-
Số nội dung
60 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by futureprecedor
-
Về bài giảng của Stephen Hawking: “GÖDEL & SỰ KẾT THÚC CỦA VẬT LÝ” (nguồn: http://vietsciences.free.fr/timhieu/trietly-giaoduc/vebaigiangHawkingGodel.htm) Vietsciences- Phạm Việt Hưng 29/01/2012 Những bài cùng tác giả Những bài cùng đề tài Năm 2002, Stephen Hawking công bố bài giảng ““Gödel & The End of Physics”[1] (Gödel & sự kết thúc của vật lý), thể hiện một sự thay đổi mang tính cách mạng trong nhận thức của ông về “Lý thuyết Cuối cùng” (Final Theory) của vật lý học, khác xa với những gì ông đã trình bầy trong cuốn “Lược sử thời gian”[2] 11 năm trước. Thật ngạc nhiên khi thấy một bài giảng quan trọng như thế mà đến nay dường như vẫn chưa được nhắc đến trên sách báo tiếng Việt. Nếu đây là một lỗ hổng lớn về thông tin thì bài báo này là một cố gắng bù lấp lỗ hổng đó. Công việc này đòi hỏi phải có một cái nhìn toàn cảnh đối với tham vọng của vật lý học nói riêng và khoa học nói chung, qua đó nhận thấy một nghịch cảnh: tham vọng của nhận thức là vô hạn trong khi khả năng nhận thức là có hạn. Đó là một mâu thuẫn lớn của nhận thức. 1* Mâu thuẫn lớn của nhận thức: Năm 2000, khi tìm hiểu Hệ tiên đề Hilbert, tôi phát hiện ra một sự thật khó tin: Số tiên đề được công bố trên các tài liệu khoa học không thống nhất với nhau, mặc dù các tài liệu này đều thuộc loại hàn lâm kinh điển. Thậm chí có tài liệu nói mập mờ có “khoảng 19 tiên đề”, hoặc “khoảng 30 tiên đề”. Tôi đã viết thư thông báo tình hình không thể chấp nhận đó cho một số nhà toán học trên thế giới biết, và nhận được nhiều hồi âm đáng suy nghĩ. Chẳng hạn, giáo sư Edmund Robertson, một chuyên gia về lịch sử toán học tại Đại học St.Andrew ở Anh, tỏ ra ngạc nhiên, nói: “Tôi luôn luôn tin rằng Hilbert nêu lên 21 tiên đề. Tôi không hiểu tại sao những nguồn khác mà ông trích dẫn lại đưa ra số tiên đề khác biệt…”, trong khi giáo sư Giuseppe Longo tại École Normale Supérieure ở Pháp thể hiện một sự hoài nghi: “Trong công trình của Hilbert, không có một cấu trúc có chủ định và mang tính nền tảng nào để chúng ta có thể kiểm tra tính đầy đủ…”. Thực ra, như tôi đã trình bầy trong một bài báo[3] trước đây, Hệ tiên đề Hilbert có 20 tiên đề và không phải là một hệ tiên đề hoàn hảo, vì chưa chứng minh được tính đầy đủ. Ngay cả khi chứng minh được tính đầy đủ, nó vẫn không thể được coi là hoàn hảo, vì chứng minh vẫn dựa vào Số học, nhưng bản thân Số học cũng không hoàn hảo – không có cách nào chứng minh Số học là đầy đủ và phi mâu thuẫn. Câu chuyện trên chỉ là một trong số rất nhiều sự kiện logic nói lên rằng nhận thức là có hạn: lý lẽ không bao giờ có thể đi tới cùng kỳ lý – không tồn tại bất kỳ một lý thuyết nào có thể coi là lý thuyết cuối cùng, theo nghĩa là sau nó không cần có một lý thuyết nào khác giải thích thêm. Điều này là hệ quả tất yếu của Định lý Bất toàn (Theorem of Incompleteness) do Kurt Gödel công bố năm 1931. Nhưng trớ trêu thay, việc tìm kiếm một lý thuyết cuối cùng dường như là một khát vọng bản năng của khoa học. Khát vọng này đóng vai trò tích cực khi nó làm chất men kích thích sáng tạo, nhưng lại trở thành tiêu cực khi nó dẫn khoa học vào những cuộc phiêu lưu không tưởng. Hiểu rõ điều này hơn ai hết, Gödel nhắc nhở chúng ta: “Ý nghĩa của thế giới là ở chỗ biết phân biệt ước muốn với hiện thực”. Thời trung cổ, các nhà giả kim thuật (alchemist) đã từng khổ công tìm kiếm “vật chất linh diệu” (catholick matter) – một dạng vật chất duy nhất vô hình có thể chắt lọc thành bất cứ dạng vật chất nào nhìn thấy. Ngay một nhà khoa học vĩ đại như Isaac Newton, trong khi đã trở thành đại diện của nền khoa học mới trong thế kỷ 17, vẫn đứng một chân trong thế giới quan cũ – ông cũng tin vào sự tồn tại của “vật chất linh diệu” và từng mất công tìm kiếm nó. Nhưng rốt cuộc, “vật chất linh diệu” chỉ là một giấc mơ hão huyền. Vật lý học trong mấy chục năm qua đang dồn mọi nỗ lực vào việc tìm kiếm Lý thuyết Cuối cùng, hay còn gọi là “Lý thuyết về mọi thứ”, gọi tắt là TOE (Theory of Everything). Sẽ không quá cường điệu khi nói rằng “hạt giống TOE” thực ra đã “nẩy mầm” từ hơn 2500 năm trước, khi Pythagore nêu lên tư tưởng cho rằng mọi bí mật của vũ trụ nằm trong các con số – “giải mã” được các con số thì sẽ khám phá ra mọi bí mật của vũ trụ. Nói theo ngôn ngữ hiện đại: nếu xây dựng được một mô hình toán học thâu tóm đầy đủ những quy luật cơ bản của tự nhiên thì sẽ giải thích được mọi hiện tượng tự nhiên. Tư tưởng này thống trị khoa học trong suốt mấy ngàn năm qua, tạo nên một xu hướng được gọi là chủ nghĩa Pythagore (Pythagoreanism). Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa này không chỉ bao gồm những môn đệ trực tiếp của Pythagore, mà bao gồm tất cả những ai chủ trương mô tả hiện thực thông qua mô hình toán học. Với cách hiểu này, René Descartes phải được xem như một Pythagorean[4] vĩ đại, vì đã tìm ra phương pháp đại số hoá hình học, cho phép quy trình hoá lời giải của nhiều bài toán hình học phức tạp mà trước đó đòi hỏi phải có một trực giác nhậy bén mới giải được. Điều này tạo ra một niềm lạc quan chưa từng có trong việc sử dụng toán học để giải thích mọi hiện tượng tự nhiên. Đó là tiền đề dẫn tới sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong các thế kỷ 17, 18, 19, làm thay đổi tận gốc bộ mặt của nền văn minh. Trong cuộc cách mạng đó, lần đầu tiên khoa học tìm thấy một TOE cho phép giải thích được hầu hết mọi hiện tượng vật lý quan sát được cho tới cuối thế kỷ 19, đó là Cơ học Newton. Trước vẻ đẹp kỳ vĩ ôm bọc lấy vũ trụ của lý thuyết này, nhà toán học lỗi lạc Louis Lagrange đã phải thốt lên rằng Newton là nhà khoa học vĩ đại nhất và cũng may mắn nhất, vì đã tìm ra một hệ thống lý thuyết hoàn hảo mô tả toàn bộ vũ trụ mà không ai có thể tìm ra một hệ thống nào khác nữa. Vũ trụ của Newton tuân thủ những định luật chặt chẽ, chính xác như một chiếc đồng hồ, được gọi là “đồng hồ Newton” (Newtonian clock). Do đó, với chiếc đồng hồ này, khoa học có thể tiên đoán bất kỳ một trạng thái nào của vũ trụ trong quá khứ hoặc tương lai, miễn là biết trạng thái của nó tại một thời điểm cho trước. Đó chính là Quyết định luận Laplace (Laplace’s Determinism), ra đời trong khoảng đầu thế kỷ 19, có thể xem như sự phát triển tột cùng của chủ nghĩa Pythagore. Nếu khả năng quan sát của khoa học mãi mãi bị giới hạn trong không-thời-gian thông thường (kích thước thông thường và tốc độ thông thường) thì Cơ học Newton có thể đã là một lý thuyết cuối cùng của khoa học. Nhưng… Dường như Bà Mẹ Tự Nhiên (The Mother Nature) không muốn những đứa con của Trái Đất sống trong ảo tưởng nên đã bất ngờ để cho khoa học thế kỷ 20 rơi vào khủng hoảng: “Theo những trải nghiệm của những người hiện còn sống, thế kỷ 20 đã có ít nhất 3 cuộc khủng khoảng nghiêm trọng, trong đó có 2 cuộc khủng hoảng về vật lý, được gọi là khủng hoảng về nhận thức, đó là việc khám phá ra thuyết tương đối và lý thuyết lượng tử. Cuộc khủng hoảng thứ ba xẩy ra trong toán học”[5], đó là nhận định của John von Newman, một trong những cha đẻ của computer. Cuộc khủng hoảng thứ ba là cuộc khủng hoảng nghịch lý đe doạ làm sụp đổ toà lâu đài toán học, nơi xưa nay vốn được coi là ngôi đền thiêng của khoa học, bởi ở đó không có chỗ cho những mâu thuẫn nghịch lý. Nhưng rốt cuộc, nghịch lý đã xuất hiện ngay từ trong nền móng của toà lâu đài đó. Nhu cầu sống còn của toán học buộc các nhà toán học tài ba nhất lao vào ứng cứu và sửa chữa toán học. Đó là lý do ra đời Chủ nghĩa toán học hình thức, với mục tiêu là xây dựng lại toán học, tạo ra một hệ thống toán học tuyệt đối phi mâu thuẫn. Hệ tiên đề Hilbert chỉ là một thử nghiệm nhỏ trong hàng loạt nhiệm vụ to lớn mà chủ nghĩa hình thức đề ra. Bất chấp sự chống đối mạnh mẽ từ phía những người nhìn xa trông rộng như Henri Poincaré, chủ nghĩa hình thức đã càn quét khắp lục địa Âu Châu đầu thế kỷ 20, rồi lan ra khắp thế giới trong nửa sau thế kỷ 20, để rồi suy yếu dần trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20, khi nhân loại bắt đầu bừng tỉnh để nhận ra ý nghĩa sâu xa của Định lý Gödel. Thật lạ lùng khi biết rằng Định lý Gödel ra đời từ năm 1931 nhưng mãi đến những năm cuối thế kỷ 20 nó mới được đem ra bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn khoa học tại các quốc gia phát triển nhất, cứ như nó mới ra đời vậy. Điều này nói lên rằng nhân loại dường như nhận thức được ý nghĩa của định lý này quá muộn. Bằng chứng là nhiều nhà khoa học hoạt động trong phạm vi toán-lý mãi đến gần đây mới được biết đến sự tồn tại của một định lý cực kỳ quan trọng như Định lý Gödel. Nhưng muộn còn hơn không bao giờ! Thật vậy, vào thời điểm bản lề chuyển từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, một hình ảnh đập vào mắt khi bước vào các hiệu sách ở Tây phương là mô hình Tam giác Penrose trên các trang bìa của nhiều cuốn sách như một minh hoạ cho Định lý Gödel. Người ta bàn về ý nghĩa của định lý này không chỉ trong phạm vi toán học, mà còn mở rộng sự phán xét của nó sang các lĩnh vực bên ngoài toán học: khoa học computer, khoa học về trí thông minh nhân tạo (AI), vật lý học, giáo dục học, thần kinh học, triết học về nhận thức, thậm chí cả xã hội học, kinh tế học và chính trị học. Điều đó có nghĩa là cuộc khủng hoảng toán học trong thế kỷ 20 phải chờ tới cuối thế kỷ mới tìm thấy lối thoát: Người ta bắt đầu vỡ nhẽ ra rằng Chủ nghĩa hình thức là một sai lầm, một ảo tưởng tìm thấy thiên đường nơi hạ giới, một thứ TOE của toán học! Toán học ngày nay đã từ bỏ chương trình tìm kiếm TOE, để quay về những bài toán có nội dung cụ thể. Điển hình như 7 bài toán thiên niên kỷ mà Viện Clay treo giải thưởng 1 triệu USD cho mỗi lời giải[6]. Liệu bài học của toán học có ý nghĩa gì đối với vật lý học hay không? Câu chuyện sau đây sẽ đưa ra một câu trả lời. 2* “Giấc mơ về một Lý thuyết Cuối cùng”: “Giấc mơ về một Lý thuyết Cuối cùng” (Dreams of a Final Theory) là tên một cuốn sách best-seller năm 1992 của Steven Weinberg, một trong ba nhà vật lý đoạt Giải Nobel năm 1979 vì công lao xây dựng nên Lý thuyết điện-từ-yếu. Tên gọi “Lý thuyết cuối cùng” hàm ý nếu nó thành công, vật lý được xem như hoàn thành nhiệm vụ, sau đó không còn lý thuyết lớn nào nữa. Tuy nhiên tư tưởng căn bản của nó là thống nhất: chứng minh mọi tương tác vật lý có một bản chất thống nhất – tìm ra Cái Một trong cái Đa Dạng của Tự Nhiên. Cũng vì thế, nó còn được gọi là “Lý thuyết về mọi thứ”, vì nó sẽ cho phép giải thích được “mọi thứ” của vật lý. Liệu có thể có một lý thuyết như thế không? Hãy nghe Steven Weinberg trình bầy quan điểm trong bài “A Unified Physics by 2050?” (Một Vật lý Thống nhất vào năm 2050?) trên Scientific American Tháng 12/1999: “Một trong các mục tiêu nguyên thuỷ của vật lý học là hiểu được tính đa dạng kỳ diệu của tự nhiên theo một cách thống nhất. Những thành tựu vĩ đại nhất trong quá khứ là những bước đi tiến tới mục tiêu này: cơ học trên trái đất thống nhất với cơ học thiên thể bởi Isaac Newton trong thế kỷ 17; quang học thống nhất với các lý thuyết về điện và từ bởi James Clerk Maxwell trong thế kỷ 19; hình học của không-thời-gian thống nhất với lý thuyết hấp dẫn bởi Albert Einstein trong những năm 1905 – 1916; hoá học thống nhất với vật lý nguyên tử thông qua việc phát minh ra cơ học lượng tử trong những năm 1920. Einstein đã hiến dâng 30 năm cuối đời cho việc tìm kiếm bất thành một “lý thuyết trường thống nhất” (unified field theory) nhằm hợp nhất thuyết tương đối tổng quát, lý thuyết của chính ông về không-thời-gian và hấp dẫn, với lý thuyết điện từ của Maxwell. Hiện nay tư tưởng thống nhất của vật lý đã đạt được nhiều tiến bộ hơn, nhưng theo một hướng khác. Lý thuyết hiện nay của chúng ta về các hạt cơ bản và lực, được gọi là Mô hình Tiêu chuẩn của vật lý hạt cơ bản, đã thống nhất thuyết điện từ với lý thuyết về tương tác yếu – lực chịu trách nhiệm để neutron và proton biến đổi thành nhau trong các quá trình phóng xạ và trên các ngôi sao. Mô hình Tiêu chuẩn cũng đưa ra những mô tả riêng biệt nhưng tương tự về tương tác mạnh – lực giữ các quark lại với nhau bên trong proton và neutron đồng thời giữ proton và neutron lại với nhau bên trong hạt nhân nguyên tử. Chúng ta đã có ý tưởng làm thế nào để lý thuyết tương tác mạnh có thể hợp nhất với lý thuyết về tương tác yếu và điện từ, thường được gọi là Lý thuyết Thống nhất Lớn (Grand Unification), nhưng điều này chỉ có thể thực hiện được nếu bao gồm cả lực hấp dẫn vào trong đó, mà như thế thì sẽ gặp những khó khăn nghiêm trọng. Chúng ta ngờ rằng sự khác biệt bên ngoài giữa các lực này hình thành bởi những sự kiện xẩy ra vào thời điểm rất sớm của big bang, nhưng chúng ta không thể nắm bắt được những chi tiết của lịch sử vũ trụ tại thời điểm sớm sủa đó mà không có một lý thuyết tốt hơn về lực hấp dẫn và các lực khác. Có một cơ may để công trình thống nhất vật lý được hoàn tất vào năm 2050, nhưng chúng ta không thể tự tin vào điều đó”. Nghĩa là theo Weinberg, Lý thuyết Cuối cùng là một chân lý tồn tại ở cuối cuộc hành trình của vật lý học. Con đường dẫn tới chân lý đó là đúng đắn và tất yếu, mặc dù không thể dự đoán chính xác bao giờ sẽ đạt tới đó. Rất nhiều khó khăn kỹ thuật đang chờ ở phía trước, nhưng những khó khăn đó không thể lay chuyển niềm tin vào sự tồn tại của chân lý cuối cùng. Weinberg nói: “Không thể nói bao giờ thì những khó khăn này sẽ được vượt qua. Chúng có thể được giải quyết trong một báo cáo công bố vào ngày mai bởi một nhà lý thuyết trẻ nào đó. Cũng có thể đến năm 2050 hay thậm chí 2150 chúng vẫn chưa được giải quyết. Nhưng khi chúng được giải quyết, thậm chí dù chúng ta không thực hiện được những thí nghiệm ở mức năng lượng 1016 GeV hoặc không thể nhìn vào những chiều cao hơn, chúng ta sẽ không có bất kỳ một chút băn khoăn lo lắng nào trong việc thừa nhận chân lý của lý thuyết thống nhất”. Có nghĩa là dù có tìm ra Lý thuyết Cuối cùng hay không thì chân lý của lý thuyết ấy vẫn cứ tồn tại một cách khách quan, độc lập với con người. “Steven Weinberg tin rằng Lý thuyết Cuối cùng đang tồn tại ở ngoài kia – như Cực Bắc của Trái Đất vậy – ngay cả khi chúng ta chẳng bao giờ tìm ra lý thuyết đó”, đó là ý kiến của ký giả khoa học Tim Radford trên tờ Guardian ở Anh ngày 08/07/2011. Dù Weinberg có lúc thể hiện những suy tư triết học thâm trầm, chẳng hạn ông nói đại ý rằng Lý thuyết Cuối cùng không phải là sự kết thúc của vật lý, nhưng là sự kết thúc của một kiểu vật lý nhất định, hoặc vũ trụ càng có thể hiểu được nhiều hơn thì lại càng có vẻ vô nghĩa hơn, … nhưng những triết lý đó vẫn không giấu được niềm tin của ông vào sự tồn tại của Lý thuyết Cuối cùng và tham vọng khám phá ra lý thuyết đó. Đó cũng là tham vọng của vật lý học hiện đại. Tham vọng này lớn đến nỗi nó bất chấp mọi khó khăn trở ngại hiện ra ngày càng rõ rệt, tiêu tốn những số tiền khổng lồ cho những máy gia tốc khổng lồ, và dường như không lúc nào dừng lại để đặt dấu hỏi liệu tham vọng này có phải là một cuộc phiêu lưu hay không. Ký giả Tim Radford viết: “Vật lý năng lượng cao là một lĩnh vực đang biến đổi rất nhanh, nhưng thế giới vẫn đang chờ đợi khám phá ra cái gì có thể là Lý thuyết Cuối cùng, trong khi luôn luôn giả định rằng con người đủ thông minh để nhận ra lý thuyết đó khi nhìn thấy nó, và thậm chí luôn luôn giả định rằng tồn tại một Lý thuyết Cuối cùng”. Dường như Tim Radford cố ý dùng chữ “giả định” để gợi ý rằng đó là cái có thể không tồn tại. Thật vậy, ông chất vấn: “Liệu có tồn tại một sự giải thích (một lý thuyết) không cần đến một sự giải thích nào khác hỗ trợ cho nó không?”. Đây là một câu hỏi mang dấu ấn Gödel rõ rệt, mặc dù Radford không hề nhắc tới Gödel. Phải chăng các nhà vật lý trong thế kỷ 20 không biết Định lý Gödel, hoặc biết mà không hiểu hết ý nghĩa của nó, nên đã để cho tham vọng của họ bùng nổ vô giới hạn, như Radford mô tả: “Đây là một vấn đề: những người cùng thời với Weinberg tại CERN bắt đầu nói về Lý thuyết Thống nhất Lớn vào những năm cuối 1970 và sau đó giới thiệu thuật ngữ Lý thuyết về Mọi thứ. Năm 1988 Stephen Hawking phát biểu một câu nói nổi tiếng rằng một ngày nào đó các nhà vật lý sẽ “biết được ý Chúa”. Leon Lederman viết một cuốn sách về một thực thể bí ẩn mà hiện nay đang được săn đuổi tại CERN và ông gọi nó là hạt của Chúa[7]”. Radford tỏ ra ngạc nhiên khi thấy cuốn “Giấc mơ về một Lý thuyết Cuối cùng” của Weinberg, mặc dù đã có gần 20 năm tuổi, nhưng vẫn được nhiều người hâm mộ. Tuy nhiên, theo Radford, có 3 lý do: Một, Weinberg có một văn phong trong sáng, hấp dẫn người đọc. Hai, câu hỏi Weinberg nêu lên vốn là câu hỏi của loài người trong suốt chiều dài của nền văn minh, ít nhất là trong 3000 năm qua: Tại sao thế giới lại tồn tại như nó đang tồn tại? Ai hoặc cái gì đã tạo ra nó theo cách như thế? Những câu hỏi phổ quát và vô thời gian như thế luôn luôn có sức hấp dẫn phổ quát và vô thời gian. Nhưng đó là những câu hỏi mang tính triết học nhiều hơn là khoa học. Lý do thứ ba mới thực sự là điều đáng nói. Radford viết: “Ba, lý do này là rõ ràng: cuốn sách vẫn hoàn toàn cập nhật, vì trong suốt 20 năm qua, không có bất cứ ai ở bất cứ đâu tiến gần tới một Lý thuyết Cuối cùng!”. Radford không thể nói rõ hơn, nhưng qua cách viết đó, người đọc có thể hiểu ngầm ý ông muốn nói Lý thuyết Cuối cùng đến nay vẫn chỉ là một giấc mơ thuần tuý, và vì nó không bao giờ biến thành sự thật nên nó tiếp tục kích thích mơ mộng, nếu không có tiếng chuông nào làm thức tỉnh vật lý học. Nhưng cuối cùng thì tiếng chuông đó đã vang lên. 3* Bài giảng của Hawking: Năm 1991, khi viết cuốn “Lược sử Thời gian”, Hawking tỏ ra rất thận trọng khi tiên đoán tương lai của Lý thuyết Thống nhất của vật lý. Nhưng rốt cuộc ông vẫn cho rằng trước sau vật lý sẽ tìm ra lý thuyết đó, thậm chí ngày huy hoàng đó không còn xa: “… hiện nay triển vọng để tìm ra một lý thuyết như thế rất sáng sủa bởi vì chúng ta đã biết về vũ trụ khá nhiều”, ông viết. Sau khi nhắc lại một phát biểu vội vã của Max Born năm 1928 rằng vật lý “sẽ kết thúc trong vòng 6 tháng”, Hawking nhấn mạnh: “Dẫu nói lên điều này, tôi vẫn tin rằng đã có nhiều cơ sở cho một niềm lạc quan thận trọng rằng chúng ta hiện nay đang ở gần giai đoạn cuối trên quá trình tìm ra những định luật cơ bản của thiên nhiên”. Phải chăng khi đó Hawking vẫn chưa hay biết gì về Định lý Gödel? Điều này thật khó tin, vậy chỉ có thể nghĩ rằng khi đó ông vẫn chưa thực sự thấm nhuần ý nghĩa sâu xa của định lý này. Nếu thấm nhuần Gödel, rằng “Giải thích mọi điều là bất khả”, thì chắc chắn Hawking không thể viết như sau: “Một lý thuyết thống nhất chặt chẽ và hoàn chỉnh chỉ mới là bước đầu: mục tiêu của chúng ta là một sự hiểu biết hoàn chỉnh về mọi sự cố chung quanh và về bản thân sự tồn tại của chúng ta”. Trong chương kết, mặc dù đã chỉ ra rằng Quyết định luận Laplace là không thể thực hiện được, rằng Cơ học lượng tử là một thách thức đối với tham vọng dự đoán chính xác các sự kiện của vật lý, v.v. Hawking vẫn hướng tới điểm tận cùng của trí tuệ: “Nếu chúng ta tìm được câu trả lời, thì đó là sự thắng lợi cuối cùng của trí tuệ con người – chúng ta sẽ biết được ý Chúa”. Tinh thần lạc quan này chỉ có thể nẩy sinh từ một niềm tin mạnh mẽ vào sự tồn tại của một Lý thuyết Cuối cùng (ý Chúa), và khả năng tìm ra lý thuyết ấy (khả năng “biết được ý Chúa”). Nhưng sau 11 năm, trong bài giảng “Gödel và sự kết thúc của vật lý”, chúng ta được chứng kiếm một Stephen Hawking đã khảng khái phủ nhận quan điểm của chính mình trong quá khứ. Đó là một nhân cách khoa học chân chính! Thật vậy: Ngay trong câu mở đầu bài giảng, Hawking đã đặt vấn đề “liệu chúng ta có thể đi bao xa trong cuộc tìm kiếm sự hiểu biết và tri thức”. Điều đó gián tiếp ngụ ý rằng nhận thức có giới hạn, và đó chính là tinh thần chủ yếu của Định lý Gödel. Ngay sau đó ông nêu lên một nghi vấn mà ông chưa từng đặt ra: “Liệu có bao giờ chúng ta tìm thấy một dạng thức đầy đủ của các định luật tự nhiên hay không?”. Một dạng thức đầy đủ, ông giải thích, là một tập hợp các quy tắc mà về nguyên tắc ít nhất sẽ cho phép chúng ta dự đoán được tương lai với độ chính xác tuỳ ý, nếu biết trạng thái của vũ trụ tại một thời điểm cho trước. Và ông đã trả lời: “Cho tới hiện nay, hầu hết mọi người đã hoàn toàn thừa nhận rằng có một lý thuyết cuối cùng mà trước sau chúng ta sẽ khám phá ra. Thật vậy, bản thân tôi đã gợi ý rằng chúng ta có thể sớm tìm ra lý thuyết đó. Tuy nhiên, Lý thuyết M[8] đã làm tôi băn khoăn liệu nó có đúng hay không. Có lẽ không thể trình bầy chính xác lý thuyết về vũ trụ trong một số hữu hạn những lời phát biểu được. Chính điều này gợi nhớ lại Định lý Gödel. Định lý này nói rằng bất kỳ một hệ tiên đề hữu hạn nào cũng không đủ để chứng minh mọi kết quả trong toán học”. Sau khi giải thích rằng công trình của Gödel tuy rất khó đọc, nhưng tư tưởng của nó lại rất dễ hiểu, Hawking viết: “Định lý Gödel có liên hệ gì với vấn đề liệu có thể trình bầy chính xác lý thuyết về vũ trụ dưới dạng một số hữu hạn các nguyên lý? Mối liên hệ là rõ ràng hiển nhiên. Theo triết học thực chứng của khoa học, một lý thuyết vật lý là một mô hình toán học. Vậy nếu có những kết quả toán học không thể chứng minh được, thì cũng có những bài toán vật lý không thể dự đoán được” (tôi tô đậm để nhấn mạnh, PVHg). Hawking lấy Giả thuyết Goldbach làm ví dụ: Liệu một số chẵn có phải là tổng của hai số nguyên tố hay không? Thí dụ: 8 = 3 + 5 hoặc 12 = 5 + 7 hoặc 24 = 11 + 13, v.v. Điều này “có vẻ” đúng với rất nhiều số chẵn, nhưng không thể quyết định có đúng với mọi số chẵn hay không, vì số số chẵn là vô hạn. Chính yếu tố vô hạn đã làm cho bài toán trở thành không thể dự đoán được – tính xác định của bài toán hữu hạn không thể áp dụng cho bài toán vô hạn, điều mà Blaise Pascal đã nói từ xa xưa: “Làm thế nào để một thành phần có thể hiểu được cái toàn bộ?”[9]. Đó chính là vấn đề nan giải của vật lý học khi nó muốn kết hợp lý thuyết lượng tử với lý thuyết hấp dẫn để tìm ra Lý thuyết Cuối cùng. Nhưng lý do chủ yếu để không thể có một Lý thuyết Cuối cùng, theo Hawking, là ở chỗ “…chúng ta không phải các thiên thần nhìn vũ trụ từ bên ngoài. Đúng ra, cả chúng ta lẫn mô hình của chúng ta đều là những thành phần của vũ trụ mà chúng ta mô tả. Do đó một lý thuyết vật lý là một mô hình tự quy chiếu, giống như trong Định lý Gödel. Do đó chúng ta có thể cho rằng nó hoặc không nhất quán hoặc không đầy đủ. Những lý thuyết mà chúng ta đang có vừa rất không nhất quán vừa không đầy đủ”. Một hệ tự quy chiếu là một hệ tự nó phán xét về nó. Khái niệm này không mới lạ trong khoa học logic, nhưng chỉ đến khi Định lý Gödel ra đời thì người ta mới khẳng định được rằng mọi hệ tự quy chiếu đều không hoàn hảo: hoặc nó tự mâu thuẫn hoặc nó không đầy đủ. Phải chăng bài giảng của Hawking là một tin buồn đối với vật lý học hiện đại? Xin lắng nghe Hawking trả lời: “Một số người sẽ rất thất vọng nếu không có một lý thuyết cuối cùng được trình bầy chính xác dưới dạng một số hữu hạn các nguyên lý. Tôi từng nằm trong số những người đó, nhưng tôi đã thay đổi suy nghĩ. Tôi lấy làm vui mừng rằng cuộc tìm kiếm của chúng ta đối với sự hiểu biết sẽ không bao giờ đi tới điểm kết thúc, và rằng chúng ta sẽ luôn luôn có sự thách thức của khám phá mới. Không có nó, chúng ta sẽ bị mụ mẫm trí óc. Định lý Gödel bảo đảm rằng sẽ luôn luôn có công việc cho các nhà toán học. Tôi nghĩ rằng Lý thuyết M cũng sẽ làm điều tương tự đối với các nhà vật lý”. Thật thú vị khi thấy bài giảng “Gödel & sự kết thúc của vật lý” lại đi tới kết luận rằng vật lý sẽ không bao giờ kết thúc, mặc dù những nhà vật lý giỏi nhất đã bắt đầu tỉnh thức sau “Giấc mơ về một Lý thuyết Cuối cùng”. Sydney, ngày 01 tháng 01 năm 2012 PVHg
-
Hiii, lang thang cho no' dzui. Tks langbavibo!
-
Cháu chào bác! Cháu thấy việc đi tìm 1 lý thuyết thống nhất khó như việc đi tìm hạt của chúa. Chắc nó chỉ có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng. Bản thân một câu chuyện thần thoại nó đã phủ nhận định lý của hệ tự quy chiếu. 1 câu chuyện thần thoại là không có thật Nhưng 1 câu chuyện thần thoại lại có ảnh hưởng to lớn và sâu sắc tới đời sống thật của 1 dân tộc. Về ý kiến của bác , trên quan điểm cá nhân cháu cũng đồng ý với bác bởi tự bản thân cháu chiêm nghiệm (cũng có thể sai) ra 1 điều là: Đỉnh cao của khoa học DUY VẬT sẽ là DUY TÂM. Duy Tâm không gì khác là khoa Thần Linh Học là sản phẩm Tuyệt Hảo của văn hóa Phương Đông mà cái nôi của nó ở lưu vực sông Dương Tử.
-
+Gia tăng tế bào não - Thủ phạm làm tăng bệnh tự kỷ- Nguồn: Theo báo Sức khỏe và Đời sống Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đại học California UOC, Mỹ phát hiện thấy, gia tăng tế bào não là thủ phạm làm tăng bệnh tự kỷ ở trẻ nhở. Cụ thể, nếu não của trẻ sản xuất quá nhiều tế bào, nhất là trong vùng thùy não trước, nơi đảm nhận xử lý cảm xúc và truyền thông sẽ làm tăng rủi ro mắc bệnh. Kết luận này trùng khớp với thực tế, những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ thường có kích thước vùng não nói trên lớn hơn những đứa trẻ bình thường. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện thấy bệnh tự kỷ phát triển ngay từ giai đoạn mang thai, nhất là từ tháng thứ 4 trở đi, khi các tế bào não ở vùng thùy trán trước phát triển mạnh. Nghiên cứu ở 6 đứa trẻ không mắc bệnh và 7 đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ, tất cả đã chết, nhóm đề tài đã phát hiện thấy vùng thùy não trước của những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ có số lượng tế bào tăng tới 67% so với những đứa trẻ khỏe mạnh và từ sự gia tăng về số lượng tế bào này đã gây gián đoạn chức năng của não. Ngoài ra, có từ 10~20% số ca mắc bệnh là do yếu tố di truyền, yếu tố khách quan trong giai đoạn thai kỳ mà đến nay khoa học chưa giải thích được. Phát hiện trên mở ra một hướng đi mới, giúp hiểu thêm về căn bệnh tự kỷ, căn bệnh đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Khắc Nam (theo MH, 12.2011) Tham khảo thêm Các biểu hiện thường thấy của trẻ tự kỷ Bệnh tự kỷ theo nghiên cứu của các bác sĩ Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh gồm có các biểu hiện cụ thể sau: - Hành động bất thường: Trẻ em mắc bệnh tự kỷ thường có những hành động bất thường như bắt chước một số hành động của các trẻ em đặc biệt khác, chống lại sự thay đổi nếp sống hằng ngày, tránh giao tiếp bằng ánh mắt mà chủ yếu bằng lời, hò hét. Đôi khi trẻ khó ngủ, không kiểm soát được tình cảm của bản thân dẫn tới những hành động hung hăng, gây gổ đối với những người xung quanh. - Khó khăn trong giao tiếp: Các giao tiếp xã hội của trẻ em tự kỷ bị cản trở rất lớn vì những khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ cũng như hiểu về ý nghĩa của ngôn ngữ. Chính vì thể trẻ em tự kỷ thường ngại tiếp xúc, tránh tiếp xúc với thế giới bên ngoài, sống khép kín. - Lười vận động: Trẻ tự kỷ thường tránh những hoạt động và học tập mang tính tương tác cho dù là những hoạt động bình thường nhất. Chúng chỉ phát triển rất nhỏ những hành động bắt chước và mang tính chất tưởng tượng nhưng chúng lại gặp khó khăn trong việc thể hiện chúng. - Các biểu hiện sớm của bệnh tự kỷ: Các triệu chứng của trẻ tự kỷ phát triển từ 3 đến 10 tuổi, tuy nhiên những biểu hịên đầu tiên của trẻ tự kỷ thường là ánh mắt đề phòng cảnh giác. Tuy nhiên các bác sĩ tại Viện nghiên cứu sức khoẻ tinh thần quốc gia Anh đã nghiên cứu trên những bệnh nhân điển hình và đưa ra những biểu hiện khác như: Phản hồi trong giao tiếp chậm hoặc rất hạn chế Kém ăn Sự thay đổi mạnh mẽ trong biểu hiện cảm xúc Hờ hững và không tự tin khi tiếp xúc với môi trường xung quanh. Sự thay đổi đột ngột trong cách cư xử từ bình thường tới gây gổ, hay cáu giận hoặc sống khép mình cô lập.
-
Cảm ơn bạn, như vậy các bác sỹ trên TG và qua bác sỹ Ba đã chứng minh màng tế bào bị kích thích quá mức là nguyên nhân chính dẫn tới tự kỷ, trầm cảm và ung thư. Tks a lot!
-
Mình nghĩ ở trẻ tự kỷ một cái vòng luẩn quẩn về tâm lý kích thích bị lặp đi lặp lại. Nên chăng tìm ra những gì trẻ thấy hào hứng và thường xuyên hướng hoạt động của trẻ vào các hành động đó, lâu ngày trẻ sẽ có các vòng tâm lý tích cực thế chỗ cho các thói quen tiêu cực cũ.
-
+Bão từ & bệnh tim mạch- Bão từ sẽ là trầm trọng hơn các bệnh tim mạch Cập nhật: 3/14/2009 - Số lượt đọc: 1931 (CardioNet.VN) - Theo Viện Vật lý Địa cầu, trong năm 2008 Việt Nam đã phải chịu tác động của 20 cơn bão từ, trong đó nhiều cơn có cường độ mạnh xuất hiện vào thời điểm giữa năm. Không chỉ có tác động đến ngành điện, viễn thông… mà bão từ còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch nếu không có những biện pháp phòng và kiểm soát bệnh chặt chẽ. Bệnh nhân nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não sẽ tăng đột biến Bão từ là kết quả quá trình hoạt động của mặt trời, bởi ngoài việc phát ra ánh sáng mặt trời còn phát ra vô số hạt tích điện như proton, hạt nhân heli và điện tử tạo thành gió mặt trời. Những hạt này bay đến vùng lân cận của Trái đất và tác dụng tương hỗ với từ trường trái đất - tức là địa từ trường. Vì vậy, khi mặt trời tăng tần suất hoạt động thì các hạt tích điện tác dụng tương hỗ với địa từ trường lớn hơn bình thường và sự cân bằng của địa từ trường bị phá vỡ, cường độ của từ trường tăng lên. Khi cường độ của địa từ trường đạt giá trị cao và gây tác động kéo dài chính là hiện tượng bão từ. Việt Nam nằm gần khu vực xích đạo nên chịu ảnh hưởng lớn của bão từ. Trong rất nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa bão từ và các bệnh lý tim mạch, người ta thấy rằng các hội chứng tim mạch xảy ra có liên quan đến các mức độ hoạt động của địa từ trường. Trong những ngày xuất hiện bão từ, đặc biệt là những cơn bão mạnh, đột ngột, bệnh nhân tim mạch có thể tăng lên 30 %. Nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp, trong số họ nhiều người bị NMCT ở thành trước thất trái. Tỉ lệ tử vong do NMCT cấp tăng lên kể cả bệnh nhân được nhập viện. Khi hoạt động của địa từ trường mạnh, huyết áp tâm trương của người khoẻ mạnh và người bệnh tăng huyết áp đều tăng cao. Cùng với tần suất tăng lên của NMCT, tăng huyết áp… thì nhiều bệnh nhân cũng phải nhập viện vì tai biến mạch não (TBMN) như đột quỵ, nhũn não, trong số họ nam giới gặp nhiều hơn nữ. Bên cạnh đó thì bệnh nhân đau đầu kiểu migraine cũng xuất hiện nhiều hơn. Đối với người khoẻ mạnh cũng có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, giảm trí nhớ, giảm cảm xúc…trong thời gian có bão từ. Hoạt động của hệ tuần hoàn chịu tác động mạnh mẽ của địa từ trường Trong giai đoạn địa từ trường mạnh tác động lớn đến hệ tuần hoàn của cơ thể. Người ta thấy trong những ngày này lượng prolactin( một chất nội tiết) và 17 corticosteroid trong máu ngoại vi tăng cao hơn bình thường. Trong máu ngoại vi người ta cũng thấy có hiện tượng tăng kết dính tiểu cầu nhiều hơn, lượng fibrinogen cũng nhiều hơn và tính dính của bạch cầu cũng tăng cao. Khi hoạt động địa từ trường của trái đất thay đổi làm cho hoạt động điện học của tim mất ổn định, hậu quả là gây ra những rối loạn nhịp như rung nhĩ và rung thất, cơ tim co bóp mạnh. Trong đó rung nhĩ là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tắc mạch não do bệnh lý này là nguyên nhân hình thành các cục máu đông từ trong tim theo dòng chảy của mạch não lên não. Do vậy, tình trạng tăng huyết áp, tăng kết dính tiểu cầu, xuất hiện huyết khối do rung nhĩ… là những yếu tố càng tăng thêm nguy cơ TBMN và NMCT trong giai đoạn có bão từ. Hơn thế nữa, khi bão từ hoạt động cực mạnh, sự loạn nhịp của tim còn có thể gây ra các trường hợp đột tử. Mặt khác, rất nhiều trường hợp nhũn não liên quan đến hiện tượng tắc mạch và nghẽn mạch do bệnh tim thiếu máu cục bộ, phình vách tim. Những bệnh lý này có khả năng hình thành huyết khối nhiều hơn trong trường hợp cơ thể chịu tác động mạnh của hoạt động điện từ trường của trái đất. Cần kiểm soát chặt chẽ các biểu hiện của bệnh tim mạch Những người bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hoá, từng có các cơn đau thắt ngực hay có tiền sử nhồi máu cơ tim, TBMN…hay người cao tuổi, người có thể trạng béo phì- thừa cân cần đặc biệt chú ý trong những ngày có bão từ xảy ra. Họ nên tránh hoạt động nhiều ngoài trời, uống đủ 2lít nước/ngày, có chế độ dinh dưỡng tốt. Bệnh nhân đang dùng thuốc càng không được quên thuốc. Thuốc chống kết dính tiểu cầu như aspirin và các thuốc thường qui là chỉ định cần thiết cho những người mắc bệnh động mạch vành( hẹp, vữa xơ) tiền sử nhũn não, đột quỵ do tắc mạch… Các trường hợp đau đầu kiểu migraine cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, có thể sử dụng các thuốc giảm đau để chống lại các cơn đau cũng như tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra. Trong những ngày xuất hiện bão từ, các bệnh nhân tim mạch nếu thấy xuất hiện các biểu hiện choáng ngất, đau thắt ngực, giảm vận động và phản xạ…cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế điều trị, tránh nguy cơ tử vong do NMCT cấp và TBMN. TS. Tạ Mạnh Cường Bão từ có thể đạt cực đại chưa từng có vào năm 2012 - 2013 Xem tin gốc Tamnhin.net - 13 tháng trước 218 lượt xem file:///C:/DOCUME%7E1/baopq/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image002.jpg (Tamnhin.net) - Năm 2012 – 2013, bão từ có thể đạt cực đại lên đến 700nT (nano tesla-đơn vị đo cường độ bão từ) được ghi nhận từ trước đến nay tại Việt Nam, PGS.TS Hà Duyên Châu, nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, nhận định. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Số trận bão từ sẽ gia tăng Về trận bão từ xảy ra mới đây ở Trung Quốc, PGS.TS Hà Duyên Châu xác nhận Viện Vật lý Địa cầu đã ghi nhận được trận bão từ này. Trận bão từ này xảy ra vào lúc 01h54 giờ GMT (tức 08h54 giờ Hà Nội) đúng ngày 14/2. Tại Lào Cai (gần biên giới với Trung Quốc), đài địa từ Sa Pa của Việt Nam đã ghi được bão từ này với biên độ nhỏ (dưới 60nT), nhỏ hơn cả trận vừa xảy ra vào đầu năm nay. Để so sánh, có thể lấy giản đồ từ của đài địa từ Lanzhou của Trung Quốc (ở phía Nam Trung Quốc, cách Việt Nam khoảng hơn 1000km về phía Bắc). Tại đây, biên độ của bão từ là 66nT (xảy ra vào cùng thời điểm so với đài Sa Pa). Có thể nói, bão từ này là loại G1 (nhỏ nhất trang thang bão từ thế giới gồm 5 cấp (từ G1 đến G5). Do vậy, tác động ở Việt Nam là rất nhỏ, hầu như không ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh tế xã hội của con người. Có chăng nó chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến truyền tín hiệu radio. Dự báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) về khả năng xảy ra các bùng nổ sắc cầu vào ba ngày tới, theo ông Châu, đó cũng chỉ là dự báo, có thể xảy ra, có thể không. “Nếu xảy ra các bùng nổ sắc cầu đó, có thể sau đó sẽ xảy ra các trận bão từ (với điều kiện các từ trường trong chùm plasma đến trái đất phái hướng về phí Nam). Nếu bão từ mạnh sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Nhưng theo tôi nghĩ, khả năng xảy ra bão từ mạnh là không cao.”, PGS.TS Châu giải thích. Theo số liệu mà ông Hà Duyên Châu đưa ra, năm 1989, bão từ đạt cực đại lên đến gần 700nT ở Việt Nam. Năm 2001, một trận bão từ được ghi nhận hơn 638nT tại Phú Thụy, Hà Nội Từ giai đoạn 2006 – 2010, mỗi năm chỉ xảy ra dưới 20 trận bão từ, như năm 2010 cũng chỉ có 17 trận. Các trận bão từ trong những năm vừa qua ở cường độ nhỏ. Trận bão từ được nhiều người quan tâm và gây chú ý nhất năm 2010 cũng chỉ đạt 107nT. “Sau giai đoạn hoạt động yên tĩnh được coi là “khác thường” vào những năm 2007, 2008, 2009, số trận bão từ cũng như tần suất sẽ gia tăng từ năm 2011 theo chu kỳ 11 năm mà thế giới đã ghi nhận.” ông Châu nói. Sang năm 2011, bão từ sẽ hoạt động mạnh hơn chuẩn bị cho chuỗi bão từ hoạt động cực đại vào năm 2012 – 2013. Từ đầu năm đến nay, mới có một trận bão từ xảy ra vào tháng 1 với cường độ chỉ 60nT. Năm 2011, dự đoán có từ 20 đến 25 trận. Tuy nhiên cực đại của các trận bão từ cũng chỉ đạt từ 200 – 300nT. “Càng những tháng về sau, số trận bão từ cũng như tần suất càng tăng lên.”, ông Châu nhận định, “Năm 2012 – 2013 cực đại bão từ có thể vượt 700nT. Giai đoạn 2012 – 2013 có thể xảy ra từ 40 – 50 trận bão từ mỗi năm.” Bão từ kéo theo những cực quang kỳ lạ sẽ xuất hiện tại trái đất Thông thường từ trường trong các chùm plasma hướng về phía nam thì sẽ xuất hiện bão từ. Còn chùm plasma có từ trường hướng về phía bắc thì không xuất hiện bão từ. Những người mắc bệnh về xương, khớp sẽ bị ảnh hưởng Thời kỳ có bão từ là thời kỳ rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch- xương khớp- cao huyết áp, do từ trường ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của các cơ quan trong hệ tuần hoàn- thần kinh của con người. Những bệnh nhân kể trên trong thời gian có bão từ dễ bị tai biến, tăng huyết áp,.. do dịch thể và hệ thần kinh thực vật bị ảnh hưởng. Bão từ cũng sẽ gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe của người già, và ảnh hưởng tới da nếu phơi nắng trực tiếp trong những ngày này. Theo ông Châu, cường độ từ 200nT trở nên mới ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt những người mắc bệnh thần kinh, xương, khớp, người cảm thấy bồn chồn. Trong xương, tim, não có các tế bào mang từ tính. Chính vì thế những người có tiền sử bệnh tim mạch, thần kinh, các bệnh về xương khớp rất nhạy cảm với bão từ. Nhẹ thì cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, đau mình mẩy, xương khớp. Ông Châu dẫn số liệu thống kê của Liên Xô cho biết số người chết vì bệnh tim mạch tăng đến 30% vào những năm bão từ mạnh. “Không những vậy, những năm xảy ra nhiều trận bão từ cũng như cường độ mạnh cũng làm gia tăng đến 30% số vụ tai nạn máy bay vì bão từ ảnh hưởng đến thần kinh của phi công”, ông Châu cho biết. Hiện Việt Nam chưa có số liệu thống kê về số người chết liên quan đến bão từ cũng như những ảnh hưởng của bão từ đến đời sống kinh tế. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, bão từ còn ảnh hưởng đến vệ tinh nhân tạo và cả đường dây tải điện 500kV, ống dẫn dầu khí, tác động hóa học gây ăn mòn ống dẫn dầu khí. “Nếu nhiều trận bão từ xảy ra với cường độ mạnh, sau nhiều lần, ống dẫn dầu có thể bị thủng”, ông Châu nói. Từ thế kỷ 18, thế giới đã ghi nhận những thiệt hại do bão từ gây ra ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Ông Châu kể năm 1847, bão từ đã làm hỏng hệ thống điện tín ở Hoa Kỳ và năm 1940 hệ thống điện cao áp 500kV bị hỏng. Hay năm 1858 – 1859, hệ thống điện cao áp ở Châu Âu cũng bị hỏng do bão từ gây ra. Năm 1957, hệ thống thủy điện ở Canada cũng bị hỏng do bão từ. Đặc biệt năm 1989, một trận bão từ đã làm tê liệt hệ thồng truyền tải điện cao áp tại Quebec, Canada, làm thiệt hại đến hàng tỷ đô la. Còn ở Việt Nam, chưa có trận bão từ nào gây thiệt hại cho kinh tế. Tuy nhiên, trước những thiệt hại mà các nước từng phải gánh chịu, khi bão từ xảy ra, “chúng tôi thông báo đến ban kỹ thuật Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hạ công suất truyền tải điện xuống để tránh bị ảnh hưởng”, ông Châu nói. PGS.TS Hà Duyên Châu khuyến cáo những người mẫn cảm với biến thiên từ trường, nhất là những người bị bệnh về thần kinh, tim mạch, khớp... cần chú ý cẩn thận hơn trong những ngày có bão từ xảy ra, đặc biệt khi tham gia giao thông hay làm việc trên cao. Việt Nam hiện có bốn đài địa từ đặt ở Lào Cai, Hà Nội, Lâm Đồng, và Bạc Liêu. Các đài này hàng ngày thu thập dữ liệu rồi chuyển về Viện Vật lý Địa Cầu. Phạm Mạnh
-
Những vụ án thủy ngân Chu Sa (HgS) Ngọc Anh (tổng hợp) Hàng ngàn năm trước con người đã biết đến thủy ngân. Thời kỳ đó, người Trung Hoa, Ấn Độ cho rằng thủy ngân là một loại thần dược giúp con người trường sinh bất lão, chữa lành vết thương và duy trì sức khỏe. Người La Mã sử dụng thứ chất lỏng lấp lánh này để chế ra các loại mỹ phẩm. Vì thế, thủy ngân đã có “cơ hội” trở thành thủ phạm của những vụ án nghiêm trọng. “Nước bạc” thời cổ đại Với tính chất lỏng và có ánh kim, thủy ngân đã được một thầy thuốc người Hy Lạp đặt cho cái tên “nước bạc”. Theo tiếng Latinh, kim loại này có tên là hydrargyrum. Ở châu Âu, nó lại được lấy theo tên của một vị thần La Mã - thần Mercury. Thủy ngân - Hg (Ảnh: Webelements.com) Trong nhiều tài liệu cổ, người ta đã đề cập đến tác dụng chữa bệnh của thủy ngân. Các thầy thuốc thời xưa mô tả cách họ điều trị bệnh nhân bị xoắn ruột bằng cách rót một lượng thủy ngân chừng hơn 200g vào dạ dày người bệnh. Họ cho rằng “nước bạc” nặng và linh động sẽ luồn lách trong ruột để nắn lại các đoạn ruột bị xoắn. Hậu quả của cách chữa bệnh theo cảm tính này thế nào, chúng ta đã biết. Hàng thế kỷ sau đó, thủy ngân vẫn được “trọng dụng” để chữa bệnh. Thủy ngân sử dụng để điều trị bệnh giang mai vào thế kỷ 16, trước khi có các chất kháng sinh. Trong suốt thế kỷ 19, loại thần dược có tên là “Blue mass” là một dạng thuốc viên thành phần chính là thủy ngân, đã được các thầy thuốc dùng để điều trị các bệnh như táo bón, trầm cảm, đau răng và thậm chí dùng trong việc sinh nở. Cho đến đầu thế kỷ 20, thủy ngân được cấp phát cho trẻ em hằng năm như là thuốc nhuận tràng và tẩy giun. Những vụ án kinh hoàng Việc sử dụng thủy ngân sai trong quá khứ đã dẫn đến những hậu quả khôn lường. Những nạn nhân đầu tiên có lẽ là các nhà giả kim thuật. Từ thời cổ đại, các nhà giả kim thuật đã biết sử dụng thủy ngân để chế ra một số kim loại khác, đặc biệt là vàng. Trong những “phòng thí nghiệm” sơ sài, các nhà giả kim Trung Hoa, Ai Cập, Ả Rập ngày đêm “chung sống” với thứ chất lỏng kỳ lạ để mong tìm được “bí quyết” chế ra vàng. Họ không biết rằng, hơi thủy ngân đã xâm nhập đường hô hấp, ngấm qua da... vào cơ thể họ. Hậu quả cuối cùng, họ đều mắc những chứng bệnh kỳ lạ như ảo giác, ám ảnh, cơ thể suy nhược và chết một cách bí hiểm. Công trình mạ mái vòm nhà thờ Isaac ở Petecbua (Nga) đã cướp đi hàng chục sinh mạng người thợ. Vì thủy ngân có khả năng hòa tan nhiều kim loại, tạo thành các “hỗn hống” (amalgam), người ta đã đem hơn 100kg vàng nguyên chất, hòa tan trong thủy ngân thành hỗn hống, sau đó đem tráng lên những tấm đồng đường kính lớn hàng chục mét. Sau đó đem các tấm đồng này nung nóng trên những cái lò đặc biệt cho đến khi thủy ngân bốc hơi hết và để lại một lớp vàng rất mỏng trên tấm đồng. Những người thợ làm vòm nhà thờ khi đó dù được trang bị bảo hộ bằng quần áo lao động và che mặt bằng một tấm kính để chống hơi độc và sức nóng. Song, những điều đó cũng không ngăn được thứ hơi độc chết người màu xanh nhạt xâm nhập cơ thể họ. Tất cả hơn 10 người thợ đã chết vì những căn bệnh bí hiểm mà không ai biết thủ phạm. Thời đó, người ta đã thêu dệt nên những câu chuyện liên quan đến ma quỷ trong vụ án này. Những cơn điên loạn và cái chết của vị Sa hoàng Ivan IV Vasilyevich (1530 - 1564) là một bí ẩn mà gần đây mới được giải mã. Sa hoàng Ivan IV Vasilyevich (1530 - 1564) - (Ảnh: Wikimedia) Các tài liệu ghi lại ông vua này có một sức khỏe bình thường, nhưng sau đó mắc chứng bệnh kỳ lạ, thỉnh thoảng lên cơn điên loạn. Trong một cơn cuồng nộ như thế, ông ta đã giết chết chính con trai của mình. Ông ta thường xuyên bị ám ảnh bởi những ảo giác, luôn nghi ngờ xung quanh và lúc nào cũng run sợ vì cho rằng tai họa đang rình rập xung quanh. Khi đó người ta cho rằng ông bị quỷ ám. Nhưng việc khai quật hài cốt của ông do các nhà khoa học tiến hành sau này đã cho thấy thủ phạm chính là thủy ngân. Nguyên nhân là do ông bị mắc chứng đau nhức xương, ông được các ngự y kê đơn cho sử dụng nhiều loại thuốc mỡ chứa thủy ngân trong một thời gian dài. Ông đã bị ngộ độc do một lượng lớn thủy ngân ngấm vào cơ thể. Xét nghiệm cho thấy hàm lượng thủy ngân trong xương của nhà vua rất cao. Các nhà sử học từng nghiên cứu các kho lưu trữ của thế kỷ XVII đã khẳng định, sự nhiễm độc thủy ngân cũng là nguyên nhân gây nên cái chết của vua Carl (Charles) II thuộc triều đại Stuart ở nước Anh. Vì quá say mê những ý tưởng giả kim thuật, nhà vua đã trang bị một phòng thí nghiệm trong cung đình; tại đó, ông ta đã sử dụng tất cả thời gian rỗi để nung thủy ngân. Các nhà bác học đã tìm được những tài liệu, trong đó mô tả các triệu chứng bệnh tật của Carl II như tính cáu gắt, chứng co giật, bệnh niệu độc (bệnh đái ra các chất độc) kinh niên. Các bệnh này do tác động lâu dài của hơi thủy ngân gây ra. Mặc dầu các vị ngự y đã thử dùng đủ mọi phương thuốc hiệu nghiệm nhất của y học thời bấy giờ: hút máu, uống ký ninh nhưng vẫn không thể cứu được nhà vua. Đến tận thế kỷ 20, thủy ngân vẫn gây những vụ án kinh hoàng tại nhiều nơi. Tại Nhật Bản - đất nước có nền công nghiệp phát triển cũng đã từng chấn động do thảm họa thủy ngân, mà người ta hay gọi là thảm họa Minamata. Nạn nhân bị nhiễm độc bởi chất thủy ngân ở khu vực Minamata đầu những năm 1950 (Ảnh: W. Eugene Smith) Vào đầu những năm 1950, nhiều người dân ở khu vực Minamata - một khu vực chuyên về đánh bắt thủy sản ở phía Nam Nhật Bản bị mắc những chứng bệnh lạ như run rẩy chân tay, bại liệt, mất trí nhớ, một số trường hợp bị tử vong. Các nhà chức trách phát hiện ra chất thải công nghiệp có chứa thủy ngân của công ty sản xuất hóa chất Chisso đã làm cho các loài hải sản vùng biển này bị nhiễm thủy ngân. Người dân ở đây đánh bắt và sử dụng các loại hải sản đó và bị nhiễm độc thủy ngân. Khoảng trên 3.000 người đã có những khuyết tật nào đó hay có triệu chứng ngộ độc thủy ngân nặng nề hoặc đã chết vì ngộ độc. Năm 1965, một vụ nhiễm độc trên diện rộng ở Nigata cũng xảy ra tương tự như ở Minamata và thủ phạm là chất thải chứa thủy ngân của một công ty khai khoáng trên địa bàn. Năm 2001, có khoảng 1.700 trong số 2.200 người bị chết vì bị ảnh hưởng bởi độc chất từ nhà máy hóa chất ở miền Nam Nhật Bản, là do bị ngộ độc vì ăn cá ở địa phương. Và mới đây, một quan chức Nhật Bản cho biết thịt cá voi và cá heo cung cấp cho các buổi ăn trưa tại những trường học trên toàn nước này đã nhiễm một lượng thủy ngân vượt quá xa tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế. Ngày nay, với tốc độ phát triển của các nền công nghiệp hiện đại, người ta càng lo ngại đến nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Tuy vậy, cũng phải đánh giá một cách công bằng. Thủy ngân chính là một “người bạn” thuộc dạng lâu năm nhất của con người và mang lại nhiều lợi ích nếu biết sử dụng đúng đắn. Thủy ngân là tác nhân chủ yếu trong nhiều khí cụ vật lý: áp kế kỹ thuật, khí áp kế, bơm chân không. Nhiệt kế thủy ngân là một trong những thiết bị phổ dụng nhất trên thế giới. Đèn thủy ngân - thạch anh tạo ra bức xạ tử ngoại rất mạnh được sử dụng rộng rãi trong y học và trong công nghiệp hóa học... Theo Sức khỏe & Đời sống
-
Nếu có phạm húy, mong các Cụ xá lỗi. FT sẽ rút kinh nghiệm. Tks!
-
Bạn xóa hộ mình cái bài số 8 vì mình viết không rõ ý có thể gây hiểu nhầm. Chỉ giữ lại bài số 10 thôi. Về lập trường mình đã viết 1 lần trên diễn đàn này rồi. Năm 2011 điều thành công nhất là mình làm được là mình biết và Tự Hào mang trong mình dòng máu Việt. Tks!
-
Sự Tích Chuồn Chuồn Thành phố nhỏ yên tĩnh và xinh đẹp, hai người yêu đắm say, mỗi bình minh đều đến bờ biển ngắm mặt trời mọc, và mỗi chiều đi tiễn bóng tà dương ở bãi cát. Dường như những ai đã gặp đôi tình nhân đều nhìn theo với ánh mắt ngưỡng mộ. Một ngày, sau vụ đâm xe, cô gái trọng thương im lìm nằm lại trên chiếc giường bệnh viện, mấy ngày đêm không tỉnh lại. Buổi sáng, chàng trai ngồi bên giường tuyệt vọng gọi tên người yêu đang vô tri vô giác, đêm xuống, chàng trai tới quỳ trong giáo đường nhỏ của thành phố, ngước lên thượng đế cầu xin, mắt không còn lệ để khóc than. Một tháng trôi qua, người con gái vẫn im lìm, người con trai đã tan nát trái tim từ lâu, nhưng anh vẫn cố gắng và cầu xin hy vọng. Cũng có một ngày, thượng đế động lòng. Thượng đế cho chàng trai đang gắn gượng một cơ hội. Ngài hỏi: "Con có bằng lòng dùng sinh mệnh của con để đánh đổi không?". Chàng trai không chần chừ vội đáp: "Con bằng lòng.". Thượng đế nói: "Ta có thể cho người con yêu tỉnh dậy, nhưng con phải đánh đổi ba năm hoá chuồn chuồn, con bằng lòng không?". Không chần chừ chàng trai vội đáp: "Con bằng lòng.". Buổi sáng, cánh chuồn rời Thượng đế bay vội vã tới bệnh viện, như mọi buổi sáng. Và cô gái đã tỉnh dậy! Chuồn chuồn không phải người, chuồn chuồn không nghe thấy người yêu đang nói gì với vị bác sĩ đứng bên giường. Khi người con gái rời bệnh viện, cô rất buồn bã. Cô gái đi khắp nơi hỏi về người cô yêu, không ai biết anh ấy đã bỏ đi đâu. Cô ấy đi tìm rất lâu, khi cánh chuồn kia không bao giờ rời cô, luôn bay lượn bên người yêu, chỉ có điều chuồn chuồn không phải là người, chuồn chuồn không biết nói. Và cánh chuồn là người yêu ở trước mắt người yêu nhưng không được nhận ra. Mùa hạ đã trôi qua, mùa thu, gió lạnh thổi những chiếc lá cây lìa cành, cánh chuồn không thể không ra đi. Vì thế cánh rơi cuối cùng của chuồn chuồn là trên vai người con gái. Tôi muốn dùng đôi cánh mỏng manh vuốt ve khuôn mặt em, muốn dùng môi khô hôn lên trán em, nhưng thân xác quá nhẹ mỏng của chuồn chuồn cuối cùng vẫn không bị người con gái nhận ra. Chớp mắt, mùa xuân đã tới, cánh chuồn cuống cuồng bay trở lại thành phố tìm người yêu. Nhưng dáng dấp thân quen của cô đã tựa vào bên một người con trai mạnh mẽ khôi ngô, cánh chuồn đau đớn rơi xuống, rất nhanh từ lưng chừng trời. Ai cũng biết sau tai nạn người con gái bệnh nghiêm trọng thế nào, chàng bác sĩ tốt và đáng yêu ra sao, tình yêu của họ đến tự nhiên như thế nào, và ai cũng biết người con gái đã vui trở lại như những ngày xưa. Cánh chuồn chuồn đau tới thấu tâm can, những ngày sau, chuồn chuồn vẫn nhìn thấy chàng bác sĩ kia dắt người con gái mình yêu ra bể xem mặt trời lên, chiều xuống đến bờ biển xem tà dương, và cánh chuồn chỉ có thể thỉnh thoảng tới đậu trên vai người yêu, chuồn chuồn không thể làm gì hơn. Những thủ thỉ đắm say, những tiếng cười hạnh phúc của người con gái làm chuồn chuồn ngạt thở. Mùa hạ thứ ba, chuồn chuồn đã không còn thường đến thăm người con gái chàng yêu nữa. Vì trên vai cô ấy luôn là tay chàng bác sĩ ôm chặt, trên gương mặt cô là cái hôn tha thiết của anh ta, người con gái không có thời gian để tâm đến một cánh chuồn đau thương, cũng không còn thời gian để ngoái về quá khứ. Ba năm của Thượng đế sắp chấm dứt. Trong ngày cưới, người yêu ngày xưa của chuồn chuồn bước đến trong lễ thành hôn với chàng bác sĩ. Cánh chuồn chuồn lặng lẽ bay vào trong nhà thờ, đậu trên vai người mà anh yêu, chàng biết người con gái anh yêu đang quỳ trước Thượng đế và nói: "Con bằng lòng!". Chàng thấy người bác sĩ lồng chiếc nhẫn vào tay người con gái. Họ hôn nhau say đắm ngọt ngào. Chuồn chuồn để rơi xuống đất một hạt lệ đau đớn. Thượng đế hỏi: "Con đã hối hận rồi sao?". Chuồn chuồn gạt hạt lệ nói: "Con không!". Thượng đế hài lòng nó: "Nếu vậy, từ ngày mai con có thể trở thành người được rồi!". Chuồn chuồn soi vào hạt nước mắt nhỏ, chàng lắc đầu đáp: "Hãy để con cứ làm chuồn chuồn suốt đời...". PS: Nếu Một Ngày Nào Đó , Bạn Thấy 1 Chú Chuồn Chuồn Đậu Trên Vai Bạn. Thì Đưng Xua Tay Đuổi Đi Hay Bắt. http-~~-//www.youtube.com/watch?v=3MNTa1zCsMY
-
Tìm hiểu hình ảnh Đức Phật (nguồn http://www.hoalinhthoai.com/?option=ban_tin&view=ban_tin_chitiet&cd_id=37&post_id=3883〈=vn) Đức Phật chạm tay xuống mặt đất để chứng minh cho sự chiến thắng của mình trước bọn ma vương (điêu khắc nổi thuộc triều đại Pala-sena, Ấn Độ, thế kỷ thứ X, đá Basalt màu đen, bảo tàng vi� Tất cả các tài liệu lịch sử đều chứng minh cho thấy là Đức Phật có thật và sống cách nay đã hai-mươi-sáu thế kỷ. Ngài là con của một vị vua thuộc dòng họ Thích-ca (Sakya) trị vì một vương quốc nhỏ dưới chân dãy Hy-mã-lạp sơn, trong một vùng thuộc lãnh thổ Nepal ngày nay. Lời giới thiệu của người dịch: Bài viết dưới đây là bản dịch chương 4 trong quyển Phật Giáo Đại Cương (ABC du Bouddhisme, nxb Grancher, 2008) của học giả Phật Giáo Fabrice Midal. Chương 1 của quyển sách này gần đây cũng đã được chuyển ngữ và đưa lên một vài trang web (mang tựa là "Người Phật tử ngày nay trong thế giới Tây Phương", có thể xem trên các trang web Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức, ...) Đức Phật có thật hay không ? Tất cả các tài liệu lịch sử đều chứng minh cho thấy là Đức Phật có thật và sống cách nay đã hai-mươi-sáu thế kỷ. Ngài là con của một vị vua thuộc dòng họ Thích-ca (Sakya) trị vì một vương quốc nhỏ dưới chân dãy Hy-mã-lạp sơn, trong một vùng thuộc lãnh thổ Nepal ngày nay. Tên tục của Ngài là Tất-đạt-đa (Siddharta), họ là Cồ-đàm - vì thế mà người ta thường gọi Đức Phật là Ngài Cồ-đàm. Trong thời gian khi còn tu khổ hạnh người ta còn gọi Ngài bằng một tên khác là Thích-ca Mâu-ni, có nghĩa là "Vị Thánh Nhân của Yên Lặng thuộc dòng họ Thích-ca". Sau khi nhất quyết là sau này sẽ không đảm nhận chức vụ thủ lãnh nắm giữ quyền bính tạm thời (tức chính trị) trong vương quốc của vua cha thì Ngài từ bỏ cung điện xa hoa để chọn cuộc sống của một người tu tập tâm linh. Khi ba mươi tuổi thì Ngài đạt được giác ngộ và sau đó thì bắt đầu thuyết giảng. Ngài đã mang lại một niềm khích lệ lớn lao và sáng lập ra tập thể những người xuất gia. Ngài tịch diệt bên cạnh các đệ tử của mình khi được tám-mươi tuổi. Những kinh nghiệm cảm nhận chủ yếu nào đã khiến cho Đức Phật trở thành một người sáng lập tôn giáo? Những vấn đề khúc mắc khiến cho Đức Phật hằng ray rứt đều mang tính cách vô cùng sâu xa và khác thường. Có phải là Ngài đã hỏi tại sao chúng ta lại cứ dấn thân vào một cuộc sống luôn phải phấn đấu chỉ để mang lại sự hung bạo và để kéo dài bất tận sự hung bạo đó. Tại sao chúng ta lại phải gạt bỏ cái nhân tính tiềm tàng trong chính mình để chọn cho mình một cuộc sống dẫy đầy hận thù? Tại sao chẳng mấy khi chúng ta có dịp để chứng tỏ rằng mình là một con người? Tại sao chúng ta lại không thể thực hiện được những gì mình hằng mong ước mà lại cứ đắm mình vào những thứ không nên làm? Đấy là những gì mà Đức Phật đã ưu tư. Con người luôn bị lọt ra bên lề cuộc sống. Họ tranh đấu nhằm mang lại cho mình thành công và hạnh phúc, thế nhưng càng vùng vẫy bao nhiêu thì những mục tiêu ấy lại càng trở nên xa vời bấy nhiêu. Tuy sống trong huy hoàng thế nhưng Đức Phật cũng biết là có nhiều người khác đã từng chối bỏ sự hào nhoáng ấy để quay lưng đi và quên nó (các người tu khổ hạnh vào thời bấy giờ). Ngài tự hỏi tại sao lại có thể như thế được. Trái với những gì người ta thường hiểu một cách sai lạc, thật sự là ta không thể tìm thấy được lời giáo huấn nào mang nhiều tính cách tự tin và lạc quan hơn những lời giảng dạy của Đức Phật. Đức Phật luôn căn cứ vào hiện thực và nhận thấy chỉ có một con đường duy nhất có thể mở ra một lối thoát cho con người. Đấy là cách không nên cố gắng tìm mọi cách để lẩn trốn khổ đau, bất toại nguyện và lo buồn mà phải nỗ lực quan tâm tìm hiểu chúng. Thật vậy có rất nhiều phương tiện giúp chúng ta nhìn vào cách mà chúng ta đang sống. Cái lâu đài đầy tiện nghi mà vua cha đã dựng lên để cố kềm giữ Ngài thật ra chỉ là một nhà tù với các bức tường được dựng lên bằng sự sợ hãi. Tương tự như vậy, chúng ta cũng đang bị giam giữ trong cái ngục tù của sự kinh hoàng trước bệnh tật, già nua và chết chóc, và đấy chính là những gì khiếp đảm nhất của hiện thực. Suốt gần năm-mươi năm từ khi đạt được giác ngộ cho đến lúc tịch diệt, Đức Phật không một lúc nào lại không nhắc nhở cho chúng ta biết là chúng ta đang tự lừa dối mình. Chúng ta không nên trốn lánh sự sợ hãi và khổ đau mà phải lắng nghe chúng hầu tìm hiểu chúng, và đấy là cách duy nhất để giúp chúng ta có thể loại bỏ được chúng. Hãy nhìn thẳng vào sự hiện hữu của chính mình để phấn đấu. Chưa hẳn là mình sẽ thắng, thế nhưng cũng chưa phải là mình sẽ thua. Đã là con người thì chúng ta lúc nào cũng có đủ khả năng giúp mình tự giải thoát khỏi mọi thứ gông cùm xiềng xích - chẳng hạn như việc thay đổi thể dạng tâm thần của mình. Phương pháp luyện tập thiền định sẽ giúp chúng ta thực hiện được điều ấy. Đấy cũng chính là con đường mà Đức Phật đã mở ra cho chúng ta. Đức Phật là một vị trời hay một con người? Đức Phật không giống như các vị sáng lập ra các tôn giáo khác bằng cách chỉ dựa vào Kinh Sách - chẳng hạn như Abraham, Moïse, Chúa Ki-tô hay Mahammed. Đức Phật không phải là một nhà tiên tri (prophète / prophet, tiếng Hy Lạp là prophêtês, có nghĩa là một vị tự cho mình mang tính cách linh thiêng, tiên đoán được những biến cố sẽ xảy và dựa vào đó để mà thuyết giảng bằng lời hay bằng chữ viết. Các biến cố mà các vị ấy tiên đoán thường là các tai ương sẽ xảy ra trong tương lai - tức có nghĩa là một sự hăm dọa). Đức Phật trái lại chỉ là một con người bình dị đã nêu lên những kinh nghiệm cảm nhận mà mỗi con người đều có thể thực hiện được. Ngài không hề nắm giữ bất cứ gì mang tính cách thần khải. Không có ai trao truyền cho Ngài một thông điệp mang tính cách linh thiêng, siêu nhiên hay thuộc vào một thế giới khác hơn là cái thế giới này. Thiên Chúa Giáo đòi hỏi các tín đồ phải tin vào Chúa Ki-tô tức là vị Con Trời đã chết trên cây thánh giá và sau đó thì sống lại. Trọng tâm của tôn giáo ấy dựa vào một đức tin vượt lên trên mọi khả năng lý luận. Trái lại đối với sự thật nêu lên trong giáo huấn của Đức Phật thì đơn giản là chỉ dựa vào một thể dạng tự do và sinh động của thực tại - dù cho thể dạng ấy mang tính cách tiềm ẩn, tức là còn bị che khuất và u mê. Con đường chỉ là một cách đơn giản giúp chúng ta nhận thấy đích thật cái thể dạng ấy và giúp nó hiển lộ ra trong lòng mình. Đức Phật không hề quan tâm đến Đấng Tối Cao hay các vị trời khác. Dầu sao đi nữa theo Đức Phật thì các vị ấy không thể giúp mình tự giải thoát cho mình được. Con đường duy nhất là phải ngồi xuống để nhìn vào những kinh nghiệm cảm nhận của chính mình trong từng giây phút một, với tất cả sự chân thật và ngay thẳng. Quả thật là chẳng ai có thể làm được việc ấy thay cho mình cả. Vào thời khắc trọng đại nhất khi Đức Phật sắp đạt được sự Giải Thoát, nghĩa là lúc Ngài sắp bước sang phía bên kia (để đạt được sự Giác Ngộ) thì cũng chính là lúc mà Ngài bị ma quỷ tấn công mãnh liệt nhất. Chúng tìm đủ mọi cách làm cho Ngài phải bị hủ hóa, chúng quyến rũ để đánh lạc hướng Ngài, thế nhưng đồng thời đấy cũng chính là lúc mà Ngài đã biểu lộ một hành động thật phi thường, một hành động độc nhất trong lịch sử nhân loại, mang một chiều sâu vô hạn: Ngài đã dùng bàn tay của mình để chạm vào mặt đất và mượn mặt đất làm nhân chứng cho Ngài. Thay vì trỏ tay lên trời để bảo cho mọi người biết rằng sứ mạng của mình là do Trời giao phó thì Đức Phật lại hướng tay mình xuống mặt đất của thế gian này. Rất nhiều ảnh tượng biểu trưng cho cái dấu ấn thật tinh tế ấy của Đức Phật khi Ngài dùng bàn tay mình để chạm vào mặt đất. Thật vậy không thể có một biểu tượng nào mang nhiều ý nghĩa hơn thế để chứng minh cho thấy rằng trước hết Ngài chỉ là một con người bình dị, bình dị như mỗi con người trong tất cả chúng ta. Một con người bước đi trên mặt đất này và chỉ quan tâm đến những gì thật đơn sơ của hiện thực mà không hề chờ đợi những ước mơ và hy vọng xa vời. Thế nhưng lại chính là nhờ vào sự khám phá ra cái thể dạng vượt thoát khỏi mọi bám víu và hận thù luôn lôi kéo tất cả chúng ta phạm vào lầm lẫn, mà Đức Phật đã trở thành một sinh linh thiêng liêng. Cuộc đời và những lời giáo huấn của Ngài là những gì vô cùng kỳ diệu tượng trưng cho một bầu không gian mở rộng, vượt lên tất cả các quan niệm của đời thường. Đối với nhiều học phái thì Đức Phật không phải là một con người được sinh ra, sống và chết đi, mà thực sự chính là một thể dạng sinh linh luôn hiện hữu trong thực tại và đồng thời cũng là sự thật của chính cái thực tại ấy. Khi nhìn một pho tượng Phật chúng ta cũng có thể nhận thấy được sự biến đổi của một con người, đấy là một tấm gương nêu lên lòng quả cảm và quyết tâm đã khiến cho một con tim ngập tràn bởi sự an bình và niềm yêu thương, là một bầu không gian mở rộng của tình thương yêu tinh khiết và của cả thực tại nữa - và đấy cũng là những gì hiện hữu trong từng giây phút một. Như vậy nếu hiểu được ý nghĩa đó thì chúng ta cũng nên tránh các thói quen suy nghĩ nhị nguyên của mình từ trước để nhìn vào Đức Phật như là một con người hoàn hảo và hoàn toàn thiêng liêng. Các ảnh tượng biểu thị Đức Phật có trung thực với hình ảnh của chính Ngài hay không? Người nghệ sĩ không phải là một phóng viên báo chí mà họ chỉ là người diễn đạt. Họ chỉ tìm cách thể hiện các phẩm tính nơi sự hiện hữu của Đức Phật mà không chú ý đến các đặc tính trên thân thể Ngài. Nhằm đạt mục đích đó các nghệ nhân trước hết đã dựa vào một số biểu tượng dễ nhận biết nhất để biểu thị cho Đức Phật: thí dụ như một chiếc ngai, vết chân của Ngài, chiếc bánh xe tượng trưng cho giáo huấn của Ngài, một đóa hoa sen... Về sau này, chính xác hơn là vào thế kỷ thứ I, thì mới thấy nảy sinh ra ý kiến biểu thị Đức Phật qua nhân dạng con người. Điều này sở dĩ xảy ra có lẽ là do người Hy Lạp đã nhìn vào Đức Phật xuyên qua hình ảnh vị thần Apollo của họ (có thể xem thêm bài viết "Nghệ thuật biểu thị nhân dạng Đức Phật" trên trang nhà Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức,...). Ngày nay chúng ta có thể biết thêm rằng Đức Phật vào thời bấy giờ rất có thể là một người gầy còm và da dẻ màu sậm đen chứ không như một số ảnh tượng mà chúng ta vẫn thường thấy ngày nay. Nhờ vào việc nghiên cứu Kinh sách Chính Thống bằng tiếng Pa-li và nhất là dựa vào các công trình khảo cứu của các sử gia hiện đại thì người ta mới hiểu rằng Đức Phật không phải là một vị hoàng thân tầm cỡ lớn, cũng không sống trong một lâu đài nguy nga, mà đúng hơn thì Ngài chỉ là con của một vị vương công khiêm tốn trong vùng. Thế nhưng điều ấy nào có gì là quan trọng. Hình tượng chỉ giữ vai trò gợi lại những lời giáo huấn mà Ngài đã để lại cho chúng ta, nhưng tuyệt nhiên không phản ảnh một sự thật nào về xác thân con người của Ngài. Hơn nữa tại mỗi vùng địa lý, người ta lại hiểu giáo huấn của Ngài một cách khác đi đôi chút, con người ở những nơi ấy đã thích ứng Phật Giáo với lịch sử của họ và cả những gì mà họ ước mơ, để rồi hình dung ra hình ảnh của Ngài một cách khác đi (xin chú ý đây cũng là ý nghĩ mà tác giả sẽ khai triển khi trình bày về nguồn gốc của Đức Phật Di Lặc trong phần kết). Thế nhưng phải hiểu rằng tất cả những hình ảnh ấy đều nói lên một sự thật duy nhất, dù không mang tính cách lịch sử đi nữa thì sự thật tâm linh ấy cũng hàm chứa một giá trị thật cao Dù có cố gắng tìm lại hình ảnh Đức Phật lịch sử với bất cứ giá nào thì đấy cũng chỉ là một cách bám víu phát sinh từ bản chất vô minh của mình, và cũng cho thấy là mình chẳng hiểu gì cả về những lời giáo huấn của Ngài. Bản thân của Đức Phật chẳng có gì hệ trọng cả. Đấy chỉ là một biểu tượng sống thực của sự Giác Ngộ. Điều mà chúng ta cần tìm kiếm chính là sự giác ngộ chứ không phải là các chi tiết liên quan đến tiểu sử của Ngài hay là dáng vóc của Ngài. Hãy nhìn lên hình tượng của Đức Phật. Cái hình tượng đó gợi lên trong trí ta điều gì? Một thể dạng an bình và một lòng nhân ái mở rộng hướng thẳng vào con tim của mình. Đấy mới thật là những gì chính yếu. Chúng ta học được những gì từ các ảnh tượng của Đức Phật? Trước hết các ảnh tượng ấy cho biết Ngài là ai. Vào thời đại của chúng ta ngày nay, vai trò ảnh tượng không còn giữ được tính cách thiêng liêng như trước nữa. Đối với chúng ta, khá lắm thì đấy cũng chỉ là những tác phẩm gợi lên một sự say mê nào đó dưới khía cạnh thẩm mỹ. Thế nhưng đối với người Phật tử thì ảnh tượng của Đức Phật là những gì giúp họ tiếp cận trực tiếp với sự hiện diện của Ngài trong thực tại. Các ảnh tượng ấy không phải là các tác phẩm của một nghệ sĩ nhằm mô tả những cảm hứng của mình. Người sáng tạo ra các ảnh tượng ấy luôn tìm cách xóa bỏ chính mình để nhường chỗ cho những gì họ muốn diễn tả có thể bộc lộ ra với sự rạng rỡ nguyên sinh của nó. Nếu nhìn theo chiều hướng ấy thì bất cứ một tác phẩm Phật Giáo nào cũng đều mang tính cách thiêng liêng, đều nhằm phản ảnh cái đẹp tinh khiết nhất của nó. Cái đẹp đó không có mục đích mang đến cho chúng ta một cảm xúc thích thú nào cả mà đúng hơn là giúp mở rộng con tim của chúng ta một cách thật kiên cường và quảng đại. Quả thật hết sức khó để có thể đọc những gì được ghi trong các trang kinh sách viết bằng tiếng Phạn hay tiếng Pa-li hầu thấu triệt được các lời giảng dạy của Đức Phật. Hàng rào ngăn cách về ngôn ngữ là một trở ngại lớn. Việc dịch thuật không mấy khi mang lại các kết quả mong muốn và hơn nữa cuộc sống tân tiến ngày nay đã khiến cho một số các lời giảng huấn mà người ta cho là của Đức Phật có thể trở nên khó hiểu. Thế nhưng đơn giản hơn cả là chỉ cần nhìn vào ảnh tượng của Đức Phật thì chúng ta cũng có thể cảm nhận được sự hiện diện của Ngài. Con đường này thật vô cùng giản dị. Đôi khi ảnh tượng cũng đủ để giúp chúng ta nhận thấy quyết tâm phi thường của Ngài trong khi thiền định: toàn thân Ngài rắn lại vì cố gắng. Còn có một tấm gương nào quý giá hơn để chúng ta nhìn vào hay không? Đôi khi ảnh tượng cũng cho thấy Ngài dường như vượt thoát khỏi mọi thứ căng thẳng và hiện ra như một thực tại thật tinh khiết và tự nhiên không cần phải biểu lộ, bởi vì cái thực tại tinh khiết ấy đã vượt lên trên tất cả mọi tiêu chuẩn nhỏ hẹp. Tại sao các ảnh tượng của Đức Phật lại thường giống nhau? Bởi vì việc biểu thị Đức Phật chỉ có tính cách tượng trưng nhằm nói lên các phẩm tính của sự Giác Ngộ nơi Ngài. Ảnh tượng thường cho thấy trên đỉnh đầu của Ngài có một cái bướu (tượng trưng cho trí tuệ) và giữa hai lông mày thì có một túm lông nhỏ (tượng trưng cho sự quán thấy sâu xa). Hai trái tai thì thòng xuống, đấy là vì phải đeo các bông tai thật nặng khi Ngài còn là một vị hoàng thân. Tóc cắt ngắn tượng trưng cho cuộc sống xa lìa thế tục, bởi vì vào thời bấy giờ tóc để dài là cách biểu trưng cho quyền lực và uy thế. Động tác của hai tay thì luôn mang một ý nghĩa nào đó, chẳng hạn như để nói lên rằng: " Đừng lo sợ", "Hãy cố lắng nghe những lời giảng huấn" hoặc "Mặt đất này là nhân chứng duy nhất của Ta". Khi nói rằng Đức Phật là bản thể đích thật của ta thì đấy có ý nghĩa gì? Đức Phật khuyên chúng ta nên thức tỉnh hầu giúp chúng ta có thể quán nhận được những gì cao quý trong sự hiện hữu của chính mình, bởi vì nếu thiếu sự tỉnh thức thì chúng ta nào có thể khám phá ra được thể dạng cao quý của chính mình. Nếu nhìn vào khía cạnh đó thì quả thật là không có gì sai lầm hơn khi biến Đức Phật thành một thần tượng điện ảnh Hollywood để nhìn vào đấy mà bắt chước theo. Điều đó không thể chấp nhận được. Đức Phật không thuộc vào bất cứ một nơi nào cả bởi vì Ngài đang trú ngụ trong tâm thức của chính ta. Không nên tôn thờ Ngài từ bên ngoài mà phải nhận thấy được Ngài đang hiện hữu trong lòng mình. Biết suy tư để nhận ra được điều ấy không phải là chuyện dễ chỉ vì chúng ta vẫn có thói quen luôn đi tìm những gì mong muốn ở những nơi không thể nào có được những thứ ấy, tức là những nơi mà chúng ta luôn phạm vào mọi sự sai lầm. Thế giới Tây Phương thường xem con người là kẻ phạm tội, luôn bị chi phối bởi tội lỗi. Dó đó phải tuân thủ một số quy luật và nghi lễ nào đó để chủ động lấy mình, để mình không lăn xuống vực sâu. Đối với hầu hết các tín ngưỡng thì vấn đề mấu chốt là: làm thế nào để khống chế được mình, không để cho con thú ẩn nấp bên trong mình đè bẹp được mình ? Phật Giáo không chia sẻ quan điểm ấy. Phật giáo chỉ nhìn vào những nơi nào có thể phát huy được lòng tốt mà thôi. Phật Giáo không ngả theo và cũng không chống lại Rousseau (1712-1778, là nhà văn, triết gia và soạn nhạc gia người Pháp, chủ trương một khái niệm mang tính cách vừa triết học vừa chính trị liên quan đến bản chất tự nhiên của con người trước khi xã hội được hình thành, và cái bản chất đó là những gì mang lại hạnh phúc cho con người - ghi chú thêm của người dịch). Thế nhưng ông ta lại không hề khẳng định là con người chỉ có thể hoàn hảo dưới thể dạng rừng rú (tức thuộc vào thời bán khai khi chưa bị xã hội hủ hóa). Ông ta xem đấy là một thứ gì mang bản chất tốt (đại khái như khái niệm "nhân chi sơ tính bản thiện" của Khổng Tử) hướng vào các kinh nghiệm của sự cảm nhận, và ông dựa vào đấy mà phân tích một cách thật khắt khe để tìm hiểu tại sao chúng ta lại chối bỏ và làm cho ô uế cái bản chất tốt ấy đi. Kinh Hoa Sen có thuật lại một câu chuyện về một người nghèo khó tìm gặp một người bạn thuở thiếu thời. Người bạn này thì lại thật giàu có và khi trông thấy cảnh khốn cùng của bạn mình bèn kín đáo nhét vào áo của người này một viên ngọc thật quý mà không nói gì cả, chẳng qua cũng vì không muốn cho bạn mình biết để khỏi ái ngại. Nhiều năm sau thì bất ngờ người này lại gặp lại bạn cũ và thấy bạn mình vẫn cứ nghèo đói như xưa. Quá đỗi ngạc nhiên, người này liền sờ vào vạt áo của bạn mình và nhận ra là viên ngọc vẫn còn đấy. Qua không biết bao nhiêu năm tháng dài mà người ấy vẫn không tìm được viên ngọc quý trong áo mình. Quả là chúng ta cũng chẳng khác gì với người ăn xin ấy vì mang trong người một viên bảo châu mà nào có hề hay biết. Con đường của Đức Phật cũng không có mục đích nào khác hơn là giúp chúng ta tìm thấy cái kho tàng quý giá đó của chính mình. Cái kho tàng ấy không phải là một món quà tặng của Đấng Tối Cao mà thật ra là sở hữu riêng của tất cả mỗi con người. Vậy làm thế nào để biết được cái gia tài đó? Hãy lấy một thí dụ. Khi ta đang tản bộ giữa một khung cảnh thiên nhiên và bỗng cảm thấy vô cùng xúc động, đến độ chỉ muốn hòa mình vào cảnh thiên nhiên đang tỏa rộng ấy để nhập thành một thực thể với nó, và sẽ không còn một ngăn cách nào giữa ta và thế giới chung quanh. Cái kinh nghiệm cảm nhận ấy cũng có thể xảy ra khi gặp được một con người nào đó, và từ cuộc gặp gỡ ấy bộc phát ra một thứ cảm tính tự nhiên của tình thương yêu. Đấy là giây phút tượng trưng cho một sự mở rộng, và con người ấy biết đâu cũng có thể là Đức Phật. Con đường sẽ tập cho chúng ta biết trú ngụ trong chính nét mặt của Ngài. Khi nào kinh nghiệm cảm nhận về một sự mở rộng như trên đây giúp cho ta hòa nhập với nó thì nó sẽ đánh thức trong ta một sự hiểu biết thật căn bản để luôn ước vọng được đặt niềm tin của mình vào nó. Phật giáo không phải là một sự mong cầu tìm được một cái gì mà mình không có, mà đúng hơn chỉ là con đường giúp mình trở về với chính mình. Đức Phật có phải là người lập ra một tôn giáo, một học phái triết lý hay một ngành tâm lý học hay không? Phật giáo cũng có việc cúng kiến, cũng có chùa chiền, tất cả các thứ này có thể là nguyên nhân khiến người ta có cảm tưởng là Phật Giáo cũng không khác gì với các tôn giáo theo kiểu Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo hay Hồi Giáo. Thế nhưng thật ra thì lại khác hẳn. Lý do chính yếu nhất là Phật Giáo không tin vào một vị Trời sáng tạo, và điều đó cũng cho thấy Phật Giáo là một tôn giáo duy nhất không tin tưởng có Thượng Đế (non-theism). Phép thiền định mà Phật Giáo đưa ra không nhằm vào mục đích hòa nhập với một thể dạng linh thiêng, hoặc một sự tuyệt đối, hoặc bất cứ một thể dạng đơn thuần tri thức nào cả, mà đúng hơn là để phát huy một sự chú tâm chính xác và bền vững hướng vào tất cả những gì đang hiện hữu. Phật Giáo cũng không phải là một tín ngưỡng dựa vào giáo điều. Người tu tập theo Phật Giáo không cần phải phát lộ đức tin của mình đối với bất cứ một thứ gì để dựa vào đó mà trở thành một người Phật tử. Trái lại là đằng khác, các vị thầy Phật Giáo thường nhắc nhở người tu tập phải luôn cảnh giác và thắc mắc để tự tìm hiểu thêm. Đức Phật đã từng nói rằng: "Không được tin bất cứ gì Ta nói là đúng, chỉ vì đấy là do Ta nói. Trái lại phải mang ra thử nghiệm những lời giáo huấn của Ta giống như một người thợ kim hoàn thử vàng. Nếu sau khi quán xét các lời dạy của Ta mà nghiệm thấy là đúng, thì lúc ấy mới nên mang ra thực hành. Dầu sao thì nhất định cũng không phải là vì kính trọng ta mà mang ra thực hành". Có một điều cần phải khẳng định một cách dứt khoát là Đức Phật không thể nào cứu độ chúng ta được. Thật vậy Đức Phật không thể làm gì được cho chúng ta cả. Ngài chỉ có thể trỏ cho chúng ta thấy một con đường, và mỗi người trong chúng ta phải tự mình bước theo con đường đó. Mỗi người phải nhận lãnh trách nhiệm về sự hiện hữu của chính mình. Phật Giáo cũng không phải là một triết học, bởi vì Phật Giáo luôn tránh không trả lời các loại câu hỏi đơn thuần chỉ mang tính cách tự biện hay siêu hình. Kinh sách kể chuyện về một người cứ khăng khăng nhất quyết đòi hỏi Đức Phật phải giải đáp cho bằng được, thế rồi Ngài đành phải thuật lại cho người ấy nghe một câu chuyện như sau: "Nếu có ai bắn một mũi tên làm cho mình bị thương và mình biết rõ đấy là một mũi tên có tẩm một thứ thuốc độc thật mạnh. Vậy có nên tìm hiểu xem người bắn mũi tên mang tên gì, giai cấp xã hội của hắn là gì, hắn từ làng nào đến đây, cái cung và mũi tên của hắn làm bằng vật liệu gì? Tất nhiên là không nên thắc mắc về những điều ấy. Trái lại thì phải phản ứng nhanh chừng nào tốt chừng ấy để rút mũi tên ra khỏi vết thương và tìm ngay thuốc hóa giải chất độc để mà băng bó". Chính vì lý do đó mà Đức Phật thường được xem như một vị lương y hơn là một hiền giả hay một triết gia. Ngay cả các tư tưởng của Long Thụ thường được xem là các tư tưởng thuộc loại tinh tế nhất trong Phật Giáo cũng không thuộc vào lãnh vực triết học. Lý do thật hết sức đơn giản là vì triết học chỉ là một cách thắc mắc của người Hy Lạp mà thôi (cũng xin mạn phép nhắc thêm là tác giả tốt nghiếp tiến sĩ triết học tại đại học Sorbonne Paris). Nếu không chú ý đến khía cạnh trên đây thì sẽ khó tránh khỏi những điều nghịch lý hết sức trầm trọng. Trong lãnh vực triết học người ta thường tìm cách chuyển những gì không biết trở thành biết (hiểu biết bằng sự lý luận và tự biện triết học) và đấy cũng là cách phủ nhận những gì mang tính cách cá biệt của Phật Giáo (tức phủ nhận Phật Giáo vượt lên trên triết học). Phật Giáo không giống với bất cứ một cơ cấu triết học nào của Tây Phương - dù đấy là chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa yếm thế, chủ nghĩa hưởng lạc.... Cũng không thể nào đưa Phật Giáo đến gần với các tư tưởng của Descartes, Spinoza, Kant hay Nietzche (ba triết gia đầu tiên chủ trương có Trời, vị thứ tư thì cho là “Trời đã chết”). Phạm vi và cách nhìn của Phật giáo ở vào một nơi khác. Do đó thật hết sức quan trọng phải luôn bảo vệ sự độc đáo của Phật Giáo. Phật Giáo cũng có những bài hát, những lời xiển dương, nghi thức cúng bái, lễ lạc - và nhất là thiền định. Do đó Phật Giáo không phải là một hình thức suy tư tự biện về hiện thực mà đúng hơn là một con đường đích thật liên quan đến từng hành động, ngôn từ và tư duy của chúng ta. Phật Giáo mang đến cho tất cả mọi con người thuộc mọi giới tính một con đường giúp cho họ sống một cách toàn vẹn sự hiện hữu của chính họ. Con đường ấy không dẫn dắt chúng ta bước vào một xứ sở nào khác mà chỉ đơn giản là đưa chúng ta đến gần hơn với chính con người của mình, nơi đó đang vang lừng tiếng hát của cả một không gian rộng lớn. Phật Giáo là một "con đuờng không chủ đích" hay là một "lối đi không lối đi" - đấy là cách nói nhằm nhấn mạnh sự kiện là hành động bước theo con đường sẽ quan trọng hơn nhiều so với kết quả mong cầu sẽ đạt được do con đường đó mang lại. Phật Giáo có phải là vô thần hay không? Phât Giáo không tôn thờ một vị Trời Sáng Tạo, thế nhưng đấy không có nghĩa Phật Giáo là vô thần. Thật thế Phật Giáo luôn cảnh giác chúng ta trước mọi hành vi mang tính cách tín ngưỡng và khuyên chúng ta phải luôn quán xét và thận trọng đối với khá nhiều điểm tương đồng trong cuộc phấn đấu của chủ nghĩa vô thần nhằm giải thoát cho mình ra khỏi các gông cùm tạo ra từ các thứ giáo điều. Tuy nhiên mặt khác thì Phật Giáo cũng lại rất gần với các tôn giáo của chúng ta (tức của người Tây Phương), chẳng hạn như khi một vị tu sĩ Phật giáo gặp một vị tu sĩ Thiên Chúa Giáo thì cả hai đều cảm thấy là mình cùng chia sẻ một thứ gì thật chủ yếu. Dầu sao thì Phật Giáo cũng mang tính cách vô-thần thật sâu xa. Phật Giáo chủ trương một sự phân tích không nhân nhượng nhằm vạch ra cho thấy cái bẫy đang được giăng ra trong các tín ngưỡng hữu thần: đấy là cách mà ta phải khẳng định là có một vị trời khác với mình, và tiếp theo đó thì vị trời lại dựa vào sự hiện hữu của ông ấy để mà xác nhận là có sự hiện hữu của ta và còn thiết đặt cả cho ta các kinh nghiệm cảm nhận của chính ta (có nghĩa là vị ấy có thể ban cho ta hạnh phúc hoặc trừng phạt ta). Mỗi khi con người nói đến một vị trời nào đó thì đấy cũng chỉ là cách khoác thêm cho vị ấy hình ảnh của chính mình, sau khi đã phóng đại nó và ghép thêm cho nó các phẩm tính thật hoàn hảo. Trời chỉ là một hình ảnh khuếch đại thật khổng lồ của chính chúng ta. Khi nào vị trí của Vị ấy và của mình được phân định hai bên rõ rệt thì tất nhiên cũng sẽ xảy ra việc cầu khẩn Vị ấy, trông chờ vào sự nâng đỡ cũng như sự giải cứu của Vị ấy. Dầu sao thì đôi khi chúng ta cũng có thể cảm nhận được một mối tương liên nào đó (giữa Trời và chúng ta) được thắt chặt, thế nhưng nhiều lúc thì chúng ta cũng có có cảm giác là mối dây đó bị đứt (thiếu đức tin). Quả thật hết sức khó để có thể tạo ra một mối liên hệ với Trời khi ta vẫn còn hình dung ra được hình ảnh của Vị ấy (khi vẫn còn hình dung ra hình ảnh của Vị ấy khác với mình thì làm thế nào mà mình có thể hội nhập với Vị ấy được). Thật vậy có một số nhà thần bí chủ trương là Trời không ở bên ngoài con người. Trong số này có thể kể ra vị Thầy Eckhart hay thánh nữ Thérèse de Lisieux, đấy là những người mà Phật Giáo cảm thấy khá gần gũi. Tại sao Phật Giáo vô thần mà lại có một số thánh thần địa phương đông đảo đến thế? Nếu căn cứ vào các khái niệm của Tây Phương từng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Thiên Chúa Giáo và các cuộc chiến hung hãn và dai dẳng của tôn giáo này chủ xướng để chống lại "dị giáo" (tôn giáo đa thần của người La Mã trước khi Thiên Chúa Giáo thâm nhập vào Âu Châu) thì sẽ không thể nào hiểu được sự nghịch lý trong câu hỏi trên đây. Đối với Thiên Chúa Giáo thì việc thờ cúng thần thánh địa phương và thế tục là một thứ nọc độc, một thứ dị đoan cần phải nhổ bỏ tận gốc khỏi đầu óc của quảng đại dân gian. Phật Giáo không bao giờ chủ trương cách ứng xử ấy mà luôn tin vào sự hiện hữu của thật nhiều các vị thần thánh. Phật Giáo chỉ tìm cách chuyển họ trở thành những sinh linh phục vụ cho Đạo Pháp. Các vị thần núi hay các vị thần ao hồ đều có thể có thật, với điều kiện là phải tôn kính họ và không được tách họ ra khỏi nơi trú ngụ của họ. Ta chỉ cần xin phép họ được lưu trú trong lãnh địa của họ và nhờ họ giúp đỡ, thế nhưng tuyệt nhiên đấy không phải là cách giúp mình có thể dập tắt được ngọn lửa của khổ đau (chỉ có Phật Giáo đích thật mới giúp chúng ta thực hiện được việc ấy). Đấy cũng là một cách biểu lộ sự bao dung của Phật Giáo đối với các tín ngưỡng khác. Tại Trung Quốc Phật Giáo cùng phát triển chung với Khổng Giáo, Lão Giáo và các tín ngưỡng dân gian khác. Tại Nhật Bản thì Phật Giáo và Thần Đạo cùng tồn tại bên nhau và cùng hướng vào việc tôn thờ thiên nhiên và các vị thần linh trú ngụ trong các bối cảnh thiên nhiên ấy. Ngoài ra Phật Giáo còn ghép thêm vào số các vị thần linh của thiên nhiên vô số các vị Phật khác với mục đích biểu trưng cho muôn ngàn thể dạng phát hiện của sự giác ngộ. Chữ Phật không nhất thiết là một danh từ riêng mà đúng hơn là một "tước vị" mang ý nghĩa một "Vị Giác Ngộ". Ngay cả vào các thời kỳ nguyên thủy, tín ngưỡng Phật Giáo cũng đã bắt đầu chủ trương sự hiện hữu của nhiều Vị Phật khác từng sống trên địa cầu này vào những thời đại thật xa xưa, hoặc sẽ xuất hiện ra sau này. Tại sao lại có nhiều Phật đến thế? Nếu muốn giải đáp thắc mắc này thì trước hết phải tự hỏi: "Vậy Đức Phật là ai?". Đấy có phải là một con người đã từng sống trong một thời đại lịch sử nhất định hay chỉ là những thể dạng hiện hữu dưới muôn ngàn gương mặt khác nhau? Tương tự như đại dương mang các tính chất khác nhau như ướt, mênh mông và mặn, tâm thức của Đức Phật cũng thế và cũng có thể phát lộ dưới nhiều hình thức khác nhau, như lòng từ bi, trí tuệ và nhiều thể dạng sinh hoạt khác nhau... Theo quan điểm của Phật Giáo, nếu xem chư Phật hàm chứa một sự hiện hữu riêng biệt mang tính cách cá thể thì nhất định đấy là một điều sai lầm và sự sai lầm đó cũng chẳng khác gì với sự sai lầm khi cho rằng chư Phật không hề hiện hữu. Tôi ý thức được rất rõ là cách nói đó khá khó hiểu. Thế nhưng cũng phải cố gắng để hiểu mà thôi. Phải cần có nhiều vị Phật khác nhau để giúp chúng ta mở rộng con tim và tâm thức của mình hầu có thể thích nghi với các cách suy nghĩ khác nhau. Nếu xem các vị ấy là thật thì sẽ có thể đưa đến tình trạng không nhận biết được thể dạng rộng mở mà họ có thể mang đến cho chúng ta, và chúng ta thì cũng sẽ rơi vào một hình thức đơn thuần của việc tôn thờ ảnh tượng. Trái lại, nếu xem các vị Phật ấy không thật và đơn giản chỉ là những gì mang tính cách huyễn hoặc, một thứ ảnh tượng hay là các biểu trưng thần tượng, thì chính đấy cũng sẽ là cách mà chúng ta đánh mất đi sự giúp đỡ quý báu của họ. Có một vị Phật mang một cái bụng thật to thường thấy trong các nhà hàng ăn của người Tàu, vị ấy mang ý nghĩa như thế nào? Ở Trung Quốc người ta thường thấy một vị Phật đầu hói, béo phì, vui cười một cách hả hê, vị này khoác áo cà-sa và có một cái bụng thật to. Cách biểu thị đó đối với một vị Phật quả thật cũng đáng để chúng ta phải ngạc nhiên vì rõ ràng là lọt ra ngoài các cách biểu thị thông thường. Nguồn gốc của nhân vật này là một vị thánh biểu trưng cho sự giàu sang. Cái bụng to tướng và cái vẻ hả hê của ông cũng như cả một đám trẻ con bu chung quanh ông là nhằm vào mục đích nêu lên sự giàu có của chính ông và đồng thời thì ông cũng sẽ sẵn sàng ban sự giàu có của mình cho những ai cầu xin mình. Vị này luôn mang bên người một cái túi vải đầy ắp các thứ quý giá, nào là lúa gạo, nào là kẹo bánh cho trẻ con. Tóm lại vị ấy là biểu tượng của hạnh phúc, sự may mắn và sung mãn. Phật Giáo không hề loại bỏ các thói tục thờ phụng địa phương dù là ở bất cứ nơi nào tại Á Châu, mà chỉ tìm cách biến đổi phần nào ý nghĩa của sự thờ phụng đó. Phật Giáo biến vị thần linh có nguồn gốc xa xưa trên đây (thần tài) trở thành một vị biết tu tập Phật Giáo, hoặc xem đấy như chính là một thể dạng hóa thân của vị Phật lịch sử. Vì thế vị trên đây được xem là Phật Di Lặc, một vị Phật của tương lai (mang lại giàu có và hạnh phúc). Bures-Sur-Yvette, 05.02.12 Hoang Phong chuyển ngữ
-
Bi - Trí - Dũng: 悲 - 智 - 勇 A: Pity - Sageness - Courage. P: Pitié - Sagesse - Courage. Bi: Lòng thương xót của Tiên, Phật đối với chúng sanh đang trầm luân trong sông mê biển khổ, và lúc nào cũng muốn cứu vớt chúng sanh thoát khỏi các nơi khổ não. Trí: Sự sáng suốt thông hiểu rốt ráo cái lý của sự vật, không còn mê muội lầm lẫn, và nhờ đó mà không còn phiền não. Thường nói đó là Trí Huệ. Dũng: Cái tinh thần mạnh mẽ dám đương đầu với các khó khăn nguy hiểm, hoặc quyết thắng những cám dỗ vật chất do dục vọng gây ra. Bi Trí Dũng là ba thể tánh của Tiên hay Phật. Bi Trí Dũng của Thượng Ðế mới là hoàn toàn. Tu hành là học tập Bi Trí Dũng và phát triển Bi Trí Dũng cho đến mức cùng tột để được hòa nhập vào Thượng Ðế. ■ Phật giáo thờ ba pho tượng gọi là Di Ðà Tam Tôn hay còn gọi là Tam Thể Phật gồm: Ðức Phật A-Di-Ðà ngồi chính giữa, bên mặt là Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát, bên trái là Ðức Ðại Thế Chí Bồ Tát. Ðức Phật A-Di-Ðà tượng trưng phần sáng suốt, tức là TRÍ. Ðức Quan Âm Bồ Tát tượng trưng sự thương yêu, tức là thể BI. Ðức Ðại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng ý lực, tức là thể DŨNG. Thờ Di-Ðà Tam Tôn chính là thờ BI TRÍ DŨNG để nhơn sanh học tập, bắt chước noi theo.
-
-
Vào thời Phật Bảo Tạng nhập thế, có vị Thái tử con của vua Vô Trách Nhiệm tên là Bất Huyến theo vua cha đến nghe Phật thuyết pháp và thỉnh Phật cùng chư Tăng về cung cúng dường. Sau đó Thái tử phát nguyện cùng Phật rằng:”Tôi nguyện trong khi tu những điều công hạnh Bồ tát, làm những việc lợi ích cho chúng sanh, nếu tôi xem có người bị khốn khổ hiểm nghèo ở trong hoàn cảnh ám muội, không biết cậy nhờ ai, không biết nương tựa vào đâu, mà có xưng danh hiệu tôi, tức thì tôi dùng phép Thiên nhỉ mà lắng nghe và dùng phép Thiên nhãn mà quan sát coi kẻ mắc nạn ấy ở chỗ nào, cầu khẩn việc gì, đặng tôi hiện đến mà cứu độ cho khỏi khổ và được vui. Nếu chẳng đặng như lời thề đó thì tôi không thành Phật”. Phật Bảo Tạng sau khi nghe những lời nguyện ấy liền thọ ký cho Thái tử Bất Huyến rằng:”Ngươi xem xét chúng sanh trong cõi Thiên Thượng Nhơn gian và trong ba đường dữ đều mắc những sự tội báo, mà sanh lòng đại bi, muốn đoạn trừ mọi sự khổ cực, dứt bỏ những điều phiền não và làm cho tất cả chúng sanh được hưởng sự an vui nên ta đặt cho ngươi hiệu là Quán Thế Âm”. Bất Huyến Thái tử khi được Phật thọ ký thì lòng rất vui mừng. Đến lúc mạng chung, thì Ngài thọ sanh ra các đời khác. Dầu trải kiếp nọ qua kiếp kia mà Ngài vẫn luôn giữ bổn nguyện, cố gắng tu hành, cầu đạo Bồ đề, làm hạnh Bồ tát, luôn luôn thi hành những sự lợi ích cho chúng sanh và không khi nào Ngài quên cái niệm đại bi đại nguyện. Hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát là vị thị giả phía bên trái của Đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc. Ngài phụ tá Phật A Di Đà để cứu độ chúng sanh và về sau nữa sẽ thành Phật hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương. Quán Thế Âm có nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sinh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ. Vì thế bất cứ chúng sinh ở đâu đau khổ thì Ngài thị hiện đến để cứu độ. Quán Thế Âm Bồ tát là hiện thân của từ bi do đó Ngài có thể hóa thân để cứu giúp chúng sinh ở bất cứ hoàn cảnh nào. Có nhiều lần Ngài hóa thân làm người nữ để độ đời nên người ta thường gọi Ngài là Phật Bà. Về hình tượng của Ngài thì chúng ta có thể thấy dựa theo lịch sử như: Quán Âm Hài Nhi là dựa theo cốt truyện Quán Âm Thị Kính, Quán Âm Nam Hải, Quán Âm Tử Trúc…Riêng về phái Mật tông thì có Quán Âm Mã Đầu, Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quán Âm Cửu Diện… Nhưng có một pho tượng mà ai ai trong chúng ta cũng đều biết đến đó là Quán Âm thanh tịnh. Tượng Quán Thế Âm nầy là hình người nữ đứng trên hoa sen, tay mặt cầm cành dương liễu và tay trái cầm bình thanh tịnh, trong bình đựng nước cam lồ. Nhưng tại sao Bồ tát lại là người nữ? Dựa theo kinh Di Đà thì người sanh về cõi Cực Lạc tuy chưa chứng quả Thánh vẫn không có tướng nam, tướng nữ. Thêm nữa, kinh A Hàm còn nói người nữ có năm chướng không thể thành Phật…Thế mà, Quán Thế Âm Bồ Tát lại hiện thân người nữ. Ngài có dụng ý gì? Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của đức Từ Bi mà trong thế gian nầy không có tình thương nào chân thành thâm thúy bao la hơn là tình mẹ thương con. Cho nên, đức Quán Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sinh. Người mẹ dầu bận công ăn việc làm gì mà một khi nghe tiếng con kêu khóc thì mẹ buông bỏ tất cả để chạy lại vỗ về cho con. Đức Quán Thế Âm cũng thế, dù bận việc giáo hóa ở đâu, một khi nghe tiếng kêu thương của chúng sinh, Ngài liền hiện thân đến an ủi. Vì thế, chúng ta gọi Ngài là người mẹ hiền của tất cả chúng sanh. Người mẹ lúc nào cũng lắng nghe tiếng nức nở từ cõi lòng của đàn con dại đang đắm chìm trong bể khổ mênh mông, để đến xoa dịu, cứu thoát khiến mọi khổ não đều được tiêu tan. Tay mặt Ngài cầm cành dương liễu là tượng trưng cho đức nhẫn nhục. Còn tay trái cầm bình thanh tịnh đựng nước cam lồ là tượng trưng cho tâm từ bi. Ngài dùng cành dương liễu để rưới nước mát cam lồ cho chúng sinh. Vì sao lại dùng cành dương liễu để nói lên tính nhẫn nhục? Dương liễu là loại cây vừa dẻo vừa mềm, gặp gió mạnh thì uốn mình theo chiều gió, gió dừng là trở về vị trí cũ. Nếu cứng như cành cây lim, cây gõ thì gió không thể lung lay, một khi bị gió lớn là phải gãy. Còn yếu như cành liễu thì chỉ buông rũ theo chiều gió và cũng nhờ sức mềm dẻo nên khéo tùy duyên mà không mất vị trí. Nói một cách khác là tuy chìu theo cảnh mà không bị cảnh chi phối. Vì thế, cành dương liễu được tượng trưng cho đức nhẫn nhục. Nhẫn nhục ở đây không có nghĩa là ai làm sao cũng được hoặc ai bảo gì cũng nghe mà nhẫn nhục là khéo tùy thuận người để hướng dẫn họ theo đường lối hay lập trường của mình. Người nhẫn nhục mới trông qua như rất yếu hèn, nhưng kỳ thật họ có sức mạnh phi thường. Họ đã vượt ra ngoài giới hạn của con người phàm tục và họ đã chiến thắng được tình cảm cũng như chính bản năng của họ. Thông thường thì người chửi ta giận, người đánh ta đở. Đó là bản năng tự vệ của tất cả mọi người. Bị chửi mà không giận, bị đánh mà không đở ấy mới là việc khó làm. Hằng ngày sống theo tình cảm, theo bản năng thì thấy những phản ứng tự nhiên như vậy thì chúng ta cho là phải lẽ và hợp lý. Nếu thấy người bị chửi mà không giận thì chúng ta đâm ra bực tức, khi dể họ và cho họ là những kẻ yếu hèn nhút nhát. Đâu ngờ rằng với tâm nhẫn nhục họ đã vượt xa chúng ta, họ đã đứng trên đỉnh chúng ta mà ở dưới nầy chúng ta vẫn còn tự cao tự đại. Nước cam lồ là thứ nước rất trong, mát và thơm ngọt, do hứng ngoài sương mà được. Chữ cam là ngọt còn chữ lồ là đọc ngược từ chữ lộ, tức là sương. Khi bị nóng bức khô khan, nếu được giọt nước cam lồ thấm vào cổ thì chúng ta sẽ nghe ngọt ngào mát rượi. Nước cam lồ tượng trưng cho lòng từ bi của Bồ tát. Khi chúng sanh bị lửa phiền não thiêu đốt và thiết tha cầu cứu nơi Bồ tát thì Ngài sẽ mang nước từ bi đến dập tắt và đem lại cho người sự mát mẻ an lành. Hiện tại chúng ta đang sống trong nhà lửa tam giới và ngọn lửa phiền não của chúng ta đang bừng cháy liên tục. Nếu không có giọt nước từ bi của Bồ tát thì chắc chắn chúng ta đều phải chết thiêu trong lò phiền não. Nên nhớ rằng từ bi là tình thương không vụ lợi, không phân biệt thân sơ và chính là tình thương chân thật bình đẳng. Từ bi chẳng những cứu người trong cơn nguy khốn, mà còn đem lại cho chúng ta nguồn an lạc vô biên. Bởi tính chất quý báu vô thượng của nước cam lồ, nên Bồ tát phải đựng nó trong cái bình thanh tịnh. Bình thanh tịnh là tượng trưng cho ba nghiệp trong sạch, đó là thân, khẩu, ý. Nếu chúng ta ôm ấp lòng từ bi muốn cứu độ chúng sanh, mà thân, miệng và ý chưa được trong sạch thì khó mà thực hiện được lòng từ bi đó. Chẳng hạn như những vụ thiên tai bảo lụt trên thế giới. Nếu chúng sinh vì lòng từ bi thương người hoạn nạn đem tiền tài vật chất đến tặng họ. Nhưng nếu chúng sinh đó ý chưa trong sạch thì dễ dàng bị danh lợi làm hoen ố lòng từ bi. Cho nên, muốn thực hiện lòng từ bi, điều kiện quan trọng là thân, miệng và ý phải thanh tịnh. Thêm nữa, muốn mang nước cam lồ ra tưới mát chúng sanh, Bồ tát phải dùng cành dương liễu làm phương tiện. Tại sao? Bởi vì chúng sanh trong đời nầy nghiệp chướng quá sâu dày, ít khi thấy lẽ phải. Họ chỉ sống theo bản ngã và sống vì dục vọng của họ nên khó ai làm cho họ hài lòng. Cho nên có người sẵn sàng giúp họ khi khốn đốn mà họ vẫn không biết ơn. Người sẵn lòng từ bi ra tế độ chúng sanh, nếu thiếu đức tánh nhẫn nhục thì sự tế độ đó khó được viên mãn. Bởi thế, người học đạo từ bi trước hết phải tập đức nhẫn nhục và khi nhẫn nhục được thuần rồi thì mới bắt đầu thực hành từ bi. Chưa tập được đức nhẫn nhục mà đã vội thực hành từ bi, chẳng những không làm được hạnh từ bi, mà chúng ta dễ dàng phát sanh sân hận. Cho nên, phải có cành dương liễu rồi sau mới nhúng nước cam lồ rưới mát chúng sinh. Lòng từ bi không nhất thiết chỉ có trong tâm của Bồ tát hay trong tâm những kẻ tu hành, mà nó còn ở trong lòng của tất cả chúng sanh. Cho nên, ai ai cũng có thể là bậc cứu khổ chúng sanh, nếu họ phát tâm từ bi. Nói một cách khác, từ bi không phải là gia bảo dành riêng cho các bậc tu hành, mà nó là của chung cho tất cả nhân loại. Dù ở hoàn cảnh nào, trường hợp nào, cũng có thể thực hiện từ bi được, nếu trong lòng chúng ta chứa sẵn từ bi. Sau cùng, chúng ta thấy lòng từ bi thì cao cả khôn lường. Do đó mỗi khi lễ tượng đức Quán Thế Âm, chúng ta luôn luôn ghi nhớ hai đức tính căn bản của Ngài là từ bi và nhẫn nhục, để đem nó áp dụng vào chính bản thân của chúng ta. Được như thế thì sự lễ bái mới thật là hữu ích và cần thiết vô cùng. Tại sao Bồ tát có tới ngàn tay ngàn mắt? Con mắt là biểu hiệu cho kiến tánh, còn cánh tay thì biểu hiệu cho diệu dụng. Nếu người được minh tâm kiến tánh thì kiến tánh nầy cũng như là một ngàn vị Phật vì thế mới được gọi là Thiên nhãn phóng ra hào quang sáng ngời. Còn tự tánh của mình phát sanh ra diệu dụng cũng đồng diệu dụng như ngàn vị Phật khác do đó mới gọi là Thiên thủ tác dụng. Thể và dụng là hai pháp được biểu lộ ra như vị Viên Thông Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán Thế Âm Bồ Tát Với Ngàn Tay Ngàn Mắt Lê Sỹ Minh Tùng Nguồn: tangthuphathoc.com
-
-
Các Ông : Ngày xưa như sắt như đồng Như đinh đóng cột, như rồng phun mưa Bây giờ như cải muối dưa Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu Hơn nửa thế kỷ dãi dầu Tháng ngày oanh liệt còn đâu nữa mà Ngày xưa súng ống sáng loà Bây giờ chẳng khác quả cà mốc meo Ngày xưa sung sức thì nghèo Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi Ngày xưa lớn khoẻ hơn chồi Bây giờ nó có đàn hồi nữa đâu Ngày xưa hùng hục như trâu Bây giờ èo ọt như tàu lá khoai Ngày xưa khám phá miệt mài Bây giờ nửa cuộc mệt nhoài đứt hơi Ngày xưa chiến tích để đời Bây giờ chiến bại nhớ thời ngày xưa Ngày xưa bất kể sớm trưa Bây giờ thỉnh thoảng lưa thưa gọi là Ngày xưa đầu tóc mượt mà Bây giờ lởm chởm như là đá chông Bây giờ sống cũng như không Bây giờ hết kiếp làm chồng người ta Bây giờ ôm hận đến già Cho dù béo tốt cũng là cơm toi Bây giờ pháo đã xịt ngòi Gia tài còn lại một vòi nước trong Ngày xưa vợ đợi bồ mong Bây giờ vợ nguýt, bồ cong cớn lườm Ngày xưa mặt mũi tinh tươm Bây giờ nhầu nhĩ như tương nấu mì Ngày xưa lên ngựa là phi Bây giờ nước kiệu cố đi gọi là ……………………………… Ấy là kể chuyện trong nhà Sang nhà hàng xóm vẫn là… ngày xưa Các Bà : Ngày xưa ...Ngày nay Ngày xưa mái tóc buông lơi , Bây giờ sợi rụng sợi rơi đầy nhà . Ngày xưa da trắng nõn nà , Bây giờ da đã trổ hoa .... đồi mồi . Ngày xưa miệng cười thật tươi , Bây giờ móm xọm rụng mười cái răng . Ngày xưa mặt sáng như trăng , Bây giờ xám xịt như vầng mây đen, Ngay xưa yểu điệu như tiên Bây giờ lẹt đẹt như con vịt bầu . Ngày xưa chum chúm núm cau , Bây giờ lỏng thỏng như bầu trên cây . Ngày xưa nhựa sống căng đầy , Bây giờ vắt mãi bẩy ngày cũng không . Ngày xưa thắt đáy lưng ong , Bây giờ to bụng còn mông phẳng lờ . Ngày xưa rậm rạp cỏ mơ , Bây giờ thưa cứng tưa hồ rễ tre . Ngày xưa ăn nói dễ nghe , Bây giờ cẳn nhẳn chua lè khó ưa .. Ngày xưa thích được mây mưa , Bây giờ hạn hán hết ưa tù tì Ngày xưa thường sánh vai đi , Bây giờ chỉ thích năm ì ...xem phim .. Ngày xưa nhớ nhau đi tìm, Bây giờ mặc kệ ..con chim mất rồi.
-
Ba nhóm đột biến gene gây bệnh bạch cầu tủy bào cấp tính, một dạng ung thư bạch cầu, vừa được các nhà khoa học phát hiện. (nguồn: http://www.nucuoicuaben.com/Kien_thuc_y_khoa/Benh_ung_thu/277-Ung_thu_bach_cau_la_do_gene.html) Hình minh họa hồng cầu (đỏ) và bạch cầu (trắng) trong động mạch. Ở những người mắc bệnh bạch cầu tủy bào cấp tính, số lượng bạch cầu non tăng mạnh mẽ, vượt ra khỏi sự kiểm soát của cơ thể. Ảnh: Nature. Bệnh bạch cầu tỷ bào cấp tính là một bệnh ác tính về máu, xảy ra khi các tủy xương sản xuất quá nhiều tế bào bạch cầu non chưa phân hóa hoặc phân hóa kém. Sự sinh sôi mạnh mẽ của bạch cầu non khiến tỷ lệ giữa bạch cầu và hồng cầu trong máu mất cân bằng. Lượng bạch cầu non tăng lên trong khi hồng cầu lại giảm. Trong cơ thể bạch cầu có nhiệm vụ chống vi khuẩn, protein lạ xâm nhập vào cơ thể, tạo khả năng miễn dịch của cơ thể đối với nhiều bệnh do virus và vi khuẩn gây nên. Chức năng của hồng cầu là đưa các phân tử oxy tới các tế bào và mô của cơ thể. Do bạch cầu non chưa phát triển đầy đủ nên chúng không thể chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ từ bên ngoài cơ thể. Nhưng chúng lại chiếm chỗ của các hồng cầu nên lượng oxy mà hồng cầu mang tới các mô giảm. Bệnh nhân có thể tử vong trong vài tuần nếu không được điều trị hữu hiệu. BBC cho biết, các nhà khoa học của Viện Wellcome Trust Sanger - một cơ sở nghiên cứu gene và di truyền tại Anh - phát hiện đột biến ở một gene mang tên Npm1 là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh bạch cầu tủy bào cấp tính. Sau khi gây đột biến gene Npm1 ở chuột, họ nhận thấy một phần ba số lượng của chúng mắc bệnh. Đột biến ở gene Npm1 làm tăng khả năng tái sinh ở tế bào máu - một dấu hiệu của bệnh ung thư. Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn phát hiện hai đột biến gene khác ở gene Npm1, trong đó một đột biến tác động tới quá trình phân chia và tăng trưởng của tế bào máu, còn đột biến kia làm thay đổi môi trường xung quanh tế bào máu. Tiến sĩ George Vassiliou, nhà huyết học của Viện Wellcome Trust Sanger, nhận định rằng phát hiện mới sẽ giúp giới khoa học chế tạo những loại thuốc mới để điều trị bệnh bạch cầu tủy bào cấp tính. "Những loại thuốc mới sẽ ngăn chặn ba dạng đột biến ở gene Npm1, nhờ đó quá trình điều trị bệnh bạch cầu tủy bào cấp tính sẽ trở nên hiệu quả hơn", Vassiliou nói.
-
Đền thờ Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế (nguồn: http://www.thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=29873) (Muidocmung. ST) Về quê nội nhiều, biết đến xóm quê mình nhìn về phía một ngôi đền mà bà nội và bố tôi thường kể trong những câu chuyện của làng xóm. Kể từ ngày hiểu biết hơn, tôi đã không sợ sệt khi vào đình chùa nữa mà bắt đầu để ý đến văn hóa và tâm linh của người Việt. Vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch dịp thanh minh 2011. Tôi về quê tảo mộ và háo hức được sang bên làng An Xá có ngôi đền Đậu An nổi tiếng một vùng đất quê nghèo khó, mà hiếu học. Trên đường từ Chợ gạo về phố Giác, đi từ QL 39A vào, ngay sau làng tôi chỉ chừng 1,5km là khu đền đồ sộ nơi thờ vua cha ngọc hoàng thượng đế. Phía ngoài có một đền trình bên tay trái chính giữa là gác chuông lớn hai tầng, tiếp đến là khoảng sân rộng được giới hạn bởi hai dãy nhà cũ dài, được xây bằng gạch đã lâu giống như hai dãy hành lang trong kiến trúc chùa cổ, nhưng hai dãy nhà này có vẻ giống như dãy phòng làm việc của những năm 60, 70 của thời bao cấp. Khu đền chính được hiểu bắt đầu từ chiếc khánh bằng đá và một cây tháp có nhiều họa tiết rất tinh xảo được bố cục ở hai bên như một chiếc cổng thứ hai của khu đền. Nhìn sang bên phải khu đền là nơi thờ tam tòa thánh mẫu. Đền chính là nơi thờ Vua Cha Ngọc Hoàng và hai vị Nam Tào, Bắc Đẩu trong cung cấm. Theo ban quản lý khu di tích đền Đậu An ghi lại như sau: Đền Đậu An còn có tên Thụy Ứng Quán, thuộc làng Chạ xưa. Danh thờ Thiên thần Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thiên tiên, Địa tiên, Ngũ lão Tiên ông, nay là thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Đền tọa lạc trên thế đất long, có cây xanh, hồ nước làm nơi tụ thủy, tụ phúc. Thần tích kể lại rằng: “vào năm Thiên định nhị niên(TCN), Thiên tiên Địa tiên mở cổng nhà trời xuống trần gian hướng dẫn dân lành khai phá vùng đất sình lầy hoang vu. Ngài dạy dân săn bắn chim trời, cá nước, nhặt rau hái quả và phát triển nghề trồng lúa nước... Ngũ lão tiên ông, đã hướng dẫn dân khai khẩn đất hoang, diệt thú dữ, dựng Thụy Ứng Quán thờ trời(quán điềm lành), cầu mong mưa thuận, nắng hòa, mùa màng bội thu”. Trong làng, nay còn truyền tụng những câu thơ về thuở ban đầu lập làng Chạ, Thụy Ứng Quán: “Tục truyền làng Chạ xưa kia, Sình lầy, lau sậy mịt mờ rừng xanh. Song đây dải đất điềm lành, Tiên Ông Ngũ Lão, dựng xây quán lều. Thụy ứng Quán lều tranh soi tỏ, Đã bao đời còn giữ đến nay. Cội nguồn An Xá từ đâ, Ngàn đời trụ vững, dựng xây xóm làng”. (Thơ của sư tổ Tự Thông Huân) Hiện nay ngôi đền còn lưu giữ được hai tấm bia đời Lý, Nguyễn nói về những sự kiện lịch sử, niên đại kiến trúc, trùng tu mở rộng ngôi đền. Cùng với thời gian tồn tại, thắng tích Đậu An phải kể đến các vị vua chúa, thần dân triều đại phong kiến Việt Nam đã công đức, khuyến cáo về việc tôn tạo di tích như: Hoàng thái hậu triều Lý, vua Lê Dụ Tông triều hậu Lê, thái hậu Nguyễn Thị Ngọc Đệ(vợ vua Lê Hy Tông), phụ quốc Vũ Bá Tước, nghị viện Bắc kỳ Phạm Công Kim Bảng, thống đốc Hưng Yên Lê Đình Trân, sư tổ trụ trì chùa Tuần Chanh( huyện Ninh Giang) triều Nguyễnv.v.. Ngược dong thời gian, mặc cho trí tưởng tượng lạc vào thủơ hông hoang, nơi đây dòng sông Hồng vẫn thế, vẫn tiếng thì thầm con nước ngàn năm vỗ về vùng quê đất bãi... Ta sẽ nhận thấy gì, nếu như không còn những cái cũ của ngày hôm qua, ngôi đền thờ Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế sẽ nhờ nắng gió thời gian nói hộ chúng ta về thời mở đất, lập làng. Hàng năm từ ngày mùng 1 đến ngày 12 tháng 4 âm lịch (chính hội là ngày: 6,7,8 tháng 4 ÂL) nhân dân thôn An Xá lại mở lễ hội truyền thống, mang đậm màu sắc văn hóa dân gian. Đặc biệt, lễ hội còn diễn lại sự tích đánh hổ của mẹ con nhà Khó, nhằm tôn vinh những giá trị tinh thần của cha ông truyền lại trong cảm quan huyền thoại tâm linh. Theo lời của một người trong BQL di tích được xếp hạng lịch sử quốc gia này thì đây là ngôi đền duy nhất trong cả nước thờ Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế. (Muidocmung. ST)
-
Lễ tết "Bánh trôi bánh chay" Một cái tết thuần túy Việt tộc MỒNG 3 THÁNG 3 ÂM LỊCH - HUYỀN TÍCH MẪU THƯỢNG NGÀN Hàng năm cứ đến “Mùa Trôi nước” nhằm ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, dân gian thường làm bánh trôi bánh chay để cúng mẫu Thượng Ngàn, bà chúa nghề trồng dâu nuôi tằm được dân gian tôn sùng là Nam phương Thánh mẫu của Việt tộc. Người Việt cổ với niềm tin thuở ban sơ vào cha trời mẹ đất, “Người” đã ban phát những giọt nước mưa xuống nhân gian để rồi mẹ đất ấp ủ hạt giống nảy mầm cho mùa vụ gặt hái nhiều, đời sống ấm no sung túc. Trong niềm tin của dân gian thì bà Trời, bà đất và cả bà nước nữa là những thần nữ trong đời sống tâm linh Việt. Đền thờ “Tam Phủ” mọc lên khắp nơi trong cả nước để thờ kính các thần nữ Việt gồm : . Mẫu Thượng thiên là “bà mẹ trên trời” được dân gian sùng bái gọi là Cửu Thiên Huyền nữ, người đã xuống trần gian hoá thân là một bà lão để dạy cho Lộ Bàn, Lộ Bộc chặt cây làm nhà để ở, làm thuyền để di chuyển trên sông nước biển cả. . Mẫu Thượng Ngàn là “Bà mẹ trên rừng” mà theo huyền tích Việt chính là Nam phương Thánh mẫu, vợ của Nam phương Thánh chúa Kinh Dươnng Vương. . Mẫu Thoải là “Bà mẹ nước” nguyên ngữ là mẫu thuỷ, theo huyền tích chính là mẹ Aâu Cơ người đã theo bố Lạc về miền sông nước gọi là “Thuỷ phủ”. Dân gian tôn kính mẹ Aâu nên đã đọc trại âm là mẫu Thoải. Sự tích Nam phương Thánh mẫu và nguyên uỷ của lễ hội bánh Trôi bánh Chay theo “Bách Việt Tộc phả Cổ lục”(7) thì Mẫu Thượng Ngàn là một cô gái xinh đẹp thuộc chi tộc Lộc Y tên là Hồng Đăng Ngàn, con gái cưng của Động Đình Quân chúa vùng hồ Động Đình lưu vực sông Dương Tử thuộc lãnh thổ Văn Lang của Việt tộc. Hồng Đăng Ngàn thường mặc áo màu xanh lục nên mọi người thường gọi là nàng áo xanh. Màu xanh lục là màu xanh biếc pha màu vàng như đá Vân Mẫu còn gọi là Vân Anh nghĩa là ráng mây. Thuở ấy ở núi Tử Di trên thượng nguồn sông Dương Tử có giặc Mạc Ma nổi lên bức hiếp bá tánh. Đế Minh sai Lộc Tục đem quân đi đánh dẹp, khi vừa đi qua hồ Động Đình thuộc quyền cai quản của Động Đình Quân. Lộc Tục ghé thăm chúa vùng để vấn kế dẹp giặc. Chúa hồ Động Đình ân cần đón tiếp và sai con gái hướng dẫn Lộc Tục đi xem thắng cảnh quanh vùng. Trước vẻ đẹp hồn nhiên và sự thông minh lanh lợi của nàng áo xanh, Lộc Tục đem lòng thương nhớ và hứa hẹn cùng nàng sau khi dẹp giặc sẽ cùng nàng nên duyên chồng vợ. Hồng Đăng Ngàn e thẹn cúi đầu không trả lời nhưng trong lòng cũng đã xiêi xiêu trước một Lộc Tục thông minh đĩnh ngộ tài trí hơn người. Lộc Tục kéo quân tiến đánh vào sào huyệt của giặc Mạc Ma, tướng giặc đầu hàng. Để thu phục nhân tâm tránh sự xung đột chết chóc cho người dân quanh vùng. Lộc Tục phủ dụ tướng giặc không được bức hiếp nhân dân rồi giao cho tướng giặc tiếp tục cai quản như xưa. Chúa động Vương Đạo Nhân kế tục dòng họ cai quản vùng đỉnh núi đã mấy trăm năm, nghe uy danh của Lộc Tục vội xuống núi cầu kiến giữa đường gặp Lộc Tục cũng đang trên đường viếng thăm phủ dụ họ Vương. Vương Đạo Nhân vội vàng xuống ngựa kính vái và ca tụng uy đức của Lộc Tục. Lộc Tục khiêm tốn đáp rằng:“Không dám, không dám. Ta vốn là một tiểu tướng vâng mệnh vua cha đi dẹp giặc bảo vệ dân chúng trong khu vực của ngài, chứ đâu dám nhận là chúa công ..”. Thấy rõ đức độ của Lộc Tục, Vương Đạo Nhân lại càng cung kính hơn:“ Hôm nay tôi xin kính vái chúa công. Hai mươi năm sau như có gặp lại Ngài, lại xin kính vái lần nữa. Lòng trời đã định, thần người đều phải cung kính nghe theo !”. Sau khi đánh dẹp xong giặc giã mà không tốn một mũi tên, một giọt máu đổ, Lộc Tục làm biểu dâng lên vua cha. Đế Minh thân hành đến hồ Động Đình làm lễ mừng chiến thắng và phủ dụ dân chúng, đồng thời tổ chức hôn lễ cho Lộc Tục và Hồng Đăng Ngàn. Nhân dịp này, Đế Minh chính thức phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam gồm 2 châu Kinh và châu Dương kiêm nhiệm cả vùng phía Bắc Phong Đô. Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương. Hai mươi năm sau, Đế Minh băng hà, dân chúng 15 bộ và 72 chúa động nhất loạt suy tôn Kinh Dương Vương lên làm Nam phương Thánh Chúa, kế nghiệp Đế Minh đứng đầu 3 vua hậu duệ của Đế Viêm Thần Nông (Xích Đế) nên gọi là Xích Tam Vương.( Huyền tích Việt kể rằng Kinh Dương Vương lập đàn tế cáo trời đất trên núi Thiên Đài. Mấy ngàn năm sau, Bác sĩ Trần Đại Sĩ Giám đốc Viện Pháp Trung nhân chuyến công tác ở tỉnh Hồ Nam đã đến thăm núi Thiên Đài. Đền Thiên Đài nằm trên ngọn núi Thiên Đài cao180 mét bên bờ sông Tương gần hồ Động Đình. Trong đền còn đôi câu đối khắc trên đá: “ Thiên Đài đại đại phân Nam Bắc, Lĩnh địa niên niên dữ Việt Thường”. Xin tạm dịch : Đền Trời mãi mãi phân Nam Bắc, Đất Lĩnh ngàn năm đất Việt Thường ..!” Theo Lĩnh Nam Trích quái thì Kinh Dương Vương lấy Long Nữ con gái vua hồ Động Đình, sinh ra Sùng Lãm sau thay vua cha lên ngôi lấy hiệu là Lạc Long Quân. Như vậy Hồng Đăng Ngàn chính là Long Nữ. Lạc Long Quân lấy Aâu Cơ, con gái của Đế Lai dòng Thần Nông phương Bắc sinh ra trăm trứng nở thành trăm con trai, mở đầu cho một trăm chi tộc của Việt tộc mà cổ sử Trung Quốc gọi là Bách Việt. Thời kỳ này, Việt tộc đã từ cao nguyên giữa 2 rặng núi Hi Mã Lạp Sơn và Côn Luân, tiến dọc theo triền sông Hoàng Hà và Dương Tử xuống Ba Thục rồi tới hạ lưu sông Dương Tử định cư quanh vùng hồ Động Đình xuống tận duyên hải phía Nam Trung Hoa. Đất Ba Thục được xem một nôi sinh tụ của nhiều chi tộc Việt trong đó có họ Tàm Tùng là dòng họ chuyên trồng dâu nuôi tằm, dệt tơ lụa. Tàm Tùng nguyên ngữ là bụi cây có con Tằm nên được cư dân bản địa chọn làm họ Tàm Tùng ở nước Thục. Nước Thục thời Xuân Thu Chiến Quốc một thời có nền văn minh khá cao và đã có chữ viết từ lâu. Tổ tiên dân Thục họ Khai Minh, đặt kinh đô ở cảng Thành Đô, Trùng Khánh tỉnh Tứ Xuyên. Thuở xa xưa gọi là Thuỷ Phủ, nơi mà Bố Lạc dẫn 50 con xuống vùng sông nước này định cư khai hoang lập ấp. Thời kỳ này vùng đất Tứ Xuyên đất mới bồi, Quảng Tây, Quảng Đông còn là vùng biển nước mênh mông nên sách sử xưa gọi chung vùng này là Nam Hải. Theo huyền tích Việt thì chính Long Nữ vợ Kinh Dương Vương đã mang nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt the, dệt lụa dạy cho dân Bách Việt và từ đó người Việt cổ đã biết dùng quần áo để che thân thay cho vỏ cây như hồi quốc sơ. Nhân dân Bách Việt biết ơn Nam phương Thánh mẫu nên khi bà qua đời được suy tôn là Bà chúa Tằm, bà chúa vùng Lĩnh Nam. Nam phương Thánh mẫu mất ngày mồng 3 tháng 3 nên ngay từ hồi đó cư dân Bách Việt đã chọn ngày mồng 3 tháng 3 là ngày Quốc lễ.(9) Dân gian làm bánh Trôi bánh Chay dâng lên Thánh mẫu với tất cả lòng thành kính. Bánh Trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước bọc nhân đường phèn bên trong. Sau khi nặn xong, bánh được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, năm lần bảy lượt đến chừng nào nổi hẳn lên mặt nước thì được vớt ra bày vào đĩa. Bánh Chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước nhưng nhân bằng đậu xanh bỏ vỏ, giã nhuyễn rồi cho vào nồi nấu chín. Bánh Chay làm xong cũng thả vào nồi nước sôi như bánh Trôi, đợi khi nào bánh nổi lên thì vớt ra cho vào bát nước đường đợi khi thật nguội ăn mới ngon. Người Việt cổ sống về nghề nông nên sau mỗi mùa vụ đều lấy phẩm vật mới mà đất trời ban phát dâng lên cúng tạ ân. Đến “mùa Trôi nước”, dân gian Việt làm bánh Trôi, bánh Chay dâng cúng Trời đất, Nam phương Thánh mẫu, Tổ tiên ông bà để bày tỏ lòng biết ơn của mình. Từ ý niệm nhân bản đơn sơ chân chất đó theo thời gian đã hun đúc thành truyền thống dâng lễ tạ ân của người Việt cổ. Ngay tự thuở xa xưa, sau ngày Nam phương Thánh mẫu qua đời, bà đã hiển linh phù trợ cho con cháu nên dân gian sùng kính gọi là “Mẫu Thượng Ngàn” như để nhắc nhở hướng vọng về vùng đất Tổ xa xưa ở rừng núi Tam Giang Bắc quê hương của Thánh mẫu. Trong lễ hội Trôi nước ngày mồng 3 tháng 3, ngày giỗ Nam phương Thánh mẫu cũng như ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba, ngày hội đền Hát Môn thờ hai Bà Trưng ngày mồng 5 tháng 3 dân làng nào cũng làm một mâm bánh Trôi gồm 100 bánh làm lễ vật dâng cúng. Sau khi hạ lễ, ông Trưởng lão trước gọi là Già làng về sau gọi là Tiên Chỉ đem 50 bánh đặt trên bè sen thả trôi sông và 50 bánh đem đặt lên núi để nhắc nhở đến sự tích “Bọc điều trăm họ thai chung”, năm mươi con theo cha xuống vùng sông nước, năm mươi con theo mẹ Aâu lên vùng rừng núi chia nhau mà trị theo lời dặn dò của Bố Lạc. Sau khi hạ lễ, banh Trôi bánh Chay thật nguội ăn mới ngon lành đồng thời cũng hàm ý nhắc lại nỗi cực nhọc vất vả của nghề nuôi tằm luôn luôn phải đứng mà ăn cơm nguội nhất là khi tằm ăn rỗi nên dân gian ta có câu “Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng” là như thế. Trước đây Hán tộc thống trị dân ta gần một ngàn năm, giới nho sĩ lệ thuộc văn hoá Hán nên cái gì cũng nói là của Hán tộc. Ngày mồng 3 tháng 3 là ngày giỗ Nam phương Thánh mẫu, bà chúa Tằm thì lại bảo là Tết Hàn thực của Tàu. Trong khi đó triều đại Hán do Lưu Bang xuất thân ở vùng sông Hán là đất Bách Việt xưa nên Lưu Bang chịu ảnh hưởng của văn hoá Việt. Lưu Bang cũng tự xưng là Hán man, khi lên ngôi cũng làm lễ tế Li Vưu và chọn Rồng làm vật tổ. Vào dịp lễ hội Trôi nước mồng 3 tháng 3, hoàng hậu và các công chúa đều ra bờ sông làm lễ và hái lá dâu về cho tằm ăn để kén thêm phần tươi tốt như người việt cổ ở Hoa Nam. Thực ra nguồn gốc tết Hàn thực của Tàu như sau: “Nguyên vào thời Xuân Thu năm 654 TDL, tại nước Tấn một chư hầu của triều Chu có loạn. Vua Văn Công nước Tấn lúc đó là công tử Trùng Nhĩ cùng các bầy tôi trong đó có Giới Tử Thôi phải rời nước Tấn đi lánh nạn, long đong lận đận từ nước này sang nước khác. Hết nước Địch tới nước Vệ, đến Tề rồi lại sang Sở vô cùng khổ sở nhục nhã suốt 19 năm trời. Đến một ngày kia, lương thực cạn kiệt cả đoàn tuỳ tùng đói khát. Trùng Nhĩ ngất lịm vì đói. Giới Tử Thôi cầm dao tự cắt thịt đùi mình nướng lên cho chúa công ăn. Aên xong sức khoẻ hồi phục, biết Giới Tử Thôi đã hi sinh tất cả cho mình lòng bèn cảm kích không thôi. Sau 19 năm gian khổ, Trùng Nhĩ khôi phục được đất nước, lên ngôi vua lấy hiệu là Tấn văn Công.Tấn văn Công phong thưởng cho các công thần nhưng vô ý quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi lòng không hề buồn bực, về nhà đưa mẹ vào núi Miên Sơn ở ẩn.Tấn văn Công hay biết chuyện này vội cho người đi tìm kiếm kêu gọi Giới Tử Thôi về kinh để nhà vua phong thưởng nhưng Giới Tử Thôi ngán ngẩm sự đời quyết chí không ra. Tấn văn Công bèn cho người đốt rừng cố ý buộc Giới Tử Thôi phải chạy ra nhưng mẹ con Giới Tử Thôi quyết chịu chết cháy chứ không ra. Tấn văn Công vô cùng hối hận về việc làm của mình nên cho lập miếu thờ. Hàng năm cứ vào ngày mồng 3 tháng 3 ngày Giới Tử Thôi chết cháy, nhà vua cấm tất cả mọi người không được đốt lửa nên nhà nào cũng phải nấu ăn từ hôm trước để ngay sau ăn vì vậy gọi là tết Hàn thực”. Câu truyện “Quân từ Tàu” hết sức vớ vẩn thế mà gọi là tết Hàn thực trong khi sự tích Mẫu Thượng Ngàn của Việt tộc tràn đầy tính nhân văn cao đẹp đã có trước mấy ngàn năm. Thực ra ngưòi dân Hoa Nam gốc Việt cổ vẫn tưởng nhớ thờ kính Mẫu Thượng Ngàn nhưng bọn nho sĩ Tàu bày đặt ra cái tết Hàn thực hết sức vô nghĩa để người dân Hoa Nam quên dần đi nguồn cội Việt qua huyền tích Mẫu Thượng Ngàn. Lễ tết “Bánh Trôi bánh Chay” của Việt tộc vừa thể hiện ý nghĩa nhân văn cao đẹp, uống nước nhớ nguồn, nhớ về Nam Phương Thánh Mẫu, người khai mở giống dòng và cũng là bà chúa Tằm, bà Tổ của nghề trồng dâu nuôi tằm se tơ dệt lụa của Việt tộc thuở xa xưa. ( Trích trong HUYỀN TÍCH VIỆT của PHẠM TRẦN ANH)
-
Những bóng hồng mê xem chọi trâu (nguồn http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2012/02/nhung-bong-hong-me-xem-choi-trau/) "Dù ai đi đâu, ở đâu/Tháng giêng mười bảy chọi trâu thì về". Lễ hội chọi trâu ở xã Hải Lựu huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) năm nay diễn ra từ 16 đến 17 tháng Giêng âm lịch, thu hút rất đông người xem, trong đó không ít là nữ. Lễ hội chọi trâu Hải Lựu là lễ hội chọi trâu cổ xưa nhất Việt Nam. Tương truyền, lễ hội này có từ thế kỷ 2 trước Công nguyên. Khi nhà Hán xâm lược nước Nam Việt, nhà Triệu tan rã, Thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu, Sông lô, Vĩnh Phúc, để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó. Hội năm nay thu hút rất đông khách tham quan, cổ vũ, trong đó phái nữ chiếm không ít. Nhiều bóng hồng mặc quân phục cũng say mê trước những pha gay cấn của cuộc chọi trâu. Không chỉ có các thiếu nữ hăng hái tham gia... Mà người già trẻ em cũng chăm chú theo dõi. Mải xem trọi châu, cô gái này quên cả việc bán giấy báo để phục vụ khách ngồi. Hai bé gái chăm chú xem một trận đấu. Nhóm nữ sinh không giấu nổi cảm xúc trước một tình huống kịch tính. Lễ hội rất đông, nên dù không có chỗ ngồi, người phụ nữ này vẫn cố xem qua hàng rào. Chu Hiền
-
E-mail Bản In Đứa con tự kỷ của mẹ Là con bị cuốn hút vào những thứ lạ lùng. Mẹ vẫn nhớ ngày con tầm 3-4 tuổi, con dường như bị cái quạt mê hoặc vì chuyển động vòng tròn của cánh quạt. Con làm đổ quạt rất nhiều lần và làm gãy mấy thanh nhựa bảo vệ. Rồi con thò cái que vào khi cánh quạt quay.... Xưa có câu “đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại”, mẹ cũng không biết rõ những chia sẻ của mình như thế này sẽ nằm trong vế nào nữa. Dĩ nhiên, tự kỷ là khuyết tật, là không may mắn, nhưng tương lai của con và các bạn tự kỷ khác sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều nếu mọi người trong cộng đồng đều hiểu hơn về tự kỷ, và sẽ trợ giúp và nâng đỡ các con. Nếu ai hỏi mẹ tự kỷ là gì, mẹ có thể vẫn chỉ nhắc lại cái định nghĩa khô khan rằng “tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng giao tiếp, tương tác và xã hội”. Mẹ cũng nghĩ rằng sẽ tốt đẹp hơn nhiều nếu ta nhìn mọi vụng dại, khác biệt của con bằng tấm lòng nhân ái, sự hiểu biết và yêu thương. Hoặc mẹ cũng chỉ lẩm nhẩm cho riêng mình rằng: bất kể tự kỷ là gì, thì nó vẫn là một phần trong con, và cũng là một phần của cuộc đời của mẹ… Tự kỷ là gì? Câu hỏi ấy cứ lẩn quất đâu đó, con ạ, chứ nó chưa bao giờ, chưa từng mất đi. Ngày mới biết con như vậy, đây là câu hỏi đáng sợ nhất đối với mẹ, vì ngày đó, chưa có nhiều thông tin như bây giờ, mờ mịt lắm, mẹ đã thật hoảng loạn, và mẹ chẳng biết phải làm gì. Hiểu về nó hơn một chút, thì mẹ cũng định nghĩa nó khác đi. Rồi theo thời gian, con cũng lớn dần, tự kỷ dần thành một phần trong cuộc sống gia đình mình, có những tiến bộ, có những thoái lui, có những tiếng cười, và vô vàn nước mắt. Để mà “tự hào” về nó, thì cũng có nhiều thứ để kể ra lắm nhé. Nào là nó được Liên hiệp quốc dành riêng hẳn một trang trên website của mình, và cũng là một trong vài ba vấn đề y tế được tổ chức này dành riêng một ngày để kỷ niệm: ngày 2/4, hay còn gọi là Ngày Thế giới Nhận biết về Chứng Tự kỷ. Nó được định nghĩa một cách giản dị là: một loại khuyết tật phát triển ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, xã hội, tương tác; và mới xuất hiện và được ghi nhận trên thế giới chừng gần 100 năm nay. Rồi có một ngày nọ, nó cũng được xướng danh trong một bài phát biểu của tổng thống Mỹ rằng nó chính là 1 trong 3 vấn đề y tế nhức nhối nhất của đất nước này: bệnh tim, ung thư và tự kỷ. Ở tầm “vĩ mô” thì là thế, còn ở tầm “vi mô” thì như thế nào đây nhỉ? Với con, tự kỷ nghĩa là con đâu có được một cuộc sống bình an như bao đứa trẻ bình thường khác. Là con chẳng biết nói ở tuổi các bạn cùng lứa đã biết nói, biết hát. Con không biết truyền đạt lại ý muốn, nên con như bị “tắc nghẽn”, con buồn bực, căng thẳng. Là con đâu có một sức khỏe như bình thường. Con kén ăn. Con rất khó ngủ, đặc biệt là ngủ trưa (nhưng con vẫn còn hơn rất nhiều bạn khác chưa từng có một đêm ngon giấc đến sáng, hay bị động kinh và nhiều bất thường khác). Là con có những ám ảnh chẳng giống ai, mà ngay cả mẹ cũng rất rất là lâu mới hiểu được. Những nỗi sợ vô cớ, những luật lệ con tự đặt ra, chẳng giống bình thường. Là con chẳng biết giao tiếp, trao đổi, mà chỉ biết gào khóc mà những ngày mới đầu, mẹ không thể hiểu nổi và chỉ biết khóc theo. Là con bị cuốn hút vào những thứ lạ lùng. Mẹ vẫn nhớ ngày con tầm 3-4 tuổi, con dường như bị cái quạt vuông mê hoặc vì cái chuyển động vòng tròn của cánh quạt. Con làm đổ quạt rất nhiều lần và làm gãy mấy thanh nhựa bảo vệ. Rồi con thò cái que vào khi cánh quạt quay. Chưa thỏa, con thò cả ngón tay vào. Cánh quạt chém vào tay con, hằn lên những vệt đỏ, con khóc lặng, rồi khi nín, và một lúc không ai để ý, con lại lầm lũi tiến đến cái quạt để rồi không thể cưỡng nổi, con lại đưa tay vào trong chịu thêm cái chém thật đau… Cái đau với trẻ bình thường đủ làm cho chúng sợ và tránh xa cái quạt, nhưng với con, nó đã không đủ để ngắt đi nỗi mê thích ám ảnh về chuyển động vòng tròn. Còn với mẹ, tự kỷ là gì nhỉ? Là cố gắng yêu thương con và chấp nhận con vô điều kiện. Là ép mình không la mắng con ngay cả những khi con nghịch ngợm quá đà, mà điều này thì xảy ra thường xuyên lắm và hậu quả cũng rất ... nặng nề. Là nhiều đêm thức trắng hay ngủ chập chờn trong nước mắt. Mẹ già đi nhiều. Nhưng rồi mẹ cũng cố vươn lên, vì mẹ hiểu rõ rằng nếu mẹ không cố gắng, con sẽ thêm thiệt thòi. Là cũng chẳng còn mấy thời gian cho bạn bè xưa. Cái hội mà biết rõ rằng nếu tụ tập buổi trưa ngày làm việc thì mẹ có thể đến, chứ buổi tối và cuối tuần là mẹ chẳng bao giờ rời nhà ra đi. Là những lần đi xin học và chẳng thành công, hóa ra, hai từ tự kỷ còn rất đáng sợ với nhiều người khác nữa. Là ngốn ngấu đọc hàng trăm, hàng nghìn trang tài liệu, đa phần bằng tiếng nước ngoài, với hy vọng mong manh sẽ tìm được điều gì đó áp dụng cho con vì tự kỷ ở các nước phát triển dường như có sớm hơn đến vài chục năm và có rất nhiều tài liệu. Và mẹ thậm chí đọc rất nhiều về y học – một lĩnh vực mà có lẽ nếu không có hai từ ấy, mẹ không thể đọc ngay cả khi là tiếng Việt mình. Và càng đọc, càng hiểu, mẹ càng thương con hơn, vì tự kỷ nó phức tạp lắm và đeo đẳng lắm. Cuối cùng, mẹ cũng quyết tâm hơn, ta chẳng bao giờ chùn bước, chẳng bao giờ. Là thêm những đêm trắng ngẫm về tương lai. Sau này ấy, bố mẹ chắc sẽ ra đi trước, và con sẽ ở lại. Về tiền bạc, thì bố sẽ lo cho con chu đáo, nhưng còn nhiều thứ nữa phức tạp trong cuộc sống, liệu con có xoay xở được không... Mẹ quen biết vài cô bác có con bị Down, các bạn ấy yếu hơn con về thể lực nhiều lắm, và chăm sóc rất vất vả. Và đôi khi, mẹ chẳng thể ghìm mình khi so sánh rằng các bạn Down ấy, mà theo thống kê thì thường có tuổi thọ ngắn hơn bình thường, sẽ ra đi trước, và thế thì cũng ... đỡ hơn chăng ? Nghĩ thì nghĩ vậy thôi, chứ mẹ cũng không dám nói với các bác, các cô ấy như vậy, sợ lại chạm vào nỗi buồn của họ. Đúng là đứng núi này còn trông núi nọ, dở hơi quá, phải không con? Là có thêm bao người bạn cùng cảnh ngộ. Những người mà trong mắt họ, dù là đang cười, mẹ vẫn thấy phảng phất một nỗi buồn. Một nỗi buồn có tên là “tự kỷ”. Những người mà mẹ luôn thấy gần gũi thế và luôn sống với nhau ấm áp tình người. Là mong mỏi, đợi chờ rồi con sẽ lớn khôn như bao người. Mẹ hiểu rằng tự kỷ rất có thể đi liền với chậm phát triển tâm thần, nghĩa là không bao giờ đếm tuổi con theo … lịch! Và tự kỷ cũng làm con khó bộc lộ, giải thích, giải tỏa bản thân hơn so với bình thường. Mẹ chấp nhận cái sự “chậm” này. Còn khi mà đọc được rằng khoảng 70% người tự kỷ có IQ dưới mức trung bình, mẹ vẫn thấy còn cơ hội, vì người ta không dùng hết công suất của não mà, nên kể cả khi con nằm trong số 70% đó, mẹ sẽ cố gắng giúp con vượt được cửa ải này, IQ đi đôi với rèn luyện, về vấn đề này, mẹ của con chẳng đến nỗi tệ đâu! Là cố gắng trở thành “người phát ngôn” hay “đại diện và bảo vệ hình ảnh” cho con. Khi ra ngoài xã hội, con nhiều khi có nhiều hành vi “ngộ nghĩnh” lắm, và mẹ phải có lời giải thích hoặc xử lý kịp thời. Có nhiều người không thể hiểu được tự kỷ là như thế nào, mà con lại hành xử như thế, và đại loại họ sẽ hỏi rằng “thế tự kỷ là gì?” và mẹ sẽ phải vắt óc ra để trả lời cho hợp với hoàn cảnh đó. Bây giờ, con đã bước chân vào lớp 1, lớp 1 hòa nhập của trường Xã Đàn, thỏa ước mơ mà cách đây không lâu mẹ vẫn còn chưa dám nghĩ đến. Mẹ biết con rất vất vả để theo học cùng các bạn, và con đã cố gắng rất nhiều. Với mẹ, mẹ luôn lập 1 danh sách gồm 2 cột về con: những điều con làm được, và những điều con chưa làm được, cần trợ giúp. Và hai từ “tự kỷ” giờ đây cũng như bước sang một trang mới, có lẽ không hề đỡ vất vả hơn, nhưng lại chứa chan hy vọng về những điều mà hai chữ “hòa nhập” giản dị đó mang lại. Mẹ cầu mong cho mọi em bé tự kỷ như con cũng sẽ có một mái trường. Xưa có câu “đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại”, mẹ cũng không biết rõ những chia sẻ của mình như thế này sẽ nằm trong vế nào nữa. Dĩ nhiên, tự kỷ là khuyết tật, là không may mắn, nhưng tương lai của con và các bạn tự kỷ khác sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều nếu mọi người trong cộng đồng đều hiểu hơn về tự kỷ, và trong khả năng của mình, mọi người sẽ trợ giúp và nâng đỡ các con nói riêng và những người khuyết tật nói chung. Có thể đó chỉ là những hành động vô cùng nhỏ nhoi và dễ dàng, nhưng con cần nhiều những điều như thế lắm. Có thể chỉ là một nụ cười. Có thể chỉ là một ánh mắt khích lệ. Có thể chỉ là lờ đi khi con lỡ làm một điều gì đó ảnh hưởng đến họ. Có thể chỉ đơn giản là mọi người hiểu tự kỷ là một thứ phức tạp và có thể là bất kỳ vấn đề nào khác với bình thường. Và giờ đây, sau rất nhiều năm tháng sống cùng con và hai chữ tự kỷ, đã và vẫn đang tìm hiểu, tự suy ngẫm khá nhiều, nếu ai hỏi mẹ tự kỷ là gì, mẹ có thể vẫn chỉ nhắc lại cái định nghĩa khô khan rằng “tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng giao tiếp, tương tác và xã hội”. Mẹ cũng nghĩ rằng tự kỷ có thể là rất nhiều thứ khủng khiếp, nhưng sẽ tốt đẹp hơn nhiều nếu ta nhìn mọi vụng dại, khác biệt của con bằng tấm lòng nhân ái và sự hiểu biết và yêu thương. Hoặc mẹ cũng chỉ lẩm nhẩm cho riêng mình rằng: bất kể tự kỷ là gì, thì nó vẫn là một phần trong con, và cũng là một phần của cuộc đời mẹ. Mẹ không phải là tuýp người hay than thân trách phận, nhưng có một điều mẹ muốn con luôn luôn ghi nhớ rằng tự kỷ, nó càng đáng ghét bao nhiêu, thì mẹ lại yêu con thêm vạn, vạn lần. Yêu con, và chúc con một năm mới mạnh khỏe, học tập tốt, và đầy may mắn. Hà Dương CLB gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội "Lên đồng không phải là trạng thái bệnh lí mà chỉ là trạng thái biến đổi ý thức đặc biệt mà các ông đồng, bà đồng chủ động tự đưa mình vào.Chính trong môi trường tự biến đổi ý thức đó, cái vô thức trỗi dậy giúp ông đồng, bà đồng giải tỏa nhiều tâm lí ức chế tâm thần. Đó chính là nguồn gốc của nhiều hiện tượng tâm sinh lí như điên loạn, bệnh tật, kết tóc, cơ đày... Và cũng không có gì ngạc nhiên khi ra đồng và thường xuyên lên đồng, thì trong môi trường tự biến đổi ý thức do tự kỷ ám thị mà các ức chế vô thức được giải tỏa, dần khỏi bệnh, khắc phục dần được hành vi lệch chuẩn và tái hòa nhập cộng đồng như những người bình thường khác".GS Ngô Đức Thịnh
-
Hạ thân nhiệt để cứu trẻ ngạt thở khi chào đời (nguồn Vnexpress.net http://vnexpress.net...o-khi-chao-doi/) Lần đầu tiên, các bác sĩ chuyên khoa Sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) dùng phương pháp giảm nhiệt độ cơ thể xuống dưới mức bình thường để cứu một bé bị ngạt khi sinh. Bệnh nhi được hạ thân nhiệt bằng máy. Ảnh: S.N Bệnh nhi là một cháu bé được sinh thường, cân nặng lúc sinh là 3,3 kg. Sau khi chào đời bé bị ngạt nặng, cơ thể tím tái, chỉ số đánh giá tình trạng sức khỏe rất thấp. Tại khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ nhận định bệnh nhi trong tình trạng nguy kịch nên ngoài các phương pháp hồi sức sơ sinh tích cực đã thử phương pháp hạ thân nhiệt. Nhiệt độ cơ thể bé đang ở khoảng 37 độ C được hạ xuống còn 33,5 độ C và giữ nguyên trong vòng 72 giờ. Theo các bác sĩ, mục đích của phương pháp này nhằm ngăn chặn tế bào não bị tổn thương. Kết quả sau 3 ngày điều trị, bé hồng hào trở lại và được xuất viện cuối tuần qua trong tình trạng tỉnh táo, bú được. Theo bác sĩ Hồ Tấn Thanh Bình, khoa Hồi sức Sơ sinh, đây là một kỹ thuật mới nhất, lần đầu tiên được ứng dụng Việt Nam để điều trị các trường hợp trẻ sinh ngạt. Cũng theo ông Bình, cùng với cấp cứu tích cực, kỹ thuật hạ thân nhiệt nếu thực hiện sớm trong vòng 6 giờ sau sinh có thể giúp giảm được 15-20% khả năng tử vong cũng như di chứng não. Nguyên nhân ngạt trẻ khi sinh thường do mẹ chuyển dạ quá nhanh hoặc quá lâu; ngôi thai bất thường; giai đoạn mở cổ tử cung kéo dài; đẻ khó phải can thiệp bằng giác hút. Các trường hợp khác như nhau tiền đạo, máu tụ sau nhau, sa dây rốn hoặc rốn quấn cổ và nhiễm trùng mẹ thai. Trẻ sinh ngạt là tai biến sản khoa và ngạt do thiếu oxy gây tổn thương tế bào não cấp. Mức độ tổn thương não tùy thuộc vào độ nặng và thời gian của tìng trạng ngạt ban đầu. Phương Nghi
-
Cháu xin post thêm bài này (nguồn http://nhantu.net/TonGiao/NehoanNhamDoc.htm) Nê Hoàn – Nhâm – Đốc Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ 1. Nê Hoàn Nê Hoàn hay Nê Hoàn Cung là Thượng Đơn Điền. Huyệt của nó là Bá Hội, ở giữa đỉnh đầu. Vận Chu Thiên Hỏa Hầu từ Đốc Mạch lên đến Nê Hoàn. Sau lại từ Nê Hoàn đưa xuống qua mạch Nhâm, để thu kết quả Hoàn Tinh Bổ Não. Huỳnh Đình kinh viết: Nê Hoàn bách tiết giai hữu Thần. Hay: Nê Hoàn phu Nhân đương trung lập. Hay: Nê Hoàn cửu Chân giai hữu phòng. Trần Anh Nhi viết: «Tuy trong người chỗ nào cũng là Thần, nhưng Thần trong Nê Hoàn là Thần đứng đầu. Toàn bộ Nê Hoàn có 4 phương chính, 4 phương phụ và Trung Ương, Tổng Cộng là 9 vị, trong đó tất cả đều có Thần. Nhưng nơi trung ương ngang dọc có 1 tấc, là Tổng hợp Chư Thần, cho nên tu luyện Đạo gia không phải tìm cầu nơi đâu. Chỉ cần để tâm đến vị Thần nơi Trung Ương đó, sẽ được thọ vô cùng.» Vị thần nơi trung ương đó không có tán cư chỗ nào khác, mà ở ngay trong Não Bộ. Trong quyển Đạo Khu, Bình Đô Thiên có viết: «Trong Đan Điền, có một chỗ vuông 1 tấc, gọi là Huyền Đan chi cung, là Não Tinh Nê Hoàn chi hồn cung. Mà Óc là 1 đểm linh trong con người, là nơi cư ngụ của Chúng Thần, là nơi phát sinh Tân Dịch, là ngọc thất của Hồn Tinh.» Nếu biết dùng cái Viên Mãn, Hư Không (Viên Hư) trong đó mà tưới tắm, thì Vạn Huyệt trong người sẽ hẳn hoi, trăm khiếu trong người sẽ thông suốt. Công Đức sẽ sánh Trời Đất, cho nên gọi Nê Hoàn. Nê Hoàn là thượng thần trong thân hình con người. Nê Hoàn ngày nay có thể có vị trí ở Tuyến Tùng Quả. Tuyến này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển con người, đến sức mạnh, đến sự thông minh nơi con người.[1] Xưa nay tôi đã viết rất nhiều về Nê Hoàn trong các bộ Kinh Dịch, Trung Dung và Huỳnh Đình Kinh của tôi. Tôi không cho rằng Tuyến Tùng Quả là Nê Hoàn Cung, vì Tuyến Tùng Quả ngày nay người ta mới biết sơ sơ đó là Con Mắt thứ Ba. Tôi cho Nê Hoàn Cung là Não Thất Ba (Third Ventricle), vì vị trí nó ở Trung Ương; vì khoa học hiện nay ít người bàn đến nó; vì trong đó không thấy có gì, tức là Không theo các đạo giáo. Xin đọc Trung Dung Tân Khảo chương 6 của tôi. Trong quyển I, Dịch Kinh Đại Toàn của tôi có vẽ Nê Hoàn Cung với 8 cung khác. (Xem tr. 362) và trích 1 câu trong Đại Đỗng Chân Kinh: Đầu hữu Cửu Cung, Trung hữu Nê Hoàn. (Std, tr. 384) 2. Nhâm Mạch Nhâm Mạch có tất cả 24 huyệt. Bài Ca Mạch Nhâm: 24 Huyệt mạch Nhâm khí: Hội Âm Khúc Cốt, Trung Cực với Quan Nguyên, Thạch Môn, Khí Hải, Âm Giao nọ, Thần Khuyết, Thủy Phân, Hạ Hoãn an. Kiến Lý, Trung Hoãn, và Thượng Hoãn. Cự Khuyết, Cưu Vỹ, tế cốt xong, Trung Đình, Đàn Trung, Ngọc Đường tiếp. Tử Cung, Hoa cái, Triền Cơ hòng. Thiên Đột, Liêm Tuyền gần cuống họng. Dưới môi, chẩm chẻm huyệt Thừa Tương. Bài Ca tấc phân kinh mạch Nhâm Mạch Nhâm Hội Âm giữa hai Âm, Khúc Cốt nằm giữa sũng mé lông. Trung Cực dười rốn vừa 4 tấc, Quan Nguyên dưới rốn ba tấc ròng. Thạch Môn dưới rốn hai tấc rưỡi, Khí Hải dưới rốn cách một tấc. Thần Khuyết ở rốn chính giữa giòng. Cứ cách trên rốn mỗi một tấc, Thủy Phjân, Hạ Hoãn, Kiến Lý ròng. Trung Hoãn, Thượng Hoãn và Cự Khuyết Bảy huyệt lên ngay Cưu Vỹ luôn. Trung Đình dưới đàng 6 tấc chẵn, Đàn Trung ngang vú ở giữa cồn. Ngọc Đường, Tử, Hoa, Triền Cơ huyệt, Hàng trên đầu kể tấc sáu tròn. Cách họng Thiên Đột ước 3 tấc, Thừa Tương trước cằm bên môi dưới, Mạch Nhâm hàng giữa kể không còn. 3. Kinh huyệt mạch Đốc Mạch Đốc hai mươi bảy huyệt có dư, Trường Cường, Yêu Du, với Dương Quang Mệnh Môn, Huyền Khu, giữa xương sống, Cân Súc, Chí Dương, Linh Đài ư? Thần Đạo, Thân Tru với Đào Đạo, Đại Chùy ngang vai, huyệt chẳng lờ. Á Môn, Phong Phủ, Não Hộ tiếp, Ngọa Chẩm, Cường Giang, Hậu Đỉnh, Bá Hội chờ. Tiền Đỉnh, Tín Hội, Thượng Tinh kế, Thần Đình, Tố Giao, Thủy Câu hờ, Đài Đoan chót muĩ nằm chính giưã. Môi trên Cấn Giao ngó sờ sờ. Bài Ca tấc phân kinh huyệt Mạch Đốc Huyệt Trường Cường ở chót xương cụt, Đốt xương 21 ấy Yêu Du. Dương Quang 16, Mệnh 14, Mười ba Huyền Khu cũng phải tướng. Đốt 10 Trung Khu, 9 Cân súc, Đốt xương thứ bảy là Chí Dương. 6 Linh, 5 Thần, 3 Thân Trụ, Đào đạo thứ nhất ở đốt xương. Đại Chuỳ ở trên đốt thứ nhất. Ba tấc 5 phân đến Á Môn, Phong Phủ 1 tấc hình chỗ lõm, Não hộ tấc rưỡi trên Ngọc Chẩm, Đi lên 4 tấc huyệt Cường Giang, 5 tấc 5 phân đến Hậu Đỉnh, Bá Hội chính giửa thóp một đàng. Tiền Đỉnh sau Tín 1 tấc rưỡi, Sau Tinh 1 tấc Tín Hội rày. Thượng Tinh cách tấc vào mí tóc, Thần Đình 5 phân hãy chớ quên. Tố Giao nằm đầu nơi chót mũi, Thuỷ Câu dưới mũi gọi Nhân Trung. Chót môi chính giữa Đài Đoan huyệt, Cấn Giao trong môi kể tính cùng. (Bốn bài ca trên đều rút trong quyển Châm Cứu học của cụ Lương Trọng Hối) 4. Luận về 2 mạch Nhâm Đốc theo khoa Luyện Đơn Nhâm mạch là «Âm Kinh chi Hải». Đốc mạch là «Dương Kinh chi Hải» Lý Thời Trân trong quyển Tố Hồ Mạch Quyết viết: «Hai mạch Nhâm Đốc là 2 hướng Tí Ngọ trong người, theo Đơn Gia thì là đường thăng giáng của Dương Hỏa và Âm Phù, và là nơi Khảm Li giao cấu.» Thôi Hi Phạm, trong quyển Thiên Nguyên Nhập Dược Cảnh viết: «Qui Căn Khiếu, Phục Mệnh Quan, Quán Vĩ Lư, thông Nê Hoàn.» Du Diễm khi chú Tham Đồng Khế có viết: «Nhân thân khí huyết, vãng lai, tuần hoàn, ngày đêm không ngừng. Sách thuốc có 2 mạch Nhâm Đốc. Ai thông được 2 mạch ấy, thì mọi mạch đều thông.» Huỳnh Đình Kinh viết: «Tất cả đều từ Tâm nội vận Thiên Kinh, ngày đêm giữ nó sẽ trường sinh» Thiên Kinh là Đường Hoàng Đạo trong ta, hô hấp vãng lai, đều do đó. Vận Vĩ Lư, có thể thông Đốc Mạch, qui nạp tị tức (ngưng thở bằng mũi), có thể thông Nhâm Mạch. Thông 2 mạch đó có thể trường thọ.» Tổng Khu của 2 mạch Nhâm Đốc thì Trương tử Dương cho là huyệt Âm Kiều. Mạch Âm Kiều có nhiều tên như «Thiên Căn, Tử Hộ, Phục Mệnh Quan, Sinh Tử Khiếu.» Trên thông với Nê Hoàn, dưới thông với Dũng Tuyền. Nếu làm được như vậy, thì Chân Khí tụ tán sẽ do khiếu này, thời Cửa Trời luôn mở, cửa Đất đóng luôn. Cưu mạch chu lưu nhất thân, quán thông trên dưới, Hoà Khí tự nhiên sẽ đi lên, và Dương sẽ trưởng, Âm sẽ tiêu, trong nước lửa sinh, dưới tuyết nở hoa, cho nên nói» Thiên Căn Nguyệt quật thường lai vãng, Tam Thập lục cung đô thị Xuân». Tính Mệnh Khuê Chỉ gọi huyệt này là Hư Nguy Huyệt. Trong châu thân con người thì Huyệt này ở vào Chòm sao Hư và sao Nguy (Hư Nhật Thử, Nguy Nguyệt Yến). Thạch Hoà Dương gọi hai mạch Nhâm Đốc là Trường Thành. Gọi là Trường Thành, tức là 2 mạch Nhâm Đốc vậy. Hai mạch này từ dưới phát sinh, hợp với nhau nơi răng miệng, bao la cả Âm Kiều, Dương Kiều, tổng lý 12 mạch Âm Dương, cho nên gọi Trường Thành. Vạn Thượng Phụ viết trong quyển Thính Tâm Trai khách vấn: Đạo gia lấy phép Bế Đoài (Khóa Miệng) làm công, lợi răng khép kín. Cốt để cho 2 mạch Nhâm Đốc giao nhau. Nhâm mạch bất đầu từ dưới, đi trong ruột lên tới Quan Nguyên, vào dưới Não, dưới hàm răng, hợp Đốc Mạch.Nó là Âm mạch chi hải. Đốc mạch cũng khởi từ Hai cực. Đi trong tuỷ sống. Lên Phong Phủ, lên đỉnh đầu, vào cổ họng phía trên, và nơi răng lợi phía trên. Nó giao với Nhâm mạch, và là Dương mạch chi hải. Huỳnh Đình kinh viết: «Đều do Tâm Nội vận Thiên Kinh, trú dạ giữ gìn sẽ trường sinh.» Thiên Kinh là vòng Hoàng Đạo trong người, hô hấp vãng lai do đó, tức là do hai mạch Nhâm Đốc. Trang tử viết: «Duyên Đốc vi kinh, nãi khả trường sinh.» Theo đường Đốc mạch, ắt sẽ trường sinh. Gần đây, Toàn Dương Tử nói: «Điều cốt yếu của khoa Luyện Đơn là thông 2 mạch Nhâm Đốc.» Nhâm Đốc là vòng Hoàng Đạo là con đường chính cho Âm Dương thăng giáng.[2] Ta nên nhớ rằng Đạo Lão có câu: Hậu Thăng tiền Giáng, định nhất chu. (Trước Xuống, Sau Lên định một vòng.) Chú Thích: Trước hết xin bàn về Mạch Âm Kiều. Mạch Âm Kiều là một trong Kỳ Kinh Bát Mạch. Kỳ Kinh Bát Mạch là: Nhâm, Đốc, Xung, Đới, Âm Kiều, Dương Kiều, Âm Duy, Dương Duy. Mạch Âm Kiều hết sức đặc biệt: Nó bắt đầu từ Huyệt Dũng Tuyền, qua Chiếu Hải, Giao Tín, thẳng bờ sau mặt đùi, qua trước bộ phận sinh dục, lên thẳng ngực, vào hố xương quai xanh, dọc xương má, lên đầu mắt nơi huyệt Tình Minh, và hợp với mạch Dương Kiều. Đạo gia, cho rằng nó cắt ngang mạch Nhâm Đốc nơi khoảng giữa Hội Âm (Nhâm), và Trường cường «Vĩ Lư» (Đốc).. Nó có tên khác là Qui Căn Khiếu, Phục Mệnh Quan, Sinh Tử lộ, hay Sinh Tử Khiếu, Hư Nguy huyệt, Tẫn Môn, Tử Hộ, Khí Cơ Huyệt v.v... Sách Đạo Nguyên Tinh Vi Ca viết: «Hư Nguy huyệt tức là Địa Hộ Cấm Môn, trên thông Thiên Cốc, dưới tới Dũng Tuyền.» Sơ Dương sinh từ đó. Cho nên nó hết sức quan hệ. Lữ Động Tân xưa dạy Bạch Hải Thiềm: «Thuỷ trung khởi Hỏa, diệu tại Hư Nguy huyệt.» Trong nước mà Lửa sinh, cái hay là do nơi huyệt Hư Nguy. «Nhân thân tinh khí tụ tán, thủy hỏa giao đoan, Âm Dương giao hội, Tử Mẫu phân thai, quân tại thử xứ... Vị Trí của nó là ở giữa 2 mạch Nhâm Đốc. Âm Kiều ở trước Cốc Đạo (Hậu Môn) là 2 tấc 2 phân. Đạo gia còn gọi nó là Khí Cơ Huyệt: Nơi sinh ra khí.» [3] Tiên Học Từ Điển cho rằng: «Âm Kiều nhất Mạch, tiên thánh sở bí, cao nhân tàng nhi bất tuyên.» (Tử Dương Tổ). Tức là Tiên Thánh dấu, không truyền Huyệt này. Mai Chí Tiên nói: «Âm Kiều, Nê Hoàn, nhất khí tuần hoàn, thượng Hạ xuyên địa hộ, Thượng bạt Thiên Quan.» Như vậy mạch Âm Kiều thông thượng hạ các mạch, chu lưu toàn thân, có thần chủ trì gọi là Phong Đô Dã.[4] Có sách gọi thần cai quản Mạch này là Đào Khang.[5] Các sách Châm Cứu chỉ bàn qua loa về mạch này, không nói gì đến chuyện nó cắt 2 mạch Nhâm Đốc. Trái lại Đạo gia lại quá coi trọng Mạch này. Nó được coi trọng cũng xứng đáng. Như vậy Hội Âm là quẻ Khôn. Vĩ Lư là quẻ Phục. Còn Mạch Âm Kiều cắt chính giữa nên gọi làø Sinh Tử Hộ, hay Phục Mệnh Quan vì đó là nơi mà con người thoát vòng sinh tử (tượng trưng bằng mạch Nhâm), và đã được Trời gọi về, sau khi đã làm trọn Mệnh Trời (Phục Mệnh Quan), và trở về được với Căn Trời (Qui Căn Khiếu). Quẻ Phục là Cửa Trời. Đạo gia gọi là Vĩ Lư. Có một hình vẽ về Luyện Đơn của Đạo Lão cho thấy Vĩ Lư chính là Cái Cổng. Bà La Môn gọi Vĩ Lư là Brahma’s Gate. Về chuyện Cửa Người, cửa Trời xưa nay có nhiều người đề cập. Nho gia gọi: Cung Mão là Cửa Trời (Tịch = Mở) và Cung Dậu là Cửa Người (Hạp = Đóng) Thiệu Tử (Thiệu Khang Tiết) dùng Kinh Dịch nên gọi Đầu các quẻ Âm Là Nguyệt Quật. Đầu các quẻ Dương là Thiên Căn. Khi ta sống trong Hang Trăng hay Nguyệt Quật, thì ta nghiên cứu ngoại cảnh, còn khi ta vào trong Thiên Căn (Gốc Trời) thì ta tìm hiểu về con người, về chính ta. Cho nên Nguyệt Quật chính là Cửa Người, Thiên Căn chính là Cửa Trời. Huyền Học Âu Châu gọi cửa Người là cung Cự Giải (tức Nguyệt Quật của Thiệu Tử), gọi Cửa Trời là Cung Ma Yết (tức Thiên Căn của Thiệu Tử). Đạo gia cho rằng những người đã vượt qua SinhTử Khiếu tức là đã vào được Phục Mệnh Quan, thì Cửa Người vĩnh viễn đóng, và Cửa Trời vĩnh viễn mở. Thật là hết sức đẹp đẽ. Hai mạch Nhâm Đốc hợp lại thành Vòng Hoàng Đạo, tức là Vòng Đại Chu Thiên trong con người. Trên Trời thì Thái Cực ở Trung Cung. Còn vòng Hoàng Đạo là vòng tròn bên ngoài. Vòng Hoàng Đạo trên trời có nhị thập bát tú, và Nhật Nguyệt, Ngũ Tinh chuyển vần trên đó. Vòng Nhâm Đốc cốt để vận chuyển Âm Dương (Thần, Khí), khi nào Thần Khí hợp nhất, thì là luyện đan đã thành, và ta đã thực hiện được Thái Cực trong ta. Nơi Âm Kiều cắt ngang Nhâm Đốc gọi là Hư Nguy Khiếu. Hư Nguy là 2 chòm sao trong Nhị Thập Bát Tú. Ý nói con người muốn qui căn, phục mệnh, thì lòng phải thanh tĩnh, không hư. Mạch Âm Kiều thông tới Gót Chân, nên Trang Tử nói: Thánh nhân thở bằng gót chân Thánh nhân chi tức dĩ chủng, chúng nhân chi tức dĩ hầu.[6] Không nhờ Mạch Âm Kiều thì không sao cắt nghĩa được câu này. * Mạch Đốc đi lên, mạch Nhâm đi xuống. Ít người phân biệt rõ như vậy. Các sách Châm Cưú cho rằng cả hai huyệt đều đi lên. Bài viết của các tác giả trên cũng cho rằng cả hai Mạch đều đi lên, như vậy là không hiểu gì về nhẽ Thăng Giáng, Tuần Hoàn. Nên tôi phải nói rõ lại là Đốc đi lên, Nhâm đi xuống. Đạo Lão cũng viết: Hậu thăng, tiền giáng định nhất chu. * Nếu tập thở mà nằm, thì đầu quay về hướng Bắc, nằm ngưả hay nằm nghiêng phía tay mặt, tức là quay mặt về hướng Tây, vì từ trường của trái đất là Nam-Bắc.[7] 5. Nhận định về Nê Hoàn Cung Có thể nói được là tôi là một Bác Sĩ Tây Y đầu tiên xác định được vị trí Nê Hoàn Cung theo các hình vẽ về Cơ Thể Học. Các Đạo Gia xưa đã tìm ra Nê Hoàn Cung nhờ Trực Giác và Suy Luận theo Kinh Dịch. Đó là điều hết sức lạ lùng. Có điều lạ là khi tôi đang đi tìm đâu là Tâm Điểm hằng cửu, Bất Biến trong con ngưới, thì tôi nghĩ đến Vườn Địa Đàng Công Giáo. Sáng thế Ký chép đại khái: «Có một sông chảy ra từ vườn Địa Đàng. Nó chia làm 4 nhánh: là Pison, Gihon, Tigris và Euphrates.» (Ge. 2, 10-14). Ngày nay, người ta chỉ biết có sông Tigre và Euphrate ở Trung Đông nhưng không hề biết có sông Pishon và Gihon. Tôi lý luận nếu Vườn đó nay hãy còn, vì Chúa không phá, và nếu ta không tìm thấy 4 sông như vậy trên thế giới, thì tại sao ta không tìm nó trong cơ thể con người. Do đó tôi mới đi sưu tầm các hình vẽ về Não Bộ. Tôi còn nhớ hôm đó là một ngày thứ sáu, khoảng 10 giờ sáng năm 1960. Và quả thật, trong ocù não chúng ta có 4 con sông huyết quản chảy vào tâm điểm đầu não theo hình chữ Thập. Đó là: 1. Tiền não động mạch (Anterior cerebral artery) 2. Hậu não động mạch (posterior cerebral artery) 3. Trung não động mạch tả (Left medial artery) 4. Trung não động mạch hữu (right medial artery) Bốn con sông Nhược Thủy này lúc gặp nhau lại tạo thành một vòng tròn huyết quản Willys,xác định hẳn hoi một khu vực Bồng Lai mà hiện nay Trời Người vẫn thường xuyên gặp gỡ nhau, đối thoại với nhau qua tiếng Lương Tâm và tiếng Tư Tâm. Nơi đó cũng là nơi mà mọi thần kinh đầu qui tụ về, như trăm vạn ngón tay thần, chỉ cho ta thấy dấu vết của Hóa Công không dấu vết. Upanishad viết: Nơi nào mà mọi thần kinh, Như đũa gặp trục trong vành bánh xe, Nơi thần kinh hội tụ về, Là nơi Tuyệt đối chưa hề hoá thân, Cố tìm tuyệt đối trong thân, Rồi ra sẽ thoát biển trần hôn mê. Ngài là toàn giác toàn tri, Trần hoàn vinh hiển ai bì ai đương. Ngài đang ngự giữa thiên đàng (Xác thân con người) Trời cao (lòng con người) là chính đế hương của Ngài. Chỉ huy Thần Trí trong ngoài, Chính Ngài chi phối con người thường xuyên. Biết Ngài những bậc Thánh Hiền, Biết Ngài nhờ ánh Tâm Huyền phát huy. (Mundaka Upanishad, 2.2.6.7) Phối hợp quan niệm Tâm Điểm và Vòng Tròn của tôi, với các đồ bản Dịch kinh, với các hình chụp về đầu não con người trong Y Học hiện đại, tôi đi đến một xác định rằng Não Thất Ba (Third Ventricle) hay Nê Hoàn Cung, một khoảng trống giữa đầu não con người, là Trung Tâm não bộ con người, một nơi không tịch, không hề nhuốm trần ai tục lụy. Đạo Lão gọi Trung Điểm não bộ là Nê Hoàn Cung, là Thiên Cốc, là Cốc Thần, là Huỳnh Đình, là Côn Lôn. Vì thế mà Huỳnh Nguyên Kiết mới nói: «Đầu có 9 Cung, trong có một nơi là Thiên Cốc, thanh tĩnh, không buị bặm. Nếu có thể an thần ở trongkhông cho rong ruổi ra ngoài, sẽ thành Chân, chứng Thánh... Huỳnh Đình Kinh viết: «Tử dục bất tử tu Côn Lôn.» Đủ biết rằng trì thủ được Thiên Cốc ấy là điều huyền diệu vô cùng. Phật giáo cũng xác định rằng: Tuyệt đối thể đã sẵn ở giữa đầu não con người. Trong quyển Nền Tảng Huyền Học Tây Tạng của Anagarika Govinda, một quyển sách đã viết ra để giải lời chú: Um mani padme hum (Án Mani Bát Minh Hồng = Aum, Ngọc Châu viên giác nằm tại Liên Hoa Tâm) có một hình vẽ các Luân Xa trong con ngưới, trên cùng có 1 bông sen ngàn cánh. Giữa bông Sen có chữ Aum. Sách chú rằng Bông sen ngàn cánh là Óc Não con người, mà Aum là Tuyệt Đối. Như vậy, Tuyệt Đối hay Ngọc Châu Viên Giác đã nằm sẵn trong giữa đầu não con người. Khi Phật Giáo truyền sang Trung Quốc Cưu Ma La Thập đã dùng chữ Nê Hoàn để dịch chữ Niết Bàn. Như vậy người xưa muốn nói tìm ra Nê Hoàn chính là tìm ra được Niết Bàn vậy. Cao Đài Giáo trong quyển: Đại thừa Chân Giáo nơi tr. 61 viết: Huyền Quan Nhất Khiếu là chi? Là Thiên Nhãn vậy, Nó ở ngay Nê Hoàn Cung, gồm trọn Chân Dương Chính Đạo. Trong quyển La Rencontre de l’Hindouisme et du Christianisme (Sự gặp gỡ giữa Ấn Giáo và Thiên Chúa Giáo), Linh Mục Henti le Saux đã viết nơi chương dẫn nhập sách như sau: «Những trang sách này, vối những khuyết điểm của nó, có thể giúp cho những anh em giáo hưũ khác, tìm ra được cho mình, và cho Giáo Hội, những kho tàng, vốn là của chính mình, tìm ra được những kho tàng, trong các pho sách cổ Ấn Giáo, hay nói đúng hơn, trong tâm khảm con người, nơi mà những pho sách ấy được nghe đọc trước tiên. Cái Động Phủ mà các thánh thư Ấn Giáo tung tỏa ra, như từ một nguồn suối trong lành, đó chính là Tâm Khảm mỗi người, và đó chính là nơi người Thiên Chúa Giáo được mời mọc vào, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh, để tìm cho ra toàn thể huyền nhiệm Atman, huyền nhiệm Đại Ngã, huyền nhiệm mà xưa kia, các nhà thấu thị đã thấy ở đó. Vả chăng đó cũng là nơi mà Thần Người hợp nhất bất khả phân với Thần Chúa, một sự hợp nhất bất khả phân về Bản Thể, đã làm cho các nhà Thấu Thị Ấn Độ ngỡ ngàng, và chính đó cũng là sự khế hợp tuôn ra từ lòng Chúa, mà Chúa GiêSu đã chia sẻ với chúng ta. (Std, tr. 229). Các sách luyện đơn Ấn Độ gọi Luân Xa thứ 7 trên đỉnh đầu là Sahasrara, là hoa sen nghìn cánh. Đó chính là nơi cư ngụ của Brahman, là nơi mà Thần người, với Thần Trời hợp nhất.[8] Như vậy, Sahasrara chính là Nê Hoàn Cung vậy. Khổng Giáo dạy ta phải tìm cho ra Cái Tâm Điểm bất biến, hằng cưủ ấy trong con người. Đó chính là Trung Dung, mà Chu Hi đã định nghĩa là «BấtThiên chi vị Trung, Bất Dịch chi vị Dung»: «Trung ấy là không nghiêng, không ngửa, Dung ấy là muôn thủa y nguyên.» Sau khi đã xác định vị trí Nê Hoàn Cung trong con người, và đã chứng minh rằng Nê Hoàn Cung đã được nhiều nhà Huyền Học trên thế giới biết đến, tôi muốn đi đến kết luận rằng Trời, Đạo chẳng ở đâu xa, mà thực sự đã ở ngay trong tâm khảm con người.»