Trần Phương

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    449
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Trần Phương

  1. :lol: Điểm này thì tôi thống nhất với ý kiến của anh Haithienha. Ngành nông nghiệp ở các nước công nghiệp phát triển được cơ giới hóa lâu rồi, trước khi có sự phát triển của kỷ nguyên tin học. Do được bảo hộ nên những sản phẩm nông nghiệp nội địa làm ra đều được chính phủ thu mua hết với giá rất cao, điều này lý giải tại sao mua một bó rau ở những quốc gia đó có khi phải trả tới cả chục USD :P Bởi vậy, khác với sự lam lũ của nông dân các nước kém phát triển, các bác nông dân ở những nước này có đời sống khá sung túc với chất lượng giáo dục cao, bên cạnh việc lao động sản xuất họ cũng có những trò đùa dai thật lém lỉnh và thông minh đáo để. Những hình thù ở các cánh đồng trên chỉ cần một ít kiến thức hình học phẳng, một chút máu họa sĩ, một vài ý tưởng phong phú, cùng với những máy gặt đập liên hợp, ... thì chắc bản thân tôi cũng họa được vài hình ảnh :lol: Có điều là chưa chắc họ làm những việc này chỉ trong một đêm đâu, rất nhiều ngày đấy, nhưng bình thường khi họ làm việc thì không ai để ý làm gì, và khi xong mới công bố bằng những hình ảnh chụp được từ một độ cao nhất định, tức phải dùng đến phương tiện bay. Hì ... Dù sao thì những bức họa trên các cánh đồng cũng thật là đẹp !
  2. Hì .. Những việc này liên quan đến sự nghiệp chung là xiển dương văn hiến Việt, bởi vậy nếu Trần Phương tôi có may mắn được xem trước cũng chẳng ý nghĩa gì :lol: Chỉ còn 2 tuần nữa thôi, đợi vậy !
  3. Có lẽ xin nói rõ hơn vấn đề này trong nghi vấn của tôi : Sự liên hệ giữa thời điểm công trình thánh địa Mỹ Sơn với sự tương đồng của các công trình cổ của người Maya : tại sao các công trình tầm cỡ kinh đô này lại được xây tít trong rừng sâu mà xung quanh chẳng có con sông nào (?!) Các công trình đồ sộ và kỳ vĩ của văn minh Maya, những thành phố mang tầm vóc của kinh đô, có một điểm lạ là nó được xây dựng tít trong các khu rừng rậm bạt ngàn ở Châu Mỹ, điều này hơi phản văn minh vì hầu hết các nền văn minh cổ đại trên thế giới đều gắn liền với các dòng sông sông lớn như : văn minh sông Nil, sông Lưỡng Hà, sông Hằng, sông Hoàng Hà, hay Dương Tử, ... trong khi các thành phố của người Maya lại không có một con sông nào bao quanh (!) Điều này cũng thể hiện rõ là người ta đã phát hiện rất nhiều những bể chứa nước nhân tạo (của người Maya) xung quanh các công trình để phục vụ việc sử dụng nước. Chính vì điểm này mà tôi mới thấy có sự liên hệ với công trình thánh địa Mỹ Sơn của người Chăm (công trình này được xây dựng cùng thời với sự hưng quốc của người Maya - khoảng nửa đầu thiên niên kỷ I sau công nguyên), tuy nhiên có một điểm khác là : người Chăm hiện nay ở VN chính là hậu duệ của của văn minh Champa ngày xưa (qua các văn hóa lối sống và tín ngưỡng cộng đồng có thể minh chứng không thể chối cãi việc này) nhưng những thổ dân da đỏ (tạm gọi vậy, thực ra không có chủng người da đỏ, việc này sẽ bàn sau) mà người Châu Âu đã gặp khi phát hiện ra châu Mỹ thế kỷ 15 và vẫn tồn tại đến ngày nay có thể không phải là hậu duệ của văn minh Maya. Đây là một điều mà tôi đã nghi vấn từ lâu nhưng chưa tiện nói ra bởi chẳng tìm được lý lẽ hợp lý nào để giải thích rằng : tại sao người Maya lại từ bỏ văn minh của mình để trở lại cuộc sống bộ lạc lạc hậu ? Tuy nhiên, cũng phải bình tâm mà suy xét rằng, sau sự thống trị 1000 năm Bắc thuộc, lịch sử gần 1000 năm về sau đầy biến động với các cuộc chiến của các triều đại phong kiến Đại Việt - Chiêm Thành đã làm vùi lấp quá nhiều những tinh hoa vốn có của người Chăm, có thể có rất nhiều giá trị đã bị thất truyền. Bởi vậy, dù gì cho đến ngày nay, những giá trị vật chất và tín ngưỡng của văn hóa Chăm vẫn là một dấu hỏi lớn không dễ gì giải mã : "BÍ ẨN CHĂMPA ?" Cũng xin có vài lời với anh Anmay, anh viết (với anh Thiên Sứ): Bây giờ mà cháu bảo với người dân tộc anh em là ờ trước đây anh cũng là con dân vua Hùng tôi đấy, thì xin lỗi bác, họ oánh cho cháu nát xác. Nếu như không nhìn nhận đúng và trân trọng đối với bản sắc của từng dân tộc, thiếu thận trọng khi phán xét lịch sử, ... thì chắc bị "oánh nát xác" là đúng rồi :D Những cụm từ trong truyền thuyết "Con rồng cháu tiên" như : "bọc trăm trứng", "trăm con xuống biển, trăm con lên rừng", "con Lạc cháu Hồng", "con cháu Hùng Vương dựng nước", ... chẳng qua là ông cha ta đã sử dụng truyền thuyết để sau này chúng ta lý giải do đâu mà - sau các cuộc thôn tính và hủy diệt của các tập đoàn phong kiến phương bắc hiếu chiến - đã có sự thành lập và tồn tại một loạt các quốc gia với những dân tộc và bản sắc khác nhau, nhưng lại có một sự tương đồng trong văn hóa lối sống. Thiết nghĩ, cũng nên thận trọng khi nói tất cả là "con dân vua Hùng tôi", đó là cần thiết và tôn trọng khách quan của lịch sử, nhưng cái gì trong quá khứ đã tạo nên những sự tương đồng này ? Còn việc này mà anh Anmay đã nêu : Toàn bộ vùng lãnh thổ Bắc Việt Nam ngày nay chính là nơi rút lui cuối cùng của giòng giống Lạc Việt. Tại nơi đây, tổ tiên đã khôi phục lại một số địa danh non nước cũ - một thời ở Nam Dương Tử - trong cổ sử và các sự tích lịch sử văn hóa liên quan. Khi đất nước Việt bị xâm lược lần thứ hai - 43 AC - với sự tàn khốc của đội quân Mã Viện, người Việt đã di tản đi khắp nơi: Nhiều nhất là Nhật Bản, Đài Loan, một bộ phận nhỏ xuống Nam Triều Tiên, Thái Lan, Philipppin và In do. Điều này giải thích dấu ấn của văn hiến Việt để lại ở nới này. (Thiên Sứ) anmay thấy điểm này có vẻ miễn cưỡng quá, Nhật bản, đài loan, nam triều tiên, thái lan, philippin và Indo khác với ta còn hơn là ta khác với Trung Quốc nữa Những nhận xét này thì không lạ gì, những sự việc "khác xa" đó chẳng qua cũng như sự khác nhau giữa người Kinh và các dân tộc khác ở ngay trên đất Việt Nam. Cụ thể là nhiều khi ở TPHCM, người ta gặp những người dân tộc Tây Nguyên xuống để mua bán trao đổi hàng hóa hoặc những đứa trẻ người dân tộc Stieng lang thang trên phố mà cứ tưởng là người ... Campuchia hay Philippins, Indo ... Vài lời nông cạn xin chia sẻ với quý vị.
  4. Thưa anh Minh Xuân, anh Nhatnguyen52 và quý vị quan tâm, Xin có vài dòng nhận định của tôi về người Chăm. Quan điểm của tôi là : người Chăm không thể là hậu duệ của các cuộc di cư từ Nam Đảo đến và dừng chân "mắc kẹt" ở miền trung VN đầy nắng gió, mưa bão, ... và không tiếp tục di chuyển tiếp được, ít nhất trong khoảng thời gian cách nay hơn 2000 năm, tức trước thời điểm lập quốc của người Chăm. Có những điều chỉ là cảm nhận chủ quan nên chưa tiện nói ra, đó là cho dù về mặt ngữ hệ của người Chăm có tương đồng với ngữ hệ các dân tộc ở Nam Đảo nhưng nếu là ở các hải đảo di cư đến thì các dân tộc ở các hải đảo không thể chỉ có người Chăm, và văn hóa Chăm thời hưng quốc mang đậm bản sắc sự kế thừa từ một nền văn hiến lâu đời của văn minh lục địa. Còn về ngữ hệ, hướng giải thích hợp lý hơn là có sự giao thoa trong dòng chảy của văn hóa các dân tộc Đông Nam Á, vốn đa dạng về sắc tộc, song điều quan trọng nhất để tôi có thể khẳng định quan điểm của mình là : người Chăm chính là chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh với những dòng sản phẩm gốm sứ, thạp đồng, ... có niên đại cách nay hơn 4000 năm mà một trong những đặc trưng cơ bản của dòng văn hóa này là hình thức mộ chum : http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/...at-Viet/9/1461/ Trong cuốn "Địa đàng phương đông", tác giả Stephen Oppenheimer đã cho rằng chính văn minh Đông Nam Á cổ đại mới là cái nôi của triết lý phương Đông và là tác nhân tạo ra nền văn minh Trung Hoa ngày nay. Theo tác giả, toàn bộ vùng biển đảo và lục địa của khu vực Đông Nam Á vốn trước là một tiểu lục địa đã bị nhấn chìm trong nước biển cách nay khoảng hơn 10000 năm. Theo tôi, điều này sẽ là sự lý giải hợp lý các nghi vấn về ngữ hệ người Chăm và các dân tộc ở Nam Đảo phải chăng có cùng nguồn gốc (!). Cũng xin đặt lại vấn đề về luồng di cư các tộc Việt cổ của một số nhà nghiên cứu : 1. Tương tự như tác giả sách "Địa đàng phương Đông", nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy cho rằng tộc Việt cổ từ hướng Đông Nam Á đã bắc tiến và từng là chủ nhân của văn minh Hoa Hạ, qua các cuộc chiến và hủy diệt về sau, người Việt đã rút dần xuống và quay trở lại chính mảnh đất của mình (Việt Trì). 2. Ngược lại với giả thuyết trên, quan điểm của anh Thiên Sứ cho rằng người Việt, sau thảm họa hủy diệt của một nền văn minh toàn cầu (cũng cách nay khoảng 10000 năm), đã từng đông tiến và lập quốc (nhà nước Văn Lang) với một nền văn minh rực rỡ cũng chính là chủ nhân của triết lý phương đông và tiếp tục nam tiến đến vùng bắc bộ ngày nay. .................... Dù thế nào đi nữa, có thể do thận trọng, cũng chưa thấy ai đặt vấn đề lý giải sự có mặt và nguồn gốc của người Chăm. Do vậy cũng xin có vài nhận định mà bản thân tôi sưu tầm được : - Các gia đình người Chăm từ xa xưa vốn theo thị tộc, tức mẫu hệ, nhưng trong gia đình và xã hội nhất là người đúng đầu quốc gia, nam giới luôn đóng vai trò chủ đạo. Điều này lý giải rất rõ rằng : nền tảng triết lý luôn đề cao và coi trọng phụ nữ của các dân tộc phương nam mà chúng ta có thể thấy hầu hết các vùng miền chẳng hạn như Gia Rai, Bana, Ede, ... ở Tây Nguyên hay Thái, Tày, Nùng, ... ở tây Bắc, ... - Về quan niệm vũ trụ quan, người Chăm rất coi trọng triết lý Âm Dương, trong văn hóa tín ngưỡng hay ở các đền tháp của người Chăm thì vị trí của Âm Dương luôn được đặt ở trung tâm mà sự thể hiện đó được cụ thể hóa qua 2 linh vật tín ngưỡng là Linga và Yoni (2 sinh thực khí nam và nữ). Đây cũng chính là loại hình văn hóa tín ngưỡng phồn thực mà chúng ta có thể thấy trong văn hóa Việt cổ từ xa xưa như : đánh trống Đồng (đánh trống Đồng đúng cách nhất là dùng dùi đồng cao và dộng từ trên xuống chứ không phải đánh bằng dùi trống thông thường), một sự tương đồng nữa đó là cách thức giã gạo của các dân tộc tây nguyên mà sinh thực khí thể hiện chính là cái cối - cái chày, ... - Tuy văn hóa Chăm là sự tiếp nhận các loại tín ngưỡng khác nhau như Hindu hay đạo Hồi, nhưng qua sự tiếp xúc với những người bạn Chăm, tôi được biết rằng đạo quan trọng nhất của họ chính là thờ gia tiên, những vị thần trong tín ngưỡng của họ đều là những bậc công thần trong việc phát triển văn hóa cộng đồng như vua hay các vị tướng anh hùng, ... những nhân vật có thật trong lịch sử phát triển của người Chăm. .......... Còn rất nhiều bí ẩn nữa của người Chăm mà tôi chưa thể nói hết trong bài viết này. Chẳng hạn, việc dùng gạch trong xây dựng thay vì dùng đá như các dân tộc cổ thời phong kiến khác cho thấy xã hội người Chăm đã tiến một bậc về văn minh. Dùng gạch chẳng những giải phóng sức lao động cho con người (gạch xây của người Chăm rất nhẹ, nhẹ hơn gạch nung bây giờ nhiều) mà còn cho thấy những kỹ thuật siêu việt khi các công trình bằng gạch ấy có sức chịu nhiệt và bền bỉ đến kỳ lạ. Còn một việc nữa mà tôi đang quan tâm chưa thể chia sẻ tiếp trong bài này : đó là sự liên hệ giữa thời điểm công trình thánh địa Mỹ Sơn với sự tương đồng của các công trình cổ của người Maya : tại sao các công trình tầm cỡ kinh đô này lại được xây tít trong rừng sâu mà xung quanh chẳng có con sông nào (?!), và không phải ngẫu nhiên mà các đền tháp của người Chăm đều chọn ở vùng đất cao nhất, tức đồi núi, bởi các công trình này có liên quan đến một tinh tú nào đó trên bầu trời mà qua hàng ngàn năm sự dịch chuyển không đáng kể (?!) và tại sao người Chăm bây giờ không biết kỹ thuật xây tháp (đến giờ này tôi còn nhớ như in nụ cười chúm chím nhưng đầy bí ẩn của một cô bé PTTH người Chăm khi tôi hỏi câu này : các tháp tư mọc lên đó) (?!) Đôi lời góp nhặt cùng quý anh chị em.
  5. Nhân đoạn này có nói tới cụ Huỳnh Thúc Kháng, một chí sĩ yêu nước, xin giới thiệu bài viết liên quan : Huỳnh Thúc Kháng và bài báo khẳng định chủ quyền Hoàng Sa 22/05/2009 23:28 Đã 62 năm ngày chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng yên nghỉ trên núi Thiên Ấn, Quảng Ngãi (21-4-1947). Mỗi lần nhắc đến Huỳnh Thúc Kháng, người ta lại nhớ những gì cụ để lại ở hai lĩnh vực : hoạt động dân biểu và báo chí, đặc biệt là bài viết về chủ quyền Hoàng Sa. Ngày 21-4-1947, cụ Huỳnh Thúc Kháng qua đời tại Quảng Ngãi trong chuyến công tác với tư cách đặc phái viên Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thương tiếc cụ Huỳnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết : "Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời Cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập, đến ngày nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Chính phủ ta mời Cụ ra. Tuy đã 71 tuổi, nhưng Cụ vẫn hăng hái nhận lời, Cụ nói: "Trong lúc phục hưng dân tộc, xây dựng nước nhà thì bất kỳ già, trẻ, trai, gái, ai cũng ra sức phụng sự Tổ quốc". Còn nhớ trong Bài ca lưu biệt viết năm 1908, trước khi bị thực dân Pháp đày ra Côn Đảo, có đoạn kết như dự báo về con đường dấn thân của cụ: "...Ư bách niên trung tu hữu ngã/Dẫu đến lúc núi sụp, biển lồi, trời nghiêng, đất ngả/Tấm lòng vàng, tạc đá vẫn chưa mòn/Trăng kia khuyết đó lại tròn!". 13 năm sau, cụ ra tù và trở thành một dân biểu, một Viện trưởng Viện Dân biểu Trung kỳ suốt 3 năm với những phen đấu tranh không mệt mỏi đòi hỏi dân sinh, dân quyền cho người dân. Cụ còn đứng ra thành lập, làm chủ bút và điều hành tờ báo nổi tiếng Tiếng Dân tại Huế suốt 16 năm, cho đến khi tờ báo bị thực dân đình bản năm 1943 vì những nội dung đứng về quyền lợi dân tộc, phê phán hệ thống thực dân và vua quan bản địa hèn nhát. 3 năm làm Viện trưởng Viện Dân biểu Trung kỳ, hai lần cụ Huỳnh phản kháng trực diện với Khâm sứ Pháp tại Trung Kỳ ngay tại nghị trường. Lần thứ nhất, vào mùa đông 1926 dưới thời Khâm sứ D'Elloy. Trong một thông tư phổ biến tháng 11.1926, D'Elloy đã viết "nhiều lời mạt sát chửi mắng" các dân biểu bản xứ. Cụ Huỳnh thuật lại trong tự truyện: "Tôi lấy tư cách là Viện trưởng, họp với hơn bốn chục dân biểu, đồng thanh phản kháng, vạch từng đoạn trong thông tư, biện bác, cho đăng trên các báo Nam - Bắc, dư luận ồn lên, thành vụ D'Elloy - Huỳnh Thúc Kháng". Tờ phản kháng gửi đi tháng 2-1927. Không bao lâu sau, D'Elloy bị điều về Pháp. Hai năm sau, dưới thời Khâm sứ Jabouille: "Ngày 1 tháng 10 năm ấy (1928) tôi có bài diễn văn bế mạc, chỉ trích gắt gao chính sách của Chính phủ Pháp thi hành tại Trung kỳ, cho là bất hợp tình thế, khiến nhân dân thêm ác cảm, buộc phải cải cách, như tài chính, học chính, hình luật..."... "Khổ trạng nhân dân Trung kỳ nói không hết. Một là học giới bó buộc... Xứ Trung kỳ bây giờ học cũ đã bỏ hẳn, mà học mới trăm phần chưa được một, trường công không đủ dùng, mà trường tư thì không có, gia dĩ chương trình hạn chế, luật lệ ngăn ngừa; dân lấy sự học làm sinh mạng, mà quan xem sự học như một sự thù nghịch. Nhà nước nói khai hóa mà đường học giới không chịu châm chước thì ức vạn thiếu niên An Nam sẽ thất nghiệp... Cái dốt là cái họa của người An Nam" (Theo Huỳnh Thúc Kháng tự truyện). Ngoài giáo dục, cụ Huỳnh còn lên án những chính sách hà khắc với dân về thuế khóa, nạn cường hào, tham nhũng... Những điều ấy đã làm Jabouille bực tức và "bản chức quyết phản kháng lại một cách kịch liệt những điều công kích của ông nghị trưởng". Ngày 2.10.1928, Huỳnh Thúc Kháng đưa đơn từ chức Viện trưởng. Trên mặt trận báo chí, cụ Huỳnh từng công khai trên số ra mắt Báo Tiếng Dân ngày 10-8-1927 một tuyên ngôn: "Nếu không có quyền nói tất cả những điều mà mình muốn nói, thì ít ra giữ những quyền không nói những điều người ta ép buộc nói" . Xây dựng một tờ báo từ viết bài, định hướng nội dung đến trị sự, khai thác quảng cáo và có cả nhà in riêng ở nước ta như Tiếng Dân cách nay hơn 80 năm, cụ Huỳnh có lẽ là người đầu tiên. Những ai từng tìm hiểu lịch sử báo chí hẳn không thể quên những bài viết về chủ quyền Hoàng Sa của nước ta trong bài Dấu tích đảo Tây Sa (Paracels) trong lịch sử Việt Nam ta và giá trị bản Phủ Biên Tạp Lục. Nhà báo Huỳnh Thúc Kháng viết: "Theo các báo cáo ta gần đây sưu tập các tài liệu về đảo Tây Sa để chứng minh thì đảo ấy là phần sở hữu của nước Nam ta, vì chính người Nam đã chiếm trước hết và đã kinh dinh các công cuộc ở đảo ấy...". Cụ đã liệt kê các tài liệu phong phú: Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, Đại Nam Nhất Thống Chí cả bản trước và bản của Cao Xuân Dục soạn lại, Triều Chính Yếu Thực Lục của hai triều Gia Long - Minh Mạng, Lịch Triều Hiến Chương của Phan Huy Chú hoặc Cống Hạ Ký Văn của Dương Quốc Dung, Mán Hình Thi Thoại và Đông Hành Thi Thuyết của Lý Văn Thức ghi lại trong những chuyến đi Trung Quốc và Lucon (Philippines) năm 1832, Biển Sử Cương Giám của Nguyễn Thông... đều có đề cập đến Hoàng Sa và chủ quyền của nước ta từ thời bấy giờ. Trong đó cụ Huỳnh nhấn mạnh giá trị của Phủ Biên Tạp Lục bởi sự khẳng định chuẩn xác các yếu tố hành chính, địa lý, kinh tế, quân sự của một nhà khoa học uyên thâm... "Sử chép truyện Chúa Nguyễn có đặt đội Hoàng Sa 70 suất thay phiên ra đảo lấy hải vật, đi ba ngày đêm đến đảo, mỗi năm tháng 3 đi, tháng 8 về. Cụ (tức Lê Quý Đôn) lại có chép sao biên bản của Thuyên Ðức Hầu là cai quản đội Hoàng Sa ấy, kể rõ mỗi năm nhặt được thiếc mấy cân, vàng mấy hốt, đồi mồi, yến sào mấy cân, lại có khi nhặt được đồng khí, súng tiền...". Với tư cách một nhà báo - công dân Việt Nam, cụ Huỳnh kết luận: "Vấn đề "quốc tịch đảo Tây Sa" này, nếu trên sân khấu quốc tế, nhận chủ quyền sở hữu của những ai chiếm trước và có tài liệu làm chứng hẳn hoi, như luật điền thổ, khai tài, khai lập nghiệp ở xa, bằng theo lộ tịch và phân thư chúc từ của tiền nhân để lại, tưởng không có nước nào có chứng cứ đầy đủ như nước ta". Nhắc lại những điều trên đây sau 62 năm ngày mất của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng để thấy tấm gương "giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan... không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu... Chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập..." của cụ Huỳnh, đặc biệt trong lĩnh vực nghị trường và báo chí, vẫn luôn mang tính thời sự, rất đáng để lớp hậu sinh học tập. TRƯƠNG ĐIỆN THẮNG - (theo báo Thanh Niên)
  6. "Văn hiến thiên niên quốc. Xa thư vạn lý đồ Hồng Bàng khai tịch hậu. Nam phục nhất Đường Ngu." Bài thơ trên hiện nằm ở Điện Thái Hòa - Cố đô Huế. --------------- NHỮNG GÓC NHÌN ... Trước đó có một thời kỳ lịch sử rất ngắn ngủi, chỉ tồn tại khoảng non 7 năm, nước ta lúc ấy có tên gọi là "Đại Ngu", ý là cũng ví nước ta sẽ tiếp nối rực rỡ và thịnh trị như dưới thời Nghiêu Thuấn. Đó là một thời kỳ có những cải cách triệt để nhất chưa từng thấy trong thời phong kiến hưng quốc của nước ta. Hồ Quý Ly đã có những chính sách cải tổ quyết liệt nhằm đưa đất nước đi theo con đường mới, không theo những khuôn mẫu kiểu cũ của Nho giáo Trung Hoa. Tiếc thay những chính sách đó đã đụng chạm đến quyền lợi của những tầng lớp phong kiến quan lại thời đó, kể cả tăng lữ, vốn đã bám như gốc rễ trong suốt hàng ngàn năm không dễ gì thay đổi trong một sớm một chiều. Do vậy, mặc dù thời điểm ấy nước ta có những kỹ thuật kinh tế (kiến trúc sư trưởng của công trình Cố Cung nổi tiếng ở Bắc Kinh hiện nay là người Việt thời nhà Hồ : KTS Nguyễn An) và quân sự rất hùng mạnh, như Hồ Quý Ly từng ao ước "một đội quân hàng trăm vạn" với những ưu thế vượt trội, nhưng đã thất bại trước giặc Minh. Đó là một thất bại đau đớn nhất của lịch sử chống ngoại xâm của nước ta, về quân sự. Có một mâu thuẫn về sự tương đồng nhưng rất khác biệt so với thời kỳ ấy là thời nhà Nguyễn. "Nam phục nhất Đường Ngu", theo nhiều diễn giải và phân tích, các triều đại nhà Nguyễn về sau nhất là vào thời Tự Đức, đã quá rập khuôn mẫu của phong kiến Nho giáo Trung Hoa. Từ các đền đài, lăng tẩm, đến các chính sách đối ngoại đều không qua khỏi hình bóng của "Thiên Triều". Mặc dù có thể hiểu được sự bế quan tỏa cảng và không chịu canh tân đất nước theo thỉnh nguyện của một số quan lại thời kỳ ấy có những nguyên nhân tế nhị (như sự nhạy cảm về tôn giáo), nhưng hệ quả của những chính sách ấy là sự tụt lùi về mọi mặt của kinh tế quốc phòng. Từ là quốc gia một thời có những đội thủy binh thuộc loại mạnh nhất khu vực (thời Trịnh, Nguyễn, hay Tây Sơn ...) trở thành nước có kỹ thuật yếu về quốc phòng. Những khẩu thần công nhà Nguyễn lúc ấy đã không ngăn được bước tiến của các tàu chiến Pháp, dù các trận chiến từ Đà Nẵng và dọc đèo Hải Vân rất kiên cường, xứng đáng là những bản anh hùng ca chống quân xâm lược. Cả 2 thời kỳ cách nhau 400 năm có những sự tương đương đến kỳ lạ nhưng lại có những mâu thuẫn thật khó lý giải. Đáng tiếc !
  7. Anh Nhatnguyen52 thân mến, Về ý ở trên tôi cũng có suy nghĩ như anh. Hiện tôi vẫn tiếp tục tìm kiếm và sưu tầm các tài liệu và hình ảnh mà mình chụp liên quan đến sự tương đồng trong chuỗi phát triển các giá trị văn hóa Việt tộc, để tiếp tục các phần tham luận của mình đối với loạt bài "Sử thuyết họ Hùng". Nhân đây cũng xin bàn thêm về ý này của anh : Những biểu hiện văn hóa bề ngoài khác biệt chỉ là hậu qủa của giai đọan u ám nhất trong lịch sử dân họ HÙNG khoảng những năm 200 đến năm 400 , từ bắc trung Việt hiện nay đổ lên phía bắc nằm dưới móng ngựa Hán tộc , từ nam trung Việt đổ về hướng xích đạo bị chi phối bởi nước Phù Nam dưới sự cai trị của mấy ông vua người Thiên trúc ,anh em mỗi người một ngả sau mấy trăm năm bị ngoại nhân cai trị và những toan tính lừa gạt ...đã không còn nhận ra nhau nữa . Điều dễ hiểu là với sự lập quốc của các dân tộc "từ nam trung Việt đổ về hướng xích đạo" cùng với luồng di cư có sự giao lưu với tinh hoa các nền văn hóa khác, kết hợp với sự khác biệt của khí hậu - thổ nhưỡng của từng vùng đất khác nhau, cùng với sự giao lưu tôn giáo, ... mà những quốc gia này có điều kiện phát triển rực rỡ bản sắc của mình trên cơ sở kết hợp các giá trị vật chất, tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, chúng ta có thể thấy dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong các đền tháp của người Chăm như thần Siva, hay thần Visnu ở miếu bà chúa xứ trong văn hóa tín ngưỡng nam bộ, ... Những sự kế thừa văn hóa bản địa và giao thoa văn hóa đó đã làm nên một thời văn minh rực rỡ trong suốt thời kỳ hưng quốc của người Chăm hay vương quốc Phù Nam. Nhưng có điều này cũng muốn trao đổi với anh Nhatnguyen52 là : việc kế thừa và giao lưu tiếp nhận các giá trị văn hóa khác là việc rất bình thường trong chuỗi diễn tiến của nhân loại trong bất cứ thời kỳ nào, miễn là nó đến bằng con đường hòa bình. Trong khi con đường của các đế chế phong kiến Hán Hoa đến với các dân tộc phương nam bằng sự xâm lược và hủy diệt như : nấu chảy trống Đồng, ... thì con đường thâm nhập của văn hóa - tín ngưỡng Ấn Độ đến với nước ta rất nhẹ nhàng và dễ được tiếp nhận trong suốt hơn 1000 năm kể từ đầu công nguyên, sự ảnh hưởng này không chỉ thể hiện ở khắp nước ta (Phật giáo, Bà La Môn giáo, ...) mà còn ảnh hưởng đến khắp các quốc gia khác như Miến Điện, Thái Lan, Lào, ... hay vùng Nam Đảo như Indonesia, ... Tuy nhiên, mặc dù những dấu ấn đó thể hiện nhiều qua các di chỉ văn hóa Óc Eo, nhưng vương quốc Phù Nam vẫn là Phù Nam với sự rực rỡ riêng của nó như vốn đã từng rực rỡ chứ không ai gọi là "Thiên Trúc con" cả , cũng vậy, việc sùng bái thần Siva trong tín ngưỡng của người Chăm vẫn mang màu sắc riêng một thời huy hoàng của vương quốc Chiêm Thành (về việc này thì người ta đã trân trọng gọi một tên là đạo Chăm, hay Chăm giáo, chứ nếu gọi là Bà La Môn thì không đúng lắm vì người Chăm chỉ thờ mỗi tượng thần Siva trong khi đạo Bà La Môn bên Ấn Độ thờ tới 3 vị thần) chứ không ai lại gọi là "Tiểu Ấn Độ". Bởi vậy, mọi việc không hẳn như nhận xét của anh, anh Nhatnguyen52 ạ : Chúng ta Không thể chấp nhận được sự việc vớ vẩn đã chép trong sử Tàu : khỏang giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau công nguyên dân Phù nam đã ‘thỉnh’ một ông Ấn độ đến làm vua cai trị nước mình và những ông vua người Thiên trúc này trong khoảng 200 năm đã cải cách triệt để biến Phù nam thành nước ‘Thiên trúc... con’ , từ tôn giáo tới văn tự và cả đến cách ăn cái mặc nhất nhất đều y hệt ‘mẫu quốc’, sự thống trị và đồng hoá của người Thiên trúc hết sức nghiệt ngã còn hơn cả các đại hãn phương bắc nhiều lần đến độ sau khi phục quốc khoảng giữa những năm 400 người Phù nam không còn biết gì về dòng giống gốc gác mình Việc sử Tàu thì không thể đánh giá đúng đắn lịch sử các quốc gia khác được, trong khi đối với sử Ta thì vẫn còn nhiều khoảng trống, việc biến mất bí ẩn của vương quốc Phù Nam hiện đã có nhiều giả thuyết, có thể do chiến tranh hoặc cũng có thể do sự kiện hải xâm. Theo tôi, vương quốc cổ Phù Nam có thể chưa phải là một đế chế mạnh và rộng lớn dù mới chỉ trong nghi vấn chứ chưa sưu tầm được tư liệu cụ thể. Cộng với những diễn biến rất phức tạp của các tình tiết lịch sử về sau, của chiến tranh, hay sự tranh đoạt quyền lực của các triều đại phong kiến như Chân Lạp, Xiêm La, ... khiến cho bóng mây sự thật của Phù Nam ngày càng mờ mịt. Nói gì thì nói, đến ngày nay, dù Chiêm Thành không còn nữa và Phù Nam cũng chỉ là ký ức, nhưng sự hiện diện rực rỡ của nó thì không thể phủ nhận và hiện đã hòa nhập vào sự mải miết của dòng chảy lung linh sử Việt. Việc đánh giá một cách khách quan và chân thật các giá trị vốn có của tổ tiên là những việc làm đáng trân trọng, trong đó có loạt bài "Sử thuyết họ Hùng" của anh Nhatnguyen52. Trong khuôn khổ bài viết này tôi chưa thể nói hết ý, xin được tiếp tục sửa chữa bổ sung ở bài viết sau. Đôi lời góp ý và trao đổi. Cám ơn anh Nhatnguyen52 và quý bạn đọc quan tâm !
  8. Hôm nay (02/06/2009) nghe các thông tin về nỗi lo lắng vì không thể ra khơi của ngư dân các tỉnh miền trung trước "lệnh cấm bắt cá" của các thế lực thôn tính nước ngoài mà Trần Phương tôi đứng ngồi không yên. Này các ngài ! Các vùng ngư trường này là nguồn sống của những ngư dân lam lũ, những chủ nhân đích thực, vốn đã gắn bó như máu thịt không chỉ hàng trăm mà suốt hàng ngàn năm qua đấy, những chiếc tàu chiến hiện đại với súng gươm tua tủa của các ngài không có nhiệm vụ gì ở đây cả. :) Chán quá ! Thư giãn một chút vậy. :) Mà tự nhiên cũng thấy nhớ miền trung quá, thấm thoắt đã 3 năm rồi mình không quay lại Huế nhỉ ! Xin được chia sẻ với tất cả quý anh chị em các tiết mục văn hóa này, chắc là nhiều người trong chúng ta cũng đã ít nhất được xem qua, nhưng khi xem lại vẫn thấy rung động đấy :) Đầu tiên là đoạn này : http://www.youtube.com/watch?v=ANkKz7yyccg...feature=related "Lý mười thương" nè, TP có kỷ niệm khó quên với một trong những cô này đấy :) : http://www.youtube.com/watch?v=uWUA2O7d8TU...feature=related "Mưa trên phố Huế", hic, mưa ở Huế thì dai dẳng, trầm buồn và lắng đọng như con gái Huế vậy : Và đây, nghe màn hò đối đáp cuối cùng này mà nhiều người đã cười ngả nghiêng đổ cả ghế đấy :) : Hì hì ... Thôi hôm nay tạm dừng ở đây vậy, hôm khác tiếp tục, chúc quý anh chị em có những giây phút thư giãn thật vui vẻ và lắng đọng nhé. TP.
  9. Việc những nghi vấn về một nền văn minh cổ xưa từng tồn tại trên trái đất thể hiện qua các hình thù lạ lẫm trên các dải núi đá hay trên mặt đất và các công trình kiến trúc khiến chúng ta không khỏi ngỡ ngàng rằng : phải chăng các nền văn minh trong quá khứ xa xăm đã biết sử dụng đến dụng cụ bay (?!) khi mà các cấu trúc đó chỉ có thể quan sát toàn diện ở trên không. Tuy nhiên, với những cánh đồng này xin có ý kiến khác : hiện ở những nước công nghiệp phát triển (như Anh, Mỹ, Canada, Úc, ...) thì ngành nông nghiệp luôn được bảo hộ, khác với những người nông dân ở các nước đang phát triển, người nông dân trên các trang trại của các nước này họ canh tác trên những cánh đồng bạt ngàn và được cơ giới hóa cao, thậm chí nhiều khi họ làm việc vì sự cống hiến, hưởng thụ và thi nhau sáng tạo chứ không phải là gánh nặng kinh tế. Vì vậy, tôi không loại trừ những hình thù trên những cánh đồng này là nhân tạo.
  10. Bàn lại với ông Trần Trọng Dương : Lâu đài trên mây hay dự cảm sáng suốt ? Hà Văn Thùy “Tiếng Việt thời Hùng Vương – hay lâu đài cất từ hơi nước?”* là bài viết có ngôn từ sắc bén, biện luận xác đáng, chứng cứ vững chắc. Thêm nữa, tác giả của nó, ông Trần Trọng Dương luôn giữ thái độ tương kính với người đối thoại, thật đáng là mực thước của văn hóa tranh luận. Nhìn từ góc độ khoa học, ta thấy, toàn bộ chứng cứ của tác giả đều dựa vào Từ Nguyên, Tứ khố toàn thư… là những thư tịch kinh điển Trung Hoa, vốn được coi là khuôn vàng thước ngọc, là chuẩn mực tối thượng khi so sánh với ngôn ngữ Việt. Giống như định đề trong toán học, người ta chỉ có thể chấp nhận mà không có quyền bàn cãi. Đó là thói quen mang tính truyền thống có từ nghìn năm nay, đã chi phối mọi suy nghĩ của giới khoa bảng vốn nhiễm nặng chủ nghĩa Hoa tâm. Kinh nghiệm cho hay, càng những người thông thạo cổ văn thì căn bệnh này càng nặng. Nặng đến nỗi người ta chưa bao giờ dám bất kính thử đặt ra câu hỏi: ngôn ngữ Trung Hoa từ đâu ra? Nói cho cùng, dù thế nào đi nữa thì chỉ khi trả lời thỏa đáng câu hỏi trên, mới đủ cơ sở phân định vấn đề đang thảo luận. Trong bài viết này, chúng tôi mạo muội bàn lại đôi điều. I. Lịch sử phải viết lại “Ngôn ngữ Trung Hoa từ đâu ra?” là câu hỏi lớn, đụng chạm tới gốc rễ nền văn hóa vào bậc nhất thế giới. Nhưng trước khi trả lời câu hỏi này, phải trả lời câu hỏi còn quan thiết hơn: người Trung Hoa từ đâu ra? Cho tới cuối thế kỷ XX, vẫn tồn tại giả thuyết cho rằng, người Hoa Hạ, tổ tiên người Trung Hoa hiện đại, đã từ bắc sông Hoàng Hà vào Trung Nguyên lập nên đất nước Trung Quốc. Một thuyết khác cho rằng, tổ tiên người Trung Hoa đã từ cao nguyên Thiên Sơn di cư xuống tạo dựng nước Trung Hoa. Cả hai thuyết đều nhất quán ở một điểm: người Trung Hoa đã tự làm ra văn hóa cùa mình! Hệ quả của những thuyết này là chủ nghĩa Hoa tâm: Trung Hoa là trung tâm của thế giới. Người Trung Hoa ban phát văn hóa, đặc biệt là ngôn ngữ cho các dân tộc Đông Á. Đó là kiến thức kinh điển cho tới nay của phần lớn giới khoa bảng Việt. Tuy nhiên, sang thế kỷ này, với hàng loạt phát kiến di truyền học tìm ra tổ tiên cùng hành trình chiếm lĩnh Trái đất của loài người (1), bức tranh thời tiền sử châu Á đã được vẽ lại. Khoảng 70.000 năm trước, người hiện đại Homo sapiens từ châu Phi theo bờ biển Nam Á tới miền Trung và Bắc Việt Nam. Tại đây, hai đại chủng Mongoloid và Australoid hòa huyết cho ra bốn chủng người Việt cổ: Indonesien, Melanesien, Vedoid và Negritoid. Sống trong môi trường thuận lợi, người Việt tăng nhân số, lan ra khắp Đông Nam Á. Khoảng 40.000 năm trước, người Việt lên khai phá đất Trung Hoa. Cũng trong thời gian trên, có những nhóm Mongoloid riêng lẻ, đi từ phía tây Đông Dương lên sống ở vùng Thiểm Tây, Cam Túc và bắc Hoàng Hà. Họ chuyển từ săn bắt, hái lượm sang du mục, trở thành tổ tiên của những bộ lạc Mông Cổ thuộc chủng Mongoloid phương Bắc. Muộn nhất là 5000 năm TCN, ở vùng đệm bên sông Hoàng, đã có sự gặp gỡ hòa huyết giữa người Bách Việt và người Mongoloid phương Bắc, cho ra đời những lớp con lai thuộc chủng Mongoloid phương Nam. Đấy là chủng thứ 5 trong cộng đồng Bách Việt, do người Lạc Việt (Indonesien) dẫn dắt. Khoảng 2600 năm TCN, một số bộ tộc Mông Cổ du mục do họ Hiên Viên dẫn đầu, vượt sông Hoàng Hà, chiếm giang sơn của Bách Việt. Một bộ phận ưu tú người Việt lên thuyền, theo Hoàng Hà vượt biển trở lại Việt Nam, dựng nước Văn Lang. Đại bộ phận dân Bách Việt ở lại chung sống với quân xâm lăng. Kẻ thắng trận là những bộ lạc thiểu số với số dân ít, đời sống khó khăn, bắt gặp vùng đất mênh mông, kinh tế trù phú và số dân đông đúc nên không thể và không cần thực hiện chính sách diệt chủng hay nô lệ hoá kẻ thua trận. Người chủ mới đã thực thi chính sách chung sống khôn khéo: đảm bảo quyền lợi cao nhất cho mình đồng thời không bần cùng hóa kẻ bị trị tới mức phải nổi lên chống lại. Trên đại thể, người Mông Cổ bỏ phương thức du mục, chuyển sang làm quan cai trị, làm công nghiệp, thương nghiệp - những ngành nghề hợp với sở trường và sinh lãi cao. Họ để cho người Bách Việt làm nông nghiệp, tạp dịch và đi lính. Chính vì vậy, cùng với người Mông Cổ, người Bách Việt được an cư lạc nghiệp, đã đóng góp tích cực vào việc xây dựng xã hội mới cả về kinh tế lẫn văn hoá. Nhờ thế, chỉ trong vòng 300 năm, từ Hoàng Đế qua Đế Cốc, Đế Chí, sang Đế Nghiêu (2356 TCN) đã là thời Hoàng Kim của xã hội Trung Hoa cổ. (2) Quy luật phổ quát của nhân loại là những bộ lạc du mục thường mạnh về vũ trang nhưng văn hóa kém phát triển. Trong khi đó dân nông nghiệp có nền văn hóa cao nhưng lại kém trong chiến trận. Là tộc người giữ vị trí lãnh đạo cộng đồng Bách Việt, người Lạc Việt có ngôn ngữ phát triển. Trong khi đó, ngôn ngữ Hán Tạng (Sino -Tibétan) chỉ tồn tại trong những bộ lạc thiểu số sống ở vùng Thiểm Tây, Cam Túc. Sự vượt trội thể hiện ở chỗ số lượng từ vựng của người Lạc Việt nhiều, có khả năng biểu cảm cao đồng thời có nhiều từ thể hiện những khái niệm trừu tượng, đủ sức làm nên kinh Thi, kinh Dịch... Khi sống trong cộng đồng cư dân mới, người gốc Bách Việt – mà kẻ xâm lăng gọi là lê dân, tức dân có nước da đen – vẫn dùng tiếng nói và cách nói của mình. Cùng với thời gian, họ học thêm những từ mới của người láng giềng Mông tộc. Cũng như vậy, người Mông bổ sung từ ngữ của lê dân vào tiếng nói của mình. Dần dần toàn bộ từ vựng trở thành của chung. Điều này cũng giống như ngôn ngữ Việt hiện đại: sau năm 1975 trong giao tiếp cũng như viết lách, có việc dùng trộn trạo tiếng Nam lẫn tiếng Bắc. Từ vựng hòa đồng khá dễ dàng nhưng người gốc Mông và gốc Việt vẫn giữ cách nói tức ngữ pháp riêng của mình. Ngữ pháp là yếu tố khá bền vững của ngôn ngữ và là tiêu chí quan trọng phân biệt giữa tộc người này với tộc người khác. Tiếng Việt tuân theo luật “Chính trước phụ sau” với nội dung: “Trong một câu đơn, các từ ngữ nối tiếp nhau theo một trật tự như thế nào mà mỗi từ đi sau làm rõ ý nghĩa của từ đi trước hay của một trong những từ đi trước». Trong khi đó tiếng Hán Mông tuân thủ quy luật ngược lại “phụ trước chính sau”. Do sống dưới sự thống trị của người Mông nên người Việt phải tuân theo cách nói của kẻ cầm quyền. Quá trình này là lâu dài và được chi phối bởi quy luật: các vùng đất trong một quốc gia thường học theo cách nói của trung tâm, của kinh đô. Người Mông thống trị tập trung ở các đô thị, ra mệnh lệnh, giấy tờ theo cách nói, cách viết của mình. Lê dân, dù ngày thường nói và viết theo thói quen của người Việt nhưng khi lên thủ đô, khi viết những văn bản hành chính, buộc phải theo cách nói, cách viết của chính quyền. Rồi trường học được mở, học trò phải nói và viết theo “chuẩn”. Cứ như vậy dần dần cách nói, cách viết của người Mông trở thành thống lĩnh. Ban đầu tiếng nói được ký tự bằng chữ Khoa đẩu của người Việt. Khi chế ra chữ vuông, tất cả từ vựng chuyển sang viết bằng chữ vuông: tiếng Việt biến thành tiếng Hán.(3) Như vậy, ta có thể nói chắc rằng: Tiếng Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Trung Hoa. Chỉ khi người Trung Hoa không còn là chủng Mongoloid phương Nam, không phải là “Viêm Hoàng tử tôn” thì chuyện đó mới không xảy ra! II. Tìm dấu vết Việt trong thư tịch Trung Hoa Cái yếu nhất trong các nghiên cứu tiếng Việt cổ của tiến sĩ Lê Mạnh Thát và nhiều người khác là chưa có “xuất thổ văn hiến”, tức là chưa tìm được chữ của tổ tiên được khắc trên đá, trên xương thú, đồ gốm hay đồ đồng để trưng ra trước bàn dân thiên hạ. Nhưng bằng dự cảm, không ít người từ lâu đã nhận ra dấu vết tiếng Việt tồn tại trong ngôn ngữ Trung Hoa. Trước hết là những tên riêng. Truyền thuyết cũng như sách vở Trung Hoa đều ghi những tên riêng: Thần Nông, Nữ Oa, Đế Minh, Đế Nghi. Những tên Việt này nói lên điều gì? Trước đây không giải thích được. Nhưng khi khám phá ra lịch sử hình thành dân cư cùng đất nước Trung Hoa, ta hiểu rằng, đó là tên những vị vua Bách Việt tiền Hoàng Đế. Người Trung Hoa là hậu duệ Viêm Đế nên ghi nhớ tổ Thần Nông, Nữ Oa rồi Đế Minh, Đế Nghi, Đế Lai. Có một điều mà chúng ta luôn tự hỏi nhưng chưa trả lời được: vì sao sau Hoàng Đế, một vị vua người Mông Cổ, mang tên Mông Cổ lại là những vị vua tên Việt: Đế Cốc, Đế Chí, Đế Nghiêu, Đế Thuấn? Các vị là người Việt chăng? Có lẽ không phải vậy. Hợp lý hơn thì họ là những người lai, ra đời từ cuộc hòa huyết Việt-Mông. Có thể lúc đầu họ là lê dân bách tính, sống chan hòa trong cộng đồng Việt nên được đặt tên Việt. Nhưng rồi do tài năng, đức độ, họ được cộng đồng bầu làm thủ lĩnh, tôn xưng đế vị? Dù gì đi nữa thì việc xuất hiện những tên riêng Việt như vậy cũng là chỉ dấu xác nhận tiếng Việt đã gia nhập ngôn ngữ Trung Hoa. Vết tích thứ hai ta thường gặp trong văn tự Trung Hoa là tên 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần…Thời gian dài với mặc cảm tự ty, chúng ta cứ ngỡ rằng ta học của người Tàu. Nhưng gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy: đó là những từ Việt gia nhập ngôn ngữ Hán. Người Hán phải dùng lối tá âm để đưa những từ này vào ngôn ngữ của họ.(4) Một vết tích khác là câu nhại tiếng kêu của con gà gô (đa đa) : “Bất thực cốc Chu gia.” Người Hán không nói thế, mà nói “Chu gia cốc”. Phải chăng đây là cách nói của dân gian Việt rồi được người Hán dùng theo? Dấu vết rõ ràng nhất là kết cấu kiểu “trung tâm”, “trung đình”… như tiến sĩ Lê Mạnh Thát phát hiện. Đấy là kết cấu ngữ pháp không bình thường trong Hán ngữ, không chỉ có ở Lục độ tập kinh mà còn khá phổ biến ở kinh Thi, kinh Thư, kinh Dịch…(3) Hiện tượng này chứng tỏ điều gì? Nó nói lên rằng, hình thái trung – định là thành phần không thể phủ nhận trong ngôn ngữ Trung Hoa. Vấn đề ở đây là, vì sao trong một ngôn ngữ vốn vận hành theo cấu trúc “phụ - chính” lại xuất hiện lối “nói ngược” là kết cấu “chính - phụ” này? Trước đây không thể lý giải được. Vì vậy sự phê bình tiến sĩ Lê Mạnh Thát của ông Trần Trọng Dương tỏ ra đầy sức mạnh: “Ông đã đem những cái “phi đồng đại” ở những không gian địa lý khác nhau so sánh và đồng quy. Nói đơn giản hơn: ông dùng cái tư duy tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt hiện đại) để tìm kiếm một số ít hiện tương tương đồng trong một văn bản Hán văn cổ, sau đó đưa ra 2 chủ ý: 1.Bản Hán văn bị ảnh hưởng của tiếng Việt; 2. Tiếng Việt thời Hùng Vương không có thay đổi gì so với tiếng Việt hiện nay ở kết cấu trung - định” Nhưng đó là trước kia. Bây giờ chúng ta biết được rằng, tổ tiên ta là chủ nhân ông đầu tiên của đất Trung Hoa, từng sống ba bốn bốn vạn năm trên lưu vực Hoàng Hà, tiếng nói Việt là chủ thể tạo nên ngôn ngữ Hán thì vấn đề đã khác. Không còn là “những cái “phi đồng đại” ở những không gian địa lý khác nhau” như ông Trần lầm tưởng mà là sự truyền giao, kế thừa từ nguồn cội! Rõ ràng, đó là dấu vết của cách nói Việt được bảo lưu trong ngôn ngữ Trung Hoa. Tiếng Việt theo quy luật “chính trước phụ sau”, còn tiếng Hán ngược lại, “phụ trước chính sau” . Trong quá trinh hình thành ngôn ngữ Trung Hoa, do ở vai trò bị trị mà cách nói “chinh trước phụ sau” của người Việt bị mai một, chỉ cấu trúc này tồn tại. Ở đây, xin có điều bàn lại với ông Trần. Ông viết: “ Trung cung, trung tâm, trung đình là những từ song tiết (có nghĩa). Từ pháp của chúng đều là theo cấu trúc phụ-chính. Trung lúc này nghĩa là “ở giữa, ở bên trong” (= inside adj), nghĩa đen là “cung ở chính giữa”, “tim ở trong ngực”, “cái sân giữa.” Các từ này được ghi nhận trong từ điển Từ nguyên [1997. Thương vụ ấn thư quán. Bắc Kinh] như sau: “Trung cung: 1.Nơi ở của hoàng hậu, để phân biệt hai cung Đông và cung Tây, cho nên thường dùng từ này để gọi thay cho hoàng hậu...2.Chỉ vùng trời nơi sao Bắc cực ở.” [tr.0047.2] Nên câu “王及夫人。自然還在本國中宮正殿上坐。如前不異。Vương cập phu nhân, tự nhiên hoàn tại bản quốc trung cung chính điện thượng tọa, như tiền bất dị” trong truyện 13 tờ 7c13 nên dịch là “vua và phu nhân tự nhiên ngồi ở trung cung (cung chính giữa) nước mình, ngồi trên chính điện như trước, không hề khác.” chứ không dịch là “ngồi trên chính điện trong cung”[tr.583]. Câu “爾王 者之子生於榮樂長於中宮Nhĩ vương giả chi tử, sinh ư vinh lạc, trưởng ư trung cung...” nên dịch là “nàng là con vua, sinh ra trong vui sướng, lớn lên ở nơi cung cấm.” Chỉ có chữ “ư” là giới từ, chữ cung trung là từ song tiết như chữ “vinh lạc” ở câu trên. “Trung tâm: 1.Nội tâm/ cõi lòng. Tim ở trong ngực, cho nên gọi trung tâm. Bài Hữu phu chi đỗ phần Đường phong trong Kinh thi có câu: ‘trung tâm hiếu chi’; 2. Chính giữa của sự vật...’” [Từ Nguyên: tr.0045.4]. Cho nên, từ “trung tâm” trong các câu “trung tâm sảng nhiên”, “trung tâm hoan hỉ”, “trung tâm đát cụ”...đều dịch lần lượt theo nghĩa là “cõi lòng nhẹ nhõm/ hoan hỉ/ sợ hãi...” cả.” Đọc đoạn dẫn trên, ta không khỏi thấy sự khiên cưỡng. Trong suy nghĩ thông thường, dân gian đều hiểu “trung cung” nghĩa là trong cung. Giữa hàng trăm hàng nghìn trường hợp “trung cung” với nghĩa trong cung thì cung cấm chỉ là biệt lệ, một trùng hợp duy nhất của ngôn ngữ Hoa. Còn “trung đình” là cái sân giữa thì… bó tay! Thông thường, một ngôi nhà chỉ có một cái sân! Nếu có hai thì phải một cái phía sau nhà và gọi là sân sau. Vậy tìm đâu ra cái sân giữa? Còn “tim ở trong ngực, cho nên gọi trung tâm” theo cách giải của Từ nguyên cũng thật tức cười! Nếu đem cách thức của ông Trần áp dụng vào giải kinh Thư, kinh Thư, kinh Dịch, ta sẽ được: - Thi vu trung cốc (bài Cát đàm, kinh Thi) sẽ không dịch là dây sắn bò lan trong hang mà phải dịch: dây sắn bò ở hang giữa - Hồ vi hồ trung lộ (bài Thức vi, kinh Thi) sẽ không dịch là đầm đìa trong sương mà phải dịch: đầm đìa sương giữa - Tại bỉ trung hà (bài Bách châu, kinh Thi) sẽ không dịch là trôi xuôi giữa dòng mà phải dịch là trôi ở dòng giữa! - Trung cấu chi ngôn (bài Tường hữu từ, kinh Thi) không dịch là những lời trong buồng kín mà dịch: lời ở căn buồng giữa! - Hàm tắc tam nhưỡng, thành phú trung bang (Thiên Vũ Cống câu 31 kinh Thư- Thẩm Quỳnh dịch) sẽ không dịch là thuế ruộng chỉ lập thành ở trong nước mà phải dịch: ở nước giữa - Hoàng thiên ký phó trung quốc dân, việt quyết cương thổ vu tiên vương (Thiên Tử Tài câu 6) sẽ không dịch là Vì rằng trời đã trao cho đấng tiên vương nhân dân bờ cõi đất đai trong nước mà phải dịch: nhân dân bờ cõi đất đai nước giữa - Kỳ tự thời trung nghệ. Vương quyết hữu thành mệnh (Thiên Thiệu Cáo câu 14) sẽ không dịch Có thể ở giữa nước cai trị nhân dân. Như thế nhà vua sẽ trọn vẹn được mệnh trời, nay được tốt đẹp cả mà phải dịch ở nước giữa! - Thánh nhân dĩ thiên hạ vi nhất gia, dĩ trung quốc vi nhất nhân (kinh Dịch - Phan Bội Châu, trang 64) sẽ không dịch Thánh nhân xem người thiên hạ như người một nhà, xem người trong nước như người thân của mình, mà phải dịch là xem người nước giữa! - Đắc thượng vu trung hàng (kinh Dịch, trang 216) sẽ không dịch vào trong hàng ngũ, có nghĩa theo đúng đạo mà phải dịch vào hàng giữa. - Tượng viết, trung hành độc phục (trang 376) sẽ không dịch là đi giữa bầy ác mà một mình theo đạo thiện nhân mà dịch là đi một mình ở hàng giữa… Đấy thực ra chỉ là giả định nếu theo sát cách diễn giải Từ nguyên của ông Trần Trọng Dương, còn xưa nay cả người Hoa cả người Việt không ai hiểu ngây ngô vậy mà đều hiểu như các nhà túc nho dịch các kinh điển trên. Sở dĩ cùng hiểu như vậy là vì mọi người mặc nhiên chấp nhận kết cấu “trung – định” là kết cấu chính phụ, một bộ phận của ngôn ngữ Trung Hoa. Ta có thể lý giải nguyên nhân hiện tượng này: Ông Trần Trọng Dương viết: “trung cung, trung tâm, trung đình là những từ song tiết (có nghĩa). Từ pháp của chúng đều là theo cấu trúc phụ-chính. Trung lúc này nghĩa là “ở giữa, ở bên trong” (= inside adj), nghĩa đen là “cung ở chính giữa”, “tim ở trong ngực”, “cái sân giữa.” Các từ này được ghi nhận trong từ điển Từ nguyên.” Đúng là ông theo Từ nguyên. Nhưng ai dám bảo cuốn sách này không sai? Có thể diễn ra tình hình sau: Do ngôn ngữ Trung Hoa được tạo thành từ hai ngôn ngữ Việt và Mông nên cấu trúc chính phụ “trung tâm” và phụ chính “tâm trung” cùng tồn tại, từ thời Hoàng Đế, qua kinh Thi, kinh Thư… Khi làm từ điển, các học giả Trung Quốc nhận ra sự mâu thuẫn đó. Nhưng do không biết được nguồn gốc của kết cấu “chính phụ” nên bẻ quẹo nó thành kết cấu “phụ chính” rồi đưa vào từ điển và giải nghĩa một cách khiên cưỡng. Đến lượt mình, ông Trần vì tận tín thư nên trượt theo sai lầm của kinh sách Tàu. Trái lại, các vị túc nho vì không nệ vào sách (sai) nên dịch Thi, Thư một cách thông tuệ như chúng ta từng thấy! Ông Trần Trọng Dương nói đúng một điều: “Thêm nữa, với sự ghi nhận của từ điển, các từ trung cung, trung tâm, trung đình thuộc về vốn từ vựng cơ bản của tiếng Hán suốt từ thời cổ đại cho đến ngày nay.” Không khác được. Những cặp đôi này vào ngôn ngữ Trung Hoa từ khi tổ của họ là người Mông Cổ học tiếng Việt! Do vậy, việc ngày nay người Trung Quốc dạy cho học trò phổ thông kết cấu “trung – định” là cần thiết bởi lẽ hơn 2000 năm, người Hoa không bỏ được kết cấu Việt này! Đáng tiếc là đã biết ý kiến của Mai Quang Trạch: “trong lịch sử còn có một giai đoạn mà cả hai hình thái trung- định, định – trung cùng song song tồn tại” nhưng ông Trần Trọng Dương lại theo Từ nguyên mà chuyển cấu trúc này sang dạng “phụ - chính”. Chứng tỏ rằng các vị không hiểu nguyên do của hiện tượng ngôn ngữ này! Ngày nay, nhờ sự hiểu biết chính xác lịch sử hình thành dân cư cùng văn hóa Á Đông, ta biết được nhiều điều về quá khứ. Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc phát hiện tại di chỉ Bán Pha 2 (gần Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây) một văn bản khắc trên bình gốm 12.000 năm trước với những ký tự “gợi nhớ” đến chữ thời nhà Thương. Tại Giả Hồ (Hà Nam) gần 9000 năm trước đã tìm thấy những ký tự khắc trên mai rùa gợi hình chữ “mục”, “cửa sổ” (5)… Đó là chữ mà người Việt đã sáng tạo gần 10.000 năm trước khi người Hán ra đời! Nhưng rổi sau đó mất đất, mất nước, nên người Việt xuống phía nam mất luôn chữ viết. May mà còn giữ được “tiếng ta”. Sau này, “tiếng ta” được ký tự bằng âm Nôm rồi quốc ngữ. Nhưng mỗi khi truy tìm gốc gác tiếng Việt, lại gặp những Từ nguyên sừng sững trước mặt! Bởi vậy, càng những ai thông thạo cổ văn thì càng tin rằng, tiếng Việt mượn quá nhiều từ tiếng Hán! 3. Kết luận Theo logic hình thức, ông Trần Trọng Dương đã viết được một tiểu luận có giá trị học thuật. Tuy nhiên, khi coi Từ nguyên là chuẩn mực tối thượng, ông đã vô tình mắc bẫy. Do không thấy được nguyên do tồn tại của kết cấu chính phụ “trung – định” trong Hán ngữ, tác giả của sách đã khiên cưỡng áp đặt nó thành kết cấu phụ - chính rồi giải nghĩa sai lầm. Ông Trần đã trượt theo vết xe đổ của sách Tàu. Là tín đồ của chủ nghĩa Hoa tâm, ông cho rằng ngôn ngữ Trung Hoa trùm lấp, chi phối ngôn ngữ Việt. Vì vậy khi phát hiện sự thật ngược lại, ngôn ngữ Trung Hoa kế thừa ngôn ngữ Việt từ nguồn cội, hệ thống tri thức tưởng như vững chắc của ông sụp đổ! Trong khi đó, ý tưởng của Thiền sư Lê Mạnh Thát không phải “lâu đài cất từ hơi nước” mà là dự cảm tài tình về sự đóng góp của tiếng Việt vào ngôn ngữ Trung Hoa. Sài Gòn, 4. 2008
  11. Chào anh Minh Xuân, Bào thơ của anh hay quá đi mất, muốn họa cùng anh vài câu nhưng lại ngọng lưỡi không lên tiếng được, hì :lol: .. Hẹn lần sau nhé. Tôi cũng như anh, không phải chuyên ngành, tôi chỉ biết đến diễn đàn này như một cái duyên vô hình nào đó níu kéo một kẻ lữ khách giang hồ lang thang từ bấy lâu nay cùng dừng chân thi họa. Cũng những mong được đóng góp tí chút để góp phần nhỏ xứng đáng với tiền nhân rồi lại tiếp tục "lênh đênh sóng nước thênh thang mây trời" chứ nào có màng chi tư lợi.
  12. Tất cả các chuỗi diễn biến này là hệ quả của việc căng thẳng hóa vấn đề kể từ khi Bắc Triều phóng vệ tinh hồi đầu tháng trước. Người Bắc Triều đã phát đi tín hiệu là họ cũng cần được coi trọng, và việc gắn mác "thử tên lửa đạn đạo" trong nỗ lực "phóng vệ tinh" của họ là một bước sai lầm tiếp nối sai lầm của các chính sách thù địch - không thiện cảm - không xây dựng, nhằm vào họ. Giờ đây thì không còn nghi ngờ gì nữa, người Bắc Triều đã có vũ khí hạt nhân. Chiến tranh chắc sẽ khó xảy ra vì đây là một điều khủng khiếp. Nhưng còn một vấn đề nữa cũng đáng lưu ý : qua hàng loạt các sự kiện này, việc tiếp theo sẽ là sự tăng cường hiện diện của các lực lượng hải quân Nhật Bản, Úc, ... trên Thái Bình Dương. Mà điều này thì ông lớn Trung Quốc rất khó chịu vì như vậy tham vọng chia đôi Thái Bình Dương với người Mỹ như các tuyên bố gần đây của họ xem ra gần như là chuyện viễn tưởng. Vài lời bình luận.
  13. Kính thưa quý vị, Xin được bắt đầu với việc phân tích địa chất vùng đồng bằng nam bộ nói chung và ĐBSCL nói riêng, nơi được coi là trung tâm văn hóa Óc Eo. Khác với khu vực miền đông và nam trung bộ, là những vùng có độ cao trung bình vài trăm mét so với mực nước biển với sự kiến tạo của đất xám phù sa cổ và đất đỏ bazan, khu vực ĐBSCL là mảnh đất được kiến tạo bởi sự bồi đắp phù sa cùng với sự phong hóa của đá vôi. Ngoài khu vực bán đảo Cà Mau và cửa sông Mekong là tương đối cao so vức mực nước biển do có sự bồi lấp và tiến biển (độ cao trung bình khoảng 4-5m, hằng năm bán đảo Cà Mau vẫn không ngừng tiến ra biển), còn những khu vực còn lại như vùng giữa sông Tiền và sông Hậu thì tương đối thấp (còn gọi là đất Giồng), thậm chí cho đến ngày nay, hằng năm vùng đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên vẫn là 6 tháng ngập nước. Do đó, cách nay hơn 2000 năm, có thể toàn vùng đồng bằng miền tây và một phần miền đông nam bộ là chìm trong nước biển. Trong tiểu luận "Từ sự hủy diệt của văn minh Óc Eo nhìn về Đồng Bằng Sông Cửu Long" của nhà nghiên cứu Hà Văn Thùy có đoạn viết : Nhà địa chất học người Pháp H. Fontaine cho thấy bức tranh khái quát của việc biến đổi mực nước biển như sau: Cuối Đại Pleixtoxen đầu Holoxen có một đợt hải thoái, mực nước biển hạ thấp khoảng 100 - 120 m so với ngày nay, khiến cho Biển Đông chỉ còn là một vũng nhỏ. Tiếp đó là thời kỳ băng hà Wum cách nay 60.000 đến 11.000 năm. Sau giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 750 năm (từ 11.000 đến 10.250 năm trước) là thời kỳ băng tan và nước biển bắt đầu dâng. Sau đó vào năm 4850 trước Công nguyên, nước biển dâng lên bằng mực nước ngày nay. Sau thời kỳ này là 4 đợt hải xâm và 3 đợt hải thoái xen kẽ nhau: - Hải xâm Holoxen I từ 4850 đến 1650 trước công nguyên, kéo dài 3.200 năm với 3 giai đoạn đỉnh cao 4 m (năm 3900), 3 m (năm 2.950), 2 m (năm 2.350). - Hải thoái Holoxen 1 từ 1.650 năm đến 1.150 năm trước Công nguyên, thời gian 500 năm với mức hạ thấp nhất - 0,8 m xảy ra vào năm 1400 trước Công nguyên. - Hải xâm Holoxen II từ 1.150 đến 850 trước Công nguyên, thời gian 300 năm, đỉnh cao nhất xảy ra vào năm 950 trước Công nguyên. - Hải thoái Holoxen 2 từ năm 850 đến năm 200 trước Công nguyên, thời gian 650 năm, với cực tiểu 1 m xảy ra vào năm 550. - Hải xâm Holoxen III từ năm 200 đến năm 50 trước Công nguyên, kéo dài 150 năm, mức cao nhất khoảng 0,4 m vào năm 50. - Hải thoái Holoxen 3 từ năm 50 trước đến năm 550 sau Công nguyên, kéo dài 500 năm với mực nước thấp nhất - 0,5 m vào năm 200. - Hải xâm Holoxen IV từ năm 350 đến năm 1.150, kéo dài 800 năm với mức cao trung bình 0,8 m vào năm 650. - Từ năm 1.150 đến 1950 nước biển dao động 1 m, xem như ổn định hơn các thời kỳ trước. ........... Ngoài ra, khu vực biển Hà Tiên (Kiên Giang) hiện nay còn là bảo tàng sống động của sự phong hóa giữa biển và đá vôi với sự hiện diện của các đảo nhỏ và cả trên đất liền như chùa Hang, hang Cá Sấu, ... (về việc này thì tương đối giống với sự ăn mòn của nước biển và đá vôi ở Vịnh Hạ Long nhưng khác ở chỗ đồng bằng Bắc Bộ là cựu lục địa, không phải vùng đất mới như ĐBSCL). Như vậy, có thể hiểu được sự giao thoa văn hóa của các cư dân các vùng hải đảo phương nam và cư dân bản địa trong thời điểm hơn 2000 năm trước, khi bắt đầu sự kiện biển thoái, họ di chuyển đến bằng đường biển trước tiên là các đảo nổi và chìm, cùng với sự hình thành từng bước vùng đồng bằng của lưu vực sông Mekong. Đó chính là sự kiện lập quốc của vương quốc cổ Phù Nam. Còn sự việc anh Nhatnguyen52 có nói đến : khỏang giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau công nguyên dân Phù nam đã ‘thỉnh’ một ông Ấn độ đến làm vua cai trị nước mình ... Xin được liên hệ với một sự kiện sau : bức tượng bà chúa xứ núi Sam .... (còn tiếp)
  14. NÓN TRẮNG LÀNG CHUÔNG "Muốn ăn cơm trắng cá trê. Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông". Câu ca này đã được truyền tụng từ bao đời không còn ai nhớ nữa, chỉ biết rằng nó là minh chứng cho sự tồn tại và nổi tiếng của một làng nghề đã có hơn 300 năm tuổi. Trải qua bao thăng trầm và biến động cùng lịch sử đất nước, nghề làm nón làng Chuông (huyện Thanh Oai, Hà Tây) vẫn tồn tại và phát triển. Từ lâu nay hình ảnh người phụ nữ thướt tha trong tà áo dài truyền thống với chiếc nón lá hoặc áo tứ thân, nón quai thao đã in đậm trong tâm thức người Việt. Chiếc nón lá theo người phụ nữ trên mọi nẻo đường. Nón làng Chuông vốn rất đẹp lại bền, làm tăng thêm vẻ đẹp dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam. Chợ làng Chuông họp mỗi tháng 6 phiên vào các ngày 4, 10, 14, 20, 24 và 30 âm lịch và chỉ bày bán một thứ hàng duy nhất là nón. Nón được xếp thành từng chồng dài, trắng loá. Màu trắng của nón lấp loá khắp nơi xen lẫn sắc hồng trên má các cô thôn nữ, cùng những tiếng cười giòn tan làm cho không khí trong chợ càng thêm đậm đà bản sắc quê hương. Nét đẹp của thiếu nữ làng Chuông. Xa xưa nón làng Chuông là cống vật tiến hoàng hậu, công chúa bởi vẻ đẹp rất riêng được làm nên bởi những bàn tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân lành nghề. Ngày nay, nón làng Chuông có mặt khắp nơi, cả trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước. Ngôi làng nghề nhỏ bé này luôn tấp nập khách ra vào không chỉ để đặt hàng, mà còn để tham quan, tận mắt chứng kiến công việc làm nón. Nhìn những chiếc nón xinh xinh, chắc ít ai biết được rằng để làm nên nó, những người thợ đã phải bỏ ra khá nhiều công sức và thời gian. Đầu tiên là chọn lá. Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc. Sau đó lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không ròn, không rách. Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều khi nối bắt buộc phải tròn và không chắp, không gợn. Nón làng Chuông có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại. Tiếp theo người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá ngay. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt mềm mại từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc. Người dân làng Chuông từ người già đến em nhỏ đều biết làm nón. Làm nón cũng là một cách làm kinh tế. Người dân làng Chuông từ người già đến em nhỏ đều biết làm nón. Nghề này đã giúp cho người dân tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và góp phần xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp và gìn giữ một nghề truyền thống có giá trị. Minh Đức. (theo TT&VH Online)
  15. Kính anh Nhatnguyen52, Tôi thống nhất với anh rằng đã là nghiên cứu lịch sử nước nhà, cội nguồn và dòng chảy văn hóa dân tộc, thì không đồng nhất không gian đầy biến động của lịch sử cổ xưa với biên giới lãnh thổ hiện tại. Những vấn đề anh đưa ra rất xác đáng, chẳng hạn : Khi nói đến người Chăm thì ta nhắc đến vương quốc Chiêm Thành, nhưng vương quốc Chiêm Thành thì không chỉ có người Chăm. Và phải chăng tên gọi "Việt Nam" mới chỉ có khoảng 200 năm nay (?) Khi mà đã có những nghiên cứu bằng bút chứng hẳn hoi từ thời vua Quang Trung hoặc xa hơn là vào thời cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có nhắc đến 2 chữ "Việt Nam" (!) Rồi thì "Giao Chỉ" hay "Giao Châu", tên gọi (vùng) nào mới là nước ta ? Còn xứ "Việt Thường" là gì ? ... Trong truyền thuyết dân gian và cả trong chính sử đều chỉ rõ rằng "Văn Lang" là tên gọi chính thức của nước ta thời các vua Hùng nhưng tại sao trong sử Tàu không thấy nói đến 2 chữ "Văn Lang" mà chỉ có tên nước "Dạ Lang" ? ... Còn những điều kỳ quái anh nêu như trường hợp của Nùng Trí Cao, có lần trên diễn đàn này tôi cũng đặt nghi vấn tương tự, dù sơ sài và chưa nói hết ý, đó là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (mà tôi cho là một cuộc "chiến tranh toàn diện", và 3 năm tại vị của Hai Bà là "tình trạng chiến tranh" với nhà Hán). Cuộc khởi nghĩa oanh liệt này làm "dậy sóng" cả một vùng Hoa Nam rộng lớn mà các nghiên cứu gần đây cho thấy vẫn còn những đền thờ "Vua Bà" ở khắp miền nam Trung Quốc, vùng đất bị Hán hóa trong hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhưng thời gian diễn ra của nó thì quá ngắn ngủi, mà nguyên nhân chỉ được hiểu đơn giản là "thù nhà, nợ nước". Liệu một người nữ tướng vì căm giận giặc giết chồng mình có đủ tầm ảnh hưởng để cùng nhân dân đứng lên đòi nợ nước một cách sâu rộng như vậy không ? Khi mà thời ấy phương tiện liên lạc và di chuyển thời ấy còn rất hạn chế (!) Phải chăng Thi Sách tướng quân (đối với tôi tên Thi Sách hay Thi chẳng có gì quan trọng) phải là người có tầm ảnh hưởng thế nào chứ ? ... Vâng, đúng còn quá nhiều vấn đề cần sáng tỏ. Riêng về vấn đề này của anh tôi xin chưa có ý kiến : Người Việt có mấy ai biết con cháu họ Hùng trước thuộc lãnh thổ Đông chu , nước Yên , Tề ,Lỗ đã quây quần tụ hội thời nhà Nguyễn ...vương triều sau cùng của Đại Việt Nam , biên giới phía tây nước ta xa tới tận Thái lan – Miến Điện , Viên Chăn và Chân Lạp chỉ là 2 thuộ̣c quốc do 2 tiểu vương cai trị ----------------- Nhưng xin bắt đầu cuộc trao đổi với anh với mốc thời gian từ thời điểm đầu công nguyên, sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, đó là việc hình thành và lập quốc của vương quốc Lâm Ấp, như anh viết : Khoảng thế kỷ thứ 2 sau công nguyên người nước Yên cũ đã phục quốc ,sử sách trung hoa gọi là nước Lâm ấp . và Phù Nam : Khỏang vào đầu công nguyên người nước Tề xưa phục quốc dưới tên mới là Phù nam hay Bồ nam( bồ- bố) Anh Nhatnguyen52 thân mến, Về vương quốc Lâm Ấp - Chiêm Thành thì tôi thống nhất rằng được thành lập vào thế kỷ thứ 2 sau công nguyên, mặc dù hiện tại tôi vẫn đang tiếp tục tìm hiểu, bởi cho đến nay vẫn chưa tìm thấy tài liệu hay truyền thuyết nào nói đến trước đó có một vương quốc cổ của người Chăm tồn tại phía nam nhà nước Văn Lang. Tôi xin tiếp tục với Lâm Ấp - Chiêm Thành sau. Nhưng trước tiên tôi xin thảo luận với anh về vương quốc cổ Phù Nam và sự mất tích đầy bí ẩn của vương quốc này, cùng với nhận xét của anh : Phù nam đã có thời làm bá chủ trên phần đất Đông nam Á lục địa ngày nay chính vì điều này văn minh Thiên trúc đã phủ lấp khắp Đông nam Á như hiện thấy ..................... (Do bận việc riêng nên tôi xin tiếp tục với bài viết sau, kính nhờ BQT xóa dùm đoạn dưới cùng trong ngoặc này của tôi khi tôi post bài kế tiếp để đảm bảo sự liền mạch nhé - Xin cám ơn !)
  16. Kính anh Nhatnguyen52, Trước hết xin được gởi đến anh sự cảm kích và lòng trân trọng đối các bài nghiên cứu rất tỉ mỉ và công phu của anh về cổ sử dân tộc Việt. Mây mù của thời gian và các cuộc chiến khốc liệt, kèm theo đó là sự tàn phá đến tận diệt, đã làm cho những trang sử Việt bị khuất lấp mà đến thời điểm hiện nay không ít người Việt chúng ta ngẩn ngơ tự hỏi : "Ta là ai ? Từ đâu tới ?" Tuy thời gian gần đây tôi cũng khá bận rộn với cuộc sống nhưng đã không hề bỏ qua các bài viết nào của anh, dù chắc chắn là mình đọc chưa đầy đủ. Hôm nay, cũng xin có phần tham biện với một số phần trong "Sử thuyết họ Hùng" của anh, những mong được anh tiếp kiến nhé. Đầu tiên, trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin trích dẫn trước một đoạn trong "Sử thuyết họ Hùng III" và sẽ lần lượt có bài tham biện trong các bài viết sau. Điểm tôi muốn trao đổi nằm ở những phần tôi nhấn mạnh bằng cách dùng in đậm. Trích trong "Sử thuyết họ Hùng III" của Nhatnguyen52 : B . Khối theo văn hóa Ấn độ. 1 . Trên lãnh thổ nước Lỗ xưa . Thái là tộc người nòng cốt xây dựng nên nước Nam Việt của Triệu Đà sau khi mất kinh đô và vùng đất phía đông là Quảng đông thì người Thái di tản sang phía tây , lấy đất Điện biên phủ Việt nam ngày nay làm trung tâm , trong khoảng 100 năm trước và 100 năm sau công nguyên thông qua hành lang điện biên họ đã tây tiến và làm chủ lãnh thổ rộng lớn của nước Lỗ xưa và ở đấy người Thái đã cùng cư dân bản địa là người Lỗ cũ đã dựng nên vương quốc Đốn Tốn . Theo sử Tấn và Lưu Tống thì nước Đốn tốn phía tây giáp Thiên trúc , phía đông giáp Giao châu lại còn có bờ biển dài ngàn lý . Nước Đốn Tốn rất có thể là tiền thân của Thái lan và nước Lào hiện nay . Thái lan là ký âm la tinh của Táy lương hay táy Long . chữ Long cho ta 1 chỉ dẫn quan trọng là ngườiThái lan hiện nay xưa gốc tổ là tộc My sinh trú ở ven động đình hồ hay biển Đông , là 1 trong 2 tộc người con cháu của Lạc Long quân đã lập nên triều Hùng Hoa –Hải lang . 2 . Trên đất Yên xưa . Khoảng thế kỷ thứ 2 sau công nguyên người nước Yên cũ đã phục quốc ,sử sách trung hoa gọi là nước Lâm ấp . Khi Giao châu chưa rơi vào vòng nô lệ của Đông hãn quốc thì so với đất Giữa vùng đất nằm về hướng xích đạo goị là đất Ôn hay nóng bức , nước ở đó gọi là nước Yên , Yên chỉ là biến âm cuả Ôn . lộn ngược thành ra đất phía Nam , Lâm ấp hay Việt Thường nghĩa là ấp quốc ở hướng Nam . Lãnh thổ Lâm ấp ngày nay là Miền trung Việt và nam Lào . Người gốc Lâm ấp trở thành người Việt mang họ Phạm Khi giao châu mất,lịch sử sang trang thì trời đất cũng đảo lộn bắc biến thành nam và ngược lại vì thế đất Yên cũ và họ Phan , Phạm và Phan là ký âm bằng chữ Nho từ Chăm là danh xưng thời cận đại của Lâm ấp xưa . 3 . Trên đất Tề xưa . Khỏang vào đầu công nguyên người nước Tề xưa phục quốc dưới tên mới là . Phù nam hay Bồ nam( bồ- bố), nghĩa là nước của vua phương nam , Phù nam là tên do người Tàu đặt xuất hiện sau khi Mã viện chiếm Giao chỉ , người Phù nam là hậu duệ người nước Tề thời nhà Chu . Chỉ 1 thời gian sau khi phục quốc Phù nam đã thống nhất với 1 quốc gia hùng mạnh khác của người Môn có lẽ là tiền thân của Miến điện ngày nay hình thành cường quốc của dòng Cửu lê , sự việc này được sách sử Tàu hư cấu thành việc đánh nhau và sau đó kết thành vợ chồng của nữ chúa Phù nam Liễu Diệp và người từ phương xa đến là Hỗn Điền , chi tiết Hỗn Điền chiến thắng nhờ cây cung thần cho ta thông tin tộc người của Hỗn điền không nằm ngoài Đông nam á , sử dụng cung nỏ thành thục thời cổ đại là nét đặc trưng của con chắu dòng Hùng , cổ sứ Tàu đã cho biết như thế . Phù nam là nước của người Môn tiền thân của 2 nước tên Việt ngữ là Miên và Miến ngày nay ., Môn là biến âm của Mun nghĩa là màu Đen , đa Đen là đặc điểm nhân thể của người Cửu lê , Mun biến âm thành Môn, Miên , Miến .v.v. Thời hùng mạnh nhất Phù nam là bá chủ gần trọn đông nam á lục địa ngày nay sau đổi quốc hiệu là Xiêm la , âm la tinh là Chen la. Xiêm la nghĩa là nước Xiêm phía tây , La là tên quẻ Ly trong bát quái , từ thời nhà Chu thì Trung hoa dùng hậu thiên bát quái để định đất , Ly là quẻ trấn phía tây. Xiêm la và Chiêm thành ở phía đông hợp thành chỉnh thể lịch sử đông nam á trung đại . Xiêm la âm latinh là Chen la rất có thể cũng là nước mà hoa ngữ ký âm là Chân lạp ; như vậy Xiêm la là tiền thân của cả Campuchia và vùng nam Thái lan ngày nay . Chúng ta Không thể chấp nhận được sự việc vớ vẩn đã chép trong sử Tàu : khỏang giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau công nguyên dân Phù nam đã ‘thỉnh’ một ông Ấn độ đến làm vua cai trị nước mình và những ông vua người Thiên trúc này trong khoảng 200 năm đã cải cách triệt để biến Phù nam thành nước ‘Thiên trúc... con’ , từ tôn giáo tới văn tự và cả đến cách ăn cái mặc nhất nhất đều y hệt ‘mẫu quốc’, sự thống trị và đồng hoá của người Thiên trúc hết sức nghiệt ngã còn hơn cả các đại hãn phương bắc nhiều lần đến độ sau khi phục quốc khoảng giữa những năm 400 người Phù nam không còn biết gì về dòng giống gốc gác mình . Cũng vì những ghi chép này của sử Tàu dân gian Việt đã lưu truyền câu tục ngữ : “rước voi về dày mả tổ”. Con voi hay con tịnh là con thú tượng trưng cho phương tây theo dịch học ,tịnh là đứng yên không thay đổi là đối lập của phương đông hay động tượng trưng bởi con rồng. Rước voi tức là rước người ở phía tây tới ở đây rõ ràng chỉ người xứ Thiên trúc ở phía tây địa bàn của dòng Hùng . Dày mả tổ nghĩa là nền văn hoá truyền từ đời ông đời cha đã bị chà đạp vùi lấp để thay bằng văn hóa văn minh Ấn độ. Thực đau sót vô cùng cho ngườihọ Hùng câu tục ngữ này dường như sát muối vào tim chúng ta. Phù nam đã có thời làm bá chủ trên phần đất Đông nam Á lục địa ngày nay chính vì điều này văn minh Thiên trúc đã phủ lấp khắp Đông nam Á như hiện thấy . .
  17. Bài này hay quá. Ở đoạn này thấy có nói tới lục địa Mu và văn minh siêu nhiên của lục địa này mà tàn tích còn sót lại của nó chính là Kim Tự Tháp dưới biển Nhật Bản: Như vậy đã xác định rõ hơn giả thuyết lục địa này đã chìm xuống đáy Thái Bình Dương cách nay khoảng 12000 năm và phần kiến tạo địa chất còn lại hoàn toàn khớp với miền nam sông Dương Tử và Biển Đông : Mu có 64 triệu dân - một con số khổng lồ vào thời điểm nó tồn tại, cách đây 200 000 năm trước. Với hệ thống xã hội vô cùng tinh vi và phát triển, Mu biến tất cả các lục địa khác thành thuộc địa. Mu có nền khoa học vô cùng phát triển, nhiều kỹ thuật còn vượt xa cả những gì con người ngày nay tưởng tượng. Người dân Mu có những khả năng siêu nhiên. Họ có thể sống rất lâu, tới hàng trăm năm tuổi. Tuy nhiên 12000 năm trước một thảm họa đã nhấn chìm toàn bộ Mu xuống biển. Người dân trên lục địa phải di cư đi nơi khác. Họ đến các lục kia còn lại và sáng lập nên các nền văn minh khác sau này. (Nguồn : http://kenh14.vn/c44/t11/20090203095646819...en-thoai-mu.chn ) Nhưng có một điều còn hơi thắc mắc là các ghi chép về sự biến mất của nền văn minh Maya - nền văn minh bí ẩn có mối quan hệ ngôn ngữ và vũ trụ quan khá tương đồng với văn minh Lạc Việt, vẫn không thống nhất (?!) Có thực sự là cho đến tận thế kỷ 15, tức thời điểm người Châu Âu đặt chân lên Châu Mỹ, người Maya mới dần dần bị tuyệt diệt không ?
  18. Hì, ... tên lửa nặng 3 tấn làm sao trang bị cho máy bay chiến đấu được, cho dù là máy bay chiến đấu đa năng Su 30. Thật ra tên lửa Brahmos, sản phẩm hợp tác giữa Nga và Ấn Độ, hiện là loại tên lửa hành trình có cánh tương tự như Tomahawk của Mỹ, nhưng có tốc độ siêu thanh hơn gần gấp 3 lần, được trang bị cho các đơn vị lục quân và hải quân Ấn Độ. Còn mẫu tên lửa phiên bản Brahmos phóng trên không (tức Bramos-2) nhằm trang bị cho các máy bay tiêm kích đa năng Su30 MKI hiện vẫn nằm trong dự án của Brahmos Aerospace và dự kiến sẽ đi vào sử dụng trong vài năm nữa cơ. :( Nói gì thì nói, việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền đất nước - không chỉ riêng gì biển đảo, là cần sự nỗ lực tổng hợp của tất cả các mặt trận như : kinh tế, quốc phòng, ngoại giao, giao lưu văn hóa, ... chứ không riêng gì vũ khí quân sự. Trong đó việc phát huy nội lực và đoàn kết trí tuệ là tối quan trọng. Kẻ thù không thể tự tiện có cớ gì để tấn công trước nếu họ biết thực lực đối phương không hề yếu. À mà chợt nhớ rằng, nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài đã từng nhận xét rằng : sau năm 1975, khối lượng vũ khí của VN đứng thứ 3 thế giới đấy :(
  19. Nhắc tới nón lá, một vẻ đẹp truyền thống của phụ nữ VN, xin kể một kỷ niệm sau : Lần đó tôi có dịp đi cùng một đoàn vài trăm em học sinh PTTH tham quan thành phố Huế, khi thấy nhiều em nữ sinh có vẻ thích thú các kiểu nón lá truyền thống, người trưởng đoàn và cả anh hướng dẫn viên đều gọi lại "bỏ nhỏ" : "Chỉ nên chụp hình thôi chứ không nên mua nếu không thực sự cần thiết, vì một phần là sẽ choán chỗ để trên xe và nhất là khi mua về sẽ không có tính thực tế khi sẽ ít có dịp để sử dụng tới. Những sản phẩm này hiện nay chủ yếu là người nước ngoài mua để làm kỷ niệm ..." Cá nhân tôi lúc đó chỉ im lặng và không có ý kiến gì.
  20. MAI CÓ CÒN NÓN LÁ LÀNG CHUÔNG ? Giờ ở làng Chuông, nổi tiếng khắp miền với nghề làm nón lá, chỉ còn rất ít người giữ nghề truyền thống, bởi thu nhập từ nghề này quá thấp Làng Chuông (huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây) nằm cách Hà Nội 40 km, nổi tiếng với nghề làm nón lá từ hàng trăm năm nay. Làng có trên 2.000 hộ dân, đất đai vốn dĩ khô cằn nên từ lâu dân làng đã làm thêm nghề phụ. Làm nón lá là một trong những nghề truyền thống khá thành đạt. Muốn ăn cơm trắng cá trê Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông Người làng Chuông kể lại rằng, cách đây chừng ba thế kỷ, làng Chuông vẫn làm nón, nhưng là nón cổ. Nón cổ dày, cũng làm bằng lá, nhưng nan và vành rộng, chủ yếu dùng để che nắng cho các bà, các chị khi đi làm công việc đồng áng. Không chỉ có che nắng, mà còn có bộ đôi là nón và tơi để che mưa. Vì vậy mà nón phải làm rất dày. Nhưng đến những năm 1930, khi ông Hai Cát học nghề từ Thanh Hoá, rồi thẩm nghề ở Huế, mang ra làng Chuông chiếc nón mới được cải tiến về cả hình dạng và khuôn mẫu như ngày hôm nay. Nón mà ông Hai Cát mang ra làng Chuông được gọi là nón Xuân Kiều hay là nón Ba Đồn. Đến nay, người dân làng Chuông làm song song 2 loại nón: nón cổ, chóp nhọn, dày và nón cách tân, mái bầu, tròn. Lọng nón kiểu cổ, gỗ mới Lọng nón cổ, gỗ cũ Lọng nón cách tân Để làm được chiếc nón cũng mất khá nhiều công. Đầu tiên là chọn lá. Lá lụi được đem về vò trong cát rồi phơi nắng cho đến khi màu xanh của lá chuyển sang màu trắng bạc. Sau đó lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miết nhanh sao cho lá phẳng mà không ròn, không rách. Vòng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều; khi nối bắt buộc phải tròn và không chắp, không gợn. Nón làng Chuông có 16 lớp vòng giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫn mềm mại. Làm vành nón Bựt nón Tiếp theo, người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá ngay. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt mềm mại từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Thành phẩm: nón lá già (trái) và nón lá trắng Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm sinh làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc. Sau đó, nón được quang dầu (quét nhựa thông để nón bền, đẹp). Công việc tuy vất vả nhưng lúc nào người ta cũng có thể thấy cảnh tượng người dân làng Chuông làm nón hăng say. Tranh thủ làm nón mọi nơi, mọi lúc Hiện nay làng chỉ còn gia đình hai nghệ nhân chuyên làm nón cổ. Đó là nhà cụ ông Lê Văn Tuy làm nón chóp và nhà cụ Phạm Trần Canh (80 tuổi) làm nón ba tầm - còn gọi là nón quai thao, và nón dân tộc Hoa, dân tộc Thái… Nón quai thao làm thì khó mà lại ít được ưa chuộng nên tương lai cũng khó phát triển. Theo ông Canh, làm nón - nhất là nón quai thao- không thể cho thu nhập đủ sống. Ông làm là vì muốn bảo tồn một sản phẩm truyền thống, để con cháu biết giữ gìn, không làm mất nghề. Nghệ nhân Nguyễn Thị Thy Nghệ nhân Phạm Trần Canh Cụ bà Nguyễn Thị Thy (77 tuổi), 30 năm làm nghề quang nón, trăn trở: “Ngày nắng cũng như mưa, tôi luôn ra chợ, chờ đợi khách đưa nón để quang. Quang một chiếc nón chỉ được 2.000 đồng, có khi cả ngày không có khách, nhưng cũng có khi đông tấp nập. Vì thế mà bọn trẻ bây giờ không kiên nhẫn để quang nón nữa! Mà chúng có làm cũng không được bằng tôi. Cả gia đình đều hướng cho đứa chắt 14 tuổi của tôi theo nghiệp học hành chứ không theo nghề nón.” Anh Hồng chở nón lá về đổ buôn Anh Hồng (người dân quen gọi là Hồng Vinh), người chuyên đổ buôn nón lá làng Chuông cho biết: “Gia đình tôi có truyền thống làm nón lá 20 năm nay rồi nhưng cũng phải bỏ vì thu nhập quá thấp. Giờ tôi chỉ còn đổ buôn nón lá đi các tỉnh, các nước. Mỗi chiếc giá dao động từ 10.000 – 30.000 đồng tùy thuộc chất lượng. Nhưng mấy năm gần đây, nón lá bị thu hẹp thị trường, chỉ bán cho khách du lịch nên thu nhập cũng không còn cao nữa". Chị Thu, 22 tuổi, người dân làng Chuông chia sẻ: “Gia đình mình có truyền thống làm nón lá nhưng số người làm càng ngày càng ít đi. Một ngày làm nhanh và giỏi cũng chỉ được 2 nón mau, lá trắng với giá từ 27.000 – 30.000 đồng/chiếc. Thu nhập không là bao mà vừa mất công, mất sức. Nhiều người tuổi mình cũng đã bỏ nghề, chuyển sang ngạch khác mong khấm khá hơn.” Chợ làng Chuông giờ vẫn họp mỗi tháng 6 phiên, nhưng không còn chỉ bán một thứ hàng duy nhất là nón. Màu trắng của nón lấp loá ẩn lấp đằng sau màu đỏ, xanh, vàng của các loại hàng hóa khác… Với hiện trạng đáng buồn này, mai sau liệu có còn nón lá làng Chuông ? (Theo VOVNews.vn)
  21. Hôm nay vô tình lướt web thấy bài này hay quá nên mới mở Topic này chia sẻ với quý anh chị em diễn đàn, mong rằng sẽ nhận được nhiều sưu tầm hơn những lời trần tình đầy ắp yêu thương thế này nhé. Vì cuộc sống thực ra đáng yêu hơn ta tưởng :D TP. -------------------------------------------------------------------- Nếu ta là nhau Có rất nhiều điều người đàn ông kỳ vọng ở vợ mình nhưng chẳng thể nói ra. Có rất nhiều thứ người phụ nữ mong muốn ở chồng mình nhưng khó nói thành lời. Nếu “đổi vai” cho nhau, họ sẽ làm gì ? Nếu anh là em Một chiều cuối tuần, anh vừa hí hửng hẹn được hai ông bạn nhậu thì điện thoại reo: “Anh về chưa, để còn chở mẹ con em đi chợ nữa chứ!”. Anh ngập ngừng: “Vừa định về thì mấy ông bạn thân lại rủ làm vài cốc”. Bên kia đầu dây dứt khoát: “Không được, hôm qua anh đã hứa về sớm chở hai mẹ con đi chợ rồi, tùy anh”. Khổ nỗi anh là chủ xị, rủ người ta mà bỏ về thì “giang hồ coi ra gì”. Vậy là nhắn tin với vợ “anh đang về”, nhưng kỳ thực là chui vào quán. Trời sập tối, anh mới mò về nhà. Em vẫn chưa đi chợ, đang ôm một “đống” cơn giận chờ chồng. Anh biết mình “chết chắc” với hai tội danh: không giữ lời hứa và nói dối. Nhưng vợ ơi, nếu là em, anh sẽ linh động giải quyết theo cách hai mẹ con đi chợ với nhau, bởi chồng không thể bỏ rơi bạn bè “giữa đường” được. Anh đi nhậu về sẽ cảm thấy áy náy, và tự động rửa chén, lau nhà. Nhưng cách giải quyết của em đã khiến nhà mình tóe lửa suốt hai ngày mới êm. Thiệt hại biết bao! Anh không thích những người bạn thành đạt đến nhà mình chơi, bởi mỗi lần bạn về, em lại ca thán: “Chồng người ta là ông này ông nọ, còn chồng mình vẫn ba cọc ba đồng với lương nhân viên phòng thí nghiệm. Chán!”. Chỉ một tiếng “chán” của em, anh gần như sụp đổ! Trong xã hội, mỗi người một việc. Nếu ai cũng làm giám đốc, trưởng phòng kinh doanh như mấy ông bạn đó, thì lấy ai làm công tác nghiên cứu khoa học như anh? Nếu vợ ông giám đốc ở cơ quan anh tự hào về chồng mình, thì em cũng có quyền tự hào về anh - một nhân viên quèn nhưng luôn hết mình với công việc. Nếu là em, anh sẽ không muốn những gì mình không thể có, anh sẽ không đưa chồng mình ra để so sánh với người đàn ông khác. Một lý do khác khiến anh không muốn bạn bè đến nhà là vì cách ăn mặc của em. Người ta bảo, vợ phải như bà hoàng trong phòng khách. Vậy mà em chỉ sửa soạn cẩn thận khi ra đường, còn ở nhà thì luộm thuộm đến... kinh khủng. Có lần khách đến nhà, em tiếp họ với bộ đồ ngủ, đầu tóc rối bời. Nếu là em, anh sẽ ăn mặc chỉn chu, gọn gàng lúc ở nhà, nhất là khi có khách. Nếu là em, anh sẽ tự biết rằng, ở nhà ta lại càng cần ăn mặc tươm tất, đẹp đẽ, bởi lúc đó là mặc cho chồng. Và còn bởi chúng mình đi làm suốt ngày, chỉ tối về mới gặp nhau mà. Thỉnh thoảng, anh đi làm về lại bị em chơi trò ú tim: “Tóc ai trên vai anh thế này?”. Anh biết vợ đang “ném đá dò đường”, dù rất trong sáng, nhưng anh phải tư duy thật nhanh để tìm ra phương án trả lời hợp lý nhất. Chẳng có chuyện gì nhưng chỉ vì thói ghen bóng ghen gió của em mà anh phải gồng mình lên chống đỡ, rồi lại phải “đóng kịch” với nhau trong từng lời nói. Nếu anh là em, anh sẽ quan sát thái độ, tình cảm của chồng mà biết mức độ chung thủy, thay vì phải dò hỏi, điều tra. Làm như vậy, người chồng lúc nào cũng phải cảnh giác cao độ, dù bản thân trong sáng. Từ đó, tình cảm sẽ mất tự nhiên. Và bực nhất là những lần anh phạm lỗi thì em lại đem ra phàn nàn với... con. Đại loại như: “Bố chẳng thèm quan tâm đến mẹ con mình nữa đâu. Bố sắp đi tìm người khác rồi. Tội nghiệp con, có ông bố chẳng ra gì”. Nếu là em, anh không bao giờ lôi con vào cuộc. Chỉ để hả dạ mà em có thể phá đổ hình tượng người cha trong con. Nếu em là anh Tan sở, anh bù khú với bạn bè, trong khi em phải tay xách nách mang cùng con nhỏ đi chợ. Nếu là anh, em sẽ về sớm với vợ con. Đành rằng đàn ông rất cần những dịp vui vẻ với bạn bè, nhưng đàn ông cũng cần quây quần với vợ con ở nhà nữa chứ? Nếu là anh, em sẽ báo giờ đi nhậu sớm hơn, để vợ biết đường sắp xếp việc chợ búa, cơm nước. Em cũng sẽ không uống quá nhiều, để lúc về đến nhà còn có thể cười tươi với vợ. Chuyện vô tình so sánh anh với người khác, đúng là em thiếu tế nhị. Nhưng anh cũng phải thông cảm với em, bởi áp lực kinh tế ngày càng đè nặng lên gia đình. Em ngày càng hụt hơi, vì chưa hết tháng đã hết tiền. Người ta năng động, làm thêm việc này, việc nọ để cải thiện cuộc sống, trong khi anh quyết tâm chung thủy với chuyên môn. Nói là vậy, nhưng em vẫn tự hào về chồng mình - một người giỏi chuyên môn và mẫu mực trong công tác. Em sẽ rút kinh nghiệm, không so sánh chồng với người khác nữa. Nhưng nếu là anh, gặp người bạn đồng trang lứa giàu có, em vẫn tự tin về bản thân chứ không bất mãn rồi quay ra bực dọc với vợ con. Em rối bù đầu tóc, quần áo xộc xệch, kể cả lúc có khách đến chơi. Thú thực, anh nhắc em mới nhớ. Nhưng anh có biết, em bận đến mức ở nhà, vớ đại cái gì đó để mặc rồi luôn tay luôn chân làm đủ thứ việc. Nếu là anh, em sẽ bất ngờ đưa vợ đến shop quần áo để tặng vợ một vài bộ đồ tươm tất. Em cũng sẽ giúp vợ làm việc nhà nhiều hơn và tặng một vài câu khen ngợi nho nhỏ khi vợ mặc tươm tất, để vợ ý thức hơn. Ai đó bảo “có yêu mới ghen” cũng có lý. Những lúc bỗng dưng em hỏi “tóc ai vương trên áo anh thế?”, đó là khi em cảm thấy rất hạnh phúc với tình cảm của mình và cảm thấy bất an, sợ rằng mình sẽ đánh mất nó. Nếu là anh, em chỉ xem hành động của vợ như một biểu hiện tình cảm thật dễ thương nên chẳng cần khó chịu. Nhưng qua đó, em cũng rút ra rằng, cái gì không thích thì phải nói ra, người khác mới biết. Anh không thích điều đó, anh cứ nói thẳng thắn là ổn thôi. Nếu là anh, em sẽ chung tay giúp vợ việc nhà, em sẽ nói với vợ nhiều câu ngọt ngào hơn. Mỗi ngày em sẽ đưa con đi học và đón con về mà không than vãn, em sẽ không quên đổ rác, em sẽ không hút thuốc, không rượu bia, em sẽ... Nhưng em biết, em chẳng thể là anh và anh chẳng thể là em. Vì thế, em sẽ không đòi hỏi ở anh tất cả những gì em muốn, và em tin rằng anh cũng thế. Câu chuyện này được ghi lại từ vợ chồng chị Nguyễn Thị Thu Hoa và anh Hồ Minh Quân (83/503 D Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp). Nhân vật đồng ý chia sẻ câu chuyện này lên báo. Trần Triều (ghi) (theo Phunu Online)
  22. Thực sự thì tôi cũng chẳng muốn tiếp tục dông dài vì e rằng mình đã đi hơi xa so với tiêu chí của diễn đàn Lý học Đông phương, thôi thì cũng tóm tắt vài dòng nhận định góp nhặt vậy. Trần Phương tôi vốn chỉ bình luận theo bối cảnh chung thuộc phạm trù tổng quan của vấn đề chứ ít đi vào các tiểu tiết, cho nên bây giờ đọc lại đoạn này của ông haithienha thấy thật là ngán ngẩm : do thái sẽ mượn tay mỹ đễ diệt iran thì đúng hơn ! thực ra vấn nạn trung đông sẽ ngàn đời không bao giờ giải quyết được ,nếu bạn sưu tậm thì sẽ biết nguyên nhân tại sao ! trong thực tế 2 cuộc chiến vừa xẩy ra liban và palestine do thái đã tiêu diệt hoàn toàn hậu cứ của palestine nhưng người palestine thì lúc nào họ cũng cho là họ đã thắng ,tuyên bố lúc nào cũng chiến đấu tới người lính cuối cùng Vâng, đồng ý là người Do Thái đã thắng trong những cuộc chiến như vậy, nhưng điều này giải quyết được vấn đề gì ? Một bên là lực lượng quân đội chính quy, gồm đủ các binh chủng, hàng năm nhận viện trợ quân sự của Mỹ lên đến hàng chục tỉ USD và là một trong những quân đội thuộc loại mạnh trên thế giới, còn một bên thì chỉ là những nhóm vũ trang lẻ, nhất là lực lượng Hamas, nếu so ra chỉ là hạt cát so với quân đội Do Thái. Mà những cuộc chiến như vậy không phải là cuộc chiến ở cấp độ quốc gia. Chiến thắng của kẻ mạnh là đương nhiên nhưng là chiến thắng tới mức nào mới đạt được mục đích chính trị ? Giết toàn bộ và biến Gaza hay miền nam Libang thành tro bụi à ? Thử hỏi kể từ năm 1973 đến nay quân đội Israel có đụng phải đối thủ nào tầm cỡ hơn chút không ? Tôi rất khách quan trong các phân tích đánh giá. Người Do Thái là một dân tộc mà Trần Phương tôi ngưỡng mộ. Một dân tộc độc đáo đến kỳ lạ, bởi trong mỗi con người họ có một niềm tin chân lý sâu sắc, chẳng hạn chỉ một câu cửa miệng khi nói tạm biệt trong xã giao : "Hẹn gặp ở Jerusalem", đã khiến cho họ dù có lưu vong lưu lạc hơn 1000 năm không quê hương mà vẫn kết tinh hội tụ và lập quốc như ngày nay. Nhưng nếu mọi việc cứ đẹp như cổ tích như vậy sẽ chẳng có gì để nói. Ngược dòng lịch sử một chút, khi thế chiến thứ hai kết thúc, sau thảm họa bị diệt chủng kinh hoàng của Đức quốc xã, các chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới đã thống nhất chọn một vùng đất cho một quốc gia của người Do Thái, nơi mà họ đã bỏ đi hơn 1000 năm trước, lúc ấy vùng đất đó vốn là thuộc địa của người Anh cai trị người Ả Rập Palestine. Ngay thời gian đầu khi lập quốc với dân số non 1 triệu người, khoảng thời gian 1948 - 1949, người Do Thái đã có những cuộc chiến tranh với người Ả Rập, trong khi người Anh vốn kiệt quệ sau thế chiến thứ 2 và không có ảnh hưởng gì đáng kể đối với các vùng đất này, và khoảng thời gian đó có lúc tưởng chừng như nhà nước Israel non trẻ đã không trụ bám được nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài, và thời điểm đó những người đã giúp đỡ người Do Thái về quốc phòng chính là Liên Xô (sau này mới là Mỹ). Thời gian về sau và các cuộc chiến tiếp đó chắc cũng không cần nhắc lại. Thực ra giải quyết vấn đề cho hòa bình Trung Đông hiện nay không phải nằm trong tay các nước lớn không nằm trong khu vực mà chính những con người ở những nước có liên quan mà trong đó người Israel là chủ đạo. Những diễn biến trong hơn nửa thế kỷ vừa qua chẳng qua là sự nhập nhằng giữa việc phục quốc chính đáng của người Do Thái với chủ nghĩa dân tộc cực hữu của các đảng phái chính trị, tương tự như vậy là việc đấu tranh giành độc lập chính nghĩa của người Palestine với các tổ chức khủng bố cực đoan bị khoác áo tôn giáo. Nhân dân các nước Ả Rập mà điển hình là người Palestine thay vì phải chiến đấu hay đánh bom liều chết thì lẽ ra họ phải nhận được sự giúp đỡ của chính những người Do Thái, chứ không ai khác có thể làm được. Nếu vấn đề mấu chốt này được khai thông thì chìa khóa cho hòa bình Trung Đông sẽ từng bước mở ra. Chỉ vài lời nông cạn như trên và tôi cũng xin dừng việc này ở đây.
  23. Ui trời, thế nữa à, thú vị đấy ! Xin BQT cho phép dành một phần trong Topic này để bình luận tiếp về hòa bình Trung Đông với ông bạn haithienha nhé. Chào anh haithienha, Thực sự thì khi viết các bài trên diễn đàn này, tôi chỉ phân tích tổng quát các dữ kiện trong lịch sử để đưa ra những nhận định trong thời điểm hiện tại, chứ còn việc giở lại để phân tích từ đầu sẽ rất mất thời gian, như bài viết trước tôi chỉ có những đánh giá các vấn đề kinh tế - chính trị - quân sự trên thế giới trong bối cảnh hiện nay để đưa ra nhận xét rằng : người Do Thái không thể tấn công Iran được, dĩ nhiên là trong trường hợp họ không bị tấn công trước. Hay nói cách khác : người Do Thái sẽ phải trả giá đắt nếu tấn công phủ đầu Iran trong lúc này, cho dù họ có diệt được một số mục tiêu mong muốn. Còn việc :"trong quá khứ đã diễn ra do thái không tập phá hủy hòan toàn các nhà máy chế tạo nguyên tử ở iraq" là trong bối cảnh lúc ấy, bối cảnh thế giới năm 1981. Chỉ viết trước vài dòng như vậy, có gì tối nay tôi sẽ tiếp tục phân tích tiếp về lịch sử xung đột Trung Đông và giải pháp cho hòa bình ở khu vực này.