phoenix

Phong Thủy Quy Hoạch Hn 2030

5 bài viết trong chủ đề này

Ngày hôm qua, hình ảnh tương lai HN năm 2030 đã được trưng lên mạng để tham khảo ý kiến người dân. Khá nhiều ý kiến bàn tán.

Quy hoạch Hà nội 2030

Bàn luận về Quy hoạch HN 2030

Không biết các nhà Phong thủy nghĩ sao đây??? Phoenix thấy quy hoạch này không có ấn tượng gì hết. Chỉ hứa hẹn những cuộc đầu cơ làm kẻ khóc người cười. Các bác thử bình "loạn" xem sao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ngày hôm qua, hình ảnh tương lai HN năm 2030 đã được trưng lên mạng để tham khảo ý kiến người dân. Khá nhiều ý kiến bàn tán.

Quy hoạch Hà nội 2030

Bàn luận về Quy hoạch HN 2030

Không biết các nhà Phong thủy nghĩ sao đây??? Phoenix thấy quy hoạch này không có ấn tượng gì hết. Chỉ hứa hẹn những cuộc đầu cơ làm kẻ khóc người cười. Các bác thử bình "loạn" xem sao.

Tôi thì không xác định được có đầu cơ không, nhưng đúng là buồn cười thật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

PH không dám bàn luận về Phong Thủy Quy Hoạch chỉ thấy có vài điều:

Nếu không có tiêu đề và một vài hình ảnh về Hà Nội thì xem clip này xong lầm tưởng ta đang nhắc đến Singapore hay 1 vài thành phố ở Trung Quốc, Hàn Quốc hay thậm chí Nhật Bản.

Không thấy bóng dáng “nét Việt, hồn Việt” trong quy hoạch kiến trúc này. Chỉ thấy các khu nhà hiện đại kiến trúc Tây Âu, công viên xanh, các khu sinh thái, giải trí... Một viễn viễn cảnh huy hoàng, tươi đẹp. Cư dân thành phố lúc đó hẳn chắc thu nhập cao, ngày làm việc và cuối tuần đến công viên vãn cảnh. Có lẽ chúng ta đang mơ và clip này thể hiện một giấc mơ chúng ta đang hướng đến???. Buồn cười khi những hình ảnh thực tế về Hà Nội lại đối lập hoàn toàn với những mô hình mà nhóm quy hoạch tạo dựng, khập khễnh quá.

PH để ý rằng phần quy hoạch về phát triển nông nghiệp, các làng nghề thủ công, truyền thống rất ít được đề cập đến trong quy hoạch này. Quỹ đất dành cho nông nghiệp thu hẹp hoặc sẽ dành cho du lịch sinh thái hay phát triển các hạng mục khác. Có lẽ thủ đô 2030-2050 là thành phố của du lịch và công nghiệp mà thôi.

Là người sinh sống nhiều năm ở nước ngoài, nay muốn trở về quê hương sinh sống. Nhìn thấy thủ đô như vậy rồi chắc sẽ có nhiều người từ bỏ suy nghĩ đó. Hà Nội nơi ấy, ngày ấy tuổi thơ của tôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bệnh trầm kha của Việt Nam là cố bắt chước được cho thật giống người khác. Chán.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phong Thủy của Thăng Long

từ http://5xulog.wordpress.com

Tám thế kỷ sau ngày Hai Bà Trưng gieo mình xuống sông Hát (năm 43) và Giao Chỉ lần thứ hai trở thành thuộc địa của Trung Quốc, một vị tướng trẻ văn võ song toàn và giàu nhiệt huyết có tên là Cao Biền (821-887)được vua Đường gửi tới làm quan cai trị mảnh đất cực Nam của Trung Hoa (866-875).

Những năm tháng đầu tiên ở đất Giao Chỉ, một mặt Cao Biền chỉ huy quân dẹp nạn Nam Chiếu, một mặt cải tổ hệ thống quản lý thuộc địa, đưa nó lên một tầm mới. Cao Biền cũng cải tổ các chính sách kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Giống như những người Trung Hoa lúc đấy, Cao Biền vẫn mang trong mình tư duy của nước lớn, mang văn minh đến khai hóa cho thuộc địa. Tới Giao Chỉ, Cao Biền nhận ra đây là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có thể cát cứ cho riêng mình, từ đó ôm mộng lập quốc để làm vương. Cao Biền bắt đầu giấc mộng này bằng việc xây dựng thành Đại La.

Nhưng Cao Biền không ngờ rằng đất Giao Chỉ, trước đấy 1000 năm, đã có một nền văn minh lúa nước và văn hóa phật giáo cực kỳ phát triển, trong đó đỉnh cao là thời kỳ chuyển tiếp ở Luy Lâu. Thậm chí, có thể, Luy Lâu đã từng là trung tâm văn hóa rực rỡ nhất của Đông Nam Á, hoặc cả Đông Á ở thời điểm đấy. Chỉ có điều Mã Viện và đồng bọn đã tàn bạo xóa hủy hoàn toàn nền văn minh này.

Khi Đại La xây xong, Cao Biền nghiên cứu tài liệu, chợt nhận ra rằng mình đã vô tình khởi tạo lại sức sống cho một quốc gia cổ. Nếu quốc gia này tái sinh, sự tồn tại của Trung Hoa vớ vẩn có khi sẽ bị đe dọa. Cao Biền sợ quá liền viết report gửi về cho vua Đường, rồi tự mình đi trấn yểm để phá Giao Chỉ. Duy chỉ có thành Đại La là Cao Biền không thể tự hủy hoại được.

Việc trấn yểm mang tính chất phá hoại của Cao Biền đã phần nào có kết quả khi nước Việt lớn mạnh sau này chỉ vài lần mang quân đánh sâu vào Trung Hoa (Lý Thường Kiệt) và cũng chủ yếu là để cảnh cáo.

Còn bản thân nước Nam, suốt 1000 năm sau đó, lặng lẽ mở rộng bờ cõi về phía Nam. Từ biên giới lúc đầu chỉ ở vùng Nghệ An, dần dần quốc gia Giao Chỉ mở rộng bờ cõi, sáp nhập Chân Lạp, Chiêm Thành và một phần lớn quốc gia Phù Nam. Điều đặc biệt ở đây là văn hóa giao chỉ, cùng với sự mở rộng bờ cõi, đã dễ dàng được các vùng đất mới hấp thu và bản địa hóa.

Thời kỳ mở rộng bờ cõi có quy mô lớn nhất là thời kỳ Chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Chúa Tiên là người đã cầm quân đi mở rộng biên cương bắt đầu từ Quảng Nam-Phú Yên (đất Chiêm Thành) qua đến hết vùng đồng bằng sông cửu long tới tận Vịnh Thái Lan (đất cũ của vương quốc cổ Phù Nam, sau này do các vua người Khmer quản lý). Chua Tiên Nguyễn Hoàng là triều thần nhà Lê, đóng đô ở Thăng Long.

Đến thời nhà Nguyễn (các hậu duệ của chúa nguyễn), vua Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi ở Gia Định, đánh thắng quân Tây Sơn, chiếm ngược lại hết miền bắc của nhà Lê. Tuy nhiên, ông có một sai lầm hết sức khủng khiếp, là dời đô từ Thăng Long về Phú Xuân. (Lưu ý là trước đấy có nhà Hồ rời đô về Thanh Hóa. Được mấy năm là đứt phừn phựt luôn, sợ chưa)

Kể từ khi dời đô về Phú Xuân (1802), binh đao lọan lạc liên miên cho đến 1954 mới tạm chấm dứt ở miền bắc là 1975 mới thống nhất đất nước một lần nữa. Trong thời kỳ kinh đô của Việt Nam bị dời về Phú Xuân thì Thăng Long Thành bị Pháp chiếm một thời gian dài, trong đó quân đội Pháp đóng quân ngay trong Hoàng Thành. Chính vì đóng quân ở đất vượng khí nên quân đội viễn chinh Pháp đắc lợi. Có cái Điện Biên Phủ bé bằng cái chảo không dính mà quân Việt Minh của ông Giáp phải đánh mất 9 năm mới xong. Nếu mà bọn Pháp không hưởng vượng khí của đất Hoàng thành thì có khi oánh 9 tháng là xong cứ điểm Điện Biên Phủ.

