Trần Phương
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
449 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Trần Phương
-
Kính anh Thiên Sứ, Rất cám ơn những lời phản bác của anh, tôi hoàn toàn đồng ý với anh như vậy. Anh biết không, ở trong khu du lịch Thạch Động còn có nhiều cái nữa lắm : những dung nham chảy lâu ngày dính trên vách đá rất giống hình thù của nàng công chúa đang được kéo lên, rồi đứng trên Thạch Động có thể phóng tầm mắt để nhìn sang nước bạn Campuchia, ... Nhưng thật khó anh Thiên Sứ ạ, nếu người ta loại bỏ truyền thuyết Thạch Sanh khỏi Thạch Động thì điểm du lịch đó chỉ còn cái hang động và các thạch nhũ trơ trọi đến vô duyên. Các thạch nhũ ở đấy rất bình thường và thua xa các điểm du lịch khác, như : Phong Nha - Kẻ Bàng, ... Còn nếu chỉ riêng chúng tôi không giới thiệu như vậy sẽ bị cho rằng thiếu kiến thức (vì nhiều du khách đã mặc nhiên công nhận Thạch Động gắn liền với câu chuyện Thạch Sanh) ... Ngẫm lại thật buồn và đáng tiếc !
-
Kính anh Thiên Sứ, Vâng, đúng là như anh khẳng định : Theo tôi chẳng ai có công giáo hóa dân tộc Việt cả. Chính nền văn hóa huyền vĩ Việt đã tạo nên nền văn minh Hoa Hạ sau khi chiếm được lãnh thổ Việt. Nhưng đó chính là điều mà tôi muốn nói đến cái hiển nhiên của nhân vật Triệu Đà trong lúc cai trị cả một vùng đất mà trước đó vốn không thuộc về ông ta, nhưng người ta lại dùng từ "giáo hóa" để nói đến công trạng của Triệu Đà, cũng như việc ông ta quyết đối đầu với nhà Hán để giữ gìn giang sơn - quyền lực của ông ta như là một cái công lớn đối với dân Việt. Đây lại là kiểu lập luận : "Kẻ thù của kẻ thù là bạn". Ngay từ đầu tôi cũng nói rằng : tôi viết chủ đề này lên diễn đàn là không bao giờ có ý "kết tội" hay phủ nhận những việc Triệu Đà đã làm cho dân Việt trong thời gian Nam Việt tồn tại cả. Tôi chỉ nói đến cái nào mới chính là tất yếu của lịch sử mà sau này người ta có thể lầm đường khi nhìn nhận lịch sử theo "lối mòn", nghĩa là nếu không nhờ có nhân vật Triệu Đà nắm quyền gần 100 năm thì có lẽ văn hóa Việt đã bị văn hóa "lớn" của Hán tộc "nuốt chửng" từ lâu rồi ... (?!) Anh hãy xem đoạn trích sau đây của Nhà văn Hà Văn Thùy : Sử gia Ngô Thì Sĩ khi viết : “Triệu Đà chia nước ta làm quận huyện, duy chỉ biết biên số thổ địa, thu thuế má, cung cấp ngọc bích cho nhà Hán, đầy túi tham của Lục Giả” đã tỏ ra bất cập. So với một quốc gia còn trong tình trạng nguyên thủy với những lạc hầu lạc tướng cai quản từng bộ lạc thì một quốc gia có quận huyện, biên số thổ địa là bước nhảy vọt về tổ chức hành chính, về khoa học quản lý xã hội. Với cái gọi là "quốc gia" mới thoát thai từ "nguyên thủy" và được cai quản bằng các "tù trưởng bộ lạc" như trên thì quả là may mắn đối với dân Việt khi nhờ có sự xuất hiện và "giáo hóa" của Triệu Đà, và có lẽ như vậy mà người ta coi sự xuất hiện của Triệu Đà như một tất yếu của lịch sử chăng ? Sau đây tôi xin nói tiếp về quan điểm của tôi : Anh Thiên Sứ và quý bạn đọc thân mến, Khi đặt một vấn đề : "Thời kỳ Bắc thuộc", chúng ta nên hiểu theo một nghĩa rộng, việc thôn tính Âu Lạc của Nam Việt chính là sự tiếp diễn của vòng xoáy mộng bá đồ vương bởi các triều đại phong kiến tập quyền của văn hóa Trung Hoa, chúng ta không nên nhất thiết đó cứ phải là triều đại chính thống của Trung Hoa, nghĩa là phải đúng nghĩa của dân tộc lớn phương Bắc là người Hán. Có thể có người sẽ cho rằng : văn hóa Việt đã mất gì trong giai đoạn Nam Việt ? Tôi có thể dẫn chứng ngay trong bài viết mà anh Thiên Sứ đặt vấn đề, tuy hơi khác về thời điểm và hoàn cảnh lịch sử, nhưng về tính chất cũng có nhiều điểm chung : Người Pháp xâm lược Việt Nam, thế kỷ 19. Ở thời kỳ này thì thời gian xâm lược của người Pháp cũng tương đương với giai đoạn Nam Việt tồn tại sau khi thôn tính Âu Lạc, ta có thể thấy lẽ dĩ nhiên một điều rằng, quân đội viễn chinh Pháp cùng các tướng lĩnh tập hợp lại cũng chỉ là con số nhỏ xíu so với người Việt, và chẳng lẽ vì cho là vùng đất người Pháp chiếm có đa số là người Việt nên chúng ta không coi người Pháp là xâm lược ? Nhưng chúng ta chỉ lên án cái chế độ thực dân mang cai mác là "khai hóa" kia thôi, có bao giờ vì vậy mà ta lên án cả dân tộc Pháp đâu. Có bao giờ chúng ta phủ nhận những giá trị văn minh phương tây mà người Pháp mang đến, cũng như sau khi giành lại độc lập, chúng ta có bao giờ đem đập bỏ những giá trị vật thể người Pháp để lại đâu. Vấn đề nước Nam Việt cũng mang nhiều nét tương tự, không nói đến những gì mà Triệu Đà đã làm cho dân Việt nữa, chúng ta có thể thấy một điều rằng : nền văn hóa Việt đã không phát triển trong giai đoạn đó, có thể không có kiểu hủy diệt như "nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn", nhưng giai đoạn đó đã có những bước thôn tính dần các giá trị văn hóa Việt bởi những lưu dân người Hán, có thể chữ viết của người Việt đã bị thay bởi chữ viêt chính thống trong triều đại của Triệu Đà : chữ Hán, đã có bước đầu những truyền bá Nho giáo, và còn nhiều giá trị khác nữa ... Nhưng nói đi cũng phải nói lại, không riêng gì triều đại nước Nam Việt, ngay cả các triều đại phong kiến Bắc thuộc về sau, sự vươn vòi cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc không bao giờ vượt quá "cấp huyện" cả. Chính vì lối sống cộng đồng, quyết bảo tồn các giá trị truyền thống văn hóa Việt bằng mọi hình thức, kể cả dùng mật mã dưới các dạng : ca dao, tục ngữ, dân ca, ... đã minh chứng cho sức sống mãnh liệt và kỳ diệu của văn hóa huyền vĩ Việt. Tôi xin tạm dừng ở đây, cám ơn anh và các quý bạn đọc quan tâm.
-
Kính thưa quý anh chị bạn đọc quan tâm, Để mở đầu cho sự trỉnh bày quan điểm của tôi, tôi xin được tóm tắt lại một chút về lịch sử văn hóa Trung Hoa : Có thể nói rằng, tri thức nhân loại ngày nay không và không bao giờ phủ nhận nền văn minh Trung Hoa vĩ đại, điều này chính tôi cũng khẳng định. Nhưng như vậy không đồng nghĩa với việc nhìn nhận các vấn đề của lịch sử theo "lối mòn" (ý tôi chỉ nói quan điểm chung của một số hướng nghiên cứu, không có ý nói đến cá nhân nào), đây là một nhược điểm thuộc về tư duy rất chủ quan và dễ mắc sai lầm. Tôi xin được nhắc lại rằng : Bất cứ một luận thuyết để đánh giá các vấn đề thuộc về lịch sử nào cũng phải xét đến thời điểm - hoàn cảnh xã hội lịch sử tại thời điểm đó. Tôi chắc các quý vị anh chị cũng đã ít nhất một lần từng nghe được rằng : "Văn hóa Việt Nam mang đặc trưng văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á, tuy nhiên do vị trí không gian văn hóa nước ta nằm giữa 2 nền văn hóa lớn là Trung Hoa và Ấn Độ nên mang đậm nét ảnh hưởng bởi 2 nền văn hóa này ..." . Tôi không biết "lớn" ở đây được người ta hiểu theo nghĩa nào nhưng nếu đứng ở góc nhìn của xã hội thời hiện đại thì rõ ràng : chắc có lẽ "lớn" có nghĩa là "to" và "đông dân" ?! Vậy, đây là một cái nhìn không khách quan nếu không muốn nói là hoàn toàn sai lầm vì theo cách nhìn nhận trên, rất nhiều người sẽ nhìn từ hiện tại mà suy ra rằng : văn hóa Trung Hoa ở trên có nghĩa là đất nước Trung Quốc bây giờ, nói đầy đủ hơn, là Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Trung Hoa ! Việc biên giới lãnh thổ không nên nhìn nhận đồng nghĩa với không gian văn hóa, biên giới lãnh thổ là một vấn đề lịch sử, không ai có thể đảo ngược bánh xe của lịch sử. Ngược dòng một chút lịch sử văn hóa Trung Hoa, theo các nhà nghiên cứu, người Hoa Hạ nguyên thủy vốn là các tộc người (như Thương, Hạ, ...) xuất phát từ những cánh đồng cỏ đẹp đẽ và hơi khô khan miền tây bắc, thuộc chủng Mongoloid phương bắc. Người Hoa Hạ vốn có nguồn gốc du mục (chăn nuôi) và nông nghiệp khô (như trồng kê, mạch, ...). Người Trung Hoa gọi thời kỳ đầu tiên của dân tộc mình là Bàn Cổ. Lịch sử lập quốc của Trung Hoa đi liền với các cuộc chiến thôn tính và bành trướng. Từ hướng tây bắc, người Hoa Hạ tiến dần về phía đông Á Châu lục địa, rồi từ bắc tiến dần xuống phía nam, kế thừa nền văn minh nông nghiệp lúa nước và sử dụng trở thành sản phẩm văn hóa của mình sau khi thôn tính các dân tộc phương nam. Chính vì vậy mà người Trung Hoa có câu : "Thiên Tử nhìn về phương nam mà cai trị thiên hạ". Có thể có sự di cư và chuyển biến biên giới lãnh thổ rất phức tạp trong thời cổ sử, nhưng ta có thể nhận thấy điều này ngay trong các triều đại hưng quốc về sau, như đời nhà Đường, Tống, Nguyên, ... Có một điều hơi éo le cho các triều đại phong kiến Trung Hoa : chính các triều đại bị cho là "ngoại tộc" nhưng lại có công mở rộng đất Trung Hoa nhiều nhất là Nhà Nguyên và Nhà Thanh. Trở lại vấn đề nhân vật Triệu Đà, xét trong thời điểm Triệu Đà lên ngôi xưng vương và lập nước Nam Việt, thì trước đó các vùng đất Quế Lâm, Nam Hải, đều đã thuộc nhà Tần trong công cuộc thôn tính thiên hạ rồi (thôn tính Bách Việt). Ngược dòng lịch sử trước đó một chút. Ngay cả cách đặt vấn đề : "Tần Thủy Hoàng tiêu diệt lục quốc là có công thống nhất Trung Hoa" cũng cho thấy có gì đó khập khiễng, bởi trước khi có sự tồn tại của 7 nước, đã có rất nhiều tiểu quốc bị tiêu diệt, ngay cả thời nhà Chu trước đó cũng không thể xác định được không gian biên giới lãnh thổ rộng lớn đến đâu, chính vì vậy theo tôi câu trên nên sửa lại một chút là : "mở rộng Trung Hoa" chứ không phải là "thống nhất Trung Hoa", chính vì từ "thống nhất" này mà tôi thấy có sự khập khiễng trong lập luận của nó. Vậy, trước thời điểm Triệu Đà lập quốc Nam Việt, vùng đất Quế Lâm, Nam Hải đều đã thuộc nhà Tần, và các nhân vật như Nhâm Ngao, Triệu Đà đều là tướng lĩnh của nhà Tần trong công cuộc thôn tính trước đó. Về sau, nhà Tần bị loạn và suy yếu nên các tướng lĩnh mới có cơ hội cát cứ, xưng vương lập quốc, để nhằm mục đích "làm vua một cõi", và nhân vật Triệu Đà là một trong số đó. Do điều kiện hoàn cảnh lúc bấy giờ, việc xưng vương "làm vua một cõi" dưới con mắt đế chế Hán chẳng khác nào hành động ly khai bởi vùng đất trước đó thuộc nhà Tần thì đương nhiên sau này vẫn phải thuộc nhà Hán. Nhận thấy sự tồn tại của mình quá mỏng manh nên Triệu Đà mới dùng mưu và thôn tính thành công Âu Lạc, vùng đất cuối cùng mà người dân Việt còn có quyền tự chủ. Công cuộc thôn tính của Nam Việt đối với Âu Lạc chính là sự tồn tại "một mất một còn", bởi nếu không làm chủ được vùng đất rộng lớn hơn thì không thể củng cố được thực lực, gia tăng tiềm lực sức mạnh của quốc gia mình, sự sống còn của Nam Việt nằm ở chỗ đó, vì nếu không thôn tính được Âu Lạc thì cũng khó tồn tại với đế chế Hán (lúc này đã coi Triệu Đà như một cái gai), nhưng điều này cũng không có nghĩa là : nhà Hán có thể dễ dàng chiếm được Âu Lạc trong trường hợp nhân dân Âu Lạc chiến thắng trước Nam Việt. Quý vị hãy xem câu sau trong trích đoạn của nhà văn Hà Văn Thùy mà tôi đã trích dẫn : Một câu hỏi cần phải trả lời gấp: Triệu Đà Ngài là ai? Người Tàu không nhận ông là Tàu vì ông là Nam Việt hiệu úy. Còn với người Việt ông bị coi là giặc Tầu xâm lược! Vậy Ngài là ai?! Tôi xin mạn phép "bẻ gãy" đoạn văn trên ra làm hai. Chưa nói đến việc hiểu chữ "Tàu" ở đây là gì, chỉ riêng hai vế của đoạn trên cho thấy nó không thuộc một vấn đề, điều này dễ làm người ta hiểu lầm kiểu câu hỏi : Yes / No (không Yes thì No). Còn việc ghi nhận công đức của Triệu Đà đối với dân Việt mà chủ quan nhận định : với tinh thần dân tộc hẹp hòi, có phần thiển cận, không chịu một ông vua người Hán tộc Lại là những nhận xét mang tính "chủng tộc", điều tối kỵ trong việc tổ chức bộ máy nhà nước. Chúng ta hãy xem bản đồ sau : Như vậy cho thấy một điều dễ hiểu là, toàn bộ lãnh thổ Nam Việt nằm trọn trong vùng đất cũ của nhà nước văn Lang, và số đông dân ở đó là người Việt là lẽ đương nhiên, và Triệu Đà có công với người dân Việt trong việc giáo hóa và giữ gìn bờ cõi của ông ta là lẽ đương nhiên, hay nói cách khác, việc ông ta cai quản một vùng đất với số đông là người Việt, lấy vợ Việt, hòa huyết với người Việt, ... chẳng liên quan gì đến việc ông ta quyết tâm làm chủ một bờ cõi, và thật là nực cười khi cho rằng ông ta ly khai từ nhà Tần nên sau này phải sáp nhập vào đế chế Hán một cách hòa bình. Cuối cùng, xin trích đoạn sau của GS Nguyễn Khắc thuần : Về sau, Nam Việt bị nhà Tây Hán thôn tính, nhưng đó chỉ là chuyện về sau, chuyện khi Triệu Đà đã nhắm mắt xuôi tay rồi. Đó mới chính là tất yếu của lịch sử.
-
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn đến anh Gia Nhân về tài liệu mà anh cung cấp ! Về nhân vật Triệu Đà, tôi không có ý kiến gì đối với những nhận xét mang đầy tính nhân bản, vị tha đối với một nhân vật lịch sử, vì đã là con người thì không có sự phân biệt màu da, chủng tộc (Hán hay Việt), ... Nhưng với những nhận xét mà tôi trích dẫn ở trên cho thấy một điều rằng : Hoàn toàn không có giai đoạn Bắc thuộc lần thứ nhất, mà ngược lại, sau này có lẽ vì "cố chấp" mà nhân vật Triệu Đà chưa được chính thức đưa vào chính sử các triều đại nước ta mà thôi (!) Kính thưa quý bạn đọc quan tâm, Bánh xe của lịch sử luôn quay theo quỹ đạo của nó, đôi khi, trong những thời điểm - hoàn cảnh lịch sử nhất định không thể tránh khỏi những cuộc chiến chinh bởi sự tồn tại "một mất một còn". Nhưng như vậy cũng xin đừng lầm tưởng là : công cuộc thôn tính của Nam Việt hay sự xuất hiện của Triệu Đà là một tất yếu của lịch sử. Quan điểm của tôi trước sau vẫn là : Nước ta bước vào thời kỳ hơn 1000 năm Bắc thuộc bắt đầu từ khi nhân dân Âu Lạc bị mất nước. Tôi sẽ nói rõ hơn quan điểm của mình trong các bài viết sau. Cám ơn sự quan tâm của quý bạn đọc !
