Trần Phương
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
449 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Trần Phương
-
Cảm ơn anh Thiên Sứ và anh quangnx ! Quý bạn đọc thân mến, Thực ra việc tôi đặt vấn đề bằng các câu hỏi như vậy cũng là có lý do, bởi từ rất lâu rồi, tôi có nhớ là mình đã được đọc những nghi vấn về một trong những công trình do chính con người tạo nên nhưng không phải của nền văn minh nhân loại hiện hữu mà nó thuộc về một nền văn minh cổ xưa đã mất, mấy bữa nay tôi cũng băn khoăn là có nên đưa lên diễn đàn vấn đề này để chia sẻ hay không vì tài liệu về giả thuyết đó hiện tôi không còn lưu trữ. Vật thể đó đã giúp người xưa ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ thiên văn, lịch pháp (âm dương lịch), dự báo thủy triều, ... đến là cơ sở cho học thuyết Âm Dương Ngũ Hành ... Vật thể đó, chuyện không đùa, chính là Chị Hằng của chúng ta : Mặt Trăng. Về sự hình thành của Mặt Trăng, cho tới nay đã có nhiều giả thuyết, hiện giả thuyết phổ biến nhất và được nhiều sự chấp nhận nhất : Qua mô hình mới về sự thành tạo mặt trăng, các nhà khoa học chỉ ra rằng chị Hằng trẻ hơn nhiều so với ta tưởng. Ngay trước khi trái đất hoàn tất quá trình khai sinh cách đây khoảng 4,5 tỷ năm, một thiên thạch cỡ sao Hoả đã va vào nó, giải phóng đá và cát bụi, liên kết thành mặt trăng. Từ nhiều thế kỷ, loài người đã vô cũng ngưỡng mộ chị Hằng. Chúng ta gửi các tàu thăm dò tới đó, đưa các nhà du hành bước trên bề mặt mặt trăng. Nhưng đến tận bây giờ chúng ta vẫn không biết chính xác làm cách nào, trái đất lại có được người bạn đồng hành ấy. Nay, nhóm khoa học của Asphaug, Đại học California, Santa Cruz đã có cách giải thích rõ ràng hơn cho "giả thuyết về vụ va chạm vĩ đại” phổ biến lâu nay về sự thành tạo của mặt trăng. Giả thuyết này được đưa ra lần đầu vào giữa thập kỷ 70. Theo đó, mặt trăng được hình thành sau khi một vật thể, có kích cỡ sao Hoả, va vào trái đất. Nhưng, trong các mô hình tính toán sau đó, người ta không lý giải nổi mối liên quan giữa một (hay nhiều) vụ va chạm này với thành phần và khối lượng của trái đất, mặt trăng cũng như cách thức chúng lơ lửng trong hệ mặt trời như ngày nay. Sử dụng mô hình mới, các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Tây Nam và Đại học California, Mỹ, đã tạo ra một bức tranh mô phỏng tác động xiên do một vật thể có khối lượng bằng 10% khối lượng của trái đất va chạm vào tinh cầu của chúng ta. Vụ đụng độ này có thể đã làm bắn ra một lượng vật chất phi sắt đủ lớn, văng vào quỹ đạo trái đất, cuối cùng liên kết lại thành mặt trăng của chúng ta, để lại trái đất với khối lượng và tốc độ quay như ngày nay. Cũng theo mô hình này, mặt trăng được sinh ra ngay trước khi trái đất hoàn tất quá trình thành tạo, khoảng 4,5 tỷ năm trước đây. Phát hiện được công bố trên tạp chí Nature, hôm nay (16/8). (Theo CNN). Và dưới đây là thông tin chi tiết của Mặt Trăng theo wiki : http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_Tr%C4%83ng Ngoài giả thuyết trên, trước đó còn có nhhiều giả thuyết về sự hình thành của Mặt Trăng nhưng cho tới nay không giả thuyết nào đứng vững, chỉ có thể đút kết một số điều rằng : - Mặt Trăng sinh ra muộn hơn Trái Đất rất nhiều. - Kích thước của Mặt Trăng bằng 1/4 so với Trái Đất. - Khối vật chất, đất đá cấu tạo nên Mặt Trăng chính là của Trái Đất, do đó mới có giả thuyết là Mặt Trăng được tách ra từ Trái Đất. Chính vì vậy mà mặc dù các nhà khoa học đã cố gắng đưa ra nhiều giả thuyết nhưng cho tới nay sự hình thành của Mặt Trăng vẫn là một bí ẩn. Chẳng hạn như : - Với kích thước bằng 1/4 Trái Đất, nếu một lực tác động đủ mạnh để tách Mặt Trăng khỏi Trái Đất thì sẽ giải phóng một năng lượng lớn đủ để văng ra khỏi quỹ đạo Trái Đất, chứ không dễ dàng gì bị từ trường của Trái Đất hút trở lại và "bắt làm tù binh" như vậy ? - Mặt Trăng có một từ trường bên ngoài chưa bằng 1 % từ trường Trái Đất. Các khác biệt quan trọng nhất là Mặt Trăng hiện tại không có một từ trường lưỡng cực (lẽ ra phải được tạo ra bởi địa động lực trong lõi của nó), và sự từ hóa hiện diện hầu như đều có nguồn gốc từ lớp vỏ ? Như vậy, phần lõi của Mặt Trăng phải là rỗng, sao lại như vậy ? ................................................................. Còn nhiều vấn đề nghi vấn bí ẩn nữa của Mặt Trăng, đó là lý do có thể đưa ra một giả thuyết rằng : - Mặt Trăng chính là vệ tinh do chính văn minh nhân loại từ quá khứ xa xăm đã tạo ra. - Phần lõi MT rỗng để chứa các máy móc thiết bị, phần bề mặt của "vệ tinh" được bao bọc bằng các lớp đất đá do được đem từ Trái Đất lên để bảo vệ bởi các va chạm trong không gian. - Con người thuộc văn minh cổ xưa đã ra đi sau một đại nạn toàn cầu và đã để lại MT để theo dõi sự sống và văn minh nhân loại về sau. .................................................................. Trên đây là một giả thuyết mà Trần Phương tôi mạn phép đưa lên trong trí nhớ của tôi về một tài liệu từ rất lâu có đặt ra nghi vấn về một sản phẩm nhân tạo kỳ vĩ do một nền văn minh cổ xưa đã tạo ra và để lại cho nhân loại ngày nay. Rất mong nhận được ý kiến của quý bạn đọc !
-
Kính anh quangnx ! Đến đây, tôi cũng mạn phép thổ lộ một chút, từ dạng thức toán học tổng quát của Bát Quái, cũng bằng toán học tôi đã tìm lại được dạng thức của Phương trình Einstein trong thuyết tương đối tổng quát về mối quan hệ giữa vật chất và không-thời gian. Tương tự, tôi cũng đã tìm được dạng thức của phương trình trường lượng tử cũng như phương trình schrodinger trong cơ học lượng tử. Vì vậy các vấn đề về lượng tử, về điện từ trường, về trường hấp dẫn, về hạt nhân nguyên tử,về năng lượng... và về rất nhiều thứ, tôi vẫn có cảm nhận được rằng chúng ta chỉ mới lăn được chưa đủ nữa vòng quay cũ của tiền nhân. Anh có thể nói rõ hơn không ? Cụ thể là theo tôi được biết, trong không gian nếu vận tốc càng lớn thì sẽ không còn khái niệm của thời gian. Nền văn minh cổ xưa của nhân loại có thực sự bị tuyệt diệt hay là họ đã ra đi ? Vậy anh có thể đưa ra một khoảng thời gian ước lượng sự tồn tại của nền văn minh này trong quá khứ không ? Hay nói cách khác, nền văn minh đó đã kết thúc cách chúng ta bao nhiêu năm ? Cám ơn anh nhiều !
-
Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông phương thực hiện chức năng được phép, cùng nhu cầu đào tạo lớp kế thừa. Nay mở khóa đào tạo Phong Thủy Lạc Việt online trên website www.lyhocdongphuong.org.vn ------------------------------- Xin cho hỏi đào tạo online này là như thế nào ? Có giống với đào tạo từ xa không ? Với một người giờ giấc làm việc không cố định lại hay đi công tác tỉnh như tôi có thể tham gia lớp học được không ? Chân thành cám ơn !
-
Anh Thiên Sứ, Với những kẻ dốt nát - nhưng lại khoác áo trí thức , học giả, học thật - cứ cái gì tôn vinh chính dân tộc Việt thì họ lại van xin. Tôi vẫn gọi là Trà Đạo Việt. Trà Đạo Việt tiềm ẩn trong văn hóa Việt trải hàng ngàn năm và như bừng tỉnh trong Nguyễn Tuân với "Những chiếc ấm đất". Còn kẻ nào đến xin tôi bố thí cho để đừng gọi là "trà đạo Việt" thì tôi có thể nói với họ rằng:" Đây là loại ăn mày văn hóa mà tôi không thể bố thí!" Hi .. :rolleyes: Thật vậy, "Trà đạo Việt" ! Sao lại không có nhỉ, xin giới thiệu bài dưới đây : Pha trà Phú quý sinh lễ nghĩa”, âu cũng là một tất yếu. Thế nhưng, sâu xa của câu ngạn ngữ chính là cuộc sống vật chất đã no đủ, người ta mới có điều kiện để sinh ra những nghi thức mà làm sang cho chính mình. Nhất là trong cuộc sống gấp gáp này, người ta tìm đến những “đạo” ẩm thủy để giảm stress, để tận hưởng cuộc sống thư thái, an nhàn… Bạn có thể tự rút ra kết luận "Người Việt có Trà đạo hay không"? sau khi đọc bài viết này... Mấy năm gần đây, xu hướng “trà đạo” Việt Nam đang có cơ hội phục hồi, nhất là khi cái thú thưởng thức, nhâm nhi một ấm trà ngon đã lan sang giới trẻ. Trong cái guồng “thực - giả lẫn lộn”, nhiều người chạy theo “mốt” chứ chưa chắc đã am tường về đạo trà, hiểu trà, hay chí ít cũng chưa tỏ nguồn cơn rằng thức uống ấy khởi nguồn từ đâu, thưởng thức thế nào, dư vị trà ấy khác với trà khác ra sao… Tôi may mắn được “hầu trà” cùng nghệ nhân Trường Xuân - bậc “cao nhân” về trà của đất Hà thành. Con trai cụ, Hoàng Anh Sướng (cũng là một nhà báo) đã chỉ cho tôi lai lịch của thức uống tưởng như dễ dãi ấy. Cụ Trường Xuân đã dành cả đời mình cho cây chè, cho đạo trà Việt. Và, câu chuyện về trà tưởng chừng không có hồi kết. Cái “đạo trà” cũng kén người chứ không “vô ưu” như ta tưởng!Trước nhất, đó là cái địa thế, đất trồng, khí sắc của tự nhiên định ra hương vị của trà. Cùng một đồi trà, cây trà trồng hướng đông (Đông pha) bao giờ cũng ngon hơn cây ở hướng Tây (Tây pha), ấy là vì nó đón nhận được nhiều hơn khí trời, nắng trời. Lại nữa, cũng một cây trà nhưng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông là bốn mùa hương vị. Tuyệt nhất ấy là trà “Xuân 1”, còn gọi là “Tiền minh” - trà trước tiết thanh minh. Khi cái giá rét của mùa đông vừa qua đi, những tia nắng ấm đầu tiên của mùa xuân vừa ló rạng thì những đọt non cũng bừng nhú trên những cành chè khẳng khiu. Thứ đọt non ấy, nếu hái lúc sớm tinh mơ, cả đồi chè còn chìm trong hơi sương, đem về sao suốt trên chảo gang thì hương thơm ngào ngạt như xôi mùa lùi trong chõ, ngọt bền vướng vít mãi trong cổ. Loại trà ấy được gọi là trà tiến vua. Xưa, những thiếu nữ đồng trinh với đôi tay dài mềm mại dùng móng tay dài khẽ khàng ngắt những đọt lá non. Da thịt không được chạm đến bởi họ sợ sức nóng của cơ thể, mùi da thịt thiếu nữ sẽ làm lệch lạc đi hương vị của trà. Dưới bàn tay chai dày của các nghệ nhân, búp trà sao tẩm trên chảo gang cong như lưỡi con chim tước, thế nên mới có tên gọi trà “tước thiệt” – lưỡi con chim sẻ. Tương truyền, trà ấy được làm từ vùng Châu Bôi Sa (Quảng Trị ngày nay); thế nhưng nghệ thuật ấy đã thất truyền, mai một. Người Việt ta dường như mở mắt chào đời đã thấy trà, uống trà trọn đời và đến khi về cõi thiên cổ, vẫn được tẩm liệm với trà. Có điều, trong suốt lịch sử uống trà hàng ngàn năm, Việt Nam không có một truyền kỳ nào về trà. Điều này cũng dễ lý giải bởi tâm hồn người Việt bình dị, chân chất. Song điều đó không có nghĩa là chúng ta xuề xoà, thô vụng trong nghệ thuật chế biến, sao tẩm trà. Các ông Tây, bà Tàu đã không ít lần nắc nỏm, xuýt xoa trước nghệ thuật ướp trà sen cầu kỳ, tinh tế của những nghệ nhân Hà Nội. Cần phải nói ngay rằng, trong nghệ thuật ướp trà sen, trà mạn hảo được ưa chuộng nhất. Đó là trà Tuyết Shan cổ thụ vùng mạn ngược Hà Giang mọc tự nhiên trên những dãy núi cao từ 800 - 1300 mét quanh năm sương phủ. Để chống chọi với khí hậu khắc nghiệt, những búp trà phải gồng sức vươn lên đón nhận từng giọt nắng mặt trời. Chính cuộc chống trả quyết liệt cho sự sinh tồn ấy đã tạo cho trà Tuyết Shan một hương vị đặc biệt, khiến những người sành trà luôn săn tìm, yêu thích. Các nghệ nhân trà Hà Nội trân trọng, nâng niu như một báu vật. Họ chọn lựa những búp trà non, những lá trà bánh tẻ. Cuống và lá trà già bị loại bỏ rồi rửa sạch, cho vào chõ đồ chín. Sau khi phơi khô, họ cho trà vào chum (vại), trên phủ một lớp lá chuối khô, ủ từ... 3- 4 năm cho trà phong hoá bớt chất chát, có độ xốp như giấy bản mà hương vị đặc trưng của trà vẫn lưu giữ. Khi ướp, người ta rải một lớp trà rồi một lớp gạo sen mỏng, rồi lại một lớp trà, một lớp gạo sen. Cứ thế cho đến khi hết trà. Sau cùng, phủ một lớp giấy bản. Thời gian ướp tuỳ thuộc vào độ ẩm của gạo sen nhiều hay ít, thường từ 18 - 24 giờ. Sau đó, đem sàng để loại bỏ những hạt gạo sen. Sàng loại xong, trà được đóng vào những chiếc túi làm bằng giấy chống ẩm để giữ lấy cả hương sen lẫn hương trà rồi sấy cho đến khi cánh trà khô, hương sen quyện thì bỏ ra. Lại ướp một lần sen thứ hai, thứ ba, thậm chí thứ tư, thứ năm tuỳ thuộc vào sở thích của người thưởng trà đậm hay nhạt. Càng ướp nhiều lần thì hương sen càng quyện vào cánh trà, trà càng thơm. Trung bình, mỗi cân trà ướp cần từ 1000 - 1200 bông sen. Cho nên, không phải ngẫu nhiên, mỗi cân trà sen được đổi bằng 2 - 3 chỉ vàng mà người sành trà vẫn nao nức lùng bằng được. Có được thức trà ngon, cách dùng nó cũng là cả một nghệ thuật, cho nên mới có cái nghi thức thưởng trà. Dâng chén trà theo đúng cách là ngón giữa phải đỡ lấy đáy chén, ngón trỏ và ngón cái đỡ miệng chén gọi là “Tam long giá ngọc”. Người dâng trà và người nhận trà đều phải cung kính cúi đầu. Trước khi uống, đưa chén trà sang tay trái, mắt nhìn theo, sau đó đưa sang phải “du sơn lâm thuỷ”. Khi uống, cầm chén trà quay lòng bàn tay vào trong, dâng chén trà lên sát mũi để thưởng thức hương trà trước, sau đó tay che miệng nhấm nháp từng ngụm nhỏ nhẹ. Tay áo các quan lại phong kiến thường rất rộng cũng một phần dùng để che miệng khi uống trà là vậy. Che miệng khi ăn, uống, cười trong chèo, tuồng, trong đời sống người Việt xưa chính là một hành vi văn hoá. Người uống cũng phải chậm rãi mím miệng nuốt khẽ cho hương trà thoát ra đằng mũi và đồng thời đọng trong cổ họng, nuốt tý nước bọt lần một, lần hai, lần ba để cảm nhận. Các chân trà nhân từ xưa đã rất chú ý đến nghệ thuật thưởng trà với nhiều loại trà cụ cần thiết để làm sao cho người uống cũng có thể cảm nhận và thể nghiệm giống như các thiền sư. Dùng thìa gỗ múc trà cho vào ấm đất nung nhỏ, được gọi là “Ngọc diệp hồi cung”. Để có được chén trà ngon thì bình trà và tách uống trà phải được làm nóng lên bằng nước sôi. Trà cụ dùng để xúc trà, lấy bã trà đều bằng tre khô hoặc gỗ thơm. Khi châm nước lần một gọi là “cao sơn trường thuỷ” rồi chắt ngay ra. Đây là thao tác “tráng trà” nhằm loại hết bụi bẩn và cho trà khô kịp thấm không nổi lềnh bềnh. Lần thứ hai đổ nước vào ấm gọi là “hạ sơn nhập thuỷ” nên đổ nước cao, tràn miệng bình để khi đậy nắp lại, bụi trà tràn ra hết, rồi dội nước sôi lên nắp để giữ nhiệt độ cao nhất cho ấm trà. Nước hai chính là nước ngon nhất được tạo ra trong vòng 1 - 2 phút , có hương vị đượm đà, thơm tho níu quyến. Khi rót trà phải chuyên đều các chén sao cho nồng độ trà như nhau bằng cách kê khít miệng chén lại và đưa vòi ấm quay vòng. (Cách phổ biến trong truyền thống là rót ra “chén tống” rồi san đều ra các “chén quân”. Cách này ngày nay ít dùng vì phần làm nguội trà, phần hương trà phôi pha). Nói đến trà đạo, người ta thường nghĩ đến đất Trung Quốc rộng lớn. Quả thực, đất ấy sản sinh ra lắm truyền kỳ, mỗi tên trà là một câu chuyện đầy hấp dẫn. Những Long Tỉnh trà, Ô long trà, Đại Hồng Bào, Thiết Quan Âm, La Hán, nào Trảm mã trà, Vân vũ trà, Nhạn đăng trà, Thiên trụ trà... Trác tuyệt nhất là trà Trinh nữ. Chuyện rằng: ở ngọn núi Vũ Di (tỉnh Phúc Kiến) vời vợi cao bốn mùa sương phủ, nơi con suối Hổ Báo tuyền trùng trình vắt qua như một dải lụa mềm có một cánh rừng trà cổ thụ chừng mấy chục nghìn cây. Vào mùa xuân, khi hoa mai nở trắng ngần bên ngôi chùa cổ, cũng là lúc những đọt non trà bừng nhú. Những thiếu nữ đồng trinh đẹp dịu dàng như những bông hoa trà khẽ khàng bấm từng búp trà non mởn ấy sao cho không bị dập, bị nát để hương trà không bị ôi oai. Trà sau khi sấy khô được bọc trong những túi lụa mỏng rồi đặt vào... “chỗ kín” của thiếu nữ đồng trinh một đêm để “tẩm” hương. Khi thưởng thức, chính tố nữ ấy sẽ ngậm ngụm trà trong miệng rồi... mớm cho khách ẩm thuỷ trong tư thế... không mảnh vải che thân mà không được giao hoan. Người Trung Quốc bảo rằng: Đó là phép luyện trường sinh bất lão. Mới đây, người ta vừa mới công bố bức ảnh chụp một quả trà hoá thạch được tìm thấy ở Con Moong - Hoà Bình do tiến sĩ khảo cổ Nguyễn Việt tìm thấy. Quả trà ấy có niên đại cách đây khoảng 10.000 ngàn năm. Đấy là di tích xa xưa nhất mà chúng ta có để chứng minh rằng, cái thú ẩm thuỷ mang tên trà ấy đã may mắn sinh ra trên mảnh đất nhiệt đới nóng ẩm này, cho dân mình thứ nước uống tao nhã, tinh khiết mà mê đắm chẳng bao giờ dứt nổi. Những bậc tao nhân ngồi với nhau bên chén trà tinh khiết để đàm đạo chuyện nhân thế ắt phải có duyên số, có chung một điều tâm huyết. Chúng ta cũng đã ngồi tẩn mẩn mà kể chuyện trà từ đông-tây-kim-cổ, đấy cũng chẳng phải là một cơ duyên hạnh ngộ đó sao! Di Linh - Hoàng Anh (Theo Vietimes)
-
Một nền văn minh toàn cầu ưu việt đã từng tồn tại và bị hủy diệt trên hành tinh này ? Thuyết đó hoàn toàn có cơ sở. Nhưng có thể sự hủy diệt đối nền văn minh đó là không chỉ dưới một lần và chỉ bởi một đại nạn toàn cầu : Đại Hồng Thủy. Rất có thể, văn minh nhân loại đã từng bị hủy diệt vài lần và nạn Đại Hồng Thủy chỉ là lần hủy diệt cuối cùng đối với văn minh nhân loại hiện đại. Với tri thức nhân loại ngày nay, người ta có thể tính toán và thiết lập được quỹ đạo của các vì sao trong dải ngân hà, tính được đường bay, xác suất và khả năng va chạm vào trái đất của các tiểu hành tinh trong không gian theo đơn vị thời gian được tính bằng giây trong tương lai vài chục thậm chí vài trăm năm tới để có thể lên phương án dùng tên lửa làm lệch quỹ đạo hoặc phá hủy tiểu hành tinh đó nhằm bảo vệ trái đất. Bởi vậy, thật khó tin một nền văn minh nhân loại toàn cầu phát triển cao với thuyết Âm Dương Ngũ hành là một lý thuyết thống nhất vũ trụ, cùng với khả năng tiên tri, từng tồn tại trên hành tinh này lại có thể dễ dàng "đầu hàng" chỉ với một cơn Đại Hồng Thủy ?!
-
Đúng là trong "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại" có nói đến sự nghi vấn và sự phân tích - lý giải hợp lý về sự xuất hiện huyền ảo của Lão Tử (với một học thuyết hướng con người về với Thái Cực) cùng với sự biến mất kỳ lạ cùng thời điểm của Chử Đồng Tử và Tiên Dung trong truyền thuyết đã đặt ra vấn đề Lão Tử và Chử Đồng Tử chỉ là một người. Tôi đã từng ngỡ ngàng trước phát hiện thú vị này. Như vậy, câu chuyện về Chử Đồng Tử phải là của thời Hùng Vương thứ 18 chứ không phải là HV thứ 3. Và nếu cho rằng Đạo Lão chính là nguồn gốc của Trà Đạo Nhật Bản thì rõ ràng văn hóa uống trà phải có nguồn gốc từ xã hội Văn Lang, với những biến động lịch sử về sau, lãnh thổ Văn Lang xưa bị thu hẹp đáng kể nên mới có suy luận "Trà" có xuất xứ từ Trung Quốc hiện tại. Điều này mở ra một hướng nghiên cứu mới rất nghiêm túc về nguồn gốc văn hóa uống trà của người Việt xưa, không nhất thiết phải là "Trà đạo Việt". Ở dọc nẻo đường trên khắp nước ta ngày nay, tôi cũng đã từng biết đến nhiều quán ghi là "Trà đạo Việt Nam", và đã từng có nhiều ý kiến phản bác rằng : Có thể các quán đó còn duy trì nhiều phương thức pha trà cổ truyền của gia đình - dòng họ để lại, họ muốn gọi sao cũng được nhưng xin đừng gọi là "Trà đạo Việt Nam" vì nó đụng đến văn hóa của dân tộc. Người Việt chưa bao giờ gọi việc thưởng lãm trà của mình là "Trà đạo" cả
-
ĐÌNH LÀNG TRÀ CỔ : (theo http://www.mongcai.gov.vn/) Được đánh giá là ngôi đình khá đồ sộ ở địa đầu đất nước và hoàn toàn mang dấu ấn nền văn hoá Việt. Đình Trà cổ được xây dựng từ thời Hậu Lê năm 1462 trên một vùng đất rộng nằm ở phía nam phường Trà Cổ, Đình có kiến trúc kiểu chữ Đinh (J), Thờ sáu vị Thành Hoàng đã có công lập lên xã Trà Cổ (nay là phường Trà Cổ) cách đây gần 600 năm. Đình có tất cả 48 cột lim đặt trên đá, trong đó có những cột cao gần 05 m, chu vi khoảng 1,5m, các cột được giằng đan bởi những xà ngang dọc, ở các đầu xà gồ đều chạm đầu rồng. Hai đầu hồi là Hai bức hoành phi sơn son thiếp vàng đối diện nhau: " Nam Sơn Tịnh Thọ( Nước Nam bền vững), Địa cửu thiên trường( Đất vững trời dài)" Lễ hội Đình Trà Cổ - Phường Trà Cổ được tổ chức hàng năm, vào ngày 01 tháng 06 âm lịch với rất nhiều nét độc đáo như rước " Ông Voi" , thi nấu ăn... HỘI LÀNG TRÀ CỔ : (theo Văn Hóa Việt : e-cadao.com) Hàng năm, Hội làng Trà Cổ diễn ra từ 30/5 đến 6/6 âm lịch. Đây chính là hội thi làm cỗ, thi nấu ăn. Ai nấu ăn giỏi hay vụng đường nấu nướng đều được cả làng biết hết. Làng Trà Cổ, nay là xã Trà Cổ, huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh. Từ Hà Nội ra Trà Cổ, theo đường bộ hay đường thuỷ cũng hơn 350km. Nằm ở ven biển, phía đông Bắc bộ, Trà Cổ có thiên nhiên tươi đẹp, phong cảnh hữu tình, bãi biển đẹp lý tưởng cho du lịch, nghỉ ngơị Tổ tiên người Trà Cổ vốn ở Đồ Sơn, làm nghề đánh cá, khi đi biển đã tới đây, thấy đất tốt, cảnh cũng đẹp như Đồ Sơn, nên nhiều người ở lại sinh cơ lập nghiệp. Cách đây hơn 400 năm, người Trà Cổ đã quần cư sung túc, nên dựng được ngôi đình làng và họ thờ các vị Tổ (tức thành hoàng làng). Quận He (Nguyễn Hữu Cầu), một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa thời Lê - Trịnh cũng được thờ tại đình Trà Cổ. Qua nhiều lần trùng tu, dấu vết ván bưng xung quanh đình và hậu cung không còn nữa, nhưng vẫn còn giữ nguyên được sàn gỗ lim. Ngôi đình được xây dựng toàn bằng gỗ lim, chạm khắc công phu, tinh xảọ Trong đình còn lưu giữ bức hoành phi ghi rõ việc đóng góp xây dựng đình của những thợ mộc tài hoa quê ở Hoàng Hoá, Thanh Hoá, về cư ngụ tại Trà Cổ. Có thể nói, từ quy mô xây dựng đến kiểu dáng kiến trúc và điêu khắc của đình Trà Cổ thực sự là một giá trị lịch sử văn hoá của người Việt tạo dựng được từ thuở xa xưa ở mảnh đất địa đầu Đông - Bắc của Tổ quốc. Cũng từ xưa xa, người Trà Cổ có những sinh hoạt văn hoá khá đặc sắc, trong đó tiêu biểu là Hội làng hàng năm diễn ra từ ngày 30/5 đến mồng 6/6 âm lịch. Trước khi mở hội mấy ngày, vào 25/5 đã có một đoàn thuyền rước từ Trà Cổ về quê tổ Đồ Sơn. Ngày 30/5 thì thuyền từ Đồ Sơn về đến Trà Cổ. Thuyền đi Đồ Sơn phải mất 3 ngày, nhưng quay về Trà Cổ chỉ có 2 ngày là tớị Tục truyền rằng đó là do tổ tiên phù hộ nên về được nhanh hơn. Và ngay đêm 30/5, dân chúng Trà Cổ tiến hành lễ rước nhang theo nghi thức cổ truyền, khói hương thơm ngát, đèn nến sáng trưng. Đình làng ngập trong tình cảm sâu lắng, tôn nghiêm. Sáng 1/6 là lễ rước Vua ra bể (còn gọi là rước vua ra miếu) với nghi thức rất đặc sắc. Có đội quân đi đầu cầm mã tấu, kiếm, chuỳ, cờ thần, bát âm, bát bửụ Tiếp đến là người cầm cờ vía mặc áo đỏ, đai lưng thêu rồng, phượng lộng lẫỵ Người cầm cờ vía là người cường tráng, trẻ đẹp và có đạo đức tiêu biểu của làng. Sau ông cờ vía là 12 ông đám với những người khiêng kiệụ Sau họ có hai cô đào, thường là người Vạn Xuân chuyên hát ả đào, vừa đi vừa hát trong nhịp trống phách xốn xang. Sau đó là các vị chức sắc và quần chúng đông đảo, kéo dài và vui náo nức. Các ông đám là những người được chọn ra lo toan cho hội làng. Từ đầu năm, mỗi ông đám đã nuôi một con lợn to, gọi là ông voị Ngày hội sau lễ rước là cuộc thi các ông voị Các ông đám đem những ông voi ra sàn đình, để thị Các ông voi đều ở trong những chiếc cũi gỗ tốt, trang trí đẹp, được khiêng bằng những đòn dóng chạm hình rồng phượng tinh xảọ Ông đám nào có ông voi to béo nhất, cái cũi đẹp nhất, sẽ được làng trao giải thưởng lớn. Sang các ngày từ 3 đến 5, cả 12 ông đám chia nhau làm cỗ, hình thức như làm khao ở các hội làng đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi ngày có 4 ông đám rước cỗ ra đình tế thần, hai ông làm cỗ mặn, hai ông làm cỗ chaỵ Cỗ mặn gồm hai con gà, hai con phượng (thay bằng hai con ngỗng) luộc chín, tạo dáng đẹp; còn thêm các loại thức ăn chế biến từ thịt, ngon và đẹp mắt. Còn cỗ chay là đủ các loại bánh, xếp thành tầng, đầy các thùng lớn bằng gỗ. Những thùng này đều có buộc những lạt tre to bản nhuộm hồng nhuộm xanh, tựa như cách buộc bánh chưng ngày tết Nguyên đán. Cỗ mặn, cỗ chay sau khi được tế thần thì các ông đám lại đem về nhà và mời bà con đến ăn. Trong những ngày lễ hội, các nhà đều làm cỗ. Nhà nghèo làm cỗ nhỏ, vui trong gia đình. Nhà khá, làm cỗ to mời họ hàng, bạn hữụ Riêng 12 ông đám thì mời cả họ hàng xa, bè bạn và các vị chức sắc làng xã, mời cả người ở vùng khác có quan hệ thân thiết tới ăn cỗ... Dịp này, ở Trà Cổ, ai nấu ăn giỏi hay vụng đường nấu nướng đều được biết hết. Đây chính là hội thi làm cỗ, thi nấu ăn. Kết thúc hội vào ngày 6, là ngày múa bông. Trong ngày múa bông, người ta cầu mong trời đất, thần linh phù hộ cho đánh bắt được nhiều cá tôm, buôn bán phát đạt, mùa màng tươi tốt, ấm nọ.. và rồi người ta chọn các ông đám cho hội làng năm saụ TRỮ TÌNH BÃI BIỂN TRÀ CỔ : (theo http://www.mangdulich.com) Trà Cổ - bãi biển được mệnh danh là "trữ tình nhất Việt Nam" - một vẻ đẹp còn vẹn nguyên, hài hòa, bình dị với bãi cát trắng mịn màng trải dài phẳng lặng trong nền nước biển xanh biếc bốn mùa. Đến đây, bạn sẽ tìm được những khoảnh khắc bình yên, thơ mộng và tha hồ thả hồn mình vào nắng, vào gió... Nằm ở cực đông bắc của đất nước, nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, thuộc tỉnh Quảng Ninh, Trà Cổ là rìa bên ngoài của một đảo bồi tự nhiên do tác động của sóng và dòng biển ven bờ tạo thành. Bên bờ biển là những cồn cát cao từ 3-4m, có làng ấp và dân cư trú đông đúc, chủ yếu sống bằng nghề nông và chài lưới. Sát bờ biển là các dải rừng phi lao chắn gió, râm mát giữ cát và gần đó còn có hệ thống sinh thái rừng ngập mặn. Cảnh đẹp ở đây không giống những gì ta đã bắt gặp ở Hạ Long, Đồ Sơn hay những bãi biển khác, bởi làn cát mịn màng hòa trong nước biển xanh ngắt mang dáng dấp của biển miền Trung nhưng lại có những dãy núi soi mình mang dáng dấp biển miền Bắc. Sự hòa lẫn của các vùng biển ấy tạo cho Trà Cổ một vẻ đẹp sông núi hiền hòa, trữ tình và nên thơ. Nằm cách trung tâm 9km và chưa có tác động nhiều của bàn tay con người nên Trà Cổ có nhiều bãi biển còn mang nhiều nét đẹp của tự nhiên, kéo dài tới 17km từ mũi Gót ở phía bắc đến mũi Ngọc ở phía nam, đủ sức chứa hàng vạn khách du lịch đến nghỉ mát, tắm biển. Do cách xa các thành phố, khu công nghiệp, bến cảng nên Trà Cổ có khí hậu mát mẻ, nồng nàn hương biển và không gian tĩnh mịch và còn mang đậm nét hoang sơ. Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức mùi vị của biển, được đắm mình trong những buổi chiều yên lặng, được thả hồn ngắm hoàng hôn xuống mà không sợ những ồn ào của cuộc sống, những bộn bề của đô thị náo nhiệt và sẽ tìm được cảm giác thoải mái ngay cả trong những ngày nắng nóng nhất. Ở Trà Cổ, ta chưa hề thấy sự hiện diện của "bãi biển thương mại", rất ít hàng quán, hàng bán rong. Nếu muốn thưởng thức hải sản tươi sống, bạn có thể mua được ở ngay bên bờ biển khi thuyền chài ngư dân đi đánh bắt về. Một điều hết sức thú vị mà không phải ở bãi biển nào cũng có được Đến đây vào đúng dịp hè, bạn còn có thể được tham gia "Hội lành Trà Cổ" diễn ra vào đầu tháng sáu âm lịch. Đây cũng là một trong những lễ hội tưng bừng và lớn nhất của ngư dân miền biển ở khu vực miền Bắc. Nếu bạn có nhã hứng mua sắm thì cửa khẩu Móng Cái cũng là nơi tập trung hàng hóa lớn, giao thương buôn bán sầm uất có đủ các mặt hàng Trung - Việt Còn một điều bí ẩn nữa mà Trần Phương tôi đã từng nghe kể cách nay vài năm, nhưng lúc đó vì bận công việc nên không để ý lắm, đến nay rất khó mà tìm được người xưa để hỏi cho cặn kẽ, đó là hàng năm cứ đến mùa lễ hội ở đình làng Trà Cổ, có rất nhiều người đến dự lễ hội như một truyền thống từ xa xưa nhưng lại đến từ ... miền nam Trung Quốc (?!)
-
Không biết có cần thiết phải ôm đồm cho Hà Nội quá nhiều thứ không nhỉ?! Vâng, đồng ý với anh Phoenix là Hà Nội không nhất thiết phải vừa là trung tâm hành chính vừa là trung tâm kinh tế của cả nước, như Paris của Pháp, London của Anh (trong khi nhiều quốc gia trung tâm kinh tế không cứ phải là thủ đô, VD : Mỹ, Trung Quốc, Úc ...). Nhưng vấn đề là phải xây dựng TP Hà Nội như một trung tâm hành chính hiện đại để xứng tầm với xu thế của thời đại mới, theo tôi, là cần thiết, vì trung tâm hành chính của Hà Nội hiện hữu nằm trọn trong không gian nội thành Hà Nội xưa, không thể cơi nới để xây dựng thêm cũng như phát triển kỹ thuật quản lý hiện đại bởi sẽ đụng đến vấn đề bảo tồn văn hóa mà điển hình là trong những năm gần đây đã phát hiện ở nội thành Hà Nội hiện tại nhiều di chỉ khảo cổ của Thăng Long xưa trong một không gian khá lớn, trong khi đó, vùng đất đai còn lại của Hà Nội xoay sở khá chật hẹp lại bị bao bọc bởi các sông và đê bao. Có lẽ đó là lý do để người ta nghĩ tới việc phải xây dựng một trung tâm hành chính mới, trong đó có việc mở rộng bằng cách sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội. Tuy nhiên, việc phát triển đi đôi với bảo tồn cần phải tiến hành từng bước và phải thu thập nhiều hơn nữa những ý kiến đóng góp xây dựng của người dân, trước mắt, theo tôi chưa nên mở rộng Hà Nội trong một tương lai gần.
-
Thật ra, nói một cách công bằng, việc mở rộng Hà Nội bằng cách sáp nhập với tỉnh Hà Tây là một cần thiết cho sự phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội. Đó là chưa nói tới việc xây dựng và phát triển thành phố cho xứng tầm là một thủ đô hành chính của cả nước. Thành phố Hà Nội bị bao bọc bởi các dòng sông và đê bao, mà lưu vực các con sông như sông Đà, sông Hồng hay xa hơn là sông Thái Bình rất nông và chảy siết, cho nên không có được lợi thế để xây dựng cảng sông như các TP khác cũng như rất khó để phát triển kinh tế đôi bờ của dòng sông (như sông Seine ở Paris, sông Thames ở London, hay sông Sài Gòn ở TPHCM, ...), mặt khác, nếu sáp nhập với Hà Tây, Hà Nội sẽ tập trung được là nơi xuất phát và tập kết của 2 tuyến đường huyết mạch của giao thông cả nước là quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh (cây số 0 đường HCM hiện nằm ở Láng - Hòa Lạc tỉnh Hà Tây), xứng tầm hơn với vị thế thủ đô của cả nước, cả về kinh tế lẫn quốc phòng. Tuy nhiên, việc quy hoạch và mở rộng Hà Nội cũng nên tiến hành từng bước và tham khảo ý kiến người dân nhiều hơn và đặc biệt là không nên phá vỡ cảnh quan của Hà Nội xưa. Theo tôi được biết Hà Nội đang xây dựng một trung tâm hành chính mới hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của thế giới ngày nay còn khu trung tâm hiện tại sẽ được bảo tồn. Tôi đã đến Hà Nội nhiều lần và thích nhất là đến vào dịp đầu tháng 11 dương lịch để được đón cái trở gió của Hà Nội. Hà Nội đẹp lắm ! Tôi cũng đồng ý với ông Tom Wright rằng không nên mở rộng những con đường cũ hay xây dựng đường trên cao ở những vùng này mà chỉ nên xây dựng những tuyến đường mới hiện đại ở những vùng đất mới đã được qui hoạch sau khi khai thác hợp lý và được sự chấp thuận và đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân. Vài lời góp nhặt còn thô thiển,
-
Giới thiệu cùng quý bạn đọc thông tin sau, theo wiki : Phần lớn các dân tộc như Mông, Dao, Tày, Giáy...cu trú tại Sa Pa đều sống theo Thung lũng Mường Hoa, nơi mà con sông cùng tên Mường Hoa bắt nguồn từ những con suối nhỏ từ đỉnh núi Phan Xi Păng. Nước từ con sông giúp cho cộng đồng người thiểu số tại đây canh tác nông nghiệp cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đường đi trước đây khá là hiểm trở, thường là lối mòn cho người và gia súc đi lại. Bản của người dân tộc thường cách khá xa trung tâm thị trấn Sa Pa. Để đi tới chợ bằng đường mòn thường mất khoảng 12 tiếng hoặc nửa ngày. Vì thế mọi người thường đi xuất phát từ ngày hôm trước (tức ngày thứ 7) và ngủ qua đêm tại thị trấn để dễ dàng cho buôn bán vào phiên chợ ngày Chủ nhật. Chính vì thế đêm thứ 7 thường rất là náo nhiệt. Người già vui vẻ đi thăm hỏi bạn bè, lớp trẻ có cơ hội để tiếp xúc và làm quen với bạn khác giới. Điểm đặc biệt là mọi người kết bạn qua tiếng Khèn, tiếng Sáo ... Trong đó có chứa đựng tình cảm mà của họ muốn thổ lộ. Chợ Tình được duy trì khá lâu cho tới ngày nay, nhưng hiện tại cuộc sống hiện đại đã làm cho chợ tình mất đi vẻ vốn dĩ của nó. Và bài dưới đây là theo báo Người Lao Động : Chuyện 'làm ăn' ở chợ tình Sa Pa Tiếng khèn đang rộn vang khắp núi rừng thì bất ngờ một chú bé ngừng thổi, ngả mũ và đi một lượt: "Cho tiền đi, thổi tiếp cho mà nghe". Đó là một trong những cách “làm ăn” mới theo kiểu bà con dân tộc. Những điều này đang làm cho chợ tình Sa Pa mất đi ít nhiều ý nghĩa. Chợ tình Sa Pa vốn là một nét sinh hoạt văn hóa đầy tính nhân văn và hấp dẫn đối với khách du lịch. Thông thường, mỗi tối thứ bảy, bà con lại tập trung hát hò, uống rượu tâm sự cho đến khi chếnh choáng men tình. Nhưng sự lấn sâu của du lịch và lối sống đô thị hóa đang làm cho chợ tình biến thái. Cứ mỗi tối thứ bảy, Giàng A Minh, 21 tuổi, lại đem con Min-khờ dã chiến ra phóng xuống núi đi chợ tình. Nhà của A Minh ở Tả Phìn, cách Sa Pa hơn 10 km. Để mua được chiếc xe này, anh phải bán một con ngựa trắng. Sa Pa sắp bước vào mùa du lịch, khách đến rất đông. Họ đi ngắm cảnh thì ít mà đi xem chợ tình thì nhiều. Giàng A Minh biết rõ điều đó. Người Dao có truyền thống lập gia đình muộn hơn 4-6 năm so với người Mèo (H’Mông). Chàng trai này nổi tiếng trong bản là người thổi khèn hay. A Minh chưa có bạn tình, nhưng đó không phải là điều chàng trai này quan tâm nhất bây giờ. 20 giờ, du khách đã tập trung kín sân trước nhà thờ đá để xem múa khèn, xem bà con hát. Đám thanh niên thổi khèn có 5 người, lớn nhất hơn 50 tuổi, bé nhất chỉ có vài tuổi. Trong nhóm đó có Giàng A Minh. Chàng cùng với 5 người còn lại bắt đầu thổi khèn, nhảy múa vang cả một vùng. Năm cái khèn cộng hưởng với nhau, từ lớn đến nhỏ tạo nên một không khí đầy sôi động nhộn nhịp. Người xem có dịp thưởng thức trực tiếp những âm thanh đời sống trong núi rừng. Bất ngờ, khoảng 30 phút sau, cậu bé ít tuổi nhất ngừng thổi, ngả mũ ra, đi một vòng quanh: “Cho tiền đi, sẽ thổi tiếp cho mà nghe”. Ban đầu, một vài vị khách hơi ngạc nhiên nhưng rồi cũng có người móc túi bỏ ra 1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng. Thấy ít người cho tiền, cả nhóm ngừng thổi. “Không cho tiền, không thổi nữa đâu.”, một trong năm người nói. Thế là khách xem phải móc túi đưa thêm. Cậu bé đi thêm hai vòng nữa, thấy cũng được kha khá rồi, bèn vơ vội nhét vào túi áo rồi nhóm lại thổi tiếp. Nhưng điệu khèn sau đó dường như diễn ra một cách gượng gạo, thiếu đi nét tự nhiên vốn có. Cứ tầm 30 phút một lần, cả nhóm dừng thổi khèn, hoặc một nửa thổi, nửa còn lại ngửa mũ xin tiền. 22 giờ, không khí lạnh thêm, Sa Pa bảng lảng chút sương mù làm cho cảnh sắc thêm phần “tình tứ”. Có một đoàn khách ở TP HCM ra. Cánh đàn ông mặt ai cũng đỏ gay vì rượu Bắc Hà mua được từ khu bán hàng. Họ bắt đầu “tấn công” vào chợ tình bằng cách rót rượu ra mời bà con. Gặp ai, họ cũng ép uống, nhất là mấy người thổi khèn. "Vào đi, sẽ được tiền đấy". Ảnh: Người Lao Động. Lúc này, nhóm của Giàng A Minh đã tan. Có một số người khác vào thế chỗ và say mê thổi. Vị khách tên Hoàng có giọng lơ lớ cứ ép một cụ già người Mèo uống rượu và thổi khèn. “A, thiếu người yêu rồi. Người yêu của ông đâu, mời vào nhảy cùng đi”, anh ta la lên. Cụ già ngượng ngùng: “Không có”. Anh ta chỉ vào một cụ đứng bên cạnh: “Đây còn gì. Vào đi, ông mời người yêu uống rượu đi chứ.Sẽ có tiền cho, đừng lo”. Đám đông hưởng ứng. Bà cụ xua tay: “Không, không phải người yêu đâu mà”. Cụ ông kéo cụ bà vào, uống xong một cốc rượu rồi nhảy. Du khách phấn khích hò hét ầm ĩ theo tiếng khèn, tiếng vỗ tay. Những tờ giấy bạc 5.000 đồng, 10.000 đồng được rút ra. Người đàn ông miền Nam cầm cái mũ của mình thu lại thành một tập mong mỏng rồi nhét vào túi cụ già H’Mông. “Tất cả là của ông”. Cách đó không xa là một người đàn ông tóc búi tó người Kinh bán sáo kiên nhẫn thổi các bài hát hiện đại, từ Chị tôi đến Cô gái mở đường. Đây là “chiêu”’ tiếp thị để bán sáo. Khách xem vẫn chủ yếu là người Kinh. Họ ngồi tràn ra đường, ăn trứng nướng, khoai nướng. Tại khu vực sân vận động, nhiều đứa trẻ người H’Mông mà trên Sa Pa thường gọi là “Mèo con” dường như chẳng chú ý mấy đến chợ tình. Chúng chơi các trò chơi với khách ngoại quốc khá hồn nhiên và vui vẻ. Một đôi Ta-Tây. Ảnh: Người Lao Động. Đa số các cô gái H’Mông và Dao đi bán thổ cẩm dạo xung quanh khu vực ấy. Thỉnh thoảng cũng trò chuyện với khách, nhưng chủ yếu là xì xồ mặc cả giá tiền. Vậy là, bức tranh chợ tình trở nên nhốn nháo. Giàng A Vàng, người cùng làng với Giàng A Minh, thở dài: “Không còn nữa đâu. Chợ bây giờ toàn bán hàng hóa thôi. Đi cho vui chứ không thích bằng ngày xưa nữa”. Khách đến Sa Pa từ lâu không còn lạ với hình ảnh khách Tây cặp với các cô gái người dân tộc. Những cô gái này nói tiếng Việt không sõi nhưng nói tiếng Anh thì nhanh như gió. Đấy là bởi họ giao tiếp với người nước ngoài từ tấm bé. Cuộc sống của các cô gái mới lớn giống như con thú, cây cỏ. Họ thích lang thang cả ngày, thích rong chơi. Có khi trèo đèo lội suối bở hơi tai kiếm được bó củi chỉ để mang xuống chợ bán, ăn một bữa no nê rồi về. Vì vậy mà khách Tây rất thích lối sống của họ. Quan niệm của họ thế này: Cứ nói chuyện vui vẻ là đi với nhau thôi. Trên các góc phố và các con đường dạo bộ của Sa Pa, dễ dàng nhận thấy các đôi “Tây- Ta” khá tình tứ. Họ khoác tay nhau đi, ôm hôn nhau như Tây. Họ đi với nhau cả ngày, rồi qua đêm nữa. Người dân ở Sa Pa vẫn bảo: “Mấy cô dân tộc không tính toán nhiều tiền đâu. Cứ thích là đi thôi. Đôi khi chỉ cần bát phở hay bữa cơm là có thể vui vẻ với nhau cả ngày". Còn có câu chuyện được rỉ tai khách đến chơi Sa Pa, chẳng biết thực hư ra sao, đó là du khách rất thích “mùi” của các cô gái dân tộc. Nó vừa có vị khét khét của quần áo lâu ngày không giặt, lại có mùi mồ hôi tích tụ lại thành muối ở mỗi vệt đen trắng lẫn lộn trên ngấn cổ, ngấn tay. Phải là người thật tinh mắt mới nhìn thấy được điều đó. Cái người dưới xuôi gọi là “bẩn” thì người của núi rừng đại ngàn lại không nghĩ vậy. Âu cũng là chuyện dễ hiểu. Vậy là, cái gọi là “du lịch nhân văn” ở Sa Pa vẫn có “mùi” của dịch vụ “đi khách” như dưới xuôi. Đi ở Sa Pa, thỉnh thoảng mọi người vẫn thấy một vài đứa trẻ dân tộc có làn da trắng và mái tóc vàng. Đó là hệ quả của việc dạo chơi cùng với du khách nước ngoài. Các cô gái lang thang, sinh ra những đứa trẻ cũng lang thang như con ma xó khắp ngóc ngách núi rừng Sa Pa. Lời của Trần Phương : Có một điều mà người ta không nghĩ ra là : bản thân tên gọi "chợ tình" là một sự xúc phạm nghiêm trọng đến đời sống văn hóa của đồng bào, do đó ngày nay nó đã không còn nữa là một tất yếu. Đáng buồn !
-
Khi gọi nó là "chợ tình" rồi có lẽ nhiều người dân tộc cũng tưởng người Kinh là thông thái nên họ nghĩ "chợ tình" phải theo cách hiểu của người Kinh mới gọi là "văn minh" và "sành điệu". hic... hic... Không hẳn như thế đâu anh Phoenix ạ, đồng bào dân tộc có đủ văn hóa để phản ứng lại, và sự thật là giờ đây ở Sapa không còn "chợ tình" như người ta mong muốn khi đến Sapa nữa. Ý kiến của anh Thiên Sứ là một giải pháp hay, nhưng với sự phát triển bùng nổ muôn màu muôn vẻ của các công ty du lịch ngày nay thì thú thật ... dù ít nhiều có tâm huyết để phục hồi nhưng cũng như một nồi canh hẹ : càng khoắng càng nêm thì càng ... biến dị, hơn nữa, cái chính cho sự khôi phục phiên chợ ở Sapa không nằm ở chúng ta, nó nằm ở chính tình cảm của đồng bào dân tộc, bởi du khách đâu chỉ đến để muốn xem múa khèn hay mua hàng thổ cẩm lưu niệm (dĩ nhiên là các sản phẩm đó đều có chiết khấu cho các cty du lịch) mà cái chính là : theo truyền thống thì các cặp nam nữ đến hẹn lại lên, họ quyến rũ nhau qua những điệu khèn - điệu múa ô qua các phiên chợ như vậy, nhưng giờ đây họ không đến đó để bày tỏ nữa, đó mới thực sự là một mất mát đáng buồn. Do đó, theo tôi nghĩ trước mắt cứ nên tạm chấp nhận "hi sinh" cái gọi là "chợ tình Sapa", trả lại vẻ đẹp hồn nhiên cho núi rừng, hi vọng một ngày nào đó, tiếng khèn và những điệu múa ô của nam nữ thanh niên đồng bào ở Sapa sẽ trở lại và đón mời du khách với đúng nghĩa vốn có của nó. Và anh Phoenix thân mến, đúng là như những hình ảnh anh đưa lên, chợ phiên Bắc Hà là một trong những phiên chợ hiếm hoi của đồng bào còn giữ được vẻ tự nhiên, khác với sự sắp đặt giả tạo ở Sapa ngày nay là người ta đem tới nhiều bàn ghế và dù dựng (trong khi đúng ra là chợ chỉ sinh hoạt ở mặt đất và phải nằm ở bên rìa lưng chừng núi, có thể do sợ nguy hiểm cho du khách nên đã được dời vô trong), hiện nay, dự án cải tạo và mở rộng chợ văn hóa Bắc Hà đang được thực hiện, hi vọng rằng mọi sự khai thác để phát triển kinh tế và du lịch tới đây sẽ không làm phá hỏng cảnh quan và nét sinh hoạt văn hóa của đồng bào và quan trọng nhất là : cần chấm dứt cái cách gọi "chợ tình"
-
Học cách viết lên cát Một câu chuyện kể rằng, có 2 người bạn thân cùng bị lạc đường trong sa mạc. Họ cứ đi, đi mãi và tới một thời điểm trong cuộc hành trình, họ bắt đầu tranh cãi với nhau nên đi về hướng nào để thoát ra. Không kìm chế được sự bực tức và tuyệt vọng, một người đã tát vào mặt người kia. Người bị đánh rất đau, nhưng không nói gì, chỉ viết một dòng lên cát: “Hôm nay, người bạn thân nhất đã tát tôi”. Họ lại đi tiếp, và gặp 1 ốc đảo với 1 hồ nước lớn. Người bạn bị đánh vì vội vàng uống nước & tắm rửa nên đã bị trượt chân và bắt đầu chìm dần. Người bạn kia vội nhảy xuống cứu anh ta lên. Khi mọi sự đã qua, người bạn bị đánh khắc một dòng lên 1 phiến đá : “Hôm nay, người bạn thân nhất đã cứu tôi” Người bạn đã đánh và cũng đã cứu anh ta thực sự ngạc nhiên nên hỏi : “Tại sao khi tớ đánh cậu, cậu viết lên cát, còn bây giờ cậu lại khắc lên phiến đá ?” Người kia mỉm cười và đáp : “Khi một người bạn làm ta đau, hãy viết lên cát để ngọn gió của sự tha thứ thổi qua mang nó đi cùng. Còn khi điều tốt lành đến, chúng ta nên khắc nó lên đá, như khắc thành kỉ niệm trong tim vậy, không cơn gió nào có thể xóa đi được !” Liệu chúng ta có thể (học được cách viết trên cát !).
-
Kính anh Vo Truoc và anh Thiên Sứ ! Thực ra về cái cách gọi "chợ tình" người ta đã lên tiếng rồi nhưng vì thói quen nên báo chí (và cả truyền hình) vẫn gọi như vậy. Còn việc khôi phục lại nét xưa ở các phiên chợ của đồng bào thì ... quả thực không đơn giản, đồng bào các dân tộc miền núi phía bắc, theo tôi thấy, về bản chất đã có một nét văn hóa rất cao, nhất là về ứng xử, tôi ví dụ như vầy (chuyện có thật) : Một du khách đến và mời một cô thôn nữ đi chơi chung, cô nhận lời, sau một lúc cùng múa và uống rượu, được hỏi : - Em đã có gia đình chưa ? Cô trả lời : - Em có rồi Người khách giật mình : - Vậy chồng em là ai ? Cô chỉ tay : - Đang ngồi uống rượu bên hàng xóm Người khách hỏi tiếp : - Vậy đi chơi với anh chồng em có la không ? Cô cười : - Không. Chồng em rất tự hào. .............................. Điều ở trên cho thấy, quả thực trong giao tiếp và ứng xử, đồng bào đã có nét văn hóa phát triển rất cao. Còn việc tài trợ để khôi phục các phiên chợ thì cũng có một số đơn vị du lịch làm nhưng ... không mấy hiệu quả, đó là chưa nói đến hiệu quả kinh tế, đơn giản là khi du khách đến rất dễ nhận ra sự giả tạo ở các dù dựng và bàn ghế có in logo nhà tài trợ (VD : trên tấm dù dựng có in Cocacola, ...) và như vậy chẳng khác nào có tác dụng ngược. Vì vậy, theo tôi nghĩ, mọi nỗ lực để khôi phục các phiên chợ vùng cao nằm ở thái độ và cách nhìn trân trọng của chính chúng ta đối với các hoạt động văn hóa của đồng bào, trước mắt, cứ việc nói thẳng là : ở Sapa không còn "chợ tình" nữa (sự thật đúng như vậy), lên đó không có gì để xem đâu, việc tiếp theo là bảo tồn và khai thác thận trọng các phiên chợ ở những vùng khác, hi vọng rằng một ngày nào đó, tiếng gọi văn hóa của đồng bào ở Sapa sẽ trở lại. Vài ý tưởng như vậy, và cuối cùng... vâng, rất đồng ý với anh Thiên Sứ : Chắc không muộn đâu anh ạ! Nhưng chỉ tiếc là không phải anh hay tôi có thể phục hồi được điều này. ---------------------------------------------------------------------------------- Nhân chủ đề này, xin mạn phép cảm thơ của anh Thiên Sứ : Ta về giữa cõi vô thường Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa Thiên Sứ Hương còn đọng chút hồn xưa Hắt hiu ngọn nến đong đưa giữa đời ... Trần Phương
-
Cám ơn những lời chia sẻ chân tình của anh Thiên Sứ ! Thật ra thì làm gì có cái gọi là "chợ tình", tên gọi đó là do người Kinh gọi đấy chứ. Theo tôi được biết, các phiên chợ của đồng bào chỉ có thể dùng một từ gần đúng là "chợ phong lưu", sinh hoạt ở các phiên chợ là một nét văn hóa lâu đời của đồng bào các dân tộc bởi vốn ở đó người ta diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán (trao đổi là chính) và giao lưu, đàn bà thì mua bán, đàn ông thì uống rượu, còn nam nữ thanh niên thì thổi khèn - múa ô, qua đó họ sẽ làm quen và đến với nhau, nhiều cặp nên duyên vợ chồng từ những phiên chợ như vậy. Sau này vì phát triển du lịch nên mới có tên gọi là "chợ tình", cũng chính vì vậy mà đã có nhiều hoạt động thiếu tôn trọng đối với văn hóa của đồng bào, nhiều du khách ở miền xuôi lên Sapa chỉ nhằm mục đích là đến "chợ tình", và sự thật là đã có nhiều hành động khiếm nhã của các nam thanh niên đối với các thôn nữ người dân tộc, do đó nét văn hóa này đến nay đã không còn nữa. Một vấn đề mà gần đây các nhà làm du lịch đã nhận ra là : nếu hiểu đúng nghĩa "chợ" là nơi diễn ra các hoạt động thương mại thì càng không nên gọi là "chợ tình", bởi nếu như vậy thì chúng ta sẽ nghĩ thế nào khi có người nước ngoài đi ngang qua các công viên ở các thành phố vào buổi tối và chỉ vào các cặp tình nhân đang tình tứ rồi bảo là "chợ tình" ? Đó là một sự xúc phạm. Nhưng có lẽ tất cả đã quá muộn. Ngày nay, ngoài Sapa, các phiên chợ như vậy vẫn còn hoạt động ở một số nơi khác quanh vùng núi và trung du bắc bộ, nhưng vấn đề nhức nhối là cần phải chấn chỉnh lại cách gọi : Không nên gọi các phiên chợ của đồng bào là "chợ tình". Vài lời chia sẻ cùng quý bạn đọc.
-
Cái yếm đào đẹp quá ! Có thể nói các trang phục truyền thống của phụ nữ VN lúc nào cũng đẹp. Tôi thì thú thật chưa từng một lần được ngắm cảnh lễ hội ở miền bắc (như hội Lim) để thấy cảnh các cô gái mặc yếm đào mà chỉ có thể tưởng tượng và hình dung được qua sự tiếc nuối ngẩn ngơ của Nguyễn Bính : Nào đâu cái yếm lụa sồi ? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân ? Nào đâu cái áo tứ thân ? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen ? Cái gì thuộc truyền thống thì cứ để nét hồn nhiên của truyền thống thì nó luôn luôn đẹp. Ngày nay, tôi thấy các dịch vụ hát quan họ phục vụ du khách trong các nhà hàng - khách sạn cũng có các cô mặc áo tứ thân, đeo yếm ... nhưng tôi chẳng thấy đẹp gì cả mà chỉ thấy nó giả tạo thế nào ấy, thay vì người ta phải tôn trọng truyền thống là phải đến xem hát ở các sân đình hay ở lễ hội, đằng này ngược lại là các cô phải chìu khách bằng cách đến hát (quan họ) tại các bàn nhậu, phòng khách sạn, ... Cùng với chiếc áo dài, tôi nghĩ rằng không nên đem các trang phục truyền thống của phụ nữ VN để quảng bá mang mục đích thương mại. Hãy để các nét đẹp văn hóa truyền thống tồn tại mãi với thời gian
-
Đề nghị không suy diễn linh tinh khi đọc cái này ! <_< Tiếng Việt ta thật phong phú ! Nó có rất nhiều đặc điểm thú vị, mà một trong những khả năng độc đáo của nó là việc tạo từ ghép (kết hợp từ nhiều từ độc lập) và từ tắt (gọi tắt một từ dài). Với một vốn từ vựng phong phú thì ta có thể tạo được vố số từ ghép, nhiều khi lại có ý nghĩa rất thâm thúy, và nhiều khi rất chi là... kinh dị. Sau đây là đề thi môn tiếng Việt dành cho các thí sinh nhập môn (khoa gì trường gì thì đọc chữ ký ở dưới bài sẽ biết) kiểm tra kiến thức của thí sinh về lĩnh vực này của tiếng Việt, áp dụng cho nhiều ngành khác nhau của đời sống. THỂ THAO 1. Đứng sau tiền vệ là hậu vệ, vậy đứng sau thủ môn là gì ? VĂN HỌC 2. Lợi dụng tiền bạc thì gọi là làm tiền, vậy lợi dụng tình cảm thì gọi là gì ? 3. Người ta thường tả mắt người con gái khi nhắm là "lá liễu". Vậy khi mở mắt giống như hoa thì gọi là gì ? 4. Buổi sáng gọi là ban mai, sao buổi sáng gọi là sao mai, sương buổi sáng gọi là sương mai, nắng buổi sáng gọi là nắng mai. Vậy dòng sông buổi sáng gọi là gì ? GIÁO DỤC 5. Giáo viên dạy Văn học kiêm dạy Lịch sử thì gọi là giáo viên Văn sử. Vậy giáo viên dạy Sinh vật kiêm Vật lý thì gọi là gì ? Giáo viên dạy Sinh vật kiêm Thể dục thì gọi là gì ? Giáo viên dạy Toán học kiêm Hóa học thì gọi là giáo viên Toán hóa. Vậy giáo viên dạy Âm nhạc kiêm Đạo đức thì gọi là gì ? Giáo viên dạy Âm nhạc kiêm Vật lý thì gọi là gì ? TOÁN HỌC 6. Hai mệnh đề giao cắt nhau thì gọi là mệnh đề giao. Hai mệnh đề hợp chung với nhau thì gọi là mệnh đề hợp. Vậy hai mệnh đề thỏa mãn cả hai điều kiện trên thì gọi là gì ? VẬT LÝ 7. Cực tích điện dương gọi là dương cực, cực tích điện âm gọi là âm cực. Vậy vật tích điện dương và vật tích điện âm gọi là gì ? HÓA HỌC 8. Chất tinh khiết gọi là tinh chất. Tôi luyện để lấy tinh chất thì gọi là tinh luyện, sàng lọc để lấy tinh chất thì gọi là tinh lọc. Vậy khử trùng để lấy tinh chất thì gọi là gì ? Chuyển dịch để lấy tinh chất thì gọi là gì ? SINH VẬT HỌC 9. Ghép cây chanh với cây quất thì gọi là cây chanh quất. Vậy ghép sờ-ri với vú sữa thì gọi là gì ? Ghép cây trứng cá với cà **** dê thì gọi là gì ? TÂM LÝ HỌC 10. Cảm thấy xúc động thì gọi là xúc cảm. Vậy cảm thấy nhục nhã thì gọi là gì ? Có ý tốt với người ta thì gọi là thiện cảm, có ác ý thì gọi là ác cảm. Vậy khoái người ta thì gọi là gì ? Y KHOA 11. Bị bệnh khó chữa thì gọi là nan y. Tìm được thầy thuốc có lương tâm thì gọi là lương y. Thầy kê thuốc tây cho uống thì gọi là tây y. Uống xong thoát chết thì gọi là gì ? LỊCH SỬ 12. Nước lớn và mạnh gọi là cường quốc, biển lớn là đại dương, vậy biển lớn và (sóng/gió) mạnh gọi là gì ? Binh sĩ mất mạng gọi là liệt sĩ, vậy mất biển gọi là gì ? 13. Quan lại hà khắc với dân thì gọi là hà hiếp. Vậy quan lại cưỡng bách hay hãm hại dân thì gọi là gì? ĐỊA LÝ 14. Khi sáp nhập tỉnh Nghệ An với Hà Tĩnh thì gọi tắt là Nghệ Tĩnh. Vậy nếu sáp nhập tỉnh Hậu Giang với huyện Ô Môn thì gọi là gì ? Giả sử sáp nhập tỉnh Nam Hà với Sơn Tây thì gọi tắt là Hà Tây. Vậy nếu sáp nhập tỉnh Đắc-lắc với Plây-ku thì gọi là gì ? KINH TẾ 15. Nơi chế biến sản phẩm xuất khẩu thì gọi là khu chế xuất. Vậy nơi tinh chế sản phẩm hoàn thành thì gọi là gì ? Nơi xuất khẩu sản phẩm tinh chế thì gọi là gì? KIẾN TRÚC 16. Nhà xây nếu xếp hạng theo mặt đường thì chia làm 3 cấp: đại lộ, trung lộ và tiểu lộ. Nếu xếp theo sự phú quý thì có đại phú, trung phú và tiểu phú. Vậy nếu xếp theo sự tiện nghi thì có 3 cấp gì ? 17. Đường đào trong đất gọi là địa đạo, vậy đường đào dưới âm phủ gọi là gì ? Nhà xây trên trần gian gọi là căn hộ, vậy nhà xây dưới âm phủ gọi là gì ? ĐIỆN ẢNH 18. Sự gợi cảm của nhân vật trong phim tình cảm thì gọi là gợi tình. Vậy sự mất tính cách hoặc phá cách của nhân vật trong phim trinh thám thì gọi là gì ? Nghĩa cử của nhân vật trong phim kiếm hiệp thì gọi là nghĩa hiệp. Vậy sinh hoạt của nhân vật trong phim tâm lý thì gọi là gì ? Hành động của nhân vật trong phim hình sự gọi là gì ? Thủ pháp của nhân vật trong phim khiêu dâm gọi là gì ? Sự bóp méo nhân vật trong phim cao bồi gọi là gì ? ẨM THỰC 19. Hành chế biến chung với tỏi thì gọi là món hành tỏi. Vậy hành chế biến với lạc thì gọi là gì ? Bánh khoái ăn với lạc thì gọi là gì ? NÔNG NGHIỆP 20. Trong Bộ Nông nghiệp có Cục Chuồng trại gọi tắt là Cục Chuồng. Vậy Cục Đất đai gọi tắt là gì ? Cục Phân bón gọi tắt là gì? 21. Cục Vườn tược cùng Cục Ao cá trực thuộc Tổng Cục Vườn Ao. Vậy Cục Tiêu thủy, Cục Thụ giống, Cục Nước thải và Cục Giải hạn trực thuộc Tổng Cục gì ? Cục Ăn uống, Cục Phân bón, Cục Chuồng trại và Cục Bò sữa trực thuộc Tổng Cục gì? Cục Con giống, Cục Chim chóc, Cục Thâm canh và Cục Tái chế rác trực thuộc Tổng Cục gì ? HÀNH CHÍNH 22. Cơ quan cấp dưới gọi là Hạ. Ví dụ Hạ nghị viện là cơ quan cấp dưới trong Nghị viện. Vậy cơ quan cấp dưới của Bộ là gì ? 23. Phòng Kinh tế sáp nhập với Phòng Thương mại thì gọi chung là Phòng Kinh thương. Vậy Phòng Bao cấp, Phòng Quy hoạch và Phòng Đầu tư sáp nhập lại thì gọi chung là gì ? Phòng Xúc tiến, Phòng Bãi nhiễm, Phòng Phân bổ, Phòng Tổ chức và Phòng Bố trí sáp nhập lại thì gọi chung là gì ? Phòng Làm việc, Phòng Đại diện, Phòng Chín(h) thức, Phòng Phát triển, Phòng Liên lạc và Phòng Tiếp dân sáp nhập lại thì gọi chung là gì ? NGOẠI GIAO 24. Khi hai quốc gia liên kết với nhau thì ta thường gọi tắt liên minh đó theo tên hai nước (dùng chữ đầu của mỗi nước). Ví dụ cung văn hóa Việt Xô, bệnh viện Việt Tiệp, liên minh Mỹ Đức Anh, vv... Bây giờ giả sử có diễn biến quan hệ quốc tế như sau : Ban đầu 5 quốc gia ở 4 châu Âu, Á, Phi, Mỹ hợp lại thành liên minh như sau : Anh, Hai-ti, Mê-hi-cô, Ni-giê-ri-a, Cô-oét Sau đó 3 nước rút lui và có thêm 3 nước mới gia nhập : Anh, Triều Tiên, Cô-oét, Hết-zê-gô-vi-na (Herzigovina), Ý (Italia) Cứ thế, thành phần liên minh thay đổi không ngừng : Anh, Bê-la-rút, Cô-oét, Qua-ta Anh, Tuốt-mê-ni-ki-stan, Áo, Cô-oét Anh, Xoa-zi-lân (Swaziland), Mông Cổ, Cô-oét Anh, Hôn-đu-rát, Zim-ba-bu-ê, Cô-oét Anh, Kê-ni-a, Cu-ba, Ấn Độ, Zim-ba-bu-ê, Cô-oét Cuối cùng liên minh gồm có : Cô-oét, Hét-zê-gô-vi-na, Ô-man, Sao-đi (Arab Saudi), Phê-rô (Faroe), Ghê-or-ghi (Georgia), Anh, Ha-oai. Bây giờ câu hỏi là : bạn hãy cho biết các tên tắt của mỗi liên minh ? Trần Phương sưu tầm
-
Hi hi ... :mellow: Lẽ ra tôi định viết vài dòng gì đó về sự giải đáp phần nào cho câu hỏi đặt ra ở tiêu đề Topic này nhưng bây giờ thì thấy ... không cần thiết nữa <_< Có thể nói rằng cho đến bây giờ, văn hóa Việt vẫn là cái gì đó lung linh huyền ảo mang đậm tính nhân văn của một nền văn hiến từ ngàn xưa để lại. Bỗng nhớ trước đây có nhiều học giả đặt ra câu hỏi là : Tại sao văn hóa Việt với bề dày như vậy nhưng trong lịch sử lại hiếm thấy một nhà tư tưởng nào ? Thực sự là khi chưa giải mã đúng về cội nguồn văn hóa dân tộc thì những câu hỏi như vậy vẫn còn treo lơ lửng và nhức nhối theo nhiều thế hệ. Nhưng có ai đó cũng đã từng ngạc nhiên rằng : Cả kho tàng tục ngữ - ca dao Việt Nam là một nhà tư tưởng hiền triết vĩ đại. Quả thật đúng như vậy. Cái tiềm tàng của văn hóa Việt nó có một sức sống bình dị mà bền bỉ đến lạ kỳ. Nhớ lại hồi năm 2006, một cô hoa hậu nước ta đại diện cho những người đẹp VN lên đường "đem chuông đi đấm xứ người", khi đi cô mang theo một cây xương rồng, giải thích với báo chí vì sao mình chọn xương rồng, cô bảo vì không có thứ cây nào biểu hiện rõ con người, đất nước Việt Nam bằng loại cây "vứt đâu cũng sống" này, xương rồng đại diện cho niềm tin, sức mạnh và sự vươn lên đầy khát vọng của dân tộc Việt Nam, cô nói : "Cây xương rồng là biểu tượng cho tinh thần vượt khó, vươn lên của người dân Việt Nam. Ngoài ra, nó còn là biểu tượng của tình yêu cao đẹp. Em thấy không có cây nào nói rõ về con người Việt Nam như cây xương rồng”... Hi ..Thế đấy, khi chưa thể có sự lý giải đúng bề dày văn hóa dân tộc cũng tức là chưa có một sự thống nhất chung thì sẽ còn nhiều cách xây dựng hình ảnh biểu tượng văn hóa Việt một cách tùy tiện như thế đấy. Nhưng nói gì thì nói, cũng không thể phủ nhận sự cố gắng của các học giả trong việc nỗ lực giải mã và lý giải cho một nền văn hóa Việt kỳ vĩ từ ngàn xưa. Dù dưới góc nhìn này hay góc nhìn khác. Tin rằng một ngày nào đó, sự huyền diệu của văn hóa Việt, như một chân lý, sẽ trở lại một cách rực rỡ, và những sự thô thiển và bất hợp lý sẽ phải dần dần bị loại bỏ. Cám ơn tất cả !
-
Phải chăng địa danh Việt Trì - Phú Thọ chính là một cách gọi trại của Việt Trĩ Phúc Thọ ? Kinh ngạc !!! Cám ơn Topic này ! Cám ơn anh Thiên Sứ ! Cám ơn tất cả !!!
-
Xin cám ơn các bài của anh Phoenix ! "Văn hóa chửi" có phải là cụm từ dùng đúng hay không chắc chắn phải xác định văn hóa là gì? phạm vi bao trùm của nó là những gì theo định nghĩa "chuẩn nhất". Vậy thì có thể người Việt Nam ta đang nhìn nhận đúng (theo chương trình chính thống của quốc gia) hoặc là đã nhầm lẫn lung tung, lộn xộn hết mất rồi. hi .. :( Nhân đây, xin phép mạn đàm thêm một chút về mảng "văn hóa ẩm thực" mà anh Thiên Sứ có đề cập. Có thể nói rằng, trong vài năm gần đây, "văn hóa ẩm thực" là một trong những chiến lược kinh doanh mũi nhọn của ngành du lịch để quảng bá nền văn hóa Việt Nam. Trong lần sang thăm và tổ chức hội thảo tại Việt Nam hồi tháng 8 năm ngoái, nhà Marketing huyền thoại của thế giới Philip Kotler cũng có đề cập đến vấn đề này, ông cho rằng hình ảnh trở thành "nhà bếp của thế giới" có thể phù hợp với Việt Nam vì văn hóa ẩm thực của chúng ta đã được nhiều người biết đến, ông nói thêm : "Các bạn đừng ví mình là con hổ hoặc con rồng của châu Á. Các hình ảnh đó đã gắn liền với Ấn Độ và Trung Quốc, với tốc độ phát triển của mình trong thời gian qua hãy xây dựng hình ảnh Việt Nam như một con báo nhanh nhẹn, khéo léo". Trong buổi hội thảo hiếm hoi đó (320 USD/ người tham dự), lúc được hỏi lấy ý kiến của ông là Việt Nam nên lấy linh vật gì làm biểu tượng cho hình ảnh văn hóa Việt Nam, ông Philip Kotler đang suy nghĩ thì có nhiều nhắc nhở từ phía những người dự hội thảo vang lên : "Con trâu - con trâu", ông Philip Kotler bỗng chợt nhớ ra và cười hô hô : "Oh, con trâu, con trâu ...". Hic ... thật đắng người khi chuyện hình ảnh văn hóa của ta mà cũng phải hỏi ý người, mặc dù ông ta là một huyền thoại Marketing thế giới. Lại nói tiếp về hình ảnh biểu tượng văn hóa Việt Nam. Khi tôi có dịp đi cùng đoàn khách sang du lịch nước ngoài, ở mỗi nước đều có những sản vật để du khách có thể mua làm quà dù những vật đó chỉ nhỏ bé giá chỉ vài đô la như cái móc khóa chẳng hạn, khi đến Thái Lan thì móc khóa đó có biểu tượng chú voi - chùa vàng - cung điện hoàng gia, tới Singapore thì hình ảnh chú sư tử biển, Campuchia thì hình ảnh chùa tháp, ... Nhưng xin khẳng định một cách thẳng thắn để xin ý kiến quý vị là : cho tới hôm nay, tại thời điểm này, ở nước ta vẫn chưa có hình ảnh nào làm biểu tượng chung cho văn hóa Việt Nam để mỗi khi du khách đến có thể mua về làm kỷ niệm không thể quên trong đời : hình ảnh đó là Việt Nam. Không phải tôi đang nói chuyện cá tháng tư đâu, rất nghiêm túc đấy, tới ngày hôm nay vẫn chưa có biểu tượng nào cả, xin được nhắc lại như vậy. Dĩ nhiên, tiếp theo là xin được mổ xẻ : - Ai đó sẽ cho là chiếc áo dài chăng ? Đó không phải là biểu tượng chung. "Áo dài" thì không phải ai cũng mua và có nhu cầu mua. Cũng nói thêm rằng thời gian qua chiếc áo dài đã bị lạm dụng quá nhiều cứ như là nói đến Việt Nam thì phải là "áo dài" : hoa hậu, thời trang, điện ảnh, ... rồi hình ảnh chiếc áo dài được minh họa trong các áp phích quảng bá du lịch nhiều khi quá ... thô thiển : hình ảnh chiếc áo dài lả lướt và cong cớn ... Hic, chưa thấy quốc gia nào mà đem trang phục truyền thống của phụ nữ nước mình ra để quảng bá và lạm dụng nhiều đến như vậy. - Còn "quốc hoa" thì cũng đã có nhiều ý kiến rồi. Người thì cho rằng hoa mai, người thì cho rằng hoa đào, ... nhưng trong tâm thức của người Việt thì phải là hoa sen mới đúng. Thì chẳng phải là hàng không VN Airline chẳng đã lấy biểu tượng hoa sen rồi đó sao ? Cuối cùng thì việc tranh luận về "quốc hoa" vẫn tiếp tục bỏ lửng ... - Còn biểu tượng "cây" thì dễ rồi : cây tre chứ còn gì nữa, tre gần gũi xóm làng, tre đánh giặc giữ nước. Nhưng đời nào ai lại đi in cái "cây tre" lên móc khóa để bán cho du khách bao giờ, vậy đưa hình ảnh "cây tre" làm biểu tượng cũng không ổn ... - Còn về "kiến trúc" thì ... không tới lượt Việt Nam, chẳng mấy ai đến Việt Nam để chiêm ngưỡng kiến trúc cả. Ở các nước người ta xem chán rồi. Ở Mỹ thì hình ảnh anh chàng cao bồi đứng bên tượng Nữ Thần Tự Do, ở Pháp thì tháp Effen, ở Trung Quốc thì Vạn Lý Trường Thành, ... Chưa kể các kiến trúc ở nước ta như : chợ Bến Thành, Văn Miếu, cung đình Huế, ... chỉ mang biểu tượng của từng địa phương thì đúng hơn. ................................ Hic, ... vài dòng chia sẻ, cũng chỉ vì chút tâm huyết với văn hóa Việt. Xin tạm dừng ở đây ...
-
Đúng vậy, cụm từ "văn hóa chửi" lần đầu tiên tôi được biết từ tài liệu "Cơ sở văn hóa Việt Nam" của GS Trần Ngọc Thêm cách nay hơn 10 năm, trong đó GS Trần Ngọc Thêm cũng có nói đến các loại văn hóa khác như : VH ăn, VH mặc, VH ở, ... :P Sau này, tôi cũng được nghe nhiều bậc trí giả nói rằng : "chửi" là thuộc về phạm trù cảm tính, con người nào - dân tộc nào cũng có, nhưng trong "chửi" cũng cần phải có "văn hóa" :(
-
Trong văn hóa ngôn ngữ nói và lời ca, có cái hay và tinh tế là người Việt rất thích dùng văn vần, dùng lối văn vần sẽ rất dễ đi vào lòng người và dễ nhớ. Từ những câu chuyện Thị Mầu năm xưa như : "Trình làng trình chạ, thượng hạ tây đông, con gái phú ông, tên là Mầu Thị ..." đến những tác phẩm văn học hay thậm chí trong các văn chính luận hay các băng rôn tuyên truyền như : "Dù gái hay trai chỉ hai là đủ", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, đền ơn đáp nghĩa công này khắc ghi", "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong" ... :( "Chửi" là một phạm trù mang tính cảm tính, không phải là lý luận. Nhưng trong "chửi" cũng có văn hóa của nó, tôi thấy các bài "chửi" trong các mẩu chuyện dân gian VN rất vần điệu và hay đáo để, điều đặc biệt của nó là không đụng chạm gì tới ai cả, ai biểu ăn cắp để người ta chửi, mà cũng vì không biết ai ăn cắp nên mới chửi đổng vậy chứ nếu biết thì "ăn đòn" rồi chứ đâu có còn chửi nữa, tôi ví dụ ở đoạn này : Hôm nay bà chửi một bài, ngày mai bà sẽ chửi hai lần liền. Bà chửi cho mày hóa điên, bà rủa suốt tháng liên miên không ngừng. Bây giờ bà mệt quá chừng, bà về cơm nước, nhớ đừng quên a … Muốn sống thì thả gà ra, lạy bà hai lạy, bà tha cho mày Thơ lục bát hẳn hoi chứ bộ :P Ngày nay, những lúc có dịp đi giao dịch và ký hợp đồng ở các trường học, trong giờ giải lao, tôi nhận thấy các em học sinh cũng đệm những câu chửi đổng, nhưng cái đáng buồn là có quá nhiều từ dung tục, kể cả khi có người lớn và thầy cô xung quanh nhưng đều rất dửng dưng và coi như chuyện thường ngày khi các em (cả nam lẫn nữ) la hét và buông hàng tràng tiếng ... Đan Mạch ! Vừa qua, có một vị thiền sư vì quá bất nhẫn trước việc tổ tiên bị phủ nhận, người ta cho rằng dân ta chỉ biết đọc, biết viết, biết thơ, biết nhạc, ... nói chung là biết đến văn hiến bắt đầu từ thời Sỹ Vương, còn trước đó chỉ là lũ người khố rách áo ôm, mới thoát thai từ bầy người nguyên thủy, ... nên vị thiền sư này mới buông một tiếng là "khốn nạn", tôi thấy chẳng đụng chạm gì tới ai cả nhưng lại bị cho rằng "bất kính với tiền nhân", tôi thì lại nghĩ ông ấy giận dữ (chỉ là cảm xúc) vì người ta xúc phạm đến tiền nhân đấy chứ, ... Hết biết ! Đời là vậy ...
-
VỢ YÊU QUÝ CỦA ANH ! Vậy là ba ngày kể từ khi em rời xa cái tổ ấm của chúng mình để vào thành phố mù sương ấy. Em yêu, ở trong ấy chắc em buồn lắm, bởi lấy đâu ra một chậu quần áo to của bố con anh mỗi sáng cho em "khởi động". lấy đâu một đống bát đĩa bữa trưa cho em "tăng tốc" và không thể có những căn phòng bề bộn vào cuối ngày cho em "về đích" được. Em yêu, trước hết báo cho em một tin mừng là sức khoẻ của anh và con đều rất tốt. Nhất là thằng cu nhà mình, nó không khoẻ sao được khi đã ba hôm liền bị cô giáo phạt đứng góc lớp vì đến muộn. Em đừng vội trách anh dậy muộn, mà trái lại, hôm nào anh cũng dậy sớm, cứ như hồi đang yêu và phải đến đón em đi làm vậy. Nhưng khốn nỗi, chỉ riêng việc tìm quần áo và đánh răng rửa mặt cho con đã ngốn hết cả tiếng đồng hồ. Nói đến mới nhớ, thật chán em ghê, sao em không dặn trước anh rằng con mình không với tới nơi để bàn chải và thuốc đánh răng! Anh đâu nghĩ ra chuyện đó, nên cứ để con mình tự đi đánh răng, còn anh thì vẫn như thường lệ ngốn hết phần tin thể thao buổi sáng đã. Kết quả là ba cái cốc đánh răng của nhà ta đã...hoà làm một, và được "yên nghỉ" ở sau vườn. Hôm qua, anh đã đi họp phụ huynh cho con rồi, em thật vô ý quá, đã dặn anh đi họp cho con mà không nói luôn con học lớp nào, làm anh đến trường tìm bở cả hơi tai. Mấy con cá biển em để trong tủ lạnh, hình như chúng sống ở vùng biển bị nhiễm dầu, nên dễ cháy kinh khủng, anh vừa đặt chúng lên chảo rồi tắm ù một cái, mà lúc quay ra chúng cháy đen cả. Một kinh nghiệm cho em về việc đi mua cá biển đấy! Em mới đi có vài ngày mà anh đã cảm thấy cô đơn ngay trong ngôi nhà của chính mình. May mà còn có con, nó tìm quần áo cho... anh trong ngăn tủ của nó, còn anh thì ngược lại, tìm quần áo cho con trong ngăn tủ của...mình. Vắng em, biết lấy ai trông con, nên anh không thể ra ngoài chơi bài cùng tụi bạn mỗi tối nữa. Nhưng bù lại, mấy tối nay bọn anh đều tụ tập chơi bài ở nhà mình. Cu tí nhà ta tối nào cũng ngồi xem cho đến khi nghỉ chơi, mà con nó thuộc gần hết mặt quân rồi đấy em ạ. Thằng bé đúng là thông minh giống bố nó! Em yêu, nhớ thu xếp để về trước thứ năm này nhé, vì anh sợ con không đủ quần áo để mặc đến hết hôm đó đâu. Em biết mà, giặt quần áo chưa bao giờ là ưu điểm của anh, còn cái máy giặt cũ kỹ của ông nội để lại thì đã từ lâu không ai khởi động được nó ngoài em cả. Mong em nhiều Chồng yêu quý của em. Tái bút: Khi xuống sân bay, thấy ai ở trong phòng đợi có bộ tóc cháy sém thì em nhớ chạy lại ôm hôn nhé, cái bếp gas chết tiệt của nhà mình đã biến anh thành như thế đấy.
-
Gửi người con gái anh yêu ! Hà nội một ngày buồn như con chuồn chuồn, tháng chán như con cá rán, năm đen như con mèo hen. Em yêu dấu, người em như cái đấu, tóc em xù như lông gấu, tuy em hơi cá sấu nhưng anh vẫn yêu em nung nấu. Ðêm nay ngồi sửa xe mãi mà chẳng được,ngủ thì chẳng xong, nhìn trăng cao tít mít, anh quyết ngồi cong đít viết thư cho em, không gian bốn bề im ắng chỉ có tiếng ếch kêu và âm thanh như tiếng đàn violon du dương nhẹ nhàng của đàn muỗi đang vây quanh anh. Em có biết rằng anh nhớ em nhiều lắm không? Anh ăn không ngon nhưng ngủ như điên, anh đi giầy quên đi tất, ăn sáng quên đánh răng, anh dùng xăng vo gạo, anh khờ khạo cũng chỉ vì yêu em đó. Khổ thân anh khi chúng bạn toàn là những đứa không có nhà phải ở trong biệt thự, không có xe đạp mà phải ngồi lăncuđơ, không có tiền mà phải xài card. Anh thì cái gì cũng có chỉ không có mỗi tiền. Anh xin tình nguyện dâng hiến cho em tấm thân trong trắng như tờ giấy than của anh cho em. Tấm thân của anh tuy đang mang trong người hai dòng máu nhưng vẫn còn là hàng xài được một số thứ. Anh chỉ muốn những gì của em là của anh và những gì của anh là của riêng, của nhầm là của chung. Em có biết rằng anh yêu em từ khi anh thấy em lon ton như con *** con cùng mấy đứa bạn cùng là lũ quỷ cái đánh 1 thằng bạn nhỏ xíu. Anh sẽ làm tất cả để cho em vui. Ranh ngôn có câu : "Không có việc gì khó, chỉ sợ tiền không nhiều, đào cống và lấp bể, cố làm cũng thành không". Em đừng buồn vì những lời bạn anh nói nhé, nó nói em :" Nhìn xa cứ tưởng con người, nhìn gần mới biết đười ươi xổng chuồng". Anh đau lắm nhưng không sao, bôi cao sẽ khỏi, không khỏi ăn tỏi sẽ hết, không hết cho chết là vừa. Về nhà anh không nuốt trôi cơm cố gắng lắm mới chỉ có 6 bát phở. Một lần và mãi mãi anh muốn nói với em rằng anh yêu em như que kem mút dở, như dưa bở với đường, như lọ tương ngâm cà pháo, như con báo với cánh rừng, như muối vừng với lạc, như lão Hạc với con *** vàng ... Thôi mệt quá rồi anh đành phanh bút ở đây. Chào em và yêu em nhiều, chúc em gặp nhiều ác mộng, anh sẽ hiện ra để cùng em chạy trốn. Hôn em như cún con hôn mèo con!
-
EM THÂN YÊU ! Tôi rất hân hạnh báo cho em biết rằng tôi đã đem lòng yêu em kể từ 20h 05' thứ tư, ngày 01 tháng 01 năm 2007 sau cuộc gặp gỡ của chúng ta vào lúc 09 h 10' cùng ngày. Tôi tự nhận thấy mình có đủ tiêu chuẩn để trở thành người yêu của em và hoàn toàn có triển vọng để tiến tới tìm hiểu nhau sau này. Vì vậy, tôi có một vài đề nghị với em như sau: Tình yêu của chúng ta trải qua một thời hạn thử thách là 3 tháng (như Bộ Luật Lao động quy định), sau đó tùy thuộc vào sự tương đồng giữa hai bên để chúng ta xem xét có nên tiếp tục kéo dài mối quan hệ tốt đẹp không. Sau khi thời gian thử thách đã hết, chúng ta sẽ xúc tiến kế hoạch để chuyển từ giai đoạn tình yêu sang giai đoạn hôn nhân. Tất cả chi phí cho cả hai giai đoạn đều do tôi có trách nhiệm đảm nhận. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn hy vọng em sẽ xứng đáng với tất cả tình yêu và chi phí mà tôi bỏ ra. Tôi xin em hãy vui lòng hồi âm cho tôi trong vòng 30 ngày kể từ hôm nay. Nếu sau thời hạn trên em không trả lời coi như lời đề nghị của tôi bị hủy bỏ mà tôi không cần thông báo lại. Tôi mong em suy nghĩ kỹ sau khi nghe lời đề nghị của tôi. Xin cảm ơn em rất nhiều. Trân trọng gửi lời chào quyết thắng và chúc em thành đạt trong kinh doanh. Thân ái, Trần Sếp (đã ký) Tái bút :Trong trường hợp cô không nhận lời đề nghị của tôi, xin vui lòng chuyển là thư này cho cô bạn nào đó của cô, nếu cô xét thấy cô ấy có năng lực tương đương cô. Tôi sẽ hoàn trả mọi phí tổn mà cô đã bỏ ra kèm theo một mức thù lao hấp dẫn. Cảm ơn cô !
-
I LOVE BEER Trần Phương