nhatnguyen52
Hội viên-
Số nội dung
150 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
2
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by nhatnguyen52
-
Gạch Đại Việt... Theo Việt sử thì vua Đinh tiên hoàng lên ngôi năm 968 đặt tên nước là Đại cồ Việt , quốc hiệu này tồn tại đến năm 1054 thì vua Trần thánh Tôn đổi thành ĐẠI VIỆT nhưng ... Trong cuộc khai quật Hoa Lư 1997, các nhà khảo cổ đã tìm được nhiều viên gạch có chữ "Đại Việt Quốc Quân Thành Chuyên". Điều này khiến chúng ta lý giải sao đây về Quốc hiệu thời nhà Đinh ? Đây là thời kỳ lịch sử đầy tính kỳ bí...,trong bài cái chuông cổ thì năṃ 948 tức10 năm sau chiến thắng sông Bạch đằng dân ta đã phải mượn ...niên đại nhà Nam Hán ( thực ra là Đại Việt) bên tàu xài đỡ... nay tới sau năm 968 thời vua Đinh lại vẫn ...Đại Việt ...chứ không phải ‘Đại cồ Việt’ như sử sách đã chép...thực không hiểu nổi ? Nước Đại cồ Việt không có tức nhà Đinh không tồn tại ở thời điểm lịch sử này , đây là 1 bằng chứng nữa để kiện chứng Sử thuyết họ Hùng : Triều vua Đinh Hoàn được sử Trung hoa ghi là Triều Bắc Chu tồn tại từ năm 557 tới năm 581.tức gần 500 năm trước theo niên đại của sử Việt Nam , đây là trang sử rực rỡ khởi ̣đầu nền độc lập tự chủ chấm dứt thời kỳ u ám nhục nhã làm thân nô lệ của người họ HÙNG . Một điều kỳ lạ ... không phải chỉ ở Hoa lư mà gạch ‘Đạị Việt quốc quân thành chuyên’ còn dùng để xây kinh thành Thăng long bên cạnh những viên gạch có dấu ‘Giang tây quân’và nhiều loại gạch khác ...có nhà nghiên cứu cho là gạch Giang tây quân là số gạch ‘tồn kho’ từ thời nhà Đường rất có thể số gạch này đã được dùng rồi sau được tái xử dụng ...? Sự suy đoán này không hợp lý vì theo sử Việt mãi tới năm 1010 Lý thái tổ mới dời đô và xây thành Thăng long tức 100 năm sau khi nhà Đường chấm dứt ( 907 ) , luận điểm ‘tái xử dụng’ càng khó chấp nhận hơn . Sự việc chỉ có thể coi là hữu lý khi số gạch ‘Giang tây quân’ này từ ngày sản xuất tới ngày xử dụng xây kinh thành Thăng long có thời gian ngắn khỏang trên dưới chục năm mà thôi . Rất có thể Giang tây quân ở đây là quân nhà Lương chứ không phải nhà Đường , nhà Lương chấm dứt năm 917, nước đại Việt của anh em Lưu ẩn-Lưu Cung ( Lý ?) đánh Khúc thừa Mỹ năm 923 rồi chỉ sau đó vài năm đã thiên đô và xây dựng kinh thành Thăng long (theo sử thuyết họ HÙNG) chỉ như vậy việc dùng số gạch tồn kho của ‘Giang tây’ quân bên cạnh gạch ‘Đại Việt quốc quân thành chuyên’ mới trở nên hữu lý có thể chấp nhận được . Lịch sử Việt nam giai đoạn từ khi chấm dứt nội thuộc nhà Đường năm 907 đến năm nhà Lý khởi nghiệp 1010 còn đầy tính kỳ bí …cứ mỗi hiện vật khảo cổ được tìm thấy lại có thêm những thông tin kỳ lạ không đúng với những gì ghi chép trong chính sử .... phải chăng đã đến lúc .... phải xem xét lại toàn diện lịch sử nước nhà ?
-
Thưa các bạn . Tôi bị căn bịnh kỳ cục , cứ dùng vi tính chỉ gõ mấy chữ là huyết áp tăng...bịnh càng ngày càng nặng ...nên nay bị thầy thuốc buộc không được dùng vi tính nữa ..., rời diễn đàn tôi cũng buồn lắm nhưng không sao được .... chúc tất cả anh em và gia đình sức khỏe -vui vẻ và thành đạt. nqn
-
Sử thuyết Họ HÙNG ... nhìn lại ... Tổng hợp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học đã cho thấy thời cổ xưa cách nay hàng vạn năm Đông nam Á theo nghĩa rộng là 1 vùng thuần nhất dân tộc và văn minh , hơn thế nữa đây là 1 trung tâm văn minh của loài người khai sinh và phát triển riêng biệt độc lập với vùng dân tộc và văn minh Hoàng hà của Hán tộc , Người Đông nam Á mang đặc điểm nhân chủng nhánh Môngoloit phương nam hoàn toàn khác với nhánh Môngoloit của người Hán . Hàng ngàn năm trước công nguyên vật phẩm văn hóa tiêu biểu cho văn minh tộc người Đông nam Á là trống đồng mà xuất sứ đã xác định được là vùng đất giáp giới giữa Việt nam và Trung quốc ngày nay . Chính những nhà nghiên cứu Trung quốc đã thừa nhận trống đồng là vật phẩm văn hóa phi Hán , chủ nhân của nó là những dân tộc ít người ở Hoa nam tức tộc người người Đông nam Á . Sử thuyết và văn minh họ Hùng đã khám phá sự liên hệ giữa trống đồng và Dịch học , trong kinh dịch có những thông tin về trống đồng và trên trống đồng cũng thể hiện dịch lý đây là bằng chứng vật thể chắc chắn không thể phủ nhận , khám phá này giúp khẳng định dân tộc chế tạo ra trống đồng cũng chính là chủ nhân của kinh Dịch và dựa vào những thông tin lịch sử mang trong kinh Dịch kinh Thư và kinh Thi thì không thể nói khác : Ngũ kinh trung hoa là sách của người Đông nam Á viết về lịch sử văn hóa văn minh của mình vì 1000 năm trước công nguyên thì ảnh hưởng của Hán tộc và văn minh Hán chưa hề bén mảng tới vùng đất này ;xét như thế nghi án cội nguồn văn minh Trung hoa về cơ bản đã được giải quyết . Từ sự nhận định mang tính nền tảng này đối chiếu truyền thuyết lịch sử Việt và Hoa xác định được điều quan trọng thứ 2 là : thủy tổ của Trung hoa là Hoàng đế Hiên viên vua Hữu Hùng quốc chính là Hùng Vũ vương Hiền đức lang của truyền thuyết Việt , Hùng Vũ tức vua HÙNG , Hiền Đức tức Hiền đế , Hiền lang cũng là Hiền vương , Hiên Viên chỉ là ký âm sai của Hiền vương , Hữu Hùng thực ra là họ Hùng , Hữu là ký âm của từ họ trong Việt ngữ mà thôi . , vua HÙNG hay Hùng vũ là vua nước họ HÙNG hay Hữu Hùng quốc là điều hoàn toàn hợp lý , từ kết luận này ta biết được tên tộc người đông nam Á thời Hoàng đế Hiên viên hay Hùng vũ vương là người họ HÙNG và quốc gia của họ là Hữu Hùng quốc tức nước của người họ HÙNG. Năm 1911 khi ông Tôn dật Tiên đặt tên nước Trung hoa dân quốc chỉ quốc gia của các dân tộc sống trên lãnh thổ đế quốc Mãn Thanh cũ là ông ta đã tạo ra từ hoàn toàn mới không có chút liên hệ nào về mặt lịch sử với từ Trung hoa chỉ vùng trung tâm thiên hạ trong sách sử cũ , xưa Trung hoa cộng với chư hầu thành ra thiên hạ nên trước cuộc cách mạng Tân hợi 1911 trong lịch sử không hề có tộc người nào tên là Trung hoa . Quốc thống nước họ Hùng kể từ triều đại Hùng Vũ vương hay Hoàng đế Hiên viên truyền được 14 triều đại đến những năm đầu công nguyên thì mất nước vào tay Hãn tộc ; nếu cộng thêm 4 đời tổ phụ tượng trưng cho các chi tộc sống ở 4 phương đã kết hợp thành giống dòng duy nhất từ thời lập quốc thì tổng cộng có 18 đời vua Hùng tức 18 triều đại vua nước họ Hùng . Sau công nguyên dòng giống Hùng phục sinh trong lịch sử dưới tên gọi Bách Việt nghĩa là Việt tộc đông đúc ( dùng thay chữ đại nghĩa là to lớn ) , Triều đại đánh dấu việc chấm dứt thời lập quốc để chính thức trở thành 1 vương quốc là triều Hùng Việt vương –Tuấn lang , cổ sử Trung hoa ( tên quen gọi ) gọi là vua Đại vũ tổ nhà Hạ và cũng là tổ của các vương triều mãi về sau...chính vì vậy từ Việt trở thành tên dân tộc thay thế cho Hùng tộc trước đây đã bị khai tử bởi vó ngựa Hãn quân .. Đã xác định lịch sử và văn minh trong cổ thư mà xưa nay quen gọi là Trung hoa chính là lịch sử và văn minh của người bách Việt nhưng dòng Bách Việt có không gian sinh tồn là cả vùng châu Á gió mùa vô cùng rộng lớn ( cặp lưỡng nghi Chấn – Tốn của 8 quái ) vậy điểm khởi phát của nền văn minh ấy là ở đâu ? Sử thuyết họ Hùng và phần Văn minh họ Hùng đã căn cứ vào chính những thông tin đặc biệt là các thông tin về Địa lý khí hậu phản ánh môi trường sống trong Ngũ kinh ( bài Trống đồng và quê hương dịch học và bài 9 châu và văn minh nhà Hạ )để chỉ ra phần đất Việt nam ngày nay là nơi lập quốc và khởi phát của nền văn minh Bách Việt ( tên gọi của Hùng tộc sau công nguyên ) từ điểm xuất phát này dần theo thời gian lãnh thổ và văn minh người họ Hùng phủ lấp cả vùng rộng lớn đến thời nhà Chu là cả đông nam Á lục địa , phía bắc lãnh thổ tới tận lưu vực Hoàng hà thực vậy trong vùng văn minh Trung hoa ở Đông nam Á và lãnh thổ Trung quốc không có nơi nào vừa có biển ở phía đông vừa có voi sinh sống như đã chép trong kinh Thư ...trừ đất Việt nam . Ánh sáng của văn minh Trung hoa phát toả ở thời nhà Chu , Sử thuyết họ Hùng đã xác định được Văn lang đồng nghĩa với Văn vương , nước Văn lang có nghĩa là nước của Văn vương , lãnh thổ của Văn lang đã được truyền thuyết Việt chỉ đích xác: bắc giáp động đình hồ , nam giáp Hồ tôn , tây giáp nước Thục và đông giáp Nam hải tức vùng Trung và bắc Việt nam , tỉnh Vân nam –Quảng tây - Quý châu thuộc Trung quốc ngày nay , nước Văn lang chính là Trung hoa của thiên hạ thời nhà Chu đã được minh định trong các bài Hùng Chiêu vương Lang Liêu lang và Hùng Ninh vương thừa Văn lang .; Chiêu vương và Chu vương là một , Lang Liêu làm ra bánh dày bánh Chưng tức đạo vuông tròn - âm dương chỉ là cách diễn tả khác việc Văn vương viết Chu dịch mà thôi , Ninh vương là danh hiệu của Chu vũ vương lúc chưa lên ngôi thiên tử truyền thuyết Việt chỉ thêm vào chữ Hùng để xác định dòng giống , Thừa Văn lang chỉ rõ việc thừa kế ngai vàng từ Văn vương ...đó là những chứng liệu không thể bác bỏ . Nút thắt để lật cánh biến cổ sử của dòng giống Hùng thành sử của Hán tộc đã được Sử thuyết họ Hùng tìm ra và chỉ rõ ...đó là sự tiếp nối giả tạo thời Tiền và Hậu Hán hay Tây và Đông Hán .( bài cây cầu Hoa –Hán ) sự biến mất Triều Hiếu của Lý Bôn-Lưu bang Hiếu Cao trong sử Trung hoa là 1 chỉ dẫn chính xác về sự tráo đổi lịch sử độc nhất vô nhị này , cái đầu sử họ Hùng tiền nhân của Bách việt được tháp gắn lên cái mình Hán sử tạo thành lịch sử ‘nhân – sư’ quái dị ....lừa gạt cả nhân loại bao năm nay che lấp đi sự chiếm đoạt trắng trợn nền văn minh Trung hoa cổ xưa vô cùng rực rỡ của dòng họ HÙNG . Sử thuyết họ Hùng nghiên cứu lịch sử Bách Việt từ thời thái cổ đến thời Nhà Lý Việt nam , thời điểm này người Bách Việt vẫn còn tồn tại ở Hoa nam nên sử Trung quốc vẫn còn quyền nhận những giai đoạn viết về lịch sử Bách Việt là lịch sử của mình nhưng sau thời cai trị của Mông cổ và Mãn thanh người Bách việt đã hoàn toàn biến mất chỉ còn lại người Hoa đã Hán hoá ở Hoa nam và những tộc người thiểu số cũng đã quên mất gốc tổ ...nên họ không còn quyền đưa những triều đại của người Bách Việt vào lịch sử Trung quốc nữa , cứ cố tình nhập nhèm như Trung sử hiện lưu hành thì chẳng khác nào đánh cắp gia sản người khác về làm của mình như thế tránh sao khỏi sự chê cười của cả bàn dân thiên hạ ?. Các sử gia thời hậu Lê khi viết sử đã mắc sai lầm lớn , với định kiến chỉ triều đại nào có kinh đô trên lãnh thổ Việt lúc viết sử mới được coi là 1 triều đại chính thống của lịch sử dân tộc Sư sai lầm này gây ra hậu qủa rất lớn lao; . xin nêu sự kiện :Lịch sử Bách Việt có 2 triều đại Lý , triều Lý thứ 1 do Lý Uyên kiến lập năm 618 chấm dứt năm 907 kinh đô ở Thiểm tây , văn hoá chủ đạo là văn hóa Việt Thường ở vùng sông Dương tử , triều Lý thứ 2 do anh em Lý Ẩn-Lý Cung lập nên giai đoạn đầu kinh đô ở Quảng châu từ năm 917 đến 971 sau khi mất phần đất Việt đông và Việt tây vào tay nước Tống đưa đến giai đoạn sau định đô trên đất Việt nam ngày nay bắt đầu năm 968 .....chỉ có giai đoạn lịch sử sau của triều Lý thứ 2 này mới được các sử gia công nhận và đưa vào Việt sử như là Triều lý duy nhất ở thời trung đại , diễn biến lịch sử cả 2 triều Lý bị nén lại trộn lẫn với nhau đã làm mất đi sự chân xác của cả giai đoạn lịch sử mấy trăm năm , sự dịch chuyển niên đại triều Lý đã kéo theo sự dịch chuyển dây chuyền niên đại các triều trước đó khiến lịch sử Việt trở nên hỗn loạn lẫn lộn cả một thời gian dài ....chính sự việc này đã làm mờ đi sự tương đồng trong 2 dòng sử Việt và Hoa khiến ‘hậu nhân’ không thể nào nhận ra được dù sự tương đồng ấy khá rõ nét mà ta có thể kể ra : Thần nông là vua chung thời thái cổ , Hiên Viên –Hiền vương hay Hiền đế , đế Nghiêu-đế Nghi , Hùng Chiêu vương-Chu vương , Hùng Ninh vương-Ninh vương , Đinh tiên hoàng-Tần thủy hoàng , Lý Bôn- Lưu Bang , Trưng Trắc- Trương Giác , Lý Bí-Lưu Bị , Lý thiên Bảo- Lưu Biểu , Ngô Quyền –Tôn quyền , Lý Uyên-Lý công Uẩn , Lý Ẩn Lý Cung- Lý Công Uẩn .....sự trùng lặp chỉ xảy ra 1 lần thì có thể là ngẫu nhiên ...đến 2 lần đã là khó , 3 lần thì không thể có ...ở đây có qúa nhiều điều trùng lập ...nên chỉ có thể kết luận là chúng đã được ghi lại bởi 2 dòng sử khác nhau viết về cùng 1 diễn biến lịch sử của 1 dân tộc hay quốc gia . Đọc Sử thuyết họ Hùng bạn có thể tự hỏi ..., sông CƠ trong cổ thư Trung hoa có thể là sông CẢ trên thực địa Việt nam ngày nay ? thưa trên bình diện ngôn ngữ là có thể hơn nữa ở đấy khảo cổ học đã tìm thấy nền văn hóa cổ Quỳnh văn hơn 5000 năm tuổi , sông Khang có thể là Mê Công ngày nay không ? trong sách Đại nam thực lục nó tên là Khung giang , Khung và Khang về âm tiết là một , Đan thuỷ của cổ thư sao lại có thể là sông Đà ngày nay , sông đen khi viết bằng chữ Nho đã ký âm Đen thành Đan ,nên sông Đen viết thành Đan thủy , sông đen còn gọi là Hắc thủy chính là tên sông Đà xưa , đặc biệt cổ thư nói tới địa danh Đồ sơn quê vợ của ông Đại Vũ ...thì nay vẫn nguyên là Đồ sơn ở Hải phòng -Việt nam là nơi có nền văn minh Hạ long khoảng 2000 năm trước công nguyên hoàn toàn khớp đúng với cổ thư Trung hoa , đọc tới đây trong lòng không khỏi phân vân suy nghĩ ...về sự ‘qúa chính xác’ của thông tin có từ 5-6 ngàn năm trước . Nếu cổ thư trung hoa là của người Tàu thì với tính khí của họ chắc chắn dân tộc Việt không bao giờ được mang những từ cực cấp của sự tốt đẹp như Hùng Hồng ; Hồng chỉ sự to lớn vô cùng ở bề ngoài hay vật chất , Hùng cũng là sự to lớn vô cùng nhưng là sự to lớn ở bề trong hay tinh thần , Giao chỉ hay chỗ giữa trong ngôn ngữ dịch học là nơi giao cắt của 2 đường thượng hạ và tả hữu hay nam bắc- đông tây nghĩa chính xác là vùng Trung tâm ; man di mà chiếm trung tâm trong khi con trời văng ra 4 góc là chuyện không thể có ...; Việt là vượt lên cũng không thể được ...vì trong bối cảnh trung hoa ...chỉ có thể vượt lên trên Hán tộc , rõ ràng ‘Việt’ là tư tưởng và hành động đại nghịch bất đạo đối với ...‘thiên tộc’ , tại xưa nay người ta không để ý chứ chỉ với chuyện chữ nghĩa này thôi cũng đủ xác định gốc gác của cổ thư - cổ sử Trung hoa . Cho tới nay điều băn khoăn trăn trở lớn nhất của những nhà Việt học ...vẫn là chữ viết của người Việt ...một dân tộc không có chữ viết thì không thể nào gọi là văn minh được huống hồ nước Việt vẫn xưng có hơn 4000 năm văn hiến càng không thể chấp nhận sự việc này ...nhưng mọi hướng truy tìm vẫn ...bế tắc , đây là sự bế tắc buồn cười của triết gia không biết cách nào với tay lấy quả trứng trước mặt ....Người Việt xưa dùng chữ Nho thì chữ Nho không của người Việt thì của ai ? nay với sử họ HÙNG thì mọi chuyện đã rõ ràng ; tứ thư - ngũ kinh đã xác định là sách của người họ HÙNG không lẽ chữ viết trên những cổ thư đó lại là ‘chữ ngoại”?, chữ Nho đúng ra là chữ ‘nhỏ’( nhưng Nho giáo không có nghĩa là đạo nhỏ ) sách vở gọi là chữ ‘tiểu triện’ , Khoa đẩu là sự đọc sai của khoa hay khoác hay khuyếch đầu nghĩa là làm cho phần đầu to ra nên còn được gọi là chữ ‘đại triện’là loại chữ dùng ở thời nhà Chu cũng là thứ chữ đã chép ngũ kinh linh hồn của văn minh Trung hoa, trên đời này chỉ có chữ Nho chữ của người Bách Việt mà thôi không hề có Hán tự như trước nay vẫn lầm tưởng . Bài viết cô đọng Sử thuyết họ Hùng này hy vọng giúp bạn đọc dễ nắm bắt những gì tác giả muốn gửi tới mọi người .
-
**2** 2 . Trống đồng và quê hương dịch lý Trên mặt tất cả trống đồng loại 1 tức loại xưa nhất, đều được đúc theo khuôn mẫu : trung tâm là mặt trời, rồi đến các vòng đồng tâm khắc hình chim và nai, sau đó là cảnh sinh hoạt, đánh trống đồng, đo bóng mặt trời, cảnh chiến binh trên thuyền..v.v. Mặt trời được người Việt cổ coi là nguồn sáng và nguồn sống cho muôn loài, với quan niệm cha trời mẹ đất, tổ tiên ta đã hiểu rõ những gì thu hoạch được từ đất như củ, quả … không thể có được nếu không có ánh nắng mặt trời, điều này thật đời thường nhưng cũng rất khoa học, lúc đó người ta làm gì biết đến diệp lục tố và sự quang hợp như chúng ta ngày nay, nhưng bằng sự quan sát và so sánh việc được mùa và không được mùa có liên quan chặt chẽ tới sự chiếu sáng của mặt trời người xưa đã hiểu được có sự phối hợp giữa trời và đất để ban của ăn nuôi sống con người từ đó hình thành quan niệm lưỡng hợp, một phía là cái cụ thể có thể nắm bắt là đất, một phía ta biết rõ ràng có đấy nhưng không thể nắm bắt đó là những gì đến từ trời, dần dần tổng kết thành các qui luật trời đất có âm, có dương, ý niệm khởi nguồn của Kinh Dịch. Với quan niệm mặt trời là nguồn sáng, cổ nhân coi mặt trời là khởi nguồn của văn minh, của sự sáng suốt, vì không có ánh sáng mặt trời thì bóng tối che phủ, không thể phân biệt được cao thấp, xấu đẹp, không gian trở thành một khối hỗn mang và trong màn đêm đó không biết bao sự rình rập của quỷ dữ, của ác thú, sinh mệnh con người mong manh biết bao nhiêu, và mọi vật chỉ trở nên sống động thực sự khi mặt trời ló dạng, từ đó con người sùng bái mặt trời. Với người Việt sự sùng bái đã gần như một ý thức về tôn giáo: đạo thờ Trời, thờ ông Thiên và hình ảnh biểu tượng là mặt trời. Với vị trí là tâm điểm trên trống đồng, mặt trời là trung tâm của vũ trụ. Điều này chắc mới dừng ở ý niệm siêu hình, nhưng trong đó ta đã thấy thấp thoáng bóng khoa học rồi . Trên trái đất không biết bao nhiêu loài thú, tại sao chim và nai lại được coi trọng ngang hàng với con người được kết hợp với người để tạo thành thế giới 3 thành phần trên mặt trống, coi như hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ? Ta trở lại với Dịch Lý. Mọi người đều nhất trí coi Hà và Lạc là một phần của Dịch Lý, hoặc là cách diễn đạt Dịch Lý thông qua các nút số, một loại diễn đạt khác với Dịch Lý vạch quẻ của Bát quái. Vậy Hà là gì? và Lạc là gì? Trải qua mấy ngàn năm, các cuộc tranh luận của các bậc trí giả “nhìn xa trông rộng” vẫn còn tiếp tục xãy ra, nào là long mã, nào là thần qui; người thì bảo là thần vật xuất hiện ở Hoàng Hà, rồi Mạnh Hà, rồi Lạc Thủy, … sở dĩ như vậy là tại các vị nhìn một vật ngay trước mắt qua “kính viễn vọng” nên hậu quả là …. vẫn còn cãi nhau. Thật ra khi ta nhìn bằng mắt trần thì sự việc trở nên đơn giản: Hà nghĩa là Trời; Lạc là biến âm của Lục nghĩa là Đất, Hà Lạc là Trời và Đất … rất rõ ràng: chính xác phải gọi là Hà Thư – Lạc Đồ, chứ không thể gọi ngược như trước đây được;.hà thư tức thiên thư, lac đồ cũng là điạ đồ Sự liên quan giữa trống đồng và Dịch Lý là: Thông điệp trên mặt trống đồng rất rõ ràng: Mặt trời là trung tâm và ở các vòng đồng tâm kế tiếp nhau là Hạc – Nhân – Lộc, tức trên là trời, giữa là người, dưới là đất nối tiếp “chạy” quanh mặt trời. Trời = Hà→Hạc : chimHạc hay hồng hạc . Đất = Lục→Lộc : con nai Từ mối tương quan giữa Hà- Lạc và trống đồng này đủ để ta khẳng định : ‘Dân trống đồng’ là chủ nhân đích thực của dịch học ; như vậy ‘tứ thánh' của dịch học là Phục Hy Văn vương Chu công và Khổng tử không thể nào sống ở bắc Hoàng hà (hiện nay )... vì ở đấy không tìm thấy trống đồng thời cổ . Và cũng Từ sự việc này gợi ra ý kiến là: chữ “tượng hình” không phải là loại chữ cổ xưa nhất mà là sự tiếp nối một loại chữ khác có trước tạm gọi là chữ “nguyên hình”. Ta liên tưởng trong Kinh Dịch phần Thuyết Quái, Khổng Tử viết: “… Ngày xưa họ Bào Hy ngẩng lên xem tượng trời, cúi xuống xem thế đất … quan điểu thú chi văn …” rồi tổng kết lại thành các qui luật Dịch Lý, câu ‘quan điểu thú chi văn’ được hiểu là: ‘nhìn các nét “văn’ trên (mình) chim, thú …’ Nay ta có thể hiểu khác đi là … đã có một loại chữ là “điểu thú văn” tức chữ “nguyên hình”từ trước khi họ Bào Hy tác dịch? Trong bối cảnh Văn hoá Á đông ta có thể tìm thêm 4 chữ “nguyên hình” nữa ngoài các chữ “chim hạc” và “con nai”(= Trời và Đất). 1. Hướng Xích đạo: là vùng nhiệt đới tượng trưng bằng con Hổ, Hổ là biến âm của Hoả là lửa – tính của lửa là nóng. 2. Ngược với lửa là nước, nơi vùng nước này có rất nhiều con Sấu, Sấu là biến âm của Xíu là nước (âm Quảng Đông). trong truyền thuyết lịch sử Việt Nam, nó là con thuồng luồng, một loài thủy quái hại người, sau này do biến cố khí hậu loài sấu ở phía Bắc (cứ tạm gọi như tên hiện nay) bị tiêu diệt nên người xưa thay thế bằng con rùa tức Qui. 3. Hướng đông là biển nên biểu tương bằng thần vật có công hút nước làm mưa mà người xưa gọi là Rồng hay Long. Trong văn hoá Việt – Hoa, Rồng được coi là chúa tể cai trị thế giới biển cả. 4. Ai đã từng học Dịch Lý đều biết quan điểm hướng đông là phương động, tượng trưng bởi Quẻ Chấn cũng gọi là Quẻ Thìn tức quẻ con rồng; chính xác phải gọi là hướng động vì đông là biến âm của động. Và theo nguyên lý đối lập của Dịch, phương tây là tịnh như trong Thuyết Quái của Dịch: cứng mềm cọ sát sinh ra động tịnh. Phương đông: mềm mà động Phương tây: cứng mà tịnh.,định Việt ngữ có từ kép “định đoạt” để chỉ phương tây;định là chỉ bên không thay đổi , đoạt là tên khác của quẻ đoài phương tây là phương tịnh và ở đó có rất nhiều voi, nên con voi trở thành chữ “nguyên hình” là tịnh , con tịnh. Như thế ta có thể coi chữ “nguyên hình” là loại chữ tối cổ, đó cũng là điểm xuất phát của chữ “tượng hình” sau này. Tổng số ta có được 7 “chữ “: - Mặt trời là trung tâm. - Hạc = trời. - Lộc = đất. - Hổ = phương nóng, xích đạo. - Sấu, Qui = phương nước, ngược với phương nóng. - Long, Rồng =phương đông. - Tịnh = phương tây. Xác định như trên ta có thể khẳng định đất nướcTrung Hoa hiện nay không thể là quê hương của Dịch Lý được vì không thể tìm được vùng đất nào của Trung Hoa mà phương đông là biển và phương tây có voi. Chỉ có miền Trung của Việt Nam mới hội đủ tính chất chỉ định của 6 chữ “nguyên hình” hay “điểu thú văn” như phần trên. loài Hổ đông dương ở Trường Sơn và Nam Lào đã nổi tiếng từ lâu rồi, về hướng bắc thì đồng bằng Bắc Bộ vài ngàn năm trước là vùng đầm lầy chắc chắn lý tưởng cho loài sấu. Về hướng đông là biển, đúng là quê hương của rồng và hướng tây… chỉ tên nước ‘Lào triệu voi” cũng đủ minh chứng cho sự khẳng định trên, Trong lãnh vực tâm linh, tất cả các đền, miếu của Việt Nam đều có hình Hạc hay Hồng Hạc đứng trên mai Rùa tượng trưng cho Trời và Đất như thế đã đủ 6 con vật tượng trưng cho 6 cõi của 1 không gian 3 chiều ,Người xưa đã dùng những con vật nổi trội ở 1 vùng đất như 1 dạng thức chữ : chữ “nguyên hình” để chỉ 4 phương: (Trung tâm chính là nơi sinh tụ của cộng đồng người cổ đã tạo nên Dịch Lý) Dịch Lý đã là tài sản của cả nhân loại, phát nguyên từ đâu không phải là điều quan trọng đối với thiên hạ; nhưng đối với người Việt Nam thì khác, nếu không thể làm sáng tỏ về quê hương Dịch Lý thì mắc lỗi với tiền nhân. Người xưa đã lao tâm khổ tứ biết bao mới có thể ký thác được những giá trị vĩnh hằng vào trong đấy làm tài sản cho con cháu vào đời, quá khứ không phải qua đi là hết, dòng linh khí từ quá khứ sâu thăm thẳm vẫn liên tục chảy về hiện tại tạo thành sức mạnh tâm linh vô song cho mỗi người, dù tiếp nhận trong vô thức ; dòng linh khí đó trở thành bản lĩnh sống, thành năng lực bẩm sinh của trí tuệ; đấy cũng là lý do để ta nỗ lực vượt bực mong tìm được đích xác nguồn gốc dòng giống của mình; xác định cho được bản quyền dân tộc trên Dịch Lý, một siêu phẩm của minh triết và khoa học
-
Chào bạn ,Rất hân hạnh và thực vui khi nhận được câu hỏi của bạn , Trong sử thuyết họ HÙNG tôi đã viết ...'thành đô' không phải là danh từ riêng tên của 1 thành phố nào đó , nếu ta đổi lại là 'đô thành' thì rõ nghĩa ngay , theo suy nghĩ của tôi đô thành này do Tần thủy hoàng ra lệnh xây cất thì phải là thủ đô nước Tần , hoặc ít ra đó cũng là ý định của Tần thủy hoàng , còn nhà Tần đã thực sự có đóng đô ở đó hay chưa thì ...không biết vì triều Tần có tuổi thọ qúa ngắn...nên có thể thành đô này chưa kịp 'khánh thành'. triều Tần có tên Việt là Chân Đăng hay Chân Định sử thuyết họ HÙng gọi là triều Hùng Định vương - Chân lang .( tên triều đại gói đủ cả 2 chữ Chân và.... Định) Từ 690 đến 705 Thành đô là kinh đô nước đại Chu của Võ tắc thiên . Chỉ vài hàng ...sợ không tận ý xin bạn bớt chút thời giờ đọc bài Hùng Định vương -Chân lang.... Đây là suy nghĩ của tôi còn có chấp nhận hay không lại tùy ở bạn .riêng phần tôi cảm thấy rất vui khi được chia sẻ ý nghĩ cùng anh em . Thân .
-
4. Sự phân rã hậu ĐƯỜNG Theo qui luật tự nhiên, không thể có triều đại nào thịnh mãi được. Cuối đời Đường do lãnh thổ đế quốc phình ra quá to lớn, các dân tộc Bắc và Tây Bắc Trung Hoa luôn phản kháng ách thống trị của triều Đường, chinh chiến tốn hao quá nhiều khiến cạn kiệt sức người sức của, khi dân không chịu nỗi nữa thì phải vùng lên. Cuối đời Đường có loạn Hoàng Sào do nông dân nổi lên chống triều Đường, loạn lạc khắp nơi, triều đình phải tăng thêm quyền hành cho các phiên trấn – đó là mầm mống của sự phân liệt ở thời sử Trung Hoa gọi là 5 đời 10 nước. Trung Hoa có sự phân bố các sắc dân như sau: a. Từ Hoàng Hà đổ lên phía Bắc (HN) là vùng đậm đặc dân Man, cạnh bờ Hoàng Hà về phía Đông là địa bàn của người Lu, sử Trung Hoa viết thành Liêu. - Cực Đông Bắc là đất của người Kim, Mãn. - Cực Tây Bắc là vùng của Hung Nô, như Mông Cổ, Đột Quyết V.v… b. Nằm giữa Dương Tử và Hoàng Hà là vùng hỗn chủng, sự hỗn cư hỗn chủng ở đây có lịch sử rất lau dài, khởi đầu từ nhà Ân Thương đến gần 3.000 năm tranh chấp, giành giật 1 miền đất của 2 chủng: Hãn và Hoa hay giữa Mongoloit và Mongoloit phương Nam … Kết quả là sự hỗn hợp xãy ra, không thể phân biệt rạch ròi được nữa, đặc tính của vùng trái độn này là vua thuộc sắc tộc nào thì dân coi như thuộc sắc tộc đó … những dân thuần chủng hơn thường phải di cư mỗi khi có biến động, thay đổi triều đại. c. Vùng bờ Nam sông Dương Tử gần như thuần Hoa: Đặc biệt vùng Tứ Xuyên có thêm dòng máu Khang Tạng khiến bức tranh sắc tộc càng thêm phức tạp. Cuối đời Đường một tướng của cuộc nông dân nỗi dậy Hoàng Sào là Chu Ôn quay sang hàng nhà Đường đổi lấy chức Tiết Độ Sứ, một chức quyền rất lớn hầu như là vương một cõi. Các vua cuối đời Đường tưởng có được cứu tinh nên đặt tên chữ cho Chu Ôn là Chu Toàn Trung. Chu Ôn trung tới nỗi đành phế Đường Ai Tông để tự mình làm vua, sử Trung Hoa gọi là triều Hậu Lương. Không có một triều nào là Hậu Lương cả, Lương là từ của dân Thái – Mường gọi thủ lãnh của họ: Lang → Lương → Long. Lang đồng nghĩa với Vương. Khi mới lên ngôi, tình hình đã không sáng sủa gì, giờ lại thêm chiến tranh với nước Tề (Từ) ở Sơn Đông (nước Tề đông ) khiến triều đình trung ương nhà Hậu Lương không còn kiểm soát được các địa phương nữa. Trong vùng đậm đặc sắc tộc Hoa, từ Tứ Xuyên qua vùng Nam Dương Tử ra đời hàng loạt quốc gia đó là: 1. Tiền Thục ở Tứ Xuyên 2. Hậu Thục ở Tứ Xuyên 3. Ngô ở Giang Tây. 4. Ngô Việt ở Triết Giang. 5. Sở ở Hồ Nam. 6. Mân ở Phúc Kiến. 7. Đại Việt sau sử Trung quốc đổi thành Nam hải ở Quảng Đông – Quảng Tây. 8. Kinh Nam hay Nam Bình ở Hồ Bắc. 9. Nam Đường ở An Huy – Giang Tô. 10. Nước Đại Lý ở Vân Nam. Các sách sử Trung Hoa không chép vào Thập Quốc Trên đất Việt thời cuối đời Đường là 1 vùng tự trị, không lập quốc nhưng cũng không phụ thuộc vào nước nào, dưới sự lãnh đạo của Khúc Thừa Dụ kế đến Khúc Hạo đã có qui củ của quốc gia nhưng không tuyên bố lập quốc, đặc biệt vẫn trung thành với Chu Ôn hay triều Lang. Nhưng vua nhà Hậu Lương là Chu Ôn lại phong cho Lý ẩn ( Lưu Ẩn )kiêm chức “Tĩnh Hải quân tiết độ, An Nam đô hộ” năm 909 tức là kiêm nhiệm quản lý Tĩnh Hải quân lúc đó đang trong tay họ Khúc người Việt cai quản. . Năm 930 ( có sách ghi là 923) Lý Ẩn tiến đánh Khúc thừa Mỹ sáp nhập đất An nam vào vào nước Đại Hưng . 5. Họ Hùng – Tam Quốc Khi Chu Ôn lập triều Lang sử Trung Hoa gọi là Hậu Lương, thì tình hình miền Hoa trung đã đầy dẫy mầm mống phân lập do sự chia rẽ, phân biệt chủng tộc, người ‘Từ Lu’ do Lý Khắc Dụng cầm đầu lập nên nước Hậu Đường, Lý Khắc Dụng là họ tên vua nhà Đường ban cho 1 tướng người Man, với họ Lý ông ta cho là mình thừa kế chính thức ngôi nhà Đường Trung Hoa nên lấy lại quốc hiệu Đường, tộc Khiết Đan thống nhất vùng Bắc Hoàng Hà giúp nước Hậu Tấn của Thạch Kính Đường đáng bại Hậu Đường; Khiết Đan là tên Trung Hoa gọi các dân tộc Bắc Hoàng Hà thời ấy, Khiết Đan cũng chỉ có nghĩa là phía Nam, Khiết là thuần nhất, Đan biến âm của Đơn đồng nghĩa với số 1, mã tin Dịch Lý chỉ phương nước, phương màu đen. Hậu Tấn phân rã đẻ ra nước Hậu Hán hay Hậu Hãn của Lưu Trí Viễn ở Hoa Trung. Thạch Kính Đường nhận là vua con đối với vua cha là người Khiết Đan ở Bắc Hoàng Hà; Khiết Đan sau đổi lại tên là Liêu, Lu . Vua Khiết Đan Gia Luật Đức Quang vào Trung Nguyên tuyên bố lập nước Đại Liêu nhưng chỉ sau một thời gian chịu không nổi sự “nổi loạn” bất phục của dân chúng đành phải rút chạy về phương Bắc. Chớp thời cơ, Lưu Trí Viễn chiếm và lập quốc ở Hoa Trung tự xưng là Đại Hãn. Sau cùng vùng Hoa Trung lại rơi vào tay một viên tướng người Trung Hoa đó là Quách Vu hay vua Quách (Vua → Vu). Quách Vu tuyên lập nhà Chu của Trung Hoa, sử gọi là Hậu Chu để phân biệt với các triều Chu khác. Chu Thái Tổ mất, con nuôi là Sài Vinh Chu Thế Tông lên ngôi đem quân Bắc phạt, chỉ vài trận là đã tràn qua bờ Bắc Hoàng Hà của “Đại Lu”. Đang lúc chiến trận thì vua thăng hà, con mới 7 tuổi lên ngôi là Chu Cung Đế, quyền hành nằm trong tay Triệu Khuông Dận và lần đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa, có 1 vị vua do tướng sĩ bầu lên, đó chính là Thái Tổ nhà Tống. Triệu Khuông Dận lên ngôi đặt quốc hiệu là Tống, và ông ta đảo ngược chiến lược của Sài Vinh Chu Thế Tông, để yên mặt Bắc, tổng tấn công xuống phương Nam để thống nhất cõi Trung Hoa , về cơ bản ông đã thu phục được hầu hết các nước miền Nam, chỉ còn lại Đại Lý và phần đất của Việt nam ngày nay Vào cuối Thiên niên kỷ thứ nhất sau Công Nguyên, họ Hùng chia thành 3 nước độc lập: - Đại Việt - Đại Lý - Đại Tống. Đại Tống chia làm 2 miền theo sông Dương Tử, miền Nam Dương Tử là miền thuần dòng Hoa, Bắc Dương Tử là vùng hỗn chủng. Dưới thời vua Cao tông từ năm 1141 Tống quốc chỉ còn là 1 chư hầu của nước Kim , vua Tống chịu sự thụ phong và phải gọi vua Kim là ‘ chú ’ như thế về thực chất từ mốc thời gian này Tống triều đã không còn là 1 triều đại của Trung hoa . Từ Thiên niên kỷ thứ 2 sau Công nguyên lịch sử họ Hùng đã tương đối chính xác, chúng ta không phải tìm hiểu thêm nữa.
-
Thân chào các bạn, Bài ...Phân hóa hậu Đường ...trong sử thuyết họ Hùng đã được viết lại trên cơ sở những tư liệu lịch sử mới nhận được , vậy mời các bạn bớt chút thì giờ đọc lại và cho ý kiến . xin cảm ơn . nqn
-
Kim chỉ nam Tôi là kẻ không biết chút gì về ngôn ngữ học chỉ bằng cảm tính mà viết bài này , nếu có gì không đúng ...mong bạn đọc lượng thứ . Trong bài ‘đôi điều về ngôn ngữ Việt – Hoa’ tôi đã nêu : không có từ Hán Việt mà trong khối từ vựng Việt chỉ có những từ riêng của người Việt nam và những từ dùng chung trong khối Bách Việt mà thôi . Truy nguyên nguồn gốc bằng ngôn ngữ . Kim chỉ nam cho chúng ta nhiều điều bất ngờ lý thú .... Sự đóng góp có tính quyết định của kim chỉ nam vào việc hình thành bộ mặt thế giới ngày nay không ai có thể phủ nhận .... ‘kim chỉ nam’ là cụm từ thuần Việt ngữ , ý nghĩa rất rõ ràng ...cái kim có đầu chỉ hướng nam ( ngày xưa theo Dịch lý ngược với ngày nay ),người Hán coi ‘chỉ nam’ là tên tức danh từ riêng nên khi dịch sang Hán văn đã để nguyên chỉ ký âm thành ‘Chỉ nam châm’...chỉ riêng điều này thôi cũng đủ để xem xét lại vì nếu là phát minh của người Tàu thì tên gọi chuẩn xác dựa trên đặc tính của kim chỉ nam sẽ là ‘tư nam châm’ chứ không gọi là ‘chỉ nam châm’. Kim chỉ nam là phát minh của tiền nhân người Việt như vậy 4 phương trời đương nhiên là từ Việt mà gốc gác được xác định bằng ý nghĩa mang trong các đồ hình Dịch lý. a- Phương Bắc . biến âm của bức –nóng chỉ hướng Xích đạo ( Việt nam và Trung quốc đều ở bắc bán cầu ), xích là màu đỏ biến âm thành ‘sóc’ nghĩa là phương ...bắc ngày nay lộn ngược ...chỉ hướng lạnh lẽo của địa cực ... b- Phương Nam . biến âm của ‘non-yếu’ ngược với lớn mạnh , non cũng là ‘núi’là hình tượng của quẻ Cấn trấn phương Nam trong Bát quái tiên thiên , ngôn ngữ Môn-Khơme là B’nâm , Nam trong Thái ngữ là sông nước cũng là dịch tượng của phương nam .; người Việt gọi là Nác→ nước . Nam cũng là ‘nom’ là hướng nhà vua nhìn về theo lễ chế Trung hoa vì nơi ấy có ‘thần’ và ‘dân’ của vua ., người Tàu dịch thành ‘quan’, như vậy ‘quan’ phải là hướng NAM nhưng trôi dần theo những biến cố lịch sử ngày nay ‘quan’ biến thành phương bắc....,Quan thoại = bắc phương thoại .... c- Phương Tây riêng tư người việt còn gọi là ‘riêng tây’nghĩa là cá nhân hay riêng mỗi con người , tây cũng là số 4 trấn phương tây trong đồ hình Hà thư , Hoa ngữ đọc là Tứ đồng âm với tử là chết vì phương tây là hướng mặt trời lặn , ‘tư’ còn có ngĩa là suy nghĩ vì theo hậu thiên bát quái quẻ Ly tức lý lẽ trấn phương tây . Riêng với văn minh Việt phương tây còn gọi là phương Đoài hay Đoạt , từ kép ‘quyết định’ hay ‘định đoạt’ đều xuất phát từ dịch tượng này của phương tây về sau rút gọn chỉ còn 1 chữ ‘quyết’. d- Phương Đông. Số đông hay đám đông là sự đối phản với riêng – tây , Hà thư đặt phía tây là phương của cá thể .1 tinh thần trong 1 thể xác thành 1 con người ; ở đây dịch học xem xét mối tương tác của các dịch tượng ở tầm vi mô , ngược lại phía đông là cộng đồng người được xem xét ở tầm vĩ mô mang tính trường cửu trong thời gian , sợi chỉ xuyên suốt nối kết con người là tình cảm tượng trưng bởi quẻ Khảm nghịch với quẻ Lý của phương tây, tình cảm là sự thương yêu hay từ ái nên ‘thương’ hay ‘ái-yêu’ trở thành tên gọi khác của phương đông , lịch sử Trung hoa đặt cơ sở trên Dịch lý nên có triều Thương đất ở phía đông , ngược với nhà Chu hay Chiêu ở phía tây. Xét trên khía cạnh khác phương đông mang tính động như ta thường nói ‘Chấn động’ngược lại với phương tây là tịnh hay định ... , Chấn động ngôn ngữ bình dân Việt gọi là ‘rung rinh’. Kim chỉ nam truyền sang phương tây chưa rõ vào thời gian nào đã mang theo cả 4 phương nên rất có thể tên gọi phương hướng trong Anh ngữ ngày nay là ký âm latinh tên gốc 4 phương của ‘Bách Việt ngữ’ . Sóc phương ký âm thành South Nác hay nước thành north Quyết thành west Ái thành east Ngoài ra còn phương đông là Orient ký âm của Rung hay Rinh chỉ phương đông theo dịch học . Ở bắc bán cầu South=Sóc chỉ hướng xích đạo hay nóng bức khớp đúng với viêm thiên trong cửu thiên ; đây là sự chỉ dẫn rõ ràng : phương bắc nay đã ....lộn ngược thành phương nam.( Sóc là phương bắc) North=nước = nam hay nậm nghĩa là sông nước theo Thái ngữ; B’nâm trong ngôn ngữ Môn khơme là núi -non , cả sông và núi trong dịch học là quẻ Khảm và Cấn đều là dịch tượng của phương Nam đối nghịch với Hồ-hải qủe Đoài chỉ phương bắc , chữ Nho âm ‘Sơn’ và ‘Xuyên’ rất gần nhau và là đồng âm của ‘sông’ tiếng Việt đã khẳng định gốc gác dịch lý trong sự kiến tạo những từ này . .., nhưng thực là khó hiểu khi ngày nay north = nước – non lại biến thành phương ....bắc . Sự lộn ngược bắc-nam có hệ qủa vô cùng lớn là thay đổi toàn bộ những thông tin địa lý- lịch sử trung hoa ,vị trí tất cả các nước trong cổ sử đều phải xem xét xác định lại như thế cũng đồng nghĩa với việc phải viết lại lịch sử Trung hoa .
-
thân chào , Tôi cũng chỉ mò mẫm thôi....nhưng đã làm qua rồi nên chỉ lại bạn , Trước hết phải đưa hình vào 1 trang chứa hình anh như Flickr.com chẳng hạn , những trang này thường đăng ký dễ dàng và miễn phí . sau đó khi muốn đưa hình ảnh vào chỗ nào của bài viết thì nhấn chuột vào nút ...đưa hình ảnh vào ( nút có điểm vàng cạnh 2 nút có chữ thập xanh nhỏ ở trên )sẽ hiện ra thanh đường dẫn , bạn copy và dán đường dẫn ảnh vào , sau đó OK là xong Bạn nhớ copy đường dẫn chứ không phải hình . thông thường thì bạn nhấp chuột vào chính hình muốn đưa vào bài sau đó nhấn chuột phải ...vào properties ...copy address... bạn nhở xoá dòng http://...trên thanh dẫn coi chừng thưà... thân
-
thân chào bạn Kadest. lâu qúa không thấy nay mới gặp lại trong lòng thấy vui vui ..., tôi vẫn nghĩ phải là Nam chỉ châm mới đúng ,chữ 'nam chỉ' ở đây tương tự như chữ 'bắc hộ' vậy , cám ơn bạn đã góp ý , theo tôi chúng ta tạm gác đề tài này để tôi có thời gian tìm hiểu thêm về ngôn ngữ học và cũng vì nó chỉ là 1 trong muôn ngàn vấn đề của sử thuyết họ HÙNG nếu dành cho nó qúa nhiều thời gian thì chúng ta mất đi cơ hội xem xét những vấn đề khác , tôi thực sự cảm kích về sự quan tâm của bạn và sẵn sàng đón nhận những vấn đề bạn sẽ đặt ra ....để anh em cùng nhau luận bàn . bài kế tiếp xin bạn chuyển sang mục ...hành lang trao đổi ... nqn
-
Thưa anh em , Mọi tiến bộ đều bẳt đầu từ dấu ? khi có dấu ? rồi anh em ta cùng nhau suy nghĩ cùng nhau luận bàn , việc này đâu phải của riêng ai , mong rằng từ đốm sáng le lói ban đầu dần dần sẽ bùng lên thành ngọn đuốc đủ sức soi tỏ cả qúa khứ ngàn năm ... nqn
-
Thưa bạn Bé Thơ và các bạn , Tôi xin cô đọng hết mức ý tưởng của mình để tránh lầm lẫn khi đọc Sử thuyết họ Hùng . Sử việt nam và Trung quốc ngày nay vì đứng trên 2 quan điểm khác nhau nên có những Giai đoạn lịch sử khác nhau bên cạnh giai đoạn Trùng nhau hay nói khác đi chỉ là một . - Trung quốc ngày nay là 1 hợp chủng quốc do nhiều dân tộc hợp thành trong đó con cháu người Bách Việt vùng Hoa nam có vai trò trung tâm bên cạnh các tộc người khác là Hán, Hung, mông ,mãn .v.v. - Sử Việt là lịch sử thuần của dòng Bách Việt mà chi duy nhất còn lại là Lạc Việt tiền nhân của người Việt nam ngày nay . Những giai đoạn trùng nhau là thời kỳ người Bách Việt làm chủ thiên hạ vì lúc này Sử Trung quốc và sử Việt cùng là sử của người Bách Việt . Giai đoạn khác nhau là thời ngoại nhân làm chủ , con dân Bách Việt là nô lệ : - Sử trung quốc với quan điểm ‘hợp chủng quốc’ vẫn coi đó là 1 triều đại chính thống . - Sử Việt trên quan điểm thuần nòi giống Việt coi đó là thời lệ thuộc ngoại bang thường gọi là thời bắc thuộc . Chính vì có những thời 2 dòng sử trùng nhau đã nêu trong Sử thuyết họ HÙNG khiến bạn Bé Thơ cho là ...lấy sử Tàu làm sử ta .... xin bạn đọc kỹ Sử thuyết họ HÙNG và Văn minh họ HÙNG ngay trong diễn đàn này để biết rõ hơn về từng thời kỳ và đặc biệt là không gian sống của dòng Việt trong thời kỳ lịch sử ấy , lãnh thổ của người Việt đã có thời vô cùng to lớn chứ không phải chỉ bó hẹp trong diện tích lãnh thổ hiện nay . Còn bạn có thể hỏi tại sao lại chỉ trùng nhau về đại thể còn chi tiết thì không giống chút nào .... Như tôi đã nhiều lần trình bày ...ở Trung quốc sau ‘Tứ khố toàn thư’ thì chẳng còn gì hoàn toàn thật , trong tất cả sách vở những gì không có lợi cho sự cai trị của nhà Mãn thanh đều đã bị cạo sửa..., sách sử cũng không ngoại lệ nên trong sử Trung quốc ngày nay thật giả lẫn lộn...chúng hoà trộn vào nhau để tạo thành 1 pho sử mang dấu ấn ...‘Càn long chế phẩm’.trong đó nét chính là ....sự độc tôn của Hán tộc ; toàn bộ lịch sử và văn minh người Trung quốc xuất phát từ bờ Hoàng hà..., Hoa nam chỉ là vùng được Hán tộc khai hoá sau này . Còn ở Việt nam thì sau thời cai trị của giặc Minh sử liệu chúng ta chẳng còn gì , với mục tiêu rõ rệt là : xoá bằng sạch mọi dấu tích về nguồn gốc người Việt , Minh Thành tổ đã ra lệnh cướp sạch ,đốt sạch , đập sạch ,phá sạch ...., phải nói thật lòng : Lịch sử Việt ngày nay là lịch sử khôi phục từ ký ức mà ký ức dân gian qua khoảng thời gian trên chục năm thống khổ cùng cực lúc nào dao cũng kề cổ thì làm sao còn có thể nhớ lại đầy đủ chính xác mọi chi tiết cả 5000 năm lịch sử dân tộc ., tệ hại hơn sau này nguồn sử liệu duy nhất có thể tham khảo , đối chiếu lại là ....‘tứ khố toàn thư’ ... nên đã khó càng thêm khó. Với lý do như trên mà 2 dòng sử Việt nam và Trung hoa dù cùng viết về 1 giai đoạn lịch sử của người Bách Việt vẫn có các chi tiết khác nhau như chúng ta đang thấy ; cũng chính vì điều này để có được lịch sử dòng giống Việt chân xác- rõ ràng -chi tiết thì cầm chắc còn phải tốn rất nhiều công sức và thời gian ..., thực .... thiên nan vạn nan !
-
Bạn NINH SONG ơi , tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp , chỉ xin bạn đừng 'Đùa' thôi ... Dĩ nhiên khi tôi đặt vấn đề và đưa ra câu trả lời về lịch sử Việt thì trong lòng tôi nghĩ là mình đúng ....nhưng tôi cũng luôn ý thức về sự hiểu biết hạn hẹp của mình nên không bảo thủ ...nếu các bạn cho tôi những thông tin mà tôi chưa biết , những chứng liệu lịch sử tôi chưa được đọc thì tôi cảm ơn vô cùng , biết đâu với những chứng liệu và thông tin mới biết đó tôi nhìn ra điều mới khác với những gì mình đã nghĩ . Tôi nghĩ cả tôi và anh Thiên Sứ không phải ...viết chỉ riêng cho mình mà là cố công tìm tòi phục dựng Lịch sử chân xác của ...chúng ta ; vì vậy trên tinh thần phản biện khoa học xin các bạn cứ nêu ý kiến 1 cách thẳng thắn ...dù là bác bỏ những gì đã nêu ra tôi vẫn trân trọng và qúy mến , chỉ sợ 1 điều là cố ý phá rối vì 1 mục đích nào đó ... Nếu được thì xin anh cho tôi thêm thông tin về Ngọc phả của dòng họ Nguyễn ở Hà tây ... cảm ơn bạn trước Thân
-
Bạn NINH SONG thân , Xin hỏi bạn ....lăng mộ Tần thủy hoàng được khám phá và khai quật hồi nào để biết trong đó có những gì ? Lưu bang xuất thân từ dân thường là người kiến lập vương triều thì trước ông ta tổ tiên có ai làm vương làm tướng gì mà có khu lăng mộ nơi quê nhà ? Lưu Bang ở ngôi từ năm - 206 đến -194 mà theo công bố mới của giới sử học Việt nam thì Triệu Đà không thể lên ngôi vua nước Nam việt trước năm -179 là năm Lữ hậu mất như vậy những dòng ... diễu cợt về 'visa'của bạn không có chút ý nghĩa nào . Thái độ cay cú và bỡn cợt của bạn thực khó hiểu ?
-
9 Châu và văn minh nhà Hạ̣ . Kinh thư thiên Vũ cống viết : vua Vũ chia đất thành 9 châu Ký Dự Thanh Từ Kinh Dương Cổn Ung Lương ...., địa giới chạy từ Hà nam tới Hoàng hải ở phía đông , phía nam xuống tới Hồ nam Giang tây , Chiết giang ngày nay , giới sử học Trung quốc ấn định 9 châu trên bản đồ : Nhưng theo kết quả nghiên cứu khoa học tổng hợp ngày nay thì : với trình độ khoa học kỹ thuật nói chung và trình độ sản xuất lạc hậu lúc đó nói riêng thì lãnh thổ nhà Hạ phải thu hẹp ít ra hơn 10 lần ,chỉ khoảng vài ba trăm ngàn km2 bên bờ Hoàng hà ở quãng tỉnh Hà nam –sơn tây là cùng . Bản đồ lãnh thổ nhà Hạ theo khoa học lịch sử Nhưng nếu như thế thì sự ấn định của khoa học đã phủ nhận hoàn toàn những thông tin ghi chép trong kinh Thư ? Đọc kỹ thiên Vũ cống : 1- Lãnh thổ 9 châu nhà Hạ phía đông giáp biển , phải chăng chính từ địa hình này mà hình thành từ biển đông ngày nay ? , nếu lãnh thổ nhà Hạ bên bờ Hoàng hà quãng Hà nam –Sơn tây ...thì .làm gì có biển . 2- Phương tiện vận chuyển chính của người nhà Hạ là thủy vận , Phần lớn các châu mang cống phẩm về kinh đô đều theo đường sông đổ ra “hà”, giới sử học Trung quốc mặc nhiên coi ‘Hà’ là Hoàng hà dù chẳng thấy có chữ Hoàng nào ....?, rất nhiều khả năng Hà- Hồ - Hải chỉ là biến âm của nhau , Tiếng Việt có cặp số GIÊNG -HAI trong Dịch học đồng nghĩa với GIANG-HỒ ; Hồ → Hà , Hải ... ,.trăm sông đổ ra biển rất có thể chữ ‘Hà’ trong kinh THƯ này dùng để chỉ biển cả , nơi truyền thuyết Việt gọi là Động đình hồ ...? Những nghiên cứu khoa học ngày nay xác nhận thời cổ đại thủy vận không phát triển ở Hoa bắc , ngược lại rất phát triển ở Đông nam á và Hoa nam . 3 – Nói thật rõ ràng thì Dân sống ở 9 châu nhà Hạ trồng ‘lúa nước’ , kinh Thư dùng chữ Điền là ruộng lúa ; nhưng chỉ canh tác lúa nước người ta mới đắp bờ ̣để giữ nước trong ruộng , chính hình ảnh bờ ruộng đã tạo thành đường nét của chữ Điền .. ’.như thế từ ‘Điền’ phải hiểu chính xác và trọn vẹn là ruộng nước hay ruộng trồng lúa nước chứ không thể là ruộng chung chung ... Vùng Hoàng hà thời Hạ trồng Kê là chính do đặc điểm địa lý khí hậu và trình độ kỹ thuật thời đó không cho phép trồng lúa nước , ngày nay người ta đã di thực cây lúa nước lên vùng Hoàng Hà nhưng năng suất vẫn rất thấp và 1 năm chỉ trồng được 1 vụ . 4 – Lãnh thổ 9 châu nhà Hạ nằm trong vùng địa lý tự nhiên có loài VOI sinh sống vì trong những cống phấm của 9 châu có ngà voi ....nhưng vùng ven Hoàng hà từ cổ chí kim chưa nghe nói đến voi .... mãi đến thế kỷ 15-16 khi nhận được voi cống từ miền đông nam Á vua Tàu còn vội vã trả lại vì sợ loài vật lạ chưa từng có nên không cho nhập vào nước Tàu . 5 – Kinh thư cho thấy trên lãnh thổ Trung hoa nhà Hạ có rất nhiều tre lớn gọi là bương hay giang hay nứa ,Loài tre lớn thường mọc tự nhiên ở xứ nóng mà 9 châu nhà Hạ không những có tre mà còn có cả nền thủ công đan lát vật dụng bằng tre , càng về phía bắc tre càng nhỏ lại , trong tập tính sinh hoạt thì ‘tre’ không có điạ vị trong đời sống dân Hoa bắc trái lại ở tây nam Trung hoa và Việt nam tre là loại cây vô cùng thân thiết , người Việt có thể làm mọi thứ vật dụng cần thiết bằng tre ., có thể nói không ngoa ...tre là nền tảng của văn hóa vật thể Việt nên rất nhiều khả năng “trúc thư” (sách thẻ tre) cũng ra đời ở đây hay nói rộng hơn và Chắc hơn là : trong ‘vùng văn hóa Bách Việt’ . 6 – Cây đay là cây á nhiệt đới , còn cây dâu tằm ( loại mọc quanh năm) đòi hỏi độ ấm và đ̣ộ ẩm cao...., đặc điểm sinh lý loài tằm năng suất cao cũng không thích hợp với vùng Hoàng hà , các nghiên cứu khoa học cho thấy vùng sông Tứ hay Châu giang có thể nuôi 8 lứa tằm trong 1 năm , lên vùng trường giang chỉ có thể nuôi 3 lứa đến Hoàng hà thì chỉ còn 1 lứa ...trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày nay còn như thế hỏi thời nhà Hạ thì 9 châu có thể nuôi tằm - dệt lụa một cách phổ biến hay không ? ( nghề dệt lụa đã có từ thời Hoàng đế mấy trăm năm trước nhà Hạ ) . Thông thường thì cây –con mà người ta nuôi trồng bao giờ cũng bắt đầu từ những cây con hoang dã trong thế giới tự nhiên nên nơi nào địa lý khí hậu đáp ứng tốt nhất cho điều kiện sinh lý của cây con đó thì nơi này chính là địa bàn phát sinh giống loài đó , về sau mới phát tán theo bước chân di cư của con người , do nhu cầu thiết yếu và tập tính sinh hoạt con người vẫn nuôi trồng cây con cũ ở nơi định cư mới dù phải thu hoạch kém hơn do hoàn cảnh thiên nhiên không còn sự đáp ứng tối ưu . 7 – Trong cống phẩm của 9 châu có loại đá dùng làm khánh ; một loại nhạc cụ , kinh thư cũng viết ... ông Qùy tâu với vua Thuấn ... “tôi gõ vào đá , vỗ vào đá ....muôn loài đến nhảy hót ...” ,như vậy kinh thư cho ta thấy nền âm nhạc nhà Hạ dùng bộ gõ và nhạc cụ bằng đá... , phải chăng ...ngày nay gọi là đàn đá ?; loại nhạc cụ độc đáo này chưa phát hiện được ở Trung quốc nhưng ở Việt nam có những dân tộc thiểu số hiện vẫn còn đang xử dụng và các nhà khảo cổ cũng đã tìm được những bộ đàn đá hoàn hảo xưa đến mấy ngàn năm tuổi . 8 – Kinh thư thiên vũ cống còn nói đến cống phẩm là đá dùng làm mũi tên ...; “thạo nghề cung nỏ” là đặc điểm của người Việt cổ , sách Tàu xưa đã viết như thế ., người Việt không những biết dùng cung nỏ mà còn biết nâng cấp hiệu qủa của cung nỏ như làm mũi tên bằng đá để tăng khả năng xuyên thấu , đến thời đồ đồng thì thay mũi tên đá bằng mũi tên đồng , các nhà khảo cổ Việt nam đã tìm được nhiều hiện vật cổ là mũi tên bằng đá đúng như Kinh thư đã chép ....còn bên Tàu .... biết có hay không ? . Thực kỳ lạ và trớ trêu khi vùng đất Việt nam và lân cận ngày nay vừa thoả cho điều kiện khắt khe của khoa học về quy mô - diện tích lãnh thổ lại có đầy đủ những gì của 9 châu đã ghi chép trong Thiên Vũ cống - Kinh Thư. Chính sự kỳ lạ này là cơ sở để ‘Sử thuyết họ HÙNG’ xác định vị trí 9 châu thời vua VŨ nhà Hạ là miền Bắc và Bắc trung Việt cộng với vùng đất lân cận ngày nay .
-
Giả và thực. Rất nhiều người Việt hiện mang não trạng đầy mặc cảm tự ti khi so sánh giữa ta và Tàu , quy mô to lớn đã đành rồi ....còn về chất -về trình độ ....thì ta thua kém Tàu họ xem như ...là chuyện đương nhiên vậy .... Sở dĩ có trạng thái tâm lý này vì bao năm qua cả thế gian bị chi phối bởi những thông tin giả chứa đựng trong ngụy sử , ngụy thư mà người Hán đã tạo ra ... ; từ tấm bé đã được nghe kể chuyện , lớn lên được học và được đọc ...ngụp lặn trong biển thông tin gỉa tạo ấy .... khiến tư tưởng người Việt bị vây hãm- tâm trí bị đè nặng đến nỗi ... không dám nghĩ đến sự to lớn và rực sáng của đất nước cũng như văn minh dòng giống Việt thời xa xưa , mãi tận hôm nay...trong cái bầu khí như thế nếu có ai đó dám nói ngược...Lạc Việt là suối nguồn của văn hoá văn minh Trung hoa ...ắt sẽ bị không ít người coi là hoang tưởng ...thần kinh có vấn đề. Với Lịch sử trung quốc đang lưu hành rõ ràng Hán tộc đã thành công thậm chí rất thành công trong thủ đoạn dùng ngọn Ngũ hành sơn kinh văn ...đè ép vây hãm tâm trí người Việt .... Hùng khí vốn có trong bản thân người họ Hùng bị triệt tiêu dưới sức đè triệu triệu cân của ngọn núi Ngũ hành....GIẢ , ảo giác về sự lớn mạnh và rực rỡ của văn minh ‘Trung quốc’ đã tạo ra nơi người Việt trạng thái tâm lý tự ty nặng nề ...thôi đành khuôn theo thân phận ...nhỏ bé và lạc hậu của 1 chư hầu bao đời nay rồi . . Tự trong thâm tâm đã mang mặc cảm tự ti -thấp bé như thế thì ...cái nhìn nếp nghĩ làm sao có thể hùng tráng được ..., không có những cái đầu hùng tráng thì không thể có quốc gia hùng mạnh được , với não trạng ấy con người ta chỉ có thể....nhìn nhận và xử lý mọi vấn đề kể cả chuyện quốc gia đại sự .... theo kiểu gà qùe ăn quẩn cối xay ... Giải tỏa trạng thái tâm lý tự ty phải là ưu tiên số 1 trong việc phục hoạt Hùng tính nơi con dân Lạc Việt , chi Việt duy nhất còn lại của Bách Việt Hùng tráng xưa . Trong dân gian râm ran truyền miệng .... - người Tàu dùng pháp thuật trấn yểm khiến khí thiêng sông núi không thể phát tác được ...., - người tàu phá các long mạch khiến đất Việt không còn minh chúa để dẫn giắt dân tộc đi lên . - Bảo khí trấn quốc là nỏ thần làm từ móng Rùa đã bị tráo hàng gỉa... - Mũ đâu mâu thần thông sáng suốt cũng bị tráo đổi mất rồi . - “Trạng” tức bậc hiền tài dặn con : lúc cha chết nhớ chôn nằm sấp để khi người Tàu cướp nước ... chúng lật ngược xác lên sẽ trở thành nằm ngửa như vậy nòi hiền tài nước ta sẽ không bị dứt ....nào ngờ con qúa thương bố không dám làm theo lời dặn nên xác ‘trạng’ bị lật úp khiến nước ta hết người tài.... Những đồn đại như trên cứ dai dẳng truyền từ đời này sang đời kia như 1 cách dẫn dắt luồng suy nghĩ vậy .... Cái gì qúy giá lắm đã bị tráo mất...? Lộn ngược thi thể là muốn nói điều gì ? Có thực là người Tàu dùng pháp thuật trấn yểm để triệt tiêu nguồn linh khí nước Việt ? Những điều này có thực hay không ? câu hỏi cứ day dứt ám ảnh tâm trí người Việt bao đời ....nay chợt nhận ra là... hoàn toàn thực nhưng thực theo nghĩa bóng chứ không phải nghĩa đen.... Gạt bỏ lớp vỏ huyền hoặc thần bí ngụy trang thì điều người xưa muốn nói với lớp người đi sau thực sự lộ rõ . Cơ sở của nền minh triết và khoa học Việt là Dịch lý đã bị Tráo đổi , phần tinh anh nhất của trí tuệ Tiền nhân Việt bị biến thành mớ hỗn độn không tài nào hiểu nổi , trừ phần ngũ hành sinh khắc còn lại 8 quẻ đơn ,64 quẻ trùng và 384 hào thực chẳng biết dùng vào việc gì ? Lịch sử và địa lý nước Việt cũng đã bị tráo đổi lộn ngược lộn xuôi , thủ đoạn xem ra chẳng có gì cao siêu nhưng lại ...rất hiệu quả . Vua Càn long đã làm ...càn ,dùng tiền bạc thu mua , thu mua không xong thì tước đoạt... thu hết sách vở và bản đồ đang có trong nước mang về cạo sửa , cạo sửa không nổi thì đốt ...phi tang ; Có khi nào ta đặt câu hỏi : Càn long hành động như thế để làm gì ? phải chăng là sự tiếp nối và hoàn tất công việc vĩ đại do ông nội Khang Hy khởi xướng ...mục tiêu nhằm đến là xóa sạch dấu vết về gốc gác Bách Việt của nền văn minh Trung hoa ...để rồi đi tiếp bước sau là đồng hóa Trung hoa là Hán , Hán là Trung hoa , tất cả là thành tựu trí tuệ của người Hán , chỉ người Hán mới văn minh .? Trong lịch sử Bách Việt việc diệt chủng về mặt văn hóa không phải chỉ bắt đầu từ thời Mãn thanh mà đã có từ thời Quang vũ nước Đông Hán hay Đông hãn quốc ở đầu công nguyên , chuyện Mã viện thu trống đồng đúc ngựa ở Lạc Việt chỉ là phần nổi của toàn bộ vấn đề ăn cướp thành tựu tri thức của người họ HÙNG trong đó kinh Thư và kinh Dịch là phần nổi cộm nhất , áp dụng luật Hán thay cho luật Việt không phải chỉ là chuyện thi hành pháp luật mà thực ra là sự đồng hóa cưỡng bức thay đổi lối sống ,thay đổi mọi hành vi ứng sử tức văn hoá ...; - bằng thủ đoạn ăn cướp. thô bạo của cặp đôi Quang vũ – Mã Viện khiến Chữ nghĩa sử sách nói chung là cả nền văn minh người họ HÙNG trước công nguyên đã biến thành gia sản của Hán tộc , - công trình văn hóa hết sức to lớn của 2 ông cháu Khang Hy- Càn long đã biến mọi thành tựu của văn minh Bách Việt sau công nguyên thành văn minh của người Hán –Mãn , thành công vượt sự mong muốn ... chỉ 1 thời gian sau ‘tứ khố toàn thư’ thì tộc người Bách Việt ở Hoa nam coi như bị xóa sổ , thân xác Việt còn đấy nhưng hồn Việt thì đã ‘thăng thiên’ mất rồi ...với người Hoa nam thì nay Hoa là từ đồng nghĩa của Hán ; là 2 tên gọi của một tộc người có gốc gác cội nguồn ở lưu vực Hoàng hà .... chẳng còn ai biết tới vua HÙNG nữa cả . Sự tráo đổi cạo sửa lịch sử Trung hoa cũng chẳng có gì là tinh vi ghê gớm nhưng có lẽ là ‘cơ trời vận nước’ nên con cháu Lạc –Hồng bao năm qua nhìn không ra ... Nhân cảnh ‘tai trời ách nước’ thời Vương Mãng khiến nơi nơi đói kém người Man ở vùng Hoàng hà tụ tập lập đảng cướp ở núi Lục lâm , người đời khinh thường gọi là bọn . ‘Lục lâm thảo khấu’ nghĩa là bọn giặc cỏ núi Lục lâm , nhưng tiểu nhân đắc thời ....giặc cướp nhẩy lên làm vua xưng là Canh thủy đế triều Tiền hay Tây Hãn quốc ...( Man ngữ gọi vua là Hãn , nước của Hãn là Hãn quốc , quân của Hãn là Hãn quân ) thủ đô là Tây an –Thiểm tây ngày nay , nhưng chỉ sau vài năm thì bị những người Trung hoa theo đạo Lão nổi dậy gọi là quân Xích my đánh bại chiếm mất vùng kinh đô Tây an , Lưu Tú 1 tướng lãnh của Thảo khấu trước đây lập ra Đông hãn hay Hậu hãn quốc ở Hà bắc , sử gọi ông ta là Quang vũ đế , ở đây chữ đế là thừa và Hán sử chỉ có ‘quan vũ’ chứ không có ‘Quang vũ’ , là danh hiệu không phải tên riêng , ‘quan vũ’ nghĩa là vua của nước ở phía nam Trung hoa . Năm 25 Quan vũ đánh bại quân Xích my và định đô Hãn quốc của ông ta ở Lạc dương –Hà nam ngày nay. Người Hán đã lấy tên triều Tiền hay Tây Hãn quốc của Canh thuỷ đế gán cho Triều đại Trung hoa do Lý Bôn hay Lưu Bang kiến lập tạo ra sự tiếp nối liền lạc giữa Tiền Hán và Hậu Hán , gắn cái đầu lịch sử và văn minh của Trung hoa lên cái mình Hán hay Hãn tộc qua cái cổ tiền - hậu hay tây- đông . Về địa lý những chuyên viên tráo đổi đã nghĩ ra chiêu...di dời Hạo kinh là kinh đô nhà Tây Chu về Tây an cùng địa điểm với thủ đô của Canh thủy đế –Tây hãn quốc , dời kinh đô Đông Chu về Lạc dương bên bờ Hoàng hà là kinh đô của Đông hay Hậu hãn quốc ; họ đem 1 đông 1 tây đô của Trung hoa đặt chồng lên 1 đông 1 tây đô của Hán tộc , hành động này công dụng như thuốc xóa thẹo làm mờ đi chỗ ‘tháp – gắn’ đã tạo ra lịch sử ...đầu Hoa mình Hán , rõ ràng là cả 2 Trung tâm quan trọng bậc nhất của lịch sử và văn minh dân tộc ....( gì?) đều nằm trong vùng quê hương người Hán ở Hoàng hà cách đất Bách Việt xa , việc dời chuyển dối trá này tạo ra hiệu ứng tổng hợp hỗ trợ rất đắc lực cho sự tráo đổi ...‘tiền- hậu’ khiến biết bao người đã mù còn thêm mờ .... Nhưng khi thực hiện việc tráo đổi và di dời này thì phát sinh vấn đề : không trùng khớp với những thông tin về địa lý đã có về các nước chép trong sách sử xưa ...thế là vua tôi ‘họ Hãn ’ cho ... lộn ngược 2 phương Bắc và Nam , nam biến thành bắc ngược lại bắc hóa ra nam ...vậy là coi như xong mọi chuyện...khớp đúng hoàn toàn... chẳng cần để ý tới điều quái gở......phương BỨC – BẮC mà lại... tuyết dầy và phương NAM là phương của dân theo quan niệm chính thống Trung hoa lại ở hướng Xích đạo tức hướng mặt trời đi ....qủa thực đáng phục bội phần khi Hán tộc không những biết mà đã thực hiện quan niệm dân là ...trời tức quan niệm dân chủ khi trình độ chính trị chung của nhân loại ...chắc chỉ vừa mới.... nghe thấy từ ‘vua’ . Thực hiện đủ 3 phép trên ; người Man - Hán đã thành công trên cả tuyệt vời .... thiên hạ bị lừa suốt bao năm không 1 ai lên tiếng nghi ngờ tính trung thực của Hán sử ...Chính ‘Ngụy sử’ đầu Hoa mình Hán này là ‘lá bùa’ trù ếm làm suy sụp tinh thần người Việt , long mạch chính là hùng khí trong tinh thần bị ngọn Thái sơn triệu triệu cân...giả đè bẹp dí ..., mặt đất này nào khác chi chốn rừng hoang..., trong cuộc cạnh tranh sinh tồn...Việt tộc luôn phải đối mặt với anh chàng láng giềng khổng lồ đã cao to mà còn đẹp đẽ , trí tuệ rực sáng cả vùng trời Đông hỏi làm sao tránh khỏi tâm lý kiêng dè nể sợ ? Cơ sự này hoàn toàn chỉ là trạng thái tâm lý chứ không có 1 tí sức nặng thực nào dù là cỏn con đi nữa , sử thuyết họ HÙNG đã chỉ ra Trung hoa thời nhà Chu chính là nước Văn lang trong dòng sử Việt ( xem bài Hùng Chiêu vương – quốc tiên lang trong sử thuyết họ HÙNG ) mà nếu tính toán ra thì hầu hết những gì tiêu biểu cho văn minh Trung hoa đều Xuất phát từ triều đại Chu-Văn lang này , từ kinh văn sách vở cho tới những nhân vật kiệt xuất ... hết thảy đều ra đời vào thời ấy ...thử hỏi văn minh Hán tộc có gì để lấy đè người ...? đúng là cáo mượn oai hùm ...oái oăm là ở chỗ đối tượng bị dọa lại chính là con hùm mà nó đã mượn oai, ông hùm sợ cái bóng của chính mình ...bịt mắt cụp tai nên mãi không nhận ra sự thực..., Ngày nay thiên hạ ai cũng biết văn minh Trung quốc sáng như trăng đêm rằm ...nhưng không người nào biết ... đó chỉ là ánh sáng phản chiếu lại nguồn sáng thực phát ra từ mặt trời Việt đang chìm khuất ở góc trời bên kia... . Từ ngày Sử thuyết họ Hùng ra đời thì chân thành chân gỉa ra giả trò lộng giả thành chân hết tác dụng ; lịch sử chân thực của Việt tộc đã thẳng tay xé toạc ‘lá bùa’ bấy lâu nay đè nặng lên tâm trí người Việt , sự thật đã phơi bày ...sức nặng triệu triệu cân phút chốc bốc hơi... nhẹ như mây khói , tâm hồn Việt lại thung dung tự tại và chắc chắn chỉ qua thời gian ngắn trấn tĩnh thoát ‘choáng’ là hùng khí lại bốc cao ngút trời ..., nỏ thần đã trở về tay chủ cũ ; Kiểu ( kinh)bị dời đến đất man ...cũng đã hoàn Cổ lũy ( thành Cổ loa ), nhìn từ Lạc ấp ... phương đông đang hừng sáng , mặt trời đang dần lên trong tiếng trống đồng đón chào rộn rã ....
-
Thưa các bạn, Xin góp ý với các bạn về chủ đề bạn Thích đủ thứ đặt ra ... Thần Kim quy xưng mình là Thanh giang sứ giả ... Theo suy nghĩ của tôi thì không phải là thần KIM quy nghĩa là rùa thần bằng vàng mà là thần KINH quy nghĩa là thần rùa sông ( kinh = kênh = sông lạch ) chính vì vậy ‘cụ’ mới xưng là ‘Thanh giang sứ giả’ vì ẩn trong thần thọai có bóng của sự thực , học gỉả Nguyễn hiến Lê đã nêu trong Trung quốc sử lược : loài rùa dùng trong bói toán nhà Thương Ân chỉ sống ở vùng sông Dương tử không hề có ở Hoàng hà. Dương tử chỉ là ký âm sai của GIANG TỪ , chữ Hán nhưng theo cấu trúc Việt ngữ có nghĩa là SÔNG THƯƠNG ; giang là sông - từ nghĩa là thương ( thương yêu = từ ái ) , trong Hoa ngữ thương đồng âm với thương là màu xanh và đồng nghĩa với THANH nên suy ra ...Thanh giang chính là sông Dương tử ngày nay . Như vậy là trùng khớp với suy đoán của bạn Minh Xuân ; cả cụm từ Thần Kim quy- Thanh giang sứ gỉa là mật ngữ ẩn chỉ ‘Quy tàng dịch’ của nhà Thương mà thôi , việc rùa thần tặng cái móng hay vuốt để tướng quân Cao lỗ chế ra nỏ thần...là có ý nói : ... nhà Chu đã thành công trong việc ứng dụng các nguyên lý của dịch học vào việc chế tạo công cụ , tiêu biểu là chế ra nỏ thần 1 loại vũ khí tức công cụ chiến tranh , cái móng là phần chạm đất của chân rùa nghĩa bóng của nó chỉ sự ứng dụng dịch học vào thực tiễn đời sống . Về vấn đề nhân danh –địa danh Sử Tàu nếu đọc kỹ sẽ thấy thường không có tên thực của các nhân vật lịch sử thay vào đó phần nhiều là các danh hiệu như Triệu Đà -Triệu Tha thực ra là Triệu Đào , Triệu Thao nghĩa là chúa đất Đào , Đất Thao , Trương Giác hay Trăng nhất chỉ nghĩa là vua bà thứ 1 , thứ 2 mà thôi .( Ly là mặt trời chỉ vua ông , trăng chỉ vua bà ), Vũ Văn giác , Vũ Văn hộ là vua Văn thứ 1 , vua giám quốc triều Văn đế .v.v.; Hán vương-Sở vương thực ra chỉ là Hên vương - Sui vương hay đế Hơn –đế Thua mà thôi . Trường hợp Vũ hậu chưa chắc Vũ đã là họ Vũ mà Vũ hậu rất có thể chỉ có nghĩa là vua bà hay nữ hoàng mà thôi . Còn tên đất thì ta luôn luôn gặp chữ .... ‘nay là’ tức luôn luôn là sự chỉ định chủ quan tùy ý người chỉ định không cần 1 dẫn chứng nào về sự liên quan giữa xưa và nay ví dụ như kinh đô thứ 3 của nhà Hạ là Dương thành ....tại sao không là Dương thành ở Quảng Đông còn sờ sờ ra đấy mà lại ... ‘nay là’ ...gì gì đó tận Hà bắc ? ; giới sử học Trung quốc ...dựa vào đâu để bảo Chân định quê hương Triệu Đà nay ....ở Hà bắc ...? họ cũng tự ý ấn định Dự châu ... ‘nay là...’ vùng bắc Hà nam mà không để ý đến chữ ‘tượng’ to tổ bố trong chữ Dự ....bờ Hoàng hà thì làm gì có bóng dáng voi bao giờ để chữ Tượng là con voi....cấu thành tên Dự châu ? nói chung tất cả là sự ấn định tùy tiện chẳng cần căn cứ gì cả .... Ngoài ra phải kể đến ý đồ của những ông chủ ...đặt hàng cho những ‘thợ’ viết ...sử Vua Cuồng long hay Càn long nước Mãn thanh đã từng bắt chước những gì đế quốc Minh làm trên đất Việt .... ra chỉ thị rất rõ ràng ....’những gì sửa được thì sửa những gì không thể sửa được thì ...đốt...’ hỏi như thế thì lịch sử Trung quốc còn có được bao nhiêu % là sự thật ? những ai muốn đến được với lịch sử Trung hoa thực buộc phải vượt qua trận đồ bái quái ...chữ với nghĩa ...đã không ít người chịu chôn thây không thể vượt qua trận đồ này nên mãi cho đến nay lịch sử Trung hoa vẫn còn là Hán sử-Man sử . Sử Tàu là thế sử Việt cũng bấp bênh không kém . Việt sử chỉ mới có những chứng cứ xác thực từ nhà Hậu Lê vì theo chính sử thì vua nhà Minh đã ra lệnh đốt phá hủy hoại tất cả , phải xoá sạch mọi dấu vết lịch sử để người Việt không còn chút dữ kiện nào hòng có thể nhận ra gốc gác dòng giống mình , cũng may thời nô lệ nhà Minh chỉ khoảng hơn chục năm nên ký ức vẫn còn dù mọi chứng tích vật thể không còn , phải thành thật nói Việt sử thời trước đô hộ nhà Minh là lịch sử khôi phục từ ký ức ...nên chứa đựng rất nhiều điều không rõ ràng .... trong tình huống tương tự như thời hậu Tần .... khi những dữ kiện lịch sử – kinh sách phải chuyển đổi từ tín hiệu âm thanh sang văn tự ...thì độ chính xác tới đâu ...hết thảy tùy thuộc vào người kể và người chép lại . Đặc biệt riêng với hoàn cảnh Việt nam .... những thông tin trên lãnh thổ mênh mông hàng vài triệu km2 thời qúa khứ cha ông bị thu nhỏ dồn nén lại trên vùng đất lúc đặt bút viết sử thời hậu Lê về sau chỉ khoảng 150.000 km2 ở bắc trung và bắc Việt ngày nay thì làm sao có thể nói đến sự chính xác như 2+2=4 được ; lãnh thổ quốc gia cứ mất dần ...vùng mang quốc thống họ Hùng cứ dần hẹp lại , những người không muốn bị đồng hoá buộc phải di cư ;người đi ...thần cũng đi theo , người Việt đã gom tụ ... ‘tổ tiên’ từ quê hương thực mênh mông thiên địa về phần đất còn lại sau cùng của dòng giống ...; hiện tượng phổ biến : bài vị tiền nhân được an vị trong đền miếu mớ i kèm theo việc những truyền tụng về các vị được thời đại hóa –địa phương hoá cho phù hợp với ...khung cảnh mới ....dần dần theo thời gian không còn ai nhớ được thông tin gốc nữa , thế là moị chi tiết trong truyền thuyết trở thành ....chính xác cụ thể trong con mắt hậu thế . Chưa kể đến sự cố ý biến đổi những thông tin trong truyền thuyết cho hợp theo 1 mục đích nào đó chỉ việc địa phương hóa , thời đại hoá truyền thuyết không thôi cũng đã khiến sai lệch nhiều lắm rồi , ký ức con người trong hoàn cảnh lúc nào cũng nơm nớp sợ mất đầu thì không thể nào lưu giữ nổi chi tiết đến chân tơ kẽ tóc trong 1 thời gian dài ,còn ghi nhớ được những tình tiết chính của lịch sử đã là may lắm rồi ,trên cái nền tình tiết chính ấy... tên người tên đất cụ thể người ta tự đặt mới thay thế cho những gì đã quên mất vì không còn cách nào khác.... . Sử Việt và phần sử Trung hoa đích thực là 2 dòng sử độc lập cùng ghi chép về những sự kiện –biến cố đã xảy ra trong thời quá khứ của người họ Hùng nhưng đứng chân trên 2 điểm nhìn khác biệt ; sự kiện những điều chép trong 2 dòng sử không hoàn toàn giống nhau là vì những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan đã nêu ., Vượt qua biết bao thăng trầm lịch sử , qua bao cơn nguy khốn tưởng chừng như diệt quốc thất tộc mà lúc này 2 dòng sử còn có được nét tương đồng đại thể đã là điều qúy lắm rồi , điều này đủ là bột để chúng ta ...có thể tạo nên hồ ....
-
bạn Thích đủ Thứ ơi, 1 cây làm chẳng nên non 3 cây chụm lại nên hòn núi cao . nqn
-
Kính anh Thiên Sứ , anh Minh Xuân và các bạn thân , Chúng ta cùng đi tìm sự thật . không mưu lợi riêng, không xảo trá, không ngụy biện thì thế nào cũng có ngày chúng ta gặp nhau , đấy là tất yếu khách quan , Với nỗ lực của bản thân mỗi người và sự phù hộ của tổ tiên tôi tin ngày ấy chắc chắn không còn xa. chào Thân ái
-
Nhà Tần và nước Nam Việt ... Sách cổ Trung Hoa những đoạn nói về cuộc tiến quân của nhà Tần xuống phía nam và hình thành nước Nam Việt là trang sử ‘lộn sộn’ nhất , tiền hậu bất nhất năm tháng lung tung ...., Sử ký –Tư mã thiên , Hán thư- Ban cố và tư liệu lịch sử Việt Nam chẳng ai giống ai . Lãnh thổ đế quốc Tần lúc Thủy hoàng lên ngôi năm -221 được Sử ký xác định : Đất đai chạy dài phía đông đến biển và đất Triều Tiên,phía tây đến Lâm Thao,Khương Trung,phía nam đến miền cửa nhà quay mặt quay mặt về hướng bắc(4),phía bắc lấy Hoàng Hà làm biên giới và men theo Âm Sơn đến tận Liêu Đông.Sai dời các nhà hào khí trong thiên hạ đến Hàm Dương tất cả mười hai vạn nhà. Chú thích (4).Tức là Nhật Nam(miền Quảng Nam). Ý nói miền phía Nam mặt trời cố nhiên phải mở cửa về phía bắc mới có mặt trời. Như vậy rõ ràng ranh giới phía nam đế quốc Tần đã gói gọn đất Lạc Việt , phía bắc ranh giới là Hoàng hà . Nhưng lại Cũng sử ký đã chép : Năm thứ 33 ( -214), Thủy Hoàng đưa những người thường trốn tránh, những người ở rể và những người đi buôn bán đánh lấy đất Lục Lương, lập thành Quế Lâm, Tượng Quận, Nam Hải; cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ. Ở phía tây bắc, đánh đuổi Hung Nô từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 34 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã, xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện. Cấm không được thờ ( ...) Chỉ đoạn trên - đọan dưới Sử ký đã tự mâu thuẫn . Xin lưu ý đoạn ‘xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giã....’ ; đất Cao khuyết , Đào sơn , Bắc giã ...là chỗ nào thì các sử gia Tàu toàn quyền ấn định , còn ý nghĩa câu : xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà...thì qúa rõ không thể hiểu khác được . Năm Thủy hoàng cho tiến quân xuống phương nam cũng không sách nào giống sách nào , Sử ký viết là -214 , sách khác chép là -217 , -219....tư liệu lịch sử Việt ghi là -218. Về Địa danh cũng lung tung không kém...chỗ thì ghi là quân nhà Tần đánh lấy Lục Lương , sách khác ghi Dương Việt , khác nữa là Lục dương..., Việt nam sử lược của Trần trọng Kim thì chỉ rõ là miền Lĩnh nam..., gọi là chỉ rõ vì Địa danh Lĩnh nam đã được xác định không cần bàn cãi còn : Lục Lương – Lục Dương – Dương Việt thì đã ai dám chắc là chỗ nào trên bản đồ ...? Có thể nào Lục Lương là từ ký âm của Lạc Long trong tiếng Việt tức đất Giao chỉ ? Lục Dương là biến âm của Lạc Dương ? Lạc là Lạc ấp ,dương chỉ phương đông ( theo dịch học ) là nơi Chu công xây kinh đô phía đông của nhà Chu ? Còn đất Dương Việt có lẽ là đất của cộng đồng người Dương Việt ở Giang tây ngày nay , thời Chiến quốc là đất của nước Ngô . Như vậy thầy trò Triệu Chính – Đồ Thư đánh chiếm nơi nào ? Trong 3 địa danh này khả dĩ nhất là Dương Việt vì trong danh sách Lục quốc đã bị Tần thôn tính trước khi Thủy hoàng kên ngôi không có nước Ngô và Việt , Lục Lương- Lạc Long là vùng Bắc hộ đã nằm trong biên giới Tần rồi ( Sử ký đã dẫn trên) còn Lạc Dương đông đô nhà Chu thì càng vô lý hơn . Tiếp theo xin dẫn 1 đoạn trong sách sử Việt : “Năm 218 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhất phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng, Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, Đồ Thư thống lĩnh đã vào được đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc . Quân Tần đi đến đâu, Nhân dân Việt làm vườn không nhà trống đến đó. Quân Tần dần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Khi quân Tần đã kiệt sức,vì thiếu lương , thì Quân dân Việt, do Thục Phán chỉ huy, mới bắt đầu xuất trận. Đồ Thư đã phải bỏ mạng trong trận này. Mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước. Sau gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu Việt – Lạc Việt giành được độc lập. Thục Phán củng cố và xây dựng lại đất nước.” Năm -257 Thục Phán đã là An dương vương vua nước Âu Lạc vậy mà sao sau năm -218 Tây âu còn tù trưởng ? đọc đoạn sử trên ta có cảm giác Tây Âu và Lạc Việt là 2 phần rời chẳng dính gì tới nhau cả , kinh dị hơn khi quân của Đồ thư tiến vào đất Lạc Việt thì đương kim hoàng thượng An Dương vương được các Lạc tướng bầu làm thủ lãnh để lãnh đạo cuốc kháng chiến chống quân xâm lược ? các tướng lãnh suy tôn vua làm thủ lãnh ....không biết ….viết sử kiểu gì kỳ khôi vậy nữa . Cứ theo tư liệu của viện nghiên cứu sử học Việt nam này thì năm -207 ( 10 năm kháng chiến .đã dẫn ở trên ) Đồ thư chết và quân Tần vắt giò lên cổ chạy về ....Tần như vậy làm sao Triệu Đà có thể đánh chiếm sáp nhập nước của An Dương vương để lập nước Nam Việt năm -206 hay -207 ( theo sử Tàu) năm -208 (theo Trần trọng Kim) được ? Sách Tàu viết nhà Tần bình định xong miền lĩnh nam vào năm -214 tức 7 năm trước khi tướng Đồ thư chết Nhâm ngao lên thay ...? Về danh hiệu của nhân vật tên Đà cũng lắm điều phải bàn : Trước khi lên ngôi Sử ký gọi ông ta là Úy Đà ; trong quan chế nhà Tần quan úy là quan trông coi 1 quận cả về quân sự lẫn hành chánh , đã gọi là úy Đà mà lại.... là huyện lệnh huyện Long xuyên....cũng như bây giờ ta nói ông tỉnh trưởng Nguyễn văn Đà là quận trưởng quận Long xuyên ...thực chẳng ra đầu ra đuôi gì cả ; còn nói ông ta là quan úy quận Nam hải ....cũng không có lý vì chiếu bổ nhiệm Triệu Đà làm quan úy quận Nam hải là chiếu giả do Nhâm Ngao tự làm ., đã biết chắc như thế thì với quan niệm ‘chính danh’ không bao giờ Tư mã thiên cho tên ‘úy’ Đà vào sách sử Trung Hoa . Thêm 1 điều vô lý nữa : Triệu Đà vốn là danh tướng của Tần thân làm phó Soái cho cuộc viễn chinh cả nửa triệu quân vậy mà sau khi thắng lợi toàn diện ....lại ‘bị’ bổ nhiệm làm 1 huyện lệnh nho nhỏ ? hay là ông ta bị kỷ luật giáng cấp mà sử không ghi lại ? Dã sử Việt lồng cuộc xâm chiếm Âu - Lạc của Triệu Đà năm -208 vào câu truyện tình lâm ly bi đát Trọng thủy- Mỵ châu .... kết cuộc của truyện là An Dương vương mất nước .... cầm sừng văn tê 7 tấc theo thần Kim quy đi vào biển ...còn Sử ký Tư mã thiên thì chỉ viết mỗi dòng gọn lỏn (Triệu Đà...)“đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc theo mình....”...như vậy là đâu có đánh đấm gì... ? Trước đó cũng Sử ký viết ... “dần dần ông dùng hình pháp giết các trưởng lại do nhà Tần đặt ra, dùng những người đồng đảng để thay thế. Khi nhà Tần đã bị tiêu diệt, Đà lập tức đánh chiếm lấy cả Quế Lâm, Tượng Quận, tự lập làm Nam Việt Vũ Vương”. 2 đoạn trích trên đã chỉ rõ đất Âu-lạc và Tượng quận là 2 nơi khác nhau , điều này bác bỏ hoàn toàn thuyết cho Đất Việt ngày nay là Tượng quận. Xưa . Mới đây thời điểm Triệu Đà chiếm Âu Lạc được các nhà Sử học Việt Nam điều chỉnh lại là -178 chứ không phải -208 như sử Trước đây đã ghi .; còn chiếu theo Sử ký Tư mã thiên thì ít nhất là từ năm -221 ( Sử ký đã trích dẫn ở trên ) đất Tần đã đến miền Bắc hộ thì làm gì còn Âu –Lạc cho Triệu Đà đánh chiếm ..? Sách vở đã thế đến khi tìm được mộ Văn đế nước Nam Việt còn rối tinh mù hơn... ‘Văn đế hành tỉ’ đã khẳng định câu ‘Man di đại trưởng lão....’ trong sử Tàu là hoàn toàn láo khoét , Và ...thật ngộ nghĩnh tên của Văn đế là Triệu Muội hay Triệu Mạt ...là ‘vua lậu’ không hề có trong ‘danh sách’ vua Nam Việt , thật nực cười khi ....những nhà ‘khoa học’ trung quốc sau cả năm tranh cãi mới ‘phát hiện’ ra chữ ‘Muội’ bính âm đọc gần giống chữ ‘Hồ’ và...như vậy là....coi như xong...đã tìm thấy mộ Triệu Hồ vua thứ 2 của Nam Việt .... không phải vua lậu .. như đã tưởng . Ông trưởng đoàn khai quật và nghiên cứu đã ‘phát biểu’:.... trong trường hợp này ....nhà nghiên cứu chuyên nghiệp cũng giống như người nghiệp dư ....vì tất cả chỉ là ...suy đoán ( chính xác phải nói là đoán mò...). Chính sự ‘rối loạn’ thông tin đã chỉ ra : đây là thời kỳ bất thường của lịch sử . Sự dối trá dù tinh vi đến đâu sớm muộn gì cũng bị vạch mặt ...nhưng tìm ra cái sai đã khó , tìm được cái đúng để lấp vào còn khó hơn nhiều .....lắm khi cơ hồ như trở thành bất khả ... Nhà nghiên cứu Nguyễn cung Thông cho là trong Triệu Mạt thì Mạt là chữ Nôm viết chữ ‘một’ trong Việt ngữ , đây là ý kiến rất hay là hướng nghiên cứu rất sáng tạo và nhiều triển vọng , Triệu là từ ‘Chậu’ trong tiếng Thái –Lào , là từ ‘chủ-chúa’ trong tiếng Việt , Triệu Mạt nghĩa là vua hay chúa thứ nhất ., rất có thể Văn đế chính là vua khai sáng nước Nam Việt ; Đà không phải là tên người mà là tên đất , chính xác là đất Đào hay Thao là biến âm của Thiêu đồng nghĩa với Đốt –cháy chỉ hướng quẻ ly –lửa tức hướng nóng , Đào=hồng , hồng cũng là lửa , Triệu Đà hay Tha chính xác là Triệu Đào hay Triệu Thiêu ; nghĩa chúa đất Đào hay đất Thiêu mà thôi . Triệu Đà xưng là Nam Việt vũ vương hay Nam Việt vũ đế ; Nam Việt Vũ chỉ nghĩa là vua Nam Việt , vương và đế là thừa như lỗi núi Thái sơn , sông Hồng hà... thường gặp . Rất có thể : Nam Việt vũ , Triệu Đà và Văn vương Triệu Mạt chỉ là 1 nhân vật , chính là vua khai sáng cũng là vua đầu tiên của nước nam Việt mà lãnh thổ là đất Đào hay Thiêu . Có những việc rất dễ nhưng vô cùng quan trọng mà ‘người ta’ không chịu làm như xét nghiệm ADN bộ hài cốt của Văn đế xem lai lịch dòng giống ông ta ra sao ? là người Mongoloit hay Nam mongoloit tức gốc Đại Hán hay Bách Việt ( hay đã làm rồi nhưng thấy ...kẹt nên ...?) , Văn minh Nam Việt đích thị là văn minh Việt rồi vật chứng rành rành không thể cãi được nữa nhưng còn vua Nam Việt chiếu theo sử là người Hán , quê Chân Định ở Hà Bắc ngày nay tức chính dòng Mongoloit....nhưng cũng có người nói ‘bừa’ trong Sử thuyết họ HÙNG :Chân định còn gọi là Chân đăng là vùng Tứ xuyên ngày nay , người ở đấy thuộc dòng Quỳ Việt hay Cửu Việt nghĩa là Việt phía tây như thế xét theo nhân chủng học là thuộc dòng Nam mongoloit tức Nam á hoặc Nam đảo cùng là con rồng cháu tiên cả ....; mong mỏi chơi vậy thôi chứ với những nhà nghiên cứu Trung quốc thì luôn luôn ....sự thật ...rất xa tầm tay với . Phần số của Nam Việt vũ vương triệu Đà cũng hẩm hiu lắm . Sử Tàu thì xếp ông ta vào diện ‘nghịch tặc’ ly khai mẫu quốc , sử Việt thì chưa rõ ràng ...còn đang bàn ; một phái thì coi ông ta là vì vua khai quốc của người Việt ; là người làm rạng rỡ khiến phương nam trở nên hùng tráng sánh ngang với phương bắc , nhưng phái khác lại cho ông ta là tên xâm lược đầu tiên mở màn cho ngàn năm nô lệ khổ đau của dòng giống Việt .... Nhờ cái nhìn xuyên suốt từ cội nguồn chỉ duy có Sử thuyết họ Hùng đặt Nam Việt vũ vương Triệu Đà vào đúng vị trí xác thực trong dòng lịch sử : Đời Hùng vương thứ 17 ; Hùng Triệu vương – Cảnh Triệu lang hay Cảnh Thiều lang ...; bước đầu là vậy song những thông tin về thời kỳ lịch sử này còn rất nghèo nàn ; vẫn đang trong ....công đoạn đi tìm và xác minh ; công việc này chỉ với sức lực của 1 người thì không thể nào làm nổi ...biết đến ngày nào mới song suôi để mọi người có thể biết 1 cách chính xác và rõ ràng về ông vua và triều đại rất đỗi gian truân trong dòng lịch sử này .
-
thưa bạn Kadest. Tôi nghĩ từ 'chỉ' trong 'chỉ nam châm' không đồng nghĩa với động từ 'chỉ' trong tiếng Việt , bản thân cây kim không thể làm chủ cho hành động 'chỉ' được , nó chỉ có thể hướng về ...mà thôi (chỉ = hướng về là trạng từ )nên chuẩn xác hơn Hán ngữ phải gọi là 'Nam chỉ châm'....mới đúng văn phạm . Thôi tôi đã không biết còn bàn 'tùm lum' làm mất thời giờ của bạn . xử dụng lãng phí không gian mạng của diễn đàn . rất cám ơn Kadest về những gì đã trao đổi , nó thực sự hữu ích cho tôi , mong tiếp tục nhận được ý kiến của bạn . chào thân ái .
-
Vài dòng về nước Nam Việt trong sử Tàu . Sách Sử Trung quốc đang lưu hành là sự trộn lẫn sử ‘thật’ và sử ‘đểu’, dấu chỉ giúp nhận biết cũng đơn giản thôi , ở đâu có sự miệt thị khinh khi dân Bách Việt nhất là Lạc Việt thì đấy chắc chắn là đoạn sử ‘đểu’, nắm rõ tánh khí của người tạo ra nó thì rất dể dàng tìm ra những phần này . Chương Nước Nam Việt của Triệu Đà là chương đểu cáng nhất trong Hán sử . chỉ cần lướt qua vài dòng là thấy ngay sự bịa đặt kinh tởm của đám ‘sử nô’ viết theo đơn đặt hàng , dù viết về kẻ thù những sử gia chân chính cũng không bao giờ có giọng điệu như thế . Sử ký của Tư Mã Thiên ( đã cạo sửa ? ), quyển 113, mục Nam Việt Liệt Truyện và Hán Thư của Ban Cố, quyển 95, mục Liệt truyện. Sử Ký, phần Bản Kỷ, quyển 6 chép : “Năm [Tần Thủy Hoàng] thứ 33 [-214] dùng dân bỏ trốn, dân ở rể, dân buôn cho làm lính ; đánh chiếm đất Lục Lương đặt ra Quế Lâm , Nam Hải, Tượng Quận .” Đánh chiếm đất nước của người ta mà không phải dùng ...đội quân cho ra quân , chỉ cần đám bất lương ô hợp cũng xong ...., (đám bất lương này sau đó cho ở lại ‘sống chung’ với người Việt ) ; Những dòng này ngoài ý miệt thị đời cha còn hàm ý khinh bỉ mãi mãi ....đám con cháu Nam Việt ....chúng mày chỉ là kết qủa của sự ‘giao phối’ giữa mọi rợ và lưu manh . .. Những nhà ... viết sử gốc chăn ngựa viết tiếp : “ Man di Ðại trưởng lão thần [Triệu] Ðà liều chết tái bái, dâng thư Hoàng đế Bệ hạ : Từ khi Cao Hậu lâm triều dụng sự, gần kẻ sĩ nhỏ nhen, tín lời sàm tấu, phân biệt đối xử với man di, ra lệnh rằng : “Không [bán] cho dân Việt man di bên ngoài khí dụng kim loại làm ruộng ; ngựa, trâu, dê thì [bán] cho con đực, không bán con cái. Lão phu ở nơi hoang tịch, ngựa, trâu, dê răng dài đã già, nên không có để dùng vào việc tế tự, thật đáng tội chết” ; Đoạn này cụ thể hoá trình độ văn minh dân Nam hải : - mới chỉ biết dùng gia súc chứ chưa biết chăn nuôi .?.?. ‘nhập khẩu’ được con nào thì ‘xài’ con ấy ....tương tự như người ‘tiền sử’ đang trong tình trạng săn bắt hái lượm vậy . .., bắt được con nào thì chỉ biết con đó chưa biết chăn nuôi nhân giống là gì .... - trong lãnh vực trồng trọt ...thì ...đã bước qua thời công cụ đá đang tiến sang... thời ...‘kim khí.... nhập khẩu’ ..???.. Trên con đường từ man dã đến văn minh con người không hề trải qua giai đoạn ‘nửa người nửa ngợm’ như thế . Thật chỉ những bộ óc ‘cám lợn’ mới có thể nghĩ ra được những điều kỳ quái này . . Nam hải đã là vậy Dân chung quanh còn khủng khiếp hơn bội phần : “.....Vả lại phương Nam đất thấp, ẩm, dân man di ở vào giữa. Ở phía Đông đất Mân Việt chỉ vẻn vẹn nghìn người, cũng xưng hiệu là “vương”; ở phía Tây, nước Âu Lạc là nước trần truồng, cũng xưng là “vương”. Lão thần trộm dùng bậy danh hiệu “đế” chỉ để tự vui , chứ đâu dám để nói đến tai bệ hạ ?” ... “Phía Đông đất Mân Việt chỉ vẻn vẹn nghìn người”...như thế Mân Việt cũng chỉ trong giai đoạn bộ lạc là cùng... Đặc biệt...Kinh khủng nhất là dân Âu Lạc...còn trong tình trạng trần truồng ,có bản dịch là bán khai...; chưa biết đến áo quần thì chẳng hơn loài thú bao nhiêu ? Lướt qua vài hàng Sử sách chính thống Tàu ; Không cần nói nhiều chỉ với những di vật đồng –sắt và xương trâu tìm được trong lòng đất Việt có tuổi đáng cố tổ của Nhâm ngao đã là cái tát trời giáng vào mặt những kẻ vô sỉ ...; cả với những ai đọc mà cho những dòng sử này là thật , đáng tin .... thì cũng xứng đáng nhận cái tát như thế .
-
chào bạn Kadest . Đến Thánh cũng chưa dám nhận mình đúng hết , huống chi người phàm , quan niệm của tôi ...cứ thành thật thẳng thắn ...dù có thể mình sai nhưng biết đâu chính cái sai của mình đã giúp cho người khác đạt đến cái đúng . như vậy công sức mình bỏ ra để tìm được cái 'sai' cũng không hề uổng phí . bạn viết :'còn CHỈ là ĐỘNG TỪ nên NAM đứng sau.' tôi nghĩ phải ngược lại mới đúng ....như tiến về phương nam thì viết là 'nam tiến' chứ đâu có viết là 'tiến nam'' trừng phạt phương bắc thì Hoa ngữ nói là 'bắc phạt', đi đánh phía tây thì nói là 'tây chinh ' chứ đâu có nói ngược lại ? Trong lịch sử Việt Nam ta có Bắc bình vương Nguyễn Huệ chứ đâu có Bình bắc vương ... Tôi có nghe là trong phương ngữ miền nam trung hoa người ta đôi khi vẫn 'nói ngược ', không biết có đúng không ? ....vài hàng trao đổi với bạn , tôi nghĩ sao nói vậy chứ về ngôn ngữ học tôi dốt đặc , chúc sức khoẻ .
-
bạn Kadest thân ,điều tôi muốn nhấn mạnh là 'dân' chứ không phải 'vua' , trên vùng Bách Việt thì không thể có nước Hán , như Triệu Đà xưa cũng xưng là nước 'Nam Việt' chứ không xưng là 'Nam Hán' . xin bạn phân biệt rõ ràng 2 trường hợp : xâm lăng cướp nước với binh hùng tướng mạnh khuất phục biến đám dân đen thành nô lệ hoàn toàn khác với việc dựng nước , dựng nước phải dựa vào dân , dân là người Bách Việt không bao giờ đi ...dựng nước đại Hán ? bạn có chút lầm lẫn ...thời điểm 918 là thời Mạt đế nhà hậu Lương chứ không phải nhà Đường ,
-
thưa anh Kadest và các bạn . chỉ nam châm 指南針 nếu dùng chữ chỉ ..指 như 1 động từ thì 2 chữ 'chỉ nam' 指南 nghĩa là gì ? tôi chịu không dịch nổi cụm từ hán này . khi coi nó là 1 danh từ thì hiểu là ...phía nam cái ngón tay , ngón chân coi bộ còn thông hơn...nhưng khi thêm chữ 'châm' vào thì lại ...lại không hiểu nổi ...không lẽ dịch là "cái kim ở phía nam cái ngón tay ". Nếu tôi bàn ... có gì sai ...xin các bạn lượng thứ cho ...vì tôi không biết gì về Hán văn .