Posted 19 Tháng 8, 2008 Các anh chị em trên diễn đàn thân mến. Anh chị em cho tôi hỏi, căn cứ vào đâu người ta nạp Ngũ hành cho Địa chi theo đồ hình sau được xử dụng rất nhiều trong các môn dự đoán học: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 8, 2008 Chào chú VoTruoc, Vòng địa chi 12 con thú xuất phát tư 28 tú. Bầu trời được chia ra 5 khu vực, Trung cung, Đông Thanh Long, Tây Bạch Hổ, Bắc Huyền vũ, và Nam Chu Tước. 28 tú phân phối trong 4 vùng như sau: Đông Thanh Long: 1 Giác 2 Cang (Thìn) 3 Đê 4 Phòng (Mão) 5 Tâm 6 Vĩ (Dần) 7 Cơ Bắc Huyền Vũ: 8 Đẩu 9 Ngưu (Sửu) 10 Nữ 11 Hư (Tý) 12 Nguy 13 Thất (Hợi) 14 Bích Tây Bạch Hổ: 15 Khuê 16 Lâu (Tuất) 17 Vị 18 Mão (Dậu) 19 Tất 20 Chủy (Thân) 21 Sâm Nam Chu Tước: 22 Tĩnh 23 Quỷ (Mùi) 24 Liễu 25 Tinh (Ngọ) 26 Trương 27 Dực (Tỵ) 28 Chẩn Tý (Hư), Ngọ (Tinh), Mão (Phòng), Dậu (Mão) là 4 trung điểm của các nhóm sao. Theo VinhL nghỉ thì bản nạp ngủ hành cho địa chi trên là căn cứ vào ngủ hành trong Lạc Thư Hậu Thiên Bát Quái Cửu Cung, Kiền Khãm Cấn Chấn là Dương, Tốn Ly Khôn Đoài là Âm, tức là: 6 Kiền Dương Kim Tuất Hợi 1 Khãm Dương Thũy Tý 8 Cấn Dương Thổ Sửu Dần 3 Chấn Dương Mộc Mão 4 Tốn Âm Mộc Thìn Tỵ 9 Ly Âm Hỏa Ngọ 2 Khôn Âm Thổ Thân Mùi, 7 Đoài Âm Kim Dậu Thân Mến Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 8, 2008 VinhL viết: 6 Kiền Dương Kim Tuất Hợi 1 Khãm Dương Thũy Tý 8 Cấn Dương Thổ Sửu Dần 3 Chấn Dương Mộc Mão 4 Tốn Âm Mộc Thìn Tỵ 9 Ly Âm Hỏa Ngọ 2 Khôn Âm Thổ Thân Mùi, 7 Đoài Âm Kim Dậu Anh Votruoc thân mến.Anh thử ứng dụng cách của VinhL vào các cung địa chi xem nó có trùng khớp không? Nếu anh thấy nó không trùng khớp thì anh cho biết ý kiến. Xin cảm ơn anh. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 8, 2008 Vòng địa chi 12 con thú xuất phát tư 28 tú. Bầu trời được chia ra 5 khu vực, Trung cung, Đông Thanh Long, Tây Bạch Hổ, Bắc Huyền vũ, và Nam Chu Tước. 28 tú phân phối trong 4 vùng như sau: Đông Thanh Long: 1 Giác 2 Cang Kim Long (Thìn) 3 Đê 4 Phòng Nhật Thỏ (Mão) 5 Tâm 6 Vĩ Hỏa Hổ (Dần) 7 Cơ ..... VinhL mến, Hình như VinhL căn theo những chữ màu đỏ trên để an theo nơi cư ngụ trong các cung Tử Vi. Cái tên chỉ hợp với "kiến" chớ không phải là tên cung trong 12 cung Tử Vi. VinhL hãy nhớ lại 7 ngôi sao đó nằm về hướng nào và nằm trong chùm sao zodiac nào. (1) Trong tháng 11 (DL) hay tháng 8, 9 (AL), khi VinhL đứng trên trái đất nhìn về hướng mặt trời thì VinhL sẽ thấy 7 ngôi sao đó. (2) Theo phương học phương Tây, 7 ngôi sao đó là những ngôi sao trong chùm sao Scorpius - Thiên Hạt (Thiên Xứng hay Hổ Cáp) (3) Theo phương học phương Đông, tháng 8, 9 (AL) là tháng Dậu Tuất (4) Vì lý do đó, khi VinhL muốn dùng 12 địa chi cho 12 phương hướng của nhị thập bát tú, VinhL nên dùng phương hướng của mặt trời trong năm. (5) Vậy Cang Kim Long (Thìn) => mặt kiếng hay nhị hợp cung là cung Dậu => Can Kim Long an tại cung Dậu. Tiếp tục như trên để kiếm cho các sao khác Thân mến, Đào Hoa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 8, 2008 VinhL mến, Sao VinhL không nói cho anh VoTruoc biết tấm hình trên là sự biến hoá giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương qua Lạc Thư. Do đó mới có các độ số của phía Âm gồm có 1(Khôn) 2(Tốn) 3(Ly) 4(Đoài) phía Dương gồm có 6(Cấn) 7(Khảm) 8(Chấn) 9(Càn) Vì vậy mới có ngũ hành của Lạc Thư là 1,6 là Thổ 7 là Thủy 2 là Mộc 8 là Mộc 3 là Hỏa 4 là Kim 9 là Kim Đào Hoa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 8, 2008 Theo tôi thì người ta căn cứ vào Hà Đồ để nạp âm cho Địa chi: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 8, 2008 Anh Thiên Sứ, Nếu câu hỏi của anh Vô Trước về ngũ hành của Hà Đồ trong 12 cung Tử Vi, thì lời giải thích của anh (Thiên Sứ) về Hà Đồ trên TTBQ sang HTBQ là đúng. Theo bản vẽ đầu tiên trong post, anh Vô Trước đang hỏi ngũ hành của Lạc Thư chứ không phải ngũ hành của Hà Đồ . Vì vậy mới có hình vẽ với ngũ hành cho Hợi là Kim, Tị là Mộc, vv... Đào Hoa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 8, 2008 Anh Thiên Sứ, Nếu câu hỏi của anh Vô Trước về ngũ hành của Hà Đồ trong 12 cung Tử Vi, thì lời giải thích của anh (Thiên Sứ) về Hà Đồ trên TTBQ sang HTBQ là đúng. Theo bản vẽ đầu tiên trong post, anh Vô Trước đang hỏi ngũ hành của Lạc Thư chứ không phải ngũ hành của Hà Đồ . Vì vậy mới có hình vẽ với ngũ hành cho Hợi là Kim, Tị là Mộc, vv... Đào Hoa Theo tôi Ngũ hành của Lạc Thư không liên quan gì đến Ngũ hành của 12 Địa Chi. Bởi vì Ngũ Hành của 12 Đ. Chi thuận sinh theo Hà Đồ. Còn Lạc Thư Nghịch Khắc không liên quan gì đến 12 Đ. Chi.Còn cách nạp Âm mà anh Vô Trước đưa lên hỏi là một căn cứ sai. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 22 Tháng 8, 2008 Chào chú VoTruoc, Bạn DaoHoa nói đúng lắm, vòng 28 tương quan với 12 địa chi là theo vòng Nguyệt Kiến. Ngũ hành của 12 Địa chi thì giải thích theo Hậu Thiên Bát Quái Lạc Việt của chú Thiên Sứ hoàn toàn phù hợp. Trong các môn độn toán khi vòng 12 địa chi nạp vào Lạc Thư cửu cung, ngủ hành của các địa chi không thay đổi hành như bảng của chú mà vẫn giử nguyên hành của mình. Trong bảng của chú có 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. Vòng địa chi nạp vào cửu cung, và ngủ hành của Lạc Thư cửu cung. VinhL mến, Sao VinhL không nói cho anh VoTruoc biết tấm hình trên là sự biến hoá giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương qua Lạc Thư. Do đó mới có các độ số của phía Âm gồm có 1(Khôn) 2(Tốn) 3(Ly) 4(Đoài) phía Dương gồm có 6(Cấn) 7(Khảm) 8(Chấn) 9(Càn) Vì vậy mới có ngũ hành của Lạc Thư là 1,6 là Thổ 7 là Thủy 2 là Mộc 8 là Mộc 3 là Hỏa 4 là Kim 9 là Kim Đào Hoa Mong bạn DaoHoa giải thích rỏ cho vấn đền ngủ hành của Lạc Thư. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 8, 2008 Anh chị em trên diễn đàn thân mến! Rất vui vì câu hỏi của tôi trên diễn đàn được cả ba cao thủ hang đầu của diễn đàn là Thiên Sứ, Đào Hoa và VinhL cho ý kiến. Tôi xin sơ lược lại những ý kiến đó như sau: Đầu tiên là bạn VinhL cho rằng nạp ngũ hành cho 12 Địa chi là do vị trí trên bầu trời của 28 tinh tú và theo bảng Lạc thư Hậu thiên bát quái cửu cung. Sau đó anh Đào Hoa chỉnh lại: sự nạp Ngũ hành đó là do sự biến hóa Tiên thiên bát quái và Hậu thiên bát quái Văn Vương qua Lạc thư. Anh Thiên Sứ thì cho rằng người ta căn cứ vào Hà đồ để làm điều đó và Ngũ hành của Lạc thư không liên quan đến Ngũ hành của 12 Địa chi, thậm chí còn đưa ra ý kến: cách nạp Ngũ hành cho 12 Địa chi (của cổ thư truyền lại) mà tôi hỏi là sai. Tất cả các ý kiến trên đều không có lý giải chặt chẽ mà chỉ dựa vào sự tương ứng và gán chủ quan theo nhận định được cho là hợp lý đối với mỗi người và ai cũng chỉ ra được sự không hợp lý lắm trong giả thích của người khác. Cuối cùng, tôi cũng không thể hiểu nổi ý kiến của ai là chính xác, chính xác ở điểm nào và ý kiến của ai không chính xác, không chính xác ở điểm nào. Nếu có một cao thủ nào nữa tham gia, tôi cũng không chắc tình hình trên có được cải thiện hay không. Tại sao lại có tình trạng này trong khi những người cho ý kiến đều là những cao thủ trên diễn đàn mà mọi người đều biết và có thái độ hết sức thiện chí ? Đồng thời đồ hình trên là rất cơ bản, làm cơ sở trong các môn dự đoán học, rất quen thuộc với mọi người. Có lẽ ai cũng có thể biết được nguyên nhân là do cơ sở học thuyết ADNH đã bị thất truyền. Nhưng nếu muốn phục hồi nó thì, qua các thảo luận trên cho thấy, phương pháp tư duy dựa vào sự gán ghép “tượng, số” chỉ có thể tìm ra được một vài mâu thuẫn trong quá trình tam sao thất bổn mà không thể dẫn đến thành công, chỉ bổ xung vào những thất bại trong hàng ngàn năm nay của bao lớp tiền nhân tài trí. Để thành công, chúng ta phải cùng nhau khai phá con đường khác (tất nhiên không phải bằng cách ngồi thiền như có 1 bạn đề nghị !) tuy không bỏ qua những thành tựu của con đường cũ. Tôi cho rằng con đường tư duy logic là hợp lý trong thời đại ngày nay. Thân ái. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 8, 2008 Anh VoTruoc, Chúng ta đâu có cần đi con đường khác. Những thành tựu của các cổ nhân đã lót sẵn con đường cho chúng ta. Chúng ta chỉ cần bước tiếp con đường đó. Thí dụ như Hậu Thiên Bát Quái và Tiên Thiên Bát Quái. Sự liên hệ giữa 2 Bát Quái là mặt kiếng của các quẻ. Mặt đối chiếu (lục hại cung) của các quẻ trong TTBQ là Càn Khôn, Ly Khảm, Đoài Chấn, Tốn Cấn. Vì vậy khi bước qua HTBQVV thì các quẻ vẫn giữ các mặt đối chiếu. Có nghiã là: (1) Lục hại cung (mặt đối chiếu) của Ly là Khảm, Chấn là Đoài, Càn là Khôn, Tốn là Cấn, (2) Nhị hợp cung (nguyệt kiến) của Tốn là Khôn, Cấn là Càn ======================================= Anh Thiên Sứ thân mến, Anh Thiên Sứ đã hiểu được nguyệt kiến của HTBQVV và đã thử áp dụng bằng cách thay đổi vị trí của quẻ Tốn và Khôn, và gọi Bát quái đó là HTBQLV. (Khi xưa nếu tại hạ quen anh Thiên Sứ sớm hơn thì đã khuyên anh Thiên Sứ đổi luôn quẻ Cấn và Càn, thì ngày nay đã có luôn hình nguyệt kiến của HTBQVV. Lúc đó thì gọi là HTBQLV thì sẽ ít người phản đối) Đây cũng là món quà em tặng cho anh. Nếu anh có theo dỗi các bài em viết về mặt kiến của giải thiên hà, và câu trả lời em đã ghi chép lại cho anh về lý do tại sao Lập Xuân là tháng "Dần". HTBQLV của anh không có sai. Trong tương lai nếu ai có thắc mắc thì hình cứ trả lời đó mặt kiến của HTBQVV, và nó sẽ giúp quý vị hiểu được các khí và phương pháp an cung Mệnh trong Tử Vi ======================================= Anh Vô Trước thân mến, Còn về HTBQAL, anh đã thay đổi vị trí Tốn và Khôn rồi lại thay đổi luôn vị trí Đoài và Tốn. Anh làm như vậy thì cũng không có sai vì anh đã không để ý tới lục hại cung của quẻ mà chỉ để ý tới các cung đối chiếu của quẻ. Cái hình của anh không phải là HTBQ mà là nhật kiếng của TTBQ. Nếu anh có coi tại hạ là bạn và hiểu được ý tốt của tại hạ, anh nên gọi cái hình bát quái của anh là TTBQAL. Những chi tiết về nhật kiến và nguyệt kiến, tại hạ đã ghi chép nhiều rồi. Tại hạ cũng không muốn nói thêm nữa. Các anh muốn hiểu thì vẽ những tấm hình TTBQ, HTBQVV, HTBQLV, HTBQAL ra giấy rồi nhìn kỹ lại các đối chiếu của quẻ (xung chiếu, nhị hợp cung, lục hại cung). Những lời của tại hạ muốn nói thì tại hạ đã nói ra trong những ngày vừa qua. Bye bye, DaoHoa Share this post Link to post Share on other sites
Posted 23 Tháng 8, 2008 Đao Hoa thân mến! Nếu anh có coi tại hạ là bạn và hiểu được ý tốt của tại hạTôi luôn hiểu chân tình của bạn và rất cảm kích. Nhưng chỉ bởi hướng tư duy khác nhau nên nhiều chỗ không hiểu ý nhau, thuần túy trên phương diện học thuật mà thôi. Tuy nhiên, tôi phải thừa nhận, kiến thức của bạn theo trường phái "tượng số" là rất cao cường. Tiếc rằng tôi lại không đồng tình với phương pháp nghiên cứu của trường phái ấy. Tôi rất trân trọng những trao đổi với bạn.Tôi cũng thừa nhận rằng cổ nhân đã phát triển học thuyết ADNH tới mức hoàn thiện và chúng ta chẳng thể phát minh thêm điều gì mới. Nhưng cái tôi nói đến là phương pháp nghiên cứu để có thể hiểu được học thuyết ADNH của cổ nhân chứ không phải là làm cái gì mới cả. Vì tôi nhận thấy những hạn chế của phương pháp "tượng số" nên mới đề xuất phương pháp khác mà thôi. Tôi đã dùng phương pháp logic xây dựng từ những khái nệm cơ bản ban đầu nghiên cứu ADNH và từ chỗ cách đây hơn 2 năm tôi luôn "kính nhi viễn chi" với học thuyết này, tôi đã xây dựng được "cơ sở học thuyết ADNH", và hầu hết những nguyên lý cơ bản (không phải các ứng dụng, do tôi chưa có đủ thời gian nghiên cứu) của nó tôi đã sâu chuỗi, lý giải được trong một hệ thống logic tương đối chặt chẽ. Tôi hiểu khối lượng công việc còn rất khổng lồ nên mới kêu gọi mọi người chung tay theo phương pháp này. Vài hôm nữa tôi sẽ xin trình bày trên diễn đàn kiến giải về nạp Ngũ hành cho 12 Địa chi của mình bằng phương pháp hoàn toàn dựa trên suy luận logic, xử dụng những kiến thức trong chuyên mục "Cơ sở học thuyết ADNH" của mình. Mong bạn và các anh chị em đóng góp ý kiến. Thân mến. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 24 Tháng 8, 2008 Anh chị em trên dễn đàn thân mến! Tôi xin pót lên đây kiến giải của tôi về nạp Ngũ hành cho 12 Địa chi. Thực ra kiến giải này là tiếp tục mục VII.2 của đề tài "Cơ sở học thuyết ADNH" (mà tôi hân hạnh có dịp trao đổi với các bạn trong chuyên mục "Những bài nghiên cứu của Vo Truoc" trên diễn đàn này) khi xây dựng cấu trúc ADNH của thời gian (Lúc đó, tôi chưa nghiên cứu ra vấn đề này). Vì vậy, để hiểu bài viết, xin các bạn quan tâm đọc trước những kiến thức liên quan trong chuyên mục đó. Phương pháp của tôi thuần túy logic, không dựa vào bất cứ một "tượng số" nào của cổ thư truyền lại * Nạp Ngũ hành cho 12 Địa chi: Ta có thể coi sự vật tiến hóa qua 12 Địa chi như là một sự vật có đầy đủ Ngũ hành của nó rồi tiến hành nạp Ngũ hành cho các yếu tố tương ứng 12 Địa chi. Tý là Thủy + nằm trong bán phần dương. Nó là yếu tố tĩnh nhất trong phần tĩnh, hay dương nhất trong phần dương, nên theo ý nghĩa, nó phải thuộc hành Thủy của sự vật. Hợi là Kim + thuộc Thiếu âm của phần dương, tức là yếu tố động nằm trong tĩnh. Dậu là Hỏa + thuộc Thái âm của phần dương, tức là yếu tố động nhất ở trong tĩnh. Do đó, cả Hợi và Dậu đều là động ở trong tĩnh, âm ở trong dương. Nói cách khác, Hợi và Dậu đều là Thiếu âm hay thuộc hành Kim của sự vật. Nhưng do Dậu (Hỏa +) động hơn Hợi (Kim +) nên, Dậu thuộc Âm Kim, Hợi thuộc Dương Kim. Tuất là Thổ + ở trong dương, hay nó là Chung của dương. Trong quá trình phát triển của sự vật, Chung tuy là Trung tính (cân bằng âm dương), nhưng các yếu tố của nó có xu hướng động hơn lên do sự vật, theo đồ hình, đang vận động từ dương (tĩnh) sang âm (động). Do đó, Chung (Tuất) có xu hướng động lên trong dương. Hơn nữa, về phân bố theo thời gian, nó nằm giữa Dương Kim và Âm Kim. Do đó, Tuất phài thuộc Kim. Mặt khác, ở trong bán phần dương, Tuất là Thổ + (dương) nên khi xét cả 2 bán phần, Tuất thuộc Kim thì phải là Dương Kim. Thân là Mộc + thuộc thiếu âm nằm trong bán phần dương hay là yếu tố tĩnh nằm trong tĩnh. Do bản chất tĩnh nên nó không thể thuộc hành Kim. Do vị trí tương sinh của nó với Dậu (âm Kim) nên Thân phải thuộc âm Thổ. Mùi là Thổ 2 do thành phần động nhất hay âm nhất (Thủy - ) sinh nên nó phải tuộc âm Thổ. Lý luận tương tự cho bán phần âm của sự vật khi lưu ý dương tính trong bán phần này là tính động, ta thu dược kế quả: Ngọ thuộc Hỏa; Thìn, Tỵ thuộc âm Mộc; Mão thuộc dương Mộc; Sửu, Dần thuộc dương Thổ. Vậy, nạp Ngũ hành cho 12 Địa chi như sau: TÝ ....................................THỦY SỬU, DẦN .......................DƯƠNG THỔ MÃO .................................DƯƠNG MỘC THÌN, TỴ ..........................ÂM MỘC NGỌ ..................................HỎA MÙI, THÂN ......................ÂM HỎA DẬU ..................................ÂM KIM TUẤT, HỢI ........................DƯƠNG KIM Nếu bố trí trên mô hình 8 ô theo chiều tương sinh ta được: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 2 Tháng 9, 2008 Qua phương pháp nạp ngũ hành cho 12 Địa chi trên hẳn các bạn cũng thấy là các Hành ấy đặc trưng cho bản chất của các Địa chi chứ chẳng phải là do có vì tinh tú nào hay đồ hình nào mà cổ thư truyền lại bắt nó phải phân bố như vậy. Dù cho các tinh tú trên trời có thay đổi thế nào đi nữa thì bản chất nạp Ngũ hành của 12 Địa chi cũng không thay đổi. Các vì tinh tú chẳng qua là các biểu tượng hình thức (không phải bản chất), còn các đồ hình cổ thư chẳng qua là sự ghi chép lại bản chất của nó mà thôi. Chúng ta nên tránh việc coi nội dung quyển sách làm nên bản chất của học thuyết mà chính bản chất học thuyết mới làm nên nội dung quyển sách. Tất nhiên, khi học thuyết bị thất truyền thì vài tờ còn sót lại của quyển sách cũng có ý nghĩa lớn để tham khảo, gợi mở cho công việc phục hồi lại nội dung học thuyết nhưng nó không thể được coi là bản chất học thuyết mà thậm chí trong quá trình phục hồi học thuyết nó còn được hiệu đính lại cho chính xác hơn, tránh hiện tượng tam sao thất bổn. Share this post Link to post Share on other sites