Rin86

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    968
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    1

Everything posted by Rin86

  1. Những bức tượng phụ nữ quý tộc ở chùa Dâu tuyệt đẹp, nó là bằng chứng rõ ràng nhất chứng tỏ gu thẩm mỹ của người Việt cổ đã đạt đến mức cao, rất tinh tế. Theo Rin86 thì thời kỳ sau công nguyên đến thế kỷ thứ III, không những nước ta không chịu sự đồng hóa, bóc lột kiệt quệ của Trung Quốc mà còn là thời kỳ hưng thịnh. Điều đó thể hiện qua nước da, dáng vẻ kiểu diễm, áo quần lộng lẫy của những nhân vật được miêu tả. Một nước nghèo sẽ không có đủ khả năng tạo ra những tác phẩm đẹp như vậy. Một điều nữa ta thấy ở đây đó là nét tương đồng giữa chiếc đai lưng truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản: Mặc dù ở Trung Quốc thời kỳ này phụ nữ, nam giới quý tộc cũng mặc dai lưng như vậy nhưng theo Rin86 thì nếu người Nhật và Việt học lối trang phục của Trung Quốc thì tại sao người Triều Tiên lại không? Đây là bộ trang phục ta thấy trong phim cổ trang của Hàn Quốc, năm 57 trước công nguyên:
  2. cuối năm nay Rin86 sẽ xuất ngoại. Rin86 hỏi là cuối năm nay mình sẽ ở đâu? ngày 16 tháng 8 năm Mậu Tý (ngày âm) quẻ ra là Thương Lưu Niên vậy đó là nước như thế nào? ở đâu? Vì có khả năng sẽ là hai nước Anh và Hàn Quốc, vậy trong hai nước sẽ là nước nào? Mọi người ơi Thương thì chỉ Hàn Quốc, Lưu Niên lại chỉ Anh? vậy là nước nào vậy ta? :)
  3. đây là con gà trên đường viền bằng hạt ở Vatican. Nó đã được xuất khẩu từ Rome đến Ai Cập. Ý nghĩa của biểu tượng con gà là cầu mưa. (http://images.google.com/imgres?imgurl=http://www.hp.uab.edu/image_archive/ugp/textile05.jpg&imgrefurl=http://www.hp.uab.edu/image_archive/ugp/index.html&h=296&w=338&sz=25&hl=en&start=6&um=1&usg=__h0CvJSX5fauEe3YPcFS69tzkpzw=&tbnid=Xk1ibCdcfqBk3M:&tbnh=104&tbnw=119&prev=/images%3Fq%3Dcock%2Brome%26um%3D1%26hl%3Den%26rlz%3D1T4GGLJ_en-GBVN290VN290%26sa%3DN) Trong văn minh ai cập con gà còn được dùng để bói toán. Một kiểu bói thông dụng đó là vẽ 5 vòng tròn đồng tâm, ở vòng tròng trong cùng chia làm đôi, mọt nửa vẽ hình đôi mắt, nửa kia hình con gà, nửa hình con gà chia là 2, một nửa lại vẽ con mẳt, một nữa là con gà, tương tự như hình còn mắt ở vòng tròn còn lại. Mỗi phần của vòng tròn có hình con mắt hay con gà lại chia đôi ra, cứ như vậy đến vòng tròn cuối cùng thì hình con gà hay con mắt sẽ thay thế bới những biểu tượng khác nhau như biểu tượng của tình yêu, sự sáng tạo hay tiền bạc... sử dụng một đồng xu có hai mặt khác nhau để gieo quẻ bói.
  4. Theo Rin86 nghĩ chữ Việt cổ là chữ không dấu nhưng rất có thể để ghi lại tiếng nói có 6 thanh vì khi đi với thanh khác nhau thì chữ cũng biến đổi. Hiện nay đã xuất hiện một bảng chữ tiếng Việt không dấu được sử dụng trong ngành tin học. Có lẽ tiếng nói có đủ 6 thanh đã bị mai một dần khi những nhóm người di cư vào nơi rừng sâu núi thẳm, ta thấy rõ ràng là tiếng không có thanh phát âm dễ hơn tiếng nói có đủ 6 thanh. Có thể các nhà khoa học Pháp cho rằng những tộc người Tây nguyên gần với người Việt cổ nhất nên tiếng nói của họ cũng gần với tiếng nói cổ xưa của người Việt mà không nghĩ rằng đó là tiếng nói đã bị thoái hóa. Và tại sao chúng ta không xây dựng một phần mềm cho chữ Khoa Đẩu nhỉ? đó sẽ là một bộ mã chữ Khoa Đẩu hoàn toàn có thể sử dụng với bàn phím thông thường. Điều đó sẽ thúc đẩy quá trình người dân tiếp cận với chữ Khoa Đẩu. Đây là bài viết về chữ viết mới không có dấu: Chữ Việt không dấu Ra đời trong hoàn cảnh nền tin học nước ta phát triển mạnh mẽ gặp trở ngại do việc sử dụng chữ có nhiều dấu và viết theo cách tách rời từng đơn âm; nhằm đề xuất một kiểu chữ cải tiến không dấu, ngắn gọn dành riêng cho tin học, giúp việc sử dụng những tiện ích mới của CNTT một cách thuận tiện, hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn... tác giả Nguyễn Ninh (Hà Nội) đã đề ra giải pháp Chữ Việt không dấu. Thuộc lĩnh vực giải pháp mạng và tích hợp công nghệ, sản phẩm Chữ Việt không dấu được xếp vào loại sản phẩm có tiềm năng ứng dụng trong thực tế. Còn nhớ, trước đây một năm, đề án "Chữ Việt mới" đã được Cục Bản Quyền tác giả cấp giấy chứng nhận bản quyền, đánh dấu 10 năm nghiên cứu về đề tài này. Theo tác giả: “Kể từ khu đề án được cấp chứng nhận bản quyền, tôi đã gửi đề án này dến hơn 200 cơ quan thông tấn, báo chí, điện toán (tin học), các trường đại học,... đồng thời đăng tải trên mạng Diễn đàn Tin học và Đời sống của Hội Tin Học Việt Nam, và đã nhận được nhiều ý kiến khen, chê, thắc mắc. Tôi thấy đã đến lúc nên tổng kết và trả lời những câu hỏi của quý độc giả trong và ngoài nước. Và dưới đây là những tổng kết thắc mắc về sản phẩm này…” Câu hỏi đầu tiên mà khá nhiều độc giả quan tâm: -Tác giả hãy cho biết mục đích của đề án "Chữ Việt mới". Có phải tác giả có ý định đề nghị dùng chữ đó thay thế cho chữ Quốc ngữ của ta hiện nay hay không? Xin phép trả lời ngay: Tôi không có ý định trên, mà chỉ muốn đề xuất một kiểu chữ Việt không dấu ngắn gọn và tiện lợi dùng riêng cho ngành điện toán (Tin học). Với kiểu chữ này, chúng ta có thể giảm bớt được nhiều thao tác trên máy tính, tiết kiệm được nhiều thời gian, do đó tiết kiệm được kinh phí, mà vẫn bảo đảm được độ chính xác của thông tin. Khi cần phải chuyển các thông tin ra đại chúng bằng chữ có dấu, chỉ cần dùng một nhu liệu (phần mềm) có thể là miễn phí. Như vậy việc đưa "Chữ Việt mới" vào sử dụng trong thực tế không gây tốn kém tiền bạc gì nhiều lắm như một số độc giả đã lo lắng, mà chỉ đem lại nhiều lợi ích cho mọi người mà thôi. Một điều lý thú là nếu sử dụng "Chữ Việt mới" quý vị và các bạn có thể email, chat, nhắn tin, thậm chí ký các hợp đồng kinh tế quan trọng một cách chính xác, khi chúng ta ở rất xa bất kì nước nào trên thế giới, với trong tay bất kì chiếc máy tính hoặc điện thoại di động nào, mà không cần phải băn khoăn liệu những dụng cụ đó của mình và của đối tác đã được cài đặt nhu liệu (phần mềm) tiếng Việt nào chưa? Câu hỏi thứ 2 cũng được nhiều độc giả đặt ra: -Tác giả dựa trên cơ sở lí luận nào để đề ra "Chữ VIệt mới"?Chữ này có dựa trên phương pháp ghi âm như chữ Quốc ngữ không? Chúng ta đã biết chữ Quốc ngữ ra đời từ những năm của nửa đầu thế kỷ thứ 17, do một số nhà truyền giáo phương Tây (Ý, Bồ Đào Nha, Pháp,... ) sáng tạo ra nhằm mục đích học tiếng Việt để giảng Đạo, soạn Kinh Thánh để truyền Đạo. Họ dùng lối chữ của nước họ, tức là những chữ cái của người La Mã (La Tinh) để phiên âm tiếng Việt. Vì số chữ cái La Tinh có hạn, mà ngữ âm Việt lại rất phong phú, nên họ phải đặt ra nhiều dấu (gồm các dấu phụ của các nguyên âm ă, â, ê, ô, ơ, ư và các dấu thanh điệu huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng). Mặt khác, vì áp đặt chữ của các nước phương Tây vào tiếng Việt, nên có nhiều chỗ bất hợp lý (sẽ nói ở mục sau). Để loại bỏ dấu và khắc phục những chỗ bất hợp lý, tôi mạnh dạn đề xuất một lối chữ không dựa trên phương pháp phiên âm (phonetic transcription) mà dựa trên ký âm pháp (phonetic notation) nghĩa là dùng những ký hiệu (ở đây là những ký tự hay chữ cái) theo những quy ước nhất định, để ghi chép lại các âm vị, âm tiết của tiếng Việt. Điều này cũng tương tự như trong âm nhạc, người ta dùng các nốt nhạc được quy ước trước để ghi chép lại âm điệu của một bản nhạc, hoặc tương tự như cách mã hóa các dữ liệu trong điện toán (tin học). Chữ mới dùng đủ 26 chữ cái trên bàn phím của máy tính với 2 quy ước sau: 1.Mỗi chữ cái có thể đóng một số vai trò khác nhau tùy thuộc vào vị trí mà nó được đặt trong âm tiết và tùy thuộc vào mối quan hệ của nó với các chữ cái khác. 2.Hai chữ cái kết hợp chặt chẽ với nhau không thể tách rời (gọi là cặp chữ hợp nhất) để biểu thị cho một âm vị nhất định nào đó. Xin nêu một số dẫn chứng minh họa: -Từ "siss (siết)" có 3 phụ âm "s" đóng 3 vai trò khác nhau: Tính từ trái sang phải, chữ "s" thứ nhất đóng vai trò phụ âm đầu biểu thị cho âm "sờ", chữ "s" thứ hai đóng vai trò phụ âm cuối kết hợp chặt chẽ với nguyên âm "i" tạo thành vần "iêt". Còn chữ "s" sau chót đóng vai trò chữ thanh biểu thị cho thanh "sắc". -Từ "babb (bập)" cũng tương tự như trên với 3 phụ âm "b" -Nguyên âm "a" có thể biểu thị cho a, ă, â tùy theo nó kết hợp với phụ âm cuối thuộc nhóm nào. Thí dụ như: ac: ac, ak: ăc, aq: âc. -Nguyên âm "e" có thẻ biểu thị cho ê, e, u tùy theo nó kết hợp phụ âm cuối thuộc nhóm nào. Thí dụ như: et: êt, es: et, ed: ut. -Các cặp phụ âm hợp nhất th, nh, ng, tr lần lượt biểu thị cho các âm nhất định thờ, nhờ, ngờ, trờ. -Các cặp nguyên âm hợp nhất, thí dụ như: aa, ae, ee, eo,... lần lượt biểu thị cho các vần nhất định âu, ây, e, eo,... -Các cặp hợp nhất của 1 nguyên âm với 1 phụ âm, thí dụ như ac, eq, it, wt,... lần lượt biểu thị cho các vần nhất định ac, uc, it, oat,... Một số độc giả còn băn khoăn: Liệu chữ mới được xây dựng theo những quy ước trên có quá khó không? Để trả lời tôi xin mượn lời của một độc giả phát biểu trên diễn đàn: -Mình thấy kiểu chữ mới trong "Đề án chữ Việt không dấu" không khó. Chữ Anh, chữ Trung Quốc khó hơn nhiều, học chữ nào biết chữ ấy. Vậy mà trẻ em các nước đó vẫn học được. Chữ Anh còn được cả thế giới học. Vì chữ mới được xây dựng theo một hệ thống chặt chẽ nên cũng không quá khó. Vả lại, những ai đã biết chữ Quốc ngữ rồi thì chuyển sang sử dụng chữ mới rất dễ dàng, nhanh chóng. Một số độc giả cũng đề nghị tác giả cho biết xuất xứ của các ý tưởng nêu ra trong đề án. Ý tưởng nào kế thừa của những người đi trước? Ý tưởng nào là sáng tạo riêng của tác giả? Như tôi đã nói ở trên, chữ Quốc ngữ còn nhiều chỗ bất hợp lý. Vì vậy trải qua hơn 3 thế kỷ, đã có nhiều trào lưu cải cách chữ Quốc ngữ. Người đầu tiên nêu những đề nghị cải cách chữ Quốc ngữ là học giả người Pháp Aymonier (Ay-mô-ni-ê). Trong một công trình nghiên cứu "Những lối chữ phiên âm của chúng ta" (Nos transcriptions-1886) ông đã đề xuất khá nhiều sửa đổi những chỗ bất hợp lý của chữ Quốc ngữ (Vì bài có hạn, tôi xin không nêu ra tất cả). Trong đề án của tôi có dùng một số sửa đổi có giá trị của ông như: Chỉ dùng một chữ k để biểu thị âm "cờ" thay cho k, c, q, dùng c thay cho ch, d thay cho đ, z thay cho d, j thay cho gi, bỏ h trong gh, ngh ở mọi trường hợp,... Vậy về phần này tác giả chỉ có sáng tạo riêng là ùng q thay cho kh, và đề xuất một số nguyên âm e (ê), w (oa), u (uê), i (i, y), y (uy). Sáng tạo chính của riêng tác giả là phần xây dựng các vần ngắn gọn (Chỉ với 2 chữ cái) mà vẫn loại bỏ được dấu phụ, bằng cách dùng các phụ âm cuối khác với 8 phụ âm cuối c, t, p, m, n, ng, ch, nh của chữ Quốc ngữ. Phần này tôi đã sắp xếp một cách khoa học, nhất quán để người sử dụng dễ nhớ, dễ áp dụng. Một số độc giả thắc mắc rằng trong hệ thống vần của đề án có ghi một số vần mà tiếng Việt hiện nay không dùng đến, thí dụ như: wa (uâu), yy (uyêu), ec (êc), eg (êng),... Tôi nghĩ rằng ngôn ngữ luôn luôn phát triển. Trong tiến trình đổi mới, hội nhập của nước ta, tiếng Việt ngày càng có nhiều từ mượn dịch âm từ tiếng nước ngoài phải dùng đến những vần đó. Vậy nên tôi vẫn ghi những vần đó vào hệ thống vần tiếng Việt, coi như "của để dành". Một số độc giả khác tỏ ra chưa thoải mái với cách dùng chữ để biểu thị thanh điệu và đề xuất nên bỏ phần này trong đề án. Chúng ta đều thấy âm, vần và thanh là 3 âm vị có tầm quan trọng như nhau cấu thành âm tiết tiếng Việt, nên chúng phải được đối xử bình đẳng. Vậy vì sao không thể dùng chữ để biểu thị thanh như đã làm với âm và vần? Ngay từ năm 1919, Phó Đức Thành đã đề xuất dùng một số phụ âm viết ghép đằng sau âm tiết để thay cho dấu giọng (dấu thanh). Tiếp đó rộ lên một phong trào dùng chữ thay cho dấu thanh và lắng đi vào những năm 1930. Tuy vậy, cách này vẫn được dùng trong bưu điện để đánh điện tín, và đến ngày nay lại được dùng trong các bộ gõ tiếng Việt của ngành điện toán (Tin học). Một số độc giả có ý kiến về từ kép viết liền, cho rằng khó thực hiện, vì viêc xác định từ kép của tiếng Việt chưa rõ ràng và đôi khi viết liền sẽ gây hiểu nhầm. Ngay từ năm 1912, Roux (Ru) nhà ngôn ngữ học người Pháp đã dự đoán những từ kép của chữ Quốc ngữ sẽ được viết liền. Đến 1919, Nguyễn Hào Vĩnh là người đầu tiên thực hiện viết liền từ kép trong một số bài viết đăng trên tạp chí Nam Phong. Sau đó một số nhà văn, nhà khoa học cũng thực hiện trong các tác phẩm của mình. Theo tôi tiếng Việt ngày càng có khuynh hướng đa âm tiết (polysyllabics) mà chủ yếu là song âm tiết (dissyllabics). Khoa học càng phát triển, giao lưu càng rộng rãi, tiếng VIệt càng có nhiều từ mượn của tiếng nước ngoài là đa âm tiết. Vì vậy việc viết liền các từ kép là rất cần thiết góp phần hiện đại hóa chữ Việt và mang lại lợi ích nhiều mặt. Chúng ta không nên cầu toàn. Trước mắt, ta có thể quy định một số từ kép thấy rõ nhất bắt buộc viết liền. Còn những từ kép chưa rõ lắm là phần của các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu và quyết định dần dần. Một số nhỏ từ kép viết liền gây hiểu nhầm ta có thể viết rời hay dùng gạch nối. Ý kiến cuối cùng của một số độc giả hỏi tại sao tác giả không viết đề án theo cách hướng dẫn thực hành, có nhiều thí dụ minh họa, để độc giả có thể áp dụng dễ dàng. Xin thưa khi viết đề án tôi dự định chia 2 phần: Phần 1 trình bày tổng quát nội dung cơ bản của đề án để đăng ký bản quyền, phần 2 hướng dẫn sử dụng. Nếu độc giả có nhu cầu về bản hướng dẫn sử dụng có thể đăng ký qua địa chỉ email: nguyenhainamvn@fpt.vn hoặc ngninh143@yahoo.com nguồn http://www.nhantaidatviet.vnn.vn/newsdetai...&NewsId=878
  5. Trong kho tàng truyện cổ thế giới thường nhắc đến hình ảnh 9 mặt trời. RIn86 đã đọc 3 câu truyện như vậy trong đó có một thần thoại là của Trung Quốc, còn lại là của những dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tuy vậy thời gian lâu rồi nên không dẫn nguồn rành mạch được. Tuy nhiên, người Việt Nam gọi "the sun" (tiếng Anh) là mặt trời, tức là mặt của ông trời, mặt trăng là mặt của ông trăng! Nghe có vẻ rất hài hước nhưng thật sự thì ai là ông trời, ai là ông trăng? tại sao lại là mặt chứ không phải đó chính là ông trời. Phương tây tách biệt mặt trời và thượng đế nhưng ở Việt Nam thì có vẻ như gưong mặt của ông trời là khối lửa nóng đỏ đó, và ông trời sinh ra vạn vật nên đóng vai trò của thuợng đế ở phương Tây. Trời không phải để chỉ lớp khí phía trên cao mặt đất (the sky), cũng không phải là mặt trời (the sun). Ở Việt Nam trời là đấng tạo hóa và đại diện cho trời ở trái đất là mặt trời, ánh sáng mặt trời thúc dẩy sự sinh trưởng của mọi loài.
  6. Rin86 nghĩ rằng nguời xưa qua quan sát tự nhiên thấy được sự nhạy cảm của mỗi con vật với từ trường, trục quay của trái đất. Trong một họ có những đặc tính giống nhau thì chỉ một số loài là nổi trội. Ví dụ như trâu bò, hươu luôn quay đầu về hướng Bắc, nhưng trong đó có lẽ con trâu nước và hươu sao là loài nhạy bén và chính xác nhất, trâu nước có một số đặc điểm được xếp vào hàng 12 con giáp trong khi hươu sao xuất hiện trên mặt trống đồng (bình lọ hay tranh vẽ của người Nam Mỹ). Rin86 có xem một bộ phim của Mỹ (the ring) có chi tiết nhắc đến hươu sao, tuy chỉ là phim kinh dị giải trí nhưng chắc việc sử dụng hình ảnh hươu sao cũng có căn nguyên của nó, phim như sau: có một phụ nữ trẻ nuôi con một mình, đứa con của bà ta bị "ma nhập"!!! hai mẹ con lái xe trên đường thì gặp một đàn hươu sao nhảy ra húc vào xe! Tại sao lại là hươu sao nhỉ? (đạo diễn phim này là người Nhật, phim sử dụng truyện ma nổi tiếng ở Nhật về linh hồn những người bị chết đuối dưới giếng). Đó là phim ma, còn ở Việt Nam thì loài hươu lại là một con vật nuôi gần gũi: "Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có nghề nuôi hươu sao truyền thống lâu đời và người nông dân Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm quý giá và nắm trong tay kỹ thuật nuôi hươu sao."(http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/nong_thon_doi_moi/2007/2007_00019/MItem.2007-05-09.2950/MArticle.2007-05-09.3447/marticle_view) Cũng có thể hươu sao còn đại diện cho sự chuyển mùa vì hươu sao chỉ có đốm vào mùa hè: Chỉ mùa hạ, trên mình hươu sao mới có chấm hoa "Hươu sao một năm có 2 lần thay lông. Đang từ mùa đông thay sang mùa hè, tức là từ lông dày rậm, nhạt màu sang thưa và sẫm màu. Trên mình nó phần lông có sắc tố trắng vẫn còn nhiều, hợp thành các chấm trắng đặc biệt nổi rõ, nên ta thấy các chấm hoa mai trên mình hươu. Sang mùa đông thì ngược lại, toàn bộ lông bị nhạt đến tận gốc, lông mùa hè đã bị thay hết, cho nên chấm hoa lúc này không còn nhìn rõ nữa."(http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Chi-mua-ha-tren-minh-huou-sao-moi-co-cham-hoa/10846850/201/) Về hình ảnh hai con chuột "chầu" con cua ở đây, Rin86 nghĩ nó tương tự như hình ảnh hai con rồng chầu mặt trời. Mặt trời thì đứng yên nhưng con cua có thể chuyển động về hai phía, chỉ hai phía đựoc thôi. Còn con chuột thì Rin86 không rõ, có lẽ phải đợi các nhà sinh học nghiên cứu tìm lại những đặc tính của loài này, nó tương tác ra sao với từ trường, trục quay của trái đất, thời gian các mùa trong năm? Những loài chuột chũi sống dưới đất không nhìn thấy ánh sáng mặt trời những có thể xác định rõ phương hướng để đào hầm, tuy vật con chuột trong 12 con giáp lại là chuột nhà! Ngoài ra ta còn thấy con chuột tìm đường trong mê cung rất giỏi (những thí nghiệm khoa học và xiếc chuột thường thấy trên tivi chắc ai cũng từng xem). Không phải ngẫu nhiên hình ảnh con cua được xuất hiện lặp đi lặp lại ở Nam Mỹ, châu Phi, Việt Nam. Đến thế kỷ thứ 7 dân ta vẫn đúc trống đồng vậy nên những tri thức khoa học thời Hùng Vương vẫn chưa bị phôi phai, đáng tiếc về sau sách vở đã bị hủy hoại khiến dân tộc ta không còn hiểu được ẩn ý của tổ tiên. Rin86 nghĩ có lẽ vì chỉ chuyển động ngang đuợc thôi nên con cua được xem như thái cực, nếu con cua chạy về phía con chuột dương và con chuột đó giành được cua thì dương thịnh và ngược lại? Còn ý nghĩa của khỉ và phượng thì Rin86 chịu không hiểu.
  7. Trích lại lời bác Thiên sứVậy là quẻ này ứng nghiệm rồi!!!! Hai trận động đất mạnh ở châu Á Hai trận động đất mạnh đã làm rung chuyển đông bắc quần đảo Moluccas của Indonesia và đảo Hokkaido của Nhật, khiến chính quyền phải ra cảnh báo sóng thần.Trung tâm địa chấn Mỹ cho hay, trận động đất đầu tiên mạnh 6,6 độ richter xảy ra lúc nửa đêm (giờ GMT), cách thành phố Ternate 120 km. Một vài phút sau là cơn chấn động mạnh 7,2 độ richter ở bờ biển Hokkaido, cách thủ phủ Sapporo 220km về phía đông. Tới nay chưa có thông tin về thương vong từ hai nước trên. Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã phải ra cảnh báo sóng thần cao 50cm dọc bờ biển phía đông của Hokkaido và bờ biển đông bắc của đảo Honshu. Cảnh báo sóng thần có hiệu lực sau khi động đất làm rung chuyển quần đảo Moluccas ở Indonesia cũng được dỡ bỏ sau khi lo ngại về các đợt sóng lớn không xảy ra. Một nhân viên y tế ở Ternate nói với BBC: “Tôi thấy mọi thứ rung chuyển, nhưng không thực sự mạnh lắm”. Một trận động đất ngoài khơi Indonesia năm 2004 đã gây ra một cơn sóng thần khủng khiếp khiến khoảng 220 nghìn người thiệt mạng khắp Ấn Độ Dương. Cả Indonesia và Nhật Bản đều nằm ở một trong các vùng thường xảy ra động đất nhất của thế giới. http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worldnews/...akes_asia.shtml
  8. những dân tộc ở Đông Nam Á có liên quan nhiều về vật nuôi, cây trồng vậy chắc ẩm thực cũng có liên quan bác Thiên Sứ nhỉ. Cách đây 10 năm có một chú người Lào đến biếu nhà cháu mấy chiêc bánh dân tộc, có một chiếc đặc sản nổi tiếng của Lào, cháu ăn vào không sao nuốt nổi, cái bánh ấy mùi vị y hệt bánh nẳng. Bánh nẳng chế biến rất phức tạp lại khó ăn, phải tập mãi mới nghiện. Không hiểu sao người xưa lại nghĩ ra món bánh ấy? Kỳ lạ là nó lại làm bằng tro của các loại lá, tại sao người xưa có thể nghĩ ra việc dùng tro làm gia vị? Có lẽ để tạo ra bánh nẳng, các cụ đã có những kinh nghiệm truyền đời về các loại gia vị, một tính cách ham thực nghiệm, tìm tòi và cả óc và sáng tạo nữa: "Bánh Nẳng làm bằng gạo nếp cái hoa vàng. Gạo đãi sạch ngâm trong nước Nẳng một đêm. Để có nước Nẳng, người ta phải lấy các cành xoan tươi, cành bưởi tươi (cả lá), trã vừng, lá dáng,lá si, không thể thiếu tầm gửi cây dọc. Các loại cành lá trên đem đốt lấy tro. Hoà tro vào chậu nước, lọc lấy nước trong bỏ bã. Múc một bát nước để thử. Nhá dập miếng trầu dồi thả vào bát nước Nẳng. Nếu màu nước chưa đỏ tươi, phải hoà thêm tro vào. Nếu nước Nẳng đỏ thậm thì phải hoà thêm nước lã cho đỏ bớt để có đỏ tươi màu cờ. Dùng nước Nẳng để ngâm gạo, ngâm qua đêm, vớt gạo ra để dóc nước cho khô rồi gói bằng lá chít đã luộc và rửa sạch. Luộc bánh trong dăm sau tiếng đồng hồ vớt ra bóc thấy hạt gạo nhừ trong suốt dính vào nhau vàng như sáp ong là được. "(http://www.vhttdlvinhphuc.vn/Channel.aspx?rc=van-nghe-dan-gian&c=van-hoa-am-thuc&a=1060) Có thể món bánh này có từ thời rất xa xưa khi Lào, Campuchia và Việt Nam còn dùng những thứ ngôn ngữ na ná nhau.
  9. Huynh Thiên Đồng nói vậy thì còn phải phong cả Doremon360 làm tiến sĩ nữa đấy! Chính bác Thiên sứ và Doremon360 nói cho muội biết những điểm giống nhau của những nền văn minh này. Muội chỉ ăn theo và sưu tầm thêm thôi :wacko: Doremon360 sưu tầm được những tài liệu rất hay đăng trên blog.
  10. Châu Phi qua bộ truyện "Ngàn lẻ một đêm" hiện lên khác hẳn so với những miêu tả của người da trắng. Đó là những quốc gia trù phú và rất giàu có, người dân có làn da đen nhánh, họ luôn đeo rất nhiều vàng vô cùng lộng lẫy. Một cuộc hủy diệt văn hóa đã xảy ra vào thế kỷ 16, người da trắng đã phá hủy những lâu đài thành quách, hủy diệt văn tự để biến châu Phi thành một nơi man rợ nhằm dễ bề bóc lột. Những gì còn sót lại ngày nay quá ít ỏi nên người ta cũng dễ nhìn nhận châu Phi với cái nhìn sai lệnh, tuy nhiên những hoa văn trên trang phục truyền thống cho ta thấy sự huyền vĩ một thời của châu Phi: Theo Rin86, biểu tượng hình quả trám đen trắng có thể chính là một cách thể hiện khác của âm dương.Nhìn kỹ hoa văn trên áo ba người phụ nữ, ta thấy no có 3 cái móc mỗi bên và một hoa văn to hơn hướng lên phía trên, Theo Rin86 đó là hình con cua cách điệu, âm dương được vẽ trên mai cua. Người châu Phi hiện nay vẫn còn dùng cua để bói toán. "Tất cả chúng ta đều đến từ Châu Phi"
  11. Cám ơn bác Thiên Sứ và mọi người đã động viên ^^. Mấy hôm nay Rin86 tìm tài liệu về văn minh Lưỡng Hà, Mycenaean, Hy Lạp (sau Mycenaean) và nảy ra một giả thuyết. Người Minoan (2700-1450 BC, suy tàn trước khi Mycenaean ra đời) và Lạc Việt có mối liên hệ về văn hóa từ rất lâu (có thể khi chưa có hoặc mới manh nha những chữ tượng hình đầu tiên). Tiếp nối nền văn minh Mioan là văn minh Mycenaean, (không có nhiều hình ảnh về nền văn minh này lắm, hình ảnh đặc trưng của nó là hai con sư tử quay đầu vào nhau) với chữ viết Phoenician. Tiếp đó là thời kỳ Hy Lạp đen tối, nền văn minh suy tàn, chữ viết Phoenician bị quên lãng, người Hy Lạp đã phục hưng những rơi rớt của nền văn minh cổ trở thành văn minh Hy Lạp chính thống. Vậy có ai đã giúp đỡ Hy Lạp không? Rin86 đặt giả thuyết người Hy Lạp đã chu du đến "Trung Hoa" mang những giá trị văn minh của người "Trung Hoa" về Hy Lạp và cải biến cho phù hợp với thói quen, tiếng nói, thổ nhưỡng, khí hậu Nam Âu. "Trung Hoa" là một cái tên được nhắc đến rất sớm trong những văn tự cổ, không lẽ một đất nước lại tự nhận minh là trung tâm của vẻ đẹp, theo Rin86 đó chỉ là một địa danh chung chỉ những nước có nền văn minh tiên tiến ở phương Đông mà văn tự cổ hoặc truyền miệng còn sót đến thời Hy Lạp đen tối. Những học giả Hy Lạp đã tìm đến "Trung Hoa" để học tập. Đó là lý do vì sao kiếm cổ Lạc Việt có kết cấu giống kiếm Hy Lạp, nhiều cách thể hiện của nghệ thuật Hy Lạp giống với Lạc Việt (như hình người câu cá và những hoa văn đã dẫn ở bài trên). Thậm chí mối quan hệ qua lại này còn tiếp diễn trong những thế kỷ tiếp theo, cùng với sự biến đổi của những chữ cái cả ở Lạc Việt lẫn Hy Lạp. Bên trên là kiếm Hy Lạp, bên dưới là kiếm Lạc Việt (màu xanh), điểm giống nhau ở đây là phần lưỡi kiếm (phần thực dụng, chứ không phải hoa văn trên chuôi kiếm). Lưỡi kiếm thẳng, không có sống kiếm (kiếm hai lưỡi), dáng chắc khỏe, dày dặn. Về chữ cái thì chữ M trong văn tự Phoenician (có thể dịch là chữ phượng hoàng) có lẽ là chữ Nh trong bảng chữ cái Khoa Đẩu bới cách thể hiện giống nhau: (trang chủ lý học đông phưong) http://www.geocities.com/ResearchTriangle/...s2.html#linearb Ta để ý thấy ở cột thứ 7 hàng thứ 2, chữ M trong bảng chữ Phoenician (đọc là mem) giống như chữ Nh trong bảng chữ cái Khoa Đẩu. còn đây là chữ H và chữ Pi (được dùng phổ biến) trong bảng chữ Hy Lạp hiện đại: η π còn đây là chữ trên trống đồng Lũng Cú: Khoảng cách địa lý cũng như thời gian hàng trăm năm khiến cho chữ viết bị sai lệnh, hơn nữa tiếng nói khác nhau khiến chữ viết cũng phải biến đổi cho phù hợp với tiếng nói vì vậy những chữ cái tương đồng mà ta còn có thể thấy là rất ít.
  12. Rin86 đã được đọc một bài báo về tập tính kỳ lạ của loài sếu, hạc như đã nêu ở trên, tiếc là không lưu giữ được bài báo đó. Ta cũng thấy con trâu, con hươu sao được nhắc đến trong những nền văn minh cổ. Đây là một bài viết về đặc tính kỳ lạ của trâu bò và hươu, chúng luôn quay đầu về hướng Bắc. Rất có thể nhờ những khả năng này mà trâu và hươu sao được dùng như một công cụ để người xưa tìm hiểu từ trường trái đất: Trâu bò luôn quay đầu về một hướng Nếu chẳng may bị lạc ở vùng nông thôn mà không có la bàn, bạn chớ vội hoảng. Theo các nhà khoa học Đức, bạn có thể xác định phương hướng bằng cách quan sát các đàn gia súc. Có bao giờ bạn để ý rằng những đàn gia súc luôn quay đầu về một hướng. Những hình ảnh từ Google Earth cho thấy trâu, bò có xu hướng đứng theo trục bắc-nam, trong đó đầu của chúng hướng về phía bắc. Những đàn hươu hoang dã cũng có hành vi tương tự, nhưng các thợ săn đã không chú ý tới hiện tượng này trong suốt hàng nghìn năm. Nhiều nhà khoa học nhận định rằng từ trường của Trái đất có thể tác động tới hành vi của những con vật. Gia súc quay đầu về phía bắc trong lúc ăn cỏ và nghỉ ngơi. Ảnh: Dailymail.co.uk. Trên thực tế, Trái đất là một cục nam châm khổng lồ, với cực bắc và cực nam nằm sát hai địa cực. Nhiều động vật - trong đó có chim và cá hồi - sử dụng từ trường Trái đất để định hướng trong quá trình di cư. Một số nghiên cứu cũng chứng minh rằng dơi, một động vật có vú, cũng có khả năng định hướng nhờ từ trường. Tiến sĩ Sabine Begall và cộng sự thuộc Đại học Duisburg-Essen (Đức) tiến hành nghiên cứu gia súc để tìm hiểu xem chúng có khả năng định hướng dựa vào từ trường Trái đất hay không. Họ thu thập ảnh của 8.510 con trâu, bò tại 308 đồng cỏ trên khắp hành tinh thông qua Google Earth. Các con vật được chụp ở nhiều tư thế: gặm cỏ, nằm nghỉ, đứng trong đàn, cho con bú. Do toàn bộ ảnh được chụp từ vệ tinh nên rất khó tìm được những ảnh có độ phân giải cao. Các chuyên gia không thể phân biệt được đầu và đuôi các con vật, nhưng họ nhận thấy chúng có xu hướng đứng theo trục bắc-nam. Những con hươu luôn đứng theo hướng bắc-nam. Ảnh: BBC. "Ở châu Phi và Nam Mỹ, hướng đứng của gia súc có một khác biệt nhỏ. Thay vì đứng theo hướng nam - bắc, chúng thường quay mặt về phía đông bắc hoặc tây nam. Chúng ta đều biết rằng từ trường ở châu Phi và Nam Mỹ yếu hơn rất nhiều so với những khu vực khác", Sabine phát biểu. Kết quả nghiên cứu loại trừ giả thiết cho rằng vị trí của mặt trời và hướng gió ảnh hưởng tới tư thế đứng của động vật. Nhóm nghiên cứu cũng ghi lại tư thế của 2.974 con hươu hoang dã tại 277 địa điểm thuộc nước Cộng hòa Czech. Họ nhận thấy khoảng hai phần ba số chúng luôn quay đầu về hướng bắc khi ăn và ngủ, số còn lại quay đầu về phía nam. Theo Sabine, đó có thể là một hành vi giúp hươu đối phó với động vật ăn thịt. "Chúng tôi kết luận rằng từ trường của Trái đất là tác nhân chính khiến gia súc có xu hướng quay mặt về phía bắc. Điều đó giải thích tại sao tổ tiên của chúng có thể thực hiện những chuyến di cư dài hàng nghìn km từ châu Phi tới châu Á và châu Âu", Sabine nói. Việt Linh (theo BBC, Daily Mail) VNexpress Mói đây thôi khi xem chương trình về châu Phi phát trên VTV2, Rin86 thấy những thầy bói châu Phi dùng cua để dự báo tương lai. Họ quan niệm cua có thể trò chuyện với thần đất, họ cho cua vào một sa bàn, đậy nắp lại rồi dựa trên đường đi của con cua để dự đoán tương lai. Có thể cua cũng là một công cụ dự báo của người Việt cổ. ShowArticlebanner();
  13. Trang phục thời Hùng Vương rất đa dạng, nhiều chủng loại nhưng kết cấu chung của chúng về cơ bản giống nhau và giống trang phục của người Minoa, Hy Lạp, 1600 BC. Tượng nữ thần rắn của người Minoa được thể hiện với nhiều kiểu trang phục có khác nhau đôi chút, trong đó có một bức tượng thể hiện trang phục rất gần gũi với trang phục Việt cổ. Trước đây Rin86 không rõ áo nữ thời hùng vương là áo chui đầu hay là hai vạt áo khép lại rồi cố định bằng thắt lưng, hay 3 chiếc cổ áo cầu kỳ chồng lên nhau chỉ là 3 cái vòng. Nhưng chính nhờ bức tượng dưới đây Rin86 đã không còn băn khoăn gì về trang phục nữ thể hiện trên cán dao thời Hùng Vương, tất cả dường như đã rõ ràng, logic. đây là hình Rin86 đi nét, tô màu lại để tiện so sánh. Hai bộ trang phục này có 1) thắt lưng (người Việt dùng thắt lưng to bản còn Minoa thắt lưng nhỏ hơn 2) đai gồm hai dải kéo ra phía trước và sau (được may liền, có lẽ mặc chui đầu) 3) áo đóng nút phía trước: Điều này giải thích cho trang phục người Mường, và người Việt sau này, hai tộc người đều có áo đóng nút phía trước như áo sơ mi. Ta không thể suy luận là người phương Tây khi đến Việt Nam đã mang đến chiếc áo sơ mi đóng nút phía trước từ đó người Việt và Mường phát triển thành áo bà ba, áo kiểu Mường được, và vấn để "nam tả, nữ hữu" mà bác Thiên sứ đã nêu thậm chí vẫn còn tồn tại đến ngày nay trong các loại Âu Phục, nhưng người da trắng giải thích nó thoe một cách khác. Chiếc áo của người Việt cổ và người Minoa đều bó sát người, cài nút phía trước, không có đường nối tay áo với thân áo mà tay áo liền với thân do may từ một mảnh vải gấp đôi, tuy hình dáng có khác nhau do tín ngưỡng và quan niệm thẩm mỹ nhưng cách may và kết cấu thì giống nhau. hình ảnh phụ nữ Mường, báo ảnh Việt Nam (VNP)
  14. Nền văn minh cổ toàn cầu trong đó có văn minh Lạc Việt để lại dấu viết rải rác khắp nơi. Đó có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng thư tịch cổ đã ghi lại việc người La Mã đặt mua 3 vạn tở giấy Mật hương của Lạc Việt. Điều đó chứng tở một con đường giao thương giữa những quốc gia này đã hình thành ít nhất vài trăm năm. Cùng với giao thương, sự giao lưu văn hoá, khoa học kỹ thuật chắc hẳn đã xảy ra. Giống như thời đại ngày nay, khi nước Ý cho ra mẫu áo thụng đai to bản do Roberto Cavalli thiết kế, lập tức các cô gái khắp hành tinh liền hưởng ứng, tuy vậy mỗi quốc gia lại cải biến nó thoe ý thích của người dân mình, như ở Việt Nam thì đai bằng vải được chuộng hơn đai da. Thời xưa quá trình đó diễn ra trong vài trăm năm với rất nhiều biến dị. Đây là một số dấu vết về nền văn minh cổ này ở Hy Lạp. văn minh Minoan Minoans (Tiếng Hy Lạp: Μινωίτες) là một nền văn minh ở Crete trong vùng biển Aegean, phát triển phồn thịnh vào khoảng từ năm 2700 tớ năm 1450 trước Công Nguyên. Sau đó nền văn hóa của họ bị thay thế bởi nền văn hóa Mycenaean. Minoans là một trong những nền văn minh hưng thịnh trong vùng Mediterranean trong suốt thời kỳ đồ đồng của Hy Lạp. Những nền văn minh này có mối liên hệ mật thiết với nhau, điều này khiến cho việc đánh giá tầm ảnh hưởng hay việc chịu ảnh hưởng của Minoans với những nền văn minh khác trở nên khó khăn hơn. Dựa trên những hình vẽ trong nghệ thuật của người Minoans, Minoan là một xã hội mẫu hệ tập trung vào việc tôn thờ các nữ thần. Cái tên "Minoan" được đặt bởi nhà khảo cổ học người Anh, ngài Arthur Evans.(wiki) http://www.talariaenterprises.com/products_lg/tal031.html tượng nữ thần rắn, 1600 năm trước công nguyên. đây là hình so sánh với trang phục Lạc Việt (hình trích tử nghiên cứu của bác Thiên Sứ) ta thấy chiếc đai của loại trang phục này có kết cấu giống nhau, tuy người Việt kéo dài chiếc đai xuống để tạo dáng thành thoát nhưng cách may thì giống nhau, nếu không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên thì có lẽ người Việt và Minoan đã đi đến vùng đất của nhau. Lều trại của người Minoan được mô phỏng lại tháng 10 năm 2000 http://www.umiacs.umd.edu/~kuijt/dbaCamps/camps.html người Minoan chưa biết dùng giấy nên họ ghi chép trên mảnh đất sét như người Lưỡng Hà. (bài sau sẽ nói về văn minh Lưỡng Hà) Với chiếc thuyền này, người Minoan có thể lênh đênh trên biển nhiều ngày Còn đây là một số nét về văn minh Hy Lạp sau này http://www.mlahanas.de/Greeks/Ships/Ships.htm Chiếc thuyền đánh cá của Hy Lạp với cách thể hiện và hoa văn theo phong cách khá giống Đông Sơn, nhất là hoạ tiết viền xung quanh và cách vẽ hình người ngồi câu cá, giống như hình người trên chiếc muôi đồng Đông Sơn (vietnamnet.vn) Từ nền văn minh Nam Mỹ, Ai Cập, Hy Lạp đến Lạc Việt đều có cách thể hiện hình người nhìn ngang chứ không nhìn từ phía đối diện, cổ nhân như muốn khái quát mặt cắt của mỗi nhân vật. (còn tiếp)
  15. Tuy nhận định trên của C.J de Guignes không đúng với sự thật lịch sử nhưng ông ta là một trong những học giả góp phần giải nghĩa chữ cổ Ai Cập, tức là một người tài ba, uyên thâm nên nhận định của ông chắc hẳn cũng dựa trên nhiều yếu tố chuyên môn.
  16. quangxnUh đúng là như vậy thật. Nếu dựa trên cở sở các công thức toán học thì Rin86 cũng không biết chúng ta đã đi đến đâu trong vòng quay của thời đại mình. Rin86 chỉ không tin vào những thông tin của Nga, Mỹ ở thời chiến tranh lạnh, đặc biệt là các thống tin của Nga về UFO, chiều không gian thứ 4, máy thời gian..v..v.. Xét về một khía cạnh nào đó thì người Mỹ thật thà hơn vì trong lời nói dối của họ có sự thật, còn người Nga được tiếng là thật thà hơn trong phần lớn các trường hợp nhưng nếu nói dối thì lời nói dối của họ là sự bịa đặt. Các phương trình, công thức vật lý, toán học không những có trong thuyết âm dương ngũ hành mà còn có trong những vòng tròn xuất hiện trên những cánh đồng ở châu Âu, trên cát và tuyết. Einstein viết rằng thời gian chạy nhanh lên hoặc chậm đi phụ thuộc vào tốc độ di chuyển của một vật so với vật khác, theo ông thì "thời gian giãn nở", và ông phát hiện ra điều đó năm 16 tuổi khi làm thí nghiệm đi ngược chiều gió. Những máy móc tối tân sau này của con người chỉ để kiểm chứng lại những phát hiện của ông. Một nhân vật phi thường như Einstain có thể đã xuất hiện ở nền văn minh cổ xưa của loài người. Theo Rin86 thì có cơ sở về một nền văn minh đâ từng chế tạo được tên lửa trong quá khứ cổ xưa nhưng Rin86 nghĩ nền văn minh đó hoặc không sử dụng Uranium, Tian, sắt, đồng, thiếc.... dầu mỏ, than.... mà sử dụng đá, gỗ để hình thành nghiên cứu rồi chế tạo tên lửa, người Nga đã thay thế nó bằng kim loại, hoặc họ đã sử dụng hết những tài nguyên ấy và bị suy vong cách đây rất lâu đủ để trái đất phục hồi lại những tài nguyên của mình.
  17. Rin86 tình cờ biết đến môn Việt Vũ Đạo qua các môn sinh của môn này tại Pháp! thật bất ngờ khi đây là một trong năm môn phái lớn nhất ở Pháp, tiếc là ở Việt Nam ít người biết đến môn này.
  18. 2 lần tận thế được ghi lại trong lịch sử loài người đó là lần tận thế thứ nhất ghi trong kinh cựu ước, một trận đại hồng thủy, lần thứ hai là sự sụp đổ của châu Atlantic. Nền văn minh đã phát hiện ra thuyết âm dương ngũ hành, theo Rin86 gắn liền với các phương pháp thiền định, yoga, nền triết học của các tôn giáo. Nền văn minh dựa vào khoa học kỹ thuật như chúng ta ngày nay có thể làm sáng tỏ nhiều bí ẩn của vũ trụ, nhưng để đi đến tận cùng của bí mật đó thì nó không đủ khả năng mà chỉ có phương pháp thiền định mới giúp con người ngộ ra tận cùng chân lý. Tuy vậy "thiền và ngộ" chỉ xảy ra với một số vị tu hành nhiều kiếp còn đa số người dân nhìn nhận các vấn đề về vũ trụ rất mơ hồ và chỉ có nền khoa học kỹ thuật mới giúp đại đa số nhân loại khám phá vũ trụ. Nền văn minh khoa học kỹ thuật của loài người trong quá khứ xa xăm chắc chắn không thể bằng nền văn minh hiện đại. Sự phát triển của nhân loại cũng giống như một bánh xe lăn mãi, vòng xe sau tiến xa hơn vòng xe trước chứ không phải quay trở về không.
  19. trời! người Maya không nói gì về nền văn minh hiện đại có lẽ họ cũng không biết trước được chúng ta có bị tuyệt diệt hay không! trước đây khi trái đất đổi cực không biết đã có chuyện gì xảy ra, nhưng lần đó cách đây chỉ 5000 năm!!! hy vọng nhân định thắng thiên :rolleyes: vì nền văn hiến Việt đến giờ vẫn chưa được nhìn nhận xứng đáng.
  20. Rin86 tin vào nền văn hiến 5000 năm của Việt Nam và sự thống nhất toàn cầu của học thuyết âm dương ngũ hành nhưng câu chuyện về vật thể lạ tìm thấy ở Nga theo Rin86 chỉ là tin đồn và nó làm học thuyết về nền văn minh cổ trở nên lộn xộn. Người Maya biết đến bánh xe nhưng chỉ dùng nó làm đồ chơi cho trẻ con chứ không chế tạo xe dùng trong cuộc sống, họ có những con đường rất đẹp nhưng để cho ai vì họ không dùng. Những lời tiên tri của người Maya khiến người Tây Ba Nha sợ hãi, họ đã đốt phá hầu hết những văn bản này và người Maya biết mình sẽ bị diệt vong nhưng họ vẫn để lại rất nhiều lời tiên đoán cho nhân loại, hoàn thành nhiệm vụ của mình với thế giới. Đó là một dân tộc kỳ lạ và không thể phủ nhận được nền văn minh huyền vĩ của họ, có lẽ với tri thức của mình họ có thể đạt được trình độ của người Châu Âu thời bây giờ, tức là thế kỷ 15,16 nhưng họ đã từ chối. Một nền văn minh chế tạo được tên lửa chắc chắn sẽ không phát triển để tìm ra được học thuyết âm dương ngũ hành mà nó chỉ ngày càng mạnh lên và cố gắng giải thích vũ trụ theo hướng duy lý. Người Maya viết rằng vào năm 2012 nhân loại sẽ bắt đầu một nền văn minh mới không liên quan gì đến nền văn minh cũ nhưng cũng không nói nền văn minh cũ sẽ bị tiêu diệt, hay biến mất. Có lẽ đó chính là sự khởi đầu mới cho học thuyết âm dương ngũ hành, sự tìm lại những giá trị đúng đắn của nền văn hiến Việt. Nền văn minh của loài người hiện đại đã phát triển đến mức cao chưa từng thấy theo hướng của nó, và nền văn minh cổ trong đó có sự thống nhất toàn cầu của học thuyết âm dương ngũ hành đã phát triển đến đỉnh cao theo hướng của nó và bị suy vong. Hai nền văn minh có hướng phát triển khác nhau và có thể song song nhau tồn tại mà không liên quan đến nhau, thời đại của chúng ta thì nền khoa học kỹ thuật vượt trội hơn.
  21. Rin86 nghĩ là nền văn minh cổ đã bị suy vong gần đây nhất chỉ đạt đến trình độ chế tạo máy bay của thế kỷ 18, 19 thôi, và học thuyết âm dương ngũ hành được kế thừa từ nền văn minh trước đó nữa, một nền văn minh có thể chế tạo được tên lửa chắc chắn cần dùng đến dầu mỏ hoặc một loại nhiên liệu tương tự, tất nhiên các mỏ đồng, vàng, kẽm, titan đã bị vét sạch trước khi người ta đạt đến trình độ thân thiện với môi trường, nền văn minh siêu đằng đã từng tồn tại trên trái đất này có lẽ rất lâu, chắc là đã bị suy vong trước thời của khủng long (người ta tìm thấy dấu chân hóa thạch của người cạnh dấu chân khủng long và bản đồ nam cực trước khi nó bị băng bao phủ được vẽ cách đây vài thế kỷ dựa trên tài liệu cổ xưa) vì những cánh rừng, xác các loài sinh vật... đã tạo nên những mỏ dầu, quá trình đó kéo dài hàng triệu năm. Tại sao lại có thông tin về vật thể lạ ở Nga thì có thể đây là một chiêu bài chính trị của cả hai phe thời chiến tranh lạnh. Nga vốn bị xem là một nước bán khai man dại, nhờ châu Âu và Hồi giáo mà bộ mặt nước Nga mới được như hôm nay, tất nhiên người Nga bị người Mỹ và Châu Âu xem như một dân tộc kém thông minh, man rợ trì kéo sự phát triển của thế giới. Việc người Nga chế tạo được tên lửa cần phải được giải thích rằng đó không phải là sản phẩm của "bộ óc chàng Ivan" mà đó là sản phẩm của người ngoài hành tinh hoặc của một nền văn minh cổ. Còn đối với người Nga, họ luôn tự hào là một nước lớn, tự xem mình là một cường quốc tuy thực tế lịch sử chỉ ra rằng nước Nga không có phát minh gì đáng kể cho nhân loại và luôn đi sau châu Âu, bị Mông Cổ đô hộ, cướp bóc. Đã đến lúc cần phải thay đổi thành kiến đó, và hình ảnh một nước Nga phát triển về mọi mặt được thêu dệt thêm bằng những câu chuyện bí ẩn theo phong cách Nga (vật thể lạ này chẳng hạn, ngoài ra còn có những câu chuyện về những lần viếng thăm không gian thứ 4, chế tạo máy thời gian... hồi cuối thế kỷ 19, đâu thế kỷ 20 thì tiên tri, sấm truyền được các sa hoàng ưa chuộng). Có lẽ những phát minh mới về tên lửa của Nga đã được trợ giúp bí mật bởi một nước nào đó hoặc đơn thuần là sản phẩm của "bộ óc Ivan", nhưng dân chúng Nga cần niềm tin thần bí vào sức mạnh dân tộc, họ cần phải tin rằng nước Nga thực sự chế tạo được tên lửa, máy thời gian, tàu vũ trụ, liên lạc được với thế giới bên kia, đã từng ghé thăm chiều không gian thứ tư..... sự trợ giúp của nền văn minh cổ hoặc người hành tinh khác khiến điều đó trở nên huyền diệu và chắc chắn, giúp cho dân chúng Nga tự tin rằng dân tộc Nga thật vĩ đại và văn minh. Có thể thông tin về vật thể lạ tìm thấy ở Nga bị rò rỉ nhưng Rin86 nghĩ rằng một thông tin như vậy nếu có thật chắc không nên phổ biến rộng rãi.
  22. không biết thông tin trên có đúng là được giải mật không? Nền văn minh cổ đó nếu đã phát triển đến mức chế tạo được tên lửa thì tại sao các mỏ dầu, đồng, kẽm, titan vẫn còn nguyên vẹn nhỉ? trên quỹ đạo của trái đất chưa phát hiện thấy vệ tinh nhân tạo nào ngoài những vệ tinh của loài người hiện đại phóng lên. Có thể nền văn minh này phát triển rực rõ trước khi địa cầu tịnh hóa, sau khi bị suy vong chỉ còn những giá trị phi vật thể như chữ viết còn sót lại, còn các tòa nhà, máy bay, tên lửa đã bị chôn vùi xuống những địa tầng rất sâu. Nếu thông tin trên là đúng thì cổ vật được tìm thấy đã tồn tại hàng trăm triệu năm rồi, và sau hàng trăm triệu năm nó vẫn ở trên những địa tầng cao mà con người có thể đào bới thấy được.
  23. Hồi xưa học "cơ sở văn hóa Việt Nam" Rin 86 còn nhớ là trong lễ cưới người Việt cổ dùng tín vật là một nắm đất và một nắm muối, muối tượng trưng cho tình yêu mặn mà, đất tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Nhưng đó là đám cưới thời hồng hoang, không hiểu sao cô giáo không nói đến đám cưới thời Hùng Vương, hay là hôm đó Rin86 ngủ trên lớp nhỉ? <_<
  24. Du khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài thường đi theo kiểu "ta ba lô" , một số người kết hợp với chuyến đi công tác, một số ít là "đại gia" mới đi du lịch theo kiểu phổ biến nhất, tức là thuê khách sạn có sao, chi tiêu rủng rỉnh. Nhưng lượng khách Việt Nam đi du lịch quốc tế còn quá ít nên chưa được vào danh sách bình chọn. Hy vọng trong tương lai người Việt Nam đi du lịch nước ngoài sẽ không thể hiện nền văn hóa của mình như du khách Pháp trong bài viết dưới đây: Người Pháp – Những du khách phiền toái nhất Người ta thường nhớ đến các du khách Pháp như những người hà tiện mặc quần soóc rộng thùng thình, thường xuyên càu nhàu và quát tháo, hay phàn nàn về ngôn ngữ. Người Mỹ cũng vậy, những du khách Mỹ thường phàn nàn rằng quá ít vùng nói tiếng Anh, và những người dân Mỹ được xem những những khách du lịch khó tính đến từ Địa ngục. Theo một cuộc điều tra trên tầm quốc tế gần đây thì hiện người Pháp đã trở thành những du khách phiền toái nhất trong số các quốc gia châu Âu, chỉ sau người Ấn Độ và xếp đầu là người Trung Quốc được đánh giá là những du khách tệ hại nhất trên thế giới. Không chỉ các nước khác mới phàn nàn về thái độ của người dân xứ Gô-loa mà ngay người Pháp cũng bình chọn cho những du khách xa nhà của xứ mình vị trí thứ hai từ dưới lên. Người Pháp bị coi là những du khách phiền toái nhất. - Nguồn ảnh: The Times Những ý kiến phản cảm do dân ngoại quốc phản ánh về du khách Pháp đã khiến cho hàng triệu du khách Pháp hiện trở nên ngập ngừng trong việc lên kế hoạch cho những chuyến du lịch hè vòng quanh thế giới. Không chỉ bị coi là bất lịch sự, hay la ó làm ồn và lơ đễnh với phong tục tập quán của địa phương, cuộc nghiên cứu này còn cho thấy du khách Pháp thường không muốn và không thể giao tiếp bằng ngoại ngữ, ngoài ra, họ thường không thích chi tiền nếu đó không phải là những khoản bắt buộc phải chi, bao gồm cả những khoản tiền hoa hồng. Do tất cả những điều đó, du khách Pháp đã xếp vị trứ thứ 19 trong số 21 quốc gia được đưa ra bình chọn, cách rất xa vị trí đầu tiên là Nhật Bản, được xem là những du khách lịch sự, điềm tĩnh và sạch sẽ nhất. Do đó, người Nhật được xem là những du khách được ưa thích nhất trên thế giới. Kế đó là người Đức, Anh, và Canada. Người Mỹ xếp thứ 11, sau đó là người Thái. Cuộc điều tra này được thực hiện tại 4.000 khách sạn ở Đức, Anh, Ý, Pháp, Canada và Mỹ, do nhân viên tại các khách sạn này bầu chọn và thông qua một website du lịch của nước Pháp là trang Expedia.fr. Những người được phỏng vấn sẽ xếp loại khách hàng của họ theo quốc gia dựa trên những tiêu chí về thái độ, sự lịch sự, mức độ phàn nàn, khả năng nói tiếng địa phương, hứng thú với phong tục tập quán địa phương, sẵn lòng chi tiêu, sự hào phóng, sạch sẽ, thận trọng và tao nhã. Nhiều hồi đáp trong cuộc điều tra này biểu hiện rõ rệt là lệ thuộc rất nhiều vào định kiến bấy lâu. Đơn cử như người Ý được đánh giá là những du khách ăn mặc đẹp nhất, trong khi đó người Pháp lại xếp sau đó rất xa về khoản này. Những du khách Mỹ được đánh giá tốt theo những tiêu chí bất ngờ: Ví dụ, Người Mỹ nổi tiếng hạn chế về khả năng giao tiếp ngoại ngữ nhưng bù lại, họ lại đứng đầu danh sách những du khách có nỗ lực học hỏi tiếng địa phương, trong khi đó, người Pháp, Trung Quốc, Nhật, Ý và Nga đứng ở nhóm cuối danh sách bình chọn về mặt này. Liệu điều đó có nghĩa rằng người Mỹ là du khách biết nói nhiều thứ tiếng trên thế giới nhât? Có lẽ không phải như vậy. Giám đốc tiếp thị của Expedia ở châu Âu, ông Timothée de Roux là người đã thống kê lại kết quả của cuộc bình chọn tại các khách sạn. Ông phàn nàn rằng những kết quả đó có thể sai lệch, không phù hợp với thực tế: "Nhân viên tại nhiều khách sạn trên thế giới đều nói tiếng Anh, điều đó có nghĩa là họ sẽ giao tiếp thuận lợi hơn với những người Mỹ nói tiếng Anh hoặc khách hàng Anh hơn là với người Pháp hoặc Ý những người vốn học ngoại ngữ rất kém”. Lối ăn mặc của khách du lịch Pháp. - Nguồn ảnh: The Times Ông Roux cũng cho rằng cuộc bình chọn này không được xác đáng vì không bàn đến những nguyên do ngoài lề. Ví dụ người Mỹ cuối cùng lại được bình chọn là những du khách chi tiêu hào phóng nhất và chi tiền hoa hồng nhiều nhất, trong khi người Đức và người Pháp lại bị coi là bủn xỉn, keo kiệt nhất. Ông Roux cho biết: “Thống kê năm 2008 cho thấy một người lao động Pháp trung bình được nghỉ 37 ngày và trong 37 ngày đó họ thực hiện 7 chuyến du lịch, trong khi đó 1 người Mỹ chỉ được nghỉ 14 ngày và họ không dùng cả 14 ngày đó để du lịch, đương nhiên du khách Pháp phải chi tiêu dè xẻn hơn, trong khi người Mỹ lại có thể chi tiêu thoải mái hơn chỉ trong 1 hay 2 kỳ nghỉ 1 năm.” Ngược lại, cuộc bình chọn cũng cho thấy rằng người Pháp và người Mỹ cũng như nhau, thường càu nhàu, phàn nàn hay có những hành vi, lời nói khiếm nhã trong khi du lịch mặc dù dựa trên những lý do khác nhau. Ông Roux nói: “Pháp là một trong những đất nước quyến rũ nhất trên thế giới, thu hút đến 92 triệu du khách ngoại quốc một năm, điều đó giải thích tại sao hơn 85% người dân Pháp thường đi du lịch ngay trong nước, khiến họ trở nên không dễ dàng thích ứng khi đi du lịch nước ngoài. Nếu đã du lịch ngoại quốc, du khách Pháp đỏi hỏi phải có chất lượng phục vụ tương tự tại nhà. Trong khi đó, người Mỹ thì lại khác, họ muốn chất lượng phục vụ phải khiến họ thoải mái hơn cả ở nhà, đó là lý do tại sao họ bị đánh giá là ồn ào nhất, hay phàn nàn nhất và bất lịch sự nhất. Dù sao, có một điều rõ ràng rằng dân Pháp đã không được các quốc gia trên thế giới ưa chuộng. Mặc dù tổng thống Pháp, ông Nicholas Sarkozy là vị tổng thống cởi mở thường không ngại nói những điều trong lòng mình với mọi người. Gần đây ông đã có nhiều cuộc nói chuyện với quần chúng nhưng vẫn không thể giúp nước Pháp thêm điểm với cộng đồng quốc tế. Tiếu Chi (Dịch từ The Times) viettimes Theo Rin86 thì du khách Việt Nam tuy không có nhiều tiền nhưng cư xử nhã nhặn và tôn trọng đất nước mình đến, chắc là hơn người Pháp chứ nhỉ. <_<
  25. Ở Anh hay có chuyện ma lắm, đấy là truyền thống ở Anh thì phải. Không biết phong thủy ở Anh thế nào mà dân ở đấy hay gặp ma, bây giờ lại là UFO. Các loại cầu cơ, bàn tròn ba chân để nói chuyện với ma rất phổ biến ở Anh. Có lẽ ở đó đã hình thành "văn hóa ma" chuyên nghiệp như mấy bà đồng cốt ở Việt Nam.