nguyen doan

Giảo Cổ Lam

3 bài viết trong chủ đề này

Giảo cổ lam (tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum)

Theo Đông y:

- Giảo cổ lam có vị ngọt đắng, tính hàn, vô độc; vào các kinh Tỳ, Phế, Tâm và Thận.

Tác dụng của Giảm Cổ Lam:

• Làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối, phòng ngừa các biến chứng tim mạch, não. Tốt cho người mắc bệnh tim mạch (đau thắt ngực, khó thở, hồi hộp)

• Chống lão hóa, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực mạnh, tăng khả năng làm việc.

• Giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu, ổn định huyết áp

• Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị, bệnh tiểu đường tuýp II, ngăn ngừa và hạn chế biến chứng của bệnh.

• Phòng chống ung thư, kìm hãm sự phát triển của khối u, giúp bệnh nhân ung thư sau truyền hóa chất, xạ trị hoặc sau phẫu thuật ăn ngủ tốt, tăng miễn dịch, giảm mệt mỏi, kéo dài tuổi thọ.

• Tăng cường hệ miễn dịch, làm tăng sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân độc hại như quá nóng, quá lạnh, nhiễm xạ, nhiễm các chất độc hóa học, sinh học (vi khuẩn, vi rút, ung thư)

Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não, làm tỉnh táo, minh mẫn, sảng khoái, tăng khả năng làm việc trí óc và ngăn ngừa chúng lú lẫn ở người già

• Rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc của gan

• Điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo bụng, béo đùi.

• Tác dụng chống ôxy hóa, stress….

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sự thật về “thần dược” giảo cổ lam trị ung thư

(VTC News) - Vài năm trở lại đây, tại rất nhiều hiệu thuốc trên cả nước bày bán loại trà nghe rất lạ tai: Trà Giảo cổ lam. Loại trà này cũng được quảng cáo nhiều trên các phương tiện truyền thông. Người bình thường vẫn còn khá mơ hồ, tuy nhiên, phần lớn những người mắc bệnh ung thư đều biết đến. Số người mắc ung thư mới ở nước ta mỗi năm lên đến con số 200.000 người, cộng với hàng vạn người đang mắc bệnh chính là thị trường rất lớn tiêu thụ các sản phẩm từ giảo cổ lam.

Giảo cổ lam là thần dược trị bách bệnh?

Giảo cổ lam phiên âm từ jiaogulan, hay còn gọi là dây lõa hùng, trường sinh thảo, cam trà vạn, thất diệp đảm, hoặc những cái tên thể hiện sự quý hiếm như ngũ diệp sâm, sâm phương nam, cây cỏ thần kỳ... Tên khoa học của cây này là gynostemma pentaphyllum. Mỗi nước có một tên gọi khác nhau. Người Nhật gọi là phúc âm thảo. Ở Việt Nam thường được gọi là giảo cổ lam hoặc cây bổ đắng.


Posted Image
Vườn giảo cổ lam trồng ở Viện Dược liệu trên Tam Đảo (Vĩnh Phúc).


Theo tài liệu nghiên cứu của GS.TS. Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược), giảo cổ lam thuộc dạng cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt. Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy.
Posted ImagePosted Image
Giảo cổ lam có nhiều loại: 3 lá, 5 lá, 7 lá và 9 lá.

Quả giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen. Loài cây này mọc nhiều ở độ cao trên dưới 2.000m so mới mặt nước biển, trong các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh quanh năm.

Giảo cổ lam xuất hiện nhiều nhất ở vùng núi Tây Tạng. Ngoài ra, một số vùng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên cũng có.

Giảo cổ lam được coi là một dược liệu đầu vị quý ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú”, quyển hạ, năm 1639, của Trung Quốc.
Posted Image
Giảo cổ lam 3 lá mọc tự nhiên trên đá trong rừng Hoàng Liên Sơn trông rất khác với giảo cổ lam trồng trong vườn.

Từ xa xưa, ở Trung Quốc, loài cây này được vua chúa, quan lại sử dụng để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp.

Năm 1976, Nhật Bản tình cờ phát hiện giảo cổ lam khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi cao có tuổi thọ bình quân 98 tuổi, mà nguyên nhân là do người dân nơi đó dùng loại cây này chế biến thành trà để uống hàng ngày và bào chế thành thuốc để tăng cường sức khỏe.

