Phước Huệ
Hội viên-
Số nội dung
43 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Danh tiếng Cộng đồng
3 NeutralAbout Phước Huệ
-
Rank
Mới gia nhập
- Birthday
-
Thực ra cũng có nhiều quan điểm khác nhau trong việc sử dụng loại vật liệu, bố cục không gian cũng như sắp xếp của khu bếp. Lấy ví dụ ở Nhật. Tôi thường thấy các ngôi nhà dạng căn hộ, chung cư dù xây cũ hay mới phần lớn hướng bếp quay cửa chính, bếp được đặt ngay gần cửa chính hoặc ở vị trí trung tâm của căn nhà. Ở vị trí trung tâm này một là bếp hướng ra phía cửa chính, hai là hướng về phòng khách hay 1 phòng ngủ liền kề. Khi mới qua Nhật điều này khiến tôi rất chú ý. Ngay khu nhà tôi đang ở cũng vậy, tất cả các căn hộ đều bố trí vị trí bếp hướng ra phía cửa. Và rất nhiều căn nhà mà bạn bè, đồng nghiệp người Nhật của tôi đều có thiết kế chung như vậy. Họ vẫn sinh sống an lành, ổn định, gia đình hạnh phúc (theo những gì tôi được biết). Hình 1: Bếp ở tầng 1 hướng ra cửa chính phía Đông Hình 2: Bếp ở khu trung tâm hướng ra phòng khách Một số hình ảnh bếp kết hợp quầy bar khu vực giữa căn phòng Trong ảnh vị trí bếp đặt ở trung tâm căn phòng
-
PH không dám bàn luận về Phong Thủy Quy Hoạch chỉ thấy có vài điều: Nếu không có tiêu đề và một vài hình ảnh về Hà Nội thì xem clip này xong lầm tưởng ta đang nhắc đến Singapore hay 1 vài thành phố ở Trung Quốc, Hàn Quốc hay thậm chí Nhật Bản. Không thấy bóng dáng “nét Việt, hồn Việt” trong quy hoạch kiến trúc này. Chỉ thấy các khu nhà hiện đại kiến trúc Tây Âu, công viên xanh, các khu sinh thái, giải trí... Một viễn viễn cảnh huy hoàng, tươi đẹp. Cư dân thành phố lúc đó hẳn chắc thu nhập cao, ngày làm việc và cuối tuần đến công viên vãn cảnh. Có lẽ chúng ta đang mơ và clip này thể hiện một giấc mơ chúng ta đang hướng đến???. Buồn cười khi những hình ảnh thực tế về Hà Nội lại đối lập hoàn toàn với những mô hình mà nhóm quy hoạch tạo dựng, khập khễnh quá. PH để ý rằng phần quy hoạch về phát triển nông nghiệp, các làng nghề thủ công, truyền thống rất ít được đề cập đến trong quy hoạch này. Quỹ đất dành cho nông nghiệp thu hẹp hoặc sẽ dành cho du lịch sinh thái hay phát triển các hạng mục khác. Có lẽ thủ đô 2030-2050 là thành phố của du lịch và công nghiệp mà thôi. Là người sinh sống nhiều năm ở nước ngoài, nay muốn trở về quê hương sinh sống. Nhìn thấy thủ đô như vậy rồi chắc sẽ có nhiều người từ bỏ suy nghĩ đó. Hà Nội nơi ấy, ngày ấy tuổi thơ của tôi.
-
Chúc mừng Sinh nhật anh Phạm Cương, chúc anh thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Tiếc là không được lượn phố phường, ăn lẩu gặm xương, uống bia húp tương để cùng chúc mừng anh, hy vọng một năm mới ấm áp và nhiều điều tốt lành sẽ đến với anh.
-
Đê điều là một trong những giải pháp phòng chống lũ, và là "một giải pháp quan trọng nhất hiện nay" đặc biệt với các tỉnh ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Tuy vậy, đương lúc có đê có thể không cần đê, nghĩa là vào mùa cạn sự hiện hữu của đê là không cần thiết, hơn nữa còn gây ra nhiều ảnh hưởng bất lợi khác; đồng thời đất đai các khu vực ven sông ngày càng suy thoái do thiếu phù sa sông bồi tụ. Thay vì bồi tụ cho bãi bồi ven sông, giờ phù sa bồi tụ ngay trong lòng, lòng sông ngày càng cao, con nước càng lớn, quẫy mình muốn đổi dòng, bởi vậy chúng ta càng fai đắp đê ngày một to hơn, ngày một cao lớn hơn. Cụ thể cao trình khu vực nội thành Hà Nội nhiều nơi thấp hơn lòng sông Hồng rất nhiều, rất khó khăn cho bài toán tiêu thoát úng ngập nhất là khi HN có những trận mưa lớn kéo dài. Bởi vậy quan điểm giữ đê hay phá bỏ đê đã vô tình hình thành nên hai trường phái và có những tranh luận rất gẳt gao về vấn đề này, không chỉ trong thời gian hiện tại và từ rất lâu trong quá khứ. Vấn đề qua trọng trong dự án này là đặt sông Hồng vào đúng vai trò lịch sử của nó, lấy sông Hồng là vị trí trung tâm, trục động lực trong chiến lợc phát triển kinh tế. Không chỉ có cấp nước, tưới tiêu, phát triển nông nghiệp, phòng chống sạt lở, lũ lụt mà cần phải lợi dụng tổng hợp cho nhiều ngành kinh tế khác. Tức là chúng ta "chấp nhận sống chung với lũ" để đổi lại hưởng lợi từ dòng sông được nhiều hơn. Và HN sẽ không còn là một thủ đô "quay lưng lại với dòng sông" nữa. Thực tế, hiện nay có rất nhiều công trình kiểm soát lũ trên thượng lưu, bằng chứng là sự hiện diện của các hồ chứa đã và đang được xây dựng. Vấn đề lũ lụt của Hà Nội được kiểm soát khá tốt, chúng ta đang có đề tài cấp nhà nước về việc nghiên cứu chuyển đổi khu vực phân lũ Tam Nông, Thanh Thủy sang hình thức sử dụng khác; cống Vân Cốc, sông Đáy tiêu thoát lũ cho HN trên sông Hồng nhiều năm nay chỉ vận hành không tải, ít được sử dụng... Do đó cần đánh giá, xem xét vai trò của sông Hồng trong đoạn phát triển hiện nay & trong tương lai. Việc khơi thông dòng chảy, mở rộng và nạo vét khơi sâu là cần thiết cho các mục tiêu phát triển. Tuy vậy tránh làm cục bộ mà cần có bài toán quy hoạch toàn tuyến, biện pháp chỉnh trị tổng hợp. Việc lấy ý kiến các nhà khoa học là cần thiết, xong những cuộc họp như vậy thi thoảng dấy lên trên các phương tiện truyền thông rồi lại xẹp xuống.
-
Kính thưa các học giả và các anh chị, Phước Huệ có thắc mắc xin được chỉ dạy. Xin được hỏi trong Tử vi khi lấy lá số cho tháng âm, ví dụ rơi vào tháng 5 nhuận thì tháng đó được tính theo tháng 5 hay tháng 6. Bởi lẽ sinh vào tháng 5 nhuận Mậu Dần có sách nói lấy số tử vi là tháng 5 có sách nói lấy số tử vi vào tháng 6. Nhưng cũng có sách nói từ ngày 1 - 14 (al) được tính vào tháng trước và sau ngày 14 được tính là tháng sau. Vậy lấy thế nào cho đúng. Tương tự nếu một người mất vào tháng nhuận thì tính ngày giỗ xác định như thế nào. Về tính giờ âm lịch. Nhiều sách nói 23h01-01h00: Tý; 01h01-03h00: Sửu. Tuy nhiên còn tủy thuộc vào múi giờ, vị trí địa lý cũng như theo mùa. Vậy cách tính giờ âm lịch như thế nào cho thật chính xác cho đối với điều kiện cụ thể của Việt Nam. PH có đọc và tìm kiếm thì thấy giờ âm lịch ở Việt Nam được xác định như sau (tài liệu không có trích dẫn xuất xứ) Tháng 2 và tháng 8: từ 3giờ 40 đến 5 giờ 40 là giờ Dần. Tháng 3 và tháng 7: từ 3g50 đến5g50 là giờ Dần Tháng4 và tháng 6: từ 4g đến 6g là giờ Dần Tháng5 : từ 4g10 đến 6g10 là giờ Dần Tháng 10 và tháng chạp: Từ 3g20 đến 5g20 là giờ Dần Tháng 11: từ 3g10 đến 5g10 là giờ Dần Căn cứ vào giờ Dần để suy ra các giờ khác. Vậy cách xác định giờ âm lịch thế nào cho đúng, và đối với các tháng Nhuận giờ âm lịch được xác định ra sao. PH rất mong được chỉ dạy.
-
CN này luôn đi, các anh chị nhận được giải thưởng cũng khao luôn đi. Cái này gọi là "lại quả" :D
-
Một nhà buôn hehe, thú vị nhỉ
-
Buổi offline của diễn dàn trong Nam vui quá, nhìn ảnh ai cũng hớn hở :P Đến khi nào tổ chức được buổi off cho cả 3 miền nhỉ. hỉhỉ nghĩ tới đã thấy sướng rồi. Tự dưng em thèm bánh kem quaaaaa ;)
-
Rất mất công sức và thời gian. Quan trọng là cái tâm của người học. Theo như PH biết để xây dựng và phát triển trung tâm cũng như website LHĐP này không hề đơn giản dễ dàng gì. Để có được như ngày nay là bao công sức của thầy Thiên Sứ cũng như bao người. Bản thân mỗi học viên chúng ta tự có trách nhiệm, ý thức ghóp phần xây dựng diễn đàn ngày một tốt đẹp hơn theo đúng mục đích, tôn chỉ đã đề ra. PH rất buồn nếu không được tiếp tục theo học lớp PTCB này. Xin thầy Thiên Sứ cho PH ghi danh lại.
-
Mình đinh ninh offline Chủ Nhật nên giờ biết thì muộn rồi. Hẹn các bạn HN tham gia offline vào một buổi khác. Chúc mọi người vui vẻ!
-
Gửi ban tổ chức lớp học Phong Thủy, Tôi đã đăng ký học và nộp tiền qua văn phòng đại diện tại Hà Nội. Các anh chị ghi danh tôi vào danh sách lớp học nhé.