Lão Nông

Hội viên
  • Số nội dung

    228
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Lão Nông

  1. @ TTTS: Nông dân, nhất là Nông dân Việt Nam, mà lại còn già nữa, lấy đâu mà nhàn hạ cho được, ráo mồ hôi là hêt tiền !!!

  2. Lá số này, như bác Haithienha có ý kiến là phải chờ đến năm 32 tuổi mới cưới chồng, là vì năm 32 tuổi (là năm Giáp Ngọ) có tiểu vận rơi cung Phu. Tôi thì cho rằng nhanh là năm nay, chậm thì sang năm, đương số sẽ nhảy vọt lên xe hoa. Tuy nhiên, tôi cho rằng, cuộc sống gia đình của đương số sau này khá vất vả, có thể nói là chồng có như không !. Nếu chồng trước khi cưới bị mồ côi, hoặc bố chồng bỏ đi lấy bà 2, hoặc bản thân chồng đã qua 1 đời vợ, thì tình duyên đỡ buồn chán hơn. Nên chọn anh chồng làm trong ngành tòa án, công an cảnh sát, hoặc luật sư thì cũng đỡ, hoặc lấy anh chồng bác sỹ cũng được. Nếu vẫn chọn anh Ất Sửu thì phải quyết bằng đuơcj trong năm nay, cái này chẳng phải tử vi bói dịch gì cả, chỉ là kinh nghiệm bình thường, vì anh ta kém đương số 2 tuổi, chờ đến khi anh ta được 30 tuổi, sợ đương số hết thời xuân sắc!
  3. Lão Nông xin chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm. Hẹn gặp các bạn trong chuyên mục luận giải tử vi...
  4. Điếu Hà Tây tỉnh Hỡi ôi! 1. Thế cục xoay vần, càn khôn dời đổi, bước thịnh suy hồ dễ mấy ai hay. Mở cửa bốn phương Nam Bắc Đông Tây, luồng gió mới thổi qua miền quê lụa. 2. Đã từng trải bao nhiêu cơn sóng gió, tưởng vĩnh hằng trụ lại với thời gian. Ai ngờ đâu bèo dạt mây tan, một quyết định tiến về miền ký ức. Nhớ linh xưa! 3. Sừng sững Ba vì trấn biên cương phía Bắc, Thánh Tản viên uy ngự chốn linh thiêng; Một rẻo Tây Nam mây núi nước miên miên, Hương Tích động mở một trời Phật pháp. 4. Dòng Đà Giang độc lưu lên phía Bắc, sông Tích hiền tuôn chảy xuống miền Nam. Sông Đáy trong kết bạn với Nhuệ Giang, ôm ấp trọn cả bình nguyên trù phú. 5. Suối Yến mơ ngọt ngào quyến rũ, nụ cười ai ngây ngất nón Ba tầm. Tiếng ai ca vắt vẻo giữa rừng xuân, trái mơ vàng mọng căng điều mơ ước. 6. Chùa Tây Phương giữa một miền non nước, bao năm rồi La Hán vẫn lặng im; Đất Bối Khê cung kính vị thánh hiền, nhận liền anh chùa Trăm gian linh ứng. 7. Trúc Lâm Môn bàn tay ai gây dựng, Vũ Khắc Trường ngồi đó với thời gian Vũ Khắc Minh kế tục hóa Kim Cương, Chùa Đậu lành trở thành miền cổ tích. 8. Đền Đông quan thênh thang và cô tịch, hương khói say phơ phất bóng cửu trùng. Tiếng đàn bay giữa Đại Lộ mênh mông, nhịp phách tiên nâng hồn người lên cõi. 9. Dòng Nhị hà xôn xao sóng dội, phù sa hồng kết thành bãi Tự Nhiên Có ai người dội gáo nước linh thiêng, thăng hoa hết tình yêu và số phận. 10. Thấy đâu đây túp lều tranh yên ấm, trái tim vàng Chử Đồng Tử -Tiên Dung Sáo diều ai tha thiết giữa tầng không, hay hát khúc quần tiên ngày khánh hội. 11. Đất Đường Lâm bàn tay nào đắp đổi, đá ong xây ngôi vị của hai vua Dòng sữa nào nuôi dưỡng tự ngàn xưa, phủ Thường Tín sinh sáu ba Tiến sĩ. 12. Núi sông hùng vĩ, đất anh linh vạn thủa vẫn anh linh Tiên địa tinh minh, đời khang thái muôn năm còn khang thái. 13. Lụa Hàng Vân bàn tay ai kết sợi, áng tơ mềm vấn vít đất Hà Đông Gạo tám thơm dâng ngan ngát hương nồng, ai là người ươm gieo vùng Chợ Cháy 14. Vành nón xinh nghiêng nụ cười con gái, ai là người cặm cụi giữa làng Chuông? Bàn tay ai đơm kết sợi chỉ hồng, thu hương sắc về khung thêu Quất Động? 15. Cả vũ trụ bao la thơ mộng, tranh sơn mài Duyên Thái gói vào trong Muôn thần linh Nam Bắc Tây Đông, thợ Sơn đồng gọi về từ gỗ đá. 16. Ai hữu duyên xin về miền Trạch Xá, tà áo dày bay hương sắc Việt Nam Đất Phú Vinh chau chuốt mỗi sợi nan, kết mây tre thành diệu huyền vĩnh cửu 17. Mộc Chàng Sơn đem phụng long hoa điểu, châu tuần về tô điểm cõi linh thiêng Tiếng thoi ai rắc ngọc đất quê hiền, khách tha hồ nhặt go từ Phùng Xá. 18. Con ốc nào mang mây trời biển cả, thổi hồn vào đồ khảm làng Chuyên Bàn tay nào nơi Thượng Hiệp bình yên, điểm linh nhãn cho muôn loài muông thú. 19. Giang sơn quyến rũ Nhân vật tài hoa 20. Muôn năm rồi theo bước ông cha, vì Thủ đô đem thân làm cửa ngõ. Tấm lòng son trời cao còn soi tỏ, gậy Trường sơn in dấu đất quê hương. 21. Chiến tranh ư, trai tráng khắp làng thôn, nắm tay nhau hát bài ca Vệ quốc Bỏ lại sau lưng mái tranh nghèo xơ xác, nguyện đem về cho Tổ quốc Vinh quang 22. Hồn bay theo cánh gió đại ngàn, xá chi thân vùi sâu ba thước đất. Tấm bia lạnh nơi nấm mồ đóng chặt, lại mở ra cả chân lý tự do 23. Hòa bình ư, lại khúc hát đưa đò, lái thuyển đời vào giữa dòng đời mới. Đất cha ông đã bao đời đắp đổi, nay hiến dâng cho sự nghiệp sang trang 24. Dù chẳng còn đâu nữa lũy tre làng, dù sáo diều không còn nơi ca hát. Dù thôn hương chẳng còn đường gạch lát, dù chơi vơi giữa thế giới thương trường 25. Chỉ một tấm lòng chan chứa yêu thương Luôn đầy ắp dù đầy vơi cuộc sống. Than ôi! 26. Núi vẫn cao trời xanh kia vẫn rộng, mà địa đồ rơi mất chữ Hà Tây Đông còn đây Đoài cũng vẫn còn đây, mà ngơ ngác giữa phố phường Hà Nội 27. Cô gái quê dịu dàng nơi bến đợi, đã sang sông xao xuyến một chuyến đò; Niềm vui kia chẳng khỏa hết âu lo, phận làm dâu mấy người hay họa phúc 28. Chốn quan trường bị một phen chen chúc, còn công đường hay ké ghế ngồi chơi? Chốn dân thôn nghe ngóng khắp mọi nơi, còn ruộng đất hay hóa thành vô sản? 29. Đã chao đảo mấy phen hợp tán, liệu bền không khi biến ngõ thành nhà? Hạnh phúc chăng khi thuyền mới ghé qua, phận làm hai đã bá truyền đại chúng. 30. Ai bảo rằng cứ nhà cao cửa rộng, hạnh phúc hơn trong một mái tranh nghèo. Ai bảo rằng kẻ cả chẳng gieo neo, khi chứng kiến nhà giàu kia cũng khóc. Nhưng thôi thôi! 31. Chân đã bước có nề chi khó nhọc, ai bảo rằng phận dưới chẳng có công? Hồi môn kia cả mảnh đất danh hương, ai dám nói Thủ đô không nhờ cậy 32. Sông Hồng dữ có hiền hòa sông Đáy, Ba Vì thiêng nâng đỡ núi Nùng linh Chùa Một cột như một đóa hoa sen, được hái về từ Phật đài Hương tích 33. Dáng ai đi trong ngàn năm thach lịch, tà áo nào không phải lụa Hà Đông Nhà ai cao ngất ngưởng giữa không trung, móng nào xây trên đất miền Hòa lạc 34. Khách viễn du không chồn chân ngơ ngác, giữa bốn bề mái ngói xô nghiêng Tới Thủ đô có thủy bộ đôi bên, dắt hồn người vào bao miền hương sắc 35. Đáo giang tùy khúc, luôn nhớ câu Hữu xạ tự nhiên hương Nhất phẩm thiên lương, từng ghi dạ Phúc đức tòng tại mẫu. 36. Đem thân về cùng Thủ đô yêu dấu, cũng tự hào hộ đối môn đăng Bỏ lại sau một quá khứ mênh mông, tránh sao khỏi chút niềm day dứt Hà Tây ơi! 37. Đưa người về một miền ký ức, Quốc Hương còn “Chiếc bóng thoi đưa” Hay đời thường sớm nắng chiều mưa, chỉ “Sông Tích, sông Đà giăng lụa” 38. Nguyễn Khắc Hiếu còn ngồi đâu đó, gan Tản Đà sông núi hóa thành tên Ức Trai xưa vẫn còn đó uy nghiêm, tâm vẫn sáng như sao Khuê buổi sớm. 39. Cánh hạc trắng bay về miền quên lãng, có ai người thổi đến một áng mây Chẳng thấy ai nâng chén rượu đưa cay, chỉ sương lạnh ướt đầm trên lối cỏ 40. Tiễn người đi thắp hương lòng cháy đỏ, cho tình người bát ngát một trời thương Cho lời ca tràn khắp nẻo văn chương, lập tượng đài trong chập chùng bể nhớ 41. Dù ở đâu giữa đất trời muôn thủa Xin người về chứng giám Hà Tây ơi! Thượng hưởng!
  5. Cảm nghĩ về việc Hà Tây sáp nhập Hà Nội ư? Các bạn đọc thêm ở đây (nhấn vào nhé)
  6. Dẫu sao thì cũng nên tham gia "ný nuận" chút tử vi nhé: - Mệnh Vũ Khúc Thiên Phủ, người không đẹp mơi là lạ. Lại giữ thêm Đào Hoa thì càng ưa nhìn. Từ ngoài nhìn vào Thất Sát kèm Phi liêm gợi cho người ta cái nhìn đầy ướt át vì mái tóc gợi cảm. Mệnh giữ thêm Lộc tồn thì người đầy đặn, tròn trịa. Lộc tồn đứng cùng Thiên Phủ, khúc nào ra khúc đó, đáng lụa đáng tiền. - Tính tình: Do Vũ khúc và Thiên phủ nên thông minh, rộng rãi, tuy nhiên, ăn tiền thiên hạ hơi nhanh vì Thiên Không Lộc Tồn ngay Mệnh. Đào Không nằm mệnh, Phu cung lại gặp Quả tú nên hay tỏ ý chán đời. Cung Di lại có Thiên Quý nên hay tỏ ra có xu hương thích chuyện chùa chiền, tu đạo. Nhưng mà chả tu được, vì Đào Hoa + Hỏa Tinh ở mệnh thì dẫu có mặt Vũ khúc tỏ ra khắc khổ nghiêm nghị nhưng tâm hồn thì luôn rực cháy yêu đương. Yêu nhiều nên cũng đau khổ nhiều, gãy đổ nhiều nên Mệnh giữ luôn Thiên Không cho đủ bộ. Chính vì Thiên Không cư mệnh nên hay nói chuyện tham vọng lớn, muốn chọc trời khuấy nước toàn chuyện to chứ không thèm để ý chuyện bé. - Học vấn: Tật cung giữ Xương Khúc, học hành vất vả thành tật. (lý giải thế này hơi liều, nhưng thôi cứ tạm vậy đã) - Cha mẹ: Âm Dương cung Phụ Mẫu ngộ Tuần Triệt, nếu cha mẹ song toàn thì họ vất vả. Vất vả như thế nào: Gặp sự phản bội, sự lừa dối, hoặc họa nạn từ phía người cha, nên phía Mẹ có đến 2 bà mẹ. Nguyên nhân: Ngôi cha của đương số xét ở cung Phúc tại Dần gặp Địa Kiếp Hóa Kị, ngôi Mẹ xét ở cung Tử tức tại Dậu có Hữu Bật Đại Hao ... - Năm 2003 được 21 tuổi. Là năm Quý Mùi thuộc Mộc (Dương liễu Mộc), lấy chồng lần đầu thì xét hạn trên các cung: Tật ách; Nô Bộc; Bào; Điền trạch và cung Phu. Trong đó: - lưu Thái tuế báo Tật ách tại Mùi, xét các tinh đẩu thuộc Mùi Tật Ách có Xương Khúc nổi bật chuyện tình cảm - Lưu tiểu hạn tại tại Nô, gặp Thiên Mã => quan hệ bè bạn có sự biến động mạnh mẽ (chuyển từ bạn trai sang quan hệ hối ngẫu?) - Lưu niên đại hạn năm 21 tuổi tại Bào cung. - ... Nếu với các tiêu chuẩn đã được kiểm nghiệm như trên, câu hỏi đặt ra là anh chồng tuổi 1988 (nếu có) thì mô tả hình dáng, tính tình ... như thế nào? - Thứ nhất: Anh này người có lắm râu lông tóc; miệng rộng, có thể là con trưởng hoặc là con trai lớn trong nhà, lưỡng quyền cao. có thể có dị tật ở mũi. Có thể bị bênh vè đường ruột, hoặc hay đi chơi, hoặc làm các công việc liên quan đến đi lại nhiều. Là người khá biết nghe lời cha mẹ. Nhưng sức khỏe thì không thật tốt. - Thứ hai: Tính tình phóng khoáng mộng mơ, giàu tình nghĩa, nhưng thực ra thì cũng hơi đàn bà. - Có thể cha mẹ cũng trắc trở tình duyên.
  7. Chủ đề này "hot" nhỉ, được nhiều người quan tâm. Chủ toppic thì câu bài cũng khéo. Cho lão bàn thêm mấy câu nhé: Hầy, yêu thì cứ việc yêu, yêu chán rồi thì hoặc cưới hoặc không cưới, đi yêu cô khác/anh khác. Đó là lẽ bình thường, việc gì phải bàn vào bàn ra cho loạn xì ngầu lên. Giả sử anh chàng phi công này quyết tâm lái máy bay, thì ngăn cản anh ta nữa bằng thừa. Ngay bản thân máy bay cũng cũng thích phi công trẻ khỏe cơ mà. Còn nếu anh ta đã muốn bung dù, thì máy bay dẫu có là hạng sang anh ta cũng nhảy đại ra ngoài, giữ chả nổi. Cho nên đừng bàn chuyện hợp hay không hợp, việc này phải do anh chị tự quyết lấy. Ngay đến cả phụ mẫu cũng đừng nên xen vào mà nhỡ thành trái đạo.
  8. Cảm ơn bác Ký Tế, 2 bài viết của bác đơn giản và súc tích, thật là bổ ích. Mong bác tiếp tục.
  9. Người nghèo hèn khổ nhất Việt Nam có lẽ chưa bao giờ được ngó thấy cái PC, chứ đừng nói là được ngồi trước bàn phím để kêu khổ lên diễn đàn. Cho nên nhiều người lành lặn, có thu nhập, được nuôi dưỡng, được học hành tử tế nhưng cứ kêu khổ. Đang sướng mà không biết mình sướng, thì cũng đáng gọi là khổ, nhưng chữ khổ này nên bỏ đi 1 chữ cái mới đúng bản chất.
  10. Có lẽ chủ đề này nên chuyển sang phần trao đổi bên trên thì đúng hơn
  11. Vấn đề xét hạn của một lá tử vi, khi nói đến phần tàng ẩn, thì phải sử dụng đến công cụ quan hệ Lục Thân và sinh khắc ngũ hành. Có 3 nguyên liệu sẵn có trên 1 lá số tiêu chuẩn để nói về việc này: Ngày sinh (lấy phần thiên Can); Bản mệnh và ngũ hành nạp âm năm xét hạn. Ví dụ, ngoài 3 ngôi Tam tài như đã nói ở phần trên, nếu một người sinh ngày Canh Thân, giữ bản mệnh Mộc (Bình địa Mộc chẳng hạn), năm xét hạn là Kỷ Sửu (thuộc Tích Lịch Hỏa theo Lục thập Hoa Giáp, hoặc thuộc Thủy theo Lạc việt Hoa Giáp), thì: Ngày Canh thuộc về Kim, Năm Sửu thuộc về Hỏa (hoặc Thủy), Hỏa khắc Kim nên năm nay phải xét hạn thêm trên cung Quan và cung Tật ách. (nếu là Thủy thì Thủy sinh Kim nên hạn ẩn tại Phụ mẫu và Điền Trạch). Bản mệnh Mộc. Mộc sinh Hỏa thì xét Tử tức, (Thủy sinh Mộc, xét Phụ Mẫu). Đấy là chưa đặt vấn đề lấy thêm quẻ Dịch để xét biến dịch năm hạn. Vấn đề này tham khảo thêm lý luận của bác Hà Uyên.
  12. Xét hạn là một trong những yêu cầu cơ bản khi luận giải một lá tử vi. Theo tôi, khi xét hạn của một năm, thì ít nhất người luận tử vi cần ghi nhớ yêu cầu Tam tài: Thiên - Địa - Nhân. Thế nào là Thiên: Lưu tiểu hạn hàng năm được coi như về phần thiên. Thế nào là Địa: Lưu Thái Tuế hàng năm về cung địa chi nào, được coi là thuộc Địa. Thế nào là Nhân: Lưu niên đại hạn năm tuổi của đương số, về đâu, đó coi như phần Nhân. Kết hợp ý nghĩa cung số của 3 ngôi Thiên Địa Nhân cũng hàm ý nói đến sự kiện chính yếu xảy ra trong năm. Chi tiết của các sự kiện, diễn tiến quá trình như thế nào, lấy sự kết hợp của các tinh đẩu nằm trên các cung số này để luận theo logic. Ngoài ra, còn tàng ẩn nhất 2 cung số nữa nói về hạn. Với các luận cung tàng này, có thể chi tiết hóa rõ hơn nội dung hạn cần xét.
  13. Cảm ơn bạn VinhL. Lạc Việt Thiên Địa chỉ của bạn thật thú vị, lão Nông sẽ cố gắng ghi nhớ vì đây là một thuật tính tiện dụng. Tuy nhiên, đối với người mới học, thì có thể theo phương pháp sau đây để tìm họ và tìm thế ứng, lão Nông cũng tình cờ phát hiện ra khi học các quẻ dịch. Chúng ta biết, trùng quái thì gồm 2 quẻ đơn quái chồng lên nhau. Nếu ngoại quái giống nội quái thì là quẻ Thuần. Bây giờ ta xét các Hào. Chú ý là khi biến quái trong 1 họ quẻ thì biến dần từ hào 1 đến hào 5, còn hào thượng (Hào 6) không biến bao giờ, cho nên: 1. Nếu thấy hào 6 và hào 3 giống nhau, thì có thể là quẻ Nội quái chưa biến hết, ta chỉ cần biến ngược tối đa 2 hào là hào 1 và hào 2 thì sẽ được quẻ Bát Thuần. Cho nên họ quẻ sẽ trùng với Ngoại Quái. Ví dụ Quẻ Thiên Sơn Độn, Ngoại quái là Càn, Nội quái là Cấn, Hào 6 thuộc Càn = Hào 3 thuộc Cấn, nên chỉ cẩn biến quẻ Cấn đến hào 2 là được Càn, và được quẻ Thuần Càn. Hoặc thấy hào 6 và hào 3 đã giống nhau thì cần phán đoán ngay quẻ trùng thuộc họ Ngoại Càn. Tuy nhiên cần chú ý là Quẻ Quy hồn thì Hào 6 giống hào 3, nhưng hào 5 lại nghịch với hào 2, nếu biến 2 hào dưới của nội quái mà vẫn chưa thành Bát thuần thì chính là đã gặp Quy hồn. Lúc này Ngoại quái vẫn là họ quẻ, còn thế thì ở hào 6 ứng hào 3. 2. Nếu Hào 6 khác hào 3, là quẻ trùng quái đã biến hào đến hào 4. Chỉ cần biến ngược 3 hào Nội Quái là thành họ Bát Thuần. Chú ý trong trường hợp này. nếu thấy hào 6 khác hào 3 nhưng hào 5 và hào 2 giống nhau thì chính là quẻ Du hồn. Bí quyết ở đây là so các cặp hào 6 với hào 3, so thêm hào 5 với hào 2, vạch tượng quẻ ra, có thể nhận biết ngay, khỏi cần đếm cho lâu.
  14. Câu chuyện của Liêm Trinh và Long Tuấn đã khiến cho mạch bàn luận của chủ đề này bị lạc sang một hướng. Bây giờ chúng ta hãy quay trở lại. Cho tôi đưa ra một câu hỏi: Gặp được một Quẻ Trùng Quái, làm cách nào nhận biết thật nhanh họ quẻ, thế ứng? Phương pháp biến ngược từ hào sơ cho đến hào ... ra quẻ bát thuần, chúng ta đã đề cập đến, đây là phương pháp gốc. Nhưng đôi khi, lần lượt biến quẻ thì sẽ khá lâu, đặc biệt khi gặp các quẻ quỷ Dịch (quẻ du hồn, quẻ quy hồn). Cần có những "thuật" biến thật nhanh. Vậy có ai có thể đưa ra phương án tốt không? Câu trả lời sẽ giúp đỡ những người mới bước chân vào ngõ Dịch đi nhanh hơn.
  15. Hì, chào VinhL. Bạn đừng hiểu nhầm ý lão Nông nhé. Tôi nói "cóc cáy" là tự diễu cái lý luận của tôi thôi. Vì phần này tôi chưa hiểu rõ lắm, nên khi cố gắng giải thích thì thấy không tự hài lòng được. Hoàn toàn không hề có ý cho rằng các lý luận cổ xưa hay ý tưởng của VinhL là như vậy đâu nhé. Nếu tôi có làm bạn hiểu như vậy thì tôi xin lỗi và xin đính chính cho rõ nghĩa. Tôi rất muốn nghe bạn bàn về Thái Cực và sự hình thành Bát quái từ Thái Cực. Thân mến,
  16. Chào VinhL Theo tôi hiểu thì Thái Cực chưa phân thành số. Nếu định số cho Thái Cực thì phải dùng số 0. Có phải ý bạn định nói từ câu Thái cực sinh Lưỡng Nghi, mà Càn thì biểu kiến cho Nghi Dương, Khôn thì biểu kiến cho Nghi Âm. Sinh từ Thái Cực nên Càn Khôn phải chia nhau 2 số cùng cực 2 đầu là số 9 và số 1. Trong đó 9 là Lão Dương, nên phải định cho Càn, mà đã định 9 cho Càn thì phải định 1 cho Khôn ... (Đây là lão Nông đoán mò ý tưởng của bạn thôi, chẳng có gì chắc chắn cả). Tôi nghĩ ở đây chẳng phải lý luận kiểu cóc cáy như thế, hẳn phải có lý thuyết rõ ràng, phân minh như cách giải thích về thứ tự Bát Quái mà bác Hà Uyên đã đưa ra, và bạn VinhL đã có hình thuyết minh.
  17. Vậy Liêm Trinh có thêm ý kiến nào nữa chăng? Có thêm ý kiến trao đổi thì vấn đề càng rõ ràng hơn và những người sơ học về Dịch sẽ có thêm cơ hội được biết thêm chút kiến thức. Mời bạn cho ý kiến.
  18. Lão Nông xin cảm ơn bác Hà Uyên và bạn VinhL đã có ý kiến. Bạn VinhL viết: Chắc là do đánh máy nhanh nên nhầm ở chỗ tô đỏ, vì theo thứ tự này thì phải là Khôn 8. Phần hợp thập như bạn nói, có thể hiểu là lấy từ câu của Thuyết quái: "Trời đất định ngôi, núi chằm thông khí. Sấm gió sát nhau, nước lửa không bắn nhau, Tám quái mài nhau, kể cái đi rồi là thuận, biết cái sắp tới là nghịch..." (Sách đã dẫn, trang 29). Theo đó: - Trời (Càn) và Đất (Khôn) là một cặp - Núi (Cấn) và Chằm ( Đoài) là một cặp - Sấm (Chấn) và Gió (Tốn) là một cặp - Lửa (Ly) và Nước (Khảm) là một cặp. Vì ở giữa là trung cung giữ số thập, nên các cặp đối nhau đi qua trung cung, phải có tổng thành 10, nên gọi là Hợp Thập. Lý luận của bạn đến đây hoàn toàn chặt chẽ. Nhưng bạn căn cứ vào đâu để định là Càn 9 hợp với Khôn 1 thành 10, chắc phải có một lý luận nào đó nữa ở chỗ này, nếu bạn có thể chỉ rõ ra thêm, thì những người đang học Dịch sẽ được tỏ tường hơn. Về số thứ tự 8 quẻ Càn 1 Đoài 2 ... theo tiên thiên, như bác Hà Uyên chỉ dẫn, Lão Nông đã rõ ràng, xin cảm ơn bác. Kính chúc bác sức khỏe.
  19. Ngoài ra, chủ để này là tìm hiểu căn nguyên phân nhóm quẻ theo ngũ hành. Đây là một chủ đề theo tôi là rát khó chứng minh. Vì đến thời đại chúng ta. các phân nhóm này đã được coi như Tiên đề. Mà chứng minh một tiên đề thì khá là vất vả.... :rolleyes:
  20. Sách Kinh Dịch do cụ Ngô Tất Tố biên dịch và chú giải, nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh năm 1997, trang 39, phần lời bàn của Tiên Nho, viết như sau: "Thiệu Tử nói rằng: Khôn tìm ở Kiền, được hào Chín Đầu của nó mà thành ra Chấn, cho nên nói rằng "Tìm một lần mà được con trai". Kiền tìm ở Khôn, được hào Sáu Đầu của nó mà thành ra Tốn, cho nên nói rằng: "Tìm một lần mà được con gái". Khôn tìm đến lần thứ hai, được hào Chín Hai của Kiềm mà thành ra Khảm, cho nên nói rằng: "Tìm hai lần mà được con trai". Kiền tìm đến lần thứ hai, được hào Sáu Hai của Khôn mà thành Ly, cho nên nói rằng: "Tìm hai lần mà được con gái". Khôn tìm đến ba lần, được hào Chín Ba của Kiền mà thành ra Cấn, cho nên nói rằng: "Tìm ba lần mà được con trai". Kiền tìm đến lần thứ ba, được hào Sáu Ba của Khôn mà thành ra Đoái, cho nên nói rằng: "Ba lần tìm mà đươc con gái". ..." Đọc đến đây, tôi nghĩ thế này: Kiền thuộc về Dương, Dương là Đầy, Đầy thì phải làm cho vợi bớt, nên Kiền giao với Khôn thì phải trừ đi. Khôn thuộc về Âm, Âm là Vơi, Vơi thì phải làm cho đầy thêm, nên Khôn giao với Kiền thì phải cộng vào. Và như vậy, phương án mà bạn VinhL đưa ra đã có một phần lời giải. Tuy nhiên, vấn đề là nếu xét theo số của Lạc Thư, khi phối quẻ thì số Chín là thuộc về Ly, số 1 lại thuộc Khảm. Còn theo Thuyết Quái và thứ tự tám quẻ của Phục Hy thì lại là Nhất Kiền Nhị Đoái Tam Ly Tứ Chấn Ngũ Tốn Lục Khảm Thất Cấn Bát Khôn. Tôi thực sự thấy băn khoăn về điểm này, xin kính nhờ bác Hà Uyên, bạn VinhL và các anh chị em khác chỉ điểm thêm.
  21. Hạt bụi nào hóa kiếp thân ta Để một mai, ta trở về cát bụi Lời hát của Trịnh Công Sơn chợt vẳng về khi tôi đọc bài viết sau đây, nói về những ngôi mộ gió trên đảo Lý Sơn. Bài viết này được đăng trên Dân trí.com ngày hôm nay: Bí mật về ngàn ngôi mộ không xác trên đảo Lý Sơn Những ngôi một gió trên đảo Lý Sơn Trong ráng chiều vàng vọt, khi tán dừa đổ dài nối nhau vắt qua hòn đảo, người đàn bà trẻ quỳ lạy bên nấm mồ khói hương nghi ngút. Nấm mồ chôn xác này được nặn bằng đất thay cho hài cốt của chồng chị không biết ở phương nào ngoài biển khơi mịt mùng... Thi thoảng chị lại nhìn ra phía biển. Những ngọn sóng bạc đầu vẫn đuổi nhau bất tận. Trên đầu sóng ngọn gió không có tuổi ấy, chồng chị cùng với không ít người dân trên hòn đảo này đã ra đi mà không trở về. Ngôi mộ lớn nhất đảo và… Biển Đông có rất nhiều đảo, nhưng không đâu như đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), có ước chừng tới cả ngàn ngôi mộ chôn những pho tượng đất thay cho người chết như thế. Lẫn trong những luống tỏi, trên những bãi cát trắng hoang hoải, là những nấm mộ gió. Gió biển quanh năm vô tình gặm mòn những nấm mộ đắp bằng cát trắng. Người hiện nay vẫn âm thầm làm cái công việc làm phúc là nặn những cái xác bằng đất sét đó là một ông thầy cúng kỳ lạ. Mấy chục năm nay, ông lặng lẽ lên núi Giếng Tiền đào đất về nặn xác, gọi hồn người chết trở về để phần nào làm vơi đi nỗi đau mất người thân của không ít người dân trên đảo. Ông là Võ Văn Toại năm nay 70 tuổi. Tướng mạo không có gì đặc biệt, ngoài mái tóc bạc trắng như cước. Gặp ông sau một đám tang, nhắc đến những ngôi mộ gió trên đảo, ông Toại liền dẫn tôi ra ngôi miếu thiêng thờ hải đội Hoàng Sa nằm giữa đảo. Theo ông Toại, tục đắp mộ gió của người dân trên đảo có cách đây hơn 200 năm. Những ngôi mộ gió có thể nói là đầu tiên trên đảo là mộ của Phạm Quang Ảnh cùng với 24 lính của hải đội Hoàng Sa. Ngày ấy Phạm Quang Ảnh cùng với 70 suất lính với 5 chiến thuyền làm nhiệm vụ canh giữ vùng biển và đo đạc thủy trình, tìm kiếm, khai thác những sản vật quý cung tiến triều đình. Mỗi chuyến ra khơi có khi kéo dài tới 6 tháng. Phương tiện ra khơi ngày ấy khi đó chỉ là những chiến thuyền nhỏ. Chuyến đi dài ngày, sóng to gió lớn, bão gió thường xuyên, lại không ít lần gặp cướp biển, nên nhiều chiến thuyền đã ra đi mãi mãi, không một người trở về. Rồi một lần Phạm Quang Ảnh cùng hải đội của mình đã gặp bão, mất tích giữa biển khơi... Vua Gia Long đau lòng, ra tận đảo làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ. Trong đoàn tùy tùng phục vụ lễ chiêu hồn có một thầy phong thủy nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Thầy phong thủy sai dân chúng lên núi Giếng Tiền lấy đất sét về, nhào nặn cho nhuyễn, rồi tự tay ông nặn đất thành hình 25 người đã chết. Ông cứ nặn đến khi nào những người thân thấy giống người chết mới thôi. Nặn xong 25 tượng đất của hải đội, ông lập đàn cúng chiêu hồn ròng rã suốt đêm, gọi linh hồn các tử sĩ nhập vào tượng đất, rồi đem an táng như người chết bình thường, cũng quần dài, áo the, khăn xếp, cũng quan quách đầy đủ. Cai đội Phạm Quang Ảnh được chôn đầu tiên, sau đó là 24 lính, xếp thành một hàng gồm 25 nấm mộ. Ông Toại cùng tác giả bên ngôi mộ gió lớn nhất trên đảo. Sau này, qua nhiều lần mưa gió, xói mòn, đắp lại, 25 ngôi mộ riêng biệt đã thành một ngôi mộ lớn, dài hơn chục mét như ngày nay. Và cũng từ đó những người dân đi biển không may gặp nạn không vớt được xác, người thân của họ trên đảo đắp mộ gió cho họ… “Nhà điêu khắc” của… người âm Từ ngày có tập tục làm mộ gió, cách nay đã gần 200 năm, đảo Lý Sơn luôn có một người duy nhất làm công việc này. Trước khi ông thầy cúng chết, bao giờ họ cũng gọi một người tin cậy, không nhất thiết là người thân, đến bên cạnh và trao lại tất cả những tài liệu hướng dẫn cách nặn tượng, cúng chiêu hồn. Người được giao phó trọng trách đều dốc hết tâm sức làm việc. Theo ông Toại, hồi ông nhận trọng trách kỳ lạ này, cứ như thể ông là người khác, ngày đêm ông miệt mài vùi đầu vào đống tài liệu và không hiểu sao cái đầu của ông khi ấy sáng suốt đến vậy, cứ đọc đâu thuộc đấy. Trung bình, mỗi năm ông nặn tượng, gọi hồn, làm lễ an táng cho trên dưới chục người chết mất xác ngoài biển. Đau lòng nhất là sau những trận bão lớn, có khi ông Toại phải làm lễ an táng một lúc cho cả chục ngư dân. Người ta dựng lều trước biển, sắp cả dãy quan tài. Ông Toại thâu đêm suốt sáng nặn tượng trong khói hương nghi ngút và gió biển lồng lộng. Việc nặn tượng thay hình người chết rất công phu. Ông phải lên đỉnh núi Giếng Tiền, là miệng núi lửa đã nằm im từ hàng triệu năm trước để lấy đất sét. Số lượng đất sét lấy được phải đủ để đắp một hình nhân có kích thước như người thật. Cũng chính vì lý do dùng đất sét nặn hình người chết mà từ xưa đến nay người dân đảo Lý Sơn không bao giờ dùng đất sét làm nhà. Ông Võ Văn Toại. Ông Toại bảo rằng, cây dâu, con tằm là biểu tượng của cuộc sống thiên biến vạn hóa, sự xoay vần của trời đất. Con tằm ăn dâu, nhả ra tơ, đan thành kén, đẻ ra nhộng, sinh ra bướm, mới hóa con tằm. Cũng chính vì vậy mà ông dùng tơ tằm làm những sợi gân cho hình nhân. Cành dâu chẻ đôi xếp vào bụng tượng đất làm xương sườn. Đàn ông 7 nhánh, đàn bà 9 nhánh xương sườn. Xương sống, xương ống tay, ống chân đều được làm bằng thân cây dâu. Một vốc đất đen lấy ở chỗ ngã ba đường được nhào nước cho dẻo rồi nặn thành lá gan. Đốt cây thụ đao, một giống cây bông trắng, trái chùm mọc nhiều trên đảo Lý Sơn để lấy than làm phổi. Than củi thụ đao rất lạ, cứ quánh vào nhau, trông như lá phổi thật. Mọi bộ phận của con người, từ mắt, mũi, miệng, tai, đến cả hậu môn, bộ phận sinh dục đều phải đầy đủ như một người thật. Số đất sét lấy về phải được nặn bằng hết, bởi người ta tin rằng, đất sét còn thừa, rơi vãi, cũng như xương thịt của người chết vẫn còn thất lạc. Những nét cơ bản của người chết phải được thể hiện rõ trên tượng. Bước cuối cùng là dùng lòng đỏ trứng gà quét lên khắp hình nhân. Khi trứng khô, trông da tượng như da người thật. Tượng nặn xong thì được mặc quần áo, đồ liệm giống như người thật, linh vị đặt trên mặt, rồi người ta khiêng đặt vào quan tài, để ông Toại làm lễ chiêu hồn. Lễ cúng chiêu hồn diễn ra rất dài. Ông Toại ngồi đọc hết mấy cuốn sách cúng trong khói hương nghi ngút. Lời cúng gọi hồn nhập tượng rù rì trước sóng biển ào ào như những áng văn đầy mộng mị. Một cỗ thuyền mô hình, với những mâm lễ được thả xuống biển cúng linh hồn cùng các vị thần ngự ngoài biển khơi. Cúng chiêu hồn xong, người ta tin rằng linh hồn người chết mất xác đã trở về nhập vào hình nhân để an nghỉ, phù hộ cho những người thân còn sống. Người ta thả quan tài xuống huyệt và lấp đất, đắp mồ. Ngày giỗ, người thân ra mộ thắp hương, lễ thanh minh cũng đi tảo mộ như những ngôi mộ khác. Với khí hậu khô nóng, mưa ít, nắng nhiều, nên những tượng đất dưới mộ ở đảo Lý Sơn được bảo vệ rất tốt. Theo ông Toại, nhiều nấm mộ gió được chôn từ hàng trăm năm trước, khi cải táng ra chỗ khác, tượng hình nhân vẫn nguyên vẹn. Đi khắp đảo Lý Sơn, đến bãi tha ma nào cũng gặp mộ gió. Không có đất, người ta đắp mộ gió cả trong ruộng tỏi, ngay trong vườn nhà. Những buổi chiều sóng yên bể lặng, tôi gặp rất nhiều đàn ông thắp hương quỳ lạy trước mộ gió. Họ tưới rượu trắng lên nấm mồ để cầu vong hồn phù hộ cho chuyến đi biển lúc rạng đông. Những ngày biển động, sóng to gió lớn, những người đàn bà quỳ lạy trước mộ từ chiều đến nhọ mặt người mới đứng lên. Họ cầu linh hồn người đã chết phù hộ cho chồng, con thoát khỏi hiểm nguy trên biển … Theo Phạm Ngọc Dương VTCNews Đối với người ta, chết là hết, là một đi không trở lại, còn với gia đình, bạn bè thân hữu, chết là chia ly, nhưng hình ảnh người đi xa còn đọng lại mãi. Cho đến khi nào mà hình ảnh đó cũng nhạt nhòa đi trong tâm trí những người đang sống thì mới mới coi là chết hẳn. Nhưng điều đó chưa chắc đã đúng ở Lý Sơn, nhìn xem, những ngôi mộ gió hàng trăm năm vẫn còn, bản thân vợ con, hàng xóm của những người gửi xác biển khơi, cũng đã lần lượt ra đi, thế mà những người đó vẫn còn mãi. Chẳng ai nói được hình hài mặt mũi họ ra sao, nhưng nói đến mộ gió Lý Sơn là nói đến họ. Họ là biểu tượng cho thân phận long đong của những người dân biển Việt Nam. Cầu mong cho linh hồn họ được siêu thoát. Cầu mòng cho thầy Phong Thủy trên đảo Lý Sơn, sẽ đến lúc không cần truyền nghề nặn xác cho ai nữa, vì những người đi biển có đi đều có về, dẫu là về trong xác thân câm lặng.
  22. Về vấn đề mà nươcvietmenyeu thắc mắc, lão bàn như thế này: 1. Từ trước đến nay, lão chỉ biết có một cách Cự Cơ đồng cung ở Mão hoặc Dậu, gọi là Cự Cơ Mão Dậu, không thấy có cách Cự Cơ Tý Ngọ. 2. Theo cách lập bàn tử vi truyền thống thì chỉ có cách là sao Cự Môn (chính tinh thuộc vòng Thiên Phủ) nằm ở Tý hoặc Ngọ; còn Thiên Cơ lúc đó sẽ nằm ở Ngọ hoặc Tý. Do Cự môn ở Ngọ (hoặc Tý) thì Thiên Phủ định ở Mão hoặc Dậu và đương nhiên Tử Vi được đứng ở Sửu hoặc Mùi, mà Tử vì cùng Phá quân ở Sửu hoặc Mùi thì Thiên Cơ sẽ ở Tý hoặc Ngọ Cho nên cách mà bạn Nước Việt Mến Yêu nói, có lẽ nên nói là là cách Tử Phá Sửu Mùi thì đúng hơn. 3. Chỉ một câu nói về cách cục như bạn hỏi, khó mà giúp có đủ thông tin để mà suy luận thêm. Chỉ biết rằng theo cách nói của bạn thì đương số số sẽ có cung bản mệnh thuộc tại Tý hoặc Ngọ, cung Thiên Di ở Ngọ hoặc Tý. Mệnh hoặc là giữ Cự môn hoặc giữ Thiên Cơ ... quá chung chung và không thể trả lời rõ hơn.
  23. Bút chì phân tích lá số của conanthi khá đấy. Việc sai lệch một ngày giữa hai lá số có thể do ứng dụng các bộ lịch khác nhau để chuyển đổi ngày âm - dương. Theo tôi biết thì bộ lịch mà tiến sỹ Hồ Ngọc Đại dùng trong các chương trình chuyển đổi thường có sai lệch như thế này. Tốt nhất bạn nên tìm đến cuốn lịch Vạn niên do Ủy ban Lịch pháp Nhà nước ban hành, vì bộ lịch này phù hợp với Việt Nam. Tránh dùng các bộ lịch Vạn niên tiếng Việt được dịch ra từ Lịch của Trung quốc, vì đó không phải là lịch của ta.
  24. Gửi Storrmy: LÁ số của cháu, bác haithienha đã có giải đáp. Cháu có thể tham khảo ý kiến đó. Còn nếu cháu hỏi Lão Nông về Lá số của cháu (ở đây), thì, ta có lời như sau: 1. Về nghề nghiệp tương lai: Cháu chọn thiên hướng xã hội, từ thiện là đúng với lá số của cháu. Nếu cháu không thích làm từ thiện thì có thể làm về tài chính, hoặc công tác xã hội. Nguyên nhân bởi cung Mệnh của cháu giữ Văn Xương, nên tính tình ưa với công tác xã hội, giữ Lộc tồn (có thể làm về tài chính, hoặc sinh ra trong gia đình có tiềm lực kinh tế, tuy đến đời cháu có bị suy suyển ít nhiều nhưng không phải là không có tiền); trong khi cung Tật tuy có Vũ Tham Hóa Quyền Hóa Lộc, nên thực tế thì trong tâm tính luôn bị dằn vặt bởi nỗi ham mê quyền lực và tiền bạc, nhưng theo tôi, thì đó là con đường nhanh nhất dẫn đến sự tuyệt vọng về tâm hồn, cháu khó có khả năng thỏa mãn mong ước sâu kín về quyền lực và tiền bạc. Sự mong ước này không hề thể hiện ra ngoài, bản thân cháu có thể không tự nhận thấy, nhưng trong con người cháu nó tồn tại như một thứ bản năng (Chú ý Mệnh cung Vô chính diệu, Lộc Tồn lại kèm Thiên Không). Do không tự thỏa mãn được vấn đề này nên nếu cháu cố lao theo nó, sẽ phải trả giá, bằng ngay danh dự bản thân, khi đó bộ Đào Thai Thiên Không tại Mệnh sẽ khiến cho người ta đánh giá rằng "Nữ nhân mà ngộ đào thai, đưa người cửa trước rước người cửa sau". 2. Về đường chồng con: Tôi chẳng thấy cách cục nào bảo là cháu phải 2, 3 đời chồng, phải lấy chồng sau 35 tuổi mới yên... Hiện nay cháu còn trẻ tuổi, hãy sống nhiệt thành với chính mình, cuộc đời sẽ dành cho cháu nhiều đam mê hạnh phúc. Tuy nhiên, để giải thích tại sao các thầy phán như thế, thì tôi thấy thế này: Mệnh của cháu Vô chính Diệu hội Nhị Không (Thiên Không thủ mệnh và Tuần Không bàng chiếu), chưa đủ cách tốt nhât của lá số Vô chính diệu, trong khi Mệnh cung lại giữ Văn Xương, ý nói cháu được cách thông minh nhưng lại có tính lãng mạn, bồng bột, sách vở, lý thuyết. Đặc biệt khi có Thái Âm chiếu về và hội cùng Đào Hoa, Thai thì lại là cách lả lơi vô định, dễ mắc họa tình duyên, do đó khuyên lấy chồng muộn sau 35 tuổi để đương số thực sự ổn định về mặt tính cách và nhìn nhận cuộc đời ... Tuy nhiên, luận giải này có phần chưa xác đáng, vì tuổi xuân rực rỡ, bắt cháu chờ đến 35 tuổi mới cho lấy chồng thì quả là không nên, và nếu cháu thực sự bị ảnh hưởng bởi cách cục tạp nham kia, thì ai dám chắc rằng cháu sẽ giữ đoan chính mãi cho đến tận 35 tuổi, ta không tin lắm ở cách này. 3. Về việc đi học nước ngoài: Năm Sửu đến đã có tiêu thức báo cho cháu có thể được đi du học, thứ nhất là Tiểu hạn tại Hợi (cung Nô) có Song Mã giao trì. Thứ hai, lưu niên đại hạn năm 21 tuổi gặp Cơ Lương Khoa và Hỷ tại cung Thìn. Cơ + Lương là cách học hành, Hóa Khoa lại càng là việc học hành, đi kèm với Hỉ là báo tin vui đến về được học hành. Tiểu hạn có song Mã báo là phải di chuyển mạnh mẽ, kết hợp với tin báo việc đi học thì có nghĩa là được đi học xa, tức là đi du học. Nhưng vì ngộ Tuần nên việc này bị chậm lại, không được suôn sẻ ngay từ đầu. Nhưng cơ bản cháu cứ yên tâm, sẽ được đi thôi. Như vậy, là 3 thắc mắc của cháu, lão Nông đã trả lời, đúng sai thế nào thì lão cũng chịu. chẳng biết. Mong cháu hạnh phúc mà thỏa mãn ước mơ du học.
  25. OK, tôi dùng lá số "cũ" để bàn luận, và có ý kiến như sau: Việc xin visa trong tháng 6, Tân Mùi năm nay (Kỷ Sửu) sẽ gặp khá nhiều trục trặc, vất vả, nhưng cuối cùng cũng sẽ có ngưởi giúp, sau khi cháu đã dùng hết sức mình để lo việc. Để cho rõ hơn, có thể xét tháng 6 Tân Mùi của cháu trên cung Tật và cung Tài. Dựa vào các tinh đẩu bố trí ở đây, kết hợp với các cung vận của năm Kỷ Sửu (Phúc Đức tại Sửu, có: Vũ Tham miếu ngộ Tuần không; Thiếu Âm, Thanh Long; Hóa Kỵ, Đẩu Quân, Phá Toái; Tài bạch tại Mùi, Vô chính diệu, có Tả Hữu, Ấn, Phúc Đức, Thiên Đức; Hỏa tinh, Quả tú, Bệnh Phù; Tử tức tại Thân, Vô chính diệu, có Mã Khốc Khách Hao, Quang, Cáo) thì có thể đưa ra nhận xét như trên. Chúc cháu toại nguyện.