Rin86
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
968 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
1
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Rin86
-
Những vũ khí khai quật được như rìu chiến, kiếm, dao găm nữ tướng... với kiểu dáng vừa đẹp hoa mỹ vừa rất thực dụng, tỷ lệ kim loại khoa học (như dao găm nữ tướng vừa nhẹ cừa cứng chẳng hạn) đã chứng tỏ một nền võ học phát triển đến mức độ cao từ thời Hùng Vương. Rin86 nghĩ những bằng chứng khảo cổ này không thể chối cãi được vì nếu không có nền võ học phát triển thì những vũ khí này sinh ra để làm gì? Ai phát minh ra chúng và với mụch đích gì?
-
trời 28 tuổi thì lâu quá :unsure: thế thì gọi là ế rồi còn gì
-
cám ơn bác Lão Nông chỉ bảo giúp. Rin86 chắc chẳng có duyên lập gia đình năm nay đâu. Đợi mấy năm nữa vậy :lol:
-
Cám ơn bác Haithienha và anh Phamthaihoa rất nhiều. Chắc số Rin86 suốt đời làm nhân viên quèn :lol: đành chấp nhận vậy nhưng có lẽ bù lại được là tiền bạc rủng rỉnh hi hi hi
-
cháu cám ơn bác, vậy cho cháu hỏi dương học vấn sự nghiẹp của cháu như thế nào ạ?
-
ôi cháu cám ơn bác rất nhiều ạ. Cháu mới xóa mấy thư cũ trong hộp thư. Cám ơn bác đã nhắc cháu. Khi nào bác ra Hà Nội chúng ta lại đi cafe cùng mọi người nhé.
-
Bác Haithienha ơi giúp cháu với ạ :lol:
-
cháu là Linh tức là Rin86 trên diễn đàn ạ. Cháu muốn hỏi bao giờ cháu lấy chồng, có nhà riêng và được tiếp tục đi học. Cháu xin cám ơn bác rất nhiều ạ
-
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/apps/LaS...reen&size=2 đây là đường link đến lá số tử vi của cháu. Kính nhờ bác Haithienha xem giúp ạ. Cháu xin cám ơn.
-
tại sao lại sau tháng 7 dương lịch nhỉ? hồi hộp quá :lol:
-
Nhất Nam là một trong những môn võ thuần Việt, có lịch sử phát triển lâu đời. Đất tổ của Nhất Nam, nói như võ sư Bính, là “một vùng tối cổ” châu Hoan, châu Ái (Thanh Hóa, Nghệ An). theo báo tuổi trẻ: “Tận cùng của võ là văn” TTCT - Võ sư Ngô Xuân Bính nói ông rất lo lắng cho một thế hệ trẻ của VN đang suy giảm về thể chất, dẫn đến sự yếu kém về tinh thần. Những con người không có nhiều không gian hoạt động về thể lực, những con người ngồi phòng giấy, máy lạnh, ngồi xe máy, ôtô nhiều hơn đi bộ, không còn gần gũi với thiên nhiên, có thể nói là hoàn toàn đánh mất cơ chế hoạt động... ........................................... Trước khi gặp võ sư Ngô Xuân Bính, tôi đã biết ông qua cuốn Nhất Nam căn bản và thông tin trên mạng Internet. Có một nghịch lý là thông tin về Ngô Xuân Bính bằng tiếng Nga nhiều gấp chục lần so với thông tin từ các trang web tiếng Việt. Gặp ông tại Hà Nội những ngày đầu tháng 6-2009, khi ông cùng các môn sinh đang gấp rút chuẩn bị thành lập Liên đoàn võ thuật Nhất Nam Việt Nam. Liên đoàn được lập ra trên đất Việt vào thời điểm này là muộn mằn bởi Nhất Nam đã có ba liên đoàn võ thuật cấp quốc gia tại Nga, Litva, Belarus và liên đoàn thứ tư sắp ra đời ở Ukraine. Dù vậy võ sư Ngô Xuân Bính nói với tôi rằng như thế mới hợp lý! Khi đã khẳng định được vị thế của mình ở xứ người, trở về nước Nhất Nam dễ dàng nhận được sự ủng hộ trong việc phát triển một tổ chức thống nhất của môn võ này, tiến tới thành lập Liên đoàn võ thuật Nhất Nam quốc tế, đưa tinh túy của phái võ dân tộc đến với nhiều người trên thế giới. Võ ta, môn đệ tây “Không ít lần Nhất Nam đã giải cứu cho tôi trong những tình huống khó chịu của cuộc sống, gặp những kẻ lưu manh... Tôi nhận thấy công dụng thực tiễn của các thế võ Nhất Nam cho kết quả đáng nể về phương diện chiến đấu lẫn thu nạp nội công. Kỹ thuật ra đòn nhanh, mạnh... Tôi thấy các bài tập của Nhất Nam là sự rèn luyện tuyệt vời của cơ thể và tinh thần”. (Một võ sinh sống ở làng Nikel, vùng Murmansk (Nga) kể trên diễn đàn mạng http://www.golovachev.ru/forum/showthread.php?t=42) Võ sư Ngô Xuân Bính kể Nhất Nam là một trong những môn võ thuần Việt, có lịch sử phát triển lâu đời. Đất tổ của Nhất Nam, nói như võ sư Bính, là “một vùng tối cổ” châu Hoan, châu Ái (Thanh Hóa, Nghệ An). May mắn tiếp thu những tinh hoa của phái võ cổ ấy, ông say mê và tâm huyết với nó, để rồi cả đời gắn nghiệp, trở thành chưởng môn. Năm 1983, Nhất Nam chính thức ra mắt làng võ Hà Nội. Cái tên “Nhất Nam” bấy giờ cũng khiến nhiều người thắc mắc. Có người bảo “cao ngạo, coi mình là nhất cõi Nam!”. Thật ra ông nói chữ “nhất” ở đây có nghĩa là “quy tụ, lôi kéo” - thống nhất lòng người, đoàn kết sức mạnh tản mác của những con người. Khi phong trào tập Nhất Nam bắt đầu được gầy dựng mạnh mẽ và tương đối có tiếng vang ở Hà Nội, ông nhận được lời mời sang Liên Xô (cũ) làm việc. Những năm đầu của thập kỷ 1990, với tư cách là chuyên gia của Liên đoàn các môn võ phương Đông và VN ở Belarus, võ sư Bính đã tổ chức nhiều hội thảo quốc tế, hé mở cho những người bản xứ vốn mến mộ và quan tâm đến võ cổ phương Đông con đường đến với những nét bí ẩn trong văn hóa phương Đông và VN. Trong 20 năm qua, ông và các học trò của mình đã giúp nhiều bạn bè biết đến VN qua các thế võ của Nhất Nam. Có cả một mạng lưới từ câu lạc bộ nhỏ lẻ ở các tỉnh cho đến các tổ chức mang tính chất quốc gia ở Nga và một số nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu. Ngày 20-10-2008 đánh dấu sự hồi hương của Nhất Nam băng hội thảo chuyên đề “Nhất Nam - võ thuật của người Việt”, kỷ niệm 25 năm Nhất Nam “xuống núi”. Ngày hôm ấy ở Văn Miếu đã tập trung khoảng 1.000 môn sinh đến từ các nước và các võ đường lớn của Nhất Nam trên địa bàn Hà Nội. Chị Hà Thị Hạnh, một đệ tử của môn phái, kể về con gái chị Thu Giang, hiện là sinh viên Học viện Tài chính Matxcơva. Giang đã theo học Nhất Nam được hơn ba năm ngay từ khi còn ở trong nước. Qua Nga, cô đăng ký học ở một câu lạc bộ do huấn luyện viên Sergey phụ trách. Cô chia sẻ với bạn bè trong blog những cảm nhận rất tinh tế của mình về việc luyện tập môn võ này: “Qua từng hơi thở, tớ biết cách nắm bàn tay chặt hơn, đứng vững hơn trên mặt đất và biết không sợ hãi. Qua từng bài quyền, tớ thấy sự dẻo dai kỳ diệu và đẹp đẽ của cơ thể con người”. Những mẩu chuyện như thế lý giải được cho tôi tại sao ở Nga, Litva, Belarus, số lượng môn sinh của Nhất Nam ngày càng tăng. Qua các nguồn tin khác nhau, tôi còn được biết ông có cả học trò là những lực lượng làm công tác đặc biệt ở cấp chính phủ của một số nước thuộc Liên Xô (cũ). Võ sư và nghệ sĩ Hiện nay ông Ngô Xuân Bính đang soạn thảo các giáo trình để phổ cập Nhất Nam trong hệ thống nhà trường: mẫu giáo, phổ thông và cả đại học, được dịch ra tiếng Nga và tiếng Anh. Ông bỏ nhiều công sức cho công trình tâm huyết của mình: các tập Nhất Nam căn bản lần lượt ra đời, bắt đầu từ cuốn I (in năm 1982, NXB TDTT) đã được tái bản năm lần! Cho đến nay đã có Nhất Nam căn bản V (NXB Thế Giới) và dự định là một tuyển tập đồ sộ 10 cuốn về võ thuật, y võ, dưỡng sinh. Cầm trong tay những cuốn Nhất Nam căn bản, là người “ngoại đạo” tôi những tưởng mình sẽ chỉ lướt qua dăm ba trang cho có khái niệm. Nhưng không, những cuốn sách thật sự đã bắt tôi ngồi xuống và lật giở từng trang cho đến hết. Tôi không đọc võ mà “đọc văn”. Giữa những công thức khô khan của các thế võ, những quy tắc nghi lễ của môn phái, võ sư Ngô Xuân Bính “tranh thủ” kể những mẩu chuyện nhỏ vô cùng lôi cuốn, hầu như đều bắt đầu bằng câu “Thày tôi kể...”. Văn của ông trong sáng, dễ hiểu, đặc biệt là lúc lý giải nguyên tắc, hướng dẫn cách tập. Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội, ông được biết đến ở nước ngoài như một họa sĩ, tham gia nhiều triển lãm chung và riêng, từng được tờ báo Russkaya America (tờ báo ở Mỹ của cộng đồng Nga) bầu chọn là “Họa sĩ của năm” năm 2005. Bất ngờ hơn, ông còn là tác giả năm tập thơ mà khi tôi hỏi thì ông cười vang (ông có kiểu cười thoải mái, hào sảng khiến người đối thoại không thể không mở lòng!), lý giải: “Đó chỉ là những thúc bách về tinh thần, những gì ta đi, ta thấy, ta chiêm nghiệm, đến một ngày không viết ra không được. Cũng như đến với hội họa vậy. Đôi khi mất ngủ, không thể ngủ được nếu không dùng cây cọ, màu sắc để giải tỏa...”. Những câu thơ cho ấn tượng mạnh, cảm nhận về một con người tràn đầy sức sống nội tâm, ước vọng lớn và có cái nhìn phóng khoáng: ... Chân kều xếp lại thế núi/ Đuôi kiến tạo dòng chảy/ Trái tim phồng căng... Tôi lờ mờ cảm nhận câu “Tận cùng của võ là văn” được ghi trong tôn chỉ mục đích của Liên đoàn võ thuật Nhất Nam VN. Vì sức khỏe thể chất và sức mạnh tinh thần nòi giống Một trong những mục đích mà Nhất Nam hướng tới là dựa trên phương pháp y võ của môn phái để chung tay với xã hội, củng cố sức khỏe cộng đồng. Ngô Xuân Bính nói ông rất lo lắng cho một thế hệ trẻ của VN đang suy giảm về thể chất, dẫn đến sự yếu kém về tinh thần. Những con người không có nhiều không gian hoạt động về thể lực, những con người ngồi phòng giấy, máy lạnh, ngồi xe máy, ôtô nhiều hơn đi bộ, không còn gần gũi với thiên nhiên, có thể nói là hoàn toàn đánh mất cơ chế hoạt động. Con người, đó chính là nguyên khí quốc gia, và chính sách “xây dựng con người” tại sao không bắt đầu từ việc giáo dục thể chất? Những điều mà ông trăn trở là làm sao cùng với các môn võ khác của VN góp phần củng cố sức khỏe cộng đồng, chứ không chỉ nhìn võ thuật dưới góc độ đơn thuần là thể thao. THỤY ANH
-
Papa của Rin86 đi công tác cầm máy ảnh theo nên giờ mới chụp được ảnh. Đây là áo sơ mi nam và nữ, lúc mặc áo nữ có vạt áo bên phải ở phía trên (sau khi đóng cúc) còn áo nam thì vạt trái: áo nữ áo nam
-
Nước Anh là nơi địa linh nhân kiệt nên có lẽ hay xảy ra chuyện lạ.
-
Trung Hoa là một tên gọi nổi tiếng từ lâu đời, được nhắc đến bởi rất nhiều nền văn minh. Nhưng Rin86 cũng nghĩ Trung Hoa là tên gọi của nước Văn Lang thời cổ, và không phải tên do người Văn Lang tự xưng mà có lẽ do người nước ngoài tiện thì gọi. Xin cám ơn vì đã tìm ra manh mối của vấn đề này :)
-
Pho tượng nổi tiếng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp chứa đựng nhiều "ẩn ngữ", triết lý sâu xa. Nó cho ta biết nhiều nét về quan điểm thẩm mỹ, nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Việt thời Hậu Lê, nửa sau thế kỷ 17. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh, do Trương Thọ Nam tạc và hoàn thành vào năm 1656, thời Hậu Lê. Trên bệ tượng ghi: Nam Đông Giao, Thọ Nam - Trương tiên sinh - phụng khắc (tạm hiểu: Nam Đông Giao là địa chỉ, Thọ Nam là tên hiệu, Trương là họ, tiên sinh là bậc trí giả, phụng khắc là phụng mệnh trời đất dựng tượng để thờ). Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, chữ "phụng khắc" được dịch là khắc theo ý chỉ của nhà vua (nhưng nếu phụng mệnh vua mà khắc thì tượng phải để ở kinh đô, trong khi đó pho tượng này lại được thờ ở một ngôi chùa). Tượng Quan Thế Âm bồ tát thiên thủ thiên nhãn - dân gian gọi là Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, có thể xem là một vũ trụ thu nhỏ, được sáng tác theo hệ thống quy luật rất chặt chẽ. Đó là những quy luật âm dương ngũ hành và bát quái, luôn bao hàm các cặp phạm trù đối lập nhưng thống nhất: Dương - Âm (thiện - ác, đỏ - đen, sáng - tối, trời - đất). Để bạn đọc nhận biết những mặt đối lập trên bố cục tác phẩm của Trương Thọ Nam, xin phân tích như sau: 1. Tượng Quan Âm được làm theo thế tam tài giả, tức là mối quan hệ tổng hòa thiên - địa - nhân. Khi nhìn vào tượng, vòng tròn phía sau được gắn gần một nghìn bàn tay, trong mỗi bàn tay được khắc một con mắt, đó là biểu tượng của Trời. Trời theo quan niệm ở đây là vũ trụ thu nhỏ. Trong vũ trụ, cái thiện được biểu tượng ở thế "tam quang giả" tức là 3 cái sáng bao gồm: mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Từ xa xưa, người Việt cổ đã nhận thức được mặt trời là trung tâm sự sống, sức mạnh thần kỳ của nó được thể hiện ở chính giữa trống đồng Đông Sơn. Ở pho tượng này, tác giả cũng đặt mặt Quan Âm vào trung tâm của pho tượng. Mặt trời là mặt Phật Quan Âm nổi bật nhất, sáng ngời, đầy vẻ từ bi hỉ xả. Mặt trời ở đây được thể hiện là bình minh, những tia sáng chiếu tỏa lên trên chứ không tỏa ngang, ý nói: Cái thiện là thế đang đi lên, có sức mạnh chiến thắng, biểu tượng cho văn minh xã hội. Mặt trời sáng ngời còn biểu tượng cho trí tuệ đức Phật Quan Âm đi khắp muôn phương xua tan bóng tối. Những kẻ có hành vi ám muội cũng không thể che nổi mắt Phật. Để diễn tả thâm ý này, tác giả đã khắc con mắt trong lòng bàn tay biểu tượng cho hàng nghìn vì sao trong thiên hà. Tất cả con số trên pho tượng đều là số lẻ, hơn 900 bàn tay và hơn 900 con mắt. Tác giả cho rằng số 1.000 là số chẵn, âm, tĩnh, không phát triển. Số lẻ, dương, động và phát triển không ngừng. Điều đó có nghĩa là trong vũ trụ có vô vàn vì sao đang quan sát trần gian. 2. Trên đã có trời, hình tròn, động, thuộc dương, nên dưới hệ tượng được biểu hiện cho đất, tĩnh, thuộc âm; hình vuông, nối giữa trời và đất là người - nhân vật Quan Âm. Trời, đất, người là 3 thế lực siêu nhiên trong vũ trụ, có sức sáng tạo không ngừng. Con rồng đen dưới tòa sen là Hắc Long dưới Biển Đông, tượng trưng cho cái Ác. Tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ngồi trên tòa sen, cả tòa sen lại đặt trên đầu con rồng đen, tượng trưng cho cái thiện bao giờ cũng ngự trị cái ác. Hai cánh tay của con rồng chỉ đỡ hờ vào tòa sen tạo nên một bố cục chặt chẽ, nó còn nói lên một điều rằng: Cái ác cũng có một sức mạnh phi thường, chỉ một cái đầu cũng đủ đội cả toàn tượng lên trên. Trên mũ của Quan Âm có 3 tầng đầu, mỗi tầng có 3 đầu, đầu thứ 9 là Phật A Di Đà - tượng trưng cho cõi Niết bàn. Như vậy, mỗi cái đầu là biểu tượng của một tầng trời. Điều thú vị là A Di Đà cùng với con chim Thiên Đường ở phía sau được gắn với hai cái đầu (số 2 thuộc âm, biểu tượng cho linh hồn của người đã chết siêu thoát ở cực lạc). 3 cái đầu đó chụm lại gợi cho ta về cõi tam thế "quá khứ - hiện tại - tương lai". 3. Trong các chùa, 3 ngôi tam thế bao giờ cũng được đặt ở ngôi cao nhất. Trong nghệ thuật bố cục, Trương Thọ Nam đã gắn kết các hiện tượng với nhau thành một biểu tượng: Cả vòng tròn lớn đằng sau được gắn kết với con chim Thiên Đường, tạo thành hình tượng của lá bồ đề mà tâm của Phật là cuống của lá. Đạo Phật lấy lá bồ đề làm biểu trưng. Hình tượng mặt trăng được đặt trước tâm của Phật như một cái gương soi lại lòng mình để xem xét hành động hằng ngày đúng hay sai, thiện hay ác, sáng hay tối... Trên có Thiên Đường là cõi Niết bàn, nơi ngự trị của Phật A Di Đà, dưới có địa ngục được biểu hiện ở 4 góc, đó là 4 nhân vật to béo đang chịu cảnh thụ hình nhằm răn đe những ai rắp tâm làm điều ác. 4. Trong bố cục của pho tượng này, những cánh tay được sắp xếp tuy phức tạp nhưng lại rất nhất quán về phương pháp biểu hiện theo quy luật. Có 3 phương pháp cơ bản để biểu hiện ý nghĩa của thế tay: Thứ nhất là hai bàn tay chắp trước ngực, đó là ý chí của con người, tâm niệm làm điều thiện. Thứ hai là 42 cánh tay gắn ở hai bên hông tượng tỏa ra nhiều hướng hàm ý muốn thắng được cái ác phải sử dụng cả văn lẫn võ (những cánh tay bên phải biểu tượng cho văn, những cánh tay bên trái biểu tượng cho võ). Thứ ba là thế tay của Quan Âm nâng niu mặt trăng trước tâm của mình, tượng trưng cho sự soi xét tự kiểm. Để tu hành đắc đạo, chúng sinh phải có lòng kiên nhẫn, tu hết đời này truyền sang đời khác, cây đức trồng càng lâu thì phúc càng dày. Hai cánh tay để trên đùi của Phật biểu tượng cho ý chí kiên định tạo nên thành quả. 5. Tượng Quan Âm ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đã chín muồi: Tác giả Trương Thọ Nam đã tiếp thu và nâng nghệ thuật của pho tượng này lên đỉnh cao bởi giao lưu với nền nghệ thuật điêu khắc Ấn Độ, nền điêu khắc Chăm, nhất là những cánh tay của Phật như những cánh tay vũ nữ thanh khiết của Chăm. Trang phục của Quan Âm được tác giả chuyển sang hình khối, bố cục đường nét rất lãng mạn theo phong cách Việt Nam mà ông đã tiếp thu được từ nền nghệ thuật Lý - Trần qua cách mô tả sen. Sen thời Lý được chạm rồng trên các cánh hoa, sen thời Lê được chạm khắc theo những nét lửa Lê - ngọn lửa của truyền thống chống ngoại xâm. Ở châu Á, đạo Phật khởi nguồn nên chủ đề "Quan Âm nghìn mắt nghìn tay" được tạc ở một số nước, nhưng tác phẩm do nhà điêu khắc thiên tài Trương Thọ Nam sáng tác có nội dung hoàn chỉnh bậc nhất về thế giới quan và nhân sinh quan theo quan điểm Phật giáo truyền thống, có hình thức nghệ thuật đạt được sự hoàn mỹ tuyệt vời. Pho tượng này đã đạt giải đặc biệt khi tham gia triển lãm nghệ thuật Phật giáo Quốc tế tại Ấn Độ năm 1958. Họa sĩ, nhà điêu khắc Lê Đình Quỳ (nguồn http://www.cadviet.com/forum/index.php?showtopic=493) pho tượng này là một đồ hình âm dương, quan âm tượng trưng cho dương, con rồng tượng trưng cho âm, tòa sen được đặt lên con rồng có nghĩa âm dương thúc đây nhau cùng phát triển? Còn hình ảnh đức mẹ có lẽ từ xưa truyền lại nên người phương Tây quên mất ý nghĩa âm dương của nó mà chỉ vẽ theo những gì kinh sách ghi lại. Lý thuyết âm dương ngũ hành có lẽ đã từng phổ biến trên toàn thế giới và đi sâu vào cuộc sống con người trước khi người Hán có mặt trên trái đất nên đến ngày nay áo sơ mi nứ và nam vẫn được đơm khuy phía trái và phải khác nhau theo phong tục cổ truyền của người châu Âu. Ngày xưa bà ngoại của Rin86 có thời gian làm thợ may âu phục và điều đó được truyền lại từ người Pháp.
-
Nếu những sự kiện nêu trong bài này được dựng thành phim như Trung Quốc vẫn làm thì phải biết
-
Đền thờ thần trống đồng ở xứ Thanh Cập nhật lúc : 2:03 PM, 27/02/2009 Cùng với Lam Kinh, thành nhà Hồ, làng cổ Đông Sơn, Đồng Cổ, ngôi đền thờ vị thần trống đồng có công hộ quốc thời Hùng Vương ở thôn Đan Nê, xã Đan Nê, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã góp phần làm nên những giá trị văn hóa độc đáo ở xứ Thanh. >> Chùa Chuông - niềm tự hào của phố Hiến >> Thăm Bái Đính - Vịnh Hạ Long trên cạn >> Đền thờ thánh mẫu bên sông Đáy Từ thành phố Thanh Hóa, đi về hướng Tây Bắc khoảng 40 km là đến đền Đồng Cổ. Theo thần phả để lại, đền Đồng Cổ được xây dựng từ thời Hùng Vương thứ nhất (tài liệu lưu giữ tại đền ghi năm 2569 TCN). Theo cụ từ giữ đền Lê Trương Nguyên, thuở xưa, đường bộ còn xa xôi cách trở, phương thức đi lại chủ yếu là đường sông vì thế ngôi đền nằm bên bờ hữu sông Mã này trở thành điểm dừng chân của nhiều tao nhân mặc khách trên đường thiên lý. Có lẽ, nhờ thế mà danh tiếng của nó ngày càng bay xa thêm cùng những câu chuyện đầy màu sắc huyền thoại. Ngôi miếu nhỏ còn lại của quần thể di tích lịch sử văn hóa đền Đồng Cổ. Tương truyền, vua Hùng Vương thứ nhất khi đánh giặc qua đây có nghỉ lại một đêm trên bến Trường Châu ở khúc sông Mã. Trong giấc chiêm bao, vua được một vị thần xưng là Ðồng Cổ báo mộng, bày cách dẹp giặc loạn. Khi vua tỉnh giấc còn nghe tiếng chuông đồng vang vọng từ ngôi đền dưới chân ba ngọn núi. Theo báo mộng của thần, khi ra trận, vua cho dùng dùi đồng gõ vào trống đồng, giặc loạn sợ hãi bỏ chạy. Nhà vua sau đó đã quay lại để tạ ơn thần và cho tu bổ đền khang trang hơn. Tên đền Ðồng Cổ được dân làng gọi theo từ đó. Chiếc trống đồng được thờ trong ngôi miếu cổ. Về sau, vua Lý Thái Tông còn cho rước thần Ðồng Cổ từ Ðan Nê về lập đền thề trên đất Thăng Long, lại phong cho thần chức quan "chủ trì việc thề trong cả nước". Xưa, cứ đến ngày 4/4 hằng năm, nhà vua và các quan trong triều lại đến đền thề trước ngôi đền thờ vọng này: "Làm tôi bất trung, làm con bất hiếu - thần linh tru diệt...". Dân thường gặp chuyện gì rắc rối cũng dắt nhau đến đó thề thốt. Hiện, ở phường Bưởi (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn còn ngôi đền cũng mang tên Ðồng Cổ và cũng thờ vị thần này. Theo ông Trịnh Văn Chiến, nguyên Chủ tịch xã Đan Nê, trước, đền có một khu nhà, 38 gian, bề thế, tựa lưng vào Tam Thái Sơn (dãy núi Ðống), quanh đền, cây cối sum suê, rậm rạp. Thời kháng chiến chống Pháp, công binh xưởng Nguyễn Công Cậy sản xuất vũ khí ở hang động Ích Minh nằm trong lòng ngọn núi bên phải của đền. Khi quân Pháp phát hiện ra vị trí công binh xưởng Ích Minh, chúng đã cho máy bay ném bom san phẳng cả đền Ðồng Cổ. Những di tích nguyên gốc còn lại đến nay, ngoài hai tấm bia kể trên, chỉ còn chiếc miếu nhỏ lưng chừng đỉnh núi Xuân và chiếc cổng Nghinh môn nằm ở phía tây ngôi đền. Đền đang được Nhà nước đầu tư 37 tỷ đồng trùng tu, xây dựng. Nghinh môn gồm 3 tầng, 8 mái, mang phong cách kiến trúc thế kỷ 15 (thời Lê), cao 9 m, rộng 3 m, được ghép bằng những khối đá vuông vức (không dùng vữa), cuốn thành vòm tò vò. Theo những bậc đá lên đến ngôi miếu cổ trên núi Xuân, du khách có thể thu vào tầm mắt phong cảnh thật tuyệt vời của dòng sông Mã. Giữa đôi bờ bạt ngàn những ruộng ngô xanh mướt đang phất cờ, dòng sông mùa khô mang mầu ngọc bích hiền hòa trôi. Xa xa, phía bên kia sông là dáng hình thành Nhà Hồ (thuộc huyện Vĩnh Lộc kế bên), ẩn hiện trong sương mù mùa đông mờ ảo. Dưới chân núi, ngôi đền Ðồng Cổ (được xây lại vào năm 1996, chỉ gồm một gian hai chái), lọt trong xanh tươi cây lá. Trước đền, hồ Bán Nguyệt như một mảnh gương nhỏ hắt bóng mây trời. Hiện, ngôi đền đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và được Nhà nước đầu tư 37 tỷ đồng trùng tu và quy hoạch lại. Hoàng Sơn http://www.baodatviet.vn/Home/Den-tho-than...2/31735.datviet
-
Những người "cởi trần đóng khố" thời Hùng Vương thì chỉ có Chử Đồng Tử hay Trương Tri thôi, nhưng thường người ta miêu tả cả triều đình vua Hùng lúc đó và kể cả An Dương Vương sau này cũng đóng khố dù họ biết thừa là không phải vậy. Hơn nữa khi miêu tả về tổ tiên mình không ai lại cố tình bêu xấu như vậy mà phải là những hình ảnh đẹp nhất đúng với những bằng chứng khảo cổ tìm được. Một dân tộc đã có chữ viết thì không thể ăn mặc giản tiện như vậy được (nhất là vào mùa Đông).
-
Điều kỳ lạ là những bằng chứng khảo cổ rành rành ra như vậy mà những hình ảnh thời Hùng Vương với những người cởi trần đóng khố vẫn trưng lên các phương tiện thông tin đại chúng, phim ảnh ngày qua ngày. Đây thuộc về tội cố tình báng bổ tổ tiên.
-
Không biết ông hoàng vật lý có qua khỏi hay không? Có lẽ như cơ hội của chúng ta ngày càng nhỏ lại: 'Ông hoàng vật lý' ốm nặng Stephen Hawking, nhà toán học và vật lý nổi tiếng thế giới với các công trình nghiên cứu về hố đen vũ trụ, được đưa vào viện hôm qua do sức khỏe yếu. Giáo sư Stephen Hawking. Ảnh: Reuters. Vị giáo sư 67 tuổi đã chống chọi với một chứng viêm ở ngực trong nhiều tuần qua và đang được điều trị tại bệnh viện Addenbrooke, thành phố Cambridge của Anh. “Giáo sư Hawking đang ốm nặng. Sức khỏe của ông ấy trở nên tồi tệ trong suốt mấy tuần qua”, Gregory Hayman, giám đốc bộ phận truyền thông của Đại học Cambridge cho biết thêm. Sức khỏe của Hawking đã khá hơn vào chiều hôm qua, song ông vẫn phải ở lại bệnh viện qua đêm. Trong nhiều thập kỉ, Stephen Hawking (sinh năm 1942) được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới. Hawking hiện là Giáo sư Lucasian, chức danh dành cho giáo sư toán học của Đại học Cambridge danh tiếng bậc nhất thế giới. Những nhà khoa học xuất chúng trong lịch sử như Isaac Newton và Paul Dirac từng giữ chức danh này. Hawking nổi tiếng với những công trình nghiên cứu về hố đen trong vũ trụ. Ông cũng từng nỗ lực theo đuổi mục tiêu việc tìm ra một “lý thuyết thống nhất” để giải quyết các mâu thuẫn giữa thuyết tương đối của Albert Einstein và thuyết lượng tử. Ở tuổi 21, ông được chẩn đoán mắc bệnh xơ cứng teo cơ (một dạng suy giảm tế bào thần kinh điều khiển chức năng cử động). Các chuyên cho biết, chỉ có khoảng 5% người mắc bệnh này sống hơn 10 năm. Trong nhiều năm Hawking gần như liệt hoàn toàn. Ông giao tiếp thông qua một thiết bị tổng hợp tiếng nói gắn với máy tính. Mỗi khi cần nói, ông gõ chữ vào máy tính. Minh Long (theo Reuters) Rin86 đã gửi bức thư đến hiệu trưởng đại học Cambridge theo địa chỉ email trên trang wed của truờng. Hy vọng người ta sẽ giúp chuyển bức thư đến giáo sư Hawking rất mong manh.
-
Bánh dày ăn với giò lụa ngon lắm đó bạn!
-
Nhìn sơ đồ thành Cổ Loa và thành Atlantis có lẽ ai cũng nhận thấy sự giống nhau. Cổ Loa có lẽ là tòa thành duy nhất còn sót lại trên thế giới được xây theo kiến trúc thời Atlantis: Thành Cổ LoaAtlantis
-
Lỗi là tại cháu đến muộn đấy ạ, lại còn nhớ nhầm địa chỉ nữa hic hic!
-
Tục lệ bỏ ốc hoặc đá vào hốc mắt người chết không hiểu có ý nghĩa tâm linh như thế nào, và nó xuất hiện ở Ai Cập cũng như Việt Nam. Ngoài ra theo như bài báo này ta cũng biết thêm một điều: nữ tư tế ở Ai Cập cổ đại cũng giống như đồn cô bóng cậu ở Việt Nam, vừa là người thông linh lại phải biết hát (chầu văn), dùng những điệu hát của mình để kết nối với thế giới của thần thánh: Tiết lộ khuôn mặt nữ thầy tế Ai Cập 3000 năm tuổi (Dân trí) - Lần đầu tiên thế giới được chiêm ngưỡng khuôn mặt của Meresamun, một nữ thầy tế từng hát trong các ngôi đền của Ai Cập cổ đại hàng trăm năm trước khi Chúa giáng thế.Bà nằm đó yên nghỉ suốt 3.000 năm qua, bên trong một quách quan tài bít kín trong hành trình đi về cõi vĩnh hằng. Bằng máy quét, các nhà khoa học đã nhìn được bên trong quan tài và nhìn thấu các lớp vải lanh quấn quanh xác ướp của bà. Những hình ảnh không gian 3 chiều cho thấy bộ xương, khuôn mặt của Meresamun và có 2 viên đá được đặt trong hốc mắt. Các nhà khoa học đưa quan tài nữ thầy tế vào máy scan. st1\:*{behavior:url(#ieooui) }Theo các nhà khoa học, Meresamun làm việc và sống trong một ngôi đền tại thành phố Thebes vào khoảng năm 800 trước Công nguyên. Tên của bà, được khắc trên quan tài, có nghĩa là: “Bà sống vì Amun” (Amun là một vị thần Ai Cập). Theo bản khắc đó, thì Meresamun là một nữ thầy tế kiêm nghệ sĩ, giữ vai trò là một “ca sĩ trong ngôi đền thờ Amun”. Meresamun cao khoảng 1m65 và qua đời ở cuối tuổi 20 hoặc đầu 30. Lần scan đầu tiên, các nhà khoa học chỉ nhìn thấy mặt ngoài của quan tài và đến lần scan sâu thứ 2 họ mới có thể quan sát những chi tiết trên cơ thể nữ thầy tế. Nguyên nhân cái chết của Meresamun vẫn còn là một bài toán khó giải bởi bà qua đời trong tình trạng sức khỏe rất tốt. Phân tích mẫu xương cho thấy bà có chế độ dinh dưỡng và lối sống khỏe mạnh. Dù không bị sâu răng nhưng răng Meresamun đã bị mòn do thường xuyên ăn bánh mì có sạn - thời đó bột mì được nghiền bằng cối đá. Hình ảnh không gian 3 chiều cho thấy có 2 viên đá được đặt trong hốc mắt. Chiếc quan tài này được James Henry Breasted, người sáng lập ra Viện phương Đông (Anh), mua ở Ai Cập hồi năm 1920. Đàm Loan Theo Religion Phát hiện hai con ốc tiền trong hốc mắt di cốt cổ TS Lân Cường trực tiếp bóc gỡ thạch cao ngôi mộ kỳ lạ này và phát hiện trong hốc mắt hai con ốc được đặt ngay ngắn. TS Lân Cường gọi thêm đồng nghiệp khác đến chứng kiến và chụp lại hình ảnh đó kẻo “người khác nghĩ mình tự đặt hai con ốc này vào”. Ôg Cường cho biết thêm, có thể lý giải người xưa đặt ốc vào hai hốc mắt là để mong muốn người chết có được cuộc sống mới khi sang thế giới bên kia. Dùng ốc để thay mắt, coi như người này vẫn còn sống. Quan niệm của người xưa là có cuộc sống sau khi chết. Nên một mặt, con cháu người quá cố cũng mong người thân của họ có được đôi mắt đẹp hơn và nhìn rõ hơn trong cuộc sống mới. TS Cường khẳng định đây là ngôi mộ cổ nhất tại tỉnh Tuyên Quang, có niên đại khoảng một vạn năm. Hai con ốc trong hốc mắt mộ táng chính là việc trao đổi hàng hóa của người cổ đại trong giai đoạn này, vì ở khu vực khai quật này cách biển tới 500km. Ngôi mộ không còn nguyên vẹn nhưng, qua xác định xương cánh tay, ước tính mộ này là một phụ nữ, cao khoảng 1,56m, khoảng 45 tuổi (căn cứ vào răng) và căn cứ vào một góc xương hông có hình tam giác cân (đàn ông chỗ này hình tam giác lệch). Một điều thú vị khác là mộ táng thiếu mất hai cái răng cửa (một ở hàm trên và một ở hàm dưới). TS Cường suy đoán, thời kỳ này có thể có tục nhổ răng khi còn sống. Đây cũng là lần đầu tiên phát hiện ra tục này ở Việt Nam. Theo Báo Gia đình & Xã hội
-
Take quán ở đây ấy nhỉ? Mình muốn ghé thăm quá :rolleyes: