Rin86
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
968 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Rin86
-
Rin86 không biết xem tử vi, nhưng nghe nói nhiều câu chuyện về"đức năng thắng số" lắm. Chị cứ yên tâm, cố gắng làm nhiều việc thiện để tích công đức hồi hướng cho cháu, cố gắng ăn chay một số ngày trong tháng, hạn chế sát sinh (ví dụ như thay vì đặt bẫy chuột thì nuôi mèo chẳng hạn, thay vì dùng nhang muỗi hay thuốc xịt thì nên mắc màn....). Chúc chị và cháu thành công.
-
cách đây khoảng 5 năm, Rin86 có đọc một bài báo dịch từ báo Hoa kỳ, người ta tổng kết rằng trời ít mưa khi có những buổi tụ tập ngoài trời, diễu hành.... có giống như giải thích của chú Thiên Sứ về các nguyên thủ quốc gia không nhỉ?
-
Nước Anh là một đất nước Rin86 rất yêu quí, liệu chú Thiên Sứ và các cao nhân trên diễn đàn có dự đoán gì về đất nước "đứng trên vai những người khổng lồ" này không ạ? Liệu vai trò đứng trên vai người khổng lồ của nước Anh bao giờ sẽ kết thúc?
-
:P chú Thiên sứ nói đúng quá, đúng là bố mẹ anh ấy có tiếng tăm và từ nơi khác đến lập nghiệp nhưng tại sao trong lá số của anh ấy lại nói cả về cuộc đời phụ mẫu nhỉ :lol: Còn anh ấy thì đúng là rất kiêu hãnh và tự lập, tuy là kỳ thủ nghiệp dư nhưng có nhiều người biết lắm :( anh ấy có phòng khám riêng, khoảng 20 năm nữa chú Thiên Sứ cần làm răng giả cháu sẽ nói anh ấy làm cho chú một hàm răng hết ý :D
-
Đây là hình lá số của Rin86. Còn đây là lá số của một nhân vật đặc biết, một cao thủ cờ vua kiêm nha sĩ, xin kính nhờ các cao nhân tiết lộ một vài thông tin thú vị :lol: xin cám ơn rất nhiều.
-
Rin86 chẳng có vấn đề gì quá nghiêm trọng trong cuộc sống cả nhưng hôm nay đọc topic của chị gà hoa mơ nên xin ké một tý. Nếu các vị cao nhân có thì giờ thì có thể tiết lộ cho Rin86 một vài điều thú vị được không ạ. Xin đa tạ đa tạ :lol: Rin86 Sinh ngày 14 , Tháng 1 , Năm Bính Dần
-
Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh vạch ra những sai lầm của GS Trần Trọng Thêm là xác đáng (trong con mắt của Rin86, hic hic xin được đính chính như vậy :lol:) nhưng Rin86 chưa rõ ông này theo "phe nào". Rin86 chưa có tư cách gì để bàn luận về hai vị này cả vì Rin86 còn nhỏ tuổi. Ở đây có hai quan điểm một là phủ nhận nền văn hiến 5000 năm của dân tộc, hai là ủng hộ giả thuyết về nền văn hiến 5000 năm đó. Rin86 theo phe thứ hai. Luận chứng về điều này bác Thiên Sứ đã trình bày đủ, Rin86 không còn gì để nói. Theo cảm nhận của Rin86, Kinh Dịch và Âm Dương Ngũ Hành không thể là sản phẩm của một vài ngàn năm văn hiến được, đó là kết quả của hàng chục ngàn năm quan sát, kiểm chứng, đúc rút kinh nghiệm số đông LOÀI NGƯỜI chứ không riêng gì một dân tộc và khi nền văn minh tối cổ của loài người sụp đổ thì người Lạc Việt là một trong những dân tộc còn lại hiện nay giữ gìn được những tàn tích của nền văn minh đó. Dù hiểu biết về Kinh Dịch và Âm dương ngũ hành của Rin86 chẳng có gì nhiều nhưng Rin86 chỉ nghĩ rằng, sự vận động vĩnh hằng của vũ trụ không thể một đời người mà nhận biết được, không phải một vài trăm năm, ngàn năm mà phải lâu, rất lâu hơn nữa, và để từ giai đoạn mông muội đến giai đoạn phát minh ra chữ viết hoàn chỉnh lại là một quá trình khoảng 3000 đến 5000 năm, chính vì vậy những áp dụng của Kinh Dịch và Âm dương ngũ hành vào đời sống sẽ phát triển từ từ và thấm nhuần vào mọi lãnh vực. Một dân tộc không phát minh ra Kinh Dịch, Âm dương ngũ hành thì sẽ không hiểu tận gốc của nó mà chỉ chọn lấy cái ngọn, phần đơm hoa kết trái đẹp nhất của nó mà ứng dụng, chính vì không hiểu nên dễ dàng nhận lấy phần phát minh ra nó thuộc về mình, có ngọn nhưng không có gốc, một khi đã hiểu rồi thì không thể có những câu chuyện hoang đường về nguồn gốc của Kinh Dịch và Âm dương ngũ hành như thế, quy tất cả những học thuyết đó cho một cá nhân chứng tỏ hai điều: một là câu chuyện chắc chắn không có thật, hai là tác giả không hiểu được sự vĩ đại của Kinh Dịch và Âm dương ngũ hành nên tưởng rằng một nhân vật siêu nhân có thể đúc rút kinh nghiệm về quy luật vũ trụ chỉ qua một vài chục năm trước khi có chữ viết, và câu chuyện đó tồn tại nhờ những người xung quanh cũng không ý thức được sự vĩ đại của Kinh Dịch và Âm dương ngũ hành nên dễ dàng tin theo. Sau có người thấy vô lý, phản bác lại thì không rõ nguồn gốc của Kinh Dịch, Âm dương ngũ hanh nữa. Trên đây chỉ là suy luận cảm tính của Rin86 còn khi nhìn vào những cổ vật trục vớt được dưới đáy sông và đào được hiện đang trưng bày ở nhà hàng Trống Đồng Rin86 có thể thấy chiều sâu của nền văn hiến Lạc Việt. Ở đây Rin86 chỉ nói về mặt thẩm mỹ, kỹ thuật chế tác của những đồ cổ này. Những đồ vật trưng bày ở nhà hàng Trống Đồng được cách điệu hóa rất cao, kỹ thuật chế tác không kém gì bây giờ, có thể nói là đã đạt đến tuyệt đỉnh của nó. Về mặt mỹ thuật, ta sẽ xem xét quá trình phát triển của mỹ thuật Đông Sơn dựa trên sự phát triển của mỹ thuật châu Âu và Ai Cập. Hẳn rất nhiều người trong chúng ta nhìn thấy những bức vẽ hang động trong những hang đá ở châu Âu, những bức vẽ rất sinh động, tả thực, đó là bước khởi đầu của mỹ thuật châu Âu: "Tác phẩm hội họa cổ nhất được biết đến ngày nay là những bức hình trong hang Chauvet tại Pháp có 32.000 năm tuổi. Ở đây, người nguyên thủy đã dùng đất đỏ và than để thể vẽ ngựa, tê giác, sư tử, bò và voi mammoth"(wiki). Người châu Âu tiếp tục lối tả thực cho đến thế kỷ 19, vậy tính ra là bao nhiêu ngàn năm? Mãi đến thế kỷ 20, nền mỹ thuật châu Âu mới "trông giống"..... Đông Sơn. Ai Cập cũng vậy, người ta tìm thấy những bức tượng tả thực có tỷ lệ vô cùng chính xác, có hồn, rất giống người thật như tượng "viên thượng thư" của Ai Cập, đó là buổi đầu của nền mỹ thuật Ai Cập, và sau này nó đã phát triển thành những bức bích họa như ta thấy hiện nay trong các lăng mộ, nhân vật trong tranh được cách điệu rất cao, mang nhiều tính biểu tượng hơn là tả thực, và khi đã đạt đến cái ngưỡng cuối cùng của nó, nền mỹ thuật Ai Cập suốt 3000 năm không hề thay đổi. Vậy không thể có sự phát triển ngược được, trừ phi xảy ra hủy diệt văn hóa. Những gì cổ vật Đông Sơn cho ta thấy đó là một nền mỹ thuật đã phát triển đến tột đỉnh giống như mỹ thuật Ai Cập, và đi cùng với nền mỹ thuật đó phải là một xã hội phát triển đến đỉnh cao. Ví dụ như một vị tiến sĩ về văn học, tất nhiên phải giải được toán ít nhất là lớp 12, không thể có sự khập khiễng. Chính vì vậy, thời của nền văn minh Đông Sơn, người Lạc Việt ít nhất phải có chữ viết riêng, có nền khoa học kỹ thuật phát triển đủ để chế tác những sản phẩm tuyệt vời như thế.
-
ngày nào Rin86 cũng gieo quẻ đến 4,5 lần :lol: nhưng phải mấy hôm nữa mới biết kết quả 10h59 ngày 16/6/2008 quẻ Sinh Tiểu Cát Anna hỏi kỳ nghỉ hè này của mình sẽ như thế nào? Rin86 trả lời là kỳ nghỉ hè nhiều hy vọng, vui vẻ và có học hè nữa. Rin86 thấy ngắn quá, nghĩ mãi mà chẳng luận dài hơn được :( Xin chư vị chỉ cho cách để làm cho kết luận dài ra với ạ :D
-
Rin86 trong một lần trao đổi với anh Doremon360 đã nhắc tới chim sếu và trống đồng Đông Sơn. Rin86 đã từng xem một bài báo nói về đặc tính kỳ lạ của loài chim này và những giống chim họ hàng của nó, đó là chúng rất thích ngắm nhìn cảnh mặt trời mọc. Hẳn rất nhiều người xem chương trình thế giới động vật đã không ít lần chứng kiến cảnh cả đàn hồng hạc, sếu đang kiếm ăn bỗng cùng nhìn chăm chăm vào mặt trời lúc lặn cứ như là có hiệu lệnh sẵn vậy. Rin86 cố gắng tìm lại bài báo nhưng không thấy và cũng không tìm được hình ảnh nào minh họa cho lời nói của mình nên đành trình bày "chay" vậy. Theo Rin86 mỗi con vật được trở thành biểu tượng của nền văn minh cổ như rồng (cá sấu), cóc, chuột, mèo.... đều có đặc điểm về hình dáng, thói quen sinh hoạt, săn bắt mồi, khả năng cảm ứng với sự thay đổi của trái đất, ví dụ như con cóc có đốm hình chòm sao tử vi và nghiến răng khi trời sắp mưa, con hạc luôn nhìn về hướng mặt trời lặn, con chuột Rin86 không rõ khả năng của nó là gì nhưng hiện nay người Ấn Độ vẫn còn thờ chuột,, con hươu sao cũng được người Nam Mỹ nặn tượng và ngươi Nhật cũng có truyền thuyết về hươu sao...... Người xưa không thần thánh hóa những con vật này rồi cung phụng, sợ sệt nó (như người Ấn hiện thời) mà mượn những đặc điểm sinh học của con vật để nói lên học thuyết về trái đất, ý thức vũ trụ..... Nhửng con vật trong 12 con giáp rất có thể ẩn chứa một lý thuyết quan trọng liên quan đến ý thức vũ trụ mà việc dùng hình ảnh của những con vật đó để minh họa cho từng năm, ứng vào cuộc đời của từng cá nhân chỉ là ứng dụng phần ngọn còn lý thuyết cơ bản của nó thì hoàn toàn đã bị lãng quên. Rin86 cũng không có ý tưởng gì về lý thuyết này vì Rin86 còn ít chữ quá nên chỉ viết được đến đây thôi. Rin86 sợ rắng sau việc trở lại của nền văn hiến Lạc Việt sẽ là sự tỉnh thức của nhân loại về ý thức vũ trụ, sau đó là tịnh hóa địa cầu và cuối cùng là "của trời khai mở".... Có lẽ những nhà tiên tri Maya đã tính sai về năm mà "cửa trời khai mở", nếu đúng là năm 2012 thì nhanh quá....
-
Gửi tiền bối Phoenix: 4h50' ngày 16/6/2008 quẻ Tử Đại An Tuy bài giảng soạn chưa ưng nhưng vì có nhiều kinh nghiệm nên mọi việc vẫn đầu xuôi đuôi lọt. Tiền bối thấy thế nào ạ? Nếu tiền bối Phoenix có tài liệu chi tiết về ý nghĩa các quẻ và cách luận quẻ làm ơn gửi cho Rin86 được không ạ? Cám ơn nhiều.
-
5h14' ngày 14/6/2008 tức là giờ Dậu ngày 11 tháng 5 năm Mậu Tý Quẻ Thương vô vong Rin86 hỏi liệu thứ tư tới A có online không vậy Rin86 nên luận là thứ 4 tới A gặp chuyện buồn nên không online hay là A online nhưng nói chuyện buồn và không được việc gì cả? Một câu hỏi đơn giản vậy mà Rin86 không biết luận kiểu gì :lol: ? Vì Rin86 chỉ học qua Internet thôi, xin mọi người chỉ dẫn thêm cho Rin86 với :D
-
Cháu nghĩ ông ấy bị "nhồi sọ" quá nhiều nên có giải thích cũng không tưởng tượng được nền văn minh Lạc Việt lại huyền vĩ đến thế. Tuy vậy cháu cũng thử một lần xem sao, vì ông ấy là một người có tiếng, nếu được ông ấy tuyên truyền cho thì còn gì bằng,vì nền văn hiến Lạc Việt thực dụng một chút cũng không xấu :lol:
-
chà bác thật phong lưu :lol: Nhìn cận cảnh cán dao có hình cô gái mới thấy trang phục thời Hùng Vương khá giống Ai Cập, điểm chính là chiếc dải ở chính giữa váy, nếu phục dựng thời Hùng Vương thì nên tham khảo phim về Ai Cập mới đúng, phong cách rất giống nhau. Cháu muốn vẽ một vài tranh minh họa cho thời kỳ này quá. Không biết ông chủ của nhà hàng Trống Đồng có biết những nghiên cứu về thời Hùng Vương của bác Thiên Sứ không nhỉ, nếu biết chắc ông ấy sẽ giúp đỡ rất nhiệt tình để quảng bá, cháu phải tìm cách gặp ông ấy để trình bày về nguồn gốc Kinh Dịch, Âm dương ngũ hành cho ông ấy mới được. Chắc ông ấy sẽ rất vui.
-
xin cám ơn tiền bối Lạc Tường xin tiền bối giải thích việc độn lên quẻ Sinh Tiểu Cát cho Rin86 với ạ Rin86 quả thật bắt đầu từ trình độ 0 :lol:
-
Cám ơn anh đã cho chiêm ngưỡng những món đồ cổ quý giá, công nhận bộ ảnh của anh phong phú thật, em xin được đóng góp thêm một bài em mới đọc được. Hai con dao đá trong bài này tuyệt đẹp. Những món "đồ vớt" gây sốc và tấm lòng của một người yêu cổ vật Đấy là phát biểu của nhiều nhà khảo cổ học, tại buổi hội thảo được đánh giá là “gây sốc” ở nhà hàng Trống Đông Sơn (số 1 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội) do nhà khảo cổ học Nguyễn Lân Cường giúp ông Nguyễn tổ chức. Tham gia hội thảo, ngoài các nhà khoa học, còn có các nhà sưu tập và một số nhà báo. Trống đồng Đông Sơn. Ảnh: Lê HuyCác nhà khoa học đều tỏ ra thán phục và đồng tình trước bộ sưu tập và cách trưng bày của ông Nguyễn. Bộ trống đồng hơn chục chiếc đã gây ngạc nhiên lớn. Chiếc trống ở trung tâm gian trưng bày có đường kính mặt trống 105cm, được nhiều người đánh giá là lớn nhất Việt Nam hiện nay; đây cũng là chiếc duy nhất tang trống bị rách một ít. Những chiếc còn lại đều nguyên vẹn, đường kính mặt trống từ 50 đến 80cm, với hoa văn đặc trưng của trống Đông Sơn. Có một chiếc được các nhà khảo cổ đánh giá là quá lạ: Hoa văn trên thân trống cho thấy nó đúng là Đông Sơn, song kiểu dáng không giống mô - týp quen thuộc; đặc biệt là trên mặt trống, chính giữa không có ngôi sao đúc nổi, thay vào đó chỉ là một u tròn, xung quanh có thêm 16 u tròn nhỏ! Bộ sưu tập dao găm đồng cán hình tượng người cũng rất gây chú ý. Đặc sắc nhất là 3 chiếc dao cán có hình hai người. Một chiếc có hình hai người đàn ông khoác vai nhau, hai tay còn lại bê chung một đĩa đèn, thể hiện lối sống cộng đồng của người Việt cổ; một chiếc có hình một đàn ông và một đàn bà ôm nhau; tay người đàn ông đang mở váy người đàn bà, thể hiện tín ngưỡng phồn thực, hướng tới sự sinh nở và bảo tồn, phát triển nòi giống; một chiếc có hình người đàn ông đang ngồi trên cổ người đàn bà, thể hiện văn hóa phụ hệ, gia trưởng. Các bức tượng đều trong tình trạng tốt, hoa văn trên váy phụ nữ và hình xăm trên đùi đàn ông còn rõ. Đây là những cổ vật cho biết rất nhiều thông tin về đời sống của người Việt cổ. Bộ dao Đông Sơn có cán trang trí hình người rất phong phú. Tuy nhiên, thực sự gây “sốc” cho các nhà khoa học chính là phần sưu tập đồ đá. Chúng rất phong phú, từ công cụ lao động như rìu, cuốc, dao, câu liêm hái quả, đến vũ khí để săn bắn và chiến đấu như lao, qua, kiếm, mũi tên; từ những vật dụng trong gia đình thường dân như hòn đá đánh lửa, chiếc kim khâu, đến biểu tượng của nhà quý tộc như thanh nha trương; từ những vật trang sức như khuyên tai, vòng tay, vòng chân, đến những đồ mang ý nghĩa tôn giáo như những bức tượng. Tất cả đều được chế tác từ đá quý, hết sức tinh xảo, hầu như nguyên vẹn, với độ bóng và màu sắc đẹp đến bất ngờ! Có lẽ vì quá đẹp, mà chúng bị nhiều nhà khoa học nghi ngờ “có thể được chế tác gần đây”? Dân sưu tập đồ cổ đồn nhau câu chuyện ông Nguyễn đã đổi một ngôi biệt thự tuyệt đẹp trên đường Quảng Bá để có được khoảng 2/3 số đồ đá trong bộ sưu tập “gây sốc”, từ tay một nhà buôn đồ cổ danh tiếng của Hà thành, tôi - người viết bài này - đặt thẳng câu hỏi: “Ông nghĩ sao khi các nhà khoa học không công nhận chúng là đồ cổ?!”. Ông Nguyễn trầm ngâm: “Các nhà khoa học chưa công nhận, nhưng cũng chưa phủ nhận. Vì sao chúng tôi tin chúng là đồ cổ, để tôi giới thiệu nhà báo nói chuyện thêm với ông T. nhé”. Đồ dùng bằng gốm Vật dụng Đông Sơn với những hình dáng đẹp Lưỡi dao đá Bùa đá Tượng đá hình người với đường nét hiện đại Sách về đồ đá có niên đại mấy nghìn nămÔng T. chính là một trong những nhà buôn đồ cổ giàu kinh nghiệm nhất Hà Nội. Ông khá kín đáo, ít khi chịu tiếp xúc với người không quen biết, có lẽ nể ông Nguyễn mà ông đồng ý tiếp chuyện tôi. “Ông nhận xét gì về bộ sưu tập đồ đá của ông Nguyễn?” “Ông Nguyễn treo thưởng 10.000 USD cho ai chứng minh được một món trong đó là đồ giả cổ, hiện vẫn chưa ai được nhận thưởng. Cá nhân tôi tin chắc đấy là đồ thật. Tôi đã dùng kính lúp độ phóng đại 60 lần để kiểm tra. Nếu là đồ mới chế tác, nó không thể có được độ bóng và màu sắc như vậy, cái này khó nói thành lời lắm”. “Các nhà khoa học phát biểu là chưa từng thấy những cổ vật như vậy?”. “Chỗ này rất cần các nhà khoa học vào cuộc, bởi đây không phải đồ đào được, mà là đồ vớt. Các nhà khoa học chỉ quen với những cổ vật được đào thấy thôi, mà vẫn còn bỏ qua đồ vớt”. “Hy vọng sẽ là bước đột phá...” Cuộc hội thảo tại nhà hàng Trống Đông Sơn, cùng với các nhà khoa học, còn có Tiến sỹ Đặng Văn Bài, Cục trưởng Cục Bảo tồn di sản văn hoá dân tộc - Bộ VHTT. Sự hiện diện của ông đã giúp nhiều người xoá đi mặc cảm, rằng dường như Nhà nước ta vẫn chưa cho phép tư nhân được sưu tập, được trưng bày cổ vật. “Đây là lần đầu tiên một bộ sưu tập cổ vật tư nhân ra mắt đông đảo công chúng. Việc làm này rất phù hợp với chủ trương xã hội hóa công tác bảo tồn di sản văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước ta” - Tiến sỹ Bài phát biểu- “Tôi nghĩ đây là bước đột phá, nó sẽ gây ra phản ứng dây chuyền, để rồi từ nay đến dịp kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long, ở Thủ đô thân yêu của chúng ta sẽ xuất hiện thêm nhiều bộ sưu tập cổ vật tư nhân, nhiều cuộc trưng bày cổ vật tư nhân như thế này”. Nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam, cũng có đôi lời: “Tôi không đủ trình độ thẩm định về cổ vật, nhưng những hiện vật quả thực gây bất ngờ. Sự trang trọng trong cách trưng bày cho thấy thẩm mỹ và ứng xử văn hóa của chủ nhân, tạo nên ấn tượng khó quên đối với những ai đã đến đây”. Hàng loạt nhà khảo cổ học tên tuổi như Giáo sư Đỗ Văn Ninh, Giáo sư Diệp Đình Hoa, Giáo sư Hoàng Xuân Chinh, Giáo sư Hán Văn Khẩn, Giáo sư Nguyễn Huy Hinh, Tiến sỹ Phạm Quốc Quân... sau khi nhiệt liệt hoan nghênh việc ra mắt bộ sưu tập kỳ công và đắt giá, đã tỏ ra thận trọng khi đánh giá niên đại các hiện vật; “chúng tôi cần nghiên cứu thêm” - Các nhà khoa học phát biểu. Sau cuộc hội thảo, ông Nguyễn đã có một bức thư gửi tới các nhà khoa học: “Hiện có một dòng cổ vật không có lý lịch rõ ràng, đang được lưu giữ trong nhân dân...… Trong số ấy, nhiều món đồ không phải được tìm thấy trong lòng đất, trong các hang động, mà là dưới lòng các dòng sông, dòng suối, người dân gọi là “đồ vớt”.… Trước đây, những người khai thác cát theo phương pháp thủ công vớt được rất nhiều hiện vật. Khoảng dăm năm nay, người ta khai thác cát bằng tàu hút. Giới buôn đồ cổ vẫn mua được hiện vật từ các chủ tàu hút, song số lượng không nhiều, hiện vật bé và hay bị gãy... Hầu hết hiện vật đồ đá trong bộ sưu tập của tôi đều được mua lại của những người làm nghề khai thác cát trên sông Cầu, sông Lô, sông Đuống... thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, đặc biệt là ở ngã ba sông thuộc địa phận Đoan Hùng (việc định niên đại cho các hiện vật, tôi dựa vào một cuốn sách được giới nghiên cứu cổ vật nước ngoài công bố thời gian gần đây).. Phải chăng trên lưu vực các con sông nói trên vẫn đang ẩn chứa những cổ vật hết sức quý giá về mặt khoa học? Theo tôi, để có câu trả lời, trước hết cần đến các làng trước đây có người làm nghề khai thác cát thủ công, ghi lại ý kiến của họ... Nếu các nhà khoa học chú ý đến ý kiến trên và có ý định mở một cuộc khảo sát sơ bộ, tôi xin vinh dự được tài trợ cho cuộc khảo sát đó”. Đinh Anh Tuấn Việt Báo// (Theo_Tien_Phong)
-
Rin86 mới bắt đầu học LVDT, mong được các bậc tiền nhân chỉ bảo ạ ngày 14/6/2008 lúc 1h 38 phút Rin hỏi: Tuần tới B có đi mua vé máy bay không? Tuần tới đi thi có vấn đề gì không? Quẻ ra là Hưu Xích Khẩu. Rin86 đoán là B sẽ kéo dài thời gian không đi mua vé máy bay vì công việc bận rộn và sẽ cãi nhau với Rin86 Nếu tuần tới Rin86 vác mặt đến lớp thì sẽ bị mọi người hỏi là sao nghỉ học nhiều thế và có thể bị thầy giáo mắng. Vậy mọi người luận quẻ này ra sao ạ? Xin cám ơn
-
Đây là trang phục của thổ dân da đỏ, người Aztec và Pharaoh Ai cập. Ta có thể thấy rõ những nét giống nhau giữa những kiểu trang phục này với trang phục nghi lễ của người Lạc Việt, đều dùng lông chim làm vật trang trí, muốn hóa trang thành chim (trừ trang phục của Ai Cập) và điều này từ lâu đã có nhiều người để ý nhưng không biết tại sao, nhưng với giả thuyết về một nền văn minh cổ xưa của loài người của bác Thiên Sứ thì sự giống nhau này đã có câu trả lời logic. Tại sao người Nam Mỹ và người Lạc Việt lại đều muốn hóa trang thành chim? loài chim có đặc điểm gì liên quan đến tính chất của mặt trời (Nam Mỹ, Lạc Việt, Ai Cập đều tôn thờ mặt trời) và trái đất. Rin86 sẽ trình bày những giả thuyết của mình vào một dịp khác. Hình trên chỉ là trang phục nghi lễ dành riêng cho tộc trưởng, vua, các chiến binh. Còn đây là trang phục mặc thường ngày, theo sơ đồ này thì trang phục ở châu Á và Nam Mỹ đều có nguồn gốc chung. Đó là một vài suy luận của Rin86 dựa trên sự giống nhau của những trang phục này. Trang phục ở Châu Á có đặc điểm là đều có thể dùng cây sào dài xuyên qua hai tay áo và treo lên, vì thật sự chiếc áo xuất phát từ mảnh vải gấp đôi lại, còn trang phục châu Âu lại là những mảng ghép hình học không gian phức tạp nên phải dùng mắc áo ngắn: Những suy luận của Rin86 còn sơ sài và chưa thuyết phục lắm, mong mọi ngừoi góp ý:lol:
-
lần đầu tiên Rin biết về sáu tấm khánh Kinderhook qua trang 72lenguage.com, một trang nghiên cứu về ngôn ngữ, sau đó tìm thêm trên Wiki thì mới biết đó là một phát hiện gây tranh cãi, và khi biết về cuốn kinh bằng vàng Rin86 mới biết sáu tấm khánh có thứ chữ giống như vậy. Sau sự việc lần này Rin86 rút kinh nghiệm, đó là cần phải tham khảo nhiều nguồn trước khi đưa ra kết luận. Nếu vướng vào một vấn đề gây tranh cãi sẽ rất phiền hà, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân và những người liên quan. Việc ảnh hưởng uy tín này với những người rộng lượng thì họ sẽ cảm thông nhưng với những người thích bắt bẻ câu chữ thì rất mệt với họ. Ngoài ra không nên làm việc theo cảm tính, sáu tấm khánh trên trang 72lenguage.com không nói rõ chất liệu, Rin86 đinh ninh là đá, sau mới biết là kim loại. Và chính vì thành phần kim loại của tấm khánh "hiện đại" và không ai rõ nghĩa của nó trừ Joseph Smith nên người ta kết luận là đó chỉ là trò "chơi khăm" của Bridge Whitten, Robert Wiley, và Wilburn Fugate nhằm vào Smith, tức là họ viết những ký tự lăng nhăng để Smith đọc. Ngay chính nhân vật Joseph Smith cũng là một nhân vật gây tranh cãi đến tận bây giờ vì ngoài ông ta ra không ai đọc được văn tự cổ trên tấm khánh và cuốn kinh vàng. Tuy nhiên Rin86 tin Joseph Smith vì ông ta là người đọc được thứ chữ giống chữ Khoa Đẩu, và ông ta không giàu có gì, làm sao bỏ tiền ra đúc một cuốn sách bằng vàng như vậy được: Chân dung Joseph Smith (1805-1844) Có lẽ sau này khi các nhà khoa học giải mã được nguồn gốc chữ Khoa Đẩu và các loại chữ cổ liên quan, Joseph Smith sẽ không bị nghi ngờ nữa, ông ta đúng là người được thiên thần chọn. Cháu xin lỗi bác Thiên Sứ về thông tin còn đang gây tranh cãi.
-
Bác nói rất đúng, xét về nội dung thì sáu tấm khánh và quyển kinh vàng đều chứa loại chữ gần giống chữ Khoa Đẩu nên tóm lại là không quan trọng. Tuy đọc được trên wiki là vậy (lời lẽ khá mỉa mai) cháu cũng không chắc 3 nhân vật kia có ý lừa đảo nên viết "có lẽ", tuy thế mọi người lại cho là họ lừa đảo để mua danh tiếng, trong từ điển Wiki thì viết là sự giả mạo. Smith cũng nhắc tới sáu tấm khánh: "In 1843, Smith acquired a set of six small bell-shaped plates, known as the Kinderhook Plates, found in Kinderhook, Pike County, Illinois. Although Smith did not translate the plates, William Clayton, his secretary, wrote that Smith said they contained "the history of the person with whom they were found and he was a descendant of Ham through the loins of Pharaoh king of Egypt". Năm 1843, Smith mô tả về sáu tấm khánh nhỏ, được biết đến dưới cái tên Kinderhook Plates, tìm thấy ở Kinderhook, Pike County, Illinois. Mặc dù Smith đã không dịch những tấm đó, William Clayton, thư ký của ông, đã viết rằng Smith nói chúng chứa đựng nội dung về "lịch sử của một người họ đã tìm thấy và anh ta là hậu duệ của dòng dõi Pharaoh Ai Cập". Như vậy sáu tấm khánh kia là sản phẩm giả tạo trong mắt mọi người nhưng Smith, người duy nhất dịch được nó thì không. Hơn nữa trên trang 72 lenguage.com (cháu đã dẫn link ở trên) người ta cũng nghiên cứu sáu tấm khánh đó nên Rin86 viết là "các nhà khoa học hiện đại đặt giả thuyết đó không phải trò lừa đảo". Làm sao ba nhân vật vô danh lại có thể viết được ký tự cổ có nội dung được, dù là sao chép thì họ sao chép rất đúng chỗ. Trừ phi Smith thông đồng với họ :lol: Đến nay ngoài Smith, người thiên thần chọn, có thể đọc được những văn tự đó ra thì không ai giải nghĩa được nên người ta bán tín bán nghi, tuy thế sự nhạy cảm của những nhà khoa học hiện đại (trong đó có bác Thiên Sứ :P) sẽ giúp ta tìm về cội nguồn cổ xưa của văn minh nhân loại :unsure:
-
Hic hic! Rin86 xin đính chính, sáu tấm khánh đá trên có lẽ đúng là trò lừa đảo. Người ta cho rằng Bridge Whitten, Robert Wiley, và Wilburn Fugate đã sao chép lại nội dung của cuốn kinh bằng vàng tìm thấy ở NewYork năm 1823 ngày 22 tháng 9 bởi Joseph Smith.Jr. Smith kể rằng ông ta tìm thấy những tấm vàng này ở trong một chiếc hộp bị chôn vùi dưới đất và được bảo vệ bởi một thiên thần tên là Morini. Smith kể rằng thiên thần đã định hướng cho ông ta tìm thấy những tấm vàng đó nhưng ngăn cản ông ta sở hữu chúng tới đúng 4 năm sau, lúc Smith đã chứng minh được rằng ông ta xứng đáng sở hữu nó. Ảnh chụp tại viện bảo tàng Church History and Art, thành phố Salt Lake (wiki) còn nội dung của nó thì giống như sáu tấm khánh kia thôi. Mà biết đâu ba người bị xem là lừa đảo kia lại bị oan nhỉ, đằng nào thì nội dung của chúng cũng giống nhau và đều ở Mỹ, tức là thuộc về người da đỏ cổ xưa. Theo như Smith và một số người khác thì cuốn kinh vàng này có chứa đựng một phần bí mật ("sealed" có thể là yểm? nhưng Rin86 nghĩ là bí mật, nội dung bị giấu kín) của chúa, trong đó có "sự tiết lộ của Chúa về sự khởi đầu của thế giới đến sự kết thúc của nó". Mọi người có thể tham khảo ở đây (Rin86 ngại dịch, nhìn dài quá :lol:) http://en.wikipedia.org/wiki/Golden_Plates Nếu vậy thì việc này ứng với lời tiên đoán của người Maya, sau năm 1991 nhân loại sẽ tỉnh giác về ý thức vũ trụ và sau đó..... Tóm lại là dài dòng và rất phức tạp, Smith còn tiết lộ về pha-ra-ông Ai cập. Ở diễn đàn có cao nhân nào giỏi tiếng Anh không? nhìn dài thế này... hic hic
-
post bài này ở đây thì hơi lạc đề nhưng nó chứng minh cho giả thuyết về một nền văn minh cổ bị lãng quên, và rất có thể văn minh Lạc Việt kế thừa nền văn minh này cùng với những nền văn minh khác như Ai Cập và Nam Mỹ Từng có một nền văn minh ở Nam cực? Một tấm bản đồ ra đời từ thế kỷ 16 đã vẽ lại chính xác bờ biển phía Bắc Nam cực, nhưng là khi nó chưa hề bị băng bao phủ. Làm sao con người có thể biết rõ lục địa này ở thời điểm họ chưa hề có dụng cụ đo đạc hiện đại như ngày nay? Phải chăng một nền văn minh xa xưa đã làm điều đó. Sự tồn tại của nền văn minh thời tiền sử ở Nam cực bắt đầu được các nhà sử học quan tâm từ sau Thế chiến II. Giả thuyết này có thể được chứng minh bởi các bản đồ thời trung cổ cùng nhiều cuộc nghiên cứu của các chuyên gia địa chất và địa lý. Tháng 1/1820, đại úy Mikhail Lazarev thuộc Hạm đội hoàng gia Nga đã khám phá lục địa mới này. Vào đầu thế kỷ 20, bộ Từ điển bách khoa nổi tiếng của Nga Brockhaus and Efron có ghi một đề mục về Nam cực, theo đó lục địa này chưa được khảo sát đầy đủ và không có hệ động thực vật. Tấm bản đồ của Piri Reis, chỉ rõ Nam Mỹ, bắc châu Phi và bờ biển phía bắc của Nam cực. (world-mysteries)Năm 1929, người đứng đầu bảo tàng quốc gia Istanbul, Halil Edhem, tìm thấy một bản đồ cổ vẽ trên da linh dương trong khi xem xét lại thư viện của các hoàng đế Byzantine... Tác giả bản đồ mô tả rất kỹ bờ biển phía Bắc châu Phi, phía Nam của Nam Mỹ và bờ biển phía Bắc của Nam cực. Halil rất ngạc nhiên với khám phá này. Ông thấy trên bản đồ rìa băng Queen Maud Land ở vĩ tuyến 70 không có băng, mà thay vào đó là một dải núi... Tên của tác giả bản đồ này không xa lạ gì với Edhem. Đó là đô đốc Piri Reis, thuộc hạm đội của đế quốc Ottoman, sống vào nửa đầu thế kỷ 16. Điều kỳ lạ không chỉ ở chỗ làm sao đô đốc Piri Reis có thể lập bản đồ chính xác về khu vực Nam cực từ 300 năm trước khi nó được phát hiện, mà câu hỏi tập trung vào việc tại sao tấm bản đồ thể hiện được vùng Nam cực từ khi vùng này chưa bị băng che phủ. Piri giải thích bên lề của bản đồ rằng ông đã dựa theo nhiều nguồn tài liệu cũ trước đây, một số thuộc về thời đại của ông, số khác có niên đại xa hơn, khoảng thế kỷ 4 trước Công nguyên. Một trong những tài liệu này có từ thời Alexander Đại đế. Theo bản đồ của Reis, phần ven biển của lục địa không phủ băng. Năm 1949, một toán thám hiểm hỗn hợp Anh - Thuỵ Điển đã tiến hành thăm dò vùng cực Nam của lục địa qua lớp băng dày 1,6 km. Kết quả đã khẳng định phần bản đồ thể hiện vùng đất Queen Maud Land có độ chính xác tuyệt đối so với số liệu đo đạc bằng phương pháp địa chấn. Điều đó chứng tỏ vùng bờ biển này đã được vẽ lên bản đồ trước khi bị băng che phủ. Điều trùng hợp là tấm bản đồ Piri Reis cũng được vẽ theo phương pháp phân định địa cầu theo kinh tuyến và vĩ tuyến. Nhưng theo lịch sử thì tấm bản đồ về trái đất đầu tiên theo phương pháp này do John Harrison, người Anh, vẽ từ năm 1761. Như vậy có phải từ hơn 6.000 năm trước người ta đã biết trái đất hình cầu? Khoa học chính thống luôn cho rằng băng bao phủ bề mặt Nam cực có độ tuổi 1 triệu năm. Với toàn bộ phần phía Bắc của châu lục này được thể hiện như vậy trước khi băng bao phủ thì có thể suy ra là bản đồ được vẽ từ 1 triệu năm trước, nhưng điều này thật khó giải thích, bởi lúc đó con người còn chưa có mặt. Vậy liệu tấm bản đồ Piri Reis có được ghép từ sản phẩm của một nền văn minh mà ta chưa từng biết? Trong cuốn sách Bản đồ về những đại dương cổ xuất bản năm 1979, giáo sư Charles Hapgood nhận định tấm bản đồ Piri Reis lấy nguồn tư liệu từ những tấm bản đồ của người Minoans và Phoenicians, những tộc người có nhiều nhà hàng hải giỏi. Những tấm bản đồ họ vẽ ra được lưu giữ trong thư viện Alexandria và Constantinople. Trong cuộc Thập tự chinh lần thứ 4 vào năm 1204, những tấm bản đồ đó được chuyển về châu Âu. Theo Hapgood thì trong số đó có cả những tấm bản đồ về châu Mỹ, Nam cực và biển Nam cực. Thật là kỳ diệu khi người xưa có thể vẽ ra Nam cực lúc nó chưa hề bị đóng băng. Và chuyện trở nên hấp dẫn bởi làm sao họ có thể đo đạc chính xác trên bản đồ đến vậy. Từ câu chuyện về tấm bản đồ Piri Reis, người ta nêu lên giả thuyết rằng đã có những nền văn minh bị biến mất cùng với trình độ công nghệ phát triển khá cao. Năm 1953, một sĩ quan hải quân gửi tấm bản đồ này đến Trung tâm nghiên cứu bản đồ lục quân Mỹ. Kỹ sư trưởng của trung tâm cùng nhà nghiên cứu bản đồ cổ Arlington H. Mallery đo đạc và so sánh Piri Reis với những bản đồ hiện đại. Họ đi đến kết luận tấm bản đồ này có độ chính xác tuyệt đối mà chỉ có thể dùng phương pháp định vị qua vệ tinh để đo đạc mà thôi. Vậy ai là người đã vẽ bản đồ 6.000 năm trước để ông Piri Reis sử dụng làm cơ sở vẽ cho bản đồ của mình? Có một giả thuyết cho rằng giữa thiên niên kỷ thứ 5 và thứ 10 trước Công nguyên, một nền văn minh của loài người từng tồn tại trên hành tinh. Con người thời đó sở hữu kiến thức to lớn về hàng hải, nghiên cứu bản đồ, thiên văn... với trình độ không kém hơn so với nền văn minh thuộc thế kỷ 18. Người ta cho rằng đây là nền văn minh do loài người tạo dựng chứ không phải của người ngoài hành tinh. Nó có thể khởi phát trên bờ biển phía Bắc của Nam cực hoặc ở các quần đảo của lục địa này, vốn có khí hậu ôn hoà vào thời điểm đó. Sau đó, nền văn minh này có thể lấn chiếm sang vùng Đông Bắc lục địa Phi châu. Nền văn minh chưa được biết này có thể đã biến mất do sự xâm lấn của băng, bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ 10 trước Công nguyên. Một lý do khác của sự biến mất này có thể là cơn đại hồng thuỷ đưa đến ngập lụt kéo dài. Các thảm họa thiên nhiên như vậy có thể tàn phá toàn bộ nền văn minh sơ khai. (Theo Tài Hoa Trẻ, Pravda)
-
đây là những tấm khánh đá được tìn thấy năm 1845 ở một ngọn núi của người da đỏ gần Kinderhook, Illinois, Hoa Kỳ. Ban đầu người ta cho đó là trò lừa đảo nổi tiếng của ba người (quên mất tên 3 người này rồi :lol:, Rin86 đã post ở topic "nền văn minh Maya, Aztec, Inca, Ai Cập và Lạc Viêt, nay đăng lại ở đây để tiện theo dõi). Nhưng khi so sánh với những chữ Khoa đẩu của thầy Xuyền thì Rin86 nghĩ đó không phải là trò lừa đảo, trong tấm khánh đá còn có một chữ giống chữ Nhật hiện đại. Nếu đây là trò lừa đảo thì những người này biết mặt chữ Khoa Đẩu trước cả chúng ta. Nếu họ dựa vào một văn tự cổ của người da đỏ để làm nên ba tấm khánh đá thì chúng vẫn có ý nghĩa giúp ta tìm được cội nguồn đầu tiên của chữ Khoa Đẩu, một thứ chữ mà theo Rin86 đã từng được phổ biến toàn cầu và là cội nguồn của rất nhiều loại chữ. Còn đây là chữ cổ của người Maya, có vẻ như đây là bảng giải nghĩa của xuất xứ từng chữ trong bảng chữ Khoa Đẩu, chữ Khoa đẩu của thầy Xuyền phục dựng từ những chữ giản lược của bảng chữ này chăng? đáng lưu ý là kết luận của những nhà khoa học: "Nó không nói rằng người Maya đã phát minh chữ viết và không phải là người Zapotec, nhưng nó dẫn chúng tôi tới câu hỏi về nguồn gốc và tính phức tạp về những nguồn gốc này".
-
Lịch sử trang phục của Việt Nam đến nay còn lại rất ít thông tin qua sách vở nhưng qua những bức tượng người bằng đá còn sót lại từ thời Lý thì ta cũng có thể hình dung được người Việt Nam xưa đã may quần áo có kiểu cách đàng hoàng, thời Lý nhà vua đã quy định mũ áo cho quan lại và dân chúng. Ngay từ thời Đinh quân lính Đại Việt đã đội mũ bằng da, vuông bốn góc. Không hề rập khuân lại quần áo của Trung Hoa. Khi xem bức hình này và đọc bài viết dưới đây bạn có suy nghĩ gì về cách mà người Việt Nam tái hiện lại lịch sử cha ông? đây là họa phẩm "Hiếu Ức Quốc" vẽ năm 1078, xưa nhất về dân tộc Đại Việt Một họa phẩm danh tiếng của Lý-Công-Lân tức Lý-Long-Miên, người đất Chu, đại-thần đời nhà Tống, miêu họa các sứ giả của Hiếu-Ức-Quốc, có nghĩa là nước của những người có lòng hiếu thảo, tức là nước Ðại-Việt của ta vậy (theo Ô.Thái-Văn-Kiểm). Bức tranh nầy được lưu giữ tại viện bảo tàng Emile Etienne Guimet ở Paris ! Những tấm hình này được trích ra từ cuốn "Ðất Việt Trời Nam" xuất bản ngày 22-08-1960 tại Sàigòn của Việt-Ðiểu Thái-Văn-Kiểm (ông đang cư ngụ tại Pháp) Phim Lý Công Uẩn: "Việt hóa" phim trường Trung Quốc? Thứ năm, 08/11/2007 Họa sĩ Vũ Huy. Ảnh: HH Đâu cứ phải lên mặt trăng mới quay được cảnh mặt trăng, miễn là làm thế nào khán giả tin được đó là mặt trăng là được rồi. Phim Lý Công Uẩn cũng vậy thôi! Có thể chúng tôi quay ở Trung Quốc hay ở bất kỳ đâu. Nhưng khi lên phim khán giả tin đấy là cảnh Việt Nam, người Việt Nam là được! - Họa sĩ Vũ Huy. Khâu chuẩn bị cho dự án phim Lý Công Uẩn đã xong phần phác thảo bối cảnh, mô hình và sẽ đưa ra duyệt công khai vào cuối tháng 11. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với họa sĩ điện ảnh Vũ Huy, người trực tiếp tham gia dự án này. Sẽ “Việt Nam hóa” phim trường Trung Quốc Phần bối cảnh, trang trí cho bộ phim hiện đã được triển khai đến đâu? - Chúng tôi đang thực hiện phần dựng phác thảo và mô hình. Cuối tháng 11 sẽ tổ chức sơ duyệt phần phác thảo này. Sau khi khảo sát tại Trung Quốc về chúng tôi đã phần nào định hình được quy mô và phong cách trang trí cho phim. Khi phác thảo bối cảnh, đạo cụ, phục trang hoàn thành và được duyệt, chúng tôi sẽ chuyển mẫu sang Trung Quốc thực hiện. Bên đó có những xưởng may và chế tác đạo cụ chuyên nghiệp chuyên phục vụ việc làm phim. Sao ta không tổ chức thực hiện tại Việt Nam, phải chăng chúng ta không đủ sức? - Điều này không khả thi, vì muốn làm được như họ chúng ta phải có cơ sở. Sau đó phải đào tạo nhân lực. Trong khi thời gian và điều kiện của ta hiện nay chưa thể làm được việc đó. Cơ sở sẵn có của phim trường Trung Quốc thừa điều kiện để ta sản xuất phim Lý Công Uẩn. Vấn đề của chúng tôi chỉ làm sao để “Việt Nam hóa” những cơ sở đó tốt nhất. Khi tôi đặt vấn đề với những người có trách nhiệm tại Trung Quốc: liệu có thể cải tạo lại trường quay của họ. Ví dụ lợp lại mái ngói thời Lý hay trang trí lại cảnh vật xung quanh, họ nói rất sẵn sàng. Đây là việc bình thường mỗi khi các đoàn phim yêu cầu. Theo ý kiến cá nhân của tôi, quay đại cảnh tại Trung Quốc là hợp lý nhất. Tìm thấy điểm tương đồng Tư liệu, sử liệu thời Lý và kiến trúc phim trường Trung Quốc có độ vênh khá lớn, xử lý vấn đề này như thế nào? Chỉ cần lợp lại mái ngói và trang trí, bối cảnh này sẽ biến thành nhà Thời Lý Việt Nam? Ảnh: Lê Đức Tiến - Thực ra chúng tôi chỉ sử dụng những phần sườn chính. Còn phần tiền cảnh và trang trí chính vẫn theo đúng chuẩn của Nhà Lý Việt Nam. Còn những phần hậu cảnh phố xá, sông hồ.. cơ bản là đều giống nhau. Trên thực tế, đây là cách làm rất phổ biến của điện ảnh thế giới. Phần phục trang những của những diễn viên chính sẽ được thiết kế tại Việt Nam, dựa trên những tư liệu lịch sử cũ còn được lưu lại. Những phần khác có thể tận dụng kho phục trang của Trung Quốc. Bản thân tôi đã từng tham gia thiết kế trong phim Đêm hội Long Trì. Tôi nhận thấy phục trang của ta và của bạn hầu như không khác nhau. Có khác chăng chỉ là kiểu tóc và các kiểu mũ, mão thì ta sẽ bổ sung. Vậy chúng ta có đường nét văn hóa xuyên suốt nào để thể hiện đó là một bộ phim Việt Nam? - Có chứ! Thời Lý chúng ta có rất nhiều sử liệu. Đặc trưng văn hóa cũng rất rõ nét. Ngay khi khai quật Hoàng Thành chúng ta đã thu được rất nhiều di sản kiến trúc. Những chân cột, phù điêu, đầu rồng, đồ sứ Thời Lý.. là những di sản văn hóa quý báu để chúng tôi tham khảo. Hơn nữa, văn học cũng đã nói khá rõ: Điện Kiền Nguyên Thời Lý được xây dựng như thế nào, các hành lang đông tây, sân chầu ra sao.. đã được mô tả khá kỹ. Từ những đầu đao, chân cột .. khai quật được cùng với những mô tả trong sử sách, chúng tôi sẽ tạo dựng nên một hoàng thành cụ thể, giống như các nhà khoa học dựng lại con khủng long từ vài mảnh xương hóa thạch. 1 phần sử liệu, 3 phần hư cấu? Phần bối cảnh thì như vậy, còn phục trang sẽ được định dạng như thế nào? Phục trang của hai nước có nhiều nét tương đồng? Ảnh: Lê Đức Tiến - Bản thân tôi không tham gia trực tiếp vào việc nghiên cứu và thực hiện phục trang. Nhưng như tôi biết, về định dạng, phục trang phim sẽ được dựa trên cơ sở họa tiết các đình chùa miếu mạo Thời Lý như Chùa Một Cột và Đền Quán Thánh tại Hà Nội, cũng có thể tham khảo thêm họa tiết trên những đồ gốm sứ cổ. Trên cơ sở đó các nghệ sĩ sẽ hư cấu thêm. Còn trang phục thiết triều tôi nghĩ rằng với sự giao lưu văn hóa qua lại, trang phục của vua Lý gần giống với trang phục đời Đường, Tống của Trung Quốc. Cũng giống như các nguyên thủ thời nay đều mặc comple vậy. Những phần khác như chiến thuyền, thành quách, lăng tẩm.. cũng sẽ được định dạng tương tự? - Riêng về chiến thuyền, đã có nhiều nhà sử học đã tìm ở đâu ra đó và quy định đó là thuyền Thời Lý. Nhưng tôi nghĩ họ lấy ở đâu đó, kiểu như chạm khắc dân gian hay tranh truyện chẳng hạn. Nhưng cá nhân tôi cho rằng Việt Nam không phải là người chế tạo ra thuyền. Nếu có cũng chỉ là những thuyền nhỏ để sinh hoạt, không thể là chiến thuyền. Khi người Trung Quốc xuống giao lưu, buôn bán với người Việt theo đường sông, biển thì người Việt đã đặt mua hoặc thuê họ chế tạo. Cũng như toàn bộ đồ sứ Thời Nguyễn đều được đặt mua của Trung Quốc. Tóm lại, chúng tôi sẽ dựa trên tất cả những sử liệu, vật chứng sẵn có để sáng tạo. Không ai có thể nói chính xác định dạng của Thời Lý như thế nào. Trên thực tế, ngay cả định dạng của phim Hollywood Nữ hoàng Cleopatra cũng do các họa sĩ sáng tạo ra dựa trên những tư liệu cũ là xác ướp và sử sách. Kỹ xảo = điện ảnh hiện đại Những cảnh lớn, sông nước, vua vi hành.. sẽ được thực hiện thế nào khi hầu hết sông hồ, thành lũy đã bị đô thị hóa? Những cảnh thuyền bè sẽ được làm tại Việt Nam bằng kỹ thuật "phông xanh". Ảnh: Đinh Thiên Phúc - Chúng tôi sẽ sử dụng kỹ thuật “phông xanh” cho các cảnh nay. Thuyền rồng, xa giá.. sẽ được thực hiện như thật với hàng trăm người ngựa đi lại, giao chiến trước một bức tường xanh cao hàng chục mét, dài bằng cả đoạn phố. Khi dựng phim phía hậu cảnh sẽ được vẽ thêm hàng ngàn quân phi ngựa tung bụi trắng xóa… Thuyền sẽ được thiết kế trên một hệ thống tròng trành, có máy phun nước, mưa gió.. như thật. Những đại cảnh khác cũng được làm theo cách tương tự? - Tôi tưởng tượng sẽ có khoảng 200 diễn viên đánh nhau trước ống kính máy quay.. 200 người đâu phải là một đội quân? - Đằng sau họ sẽ là.. vài nghìn người được các chuyên gia kỹ xảo tạo ra. Phim Mỹ và Trung Quốc cũng được làm theo công thức này. Thực ra 200 diễn viên thật là hơi nhiều. Trong phim Chúa tể những chiếc nhẫn cảnh đội quân ma chạy rầm rập thực tế là chỉ có vài diễn viên đóng ở phần tiền cảnh thôi, phần hậu cảnh là kỹ xảo hết. Còn hoàng cung, lăng tẩm, thành quách cũng được làm kỹ xảo? - Cái này phải phụ thuộc vào Hà Nội, vào mức đầu tư và thời gian thực hiện. Theo quan điểm của tôi, chúng ta sẽ xây dựng cung điện Kiền Nguyên của Vua Lý, cùng sân chầu và hành lang dẫn ra hai điện bên cạnh tại Việt Nam. Những phần còn lại như vườn thượng uyển, sân chầu.. sẽ quay ở Trung Quốc. Tôi nghĩ điện Kiền Nguyên phải to như điện Thái Hòa thời Vua Nguyễn tuy không được trang trí cầu kỳ bằng, dùng làm nơi tế trời đất và làm việc chính sự của vua. Trong điện có ngai vàng để vua ngồi thiết triều, và các đồ trang trí như lư đồng, đỉnh đồng, con nghê, con hạc, hệ thống màn, trướng.. Anh hình dung Vua Lý Thái Tổ sẽ... như thế nào? - Các vua ngày xưa có tuổi thọ thấp. Vua Lý Thái Tổ trong phim sẽ có độ tuổi chừng 30. Đấy cũng là lứa tuổi đẹp nhất của người đàn ông, vừa thể hiện được sự uy nghi của nhà vua, vừa thể hiện được sự cường tráng sung mãn của người đàn ông trưởng thành… Thực ra, điều chúng tôi đang băn khoăn nhất là ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm chính trước lịch sử, trước hội đồng chuyên môn, báo chí và dư luận để định hình tất cả những hình tượng và phong cách này. Ông Tổng đạo diễn? - Nhưng đây là phim làm theo đơn đặt hàng của Hà Nội. Chúng tôi chỉ là những nghệ sĩ nghiên cứu, sáng tạo ra. Nhưng những người đặt hàng chúng tôi có duyệt không, có đồng ý với sáng tạo của chúng tôi không lại là chuyện khác. Vấn đề ai đứng ra đồng ý và sẵn sàng chịu trách nhiệm về độ chính xác và thông điệp văn hóa - lịch sử trong phim để quyết việc này? Hồn Việt Nam, xác cũng Việt Nam, chỉ có... xương Trung Quốc! Có thể nhận thấy để làm bộ phim này chúng ta phải “nhờ vả” quá nhiều vào nước bạn Trung Quốc, liệu có ra một bộ phim “Xác Việt Nam - Hồn Trung Quốc”? "Cây thì ở đâu chẳng giống nhau, sao ta lại chờ... vài chục năm để trồng xong vườn cây cho vua rồi mới làm phim, trong khi Trung Quốc đầy cây" - Họa sĩ Vũ Huy - Hoàn toàn không! Hồn Việt Nam, xác cũng Việt Nam, chỉ có... xương Trung Quốc. Đó là cách làm điện ảnh rất khoa học. Nói đơn giản, như cái ghế này, giờ lại thuê một ông thợ mộc đục đẽo, phơi gỗ, đóng mộng.. thì quá lâu. Thay vì thế, ta lấy cái ghế có sẵn sơn quét trang trí lại đúng “style” của ta sẽ nhanh hơn nhiều, và lên phim vẫn là “đồ nhà mình” 100%. Cũng giống như cây thì ở đâu chẳng giống nhau, sao ta lại chờ... vài chục năm để trồng xong vườn cây cho vua rồi mới làm phim, trong khi Trung Quốc có đầy cây như vậy? Điện ảnh thế giới đã có rất nhiều phim làm theo cách này. Thời những năm 1995, rất nhiều phim có bối cảnh Paris như Những người tình bên cầu Bongnous đều được quay ở Praha, Cộng hòa Czech. Một bối cảnh cực lớn, sẽ rất tốn kém nếu quay ở Paris. Hơn nữa, những người làm phim còn phải xin phép chính phủ cho chặn đường mấy con phố gần sông Seine, một “nhiệm vụ khó khả thi” ở thành phố đông dân này. Praha là giải pháp tối ưu. Điều quan trọng là khi phim hoàn thành, không ai xem phim không công nhận đó là bối cảnh Paris. Ngay Hollywood cũng vậy, phim Trời và Đất của đạo diễn Oliver Stone cũng được quay ở Thái Lan. Khi đồng lúa, mái tranh lên phim có ai bảo đấy không phải là Việt Nam đâu? Rất có thể sắp tới Oliver Stone sẽ quay tiếp “vụ thảm sát Mỹ Lai” cũng ở Thái Lan. Điện ảnh là thế! Đâu cứ phải lên mặt trăng mới quay được cảnh mặt trăng, miễn là làm thế nào khán giả tin được đó là mặt trăng là được rồi. Phim Lý Công Uẩn cũng vậy thôi! Có thể chúng tôi quay ở Trung Quốc hay ở bất kỳ đâu. Nhưng khi lên phim khán giả tin đấy là cảnh Việt Nam, người Việt Nam là được! Cảm ơn anh! Theo VietNamNet if Không biết những thước phim về Lý Công Uẩn sẽ ra sao nhưng với cách suy nghĩ của vị họa sĩ trên thì ta có thể đoán được. Việt Nam là dân tộc sống chung với nước, tại sao lại không thể đóng được thuyền lớn? Rin chẳng có tư cách gì để lên tiếng với vị họa sĩ trên nhưng xin chú Thiên sứ và những vị học giả trong diễn đàn hãy cùng nhau lên tiếng trước khi bộ phim được công chiếu.[/size]
-
Chào bác Thiên Sứ, chào tất cả mọi người Rin rất vui vì được tham gia vào diễn đàn này, vậy là nay Rin đã có đất dụng võ. Rin không học về lịch sử hay lý học nhưng Rin rất thích hai đề tài này. Rin tham gia nhiều diễn đàn nhưng đây là diễn đàn Rin ưng ý nhất vì Rin có thể nói về những chủ đề mình thích và học hỏi rất nhiều từ mọi người. Điều Rin mong muốn đó là trả lại vị trí đúng đắn cho nền văn hiến Việt Nam, sau đó nếu "cửa trời khai mở" Rin cũng không nuối tiếc. Rin tin rằng cùng với sự chung vai góp sức của tất cả chúng ta, nền văn hiến Việt sẽ một lần nữa tỏa sáng.
-
ảnh người mặc comple trắng đang bấm ngón tay có phải là bác Thiên Sứ không ạ? Nhìn bác giống tỷ phú Mỹ quá, khác hẳn trong blog (ảnh trong blog giống nhà thơ). Nếu theo dõi topic này thì cháu đã bảo cả nhà đi mua chứng khoán rồi, tiếc hùi hụi :lol: