Trần Phương
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
449 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Trần Phương
-
Bí ẩn của sao bạn Thiên Lang (Sirius) và người Doxiang Nước cộng hòa MaLi nằm ở phía Tây châu Phi. Bên bờ sông Nil của quốc gia này có một dân tộc thổ dân tên là Doxiang sinh sống. Người Doxiang Cuộc sống của họ lấy trồng trọt và du mục làm chính. Đời sống của họ rất khó khăn nghèo khổ, phần lớn dân sống ở nông thôn hoặc trong một số hang động trong rừng núi. Họ không có chữ viết riêng, từ đời này qua đời khác chỉ truyền lại bằng miệng, bện thừng đánh dấu sự việc. Nếu nhìn từ góc độ này thì họ cũng không có gì khác so với các dân tộc da đen Tây Phi khác. Nhưng nghi lễ tôn giáo mà họ cử hành lại đem đến nhiều ngạc nhiên và thu hút sự chú ý của các nhà nhân loại học và thiên văn học trên thế giới Cứ mỗi chu kỳ 600 năm, khi Sao Thiên Lang xuất hiện giữa hai đỉnh núi thì người Doxiang lại cử hành nghi lễ tôn giáo Sigui long trọng nhất, lớn nhất trong đời sống tôn giáo của họ. Những năm 20 của thế kỷ XX, hai nhà nhân loại học người Pháp Gria và Didelun đến Tây Phi cùng ăn cùng ở với người Doxiang 10 năm. Bằng quan hệ qua lại lâu dài, thân thiết họ đã chiếm được sự tin tưởng tín nhiệm và tình cảm của người Doxiang. Từ những thầy cúng cao cấp, họ biết được người Doxiang trong quá trình duy trì tôn giáo tín ngưỡng của mình hàng trăm nghìn năm nay, luôn ẩn giấu tri thức chính xác đặc biệt về một hiện tượng thiên văn. Trong giáo lý tôn giáo thần bí của người Doxiang giữ gìn tư liệu tường tận về một ngôi sao ở rất xa, mà ngôi sao này hàng trăm năm trước đây không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cho đến ngày nay, nếu không có sự trợ giúp của kính viễn vọng hiện đại nhất thì cũng không thể quan sát, đo đạc được. Thầy cúng Ngôi sao này chính là ngôi sao bạn của Sao Thiên Lang. Người Doxiang gọi là "Pak Tolu", "Pak" có nghĩa là "nhỏ", "Tolu" có nghĩa là "sao". Họ còn nói đây là "ngôi sao nặng nhất" có màu trắng. Thật kỳ lạ khi người Doxiang đã nói chính xác ba đặc trưng cơ bản của ngôi sao này: Nhỏ, nặng và màu trắng. Trên thực tế, sao bạn Thiên Lang đúng là Ngôi sao trắng lùn. Gọi là Sao trắng lùn, không phải gọi riêng một ngôi sao nào đó mà là tên gọi chung cho một loại sao có những điểm "trắng" và "lùn". "Trắng" nói rõ nhiệt độ của nó rất cao, nhiệt độ bên ngoài của sao trắng lùn khoảng 10.000 độ C phát ra ánh áng trắng, "lùn" nói rõ thể tích của nó nhỏ. Các nhà thiên văn học cho biết: Một, hai trăm ngôi sao trắng lùn ghép lại với nhau mới to như Mặt trời, còn một ngôi sao trắng lùn nhỏ nhất chỉ to bằng một phần nghìn vạn Mặt trời. Trên bầu trời phía Đông Nam và mùa Đông mỗi năm, chúng ta có thể nhìn thấy sao hằng tinh (như sao Chức Nữ, Mặt trời) sáng nhất trên bầu trời, nó chính là sao Thiên Lang. Thể tích của nó lớn gấp hai Mặt trời, nhưng ánh sáng của nó lại gấp 20 lần Mặt trời. Ghi thức cúng lễ Bên cạnh nó còn có một ngôi sao nhỏ không nhìn thấy quay quanh, ngôi sao nhỏ này chính là sao bạn Thiên Lang. Tuy có thân hình bé nhỏ, nhưng thể trọng của nó rất lớn, đúng như người Doxiang đã nói nó là một ngôi sang trắng lùn. Các nhà thiên văn học phỏng đoán, sao bạn Thiên Lang có vào năm 1844. Họ phán đoán sao bạn Thiên Lang nhất định chịu ảnh hưởng, sức hút của một ngôi sao khác, từ đó dẫn tới sự vận động của nó không có quy tắc. Năm 1930, nhờ có sự trợ giúp của kính viễn vọng với tầm nhìn rất xa và các dụng cụ thiên văn hiện đại, người ta mới nhận biết được nó là một ngôi sao kèm (hộ tinh) có thể tích nhỏ nhưng mật độ lại cực lớn. Nhưng đối với loài người trên Trái đất, ngôi sao đó ở quá xa và nó quá nhỏ, khiến người ta lại bắt đầu nghi ngờ liệu nó có thể gây ảnh hưởng tới Sao Thiên Lang không? Quỹ đạo chuyển động sao kèm Thiên Lang Chúng ta không thể không đặt câu hỏi, người Doxiang sinh sống trong các hang động ở châu Phi, làm sao lại có thể có những tri thức hiểu biết về ngôi sao này ? Phải chăng họ dựa vào linh cảm ? Không chỉ có thế, người Doxiang còn vẽ một cách chuẩn xác trên cát quỹ đạo hình bầu dục sao kèm Thiên Lang chuyển động vòng quanh Sao Thiên Lang, so với sự quan trắc của các nhà thiên văn học hầu như không sai chút nào. Người Doxiang nói, chu kỳ quỹ đạo của sao kèm Thiên Lang là 49,5 năm (trên thực tế con số chính xác là 50,04 năm), bản thân nó tự quay quanh trục chuyển động (điều này cũng được các nhà thiên văn học chứng thực). Người Doxiang cho rằng, sao kèm Thiên Lang là ngôi sao được thần thánh tạo ra, là trung tâm của Vũ trụ. Ngoài ra, họ còn biết từ rất sớm các tri thức về thiên văn, về những hành tinh xung quanh Trái đất. Ví dụ như, Sao Mộc có bốn vệ tinh chủ yếu, họ có bốn loại phương pháp làm lịch, tuần tự lấy Mặt trời, Sao Thiên Lang, Mặt trăng và Sao Kim làm căn cứ. Na Mẫu Những người làm công việc tế lễ ở địa phương nói, tri thức thiên văn học của họ có được là nhờ sinh vật có trí tuệ của hệ Sao Thiên Lang cứ tới Trái đất truyền cho người Doxiang, họ gọi sinh vật này là Na Mẫu. Trong truyền thuyết người Doxiang, Na Mẫu từ một nơi nào đó ở phương Đông - quê hương người Doxiang hiện nay đến Trái đất. Bề ngoài của Na Mẫu vừa giống cá lại vừa giống người, là một loài sinh vật lưỡng thể sống trong nước. Trong các bức họa và điệu múa của người Doxiang đều giữ lại truyền thuyết có liên quan đến Na Mẫu. Người Doxiang luôn cho rằng, dân tộc họ vốn không phải là sinh sống trên mảnh đất hiện nay, họ là hậu duệ của người Berber, dân tộc cổ xưa ở Bắc Phi. Người Berber mới đầu sinh sống ở đầu Bắc sa mạc Sahara. Từ thế kỷ I, II sau Công nguyên họ mới bắt đầu di chuyển xuống phía Nam, đến kết hôn với người da đen, nên dần dần họ cũng trở thành tộc người da đen. Mặc dù Đạo Do Thái có ảnh hưởng rất lớn, nhưng họ vẫn giữ tôn giáo của tộc mình. Những tri thức về Sao Thiên Lang mà người Doxiang lưu truyền qua hàng năm vẫn hoàn toàn trùng hợp với những tri thức về ngôi sao này mà các nhà thiên văn học hiện đại tìm hiểu được. Từ đâu họ có được tri thức thiên văn học thần kỳ ấy? Có thể khẳng định, không có kính viễn vọng thì con người không thể nhìn thấy sao kèm Sao Thiên Lang. Nhưng người Doxiang cổ đại chắc chắn là không có kính viễn vọng. Phải chăng những tri thức mà họ có được đúng là do sinh vật của hệ sao Thiên Lang dạy cho? Nếu như không phải, thì tri thức về Sao bạn Thiên Lang của người Doxiang có được từ đâu ? Nguồn : khoahoc.com.vn
-
Hì.. , định góp vào một bài nhưng câu chuyện trên đang đến hồi hấp dẫn nhất nên chờ đọc tiếp vậy. Sẽ gửi bài sau... ;)
-
TỜ (Câu chuyện của ông Thiên Sứ hồi 17 tuổi rưỡi) Thiên Sứ hẹn người đẹp tâm sự ở một bãi biển rất đẹp, vắng vẻ và trữ tình. Câu chuyện của họ kéo dài đến hết hoàng hôn và bóng đêm dần dần buông xuống... Người đẹp : Anh ạ, hồi còn nhỏ có một chữ đứng trước chữ TỜ (T) trong bảng chữ cái là chữ gì mà em học mãi chẳng nhớ được, anh biết chữ gì không ? Thiên Sứ lấy tay viết một chữ S thật to xuống cát... Người đẹp (nhắc khéo) : Anh đọc khẽ xem nào. Thiên Sứ : ÉT. Người đẹp : "Ét" gì..., sau "ét" là gì ? Thiên Sứ : TỜ
-
Là người có việc thường xuyên qua lại tuyến đường này nên theo tôi đây là một hiện tượng rất thú vị. Thực sự là lúc này vụ việc thế nào rồi bạn có thể cung cấp thêm thông tin không ? Hoặc một vài đường link trên mạng cũng được. Đoạn đó có gần tới cầu Cần Giuộc chưa ? Nếu đúng có hiện tượng lạ này tôi sẽ đến tận nơi và xin ở lại vài đêm thử.
-
NGÀY CUỐI NĂM Em bảo rằng... Anh đã đến với em như hoa bừng trong nắng Tiếng nhạc tình yêu bỗng vút gió vang trời Nhưng anh ơi, có những thứ đâu chỉ bằng ngôn ngữ Tình từ tim, mà ngôn ngữ từ môi *** Anh đây (mà) ngỡ tận xa xôi Cách xa chín tháng rã rời tình em ... 30-12-2009
-
Săn cá ngựa Thứ sáu, 18/12/2009 07:09 Được mệnh danh là “Viagra đại dương”, loài vật duy nhất trên thế giới có con đực mang thai (cá cái đưa trứng vào túi ấp của cá đực) - cá ngựa, hiện được xem là món khoái khẩu đối với quý ông. “Vương quốc” của cá ngựa tại Việt Nam phải kể đến huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, sau đó là phố đặc sản trên đường Trần Phú - Cầu Đá, TP. Nha Trang (Khánh Hòa). Một loài cá ngựa quý hiếm SỐNG NHỜ... CÁ NGỰA Từ TP. Quy Nhơn, vượt qua những khúc đường quanh co trên QL1D, chúng tôi tới cầu Bình Phú - địa phận giáp ranh giữa hai tỉnh Bình Định, Phú Yên, nơi trước đây nổi tiếng là “cung đường ăn chơi”. Vài năm gần đây, xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu lại có tên mới là “phố” cá ngựa vì có hàng trăm quán xá lụp xụp chuyên bán mặt hàng “độc” này. Chính nhờ địa hình gồm nhiều vịnh, đầm nên Sông Cầu có nhiều cá ngựa nhất Việt Nam. Tấp xe vào quán Minh Thư, tôi được một chủ quán vồn vã: “Mua loại nào chú em, cá ngựa đại dương 200.000 đồng/cặp, cá ngựa đen 100.000 đồng/cặp, loại đông lạnh hay khô thì rẻ hơn”. Trong chiếc tủ kính đang sục khí ôxi, những con cá ngựa đen kịt tung tăng vẫy đuôi. Khách hàng chỉ cần lấy mấy con, lập tức chủ cửa hàng sẽ dùng vợt vớt lên. Ông chủ quán liến thoắng bằng giọng đặc miền Trung: “Hay là em mua bình rượu 4 lít có ngâm sẵn hải long, cá ngựa, giá 500.000 đồng, bà xã mà “chê” thì cứ mang ra đây đổi”. Bên ly trà nóng, ông chủ quán tên Thành vồn vã kể: “Năm 1997, tôi và một số anh em trong thôn mở quán bán cá ngựa cho tài xế đường dài. Thấy làm ăn được, nhiều người cũng mở quán theo nên thu nhập ít dần. Giờ mỗi ngày, quán tôi bán được 20 con là mừng rồi”. Cá ngựa vàng trong bình sục khí Viện cớ thoái thác, tôi chạy đến một quán không tên bên đường. Bà chủ quán phốp pháp bật dậy khỏi võng để mời chào khách, giá cả cũng giống như lần trước. Chủ quán cho biết, cá được săn từ hai nguồn: một từ đội quân lặn thuê gồm những thanh niên trai tráng ở thôn Hòa Hiệp, xã Xuân Phương gần đó, hai là từ những tàu đánh cá ngoài đại dương đánh được ướp lạnh đưa vào bờ. Theo quan sát của chúng tôi, những con cá ngựa chết sẽ được cho vào tủ lạnh hoặc phơi khô bán với giá 40.000 đồng/cặp. Bà Thu chủ quán tâm sự: “Gia đình tôi có bốn đời làm ngư dân. Biển lặng thì có ăn còn biển động thì xem như đói. Từ ngày tôi mở quán, kinh tế gia đình cũng tạm ổn. Khách chủ yếu là người đi du lịch, hay từ các địa phương khác tới”. Những chủ quán ở đây cho biết, cá ngựa nhiều và rẻ từ tháng 1 đến tháng 5 âm lịch, sau đó là mùa gió nam nên ít bắt được cá. Du khách Nhật thích thú với cá ngựa tại Nha Trang Theo QL1A, vượt tiếp hơn 200km, chúng tôi có mặt tại “phố tăng lực” nằm trên đường Trần Phú - Cầu Đá, đối diện Viện Hải dương học Nha Trang (Khánh Hòa). Một bà chủ quán khoảng 50 tuổi, trét son phấn lòe loẹt giới thiệu về các loại đẻn (rắn biển), hải long và không quên chỉ những con cá ngựa đang bơi trong bồn thủy tinh. Cá ngựa ở đây không nhiều bằng Phú Yên, thân hình nhỏ hơn nên giá chỉ 60.000 đồng/cặp, các loại cá bỏ trong tủ lạnh hoặc phơi khô thì rẻ hơn nhiều. “Cá ngựa này ngâm rượu uống là “biết liền”. Một ngày, chị bán vài trăm con cho khách đó chứ. Mua bao nhiêu cũng có, tha hồ chọn!” - “nổ” một hồi xong, bà chủ dúi vào tay khách những cái danh thiếp để tiện liên hệ đặt trước. Cùng vào quán một lượt với tôi, sau khi nghe những lời ngọt ngào của người bán, nam du khách đến từ TPHCM quyết định mua ngay 10 cặp cá ngựa, yêu cầu ngâm rượu luôn. Sau khi rửa qua loa trong thau nước ngọt, chủ quán bỏ vào một bình rượu bầu đá 5 lít. Mỗi lít rượu có giá 20.000 đồng, cộng với 600.000 đồng tiền cá ngựa, vị khách phải trả 7 tờ polymer xanh. Sau khi được giao hàng, vị đại gia thấp người quàng vai cô gái chân dài trẻ đẹp leo lên xe hơi bóng lộn nở nụ cười bí hiểm. TIN VUI CHO HẢI MÃ Luật thủy sản quy định cá ngựa là loài động vật cần được bảo vệ và có phương án khai thác hợp lý, tuy nhiên, chúng vẫn được buôn bán tràn lan dễ dàng như những... bó rau, thậm chí tại xã Xuân Cảnh, huyện Sông Cầu còn có một chợ thôn chuyên bán cá ngựa vào mỗi buổi sáng sau khi các thuyền đi biển cập bến. Trên thế giới, việc nhập và xuất khẩu cá ngựa được kiểm soát từ ngày 15-5-2004. Số lượng cá ngựa đã bị giảm sút đến mức nghiêm trọng do việc đánh bắt cá gia tăng. Hàng năm có khoảng 20 triệu con cá ngựa bị đánh bắt. Tại Phú Yên, Khánh Hòa, cá ngựa ngoài việc bị đánh bắt thủ công còn bị những chuyến thuyền giã cào, tận diệt ngoài khơi. Phố cá ngựa ở Phú Yên Để bảo vệ loài cá quý hiếm này, mới đây TS. Trương Sĩ Kỳ - Viện Hải dương học Nha Trang đã tiến hành thử nghiệm sản xuất giống và nuôi thương phẩm ba loài cá ngựa có tên khoa học là cá ngựa đen (Hippocampus kuda), cá ngựa vằn (Hippocampus comes), cá ngựa gai (H. spinosisimuss). Mục đích của việc nghiên cứu là nhằm nhân rộng số lượng loài cá đang có nguy cơ cạn kiệt, tạo công ăn việc làm và lợi ích kinh tế cho người dân, cũng như phục vụ xuất khẩu. Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư, tiến sĩ Đỗ Tất Lợi - Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật 1981, cá ngựa là giống cá nước mặn, có đầu giống hình đầu ngựa nên mới có tên là cá ngựa. Cá ngựa to, nhỏ, trắng, vàng đều dùng làm thuốc, nhưng loại trắng, vàng tốt hơn. Tại Trung Quốc, cá ngựa dùng làm thuốc, được ghi vào bộ sách “Bản thảo cương mục thập di” của Triệu Học Mãn năm 1765, khai thác nhiều ở Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến và Hải Nam. Lương y Đinh Công Bảy - Tổng thư kí Hội Đông y TPHCM cho biết, cá ngựa có nhiều tác dụng như chữa hen phế quản, hen xuyễn, làm chắc xương. Nếu ngâm rượu, quý ông cần phải chọn một cặp đực cái đang còn sống, loại khô hoặc đông lạnh thì đã mất hết tác dụng. Chung quan điểm đó, tiến sĩ sinh vật Võ Văn Chi - nguyên giảng viên đại học Y Dược TPHCM khuyến cáo, cá ngựa là loài động vật quý hiếm nhưng phải biết ngâm rượu như thế nào cho hợp lý. NGỌC BÍCH (Nguồn : báo CA TPHCM)
-
2.000 năm trước, tại Baghdad sáng chế ra pin ? Chủ nhật, ngày 27/12/2009, 10:53 (24h) - Nếu bạn nghĩ rằng bóng đèn điện và pin là những phát minh của châu Âu hiện đại, thì đây là một sự thật mà bạn nên biết. Năm 1936, một khai quật đã được tiến hành tại khu làng 2000 năm tuổi ở Badghdad cổ, họ đã tìm thấy một chiếc bình đất sét nhỏ, cao khoảng 15cm. Trong đó có chứa một miếng trục đồng khoảng 12x38 cm. Thành phố Baghdad tráng lệ Hợp kim dùng để hàn này (chủ yếu chứa thiếc và chì) được sử dụng ở phần bề mặt chiếc trục này khá giống với các loại hợp kim ngày nay. Một tấm đĩa đồng nằm trên trục được dính bằng nhựa đường. Một lớp nhựa đường tương tự cũng được tìm thấy ở phần cuối bình, trên một chiếc gậy sắt, bị axit ăn mòn. Di chỉ được khai quật Từ khi nó được khôi phục, rất nhiều giả thuyết đã được các chuyên gia đưa ra. Ông Wihelm König, một nhà khảo cổ người Đức đã đưa ra một ý tưởng rằng chiếc bình đó có thể là một dạng của pin điện. Theo giả thuyết của ông, nhà kĩ sư tại Massachusetts, Willard F.M. Gray đã tạo ra một mẫu pin vào năm 1940, được làm từ đồng sunfat và chứng minh rằng nó cũng có thể tạo ra điện. Những nghiên cứu chỉ ra đó có thể là mẫu pin Năm 1970, một nhà Ai Cập học người Đức Anre Eggebrecht đã nối bước Gray. Ông dùng đồng sunfat và nước nho tươi để tạo ra nguồn điện 0.87V chạy qua một bức tượng mạ vàng và bạc. Thí nghiệm này đã chứng minh rằng những người dân cách đây 1800 năm đã biết cách sản xuất và sử dụng điện bằng axit. Những thí nghiệm dần hé lộ bí ẩn Việc nghiên cứu của Koenig bị ngừng lại trong chiến tranh thế giới thứ 2. Những đồng minh Châu Âu đã phủ nhận giả thuyết của ông và cho rằng nó không thể xảy ra được. Tuy nhiên, sau khi một bộ pin cổ khác được tìm thấy ở Iraq, nó đã gợi cảm hứng nghiên cứu cho các nhà khoa học khác. Trong khi một vài nhà khoa học cho rằng bộ dụng cụ điện hóa của “pin” này dùng để tạo ra điện năng thì những người khác lại bác bỏ suy đoán này. Một loạt các vật mạ bằng điện có thể do nhờ sử dụng bộ dụng cụ này đã được König tìm thấy ở Baghdad nhưng những người khác lại có ý kiến rằng chúng chủ yếu được hơ qua lửa. Việc chứng minh bằng thí nghiệm đã chỉ ra rằng mặc dù pin này sử dụng một cơ chế rất thô sơ, nó có thể mạ một vật nhỏ một lớp vàng dày 1 micromet trong vòng hơn 2 giờ. Tuy nhiên, giả thuyết này không bao giờ được chấp nhận, và những khả năng sử dụng khác đã được nên ra cho loại pin này. Paul Keyser đã gợi ý rằng loại điện này có thể được dùng để giảm đau hoặc châm cứu. Nó cũng có thể là một mẹo vặt để gây nỗi sợ cho các tín đồ khi chạm vào bước tượng kim loại của Chúa. Nền văn hóa cổ này vẫn còn nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp Mặc dù các ứng dụng tôn giáo cho pin Baghdad cổ xưa là đáng tin cậy, một vài nhà khảo cổ học vẫn nghi ngờ lý thuyết về điện này. Họ nêu ra câu hỏi về sự vắng mặt của dây dẫn và sự hiện diện của van bằng nhựa đường cho các trụ bằng đồng như là vấn đề mấu chốt của cái được gọi là các tế bào mạ. Họ chỉ ra các dấu niêm phong bằng nhựa đường chính là bằng chứng chứng minh rằng các bình đất sét đã chỉ được sử dụng để lưu giữ thông thường. Theo đó, họ cho rằng các bình này chỉ dùng để bảo quản những cuộn giấy thiêng liêng, giấy da hoặc văn bản giấy cói bên trong buồng kín gió. Và các nhà khảo cổ học vẫn đang tìm câu trả lời Tuy nhiên, ở đền thờ thần Dendera ở Ai Cập một bức tường đá đã được cho là biểu tượng của chiếc đèn điện đang chiếu sáng. Những người tin vào điều này đã chỉ ra rằng không hề có nhọ nồi nào xung quanh khu vực kim tự tháp hoặc lăng một dưới đất của Ai Cập, điều phải có nếu những người công nhân sử dụng lửa để vào trong hang để chạm khắc và trang trí. Nhiều người nghĩ rằng họ đã phải sử dụng một dạng năng lượng khác để thay thế lửa, và đó cũng là lí do họ ủng họ giả thuyết về pin. Thêm một căn cứ của giả thuyết này... Hiện tại, pin ở Baghdad đang được bảo tồn tại bảo tàng Baghdad. Một trong những chiếc bình đất sét cho thấy chúng thuộc về thời kì bị chiếm đóng bởi Parthian, giữa năm 248 đến 226 trước công nguyên. Những người Parthian chủ yếu là cheiesn binh và các nhà khoa học. Tiến sĩn St. John Simpson của bảo tàng quốc gia Anh đã cho rằng pin của Baghdad là Sassania. ....dựa trên những tác phẩm điêu khắc Hundki (24H.COM.VN)
-
Thanks !!! Bài viết rất hay. Nhưng ở một góc nhìn khác : cái cốc có đẹp thì cà phê mới ngon. Cùng một hương vị cà phê nhưng khi được rót vào một chén sành cũ sứt mẻ để nhâm nhi thì làm sao ngon bằng rót vào ly thủy tinh hay cốc sứ sáng loáng ? Mặt khác, nhiều người họ uống cà phê đơn giản chỉ vì họ "cần một ly cà phê" như một thứ không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày (như tôi chẳng hạn) chứ chưa hẳn là cần một ly cà phê thật ngon để lựa chọn quán uống. Ngay cả cách thưởng thức hương vị cà phê cũng mỗi người mỗi khác, các khách hàng phương tây (trong các khách sạn) họ thích uống cà phê pha bằng máy và thậm chí loại bỏ cả cafein trong cà phê (loại này thì cá nhân tôi chê "dở oẹt", vì thế thì còn gì là cà phê nữa) hơn là pha phin theo kiểu VN, nhưng vẫn khen ngon (!) Ngay cả với uống rượu cũng vậy. Chúng ta đâu thể dùng ly uống rượu để uống bia và ngược lại, và đâu phải ngẫu nhiên mà người phương tây trong một bữa ăn có thể dùng đến 10 loại rượu khác nhau với 10 loại ly khác nhau (!) Bởi nếu loại trừ kiểu "phú quý sinh lễ nghĩa" ra thì chỉ đơn giản : rượu nào ly nấy thì sẽ ngon hơn, vậy thôi.
-
Cảm ơn bài trả lời này của nhà nghiên cứu Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh ! Thiết nghĩ, (có) vài dòng trả lời sẽ hay hơn nhiều (thay vì cứ im lặng) so với việc chỉ trích và xóa bài (bởi có thể đã vi phạm nội qui), cá nhân tôi thực sự chưa biết những bài trước của anh Phu Lỗ đã viết những gì nhưng qua những dữ liệu sau cho thấy cũng rất cần trao đổi thêm vì mục đích chung là sáng tỏ những khiếm khuyết của dân tộc Việt trong cổ sử : Hoặc có thể anh Phu Lỗ đã sai lầm về vấn đề này (mà tôi có nhấn mạnh bằng in đậm) :
-
CUỘC HỘI TỤ VĂN LANG 10:16 | 15/04/2005 Trong “Ðại Việt sử lược", bộ chính sử cổ nhất còn giữ lại được đến nay, ở phần ghi chép về sự xuất hiện của Tiên Tổ Vua Hùng và thời đại Hùng Vương có câu: "Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang". Chỉ ngần ấy chữ thôi, mà ghi lại rành rẽ: Một quốc gia và kinh đô đã ra đời. Trong áng thiên cổ hùng văn "Bình Ngô đại cáo", thiên tài Nguyễn Trãi đã có câu: "Nước Ðại Việt ta, vốn xưng nền văn hiến đã lâu". Ở câu bất hủ - công bố lần đầu tiên vào đầu năm 1428 ấy, quốc gia (và quốc hiệu) Ðại Việt chưa có tên kinh đô là Ðông Kinh. Ðô hiệu này, đến năm 1430 mới chính thức đặt định. Vì thế, sự thể cả quốc gia lẫn kinh đô đất nước và dân tộc ta, ở thời đại Tiên Tổ Vua Hùng, đều chung một tên Văn Lang, trước hết, có và biểu thị ra thành một ý nghĩa đặc sắc và độc đáo, thật lớn, đó là: Hội tụ! Sử sách xưa, từ "Ðại Việt sử lược" (khuyết danh) đời Trần, đến "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi, "Ðại Việt sử ký toàn thư" của Ngô Sĩ Liên... đời Lê, đều nói đến và kể thêm 15 "bộ" hoặc "bộ lạc" mà Vua Hùng đã hợp nhất thành nước Văn Lang. Trong số này, "bộ gọi (tên) Văn Lang, là nơi Vua đóng đô". Ấy là lời sách "Ðại Việt sử ký toàn thư". Như thế, về mặt địa bàn và nguồn lực, cuộc hội tụ lớn để dựng nước đầu tiên, là dựa trên và xoay quanh một "hạt nhân cơ bản", làm nơi chốn mạnh và thuận nhất, để vận hành sự nghiệp trọng đại. Ðó chính là "bộ" đất gốc của người quân trưởng bộ lạc, trước khi trở thành quân trưởng quốc gia - Vua Hùng. Tên nước trùng với tên đất gốc, quốc hiệu và đô hiệu đều là Văn Lang, chính bởi vì lẽ đó. Cuộc hội tụ Văn Lang của Vua Hùng chỉ nhận diện được qua và bằng chữ nghĩa ở các giấy tờ, văn bản cổ, là như thế. Nhưng chính là, cuộc kiếm tìm và tìm thấy những bằng cứ khảo cổ học trên địa bàn nước Văn Lang Xưa - công phu tâm huyết và đều đặn liên tục, mấy chục năm qua - đã chứng minh và cho thấy những hình ảnh phong phú sinh động, cụ thể và vật thể của sự nghiệp hội tụ Văn Lang kỳ diệu này. Bảy mươi nhăm năm trước, qua việc đào bới ở di chỉ và mộ địa Ðông Sơn (Thanh Hóa) và nghiên cứu một số cổ vật đồng trong "sưu tập D'Argence" (tìm được ở Hà Tây...), người ta chỉ mới bắt đầu nói đến thuật ngữ và thực thể "Văn hóa Ðông Sơn", như là hình ảnh và di tồn của một "thời đại đồng thau ở Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ" như nhan đề một luận văn của học giả Victor Golubev thuộc Trường Viễn Ðông Bác Cổ. Nhưng đến nay thì, với hơn ba trăm di tích được phát hiện, hàng vạn cổ vật được nghiên cứu, trong đó, đặc biệt là hơn hai trăm chiếc trống đồng (loại I Heger) và hàng nghìn mẫu hoa văn trang trí trên đồ gốm, đã có thể nhận ra đâu là "Ðông Sơn miền núi", đâu là "Ðông Sơn sông Hồng", thế nào là "Ðông Sơn sông Mã", thế nào là "Ðông Sơn sông Cả" - những loại hình địa phương của nền văn hóa khảo cổ học Ðông Sơn nổi tiếng ở thiên niên kỷ I trước Công Nguyên, tức những hình ảnh cụ thể và vật thể của một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Chiếc trống đồng quý, tìm thấy ở bờ sông Ðà (Hòa Bình) có thể được đúc không to bằng chiếc trống đồng đào lên được từ dưới chân núi Hùng (Phú Thọ), chiếc trống đồng trong ngôi mộ ở Làng Cả (Nghệ An) có thể ít hoa văn hình chim mỏ dài hơn chiếc trống đồng Mả Tre được phát hiện dưới chân tường thành Cổ Loa (Hà Nội)..., nhưng tất cả đều có hình mặt trời tỏa sáng ở giữa mặt trống, đều có kết cấu ba phần hoàn chỉnh theo mô hình vũ trụ "ba tầng - bốn thế giới" của người Việt cổ, được bảo lưu trong lễ ca, sử thi "Ðẻ đất đẻ nước"... Ðấy là hình ảnh của tiến trình "Ðông Sơn hóa" những sắc thái địa phương của nền văn hóa khảo cổ học này ở thiên niên kỷ I trước Công Nguyên. Và đến lượt mình, cuộc hội tụ Ðông Sơn này cũng chính là hình ảnh của sự nghiệp Hội tụ Văn Lang của Tiên Tổ Vua Hùng ở thời đại Hùng Vương. Ðấy là hình ảnh và chứng tích của cuộc hội tụ theo chiều ngang không gian, trên bình tuyến một "lát cắt ngang" thời gian dày đến một nghìn năm : thiên niên kỷ I trước Công Nguyên. Nhưng ta vẫn còn thấy, theo chiều dọc thời gian, một cuộc hội tụ nữa, để thành những loại hình địa phương, để rồi chúng sẽ cùng nhau hội tụ theo chiều ngang mà thành Ðông Sơn, thành Văn Lang. Ðó là, nhờ chủ yếu nhận ra những mẫu đề hoa văn tuyệt đẹp trên đồ gốm, có tuổi thiên niên kỷ II trước Công Nguyên, lại được tái hiện trên đồ đồng cùng đồ gốm ở thiên niên kỷ I ngay sau đấy, mà biết được, trong vòng hai thiên niên kỷ, đã có sự hội tụ dọc từ "văn hóa Phùng Nguyên" xuống (và thành) "loại hình sông Hồng" của văn hóa Ðông Sơn; từ các "nhóm di tích Cồn Chân Tiên", "Hoa Lộc"... xuống (và thành) "loại hình sông Mã" của văn hóa Ðông Sơn; từ "nhóm di tích Ðền Ðồi", "Rú Trăn", văn hóa Thạch Lạc... xuống (và thành) "loại hình sông Cả" của văn hóa Ðông Sơn. Vậy là dọc rồi ngang, cuộc hội tụ Ðông Sơn, hội tụ Văn Lang, thấy được qua hiện thực và tài liệu khảo cổ học, thật sự là một cuộc đan kết rất dày công phu kỳ tích, do đó mà thật lớn lao, trọng đại. Lại chuyển xem đến một hình thức (và cuộc) hội tụ cực kỳ đặc sắc, thuộc thế giới tâm linh, trong lịch sử tín ngưỡng của người xưa, ở Ðền Hùng trên núi Hùng, thì thấy: Tất cả các ngai thờ chính trên đền, các bài vị đều mang hàng chữ tên Thánh là: "Ðột ngột cao sơn - Cổ Việt Hùng thị thập bát thế truyền " (Núi non cao ngất, họ Hùng truyền mười tám đời nước Việt cổ). Rõ ràng, vị thần tối linh thiêng được thờ ở đây, không phải là một, mà theo lớp lang cấu trúc nên thần (và tên thần), thì trước hết, đó là Thần Núi, tiếp theo (sau đó) mười tám đời Vua Hùng mới được tích hợp vào. Thiên thần (thần tự nhiên, thần núi) hội tụ cùng nhân thần (Hùng Vương), đúng hơn: Tổ Tiên Vua Hùng hòa nhập cùng thần linh non sông đất nước, làm nên một chỉnh thể thiêng liêng, tôn quý - đó là một cuộc hội tụ trong tâm tưởng, tâm linh, của (và trải qua) bao thế hệ con dân nước Việt, mới thành (và có) được. Chính là từ chỗ này mà, qua (và bằng) thiên tài phát hiện - tổng kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một cuộc hội tụ của hai nhiệm vụ - sự nghiệp lịch sử và truyền thống, xuyên thế hệ và thời đại, là dựng nước và giữ nước, đã được trình lên Tiên Tổ Vua Hùng, ở Ðền Hùng trên Núi Hùng, vào (và từ) năm 1954, đồng thời nói cùng đồng bào, chiến sĩ để ra sức thực hiện, và thực hiện thành công: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Cuộc hội tụ lớn nhất, trong thời hiện đại, là cuộc hội tụ này. GS Lê Văn Lan (Nguồn ND)
-
Trưng bày những hiện vật Đông Sơn mới phát hiện: Tiếng vọng của một nền văn minh đã mất NDĐT – Tám mươi lăm năm kể từ ngày văn hóa Đông Sơn được phát hiện và nghiên cứu, các nhà khảo cổ học vẫn tiếp tục tìm ra những hiện vật vô giá chưa từng thấy. Phòng trưng bày sưu tập các hiện vật mới phát hiện trong năm năm từ 2004 đến 2009 vừa khai mạc sáng nay tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, lần nữa lại mang đến những bất ngờ đối với chính cả những nhà nghiên cứu nhiều năm “đeo đuổi” văn hóa Đông Sơn. Trống đồng Đông Sơn mới phát hiện ở Tây Nguyên Trong số 100 hiện vật trưng bày, thu hút khách tham quan cũng như giới nghiên cứu nhiều nhất là những cây đèn với nhiều hình dạng phong phú như hình người, hình thú như hươu, nai, voi, bò… với những nét khắc vẽ quang cảnh những buổi lễ hiến sinh. Theo TS Phạm Quốc Quân, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, bộ đèn này là những hiện vật vô cùng quý giá, chưa từng thấy xưa nay trong các sưu tập văn hóa Đông Sơn trong nước cũng như trên thế giới. Những cây đèn bằng đồng mảnh mai nhỏ bé với những nét chạm tinh xảo, mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc, phản ánh tư duy tín ngưỡng xa xưa của một nền văn minh từng phát triển rực rỡ, ẩn chứa trong đó một vũ trụ bao la. Bình gốm Bên cạnh đó là những chiếc trống đồng có kiểu dáng hoa văn khác lạ, theo ông Quân, cũng chưa từng thấy trong phổ hệ trống đồng ở Việt Nam. Điều đặc biệt, những chiếc trống đồng này được tìm thấy ở Tây Nguyên, chứng minh sự lan toả mạnh mẽ cũng như thể hiện tính thống nhất và đa dạng của nền văn hóa Đông Sơn trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bộ sưu tập hiện vật mới phát hiện lần này còn có những chiếc thạp đồng có chân trổ thủng, những con dao găm có cán hình người cách điệu rất đẹp, những chiếc đèn đồng hình thố đặc sắc. Những bộ sưu tập công cụ sản xuất, vũ khí chống dã thú, đồ trang sức tinh xảo thể hiện khá điển hình và cụ thể về đời sống, sinh hoạt của một thời đại xa xăm. Đặc biệt, bộ sưu tập gốm đặc sắc thể hiện sự ảnh hưởng qua lại giữa Đông Sơn và Sa Huỳnh cũng được giới thiệu tại triển lãm này. Cây đèn hình hươu -một trong những hiện vật chưa từng thấy trước đây. Tất cả những hiện vật này chủ yếu mới được phát hiện ở di chỉ làng Vạc (Nghệ An) và những khu vực di chỉ bên bờ sông Cả, sông Mã trong các đợt khai quật khảo cổ từ năm 2004 đến nay. Sau 85 năm nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định rằng, văn minh Đông Sơn là đỉnh cao chói sáng của người Việt cổ và đó chính là cốt lõi tạo nên nhà nước Âu Lạc. Mặc dù sau hàng nghìn năm Bắc thuộc, ngỡ rằng nền văn hóa bản địa đã lụi tàn, nhưng những phát hiện sau này vẫn chứng tỏ sức sống mạnh mẽ và sự chống trả văn hóa ngoại lai quyết liệt của văn hóa Đông Sơn. Những hiện vật mới tìm thấy, không những giúp các nhà nghiên cứu hình dung rõ hơn về một nền văn minh cổ đại từng phát triển rực rỡ và sâu đậm mà còn một lần nữa chứng minh sức sống mạnh mẽ của văn hóa bản địa trước những yếu tố ngoại lai. Dao găm hình người. TS Phạm Quốc Quân cũng cho biết, những phòng trưng bày giới thiệu về hiện vật của nền văn hóa Đông Sơn bao giờ cũng được coi như là một “hiện tượng” của khảo cổ học, luôn luôn thu hút các nhà nghiên cứu khắp nơi trên thế giới. Ông cũng cho rằng, mặc dù tài liệu, hiện vật về nền văn hóa Đông Sơn, cho đến nay đã vô cùng phong phú và dày dặn, nhưng không thể nói rằng công việc phát hiện, nghiên cứu về nó đã kết thúc. Phòng trưng bày mang tên “Tiếng vọng Đông Sơn” - Những hiện vật mới phát hiện 2004-2009- một lần nữa lại mở ra một giai đoạn mới cho công tác nghiên cứu, một giai đoạn ở tầm cao hơn… Thạp trang trí hình người hoá trang và thú nhảy múa. Triển lãm sẽ mở cửa trong hai tháng kể từ sáng nay 9-4 tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, số 1 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội HỒNG MINH (theo Nhân Dân)
-
Trước đó, anh ta (Vĩnh Thụy) cũng có bài nói chuyện về trang phục mà mình chọn làm "y phục dân tộc" để tham dự Mister International 2009. ---------------------------- Thứ Tư, 09/12/2009 06:00 Vĩnh Thụy mặc khố giống... Tiến Đoàn ... - Bộ khố của anh có gì khác biệt với trang phục "Hùng ca chim Lạc" của Tiến Đoàn? - Năm ngoái, Tiến Đoàn đã gây ấn tượng với bạn bè năm châu bởi trang phục "cởi trần, đóng khố" lấy hình tượng từ vua Hùng của dân tộc Việt. Năm nay, chúng tôi cũng phát huy thêm ý tưởng từ anh ấy, bằng một trang phục có thể khoe được vẻ rắn rỏi, khỏe mạnh của đàn ông Việt, nhưng cũng mang đậm chất truyền thống, văn hóa. Bộ khố mà tôi mang đến Đài Loan với các phụ liệu kèm theo được thiết kế bởi giàng viên Thịnh Trị của trường Đại học Mỹ thuật TP HCM. Anh lấy ý tưởng chủ đạo từ hình ảnh cha ông, tổ tiên trong thời kỳ dựng nước và giữ nước được khắc họa trên trống đồng. Bên cạnh đó, bộ trang phục này cũng sẽ được sáng tạo với các cách điệu về thiết kế, chất liệu và họa tiết trang trí. Do gần sát ngày đi thi, tôi mới nhận được bộ trang phục này, nên hình ảnh trang phục sẽ được tiết lộ trong một vài ngày tới. .... Theo Ngôi Sao http://www.zing.vn/news/dep/vinh-thuy-mac-...oan/a72203.html
-
Thứ Tư, 16/12/2009 09:48 Vĩnh Thụy nam tính với khố (Zing) - Lấy ý tưởng trang phục từ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước, NTK Thịnh Trị đã cho Vĩnh Thụy mặc khố xuất hiện trong đêm chung kết cuộc thi Mister International 2009. Chọn khố để mặc trong phần thi trang phục dân tộc, Vĩnh Thụy tự tin mình sẽ nổi bật trong đêm chung kết Mister International 2009, diễn ra tại Đài Loan vào tối 19/12. Mẫu trang phục dân tộc Vĩnh Thụy chọn, theo đánh giá của nhiều người là khá giống với kiểu trang phục mà Tiến Đoàn đã mặc trong đêm chung kết cuộc thi Mister International 2008. Lợi thế của kiểu trang phục này là phô diễn được nét khỏe mạnh, nam tính cho người mặc. Dưới đây là hình ảnh về mẫu trang phục dân tộc mà Vĩnh Thụy đã chọn để tìm cơ hội đăng quang : ........................................................... Trương Quốc Phong -------------------------- Theo nguồn : http://www.zing.vn/news/dep/vinh-thuy-nam-...kho/a72756.html
-
Xin giới thiệu thông tin bài viết và hình ảnh minh họa liên quan đến chủ đề. Tôi cũng có mặt ở đó (công viên Đồng Xanh) trong thời gian chuẩn bị diễn ra lễ hội văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. -------------------------------------------- Tượng các vua Hùng ở Gia Lai (VOV) - Công trình được nhà điêu khắc Hà Trí Dũng (Hà Nội, 55 tuổi) thực hiện từ tháng 10/2008. Tượng 18 vị vua Hùng tại khu đền thờ vua Hùng nằm trong công viên Đồng Xanh ở TP Pleiku (Gia Lai). Mỗi tượng cao 3,25m (đặt trên bệ cao 80cm) với dáng mạo uy dũng, đầu đội mũ lông chim, áo bằng vỏ và lá cây rừng, đeo vòng trên cổ, chân, tay... Tượng được xếp thành hai hàng dọc, mỗi hàng có chín vị, nằm trên lối chính vào đền ở công viên Đồng Xanh. Cụm tác phẩm điêu khắc được đầu tư kinh phí trên 600 triệu đồng. Đây là công trình chào mừng festival cồng chiêng và dự kiến mắt công chúng ngày 12/11 tới./. PV http://vovnews.vn/Home/Tuong-cac-vua-Hung-...0911/126113.vov
-
Thứ năm, ngày 10 tháng 12 năm 2009 | 20:12 (GMT+7) Không phải lúc nào tổ tiên cũng cởi trần, đóng khố Tác giả: Hoàng Hường Bài đã được xuất bản : 6 giờ trước Chuyện người Việt cổ cởi trần đóng khố là đúng, nhưng chỉ phản ánh một phần, hoặc chỉ thể hiện những gì chúng ta mường tượng khi chưa tìm được các bằng chứng khảo cổ. LTS: Sau khi bài viết: Xin đừng hiểu về trang phục của tổ tiên như thế! của tác Vũ Kim Biên được đăng trên Tuần Việt Nam. Chúng tôi đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi về đề tài này. Để rộng đường dư luận, chúng tôi tiếp tục giới thiệu các ý kiến của các độc giả quanh câu chuyện này Nghề trồng dâu nuôi tằm đã phát triển ở thời đại Hùng Vương và Âu Lạc Trong cuốn Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam, tác giả Ngô Đức Thịnh khẳng định thời kỳ dựng nước, thời đại của các Vua Hùng nổi hiệu trống đồng dựng nước Văn Lang, thời An Dương Vương xây Cổ Loa Thành; tổ tiên ta đã phát triển nhiều nghề như nông nghiệp, luyện kim, thủ công và dệt vải. Có nhiều dấu tích chứng minh ông cha ta thời đó đã sử dụng sợi vỏ cây hoang dại và cây trồng như đay, gai và chăn tằm ươm tơ lấy sợi dệt thành vải mặc. Tác giả Ngô Đức Thịnh dẫn chứng các hình ảnh trên các hiện vật khảo cổ như trống đồng, tượng đồng, đồ gốm... giúp người thời nay hình dung ra trang phục tổ tiên xưa. Ở một số hình ảnh, người phụ nữ mặc váy, cởi trần. Những người giàu có thì trang phục đa dạng và hoàn chỉnh hơn với váy may hình ống hay váy mảnh; áo cánh xẻ ngực mặc ngoài, không cài khuy. Cách mặc gần giống những phụ nữ Kinh, Mường gần đây. Trong những ngày lễ hội, phụ nữ được hoá trang, chiếc váy vải thường ngày được thay bằng váy lông chim hay váy lá, váy sợi cây; trên đầu vũ nữ đội mũ lông chim, phía trước cắm lông dài hay những bong lau. Trên người họ đeo trang sức như khuyên tai, vòng tay, bao chân có gắn nhạc, làm mỗi bước đi lại phát ra âm thanh. Ảnh chụp từ cuốn Trang sức cổ của tác giả Trịnh Sinh Tuy không phong phú như trang phục nữ, đàn ông thường ở trần, đóng khố; hoặc mặc áo chui đầu hay những tấm áo choàng có trang trí nhiều hoa văn. Đàn ông và đàn bà đều cắt tóc đến ngang vai hoặc búi tóc tròn sau gáy. Tác giả cũng cho rằng thời đại Hùng Vương đã phổ biến tục nhuộm răng, ăn trầu. Điều đó cho thấy khái niệm về thẩm mỹ và tiêu chuẩn về cái đẹp đã định hình đã khá phát triển trong thời đại đó. Tục xăm mình cũng đã phổ biến ở thời kỳ này với những hình lượn song, móc câu, hình thuỷ quái... Tác giả khẳng định với trình độ phát triển kinh tế - xã hội thời đó, những đặc trưng ăn mặc đã hình thành và định hình và bắt đầu phát triển đa dạng mà ngày nay được nhận biết dưới trang phục của các dân tộc Việt. Ảnh chụp từ sách Trang phục Việt Nam của tác giả Đoàn Thị Tình Trong cuốn Trang phục Việt Nam, tác giả Đoàn Thị Tình căn cứ trên đặc điểm khí hậu của Việt Nam, đặc biệt vùng Miền Bắc có bốn mùa tương đối rõ rệt đã thúc đẩy sự phát triển đa dạng về trang phục cuả người Việt ở từng vùng. Tiến sĩ Đoàn Thị Tình cũng khẳng định thời đại Văn Lang đã phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt vải. Bà Tình cho rằng vào thời này, người phụ nữ thường mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực, bó sát vào người, phía trong mặc yếm; hoặc áo cánh ngắn, cổ vuông, để hở phần vai và ngực. Váy phụ nữ có hai loại: váy kín (chui) được khâu hai mép thành ống; hoặc váy mở (quấn). Váy ngắn đến đầu gối hoặc dài đến gót chân. Đàn ông đóng khố, cởi trần, hoặc mặc áo chui đầu hay áo choàng có hoa văn trang trí. Trang phục chiến binh được biết qua các cấu kiện còn lại như đai lưng đồng, bao ống chân, bao tay bằng đồng. Mảnh giáp thời này có hình chữ nhật, làm bằng đồng mỏng dung để che ngực; loại giáp khác có các mảnh đồng vuông nhỏ hơn che cho riêng từng bộ phận quan trọng trên cơ thể người. Loại chữ nhật có 4 quai đeo, còn loại hình vuông có lỗ ở các góc để xỏ dây buộc hay đính vào áo. Cả hai loại đều có mặt trong nhẵn nhụi, mặt ngoài trang trí hình người hoá trang thành chim, hoặc hình cá sấu cách điệu và các hoa văn hình chữ X. Ảnh chụp trong cuốn Trang phục Việt Nam Trong một nghiên cứu khác, nhà nhân chủng học, PGS Trịnh Sinh cũng đưa ra quan điểm rằng ở thời người Việt cổ không chỉ biết phát triển nghề dệt vải và có trang phục phong phú, mà tổ tiên chúng ta đã dùng đồ trang sức để làm đẹp. Theo ông Sinh, trang sức của người Việt cổ chủ yếu được làm từ những chất liệu đơn giản, dễ kiếm tìm, nhiều màu sắc như những vỏ ốc xâu vào nhau làm vòng đeo cổ; hoặc người ta vẽ các hình lên người bằng thổ hoàng làm trang trí. Một loại trang sức phổ biến khác là đồ đá, điều này thể hiện ở những hình ảnh minh họa trên trống đồng, chuôi dao đồng, những người phụ nữ búi tóc cao, đeo khuyên tai dài. Ông Sinh đưa ra một ví von rất "thời đại": nếu bình chọn người phụ nữ đẹp nhất thời đại Đông Sơn, thì vương miện sẽ thuộc về tượng người phụ nữ trên cán chiếc kiếm ngắn tìm được dưới chân Núi Nưa (Thanh Hóa). Ảnh chụp trong cuốn Trang sức cổ Trên hiện vật này, tượng người phụ nữ được tả thực với khuôn mặt trái xoan (vẻ đẹp chuẩn mực của phụ nữ Việt từ thời Đông Sơn), sống mũi nổi, miệng nhỏ thon. Đặc biệt, người phụ nữ này có đôi tai rất to và được đeo khuyên tai lớn nặng chấm vai. Trang phục của tượng nữ này cũng rất cầu kỳ, thể hiện thân phận qúy tộc: Trên đầu là một cái mũ có chóp nhọn, tóc được búi ngược lên, quấn nổi rõ một dải băng hình bông lúa. Quần áo được dệt may công phu, đẹp mắt, áo chẽn, váy chùm kín chân, có dải thắt lưng dài được thả xuống đằng xuống đằng sau chạm đất. Đàn ông thường mặc khố ngắn, cởi trần. Cả đàn ông và đàn bà đều đeo khuyên tai và vòng tay. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy, tác giả cuốn Văn hóa Việt Nam buổi đầu dựng nước cho biết ngoài sợi gai, vải lụa, người Việt cổ còn có một đặc sản trang phục rất đặc biệt, được các học giả gọi là "vải Giao Chỉ". Vải Giao Chỉ được dệt bằng sợi tơ cây chuối, vốn rất sẵn có tại Việt Nam. Người Việt trồng chuối lấy quả ăn, lấy sợi tơ của thân dệt thành vải mặc. Tác giả trích dẫn sách Phương Nam di vật chí có ghi rằng: "Phụ nữ lấy tơ chuối dệt thành hai loại ky và khích gọi là vải Giao Chỉ". Sách khác là Quảng chí chép: "Thân chuối xé ra như tơ, đem dệt thành vải. Vải ấy dễ rách nhưng đẹp, màu vàng nhạt, sản xuất ở Giao Chỉ". Trên hiện vật này, tượng người phụ nữ được tả thực với khuôn mặt trái xoan (vẻ đẹp chuẩn mực của phụ nữ Việt từ thời Đông Sơn), sống mũi nổi, miệng nhỏ thon. Đặc biệt, người phụ nữ này có đôi tai rất to và được đeo khuyên tai lớn nặng chấm vai. Trang phục của tượng nữ này cũng rất cầu kỳ, thể hiện thân phận qúy tộc: Trên đầu là một cái mũ có chóp nhọn, tóc được búi ngược lên, quấn nổi rõ một dải băng hình bông lúa. Quần áo được dệt may công phu, đẹp mắt, áo chẽn, váy chùm kín chân, có dải thắt lưng dài được thả xuống đằng xuống đằng sau chạm đất. Đàn ông thường mặc khố ngắn, cởi trần. Cả đàn ông và đàn bà đều đeo khuyên tai và vòng tay. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Duy, tác giả cuốn Văn hóa Việt Nam buổi đầu dựng nước cho biết ngoài sợi gai, vải lụa, người Việt cổ còn có một đặc sản trang phục rất đặc biệt, được các học giả gọi là "vải Giao Chỉ". Vải Giao Chỉ được dệt bằng sợi tơ cây chuối, vốn rất sẵn có tại Việt Nam. Người Việt trồng chuối lấy quả ăn, lấy sợi tơ của thân dệt thành vải mặc. Tác giả trích dẫn sách Phương Nam di vật chí có ghi rằng: "Phụ nữ lấy tơ chuối dệt thành hai loại ky và khích gọi là vải Giao Chỉ". Sách khác là Quảng chí chép: "Thân chuối xé ra như tơ, đem dệt thành vải. Vải ấy dễ rách nhưng đẹp, màu vàng nhạt, sản xuất ở Giao Chỉ". ** Các chuyên gia: Trang phục người Việt cổ không thể chỉ là cởi trần đóng khố Tiến sĩ Nguyễn Việt, GĐ Trung tâm tiền sử Đông Nam Á: người Việt cổ không "ăn lông ở lỗ" như cách nghĩ thông thường Ông Nguyễn Việt Ảnh: Hoàng Hường Chúng tôi có nhiều bằng chứng đúng là đàn ông đóng khố, rất rõ rang, trông gần giống trang phục của người Tây Nguyên hiện nay. Nhưng phụ nữ ăn mặc rất ấm cúng. Hiện nay chúng tôi cũng đang nghiên cứu một vấn đề: vào thời kỳ này có vẻ lạnh hơn hiện nay rất nhiều, thể hiện ở mực nước biển thấp hơn ngày nay. Khi đào những ngôi mộ tại Đồng Xá, chúng tôi tìm được rất nhiều vải, và có nhiều lớp. Khi theo dõi các tượng đào được ở Làng Vạc, tôi cũng thấy phụ nữ mặc rất kín. Điều đó cho thấy rằng chuyện cởi trần đóng khố là đúng, nhưng chỉ phản ánh một phần, hoặc chỉ thể hiện những gì chúng ta mường tượng khi chưa tìm được các bằng chứng khảo cổ, nên các nghệ sĩ dựa vào tư liệu của các nhóm dân tộc. Theo tôi khố chỉ phản ánh một trong những trang phục của người xưa, có thể vào thời điểm nóng hoặc lúc lao động. Nó không thể hiện người Việt thời đó "ăn lông ở lỗ" như cách nghĩ thông thường. Phó giáo sư - Tiến sĩ Trịnh Sinh, Viện khảo cổ học: thời An Dương Vương và Hùng Vương, người Việt ta đã ăn mặc khá kín đáo và đẹp Ông Trịnh Sinh (Ảnh: Hoàng Hường) Ở thời An Dương Vương và Hùng Vương, người Việt ta đã ăn mặc khá kín đáo và đẹp, thậm chí rất đẹp, thể hiện ở nhiều bằng chứng khảo cổ. Theo tôi hình tượng đặc trưng nhất của trang phục người Việt cổ thời này là phụ nữ mặc váy, chính là mẫu váy trên tượng tròn. Còn đàn ông cũng có thể đóng khố hoặc quần áo bình thường. Trang phục lễ hội có thể gắn thêm lông chim. Nhà nhân chủng học, PGS Nguyễn Lân Cường: tư duy thiếu logic! Ông Lân Cường (Ảnh: Hoàng Hường) Ý tưởng để các bậc tổ tiên cởi trần đóng khố là không sai, nhưng chỉ đúng một phần, trong những hoàn cảnh nhất định. Ví dụ, trong lúc lao động, vui chơi sinh hoạt, hoặc ở những hoàn cảnh cần thể hiện sự khỏe khoắn mạnh mẽ, đàn ông có thể mặc khố cởi trần; nhưng ở những sự kiện quan trọng và vào mùa đông, trang phục đó không thể phù hợp. Một vấn đề khác tôi cho là rất nhiều hình ảnh trên sách báo được vẽ manh tính chất cảm tính, không dựa trên cơ sở khoa học nào. Tôi không tán thành việc để các Vua Hùng hay An Dương Vương cởi trần đóng khố. Tôi không nghĩ ở thời kỳ đó người Việt còn mông muội thế. Tư duy logic một chút thì ngay từ thời sống trong hang động, con người đã phải tự tìm cái gì đó như vỏ cây hay da thú đắp lên người để khỏi lạnh. Thì đến lúc hệ thống chính trị, xã hội được hình thành như của các Vua Hùng rồi mà vẫn hoang sơ như thế thì hoàn toàn không hợp lý. Tuanvietnam.net
-
Nếu được, xin mạn phép chen ngang và trao đổi riêng cùng bạn Tieudao về vấn đề này được chứ ? Thân mến !
-
Bạn Như Thông, Ngoài Song Thủ Hổ Bác, chiêu thức võ công do chính Lão Ngoan Đồng sáng tạo trong thời gian bị giam lỏng ở Đào Hoa đảo, thì những tâm pháp võ công mà ông ta truyền cho Quách Tĩnh chính là Cửu Âm Chân Kinh đấy. Sở dĩ Lão Ngoan Đồng không thể chính danh gọi Cửu Âm Chân Kinh (mà chỉ là "Bá Thông Thần Kinh" :P ) bởi vì do lời hứa của ông với sư huynh Vương Trùng Dương là không được luyện võ trong 2 cuốn bí kíp này, nhưng thực ra ông ta đã lĩnh hội được khá nhiều tinh hoa của Cửu Âm Chân Kinh và trở thành vị cao thủ giỏi nhất. Sau này, Quách Tĩnh có ghi chép lại chiêu thức và tâm pháp của Cửu Âm Chân Kinh và cất giấu trong Ỷ Thiên Kiếm, điều này có nói đến trong đời "Cô gái Đồ Long". Nếu không nhờ luyện Cửu Âm Chân Kinh thì Quách Tĩnh không thể có được trình độ võ công giỏi ngang ngửa với các cao nhân khác được (Đông Tà, Tây Độc, ...). Trở lại cuộc tỉ thí tới đây giữa võ sĩ Thái Lan và Trung Quốc, tôi thấy rằng, ngoài những lời lẽ ồn ào khích tướng và "nổi tự ái" của cả 2 bên thì vấn đề lớn hơn cũng chỉ dừng lại như một cuộc giao lưu võ học. Việc võ sĩ đại diện quốc gia này thắng vị đại diện bên kia cũng là chuyện bình thường và còn tùy thuộc nhiều yếu tố (cả chủ quan lẫn khách quan) chứ không thể cho rằng tinh hoa võ thuật nước này cao hơn nước kia được, và ngược lại.
-
Hì.., lâu lâu rỗi rãi kính trà bác Liêm Trinh và bàn chuyện "kiếm hiệp" chút nhé, ... Về truyện "Thiên Long Bát Bộ" thì ngay từ lời tựa của tác phẩm chắc bác cũng nhận ra vấn đề rồi. Vâng, tuyệt chiêu "Bát Bộ Thiên Long", "Nhất Dương Chỉ", ... của Đoàn Dự học được qua những ghi chép rời rạc của người xưa đã nói lên tất cả, mà cả Đoàn Dự và cha Đoàn Chính Thuần (vua, thực ra là chú, không phải cha ruột, nhưng cũng cùng gia thất) đều là dòng dõi vương gia của nước Đại Lý. Nước Đại Lý (vùng Vân Nam) là một triều đại có thật trong lịch sử, là hậu duệ của Nam Chiếu, một vương quốc rất mạnh của các dân tộc phương nam như : Di (hiện vẫn còn nhiều ở vùng Vân Nam), Lão (Lào ngày nay), Thái ... thực ra là tất cả đều là các tộc người Việt cổ thuộc một nền văn minh cổ xưa phi Hán. Bàn tiếp về các tác phẩm khác của Kim Dung, bắt đầu từ "Võ Lâm Ngũ Bá", nội dung truyện được lấy trong bối cảnh Trung Hoa đời nhà Tống, thì chúng ta cũng thấy được rằng đã có dấu ấn của Ngũ Hành trong tác phẩm : Đông Tà, Tây Độc, Nam Đế, Bắc Cái và Trung Thần Thông. Sau trận đại chiến phân cao thấp ở "Hoa Sơn Luận Kiếm", Vương Trùng Dương (Trung Thần Thông) là người đoạt được (và cất giữ) bí kiếp võ công Cửu Âm Chân Kinh, sau đó ông ta đã đến và luận võ cùng Nam Đế, vua nước Đại Lý. Vấn đề là tại sao người được ông ta chọn lại là Nam Đế chứ không phải ai khác (?!) Điều này làm tôi nhớ đến câu ngạn ngữ của người Trung Hoa : "Thiên Tử trông về phương nam mà cai trị thiên hạ". Vâng, Nam Đế, tức là vua ở phương nam, trong khi ở các phương khác, chẳng hạn Bắc Cái là bang chủ Cái Bang, tức ăn mày,... Tiếp sau "Võ Lâm Ngũ Bá" , đến đời "Anh Hùng Xạ Điêu", Quách Tĩnh vốn là con dân Đại Tống nhưng vì hoàn cảnh nên phải lưu trú và sinh trưởng ở Mông Cổ. Trong suốt thời gian ở Mông Cổ, Quách Tĩnh chỉ luyện được mỗi tài bắn cung và chưa hề có đươc chút căn bản nào về võ thuật. Và những sư phụ đầu tiên của Quách Tĩnh lại là Giang Nam Thất Quái khi mà sau này Quách Tĩnh lưu lạc ở phương nam. Về sau, Quách Tĩnh được vị đại ca kết nghĩa là Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông truyền và dạy cho Cửu Âm Chân Kinh. Bàn thêm về Cửu Âm Chân Kinh, một bí kiếp võ công bí ẩn mà tác giả Kim Dung đã mượn hình tượng có thật trong lịch sử để truyền tải qua tác phẩm : Khái niệm Cửu âm chân kinh lần đầu xuất hiện trong bộ truyện Anh Hùng Xạ Điêu (tiểu thuyết đầu tiên của bộ Xạ Điêu Tam Khúc), qua lời kể của Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông cho Quách Tĩnh nghe lý do tại sao mình bị Hoàng Dược Sư giam giữ trên Đào Hoa đảo. Theo lời kể của Lão Ngoan Đồng, người viết nên Cửu âm chân kinh là Hoàng Thường mà nguyên nhân sâu xa là từ những thù oán của Hoàng Thường với giới võ lâm. Hoàng Thường vốn là một quan lại trong triều đình dưới triều đại vua Huy tông triều Tống, theo lệnh của hoàng đế thu thập hết sách của Đạo gia 5481 quyển viết thành bộ sách Vạn thọ Đạo Tạng (theo lời Chu Bá Thông thì việc này diễn ra vào năm Chính Hòa thứ năm, vua Huy Tông). Nhờ trí thông minh và kiên trì, Hoàng Thường đã học được toàn bộ các bí kiép võ công Đạo gia và trở thành một cao thủ võ lâm. Sau đó, theo lệnh của Huy Tông hoàng đế, Hoàng Thường dẫn quân đến tiêu diệt Minh Giáo và quân lính bị đại bại. Tuy nhiên, Hoàng Thường học được toàn bộ bí kíp võ công cao cường nên đánh bại hầu hết các cao thủ Minh giáo, nhưng sau đó vì đơn thương độc mã nên vẫn thất bại, kết quả là toàn bộ gia đình của Hoàng Thường bị sát hại, chỉ một mình Hoàng Thường thoát nạn chạy lên núi ẩn náu quyết rèn luyện võ công cao cường để trả thù. Sau một thời gian dài tu luyện và ngộ được đạo lý võ học, Hoàng Thường trở lại với ý định trả thù nhưng thời gian đã trôi quá lâu tất cả các đối thủ đều đã qua đời, thậm chí con cái đối thủ cũng đã già nua, Hoàng Thường hết ý định trả thù, nhưng tiếc những kiến thức võ học Đạo gia mà mình học được viết thành bộ Cửu âm chân kinh gồm 2 quyển: Quyển thượng bao gồm các bí kíp rèn luyện nội công căn bản của Đạo gia, Quyển hạ gồm các chiêu thức khắc địch và bảo vệ thân thể. Sau khi Hoàng Thường qua đời, Cửu âm chân kinh lưu lạc trong nhân gian khiến giới võ lâm tranh đoạt và gây ra sự chém giết để giành lấy bí kíp này. http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%ADu_%..._ch%C3%A2n_kinh Như vậy, có thể thấy rằng tác giả đã sử dụng hình tượng Quách Tĩnh như một nhân vật đã lĩnh hội được tinh hoa của võ công sau khi đến và giao lưu ở đất phương nam. Nói thêm chút về nước Đại Lý khi đã bị mất qua tác phẩm Kim Dung. Cũng trong "Anh Hùng Xạ Điêu", khi Hoàng Dung, con gái của Đông Tà - người yêu của Quách Tĩnh, bị đánh trọng thương và phải nhờ đến sự giúp đỡ thì chính Lão Ngoan Đồng (lúc này là một siêu cao thủ) đã hướng dẫn nên tìm đến Đoàn gia nước Đại Lý (lúc này đã xuất gia và không còn làm vua nữa). Vâng, điều này ý nói đến tinh hoa y học ở phương nam. Tiếp nữa, trên đường Quách Tĩnh đưa Hoàng Dung đến tìm Đoàn vương gia (lúc này là Nhất Đăng Đại Sư) đã gặp Anh Cô (vốn là vương phi cũ của Nhất Đăng Đại Sư) đang tìm cách giải bài toán các ô số của Lạc Thư Cửu Cung ở nhà riêng, và đã được Hoàng Dung tư vấn thành công, điều này có ý muốn nói đến các tinh hoa văn hóa phương nam (các dân tộc Việt cổ) chỉ còn lại rải rác trong dân gian (nước Đại Lý đã không còn và các ô số rời rạc đó chứng tỏ những giá trị của một nền văn hiến nghìn xưa giờ chỉ còn rải rác). Còn nữa, sở dĩ vì sao Hoàng Dung giỏi về bài toán độ số này vì chẳng qua nàng là con gái của Đông Tà Hoàng Dược Sư, đảo chủ đảo Đào Hoa, tức ở xứ biển, phương Đông. Luận bàn truyện kiếm hiệp của Kim Dung (hay Cổ Long) chắc còn dài dòng và e rằng càng lúc càng đi xa chủ đề này, hì,... Vài lời "trà dư tửu hậu" cùng bác Liêm Trinh. Có gì không phải mong bác bỏ qua và góp ý nhé. Kính bác.
-
Theo tôi biết thì người Thái chưa bao giờ kiêu ngạo về võ thuật của họ đối với võ cổ truyền Việt Nam, ngược lại họ rất kính trọng. Cả người xứ Cao Ly cũng vậy, theo lời kể của các cụ cựu chiến binh (và cả trong các giai thoại) thì, trong giai đoạn chiến tranh VN, các chiến binh cao thủ Taekwondo của Đại Hàn đã từng "đụng độ" (ít nhất) một lần và thúc thủ trước một cao nhân võ cổ truyền xứ Bình Định, bởi vậy chính họ cho đến ngày nay cũng thừa nhận võ VN rất uyên thâm và khiêm tốn. Còn võ thuật Trung Hoa thì quả thật họ cũng rất tinh túy, ít nhất cũng bởi bề dày lịch sử giao tranh của họ. Nhưng ngoài tinh hoa của Thiếu Lâm Tự (có nguồn gốc từ Đạt Ma Tổ Sư bên Ấn) thì các tinh hoa khác của võ thuật Trung Hoa có những diễn biến và nguồn gốc bí ẩn từ các dân tộc phương nam, điều này được thể hiện ở chính những tác phẩm võ hiệp của các tác giả nổi tiếng như Kim Dung, Cổ Long, ... Để bữa nào tôi sẽ thử phân tích sâu hơn về vấn đề này. Dù sao, cũng như mọi người, kẻ đang gõ những dòng này cũng muốn tận mắt xem trận tỉ thí này 1 lần xem sao bởi lẽ trước giờ chỉ toàn được xem võ Tàu (dù đẹp mắt) qua phim ảnh.
-
Hi.., hôm nay mới được biết tên người đẹp, bạn viết hay lắm. Thế hệ 9x bây giờ giỏi lắm, khen thật tình chứ chẳng phải "nói phong long lấy lòng lớp trẻ", chẳng hạn (nói chung thôi) : biết giao tiếp bằng ngoại ngữ, biết kiếm tiền sớm, biết lái xe hơi, ... Còn chuyện này nữa, theo tôi được biết thì hiện có rất nhiều bạn trẻ 9x (ở miền tây nam bộ, tôi chỉ lấy ví dụ vùng miền này vì là nơi tôi làm việc và cư trú nhiều) rất thích học hát cải lương và đờn ca tài tử, trong khi có thể ở thế hệ 8x từ lâu vốn xem là "sến" và "cổ hủ", nếu quý vị nào không tin và cho là chuyện lạ thì tôi cam đoan sẽ dẫn tận nơi - xem tận mắt, thật đấy. :lol:
-
:D Thực ra, có lẽ ý của bạn Miêu Mập muốn nói là về vị trí địa chính trị hiện tại. Đúng không vậy ? :unsure: Bởi lẽ, vấn đến lập lờ của bài viết này (trên BBC) nằm ở chỗ : họ dùng không gian văn hóa sử của Trung Quốc hiện đại để truy xét đến một nhân vật cách nay 1000 năm của sử Việt.
-
Theo các tài liệu nghiên cứu và qua những lời kể của các cụ ở miền bắc thì chơi bài tổ tôm là một thú vui cao nhã của người cao tuổi có nguồn gốc từ lâu lắm rồi, có cụ cho rằng có nguồn gốc bên Trung Quốc nhưng cũng có cụ khẳng định bài tổ tôm là của người Việt và cả những chữ viết trên lá bài cũng là chữ Việt cổ (không phải chữ Hán). "Tổ tôm" là tên đọc chệch đi từ "Tụ tam", tức hội tụ của 3 hàng Văn, Vạn, Sách. Như vậy, có thể từ xa xưa, thú chơi tổ tôm là thú chơi của những cao tuổi nhàn hạ và chỉ phổ biến ở những tầng lớp giàu có, có địa vị hoặc trong các dịp lễ hội ở xứ bắc (chứ không có tính phổ biến trong dân gian như các môn khác - như cỗ Tam Cúc) : Hội Lim ai thấy chẳng thèm Tổ tôm bài điếm, giò nem thiếu gì http://www.bacninh.gov.vn/Story/VanHoaDuLi...09/2/16726.html Trong khi đó, thương cảng Hội An được xây dựng trên cơ sở tiếp nối một Lâm Ấp Phố (Chiêm Thành) vốn rất phát triển trong quá khứ nhưng đã bị dìm vào quên lãng qua những biến thiên của lịch sử của xứ Đàng Trong. Khoảng thế kỷ 16-19 dưới thời các chúa Nguyễn, Hội An được vực dậy và trở thành một thương cảng sầm uất với rất nhiều thương nhân từ Nhật Bản, Trung Hoa, Ấn Độ, ... đến định cư và xây dựng, cho nên các công trình ở Hội An mang rất nhiều dấu ấn của Nhật Bản (đến trước) và Trung Hoa (đến sau), chứ không phải "cho đến thế kỷ XV - XVI khi mà người Nhật xây dựng Faifo (Hội An)" như bạn Eddie Zero đã viết. Cho đến khoảng thế kỷ 19, có thể do sự bồi lấp của sông Thu Bồn (và cả bàn tay con người) mà đường vào cảng không còn thuận tiện cho giao thương nữa, một mặt người Pháp đã xây dựng một cảng lớn hiện đại ở Đà Nẵng (Tiên Sa), cho nên Hội An đã bị vùi vào quên lãng ngót cũng gần 1 thế kỷ. Như vậy, có thể thấy rằng khoảng thời gian người Nhật đến và định cư ở Hội An hoàn toàn thuộc giai đoạn các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong, nếu cho rằng bài tô tôm là do người Nhật sáng tạo trong khoảng thời gian đó sẽ rất không hợp lý vì chơi bài tổ tôm không phải là nét văn hóa của dân xứ Quảng (bản xứ). Do vậy, chắc chắn là nguồn gốc bài tổ tôm không thể xuất hiện vào khoảng thời gian đó khi mà nó đã gắn chặt với văn hóa lễ hội lâu đời của người dân xứ bắc (ở Đàng Ngoài).
-
Cảm ơn bài trả lời của chị Wild. Thời gian qua tôi cũng hơi thắc mắc về vấn đề này, chẳng những các bài viết mới (và topic) của tôi bị xóa mất mà không rõ lý do (vì chẳng thấy cảnh báo hay nhắc nhở gì) mà còn rất nhiều khoa mục khác bị mất bài, thoạt đầu cứ tưởng máy nhà tôi bị "có vấn đề" về ngày giờ truy cập, nhưng khi truy cập máy các ở ngoài cũng thấy vậy... Đến nay thì đã hiểu.
-
Rất quan tâm và mong đợi sớm được xem toàn văn buổi thuyết trình này.
-
Có nên cải tiến cồng - chiêng ? Cải tiến cồng - chiêng là một quy luật tất yếu mà chắc chắn không thể cản trở được. Bởi muốn tồn tại, tự thân cồng- chiêng phải thay đổi để phù hợp với xã hội phát triển Thời gian qua, thanh niên các dân tộc Gia Rai, Ba Na ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum thường chỉnh âm các dàn chiêng từ thang 5 âm thành thang 7 âm để có đủ các nốt nhạc, đánh được các bài nhạc mới. Hiện tượng này diễn ra khá phổ biến ở nhiều buôn làng và họ gọi là chiêng “cải tiến” hay chiêng “thanh niên”. Khi đánh, đồng bào treo bộ chiêng lên thành một hàng dài cho một người sử dụng, chứ không cần cả một đội nghệ nhân như cách đánh truyền thống. Họ đánh cả các bài bản cổ và nhiều nhất là các bài nhạc mới, kể cả nhạc phương Tây. Hiện tượng này khiến trong giới nghiên cứu đã có nhiều ý kiến khác nhau. Cồng – chiêng cũng cần hội nhập Một số người cho rằng: “Cải tiến cồng- chiêng là làm mất đi bản sắc văn hóa của cồng- chiêng, hòa âm kém và không điều khiển được tiếng chiêng khi vang, khi ngắt”... Nhưng những ý kiến khác (trong đó có chúng tôi) thì ngược lại: Giai đoạn lịch sử nào cũng có các sản phẩm âm nhạc của nó. Cồng- chiêng Tây Nguyên trong thời kỳ giao lưu văn hóa toàn cầu không thể khư khư giữ mãi cách đánh cũ và chỉ thể hiện được các bài dân ca cổ của dân tộc. Trong giao lưu âm nhạc với các dân tộc trên thế giới, nếu dùng cồng- chiêng Tây Nguyên của Việt Nam thể hiện được các bản nhạc đa âm của họ thì chắc chắn sẽ làm họ thích thú và quý mến chúng ta hơn là ta cứ nói: “Cồng- chiêng của chúng tôi chỉ đánh được các bản nhạc của dân tộc tôi mà thôi!”. Vì vậy, ngoài việc bảo tồn các bộ chiêng cổ, các bài bản cổ, cần đưa Cồng- chiêng hội nhập với trào lưu âm nhạc chung của nhân loại. Nghệ nhân Gia Rai đang chỉnh âm cồng - chiêng. Ảnh: ĐÀO HUY QUYỀN Ta đã biết, âm nhạc Việt Nam đầu thế kỷ 20 vẫn còn là một nền âm nhạc dân gian. Khi người Pháp đưa nhạc phương Tây vào thì ở VN mới bắt đầu có phong trào hát nhạc Tây. Dần dần chuyển sang lấy nhạc Tây đặt lời Việt. Một thời gian sau, ta mới có nhạc Việt, lời Việt và dần dần phát triển thành nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. Rõ ràng là nền âm nhạc dân gian Việt Nam đã phát triển đến hiện đại nhờ sự tác động, thúc đẩy từ bên ngoài. Tương tự như vậy, việc cải tiến cồng- chiêng là một quy luật tất yếu mà chắc chắn không thể cản trở được. Bởi muốn tồn tại, tự thân cồng- chiêng phải thay đổi để phù hợp với xã hội phát triển, chưa kể hiện nay nó đang chịu sự tác động rất mạnh mẽ từ bên ngoài. Do đó, việc cải tiến cồng- chiêng hiện nay vẫn không ngừng diễn ra ở các buôn làng Tây Nguyên. Theo chúng tôi, đó là sự chuyển tiếp của quá trình phát triển văn hóa. Rất có thể nó cũng đang ở thời kỳ manh nha, chuyển dần từ một nền âm nhạc cồng- chiêng dân gian sang nền âm nhạc cồng- chiêng hiện đại trong tương lai? Nếu nhìn chiêng “cải tiến” dưới góc nhìn “động” thì rõ ràng nó đáp ứng được nhu cầu sáng tạo tại chỗ và thưởng thức âm nhạc ngày càng cao của thanh niên ở các buôn làng. Ưu điểm vượt trội Thanh niên các dân tộc Tây Nguyên ngày nay không thích chơi những bài chiêng cổ vì nó đơn điệu. Bài chiêng chỉ có một câu nhạc cứ đánh đi, đánh lại suốt cả ngày, gây nhàm chán. Còn chiêng “cải tiến” muốn đánh bài nào cũng được. Mặc dù chiêng “cải tiến” có những hạn chế nhất định: bè trầm bị kém, hòa âm không dày, âm sắc của tiếng chiêng thường ngân dài, để lại bội âm quá mức, không điều khiển tiếng chiêng khi ngắt, khi vang theo sắc thái của bài nhạc. Nhưng phải thừa nhận rằng các bộ chiêng “cải tiến” đã đạt được những thành quả đáng kể trên nhiều phương diện: Đáp ứng được nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tại chỗ của thanh, thiếu niên trong xã hội mới ở các buôn làng Tây Nguyên; đánh được nhiều bài nhạc mới, kể cả nhạc phương Tây, nhưng vẫn đánh được tất cả các bài chiêng cổ và dân ca cổ của dân tộc; chỉ cần một, hai người sử dụng, không cần huy động cả một đội nghệ nhân mà bài chiêng vẫn đạt hiệu quả cao; phù hợp với nghi thức lễ hội của thời đại mới ở địa phương nhưng vẫn phục vụ được các nghi lễ truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, giai điệu chiêng “cải tiến” hay hơn, tiết tấu phong phú hơn, khắc phục cách đánh cũ là chỉ có một câu nhạc đánh quay đi, quay lại nhiều lần. Rất thuận lợi khi trình tấu riêng lẻ (độc tấu) và hòa tấu với các nhạc khí khác. So sánh giữa chiêng cổ với chiêng “cải tiến”, chúng ta thấy chiêng “cải tiến” có nhiều ưu điểm vượt trội. Thiết nghĩ, những cái “được” của các bộ chiêng “cải tiến” sẽ lớn hơn rất nhiều những cái “mất” vừa nêu trên. Nếu chúng ta vừa bảo tồn được các bộ chiêng cổ, các bài bản cổ, vừa phát triển các bộ chiêng “cải tiến”, chắc chắn cồng- chiêng Tây Nguyên vẫn giữ được bản sắc riêng. Đồng thời nó dễ hội nhập với nền âm nhạc của các dân tộc khác trên thế giới và vẫn xứng đáng là “Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”. Thạc sĩ-nhạc sĩ Đào Huy Quyền (Phó Tổng Thư ký Hội Dân tộc học TPHCM) ==================================================== Không nên ngăn cản các địa phương cải tiến cồng- chiêng mà cần tôn trọng quy luật phát triển tự nhiên của nó. Việc đồng bào đánh bài gì; cả một tập thể đánh hay một người, hai người đánh; bộ chiêng có cấu trúc thang âm ra sao... còn phụ thuộc vào quá trình phát triển, giao lưu kinh tế, văn hóa của từng giai đoạn lịch sử, chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các nhà quản lý văn hóa. ==================================================== Luôn chịu sự tác động từ bên ngoài Cồng- chiêng không phải là thứ văn hóa “tĩnh” chỉ nằm yên một chỗ từ xưa đến nay. Khởi thủy có lẽ người Tây Nguyên chỉ sử dụng 1 chiếc chiêng (chiêng Buàr của người Xơ Đăng), dần dần họ dùng 2 chiếc (chiêng Tha của người Brâu), rồi 3 chiếc (chiêng T’rum, chiêng Vang của người Gia Rai, chiêng So của người Ba Na...) Sau này, các dân tộc đều có cách làm với nhiều bộ chiêng từ 4, 5, 6, 8, 9 đến 18 chiếc, với nhiều tên gọi khác nhau. Ngày xưa, dàn chiêng cổ chỉ được dùng để đánh tiết tấu, với 1 âm, 2 âm rồi 3 âm. Từ những âm hạt nhân cơ bản đó, sau này do nhu cầu đồng bào đã tăng số lượng ở cả phần đệm và phần giai điệu. Hiện nay, đa số các dàn cồng- chiêng đều đã biến đổi về số lượng, thang âm, điệu thức và thậm chí cả cách đánh nữa. Rõ ràng lịch sử phát triển của cồng - chiêng Tây Nguyên luôn luôn chịu sự tác động của xã hội ==================================================== (Theo báo Người Lao Động) http://www.nld.com.vn/20091012115457606P0C...cong-chieng.htm