DaoHoa

Hội viên
  • Số nội dung

    145
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    2

Everything posted by DaoHoa

  1. Kính gởi Ban Chấp Hành, Trong tinh thần trao đổi học thuật trên toàn thế giới, tại hạ đề nghị Ban Chấp Hành mở một mục đề bằng tiếng Anh. Nếu có thể trong năm 2009, tại hạ sẽ trở lại diễn đàn nầy và dịch phương pháp an các sao trong Tử Vi Lạc Việt sang tiếng Anh. Đào Hoa
  2. Theo lá số của cô nương nầy thì năm 2009 sẽ lấy chồng. Năm 2010 sẽ có con
  3. Năm sau thì chưa đâu bạn, hãy đợi tới năm 2010 rồi mới cưới. Năm sau duyên chưa tới và tiền thì năm 2010 mới hao tổn nhiều trong một đám cưới không quá nhỏ. Hãy cố gắng để dành tiền đi anh chàng ơi
  4. Chưa nắm được tượng quẻ thì làm sao nắm được các độ số trong Hà Đồ và Lạc Thư. Vì vậy không thể nào hiểu được 2 chữ " tượng số ". Không hiểu được 2 chữ " tượng số ", thì làm sao hiểu được sự liên hệ giữa TTBQ hay HTBQ và 12 cung Tử Vi. Cho nên không thể nào hiểu được nguồn gốc của các cung xung chiếu, nhị hợp cung, lục hại cung trong Tử Vi Trước tiên tiếp tục, tại hạ mong rằng các anh chị em nên coi lại các tượng quẻ trong " " trên và tìm cho ra cái sai trong đó. Sau đó tiếp tục cũng chưa muộn Đào Hoa
  5. Anh VoTruoc, Chúng ta đâu có cần đi con đường khác. Những thành tựu của các cổ nhân đã lót sẵn con đường cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần bước tiếp con đường đó. Thí dụ như Hậu Thiên Bát Quái và Tiên Thiên Bát Quái. Sự liên hệ giữa 2 Bát Quái là mặt kiếng của các quẻ. Mặt đối chiếu (lục hại cung) của các quẻ trong TTBQ là Càn Khôn, Ly Khảm, Đoài Chấn, Tốn Cấn. Vì vậy khi bước qua HTBQVV thì các quẻ vẫn giữ các mặt đối chiếu. Có nghiã là: (1) Lục hại cung (mặt đối chiếu) của Ly là Khảm, Chấn là Đoài, Càn là Khôn, Tốn là Cấn, (2) Nhị hợp cung (nguyệt kiến) của Tốn là Khôn, Cấn là Càn ======================================= Anh Thiên Sứ thân mến, Anh Thiên Sứ đã hiểu được nguyệt kiến của HTBQVV và đã thử áp dụng bằng cách thay đổi vị trí của quẻ Tốn và Khôn, và gọi Bát quái đó là HTBQLV. (Khi xưa nếu tại hạ quen anh Thiên Sứ sớm hơn thì đã khuyên anh Thiên Sứ đổi luôn quẻ Cấn và Càn, thì ngày nay đã có luôn hình nguyệt kiến của HTBQVV. Lúc đó thì gọi là HTBQLV thì sẽ ít người phản đối) Đây cũng là món quà em tặng cho anh. Nếu anh có theo dỗi các bài em viết về mặt kiến của giải thiên hà, và câu trả lời em đã ghi chép lại cho anh về lý do tại sao Lập Xuân là tháng "Dần". HTBQLV của anh không có sai. Trong tương lai nếu ai có thắc mắc thì hình cứ trả lời đó mặt kiến của HTBQVV, và nó sẽ giúp quý vị hiểu được các khí và phương pháp an cung Mệnh trong Tử Vi ======================================= Anh Vô Trước thân mến, Còn về HTBQAL, anh đã thay đổi vị trí Tốn và Khôn rồi lại thay đổi luôn vị trí Đoài và Tốn. Anh làm như vậy thì cũng không có sai vì anh đã không để ý tới lục hại cung của quẻ mà chỉ để ý tới các cung đối chiếu của quẻ. Cái hình của anh không phải là HTBQ mà là nhật kiếng của TTBQ. Nếu anh có coi tại hạ là bạn và hiểu được ý tốt của tại hạ, anh nên gọi cái hình bát quái của anh là TTBQAL. Những chi tiết về nhật kiến và nguyệt kiến, tại hạ đã ghi chép nhiều rồi. Tại hạ cũng không muốn nói thêm nữa. Các anh muốn hiểu thì vẽ những tấm hình TTBQ, HTBQVV, HTBQLV, HTBQAL ra giấy rồi nhìn kỹ lại các đối chiếu của quẻ (xung chiếu, nhị hợp cung, lục hại cung). Những lời của tại hạ muốn nói thì tại hạ đã nói ra trong những ngày vừa qua. Bye bye, DaoHoa
  6. Anh Thiên Sứ, Nếu câu hỏi của anh Vô Trước về ngũ hành của Hà Đồ trong 12 cung Tử Vi, thì lời giải thích của anh (Thiên Sứ) về Hà Đồ trên TTBQ sang HTBQ là đúng. Theo bản vẽ đầu tiên trong post, anh Vô Trước đang hỏi ngũ hành của Lạc Thư chứ không phải ngũ hành của Hà Đồ . Vì vậy mới có hình vẽ với ngũ hành cho Hợi là Kim, Tị là Mộc, vv... Đào Hoa
  7. VinhL mến, Sao VinhL không nói cho anh VoTruoc biết tấm hình trên là sự biến hoá giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương qua Lạc Thư. Do đó mới có các độ số của phía Âm gồm có 1(Khôn) 2(Tốn) 3(Ly) 4(Đoài) phía Dương gồm có 6(Cấn) 7(Khảm) 8(Chấn) 9(Càn) Vì vậy mới có ngũ hành của Lạc Thư là 1,6 là Thổ 7 là Thủy 2 là Mộc 8 là Mộc 3 là Hỏa 4 là Kim 9 là Kim Đào Hoa
  8. VinhL mến, Hình như VinhL căn theo những chữ màu đỏ trên để an theo nơi cư ngụ trong các cung Tử Vi. Cái tên chỉ hợp với "kiến" chớ không phải là tên cung trong 12 cung Tử Vi. VinhL hãy nhớ lại 7 ngôi sao đó nằm về hướng nào và nằm trong chùm sao zodiac nào. (1) Trong tháng 11 (DL) hay tháng 8, 9 (AL), khi VinhL đứng trên trái đất nhìn về hướng mặt trời thì VinhL sẽ thấy 7 ngôi sao đó. (2) Theo phương học phương Tây, 7 ngôi sao đó là những ngôi sao trong chùm sao Scorpius - Thiên Hạt (Thiên Xứng hay Hổ Cáp) (3) Theo phương học phương Đông, tháng 8, 9 (AL) là tháng Dậu Tuất (4) Vì lý do đó, khi VinhL muốn dùng 12 địa chi cho 12 phương hướng của nhị thập bát tú, VinhL nên dùng phương hướng của mặt trời trong năm. (5) Vậy Cang Kim Long (Thìn) => mặt kiếng hay nhị hợp cung là cung Dậu => Can Kim Long an tại cung Dậu. Tiếp tục như trên để kiếm cho các sao khác Thân mến, Đào Hoa
  9. Anh PhapVan, Tại hạ nói quy luật "Âm Lẻ Dương Chẳn" chớ không có thay đổi các âm dương trong năm. 12 chi cho năm tháng và giờ vẫn giữ luật âm dương. Có nghiã là các năm Tý (Dương) Sửu (Âm), Dần (Dương), ... , Hợi (Âm). Nếu anh ghép các con số chỉ riêng cho "CHI" hay cho "CAN", chắc cái luật "Âm Lẻ Dương Chẳn" phải bỏ vào thùng rát rồi B) . Cho nên ngày xưa các nhà Thiên Văn Học đã cho tính năm tháng ngày và giờ cả CAN và CHI, và ngày nay chúng ta có Lục Thập Hoa Giáp. Nếu anh muốn ghép luật "Âm Lẻ Dương Chẳn" thì tại hạ sẽ viết ra vài năm trên giấy thử coi như thế nào Năm 2044, 1984 => Giáp Tý => Năm Dương Chẳn Năm 2045, 1985 => Ất Sửu => Năm Âm Lẻ Năm 2046, 1986 => Bính Dần => Năm Dương Chẳn Năm 2047, 1987 => Đinh Mão => Năm Âm Lẻ ... Năm 1948, 2008 => Mậu Tý => Năm Dương Chẳn Haha, vẫn là quy luật "Âm Lẻ Dương Chẳn" Đào Hoa
  10. Anh Thiên Sứ mến, Đào Hoa ngồi đây không hiểu anh trích thí dụ của ai về Dương (3) Âm (2). Đào Hoa suy nghĩ mãi mà cũng không hiểu. Nếu theo luật Âm (3) Dương (2) thì còn thuận theo luật âm dương ngũ hành. Em sẽ vui lòng vẽ vài hình để chứng minh về luật Âm (3) Dương (2). Còn về luật Dương (3) Âm (2), nếu trong sách nào có ghi về luật đó thì mong anh ghi lại cho Đào Hoa để Đào Hoa được mở rộng tầm mắt. Đào Hoa
  11. Những phương hướng của Nhị Thập Bát Tú tượng trưng cho 12 cung Tử Vi, và các tiết khí trong năm. Trong các tiết khí, Đào Hoa sẽ nêu ra 8 tiết khí quan trọng trong năm. Đó là Lập Xuân, Xuân Phân, Lập Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông và Đông Chí 8 tiết khí đó không xa lạ gì với chúng ta, bởi vì đó là 8 tiết khí trong Tiên Thiên Bát Quái Như VinhL và cả Đào Hoa lúc ban đầu cũng nghĩ như sau: Qua những tấm hình của Thiên Hà, Hà Đồ và luật Âm Lẻ Dương Chẳn, chúng ta thấy rằng Âm là "1" và Dương là "2" Đào Hoa ps: Trong những ngày sắp tới, Đào Hoa sẽ áp dụng quy luật Âm Lẻ Dương Chẳn trong Hậu Thiên Bát Quái và Kinh Dịch
  12. VinhL, Đó là 2 tấm hình trong cuốn sách Tử Vi Thiên Văn Học. VinhL cũng có copy nầy hay sao ? Đào Hoa sẽ giải thích 2 tấm hình cho những ai theo dõi bài. Tại điểm Xuân phân, người quan sát sẽ thấy Mặt Trời mọc ở phía Đông tại góc độ "0" và lặn ở phía Tây tại góc độ "180". Theo quan điểm của khoa học phương Tây, điểm này được gọi là điểm Vernal Equinox cho những ai ở Bắc Bán Cầu. Cho những ai ở Nam Bán Cầu như nước Úc, thì đó là điểm Thu Phân. Quay lại với quy lệ Âm Chẳn Dương Lẻ của VinhL Nếu theo quy luật đó thì sẽ được 1 tấm hình như sau: Trong khi quy luật mà ĐàoHoa cho là Âm Lẻ Dương Chẳn thì sẽ có tấm hình như sau: Đào Hoa
  13. Mr Thiên Sứ, Không biết Mr Thiên Sứ cho VinhL đúng phần nào trong bài viết ? Thôi để ĐàoHoa vẽ vài hình để nói lên phần đúng của VinhL, rồi chúng mình sẽ bàn về phần "quan niệm ngược lại như Đào Hoa". Qua hình các chùm sao mà VinhL đã đưa lên, khi ta đứng tại mặt trời thì thời tiết sẽ như hình giống như hình vẽ của VinhL. Còn nếu ta đứng trên trái đất nhìn ra về hướng mặt trời, tiết khí liên kết với các chùm sao sẽ khác hơn. Qua 24 tiết khí mà VinhL đã chép ra và phía đứng của chúng ta trên trái đất, Đào Hoa vẽ ra hình tròn 360 góc độ để dễ bàn luận. Ngày mai sẽ bàn luận về những phần "quan niệm ngược lại như Đào Hoa". Đào Hoa ps: Mr Thiên Sứ, anh nghĩ Đào Hoa nầy đủ khả năng để chứng minh "quan niệm ngược lại như Đào Hoa" hay không ? B) ;) :P
  14. VinhL, Ủa, VinhL cũng như sư đệ Vô Tri vẫn còn cho là âm chẳn dương lẻ hay sao ? Đừng nói với tại hạ là VinhL bắt chước VôTri ôm mấy cái câu "Thiên Nhất Sinh Thủy, Địa Lục Thành Chi ..." rồi cho rằng "Thiên" là dương và "Địa" là Âm. Rồi từ đó cho rằng âm chẳn dương lẻ. Theo quy luật đó thì không khó mà hiểu được sự liên hệ giữa độ số Hà Đồ và 24 tiết khí trong năm ĐàoHoa
  15. VinhL mến, Tử Vi Thiên Văn Học không có dễ như môn Tử Vi đâu bạn. VinhL học cách an mệnh trước rồi đến cách an cục, rồi sang qua 14 chính tinh. VinhL đã tìm ra 12 địa bàn tượng trưng cho 12 cung Tử Vi. Sáng mai, khi đứng uống ly cafe, VinhL để ý mặt trời mọc từ hướng nào. Qua 12 zodiac, VinhL để ý tới tháng 7 âm lịch và mặt trời nằm hướng chùm sao nào trong zodiac (Thất Nữ). Khi mặt trời vương lên, mặt trời quay cùng với chùm sao Thất Nữ. Cái mà VinhL nên để ý mỗi canh giờ thì chùm sao nào sẽ thay thế địa vị chùm sao Thất Nữ (Sư Tử hay Thiên Xứng). Nếu cách an vị cho Mệnh trong Tử Vi đúng theo Thiên Văn thì sẽ đi theo chiều Nghịch. Còn về tháng thì tháng 7 mặt trời nằm chung hướng chùm sao Thất Nữ, thì tháng 8 Âm Lịch thì sẽ nằm với chùm sao nào (Sư Tử hay Thiên Xứng). Nếu cách an vị cho Mệnh trong Tử Vi đúng theo Thiên Văn thì sẽ đi theo chiều Thuận. Khi VinhL trả lời 2 câu đó, thì VinhL sẽ hiểu được cách an vị cho Mệnh trong Tử Vi. Khi nào rãnh thì tại hạ sẽ cùng VinhL trò chuyện về cách an vị 14 chính tinh trong theo Tử Vi Thiên Văn Học. ĐàoHoa ps: Còn về chuyện "của Lạc Việt hay của Tàu", VinhL cũng đừng quá phí tâm. Khi mình biết thì mình sẽ hiểu. Khi mình hiểu thì mình không còn sợ là đồ đó là của mình hay của người khác
  16. VinhL, VôTri là sư đệ của tại hạ. Nếu bạn có đọc qua vài bài của Vô Tri bên kia thì VinhL sẽ thấy trong vài bài sư đệ VôTri có nhắc đến tại hạ Đào Hoa
  17. Nếu lời giải thích cho địa vị 12 điạ bàn trong Tử Vi là vòng quay của Bắc Đẩu Cửu Phi Tinh, thì sự tiến triển của môn Tử Vi không còn hy vọng. :lol: :P :rolleyes: VinhL ơi là VinhL, hôm trước tại hạ trò chuyện với VinhL về sự tương quan của 12 địa chi và vòng nhị thập bát tú mà VinhL chưa hiểu hay sao? 12 địa bàn trong Tử Vi là 12 phương hướng của nhị thập bát tú. VinhL suy nghĩ lại rồi viết tiếp tục cũng chưa muộn Đào Hoa
  18. Anh VoTruoc, Tại hạ nói vậy cho vui thôi. Tại hạ thỉnh thoảng ghé ngang đây. Đâu cần gì là danh vọng và nguồn gốc. Anh cứ tự nhiên học hỏi và tìm hiểu thêm về lý học đông phương. Khi anh tìm hiểu thêm về Thiên Văn Học, anh sẽ thấy rõ những đúng và sai lầm trong các bài viết của anh. Đào Hoa Sự liên hệ giữa TTBQ và HTBQ nằm trong hình sau đây | | | ------ | | | Nếu khó hiểu thì anh vẽ hình TTBQ trên một tờ giấy rồi anh nhìn hình TTBQ qua một tấm gương lớn.
  19. Ha Ha Ha, Nguồn từ Lý Học Đông Phương, tác giả: Đào Hoa Anh còn muốn nguồn từ ai nữa. Nếu anh thấy cần người khác, trên web có một web-site gọi là "Google.com". Anh vào trang đó rồi đánh vào "Thuban Alpha Draconis 2787". Anh cứ tự nhiên lựa chọn một tác giả khác. Chúc anh nhiều may mắn, Đào Hoa
  20. Anh VoTruoc, Tại hạ hiểu câu hỏi của anh rồi. Khi xưa ở thời kỳ đầu chu kỳ,  = 0, là lúc sao Thuban Alpha Draconis là sao Bắc Cực. Nếu tính lúc sao Thuban nằm gần nhất cực Bắc là năm 2787 BC Vậy 2787 + 2008 = 4795 năm  = 4795 / 72 năm một độ = 66.597 độ Đào Hoa
  21. Anh VoTruoc, Gốc độ thay đổi gần nữa độ mỗi tuần và cũng tùy chổ (đất nước) mà bạn đang muốn tính gốc độ. Thôi để tại hạ viết vài hàng software để giúp bạn tính gốc độ. Trong vòng 2 ngày thì sẽ viết xong. Cái khó là không biết chổ nào để đưa lên software. Chắc tại hạ phải mượn web của một người bạn. Đào Hoa
  22. BanMai, Để tại hạ độn một quẻ cho vui. Câu hỏi: "Con đường cô đi có đúng hay không ?" Trả Lời :" Quẻ Phong Sơn Tiệm" Thượng là Tốn và Hạ là Cấn => Ý nghĩa là Tuần Tự Quẻ Tốn với tượng là Gió, Hành Phương là Mộc hướng Đông Nam, nhân là Gái Lớn Quẻ Cấn với tượng là Sơn, Hành Phương là Mộc hướng Đông Bắc, ý là trệ trở cố chấp Quẻ Tiệm là quẻ trên Tốn dưới Cấn, trên núi có cây, cây cao nhân núi, sự cao của nó có chỗn nhân theo, tức sự tiến của nó phải có thứ tự, cho nên được gọi là quẻ Tiệm Càn Khôn biến đi là Tốn Cấn, Tốn Cấn chồng lên nhau là quẻ Tiệm. Đối nhau với quẻ Qui Muội, tức con gái về nhà chồng. Đó cho tại hạ biết BanMai đang tính đi về nhà thăm ba má. Tuy rằng kỳ nầy là về thăm ba má ruột, nhưng chuyến đi nầy lại gặp duyên nợ. Chúc mừng cô nương ! Nhưng đây là quẻ Tiệm chứ không phải là quẻ Qui Muội, cho nên phải nên lấy chữ Tiệm là đầu, nên từ từ và đừng vội Còn quẻ Cấn nói lên là trệ trợ cố chấp. Ngoại trừ chuyến đi về thăm gia đình, cô nương hiện nay còn đang do dự 2 bên kéo néo (không rõ việc chi ngoài học hành). Cô nương sẽ gặp trệ trợ và sẽ làm cô làm việc cố chấp. Bất cứ cô lựa chọn 1 trong 2 lựa chọn thì đó chỉ là tạm thời vì năm sau cũng có lưu động và cái lựa chọn thứ 3 sẽ đến với cô Đào Hoa
  23. Trong giai đoạn phát triển sơ khai, tại hạ khuyên trình chuyển đổi lịch tạm thời chỉ phổ biến trong các bài trên diễn đàn. Đây chưa phải giai đoạn phổ biến trên trang đầu tiên. Những quy luật trong software vẫn còn dùng ngũ hành tương sinh tương khắc của 60 Hoa Giáp chứ không phải Lạc Thư Hoa Giáp. Nếu tiếp tục phổ biến software rộng rãi, các luật Thủy => Hỏa và Hỏa => Thủy thì Mr Thiên Sứ ngày đêm phổ biến sẽ khó thành công.
  24. Hà Mạnh Hùng mến, Trước tiên tại hạ cám ơn Hà Mạnh Hùng đã ngỏ ý tốt. Tại hạ chắc phải từ chối ý đẹp nầy. Trong bảng Lạc Thư Hoa Giáp trong cuốn Hà đồ trong văn minh Lạc Việt, Mr Thiên Sứ đã đúng với sự thay đổi Thủy <==> Hỏa. Nhưng khi lập 30 hành cho Bản mệnh thì có vài năm không hợp với luật sinh vượng mộ mà tại hạ đã học qua. (Chắc sự học thức của tại hạ còn kém). Tại hạ quý mến sự tìm hỏi và trí thức của Mr Thiên Sứ, cho nên tại hạ đành phải từ chối ý đẹp của bạn. Tại hạ biết rằng chú Thiên Sứ sẽ hết lòng giúp đở bạn tu bổ software. Chúc Hà Mạnh Hùng và Chú Thiên Sứ nhiều may mắn, Đào Hoa