thanhdc
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
420 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by thanhdc
-
ĐỨC TRƯNG VƯƠNG đã Chiếm Lại HỒ ĐỒNG ĐÌNH Nguyễn Thanh Đức LGT : Trong 1000 năm vừa qua, nhiều Sứ thần Đại Việt ta đã tới cúng tế tại Đền Đức Trưng Vương bên bờ Hồ Đồng Đình. ĐẠI ĐẾ ĐỒNG ĐÌNH LĨNH NAM Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, viết năm 1479 dl, ở Phiên Ngung, gần thủ phủ Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông ngày nay, có đền thờ Đức Trưng Vương. Năm 1793 dl, vào thời Tây Sơn, khi đặc sứ Ngô Thời Nhiệm cùng phái đoàn đi ngang phía nam Hồ Đồng Đình, ông đã đến viếng đền thờ Đức Trưng Vương tại đó. Ông cũng ghi : quân Đức Trưng Vương đã đánh với quân Mã Viện ở Hồ Nam. Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, nhuận chính năm 1870 dl, cũng ghi : ‘Đô kỳ đóng cõi Mê Linh, Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta’. (câu 339-340). Lĩnh Nam nay là vùng Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, và Bắc phần Nước ta. * Tài liệu mới và nhận định mới về thực trạng Việt Lạc, về Đức Trưng Vương, về động cơ và nhân sự quật khởi, về địa bàn hoạt động, về sức mạnh của Dân ta năm 40 dl, và về Mã Viện, về binh lực của Trung Hoa đương thời. LÃNH THỔ VÀ SỨC MẠNH CỦA VIỆT LẠC – Năm 30-43 DL 1. DẪN NHẬP 1.1- Tài Liệu. Cho tới gần đây, có rất ít tài liệu về cuộc khởi nghĩa của Dân Việt Lạc vào đầu thế kỷ thứ nhất dương lịch, do Bà Trưng lãnh đạo. Hầu hết những gì được ghi chép đều đã được trích dẫn từ sách vở Trung Hoa, tức là từ phía đối nghịch. Bình thường, tài liệu của đối phương, của kẻ thù, luôn thiếu xác thực, nhiều chủ quan. Trong trường hợp của dân Việt, phải kể thêm những xuyên tạc, vu khống do mưu đồ đồng hóa suốt mấy ngàn năm của người Trung Hoa. Gần đây, nhờ những phát hiện ở Việt Nam và trên vùng đất của Việt Lạc xưa, đặc biệt qua các Đền thờ và Thần tích, chúng ta có thêm nhiều chi tiết đã không được sách vở Trung Hoa ghi chép chính xác. 1.2- Danh Xưng. a. Hai Bà Trưng. Đã từ lâu, danh xưng ‘Hai Bà Trưng’ thường được dùng để chỉ hai chị em Bà Trưng Trắc, Trưng Nhị. Việc gọi chung Hai Bà gây ấn tượng là cả Hai Chị Em cùng nhau nổi lên chống giặc và cùng hoàn thành công cuộc cứu nước. Quả thực Hai Chị Em cùng đứng lên cứu dân cứu nước và đã tạo những kỳ công đáng khâm phục. Tuy nhiên, sử sách ghi rõ rằng chỉ có Bà Chị nhận quyền lãnh đạo toàn cuộc khởi nghĩa. Phần Bà Em, dầu cũng là bậc kỳ tài nổi tiếng đương thời và đóng góp nhiều công lao xuất chúng, nhưng Bà chỉ nhận tước Công chúa Bình Khôi. Cùng với Bà, nhiều vị nữ tướng khác cũng có tước công chúa, như Công chúa An Bình, Công chúa Thánh Thiên, Công chúa Gia Hưng, Công chúa Vĩnh Huy, Công chúa Trinh Thục, Công chúa Nga Sơn, Công chúa Nghi Hòa… Vì vậy, tuy là hai chị em, nhưng khi Bà Chị được các anh hùng nghĩa sĩ đương thời đặt lên lãnh đạo công cuộc cứu nước, thì chỉ có Bà Chị chính thức đại diện cho toàn dân. Năm 40 dl, chỉ có Bà Chị lên ngôi, thống lãnh toàn thể Việt Lạc. b. Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. Vì chủ trương đồng hóa và xóa bỏ mọi dấu vết của Tộc Việt, giới thống trị Trung Hoa đã quyết tâm giấu kín mọi cuộc khởi nghĩa. Tuy nhiên, khi không thể che đậy những biến động to lớn, sách vở Trung Hoa lại xuyên tạc và hạ giảm sức mạnh, cũng như tầm ảnh hưởng và địa bàn hoạt động của dân bị trị. Vì thế, hiện nay chúng ta không có danh xưng chính thức của Bà khi Bà lên ngôi. Tuy nhiên, với những phát hiện về địa bàn hoạt động, vùng đất cai trị và ảnh hưởng của Ngài, ta có thể xác định Ngài đã là Đại Đế của cả hai vùng Việt Lạc Đồng Đình và Việt Lạc Lĩnh Nam. o O o 2. THỰC TRẠNG VIỆT LẠC 214 ttl – 43 dl 2.1- Thời Tần Thủy Hoàng. Năm 214 ttl Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư dẫn 50 vạn quân lính xâm lăng vùng đất Việt Lạc. Đây là áp lực đầu tiên của Trung Hoa trên một phần đất Việt Lạc. Nhưng sau 3 năm, Đồ Thư bại trận và bị giết.*1 2.2- Thời Phụ Dung Triệu Đà. a. Nước Nam Việt. Năm 207 ttl, Triệu Đà, tướng Nhà Tần, đã chiếm vùng đất nay thuộc Quảng Tây, Quảng Đông. Nhân việc Tần bị Hán diệt. Triệu Đà giết tất cả quan tướng của Tần, tự xưng Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Nam Việt, đóng đô tại Phiên Ngung, nay là Quảng Châu. Triều Hán đưa quân đánh chiếm, nhưng đại bại. Triệu Đà đã cố gắng thâu phục lòng dân Việt Lạc trong vùng. Chính Ông đã thay đổi nếp sống, thay đổi trang phục, thay đổi cách xưng hô, theo phong tục Việt Lạc, lấy vợ Việt. Triệu Đà cũng đặc biệt phát triển về chính trị, quân sự, và văn hóa bản địa, để trở thành một đế quốc biệt lập với triều Hán. Đang khi đó, Việt Lạc Đồng Đình có Trường Sa Vương, và Việt Lạc Sông Hồng có Vua An Dương. b. Triệu Đà chiếm Cổ Loa. Năm 180 ttl, theo truyền kỳ Mỵ Châu, với kế Trọng Thủy ở rể, Triệu Đà đã đánh bại Vua An Dương, chiếm đóng Cổ Loa, trị sở của Việt Lạc Sông Hồng. Tuy nhiên, Triệu Đà vẫn để người bản xứ cai trị dân, đời sống người dân không bị thay đổi. Trên thực tế, Việt Lạc Sông Hồng chỉ là một nước phụ dung.*2 Năm 111 ttl, Nam Việt bị Hán xâm lấn. c. Sống theo truyền thống. Trong 96 năm, dầu sống dưới quyền cai trị của Nhà Triệu, dân Việt Lạc Nam Việt vẫn tiếp tục sống nếp sống Văn hóa của Tổ Tiên, các Trưởng Lão Việt Lạc tiếp tục cai quản dân theo truyền thống, kinh tế và lực lượng an ninh cũng tiếp tục được củng cố… Như vậy, thời kỳ nầy chưa thể được coi là thời Bắc thuộc. Tuy nhiên, vào lúc Nhà Triệu suy, nhiều địa phương vùng Sông Hồng cũng đã quật khởi. 2.3- Thời Phụ Dung Tây Hán. Trong suốt 141 năm, từ 111 ttl tới 30 dl, tuy danh nghĩa là Nam Việt bị Nhà Hán xâm lăng, sách vở Trung Hoa không nói tới vùng đất Việt Lạc. Đây là dấu chỉ vào thời kỳ nầy, Việt Lạc vẫn chưa có liên hệ nhiều với Hán. Lại nữa, theo cách hành xử của Nhà Hán thời đó, Tây Hán 206ttl – 8dl, quan thứ sử các vùng đất phụ dung chỉ có nhiệm vụ mỗi năm 3 tháng đi thâu thuế về nộp cho triều đình. Đã không có hệ thống cai trị mới, không có quân ngoại xâm trên phần đất Việt Lạc. Từ năm 8 dl tới năm 25 dl là thời loạn lạc của Trung Hoa, việc thu thuế cũng lơ là. Như vậy, trong suốt thời nầy, Việt Lạc chỉ là một nước phụ dung đóng thuế cho triều Hán.*3 2.4- Quang Vũ Xâm Lăng. Tình hình thay đổi từ năm 30 dl, khi Hán Quang Vũ áp đặt chính sách hà khắc, xua quân và đưa quan lại tới trú đóng các vùng Việt Lạc. Từ đó xuất hiện quân trú đóng, chiếm đoạt, tham ô, tàn ác. Bốn năm sau, 34 dl, xuất hiện thái thú Tô Định. 2.5- Tình Hình Việt Lạc năm 30 dl. a. Nếp sống Truyền thống. Theo thực trạng đương thời, từ 111 ttl tới 30 dl, ngoài việc mỗi năm một lần đóng thuế cho thứ sử, đời sống dân Việt Lạc vẫn không thay đổi. Trung Hoa chưa ảnh hưởng trên nếp sống xã hội, văn hóa, chính trị, kể cả quân sự, an ninh… của Việt Lạc. Trong suốt 141 năm đó, dân Việt Lạc vẫn tiếp tục sống nếp sống truyền đời của Tổ Tiên. Việc cai trị vẫn ở trong tay các Trưởng Lão Việt Lạc. Thành phần bảo vệ an ninh cho Làng, Nước, vẫn sinh hoạt bình thường. Đời sống thường ngày của người Dân, nếp sống văn minh Lúa Nước, kỹ thuật trồng cấy, kỹ nghệ đồ đồng đồ gốm, văn học, thơ văn, chữ viết… của Việt Lạc, vẫn tiếp tục phát triển. Nếp sống Làng thôn, với tất cả đặc tính và sức mạnh của thể chế Làng-Nước Việt Lạc, vẫn sống động và tăng trưởng. Văn hóa Việt Lạc vẫn ngày một thêm tốt đẹp, sâu sắc.*4 b. Việt Lạc bị xâm lăng. Từ năm 30 dl, do việc xua quân áp đặt quan lại của Hán Quang Vũ, cuộc sống của Dân Nước khắp toàn vùng Việt Lạc, từ Đồng Đình, qua Lưỡng Quảng, tới Sông Hồng, bỗng bị xáo trộn. Thái thú Tô Định càng làm cho tình hình thêm tồi tệ, thêm giặc tham ô tàn ác, thêm luật lệ mới, thêm sắc thuế mới. c. Việt Lạc kháng chiến. Do đó, toàn thể Việt Lạc ở khắp nơi đều sẵn sàng đứng lên. Toàn bộ hệ thống và sức mạnh của xã hội, chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa… đều được vận dụng để đối phó với giặc. Mọi nơi, mọi đơn vị lớn nhỏ, đều sẵn sàng, với lực lượng, tổ chức, và thủ lãnh sẵn có. Trong tình trạng sôi động đó, do ưu thế của vùng Sông Hồng, do việc liên kết và chủ động của 2 vùng Mê Linh và Châu Diên, [quê của vợ chồng Trưng Trắc và Thi Sách], qua biến cố Tô Định giết hại Lạc Tướng Thi Sách, và do truyền thống mẫu hệ mấy ngàn năm của Việt Lạc, Đức Trưng Trắc đã trở thành Thủ Lãnh kháng chiến của toàn Dân Việt Lạc. 2.6- Các Thời Lịch sử. Bốn Thời Lịch Sử chính : A – 5000-2879 ttl : Thời Khởi Nguyên. Từ Hồ Đồng Đình, dân Việt tỏa lan ra khắp vùng, đặc biệt với 3 Trung tâm phát triển chính là vùng Đồng Đình Sông Tương, lưu vực Tây Giang, và lưu vực Sông Hồng Sông Mạ. B – 2879-180 ttl : Thời Hùng. Thời Hùng, từ năm 2879 ttl, khi dân Việt sinh sống khắp vùng Đông Á. Dân Việt Thượng Sông Hồng xác định tính cách trổi vượt bằng Sách Lạc. Thời Hùng có 4 thời kỳ. Thời Hùng kết thúc năm 180 ttl, khi Triệu Đà xâm chiếm Thành Ốc, nay là Cổ Loa, trị sở của Việt Lạc. C – 180 ttl – 906 dl : Thời Suy Vi, có 5 giai đoạn : 1. 180 ttl – 30 dl : Thời Phụ Dung. Từ 180 ttl tới 111 ttl, Nhà Triệu, và từ 111 ttl tới 30 dl, Việt Lạc phụ dung đóng thuế Tây Hán.*5 2. 30-43 dl : Thời Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. Năm 30 dl, giặc Đông Hán xâm lăng. Năm 30-40 dl, Việt Lạc chống kháng, Đức Trưng Trắc trở thành Thủ Lãnh. Năm 40-43 dl, Việt Lạc toàn thắng, dưới sự lãnh đạo của Đức Trưng Trắc, Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. 3. 43-541 dl, Bắc thuộc lần 1, giặc Hán áp đặt chế độ trực trị. 4. 541-602 dl, Nhà Tiền Lý, Đức Lý Nam Đế. 5. 602-906 dl, Bắc thuộc lần 2. D – 906 – 2000 dl : Thời Phục Hưng. Ghi chú Phần 2 : *1 – Theo Việt Nam Sử Lược, do Trần Trọng Kim, nxb Trung Tâm Học Liệu, Sàigòn 1971, q1, tr 18 tt. – Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, tr 174, đoạn 8.3. *2 – Theo Sử Ký, do Tư Mã Thiên. – Đọc thêm Việt Sử Toàn Thư, do Phạm văn Sơn, Sgn 1960, tr 60, chú thích 1; và đb tr 86-87. *3 – Đọc Việt Nam Sử Lược, q1, tr 38; và Việt Sử Toàn Thư, tr 105. *4 – Về tầm quan trọng của định chế Làng-Nước Việt Lạc, đọc thêm Con Người và Xã Hội Việt, do Nguyễn Thanh Đức, nxb Tinh Hoa Tộc Việt, 2013, đb tr 146, phần 7; và tr 280, đoạn 7.1. *5 – Đọc Việt Sử Toàn Thư, tr 105. o O o 3. ĐỘNG CƠ QUẬT KHỞI 3.1- Theo Sách Vở Trung Hoa. a. Vì thù chồng. Theo sách vở Trung Hoa, Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam người đất Mê Linh. Bên ngoại của Bà thuộc dòng Vua Hùng, bên nội là dòng dõi Lạc Tướng. Bà kết hôn với Thi Sách, cũng dòng Lạc Tướng, người vùng Châu Diên. Cũng theo sách vở Trung Hoa, vì thái thú Tô Định giết chồng Bà, nên Bà nổi dậy đánh đuổi Tô Định năm 40 dl, tức 2919 lịch Việt, và đóng đô tại Mê Linh. Sách vở Trung Hoa đều đã nhấn mạnh khía cạnh thù chồng của Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam, và giảm nhẹ tinh thần Vì Dân Vì Nước của Ngài, cũng như của toàn dân Việt Lạc thời bấy giờ. - Việc hạ giá lý do chiến đấu của phái nữ còn bị sách vở Trung Hoa gán ghép cho nhiều Nữ Tướng anh hùng khác. Cuộc khởi nghĩa của Công chúa Thánh Thiên được ghi là để trả thù cho cậu. Bà Cao Thị Liên thì do rửa thù cho cha. Nhiều Bà khác cùng vì thù chồng. b. Vì Tô Định bạo ngược. Ngoài ra, sử sách Trung Hoa cũng đã ghi nhiều chi tiết nhấn mạnh tính tham tàn bạo ngược của Tô Định. Tuy đây là sự thực, nhưng lại cũng là một cớ để đánh lạc hướng động cơ quật khởi của Việt Lạc. Lý do ‘tham tàn quá đáng’ luôn được sử sách Trung Hoa nhấn mạnh cho tất cả các quan cai trị thất bại. Họ luôn trút tội lên đầu những kẻ thất bại, để chạy tội cho toàn thể truyền thống và dã tâm xâm lược của họ. Họ làm như thể dân bị trị luôn vui sướng lụy phục ách bạo tàn của họ, và chỉ chống đối bọn tham quan tồi tệ. c. Vì luật lệ hà khắc. Tuy nhiên, dầu với thói xuyên tạc cố hữu, một số sách của người Trung Hoa, như Hậu Hán Thư, Việt Kiều Thư, An Nam Chí Nguyên… cũng phải ghi là : ‘Vì thái thú Giao Chỉ là Tô Định lấy pháp luật mà ràng buộc, nên Trưng Trắc oán giận mà làm phản’ (!). Hậu Hán Thư còn có câu : ‘Trưng Trắc là con gái Lạc tướng ở Mê Linh, vợ người huyện Châu Diên tên là Thi Sách, rất hùng dũng’. 3.2- Chống Giặc Xâm Lăng. Như thế, sử sách của giặc cũng phải công nhận là Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam khởi nghĩa để chống bạo quyền. Sự kiện người Nữ Kiệt đất Mê Linh kết duyên với vị Tướng Tài vùng Châu Diên, và rồi Thi Sách bị Tô Định sát hại, cũng cho thấy sự liên kết và tình hình sôi động thời bấy giờ. Lại nữa, dầu là dòng dõi nhà tướng, Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam cũng không thể chỉ vì thù chồng mà đột nhiên điều động được toàn dân vùng dậy đánh đuổi bọn quan quân Tô Định. Ngoài ra, dưới sự kềm chế của giặc và với phương tiện liên lạc thời bấy giờ, nếu chỉ vì thù chồng, làm sao Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam có thể điều động đầy đủ sức mạnh binh mã để, chỉ trong mấy tháng, đánh chiếm lại 65 thành từ tay giặc ? Thực vậy, từ năm 30 dl, toàn thể Việt Lạc, dưới sự lãnh đạo của Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam, đã vùng lên chống giặc Hán xâm lăng. o O o 4. NHÂN SỰ QUẬT KHỞI 4.1- Từ Khắp Vùng Việt Lạc. Dầu cố tình che giấu, sách vở Trung Hoa cũng ghi nhận thời đó dân ta đã có nhiều anh hùng hào kiệt chống giặc phương Bắc. Tiểu sử của các vị Anh Hùng cộng sự của Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam càng chứng tỏ tinh thần Toàn Dân Việt Lạc đương thời. Các Ngài nổi dậy ở khắp nơi, không chỉ ở vùng Sông Hồng, mà còn ở Lưỡng Quảng, Đồng Đình. Căn cứ trên các thần phả và di tích, hiện nay chúng ta có tên tuổi và tiểu sử của 162 vị danh tướng thời Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. Nhiều Vị đã có quân sĩ trước khi hợp tác với Đức Đại Đế.*6 Khi Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam ra quân, đã có Bà Lê Chân không những đến từ Hải Dương, mà còn đem theo cả một đội chiến thuyền. Công chúa Nguyễn Thánh Thiên,trước khi về với Đức Đại Đế, cũng đã có binh tướng riêng, và cũng đã có lần đánh bại quân Tô Định. Bà Lê Thị Hoa có chiến khu tại vùng Nga Sơn ở Thanh Hóa. Bà Trần Vĩnh Huy khởi binh từ Cổ Châu, gần Hà Nội ngày nay. Rồi Nam Thành Vương Trần Công Minh, Long Biên Công Đặng Dương Hoán, Công chúa Lĩnh Nam Sa Giang, người Trường Sa, vùng Đồng Đình. Đại tướng Đồng Đình Công Đô Thiên, vùng Quảng Tây. Liệt nữ Trần Thiếu Lan, và nhiều Vị Anh Hùng khác cũng đã nhiều năm làm giặc phương Bắc ăn ngủ không yên, trước khi liên kết với Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam.*7 4.2- Việt Lạc Thống Nhất. Địa điểm phát xuất các đoàn quân quật khởi, không chỉ bộc lộ tinh thần bất khuất của toàn thể dân Việt Lạc từ vùng Sông Hồng tới Đồng Đình, mà còn xác định tính cách thống nhất của Việt Lạc đương thời. Thành phần quật khởi cũng hiện rõ đặc tính thiên mẫu hệ của xã hội Việt Lạc. Ngoài Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam, hơn hai phần ba danh tướng đều là nữ giới, với nhiều đội nữ binh.*8 Ghi chú Phần 4 : *6 – Cho đến năm 1945, khắp nơi hoạt động của các Ngài đều có đền thờ. Chỉ vùng ven sông Đáy, đã có tới 94 vị Anh Hùng thời Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam được thờ kính. - Anh là người đủ sáng suốt để thấy việc phải làm. Hùng là người đủ sức mạnh tinh thần để làm việc đã thấy. Vì vậy, chữ anh hùng có thể dùng chung cho cả nam lẫn nữ, cả văn lẫn võ. *7 – Danh sách và tiểu sử của nhiều Vị được ghi nhận ở phần “Di Tích Lịch Sử” trong bộAnh Hùng Lĩnh Nam, của Trần Đại Sỹ, 4q, nxb Nam Á, Paris 1986. Nhiều chi tiết cũng trích dẫn từ Bộ sách nầy. *8 – Hiện nay làng Thượng Thanh, huyện Thanh Oai, Hà Tây, còn miếu thờ vị Tướng đã giả gái để được đem quân của mình gia nhập cuộc quật khởi của Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. Sau Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam hơn 200 năm, năm 248 dl, dân Việt Lạc còn có thêm một Nữ nhân lãnh đạo khởi nghĩa : Bà Vua Triệu. [Thời đó, dân ta thiên về mẫu hệ. Phải gần 300 năm nữa, năm 544 dl, mới có một thủ lãnh nam nhân được ghi nhận : Đức Lý Nam Đế]. o O o 5. ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG 5.1- 65 Thành. a. Theo sách vở Trung Hoa. Sách vở Trung Hoa, mà sau nầy các nhà chép sử Việt Nam chép lại, chỉ ghi nhận phạm vi ảnh hưởng của Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam trong khu vực các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố. Đây là vùng đất gồm từ Thừa Thiên ra Bắc Phần Việt Nam, và một phần tỉnh Quảng Tây ở Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, nhiều sách ngoại sử Trung Hoa đã ghi là Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam tái lập toàn thể vùng Lĩnh Nam của Việt Lạc. [Chỉ có ngoại sử mới dám ghi nhận một phần sự thực. Chính sử Trung Hoa luôn xuyên tạc, theo chủ trương hủy diệt di tích Tộc Việt]. Sử sách Trung Hoa cũng ghi là Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam đã chiếm giữ ‘65 thành’. Nhiều học giả đã lý luận đủ cách để giải thích tại sao chỉ trong bốn quận mà lại có tới 65 nơi đóng quân kiên cố của giặc, với thành cao, với hào lũy. Thực ra, con số ‘65 thành’ là một sơ suất, trái với chủ trương ém nhẹm, của sách vở Trung Hoa. Nhưng đó lại là dấu chỉ của sự thực. b. Theo thực trạng đương thời. Theo thực trạng đương thời, vùng đất Việt Lạc không chỉ ở Lĩnh Nam, mà bao gồm cả vùng Đồng Đình.*9 Theo cách xử sự của triều Tây Hán đối với các nước phụ dung, cho tới năm 30 dl, mỗi năm thứ sử chỉ đi một vòng để thâu thuế, mọi việc khác đều do người bản xứ điều động, dân Việt Lạc vẫn tiếp tục phát triển nếp sống truyền đời. Như thế, ngay từ khi bị Hán Quang Vũ đưa quan quân bách hại và trấn đóng, toàn thể dân Việt Lạc đồng loạt quật khởi… cũng là chuyện phải có. Với niềm hãnh diện và tinh thần bất khuất của Việt Lạc, địa bàn quật khởi gồm toàn thể vùng đất Việt Lạc, từ vùng Sông Hồng, qua vùng Quảng Tây Quảng Đông, tới vùng Đồng Đình… là chuyện đương nhiên. Với lực lượng túc trực trong nếp sống làng thôn của toàn thể Việt Lạc, việc tái chiếm 65 thành trong vòng mấy tháng, và tập họp hàng vạn dân quân… cũng là thực tế. 5.2- Di tích ở Hoa Nam hiện nay. a. Chiến tích. Chiến tích của nghĩa quân Việt Lạc tại vùng đất nay là Hoa Nam, không những được các thần phả ghi chép, mà cũng còn nhiều di tích hiện trường. Đặc biệt, hiện nay, sau gần hai ngàn năm, tại bờ Hồ Đồng Đình cũng như tại nhiều nơi ở các tỉnh Hồ Nam, Tứ Xuyên, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam… vẫn còn nhiều di tích chiến trận, nhiều đền thờ kính Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam và các danh tướng đương thời.*10 b. Lịch sử và Đền Thờ. Các vị Anh Hùng sau đây, và nhiều Vị khác ở thời Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam đều đã được dân Tộc Việt thờ kính trong suốt hai ngàn năm qua. Đền thờ của các Ngài đầy dẫy nhiều nơi khắp vùng nay là Nam Trung Quốc, Bắc Phần và Bắc Trung Phần Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi phần nầy, chỉ sơ lược một số di tích tại những vùng ngày nay đã bị sáp nhập vào Trung Quốc. 1. Sử ta ghi : năm 1288 dl, vua Trần Nhân Tôn đã sai quan đại thần qua Khúc Giang, Quảng Đông, trùng tu đền thờ của Nữ tướng Công chúa Nam Hải Trần Thị Phương Châu. Bà tuẩn quốc tại đây năm 40 dl. 2. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, viết năm 1479 dl, ở Phiên Ngung, gần thủ phủ Quảng Châu của tỉnh Quảng Đông ngày nay, có đền thờ Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. 3. Năm 1793 dl, vào thời Tây Sơn, khi đặc sứ Ngô Thời Nhiệm cùng phái đoàn đi ngang phía nam Hồ Đồng Đình, ông đã đến viếng đền thờ Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. Ông cũng ghi : quân Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam đã đánh với quân Mã Viện ở Hồ Nam. 4. Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca, nhuận chính năm 1870 dl, cũng ghi : ‘Đô kỳ đóng cõi Mê Linh, Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta’. (câu 339-340). 5. Cũng tại Khúc Giang, Quảng Đông, hiện có đền thờ Nữ tướng Công chúa Nguyệt Điện Đàm Ngọc Nga. Tại đây còn nhiều di tích của trận đánh lớn của Bà với quân Mã Viện. 6. Tại Quảng Tây và Quảng Đông có nhiều đền thờ Nữ tướng Nguyễn Thánh Thiên, tức Công chúa Thánh Thiên. Bà hy sinh tại vùng nầy năm 42 dl. 7. Tại suốt dọc bờ biển Quảng Đông, Phúc Kiến, và đảo Hải Nam, hiện còn có rất nhiều đền thờ Bà Công chúa Gia Hưng Trần Quốc. Ở Uất Lâm vẫn còn di tích của trận thủy chiến lừng lẫy. Dân trong vùng tin Bà là Giao Long Tiên Nữ giáng trần. 8. Tại cửa Thẩm Giang chảy vào Hồ Đồng Đình, còn có miếu thờ Liệt nữ Trần Thiếu Lan. Suốt hơn ngàn năm qua, mỗi lần các sứ thần nước ta đi ngang qua đây, đều đến cúng tế Bà. [Đền thờ Bà vừa bị Vệ Binh Đỏ của Mao Trạch Đông thiêu hủy năm 1966, nay chỉ còn nền và mộ của Bà]. 9. Tại vùng Hồ Đồng Đình và thủ phủ Trường Sa của tỉnh Hồ Nam, cho đến ngày nay, sau gần hai ngàn năm, người dân địa phương còn nhắc nhớ và khiếp sợ trận đánh của Công chúa Phật Nguyệt chiến thắng Mã Viện, Lưu Long, Đoàn Chí. [bà đại thắng trận thủy chiến trên Hồ Đồng Đình, dầu Mã Viện có bảy vạn quân, và Bà chỉ có năm vạn. Đại tướng Đoàn Chí của giặc bị quân ta giết trong trận nầy]. Công chúa Phật Nguyệt là Tổng trấn khu Đồng Đình-Trường Sa. Hiện Bà còn được thờ tại chùa Kiến Quốc ở Trường Sa, và ở chùa núi Thiên Đài. Bà có tên trong sách sử Trung Hoa. 10. Tại huyện Phong Đô, Tứ Xuyên, hiện còn đền thờ Bà Công chúa Lĩnh Nam Sa Giang. Bà là người Trường Sa, và cũng là tướng tài của Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. 11. VùngQuảng Tây Quảng Đông hiện còn rất nhiều đền miếu thờ Đại tướng Đồng Đình Công Đô Thiên. Ông cũng là người địa phương, và giữ chức Tổng trấn Trường Sa. 5.3- Toàn Thể Vùng Đất Việt Lạc. Tất cả đều chứng tỏ trong suốt dòng lịch sử 2000 năm qua, toàn dân Việt Lạc, đặc biệt những người ở vùng đất ngày nay đang bị Trung Hoa chiếm giữ, luôn ghi nhớ công đức, chiến tích, và vùng đất Việt Lạc rộng lớn, mà nghĩa quân của Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam đã thâu hồi vào đầu thế kỷ thứ nhất dương lịch. Như vậy, nghĩa quân Việt Lạc, dưới sự lãnh đạo cũa Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam, đã tái chiếm toàn thể vùng đất Việt Lạc nay là Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, và một phần Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây, Phúc Kiến. Thủ đô của toàn vùng là Mê Linh. Theo Đức Nguyễn Trãi, Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam đặt tên nước là Hùng Lạc.*11 Ghi chú Phần 5 : *9 – Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 132, phần 7. *10 – Đọc thêm Anh Hùng Lĩnh Nam, sđd. *11 – Theo Dư Địa Chí của Đức Nguyễn Trãi, viết năm 1438 dl. – Đọc Nguyễn Trãi Toàn Tập, bản dịch Viện Sử Học, nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1976, tr 215. o O o 6. SỬ TRUNG HOA VỚI MÃ VIỆN 6.1- Luận Điệu Xuyên Tạc. Sử sách Trung Hoa luôn giảm thiểu tình hình chống đối và sức mạnh của các dân tộc bị trị. Khi không thể che giấu nổi, sử sách Trung Hoa lại luôn toa rập theo một luận điệu mấy ngàn năm không đổi. Theo luận điệu Trung Hoa, sở dĩ có ‘làm phản’ chỉ vì tên quan lại tham ô và khiếp nhược. Hơn nữa, dân địa phương sơ khai lạc hậu, quân khởi nghĩa chỉ là bọn ô hợp, thủ lãnh khởi nghĩa là những tội phạm sợ luật pháp trừng trị. Trong luận điệu đó, các cuộc hành quân đàn áp khởi nghĩa cũng bị sách vở Trung Hoa hạ thấp tầm quan trọng, số quân lính tham dự cuộc đàn áp được giảm thiểu, địa bàn hoạt động được ghi chép co rút lại, và, đặc biệt, những lần thua bại được bỏ qua, hoặc chỉ ghi là do khí hậu địa phương quá khắc nghiệt. Tuy nhiên, tình hình và phản ứng của triều đình Trung Hoa, cũng như thanh thế và binh lực của tướng giặc Mã Viện, lại đã bộc lộ rõ ràng tầm quan trọng, sức mạnh và địa bàn hoạt động của nghĩa quân thời Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. 6.2- Địa Bàn của Mã Viện theo sách vở Trung Hoa. Sách vở Trung Hoa chỉ ghi các chiến thắng của Mã Viện ở bốn quận vùng Giao Châu, tức Giao Chỉ, Hợp Phố, Cửu Chân và Nhật Nam. Họ cố tình bỏ qua những trận đại bại ở nhiều nơi khác, đặc biệt ở các vùng sau đó đã bị sáp nhập thành phần đất Trung Hoa, như ở Hồ Nam, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam. 6.3 Lý Do Yếu Kém của Mã Viện. a. Lam sơn chướng khí. Sách vở Trung Hoa ghi rằng : quân tướng của Mã Viện bị lam sơn chướng khí nên bịnh tật rất nhiều, vị chỉ huy thủy quân của ông, đại tướng Đoàn Chí, cũng bị bịnh chết. ‘Khí hậu ác độc’ của phương Nam đã làm cho binh sĩ Đông Hán tật bệnh nhiều, nào nước lụt, nào mưa nhiều, nắng hạ bốc lên như lửa đốt, trên trời diều hâu đang bay bỗng rớt xuống mà chết’ (!). [Tại nơi loài người đã sinh sống mấy ngàn năm, làm sao có thể có hiện tượng ‘diều hâu đang bay mà chỉ vì nóng quá nên rơi xuống chết’ ? Có chăng là núi lửa chợt phun !]. b. Theo sử Trung Hoa. Lam sơn chướng khí luôn là nguyên nhân được mọi sử gia Trung Hoa ghi nhận cho mọi cuộc xâm lăng thất bại tại nước Nam. Theo sử Trung Hoa, và sử ta chép lại. - Năm 214 ttl, tướng của Tần Thủy Hoàng là Hiệu úy Đồ Thư và đại tướng Sử Lộc kéo quân xâm lăng Việt Lạc. Nhưng ‘Đồ Thư bị hại, quân Tần hao tổn tới vài chục vạn, phần bị giết, phần vì không chịu được lam sơn chướng khí’. – Đọc Việt Sử Toàn Thư, do Phạm văn Sơn, nxb Thư Lâm, Sàigòn 1960, tr 57. - Năm 181 ttl, tướng nhà Hán là Long lân hầu Chu Táo kéo quân sang Nước Nam. Nhưng do ‘Thủy thổ Phương Nam không thích hợp với Hán quân, nên họ ốm đau, chết hại rất nhiều… và phải bãi binh’. – Đọc nt, tr 89. - Thời Đức Trưng Vương, tức là Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam, năm 42 dl, khi tướng Nhà Hán là Mã Viện sang xâm lấn Nước ta, có đại tướng Đoàn Chí, tướng nhà Hán, ‘bị bệnh và chết’. Ngoài ra, ‘Khí hậu ác độc’ của phương Nam đã làm cho binh sĩ Đông Hán tật bệnh nhiều, nào nước lụt, nào mưa nhiều, nắng hạ bốc lên như lửa đốt, trên trời diều hâu đang bay bỗng rớt xuống mà chết’ (!). – Đọc Việt Sử Toàn Thư, tr 109. - Thời Đức Lý Nam Đế, năm 544 dl, có Tả vệ tướng quân Lan Khâm, tướng nhà Lương, kéo quân sang đánh Nước ta, nhưng ‘bị bệnh và chết’. – Đọc nt, tr 133. - Thời Đức Lý Nhân Tôn, năm 1076 dl, Chiêu thảo sứ Triệu Tiết, và đại tướng Quách Quì, tướng nhà Tống, ‘bị hại quá nửa vừa do chiến tranh và cũng do bất phục thủy thổ’. – Đọc nt, tr 210. – Hoặc chi tiết hơn : vì ‘không tính đến nhiệt khí, lam chướng… và nước độc’ để ‘quân tải lương chết mất 8 vạn, quân chiến đấu ngã nước chết mất 11 vạn’… 30 vạn quân kéo đi, chỉ còn 2 vạn tám thoát chết chạy về. – Đọc Vân Đài Loại Ngữ, do Lê Quý Đôn, 1772, bản dịch Phạm Vũ, nxb Tự Lực, Sàigòn 1974, tr 174. - Thời Đức Trần Thái Tôn, năm 1257 dl, có đại tướng Ngột Lương Hợp Thai, tướng Mông Cổ, xâm lăng Nước ta. Nhưng ‘Quân Mông Cổ mỏi mệt vì không chịu được thủy thổ… rút về Tàu’ – Đọc Việt Sử Toàn Thư, tr 249. - Thời Đức Trần Nhân Tôn, Đức Hưng Đạo Vương, năm 1285 dl, có hoàng thái tử Thoát Hoan, thượng tướng Toa Đô, nguyên soái Ô Mã Nhi, vạn hộ Lưu Khuê, Lý Hằng, Lý Quán, A Bát Xích, Phàn Tiếp, bị ‘ánh nắng sém da bỏng thịt, phát tiết những khí độc nặng nề oi ả, khiến quân ốm đau tật bệnh chết hại rất nhiều’… ‘sức nóng ‘cháy mây hun đá’… ‘ốm đau nhiều do lam sơn chướng khí.’… 50 vạn quân với hàng ngàn dũng tướng… đã vì vậy mà rút về. – Đọc nt, tr 271, 272. - Năm 1287 dl, Thoát Hoan lại kéo quân tướng sang, và rồi vì ‘khí trời nóng nực’… ‘đất thì nóng nực, khí trời ẩm thấp’… nên thua Trận Bạch Đằng (!). – Đọc nt, tr 282. - Thời Hồ Hán Thương, năm 1407 dl, Phó tướng Mộc Thạnh, tướng nhà Minh bị hại, và vì ‘quân Minh bị ốm đau nhiều nên phải lui…’. – Đọc nt, tr 336. - Thời Đức Lê Thái Tổ, năm 1426 dl, Chinh di tướng quân Vương Thông của nhà Minh, ở trận Tuy Động, ‘trời đang mưa, đường lầy lội’, nên bị bại, Thượng thư Trần Hiệp bị chém. – Đọc nt, tr 366. - Ở trận Chi Lăng, An viễn hầu Liễu Thăng,tướng nhà Minh, đến ‘chỗ bùn lầy’, nên bị chém. Đô đốc Thôi Tụ, Thượng thư Hoàng Phúc, gặp ‘trời mưa bão, không tiến được’… nên bị bắt. – Đọc nt, tr 371-372. - Thời Đức Quang Trung, năm 1789 dl, Đề đốc Hứa Thế Hanh, Tiên phong Trương Triều Long, Tả dực Thượng Duy Thăng của nhà Thanh, bị ‘trời quay gió nồm’… nên ‘bỏ mạng’… Vì vậy, sau đó Sầm Nghi Đống mới tự tử, Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị mới bỏ chạy. – Đọc nt, tr 552… c. Tổng kết sơ khởi. Như vậy, chỉ kể 12 lần Trung Hoa xua đại quân xâm lấn Nước Nam, dầu sách vở Trung Hoa đã giấu bớt quân số vì bị thất trận, đoàn quân xâm lăng Trung Hoa đã có hơn 30 danh tướng, hằng ngàn đại tướng, và hơn 400 vạn quân sĩ. [Theo con số thông thường, tức là hơn 4.000.000 giặc]. Tất cả bọn họ đều được sử sách Trung Hoa ghi là vì bị lam sơn chướng khí, bị bịnh tật mà chết, mà thoát chạy về Tàu… chứ dân Nam ‘mọi rợ ô hợp hèn nhát’ thì làm sao có thể thắng được hơn bốn trăm vạn tinh binh, với hàng ngàn kiện tướng và hơn 30 danh tướng, gồm các thượng thư, các tổng đốc, các hoàng thái tử…… của Thiên Triều ! Trong suốt hơn 2000 năm, mà Trung Hoa chỉ có một luận điệu xuyên tạc gian trá: Trung Hoa chỉ bại trận vì Lam sơn chướng khí. – Lịch sử nhân loại có trường hợp gian manh cố chấp nào khủng khiếp hơn ? d. Thực tế lịch sử. Đang khi đó, sách sử Trung Hoa lại quên ghi thêm : bọn quan quân tranh nhau sang vơ vét nước Nam trong cả ngàn năm thì… không sao cả, không hề bị lam sơn chướng khí. Sự thực, theo tài liệu đương thời, đất Giao Chỉ ít chướng khí nhất, thích hợp với sự cư trú của con người nhất, dân cư đông đúc và trù phú nhất, đã đóng thuế nhiều hơn tất cả mọi vùng chung quanh gom góp lại. Theo Từ Tùng Thạch trong Việt Giang Lưu Vực Nhân Dân Sử, [nxb Thượng Hải, 1947], so sánh dân số thời đó đã cho thấy Giao Chỉ có đông người nhất, số người trong mỗi gia đình cũng đông nhất… chứng tỏ Giao Chỉ là nơi thích hợp với đời sống con người nhất. Theo Quảng Đông Tân Ngữ của Khuất đại Quân : ‘Giao Chỉ mỗi năm nộp thóc hơn 1360 vạn hộc. Tính ra tất cả thuế các châu Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu gộp lại cũng không bằng’. – [Trích dẫn ở Vân Đài Loại Ngữ, do Lê Quí Đôn, 1772, bản dịch Phạm Vũ, nxb Tự Lực, Sàigòn 1974, tr 149].*12 * Sông Hồng Sông Mạ là vùng phát triển và trù phú nhất đương thời. Và do đó, đã chiến thắng mọi cuộc xâm lăng của Giặc Tàu. 6.4 Thực trạng của Mã Viện. a. Mã Viện Truyện. Sách vở Trung Hoa còn có Mã Viện Truyện để tôn vinh vị Đại tướng thời danh của Đại Hoàng đế Đại Đông Hán Quang Vũ. Nhờ đó, ta có thêm một số chi tiết.*13 Mã Viện Truyện trang trọng ghi rằng : việc quân sĩ bị chướng khí làm ông ngao ngán. Nhưng sau ông nghĩ lại sứ mạng vua đã long trọng giao phó, nên ông đã cố gắng. Ông cố gắng là phải, vì mới đây, cũng theo Mã Viện Truyện, hàng trăm đại tướng của thiên triều Đại Hán ở 65 thành đều đã thua chạy trước những đoàn nghĩa quân của Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. Tất cả những đại tướng khác của Đại Hán đều khiếp sợ, đều không dám đương đầu… nên Đại Hoàng đế Đại Đông Hán Quang Vũ đã phải cầu tới danh tướng lão thành Mã Viện. Và, để ép buộc Mã Viện và quân sĩ liều chết xuất quân, Đại Hoàng đế Quang Vũ không những đã long trọng ủy thác sứ mạng, mà còn phong thêm chức tước tột bực cho Mã Viện. Toàn thể tướng tá tùy tùng cũng theo đó mà được gia phong. Cũng theo Mã Viện Truyện, trước khi đi, Mã Viện đã lo sợ đến nỗi đã để lại lời tuyệt mạng cho gia đình. [Thực oái oăm và bêu xấu, trong lời tuyệt mạng, một câu đã trở thành danh ngôn của Mã Viện : ‘Thôi thì (!), làm tướng da ngựa bọc thây, hơn là chết tại xó nhà’ (họ Mã !)]. b. Triều Hán khiếp đảm. Quả thực, thanh thế đoàn quân Việt Lạc của Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam không chỉ đã kinh động thiên triều, gây khiếp đảm cho toàn thể đại quân của Đại Đông Hán, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới thanh thế của Quang Vũ, và nhất là tới sự sống còn của đại đế quốc Đại Đông Hán. Việc lo sợ đúng là có căn cứ. Chỉ trong trận ra quân đầu tiên ở Hồ Đồng Đình, dưới sự chỉ huy tối cao của Đại Lão Tướng quyền chức tột bực, 7 vạn thủy quân thiên triều đã tan tác trước 5 vạn quân của cô tướng trẻ Phật Nguyệt. Đại tướng chỉ huy trưởng thủy quân Đoàn Chí cũng bỏ mạng trong trận nầy ! c. May mắn thắng trận. Dầu sao, sách vở Trung Hoa cũng đúng khi khen Mã Viện cố gắng. Dầu sao ông cũng đã may mắn hơn nhiều vua chúa, thái tử, đại tướng, danh tướng… của Thiên triều. Dầu sao, dầu có nhiều thất bại ở buổi đầu, rốt cuộc, sau nhiều cố gắng, Đại Lão Tướng Phục Ba của Đại Hoàng Đế Quang Vũ lừng danh lịch sử Trung Hoa, cũng đã thắng được Cô Gái Thủ Lãnh 31 tuổi của dân Nam. d. Thất phu ngông cuồng. Sau chiến thắng, Mã Viện còn nhiều cố gắng khác. Nhưng một cố gắng đã làm ông nổi tiếng sử sách. Đó là việc Mã Viện dựng cột đồng với lời nguyền : Trụ đồng chiết, Giao Chỉ diệt. Trong 2000 năm qua, câu chuyện trụ đồng và lời nguyền đó đã có giá trị ghi lại hành động và phát ngôn ngông cuồng của một tên thất phu cùng quẫn. Hắn bỗng kiêu hãnh đến phát điên, vì chiến thắng không ngờ ! [sách vở Trung Hoa lại cố tình làm như thể sự ngông cuồng của tên giặc điên Mã Viện sẽ ảnh hưởng tới vận mệnh nước Nam (!)]. Đại Lão Tướng thời danh của Quang Vũ Đại Hoàng đế Đại Đông Hán như Phục Ba Đại Tướng Quân Mã Viện mà khiếp sợ gái Việt đến thế sao ?*14 6.5- Binh Lực của Mã Viện. a. Hai ngàn chiến thuyền có lầu cao. Sách vở Trung Hoa đã nói thoáng qua việc Mã Viện có hai ngàn chiến thuyền loại có lầu cao, và không đề cập tới số quân trên chiến thuyền. Tuy nhiên, mỗi chiến thuyền có lầu cao phải có bao nhiêu thủy thủ ?, bao nhiêu tay chèo chống ?, và chở theo bao nhiêu chiến binh, lương thực ở cả các tầng trên dưới lầu ? Tổng số không thể dưới 50 người cho mỗi chiếc. 2000 chiếc nhân cho 50 người là 100.000 người. Tuy thời điểm khác nhau, nhưng đời nhà Nguyên có 600 chiến thuyền chở 6 vạn quân. Vậy, 2000 chiến thuyền có lầu cao của Mã Viện đã chở theo ít nhất từ 10 tới 20 vạn quân. [Chỉ riêng một trận ở Hồ Đồng Đình, Mã Viện cũng đã mất 7 vạn quân thủy chiến, dưới tay Công chúa Phật Nguyệt]. b. Toàn thể binh lực thiên triều. Sử sách Trung Hoa cũng ghi là Mã Viện đã dẫn theo 2 vạn quân. Làm sao 2 vạn lính có thể đánh chiếm 65 thành vừa mất vào tay nghĩa quân Việt Lạc ? Số quân 2 vạn cũng quá ít ỏi, nhất là khi so sánh với 50 vạn quân của Đồ Thư trước đó 250 năm. Và dầu với số quân gấp 25 lần, Đồ Thư cũng đã thảm bại. [Đại tướng của Tần Thủy Hoàng, năm 214 ttl]. Trên thực tế, so sánh với những cuộc chiến khác trong lịch sử Trung Hoa, dầu Mã Viện có gấp 10 lần con số 2 vạn quân, cũng không đủ cho việc đánh phá 65 thành. Dầu gấp 20 lần con số 2 vạn, cũng không xứng với tầm nghiêm trọng và nổi khiếp sợ của thiên triều Trung Hoa, như đã được ghi nhận trong Mã Viện Truyện. Dầu gấp 25 lần con số 2 vạn, như số quân của Đồ Thư trước đó 250 năm, cũng chưa xứng với thanh thế chủ soái của vị Đệ nhất Đại Tướng thời danh vừa được Đại Hoàng Đế tấn phong tước vị tột bực. Thực vậy, theo thói thường binh tướng, để xứng đáng với việc tấn phong chức tước tột bực cho một danh tướng, để xứng đáng với lễ ra quân long trọng, để đương đầu với đoàn nghĩa quân Việt Lạc vừa đuổi chạy hàng trăm vị đại tướng, để giải cứu Đại Đông Hán khỏi nguy cơ diệt vong, và để tương xứng với hàng chục vạn quân trên 2000 chiến thuyền lầu cao… Đại Hoàng Đế Đại Đông Hán Quang Vũ cũng đã phải trao cho Mã Viện toàn thể binh lực của thiên triều. Và dầu với toàn thể binh lực thiên triều, Mã Viện cũng đã có lúc phải ngao ngán vì thất bại dưới sức mạnh và quyết tâm của nghĩa quân Việt Lạc, với sự điều động của Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. o O o 7. ĐỨC ĐẠI ĐẾ Từ năm 30 tới 43 dl, Việt Lạc kháng chiến chống xâm lăng. Từ năm 40 dl, Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam đã lãnh đạo tái chiếm toàn thể vùng đất Việt Lạc. Ngày nay, phần đất phía Bắc gồm Hồ Nam, Quý Châu, Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Hải Nam, và một phần Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây, Phúc Kiến. Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam về thần ngày 6 tháng 2 năm 2922 lịch Việt, 43 dl, khi mới 31 tuổi.*15 Trong suốt lịch sử Nhân loại, cho đến hiện nay, chưa hề có một Nữ Nhân nào tạo chiến công hiển hách, thần tốc, tái chiếm vùng đất mênh mông, như Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. Nam nhân có được mấy người ? Ghi chú Phần 6, 7 : *12 – Đọc thêm Lược Sử Tộc Việt, tr 156, đoạn 4.2. *13 – “Mã Viện Truyện” trong Hậu Hán Thư, do Phạm Diệp, thế kỷ 5 dl. *14 – Cũng theo Mã Viện Truyện, khi chết, Mã Viện đã bị lột bỏ mọi tước vị, vợ con không dám đem xác đi chôn, vì Mã Viện đã giấu bớt một xe minh châu và sừng tê đã cướp được từ nước ta. *15 – Đọc thêm Tết và Lễ Việt, do Nguyễn Thanh Đức, bài Lễ và Ngày, đb Lễ Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam; và bài Văn Tế Tổ Tiên, đb Văn tế kính Đức Đại Đế Đồng Đình Lĩnh Nam. Nguyễn Thanh Đức
-
Xin giới thiệu các bài viết của các tác gia khác về Hai Bà Trưng. ================================================= MIẾU BÀ TRƯNG TRÊN NÚI NGŨ LĨNH Thu Tứ Đọc báo Hà Nội Mới hồi đầu năm ngoái (2006), thấy ông Nguyễn Vinh Phúc cho biết ở tỉnh Hồ Nam bên Tàu có miếu thờ Trưng Trắc. Miếu lưu dấu trong thơ của Nguyễn Thực (thế kỷ 16) và Ngô Thì Nhậm (thế kỷ 18), hai vị quan từng đi sứ sang Tàu.(1) À, việc này thì sách Lịch sử Việt Nam in năm 1983 đã có nhắc qua.(2) Đọc báo mới xong, tìm sách cũ đọc lại, chợt thấy có một chi tiết khá quan trọng về miếu mà tuy báo và sách nói giống nhau nhưng hình như sự thực lại không phải là như thế! Năm 1983 Trần Quốc Vượng viết có "miếu bà Trắc" ở phía nam hồ Động Đình. Năm 2006 Nguyễn Vinh Phúc cũng viết "miếu bà Trắc ở bên hồ Động Đình". Lạ, hai tư liệu xưa duy nhất được đưa ra làm bằng chứng cho sự tồn tại của miếu là hai bài thơ của Nguyễn Thực và Ngô Thì Nhậm, hai tư liệu ấy chỉ nhắc núi Ngũ Lĩnh mà thôi, chứ có gọi đến tên hồ Động Đình đâu (3), tại sao trước ông Trần sau ông Nguyễn lại cứ khăng khăng bắt miếu ở bên hồ? Hồ Động Đình ở rất xa núi Ngũ Lĩnh! Hồ Động Đình ở cực bắc tỉnh Hồ Nam, còn núi Ngũ Lĩnh ở cực nam tỉnh Hồ Nam, hồ cách núi cả chiều dài của một tỉnh Tàu!(4) Miếu Bà Trưng nằm trên núi Ngũ Lĩnh, chứ không phải bên hồ Động Đình. * Về nguồn gốc ngôi miếu độc đáo, Nguyễn Vinh Phúc liên hệ nó với việc Mã Viện đã bắt hơn 300 "cừ súy" người Việt đem về an trí bên Tàu sau khi đánh thắng Hai Bà. Ông cho rằng những người Việt bị đày biệt xứ đã cùng nhau xây lên một chỗ để thờ vua cũ của mình. Tưởng có thể như thế lắm. Và nếu thế thì khi Ngô Thì Nhậm ghé thăm, miếu đã "trơ gan cùng tuế nguyệt"(5) ròng rã mười bảy thế kỷ! Từ bấy tới nay, sau khi "trơ" thêm hai trăm năm nữa, vết cũ trên đất Hồ Nam liệu có còn lại được chút gì chăng... * Cái viên tướng Tàu già ấy "làm ăn" chu đáo.(6) Thắng trận rồi, để ngừa ta lại vùng dậy, y chọn bắt những thủ lĩnh nghĩa quân "cừ" nhất mà đem về đày ở Linh Lăng (Hồ Nam). Mất hơn 300 "đầu", quả nhiên sau đó dân Giao Chỉ - Cửu Chân không khởi nghĩa được nữa. Đã bắt người giỏi của ta đem đi, Mã Viện vẫn chưa yên tâm. Y lùng thu trống đồng, đem nấu chảy mà đúc ngựa (vốn y họ Ngựa!).(7) Trống đồng Ðông Sơn tượng trưng cho quyền uy lãnh đạo.(8) Để trống còn, sớm muộn sẽ có những người Việt giỏi khác thừa kế trống hô hào dân Việt nổi dậy. Phá trống, sẵn đồng, đúc ngựa chơi! Ngựa đúc xong, thừa đồng, bèn đem đúc cột. Cái câu "Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" vốn ngụ ý gì? Cái đất Giao Chỉ độc lập bướng bỉnh Mã Viện vừa mới diệt xong, đâu còn trên đời nữa mà đem buộc sự mất còn của nó vào với một cây cột?! * Bài thơ của Nguyễn Thực có câu: "Đồng trụ Trưng Vương lưu cựu tích". Tức ngay bên cạnh đền thờ Bà Trưng ở Hồ Nam cũng có cột đồng. Vì Mã Viện đã dựng cây cột bên ta, phải chăng vẫn chính y đã dựng cây cột bên Tàu? Nguyễn Vinh Phúc cho sau khi đưa các cừ súy Việt về tới nơi, Mã Viện đã dựng cột để khoe chiến công, còn đền thì do các thủ lĩnh ta xây sau đó để "khẳng định bản lĩnh của cộng đồng mình". Tưởng sự việc cũng có thể đã xảy ra ngược lại. Người của ta xây đền tưởng niệm trước, rồi Mã Viện cho dựng cột sau để "dằn mặt" đám người Việt lưu vong... Dù sao, không đem họ ra giết ngay tại chỗ mà chỉ bắt phải qua Tàu ở, rồi lại cho họ lập đền để thờ một tên "nghịch tặc", cách cư xử của kẻ mê ngựa đồng cột đồng ấy kể cũng đáng chú ý. * Ba trăm hào kiệt thất thế có được đem vợ con theo không nhỉ? Dù sao, họ đã truyền lại được một cái ấn tượng về quá khứ của tổ tiên mạnh mẽ đến nỗi sau hàng năm bảy chục đời nơi đất khách mà hương khói vẫn chưa quạnh quẽ ở đền thờ Bà. Biết rằng thời gian luôn bóp, vặn sự thật, rằng sau bao nhiêu lần kể đi kể lại, đến lúc nào đó câu chuyện đã hóa thành cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng trên đất Hồ Nam (!), nhưng thiết tưởng có sao đâu. Ðiều quan hệ là cái tinh thần bất khuất, cái lòng đau đáu cội nguồn. Bên Tàu nhờ chữ viết có khi biết được tổ tiên xưa đến hàng trăm đời (như trường hợp cháu chắt Khổng Tử). Ở Hồ Nam bây giờ có còn ai đó tin mình là dòng dõi của những người đã theo Bà Trưng đánh Mã Viện xưa kia không? 2007 Thu Tứ (Để đọc thêm Thu Tứ, xin mời viếng trang .....) ____________________ (1) Nguyễn Vinh Phúc, Miếu Thờ Trưng Vương Trên Đất Hồ Nam, Hà Nội Mới, số ra ngày 13/2/2006. (2) Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh, Lịch sử Việt Nam, nxb. Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1983, tập I, tr. 268. (3) Bài "Nam hoàn chí Ngũ Lĩnh" (về Nam đến rặng núi Ngũ Lĩnh) của Nguyễn Thực: bài "Phân Mao lĩnh" (Núi Phân Mao) của Ngô Thì Nhậm: "Ngũ Lĩnh điêu nghiêu trấn Việt thùy Hứa đa cảnh trí chiếm thanh kỳ Uất thông đông hậu thùy thiên cán Nùng diễm xuân tiền mai nhất chi Đồng trụ Trưng vương lưu cựu tích Thạch nhai Trưng tướng phục tùng từ Phong cương tự cổ phân trung ngoại Thậm tiễn thiên công xảo thiết thi", "Nhất đái thanh sơn Sở, Việt giao Hai bài thơ, không bài nào nhắc đến bất cứ cái hồ nào! Hoàng Mao dịch lộ nhận Phân Mao Thiên thư bất tận Hành Sơn Lĩnh Địa khí hoàng phù Nhạn Trạch Mao Trưng Trắc kiếm mang khai động phủ Uy Đà quế đố lạc sơn sào Phong lai giải uấn tây nam lợi Vị ứng Hùng Bi vạn nhận cao". (4) Cụ thể, hồ Động Đình ở khoảng vĩ tuyến 29, núi Ngũ Lĩnh ở khoảng vĩ tuyến 25, cách nhau khoảng 450km (xemWikipedia.org, mục Nanling Mountains và mục Dongting Lake.) (5) Bài Thăng Long Thành Hoài Cổ của Bà Huyện Thanh Quan. (6) Mã Viện là một danh tướng của nhà Hán, khi đi đánh Hai Bà Trưng đã 70 tuổi (xem Bình Nguyên Lộc, Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, chương XI). (7) Việc này chép trong Mã Viện Truyện của Hậu Hán Thư (xem Nguyễn Duy Hinh, Văn minh Lạc Việt, nxb. Văn Hóa - Thông Tin, VN, 2004, tr. 93). (8) Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, như Trần Quốc Vượng.
-
SP đưa bài viết không bị lỗi font dưới đây thay bài viết trên của tác giả Trần Ðại-Sỹ. ======================================================================= Thử tìm lại biên giới cổ của Việt-Nam: Bằng cổ sử, bằng triết học, bằng di tích và hệ thống ADN Bác-sĩ Trần Ðại-Sỹ Giám đốc Trung-quốc sự vụ, viện Pháp - Á Chúng tôi xin giới thiệu với độc giả Việt-Nam bài diễn văn của Giáo-sư Trần Đại-Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp-Á (Institut Franco-Asiatique viết tắt là IFA). Nguyên văn bằng tiếng Pháp, đây là bản dịch tiếng Việt của Tăng Hồng Minh. Trong dịp khai giảng niên học này, IFA đã mời một số đông các học giả, trí thức và ký giả tham dự. Sau bài diễn văn, có cuộc trao đổi rất thú vị. Xin nhắc lại, trong khoảng thời gian 1977-1992, tác giả làm việc cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (Coopérative Européenne Pharmaçeutique, viết tắt là CEP) và Ủy-ban trao đổi y học Pháp-Hoa (Commité Médical Franco-Chinois viết tắt là CMFC), nên đã được các đồng nghiệp giúp đỡ, dùng hệ thống ADN để tìm lại nguồn gốc dân tộc Việt-Nam. Chính với công trình nghiên cứu của tác giả trong thời gian 1977-1991, dùng hệ thống ADN phân biệt dân-tộc Trung-hoa, dân tộc Việt-Nam...đã kết thúc cuộc tranh cãi 90 năm qua biên giới cổ của Việt–Nam. Kết luận về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam bằng khoa ADN đi ngược lại với tất cả các thuyết từ trước đến giờ. Các thuyết này khẳng định người Việt do người Hoa di cư xuống để trốn lạnh, để tỵ nạn v.v. Nhưng ADN cho biết chính người ở vùng Đông Nam Á đã đi lên phương Bắc thành người Hoa. Sau khi bài diễn văn này phổ biến (1991), có một số "học giả" vì không theo kịp đà tiến hóa của khoa học, đã lên tiếng chỉ trích chúng tôị Biết rằng họ dốt nát quá, muốn giải thích cho họ, họ phải có một trình độ nào đó... vì vậy chúng tôi không trả lờị Phần nghiên cứu của chúng tôi quá dài, quá chuyên môn. Độc giả muốn tìm hiểu thêm có thể đọc công trình nghiên cứu dưới đây: J.Y.CHU, cùng 13 nhà bác học Trung-quốc cũng nghiên cứu Di-truyền học ADN (DNA), công bố năm 1998: The Nation Academy of Sciences, USA, Vol.95 issue 20, ngày 29 tháng 7 năm 1998. Tài liệu khẳng định rằng nguồn gốc người Trung-hoa, Đông Á, do người Đông-Nam-á đi lên, chứ không phải do người Trung-hoa di cư xuống. Về bài diễn văn này, từ năm 1991, có rất nhiều bản dịch sang nhiều thứ tiếng, đăng trên nhiều báo khác nhaụ Mỗi dịch giả lại tự ý lược đi, đôi khi cắt mất nhiều đoạn. Nay chúng tôi xin dịch nguyên bản, đầy đủ. Vì vậy độc giả thấy có nhiều đoạn quá chuyên môn, xin lướt qua. Trong khi diễn giả trình bầy, ông có ngắt ra nhiều đoạn, để thính giả thảo luận. Các bài trích đăng trước không ghi phần này. Để độc giả dễ theo dõi, cô Tăng Hồng Minh (THM) ghi chép, chú giải đặt ngay dưới đoạn liên hệ, thay vì ghi ở cuối bài. Khi xuất bản lần thứ nhất², bộ Anh-hùng Bắc-cương của giáo-sư Trần, chúng tôi có cho trích một phần bài này in vào cuối quyển 4. Nay chúng tôi công bố toàn bộ tài liệu, lấy làm tài liệu chính thức và phủ nhận tất cả những bản do nhiều nơi phổ biến trước đây. Paris ngày 10-10-2001 Sở tu thư, viện Pháp-Á SƠ TẦM VỀ TỘC VIỆT Năm lên năm, tôi học chữ Nho, một loại chữ của Trung-quốc, nhưng dùng chung cho hầu hết các nước vùng Á-châu Thái-bình dương (ACTBD). Thầy khai tâm của tôi là ông ngoại tôi. Ông tôi là một đại thần của triều đình Ðại-Nam (tức Việt-Nam). Chế độ phong kiến của nước tôi đã chấm dứt từ năm 1945, hiện (1991) vị Hoàng-đế cuối cùng của Ðại-Nam là Bảo Ðạị Ngài vẫn còn sống ở quận 16 Paris. Năm lên sáu tuổi, tôi được học tại trường tiểu học do chính phủ Pháp mở tại Việt-Nam. Thời gian 1943-1944 rất ít gia đình Việt-Nam còn cho con học chữ Nho. Bởi đạo Nho cũng như nền cổ học không còn chỗ đứng trong đời sống kinh tế, chính trị nữa. Thú thực tôi cũng không thích học chữ Nho bằng chơi bi, đánh đáo. Nhưng vì muốn làm vui lòng ông tôi mà tôi học. Hơn nữa học chữ Nho, tôi có một kho tàng văn hóa vĩ đại để đọc, để thỏa mãn trí thức của tuổi thơ. Thành ra tôi học rất chuyên cần. Các bạn hiện diện nơi đây không ít thì nhiều cũng đã học chữ Nho đều biết rằng chữ này học khó như thế nào. Nhưng tôi chỉ mất có ba tháng đã thuộc làu bộ Tam tự kinh, sáu tháng để thuộc bộ Ấu-học ngũ ngôn thị Năm bẩy tuổi tôi được học sử, và năm chín tuổi bị nhét vào đầu bộ Ðại-học. Chương trình giáo dục cổ bắt học sinh học hai loại sử. Bắc-sử tức sử Trung-quốc. Nam sử tức sử của Việt-Nam. Tôi được học Nam sử bằng chữ Nho, đồng thời với những bài sử khai tâm bằng chữ Quốc ngữ vào năm bảy tuổi. Thời điểm bấy giờ bắt đầu có những bộ sử viết bằng chữ Quốc ngữ, rất giản lược, để dạy học sinh; không bằng một phần trăm những gì tôi học ở nhà. Thầy giáo ở trường Pháp biết tôi là cái kho vô tận về sử Hoa-Việt, nên thường bảo tôi kể cho các bạn đồng lớp về anh hùng nước tôi. Chính vì vậy tôi phải lần mò đọc những bộ sử lớn viết bằng chữ Hán như: - Ðại-Việt sử ký toàn thư (ÐVSKTT), - An-Nam chí lược (ANCL), - Ðại-Việt thông-sử (ÐVTS), - Khâm-định Việt sử thông giám cương mục (KÐVSTGCM), - Ðại-Nam nhất thống chí (ÐNNTC). Ðại cương mỗi bộ sử đều chép rất giản lược về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam sau: Vua Minh cháu bốn đời vua Thần-Nông, nhân đi tuần thú phương nam, đến núi Ngũ-lĩnh, kết hôn với một nàng tiên hạ sinh một con trai tên Lộc-Tục. Vua lập đài, tế cáo trời đất, phong cho con trưởng làm vua phương Bắc, tức vua Nghi, phong con thứ là Lộc-Tục làm vua phương Nam. Ngài dạy hai thái tử rằng: "Nghi làm vua phương Bắc, Tục làm vua phương Nam, lấy núi Ngũ-lĩnh làm cương giới. Hai người làm vua hai nước nhưng vốn cùng gốc ở ta, phải lấy điều hiếu hoà mà ở với nhaụ Tuyệt đối Nam không xâm Bắc, Bắc chẳng chiếm Nam. Kẻ nào trái lời, sẽ bị tuyệt tử, tuyệt tôn." Xét triều đại Thần-Nông, khởi từ năm 3118 trước Tây lịch, đến đây thì chia làm hai: 1. Thần-Nông Bắc. - Vua Nghi (2889-2884 trước Tây lịch) - Vua Lai (2843-2794 trước Tây lịch) - Vua Ly (2795-2751 trưước Tây-lịch) - Vua Du-Võng (2752-2696 trước Tây-lịch). Ðến đây triều đại Thần-Nông Bắc chấm dứt, đổi sang triều đại Hoàng-đế từ năm giáp Tý (2697 trước Tây-lịch). Các nhà chép sử Trung-quốc lấy thời đại Hoàng-đế làm kỷ nguyên. Trong bộ Sử-ký, Tư-mã Thiên khởi chép quyển một là Ngũ-đế bản kỷ, coi Hoàng-đế là Quốc-tổ Trung-quốc, không chép về thời đại Thần-Nông. 2. Triều đại Thần-Nông Nam Thái-tử Lộc-Tục lên làm vua năm Nhâm-Tuất (2879 trước Tây-lịch) hiệu là Kinh Dương, lúc mười tuổi. Sau người Việt lấy năm này làm kỷ nguyên lập quốc. Nếu cộng chung cho đến nay (1991) là 4870 năm, vì vậy người Việt tự hào rằng đã có năm nghìn năm văn hiến. (1) NTHF: Lãnh thổ của dân Bách Việt xưa bắt đầu từ phía nam Trường Giang. Người Việt ngày nay là hậu duệ của hai tộc Âu Việt và Lạc Việt. Vua Kinh Dương lấy con gái vua Động-đình là Long-nữ đẻ ra Thái-tử Sùng-Lãm. Thái-tử Sùng-Lãm (Lạc Long Quân) kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai. (Nội dung bài diễn văn hôm nay, tôi chỉ bàn đến diễn biến chính trị, lịch sử, văn hóa, địa lý của dân tộc -Trung-hoa, và dân tộc Việt-Nam trong khoảng thời gian 4870 năm từ năm 2879 trước Tây-lịch cho đến năm nay 1991. Còn như đi xa hơn về những thời tiền cổ, thời đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, quá phức tạp, quá dài, tôi không luận đến ở đây.) Xét về cương giới cổ sử chép: "Thái-tử Lộc-Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương (2), đặt tên nước là Xích-quỷ, đóng đô ở Phong-châu nay thuộc Sơn-Tâỵ Vua Kinh Dương lấy con gái vua Động-đình là Long-nữ đẻ ra Thái-tử Sùng-Lãm. Thái-tử Sùng-Lãm lại kết hôn với công chúa Âu-Cơ con vua Đế-Lai (3). Khi vua Kinh Dương băng hà thái-tử Sùng-Lãm lên nối ngôi vua, tức vua Lạc-Long, đổi tên nước là Văn-Lang. Nước Văn-Lang Bắc tới hồ Động-đình, Nam giáp nước Hồ-tôn, tây giáp Ba-thục, đông giáp biển Đông-hải." Cổ sử đến đây, không có gì nghi ngờ, nhưng tiếp theo lại chép: "Vua Lạc-Long lấy công chúa Âu-Cơ sinh ra một bọc trăm trứng nở ra trăm con. Ngài truyền cho các hoàng tử đi bốn phương lập ấp, tổ chức cai trị giáo hóa dân chúng. Mỗi vị lập một ấp theo lối cha truyền con nối. - Hoàng-tử thứ nhất tới thứ mười lập ra vùng hồ Ðộng-đình. (Nay là Hồ-Nam, Quý-châu, Trung-quốc.) - Hoàng-tử thứ mười một tới thứ hai mươi lập ra vùng Tượng-quận. (Nay là Vân-Nam và một phần Quảng-Tây, Tứ-xuyên thuộc Trung-quốc.) - Hoàng-tử thứ ba mươi mốt tới bốn mươi lập ra vùng Chiêm-thành. (Nay thuộc Việt-Nam, từ Thanh-hóa đến Ðồng-nai) - Hoàng-tử thứ bốn mươi mốt tới năm mươi lập ra vùng Lão-qua (Nay là nước Lào và một phần Bắc Thái-lan.) - Hoàng-tử thứ năm mươi mốt tới sáu mươi lập ra vùng Nam-hải (Nay là Quảng-đông, và một phần Phúc-kiến, Trung-quốc.) - Hoàng-tử thứ sáu mươi mốt tới bảy mươi lập ra vùng Quế-lâm. (Nay thuộc Quảng-tây, Trung-quốc.) - Hoàng-tử thứ bảy mươi mốt tới tám mươi lập ra vùng Nhật-nam. (Nay thuộc Việt-Nam từ Nghệ-an tới Quảng-bình.) - Hoàng-tử thứ tám mươi mốt tới chín mươi lập ra vùng Cửu-chân. (Nay thuộc Việt-Nam từ Ninh-bình tới Thanh-hóa, Nghệ-an, Hà-tĩnh.) - Hoàng tử thứ chín mươi mốt tới một trăm lập ra vùng Giao-chỉ. (Nay là Bắc Việt-Nam và một phần tỉnh Quảng-tây, Vân-Nam thuộc Trung-quốc.) Ngài hẹn rằng: Mỗi năm các hoàng-tử phải về cánh đồng Tương vào ngày Tết, để chầu hầu phụ mẫu." Một huyền sử khác lại thuật: Vua Lạc-Long nói với Âu-Cơ rằng: "Ta là Rồng, nàng là loài Tiên ở với nhau lâu không được. Nay ta đem năm mươi con xuống nước, nàng đem năm mươi con lên rừng. Mỗi năm gặp nhau tại cánh đồng Tương một lần." Các sử gia người Việt lấy năm vua Kinh Dương lên làm vua là năm Nhâm-tuất (2879 trước Tây-lịch), nhưng không tôn vua Kinh Dương với Công-chúa con vua Ðộng-đình làm Quốc-tổ, Quốc-mẫu, mà lại tôn vua Lạc-Long làm Quốc-tổ và Công-chúa Âu-Cơ làm Quốc-mẫu. Cho đến nay Quý-vị hỏi trăm người Việt ở hải ngoại rằng tổ là ai, họ đều tự hào: "Chúng tôi là con Rồng, cháu Tiên. Quốc-tổ tên Lạc-Long, Quốc-mẫu tên Âu-Cơ." Chủ đạo của tộc Việt bắt nguồn từ niềm tin này. 3. Triều đình, dân tộc Tôi đã trình bầy với Quý-vị về hai triều đại đầu tiên cai trị vùng Á-châu Thái-bình dương: Phía Bắc sông Trường-giang sau thành Trung-quốc. Phía Nam sông Trường-giang tới vịnh Thái-lan, sau thành Ðại-Việt. Hai triều đại Thần-Nông Nam-Bắc cai trị dân chúng: - Không có nghĩa là dân chúng cùng một chủng tộc; - Không có nghĩa là tộc Hoa, tộc Việt là một; - Cũng không có nghĩa tất cả dân chúng tộc Hoa, tộc Việt đều là huyết tộc của vua Thần-Nông. Trung-quốc, Ðại-Việt là anh em về phương diện chính trị. Giòng Thần-Nông cai trị vùng đất Trung-quốc, Ðại-Việt là anh em, nhưng dân chúng không hoàn toàn là anh em. Dân chúng hai nước bao gồm nhiều tộc khác nhau như Mongoloid, Malanésien, Indonésien, Australoid, và cả Négro-Australoid...v.v. Người Hoa, người Việt nhân triều đại Nam-Bắc Thần-Nông tổ chức cai trị, lập thành nước, mà tôn làm tổ mà thôị Chứ hai vùng hồi đó có hàng nghìn, hàng vạn bộ tộc khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, văn hóa khác nhau. Sau này các văn nhân người Hoa ở vùng lưu vực Hoàng-hà, lưu vực sông Hán, nhân có chữ viết, lại không đi ra ngoài, rồi tưởng tượng mà viết thành sách, tự cho mình là con trời, tự trời mà xuống; sau đó đem văn minh, truyền bá ra khắp thế giới (Thiên-hạ), người sau lấy làm chủ đạo của họ. Tôi sẽ bàn đến ở dưới. Tôi xin cử một tỷ dụ, để Quý-vị nhìn rõ hơn. Ông Washington là vị Tổng-thống đầu tiên lập ra nước Hoa-kỳ, chứ ông không phải là tổ của các sắc dân đến từ châu Phi, châu Âu, cũng như dân bản xứ. Hai vị vua Nghi, vua Kinh Dương không phải là tổ huyết tộc của người Hoa, người Việt. Hai ngài chỉ là tổ về chính trị mà thôi. II. CHỦ ÐẠO TRUNG QUỐC, VIỆT-NAM Như Quý-vị đã thấy, mỗi dân tộc đều có một chủ đạo, cùng một biểu hiệu. Người Pháp cho rằng tổ tiên là người Gaulois, con vật tượng trưng là con gà trống. Người Anh lấy biểu hiệu là con sư-tử. Người Hoa-kỳ lấy biểu hiệu là con chim ưng. Người Trung-hoa lấy biểu hiệu là con Rồng. Người Việt lấy biểu hiệu là con Rồng và con chim Âu. Gốc biểu hiệu này lấy từ huyền sử vua Lạc-Long là loài rồng, công-chúa Âu-Cơ là loài chim. Người Do-thái họ tự tin rằng họ là giống dân linh, được Chúa chọn. Vì vậy, sau hai nghìn năm mất nước, họ vẫn không bị đồng hóa. Khi tái lập quốc, với dân số bằng một phần trăm khối Ả-rập, nhưng họ vẫn đủ khả năng chống với bao cuộc tấn công để tồn tại. Ðó là nhờ niềm tin họ thuộc sắc dân được Chúa chọn. Tôi xin nói rõ về chủ đạo của Trung-quốc và Việt-Nam. Như Quý-vị đều biết, hiện Trung-quốc, Việt-Nam đều là những nước theo chủ nghĩa Cộng-sản, đặt căn bản trên thuyết của Karl Marx, Friedrich Engels. Chủ thuyết này đến Trung-quốc, Chủ-tịch Mao Trạch Đông biến thể đi thành Maoismẹ Tại Việt-Nam, người mang chủ thuyết Marx, Engels vào là Chủ-tịch HCM; ông được đào tạo tại Liên-sô, vì vậy chủ thuyết của ông phảng phất Léninisme, pha thêm Việt-tính do ông tạo ra. Dường như hiện nay trên khắp thế giới, kể cả Liên-bang Sô-viết chỉ Việt-Nam là quốc gia duy nhất còn duy trì tượng Lénine tại một công viên lớn của Thủ-đô (Hà-nội). Theo như dự đoán của chúng tôi thì Trung-quốc, cũng như Việt-Nam cùng nhận thấy thuyết của Karl Marx, Friedrich Engels không còn hợp thời, không còn ích lợi nữa. Cả hai đang từng bước, từng bước trở lại với chủ đạo của mình. Xin các vị cứ chờ, không lâu đâu cả hai sẽ hoàn toàn trở về với kho tàng quý báu của nước mình! Tôi thấy Trung-quốc trở lại quá mau, quá mạnh. Con rồng Trung-quốc mà Hoàng-đế Napoléon bảo rằng hãy để nguyên cho nó ngủ. Bằng như nó thức dậy, nó sẽ làm rung chuyển thế giớị Thưa Quý-vị, con rồng Trung-quốc đã thức dậy rồi, nhưng nó chưa làm rung động thế giới! 1.- Chủ đạo của Trung-quốc Người Hoa thì tin rằng mình là con trời. Cho nên trong các sách cổ của họ, vua được gọi là Thiên-tử, còn các quan thì luôn là người nhà trời xuống thế phò tá cho vua. Chính niềm tin đó cùng với văn minh Hoa-hạ, văn minh Nho-giáo đã kết thành chủ-đạo của họ. Cho nên người Hoa dù ở đâu, họ cũng có một tổ chức xã hội riêng, sống với nhau trong niềm kiêu hãnh con trời. Cho dù họ lưu vong đến nghìn năm họ cũng không bị đồng hóa, không quên nguồn gốc. Cũng chính vì vậy, mà từ một tộc Hoa nhỏ bé ở lưu vực sông Hoàng-hà, họ đánh chiếm, đồng hóa hàng nghìn nước xung quanh, và nước của họ rộng lớn như ngày naỵ Hầu hết những nước khác đến cai trị họ, đều bị họ đồng hóa. Mông-cổ, Mãn-thanh bị đồng hóa, bị mất hầu hết lãnh thổ. Nhưng chủ-đạo và sức mạnh của người Trung-quốc phải ngừng lại ở biên giới Hoa-Việt. Chủ đạo của Trung-quốc bắt nguồn từ thời nào? Từ sách nào? Do ai khởi xướng? Ðầu tiên là Kinh-thư, không rõ tác giả là ai, xuất hiện trước Khổng-tử, thiên Vũ-cống gọi thế giới chúng ta ở là Thiên-hạ (Dưới trời). Thời cổ, các văn nhân Trung-quốc không đi xa hơn vùng sông Hán, sông Hoàng-hà, họ tưởng đâu thế giới chỉ có Trung-quốc, nên gọi Trung-quốc là Thiên-hạ. Thiên-hạ là Trung-quốc, tức là nước ở giữa. Bốn phía Trung-quốc là biển, nên gọi Trung-quốc là hải-nội, các nước khác là hải-ngoại. Kinh-thư thiên Vũ-cống chia Thiên-hạ thành 9 châu: Ký, Duyện, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Dự, Lương, Ung. Lại dùng khoảng cách, chia làm năm cõi, gọi là Ngũ-phục, mỗi cõi cách nhau năm trăm dặm (250 km). Ngũ-phục là Ðiện-phục, Hầu-phục, Tuy-phục, Yêu-phục, Hoang-phục. Trung-ương là kinh đô của nhà vua. Ðiện-phục ở ngoài kinh đô năm trăm dặm. Hầu-phục ở ngoài cõi Ðiện-phục năm trăm dặm: trong năm trăm dặm cõi Hầu thì khoảng cách một trăm dặm để phong thái ấp cho các quan khanh, đại phụ Hai trăm dặm nữa phong cho các tước Nam. Hai trăm dặm nữa phong cho các chư Hầu. Kế tiếp Hầu-phục là Tuy-phục. Trong năm trăm dặm cõi Tuy thì ba trăm dặm là nơi truyền bá văn chương, giáo hóa quần chúng; còn hai trăm dặm để hưng thịnh võ bị, bảo vệ quốc gia. Sau cõi Tuy là cõi Yêu. Trong ba trăm dặm cõi Yêu là nơi cho rợ phương Ðông ở. Hai trăm dặm còn lại là nơi để đầy tội nhân. Cõi cuối cùng là cõi Hoang, năm trăm dặm. Trong ba trăm dặm gần dành cho mọi phương Nam ở, hai trăm dặm cuối cùng để đầy người có tội nặng. Ra khỏi cõi Hoang là... biển. Với lối phân chia lẫm cẩm, hài hước ấy, năm nghìn năm qua, dân Trung-quốc coi là Kinh, tức những gì không thể thay đổi, rồi trở thành chủ đạo của tộc Hoa. Tiếp theo Kinh Thư, sách Tả-truyện, Tả Khâu Minh cũng viết: Trời làm chủ Thiên-hạ, Vua nối trời mà cai trị. Kẻ chịu mệnh trời mà cai trị là Thiên-tử. Ðến Mạnh-tử, thiên Ly-lâu viết: Thiên hạ là quốc gia, Gốc của thiên hạ là quốc, Gốc ở quốc là gia. Vì ảnh hưởng của sách cổ nên người Hoa mới nảy sinh ra tư tưởng "Nội Hoa hạ, ngoại Di, Ðịch". Nghĩa là trong Ngũ-phục thì là chốn văn minh, còn ngoài ra thì là mọi rợ. Kinh-lễ, thiên Vương-chế nói: Ðông phương viết Di, Tây phương viết Nhung, Nam phương viết Man, Bắc phương viết Ðịch. Nghĩa là: Người ở Ðông phương gọi là Di, Tây-phương là Nhung, Nam phương là Man, Bắc phương là Ðịch. Di, Nhung, Man, Ðịch là những từ để chỉ mọi rợ. Bốn chữ đó khi viết thì có bộ trùng, bộ thú, bộ khuyển ở cạnh. Có nghĩa các sắc dân đó là cầm thú, côn trùng, chó mèo! Ngay đối với người Âu, Mỹ hồi thế kỷ thứ 20 về trước, người Hoa gọi là Bạch-quỷ! (Thính giả cười ồ lên!). Họ còn phân ra người Âu là Tây dương Quỷ. Người Mỹ là Mỹ-lan-tây Quỷ. Người Anh là Hồng-mao Quỷ. Người Nga là La-sát Quỷ. Từ nguồn gốc kinh điển cổ, người Hoa tự cho mình là con trời (Thiên-tử), cho nên hầu hết các tiểu thuyết của họ thì vua luôn có tướng tinh là con rồng vàng, là Thanh-y đồng tử trên thượng giơí giáng sinh. Các quan võ thì luôn là Vũ-khúc tinh quân, các quan văn là Văn-khúc tinh quân. Quần thần thì là Nhị-thập bát tú giáng hạ. Với chủ đạo này, họ đã đánh chiếm mấy trăm nước tạo thành một Trung-quốc vĩ đại. 2.- Chủ đạo của Việt-Nam Như trên đã trình bầy, với nguồn gốc lập quốc, người Việt có niềm tin mình là con của Rồng, cháu của Tiên, cho nên người Việt có một sức bảo vệ quốc gia cực mạnh. Truyền thống sang thế kỷ thứ 2 trước Tây-lịch lại thêm vào tinh thần của vua An Dương. Sang đầu thế kỷ thứ nhất, nổ ra cuộc khởi nghĩa của một phụ nữ, và 162 anh hùng, trong đó có hơn trăm là nữ. Cuộc khởi nghĩa đuổi ngoại xâm Trung-hoa, lập lên triều đại Lĩnh-Nam. Phụ nữ đó làm vua Trưng. Nối tiếp mỗi thời đại đều có tinh thần riêng, tạo thành niềm tin vững chắc. Tộc Việt đã chiến đấu không ngừng để chống lại cuộc Nam tiến liên miên trong hai nghìn năm của người Hoa. Bất cứ thời nào, người Việt dù bị phân hóa đến đâu, nhưng khi bị ngoại xâm, họ lập tức ngồi lại với nhau để bảo vệ quốc gia. Trong những lớp phế hưng của lịch sử Việt, hễ ai dựa theo chủ đạo tộc Việt, đều thành công trong việc giữ được quyền cai trị dân. Gần đây nhất, người Việt bị các thế lực Quốc-tế, gây ra cuộc chiến tranh tương tàn khủng khiếp (1945-1975). Nhưng nay, Việt-Nam đang trên đà phục hưng chủ đạo. Ý tôi muốn nói sự cố gắng phi thường của hơn hai triệu người Việt ở ngoài lãnh thổ Việt-Nam, đã là bó đuốc sáng chuyển chủ đạo trở về nước mình. Trong thời gian 1954-1975, miền Bắc theo chế độ Cộng-sản, theo chủ thuyết Quốc-tế. Nhưng họ biết khai thác cái chủ đạo của Việt-Nam, họ huy động được tinh thần yêu nước của dân tộc, nên cuối cùng họ chiến thắng. Cũng tiếc thay, những người cầm quyền miền Nam từ 1963-1975, không biết khai thác lòng yêu nước của dân tộc, lại chấp nhận cho quân đội Hoa-kỳ và đồng minh nhảy vào vòng chiến, việc này có khác gì quỳ gối, trao ngọn cờ chính nghĩa cho miền Bắc? Tôi nghĩ những người lãnh đạo miền Nam như ông Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ, Trần Thiện Khiêm, cho đến giờ này (1992) chưa từng biết gì về kho tàng lòng yêu nước của người Việt, lại cũng chưa từng nghe, từng nói đến chữ chủ đạo tộc Việt bao giờ. Trước họ, cố Tổng-thống Ngô Đình Diệm (1954-1963), vì biết rõ chủ đạo tộc Việt. Ngài từ chối không cho Hoa-kỳ đổ quân vào Việt Nam, mà đang là một đồng minh của Hoa-kỳ, Ngài đã trở thành kẻ thù của Hoa-kỳ, bị Hoa-kỳ giết hết sức thảm khốc. III. ÐI TÌM LẠI NGUỒN GỐC DÂN TỘC VIỆT Năm trước đồng nghiệp của tôi đã giảng cho các bạn sinh viên hiện diện các giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, bao gồm: - Thuyết của giáo sư Léonard Aurousseau về cuộc di cư của người Ư-Việt hay Ngô-Việt sang Âu-Lạc. - Thuyết của Claude Madroll về cuộc di cư của người Mân-Việt sang Âu-Lạc. - Thuyết của học giả Ðào Duy-Anh, Hồ Hữu-Tường về cuộc di cư do thời tiết của người Việt từ Bắc xuống Nam. Tất cả các thuyết này đều căn cứ vào những thư tịch cổ Trung-quốc, Việt-Nam. Mà những thư tịch này không có một biện chứng khoa học nào cả. Cuối cùng các giáo sư đồng nghiệp đã nhận định rằng: Nhờ vào khoa khảo cổ, nhờ vào hệ thống khoa học DNA, từ nay không còn những giả thuyết về nguồn gốc tộc Việt nữa, mà chỉ còn lại công cuộc nghiên cứu của tôi, rồi kết luận: "Thoạt kỳ thủy, trên vùng đất thuộc lãnh thổ Trung-quốc, Việt-Nam hiện tại: Giống người đã từ châu Phi đến bằng hai đường. Một là đường Nam-á, đến Đông Nam-á, ngược lên vùng Hoa Nam. Hai là từ châu Phi, tới châu Âu, rồi sang Bắc Trung-quốc. Cuối cùng cả hai giống người hòa lẫn với nhau trên lãnh thổ Trung-quốc. Còn trong vòng 5000 năm trước Tây lịch cho đến nay, thì tộc Việt bao gồm trăm giống Việt sống rải rác từ phía nam sông Trường-giang, Đông tới biển, Tây tới Tứ-xuyên, Nam tới vịnh Thái-lan. Người Việt từ Ngô-Việt di cư xuống phương Nam. Người Mân-Việt đi xuống Giao-chỉ. Người Việt di cư từ nam sông Trường-giang tránh lạnh xuống Bắc-Việt đều đúng. Đó là những cuộc di cư của tộc Việt trong lãnh thổ của họ, như cuộc di cư từ Bắc vào Nam năm 1954; chứ không phải họ là người Trung-quốc di cư xuống Nam, lập ra nước Việt." Chính vì lý do dùng hệ thống ADN biện biệt tộc Hoa, tộc Việt, nên tôi được mời đến đây đọc bài diễn văn khai mạc niên khóa này. Sau đây tôi trình bầy sơ lược về công trình nghiên cứu đó. Tôi xin nhắc lại, tôi chỉ là một bác sĩ y-khoa, cho nên những nghiên cứu của tôi đặt trên lý luận thực nghiệm, cùng lý luận y-khoa, nó hơi khác với những gì mà các bạn đã học. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong việc đi tìm nguồn gốc tộc Việt, tôi đã dùng phương pháp y-khoa nhiều nhất, và phương pháp khoa học mới đây. Tôi đã được giáo sư Tarentino về khoa Anatomie của Ý và giáo sư sinh vật Vareilla Pascale của Pháp tích cực giúp đỡ. Tôi chỉ muốn chứng minh rằng trong khoảng 5000 trước Tây-lịch, lãnh thổ tộc Việt nằm từ phía Nam sông Trường-giang tới vịnh Thái-lan. Phía Tây tới tỉnh Tứ-xuyên Trung-quốc, phía Ðông tới biển Nam-hải. Nghĩa là bao gồm toàn bộ Hoa-Nam, và Ðông Dương. 1. Dùng biện chứng y-khoa vào khảo cổ Biện chứng căn bản của người nghiên cứu y-khoa là: "Khi có chứng trạng, ắt có nguyên do" Biện chứng này đã giúp tôi rất nhiều trong khi nghiên cứu về nguồn gốc tộc Việt. Khi nghiên cứu, những tài liệu cổ, dù là huyền thoại, dù là huyền sử, dù là triết học, tôi cũng coi là chất liệu quan trọng. Như tôi đã trình bày, nước tôi có một tôn giáo, mà toàn dân đều theo đó là thờ các anh hùng dân tộc. Tại những đền thờ chư vị anh hùng, thường có một cuốn phổ kể sự tích các ngài. Vì theo thời gian, tiểu sử các ngài bị dân chúng huyền thoại hóa đi, riết rồi thành hoang đường. Cho nên những học giả đi tiên phong, nghiên cứu về sử học Việt thường bỏ qua. Tôi lại suy nghĩ khác: "Không có nguyên do, sao có chứng trạng?" Vì vậy tôi đã tìm ra rất nhiều điều lý thú. Tỷ dụ: Bất cứ một nhà nghiên cứu nào, khi khảo về thời vua An Dương cũng cho rằng chuyện thần Kim-quy do vua móng làm nỏ bắn một lúc hàng nghìn mũi tên khiến Triệu-Đà bị bại là hoang đường, là ma trâu đầu rắn. Nhưng tôi lại tin và cuối cùng tôi tìm ra sự thật. Hồi ấy Cao Cảnh hầu Cao Nỗ đã chế ra nỏ liên châu, như súng liên thanh ngày nay. Tôi cũng tìm ra kích thước của ba mũi tên đồng của nỏ này.(4) Trước tôi đã có các nhà khảo cổ căn cứ vào xương sọ tìm được tại Trung và Bắc-phần (70 cái). Trong đó có 38 cái do người Pháp sưu tầm thuộc thời đại Đồ-đá, thì 29/38 cái được kết luận là thuộc chủng loại Malanésien, Indonésien, Australoide hay Nam-á. Với 29 cái thì không thể kết luận rằng đó là toàn thể. Gần đây các học giả Việt-Nam lại tìm ra 32 xương sọ, thuộc thời đại Đồ-sắt (1000 năm trước Tây-lịch đến 300 sau Tây-lịch), thì 22/27 thuộc chủng loại Mongoide. Với 32 cái thì không thể kết luận rằng đó là toàn thể tộc Việt thuộc chủng loại Mongoide. Những tác giả trên đã căn cứ vào chỉ số xương sọ để kết luận. Nhưng y học đã tiến bộ, căn cứ vào chỉ số xương sọ để định nguồn gốc đã bị đánh đổ. Nguyên do: Khi con người di cư đến vùng khác, bị khí hậu, bị nước uống, bị thực phẩm làm thay đổi xương sọ. Chúng tôi dùng hệ thống ADN, hệ thống sinh học mới nhất thử nghiệm ngay những người đang sống của 35 dòng họ tại Hoa Nam với Việt-Nam, rồi với những dòng họ khác tại Hoa Bắc. Lại cũng thử nghiệm những bộ xương của ba vùng trên, không phân biệt thời gian. Cuối cùng chúng tôi tìm ra sự khác biệt của những tộc Hoa Nam, Việt Nam với những tộc Hoa Bắc, và đi đến kết luận: lãnh thổ Văn-lang, tới hồ Ðộng-đình. (5) 2. Những vấn đề Ranh giới phía Nam của nước Văn-lang tới nước Hồ-tôn đã quá rõ ràng. Ranh giới phía Tây với Ba-thục, phía Đông với biển lại tùy thuộc vào ranh giới phía Bắc. Nếu như ranh giới phía Bắc qủa tới hồ Động-đình, thì ranh giới phía Tây chắc phải giáp Ba-thục và phía Đông phải giáp Đông-hải. Có thực như thế không? Vì vậy tôi đi tìm ranh giới phía Bắc. Dưới đây là huyền thoại, huyền sử mà tôi đã bấu víu vào để đi nghiên cứu. Tôi cần tra cứu cho ra: Vấn đề thứ nhất, Cổ sử Việt đều nói rằng ranh giới phía Bắc tới hồ Ðộng-đình. Có thực như vậy không? Truyền thuyết nói Ðế-Minh lập đàn tế cáo trời đất, rồi chia thiên hạ làm hai. Từ Ngũ-lĩnh về Bắc cho Ðế-Nghi, sau thành Trung-quốc. Từ Ngũ-lĩnh về Nam truyền cho vua Kinh Dương sau thành Văn-lang. Núi Ngũ-lĩnh, hồ Ðộng-đình nay vẫn còn. Nhưng liệu có di tích gì chứng minh chăng? Tôi phải đi tìm Ngũ-lĩnh, hồ Ðộng-đình. Vấn đề thứ nhì, Truyền thuyết nói: Sau khi vua KinhĐương, vua Lạc-Long kết hôn, đều lên núi Tam-sơn trên hồ Ðộng-đình hưởng thanh phúc ba năm. Lúc ngài lên núi có chín vạn hoa tầm xuân nở. Tôi phải đi tìm núi Tam-sơn ở hồ Ðộng-đình. Liệu trên núi này có di tích gì về cuộc tình năm nghìn năm trước chăng? Vấn đề thứ ba, Truyền sử nói: Sau khi Quốc-tổ Lạc-Long, Quốc-mẫu Âu-Cơ cho các hoàng tử đi bốn phương qui dân lập ấp, dặn rằng: Mỗi năm về Tương-đài chầu Quốc-tổ, Quốc-mẫu một lần. Cổ sử nói: Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, hẹn mỗi năm một lần gặp nhau ở cánh đồng Tương. Cánh đồng Tương ở đâu? Nếu có cánh đồng Tương thì cũng có thể kết luận rằng biên giới nước Văn-lang tới hồ Ðộng-đình. Tôi phải đi tìm. Vấn đề thứ tư, Chứng tích thứ nhất xác định: Bộ Sử-ký của Tư-mã, Nam-Việt liệt truyện có thuật việc vua nước Nam-Việt là Triệu-Ðà thường đem quân quấy nhiễu biên giới Việt-Hán là Nam-quận, Trường-sa (Mậu-Ngọ 183 trước Tây-lịch). Như vậy biên giới Nam-Việt (tức Việt-Nam) với Hán (tức Trung-quốc) ở vùng này. Ngày nay Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam, nằm ngay Nam ngạn sông Trường-giang. Vấn đề thứ năm, Huyền sử nói rằng: trong cuộc khởi nghĩa của vua Trưng, khi Trưng Nhị, Trần Năng, Phật Nguyệt, Lại Thế-Cường, Trần Thiếu-Lan đem quân đánh Trường-sa (39 sauTây-lịch), thì nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử trận, mộ chôn ở ghềnh Thẩm-giang (sự thật đó là Tương-giang thông với hồ Ðộng-đình). Sau đó ít năm có trận đánh giữa Lĩnh-Nam và Hán (42 sau Tây-lịch). Tướng Lĩnh-Nam tổng trấn hồ Ðộng-đình là Phật Nguyệt, tướng Hán là Mã Viện, Lưu Long (40 sau Tây-lịch). Có thực thế không? Có hai trận Trường-sa, hồ Ðộng-đình không? Nếu có thì ranh giới thời Lĩnh-Nam (40-43 sau Tây-lịch) quả tới hồ Ðộng-đình. Vấn đề thứ sáu, Năm 42, sau Tây-lịch, ba tướng thống lĩnh Kỵ-binh thời vua Trưng là Đào Chiêu-Hiển, Đào Đô-Thống, Đào Tam-Lang, đánh nhau với quân Hán tại Bồ-lăng thuộc Tượng-quận, vì quân ít, thế cô, ba ông tự tử. Vậy Bồ-lăng ở đâủ Có trận này không? Nếu có trận này thì ranh giới Lĩnh-Nam phía Tây quả tới Ba-thục (Tứ-xuyên.) Thưa Quý-vị, Nhưng các sử gia gần đây (1900-1975) đều đặt nghi vấn rằng làm gì biên giới thời Văn-Lang rộng như vậy? Nếu có chỉ ở vào phía Bắc biên giới Hoa-Việt hiện nay trăm cây số là cùng. Lại cũng có những người dốt nát (1975-1991), không đủ sách đọc, không theo kịp sự tiến triển của y học, họ chỉ đọc những tài liệu sai lầm, rồi họ như con ngựa kéo xe, chỉ biết có vậy, chúng tôi thấy họ ngu dốt quá, nên không trả lời, cũng như giải thích. Tôi căn cứ vào những chứng trạng trên mà đi tìm nguồn gốc. V. ÐI TÌM BIÊN GIỚI NƯỚC VĂN- LANG 1. Núi Ngũ-lĩnh Cuối năm Canh-Thân (1980) tôi lấy máy bay đi Bắc-kinh, rồi đổi máy bay ở Bắc-kinh đi Trường-sa. Trường-sa là thủ phủ của tỉnh Hồ-nam. Tất cả di tích của tộc Việt như hồ Động-đình, núi Tam-sơn, núi Ngũ-lĩnh, sông Tương, Thiên-đài, Tương-đài, cánh đồng Tương đều nằm ở tỉnh này. Hình: Biên giới cổ của tộc Việt Tôi đi nghiên cứu với một thư giới thiệu của giới chức cao cấp y học Pháp-Hoa (CMFC). Có một sự hiểu lầm lớn, vì trong thư giới thiệu các giới chức y-khoa chỉ xin được giúp đỡ cho tôi, nên khi tôi muốn tiếp xúc với sở du-lịch, ty văn hóa địa phương, họ đều tưởng tôi tới Trường-sa để nghiên cứu sự cấu tạo hình thể cùng bệnh tật dân chúng tại đây. Thành ra tôi bị mất khá nhiều thì giờ nghe thuyết trình của các đồng nghiệp về vấn đề này. Tôi cư ngụ trong khách sạn Trường-sa tân điếm nằm trên đại lộ Nhân dân. Tôi mua cuốn địa phương chí mới nhất của tỉnh, rồi mò vào thư viện ty văn hóa, sở bảo vệ cổ-tích, đại-học văn-khoa, lục lọi những tài liệu cổ, mà ngay những sinh viên văn khoa cũng ít ai ghé mắt tới. Đầu tiên tôi đêi tìm núi Ngũ-lĩnh. Không khó nhọc, tôi thấy ngay đó là năm dãy núi gần như ngăn đôi Nam, Bắc Trung-quốc Một là Ðại dữu lĩnh. Hai là Quế dương, Kỳ-điền lĩnh. Ba là Cửu-chân, Ðô-lung lĩnh. Bốn là Lâm gia, Minh-chữ lĩnh. Năm là Thủy-an, Việt-thành lĩnh. Về vị trí: - Ngọn Thủy-an, Việt-thành chạy từ tỉnh Phúc-kiến, đến huyện Tuần-mai tỉnh Quảng-đông. - Ngọn Ðại dữu chạy từ huyện Ðại dữu (Nam-an), tỉnh Giang-Tây đến huyện Nam-hùng tỉnh Quảng-đông. - Ngọn Cửu-chân, Ðô-lung chạy từ Ðạo-huyện tỉnh Hồ-nam tới Gia- huyện tỉnh Quảng-tây. - Ngọn Lâm-gia, Minh-chữ chạy từ Lâm-huyện tỉnh Hồ-Nam đến Liên-huyện tỉnh Quảng-Ðông. - Ngọn Quế dương từ Toàn-huyện tỉnh Hồ-nam tới huyện Quế-lâm tỉnh Quảng-tây. Lập tức tôi thuê xe đi một vòng thăm các núi này. Tôi đi mất mười ngày, trải gần 15.000 cây số. Như vậy là Ngũ-lĩnh có thật, nay có núi đã đổi tên, có núi vẫn giữ tên cũ. Một câu hỏi đặt ra: Tại sao khi vua Minh phân chia từ Ngũ-lĩnh về Nam thuộc Lộc-Tục mà lĩnh địa Việt tới hồ Động-đình, mà hồ ở phía Bắc núi đến mấy trăm cây số. Tôi giải đoán như thế này: Một là vua Minh tế trời ở trên núi Ngũ-lĩnh là nơi người gặp tiên rồi chia địa giớị Nhưng bấy giờ dân chưa đông, mà sông Trường-giang rộng mênh mông, sóng lớn quanh năm nên vua Nghi chỉ giữ từ Bắc ngạn mà thôi. Còn vua Kinh Dương thì sinh trưởng ở vùng này, lại nữa lấy con vua Ðộng-đình (một tiểu quốc), nên thừa kế luôn vùng đất của nhạc gia. Hai là dân chúng Nam-ngạn Trường-giang với vùng Nam Ngũ-lĩnh vốn cùng một khí hậu, phong tục, nên họ theo về Nam không theo về Bắc, thành thử hồ Ðộng-đình mới thuộc lãnh địa Việt. Kết luận: "Quả có núi Ngũ-lĩnh phân chia Nam, Bắc Trung-quốc hiện thời, vậy có thể núi này đúng là nơi phân chia lãnh thổ Văn-Lang và Trung-Quốc khi xưa." Ánh sáng đã soi vào nghi vấn huyền thoại. 2. Thiên-đài nơi tế cáo của vua Minh Tương truyền vua Minh lập đàn tế cáo trời đất trên núi Quế dương, phân chia lãnh thổ Lĩnh-Bắc tức Trung-Quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi là Thiên-đàị Nhưng dãy núi Quế dương có mấy chục ngọn núi nhỏ không biết ngọn Thiên-đài là ngọn nào? Trên bản đồ không ghi. Sau tôi hỏi thăm dân chúng thì họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên-đài nằm gần bên bờ Tương-giang. Điều này dễ hiểu, tỷ như ngày nay, du khách nhìn bản đồ sẽ không thấy địa điểm Sài-gòn. Nhưng trong dân chúng, họ vẫn nhớ tên cũ. Tôi đi thăm Thiên-đài. Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179m, đỉnh tròn có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn nhưng không có người trụ trì. Chùa xây bằng gạch nung, mái lợp ngói. Lâu ngày chùa không được tu bổ, nhiều chỗ ngói bị lở, bị khuyết. Tường mất hết vữa, gạch bị mòn nhiều chỗ gần như lún sâu. Duy nền với cổng bằng đá là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra. Bên trong cột kèo bằng gỗ đã nứt nẻ khá nhiều. Những câu đối, chữ còn, chữ mất. Tại thư viện Hồ-nam tôi tìm được một tài liệu rất cũ, giấy hoen ố, nhưng chữ viết như phượng múa rồng bay, gồm 60 trang. Ðầu đề ghi: Thiên-đài di sự lục Trinh-quán tiến sĩ Chu Minh-Văn soạn. Trinh-quán là niên hiệu của vua Đường Thái-Tông, từ năm Đinh-Hợi (627) đến Đinh-Mùi (647) nhưng không biết Chu đỗ tiến-sĩ năm nào? Tuy sách do Chu Minh-Văn soạn, nhưng dường như bản nguyên thủy không còn. Bản này do người sau sao chép lại vào đời Thanh Khang-Hỵ Nội dung sách có ba phần. Phần của Chu Minh-Văn sọan, phần chép tiếp theo Chu Minh-Văn, của một sư ni tên Đàm-Chi, không rõ chép vào bao giờ. Phần thứ ba chép pháp danh các vị trụ trì từ khi lập chùa tới thời Khang-Hy (1662-1772). Chu Minh-Văn là tiến sĩ đời Đường, nên văn của ông thuộc loaị văn cổ rất súc tích, đầy những điển cố cùng thành ngữ lấy trong Tứ-thư, Ngũ-kinh cùng kinh Phật. Nhân viên quản thủ thư viện thấy tôi đọc dễ dàng, chỉ lướt qua là hiểu ngay, ông ta ngạc nhiên khâm phục vô cùng. Nhưng nếu ông ấy biết rằng, tôi chỉ được học loại văn đó vào hồi sáu, bảy tuổi thì ông sẽ hết phục. Tài liệu Chu Minh-Văn cũng nhắc lại việc vua Minh đi tuần thú phương Nam, kết hôn với nàng tiên sinh ra Lộc-Tục. Vua lập đàn tại núi này để tế cáo trời đất, vì vậy đài cũng mang tên Thiên-đài núi cũng mang tên Thiên-đài sơn, Minh-Văn còn kể thêm: "Cổ thời trên đỉnh núi chỉ có Thiên-đài thờ vua Đế Minh, vua Kinh-Dương. Đến thời Đông-Hán, một tướng của vua Bà tên Đào Hiển-Hiệu được lệnh rút khỏi Trường-sa. Khi rút tới Quế dương ông cùng nghìn quân lên Thiên-đài lễ, nghe người giữ đền kể sự tích xưa. Ông cùng quân sĩ nhất định tử chiến, khiến Lưu Long thiệt mấy vạn người mới chiếm đươc núi. Về đời Đường để xóa vết tích Việt-Hoa cùng Nam Bắc, các quan được sai sang đô hộ Lĩnh-Nam mới cho xây chùa tại đây." Tôi biết vua Bà là vua Trưng, còn tướng Ðào Hiển-Hiệu là em con chú của Bắc-bình vương Ðào Kỳ. Ngài Ðào Kỳ lĩnh chức Ðại Tư-mã thời vua Trưng. Còn tướng Ðào Hiển-Hiệu tước phong quốc công, giữ chức Hổ-nha đại tướng quân. Nữ tướng Hoàng Thiều-Hoa chỉ huy trận rút lui khỏi Trường-sa, hồ Ðộng-đình, đã sai Hiển-Hiệu đi cản hậu, đóng nút chặn ở Thiên-đài, đợi quân Lĩnh-Nam rút hết, sẽ rút sau. Nhưng Hiển-Hiệu cùng chư quân lên núi thấy di tích thời Quốc-tổ, Quốc-mẫu, đã không chịu lui quân, tử chiến, khiến quân Hán chết không biết bao nhiêu mà kể tại đây. Ngoài cổng chùa có hai đôi câu đối: Thoát thân Nam thành xưng sư tổ, Thọ pháp Tây-thiên diễn Phật- kinh. Hai câu này ngụ ý ca tụng Thái-tử Tất-Ðạt-Ða đang đêm ra khỏi thành đi tìm lẽ giải thoát sau đó đắc pháp ở Tây-thiên, đi giảng kinh. Tam bảo linh ứng, phong điều vũ thuận, Phật công hiển hách quốc thái an dân. Hai câu này là ngụ ý nói: Tam bảo linh thiêng, khiến cho mưa thuận, gió hòa đó là công lao của nhà Phật khiến quốc thái dân an. Nơi có dấu vết Thiên-đài, còn đôi câu đối khắc vào đá: Thiên-đài đại đại phân Nam, Bắc. Lĩnh địa niên niên dữ Việt-thường. Nghĩa là: Từ sau vụ vua Minh tế cáo ở đây, đài thành Thiên-đài, biết bao đời phân ra Nam, Bắc. Núi Ngũ-lĩnh năm này qua năm khác với giòng giống Việt-thường. Chỗ miếu thờ của Ðào Hiển-Hiệu có đôi câu đối: Nhất kiếm Nam-hồ kinh Vũ-đế, Thiên đao Bắc-lĩnh trấn Lưu Long. Nghĩa là: Một kiếm đánh trận ở phía Nam hồ Ðộng-đình làm kinh tâm vua Quang-Vũ nhà Hán. Ý chỉ nữ tướng Phật-Nguyệt đánh bại Mã Viện ở phía Nam hồ Ðộng-đình. Một nghìn tay đao do Hiển-Hiệu thủ ở Bắc núi Ngũ-lĩnh trấn Lưu Long. Kết luận: "Như vậy việc vua Minh tế cáo trời đất là có thật. Vì có Thiên-đài nên thời Lĩnh-Nam mới có trận hồ Động-đình. Hai sự kiện đó chứng tỏ lãnh địa thời vua Trưng cũng như Văn-Lang xưa qủa tới Ngũ-lĩnh, hồ Động-đình." 3. Cánh đồng Tương Nhắc lại: Có hai huyền sử nói về cánh đồng Tương. - Một là Quốc-tổ dẫn năm mươi con xuống biển, Quốc-mẫu dẫn năm mươi con lên núi, mỗi năm tái hội nhau trên cánh đồng Tương một lần. - Hai là Quốc-tổ, Quốc-mẫu truyền các hoàng tử đi khắp bốn phương quy dân lập ấp, mỗi năm hội tại cánh đồng Tương một lần. Tôi đoán: Cả hai vị Quốc-tổ Kinh Dương, Lạc-Long sau khi kết hôn đều đem Quốc-mẫu lên núi Tam-sơn trên hồ Ðộng-đình hưởng thanh phúc ba năm. Vậy thì cánh đồng Tương sẽ gần đâu đó trên hồ Ðộng-đình. Phía Nam hồ Ðộng-đình là sông Tương-giang, chảy theo hướng Nam-Bắc dài 811 km, lưu vực tới 92500km2, chẻ đôi tỉnh Hồ-nam với Quảng-tây. Vậy cánh đồng Tương sẽ nằm trong lưu vực Tương giang. Tôi thuê thuyền đi từ cảng Dương-lâm nơi xuất phát ra Tương-giang là hồ Động-đình, xuống Nam, qua Tương-âm, tôi dừng lại, nghiên cứu địa thế cùng thăm chùa Bạch-mã. Đây là địa phận quận Ích dương.Vô tình tôi tìm ra một nhánh sông Âu-giang và một cái hồ rất lớn, vào mùa nước lớn rộng tới 4-5 mẫu, vào mùa nước cạn chỉ còn 2-3 mẫu mà thôi. Suốt lộ trình từ hồ Động-đình trở xuống, trên cửa sông Tương cũng như hai bên bờ chim Âu bay lượn khắp nơi. Đặc biệt trên Âu-giang, Âu-hồ, giống chim này càng nhiều vô kể. Từ Âu-giang, tôi trở lại sông Tương, xuôi tới Trường-sa thủ phủ của Hồ-nam rồi tới các quận lỵ Tương-đàm, Chu-châu, Hành dương, Quế dương. Không khó nhọc tôi tìm ra: "Cánh đồng Tương, tức là vùng trũng phía Tây-ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động-đình, Nguyên-giang. Phía Nam là Linh-lăng, Hành-giang. Phía Tây là vùng Chiêu dương, Lãnh-thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương-giang, Nguyên-giang, Liên-thủy, Thạch-khê-thủy" Sau khi tìm ra cánh đồng Tương, Thiên-đài, cùng những đàn chim âu, tôi giải đoán như thế này: "Quốc-tổ Lạc Long kết hôn với công chúa con Đế-Lai, hẳn công chúa cũng có tên. Nhưng vì lâu ngày người ta không nhớ được tên ngài, nên đã lấy con chim Âu, rất hiền hòa, xinh đẹp ở vùng hồ Động-đình, Tương-giang mà gọi là Âu-Cơ (Cơ là vợ vua). Vì người ta gọi Quốc-mẫu là Âu-Cơ, thì họ nghĩ ngay đến Quốc-mẫu sinh đẻ. Khi chim Âu đẻ thì phải đẻ ra trứng. Còn con số một trăm, là con số triết học Việt-Hoa dùng để chỉ tất cả. Như trăm bệnh là tất cả các bệnh, trăm họ là toàn dân. Trăm con có nghĩa là tất cả dân ttrong nước đều là con Quốc-mẫu." Kết luận: "Đã có cánh đồng Tương, thì chuyện Quốc-tổ, Quốc-mẫu hẹn mỗi năm hội tại đây một lần là có. Khi sự kiện có núi Ngũ-lĩnh, có Thiên-đài. Nay chứng cớ được kiểm điểm, thì lãnh địa của tộc Việt xưa quả tới hồ Động-đình." 4. Hồ Ðộng-đình và Tam-sơn Hồ Động-đình nằm ở phía Nam sông Trường-giang. Hồ được coi như nơi phát tích ra tộc Việt. Địa khu Bắc sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-bắc, tức đất Kinh-châu thuở xưa. Địa khu phía Nam sông Trường-giang được gọi là tỉnh Hồ-nam. Hồ Động-đình nằm trong tỉnh Hồ-nam. Hồ thông với sông Trường-giang bằng hai con sông. Cho nên người ta coi hồ như nơi chứa nước sông Trường-giang, rồi đổ vào Tương-giang. Trên Bắc-ngạn hồ có núi Tam-sơn. Tôi đã lên đây ba lần. Tương truyền các các nữ tướng thời vua Trưng như Trưng-Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan đánh chiếm Trường-sa vào ngày đầu năm, vì vậy tôi cũng tới đây vào dịp này để thấy rõ phong cảnh, rồi tả trận đánh trong bộ Cẩm-khê-di-hận (6). Hồ rộng 3915 cây số vuông, độ sâu về mùa cạn là 38,5 mét, về mùa nước lớn là 39,20 mét. Tra trong chính sử thì quả hồ Động-đình thuộc lãnh địa Văn-Lang. Như trên đã nói, triều đại Thần-Nông Bắc đến đời vua Du-Võng thì mất vào năm 2696 trước Tây-lịch, chuyển sang thời đại Hoàng-Đế. Sử gia Trung-Quốc cho rằng Hoàng-Đế là tổ lập quốc. Nói theo triết học Tây phương thì vua Du-Võng gốc từ Thần-Nông thuộc nông nghiệp cư trú trong vùng đồng bằng ở phương Nam lấy hỏa làm biểu hiệu nên còn gọi là Viêm-đế. Còn vua Hoàng-đế gốc ở dân du mục, săn bắn, từ phương Bắc xuống. Dân du mục nghèo, nhưng giỏi chinh chiến. Dân nông nhiệp giàu nhưng không giỏi võ bị nên bị thuạ Bộ Sử-ký của Tư-mã-Thiên, quyển 1, Ngũ-đế bản kỷ chép rằng: "...Thời vua Hoàng-đế, họ Thần-Nông (Bắc) đã suy, chư hầu chém giết lẫn nhau, khiến trăm họ khốn khổ vô cùng. Triều Thần-Nông không đủ khả năng chinh phục. Vua Hiên-Viên Hoàng-Đế thao luyện can qua, chinh phục những chư hầu hung ác. Vì vậy các nơi theo về rất đông. Trong các chư hầu thì Suy-Vưu mạnh nhất. Vua Du-Võng triều Thần-Nông định đem quân xâm lăng chư hầu, nhưng chư hầu chỉ tuân lệnh Hoàng-Đế. Vua Hoàng-Đế tu sửa đức độ, luyện tập binh mã, vỗ về trăm họ, giúp đỡ bốn phương, luyện tập thú dữ rồi đại chiến với vua Du-Võng ở Bản-tuyền, thành công. Suy-Vưu làm lọan, không tuân đế hiệu. Hoàng-Đế triệu tập chư hầu cùng Suy-Vưu đại chiến ở Trác-lộc, bắt sống Suy Vưu. Chư hầu tôn ngài làm Thiên-tử thay họ Thần-Nông. Trong thiên hạ nơi nào không thuận vua Hoàng-Đế đem quân chinh phục. Lãnh thổ của Hoàng-Đế, Đông tới biển, vùng núi Hoàn-sơn, Đại-tông. Phía Tây tới núi Không-động, Kê-đầụ Nam tới Giang, Hùng, Tương... "(7) Sông Giang đây tức là sông Trường-giang, Hùng đây tức là Hùng-nhĩ-sơn, Tương là Tương-sơn. Bùi Nhân đời Tống lập giải Sử-ký nói rằng Tương-sơn thuộc Trường-sa. Kết luận: "Từ chính sử, huyền-sử đều cho biết lĩnh địa Văn-lang tới hồ Động-đình. Khi vua Hoàng-Đế dứt triều Thần-Nông Bắc, thì triều Thần-Nông Nam tức họ Hồng-bàng còn kéo dài đến 2439 năm nữa. Lãnh thổ Trung-quốc thời Hoàng-Đế cũng chỉ tới sông Trường-giang. Phía Nam bao gồm Trường-sa, hồ Động-đình vẫn thuộc Văn-lang." Khi chính sử ghi chép như vậy thì việc Quốc-tổ, Quốc-mẫu với hồ Ðộng-đình, núi Tam-sơn không còn là huyền thoại nữa. Vậy chuyện các ngài lên núi hưởng thanh phúc nên ghi vào chính sử. 5. Biên giới lĩnh địa tộc Việt thế kỷ 2 trước Tây lịch Sử Hán là bộ Sử-ký của Tư-mã Thiên. Sử Việt như bộ Ðại-Việt sử ký toàn thư, Khâm-định Việt-sử thông giám cương mục, đều ghi rằng vào thế kỷ thứ nhì trước Tây-lịch, thời Triệu Ðà cai trị lĩnh địa tộc Việt, biên giới vẫn còn ở vùng Trường-sa, hồ Ðộng-đình. Sử Hán, sử Việt đều chép chi tiết giống nhau về vụ Triệu Ðà lập quốc ở lãnh thổ Lĩnh-Nam. Tần Thủy- Hoàng sai Ðồ Thư mang quân sang đánh Âu-lạc, chiếm được vùng đất phía Bắc, lập làm ba quận: - Nam-hải (Quảng-đông và một phần Phúc-kiến), - Quế-lâm (Quảng-tây, Hồ-nam và một phần Quí châu), - Tượng-quận (Vân-nam và một phần Quý-châu). Vua An Dương sai Trung-tín hầu Vũ Bảo-Trung và Cao-cảnh hầu Cao Nỗ đem quân chống, giết được Ðồ Thư và tiêu diệt nữa triệu quân Tần. Tuy vậy vua An Dương cũng không chiếm lại vùng đất đã mất. Sau nhân thời thế loạn lạc, một viên quan Tần là Triệu Đà trấn vùng Nam-hải, đem quân chiếm vùng Tượng-quận, Quế-lâm, rồi dùng gián điệp trong vụ án Mỵ-Châu, Trọng-Thủy mà chiếm được Âu-lạc lập ra nước Nam-Việt. Lãnh thổ nước Nam-Việt bao gồm những vùng nào ? Không một sử gia nào chép rõ ràng. Nhưng cứ những sự kiện lẻ tẻ, ta cũng có thể biết rằng lãnh địa Nam-Việt là lãnh địa thời Văn-lang. Trong khi Triệu Đà lập nghiệp ở phương Nam, thì cuộc nội chiến ở phương Bắc chấm dứt. Hạng Vũ, Lưu Bang diệt Tần, rồi Lưu Bang thắng Hạng Vũ lập ra nhà Hán. Lưu Bang lên ngôi vua sai Lục Giả sang phong chức tước cho Triệu Đà. Đúng ra Triệu Đà cũng không chịu thần phục nhà Hán, nhưng họ hàng thân thuộc, mồ mả của Triệu Đà đều ở vùng Chân-định. Đà sợ nhà Hán tru diệt họ hàng, cùng đào mồ cuốc mả tổ tiên lên mà phải lùi bước. Năm 183 trước Tây-lịch, Cao-tổ nhà hán là Lưu Bang chết, Lã-hậu chuyên quyền cấm bán hạt giống, thú vật cái, kim khí sang Nam-Việt. Triệu Đà không thần phục nhà Hán, rồi đem quân đánh Trường-sa, Nam-quận. Kết luận: "Trường-sa là quận biên cương của Hán. Vậy ít nhất lãnh thổ Nam-Việt, Bắc tới Trường-sa. Nam quận là quận ở phía Bắc sông Trường-giang. Mà Nam-quận là quận biên cương Hán, thì biên giới Nam-Việt ít nhất tới Nam-ngạn sông Trường-giang" 6. Lĩnh địa thời vua Trưng 6.1. Vua Bà của Trung-quốc là vua Trưng Trong những năm 1978-1979 khi dẫn phái đoàn Ủy-ban y học Pháp-Hoa (CMFC) đi trao đổi tại các tỉnh cực Nam Trung-Quốc như Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-nam, Quý-châu và Tứ-xuyên... tôi thấy khắp các tỉnh này, không ít thì nhiều đều có đạo thờ vua Bà. Nhưng tôi không tìm được tiểu sử vua Bà ra sao. Ngay những cán bộ Trung-quốc ở địa phương, họ luôn đề cao vua Bà, mà họ cũng chỉ biết lờ mờ vua Bà là người nổi lên chống tham quan. Khắp năm tỉnh, tôi ghi chú được hơn trăm đền, miếu thờ những tướng lĩnh thời vua Bà. Bấy giờ tôi lại tìm thấy ở Hồ-nam, nhiều di tích về đạo thờ vua Bà hơn. Tại thư viện bảo tồn di tích cổ , tôi tìm thấy một cuốn phổ rất cổ, soạn vào thế kỷ thứ tám chép sự tích nữ vương Phật Nguyệt như sau: "Ngày xưa, Ngọc-hoàng Thượng-đế ngự trên điện Linh-tiêu, có hai công chúa đứng hầu. Vì sơ ý hai công chúa đánh vỡ chén ngọc. Ngọc-hoàng Thượng-đế nổi giận đầy hai công chúa xuống hạ giới. Hai công chúa đi đầu thai được mấy ngày thì Tiên-lại giữ sổ tiên-giới tâu rằng có 162 tiên đầu thai xuống theo hai công chúa. Ngọc-hoàng Thượng-đế sợ công chúa làm loạn ở hạ giới, ngài mới truyền Thanh-y đồng tử đầu thai để theo dẹp loạn. Thanh-y đồng tử sợ địch không lại hai công chúa, có ý ngần ngừ không dám đi. Ngọc-hoàng Thượng-đế truyền Nhị thập bát tú đầu thai theo. Thanh-y đồng tử sau là vua Quang Vũ nhà Hán. Nhị thập bát tú đầu thai thành hai mươi tám vị văn thần võ tướng đời Ðông-Hán." Còn hai công chúa đầu thai xuống quận Giao-chỉ, vào nhà họ Trưng. Chị là Trắc, em là Nhị. Lúc Trưng Trắc sinh ra có hương thơm đầy nhà, thông minh quán chúng, có sức mạnh bạt sơn cử đỉnh, được gả cho Ðặng Thi-Sách. Thi-Sách làm phản, bị Thái-thú Tô Ðịnh giết chết. Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa, được 162 anh hùng các nơi nổi lên giúp sức, nên chỉ trong một tháng chiếm hết sáu quận của Trung-quốc ở phía Nam sông Trường-giang: Cửu-chân, Nhật-nam, Giao-chỉ, Quế-lâm, Tượng-quận, Nam-hảị Chư tướng tôn Trưng Trắc lên làm vua, thường gọi là vua Bà. Quang-Vũ nhà Hán sai Phục-ba tướng quân Tân-tức hầu Mã Viện. Long-nhượng tướng quân Thận-hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng-đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga-mi, một tay nhổ núi Thái-sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường-giang, hồ Ðộng-đình, oán khí bốc lên tới trời. Ngọc-hoàng Thượng-đế sai thiên-binh, thiên-tướng trợ chiến cũng bị bại. Ngài phải sai thần Du Liệt sang Tây phương cầu cứu Phật Như Lai. Ðức Phật sai mười tám vị Kim-cương, ba ngàn La-hán trợ chiến cũng bị bại. Cuối cùng ngài truyền Quán Thế Âm bồ tát tham chiến. Nữ vương Phật-Nguyệt với Quan-Âm đấu phép ba ngày ba đêm, bất phân thắng bại. Sau Quán Thế Âm thuyết pháp nữ vương Phật Nguyệt giác ngộ, bỏ đi tu. Ta nhân ngày lành, viết lại chuyện xưa, xin dâng đôi câu đối: Tích trù Ðộng-đình uy trấn Hán, Phương lưu thanh sử lực phù Trưng (Một trận Ðộng-đình uy trấn Hán Tên còn trong sử sức phù Trưng). Bỏ ra ngoài những huyền hoặc về Nữ-vương Phật-Nguyệt, tài liệu chứng minh: Đạo thờ vua Bà tại năm tỉnh Nam Trung-quốc là di tích của lòng tôn kính thờ anh hùng dân tộc của tộc Việt trên lãnh thổ cũ của người Việt còn sót lại. Vua Bà mà người Trung-hoa thờ như một thứ tôn giáo, chính là vua Trưng. Kết luận: "Khi đã có nữ tướng Phật Nguyệt đánh trận Trường-sa, hồ Động-đình. Mà có trận hồ Động-đình thì lãnh thổ thời Lĩnh-Nam, phía Bắc quả tới phía Nam sông Trường-giang." 6.2. Quả có trận Trường-sa, hồ Ðộng-đình năm 39 sau Tây-lịch Huyền sử (những cuốn phổ) nói rằng khi bà Trưng Nhị cùng các tướng Trần Năng, Phật Nguyệt, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường đánh Trường-sa vào đầu năm Kỷ-Hợi (39 sau Tây-lịch). Trong trận đánh này, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tử trận, được mai táng ở ghềnh sông Thẩm-giang (8). Thẩm-giang chính là đọan sông ngắn ở Bắc, tiếp nối với hồ Động-đình. Một cuốn phổ khác, chép vào thời Nguyễn nói rằng: Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê khi qua đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu-Lan. Năm 1980 tôi đến đây tìm hiểu. Không khó nhọc tôi tìm ra trong cuốn địa phương chí, do sở du lịch Trường-sa cấp, một đoạn chép: "Miếu thờ liệt nữ Trần Thiếu-Lan ở đầu sông Tương. Hồi cách mạng văn hóa bị phá hủy. Tượng đồng bị nấu ra. Vệ binh đỏ phá luôn cả bia đá." Tôi tìm tới nơi, thì miếu chỉ còn lại cái nền bằng đá ong, mộ vẫn còn. (9) Kết luận: "Thời Lĩnh-Nam quả có việc Trưng Nhị, Trần Năng, Hồ Đề, Trần Thiếu-Lan, Lại Thế-Cường đánh trận Trường-sa. Trong trận, nữ tướng Trần Thiếu-Lan tuẫn quốc. Khi có trận đánh này, thì lãnh địa thời Lĩnh-Nam quả gồm có hồ Trường-sa, hồ Động-đình." 6.3. Quả có trận Bồ-lăng, năm 42 sau Tây-lịch Huyền sử kể rằng: ba tướng họ Đào là Chiêu-Hiển, Đô Thống và Tam-Lang được vua Trưng trao cho trấn tại Tượng-quận (Vân-nam). Nhưng vì quân ít, thế cô, ba ông không chống lại với quân Hán, do Vương Bá chỉ huy. Ba ông đã tự tận. Hiện tại đền thờ của ba ông có đôi câu đối: Tượng-quận dương uy nhiêu tướng lược, Bồ-lăng tuẫn tiết tận thần trung. Nghĩa là: Trận Tượng-quận dương oai, rõ tài tướng giỏị Bến Bồ-lăng tuẫn tiết, tỏ ra thần trung. Hầu hết các sử gia đều cho rằng: Bồ-lăng tức là bến Bồ-đề, ngoại ô Thăng-long. Vả lãnh thổ Việt-Nam hồi đó đâu có rộng vậy? Tôi không tin lý luận này. Tôi quyết có trận Tượng-quận. Vì sao? Vì ba ngài chiến đấu tại Tượng-quận, khi Tượng-quận thất thủ, tuẫn tiết thì tuẫn tiết tại chỗ, có đâu rút từ Tượng-quận về tới Long-biên (Hà-nội) trải mấy nghìn cây số, rồi mới tự tử? Vả cái tên bến Bồ-đề mới xuất hiện vào năm 1427-1428 khi vua Lê Thái-tổ vây Đông-đô (Thăng-long). Vì vậy, trong dịp hè năm 1982, tôi cầm đầu phái đoàn CMFC sang Vân-Nam, Trung-quốc, để nghiên cứu về một giống trà có khả năng trị tuyệt chứng Cholestérol, Triglycéride... Lợi dụng dịp nhầy, tôi quyết tìm cho ra sự thực. Thế là phái đoàn dùng tầu đi từ Độ-khẩu theo Kim-sa-giang (Trường-giang) qua Nam-khê, Giang-tân, Trùng-khánh, tới ngã ba sông Ô-giang, Trường-giang thì gặp bến Bồ-lăng. Tại đây tôi được sở du-lịch chỉ cho xem miếu thờ ba vị thần, tướng của vua Bà. Nhưng họ không biết tên vua Bà cùng ba vị tướng. Cả vùng này có đạo thờ vua Bà (lên đồng). Hồi trước 1949 rất thịnh. Sau cách mạng Văn-hóa (1965-1967) miếu được cấp cho dân chúng ở. Hỏi hướng dẫn viên du lịch về vua Bà, họ chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán. Tôi đến thăm miếu. Miếu khá lớn, chủ hộ ở trong miếu trước đây là cán bộ Văn-hóa Bồ-lăng. Trước miếu có nhiều câu đối, nay chỉ còn lại có ba. Ông chủ hộ khoe rằng để bảo tồn di tích văn hóa, hằng năm ông phải mua sơn tô chữ cho khỏi mất: Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi, Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết... can vân. Nghĩa là: Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâụ Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận, khí tiết ngút từng mây. Tôi xin vào trong miếu xem, thì bệ thờ nay là nơi vợ chồng ông nằm ngủ. Hai bên bệ cũng có đôi câu đối Giang-thượng tam anh phù nữ chúa, Bồ-lăng bách tộc khốc thần trung. Nghĩa là: Trên sông Trường-giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúạ Tại bến Bồ-lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành. Ông chủ hộ thì cho rằng bách tộc là toàn dân Trung-quốc. Tôi giảng cho ông nghe về sự tích trăm con của Quốc-tổ, Quốc-mẫu. Vì vậy chữ bách tộc đây để chỉ người Việt. Ông thích lắm. Ông chỉ vào khoảng trống của hai cái cột thuật rằng trước kia cũng có đôi câu đối, nhưng bị vạc mất. Ông đề nghị tôi làm một đôi khác thay thế. Tôi nhờ hướng dẫn viên du lịch mua giùm hai hộp sơn. Một hộp sơn đỏ loại láng và một hộp loại thiếp vàng. Ông với tôi sơn cột mầu đỏ. Chiều hôm đó sơn đỏ khô, tôi trở lại viết bằng sơn thiếp vàng đôi câu đối có sẵn tại đền thờ ba ngài ở thôn Ngọc-động, huyện Gia-lâm, Hà-nội: Tái Bắc tức chinh trần, công cao trục Định, Bồ-lăng dương nộ lãng, nghĩa trọng phù Trưng. Nghĩa là: Ải Bắc yêu gió bụi can qua, công cao đuổi Tô Định. Bồ-lăng nổi bao đào, nghĩa nặng phù vua Trưng. Kết luận: Như vậy thì quả có trận Tượng-quận. Mà có trận Tượng-quận thì biên giới Lĩnh-Nam hồi ấy giáp Ba-Thục, tức Tứ-xuyên ngày nay. 7. Nghiên cứu những khai quật Vào những năm 1964-1965, giáo sư luật khoa Vũ Văn Mẫu đang sọan thảo tài liệu về cổ luật Việt-Nam. Người giúp giáo sư Mẫu đọc sách cổ là Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác. Cụ Giác tuy thông kinh điển, thư tịch cổ, nhưng lại không biết ngoại ngữ, cùng phương pháp phân tích, tổng hợp Tây-phương. Cụ giới thiệu tôi với giáo sư Mẫu. Tôi đã giúp giáo sư Mẫu đọc, soạn các thư tịch liên quan đến cổ luật. Chính vì vậy tập tài liệu "Cổ-luật Việt Nam và tư pháp sử" có chương mở đầu "Liên hệ giữa nguồn gốc dân tộc và Cổ luật Việt-Nam" (10). Bấy giờ tôi còn trẻ, không đủ tài liệu khai quật của Trung-Quốc, của Bắc Việt-Nam, và bấy giờ những lý thuyết về ADN chưa có hệ thống, nên có nhiều chi tiết sai lầm. Hôm nay đây, tôi xin lỗi anh linh Hoàng-triều tiến-sĩ Nguyễn Sỹ-Giác, anh linh giáo sư Vũ Văn-Mẫu. Tôi xin lỗi các vị đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi các sinh-viên về những sai lầm đó. Triều đại Hồng-Bàng thành lập từ năm 2879 năm trước Tây-lịch, tương đương với thời đại đồ đá mài (le néolithique), tức cuối thời đại văn-hóa Bắc-sơn (11). Trong những khai quật về thời đại này tại Bắc-Việt, Đông Vân-Nam, Quảng-Đông, Hồ-Nam, người ta đều tìm được những chiếc rìu thiết diện hình trái soan, trong khi tại Nhật, Bắc Trường-giang chỉ tìm được lọai rìu thiết diện hình chữ nhật, chứng tỏ vào thời đó có một thứ văn hóa tộc Việt giống nhau. Sang thời đại văn-hóa Đông-sơn (12) hay đồ đồng (âge de bronze). Trong thời gian này đã tìm được trống đồng Đông-sơn trên bờ sông Mã (Thanh hóa). Sự thật trống đồng đã tìm thấy ở toàn bộ các tỉnh Nam Trường-giang như Hồ-nam, Quý-châu,Vân-nam, Quảng-đông, Quảng-tây, Nam dương, Lào (13), Bắc và Trung-Việt. Nhưng ở Nam dương, Lào rất ít. Nhiều nhất ở Bắc-Việt, rồi tới Vân-nam, Lưỡng-quảng. Phân tích thành phần gần như giống nhau Ðồng 53%, Thíếc 15-16%, Chì 17-19%, Sắt 4%. Một ít vàng bạc. Khảo về y-phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ, qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất sau Tây-lịch, tôi thấy trong các vùng Nam Trường giang cho đến Trung Bắc-Việt, cùng Lào, Thái đều giống nhau. Bây giờ dùng hệ thống ADN kiểm những bộ xương, kiểm máu người sống, chúng tôi đã biện biệt được sự khác biệt vào thời Việt, Hoa lập quốc. Kết luận: "Tộc Việt quả có lĩnh địa Bắc tới hồ Ðộng-đình, Tây tới Tứ-xuyên như cổ sử nói" 8. Tổng kết Sáu vấn đề tôi nêu ra ở trên, rồi đi tìm, tất cả đều còn đầy đủ di tích. Như vậy: Biên giới cổ của nước Việt-Nam, với các triều đại Hồng-bàng, Âu-lạc, Lĩnh-Nam phía Bắc quả tới hồ Ðộng-đình, phía Tây giáp Tứ-xuyên. V. KẾT LUẬN Thưa Quý-vị Quý-vị đã cùng tôi đi vào những chi tiết từ huyền thoại, huyền sử, cổ sử, cùng triết học, cho tới tin học, y học để tìm về nguồn gốc dân tộc Việt-Nam, về biên giới cổ của tộc Việt. Trong chính sử Trung-quốc, Việt-Nam đều ghi rõ ràng nguồn gốc tộc Việt, nhưng cái nguồn gốc đó căn cứ vào cổ thư của người Trung-hoa, nên hoàn toàn sai lạc. Bởi cổ thư cho rằng người Trung-hoa tự sinh ra, rằng người Việt chẳng qua do những người Trung-hoa di chuyển xuống lưu ngụ. Sự thực nhờ hệ thống ADN, chúng ta biết rằng chính những người ở châu Phi đến Đông Nam-á trước, rồi di chuyển lên Hoa-Nam. Tại Hoa-Nam giống người này lại hợp với giống người từ châu Phi sang châu Âu, rồi từ châu Âu vào Trung-á, hợp với người ở Hoa-Nam mà thành tộc Hán. Nhưng ngược lại, do cổ thư Trung, Việt, hay do ADN, chúng ta cũng biết rất rõ biên cương nước Việt thời mới lập quốc. Hồi thơ ấu, tôi sống bên cạnh những nhà Nho, chỉ đọc sách chữ Hán của người Hoa, người Việt viết. Mà những sách này đều chép rằng tộc Việt gồm có trăm họ khác nhau, mang tên Bách-Việt. Những tên Âu-Việt, Lạc-Việt, Đông-Việt, Nam-Việt, Việt-Thường đều thuộc Bách-Việt cả. Cái tên trăm họ hay trăm Việt (Bách-Việt) phát xuất từ huyền thọai vua Lạc-Long sinh ra trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, tất cả, chứ không hoàn toàn là con số như ta tưởng ngày nay (14). Các vị cổ học, học cổ sử, rồi coi lĩnh địa tộc Việt bao gồm phía Nam sông Trường-giang lấy mốc là hồ Động-đình với sông Tương, núi Ngũ-lĩnh là đương nhiên. Chính hồi nhỏ, khi học tại trường Pháp, vào thời kỳ 13-14 tuổi, tôi chỉ được học vài trang ngắn ngủi về nguồn gốc tộc Việt, trong khi đó gia đình cho tôi đọc mấy bộ sử dài hàng mấy chục nghìn trang của Hoa, của Việt (Nếu dịch sang chữ Việt số trang gấp bốn, sang Pháp, Anh văn số trang gấp năm sáu). Chính tôi cũng nhìn nguồn gốc tộc Việt, lĩnh thổ tộc Việt tương tự như các nhà cổ học. Nay tôi mới chứng minh được. Phải chờ cho đến khi tôi ra trường (1964). Bấy giờ giáo sư Vũ Văn-Mẫu thạc-sĩ luật khoa nhờ Hoàng triều tiến-sỹ Nguyễn Sỹ-Giác sưu tầm tài liệu cổ luật. Cụ Giác học theo lối cổ, không biết những phương pháp quy nạp, tổng hợp nên giới thiệu giáo sư Mẫu với tôi. Ngay từ lần đầu gặp nhau, mà một già, một trẻ đã có hai cái nhìn khác biệt. Giáo sư Mẫu trên 50 tuổi mà lại có một cái nhìn rất trẻ, tôi mới có 25 tuổi lại có cái nhìn rất già về nguồn gốc tộc Việt. Qua cuộc trao đổi sơ khởi, bấy giờ tôi mới biết có rất nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc dân tộc Việt, mà các tác giả thiếu cái học sâu xa về cổ học Hoa-Việt đưa ra. Vì vậy tôi đã sưu tầm tất cả những gì trong thư tịch cổ, giúp giáo sư Mẫu đem viết thành tài liệu giảng dạy. Nhưng sự sưu tầm đó không đầy đủ, vì chỉ căn cứ trên thư tịch cổ. Nay tôi mới biết có quá nhiều sai lầm, tôi xin lỗi các đồng nghiệp hiện diện, xin lỗi Quý-vị. Hồi bấy giờ tôi sống ở Sài-gòn, thuộc Việt-Nam cộng-hòa đang là nước chống Cộng, nên tôi không thể sang Trung-Quốc, cũng như về Bắc tìm kiếm thêm tài liệu. Phải chờ đến năm 1976 làm việc cho CMFC, hàng năm dẫn các đồng nghiệp sang Trung-Quốc nghiên cứu, trao đổi y học, tôi mới có dịp tìm kiếm lại di tích xưa trong thư viện, trong bảo tàng viện, trên bia đá cùng miếu mạo, đền chùa và nhất là đến tại chỗ nghiên cứu. Gần đây nhờ các đồng nghiệp dùng hệ thống ADN, tôi mới biện biệt được nguồn gốc tộc Việt, biên cương thời lập quốc của tộc Việt. Hôm nay tôi xin kết luận với các bạn rằng: - Người Trung-hoa không phải là con trời như những văn gia cổ của họ viết, dù ngày nay họ còn nghĩ như vậy. - Họ cũng không tự sinh ra, rồi tản đi tứ phương. - Không hề có việc người Trung-hoa trốn lạnh hay vì lý do chính trị di cư xuống vùng đất hoang, tạo thành nước Việt. - Trong lịch sử quả có một số người Trung-hoa di cư sang Việt-Nam sau những biến cố chính trị. Như ngày nay người Việt di cư đi sống khắp thế giới. - Lại càng không có việc người Việt gốc từ dòng giống Mã-lai như một vài người ngố ngếch đưa ra. - Theo sự nghiên cứu bắng hệ thống ADN, từ cổ, giống người Trung-hoa, do giống người từ Ðông Nam-á di lên. Những người Ðông Nam-á lại đến từ châu Phi qua ngả Nam-á vào thời gian hơn 20.000 năm trước. - Người châu Phi đến Bắc Trung-hoa do ngả Âu-châu rồi vào Trung-á, khoảng 15.000 năm. Rồi hai giống người này tạo thành tộc Hoa. - Tộc Việt sống rải rác từ phía Nam sông Trường-giang, xuống mãi vịnh Thái-lan. - Biên giới nước Việt thủa lập quốc gồm từ Nam sông Trường giang đến vịnh Thái-lan, Ðông tới biển. Tây tới Tứ-xuyên của Trung-quốc ngày nay. Ðến đây tôi xin phép các vị giáo sư, quý khách, các sinh viên cho tôi ngừng lờị. Xin hẹn lại quý vị đến tháng 11-92 tôi sẽ trình bày trước quý vị về nguồn gốc triết Việt. Trân trọng kính chào quý vị. Giáo-sư Trần Ðại-Sỹ, Giám đốc Trung-quốc sự vụ Tài liệu nghiên cứu chính: SÁCH CHỮ HÁN Tư Mã-Thiên, Sử ký, Trung-hoa thư cục Thượng-hải xuất bản 1959 Ban-Cố, Tiền Hán thư, Trung-hoa thư cục xuất bản 1959 Phạm Việp, Hậu Hán thư, Trung hoa thư cục xuất bản 1959. Hoài Nam Tử, quyển 18, Trùng Hoa thư cục Ðài Bắc xuất bản, 1959. Cố Dã-Vương, Ðịađư chí, Cẩm-chương thư cục xuất bản 1920. Trần Luân-Quýnh, Hải quốc kiến văn lục, cổ bản, thư viện Paris. Lê Quý-Ðôn, Phu-biên tạp lục, cổ bản của thư viện Paris. Lê Quý-Ðôn, Ðại-Việt thông sử, cổ bản của thư viện Paris. Phan huy-Ích, Lịch triều biến chương loại chí, cổ bản của thư viện Paris. Quốc-sử quán, Hoàng-Việt địa dư chí, bản của thư viện Paris. Quốc-sử quán, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, bản của thư viện Paris. Ðịa đồ xuất bản xã, Trung-hoa nhân dân cộng hòa quốc phân tỉnh địa đồ tập, Bắc-kinh 1974. Ðại học văn khoa Hồ-nam, Hồ-nam lịch đại khảo chứng 1980. Cùng rất nhiều tài liệu không tác giả, lưu trữ tại thư viện, bảo tàng viện Hồ-nam, Quý-châu, Quảng-đông, Quảng-tây, Vân-Nam. SÁCH CHỮ PHÁP Léonard Aurouseau La première conquête chinoise des pays anamites, BEFEO XXIII Claude Madrolle, Le Tonkin Ancien, BEFEO, XXXVII SÁCH CHỮ VIỆT Ðào Duy-Anh, Nguồn gốc dân tộc Việt-nam, Hà-nội 1946. HẾT
-
CHÚC MỪNG SINH NHẬT SƯ PHỤ THIÊN SỨ Chúc Thầy mạnh khỏe vạn sự an lành!
-
Hàng nghìn sinh viên Hồng Kông nghỉ học để phản đối Trung Quốc (Dân trí) - Hàng nghìn sinh viên tại Hồng Kông hôm nay đã bắt đầu tẩy chay các lớp học kéo dài 1 tuần để phản đối lập trường của Trung Quốc đối với cải cách bầu cử tại đặc khu hành chính này. >> Người Hồng Kông nổi giận vì Bắc Kinh áp đặt cải cách bầu cử Các sinh viên tham gia cuộc biểu tình bãi khóa tại Hồng Kông. Các sinh viên từ hơn 24 trường đại học và cao đẳng tại Hồng Kông tuyên bố sẽ tham gia chiến dịch bãi khóa kéo dài một tuần. Đây là sự mở đầu cho một cuộc biểu tình lớn hơn dự kiến diễn ra vào ngày 1/10 tới, do tổ chức ủng hộ dân chủ Occupy Central lên kế hoạch. Mở màn chiến dịch bãi khóa, hàng nghìn sinh viên đã tụ tập vào lúc 14 giờ ngày 22/9 giờ địa phương để tham gia một cuộc biểu tình ngồi trong khuôn viên Đại học Hồng Kông Trung Quốc tại Sha Tin, cách trung tâm Hồng Kông vài km về phía bắc. Hầu hết các sinh viên đều mặc áo phông và đeo duy băng màu vàng để ủng hộ dân chủ. Chiến dịch bãi khóa do các nhóm như Hiệp hội sinh viên và học bổng Hồng Kông tổ chức. Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ cũng có kế hoạch tổ chức hàng loạt cuộc tuần hành và các bài giảng công khai tại một công viên gần các tòa chính quyền trong tuần này. Đài phát thanh truyền hình Hồng Kông (RTHK) cho hay các sinh viên đã đứng bên ngoài các trường trung học vào sáng sớm nay để phát các dải duy băng màu vàng cho các học sinh và kêu gọi họ nghỉ học. Khoảng 400 học giả và các nhân viên không tham gia giảng dạy cũng vào cuộc để ủng hộ các sinh viên. Một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ lớn hơn dự kiến sẽ diễn ra trong tháng tới. Tổ chức Occupy Central đã cam kết sẽ tiến hành một cuộc biểu tình ngồi tại trung tâm hành chính Hồng Kông mà những người chỉ trích cảnh báo là có thể làm tê liệt khu vực. Vấn đề làm thế nào để Hồng Kông có thể lựa chọn lãnh đạo của đặc khu hành chính này đã gây chia rẽ trong những tháng gần đây, gây ra những cuộc biểu tình từ cả các nhóm ủng hộ dân chủ và ủng hộ Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc từng cam kết cho phép người Hồng Kông được bầu cử trực tiếp lãnh đạo đặc khu này vào năm 2017. Tuy nhiên, hồi tháng 8, Bắc Kinh lại nói rằng các cử tri chỉ được bầu chọn một lãnh đạo từ danh sách các ứng viên đã được Bắc Kinh chấp thuận. Các nhà hoạt động dân chủ nói rằng Trung Quốc làm vậy để lọa bỏ những ứng viên mà Bắc Kinh không thích. Các sinh viên biểu tình nói rằng quyết định của Bắc Kinh không mang tới sự dân chủ hơn cho Hồng Kông như đã hứa khi đặc khu này được Anh trao trả cho phía Trung Quốc vào năm 1997. An Bình Theo BBC
-
Nếu còn xương thì ngôi mộ không thể có tuổi 2000 năm được, chẳng có sự hợp lý tối thiểu nào cả. Chỉ vài trăm năm thì xương cũng không thể còn được trừ khi có ướp xác.
-
À do cô giáo biết đáp án rồi nên viết sai như vậy mà kết quả vẫn đúng vì hình chữ tứ giác có cạnh là 13, 17, 17, 19 cộng lại bằng 66 mà :lol:
-
Trích: THIÊN-VĂN LỊCH TOÁN tác giả: GS Nguyễn Hữu Quang Xin hỏi các giáo sư Sử học VN đoạn văn trong "Thuật dị ký 述異記" trong sách Thông-chí 通志 (2AL, Q II, Ngũ-đế-kỷ đệ-nhị, Chí #35, tr. 224) của sử-gia Trung-quốc Trịnh-Tiều 鄭樵 (1104-1162) có được coi là "cơ sở khoa học" không? và nếu không thì "cơ sở khoa học" trong lĩnh vực Lịch sử là gì?
-
KHÁM PHÁ NGÔI MỘ 6500 NĂM TRƯỚC CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HÀ NAM TRUNG QUỐC Hà Văn Thùy 31-07-2014 Tháng Năm 1987, các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện khu mộ cổ tại dốc Tây Thủy, thành phố Bộc Dương tỉnh Hà Nam. Khu mộ có 45 ngôi. Ngôi số 45 được khảo sát đặc biệt. Định tuổi bằng C14, ngôi mộ có niên đại khoảng 6500 năm (6460+/- 135), thuộc trung kỳ văn hóa Ngưỡng Thiều. Đầu mộ quay về hướng nam, chân phía bắc, phía đông là một con rồng ghép bằng vỏ sò, có móng vuốt, sống động như thật; phía tây của nó giống như một con hổ bằng vỏ sò, đầu lặng lẽ, uy nghi; phần bụng con hổ ghép bằng vỏ sò có hình giống hoa mai. Ngôi mộ số 45 có ba người tuẫn táng ở ba hướng Đông, Tây, Bắc, được chôn theo một độ xiên nhất định. Kiểm tra các bộ xương cho thấy những người tuẫn táng trong độ tuổi từ 12 tới 16, đầu của họ có dấu vết đâm, chứng tỏ là những cái chết không tự nhiên. Dưới chân mộ chủ có hình tam giác và hai ống xương chày trẻ em lấy từ ngôi mộ số 31. Mộ số 45 Sau khi phát hiện báu vật, Trung Quốc đã xây nhà bảo tàng lớn để giới thiệu khu mộ này. Ông Từ Thiều Sam, nhà phong thủy từng nghiên cứu ngôi mộ đưa ra nhận định sau: “1. Mộ Bộc Dương số 45 có hình thanh long bạch hổ và 28 địa điểm đồ hình tương ứng với đồ hìnhthanh long bạch hổ, (cho thấy) thanh long bạch hổ đồ của mộ Bộc Dương số 45 là tứ tượng đồ. Theo hình dạng và kích thước của thanh long bạch hổ trong mộ Bộc Dương 45 thấy bảy con số phù hợp vị trí có thể được xác định 28 địa điểm đã được thiết lập tại thời điểm chôn cất. Xa nhất về phương nam theo hướng tý ngọ (Bắc Nam) của mộ 45 là mộ số 31. Chủ nhân mộ số 31 ở phía cực nam là một đồng nữ, là thần Hạ chí. Ba nạn nhân hiến tế trong mộ 45 thì một là biểu tượng của thần Xuân phân (phía Đông, đồng nam), thần Thu phân (phía Tây, đồng nữ) và thần Đông chí (Bắc, đồng nam). Tại đây chu kỳ mùa được hoàn tất. Người xưa đã có một niềm tin văn hóa rất đầy đủ: Đông, Xuân là dương, được biểu thị bằng đồng nam; Hạ, Thu là âm được biểu thị bởi đồng nữ. Thứ ba, trong phần bụng con hổ bằng vỏ sò ở ngôi mộ số 45, có một loạt các vỏ sò nằm rải rác. Đống này nằm trong bụng của con hổ bằng vỏ sò, đồ hình ngọn lửa trong bụng con hổ chỉ nhằm để khẳng định lẫn nhau. Trong đồ án của ngôi mộ 45 với mô hình đồ án đối chiếu, chúng phản ánh chính xác cùng một nội dung, hình ảnh là một “bản đồ sao” (tinh đồ). Trong bụng hổ là mặt trời hình hoa mai, theo thông lệ là ngày Xuân phân. Khái quát, ngôi mộ được sắp xếp theo tượng sao lúc hoàng hôn ngày Xuân phân. Đo bằng con số ngôi mộ có sẵn BP’P = B’P’P = 24 ° 00 ‘. Thứ hai, những vỏ sò trong bụng con hổ có hình hoa mai là mặt trời, theo tiền lệ đó là quỹ đạo của sao vào ngày Xuân phân. Đêm quan sát sao Bắc Dẩu, ngày dựng tiêu. Dưới chân chủ nhân ngôi mộ số 45 có hình tam giác nhỏ và hai xương chày trẻ em. Xương chày như cán của chòm Bắc Đẩu. Bắc Đẩu được người xưa dùng trong chiêm tinh học. Đêm quan sát Bắc Đẩu, ngày dựng tiêu đo bóng. Phương pháp cắm tiêu đo hình cổ nhất là người xưa thông qua bóng trên cơ thể người thay đổi phương hướng mà dần dần học được cách thiết kế, đó là “tiêu.” Do cơ thể con người, cọc tiêu và thời gian có mối quan hệ đặc biệt, vì vậy người xưa gọi là “thời gian đo đùi”, ý nghĩa của chân đùi con người. Bắc Đẩu đồ trong ngôi mộ Bộc Dương 45, chân, tiêu và thời gian liên kết lại, phản ánh người xưa thông qua dựng tiêu đo bóng và quan trắc Bắc Đẩu để xác định thời điểm. Để xương chày như cán của chòm sao Bắc Đẩu, xác định bốn tượng kiến lập trên quan sát tại Bắc Đẩu. Tôn thờ vật tổ của Trung Quốc tồn tại trong 6500 năm trước. Từ tính toán vị trí tứ tượng đồ tinh, người xưa tiến hành tối thiểu 100.000 quan sát chiêm tinh trước khi bắt đầu ghi chép. Đây là lần đầu tiên ở Trung Quốc phát hiện bố cục âm trạch phong thủy, quyết định phương hướng phát triển của phong thủy sau này. Ngôi mộ số 45 đầu hình bán nguyệt, chân mộ vuông chứng tỏ quan niệm trời tròn đất vuông đã hình thành. Theo 28 địa điểm và chia ra bốn thần cho thấy 6500 năm trước đã nắm được sự vận hành của năm và sáng tạo các hệ thống thiên văn can chi.” Ý kiến của chúng tôi: 濮阳西水坡45号墓示意图 Sơ đồ ngôi mộ số 45 Trước hết phải khẳng định, chủ nhân văn hóa Ngưỡng Thiều 6500 năm trước là người Việt. 40.000 năm cách nay, người Autraloid từ Việt Nam đi lên khai phá Trung Hoa, đã để lại những di chỉ: Động Người Tiên, với mảnh gốm đầu tiên trên thế giới 20.000 tuổi cùng hạt lúa trồng sớm nhất 12.400 năm. Tiếp đó là văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước, Hà Mẫu Độ 7000 năm trước. Người Việt mang giống kê, giống lúa lên lưu vực Hoàng Hà. Tại vĩ độ 35, do khí hậu quá khô, cây lúa không sống được nên cây kê trở thành cây lương thực chủ yếu. Khoảng 7000 năm trước, tại trung du Hoàng Hà, người Việt tiếp xúc với người sống trên đồng cỏ bờ phía Bắc (sau này Đồng Cỏ được nói trại thành Mồng Cỏ rồi Mông Cổ), sinh ra chủng người mới Mongoloid phương Nam (North Mongoloid). Người Mongoloid phương Nam do người mẹ Việt sinh ra, sống trong dân cư văn hóa Việt, nói tiếng Việt nên là người Việt. Như vậy là, một chủng người Việt mới ra đời. Với thời gian, số lượng người Mongoloid phương Nam tăng lên, trở thành chủ nhân văn hóa trồng kê Ngưỡng Thiều. Văn hóa Ngưỡng Thiều có diện tích khoảng 3.000.000 m2, bao gồm các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc… Như vậy, ngôi mộ Bộc Dương số 45 với 6500 tuổi là của người Việt. Gần 2000 năm sau (khoảng 2700 năm TCN), người Mông Cổ phương Bắc tràn vào chiếm đất của người Việt ở nam Hoàng Hà, lập nhà nước Hoàng Đế. Người của Hoàng Đế hòa huyết với người Việt, sinh ra lớp người lai, tự nhận là Hoa Hạ, được coi là tổ tiên người Hán. Do số lượng ít nên sau thời Chu, người Hoa Hạ hòa tan trong cộng đồng người Việt đông đúc. Người Ngưỡng Thiều là tổ tiên cả người Hoa Hạ và người Việt, hai cộng đồng dân cư tạo thành người Hán ngày nay. Mộ Bộc Dương 45 là cột mốc có ý nghĩa đặc biệt, cho thấy 6500 năm trước người Việt đã có: Kiến thức thiên văn học trưởng thành. Đã hình thành quan niệm trời tròn đất vuông, khám phá sao Bắc Đẩu cùng Nhị thập bát tú trên bầu trời. Đã sáng tạo can, chi, lịch pháp với những ngày tiết trong năm. Đã trưởng thành về thuật phong thủy và áp dụng trong mai táng. Từ những tri thức trên chứng tỏ rằng người Việc lúc này đã nắm được dịch lý. Đây là bằng chứng vững chắc khẳng định Dịch là sáng tạo của tộc Việt đồng thời cho thấy, dịch lý đã hình thành từ trước thời điểm này. Sẽ có người nói rằng ông nhà văn này hư cấu bay bổng. Những chuyện quá xa xôi ấy lấy đâu làm bằng? Xin thưa rằng không thiếu! Ta biết, vùng Hà Nam hiện nay có Hán Thủy và một chi lưu của nó là Đan Giang. Hai con sông làm nên đồng bằng Trung Nguyên, được coi là trung tâm phát tích của người Trung Hoa. Nhưng trước đấy hai sông này có tên Việt là sông Nguồn và sông Đen (do nước trong xanh nên có tên vậy), những con sông làm nên đồng bằng Trong Nguồn, là trung tâm lớn của người Việt. Do cuộc xâm lăng của Hoàng Đế, người Việt từ đây chạy về Việt Nam, mang theo câu ca Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra. Sau khi làm chủ đất này, người Hoa Hạ đổi Trong Nguồn thành Trung Nguyên, Sông Đen thành Đan Giang, Sông Nguồn thành Hán Thủy. 濮阳西水坡45号墓的青龙白虎图和曾侯乙墓漆箱盖28宿青龙白虎图对比 Mộ Bộc Dương Tây Pha số 45 thanh long bạch hổ đồ và 28 điểm tương ứng với thanh long bạch hổ đồ Từ truyền thuyết hay những ghi chép hiếm hoi sau này ta biết, người Trung Hoa gọi những vị vua huyền thoại xa xưa là Cộng Công, Nữ Oa… Nếu truy tới tận nguồn, đấy là cách nói biến âm của tiếng Việt: Klong à sông à Cộng Công. Nước à nõa à Nữ Oa. Ông vua thứ tư thời Hoàng Đế là Đế Khốc, tên của con chim Cốc, được mô tả có nước da đen của dân phương Nam. Bà Khương Nguyên vợ của ông là người con gái thị tộc Thái (thai thị nữ), một dòng Việt sống ở Thiểm Tây. Ông vua khởi nghiệp nhà Thương là Thành Thang. Thang là Than đọc trại. Do da đen nên trong Thương tụng Kinh Thư gọi là “thiên mệnh huyền điểu.” Sách cũng nói rằng thời Thương, trên địa bàn Trung Nguyên có nước Dương Việt từng chống lại nhà Thương. Khi nhà Chu mới lập, cũng nổi lên kình chống nhà Chu. Nước Dương Việt hay Ư Việt này là của người Việt từ xa xưa, luôn chống lại sự xâm lăng của người Mông Cổ cùng sự thống trị của Hoa Hạ. Thượng thư nhiều lần ghi lại việc vua Thuấn “dẹp loạn Tam Miêu.” Tam Miêu là một trong những tên mà người Hoa Hạ đặt cho người Việt bản địa. Chúng ta biết, nữ hoàng đế duy nhất của Trung Hoa là Võ Tắc Thiên. Tuy nhiên khó ai ngờ bà lại là người Việt. Wikipedia ghi: nhũ danh (tên thời con gái) của bà là Mỵ Nương. Một danh xưng dùng cho con gái quý tộc người Việt. Khi làm vua, bà có hai tôn hiệu: Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần hoàng đế (越古金轮圣神皇帝) và Từ Thị Việt Cổ Kim Luân Thánh Thần hoàng đế (慈氏越古金轮圣神皇帝). Đáng chú ý là từ Việt cổ được ghi theo ngữ pháp Việt mà không phải ngữ pháp Hán (cổ Việt)! 濮阳西水坡45号墓分析图 Bộc Dương Tây Thủy pha số 45 mộ phân tích đồ Năm chục năm trước, khi triết gia Kim Định viết: “tiếng Hán cũng như chữ Hán đều là của người Việt”, đã gây phản ứng dữ dội trong học giả Sài Gòn. Nhiều người cho ông là cực đoan, hoang tưởng. Nhưng nay thì người ta chứng minh được, Kim Định đã đúng. Không chỉ “tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa mà chữ Việt cũng là chủ thể tạo nên chữ viết Trung Hoa.” Chiều hôm qua, anh Đỗ Ngọc Thành, một người bạn Việt gốc Triều Châu gọi về cho tôi từ Sacramento nói rằng: “Người Tàu đọc chữ Hán chỉ là những thằng mù xem voi. Chữ vuông vốn được tạo ra để ký âm tiếng Việt. Nên mọi chữ Hán chỉ được đọc bằng âm Việt, giải nghĩa bằng tiếng Việt mới chính xác.” Đúng hay không, xin quý vị xem thử. Người Trung Hoa gọi tên ông vua cuối đời Thương và Chu là Kiệt và Trụ. Nhưng đó là gọi sai vì hai ông vua tàn bạo dâm bôn được dân đặt là “cặc” và “đụ”. Do không hiểu nghĩa của hai từ Việt này, người Hoa theo âm mà phiên ra như chúng ta thấy hôm nay! Hàng ngàn năm văn nhân tài tử Trung Hoa gọi quê quán nàng Tây Thi là “Trữ La thôn”. Cái tên nghe có vẻ trữ tình nhưng vô nghĩa vì đó chỉ là xóm Trái, xóm Tả trong tiếng Việt! Trên đời chẳng làm gì có cái tên “Câu Tiễn” quái dị mà chỉ có ông vua người việt vốn tên là Cu Tí! Các đại nho Trung Quốc không biết Lệnh Doãn là chức quan gì nên ghi vào từ điển: “Lệnh doãn, chức quan của nước Sở, tương đương tể tướng.” Trong khi đó là quan lang, quan loan, quan loãn của người Việt! Câu cuối bài Quan thư nổi tiếng nhất của Kinh Thi “quân tử hảo cầu” là đã bị cụ Khổng xuyên tạc theo thanh giáo. Câu ca gốc của người Việt là “quân tử hiếu kều”: giữa bãi vắng, gặp người đẹp, quân tử Tàu (của cụ Khổng) mang vòng kim cô thanh giáo nên chỉ đứng đó mà “cầu!” Quân tử Việt thì không thế mà động thủ, sẽ kều khều ve vuốt! Còn nhiều, nhiều lắm những bằng chứng lý thú như vậy. Có lẽ chỉ khi nào những thức giả người Việt Nam, Quảng Đông, Quảng Tây chung tay viết cuốn BÁCH VIỆT ĐẠI TỪ ĐIỂN mới có thể gom đủ! 22. 7. 2014 Tham khảo: 徐韶杉:从阴宅风水看仰韶天文 http://www.chinahexie.org.cn/a/yishupinsheji/gudongshoucang/shoucangshichang/2011/0106/6043.html
-
Học giả Trung Quốc bác bỏ quan điểm sai trái về Biển Đông Chủ Nhật, 17/08/2014 - 17:36 Mới đây, học giả Lê Oa Đằng, chủ trang Blog có tới hơn 4.039.130 người đọc trên diễn đàn mạng Sina.com lớn hàng đầu Trung Quốc, đăng bài “Nam Hải từ xưa đến nay là của Trung Quốc ư?”, thẳng thừng bác bỏ những luận điểm sai trái của chính quyền Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Đầu tháng 8 vừa qua, Trung Quốc lại cho phát hành cuốn sách “Bàn về lịch sử, địa vị và tác dụng của Đường 9 đoạn” do một số học giả, quan chức viết. Cao Chí Quốc, Viện trưởng nghiên cứu chiến lược phát triển Cục Hải dương Trung Quốc – chủ bút cuốn sách này rêu rao sản phẩm của ông ta và 2 đồng nghiệp “cung cấp chỗ dựa pháp lý quan trọng để Trung Quốc bảo vệ quyền lợi biển ở Nam Hải (tức biển Đông)” (!?). Tuy nhiên, chỉ cần đọc qua những lời giới thiệu, người ta thấy ngay nó chả có gì mới mẻ hơn những điều mà viên tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã đưa ra tại Diễn đàn Shangri La hồi tháng 6/2014 và đã bị dư luận quốc tế kịch liệt phê phán và bác bỏ… Tấm bản đồ khổ dọc thể hiện tham vọng thôn tính Biển Đông của Trung Quốc Những luận điệu xằng bậy của Vương Quán Trung: “Trung Quốc có chủ quyền, quyền chủ quyền, chủ trương quyền quản hạt ở Nam Hải được hình thành trong quá trình phát triển lâu dài; từ triều Hán hơn 2000 năm trước đã bắt đầu phát hiện và từng bước hoàn thiện việc quản lý đối với Nam Hải, đặc biệt là các đảo bãi Nam Sa (Trường Sa) và vùng biển liên quan”, đã bị chính các học giả Trung Quốc hiểu biết và tôn trọng lẽ phải nghiêm khắc lên án, bác bỏ. Người Chiêm Thành phát hiện ra Hoàng Sa đầu tiên Học giả Lê Oa Đằng phân tích, Vương Quán Trung đã khôn khéo trộn lẫn hai khái niệm “phát hiện” và “quản lý” để cố tình dẫn dắt khiến người ta lầm tưởng Trung Quốc “từ xưa đến nay đã có chủ quyền” đối với Trường Sa. Ông cho rằng “phát hiện” và “quản lý” là hai khái niệm khác hẳn nhau về mặt ý nghĩa pháp luật; “phát hiện” không mang lại chủ quyền, chỉ có “quản lý” mới có; càng không thể gắn 3 vấn đề “Nam Hải” (Biển Đông), “Nam Sa” (Trường Sa) và “vùng biển liên quan” làm một. Học giả Lê Oa Đằng viết: Trung Quốc có thực sự có chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với Nam Hải hay không? Hãy để sự thật lên tiếng. Trung Quốc thực tế đã “phát hiện” Nam Hải từ triều Hán; nhưng Nam Hải không phải do người Trung Quốc phát hiện sớm nhất, mãi đến đời Tần Trung Quốc mới đến Nam Hải; còn trước đó từ rất lâu, tộc người Bách Việt sinh sống ở vùng Quảng Đông và bán đảo Đông Dương đã sinh sống ven Nam Hải. Nếu nói ai “phát hiện” ra Nam Hải thì người Việt Nam có tư cách hơn chúng ta, vì họ là hậu duệ trực hệ của người Bách Việt, và cũng là quốc gia duy nhất được xây dựng bởi chủ thể là các hậu duệ của tộc người Bách Việt. Học giả Lê Oa Đằng khẳng định: Các sách, sử liệu của Trung Quốc từ đời Tống trở về trước đều “rất khó xác định người Trung Quốc đã biết đến Tây Sa (Hoàng Sa) hay chưa, chứ đừng nói tới Nam Sa (Trường Sa).Ví dụ sách “Dị vật chí” đời Đông Hán mà Trung Quốc hay nhắc tới niên đại có ý kiến cho rằng thực ra nó được viết vào đời nhà Ngô sau này, viết: “Trướng Hải Kỳ Đầu, nước nông có nhiều đá có từ tính, từ thạch”. Chính phủ Trung Quốc cho rằng: Trướng Hải chính là Nam Hải, Kỳ Đầu chính là các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phán đoán đó đã phạm sai lầm tối thiểu về mặt lô-gic “lấy cá thể thay cho tổng thể”. Mấy chữ đó không thể chứng minh được những địa danh đó ở nơi nào, cũng chẳng có bài viết nào của Trung Quốc chỉ ra rằng chúng ở đâu. Sự thật là, những ghi chép đầu tiên giúp xác định Tây Sa (Hoàng Sa) lại do người Chiêm Thành cung cấp. Theo ghi chép trong sách “Tống hội yếu”, năm 1018, sứ giả Champa đi sứ Trung Quốc có nói (dịch nghĩa): “Chúng tôi đến Quảng Châu, thuyền bị gió thổi trôi đến Thạch Đường, đi mãi mới đến được đây. Thạch Đường trên biển cách Nhai Châu 700 dặm, chìm dưới nước 8-9 thước”. Qua miêu tả cho thấy, Thạch Đường chính là quần đảo Hoàng Sa. Do đoạn văn tự này do người Trung Quốc ghi lại, nên các chuyên gia Trung Quốc liền cho rằng đó là một chứng cứ lịch sử cho thấy Hoàng Sa là của Trung Quốc, nhưng họ cố tình không chịu hiểu là: phía Trung Quốc chỉ là người ghi chép lại, còn người Chiêm Thành mới là bên cung cấp thông tin, sự việc được ghi lại chính là: người Chiêm Thành đã đến quần đảo Hoàng Sa. Chính vì vậy, nếu lấy ghi chép trong sử liệu làm chuẩn, người Chiêm Thành phát hiện ra Hoàng Sa sớm nhất, Vương quốc Champa là một bộ phận của Việt Nam ngày nay. Xét về quan hệ kế thừa chủ quyền, chính người Việt Nam chứ không phải Trung Quốc đã phát hiện ra quần đảo Hoàng Sa đầu tiên. Trung Quốc biết tới Trường Sa còn muộn hơn Lê Oa Đằng khẳng định, theo sử sách của chính Trung Quốc, họ biết đến Trường Sa còn muộn hơn nhiều. Ông dẫn lại những ghi chép trong Quyển 197, sách “Tống hội yếu”, có chép lại sự kiện ngày 20 tháng 7 năm Gia Định thứ 9 (1209), có sứ giả nước Chanlifu (Chanthaburi ở Đông Nam Thái Lan ngày nay) đến thăm. Ông ta kể lại với các quan chức nhà Tống việc từ nước mình sang tới đây phải qua Chiêm Thành, sắp đến Giao Chỉ thì bị gió lớn thổi dạt đến “Vạn Lý Thạch Đường” nước chỗ nông chỗ sâu, nhiều đảo bãi, thuyền lật chết đuối mười mấy người; may có gió Đông Nam vượt qua được Giao Chỉ, đi 4-5 ngày nữa mới đến được Khâm Châu, Liêm Châu. Đoạn văn này chỉ ghi lại sự việc, chẳng nói ai phát hiện ra “Vạn Lý Thạch Đường” theo phỏng đoán là quần đảo Trường Sa. Lê Oa Đằng cho rằng, Trung Quốc luôn nhấn mạnh bắt đầu từ đời nhà Tống đã quy Hoàng Sa và Trường Sa vào Vạn Châu. Chứng cứ là các địa phương chí có ghi “Vạn Châu có biển Trường Sa và biển Thạch Đường”, nhưng chỉ cần đọc hoàn chỉnh cả câu thì thấy ngay cách nói đó không đáng tin cậy. Học giả Lê Oa Đằng khẳng định Theo Thu Thủy Tiền Phong
-
Các hiện tượng siêu nhiên, thần bí là có thật? Cập nhật lúc 05h28' ngày 09/08/2014 Lịch sử các nghiên cứu khoa học về những hiện tượng siêu nhiên đã có từ rất lâu đời. Hầu hết các nhà khoa học đều không thẳng thắn công khai niềm tin vào các hiện tượng siêu nhiên, kì bí vì sợ sẽ bị chỉ trích gay gắt. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp đặc biệt... Nhà triết học và tâm lý học William James là một trong những nhà nghiên cứu tâm lý đầu tiên đã làm việc với hàng loạt các hiện tượng siêu nhiên và thôi miên. Cho đến ngày nay, các công trình của ông vẫn được đánh giá cao và tiếp tục được nghiên cứu, ông vẫn tiếp tục sự hoài nghi về mối quan hệ giữa sức mạnh tâm linh với các hiện tượng kì bí. Giống như trường hợp Thomas Edison và Freeman Dyson, người ta không thực sự cho rằng James là một nhà khoa học tin tưởng vào các hiện tượng siêu nhiên, tuy nhiên ba người họ đều đã cống hiến sức lực và nguồn lực đáng kể để nghiên cứu về lĩnh vực này. Những nhà khoa học khác đã tiếp tục theo đuổi công trình của họ và đã đi đến nhiều kết luận đa dạng và gây tranh cãi. Thuyết đồng phương tương tính của Carl Jung và câu chuyện về con bọ hung vàng Bác sĩ tâm thần nổi tiếng và nhà tâm lý Carl Jung được biết đến chủ yếu về công việc nghiên cứu về ý thức con người, ông cũng đã dành 20 năm nghiên cứu thuyết đồng phương tương tính, là những "ngẫu nhiên có ý nghĩa", theo một cách thức nhân-quả phi tuyến tính, ám chỉ các hiện tuợng trùng hợp ngẫu nhiên rất lý thú trong cuộc sống. Học thuyết này không được coi là thuộc về lĩnh vực siêu nhiên, nhiều người coi đây là nền tảng của lý thuyết hiện đại thừa nhận ý thức là một lực lượng sáng tạo trong vũ trụ. Ông Jung đã có một trải nghiệm ấn tượng và kì lạ với một bệnh nhân: Trong khi bệnh nhân này ngẫu nhiên đề cập đến giấc mơ của cô về một con bọ hung vàng, thì đúng lúc đó, một con bọ rầy, hay còn gọi là bọ hung vàng va đập vào cửa văn phòng của ông Jung. Khi ông mở cửa, con bọ bay vào văn phòng của ông. Ông bắt lấy con bọ trong tay và đưa nó cho bệnh nhân. Tuy đây chỉ là những ngẫu nhiên tình cờ, cuộc sống lắm khi cũng có các biến cố với những chi tiết trùng hợp rất hy hữu. Tuy nhiên, câu chuyện của Carl Jung vẫn là một ví dụ kinh điển. Wolfgang Pauli và hiện tượng Viễn di sinh học vĩ môWolfgang Pauli là một nhà vật lý lý thuyết và tiên phong trong lĩnh vực cơ học lượng tử. Ông cũng tin vào học thuyết đồng phương tương tính của ông Jung. Giai thoại về ông theo các đồng nghiệp của Pauli kể lại thì cứ hễ mỗi lần Pauli xuất hiện ở phòng thí nghiệm thì y như rằng sẽ có một cái gì đó hỏng: mất điện, rò rỉ ống chân không, đổ vỡ dụng cụ... và từ đó họ truyền miệng cái gọi là "hiệu ứng Pauli". Wolfgang Pauli là một nhà vật lý lý thuyết và tiên phong trong lĩnh vực cơ học lượng tử Học thuyết này cho rằng con người có thể làm gián đoạn điện tử thông qua một số loại hiện tượng "Viễn di sinh học vĩ mô". Tên của hiệu ứng này đã được đặt theo tên của Pauli vì những lần ông xuất hiện mà thiết bị phòng thí nghiệm bị hỏng có số lượng quá bất thường. Người ta còn nói rằng, bạn của ông, nhà vật lý thực nghiệm Otto Stern thậm chí đã cấm Pauli đến phòng thí nghiệm của mình vì sợ rằng sự xuất hiện của Paul sẽ phá hỏng hết các thiết bị của ông. Bản thân Pauli đã giải thích niềm tin của mình vào những hiện tượng siêu nhiên khi ông công khai tin tưởng vào “sự tồn tại của các thực thể tâm linh tương đối ổn định có cái tôi cá nhân. Tất cả những hiện tượng mà chúng ta có thể quan sát được là ảnh hưởng của họ lên cuộc sống của những người khác, nơi mà mức độ tinh thần và cá tính có liên quan đến các thực thể đó”. Về cơ bản, Pauli tin vào Viễn di sinh học trước khi khoa học có cái tên chính xác cho nó. *Viễn di sinh học (psychokinesis/telekinesis) là khả năng dùng tâm trí tác động lên thế giới vật chất mà không dùng đến các tương tác vật lý đã biết. Ví dụ điển hình của viễn di sinh học là dùng ý nghĩ làm cong thìa hay tác động lên bộ phát số ngẫu nhiên. Nhà nhân chủng học Margaret Mead tin vào sức mạnh tâm linh Margaret Mead là một nhà nhân chủng học văn hóa Mỹ, những người đã dành phần lớn sự nghiệp của mình viết về tập tục tình dục trong xã hội. Một trong những câu nói nổi tiếng của cô viết đó là: “Không bao giờ nên nghi ngờ một nhóm người sâu sắc, tận tụy có thể thay đổi cả thế giới. Thực ra đó là điều duy nhất từng xảy ra”. Bà Mead là một người theo đạo Ki tô nhánh Anh giáo tin tưởng mạnh mẽ vào sức mạnh tâm linh thông qua việc bà đề cập đến những người sở hữu năng lực ví dụ như năng lực thôi miên. Nhà vật lý đoạt giải Nobel Brian Josephson và lĩnh vực cận tâm lý học (Parapsychology) Brian Josephson là một nhà vật lý đoạt giải Nobel, là người đã nghiên cứu các mối liên kết giữa não và thế giới huyền bí trong hơn 40 năm. Nghiên cứu gây nhiều tranh cãi của ông đào sâu vào một lĩnh vực được gọi là cận tâm lý học. Ông tuyên bố rằng sự rối ren của lượng tử đã mở ra khả năng ý thức ảnh hưởng đến vũ trụ vật lý thông qua thần giao cách cảm, viễn di sinh học và thiền định siêu việt. Phần lớn các đồng nghiệp phủ nhận lý thuyết của ông, đặc biệt là ý tưởng về trí nhớ của nước và nhiệt hạch lạnh. Tiến sĩ Fred Alan Wolf: Các giao điểm của vật chất và ý thức Tiến sĩ Fred Alan Wolf là người có các công trình ảnh hưởng bởi lý thuyết của các nhà khoa học thực nghiệm đời đầu như David Bohm và Pribram Karl. Ông cũng tin tưởng vào sự tồn tại của các kết nối huyền bí giữa vật chất và ý thức. Ông đã viết nhiều cuốn sách và các bài phát biểu ở hội thảo TED (hội thảo về công nghệ, giải trí và thiết kế) cùng nhiều bài thuyết trình khác. Các câu nói gây nhiều tranh cãi của ông là: “Có đầy đủ bằng chứng để chỉ ra rằng trong bản chất sự hình thành vũ trụ vật lý có hiện diện yếu tố gọi là tâm linh”. "Linh hồn là phi vật chất nên không bị giới hạn bởi chuyển động trong thế giới giới vật chất. Chúng có thế di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng… Vì vậy, tại thời điểm của cái chết, hoặc trong trải nghiệm cận tử đã cho thấy quá trình con người chuyển đổi từ thế giới vật chất-nơi hoạt động ở tốc độ chậm hơn tốc độ ánh sáng- sang một thế giới vận động nhanh hơn tốc độ ánh sáng”. Tiến sĩ Amit Goswami và Quyền năng vô hạnĐược biết đến như một trong những nhà khoa học được nhắc đến trong bộ phim Quyền năng vô hạn (What bleep do we know?), Giáo sư Goswami là một nhà vật lý lượng tử lý thuyết. Ông là người tin rằng ý thức là cơ sở cho tất cả các tồn tại và vũ trụ là tự nhận thức. Goswami coi mình là một "nhà hoạt động học lượng tử", ông đã viết 8 cuốn sách về đề tài này. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông giải quyết vấn đề đo lường lượng tử trong các quan sát nổi tiếng về vật lý lượng tử. Ông viết: "Ý thức là nền tảng của tất cả sự sống. Theo quan điểm này, ý thức áp đặt "quan hệ nhân quả”. Nói cách khác, ý thức tự do của chúng ta là có thật. Khi chúng ta hành động ở thực tại, chúng ta thực sự đang hành động với sức mạnh nhân quả. Quan điểm này không phủ nhận rằng vật chất này cũng có tiềm năng nhân quả - nó không phủ nhận rằng có nguyên nhân từ năng lượng hạt cơ bản trở lên. Nó xuất hiện trong quá trình sáng tạo của con người và thực hiện hành vi, hoặc khi con người đưa ra các quyết định đạo đức. Ở những thời điểm này, con người thật sự nhận thức được quan hệ nhân quả bằng ý thức hoặc khi chúng ta đưa ra quyết định đạo đức”. Tiến sĩ Stuart Hameroff – Linh hồn và thuyết lượng tử Tiến sĩ Stuart Hameroff tin tưởng vào lý thuyết về Orch-OR (mô hình ý thức) khẳng định rằng linh hồn con người được chứa bên trong các cấu trúc được gọi là những ống siêu nhỏ của tế bào não. Theo lý thuyết này, khi chúng ta chết, các “lượng tử linh hồn” này sẽ được phân phối trở lại vũ trụ. Hameroff tin lý thuyết của ông có thể giúp giải thích các trải nghiệm lạ thường ở các trường hợp cận tử, khi mà mọi người dường như đã rời khỏi cơ thể của họ, sau khi tim đã ngừng đập và sau đó họ trở lại với rất nhiều hình ảnh về thế giới khác. Một trong những trải nghiệm cận tử gần đây và đáng chú ý nhất đã xảy ra với một người theo chủ nghĩa vô thần là tiến sĩ Eben Alexander. Tiến sĩ Eben Alexander xác tín: Thiên đàng là có thật Tiến sĩ Eben Alexander có thể xem như là người gây ra nhiều tranh cãi nhất trong danh sách này. Alexander tuyên bố đã đến thăm thiên đường trong một trải nghiệm cận tử. Kinh nghiệm của ông được ghi lại trong cuốn sách ông viết: Bằng chứng về thiên đàng: cuộc hành trình của một bác sĩ giải phẫu sau khi chết. Trong đó kết luận rằng cuộc sống không kết thúc sau khi chết, mà có sự phục sinh tâm lý ở các trạng thái khác nhau. Ngoài ra, trong lịch sử, còn có rất nhiều các nhà khoa học nổi tiếng tin vào thế giới tâm linh như: Alfred Wallace, Ron Pearson, Charles Richet, George Meek, và rất nhiều người khác. Theo ANTĐ =============================== Có những nhà khoa học không coi tốc độ ánh sáng là giới hạn của mọi tốc độ.
-
Web: http://www.chinahexie.org.cn/a/yishupinsheji/gudongshoucang/shoucangshichang/2011/0106/6043.html Nguyên văn: 徐韶杉:从阴宅风水看仰韶天文 2011-01-07 来源:中国建筑风水文化网 作者:一鸣 字号:T|T|T 内容摘要: 1987 年五月在河南省濮阳市西水坡发现了仰韶文化遗址。西水坡位于濮阳县城老城墙的北侧,原是濮阳老城内的一块低洼地,该墓葬是西水坡考古现场发现的第45座古墓,考古命名为西水坡45号墓 1987 年五月在河南省濮阳市西水坡发现了仰韶文化遗址。西水坡位于濮阳县城老城墙的北侧,原是濮阳老城内的一块低洼地,该墓葬是西水坡考古现场发现的第45座古墓,考古命名为西水坡45号墓。 经碳十四测定,并经树轮较正,此墓大概是6460年(正负135年)以前的,属于新石器时代仰韶文化中期。墓主人头居南、足朝北,其东为一蚌壳塑龙像,张牙舞爪,栩栩如生;其西为蚌壳塑虎像,缓步平视,威风凛凛;虎胃部的蚌成梅花状。其北为蚌壳塑三角形和人的两根胫骨构成的图案。45号墓中3具殉葬人的摆放位置在墓穴中东、西、北三个方向,并特意斜置形成一定的角度。通过骨架鉴定,殉葬人的年龄都在12岁至16岁之间,他们的头部有刀砍的痕迹,都属于非正常死亡。濮阳西水坡45号墓的墓主人脚下小小的三角形和两根小孩儿胫骨来自31号墓中。 濮阳西水坡45号墓实拍图 濮阳西水坡45号墓示意图 濮阳西水坡45号墓分析图 濮阳西水坡45号墓的青龙白虎图和曾侯乙墓漆箱盖28宿青龙白虎图对比 濮阳西水坡31号墓 濮阳西水坡45号墓与31号相对位置 现象与结论: 一、濮阳西水坡45号墓的青龙白虎图和曾侯乙墓漆箱盖28宿青龙白虎图对比,濮阳西水坡45号墓的青龙白虎图为四象图;根据濮阳西水坡45号墓的青龙白虎图的形状大小与青龙白虎七星所处位置一致,可以确定28宿在墓葬时已确立。 二、在位于45号墓的子午线最南方有31号墓。位于遗址最南端的31号墓的主人(女童)是司掌夏至的神,而45号墓中的3具殉葬人则分别象征着春分神(东)(男童)、秋分神(西)(女童)和冬至神(北)(男童),四时的演变在这里表现完整。古人当时已经有了很完整的文化观念:认为春分、秋分、夏至、冬至是由四位天文官分别掌管的,即“分至四神”;冬春为阳以男童表示,夏秋为阴以女童表示。 三、在45号墓蚌壳虎的腹部,有一堆散乱的蚌壳。这堆位于虎腹下的蚌壳,与曾侯乙墓中虎腹下的火形图案正好可以相互印证。将濮阳西水坡45号墓中的图案与曾侯乙墓漆箱盖上图案对照,它们反映的内容完全一致,证实蚌塑图像就是一幅“星图”。虎胃部的蚌成梅花状为太阳,此即春分日躔胃宿。该墓是按春分日落时的星象布置。 四、由墓图实测可得∠BP'P=∠B'P'P=24°00',其次根据虎胃部的蚌成梅花状为太阳,此即春分日躔胃宿。证实六千五百年前的先民早已测得的黄赤交角为24°。并有可能建立24节气。 五、夜观北斗,白天立表。濮阳西水坡45号墓的墓主人脚下小小的三角形和两根小孩儿胫骨。胫骨当作北斗斗柄。北斗是古人来计时的星象,夜观北斗,白天用立表测影。最古老的立表测影的方法是古人通过对人体影子的方向的改变而逐渐学会的,最初的测影工具只是模仿人体来设计,这就是“表”。正因人体、表与时间具有这种特殊关系,所以古人把计量时间的表叫作髀,而髀的意思是人的腿骨。濮阳西水坡45号墓中的北斗图,把腿骨、表和时间这三个方面联系起来,体现了古人通过立表测影和观测北斗来决定时间这两种方法的结合。 六、以胫骨作北斗斗柄,四象的确定是建立在北斗观察之上的。 七、中国的图腾崇拜在6500年前已存在。 从四象图星体位置计算,古人最低下线为10万前就开始对星象观察记录。 八、它是中国最早的阴宅风水布局,对后来的风水发展起到决定性指导方向。 九、45号墓主人头部墓室呈半圆形,腿部墓室呈方形。显示天圆地方盖天学已形成。 十、根据28宿和分至四神表明6500年已掌握回归年,并产生计算天文的干支系统。 (责任编辑:丹凤)
-
Động đất mạnh rung chuyển miền nam Trung Quốc: Ít nhất 150 người chết (Dân trí) - Một trận động mạnh 6,5 độ richter đã xảy ra vào lúc 16h30 ngày 3/8 giờ địa phương tại huyện Lỗ Điện, thành phố Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc, làm ít nhất 150 người thiệt mạng. Theo Trung tâm mạng lưới động đất Trung Quốc, trận động đất xảy ra vào khoảng 16 giờ 30 phút giờ địa phương, với tâm chấn nằm tại huyện Lỗ Điện, cách mặt đất chừng 12km. Tâm chấn có độ sâu 12 km tại vị trí 27,1 độ vĩ Bắc và 103,4 độ kinh Đông. Lỗ Điện có dân số khoảng 265.900 người với 7 xã. Thành phố Chiêu Thông nằm cách thủ phủ Côn Minh của tỉnh Vân Nam khoảng 300km. Hàng hóa bị rơi tại một cửa hàng. Theo báo cáo mới nhất, tính đến 20h tối ngày 3/8, trận động đất đã làm cho hơn 150 người trong huyện Lỗ Điện thiệt mạng, hơn 180 người mất tích, hơn 1.300 người bị thương. Động đất cũng gây sụp đổ hơn 12.000 căn nhà, hơn 30.000 căn nhà khác bị thiệt hại. Giao thông, điện lực trong khu bị nạn toàn bộ bị gián đoạn. Sau khi xảy ra vụ động đất, Thủ tướng Lý Khắc Cường ra chỉ thị yêu cầu các bộ ban ngành nhanh chóng tới khu vực xảy ra động đất, hỗ trợ công tác cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả sau động đất. Động đất làm hàng nghìn ngôi nhà bị sập, hư hại. Nhiều thành phố quanh Chiêu Thông như Côn Minh, Trùng Khánh, Leshan và Thành Đô tại tỉnh Tứ Xuyên đều ghi nhận hiện tượng rung lắc. Theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc, đây là trận động đất mạnh nhất xảy ra tại Vân Nam trong 14 năm qua. Những hình ảnh về hư hại do động đất gây ra nhanh chóng được người dân địa phương đăng tải lên mạng, cho thấy nhiều cửa đi, cửa sổ bị hư hỏng, tường bị nứt. Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, tính tới 20 giờ giờ địa phương, ngoài số người thiệt mạng còn có hơn 180 người mất tích và 1300 người bị thương tại Lỗ Điện. Chính quyền địa phương cho biết hơn 12000 ngôi nhà bị đổ, 30.000 ngôi nhà khác bị hư hại. Giao thông, điện và thông tin liên lạc tại huyện này bị tê liệt. Tại huyện Qiaojia cũng thuộc Chiêu Thông, động đất cũng làm ít nhất 30 người thiệt mạng Ma Hao, một sinh viên tình nguyện tham gia cứu nạn cho biết, anh đã nhìn thấy nhiều thi thể bị chôn vùi trong đống đổ nát, và đã giúp đưa hơn 40 người bị thương trong các ngôi nhà bị sập ra ngoài. “Thành thực mà nói, thật đáng xấu hổ khi chúng tôi không có thời gian quan tâm đến các thi thể. Chúng tôi cần cứu những người còn sống trước”, sinh viên này cho biết. Các đơn vị quân đội đóng quân quanh Zhaotong đã điều động một đội tới thị sát khu vực tâm chấn tại huyện Lỗ Điện. Cơ quan địa chất tỉnh Vân Nam cho biết chính quyền địa phương đã cử một nhóm 30 người đi thị sát hiện trường khu vực xảy ra động đất. Số người thiệt mạng có thể còn tăng do nhiều người còn mất tích. Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, vốn ghi nhận động đất có cường độ 6,1 độ richter, thấp hơn số liệu của Trung Quốc, đã cảnh báo: “Nhìn chung, dân cư tại khu vực này sống trong các công trình dễ bị hư hại do động đất”. “Tôi cảm thấy ngôi nhà của tôi trên tầng năm bị rung lắc mạnh, và một số vật dụng nhỏ trong nhà đã rơi khỏi giá”, một cư dân tại Lỗ Điện cho biết. Hầu hết người dân đã vội vã chạy ra khỏi nhà. Điện bị cắt, thông tin liên lạc bị ảnh hưởng khiến việc liên lạc bằng điện thoại di động gặp khó khăn, người này cho biết. Một cư dân khác thì thuật lại, ông cảm thấy “bồng bềnh như đang đi thuyền” khi đang lái xe thì động đất xảy ra. Nhiều ngôi nhà đã bị sập hoặc rạn nứt do rung chấn, đặc biệt là những ngôi nhà cũ, xuống cấp. Chính quyền địa phương cho biết đã huy động 2000 lều bạt, 3000 giường gấp, 3000 chiếc chăn và 3000 áo khoác tới các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề. Nhà cửa bị sập, hư hại do do động đất. Khu vực Tây Nam Trung Quốc nằm trên khu vực các mảng địa tầng Á Âu và Ấn Độ gặp nhau, và thường xuyên xảy ra động đất. Năm 1974, một trận động đất mạnh 6,8 độ richter tại đây đã làm hơn 1500 người thiệt mạng. Tháng 9/2012, 80 người đã thiệt mạng khi hai trận động đất kép xảy ra tại khu vực miền núi, giáp ranh giữa Vân Nam và Quý Châu. Tháng 5/2008, một trận động đất mạnh 8 độ richter đã làm rung chuyển tỉnh Tứ Xuyên, láng giềng của Vân Nam, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, và san phẳng một diện tích lớn tỉnh này. Những người bị thương do động đất được đưa đi cấp cứu. Hương Giang-Thanh Tùng Tổng hợp
-
Bắt bệnh qua từng vị trí khuôn mặt Chủ Nhật, 27/07/2014 - 05:26 (Dân trí) - Mới đây tạp chí Thời trang và sắc đẹp của Mỹ đã đưa ra “bản đồ” về các chứng bệnh thường thấy và biểu hiện rõ qua các vị trí khác nhau trên khuôn mặt, nhằm giúp mọi người nắm được cách nhận biết để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Vị trí số 1 và 2: Các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa Khi gặp các vấn đề về da và tiêu hóa, hai vị trí này sẽ thể hiện rất rõ tình trạng của bệnh, có thể là những nốt mụn đầu đen, mẩn ngứa hoặc biến đổi màu sắc từ sáng trở thành tối sạm… Lúc này bạn cần lưu ý hạn chế ăn các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và ngừng uống thuốc giảm béo nếu có. Nên uống nhiều nước, ăn uống thanh đạm với nhiều rau củ quả và các thực phẩm giàu chất xơ. Vị trí số 3: Các bệnh liên quan đến gan Biểu hiện khi cơ thể bạn đang báo động về việc hoạt động quá tải của chức năng gan ở vị trí số 3 có thể là ra nhiều mồ hôi, biến đổi sắc da, dị ứng nổi mẩn đỏ… Để giảm gánh nặng cho gan, nên tránh uống bia rượu, các loại thức ăn nhiều dầu mỡ. Đồng thời, tăng cường chế độ luyện tập hoặc chí ít cũng vận động khoảng 30 phút/ ngày để tăng cường thể lực, đảm bảo ngủ đủ giấc tạo điều kiện cho gan được nghỉ ngơi và lấy lại “phong độ” tiếp tục hoạt động trơn tru. Vị trí số 4, 5, 7 và 8: Các bệnh liên quan đến thận Khi vùng da quanh mắt và tai biến đổi màu sắc thành tối sạm hoặc xuất hiện quầng thâm mắt, chứng tỏ chức năng hoạt động của thận trong cơ thể đang gặp trục trặc. Lúc này, nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống một cách hợp lý với khẩu phần ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc, uống nhiều nước, ăn ít các thực phẩm chức nhiều cholesterol, nước uống có ga, rượu bia nhằm mục đích giảm tải áp lực và củng cố chức năng hoạt động của thận. Vị trí số 6: Các bệnh liên quan đến tim mạch Vùng mũi mọc nhiều mụn trứng cá, tấy đỏ, tiết nhiều chất nhờn bất thường không đơn giản chỉ là vấn đề của da mà quan trọng hơn nó là biểu hiện cho thấy tim mạch của bạn không được khỏe mạnh. Bạn nên kiểm tra huyết áp và bổ sung vitamin B có trong các loại thực phẩm hàng ngày. Hạn chế ăn đồ cay, uống nước có chứa chất kích thích như cồn, cafein và các loại thịt. Nên nạp các loại thực phẩm giàu omega-3 và omega-6 như các loại cá, các loại hạt… Ngoài ra, không nên sử dụng thường xuyên các loại hóa mỹ phẩm gây bít lỗ chân lông quanh vùng mũi, tạo điều kiện cho các vi khuẩn tấn công gây tổn thương da. Vị trí số 9 và 10: Các bệnh liên quan đến hệ hô hấp Nếu tại hai vị trí này thường xuất hiện các nốt ban đỏ dị ứng hoặc ửng hồng bất thường gây căng giãn da…bạn nên nghĩ ngay tới cơ quan hô hấp của mình để tiến hành các biện pháp đối phó kịp thời, giúp hệ hô hấp nhanh chóng phục hồi. Nên ăn thực phẩm thanh đạm, cắt giảm đồ ngọt, đi đâu đó để hít thở bầu không khí trong lành, tránh tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, vi khuẩn hay nấm mốc. Vị trí số 11 và 12: Các chứng bệnh liên quan tới rối loạn hoóc-môn trong cơ thể Sự thay đổi nội tiết hoặc biến đổi hoóc-môn có thể khiến vùng da tại hai vị trí này biến sắc đen, mọc mụn… Nên uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, ăn nhiều rau xanh, giữ da mặt luôn sạch và khô thoáng để nhanh chóng “thổi bay” những triệu chứng khó chịu đó. Vị trí số 13: Các bệnh liên quan đến dạ dày Chức năng hoạt động của dạ dày bị suy giảm hay gián đoạn được thể hiện khá rõ tại vị trí số 13 này. Nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống trà xanh để thúc đẩy tiêu hóa. Hạn chế các loại đồ ăn lạnh, cứng và có chứa nhiều axit. Vị trí số 14: Các chứng bệnh viêm nhiễm Vị trí này xuất hiện nhiều nốt ban đỏ hoặc mụn trứng cá bất thường, rất có thể đó là phản ứng của cơ thể khi bị các loại vi khuẩn, virus tấn công. Nên nghỉ ngơi điều độ, tránh thức khuya làm việc căng thẳng, nên uống nhiều nước và ngủ đủ giấc để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng chống lại sự tấn công của các chứng bệnh viêm nhiễm. Phạm Hằng Theo Sina ======================== Lý học Đông phương cụ thể là Đông y và Tướng học đã xem màu sắc trên từng bộ vị của khuôn mặt có thể biết được bệnh ở vị trí tương ứng với các tạng phủ trong con người từ cách đây hàng ngàn năm trước.
-
Nếu SP uống thuốc mà không chuyển bệnh thì con xin chỉ SP đến 1 Thày chữa bệnh Đông y bắt mạch rất giỏi ạ, chắc chắn sẽ chữa khỏi bệnh.
-
Chúc mừng sinh nhật anh PHAMHUNG! Chúc anh sức khoẻ, hạnh phúc và thành công!
-
Thời Vua Hùng không có "văn hóa đóng khố" Ngày đăng : 14:00 03/04/2014 (GMT+7) (Kienthuc.net.vn) - Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ "văn hóa đóng khố" ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm nguy hại. Nhiều năm nay không biết người ta nghĩ thế nào mà cho rằng Vua Hùng đóng khố, rồi như một thứ "văn hóa đóng khố" được gán cho thời Hùng Vương, tha hồ vẽ vời, nặn tượng, mặc biểu diễn. Có thể nói họ không hề để tâm tới những kết quả nghiên cứu của giới chuyên môn về vải vóc thời đại Hùng Vương. Về khảo cổ học - Ứng với truyền thuyết bà Âu Cơ dạy dân cấy lúa trồng dâu dệt vải, khảo cổ học đã tìm thấy rất nhiều dọi xe sợi trong các di chỉ thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên cách nay 4.500 năm. GS.TS Hán Văn Khẩn là một nhà khảo cổ học uy tín đưa ra kết luận: "Dọi xe chỉ tìm thấy khá phổ biến trong văn hóa Phùng Nguyên. Nó được làm bằng đất sét tương đối mịn hoặc tương đối thô... Dọi xe sợi có đường kính trung bình 0,6 - 2cm... Như vậy, nghề dệt vải đã phổ biến trong văn hóa Phùng Nguyên. Cư dân văn hóa này ít nhất có hai loại vải mặc, đó là vải vỏ cây và vải dệt từ sợi". - Một số mộ táng thời Hùng Vương ở Lâm Thao (Phú Thọ) thuộc giai đoạn văn hóa Gò Mun cách nay 3.000 năm thấy rõ vết vải liệm trên hài cốt. Các mộ Châu Can (Hà Tây cũ), mộ Việt Khê (Hải Phòng) thuộc văn hóa Đông Sơn cách nay 2.800 năm đến thế kỷ II trước công nguyên, đều có vải liệm. - Trên trống đồng Đông Sơn loại I cách nay 2.800 năm, khắc hình vũ công mặc áo dài nhảy múa. - Năm 2005 hai tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Việt và Bùi Văn Liêm hợp tác với hai tiến sĩ khảo cổ học người Úc, khai quật ngôi mộ ở Đông Xá (Hưng Yên) có niên đại 2.100 (+_60 năm). Trong ngôi mộ tìm thấy một tấm vải liệm còn nguyên vẹn, bên trong còn bọc vài lớp vải nữa... Họ kết luận: "Dữ liệu vải sợi của đội khảo cổ Việt Nam - Úc ở Đông Xá khẳng định rằng, nghề dệt vải đã phát triển trong thời đại kim khí ở Bắc Việt Nam (tức thời Hùng Vương - VKB) và rằng vải giữ vai trò trung tâm trong mộ táng Đông Sơn, không chỉ cho trang phục mà còn làm chiếu , vải bọc và vải liệm". Vũ công mặc áo dài nhảy múa khắc trên trống đồng Đông Sơn loại 1 cách đây 2.800 năm. Về sử học - Sách Lịch sử Việt Nam tập I của Nhà Xuất bản Khoa học xã hội in năm 1971 đã viết: "Dấu vải in trên nhiều đồ đồng đồ gốm. Tượng người, hình người chạm khắc trên trống thạp đồng cho ta biết, y phục người đương thời đã rất phong phú. Người Lạc Việt mặc áo chui đầu cài khuy bên trái". - Sách Lịch sử Vĩnh Phú, Ty Văn hóa Vĩnh Phú xuất bản năm 1980 viết: "Ở các di chỉ khảo cổ tìm thấy nhiều dọi xe sợi bằng đất nung. Tại một số ngôi mộ táng ở Tứ Xã thấy có vải in lên hài cốt. Các hình khắc trên trống đồng cùng tượng đồng cho ta thấy thời đó mặc áo chui đầu cài khuy bên trái. Về cuối thời Hùng Vương tầng lớp trên may mặc khá xa hoa. Ở di chỉ Làng Cả (Việt Trì) tìm thấy bộ khóa dây lưng bằng đồng thau, mỗi bên tạc bốn con rùa trang trí đẹp, dự đoán của một vị quan võ". - Sử cũ nói rằng, ở thế kỷ I - II nhà Hán, nhà Ngô đô hộ nước ta, bắt dân cống nộp vải Cát Bá (một loại vải bông trắng mịn), vải tơ chuối, lụa tơ tằm. Đến nhà Đường đô hộ (thế kỷ VII) họ đánh thuế các nghề thủ công nhất loạt thu bằng vải, lụa, sa, the. Điều đó cho thấy, hàng dệt may mặc của xứ ta từ trước công nguyên đã rất phong phú và đẹp, hấp dẫn mạnh với người nước ngoài. Ảnh chụp chi tiết tấm vải liệm Động Xá. Với các bằng chứng khoa học như vậy, ba bốn nghìn năm trước xứ ta đã là quê hương của bông gai tơ tằm vải lụa, thì làm gì có chuyện vua quan đóng khố đi ra ngoài hoặc triều hội. Truyền thuyết kể rằng, Chử Đồng Tử quá nghèo hai cha con phải chung nhau chiếc khố. Đấy là vì Chử Đồng Tử quá nghèo, còn những người khác hẳn là có áo quần. Sự thật là người Việt tộc vẫn quen dùng khố làm đồ lót. Riêng những người làm nghề đánh bắt cá tôm dầm mình dưới đồng chiêm, đầm hồ là thường chỉ đóng khố cho thuận tiện. Bộ y phục cổ của dân tộc ta còn lưu truyền đến trước cách mạng tháng 8/1945: Nữ trong đóng khố ngoài mặc váy, trong mặc yếm ngoài mặc áo; Nam trong đóng khố ngoài mặc quần lá tọa, áo chạy khuy con bọ bên nách trái. Quần lá tọa là loại quần hai ống rất rộng, tựa hồ như cái váy cắt một đường ở giữa lên đến đũng và khâu thành ống, không có cạp luồn dây rút mà dùng ngay phần cạp rộng gọi là lá tọa buộc khít bụng. Dọi xe sợi ở di chỉ Đồi Giám (Việt Trì) thuộc văn hóa Phùng Nguyên cách nay 4.500 năm. Đó là nói về y phục của người dân bình thường, còn đối với vua quan thì dù dưới thời Hùng Vương hay thời nào họ đều may mặc bằng loại vải tốt nhất, sang trọng nhất. Đặc biệt, trên phương diện tín ngưỡng và nghệ thuật, trang phục còn được nâng cao hơn đời sống thực tế rất nhiều. Những vị thần được thờ bao giờ cũng có áo mũ hia bốt chỉnh tề bất kể lúc sống hoàn cảnh thế nào. Những nhân vật đưa lên sân khấu thường ăn mặc sang hơn ngoài xã hội. Chúng ta hãy thử xem, cùng thời với các Vua Hùng, người phương Bắc trừ vùng lưu vực sông Hoàng Hà, còn phần lớn vùng cao trồng trọt nương rẫy đời sống không thể bằng người Lạc Việt cấy lúa nước. Nhưng ngày nay bên Trung Quốc làm phim về thời đại đó, từ vua quan binh tướng đến dân thường đều có áo quần lộng lẫy để tự hào về dân tộc họ. Còn mấy nhà làm nghệ thuật của ta thì cứ kéo tụt tổ tiên xuống lạc hậu hoang sơ cởi trần đóng khố sai sự thật quá lớn, không rõ có động cơ gì. Đã đến lúc cần cấp tốc loại bỏ thứ "văn hóa đóng khố" ra khỏi nhận thức về trang phục thời đại Hùng Vương, vì đó là một sai lầm nguy hại. Vũ Kim Biên
-
Kỹ thuật mới trong phẫu thuật: Thay máu bằng nước muối Thứ Sáu, 28/03/2014 - 15:24 (Dân trí) - Kỹ thuật này bao gồm rút toàn bộ máu trong người bệnh nhân ra và thay thế bằng dung dịch nước muối sinh lý để ngừng gần như tất cả hoạt động của tế bào, nhờ đó giúp các bác sĩ có đủ thời gian để xử trí vết thương. Kỹ thuật mới thay toàn bộ máu bằng nước muối để cứu bệnh nhân Một kỹ thuật tưởng chỉ có trong phim viễn tưởng đang trở thành hiện thực. Các bác sĩ tại Bệnh viện UPMC Presbyterian, Mỹ sẽ thử nghiệm một kỹ thuật mới để cứu sống bệnh nhân bằng cách đặt họ trong trạng thái chết lâm sàng - ranh giới giữa sống và chết. Kỹ thuật bao gồm rút toàn bộ máu trong người bệnh nhân ra và thay thế bằng một dung dịch nước muối để ngừng gần như tất cả hoạt động của tế bào. Quá trình này - có tác dụng hạ thân nhiệt – sẽ giúp các bác sĩ có đủ thời gian để xử trí những thương tích chết người.Có lẽ điều khó tin nhất của kỹ thuật mới này là thử nghiệm lâm sàng đã được Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) Mỹ phê chuẩn không yêu cầu sự đồng ý của bệnh nhân hoặc gia đình. Vì bệnh nhân đủ điều kiện thử nghiệm là những người sẽ không thể qua khỏi với bất kỳ cách điều trị nào khác, nên FDA bật đèn xanh cho các bác sĩ thực hiện nỗ lực cuối cùng này để cứu lấy bệnh nhân. Lúc tỉnh dậỵ sau khi bị thương thập tử nhất sinh với toàn bộ máu trong người đã bị thay thế, hẳn bạn sẽ chỉ có quyền... vui mừng mà thôi. Kỹ thuật này được TS. Hasan Alam và cộng sự sử dụng lần đầu tiên tại Bệnh viện Trường Đại học Michigan năm 2002. Đầu tiên họ cho một số con lợn cân nặng từ 45 - 55kg dùng thuốc ngủ. Sau đó họ gây vết thương khiến con vật bị chảy máu ồ ạt giống như tác động của vết thương do đạn bắn. Sau đó máu của con vật nhanh chóng được rút ra và thay bằng dung dịch kali lạnh ở loạt những con lợn đầu tiên và dung dịch nước muối sinh lý ở loạt thứ hai. Với những dung dịch này, thân nhiệt của con vật bị thương hạ xuống. Tiếp theo các bác sĩ sẽ xử lý vết thương và sau đó hút dung dịch ra và thay máu vào trở lại. Trong loạt thí nghiệm đầu tiên, có 7 con lợn sống sót, còn ở loạt thứ hai tất cả đều sống trừ 1 con. Những con vật còn sống này, dù là dùng phương pháp nào, cũng đều không bị ảnh hưởng về mặt thần kinh và khả năng học kỹ năng mới không khác với những con đối chứng. Các nhà khoa học giải thích rằng cơ thể lạnh có thể dễ “níu giữ sự sống” hơn cơ thể còn ấm. Khi thân nhiệt hạ xuống mức cực lạnh, hoạt động của các tế bào giảm xuống và cần ít ô xy hơn để thực hiện các phản ứng hóa học. Với 10 kinh nghiệm đầu tiên trên người, các bác tại tại UPMC Presbyterian sẽ cần xác định những bệnh nhân phù hợp. Bệnh cảnh hoàn hảo sẽ là người bị ngừng tim sau khi bị súng bắn hoặc thương tích nào đó tương tự, không đáp ứng với mọi nỗ lực để bắt tim đập trở lại. Các bác sĩ sẽ bơm nước muối và tim vào não của bệnh nhân và sau đó là vào toàn bộ cơ thể. Khi quá trình hoàn tất, họ sẽ mổ cho bệnh nhân lúc này đang ở trạng thái chết lâm sàng: không máu, không hoạt động não, không thở. Kip mổ sẽ có khoảng hai giờ để sửa chữa các tổn thương và thay lại dung dịch nước muối bằng máu. Tim sẽ tự “khởi động” lại, nếu không, các bác sĩ sẽ giúp khởi động lại nhịp đập của tim. Kỹ thuật mới sẽ được thử nghiệm trên đợt đầu tiên gồm 10 bệnh nhân, so sánh kết quả và sau đó tiếp tục cứ 10 bệnh nhân mỗi đợt cho đến khi thu thập đủ số liệu. “Liệu chúng ta có thể duy trì quá một vài giờ không có máu chảy hay không? Tôi không biết”, BS. Tisherman, trưởng nhóm nghiên cứu nói. “Chúng tôi chỉ cố gắng cứu sống tính mạng của bệnh nhân, chứ không định đóng gói họ gửi lên sao Hỏa”. Cẩm Tú Theo MedicalDaily
-
Vật thiêng trở thành bảo vật quốc gia Thứ Năm, 20/03/2014 - 10:39 (Dân trí) – Mỗi vật thiêng được công nhận bảo vật quốc gia luôn có số phận lịch sử kỳ lạ. Những bảo vật quốc gia của xứ Thanh Trống đồng Cẩm Giang còn được gọi là Trống vịt. Trống được đúc bằng đồng, kích thước đường kính miệng 73cm, đường kính chân 73cm, có chiều cao: 41,9cm, nặng: 60kg. Chiếc trống này do ông Bùi Đức Tậu (thôn Phú Lai, xã Cẩm Giang, Cẩm Thủy) phát hiện ngày 30/9/1992 trong khi làm vườn, ở độ sâu khoảng 1,50m. Thời điểm ông phát hiện chiếc trống đã có rất nhiều khách ngoại tỉnh về hỏi mua, có người trả với giá rất cao lên đến hơn 70 triệu nhưng người nông dân phát hiện ra chiếc trống này đã nhất định không bán. Khi được cán bộ biết thông tin và động viên ông bàn giao chiếc trống lại cho nhà nước, ngày 6/1/1993, chiếc trống đồng này đã được ông Tậu bàn giao cho Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa.Trống có kiểu dáng cân đối, hoa văn trang trí phong phú và sinh động. Trên mặt trống: chính giữa là hình ngôi sao 16 cánh, tính từ tâm ra ngoài trang trí 9 vòng hoa văn, gồm: hoa văn hình học, hình chim lạc đang bay, hình người hóa trang lông chim, hình chim cách điệu. Trống đồng Cẩm Giang với việc tạo những khối vịt ở rìa mặt tạo nét riêng và độc đáo Rìa mặt có 4 khối tượng vịt quay ngược chiều kim đồng hồ. Thân trống được chia làm 3 phần: tang, lưng và chân trống. Tang và lưng trống trang trí hoa văn hình học và hình người hóa trang lông chim cách điệu đang nhảy múa. Chân trống không có hoa văn. Trống có 2 đôi quai kép hình chữ C. Căn cứ vào kiểu dáng và hoa văn trang trí, thì trống Cẩm Giang thuộc loại HI Heger, nhóm C1 (TK III trước Công nguyên - I sau Công nguyên). Bảo vật thứ 2 được nhắc đến là thanh kiếm ngắn núi Nưa. Được phát hiện vào năm 1961 ở căn cứ khởi nghĩa của Bà Triệu tại chân núi Nưa, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) Kiếm được đúc bằng chất liệu đồng, dài 46,5 cm, rộng 5cm, cán dài 18cm, nặng 620g và được sưu tầm dưới chân núi Nưa (xã Tân Ninh, Triệu Sơn) vào năm 1961. Kiếm có kiểu chuôi và lưỡi hình lá tre mang đặc trưng phong cách sông Mã, gồm 2 phần: Phần lưỡi và phần cán. Lưỡi hình lá tre, mỏng, có 2 rìa sắc, nhọn, chắn tay hình sừng trâu. Cán kiếm là khối tượng tròn thể hiện người phụ nữ được đúc liền với lưỡi kiếm. Người phụ nữ đứng nhìn thẳng, 2 tay khuỳnh, chống nạnh đầy uy quyền, đầu vấn khăn hình chóp giống hình búp sen, mặt trái xoan, tai dài đeo đôi vòng to chấm vai, ngực và tay đeo vòng trang sức. Thân mặc áo chẽn dài tay, bụng được thắt một dải rộng như cạp váy, lưng thắt dải bao dài phủ cả đằng trước và sau trên chiếc váy dài trùm hết chân. Căn cứ vào kiểu dáng và hoa văn trang trí có thể khẳng định kiếm thuộc nền Văn hóa Đông Sơn. Kiếm ngắn núi Nưa có phần chuôi được tạo bởi hình một người phụ nữ với một khí phách hiên ngang quật cường Chiếc Vạc đồng Cẩm Thủy là một bảo vật ẩn nhiều điều bí ẩn. Vạc được đúc bằng đồng, có kích thước đường kính miệng 134,4cm, đường kính đáy 115cm, cao 79,8cm, do Ban chỉ huy Quân sự thành phố Thanh Hóa sưu tầm được ở khu vực ngã ba Đình Hương (phường Hàm Rồng) vào khoảng đầu thập kỷ 80 Thế kỷ XX và bàn giao cho Bảo tàng tỉnh ngày 1/8/2002. Vạc có dáng hình trụ, miệng hơi loe, thành miệng vát, đáy lồi. Trên miệng gắn 6 quai to hình chữ U trang trí hình vặn thừng cách đều nhau. Bên trong thành miệng tạo gờ, giữa tai quai trang trí hoa văn 5 cánh. Khoảng cách giữa các quai trang trí hoa văn hoa lá dây và 2 dòng minh văn chữ Hán đối xứng nhau, mỗi dòng gồm 11 chữ, nét chữ nổi đậm, rõ ràng: “Cẩm Thủy huyện khâm sai chính thống lĩnh Quận công Tạo/ Nhâm Thân niên thập nhất nguyệt nhị thập bát nhật chú” (tạm dịch nghĩa là Chính thống lĩnh Tạo Quận công quan khâm sai huyện Cẩm Thủy/ Đúc ngày 28 tháng 11 năm Nhâm Thân). Bên ngoài sát dưới thành miệng trang trí một băng hoa văn hình bông hoa 4 cánh xen kẽ vân mây, thân trang trí các đường gờ nổi tạo thành kiểu bổ ô dọc (gồm 6 ô). Toàn thân vạc được phủ một lớp patin màu xanh rỉ đồng. Vạc đồng Cẩm Thủy là một bảo vật quốc gia với nhiều điều bí ẩn không thể lý giải Căn cứ vào 2 dòng minh văn trên và theo tra cứu các tư liệu lịch sử, thì Quận công Tạo tức Phạm Ngô Cầu, “là một võ tướng nhà Trịnh, tước Tạo quận công. Ông được Lê Hiến Tông và Trịnh Sâm rất tín nhiệm”. Từ đó có thể khẳng định chiếc vạc đồng này do quan khâm sai huyện Cẩm Thủy là Tạo quận công Phạm Ngô Cầu cho đúc ngày 28/11. Mỗi bảo vật mang một số phận lịch sử Trải qua hàng trăm năm, những kỷ vật trong lịch sử này vừa qua đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia. Thế nhưng, có nhiều những câu hỏi xung quanh những vật thiêng này mà không ai có thể lý giải được. Là một vật được đúc rất hoàn hảo và công phu tuy nhiên cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được vạc đồng Cẩm Thủy được dùng vào mục đích gì và tại sao một vị quan khâm sai lại cho làm ra chiếc vạc này. Tất cả những giả thiết đặt ra vẫn chưa được các nhà nghiên cứu thỏa mãn và vật thiêng này vẫn là một bí ẩn. Câu chuyện truyền thuyết về Bà Triệu diệt giặc trên đỉnh ngàn Nưa và việc phát hiện ra kiếm ngắn núi Nưa ngay tại nơi Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Nó khiến nhân dân nhớ về Bà Triệu, một nữ anh hùng diệt giặc đầy khí phách hiên ngang đánh đuổi giặc Ngô, giành lại giang sơn. Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu thì kiếm ngắn núi Nưa có cấu trúc, kiểu dáng, tiêu chí thẩm mỹ nghệ thuật rất đẹp, là kiếm ngắn đẹp nhất trong các kiếm ngắn có khối tượng người ở Việt Nam. Chiếc trồng đồng Cẩm Giang với hoa văn trang trí trên trống có nhiều nét tinh mỹ là vậy, nhưng điều đặc biệt hơn cả là trên mặt trống Cẩm Giang lại có 4 khối tượng vịt chứ không phải là 4 khối tượng cóc như những chiếc trống thông thường. Vịt là một loài vật gần gũi với từng gia đình nông dân từ xưa tới nay và cũng là biểu tượng của nền nông nghiệp lúa nước. Điều này khiến nó trở thành chiếc trống đồng độc nhất ở Việt Nam. Hiện những bảo vật quốc gia này được bảo tồn và trưng bày tại Bảo tàng Thanh Hóa. Nguyễn Thùy
-
Nói thật với bạn là 1 lá số Tử vi 10 ông thầy xem ra 10 kết quả khác nhau. Tìm đc thày TV xem giỏi khó lắm mà đâu phải liếc lá số là xem ngay đc đâu. Tốt nhất bạn cứ để thuận theo tự nhiên. Thân.
-
KHÁM PHÁ TẬN CÙNG VỀ CHIẾC BÁNH CHƯNG? Hà Văn Thùy 21.02.2014 Nghìn vạn năm nay chúng sinh Việt vẫn làm, vẫn ăn bánh chưng hàng năm thậm chí hàng ngày. Cả ao mực đã đổ ra để tán để bình về món ăn quốc hồn quốc túy. Ai cũng nghĩ mình đã hiểu và không còn điều gì đáng nói về chiếc bánh xưa như Trái đất! Thử tìm hiểu về chiếc bánh chưng vuông của tác giả Nguyễn Trung Thuần xuất hiện trước Tết quả đã mở rộng tầm mắt cho bạn đọc. Rất cảm ơn tác giả, nhưng thấy bài viết chưa “đã”, chúng tôi mạo muội bàn thêm. Muốn hiểu tới tận cùng về chiếc bánh chưng không thể không trả lời hai câu hỏi: 1. Chủ nhân chiếc bánh chưng là ai? Và 2. Chiếc bánh chưng được sáng tạo như thế nào? I. Ai là chủ nhân của bánh chưng? Trước hết, cần hiểu rõ, thế nào là bánh chưng? Nhờ bài viết của ông Nguyễn Trung Thuần, ta biết cái tên khai sinh được viết trên giấy đầu tiên của bánh chưng là 裹蒸. Từ điển phiên là “quả chưng”, “lõa, khỏa chưng” và được giải nghĩa là loại bánh được gói dùng cho lễ tế chưng, lễ tế mùa đông. Như vậy, bánh chưng theo văn tự được ghi sớm nhất là loại bánh dùng lá cây, gói gạo nếp, đậu và thịt lợn đem luộc lên làm vật cúng trong lễ tế mùa đông, là thứ bánh để cúng trong dịp Tết. Tuy nhiên, đấy chỉ là chữ nghĩa trong từ điển. Mà từ thì sinh ra trước khi có điển nên những từ không được điển chế đã gây khó cho những ai chỉ biết từ điển! Nếu lục tìm trong tiếng Việt cổ thì quả cũng từng có nghĩa là bánh. Dân gian Việt quen nói bánh trái. Đó là từ xưa, nay thường được hiểu là bánh và trái cây. Nhưng nghĩa nguyên thủy của từ ghép bánh trái cho thấy: bánh cũng từng được gọi là trái, là quả! Câu ca dao Taycầm bầu rượu quả nem là một chứng cứ. Quả nem là chiếc nem hình bánh ú, cũng có nghĩa là bánh nem. Từ cái gốc gác xa xưa ấy, ta khám phá ra điều bí mật vô cùng thú vị: quả chưng chính là bánh chưng tiếng Việt! Điều này có nghĩa là, người Việt cổ trên đất Trung Hoa làm ra thứ bánh gọi là bánh chưng. Nhưng rồi đất Việt bị chiếm, người Việt trở thành người Tàu, biết bao tài sản Việt biến thành của Tàu. Tuy nhiên, cái tên cúng cơm của chiếc bánh vẫn được giữ nguyên. Không chỉ giữ nguyên từ Việt cổ: quả là bánh mà còn giữ nguyên văn phạm Việt theo lối nói chính trước phụ sau! Vậy là dù cho hàng nghìn năm ra sức đồng hóa thì các thày Tàu cũng không thể biến chiếcbánh chưng tiếng Việt thành chưng bính Tàu! Với ý nghĩa như vậy thì loại bánh hình bánh ú của dân Triệu Hưng, bánh đòn, bánh tày, bánh tét, Tapeng arua của người Arem và bánh vuông của người Kinh đều là bánh chưng. Từ “chưng” ở đây không phải động từ chưng cất mà là lễ tế cuối năm, tức cúng tế trong dịp Tết. Từ Tét là do đọc trại của Tết, càng chứng tỏ loại bánh làm vào dịp Tết. Một thực tế là, không chỉ người Kinh, người Triệu Khánh Quảng Đông, người Arem làm bánh chưng, mà trên Hoa lục, từ miền đất của nước Sở, nước Ngô, nước Việt xưa tận Sơn Đông, Động Đình Hồ xuống phương Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến, Vân Nam, Ba Thục… đâu đâu cũng có bánh chưng. Bánh chưng có từ bao giờ? Khó biết đích xác nhưng sách còn ghi, khi Khuất Nguyên gieo mình xuống sông Mịch La (năm 278 TCN), người nước Sở thương tiếc bằng cách thả bánh chưng xuống sông để cá ăn bánh mà đừng rỉa xác ông! Sau này, hàng năm vào dịp giỗ ông, người ta thả bánh xuống ao xuống giếng để tưởng niệm. Như vậy, chiếc bánh chưng có từ xa xưa và quen thuộc với phần lớn dân cư sống trên đất Trung Quốc. Một câu hỏi: dân Trung Quốc là ai? Trong bài viết của mình, tác giả Nguyễn Trung Thuần dẫn tư liệu: “Ở huyện Khai Phong của Triệu Khánh từng phát hiện được một hóa thạch răng người cách nay 14,8 vạn năm, được giới khảo cổ cho là tổ tiên sớm nhất của người Lĩnh Nam.” Đấy là một trong những sai lầm chết người của khoa học thế kỷ trước, khi cho rằng người Vượn Bắc Kinh Homo erectus pekinensis sống 600.000 năm trước ở Chu Khẩu Điếm là tổ tiên người Trung Hoa. Sang thế kỷ này, di truyền học phát hiện, người Bắc Kinh thuộc loài tiền nhiệm của chúng ta, biến mất khỏi châu Á 250.000 năm trước. Chúng ta hôm nay là Người Khôn ngoan Homo sapiens, tổ tiên xuất hiện ở châu Phi 180.000 năm trước và 70.000 năm cách nay đã men theo bờ biển Ấn Độ Dương đặt bước chân đầu tiên trên đất Việt Nam của lục địa Đông Á. Sau đó, từ Việt Nam, con người đông dần và 40.000 năm trước tiến lên khai phá vùng đất mênh mông phía bắc. 4000 năm TCN, trên đất Đông Á, người Việt chiếm khoảng 65% nhân số thế giới và xây dựng nền văn minh nông nghiệp rực rỡ, trong đó có văn hóa bánh chưng. Một cặp bánh chưng Việt Nam Bánh chưng Triệu Khánh Bánh chưng Quảng Đông (广东裹蒸粽) II. Bánh chưng được sáng tạo ra sao? Có lẽ, chiếc bánh đầu tiên mà người Việt làm ra là bánh… đất! Điều này được ghi lại trong Hậu Hán thư: “Dân Giao Chỉ lấy đất sét làm bánh đem phơi khô, coi là vật quý, dùng trong cưới hỏi.” Vài ba chục năm trước, nhiều phiên chợ ở Phú Thọ còn bán bánh đất. Cũng thời đó, ở Thái Bình, nhiều bà già lấy những viên ngói nung non lửa cho con dâu ốm nghén ăn, gọi là “ăn rở.” Sau này khoa học khám phá ra đó là việc làm cực kỳ khôn ngoan vì bổ sung nguyên tố vi lượng, khoáng chất cho thai nhi. Không ai biết chắc chiếc bánh chưng được làm từ khi nào. Chúng tôi đồ rằng, tiền thân của nó là những thỏi cơm lam được nấu trong ống tre. Người Việt trồng lúa trước hết ở trên cạn, gọi là lúa nương, lúa lốc mà phần nhiều là lúa nếp. Gạo bỏ vào ống tre, cho nước vừa đủ rồi nướng trong lửa than. Khi cơm chín, chẻ ống tre ra, được những thỏi cơm lam thơm ngon. Một ngày đẹp trời, có ai đó nảy sáng kiến cho thêm hạt đậu, hạt lạc rồi thịt lợn vào ống tre cùng với gạo. Lúc này sản phẩm thu được không còn là đòn cơm lam bình thường mà là một món ăn kỳ diệu. Có lẽ từ lúc này, thay cho từ cơm lam, người ta gọi là bánh! Khi phát minh ra đồ gốm để đun nấu, con người nảy sáng kiến dùng lá gói gạo (đã ngâm nước) với đậu, thịt lợn thành đòn dài như hình chiếc ống tre, cho vào nồi nấu. Chiếc bánh hình khúc tre ra đời! Loại thức ăn trân quý như vậy không dễ có hằng ngày nên chỉ có thể làm vào dịp lễ lớn nhất trong năm là lễ tế mùa đông, tế chưng, còn gọi là Tết. Do vậy, chiếc bánh được gọi là bánh chưng và cũng có tên là bánh tét, do đọc trại của từ “Tết”. Chiếc bánh hình trụ của ống tre gợi lên hình tượng sinh thực khí nam, một vật thờ linh thiêng của người Việt cổ. Lúc này người ta nhận ra, chỉ có sinh thực khí nam thì chưa đủ! Và do bánh được gói bằng lá, không còn bị hạn chế bởi khuôn khổ chiếc ống tre nên người ta gói những chiếc bánh hình vú tượng trưng cho sinh thực khí nữ. Và trên bàn thờ là cặp bánh ú (vú, bú) với đòn bánh tét nằm giữa, vừa là biểu trưng sự sung túc của nghề nông vừa thể hiện tín ngưỡng phồn thực! Cũng phải rất lâu sau, giữa thế giới của bánh ú, bánh tày, bánh tét, tại kinh đô Việt Trì, theo truyền thuyết, chàng Lang Liêu sáng tạo ra chiếc bánh hình vuông. Vẫn là chiếc bánh chưng truyền thống trời che đất chở muôn vật bên trong nhưng chiếc bánh vuông là bước nhảy vọt không chỉ về thẩm mỹ mà còn về trí tuệ. Chiếc bánh chỉ nặng khoảng 500 – 600 gram và được buộc bằng bốn chiếc lạt: hai dọc hai ngang. Bốn chiếc lạt trên hình vuông như trang giấy xanh tạo thành chữ Tỉnh. Đấy là hình tượng nhắc lại thuở xa xưa khi tổ tiên mở cõi: dân chúng chung tay vỡ mảnh đất hình vuông rồi chia đều làm chín phần. Tám nhà cày cấy tám phần xung quanh và chung nhau chăm sóc phần ruộng ở giữa, lấy hoa lợi nộp vua. Cách chia đất này thể hiện triết lý bình sản của người Việt, đảm bảo tài sản đồng đều giữa các thành viên, cái nền bền vững của hạnh phúc cộng đồng. Sau này, việc chia ruộng chữ Tỉnh được chuyển hóa thành công điền. Công điền là ruộng của làng, vua không có quyền đụng tới, ba năm một lần chia cho người nghèo cày cấy. Bốn chiếc lạt còn chia bề mặt chiếc bánh thành Hà đồ, Cửu cung bát quái Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài và Trung ương, cội nguồn của kinh Dịch. Đó cũng là ma phương đồ bậc ba mà tổng các con số của các ô theo chiều ngang, dọc và chéo đều là 15: đúng bằng số bộ của nước Văn Lang thời Vua Hùng! Chắc chắn, từ đất tổ Việt Trì, chiếc bánh vuông lan tỏa ra nhiều vùng Lạc Việt khác, trong đó có Quảng Đông mà ngày nay người Hoa gốc Việt ở đây vẫn giữ được! Cửu cung & ma phương bậc ba trên bánh chưng Chiếc bánh vuông tượng trưng cho phái nam là sáng tạo mỹ mãn. Nhưng như vậy chưa đủ vì có nam mà không nữ chửa nên xuân! Thay cho bánh ú quen thuộc, chiếc bánh trắng như ngọc, dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên ra đời… Cặp bánh chưng bánh dầy được dâng vua cha, cúng tổ tiên và trời đất, sang trọng hơn, thanh nhã hơn! Câu chuyện bánh chưng còn cho ta biết quá trình hình thành ngôn ngữ Trung Hoa. Người Việt từ xưa trên toàn Đông Á gọi chiếc lá để gói bánh chưng là lá dong. Khoảng 4000-5000 năm trước, khi sáng tạo chữ vuông, dựa theo âm “dong” tiếng Việt, người Quảng Đông gọi lá dong là diệp đông 叶冬. Nhưng từ thời Tần Hán, người phương Bắc xâm chiếm Nam Dương Tử, áp đặt dân Giang Nam nói theo cách nói phương Bắc, lá dong 叶冬 biến thành 冬叶dong lá. Tới thời Đường, chuyển hóa theo tiếng nói của kinh đô Tràng An thành đông diệp. Nhưng sau này, tiếng Trung Quốc biến đổi thành tiếng Bắc Kinh pinyin là dongye Ở đây có vấn đề dễ gây lấn cấn: bánh chưng vuông tượng đất “địa phương 地方” là âm. Bánh dầy tượng trời “thiên viên 天圆” là dương! Nhưng trong truyền thống, người Việt quan niệm “nam văn, nữ thị.” Văn vốn là chữ “vuông”, trong giáp cốt văn lúc đầu được vẽ hình vuông. Sau cách điệu thành hai đường chéo tượng trưng cho hình vuông (文). Nhưng trong câu chuyện này, bánh chưng tượng trưng cho phái nam trở thành âm còn bánh dầy tượng trưng cho phái nữ lại là dương! Giải thích sao về sự trái ngược này? Không khó! Bởi lẽ đã có khi người xưa nói: “Ông giăng mà lấy bà giời!” Phải chăng đó cũng là cái “lý” của người Việt: không có cái gì tuyệt đối dương hoặc tuyệt đối âm! Cồng là bà. Lệnh là ông. Nhưng có lúc “lệnh ông không bằng cồng bà!” Cũng vậy, Trời là cha là dương nhưng có lúc lại trở thành âm. Còn Đất là mẹ, là âm nhưng có lúc lại thành dương?! Ông Nguyễn Trung Thuần dẫn lời Giáo sư trần Quốc Vượng cho rằng bánh chưng cổ xưa không phải hình vuông là chính xác. Nhưng Giáo sư của chúng ta đã sai khi nói: “Bánh chưng vuông tượng đất, bánh dày tròn tượng trời là một triết lý rất Trung Hoa nhưng triết lý ấy thực ra cònchưa có ở đời Hán (HVT tô đậm). Vậy, làm gì có chuyện “bánh chưng vuông tượng trời” ra đời ở Việt Nam vào thời Hùng Vương? Ở Cổ Loa, thủ đô của nước Âu Lạc, nơi chỉ cách trung tâm Hà Nội có 17 km mà bây giờ vẫn có rất ít bánh chưng vuông. Họ thường gói bánh chưng tròn, còn gọi là bánh tét hay là bánh tày” Sự thực, bánh chưng vuông tượng đất, bánh dầy tròn tượng trời không phải triết lý Trung Hoa mà là triết lý của tộc Việt từ xa xưa, trước cả thời Phục Hy 4800 năm TCN, trong thiên viên địa phương của kinh Dịch. Còn việc ở Cổ Loa ít gói bánh vuông chỉ là một thói quen: người dân ưa gắn bó với với tục xưa của mình! III. Đâu là trung tâm? Hàng nghìn năm nay, các học giả đại Hán cho rằng, Trung Nguyên Hoa Hạ là trung tâm, tỏa chiếu ánh sáng văn minh khai hóa các dân man di tứ cận! Sở dĩ nói như vậy vì họ không hiểu rằng, Trung Nguyên xưa chính là đất Trong Nguồn của người Dương Việt. Sau khi chiếm đất này, người Hoa Hạ đã chuyển chữ Trong thành Trung, Nguồn thành Nguyên để xóa dấu vết! Tuy tổ tiên Việt từ xa xưa di chúc cho con cháu: Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước Trong Nguồn chảy ra thì chỉ tới nay người Việt mới biết viết hoa chữ Trong Nguồn và nhận ra đó là đất cũ của tổ tiên! Tuy vậy kẻ ăn vụng không phải bao giờ cũng chùi được mép: theo văn phạm Trung Hoa thì địa danh ấy phải là Nguyên Trung mới đúng! Đằng này lại vẫn là Trung Nguyên –Trong Nguồn theo cách nói Việt! Không chỉ địa danh này mà hàng loạt địa danh khác cùng chung số phận, trái ngược cách nói Hoa: Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc… Sở dĩ vậy vì lẽ đơn giản: đất lấy được nhưng tên đất đã ăn sâu trong lòng người thì không dễ đổi! Cũng ánh sáng khoa học thế kỷ mới cho thấy: Người Việt Nam có đa dạng di truyền cao nhất trong các sắc dân Đông Á, có nghĩa là người Việt là cội nguồn của dân cư Đông Á. Đất Việt Nam là nơi phát tích của các dân tộc Đông Á. 2 Từ năm 1898, nhà ngữ học người Pháp H. Frey đã cho xuất bản cuốn sách L’annamite, mère des langues; communauté d’origine des races celtiques, sémitiques, soudanaises et de l’Indo-Chine; Tiếng Việt Nam là mẹ các ngữ; cộng đồng có nguồn gốc của các dân tộc Celtic, Do Thái, Sudan và Đông Dương.3. Từ khoảng 18.000 năm trước, người Việt sáng tạo công cụ đá mới Hòa Bình rồi mang theo bước chân thiên di ra khắp châu Á, tới đất Mông Cổ và tạo dựng văn hóa Ngưỡng Thiều, niềm tự hào của người Hoa Hạ. Người Việt thuần hóa cây kê và cây lúa rồi đưa lên lưu vực Dương Tử, Hoàng Hà. Đồ đồng được làm ra sớm nhất ở văn hóa Phùng Nguyên rồi lan tỏa ra khắp Hoa lục cùng Đông Nam Á. Trống đồng cũng được chế tác trên khắp giang sơn Việt tộc, từ địa bàn nước Sở cũ tới Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và vùng Caren của nước Mianmar hôm nay. Nhưng trống đồng Đông Sơn của người Lạc Việt, tộc người đa số, từng lãnh đạo dân cư Đông Á về xã hội và ngôn ngữ là tinh xảo nhất. Không chỉ đạt mức thẩm mỹ siêu tuyệt mà còn ký thác trong đó những biểu trưng sâu thẳm của minh triết Việt. Chỗ nào có người Việt, nơi ấy có bánh chưng. Tuy nhiên, chiếc bánh vuông Lạc Việt không chỉ đẹp về tạo hình mà còn mang những nét tiêu biểu nhất của minh triết Việt. Vậy đâu là trung tâm, xin quý độc giả suy ngẫm!Ghi thêm. Tôi gửi bài viết cho nhà phong thủy Nguyễn Vũ Tuấn Anh để xin ông cho nhận xét. Trong điện thư hồi đáp, ông viết “Các vị nhầm rồi. Đó không phải Lạc thư.” Trước Tết Nguyên tiêu, ngày 14 tháng Giêng ông tới nhà thăm và chỉ dạy cho: “Hình Cửu cung trên bánh chưng không phải Lạc thư mà là Hà đồ. Sau khi nghe ông giảng, tôi nhận là đúng.” Rồi ông tiếp: “Không chỉ vậy, bánh chưng còn thể hiện Ngũ hành của người Việt: Thịt lợn ở trong cùng của bánh, màu đỏ, tượng trưng cho hành Hỏa. Đậu vàng bên ngoài tượng trưng cho hành thổ. Gạo trắng ở lớp thứ ba tượng trưng cho hành Kim. Ngoài cùng là màu xanh do lá dong bị nấu chín thấm vào gạo tạo nên, tượng trưng cho hành Mộc. Như vậy là: Hỏa sinh thổ, Thổ sinh Kim. Thủy ở chỗ nào? Hỏi rồi ông trả lời: Thủy là nước sôi nấu chín mọi thứ để tạo thành chiếc bánh. Sau khi được nấu chín, khối lượng chiếc bánh nặng hơn trước. Đấy là sự có mặt của Thủy để sinh ra Mộc. Trong tương quan Ngũ hành này, trung cung là Hỏa mà không phải Thổ. Tiền nhân ta có lý của mình: người Việt ở phương Nam, vị trí cung Ly Hỏa. Như vậy, trong chiếc bánh, tổ tiên ta xác nhận vị trí trung tâm của mình. Không chỉ vậy, bánh được gói bằng lạt. Trong tiếng Việt, lạt cũng có khi đọc là lạc. Lạc ở đây là Lạc Hồng.” Tôi chân thành cảm ơn ông vì năm mới học được bài học quý giá! Phải chăng đấy là một sự khám phá mới về chiếc bánh quốc bảo của người Việt? Xin quý độc giả góp thêm để đây chưa phải “sự khám phá cuối cùng”! Nguồn: http://khoahocnet.com/
-
THỬ TÌM HIỂU VỀ CHIẾC BÁNH CHƯNG VUÔNG Posted by chepsuviet on 27/01/2014 Nguyễn Trung Thuần (Chuyên khảo đã được trình bày tại Hội nghị Thông báo khoa học năm 2013 của Viện Nghiên cứu Văn hóa, 12-2013). Các điểm chính: 1. Về bánh chưng và gốc tích chiếc bánh chưng 2. Bánh chưng chỉ có ở Việt Nam? 3. Sự khác nhau và giống nhau giữa Bánh chưng Việt Nam với bánh chưng Triệu Khánh 4. Thử lí giải hiện tượng có tập tục ăn bánh chưng Tết giống hệt nhau giữa VN với Triệu Khánh dựa theo quan điểm của “Nhân học văn hóa và mối quan hệ trung tâm – ngoại vi”: 5. Về các tên gọi “bánh chưng”, “lá dong”: 6. Về triết lí trời tròn đất vuông cho bánh chưng bánh dày? 1. Về bánh chưng và gốc tích chiếc bánh chưng Chiếc bánh chưng vuông ta vẫn gói, vẫn ăn trong mỗi dịp Tết đến, thân thuộc là thế, tưởng chừng như chẳng còn gì để bàn để nói. Ấy vậy mà khi đi sâu tìm hiểu về gốc tích của nó, vẫn phát hiện ra nhiều điều thú vị, nhiều điều phải ngẫm phải suy. Bánh chưng lâu nay vẫn được coi là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt, ban đầu được làm ra nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời. Bánh chưng thường được làm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt và vào ngày giổ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3Âm lịch hàng năm). Theo quan điểm của nhiều người, bánh chưng là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được nhắc lại trong truyền thuyết, đồng thời có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt. Gốc tích chiếc bánh chưng luôn được gắn liền với Sự tích bánh chưng bánh dày trong truyền thuyết, có liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời Vua Hùng thứ 6, sự tích muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc. Và rồi xưa nay, sự tích-truyền thuyết ấy luôn là lời giải thích cho ý nghĩa cũng như nguồn cội của chiếc bánh chưng bánh dày, đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn minh lúa nước. Truyện bánh chưng Sau khi vua Hùng Vương phá được giặc Ân, nhân quốc gia vô sự, muốn truyền ngôi cho con, bèn triệu hai mươi hai vị quan lang và công chúa lại mà phán rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay mang trân cam mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”. Các con đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp trên cạn dưới bể, nhiều không sao kể xiết. Duá có vị công tử thứ 18 là Lang Liêu, bà mẹ trước kia vốn bị vua ghẻ lạnh, vì cô đơn mà chết, tả hữu ít người giúp đỡ, khó xoay xở nên đêm ngày lo lắng, mộng mị bất an. Một đêm kia, mộng thấy có thần nhân tới nói rằng: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ”. Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: “Thần nhân giúp ta vậy!”. Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho thật sạch, lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là bánh dày. Đến kỳ, vua vui vẻ truyền các con bày vật tiến lên. Xem qua khắp lượt, thấy không thiếu thức gì. Duá có Lang Liêu chỉ tiến dâng bánh chưng và bánh dày. Vua kinh ngạc mà hỏi, Lang Liêu đem giấc mộng thuật lại. Vua đem nếm, thấy ngon miệng không chán, hơn hẳn các thức của các con khác, tấm tắc khen hồi lâu rồi cho Lang Liêu được nhất. Đến ngày Tết, vua thường lấy bánh này dâng cúng cha mẹ. Thiên hạ bắt chước, đến nay đổi tên Lang Liêu thành Tiết Liệu. Vua bèn truyền ngôi cho Liêu, anh em 21 người đều được chia giữ các nơi phiên trấn, tụ tập bộ đảng mà thành phiên quốc. Về sau, các tướng tranh giành nhau thường dựng mộc sách (hàng rào bằng gỗ) để phòng ngự; cho nên, từ đó mới có sách, thôn, trang, phường. Nguyên văn: 夜梦神人告曰:「天地之物所 贵於人,无过米。所以养人,人能壮也。食不能厌,他物莫能先。当以糯米作饼,或方或圆,以象天地之形,叶包其外,中藏美味,以寓父母生育之重(一作 状)。」郎僚惊觉,喜曰:「神人助我也。」遵而行之。乃以糯米择其精白,选用圆完无缺折者,淅之洁静,以青色叶包裹为方形,置珍甘美味在其中,以象天地包 藏万物焉。煮而熟之,故曰蒸饼。又以糯米炊熟,捣而烂之,捏作圆形以象天,故曰薄持饼。 至期,王命诸子具陈所献,历而观之,无物不有。惟郎僚独献蒸饼、薄持饼。王惊异,问之,郎僚具以梦对。王亲尝之,适口不厌,胜於诸子所陈之物,叹美良久。乃以郎僚为第一,岁时节候,常以是饼奉事父母,天下效之至今。以名郎僚,故呼谓节料。 初,王传位於郎僚,兄弟二十一人,分守藩篱,立为部党,以为藩国。迨後众将争长,各立木栅以遮护之,故曰栅、曰村、曰庄、曰坊,自此始。 2. Bánh chưng chỉ có ở Việt Nam? Bấy nay, chắc rằng trong tiềm thức người Việt, bánh chưng cùng với tục ăn bánh chưng ngày Tết là chỉ riêng có ở Việt Nam, chắc rằng cũng chẳng có ai nghi ngờ cái “độc quyền” này. Bởi cả đời luôn mang trong mình suy nghĩ ấy, nên khi biết được sự thực không phải vậy, chúng tôi đã vô cùng bất ngờ. Nhờ việc quyết tâm tìm cho được nguồn gốc của từ “bánh chưng”, mà mối lương duyên nào đó đã dẫn chúng tôi đến với chiếc bánh chưng Triệu Khánh, ở Quảng Đông Trung Quốc, với vùng đất cùng tên cùng có tục ăn bánh chưng ngày Tết y hệt người Việt mình. Hãy nghe người Trung Quốc nói về chiếc bánh chưng này: Bánh chưng (tiếng Hán 裹蒸, âm Hán-Việt “quả chưng”, thường gọi là裹蒸粽), được coi là “Trà điểm vương” (vua món điểm tâm), là đặc sản chính hiệu của thành phố Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, một loại bánh nhà nhà đều biết ở khu vực Lĩnh Nam. Triệu Khánh ở phía tây Quảng Đông, tự hào với cố đô Lĩnh Nam. Bánh chưng là đặc sản chính hiệu của Triệu Khánh. Bánh chưng Triệu Khánh truyền thống có hình gối hoặc hình kim tự tháp Ai Cập, dùng gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ (thịt sấn hoặt thịt dọi), cho thêm một ít muối tinh, dầu lạc, ngũ vị hương, rượu, vừng trắng…làm thành. . Phải dùng loại lá dong (冬叶dòngyè) chỉ có ở hai bờ sông Tây Giang để gói bánh chưng, thì mới có mùi thơm đặc biệt và có tác dụng chống mốc rất tốt. Bánh được buộc bằng 水草(cói?) riêng có ở vùng này. Bánh chưng Triệu Khánh hương vị thơm ngon, ăn ngon mềm, béo mà không ngấy, thơm ngọt vừa miệng, hương vị độc đáo. Là món ăn truyền thống được dân bản địa ưa thích vào ngày Tết. Trong dân gian Triệu Khánh, xưa nay bánh chưng luôn là món ăn của ngày Tết. Ngày nay, khắp đường phố ngõ ngách Triệu Khánh, đâu cũng bắt gặp bánh chưng Triệu Khánh, sánh danh với nghiên mực Đoan Khê. Cho đến hiện giờ, Triệu Khánh vẫn làm bánh chưng bằng tay. Nguyên liệu chủ yếu của bánh chưng Triệu Khánh là gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ (sấn hoặt dọi), theo tỉ lệ 10:6:4, chiếc bánh đã gói xong chưa luộc có trọng lượng khoảng 0,5kg. Bánh bán thành phẩm phải cho vào nồi lớn luộc lửa to trong 8 tiếng, vừa luộc vừa đổ thêm nước vào, cho đến khi gạo nếp, đỗ xanh, thịt chín quyện vào với nhau là được, gọi là “bánh chưng thịt khổ” Hiện nay trên thị trường cá biệt có những cửa hàng bán bánh hưng Triệu Khánh vào ngày Tết, ngoài dùng gạo nếp, đỗ xanh, thịt mỡ ra, còn cho thêm cả nấm đông cô, trứng gà, lạp xường…. Loại bánh này được coi là vua bánh chưng đặc chủng Triệu Khánh. Nhân bánh chưng hiện giờ gồm có ngũ vị hương, lòng đỏ trứng muối, thịt gà quay, thịt vịt quay, xá xíu… Lá dong là nguyên liệu riêng để làm bánh chưng Triệu Khánh, thuộc loại thực vật sống trong bóng râm, tính lạnh, giàu diệp lục tố chlorophyll, sống ở nơi sơn cốc, khe suối, hiện chỉ có ở hai bờ sông Tây Giang, nghe nói hái vào mùa đông là tốt nhất, có các đặc điểm là màu xanh, lá thơm, mềm mại, chống mốc. Lá dong được chia làm 2 loại là lá dong thật và lá dong dại. Lá dong thật mặt lá xanh, luộc bánh xong vẫn giữ được màu xanh; lá dong dại phiến lá nhỏ hơn lá dong thật một chút, vị hơi đắng chát. Theo sách “Quảng phủ tân ngữ” có ghi: “Có loại lá dong, to như lá chuối tiêu, lá ướt dùng để gói bánh chưng … Vùng Miền Nam nóng, rất dễ bị mốc, chỉ có lá dong là có thể giữ lâu được”. Đặc điểm độc đáo của bánh chưng Triệu Khánh chính là dùng lá dong to gói bánh, lá dong không những thơm, mà còn có thể giữ tươi. Lá dong tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, giáng hỏa. Bấy lâu nay, 裹蒸 là món ăn truyền thống vào ngày Tết của khu vực Triệu Khánh. Khi Tết sắp đến, phụ nữ ở Triệu Khánh bắt đầu bận rộn hẳn lên. Ngay từ sáng sớm, họ đã ra chợ để chọn lá dong. Lá dong là đặc sản của vùng này, nghe nói mọc ở sâu trong Đỉnh Hồ Sơn,thừa hưởng tinh hoa của trời đất, hấp thụ sương mưa của thiên nhiên, vì thế mà có đặc điểm to nõn nà, xanh mướt, mềm mại, chống mốc… Còn trong thực tế, rất nhiều người trong thôn thường biết tìm cho mình nơi để trồng một ít cây lá dong, lá dong là loài thực vật rất dễ sống, sau nhà bên nhà, đầu ruộng đều có thể trồng được, chẳng phản bận tâm. Đợi đến cuối năm lúc cần phải gói bánh chưng là có thể cắt về, tự cung tự túc Lá dong gói bánh chưng tốt nhất là chọn dùng lá già, lá dong trước khi dung phải dung nướ nóng dội qua một lượt, để lá trở nên dai mềm hơn dễ gói, lại khử được vị đắng chát của lá. Gạo nếp, đỗ xanh đều phải là loại trong năm thì mới tốt. Gạo nếp vo sạch ngâm, đỗ xanh bỏ vỏ xay vỡ, sang bỏ đỗ lép. Thịt lợn làm nhân khá cầu kì, chọn loại thịt ba chỉ thượng thặng nửa nạc nửa mỡ; trộn thành “ngũ hương” là một bước then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị bánh. Bánh chưng là món ăn dân gian truyền thống, nhà nào cũng có bí quyết pha trộn riêng, khác với loại có ngũ vị hương mua ngoài chợ. Dụng cụ nấu bánh chưng truyền thống là cái cóng lớn hoặc thùng sắt, người dân thường dùng thùng phuy đựng dầu, trước khi đun bôi một lớp sơn bùn ra bên ngoài, để thùng khỏi bị đen. Nghe nói, truyền thống này đã có gần 2000 năm, thể hiện được những đặc điểm nguyên vị nguyên hương của bánh chưng. Cách ăn bánh chưng Triệu Khánh cũng có vẻ độc đáo riêng, người bản địa thường sau khi nhấc chiếc bánh chưng nóng hổi hổi ra khỏi nồi xong, bóc lớp lá dong, cho thêm cần tây, hành xắt nhuyễn và vừng, rồi xức thêm một ít dầu lạc và nước tương, khi nào ăn thì chấm, rất ngon; còn một cách ăn khác là bóc lá xong, nhúng bánh chưng vào nước trứng đánh rồi rán lên cho vàng, vỏ giòn. Người ta thích ăn nhất vẫn là “bánh chưng ra lò” vừa vớt khỏi nồi, không cho thêm bất cứ gia vị gì, ăn trực tiếp luôn. Bánh chưng mới vớt khỏi nồi, lá dong qua nấu chín đã biến thành màu xanh sẫm lớp mặt gạo nếp hấp thụ chất diệp lục từ lá dong, tạo thành một màu xanh nhạt trong suốt, mùi thơm quyện giữa lá dong với gạo nếp, đỗ xanh khiến cho người ta thèm ăn dỏ rãi, vị thơm ngọt ngon miệng của nó ăn xong vẫn còn lưu lại nơi miệng. Nghe nói rất có tác dụng bổ trung ích khí, trị đái đêm và làm tăng calo. Vào tiết trời mùa Xuân se lạnh, bánh chưng trở thành món ăn truyền thống vào mỗi độ người người đón Tết quả thực có hiệu quả riêng của nó. Người Hồi sống ở Triệu Khánh cũng có tập quán gói bánh chưng, họ lại dùng thịt bò làm nhân, gọi là “Bánh chưng Halal”; tín đồ Phật giáo thì làm nhân bằng lạc, bạch quả, đông cô, gọi là “bánh chưng chay” Ngoài bánh chưng làm bằng gạo nếp, đỗ xanh, nhân thịt lợn ra, thời nay còn phát triển các loại mới như bằng gạo nếp cẩm… giàu chất dinh dưỡng hơn, còn nhân thì hết sức đa dạng, người ta cho vào nào là đông cô, bạch quả, hạt dẻ, lạp xường, vịt quay, lòng đỏ trứng, thịt xông khói…; còn có loại bánh chưng hạng sang cho trứng muối Hồ Bắc, sò điệp Nhật bản, cá chình khô, nhân lạc…gói bằng lá sen, luộc trong 4 tiếng… Song phần đông mọi người vẫn làm bánh chưng bằng gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn có vị nguyên gốc. Có những thực khách cho là bánh chưng Triệu Khánh quá to, nhân chẳng có gì thay đổi suốt bao nhiêu năm qua, hơi ngấy. Bánh chưng truyền thống to là vì ngay từ buổi đầu sáng tạo ra, nó đã được làm để đáp ứng công việc lao động trên núi của người nông dân, bởi bánh chưng một khi đã được luộc chin là có thể để được tới vài ngày mà không bị hỏng, so với cơm canh thông thường, người nông dân có lên núi lao động tới vài ngày cũng không lo bị đói. Hơn nữa, vào những năm 60-80 thế kỉ trước, người dân Triệu Khánh còn tương đối nghèo, một chiếc bánh chưng thường đủ cho khẩu phần ăn 1 ngày cho cả nhà. Vì thế, bánh chưng to vẫn được phần đông người lao động đón nhận Lịch sử và truyền thuyết Bánh chưng còn từng được làm cống phẩm, “Nam Tề thư” (《南齊書》) có ghi: Trong ngự thiện của hoàng đế, có món ngon裹蒸. Hoàng đế rất thích: “Tôi ăn món này không hết, nên chia ra làm bốn phần, để lại làm bữa tối” “Nam Tề thư”, ghi lại Nam Tề Tiêu Tề vương triều, từ năm nguyên niên Kiến nguyên Tề Cao Đế (năm 479) đến năm thứ 2 Trung hưng Tề Hòa Đế (năm 502), tổng cộng các chuyện sử trong 23 năm. Bánh chưng là lễ vật cần phải có để đi chúc Tết người thân vào dịp Tết nguyên đán, Tết Đoan ngọ, tượng trưng cho sự sung túc và may mắn trong năm tới. Nhà thơ đời Thanh Vương Sĩ Trinh có thơ ca ngợi cảnh rầm rộ nấu bánh chưng đêm Giao thừa (trừ tịch) ở thành hương Triệu Khánh: 除夕濃煙籠紫陌,家家塵甑裹蒸香 Trừ tịch nồng yên lung tử mạch, Gia gia trần tắng quả chưng hương (Giao thừa lửa đượm khói tím bay, Nhà nhà đen nồi bánh chưng thơm). Truyền thống làm bánh chưng ở Triệu Khánh đã có từ đời Tần. Có 2 lưu truyền về khởi nguồn của nó. Một là vào thời Lĩnh Nam, quân Tần chinh phạt thống trị, lúc nào cũng đem theo mình nắm cơm gói lá đã nấu chín ở nơi đồn trú. Hai là nông dân thời ấy khi đi làm đồng đem theo mình nắm cơm gói lá đã nấu chín để ăn bất cứ lúc nào. “Trong chiếc bánh chưng Triệu Khánh có ẩn chứa một câu chuyện truyền thuyết tình yêu đầy lãng mạn cảm động – Tương truyền vào thời xưa, ở Đoan Châu có một đôi trai gái, cô gái tên là A Thanh, chàng trai tên là A Quả, đem lòng yêu nhau tha thiết. Nhưng cha mẹ A Thanh cho rằng A Quả chỉ là một chàng thư sinh, chẳng có tiền bạc và thanh thế gì, nên không cho phép con gái mình được yêu chàng trai. Bởi thế, A Quả đã lập chí vươn lên. Kì thi năm ấy lại tới, chàng sửa soạn hành lí tới kinh thành. Sớm ấy, A Thanh tới đưa tặng một nắm cơm nếp đỗ xanh gói bằng lá dong, dặn chàng đi giữ cẩn thận khi đi đường, đừng quên tình cảm đôi bên. A Quả đỗ cao Trạng nguyên, nhà vua muốn vời làm phò mã, A Quả không thuận. Nhà vua nổi giận bắt giam. A Quả ngày ngày cầm nắm cơm khóc, công chúa lấy làm lạ, A Quả nói: Cám bã còn không vứt nữa là nắm cơm? Công chúa vô cùng cảm động, bèn tha cho A Quả về quê. A Quả và A Thanh cuối cùng đều biến thành tiên. Người đời sau phát hiện thấy dùng lá dong gói cơm nắm làm bằng các nguyên liệu gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn… rất thơm ngon, bèn đua nhau bắt chước, cho đến sau nàyrồi trở thành thứ nhà nhà đều làm sẵn mỗi khi ăn Tết ở Đoan Châu. Quả chưng 裹蒸 có nghĩa là “Quả Thanh” vậy.” Triệu Khánh là nơi nào vậy? Đó chính là thành phố Triệu Khánh trên đất Trung Quốc. Thành phố Triệu Khánh hiện là thành phố thuộc tỉnh Quảng Đông, nằm ở chính tây tỉnh Quảng Đông, và cũng là phía tây châu thổ Châu Giang. tây giáp Ngô Châu và Hạ Châu Quảng Tây, nam giáp Vân Phù, Dương Giang, Giang Môn, đông giáp Phật Sơn, tựa lưng vào Thanh Viễn, là trục giao thông trọng yếu thông tới các tỉnh Tây Nam là khu vực phát triển ven biển. Diện tích 15 nghìn km2. Dòng chính Châu Giang chảy xuyên qua Tây Giang. Bắc gối vào Bắc Lĩnh, đối mặt với Tây Giang, án ngữ phía trên Thương Ngô, dưới chặn Nam Hải (Biển Đông), là cửa ngõ Việt Tây, nổi tiếng là “Nghiên đô Trung Quốc” (làm nghiên mực nổi tiếng). Triệu Khánh là danh thành văn hóa lịch sử quốc gia của Trung Quốc, với nền văn hóa sâu đậm hương vị Lĩnh Nam, chính là cái nôi và là nơi hưng thịnh của văn hóa Lĩnh Nam, văn hóa Quảng Phủ. Đồng thời, Triệu Khánh còn là thành phố du lịch, thành phố hoa viên nổi tiếng của Trung Quốc, chính quyền thành phố đặt ở khu Đoan Châu. 3. Sự khác nhau và giống nhau giữa bánh chưng Việt Nam với bánh chưng Triệu Khánh Đọc xong những dòng trên, có lẽ chúng ta đều cảm thấy giật mình trước sự giống nhau đến kì lạ về tập tục nấu bánh chưng (theo lối cổ truyền) của hai nơi. Cảnh tượng tấp nập lo cho nồi bánh chưng ngày Tết sao mà giống nhau đến thế: từ khâu chuẩn bị lựa chọn kĩ lưỡng các loại nguyên liệu chính như lá dong, gạo, thịt…(lá dong, gạo nếp, đỗ xanh thịt lợn phải như thế nào là chuẩn là ngon), cho đến khâu rửa lá, đãi gạo, đãi đỗ, thái miếng thịt làm nhân, đến cả dụng cụ luộc bánh… Công thức gói bánh thì đúng là giống nhau một chín một mười, chỉ khác nhau một chi tiết cơ bản nhất: Bánh chưng Việt Nam có hình vuông, còn bánh chưng Triệu Khánh có hình 3 góc 4 mặt. Họ bảo rằng, gói bánh chưng hình như vậy sẽ tận dụng được lợi thế của góc lá, buộc bánh được chặt hơn. Hình ảnh minh họa: vào các link (地道的肇庆美食(裹蒸粽) http://www.beitaichu...m/recipe/11746/) Video: 1. Cách gói bánh chưng của Việt Nam: Gói bánh chưng không dùng khuôn 2. Cách gói bánh “ZONG” 粽 (tạm đọc theo tiếng Việt là CHUNG) của Trung Quốc: 包粽技巧 Lưu ý, 裹蒸 được coi là 1 loại 粽子[zòng zi] Bánh chưng Việt Nam được lưu truyền dưới dạng truyền thuyết, được chép trong “Lĩnh nam chích quái”. Theo Truyện bánh chưng trong “Lĩnh nam chích quái”, bánh chưng Việt Nam có từ đời Vua Hùng thứ 6, cách nay khoảng 4000 năm (?) thì là có trước bánh chưng Triệu Khánh (?) Bánh chưng Triệu Khánh được lưu truyền cả trong sách (“Nam Tề thư” (《南齊書》), trong thơ cổ, lẫn cả truyền thuyết.) Bánh chưng Việt Nam được nâng lên tầm “thiêng hóa” (từ của Trần Quốc Vượng): Cùng với bánh dày được dùng trong lễ Giỗ Tổ Vua Hùng. Cứ đến ngày Giỗ Tổ 8/3 âm lịch), lễ rước kiệu và dâng lễ vật về Đền Hùng, tưởng nhớ công ơn Tiên tổ, lại được diễn ra long trọng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng – Phú Thọ. Bánh chưng, bánh dày là lễ vật quan trọng nhất để dâng các Vua Hùng. Minh họa: Dâng bánh chưng bánh dày lên các Vua Hùng Bánh chưng Triệu Khánh được dùng làm cống phẩm dâng vua làm ngự thiện. 4. Thử lí giải hiện tượng có tập tục ăn bánh chưng Tết giống hệt nhau giữa VN với Triệu Khánh dựa theo quan điểm của “Nhân học văn hóa và mối quan hệ trung tâm – ngoại vi”: 4.1. Triệu Khánh là vùng đất nào? Theo những gì đã được giới thiệu trong những tư liệu có liên quan của Trung Quốc: Triệu Khánh tự hào vì từng là cố đô Lĩnh Nam. Ở Trung Quốc, nói “Cố đô Lĩnh Nam” là chỉ “thành phố Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông” ngày nay. Triệu Khánh nổi danh là “Cố đô Lĩnh Nam”, được coi là cái nôi của văn hóa Lĩnh Nam. Ở huyện Khai Phong của Triệu Khánh từng phát hiện được một hóa thạch răng người cách nay 14,8 vạn năm, được giới khảo cổ cho là tổ tiên sớm nhất của người Lĩnh Nam. Các nhà khoa học cho biết, Triệu Khánh vừa là nơi khởi nguồn của Việt ngữ (粤语), lại vừa là vùng cốt lõi của diễn tiến giao thoa giữa văn hóa dân tộc bản địa Lĩnh Nam với văn hóa Trung Nguyên, đồng thời còn là cửa ngõ để văn hóa Phương Tây đi vào nội địa Trung Quốc từ Áo Môn. Lĩnh Nam theo nghĩa rộng chỉ vùng nằm ở phía nam Ngũ Lĩnh, nam Trung Quốc, và vùng Bắc Việt Nam, tương đương với Quảng Đông, Quảng Tây và toàn bộ Hải Nam, cùng một phần khu vực thuộc các tỉnh Hồ Nam và Giang Tây…, cùng vùng nằm về phía bắc Đồng bằng Sông Hồng Việt Nam. Còn theo nghĩa hẹp là chỉ chỉ mỗi vùng phần phía nam núi Ngũ Lĩnh ở Nam Trung Quốc, do từ sau đời Tống mới bắt đầu chia thành Quảng Nam Đông Lộ và Quảng Nam Tây lộ, nên Việt Nam mới tách ra, kể từ đó không còn bao gồm vùng Miền Bắc Việt Nam nữa. Lĩnh Nam còn gọi là Lĩnh Ngoại, Lĩnh Biểu. “Biểu” cũng có nghĩa là “ngoại”. Đây là xét Lĩnh Nam từ vị trí địa lí nằm ở vùng Trung Nguyên. Trong lịch sử, Đường triều Lĩnh Nam đạo còn bao gồm cả vùng Đồng bằng Sông Hồng Việt Nam thuộc sự cai trị của Hoàng triều Trung Quốc. Sau đời Tống, Bắc Bộ Việt Nam mới tách ra. Khái niệm Lĩnh Nam dần loại Việt Nam ra ngoài. Lĩnh Nam là một vùng môi trường riêng biệt của Trung Quốc, những khu vực này không chỉ gần gũi nhau về môi trường địa lí, mà thói quen sinh hoạt của người dân cũng có rất nhiều điểm tương đồng. Do những biến động về phân chia hành chính qua các đời mà hiện nay nhắc đến từ Lĩnh Nam là thường chỉ riêng vùng 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam, các huyện thị nằm ở phía nam Ngũ Lĩnh thuộc một phần Giang Tây và Hồ Nam không nằm trong đó. Lĩnh Nam cổ là đất của Bách Việt, là nơi Bách Việt tộc cư trú. Còn theo Việt Nam: Lĩnh Nam là vùng đất phía nam núi Ngũ Lĩnh trong truyền thuyết xưa ở Việt Nam và Trung Quốc. Truyền thuyết về vùng đất này có thể liên quan đến giai đoạn Hồng Bàng trong lịch sử Việt Nam. Kể từ đấy thiên hạ chia đôi. Bắc do vua Đế Nghi cai trị. Nam do Lộc Tục lên ngôi, hiệu là Kinh Dương Vương. Đất Lĩnh Nam phía bắc tới Động Đình hồ, phía nam giáp với nước Hồ Tôn, phía tây giáp với Ba Thục, đông giáp biểnNam Hải. Kinh Dương Vương kết hôn với con gái của Động Đình Quân là Long Nữ đẻ ra Sùng Lãm. Thái tử Sùng Lãm kế tục ngôi vua lấy hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết hôn với Công chúa Âu Cơ con vua Đế Lai, sinh được trăm con. Lạc Long Quân truyền ngôi cho con trưởng làm vua, hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang. Lại phong 99 con mỗi người làm chủ một ấp, vì vậy đất Lĩnh Nam mới có trăm họ. Đó là nguồn gốc Bách Việt. Tuy nhiên, trong sách “Nghìn xưa văn hiến”, các tác giả Trần Quốc Vượng, Nguyễn Từ Chi, Nguyễn Cao Lũy lại không gộp phần lãnh thổ của người Âu Việt và người Lạc Việt vào Lĩnh Nam, bằng chứng là có những chỗ chú thích Lĩnh Nam khớp với các tỉnh Quý Châu, Quảng Đông và Quảng Tây ở miền Nam Trung Quốc ngày nay. Nếu đối chiếu với lịch sử Lĩnh Nam mà người Trung Quốc đã nói, thì địa phận Lĩnh Nam theo quan niệm của các tác giả sách “Nghìn xưa văn hiến” là “Lĩnh Nam theo nghĩa hẹp, chỉ chỉ mỗi vùng phần phía nam núi Ngũ Lĩnh ở Nam Trung Quốc, do từ sau đời Tống mới bắt đầu chia thành Quảng Nam Đông Lộ và Quảng Nam Tây lộ, nên Việt Nam mới tách ra, kể từ đó không còn bao gồm vùng Miền Bắc Việt Nam nữa”. Nếu không gộp phần lãnh thổ của người Âu Việt và người Lạc Việt vào Lĩnh Nam, thì lại mâu thuẫn với nhận định: Truyền thuyết về vùng đất này có thể liên quan đến giai đoạn Hồng Bàng trong lịch sử Việt Nam. Hồng Bàng (Hán tự: 鴻龐 hoặc 鴻厖) là giai đoạn lịch sử thời đại thượng cổ của lịch sử Việt Nam. Nó dựa nhiều trên các truyền thuyết truyện kể và một số ít bằng chứng khảo cổ học và ghi chép lịch sử. Thời kỳ Hồng Bàng theo truyền thuyết và dã sử cho rằng bắt đầu từ năm 2879 TCN, là niên đại vua Kinh Dương Vương, với quốc hiệu Xích Quỷ. Lãnh thổ của quốc gia dưới thời vua Kinh Dương rộng lớn, phía bắc tới sông Dương Tử (cả vùng hồ Động Đình), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái Bình Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, Trung Hoa ngày nay). Về sau người Việt chỉ thấy có ở miền Bắc Việt Nam ngày nay, có thể một phần do sự lấn áp của các tộc người Hoa Hạ từ phương Bắc. 4.2. Văn hóa Lĩnh Nam Văn hóa Lĩnh Nam còn gọi là Văn minh Châu Giang, gọi theo nghĩa hẹp là Văn minh Quảng Đông, theo nghĩa rộng là Văn hóa Nam Việt (南粵, tức Nam Việt Quốc, một quốc gia ở vùng Lĩnh nam, khoảng năm 204 tCn- năm 112/111 tCn). Văn hóa Lĩnh Nam, chỉ văn hóa vùng độc đáo của một dải “vùng Lĩnh Nam” gồm Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam ở phía nam Ngũ Lĩnh. Văn hóa Lĩnh Nam ngày nay chuyên chỉ Văn hóa Nam Việt 南粵, nhất là Quảng Đông có những đặc điểm nổi bật; Văn hóa Lĩnh Nam theo nghĩa hẹp là chỉ riêng Văn hóa Quảng Phủ, Văn hóa Triều Châu và Văn hóa Khách Gia (nhiều khi gọi là văn hóa Lĩnh Đông,Triều Châu còn có tên gọi là thủ ấp Lĩnh Đông). Văn hóa Lĩnh Nam theo nghĩa rộng còn bao gồm vả văn hóa vùng Quan thoại Quảng Tây và văn hóa riêng của các dân tộc thiểu số bản địa. Các tài liệu khai quật di chỉ tổ tiên người Lĩnh Nam đã chứng minh, văn hóa Lĩnh Nam là văn hóa nguyên sinh. Dựa vào môi trường địa lí và điều kiện lịch sử độc đáo, văn hóa Lĩnh nam có nguồn gốc là văn hóa nông nghiệp và văn hóa biển, trong quá trình đã không ngừng tiếp thu và tích hợp với văn hóa Trung Nguyên và văn hóa hải ngoại, dần dần hình thành nên những đặc điểm độc đáo của riêng mình. 4.3. Hà Hữu Nga từng phân tích về Khái niệm cảnh quan văn hóa trong địa văn hóa hoặc địa lý nhân văn như sau: Theo nhà địa lý học Otto Schluter thì việc sử dụng khái niệm cảnh quan văn hóa được bắt đầu từ đầu thế kỷ XX [James, P.E & Martin G 1981, 177]. Năm 1908, Schluter cho rằng bằng cách định nghĩa khái niệm địa lý là một khoa học cảnh quan Landschaftskunde có nghĩa là khoa học này không có chung chủ đề nghiên cứu với bất kỳ môn khoa học nào khác [Elkins, T.H. 1989, 27]. Ông đã xác định hai loại cảnh quan: i) Urlandschaft cảnh quan gốc, tồn tại trước khi con người làm thay đổi; và ii) Kulturlandschaft cảnh quan văn hóa, do con người tạo ra. Nhiệm vụ chủ yếu của địa lý học là vạch ra những biến đổi trong hai loại cảnh quan này. Carl Sauer là một nhà địa lý nhân văn có lẽ có ảnh hưởng to lớn nhất đến việc thúc đẩy và phát triển ý tưởng về cảnh quan văn hóa [James, P.E & Martin G 1981, 321-324]. Sauer kiên trì nhấn mạnh đến tác nhân văn hóa với tư cách là một lực lượng tạo hình các đặc điểm hữu hình của bề mặt trái đất trong các vùng có phân định ranh giới. Theo định nghĩa của ông thì môi trường vật chất có một ý nghĩa trung tâm, với tư cách là trung gian của các văn hóa nhân văn tác động. Định nghĩa kinh điển của ông về cảnh quan văn hóa được thể hiện như sau: “Cảnh quan văn hóa được hình thành từ một cảnh quan tự nhiên bởi một nhóm văn hóa. Văn hóa là tác nhân, vùng tự nhiên là trung gian, cảnh quan văn hóa là kết quả” [sauer C. 1925].) Từ định nghĩa về “Cảnh quan văn hóa” của Sauer C., có thể coi Tập tục nấu bánh chưng ngày Tết ở Việt Nam và Triệu Khánh là những “cảnh quan văn hóa” thu nhỏ, được hiểu theo nghĩa hẹp. Như thế, các cảnh quan văn hóa nấu bánh chưng ngày Tết này được hình thành từ một cảnh quan tự nhiên bởi một nhóm văn hóa. Phải chăng có thể suy ra rằng 2 nơi có tập tục nấu bánh chưng ngày Tết giống hệt nhau này là thuộc cùng một nhóm văn hóa trong cùng một vùng văn hóa Lĩnh Nam xưa? Vậy nhân tố gì đã làm cho chúng tách ra, một đằng (Việt Nam) chiếc bánh chưng đã được nâng lên tầm “thiêng hóa” – làm lễ vật trong lễ Giỗ Tổ Vua Hùng, được coi là quốc hồn quốc túy của dân tộc, tới mức nhiều người đã nâng lên thành “triết lí bánh chưng bánh dày”; một đằng (Triệu Khánh) tuy cũng từng được dùng làm cống phẩm, song vẫn giữ nguyên ở ý nghĩa đời thường là chính? Liệu có thể áp dụng thuyết trung tâm-ngoại vi vào để lí giải được không? Nghĩa là 2 cảnh quan nấu bánh chưng này vốn là cùng một nhóm văn hóa thuộc đất Lĩnh Nam theo truyền thuyết xưa ở Việt Nam và Trung Quốc, rồi vì những lí do lịch sử nào đó mà đã bị tách ra đẩy về 2 tiểu nhóm văn hóa khác nhau? Từ đây, chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi: 1) Nếu coi Lĩnh Nam bao gồm cả Âu Việt và Lạc Việt, tức Lĩnh Nam theo nghĩa rộng: Triệu Khánh là cố đô Lĩnh Nam, Lĩnh Nam bao gồm cả Lạc Việt, Bắc Việt Nam ngày nay, tập tục nấu bánh chưng Tết là của cả vùng Lĩnh Nam (?). Xét theo thuyết trung tâm-ngoại vi: Triệu Khánh là trung tâm, Lạc Việt là ngoại vi? Tập tục nấu bánh chưng còn lưu giữ ở Triệu Khánh (trung tâm), ở Lạc Việt (ngoại vi). Vậy tại sao bánh chưng lại được “thiêng hóa”, nâng thành quốc hồn, quốc túy ở Lạc Việt (ngoại vi) mà không phải là ở Triệu Khánh (trung tâm)? 2) Nếu coi Lĩnh Nam không bao gồm Âu Việt và Lạc Việt, tức Lĩnh Nam theo nghĩa hẹp: Triệu Khánh và Lạc Việt sẽ thuộc về hai nhóm văn hóa khác nhau. Vậy tại sao cảnh quan tập tục nấu bánh chưng lại giống hệt nhau ở hai nhóm văn hóa khác nhau là văn hóa Lĩnh Nam và văn hóa Lạc Việt? 3) Phải chăng tập tục gói bánh chưng ăn Tết phổ biến khắp cả vùng đất thuộc văn hóa Lĩnh Nam xưa kia? 5. Về các tên gọi “bánh chưng”, “lá dong” Chắc hẳn câu hỏi “Vì sao lại gọi là bánh chưng” bấy nay vẫn ám ảnh trong đầu không ít người. Người ta chỉ đồ rằng gọi là bánh chưng vì bánh này được nấu bằng cách “chưng”. Nhưng hiểu thế xem ra cũng chưa ổn. Bởi lẽ, “chưng” trong tiếng Việt có 2 nghĩa: 1. Đun (thức ăn lỏng) cho bốc hơi và đặc lại, như chưng mắm, chưng trứng, chưng lạc, nước mắm chưng…; 2. (từ chuyên môn) Dùng nhiệt làm cho các chất trong một hỗ hợp lần lượt hóa hơi để thu riêng từng chất, như chưng dầu mỏ, chưng than đá… Trong khi đó, bánh chưng lại là bánh được luộc lên trong nồi nhiều giờ. Tên gọi bánh chưng Triệu Khánh theo tiếng Hán “quả chưng” đã gợi cho chúng ta về nguồn gốc của từ “bánh chưng” trong tiếng Việt. “Chưng” 蒸 trong tiếng Hán có nghĩa là “đun cách thủy, hấp cách thủy”, là nấu mà không để cho thức ăn tiếp xúc trực tiếp với nước. Như chưng bính 蒸饼 (bánh hấp), chưng lung 蒸笼 (lồng hấp; vỉ hấp), chưng thực 蒸食(thức ăn hấp; bánh hấp)… Cách hấp bánh bao, hấp sủi cảo, hấp các món cách thủy (cá, trứng…) bằng vỉ hấp hoặc cho vào nồi hấp trong tiếng Hán được gọi là “chưng”. Rõ ràng là thả bánh vào nồi ngập nước để luộc lên, tiếp xúc hẳn với nước, mà sao lại gọi là “chưng”? Có lẽ, so với mấy món hấp nói trên, bánh chưng cũng đã được làm chín bằng lối “cách thủy” nhờ nhiều lớp lá gói bên ngoài, nên cũng được gọi là “chưng? Nếu coi nguồn gốc của từ bánh chưng là từ từ裹蒸(pinyin: guǒzhēng; âm Hán-Việt: quả chưng; đọc theo âm Việt: của châng), “quả 裹” là “bọc, gói”; “chưng 蒸” là “chưng cách thủy, hấp” thì sẽ có lí hơn. Bởi xét về cả mặt ngôn ngữ lẫn mặt tương đồng về tập tục gói bánh chưng. Cần nhớ rằng, “chưng” trong tiếng Việt không mang nghĩa này. Một cách trùng hợp, khi xem lại bản gốc bằng tiếng Hán “Truyện bánh chưng” trong “Lĩnh Nam chích quái”, bánh chưng được gọi là 蒸饼 (chưng bính; “bính” là bánh; “chưng bính” nghĩa là “bánh hấp”), tức cũng dùng từ “chưng” theo nghĩa tiếng Hán giống như trên. Mặc dù, rất có thể , tác giả đã mượn Hán văn (Trung Quốc gọi là Văn ngôn văn, một loại ngôn ngữ sách vở thời cổ đại của Trung Quốc), bởi “Lĩnh nam chích quái” được viết bằng Hán Văn, để dịch nghĩa từ “bánh chưng”. Nên không thể dựa vào đây để nói đó là nguồn gốc của từ này. Song có thể nói, đây hẳn là căn nguyên dẫn tới người Việt chúng ta gọi là “bánh chưng” như hiện giờ. Sự tìm hiểu về nguồn gốc từ “bánh chưng” đã khiến chúng tôi cảm thấy không kém phần lí thú khi tiếp xúc với từ “lá dong” 冬叶dongye (đọc đúng âm là dōng yè) trong tiếng Hán. Bánh chưng Triệu Khánh được mô tả là gói bằng lá dong. “Lá dong” chữ Hán là 冬叶, pinyin là dongye, âm Hán-Việt là “đông diệp”, “diệp” có nghĩa là “lá” trong tiếng Việt. Khoan hãy xét đến nghĩa chiết tự của từ này, nếu chú ý tới yếu tố “dong” trong dạng pinyin “dongye” của nó, chúng ta sẽ không khỏi giật mình: Sao mà xét về mặt chữ, “dong” trong “dongye” tiếng Hán lại giống với “dong” trong “lá dong” tiếng Việt đến thế? Thử thả trí tưởng tượng một chút, biết đâu xưa kia, chúng đã từng được nói với cùng âm như nhau? Trong “Vân Đài loại ngữ” của Lê Quí Đôn, lá dong đã được nhắc tới qua phần dịch: Sách Quảng Đông tân ngữ [của Trung Quốc] nói: “Đông diệp (lá dong) giống như lá chuối, lúc nó tươi thì dùng để gói bánh, khi khô dung gói đồ vật, bịt vò lọ, để lâu được, chon xuống đất nghìn năm không hư nát. Lá dong khô, dung đánh ngà voi, rất là bóng sáng. Kể các thứ lá dùng ở Việt Trung, chỉ có lá dong là dùng nhiều nhất. Vì thế, có câu điệu Trúc chi (Trúc chi từ - chú thích của LQĐ: một thể ca ở Giang Nam, giống như lối ca dao) rằng: “Ngũ nguyệt nhai đầu nhân mại diệp, Quyển thành phiến phiến tự ba tiêu” (Tháng năm người bán lá dong, Khác nào lá chuối bán trong phố phường) 6. Về triết lí “trời tròn đất vuông” gán cho bánh chưng bánh dày? 6.1. Trong các loại bánh cổ truyền của Việt Nam, những loại có hình vuông chỉ đếm được trên đầu ngón tay như bánh chưng, bánh xu sê, bánh cốm… Trong tiếng Việt, đã nói “bánh chưng” thì dứt khoát là chỉ chiếc bánh chưng vuông, còn những loại bánh cũng thuộc “dòng bánh chưng” mà không có hình vuông (như bánh tét, bánh tày, bánh đòn…) thì chẳng bao giờ được gọi là bánh chưng. Vì sao lại gói bánh chưng hình vuông? Ảnh: một số hình bánh chưng vuông ở TQ Lâu nay, dường như đã ăn sâu trong tiềm thức, người ta luôn cho rằng, sở dĩ bánh chưng có hình vuông là người xưa đã gói chúng theo triết lí “trời tròn đất vuông”, bánh chưng vuông tượng trưng cho đất, bánh dày tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng dùng dâng Giỗ Tổ Vua Hùng cũng có hình vuông. Ấy vậy mà trong thực tế, ở một số vùng, ngay cả ở Phú Thọ – vùng trung du đất Tổ của các vua Hùng, cũng không thịnh hành gói bánh chưng hình vuông mà gói dạng tròn dài, gọi là “bánh chưng dài”, hay “bánh tày”. Bánh tày còn là loại bánh Tết ở Kinh Bắc và tại nhiều vùng dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam. Nên giải thích hiện tượng này ra sao đây? Trước tiên, xin thử quay về “Truyện bánh chưng” trong “Lĩnh Nam chích quái” để tìm hiểu ngọn ngành xem sao. Khi so bản dịch đang được phổ biến với nguyên gốc “Lĩnh Nam chích quái” bằng Hán văn: Bản dịch: (…) Một đêm kia, mộng thấy có thần nhân tới nói rằng: “Các vật trên trời đất và mọi của quý của người không gì bằng gạo. Gạo có thể nuôi người khỏe mạnh mà ăn không bao giờ chán, các vật khác không thể hơn được. Nay đem gạo nếp làm bánh, cái hình vuông, cái hình tròn để tượng trưng hình trời đất rồi dùng lá bọc ngoài, ở trong cho mỹ vị để ngụ ý công đức sinh thành lớn lao của cha mẹ”. Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ mà nói rằng: “Thần nhân giúp ta vậy!”. Nói rồi bèn theo lời dặn trong mộng mà làm, chọn thứ gạo nếp trắng tinh, lặt lấy những hạt tròn mẩy không bị vỡ, vo cho thật sạch, lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng. Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn,tượng trưng cho trời gọi là bánh dày. (…) Nguyên văn: (…) 夜梦神人告曰:「天地之物所 贵於人,无过米。所以养人,人能壮也。食不能厌,他物莫能先。当以糯米作饼,或方或圆,以象天地之形,叶包其外,中藏美味,以寓父母生育之重(一作 状)。」郎僚惊觉,喜曰:「神人助我也。」遵而行之。乃以糯米择其精白,选用圆完无缺折者,淅之洁静,以青色叶包裹为方形,置珍甘美味在其中,以象天地包 藏万物焉。煮而熟之,故曰蒸饼。又以糯米炊熟,捣而烂之,捏作圆形以象天,故曰薄持饼。(…) ta sẽ thấy có những điểm “vênh” đáng lưu ý: Câu “lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất, vạn vật rồi nấu chín, gọi là bánh chưng” đã được dịch chưa đúng hoàn toàn so với nguyên bản Hán văn. Cần phải dịch lại thành: “lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất bao chứa vạn vật, rồi nấu chín, vì thế mà gọi là bánh chưng”. Như vậy, trong “Truyện bánh chưng” nói gói bánh chưng hình vuông là “để tượng trưng cho trời đất bao chứa vạn vật”, chứ không phải là “để tượng trưng cho trời đất, vạn vật”. Cách lí giải ý nghĩa của chiếc bánh chưng ở đây là mang tính khái quát, chỉ chung cho trời đất bao chứa vạn vật, chứ không phải nói đích xác là bánh chưng được gói thành hình vuông cụ thể để tượng trưng cho trời. Vì thế không thể vin theo Truyện bánh chưng trong “Lĩnh Nam chích quái” để mà khẳng định “bánh chưng hình vuông là tượng trưng cho trời” được. Lời trong Truyện đâu có nói thế? Cũng có người sẽ vin vào cớ trong Truyện bảo “Lại lấy gạo nếp nấu chín, giã cho nát, nặn thành hình tròn, tượng trưng cho trời gọi là bánh dày”, rồi dùng phép loại suy để nói thứ bánh vuông còn lại dứt khoát phải là bánh chưng, hay nói cách khác, bánh chưng là hình vuông. Thử hỏi suy diễn như vậy liệu có sức thuyết phục không? Ai đó có quyền suy diễn thế nào thì tùy, còn ở đây chúng tôi chỉ muốn nói: Trong Truyện không có câu nào nói bánh chưng được “nặn thành hình vuông tượng trưng cho đất” tương tự như khi nói về bánh dày cả. Người đời nay chỉ dựa vào một câu chuyện kể theo truyền thuyết rồi khẳng định chắc chắn, liệu rằng có quá viển vông? Vả lại, lấy gì bảo đảm người chép nên Truyện này đã không tự ý đưa ý tưởng gán ghép riêng của mình vào mà không dựa trên một nền tảng triết lí đích thực? Vậy thì căn cứ vào đâu để khẳng định một cách chắc chắn rằng bánh chưng bánh dày là gắn với triết lí “trời tròn đất vuông”? Chỉ một trong hai cái ấy không tạo được hiệu ứng tương tự. Vuông đứng một mình chỉ là vuông. Tròn đi một mình chỉ là tròn. Nhưng “vuông tròn” sẽ tạo nên khái niệm trời đất, Chỗ dựa vững chãi nhất cho triết lí này là “Truyện bánh chưng” trong “Lĩnh Nam chích quái” , thế nhưng “Lĩnh Nam chích quái” đâu phải là chính sử? “Lĩnh Nam chích quái” (《嶺南摭怪》), còn gọi là “Lĩnh Nam chích quái truyện” (《嶺南摭怪列傳》), bộ thư tịch cổ của Việt Nam được viết bằng Hán ngữ văn ngôn, nội dung gồm những câu chuyện thần thoại được lưu truyền trong dân gian là chính. Nguyên tác giả chưa rõ, tương truyền là Trần Thế Pháp soạn, thế nhưng Trần Thế Pháp sống vào thời nào vẫn chưa thể biết đích xác, ngay cả nguyên bản “Lĩnh nam chích quái” của ông cũng chẳng được lưu truyền lại, Những câu chuyện thần thoại trong sách đã xuất hiện từ đời Lí Trần. Đến cuối thế kỉ 15, xuất hiện phiên bản 2 quyển gồm hơn 20 truyện do Vũ Quỳnh, Kiều Phú tu đính hiệu chính. Sau này người đời còn thêm những câu chuyện khác nữa vào sách. “Lĩnh Nam chích quái” không phải là thủ bút của một tác giả, mà cũng không phải viết ở cùng một thời kì, chủ yếu là sưu tập từ các truyền thuyết thần thoại Việt Nam, truyện truyền kì Trung Quốc, cùng một số ít thần thoại Ấn Độ. Cố giáo sư Trần Quốc Vượng cho rằng bánh chưng cổ xưa không phải là hình vuông. Còn khi bàn về triết lí “trời tròn đất vuông” trong bánh chưng bánh dày, ông nói: “Bánh chưng vuông tượng đất, bánh dày tròn tượng trời là một triết lý rất Trung Hoa nhưng triết lý ấy thực ra còn chưa có ở đời Hán. Vậy, làm gì có chuyện “bánh chưng vuông tượng trời” ra đời ở Việt Nam vào thời Hùng Vương? Ở Cổ Loa, thủ đô của nướcÂu Lạc, nơi chỉ cách trung tâm Hà Nội có 17 km mà bây giờ vẫn có rất ít bánh chưng vuông. Họ thường gói bánh chưng tròn, còn gọi là bánh tét hay là bánh tày“ Ông Vượng nói rất có lí, song cái ý ông nói triết lí bánh chưng vuông tượng đất, bánh dày tròn tượng trời “thực ra chưa có ở đời Hán” là để so sánh điều gì? Bởi ngay Trung Quốc cũng có xác định được niên đại cho triết lí “trời tròn đất vuông (tức “thiên viên địa phương”) đâu? Tốt hơn hết là chúng ta cần tìm hiểu thực hư triết lí “trời tròn đất vuông” là ra sao? 6.2. Trời tròn đất vuông (nguyên văn tiếng Hán: Thiên viên địa phương天圆地方) là một dạng thể hiện của Học thuyết âm dương. Học thuyết âm dương ngũ hành là tư tưởng triết học duy vật biện chứng thô phác cổ đại của Trung Quốc. Văn hóa truyền thống Trung Quốc phong phú tinh thâm, mà Học thuyết âm dương lại là cốt lõi và tinh thần của văn hóa ấy. Học thuyết âm dương, mang màu sắc phép biện chứng thô phác, là phương thức tư duy nhận thức thế giới của các nhà hiền triết Trung Quốc, thực tiễn xã hội mấy ngàn năm đã chứng minh được tính chuẩn xác của nó, mà “thiên viên địa phương” là một dạng thể hiện cụ thể của học thuyết này. “Thiên viên địa phương” là sự nhận thức về vũ trụ của khoa học cổ đại. Phương pháp chủ yếu trong quá trình nhận thức vũ trụ của người xưa khác hoàn toàn với phương pháp thực nghiệm thực chứng của khoa học hiện đại, “nội chứng” là phương pháp chủ yếu để nhận thức vũ trụ của người xưa, mà phương pháp này là dựa vào mô hình tuần hoàn năng lượng nhất định của sinh mệnh cơ thể để không ngừng tăng cường năng lượng cơ thể tự thân, từ đó đạt tới năng lực vượt qua cảm nhận thông thường của công chúng. Như chúng ta đã biết, năng lực cảm nhận của ngũ quan người thông thường là hữu hạn, đây cũng là là sự giới hạn trong phát triển khoa học hiện đại. Còn các khoa học gia cổ đại thì thông qua tu tập “nội chứng” mà có thể nâng cao được năng lượng tự thân, cuối cùng quan sát được chân tướng của vũ trụ tinh vi và qui luật vận hành năng lượng trong đó: Âm dương ngũ hành. Trong cuốn sách quí Đông y cổ đại Trung Quốc “Hoàng đế nội kinh” đã nêu rất rõ học thuyết ngũ vận lục khí, học thuyết này về bản chất là sự tổng kết sự vận hành nguồn năng lượng trời đất ở những tầng cấp nhất định, mà người xưa đã phát hiện thấy, mỗi khi nguồn năng lượng trong trời đất có sự biến đổi, sẽ dần được thể hiện ở thế giới tương đối vĩ mô mà người ta có thể nhìn thấy, chẳng hạn như khi mùa xuân tới dùng nguồn năng lượng thuộc “mộc” lấy đông phương thất túc làm đại diện, thì mặt đất sẽ tan băng, hạt giống bắt đầu nảy mầm, mọi sinh mệnh đều được loại năng lượng này đánh thức, bước vào vòng “Xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tang” mới, cùng với sự thay đổi của 4 mùa, trạng thái sức khỏe của cơ thể cũng chịu những sự tác động khác nhau Do loại năng lượng này có chu kì quay vòng 60 năm, lặp đi lặp lại, như vòng tròn bất tận, nên người xưa nói là “thiên viên” (“天圆”), dùng để miêu tả đặc điểm của thời gian. Đồng thời, người xưa khi nói về phương vị, lại dùng “4 mặt 8 hướng” (“tứ diện bát phương”) để miêu tả, còn gọi là “địa phương” (“地方”). “Thiên viên địa phương” chính là nói về không gian và thời gian, cũng chính là nói về diện mạo thực của vũ trụ! Trong “trời tròn đất vuông” còn hàm chứa một lí thuyết tinh hoa của văn hóa truyền thống Trung Quốc: Vạn sự vạn vật đều từ không đến có, đồng thời còn có mối quan hệ chặt chẽ với sự biến đổi năng lượng trong trời đất, cho nên người xưa nói “thiên địa hợp nhất” Gốc rễ bản chất của “Thiên viên địa phương” là bắt nguồn từ sự tiến hóa của Bát quái tiên thiên, suy ra vận hành đồ của trời đất, cũng chính là Thiên viên địa phương đồ (Do nhà tu hành Đạo gia Trần Đoàn lão tổ truyền lại) Thiên viên địa phương đồ: Các hình quẻ bao quanh tròn bên ngoài đại diện cho qui luận vận hành của trời, còn những hình quẻ xếp thành hình vuông ở bên trong thì đại diện cho qui luật vận hành của đất. trong đó, trời là chủ, đất là thứ, trời là dương, đất là âm. Âm dương cảm ứng lẫn nhau, sinh thành trời đất vạn vật, con người nằm trong đó được cấu thành bởi các chất tinh hoa của đất trời. Vì thế mà con người được coi là linh của trời đất vạn vật, có thể cảm thông được với vạn vật, là kẻ tối linh. Ghi chép lịch sử Sách “Thượng thư. Ngu Thư. Nghiêu thư” ngay mở đầu đã nói Nghiêu đợi cho thiên hạ thái bình xong: Sẽ vâng lệnh Hi Hòa (nữ thần Mặt Trời của Trung Quốc), tự thay trời để tính ra sự vận hành của mặt trời, mặt trăng, sao, truyền dạy về thời vụ cho bách tính. Tiếp đó vâng lệnh Hi Hòa, Hi Trọng, Hòa Trọng, Hòa Thúc chia ra đi khắp bốn phương để truyền bá văn minh (tức nội dung minh giáo), đó chính là lí thuyết và thực hành về “thiên viên địa phương” sớm nhất. Trong đó có thể lấy chứng cứ từ Hà đồ Lạc thư, “thiên viên – trời tròn” cố nhiên không phải là sự nhận thức tinh xác như ngày nay, song đã uẩn súc thứ vũ trụ quan thô phác, còn “địa phương” thì chỉ hệ tọa độ đất bằng, “phương 方” chỉ phương vị hoặc góc phương vị, tức Tí đại diện cho hướng Bắc, Ngọ đại diện cho hướng Nam, Dậu đại diện cho hướng Tây, Mão đại diện cho hướng Đông, đồng thời dùng 12 Địa chi, 8 Thiên can, 4 Quái tượng để biểu thị 24 phương hướng, hợp thành chỉnh thể Chu thiên (vòn tròn 360 độ). Đây mới là diện mạo thực của Thiên viên địa phương. Nội hàm văn hóa Đạo gia cho rằng: “Trời tròn (Thiên viên)” về mặt tâm tính phải viên xúc mới có thể thông đạt; “đất vuông (địa phương)” về mệnh sự phải nghiêm cẩn điều lệ; văn hóa Trung Quốc đề xướng “Thiên nhân hợp nhất”, coi trọng hiệu pháp tự nhiên, nguyên tắc “thiên viên địa phương” được suy tôn trong thuật phong thủy chính là một loại chú giải đặc thù về vũ trụ quan này. “Viên (tròn) thì wunie, nghĩa là ‘bất an’, phương (vuông) là ‘lận sắc –thu lại’ ( “圆则杌棿(wunie,音乌捏,意为不安),方为吝啬”) là mệnh đề triết học của Dương Hùng đời Tây Hán. “Viên “tròn)” chỉ trời; wunie杌棿 chỉ động dao bất định; “phương (vuông)” chỉ đất, “lận sắc” chỉ thu liễm (thu lại). “Viên tắc wunie, phương vi lận sắc” (“圆则杌棿,方为吝啬”) Có nghĩa là : Trời tròn thì sản sinh vận động biến hóa, đất vuông thì thu liễm tịnh chỉ (thu lại tĩnh tại). Truy cầu sự phát triển biến hóa, thì chúng ta mới có thành tựu về sự nghiệp, loài người mới không ngừng tiến bộ; mong muốn tĩnh tại ổn định, thì chúng ta mới có được cuộc sống an nhàn, thế giới mới được chung sống hòa bình. Kiến trúc là do con người tạo nên, nó tất thể hiện sự truy cầu và lòng ước vọng của con người, vì thế “thiên viên địa phương” là nội dung không thể thiếu trong kiến trúc của loài người. Theo người xưa, “vuông, tròn” ở đây vốn không phải là hình hình học có giới hạn, mà là một sự trừu tượng về tính chất. Cũng giống như ngũ hành trong cơ thể, không thể cảm nhận một cách ngớ ngẩn mà nói trong cơ thể người có sinh gỗ và sinh vàng. Nếu cho “ vuông, tròn” ở đây là hình hình học, vậy thì vật lạ Hỗn thiên nghi có hình tròn được lưu truyền suốt từ đời Hán đến đời Thanh là từ đâu tới? Cho nên ý nghĩa của “tròn” ở đây phải là ý nghĩa thể hiện sự biến động, linh hoạt, cứu tế cho, đó chính là quẻ Càn, còn ý nghĩa của “vuông” ở đây là ý nghĩa thể hiện sự thừa tải, ổn định, bất động, đó chính là quẻ Khôn, chứ không phải là hình hình học theo nghĩa hẹp. Ví dụ như làm người đối nhân xử thế phải “ngoài tròn trong vuông” (ngoài mặt thì xuề xòa, bên trong thì cương quyết) chính là thể hiện ngữ nghĩa này. “Vuông tròn” trong kiến trúc hoặc về hình học cũng chỉ là một sự tượng trưng cho tính chất trừu tượng này. “Vuông tròn” không hề bị giới hạn trong hình hình học, mà là một loại trừu tượng triết học. Khái niệm 2 của “thiên viên địa phương”: Trời có hình tròn, đất có 4 phương, chứ không phải là chúng ta nghĩ một cách đương nhiên rằng đất có hình vuông. Các học giả xưa không thể ngu ngốc đến mức định bằng một lời như thế, mà không có khoảng chừa nào. “Thiên viên địa phương” không hề là hình dạng, ngay từ thời “Kinh dịch” đã có quan niệm tương tự, quẻ Khôn là nói về sự ngay thẳng, đứng đắn, chính trực, có thể thấy “phương” ở đây chỉ một loại phẩm chất, một phẩm chất ngay thẳng, chính trực. Trong “Hoàng đế nội kinh” cũng có “thiên viên địa phương”, đầu tròn chân vuông để ứng với nó. 6. 3. Khái niệm “vuông tròn” trong văn hóa Việt Khái niệm “vuông tròn” trong văn hóa Việt cũng không phải chỉ “vuông”, “tròn” theo nghĩa hình hình học, mà cũng mang ý nghĩa khái quát. Từ “vuông tròn” trong tiếng Việt chỉ sự tốt đẹp về mọi mặt, thường nói về chuyện tình duyên hay việc sinh đẻ, như sinh nở được vuông tròn, mẹ tròn con vuông (có nghĩa là cuộc sinh nở tốt đẹp bình thường, cả hai mẹ con đều khỏe mạnh, một kết quả đúng như người ta trông đợi.), hay tính cuộc vuông tròn (có nghĩa là tính chuyện hôn nhân). Khi nói “mẹ tròn con vuông” là người ta muốn nói một kết quả tốt đẹp. Chứ mẹ đâu có tròn. Trong thời gian đang mang bầu thì còn cái bụng tròn. Nhưng sau khi sanh rồi đâu còn tròn nữa. Còn con thì nhất định không thể vuông được. Trên thực tế, nếu một sản phụ không may đẻ ra một đứa trẻ có hình dạng thực sự vuông là điều thậm vô phúc. Hãy lấy một câu khác: “Trăm năm tính chuyện vuông tròn” . “Chuyện vuông tròn” là chuyện lứa đôi, chuyện âm dương kết hợp để tồn tại và tiếp nối dòng sinh hóa. Hoặc: Đấy mà xử ngãi (nghĩa) vuông tròn Ngàn năm ly biệt vẫn còn đợi trông (Ca dao) “Ngãi vuông tròn” là nghĩa vợ chồng, nghĩa thủy chung. Đó là chuyện ăn đời ở kiếp với nhau. Tiếng Việt cũng có “ngoài tròn trong vuông” nói về phép ứng xử khôn khéo… Qua đây có thể thấy, nếu đem triết lí “trời tròn đất vuông” để giải thích cho hình dáng chiếc bánh chưng có hình vuông thì quả là thật khiên cưỡng. Vậy nên, chuyện vì sao lại gói bánh chưng hình vuông vẫn còn là điều bí ẩn. Thông tin bổ sung: Một thông tin đáng quí để lần tìm chiếc bánh chưng vì sao có hình vuông đã đến với người viết một cách thật tình cờ. Thông tin này dẫn ta đến với tộc người Arem: “Người anh em Arem của chúng ta có tục gói bánh tết của riêng họ. Tết của họ trùng với Tết của người Kinh nhưng chiếc bánh của họ là hồn văn hóa riêng họ. Không lẫn đâu được. Đó là mặc định diệu vợi của lề lối văn hóa mà họ không bao giờ để cho nó biến mất. Chiếc bánh ấy được gọi là bánh Tapeng arua. Trong thuật ngữ bản địa của bánh, bao gồm gói ghém trong đó cả đất, trời, nước, lửa của thế giới gian, nhân sinh quan nên Tapeng arua là bảo vật tinh thần của người anh em này…” (Cu Làng Cát FB). Hãy xem chiếc bánh chưng của dân tộc Kinh được mô tả trong “Lĩnh Nam chích quái”: “(…) lấy lá xanh bọc xung quanh thành hình vuông, cho trân cam mỹ vị vào bên trong để tượng trưng cho trời đất bao chứa vạn vật, rồi nấu chín, vì thế mà gọi là bánh chưng” sao mà giống với ý nghĩa của chiếc bánh Tapeng arua mà người Arem gói trong dịp Tết đến vậy. Chưa hết, chiếc bánh Tapeng arua lại được gói theo hình vuông. “Đinh Đan vót từng thanh lạt, dùng lá dong gói chiếc Tapeng arua, chiếc bánh hình vuông. Mỗi lần gói chỉ đổ vào một bát gạo nếp, không có nhân, cứ xong hai cái Tapeng arua, Đinh Đan lại ốp chúng vào nhau, gói chặt lại bằng hai chiếc lạt từ ống dang già lấy bên bìa rừng. Đó là chiếc bánh truyền thống mỗi mùa lễ trọng của người A rem, chiếc bánh đẫm hương vị mặn nồng, ấm cúng như chiếc bánh chưng của anh em người Kinh. Nhưng nó khác là nhỏ hơn. Chiếc bánh hình vuông, biểu tượng của trời và đất theo thế giới quan của người A rem. Xưa xa trong ý niệm của người A rem, trời hình vuông và đất cũng hình vuông. Mọi vật đều tinh khiết, trắng trong như gạo nếp trên rẫy. Lòng người cũng trắng trong như thế, nên chiếc Tapeng arua được sinh ra để tổ tiên dạy bảo con cháu nhớ về tích xưa đất cũ của người A rem. Người A rem cho rằng, tổ tiên họ có người con trai tên là Đinh, con gái tên là Y, hai người sinh ra từ đất và trời. Họ yêu nhau, thắm thiết như chim trên núi, chung thủy như cá của suối. Hai người đến với nhau, Giàng nói phải có lễ vật. Người con trai và người con gái cùng suy nghĩ, họ không có thổ sản quý hiếm, chỉ có chiếc bánh vuông là cái quý của gia tài lao động. Họ gặp nhau trong thung lũng, Đinh đưa ra sản vật cầu hôn, Y đáp lại lễ vật của mình, ráp vào nhau, một khuôn y hệt. Từ đó họ sinh con đẻ cái, làm cái Tapeng arua mỗi mùa lễ trọng và dạy con cháu biết thủy chung, thương yêu để nhớ về tổ tiên”. (Tết ở bản A rem, Minh Phong) Muốn biết Arem là tộc người ra sao phải tìm hiểu về người Chứt. Người Chứt, còn gọi là người Rục, người Sách, người A rem, người Mày, người Mã liềng, người Tu vang, người Pa leng, người Xe lang, người Tơ hung, người Cha cú, người Tắc cực, người U mo, người Xá lá vàng, là một dân tộc ít người sinh sống tại Lào và Việt Nam. Thực tế, 7 tên gọi Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Xơ-lang, Umo dùng để chỉ 7 nhóm trong tộc người này. Nói cách khác, người Arem là một trong 7 nhóm của tộc người Chứt. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Chứt ở Việt Nam có dân số 6.022 người, cư trú tại 23 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Chứt cư trú tập trung tại các tỉnh: Quảng Bình (5.095 người, chiếm 84,6% tổng số người Chứt tại Việt Nam), Đắk Lắk (435 người), Lâm Đồng (266 người), Hà Tĩnh (156 người) Tại Lào, theo Điều tra dân số năm 1995 của Lào, ước tính có khoảng 450 người Chứt sinh sống tại tỉnhKhammouan. Người Chứt là tộc người sử dụng ngôn ngữ cùng ngữ hệ với tiếng Việt. Tiếng Chứt được nhiều nhà ngôn ngữ họcquan tâm vì gần gũi với tiếng Kinh nguyên thủy. Giáo sư Trần Trí Dõi đã nhận xét tiếng Chứt như “bảo tàng lưu giữ các giai đoạn phát triển của tiếng Việt”. Văn hóa của người Chứt cũng cho phép tìm lại lịch sử phát triển của người Việt cổ. (Theo http://vi.wikipedia.org/wiki/ Người_Chứt) Qua đây, ta thấy có mấy điểm rất đáng lưu ý: 1) Tết của người Arem trùng với Tết của người Kinh. 2) Người Arem gói bánh Tapeng arua vừa mang ý nghĩa lại vừa có hình vuông tương tự như chiếc bánh chưng vuông của người Việt. 3) Người Chứt là tộc người sử dụng ngôn ngữ cùng ngữ hệ với tiếng Việt, gần với tiếng Kinh nguyên thủy. 4) Từ văn hóa của người Chứt mà có thể tìm lại lịch sử phát triển của người Việt cổ. Vậy phải chăng có thể suy ra người Arem và người Kinh có chung một “hồn văn hóa”? Đồng thời, phải chăng ta đã tìm được về cội nguồn của chiếc bánh chưng vuông? Hà Nội, những ngày cận Tết Giáp Ngọ 2014 Thư mục tham khảo: 1. Bánh chưng; http://vi.wikipedia.org/wiki/ Bánh_chưng. 2. Lĩnh Nam Chích Quái, Truyện bánh chưng 3. 裹蒸; http://baike.baidu.com/view/25405.htm 4. 《南齐书》; http://www.baike.com/《南齐书》 5. 肇庆 http://baike.baidu.com/view/7621.htm 6. Bản đồ Triệu Khánh 7. 地道的肇庆美食(裹蒸粽; http://www.beitaichu...m/recipe/11746/ 8. Gói bánh chưng không dùng khuôn 9. 包粽技巧; 10. Dâng bánh chưng bánh dày lên các Vua Hùng http://dantri.com.vn...hung-720817.htm 11. 岭南古都; http://baike.baidu.c...iew/2636514.htm 12. 嶺南; http://zh.wikipedia.org/wiki/嶺南 13. Lĩnh Nam’ http://vi.wikipedia.org/wiki/ Lĩnh Nam 14. Hồng Bàng; http://vi.wikipedia.org/wiki/ Hồng Bàng 15. 鴻龐氏; http://zh.wikipedia.org/wiki/鴻龐氏 16. 嶺南文化; http://zh.wikipedia.org/wiki/嶺南文化 17. Nhân học văn hóa và mối quan hệ trung tâm – ngoại vi, Hà Hữu Nga, http://phebinhvanhoc.com.vn/?p=10426 18. 嶺南摭怪; htps://zh.wikipedia.org/wiki/嶺南摭怪 19. “Vân đài loại ngữ”, Lê Quí Đôn, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, năm 2006. 20. 《嶺南摭怪》; http://baike.baidu.c...iew/1198047.htm 21. Lĩnh Nam chích quái ; http://vi.wikipedia.org/wiki/ Lĩnh Nam chích quái 22. Triết lý bánh chưng – bánh dày, Trần Quốc Vượng; http://www.danangpt.....php?id=42&a=76) 23. 蒸餅傳; http://zh.wikisource.org/wiki/蒸餅傳 24. 天圆地方; http://baike.baidu.com/view/348640.htm; 25. 阴阳五行学说; http://baike.baidu.com/view/147097.htm).) Nguồn: http://chepsuviet.com/
-
Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (II) Thứ Ba, 11/02/2014 - 03:10 (Dân trí) - Không chỉ xuất hiện nhiều trên kiến trúc, mà ở các áo mũ vua quan, các đồ vật trang sức, đồ ngự dụng cũng xuất hiện rất nhiều hình ảnh Long Mã, chứng tỏ con vật linh này rất được triều Nguyễn đặc biệt "sủng ái". >> Xem “ngựa hóa rồng” lấy may cả năm Giáp Ngọ (I) Long Mã trang trí trên hộp đựng mũ thời Nguyễn Long Mã trang trí trên trang phục của quan thời Nguyễn Long Mã còn xuất hiện trên đồ sứ thời Nguyễn Ở cơi thờ bằng bạc Cơi trầu bằng bạc chạm trổ con Long Mã rất tinh xảo Đại Dương ======================================== Thời nhà Nguyễn nước ta vẫn còn sử dụng đồ hình Âm Dương Việt.
-
Tiết lộ chấn động: Trung Quốc liên tục 'dụ' Nga hợp sức đối phó Nhật 06/02/2014 16:28 (TNO) Nga đã bác bỏ đề xuất hợp tác của Trung Quốc để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản ngay trước thời điểm Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe định gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi (Nga). Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) chào đón Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở thành phố Saint Petersburg hồi tháng 9.2013 - Ảnh: AFP Bắc Kinh đề xuất sẽ hậu thuẫn Moscow trong tranh chấp lãnh thổ với Tokyo; đổi lại, Moscow phải ủng hộ Bắc Kinh trong tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, AFP dẫn bản tin của tờ Mainichi Shimbun (Nhật Bản) đăng tải ngày 6.2.Được biết, đề xuất này đã liên tục được Trung Quốc đưa ra kể từ năm 2010, nhưng luôn bị phía Nga bác bỏ, Mainichi Shimbun dẫn nguồn tin ngoại giao trong chính phủ Nga và Nhật tiết lộ. Thông tin nói trên được tờ báo Nhật đăng tải ngay trước thời điểm ông Abe dự định tham gia buổi lễ khai mạc sự kiện Olympic mùa đông tại thành phố Sochi và có một cuộc họp với ông Putin sau đó. Hai nguyên thủ được cho là sẽ bàn về nhóm đảo mà hai nước cùng tuyên bố chủ quyền, theo AFP. Bất chấp hai nước có quan hệ chặt chẽ về thương mại, với sự gia tăng về mua bán nhiên liệu hóa thạch, giữa Tokyo và Moscow vẫn đang tồn tại tranh chấp chủ quyền quần đảo nằm ở phía bắc đảo Hokkaido của Nhật. Tokyo gọi quần đảo này là Vùng Lãnh thổ Phương Bắc, còn Moscow gọi là quần đảo Kuril. Mặc dù khó có khả năng tranh chấp nói trên được giải quyết trong tương lai gần, nhưng giới quan sát nhận định mối quan hệ ngày càng gắn kết giữa Thủ tướng Nhật Abe và Tổng thống Nga Putin đem lại hi vọng cho tiến trình giải quyết mâu thuẫn giữa hai nước. Hoàng Uy =========================== Nga không bao giờ là đồng minh với Trung Quốc.