-
Hình tượng Con Rồng thì cũng đã có không ít các nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước khẳng định : xuất xứ Rồng là của nền văn hóa các dân tộc phương nam (Bách Việt). Chính vì mang tính biểu tượng cao : hai con Rồng thể hiện tính bao trùm của Âm Dương, nên vị trí của Rồng luôn được đặt ở trung tâm, nơi tập trung quyền lực cao nhất, biểu tượng của nhà vua. Về nguồn gốc xuất xứ của hình tượng Rồng cũng đã có nhiều sự lý giải, nhưng tôi ủng hộ quan điểm cho rằng : Con Rồng nguyên thủy vốn là loài cá sấu sông Dương Tử.
-
Anh Thiên Sứ thân mến, Tôi rất ủng hộ quan điểm của anh về các tác phẩm văn học từ thời Hùng Vương, trải bao năm tháng ít nhiều cũng có những tam sao thất bản, qua đó còn cho thấy một cái nhìn đầy nhân bản, dung dị và giàu lòng vị tha rất ... Thiên Sứ. Tôi còn được biết kể cả câu chuyện Thạch Sanh - Lý Thông cũng là một tác phẩm văn học, mang tính minh triết Việt rất sâu sắc. Nhưng hôm nay, tôi muốn chia sẻ với anh về quan điểm hiện tại đối với truyện cổ tích này dưới góc nhìn của một người làm du lịch (tôi chưa nói đến quan điểm Sử học), vì tôi làm trong ngành. Đầu tiên, mời anh xem một trích đoạn sau : http://www.webdulich.com/index.php?act=area_link&act2=article_detail&category_sub_id=57&article_id=27870 Hà Tiên có Thạch Động còn gọi là Vân Sơn. Chẳng biết tự bao giờ mà người dân Hà Tiên tự hào: Thạch động chính là nơi khởi nguồn của câu chuyện cổ tích Thạch Sanh chém chằn thấm sâu trong ký ức tuổi thơ. Vào sâu trong Thạch Động, thạch nhũ lâu ngày đã tạo những hình thù: con chằn, một cô gái tóc dài mà dân gian quen gọi là Phật Bà Quan Âm... Trí tưởng tượng con người được dịp bay bổng. Từ đây, đi bộ thêm vài bước chân là tới cửa khẩu Xà Xía, bên kia là đất nước Chùa Tháp. Và đoạn này nói về những thắng cảnh của Hà Tiên : www.mekongtourist.com/kiengiang/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=9&Itemid=36 - 28k Đá Dựng Núi cao khoảng 63m, cấu tạo bằng đá vôi, nằm ở biên giới giáp Campuchia, còn có tên gọi khác là Châu Nham vì bên trong có thạch nhũ sáng lấp lánh như châu ngọc. Theo truyền thuyết, phía trong núi, trên một vách hang có phiến đá gọi là đàn năm dây của Thạch Sanh vì khi chạm vào phát ra âm thanh như tiếng đàn. Lầu Chuông là nơi có thạch nhũ nhỏ nước phát ra âm thanh như tiếng chuông. Trong núi có một hang sâu nối núi Đá Dựng với núi Phnom Tuk của Campuchia. Hang rất tối, những người thám hiểm phải dùng đuốc khi vào hang. Thạch Động Là một núi đá cao khoảng 80m nằm ở cách trung tâm TX Hà Tiên khoảng 4km, bên trong có nhiều hang với nhiều thạch nhũ hình dáng lạ mắt. Cửa Tây Nam Thạch Động có điện Bà chúa Xứ, phía Đông có một vách đá thông tới đỉnh mà người ta thường gọi là "Đường lên trời". Thạch Động còn gắn liền với truyền thuyết Thạch Sanh – Lý Thông. Hoặc như : http://209.85.175.104/search?q=cache:3g3s42SPfrkJ:www.toursvietnam.vn/index.php%3Fmod%3Dtiemnang%26go%3D2%26tnid%3D1508+thach+sanh+-+thach+dong+-+khmer&hl=vi&ct=clnk&cd=29&gl=vn Thạch động cách thị xã Hà Tiên khoảng 4km về phía bắc. Từ cửa hang thông ra ngoài của Thạch động ta có thể nhìn thấy cửa khẩu biên giới Việt Nam - Campuchia. Đây là một núi đá vôi nguyên khối nằm trên một đế đá cao 98m. Núi có hình như một chiếc mũ lông kỵ binh Anh, được người Pháp gọi là "Bonnet à poil". Thạch động đứng sừng sững một mình trên cánh đồng lúa xã Mỹ Đức. Trong lòng động có nhiều hang ăn thông lên trời hoặc xuống đất. Có một hang ăn sâu xuống lòng đất được truyền tụng là đường xuống âm phủ. Nay hang này đã được lấp lại để tránh tai nạn cho du khách. Thạch nhũ trong lòng hang tạo ra muôn hình vạn trạng theo trí tưởng tượng của mọi người: công chúa Quỳnh Nga mặc áo dài xanh, Phật Bà Quan Âm mặc áo trắng, con đại bàng... Các tảng đá nứt chồng lên nhau, tưởng một ngọn gió có thể làm đổ được nhưng ngàn năm nay Thạch động vẫn trơ gan cùng gió bão. Cách Thạch động 1km về phía đông là núi Đá Dựng gắn liền với truyền thuyết Thạch Sanh bị Lý Thông hãm hại giam cầm ở đây. Trong lòng núi có rất nhiều hang động, riêng có một hang có năm cây thạch nhũ như năm sợi dây đàn khi gõ phát ra tiếng kêu như tiếng đàn đá. Dân chúng cho rằng đây là cây đàn của Thạch Sanh. Đặc biệt thạch nhũ nơi đây trong như ngọc, vài hang có loại đá sa kim (là một loại tràng thạch Felspath) óng ánh vàng rất đẹp. Đá Dựng là khu du lịch mới được khai thác trở lại từ sau chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1979. Đến đó, luồn lách qua vách núi, tò mò chui vào hang động người ta mới thấy hết được sự diệu kỳ của bàn tay tạo hoá. Và gần như một sự khẳng định : http://vietbao.vn/Du-lich/Mot-lan-den-Thach-Dong/45143171/254/ Thạch Động (hang Thạch Sanh - Lý Thông), là một trong số các hang động đẹp nhất Hà Tiên. Tương truyền, đây là nơi Thạch Sanh cứu công chúa Quỳnh Nga. Động sâu, nhiều thạch nhũ tuyệt đẹp, luôn hắt ra các tia sáng huyền hoặc như trong những truyện phim kỳ bí. Phụ lục : Nhật ký hành trình - Sự thừa nhận của du khách http://blog.360.yahoo.com/blog-.HXK4z4labNa42QxcZepahokIh1JpA--?cq=1&p=245 Điểm đến đầu tiên là Thạch Động...đây là khu di tích văn hóa, câu chuyện cổ tích Thạch Sanh Lý Thông được tương truyền là ở nơi đây.... Đi tiếp vô trong các bạn sẽ thấy một mỏm đá..nhìn xem giống cái đầu của Đại Bàng tinh không? giống wa' đi chứ... đi tiếp vô trong có nhiều hang động lém, có cả tượng phật ở trong hang này nữa, hình như nó giống cái chùa trong hang.... đi ra ngoài, leo lên trên... Với những nhận định trên thì rõ ràng câu chuyện này là của người Khmer ! Vậy, truyện cổ tích này phải chăng chỉ được người Việt chúng ta biết đến khoảng vài trăm năm nay và đã đươc Việt hóa ? Anh hãy xem những bức tranh sau, trang phục rất thuần Việt, tôi trích từ : http://www.vongquanhvietnam.com/newsdetail.asp?detailid=20232&thongtinid=20010&id . Về tình cảm, tôi vẫn tin câu chuyện này dứt khoát phải là của người Việt, nhưng chúng tôi vẫn ngày đêm giới thiệu với du khách : đó là chuyện cổ tích của dân tộc Khmer. Kính anh vài lời chia sẻ, mong anh minh xét. Đàn kêu tích tịch tình tang - Ai mang công chúa dưới hang trở về
-
Về pho tượng nàng Mỵ Châu cụt đầu Nghe nói trong khu di tích Cổ Loa có pho tượng người đàn bà cụt đầu mà người ta bảo là tượng nàng Mỵ Châu, chúng tôi không tin vì những lý do sau : 1. Truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy ghi : Khi nghe thần nói giặc ở sau lưng, nhà vua quay lại thì hiểu ra tất cả, ngài rút gươm chém chết con gái. Máu nàng Mỵ Châu tan vào biển, những con sò ... (Đại Việt sử ký toàn thư). Như vậy là truyện chỉ ghi nhà vua chém chết con gái mà không có nhân chứng - vật chứng nào xác quyết chém chém đứt đầu. Vì vậy người ta không thể xuyên tạc truyền thuyết để làm ra bức tượng ! 2. Chúng tôi không tin là An Dương Vương lúc đó ở tuổi ngoài 70 lại làm một việc bất nhân là chặt đứt đầu con gái vì theo đạo lý, dù phải tội chết đến trăm lần đi nữa thì với trái tim người cha nhân từ, cũng phải cho con được chết toàn thây ! 3. Giá như việc chém đầu là có thật thì chúng tôi cũng không tin là ông cha ta vốn xưng con dân một nước văn hiến, nhân bản, lại chọn một hình ảnh bi thảm, ghê rợn nhất trong câu chuyện dựng thành tượng ! Nhưng mới đây xem báo Văn Nghệ số 35-36 ra tháng 9 năm 2004 thấy bức ảnh Nhà Thơ Rumani Ana đến thăm đền thờ Mỵ Châu tại di tích Cổ Loa trong đó có tượng nàng Mỵ Châu bị cụt đầu, tôi bỗng rùng mình kinh hãi ! Sau cơn choáng váng, tĩnh trí lại, chúng tôi tự hỏi : Tượng Mỵ Châu cụt đầu thể hiện những ý nghĩa gì ? Bức tượng cho thấy : 1. An Dương Vương là ông vua bất nhân bất trí. Họa mất nước do chính ông gây nên nhưng lại đổ lỗi cho con gái. Cha giết con đã là vô đạo. Nhưng giết bằng các chặt đầu thì quả là bất nhân ! 2. Người phương Tây có câu nói "Không được đánh phụ nữ dù bằng một cành hoa". Trong khi ở ta, cha chặt đầu con gái, một việc đại ác lại được tạc thành tượng thờ ! Hành động tàn bạo trên đời không kể xiết nhưng chắc chắn không thể tìm thấy trên thế giới này có bức tượng thứ hai kinh dị thế ! Thật buồn khi chúng ta khoe điều không tốt đẹp ấy với khách, một nữ sĩ nước ngoài ! Thử hỏi khách sẽ nghĩ gì về dân tộc ta ? 3. Tượng không chỉ để thờ mà tượng còn là tác phẩm nghệ thuật. Đặc trưng của tác phẩm nghệ thuật là đẹp và thiện. Bức tượng này không thể hiện cái đẹp, cái thiện, nhưng là vật thờ linh thiêng. Bức tượng chứng tỏ sự kém cỏi về óc thẩm mỹ cùng đức thiện của cha ông ta - những người tạc tượng và chúng ta - những người ngày nay tôn thờ và chiêm ngưỡng tượng. Đấy là suy nghĩ ban đầu của chúng tôi. Nhưng khi tìm hiểu kỹ hơn thì thấy sự việc có khác : Cái được gọi là tượng Mỵ Châu thực ra chỉ là khối đá lớn, hình thù kỳ dị như người cụt đầu. Truyện kể rằng : "Mỵ Châu chết hóa thành hòn đá trôi ngược về thành Cổ Loa, báo mộng cho dân ra rước về. Rước đến gốc đa thì đá rơi xuống, dân lập am thờ ở đó". Thật may là đã không có ai tạc pho tượng này. Người ta biến một hòn đá ngẫu nhiên thành vật thờ. Lại một motip kiểu thần Man Nương chùa Pháp Vân ! Một sự việc hoàn toàn mang tính tự phát. Việc làm này trái ngược với truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy. Truyền thuyết nói rằng : Trọng Thủy đem Mỵ Châu về chôn ở Cổ Loa. Và thực tế xác nhận : hiện ở Cổ Loa có mộ Mỵ Châu. Một người chết đã có mồ yên mả đẹp thì việc biến thành hòn đá trôi ngược sông về Cổ Loa là vô lý, bịa đặt không thuyết phục. Như vậy tượng cụt đầu được tạo ra không do một cơ sở vững chắc nào mà xuất phát từ lòng tin dị đoan vận vào một vật xuất hiện ngẫu nhiên. Có thể những người biến hòn đá thành tượng Mỵ Châu hiểu ý nghĩa của truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy như một lời răn cảnh giác trước họa mất nước ... Suy nghĩ đó tuy đúng nhưng chỉ là một mặt của truyền thuyết. Truyền thuyết có ý nghĩa rộng lớn hơn, sâu sắc minh triết hơn. Ngay cả cái ý "Trái tim lầm lỡ để trên đầu" nói về Mỵ Châu theo chúng tôi cũng chưa phải thấu nhân tình ! Trái tim yêu muôn đời vẫn đập trong ngực. Với cái chết oan nghiệt của mình, đôi trẻ đã trả xong món nợ ! Thông điệp của truyền thuyết nói rõ : Các con sò ăn phải máu Mỵ Châu hóa ngọc. Ngọc được rửa bằng nước giếng Trọng Thủy trầm mình thì sáng ra ! Minh triết của dân tộc đã tha thứ cho đôi trẻ, đã trả lại chất ngọc sáng trong tinh khiết của tình yêu ! Đấy mới chính là bản sắc văn hóa Âu Lạc ! Do trình độ còn hạn chế, những người dựng tượng cụt đầu không hiểu được ý nghĩa nhân bản sâu xa, minh triết của truyền thuyết nên đã dựng một pho tượng không phản ánh đúng bản chất của truyền thuyết, cũng có nghĩa là không phản ánh đúng bản chất dân tộc ! Mỵ Châu có thể có tội trong việc làm mất ngôi vua của cha mình nhưng là người có công lớn với dân với nước Việt ! Dựng một bức tượng như thế khác nào giết oan nàng thêm lần nữa ! Khách đến thăm không ít người thấy bất ổn trước pho tượng nhưng vì sợ cái bóng tâm linh nên đành nhắm mắt cho qua ! Phải chăng người Việt chúng ta sính tượng nên cái gì cũng muốn cụ thể hóa, vật chất hóa, tượng hóa ? Nhưng rồi do bất tài lại ít tiền nên không ít bức tượng trở thành trò cười, thành nỗi đau ! Những bức tượng thô thiển làm nghèo đi, làm tầm thường đi trí tưởng tượng phong phú của con người ! Tượng đàn bà cụt đầu là một trong số đó. Bức tượng tồn tại hơn trăm năm nhưng lẽ nào khi kiểm kê hiện vật trong khu di tích người ta không nhận ra ? Điều này không lạ, vì như một bài viết trên báo Văn Nghệ cách đây mấy năm, phát hiện ngay tại đền Ngọc Sơn giữa Thủ đô văn vật có nhiều câu đối viết sai hoặc đặt trái nhưng không được sửa ! Để thiết thực kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, chúng tôi xin đề nghị : Đưa pho tượng người đàn bà cụt đầu ra khỏi đền thờ Mỵ Châu ! Bức tượng xa lạ với bản chất dân tộc, phản giáo dục về thẩm mỹ và đạo đức, làm méo mó hình ảnh dân tộc trước bạn bè. Việc này không dễ vì đụng đến thói quen hàng trăm năm. Khi chưa làm được, xin rằng đừng ai đem khoe bức tượng, nhất là với bạn bè quốc tế ! Nhà văn Hà Văn Thùy (trích "Tìm lại cội nguồn văn hóa Việt - Hà Văn Thùy"). Trần Phương giới thiệu
-
Cám ơn anh Thiên Sứ đã nhắc rằng : "Hồ Tôn biên giới tới đâu thì chưa xác minh được", thực sự đúng là như vậy, trước giờ tôi vẫn nghĩ đó là đất Chiêm Thành sau này, nhưng khi tham khảo các tài liệu khác thì mới biết là chưa xác định được. Tôi thử đưa ra một ý kiến lý giải sau nhé : Ta thử xác định theo 2 hệ quy chiếu từ 2 câu sau : "Đông giáp Nam Hải" hoặc : "Đông giáp Đông Hải" Nếu "Đông giáp Nam Hải" thì vùng đất cực nam của Văn Lang có thể chỉ tới vùng Khu Bốn cũ là hợp lý, và bao gồm các dân tộc thuộc Đại chủng Á (Mongoloid), trong đó có các dân tộc Thái, Di, Lão, ... (người Thái, Di, Lão mà sử sách Trung Hoa cũng có nói đến, thuộc vùng Vân Nam, lúc trước có tồn tại quốc gia Nam Chiếu rất hùng mạnh, theo tôi trước đó cũng thuộc đất Văn Lang, bởi người Di ở vùng này vẫn thờ trống Đồng, một minh chứng). Còn vùng phía nam bán đảo Đông Dương (có thể là vùng đất Hồ Tôn) trở ra biển phía Đông Nam là vùng đất thuộc các nhóm dân tộc Mã Lai - Đa đảo, vùng này trước đó có thể cũng đã tồn tại một nền văn minh phát triển rất cao, bởi theo một số nghiên cứu mà tôi được biết, những viên đá ở Thánh địa Mỹ Sơn có tuổi ngang với các viên đá các ở Kim Tự Tháp Ai Cập. Còn nếu theo hệ quy chiếu "Đông giáp Đông Hải" thì có lẽ sự lý giải sẽ vẫn mãi là một bí ẩn, có thể đã có sự hòa huyết lớn giữa các nhóm dân tộc Mã Lai - Đa Đảo và chủng Nam Á với nhóm Môn Khmer, mà theo một số nghiên cứu đối với các dân tộc ở vùng Tây Nguyên cho thấy "một sự thuần Việt đến kỳ lạ", ở nhiều vùng ở vùng đất này vẫn duy trì chế độ mẫu hệ, tức là không bị ảnh hưởng bởi Nho giáo Trung Hoa, thậm chí ở nhiều vùng dân tộc vẫn còn sử dụng lịch thuần âm, và còn một điều nữa, theo tôi thấy, trong lịch sử nước ta không thấy nói đến thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ (trong khi ở Trung Hoa, đến thời Ân Thương đã đạt đến thời kỳ toàn trị về chiếm hữu nô lệ) dù ở bất kỳ vùng miền nào. Đó phải chăng cũng chính là minh chứng từ một nến văn hiến nhân bản trước đó hàng ngàn năm để lại ?! Nói gì thì nói, đây cũng chỉ là những ý kiến chủ quan của tôi thôi, công việc chính xin dành cho các nhà nghiên cứu, lẽ ra những lời này tôi nên viết ở mục mạn đàm thì hay hơn anh Thiên Sứ nhỉ. Vài lời góp nhặt, có gì hơi nông cạn xin các bậc trí giả bỏ qua cho.
-
Tôi nghĩ là có thể anh Thiên Sứ đã hiểu lầm ý tôi : Theo tôi anh nên xem xét lại quạn điểm của anh khi cho rằng Việt Thường ở Khu Bốn cũ Trên đây chỉ là quan điểm của tài liệu trên mà tôi trích dẫn, còn riêng tôi thì không có ý kiến gì, bởi vì chắc anh cũng đã biết, riêng việc phân chia 15 bộ (theo quan điểm mới : từ thế kỷ VII TCN) đã không có sự thống nhất chung của các tài liệu với nhau, thậm chí tác giả Lê Gia trong "Lạc Việt Sử Ca" cũng đã rất khẳng khái rằng : "Thực ra việc phân chia ấy là do đời nhà Đường phân ra để cai trị chứ trước đó nhà nước Văn Lang làm gì có chữ viết, ...". Tuy nhiên, theo tôi, vùng đất Khu Bốn cũ thì đúng là phù hợp với vùng cực nam của cương vực nhà nước Văn Lang theo truyền thuyết (Nam giáp Hồ Tôn). Về KS Phan Duy Kha thì tôi cũng chưa hiểu là chức vụ hay học vị gì, không biết Nhà xuất bản có in nhầm hay không (NXB VH-TT : Hà Nội 2003), nhưng tôi khẳng định rằng tôi đã không trích lầm : KS Phan Duy Kha chứ không phải là TS Phan Duy Kha. Ở bài viết trên tôi chỉ trích đoạn có liên quan đến vấn đề chữ viết của người Việt cổ, còn ngoài ra, theo tôi thấy, tài liệu này cũng đã phủ nhận rất nhiều các vấn đề khác nữa (thời cổ sử) mà tôi không thể trích hết trong 1 Topic như vầy, chẳng hạn : "Không có chuyện Kinh Dương Vương sinh ra Lạc Long Quân ..." Có lẽ tôi cũng xin nhắc lại quan điểm của tôi : tôi tham gia diễn đàn này với tinh thần hoàn toàn mang tính xây dựng, mọi trích dẫn mà tôi viết lại theo lời văn của tôi đều dựa trên cơ sở những quan điểm chính của các tài liệu đó, mọi sự tổng hợp và rút ngắn hoàn toàn do chủ quan của tôi, và chỉ nhằm mục đích ngắn gọn, dễ hiểu ... chứ tuyệt đối không bao giờ có ý thêm bớt nội dung hay hành động thiếu tôn trọng tác giả. Và anh LacTuong, anh cũng đừng dùng từ "cao nhân" gì ở đây cả :D , tôi cũng như anh thôi, tôi tham gia diễn đàn này xuất phát từ những bức xúc về những chuyện bất hợp lý "rõ như ban ngày" như anh thấy đấy. Tôi không phải là người học chuyên ngành Sử gì cả đâu, trước đây tôi rành Sử Tàu hơn Sử Ta nhiều nữa đấy, bởi vì tôi rất thích những nhân vật trong : "Đông Chu Liệt Quốc", "Hán Sở tranh hùng" hay "Tam Quốc diễn nghĩa" .... Tôi có thói quen là hay lang thang trong các Nhà Sách gần nhất để thư giãn trong những giờ nghỉ trưa nơi công sở, các tài liệu tôi thường xem cũng không phải là Sử mà là các sách về "Bí quyết kinh doanh", "Bí quyết làm giàu", ... Còn lịch sử thì tôi chỉ tham khảo và chỉ lâu lâu mới "hầu chuyện" cùng các "chiến hữu" trong những lúc "trà dư tửu hậu" mà thôi. :D Tôi chỉ được biết qua trang web này một cách tình cờ nhờ một người trên mạng giới thiệu (người này tôi xin được giữ bí mật). Cuối cùng thì, như anh thấy đấy, nếu lịch sử nước ta như tài liệu trên (mà tôi trích dẫn) thì thật là khô queo, chán ngắt và vô duyên, có gì đáng tự hào cơ chứ. Tôi xin trích ra đây đoạn này để anh xem, (trong tài liệu mà tôi đã trích dẫn ở đầu Topic này) : Ai cũng biết "thường" thuộc bộ y mang nghĩa sơ khai là cái "quần". Cho nên tôi đoan nghi chữ "thường" mà cổ văn Trung Hoa gán thêm cho người Việt chính là tấm "khố" đặc trưng của văn minh Lạc Việt,... Trời ạ, "tấm khố" mà đặc trưng của văn minh cái nỗi gì, đã không có quần áo để che thân, nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, mà lại còn không có cái "tấm khố" ấy nữa thì ... không biết là giống gì nữa. :lol:
-
Kính thưa quí vị bạn đọc quan tâm, Anh Thiên Sứ thân mến, Tôi tạo Topic này để chuẩn bị cho bài viết mới của tôi nhằm mục đích chia sẻ các quan điểm lịch sử hiện tại về một thời khuyết sử của dân tộc, tôi định viết trong mục ĐI TÌM CHỮ VIỆT CỔ mà anh Thiên Sứ đã giới thiệu nhưng cuối cùng đã quyết định lập Topic mới, bởi mọi nguồn gốc của vấn đề : văn minh chữ viết của người Việt cổ, một vấn đề quan trọng để minh chứng một nhà nước sớm của dân tộc ta ra đời cách đây gần 5000 năm theo chính sử, nằm ở cụm từ : Việt Thường Thị. Khi tôi đang gõ những dòng chữ này, trong tay tôi đang tham khảo cuốn sách : NHÌN LẠI LỊCH SỬ, sách dày 1134 trang, của các đồng tác giả : KS Phan Duy Kha - TS Lã Duy Lan - TS Đinh Công Vĩ, giá bìa : 120 000đ, hiện đang bày bán ở Nhà sách Nguyễn Văn Cừ, đây là một tài liệu, mà theo tôi, có quan điểm phủ nhận bề dày văn hiến gần 5000 năm của nước ta một cách quyết liệt nhất trong các tài liệu mà tôi có dịp tham khảo. Sau đây tôi xin tóm lược nội dung quan điểm của tài liệu này, theo lời văn của tôi, quí vị có thể tìm để tham khảo và đối chứng : "Thời Nghiêu Thuấn (2353 TCN), có sứ giả Việt Thường Thị dâng rùa lớn, trên lưng có ghi văn Khoa Đẩu, ghi việc trời đất mở mang. Và vào thời Thành Vương nhà Chu (1063 - 1026 TCN), cũng có sứ giả Việt Thường Thị dâng chim trĩ trắng. Nhưng theo sách sử cổ nhất của nước ta (Việt Sử Lược), nhà nước Văn Lang chỉ thực sự ra đời từ TK VII TCN, tức là sau thời Nghiêu Thuấn 13 thế kỷ, và sau thời Chu Thành Vương 4 thế kỷ. Vì vậy mọi sự gán ghép khiên cưỡng đều do đời sau thêm vào ... Vậy, có thể từ thời thượng cổ, trước khi nhà nước Văn Lang ra đời, đã tồn tại một Việt Thường Thị có nền văn minh cao, có chữ viết (chữ Khoa Đẩu), về sau, Việt Thường Thị bị các vua Hùng thu phục và trở thành một bộ (trong 15 bộ) của nước Văn Lang ... Vị trí của bộ Việt Thường được xác định là ở cực nam của Văn Lang, tức là vùng Khu Bốn Cũ (Thanh Nghệ Tĩnh) ... Nhưng vấn đề là tại sao khi thu phục được bộ Việt Thường, nhà nước Văn Lang không kế thừa được hệ thống chữ viết của Việt Thường Thị ? Trong các văn bản sử của Trung Hoa và VN đều không thấy nói đến chữ viết của Văn Lang, tức là thời đó nhà nước Văn Lang chưa có chữ viết. Điều này chỉ có thể lý giải là : sau khi bị thu phục, Việt Thường Thị đã giấu bí mật chữ viết của mình, trong lịch sử cũng từng có trường hợp tương tự xảy ra : sau khi nhà nước Đại Việt thôn tính Chiêm Thành đã không kế thừa được hệ thống chữ viết của người Champa ...." Tôi xin ngừng lại ở đây vì nếu tiếp tục thì chính tôi cũng không "nuốt" nổi ... Anh Thiên Sứ và quí bạn đọc thân mến, Trên đây là toàn bộ ý chính của tài liệu trên về vấn đề văn minh chữ viết của người Việt cổ mà Trần Phương tôi xin được tóm lược bằng lời văn của tôi. Theo tôi thấy về lập luận có vẻ rất logic nhưng khi nhìn xuyên suốt vấn đề thì thấy không ổn lắm, tôi bác bỏ luận thuyết trên. Tôi đồng ý với anh Thiên Sứ rằng, việc chứng minh cho cội nguồn ngàn năm văn hiến của dân tộc là điều không hề dễ dàng, nhưng để phản chứng những luận thuyết như trên thì không phải là việc khó. Có vài lời chia sẻ, mong được quí vị quan tâm minh xét.
-
Nghĩ về những thói hư tật xấu của người mình Dương Trung Quốc Không biết có phải vì được chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ của nước Trung Hoa trong cuộc cải cách mà dư luận hâm nóng một cuốn sách được xuất bản cách đây hai thập kỷ. Đó là cuốn “Người Trung Hoa xấu xí” của Bá Dương. Dường như có sự liên tưởng cho rằng sự dũng cảm nhìn nhận ra những yếu kém sẽ mang lại sức vươn lên mạnh mẽ cho một dân tộc. Nhưng cũng chưa ai chứng minh được mối liên hệ giữa sách của Bá Dương và thực tiễn cải cách thành công của nước Trung hoa mới. Người ta cũng từng nhắc đến Lỗ Tấn cách đây cả thế kỷ cũng đã từng quất ngọn roi phê phán vào lòng tự ái của người Trung Hoa để thức tỉnh một dân tộc còn đang ngái ngủ trước nguy cơ lạc hậu và mất nước... Cũng không hẳn như anh Thúy Toàn cho rằng “Người Việt Nam bắt đầu dám nói”. Người Việt Nam thế hệ chúng ta thì có thể, chứ các bậc tiền bối thì không hẳn. Do vậy cái đáng tự vấn chính là thế hệ chúng ta chứ không phải là “Người Việt chúng ta". Những công bố gần đây của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn lục tìm trong sách báo cũ cho thấy, người Việt Nam ta đâu phải không biết tự phán. Ngay trong thời cận đại cũng từng có hai nhà chính trị, cũng đáng là hai nhân vật lịch sử quan trọng đã tự tay viết sách tự phê bình đường lối chính trị của mình. Tác giả “Tự phán” là nhà ái quốc nổi tiếng Phan Bội Châu, còn “Tự chỉ trích” là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Văn Cừ... Nhưng tự phán và tự trào tính cách của dân tộc thì phải nói đến một nhân vật nổi danh trên trường văn học và báo chí là Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) ở đầu thế kỷ XX mà năm nay chúng ta sẽ kỷ niệm 70 năm ngày mất của ông. Khi còn bỉnh bút cho tờ báo quốc ngữ ra đời sớm nhất ở Bắc Kỳ “Đăng cổ tùng báo” (1907) Nguyễn Văn Vĩnh dưới bút danh giả nữ là Đào Thị Loan, ông đã viết những bài phê phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu như tục đốt vàng mã, thói hư danh, nạn cờ bạc... Đến khi trở thành chủ bút tờ “Đông Dương Tạp chí” trong 2 năm 1913 và 1914, ông mở một chuyên mục mang tên là “Xét tật mình” lấy cảm hứng từ một câu của văn hào Pháp Emile Zola: “Nói hết, để biết hết, để chữa hết” (Tout dire pour tout connaitre, pour tout guérir) và giải thích thêm rằng: “Các nết xấu, các hủ tục của người Việt Nam ta, cần nói hết ra, đừng có giấu giếm, ai cũng biết thì mới sửa được. Luân lý là phải dạy người ta biết gốc rễ điều ác để tự nguyện tránh, mầm mống điều thiện để tự giác làm điều thiện”. Bằng một ngòi bút trào lộng sắc cạnh, Nguyễn Văn Vĩnh đã bàn tiếp đến nhiều thói hư tật xấu thường thấy ở người nước ta như tính ỷ lại, tính ăn gian nói dối, thói ăn uống thành nợ miệng, tính bán tín bán nghi, thói đồng bóng, tính vay mượn kém sáng tạo, tính cơ hội đục nước béo cò, thói “gì cũng cười”, tệ cờ bạc v.v... Cách viết tự trào và tự phán ấy sau này còn được tờ “Phong Hóa”, “Ngày Nay” tiếp tục bằng ngôn ngữ trào lộng đề cập tới những vấn đề của cuộc sống. Đó là thời điểm của những biến chuyển quan trọng trong đời sống xã hội diễn ra trong quá trình đô thị hóa và phong trào “vui vẻ trẻ trung”. Đối tượng chính là những thói tệ thường thấy trong cơn chuyển đổi từ “người nhà quê” lên lớp thị dân, sự xuất hiện tính cách trọc phú trong lớp người mới giàu có... Đó là thời kỳ xuất hiện những nhân vật như Xuân Tóc Đỏ, Nghị Hách trong văn học, những Xã Xệ, Lý Toét, Nang Bạnh trong biếm họa của báo chí v.v... Lại còn phải nhắc đến các học giả khi bàn về phong hoá của đất nước cũng lưu tâm đến những mặt hạn chế, thói xấu của người Việt Nam như để góp phần giải thích cái thân phận thấp kém của một quốc gia vừa bị mất nước và bị lạc hậu. Những đánh giá của Phan Kế Bính, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh... thật nghiêm khắc. Các nhà hoạt động chính trị cũng không né tránh. Những bài viết của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn An Ninh, Lương Văn Can, Ngô Đức Kế...có tác dụng thức tỉnh hướng vào khát vọng phục hưng dân tộc. Ngay Nguyễn Ái Quốc từng nói thẳng với những đồng chí trẻ trong những lớp đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu về những thói tệ như tính sĩ diện, giấu dốt , thích làm quan của người mình (qua báo “Thanh niên”) v.v... Như vậy là việc dám nhìn vào gương để tự soi mình, vạch ra những thói hư tật xấu để phê phán và khắc phục đâu phải là chưa từng có ở ta. Tự phê phán đã từng được coi là một vũ khí để tu thân... Công cuộc Đổi mới được khởi động bằng nguyên lý: “Hãy nhìn thẳng vào sự thật” hoàn toàn phù hợp với tinh thần tự phê phán, tự chỉ trích mà chuyên mục này của báo Tiền phong đang đề cập tới. Tuy nhiên, theo tôi, vấn đề là phải nhìn nhận những thói hư tật xấu một cách biện chứng trong tính cách của mỗi con người, cũng như mỗi dân tộc, tranh phiến diện và tuyệt đối hóa. Tôi nhớ đến một cách quảng cáo của một bà chủ cửa hàng tiên phong trong việc mở mỹ viện tại Hà Nội: “Không có người đàn bà xấu, chỉ có người đàn bà chưa biết cách làm đẹp”. Một con người đã vậy, với một dân tộc có vậy không? Tôi lại nhớ đến nỗi băn khoăn của cố Viện trưởng Viện Sử học Nguyễn Hồng Phong. Ông thăm nước Đức và nói lên nỗi bàng hoàng khi tham quan di tích một trại tập trung của Đức quốc xã. Điều làm ông bàng hoàng hơn cả không phải là sự chết chóc thảm khốc của những tù nhân Do Thái mà lại chính là vẻ mặt trí thức và khả ái của những viên trùm chỉ huy các trại tập trung ấy. Thật là nghịch lý, một dân tộc sản sinh ra những thiên tài của sự nhân ái như Goeth hay Beethoven lại có những người đồng bào khát máu như vậy?! Cũng như khi nói về biểu tượng “con cá gỗ” gắn với một xứ sở nổi tiếng nghèo nhưng cũng nổi tiếng có học ở miền Trung nước ta. Cái biểu tượng ấy có thể gắn với tính bủn xỉn, keo kiệt ở người này nhưng lại là một phần của tính hiếu học, ý chí phấn đấu vượt khó ở người khác... Vì vậy khi nói về một sự khác biệt trong tính cách của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng ta có thể nói về một số tính trội hay những tiềm năng mang các khuynh hướng khác nhau chứ không nên hiểu như những hằng số phản ảnh một tính cách tuyệt đối, bất di bất dịch. Trong sách du ký “Hành trình Xứ Đàng Trong năm 1621” của cố đạo Alexandre de Rhodes có thuật lại trải nghiệm của một thương nhân Bồ Đào Nha. Ông ta đến Đàng Trong (vùng Hội An) và được nhiều người nước ngoài khác cảnh báo về một thói xấu của người bản địa là hay xin xỏ. Rằng người Đàng Trong rất chuộng của lạ, thấy ai có cái gì cũng ngỏ lời “Xin một cái”, do vậy ai có gì thì chớ để lộ ra kẻo họ lại xin mất. Sự việc diễn ra đúng như vậy. Nhưng một lần, ông thương gia này quyết định thử xem có đúng hoàn toàn như vậy không, bèn đến một gia đình thuyền chài nghèo và để tay lên cái rổ đầy cá rồi nói bằng tiếng bản địa “Xin một cái!”. Điều bất ngờ là người thuyền chài chẳng nói chẳng rằng đưa luôn cả cái rổ cá cho người ngỏ lời xin mặc dù có thể đó là cả bữa ăn của gia đình mình. Thế là ông thương gia người Bồ lại phát hiện một tính cách đối lập với những thiên kiến về người Đàng Trong... Từ những câu chuyện ấy, suy cho rộng ra thì phải trở về cái nguyên lý “nhân chi sơ, tính bản thiện”. Những cái xấu, những cái đi ngược lại với thiện tính của con người không thuộc về tính cách của một dân tộc mà chủ yếu chỉ là biểu hiện của những con người trong những hoàn cảnh cụ thể đã để mất cái thiện căn của mình. Biết nhận thức cái xấu, biết tự phê phán là thái độ khôn ngoan không chỉ với một cá nhân, một cộng đồng mà có thể của cả một dân tộc. Và đó cũng là ý niệm cốt lõi của hai chữ “giáo dục” như bài thơ “Nửa đêm” (Dạ bán) của Cụ Hồ”: “Ngủ thời ai cũng hiền lương Tỉnh ra mới rạch hai phương dữ lành Dữ lành bá tánh trời sanh Thường do giáo dục mà thành thói quen” (Bản dịch của Quách Tấn) Theo Tiền Phong
-
Nhà văn hóa Hữu Ngọc Quan trọng nhất là phải biết nhìn ra nhược điểm của chính mình Trong cuộc gặp gỡ mới đây với chúng tôi, nhà văn hóa Hữu Ngọc đã chia sẻ những suy nghĩ của ông về một chủ đề mang tính thời sự: tính cách Việt trong thời buổi hội nhập... Người ta gọi ông là “nhà xuất nhập khẩu văn hóa”. Bởi lẽ, hầu như cả cuộc đời ông đã dành cho sự nghiệp giới thiệu văn hoá Việt Nam ra nước ngoài và tìm hiểu, giới thiệu các nền văn hoá thế giới. Ông là Hữu Ngọc, một nhà văn hóa được biết đến nhiều ở trong và ngoài nước. Nhà văn hóa Hữu Ngọc sinh năm 1918 tại Hà Nội, gốc gia đình ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tốt nghiệp tú tài, Hữu Ngọc vào học trường Luật. Tốt nghiệp, ông lại rẽ ngang sang nghề dạy học. Kháng chiến 9 năm chống Pháp, ông làm Trưởng ban giáo dục tù, hàng binh Âu – Phi, có dịp lặn lội đi khắp các trại để làm công tác địch vận, giúp cho những người lính Âu – Phi trong đội quân xâm lược của thực dân Pháp hiểu về cuộc kháng chiến chính nghĩa và nền văn hóa của Việt Nam. Sau năm 1954, có dịp đi công tác, hội thảo ở nhiều nước trên thế giới, ông đem tiếng nói chính nghĩa, yêu lao động, yêu hoà bình của dân tộc Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, làm cho họ hiểu đất nước và nền văn hoá của Việt Nam hơn. Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Chiến công và Huân chương Độc lập, Chính phủ Thụy Điển tặng Huân chương “Ngôi sao phương Bắc”, Chính phủ Pháp tặng Huân chương Cành cọ Hàn lâm và “Lời Vàng” cùng nhiều danh hiệu cao quý khác. Với tri thức sâu rộng, lại sử dụng thành thạo tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Đức, sử dụng được chữ Hán, hơn 50 năm cầm bút, nhà văn hóa Hữu Ngọc đã cho ra đời một loạt tác phẩm viết về kho tàng văn hóa phong phú của nhiều dân tộc. Đó là “Phác thảo chân dung văn hóa Pháp”, “Mảnh trời Bắc Âu”,”Văn hoá Thuỵ Điển”, “Hồ sơ văn hoá Mỹ”, “Chân dung văn hóa Nhật Bản” “Chìa khoá để biết và hiểu Lào”. Để giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, ông viết đều đặn hơn chục năm trời mục “Mạn đàm truyền thống” cho Le Courrier Viet Nam (tiếng Pháp) và Vietnam News (tiếng Anh). Những bài viết đó đã được tập hợp thành một cuốn sách quý “Phác thảo chân dung văn hoá Việt Nam” bằng hai thứ tiếng Anh và Pháp. Ở tuổi 88, nhà văn hóa Hữu Ngọc vẫn được tín nhiệm giữ chức Chủ tịch Quỹ văn hóa Thụy Điển - Việt Nam và Quỹ văn hóa Đan Mạch - Việt Nam. Quỹ do ông phụ trách đã giúp cho 11 phường rối nước khỏi bị mai một; tài trợ trùng tu gần 70 đền chùa, nhà thờ họ một số gia tộc nổi tiếng có công với nước, sửa chữa và làm mới nhiều bia mộ, tượng của các anh hùng, danh nhân, giúp nhiều học bổng cho con em các dân tộc. Hoạt động của Quỹ đã vươn tới những vùng sâu, vùng xa: phục chế tháp Mường Luân ở Lai Châu, tu bổ công trình kiến trúc cổ Thala Pangxay của đồng bào Khơ-me ở An Giang... * Thưa ông, có nên chăng đặt ra một vấn đề trong thời buổi hội nhập hiện nay: người Việt Nam “chất lượng cao”? - Tôi hiểu ý ngầm của thuật ngữ này. Đó là một khái niệm khá thú vị, nhưng theo tôi, ở đây không thể khu biệt những tính cách “chất lượng cao” cho một nhóm người nào đó mà phải lan toả nó ra toàn xã hội. Có nghĩa là đụng đến một vấn đề đang làm đau đầu xã hội hiện nay: giáo dục toàn dân. Chỉ có giáo dục cho đại đa số người dân những tri thức hiện đại, đồng thời cả về ý thức công dân nữa thì chúng ta mới hy vọng đưa đất nước hội nhập vào với thế giới được. Chứ nếu chỉ có một tầng lớp người nào đó trong xã hội thì đó chỉ là những cố gắng manh mún nhỏ lẻ và không mang lại được hiệu quả cho cả xã hội. * Vậy theo ông, những tính cách “chất lượng cao” của người Việt trong thời buổi hội nhập là gì? - Để bàn về vấn đề này, cần phải nói rộng ra một chút. Nếu như so với các nước trong khu vực thì chúng ta hội nhập với thế giới chậm hơn nhiều. Những nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia... đều đã hội nhập sớm; kinh tế của họ phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở sức lao động rẻ, hoạt động dịch vụ... Bây giờ, nếu ra sân chơi quốc tế, chúng ta lại đua tranh với họ trên chính những lĩnh vực mà họ đã có lợi thế do có kinh nghiệm, có thị trường... thì chúng ta sẽ chỉ gặp nhiều bất lợi mà thôi. Bởi vậy, để đua tranh trên lĩnh vực phát triển kinh tế, chúng ta phải dựa vào nội lực của mình. Nói như thế thì nghe có vẻ mông lung, sách vở quá nên tôi nói cụ thể hơn như thế này. Nền kinh tế của chúng ta sẽ phát triển dựa trên và chủ yếu là trông vào sức tiêu thụ của dân mình là chính! Có nghĩa là phải nâng cao được tỉ lệ tiêu thụ hàng hóa của người mình lên thì kinh tế mới phát triển được. Mà người mình ở đây là ai? Là người nông dân! Bởi tỉ lệ nông dân ở ta vẫn còn lớn lắm, lên đến 80% dân số. Một bộ phận người ở thành thị đâu có tiêu thụ hàng hóa đáng kể cho nền kinh tế mà phải là người nông dân thì tỉ lệ tiêu thụ hàng hóa mới cao được. Vòng quay tiêu thụ hàng hóa càng nhanh thì nền kinh tế mới càng phát triển. Ở đây, như vậy có một sự liên quan giữa “Hàng Việt Nam chất lượng cao” với “Người Việt Nam chất lượng cao”! Tôi thấy rằng khẩu hiệu người Việt Nam dùng hàng Việt Nam chính là toát lên cái tinh thần vì quốc kế dân sinh và người Việt Nam thời hội nhập phải là người biết vì quốc kế dân sinh như vậy. Bên Nhật Bản hàng năm có một ngày chính phủ kêu gọi người dân hãy dùng hàng nước ngoài vì dân Nhật chỉ thích dùng đồ do họ làm ra thôi. Còn ở ta thì ngược lại. Dân mình chỉ thích dùng hàng ngoại và như thế thì nền kinh tế sẽ khó mà phát triển sánh với các cường quốc năm châu được. * Đó là đặc trưng mang tính kinh tế. Còn về tính cách cá nhân thì sao, thưa ông? - Từ trước đến nay, chúng ta chỉ chủ yếu nói về những mặt tích cực trong tính cách người Việt: yêu nước, thương nòi, dũng cảm, cần cù, chịu khó... Việc cổ vũ những tính cách như vậy rất có ích lợi trong thời kỳ kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Nhưng chúng ta thường “kiêng” nói đến những mặt tiêu cực trong tính cách Việt. Theo tôi, một tính cách quan trọng của người Việt trong thời kỳ hội nhập chính là phải khiêm tốn, chặt chẽ, biết nhìn ra những nhược điểm, yếu kém của chính mình thì từ đó mới vươn lên được. Một trong những đặc trưng quan trọng nhất của người Việt trong thời kỳ hội nhập, theo tôi, là phải có ý thức công dân. Chúng ta có thể anh dũng chết trước mặt kẻ thù, nhưng phê phán cấp trên thì không! Có thể nhẹ nhàng nhận cái chết trên chiến trường, nhưng cũng sẵn sàng xéo lên vườn hoa, cây cỏ. Ai phê bình thì tự ái. Tôi nhớ trong một cuộc họp, có người nói rằng dân mình thiếu chữ tín, không tôn trọng lời hứa; thế là một nhà văn có tên tuổi đứng lên gay gắt bảo rằng nếu như dân ta không thật thà thì làm sao đánh thắng được quân Nguyên! Đại loại là như thế... * Trung Quốc có xuất bản cuốn Người Trung Quốc xấu xí của nhà văn Bá Dương, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Vậy theo ông, có cần phải có một cuốn sách tương tự như thế cho người Việt chúng ta hay không? - Nên quá đi chứ! Nhưng tôi thích một cuốn sách khác của Trung Quốc hơn, cuốn Người Trung Quốc tự trào. Cần phải biết tự trào về những thói hư tật xấu của mình. Không nên coi đó như là chuyện “vạch áo cho người xem lưng”. Có bệnh thì chữa và đó chính là sức mạnh. Ở nhiều nước, người ta có những số liệu điều tra nghiên cứu về xã hội học rất thú vị, chẳng hạn như tỉ lệ người nói dối trong xã hội, tỉ lệ người biết quan tâm đến người khác... Tôi nghĩ ở Việt Nam cũng nên tiến hành những điều tra xã hội học như thế. * Một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường là tính cạnh tranh, còn mục tiêu tối hậu của nó là làm ra lợi nhuận. Theo ông, trong bối cảnh đó, liệu văn hóa có phải và nên như một cái “phanh” hãm bớt những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường hay không? - Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh, ngoài cuộc đua tranh về tiềm lực quân sự, cả hai bên Đông-Tây đều lao vào cuộc đua tranh về kinh tế với quan niệm cho rằng sự vượt trội về tiềm lực kinh tế sẽ có ý nghĩa quyết định đối với thành bại về đại cục! Đến thập kỷ 80 của thế kỷ trước, lần đầu tiên nhân loại đã nhìn nhận lại ý nghĩa của văn hoá thông qua thập kỷ văn hoá UNESCO, nhận thức lại cái tương quan giữa văn hoá và kinh tế trong đời sống con người. Người ta hiểu ra rằng sự phát triển đơn thuần về kinh tế không có nghĩa là một bảo đảm chắc chắn cho cái gọi là “chất lượng sống”. Nên nói văn hóa là cái động cơ cho một xã hội vận hành, còn kinh tế chính là nhiên liệu của xã hội đó. Văn hóa là mục tiêu của kinh tế chứ không phải ngược lại. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc có một nền văn hóa riêng. Nó như cái kén của con tằm, được tạo ra cho chính nó chứ không phải cho ai khác. Cần tôn trọng sự khác biệt về văn hóa, không áp đặt những quy chuẩn chung cho tất cả; mà có áp đặt cũng không được. Người Hàn Quốc vẫn ăn thịt chó và World Cup vẫn được tổ chức ở Hàn Quốc, bất chấp những sự phản đối của một số người... Những người Việt của thời hội nhập cần phải nhận thức rõ những điều này và điều đó tạo nên nội lực cho người Việt trong thời kỳ hội nhập. * Là người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với người nước ngoài, ông nói gì với họ về nước Việt Nam hiện nay? - Có lần tôi dành ra cả một buổi để thuyết trình cho nhiều người nước ngoài hiểu về khẩu hiệu của chúng ta: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Sau buổi thuyết trình, một người Mỹ tới gặp tôi và bảo: “Khẩu hiệu này cũng hợp với nước chúng tôi!”. * Xin cảm ơn ông! Theo Báo Quân đội nhân dân
-
Anh Thiên Sứ, ở bài trước đúng là tôi chỉ đưa lên 1 bài bình luận mang ý kiến cá nhân chứ tuyệt nhiên ý kiến này không hề mang tính nghiêm túc khi đánh giá 1 con người và hoàn toàn không có giá trị gì đối với nghiên cứu cổ sử cả. Nhưng lý do tại sao tôi lại đưa lên như vậy, thì hôm nay tôi được nói lên chính kiến của cá nhân tôi. Không hiểu rằng các nhà Sử học, nhà khảo cổ, nhà nghiên cứu ... có học vị cao cấp đâu cả rồi ? Sao các vị ấy lại nhanh chóng phản bác (tôi gọi là phản bác chứ không phải phản biện) một nghiên cứu quan trọng như vậy của một Thiền Sư chứ ? Và hệ quả từ những phản bác này là xuất hiện hàng loạt ý kiến cho rằng GS Lê Mạnh Thát chỉ muốn "chơi nổi", tạo "scandal", ... Những ý kiến mang tính cá nhân này xem ra rất khẳng khái và ung dung để vung tay thảy tất cả những tài liệu của GS Lê Mạnh Thát vào sọt rác và thậm chí rất sẵn sàng đưa "cái ông này" lên đoạn đầu đài nếu "cái ông này" dám đứng ra đối chất. Vậy ra nếu thật sự có "trao đổi khoa học công khai" giữa GS Lê Mạnh Thát và các nhà Sử học thì đây cũng chỉ là một sự kiện chẳng có gì đáng quan tâm của công luận bởi vì GS Lê Mạnh Thát đã thua từ trong trứng nước rồi. Phải chi ngay từ đầu các vị có chức năng này thận trọng hơn một chút, ... thì đâu đến nỗi. Nhìn lại một chút những trang sử của nước nhà để suy ngẫm, có thể nhận định rằng, chưa bao giờ đất nước ta lại đứng trước một thời kỳ vận hội lớn đến như vậy, thời kỳ của thương mại toàn cầu. Người ta đã nói nhiều về "toàn cầu hóa", về "gia nhập WTO", ... về những thành tựu quan trọng của đất nước thời hội nhập nhưng người ta lại nói quá ít về sự "tìm lại chính mình", động lực quan trọng nhất để chúng ta có thể ngẩng đầu đi lên cùng nền văn minh nhân loại. Trong thế kỷ XX, nước ta đã trải qua những biến động lớn, nhưng cũng chính trong thời kỳ này, bạn bè thế giới đã biết nhiều đến 2 chữ : "Việt Nam", biết đến với sự trân trọng sâu sắc. Vâng, cái tên "Việt Nam" rất đỗi quen thuộc đối với mỗi người dân Việt nhưng trong khoảnh lặng nào đó rất đỗi thiêng liêng, sâu lắng. Thậm chí các nhà nghiên cứu nổi tiếng trên khắp thế giới phải tốn bao nhiêu giấy mực về cái dân tộc "nhỏ bé" mà "kỳ lạ" này, người ta cũng đặt nhiều dấu hỏi về : "Huyền thoại sức mạnh Việt Nam" . Và bạn bè đã đến VN để tìm hiểu, họ len lỏi trong mọi ngóc ngách cuộc sống của người dân và đã phần nào đã có lời giải đáp : lối sống cộng đồng, trọng tình cảm, sự tinh tế trong giao tiếp, ứng xử, .... nhưng tất cả hình như chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, và người ta vẫn phải tiếp tục tìm kiếm, đơn giản bởi vì phần trả lời chính xác nhất phải ở chính dân tộc đó, ... "Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ ?". Đó là một chuyên đề lớn mà Báo Thanh Niên năm nào đã đặt ra. Đồng ý một điều trước giờ chúng ta luôn khiêm tốn đến mức tự ti rằng "Dân tộc ta là một dân tộc nhỏ bé" nhưng "kiên cường", điều này hoàn toàn đúng để chúng ta có thể tự hào như đã từng tự hào như vậy. Nhưng hình như chính chúng ta cũng chưa tìm ra được câu trả lời cho chính mình : cái gì làm nên "Huyền thoại sức mạnh Việt Nam" ? Nhớ lại khi xưa, khi đức Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long, lý do được đưa ra là : Đất nước đã độc lập, chúng ta phải tiến hành xây dựng kinh đô mới trên vùng đất lớn hơn, nơi có thế "rồng cuộn, hổ ngồi" vì kinh đô cũ (Hoa Lư) chỉ thích hợp cho phòng thủ, khó để phát triển kinh tế ... Đó là một cái nhìn đầy sáng suốt của một vị minh quân. Ngày nay, những năm đầu của thế kỷ XXI này, chúng ta đang đứng trước một cơ hội rất lớn để khôi phục những giá trị văn hiến ngàn năm của dân tộc Việt, và chỉ có ở đó chúng ta mới tìm ra đầy đủ lời giải đáp cho câu hỏi : Huyền thọai sức mạnh Việt Nam ?". Sự khiêm tốn, ý nhị trong ứng xử là một nét văn hóa đẹp của dân tộc. Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó. Hình như chúng ta đang làm khó chính mình khi tự đặt ra những câu hỏi chủ quan làm cản trở hành trình của chúng ta như : "Không thể tin được vì ngày xưa nước ta chưa có chữ viết, chưa có phương tiện di chuyển, làm sao vươn tay cai trị ở một vùng đất lớn như vậy (Bắc giáp Động Đình Hồ, ...)" hoặc như : "Dân tộc Hán là một dân tộc lớn mà còn chưa có mặt hết ở vùng Hoa Bắc, vậy làm sao tin được ... ". Những câu hỏi này chắn chắn tới giờ này vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng, và chúng ta cứ lẩn quẩn với những bất hợp lý không thể lý giải. Tất cả nằm ở chỗ : "Dân tộc ta là dân tộc nhỏ bé, nhược tiểu", vâng, khiêm tốn, nhưng đôi khi khiến chúng ta quá tự ti về chính mình. Vậy, chúng ta sẽ trả lời như thế nào về "cương vực lãnh thổ" các quốc gia, các nền văn minh cổ đại (văn minh Ấn Độ, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ai Cập, ...) thậm chí còn rộng lớn hơn nhiều lần so với "biên giới lãnh thổ" hiện tại ? Nhưng có ai tự đặt câu hỏi làm khó mình như chúng ta đâu. Và đó không phải là việc của chúng ta à, đúng, vậy thì việc đó xin dành cho các nhà nghiên cứu trên thế giới (!) Qua những dòng nhỏ bé này, Trần Phương tôi xin viết lên tất cả những suy nghĩ bằng những hiểu biết nông cạn của tôi, để rồi ngày mai đây, sau những ngày nghỉ cuối tuần tôi lại quay cuồng với cuộc sống mưu sinh của một tên nhân viên kinh doanh quèn. Nhưng đằng sau những lời trần tình này, tôi xin kính cẩn thắp một nén nhang tới những vị tổ tiên, anh hùng tiên liệt của dân tộc, đồng thời xin trân trọng ngả mũ trước những nghiên cứu của những con người đang ngày đêm làm việc không biết mệt mỏi như : GS Lê Mạnh Thát, Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ... Hẹn anh Thiên Sứ lần sau.
-
Gởi anh Thiên Sứ bài trả lời được bình chọn là "hay nhất" dưới đây, không biết cái bình chọn "hay nhất" này mang tính châm biếm hay nghiêm túc về con người & sự việc mà tôi thấy "túm lại" chẳng coi GS Lê Mạnh Thát ra gì cả. Nguồn : http://vn.answers.yahoo.com/question/index...29000851AA0kRtZ Thiền sư Lê Mạnh Thát - Thích Trí Siêu công bố nhầm lẫn trong sử Việt là không hề có An Dương Vương nào cả Ý kiến các bạn thế nào, nếu nghiêm túc sao không thấy hội đồng phản biện nào cả, hay ông này muốn tạo scandal chơi nổi? rất mong tham gia vì liên quan đến sử Việt mà trước đây ta vẫn học Câu trả lời hay nhất - Do người sử dụng bình chọn TỜ BÁO GÂY CHẤN ĐỘNG NGƯỜI ĐỌC.... Mấy hôm nay, Báo TN đăng liên tiếp nhiều kỳ một bài báo cực kỳ chấn động, theo kiểu...."theo nguồn tin riêng của TN" mà ai cũng biết.... Loạt bài báo "Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động" đã gây chấn động cho người đọc bằng những phát hiện lịch sử chả có gì chấn động.... Lại đăng cực kỳ hoành tráng, vỗ béo y như Duyên dáng Việt Nam. Bài đầu tiên phê phán Lê Quý Đôn "lôi thôi" vì "bài Xuân nhật tức sự, được Lê Quý Đôn chép trong Kiến văn tiểu lục và ghi là của thiền sư Huyền Quang thời nhà Trần (1254-1334). Từ đó nhiều thế hệ học giả đã dẫn giải, bình luận, coi là một kiệt tác thi ca chữ Hán của Việt Nam. Trên tạp chí Văn học số 1-1984, lần đầu tiên giáo sư Lê Mạnh Thát đã đưa ra tài liệu chứng minh bài thơ trên không phải của thiền sư Huyền Quang mà của thiền sư Ảo Đường Trung Nhân (?-1203) thời nhà Tống bên Trung Quốc." Thiết nghĩ Lê Quý Đôn thời đó làm sao có đủ tài liệu và phương tiện di chuyển như bây giờ để xác minh bài đó của ai? Lê Quý Đôn cũng chả phải là người "phát hiện" ra bài thơ đó, ông chỉ ghi lại mà thôi. Và ông cũng không nghĩ mấy trăm năm sau có người phê bình ông là "lôi thôi".... Bài thứ 2 quyết Làm trong sạch những trang sử của tổ tiên bờ cõi (?) bằng cách loại bỏ truyền thuyết An Dương Vương và nước Nam Việt của Triệu Đà ra khỏi lịch sử nước ta! Thôi thế thì thôi, Cổ Loa Thành, Mỵ Châu, Trọng Thủy tiêu tùng.... Ông này dẫn việc 3 trong 4 quyển sử của Trung Quốc Giao châu ngoại vức ký, Quảng Châu ký, Nam Việt chí và Nhật Nam truyện là không đáng tin cậy, rồi ông dẫn 1 quyển sử khác cũng của Trung Quốc mà theo ông là đáng tin. Cũng là đồ đi mượn, vậy phải cùng nhau xác định xem cuốn nào đáng tin đã chứ? Đi đòi những điều mơ hồ làm gì? Nhưng túm lại thì: "Những kết luận của giáo sư Lê Mạnh Thát có thể và cần được các nhà sử học tiếp tục bổ sung, nhưng không có gì thái quá khi nói rằng với phát hiện đó trên nền tảng những thành quả quan trọng trong cuộc nghiên cứu lớn về thời Hùng Vương trong thời gian chống Mỹ, chúng ta có thể và phải dựng lại lịch sử thời đại Hùng Vương với những sự thật của nó. Nó một lần nữa chứng minh việc Nhà nước ta lấy ngày giỗ tổ Hùng Vương làm Quốc Giỗ là vô cùng đúng đắn" (LINK) Nếu là "phát hiện lịch sử chấn động mà còn phải "tiếp tục bổ sung" và đăng bài gọi là "chấn động" thì quả là chấn động thật nhỉ? Thách ai dựng lại được lịch sử thời Hùng Vương đấy! Nhưng cái ông phát hiện ra những sự kiện lịch sử chấn động này - Thiền sư Lê Mạnh Thát - là ai? Search trên Google chả thấy tên ông ấy trên trang nào khác ngoài tờ báo đã đăng bài ông ấy.... Đương nhiên người ta uyên thâm và nổi tiếng không phải trên google, nhưng ít ra cũng phải có 1 cái gì đó chứ? Có lẽ việc phát hiện ra ông này cũng là một phát hiện chấn động chăng? 67% 2 phiếu bầu
-
Nguồn : http://vietnamnet.vn/bandocviet/2008/03/775086/ Xin đừng biến Thánh Gióng thành chú bé cưỡi ngựa chơi Tại chùa Phúc Khánh (Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội) hiện đang trưng bày ảnh mẫu tượng đài Thánh Gióng của ông Kim Xuân để lấy ý kiến nhân dân. Về vấn đề này, chúng tôi nhận được ý kiến phản hồi của Tiến sĩ Đỗ Văn Khang. TS. Khang có đề cập tới 2 vấn đề, đó là linh huyệt và mẫu tượng. Ở đây, chúng tôi xin không đề cập tới vấn đề linh huyệt mà chỉ xin nêu những ý kiến về mẫu tượng. Theo TS. Đỗ Văn Khang, mẫu tượng của ông Kim Xuân biến Thánh thành chú bé cưỡi ngựa chơi, chứng tỏ tác giả chưa đọc kỹ truyện Thánh Gióng và cũng chưa hề nghiên cứu các nguyên tắc tả Thánh, tả Chúa, tả Phật của thế giới, đó là, tất cả các vị Chúa, vị Phật, vị Thánh tuy lúc mới sinh đều là trẻ con, nhưng để thành Chúa, thành Phật, thành Thánh, các Ngài đều đã hóa thân thành người lớn cả rồi. Mẫu tượng Thánh Gióng của ông Kim Xuân. Bài học kinh nghiệm TS. Khang đã đưa ra một số ví dụ để minh chứng cho điều này. Chúa Giêsu do bà Maria sinh ra, nhưng khi đã trưởng thành Giêsu đến sông Gioócđăng tắm gội xong mới hiển Chúa. Ngài Thích Ca Mâu Ni vốn là thế tử của Tịnh Phạn Vương, nước Ca Tỳ La Vệ. Khi lớn khôn, Ngài lên tu ở núi Tuyết. 6 năm sau, thấy cách tu ép xác không đúng, Ngài xuống sông Ni Liên Kiền tắm gội, rồi vào góc cây Bồ Đề ngồi 49 ngày sau mới hiển Phật. Tượng David ở Quảng trường Florence. Nguồn: khampha24h.comĐa-vit chỉ là một cậu bé chăn cừu, được trao sứ mệnh giết tên tướng giặc Gôliát rất hung bạo không ai địch nổi. Đến trước tên giặc, cậu đã được Chúa cấp cho sức mạnh khổng lồ, chỉ có cái ná bằng da dê mà cậu ném được viên đá trúng trán Gô-li-at khiến hắn vỡ đầu, ngã ngựa; cậu còn kịp thời lao đến cướp gươm của hắn, giết chết hắn. Khi dựng tượng Đa-vit, nhà điêu khắc vĩ đại Mikenlăng đã không tạc Đa-vit là trẻ con mà là một thanh niên cường tráng, sẵn sàng đón nhận nhiệm vụ của nhân dân thành Florence (Italia). Tượng thể hiện Đa-vit là người khổng lồ của thời Phục hưng (thế kỷ thứ XVI). Cho đến nay, đã qua 5 thế kỷ mà tượng vẫn sừng sững đứng ở Quảng trường Florence. Thánh Gióng lúc 3 tuổi vẫn còn là trẻ con, nhưng muốn giúp dân giết giặc, ngài đã "vươn vai thành người to lớn" (xin xem tự tích Thánh Gióng trong SGK tiểu học). Đánh tan giặc, cứ thế ngài thúc ngựa sắt bay về trời. Thánh cưỡi bàn bay? Mẫu tượng Thánh Gióng của ông Kim Xuân lại biến vị anh hùng cứu nước, một vị tướng dũng mãnh đi đầu xông pha đánh giặc thành một chú bé có trái đào phất phơ bay trước gió. Chú cưỡi ngựa thường (còn gọi là ngựa trần, mắt thịt), tay trái cầm ngọn tre non đang thúc vào bụng ngựa. Như vậy, loại ngựa ăn cỏ lại đang bị đau, liệu có phi được không? Dân gian ta có câu: "Tay chiêu đập niêu không vỡ". Thánh trong mẫu tượng cầm tre tay trái mà lại là đoạn tre non, sao có thể đánh giặc được! Lại nữa, tượng Thánh không đủ chân, ngựa chỉ có hơn một nửa, Ngài và ngựa lại bị chìm trong một cái khung giống chiếc bàn, không rõ tác giả cách điệu cái gì? Xem ảnh mẫu tượng ở chùa Phúc Khánh vừa qua, tôi thấy có Phật tử nói vui: "Trong truyện cổ tích hay có cảnh thảm bay, chiếu bay, cưỡi chổi bay; ngày nay, người ta còn định cho Thánh cưỡi bàn bay"! Tác phẩm biểu hiện Hoàng đế Napoleon. Ảnh: conmemora.com Chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập thế giới, bất cứ một bức tượng đài nào, trong đó đặc biệt là tượng Thánh cũng phải thể hiện được 3 điều: quá khứ - hiện tại - tương lai. Xét về quá khứ, ở làng Phù Đổng có anh hùng lúc ba tuổi, nghe thấy sứ giả chiêu hiền để đánh giặc, chú đã "vươn vai thành người to lớn". Ngài đã cưỡi ngựa sắt, cầm gậy sắt đánh giặc. Như vậy, trong truyền thuyết, Ngài phải là người khổng lồ mới đủ sức cầm gậy sắt, điều ngựa sắt mới đủ tài đánh giặc đến nỗi gậy sắt gẫy, sau đó, ngài dùng tay nhổ bật nhiều khóm tre đằng ngà quất tiếp vào lũ giặc. Giặc tan, Ngài mới thúc ngựa về trời. Vậy, quá khứ của ta rất vĩ đại, mà lại anh hùng, tầm vóc khổng lồ. Còn về hiện tại và tương lai, chúng ta phải gắn kết chặt hai điều này với nhau: Hiện tại, dân tộc ta phải vươn lên với tốc độ không phải "phi mã" mà là tốc độ tên lửa vũ trụ mới đuổi kịp các nước trong khu vực. Cho nên, về mặt tinh thần, tâm linh, chúng ta phải thể hiện thật rõ trong các công trình nghệ thuật về ý nguyện siêu tốc, bứt phá vươn lên của dân tộc. Tác phẩm nghệ thuật có vai trò rất lớn trong bồi đắp lý tưởng chính trị xã hội và thẩm mỹ. Vì thế, tượng Thánh Gióng định dựng ở Sóc Sơn là dựng cho cả nước chứ không của riêng Hà Nội. Tượng của Ngài phải oai phong, lẫm liệt, dáng vút thẳng vươn tới tầm cao mới nói được khát vọng của người Việt Nam hiện đại nên ngựa và Ngài phải lên trời ở thế thẳng đứng. Vì vậy, toàn bộ mẫu tượng của ông Kim Xuân đều không đạt. Xét toàn cục, nếu ta chưa chọn được mẫu tượng mới, dân ta đã có tượng Thánh Gióng để ngắm ở Ngã Sáu Phù Đổng Thiên Vương TP.HCM, chúng ta không nên vội vàng đúc tượng mới. Nếu cần, ta có thể phát động các nghệ sĩ cả nước. Nếu có lập hội đồng để xét mẫu tượng, ngoài các nhà điêu khắc, nên mới nhà khoa học nắm chắc lý luận cơ bản về Nghệ thuật học đặt tượng đài trong đô thị. TS. Đỗ Văn KhangVà sau đây là ý kiến bạn đọc, từ nguồn : http://vietnamnet.vn/bandocviet/2008/03/775881/ Tranh luận của bạn đọc về mẫu tượng đài Thánh Gióng - Tranh luận xung quanh mẫu tượng đài Thánh Gióng của tác giả Kim Xuân, nhiều độc giả cho rằng, cần phải nghiên cứu cẩn trọng vì đây là hình ảnh vị Thánh của dân gian. Tượng phải thể hiện hình ảnh người thanh niên cường tráng mang tư thế oai phong của người chiến thắng và ý nguyện vươn tới tầm cao mới của dân tộc Việt Nam. Mẫu tượng Thánh Gióng của ông Kim Xuân. Tượng đài Thánh Gióng phải được thẩm định kỹ Tôi tán đồng với ý kiến của Tiến sĩ Đỗ Văn Khang, chúng ta có quá nhiều tượng đài các danh nhân mà họ cứ hao hao giống nhau. Dựng tượng đài Thánh Gióng nên hết sức cẩn trọng vì đây là vị Thánh của dân gian. Le Ha, Hòa Bình, email: Bkav2006@... Tôi hoàn toàn nhất trí với TS. Đỗ Văn Khang, nhận xét đánh giá về mẫu tượng Thánh Gióng của ông Kim Xuân, tôi muốn nói thêm, để hình ảnh Thánh Gióng - vị anh hùng giải phóng dân tộc đi vào tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam, đòi hỏi Nhà nước phải thực sự quan tâm đến vấn đề này. Nhất là trong thời kỳ hội nhập với cơ chế thị trường, vấn đề này thường hay bị lãng quên hoặc bị coi nhẹ. Mong muốn rằng những vấn đề về lịch sử sẽ được đầu tư nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Nguyễn Gia Lượng, Công đoàn ngành giáo dục Hà Giang, email: luong_cdgdhg@... Tôi rất đồng tình với ý kiến của TS Đỗ Văn Khang, phải nghiên cứu tổng hợp và xây dựng tượng đài Thánh Gióng thể hiện ý chí, sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam, nhất là hình tượng bỗng hoá anh hùng của Phù Đổng Thiên Vương chứ không thể là "chú Thánh Gióng" nữa đâu. Rất mong được xem xét lại. Nguyễn Hoài Nam, Trần Hưng Đạo, Đông Hà, Quảng Trị, email: nguyenhoainamsts@... Đọc bài viết của TS. Khang, tôi rất tâm đắc. Tôi là người không am hiểu nghệ thuật nhưng tôi rất muốn những tác phẩm tầm cỡ quốc gia, khu vực phải được thẩm định kỹ. Tuyệt đối không để mắc sai lầm như tượng "Chiến sỹ Điện Biên". Nguyễn Văn Dũng, Nhân Hoà, Nhân Chính, Thanh Xuân, HN, email: Dungthanhhn@... Cám ơn TS, ông phân tích quá hay và xin bổ sung: "con ngựa Thánh Gióng cưỡi còn phun lửa". Hiện nay, các sách lịch sử nhiều khi viết về Thánh Gióng lại hay viết cộc lốc: "Gióng...", như vậy là không tôn trọng ngài vì ngài đã được phong Thánh, phải viết đầy đủ là "Thánh Gióng". Bùi Minh Tâm, email: tambm@... Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết này. Muốn làm tượng đài, ta nên phát động cuộc thi và mời hội đồng thẩm định là những nhà khoa học có sư nghiên cứu sâu sắc về tượng đài. Vũ Quốc Cường, Hải Phòng, email: Vuquoccuong2012@... Tôi hoàn toàn đồng tình với các ý kiến của TS. Đỗ Văn Khang. Tượng Thánh Gióng phải thể hiện hình ảnh người thanh niên cường tráng mang tư thế oai phong của người chiến thắng và ý nguyện vươn tới tầm cao mới của dân tộc Việt Nam. Bức tượng của ông Kim Xuân không đạt, thậm chí còn mang tính chất mỉa mai Thánh Gióng. Cần phát động cuộc thi toàn quốc để tìm mẫu tượng đài xứng tầm của nó. Trần Thị Lệ Hằng, email: Hangle59@... Anh hùng xuất chúng tuổi thiếu niên Nói như TS. Khang cũng đúng, nhưng nếu khắc họa hình ảnh Thánh Gióng là một chàng thanh niên khôi vĩ thì chỉ đúng về cốt truyện, mà không nói lên được cái gọi là "anh hùng xuất chúng thiếu niên". Hơn nữa, truyện kể cũng chỉ là hư cấu. Tại sao chúng ta không được tự hào vì trong lịch sử dân tộc từng có một chú bé cầm tre đánh giặc, mà cứ phải nhất nhất là một thanh niên đánh giặc. Thanh niên đánh giặc thì có gì mà lạ, nhưng chú bé cưỡi ngựa đánh tan tác quân thù thì rất hiếm. Nếu tôi là người nước ngoài, liệu tôi có chú ý tới bức tượng chàng trai cưỡi ngựa không. Chắc chắn là không thu hút bằng hình ảnh một chú bé tóc trái đào. Đan Tâm, Hà Nội, email: amontelaut@... Ho ten: LÊ VÂN Dia chi: Hà nội Email: levan47@yahoo.com.vn Đừng theo vết phim Lý Công Uẩn Hãy có nhiều tượng đài Thánh Gióng theo cảm nhận của nghệ sĩ ở khía cạnh"Sức mạnh Phù đổng", "Tuổi trẻ tài cao", "Giặc đến nhà trẻ thơ cũng đánh"...chứ đừng dẫm vào vết xe của Phim Lý Công Uẩn rằng chỉ chọn một phim, đầu tư thật nhiều tiền, các loạihội đồng thẩm dịnh cố vấn ra đời để rồi mãi không ra được tác phẩm, nghệ sĩ thì cãi nhau vì cái khoản đầu tư lớn quá. Sinh con đàn thì dễ nuôi chứ con độc thì...dễ hư!Giả sử chỉ tập trung vào một tượng đài thánh Gióng thì chỉ cãi nhau hoài vì ông được chọn, ông không, hôi đồng cũng người vào người không được mời, thế là cãi nhau ỏm tỏm cho mà xem.Nếu 200 tỷ đầu tư cho 10 phim , 20 phim kỷ niệm 1000 ngàn năm Thăng long chắc chắn có nhiều phim có giá trị chứ đầu tư cho 1 phim thì chưa làm đã cãi nhau và để rồi xem phim thế nào! Các tượng đài, công trình nghệ thuật kỷ niệm của ta thường đầu tư không tiếc tiền cho MỘT TÁC PHẨM dễ sinh tiêu cực lắm và cái khoản đầu tư khổng lồ sẽ giết sáng tạo của nghệ sĩ vì bao nhiêu chất xám phải lo sao có được đầu tư, "chiến đấu" với đồng nghiệp ra sao...Thánh Gióng cần được nhìn theo nhiều goc cạnh chủ đề, làm sao một tác phẩm có thể nói hết.Ngay Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng cần có nhiều tượng đài về NGƯỜI chứ làm sao có thể chỉ có một tượng đài mẫu dựng khắp mọi miền đất nước. Tượng đài cũng là một trong những tác phẩm VHNT, khác chăng là phải đầu tư nhiều tiền bạc thôi.Trước hết, hãy nhìn nó như một tác phẩm và trên đời này làm gì có tác phẩm nào nói hết được những phẩm chất của nhân vật. Sao chỉ có một tượng Thánh Gióng để chọn lựa trong khi giả dụ thi thơ sáng tác về Thánh gióng chẳng hạn lại chỉ chọn một bài hay nhất để phổ biến thì ai cũng thấy nực cười. Nếu tôi là nhà điêu khắc, tôi có thể dựng tượng Thánh Gióng lúc ăn cơm , xung quanh là bà con đang khát vọng vào em để thể hiện chủ đề dân tộc ta luôn tin vào lớp trẻ, gửi gắm niềm tin vào thế hệ sau. còn bạn nếu là nhà điêu khắc lại thể hiện ngài ở góc độ khác như lúc là tráng sĩ nhổ búi tre quật vào kẻ thù chẳng hạn, người khác thích thể hiện Ngài cầm gậy sắt. Mỗi tác phẩm có tư tưởng chủ đề khác nhau miễn là một tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật. Và hãy động viên, hãy để nghệ sĩ sáng tạo. Cứ ngồi mà bàn Thánh Gióng phải thế này thế nọ trong một tác phẩm duy nhất thì chỉ làm nghèo đi hình tượng đẹp đẽ của dân tộc được lưu truyền trong dân gian mà thôi. HTK Email: kienht10@yahoo.com Thêm cái "thần" của Thánh Gióng Thánh Gióng ra trận với khí thế và sự dũng mãnh phi thường nhất. Thể hiện ý chí của một dân tộc gửi vào trong đó. Từ "cậu bé" Gióng khôi ngô tuấn tú, đến con ngựa, áo giáp, ..và đặc biệt với sức mạnh của mình trong tay gom cả bụi tre làng, bụi tre vừa được nhổ còn dính đầy rễ tre, chứ không chỉ đơn điệu một cây gậy tre yếu ớt. Tuy nhiên, tỷ lệ của bụi tre cũng được lựa chọn đảm bảo tỷ lệ hài hòa vừa có tính "tả thực" và vừa "thần hóa". Vì Thánh Gióng ra trận có cảm giác rất tự nhiên của một cậu bé nhưng mang sức mạnh của cả một dân tộc. Điều đó sẽ tăng cái "thần" của Gióng. Bụi tre được Thánh Gióng nhổ và giang rộng trên cánh tay của cậu, hoàn toàn ngẫu hứng. Lê Xuân Chín Dia chi: Số3/47 Kỳ đồng Hải phòng Email: lexuanchin9@yahoo.com.vn Tôn trọng hình tượng chân thực của "Thánh Gióng" Thánh Gióng là một trong 4 vị thánh "Tứ bất tử " của người Việt, nên khi dựng tượng đài cần tôn trọng lịch sử. Đừng học theo các hình tượng của các nhân vật của những bộ phim chưởng mà mô phỏng hình tượng, làm xa rời tính thực tế và sự tôn nghiêm của Thánh Gióng Phạm Văn Tạo Dia chi: Phù Linh - Sóc Sơn - Hà Nội Email: saokhoatrietk49@yahoo.com : Đừng là Cậu bé Gióng hãy là Thánh Gióng! Tôi là một người con của Sóc Sơn! Tôi cũng có bất ngờ khi nhìn bức tượng đang được lấy ý kiến! Vẫn biết mỗi nghệ sĩ có một phong cách sáng tạo và ý tưởng riêng của mình, song thiết nghĩ nếu đơn thuần Thánh Gióng chỉ là Cậu bé Gióng thì quả thật không ổn! Suy cho cùng, dù khi sứ giả đến Gióng vẫn chỉ là Cậu bé, nhưng rồi Cậu bé ấy đã vươn mình lớn dậy rồi đấy thây! Vậy, phải chăng, đó là sức mạnh chống ngoại xâm của dân tộc từ yếu đến lúc trưởng thành, cũng giống như quá trình trường kỳ kháng chiến, ta yếu hơn ta phải tích luỹ rồi mới lớn lên và mong "thay đổi về chất được chứ"! Vậy thì, không nên để lại hình tượng Cậu bé Gióng mà hãy trước tiên là Chàng Gióng mang trong mình sức mạnh của cả dân tộc không chịu khuất phục trước ngoại bang, mang trong mình cả sức mạnh và niềm tin chiến thắng của dân tộc! Tượng đài Thánh Gióng nằm trong một quần thể di tích đang được tôn tạo và sẽ là một điểm nhấn của cả quần thể, đừng nên để nó trở thành một điểm nhấn mang tính phản cảm! Để có được điều này thì dĩ nhiên là vai trò của những người sáng tạo nghệ thuật! Còn chúng tôi dù không hiểu biết về nghệ thuật và ý tưởng sáng tạo nhưng thiết nghĩ nhân dân mới là những nhà thẩm định có đầy đủ tư cách nhất!
-
Anh Thiên Sứ, Khoa học lịch sử xác định rằng; "Lịch sử của một dân tộc được xác định tính từ khi dân tộc đó lập quốc". Điều này hoàn toàn đúng, và câu hỏi của anh : Dân tộc Việt Nam trên giải đất hình chữ S này lập quốc từ bào giờ? Với câu hỏi này, tôi xin được mở rộng thêm một chút ý của câu trên : "Lịch sử của một dân tộc được xác định tính từ khi dân tộc đó lập quốc", một dân tộc từ khi lập quốc được gọi là thời dựng nước, dĩ nhiên, đã gọi là dựng nước thì chỉ tính 1 lần từ khi nhà nước đầu tiên của dân tộc đó được thành lập. Nhưng với một ý nghĩa bao hàm hơn, tức là tính cả sự thành lập một nhà nước đầu tiên và một nhà nước mới : đem lại độc lập cho dân tộc đó sau những đêm dài nô lệ. Tính tới nay, nước ta đã qua 3 lần dựng nước : - Thời Hùng Vương, mà với tất cả những giá trị vật thể và phi vật thể với bề dày văn hóa hàng ngàn năm mà các nhà Sử học, nhà nghiên cứu, khảo cổ ... bằng tất cả tình cảm và khách quan khoa học đã không thể chối cãi. Và từ năm 2007, ngày 10/3 âm lịch hàng năm chính thức được coi là Quốc Giỗ, đó là một minh chứng. - Năm 938, sau khi đại phá thành công quân Nam Hán, Ngô Quyền lên ngôi vua, chính thức mở ra một trang sử mới cho nước nhà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. - Năm 1945, sau Cách Mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản "Tuyên Ngôn Độc Lập", khai sinh ra nước "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa", mở ra một thời đại mới cho một nước VN độc lập sau hơn 80 năm nô lệ dưới thời thực dân, phong kiến thối nát. Vấn đề tiếp theo anh đặt ra là : Và điều này sẽ quyết định cho cấu trả hỏi tiếp theo là: * Dân tộc này đã giành lại độc lập từ tay đế chế Hán - Hay đã ly khai khỏi đế chế Hán? Do đó: I - Nếu quan điểm phủ nhận những giá trị văn hóa sử truyền thống chứng minh được rằng: Thời Hùng Vương chỉ là "một liên minh bộ lạc" thì với sự xác định của khoa học lịch sử - mà tôi đã dẫn ở trên - câu trả lời sẽ là: Dân tộc Việt Nam đã ly khai khỏi đế chế Hán. II - Nếu quan điểm chứng minh giá trị văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt chứng minh được rằng: Quốc gia Văn Lang là quốc gia đầu tiên của dân tộc Việt thành lập ở Nam Sông Dương tử và là một nền văn hiến huyền vĩ, cội nguồn lịch sử văn hóa của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến thì câu trả lời sẽ là: Dân tộc Việt đã giành lại độc lập từ tay đế chế Hán sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Lại nói về thời Bắc thuộc, đó là một trong những trang sử u tối và đau buồn của dân tộc, nhưng bình tâm suy nghĩ lại, suốt quãng thời gian đó là 1 quãng thời gian không hề "yên ổn" đối với triều đình phong kiến phương Bắc. Các cuộc kháng chiến liên tục diễn ra gắn liền với các tên tuổi bất tử : Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, ... Họ là gì vậy ? Xin thưa rằng họ là anh hùng dân tộc trong mỗi tâm khảm của mỗi người dân Việt đấy, tức là không cần phải đến khi các nhà Sử học viết lại rồi mới phân công trạng đâu, tôi khẳng định như vậy đấy. Nhưng tại sao họ lại được xem là những anh hùng trong lòng dân tộc ? Chẳng phải bởi vì họ đã đại diện cho ý chí, khát khao độc lập của cả một dân tộc sao ? Và đó chẳng phải là xuất phát từ những khát vọng độc lập của một nền văn hiến trước đó hàng ngàn năm để lại mà khi có ai đó đứng ra đại diện cho khát vọng đó sẽ lập tức như một ngọn lửa để những người con nòi giống Lạc Hồng bùng cháy và lan tỏa sao ? Thật không thể hiểu nổi : Dân tộc Việt Nam đã ly khai khỏi đế chế Hán. với vài trăm năm lập quốc bằng một "liên minh bộ lạc" ngớ ngẩn nào đó mà để lại một ngọn lửa âm ỉ trong lòng dân tộc suốt 1000 năm như vậy. Chúng ta hãy xem 2 câu sau của thời Hai Bà Trưng : "Một xin rửa sạch nước thù Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng ..." Với ý nghĩa như trên thì ai đó cho rằng chỉ là một cuộc "nổi dậy", "làm phản" của các "thủ lĩnh bộ lạc" và mang "tính địa phương" sẽ thật là ấu trĩ. Tôi xin suy luôn từ "khởi nghĩa" ra thành "chiến tranh toàn diện" đấy. Còn sau đây là hình ảnh Bà Triệu : "Tôi muốn cỡi con sóng dữ, chém cá kình dưới biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn ..." . Mà chính đối phương phải thừa nhận : "Cầm ngang ngọn giáo chống hổ dễ Giáp mặt Vua Bà thật khó ghê ..." Vâng, "Vua Bà" là do chính đối phương thừa nhận đấy, còn chúng ta nghĩ thế nào ? Chắc lại là những "thủ lĩnh bộ lạc" nào đó chăng ? ....................................................... Anh Thiên Sứ thân mến, Việc chứng minh lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm là điều rất khó khăn. Có thể nói vô cùng khó khăn... Còn tiếng nói của những người như Thiên Sứ tôi thì chỉ giới hạn. Thâm chí lâu lâu lại có những sự cố ngẫu nhiên rất tế nhị khiên tôi bị gián đoạn về việc minh chứng công khai những quan điểm của mình. Có thể anh cho rằng tiếng nói của anh chỉ "giới hạn". Nhưng tôi chắc chắn một điều rằng một khi ai đó quyết tâm đi theo một định hướng đúng đắn, bằng tất cả tình cảm và lý lẽ sắc sảo khách quan khoa học của mình, thì người đó sẽ không và không bao giờ cô độc trên con đường mình đã chọn. Nhưng tôi nghĩ rằng - nói theo cách nói cổ điển: Chân lý sẽ phải sáng tỏ! Và đó cũng chính là một chân lý.
-
Xin cảm ơn anh Thiên Sứ : Bởi vì sự phát triển với khoảng cách trải hàng ngàn năm giữa Bắc và Nam Dương Tử với không gian thiên nhiên khác nhau đã ghi những dấu ấn văn hóa khác nhau cho chủng tộc Lạc Việt. Đó là lý do Lạc Việt còn có tên là Bách Việt. Thật ra trong xuyên suốt bài viết của tôi, tôi đã ngầm phủ định sự tồn tại của cái gọi là "Bộ tộc Lạc Việt". Có thể nói rằng, ít nhất theo nhận định của riêng tôi, chính sự tồn tại của quan niệm : "Bộ tộc Lạc Việt là một bộ phận thuộc khối Bách Việt" đã từ lâu là 1 "khúc xương" cản trở bao nghiên cứu nghiêm túc về cổ sử. Ở bài viết trên tôi phải dẫn vòng vòng rồi mới vào ý chính vì tôi sợ rằng nếu ngay từ đầu đặt thẳng vấn đề này : "Có hay không tên gọi Bộ Tộc Lạc Việt ?" sẽ dễ bị hiểu lầm . Và dưới đây tôi xin viết tiếp phần tôi bỏ trống ở bài viết trên, thực ra tôi đang dùng phản chứng, ... Và nếu cho rằng có tên gọi "Bộ tộc Lạc Việt", 1 trong "liên minh 15 bộ lạc" đó, sẽ có khá nhiều chuyện thú vị đấy : 1. Không còn nghi ngờ gì nữa, "thời Hùng Vương" mà trước giờ chúng ta quan niệm thực ra không có thật trong lịch sử, mà chỉ là những bộ lạc lạc hậu sống cạnh nhau và không có khái niệm là "nhà nước" gì cả. Vì làm gì có chữ viết, bộ máy hành chính và quân đội ? Cho dù sau này chúng ta cố thêm vào : "...Cùng lắm là một nhà nước sơ khai" 2. Những bộ lạc đó sinh sống bằng nông nghiệp lạc hậu, "ở trần đóng khố" mà, làm gì biết dệt sợi, cho dù sau này được chúng ta sửa lại bằng mỹ từ : "Văn minh nông nghiệp lúa nước". 3. Những bộ lạc này được các nhà khai hóa từ phương bắc, phương nam ... đến và giúp đỡ các công cụ sản xuất bằng đồng thau, mà thế kỷ XX người ta gọi là Văn hóa Đông Sơn. 4. Những chiếc trống đồng nổi tiếng thời đó nếu không phải là sản phẩm của các nhà khai hóa mang đến thì chắc có lẽ của những người từ hành tinh khác đến tặng (vì làm gì biết luyện kim mà làm nổi những chiếc trống tinh xảo đến thế). 5. Giỗ tổ Hùng Vương mà ta gọi sau này chỉ tính cho riêng "Bộ tộc Lạc Việt", còn từ thời An Dương Vương trở đi còn có thêm "Bộ tộc Âu Việt". Người "Âu Việt" không cần giỗ tổ Hùng Vương. ................................... Híc ... Xem ra xã hội của ông cha ta thời dựng nước sao mà giống như mới thoát thai từ "bầy người nguyên thủy" :lol: :lol:
-
Anh Thiên Sứ, đã từ lâu tôi muốn chia sẻ với anh về các quan điểm lịch sử bây giờ đối với 1 thời kỳ khuyết sử của dân tộc. Tôi định dành hẳn 1 chủ đề để nói lên quan điểm của tôi nhưng cũng băn khoăn không biết phải bắt đầu từ đâu và sợ nếu không đủ ý thì sẽ bị hiểu lầm, nhân đây tôi xin mượn toàn bộ lời bàn của anh để trình bày vậy : "Văn chương thì hay thật. Những nghĩ lại cội nguồn dân tộc Việt từ một quốc gia văn hiến trải gần 5000 năm , nay xuống "thực chất chỉ là một liên minh gồm 15 bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" và tồn tại "khoảng vào thế kỷ thứ VII trước công nguyên" thì cũng thấy khó hiểu và hơi buồn." Về các tài liệu lịch sử thì rất nhiều (từ giáo khoa cho đến các nghiên cứu bách khoa toàn thư từ chính sử, bên lề chính sử, hoặc dã sử), tôi cũng không phải nhà nghiên cứu lịch sử hay chuyên ngành sử gì cả nên cũng không được đọc nhiều. Tôi chỉ mạn phép trình bày các vấn đề hoàn toàn thuộc chủ quan của tôi, trên cơ sở tổng hợp 1 số ý chính trong các sách đó (VD : các tác phẩm của GS Nguyễn Khắc Thuần, "Nguồn văn hóa VN" của GS Lê Văn Quán, "Lạc Việt sử ca" của Lê Gia, ...). Mọi trích dẫn tôi sẽ để trong dấu ngoặc kép (" ") là những ý chính rút gọn của tôi hoàn toàn theo chủ quan và tuyệt đối không hề có ý thêm bớt nội dung hay là hành động thiếu tôn trọng tác giả. Nhưng trước tiên, tôi xin được trích dẫn tài liệu dưới đây để anh tham khảo, nguồn : http://www.hungsuviet.org/lichsu/gio_to_hung_vuong.htm "Người Việt thời Hồng Bàng (2879-258 tr.TL) Theo truyền thuyết và theo các cuộc nghiên cứu cổ sử về nguồn gốc người Việt Nam, tổ tiên chúng ta thuộc về một giống người Việt xuất hiện rất sớm (khoảng 3000 năm trước Tây Lịch), ở miền Tây Tạng phía Bắc Trung Hoa, sống rải rác với các giống người Hán và người Tam Miêu. Về sau, giống Hán hùng mạnh lên đã đánh đuổi người Tam Miêu xuống phía Nam. Giống Việt sống về nghề chài lưới và trồng lúa nước, đã di cư theo người Tam Miêu về phương Nam và lập ra một nước riêng biệt lấy tên là Văn Lang (Văn có nghĩa là văn vẻ, có học vấn, có văn hiến - Lang là một thứ ngọc thạch). Nước Văn Lang rất rộng lớn, phía Bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành). Nước Văn Lang được thành lập vào năm 2879 trước Tây Lịch, tính tới năm 2004 đã được 4883 năm nên tính tròn là năm ngàn năm. Giống người Việt bao gồm nhiều Bộ Tộc mà người Hán gọi chung là Bách Việt (Bách có nghĩa là nhiều, không nhất thiết là con số 100, giống như Bách tính là trăm họ, có nghĩa là dân chúng hay nhân dân). Người Việt Nam thuộc về Bộ Tộc Lạc Việt, cũng có tên khác (do người Hán gọi) là người Giao Chỉ. Vị vua đầu tiên lập ra nước Văn Lang là Kinh Dương Vương, và vị vua kế tục là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết hôn với Bà Âu Cơ, theo truyền thuyết đã sinh ra 100 người con trai. Nước Văn Lang còn có tên gọi là Xích Quỷ (có lẽ do người Hán gọi như thế vì thấy người Lạc Việt có phong tục vẽ mình và nhuộm răng đen, ăn trầu ...). Cũng theo truyền thuyết, Lạc Long Quân đưa 50 con xuống biển và Bà Âu Cơ đưa 50 con lên rừng. Truyền thuyết này có lẽ ám chỉ một biến cốù trọng đại nào đó đã xẩy ra đối với nước Văn Lang, và suốt mấy trăm năm ở thời kỳ thượng cổ này, lịch sử chìm trong quên lãng được gọi là thời khuyết sử (thời khuyết sử cũng giải thích sự vô lý về triều đại Hồng Bàng từ năm 2879 tới năm 258 trước Tây Lịch, tổng cộng 2622 năm chia cho 20 đời vua, mỗi đời vua trị vì tới 150 năm là điều khó xẩy ra). Trong thời khuyết sử, có lẽ các Bộ tộc Việt (Bách Việt) thiếu đoàn kết và thôn tính lẫn nhau, nên chính trị gia thời đó đã nêu lên truyền thuyết Mẹ Âu Cơ sinh ra một bọc một trăm trứng, nở ra một trăm con, với mục đích tuyên truyền, kêu gọi các bộ tộc Việt đoàn kết với nhau vì cùng là anh em cùng một mẹ. Tộc Lạc Việt trong nhóm Bách Việt, phân nửa đã di cư thêm một lần nữa từ vùng Động Đình Hồ, Lưỡng Quảng tới vùng châu thổ sông Hồng, đồng hóa những dân tộc sống lâu đời ở đây, vẫn giữ tên nước là Văn Lang, lập nghiệp và sống yên bình hàng ngàn năm. Nước Văn Lang bấy giờ, biên cương bị thu hẹp lại giới hạn ở miền Bắc và vài tỉnh phía bắc Trung phần VN ngày nay, kinh đô đóng ở Phong Châu, do các vị Vua Hùng dựng nên và trị vì theo chế độ phụ đạo cha truyền con nối, chia nước ra thành 15 Bộ, có các quan Lac Tướng, Lạc Hầu phụ tá, các Quan Bồ Chính phụ coi sóc dân, và gọi con trai (hoàng tử) là Quan Lang, con gái (công chúa) là Mị Nương. Người Việt Nam nhớ ơn các vị vua Hùng đã có công xây dựng nước Văn Lang, nên đã xây đền thờ trên núi Ngũ Lĩnh (Phú Thọ) để thờ phụng. Hàng năm đến ngày 10 tháng 3 âm lịch, dân chúng lại kéo nhau lũ lượt trẩy Hội đền Hùng, và cùng tôn vinh Vua Hùng là Quốc Tổ. Tới năm 214 trước Tây Lịch, Vua Tần Thủy Hoàng sai tướng Đồ Thư đem quân đi đánh lấy Bách Việt. Nước Âu Lạc (Nhà Thục) cũng xin thần phục nhà Tần. Vua Tần chia đất Bách Việt và đất Âu Lạc ra làm 3 Quận là Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây), và Tượng Quận (Âu Lạc). Như vậy, toàn thể đất Văn Lang (cũ và mới) tức đất Xích Quỷ thời Kinh Dương Vương đều bị phụ thuộc vào nhà Tần. Đây cũng là lý do tại sao người Việt luôn luôn cay đắng, muốn đòi về Lưỡng Quảng là phần đất của Tổ Tiên. Cũng xin nói thêm, dân Bách Việt (trong đó có Lạc Việt), vì hoàn cảnh sinh sống phải ép mình ở lại phần đất Quảng Đông Quảng Tây, đã không chịu khuất phục nhà Tần, nên trốn vào rừng ở và nổi dậy giết Đồ Thư dành tự chủ. Thời nhà Triệu những người gốc Việt (người Nam Việt) ở Quảng Đông và Quảng Tây đã chống cự lại sự xâm lăng của nhà Hán rất mãnh liệt, và thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa, những người gốc Việt ở Hợp Phố (Quảng Đông) đã cùng theo Hai Bà nổi dậy. Thời nhà Tần xâm lăng Bách Việt tương đương với thời Vua An dương Vương Thục Phán (257-207 tr.TL) đã chiếm được nước Văn Lang của các vị vua Hùng và lập ra nước Âu Lạc. Họ Hồng Bàng (2879-258 tr.TL) làm vua nước Văn Lang, tương đương với các đời vua bên Tàu từ vua Hoàng Đế (2697-2597 tr.TL) là vị khai sáng ra nước Tàu, tới vua Nghiêu (2357-2257 tr.TL), vua Thuấn (2256-2208 tr.TL), vua Vũ (2205-2197 tr.TL), vua Thang (1783-1754 tr.TL), Văn Vương (1186-1135 tr.TL), Vũ Vương với nhà Chu (1134-770 tr.TL), Đời Xuân Thu (722-481 tr TL), đời Chiến Quốc (403-256 tr.TL). Cũng nên biết thêm, đời Chiến Quốc bên Tàu vừa chấm dứt thì 1 năm sau ở phương Nam họ Thục (Thục Phán) chiếm nước Văn Lang. Đến khi nhà Tần mất ngôi năm 206 tr. TL (nhà Tiền Hán lên làm vua phương Bắc) thì cũng một năm sau ở phương Nam, nhà Thục (Thục Phán) cũng bị mất nước Âu Lạc vào tay Triệu Đà (năm 207 tr.TL). Triệu Đà lập ra nước Nam Việt (207 tr.TL). Đến năm 111 tr.TL nước Nam Việt bị nhà Hán thôn tính, trong đó nước Âu Lạc là một thành phần của nước Nam Việt nên cũng bị nội thuộc vào nhà Hán. Trong suốt thời gian 2768 năm dựng nước (2879-111 tr.TL), người Lạc Việt đã can trường khắc phục thiên nhiên lập ra nước Văn Lang rộng lớn, và sau đó thu hẹp ở vị trí an toàn xa cách vùng ảnh hưởng của tộc Hán (gồm 15 Bộ ở Bắc Việt và bắc Trung Việt), rồi trở thành Âu Lạc, cũng như thuộc về nước Nam Việt. Mặc dù không biết rõ về tổ chức chính trị, quân sự và Xã Hội người Việt thời Thượng Cổ, nhưng xuyên qua các câu chuyện cổ tích và cách cư xử của người Hán đối với người Việt, chúng ta có thể hình dung ra một giống người Việt thời thượng cổ lập quốc đã có một nếp sống văn minh ,biết làm binh khí bằng đá (thời đá mài), biết đúc trống đồng (thời đồ đồng), chế thuyền đánh cá, trồng lúa nước, kinh doanh (truyện dưa hấu). Ngoài ra, người Việt còn mang một tinh thần bất khuất, cương quyết chống lại sự đồng hoá của tộc Hán, và có tài ngoại giao khôn khéo giữ vững được biên cương cũng như sự tự chủ của dân tộc dù cho phải sát nhập vào nước mới thành lập là Âu Lạc hay Nam Việt." Về nội dung thì tôi không bàn ở đây, vấn đề nhỏ mà tôi muốn chia sẻ với anh nằm ở những chỗ tôi có nhấn mạnh bằng in nghiêng và gạch dưới Anh Thiên Sứ thân mến, Không biết từ lúc nào mà nhiều người trong chúng ta có suy nghĩ rằng chúng ta là hậu duệ của 1 bộ tộc Lạc Việt từ thời thượng cổ, chính tôi từ lúc nhỏ cũng có suy nghĩ như vậy, hay nói xa hơn "Bộ tộc Lạc Việt là 1 bộ tộc thuộc khối Bách Việt, chủng Nam Á". Vậy, phép suy ra đơn giản : Khối Bách Việt bao gồm cả Lạc Việt. Tôi đang nói chuyện huề tiền ? Anh đừng hiểu lầm, mọi việc bắt đầu từ đó ... Chính vì điều này mà trước giờ có nhiều người suy nghĩ rằng : "Trải qua hàng ngàn năm với các cuộc thôn tính tàn khốc của người Hán, người Việt di cư tản mát về phương nam, và chỉ có 2 bộ tộc là Lạc Việt và Âu Việt là giữ gìn được bản sắc và cùng đoàn kết để giành được độc lập, đó chính là tiền thân của nước VN ngày nay" Điều này cũng được nói trong cuốn "Lạc Việt sử ca - Lê Gia", tức là "Sau khi Kinh Dương Vương Lộc Tục lên ngôi làm vua nước Xích Quỷ và truyền ngôi cho Lạc Long Quân (2879 TCN), cũng chính là tổ của Bách Việt, thì nước Xích Quỷ không thấy nói đến nữa". Như vậy, "Nước Xích Quỷ truyền được 2 đời vua" và nước ta bắt đầu đi vào thời khuyết sử. "Trải qua bao cuộc chinh chiến, thôn tính tàn khốc, nguời Việt di cư mãi về phương nam" và đến khoảng thế kỷ thứ VII TCN, "Ở bộ Gia Ninh, có người lạ dùng phép thu phục ..." (Việt sử lược) và lập nên nước Văn Lang, ... Tới đây thì chắc anh đã hiểu, thời Hùng Vương được tính bắt đầu từ đây, và truyền 18 đời là "con số hợp lý và có thể chấp nhận được", tức là không tính Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân. Và tiếp theo là mới có tổ chức nhà nước : "Lạc hầu, Lạc tướng, Bồ chính, Lạc dân, ...", vậy, phải chăng chính vì thế mà người ta mới nghĩ đến cái tên "Bộ tộc Lạc Việt" ?! (để phân biệt với các bộ tộc khác : Mân Việt, Dương Việt, Miêu Việt, ...) Và còn nữa, "nước Văn Lang được thành lập dựa trên cơ sở liên minh của 15 bộ lạc, đứng đầu là bộ mạnh nhất : bộ Văn Lang". Vậy phải chăng bộ Văn Lang đó chính là của "Bộ tộc Lạc Việt", 1 trong số 15 bộ lạc đó ? Đến đây thì thực sự, theo tôi, đã có "vấn đề" : nếu dựa theo thuyết trên thì nước Văn Lang trước khi thành lập đã tồn tại 15 bộ lạc, hay nói cách khác, đã có sự có mặt của 15 bộ lạc trước khi nhà nước Văn Lang ra đời (hiển nhiên). Nhưng tại sao khi lập nước lại chia ra 15 bộ "trên cơ sở 15 bộ lạc" đó ? Tức là được chia sau khi đã nhập thành 1. Vậy ra ông cha ta đã mắc sai lầm cơ bản về vấn đề "chủng tộc" trong tổ chức bộ máy nhà nước ? Hay là chính chúng ta đã hiểu sai về "bộ lạc" và "bộ máy hành chính" ? Như ở trên tôi đã trình bày, Lạc Long Quân chính là "tổ của Bách Việt", tức là bao gồm cả "Bộ tộc Lạc Việt". Nhưng hãy xem câu : "Hồng Bàng Lạc Việt", câu thành ngữ trong tâm thức của mỗi người dân Việt này không hề có ý "chủng tộc" hay "cục bộ" nào ở đây cả. Bất chợt tôi cũng nhớ ra rằng từ lâu chúng ta đã sai lầm trong cách gọi tên nước : "Hợp chủng quốc Hoa Kỳ" ,mà đúng ra nên gọi : "Hợp chúng quốc Hoa Kỳ". Vì trong toàn văn tên gọi của nước Mỹ : "The United State Of America", tuyệt nhiên không hề có gì gọi là "chủng tộc" ở đây cả. .............................................. Anh Thiên Sứ thân mến, tôi để ngỏ ở đây vì chưa thể nói hết ý hay sợ rằng anh chưa hiểu hết ý của tôi, bởi vì vấn đề chính tôi đặt ở đây là : có hay không tên gọi "Bộ tộc Lạc Việt" ? Ai trong chúng cũng biết rằng, vật tổ chúng ta là Tiên-Rồng, trong đó "Tiên" là 1 giống chim nước lớn (chim Lạc) bay về nơi xa xa của phương nam ấm áp. Trong đó, "Hồng bàng thị" cũng có ý nghĩa gì đó rất lớn, một dòng họ lớn. Ý nghĩa của : "Con cháu Lạc Hồng" cũng mang ý nghĩa lớn đó. Nhìn lại từ truyền thuyết : "Tất cả cùng tôn người con trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, vua phong tướng văn là Lạc hầu, tướng võ là Lạc tướng, ... vua chia các em đi cai trị ở khắp nơi ..." . Đến đây thì đã rõ : Không có tên gọi "Bộ tộc Lạc Việt" nào ở đây cả. Mà chỉ có 1 nhà nước sớm ra đời từ cách đây gần 5000 năm với đầy đủ một bộ máy hành chính và một nền chính trị nhân văn, với 1 cương vực lãnh thổ : bắc giáp Động Đình hồ, ... Nhưng cuối cùng thì tôi nói đến vấn đề này làm gì ? Vì nếu có hay không thì cũng có gì quan trọng ? Đúng là không có gì quan trọng cả ... nhưng tôi xin mượn lại ý này của anh để thêm vào lời kết luận của tôi : "Văn chương thì hay thật. Những nghĩ lại cội nguồn dân tộc Việt từ một quốc gia văn hiến trải gần 5000 năm , nay xuống "thực chất chỉ là một liên minh gồm 15 bộ lạc" với những người dân "Ở trần đóng khố" và tồn tại "khoảng vào thế kỷ thứ VII trước công nguyên" thì cũng thấy khó hiểu và hơi buồn." Kết luận : Nếu chúng ta cứ đứng từ cái nhìn nhỏ bé ("Bộ tộc Lạc Việt") thì chúng ta sẽ không vượt qua được sự chật hẹp trong nhận thức để có thể lý giải mọi nguồn gốc lớn lao trong lịch sử, trong đó, có cuộc hành trình tìm về cội nguồn dân tộc, mà từ nay tôi sẽ gọi là : "Hành trình tìm về chính mình" Có đôi lời trao đổi, có thể còn hơi thô sơ, hẹn anh lần sau.
-
Quí vị ạ, đã từ lâu vấn đề nguồn gốc ngày Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 đã làm tôi băn khoăn rất nhiều, bản thân tôi không dưới 2 lần được nghe các thông tin khác nhau về vấn đề này, nhưng tất cả chỉ nói lên 1 điều rằng : "Về nguyên thủy, thực chất không phải ngày 10/3 âm lịch" (?!) Tôi xin được trích dẫn tài liệu dưới đây từ nguồn Tintuc online để quí vị tham khảo và minh xét : http://tintuconline.vietnamnet.vn/vn/vanhoa/196017/ "Vì sao có ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3? Theo ý kiến của GS sử học Lê Văn Lan nguồn gốc của ngày giỗ Tổ Hùng Vương như sau: "Tại Kính thiên lĩnh điện (Điện núi thờ Trời) trên núi Hùng, còn gọi là đền Thượng, có hai tấm bia cổ. Tấm bia thứ nhất có tên là "Hùng miếu điển lệ bia" có ghi: xã Hy Cương, phủ Lâm Thao có lăng miếu phụng thờ Hùng Vương ở núi Hùng, trải các năm cả nước đến lễ, thường lấy kỳ mùa thu, chọn vào ngày tốt làm lễ, chưa có việc định rõ ngày mà tục lễ của dân xã đó, lấy ngày 11/3, kết hợp với thờ thần thổ kỳ, làm lễ riêng, thường hứng bất kỳ, hội họp cũng lãng phí theo sở thích, còn lòng thành thì kém đi. Nay cẩn thận tính lại rằng, từ đây về sau, lấy ngày 10/3, lĩnh tiền chi vào việc công, phụng mệnh kính tế trước một ngày so với ngày hội tế của bản hạt khiến dân sĩ mọi miền đến đây có nơi chiêm bái". (Công văn Bộ lễ triều Nguyễn đề ngày 25/7 năm Khải Định thứ nhất tức 1917). Tấm bia thứ hai mang tên "Hùng Vương từ khảo" (tức Đền Hùng Vương khảo cứu) do tham chi Bùi Ngọc Hoàn, Tuần phủ tỉnh Phú Thọ lập, ghi: "Trước đây, ngày Quốc tế (lễ) lấy vào mùa thu làm định kỳ. Đến năm Khải Định (dương lịch là 1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc có công văn xin Bộ lễ ấn định ngày 10/3 hằng năm làm ngày Quốc tế, tức trước ngày giỗ Hùng Vương đời thứ 18, một ngày. Còn ngày giỗ (tức 11/3) thì do dân sở tại làm lễ. " Bằng tất cả tình cảm và khách quan khoa học, tôi cho rằng tài liệu trên không đáng tin cậy, bởi 1 lẽ : Chẳng lẽ từ trước năm 1917, hay cụ thể hơn, trước thế kỷ 20, dân tộc ta không có ngày chính xác nào là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (?!)
-
Xin cảm ơn anh Phoenix và sau đây tôi cũng giới thiệu 1 cách lý giải khác rất đáng suy nghĩ, từ nguồn : http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenxuanqua...tohungvuong.htm " Hàng năm cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch chúng ta lại tổ chức ngày giỗ Tổ Hùng Vương: Dù ai đi ngược về xuôi, Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. hay Ai về Phú Thọ cùng ta, Vui ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười. Theo âm lịch, một năm có mười hai tháng, ba trăm sáu mươi ngày, tại sao tổ tiên ta lại chon ngày mồng mười tháng ba âm lịch mà không chọn một ngày tháng nào khác? Hiển nhiên ngày giỗ Tổ Hùng Vương phải mang một ý nghĩa gì liên hệ với Tổ Hùng Vương. Bắt buộc. Bắt buộc. Và Bắt buộc. Trong Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt, tôi đã chứng minh là những ngày giỗ, tết, vía, kị, kỷ niệm trong văn hóa Việt Nam như ngày lễ Lạc Long Quân, Thánh Dóng, Hai Bà Trưng, vân vân, đều chọn ngày tháng theo Dịch lý. Vì vậy ngày giỗ Tổ Hùng Vương bắt buộc cũng phải chọn theo Dịch lý dựa vào bản thể của Hùng Vương. Theo truyền thuyết ta đã biết Mẹ Tổ Âu Cơ “sinh ra một cái bọc trứng chim” nở ra trăm Lang Hùng. Cái bọc này là bọc gì? Cái bọc này mang hình ảnh của bọc, túi, nang, Trứng Vũ Tru (Cosmic Egg) (tương đương với đĩa thái cực). Như thế bản thể của các vua Hùng là bọc, bầu taọ hóa, bọc sinh tạo, bầu vũ trụ, bầu nòng nọc, bầu âm dương, bầu càn khôn. Cái bọc, cái nang chỉ nở ra “một trăm Lang Hùng”, toàn là con trai, phái nam tức bọc nang này mang dương tính. Các Lang sinh ra từ một cái nang tạo hóạ. Đúng như ta đã bịết L là dạng nam hóa của N, Lang là dạng nam hóa của Nang (Tiếng Việt Huyền Diệu). Bọc mang dương tính ở cõi đại vũ trụ, cõi trời là bọc khí, gió ứng với Đoài vũ trụ và bọc mang dương tính ở cõi thế gian là bọc nước ấm tức ao đầm ứng với Đoài thế gian. Cái “bọc vất ra ngoài đồng” chỉ nở ra một trăm Lang Hùng cho thấy bản thể của Hùng Vương là “bọc” khí gió Đoài vũ trụ” (có bản thể là khí gió nên đóng đô ở đất Phong châu tức châu Gió) và “vất ra ngoài đồng” là ao đầm, ruộng đồng Đoài thế gian (nên đóng đô ở Việt Trì tức Ao Việt). Hùng Vương thuộc dòng thần mặt trời Viêm Đế, là những vua mặt trời hừng rạng. Như thế Hùng Vương có hai khuôn mặt chính là Đoài vũ trụ tức Mặt Trời Sinh Tạo, Tạo Hóa (Sun as Creator) đội lốt Thần Mặt Trời Viêm Đế tương đương với Thần Mặt Trời Ra của Ai Cập cổ và một khuôn mặt thứ hai là Đoài thế gian. Đây là các vị vua Hùng Mặt Trời cai trị vùng đất ao đầm, ruộng nước. Đây có thể là các vị Hùng Vương của lịch sử Việt đội lốt truyền thuyết. Để hiểu rõ ý nghĩa của các con số 10 và 3 trong ngày giỗ Tổ, xin nhắc qua một chút về giá trị của các con số trong Dịch tính theo nhị nguyên so với các con số bách phân. Dịch có 64 quẻ chia ra làm 8 chuỗi luân chuyển, tuần tự hay 8 tầng. Mỗi chuỗi, mỗi tầng có 8 quẻ. Những số tương ứng (các số tương ứng là những bội số cộng 8 của nhau) trong 8 chuỗi, tám tầng đều mang một trị số như nhau nhưng mang ý nghĩa khác nhau vì ở các tầng, các tượng khác nhau trong Vũ Trụ luận. Ví dụ số 0 tầng 1, số 8 tầng 2, số 16 tầng 3, số 24 tầng 4, số 32 tầng 5 v.v… . . . đều là số Khôn cả nhưng số 0 là Khôn tầng 1 tức tầng tạo hóa (hư không), số 8 là số Khôn tầng 2 tức tầng đất dương thế gian. Vì cùng là Khôn cả nên các số Khôn đều có một trị số như nhau ví dụ số 0 = 32 . Điểm này ta thấy rất rõ như trong nhiệt học, 0 độ bách phân (celcius) = 32 độ Farenheit (Ca Dao Tục Ngữ, Tinh Hoa Dân Việt). Theo Dịch, số 3 là số Đoài tầng 1 tức Đoài vũ trụ và số 11 là số Đoài tầng 2 tức Đoài thế gian (11 = 3 + 8). Như thế giỗ Tổ Hùng Vương vào tháng 3 là tháng Đoài vũ trụ ứng với khuôn mặt Đoài vũ trụ của Hùng Vương. Ngày giỗ là ngày10 tức Khảm tầng 2 thế gian (số 2 là Khảm tầng 1 và 10 = 2 + 8). Ta thấy Khảm 10 bước thêm một bước nữa về phía tay phải tức chiều dương là số Đoài 11, nói một cách khác, Đoài thế gian 11 là khuôn mặt dương của số Khảm thế gian 10 (Đoài IIO là thiếu âm IO, nguyên thể của khí gió của nọc dương I trong khi Khảm OIO là thiếu âm IO, nguyên thể của khí gió của nòng âm O). Như thế suy ra số Khảm 10 tầng 2 đất thế gian là khuôn mặt âm của Đoài đất thế gian 11. Do đó ngày giỗ Tổ Hùng Vương mồng 10 là khuôn mặt âm của Đoài đất thế gian 11 và tháng 3 âm lịch ứng với Đoài vũ trụ tạo hóa dương. Ngày tháng giỗ Tổ ứng với hai khuôn mặt âm dương của Tổ Hùng Vương có bản thể là Đoài thích hợp với hai khuôn mặt âm duơng của Hùng Vương chia ra làm hai ngành là ngành Nước, âm cha Lạc Long Quân xuống biển và ngành Lửa, dương mẹ Âu Cơ lên núi. Hùng Vương Đoài sinh ra từ cái bọc, cái bao vũ trụ nên có một vật biểu là một con vật có cái mai khum tròn như con rùa, con cua biểu tượng cho bọc, bao, túi, bầu vũ trụ, bầu trời, vòm vũ trụ, vòm trời, biểu tượng cho vũ trụ, càn khôn. Phần trên của mai khum tròn biểu tượng cho trời (càn), phần dưới dẹt hình vuông biểu tượng cho đất (đất). Con cua tương đương với con rùa hộp, rùa ba ba, rùa qui vì con cua cũng có mai tương đương với mai rùa. Ta cũng thấy rùa và cua tương đương với nhau qua ngôn ngữ học, từ rùa và cua biến âm và ruột thịt với nhau. Mã Lai ngữ kura hay cuora là con rùa chính là Việt ngữ cua, chúng ta cũng gọi con rùa hộp ba ba là con “cua đinh”. Như thế rùa ruột thịt với cua. Con rùa có mai hình vòm được dùng làm biểu tượng cho cho vòm trời, vòm vũ trụ, bầu trời, bầu vũ trụ, khí gió tức, biểu tượng cho vũ trụ, càn khôn, trời đất, âm dương liên hệ với Dịch ví dụ như con rùa có mai “ba thước vuông” của Việt Thường của cổ Việt, con rùa ở sông Lạc dâng Lạc thư cho vua Vũ, con rùa thường thấy đi chung với Phục Hy. Dân gian Việt Nam sống ở vùng đất thấp ruộng nước nên dùng con cua, một con vật thân quen làm biểu tượng cho Dịch thay cho con rùa qui. Đó là Việt Dịch Con Cua Hùng Vương hay Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc (xin xem tác phẩm này). Trên bàn Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc, Hùng Vương Đoài có một khuôn mặt là con cua. Vì vậy ngày giỗ Tổ Hùng Vương liên hệ mật thiết với con cua. Muốn nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương chỉ cần nhớ tới con cua qua câu ca dao: Con Cua tám cẳng hai càng, Một mai hai mắt rõ ràng con cua. Tám (8) cẳng cộng với hai (2) càng là 10. Cẳng và càng hình que mang dương tính ứng với mặt trời, với ngày (một ngày là một mặt trời, một dương). Vậy tám cẳng cộng hai càng là ngày mười. Một (1) mai cộng với hai (2) mắt là 3. Mai hình vòm ứng với vòm vũ trụ, vòm trời mang âm tính và âm đi với trăng là nguyệt, là tháng. Vậy một mai công hai mắt là tháng 3. Câu ca dao này là cái bùa giúp trí nhớ, giúp ta nhớ ngày giỗ Tổ và cũng cho biết Hùng Vương có mạng Đoài có một khuôn mặt biểu tượng dân gian là con cua. Chúng ta có một loại Dịch con cua. Đó là Việt Dịch Bầu Cua Cá Cọc. Tóm lại ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10 tháng 3 âm lịch là ngày tháng liên hệ với hai khuôn mặt âm dương của bản thể Đoài của Tổ Hùng Vương, sinh ra từ một cái bọc, cái bầu tạo hóa, bầu vũ trụ. "
-
Thực ra ngay từ đầu, chiếc bánh đã không phải là chiếc bánh dầy : " Ông Trung cho rằng không nên cắt bánh giầy vì thực chất đây là khối bột nếp, mang ý nghĩa tượng trưng cho một lễ vật truyền thống dâng cúng nhân ngày giỗ Quốc tổ Hùng Vương hơn là để phục vụ người dân thưởng thức bánh giầy khổng lồ." Nhìn lại truyền thuyết lịch sử : "... Cũng thứ gạo nếp ấy, Lang Liêu đồ lên thành xôi, giã nhuyễn, nặn hình tròn, làm một thứ bánh khác ...". Vậy là đã rõ, bánh dầy không phải là "bột nếp" mà là "xôi nếp giã nhuyễn". Do đó tôi nghĩ từ sau "quý vị" ấy muốn làm bằng "bê tông cốt thép" hay gì cũng được, mang tính tượng trưng thì từ đầu đừng giả dối như vậy, cho dù tổ tiên cũng chẳng ai trách móc "quý vị" đâu và những người phẫn nộ với "quý vị" cũng chẳng phải vì "muốn ăn mà không được" đâu. Tôi là người dễ tính nhưng cũng không phải là người bàng quan. Việc cung kính hướng về tổ tiên nguồn cội không phải chỉ của riêng 1 tổ chức cá nhân hay tập thể nào mà là của cả 1 dân tộc, và không bao gồm những-việc-làm-như-vậy. Tôi nhớ hồi còn bé, những lúc nhà có đám giỗ, tôi cũng thường lén leo lên bàn thờ bẻ chuối ăn vụn, ... dĩ nhiên sau đó nải chuối đó được người lớn lấy xuống và không cho đặt lên nữa, nhưng cũng không ai rầy la gì tôi cả :)
-
Tôi nghĩ hình như có gì đó lấn cấn ở đây : Tết Đoan Ngọ tồn tai từ lâu trong văn hoá dân gian Đông Phương và có một ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt văn hoá. Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương, tết Hàn thực vì trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng. Ngày này cũng còn gọi là ngày giết sâu bọ. Vì người ta tin rằng: Khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Tết Đoan Ngọ (hay còn gọi là tết Giữa Năm theo âm lịch) thì đúng là của các dân tộc phương nam, theo đó : Chúng ta cũng lưu ý rằng: Ngày mùng 5 / 5 là ngày rất gần tiết Hạ Chí, tức là ngày nóng nhất trong năm theo thực tế thời tiết; Nhưng tết Hàn Thực, kiêng ăn đồ nóng (ăn đồ nguội, cụ thể là bánh trôi, bánh chay : kỷ niệm Giới Tử Thôi) thì lại không phải là mùng 5 tháng 5 mà là : mùng 3 tháng 3 âm lịch. Điều này cũng được nói đến trong cuốn : "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của G/S Trần Ngọc Thêm.
-
Xin gởi đến anh Thiên Sứ cùng các thành viên của diễn đàn lời chúc phúc tốt lành nhất nhân ngày Quốc Giỗ 10/3 âm lịch !!! Đất nước vạn đại Chung : Chung sức - Chung lòng - Chung ý chí Quê hương muôn đời đẹp : Đẹp tình - Đẹp Nghĩa - Đẹp nhân tâm !