Thiên Sứ

Thế Nào Là Trí Thức?

41 bài viết trong chủ đề này

Thế nào là trí thức?

27/01/2012 18:00

(TNO) Những ngày tết Nhâm Thìn 2012, cộng đồng mạng, đặc biệt là các blogger..., đã bàn tán và tranh luận không ngớt quanh phát biểu của giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu về định nghĩa "trí thức".

Những tranh luận được mô tả là "sôi sùng sục" này bắt nguồn từ một đoạn phát biểu của GS Ngô Bảo Châu trên một tờ báo:

"… Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm “trí thức”?

Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.

Mặt khác, cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng...".

  Quote

Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức". Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc

GS Ngô Bảo Châu

Blogger Quê Choa (tức nhà văn Nguyễn Quang Lập) tỏ ra "bứt rứt không yên" trước phát biểu này và đưa ra ý kiến "phản hồi": "Không thể nghĩ đơn giản: trí thức là người lao động trí óc, cũng như không thể nghĩ giản đơn con người là động vật biết tư duy".

Để "thay lời muốn nói", blogger Quê Choa đã trích dẫn bài viết của một blogger khác có tựa đề "Trách nhiệm trí thức", bàn khá sâu về định nghĩa "trí thức".

Bài viết này có đoạn: "Trí thức là một quy chuẩn giá trị, không phải là một quy chuẩn nghề nghiệp. Một người lao động trí óc chỉ là một chuyên viên, một công chức, một học giả, một nhà khoa học. Dù thành quả lao động của anh ta lớn đến đâu, đẳng cấp chuyên môn của anh ta cao đến đâu, nhưng anh ta vẫn không phải là trí thức cho đến khi thực hiện trách nhiệm xã hội của mình".

  Quote

Không thể nghĩ đơn giản: trí thức là người lao động trí óc, cũng như không thể nghĩ giản đơn con người là động vật biết tư duy

Blogger Quê Choa

Tác giả bài viết trên cho rằng: “trí thức” đã bị đánh đồng với chuyên viên, học giả, công chức.

Những dòng “bứt rứt” của blogger Quê Choa cùng bài viết “Trách nhiệm trí thức” vừa đề cập đã kéo theo hàng trăm ý kiến khác nhau để đi tìm lại định nghĩa của hai chữ “trí thức”.

Theo một blogger có nickname Khoai thì “Trí thức là những người có tri thức, có khả năng nhận thức nhanh nhạy, hiểu biết và nắm được quy luật vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình… trong các lĩnh vực nhất định. Họ lao động nhiệt huyết và sáng tạo chủ yếu bằng trí óc. Những thành quả lao động của họ có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của xã hội, đất nước”.

Posted Image

Phát biểu của GS Ngô Bảo Châu về khái niệm trí thức và phản biện xã hội đã làm xôn xao cộng đồng mạng - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Một blogger khác thì cho rằng trí thức phải hội đủ 2 điều kiện. Điều kiện cần: người có học vấn. Điều kiện đủ: dám dấn thân, có trách nhiệm và nghĩa vụ đấu tranh cho lẽ phải, chân lý vì sự tiến bộ của cộng đồng.

Thước đo để đánh giá một người có là trí thức đích thực hay không cần phải dựa vào hành động của họ gắn với thực tiễn lịch sử.

Về vấn đề trí thức và phản biện xã hội, một số cư dân mạng nhận định, không nhất thiết phải gán ghép “phản biện xã hội” với “trí thức”.

Một blogger trong số này lập luận: “Trí thức” là một tầng lớp xã hội, họ có trách nhiệm nghiên cứu, tìm tòi cái mới trong lĩnh vực chuyên môn của mình. “Phản biện xã hội” là hành động của những người có chính kiến và nghĩa khí, sẵn sàng lên tiếng đối với các vấn đề, sự việc không đúng xảy ra trong xã hội. Và các tầng lớp xã hội khác vẫn làm được chứ không riêng gì trí thức.

  Quote

Trí thức là sự cảm nhận của người khác, là sự quan sát, nhận định từ bên ngoài, đánh giá một con người dựa vào những tiêu chí mà người quan sát, nhận định có sẵn trong đầu. Nếu không thấy được cái đặc điểm này thì cứ tranh cãi miết không dứt về hai chữ trí thức.

Blogger Nguyễn Vạn Phú

Blogger Nguyễn Vạn Phú thì cho rằng: Trí thức cũng là một khái niệm tương tự theo nghĩa không ai có thể tự gán cho mình danh nghĩa trí thức được cả.

Trí thức là sự cảm nhận của người khác, là sự quan sát, nhận định từ bên ngoài, đánh giá một con người dựa vào những tiêu chí mà người quan sát, nhận định có sẵn trong đầu. Nếu không thấy được cái đặc điểm này thì cứ tranh cãi miết không dứt về hai chữ trí thức, theo Blogger Nguyễn Vạn Phú.

Blogger này phân tích thêm: “Như vậy lao động trí óc là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Cái điều kiện đủ nó rất phong phú, tùy thuộc vào sự cảm nhận của người đánh giá.

Với người này, đó là phong cách sống, là ứng xử với thế sự và nhân cách con người. Với người khác, nó có thể đơn giản là trách nhiệm với gia đình, với mọi người chung quanh. Nhưng với xã hội lớn nói chung, cái điều kiện đủ đó chính là sự minh định rõ ràng tư thế, quan niệm, lập trường trước các vấn đề của xã hội. Nó không phải đơn thuần là sự phản biện (hiểu theo nghĩa cứ ai chăm chăm phê phán nhà nước là trí thức thì nông cạn quá). Phản biện chỉ là một phần và là một phần quan trọng trong tâm thế của một con người trước muôn vàn vấn đề của cuộc sống"...

  Quote

Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam,

trí thức (TT) là tầng lớp xã hội làm nghề lao động trí óc, trong đó, bộ phận chủ yếu là những người có học vấn cao, hiểu biết sâu rộng về chuyên môn của mình, có sáng tạo và phát minh.

TT bao gồm các nhà khoa học, kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy giáo, thầy thuốc, luật sư, nhà văn, nghệ sĩ...

TT xuất hiện cùng với việc tách lao động trí óc khỏi lao động chân tay, phát triển cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật.

TT không phải là một giai cấp riêng vì nó được thu hút từ nhiều giai cấp khác nhau, không có vị trí riêng trong hệ thống sản xuất xã hội.

TT nói chung, thường nhạy cảm với cái mới, tiếp thu và truyền bá những tư tưởng cách mạng, tiến bộ trong nhân dân, có vai trò rất lớn đối với sự phát triển lịch sử, nhất là trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay…

Trí Quang

(tổng hợp)

============================

Cổ thư ghi nhận:

Khi được hỏi: "Nếu thầy được ra làm quan thì thày sẽ làm điều gì trước?". Tử viết: "Việc đầu tiên của ta là phải chính danh!".

Nhưng hình như nền văn minh hiện đại không để ý đến câu này của "Tử viết". Nó nói qúa nhiều mà không hiểu mình đang nói gì. Nói đến "khoa học" thì khái niệm khoa học chưa được định nghĩa rõ ràng. Nói đến "văn hóa" thì khái niệm văn hóa cũng có đến ngót 400 định nghĩa về văn hóa chưa được xác định (Trong đó có một định nghĩa của Lý học)...vv..và ...vv...Bây giờ đến khái niệm "Trí thức". "Trí thức" là gì? Thế nào là một con người được coi là người tri thức?..vv...và ..vv.

Thì ra chưa có một định nghĩa rõ ràng về trí thức! Ấy mà người ta đã bàn đến"kinh tế tri thức", rồi bi nhiu thứ liên quan đến trí thức và người tri thức. Cứ như "đúng rồi"!

Theo các bạn trí thức là gì?

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 1/28/2012 at 12:06, 'Thiên Sứ' said:

Thế nào là trí thức?

27/01/2012 18:00

(TNO) Những ngày tết Nhâm Thìn 2012, cộng đồng mạng, đặc biệt là các blogger..., đã bàn tán và tranh luận không ngớt quanh phát biểu của giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu về định nghĩa "trí thức".

Những tranh luận được mô tả là "sôi sùng sục" này bắt nguồn từ một đoạn phát biểu của GS Ngô Bảo Châu trên một tờ báo:

"… Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”. Đến bao giờ chúng ta mới thôi thi đua để được phong hàm “trí thức”?

Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc. Cũng như những người lao động khác, anh ta cần được đánh giá trước hết trên kết quả lao động của mình. Theo quan niệm của tôi, giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội.

Mặt khác, cần trân trọng những người trí thức, hoặc không trí thức, tham gia công tác phản biện xã hội. Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng...".

Blogger Quê Choa (tức nhà văn Nguyễn Quang Lập) tỏ ra "bứt rứt không yên" trước phát biểu này và đưa ra ý kiến "phản hồi": "Không thể nghĩ đơn giản: trí thức là người lao động trí óc, cũng như không thể nghĩ giản đơn con người là động vật biết tư duy".

Để "thay lời muốn nói", blogger Quê Choa đã trích dẫn bài viết của một blogger khác có tựa đề "Trách nhiệm trí thức", bàn khá sâu về định nghĩa "trí thức".

Bài viết này có đoạn: "Trí thức là một quy chuẩn giá trị, không phải là một quy chuẩn nghề nghiệp. Một người lao động trí óc chỉ là một chuyên viên, một công chức, một học giả, một nhà khoa học. Dù thành quả lao động của anh ta lớn đến đâu, đẳng cấp chuyên môn của anh ta cao đến đâu, nhưng anh ta vẫn không phải là trí thức cho đến khi thực hiện trách nhiệm xã hội của mình".

Tác giả bài viết trên cho rằng: “trí thức” đã bị đánh đồng với chuyên viên, học giả, công chức.

Những dòng “bứt rứt” của blogger Quê Choa cùng bài viết “Trách nhiệm trí thức” vừa đề cập đã kéo theo hàng trăm ý kiến khác nhau để đi tìm lại định nghĩa của hai chữ “trí thức”.

Theo một blogger có nickname Khoai thì “Trí thức là những người có tri thức, có khả năng nhận thức nhanh nhạy, hiểu biết và nắm được quy luật vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng, quá trình… trong các lĩnh vực nhất định. Họ lao động nhiệt huyết và sáng tạo chủ yếu bằng trí óc. Những thành quả lao động của họ có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của xã hội, đất nước”.

Posted Image

Phát biểu của GS Ngô Bảo Châu về khái niệm trí thức và phản biện xã hội đã làm xôn xao cộng đồng mạng - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Một blogger khác thì cho rằng trí thức phải hội đủ 2 điều kiện. Điều kiện cần: người có học vấn. Điều kiện đủ: dám dấn thân, có trách nhiệm và nghĩa vụ đấu tranh cho lẽ phải, chân lý vì sự tiến bộ của cộng đồng.

Thước đo để đánh giá một người có là trí thức đích thực hay không cần phải dựa vào hành động của họ gắn với thực tiễn lịch sử.

Về vấn đề trí thức và phản biện xã hội, một số cư dân mạng nhận định, không nhất thiết phải gán ghép “phản biện xã hội” với “trí thức”.

Một blogger trong số này lập luận: “Trí thức” là một tầng lớp xã hội, họ có trách nhiệm nghiên cứu, tìm tòi cái mới trong lĩnh vực chuyên môn của mình. “Phản biện xã hội” là hành động của những người có chính kiến và nghĩa khí, sẵn sàng lên tiếng đối với các vấn đề, sự việc không đúng xảy ra trong xã hội. Và các tầng lớp xã hội khác vẫn làm được chứ không riêng gì trí thức.

Blogger Nguyễn Vạn Phú thì cho rằng: Trí thức cũng là một khái niệm tương tự theo nghĩa không ai có thể tự gán cho mình danh nghĩa trí thức được cả.

Trí thức là sự cảm nhận của người khác, là sự quan sát, nhận định từ bên ngoài, đánh giá một con người dựa vào những tiêu chí mà người quan sát, nhận định có sẵn trong đầu. Nếu không thấy được cái đặc điểm này thì cứ tranh cãi miết không dứt về hai chữ trí thức, theo Blogger Nguyễn Vạn Phú.

Blogger này phân tích thêm: “Như vậy lao động trí óc là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Cái điều kiện đủ nó rất phong phú, tùy thuộc vào sự cảm nhận của người đánh giá.

Với người này, đó là phong cách sống, là ứng xử với thế sự và nhân cách con người. Với người khác, nó có thể đơn giản là trách nhiệm với gia đình, với mọi người chung quanh. Nhưng với xã hội lớn nói chung, cái điều kiện đủ đó chính là sự minh định rõ ràng tư thế, quan niệm, lập trường trước các vấn đề của xã hội. Nó không phải đơn thuần là sự phản biện (hiểu theo nghĩa cứ ai chăm chăm phê phán nhà nước là trí thức thì nông cạn quá). Phản biện chỉ là một phần và là một phần quan trọng trong tâm thế của một con người trước muôn vàn vấn đề của cuộc sống"...

Trí Quang

(tổng hợp)

============================

Cổ thư ghi nhận:

Khi được hỏi: "Nếu thầy được ra làm quan thì thày sẽ làm điều gì trước?". Tử viết: "Việc đầu tiên của ta là phải chính danh!".

Nhưng hình như nền văn minh hiện đại không để ý đến câu này của "Tử viết". Nó nói qúa nhiều mà không hiểu mình đang nói gì. Nói đến "khoa học" thì khái niệm khoa học chưa được định nghĩa rõ ràng. Nói đến "văn hóa" thì khái niệm văn hóa cũng có đến ngót 400 định nghĩa về văn hóa chưa được xác định (Trong đó có một định nghĩa của Lý học)...vv..và ...vv...Bây giờ đến khái niệm "Trí thức". "Trí thức" là gì? Thế nào là một con người được coi là người tri thức?..vv...và ..vv.

Thì ra chưa có một định nghĩa rõ ràng về trí thức! Ấy mà người ta đã bàn đến"kinh tế tri thức", rồi bi nhiu thứ liên quan đến trí thức và người tri thức. Cứ như "đúng rồi"!

Theo các bạn trí thức là gì?

TRÍ THỨC là: một người có 1 quan điễm rỏ ràng ,tư tưởng khoáng đạt mở rộng khám phá và nhận thức chân lý đúng sai ,chấp nhận cái lý của người khác...

Nó phản nghĩa cho

TRÍ NGỦ là ; 1 người có tư tưởng bảo thủ hẹp hòi , cứ dựa vào cấp bằng chứng chỉ ,tầm nhận thức cận thị chỉ muốn người khác chấp nhận cái quan điễm của mình ,không phân biệt giữa điều đúng sai.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Văn minh nhân loại toàn cầu thường hay vinh danh những con người hay người con trí thức nhưng họ quên rằng ngay cả người nông dân làm ra hạt lúa cũng có tri thức chuyên môn trong canh tác tri thức công bằng xã hội "Chồng cày, vợ cấy, con trâu ra đồng" tri thức ứng xử quy tắc "Hiếu ,Lễ,Nghĩa" làm đầu. Tôi lo sợ cho cái trí thức "công danh quên bạn, Bố Mẹ già bất kính, phụ nghĩa tào khang" họ lại có cả sàng kiến thức để bao biện an toàn cho cái bất nghĩa vô nghì của mình đối với cội nguồn văn hóa dân tộc hay mùi hương của đất tổ quê cha. Và tôi cũng cảm thán cho những cái nhìn xa trông rộng và vì thế họ thường què quặt thương tổn bởi lỗ chân trâu ngay cửa nhà mình. Một chút cảm nhận của riêng tôi, người chưa từng được đứng trong hàng ngũ "trí thức".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Cháu Future cũng xin gửi một trích đoạn định nghĩa của 1 giáo phái về Trí Thức:

Thế nào là Trí thức?

Do sự học hỏi và sự kinh nghiệm mà hiểu biết, thuộc về trí thức. Như thế, ta xem sử học biết nước ta có bốn ngàn năm văn hiến, đời Hồng Bàng khai quốc, vua Hùng Vương là thủy tổ của nước Việt Nam; xem báo chí ta biết nước Trung quốc có 800 triệu dân; khoa học dạy ta biết điện tử năng, nguyên tử năng, công dụng quang tuyến X, sự lợi ích về vô tuyến truyền thanh, vô tuyến truyền hình. Đó là hiểu biết về học thức.

Nhờ kinh nghiệm, ta xem mây có thể tiên đoán trời mưa, trời nắng; nghe gió biết gió thổi thuận chiều hay nghịch chiều tùy theo thời tiết; nước nấu đến mức nào sôi, nước đá đến mức nào tan rã; món ăn thức uống, món nào nên dùng hạp cơ thể, món nào dùng có hại. Đây là hiểu biết về kinh nghiệm.

Kẻ học rộng biết nhiều hiểu nhiều, thông thuộc kinh điển, có tài hùng biện, hoạt bát trong sự luận đàm, lịch duyệt về khoa ngôn ngữ, chỉ là người học hay, học giỏi, là người trí thức đó thôi, không phải là người trí huệ.

Theo đơn nghĩa của từng từ thì Trí là sản phẩm của sự học rộng, càng học rộng thì trí càng cao (đơn thuần là về chuyên môn một ngành gì đó như Toán, Triết...). TRÍ: Khôn ngoan hiểu biết, sáng suốt. Như vậy bản thân chữ Trí đã mang hàm ý là người học rộng biết nhiều còn thức: THỨC: Hiểu biết, nhận biết do trí não. Như vậy thì cụm từ Trí Thức theo trực nghĩa nói lên nhóm người Học Rộng Biết Nhiều thông qua hoạt động của Não.

Có thể đưa ra một ví dụ ở đây là từ

Trí giả:

  • 智者
  • A: An intellectual.
  • P: Un intellectuel.
Trí: Khôn ngoan hiểu biết, sáng suốt. Giả: người.

Trí giả là người trí thức, người hiểu biết.

Trí giả đồng nghĩa: Trí nhơn, Thiện tri thức; trái nghĩa: Ngu giả, Ngu nhơn. Trí giả cũng là tiếng tôn xưng bực có trí huệ, nhà đạo đức chơn chánh thanh tịnh có thiện căn.

Như vậy bản thân chữ TRÍ đã mang nghĩa học rộng biết nhiều.

Edited by futureprecedor

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 1/28/2012 at 14:37, 'haithienha' said:

TRÍ THỨC là: một người có 1 quan điễm rỏ ràng ,tư tưởng khoáng đạt mở rộng khám phá và nhận thức chân lý đúng sai ,chấp nhận cái lý của người khác... Nó phản nghĩa cho TRÍ NGỦ là ; 1 người có tư tưởng bảo thủ hẹp hòi , cứ dựa vào cấp bằng chứng chỉ ,tầm nhận thức cận thị chỉ muốn người khác chấp nhận cái quan điễm của mình ,không phân biệt giữa điều đúng sai.

Cảm ơn Haithienha có lời nhận xét.

Theo tôi định nghĩa của Haithienha phản ánh một yếu tố cần của "người tri thức". Tôi nghĩ chúng ta hãy xét đến khái niệm "tri thức" trước đã, khi đã xác định được khái niệm tri thức thì chúng ta sẽ dễ nhận thức được khái niệm người trí thức như thế nào. Tôi tin chắc và rất khiêm tốn rằng - khi chúng ta đang tìm một định nghĩa về khái niệm "tri thức" và "người tri thức" ở trang web của chúng ta thì chúng ta sẽ thấy các bài viết của các vị "học vị" ồn ào ngoài kia nó rất buồn cười.

Bởi vì khi chưa có một khái niệm mang tính chính danh - được thừa nhận tính chân lý và phủ hợp với các tiêu chí liên quan đến một khái niệm đúng - mà cứ cãi nhau ỏm tỏi về hành vi của một trí thức cần phải có thì thật khôi hài. Nó giống như bàn về vấn đề "Thượng Đế khi buồn, Ngài có hát KaraOke không?". Trong khi khái niệm về Thượng Đế và môi trường sống của Ngài - Thiên Đường - là sản phẩm của một trí tường tượng chưa hoàn chỉnh.

Theo cá nhân tôi cần phân biệt giữa "Tri" và "Trí" và khi chưa có chữ latin để phiên âm tiếng Việt thì người Việt còn sử dụng khái niêm "chi" và "chí" vì phát âm gần giống và chúng có mối liên hệ khá chặt chẽ trong việc mô tả sự hiểu biết, sự vận dung khả năng hiểu biết và nhu cầu cần hiểu biết. "Chi" là một trợ từ cổ dùng để thể hiện ham muốn hiểu biết, để hỏi: "Cái chi?" tương tư như "Cái gì?". "Chí" là từ thể hiện một mục đích cần đạt tới: Ý chí, tiêu chí, chí hướng...vv.....Phạm vi của chúng ta không bàn đến hai từ này mà chỉ bàn đến "tri" và "trí".

Tôi luôn cho rằng: Tiếng Việt là một ngôn ngữ cao cấp nhất trong nền văn minh nhân loại. Không phải ngẫu nhiên mà triết gia nổi tiếng Phạm Công Thiện từ bỏ tất cả mọi hệ thống triết lý kim cổ Đông Tây và xác định chính tiếng Việt mang trong nội hàm của nó tính minh triết cao cấp nhất. Phải như vậy nó mới đủ khả năng để miêu tả một lý thuyết thống nhất vũ trụ. Nếu như ông Phạm Công Thiên chưa đủ uy tín để bảo chứng cho tính minh triết của ngôn ngữ cao cấp thuộc về Việt tộc thì tôi có thể đưa ra một bằng chứng rằng: Tiếng Việt có thể dịch tất cả các ngôn ngữ trên thế giới ra tiếng Việt, nhưng tất cả các ngôn ngữ trên thế giới khó có thể dịch hoàn chỉnh một bản văn từ tiếng Việt ra ngôn ngữ của bất cứ một dân tộc nào. Một trong những yếu tố để tiếng Việt là một ngôn ngữ cao cấp là tính phân loại. Từ "tri"; "Trí" là hai trong một tập hợp các từ cùng loại nhưng khác về thanh: Tri, trí, trĩ, trì, trỉ, trị.

Khái niệm Tri có nghĩa là biết có xu hướng tĩnh. Trí là hiểu có xu hướng động. Thức có nghĩa là tỉnh táo, đối lập với mê muội. Từ kép trong trường hợp này là "thức tỉnh". Đã có giai đoạn ngôn ngữ Việt dùng từ kép "Trí tri" trong "Trí tri cách vật". Ngày xưa ở Hanoi đã có một trường tư thục ở phố hàng Quạt lấy tên là trường "Trí tri". Tức là "hiểu biết". Vậy nghĩa đen của khái niệm tri thức và trí thức là:

Khái niêm Tri thức:

* Nghĩa đen:Tình táo để nhận biết.

* Nghĩa bóng là những kiến thức trực quan hay trừu tượng thu nhập sau khi đã tỉnh táo (sàng lọc) và ghi nhận làm nên sự hiểu biết.

Khái niệm Trí thức:

* Nghĩa đen: Ứng dụng sự hiểu biết (Nhận biết) một cách tỉnh táo.

* Nghĩa bóng: Những người có sự hiểu biết và đem ứng dụng sự hiểu biết đó một cách tỉnh táo trong cuộc đời để mưu lợi cho cá nhân hoặc cộng đồng.

Như vậy - với cách hiểu của tôi - thì bất cứ ai có hiểu biết về một vấn đề gì đó đều là tri thức và bất cứ ai đem ứng dụng hiểu biết của mình cho cá nhân hoặc cộng đồng đều là "trí thức". Và như vậy, bất cứ ai nằm trong phạm trù trên đều có thể là người trí thức. Từ định nghĩa này tôi suy ra: Do sự phát triển của cuộc sống, xã hội nên có sự phân công lao động xã hội, từ đó phân biệt những người hiểu biết mang tính phổ thông (tri thức phổ thông) và mang tình chuyên sâu, chuyên ngành, nên phân biệt những người có học vị cao đều là những người có tri thức rộng (Biết rộng) về chuyên ngành của họ. Và có thể gọi họ là người tri thức. Nhưng vấn đề còn lại là họ đã ứng dụng những hiểu biết của họ như thế nào để xác định tính "trí" (Có dấu sắc) thức.

Bởi vậy, có người dù nhiều chữ - tri thức cao - nhưng không ứng dụng vì: Hoàn cảnh không thể phát huy được tài năng; vì không muốn phát huy tài năng (Ẩn dật), hoặc phát huy tài năng đó không đúng với hiểu biết của họ, mà chỉ lợi dụng bằng cấp để mưu cầu một việc khác thì không thể gọi là "trí (Có dấu sắc ) thức" được. Thiếu tính táo trong ứng dụng cái hiểu biết của mình.

Cũng từ sự phân biệt giữa trình độ phổ thông (tri thức phổ thông) và tri thức chuyên ngành, chuyên sâu được thể hiện với bằng cấp cao, nên tạo ra một khái niệm mới là "tầng lớp tri thức" và những "nhà tri thức". Nhưng đại đa số những tầng lớp tri thức này sống bằng hiểu biết của họ, nên có sự nhầm lẫn giữa "tri thức" và "trí thức".

Bởi vậy dù tri thức cao, bằng cấp đầy mình, nhưng không đóng góp được gì thì - nói theo haithienha - chỉ có thể gọi là "trí ngủ"Posted Image. Hoặc tệ hơn, không đủ khả năng thể hiện những tri thức của mình vì tầm tư duy thuộc loại "Ở trần đóng khố" thì quả là tai hại. Tức là ứng dụng sử hiểu biết của mình không tình táo.

Cũng vì lẽ đó - với định nghĩa theo chủ quan của tôi - không thể gọi tri thức và tri thức là một giai cấp trong xã hội được. Bới vì nó có thể có ở bất cứ giai cấp nào. Những người tri thức có thể sống ở giai cấp cần lao hoặc ở giai cấp thượng tầng.

Vài lời góp ý. Không tự cho là đúng. Xin để tham khảo.

=====================

PS:Bây giờ cá nhân tôi với định nghĩa trên về "tri thức" và "trí thức" để xem các vị "tri, trí thức" tranh luận vấn đề: Tri trí thức trong việc phản biện xã hội và đem tri thức vào hoạt động kinh tế cụ thể nó là cái gìPosted Image.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghĩa hiện nay của từ 'trí thức

Từ “trí thức” xuất hiện năm 1906 với nội hàm mới, đủ phân biệt với những từ ngữ vẫn quen dùng trước đó. “Trí thức” xâm nhập Việt Nam từ ngót trăm năm, đến nay nghĩa gốc có nhiều thay đổi. Đại thể, có hai hướng lớn.

Posted Image

Nghĩa ban đầu

Intellectuel (tiếng Pháp) hay intellectual (tiếng Anh) trong từ điển vốn là một tính từ, còn danh từ gốc của nó là intellect (trí tuệ, trí thông minh).

Nhưng một văn bản kháng nghị công bố năm 1906 - do nhà văn Zola ký tên đầu - lại được thủ tướng Pháp Clemenceau (tiến sĩ, nhà báo) gọi là Tuyên ngôn của Trí thức (Manifeste Des Intellectuels).Thế là một tính từ trở thành danh từ mới, chưa hề có trong các từ điển lớn trước đó như Larousse 1866-1878 hay Đại từ điển Bách khoa 1885-1902. Ngay sau đó, thế giới đã chấp nhận một từ ngữ mới.

Đó là bản kháng nghị nổi tiếng, của các nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng, chống lại một bản án oan cũng nổi tiếng là xấu xa trong lịch sử tư pháp (xử đại úy Dreyfuss, sau gọi là “Sự kiện Dreyfuss”).

Trên thực tế, các tác giả của bản kháng nghị đã bị chính quyền chỉ trích, phân biệt đối xử, hăm dọa, kể cả tù đầy, nhưng không nao núng, mà vẫn theo đuổi sự việc tới cùng.

Nay gọi là dấn thân. Như vậy, danh từ “trí thức” ra đời nhân một sự kiện chống bất công nói riêng và chống mọi bất cập của xã hội nói chung.

Từ đó, một người có học vấn cao sẽ được mang danh “trí thức” nếu ông ta sẵn sàng tạm bước ra khỏi lĩnh vực chuyên sâu của mình để lên tiếng – với lập luận vững chắc - về những bất cập xã hội, với động cơ không vụ lợi.

Nay gọi là phản biện. Sau 100 năm, nghĩa gốc bị thay đổi. Từ rất lâu trước khi có từ “trí thức”, xã hội đã sử dụng nhiều từ tôn vinh dành cho những người có học vấn uyên thâm, làm nghề sáng tạo: nào là học giả, nhà văn, nào là nghệ sĩ, bác học…Đó là bước tiến lớn khi xã hội nhận ra các sản phẩm tinh thần ngày càng đặc trưng cho văn minh nhân loại. Từ “trí thức” xuất hiện năm 1906 với nội hàm mới, đủ phân biệt với những từ ngữ vẫn quen dùng trước đó…

Để được gọi là trí thức, điều kiện “cần” là làm nghề sáng tạo các giá trị tinh thần; còn điều kiện “đủ” là phản biện xã hội - để xã hội tốt đẹp thêm. “Trí thức” xâm nhập Việt Nam từ ngót trăm năm, đến nay nghĩa gốc có nhiều thay đổi.

Đại thể, có hai hướng lớn:- Một hướng cố giữ nguyên nghĩa: tuy chỉ thoi thóp, bị chìm lấp, nhưng khi cần thiết và gặp hoàn cảnh thuận lợi vẫn cứ bùng lên - chứng tỏ nó chưa chết hẳn. Bằng chứng là cách đây 5 năm - khi mọi người thảo luận sôi nổi về vai trò trí thức - đã có những “suy nghĩ về khái niệm trí thức”. Sau đó, thêm một ý kiến khác tỏ vẻ không đồng tình (với hướng thứ hai) về sự tầm thường hóa trí thức, với nhận định “trí thức ngày càng đông, nhưng càng… không đúng nghĩa”…

- Một hướng khác, áp đảo, đã rất thành công biến “trí thức” thành một từ bao quát và gói ghém trong nó tất cả các từ cụ thể quen dùng trước đó (như: học giả, soạn giả, tác gia, bác học, văn gia…). Ở mức độ cụ thể hơn nữa, ta có các từ chỉ rõ bằng cấp và nghề nghiệp của họ (ví dụ): tiến sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhạc sĩ, họa sĩ, nhà điêu khắc, giáo sư, nhà văn, nhà khoa học, nhà toán học… Tất cả, đều được quan điểm này coi là trí thức.

Theo hướng thứ hai, công lao của người sáng tạo từ “trí thức” rốt cuộc chỉ là đưa ra một từ chung, để gộp vào nó các từ sẵn có về giới “có học” trong xã hội. Hướng thứ hai mạnh tới mức khuất phục được cả nhiều người soạn từ điển và soạn Nghị Quyết ở nước ta. Và do vậy, cũng là ý kiến của đông đảo bạn đọc trong cuộc thảo luận đầu năm 2012. Cụ thể, số người nói giống như GS Ngô Bảo Châu (và như Nghị Quyết) vẫn đông gấp bội số người đồng ý với GS Chu Hảo.

GS Ngô Bảo Châu: "Tôi không đồng ý với việc coi phản biện xã hội như chỉ tiêu để được phong hàm “trí thức”… giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội". Nghị quyết số 27-NQ/TW (6-8-2008) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã đưa quan điểm:Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội. GS Chu Hảo: Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức.

Sự thuận tiện và đắc dụng

Hướng thứ hai chiếm thế áp đảo, được xem là chính thống, vì nó đem lại nhiều cái lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Thí dụ, sự thuận tiện khi cần nói gộp. Nó giúp chúng ta gộp vào khái niệm trí thức, từ Hoàng Tụy, Ngô Bảo Châu cho tới một người thầy tốt nghiệp trường cao đẳng nay dạy Toán ở bậc trung học ( cũng như trước đây rất thuận tiện khi gộp một văn hào với viên thư ký của ông ta vào giai cấp tiểu tư sản vậy).

Nó càng thuận tiện khi cần tổng kết thành tích đào tạo. Nếu – như hiện nay - coi tốt nghiệp cao đẳng cũng là trí thức, thì số lượng giới này của chúng ta đào tạo ra đã tới vài triệu – là đông đảo, hết sức phong phú.

Đương nhiên, để phát huy sức mạnh xây dựng CNXH của đông đảo trí thức, cần phải xếp họ vào đội ngũ – đúng như nghị quyết đã chỉ rõ. Nó cũng giúp chúng ta hiểu thêm một đặc trưng lớn của trí thức XHCN.

  • GS Nguyễn Ngọc Lanh

TRÍ THỨC LÀ GÌ?

Lời chủ nhân blog: Gần đây, có nhiều bàn tán về trí thức là gì, vai trò của trí thức, v.v. Tôi nghĩ tôi cần học thêm về vấn đề này. Có mấy bài đáng suy ngẫm nên tôi lưu lại để học hỏi.

“Kẻ nào không tham gia vào việc công thì phải là súc vật hay thần thánh!” – Triết gia Aristotle.

“Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội” – Giản Tư Trung.

“Người trí thức là người không để cho xã hội ngủ” – GS. Cao Huy Thuần

“Có 4 hạng trí thức trong xã hội Việt Nam ngày nay. Hạng 1 là những người “trí thức thứ thiệt”, đau đáu với vận mệnh đất nước quê hương và sẵn sàng dấn thân, cho dù họ không được lòng của giới cầm quyền. Hạng 2 là những người cũng quan tâm đến đất nước và dân tộc, cũng bức xúc trước những bất cập của xã hội, nhưng họ không dám dấn thân; Thay vì dấn thân, họ co rút trong cái không gian và môi trường nhỏ bé là gia đình. Hạng 3 là những người không màn đến các vấn đề xã hội dù cũng có chút hiểu biết về chính trị, nhưng họ không lên tiếng, không có hành động, mà thay vào đó là thái độ xu nịnh và lo làm ăn vì quyền lợi kinh tế cá nhân; Họ là những người thiếu lập trường, không có niềm tin, nhưng lại rất hãnh diện về những học vị và học hàm (có thể là dỏm hay mua bán) của họ. Hạng 4 là những người cũng thông minh, nhạy cảm với thời cuộc, và sử dụng thông minh của mình để dèm pha người khác; họ là những con buôn chính trị” – Đào Tiến Thi

“Nhưng theo cách hiểu của tôi thì chỉ có hạng 1 là những người trí thức thật sự, còn hạng 2, 3 và 4 thì ngụy trí thức là đúng hơn” - GS. Nguyễn Văn Tuấn

“Trí thức là người có tầm nhìn đứng cao hơn tầm nhìn chuyên môn của một chuyên viên” – Nguyễn Quang Minh

“Xuất phát từ thái độ trân trọng những lo âu dằn vặt của người khác, đặc biệt của những tấm gương khả kính, tôi xin bầy tỏ thái độ trân trọng đối với những vị đã gợi ý câu hỏi “trí thức là gì?” - Phạm Việt Hưng

“Nhưng gạt bỏ (việc bàn về khái niệm trí thức – NV) để khuyên người khác là nên chuyên tâm vào những việc khác (như những việc đại sự của các nhà có tầm vóc đã làm) và cho là các người (bàn về khái niệm trí thức – NV) là làm chuyện “bánh vẽ” thì tôi cho là trẻ con (nhẹ) hay khinh người, fascist học thuật (nặng)” – Nguyễn Đức Hiệp

“Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội” – GS. Nguyễn Huệ Chi

“Biết bao giờ người Việt (ít ra là người Việt có học thức) mới biết tranh luận cho ra hồn” – GS. Phạm Quang Tuấn

“Rõ ràng bạn không thể vừa được người ta cấp xe sang (hay tặng nhà to) lại vừa có Tự Do (hay Công Lý). Bạn chỉ có thể chọn một trong hai thứ đó. Lập luận rằng cưỡi xe BMW mới tiến được hoặc tiến nhanh hơn tới Công Lý (hay Tự Do) là ngụy biện, tự dối mình và lừa dối người khác. Đặc biệt, nếu bạn là một người lao động trí óc theo một chuyên môn nào đó, việc bạn chọn cái gì sẽ tự động xếp bạn vào hàng ngũ những ‘trí thức dự khuyết’, hay vào đám học giả xu thời đang ngày càng lạm phát trên đất nước này“ - TS. Nguyễn Đình Đăng

“Tôi luôn luôn tâm niệm lời dạy của Francois Rabelais: “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme” (Khoa học vô lương chỉ là sự hư nát của linh hồn). Nói một cách dân dã thì khoa học chẳng là cái đinh gì cả nếu nó không luôn luôn tỉnh thức để đề cao lương tri. Kỳ vọng về phản biện của trí thức chẳng qua là kỳ vọng vào lương tri của trí thức, đơn giản có thế thôi. Chẳng lẽ điều đó sai ư?” - Phạm Việt Hưng

“Đóng góp theo kiểu người trí thức có nghĩa là dùng những khả năng mà người ta đặc biệt associate với trí thức: khả năng suy nghĩ độc lập, không để mình bị nhồi sọ hay bịt mắt, biết tự mình suy xét, khả năng tự học, tự tìm information, đánh giá và kết hợp information để có một cái nhìn đứng đắn về xã hội, tự tìm hiểu về những vấn đề của xã hội, và từ đó tự suy ra con đường phải làm gì do sự thúc đẩy của lương tâm. … Nhưng đánh đồng “trí thức” với “từ thiện” với “lao động trí óc” v.v. theo tôi, là muddled thinking” - GS. Phạm Quang Tuấn

(Trích từ blog của TS Toán học Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan)

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 2/2/2012 at 12:19, 'wildlavender' said:

TRÍ THỨC LÀ GÌ?

Lời chủ nhân blog: Gần đây, có nhiều bàn tán về trí thức là gì, vai trò của trí thức, v.v. Tôi nghĩ tôi cần học thêm về vấn đề này. Có mấy bài đáng suy ngẫm nên tôi lưu lại để học hỏi.

“Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội” – Giản Tư Trung.

“Người trí thức là người không để cho xã hội ngủ” – GS. Cao Huy Thuần

“Có 4 hạng trí thức trong xã hội Việt Nam ngày nay. Hạng 1 là những người “trí thức thứ thiệt”, đau đáu với vận mệnh đất nước quê hương và sẵn sàng dấn thân, cho dù họ không được lòng của giới cầm quyền. Hạng 2 là những người cũng quan tâm đến đất nước và dân tộc, cũng bức xúc trước những bất cập của xã hội, nhưng họ không dám dấn thân; Thay vì dấn thân, họ co rút trong cái không gian và môi trường nhỏ bé là gia đình. Hạng 3 là những người không màn đến các vấn đề xã hội dù cũng có chút hiểu biết về chính trị, nhưng họ không lên tiếng, không có hành động, mà thay vào đó là thái độ xu nịnh và lo làm ăn vì quyền lợi kinh tế cá nhân; Họ là những người thiếu lập trường, không có niềm tin, nhưng lại rất hãnh diện về những học vị và học hàm (có thể là dỏm hay mua bán) của họ. Hạng 4 là những người cũng thông minh, nhạy cảm với thời cuộc, và sử dụng thông minh của mình để dèm pha người khác; họ là những con buôn chính trị” – Đào Tiến Thi

“Nhưng theo cách hiểu của tôi thì chỉ có hạng 1 là những người trí thức thật sự, còn hạng 2, 3 và 4 thì ngụy trí thức là đúng hơn” - GS. Nguyễn Văn Tuấn

“Trí thức là người có tầm nhìn đứng cao hơn tầm nhìn chuyên môn của một chuyên viên” – Nguyễn Quang Minh

“Xuất phát từ thái độ trân trọng những lo âu dằn vặt của người khác, đặc biệt của những tấm gương khả kính, tôi xin bầy tỏ thái độ trân trọng đối với những vị đã gợi ý câu hỏi “trí thức là gì?” - Phạm Việt Hưng

“Nhưng gạt bỏ (việc bàn về khái niệm trí thức – NV) để khuyên người khác là nên chuyên tâm vào những việc khác (như những việc đại sự của các nhà có tầm vóc đã làm) và cho là các người (bàn về khái niệm trí thức – NV) là làm chuyện “bánh vẽ” thì tôi cho là trẻ con (nhẹ) hay khinh người, fascist học thuật (nặng)” – Nguyễn Đức Hiệp

“Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội” – GS. Nguyễn Huệ Chi

“Biết bao giờ người Việt (ít ra là người Việt có học thức) mới biết tranh luận cho ra hồn” – GS. Phạm Quang Tuấn

“Rõ ràng bạn không thể vừa được người ta cấp xe sang (hay tặng nhà to) lại vừa có Tự Do (hay Công Lý). Bạn chỉ có thể chọn một trong hai thứ đó. Lập luận rằng cưỡi xe BMW mới tiến được hoặc tiến nhanh hơn tới Công Lý (hay Tự Do) là ngụy biện, tự dối mình và lừa dối người khác. Đặc biệt, nếu bạn là một người lao động trí óc theo một chuyên môn nào đó, việc bạn chọn cái gì sẽ tự động xếp bạn vào hàng ngũ những ‘trí thức dự khuyết’, hay vào đám học giả xu thời đang ngày càng lạm phát trên đất nước này“ - TS. Nguyễn Đình Đăng

“Tôi luôn luôn tâm niệm lời dạy của Francois Rabelais: “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme” (Khoa học vô lương chỉ là sự hư nát của linh hồn). Nói một cách dân dã thì khoa học chẳng là cái đinh gì cả nếu nó không luôn luôn tỉnh thức để đề cao lương tri. Kỳ vọng về phản biện của trí thức chẳng qua là kỳ vọng vào lương tri của trí thức, đơn giản có thế thôi. Chẳng lẽ điều đó sai ư?” - Phạm Việt Hưng

“Đóng góp theo kiểu người trí thức có nghĩa là dùng những khả năng mà người ta đặc biệt associate với trí thức: khả năng suy nghĩ độc lập, không để mình bị nhồi sọ hay bịt mắt, biết tự mình suy xét, khả năng tự học, tự tìm information, đánh giá và kết hợp information để có một cái nhìn đứng đắn về xã hội, tự tìm hiểu về những vấn đề của xã hội, và từ đó tự suy ra con đường phải làm gì do sự thúc đẩy của lương tâm. … Nhưng đánh đồng “trí thức” với “từ thiện” với “lao động trí óc” v.v. theo tôi, là muddled thinking” - GS. Phạm Quang Tuấn

(Trích từ blog của TS Toán học Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan)

Rút lại: Định nghĩa "tri thức" và "trí thức" của tôi vẫn là đúng nhất! Hoặc chí ít nó cũng có căn bản đúng nhất!

Nhìn chung các định nghĩa của quí vị ở trên chỉ nói đến những giá trị liên quan đến con người , chứ hoàn toàn không hề có một định nghĩa đúng về trí thức.

Tôi lần lượt trích lại và phân tích như sau:

* Trường hợp như miêu tả dưới đây là sự phân loại các dang người trong tầng lớp trí thức - căn cứ trên một chuẩn mực đạo đức xã hội - chứ không phải bản nghĩa khái niệm trí thức:

  Quote

“Có 4 hạng trí thức trong xã hội Việt Nam ngày nay. Hạng 1 là những người “trí thức thứ thiệt”, đau đáu với vận mệnh đất nước quê hương và sẵn sàng dấn thân, cho dù họ không được lòng của giới cầm quyền. Hạng 2 là những người cũng quan tâm đến đất nước và dân tộc, cũng bức xúc trước những bất cập của xã hội, nhưng họ không dám dấn thân; Thay vì dấn thân, họ co rút trong cái không gian và môi trường nhỏ bé là gia đình. Hạng 3 là những người không màn đến các vấn đề xã hội dù cũng có chút hiểu biết về chính trị, nhưng họ không

lên tiếng, không có hành động, mà thay vào đó là thái độ xu nịnh và lo làm ăn vì quyền lợi kinh tế cá nhân; Họ là những người thiếu lập trường,không có niềm tin, nhưng lại rất hãnh diện về những học vị và học hàm (có thể là dỏm hay mua bán) của họ. Hạng 4 là những người cũng thông minh, nhạy cảm với thời cuộc, và sử dụng thông minh của mình để dèm pha người khác; họ là những con buôn chính trị”

– Đào Tiến Thi

“Nhưngtheo cách hiểu của tôi thì chỉ có hạng 1 là những người trí thức thật sự, còn hạng 2, 3 và 4 thì ngụy trí thức là đúng hơn”

- GS. Nguyễn Văn Tuấn

* Trường hợp như miêu tả dưới đây qúa đơn giản khái niệm tri thức:

  Quote

“Trí thức là những người có sự hiểu biết và biết thức tỉnh xã hội”

– Giản Tư Trung. “Người trí thức là người không để cho xã hội ngủ” – GS. Cao Huy Thuần

* Trường hợp như miêu tả dưới đây thì khó hiểu quá? Vì thiếu yếu tố thời gian và không gian. Thí dụ: Với ngành nông nghiệp thì một giáo sư toán có hơn anh nông dân thật thà chất phác không?

  Quote

“Trí thức là người có tầm nhìn đứng cao hơn tầm nhìn chuyên môn của một chuyên viên”

– Nguyễn Quang Minh

* Trường hợp như miêu tả dưới đây thì là người khiêm tốn đứng ngoài cuộc và chờ xem mọi người kết luận cuối cùng: "Trí thức là gì?".

  Quote

“Xuất phát từ thái độ trân trọng những lo âu dằn vặt của người khác, đặc biệt của những tấm gương khả kính, tôi xin bầy tỏ thái độ trân trọng đối với những vị đã gợi ý câu hỏi “trí thức là gì?” - Phạm Việt Hưng

* Trường hợp như miêu tả dưới đây không phải là định nghĩa về bản nghĩa khái niệm trí thức mà là phản đối một nhận định về khái niệm trí thức của người khác:

  Quote

“Nhưng gạt bỏ (việc bàn về khái niệm trí thức – NV) để khuyên người khác là nên chuyên tâm vào những việc khác (như những việc đại sự của các nhà có tầm vóc đã làm) và cho là các người (bàn về khái niệm trí thức – NV) là làm chuyện “bánh vẽ” tôi cho là trẻ con (nhẹ) hay khinh người, fascist học thuật (nặng)” – Nguyễn Đức Hiệp

* Trường hợp như miêu tả dưới đây là một giá trị đạo đức có thể cần ở mọi tầng lớp người và không riêng gì trí thức.

  Quote

“Đã là trí thức thì phải là người có tầm, có trách nhiệm và nghĩa vụ xã hội”

GS. Nguyễn Huệ Chi

* Trường hợp như miêu tả dưới đây thì chẳng liên quan gì đến bản nghĩa khái niệm trí thức cả. Mà là người Việt nói chung:

  Quote

“Biết bao giờ người Việt (ít ra là người Việt có học thức) mới biết tranh luận cho ra hồn” – GS. Phạm Quang Tuấn

* Trường hợp như miêu tả dưới đây thì chẳng thấy khái niệm trí thức ở đâu cả mà chỉ là đặt vấn đề về định hướng vị trí của trúi thức trong xã hội.

  Quote

“Rõ ràng bạn không thể vừa được người ta cấp xe sang (hay tặng nhà to) lại vừa có Tự Do (hay Công Lý). Bạn chỉ có thể chọn một trong hai thứ đó. Lập luận rằng cưỡi xe BMW mới tiến được hoặc tiến nhanh hơn tới Công Lý (hay Tự Do) là ngụy biện, tự dối mình và lừa dối người khác. Đặc biệt, nếu bạn là một người lao động trí óc theo một chuyên môn nào đó, việc bạn chọn cái gì sẽ tự động xếp bạn vào hàng ngũ những ‘trí thức dự khuyết’, hay vào đám học giả xu thời đang ngày càng lạm phát trên đất nước này“ - TS. Nguyễn Đình Đăng

* Trường hợp như miêu tả dưới đây nói về đạo đức cần có ở một con người nói chung chứ không phải chỉ riêng trí thức. Vâng ! Không sai! Nhưng bất cứ con người nào cũng cần có phẩm chất ấy!

  Quote

“Tôi luôn luôn tâm niệm lời dạy của Francois Rabelais: “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme” (Khoa học vô lương chỉ là sự hư nát của linh hồn). Nói một cách dân dã thì khoa học chẳng là cái đinh gì cả nếu nó không luôn luôn tỉnh thức để đề cao lương tri. Kỳ vọng về phản biện của trí thức chẳng qua là kỳ vọng vào lương tri của trí thức, đơn giản có thế thôi. Chẳng lẽ điều đó sai ư?”

- Phạm Việt Hưng

* Trường hợp như miêu tả dưới đây là nói về phương pháp tư duy chứ không phải bản nghĩa tri thức.
  Quote

“Đóng góp theo kiểu người trí thức có nghĩa là dùng những khả năng mà người ta đặc biệt associate với trí thức: khả năng suy nghĩ độc lập, không để mình bị nhồi sọ hay bịt mắt, biết tự mình suy xét, khả năng tự học, tự tìm information, đánh giá và kết hợp information để có một cái nhìn đứng đắn về xã hội, tự tìm hiểu về những vấn đề của xã hội, và từ đó tự suy ra con đường phải làm gì do sự thúc đẩy của lương tâm. … Nhưng đánh đồng “trí thức” với “từ thiện” với “lao động trí óc” v.v. theo tôi, là muddled thinking”

- GS. Phạm Quang Tuấn

Cuối cùng là câu của ngài Aristotle:
  Quote

“Kẻ nào không tham gia vào việc công thì phải là súc vật hay thần thánh!” – Triết gia Aristotle.

Ngài Aristotle đã nói rất đúng một vế: Trên Thiên Đường thì không có dân chủ và Thượng Đế nhìn thấy mọi con người đều như nhau và Ngài không thấy thiên tài ở trong những con người mà Ngài tạo ra ở trần gian. Nó cũng giống như con người nhìn thấy tất cả các con cừu trong bầy cừu đều như nhau vậy! Bởi vậy thiên thần là những thuộc hạ của Thượng Đế thì chẳng có lý do gì tham gia vào việc của con người, nếu như không có lệnh của Ngài. Còn súc vật có tham gia vào việc của con người không? Tôi nghĩ là có đấy! Một con lợn quay vàng óng trên mâm cỗ trong một nghi lễ long trọng của con người là một thí dụ về sự tham gia của súc vật.

Cái nhìn của Lý học Đông phương trong các mối quan hệ xã hội là: Tất cả phải bắt đầu từ tính "chính danh". Không có tính "Chính danh" xã hội sẽ rối loạn. Vấn đề tham gia phản biện xã hội, tham gia đấu tranh xã hội....vv....thì Lý học đã có câu rất hay: "Quốc gia hưng vong. Thất phu hữu trách". Vâng! Chắc các vị trí thức đều biết câu này! Đương nhiên "Thất phu" cũng phải có trách nhiệm thì trách nhiệm của quí vị tri thức còn phải rõ hơn vì vai trò của quí vị trong xã hội.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thấy chủ đề này cũng hay, Rubi xin tham gia ý kiến cùng các độc giả quan tâm.

Tri Thức.

Tri thuộc nhóm Kiến, Văn, Giác, Tri, nghĩa là Thấy, Nghe, Hiểu, Biết.

Thức là Tâm thức, Ý thức, cụ thể là Học thức. Như Rubi đã có lần nói, Học là nghiên cứu (Khoa là chuyên khoa, chuyên ngành).

Mắt thấy, tai nghe, ý hiểu, ý biết vấn đề và các vấn đề liên quan rồi nghiên cứu để có thể tham gia trao đổi đóng góp thì gọi là Tri thức. Cao hơn, Tri thức thuần thục cần có thêm chữ Thiện, gọi là Thiện Tri Thức.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 2/4/2012 at 10:33, 'Rubi' said:

Thấy chủ đề này cũng hay, Rubi xin tham gia ý kiến cùng các độc giả quan tâm.

Tri Thức.

Tri thuộc nhóm Kiến, Văn, Giác, Tri, nghĩa là Thấy, Nghe, Hiểu, Biết.

Thức là Tâm thức, Ý thức, cụ thể là Học thức. Như Rubi đã có lần nói, Học là nghiên cứu (Khoa là chuyên khoa, chuyên ngành).

Mắt thấy, tai nghe, ý hiểu, ý biết vấn đề và các vấn đề liên quan rồi nghiên cứu để có thể tham gia trao đổi đóng góp thì gọi là Tri thức. Cao hơn, Tri thức thuần thục cần có thêm chữ Thiện, gọi là Thiện Tri Thức.

Trí thức là một khái niệm độc lập. Cần làm rõ nghĩa. Nếu gán cho từ này thêm những từ như "Thiện trí thức " thì đấy là một thuộc tính đòi hỏi cần có của trí thức, không phải bản nghĩa từ "trí thức". Như vậy sẽ có thể đặt ra: Ác trí thức,... Bẩn trí thức,...Cũng như khí người ta không hiểu rốt ráo về khái niệm văn hóa thì tùy tiện gắn từ này với những động từ liên hệ với nó: "Văn hóa ẩm thực", "văn hóa chửi" ..tất yếu phải có "văn hóa cabine", "văn hóa nhổ tóc ngứa"....vv..,. loạn cả!Posted Image.

Trí thức, trí ngủ, trí ngu.

Mới ba ông trí rối mù thế gian....

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 2/4/2012 at 10:52, 'Thiên Sứ' said:

Trí thức là một khái niệm độc lập. Cần làm rõ nghĩa. Nếu gán cho từ này thêm những từ như "Thiện trí thức " thì đấy là một thuộc tính đòi hỏi cần có của trí thức, không phải bản nghĩa từ "trí thức". Như vậy sẽ có thể đặt ra: Ác trí thức,... Bẩn trí thức,...Cũng như khí người ta không hiểu rốt ráo về khái niệm văn hóa thì tùy tiện gắn từ này với những động từ liên hệ với nó: "Văn hóa ẩm thực", "văn hóa chửi" ..tất yếu phải có "văn hóa cabine", "văn hóa nhổ tóc ngứa"....vv..,. loạn cả!Posted Image.

Trí thức, trí ngủ, trí ngu.

Mới ba ông trí rối mù thế gian....

Vậy cháu có ý kiến thêm (cũng là đính chính một chút: Trí, Tri).

Trí là Trí tuệ, ở đây là Trí tuệ có Thầy chứ không phải là Trí tuệ không có Thầy. Thuộc Sở trí, không phải Năng trí, tức là thuộc cái từ bên ngoài mang vào chứ không phải từ bên trong phát ra, cũng ví như gieo hạt và hạt nảy mầm.

Thức là Ý thức, ở đây là Học thức-nghiên cứu phân biệt, phân tích.

Trí Thức là Trí tuệ phân tích vấn đề, thuộc sự kế thừa và phát huy/nhận định rồi phát triển nội dung.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 2/4/2012 at 11:15, 'Rubi' said:

Vậy cháu có ý kiến thêm (cũng là đính chính một chút: Trí, Tri).

Trí là Trí tuệ, ở đây là Trí tuệ có Thầy chứ không phải là Trí tuệ không có Thầy. Thuộc Sở trí, không phải Năng trí, tức là thuộc cái từ bên ngoài mang vào chứ không phải từ bên trong phát ra, cũng ví như gieo hạt và hạt nảy mầm.

Thức là Ý thức, ở đây là Học thức-nghiên cứu phân biệt, phân tích.

Trí Thức là Trí tuệ phân tích vấn đề, thuộc sự kế thừa và phát huy/nhận định rồi phát triển nội dung.

Rubi có thể phân tích sự khác nhau giữa trí thức và tri thức được không? Mình mông muội, thấy cấn cá mà chưa nói ra được!

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 2/4/2012 at 11:18, 'Thích Đủ Thứ' said:

Rubi có thể phân tích sự khác nhau giữa trí thức và tri thức được không? Mình mông muội, thấy cấn cá mà chưa nói ra được!

Trí thức là có Trí tuệ.

Tri thức là có Hiểu biết.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 2/4/2012 at 11:23, 'Rubi' said:

Trí thức là có Trí tuệ.

Tri thức là có Hiểu biết.

Thế trí tuệ và Hiểu biết giống và khác nhau như thế nào?

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 2/4/2012 at 11:25, 'Thích Đủ Thứ' said:

Thế trí tuệ và Hiểu biết giống và khác nhau như thế nào?

Trí là đối tượng bị thấy, Tri là sự thấy. Sự thấy có vẻ là tương tác của năng sở, đối tượng bị thấy có vẻ là sự chuyển hoả sở thành năng.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 2/4/2012 at 11:25, 'Thích Đủ Thứ' said:

Thế trí tuệ và Hiểu biết giống và khác nhau như thế nào?

Hi hi, Trí thức tức là không ngủ, vậy trí thức là người luôn tỉnh táo, suy ngẫm, suy xét để tìm ra vấn đề mà không bị ru ngủ bởi những lời lẽ huyễn hoặc.

Trí Tuệ là kiến thức tích góp được từ xa xưa cho đến nay

Dễ thế thì có khi mình giải thích sai cũng nên Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 2/4/2012 at 11:34, 'Hạt gạo làng' said:

Hi hi, Trí thức tức là không ngủ, vậy trí thức là người luôn tỉnh táo, suy ngẫm, suy xét để tìm ra vấn đề mà không bị ru ngủ bởi những lời lẽ huyễn hoặc.

Trí Tuệ là kiến thức tích góp được từ xa xưa cho đến nay

Dễ thế thì có khi mình giải thích sai cũng nên Posted Image

Trí thức, trí ngủ, trí ngu, bây giờ thêm ông trí tuệ nữa. Phật giáo còn có ông trí huệ cho đông vui.

Kể ra "Trí" ngót chục ông...

Ở làng Vũ Đại thêm ông Chí Phèo....Posted Image

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 2/4/2012 at 11:23, 'Rubi' said:

Trí thức là có Trí tuệ.

Tri thức là có Hiểu biết.

Mình hiểu như thế này, mong Rubi cứ thẳng thắn trao đổi:

Trí thức và tri thức, về bản chất khác nhau giữa chữ Trí và chữ Tri. Tri là những kiến thức mà con người có thể nhận biết và hiểu được nó còn Trí là những kiến thức được nhận diện, hiểu và đem ra áp dụng, nói cho người khác hiểu được. Nói cách khác, nó khác nhau giống như sự khác biệt giữa những cuốn kinh Phật và Thiền sư, giữa học vị và văn hóa hay giữa học và hành vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thêm một khái niệm nữa liên quan đến trí thức để quí vị rộng đường tham khảo. Đó là khái niệm "trí thức nửa mùa".

Nhiều người cho rằng khái niệm "tri thức" là do ông Tây mần ra từ năm 1906. Sau đó mới du nhập vào Việt Nam ta, mới có khái niệm Tri thức. Tức là mới đây. Nhưng trong ngôn ngữ Đông phương thì khái niệm này dùng từ lâu rùi. Cổ nhất là câu chuyện ngụ ngôn"Ngu công dời núi", có ông Trí Tẩu. Còn truyện Việt thì có trí khôn được nhắc nhiều lần (Trong chuyện "Sự tích vì sao con cọp có vằn - truyện dân gian Việt. Xưa lắm rùi....)...còn nhiều lắm. Vậy cái chữ trí ấy đâu phải của riêng ông Tây. Nhưng cái gì cũng lục sách Tây ra đề ngâm cứu nguồn gốc, nên nó mới loạn cả lên. Bởi theo Tây nên mới có khái niệm: Trí thức thì phải phản biện xã hội? Ơ! Vậy thằng nào không phản biện toàn là trí ngủ à? Rồi lại bảo trí thức là người có sản phẩm chuyên môn! Ơ! Thế thì xã hội toàn là trí thức cả à? Vậy ai thức? Ai ngủ đây? Hay là nửa tình, nửa mê cả?Posted Image.

Chán wá!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây! Đây! Lại có một định nghĩa mới về trí thức đây:

Noam Chomsky - triết gia và nhà ngôn ngữ học cánh tả nổi tiếng nhất của Mỹ - cũng thừa nhận:

"Là Trí thức đó là một sự bổ nhiệm cho mỗi người biết sử dụng lý trí của riêng mình để thúc đẩy những công việc quan trọng cho sự phát triển của loài người."

Ây da! To tát quá! Vậy mấy vị không mần được những công việc quan trọng cho sự phát triển của loài người toàn là ngu cả! Vậy tui phải làm sao bây giờ để góp vào công việc phát triển của loài người? Lấy nhiều vợ và đẻ nhiều con để góp phần phát triển loài người à? Chết chết! Phạm húy! Phạm húy! Cái này bà xã phản đối!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trí thức nửa mùa

F.Oleshuk Iu.

Giới trí đang bị nhiều người chỉ trích. Họ bị coi là người chịu trách nhiệm về những cuộc cải cách đầy tai hoạ hồi những năm 1990. Hơn nữa, có thể nhận thấy rõ xu hướng là người ta không chỉ lên án giới trí thức về chuyện đó, mà còn vì vai trò của họ trong lịch sử đất nước nói chung, bắt đầu gần như từ nửa sau thế kỷ XIX, tức là từ khi những nhà cách mạng “thông ngôn kí lục” bước vào con đường khủng bố. Những lời kết án mang tính khái quát như thế không làm ai ngạc nhiên. Chúng ta, một đất nước có truyền thống phản trí thức, một truyền thống đã mang đến không ít đau khổ cho cả trí thức lẫn nước Nga. Tác giả không có ý định phán xét trách nhiệm của giới trí thức về những việc mà người ta quy cho họ trong quá khứ (chủ nghĩa phiêu lưu chính trị, thái độ cuồng tín cách mạng v.v…). Nhưng là một nhân chứng của những sự kiện diễn ra trong giai đoạn cải cách – tức là những sự kiện diễn ra trong hai mưoi năm gần đây – tôi có thể đánh bạo mà khẳng định rằng: giới trí thức không tham gia vào việc đó. Cái dư luận xã hội đang đổ mọi tội lỗi lên giới trí thức, theo tôi là đã có một sai lầm căn bản. Nó cho rằng dường nó như biết được giới trí thức là gì và ai là những người trí thức vậy. Nói chung, hiếm khi tách biệt và xác định được bản sắc của giới trí thức – không phải ngẫu nhiên mà trong những câu chuyện về giới trí thức người ta luôn phải sử dụng những định thức khác nhau nhằm bổ sung và mở rộng khái niệm này (“giới trí thức sáng tạo”, “mang tính tích cực xã hội”, “cảm thấy có trách nhiệm đối với đất nước”, “sống bằng những nhu cầu tinh thần”). Nhưng trong trường hợp này vấn đề không phải là những người kết án giới trí thức đã sử dụng một phạm trù mà họ không hiểu (xin hãy hỏi họ trí thức là gì – nhất định họ sẽ bị lúng túng trong việc trả lời). Họ đã bỏ qua một sự kiện quan trọng nhất: Ở nước Nga, trong thế kỷ XX đã hình thành một tầng lớp xã hội, được coi là trí thức, nhưng trên thực tế lại không phải là như thế. Chính các đại diện của tầng lớp này, chứ không phải giới trí thức, đã đóng vai trò chủ yếu trong những cuộc cải cách đầy tai hoạ hồi những năm 80 và những năm 90 của thế kỷ vừa qua. Đấy là tầng lớp trí thức nửa mùa. Dĩ nhiên là sau khi đã đưa ra định nghĩa, tác giả phải minh giải nó. Theo tôi tầng lớp trí thức nửa mùa được hình thành từ một kiểu người đặc biệt và tương đối phổ biến. Trước hết đấy là người có học, có văn hóa, lại thường giữ chức vụ chứng tỏ những phẩm chất đó của anh ta. Nhưng nếu tiếp xúc lâu ta sẽ thấy: trình độ học vấn, kiến thức của anh ta không nhiều, nhu cầu văn hóa cũng thiếu hụt. Thực chất, dù có mang một vẻ hào nhoáng trí thức bên ngoài thì đấy cũng chỉ là một “kẻ thất phu” mà thôi. Vâng, như một người trí thức, dĩ nhiên là anh ta quan tâm đến công việc xã hội. Tầm hiểu biết của anh ta dường như cũng vượt ra khỏi các nhu cầu và tính toán cá nhân nữa. Thế gọi là tầm hiểu biết! Thế gọi là có quan điểm về những chuyện đang xảy ra xung quanh! Thường là chỉ ở mức tán nhảm của mấy gã chợ trời mà thôi. Không cao hơn cũng không sâu hơn một tí nào. Một đặc điểm nữa – cũng là đặc điểm phân biệt anh ta với người trí thức chân chính – hoàn toàn không biết tư duy độc lập về các đề tài xã hội. Không, tư tưởng thì có thể có trong đầu, nhiều nữa là đằng khác, nhưng tất cả đều không phải của mình, tất cả đều là học mót được. Thái độ thuần phục giữ vai trò chủ đạo trong giới trí thức nửa mùa, đấy là quan điểm thịnh hành chung cho cả giai tầng này. Họ theo nó một cách tự tin vì những người này không thể tự nghĩ ra được quan điểm nào khác để thay thế cho nó. Tạo ra thái độ thuần phục là một việc đơn giản. Giới trí thức nửa mùa có đặc điểm là bao giờ cũng phải có thần tượng, những người có uy tín, những nhân vật để mà tôn sùng. Trong nước Nga xã hội chủ nghĩa thời gian qua, khi mà giới trí thức nửa mùa hình thành và phát triển, thì thần tượng của họ thường là những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và văn học – những người tích cực về mặt xã hội, có tinh thần phê phán-tranh luận về các vấn đề xã hội. Giới trí thức nửa mùa lĩnh hội quan điểm về hiện thực xung quanh từ những người như thế.

Một đặc điểm nữa của giới trí thức nửa mùa: thái độ hung hăng khi bàn về các vấn đề xã hội. Giới trí thức nửa mùa cho rằng mình là giai tầng đứng trên “quần chúng” và nói chung là đứng trên tất cả mọi thứ khác nữa. Giai tầng này có thói kiêu ngạo tập thể đặc thù và rất mạnh. Từ lâu họ đã tin tưởng rằng chỉ cần giao cho họ – giao cho những người đại diện của họ – quyền lực là mọi tai hoạ của đất nước sẽ được giải quyết ngay lập tức. Chứ còn gì nữa: họ chẳng phải là người truyền bá kiến thức đấy ư? Chẳng phải là những người có học nhất và thông minh nhất đang đứng trong đội ngũ của họ đấy ư? Xin ghi nhận một tính chất nữa của giới trí thức nửa mùa: không chịu “tu thân”, đấy là nói theo cách ngày xưa. Không chịu đọc bất cứ một cái gì nghiêm túc, không chịu suy nghĩ một cách rốt ráo về bất cứ đề tài nào. Thường thì công việc tư duy độc lập được thay thế bằng việc nghe lỏm ý kiến và đánh giá của các nhân vật có uy tín và tuân theo một cách vô điều kiện. Có lẽ, ít nhất là một phần, sự lười biếng và thụ động về trí tuệ như thế là do giới trí thức nửa mùa thực sự tin rằng mình đã là trung tâm của kiến thức rồi. Nếu không cần cố gắng mà vẫn là trung tâm thì cố gắng để làm gì? Cuối cùng, trí thức nửa mùa còn có đặc điểm nữa là tự ái về chính trị, một đặc điểm đương nhiên một khi người ta đã đánh giá mình cao đến như thế. Hóa ra là thế này: chúng tôi biết hết, chúng tôi có thể làm được tất – thế mà chúng tôi bị gạt ra khỏi quyền lực, ở đó chỉ toàn các “quan chức”, “toàn bọn quan liêu ngu dốt”, “tư duy hạn chế”. Đánh giá thấp về người khác và đánh giá quá cao về chính mình đã tạo ra thái độ tự ái về chính trị như một tâm trạng bền vững “nội tại” của giai tầng này. Đau đớn và phẫn nộ là thái độ thường trực của giai tầng đó. Như vậy là trí thức nửa mùa chỉ là một kẻ giả danh trí thức. Hắn dùng bằng cấp, chức vụ và phô trương thái độ quan tâm đối với các vấn đề xã hội để đóng giả. Hắn đóng giả cả cách giải trí, cả thói đam mê mang tính phô trương về tất cả những gì gọi là “văn hóa” nữa. Đây hóa ra là chỗ dễ phân biệt trí thức nửa mùa nhất.
Thí dụ như trí thức nửa mùa lũ lượt đi nghe hòa nhạc trong nhạc viện. Đương nhiên là họ đặc biệt thèm khát được có mặt tại những buổi biểu diễn được mọi người chờ đợi – hiện diện tại những buổi biểu diễn của những diễn viên ngoại quốc hay nhạc sĩ tài danh. Nhưng sẽ thật thú vị nếu quan sát thái độ của đám trí thức nửa mùa này suốt buổi hòa nhạc đó. Họ cảm thấy cực kỳ chán nản! Đâu đâu cũng chỉ thấy những bộ mặt vô cảm, những ánh mắt đảo khắp khán phòng. Nhưng sau khi kết thúc thì đám đó lại nhiệt liệt vỗ tay, tỏ vẻ ngưỡng mộ, tôn kính diễn viên (nhạc sĩ). Có thể thấy bức tranh tương tự như thế trong một buổi triển lãm nghệ thuật có uy tín nào đó. Xếp hàng thì chen nhau, trong phòng thì uể oải, còn khi kết thúc thì lại tỏ ra ngưỡng mộ. Xin đưa ra một phác thảo nữa – về khát vọng (giả tạo) của giới trí thức nửa mùa trong việc tìm hiểu hiện tình, nhu cầu và đặc điểm của đất nước. Nói rằng đấy là việc quan trọng thì trí thức nửa mùa lúc nào cũng sẵn sàng. Nhưng làm việc một cách nghiêm túc thì lại là chuyện hoàn toàn khác. Thí dụ: cuối những năm 1980 có quyết định in toàn tập tác phẩm của V. Kliuchevski[1] và S. Solovjov[2], hai nhà sử học lớn nhất của nước Nga trước cách mạng. Lạy Chúa tôi, tầng lớp trí thức nửa mùa đã bị kích động đến mức nào! Họ đã tỏ ra hân hoan, tuy có hơi sớm, đối với các tác giả, đặc biệt là đối với Kliuchevski, đến mức nào. Vì họ đã nghe nói ở đâu đó: đây là một nhà tư tưởng đặc biệt, một người hiểu rõ quá khứ của nước Nga. Thế là giới trí thức nửa mùa tìm mọi cách đăng kí mua. Mua bán trao tay, còn bọn đầu cơ thì hét giá đến 300 thậm chí 400 rub, một khoản tiền lớn thời đó. Mua được – rồi sao? Trong hàng chục người đã đăng kí mua (tất cả đều là những trí thức cả về học vấn lẫn địa vị, một số còn là những nhà hoạt động văn hóa nữa) tôi chưa thấy một người nào đọc! Chưa một người nào! Mua về, đặt lên chỗ dễ thấy nhất – cho mọi người nhìn – thế là hết. Họ hết sức tự hào vì đã mua được những trước tác vĩ đại như thế. Lịch sử thì họ đã và vẫn đọc, nhưng không phải là thứ “nặng” như thế, chỉ là những cuốn sách phổ thông mà thôi. Độc giả có thể thắc mắc: đấy có phải là một giai tầng không? Có phải là một lực lượng chính trị, lực lượng xã hội không? Có thể đấy chỉ đơn giản là những người có học vấn trung bình mà ở đâu, đất nước nào, xã hội nào chả có? Đúng thế, ở đâu cũng có. Nhưng ở nước ta từ nửa sau thế kỷ XX họ đã tạo thành một lực lượng chính trị, lực lượng xã hội. Họ không còn là những cá nhân trôi nổi trong xã hội nữa. Tại sao? Thứ nhất, họ đông đảo đến mức đáng kinh ngạc. Lý do, theo tôi, là sự vội vã trong việc đào tạo hàng loạt, cụ thể là việc phát triển một cách ồ ạt, mang tính bề nổi các trường đại học – chuyên tu, tại chức, v.v…; mà ngay chính quy hóa ra cũng “chưa đủ tầm”. Rất nhiều người có bằng đại học, mà cùng với bằng cấp là quyền được tự coi là trí thức. Nhưng trên thực tế đấy chỉ là “nửa vời”. Thứ hai, điều này cũng không kém phần quan trọng, như đã nói bên trên, giai tầng này có thói kiêu ngạo chính trị: “Nếu có quyền chúng tôi có thể làm được hết”. Nguyên nhân của thái độ như thế không phải là điều bí mật. Một mặt, đấy là thái độ bất bình với môi trường sống đang ngày càng gia tăng trong toàn xã hội. Mặt khác, đấy là nhận thức cho rằng mình (do đông người và những quan niệm hời hợt) là một lực lượng mà “không có việc gì là khó” cả. Chỉ có những kẻ có suy nghĩ hời hợt mới có thái độ tự tin như thế vì họ quan niệm tất cả mọi thứ trên đời đều đơn giản. Kết quả là đám đông trí thức nửa mùa càng ngày càng trở thành giai tầng sẵn sàng tham gia hoạt động chính trị. Mà lại dựa vào cương lĩnh về những cuộc cải tổ và cải cách nhanh chóng nhất. Các giai tầng khác cũng tỏ ra bất mãn với nhiều vấn đề, nhưng không có thái độ kiêu ngạo chính trị như thế. Họ không hoạt động, họ chỉ bực bội và phàn nàn mà thôi. (Nếu ai còn nhớ thì đấy là bức tranh điển hình hồi những năm 1970-1980). Trí thức nửa mùa càng ngày càng khao khát lao vào trận chiến. Khát khao hành động thì đã có, nhưng tai hoạ là ở chỗ họ chưa sẵn sàng hành động và hoàn toàn không biết cần phải làm gì. Tình hình càng trầm trọng thêm bởi niềm tin mù quáng của giới trí thức rằng họ biết rõ cần phải “làm gì”, kể cả với hoàn cảnh, chỉ cần tạo điều kiện cho họ là mọi việc sẽ xong ngay tắp lự. Do đó mà trong khoảng giao thời những năm 1980-1990 trong tâm trạng xã hội, bên cạnh tâm lý bất mãn chung đối với cuộc sống lại xuất hiện một xu hướng tự tin rất mạnh mẽ rằng dường như mọi việc đều cực kỳ đơn giản, có thể chấn chỉnh và sửa chữa một cách dễ dàng. Niềm tin này chính là dấu hiệu để phân biệt trí thức nửa mùa và cũng là ngọn cờ chiến đấu của họ. Giới trí thức chân chính – những người lao động trí óc nghiêm túc, có nhiều kiến thức và có thói quen suy nghĩ độc lập – hoàn toàn xa lạ với thái độ ngang tàng như thế đối với các vấn đề phức tạp và quan trọng. Nhận thức được rằng mọi việc đều phức tạp và thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng là việc khó khăn, giới trí thức cảm thấy lo lắng và lúng túng. Nhưng trí thức nửa mùa thì, xin nhắc lại, lao vào chiến đấu. Giai đoạn “cải tổ” ban đầu đã trở thành chất xúc tác cho các hoạt động chính trị và cải cách của giới trí thức nửa mùa. Đất nước đang cần những thay đổi to lớn và nhanh chóng, đặc biệt là về kinh tế. M. Gorbachev, sau khi nhận thức được rằng những biện pháp thận trọng ban đầu sẽ không đem lại hiệu quả, buộc phải hướng về giới trí thức nửa mùa, phải dùng những kẻ đang khát khao những thay đổi như thế, mà cụ thể là những người làm việc trong lĩnh vực khoa học kinh tế và khoa học xã hội. Tôi không muốn nói rằng chỉ có những trí thức nửa mùa đóng vai trò cố vấn và “nói leo”, nhưng phần lớn là những người như thế. Nhưng Gorbachev đã nhanh chóng bị rát mặt vì những lời cố vấn của họ. Là một người nhanh trí, ông lập tức nhận ra rằng những lời gợi ý và khuyến nghị của họ thường chỉ có tính cách nghiệp dư và chẳng mang lại kết quả gì, đằng sau cái vẻ khoa học và hiểu biết mang tính trang trí của các cố vấn thì tất cả những khuyến nghị đó chẳng có giá trị gì hết. Xin ghi lại một hồi ức về thời đó. Lúc đó Gorbachev rất tin tưởng vào những khuyến nghị về kinh tế của Viện Kinh tế và Giám đốc Viện là viện sĩ L. Abalkin – một chuyên gia rất sâu sắc và có uy tín. Một lần Albalkin đến Viện Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế và cay đắng nói rằng Tổng bí thư giao cho ông lập tại Viện một nhóm các nhà kinh tế gia tài năng để tạo thành “túi khôn” cho cải tổ, nhưng sau khi đã lùng khắp cả nước ông vẫn không tìm được ai: “Tất cả đều là các cán bộ tuyên truyền và những người tố cáo chủ nghĩa đế quốc, còn công việc thì chẳng có ai hiểu gì”. Dĩ nhiên đấy là câu chuyện về giới trí thức nửa mùa trong lĩnh vực kinh tế học. Gorbachev đã quay lưng lại với những trí thức bất tài. Kinh nghiệm đã thu thập được là lý do ông có thái độ coi thường đối với tác phẩm của nhóm G. Iavlinski và kết quả của nó, tức là kế hoạch “năm trăm ngày”, liên quan đến giai đoạn cải tổ kinh tế ban đầu. Lúc đó Gorbachev đã nhận thức được rằng ông đang có quan hệ với những người như thế nào. Nhưng trong lĩnh vực những cuộc cải cách kinh tế đã chín muồi ông chẳng còn biết đi theo hướng nào nữa. Ông kiên quyết từ bỏ các cố vấn thận trọng trong các cơ cấu quản lý, theo ông thì đấy là những kẻ chẳng được tích sự gì. Các trí thức hóa ra cũng là những người bất lực nốt. Trong nhiệm kỳ thứ hai ông quyết định dành nhiều công sức hơn cho lĩnh vực đối ngoại, cố gắng dùng thành tích trong lĩnh vực này nhằm trám lại những lỗ hổng uy tín quá lớn trong lĩnh vực kinh tế. Tâm trạng của giới trí thức nửa vời – không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn rộng hơn – trong giai đoạn này thì như thế nào? Có thể họ đã ngộ ra rằng chính sách cải cách không phải là một việc đơn giản? Rằng họ không có kiến thức về hiện tình của đất nước? Rằng cần phải suy nghĩ một một cách nghiêm túc và sâu sắc, phải tìm kiếm, biến mình thành những người nghiên cứu xã hội? Không có gì như thế cả. Giới trí thức nửa mùa đã không còn là nửa mùa nếu họ có khả năng làm như thế. Tự phân tích không phải công việc phù hợp với họ. Họ có những phản ứng hoàn toàn khác – đơn giản, cứng nhắc và rất kiên quyết nữa. Đấy cũng là đặc trưng của hệ thống tư duy của cả giai tầng này. Trí thức nửa mùa bắt đầu thuyết phục dư luận xã hội rằng tất cả là do lỗi của Gorbachev, rằng những lời cố vấn mà họ đưa ra hoàn toàn chẳng có vai trò gì. Và cả giai tầng này lập tức quay lưng lại với Gorbachev. Sau đó, cũng lại vẫn theo tinh thần của trí thức nửa mùa; họ lao ngay lên một nấc thang cấp tiến mới. Từ quan niệm đơn giản về cải cách và sự kiên quyết của mình, họ đòi: cần phải đập tan “toàn bộ hệ thống”. Chỉ có thế mới ăn thua. Họ lại cảm thấy mọi thứ cực kỳ đơn giản – chỉ cần kiên quyết hơn, “phá đến tận gốc” là xong. Đúng lúc đó trên sân khấu chính trị xuất hiện thêm một người còn đóng vai trò xúc tác mạnh mẽ hơn đối với năng lực chính trị và cải cách của giới trí thức nửa mùa, đấy là B. Yelsin. Sau những lời khẩn cầu về việc “minh oan về mặt chính trị” bất thành tại Hội nghị Đảng lần thứ XIX (1988), ông ta, một người đã hoàn toàn li khai với Đảng và hệ thống cũ, cần những cuộc cải cách theo xu hướng đập tan tất cả ngay lập tức. Tôi nghĩ đấy là do không chỉ vì ông ta tin rằng hệ thống cũ và Đảng không có khả năng giải quyết được những vấn đề của đất nước (những vấn đề quả là to lớn và đã tích tụ trong hàng chục năm hoạt động của hệ thống và Đảng) mà còn vì sau khi đoạn tuyệt, hệ thống và Đảng đã trở thành kẻ thù nguy hiểm của ông ta. Vì những tổ chức đó có thể phản kích, muốn cho Yeltsin sống sót về mặt chính trị thì cả Đảng lẫn hệ thống đều phải bị đập tan. Ai có thể soạn thảo và thực hiện một kế hoạch như thế? Chỉ có một lực lượng duy nhất, đấy là giới trí thức nửa mùa, sau giai đoạn kết hợp ngắn ngủi với Gorbachev, đã trở thành cấp tiến hơn. Việc phá huỷ toàn bộ đất nước hoàn toàn phù hợp với trình độ tri thức và quan điểm của họ. Họ không nghi ngờ gì – cũng như khi cố vấn cho Gorbachev – rằng mọi việc sẽ kết thúc một cách tốt đẹp nhất. Tầm hiểu biết không cho phép họ nghi ngờ. Xin nhớ lại không khí cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Trí thức nửa mùa giành được quyền lực một cách cực kỳ nhanh chóng, họ nắm trong tay nhiều toà báo, nhiều kênh truyền hình, đài phát thanh. Họ – đấy là nói về Moskva – thường xuyên tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình, đưa một loạt diễn giả bốc lửa và cuối cùng đã làm chủ được công luận. Không khí thật là phấn khởi và tự tin: nếu chúng ta đập tan được “chế độ toàn trị” thì trong cái mũ này sẽ có những gì? Chỉ cần thực hiện xong những cuộc cải cách mang tính khai phóng – trong kinh tế và chính trị – thì sẽ có gấp đôi, đúng không? Chỉ có sự ngu dốt một cách cùng cực và con đẻ của nó là sự đơn giản hóa tối đa mới có thể dẫn đến thái độ lạc quan vô căn cứ như thế mà thôi. Mà đây chính là dấu hiệu cha truyền con nối của trí thức nửa mùa. Họ tỏ ra hân hoan và đưa ra những lời tiên tri, họ cố gắng làm cho người khác cũng nhiễm những hy vọng thiếu căn cứ, cứ như là ngay ngày mai chúng ta sẽ sống như ở Mĩ hay ít nhất thì cũng như Thụy Điển vậy. Chính họ chứ không phải tầng lớp hay nhóm xã hội nào khác. Còn đa số dân chúng thì tỏ ra thận trọng, lo lắng.

Dưới trào Yeltsin (đặc biệt là giai đoạn đầu) trí thức nửa mùa phát triển hết cỡ. Có một quy luật với rất ít ngoại lệ: ý định cải cách càng vĩ đại thì càng có nhiều người tự tin và ít hiểu biết sẵn sàng thực hiện nó. Công việc như thế thường làm cho những người nghiêm túc, có suy nghĩ tỏ ra thận trọng, chứ không hấp dẫn được họ. Thậm chí đơn giản là làm cho họ sợ nữa. Đấy chính là điều đã xảy ra ở nước Nga vào đầu những năm 1990. Cái nhóm tiến hành công việc cải cách ấy gồm những ai? Cho đến nay, người ta đã viết hàng núi sách khác nhau đủ loại về nhóm người này. Nhưng dù sao giữa hàng loạt đặc điểm được nêu ra vẫn có một sự tương đồng. Đấy chính là những đặc điểm của giới trí thức nửa mùa. Thứ nhất, tất cả mọi người đều ghi nhận sự tự tin vô tiền khoáng hậu của nhóm những nhà cải cách-cấp tiến vào sức mạnh và khả năng của mình. Nói chung, dĩ nhiên đấy không phải là một phẩm chất xấu, nhưng khi chủ nhân của nó bắt tay cải tạo một đất nước cực kỳ to lớn và cực kỳ phức tạp thì nó đã trở thành chỉ dấu của sự kém hiểu biết, thiếu kinh nghiệm, thiếu suy nghĩ, đầy nguy hiểm và thật đáng sợ. Thứ hai, chả lẽ sự tự tin mà vốn hiểu biết lại cực kỳ nghèo nàn không phải là đặc trưng thường gặp ở giới trí thức nửa mùa hay sao? Thực ra đây là những thanh niên, những người mới hôm qua còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, kinh nghiệm sống, chưa nói kiến thức chuyên môn, chẳng có bao nhiêu. Thứ ba, tốc độ và sự quyết liệt của các cuộc cải cách cũng chứng tỏ rằng đấy là những người kém hiểu biết, nếu hiểu biết họ đã không làm như thế. Đúng là trong số những nhà cải cách cấp tiến có những người “không còn trẻ”. Nhưng thật ra không nhiều. Sẽ lầm to khi cho rằng trí thức nửa vời không tìm cách luồn lách để trở thành tiến sĩ, giáo sư, viện sĩ, v.v… Tác giả những dòng này, người đã làm trong lĩnh vực khoa học xã hội trong một thời gian dài, rất thường được nhìn thấy “những kẻ hay chữ lỏng” tự tin với các học hàm học vị cao nhất. Mà tất cả những người có dính líu đến lĩnh vực này đều nhìn thấy – chỗ nào chả có mặt họ. Trong quan hệ của mình với đám người này, dĩ nhiên là Yeltsin đã lặp lại đúng con đường của Gorbachev. Ông đã nhanh chóng nhận ra bản chất của những nhà cải cách qúa tự tin. Ông cũng quay lưng với họ sau khi giải tán chính phủ Gaidar và thay bằng chính phủ của Trenomyrdyn. Không thể không nhớ lại làn sóng giận dữ và bất bình nhân sự kiện này trong phe hữu, nơi tập trung nhóm trí thức nửa mùa quyết liệt nhất. Trong hàng trăm bài báo, bài bình luận trên truyền hình và những bài phát biểu khác, những người cánh hữu kêu ầm lên về cái sự gần như là phản bội của Yeltsin đối với sự nghiệp cải cách. Tác giả những dòng này hoàn toàn không phải là người ủng hộ và sùng bái Yeltin, ngược lại là khác. Nhưng tôi không tán thành những lời kết án được những người cánh hữu coi là chuẩn mực, coi là có giá trị như một tiền đề lịch sử.

Sau khi thấy kết quả đầy tai hoạ của “liệu pháp sốc”, Yeltsin còn biết làm gì ngoài việc quay lưng lại với những nhà cải cách-cấp tiến? Bởi vì khởi kỳ thủy các nhà cải cách này đã vẽ ra viễn tượng cực kỳ xán lạn. Sau khi khởi động cuộc cải cách, Gaidar dự đoán rằng sẽ có một giai đoạn suy giảm sản xuất, giá sẽ tăng không đáng kể – từ 70 đến 200% – còn sau đó tình hình sẽ nhanh chóng ổn định và kinh tế sẽ phát triển. Kết quả? Tất cả những gì có thể đổ vỡ đều đã đổ vỡ hết. Giá cả gia tăng không phải từng đó mà là hàng ngàn lần! Sản xuất lâm vào tình trạng phá sản. Thất nghiệp cao khủng khiếp. Cả Chiến tranh thế giới I lẫn Chiến tranh thế giới II đều không đưa được nước Nga vào tình trạng khủng hoảng như những cuộc cải cách đó! Cần phải đặt câu hỏi: chính khách nào còn tin vào những kẻ đã gây ra thảm hoạ như thế? Trên thế giới này không có một kẻ nào điên đến mức như vậy. Xin nói thêm vài lời nữa. Tác giả vẫn còn nhớ bài phát biểu đầy tức giận của Gaidar trên vô tuyến sau khi ông ta bị Yeltsin bãi nhiệm. Lúc đó ông ta đã cay đắng nhận xét rằng trong tình hình tuyệt vọng người ta mới cần đến ông, còn khi đã ổn định thì cho ra rìa (tôi nhớ chính xác ý của bài phát biểu là như thế). Đấy là gì: không muốn nhìn thẳng vào sự thật? Cố gắng cứu vớt uy tín? Hay là mánh khoé nữa của một chính khách đang tự cứu mình? Có thể. Nhưng tôi cho rằng, đặc biệt là dưới ánh sáng của đề tài đang được thảo luận, ở đây có một cái gì đó hoàn toàn khác và nghiêm túc hơn nhiều. Đây lại là thêm một biểu hiện nữa của sự vô năng cố hữu của giới trí thức nửa mùa trong việc tự phân tích với tinh thần phê phán. Sự vô năng là do kiến thức nửa vời và góc nhìn hạn hẹp. Như ta thấy, Gaidar đã thực sự tin (và hiện vẫn còn tin) rằng ông ta và những người cùng hội cùng thuyền với mình đã làm đúng. Còn kết quả không được như ý là do bị người ta cản trở. Trong đó có cả vị Tổng thống “đã quay lưng” lại với họ. Một sự kiện đáng ghi nhận: sau đó một loạt các nhà cải cách-cấp tiến đã hứa với công luận rằng sẽ phân tích sai lầm của chính mình. Cố gắng đầy tai tiếng trong việc xuất bản một tác phẩm viết về các cuộc cải cách, năm vị “sư phụ cải cách” nổi danh nhất đứng đầu là Trubais đã nhận được một khoản nhuận bút cao chưa từng thấy từ một đại gia, cuốn sách có trách nhiệm rọi “luồng ánh sáng” của tư duy phê phán như đã hứa hẹn vào những gì họ đã làm. Nhưng không thấy “luồng ánh sáng” nào cả. Vì sao? Vì biết bao nhiêu lời chỉ trích đã được nói lên từ tất cả mọi phía rồi! Dù là chỉ để tách gạo ra khỏi trấu (theo như những nhà cải cách-cấp tiến quan niệm) thì đáng ra người ta phải làm cái việc tự phân tích và xem xét những sai lầm từ lâu rồi. Tất cả các lực lượng chính trị đều sử dụng những biện pháp như thế. Tác giả cho rằng mình biết cách giải thích điều bí ẩn này. Vấn đề hoàn toàn có thể là các nhà cải cách-cấp tiến thực sự không nhận ra rằng họ đã làm không đúng. Với kiểu người của họ, với sự hỗn hợp giữa thái độ tự tin và thiếu kiến thức như thế, đơn giản là họ không thể nhận ra điều đó. Còn khi hứa xem xét những sai lầm của chính mình là họ cố tình đánh lừa, cố tình tạo ra hình ảnh một lực lượng chính trị nghiêm túc và có trách nhiệm, có khả năng tư duy lại quá khứ và như vậy là nhằm nâng cao hiệu quả chính sách của mình trong tương lai. Tác giả nhắm đến ba mục tiêu khi viết bài báo này. Thứ nhất, mục đích chung nhất là góp phần làm sáng tỏ sự kiện là phân bố lực lượng chính trị-xã hội mà chúng ta đã quen trong hàng chục năm, trong giai đoạn tiếp nối đầy tai ương giữa những năm 1980-1990 đã và vẫn không hoàn toàn là cách phân bố mà theo thói quen ta từng tưởng tượng. Tầng lớp trí thức mà ta tưởng là một tác nhân mạnh mẽ cho những biến đổi xã hội trên thực tế đã không phải là như thế. Nhân danh nó, giới trí thức nửa mùa, giống trí thức thực sự ở cái mẽ bên ngoài, đã nhảy lên sân khấu. Trên thực tế, đây là lực lượng cực kỳ thiển cận về mặt chính trị, họ sẵn sàng ra tay không phải vì hiểu được thực tế mà là do tự đánh giá mình quá cao. Nhân chuyện này tôi muốn quay lại với định nghĩa về giới trí thức. Người ta nói nhiều đến định nghĩa này đúng vào lúc giới trí thức nửa mùa bắt đầu ngoi lên. Giới trí thức nửa mùa đã đưa cuộc thảo luận đến kết luận rằng trí thức là người thiết tha với quyền lợi xã hội, chứ không phải quyền lợi cá nhân hạn hẹp, và tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh xã hội. Cách nhấn giọng như thế là có thể hiểu được. Nó ngầm kêu gọi ủng hộ giới trí thức nửa mùa vùng lên chống lại hệ thống, tiến hành đập tan hệ thống. Nhưng xin suy nghĩ thêm về định nghĩa này. “Thiết tha với quyền lợi xã hội” có phải là người trí thức không? Thế thì Hitler cũng được coi là người trí thức: hắn chả “thiết tha” đấy ư! Không, “thiết tha” không thể là tiêu chí được, tiêu chí phải là phẩm chất của cách tiếp cận với các vấn đề xã hội. Kiểu người, phương pháp tư duy, tính nghiêm túc, chiều sâu, trách nhiệm trước các hành động (nó còn là tính đạo đức nữa), kiến thức rộng do lao động miệt mài mà có. Và có thể không phải là vô tình mà người trí thức, tầng lớp trí thức lúc đó đã không được giải thích theo cách đó. Tác giả hoàn toàn không nhớ một trường hợp nào như thế. Nếu có thì giới trí thức nửa mùa đã lập tức bị đẩy ra khỏi tầng lớp trí thức, một giai tầng có uy tín của xã hội, ngay từ lúc đó. Trí thức nửa mùa mang danh trí thức là một hiện tượng cực kỳ nguy hiểm, chứa đầy tai ương. Khi họ làm những công việc bình thường thì tai hoạ không phải là lớn (mặc dù dĩ nhiên là vẫn có: kém hiểu biết bao giờ cũng kéo theo hậu quả tiêu cực). Nhưng khi trí thức nửa mùa bắt tay vào làm việc lớn (đúng hơn là kiên quyết giành lấy vì thái độ tự tin của mình) thì tai hoạ là không thể tránh khỏi. Mục đích thứ hai – góp phần, trong chừng mực có thể (tác giả không có chút ảo tưởng nào về khả năng này), để giới trí thức nửa mùa không thể tạo ra được ảnh hưởng trong lĩnh vực chính trị như trước đây được nữa. Mười năm vừa qua đã làm giới này rúng động một cách mãnh liệt nhất, nó đã yếu đi nhiều, đa phần đã “tan đàn sẻ nghé”, chuyển sang những mối bận tâm khác và sử dụng những khả năng khác. Nhưng không được đánh giá thấp “khả năng quay về” đỉnh cao quyền lực chính trị của giới trí thức nửa mùa. Dù chỉ là vì một nhóm, sau khi đã leo lên hồi cuối những năm 1980 – đầu những năm 1990 đang tìm mọi cách bám trụ, đã trở thành xu hướng hữu và cực hữu. Dĩ nhiên là trí thức nửa mùa đang và sẽ còn cố gắng thôi miên xã hội rằng họ biết cách giải quyết tất cả mọi vấn đề. Họ đang nói và còn tiếp tục nói một cách tự tin và xấc xược (hơn nữa, xin nhắc lại, chính họ – đúng hơn là nhiều người trong số họ – tin vào khả năng và sự đúng đắn của mình). Chỉ cần một phần dân chúng tin họ thì đấy sẽ là bi kịch không thể nào sửa chữa được. Nhưng nếu cuối cùng điều đó vẫn xảy ra thì rõ ràng số kiếp của chúng ta đáng phải như thế. Một xã hội, sau khi đã trải qua những thử thách khốc liệt nhất, không rút ra được bài học thì đừng hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Mục đích thứ ba – bảo vệ giới trí thức chân chính. Giúp rửa vết nhục trách nhiệm về những điều đã xảy ra với Tổ quốc ta trong quá khứ. Tầng lớp này, đáng tiếc còn quá ít, nhất là trên nền của giới trí thức nửa mùa, đã và tiếp tục làm những công việc quan trọng sống còn của đất nước. Bất cứ ở đâu, khi đem áp dụng kiến thức, sự nhẫn nại và cố gắng, họ cũng đều đạt đến nhận thức khách quan, đến nguyên nhân thật sự của tất cả các tiến trình và hiện tượng. Thật đáng tiếc là trong sự nghiệp cải cách, giới trí thức chân chính của chúng ta đã gần như bị giới trí thức nửa mùa say máu đỏ đen và xấc láo đẩy ra ngoài. Rất muốn tin rằng giới trí thức chân chính một lần nữa sẽ quay trở về với vai trò lịch sử của mình./.

Nguồn: Tư tưởng tự do thế kỷ XXI, số 10, năm 2002, trang 27.
Đã đăng trong tập tiểu luận Về trí thức Nga, Nhà xuất bản trí thức, Hà Nội, 2009.
© Phạm Nguyên Trường (Bản tiếng Việt)
_______________
Chú thích:
[1] Kliuchevski V. O. (1841-1911), nhà sử học nổi tiếng người Nga.
[2] Solovjov S. M (1820-1879), nhà sử học người Nga, Hiệu trưởng trường Đại học Tổng hợp Moskva từ năm 1871 đến năm 1877

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lại thêm rối mù về cái nhà ông F.Oleshuk Iu này nữa. Nếu ông cho Hitle không phải trí thức thì những nhà khoa học Đức Quốc xã đang đi theo một thằng ngu hay sao? Những nhà khoa học ấy có phải trí thức không? Bởi vậy việc nhầm lẫn khái niệm tri thức với những gía trị đạo đức và lương tâm là một cách hiểu sai. Có người còn cho rằng tri thức là khái niệm xuất hiện ở đầu thế kỷ XX (!?). Vậy trước đó nhân loại toàn những thằng ngu hay sao? Không có trí thức làm sao văn minh nhân loại phát triển đến thế kỷ XX để con người nói về nó. Đúng là vớ vẩn!.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra theo DaiThuc nghĩ,

Trí thức là hiểu biết! Một người có tri thức là người có hiểu biết. Tức là người có khả năng đánh giá các khía cạnh của cuộc sống xung quanh theo tư duy của họ.

Còn cái từ trí thức mà người ta thường dùng trên báo chí hay văn bản thì nghĩa của nó hơi khác: Là những người có trí tuệ và trình độ hiểu biết "cao" trong tư duy ở một hay nhiều lĩnh vực nào đó.

Tự thấy mình cũng đc xếp vào diện tri thức mà cũng chưa hiểu lắm, hehe

Share this post


Link to post
Share on other sites
  On 2/20/2012 at 19:51, 'DaiThuc' said:

Thực ra theo DaiThuc nghĩ,

Trí thức là hiểu biết! Một người có tri thức là người có hiểu biết. Tức là người có khả năng đánh giá các khía cạnh của cuộc sống xung quanh theo tư duy của họ.

Còn cái từ trí thức mà người ta thường dùng trên báo chí hay văn bản thì nghĩa của nó hơi khác: Là những người có trí tuệ và trình độ hiểu biết "cao" trong tư duy ở một hay nhiều lĩnh vực nào đó.

Tự thấy mình cũng đc xếp vào diện tri thức mà cũng chưa hiểu lắm, hehe

Nhìn chung tôi thấy ý niệm về trí thức của Đại Thúc còn hơn nhiều những tay "Trí thức nửa mùa" nói về trí thức đăng trên các báo mạng từ trước đến nay. Xem họ nói mà tức anh ách.

Chúng ta thử đặt một câu hỏi là làm rõ vấn đề ngay: Vào thời đồ đá trong lịch sử văn minh nhân loại thì nhân loại có trí thức không?

Bởi vậy Việt sử 5000 năm văn hiến nói mãi mà quá ít người hiểu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hai câu đối xưa trên cổng đền Ngọc Sơn thật phù hợp với sự Khai sáng của Châu Âu, hay "khai dân trí" của cụ Phan Chu Trinh:

Giúp người cái chính là mở đường cho người ta đi

Cứu đời đường lối là làm tỏ lẽ đời cho người ta hiểu

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay