mỗi người cũng có khả năng nhận xét như một nhà tâm lý. Nói như anh Vuivui đây : "Vào tranh luận cũng là một cách xả xichoet thôi", nhưng kết quả thì thẳng thắn mà thấy, chẳng biết xả được bao nhiêu nhưng lại nhập thêm sau mỗi những lần bình luận (trường hợp của anh). Nói rằng xả, thì đó chỉ là bậc sơ cơ của những môn tâm lý hoặc những bước thí nghiệm chập chững của Khí công đối với số đông quần chúng. Tức là chấp cái có là thật, cái có ở đây là trạng thái mà anh Vuivui nói đến, cho nên mới nghĩ rằng xả, mà lại nghĩ rằng những phương pháp xả là cần thiết là thật tác dụng. Quan điểm như thế là lầm. Thực tế, Tâm lý học, Khí công dưỡng sinh, Phật học đều lấy trí tuệ phá chấp mà giải thoát khỏi trạng thái, giống như khoa học tái chế rác thải, chứ chẳng phải lạc hậu: "rác chưa sử lý mà xả ra gọi là tổng vệ sinh làm sạch", làm sạch kiểu này, có ngày thêm bệnh. Đem căng thẳng của đời sống vào diễn đàn mà xả, lại đem căng thẳng của diễn đàn ra đời sống mà xả, thế thì tự biến mình thành nhà sản xuất và vận chuyển "căng thẳng". Nhận xét được đúng thực trạng cũng là một thứ hương thơm gọi là hương trí tuệ.
-
Các đọc giả kính mến, Thiên Long thêm một vài ví dụ cho nó sinh động. Cốt là Tĩnh. Cốt là đối với Bì, Bì là Động. Cốt là Dương, Bì là Âm. Vĩ mô là Tĩnh. Vĩ đối với Vi, Vi mô là Động. Vĩ là Dương, Vi là Âm. Quy hoạch là Tĩnh. Quy hoạch lại đối với Công trình, Công trình là Động. Quy hoạch là Dương, Công trình là Âm. Như các phát kiến của anh Rubi thì thấy, đã rõ được sự liên quan chặt chẽ khái niệm Âm dương và Ngũ hành với nhau: "Âm và Dương là hai phần tử Đồng hành", lại nói: "Ngũ hành là năm dạng Đồng hành của Âm dương". Đây đáng là một kiến giải đáng được lưu ý, trí tuệ, trí tuệ mà.
-
Ví dụ này liệu anh Vui vui thấy sao, các đọc giả thấy sao ? : Chủ động là Tĩnh Bị động là Động Dương là Chủ động Âm là Bị động. Kết luận: Dương Tĩnh, Âm Động.
-
Ví như dòi bọ sống trong đống phân, ở trong đó cũng có đủ ngũ dục: tài sản, sắc đẹp, danh tiếng, ăn uống, ngủ nghỉ. Sinh tử luân hồi trong cõi đất bất tịnh này cũng lại như thế. Khôn trong thế pháp khôn là dại Dại để tu hành dại hóa khôn. Vui trong tham dục vui là khổ Khổ để tu hành khổ hóa vui. Lại hô rằng: Một ngày trôi qua Mạng sống giảm dần Như cá cạn nước Có gì là vui. Sự thật thấy: Tinh cha huyết mẹ, chung hợp nên hình Năm tạng trăm hài, cùng nhau kết hợp. Chấp cho là thật, quên mất pháp thân Sinh dâm, sát, trộm, bèn thành ba nghiệp. Còn có câu truyện nói đến ăn thịt chó là ăn thịt mẹ, nhưng thôi, không cần kể chi tiết làm gì. Kaka cứ ở đó mà haha. PS: Mà lại nói đến sự sinh đẻ, người thì Thai sinh-lò hóa nhi, Trời Phật thì Hóa sinh. Thấp hơn thì Noãn sinh, Thấp sinh.
-
Thưa các học giả và các anh chị, trên là sự phân tích của Thiên Long với câu nói của anh Vuivui là yếu tố kích động. Trong ý phân tích như trên, Thiên Long muốn nói rõ hơn về Nhất Nguyên và Nhị Nguyên. Thiên Long không nhầm thì, quan điểm Nhị Nguyên là của người Tây phương, quan điểm Nhất Nguyên là của người Đông phương. Với quan điểm Nhất Nguyên, như Thiên Long đã hiểu, thì thấy trong quan điểm này có hai khái niệm thuận nghịch. Thuận lý là Luân lý, nghịch lý là Phi luân lý. Ứng dụng nó vào để sử dụng và nhìn nhận đối thoại giữa nhà học giả với "kiến thức phát kiến" và nhà học giả với "kiến thức phổ thông". Kiến thức Phát kiến và Kiến thức Phổ thông có yếu tố Thống nhất (Nhất nguyên) là cả hai đều cùng bàn đến một học thuyết (ví dụ: LHDP). Nếu thuận theo Luân lý Nhất nguyên, hai kiến thức này sẽ tác động với nhau và hỗ trợ nhau để xây dựng học thuyết. Nếu nghịch với Luân lý Nhất nguyên, theo chiều hướng Phi luân lý của Nhất nguyên thì học thuyết sẽ lụi tàn. Phải chăng học thuyết đã và đang có sự lụi tàn là do nó rơi vào sự Phi luân lý của Nhất nguyên ??? Phải chăng hai học giả sẽ "lụi tàn (tạm thời)" nếu vô tình rời vào sự Phi luân lý của Nhất nguyên ??? Trong trường hợp, đây là học giả với kiến thức phát kiến, kia là học giả với kiến thức phổ thông, hai học giả này mỗi người một quan điểm và không đối thoại thì tạm thời không có vấn đề tác động nào đối với nhau. Nhưng tiềm ẩn khả năng diễn ra sự tác động lẫn nhau rất cao, khi đó, gọi là sự phản biện. Học giả với kiến thức phát kiến thì có lập trường để thiên về Bảo vệ, học giả với kiến thức phổ thông thì có lập trường để thiên về Phản biện. Thiên Long nghĩ rằng cả hai học giả đều phải thế này: - Thứ nhất là phải thống nhất được kiến thức, anh phát kiến thì phải thống nhất được kiến thức của anh, anh phổ thông cũng phải thống nhất được kiến thức của anh. - Thứ hai là mỗi bên coi bên kia là một phạm trù Nhất nguyên, tức là anh phát kiến coi hệ thống kiến thức phổ thông của người đối thoại là một phạm trù Nhất nguyên, cũng thế, anh phổ thông coi hệ thống kiến thức phát kiến của người đối thoại là một phạm trù Nhất nguyên. Và, kết quả đối thoại phân định được ai đúng, ai sai phải dựa trên một sự phân tích của mỗi bên đối với kiến thức của bên kia như sau: - Phải chỉ ra được điểm gọi là Phi luân lý của Nhất nguyên trong hệ thống kiến thức của đối tượng đối thoại. - Phải chỉ ra được điểm gọi là Luân lý của Nhất nguyên trong hệ thống kiến thức mà mình đang dùng. Đặc biệt, khi cọi một hệ thống kiến thức (phổ thông, hoặc phát kiến) là một phạm trù Nhất nguyên thì hệ thống kiến thức ấy chỉ có một trường hợp tồn lại là, hoặc Luân lý, hoặc Phi luân lý. Do vậy, thiết nghĩ, hai điều nêu trên là yếu tố chiến lược trong đối thoại.
-
Có bằng cấp là do kết quả của học lực, nhưng bằng cấp không làm cho con người ta hễ nói ra là đúng hết cả, cho dù là có sử dụng phương pháp luận phổ thông. Ngày cả phương pháp luận cũng còn bị quản xét bởi một phương pháp nhận định sau đó, sở dĩ như vậy cũng có lý do, ấy chính là trong khi hướng ý thức bảo vệ quan điểm thì đã là chủ quan. Cho nên phải có một phương pháp chuyên cho một thẩm phán, phán quyết kết quả của công trình. Anh Vui vui thiên về ứng dụng lý học cho nên các kiến thức cơ bản của anh chỉ là học thuộc và dùng nó để ứng dụng thực tế. Trong trường hợp của anh ví như anh nông dân bàn đến chính trị, đó chính là hình ảnh sử dụng kiến thức học thuộc để bảo vệ cái được nhớ ấy, chứ chẳng phải tự anh truy tầm xem cái được nhớ ấy có đúng hay là không. Như vậy tức là, cái lý học trên sách vở hiên nay, thiếu một chương trình thẩm phán giống như thẩm phán các kết quả của một luận án. Cho nên, trong các cấp Tiến Sỹ lý học đông phương, không ai được học phương pháp đánh giá chính cái đã được học. Và trong luận án Tiến Sỹ triết học, thường thấy họ xưng là Chúng Tôi, một người làm luận án cho sự tốt nghiệp của mình mà không xưng là Tôi lại lấy một từ Chúng Tôi thay vào đó. Thế thì làm gì có cái ý tưởng (dám) quán xét lại chính cái đã được dạy, đó là hiện tượng có thể gọi là mặt tiêu cực của chương trình đào tạo cấp tiến sỹ triết học,hay gọi là mặt khiếm khuyết của riêng ngàng lý học. Chuyên môn về Lý học nhưng lại thiếu một cấp học nghiên cứu đánh giá bản thân nó thì nó vốn không thể tự hoàn thiện. Những người đánh giá về lý học, có bằng tiến sỹ, nhưng là, không phải chuyên ngành đã được đào tạo, điều này cho thấy ngành lý học cấp cao có một điểm yếu so với các ngành Logic của phương tây được đào tạo ở phương đông. Tình hình thực tế nó như vậy, thì ngay cả các vị có cấp Tiến Sỹ Triết học cũng không đủ các yếu tổ để khẳng định tính chân lý của ngành học thì các vị ngoài ngành tự học theo sách vở lý học cho dù có kinh nghiệm ứng dụng thực tế cũng không đủ tư cách để khẳng định tính chân lý của hệ thống nguyên lý cơ bản. Ngành Lý học Đông phương chỉ có đủ tư cách phổ biến kiến thức khi bản thân nó có một cấp nghiên cứu tính chân lý của ngành học, cụ thể là tính chân lý của các nguyên lý cơ bản nhất. Ví dụ thực tế, có thể lấy ngay ý tưởng của các ngành Logic phương tây, áp dụng vào mổ sẻ nguyên lý của Lý học Đông phương, và phải chính người Đông phương thực hiện cho đến phải là chính các vị chuyên ngành thực hiện thì rất có triển vọng ngành này sẽ có một bước lịch sử và tự làm nên lịch sử của ngành học, nhưng đó lại là lịch sử đau thương chứ không phải lịch sử vinh quang. Nếu vậy, ngành lý học ắt sẽ phát quang ánh sáng khoa học do tính minh bạch rõ ràng. Cho nên, hiện tại các vị trong và ngoài ngành lý học, không ai đủ khách quan để bảo đảm tính chính xác của chuyên ngành này. Và anh Vui vui cũng nằm trong số các vị đó, anh không thể lấy học vị của anh để bảo vệ tính khoa học của cái mà anh không có bằng cấp, nhưng anh lại có thể dùng kiến thức tương ứng với bằng cấp của anh để tự soi lại cái kiến thức mà anh không có bằng cấp ấy. Nói tiếp thì cũng vô cùng. Nhưng nói đủ đến vậy, là để thấy rằng, anh không đủ khách quan và không đủ khả năng như lời anh nói đối với ý kiến mà Thiên Long đã đối thoại với anh. Như vậy, mọi suy lý lo giữ ý tứ của anh đối với Thiên Long là thừa, anh không cần giữ phép nếu không trí tuệ. Ngược lại, Thiên Long có thể trực tâm phán xét những ý kiến của anh một cách rất khoát và kiên quyết. Anh nên biết như vậy, và chính anh cũng đã thấy răng Thiên Long phán xét ngay thẳng đến mức nào. Và Thiên Long kinh nghiệm được trường hợp của anh là bị nhiễu sóng khi đứng trên tư cách Logic diễn giải để phản biện, tức là anh dùng Logic để phản biện mà cái sự thể hiện ứng dụng nó không được nét, trường hợp của anh, kiến giải bị phán quyết là cần thiết. Tâm ngay thẳng là Đạo Tràng, là Đàn Tràng, là Mandala.