Vậy thì thuật phong thủy được áp dụng vào Đại La là như thế nào? Tại sao rất nhiều người xây Đại La trước Cao Biền mà các cụ thiền sư Giao Chỉ không giúp, mà phải đợi đến Cao Biền mới giúp.

Phong Thủy, nếu mua sách Phong Thủy về đọc thì thấy hết sức đau đầu, vừa tù mù vừa bí ẩn. Tốt nhất là không nên đọc mà lấy cái concept gốc rồi suy theo ý của mình. Ví dụ concept của Phong Thủy là phương pháp nghiên cứu đến việc Khí và Nước ảnh hưởng đến con người. Nhưng Phong Thủy làm ảnh hưởng đến cả một kinh đô, qua đó ảnh hưởng đến cả một dân tộc như việc trấn yểm Tô Lịch là một việc hiếm có.

A. Pháp sư thời Interlét phán thế này:

Theo như tôi hiểu (giả vờ mình và pháp sư thời internet để cố hiểu, haha) thì Khí đại khái giống như một ’sóng’ năng lượng. Nó ‘chảy’ qua các vùng đất theo các tunnel mà trong phong thủy gọi là mạch, lạc, huyệt gì đó. Các tunnel này lại tùy thuộc vào địa thế của từng vùng đất như núi non, sông ngòi ở trên đất đấy. Ở đâu Khí tốt tụ lại thì nó sẽ cộng hưởng với nguồn nhân lực và thiên nhiên ở đấy, kích họat năng lực của con người và thiên nhiên ở đấy lên một bậc cao hơn. Nếu chưa có khí tốt tụ lại thì phải Trấn (bịt, hoặc lái các tunnel) để dồn khí lại.

Để đọc được dòng chảy của Khí trên một diện rộng (ví dụ như Thăng Long) thì cần phải rất hiểu biết về Hình Thế. Mà các thiền sư Giao Chỉ rất giỏi món này, như đã nói trong entry trước.

Khí chảy qua Thăng Long trước thời kỳ xây thành Đại La là rất tốt, nhưng chưa đủ mạnh và đậm đặc để làm vượng đất này. Do đó phải Trấn.

Bởi Khí là sóng nên có các tính chất phản xạ, hội tụ, tán sắc, suy hao, phân cực, cộng hưởng và có thể khuyếch đại được. Việc Trấn các dòng Khí chính là tạo ra một cái bẫy nhân tạo, bắt Khí phải phản xạ và hội tụ vào một khu vực nào đó theo mong muốn của mình. Để trấn các dòng Khí, tất nhiên là phải dùng Thủy (nước). Các Pháp Sư nhà mình biết là phải Trấn một điểm trên Sông Tô Lịc ở phía Tây thành Đại La. Nhưng đợi mãi mới có một chàng tuổi trẻ tài cao là Cao Biền mới làm các pháp sư Giao Chỉ yên tâm giao nhiệm vụ (bằng mẹo). Và quan trọng hơn nữa là Cao Biền giỏi Lý Pháp. Tại sao phải giỏi Lý Pháp?

Như đã nói ở trên, nhìn ra khí của một vùng đất, tìm ra điểm trấn để khuếch đại và hội tụ khí thì các cụ Pháp Sư Giao Chỉ biết rất rành. Nhưng Khí có bản chất là sóng nên nó có các hài (harmonic). Có các hài bậc chắn và hài bậc lẻ. Khí gốc (fundamental frequency) có nhiệm vụ làm con người và thiên nhiên nơi nó chảy qua dao động cùng tần số với khí. Ai mà hợp sẽ cộng hưởng. Còn các hài (integer multiple of fundamental frequency – harmonic series) sẽ có nhiệm vụ bắt các khả năng của con người phải dao động theo. Ví dụ các hài bậc chẵn sẽ làm ảnh hưởng đến các khả năng có tính vật chất như sức khỏe, độ dẻo dai, chạy nhanh, sống lâu. Các hài bậc lẻ sẽ ảnh hưởng đến các khả năng về tâm linh, tư duy, năng khiếu nghệ thuật, quân sự. (cái này chỉ là ví dụ chứ bố ai biết được chính xác là gì ngoài mấy cụ thiền sư Giao Chỉ nhà mình ngày xưa)

Đối với Khí gốc thì dùng Trấn. Còn với các hài của khí thì phải dùng Yểm. Yểm thì phải giỏi Lý Pháp. Thế là phải đợi mãi mới có Cao Biền giỏi Lý Pháp xuất hiện. Trận đồ bát quái như Cao Biền hay Khổng Minh dùng, đều là phép yểm cao cấp của Lý Pháp.

B. Pháp sư cộng hưởng từ hột nhân phán thế này:

Còn bây giờ lại chán làm pháp sư internet rồi, hahaha, quay qua làm pháp sư cộng hưởng từ hạt nhân (nuclear magnetic resonance) xem sao.

Trấn ở Sông Tô Lịch sẽ là một điểm phát các xung (pulse) có tần số là một dải xung quanh tần số Larmor (Larmor frequency) trung bình của các khí chảy qua Đại La. Các xung này sẽ làm cộng hưởng các khí.

Yểm sẽ là một trận đồ phát gradient vào khu vực Đại La. Các gradient này có nhiệm vụ phá pha (phase) các khí xấu và quy tu pha (phase) các khí tốt.

Tuy nhiên một thời gian sau khi cộng hưởng thì sẽ xảy ra hiện tượng hồi phục (relaxation) theo phương trình Bloch. Lúc đó các Vua phải cho pháp sư ra Tô Lịch lập đàn cúng lễ với mục đích phát thêm xung (pulse) và gradient vào Đại La.

Việc này được làm thường xuyên đến tận cuối đời Trần, thế cho nên đồ cổ tìm được ở Tô Lịch là các cổ vật có niên đại cách nhau cả 500 năm. Cũng do chịu khó phát thêm xung nên nhà Lý và nhà Trần cực mạnh. Đến cuối nhà Trần thì chắc các pháp sư trình độ kém, hoặc vua nhà Trần lơ là việc phát xung, thậm chí phát xung sai tần số nên khí bị giảm năng lượng dã man. Dẫn đến mất ngôi vào tay nhà Hồ. Kể từ thời nhà Hồ, lọan lạc linh tinh đến tận thời kỳ Pháp thuộc. Duy chỉ có nhà Lê vốn có Nguyễn Trãi và ba đời vua cực tài năng nên tồn tại được tầm gần 4 thế kỷ nhưng nội bộ chém giết nhau rất kinh.

Thời vua Lê Thánh Tông (1442-1497) là oách nhất. Ông vua này là người đầu tiên mở bờ cõi về phía Nam (đánh nhau với Chiêm Thành, lập quận Quảng Nam), mở bờ cõi về phía Tây, chiếm đất của Ai Lao, đưa quân thần phục nhiều tiểu vương quốc ở Thailand, Malaysia và Mymana. Thậm chí thủy quân của Lê Thánh Tôn còn đánh nhau đến tận Indonesia. Chúa Tiên về sau là người hoàn thiện nốt chiến lược nam tiến của vua Lê Thánh Tôn.

Lưu ý rằng Nguyễn Trãi có họ ngọai là quý tộc nhà Trần còn vua Lê Thánh Tôn ngoài tài năng quân sự và kinh tế, ông còn là trí thức cực kỳ uyên bác “tay không rời sách, kinh sử, dịch số, toán chương đều tinh thông, văn thơ càng giỏi hơn các bề tôi…” (Phan Huy Chú nói về vua Lê Thán Tôn như vậy). Vua Lê Thánh Tôn cũng là người minh oan cho Nguyễn Trãi.

C. Pháp sư có con mắt 4 chiều (và nhiều hơn nữa) của Einstein-Hilbert (pháp sư có mắt thế này chắc chắn là mắt lác hoặc chột hoặc thế nào đấy, chứ ko phải là mắt bồ câu đưa thư)

Trong không gian đa chiều và phi tuyến tính của Einstein-Hilbert chắc chắn mọi thứ đều có tác động qua lại lẫn nhau. Đặc biệt các vật thể có năng lượng lớn xuất hiện trong không gian sẽ làm méo không gian xung quanh. Như vậy có thể cho rằng nếu xây một tòa tháp lớn sẽ làm không gian phong thủy xung quanh thay đổi theo. Tương tự như vậy, có thể cho rằng Trấn và Yểm là đặt vào không gian phong thủy một điểm có năng lượng lớn và làm thay đổi mạnh dòng chảy (flow) của khí trong khu vực này. Sự méo hoặc gấp lớp của không gian phong thủy (thay đổi các dòng khí) có thể sẽ rất giống với Ricci Flow và Ricci Curvature.

Nhiều người đã tin rằng nếu phong thủy nhà mình xấu có thể sửa chữa bằng cách thay đổi hướng bếp, hướng cửa. Nhưng cách thay đổi hiệu quả nhất là đặt bể nước và đá (thái sơn thạch cản đương). Trong không gian phong thủy nhỏ, việc đặt thêm một bể nước hoặc thêm một hòn non bộ nhỏ, rất có thể làm thay đổi (cho tốt lên) của tiểu không gian phong thủy xung quanh.

Tương tự như vậy, việc trấn yểm Tô Lịch làm thay đổi dòng chảy của 3 con sông (chết 2 sông, sông còn lại tắc tịt) rất có thể làm dòng khí của Đại La thay đổi hoàn toàn theo hướng tích cực.

D. Năng lượng

Giả sử các pháp sư ở trên có lý (hehe, chẳng may mà có lý thật thì vui) thì khu vực Trấn Yểm hẳn phải là nơi tập trung năng lượng (đặc biệt) thật là cao. Vậy năng lượng ấy ở đâu ra.

Có thể khu vực Trấn Yếm được xây dựng (ví dụ bát quái trận đồ) như một cái hub có khả năng hút các năng lượng siêu nhiên từ nhật nguyệt tinh tú. Hoặc hút năng lượng của địa cầu.

Hoặc được xây dựng như một tấm “gương” bát quái có tính chất phản xạ và hội tụ dòng khí vào đất Đại La (Trấn có tác dụng như một cái gương cầu lõm đối với ánh sáng còn Yểm có tác dụng như gương cầu lồi).

Hoặc đơn giản nhất là trấn có tác dụng như điểm huyệt. Trong võ công có thể điểm huyệt làm liệt một cánh tay (hoặc làm cánh tay đang bị bệnh khỏe trở lại). Việc trấn yếm sẽ có tác dụng làm khỏe phần địa chất là nền móng của Đại La và làm chết hai con sông cổ, thay đổi phần thủy, dẫn đến ảnh hưởng toàn bộ phần khí của Đại La. Trong trường hợp này năng lượng sử dụng chính là sức người (nhân công) làm thay đổi dòng chảy (đóng cọc ngăn sông, làm kè, …) của ba dòng sông cổ đồng thời làm móng cho đất bồi châu thổ nằm giữa sông cái (Nhị Hà) và các sông nhánh (Tô Lịch).

Hiến sinh

Riêng phần các bộ hài cốt tìm thấy ở sông Tô Lịch thì sao? Việc này liên quan đến tục hiến sinh của hầu hết các dân tộc cổ. Hiến sinh xuất hiện ở các dân tộc thờ đa thần, có mục đích khá siêu nhiên là dâng hiến linh hồn sống và máu cho các thần. Một số ít dân tộc có tục hiến sinh người sống, trong đó có dân tộc Hoa. Chuyện người Hoa chôn người sống làm thần giữ của là quá phổ biến rồi. Trong khi đó người Việt cổ cùng lắm là hiến sinh súc vật. Tàn tích của hiến sinh súc vật còn tồn tại ở Đồ Sơn với lễ hội chọi trâu, con trâu thắng cuộc được vứt xuống vực. Ngay cả người dân tộc ở Tây nguyên có lễ đâm trâu cũng chỉ là hiến sinh súc vật. Còn người Việt ở đồng bằng bắc bộ còn duy trì tục hiến sinh cho tận tới ngày nay: cúng tổ tiên hay cúng giao thừa thì bao giờ cũng làm thịt một con gà trống. Vừa là hiến sinh vừa là cho vào bụng. Rất tiện. Ngoài ra còn hiến sinh bằng lương thực. Cúng xong hay quăng và rắc muối + gạo ra xung quanh nhà hoặc quanh chùa.

Các cụ Pháp Sư nhà mình biết trước là nếu mượn tay Cao Biền đi trấn yểm thì chắc chắn Cao Biền sẽ làm lễ hiến sinh người sống. Mà người bị Cao Biền bắt cho lễ hiến sinh này chắc chắn sẽ là những trinh nữ trẻ khỏe đẹp nhất, các nam đồng khôi ngô nhất. Các cụ pháp sư Giao Chỉ phải cân nhắc rất lâu, cuối cùng quyết định là hy sinh vài người cho tương lai. Sau đó mới cử một cụ bơi giỏi nhất, canh lúc Cao Biền đi thuyền du lịch trên sông, mới bơi ra giả làm thần Long Đổ. Chính vì vậy mà hai vở kịch Bạch Mã và Long Đổ mới xảy ra ở hai khoảng thời gian cách quãng nhau.

Nguồn gốc của Phong Thủy.

Người ta cho rằng Phong Thủy xuất phát từ Tàu khoảng cuối thế kỷ thứ 3 đầu thế kỷ thứ 4. Các trước tác đầu tiên của thể loại Phong Thủy Tàu hình như là quyển Táng Thư.

Tuy nhiên nếu nhìn vào trường hợp cụ thể của việc xây dựng thành Đại La thì có thể thấy Phong Thủy đã có ở Giao Chỉ trước.

Và quan trọng nhất là:

+ Phong Thủy Giao Chỉ hoàn toàn không có yếu tố mê tín dị đoan khỉ gì cả. Chẳng qua có yếu đố dị đoan là do Cao Biền (do ảnh hưởng của phong thủy tàu) mang đến.

+ Phong Thủy Giao Chỉ chính là khoa học: Là thủy lợi, là quy họach đô thị, là hiểu biết về hạ tầng địa chất, là hiểu biết về mưa bão lụt lội.

Vậy Phong Thủy Giao Chỉ đến từ đâu. Tất nhiên là đến từ Ai Cập Cổ Đại.

+ Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã có từ rất rất rất lâu ở châu thổ sông Nile, bắc phi. Thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn minh Ai Cập cổ đại là ở tận … thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên (ôi trời, xa thời hiện đại ghê).

+ Nền văn minh Ai Cập cổ đại đã có cực kỳ nhiều thành tựu: chữ viết, xây dựng, hiểu biết về luyện kim, làm thủy tinh. Họ cũng có những kiến thức về điện, khí động học và hạ tầng địa chất, thiên văn học, y học. Tất cả nền văn minh rực rỡ này đều có xuất phát điểm từ việc họ rất giỏi thủy lợi và hiểu biết về thiên tai địch họa như lụt lội. Nhờ thủy lợi giỏi mà nông nghiệp của Ai Cập cổ đại phát triển. Họ bỏ qua các ngành lúc đó bị tụt hậu xa với nông nghiệp như săn bắn, đánh cá, … Nhờ nông nghiệp phát triển mà họ có sức mạnh về nhân sự (cần ít lao động hơn cho việc kiếm ăn). Nhờ sức mạnh nhân sự mà họ phát triển được các công trình xây dựng và quy họach đô thị.

Tất nhiên nền văn minh nào cũng suy tàn. Vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập bị vua Cambyses II người Ba Tư đánh bại năm 525BC, mở ra thời kỳ nô lệ đầu tiên dưới ách đế chế Ba Tư (Persian Empire). Thời kỳ này kéo dài không lâu lắm. Lần cuối cùng người Ba Tư chinh phục đất sông Nile là lần vua Artaxeres III (358-338 BC) xâm chiếm Ai Cập.

Sau thời kỳ bị Ba Tư xâm lược là thời kỳ Hy-La xâm lược Ai Cập Cổ Đại.

Đặc biệt là trong đó có thời kỳ vua Alexander Đại Đế (356-323BC)

Vua Alexander Đại Đế có một cuộc viễn chinh vĩ đại nhất trong lịch sử loài người cả về quy mô, sức người sức ngựa sức voi, và độ chinh phục. Ông tấn công Ấn Độ.

Việc xâm chiếm Ấn Độ của quân đội Alexander Đại Đế không dài. Nhưng đủ để mang văn hóa La Mã – Ai Cập đến với Ấn Độ. Trong đó có các nghệ thuật thủy lợi, địa chất và quy họach đô thị. Có lẽ Alexander Đại Đế đã mang theo rất nhiều tù binh Ai Cập. Hoặc ông mang hẳn các nhà khoa học Ai Cập đi cùng quân đội viễn chinh của mình. Các kiến thức y tế, luyện kim, địa chất, khí tượng thủy văn của Ai Cập nhờ đó mà đến được với Ấn Độ.

Sau khi quân đội của Alexander Đại Đế rút lui là mở ra đế chế Maurya của người Ấn (322BC-298BC).

Đến thời vua Ashoka Đại Đế (273-232-BC), Ấn Độ đã trở thành nước mạnh với quốc giáo là Đạo Phật Nguyên Thủy. Vua Ashoka đã có chiến lược quảng bá Phật Giáo đi các vùng Đông Nam Á, Tây Á và Châu Âu phía Địa Trung Hải.

Đi cùng các nhà truyền giáo cũng vẫn là các tri thức người Ấn vừa mới được update thêm kiến thức về thiên văn, thủy lợi, địa chất và y học.

Sau đó là câu chuyện về việc Phật Giáo đi vào Văn Lang như đã nói ở phần II.

Điều này lý giải tại sao các vua Hùng giỏi làm thủy lợi, biết đúc trống đồng, biết làm thuyền to đi trên sông. Lý giải tại sao Thục Phán An Dương Vương biết làm nỏ thần có mũi tên bằng sắt. Lý giải tại sao các pháp sư Giao Chỉ có kiến thức về thủy lợi, hạ tầng địa chất, thiên văn và quy hoạch. Tại sao các nhà sư ngày xưa lại biết chữa bệnh (cả Từ Đạo Hạnh và Minh Không đều chữa bệnh nan y cho Vua).

Sau đó nghệ thuật thủy lợi và quy họach đi qua Trung Quốc và trở thành Phong Thủy. Rồi bị dị đoan hóa thành Phong Thủy Tàu. Rồi lại quay lại làm u mê chính chúng ta ngày xưa (Cao Biền) và ngày nay (toàn đọc xem lịch với tử vi bói toán kiểu Tàu, hahaha).

Kể từ ngày Cao Biền đặt móng, đến vua Lý dời đô về Thăng Long, cho đến nay, nước Việt trải qua quá nhiều thăng trầm, nhưng bờ cõi ngày càng mở rộng, văn hóa ngày càng phát triển. Tuy đến nay kinh tế còn hơi yêu yếu, GDP đứng kém có khoảng 100 nước, dân số đẻ thêm mãi vẫn chưa bằng Tàu bằng Ấn, khoa học công nghệ chỉ hơn dăm nước châu Phi, nhưng Việt Nam là một lãnh thổ rộng lớn, rộng lớn hơn Giao Chỉ nguyên thủy rất nhiều lần. Chỉ có điều người Việt Nam bị nô dịch quá lâu, quên béng mất mình đã từng có một nền văn minh rực rỡ, nên bị mắc bệnh tự ti, nghĩ cái gì Tàu Nhật nó cũng hơn mình, mình phải học nó, đã thế lại toàn học mót, không ra đầu ra cuối gì. Điều này quả thực là vô cùng đáng tiếc với một dân tộc vốn tự coi mình là con Rồng cháu Tiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites