qtngoc

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Về Thiên Hay Từ Trần, Mất, Qua Đời ...

22 bài viết trong chủ đề này

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người Thiên giáng trần, nên gọi là

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở về Thiên hay còn gọi là ngày hiển thánh,

như Đức Thánh Trần vậy.

Sau này việc này có lẽ có thể chiêm nghiệm được sự linh nghiệm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Đây là nội dung bức Văn Thiên tặng Đại tướng nhân dịp đầu năm nay:

Giáp Nguyên Võ thượng quyền

Thọ tỷ Nam Hà quốc

Tuế vạn danh hữu thực

-----

Lý thần soi chiếu Thiên

Quách Hữu Nghiêm lưu ký giáp Tỵ

(Cụ Quách Hữu Nghiêm là Thần quản về lý trên Thiên).

Được phép của gia đình Đại tướng, bản gốc Văn Thiên này để trên mạng

http://edu.net.vn/media/p/456783.aspx

(Tôi thử tải ảnh lên đây nhưng không được).

Trân trọng giới thiệu.

Edited by qtngoc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Danh xưng của Đại tướng khi về Thiên để mọi người sau này chiêm nghiệm:

Thái Thanh Thiên Tướng

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là nội dung bức Văn Thiên tặng Đại tướng nhân dịp đầu năm nay:

Giáp Nguyên Võ thượng quyền

Thọ tỷ Nam Hà quốc

Tuế vạn danh hữu thực

-----

Lý thần soi chiếu Thiên

Quách Hữu Nghiêm lưu ký giáp Tỵ

(Cụ Quách Hữu Nghiêm là Thần quản về lý trên Thiên).

Được phép của gia đình Đại tướng, bản gốc Văn Thiên này để trên mạng

http://edu.net.vn/media/p/456783.aspx

Posted Image

(Tôi thử tải ảnh lên đây nhưng không được).

Trân trọng giới thiệu.

Hỗ trợ bác qtngoc đưa hình ảnh lên đây.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ Quách Hữu Nghiêm là quan Thượng thư thời vua Lê Thánh Tông.Đây là bản chữ Thiên, không phải chữ Hán, không phải chữ Nôm, chữ Việt cổ.

Thần khí của đại tướng Võ Nguyên Giáp được gói gọn lại trong 3 dòng.

Giáp Nguyên Võ thượng quyền Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người có quyền tối thượng

Thọ tỷ Nam Hà Quốc Người sống mãi mãi với đất nước Việt nam, (ví như tuổi thọ của Việt Nam vậy)

Tuế vạn danh hữu thực Danh là danh thực và tồn tại muôn đời (vạn tuế: muôn năm)

-----------

Lý Thần soi chiếu Thiên Cụ Quách Hữu Nghiêm là Thần quản Lý của Thiên (Câu dịch này có vẻ chưa ổn, ai có thể dịch lại chăng?)

Quách Hữu Nghiêm lưu ký giáp Tỵ giáng bút đầu năm Tỵ tặng Đại tướng

Posted Image

Gia đình ông Quách Tuấn Ngọc đã chuyển bức Văn Thiên đến gia đình đại tướng Võ Nguyên Giáp

nhân dịp ngày sinh thứ 103 (25/8/2013) của Đại tướng.

Posted Image

Gia đình ông Ngọc chụp ảnh lưu niệm cùng gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp (bà Đặng Bích Hà,

anh Võ Điện Biên và chị Võ Hoà Bình)

Posted Image

Điều độc đáo là ở chỗ:

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp này là được ghép lại từ hàng ngàn bức ảnh Võ Nguyên Giáp thu nhỏ.

Chúng ta phải gọi là: Nay Đại tướng về Thiên hay Ngài hiển thánh (Như Đức Thánh Trần vậy)

Hiện tượng giáng bút viết chữ Thiên là hiện tượng huyền diệu xẩy ra ở Việt Nam.

Chữ đỏ Thiên Ứng là dấu ấn nơi giáng hạ.

Được phép của chị Võ Hòa Bình, con gái Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nay xin công bố.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Qtngoc,

Laido nghe nói đến thể loại "Văn Thiên" hay "Thơ tiên" này rồi. Tưởng đã thất truyền, giờ mới được thấy và biết giòng họ Quách Hữu vẫn lưu truyền được. Thật là TUYỆT VỜI.

Kính

Laido

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Trong bức thư pháp, chúng ta chú ý chữ tượng hình lớn nhất là HÌNH CON RỒNG quay ngược chiều kim đồng hồ, tức trở về Tiên Thiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites


Những tấm ảnh lễ tang Đại tướng rung động lòng người

Trong suốt những ngày tác nghiệp tường thuật diễn biến lễ tang Đại tướng, các nhà báo đã ghi lại những tình cảm thiêng liêng của người dân VN dành cho Đại tướng.

Posted Image

Khi linh cữu Đại tướng đi qua, người dân và những bạn sinh viên tình nguyện trên đường phố Hà Nội quỳ xuống vái lạy tiễn biệt Người - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Posted Image

Trang nhất báo Tuổi Trẻ ra ngày 13-10 cũng được rất nhiều bạn đọc chụp lại, chia sẻ trên mạng xã hội

Rất nhiều trong số những tấm ảnh đó đã được cộng đồng mạng chia sẻ, gửi cho nhau như một lời tiễn đưa, một cách biểu thị tình cảm của cá nhân mình với người anh hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp.

Một trong số đó là tấm ảnh người dân và những bạn sinh viên tình nguyện trên đường phố Hà Nội quỳ xuống vái lạy tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi linh cữu của Người đi qua. Tấm ảnh đã gây xúc động cho nhiều người.

Posted Image
Tấm ảnh nữ cảnh sát giao thông trên đường Hoàng Diệu, Hà Nội bật khóc khi linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua do tác giả Nguyễn Khánh, báo Tuổi Trẻ, chụp được rất nhiều bạn trẻ chia sẻ trên Facebook, đặt làm hình nền trên máy tính
Những tấm ảnh do bạn đọc Lê Huy Hà gửi đến Tuổi Trẻ Online ngay khi linh cữu Đại tướng vừa đi qua lập tức được rất nhiều trang Facebook chia sẻ lại.

Posted Image
Người dân Hà Nội đứng kín hai bên đường chờ linh cữu Đại tướng đi qua. Ảnh do bạn đọc Lê Huy Hà gửi đến Tuổi Trẻ Online



Posted Image
Người dân vẫy chào Đại tướng lần cuối. Ảnh do bạn đọc Lê Huy Hà gửi đến Tuổi Trẻ Online

Posted Image
Một bức ảnh ghi lại khoảnh khắc người dân Hà Nội tiễn đưa linh cữu Đại tướng được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội - Ảnh: FB

Posted Image
Tấm ảnh của nhà báo Lam Giang chụp người dân Quảng Bình đổ ra hai bên đường đón linh cữu Đại tướng về nơi an nghỉ cuối cùng. Theo nhà báo Lam Giang, tấm ảnh này được anh chụpở một khúc cua ngay đường từ sân bay Đồng Hới nối với quốc lộ 1A

Theo Tuổi trẻ

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý Thần soi chiếu Thiên Cụ Quách Hữu Nghiêm là Thần quản Lý của Thiên (Câu dịch này có vẻ chưa ổn, ai có thể dịch lại chăng?)

Thực ra đây không phải tôi dịch, mà tôi nói đúng Ngôi thứ của cụ Nghiêm.

Kính nhờ bác admin mở cho tôi quyền đăng ảnh đi, tôi làm một triển lãm ảnh Văn Thiên do các Cụ trên Thiên giáng về viết.

1. Cụ Quách Hữu Nghiêm

2. Đức Thánh Trần

3. Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Trong bức thư pháp, chúng ta chú ý chữ tượng hình lớn nhất là HÌNH CON RỒNG quay ngược chiều kim đồng hồ, tức trở về Tiên Thiên.

Cám ơn anh Hoangnt

Nhận xét của anh rất hay và ý tứ.

Đúng là Rồng quay về thật. Vô cùng hình tượng.

Nhiều khi các Cụ báo trước nhưng mình chưa kịp hiểu.

------

Làm sao dịch ra được vậy ta. Posted Image

Một hôm, có một vị nhận được Văn Thiên ban tặng cho, tò mò bèn gửi công văn hỏi Viện Hán Nôm.

Tôi có nghe kể lại là (vì chưa sưu tầm được văn bản này) Viện Hán Nôm trả lời bằng công văn:

Đây không phải là chữ Hán, không phải là chữ Nôm hay chữ Việt cổ.

Đây là chữ Thiên các Cụ giáng về và chỉ có các Cụ dịch.

Bản dịch trên là do chính các Cụ dịch.

Edited by qtngoc

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là nội dung bức Văn Thiên tặng Đại tướng nhân dịp đầu năm nay:

Giáp Nguyên Võ thượng quyền

Thọ tỷ Nam Hà quốc

Tuế vạn danh hữu thực

-----

Lý thần soi chiếu Thiên

Quách Hữu Nghiêm lưu ký giáp Tỵ

(Cụ Quách Hữu Nghiêm là Thần quản về lý trên Thiên).

Được phép của gia đình Đại tướng, bản gốc Văn Thiên này để trên mạng

http://edu.net.vn/media/p/456783.aspx

(Tôi thử tải ảnh lên đây nhưng không được).

Trân trọng giới thiệu.

Bác qtngoc ơi sao tnd thấy chữ "Thiên" trong "Thiên Ứng" có vẻ không giống với chữ "Thiên" trong "Chiếu Thiên" ???

Posted ImagePosted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác qtngoc ơi sao tnd thấy chữ "Thiên" trong "Thiên Ứng" có vẻ không giống với chữ "Thiên" trong "Chiếu Thiên" ???

Posted ImagePosted Image

Thực tình thì tôi cũng không biết.

Chỉ biết là chấp nhận trong trường hợp này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qtngoc

Kính nhờ bác admin mở cho tôi quyền đăng ảnh đi, tôi làm một triển lãm ảnh Văn Thiên do các Cụ trên Thiên giáng về viết.

1. Cụ Quách Hữu Nghiêm

2. Đức Thánh Trần

3. Cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

...

Anh cứ đang trực tiếp xem sao, thường mỗi lần đăng dưới 5 ảnh là ăn vào.

Cũng trong diễn đàn này, Mục MINH TRIẾT VIỆT: trong cuốn sách 21-12- 2012 Cuộc chuyển thế vĩ đại: sẽ cập sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một vị Bồ Tát - thị giả của Phật Ngọc Hồ Chí Minh, cũng như Phật Sống Lưu Công Danh - Bồ Tát Thích Quảng Đức là những điểm then chốt báo hiệu sự Phục sinh của Phật Di Lạc - VUa Lạc Long Quân và Quan Âm Bồ Tát - Mẫu Âu Cơ.

Hãy cứ đăng lên.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kiến nghị truy phong Đại nguyên soái với Võ Đại tướng

Ngày 8/10, Hội tư vấn Khoa học Công nghệ và Quản lý TP.HCM đã có đơn kiến nghị tới Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc truy phong hàm Đại nguyên soái đối với cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

"Tướng của các vị tướng"

Nói về kiến nghị này, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh quân khu 4, nguyên Đại biểu Quốc hội. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước chia sẻ: " Ngày xưa trong thời chiến tranh cũng như trong thời bình, trong nhân dân và các tướng lĩnh, các sĩ quan và các nhà khoa học cũng đã có nhiều ý kiến đề nghị truy phong hàm Nguyên soái hoặc Đại nguyên soái đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nhưng qua thời gian có nhiều trục trặc nên không đi đến kết quả gì. Qua đám tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng ta có thể thấy rằng Đại tướng chính là vị tướng số một của lòng dân, là Tướng của các vị tướng.

Chúng ta có nhiều tướng, thậm chí nhiều Đại tướng nhưng cho tới thời điểm này, không một ai có thể đứng ngang hàng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tướng Giáp cũng chính là người đã đào tạo ra nhiều vị tướng sau này cho Quân đội nhân dân Việt Nam...

Posted Image

Cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp - nguyên Tổng tư lệnh QĐND Việt Nam.

Về mặt tình cảm thì như vậy, còn về mặt pháp lý cũng nên truy phong hàm cao hơn đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Có thể là Nguyên soái hoặc Đại nguyên soái.

Đây chính là một người anh hùng của dân tộc và có thể đến những thế kỷ sau chúng ta mới có được một vị danh tướng như vậy. Việc kiến nghị xem xét truy phong hàm Đại nguyên soái đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo tôi là việc làm phù hợp với lòng dân, có thể mang lại ý nghĩa tích cực, giúp nhân dân tin tưởng hơn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng ta".

Người dân Nga: "Tiếc thay, hiện nay chúng ta không có thống soái tầm cỡ như đồng chí Giáp!".

Ngay sau khi thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần vào tối ngày 4/10/2013, truyền thông nước Nga đã tưa tin bình luận về cuộc đời của Đại tướng với những những quan sát tinh tế, sâu sắc.

Truyền thông nước Nga đều cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp à người chỉ huy sáng suốt, kiên quyết, đòi hỏi cao trong chiến đấu, trong đời thường sống mẫu mực, nhưng rộng lượng, dân chủ với cấp dưới. Hãng thông tấn quốc gia Nga - RIA viết, "Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thống soái châu Á đầu tiên chiến thắng quân đội phương Tây”.

Trong bài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên báo Đảng Cộng sản Nga (kprf.ru), tác giả Alexandr Trubitsyn có viết: Trên chiến trường toàn miền Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiến hành cả các hoạt động chiến tranh du kích dai dẳng, lẫn những đòn tiến công quy mô nhằm vào quân Mỹ.

Posted Image

Hội đàm tại Đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội năm 1958.Từ trái sang phải: Phó tùy viên quân sự Sarakuna M. M.; phiên dịch từ tiếng Nga sang tiếng Pháp, đại úy Poliakov V.A.;Bộ trưởng quốc phòng VNDCCH, Đại tướng Võ Nguyên Giáp; tùy viên quân sự Liên Xô tại Việt Nam, thiếu tướng Bunjashin P.I.. Và ngay cả khi các trận đánh lớn chưa dẫn ngay tới toàn thắng, thì sự phối hợp tác chiến nhịp nhàng trên toàn miền Nam gây một tác động tâm lý vô cùng lớn lên quân đội Mỹ, xã hội Mỹ, khiến họ cảm nhận sâu sắc rằng đây là một cuộc chiến không thể thắng.

Tác giả Trubitsyn dẫn lời của Đại nguyên soái Suvorov về ý nghĩa của chiến tranh tâm lý “Làm kinh ngạc, tức là đã thắng " và nhận định “Một bậc thầy về chiến tranh tâm lý chính là thống soái Việt Nam Võ Nguyên Giáp”.

Đặc biệt, một người dân nước Nga sau khi đọc bài của Trubitsyn đã phải thốt lên rằng: "Tiếc thay, hiện nay chúng ta không có thống soái tầm cỡ như đồng chí Giáp".

Không những thế, tác giả Trubitsyn còn so sánh rằng: “Đằng sau lưng Napoleon và Jukov là cả quân đội và quốc gia, với nền công nghiệp chiến tranh và ngân sách chiến tranh, hai vị này được đào tạo về quân sự, có kinh nghiệm chiến tranh.

Còn trên vai của Võ Nguyên Giáp? Chỉ có bằng luật sư và kinh nghiệm giáo viên sử, sống trong một đất nước chịu ách nô lệ, không có chủ quyền quốc gia”.

Nhất Nam (Tổng hợp DV, TTT)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại tướng và chuyến bay 72.000 km khắp châu Phi

Tháng 10/1980, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên chiếc chuyên cơ đi khắp 12 nước châu Phi, trải qua chặng đường 72.000 km, với 112 giờ bay để truyền lửa đấu tranh cho bạn bè quốc tế.

Posted Image

Tổng thống Cộng hòa Benin, Mathieu Kérékou đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm hữu nghị Cộng hòa Benin từ ngày 5 đến 8/11/1980. Ảnh: TTXVN

Xúc động nghẹn ngào khi nhắc nhớ lại những ký ức được theo chân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi nhiều nước trên thế giới, ông Nguyễn Văn Vinh, cựu nhà báo của Đài Truyền hình Việt Nam và hãng Reuters của Anh chia sẻ: "Tôi sẽ nhớ mãi chuyến đi mà tôi may mắn được tháp tùng Đại tướng qua 12 nước châu Phi vào tháng 10/1980, kéo dài trong 2,5 tháng. Cả đoàn đã trải qua chặng đường 72.000 km, ngồi 112 tiếng trên máy bay".

Ngày đó, điều ấn tượng nhất là châu Phi muốn biết tại sao Việt Nam thắng được đế quốc Mỹ, giành được độc lập, thống nhất đất nước. Nhất là khi đó, Việt Nam lại vừa trải qua chiến tranh biên giới ngắn ngủi với Trung Quốc và cũng thắng. Vì thế, nhân dân châu Phi càng quan tâm.

"Tại Madagascar, cuộc nói chuyện của Đại tướng với hơn 200 sĩ quan và binh sĩ của quân đội Madagascar khiến họ rất quan tâm và tán thưởng, vỗ tay rần rần. Lúc đó, Đại tướng nói chuyện bằng tiếng Pháp. Tôi vẫn nhớ Đại tướng luôn khẳng định, chiến thắng của Việt Nam là nhờ yếu tố con người", người phóng viên từng quay rất nhiều thước phim tư liệu về Đại tướng cho biết.

Theo ông Vinh, trong những cuộc gặp gỡ với quân đội, nhân dân các nước châu Phi, Đại tướng luôn khẳng định vũ khí của Việt Nam so với Pháp trước đây và Mỹ sau này đều không bao giờ bằng, về tương quan lực lượng, về khoa học kỹ thuật, về sức mạnh quân sự cũng như tiềm lực kinh tế Việt Nam không bao giờ bằng. Thế nhưng, Việt Nam đã tìm được cách để chiến thắng, đó là dựa vào con người, ý chí của nhân dân khát khao nền độc lập, khát khao đất nước thống nhất, khát khao thể hiện rằng nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một.

Đại tướng nhiều lần nói với bạn bè quốc tế, có con người sẽ có vũ khí. Khi nghe vị danh tướng của Việt Nam nói những điều đó, các bạn châu Phi như được "truyền lửa".

Đặc biệt, đi đâu Đại tướng cũng nói về mong muốn xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, người dân có được cuộc sống tốt đẹp. Vì Việt Nam trải qua chiến tranh, sự mất mát về con người qua nhiều thế hệ thanh niên, những người mà lẽ ra tuổi thanh xuân của họ có thể dành đóng góp để xây dựng Tổ quốc nhưng đã phải ra trận để giành độc lập, thống nhất đất nước.

"Phải được đi theo và chứng kiến sự tán đồng, khâm phục của quân, dân châu Phi dành Việt Nam ngày đó mới thấy sự vĩ đại của cuộc kháng chiến cũng như công lao của nhiều thế hệ người Việt Nam đã hiến dâng cho Tổ quốc. Tôi nghĩ rằng hình ảnh, vị thế của Việt Nam đã được nâng lên rất nhiều từ những câu chuyện của Đại tướng, thông qua chính con người Đại tướng", ông Vinh nói.

Vị sứ giả của Việt Nam

Những năm 1980, vừa phải dốc sức xây dựng lại đất nước nhưng Việt Nam vẫn mở con đường ngoại giao vào châu Phi nhờ chuyến đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Sau chuyến đi lịch sử này, một loạt hợp tác với các nước bạn về y tế, giáo dục và nông nghiệp đã được thiết lập...

Posted Image

Nhà báo Nguyễn Văn Vinh (thứ hai trái qua) cùng Đại tướng và đoàn đại biểu Việt Nam trong chuyến đi châu Phi năm 1980. Ảnh: Nhà báo Nguyễn Văn Vinh

"Tôi đặc biệt nhớ, trong chuyến đi châu Phi này, mỗi buổi tối sau khi ăn cơm xong về khách sạn, Đại tướng vẫn tranh thủ đi dạo và dù đã nhiều tuổi lại phải trải qua chặng đường bay vất vả hàng chục nghìn kilômét như chúng tôi nhưng Đại tướng vẫn luôn dành sự quan tâm và ân cần hỏi han các anh em trong đoàn. Đại tướng hỏi anh em đi một chặng đường dài thế có mệt không, có thấy nhiều cái mới và khác biệt ở châu Phi không... khiến chúng tôi rất xúc động", ông Vinh kể.

Để nói về Đại tướng thì chẳng lời nào có thể đủ về một con người quân sự, con người chính trị, con người ngoại giao ấy. "Nhưng cái mà tôi nhận thấy nổi bật nhất ở Đại tướng là sự gần gũi, gắn bó với nhân dân", ông Vinh chia sẻ.

Là phóng viên, ông Vinh có nhiều dịp để quay phim, phỏng vấn Đại tướng trong những sự kiện tiêu biểu như: hai lần Đại tướng gặp Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, tiếp cựu Đô đốc Elmo Zumwalt, tư lệnh Hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Trong những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc ấy, Đại tướng đều dành cho các vị khách là những người từng ở bên kia của chiến tuyến thái độ tiếp đón cởi mở và thân thiện với mục đích để đôi bên hiểu nhau hơn, hiểu biết về quá khứ rõ hơn đồng thời hướng tới một quan hệ tốt đẹp hơn trong tương lai.

Sau này, khi Đại tướng không còn tiếp tục với công việc nữa thì phần lớn các sự kiện, hoạt động liên quan tới Đại tướng đều diễn ra tại nhà riêng của ông ở số nhà 30 Hoàng Diệu, Hà Nội.

Rất nhiều khách nước ngoài, từ các nguyên thủ quốc gia thế giới đều muốn đến thăm, được ngồi cạnh tâm tình với Đại tướng. Ông Vinh có may mắn là người được quay lại những hình ảnh đẹp đó, như lần Đại tướng tiếp Chủ tịch Cuba Fidel Castro, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez, Tổng thống Nam Phi, Tổng thống Brazil...

"Đại tướng thường hay khẳng định trong những cuộc phỏng vấn rằng: 'Trước đây, họ đến với chúng tôi bằng súng thì tôi cũng tiếp họ bằng súng, còn bây giờ họ đến với chúng tôi bằng lòng thân thiện thì chúng tôi đón họ bằng nụ cười và hoa tươi'", nhà báo Nguyễn Văn Vinh nhớ lại.

Theo Vietnam+

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau Trần Hưng Đạo, chỉ có Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Thánh Tướng

Theo tiêu chuẩn thời xưa, các vị tướng được đánh giá theo cấp bậc như sau: trước tiên là bậc Dũng Tướng, sau đó đến bậc Trí Tướng, cao hơn nữa là bậc Nhân Tướng và cuối cùng, cao cả nhất là bậc Thánh Tướng.

Posted Image Ngậm ngùi tiếc nuối vì món quà dâng tặng Đại tướng chưa hoàn thành mà bác đã đi xa, Giáo sư sử học Lê Văn Lan, người vừa được tôn vinh “Công dân thủ đô ưu tú 2013” đã có những chia sẻ với về vị Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam bên lề lễ kỷ niệm 59 năm Ngày giải phóng Hà Nội.

Ông nói: “Cách đây hơn một năm, tôi và các đồng nghiệp có dự định tạc tượng Đại tướng, xem đó là món quà thành tâm dâng lên Người. Thông qua gia đình, Đại tướng đã biết tới dự án này. Nhưng thật buồn là chúng tôi chưa kịp hoàn thành thì Đại tướng đã ra đi rồi... Trong lúc thai nghén, triển khai bước đầu dự án, chúng tôi đã thống nhất đặt tướng Giáp vào vị trí trung tâm giữa 4 danh tướng được thảo luận, lựa chọn để tôn vinh. Chúng tôi sẽ cố gắng sớm hoàn tất dự án này. Hy vọng ở nơi cao xa, Đại tướng sẽ mỉm cười”.

- Ở góc độ lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thuộc hàng danh tướng nào thưa ông?

Theo tiêu chuẩn thời xưa, các vị tướng được đánh giá theo cấp bậc như sau: trước tiên là bậc Dũng Tướng, sau đó đến bậc Trí Tướng, cao hơn nữa là bậc Nhân Tướng và cuối cùng, cao cả nhất là bậc Thánh Tướng.

Duy nhất có một danh tướng trong quá khứ của dân tộc đã đạt được tới hàng Thánh Tướng là Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chắc chắn là Dũng Tướng, Trí Tướng, Nhân Tướng rồi, nhưng giờ đây rất may, chúng ta đang được chứng kiến một hiện thực - sự chuyển hóa, hóa thân từ vị trí cao trong hàng danh tướng, Đại tướng đang dần trở thành Thánh Tướng.

Với việc những cựu chiến binh trên 90 tuổi lập đền thờ, người dân khắp nơi sùng kính, tôn thờ Đại tướng bằng mọi hình thức thiêng liêng, thánh thiện, rõ ràng đó là sự chuyển hóa của Đại tướng từ chỗ Nhân Tướng thành bậc Thánh Tướng ở thời đại chúng ta.

Như vậy, lịch sử đã có thêm một vị Thánh Tướng nữa.

- Điều gì mà lịch sử chưa tường tận, chưa nói hết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thưa ông?

Tôi thấy trăm nghìn vạn người bằng tất cả sự chân thành, sự xúc động đến tận đáy lòng, với sự huy động tất cả các khả năng của trí tuệ đã phát biểu rất đầy đủ, rất đúng đắn về các phương diện cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nếu cần bổ sung, tôi nghĩ có một điều mà tôi đã trăn trở từ lâu, cũng là tâm nguyện của nhiều đồng chí lãnh đạo trong quá khứ, đó là: Nếu có một người duy nhất xứng đáng để được phong Nguyên soái thì đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Với độ lùi của thời gian, chúng ta hoàn toàn có thể dùng thuật ngữ này, danh hiệu này để tôn vinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đó là vị thầy, bậc tổ của học thuyết quân sự Việt Nam ở thời đại mới, học thuyết về chiến tranh nhân dân và quân đội nhân dân.

Đó là vị trí, danh hiệu mà tôi tin rằng Đại tướng hoàn toàn xứng đáng được nhận.

- Theo ông điều gì đã giúp thầy giáo dạy sử Võ Nguyên Giáp trở thành vị tướng quân sự tài ba?

Tôi muốn nhắc lại một câu của Karl Marx: “Trên đời này chỉ có một khoa học duy nhất là khoa học lịch sử”.

Từ chỗ duy nhất này hoàn toàn có thể triển khai, mở mang tới các lĩnh vực khác trong lịch sử, trong cuộc sống và trong cái thế giới mênh mang đầy rẫy bức xúc do nhu cầu, đòi hỏi như thế này. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một người đã làm được như thế.

- Vì sao Đại tướng chọn nơi yên nghỉ là Quảng Bình, nhưng không phải là nơi "chôn nhau cắt rốn", thưa ông?

Một truyền thống của dân tộc ta đã được đọng lại ở các nhân vật lớn đó là tấm lòng vì quê hương, tự thức rõ rệt về quê hương, bản quán.

Các bậc minh quân thời xưa hay đế vương khi băng hà đều có nhu cầu trở về quê cha đất tổ của mình, từ nhà Lý, nhà Trần tới nhà Lê... Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng ở trong thế giới của những tâm trạng, suy tư, truyền thống đó.

Ông đã nhận Quảng Bình là quê ở cái mức rộng hơn nơi chôn nhau cắt rốn của mình, cho nên một chỗ nào đó ở Quảng Bình cũng là đúng nguyện vọng của ông nói về quê hương rộng hơn của mình.

- Theo ông, con đường nào xứng đáng để đặt theo tên Đại tướng?

Rồi sẽ phải chọn, nhưng các tiêu chuẩn đã được xác định rồi, chỉ cần lùa thực tế vào các tiêu chuẩn đó là được.

Tôi cho rằng đang có một cuộc bàn thảo, nhưng mọi người đều thống nhất là phải chọn một con đường to lớn, chính yếu, đẹp đẽ và có vị thế quan trọng để xứng với sự nghiệp, nhân cách của Đại tướng.

Tuy nhiên, không chỉ ngần ấy tiêu chuẩn, ta sẽ cần bổ sung nữa. Đó sẽ là cơ sở để chọn đường mang tên Đại tướng. Có một điều chắc chắn là phải theo các tiêu chuẩn ấy chứ không được tùy hứng, tùy tiện lựa chọn chỗ này, chỗ kia được.

- Kể từ khi nghe tin Đại tướng qua đời, hàng chục vạn người con ở khắp mọi miền Tổ quốc, thậm chí ở nước ngoài đã đến số nhà 30 Hoàng Diệu để viếng người anh hùng dân tộc này. Sự thành kính với tất cả tấm lòng này có ý nghĩa lịch sử gì thưa ông?

- Đó là tấm lòng của nhân dân. Tôn vinh bằng bia đá, bảng vàng thì cũng có lúc bia đá, bảng vàng mòn đi, nhưng sự tôn vinh của lòng dân thì vĩnh cửu, đẹp đẽ và mạnh mẽ nhất.

Dòng người đến viếng Đại tướng dài vô tận chính là minh chứng hùng hồn cho điều đó.

- Vậy còn ông, người con ưu tú của Thủ đô, trong bối cảnh hiện tại, người dân khắp cả nước đang rơi lệ tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nơi an nghỉ cuối cùng, khúc ruột miền Trung đang chìm trong bão lũ, tâm trạng của ông khi đón nhận danh hiệu này thế nào?

Đây là một hoàn cảnh đặc biệt với những người được vinh danh vào năm 2013. Trước đó, vào năm 2010, đồng đội, bạn bè của chúng tôi đón nhận danh hiệu vẻ vang này với tâm trạng tưng bừng, hồ hởi, 1000 năm Thăng Long mới có một ngày như thế. Năm nay quả là có nhiều sự khác biệt.

Nhưng mà chúng ta đã có câu rất hay: Trong cái khó ló cái khôn chứ không phải cái khó bó cái khôn. Tôi cho là chính trong hoàn cảnh đặc biệt của năm 2013 này, chúng tôi càng thấm nhuần câu nói của Đại tướng mà mấy ngày qua người ta nhắc đi nhắc lại nhiều: “Tôi sống ngày nào là sống vì Tổ quốc của tôi”.

Cá nhân tôi, thôi không dám theo như đồng chí Võ Đại tướng vĩ đại, tôi sống ngày nào cũng là vì Hà Nội yêu dấu của tôi.

Chúng tôi sẽ nhân việc khắc phục khó khăn trong hoàn cảnh này, càng thêm hiểu biết, nhận thức về công việc của mình – thứ từ lâu nay gần như vắt kiệt hết sức lực, tâm trí và khả năng của chúng tôi.

Trong bối cảnh vừa tưng bừng, vui vẻ, vừa khó khăn, buồn rầu như thế này, tôi cho rằng đây là dịp để 4 hạng mục công trình mình đã làm suốt bao nhiêu năm nay là viết, nói, làm các chương trình vô tuyến truyền hình, điện ảnh, là thành viên thuộc hội đồng thẩm định các dự án, tư vấn và thẩm duyệt các đề tài..., giờ tôi phải làm sao cho tốt hơn, mạnh mẽ hơn dù khó khăn đến mấy.

- Ông từng nói ông còn ba món nợ của đời mình với Thủ đô...

Thứ nhất, nợ Hà Nội – nơi đã hình thành, nuôi dưỡng, rèn tạo tôi thành nhà sử học như bây giờ.

Thứ hai là món nợ với những người không phải là Hà Nội gốc như tôi, nhưng họ đã đến với Hà Nội và đã làm được rất nhiều việc cho Hà Nội, thậm chí còn có những người quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh như lời Bác Hồ từng nói. Tôi nợ các vị đó điều lớn lao ấy.

Thứ ba, tôi nợ cả những người giờ đang đến ngấu nghiến, khai thác Hà Nội để hưởng thụ những lợi ích cá nhân, cả những người coi Hà Nội là chỗ đất thánh để đến đây ăn chơi nhảy múa, đua xe chẳng hạn hay thi thố những việc rất không xứng đáng với Hà Nội.Tôi nợ những vị này ở chỗ chưa mang đến cho các vị ấy tình yêu, tình thương với Hà Nội, nhất là chưa mang đến được cho các vị ấy sự hiểu biết sâu sắc, đúng đắn về Hà Nội để họ xem thành phố - nơi lắng hồn núi sông ngàn năm, nơi đứng đầu cả nước trong bao nhiêu nghìn năm như thế này thì phải ứng xử với nơi này như thế nào. Tôi nợ các vị ấy ở chỗ đó.

- Ngoài những đóng góp trong thời gian qua, ông còn có những tâm nguyện nào muốn hoàn thành trước khi sức cùng, lực kiệt?

Trong cuộc hành trình từ nôi đến mộ của mình, tôi đã đi được phần lớn, nếu không muốn nói là sắp hết cuộc đời, tôi luôn sống vì công việc của mình với Hà Nội. Tôi sẽ cố gắng hoàn thành các dự án còn dang dở và cố gắng trả được phần nào 3 món nợ đời trên.

- Xin cảm ơn ông!

Theo VTC

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Võ, anh Văn trong lòng Hồ Cương Quyết

"Tôi lúng túng như một chú bé con. Trước mặt tôi là cả một tượng đài của lịch sử thế giới, tác giả trứ danh của cuốn sách nhỏ mà tôi từng ôm ấp trong phòng biệt giam Chí Hòa", André Menras Hồ Cương Quyết, kể về lần đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Người nước ngoài ngưỡng mộ Tướng Giáp

'Việt Nam để tang người anh hùng của đất nước'

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, phu nhân Đặng Bích Hà và ông André Menras trong buổi gặp ngày 2/2/2009. Ảnh: Lê Văn Hải

Ông Andre Menras Hồ Cương Quyết, người có hai quốc tịch Pháp và Việt Nam, là một người có tình cảm đặc biệt với Việt Nam. Ông là nhân chứng lịch sử trong nhiều giai đoạn cách mạng từ thời chống thực dân Pháp, đến kháng chiến chống Mỹ.

Năm 1972, trong xà lim khám Chí Hòa, bất chấp sự cấm đoán và theo dõi sát sao của cai ngục, chàng trai trẻ Menras đã đọc được những trang sử vinh quang của dân tộc Việt Nam qua cuốn sách "Guerre du peuple, armée du peuple" (Chiến tranh nhân dân, quân đội nhân dân) của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

"Tôi cảm nhận rõ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tướng Giáp và các đồng chí của họ và người dân Việt Nam thống nhất một lòng. Lãnh đạo và nhân dân gắn bó với nhau khăng khít, tự nhiên như người ta hít thở khí trời", Menras viết sau khi đọc cuốn sách.

Thần tượng và yêu quý Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ cuốn sách ấy, nhưng mãi 37 năm sau, đầu năm 2009, Menras mới thực hiện được ước mơ tới thăm đại tướng ở nhà riêng của ông ở số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội.

Nghe tin Đại tướng qua đời, ông rất xúc động và đã dành những lời viết trân trọng nhất cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một bài báo đăng trên tờ La Marseillaise.

Bài báo có tựa đề "Huyền thoại của thế giới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không còn nữa". Đoạn giới thiệu của bài viết là những lời trân trọng: "Việt Nam: Vị tướng chiến thắng trận Điện Biên Phủ và đánh bại quân đội Mỹ, người đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì độc lập của đất nước, qua đời ở tuổi 102".

Mở đầu bài báo, tác giả viết: "Một con người nổi tiếng, được tôn trọng và yêu mến nhất Việt Nam, chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa qua đời sau hơn một trăm năm phong ba bão tố và chiến trận.

Ông sinh năm 1911, trong một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Quảng Bình (bắc trung bộ Việt Nam), và qua đời tại bệnh viện 108 Hà Nội, nơi mấy năm qua ông đã được chăm sóc đặc biệt.

Là Tổng tư lệnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ nhiều thập niên qua luôn được nhắc đến như một huyền thoại trong lịch sử đấu tranh và giải phóng dân tộc. Cho tới hơi thở cuối cùng, ông vẫn luôn là một nhà yêu nước và một vị dũng tướng".

Bài báo được chia làm 4 phần: "Anh Võ", "Anh Văn", "Người quyết giữ gìn độc lập" và "Ra đi trong sự thanh thản".

Anh Võ

Họ Võ của ông nghĩa là đấu tranh, cuộc đấu tranh mà ông đã bước chân vào từ khi còn rất nhỏ. Ông ngoại của Đại tướng là người lãnh đạo một nhóm vũ trang nổi dậy chống Pháp. Mỗi khi lính thực dân tiến vào làng, bà ngoại của ông đều vội vã sơ tán mọi người trong gia đình, lúc ấy cậu bé Giáp thường được ngồi vào một trong hai chiếc thúng của đôi quang gánh trên vai bà.

Năm 16 tuổi, ông bị trục xuất khỏi trường Quốc học Huế vì tham gia bãi khóa để ủng hộ một học sinh bị đuổi học vì hoạt động chống thực dân. Sau đó, ông bước vào cuộc đấu tranh yêu nước và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông bị bắt vào tháng 10/1930.

Sau khi được tự do, ông giảng dạy môn lịch sử tại một trường ở Hà Nội đồng thời học tập để lấy bằng về luật và kinh tế. Nhưng cuộc đấu tranh chống thực dân đã khiến ông không có một phút giây ngưng nghỉ.

Tuy không được học trong trường lớp quân sự nào, nhưng ông đã sớm tìm thấy con đường cách mạng của mình. Ngay từ năm 1944, ông đã đứng đầu đội "Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân", một nhóm nhỏ những người nông dân nghèo có vũ khí đơn sơ, nhưng mang một sứ mệnh khó tin, được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó, đó là nổi dậy đấu tranh vũ trang chống lại sự chiếm đóng của quân đội Nhật và mục tiêu xa hơn là đánh bại chế độ thực dân Pháp.

Trong suốt quá trình hoạt động với những thành tích và sự hy sinh to lớn, đội quân nhỏ bé ngày nào đã trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng quân sự và chính trị quan trọng quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Võ Nguyên Giáp là vị tướng đứng đầu đội quân này khi ông 37 tuổi. Sau đó, ông cùng đội quân của mình tiếp tục làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, mang đến thất bại nặng nề cho quân đội viễn chinh Pháp.

Nhưng đến lúc đó, Việt Nam và vị tướng này vẫn chưa có giây phút yên bình. Đế quốc Mỹ đã thế chân Pháp, sử dụng tất cả sức mạnh quân sự và ý muốn hủy diệt, thực hiện chiến tranh phá hoại từ Bắc vào Nam.

Với sự kết hợp giữa quân đội chính quy và quân du kích, lực lượng Việt Minh đã đi suốt con đường dài gian khổ, đầy máu và nước mắt cho tới ngày 30/4/1975. Đó là ngày thắng lợi hoàn toàn, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước, sau "Chiến dịch Hồ Chí Minh".

Trong suốt những thập niên đó, tướng Giáp được coi là chiến lược gia tài giỏi và nổi tiếng nhất. Người ta đã công nhận chiến lược chiến tranh nhân dân của ông là cơn ác mộng với chủ nghĩa đế quốc quân sự lớn nhất thế giới. Sau chiến thắng đó, ông giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng đến năm 1977.

Anh Văn

"Tôi là Võ, 'người chiến sĩ', nhưng tôi cũng là Văn, nghĩa là 'con người, một học giả', vì tôi yêu Con Người (viết hoa), tôi yêu những người lính anh em của mình".

Văn, đó là tên gọi thân mật mà những người đồng đội, những người cùng xả thân cho cuộc đời cách mạng, dành cho ông. "Những quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời tổng tư lệnh của tôi là khi biết mình phải 'kéo pháo ra', chuyển từ chiến lược 'đánh nhanh thắng nhanh' sang chiến lược 'đánh chắc tiến chắc'ở Điện Biên Phủ", Đại tướng từng nói.

Bảo vệ lực lượng, bảo vệ người lính của mình, đó là mối quan tâm thường trực của ông: "Một chiến thắng lớn nhất là chiến thắng có được với số người phải hy sinh nhỏ nhất".

Văn cũng có nghĩa là văn hóa, là nhân văn. Chính vì tướng Giáp đã duy trì được những mối liên hệ máu thịt với nhân dân và đất nước mình, nên ông đã có thể dắt dẫn thành công cuộc chiến gian khổ đó. Suy cho cùng, tướng Giáp chưa bao giờ tiến hành chiến tranh vì chiến tranh, mà vì quyền được sống của nhân dân mình.

Ra đi trong sự thanh thản

Năm 2001, nhân kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, khi báo Le Monde đặt tựa bài báo phỏng vấn ông là "Chiến thắng của tôi", vị tướng già tỏ ra rất buồn và thốt lên: "Điện Biên Phủ, đó là chiến thắng của nhân dân chúng tôi!". Bởi như Đại tướng đã nói, trí tuệ chiến lược của ông hẳn sẽ chẳng thể nào bộc lộ nếu không có sự ủng hộ và hy sinh của nhân dân.

Từ thủ đô Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh, chỉ cần nói chuyện về ông với bất kỳ người dân nào trên đường phố là có thể biết được tấm lòng yêu mến vô hạn của nhân dân Việt Nam đối với Đại tướng, người đã luôn tôn trọng và bảo vệ họ.

Đối với nhân dân, ông là một người anh lớn, một người ông đáng kính, một biểu tượng tinh thần che chở cho mọi người, người học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, niềm tự hào của nhân dân. Và điều này có lẽ là chiến thắng lớn nhất trong tất cả các trận đánh vẻ vang của ông: giành trọn được trái tim của những người thuộc thế hệ của mình và mãi tồn tại trong trái tim các thế hệ tiếp theo, để rồi ra đi trong sự thanh thản.

Nguyễn Nhàn (lược trích)

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Sự kiện Đại tướng qua đời làm sáng tỏ rất nhiều giá trị”

►Nhà sử học Dương Trung Quốc được hỏi ý kiến về việc thiếu vắng phút tưởng niệm Đại tướng ở Quốc hội...

Posted Image

Đại biểu Quốc hội - nhà sử học Dương Trung Quốc.

“Vấn đề không phải là Nhà nước có làm hay không, mà cơ bản là người dân có tưởng niệm Đại tướng hay không”, đại biểu Quốc hội - nhà sử học Dương Trung Quốc trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, chiều 21/10, khi được hỏi ý kiến về việc thiếu vắng phút tưởng niệm Đại tướng ở Quốc hội, trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 6 sáng 21/10.

“Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là sự kiện rất lớn, gợi rất nhiều suy nghĩ. Chúng ta nhận ra rất nhiều vấn đề không chỉ về tình cảm mà về cả ý thức, không chỉ đối với cá nhân Đại tướng mà với cả di sản của một thế hệ để lại”, ông Quốc nói.

Sau khi Đại tướng yên nghỉ, đã có rất nhiều ý kiến đề xuất nên phong tặng một danh hiệu đặc biệt dành cho Đại tướng như “nguyên soái” hay gắn danh xưng “anh hùng dân tộc” khi nói về Đại tướng như nói về nhiều bậc tiền nhân kiệt xuất khác trong lịch sử dân tộc. Ông nghĩ sao về điều này?

Theo tôi, “anh hùng dân tộc” không phải chức danh do ai phong cả, mà do chính nhân dân. Nếu để Nhà nước phong thậm chí có thể xảy ra tiêu cực cũng nên. Vậy nên tôi cho rằng vấn đề đó thì nên để người dân thể hiện. Còn chức “nguyên soái” có lẽ để thể hiện tấm lòng của người dân với Đại tướng, nhất là sau khi ông qua đời, người ta càng thấy rõ vấn đề ấy. Nhưng thứ nhất là luật chưa quy định vấn đề này, muốn có thì phải chờ làm luật. Và sau nữa, như Đại tướng cũng từng nói, việc quan trọng nhất, vinh dự nhất đối với ông là danh hiệu Đại tướng do Bác Hồ phong.

Dẫu sao ai cũng biết ông là vị khai quốc công thần, vị Tổng tư lệnh duy nhất. Và có thể thấy người Pháp khi viết về ông đã rất tế nhị khi nói khái niệm “Đại tướng 4 sao” tương đương cấp vị cao nhất trong hệ thống quân đội của họ.

Hội Cựu chiến binh vừa qua đã kiến nghị Chính phủ giữ ngôi nhà 30 Hoàng Diệu để làm bảo tàng, làm một nơi tưởng niệm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Ý kiến đó đã có khá lâu, từ khi đặt vấn đề làm lại Nhà Quốc hội cũng đã có nhiều người đặt vấn đề quy hoạch lại các khu vực lân cận, trong đó có nhà 30 Hoàng Diệu này. Điều quan trọng là chúng ta có làm hay không thôi.

Mà có thể nói bảo tàng xây dựng ở đó không chỉ là bảo tàng riêng cho cá nhân Đại tướng, mà không gian nơi ông sống nhiều năm cũng đồng thời là nơi ông gặp gỡ rất nhiều vị tướng, các cấp lãnh đạo nhà nước và đặc biệt là các tầng lớp quần chúng nhân dân trong quá trình chỉ đạo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như sau này.

Tôi cho là nên tổ chức lại nơi đó làm một không gian lịch sử. Đại tướng là người đã tập hợp được rất nhiều con người đóng góp cho sự nghiệp chung ở đây. Tôi hình dung nếu có được một vườn tượng các tướng sĩ Việt Nam ở đấy cùng với thời đại của Đại tướng, cũng giống như Trần Hưng Đạo thì phải có Yết Kiêu, Dã Tượng… thì đó sẽ là một không gian hết sức đáng để tôn trọng, nhất là để tôn vinh một vị anh hùng dân tộc.

Hội Sử học Việt Nam đã có kiến nghị với UBND Hà Nội về việc chọn con đường mang tên Đại tướng. Kiến nghị của Hội hiện nhận được phản hồi như thế nào, thưa ông?

Có thể nói ngay, đó chính là mối quan tâm của lãnh đạo thành phố Hà Nội. Vấn đề còn lại có thể nói chỉ là nặng về vấn đề kỹ thuật thôi để lựa chọn một con đường cho hợp lý.

Tính hợp lý ở đây rõ ràng là rất cần thiết. Có người đặt vấn đề, đổi tên những con đường đã có tên thành tên Đại tướng. Điều đó trong việc đặt tên đường phố nên hết sức tránh, nhất là việc những tên phố cũ cũng hết sức ý nghĩa, đáng lưu danh. Còn nếu là con đường mới thì con đường đó cũng phải xứng tầm với Đại tướng thì cũng là bài toán không dễ vì trên thực tế chúng ta chưa chuẩn bị gì cả. Vấn đề đó sẽ khó cho các nhà hoạch định, sau đó còn phải thông qua Hội đồng Nhân dân.

Chúng tôi thấy có một ý kiến rất hay, tương xứng với Đại tướng mà thuận lợi trong bối cảnh quỹ đường phố của Hà Nội không nhiều, đã quy củ. Đó là gắn tên Đại tướng và đường Điện Biên Phủ là một. Vì không gian đường này rất đẹp, đi thẳng ra Ba Đình, trong khu vực lân cận các đường phố mang tên các vị tướng yêu nước trong lịch sử.

Còn con đường ra sân bay Nội Bài, chúng tôi cũng có kiến nghị nên đặt tên là đường Cách mạng Tháng Tám - con đường từ chiến khu về. Thủ đô Hà Nội đến giờ vẫn chưa có con đường nào mang tên Cách mạng Tháng Tám, trong khi ở Huế, Tp.HCM đều có đường mang tên này rồi.

Phương án này nếu tạo được sự đồng thuận của mọi người thì rất hay, nhưng tất nhiên cũng phải lắng nghe ý kiến của nhiều người khác. Như người ta cho rằng bản thân đường Điện Biên Phủ đi qua một công viên, công viên đó có thể đặt tên Đại tướng, hoặc đặt tượng Đại tướng ở đó được. Chỉ là một giải pháp, nhưng tôi cũng thấy ý kiến này không phải là không đáng suy nghĩ.

Lúc này nên tin tưởng vào lãnh đạo Hà Nội cũng như những sáng kiến, đề xuất của người dân để tìm ra phương án tốt nhất trong điều kiện hiện nay.

Vừa qua, có khảo sát cho thấy nhiều học sinh phổ thông chưa biết nhiều thông tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cho dù đã học về chiến thắng Điện Biên Phủ. Ông nghĩ sao về điều này?

Phải nói thật là có một tâm thế của người Việt Nam là khi làm lịch sử hiện đại Việt Nam rất ít nói về cá nhân. Đây là một phạm trù, quan điểm mà tôi cho rằng cũng nên thay đổi. Vấn đề cá nhân cần đặt đúng tầm, cần được tôn vinh trong lịch sử để thấy vai trò cá nhân đóng góp trong nền tảng của một dân tộc, một thế hệ. Tôi thấy rất nhiều vị tướng lừng danh mà bây giờ không có tượng đài.

Lịch sử đương đại là vấn đề rất phức tạp nên chính thời gian sẽ là thứ thuốc hiện hình rõ nhất. Dịp vừa rồi, sự kiện Đại tướng qua đời đã làm sáng tỏ rất nhiều giá trị và tôi tin nó sẽ tác động nhiều trong đời sống xã hội, và in dấu trong lịch sử.

Vậy nên đây là cơ hội giúp các nhà sư phạm, người viết sách giáo khoa xem xét lại. Ngay các vấn đề lịch sử như trong quan hệ với Trung Quốc, lâu nay chúng ta cũng né tránh. Chúng tôi cũng có nêu rõ ràng, chúng ta cần tôn trọng lịch sử, học về chiến tranh để tôn trọng hơn nữa hòa bình.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những ngày làm báo của Tướng Giáp

5:00 | 19/10/2013

Hiếm có một vị tướng nào trên thế giới lại viết hàng trăm bài báo, gần 100 luận văn có giá trị trên nhiều lĩnh vực như Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Posted Image

Nhà báo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh tư liệu: Quân đội Nhân dân

Năm 1991, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Hội Nhà báo Việt Nam tặng Huy chương Vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam. “Nghề báo là một nghệ thuật đầy hứng thú. Sau này khi đã chuyển qua công tác quân sự, tôi thấy làm một số báo cũng giống như tổ chức một trận đánh hiệp đồng. Đó là công việc luôn luôn khẩn trương. Phải phát hiện kịp thời mưu đồ, thủ đoạn của giai cấp thống trị; yêu cầu, tâm lý đa dạng và thường xuyên thay đổi của bạn đọc, nguyện vọng sâu xa của nhân dân, để biết mình phải làm gì”, Đại tướng tâm sự.

Tác phẩm đầu tay của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là bài "Đả đảo tên bạo chúa ở trường Quốc học!” (À bas la tyranneau du Collège!) được viết vào cuối tháng 7/1927, gửi tờ báo L'Annam xuất bản bằng tiếng Pháp ở Sài Gòn, nhưng không được đăng. Năm 1929, ông vào làm biên dịch tin tức cho báo Tiếng dân do cụ Huỳnh Thúc Kháng là Chủ nhiệm. Lần theo bút danh của Võ Nguyên Giáp, người ta đã tìm thấy 27 bài đăng trên 36 số báo Tiếng dân. Các tác phẩm của ông đề cập đến những vấn đề vũ trụ luận, triết học, mâu thuẫn xã hội trong chế độ nô lệ, phong kiến, về nền nghệ thuật học bình dân, kinh tế... theo tư tưởng Mác xít.

Với bút danh Vân Đình, ông tích cực viết bài cho các chuyên mục: "Thế giới thời đàm", "Thế giới tọa đàm", phê phán "sự nghiệp của Quốc tế liên minh" chẳng làm được gì, chỉ nói suông. Đàm luận về tình hình thế giới, Võ Nguyên Giáp có tới 9 bài chuyên luận sâu và 3 bài liên quan về Trung Quốc, trong đó tập trung bình luận về những cuộc hỗn chiến liên miên giữa các tập đoàn quân phiệt Tưởng Giới Thạch, Phùng Ngọc Tường, Diêm Tích Sơn, đưa ra những dự báo chính xác về cuộc cách mạng giải phóng do Đảng Cộng sản Trung Quốc khởi xướng và lãnh đạo. Qua những bài bình luận sắc xảo của ông viết về các vấn đề quốc tế, về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội, quân sự, giáo dục, chứng tỏ tác giả có khối lượng kiến thức khá sâu rộng về nhiều mặt và bản lĩnh chính trị vững vàng, tư duy khoa học, cách mạng.

Trong bài viết với nhan đề "Võ Nguyên Giáp - Nhà báo trong phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939)" của Trung tướng Phạm Hồng Cư, trong những năm 1936-1939, nghề chính của Đại tướng là dạy học ở trường Thăng Long, đồng thời ông cũng tiếp tục học trường Luật, nhưng phần lớn thời gian của ông lại dành cho hoạt động báo chí.

Thời cơ Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở lại làm báo là lúc Mặt trận Bình dân Pháp giành được thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử ở Pháp. Thời đó, ở một góc ngã tư phố Tràng Tiền có đặt một bảng thông tin của ARIP (tên viết tắt của Agence de Radio, d’information et de Propagande: Hãng Phát thanh, Thông tin và Tuyên truyền). Hằng ngày đi dạy học qua đây, thầy giáo Võ Nguyên Giáp đều dừng lại. Một buổi chiều tháng 6/1936, tin thắng lợi của Mặt trận Bình dân Pháp được công bố. Tình hình đang chuyển biến theo chiều hướng thuận lợi, Võ Nguyên Giáp nghĩ ngay tới chuyện ra một tờ báo để đón thời cơ.

“Theo luật pháp của chính quyền thực dân, muốn ra báo bằng tiếng Pháp, chỉ cần nộp trước tờ khai tên báo, chủ nhiệm, quản lý, nếu vi phạm pháp luật, những người này sẽ bị đưa ra tòa xét xử. Nhưng muốn xuất bản một tờ báo tiếng Việt, phải xin phép, thể lệ rất phiền phức và thường phải chờ đợi lâu.

May sao có tờ Hồn trẻ của Hướng đạo sinh, vì thua lỗ phải tạm ngừng xuất bản, chủ nhiệm báo sẵn sàng nhượng lại bản quyền. Anh Võ Nguyên Giáp bàn với anh Đặng Thai Mai và các giáo sư trường Thăng Long cùng nhau góp tiền để làm cho tờ báo sống lại với một nội dung hoàn toàn mới. Ngày 6/6/1936, tờ Hồn trẻ tập mới ra đời.

Có thể nói, đây là tờ báo tiếng Việt đầu tiên công khai cổ động đấu tranh cho các khẩu hiệu dân sinh, dân chủ, đòi đại xá chính trị phạm, ủng hộ Mặt trận Bình dân Pháp và tập hợp nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhằm phản ánh với phái đoàn điều tra của Chính phủ Mặt trận Bình dân Pháp do Godart cầm đầu sẽ sang Đông Dương. Báo rất được bạn đọc hoan nghênh, in ra không đủ bán. Học sinh Thăng Long tình nguyện đi bán báo và góp tiền ủng hộ báo. Báo ra đến số 5 thì bị nhà cầm quyền Pháp đóng cửa. Tuy nhiên, đây là tiếng chuông báo hiệu phong trào hoạt động báo chí công khai của Mặt trận Dân chủ Đông Dương trong thời gian 1936-1939, Trung tướng Hồng Cư viết.

Ngày 16/9/1936, tờ báo tiếng Pháp Le Travail (Lao động) ra số đầu tiên. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đó trở thành một biên tập viên chính, được phân công viết khá nhiều đề tài như cổ vũ Đông Dương đại hội, Mặt trận Dân chủ, thời sự quốc tế, đời sống nông dân với các cuộc đấu tranh ruộng đất như Cồn Thoi, những cuộc đấu tranh bãi công của thợ xẻ, thợ giày, thợ mỏ.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng viết nhiều bài in trên Báo Tiếng dân. Ảnh tư liệu: Quân đội Nhân dân

Về thời gian này, Trung tướng Hồng Cư viết: "Anh Giáp làm việc rất hào hứng, mặc dù sức khỏe của anh không tốt cho lắm. Nghe tin có cuộc bãi công lớn của công nhân vùng mỏ, anh đã đạp xe đạp 200 km từ Hà Nội về tới Cẩm Phả để viết bài đăng báo. Cuộc bãi công nổ ra ngày 13/11/1936 lúc đầu tại Cẩm Phả, với hơn một vạn thợ mỏ tham gia, sau một tuần lan ra khắp vùng mỏ với hơn năm vạn người tham gia. Chính quyền thực dân Pháp điều động lính lê dương về vùng mỏ, uy hiếp tinh thần thợ bãi công. Anh Giáp viết bài tố cáo đăng liên tiếp mấy số báo Le Travail. Những bài báo này đã gây được sự chú ý của dư luận trong nước và cả ở Pháp, tạo ra sự ủng hộ đối với cuộc đấu tranh của thợ mỏ”.

Từ tháng 11/1936, báo Le Travail đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ ủy lâm thời Bắc Kỳ liên Bắc Trung Kỳ qua Ban hành động nửa hợp pháp của Xứ ủy do xứ ủy viên Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) phụ trách. Lúc này, Võ Nguyên Giáp là một thành viên cốt cán của Ban hành động. Thời gian làm việc tại báo Le Travail, Võ Nguyên Giáp có một thiên phóng sự điều tra dài kỳ về cuộc sống của đồng bào ở những vùng bị lũ lụt. Tiếp đến là các tác phẩm: “Người ta bóc lột nông dân như thế nào?”, “Tô ruộng”, “Sự thật về Hiệp ước ngày 6/6/1884”, “Về tự do của các hội và đảng chính trị”...

Le Travail tồn tại được 7 tháng với 30 số báo. Ngày 16/4/1937, nhà cầm quyền thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa. Sau khi báo Le Travail đóng cửa, Võ Nguyên Giáp cùng toàn bộ lực lượng biên tập viên, cộng tác viên chuyển sang báo Tập hợp (Rassamblement). Lúc này, phong trào dân chủ đang lên mạnh, tên Tập hợp không còn thích hợp nên ngừng bản để cho ra đời báo En Avent (Tiến lên-xuất bản số 1, ngày 20/8/1937). Lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam còn ghi nhớ sự kiện Võ Nguyên Giáp cùng với Đặng Thai Mai, Phan Thanh, Trần Đình Long, Vũ Đình Huỳnh, Nguyễn Văn Chất... vận động cho sự ra đời của Báo Notre Voix (Tiếng nói của chúng ta-số 1 ra ngày 1/1/1939). Võ Nguyên Giáp viết nhiều bài đăng trên báo Notre Voix với bút danh Vân Đình và Hồng Thạch.

Ngoài việc viết bài cho báo Notre Voix, Võ Nguyên Giáp còn viết bài đăng trên các báo: Thế giới của Đoàn Thanh niên dân chủ, Dân chúng-cơ quan của Trung ương Đảng...

Thời kỳ vận động dân chủ, Võ Nguyên Giáp tích cực, chủ động viết bài cho báo chí cách mạng, hết tờ này sang tờ khác, cho đến khi nổ ra Chiến tranh thế giới thứ hai, các báo chí cộng sản và cách mạng bị cấm xuất bản. Thời kỳ vận động dân chủ 1936-1939, Võ Nguyên Giáp viết báo chủ yếu bằng tiếng Pháp và đối tượng mà các tác phẩm của ông hướng tới chủ yếu là tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên.

Trong phong trào đấu tranh đòi tự do ngôn luận, Xứ ủy Trung kỳ đề xướng tổ chức Hội nghị Báo giới toàn xứ. Hội nghị họp vào ngày 27/3/1937 tại Đông Ba, Huế. Võ Nguyên Giáp thay mặt báo Rassemblement và Hà Huy Giáp thay mặt Báo Tiếng trẻ vào Huế dự. Trở ra miền Bắc, ông báo cáo với Ủy ban và đề nghị Xứ ủy Bắc Kỳ cho tổ chức Hội nghị Báo giới toàn xứ theo gương của Trung Kỳ và thành lập Hội Ái hữu báo giới Bắc Kỳ. Võ Nguyên Giáp được trao nhiệm vụ cùng với các đồng chí: Khuất Duy Tiến, Trần Huy Liệu, Đào Duy Kỳ, Phan Tử Nghĩa tổ chức cuộc hội nghị này. Hội nghị lần thứ nhất của báo giới Bắc Kỳ họp ngày 24-4-1937 tại Hội quán CSA số 1 phố Charles Coulier (nay là Câu lạc bộ Thể dục thể thao Khúc Hạo). Hội nghị cử Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch và đồng chí Trần Huy Liệu làm Phó chủ tịch Ủy ban Báo chí.

Năm 1991, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được Hội Nhà báo Việt Nam tặng Huy chương Vì sự nghiệp báo chí Việt Nam.

“Nghề báo là một nghệ thuật đầy hứng thú… Tính thời gian rất quan trọng. Có được tin sớm để đăng đã khó. Nhưng khó hơn nhiều là nghệ thuật đưa vấn đề đúng lúc, tác dụng sẽ được nhân lên gấp bội. Nội dung đương nhiên cần được bảo đảm chính xác, chặt chẽ, nhưng hiệu quả đối với người đọc thường lại do cách diễn đạt, trình bày quyết định.

Bố cục không hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả của một số báo có nhiều bài hay. Những bài chính, phụ, ngắn, dài, nặng, nhẹ, phải kết hợp với nhau một cách hữu cơ, tạo nên sự hài hòa như những màu sắc của một tác phẩm hội họa, mới mang lại hứng thú cho người đọc. Đặt tên cho một bài báo rất khó. Tôi thường mất nhiều thời gian cân nhắc, tìm những kiểu chữ thích hợp cho đầu đề một bài báo chỉ vài ba dòng. Dòng thứ hai thường quan trọng nhất, nhưng các dòng khác không thể coi nhẹ, vì phải góp phần tạo nên một chỉnh thể. Những kiểu chữ lớn, nhỏ, béo, gầy, đứng hoặc nghiêng – đều có vai trò và hiệu lực riêng của nó trên trang báo mà người làm báo không thể không biết tới.

"Nghề làm báo hao tâm tổn trí, gian khổ nhưng người làm báo được đền bù xứng đáng là niềm vui khi thấy tác dụng và hiệu quả của tờ báo trong đông đảo bạn đọc", ông tâm sự.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn luôn gắn với hoạt động báo chí, văn hóa. Nét nổi bật ở ông là người trực tiếp làm tất cả các khâu, các công việc của một người làm báo. Từ lãnh đạo báo giới, viết bài, tổ chức tòa soạn, đến cả phát hành báo chí… Ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp, có một mối quan hệ đặc biệt giữa nghề văn và nghề võ, giữa nghệ thuật báo chí và nghệ thuật quân sự, giữa “nghệ thuật tổ chức thông tin” trong làm báo với “nghệ thuật bày binh bố trận” trong đánh giặc.

Theo Quân đội Nhân dân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lập bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là việc hệ trọng

Posted Image- "Nên có một bảo tàng để lưu giữ những di sản vật thể và phi vật thể về Đại tướng, giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp", PGS-TS Nguyễn Văn Huy.

Mới đây, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam – Thượng tướng Nguyễn Văn Được đề nghị Mặt trận Tổ quốc kiến nghị với Đảng và Nhà nước sớm quy hoạch ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội, làm Bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây cũng là niềm mong mỏi của người dân cả nước cũng như sự mong mỏi của bạn bè quốc tế để hiểu hơn về một con người vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Posted Image

Hình ảnh xúc động trong lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Huy (nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam), trước đây Ban bí thư và Bộ chính trị đã có văn bản yêu cầu không phát triển bảo tàng hay nơi tưởng niệm các vị lãnh đạo một cách ồ ạt. Nhưng những ngày vừa qua, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời, triệu triệu con tim nhói đau, những gì chúng ta chứng kiến về lòng dân, về tình cảm với vị Đại tướng tài ba đức độ thì chúng ta phải suy nghĩ lại rất nhiều điều chứ không thể ứng xử hay xử sự như những gì chúng ta đã nghĩ, đã làm trước những ngày Đại tướng ra đi.

"Nên có một bảo tàng để lưu giữ những di sản vật thể và phi vật thể về Đại tướng, giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây là việc hệ trọng. Cuộc đời của bác Võ Nguyên Giáp là một di sản lớn, bản thân cuộc đời ấy đã là một chất liệu tuyệt vời để có thể làm nên một bảo tàng. Bảo tàng Võ Nguyên Giáp không cần to tát, hoành tráng - điều mà lâu nay những người làm bảo tàng vẫn thích mà chỉ nên bình dị thôi", PGS-TS Nguyễn Văn Huy nêu quan điểm.

Theo ông Huy, bảo tàng này ở ngay trên tòa nhà và khuôn viên của mảnh đất 30 Hoàng Diệu - nơi Đại tướng sống và làm việc 60 năm, tiếp khách trong nước và quốc tế là hợp lý. Nơi đây, từng cành cây ngọn cỏ, từng viên sỏi hay chỉ là tia nắng ban mai cũng gắn liền với vị Tướng bình dị. Chỉ cần đến địa chỉ này thôi, chưa cần xem nội dung, lòng người đã xốn xang xúc động lắm rồi. TS Huy cho biết ở nhiều nước có những bảo tàng chỉ nho nhỏ thôi nhưng người ta biết cách trưng bày, biết kể câu chuyện, người xem vẫn đến đông và khi xem xong họ vô cùng xúc động.

Posted Image

Theo PGS- TS Nguyễn Văn Huy, hiện cả nước có 135 bảo tàng nhưng đa phần những bảo tàng đó tính hiệu quả không cao. Nếu có cơ hội làm bảo tàng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, theo ông, phải tổ chức được một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm giúp cho nội dung bên trong bảo tàng thật hay, kể được những câu chuyện thú vị, đặc sắc nhưng thật đời thường.

"Chắc chắn cần tranh thủ sự tư vấn của các chuyên gia của nước ngoài thiết kế nội thất về mặt không gian, ánh sáng, đồ họa. Muốn làm một bảo tàng chất lượng cao phải có một sự đầu tư thỏa đáng nhưng không có nghĩa là hoành tráng. Cái gì bình dị cũng dễ gần và xúc động người xem", ông nói.

Đại tá Nguyễn Duy Thiệu, Giám đốc Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ cũng cho rằng việc lập bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là ước vọng của toàn dân, toàn quân mà là việc làm vô cùng quan trọng. Chúng ta đã có nhiều danh tướng tài ba với chiến công hiển hách như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung… nhưng tài liệu về những con người tài ba này lại còn rất ít do sự thăng trầm của lịch sử cũng như sự tàn phá của chiến tranh. Có những binh thư, kiệt tác quân sự của các bậc tiền bối nhưng chúng ta đã không giữ lại được.

Nhưng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tư liệu còn về Người thì rất nhiều. Việc thành lập bảo tàng Võ Nguyên Giáp sẽ là một kho tàng tư liệu quý giá để lớp lớp con cháu chúng ta về sau có thể học tập và nghiên cứu.

Tình Lê

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhanh chóng bảo tàng hóa những ký ức về Tướng Giáp

Posted Image- “Thành lập bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp càng sớm càng tốt, vì giá trị di sản nhất là giá trị tinh thần, giá trị ký ức và ý nghĩa giáo dục của bảo tàng này”, TS Lê Thị Minh Lý.

Rất, rất nên!

Trong giới bảo tàng hiện nay cũng đang bàn luận xôn xao việc nên hay không nên thành lập bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đa phần các ý kiến là nên làm, riêng tôi thì cho rằng rất, rất nên.

Đây là thời điểm thích hợp nhất để bắt tay ngay vào nghiên cứu, đặt những viên gạch đầu tiên hình thành nên bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi chắc rằng nhiều người sẽ tình nguyện tham gia vào công việc này.

Thứ nhất, cuộc đời bác Giáp có rất nhiều sự kiện và câu chuyện, mặc dù nói cuộc đời cá nhân của bác nhưng cuộc đời này lại gắn liền và liên quan tới lịch sử dân tộc.

Posted Image

Nhân dân thành kính nghiêng mình tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp về với đất Mẹ (Ảnh: T. Lê)

Thứ hai, chúng ta yêu mến và kính trọng Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ bởi những chiến công mà ông đã làm cho dân tộc mà còn bởi con người với lối sống đầy chất nhân văn và nghị lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

Ai cũng biết Đại tướng có tuổi thơ vô cùng nhọc nhằn. Thế nhưng, vượt qua tất cả, Bác đã trở thành một con người vĩ đại của dân tộc Việt Nam với tri thức và tầm nhìn không chỉ người dân Việt Nam mà cả thế giới nhiều người ngưỡng mộ.

Con người mà cả cuộc đời không ngừng học hỏi là một tấm gương đáng để chúng ta, đặc biệt là giới trẻ hiện nay học tập.

Thứ ba, Đại tướng có rất nhiều câu chuyện về đạo đức, từ lối sống giản dị, đúng mực, yêu thương người trong gia đình, đồng chí, đồng bào. Đó là một cách sống vô cùng đáng quý mà đâu đó ta thấy được cũng là triết lý của dân tộc mình - điều mà lâu nay do cơm áo gạo tiền mà đôi khi con người trở nên vô cảm với đồng loại.

Khi chúng ta kể lại câu chuyện như vậy, người xem cũng thấy có sự kết nối bởi trong hình ảnh bác Giáp người ta nhìn thấy phẩm chất đáng quý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cụ Tôn Đức Thắng hay Võ Văn Kiệt… Xâu chuỗi lại, người xem cả trong nước và quốc tế sẽ thấy được truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

Thứ tư, cuộc đời của Đại tướng có nhiều điều mà đặt ra cho chúng ta rất nhiều câu hỏi, có những thông tin mà chúng ta chưa biết. Đây là điểm thú vị, sẽ vô cùng kịch tính để bảo tàng thu hút được công chúng, công chúng có thể đến bảo tàng, bàn luận và đưa ra những hiểu biết của mình về Đại tướng….Đó là sự tương tác - điều này rất cần thiết với bảo tàng.

Posted Image

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã yên giấc ngàn thu nhưng ký ức về Người thì sẽ còn mãi mãi.

Chọn ngay ngôi nhà 30 Hoàng Diệu làm bảo tàng

Bảo tàng ra đời phục vụ công chúng, xã hội và sự phát triển xã hội thì với những gì mà Đại tướng đã làm được trong gần một thế kỷ qua, với những gì chúng ta vừa được trải nghiệm trong những ngày Đại tướng về với đất Mẹ cho thấy nhu cầu của công chúng và tiềm năng công chúng của Bảo tàng Võ Nguyên Giáp trong tương lai. Tất cả những tình cảm mà người dân cả nước dành cho Đại tướng kính yêu là xuất phát từ trong tim, mà cái gì rung động từ trái tim sẽ bền vững.

Việc có một bảo tàng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ nhằm tôn vinh vị tướng tài ba đức độ mà trong đó còn có ý nghĩa xã hội vô cùng lớn lao.

Không chỉ người Việt Nam mà nhiều người nước ngoài nhắc tới Việt Nam là họ nói đến hai tên tuổi lớn là Hồ Chủ tịch và Võ Nguyên Giáp. Với nhiều người nghiên cứu về Việt Nam, chắc chắn Bảo tàng sẽ là một địa chỉ thú vị đáp ứng nhu cầu công chúng không chỉ trong nước mà cả quốc tế.

Xét về mặt quản lý bảo tàng, tôi thấy việc có một bảo tàng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp là có lợi. Bảo tàng này có thể góp phần vào sự phát triển xã hội không? Chắc chắn là có. Công chúng cần, xã hội cần thì sự ra đời của bảo tàng là cần thiết.

Nếu chọn ngay ngôi nhà 30 Hoàng Diệu, nơi Đại tướng đã từng sống và làm việc để làm bảo tàng thì lại càng có lợi hơn rất nhiều. Ngôi nhà ấy là một nhân chứng, ngôi nhà ấy không chỉ có cái vỏ vật chất mà nó có cả linh hồn. Nó rất sống động, nó đã đi vào ký ức của rất nhiều người. Những người đã sống trong ngôi nhà ấy, những người đã từng đến đó làm việc hay những người đã đến thăm Đại tướng và cả hàng vạn người mới đây thôi đến tiễn biệt Đại tướng. Đấy là ký ức xã hội, là di sản.

Nếu bỏ ngôi nhà ấy mà làm ở một nơi khác thì chúng ta sẽ rất thiệt thòi, chúng ta sẽ mất đi một di sản, vô vàn ký ức quý giá đã chứa đựng trong ngôi nhà ấy.

Thành lập bảo tàng Đại tướng Võ Nguyên Giáp càng sớm càng tốt, vì các di sản phi vật thể mai một rất nhanh đôi khi ta không nhìn thấy. Nhất là những ký ức của con người cùng thời với Đại tướng, được làm việc với Đại tướng họ cũng đã già và chúng ta chưa thể nói trước được điều gì. Nếu chúng ta làm ngay, chúng ta có thể bảo tàng hóa các ký ức ấy, khiến các câu chuyện bảo tàng sẽ sâu sắc, sinh động hơn, bằng không sẽ vô cùng thiệt thòi.

Còn việc làm và bảo tàng này sẽ thuộc về ai thì phải có một tầm nhìn có sự phát triển lâu dài. Có thể do quân đội hoặc tổ chức xã hội nào đó, có thể là tư nhân…Tuy nhiên được sự đỡ đầu của nhà nước là tốt nhất. Bởi đây không chỉ là bảo tàng vinh danh một con người mà nó còn là một phần ký ức của dân tộc.

Tình Lê (ghi)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay