Quản Trị Viên 10
Hội viên-
Số nội dung
141 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Quản Trị Viên 10
-
Ra mắt cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” (GD&TĐ) - Chiều nay (29/01) tại Hà Nội, Nhà xuất bản Hồng Đức phối hợp với Liên hiệp các Hội Unesco Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” và giao lưu với tác giả Nhà nghiên cứu Chữ Việt cổ Đỗ Văn Xuyền. Cuốn sách của Nhà nghiên cứu Chữ Việt Cổ Đỗ Văn Xuyền đã “giải mã” được Chữ Việt Cổ - thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ từ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Cuốn sách đánh dấu hành trình 50 năm kiên trì, bền bỉ, với cái tâm trong sáng và lòng yêu đất nước sâu sắc, niềm tự hào về văn hóa Việt của tác giả Đỗ Văn Xuyền. Ông đã đi tới đích của cuộc hành trình đi tìm Chữ Việt Cổ với hướng đi riêng không giống với hướng đi của các bậc tiền bối, đó là trở về với nhân dân. Bởi ông nhận biết được vai trò quan trọng của nhân dân trong việc lưu giữ và bảo tồn những di tích lịch sử của tổ tiên giúp ông hoàn thành được công trình Chữ Việt Cổ. Trong hành trình 50 năm đầy gian nan, ông không quản ngại đi đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, miền núi; đình, chùa, miếu mạo… Bất cứ khi nào, nơi nào, cứ nghe thông tin có “chữ lạ” là ông lại lên đường. Không thiếu lần trong nhiều ngày liền, ông chỉ ăn lương khô, thậm chí cạn kiệt tiền để đi xe khách về nhà… Để đến hôm nay, người Việt Nam chúng ta có thể tự hào với bè bạn rằng: “ Chúng ta đã tìm lại bộ chữ Khoa Đẩu - bộ chữ Tổ tiên ta sáng tạo ra từ thời tiền sử mà suốt hai nghìn năm qua, chúng ta tưởng đã không còn nữa”. Tác giả đã chứng minh được, từ thời Hùng Vương, người Việt ta đã có chữ viết, được thể hiện trên Bản đồ giáo dục thời Hùng Vương, danh sách các thầy cô giáo thời Hùng Vương, các cuốn sách Chữ Việt Cổ hiện còn lưu giữ tại Bảo tàng Sơn La và trên những hiện vật còn được lưu giữ ở khắp thế giới như Trống đồng của Việt Nam đang được trưng bày trạng trọng tại Bảo tàng Paris (Pháp)... Trên cơ sở các tiêu chí khoa học đã được xác định đó, Nhà Nghiên cứu Chữ Việt Cổ Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh đặc điểm của bộ ký tự Chữ Việt Cổ là không có dấu. Theo công trình của nhà nghiên cứu người Pháp Haudricourt và qua khảo sát một số bộ tộc Việt cho thấy: trước công nguyên người Việt nói không dấu, do không có dấu nên bộ chữ Khoa Đẩu phải dùng tới hai loại phụ âm: phụ âm cao và thấp để thể hiện các từ khác nhau. Bộ chữ có đầy đủ số lượng nguyên âm, phụ âm cơ bản như chữ quốc ngữ. Những nét độc đáo trong bộ chữ chỉ có thể giải thích bằng ngôn ngữ Việt. Cách phát âm của bộ ký tự này hết sức đơn giản như cách nói của những người dân quê cổ. Các phụ âm khóa đuôi dùng chung… Theo tác giả Đỗ Văn Xuyền, từ hàng nghìn năm qua, các nhà khoa học trong và ngoài nước đều khẳng định: Việt Nam có chữ viết từ rất sớm. Các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc đã xác nhận: “Ngay từ trước công nguyên, người Việt đã có chữ tượng thanh – loại chữ ghép chữ cái thành từ”. Điều này được thể hiện trên các di chỉ khảo cổ đồ gốm, đồ đồng của thời kỳ Đông Sơn như: lưỡi cày, đặc biệt là trống đồng…cùng các hình vẽ chữ viết trên đá cổ Sa Pa, Xín Mần. Pá Màng… theo một hệ thống nhất quán, tất cả đều thể hiện đó là những chữ viết cổ từ thời kỳ tiền văn tự, phát triển và hoàn thiện dần thành bộ chữ “Khoa Đẩu”. Chữ Việt Cổ hay còn gọi là Chữ Khoa Đẩu, chữ Vua Hùng có hình dáng như những con nòng nọc đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài khẳng định. Cuốn sách dày120 trang, do Nhà Xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2013. Châu Anh Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh tặng hoa và tài trợ cho Nhà nghiên cứu Chữ Việt Cổ 10 triệu đồng
-
Ngôn ngữ và công cụ thô sơ ra đời cùng lúc Nghiên cứu mới chứng tỏ giả thuyết của Darwin cho rằng con người biết nói cùng lúc với biết chế tạo công cụ thô sơ. Video tạo lửa từ công cụ thô sơ Người tiền sử biết nói và chế tạo công cụ thô sơ cùng lúc. Ảnh: Phys.org Các nhà nghiên cứu từ Đại học Liverpool, Anh, đã tiến hành kiểm tra hoạt động não của 10 chuyên gia sản xuất công cụ đá. Người tham gia được yêu cầu thực hiện một bài thực hành chế tạo công cụ và một bài kiểm tra ngôn ngữ. Các nhà khoa học đo hoạt động máu lưu thông trong não của người tham gia khi họ thực hiện hai nhiệm vụ trên, sử dụng phương pháp siêu âm xuyên sọ (fTCD), phương pháp kiểm tra chức năng ngôn ngữ của bệnh nhân. Theo kết quả nghiên cứu, hoạt động não diễn ra tương tự như nhau khi người tham gia thực hiện chế tạo công cụ và khi họ kiểm tra ngôn ngữ, chứng tỏ rằng hai chức năng này cùng sử dụng chung một vùng não bộ. Tiến sĩ Georg Meyer, từ Khoa Tâm lý của Đại học Liverpool, cho biết: "Có sự tương đồng về mức lưu thông máu trong 10 giây đầu tiên khi thực hiện chế tạo công cụ và kiểm tra ngôn ngữ. Điều này cho thấy cả hai chức năng đều phụ thuộc vào một vùng não và phù hợp với lý thuyết cho rằng công cụ và ngôn ngữ tiến hóa cùng lúc với nhau". Sử dụng ngôn ngữ và chế tạo công cụ được coi là phẩm chất độc đáo của nhân loại trong suốt quá trình tiến hóa qua hàng triệu năm. Darwin là người đầu tiên đề xuất giả thuyết cho rằng việc sử dụng công cụ và ngôn ngữ có thể đồng tiến hóa cùng nhau, bởi vì cả hai chức năng đều dựa trên việc lập kế hoạch phức tạp và phối hợp đều đặn của các hành động. Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít bằng chứng để hỗ trợ giả thuyết này. Theo Vnexpress Phát hiện hoá thạch 350 triệu năm tuổi ở siêu lục địa Gondwana Tiến sĩ Robert Gess của Viện Nghiên cứu tiến hóa Trường đại học Wits (Nam Phi) đã phát hiện mẫu hóa thạch 350 triệu năm tuổi của một con bọ cạp trong các tảng đá từ kỷ Devon ở Witteberg, gần khu vực Grahamstown của Nam Phi. Loài bọ cạp hóa thạch này được xem là động vật trên cạn lâu đời nhất tại siêu lục địa Gondwana ở Nam bán cầu. Gondwana là một lục địa cổ đại khổng lồ tạo thành từ các vùng đất mà ngày nay là Nam Mỹ, Úc, Nam cực, Madagascar và Ấn Độ. Hóa thạch được xác định là của một loài bọ cạp mới có tên Gondwanascorpio emzantsiensis, nặng hơn 180 kg và có càng dài hơn 45 cm. Trang Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Simon Braddy của bộ môn khoa học trái đất - Đại học Bristol: “Trước đây, ghi chép về các mẫu hóa thạch cho chúng ta biết các loài động vật thời kỳ đó như bọ cạp, gián và chuồn chuồn là các con vật khổng lồ. Nhưng đến bây giờ chúng tôi mới thực sự nhận ra chúng lớn đến mức nào”.Tiến sĩ Gess cho rằng mẫu hóa thạch này sẽ cho phép các nhà khoa học xác nhận một số ý kiến bấy lâu nay về các loài sinh vật đầu tiên. Ông cho biết: “Đến nay, chỉ có những bằng chứng về lục địa Laurasia ở Bắc bán cầu (vùng đất rộng lớn bao gồm Bắc Mỹ và châu Á ngày nay) là khu vực sinh sống đầu tiên của động vật trên cạn, chưa có bằng chứng cho thấy Gondwana là nơi sinh sống của động vật không xương sống trên mặt đất tại thời điểm đó”. Trong thời kỳ Silur thuộc kỷ Devon cách đây khoảng 420 triệu năm, những đợt sinh vật đầu tiên di chuyển khỏi mặt nước lên trên cạn gồm thực vật và động vật không xương sống ăn mảnh vụn như côn trùng. Đến cuối thời kỳ Silur (cách đây khoảng 416 triệu năm) mới có sự xuất hiện của các loài động vật không xương sống ăn thịt như bọ cạp và nhện. Vào cuối kỷ Devon, Gondwana và Laurasia đã có một hệ sinh thái trên cạn phức tạp, bao gồm các loài động vật và thực vật. Theo TNO
-
Trong Hội thảo "CHỮ VIỆT CỔ" anh Thế Trung có sáng kiến in tài liệu của Bác Xuyền giành cho những nhà hảo tâm ủng hộ để chuyển vào quỹ nghiên cứu cho Bác Xuyền tiếp tục công việc nghiên cứu đang làm trong 30 năm qua. Danh sách các thành viên tham gia hội thảo ủng hộ bác Đỗ Văn Xuyền. (Tài liệu của Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền có 2 loại: A/ Ủng hộ từ 200,000 VNĐ đến dưới 1. 000. 000 VND. B/ Ủng hộ 1 đến 5 triệu). 1. Nguyễn Văn Dương (0977282828): 5,000,000 VNĐ 2.Đỗ Hoàng Khanh (0944483592): 5,000,000 VNĐ 3. Nguyễn Quốc Lưu : 5,000,000 VNĐ 4. Nguyễn Trọng Bằng (0435530780): 200,000 VNĐ 5. Bạch Huy Cương (0439727551): 200,000 VNĐ 6. Cao Xuân Nguyên (0912129305): 200,000 VNĐ 7.Đặng Trần Hiệp (0904249339): 200,000 VNĐ 8. Nguyễn Quốc Đạt (0989259480): 200,000 VNĐ 9. Đậu Thúy Hà (0903446266): 200,000 VNĐ 10. Phùng Việt Dũng (0912001777): 200,000 VNĐ 11. Nguyễn Mạnh Hải (0986 585 960): 200,000 VNĐ 12. Nguyễn Quang Hưng (0983 930 180): 200,000 VNĐ 13. Phạm Vũ Lộc (01688 471 432): 200,000 VNĐ 14: Hoàng Triều Hải: 200,000 VNĐ 15. Nguyễn Tiến Cường(0906 008 968): 200,000 VNĐ Tổng số tiền thu được tại buổi Hội thảo là: 17,400,000 VNĐ Anh Thế Trung bù vào để trao cho bác Xuyền tại hội thảo: 18,000,000 VNĐ SP Thiên Sứ ủng hộ Bác Xuyền (SP đưa tiền ủng hộ cho anh Thế Trung sau khi kết thúc hội thảo nên số tiền này sẽ chuyển cho bác Xuyền vào đợt 2): 2000,000 VNĐ Hiện tại ở VP Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương tại Hà Nội còn nhiều tài liệu của Bác Xuyền các thành viên muốn ủng hộ Bác Xuyền xin vui lòng liên hệ VP hoặc comment trực tiếp ở đây trung tâm sẽ chuyển tài liệu tới các bạn nhé.
-
Topic này mở ra để giới thiệu những câu chuyện phong thủy sưu tầm trên báo mạng, báo giấy, các trang web.... dùng làm tư liệp tham khảo . Không phải quan điểm học thuật chính thống của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương. Nếu bạn đọc ứng dụng chúng tôi không chịu trách nhiệm. ====================== Những câu chuyện phong thủy lừng danh của Lưu Bá Ôn Tuy là một nhân vật có thực trong lịch sử, tuy nhiên, người ta lại biết tới Lưu Cơ – Lưu Bá Ôn chủ yếu qua các câu chuyện về phong thủy. Người ta nói rằng, bất cứ nơi đâu ở Trung Quốc có lưu truyền những truyền thuyết về Lưu Bá Ôn thì ở đó ắt có truyền thuyết về phong thủy. Có lẽ, chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta lại gọi Lưu Bá Ôn là bậc tông sư về phong thủy… Chuyện kể rằng, sau khi lên ngôi hoàng đế, cũng giống như những vị hoàng đế khác, muốn cho giang sơn do mình gây dựng có thể truyền cho con cháu ngàn vạn đời sau, Chu Nguyên Chương bèn phái Lưu Bá Ôn đi khắp nơi trong cả nước xem phong thủy, tìm mọi cách ngăn chặn xuất hiện những người “mệnh lớn”, có thể cướp đoạt thiên hạ của nhà họ Chu. Lưu Bá Ôn nhận lệnh của Chu Nguyên Chương, lưng mang thần kiếm đi khắp Nam Bắc. Một khi nhìn thấy long mạch lập tức vung kiếm phá bỏ, trừ hậu họa cho hoàng thất họ Chu. Một ngày, Lưu Bá Ôn đi tới Giang Trang ở chân núi Thạch Khanh, bỗng nhiên thấy từ dưới đất có một con trâu bằng đá đang chạy về phía Giang Trang. Lưu Bá Ôn liền bấm quẻ rồi đến buổi tối hôm đó xem tinh tượng, bỗng nhiên hét lên: “Không ổn!” Theo tính toán của Lưu Bá Ôn, trong Giang Trang nhất định sẽ sinh ra một người có “mệnh lớn”, tương lai có thể tranh đoạt giang sơn của triều Minh. Để ngăn chặn việc xuất hiện này, Lưu Bá Ôn đã thi triển phép thuật, dùng bảo kiếm chặt con trâu đá làm ba khúc, phá đi phong thủy của Giang Trang. Một khi phong thủy đã bị phá, người “mệnh lớn” sẽ không thể xuất hiện được nữa. Lưu Bá Ôn còn sợ con trâu đá sau khi bị giết sẽ hồi sinh nên lại dùng lại dùng pháp thuật đem ba khúc của con trâu vừa bị chặt chôn ở 3 nơi khác nhau. Một lần khác, Lưu Bá Ôn tới vùng Tương Hồ. Lưu Bá Ôn từ lâu đã biết rằng, vùng Tương Hồ là nơi từng được thần tiên làm phép, vì thế, núi sông nơi đây đều có khí tiên. Lần này được chứng kiến tận mắt, quả nhiên không hề tầm thường. Chân dung Lưu Bá Ôn - người có công rất lớn giúp Chu Nguyên Chương gây dựng nhà Minh. Chỉ thấy, vùng Tương Hồ ba mặt đều có núi vây bọc, tổng cộng có 99 con suối chảy từ trên núi xuống, mỗi con suối đều ẩn vào trong các khe đá. 99 con suối này đều được tích lũy khí âm nhu nhiều năm bên cạnh khí cương dương của Tương Hồ. Một khi suối và hồ tương giao, nhất định ngày sau sẽ xuất hiện bậc chân mệnh thiên tử. Tuy nhiên, dường như đây đã là địa thế do tự nhiên tạo ra, làm thế nào để phá được thế phong thủy này? Đây là một vấn đề hóc búa ngay cả với bậc tông sư như Lưu Bá Ôn. Vì thế, Lưu Bá Ôn đã ở lại Tương Hồ, suy nghĩ các phá giải địa thế phong thủy này. Một ngày, sau khi đã lao tâm khổ tứ nghĩ đủ mọi cách mà vẫn chưa nghĩ ra, Lưu Bá Ôn lang thang đi tới chân một quả núi, bất ngờ nhìn thấy một hòn đá. Đương lúc mệt mỏi, Lưu Bá Ôn thấy viên đá phẳng phiu bèn ngồi xuống nghỉ chân. Nào ngờ vừa ngồi xuống thì sự mệt mỏi từ đâu kéo tới, Lưu Bá Ôn dần dần chìm vào giấc ngủ. Cũng chẳng biết Lưu Bá Ôn đã ngủ bao lâu, chỉ biết khi tỉnh lại Lưu Bá Ôn thấy rằng thanh kiếm mình đeo ở hông đã bị tuốt ra khỏi vỏ, mũi kiếm đang chúc xuống dưới đất bên dưới viên đá, ngay chỗ mũi kiếm nước đang phun ra. Nước từ dưới đất như như những hạt châu báu bám lấy thanh kiếm mà nhảy lên mặt đất. Lưu Bá Ôn giật mình, thần kiếm làm sao tự động tuốt khỏi vỏ? Vì sao mũi kiếm lại chỉ đúng chỗ có mạch nước được? Nhìn kỹ lại, Lưu Bá Ôn chợt mừng thầm. Hóa ra chỗ đầu thạch kiếm chọc xuống đất chính là chỗ mạch quan trọng nhất giữa hồ và suối. Chỉ cần phá bỏ được mạch nước quan trọng này, biến nó thành một con suối, cho người qua đường hoặc chim thú trong rừng uống thì linh khí của nó tự khắc sẽ biến mất. Làm được như vậy thì nơi đây chỉ còn là một nơi danh lam thắng cảnh chứ không thể xuất hiện đế vương được nữa. Nghĩ vậy, Lưu Bá Ôn bèn dùng kiếm thần của mình chém xuống đất nhiều nhất, mạch nước suối từ dưới đất phun lên. Lúc bấy giờ, vừa may có một người tiều phu từ đâu đi tới. Lưu Bá Ôn thấy vậy vừa uống nước từ dưới đất phun lên, vừa cố ý nói lớn: “Nước ngon thật! Nước ngon thật!” Người tiều phu đang lúc khát nước, nghe thấy Lưu Bá Ôn nói nước ngon bèn quỳ xuống bên cạnh, dùng tay vốc nước đang phun từ dưới lòng đất lên uống. Quả thật, nước vừa vào tới miệng đã thấy ngọt như mật, người cũng không còn thấy khát nữa. Người tiều phu lúc này mới nhìn xung quanh tứ phía, thấy làm lạ, tự nói với mình: “Ta thường xuyên đi lại qua đoạn đường này mà trước nay chưa từng thấy con suối này. Không biết con suối này từ đâu mà ra?” Lưu Bá Ôn đang đứng bên cạnh nói: “Con suối này tất có nguồn của nó, uống được nó tất có điều tốt!” Nói xong, Lưu Bá Ôn liền dùng thuật ẩn thân, biến mất trong chớp mắt. Người tiều phu vừa thấy Lưu Bá Ôn đứng trước mặt mình nói chuyện, chỉ nhoáng một cái đã không còn thấy đâu nữa, cảm thấy rất kỳ quái. Chợt nghĩ lại, người tiều phu cảm thấy đã từng gặp người đàn ông kia ở đâu rồi. Nghĩ một lát, người tiều phu reo lên, hóa ra là Lưu quân sư. Hóa ra, người tiều phu này là một quân sĩ đã giải ngũ về ở ẩn. Khi còn trong quân ngũ, ông ta đã từng gặp Lưu Bá Ôn. Nhớ lại câu nói của Lưu Bá Ôn rằng uống nước này tất có điều tốt, người tiều phu bèn bỏ bó củi trên lừng, tìm vật liệu dựng một căn lều ngay bên con suối rồi sống luôn ở đây. Do thường xuyên uống nước từ con suối này, người tiều phu lúc nào cơ thể cũng tráng kiện, khuôn mặt hồng hào. Có người hỏi nguyên nhân vì sao ông có thể khỏe mạnh và trẻ lâu tới như vậy, người tiều phu đều nói là do ông uống nước ở con suối do Lưu Bá Ôn dùng kiếm thần tạo thành. Không chỉ được giao nhiệm vụ phá thế phong thủy, đoạn long mạch để ngăn chặn việc xuất hiện thiên tử, tranh chấp thiên hạ với họ Chu, Lưu Bá Ôn còn được Chu Nguyên Chương tin tưởng giao cho nhiệm vụ cải tạo phong thủy để đem lại điều lợi cho sự cai trị của triều Minh. Chuyện kể rằng, sau khi sửa sang song Bắc Kinh, nơi sau này được lựa chọn làm kinh đô triều Minh, Chu Lệ, khi đó vẫn còn là Yên Vương đã tiến hành tu sửa các lăng mộ. Kể từ lúc Chu Nguyên Chương lên ngôi đã lập tức cho sửa phần mộ. Tuy nhiên, việc sửa phần mộ trước hết phải chọn được nơi đặt mộ. Một hôm, Yên Vương nói với quân sư Lưu Bá Ôn rằng: “Ngươi hãy dẫn đường, chúng ta cùng đi tìm một nơi đặt mộ thật tốt”. Lưu Ba Ôn vừa nghe đã biết Yên Vương muốn tìm địa điểm để đặt hoàng lăng. Nơi đặt hoàng lăng có can hệ tới vận mệnh của cả triều đại, do vậy phải là nơi có phong thủy thượng đẳng mới được. Nghĩ thế, Lưu Bá Ôn đã cùng với Yên Vương ra đi. Tuy nhiên, hai người từ Đông đi sang Tây, rồi lại từ Nam đi lên Bắc nhưng vẫn không chọn được địa điểm ưng ý. Cuối cùng, hai người chọn đi từ Bắc xuống phía Tây. Đi một lúc thì tới Đông Trang, hai người nhìn thấy một cây óc chó và một ngọn núi đất vàng, phong cảnh khá đẹp. Yên Vương nói: “Nơi đây được đấy!” Lưu Bá Ôn nói: “Nơi đây chưa được!” Vì sao lại không được? Lưu Bá Ôn chỉ tay về ngọn núi đất vàng phía trước mặt nói: “Điện hạ xem, đây là phần đất cao, chắc chắn là không thể có long mạch. Xây lăng tại nơi đây, đất nước có nguy cơ bị hủy hoại”. Yên Vương vừa nghe đến câu đất nước bị hủy hoại đã lắc đầu nói: “Không được. Vậy tìm một nơi khác”. Hai người lại tiếp tục đi tới Tây Trang. Tới đây, Lưu Ba Ôn chỉ tay nói: “Điện hạ, ngài thử nhìn về hướng Bắc xem”. Hai người cùng nhìn về hướng Bắc, bỗng thấy ánh sáng phát ra. Yên Vương nói: “Nơi đây là mảnh đất tốt, thử tới gần xem thử ra sao”. Hai người cùng tới nơi thì thấy nơi đây ba mặt đều có núi che chở, dựa vào phía Bắc quay mặt về phía Nam, là một nơi có địa thế cực đẹp. Yên Vương lúc này vui mừng ra mặt quay sang hỏi Lưu Bá Ôn: “Giờ thì được rồi chứ?” Lưu Bá Ôn nói: “Không tệ, có thể nói là nơi đất tốt. Điện hạ từ đây nhìn về phía Nam thử, nơi đây phía bên trái có núi thanh long, bên phải có núi bạch hổ, tả thanh long, hữu bạch hổ, chỗ điện hạ đang đứng chính là ổ mà thanh long nằm đấy”. Yên Vương nghe xong vui mừng nói: “Được vậy sẽ xây lăng mộ tại đây”. Lưu Bá Ôn cầm một vốc tiền cổ đem chôn xuống dưới đất ngay chỗ Yên Vương đứng để đánh dấu. Một chuyện khác lại kể rằng, Lưu Bá Ôn sau khi giúp Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh thì xin cáo quan về quê ở ẩn, nhằm tránh những đòn thù của Chu Nguyên Chương lẫn quan thừa tướng Hồ Duy Dung. Để Hồ Duy Dung lẫn Chu Nguyên Chương không biết được hành tung của mình, Lưu Bá Ôn bèn cải trang làm đạo sĩ, bí mật rời khỏi nhà, ngao du thiên hạ, trở thành một đại sư phong thủy thần bí trong giang hồ. Một lần, Lưu Bá Ôn đi tới Cửu Đàm núi La Phù. Người đi cùng ông là tướng quân Bành Oánh Ngọc trong trang phục một hòa thượng. Vì sao Lưu Bá Ôn lại tìm tới Cửu Đàm ở núi La Phù? Hóa ra, chuyện là khi Lưu Bá Ôn dẫn quân nam chinh đã từng đi qua Cửu Đàm, nhận thấy nơi đây địa thế không tệ, tuy nhiên, nhân dân lại nghèo khó. Xem xét một hồi, Lưu Bá Ôn phát hiện ra rằng, mặc dù địa thế nơi đây tốt nhưng người dân vẫn nghèo là do nơi đây xuất hiện bố cục trấn phong thủy. Lúc bấy giờ, do quân tình khẩn cấp, không tiện dừng lại lâu, Lưu Bá Ôn đã hứa với người dân ở Cửu Đàm rằng, đợi tới khi đất nước thống nhất sẽ quay trở lại đây giúp họ thay đổi bố cục trấn phong thủy kia để họ có thể thay đổi cuộc sống của mình. Chính vì thế, sau khi cáo lão về quê, nhớ tới lời hẹn năm xưa, Lưu Bá Ôn đã quyết định quay trở lại Cửu Đàm. Năm xưa khi hành quân qua Cửu Đàm, Lưu Bá Ôn đã từng xem xét nhiều lần địa hình, địa thế của Cửu Đàm. Phần lưng của Cửu Đàm dựa vào núi La Phù, mỗi năm lũ từ trên núi La Phù đều đổ xuống Cửu Đàm. Đây chính là bố cục đã trấn áp phong thủy của Cửu Đàm. Vì vậy, Lưu Bá Ôn cho rằng, chỉ cần trị được lũ từ trên núi đổ xuống khu vực Cửu Đàm thì người dân có thể tránh được tai nạn hàng năm, từ đó có thể an cư lạc nghiệp. Lưu Bá Ôn đã cùng người dân Cửu Đàm nắn dòng chảy của con suối thành theo hình chữ chi để giảm sức chảy của dòng nước khi có lũ về nhờ vậy, thay đổi luôn cả bố cục phong thủy bị trấn áp của Cửu Đàm. Từ đó về sau, người dân Cửu Đàm không còn phải chịu lũ quét hàng năm nữa. Câu chuyện “Trăm mèo giữ cá” cũng ghi lại một truyền thuyết phong thủy rất thú vị về Lưu Bá Ôn. Chuyện kể rằng, ba anh em họ Du gồm Du Thông Hải, Du Thông Nguyên và Du Thông Uyên đều là những bộ tướng rất giỏi của Sào Hồ thủy quân Lý Bát Đầu. Khi Chu Nguyên Chương dẫn binh chiếm Hòa Châu, Lý Bát Đầu bị Nguyên Đạt Tử ở Lô Châu đán úp nên muốn mượn quân của Chu Nguyên Chương để báo thù. Trong khi đó, Chu Nguyên Chương muốn mượn thuyền của Bát Đầu vượt sông tới Thái Bình Phủ, giải quyết vấn đề lương thảo. Hai người liên hợp với nhau tuy nhiên mỗi bên đều có tính toán riêng cho mình. Anh em họ Du theo lệnh của Bát Đầu đã giúp Chu Nguyên Chương lên kế hoạch lấy được Thái Bình đồng thời mang thủy quân Sào Hồ tới đại doanh trại của Chu Nguyên Chương, khiến quân của họ Chu như hổ mọc thêm cánh. Ba anh em họ Du dũng cảm thiện chiến, lập được nhiều chiến công. Trong đó công lao lớn nhất chính là người anh cả Du Thông Hải. Du Thông Hải tự là Bích Tuyền, đã theo Chu Nguyên Chương phá Hải Nha, đánh gục Ninh Quốc, đuổi Trần Hữu Lượng, bắt sống Trương Sĩ Thành,… công trạng rất lớn, từng được phong làm Bình Chương Chính sự và nhiều chức vụ trọng yếu khác trong quân đội. Tuy nhiên, trong trận Bình Giang, Du Thông Hải không may bị trúng tên mà chết. Khi Du Thông Hải chết, Chu Nguyên Chương ôm xác họ Du mà khóc, đồng thời nói với Lưu Bá Ôn và tướng quân Từ Đạt rằng: “Vừa mới bắt đầu cuộc chiến, Bích Tuyền đã chết khác gì ta mất một cánh tay! Mau mau thu quân, tổ chức tang lễ cho ông ta”. Lúc bấy giờ, Lưu Bá Ôn và Từ Đạt cũng chảy nước mắt nói, khuyên rằng: “Bích Tuyền chết, thần cũng đau lòng, thiết nghĩ cũng nên tổ chức tang lễ. Chỉ là hiện tại không có thời gian, mong chúa công nên lấy xã tắc làm trọng, quân không thể thu, bính lính không thể rút lui được!” Du Thông Nguyên và Du Thông Uyên cũng khóc lóc nói: “Ơn sâu của chúa công khiến anh em họ Du chúng tôi dù có tan xương nát thịt cũng không thể báo đáp cho hết được. Khi cơ nghiệp sắp thành mà rút binh cũng không phải là mong muốn của anh trai chúng thần”. Mọi người đều khẩn khoản can gián, Chu Nguyên Chương nghe có lý, đành phải gạt nước mặt nói: “Được! quân sư, hãy nhớ cho kỹ, sau này nếu có phong thưởng thì Bích Tuyền sẽ là người đầu tiên”. Sau này khi khởi nghĩa thành công, Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh, xưng làm hoàng đế đã tổ chức quốc tang cho Du Thông Hải, truy phong làm Quắc Quốc Công, thụy hiệu là Trung Liệt. Du Thông Nguyên được phong làm Nam An Hầu còn Du Thông Uyên được phong làm Việt Tuyển Hầu. Ngoài ra, Chu Nguyên Chương còn đặc cách hạ lệnh cho Lưu Bá Ôn giúp mình xây dựng một căn nhà thật đẹp tặng cho anh em họ và con cháu họ Du. Lưu Bá Ôn cùng với ba anh em họ Du đều sống chêt vì Chu Nguyên Chương đánh lấy thiên hạ, lập nhiều chiến công. Trong quá trình khởi nghĩa, hai bên cũng có thể nói là vào sống ra chết cùng nhau, tình cảm sâu nặng. Nay được Chu Nguyên Chương giao việc xây nhà cho họ Du, Lưu Bá Ôn đương nhiên không có lý do gì để không làm hết sức mình. Vì thế, ngôi nhà mà Lưu Bá Ôn xây dựng cho anh em họ Du hết sức nguy nga tráng lệ. Ngoại trừ hoàng cung, tại Nam Kinh không có ngôi nhà nào có thể sánh kịp với căn nhà này. Tuy nhiên, người đời xưa thường nói, cây càng cao thì gió càng lớn. Căn nhà quá to, thường bị người ta lấy ra so sánh với hoàng cung của anh em họ Du đương nhiên khó tránh khỏi việc mang theo mầm họa. Thừa tướng Hồ Duy Dung trước mặt Chu Nguyên Chương đã bẩm tấu rằng: “Bệ hạ phong công, phong hầu cho nhà họ Du, lại còn tổ chức quốc tang cho Du Thông Hải, có thể nói là đối đãi với họ không hề bạc. Nay bệ hạ lại xây cho nhà họ Du một căn nhà to đẹp như vậy, sợ rằng…” Chu Nguyên Chương ngắt lời họ Hồ, nói: “Bích Tuyền công ở trên tất cả mọi người, đó là ý trẫm quyết định”. Hồ Duy Dung vẫn chưa chịu thôi, nói: “Đây là chỗ nhân hậu của bệ hạ. Tuy nhiên, đây có lẽ sẽ là điều bất lợi cho xã tắc”. Chu Nguyên Chương bắt đầu để ý, hỏi: “Vì sao?” Hồ Duy dung chỉ vào căn nhà cao ngất của nhà họ Du nói: “Bệ hạ xem, mây khói thành vòng, nhà họ Du xuất hiện vương khí!” Chu Nguyên Chương nghe thấy hai chữ “vương khí” thì trầm ngâm không nói. Hồ Duy Dung biết cơ hội đã tới, nói tiếp: “Du Thông Hải khi còn sống đức cao vọng trọng, bộ hạ cũ đều quen nghe chỉ huy của ông ta. Nay Thông Nguyên và Thông Uyên đều giữ chức vụ quan trọng, hậu duệ của Thông Hải lại đều là những người xuất sắc. Nếu một ngày nào đó họ có chí khác thì thiên hạ của Đại Minh e rằng không được bền lâu”. Vốn tính đa nghi, lại chỉ lo có kẻ tranh giành thiên hạ với mình nên khi nghe những lời này của Hồ Duy Dung, Chu Nguyên Chương không khỏi gật đầu, nói: “Ngươi nói nên làm thế nào?”Hồ Duy Dung nói ngay: “Dỡ nhà, phá vương khí”. Vừa may, câu chuyện mới tới đó thì Lưu Bá Ôn tới. Vừa nghe thấy lời của Hồ Duy Dung, trong lòng Lưu Bá Ôn đã thất kinh. Nếu như dỡ nhà thì chẳng phải nhà họ Du cũng bị hủy hoại hay sao? Lưu Bá Ôn định lên tiếng ngăn cản Chu Nguyên Chương, tuy nhiên, chợt nghĩ, nay Chu Nguyên Chương đã là hoàng đế chứ không còn là người ra sống vào chết với nghĩa quân khi xưa nữa, nếu không cẩn thận có thể mất mạng như chơi. Chợt trong đầu Lưu Bá Ôn lóe lên một cách. Ông vội bước vào trong phòng nói với Chu Nguyên Chương: “Hoàng thượng, khi xây dựng thần đã sơ ý xây nhà của họ Du quá cao. Thần đang định đến gặp hoàng thượng để xin ý kiến về việc giải trừ vương khí của nhà họ Du”. Chu Nguyên Chương thấy vậy hỏi: “Tiên sinh có kế gì không?” Lưu Bá Ôn nói: “Cá (trong tiếng Hán, chữ cá với họ Du có cách đọc như nhau, vì thế cá ý chỉ nhà họ Du) mà ra biển thì có thể hóa rồng. Nay thần chỉ cho căn nhà họ Du một cái giếng. Lại thêm, cá vốn rất sợ mèo ăn thịt vì thế, thần đã phái một con mèo canh giữ trước cửa, cá chỉ cần lò đầu ra thì mèo có thể nuốt gọn. Như vậy, chẳng cần phải tốn công sức dỡ nhà khiến mất lòng dân, phá hoại cảnh thái bình thịnh trị mà vẫn có thể trừ được vương khí nhà họ Du. Hoàng thượng thấy sao?” Chu Nguyên Chương nghe kế của Lưu Bá Ôn thấy hợp lý bèn nói: “Cứ theo cách của tiên sinh mà làm”. Sau khi được sự đồng ý của Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn đã bày “bát quái trận” xung quanh nhà họ Du. Ông lệnh cho quân sĩ dựng một tấm bia đá ở trước cửa nhà họ Du, bên trên bia khắc hình hơn 100 con mèo. Phía trước của tấm bia là một cái giếng. Phía sau nhà là một bức tường chặn kín. Phía Đông của căn nhà là một đài câu cá. Sau đó, Lưu Bá Ôn nói với Chu Nguyên Chương: “Nếu như một ngày nào đó, con cá này phá cửa mà ra thì sẽ bị hơn 100 con mèo nuốt chửng. Nếu như có chạy thoát khỏi 100 con mèo thì phía sau là tường chắn, hai phía Đông Tây là đài câu cá, tầng tầng lớp lớp bao vây, nó cũng không thể ra được tới biển để biến thành rồng được. Muốn có nước chỉ còn cách là xuống chiếc giếng ở trước nhà. Cá mà sống ở giếng thì không thể nào làm nên trò trống gì được”. Chu Nguyên Chương thấy rằng sắp đặt như vậy, nhà họ Du sẽ không bao giờ có thể ra tới biển để trở thành rồng thì vui mừng lắm, thưởng cho Lưu Bá Ôn rất hậu hĩnh. Theo Phunutoday
-
Thưa Sư phụThiên Sư! Có một bài viết của học giả An Chi, theo như con biết người này chuyên viết về mục Chuyện đông chuyện tây trong Tạp chí Kiến thức ngày nay, gần đây là báo Năng lượng mới. Ông này có bài phản biện như dưới dây, Sư phụ có ý kiến gì không ạ? http://petrotimes.vn...-van-xuyen.html Chữ 'Việt cổ' của ông Đỗ Văn Xuyền 07:00 | 14/06/2013 Bạn đọc: Trong bài “Chữ Việt cổ đã được giải mã?”, VTC News ngày 29/1/2013 đã đưa tin: “Chiều 29/1/2013, tại 80 Lý Thường Kiệt, Hà Nội, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã có buổi ra mắt cuốn sách “Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ” và giao lưu với các nhà nghiên cứu, những người say mê chữ Việt cổ. (…) Ông Xuyền tuyên bố rằng đã giải mã được chữ Việt cổ - thứ chữ của một nền văn minh rực rỡ từ thời các vua Hùng dựng nước Văn Lang. Cuốn sách đánh dấu hành trình 50 năm kiên trì, bền bỉ, với cái tâm trong sáng và lòng yêu đất nước sâu sắc, niềm tự hào về văn hóa Việt của ông Xuyền. (…) Ông muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ Khoa Đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử, mà suốt 2.000 năm qua đã bị thất lạc”. Xin ông An Chi cho biết, ông nghĩ như thế nào về sự kiện và cuốn sách “hoành tráng” này. Xin cảm ơn. Võ Trọng Thật (Bình Thạnh, TP HCM) Cuộc hành trình tìm chữ Việt cổ của tác giả Đỗ Văn Xuyền không phải là khoa học. Đây chỉ là chuyện đời xưa thời nay mà thôi. Còn cái ý định của ông Xuyền “muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ khoa đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử” thì quả là cực kỳ lố bịch. Nói chung, những câu quan trọng của ông Xuyền - mà các phương tiện truyền thông thuật lại - thì đều sai hoặc phản khoa học. Ta hãy trở lại với cái câu của VTC News: “Ông (Xuyền - AC) muốn tuyên bố với thế giới rằng, người Việt đã có chữ khoa đẩu, thứ chữ được sáng tạo từ thời tiền sử, mà suốt 2.000 năm qua đã bị thất lạc”. Ông đã không hiểu được khái niệm “tiền sử”. Nếu đã có chữ viết thì bước vào thời hữu sử rồi chứ sao lại còn ở thời tiền sử nữa. Dĩ nhiên là khi nhân loại đã bước vào thời hữu sử rồi thì một số dân tộc vẫn chưa có chữ viết nhưng đây lại là một chuyện khác. Ông lại còn theo chân một vài người đi trước mà gọi thứ chữ do mình “phịa” ra là “chữ khoa đẩu”, được giải thích là chữ giống như con nòng nọc. Thực ra bảng chữ Việt cổ do ông Xuyền chế biến chẳng có chữ nào có thể gợi cho ta liên tưởng đến hình con nòng nọc cả. Ấy là còn chưa nói đến chuyện “khoa đẩu” là tiếng Tàu. “Chữ nòng nọc” là một khái niệm gốc Tàu, được Tàu gọi là “khoa đẩu tự” [蝌蚪字], “khoa đẩu văn” [蝌蚪文], “khoa đẩu thư” [蝌蚪書] hay “khoa đẩu triện” [蝌蚪篆]. Ở bên Tàu, khái niệm này chỉ xuất hiện từ đời Hán, rồi “thoi thóp” dần từ đời Đường trở đi. Ban đầu, nó xuất hiện để chỉ những lối chữ từ đời Tần trở về trước, rồi cái nội dung nguyên thủy mờ dần, khiến cho về sau dân chúng chỉ còn coi khoa đẩu văn là chữ của thần tiên và cuối cùng là những chữ cổ mà không ai có thể đọc được. Vì cái nghĩa ban đầu đã nói nên chữ viết của các nước như Tề, Lỗ, v.v..., thời Xuân thu - Chiến quốc mới được gọi là “khoa đẩu văn”. Sử Tàu chép đời Tần Thủy Hoàng, thừa tướng Lý Tư lấy chữ đại triện của Tần làm nền tảng, có bổ sung bằng những yếu tố của chữ nòng nọc thông hành ở các nước Tề, Lỗ, v.v…, mà chế ra lối chữ Tần triện [秦篆] , thường gọi là tiểu triện [小篆]. Sử cũng chép chuyện đời Hán Vũ Đế, Lỗ Cung Vương Lưu Dư cho phá nhà xưa của Khổng Tử để mở rộng cơ ngơi của mình và người ta đã nhân đó mà phát hiện trong vách nhà của cụ Khổng nhiều thẻ tre viết bằng chữ nòng nọc. Thế là “khoa đẩu văn” (chữ nòng nọc) chẳng những do Tàu đặt ra mà còn chủ yếu dùng để chỉ các lối chữ viết bên Tàu từ đời Tần trở về trước. Nhưng, để chống chế cho cách gọi của mình, người ta còn vận dụng cả câu chuyện có sứ giả Việt Thường sang dâng cho vua Nghiêu bên Tàu một con rùa thần, vuông hơn ba thước, trên mai có khắc chữ khoa đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau. Nhưng đây chỉ là chuyện ghi trong những quyển sách truyền kỳ, như Thuật dị ký [述異記], khoảng cuối thế kỷ V, đầu thế kỷ VI, hoặc Thái bình quảng ký [太平廣記], thế kỷ X, v.v…, ra đời vào thời gian mà mấy tiếng “khoa đẩu văn” đã có nghĩa là “chữ thần tiên”, “chữ không ai đọc được”, chứ không còn là “chữ nòng nọc” nữa. Huống chi, Tàu đâu có ghi hai chữ “Việt Thường” [越裳]; Triệu Thường [趙裳] mới đúng là tên cái xứ sở mà sách của họ đã ghi. Các nhà làm sách, làm sử của ta thời xưa hoặc đã “gian lận” mà đưa chữ “Việt” [越] vào để “ăn theo”, hoặc chỉ vì “tác đánh tộ, ngộ đánh quá” nên mới đọc “Triệu” [趙] thành “Việt” [越] đó thôi! Vâng, Triệu Thường mới đúng là chữ trong sách Tàu. Dù thế nào mặc lòng, hai tiếng “khoa đẩu” mà đem ra xài ở đây thì dứt khoát không hợp. Ở bên Tàu hiện nay, họ còn đang bàn về chuyện có phải khoa đẩu văn là tiền thân của giáp cốt văn hay không nữa đó. Chữ và khái niệm của Tàu mà; có phải của ta đâu! Vớ cái nhãn hiệu “khoa đẩu” mà dán vào “chữ Việt cổ” của ông Xuyền thì có khác gì bôi tro trát trấu vào mặt nó! Nhưng dù sao ta cũng cứ nên bình tâm mà xem “chữ khoa đẩu” của ông Xuyền nó như thế nào. Đó không phải gì khác hơn là một biến thể của loại hình văn tự Thái - Lào, mà xuất phát điểm là chữ Thái (Xiêm) ở Thái Lan. Bảng chữ Việt cổ của ông rất gần - nếu không phải là sao chép - với bộ chữ cái của người Thái Đen (hoặc của người Thái Trắng, thì cũng đại đồng tiểu dị). Xin xem “Bảng so sánh chữ Việt cổ và chữ Thái Đen”. Trong bảng này, ở trên là phần trích từ bảng mà ông Xuyền cho là chữ Việt cổ (VC) còn phần dưới là bảng chữ cái ghi phụ âm của tiếng Thái Đen (TĐ), mỗi phụ âm có hai chữ cái (một chữ để thể hiện thanh thấp, còn chữ kia thể hiện thanh cao) in theo hàng dọc, bên dưới có chú âm trong ngoặc vuông. Nhìn vào hai phần, ta thấy chữ B của VC y chang chữ , hàng trên của TĐ; chữ N của VC y chang chữ [n] hàng trên của TĐ; chữ NH của VC y chang chữ [ʃ/ɲ] hàng trên của TĐ; chữ M của VC y chang chữ [m] hàng trên của TĐ; chữ PH của VC y chang chữ [f] hàng dưới của TĐ; chữ T của VC y chang chữ [t] hàng trên của TĐ; chữ TH của VC y chang chữ [ť] của TĐ; v.v...; chưa kể những biến thể không khó khăn gì để có thể nhận ra. Chữ của người Thái Trắng cũng đại đồng tiểu dị với chữ của người Thái Đen và cũng từng được Georges Minot giới thiệu cách đây hơn 70 năm trong quyển Dictionnaire tẵy blanc - francais (BEFEO, t. XL, 1940, fasc.1). (Xem tiếp kỳ sau) A.C
-
Topic này mở ra để giới thiệu với bạn đọc những danh y hiện đại được các báo, các trang điện tử có uy tín giới thiệu, nhằm giúp bạn đọc biết thêm thông tin về các thầy thuốc có thể chữa được các loại bệnh mà có thể bạn cần đến.... Để làm phong phú thêm nội dung của chủ đề, bạn đọc nếu biết thông tin về các thầy thuốc có thể chữa được các loại bệnh nan y, bệnh lạ...chữa bệnh cứu người, có thể giới thiệu lên topic này cho mọi người tham khảo. Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của các bạn. ====================================== 'Thần y' cứu người sống ẩn dật chốn rừng thiêng Thứ tư, 11/9/2013 16:46 GMT+7 "Nếu bị gai đâm vào da thịt, dùng lông nhím đốt thành than mà bôi, ngày mai chắc chắn sẽ khỏi. Bị sưng ban, mụn nhọt, dùng cây vạt vẹo nghiền nát mà đắp vào”, thầy thuốc Mã Văn Hùng thao thao kể về những phương thuốc bí truyền của người Nùng. Căn chòi lá nằm sâu trong khu rừng bạt ngàn (thuộc thôn 5 xã Bom Bo, Bù Đăng, Bình Phước) là nơi trú ngụ của ông Mã Văn Hùng, người dân tộc Nùng. Bà con ở thôn gọi ông là "thần y" bởi ông có nhiều phương thuốc bí truyền chữa hàng trăm bệnh. Ai đến với ông dù là bệnh nhẹ hay nặng, xổ mũi nhức đầu hay rắn cắn, bệnh gan... đều được chữa khỏi. Mặc dù vậy, ông Hùng chưa bao giờ xem mình là thầy thuốc mà chỉ tự nhận là một người Nùng biết chữa bệnh. “Đây không phải là nghề, vì tộc Nùng chúng tôi không dùng nó để kiếm tiền. Những phương thuốc này tôi học được từ cha mẹ, ông bà truyền lại. Đặc biệt hơn, có phương thuốc, cách chữa bệnh bí truyền chỉ người Nùng mới biết”, ông nói trong khi đôi tay vẫn thoăn thoắt giã lá thuốc. Ông Mã Văn Hùng đang bào chế thuốc từ những cây rừng do ông tự hái về. Ảnh: Trường Giang. Do thường xuyên vào rừng, làm nương rẫy nên 2 bàn tay ông chai sần, gân guốc, nhiều vết sẹo còn hằn trên làn da rám nắng. Ở tuổi 50, sức ông không còn cường tráng, mái tóc đã điểm sợi bạc, nhưng đôi mắt vẫn sắc sảo. Nhiều lần chẩn bệnh, chỉ nhìn qua da, tròng mắt, ông đã biết người ta mắc gì, cần dùng thuốc gì. Ông Hùng cho biết, chính nhờ từ nhỏ đã cùng ba mẹ vào rừng đốn củi, hái thuốc nên sớm có khái niệm về công việc này. Cậu bé Hùng ngày ấy luôn thích thú khi xem cha chữa bệnh cho dân làng. Người bệnh lúc đến thì mặt mũi nhăn nhó, sau khi được chữa khỏi thì ra về vui vẻ và cảm ơn rối rít. "Khi chữa bệnh, ba còn tận tình chỉ dạy tôi tất cả phương thuốc, cách bào chế, cách sử dụng những loại thuốc tương khắc với nhau. Mỗi lần hết thuốc, tôi cùng mẹ vào tận rừng sâu để hái, cho nên dần dà cũng nhận biết được khá nhiều loài thảo dược", người đàn ông 50 tuổi nhớ lại. Truyền thống bốc thuốc cứu người của dòng tộc họ Mã đã có từ nhiều đời trước, mỗi đời đều truyền lại cho con trai hoặc con gái trưởng trong gia đình. Hồi đó sống ở Lâm Đồng, rừng nhiều, cây cỏ trù phú nên ông Hùng được cha mẹ dạy cho nhận dạng rất nhiều loại thuốc quý. Ông nhớ như in "bệnh nhân" đầu tiên chính là vợ mình. Lần đó, bà bị bệnh gan, da vàng như nghệ, ai cũng bảo là nặng lắm, khó qua khỏi nhưng ông luôn nói chắc như đinh đóng cột là sẽ chữa được. Chỉ với một số loại thuốc như cây dứa dại đỏ, kim tiền thảo, hoàng đắng và vài loài cỏ dại khác, sắc uống đều trong 10 ngày, người bạn đời của ông đã hết bệnh. Là “thầy thuốc của gia đình”, hễ ai có bất kỳ bệnh gì cần đến ông đều ra tay cứu giúp miễn phí không chút nề hà. Tiếng lành đồn xa, người dân trong thôn dần dà ai cũng biết đến ông Mã Văn Hùng là "thần y" chữa bệnh cứu người. Không những không lấy tiền, ông còn cho thuốc, nhiều lúc có người nhờ, ông cặm cụi địu gùi lặn lội lên tận rừng sâu hái về cho họ. Người dân ở nhiều nơi tìm đến nhờ ông Hùng chữa bệnh giúp. Ảnh: Trường Giang. Ca bệnh để lại nhiều ấn tượng trong lòng ông nhất là lần cứu một thanh niên thoát khỏi bàn tay tử thần. Anh này sáng sớm lên rẫy bị rắn hổ mang chúa cắn, người thân đã bó chân anh lại để nọc độc không chạy vào tim, rồi tức tốc đưa đến nhà "thần y" nhờ cứu chữa. Vì đường rừng gập ghềnh phải trèo đèo lội suối nên phải gần 30 phút sau họ mới đưa bệnh nhân tới nơi. Lúc này anh kia đã kiệt sức, môi chuyển màu đen xì, vết thương thâm tím, khó thở, cơ thể cứng đơ, mất tri giác. Người thân đã khóc thảm thiết vì tưởng con cháu mình không thể qua khỏi. Không chần chừ, ông Hùng lấy “bảo bối” của dòng tộc, đó là đá thần sa nghiền nát rồi trộn với nước cho uống. Sau đó ông lấy cây thuốc lá, đọt lang đỏ, giã ra đắp vào vết thương. Khoảng 5 phút sau, bệnh nhân bắt đầu hồi tỉnh, nhịp thở đều hơn, vết bầm tím cũng nhạt dần. Nằm thêm khoảng 30 phút, anh ta đã khỏe hẳn và tỉnh như sáo, đi lại bình thường. Lần khác, có một thiếu phụ bị u nang buồng trứng nặng, bụng trướng to, bệnh viện trả về vì không thể chữa khỏi, người chồng cũng đã đóng sẵn quan tài. Gia đình này là chỗ quen biết nên ông Hùng chủ động ghé thăm và chẩn bệnh giúp. Ngay trưa hôm đó, ông ra ruộng tìm bắt con “đạp đa” (tiếng Nùng), chỉ có ở ruộng Lâm Đồng, đem về nướng, kết hợp với một số phương thuốc độc đáo của người Nùng cho chị uống. Chưa đầy một tuần sau, người phụ nữ kia đã khỏi, có thể đi làm, đi chăn trâu như bình thường. Mang ơn thầy cứu mạng, người phụ nữ ấy thường xuyên đến thăm ông, có khi biếu nải chuối, gói trà làm quà. Mới đây chị còn gọi điện trịnh trọng mời ông Hùng đến dự đám cưới con trai mình. "Tôi mang ơn bác Hùng lắm. Không có bác chắc tôi khó mà sống khỏe đến giờ", người phụ nữ cảm kích nói. Ông Hùng bảo mình không phải là người có biệt tài “cải tử hoàn sinh” bởi cũng có rất nhiều căn bệnh cho tới nay ông vẫn chưa chữa được. Điển hình như bệnh ung thư và một số bệnh nặng đòi hỏi phải mổ hoặc phải khám bằng phương tiện kỹ thuật hiện đại như tim mạch... Những người dân được ông chữa bệnh phần đông là bệnh ngoài da, bị nhiễm độc do côn trùng, bò sát cắn, ngộ độc thực phẩm và bệnh liên quan đến xương, khớp, dạ dày, gan… Khu vườn thuốc với hàng trăm loài thảo dược của ông Hùng. Ảnh: Trường Giang. Bao năm sống trong chốn rừng thiêng, "thần y" Mã Văn Hùng bảo không muốn rời bỏ nơi này. Sống ở đây vừa thuận tiện chăm sóc rẫy điều, vừa tiện vào rừng sâu tìm kiếm cây thuốc. Mỗi khi có ai đến thăm, ông lại dẫn ra vườn và khoe về "bộ sưu tập" cây thuốc với hàng trăm loại thảo dược đem từ rừng về trồng hoặc được người dân biếu tặng. Bên cạnh cây thuốc dân dã như địa liền, đu đủ, rau lang đọt đỏ, mướp đắng, còn có những cây mà ông cho là rất hiếm có tên tiếng Nùng như “núc lác”, “vạc và đỏ”, “xồm đỏ”… Đối với người đàn ông này, hầu như tất cả loại cây đều trở thành vị thuốc. Những loại rau bình thường như mướp đắng, khoai lang, đu đủ, vào tay ông cũng trở thành vị thuốc. Những loài côn trùng có hại như gián, nhện cũng có giá trị chữa bệnh. "Con gián bắt về, hơ thành than, đàn ông bị trướng bụng, đầy hơi chỉ cần ăn 7 con là khỏe khoắn trở lại, còn sáp nhện có thể trị tận gốc chứng đái dầm rất công hiệu", ông bảo. "Thần y" họ Mã bật mí, để có thể chữa trị một căn bệnh, thông thường phải pha chế 3-4 loại thuốc. Đối với một số căn bệnh khó chữa, số lượng thuốc pha chế lên tới cả chục loại. Hơn nửa đời người chữa bệnh cho hàng nghìn người, ông Hùng bảo căn bệnh mà ông chữa trị lâu nhất và tốn công nhất là bại liệt. Bệnh này đòi hỏi rất nhiều phương thuốc quý mà chỉ có ở một số khu rừng sâu ngoài Bắc hoặc Lâm Đồng. "Chỉ khó ở việc tìm thuốc, khi đã có đầy đủ thì lại khá dễ dàng, chỉ cần lấy 3 lần thuốc, uống trong một tháng thì bệnh khỏi", ông hồ hởi nói. Ông Nông Công Hiệu, Trưởng thôn 5, xã Bom Bo cho biết, bà con ở đây ai cũng cảm kích tấm lòng và tài năng chữa bệnh cứu người của "thần y" Mã Văn Hùng. “Tôi cũng hay qua nhà ông ấy để hỏi thăm về các phương thuốc dân gian chữa bệnh hay lắm. Ông Hùng rất thương người, ai bị bệnh gì tìm đến là ông sẵn sàng giúp đỡ. Hồi trước tôi còn khuyên ông làm cho bên Hội Đông Y của xã mà ông không chịu vì không muốn hành nghề lấy tiền", ông Hiệu kể. Trường Giang
-
DỰ BÁO THẾ GIỚI NĂM GIÁP NGỌ 2014. Nguyễn Vũ Tuấn Anh 15. 1. 2014 Năm Quý Tỵ 2013 đã qua đi, để lại cho mỗi con người chúng ta những vấn đề đặt ra cho năm mới: Giáp Ngọ 2014. Như thường lệ, mỗi năm diễn đàn Lý học Đông phương lại có một topic dự báo cho mỗi năm trên nhiều lĩnh vực.Năm nay, chúng tôi cố gắng có nhiều cải tiến và dự báo chi tiết hơn, ngõ hầu chia sẻ với quí vị những dự báo của nền Lý học Đông phương, để chúng ta cùng quán xét, gần lành tránh dữ. Dự báo của chúng tôi chủ yếu dựa trên "Lạc Việt độn toán" và phương pháp Huyền Không Lạc Việt phi tinh. Kết quả dự báo của hai phương pháp này được kiểm chứng bằng các phương pháp cổ truyền khác còn lưu truyền trong dân gian. Chúng tôi bắt đầu từ hai bản đồ Huyền Không Lạc Việt cho năm Giáp Ngọ dưới đây: . Quí vị cũng biết - theo Lý học Việt - Năm Quý Tỵ 2013 Thái Tuế chiếu đúng trục Thiên Môn - Địa Hộ, tức trục Càn Khôn. Năm Quý Tỵ 2013, kinh tế tiếp tục suy thoái, thiên tai, tai nạn rất cực đoan. Càng về cuối năm càng tăng nặng. Năm nay, Thái tuế trực tiếp chiếu hai cung Bính - Ngọ, đối xung với Nhâm - Tý tức chiếu thẳng trục Bắc Nam của Địa cầu. Hai sao Nhị Hắc và Bát bạch (Huyền không Hán là Lục Bạch) đối sung ở trục Đông Tây. Trục Đông Tây lại là trục Tuyệt Mạng trong phân cung phong thủy. Nhìn chung các sao đều tương xung và không mấy sáng sủa. Kết hợp với quẻ Lạc Việt độn toán được quẻ : "Khai Lưu Niên". Đây là một quẻ thuần Thủy và không phải là một quẻ tốt. Trên cơ sở này, chúng tôi có những dự báo như sau: Kinh tế toàn cầu Nhìn chung kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục bế tắc. Những giải pháp kinh tế chỉ mang tính cục bộ và có tính quốc gia, vùng miền. Sự khủng hoảng chủ yếu thể hiện trong những giải pháp khắc phục mang tính dò dẫm, thử nghiệm và thiếu nhất quán. Nợ xấu của các quốc gia tiếp tục phình to. Mặc dù nửa đầu năm vẫn không có gì thay đổi so với cuối Quý Tỵ 2013. Và mặc dù chậm, nhưng có vẻ như kinh tế toàn cầu có khả năng khởi sắc (Tỷ lệ tăng còn thua đầu năm 2013). Nhưng do bản chất của cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu là do mối quan hệ kinh tế toàn cầu chưa cân đối được. Cho nên chính sự tăng trưởng lại là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng vào cuối năm. Nhìn chung, kinh tế toàn cầu có xu hướng xấu hơn Quý Tỵ 2013. Những doanh nghiệp bậc thấp và bậc trung tiếp tục phá sản, hoặc hoạt động cầm chừng. Đầu tư mới rất yếu trong từng quốc gia. Những Tập đoàn và Cty lớn có xu hướng đầu tư ra bên ngoài. Bất động sản vẫn trong tình trạng cận tử. Những dấu hiệu của lạm phát bắt đầu xuất hiện vào nửa cuối năm. Thiên tai Có thể nói năm 2012 và 2013, thiên tai đã nặng nề thì năm Giáp Ngọ 2014 vấn nạn này còn tiếp tục với sự tàn phá của thiên tai. Tất cả các quốc gia thuộc trục Đông Tây cần lường trước sự nguy hiểm này. Càng về cuối năm thì thiên tai càng tăng mạnh và có tính cực đoan. Động đất cũng tăng nặng, khả năng xuất hiện trận động đất sẽ sánh ngang với các trận động đất ở Indonesia năm 2004 và Nhật Bản hồi tháng 3 năm 2011. Thiên tai năm nay chủ yếu tập trung vào thủy tai, như: mưa bão, lụt lội, sóng thần....vv...Nhưng vấn đề nắng hạn, cháy rừng, hạn hán, núi lửa phun trào cũng xuất hiện một cách cực đoan ở một số quốc gia. Chủ yếu tập trung vào phần trung tâm Địa cầu và phía Đông Nam trên bản đồ Huyền Không Lạc Việt mô tả ở trên và cả phía Đông Trung Quốc. Tóm lại, thời tiết năm Giáp Ngọ tiếp tục là sự cực đoạn tương tự như năm 2013 và có phần tăng nặng hơn. Dịch bệnh Dịch bệnh năm nay tập trung vào gia cầm và các loài thủy sản. Những loại dịch bệnh liên quan đến con người sẽ bùng phát. Cân đề phòng những loại bệnh sau đây: Tim mạch (Máu huyết), thần kinh. tiêu hóa. Những quốc gia và vùng lãnh thổ dễ bị ảnh hưởng của dịch bệnh thuộc vùng phia Đông trên bản đồ Huyền Không Lạc Việt có tâm là Ai Cập. Chiến tranh Năm 2013, chúng tôi có những dự báo về sự ổn định ở Trung Đông, khả năng quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai miền Cao Ly và xu hướng hội nhập của đất nước này. Năm nay những diễn biến này vẫn tiếp tục. Mặc dù bề ngoài quan hệ hai miền Cao Ly vẫn có vẻ có lúc căng thẳng. Những điểm nóng trên thế giới như Xyria, sẽ nguội hẳn vào năm Giáp Ngọ, nhưng vẫn là sự kết thúc chưa hoàn hảo. Các vùng chiến sự khác ở Trung Đông và Phi Châu sẽ được giải quyết về căn bản từ nửa đầu năm, nhưng không dứt điểm được cho đến cuối năm mới ổn định. Tuy nhiên, những điểm nóng khác như Hoa Đông và biển Đông - mặc dù chưa xảy ra đụng độ lớn ở đây, nhưng tiếp tục căng thẳng về sự đối đầu. Thời điểm có nhiều đột biến đến những quan hệ quốc tế ở các vùng trên, là những tháng tính theo Việt lịch sau đây: Nhưng tháng 5. 6. 7 và cuối năm 11. 12. Đây là những lúc cần những giải pháp chính xác của các quốc gia liên quan. Các vấn đề tệ nạn xã hội Những tệ nạn xã hội sẽ ngày một nhiều hơn và rất táo bạo. Nạn đói sẽ xảy ra do thiên tai và những tệ nạn như: ma túy, mại dâm, buôn người không hề giảm. Nhìn chung có thể nói thế giới vẫn mệt mỏi trong năm 2014. Năm Giáp Ngọ cũng là một năm mà các tai nạn liên quan đến cháy nổ nhiều hơn cả năm Quý Tỵ 2013. Ngoài ra những tai nạn khác như chìm phà, đụng xe...cũng mang tính tăng nặng hơn năm Quý Tỵ 2013. Nhưng tai nạn liên quan đến Hỏa khí như:Cháy nổ, rò rỉ hóa chất độc hại cũng sẽ tăng hơn về tính thảm họa của vụ việc. An toàn vệ sinh thực phẩm, môi trường. An toàn vệ sinh thực phẩm vẫn tiếp tục là vấn nạn khiến con người phải lo âu. Trong năm 2014 xuất hiện nhiều hơn những tai nạn liên quan đến thực phẩm. Vấn đề môi trường vẫn tiếp tục là sự quan ngại của thế giới, tập trung chủ yếu là sự tàn phá thiên nhiên. Sự ô nhiễm do con người gây ra sẽ tiếp tục xuất hiện. Riêng năm 2014, sẽ xảy ra một sự kiện gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến vấn đề này, như: rò rỉ chất độc, cháy nổ liên quan đến hóa chất...vv.... Khoa học kỹ thuật Quân sự Năm Giáp Ngọ 2014 vẫn sẽ là sự tiếp tục hoàn thiện của những siêu vũ khí và xuất hiện những loại vũ khí mới phi truyền thống như vũ khí điện từ trường, lade...và xuất hiện các phương tiện chiến tranh điện tử hoặc những loại vũ khí sử dụng sóng…. Năm nay không có gì đặc biệt về phát minh vượt trội trong khoa học quân sự. Nhưng có rất nhiều tiến triển trong việc hoàn thiện các loại siêu vũ khí. Đặc biệt có sự xác định thành công một loại vũ khí của tương lai có liên quan đến điện toán, điện tử.Sẽ xuất hiện hoặc chỉ là công bố thí nghiệm một loại vũ khí mới, nhưng không gây cháy nổ theo quan niệm truyền thống. Trong năm 2013, chúng tôi cũng đã có dự báo như vậy và đã xuất hiện loại vũ khí siêu thanh của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc ở trạng thái thử nghiệm. Nhưng loại vũ khí trong dự báo này không thuộc loại trên. Nếu như trong năm 2013, chúng tôi đã dự báo: "Những tổ chức quân sự chuyên nghiệp về chiến trang mạng sẽ hình thành và phát triển một cách mạnh mẽ. Sẽ xuất hiện những cuộc tấn công mạng gây hậu quả nghiêm trọng cho một số quốc gia"- thì năm nay lời dự báo sẽ là: Xuất hiện những phương pháp tấn công mạng ngày càng tinh vi. Nhưng bù lại, cộng đồng quốc tê bắt đầu đề xuất những biện pháp khống chế, hoặc trừng phạt những tổ chức liên quan đến tấn công mạng. Dân sự Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong năm nay có xu hướng về các thiết kế phần mềm ứng dụng. Có những phần mềm rất độc đáo và bất ngờ mang tính đột phá. Năm Giáp Ngọ là năm của những phát minh kỹ thuật bùng nổ, nhất là giữa năm trở về cuối. Các xu hướng tự động hóa và phỏng sinh học vẫn tiếp tục phát triển. Do tính chất của Thái Tuế chiếu trục Tý Ngọ, nên năm Giáp Ngọ 2014 cũng là năm của sự phát triển văn hóa giáo dục và các vấn đề xã hội nhân văn liên quan. Nhưng phải nửa cuối năm trở về sau. Khoa học lý thuyết xuất hiện một số thành tựu và phát minh mới. Khoa học ứng dụng vẫn phát triển theo xu hướng tự động hóa và ngày càng thuận theo tự nhiên. Sẽ có phát minh làm thay đổi phương thức sản xuất trong tương lai. Y học Năm nay vẫn tiếp tục có những phát minh vượt trội mang tính cách mạng trong y học. Xu hướng chữa bệnh bằng những biện pháp gần gũi với thiên nhiên như Đông Y, dưỡng sinh...vv...tiếp tục phát triển. NHỮNG SỰ KIỆN VÀ VẤN ĐỀ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA HOA KỲ NĂM 2014 Mặc dù có những lời dự báo như của nhà tiên tri Ai Cập Joy Ayad cho rằng: "năm 2014 là năm đánh dấu sự sụp đổ của nước Mỹ" . Nhưng dự báo của chúng tôi cho rằng: Nước Mỹ sẽ ổn định hơn về kinh tế, mặc dù tăng trưởng chậm. Kinh tế Hoa Kỳ sẽ khởi sắc bắt đầu từ các ngành công nghệ cao và tàu biển; hoặc liên quan đến chất lỏng, như dầu mỏ, khí đốt. Thất nghiệp sẽ giảm, nhưng không đáng kể. Nhưng những hoạt động của chính phủ Hoa Kỳ năm tới không có gì nổi bật, ngoài những diễn tiến thông thường liên quan. Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ quyết liệt hơn trong việc thể hiện vai trò của mình ở Tây Thái Bình Dương. Năm 2014, Hoa Kỳ cũng cần đề phòng âm mưu khủng bố tấn công vào những khu vực có liên quan đến giao thông, gồm cả đường bộ, đường không và đường thủy. Những tháng cần đề phòng là: Tháng Giêng, tháng sáu tháng 10 và tháng Một theo Việt lịch (Tức tháng 11, theo cách gọi của Dương lịch). Tuy nhiên, thiệt hại là không đáng kể. TỔNG THỐNG HOA KỲ OBAMA. ===================== Ngài Obama đã thoát hiểm nhiều lần so với những dự báo của các chiêm tinh gia quốc tế, khi họ đã dự đoán rằng: 1/ Ngài Obama sẽ không đắc cử nhiệm kỳ II. 2/ Ngài Obama sẽ bị ám sát vào giữa năm 2011. Nhưng chỉ có thày bói miệt vườn Nam Bộ là tôi (Hoặc giả còn vài người nữa không tên tuổi), cho rằng: ngài Obama sẽ thắng cử nhiệm kỳ II và không hề có việc bị nguy hiểm. Tuy nhiên cũng thày bói miệt vườn Nam Bộ xác định rằng: Nếu ngài Obama không kiên quyết bảo vệ Đồng minh thì uy tín sẽ xuống rất thấp và đẩy Hoa Kỳ vào sự mất uy tín trên thế giới. Do đó, vấn đề không phải là chiến tranh hay không - chuyện chưa bàn vội. Mà là vai trò của Hoa Kỳ trong quan hệ toàn cầu. Cho dù chiến tranh có xảy ra hay không trước khi kết thúc nhiệm kỳ của ngài Obama, thì những quyết định của ngài Obama vẫn sẽ là nguyên nhân để dẫn tới một cách nhìn vào những giá trị và vai trò của Hoa Kỳ trong quan hệ quốc tế và đảng Dân Chủ trên chính trường nước này. Tôi có những cơ sở để tin rằng: Hai vị phụ tá quan trọng của ngài Obama là bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao (Bà Clinton) đã ra đi vì không đồng thuận với cách giải quyết của ngài - Mặc dù sau đó ngài đã đúng khi giải quyết vấn đề Trung Đông. Cá nhân tôi tin rằng ngài rất có trách nhiệm trước những quyết định quan trọng và cân nhắc kỹ trước khi quyết định. Nhưng có những lúc cần một quyết định nhanh chóng.Sự thận trọng đôi khi bị hiểu nhầm là thiếu quyết đoán. Trong năm 2014, ngài sẽ không tạo được một sự kiện mới và nổi bật. Nhưng ngài vẫn có cơ hội được sự tán đồng của thế giới, nếu tiếp tục hoàn tất khi tiếp tục giải quyết một cách thỏa đáng với kết thúc tốt đẹp cho những vấn đề nóng còn lại từ năm 2013. Thượng đế, lý thuyết thống nhất vũ trụ (Định mệnh), hay chính con người sẽ quyết định thế giới này? Có hai cách giải thích cho mọi hiện tượng. Cách giải thích thứ nhất là giải thích bằng cách nhìn trực quan. Cách giải thích thứ hai là trên cơ sở một hệ thống lý thuyết. Với cách giải thích thứ nhất thì bất cứ ai có khả năng miêu tả sự kiện, đều giải thích được và luôn luôn đúng như nó đã xảy ra. Với cách giải thích thứ hai chỉ mới xuất hiện một cách mờ nhạt, hoặc có thể nói rằng chưa có trong nền văn minh hiện tại - ngoại trừ Lý học Đông phương. NHẬT BẢN 2014 Đất nước này trong năm 2014 sẽ có nhiều chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế và phát triển nhanh hơn cả. Họ sẽ được sự ủng hộ của Hoa Kỳ và ngày càng thể hiện vị trí của mình trên thế giới. Nước Nhật sẽ có nhiều thành tựu nổi bật về ngoại giao trong năm nay. CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU Không có gì nổi bật về kinh tế. Vẫn tăng trưởng chậm. Tuy nhiên các nước như Anh, Pháp sẽ gặp những mâu thuẫn xã hội bùng nổ, gây ra biểu tình bạo lực, hoặc đông người. Khoảng giữa năm, xuất hiện khủng bố ở Châu Âu. Nhưng thiệt hại là không đáng kể. NGA VÀ UKRAINE Năm tới nước Nga sẽ phải đối phó với các tệ nạn xã hội và mất cân đối cục bộ trong một số ngành kinh tế. Đồng thời sẽ phải đối phó với những trận tấn công khủng bố, nhưng thiệt hai là không đáng kể. Cần đề phong các tháng 2. 5. 10 Việt lịch. Nhưng toàn cục thì năm tới nước Nga có nhiều phát triển manh với tỷ lệ tăng trưởng cao hơn so ngay cả với cộng đồng Châu Âu. Sáng năm mới nước Nga sẽ công bố nhiều chính sách mới giúp cho đất nước này có cơ sở phát triển trong tương lai. Quan hệ giữa Nga và Ukraine vẫn ở thế giẳng co. Nhưng cuối năm sẽ có khuynh hướng dung hỏa mối quan hệ này với cộng đồng châu Âu. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC LỜI TIÊN TRI TỪ CÁC NHÀ TIÊN TRI TRÊN THẾ GIỚI 1. Thế giới tổn thất nặng nề năm 2014 do núi lửa khổng lồ ở Mỹ gây ra Thứ bảy, 18/01/2014, 11:42 (GMT+7) (Quốc tế) - Nhà tiên tri Joy Ayad thuộc hàng sinh sau đẻ muộn người Ai Cập. Joy tiếp cận chiêm tinh theo một con đường hoàn toàn khác. Tiên tri dưới góc nhìn của ánh sáng khoa học. Cô gái xinh đẹp này có bằng cử nhân nghệ thuật Pháp, đồng thời là chuyên gia về khoa học số. Thế nhưng, sự nổi tiếng chỉ thực sự đến với Joy khi cô dự đoán chính xác đến kinh ngạc về sự kiện lật đổ Tổng thống Mohamed Morsi (Ai Cập). Nhà tiên tri Joy Ayad Nước Mỹ nguy cơ xóa sổ? Cũng theo lời tiên đoán của Joy, năm 2014 sẽ không dễ dàng đối với cư dân Hoa Kỳ. Trong năm tới, tại nước Mỹ có thể xảy ra thiên tai nghiêm trọng. Chưa dừng lại ở đó, nước Mỹ sẽ xảy ra sự chia rẽ lớn trong xã hội. Đây có thể là khởi đầu cho sự kết thúc của đất nước Hoa Kỳ. Lời tiên tri của Joy Ayad được đưa ra đúng thời điểm nước Mỹ đang phải vật lộn để thoát khỏi những cơn khủng hoảng đang đổ xuống. Không ít người đã bày tỏ quan ngại về khả năng Chính phủ Mỹ có thể sẽ bị đóng cửa. Thêm vào đó, sự biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp cũng đặt “kinh đô của thế giới” vào thảm họa được báo trước. Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, siêu núi lửa Yellowstone nằm tại Công viên quốc gia Hoa Kỳ ở bang Wyoming có thể là mối đe dọa đối với thế giới. Siêu núi lửa nguy hiểm nhất thế giới này có thể làm “nổ tung” nước Mỹ khi nó “thức giấc”, thảm khốc hơn so với những gì họ nghĩ. Liệu có liên quan giữa những chứng cứ khoa học này với lời tiên đoán của nhà chiêm tinh trẻ Joy Ayad? Nếu núi lửa này thực sự phun trào, không chỉ nước Mỹ, mà rất nhiều quốc gia trên thế giới sẽ bị chìm trong biển lửa? Năm 2014 liệu đã là đoạn kết cho đất nước hùng mạnh nhất thế giới này? Theo dự đoán của các nhà khoa học, nếu Yellowstone phát nổ thì toàn bộ khí quyển trên trái đất sẽ bị bao phủ bởi axit sulfuric, khói, bụi. Cả hành tinh sẽ rơi vào mùa đông lạnh giá, nền văn minh của con người sẽ quay trở lại điểm xuất phát. Nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho thấy, chu kỳ phun trào của núi lửa này từ 600 – 700 ngàn năm. Núi lửa này đã phun trào ít nhất 100 lần, trong đó 3 lần dữ dội có thể gây thảm họa cho một nửa Trái đất. Lần phun trào gần đây nhất vào 640 ngàn năm trước. Nếu chiếu theo đúng chu kỳ đó thì hành tinh xanh đang đợi chờ một trận bùng nổ tiếp theo. Lời tiên đoán của “nữ hoàng chiêm tinh” Joy Ayad càng có thêm căn cứ khi các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không Mỹ (NASA) vừa phát hiện một điểm nóng – ổ dung nham có kích thước to bằng thành phố Tokyo nằm dưới núi lửa Yellowstone đang chực bùng nổ. Theo chuyên gia của NASA, các tín hiệu cho thấy, núi lửa sắp bùng nổ chính là ổ dung nham tăng khoảng 0,75m kể từ năm 1992. Đây là một con số cực lớn trong thước đo thời gian địa chất chỉ khoảng mm/thế kỷ. Ổ dung nham này nằm cách mặt đất 20km, chỉ bằng 1/10 so với độ sâu của các ổ dung nham khác. Nếu một nhóm khủng bố đặt quả bom hạt nhân ở núi lửa này có thể kích hoạt sự phun trào (Cảnh Sát Toàn Cầu) ================ Mặc dù chúng tôi xác định rằng: Năm Giáp Ngọ những sự kiện liên quan đến cháy, nổ... và gây thảm họa nhiều hơn các năm trước trong xã hội. Nhưng điều này chủ yếu chỉ giới hạn trong vấn đề tệ nạn xã hội. Vê thiên tai liên quan đến hạn hán, cháy rừng, núi lửa phun trào chúng tôi cũng đã đề cập tới. Nhưng vấn đề núi lửa phun trào gây thảm họa cho nhân loại và làm tan hoang nước Mỹ và thế giới - như lời tiên tri của bà Joy Ayad - không thể xảy ra vào năm Giáp Ngọ 2014. Chúng ta có thể chứng nghiệm điều nay ngay trong năm Giáp Ngọ. *** 2.Nostradamus và 10 lời tiên tri cho năm 2014 Theo Nguoiduatin. Chủ nhật, 26/01/2014, 20:33 (GMT+7) (Văn hóa) - Trong suốt 400 năm qua, những lời tiên tri của Michel de Nostradamus đã khiến các nhà khoa học bối rối. Trong số hơn 1.000 lời tiên đoán của ông, có đến quá nửa đã trở thành sự thật. Và 10 tiên đoán dưới đây cũng có thể trở thành hiện thực trong năm 2014 này. Nostradamus Hoa Kỳ còn từ 7 đến 12 vị tổng thống nữa - nếu không muốn nói còn nhiều hơn - cho đến khi cuộc hội nhập toàn cầu hoàn tất. Chắc chắn đây là một suy diễn sai từ nội dung trong lời tiên tri của Nostradamus về vấn đề này. Mọi việc sẽ được chứng nghiệm ngay trong năm Giáp Ngọ 2014. Thiên tai năm 2014 thì quả là có phần đáng lo ngại hơn năm 2013. Nhưng đất sụt xuống và nước dâng lên - có tính toàn cầu - thì không đến nỗi như vậy. Vân đề này, những nhà khoa học đã đề cập đến vài năm trước liên quan đến hiện tượng được coi là "Ngày Tận Thế" 21. 12. 2012 - căn cứ theo lịch của người May a . Nhưng TTNC LHDP nhân danh nền văn hiến Việt đã phân tích đầy đủ sai lầm này của một số nhà khoa học về vấn đề này và xác định rằng: không bao giờ có sự kiện các hành tinh thẳng hàng sẽ gây nguy hiểm cho trái Đất vào ngày 21, 12, 2012. TTNC LHDP đã chứng tỏ sự đúng đắn với nhận định của chúng tôi liên quan đến ngày 21. 12. 2012. vốn được coi là Ngày Tận Thế và nó đã không xảy ra. Sai! Điều này TTNC LHDP đã xác định Trung Đông phải ổn định chậm nhất vào đầu mùa Xuân năm Giáp Ngọ 2014. Tất nhiên chỉ ở những điểm nóng chủ chốt, như: Xyri, Ai Cập, Iran.... Còn những cuộc nội chiến mới xảy ra như Nam Xudan thì không thể gọi là chiến tranh ở Trung Đông được. Chuyện này đã được hóa giải từ năm ngoái khi quân Mỹ kéo đến vùng Vịnh, vì vấn đề vũ khí hoa học của Syria. Chuyện này đã qua lâu rồi với sự xác định của TTNC LHDP. Cuộc chiến Iraq và Afghanistan còn có nguyên nhân Lý học là: 1/ Iraq: Cuốc chiến Iraq bắt đầu vào ngày 18. 2. Việt Lịch - do Thiên Cơ tiên tri trước một tháng. Lúc ấy Thiên Sứ tôi còn sinh hoạt trên tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.org hoặc .net) đã có lời khuyên không nên bắt đầu chiến tranh vào ngày này. Vì đây là ngày Tam nương sát. Bởi vậy, cuộc chiến dù có thắng, nhưng rất bất ổn sau đó. 2/ Afghanistan: Sau khi Hoa Kỳ chiến thắng ở Afganistan, Hội đồng dân tộc của nước này họp tại Đức để bàn về việc thành lập chính phủ. Đáng nhẽ họ họp vào ngày 12 Việt lịch (Tôi không nhớ tháng nào). Nhưng không biết xui khiến thế nào lại lùi vào ngày 13 - Ngày Tam nương sát theo Việt lịch. Bởi vậy, mọi cố gắng trực quan vẫn không sửa chữa được. Ngoại trừ họ phải dùng chính phương pháp của Lý học để hóa giải. Thời tiết còn nhiều diễn biêt bất thường, sau vài năm nữa thời tiết sẽ ổn định trở lại. Bắc cực sẽ hình thành những khối băng mới. Nguy cơ này đã qua rồi. Trung Đông sẽ phải ổn định chậm lắm là cuối mùa xuân năm Giáp Ngọ là dự báo của TTNC LHDP. Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ nhận xét xác định sự đóng góp to lớn của nước Nga trong việc tạo dựng hòa bình thế giới. Nhưng vấn đề: "Người ta chưa bao giờ được thấy Mỹ và Nga cùng đứng về một phía". Nếu xét từ sau Thế chiến thứ II thì nhận xét này đúng. Nhưng trước và trong thế chiến thứ II, Nga và Hoa Kỳ đã ký hiệp ước Đồng Minh chống Phát xít Đức. Những điều khoản của hiệp ước đến nay vẫn còn giá trị.
-
Tàu hỏa tông ôtô, hai lãnh đạo công an huyện tử vong Phó công an huyện Gio Linh (Quảng Trị) điều khiển ôtô chở Đội trưởng cảnh sát điều tra huyện này băng ngang đường sắt dân sinh. Cả hai bị tàu hỏa tông văng hơn 100 mét, tử vong. Tàu hỏa hất văng xe chở gỗ, hai người chết Tàu hỏa lao vào đám đông, 8 người chếtKhoảng 17h chiều 17/3, thiếu tá Trần Quang Thanh, phó công an huyện Gio Linh điều khiển xe ôtô bốn chỗ, hiệu Deawoo Lacetti chở trung tá Hoàng Văn Sự, Đội trưởng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội huyện. Đến đường ngang dân sinh 607+920 thuộc cung đường sắt Hà Thanh, qua Khu phố 8 (thị trấn Gio Linh), ôtô bị tàu SE2 tông trực diện. Lực lượng chức năng di dời ôtô bị nạn ra khỏi đường ray, thông tuyến tàu Bắc - Nam. Ảnh:Quang Hà Sau cú va chạm, xe ôtô bị kéo lê trên đường ray tàu, văng xa khoảng 100 mét. Thiếu tá Thanh chết tại chỗ. Trung tá Sự tử vong trên đường đi cấp cứu. Tại hiện trường, ôtô nằm chắn ngang đường sắt, hư hỏng nặng. "Lực lượng chức năng có mặt để di dời chiếc ôtô khỏi đường ray. Ngành đường sắt tiến hành dẫn tàu với tốc độ 5km/h qua đoạn xảy ra tai nạn", ông Lê Quang Tặng, Cung trưởng cung Hà Thanh cho biết. Theo quan sát của VnExpress, đoạn đường ngang dân sinh này không có gác chắn, phía nam đường ngang có một bụi tre lớn có thể đã che khuất tầm nhìn của tài xế.
-
Tàu hỏa tông ôtô, hai lãnh đạo công an huyện tử vong Phó công an huyện Gio Linh (Quảng Trị) điều khiển ôtô chở Đội trưởng cảnh sát điều tra huyện này băng ngang đường sắt dân sinh. Cả hai bị tàu hỏa tông văng hơn 100 mét, tử vong. Tàu hỏa hất văng xe chở gỗ, hai người chết Tàu hỏa lao vào đám đông, 8 người chết Khoảng 17h chiều 17/3, thiếu tá Trần Quang Thanh, phó công an huyện Gio Linh điều khiển xe ôtô bốn chỗ, hiệu Deawoo Lacetti chở trung tá Hoàng Văn Sự, Đội trưởng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội huyện. Đến đường ngang dân sinh 607+920 thuộc cung đường sắt Hà Thanh, qua Khu phố 8 (thị trấn Gio Linh), ôtô bị tàu SE2 tông trực diện. Lực lượng chức năng di dời ôtô bị nạn ra khỏi đường ray, thông tuyến tàu Bắc - Nam. Ảnh:Quang Hà Sau cú va chạm, xe ôtô bị kéo lê trên đường ray tàu, văng xa khoảng 100 mét. Thiếu tá Thanh chết tại chỗ. Trung tá Sự tử vong trên đường đi cấp cứu. Tại hiện trường, ôtô nằm chắn ngang đường sắt, hư hỏng nặng. "Lực lượng chức năng có mặt để di dời chiếc ôtô khỏi đường ray. Ngành đường sắt tiến hành dẫn tàu với tốc độ 5km/h qua đoạn xảy ra tai nạn", ông Lê Quang Tặng, Cung trưởng cung Hà Thanh cho biết. Theo quan sát của VnExpress, đoạn đường ngang dân sinh này không có gác chắn, phía nam đường ngang có một bụi tre lớn có thể đã che khuất tầm nhìn của tài xế.
-
Huyền thoại về đất phát công hầu đế vương của nước Việt Đất Việt quả thật là nhiều quý địa. Chỉ tính từ Ninh Bình trở ra mà đã có tới 27 ngôi đất kết Đế vương, hơn 2000 ngôi kết công hầu khanh tướng. Ngày nay lãnh thổ nước ta đã vượt qua Ninh Bình rất xa vào phía Nam với một đại cán long nữa là dãy Trường Sơn thì hẳn là phải thêm hàng ngàn ngôi đất quý nữa. Mặc dù bị Cao Biền trấn yểm, khắp nước Việt Nam vẫn còn hàng ngàn ngôi đất kết phát có thể sản sinh ra nhân tài anh kiệt xuất chúng. Đất kết là khái niệm để chỉ nơi có sinh khí tụ lại trong khoa phong thủy. Người xưa quan niệm ở những nơi có đất kết, nếu đặt tro cốt của ông bà, tổ tiên xuống đó thì do tú khí của đất đai, tro cốt sẽ lâu mục nát, do đó sẽ phát phúc cho con cháu. Mức độ kết phát của đất tới đâu lại tùy thuộc vào các yếu tố tổng thể của cả cuộc đất. Có đất phát giàu có tiền tài, có đất phát quan tước công hầu khanh tướng và cao nhất là đất phát vương giả. Trong phần địa đạo diễn ca, cụ Tả Ao – người được xem là thánh địa lý của Việt Nam mô tả về huyệt đất phát quan: "Muốn cho con cháu nên quan Thì tìm Thiên mã phương Nam ứng chầu Muốn cho kế thế công hầu Thì tìm chiêng trống dàn chầu hai bên" Còn đất phát đến vương giả thì cụ nói: “Ngũ tinh cách tú chiều nguyên Kim Mộc Thủy Hỏa bốn bên loan hoàn Thổ tinh kết huyệt trung ương Ấy đất sinh Thánh sinh Vương đời đời” Là mảnh đất phát tích của khoa Địa lý Phong thủy, các vua chúa Trung Quốc rất trọng vọng khoa này. Lý luận phong thủy được họ đem áp dụng cả vào trong việc ngoại trị. Một trong những ví dụ điển hình là việc vua Đường sai Cao Biền sang trấn yểm các long mạch của nước ta. Ngược dòng lịch sử, nước Việt ta từ đầu công nguyên cho đến đầu thế kỷ 10 nằm dưới ách đô hộ của người Hán. Thời bấy giờ Trung Quốc chia nước ta thành quận huyện và phái quan lại người Hán sang cai trị. Tuy nhiên, người Việt ta không chịu khuất phục mà luôn luôn tìm cách nổi dậy giành độc lập. Vua chúa Trung Quốc tin rằng sở dĩ người Việt không chịu khuất phục mà liên tiếp nổi dậy là vì đất nước ta có nhiều huyệt đất kết nên sinh ra nhiều anh hùng. Để triệt tận gốc mầm mống chống đối, các triều đình Trung Quốc đã nghĩ đến chuyện triệt âm phần bằng khoa Địa lý Phong thủy. Đó chính là sứ mệnh mà Đường Trung Tông giao phó cho Cao Biền khi phái ông này sang làm quan cai trị ở bên nước ta. Nội dung sự việc được tập Phong thủy địa lý Tả Ao – Địa lý vi sư pháp của Vương Thị Nhị Mười nói chi tiết: “Thời vua Đường Trung Tông đổi tên nước ta là An Nam đô hộ phủ và phong Cao Biền làm An Nam đô hộ sứ sang cai trị. Trước khi Cao Biền sang nhậm chức, nhà vua cho triệu vào ngự điện và nói: Khanh học địa lý tối vi tinh diệu, trẫm nghe An Nam có nhiều quý địa, kết phát tới Thiên tử, sản xuất ra nhiều nhân tài, anh kiệt nên luôn luôn nổi lên chống đối. Qua đó khanh nên tường suy phong thủy, kiến lãm sơn xuyên và làm tờ biểu tấu kèm theo lời diễn ca các kiểu đất bên An Nam gửi ngay về cho trấm xem trước rồi ở bên đó khanh đem tài kinh luân, đoạt thần công, cải thiên mệnh, trấn áp các kiểu đất lớn đi, đó là cách nhổ cỏ thì nhổ cả gốc, để tránh hậu hoạn sau này”. Cao Biền nhận lệnh sang nước ta liền tập trung đi xem xét các cuộc đất lớn nhỏ. Dân gian nói rằng Cao Biền ngày ngày cưỡi chim thần đi xem xét phong thủy, tài liệu nói trên của Vương Thị Nhị Mười thì nói Cao Biền dùng gỗ chế một cái diều rồi ngồi lên. Nhìn chung đó chỉ là những chi tiết làm tăng thêm sự thần bí cho nhân vật Cao Biền. Tuy nhiên việc Cao Biền nhận lệnh trấn yểm phong thủy nước ta là có thật. Nó thể hiện qua một tập sách mang tên “Cao Biền địa lý tấu thư kiểu tự”. Tập sách này, theo như tài liệu của Vương Thị Nhị Mười đã nói ở trên thì năm 1427 Lê Lợi công phá thành Đông Quan bắt được Hoàng Phúc – Thượng thư bộ Công của nhà Minh nên thu được. Sở dĩ Hoàng Phúc có nó là do vua Minh trao cho Y với nhiệm vụ xét duyệt lại xem còn huyệt lớn nào mà Cao Biền chưa yểm thì yểm nốt. Âm mưu của nhà Minh là hòng làm cho Đại Việt không thể nào sản sinh ra được những thế hệ như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo – những anh hùng đã gây khó khăn cho họ thời trước, để Đại Việt lại quay về thời là quận huyện của Tàu như mấy trăm năm trước. Tập Cao Biền địa lý tấu thư kiểu tự này nói đến 632 huyệt chính cùng 1517 huyệt bàng từ Ninh Bình trở ra (thời Đường, lãnh thổ nước ta chỉ mới vào đến khu vực này). Những kiểu đất này đều là đất phát nhân tài anh kiệt, văn thì đến Tam khôi Trạng Nguyên, võ thì đến Quận công danh tướng… Tổng cộng là hơn 2000 ngôi đất quý. Ngoài tập Cao Biền địa lý tấu thư kiểu tự, Cao Biền còn một bản tấu nữa về phong thủy là Cao Biền tấu thư cửu long kinh. Bản tấu này đề cập đến 27 ngôi đại địa có thể phát đến đế vương ở nước ta. Trong 27 ngôi đất này có những ngôi đã kết phát rực rỡ như ngôi đất ở Tức Mặc – Nam Định đã tạo nên một Trần triều hiển hách võ công hay ngôi đất ở Cổ Pháp kết phát ra triều Lý. Về nhiệm vụ trấn yểm các mạch, dân gian còn lưu truyền nhiều câu chuyện. Trong đó có chuyện Cao Biền yểm thành Đại La và yểm thánh Tản Viên. Cả hai lần Cao Biền đều thất bại. Đối với các huyệt nhỏ chỉ phát công hầu khanh tướng không thấy tài liệu nào hay truyền thuyết nào nói Cao Biền có trấn yểm. Tuy nhiên, theo thiển ý của tác giả với số lượng quá lớn mà thời gian trị nhậm của Cao Biền chỉ trong quãng chục năm lại còn bận bịu việc quan lại chính trị thì sao có thể yểm hết được. Qua đó ta thấy đất Việt quả thật là nhiều quý địa. Chỉ tính từ Ninh Bình trở ra mà đã có tới 27 ngôi đất kết Đế vương, hơn 2000 ngôi kết công hầu khanh tướng. Ngày nay lãnh thổ nước ta đã vượt qua Ninh Bình rất xa vào phía Nam với một đại cán long nữa là dãy Trường Sơn thì hẳn là phải thêm hàng ngàn ngôi đất quý nữa. Các nhà địa lý có quyền nói rằng nhờ vào những quý địa đó mà sản sinh ra các anh hùng hào kiệt để dựng nước và giữ nước suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch sử. Theo KIẾN THỨC
-
Kỳ bí chuyện về cầu trấn yểm thủy quái ở Hội An Hình ảnh nước lũ vượt Chùa Cầu sau trận lũ hồi giữa tháng 11 đã khiến nhiều người nhớ lại câu chuyện trấn yểm thủy quái kỳ bí hàng trăm năm nay ở Hội An, và nghịch lý thay “chiếc bùa” ấy lại thường xuyên bị thiên tai… quấy nhiễu. Trên chùa dưới cầu Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán, một nhà sư Trung Hoa, viết nhân dịp ông đến Thuận Hóa năm 1695 có nhắc tới cây cầu nổi tiếng này với tên gọi “Nhật Bản kiều”. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu tuần du phương nam khi xa giá đến Hội An thấy phía tây phố có cầu, thuyền buôn tụ họp bèn ban cho tên mới “Lai Viễn kiều”, sau đó khắc biển vàng, đến nay bức hoành phi vẫn còn. Người dân địa phương thì quen gọi “Chùa Cầu”, vì bên trên cầu có dựng ngôi chùa thờ đức Huyền Thiên đại đế (hay Bắc Đế trấn võ). Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Chí Trung - Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, thực ra đó là ngôi miếu thờ thần Bắc Đế, không phải chùa. Hiện chưa biết chính xác niên đại mà chỉ phỏng đoán cầu xây dựng khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, tương truyền do khách buôn Nhật Bản dựng nên, dưới xây đá, trên lát ván, gác mái. Có giả thuyết còn cho rằng chùa (phần trên) xây sau cầu (phần dưới) ngót 100 năm… Chùa Cầu ở Hội An. Ảnh: H.X.H Dị bản trấn yểm Theo khảo tả của tác giả Nguyễn Quốc Hùng trong cuốn Phố cổ Hội An và việc giao lưu văn hóa ở Việt Nam (NXB Đà Nẵng 2004), Chùa Cầu làm theo kiểu thượng chùa - hạ cầu, rộng 3m, dài 18m. Mái lợp ngói âm dương, trụ xây bằng đá, mặt cầu lát ván, hai đầu cầu nối với 7 gian giữa theo hình chữ I. Phía tây cầu đặt 2 tượng khỉ đá, phía đông đặt 2 tượng chó đá, theo một phỏng đoán đó là ngụ ý về thời gian xây dựng công trình kéo dài 3 năm (từ năm Thân - con khỉ đến năm Tuất - con chó). Cầu bắc qua lạch nhỏ nối liền 2 phố Trần Phú và Nguyễn Thị Minh Khai. Xưa, lạch này có tên Ồ Ồ (tức nước chảy ào ào, theo phát âm của phương ngữ). Cầu đã qua ít nhất 4 lần trùng tu, trong đó 3 lần diễn ra vào các triều vua nhà Nguyễn: Gia Long (năm 1817), Tự Đức (năm 1865), Khải Định (năm 1917); gần đây nhất là năm 1986. Nhưng cũng có tài liệu ghi lần trùng tu sớm nhất vào năm 1763. Nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng có đề cập ngắn gọn chi tiết trấn yểm của Chùa Cầu (cuốn Quảng Nam trong hành trình mở cõi và giữ nước): Tục truyền xưa kia người Nhật qua đây buôn bán cho rằng chỗ này là cái sống lưng con cù, một quái vật giống như con rồng, đầu ở Ấn Độ và đuôi ở tận đất Phù Tang (Nhật Bản). Mỗi lần nó quẫy đuôi, nước Nhật bị động đất dữ dội. Vì thế, người Nhật cùng với người Việt, người Minh Hương ở Hội An dựng lên cầu này, coi như yểm thanh kiếm xuống huyệt lưng con cù, mong trừ tai họa cho nhân dân Nhật Bản và dân chúng bản địa.[/color] Chưa rõ thực hư và sự linh nghiệm của “bùa trấn yểm” đến đâu, nhưng bản thân “bùa trấn yểm” Chùa Cầu từng bị lũ lụt… đe dọa. Ông Nguyễn Chí Trung kể, trận lụt lịch sử năm 1964 đã cuốn phăng bức tượng gỗ Huyền Thiên đại đế thờ trong chùa, cùng với 1 tượng khỉ đá. Bức tượng gỗ lưu lạc trong dân, mãi đến những năm 1982 - 1984 mới tìm thấy và đang được Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An bảo quản. Riêng tượng khỉ đá thì mất dạng, phải đúc mới… Mùa mưa, nước vẫn chạy rất mạnh qua lạch Ồ Ồ, “túi lũ” Hội An ở hạ lưu Thu Bồn lại bị nhấn chìm trong lũ, và xứ Phù Tang mấy trăm năm qua vẫn hứng chịu động đất… Còn tác giả Nguyễn Quốc Hùng (sách đã dẫn) kể đến 3 dị bản. Thần tích cũng như huyền thoại trong dân Minh Hương cho rằng quãng sông gần Chùa Cầu vốn được coi như hang ổ loài thủy quái tên Cù. Thủy quái ẩn dưới nước, mỗi lần quẫy mình làm nước sông dâng ngập cả khu phố. Để yểm trừ, người dân lập đền tô tượng rồi cầu đảo rước Huyền Thiên đại đế ngăn chặn tai họa. Dị bản thứ hai kể, xưa phía bắc lục địa châu Á có quái vật tên Cù, đầu ở tận phương bắc, mình ở bên Nhật Bản, đuôi kéo dài sang Việt Nam. Mỗi lần cù trở mình, cả lục địa rung chuyển, Nhật Bản nằm giữa thân cù là điểm chịu nhiều tai họa nhất, động đất triền miên. Những người giỏi thuật phong thủy bèn xem thế đất, cắm điểm dựng đền thờ Huyền Thiên đại đế ở Hội An. Lại có dị bản cho rằng Chùa Cầu là nơi xây dựng để thờ Linh Phù Thủy Khấu. “Linh Phù” có thể bắt nguồn từ chữ linga (sinh thực khí nam giới) mang dấu hiệu tín ngưỡng Chăm, “Thủy Khấu” dùng chỉ bọn cướp biển. Linh Phù Thủy Khấu, vì thế, ám chỉ thủy thần phù hộ người đi biển, về sau kết hợp với tín ngưỡng Chăm và bảo lưu đến ngày nay… Do sức mạnh “trấn yểm” đã phai nhòa theo thời gian, hay đó chỉ đơn thuần là niềm tin dân gian gửi gắm trước thiên tai? Câu trả lời thật khó thỏa mãn sự hiếu kỳ, trong khi thiên tai ngày một khắc nghiệt và Chùa Cầu - biểu tượng của di sản văn hóa thế giới Hội An, cũng không tránh khỏi. Chỉ biết rằng, câu chuyện trấn yểm đã trở thành một phần huyền tích ở vùng đất hội nhân, hội thủy Hội An và trở thành một phần lịch sử ở khu di sản văn hóa của nhân loại… Bia trấn yểm Cách Chùa Cầu khoảng 100m theo đường chim bay có tấm bia cổ dựng trong am nhỏ rộng 1m, sâu 0,6m, tường xung quanh cao 1,1m, ẩn trong gốc đa cổ thụ thuộc trên đường Phan Châu Trinh. Dân gian bảo đấy là tấm bia yểm chiếc đuôi của con cù và kết quả khảo sát gần đây cho thấy giả thuyết này có thể chấp nhận được, chứ không phải là bản đồ vẽ kho báu như dư luận từng đồn đoán. Bia gồm 3 phần, tầng trên cùng khắc 3 vòng tròn, là “tam điểm tinh tượng” theo Đạo giáo. Tầng giữa có hàng chữ “Bắc Đế sắc lệnh lập cực ngự phong yểm thủy đạo” và khắc hình, tên các vì sao; có hàng chữ “Án ma ni bát mê hồng”. Tầng dưới khắc hình 3 đạo bùa. Theo Báo Quảng Nam
-
Xảy ra trện động đất mạnh 6,7 độ Richter gần Barbados (VIETNAM+) Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP) Ngày 18/2, Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết đã xảy ra một vụ động đất mạnh 6,7 độ Richter tại khu vực Caribbean, gần quốc đảo Barbados. Vụ động đất xảy ra vào hồi 9 giờ 27 phút (GMT), ban đầu được xác định nằm ở 14,7 độ vĩ Bắc, 58,8 độ kinh Đông, cách thị trấn Bathsheba của Barbados 170km về phía Đông Bắc với tâm chấn ở độ sâu 10 km.
-
Chế độ ăn "sơn hào hải vị" của người La Mã cổ đại Theo các nhà khảo cổ học, tầng lớp nghèo của người La Mã cổ xưa cũng biết ăn thịt nhím biển (cầu gai) hay thậm chí là cả hươu cao cổ... Các nhà khảo cổ học mới đây đã phát hiện bằng chứng cho thấy, tầng lớp trung lưu và hạ lưu trong xã hội La Mã cổ cũng biết tận hưởng bữa ăn phong phú và hấp dẫn như giới thượng lưu. Các bằng chứng về bữa ăn với nhiều loại thịt và hải sản theo kiểu "sơn hào hải vị" đã được tìm thấy tại Pompeii - một trong những thành bang của La Mã bị chôn vùi sau trận núi lửa phun trào vào năm 72. Nhóm nghiên cứu tiến hành khai quật để tìm kiếm bằng chứng tại thành phố đổ nát Pompeii Từ trước tới nay, nhiều người vẫn giữ quan điểm rằng, có một khoảng cách rất lớn giữa tầng lớp thượng lưu và người nghèo trong xã hội La Mã. Người giàu được cho là luôn có bữa ăn với các sơn hào hải vị từ nhiều miền đất, trong khi đó, người dân chỉ cầm cự qua ngày bằng cháo loãng. Tuy nhiên, sự thật dường như hoàn toàn không như vậy. Các nhà nghiên cứu phát hiện thịt nhím biển, thịt đùi của hươu cao cổ, cùng với ngũ cốc và trứng tại một khu vực nghèo đói trong thành phố đổ nát Pompeii. Giáo sư Steven Ellis tập trung tìm kiếm các bằng chứng từ hệ thống cống và kênh đào Cụ thể, các nhà khảo cổ học đã kiểm tra phần chất thải có trong hệ thống cống rãnh, cùng với 10 nhà vệ sinh và kênh đào. Tại một đường cống, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều loại thực phẩm rẻ, phổ biến như ngũ cốc, trái cây, các loại hạt, dầu oliu, trứng gà... Ở khu vực khác gần đó, họ còn phát hiện các loại thực phẩm phong phú được nhập khẩu từ bên ngoài nước Ý như động vật có vỏ, nhím biển và thậm chí cả thịt đùi của hươu cao cổ. Từ xa xưa, người Lã Mã ở Pompeii đã ăn nhiều loại thịt hiếm và lạ như nhím, hươu cao cổ… Ngoài ra, nhiều loại gia vị "nhập khẩu" từ các vùng đất xa xôi như Indonesia cũng có mặt ở đây. Điều này chứng tỏ, người La Mã cổ cũng biết thưởng thức nguồn thực phẩm dồi dào trên khắp thế giới. Qua việc khảo cổ này, nhóm nghiên cứu muốn hiểu thêm về mối quan hệ xã hội ở tầng lớp lao động tại Pompeii cũng như thu thập dữ liệu về nguồn thức ăn đa dạng, phương cách tiêu thụ thực phẩm của người La Mã xưa. Theo PLXH Xác định danh tính pharaoh Ai Cập trong ngôi mộ cổ Các nhà khảo cổ Mỹ mới đây xác định chủ nhân của ngôi mộ được khai quật ở Ai Cập hồi năm ngoái là pharaoh Sobekhotep I, người trị vì quốc gia này cách đây gần 4.000 năm. Vị pharaoh được xác định có tên gọi là Sobekhotep I. Ông được coi là người sáng lập và cai trị triều đại thứ 13 (1781-1650 trước Công nguyên), cách đây khoảng 3.800 năm. Pharaoh Sobekhotep I trị vì Ai Cập trong khoảng 4,5 năm. Quan tài được khai quật ở Ai Cập hồi năm ngoái, nay được xác định là nơi chôn cất của pharaoh Sobekhotep I. (Ảnh: AFP) Bộ trưởng Cổ vật Ai Cập Mohamed Ibrahim cho biết, danh tính của người trong quan tài được xác định sau khi nhóm chuyên gia tìm thấy các mảnh vỡ từ một phiến đá có khắc tên của vị pharaoh và cho thấy ông đang ngồi trên ngai vàng. AFP dẫn lời một quan chức của Bộ Cổ vật nói việc xác định được danh tính của Sobekhotep I rất quan trọng bởi cho đến nay các thông tin sẵn có về vị pharaoh này không có nhiều. Các chuyên gia cho rằng phát hiện này có thể thêm nhiều thông tin về cuộc đời và thời gian trị vì đất nước của vị pharaoh cũng như cung cấp tư liệu nghiên cứu lịch sử Ai Cập giai đoạn này. Năm ngoái, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Pennsylvania, Mỹ, phát hiện và khai quật một phần mộ chứa quan tài làm bằng đá Quartzit và nặng khoảng 60 tấn ở thành phố Abydos, cách thủ đô Cairo 500km về phía nam. Tuy nhiên, trong suốt quá trình nghiên cứu sau đó, họ không xác định được danh tính của người được chôn cất. Theo VNE
-
Thủ tướng Thái Lan đề nghị quân đội làm trung gian hòa giải Hà Linh/Bangkok (Vietnam+) Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. (Nguồn: Guardianlv) Ngày 11/1, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã kêu gọi quân đội làm trung gian đàm phán với những người biểu tình nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay. Bà Yingluck tiếp tục khẳng định sẽ vẫn giữ vị trí Thủ tướng tạm quyền nhằm xúc tiến cuộc tổng tuyển cử ngày 2/2 và mở đường cho việc cải cách đất nước. Theo bà Yingluck, Chính phủ Thái Lan sẵn sàng đối thoại với Phong trào biểu tình, những người đang có kế hoạch đóng cửa thủ đô Bangkok bằng việc chiếm các tuyến đường quan trọng và một số điểm thu hút đông người từ ngày 13/1. Bà Yingluck còn nói Chính phủ Thái Lan sẵn sàng ủng hộ quân đội nếu họ có thể làm trung gian hòa giải cho các cuộc đàm phán giữa chính phủ và người biểu tình. Tuy nhiên, bà Yingluck vẫn nhắc lại rằng việc cải cách phải được thực hiện song song với bầu cử chứ không thể thực hiện trước cuộc bầu cử. Bà Yingluck giải thích rằng nhiệm vụ chính của quân đội là bảo vệ đất nước, nhưng trong tình trạng hiện nay, họ vẫn có thể đóng vai trò là trung gian hòa giải. Chính phủ sẵn sàng ủng họ bất cứ bên nào có thể góp phần khởi động được cuộc đàm phán với người biểu tình./.
-
Tự Đức với nỗi niềm "vạn niên đại cát" Sau nhiều biến động thời cuộc bất lợi cho đất nước và triều Nguyễn, Vua Tự Đức nghĩ đến “nơi an nghỉ cuối cùng” của mình nên đã sai các quan chuyên trách về dịch lý phong thủy dò tìm một cuộc đất “vạn niên đại cát” để xây lăng sẵn… “Vạn niên đại cát” với nước nguồn thủy ngọc Vua Tự Đức sinh giữa mùa thu, ngày 25.8 năm Kỷ Sửu (22.9.1829), thể chất vốn yếu ớt, lại hay ốm đau từ nhỏ, lớn lên không thể có con được, nhà vua buồn bã nghĩ đến lẽ tử sinh của đời người như chính vua nêu trong phần mở đầu của một bài ký dài, đại ý: - Mây bay trên trời không có hình tướng cố định nhưng tồn tại mãi. Còn những thứ có tướng trạng rõ ràng, to lớn như mặt trời mặt trăng, cứng chắc như núi cao rừng thẳm, hoặc vàng đá đất đai, song tất cả đều phải chịu cảnh sáng - tối, tròn - khuyết, lành - vỡ, huống chi con người “sống nay chết mai” chẳng biết khi nào. Sống thì mỗi người mỗi khác nhưng chết thì đều giống nhau ở chỗ tấm thân mục rữa, nên cần chôn cất tươm tất, vừa khác với loài vật ở chỗ có lễ, lại vừa do cái tình mà nên như thế. Hãy ngẫm lại từ xưa các vị hoàng đế sau thời đăng quang đã sai đóng trước quan tài cho mình. Rồi cứ mỗi năm một lần đem quan tài ấy ra sơn mới lại, tự nhắc nhở mình trong 100 năm của đời người thì có 1 năm “đã chết” - đã trôi qua mất. Nay ta không thể trái lệ xưa của các tiên vương được. Vả lại những người cường tráng sức khỏe dồi dào còn phải lo lúc qua đời đột ngột, huống là ta thể trạng vốn không khỏe khoắn gì mà lại dám hờ hững xem thường chuyện ấy sao? Vì lẽ đó, Tự Đức muốn xây lăng mộ cho mình và tìm được một nơi có mạch nước tự nhiên từ trong lòng đất chảy ra (hữu thủy tự địa trung lưu xuất). Nước chảy khoan thai, từ tốn, êm đềm, nhỏ nhẹ, tránh được điều tối kỵ theo thuật “sơn thủy pháp” mà cụ Tả Ao cảnh báo: núi gồ ghề chứa ác khí là không tốt - nước chảy bộc phát rộn ràng thành tiếng kêu như khóc là rất xấu (Sơn tha nga, ác khí, bất cát - Thủy bộc lộ, khấp khốc, tối hung). Vua Tự Đức Màu nước nơi đó lại trong xanh như thủy ngọc, ứng với phép địa lý: nước chảy dạt dào mà trong suốt (thủy dương dương nhi triều cực thanh). Chảy như vậy ngày đêm chẳng lúc nào ngừng (nhật dạ bất đình) có thể ví như một “thủy khẩu” đưa nước từ trên bờ đá đổ xuống khoảng ruộng trũng nằm trên địa bàn làng Dương Xuân Thượng (sau thuộc xã Thủy Xuân - TP. Huế). Dựa vào thế tự nhiên sẵn có ấy, các nhà địa lý và ứng dụng phong thủy cho đào sâu xuống thành một cái hồ giữ nước rất rộng, xem tựa như chỗ “thủy tụ”. Đào đến nửa chừng bỗng đâu có nhiều đàn cá đến quần tụ sinh sống, chưa cần tay người thả nuôi, vua cho là một trong các điềm lành của “thủy hồ” nên sai tiếp tục đào sâu hơn. Hồ được tạo dáng khác với mực thước vuông hoặc tròn thường thấy ở các công trình trước đó, mà phá thể trông tựa như hình trái tim với các cuống tim và động mạch chủ từ phía bên phải đang vươn về phía bên trái để ôm lấy khu lăng mộ xây bằng gạch đá trên bờ. Nhìn bao quát, mặt nước không bị đóng khung thẳng tắp theo các cạnh hình chữ nhật của các hồ thường thấy, mà chảy uốn khúc khiến người ta liên tưởng đến dạng “thủy lưu” theo phép địa lý: “Nước chảy uốn khúc quanh co mà đến là chỗ đất quý” (thủy quý kỳ khuất khúc nhi chi). Đào xong, Vua Tự Đức đặt tên là hồ Lưu Khiêm, bên hồ dựng hai nhà mát Sung Khiêm và Dũ Khiêm, đắp hòn đảo lớn Tịnh Khiêm giữa hồ, bắc ba cây cầu Tuần Khiêm, Tiễn Khiêm, Do Khiêm và trồng sen hồng trong hồ. Trên bờ, ở khu lăng mộ cho xây các công trình để đời như: Minh Khiêm đường được xem là nhà hát xưa nhất Việt Nam tồn tại khá nguyên vẹn đến nay, Hòa Khiêm điện như một bảo tàng cung đình chứa đồ ngự dụng cùng một số tác phẩm tạo hình mỹ thuật thời Nguyễn. Ngoài khu vực lăng, long mạch được các núi đưa từ xa đến gần địa cuộc, mỗi ngọn núi được đặt tên riêng như Long Khiêm, Dần Khiêm, Lao Khiêm, Đạo Khiêm, Cư Khiêm, Lý Khiêm. Ngọn núi nằm phía bên phải có mở một cửa thông thoáng gọi Khiêm Cung môn. Nằm phía sau để làm chỗ tạm dừng chân nghỉ ngơi những lúc du ngoạn gọi Lương Khiêm. Nhà để các đồ dùng của vua khi đi dạo ghé qua, nằm về phía Tây gọi Ôn Khiêm. Lại có bốn nhà khác để các quan cũng như thợ thầy trú ngụ gọi Công Khiêm, Cung Khiêm, Lễ Khiêm, Pháp Khiêm. Lại lập bốn viện để phi tần mỹ nữ tháp tùng theo nhà vua có nơi ăn ngủ gọi Tùng Khiêm, Dụng Khiêm, Y Khiêm, Trì Khiêm. Dựng một căn lầu ở vị trí cao để có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn cảnh vật quanh vùng gọi Ích Khiêm. Lại có nơi để hương khói cho các cung nữ đã qua đời gọi Chí Khiêm… Gần 50 chữ “Khiêm” cho một cuộc đất Trên cuộc đất rộng khoảng 12 hecta của lăng Tự Đức có gần 50 công trình kiến trúc và tạo dáng phong thủy bao gồm mấy chục tòa nhà lớn nhỏ hợp thành một hệ thống cung điện và khu lăng mộ đều được đặt tên có chữ “Khiêm”, vì sao vậy? Chuyện liên quan đến những chuyển biến của thời thế xảy đến khi nhà vua lên ngôi được khoảng hơn 10 năm như: Đà Nẵng bị thực dân Pháp tấn công (năm 1858), đánh chiếm Gia Định (1859), lấn tới các tỉnh Nam Kỳ (1862). Ông mệt mỏi và cho bắt tay xây lăng tháng 10.1864, dự tính trong 6 năm sẽ xong và giao biện lý Nguyễn Văn Chất, thống chế Lê Văn Xa cùng trông coi. Cả hai vị ấy muốn rút gọn thời gian xây lăng khoảng 3 năm là xong. Vì gấp gáp như thế, nên 3.000 lính thợ ở công trường Vạn niên bị thúc bách, dẫn đến cuộc nổi dậy do Đoàn Trưng và Đoàn Trực lãnh đạo, tiến đánh hoàng cung nhưng bị chặn đứng và dập tắt (1866). Vua Tự Đức thoát hiểm, song uy tín của triều đình vốn bị mất mát nhiều sau những tổn thất trước thực dân Pháp thì bấy giờ lại xuống thấp hơn nữa. Vua thừa nhận: “Quân nổi loạn đã tìm cách lôi kéo dân binh dám xâm phạm tới cửa ngõ hoàng cung, ấy là do ta không có tài, không có đức, nên mới bị trời trách và người oán, vì thế ta phải khiêm thôi” và đổi tên công trình trên đất “Vạn niên đại cát” là Khiêm cung (sau gọi Khiêm lăng) cũng như các kiến trúc trực thuộc của lăng đều lấy chữ “Khiêm” để đặt tên với giải thích của vua, hàm nghĩa: “Khiêm” là khiêm nhường, kính cẩn, có địa vị cao hơn kẻ khác mà không lấy đó làm điều, chỉ muốn tự đặt mình khiêm tốn ở dưới vị thế của người mà thôi. Khiêm lăng hoàn tất tháng 8.1867, ngày nay đã cùng các lăng Vua Nguyễn khác trở thành một phần sống động trong quần thể di tích Huế thuộc Di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam. Địa cuộc phong thủy và yếu tố nhân văn ở những nơi ấy được các tác giả nước ngoài như Henri Guibier nhận xét: “Các lăng tẩm ở Huế thường nép mình dưới các bóng cây cổ thụ, hoặc được bao quanh bởi sắc hoa và màu cỏ mượt trên các đồi núi xa xa, tất cả đã trở thành chứng tích không những thuộc quá khứ mà còn tác động đến hiện tại, chứa đựng trong đó sức mạnh siêu nhiên và bí ẩn từng ảnh hưởng sâu đậm đến con người và cảnh vật nơi đây” (BAVH 1916). Tượng voi đá, ngựa đá trong sân lăng Hai năm sau, nhà văn học giả Phạm Quỳnh khi đến thăm lăng các vua Nguyễn đã viết: “Không những mấy nơi đó là những thắng tích đệ nhất của nước ta, mà lại có thể liệt vào bậc những nơi thắng tích của cả thế giới nữa” (Tạp chí Nam Phong số 10, tháng 4.1918). Đến cuối thế kỷ 20, nguyên Tổng giám đốc UNESCO Amadou Mahtar M’Bow đã phát biểu: “Giữa lòng Huế, Thành Nội lịch sử là mẫu mực về cấu trúc cân đối, mà sự hài hòa rất tự nhiên đến nỗi người ta quên bàn tay con người đã sáng tạo ra nó. Phía Nam, các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn, rải ra dọc hai bờ sông Hương. Là tác phẩm của những người dân lao động và những thợ thủ công khéo tay nhất trong nước, những hệ thống kiến trúc ấy biểu hiện những biến tấu độc đáo trên một chủ đề thống nhất. Mỗi một lăng vua, với tính cách riêng biệt của nó, là một thành tựu tuyệt mỹ của nền kiến trúc cảnh vật hóa; và mỗi lăng tẩm khêu gợi trong cảm xúc của khách tham quan một âm vang đặc biệt. Lăng Gia Long giữa một khu rừng thiên nhiên bao la gợi lên một ấn tượng hùng tráng và thanh thản; lăng Minh Mạng đầy vẻ trang nghiêm; và lăng Tự Đức gợi cho khách du ngoạn hồn êm thơ mộng” (bản dịch của văn phòng Việt Nam cạnh UNESCO). Đúng vậy, lăng Tự Đức mang “hồn êm thơ mộng” như chính tâm hồn đa cảm của nhà vua, vốn là tác giả của hơn 4000 bài thơ chữ Hán, 100 bài thơ chữ Nôm với bài “Khóc Bằng phi”nổi tiếng trong đó có hai câu: “Đập cổ kính ra tìm lấy bóng/ Xếp tàn y lại để dành hơi” sau này còn âm hưởng trong ca từ của tình ca vượt thời gian như “đập gương xưa tìm bóng” (Gửi gió cho mây ngàn bay) và thống thiết ở hai câu cuối: “Mối tình muốn dứt càng thêm bận. Mãi mãi theo hoài cứ chẳng thôi” nhắc nhớ một Nỗi lòng: “Yêu ai yêu cả một đời”. Thơ văn của ông không chỉ thể hiện nỗi buồn và bi kịch của một hoàng đế đương quyền bị sa sút, mà còn của một nhà văn hóa, một trí thức thất vọng trước mọi dự tính và mưu sự không thành. Ông nhận lỗi của mình qua các bài như: Sầu ngâm nhị thủ, Muộn tác nhị thủ, Bệnh nhị thủ, Tự vấn, Hư sinh… Ngày nay, văn hóa tâm linh và nhu cầu tìm hiểu phong thủy khiến chúng tôi đứng trước sơ đồ lăng Tự Đức không khỏi suy ngẫm đến những chỉ dẫn của cụ Tả Ao với lời bàn của nhà nghiên cứu dịch lý và phong thủy học Cao Trung sau đây: “Nơi nước tụ trước huyệt thì chỗ ấy gọi là Minh Đường… điều đáng kỵ là mùa thu mà Minh Đường cạn nước… Thực ra thì nước chảy theo chiều Tây Bắc, Đông Nam nên huyệt quay về hướng Tây Bắc, đã thu được tất cả thủy từ cao xa về lòng rồi. Tuy nhiên phương Đông Nam thiệt có thủy tụ, nhưng nếu sâu quá cũng đáng kỵ, mà thông thoáng rộng lớn, chảy xuôi cũng đáng kỵ”. Cũng cần nhắc lại, trong bài Khiêm cung ký dài gần 5000 chữ do Vua Tự Đức viết và sai khắc vào tấm bia đá nặng khoảng 20 tấn dựng ở Bi đình của lăng có đề cập đến hồ Lưu Khiêm mùa hè không cạn, mùa thu không tràn bờ, do nước được dẫn thông ra bên ngoài bằng các ống cống nằm dưới những con đường lót đá thanh. Bọc quanh khu vực lăng có vòng la thành được xây chạy dài thuận theo thế núi ở đó. Lại có thêm vòng “la thành tự nhiên” khác gồm những ngọn núi nhấp nhô tựa hồ như rồng lượn xa xa để che chắn bảo vệ cho lăng Khiêm. Vua Tự Đức qua đời ở tuổi 54, sau 35 năm ở ngôi (1848-1883) với nhiều nỗi sầu muộn chưa tan… Theo SBĐ
-
Vận mệnh người tuổi Tý năm 2014 Trong năm Giáp Ngọ, mọi việc với người tuổi Tý không thuận lợi, kém hơn năm trước. Cần làm việc cẩn thận, suy nghĩ kỹ rồi mới hành động. Người tuổi Tý thuộc các năm 1948, 1960, 1972, 1984, 1996, 2008... Năm nay, người tuổi Tý xung Thái Tuế nên nhiều việc không thuận lợi, dễ gặp trục trặc. Tý - Ngọ tương xung, công việc nhiều hơn, chạy nhiều nơi, dễ có nguy hiểm, nhất là nếu có việc cần đi xa hay xuất ngoại. Về sự nghiệp, có trạng thái tâm lý bất an, nhiều gánh nặng, lại gặp đào hoa, cần hết sức cẩn thận. Chi tiết hơn, với nam tuổi Tý: Đây là một năm không ổn định, công việc lên xuống thất thường, gặp những tổn thất không đáng có, vất vả mà thu về ít, nhưng cũng không nên vì thế mà đem những bực dọc trong công việc về nhà. Nam tuổi Tý năm nay cần hạn chế bia rượu và giao lưu tiệc tùng, do dễ gây tranh cãi, bất hòa. Đối với thanh niên tuổi Tý cần thận trọng trong các mối quan hệ, tránh sa vào lưới tình. Hạn chế du lịch xa cùng bè bạn mà bỏ lỡ học hành, công việc. Với nữ tuổi Tý: Gặp nhiều biến động trong công việc, có khả năng chuyển công tác, tránh xung đột cùng đồng nghiệp. Năm nay cũng tiêu hao nhiều tiền của, nhất là về mua sắm hay tranh chấp. Với bạn gái chưa có người yêu dễ có thất thường trong tâm lý. Người có người yêu rồi dễ tranh cãi, nếu không nhường nhịn dễ dẫn đến chia tay. Ảnh: photogic.com. Sự nghiệp: Về cơ bản năm nay người tuổi Tý kém hơn năm trước. Công việc lên xuống thất thường, thành tích giảm, gặp nhiều khó khăn và nghịch cảnh. Trong những tình huống đó cần giữ vững niềm tin, không tham việc lớn hay đầu tư mạo hiểm mà tập trung vào những việc nhỏ mà chắc chắn, tránh đầu tư tập trung. Tuy vậy, nếu công việc năm trước vẫn ổn định và phát triển thì năm nay vẫn có chuyển biến tốt. Còn nếu công việc năm trước đang dang dở thì năm nay sẽ gặp lực cản lớn, thậm chí còn mất việc, dễ cảm thấy lực bất tòng tâm. Duy trì tâm thái ổn định, làm tốt công việc của mình sẽ giảm bớt rủi ro. Tài vận: Năm nay người tuổi Tý có vận về "thiên tài", tức tài sản ngoài luồng như hoa hồng, tiền làm thêm, tiền thưởng... nhưng lại có chi tiêu bất ngờ. Dân công sở tuổi Tý cần tránh những việc "ủy thác", "ủy quyền". Với người làm việc tự do, tài vận sẽ khá hơn năm trước, nhưng chi phí cũng tăng. Người đã có công việc ổn định thì trong năm 2014 lại không có biến động lớn, chỉ cần chú ý đến chi tiêu tiết kiệm. Hỏa vượng xung sẽ ảnh hưởng đến đầu tư, dễ dẫn đến phá sản, nhất là khi bạn làm trong ngành tài chính, tiền tệ. Sức khỏe: Ở mức bình thường, biểu hiện vẫn tràn đầy sức sống, nhưng thể chất cũng đã bị tiêu hao nhiều, nên dành thời gian cho nghỉ ngơi, bồi bổ hợp lý. Đi xa cần chú ý an toàn. Người tuổi Tý năm nay có nguy cơ cao với các bệnh tâm huyết quản, huyết áp, thận và cơ quan sinh dục. Tình yêu hôn nhân: Đây là năm phức tạp với người tuổi Tý, do đào hoa vượng, tâm tư cũng không ổn định nên những việc liên quan đến tình cảm dễ gây ra thị phi điều tiếng. Người đã kết hôn hay có tranh chấp cãi vã, bất hòa trong gia đình, tình tay ba dễ xuất hiện, nhất là vào tháng 2 và tháng 5 theo lịch tiết khí. Hướng hóa giải: Để giảm bớt phần nào phạm Thái Tuế, người tuổi Tý có thể dùng ngọc phong thủy. Người tuổi Tý nhận được sự phù hộ của Phật bản mệnh Quan âm nghìn tay. Sử dụng màu đỏ, tím như mã não đỏ, thạch anh tím, ruby, san hô đỏ, bích tỷ đỏ sẽ có lợi cho bạn. Theo Vnexpress
-
Vũ khí chết chóc của binh đoàn đất nung lăng mộ Tần Thủy Hoàng Binh đoàn bằng đất nung canh giữ lăng mộ Tần Thủy Hoàng được trang bị những loại vũ khí có khả năng hạ gục đối phương bằng một mũi tên duy nhất. >>> Tìm thấy cung điện trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng Các pho tượng đất nung có nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống sau khi chết của Tần Thủy Hoàng - (Ảnh: Getty Images) Mặc dù chỉ là những pho tượng bằng đất sét, các chiến binh trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng đều được trang bị vũ khí thuộc dạng hiện đại nhất vào thời đó. Các nhà khoa học đã chế tạo đầu mũi tên dựa trên nguyên mẫu được thiết kế vào năm 200 trước Công nguyên. Chúng dễ dàng xuyên thủng áo giáp vào thời Tần Thủy Hoàng, giết chết kẻ trúng tên chỉ bằng một phát bắn, theo tờ The Sunday Times. Sử gia Mike Loades, chuyên gia về vũ khí cổ đại, nhận xét những mũi tên này phải vượt hơn 2 thiên niên kỷ so với thời đại. Các pho tượng bằng đất nung có niên đại cách đây 2.200 năm trước, được khai quật vào năm 1974 ở tỉnh Thiểm Tây. Tính đến nay, có khoảng 8.000 bức tượng binh sĩ được tìm thấy tại 3 địa điểm thuộc lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Theo Thanh Niên Israel khám phá khu định cư cổ có niên đại 10.000 năm Đây là một khu định cư lâu dài vì hầu hết tòa nhà được tìm thấy đều trải qua rất nhiều giai đoạn xây dựng và sửa chữa. Các nhà khảo cổ học Israel vừa khám phá một khu định cư cổ có niên đại khoảng 10.000 năm tại Judean Shephelah– một vùng đất trũng ở trung nam Israel. Dấu vết của khu định cư cổ đại. (Ảnh LiveScience) Nhà khảo cố học Amir Golani cho biết, con người tìm đến nơi đây sinh sống vì nó gần dòng suối, cung cấp nước cho sinh hoạt. Tại khu định cư, các nhà khảo cổ còn phát hiện được những chiếc rìu hiếm có niên đại khoảng 8.000 năm tuổi đã được mài nhẵn và một chiếc cột đá cao khoảng 1,3 mét, nặng đến vài trăm kg. Ông Amir Golani cho biết chiếc cột này có thể là dấu tích của một ngôi đền cổ: “Chúng tôi tìm thấy một vài tòa nhà và một chiếc cột đá rất lớn. Chiếc cột đá này dùng để phục vụ cho việc thờ cúng. Chúng tôi cho rằng ở thời kỳ đồ Đá có niên đại từ khoảng 4.500 đến 3.800 trước công nguyên, đã có một trung tâm tôn giáo hoặc một ngôi đền cổ tại khu vực này”. Các các cổ vật mà họ phát hiện được cho thấy nhiều dấu hiệu chứng tỏ con người đã bắt đầu cuộc sống định cư lâu dài, bước đầu tiến tới việc thuần hóa động thực vật. Theo VOV
-
Phát hiện tấm bia đá cổ nhất Việt Nam Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh Lê Viết Nga cho biết: Bắc Ninh vừa phát hiện tấm bia đá có niên đại từ năm 314 đến năm 450 tại thôn Thanh Hoài, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Đây được coi là tấm bia đá cổ nhất Việt Nam đã được phát hiện đến thời điểm này. Hiện Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh đang hoàn thiện công tác trưng bày. Một bộ Bia và Liễn đá hiện được bảo quản trong bảo tàng Bắc Ninh, được phát hiện năm 2012. (Ảnh: anninhthudo.vn) Bia đá vừa được tìm thấy là loại bia nhọn, có hình dáng đặc biệt, không giống bất cứ tấm bia nào đã tìm thấy trước đó. Kết cấu bia gồm hai phần: thân bia và đế bia. Thân bia được tạo bởi một phiến đá lớn, phần trán bia được đục vát hai đầu thành hình tam giác. Đế bia là một khối đá hình hộp chữ nhật. Có thể do chịu chấn động mạnh của bom đạn thời chiến tranh, tấm bia bị vỡ làm đôi. Nếu bia vẫn còn nguyên vẹn như ban đầu, kích thước phần thân bia có chiều cao gần 2 mét, chiều rộng gần 1 mét, bề dày 15cm; phần đế bia dài 1,36 mét, rộng 1 mét, cao 30cm. Do có niên đại sớm nên tấm bia bị cũ và rỗ nhiều. Hiện nay, ở cả 2 mặt bia còn khoảng 300 chữ có thể đọc được. Mỗi mặt lại được viết theo một lối chữ khác nhau. Mặt thứ nhất có dòng niên đại Kiến Hưng nhị niên (314) còn khoảng 120 chữ được viết theo phong cách Lệ thư; mặt thứ hai có niên đại Tống Nguyên Gia chấp thất niên (450) còn khoảng 150 chữ được viết theo phong cách Khải thư. Nét chữ ở cả 2 mặt đều được khắc sâu và rõ nét. Trước đó, năm 2012, cũng tại Bắc Ninh tấm bia tháp xá lợi có niên đại 601 (được coi là tấm bia cổ nhất Việt Nam đến thời điểm đó) đã được phát hiện. Tấm bia đó là Di sản văn hoá vật thể độc đáo ghi khắc về chùa Thiền Chúng, địa danh huyện Long Biên vùng đất Giao Châu, góp phần quan trọng minh chứng cho việc xác định địa danh Long Biên cũng như tên chùa Thiền Chúng xuất hiện duới thời Bắc thuộc vào thế kỷ thứ VII. Qua đó, giúp chúng ta nghiên cứu tình hình chính trị, quan hệ ngoại giao, lịch sử phật giáo Việt Nam giai đoạn thời Tiền Lý. Theo Báo Tin Tức
-
Phát hiện dấu tích "cỗ đám tang" thời tiền sử Các nhà khảo cổ Israel đã khai quật được những dấu tích của một bữa ăn thịnh soạn tưởng nhớ người đã khuất, gần một khu mộ của người tiền sử Natufian tại núi Carmel gần khu vực Haifa, phía bắc Israel. Đây là dấu tích bữa tiệc đám tang cổ xưa nhất được tìm thấy cho đến nay. Các nhà khảo cổ cho rằng các dấu tích họ tìm thấy là những gì còn sót lại của một bữa ăn lớn vì đó là những mẩu xương không hoàn chỉnh, trong đó nhiều mẩu bị vỡ và một số mẩu không còn tủy xương. Điều này chứng tỏ đây không phải là những phần còn lại của các con vật hoàn chỉnh. Đám tang thời tiền sử Theo giả thuyết của các nhà khảo cổ, tất cả bộ lạc đã chôn người chết và tập trung tại khu mộ bởi ở đây có thể chứa nhiều người và có thể nhìn thấy quang cảnh đẹp của các dãy núi. Nhóm nghiên cứu đã tìm các dấu vết trên những mảnh xương vỡ và xác định người Natufian đã sử dụng các vật cứng để cắt xương và thịt trong bữa tiệc đám tang. Khi tiến hành nghi lễ cúng người chết, người Natufian chôn theo các con vật còn nguyên vẹn. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu xác định món ăn ưa thích của người tiền sử là thịt linh dương, nhưng họ cũng ăn thịt rùa và thỏ rừng là những loài dễ săn bắt và có thể tìm được với số lượng lớn gần các ngọn núi. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy xương của các loài trên gần mộ. Công trình khai quật núi Carmel sẽ tiếp tục được tiến hành trong một dự án nghiên cứu về người cổ Natufian. Dự án này được bắt đầu từ năm 2003 và đã tìm thấy 29 bộ hài cốt người Natufian, sinh sống ở khu vực Levant vào giai đoạn cách đây 12.000 đến 15.000 năm. Dự án nghiên cứu này có sự tham gia của các nhà khảo cổ đến từ Đại học Haifa, Viện nghiên cứu Weizmann của Israel cùng nhiều nước khác như Pháp, Hungary và Mỹ. Theo TTXVN
-
Giải mã ADN cổ xưa nhất của người 400.000 năm trước (TTXVN) lúc : 05/12/13 18:07 Bàn chân của người Homo heidelbergensis ở Bảo tàng Tiến hóa loài người tại Burgos. (Nguồn: AFP) Các chuyên gia nhân chủng học Đức đã giải mã được ADN lâu đời nhất của người lấy từ một chiếc xương đùi cổ đại cách đây 400.000 năm. Chiếc xương đùi trên được phát hiện tại một khu nghĩa địa có tên là Sima de los Huesos (Hố Xương), ở phía Bắc cao nguyên Sierra de Atapuerca ở Tây Ban Nha. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Tự nhiên của Anh số ra ngày 4/12, nhóm chuyên gia thuộc Viện nhân chủng học tiến hóa Max Planck ở thành phố Leipzicg (Đức) đã lấy 2 gam bột xương từ xương đùi trên và giải mã bộ gien của ti thể ADN (mtDNA), ADN ti thể được truyền từ mẹ sang con. Sau đó, các nhà khoa học so sánh mã di truyền này với con người hiện đại, vượn, người Neanderthal và người Denisovan. Kết quả cho thấy điều bất ngờ là chủng người Tây Ban Nha có quan hệ gần gũi với người Denisovan hơn là người Neanderthal cho dù xa cách về địa lý. Kết quả này đặt ra hai giả thiết là người Tây Ban Nha có chung tổ tiên với người Neanderthal và người Denisovan, hoặc những đặc điểm đặc trưng của chủng người Tây Ban Nha có thể có nguồn gốc từ một chủng người hoàn toàn khác có ADN giống với người Denisovan. Theo ông Juan-Luis Arsuaga - Giám đốc trung tâm nghiên cứu về sự tiến hóa và hành vi của con người ở Madrid (Tây Ban Nha), kết quả nghiên cứu trên đã khẳng định mô hình phức tạp của sự tiến hóa của tổ tiên người Neanderthal và con người ngày nay. Phát hiện này mở rộng kiến thức về di truyền học của nhân loại 300.000 năm về trước, đồng thời cũng cho thấy sự tiến hóa của con người có thể phức tạp hơn những điều vốn được biết đến trước đây. Gần đây, các nhà khoa học đã giải mã được bộ gen của 2 họ hàng gần nhất đã tuyệt chủng của con người hiện đại là người Neanderthal và người Denisovan. Đối với người hiện đại, bộ gen cổ nhất được tìm thấy thuộc về xác ướp người băng Otzi, một xác ướp 5.300 năm tuổi được phát hiện trên dãy núi Alps từ năm 1991.
-
Trung Quốc vẫn 'bất lực' phát triển động cơ máy bay (Vũ khí)-Trung Quốc gần đây đã chi tới 700 triệu USD để mua động cơ máy bay Nga do loại nội địa của nước này vẫn chưa đủ tin cậy. Động cơ phản lực nội địa Taihang của Trung Quốc vẫn chưa đạt được yêu cầu về độ tin cậy. Theo một báo cáo của Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga hôm 12/11, do nhiều yếu tố chính trị và quân sự, Nga và Trung Quốc đang ngày càng thắt chặt mối quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực, trong đó nhấn mạnh hợp tác kỹ thuật quân sự. Xuất khẩu các thiết bị quân sự của Nga sang Trung Quốc đã tăng lên đáng kể so với những năm trước đây. Tập trung chủ yếu vào các thỏa thuận Trung Quốc mua động cơ máy bay chiến đấu phản lực của Nga. Theo báo Nga, Trung Quốc vẫn đang phải nhập khẩu rất nhiều động cơ máy bay của Nga, bất chấp những nỗ lực mà họ tự gọi là "tuyệt vời" trong việc phát triển các động cơ phản lực nội địa Taihang, cũng như những tiến bộ đạt được trong quá trình phát triển động cơ của Trung Quốc trong suốt 13 năm qua. Loại động cơ Taihang (WS-10) của Trung Quốc được nước này ca ngợi là có hiệu suất ổn định và đã có thể sử dụng trên các máy bay chiến đấu J-11B, J-11BS và J-16 để thay thế cho những động cơ AL-31F của Nga. Tuy nhiên, gần đây Trung Quốc đã ký thêm một hợp đồng mua 140 động cơ máy bay AL-31F trị giá 700 triệu USD của Nga để lắp đặt trên những chiếc máy bay chiến đấu phản lực Su-27 và Su-30 mà trước đây Bắc Kinh đã mua của Nga, cũng như cho các máy bay J-11B/BS, J-15 và J-16 của họ. Tuy nhiên, động cơ Taihang của Trung Quốc vẫn chưa đáng tin cậy, điển hình là đã có 7 lô lớn các động cơ phản lực (mỗi lô 4 cặp động cơ) vẫn được Trung Quốc lắp đặt trên các máy bay chiến đấu J-10 thay cho động cơ Taihang. Do đó, Trung Quốc phải tiếp tục nhập khẩu động cơ AL-31FN của Nga cho máy bay J-10 và số lượng đã lên đến 350 - 400 động cơ. Trong khi đó, loại chiến đấu cơ FC-1 Fierce Dragon mà Trung Quốc xuất khẩu sang Pakistan cũng phải sử dụng các động cơ RD-93 của Nga. Còn những má bay ném bom mới nhất H-6K và máy bay vận tải Y-20 đang được Trung Quốc phát triển phải sử dụng các động cơ phản lực D-30KP2 của Nga. Tính từ năm 2009 đến năm 2011, Trung Quốc đã mua tất cả 239 động cơ D-30KP2. Hơn nữa, loại chiến đấu cơ trên tàu sân bay J-15 của Trung Quốc hiện cũng đang lắp đặt phiên bản đặc biệt của loại động cơ AL-31F của Nga để đảm bảo khả năng hoạt động độ tin cậy và chống ăn mòn cao trong môi trường nước biển. Đối với 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình J-31 và J-20 đang trong quá trình phát triển của Trung Quốc, Bắc Kinh cũng đã bắt buộc phải quan tâm đến việc mua những động cơ mới như AL-41F1 (117S) mà đang được Nga lắp trên máy bay Su-35 của họ. Theo Đất Việt
-
Tìm thấy tượng La Mã cổ đại ở cung điện dưới nước Ngày 7/11, các nhà khảo cổ học Italy cho biết họ đã tìm thấy một bước tượng La Mã cổ đại bằng cẩm thạch trong một cung điện hoàng đế dưới nước gần Vịnh Naples. Ảnh chụp từ trên cao cung điện dưới nước gần vịnh Naples. (Nguồn: rayviolet.blogspot.com) Bức tượng điêu khắc là phụ nữ, nhưng đã bị mất đầu và không có tay. Nó được phát hiện ngoài khơi bờ biển gần thị trấn Baia - nơi được xem là một khu khảo cổ dưới nước. Ông Paolo Caputo, một quan chức thuộc Cơ quan di sản địa phương nói: "việc phát hiện ra bức tượng là rất ý nghĩa và cực kỳ quan trọng đối với chúng tôi, vì qua đây có thể biết được chất lượng của cẩm thạch cổ và sự khéo léo tài tình của nhà điêu khắc thời xưa". Hiện các nhà khảo cổ vẫn chưa khẳng định được bức tượng khiếm khuyết này là hình ảnh một vị thánh nào đó, hay một thành viên trong gia đình hoàng tộc. Khu vực xung quanh nơi phát hiện bức tượng Baia là một khu nghỉ dưỡng nước nóng, vốn rất nổi tiếng trong thời kỳ La Mã và có rất nhiều biệt thự xinh đẹp ở đây. Một trong số những ngôi biệt thự này đã bị Đế chế Nero (năm 37-68 sau Công Nguyên) tịch thu và biến thành lâu đài nghỉ dưỡng mùa hè. Theo Vietnam+
-
Cháy dữ dội ở công ty sản xuất đệm mút Sau tiếng nổ lớn, kho sản xuất đệm mút ở xã Tiền Phong, Thường Tín (Hà Nội) bùng cháy lớn, cột khói đen bốc cao vài chục mét. Nhiều công nhân vội vã tháo chạy mang theo cả sản phẩm, bình gas và máy móc. *Clip: Nhà máy sản xuất đệm phát hỏa Cột khói đen kèm theo mùi khét nồng nặc bốc cao cả chục mét tại nhà xưởng sản xuất đệm mút. Ảnh: Xuân Bắc Hơn 12h trưa 30/10, sau một tiếng nổ lớn, xưởng sản xuất đệm mút thuộc Công ty Nam Vang (đội 8, Tiền Phong, thị trấn Thường Tín) bùng cháy. Do trong xưởng có nhiều hạt nhựa dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng lan rộng sang xưởng sản xuất bên cạnh. Cột khói đen kèm theo mùi khét bốc cao hàng chục mét. Hàng chục công nhân, thanh niên vội vã thu dọn nguyên vật liệu, những tấm xốp, bông, đệm và nhiều bình gas ở cạnh khu xưởng bị phát hỏa chuyển ra bên ngoài. Người dân và công nhân trong nhà máy chuyển đồ đạc trong khu xưởng sản xuất ra bên ngoài.Ảnh: Xuân Bắc Mắt đỏ hoe, ngồi thất thần bên cạnh cả chục bình gas to phía ngoài cổng, bà Lê Thị Giang, người nhà của chủ cơ sở sản xuất đệm bị cháy cho biết: "Lúc đó cả công ty mất điện, công nhân đang nghỉ làm và một tiếng nổ rất lớn phát ra từ phía có nhiều bình gas. Sau đó ngọn lửa và khói cuồn cuộn trong kho chứa đệm mút". "Khi đó, mọi người ở bên ngoài hô hoán nhau may mắn chạy kịp và chuyển một số tài sản ra ngoài an toàn, nhưng cháy nhiều lắm, trắng tay rồi", bà Giang buồn bã nói. Hai xưởng sản xuất rộng cả trăm m2 bị thiêu rụi. Ảnh: Xuân Bắc Đám cháy xảy ra được ít phút, 6 xe cứu hỏa có mặt tại hiện trường và chưa đầy 20 phút sau ngọn lửa đã được khống chế. Tuy nhiên, hơn 300 m2 nhà xưởng sản xuất và nhiều nguyên vật liệu làm đệm mút bị thiêu rụi. Theo quan sát, công ty Nam Vang rộng cả chục nghìn m2, có 3 nhà xưởng sản xuất chính, ngọn lửa thiêu hủy nhiều đồ đạc ở hai nhà xưởng ở phía sau, nơi tiếp giáp với cánh đồng. May mắn nhà xưởng ở gần cổng chính ngọn lửa không lan sang. Trao đổi với VnExpress.net, trung tá Đỗ Xuân Bình, phó trưởng phòng cảnh sát PCCC Thường Tín cho biết, lực lượng phòng cháy của huyện cử 4 xe và huy động thêm 2 xe từ phòng chữa cháy Thanh Trì, tiếp cận khu nhà xưởng từ nhiều hướng khác nhau. "Tuy nhiên, trong nhà xưởng chủ yếu là vật liệu dễ cháy như hạt nhựa và đệm thành phẩm, ngọn lửa bùng cháy rất lớn nên lực lượng cứu hỏa đành phải chuyển sang phương án dập lửa từ dưới lên, kết hợp với việc di chuyển đồ đạc. Do đó chỉ trong vòng 15 phút, đám cháy được khống chế, ngọn lửa không lan sang các xưởng khác". Nhiều nguyên vật liệu, tấm xốp, đệm được di chuyển ra ngoài cổng để tránh cháy lan. Ảnh: Phương Sơn Theo trung tá Bình, lực lượng chức năng đang điều tra làm rõ nguyên nhân cháy. Ông cho biết thêm rằng: "Không phải bình gas trong xưởng phát nổ như một số người dân nói, nếu nổ bình gas thì cả khu xưởng đã bị hất tung, cháy rụi và việc cứu vãn cả khu xưởng sẽ hết sức khó khăn". Công ty TNHH Nam Vang ở tổ 8 xã Tiền Phong (Thường Tín, Hà Nội), được thành lập từ năm 2007, có khoảng 100 công nhân, là nơi chuyên sản xuất đệm mút từ vật liệu tái chế. Theo Vnexpress.net
-
Truy nguyên do vết nứt lạ dài hàng trăm mét sau bão số 11 - Chiều ngày 29/10, một tổ công tác của Sở TNMT Hà Tĩnh đã có mặt tại núi Dầu xã Đức Lạc, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) để kiểm tra, khảo sát, truy tìm nguyên nhân xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét. Theo đó, GĐ Sở TNMT tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Tá Đinh cho biết, một tổ công tác của Sở này đã tiếp cận thực địa tại núi Dầu (thôn Thượng Tiến, xã Đực Lạc) để kiểm tra, khảo sát, tìm nguyên nhân vết nứt lạ. Vết nứt lạ trên núi Dầu khiến người dân hoang mang, hiện cơ quan chức năng đang thực địa, khảo sát tìm nguyên nhân. Thành phần của tổ công tác là các cán bộ có chuyên môn của Phòng Quản lý tài nguyên khoáng sản và Trung tâm quan trắc và kĩ thuật môi trường. Nhiệm vụ của tổ công tác đã làm là tiến hành đo đạc, quan trắc, phân tích kỹ các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nứt núi để Sở báo cáo thực trạng lên UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm có các phương án chủ động đối phó. Trước đó, như VietNamNet đã thông tin, sau đợt mưa bão số 11, trên núi Dầu bỗng dưng xuất hiện vết nứt chiều dài 300 - 400m, rộng có nơi 70 cm, có nơi hơn 1m, sâu hơn 1m. Đặc biệt, vết nứt ngày càng rộng ra, khiến nhiều hộ dân sống cạnh đó tỏ ra hoang mang, bất an. Chính quyền xã Đức Lạc ngay sau đó đã có báo cáo bằng văn bản hiện tượng lạ lên cơ quan chức năng, đồng thời cũng nhắc nhở người dân chủ động đối phó.Nếu trời tiếp tục mưa lớn, có thể chủ động sơ tán dân nhằm đảm bảo tính mạng, tài sản, đề phòng sạt lở núi xảy ra. Theo Vietnamnet
-
Những ngày làm báo của Tướng Giáp 5:00 | 19/10/2013 Hiếm có một vị tướng nào trên thế giới lại viết hàng trăm bài báo, gần 100 luận văn có giá trị trên nhiều lĩnh vực như Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhà báo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh tư liệu: Quân đội Nhân dân Năm 1991, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Hội Nhà báo Việt Nam tặng Huy chương Vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam. “Nghề báo là một nghệ thuật đầy hứng thú. Sau này khi đã chuyển qua công tác quân sự, tôi thấy làm một số báo cũng giống như tổ chức một trận đánh hiệp đồng. Đó là công việc luôn luôn khẩn trương. Phải phát hiện kịp thời mưu đồ, thủ đoạn của giai cấp thống trị; yêu cầu, tâm lý đa dạng và thường xuyên thay đổi của bạn đọc, nguyện vọng sâu xa của nhân dân, để biết mình phải làm gì”, Đại tướng tâm sự. Tác phẩm đầu tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bài "Đả đảo tên bạo chúa ở trường Quốc học!” (À bas la tyranneau du Collège!) được viết vào cuối tháng 7/1927, gửi tờ báo L'Annam xuất bản bằng tiếng Pháp ở Sài Gòn, nhưng không được đăng. Năm 1929, ông vào làm biên dịch tin tức cho báo Tiếng dân do cụ Huỳnh Thúc Kháng là Chủ nhiệm. Lần theo bút danh của Võ Nguyên Giáp, người ta đã tìm thấy 27 bài đăng trên 36 số báo Tiếng dân. Các tác phẩm của ông đề cập đến những vấn đề vũ trụ luận, triết học, mâu thuẫn xã hội trong chế độ nô lệ, phong kiến, về nền nghệ thuật học bình dân, kinh tế... theo tư tưởng Mác xít. Với bút danh Vân Đình, ông tích cực viết bài cho các chuyên mục: "Thế giới thời đàm", "Thế giới tọa đàm", phê phán "sự nghiệp của Quốc tế liên minh" chẳng làm được gì, chỉ nói suông. Đàm luận về tình hình thế giới, Võ Nguyên Giáp có tới 9 bài chuyên luận sâu và 3 bài liên quan về Trung Quốc, trong đó tập trung bình luận về những cuộc hỗn chiến liên miên giữa các tập đoàn quân phiệt Tưởng Giới Thạch, Phùng Ngọc Tường, Diêm Tích Sơn, đưa ra những dự báo chính xác về cuộc cách mạng giải phóng do Đảng Cộng sản Trung Quốc khởi xướng và lãnh đạo. Qua những bài bình luận sắc xảo của ông viết về các vấn đề quốc tế, về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội, quân sự, giáo dục, chứng tỏ tác giả có khối lượng kiến thức khá sâu rộng về nhiều mặt và bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy khoa học, cách mạng. Trong bài viết với nhan đề "Võ Nguyên Giáp - Nhà báo trong phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939)" của Trung tướng Phạm Hồng Cư, trong những năm 1936-1939, nghề chính của Đại tướng là dạy học ở trường Thăng Long, đồng thời ông cũng tiếp tục học trường Luật, nhưng phần lớn thời gian của ông lại dành cho hoạt động báo chí. Thời cơ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở lại làm báo là lúc Mặt trận Bình dân Pháp giành được thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử ở Pháp. Thời đó, ở một góc ngã tư phố Tràng Tiền có đặt một bảng thông tin của ARIP (tên viết tắt của Agence de Radio, d’information et de Propagande: Hãng Phát thanh, Thông tin và Tuyên truyền). Hằng ngày đi dạy học qua đây, thầy giáo Võ Nguyên Giáp đều dừng lại. Một buổi chiều tháng 6/1936, tin thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp được công bố. Tình hình đang chuyển biến theo chiều hướng thuận lợi, Võ Nguyên Giáp nghĩ ngay tới chuyện ra một tờ báo để đón thời cơ. “Theo luật pháp của chính quyền thực dân, muốn ra báo bằng tiếng Pháp, chỉ cần nộp trước tờ khai tên báo, chủ nhiệm, quản lý, nếu vi phạm pháp luật, những người này sẽ bị đưa ra tòa xét xử. Nhưng muốn xuất bản một tờ báo tiếng Việt, phải xin phép, thể lệ rất phiền phức và thường phải chờ đợi lâu. May sao có tờ Hồn trẻ của Hướng đạo sinh, vì thua lỗ phải tạm ngừng xuất bản, chủ nhiệm báo sẵn sàng nhượng lại bản quyền. Anh Võ Nguyên Giáp bàn với anh Đặng Thai Mai và các giáo sư trường Thăng Long cùng nhau góp tiền để làm cho tờ báo sống lại với một nội dung hoàn toàn mới. Ngày 6/6/1936, tờ Hồn trẻ tập mới ra đời. Có thể nói, đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên công khai cổ động đấu tranh cho các khẩu hiệu dân sinh, dân chủ, đòi đại xá chính trị phạm, ủng hộ Mặt trận Bình dân Pháp và tập hợp nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhằm phản ánh với phái đoàn điều tra của Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp do Godart cầm đầu sẽ sang Đông Dương. Báo rất được bạn đọc hoan nghênh, in ra không đủ bán. Học sinh Thăng Long tình nguyện đi bán báo và góp tiền ủng hộ báo. Báo ra đến số 5 thì bị nhà cầm quyền Pháp đóng cửa. Tuy nhiên, đây là tiếng chuông báo hiệu phong trào hoạt động báo chí công khai của Mặt trận Dân chủ Đông Dương trong thời gian 1936-1939, Trung tướng Hồng Cư viết. Ngày 16/9/1936, tờ báo tiếng Pháp Le Travail (Lao động) ra số đầu tiên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đó trở thành một biên tập viên chính, được phân công viết khá nhiều đề tài như cổ vũ Đông Dương đại hội, Mặt trận Dân chủ, thời sự quốc tế, đời sống nông dân với các cuộc đấu tranh ruộng đất như Cồn Thoi, những cuộc đấu tranh bãi công của thợ xẻ, thợ giày, thợ mỏ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng viết nhiều bài in trên Báo Tiếng dân. Ảnh tư liệu: Quân đội Nhân dân Về thời gian này, Trung tướng Hồng Cư viết: "Anh Giáp làm việc rất hào hứng, mặc dù sức khỏe của anh không tốt cho lắm. Nghe tin có cuộc bãi công lớn của công nhân vùng mỏ, anh đã đạp xe đạp 200 km từ Hà Nội về tới Cẩm Phả để viết bài đăng báo. Cuộc bãi công nổ ra ngày 13/11/1936 lúc đầu tại Cẩm Phả, với hơn một vạn thợ mỏ tham gia, sau một tuần lan ra khắp vùng mỏ với hơn năm vạn người tham gia. Chính quyền thực dân Pháp điều động lính lê dương về vùng mỏ, uy hiếp tinh thần thợ bãi công. Anh Giáp viết bài tố cáo đăng liên tiếp mấy số báo Le Travail. Những bài báo này đã gây được sự chú ý của dư luận trong nước và cả ở Pháp, tạo ra sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh của thợ mỏ”. Từ tháng 11/1936, báo Le Travail đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ ủy lâm thời Bắc Kỳ liên Bắc Trung Kỳ qua Ban hành động nửa hợp pháp của Xứ ủy do xứ ủy viên Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) phụ trách. Lúc này, Võ Nguyên Giáp là một thành viên cốt cán của Ban hành động. Thời gian làm việc tại báo Le Travail, Võ Nguyên Giáp có một thiên phóng sự điều tra dài kỳ về cuộc sống của đồng bào ở những vùng bị lũ lụt. Tiếp đến là các tác phẩm: “Người ta bóc lột nông dân như thế nào?”, “Tô ruộng”, “Sự thật về Hiệp ước ngày 6/6/1884”, “Về tự do của các hội và đảng chính trị”... Le Travail tồn tại được 7 tháng với 30 số báo. Ngày 16/4/1937, nhà cầm quyền thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa. Sau khi báo Le Travail đóng cửa, Võ Nguyên Giáp cùng toàn bộ lực lượng biên tập viên, cộng tác viên chuyển sang báo Tập hợp (Rassamblement). Lúc này, phong trào dân chủ đang lên mạnh, tên Tập hợp không còn thích hợp nên ngừng bản để cho ra đời báo En Avent (Tiến lên-xuất bản số 1, ngày 20/8/1937). Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam còn ghi nhớ sự kiện Võ Nguyên Giáp cùng với Đặng Thai Mai, Phan Thanh, Trần Đình Long, Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn Văn Chất... vận động cho sự ra đời của Báo Notre Voix (Tiếng nói của chúng ta-số 1 ra ngày 1/1/1939). Võ Nguyên Giáp viết nhiều bài đăng trên báo Notre Voix với bút danh Vân Đình và Hồng Thạch. Ngoài việc viết bài cho báo Notre Voix, Võ Nguyên Giáp còn viết bài đăng trên các báo: Thế giới của Đoàn Thanh niên dân chủ, Dân chúng-cơ quan của Trung ương Đảng... Thời kỳ vận động dân chủ, Võ Nguyên Giáp tích cực, chủ động viết bài cho báo chí cách mạng, hết tờ này sang tờ khác, cho đến khi nổ ra Chiến tranh thế giới thứ hai, các báo chí cộng sản và cách mạng bị cấm xuất bản. Thời kỳ vận động dân chủ 1936-1939, Võ Nguyên Giáp viết báo chủ yếu bằng tiếng Pháp và đối tượng mà các tác phẩm của ông hướng tới chủ yếu là tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên. Trong phong trào đấu tranh đòi tự do ngôn luận, Xứ ủy Trung kỳ đề xướng tổ chức Hội nghị Báo giới toàn xứ. Hội nghị họp vào ngày 27/3/1937 tại Đông Ba, Huế. Võ Nguyên Giáp thay mặt báo Rassemblement và Hà Huy Giáp thay mặt Báo Tiếng trẻ vào Huế dự. Trở ra miền Bắc, ông báo cáo với Ủy ban và đề nghị Xứ ủy Bắc Kỳ cho tổ chức Hội nghị Báo giới toàn xứ theo gương của Trung Kỳ và thành lập Hội Ái hữu báo giới Bắc Kỳ. Võ Nguyên Giáp được trao nhiệm vụ cùng với các đồng chí: Khuất Duy Tiến, Trần Huy Liệu, Đào Duy Kỳ, Phan Tử Nghĩa tổ chức cuộc hội nghị này. Hội nghị lần thứ nhất của báo giới Bắc Kỳ họp ngày 24-4-1937 tại Hội quán CSA số 1 phố Charles Coulier (nay là Câu lạc bộ Thể dục thể thao Khúc Hạo). Hội nghị cử Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch và đồng chí Trần Huy Liệu làm Phó chủ tịch Ủy ban Báo chí. Năm 1991, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Hội Nhà báo Việt Nam tặng Huy chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam. “Nghề báo là một nghệ thuật đầy hứng thú… Tính thời gian rất quan trọng. Có được tin sớm để đăng đã khó. Nhưng khó hơn nhiều là nghệ thuật đưa vấn đề đúng lúc, tác dụng sẽ được nhân lên gấp bội. Nội dung đương nhiên cần được bảo đảm chính xác, chặt chẽ, nhưng hiệu quả đối với người đọc thường lại do cách diễn đạt, trình bày quyết định. Bố cục không hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả của một số báo có nhiều bài hay. Những bài chính, phụ, ngắn, dài, nặng, nhẹ, phải kết hợp với nhau một cách hữu cơ, tạo nên sự hài hòa như những màu sắc của một tác phẩm hội họa, mới mang lại hứng thú cho người đọc. Đặt tên cho một bài báo rất khó. Tôi thường mất nhiều thời gian cân nhắc, tìm những kiểu chữ thích hợp cho đầu đề một bài báo chỉ vài ba dòng. Dòng thứ hai thường quan trọng nhất, nhưng các dòng khác không thể coi nhẹ, vì phải góp phần tạo nên một chỉnh thể. Những kiểu chữ lớn, nhỏ, béo, gầy, đứng hoặc nghiêng – đều có vai trò và hiệu lực riêng của nó trên trang báo mà người làm báo không thể không biết tới. "Nghề làm báo hao tâm tổn trí, gian khổ nhưng người làm báo được đền bù xứng đáng là niềm vui khi thấy tác dụng và hiệu quả của tờ báo trong đông đảo bạn đọc", ông tâm sự. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn luôn gắn với hoạt động báo chí, văn hóa. Nét nổi bật ở ông là người trực tiếp làm tất cả các khâu, các công việc của một người làm báo. Từ lãnh đạo báo giới, viết bài, tổ chức tòa soạn, đến cả phát hành báo chí… Ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có một mối quan hệ đặc biệt giữa nghề văn và nghề võ, giữa nghệ thuật báo chí và nghệ thuật quân sự, giữa “nghệ thuật tổ chức thông tin” trong làm báo với “nghệ thuật bày binh bố trận” trong đánh giặc. Theo Quân đội Nhân dân