futureprecedor

Hội viên
  • Số nội dung

    60
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Danh tiếng Cộng đồng

9 Neutral

About futureprecedor

  • Rank
    Mới gia nhập
  • Birthday 05/05/1975

Contact Methods

  • Website URL
    http://futureprecedor.blogspot.com/

Thông tin cá nhân

  • Sở thích
    Tree, Music, ttl
  1. Hiii, lang thang cho no' dzui. Tks langbavibo!
  2. Cháu chào bác! Cháu thấy việc đi tìm 1 lý thuyết thống nhất khó như việc đi tìm hạt của chúa. Chắc nó chỉ có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng. Bản thân một câu chuyện thần thoại nó đã phủ nhận định lý của hệ tự quy chiếu. 1 câu chuyện thần thoại là không có thật Nhưng 1 câu chuyện thần thoại lại có ảnh hưởng to lớn và sâu sắc tới đời sống thật của 1 dân tộc. Về ý kiến của bác , trên quan điểm cá nhân cháu cũng đồng ý với bác bởi tự bản thân cháu chiêm nghiệm (cũng có thể sai) ra 1 điều là: Đỉnh cao của khoa học DUY VẬT sẽ là DUY TÂM. Duy Tâm không gì khác là khoa Thần Linh Học là sản phẩm Tuyệt Hảo của văn hóa Phương Đông mà cái nôi của nó ở lưu vực sông Dương Tử.
  3. Về bài giảng của Stephen Hawking: “GÖDEL & SỰ KẾT THÚC CỦA VẬT LÝ” (nguồn: http://vietsciences.free.fr/timhieu/trietly-giaoduc/vebaigiangHawkingGodel.htm) Vietsciences- Phạm Việt Hưng 29/01/2012 Những bài cùng tác giả Những bài cùng đề tài Năm 2002, Stephen Hawking công bố bài giảng ““Gödel & The End of Physics”[1] (Gödel & sự kết thúc của vật lý), thể hiện một sự thay đổi mang tính cách mạng trong nhận thức của ông về “Lý thuyết Cuối cùng” (Final Theory) của vật lý học, khác xa với những gì ông đã trình bầy trong cuốn “Lược sử thời gian”[2] 11 năm trước. Thật ngạc nhiên khi thấy một bài giảng quan trọng như thế mà đến nay dường như vẫn chưa được nhắc đến trên sách báo tiếng Việt. Nếu đây là một lỗ hổng lớn về thông tin thì bài báo này là một cố gắng bù lấp lỗ hổng đó. Công việc này đòi hỏi phải có một cái nhìn toàn cảnh đối với tham vọng của vật lý học nói riêng và khoa học nói chung, qua đó nhận thấy một nghịch cảnh: tham vọng của nhận thức là vô hạn trong khi khả năng nhận thức là có hạn. Đó là một mâu thuẫn lớn của nhận thức. 1* Mâu thuẫn lớn của nhận thức: Năm 2000, khi tìm hiểu Hệ tiên đề Hilbert, tôi phát hiện ra một sự thật khó tin: Số tiên đề được công bố trên các tài liệu khoa học không thống nhất với nhau, mặc dù các tài liệu này đều thuộc loại hàn lâm kinh điển. Thậm chí có tài liệu nói mập mờ có “khoảng 19 tiên đề”, hoặc “khoảng 30 tiên đề”. Tôi đã viết thư thông báo tình hình không thể chấp nhận đó cho một số nhà toán học trên thế giới biết, và nhận được nhiều hồi âm đáng suy nghĩ. Chẳng hạn, giáo sư Edmund Robertson, một chuyên gia về lịch sử toán học tại Đại học St.Andrew ở Anh, tỏ ra ngạc nhiên, nói: “Tôi luôn luôn tin rằng Hilbert nêu lên 21 tiên đề. Tôi không hiểu tại sao những nguồn khác mà ông trích dẫn lại đưa ra số tiên đề khác biệt…”, trong khi giáo sư Giuseppe Longo tại École Normale Supérieure ở Pháp thể hiện một sự hoài nghi: “Trong công trình của Hilbert, không có một cấu trúc có chủ định và mang tính nền tảng nào để chúng ta có thể kiểm tra tính đầy đủ…”. Thực ra, như tôi đã trình bầy trong một bài báo[3] trước đây, Hệ tiên đề Hilbert có 20 tiên đề và không phải là một hệ tiên đề hoàn hảo, vì chưa chứng minh được tính đầy đủ. Ngay cả khi chứng minh được tính đầy đủ, nó vẫn không thể được coi là hoàn hảo, vì chứng minh vẫn dựa vào Số học, nhưng bản thân Số học cũng không hoàn hảo – không có cách nào chứng minh Số học là đầy đủ và phi mâu thuẫn. Câu chuyện trên chỉ là một trong số rất nhiều sự kiện logic nói lên rằng nhận thức là có hạn: lý lẽ không bao giờ có thể đi tới cùng kỳ lý – không tồn tại bất kỳ một lý thuyết nào có thể coi là lý thuyết cuối cùng, theo nghĩa là sau nó không cần có một lý thuyết nào khác giải thích thêm. Điều này là hệ quả tất yếu của Định lý Bất toàn (Theorem of Incompleteness) do Kurt Gödel công bố năm 1931. Nhưng trớ trêu thay, việc tìm kiếm một lý thuyết cuối cùng dường như là một khát vọng bản năng của khoa học. Khát vọng này đóng vai trò tích cực khi nó làm chất men kích thích sáng tạo, nhưng lại trở thành tiêu cực khi nó dẫn khoa học vào những cuộc phiêu lưu không tưởng. Hiểu rõ điều này hơn ai hết, Gödel nhắc nhở chúng ta: “Ý nghĩa của thế giới là ở chỗ biết phân biệt ước muốn với hiện thực”. Thời trung cổ, các nhà giả kim thuật (alchemist) đã từng khổ công tìm kiếm “vật chất linh diệu” (catholick matter) – một dạng vật chất duy nhất vô hình có thể chắt lọc thành bất cứ dạng vật chất nào nhìn thấy. Ngay một nhà khoa học vĩ đại như Isaac Newton, trong khi đã trở thành đại diện của nền khoa học mới trong thế kỷ 17, vẫn đứng một chân trong thế giới quan cũ – ông cũng tin vào sự tồn tại của “vật chất linh diệu” và từng mất công tìm kiếm nó. Nhưng rốt cuộc, “vật chất linh diệu” chỉ là một giấc mơ hão huyền. Vật lý học trong mấy chục năm qua đang dồn mọi nỗ lực vào việc tìm kiếm Lý thuyết Cuối cùng, hay còn gọi là “Lý thuyết về mọi thứ”, gọi tắt là TOE (Theory of Everything). Sẽ không quá cường điệu khi nói rằng “hạt giống TOE” thực ra đã “nẩy mầm” từ hơn 2500 năm trước, khi Pythagore nêu lên tư tưởng cho rằng mọi bí mật của vũ trụ nằm trong các con số – “giải mã” được các con số thì sẽ khám phá ra mọi bí mật của vũ trụ. Nói theo ngôn ngữ hiện đại: nếu xây dựng được một mô hình toán học thâu tóm đầy đủ những quy luật cơ bản của tự nhiên thì sẽ giải thích được mọi hiện tượng tự nhiên. Tư tưởng này thống trị khoa học trong suốt mấy ngàn năm qua, tạo nên một xu hướng được gọi là chủ nghĩa Pythagore (Pythagoreanism). Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa này không chỉ bao gồm những môn đệ trực tiếp của Pythagore, mà bao gồm tất cả những ai chủ trương mô tả hiện thực thông qua mô hình toán học. Với cách hiểu này, René Descartes phải được xem như một Pythagorean[4] vĩ đại, vì đã tìm ra phương pháp đại số hoá hình học, cho phép quy trình hoá lời giải của nhiều bài toán hình học phức tạp mà trước đó đòi hỏi phải có một trực giác nhậy bén mới giải được. Điều này tạo ra một niềm lạc quan chưa từng có trong việc sử dụng toán học để giải thích mọi hiện tượng tự nhiên. Đó là tiền đề dẫn tới sự bùng nổ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong các thế kỷ 17, 18, 19, làm thay đổi tận gốc bộ mặt của nền văn minh. Trong cuộc cách mạng đó, lần đầu tiên khoa học tìm thấy một TOE cho phép giải thích được hầu hết mọi hiện tượng vật lý quan sát được cho tới cuối thế kỷ 19, đó là Cơ học Newton. Trước vẻ đẹp kỳ vĩ ôm bọc lấy vũ trụ của lý thuyết này, nhà toán học lỗi lạc Louis Lagrange đã phải thốt lên rằng Newton là nhà khoa học vĩ đại nhất và cũng may mắn nhất, vì đã tìm ra một hệ thống lý thuyết hoàn hảo mô tả toàn bộ vũ trụ mà không ai có thể tìm ra một hệ thống nào khác nữa. Vũ trụ của Newton tuân thủ những định luật chặt chẽ, chính xác như một chiếc đồng hồ, được gọi là “đồng hồ Newton” (Newtonian clock). Do đó, với chiếc đồng hồ này, khoa học có thể tiên đoán bất kỳ một trạng thái nào của vũ trụ trong quá khứ hoặc tương lai, miễn là biết trạng thái của nó tại một thời điểm cho trước. Đó chính là Quyết định luận Laplace (Laplace’s Determinism), ra đời trong khoảng đầu thế kỷ 19, có thể xem như sự phát triển tột cùng của chủ nghĩa Pythagore. Nếu khả năng quan sát của khoa học mãi mãi bị giới hạn trong không-thời-gian thông thường (kích thước thông thường và tốc độ thông thường) thì Cơ học Newton có thể đã là một lý thuyết cuối cùng của khoa học. Nhưng… Dường như Bà Mẹ Tự Nhiên (The Mother Nature) không muốn những đứa con của Trái Đất sống trong ảo tưởng nên đã bất ngờ để cho khoa học thế kỷ 20 rơi vào khủng hoảng: “Theo những trải nghiệm của những người hiện còn sống, thế kỷ 20 đã có ít nhất 3 cuộc khủng khoảng nghiêm trọng, trong đó có 2 cuộc khủng hoảng về vật lý, được gọi là khủng hoảng về nhận thức, đó là việc khám phá ra thuyết tương đối và lý thuyết lượng tử. Cuộc khủng hoảng thứ ba xẩy ra trong toán học”[5], đó là nhận định của John von Newman, một trong những cha đẻ của computer. Cuộc khủng hoảng thứ ba là cuộc khủng hoảng nghịch lý đe doạ làm sụp đổ toà lâu đài toán học, nơi xưa nay vốn được coi là ngôi đền thiêng của khoa học, bởi ở đó không có chỗ cho những mâu thuẫn nghịch lý. Nhưng rốt cuộc, nghịch lý đã xuất hiện ngay từ trong nền móng của toà lâu đài đó. Nhu cầu sống còn của toán học buộc các nhà toán học tài ba nhất lao vào ứng cứu và sửa chữa toán học. Đó là lý do ra đời Chủ nghĩa toán học hình thức, với mục tiêu là xây dựng lại toán học, tạo ra một hệ thống toán học tuyệt đối phi mâu thuẫn. Hệ tiên đề Hilbert chỉ là một thử nghiệm nhỏ trong hàng loạt nhiệm vụ to lớn mà chủ nghĩa hình thức đề ra. Bất chấp sự chống đối mạnh mẽ từ phía những người nhìn xa trông rộng như Henri Poincaré, chủ nghĩa hình thức đã càn quét khắp lục địa Âu Châu đầu thế kỷ 20, rồi lan ra khắp thế giới trong nửa sau thế kỷ 20, để rồi suy yếu dần trong hai thập kỷ cuối thế kỷ 20, khi nhân loại bắt đầu bừng tỉnh để nhận ra ý nghĩa sâu xa của Định lý Gödel. Thật lạ lùng khi biết rằng Định lý Gödel ra đời từ năm 1931 nhưng mãi đến những năm cuối thế kỷ 20 nó mới được đem ra bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn khoa học tại các quốc gia phát triển nhất, cứ như nó mới ra đời vậy. Điều này nói lên rằng nhân loại dường như nhận thức được ý nghĩa của định lý này quá muộn. Bằng chứng là nhiều nhà khoa học hoạt động trong phạm vi toán-lý mãi đến gần đây mới được biết đến sự tồn tại của một định lý cực kỳ quan trọng như Định lý Gödel. Nhưng muộn còn hơn không bao giờ! Thật vậy, vào thời điểm bản lề chuyển từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, một hình ảnh đập vào mắt khi bước vào các hiệu sách ở Tây phương là mô hình Tam giác Penrose trên các trang bìa của nhiều cuốn sách như một minh hoạ cho Định lý Gödel. Người ta bàn về ý nghĩa của định lý này không chỉ trong phạm vi toán học, mà còn mở rộng sự phán xét của nó sang các lĩnh vực bên ngoài toán học: khoa học computer, khoa học về trí thông minh nhân tạo (AI), vật lý học, giáo dục học, thần kinh học, triết học về nhận thức, thậm chí cả xã hội học, kinh tế học và chính trị học. Điều đó có nghĩa là cuộc khủng hoảng toán học trong thế kỷ 20 phải chờ tới cuối thế kỷ mới tìm thấy lối thoát: Người ta bắt đầu vỡ nhẽ ra rằng Chủ nghĩa hình thức là một sai lầm, một ảo tưởng tìm thấy thiên đường nơi hạ giới, một thứ TOE của toán học! Toán học ngày nay đã từ bỏ chương trình tìm kiếm TOE, để quay về những bài toán có nội dung cụ thể. Điển hình như 7 bài toán thiên niên kỷ mà Viện Clay treo giải thưởng 1 triệu USD cho mỗi lời giải[6]. Liệu bài học của toán học có ý nghĩa gì đối với vật lý học hay không? Câu chuyện sau đây sẽ đưa ra một câu trả lời. 2* “Giấc mơ về một Lý thuyết Cuối cùng”: “Giấc mơ về một Lý thuyết Cuối cùng” (Dreams of a Final Theory) là tên một cuốn sách best-seller năm 1992 của Steven Weinberg, một trong ba nhà vật lý đoạt Giải Nobel năm 1979 vì công lao xây dựng nên Lý thuyết điện-từ-yếu. Tên gọi “Lý thuyết cuối cùng” hàm ý nếu nó thành công, vật lý được xem như hoàn thành nhiệm vụ, sau đó không còn lý thuyết lớn nào nữa. Tuy nhiên tư tưởng căn bản của nó là thống nhất: chứng minh mọi tương tác vật lý có một bản chất thống nhất – tìm ra Cái Một trong cái Đa Dạng của Tự Nhiên. Cũng vì thế, nó còn được gọi là “Lý thuyết về mọi thứ”, vì nó sẽ cho phép giải thích được “mọi thứ” của vật lý. Liệu có thể có một lý thuyết như thế không? Hãy nghe Steven Weinberg trình bầy quan điểm trong bài “A Unified Physics by 2050?” (Một Vật lý Thống nhất vào năm 2050?) trên Scientific American Tháng 12/1999: “Một trong các mục tiêu nguyên thuỷ của vật lý học là hiểu được tính đa dạng kỳ diệu của tự nhiên theo một cách thống nhất. Những thành tựu vĩ đại nhất trong quá khứ là những bước đi tiến tới mục tiêu này: cơ học trên trái đất thống nhất với cơ học thiên thể bởi Isaac Newton trong thế kỷ 17; quang học thống nhất với các lý thuyết về điện và từ bởi James Clerk Maxwell trong thế kỷ 19; hình học của không-thời-gian thống nhất với lý thuyết hấp dẫn bởi Albert Einstein trong những năm 1905 – 1916; hoá học thống nhất với vật lý nguyên tử thông qua việc phát minh ra cơ học lượng tử trong những năm 1920. Einstein đã hiến dâng 30 năm cuối đời cho việc tìm kiếm bất thành một “lý thuyết trường thống nhất” (unified field theory) nhằm hợp nhất thuyết tương đối tổng quát, lý thuyết của chính ông về không-thời-gian và hấp dẫn, với lý thuyết điện từ của Maxwell. Hiện nay tư tưởng thống nhất của vật lý đã đạt được nhiều tiến bộ hơn, nhưng theo một hướng khác. Lý thuyết hiện nay của chúng ta về các hạt cơ bản và lực, được gọi là Mô hình Tiêu chuẩn của vật lý hạt cơ bản, đã thống nhất thuyết điện từ với lý thuyết về tương tác yếu – lực chịu trách nhiệm để neutron và proton biến đổi thành nhau trong các quá trình phóng xạ và trên các ngôi sao. Mô hình Tiêu chuẩn cũng đưa ra những mô tả riêng biệt nhưng tương tự về tương tác mạnh – lực giữ các quark lại với nhau bên trong proton và neutron đồng thời giữ proton và neutron lại với nhau bên trong hạt nhân nguyên tử. Chúng ta đã có ý tưởng làm thế nào để lý thuyết tương tác mạnh có thể hợp nhất với lý thuyết về tương tác yếu và điện từ, thường được gọi là Lý thuyết Thống nhất Lớn (Grand Unification), nhưng điều này chỉ có thể thực hiện được nếu bao gồm cả lực hấp dẫn vào trong đó, mà như thế thì sẽ gặp những khó khăn nghiêm trọng. Chúng ta ngờ rằng sự khác biệt bên ngoài giữa các lực này hình thành bởi những sự kiện xẩy ra vào thời điểm rất sớm của big bang, nhưng chúng ta không thể nắm bắt được những chi tiết của lịch sử vũ trụ tại thời điểm sớm sủa đó mà không có một lý thuyết tốt hơn về lực hấp dẫn và các lực khác. Có một cơ may để công trình thống nhất vật lý được hoàn tất vào năm 2050, nhưng chúng ta không thể tự tin vào điều đó”. Nghĩa là theo Weinberg, Lý thuyết Cuối cùng là một chân lý tồn tại ở cuối cuộc hành trình của vật lý học. Con đường dẫn tới chân lý đó là đúng đắn và tất yếu, mặc dù không thể dự đoán chính xác bao giờ sẽ đạt tới đó. Rất nhiều khó khăn kỹ thuật đang chờ ở phía trước, nhưng những khó khăn đó không thể lay chuyển niềm tin vào sự tồn tại của chân lý cuối cùng. Weinberg nói: “Không thể nói bao giờ thì những khó khăn này sẽ được vượt qua. Chúng có thể được giải quyết trong một báo cáo công bố vào ngày mai bởi một nhà lý thuyết trẻ nào đó. Cũng có thể đến năm 2050 hay thậm chí 2150 chúng vẫn chưa được giải quyết. Nhưng khi chúng được giải quyết, thậm chí dù chúng ta không thực hiện được những thí nghiệm ở mức năng lượng 1016 GeV hoặc không thể nhìn vào những chiều cao hơn, chúng ta sẽ không có bất kỳ một chút băn khoăn lo lắng nào trong việc thừa nhận chân lý của lý thuyết thống nhất”. Có nghĩa là dù có tìm ra Lý thuyết Cuối cùng hay không thì chân lý của lý thuyết ấy vẫn cứ tồn tại một cách khách quan, độc lập với con người. “Steven Weinberg tin rằng Lý thuyết Cuối cùng đang tồn tại ở ngoài kia – như Cực Bắc của Trái Đất vậy – ngay cả khi chúng ta chẳng bao giờ tìm ra lý thuyết đó”, đó là ý kiến của ký giả khoa học Tim Radford trên tờ Guardian ở Anh ngày 08/07/2011. Dù Weinberg có lúc thể hiện những suy tư triết học thâm trầm, chẳng hạn ông nói đại ý rằng Lý thuyết Cuối cùng không phải là sự kết thúc của vật lý, nhưng là sự kết thúc của một kiểu vật lý nhất định, hoặc vũ trụ càng có thể hiểu được nhiều hơn thì lại càng có vẻ vô nghĩa hơn, … nhưng những triết lý đó vẫn không giấu được niềm tin của ông vào sự tồn tại của Lý thuyết Cuối cùng và tham vọng khám phá ra lý thuyết đó. Đó cũng là tham vọng của vật lý học hiện đại. Tham vọng này lớn đến nỗi nó bất chấp mọi khó khăn trở ngại hiện ra ngày càng rõ rệt, tiêu tốn những số tiền khổng lồ cho những máy gia tốc khổng lồ, và dường như không lúc nào dừng lại để đặt dấu hỏi liệu tham vọng này có phải là một cuộc phiêu lưu hay không. Ký giả Tim Radford viết: “Vật lý năng lượng cao là một lĩnh vực đang biến đổi rất nhanh, nhưng thế giới vẫn đang chờ đợi khám phá ra cái gì có thể là Lý thuyết Cuối cùng, trong khi luôn luôn giả định rằng con người đủ thông minh để nhận ra lý thuyết đó khi nhìn thấy nó, và thậm chí luôn luôn giả định rằng tồn tại một Lý thuyết Cuối cùng”. Dường như Tim Radford cố ý dùng chữ “giả định” để gợi ý rằng đó là cái có thể không tồn tại. Thật vậy, ông chất vấn: “Liệu có tồn tại một sự giải thích (một lý thuyết) không cần đến một sự giải thích nào khác hỗ trợ cho nó không?”. Đây là một câu hỏi mang dấu ấn Gödel rõ rệt, mặc dù Radford không hề nhắc tới Gödel. Phải chăng các nhà vật lý trong thế kỷ 20 không biết Định lý Gödel, hoặc biết mà không hiểu hết ý nghĩa của nó, nên đã để cho tham vọng của họ bùng nổ vô giới hạn, như Radford mô tả: “Đây là một vấn đề: những người cùng thời với Weinberg tại CERN bắt đầu nói về Lý thuyết Thống nhất Lớn vào những năm cuối 1970 và sau đó giới thiệu thuật ngữ Lý thuyết về Mọi thứ. Năm 1988 Stephen Hawking phát biểu một câu nói nổi tiếng rằng một ngày nào đó các nhà vật lý sẽ “biết được ý Chúa”. Leon Lederman viết một cuốn sách về một thực thể bí ẩn mà hiện nay đang được săn đuổi tại CERN và ông gọi nó là hạt của Chúa[7]”. Radford tỏ ra ngạc nhiên khi thấy cuốn “Giấc mơ về một Lý thuyết Cuối cùng” của Weinberg, mặc dù đã có gần 20 năm tuổi, nhưng vẫn được nhiều người hâm mộ. Tuy nhiên, theo Radford, có 3 lý do: Một, Weinberg có một văn phong trong sáng, hấp dẫn người đọc. Hai, câu hỏi Weinberg nêu lên vốn là câu hỏi của loài người trong suốt chiều dài của nền văn minh, ít nhất là trong 3000 năm qua: Tại sao thế giới lại tồn tại như nó đang tồn tại? Ai hoặc cái gì đã tạo ra nó theo cách như thế? Những câu hỏi phổ quát và vô thời gian như thế luôn luôn có sức hấp dẫn phổ quát và vô thời gian. Nhưng đó là những câu hỏi mang tính triết học nhiều hơn là khoa học. Lý do thứ ba mới thực sự là điều đáng nói. Radford viết: “Ba, lý do này là rõ ràng: cuốn sách vẫn hoàn toàn cập nhật, vì trong suốt 20 năm qua, không có bất cứ ai ở bất cứ đâu tiến gần tới một Lý thuyết Cuối cùng!”. Radford không thể nói rõ hơn, nhưng qua cách viết đó, người đọc có thể hiểu ngầm ý ông muốn nói Lý thuyết Cuối cùng đến nay vẫn chỉ là một giấc mơ thuần tuý, và vì nó không bao giờ biến thành sự thật nên nó tiếp tục kích thích mơ mộng, nếu không có tiếng chuông nào làm thức tỉnh vật lý học. Nhưng cuối cùng thì tiếng chuông đó đã vang lên. 3* Bài giảng của Hawking: Năm 1991, khi viết cuốn “Lược sử Thời gian”, Hawking tỏ ra rất thận trọng khi tiên đoán tương lai của Lý thuyết Thống nhất của vật lý. Nhưng rốt cuộc ông vẫn cho rằng trước sau vật lý sẽ tìm ra lý thuyết đó, thậm chí ngày huy hoàng đó không còn xa: “… hiện nay triển vọng để tìm ra một lý thuyết như thế rất sáng sủa bởi vì chúng ta đã biết về vũ trụ khá nhiều”, ông viết. Sau khi nhắc lại một phát biểu vội vã của Max Born năm 1928 rằng vật lý “sẽ kết thúc trong vòng 6 tháng”, Hawking nhấn mạnh: “Dẫu nói lên điều này, tôi vẫn tin rằng đã có nhiều cơ sở cho một niềm lạc quan thận trọng rằng chúng ta hiện nay đang ở gần giai đoạn cuối trên quá trình tìm ra những định luật cơ bản của thiên nhiên”. Phải chăng khi đó Hawking vẫn chưa hay biết gì về Định lý Gödel? Điều này thật khó tin, vậy chỉ có thể nghĩ rằng khi đó ông vẫn chưa thực sự thấm nhuần ý nghĩa sâu xa của định lý này. Nếu thấm nhuần Gödel, rằng “Giải thích mọi điều là bất khả”, thì chắc chắn Hawking không thể viết như sau: “Một lý thuyết thống nhất chặt chẽ và hoàn chỉnh chỉ mới là bước đầu: mục tiêu của chúng ta là một sự hiểu biết hoàn chỉnh về mọi sự cố chung quanh và về bản thân sự tồn tại của chúng ta”. Trong chương kết, mặc dù đã chỉ ra rằng Quyết định luận Laplace là không thể thực hiện được, rằng Cơ học lượng tử là một thách thức đối với tham vọng dự đoán chính xác các sự kiện của vật lý, v.v. Hawking vẫn hướng tới điểm tận cùng của trí tuệ: “Nếu chúng ta tìm được câu trả lời, thì đó là sự thắng lợi cuối cùng của trí tuệ con người – chúng ta sẽ biết được ý Chúa”. Tinh thần lạc quan này chỉ có thể nẩy sinh từ một niềm tin mạnh mẽ vào sự tồn tại của một Lý thuyết Cuối cùng (ý Chúa), và khả năng tìm ra lý thuyết ấy (khả năng “biết được ý Chúa”). Nhưng sau 11 năm, trong bài giảng “Gödel và sự kết thúc của vật lý”, chúng ta được chứng kiếm một Stephen Hawking đã khảng khái phủ nhận quan điểm của chính mình trong quá khứ. Đó là một nhân cách khoa học chân chính! Thật vậy: Ngay trong câu mở đầu bài giảng, Hawking đã đặt vấn đề “liệu chúng ta có thể đi bao xa trong cuộc tìm kiếm sự hiểu biết và tri thức”. Điều đó gián tiếp ngụ ý rằng nhận thức có giới hạn, và đó chính là tinh thần chủ yếu của Định lý Gödel. Ngay sau đó ông nêu lên một nghi vấn mà ông chưa từng đặt ra: “Liệu có bao giờ chúng ta tìm thấy một dạng thức đầy đủ của các định luật tự nhiên hay không?”. Một dạng thức đầy đủ, ông giải thích, là một tập hợp các quy tắc mà về nguyên tắc ít nhất sẽ cho phép chúng ta dự đoán được tương lai với độ chính xác tuỳ ý, nếu biết trạng thái của vũ trụ tại một thời điểm cho trước. Và ông đã trả lời: “Cho tới hiện nay, hầu hết mọi người đã hoàn toàn thừa nhận rằng có một lý thuyết cuối cùng mà trước sau chúng ta sẽ khám phá ra. Thật vậy, bản thân tôi đã gợi ý rằng chúng ta có thể sớm tìm ra lý thuyết đó. Tuy nhiên, Lý thuyết M[8] đã làm tôi băn khoăn liệu nó có đúng hay không. Có lẽ không thể trình bầy chính xác lý thuyết về vũ trụ trong một số hữu hạn những lời phát biểu được. Chính điều này gợi nhớ lại Định lý Gödel. Định lý này nói rằng bất kỳ một hệ tiên đề hữu hạn nào cũng không đủ để chứng minh mọi kết quả trong toán học”. Sau khi giải thích rằng công trình của Gödel tuy rất khó đọc, nhưng tư tưởng của nó lại rất dễ hiểu, Hawking viết: “Định lý Gödel có liên hệ gì với vấn đề liệu có thể trình bầy chính xác lý thuyết về vũ trụ dưới dạng một số hữu hạn các nguyên lý? Mối liên hệ là rõ ràng hiển nhiên. Theo triết học thực chứng của khoa học, một lý thuyết vật lý là một mô hình toán học. Vậy nếu có những kết quả toán học không thể chứng minh được, thì cũng có những bài toán vật lý không thể dự đoán được” (tôi tô đậm để nhấn mạnh, PVHg). Hawking lấy Giả thuyết Goldbach làm ví dụ: Liệu một số chẵn có phải là tổng của hai số nguyên tố hay không? Thí dụ: 8 = 3 + 5 hoặc 12 = 5 + 7 hoặc 24 = 11 + 13, v.v. Điều này “có vẻ” đúng với rất nhiều số chẵn, nhưng không thể quyết định có đúng với mọi số chẵn hay không, vì số số chẵn là vô hạn. Chính yếu tố vô hạn đã làm cho bài toán trở thành không thể dự đoán được – tính xác định của bài toán hữu hạn không thể áp dụng cho bài toán vô hạn, điều mà Blaise Pascal đã nói từ xa xưa: “Làm thế nào để một thành phần có thể hiểu được cái toàn bộ?”[9]. Đó chính là vấn đề nan giải của vật lý học khi nó muốn kết hợp lý thuyết lượng tử với lý thuyết hấp dẫn để tìm ra Lý thuyết Cuối cùng. Nhưng lý do chủ yếu để không thể có một Lý thuyết Cuối cùng, theo Hawking, là ở chỗ “…chúng ta không phải các thiên thần nhìn vũ trụ từ bên ngoài. Đúng ra, cả chúng ta lẫn mô hình của chúng ta đều là những thành phần của vũ trụ mà chúng ta mô tả. Do đó một lý thuyết vật lý là một mô hình tự quy chiếu, giống như trong Định lý Gödel. Do đó chúng ta có thể cho rằng nó hoặc không nhất quán hoặc không đầy đủ. Những lý thuyết mà chúng ta đang có vừa rất không nhất quán vừa không đầy đủ”. Một hệ tự quy chiếu là một hệ tự nó phán xét về nó. Khái niệm này không mới lạ trong khoa học logic, nhưng chỉ đến khi Định lý Gödel ra đời thì người ta mới khẳng định được rằng mọi hệ tự quy chiếu đều không hoàn hảo: hoặc nó tự mâu thuẫn hoặc nó không đầy đủ. Phải chăng bài giảng của Hawking là một tin buồn đối với vật lý học hiện đại? Xin lắng nghe Hawking trả lời: “Một số người sẽ rất thất vọng nếu không có một lý thuyết cuối cùng được trình bầy chính xác dưới dạng một số hữu hạn các nguyên lý. Tôi từng nằm trong số những người đó, nhưng tôi đã thay đổi suy nghĩ. Tôi lấy làm vui mừng rằng cuộc tìm kiếm của chúng ta đối với sự hiểu biết sẽ không bao giờ đi tới điểm kết thúc, và rằng chúng ta sẽ luôn luôn có sự thách thức của khám phá mới. Không có nó, chúng ta sẽ bị mụ mẫm trí óc. Định lý Gödel bảo đảm rằng sẽ luôn luôn có công việc cho các nhà toán học. Tôi nghĩ rằng Lý thuyết M cũng sẽ làm điều tương tự đối với các nhà vật lý”. Thật thú vị khi thấy bài giảng “Gödel & sự kết thúc của vật lý” lại đi tới kết luận rằng vật lý sẽ không bao giờ kết thúc, mặc dù những nhà vật lý giỏi nhất đã bắt đầu tỉnh thức sau “Giấc mơ về một Lý thuyết Cuối cùng”. Sydney, ngày 01 tháng 01 năm 2012 PVHg
  4. Cảm ơn bạn, như vậy các bác sỹ trên TG và qua bác sỹ Ba đã chứng minh màng tế bào bị kích thích quá mức là nguyên nhân chính dẫn tới tự kỷ, trầm cảm và ung thư. Tks a lot!
  5. Mình nghĩ ở trẻ tự kỷ một cái vòng luẩn quẩn về tâm lý kích thích bị lặp đi lặp lại. Nên chăng tìm ra những gì trẻ thấy hào hứng và thường xuyên hướng hoạt động của trẻ vào các hành động đó, lâu ngày trẻ sẽ có các vòng tâm lý tích cực thế chỗ cho các thói quen tiêu cực cũ.
  6. +Bão từ & bệnh tim mạch- Bão từ sẽ là trầm trọng hơn các bệnh tim mạch Cập nhật: 3/14/2009 - Số lượt đọc: 1931 (CardioNet.VN) - Theo Viện Vật lý Địa cầu, trong năm 2008 Việt Nam đã phải chịu tác động của 20 cơn bão từ, trong đó nhiều cơn có cường độ mạnh xuất hiện vào thời điểm giữa năm. Không chỉ có tác động đến ngành điện, viễn thông… mà bão từ còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch nếu không có những biện pháp phòng và kiểm soát bệnh chặt chẽ. Bệnh nhân nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não sẽ tăng đột biến Bão từ là kết quả quá trình hoạt động của mặt trời, bởi ngoài việc phát ra ánh sáng mặt trời còn phát ra vô số hạt tích điện như proton, hạt nhân heli và điện tử tạo thành gió mặt trời. Những hạt này bay đến vùng lân cận của Trái đất và tác dụng tương hỗ với từ trường trái đất - tức là địa từ trường. Vì vậy, khi mặt trời tăng tần suất hoạt động thì các hạt tích điện tác dụng tương hỗ với địa từ trường lớn hơn bình thường và sự cân bằng của địa từ trường bị phá vỡ, cường độ của từ trường tăng lên. Khi cường độ của địa từ trường đạt giá trị cao và gây tác động kéo dài chính là hiện tượng bão từ. Việt Nam nằm gần khu vực xích đạo nên chịu ảnh hưởng lớn của bão từ. Trong rất nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa bão từ và các bệnh lý tim mạch, người ta thấy rằng các hội chứng tim mạch xảy ra có liên quan đến các mức độ hoạt động của địa từ trường. Trong những ngày xuất hiện bão từ, đặc biệt là những cơn bão mạnh, đột ngột, bệnh nhân tim mạch có thể tăng lên 30 %. Nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp, trong số họ nhiều người bị NMCT ở thành trước thất trái. Tỉ lệ tử vong do NMCT cấp tăng lên kể cả bệnh nhân được nhập viện. Khi hoạt động của địa từ trường mạnh, huyết áp tâm trương của người khoẻ mạnh và người bệnh tăng huyết áp đều tăng cao. Cùng với tần suất tăng lên của NMCT, tăng huyết áp… thì nhiều bệnh nhân cũng phải nhập viện vì tai biến mạch não (TBMN) như đột quỵ, nhũn não, trong số họ nam giới gặp nhiều hơn nữ. Bên cạnh đó thì bệnh nhân đau đầu kiểu migraine cũng xuất hiện nhiều hơn. Đối với người khoẻ mạnh cũng có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, giảm trí nhớ, giảm cảm xúc…trong thời gian có bão từ. Hoạt động của hệ tuần hoàn chịu tác động mạnh mẽ của địa từ trường Trong giai đoạn địa từ trường mạnh tác động lớn đến hệ tuần hoàn của cơ thể. Người ta thấy trong những ngày này lượng prolactin( một chất nội tiết) và 17 corticosteroid trong máu ngoại vi tăng cao hơn bình thường. Trong máu ngoại vi người ta cũng thấy có hiện tượng tăng kết dính tiểu cầu nhiều hơn, lượng fibrinogen cũng nhiều hơn và tính dính của bạch cầu cũng tăng cao. Khi hoạt động địa từ trường của trái đất thay đổi làm cho hoạt động điện học của tim mất ổn định, hậu quả là gây ra những rối loạn nhịp như rung nhĩ và rung thất, cơ tim co bóp mạnh. Trong đó rung nhĩ là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tắc mạch não do bệnh lý này là nguyên nhân hình thành các cục máu đông từ trong tim theo dòng chảy của mạch não lên não. Do vậy, tình trạng tăng huyết áp, tăng kết dính tiểu cầu, xuất hiện huyết khối do rung nhĩ… là những yếu tố càng tăng thêm nguy cơ TBMN và NMCT trong giai đoạn có bão từ. Hơn thế nữa, khi bão từ hoạt động cực mạnh, sự loạn nhịp của tim còn có thể gây ra các trường hợp đột tử. Mặt khác, rất nhiều trường hợp nhũn não liên quan đến hiện tượng tắc mạch và nghẽn mạch do bệnh tim thiếu máu cục bộ, phình vách tim. Những bệnh lý này có khả năng hình thành huyết khối nhiều hơn trong trường hợp cơ thể chịu tác động mạnh của hoạt động điện từ trường của trái đất. Cần kiểm soát chặt chẽ các biểu hiện của bệnh tim mạch Những người bệnh tim mạch như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hoá, từng có các cơn đau thắt ngực hay có tiền sử nhồi máu cơ tim, TBMN…hay người cao tuổi, người có thể trạng béo phì- thừa cân cần đặc biệt chú ý trong những ngày có bão từ xảy ra. Họ nên tránh hoạt động nhiều ngoài trời, uống đủ 2lít nước/ngày, có chế độ dinh dưỡng tốt. Bệnh nhân đang dùng thuốc càng không được quên thuốc. Thuốc chống kết dính tiểu cầu như aspirin và các thuốc thường qui là chỉ định cần thiết cho những người mắc bệnh động mạch vành( hẹp, vữa xơ) tiền sử nhũn não, đột quỵ do tắc mạch… Các trường hợp đau đầu kiểu migraine cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, có thể sử dụng các thuốc giảm đau để chống lại các cơn đau cũng như tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể xảy ra. Trong những ngày xuất hiện bão từ, các bệnh nhân tim mạch nếu thấy xuất hiện các biểu hiện choáng ngất, đau thắt ngực, giảm vận động và phản xạ…cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế điều trị, tránh nguy cơ tử vong do NMCT cấp và TBMN. TS. Tạ Mạnh Cường Bão từ có thể đạt cực đại chưa từng có vào năm 2012 - 2013 Xem tin gốc Tamnhin.net - 13 tháng trước 218 lượt xem file:///C:/DOCUME%7E1/baopq/LOCALS%7E1/Temp/msohtml1/01/clip_image002.jpg (Tamnhin.net) - Năm 2012 – 2013, bão từ có thể đạt cực đại lên đến 700nT (nano tesla-đơn vị đo cường độ bão từ) được ghi nhận từ trước đến nay tại Việt Nam, PGS.TS Hà Duyên Châu, nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, nhận định. Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này Số trận bão từ sẽ gia tăng Về trận bão từ xảy ra mới đây ở Trung Quốc, PGS.TS Hà Duyên Châu xác nhận Viện Vật lý Địa cầu đã ghi nhận được trận bão từ này. Trận bão từ này xảy ra vào lúc 01h54 giờ GMT (tức 08h54 giờ Hà Nội) đúng ngày 14/2. Tại Lào Cai (gần biên giới với Trung Quốc), đài địa từ Sa Pa của Việt Nam đã ghi được bão từ này với biên độ nhỏ (dưới 60nT), nhỏ hơn cả trận vừa xảy ra vào đầu năm nay. Để so sánh, có thể lấy giản đồ từ của đài địa từ Lanzhou của Trung Quốc (ở phía Nam Trung Quốc, cách Việt Nam khoảng hơn 1000km về phía Bắc). Tại đây, biên độ của bão từ là 66nT (xảy ra vào cùng thời điểm so với đài Sa Pa). Có thể nói, bão từ này là loại G1 (nhỏ nhất trang thang bão từ thế giới gồm 5 cấp (từ G1 đến G5). Do vậy, tác động ở Việt Nam là rất nhỏ, hầu như không ảnh hưởng gì đến hoạt động kinh tế xã hội của con người. Có chăng nó chỉ ảnh hưởng rất nhỏ đến truyền tín hiệu radio. Dự báo của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) về khả năng xảy ra các bùng nổ sắc cầu vào ba ngày tới, theo ông Châu, đó cũng chỉ là dự báo, có thể xảy ra, có thể không. “Nếu xảy ra các bùng nổ sắc cầu đó, có thể sau đó sẽ xảy ra các trận bão từ (với điều kiện các từ trường trong chùm plasma đến trái đất phái hướng về phí Nam). Nếu bão từ mạnh sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Nhưng theo tôi nghĩ, khả năng xảy ra bão từ mạnh là không cao.”, PGS.TS Châu giải thích. Theo số liệu mà ông Hà Duyên Châu đưa ra, năm 1989, bão từ đạt cực đại lên đến gần 700nT ở Việt Nam. Năm 2001, một trận bão từ được ghi nhận hơn 638nT tại Phú Thụy, Hà Nội Từ giai đoạn 2006 – 2010, mỗi năm chỉ xảy ra dưới 20 trận bão từ, như năm 2010 cũng chỉ có 17 trận. Các trận bão từ trong những năm vừa qua ở cường độ nhỏ. Trận bão từ được nhiều người quan tâm và gây chú ý nhất năm 2010 cũng chỉ đạt 107nT. “Sau giai đoạn hoạt động yên tĩnh được coi là “khác thường” vào những năm 2007, 2008, 2009, số trận bão từ cũng như tần suất sẽ gia tăng từ năm 2011 theo chu kỳ 11 năm mà thế giới đã ghi nhận.” ông Châu nói. Sang năm 2011, bão từ sẽ hoạt động mạnh hơn chuẩn bị cho chuỗi bão từ hoạt động cực đại vào năm 2012 – 2013. Từ đầu năm đến nay, mới có một trận bão từ xảy ra vào tháng 1 với cường độ chỉ 60nT. Năm 2011, dự đoán có từ 20 đến 25 trận. Tuy nhiên cực đại của các trận bão từ cũng chỉ đạt từ 200 – 300nT. “Càng những tháng về sau, số trận bão từ cũng như tần suất càng tăng lên.”, ông Châu nhận định, “Năm 2012 – 2013 cực đại bão từ có thể vượt 700nT. Giai đoạn 2012 – 2013 có thể xảy ra từ 40 – 50 trận bão từ mỗi năm.” Bão từ kéo theo những cực quang kỳ lạ sẽ xuất hiện tại trái đất Thông thường từ trường trong các chùm plasma hướng về phía nam thì sẽ xuất hiện bão từ. Còn chùm plasma có từ trường hướng về phía bắc thì không xuất hiện bão từ. Những người mắc bệnh về xương, khớp sẽ bị ảnh hưởng Thời kỳ có bão từ là thời kỳ rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch- xương khớp- cao huyết áp, do từ trường ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của các cơ quan trong hệ tuần hoàn- thần kinh của con người. Những bệnh nhân kể trên trong thời gian có bão từ dễ bị tai biến, tăng huyết áp,.. do dịch thể và hệ thần kinh thực vật bị ảnh hưởng. Bão từ cũng sẽ gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe của người già, và ảnh hưởng tới da nếu phơi nắng trực tiếp trong những ngày này. Theo ông Châu, cường độ từ 200nT trở nên mới ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt những người mắc bệnh thần kinh, xương, khớp, người cảm thấy bồn chồn. Trong xương, tim, não có các tế bào mang từ tính. Chính vì thế những người có tiền sử bệnh tim mạch, thần kinh, các bệnh về xương khớp rất nhạy cảm với bão từ. Nhẹ thì cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, đau mình mẩy, xương khớp. Ông Châu dẫn số liệu thống kê của Liên Xô cho biết số người chết vì bệnh tim mạch tăng đến 30% vào những năm bão từ mạnh. “Không những vậy, những năm xảy ra nhiều trận bão từ cũng như cường độ mạnh cũng làm gia tăng đến 30% số vụ tai nạn máy bay vì bão từ ảnh hưởng đến thần kinh của phi công”, ông Châu cho biết. Hiện Việt Nam chưa có số liệu thống kê về số người chết liên quan đến bão từ cũng như những ảnh hưởng của bão từ đến đời sống kinh tế. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, bão từ còn ảnh hưởng đến vệ tinh nhân tạo và cả đường dây tải điện 500kV, ống dẫn dầu khí, tác động hóa học gây ăn mòn ống dẫn dầu khí. “Nếu nhiều trận bão từ xảy ra với cường độ mạnh, sau nhiều lần, ống dẫn dầu có thể bị thủng”, ông Châu nói. Từ thế kỷ 18, thế giới đã ghi nhận những thiệt hại do bão từ gây ra ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Ông Châu kể năm 1847, bão từ đã làm hỏng hệ thống điện tín ở Hoa Kỳ và năm 1940 hệ thống điện cao áp 500kV bị hỏng. Hay năm 1858 – 1859, hệ thống điện cao áp ở Châu Âu cũng bị hỏng do bão từ gây ra. Năm 1957, hệ thống thủy điện ở Canada cũng bị hỏng do bão từ. Đặc biệt năm 1989, một trận bão từ đã làm tê liệt hệ thồng truyền tải điện cao áp tại Quebec, Canada, làm thiệt hại đến hàng tỷ đô la. Còn ở Việt Nam, chưa có trận bão từ nào gây thiệt hại cho kinh tế. Tuy nhiên, trước những thiệt hại mà các nước từng phải gánh chịu, khi bão từ xảy ra, “chúng tôi thông báo đến ban kỹ thuật Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, hạ công suất truyền tải điện xuống để tránh bị ảnh hưởng”, ông Châu nói. PGS.TS Hà Duyên Châu khuyến cáo những người mẫn cảm với biến thiên từ trường, nhất là những người bị bệnh về thần kinh, tim mạch, khớp... cần chú ý cẩn thận hơn trong những ngày có bão từ xảy ra, đặc biệt khi tham gia giao thông hay làm việc trên cao. Việt Nam hiện có bốn đài địa từ đặt ở Lào Cai, Hà Nội, Lâm Đồng, và Bạc Liêu. Các đài này hàng ngày thu thập dữ liệu rồi chuyển về Viện Vật lý Địa Cầu. Phạm Mạnh
  7. Những vụ án thủy ngân Chu Sa (HgS) Ngọc Anh (tổng hợp) Hàng ngàn năm trước con người đã biết đến thủy ngân. Thời kỳ đó, người Trung Hoa, Ấn Độ cho rằng thủy ngân là một loại thần dược giúp con người trường sinh bất lão, chữa lành vết thương và duy trì sức khỏe. Người La Mã sử dụng thứ chất lỏng lấp lánh này để chế ra các loại mỹ phẩm. Vì thế, thủy ngân đã có “cơ hội” trở thành thủ phạm của những vụ án nghiêm trọng. “Nước bạc” thời cổ đại Với tính chất lỏng và có ánh kim, thủy ngân đã được một thầy thuốc người Hy Lạp đặt cho cái tên “nước bạc”. Theo tiếng Latinh, kim loại này có tên là hydrargyrum. Ở châu Âu, nó lại được lấy theo tên của một vị thần La Mã - thần Mercury. Thủy ngân - Hg (Ảnh: Webelements.com) Trong nhiều tài liệu cổ, người ta đã đề cập đến tác dụng chữa bệnh của thủy ngân. Các thầy thuốc thời xưa mô tả cách họ điều trị bệnh nhân bị xoắn ruột bằng cách rót một lượng thủy ngân chừng hơn 200g vào dạ dày người bệnh. Họ cho rằng “nước bạc” nặng và linh động sẽ luồn lách trong ruột để nắn lại các đoạn ruột bị xoắn. Hậu quả của cách chữa bệnh theo cảm tính này thế nào, chúng ta đã biết. Hàng thế kỷ sau đó, thủy ngân vẫn được “trọng dụng” để chữa bệnh. Thủy ngân sử dụng để điều trị bệnh giang mai vào thế kỷ 16, trước khi có các chất kháng sinh. Trong suốt thế kỷ 19, loại thần dược có tên là “Blue mass” là một dạng thuốc viên thành phần chính là thủy ngân, đã được các thầy thuốc dùng để điều trị các bệnh như táo bón, trầm cảm, đau răng và thậm chí dùng trong việc sinh nở. Cho đến đầu thế kỷ 20, thủy ngân được cấp phát cho trẻ em hằng năm như là thuốc nhuận tràng và tẩy giun. Những vụ án kinh hoàng Việc sử dụng thủy ngân sai trong quá khứ đã dẫn đến những hậu quả khôn lường. Những nạn nhân đầu tiên có lẽ là các nhà giả kim thuật. Từ thời cổ đại, các nhà giả kim thuật đã biết sử dụng thủy ngân để chế ra một số kim loại khác, đặc biệt là vàng. Trong những “phòng thí nghiệm” sơ sài, các nhà giả kim Trung Hoa, Ai Cập, Ả Rập ngày đêm “chung sống” với thứ chất lỏng kỳ lạ để mong tìm được “bí quyết” chế ra vàng. Họ không biết rằng, hơi thủy ngân đã xâm nhập đường hô hấp, ngấm qua da... vào cơ thể họ. Hậu quả cuối cùng, họ đều mắc những chứng bệnh kỳ lạ như ảo giác, ám ảnh, cơ thể suy nhược và chết một cách bí hiểm. Công trình mạ mái vòm nhà thờ Isaac ở Petecbua (Nga) đã cướp đi hàng chục sinh mạng người thợ. Vì thủy ngân có khả năng hòa tan nhiều kim loại, tạo thành các “hỗn hống” (amalgam), người ta đã đem hơn 100kg vàng nguyên chất, hòa tan trong thủy ngân thành hỗn hống, sau đó đem tráng lên những tấm đồng đường kính lớn hàng chục mét. Sau đó đem các tấm đồng này nung nóng trên những cái lò đặc biệt cho đến khi thủy ngân bốc hơi hết và để lại một lớp vàng rất mỏng trên tấm đồng. Những người thợ làm vòm nhà thờ khi đó dù được trang bị bảo hộ bằng quần áo lao động và che mặt bằng một tấm kính để chống hơi độc và sức nóng. Song, những điều đó cũng không ngăn được thứ hơi độc chết người màu xanh nhạt xâm nhập cơ thể họ. Tất cả hơn 10 người thợ đã chết vì những căn bệnh bí hiểm mà không ai biết thủ phạm. Thời đó, người ta đã thêu dệt nên những câu chuyện liên quan đến ma quỷ trong vụ án này. Những cơn điên loạn và cái chết của vị Sa hoàng Ivan IV Vasilyevich (1530 - 1564) là một bí ẩn mà gần đây mới được giải mã. Sa hoàng Ivan IV Vasilyevich (1530 - 1564) - (Ảnh: Wikimedia) Các tài liệu ghi lại ông vua này có một sức khỏe bình thường, nhưng sau đó mắc chứng bệnh kỳ lạ, thỉnh thoảng lên cơn điên loạn. Trong một cơn cuồng nộ như thế, ông ta đã giết chết chính con trai của mình. Ông ta thường xuyên bị ám ảnh bởi những ảo giác, luôn nghi ngờ xung quanh và lúc nào cũng run sợ vì cho rằng tai họa đang rình rập xung quanh. Khi đó người ta cho rằng ông bị quỷ ám. Nhưng việc khai quật hài cốt của ông do các nhà khoa học tiến hành sau này đã cho thấy thủ phạm chính là thủy ngân. Nguyên nhân là do ông bị mắc chứng đau nhức xương, ông được các ngự y kê đơn cho sử dụng nhiều loại thuốc mỡ chứa thủy ngân trong một thời gian dài. Ông đã bị ngộ độc do một lượng lớn thủy ngân ngấm vào cơ thể. Xét nghiệm cho thấy hàm lượng thủy ngân trong xương của nhà vua rất cao. Các nhà sử học từng nghiên cứu các kho lưu trữ của thế kỷ XVII đã khẳng định, sự nhiễm độc thủy ngân cũng là nguyên nhân gây nên cái chết của vua Carl (Charles) II thuộc triều đại Stuart ở nước Anh. Vì quá say mê những ý tưởng giả kim thuật, nhà vua đã trang bị một phòng thí nghiệm trong cung đình; tại đó, ông ta đã sử dụng tất cả thời gian rỗi để nung thủy ngân. Các nhà bác học đã tìm được những tài liệu, trong đó mô tả các triệu chứng bệnh tật của Carl II như tính cáu gắt, chứng co giật, bệnh niệu độc (bệnh đái ra các chất độc) kinh niên. Các bệnh này do tác động lâu dài của hơi thủy ngân gây ra. Mặc dầu các vị ngự y đã thử dùng đủ mọi phương thuốc hiệu nghiệm nhất của y học thời bấy giờ: hút máu, uống ký ninh nhưng vẫn không thể cứu được nhà vua. Đến tận thế kỷ 20, thủy ngân vẫn gây những vụ án kinh hoàng tại nhiều nơi. Tại Nhật Bản - đất nước có nền công nghiệp phát triển cũng đã từng chấn động do thảm họa thủy ngân, mà người ta hay gọi là thảm họa Minamata. Nạn nhân bị nhiễm độc bởi chất thủy ngân ở khu vực Minamata đầu những năm 1950 (Ảnh: W. Eugene Smith) Vào đầu những năm 1950, nhiều người dân ở khu vực Minamata - một khu vực chuyên về đánh bắt thủy sản ở phía Nam Nhật Bản bị mắc những chứng bệnh lạ như run rẩy chân tay, bại liệt, mất trí nhớ, một số trường hợp bị tử vong. Các nhà chức trách phát hiện ra chất thải công nghiệp có chứa thủy ngân của công ty sản xuất hóa chất Chisso đã làm cho các loài hải sản vùng biển này bị nhiễm thủy ngân. Người dân ở đây đánh bắt và sử dụng các loại hải sản đó và bị nhiễm độc thủy ngân. Khoảng trên 3.000 người đã có những khuyết tật nào đó hay có triệu chứng ngộ độc thủy ngân nặng nề hoặc đã chết vì ngộ độc. Năm 1965, một vụ nhiễm độc trên diện rộng ở Nigata cũng xảy ra tương tự như ở Minamata và thủ phạm là chất thải chứa thủy ngân của một công ty khai khoáng trên địa bàn. Năm 2001, có khoảng 1.700 trong số 2.200 người bị chết vì bị ảnh hưởng bởi độc chất từ nhà máy hóa chất ở miền Nam Nhật Bản, là do bị ngộ độc vì ăn cá ở địa phương. Và mới đây, một quan chức Nhật Bản cho biết thịt cá voi và cá heo cung cấp cho các buổi ăn trưa tại những trường học trên toàn nước này đã nhiễm một lượng thủy ngân vượt quá xa tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế. Ngày nay, với tốc độ phát triển của các nền công nghiệp hiện đại, người ta càng lo ngại đến nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Tuy vậy, cũng phải đánh giá một cách công bằng. Thủy ngân chính là một “người bạn” thuộc dạng lâu năm nhất của con người và mang lại nhiều lợi ích nếu biết sử dụng đúng đắn. Thủy ngân là tác nhân chủ yếu trong nhiều khí cụ vật lý: áp kế kỹ thuật, khí áp kế, bơm chân không. Nhiệt kế thủy ngân là một trong những thiết bị phổ dụng nhất trên thế giới. Đèn thủy ngân - thạch anh tạo ra bức xạ tử ngoại rất mạnh được sử dụng rộng rãi trong y học và trong công nghiệp hóa học... Theo Sức khỏe & Đời sống
  8. Nếu có phạm húy, mong các Cụ xá lỗi. FT sẽ rút kinh nghiệm. Tks!
  9. Bạn xóa hộ mình cái bài số 8 vì mình viết không rõ ý có thể gây hiểu nhầm. Chỉ giữ lại bài số 10 thôi. Về lập trường mình đã viết 1 lần trên diễn đàn này rồi. Năm 2011 điều thành công nhất là mình làm được là mình biết và Tự Hào mang trong mình dòng máu Việt. Tks!
  10. Sự Tích Chuồn Chuồn Thành phố nhỏ yên tĩnh và xinh đẹp, hai người yêu đắm say, mỗi bình minh đều đến bờ biển ngắm mặt trời mọc, và mỗi chiều đi tiễn bóng tà dương ở bãi cát. Dường như những ai đã gặp đôi tình nhân đều nhìn theo với ánh mắt ngưỡng mộ. Một ngày, sau vụ đâm xe, cô gái trọng thương im lìm nằm lại trên chiếc giường bệnh viện, mấy ngày đêm không tỉnh lại. Buổi sáng, chàng trai ngồi bên giường tuyệt vọng gọi tên người yêu đang vô tri vô giác, đêm xuống, chàng trai tới quỳ trong giáo đường nhỏ của thành phố, ngước lên thượng đế cầu xin, mắt không còn lệ để khóc than. Một tháng trôi qua, người con gái vẫn im lìm, người con trai đã tan nát trái tim từ lâu, nhưng anh vẫn cố gắng và cầu xin hy vọng. Cũng có một ngày, thượng đế động lòng. Thượng đế cho chàng trai đang gắn gượng một cơ hội. Ngài hỏi: "Con có bằng lòng dùng sinh mệnh của con để đánh đổi không?". Chàng trai không chần chừ vội đáp: "Con bằng lòng.". Thượng đế nói: "Ta có thể cho người con yêu tỉnh dậy, nhưng con phải đánh đổi ba năm hoá chuồn chuồn, con bằng lòng không?". Không chần chừ chàng trai vội đáp: "Con bằng lòng.". Buổi sáng, cánh chuồn rời Thượng đế bay vội vã tới bệnh viện, như mọi buổi sáng. Và cô gái đã tỉnh dậy! Chuồn chuồn không phải người, chuồn chuồn không nghe thấy người yêu đang nói gì với vị bác sĩ đứng bên giường. Khi người con gái rời bệnh viện, cô rất buồn bã. Cô gái đi khắp nơi hỏi về người cô yêu, không ai biết anh ấy đã bỏ đi đâu. Cô ấy đi tìm rất lâu, khi cánh chuồn kia không bao giờ rời cô, luôn bay lượn bên người yêu, chỉ có điều chuồn chuồn không phải là người, chuồn chuồn không biết nói. Và cánh chuồn là người yêu ở trước mắt người yêu nhưng không được nhận ra. Mùa hạ đã trôi qua, mùa thu, gió lạnh thổi những chiếc lá cây lìa cành, cánh chuồn không thể không ra đi. Vì thế cánh rơi cuối cùng của chuồn chuồn là trên vai người con gái. Tôi muốn dùng đôi cánh mỏng manh vuốt ve khuôn mặt em, muốn dùng môi khô hôn lên trán em, nhưng thân xác quá nhẹ mỏng của chuồn chuồn cuối cùng vẫn không bị người con gái nhận ra. Chớp mắt, mùa xuân đã tới, cánh chuồn cuống cuồng bay trở lại thành phố tìm người yêu. Nhưng dáng dấp thân quen của cô đã tựa vào bên một người con trai mạnh mẽ khôi ngô, cánh chuồn đau đớn rơi xuống, rất nhanh từ lưng chừng trời. Ai cũng biết sau tai nạn người con gái bệnh nghiêm trọng thế nào, chàng bác sĩ tốt và đáng yêu ra sao, tình yêu của họ đến tự nhiên như thế nào, và ai cũng biết người con gái đã vui trở lại như những ngày xưa. Cánh chuồn chuồn đau tới thấu tâm can, những ngày sau, chuồn chuồn vẫn nhìn thấy chàng bác sĩ kia dắt người con gái mình yêu ra bể xem mặt trời lên, chiều xuống đến bờ biển xem tà dương, và cánh chuồn chỉ có thể thỉnh thoảng tới đậu trên vai người yêu, chuồn chuồn không thể làm gì hơn. Những thủ thỉ đắm say, những tiếng cười hạnh phúc của người con gái làm chuồn chuồn ngạt thở. Mùa hạ thứ ba, chuồn chuồn đã không còn thường đến thăm người con gái chàng yêu nữa. Vì trên vai cô ấy luôn là tay chàng bác sĩ ôm chặt, trên gương mặt cô là cái hôn tha thiết của anh ta, người con gái không có thời gian để tâm đến một cánh chuồn đau thương, cũng không còn thời gian để ngoái về quá khứ. Ba năm của Thượng đế sắp chấm dứt. Trong ngày cưới, người yêu ngày xưa của chuồn chuồn bước đến trong lễ thành hôn với chàng bác sĩ. Cánh chuồn chuồn lặng lẽ bay vào trong nhà thờ, đậu trên vai người mà anh yêu, chàng biết người con gái anh yêu đang quỳ trước Thượng đế và nói: "Con bằng lòng!". Chàng thấy người bác sĩ lồng chiếc nhẫn vào tay người con gái. Họ hôn nhau say đắm ngọt ngào. Chuồn chuồn để rơi xuống đất một hạt lệ đau đớn. Thượng đế hỏi: "Con đã hối hận rồi sao?". Chuồn chuồn gạt hạt lệ nói: "Con không!". Thượng đế hài lòng nó: "Nếu vậy, từ ngày mai con có thể trở thành người được rồi!". Chuồn chuồn soi vào hạt nước mắt nhỏ, chàng lắc đầu đáp: "Hãy để con cứ làm chuồn chuồn suốt đời...". PS: Nếu Một Ngày Nào Đó , Bạn Thấy 1 Chú Chuồn Chuồn Đậu Trên Vai Bạn. Thì Đưng Xua Tay Đuổi Đi Hay Bắt. http-~~-//www.youtube.com/watch?v=3MNTa1zCsMY
  11. Bi - Trí - Dũng: 悲 - 智 - 勇 A: Pity - Sageness - Courage. P: Pitié - Sagesse - Courage. Bi: Lòng thương xót của Tiên, Phật đối với chúng sanh đang trầm luân trong sông mê biển khổ, và lúc nào cũng muốn cứu vớt chúng sanh thoát khỏi các nơi khổ não. Trí: Sự sáng suốt thông hiểu rốt ráo cái lý của sự vật, không còn mê muội lầm lẫn, và nhờ đó mà không còn phiền não. Thường nói đó là Trí Huệ. Dũng: Cái tinh thần mạnh mẽ dám đương đầu với các khó khăn nguy hiểm, hoặc quyết thắng những cám dỗ vật chất do dục vọng gây ra. Bi Trí Dũng là ba thể tánh của Tiên hay Phật. Bi Trí Dũng của Thượng Ðế mới là hoàn toàn. Tu hành là học tập Bi Trí Dũng và phát triển Bi Trí Dũng cho đến mức cùng tột để được hòa nhập vào Thượng Ðế. ■ Phật giáo thờ ba pho tượng gọi là Di Ðà Tam Tôn hay còn gọi là Tam Thể Phật gồm: Ðức Phật A-Di-Ðà ngồi chính giữa, bên mặt là Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát, bên trái là Ðức Ðại Thế Chí Bồ Tát. Ðức Phật A-Di-Ðà tượng trưng phần sáng suốt, tức là TRÍ. Ðức Quan Âm Bồ Tát tượng trưng sự thương yêu, tức là thể BI. Ðức Ðại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng ý lực, tức là thể DŨNG. Thờ Di-Ðà Tam Tôn chính là thờ BI TRÍ DŨNG để nhơn sanh học tập, bắt chước noi theo.
  12. Vào thời Phật Bảo Tạng nhập thế, có vị Thái tử con của vua Vô Trách Nhiệm tên là Bất Huyến theo vua cha đến nghe Phật thuyết pháp và thỉnh Phật cùng chư Tăng về cung cúng dường. Sau đó Thái tử phát nguyện cùng Phật rằng:”Tôi nguyện trong khi tu những điều công hạnh Bồ tát, làm những việc lợi ích cho chúng sanh, nếu tôi xem có người bị khốn khổ hiểm nghèo ở trong hoàn cảnh ám muội, không biết cậy nhờ ai, không biết nương tựa vào đâu, mà có xưng danh hiệu tôi, tức thì tôi dùng phép Thiên nhỉ mà lắng nghe và dùng phép Thiên nhãn mà quan sát coi kẻ mắc nạn ấy ở chỗ nào, cầu khẩn việc gì, đặng tôi hiện đến mà cứu độ cho khỏi khổ và được vui. Nếu chẳng đặng như lời thề đó thì tôi không thành Phật”. Phật Bảo Tạng sau khi nghe những lời nguyện ấy liền thọ ký cho Thái tử Bất Huyến rằng:”Ngươi xem xét chúng sanh trong cõi Thiên Thượng Nhơn gian và trong ba đường dữ đều mắc những sự tội báo, mà sanh lòng đại bi, muốn đoạn trừ mọi sự khổ cực, dứt bỏ những điều phiền não và làm cho tất cả chúng sanh được hưởng sự an vui nên ta đặt cho ngươi hiệu là Quán Thế Âm”. Bất Huyến Thái tử khi được Phật thọ ký thì lòng rất vui mừng. Đến lúc mạng chung, thì Ngài thọ sanh ra các đời khác. Dầu trải kiếp nọ qua kiếp kia mà Ngài vẫn luôn giữ bổn nguyện, cố gắng tu hành, cầu đạo Bồ đề, làm hạnh Bồ tát, luôn luôn thi hành những sự lợi ích cho chúng sanh và không khi nào Ngài quên cái niệm đại bi đại nguyện. Hiện nay Quán Thế Âm Bồ tát là vị thị giả phía bên trái của Đức Phật A Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc. Ngài phụ tá Phật A Di Đà để cứu độ chúng sanh và về sau nữa sẽ thành Phật hiệu là Phổ Quang Công Đức Sơn Vương. Quán Thế Âm có nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sinh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ. Vì thế bất cứ chúng sinh ở đâu đau khổ thì Ngài thị hiện đến để cứu độ. Quán Thế Âm Bồ tát là hiện thân của từ bi do đó Ngài có thể hóa thân để cứu giúp chúng sinh ở bất cứ hoàn cảnh nào. Có nhiều lần Ngài hóa thân làm người nữ để độ đời nên người ta thường gọi Ngài là Phật Bà. Về hình tượng của Ngài thì chúng ta có thể thấy dựa theo lịch sử như: Quán Âm Hài Nhi là dựa theo cốt truyện Quán Âm Thị Kính, Quán Âm Nam Hải, Quán Âm Tử Trúc…Riêng về phái Mật tông thì có Quán Âm Mã Đầu, Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quán Âm Cửu Diện… Nhưng có một pho tượng mà ai ai trong chúng ta cũng đều biết đến đó là Quán Âm thanh tịnh. Tượng Quán Thế Âm nầy là hình người nữ đứng trên hoa sen, tay mặt cầm cành dương liễu và tay trái cầm bình thanh tịnh, trong bình đựng nước cam lồ. Nhưng tại sao Bồ tát lại là người nữ? Dựa theo kinh Di Đà thì người sanh về cõi Cực Lạc tuy chưa chứng quả Thánh vẫn không có tướng nam, tướng nữ. Thêm nữa, kinh A Hàm còn nói người nữ có năm chướng không thể thành Phật…Thế mà, Quán Thế Âm Bồ Tát lại hiện thân người nữ. Ngài có dụng ý gì? Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của đức Từ Bi mà trong thế gian nầy không có tình thương nào chân thành thâm thúy bao la hơn là tình mẹ thương con. Cho nên, đức Quán Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sinh. Người mẹ dầu bận công ăn việc làm gì mà một khi nghe tiếng con kêu khóc thì mẹ buông bỏ tất cả để chạy lại vỗ về cho con. Đức Quán Thế Âm cũng thế, dù bận việc giáo hóa ở đâu, một khi nghe tiếng kêu thương của chúng sinh, Ngài liền hiện thân đến an ủi. Vì thế, chúng ta gọi Ngài là người mẹ hiền của tất cả chúng sanh. Người mẹ lúc nào cũng lắng nghe tiếng nức nở từ cõi lòng của đàn con dại đang đắm chìm trong bể khổ mênh mông, để đến xoa dịu, cứu thoát khiến mọi khổ não đều được tiêu tan. Tay mặt Ngài cầm cành dương liễu là tượng trưng cho đức nhẫn nhục. Còn tay trái cầm bình thanh tịnh đựng nước cam lồ là tượng trưng cho tâm từ bi. Ngài dùng cành dương liễu để rưới nước mát cam lồ cho chúng sinh. Vì sao lại dùng cành dương liễu để nói lên tính nhẫn nhục? Dương liễu là loại cây vừa dẻo vừa mềm, gặp gió mạnh thì uốn mình theo chiều gió, gió dừng là trở về vị trí cũ. Nếu cứng như cành cây lim, cây gõ thì gió không thể lung lay, một khi bị gió lớn là phải gãy. Còn yếu như cành liễu thì chỉ buông rũ theo chiều gió và cũng nhờ sức mềm dẻo nên khéo tùy duyên mà không mất vị trí. Nói một cách khác là tuy chìu theo cảnh mà không bị cảnh chi phối. Vì thế, cành dương liễu được tượng trưng cho đức nhẫn nhục. Nhẫn nhục ở đây không có nghĩa là ai làm sao cũng được hoặc ai bảo gì cũng nghe mà nhẫn nhục là khéo tùy thuận người để hướng dẫn họ theo đường lối hay lập trường của mình. Người nhẫn nhục mới trông qua như rất yếu hèn, nhưng kỳ thật họ có sức mạnh phi thường. Họ đã vượt ra ngoài giới hạn của con người phàm tục và họ đã chiến thắng được tình cảm cũng như chính bản năng của họ. Thông thường thì người chửi ta giận, người đánh ta đở. Đó là bản năng tự vệ của tất cả mọi người. Bị chửi mà không giận, bị đánh mà không đở ấy mới là việc khó làm. Hằng ngày sống theo tình cảm, theo bản năng thì thấy những phản ứng tự nhiên như vậy thì chúng ta cho là phải lẽ và hợp lý. Nếu thấy người bị chửi mà không giận thì chúng ta đâm ra bực tức, khi dể họ và cho họ là những kẻ yếu hèn nhút nhát. Đâu ngờ rằng với tâm nhẫn nhục họ đã vượt xa chúng ta, họ đã đứng trên đỉnh chúng ta mà ở dưới nầy chúng ta vẫn còn tự cao tự đại. Nước cam lồ là thứ nước rất trong, mát và thơm ngọt, do hứng ngoài sương mà được. Chữ cam là ngọt còn chữ lồ là đọc ngược từ chữ lộ, tức là sương. Khi bị nóng bức khô khan, nếu được giọt nước cam lồ thấm vào cổ thì chúng ta sẽ nghe ngọt ngào mát rượi. Nước cam lồ tượng trưng cho lòng từ bi của Bồ tát. Khi chúng sanh bị lửa phiền não thiêu đốt và thiết tha cầu cứu nơi Bồ tát thì Ngài sẽ mang nước từ bi đến dập tắt và đem lại cho người sự mát mẻ an lành. Hiện tại chúng ta đang sống trong nhà lửa tam giới và ngọn lửa phiền não của chúng ta đang bừng cháy liên tục. Nếu không có giọt nước từ bi của Bồ tát thì chắc chắn chúng ta đều phải chết thiêu trong lò phiền não. Nên nhớ rằng từ bi là tình thương không vụ lợi, không phân biệt thân sơ và chính là tình thương chân thật bình đẳng. Từ bi chẳng những cứu người trong cơn nguy khốn, mà còn đem lại cho chúng ta nguồn an lạc vô biên. Bởi tính chất quý báu vô thượng của nước cam lồ, nên Bồ tát phải đựng nó trong cái bình thanh tịnh. Bình thanh tịnh là tượng trưng cho ba nghiệp trong sạch, đó là thân, khẩu, ý. Nếu chúng ta ôm ấp lòng từ bi muốn cứu độ chúng sanh, mà thân, miệng và ý chưa được trong sạch thì khó mà thực hiện được lòng từ bi đó. Chẳng hạn như những vụ thiên tai bảo lụt trên thế giới. Nếu chúng sinh vì lòng từ bi thương người hoạn nạn đem tiền tài vật chất đến tặng họ. Nhưng nếu chúng sinh đó ý chưa trong sạch thì dễ dàng bị danh lợi làm hoen ố lòng từ bi. Cho nên, muốn thực hiện lòng từ bi, điều kiện quan trọng là thân, miệng và ý phải thanh tịnh. Thêm nữa, muốn mang nước cam lồ ra tưới mát chúng sanh, Bồ tát phải dùng cành dương liễu làm phương tiện. Tại sao? Bởi vì chúng sanh trong đời nầy nghiệp chướng quá sâu dày, ít khi thấy lẽ phải. Họ chỉ sống theo bản ngã và sống vì dục vọng của họ nên khó ai làm cho họ hài lòng. Cho nên có người sẵn sàng giúp họ khi khốn đốn mà họ vẫn không biết ơn. Người sẵn lòng từ bi ra tế độ chúng sanh, nếu thiếu đức tánh nhẫn nhục thì sự tế độ đó khó được viên mãn. Bởi thế, người học đạo từ bi trước hết phải tập đức nhẫn nhục và khi nhẫn nhục được thuần rồi thì mới bắt đầu thực hành từ bi. Chưa tập được đức nhẫn nhục mà đã vội thực hành từ bi, chẳng những không làm được hạnh từ bi, mà chúng ta dễ dàng phát sanh sân hận. Cho nên, phải có cành dương liễu rồi sau mới nhúng nước cam lồ rưới mát chúng sinh. Lòng từ bi không nhất thiết chỉ có trong tâm của Bồ tát hay trong tâm những kẻ tu hành, mà nó còn ở trong lòng của tất cả chúng sanh. Cho nên, ai ai cũng có thể là bậc cứu khổ chúng sanh, nếu họ phát tâm từ bi. Nói một cách khác, từ bi không phải là gia bảo dành riêng cho các bậc tu hành, mà nó là của chung cho tất cả nhân loại. Dù ở hoàn cảnh nào, trường hợp nào, cũng có thể thực hiện từ bi được, nếu trong lòng chúng ta chứa sẵn từ bi. Sau cùng, chúng ta thấy lòng từ bi thì cao cả khôn lường. Do đó mỗi khi lễ tượng đức Quán Thế Âm, chúng ta luôn luôn ghi nhớ hai đức tính căn bản của Ngài là từ bi và nhẫn nhục, để đem nó áp dụng vào chính bản thân của chúng ta. Được như thế thì sự lễ bái mới thật là hữu ích và cần thiết vô cùng. Tại sao Bồ tát có tới ngàn tay ngàn mắt? Con mắt là biểu hiệu cho kiến tánh, còn cánh tay thì biểu hiệu cho diệu dụng. Nếu người được minh tâm kiến tánh thì kiến tánh nầy cũng như là một ngàn vị Phật vì thế mới được gọi là Thiên nhãn phóng ra hào quang sáng ngời. Còn tự tánh của mình phát sanh ra diệu dụng cũng đồng diệu dụng như ngàn vị Phật khác do đó mới gọi là Thiên thủ tác dụng. Thể và dụng là hai pháp được biểu lộ ra như vị Viên Thông Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán Thế Âm Bồ Tát Với Ngàn Tay Ngàn Mắt Lê Sỹ Minh Tùng Nguồn: tangthuphathoc.com