Kể từ khi giảo cổ lam được phát hiện ở Nhật Bản, phong trào nghiên cứu, tìm kiếm cây giảo cổ lam sôi sục ở Trung Quốc, Mỹ, Đức, Italia.
Posted ImagePosted Image
Các dòng quảng cáo đều có điểm nhấn: chống ung thư, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị ung thư...

Trong các cuộc nghiên cứu về giảo cổ lam, có thể kể ra đây một số nghiên cứu mà trang web của Công ty TNHH Tuệ Linh, một công ty sản xuất nhiều sản phẩm từ giảo cổ lam nhất, dẫn ra:

GS. Tan, Liu đã chứng minh giảo cổ lam có tác dụng kìm hãm sự tích tụ tiểu cầu, làm tan cục máu đông, chống huyết khối, tăng cường lưu thông máu lên não.

GS. Lin và cộng sự chứng minh giảo cổ lam có tác dụng chống viêm gan, chứng cao huyết áp và chống ung thư. Tác dụng chống viêm của giảo cổ lam mạnh hơn Indomethacin.

GS. Wang và cộng sự chứng minh giảo cổ lam kìm hãm sự phát triển của khối u rất mạnh.

TS. Nguyễn Duy Thuần, Nguyễn Khánh Hòa, Đào Văn Phan cũng đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết mạnh của giảo cổ lam và GS-TS Phan Thị Phi Phi cũng đã nghiên cứu tác dụng tăng miễn dịch rất tốt của giảo cổ lam.

Giảo cổ lam chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu damaran, trong đó có nhiều loại giống với nhân sâm và tam thất. Cũng chính vì đặc tính và công dụng này mà nó có tên là ngũ diệp sâm.

Giảo cổ lam chứa nhiều Flavonoid, là hoạt chất có tác dụng sinh học cao, chống lão hóa mạnh. Ngoài ra, nó chứa nhiều acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se.

Posted Image
Một vị bác sĩ quảng cáo tác dụng của giảo cổ lam trong một hội thảo (ảnh sưu tầm).

Các hoạt chất chiết xuất từ giảo cổ lam đã được thử nghiệm trên cả động vật lẫn trên cơ thể người và các nhà khoa học đã có được các kết quả rất đáng kinh ngạc. Giảo cổ lam có tác dụng ức chế tăng cholesteron 71% theo phương pháp ngoại sinh và 82,08% theo phương pháp nội sinh, do đó, nó có tác dụng giảm mỡ máu rất mạnh.

Các nhà khoa học đã thử nghiệm trên chuột bơi và nhận thấy tác dụng tăng lực tới 214,2%. Với tác dụng tăng lực như trên, các vận động viên của Trung Quốc và Nhật Bản thường sử dụng giảo cổ lam trước các cuộc thi đấu và họ gọi loại cây này là Doping thiên nhiên (?!).

Giảo cổ lam có tác dụng bảo vệ tế bào gan rất mạnh trước sự tấn công của các chất gây độc, làm tăng tiết mật và làm tăng đáp ứng miễn dịch tế bào khi chiếu xạ hoặc gây độc tế bào bằng hóa chất…

Còn rất nhiều tác dụng khác nữa mà các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu, chiết xuất, ứng dụng.


Chỉ cần nêu những công dụng trên đây cũng có thể thấy giá trị của giảo cổ lam là rất lớn. Tuy nhiên, người dân trong nước lại quan tâm đặc biệt đến loại cây này bởi theo công bố của các nhà khoa học, nó có khả năng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, căn bệnh khiến số người chết trên thế giới nhiều chỉ sau tim mạch.

Theo dự đoán, bệnh tim mạch sẽ phải “nhường ngôi” cho bệnh ung thư trong thời gian không xa, vì những phương tiện điều trị bệnh tim mạch mỗi ngày thêm hiện đại, song khả năng điều trị bệnh ung thư thì vẫn như… rùa bò.

Theo các nhà khoa học, giảo cổ lam có khả năng ức chế khối u từ 20-80% và khả năng phòng ngừa u hóa cực kỳ tốt (?!).

Lợi dụng những công bố khoa học này, nhiều doanh nghiệp, nhiều ông lang đã thổi vào cây thuốc công dụng “thần kỳ” là trị bệnh ung thư. Giữa hai cụm từ “hỗ trợ điều trị” và “điều trị” là một khoảng cách rất xa, nhưng trong những lời quảng cáo họ rất hay bỏ quên hai chữ “hỗ trợ”.

Bệnh nhân ung thư là những đối tượng quan tâm đến loại cây thuốc này nhiều nhất. Rồi những người lo lắng mình có thể mắc ung thư cũng tìm kiếm các sản phẩm từ giảo cổ lam để uống thay nước hàng ngày những mong ngăn ngừa được căn bệnh tử thần.

Còn tiếp…

Phạm Ngọc Dương



“Thần dược ung thư” giảo cổ lam trị… giun sán (?!)

(VTC News) - Giảo cổ lam được đồng bào ở Sapa sử dụng như một loại thuốc trị giun sán. Nếu ai mắc giun sán, cứ sắc giảo cổ lam uống hàng ngày, các loại giun sán sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể.







Posted Image
Giảo cổ lam được trồng như cỏ ở Viện Dược liệu (Tam Đảo, Vĩnh Phúc).


VTC News đã từng có một số bài viết về ông Trần Ngọc Lâm, người sống cùng gấu trong rừng Hoàng Liên Sơn để tìm cây thuốc chống chọi với căn bệnh ung thư phổi quái ác.

Ông Trần Ngọc Lâm cũng chính là người đã phát hiện và sử dụng cây giảo cổ lam ở Hoàng Liên Sơn cùng với nhiều vị thuốc quý khác để tự chữa bệnh cho mình.

Người dân ở Sapa thì đã dùng cây thuốc này từ hàng trăm năm nay như một thứ nước uống thông thường. Đồng bào gọi nó là cây bổ đắng (đơn giản vì nó rất đắng). Tác dụng mà đồng bào thấy rõ nhất ở loài cây này là chữa mụn nhọt do tính chất giải độc mạnh, làm mát cơ thể. Ngoài ra, giảo cổ lam còn được đồng bào nơi đây sử dụng như một loại thuốc trị giun sán. Nếu ai mắc giun sán, cứ sắc giảo cổ lam uống hàng ngày, các loại giun sán sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể.

Posted Image
Đồng bào ở Sapa dùng giảo cổ lam để trị giun sán.

Tuy nhiên, giảo cổ lam chỉ thực sự trở nên nổi tiếng, được nhiều người quan tâm, khi GS Phạm Thanh Kỳ phát hiện và công bố bằng những công trình nghiên cứu cấp Nhà nước.

Tôi đã có nhiều ngày lang thang trong rừng Hoàng Liên Sơn cùng ông Trần Ngọc Lâm để tìm hiểu về cây thuốc này.

Theo ông Lâm, người Tây Tạng có khá nhiều bài thuốc trị bệnh ung thư, trong đó, phổ biến họ kết hợp dùng những loại cây như: kim tuyến, ngũ trảo long, mộc hoàng cô, giảo cổ lam, thúc cốt lam, bạch xà hoa, địa tàng thiên, đoái tâm bồng…
Posted Image
Ông Trần Ngọc Lâm là người đầu tiên phát hiện ra cây giảo cổ lam ở Việt Nam.

Hiện tại, ông Lâm vẫn dùng những loại cây cỏ này để sắc nước uống và ông vẫn sống khỏe mạnh dù đã mắc ung thư phổi từ 20 năm nay.

Ông Lâm từng làm nghề lái xe siêu trường siêu trọng cho người Trung Quốc, chở hàng qua Tây Tạng sang các nước Tây Á. Trong thời gian sống ở vùng La Tư (thị trấn trên độ cao 4.000 của Tây Tạng), vào năm 1993, ông đã được các nhà sư Tây Tạng chữa bệnh và dạy cho bài thuốc này.

Các nhà sư Tây Tạng đã cho ông Lâm đi hái thuốc cùng trên dãy Hymalaya và chỉ dạy từng loại cây thuốc quý hiếm. Những loại cây thuốc vốn đã quý, lại sống trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt nên càng hiếm, càng chất lượng.
Posted Image
GS. Phạm Thanh Kỳ (bên phải) là người đầu tiên nghiên cứu kỹ lưỡng về cây giảo cổ lam (ảnh sưu tầm).

Sau khi bệnh tình thuyên giảm, ông Lâm đã về nước cùng với một bao tải thuốc mà ông tự hái trên núi do các nhà sư chỉ dẫn.

Về nước, khi số thuốc mang về từ Tây Tạng hết, ông Lâm lại đổ bệnh nặng. Biết không sống được nữa, ông đã vào rừng Hoàng Liên Sơn để… chết.

Không ngờ, trong quá trình leo lên đỉnh Fansipan, ông Lâm đã phát hiện ra rất nhiều loại cây thuốc mà các nhà sư Tây Tạng dùng để điều trị ung thư. Riêng giảo cổ lam thì mọc bạt ngàn, từ chân núi lên đến đỉnh núi, khắp Hoàng Liên Sơn đâu đâu cũng thấy loài cây này mọc.

Posted Image
Các sản phẩm giảo cổ lam trên thị trường (ảnh sưu tầm).

Cứ dùng đúng những loài cây mà ông từng sắc nước uống hồi ở Tây Tạng, bệnh tình của ông Lâm lại thuyên giảm và hiện ông vẫn sống chung khỏe mạnh với căn bệnh ung thư phổi quái ác.

Theo lời ông Lâm, cách đây hơn 10 năm, GS-TS. Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội, Chủ nhiệm bộ môn Dược liệu) dẫn sinh viên vào rừng Hoàng Liên thực tập và đã gặp ông Trần Ngọc Lâm.

Nghe ông Lâm kể về những cây thuốc quý, ông Kỳ đã bỏ công tìm hiểu. Ông đã ở lại nhiều ngày trong lán với ông Lâm để nghiên cứu về các loại cây thuốc và tìm hiểu bí quyết ông Lâm sống được với căn bệnh ung thư phổi suốt nhiều năm. Ông Lâm đã chỉ cho GS. Kỳ cây giảo cổ lam.

Sau khi được GS. Vũ Văn Chuyên xác định tên khoa học chính xác, GS Kỳ đã đăng ký đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước và được cấp ngân sách để nghiên cứu về cây giảo cổ lam, phục vụ cho lợi ích quốc gia. Sự phát hiện này đã gây ra dư luận xôn xao một thời.

Ngoài việc công bố cây giảo cổ lam, ông Lâm còn công bố phát hiện của mình về một số loại cây thuốc quý khác nữa, trong đó có cây cỏ nhung, hay còn gọi là kim tuyến (lá hình trái tim và có nhiều đường chỉ lấp lánh như kim tuyến).

Posted Image
Tôi và ông Trần Ngọc Lâm phải đi bộ cả ngày trong rừng Hoàng Liên Sơn mới tìm thấy một cây cỏ nhung bé xíu.

Việc tiết lộ cây cỏ nhung là sai lầm nhớ đời của ông Trần Ngọc Lâm. Người Trung Quốc biết Fansipan có cây này đã kéo sang thuê đồng bào Mông ở Sapa nhổ sạch.

Lúc đầu, người Trung Quốc thu mua với giá vài chục ngàn đồng/kg, sau đó nâng giá lên đến 500 ngàn, và cuối cùng là 1 triệu đồng/kg, vẫn để dính đất cát. Ông Lâm đã có nhiều năm sống và làm việc ở Trung Quốc và ông thấy người Trung Quốc sẵn sàng bỏ ra số tiền 4-5 triệu đồng để mua một kg cỏ nhung tươi để dùng cho bài thuốc trị ung thư.

Thời kỳ đó, người Mông ở Sapa bỏ hết ruộng nương vào rừng Hoàng Liên Sơn để tìm loại cây này bán sang Trung Quốc. Vì thế, từ chỗ cây cỏ nhung mọc rất nhiều trong rừng Hoàng Liên Sơn, giờ thì đã sạch bách. Do đó, theo ông Lâm, giá trị tiền triệu ở Trung Quốc và Nhật Bản chỉ là cây cỏ nhung, chứ không phải là cây giảo cổ lam.

Posted Image
Người dân Sapa tỉ mỉ gieo trồng cây cỏ nhung trong những chai nhựa.

Tôi và ông Trần Ngọc Lâm cùng ông Lê Trọng Hùng, nguyên Giám đốc Trung tâm Du lịch Sapa, cuốc bộ cả ngày trong rừng Hoàng Liên Sơn mới kiếm được một cây cỏ nhung bé bằng cọng tăm.

Theo quan điểm của ông Lâm, trong số những bài thuốc điều trị ung thư mà ông Lâm học được từ các nhà sư bên Tây Tạng thì cây cỏ nhung mới là cây cực quý, tiếp theo là cây ngũ trảo long, còn giảo cổ lam hiện đang bán tràn lan ở thị trường trong nước là cây rẻ tiền nhất trong số những cây thuốc trong bài thuốc điều trị bệnh ung thư mà ông Lâm học được từ các nhà sư Tây Tạng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phân biệt Giảo cổ lam thật giả ?

Trích bài viết “Trả lời thắc mắc độc giả” trên tạp chí Y-Dược học cổ truyền số 6:

Các số tạp chí trước chúng tôi có giới thiệu với bạn đọc cây thuốc quý Giảo cổ lam, một cây thuốc có tác dụng điều trị tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu cao, giúp người dùng ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Sau khi phát hành tạp chí, có rất nhiều bạn đọc đã gửi thư về hòm thư của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Đa số các phản hồi đều cho biết sản phẩm Giảo cổ lam sử dụng rất tốt cho sức khỏe. Sau khi dùng Giảo cổ lam một tháng thì mỡ máu và đường máu đều giảm, huyết áp ổn định, ăn ngủ tốt. Cá biệt có khách hàng giảm 10kg sau 40 ngày sử dụng Giảo cổ lam. Điều này càng khẳng định dược liệu Việt Nam rất tốt. Tuy nhiên còn nhiều đọc giả băn khoăn về tác dụng phụ của cây khi sử dụng lâu dài, cách trồng trọt, địa chỉ mua giống cây. Nhiều bạn đọc đã gửi mẫu về cho Học viện để được giám định. Tuy nhiên, các mẫu gửi về hầu hết đều bị nhầm lẫn sang loài khác. Nhất là các độc giả miền xuôi thì đều nhầm sang cây Ngũ trảo trong chi Tetrastigma thuộc họ Nho (Vitaceae), cây này gây tác dụng tiêu chảy khi dùng nhiều. Giảo cổ lam không mọc dưới đồng bằng, chỉ phân bố trên núi cao, mát. Ngoài ra Giảo cổ lam còn hay bị nhầm với các loài khác trong chi Gynostemma như loài G. pubescens (còn gọi là Thất diệp đởm hay Giảo cổ lam 7 lá).

Nhóm phóng viên chúng tôi đã xin phép được gặp và phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Phó Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền VN, Viện trưởng viện NC Y dược Tuệ Tĩnh để góp phần tìm hiểu rõ hơn về cây này

PV: Thưa Phó Giáo sư, nhiều bạn đọc rất mong muốn được tư vấn cách phân biệt cây Giảo cổ lam, vậy ông có thể chia sẻ cho bạn đọc biết làm cách nào để phân biệt cây Giảo cổ lam với các loài khác dễ nhầm lẫn?

PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần: Cây giảo cổ lam trong các nghiên cứu khoa học có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum có 5 lá chét (chữ la tinh pentaphylla có nghĩa là 5 lá), khác với các loài cùng chi như G. pubescens có 7 lá chét hay cây G. laxum có 3 lá chét (xem ảnh bên dưới). Cây Giảo cổ lam là cây leo bằng tua cuốn mọc ở nách lá, đây là đặc điểm của họ bầu bí (Curcubitaceae) phân biệt với các cây họ Nho (Vitaceae) leo bằng tua cuốn mọc đối diện với lá. Đặc biệt, cây Giảo cổ lam khi thử nhấm một chút thân hoặc lá ở đầu lưỡi sẽ có vị đắng sau chuyển sang vị ngọt, mát do có thành phần chính là saponin tương tự như trong Nhân sâm. Giảo cổ lam khi phơi khô hoặc sao lên thì rất thơm và có mùi đặc trưng. Cũng cần lưu ý cây này chưa thấy mọc dưới đồng bằng, chỉ mọc trên núi đá vôi. Tuy nhiên hiện nay có thể trồng được ở nhà nhưng phải trong chỗ râm mát. Để phân biệt được Giảo cổ lam thật giả, nhất thiết phải dùng cây tươi. Trường hợp một số độc giả gửi mẫu cây khô hoặc đã qua chế biến tới Học viện thì chúng tôi không thể nào phân biệt được.

PV: Phó Giáo sư đã chỉ cách phân biệt cây Giảo cổ lam, vậy liệu người dân dùng lâu dài cây này có hại gì không?

PGS.TS Nguyễn Duy Thuần: Sự đa dạng thực vật trong tự nhiên khiến nhiều loại cây có hình thái rất giống nhau, nên để giám định được cây thuốc thì cần có chuyên môn của các nhà khoa học. Ngoài ra, hàm lượng các hoạt chất trong cây còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, cây Giảo cổ lam cho hàm lượng hoạt chất tốt nhất phải ở độ cao trên 1000m, không khí và nguồn nước phải sạch. Một bộ lạc ở vùng núi cao Nhật bản thường hãm uống hàng ngày cho cả gia đình và họ có tuổi thọ rất cao (họ gọi Giảo cổ lam là cây Trường thọ hoặc Cỏ thần kỳ). Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về Giảo cổ lam cũng chỉ ra rằng cây này không có độc, không ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể khi sử dụng lâu dài. Ngược lại Giảo cổ lam giải độc mạnh và thanh lọc độc tố ra khỏi cơ thể, hoạt huyết, chống xơ vữa mạch, đặc biệt giúp sửa chữa các tổn thương ở tế bào nhờ bẫy các gốc tự do. Do có nhiều hoạt chất rất giống Nhân sâm nên có tác dụng tăng lực, uống vào thấy nhẹ nhõm sảng khoái (Trung quốc gọi là Sâm phương nam, Ngũ diệp sâm (Sâm năm lá)). Nhóm nghiên cứu của chúng tôi kết hợp với các nhà khoa học Thụy điển đã tìm ra một chất mới trong cây này có tác dụng hạ đường huyết mạnh và kích thích tụy tiết insulin. GS.TS. Phạm Thanh kỳ cùng các cộng sự Hàn quốc đã tìm được bảy hoạt chất mới có tác dụng kháng u mạnh, nhất là u vú, tử cung, đại tràng và phổi.

PV: Vâng, có vẻ đây là một cây thuốc rất quý. Vậy chúng ta đã có biện pháp bảo vệ và phát triển nó chưa?. Có nên khuyến khích mọi người dân trồng cây này không.

PGS.TS. Nguyễn Duy Thuần. Giảo cổ lam được nghiên cứu từ rất lâu và sử dụng rộng rãi tại Trung quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Các nhà khoa học Việt Nam cũng đã nghiên cứu hơn chục năm nay. Tôi được biết Công ty đầu tiên ở Việt Nam phát triển sản phẩm này là công ty TNHH Tuệ Linh. Công ty này được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ chuyển giao độc quyền đề tài về Giảo cổ lam và GS Kỳ trực tiếp kiểm định nguyên liệu. Trước đây và cho đến bây giờ họ vẫn chỉ thu mua cây Giảo cổ lam hoang dã trên những vùng núi cao của Việt Nam để chế biến. Việc làm này có thể sẽ gây cạn kiệt nguồn gen. Hiện nay Viện nghiên cứu của chúng tôi đang phối hợp với các công ty trong đó có Tuệ Linh để nghiên cứu trồng theo tiêu chuẩn G.A.P nhằm mục đích cho xuất khẩu. Nhu cầu về Giảo cổ lam tại Châu âu và Mỹ theo tôi là rất lớn vì tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường, mỡ máu, béo phì rất cao. Một điểm khác biệt là người Việt Nam rất thích sản phẩm thiên nhiên hoang dã vì cho là an toàn, hàm lượng hoạt chất cao, nhưng tại các quốc gia phát triển họ lại chỉ coi trọng việc tiêu chuẩn hóa nguồn nguyên liệu, thậm chí cấm khai thác hoang dã. Bước đầu chúng tôi đã chuẩn hóa được cây giống và Công ty Tuệ Linh cũng là công ty đầu tiên trồng được một vài hecta thử nghiệm theo tiêu chuẩn G.A.P mẫu thu hái này gửi sang CHLB Đức, là nước có tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm khắt khe nhất của châu Âu để đánh giá và đã được chấp nhận.

Người dân có thể tìm mua cây giống chuẩn cây Giảo cổ lam về trồng như cây cảnh trong nhà, có thể hái lá, hái ngọn nấu canh đắng ăn cho mát và giải độc. Tuy nhiên để chế biến thành thuốc thì nhất thiết phải trồng tại những vùng khí hậu thích hợp và có kiểm soát.

PV: Vâng, xin cảm ơn Phó Giáo sư đã chia sẻ kinh nghiệm với bạn đọc. Chúc Phó Giáo sư và gia đình luôn mạnh khỏe!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay