Trần Phương
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
449 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Trần Phương
-
Vì sao thiên tài toán học Nga từ chối 1 triệu USD ? Grigory Perelman, nhà toán học người Nga từng từ chối giải thưởng một triệu USD, tuyên bố ông biết cách kiểm soát cả vũ trụ nên chẳng cần tới tiền. Nhà toán học Grigory Perelman. Ảnh: illumemag.com. Vào tháng 3/2010, Viện Toán học Clay (CMI) tại Mỹ thông báo họ sẽ trao khoản tiền thưởng trị giá một triệu USD cho Grigory Perelman, nhà toán học Nga, do ông chứng minh được giả thuyết Poincaré, một trong bảy vấn đề toán học quan trọng nhất trong thiên niên kỷ thứ hai chưa được làm sáng tỏ. Nhưng Perelman, hiện thất nghiệp và sống cùng mẹ trong một căn hộ nhỏ ở thành phố St Petersburg, từ chối nhận giải thưởng. Lý do mà ông đưa ra là CMI phớt lờ nỗ lực của Richard Hamilton, một nhà toán học khác, trong quá trình chứng minh giả thuyết Poincaré. Tuy nhiên, một bộ phận dư luận không tin đây là lý do khiến ông từ chối giải thưởng. Nhật báo Komsomolskaya Pravda của Nga cho biết, tiến sĩ Perelman đã trò chuyện với một nhà sản xuất phim có tên Alexander Zabrovsky vào cuối tháng 4. Vì Zabrovsky sắp sản xuất một phim tài liệu về các nhà toán học xuất sắc nhất thế giới nên Perelman đồng ý trả lời những câu hỏi phỏng vấn của ông. Trong cuộc phỏng vấn nhà toán học nhắc tới khái niệm trống rỗng. Ông cho rằng tình trạng trống rỗng tồn tại khắp nơi và con người có thể tính toán được nó. “Tôi cùng các đồng nghiệp đã tìm ra cách tính toán sự trống rỗng. Chúng tôi hiểu rõ các cơ chế lấp đầy những khoảng trống xã hội và kinh tế”, ông nói với nhà báo tuần trước. Perelman nói nghiên cứu của ông có thể mở đường cho sự ra đời của nhiều ứng dụng to lớn trong nhiều lĩnh vực - từ công nghệ nano tới các bộ môn khoa học xã hội. Nó sẽ giúp nhân loại hiểu bản chất tự nhiên của vũ trụ. Do hoạt động nghiên cứu quá thú vị nên ông không còn thời gian cho những vấn đề khác. "Tôi biết cách kiểm soát cả vũ trụ, vậy thì tại sao tôi phải theo đuổi một triệu USD?", ông nói. Nhà toán học được xưng tụng là "người thông minh nhất thế giới" cũng giải thích nguyên nhân khiến ông không muốn trả lời phỏng vấn của giới truyền thông suốt một năm qua. Perelman khẳng định ông tránh xa giới truyền thông vì không muốn nổi tiếng và cũng sợ hành vi xấu của một số nhà báo. Giả thuyết Poincaré, được nhà toán học lỗi lạc Henri Poincaré đưa ra năm 1904, liên quan đến cấu trúc bên trong của các định dạng ba chiều. Chứng minh giả định này là một trong những vấn đề làm đau đầu các nhà toán học thế giới suốt 100 năm qua. CMI xếp giả thuyết Poincaré cùng với sáu vấn đề hóc búa trong toán học thành bảy bài toán của thiên niên kỷ và tuyên bố sẽ trao một triệu USD cho người đầu tiên giải quyết được một trong số các vấn đề. Perelman, người từng làm việc ở Viện toán học Steklov ở St Petersburg, bắt đầu đăng lên mạng các tài liệu chứng minh giả định năm 2003. Loạt kiểm tra sau đó chứng minh ông đã đúng. Bốn năm trước, Perelman từng được trao huy chương Fields, giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực toán học, từ Liên minh Toán học Quốc tế. Vào thời điểm đó, Perelman phát biểu: "Tôi không hứng thú với tiền bạc hay danh vọng. Tôi không muốn bị trưng bày như động vật trong sở thú. Tôi không phải là một anh hùng toán học. Đó là lý do tại sao tôi không muốn mọi người nhìn mình". Ông từ chối nhận giải và cũng không tới dự buổi lễ. Minh Long http://vnexpress.net...oi-1-trieu-usd/ ------------- Trần Phương : Có thể ở một góc cạnh nào đó của cuộc sống thì ngài Grigory Perelman có vẻ "dở hơi" nhỉ (lao động và cống hiến để làm gì mà lại chê ... tiền, không tiền lấy gì để sống và làm việc ?), thậm chí được biết trước đây có một cơ sở từ thiện ở địa phương của ông còn tạo áp lực rằng : cứ nhận số tiền đó và dành một phần cho công việc từ thiện ở bản xứ nhưng ông chỉ im lặng (!) Tuy nhiên tôi ủng hộ ý kiến là : nên tôn trọng quyết định cá nhân của ngài.
-
Phản biệnChào anh Logical, Tôi thì ít khi tham gia tranh luận những chuyện thế này, hôm nay rỗi rãi xem cái bài toán này thấy thú vị nên tham gia góp chuyện vào quán chút. Trước tiên tôi xin thêm vào một phép tính nữa trong đầu đề bài toán : phép nhân (mà ta thường ngầm hiểu, không cần viết) 6 ÷ 2(1+2) = ? => 6 ÷ 2 x (1+2) = ? Như vậy, với bài toán ở trên, nếu loại bỏ việc ưu tiên phép tính trong ngoặc thì ta sẽ có được một bài toán gồm phép nhân và phép chia giữa 3 đại lượng với nhau, tôi đặt là X(6), Y(2) và Z(1+2) : X ÷ Y x Z Với một bài toán chỉ còn có phép nhân và phép chia thì không có ưu tiên giữa 2 phép tính này, cái nào viết trước thì tính trước, cho nên không thể hiểu theo cách viết của anh như thế này : 6 -------- 2(1+2) Vì như vậy đầu đề bài toán sẽ là : 6 ÷ [2(1+2)] Như tôi đã trình bày ở trên, với một bài toán chỉ còn lại phép nhân và phép chia thì không có ưu tiên, hoặc nếu viết dưới dạng phân số, bài toán sẽ được viết như sau : 6 - x (1+2) 2 Với cách viết như trên thì có thể thực hiện phép tính nào trước cũng được (phép nhân và phép chia). Và như vậy đáp số đúng của bài toán sẽ là 9. Thân mến.
-
Tôi nhớ là mình đã post bài này lên diễn đàn từ lâu, lúc đầu bài viết này được đăng trên báo Văn Nghệ (lâu rồi), còn trang web chính thức của tác giả (cùng rất nhiều các tác giả khác) là website Gio-o : http://www.gio-o.com/CaoTuThanh.html
-
Hôm nay vô tình lướt web đọc được bài viết này, thấy cũng vui vui (mà theo lời bình trên blog của anh Trương Thái Du thì : "Nổ văng miểng..."), nhưng tôi chỉ post lên diễn đàn đọc chơi chứ cũng chưa có ý kiến gì, nay mai rảnh rỗi sẽ có bình luận sau, hì... ^_^ ------------------------------------------------- Câu hỏi bất ngờ 23/01/2011 1:07 Mười mấy năm trước, có đoàn khách Bắc Âu đi Xuyên Việt 10 ngày từ TP.HCM ra Hà Nội. Nghe tôi giới thiệu về lịch sử Việt Nam, vừa đi qua Nha Trang, có vị khách thắc mắc: “Không hiểu tại sao một dân tộc có bề dày oai hùng như Việt Nam lại không có công trình nào tầm cỡ để lại cho đời? Bên cạnh các bạn, Trung Quốc có Vạn Lý Trường Thành, Campuchia có Angkor?...”. Quá bất ngờ vì lâu nay chưa ai hỏi như vậy, cũng chưa có sách nào dạy, tôi chỉ biết cười (để kéo dài thời gian suy nghĩ) rồi chống chế: “Các bạn cứ tự tìm hiểu xem sao. Trước khi các bạn rời Việt Nam sẽ có câu trả lời”. Tôi lập tức điện thoại trao đổi với các đồng nghiệp. Người thì bảo: “Do Việt Nam thường xuyên có chiến tranh”. Người lại nói: “Bởi phong kiến nước ta chưa đủ mạnh”... Ý kiến nào cũng vô lý. Hồi xưa, nước nào chẳng chiến tranh liên miên mà Trung Quốc là số 1. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng từ thời Xuân Thu sang Chiến Quốc đến Thập Quốc và nhà Minh. Các nước khác cũng vậy. Đừng đổ tội cho chiến tranh, nhất là khi nó đã đi qua mấy chục năm! Nếu phong kiến Việt Nam chưa đủ mạnh làm sao có thể là dân tộc duy nhất 3 lần đánh bại đế quốc Nguyên Mông vào năm 1258, 1285 và 1288; góp phần buộc chúng suy vong. Nên nhớ dân số Đại Việt lúc đó khoảng 3 triệu người phải chống lại nửa triệu quân thiện chiến Mông Cổ. Đạo quân của Thành Cát Tư Hãn làm bá chủ từ Âu sang Á, đi tới đâu thì cỏ không mọc nổi nhưng 3 lần đến Việt Nam, cả 3 lần đại bại. Đang rối bời khi qua Huế, vào viếng lăng Tự Đức còn gọi là Khiêm Lăng hay Vạn Niên Thành, nghe lại phần giới thiệu của bạn An Hòa - hướng dẫn viên ở Huế, tôi mừng hơn trúng số. “Lăng Tự Đức dự kiến xây trong 8 năm nhưng để lấy lòng vua, mấy viên quản lý rút ngắn thời gian một nửa còn 4 năm. Hậu quả của việc tăng cường độ lao động, thiếu ăn, bệnh tật, đói rét là chết chóc. Những người phu xây lăng nổi dậy. Họ lấy chày giã vôi đập chết các quan lại rồi liên minh với cuộc khởi nghĩa từ bên ngoài của anh em Đoàn Trưng định kéo về lật đổ triều đình. Như châu chấu đá voi, cuộc nổi dậy bị dập tắt trong biển máu”. Gần 150 năm sau, hậu duệ của những người xây Khiêm Lăng còn ca thán: Vạn Niên là Vạn Niên nào Thành xây xương lính, hào đào máu dân! (Ca dao) Khiêm Lăng rộng chưa tới 1 km2 mà còn ai oán vậy! Giữ đúng lời hứa, khi đoàn từ Hà Nội ra sân bay Nội Bài, tôi đã trả lời: “Hôm trước, khi qua thành phố biển Nha Trang xinh đẹp, có bạn trong đoàn đã hỏi tôi là nước Việt Nam có lịch sử oanh liệt lâu đời sao không có công trình nào để lại cho đời ngưỡng mộ. Với những người lần đầu tiên đến đây như các bạn thì đó là câu hỏi khó, nhưng với mỗi người dân Việt Nam chúng tôi thì ai cũng có thể trả lời (điều này hơi nói quá). Bởi một lẽ giản đơn là tổ tiên chúng tôi không đủ ác, lấy xương máu của nhân dân làm nên những công trình chỉ có tính chất khoe mẽ và phục vụ cho một thiểu số thống trị. Tổ tiên chúng tôi không để lại Vạn Lý Trường Thành hay Angkor nhưng hệ thống đê điều chống lụt ở miền Bắc và hệ thống kênh rạch chống lũ ở miền Nam của chúng tôi dài gấp mấy lần Vạn Lý Trường Thành. Nhờ công trình giản đơn, thiết thực, hiệu quả, phục vụ cho quốc kế dân sinh này; cha ông chúng tôi vượt qua được những thử thách hết sức ác liệt, nghiệt ngã và dữ dội của thiên nhiên, tồn tại cho tới ngày hôm nay để đưa các bạn đi chơi, bằng không, chúng tôi đã trôi ra biển!” Nghe vậy, đoàn tròn xoe mắt ngạc nghiên và vỗ tay. Tôi nói đại, cũng hơi run, chẳng biết đúng sai thế nào, chỉ sợ mất quan điểm. Ai có câu nào hay hơn xin chỉ dùm. Nếu đúng thì cũng cần kết luận để anh em hướng dẫn viên chúng tôi còn mạnh miệng trả lời. Nguyễn Văn Mỹ Báo Thanh Niên
-
Xem topic này mà thấy nhớ miền tây quá, bao nhiêu lần về miền sông nước với bao kỷ niệm nhưng cũng bấy nhiêu lần ra đi lỡ hẹn, nhất định tết này TP sẽ về ăn tết miền tây thật dài ngày và gạt hết mọi lo toan công việc một lần mới được. :D Anh vẫn nhớ câu ca xưa em hát Tóc che nghiêng, ánh mắt chớp gọi mời "Từng rặng dừa gió đưa phe phẩy Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi..."
-
Kính các cụ, Có thể nói không ngoa rằng : lịch sử nhân loại sẽ không có chiến tranh nếu không vì quyền lợi tiếp cận các nguồn tài nguyên. Hiện nay việc tác động của nó đến môi trường đang là một vấn đề mang tính toàn cầu (hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên của trái đất, biến đổi khí hậu,...) Nhớ lại, trong thời kỳ những năm đầu của thập kỷ 80 của thế kỷ trước, tôi có theo các cụ cựu chiến binh lên thăm thú chiến khu xưa ở vùng Phước Long và Bù Đăng - Bù Đốp (thuộc Sông Bé) cùng một số tỉnh Tây Nguyên, thời buổi đó kinh tế còn rất khó khăn, đường sá đi lại rất gian khổ, thấy mọi người lúc đó dù ăn nhậu chỉ là rượu đế với cóc, ổi, xoài... nhưng vẫn rất lạc quan tin tưởng vào sự đi lên của đất nước. Phải nói rằng ý thức giữ gìn, bảo vệ và trồng rừng thời đó của người dân rất cao. Khắp vùng đồi núi bạt ngàn với màu xanh của cây rừng, ai ai cũng truyền nhau câu "rừng vàng biển bạc" như một nhắc nhở về sự quý báu của nguồn tài nguyên quốc gia : "Rừng có giữ được thì mới là một tài sản rất quý". Thế nhưng không hiểu tự lúc nào câu truyền giảng "rừng vàng biển bạc" lại bị người ta xem như một sự chế giễu khi họ đem ra so sánh với sự cường thịnh của các cường quốc kinh tế nhưng tài nguyên đất đai và rừng biển còn ít hơn chúng ta (?), và thật đáng buồn thay khi khoảng 20 năm gần đây liên tiếp nghe các thông tin về sự tàn phá rừng bởi những người vô ý thức, theo tôi sự việc này là do chính sự nhận thức nông cạn (và sai lệch) về câu nhắc nhở "rừng vàng biển bạc" mà ra. Giờ đây, hình như chúng ta đang vấp một sự mâu thuẫn : đó là việc khai thác sử dụng quá nhiều dẫn đến cạn kiệt một số nguồn tài nguyên và việc sử dụng chưa hết hoặc lãng phí các nguồn tài nguyên khác, trong đó có tài nguyên con người. Bởi vậy, xin mượn lại câu của bác Thiên Sứ : Cá nhân tôi cho rằng: Để phát triển, không phải duy nhất là khai thác Boxit. Việc khai thác Boxit (ở Tây Nguyên nói riêng và VN nói chung) hay không khai thác tôi hoàn toàn không có ý kiến, đơn giản vì tôi không phải chuyên môn. Đây là một đề tài khoa học nghiêm túc cần có sự tư vấn của các ngành liên quan, kết hợp với sự tiếp thu kinh nghiệm và khoa học tiên tiến của tất cả các quốc gia trên thế giới. Vấn đề là : chúng ta có nên chấp nhận phát triển bằng mọi giá hay không ?
-
Phiếm mà không phiếm: Xấu chàng, hổ ai Chuyện HLV Calisto từ chối bắt tay HLV của Philippines báo chí nói nhiều. Nó trái ngược với thuần phong mỹ tục, với truyền thống hiếu khách của người Việt Nam. Giải thích cho cái nguẩy tay của mình, ông Caliso bảo rằng trong trận đấu, HLV Philippines đã dùng những từ ngữ tục tĩu, thiếu tôn trọng ông và các cầu thủ. Nhưng quan trọng hơn, đội Philippines đã chơi thứ ”banh bẩn”, phản bóng đá, phá bóng tứ tung khiến đội ông đá không được. Nhưng nói đi phải nói lại, đội Philippines xác định mình yếu hơn nên chơi phòng thủ phản công là đương nhiên (lối chơi này đội tuyển VN từng áp dụng). Nhưng họ phá bóng có chiến thuật rõ ràng chứ không phải phá thối trận đấu. Chính vì thế, họ mới có được 2 đường chuyền “chọc tiết” ông Calisto giãy đành đạch. HLV trưởng ĐTVN Henrique Calisto và Simon McMenemy Phát biểu sau trận đấu, ông Calisto cho rằng các cầu thủ của ông đã chơi rất tốt. Đúng là các cầu thủ của đội ông chơi tốt thật, chỉ có điều đối phương phá bóng dữ quá, không cho đội ông đá như ý muốn. Nhưng bóng đá giờ đây làm gì có chuyện anh bắt đối thủ phải đá theo cách để anh dễ đá nhất. Và cái chuyện chủ quan thì lại rất nhiều. Sau khi thắng dễ Myanmar 7-1, gặp Philippines, đội bóng được đánh giá yếu nhất bảng, ai cũng nghĩ tuyển Việt Nam sẽ thắng, vấn đề là thắng bao nhiêu? Thế rồi bài học trắng bụng lấm lưng trước Malaysia ở SEA Games 2009 đã lặp lại. Không ít bài báo đã cho rằng đội tuyển Việt Nam từ 9 tầng mây đã rơi trở lại mặt đất. Bóng đá là thế, đội thua bao giờ cũng chịu rút kinh nghiệm sâu sắc hơn đội thắng. Nhưng điều quan trọng, dù thắng hay thua cũng đừng nên làm cái chuyện xấu chàng hổ ai. Đỗ Đức - Thể Thao & Văn Hóa Online http://www.tinthethao.com.vn/news/83/2DE76...Xau-chang-ho-ai Sao lúc này diễn đàn ko thể post được ảnh nhỉ ? Nhờ BQT vậy :huh:
-
Kính anh Quangnx, Lâu lắm mới gặp anh, anh vẫn khỏe ? Thú thật tôi cũng là một người rất ghiền bóng đá (quốc tế), nhưng ít khi theo dõi các thông tin về đội tuyển VN, nhất là thời gian gần đây. Lần này nhân giải AFF Cup nên mới thấy báo chí ồn ào nhiều về đội tuyển nên cũng có theo dõi chút, nói chung là tuyển VN bây giờ khác hẳn những năm 95 - 96 anh nhỉ, thi đấu rất tự tin và chúng ta mong rằng lần này sẽ bảo vệ thành công ngôi đương kim vô địch. Còn những chuyện "bắt tay xã giao" kiểu này đối với tôi chẳng là gì to tát cả, cái chuyện các HLV nước ngoài từng huấn luyện ĐTVN bị báo chí công kích chống phá thì chúng ta thấy quá nhiều, và bênh vực cũng không ít (như ông Calisto chẳng hạn..) , nhưng nói tóm lại là hầu hết họ đều nhận được những tình cảm của người hâm mộ VN. Cái thú vị tôi muốn đặt ra là : có bao giờ ĐTVN hội ngộ với Philippines ở chung kết không nhỉ ? :huh:
-
HLV Philippines: Viết thư gởi báo chí Việt Nam hẹn HLV Calisto lần sau sẽ phân tài cao thấp Tòa soạn bất ngờ nhận được lá thư của HLV trưởng Tuyển Philippines, Simon McMenemy do sự giúp đỡ của tùy viên báo chí Rick Olivares. Ông tùy viên báo chí Rick Olivares chỉ có mong mỏi là được giãi bày tâm tư của mình. Nhận thấy, cần thiết để bạn đọc hiểu rõ hơn, TÒa soạn xin trích đăng thư này. Chào bạn! Tôi cảm thấy buồn khi phải nhắc đến “vụ” bắt tay đáng tiếc này nhưng tôi nghĩ nếu tôi không lên tiếng thì chẳng hiểu chuyện này còn đi đến đâu nữa. Điều mà tôi muốn gửi đến Calisto là việc ông tôn trọng hay không tôn trọng ai đó là quyền của ông ấy. Với tôi, tôi luôn dành sự tôn trọng đối với mọi đối thủ dù họ có thể đánh bại và mang đến cho chúng tôi nỗi buồn lẫn sự cay đắng. Tôi sẽ không đến nỗi mất ngủ vì những gì ông ấy nói vì nó xảy ra quá nhanh cũng như hiểu được điều đó xảy ra trong hoàn cảnh đội bóng của ông ấy bị đánh bại. Calisto là HLV thành công và nhiều kinh nghiệm, thật vinh dự khi đối đầu với ông ấy và chiến thắng trước ĐTVN là một mốc son trong sự nghiệp cầm quân của tôi. Tôi chúc Calisto, đội tuyển rất giỏi và những CĐV tuyệt vời của ông ấy đạt được những điều tốt đẹp trong tương lai. Tôi đã đặt hết sức lực cho trận đấu, tôi nhận ra nhiệt huyết, triết lí bóng đá của Calisto nên tôi muốn nhận một cái bắt tay chúc mừng từ Calisto, một HLV giỏi với bộ não bóng đá tuyệt vời sau một trận cầu khó khăn như thế. Bây giờ thì mọi chuyện đã qua, thật vui vì cả Việt Nam và Philippines đều vào bán kết và biết đâu chúng tôi sẽ gặp lại nhau trong trận chung kết? Tôi rất chờ ngày này bởi sẽ được đối mặt ông Calisto lần nữa để phân tài cao thấp. Có thể một chiến thắng nữa trước ĐTVN sẽ mang lại kết luận chuẩn xác hơn. Simon McMenemy - HLV trưởng ĐTQG - Thể Thao & Văn Hóa Online http://www.tinthethao.com.vn/news/83/2DE79...an-tai-cao-thap
-
Trời ạ, có ai mà gọi như thế đâu, ước nguyện được xuất cảnh và lấy chồng ngoại để đổi đời là 1 mong ước hoàn toàn chính đáng thôi mà. Người ta chỉ đau là ở chỗ : mấy năm gần đây có liên tiếp các vụ giết người, hành hạ các cô dâu Việt bên xứ người, ... bởi bản thân các cô gái trẻ (tương lai còn tươi sáng) khi "dự tuyển" lấy chồng nước ngoài đa số đều nhắm mắt xuôi tay cho số phận "may nhờ - rủi chịu", bất kể người đó hơn mình vài con giáp, hay đui mù sứt mẻ, bệnh tâm thần,... và bất đồng ngôn ngữ. Bản thân TP đã có rất nhiều kỷ niệm đẹp với vùng đất miền tây nam bộ, nhất là các cô gái dễ thương chất phác miền sông nước, và nói thật là đã từng có người yêu ở đất Vĩnh Long, tôi đã từng tận mắt chứng kiến cảnh : có những cô gái trẻ đẹp dứt khoát từ chối lời môi giới lấy chồng ngoại kèm với số tiền mặt hơn 1000 USD (mặc dù gia đình vẫn đang rất túng thiếu) để tự thân kiếm tiền với công việc chỉ khoảng 1,5 triệu đ/ tháng và sau này cũng có người yêu là 1 nam thanh niên VN bình thường. Việc cho rằng các nam thanh niên ở miền tây hay uống rượu và ít học thì chỉ là 1 nguyên nhân nhỏ, dù có thể đúng. Nhưng xét kỹ cũng nên nói đến 2 mặt của vấn đề, mà vấn đề này thì hầu như không thấy ai nói đến : Hiện ở VN mình, hay điển hình là ở TPHCM mà tôi từng chứng kiến, có rất nhiều các cô gái châu Á (chưa nói đến châu Âu) từ nhiều nước đến đây để học tập, du lịch hay đơn giản chỉ vì quá yêu VN mà họ chọn làm quê hương thứ 2,... họ rất yêu mến những nam thanh niên VN, mà cụ thể có cô gái sinh viên người Hàn Quốc vì yêu say đắm một chàng thanh niên (sinh viên) người miền tây phục vụ tại 1 nhà hàng bởi thái độ hòa nhã, mến khách và đặc biệt có 1 giọng ca tài tử rất ấn tượng,... nên đã quyết tâm ở lại VN và quyết học tiếng Việt (sau này họ thế nào tôi không rõ). Bản thân Trần Phương cũng từng có kỷ niệm và cảm tình với 1 cô SV (khách du lịch) người Hàn, cô ấy có xin sđt và địa chỉ mail và có hẹn ngày sẽ trở lại VN. Nhưng cũng như tất cả những đàn ông VN khác, với TP, chỉ có con gái Việt Nam là số 1 :huh: .
-
Thực ra những người làm du lịch biết thông tin về ông này từ lâu, đơn giản vì họ không thể không biết, thỉnh thoảng cũng có vài người vì tò mò nên cũng đến gặp và được nghe ông ta kể về một thời... "huyền thoại" còn hơn cả nhà lao Côn Đảo. Tuy nhiên, đến Phú Quốc hôm nay đâu phải là quá khứ hãi hùng của ngày hôm qua, Phú Quốc ngày hôm nay rất xinh đẹp với lấp lánh ánh ngọc trai cùng sóng biển, và tương lai sẽ là 1 ốc đảo trù phú với những con người hiền hòa, dễ mến. Có những chuyện đã qua cứ hãy để nó ngủ yên hoặc đôi lúc tỉ tê khi trà dư tửu hậu bên hàng Dương rì rào cùng gió biển. Xin cảm ơn bài báo vê cuộc hội ngộ đặc biệt này.
-
Thời gian gần đây quả là thời điểm nhạy cảm có tính quyết định trong quãng nhiệm kỳ của Tổng thống Obama. Ngoài những vụ lùm xùm với Trung Quốc (vấn đề Đài Loan, ...), một vấn đề nóng bỏng được đặt ra là: liệu Mỹ có tấn công Iran không? Trong khi các nỗ lực của IAEA đối với vấn đề hạt nhân của Iran vẫn dậm chân tại chỗ bởi các quyết sách (và ý tưởng) của cả 2 đều chưa gặp nhau. Nếu có thì (có thể) Mỹ sẽ dứt khoát không để Israel cùng tham chiến, còn nếu không thì có thể ông Obama không thể tại vị quá 1 nhiệm kỳ (?!) ------------------------------------------------- Thứ Năm, 18/03/2010, 14:01 (GMT+7) Tổng thống Mỹ dọa trừng phạt mạnh Iran TTO - Tối qua 17-3 (sáng nay 18-3, giờ VN), Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Washington sẽ áp dụng các biện pháp “trừng phạt mạnh mẽ” để ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Hãng tin Reuters cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng Fox News, ông Obama khẳng định một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ là đảm bảo Iran không sở hữu vũ khí hạt nhân. “Đó là lý do vì sao tôi đã nỗ lực vận động cộng đồng quốc tế cô lập Iran một cách thành công”. “Chúng tôi chưa loại bỏ bất cứ một phương án nào”, ông Obama tiết lộ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục thúc đẩy các biện pháp trừng phạt”. Ông Obama cảnh báo nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, một cuộc chạy đua vũ trang ở Trung Đông sẽ bùng nổ, đe dọa nghiêm trọng lợi ích an ninh quốc gia Mỹ. ........................ Theo : http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.as...amp;ChannelID=2 ------------------------------------------------ Thứ năm, 18/03/2010, 09:54(GMT+7)1 MỸ CHUẨN BỊ TẤN CÔNG IRAN ? .......... Chuyên gia quân sự Ian Davis thuộc Trung tâm nghiên cứu độc lập Nato Wach cũng cho rằng, việc vận chuyển bom đến đảo Diego Garsia quả thực chứng tỏ rằng Mỹ đang chuẩn bị cuộc tấn công bất ngờ vào Iran. Theo ông, chính quyền Mỹ cần "giải thích rõ kế hoạch sử dụng những vũ khí này”. Ông còn cho rằng, Bộ Ngoại giao Anh cần đưa ra lời giải thích về việc sử dụng đảo Diego Garsia để tấn công Iran. London từng tuyên bố nếu chính quyền Mỹ muốn sử dụng căn cứ Diego Garcia để thực hiện các cuộc tấn công phòng vệ hay nhằm vào một nước thứ 3 thì Washington phải có được sự chấp thuận của chính quyền Anh trước khi hành động. Tuy nhiên, trong cuộc chiến Iraq, chính quyền Bush đã sử dụng căn cứ này làm một trong những bàn đạp tấn công Iraq, còn việc có được London chấp thuận hay không vẫn là một bí ẩn. Về phần mình, chuyên gia Scotland Alan McKinnon nói thêm, lời nói văn hoa mới đây của Washington về Iran nhắc chúng ta nhớ lại rằng, những lời nói như vậy cũng đã vang lên trước khi Mỹ đưa quân sang Iraq vào năm 2003. Mỹ đã sử dụng đảo Diego Garsia trong cuộc chiến đó, cũng như trong cuộc chiến tại vùng Vịnh vào năm 1991. ............ Theo : http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/LA74284/default.htm --------------------------------------- Thứ năm, 18/03/2010, 10:41(GMT+7) Iran - Quân chốt trên bàn cờ thế VIT - Tờ Sunday Herald của Scotland cho biết, tháng 1 vừa qua, chính quyền Mỹ ký kết một hợp đồng vận chuyển 10 container chứa hàng trăm quả bom công phá hạng nặng tới đảo Diego Garcia của Anh. Cụ thể, có 195 quả Blu-110 và 192 quả Blu-117, loại bom không quân chuyên sử dụng để công phá các nhà máy kiên cố và các cấu trúc ngầm của đối phương. Sự tập trung lực lượng quân sự này được giới bình luận cho là Mỹ sẽ đơn phương tấn công Iran như họ đã từng làm với Iraq. Tuy nhiên khó có chuyện “tắm hai lần trên một khúc sông”. Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc phiêu liêu quân sự mới một khi nền kinh tế của họ vẫn đang còn nằm trong nguy cơ bị Trung Quốc bóp chẹt. Hơn thế nữa, người dân Mỹ vẫn còn chưa tha thứ cho sự đê tiện của giới cầm quyền Anh và Mỹ khi họ dàn dựng chuyện Iraq sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt để lấy cớ tấn công một nước có chủ quyền. Xét về tổng thể thì người dân Mỹ không hoàn toàn tin và ủng hộ cuộc chiến của Mỹ đánh Iran Đảo Diego Garcia cách Iran khoảng 4000km Nhiều người sẵn lòng tin rằng Iran có thể trở thành quốc gia khủng bố hay ủng hộ khủng bố, nếu như họ sở hữu công nghệ chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt. Khái niệm về khủng bố là gì thì chưa rõ nhưng thực tế cho thấy các quốc gia hiện đang sở hữu công nghệ chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt vẫn đang gây áp lực lên các nước khác, áp lực này tạo ra sự "khủng bố" từ ngoại giao, cho đến quân sự, kinh tế. Như vậy, ngoại trừ những ám ảnh về sự cực đoan “Hồi Giáo”, cái cảm giác sợ hãi bị Iran khủng bố hiện tại mới chỉ là sự suy diễn "từ bụng ta suy ra bụng người". Người Israel thì thực sự lo ngại trước một Iran hùng mạnh và sở hữu vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, đối với chính phủ Mỹ thì việc đánh chiếm Iran sẽ không có được một lợi ích kinh tế trực tiếp nào, trái lại, họ sẽ chuốc thêm sự thù hận của thế giới Hồi Giáo. Trải qua hàng nghìn năm bài xích Do Thái, người dân châu Âu cũng không mấy mặn mà với ý nghĩ về một nhà nước Do Thái quá hùng mạnh. Người Nga thì giữ một lập trường lấp lửng sau khi đã vét kiệt túi ông bạn “đồng minh” Iran bằng những hợp đồng bán vũ khí cho họ. Người Nga vốn không ưa gì các quốc gia theo đạo Hồi, hơn thế lại chủ quyền một vùng đất rộng mênh mông chứa đầy tài nguyên, về nguyên lý họ cũng chả ưa gì một đối thủ tiềm năng như Iran. Tuy vậy, về thực tâm, Nga thật có ý phản đối việc Mỹ đánh Iran, và điều này là do việc Mỹ cứ “đốn” dần các quốc gia sở hũu vũ khí hạt nhân, chẳng chóng thì chầy, sẽ tới lượt họ phải chịu đòn. Xét về bề ngoài, Trung Quốc luôn lấy việc ngăn cản cộng đồng quốc tế trừng phạt Iran ra để tôn vinh cho chính sách hòa bình của mình, nhưng trên thực tế Trung Quốc muốn Mỹ sa lầy vào Iran. Sự sa lầy này sẽ tạo cho Trung Quốc có được một thế chủ động để phát triển kinh tế và đánh lạc hướng dư luận để độc chiếm biển Đông. Những phân tích trên cho thấy hiện tại chưa có một lý do xác đáng nào khiến cho Mỹ tấn công Iran vào thời điển này. Thậm chí, ngay cả khi Iran có sở hữu công nghệ chế tạo vũ khí nguyên tử đi chăng nữa thì những vũ khí hủy diệt này cũng còn có nhiều cấp độ khác nhau. Mặt khác, hầu như mọi người đều tin rằng Mỹ sẽ nhanh chóng giành thắng lợi quân sự nếu họ tấn công Iran. Vậy thì việc Mỹ có đánh Iran hay không, không nên nhìn nhận dưới góc độ của nguyên nhân mà cần phải được nhìn nhận dưới góc độ hậu quả của sự việc. Nếu như Mỹ tấn công Iran và không bị sa lầy thì sẽ là bất lợi cho Trung Quốc trong chiến lược toàn cầu. Ngược lại, nếu Mỹ bị sa lầy trong cuộc chiến Iran thì đấy là cơ hội tốt để Trung Quốc ra mặt. Vậy là chìa khóa để giải quyết vấn đề Iran nằm ở mối tương quan chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Người ta thường nói về hiện tượng kinh tế Trung Quốc, và có nhiều người tin rằng sự đối đầu về kinh tế Mỹ - Trung là sự kiện chính của thế kỷ 21 này. Mâu thuẫn kinh tế là mâu thuẫn ở hạ tầng cơ sở dẫn đến sự bùng phát ở thượng tầng kiến trúc. Chả riêng gì Iran hay Triều Tiên, mà Thái Lan cũng đang là một trong số các điểm phun trào do sức nóng kinh tế chính trị toàn cầu tạo ra. Hiện tượng Iran, Triều Tiên, hay Thái Lan đều có sự dàn dựng giật kéo của dã tâm và các thế lực lớn trên thế giới. Cùng với việc Mỹ tăng cường lực lượng tấn công tại vùng biển Ấn Độ dương, Trung Quốc cũng đang lăm le tăng cường lực lượng tấn công ở biển Đông. Việc Mỹ có đánh Iran hay không, và đánh khi nào, là một sự tính toán phụ thuộc chủ yếu vào "kẻ chơi". Giữ nguyên hiện trang Iran như hiện nay, tức là sự quan tâm chủ yếu của Mỹ và Châu Âu đều dồn cả vào Trung Đông, điều này tao cho Trung Quốc một lợi thế để bành trướng kinh tế. Sự bành trướng kinh tế này, rốt cuộc, sẽ là một bất lợi cho Tây Âu và Mỹ. Có lẽ hiện trạng Iran như hiện nay chắc không thể kéo dài thêm, và có lẽ Trung Quốc cũng đã tính đến kết cục ấy nên đã tăng cường sức mạnh tấn công để hòng đục nước béo cò gây hấn ở biển Đông chăng? Sự phát triển công nghệ, nhất là công nghệ cao, đã mang lại sự bùng phát về sức sản xuất. Đây là áp lực chính đẩy thế giới về sự nhất thể hóa. Nếu chỉ suy xét về góc độ kinh tế xã hội thì sự nhất thể hóa này là cái mà Marx gọi là chủ nghĩa Cộng Sản. Tuy nhiên vạn vật tồn tại trong sự tương tác giữa các lực đối kháng. Đối kháng với lực nhất thể hóa là sức mạnh bảo tồn văn hóa dân tộc. Con người ta cần phải tìm thấy sự tồn tại, và sự tồn tại của một cộng đồng trong một tổng thể chung là sự khác biệt, và đó là văn hóa. Trong thế kỷ 21 loài người chắc phải tìm ra sự hòa hợp giữa sự nhất thể hóa toàn cầu và sự bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, chống lại mọi khuynh hướng cực đoan tôn giáo và phân biệt chủng tộc như tư tưởng của Hitle hay Đại Hán. Sóng Ngầm (Nguồn tin của VITINFO)
-
Hì,... nói vậy thì chưa hẳn, nhà TP ở ngay khu chợ Phạm Văn Hai (khu phố Hàn Quốc), người Hàn có thể đưa ra thực đơn đến hơn 100 món thịt chó, nhưng khác nhau một điều là : họ dùng thịt chó trong bất kỳ bữa ăn nào, còn người VN thì... khi dùng tất yếu phải có rượu, hì...
-
Đã tìm ra thủ phạm đánh chìm tàu Cheonan? Cập nhật lúc 30/11/2010 10:38:00 AM (GMT+7) Qua một số ký hiệu được tìm thấy trên vỏ mảnh đạn pháo 122mm của CHDCND Triều Triên trên đảo Yeonpyeong đã nhắc nhở các nhà điều tra một tình tiết và là bằng chứng quan trọng cho thấy nó có liên quan đến vụ chìm tàu Cheonan của Hàn Quốc hồi tháng 3. Các nhà điều tra Hàn Quốc cho hay, một số kí hiệu viết tay được tìm thấy trên vỏ mảnh đạn pháo 122mm của CHDCND Triều Triên nã vào đảo Yeonpyeong hôm thứ 3 tuần trước cho thấy, nó tương tự như những ký hiệu trên vỏ ngư lôi được tìm thấy ở hiện trường vụ chìm tàu chiến Cheonan. Bên trái: ký hiệu được đánh dấu trên vỏ đạn pháo mà CHDCND Triều Tiên bắn vào đảo Yeonpyeong. Bên phải: các ký hiệu tương tự trên vỏ quả ngư lôi được cho là gây ra vụ chìm tàu chiến Cheonan (Ảnh: Chosun Ilbo) Ngay sau khi phát hiện ra bằng chứng này, các nhà chức trách Hàn Quốc đã bắt tay vào nghiên cứu và tiến hành phân tích những mảnh đạn pháo này. Tuy nhiên vẫn chưa xác định được chính xác loại mực mà quân đội CHDCND Triều Tiên dùng để đánh ký hiệu cho những quả đạn pháo này là gì. Một cư dân mạng đặt nghi vấn và cho rằng việc nghiên cứu này là không cần thiết vì “nếu nó được viết bằng tay, tức là dùng kỹ thuật thô sơ, thì chắc chắn nó sẽ bị biến mất dưới sức nóng của quả đạn pháo khi phát nổ. Như vậy làm sao chứng minh được những ký hiệu đó được viết khi nào? Và không còn nghi ngờ gì nữa Triều Tiên chính là thủ phạm gây ra vụ chìm tàu chiến Cheonan. Tuy nhiên, phía quân đội Hàn Quốc cho rằng, việc nghiên cứu những các vỏ đạn pháo này và dấu hiệu nhận biết trên nó là cần thiết. Trước đó, vào ngày 26/3/2010, một quả ngư lôi được tìm thấy trên Hoàng Hải được xác định là nguyên nhân gây ra vụ chìm tàu chiến Cheonan khiến 46 thủy thủ thiệt mạng. Hàn Quốc đã cáo buộc chính Triều Tiên đã phóng quả ngư lôi này, nhưng Bình Nhưỡng phủ nhận mọi việc. Và kể từ đó đến nay, sự thật quanh vụ chìm tàu vẫn là một bí ẩn. Tuy nhiên, một đội điều tra khác do Nga cử đến cũng tiến hành nghiên cứu nguyên nhân nhưng lại im lặng không tiết lộ rốt cuộc quả ngư lôi đó là do ai phóng ra. Mẫn Chi (Theo Chosun Ilbo) http://www51.vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/15...u-cheonan-.html ---------------------- Vấn đề mấu chốt cho các chuỗi căng thẳng và chiến sự xảy ra gần đây là : đến nay Bình Nhưỡng vẫn kiên quyết bác bỏ việc mình đã gây ra vụ chìm tàu Cheonan, bởi vì... cũng có thể lắm. Thật lạ là sự im lặng của người Nga sau cuộc điều tra độc lập của mình (!) Nhưng có thể chắc chắn rằng, cho dù sau này chiến sự có nổ ra thì sẽ khác hẳn những năm 50 của thế kỷ trước, người Nga sẽ không can dự.
-
Là người theo dõi vụ án này từ những ngày đầu tiên, tôi nghĩ xét cho cùng, phần Lý là quá rõ ràng : giết người có chủ đích, hành động cắt xẻ hàng loạt sau khi gây án bằng một thái độ lạnh lùng không hề kinh sợ, nhằm xóa bỏ dấu vết hòng chạy án (mà luật sư biện hộ cho rằng giết người không man rợ, tuy nhiên tôi không đi sâu vấn đề này), ... Nhưng về Tình thì tôi chẳng thấy được ở điểm nào trong hành vi gây án này cả (?!) Hiện có nhiều quốc gia đã bỏ hẳn luật tử hình, nhưng luật tử hình vẫn được áp dụng ở nhiều nước khác. Bởi ở một mức độ trầm trọng nào đó mà tội phạm gây ra cho nạn nhân, gia đình nạn nhân,... và không thể bù đắp được về nhân thân cũng như hành vi quá ác độc không thể bào chữa do mình gây ra, thì đối tượng đó cần thiết phải bị loại bỏ khỏi cộng đồng xã hội. Xét ở một khía cạnh nào đó, duy trì bản án tử hình trong vụ án này hóa ra lại là một hành động nhân đạo nhất. Cuối cùng, xin chia sẻ nỗi đau - bi kịch gia đình,... cùng gia đình bà Phạm Thị Chuân.
-
Bùi Giáng: người tiên lạc bước hồng trần Tác giả: Đoàn Vị Thượng (Thể thao & Văn hóa) Bùi Giáng có lần bị một người bán hủ tiếu đánh bị thương khá nặng, phải vào bệnh viện. Người thân của ông định "trả thù", nghe vậy, nằm trên giường bệnh, ông nói: "Hãy tha cho họ, họ là người thường mới đánh mình, vì họ không biết mình là con nhà trời. Nếu kiện, họ đi tù, lấy ai bán hủ tiếu cho bà con ăn". Người ta chứng kiến, trong cuộc sống, Bùi Giáng thỉnh thoảng có những hành vi, sinh hoạt khác thường, chẳng hạn mặc một lần nhiều bộ quần áo lên người; ra đường hò hét, huơ gậy giữa đám đông; thản nhiên đứng tắm nơi vòi nước công cộng..., rồi kết luận là ông điên (cũng do một phần, ông thường tự nói là mình điên trong nhiều bài viết, bài thơ). Thật ra, có lẽ đó chỉ là biểu hiện của một tâm hồn linh nhạy thái quá, do tố chất (khuynh hướng) siêu hình sung mãn ẩn chứa bên trong "đẩy đưa" mà thành ra bên ngoài như vậy. "Lỡ từ lạc bước bước ra" Trong con người Bùi Giáng có một tố chất mẫn nhạy với cõi siêu hình. Cũng một sự kiện, thậm chí một câu thơ vu vơ (nhưng tất nhiên phải hay), ông dễ liên tưởng đến những ý nghĩa, tư tưởng diệu vợi phía sau nó. Chẳng hạn với câu thơ "Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm" của Xuân Diệu, ông "phát hiện" đó chính là nói về tâm hồn của những thi sĩ phiêu bồng, luôn "bị" những cái vu vơ "kêu thầm" để mà lãng đãng, để mà suốt đời lên đường tìm kiếm một cái gì đó, và rốt cuộc để mà hệ lụy. Một đối tượng của siêu hình ám ảnh ông nặng nhất chính là việc con người sinh ra. Vì sao sinh ra? Sinh ra rồi tại sao lại chết? Thuở đầu đời cầm bút, ông đã có 2 câu thơ hay nói về điều này: Lỡ từ lạc bước bước ra/ Chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn. Ông cho rằng sinh ra đời đã là "lỡ từ lạc bước bước ra" và phải đi tiếp mãi trên đường đời không thể chống chọi lại. Và "chết từ sơ ngộ màu hoa trên ngàn" cũng là cách ông nói về sự gắn kết tâm thức mình với những rừng hoa trên núi ngàn quê ông, cái đẹp của chúng mà ông lần đầu được ngắm đã thành cái mênh mông xa vắng mãi trong tâm hồn ông. Lại có lần ông viết về mình: "Thi sĩ sinh ra giữa cỏ cây ly kỳ gây cấn và sẽ chết đi giữa cây cỏ gây cấn ly kỳ". Đó là cách nói quá thiết tha mẫn nhạy về cái cảm trạng ông sinh ra đời và làm thơ, nó đứng ở mép rìa cõi... điên, và ông bị cho "nói điên" là vì vậy. Khi được ai đó mời ăn tô phở hay hủ tiếu, ông thường lựa ăn... thịt trước. Người ta hỏi "ăn vậy sao ngon?", ông đáp ngay "thì cái ngon nên ăn trước chớ rủi chết bất tử thì sao"! Qua đó, người ta dễ kết luận "Bùi Giáng điên", nhưng rõ ràng là sâu xa trong ông, cái chết luôn ám ảnh thường trực. Có lần ăn mì Quảng (món ăn rất quen thuộc ở quê ông), ông chợt thở dài quay sang nói với ông bạn "ta ăn hai ngàn tô mì nữa ta chết". Ông bạn ngớ người. Nhưng đó là một câu nói... thăm thẳm! Điều đó lý giải vì sao, bên cạnh làm thơ, Bùi Giáng đã nhanh chóng cùng lúc đi sâu vào nghiên cứu, luận bàn triết học và có nhiều tác phẩm "đánh động" về lĩnh vực này. Người trời?! Cũng vì "cái tật" hay vào quán... hò hét, chỉ trỏ, Bùi Giáng có lần bị một người bán hủ tiếu đánh bị thương khá nặng, phải vào bệnh viện. Người thân của ông định "trả thù", nghe vậy, nằm trên giường bệnh, ông nói: "Hãy tha cho họ, họ là người thường mới đánh mình, vì họ không biết mình là con nhà trời. Nếu kiện, họ đi tù, lấy ai bán hủ tiếu cho bà con ăn". Nghe hai chữ "người trời", ai cũng lén cười, nhưng có lẽ Bùi Giáng nói... thật. Trong tâm thức ông luôn có những "giọng nói", "hình ảnh" siêu hình chất chứa. Nhiều lần, ông bật thốt những cái tên như Thích ca, Jesus, Khổng Tử, Trang Tử... cho đến Shakespeare, Nietzsche, Heideger... một cách tự nhiên để giải thích một điều gì đó trong câu chuyện đang nói, như thể những vị đó đã luôn là "bạn" của ông trong mọi lúc mọi nơi. Những khi Bùi Giáng đứng chỉ tay rối rít giữa những ngã tư, nhiều người quen rất lo có ngày ông bị đụng xe (nhưng có cái lạ là ông không bao giờ bị đụng). Hỏi: "Đã có công an làm trật tự giao thông rồi, nhà thơ làm vậy chi nữa?", ông chỉ tay lên trời đáp: "Ta đâu có chỉ đường cho loài người. Ta chỉ đường cho các thiên thần đang đi lại trên trời kia kìa". Hồi giữa những năm 1960, có lần nhà văn - thầy giáo Hoàng Phủ Ngọc Tường đi tìm ông và thấy ông đang ngủ cạnh một ngôi mộ ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Nhà văn đánh thức ông dậy, quát to: "Về nhà ngủ". Ông ngồi dậy, đưa tay lên miệng suỵt suỵt mấy tiếng, bảo "Mi nói nhỏ thôi để những người dưới mộ ngủ ngon". Như thế cho thấy Bùi Giáng có năng lực... nhìn thấy người trời và người âm? Điều đó chỉ mình ông biết thôi, vì cũng chỉ mình ông nói ra. Nhưng qua các sự việc ấy, ít ra, ta thấy ông có khuynh hướng siêu hình mạnh mẽ. Nó đã chi phối không chỉ tư tưởng, thơ ca mà cả cuộc sống đời thường của ông. Ông quả là nhà thơ phiêu bồng theo cái nghĩa tinh mật của từ này. Thiền tọa và tịnh khẩu Có một Bùi Giáng ở nhà rất khác với Bùi Giáng ở ngoài đường phố. Nguyễn Thanh Hoài, người cháu rể ở chung với ông nhiều năm cuối đời, có lần hỏi "cháu thấy ở trong nhà mình đây, bác tỉnh táo và còn... khôn hơn người ta gấp trăm lần, vậy mà ai cũng nói bác điên, vậy bác điên giả bộ hay điên thiệt?" . Ông cười trả lời: "Ta vốn là con trai cả trong nhà. Nhưng vì mẹ ta là vợ thứ nên ta trở thành con thứ sáu, gọi là Sáu Giáng. Tuy thế, vì ta là con cả nên trong nhà từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ, tụi nó đều bắt ta đứng ra giải quyết, nên chi thôi ta... điên cho nhẹ người. Vì vô lẽ ăn rồi cứ đứng ra giải quyết ba cái chuyện trời ơi. He he, đã điên thì làm sao mà đứng ra hòa giải cho được". Đây cũng là một... triết lý, nhưng là một triết lý khôn "không thể nói" của con người nông thôn miền Trung còn lưu cữu trong con người nhà thơ phiêu bồng phố thị. Cũng theo người cháu này, có những lúc Bùi Giáng ở hẳn trong nhà cả tháng trời. Suốt tháng đó, ông không hề mở miệng nói một câu, thậm chí cũng không đọc thơ vốn là nhu cầu "máu thịt" của ông. Ông chỉ nói một, hai từ trong những lúc cần thiết trao đổi. Ví dụ "ăn cơm không?", đáp "ừ"; "ăn thêm chén nữa?", đáp "không"... Và hình như "công án" tịnh khẩu dài lâu như thế không phải là điều dễ thực hành (ngay cả với người tu chân chính), cho nên người nhà thỉnh thoảng lại thấy ông lấy những áo quần cũ rách ra để ngồi vá. Ông vá thật khéo tay, miếng nào miếng nấy "đẹp như người ta vẽ". Chúng ta đồ rằng, với "công án" vá may đó, ông đã thực hành pháp chánh niệm của Phật giáo (chăm chú an trú trong hiện tiền, với việc mình đang làm từng giây phút) để rồi mới có những miếng vá "tuyệt vời" như vậy. Bùi Giáng thường thức dậy rất sớm, mới tù mù sáng, ông đã ra khỏi nhà. Và thường thì đến khi tối mịt, ông mới về. Nhưng trong nhiều năm cuối đời, dù dậy sớm "phiêu bồng" đâu đó đến khuya, mỗi ngày ông đều ngồi thiền khoảng một tiếng vào hai "thời": khuya và sáng sớm. Nhiều vị tu sĩ cho biết: "Ngồi thiền đều đặn như thế giúp cho tâm trí và cơ thể cân bằng, có nhiều năng lượng sống". Chúng ta lại đồ rằng, Bùi Giáng đã rất "tỉnh táo" khi chọn cách tịnh khẩu và ngồi thiền như thế. Tố chất siêu hình nhiều khi khiến ông có vẻ "điên", nhưng cũng chính cái đó "đẩy" ông đến gần hơn với thế giới của tôn giáo nghiêm mật và minh triết. Những lập ngôn minh triết Không kể đến văn chương, ngay trong những trò chuyện đời thường, Bùi Giáng hay có những câu nói ấn tượng. Chúng mang tính "thông điệp" siêu hình riêng của ông chăng? Có lần bị bệnh, người quen đến thăm, xuýt xoa, ông chậm rãi nói: "Ta có bệnh chi mô, chẳng qua ông trời hắn khó ở, hắn bệnh nên ta mới bệnh theo". Lại là lời nói... điên, nhưng thực ra... chính xác lạ kỳ. Ai cũng biết, khi đất trời, thời tiết chuyển đổi, cơ thể con người cũng bị ảnh hưởng, và người đang yếu lúc ấy lâm bệnh là phải. Năm 1969, ông vào Bệnh viện tâm thần Biên Hòa, nhưng chưa đầy một năm thì ra viện. Có người hỏi "bệnh viện chữa hay quá nhỉ?", ông tỉnh rụi: "Đâu phải vậy. Tại ta ở ngoài đời điên số một, nhưng vào trong thì thấy mình... đồ bỏ. Có nhiều đứa hắn điên còn rực rỡ hơn mình nên ta phải tự động thôi điên... cho khỏe". Dễ hiểu với cái kiểu "điên khôn" như vậy, ông mới viết được hàng chục cuốn sách triết học rối rắm mà thông tuệ. Cũng có khi ông làm bộ nói thay cho người đời bằng những câu thơ: "Ông điên mà dzui dzẻ thập thành/ Chúng tôi tỉnh táo mà đành buồn thiu". Vậy cho nên, lúc ra viện, ông đã trêu bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh, người trực tiếp chữa bệnh điên cho ông, với câu nói thay cho ông bác sĩ: "Hỏi chuyện ngài để thăm dò chứng bệnh, rốt cuộc ta không còn biết là ngài điên hay chính ta điên". Những câu nói như thế thường khiến những người dù là trí thức cao cấp chăng nữa cũng phải xem lại cuộc sống và cả những tư duy máy móc của mình. ----------------------------------- Trần Phương : :) Kỷ niệm trần gian Bùi Giáng Những ngày điên rồ Thật là vui Những ngày tỉnh táo Cũng thật vui. Thật vui cũng thật là buồn Thật buồn cũng thật thật buồn u u.
-
Mới xem qua dòng tiêu đề cứ tưởng là chuyện phiếm nào đó để giải trí xả stress, nào ngờ khi đọc hết thì lại là một câu chuyện nặng chất châm biếm xuất phát từ một tư duy nông cạn và vô cùng ấu trĩ của tác giả. Thật ngán ngẩm.
-
“Giữ ý” với chồng PN - Kể từ ngày mình làm đám cưới đến giờ đã là bảy năm ba tháng. Khoảng thời gian đó chưa phải là dài nhưng cũng đủ để vợ chồng mình hiểu nhau hơn. Anh biết mình không phải là người đàn ông nhạy cảm như mong muốn của em, nhưng anh là người chồng sẵn sàng chia sẻ với vợ. Anh cũng biết em là người vợ tốt bụng, đa cảm, luôn quý trọng tình thân… Từ khi em về làm dâu, bố mẹ, họ hàng nhà chồng chưa bao giờ trách cứ em điều gì. Đáp lại lòng tốt của em, anh cũng đã cư xử đúng mực với bố mẹ vợ để em được mát lòng. Nhưng em biết không, có một việc em làm khiến anh khó nghĩ quá. Hai tháng trước, bà ngoại ở quê ra chơi, cả nhà mình vui vẻ đón bà. Biết bà ở quê làm lụng vất vả, chẳng mấy khi có dịp lên thành phố thăm con cháu nên anh đã cố gắng thu xếp công việc để ngày chủ nhật cả nhà đưa bà đi thăm thú phố phường, đi siêu thị mua sắm… Anh làm những việc đó hoàn toàn tự nguyện, thoải mái, thấy bà vui anh cũng vui trong lòng. Đầu tuần, vợ chồng mình đi làm, con đi học, bà ở nhà với cô giúp việc. Dẫu biết tính em chu đáo nhưng anh cũng nhắc em là phải chuẩn bị thức ăn và dặn cô giúp việc ở nhà nấu nướng phục vụ bà, vì vợ chồng mình đều đi làm xa không về ăn trưa cùng bà được. Gần đến giờ ăn trưa, anh còn nhắn tin hỏi em đã gọi điện cho bà chưa, em bảo: em gọi rồi, anh yên tâm. Ăn cơm xong, anh chợt nhớ ra là đã để quên một số giấy tờ quan trọng cần giải quyết trong buổi chiều nên quay về nhà lấy. Nghe tiếng chuông cửa, cô giúp việc chạy ra, nhìn thấy anh, khuôn mặt thoáng vẻ ngơ ngác và lo lắng: sao cậu về giờ này? Khi anh hỏi bà đâu, thì cô giúp việc lúng túng: cô H. chở bà đi ăn hải sản chưa về. Thực sự, anh cũng hơi bất ngờ, nhưng khi nghe cô giúp việc chạy theo anh, ái ngại: “Cậu đừng nói chuyện này với cô kẻo cô lại trách tôi, cô đã dặn là không được để cậu biết”, thì anh thực sự bị “sốc”. Em à, có nhất thiết em phải “lén lút” mời mẹ một bữa ăn thế không? Có nhất thiết em phải nói dối anh không? Nếu em là anh, trong trường hợp ấy, em sẽ nghĩ như thế nào? Anh đâu phải là người đàn ông nhỏ nhen, ích kỷ, cũng không phải là người xét nét, ki bo. Báo hiếu bậc sinh thành dù bắt đầu từ việc nhỏ nhất là điều nên làm. Em có thể làm điều đó một cách công khai và rủ anh cũng làm (nếu tiện) có phải hơn không? Như thế thì niềm vui của mẹ có lẽ sẽ được nhân lên rất nhiều, và trong lòng anh cũng không phải khó nghĩ. Anh không ở nhà chờ em về và đã dặn cô giúp việc đừng nói chuyện anh về bữa trưa hôm đó vì anh không muốn em khó xử. Anh nói chuyện này ra không có ý trách móc gì em, chỉ là để em rút kinh nghiệm. Đã là vợ chồng thì phải tôn trọng, tin tưởng và biết chia sẻ với nhau. Em là phụ nữ có những điều phải tế nhị, nhưng cũng đừng giữ ý với chồng như “giữ ý” với người ngoài. Bởi nếu như thế khi sự việc bị phát hiện sẽ rất dễ gây hiểu lầm, gây mất niềm tin. Và khi niềm tin không còn thì hạnh phúc sẽ rất khó giữ. Cũng như em, ngày ngày anh vẫn đang cố gắng để vun đắp cho tổ ấm của gia đình mình thêm bền vững. Đừng để anh phải suy nghĩ vì những chuyện không đáng có. Thu Đức (báo Phụ Nữ Online)
-
Nói một cách công bằng, chúng ta ghi nhận rất lớn những cố gắng của các hãng truyền hình, các chuyên gia, các nhà khoa học... trong việc xây dựng một bộ phim về đề tài lịch sử nước nhà, một đề tài rất khó nuốt khi xây dựng, chưa kể tới lợi nhuận kinh doanh. Bản thân tôi đã từng rất thích xem các phim truyền hình lịch sử của Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu,... bởi trang phục đẹp, diễn viên tài năng, tiết tấu nhanh, và nhất là cốt truyện truyền tải được những thông điệp của từng thời kỳ lịch sử. Trong khi ở nước ta, phim về đề tài lịch sử vẫn còn là một vấn nạn, không hẳn vì người xem không thích xem phim lịch sử VN... http://www.xaluan.com/modules.php?name=New...&sid=194535 Và vấn đề kinh phí cũng từng là một vấn đề nan giải, nghèo nàn về tình tiết,... nên cũng dễ cảm thông khi khán giả quay lưng với phim lịch sử VN : http://tintuc.xalo.vn/00-1022744648/hom_na..._tren_htv7.html Bởi vậy, việc xây dựng một bộ phim về đề tài Lý Công Uẩn để ra mắt trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long đã được "đào xới" lâu nay và rốt cuộc bị ngưng trước áp lực của dư luận do những "chắp vá" các kiến thức văn hóa sử như thế này hóa ra lại là một điều đúng, tôi ủng hộ việc này, nhưng cũng có gì đó thoáng buồn...
-
Thiên Sứ đi cắt tóc Thiên Sứ bước chân vào một tiệm hớt tóc... - Ồ, xin chào ngài phong thủy gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh, chúng tôi được biết tới ngài rất nhiều trong những ngày gần đây, một dị nhân có khả năng siêu phàm hô phong hoán vũ trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long. Rất hân hạnh được đón tiếp ngài, thế ngài muốn cắt như thế nào ạ ? - Cắt im lặng.
-
Trần Phương cũng tin rằng, trong dịp đại lễ này, sẽ có anh linh tổ tiên chứng giám.
-
Theo TP thì món cơm gà Hội An mới là món ăn đặc trưng nhất của phố Hội. Món này cũng được nhiều du khách quốc tế yêu thích lắm đấy. Khẩu vị của nó thuyết phục cả những giới thực khách khó tính nhất. Mà đặc biệt là ngoài Hội An ra thì TP chẳng tìm ở đâu được món ăn có hương vị đặc trưng như vậy (dù ở Đà Nẵng hay Tam Kỳ). Một trong những ấn tượng nhất đối với TP là dùng món này phải vắt chanh thì ăn mới ngon :D
-
Chỉ đi dạo phố và mua sắm thế thôi à ? Sao không nếm thử ẩm thực đi. Đố Rin86 ở đó có món gì độc đáo và không đụng hàng nè http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/eyelash.gif
-
Thư của bồ nhí gửi cho bà vợ Thưa Bà ! Dù chúng ta có vô cùng xung khắc, chúng ta vẫn phải nhất trí một điểm: chồng bà là đàn ông. Mà đàn ông thì sao? Ðàn ông thì ham thích nhiều thứ. Ham thích đến mãnh liệt. Và, bà đừng dấu em, bà hãy công nhận rằng , phụ nữ chúng ta yêu đàn ông vì họ ham thích và biết cách thực hiện nó (Chúng ta cũng ham thích nhưng thực hiện chủ yếu bằng cách mua nó). Ông thì thích máy móc, ông thi thích kiến trúc, ông thích vật lý và hóa học, ông dại hơn một chút thích thơ văn. Toàn những ham thích có lợi cho xã hội. Nhưng đàn ông không chỉ ham thích một thứ. Nếu gà chỉ thích giun, bò chỉ thích cỏ tươi hay thỏ chỉ thích củ cải thì đàn ông lại thích đa dạng. chuyện ấy trong đá bóng , trong ẩm thực, trong bia bọt không sao, nhưng trong vấn đề phụ nữ, tính đa dạng của nó làm cuộc sống thêm rắc rối. Bà thân mến, Em tin rằng, bà có rất nhiều ưu điểm. Sở dĩ em quen với ông là do ông ấy thông minh (chứ không phải chỉ có tiền như thiên hạ vẫn đồn). Và, một người thông minh không khi nào chọn vợ quá kém. Thậm chí, bà không quá kém, bà còn rất nổi bật ở nhiều phương diện. Theo như ông tiết lộ một cách đầy thành kính, bà nấu ăn ngon, bà rửa bát sạch, bà lau nhà bóng và bà đi chợ rẻ. Bà còn đối xử tốt với chó, mèo …. Em xin thú thực , tất cả các phương diện đó, em đều thua bà. Khi em nấu món canh, ai cũng nghĩ là món xào. Khi em rửa bát, tốt nhất lúc dùng nên rửa lại. Khi em lau nhà hay quét nhà, em để cái đống rác chỗ nọ chỗ kia. Chợ duy nhất em đi là chợ mỹ phẩm. Còn chó mèo, em chỉ nuôi chúng trong tranh. Nhưng ông vẫn thích em. Tiện đây xin tiết lộ: thời gian thích không hề ngắn, cường độ thích không hề yếu và chi phí thích không hề thấp. Bà kinh ngạc. Bà không tin ư? Bà nhớ rõ ông vẫn về nhà, vẫn ăn cơm tối, vẫn lịch sự với bà v.v.. Bà cảm giác chả có khe hở nào để em lọt vô cái pháo đài do bà xây dựng, canh gác và tuần tra. Bà nhầm. Em xin phép không đi vào chi tiết. Em chỉ nói một cách văn học rằng, không có gì ngăn cản được con tim. Nhất là một con tim già lao về một con tim trẻ. Như trên đã nói, em thua bà về một tỷ thứ. Ðúng một tỷ thứ, chả bớt phần nào. Nhưng, em lại hơn bà hai tỷ. Bà sẽ gầm lên. Bà sẽ quát : hơn ở chỗ nào? Thưa bà, những thứ em hơn lại vô cùng vớ vẩn. Em thành thật tin thế. Nhưng đàn ông, tiếc thay, lại không tin. Em biết chớp chớp mắt. Em biết ngồi gần ông mà lại vẹo người. Em biết đánh vào lưng ông, hay đánh ở chỗ thấp hơn, vừa đánh vừa cong môi nhìn đi chỗ khác. Em biết hét lên khi thấy con sâu và ù té chạy khi gặp con thằn lằn. Cái gì em cũng ngạc nhiên và nhờ ông giải thích. Em tin ông là vô địch về trí thức, về thể thao, và luôn thể hiện lòng tin ấy ra mồm. Mỗi lời nói của ông, với em, đều là chân lý. Em khâm phục khi ông uống bia. Em kiêu hãnh lúc ông châm thuốc lá. Em ngồi nép mình khi ông tụ tập. Em lo lắng nhưng chẳng bao giờ tra hỏi lúc ông đi khuya. Và, quan trọng nhất, thưa bà, da em trắng, eo em nhỏ, môi em đỏ và chân em chả khác chân dài. Em mặc váy hồng, em thắt nơ xanh và em dùng dầu thơm của Pháp. Nước Pháp, chắc bà cũng biết, vô địch về các loại dầu thơm. Khi ở bên ông, em không ngốc và không tham lam như các phim truyền hình quay vội vàng mà bà vẫn xem đâu ạ. Chúng em không hề bàn về tiền bạc. Hai người đều mơ tới ánh trăng, tới những khát vọng chưa thực hiện và đều thích nhìn sao trên trời. Hai người có thể xung đột vì một bài thơ, giận dỗi vì một bức tranh và bỏ ra về vì một bông hoa bày không đúng cách ( trong khi ông và bà giận dỗi vì một mâm cơm, cãi nhau vì hoá đơn tiền điện và ra khòi nhà vì chậu quần áo chưa phơi). Thưa bà, Ðấy, em tới ông, ông tới em là như thế đấy. Nó thanh cao thì em không dám nói, nhưng nó cũng chẳng phàm tục như sách vụ án viết đâu. Em xin bà hãy mừng vì điều đó. Tuy ông phạm tội nhưng tội ấy còn sang. Bà hãy tự an ủi như thế. Tại sao em viết thư này? Tại vì em xin trả lại ông cho bà. Chúng em nhất trí cái gì đẹp thì phải ngắn và chúng em đã ngắn đủ dài. Toàn bộ sự tinh tế của tình yêu nằm ở chỗ này, và bà không biết được. Xin bà hãy dang tay đón ông về. Em lấy danh dự thề rắng, ông không sứt mẻ quá nhiều, đơn giản vì ông có còn nhiều đâu mà sứt mẻ. bà hãy coi ông như vừa sau chuyến du lịch mạo hiểm trở lại nhà. Cần chở che và sẵn sàng che chở. Em đi đây. Cuộc sống là khám phá và em thích khám phá nhiều nơi. Bà đừng trách em. Bà cũng đừng tự trách mình. Khi em bằng tuổi bà, em cũng chả hơn gì bà đâu. Chúc bà vui khoẻ. (St) (Trích : Các tiểu phẩm Lê Hoàng)
-
Thưa các quí vị quan tâm, trong các tài liệu nói về cổ sử của Trung Hoa và VN đều có nhắc đến 1 cái tên : "Việt Thường Thị", vậy "Việt Thường Thị" có phải là nước ta không ? Sao các văn bản ngoại giao xưa không nhắc tới tên nước ta (Văn Lang) mà chỉ nhắc tới tên một bộ (nếu thuộc Văn Lang) của quốc gia đó ? Tôi xin gởi kèm theo một cách lý giải sau về "Việt Thường Thị", nguồn : http://edu.net.vn/forums/t/25648.aspx Việt Thường Quốc = Lạc Việt ? Trương Thái Du Ta là ai? Tiên tổ người Việt Nam lần đầu tiên trả lời câu hỏi “Ta là ai?” trong bài thơ thần bất hủ: Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Sách trời ở đây nhiều khả năng là Thượng Thư, tương truyền do Khổng Tử san định. Phần Đại Truyện, Thượng Thư chép: “Năm Tân Mão đời Chu Thành Vương (1063 – 1026 TCN) có Việt Thường Quốc phía nam Giao Chỉ đến kinh đô nhà Chu giao hảo, tặng chim bạch Trĩ”. Nam Man truyện trong Hậu Hán thư cũng viết đại ý như vậy: “Giao Chỉ chi nam hữu Việt Thường Quốc. Chu công cư nhiếp lục niên, chế lễ tác nhạc, thiên hạ thái bình. Việt thường thị dĩ tam tượng trọng dịch nhi hiến bạch trĩ”. Trĩ là một loài gà rừng có lông đẹp. Khai phím điện não đầu xuân Ất Dậu, tôi muốn đưa ra cách hiểu mông muội của mình về “Việt Thường Quốc” - 越裳国. Sử cũ của người Việt rất bất nhất: An Nam chí lược của Lê Tắc (1335) xem Việt Thường thuộc Cửu Chân, tức Thanh Hóa ngày nay. Đại Việt sử lược (1388) xếp Việt Thường trong 15 bộ lạc xưa của Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư (1697) coi chữ Việt trong Việt Thường là cội rễ của tên gọi Đại Việt sau này, Giao Chỉ cũng như Việt Thường đều thuộc Bách Việt, Châu Dương. Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ (1775) cho rằng Việt Thường là 1 trong 15 bộ của Văn Lang và diễn giải nước Việt khi đến giao hảo với nhà Chu tự xưng là Việt Thường. Khâm Định Việt sử (TK 19) định vị Việt Thường thuộc Thuận Hóa, miền trung Việt Nam, cũng là 1 trong 15 bộ của nước Văn Lang. Như đã tiền luận ở các bài viết lịch sử trước đây, Giao Chỉ đầu thời Chu là vùng Đan Dương (hiện thuộc Hồ Bắc, Trung Quốc). Người Lạc Việt gọi tổ quốc, gọi mảnh đất mình sống là Đất Nước, hoặc Nước. Người Trung Nguyên dùng Hán tự ký âm Đất Nước thành Âu Lạc hay dịch nghĩa Nước là Quốc. Vậy Việt Quốc có thể hiểu là Nước Việt, là Lạc Việt. Vậy thì Việt Thường Quốc có liên quan đến Lạc Việt hay không sẽ nằm trong ngữ nghĩa của từ “Thường”. Ai cũng biết "thường" thuộc bộ y mang nghĩa sơ khai là cái "quần". Cho nên tôi đoan nghi chữ "thường" mà cổ văn Trung Hoa gán thêm cho người Việt chính là tấm "khố" đặc trưng của văn minh Lạc Việt, của người Văn Lang và hiện nay nó vẫn minh diện trên trống đồng. Trong chiều hướng này, "Việt Thường Quốc" là Nước Việt (Lạc Việt), nơi có những con người mặc khố và ở trần. Tục đóng khố ở trần của người Lạc Việt xưa cũng được nhắc đến trong Sử Ký, quyển 113 Nam Việt Uý Đà Liệt Truyện: “Kỳ Tây Âu Lạc lõa quốc diệc xưng vương”. Ngoài ra với nguyên tắc "đồng âm thông giả", "thường" có thể là bình thường, nhỏ, bé... (như trong từ thường dân). Do đó "Việt Thường Quốc" cũng có thể là Nước Việt nhỏ, nước bình thường, kẻ ở chiếu dưới so với nhà Chu. Xin hiểu đây là kiểu mà sử sách Trung Hoa hay dùng để chỉ các nước phi Hán một cách tự cao tự đại. Hiển nhiên trong trường hợp này "thường quốc" khác hẳn "thuộc quốc", nó chứng tỏ sự độc lập không thể khác được từ buổi bình minh lịch sử của Lạc Việt. Tròn một vòng Ất Dậu, từ đận non nước Việt Nam cởi bỏ xích xiềng nô lệ, ngành sử học ở đây vẫn chưa trả lời thỏa đáng câu hỏi: “Người Việt, nước Việt, chúng ta là ai?”. Ngày xuân khai bút, xin được nêu ra một cách diễn giải Việt Thường Quốc chính là Lạc Việt, đầu thời Chu trung tâm của nó nằm tại Động Đình Hồ.