thaochau

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    847
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    5

Everything posted by thaochau

  1. Phát hiện nhiều mộ táng có niên đại hơn 6.000 năm Minh Nguyệt (TTXVN) Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN) Các nhà khảo cổ vừa phát hiện được nhiều ngôi mộ táng của người nguyên thủy có niên đại hơn 6.000 năm tại hang Nà Mò, xã Hương Nê, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Phát hiện này đã đóng góp những nhận thức mới vào việc nghiên cứu thời tiền sử ở Bắc Kạn nói riêng và Việt Nam nói chung. Phó giáo sư tiến sĩ Trình Năng Chung, Viện Khảo cổ học, người chủ trì cuộc khai quật cho biết: Hang Nà Mò là một di tích cư trú của của nhiều thế hệ cư dân nguyên thủy. Lớp cư trú sớm nhất thuộc cư dân văn hoá Hoà Bình-Bắc Sơn muộn có niên đại khoảng 6.000-7.000 năm trước. Lớp cư trú muộn thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới-sơ kỳ kim khí có tuổi từ 3.500-4.000 năm trước. Dựa vào phương pháp phân tích niên đại tuyệt đối trên các vỏ ốc chôn kèm theo mộ, cho biết mộ có tuổi hơn 6.000 năm trước. Các nhà khảo cổ đã thu thập nhiều mẫu bào tử phấn hoa nhằm nghiên cứu về môi trường sinh thái cổ trong khu vực. Có 6 ngôi mộ được tìm thấy, trong đó 4 ngôi mộ được phơi lộ hoàn toàn. Các mộ được kè đá rải trên bề mặt, phía dưới là bộ xương người đã bị gẫy nát. Hai ngôi mộ có chôn kèm theo công cụ đá ghè đẽo như những hiện vật tùy táng. Đặc biệt lưu ý là không tìm thấy dấu vết của hộp sọ cũng như răng người. Những người khai quật đưa ra giả thuyết, hiện tượng này có liên quan đến tục “săn đầu lâu” - một tập tục khá phổ biến của người nguyên thủy ở khu vực Đông Nam Á? Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ phát hiện hàng trăm di vật khảo cổ, chủ yếu là đồ đá. Di tích có 2 lớp văn hoá phát triển trực tiếp lên nhau, không có lớp phân cách. Lớp văn hóa sớm chứa nhiều công cụ lao động bằng đá cuội ghè đẽo mang đặc trưng của kỹ thuật Hòa Bình-Bắc Sơn. Thổ hoàng (đá khoáng chất mầu đỏ) cũng được tìm thấy. Người nguyên thủy thường nghiền thổ hoàng thành bột hòa với nước bôi lên người sống và người chết để trang trí. Lớp văn hoá muộn có rìu mài, đồ gốm thô dày được nặn bằng tay, độ nung thấp, bên ngoài không trang trí hoa văn. Đáng chú ý là một vật thể nhỏ hình trụ có mặt cắt hình lục giác được mài nhẵn trên đá quartze rất đẹp. Đây có thể là đồ trang sức của người tiền sử./.
  2. Thượng viện Nga xem xét đề nghị sử dụng quân sự của Putin (Vietnam+) Tổng thống Nga Vladimir Putin (Nguồn: RIA) Theo RT, Ủy ban Đối ngoại thuộc Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện Nga) đã bắt đầu thảo luận đề nghị của Tổng thống Vladimir Putin, đề nghị cho phép sử dụng lực lượng quân đội Nga đóng ở Ukraine. Buổi làm việc bắt đầu bằng bài phát biểu do đặc phái viên của ông Putin là Grigory Karasin thực hiện, nói về sự cần thiết phải phê chuẩn đề nghị vốn cũng được người đứng đầu các ủy ban quốc phòng và đối ngoại của thượng viện ủng hộ. Không giống như việc phê chuẩn các điều luật khác tại Nga, việc sử dụng quân đội ở nước ngoài chỉ cần sự phê chuẩn bằng việc đóng dấu của Hội đồng Liên bang mà không cần phải thông qua Hạ viện tức Duma quốc gia Nga. Trước đó, điện Kremlin phát thông cáo cho biết Tổng thống Putin đã đề nghị Thượng viện xem xét đề nghị nói trên. "Liên quan đến tình hình bất thường ở Ukraine và mối đe dọa với tính mạng của công dân Nga... Tôi đệ trình Hội đồng Liên bang đề nghị được sử dụng các lực lượng vũ trang Liên bang Nga trên lãnh thổ Ukraine cho đến khi tình hình chính trị tại nước này trở lại bình thường," Điện Kremlin dẫn lời ông Putin. Ông Putin cho biết Nga cần bảo vệ các nhân viên đang làm việc ở Hạm đội Biển Đen là "hoàn toàn phù hợp với hiệp ước quốc tế." Đề nghị của ông Putin được dựa trên điểm G trong phần đầu của điều 102 Hiến pháp Nga, theo đó cho phép sử dụng quân đội Nga vượt khỏi biên giới đất nước.
  3. Chiến dịch 'chiếm Bangkok' sắp chấm dứt Phe đối lập ở Thái Lan hôm qua cho biết họ sẽ rời bỏ các khu vực biểu tình ở thủ đô, chấm dứt hoạt động "chiếm Bangkok" được khởi động từ giữa tháng trước. Mỹ kêu gọi điều tra các vụ tấn công ở Thái Lan Lựu đạn phát nổ tại đài truyền hình ở Bangkok Thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban. Ảnh: AFP. "Chúng tôi sẽ ngừng đóng cửa Bangkok từ 3/3 và trao trả lại các nút giao thông cho người dân thủ đô", Reuters dẫn lời thủ lĩnh biểu tình Suthep Thaugsuban hôm qua phát biểu với người ủng hộ. "Nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục phong tỏa các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp của nhà Shinawatra". Những người ủng hộ ông Suthep sẽ tập trung về công viên Lumpini ở trung tâm Bangkok, nơi có nhiều người biểu tình dựng lều ở lại. "Một tòa nhà phức hợp của chính phủ ở phía bắc Bangkok tiếp tục nằm dưới sự kiểm soát của một nhóm đồng minh", Suthep nói. Sophon Pisutwong, ủy viên cảnh sát thuộc cơ quan giám sát tình trạng khẩn cấp ở Bangkok, cho biết người biểu tình đóng cửa 82 tòa nhà chính phủ kể từ tháng 11/2013. Tính đến hôm qua, 63 tòa nhà đã mở cửa trở lại, trong đó có Bộ Tài chính. Theo AFP, động thái trên được đưa ra sau khi tần suất xảy ra tấn công bằng súng và lựu đạn nhằm vào khu vực biểu tình, phần lớn là vào ban đêm, ngày càng tăng. Những vụ bạo lực xảy ra đã làm 23 người thiệt mạng, trong đó có 4 trẻ em, cùng hàng trăm người bị thương kể từ khi làn sóng biểu tình nổ ra cách đây hơn ba tháng. Số lượng người biểu tình đã giảm mạnh trong những tuần gần đây, với nhiều khu vực biểu tình bị bỏ trống. Chỉ còn vài nghìn người tham gia tuần hành vào buổi tối. Thủ lĩnh phe đối lập Suthep hôm 27/2 tuyên bố ông sẵn sàng đối thoại trực tiếp với Thủ tướng Yingluck Shinawatra trên truyền hình. Nữ thủ tướng trả lời rằng, bà sẽ tham gia đối thoại nếu phe đối lập đồng ý chấm dứt các cuộc biểu tình. Chính phủ của Thủ tướng Yingluck bị phe đối lập cáo buộc tham nhũng, trong khi bản thân bà bị tố là "con rối" của anh trai, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra. Những người biểu tình đòi Thủ tướng tạm quyền Yingluck từ chức và thay thế chính phủ đương nhiệm bằng một hội đồng nhân dân không thông qua bầu cử. Tuy nhiên, bà Yingluck từ chối rời vị trí, đồng thời cho rằng yêu cầu trên là vi phạm hiến pháp và phi dân chủ.
  4. Dịch cúm gia cầm lan đến 22 tỉnh Cả nước có 56 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại 22 tỉnh, thành. Bộ Nông nghiệp, Bộ Y tế đều thành lập các đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương. Ngày 28/2, thêm Hải Dương, Sóc Trăng, Gia Lai báo có ổ dịch mới phát sinh. Hơn 5.000 gia cầm mắc bệnh được tiêu hủy. Trong các địa phương có ổ dịch cũ thì Nam Định, Long An đã qua 21 ngày. Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp), các ổ dịch xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm nuôi tại hộ gia đình, đã được xử lý kịp thời nên chưa có hiện tượng lây lan diện rộng. Trung bình mