nguyen doan

Hội viên
  • Số nội dung

    512
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    2

Everything posted by nguyen doan

  1. Công dụng của lá mơ Lá mơ, còn có các tên khác như: ngưu bì đống, khau tất ma (Tày), co tốt ma (Thái), mơ tròn, dây mơ lông, mơ tam thể, mẫu cầu đằng, ngũ hương đằng, thanh phong đằng, mao hồ lô. Do loại cây này có mùi khó ngửi còn gọi là lá “rau “dấm chó”. Mơ là loại dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm. Toàn cây có lông mềm, nhất là thân, cành và lá non. Lá vò nát, có mùi khó ngửi. Thân non hơi dẹt, sau tròn, màu lục hoặc tím đỏ. Mùa ra hoa quả từ tháng 8 đến tháng 10. Cómột loài cùng họ, cũng có công dụng tương tự, chỉ khác ở chỗ có quả hình cầu, lá có màu tím đỏ ở mặt sau, gọi là mơ tam thể. Còn người dân miền núilại hay dùng cây mơ rừng, cùng họ, cũng có công dụng như mơ lông. Mơ rừng có đặc trưng khác với những loài trên ở chỗ toàn thân hầu như nhẵn, lá có gốc hình tim rõ, hoa màu hồng. Lá mơ lông vị hơi đắng, hơi mặn, mùi hôi, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc làm săn, sát trùng Ở Việt Nam có 5 loài, nhưng mơ lông là loài phổ biến nhất, cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia. Mơ lông có thể gặp hầu hết các tỉnh (trừ vùng núi cao, trên 1.600 m). Lá mơ thường được trồng ở những hàng rào, bờ vườn hoặc bờ nương rẫy. Có nơi được trồng để làm thuốc. Mơ lông có 2 loại: loại lá màu xanh và loại mơ tam thể. Lá mơ lông vị hơi đắng, hơi mặn, mùi hôi, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc làm săn, sát trùng. Bài thuốc từ lá mơ lông - Chữa kiết lỵ lâu ngày: rễ mơ lông, cỏ seo gà, mã đề, đem sao qua sắc uống. Hoặc lá mơ lông tươi, cỏ nhọ nồi tươi, mỗi vị 100 gr sắc đặc chia nhiều lần uống trong ngày. - Chữa lỵ amip và lỵ trực khuẩn: lá mơ lông 80 gr, cỏ nhọ nồi tươi 150 gr, lá đại khanh 30 gr, hạt cau 16 gr, bách bộ 12 gr, vỏ đại 8 gr, sắc đặc uống làm nhiều lần trong ngày. - Chữa lỵ: lá mơ lông, lá trâu cổ, mỗi vị 20 gr, lá lốt, nụ sim mỗi vị 10 gr sắc uống hoặc làm viên uống ngày một thang. Hoặc lá mơ lông 30 gr, cỏ sữa 25 gr, rau sam 20 gr, hạt cau khô, vỏ măng cụt mỗi vị 10 gr, thổ phục linh, bạch thược mỗi vị 5 gr sắc uống ngày 1 thang. Hoặc tán nhỏ mỗi lần uống 8 gr, ngày uống 3 lần. - Chữa tiêu chảy ra máu: lá mơ tam thể, rau sam, cây cứt lợn (mỗi vị 6 gr), đọt cà ăn quả 15 gr, xuyên tâm liên 4 gr. Sắc uống mỗi ngày một thang. - Chữa ho gà: lá mơ tam thể 150 gr, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250 gr, cam thảo dây 150 gr, trần bì 100 gr, gừng 50 gr, đường kính vừa đủ. Cho vào 6 lít nước, trộn lẫn rồi đun sôi còn 1 lít. Chia ra ngày uống 2-3 lần. - Một số người còn dùng loại lá xanh không lông để chữa men gan tăng trong các bệnh viêm gan. Mỗi lần dùng 20-25 gr lá tươi, đem rửa sạch, xay nghiền nát gạn lấy nước khoảng độ 250-300 ml, ngày uống 2 lần sáng và tối, thời gian uống từ 5-7 ngày liên tục.
  2. Điều trị ra mô hồi tay rất khó , bệnh do rối loạn thần kinh thức vật gây ra. Bạn nào có bài thuốc nam điều trị về cái này không thì gửi nên để mọi người tham khảo và điều trị .Ngày trước mình quen một cô có bài thuốc điều trị bệnh này rất hay nhưng tiếc hiện tại cô không ở Việt Nam nên không hỏi được .
  3. Dùng vỏ quýt để trị ho Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả. Xin chia sẻ với các bạn một số cách trị ho trong dân gian đơn giản như sau: - Lấy khoảng 5 gr vỏ quýt sắc với 2 chén nước cho thêm ít bột gừng và mật ong dùng để uống khi còn nóng. Quả quýt - Lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị chứng ho có đàm. - Riêng đối với trẻ nhỏ bị ho: Xắt vài lát củ cải mỏng đem ngâm trong nước đường vài ngày. Mỗi lần dùng lấy ra một muỗng hỗn hợp này hòa với nước nóng đợi đến khi nước còn ấm ấm thì cho trẻ uống. - Cũng có thể dùng một muỗng vừng (mè) sao khô rồi say nhuyễn, 6 gr hạnh nhân, một lát gừng sống bỏ vào nồi cho thêm 2 ly nước sắc lên. Khi dùng thì lấy một muỗng hỗn hợp ra này pha với ít mật ong để uống. Đối với trẻ khi bị ho thường bị mất ngủ nên lấy một miếng gừng sống xắt mỏng, sao hơi khô lên rồi thoa nhẹ xung quanh cổ và vai sẽ giúp trẻ ngủ ngon.
  4. Cây mỏ quạ Tên khoa học: Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur, họ Dâu tằm (Moraceae). Mô tả: Cây nhỏ, thân mềm yếu, nhiều cành, tạo thành bụi, có khi mọc thành cây nhỡ, chịu khô hạn rất khỏe, có nhựa mủ trắng, rễ hình trụ có nhiều nhánh, mọc ngang, rất dài, nếu gặp đá có thể xuyên qua được (do đó có tên xuyên phá thạch có nghĩa là phá chui qua đá). Vỏ thân màu tro nâu, trên có nhiều bì khổng màu trắng, thân và cành có rất nhiều gai, gai già hơi cong xuống trông như mỏ con quạ (do đó có tên cây mỏ quạ). Lá mọc cách, hình trứng thuôn, hai đầu nhọn, mặt lá nhẵn, bóng, mép nguyên. Nhấm có vị tê tê ở lưỡi (đặc điểm). Cụm hoa hình cầu, đường kính 7-10mm, màu vàng nhạt, mọc thành đôi hay mọc đơn độc ở kẽ lá. Hoa đơn tính, đực cái khác gốc. Mùa hoa tại Hà Nội là tháng 4. Quả màu hồng họp thành quả kép. Mùa quả tháng 10-11. Bộ phận dùng: Lá, rễ. Phân bố, thu hái và chế biến Cây mỏ quạ mọc hoang và được trồng làm hàng rào ở những đồi hoang hay đất vườn. Cắt lấy những đoạn thân bánh tẻ đường kính 1-2cm, dài 15-25cm, cắm nghiêng, thường xuyên tưới nước cho tới khi bén rễ thì thôi. Thường dùng lá tươi, có khi hái cả cành về nhà mới bứt lá riêng. Còn dùng rễ, đào về rửa sạch đất, cắt thành từng mẩu 30-50cm, phơi hay sấy khô. Vỏ ngoài màu vàng đất, vết cắt màu vàng nhạt, vị hơi tê tê. Công dụng và liều dùng Lá mỏ quạ tươi đã được dùng chữa vết thương phần mềm theo kinh nghiệm của cụ lang Long (Hải Dương) như sau: Chủ yếu dùng lá mỏ quạ tươi, rồi tùy theo vết thương, thêm một hai vị khác. Lá mỏ quạ tươi lấy về rửa sạch, bỏ cọng, giã nhỏ đắp vào vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì phải đắp cả hai bên, băng lại. Mỗi ngày rửa và thay băng một lần. Thuốc rửa vết thương là lá trầu không nấu với nước (40g lá trầu, 2 lít nước, nấu sôi để nguội, thêm vào đó 8g phèn phi, hòa tan, lọc và dùng rửa vết thương). Sau 3-5 ngày đã đỡ, khi đó hai ngày mới cần rửa và thay băng một lần. Trường hợp vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thì thay thuốc sau: Lá mỏ quạ tươi và lá thòng bong, hai vị bằng nhau, giã lẫn cả hai thứ đắp lên vết thương, mỗi ngày rửa và thay băng một lần. 3-4 ngày sau lại thay thuốc sau: lá mỏ quạ tươi, lá thòng bong, lá hàn the (Desmodium heterophyllum DC.) ba thứ bằng nhau, cứ 3 ngày mới thay băng một lần để vết thương chóng lên da non. Sau 2-3 lần thay băng bằng 3 vị trên thì rắc lên vết thương thuốc bột chế bằng phấn cây cau (sao khô) 20g, phấn cây chè (sao khô) 16g, ô long vĩ (bồ hóng) 8g, phèn phi 4g. Các vị tán mịn, trộn đều rắc lên vết thương rồi để yên cho vết thương đóng vẩy và róc thì thôi. Rễ được dùng trong nhân dân ta và ở Trung Quốc (Quảng Tây) làm thuốc khứ phong, hoạt huyết phá ứ, chữa ứ tích lâu năm, bị đả thương, phụ nữ kinh bế. Ngày dùng 10-30g rễ dưới dạng thuốc sắc. Theo kinh nghiệm nhân dân, phụ nữ có thai không dùng được. GS. ÐỖ TẤT LỢI
  5. Mùa hè và mùa xuân thường hay gặp bệnh ghẻ ,bệnh ghẻ do một loại ký sinh trùng có tên sarcoptes scabiei hominis gây ra ,bệnh thường xuất hiện ở những vùng đông dân cư, nhà chật hẹp , thiếu vệ sinh , thiếu nước sinh hoạt . Bệnh lây từ người này qua người khác do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo , chăn màn... Tổn thương chính của ghẻ là các mụn nước rải rác và khu trú ở các kẽ ngón tay,đường chỉ lòng bàn tay, sinh dục, mặt trong đùi, bụng hoặc ở các vùng da mỏng .Đối với trẻ nhỏ chưa biết đi có thể thấy mụn nước ở lòng bàn chân . Triệu chứng chính của bệnh ghẻ là ngứa và chủ yếu ngứa về đêm Nếu không được điều trị kịp thời bệnh ghẻ có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, lichen hóa , bội nhiễm và chàm hóa . Bệnh ghẻ có thể điều trị dứt điểm bằng nhiều phương pháp: Trong dân gian những người có kinh nghiệm thường tìm luống ghẻ,khêu cái ghẻ ,diệt hết cái ghẻ . đây là một phương pháp khá hay và chính xác . NĐ xin đưa ra một phương pháp điều trị bằng thuốc nam rất đơn giản, hiệu quả và NĐ đã từng áp dụng cho một số người quen. Trước tiên ta phải kiếm vỏ cây và lá cây xà cừ. Cách dùng đem khoảng 30 gam vở cây xà cừ và nắm lá tươi ta đun với khoảng 3-5 lít nước sạch, sau đó chắt lấy nước cốt. Bệnh nhân trước tắm sạch sẽ bằng nước xà bông , sau đó lấy nước vừa chắt tắm lại dùng từ 5 đến 7 ngày bệnh sẽ khỏi . Lưu ý :chỉ nên lấy nước cốt để tắm ,không nên pha loãng thuốc mất tác dụng. NĐ hy vọng đây là một phương pháp giúp ích cho mọi người.Nếu ai đó có phương pháp hay xin chia sẻ với mọi người .
  6. Giảo cổ lam (tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum) Theo Đông y: - Giảo cổ lam có vị ngọt đắng, tính hàn, vô độc; vào các kinh Tỳ, Phế, Tâm và Thận. Tác dụng của Giảm Cổ Lam: • Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não. Tốt cho người mắc bệnh tim mạch (đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp) • Chống lão hóa, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc. • Giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, ổn định huyết áp • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, bệnh tiểu đường tuýp II, ngăn ngừa và hạn chế biến chứng của bệnh. • Phòng chống ung thư, kìm hãm sự phát triển của khối u, giúp bệnh nhân ung thư sau truyền hóa chất, xạ trị hoặc sau phẫu thuật ăn ngủ tốt, tăng miễn dịch, giảm mệt mỏi, kéo dài tuổi thọ. • Tăng cường hệ miễn dịch, làm tăng sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân độc hại như quá nóng, quá lạnh, nhiễm xạ, nhiễm các chất độc hóa học, sinh học (vi khuẩn, vi rút, ung thư) Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, làm tỉnh táo, minh mẫn, sảng khoái, tăng khả năng làm việc trí óc và ngăn ngừa chúng lú lẫn ở người già • Rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc của gan • Điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi. • Tác dụng chống ôxy hóa, stress….
  7. Phân biệt Giảo cổ lam thật giả ? Trích bài viết “Trả lời thắc mắc độc giả” trên tạp chí Y-Dược học cổ truyền số 6: Các số tạp chí trước chúng tôi có giới thiệu với bạn đọc cây thuốc quý Giảo cổ lam, một cây thuốc có tác dụng điều trị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao, giúp người dùng ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Sau khi phát hành tạp chí, có rất nhiều bạn đọc đã gửi thư về hòm thư của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Đa số các phản hồi đều cho biết sản phẩm Giảo cổ lam sử dụng rất tốt cho sức khỏe. Sau khi dùng Giảo cổ lam một tháng thì mỡ máu và đường máu đều giảm, huyết áp ổn định, ăn ngủ tốt. Cá biệt có khách hàng giảm 10kg sau 40 ngày sử dụng Giảo cổ lam. Điều này càng khẳng định dược liệu Việt Nam rất tốt. Tuy nhiên còn nhiều đọc giả băn khoăn về tác dụng phụ của cây khi sử dụng lâu dài, cách trồng trọt, địa chỉ mua giống cây. Nhiều bạn đọc đã gửi mẫu về cho Học viện để được giám định. Tuy nhiên, các mẫu gửi về hầu hết đều bị nhầm lẫn sang loài khác. Nhất là các độc giả miền xuôi thì đều nhầm sang cây Ngũ trảo trong chi Tetrastigma thuộc họ Nho (Vitaceae), cây này gây tác dụng tiêu chảy khi dùng nhiều. Giảo cổ lam không mọc dưới đồng bằng, chỉ phân bố trên núi cao, mát. Ngoài ra Giảo cổ lam còn hay bị nhầm với các loài khác trong chi Gynostemma như loài G. pubescens (còn gọi là Thất diệp đởm hay Giảo cổ lam 7 lá). Nhóm phóng viên chúng tôi đã xin phép được gặp và phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền VN, Viện trưởng viện NC Y dược Tuệ Tĩnh để góp phần tìm hiểu rõ hơn về cây này PV: Thưa Phó Giáo sư, nhiều bạn đọc rất mong muốn được tư vấn cách phân biệt cây Giảo cổ lam, vậy ông có thể chia sẻ cho bạn đọc biết làm cách nào để phân biệt cây Giảo cổ lam với các loài khác dễ nhầm lẫn? PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần: Cây giảo cổ lam trong các nghiên cứu khoa học có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum có 5 lá chét (chữ la tinh pentaphylla có nghĩa là 5 lá), khác với các loài cùng chi như G. pubescens có 7 lá chét hay cây G. laxum có 3 lá chét (xem ảnh bên dưới). Cây Giảo cổ lam là cây leo bằng tua cuốn mọc ở nách lá, đây là đặc điểm của họ bầu bí (Curcubitaceae) phân biệt với các cây họ Nho (Vitaceae) leo bằng tua cuốn mọc đối diện với lá. Đặc biệt, cây Giảo cổ lam khi thử nhấm một chút thân hoặc lá ở đầu lưỡi sẽ có vị đắng sau chuyển sang vị ngọt, mát do có thành phần chính là saponin tương tự như trong Nhân sâm. Giảo cổ lam khi phơi khô hoặc sao lên thì rất thơm và có mùi đặc trưng. Cũng cần lưu ý cây này chưa thấy mọc dưới đồng bằng, chỉ mọc trên núi đá vôi. Tuy nhiên hiện nay có thể trồng được ở nhà nhưng phải trong chỗ râm mát. Để phân biệt được Giảo cổ lam thật giả, nhất thiết phải dùng cây tươi. Trường hợp một số độc giả gửi mẫu cây khô hoặc đã qua chế biến tới Học viện thì chúng tôi không thể nào phân biệt được. PV: Phó Giáo sư đã chỉ cách phân biệt cây Giảo cổ lam, vậy liệu người dân dùng lâu dài cây này có hại gì không? PGS.TS Nguyễn Duy Thuần: Sự đa dạng thực vật trong tự nhiên khiến nhiều loại cây có hình thái rất giống nhau, nên để giám định được cây thuốc thì cần có chuyên môn của các nhà khoa học. Ngoài ra, hàm lượng các hoạt chất trong cây còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, cây Giảo cổ lam cho hàm lượng hoạt chất tốt nhất phải ở độ cao trên 1000m, không khí và nguồn nước phải sạch. Một bộ lạc ở vùng núi cao Nhật bản thường hãm uống hàng ngày cho cả gia đình và họ có tuổi thọ rất cao (họ gọi Giảo cổ lam là cây Trường thọ hoặc Cỏ thần kỳ). Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về Giảo cổ lam cũng chỉ ra rằng cây này không có độc, không ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể khi sử dụng lâu dài. Ngược lại Giảo cổ lam giải độc mạnh và thanh lọc độc tố ra khỏi cơ thể, hoạt huyết, chống xơ vữa mạch, đặc biệt giúp sửa chữa các tổn thương ở tế bào nhờ bẫy các gốc tự do. Do có nhiều hoạt chất rất giống Nhân sâm nên có tác dụng tăng lực, uống vào thấy nhẹ nhõm sảng khoái (Trung quốc gọi là Sâm phương nam, Ngũ diệp sâm (Sâm năm lá)). Nhóm nghiên cứu của chúng tôi kết hợp với các nhà khoa học Thụy điển đã tìm ra một chất mới trong cây này có tác dụng hạ đường huyết mạnh và kích thích tụy tiết insulin. GS.TS. Phạm Thanh kỳ cùng các cộng sự Hàn quốc đã tìm được bảy hoạt chất mới có tác dụng kháng u mạnh, nhất là u vú, tử cung, đại tràng và phổi. PV: Vâng, có vẻ đây là một cây thuốc rất quý. Vậy chúng ta đã có biện pháp bảo vệ và phát triển nó chưa?. Có nên khuyến khích mọi người dân trồng cây này không. PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần. Giảo cổ lam được nghiên cứu từ rất lâu và sử dụng rộng rãi tại Trung quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã nghiên cứu hơn chục năm nay. Tôi được biết Công ty đầu tiên ở Việt Nam phát triển sản phẩm này là công ty TNHH Tuệ Linh. Công ty này được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ chuyển giao độc quyền đề tài về Giảo cổ lam và GS Kỳ trực tiếp kiểm định nguyên liệu. Trước đây và cho đến bây giờ họ vẫn chỉ thu mua cây Giảo cổ lam hoang dã trên những vùng núi cao của Việt Nam để chế biến. Việc làm này có thể sẽ gây cạn kiệt nguồn gen. Hiện nay Viện nghiên cứu của chúng tôi đang phối hợp với các công ty trong đó có Tuệ Linh để nghiên cứu trồng theo tiêu chuẩn G.A.P nhằm mục đích cho xuất khẩu. Nhu cầu về Giảo cổ lam tại Châu âu và Mỹ theo tôi là rất lớn vì tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu, béo phì rất cao. Một điểm khác biệt là người Việt Nam rất thích sản phẩm thiên nhiên hoang dã vì cho là an toàn, hàm lượng hoạt chất cao, nhưng tại các quốc gia phát triển họ lại chỉ coi trọng việc tiêu chuẩn hóa nguồn nguyên liệu, thậm chí cấm khai thác hoang dã. Bước đầu chúng tôi đã chuẩn hóa được cây giống và Công ty Tuệ Linh cũng là công ty đầu tiên trồng được một vài hecta thử nghiệm theo tiêu chuẩn G.A.P mẫu thu hái này gửi sang CHLB Đức, là nước có tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm khắt khe nhất của châu Âu để đánh giá và đã được chấp nhận. Người dân có thể tìm mua cây giống chuẩn cây Giảo cổ lam về trồng như cây cảnh trong nhà, có thể hái lá, hái ngọn nấu canh đắng ăn cho mát và giải độc. Tuy nhiên để chế biến thành thuốc thì nhất thiết phải trồng tại những vùng khí hậu thích hợp và có kiểm soát. PV: Vâng, xin cảm ơn Phó Giáo sư đã chia sẻ kinh nghiệm với bạn đọc. Chúc Phó Giáo sư và gia đình luôn mạnh khỏe!
  8. Lạ nhỉ bạn bè mình ở gần đó rất nhiều và cũng đều làm thuốc hỏi thì lại ko biết chuyện này .Nếu đúng như bạn nói thì bạn nên đưa hình ảnh phim chụp khối u lúc chưa uống thuốc và sau khi uống thuốc để kiểm chứng xem .
  9. Hiện anh đang trong vận xấu nên làm công việc hiện tại sẽ tốt hơn , anh nên chờ đợi cơ hội khoảng 2 năm nữa lúc đó sẽ thuận lợi hơn cho anh . Sang năm anh là một năm khó khăn với anh tuy nhiên vượt qua nó cuộc sống của anh thuận lợi hơn , chúc anh và gia đình luôn hạnh phúc .
  10. Bệnh gút là một bệnh thường gặp nhất trong bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa gây ra bởi tình trạng lắng đọng các tinh thể urat ở các mô của cơ thể, là hậu quả của quá trình tăng acid uric trong máu. Điều trị bệnh gút gồm 2 biện pháp chính: điều trị gút cấp và điều trị cơ bản bằng hạ acid uric máu [1, 3, 4, 5]. Bệnh gút thuộc phạm vi của chứng “Thống phong” của y học cổ truyền. Qua thực tế khi làm công tác chỉ đạo tuyến tại các vùng núi cao (huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái) phát hiện đồng bào dân tộc dùng 3 vị thuốc (dây gắm, thiên niên kiện và cây ngũ gia bì) để chữa các bệnh khớp mạn tính trong đó có bệnh gút. Để đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả của bài thuốc trên lâm sàng và khẳng định tính an toàn của thuốc chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tính an toàn và tác dụng điều trị bệnh gút của cao vương tôn” với mục tiêu: 1. Nghiên cứu độc tính cấp và bán trường diễn của cao vương tôn trên thực nghiệm. 2. Đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ acid uric máu và khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm sàng. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Chất liệu: Cao vương tôn được bào chế từ vương tôn (dây gắm) 5kg, thiên niên kiện 3kg, ngũ gia bì 2 kg. Liều dùng là 20g/người/ngày chia 2 lần, trong 30 ngày. 2. Đối tượng Trên thực nghiệm: Đối tượng nghiên cứu: trên thực nghiệm là chuột nhắt trắng chủng Swiss 18 - 22g/con và thỏ chủng Newzealand White. Trên lâm sàng: 60 bệnh nhân được chẩn đoán xác định Gút theo tiêu chuẩn của Bennet – Wood năm 1968 thuộc thể phong thấp nhiệt và thể trọc ứ theo y học cổ truyền điều trị nội trú và ngoại trú tại bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Yên Bái. 3. Phương pháp Phương pháp nghiên cứu trên thực nghiệm: Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp: xác định LD50 của cao khô vương tôn trên chuột nhắt trắng bằng đường uống theo phương pháp Litchfield - Wilcoxon. Nghiên cứu độc tính bán trường diễn: Thỏ được chia làm 3 lô, mỗi lô 10 con. Lô chứng uống nước cất. Lô trị 1 uống cao vương tôn liều 1,6g/kg (liều có tác dụng tương đương trên người, tính theo hệ số 4) Lô trị 2 uống cao vương tôn liều 4,8g/kg (gấp 3 lần lô trị 1). Thỏ được uống nước hoặc thuốc trong 4 tuần liền, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Thỏ được theo dõi trước và trong quá trình nghiên cứu các chỉ tiêu: tình trạng chung, chức năng tạo máu, chức năng gan, thận và mô bệnh học (sau 4 tuần) Phương pháp nghiên cứu trên lâm sàng Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập, thử nghiệm mở, so sánh kết quả trước và sau điều trị. 60 bệnh nhân được chia làm 2 nhóm gồm: N1: 30 bệnh nhân bị gút cấp. N2:30 bệnh nhân bị gút mạn. Bệnh nhân ở cả hai nhóm được uống 20g/ngày, chia 2 lần, uống trong 30 ngày liên tục. Các chỉ tiêu quan sát (lâm sàng, cận lâm sàng) được tiến hành vào ngày đầu tiên vào ngày thứ 30 của đợt điều trị. Cao vương tôn là một bài thuốc được bào chế từ dây gắm, thiên niên kiện và cây ngũ gia bì. Mục tiêu: Nghiên cứu độc tính cấp, bán trường diễn của cao vương tôn trên thực nghiệm và đánh giá tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ acid uric máu và khảo sát tác dụng không mong muốn của bài thuốc trên lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các chỉ số huyết học và sinh hóa của máu thay đổi không có ý nghĩa thống kê, chỉ số Ritchie sau điều trị giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị với p < 0,05, chu vi khớp sưng giảm với p < 0,05, acid uric máu giảm ở cả 2 nhóm bệnh gút mạn và gút cấp, qua 30 ngày điều trị chưa thấy các tác dụng không mong muốn trên lâm sàng và cận lâm sàng. Cao vương tôn an toàn khi sử dụng. Thuốc có tác dụng giảm đau, giảm sưng, hạ acid uric máu ở cả hai nhóm bệnh gút mạn và gút cấp. Đọc thêm Đánh giá an toàn và tác dụng điều trị bệnh Gút của cao vương tôn ST http://thuvienykhoa.vn/chi-tiet-tai-lieu/danh-gia-an-toan-va-tac-dung-dieu-tri-benh-gut-cua-cao-vuong-ton/1319.yhoc
  11. Hiện nay nhiều người trồng cây thương lục nhưng nhầm tưởng là cây sâm .Vì nó rễ của trông rất giống sâm ,điều này rất nguy hại cho sức khỏe người dùng . Thương lục là loại cây có độc ở tất cả các bộ phận. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy trong rễ củ, quả, lá… thương lục có một chất độc, đắng, gọi là phytolaccatoxin. Khi ăn phải lượng nhiều sẽ có cảm giác tê môi, đầu lưỡi; đau bụng, vã mồ hôi, giãn đồng tử, tăng tiết đờm nhớt, nôn mửa, tụt huyết áp, co giật, liệt hô hấp, hôn mê và có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Củ thương lục chính là một vị thuốc công hạ mãnh liệt, có thể gây sẩy thai... Thông tin thêm : http://www.duoclieu.org/2012/01/su-nham-lan-chet-nguoi-giua-sam-va.html http://danviet.vn/49826p1c31/ngo-doc-thuong-luc-vi-nham-voi-nhan-sam.htm
  12. Năm nay công việc của em gặp nhiều khó khăn,thấy có sự thay đổi trong công việc ,Từ tháng 8 âm trở đi em sẽ thuận lợi hơn .
  13. Bạn đang trong đại vận xấu , công việc hay bị chèn ép và làm thường không đúng chuyên môn.,đại vận 34-43 bạn sẽ gặp thuận lợi hơn .
  14. Sang năm bạn có nhiều khả năng lập giờ đình .
  15. Em đưa lá số giờ hợi và giờ tý nhờ xác định cho chính xác
  16. Theo vận hạn em kể thì em sinh giờ ngọ
  17. MỔ đẻ khó xem hơn việc xác định giờ sinh khá phức tạp.Em nên nói rõ để các chú ấy biết .
  18. Em đẻ thường hay mổ đẻ vậy ?
  19. Tôi thấy bạn sinh giờ hợi .
  20. EM cung cấp thêm thông tin để tiện việc xác định giờ sinh cho em .
  21. Theo cháu bác sinh giờ mão
  22. lá số của bác trí dũng mệnh đắc tam không,mệnh thổ cư cung mệnh kim nên thành công là vậy.
  23. Anh nghĩ em sinh giờ ngọ ,năm nay em có thể sẽ tiến tới hôn nhân.
  24. Năm nay tình cảm còn nhiều trục trắc lắm .sang năm duyên sẽ đến bạn ah
  25. Bạn bị ngã xe tháng 1 phải không ?