futureprecedor

Hội viên
  • Số nội dung

    60
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by futureprecedor

  1. Tuyến yên nằm ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm. Kích thước rất nhỏ, khoảng 1 - 1,2cm. Cấu tạo: dựa vào hình thể, nguồn gốc thai và chức năng, người ta chia tuyến yên làm ba thùy: thùy trước, thuỳ giữa và thuỳ sau. 1.Thùy trước tuyến yên(tuyến yên bạch) Thùy trước được chia làm 3 phần: phần phễu, phần trung gian, và phần xa (hay phần hầu). Thùy trước tuyến yên có tính chất là một tuyến nội tiết thật sự, nó gồm hai loại tế bào:tế bào ưa acid tiết ra hormon GH và Prolactin,tế bào ưa kiềm tiết ra ACTH,TSH,FSH,LH,Lipoprotein... Chức năng: các hormon này tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể như: quyết định sự tăng trưởng của cơ thể(GH), sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục(LH,FSH). Đặc biệt các hormon tiền yên còn có tác động điều hòa hầu hết các tuyến nội tiết khác, nên người ta gọi tuyến yên là đầu đàn trong các tuyến hệ nội tiết.
  2. Thêm 1 bài này tham khảo cũng thú vị (nguồn http://vietsciences.free.fr/) II/HỌC THUYẾT TUÂN TỬ - HÀN PHI Chúng ta đã biết[1] Sigmund Freud ví tâm lý con người như một tảng băng, trong đó ý thức chỉ là phần nổi bên trên, còn phần lớn chìm bên dưới là vô thức. Đáy của vô thức là những bản năng nguyên sơ, có ngay từ lúc mới sinh, được Freud gọi là “id”. Chẳng hạn khi bị đói thì bản năng “id” thúc giục em bé khóc đòi ăn, v.v. Bản năng này là hoàn toàn tự nhiên, không đạo đức và cũng không vô đạo đức. Sau vài năm tuổi, khi đứa trẻ bắt đầu biết phân biệt bản thân với môi trường xung quanh, trong tâm thức của nó sẽ dần dần hình thành nên “cái tôi” (ego) – tâm lý muốn thoả mãn bản năng “id” bằng cách giành giật những điều kiện tốt nhất trong môi trường xung quanh về cho mình. Freud nhận xét: “ em hoàn toàn vị kỷ; chúng có những đòi hỏi mãnh liệt và nằng nặc đòi thoả mãn những đòi hỏi đó”[2]. Cái tôi ấy sẽ phát triển ngày càng sâu sắc hơn và đeo đẳng suốt đời người, ngay cả khi đã hình thành ý thức: “Ở đâu có bản năng id, ở đó cái tôi sẽ có mặt”, Freud kết luận. Đó chính là bản năng vị kỷ, vụ lợi – nguồn gốc tạo nên “tính ác” trong con người – mà Tuân tử và Hàn Phi đã từng lên án từ hơn 2200 năm trước.
  3. Cóc Vàng đọc thử bài này xem Vì sao thanh đồng có khả năng đặc biệt? 29/03/2011 11:31:58 - Khi có căn có số, hay nói cách khác là bị cơ đày, người ta sẽ có những biểu hiện như tâm thần bấn loạn, nóng cháy trong người, nói năng lảm nhảm hay bị ốm như giả vờ. Đặc biệt, có trường hợp khi bị cơ đày thì tóc bị kết thành búi không làm sao gỡ ra được. Kỳ lạ, những người này sau khi ra trình đồng đã khỏi bệnh và trong số họ, không ít người bỗng dưng có những khả năng đặc biệt. TIN LIÊN QUAN Giải mã hiện tượng "nhập đồng" Lên đồng dưới góc nhìn khoa học, văn hóa "Lên đồng là một nghi lễ quan trọng nhất của đạo Mẫu"? Khỏi ốmMột thanh đồng tên Hoài Thanh hiện ở Biên Hòa kể lại trong cuộc tọa đàm về "Bảo tồn và phát huy khả năng đặc biệt của con người trong hệ thống đạo Mẫu Việt Nam" rằng: Mùa đông năm 2002, trời rét căm căm, chị đang là một người bình thường bỗng dưng bị "hành", hằng ngày cởi hết quần áo ngâm mình dưới sông Bôn - Hòa Bình từ sáng đến tối. Gia đình đã đưa chị đi khắp các bệnh viện điên để chữa chạy nhưng không khỏi. Hằng ngày, chị ở dưới sông, người nhà cũng phải cắt cử, thay phiên nhau đi canh chị, sợ chị chết đuối. Cứ như vậy cho đến một ngày cơ duyên cho chị gặp được một cô đồng cầm căn ông Hoàng Mười. Hôm đó có dịp đi ngang qua sông Bôn, cô đồng nghe người dân trong vùng kể chuyện về trường hợp của chị liền tìm ra đến tận nơi để chỉ dạy. Sau đó, gia đình cho chị trình đồng thì bệnh tự dưng biến mất. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh, nghe mọi người kể lại quãng thời gian chị không kiểm soát được bản thân, chị rất mặc cảm nên đã chuyển vào Nam sinh sống. Gỡ tóc kết Chúng tôi tìm về căn nhà của cố thanh đồng Lã Thị Vân tức cụ Chấn Hưng ở TP Hải Phòng. Căn nhà của cụ trước đây có tới 5, 6 phòng dành riêng cho những bệnh nhân điên đến chữa. Năm 1945, nạn đói xảy ra, cụ Chấn Hưng lúc đó giàu có lắm, liền mở kho cứu đói, nắm cơm ở đầu cầu Gia Lâm - Hà Nội phát chẩn. Sau đó được người anh chồng giác ngộ, cụ đi theo cách mạng. Nhà có bao nhiêu tiền, cụ mang cả đi nuôi bộ đội. Điều đáng nói là từ năm 1945, cụ đã lên đồng rồi. Người điên, người ốm không tìm ra bệnh, bà cụ sẽ nói cho biết người bệnh gì. Nếu có, cụ bà sẽ bắt bệnh bằng cách tụng kinh ba ngày, cho người bệnh chìa tay ra, thư hương vào (viết chữ bằng hương lên tay) rồi cho úp lên mắt, lên mặt. Một đêm, bà cụ bắt bệnh tới bảy vụ. Có một hiện tượng được cho là bí ẩn, người đang bình thường, sau một đêm tỉnh dậy, tóc bị kết chặt vào như cục sừng không làm sao mà gỡ được. Nếu cắt cục tóc kết này đi là người ấy chết. Những người bị kết tóc như vậy, cũng tìm đến để cụ Chấn Hưng chữa bằng cách lấy lược, vẩy rượu, lấy tay rút ra từng sợi, từng sợi. Cứ như vậy, cụ gỡ được mớ tóc kết. Một cô giáo đang khoẻ mạnh bỗng dưng cứ bị rụng dần từng ngón tay. Cô không được dạy học nữa vì người ta cho rằng cô bị bệnh hủi. Tây y thì cho rằng cô bị viêm tắc tĩnh mạch. Rụng đến ngón thứ 9, các chỗ đốt rụng vẫn còn rỉ nước vàng, thì cô tìm đến cụ Chấn Hưng. Sau một thời gian, ngón tay còn lại của cô không bị rụng nữa, các chỗ chảy nước vàng cũng tự dưng khô ráo. Hiện nay cô đang là một sư bác ở một chùa tại Hải Phòng. Biến tướng Thực hư về việc chữa bệnh của các thanh đồng cần có sự khảo sát kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy là một số người đã lợi dụng danh nghĩa lên đồng chữa bệnh để trục lợi cá nhân. KH&ĐS sẽ có bài về về xu hướng biến tướng của lên đồng ở các số báo tiếp theo... "Lên đồng không phải là trạng thái bệnh lí mà chỉ là trạng thái biến đổi ý thức đặc biệt mà các ông đồng, bà đồng chủ động tự đưa mình vào.Chính trong môi trường tự biến đổi ý thức đó, cái vô thức trỗi dậy giúp ông đồng, bà đồng giải tỏa nhiều tâm lí ức chế tâm thần. Đó chính là nguồn gốc của nhiều hiện tượng tâm sinh lí như điên loạn, bệnh tật, kết tóc, cơ đày... Và cũng không có gì ngạc nhiên khi ra đồng và thường xuyên lên đồng, thì trong môi trường tự biến đổi ý thức do tự kỷ ám thị mà các ức chế vô thức được giải tỏa, dần khỏi bệnh, khắc phục dần được hành vi lệch chuẩn và tái hòa nhập cộng đồng như những người bình thường khác".GS Ngô Đức Thịnh
  4. Cháu Future cũng xin gửi một trích đoạn định nghĩa của 1 giáo phái về Trí Thức: Thế nào là Trí thức? Do sự học hỏi và sự kinh nghiệm mà hiểu biết, thuộc về trí thức. Như thế, ta xem sử học biết nước ta có bốn ngàn năm văn hiến, đời Hồng Bàng khai quốc, vua Hùng Vương là thủy tổ của nước Việt Nam; xem báo chí ta biết nước Trung quốc có 800 triệu dân; khoa học dạy ta biết điện tử năng, nguyên tử năng, công dụng quang tuyến X, sự lợi ích về vô tuyến truyền thanh, vô tuyến truyền hình. Đó là hiểu biết về học thức. Nhờ kinh nghiệm, ta xem mây có thể tiên đoán trời mưa, trời nắng; nghe gió biết gió thổi thuận chiều hay nghịch chiều tùy theo thời tiết; nước nấu đến mức nào sôi, nước đá đến mức nào tan rã; món ăn thức uống, món nào nên dùng hạp cơ thể, món nào dùng có hại. Đây là hiểu biết về kinh nghiệm. Kẻ học rộng biết nhiều hiểu nhiều, thông thuộc kinh điển, có tài hùng biện, hoạt bát trong sự luận đàm, lịch duyệt về khoa ngôn ngữ, chỉ là người học hay, học giỏi, là người trí thức đó thôi, không phải là người trí huệ. Theo đơn nghĩa của từng từ thì Trí là sản phẩm của sự học rộng, càng học rộng thì trí càng cao (đơn thuần là về chuyên môn một ngành gì đó như Toán, Triết...). TRÍ: 智 Khôn ngoan hiểu biết, sáng suốt. Như vậy bản thân chữ Trí đã mang hàm ý là người học rộng biết nhiều còn thức: THỨC: 識 Hiểu biết, nhận biết do trí não. Như vậy thì cụm từ Trí Thức theo trực nghĩa nói lên nhóm người Học Rộng Biết Nhiều thông qua hoạt động của Não. Có thể đưa ra một ví dụ ở đây là từ Trí giả: 智者 A: An intellectual. P: Un intellectuel. Trí: Khôn ngoan hiểu biết, sáng suốt. Giả: người. Trí giả là người trí thức, người hiểu biết. Trí giả đồng nghĩa: Trí nhơn, Thiện tri thức; trái nghĩa: Ngu giả, Ngu nhơn. Trí giả cũng là tiếng tôn xưng bực có trí huệ, nhà đạo đức chơn chánh thanh tịnh có thiện căn. Như vậy bản thân chữ TRÍ đã mang nghĩa học rộng biết nhiều.
  5. Nguồn http://www.trunghock...chi_minuong.htm * Luận đề Sự tích Trương Chi và Mị Nương là một chuyện cổ từ đời vua Hùng. Đối với dân gian đây chỉ là một chuyện giải trí. Tuy nhiên với hướng nhìn triết học, sự tích này là một thông điệp về nhân tính được văn chương hóa thành một chuyện cổ tích. Đa số chúng ta có ngộ nhận tưởng rằng mình có thể hiểu được tình yêu là gì. Trương Chi - Mị Nương cho thấy, chúng ta chỉ có thể lãnh nhận tình yêu mà không thể có lời giải thích về nó. Nguồn minh họa: Internet. Chuyện có hai nguyên bản. Một bản kể rằng Trương Chi có giọng hát rất hay. Một bản khác kể rằng Trương Chi có tài thổi sáo tuyệt vời. Hai chi tiết tuy có chút khác nhau, nhưng không làm luận đề của kịch bản thay đổi. Theo hứng, người kể chuyện thường gọt tỉa một vài chi tiết để câu chuyện được hoàn hảo hơn. Đó là đặc tính tất yếu của dòng văn chương truyền miệng. Đối với triết học, cái thế giới siêu nghiệm nằm đằng sau câu chuyện mới là điểm quan trọng. Còn kịch bản của chuyện, giới hạn trong thế giới hiện tượng, chỉ là những biểu tượng ẩn dụ. Theo cảm quan của tôi, sự tích Trương Chi thổi sáo có vẻ nên thơ hơn, nên tôi xin bàn luận theo sự tích này. Cảm giác và tri giác Mị Nương là một tiểu thư xinh đẹp, thuộc giới quí tộc. Nàng bị cấm cung theo lễ giáo của các danh gia quyền quí vào thời ấy. Trương Chi là anh dân chài mồ côi, nghèo mạt, sống trên con thuyền nhỏ ở ven sông cuối làng. Cái khoảng cách không gian và giai cấp này quá xa khiến hai người không thể nào gặp nhau. Nhưng tiếng sáo của Trương Chi đã vượt qua khuôn viên kín cổng cao tường và len vào tận tư phòng của Mị Nương. Mị Nương say mê tiếng sáo rồi yêu người thổi sáo. Cảm xúc của nàng là một quan niệm lý tưởng về thẩm mỹ của bộ óc ngây thơ. Theo nàng, chỉ có nguồn tuyệt hảo mới sinh ra được cái tuyệt hảo. Suy ra tiếng sáo thanh tao phải được tấu lên từ một người thanh tao. Oái oăm thay, Trương Chi lại rất xấu xí. Thực tại khiến Mị Nương hụt hẫng. Nàng đổi chiều bước đi không thèm ngó lại. Khởi đầu Mị Nương nghĩ đúng, nhưng tầm mắt nàng vội ngừng ở cái vỏ bên ngoài, nên không thấy cái nguồn tuyệt hảo là nội tâm của Trương Chi. Mị Nương chỉ thấy những gì qua cảm giác của mình. Chỉ vin vào cảm giác, cùng lắm chúng ta chỉ có thể vẽ ra một ảo tưởng. Mị Nương đã chứng minh rằng chúng ta không thể quyết đoán về một thực tại nằm bên ngoài kinh nghiệm. Cho dù độ xúc động của cảm giác đủ mạnh khiến Mị Nương ngã bệnh tương tư. Nhưng khi nàng gặp Trương Chi, cảm giác thơ mộng bị cắt đứt, cơn bệnh cũng dứt theo. Vẻ đẹp và vẻ xấu là những dữ kiện hiện sinh vì chúng ta có thể tri giác về chúng. Tuy nhiên, tri giác không bao giờ đứng một mình, nó luôn luôn phải có cảm giác đi kèm. Dù cảm giác có hàm hồ nó lại rất cần cho tri giác. Trương Chi không nói, “Tôi trông thấy Mị Nương” mà nói, “Tôi ngẩn ngơ thấy Mị Nương đẹp”. Chính cảm giác mới tạo ra những kích thích mà tri giác khó thể luận giải, vì chúng không theo một định luật nào cả. Làm thế nào phân tích được mối xúc động trong lòng con người. Chúng là những đối tượng để suy nghiệm mà thôi. Ẩn ức về giấc mộng hòa đồng Tại sao Trương Chi, một tên mạt dân, dám yêu một mỹ nhân đài các? Người sáng tác câu chuyện khởi đầu đã có một dụng tâm nào đó. Vì vậy dù tác giả không đặt ra luận đề, nhưng câu chuyện vẫn mang tính cách luận đề. Mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp quí tộc và mạt dân là một tất yếu. Mạt dân chấp nhận đẳng cấp này như một điều tự nhiên không thể tránh. Trương Chi và Mị Nương được đặt vào hai giai cấp trái nghịch đó không phải để bày tỏ sự đố kị giữa hai dòng sống. Cái ẩn ý của câu chuyện là có một cái đồng nhất tính ở cả hai phía. Nó trực tiếp tạo nên ý nghĩa hạnh phúc của sự sống. Cái đồng nhất tính ấy là lòng cảm xúc thẩm mỹ, khởi điểm của tình yêu thương. Nhận thức này không phải là sự phán đoán của lý trí, nhưng là sự chiêm ngưỡng của con tim. Mối tình giữa Trương Chi và Mị Nương sụp đổ. Hai bên không ai có lỗi vì hai bên đều đúng. Vấn đề trở thành nan giải khi Trương Chi không chấp nhận phán đoán của tri giác. Chàng khăng khăng sống với cảm giác yêu thương Mị Nương. Muốn không còn vấn đề, cảm giác yêu đương của Trương Chi phải mất đi. Điều này có nghĩa Trương Chi phải chết, vì tình yêu chính là sự sống. Đối với dân nghèo, cái chết là một lối thoát cho nhiều vấn đề. Nguồn minh họa: Internet. Tác giả cho Trương Chi chết không phải để hết chuyện, nhưng để đi vào luận đề. Sau khi chết, trái tim của Trương Chi đông cứng lại thành khối hồng ngọc ấm áp. Đây là một sáng tạo để bày tỏ quan điểm nhân sinh về tình yêu. Nó phản ánh cách lựa chọn của tư tưởng, trong niềm tin siêu nghiệm, con người chỉ có thăng hoa ở một thế giới khác. Vì vậy cái chết của Trương Chi rất thơ mộng. Trái tim của kẻ đau khổ không thể tan. Nó cần một cảm thông, một xúc động trong tận nội tâm của người mà nó yêu thương. Đám dân dã chúng ta, trong đó có Trương Chi, như một kẻ đầy thương tích bị cô lập, nhưng không bao giờ mất giấc mơ. Triết học thấy trái tim Trương Chi là biểu tượng của một khát vọng. Thế giới nằm gọn trong vòng hủy diệt, nhưng vẻ thẩm mỹ của tình yêu là phẩm chất siêu việt không bao giờ tàn. Chúng là nền tảng nâng đỡ sự sống của thế giới. Trở về nguồn Chúng ta biết rất rõ trái tim người chết không thể biến thành vật thể khác. Vì vậy quả tim hóa ngọc của Trương Chi không phải là một đặc tính văn hóa. Nó mang ý nghĩa triết học. Trái tim hồng ngọc là biểu tượng của tình yêu chân thành, là tinh túy sự sống trong bản chất người. Đó là cái nhìn chiêm ngưỡng hướng về tình yêu. Cái nhìn đơn giản này lại là cái nhìn thâm sâu nhất của sự sống vì đã thấy cái bản chất siêu việt của người. Nhưng dù là một khối ngọc quí đến đâu, trái tim Trương Chi cũng chỉ là mảnh đá trôi giạt trong những dòng sông. Làm cách nào nó có thể mang thông điệp yêu thương đến với Mị Nương? Đại chúng đã nhờ vào sự can thiệp huyền ảo của định mệnh. Niềm tin này cũng là lòng khao khát về một nền công lý tối thượng, nơi có thể giải án cho mọi vấn đề. Rồi khi giọt nước mắt thương cảm của Mị Nương rơi vào tách trà, cả bộ tách làm bằng trái tim hồng ngọc vỡ tan thành sương khói. Tất cả những mâu thuẫn và khúc mắc bị xóa tan. Hố sâu cách biệt nghiệt ngã của giai cấp; khoảng cách từ con tim khô cứng chuyển qua con tim mềm yếu; nỗi khắc khoải thất vọng chuyển qua niềm hạnh phúc… ranh giới của chúng mong manh như làn khói. Dù ở giai cấp nào, con người ai ai cũng có thể có một con tim ấm áp. Điểm cao này của câu chuyện biểu lộ tầm nhìn của đại chúng. Họ đã chuyển sự sụp đổ của thế giới hiện tượng thành một ân sủng. Trương Chi - Mị Nương đã đánh thức cảm quan chúng ta và cảm quan của nhiều thế hệ về sau. Điểm đặc biệt này khiến chúng ta không thấy nó là một lưu truyền của một văn hóa cổ. Trái lại nó rất gần gũi với chúng ta. Nguồn minh họa: Internet. Có lẽ một cách tốt hơn để nghe chuyện Trương Chi và Mị Nương là nắm bắt cái chánh niệm qua cái dạng biểu tượng trung gian. Chúng ta đã đau khổ, hoang mang, ngỡ ngàng khi nghe kể đến đoạn bộ tách trà, như một di tích kỷ niệm, bỗng vỡ tan. Tất cả không còn gì là dấu vết. Nhưng chính vào lúc đó mới có tiếng ngọc vỡ, lồng với tiếng sáo, và trộn với những giọt nước mắt. Đó là cuộc đối thoại bằng ngôn ngữ tuyệt đối của hai con tim. Khi chúng ta chết, chúng ta trở lại nơi chúng ta được tạo thành. Trong lâu đài hồng ngọc rất bình an và đẹp đẽ. Rồi từ trong tòa lâu đài hồng ngọc đó, chúng ta nhìn ra thế giới xung quanh. Vạn vật đều nhuộm màu hồng với những giọt sương long lanh và âm nhạc êm dịu. Chúng ta thấy được vẻ đẹp sáng tạo của Thượng đế. Đột nhiên tất cả những đau khổ chỉ còn là những làn sương khói mong manh. ĐỖ NGỌC TRANG (Elk Grove, California 5-7-2011) http://youtu.be/xNyjEjp6OIY Nhạc phẩm: Chuyện tình Trương Chi - Mị Nương Sáng tác: Anh Bằng Biểu diễn: Yến Phương
  6. Đối với bản thân cháu năm 2011 đã giúp cháu biết mình mang trong người dòng máu mà cháu sẽ mãi tự hào, Việt. Cháu xin tặng bác Thiên Sứ 1 câu thơ hoài cổ trước thềm năm mới “Gió Động Đình mẹ ru con ngủ, Sông Tiền Đường ấp ủ năm canh, Tiết trời thu lạnh lành lanh. Cỏ cây khóc hạ, hoa cành thương đông. Bổng bồng bông, bổng bồng bông. Võng đào mẹ bế con Rồng cháu Tiên.”
  7. <iframe width="420" height="315" src="http://www.youtube.com/embed/-jxWwcO0o3Y" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
  8. Cháu cảm ơn cô!
  9. <iframe width="420" height="315" src="http://www.youtube.com/embed/-jxWwcO0o3Y" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
  10. Vậy à bác, để cháu tìm thử xem ạ. Cháu chào bác!
  11. Cháu gửi bác Thiên Luân!Phải chăng là phải còn 1 biễn cố lớn nữa thì loài người mới nhận ra được giá trị của Hòa Bình của Sự Sống? Nếu nói chiến tranh mà quên trận Điện Biên Phủ của VN quả đúng là một thiếu sót lớn. Nhìn thước phim thấy Hitle cũng sử dụng biểu tượng chữ Vạn, không hiểu là ý gì nhỉ?
  12. Cháu Kính Chào Bác Thiên Sứ, Ngưỡng mộ Bác đã lâu, giờ phút này thật vinh hạnh cho cháu được tiếp chuyện với Bác. Đó cũng là một phần lý do cháu tham gia diễn đàn này. Câu hỏi trên của Bác cháu chưa trả lời được nhưng theo hiểu biết của cháu thì quả Thận được coi trọng nhất trong đông y, kể cả hệ thống thần kinh cũng sinh ra bởi tinh tủy từ thận. Quả Thận thuộc khảm Thủy màu đen Huyền quả thực đã chứa đựng bao nhiêu huyền bí của trời đất ở trong đó. Cháu xin dừng lời ở đây ạ. Năm mới Nhâm Thìn sắp đến rồi cháu xin kính chúc Bác và các thành viên diễn đàn sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Về quá điểm lớn của Bác về Việt tộc, quan điểm của cháu đồng nhất, cháu xin trích tặng Bác 4 ý thơ để bày tỏ long tri ân với cội nguồn dân tộc. "Động Đình sông vắng ngã ba Tối Linh Thượng Đẳng trên tòa uy nghi Đôi bên ngựa đứng voi quỳ Nhơn nhơ phượng múa hạc thì chầu lên"
  13. “Vùng Nam Hải, uy linh nhứt quốc,

    Cỏ rẽ hai, chia đất ráp ranh,

    Trời còn roi nước hùng anh,

    Giang sơn là đấy, còn mình ở đâu?”

  14. Nói về cụ Hải Thượng Lãn Ông chúng ta cùng đọc bài phân tích này của bác sỹ Nhantu Nguyễn Văn Thọ khá thú vị (nguồn: http://nhantu.net/BienKhaoTongQuat/LanOng/NghiencuuYthuatLanOng.htm) Quan niệm về Thận của Lãn Ông đối chiếu với Tây y [1] Quan niệm về Thận của Lãn Ông có thể nói được là hết sức độc đáo. Quan niệm này đã được trình bày cặn kẽ trong quyển Huyền Tẫn Phát Vi và trình bày sơ lược trong quyển Châu Ngọc Cách Ngôn của cụ. Cũng như Triệu Dưỡng Quì, tác giả bộ Y Quán, và Phùng Triệu Trương (Phùng thị, khoảng 1702), tác giả bộ Phùng Thị Cẩm Nang, Hải Thượng Lãn Ông không lấy Tâm làm trọng, mà lại lấy Thận làm trọng.[2] Lãn Ông chủ trương: «Trời đất bên ngoài có Thái Cực thì thân thể con người bên trong có thận.» [3] Chữ Thận đây không thể hiểu theo nghĩa thông thường như là một bộ phận bài tiết nước tiểu, mà phải hiểu như là một hệ thống gồm: - Thận: cơ quan bài tiết nước tiểu. - Mệnh môn: Một hạch nội tiết (glande endocrine), nói theo từ ngữ y học hiện nay. Hình trích từ quyển Lãn Ông et la Médicine Sino-vietnamienne của P.Huard và Maurice, tr.295, hình D A. QUAN NIỆM VỀ THẬN CỦA ĐÔNG Y QUA CÁC THỜI ĐẠI Để vấn đề được sáng tỏ, trước hết thiết tưởng nên trình bày sơ lược về quan niệm Thận theo Đông y qua các thời đại. 1. Trước tiên Biển Thước (Tần, Việt Nhân, khoảng 225 tcn), tác giả Nạn Kinh, cho rằng: Thận có hai trái, tả và hữu, y như trời đất có Âm Dương. Trái bên tả là Thận; trái bên phải là Mệnh môn.[4] Sau này, Trương Trọng Cảnh (thế kỷ 2 cn) và nhiều danh y Trung Hoa cũng đã theo thuyết này. 2. Trương Giới Tân tức Cảnh Nhạc (1563-1640) cho rằng: - Mệnh môn ở chính giữa (Dương). - Hai quả thận ở hai bên (Âm). Tất cả hợp lại thành quẻ Khảm, cũng có một hào Dương và hai hào Âm. Quẻ Khảm và quả thận 3. Lãn Ông, theo Triệu Dưỡng Quì và Phùng thị, dựa vào quẻ Khảm và vào Thái Cực đồ, đã cho rằng Thận trong người chính là Thái Cực. Theo Lãn Ông, Thận gồm có: - Hai quả Thận ở hai bên tả hửu, tức là hai nửa vành lớn của Thái Cực. - Mệnh môn ở chính giữa, chủ về nam tinh nữ huyết, tức là chủ về sinh dục. - Vòng tròn trắng bên phải gọi là Chân hỏa hay Tướng hỏa. - Vòng tròn đen bên trái gọi là Chân thủy. Hai vòng đen trắng: Chân thủy, Chân hỏa tướng ứng với hai chấm nhỏ trắng đen mà ta thấy trong hình Thái Cực. Trong quyển Huyền Tẫn Phát Vi, Lãn Ông đã vẽ hai hình để suy diễn Thái Cực ra Thận và các bộ phận. Trong hệ thống Thận nói trên, đối với Lãn Ông, thì chỉ có Mệnh môn, Chân thủy, và Chân hỏa là quan trọng nhất. Quyển Huyền Tẫn Phát Vi và quyển Châu Ngọc Cách Ngôn của Lãn Ông nguyên bàn về Chân hỏa, Chân thủy, các chứng bệnh do chúng phát sinh cũng như cách trị liệu. B. SINH LÝ HỌC VÀ BỆNH LÝ HỌC VỀ MỆNH MÔN Như đã nói, Mệnh môn gồm có ba phần: - Mệnh môn ở chính giữa, chủ trị Nam tính, Nữ huyết, tức là có ảnh hưởng nhiều đến cơ quan sinh dục.[5] - Chân hỏa hay Tướng hỏa, thuộc Dương, chủ trì về sinh dục của con người. - Chân thủy, thuộc Âm, điều khiển sự chuyển hóa về huyết dịch trong người. Chân thủy, Chân hỏa trong con người cần phải hòa hợp, cộng tác với nhau thì cơ thể mới được khoẻ mạnh, nếu như một bên mà thiên thắng, thì cơ thể sẽ mất thế quân bình và sẽ sinh bệnh tật. Một thầy thuốc giỏi chính là người biết điều hòa Âm Dương để gây lại được thế quân bình đã mất.[6] Vì Chân hỏa, Chân thủy quan hệ bậc nhất như vậy, nên chúng ta sẽ khảo sát chúng một cách tường tận hơn. 1. Chân hỏa (Tướng hỏa, Long hỏa): le Principe thermique [7] Chân hỏa góp phần rất lớn vào công cuộc biến dưỡng nơi con người (métabolisme). - Nó chủ trì mọi sinh hóa. - Nó giúp cho tì vị hoạt động hẳn hoi, giúp cho sự tiêu hóa được dễ dàng. - Nó giúp cho phổi được hoạt động hữu hiệu. - Giúp khí huyết vận chuyển điều hòa. - Nó giúp cho da thịt được săn khít. - Nó giúp cho thần trí được minh mẫn. a. Hỏa thịnh Nếu hỏa thịnh (Dương thịnh), con người sẽ khoẻ mạnh, thịt xương rắn chắc. b. Hỏa kháng (hỏa thái quá) Nếu hỏa thái quá (kháng Dương), sự sinh hóa sẽ bị kích thích quá mức, và con người sẽ táo khát, cơ thể sẽ mất nước. Đó là trường hợp «thượng nhiệt, hạ táo» mà Lãn Ông đề cập đến trong Châu Ngọc Cách Ngôn (q.thượng, tr.3a). c. Hỏa hư Nếu hỏa hư, các hiện tượng sinh hóa sẽ bị đình trệ , con người sẽ trở nên yếu đuối, xanh xao, lông tóc sẽ dễ rụng, tì vị sẽ làm việc kém đi, sự tiêu hóa sẽ trở nên chậm chạp và con người sẽ bị sình hơi, trướng bụng, ăn uống khó tiêu, hay bị ẩu tả. Mặt khác, da cũng không được săn khít, khiến các khổng (sphincters) không được bền chặt, cho nên hay bị nôn mửa, đi xông, di tinh, ra mồ hôi trộm, v.v. Hỏa hư cũng có thể làm cho con người trở nên bì quyện, hôn trầm. Hỏa hư, Dương hư còn gây ra chứng «phù hỏa». Phù hỏa là hỏa bốc lên đầu, tan ra bì phu, trong khi đó thì chân tay lạnh, tạng phủ lạnh. Lãn Ông gọi thế là triệu chứng «thượng nhiệt, hạ hàn» (xem Châu Ngọc Cách Ngôn, q.1, tr.2a). 2. Chân thủy (le Principe aqueux) Chân thủy chủ trì các sự vận chuyển tân dịch, huyết dịch trong người, làm cho cơ thể trở nên nhuần đượm, triển dương, lông tóc óng ả mầu mỡ. a. Thủy quá thịnh Thủy quá thịnh sẽ làm cho huyết dịch trong người trở nên úng trệ (stase, infiltration d’eau, rétention d’eau, aumentation du volume sanguin), phù thũng (oedème). b. Thủy hư Nếu thủy hư, âm hư, huyết dịch trong người sẽ bị giảm thiểu (hémoconcentration, réduction des liquides extra-cellulaires), chẳng những thế, các tân dịch (sécrétions) trong người cũng giảm đi. 3. Phương pháp trị liệu Phương pháp trị liệu ở đây là phải điều hòa Âm Dương. a. Bổ thủy Nếu hỏa thịnh, thủy hư, sẽ bổ thủy. Bổ thủy để chế Dương quang (bổ thủy dĩ chế Dương quang). b. Bổ hỏa Nếu thủy thịnh, hỏa hư, sẽ bổ hỏa. Bổ hỏa để dẫn hỏa qui nguyên, bổ hỏa để tiêu trừ sự u ám, khuất lấp của Âm (dẫn hỏa dĩ phản nguyên; bổ hỏa dĩ tiêu Âm ế). Bổ hỏa bằng bài bát vị ; bổ thủy bằng bài lục vị. c. Bát vị Bài bát vị do Trương Trọng Cảnh (thế kỷ 2 tcn) sáng chế ra để chữa cho Hán Vũ Đế. Bài bát vị gồm 8 vị như sau: * Bổ Âm (-) = 1. Đơn bì, 2. Phục linh, 3. Trạch tả. * Bổ Dương (+) = 4. Quế, 5. Phụ. * Bổ Âm (-) = 6. Thục địa, 7. Hoài sơn, 8. Sơn thù.[8] d. Lục vị Tiền Ất (thế kỷ XI, khoảng 1093) chuyên trị về nhi khoa đã bỏ hai vị Quế và Phụ trong bài bát vị nói trên mà chế thành bài lục vị. Thoạt tiên Tiền Ất dùng bài lục vị để bồi bổ cho trẻ con mau lên cân, chóng lớn. Sau này các danh y mới dùng lục vị để bổ thủy. Trong quyển Huyền Tẫn Phát Vi ta thấy Lãn Ông chỉ dùng có hai bài bát vị và lục vị nói trên với những biến đổi gia giảm mà chữa được vô số kỳ bệnh, quái bệnh. Tóm lại, đối với Lãn Ông: - Thận là Thái Cực. - Mệnh môn là Thái Cực. - Thái Cực có Âm Dương. - Mệnh môn có Chân thủy, Chân hỏa. - Thái Cực, Âm Dương có quan trọng thế nào đối với vũ trụ thì Thận, Mệnh môn, Chân thủy, Chân hỏa cũng quan hệ đến sức khỏe con người như vậy. Chữa bệnh mà chữa được tới căn bản, mà biết tài bồi căn bản thì lo chi bệnh không lành, người không khoẻ. C. QUAN NIỆM VỀ THẬN CỦA LÃN ÔNG ĐỐI CHIẾU VỚI TÂY Y Quan niệm của Lãn Ông về Thận có rất nhiều điểm tương tự với những khái niệm mới mẽ nhất về Tuyến thượng thận (glandes surrénales; capsules surrénales; surrénales; adrenal glands) của Tây y. 1. Sự phân chia Mệnh môn của Lãn Ông ăn khớp với sự phân chia vỏ thượng thận (cortex surrénal; adrenal cortex) của sinh lý học hiện đại. * Lãn Ông chủ trương: - Chân hỏa chủ trì về sinh khí, sinh lực trong con người. - Chân thủy chủ trì huyết dịch trong người. - Mệnh môn chủ trì về sinh dục. * Khoa sinh lý học ngày nay chủ trương: Vỏ thượng thận gồm 3 phần: - Vùng chùm (Zone fasciculée du cortex surrénal) tiết ra những chất glucocorticoðdes (như Hydrocortisone hay composé F. cortisone) ảnh hưởng rất sâu xa đến sự biến dưỡng (métabolisme) của chất đạm, chất thịt (matière protidique), chất đường (matière glucidique) và chất mỡ (matière lipidique) trong cơ thể và như vậy ảnh hưởng đến sinh lực trong người. - Vùng võng đới (Zone réticulée du cortex surrénal) tiết ra những chất Minéralocorticoides (như Aldostérone, Désoxycorticostérone) ảnh hưởng lớn đến sự chuyển dịch của các chất điện giải (électrolytes) như Na (Sodium), K (Potassium), và Cl (Chlore); và như vậy, ảnh hưởng lớn đến số lượng tân dịch, huyết dịch trong người (métabolisme hydrique). - Vùng đới cầu (Zone glomérulaire du cortex surrénal) tiết ra những kích thích tố sinh dục (như Hormone androgène, Hormone oestrogène, progestrérone, v.v.) nhưng với số lượng rát ít, sánh với dịch hoàn (testicules) và buồng trứng (ovaires). 2. Các bệnh trạng mà Lãn Ông mô tả về Mệnh môn cũng tương tự như những bệnh trạng mà Tây y hiện nay mô tả về vỏ thượng thận. a. Lãn Ông cho rằng nếu hỏa hư thủy thịnh, huyết dịch trong người sẽ ứ đọng, con người có thể sinh đàm suyễn, hay phình nước. Nếu ta cho bệnh nhân dùng nhiều chất Désoxycorticostérone (thủy thịnh), ta cũng thấy những triệu chứng như trên (oedème, alcalose avec respiration superficielle). b. Lãn Ông cho rằng nếu Tướng hỏa mà hư, con người có thể trở nên hôn trầm bì quyện, ăn uống khó tiêu; dễ ẩu, dễ tả; hoặc bị di tinh (spermatorrhée), bất lực (impuissance); thịt nhão, hay mệt, hay đau bụng, đau người vì khí huyết chuyển vận không được điều hòa. Nếu Chân thủy hư, con người sẽ ngày một trở nên khô kiệt (dessication progressive) hoặc mắc phải những chứng huyết khô (hémoconcentration), gầy rạc (maigreur, cachexie). Trong bệnh Addison (bệnh lao tuyến thượng thận), các vùng thượng thận đều bị thương tổn, ta thấy: + Những triệu chứng Âm hư như: - Sự biến loạn trong sự chuyển dịch của nước và máu (pertubations du métabolisme de l’eau, hémoconcentration). - Gầy rạc (cachexie progressive). + Những triệu chứng Dương hư như: - Mệt mỏi (asthénie). - Ẩu (=nôn mửa), tả (vomissement et diarrhée). - Người lạnh (hypothermie). - Bất lực (impuissance), vô tự (=vô sinh, stérilité). - Đau bụng. - Ngất (lypothymie), hôn mê (coma), xỉu (collapsus). c. Lãn Ông cho rằng có nhiều bệnh trạng sinh ra là do sự mất quân bình của thủy hỏa. Gần đây giáo sư Seylie cũng chủ trương rằng trước sự tấn công đa diện (situations stressantes) của tà khí, thất tình, tai nạn, vi trùng, độc tố, nhiều khi con người phản ứng lại một cách bừa bãi, không thích nghi; chính vì thế mà cơ thể bị giao động thác loạn, chấn kích nên sinh bệnh. Những bệnh chứng do sự giao động, chấn kích, thác loạn ấy, truy nguyên là do não thùy (hypophyse) bị kích thích nên đã phát tiết ra những kích thích tố như hormone corticotrope (ACTH), hormone somatotrope (STH). Những kích thích tố này sẽ kích thích những vùng của vỏ thượng thận (cortex surrénal) làm cho nó tấy lên (hypertrophie) và tiết ra những chất glucocorticoðdes, ảnh hưởng đến sự biến dưỡng (métabolisme) và minéralocorticoðdes ảnh hưởng đến tân dịch (sécrétion), huyết dịch (sang et liquides extracellulaires). Như vậy các bệnh do sự phản ứng bừa bãi (syndrome de mal-adaptation, syndrome d’adaptation) sinh ra cũng là do sự mất quân bình giữa thủy (hormones minéralocorticodes) hỏa (hormones glucocorticodes). d. Lãn Ông chủ trương rằng: Trẻ con thời «thuần Dương vô Âm» nên sự biến dưỡng rất dễ bị kích động, huyết dịch rất dễ bị suy vi, vì thế chỉ được dùng lục vị (cf. Châu Ngọc Cách Ngôn, tr.38). Những người lớn thì hai khí Âm Dương quân bình hơn. Còn những người già thì Âm Dương nhị khí đều suy. Giáo sư Seylie cũng viết: «Trẻ con phản ứng mạnh, nên mau bệnh cũng như mau lành. Người lớn phản ứng ít hơn nên quen với các sự kích động của ngoại cảnh. Còn những người già thì yếu ớt đối với bệnh tật và các sự chấn kích của cuộc đời, vì thế nên dễ chết.» [9] KẾT LUẬN Ta có thể không đồng ý với Lãn Ông ở chỗ ngài coi Thái Cực trong thân người là Thận và Mệnh môn, vì Thái Cực phải là toàn thể con người, không phải là cái trứng nguyên thủy khi thụ tinh và bắt đầu phân hóa. Ta có thể không đồng ý với Lãn Ông ở chỗ ngài cho rằng Mệnh môn đã có trước tất cả các tạng phủ, vì theo khoa phôi thai học (embryologie) ngày nay, thực tế không phải như vậy.[10] Nhưng ta không thể không bái phục ngài, vì ngài đã đi từ Thái Cực, từ quẻ Khảm mà suy ra được Mệnh môn cùng với Chân thủy, Chân hỏa, và áp dụng Dịch lý để suy diễn ra các trạng thái Âm Dương suy thịnh trong con người. Tây y đã dùng khoa giải phẫu, dùng kính hiển vi, dùng các phương pháp khoa học mà khám phá ra được vỏ thượng thận (cortex surrénal) và các công năng của nó. Nhưng khi ta đối chiếu lại kết quả của hai đàng cũ mới, thì thấy đôi bên cũng không mấy khác nhau. Đó chẳng phải là điều đáng làm cho chúng ta bỡ ngỡ hay sao? Ngoài ra cũng phải ghi nhận rằng Lãn Ông và Phùng thị đã bàn về Mệnh môn, đã chữa về thủy hỏa từ thế kỷ XVIII. Ấy là ta chưa muốn nói rằng quan niệm về Mệnh môn đã manh nha từ thời Biển Thước (225 tcn), các phương dược để trị thủy hỏa đã có từ thời Trương Trọng Cảnh (thế kỷ 2 tcn) và Tiến Ất (thế kỷ 11). Ngược lại, tất cả những khám phá về «Tuyến thượng thận» chỉ có từ thế kỷ XIX đến nay. Các bài bát vị, lục vị đã có từ thời Trọng Cảnh (thế kỷ II tcn) và Tiền Ất (thế kỷ XI cn), còn các chất ACTH, STH, Cortisone, Hydrocortisone, và Désoxycorticostérone mới được tinh chế khoảng chứng mấy chục năm nay. Thiết tưởng những bài thuốc hay như bát vị, lục vị, những bài thuốc tỏ ra hiệu nghiệm từ nhiều thế kỷ qua rất đáng được chúng ta quan tâm mà khảo sát lại. Giáo sư Huard cho rằng khi so sánh Mệnh môn của Lãn Ông với các Tuyến thượng thận của Tây y, tôi đã có hảo ý muốn bắc một nhịp cầu giữa Đông y và Tây y.[11] Tôi xét mình chưa xứng đáng với lời khen tặng đó. SUMMARY THE «KIDNEYS» IN ORIENTAL MEDICINE by NGUYEN VAN THO According to Oriental medicine, the «kidneys» are not only the two pea-shaped organs of modern anatomy. With this word, one must conceive a complicated system, including the genito-urinary tract and the endocrine glands, the adrenal cortex in particular. The author, analysing two volumes of Lan Ong’s encyclopedia, suggests that the right kidney, known in traditional medicine as the «Gate of Life» with its three elements (thermal, aqueous, and sexual) might be likened to the three historical zones of the cortex, namely the zona glomerulosa, the zona fasciculata, and the zona reticularis. (Phuong Dong, November 1972, No 17)
  15. Future là thành viên mới xin được đóng góp một chủ đề mà lâu nay trăn trở chưa tự lý giải được. Đó là hiểu thế nào cho đúng từ "Tả Đạo" 1. Đầu tiên là cụm từ Bàng môn tả đạo có một cách lý giải như sau Bàng: Bên cạnh. Môn: Cửa. Tả: Trái lẽ, không chánh. Ðạo: Tôn giáo. Bàng môn là cửa hông, không phải cửa chánh. Tả đạo là tôn giáo sai trái. Bàng môn Tả đạo là chỉ chung các tôn giáo, học thuyết dẫn dắt con người vào đường tà vạy quanh co, có xu hướng trục lợi cầu danh, không đạt được kết quả chơn chánh. theo đây thì TĐ là xấu (TĐ viết tắt của Tả Đạo) 2. Một tài liệu khác về dịch lý nói rằng Theo Dịch thì phía trái là phía Dương, phía Sinh 生; phía phải là phía Âm, phía Sát 殺 . Cho nên văn thời đứng bên trái, võ thời đứng bên phải theo đây thì TĐ lại là tốt 3. Theo chiều quay của các hành tinh nói chung thì hầu hết là tự quay về phía bên trái, như vậy quay trái là tương đối thuận tự nhiên theo đây thì TĐ tạm coi là tốt 4. Theo chiều quay qui ước của ngành công nghệ thì quay phải là siết, quay trái là cởi. theo đây thì TĐ tạm coi là trung tính 5. Một câu chuyện mà FT sưu tầm trên mạng CÂU TRUYỆN “NGUYÊN ĐẠO”, “TẢ ĐẠO” Trích báo “Lời Thăm” của địa phận Qui Nhơn Số 1 tháng Tư 1936 Ngốc Tử Đời vua Tự Đức có sắc chỉ truyền bắt các bổn đạo trong nước đem thích tự trên má. Một bên thích hai chữ tên bản tỉnh (người ở tỉnh nào thích tên tỉnh ấy). Một bên nữa, thì thích hai chữ “tả đạo”, mà có một đôi người lại thấy thích hai chữ “nguyên đạo”, nghĩa là đạo gốc, gốc đạo, còn chữ “tả đạo” nghĩa là đạo trái, trái đạo. Vì thế cho nên mấy năm trước kia, thấy ông già bà cả có khắc chữ trên má, thì có kẻ nhận theo nghĩa chữ mà hiểu lầm bậy quá, như có truyện sau đây làm chứng. Lúc ấy ở họ Vĩnh Thạnh về địa sở Nam Bình (Qui Nhơn) có một trai xuân thời tuổi độ 16, 17 (hiện nay vẫn còn mạnh khoẻ), học chữ Nho khá lắm, đã lẻm đẻm mang trại vô trường, chớ có phải lem luốc trầy trật đâu. Thế mà bữa kia đi xem lễ Chúa Nhựt, thấy một ông già tai to mặt lớn trong đám giáo hữu có khắc hai chữ “nguyên đạo” trên má, thì cậu ta cứ lòng ngay thật mà nhận nghĩa là đạo gốc, đạo chánh, nên tấm tắc khen thầm ông già ấy hữu phúc và trái lại buồn cho cha mẹ mình bất hạn đã phải mang hai chữ “tả đạo” là đạo trái, đạo tà. Từ ấy lòng cậu phát buồn rầu đau đớn lắm! Về đến nhà, thì lén dòm lại hai chữ “tả đạo” trên má cha, mà trong ý mong rằng: hoặc may ngày trước mình coi không kỹ, có sớn sác nhận lầm chữ “nguyên” làm chữ “tả” chăng. Song coi kỹ lại rồi, thì cũng thấy là hai chữ “tả đạo” mà thôi. Thành thử cậu lại càng phiền muộn cực sĩ trong lòng hơn nữa, vì nghĩ rằng: có lẽ cha mẹ mình ngày trước đã mang tiếng xuất giáo rồi. Dầu thế mặc lòng, cậu cũng không dám dở hơi gian lạnh mà phàn nàn trách móc chi cả. Mãi đến ba bốn ngày mới dò la nói chuyện với cha rằng: - Thưa cha! Ông Trùm X. ngó sướng quá đi cha! - Sướng sao? - Thưa ổng được khắc hai chữ “nguyên đạo” trên má - Cái thằng dốt quá! Mầy ăn học chi u mê vậy? - U mê sao? Cha ngang quá! Chớ “nguyên đạo” nghĩa là đạo gốc, thì không phải là chánh đạo sao? - Chánh gì? Đừng già họng nói bậy tao quánh cái chết bi giờ. Để tao nói cho mà nghe. Lúc vua quan bắt bổn đạo phân sáp, cấm cố, hễ ai quá khoá, là bước qua hình Thánh giá, thì quan dạy đem ra khắc hai chữ “nguyên đạo”, cốt ý để ban khen kẻ ấy đã tuân lịnh vua mà bỏ đạo Chúa. Còn ai vững lòng chịu khốn khổ vì đạo, bất khẳng quá khoá, thì quan ghét, lại truyền khắc hai chữ “tả đạo” có ý làm cho xấu hổ, và phỉ báng đạo Chúa là đạo trái, đạo tà. Chớ vua quan cho đạo Chúa là “nguyên đạo”, thì làm sao có sự bắt bớ cực khổ dường ấy? Nghĩ mầy ăn học uổng cơm quá! Cậu con nghe bấy lời, liền kiếm đường lủi mà trong lòng đầy sự vui mừng khoái lạc chẳng biết chừng nào! Lại cũng đâu lối thời ấy, ký giả gặp một người con của ông già mang chữ “nguyên đạo” trên đó, nói chuyện khoe khoang rằng: - Ông thân tôi đã phải khốn đốn vì đạo hung lắm, bị rạch má thích tự, hai chữ “nguyên đạo” còn rõ hoắc kìa! (khi ấy ông già còn tại thế) Bấy giờ ký giả bèn hỏi rằng: - “Nguyên đạo”nghĩa là chi? - Ủa, không hiểu sao? “Nguyên đạo” nghĩa là đạo gốc, tức là còn giữ gốc đạo, không bỏ. - Vậy thì mấy người mang chữ “tả đạo” thể nào? - Mấy chú đó ăn chung gì? “Tả đạo” tức là trái đạo rồi, còn đếm xỉa gì nữa? Cái đồ xuất giáo! Ấy độc giả nghĩ coi, họ hiểu lầm cho đến thế mà! Vậy cứ theo nghĩa chữ thì hai chữ “nguyên đạo” là tốt, hai chữ “tả đạo” là xấu. Mà cứ theo hoàn cảnh lúc đạo Chúa phải vua quan bắt bớ khủng hoảng, thì trong kẻ có đạo, ai được gọi là “nguyên đạo”, tức là theo “tả đạo”, còn ai bị mắng là “tả đạo”, tức là còn “nguyên đạo” mà chớ. Bởi vì vua quan có lòng ghét mà gọi đạo Thiên Chúa là “tả đạo”. Cũng như ngày nay vẫn còn có kẻ hoặc mù hoặc ghét dựa theo sắc lịnh xưa mà gọi đạo Thiên Chúa là “tả đạo”. Trong sách “Hán văn tân giáo khoa thơ lớp đồng ấu” do ông Lê Thước và Nguyễn Hiệt Chi soạn ra, cuối trang 12 có câu rằng: “tả đạo” nghĩa là đạo trái. Ta quen gọi đạo Gia-tô là “tả đạo”. Trong quyển lớp sơ đẳng, trang 33, lại viết rằng: “tả đạo” nghĩa là trái đạo, người ta quen gọi đạo Thiên Chúa. Nhưng mà trong lịch sử xưa nay đã có chứng tỏ tường rằng: dầu thế lực vua chúa thế gian, dầu quyền phép ma quỷ hoả ngục cũng không làm sao cho đạo Thiên Chúa hoá ra “tả đạo” là đạo trái, đạo tà được!theo đây thì phần chữ đậm tác giả nói rằng TĐ là Đạo của Trời là tốt6. Việt Tộc thời xưa có triết lý Tả nhậm. Vua Hạ Vũ thuộc tộc Việt, chúng ta thử đọc đoạn này xem : Đức Khổng viết trong Luận ngữ: «Vua Vũ nhà Hạ, ta chẳng chê trách được. Trong việc ăn uống, ngài giữ đạm bạc, nhưng trong việc cúng tế quỉ thần thì lại trọng hậu. Y phục ngài thường mặc thì xấu, nhưng áo mặc ngài trang sức trong dịp cúng tế thì lại rất đẹp. Cung thất của ngài thì nhỏ hẹp, nhưng ngòi lạch trong nước thì Ngài tận lực sửa sang... Vua Vũ nhà Hạ ta chẳng chê trách được.» [9] Theo đây thì văn hóa Việt mà Tả nhậm là một nét cơ bản cũng như chiều quay các sinh vật trên trống đồng cũng là quáy trái mang nhiều sắc thái sống thuận tự nhiên. Cho đến đây thì FT vẫn chưa thể tự trả lời xác đáng là Tả Đạo là thuận tự nhiên hay nghịch tự nhiên? Mong rằng các sư huynh tỷ muội sẽ chỉ giáo thêm. Tks!
  16. FT là thành viên mới toe, còn nhiều bỡ ngỡ, mong rằng sẽ được các bậc tiền bối đi trước trong diễn đàn giúp đỡ. Mục đích tham gia diễn đàn đơn giản chỉ là gia tăng sự hiểu biết, make life better và đem điều có ích tới cho cuộc sống. Nếu có điều gì làm phật lòng ban quản trị, xin được bỏ qua cho và nếu không phù hợp FT sẽ dừng post bài. Tks!
  17. Mình post thêm ý này là lý do mình tìm hiểu chủ đề này Vậy thì cụm từ đúng xuất hiện lần đầu tiên là "bàng môn tà đạo" hay "bàng môn tả đạo"? Thậm chí phải chăng là cụm từ người phương Bắc dành cho người phương Nam từ thời xa xưa. Nếu đúng thế thật mà mình vẫn dùng thì có lỗi với Tổ tiên quá.
  18. Mình đang bỏ công tìm hiểu vấn đề này. Tạm thời chưa có câu trả lời cuối cùng. Tks!
  19. Đây là chữ tà đạo Tà đạo - Chánh đạo: 邪道 - 正道 Vậy thì cụm từ đúng xuất hiện lần đầu tiên là "bàng môn tà đạo" hay "bàng môn tả đạo"?Thậm chí phải chăng là cụm từ người phương Bắc dành cho người phương Nam từ thời xa xưa. Nếu đúng thế thật mà mình vẫn dùng thì có lỗi với Tổ tiên quá.
  20. nền cũ lâu đài bóng tịch dương

  21. Đấy chính là ý mình muốn truy tìm, hai từ "tà đạo" và "tả đạo" trong cụm từ "bàng môn tả(tà) đạo" thì từ nào mới là từ gốc có trước.Từ sau là từ bị sử dụng biến âm theo thời gian. Ngoài ra bạn có quan điểm gì về chiều quay trong hình âm dương không?
  22. FT sắp về Hà Tĩnh, lần này có 1 lời hứa về Hương Sơn, sắp được ghé qua chỗ của cụ!!!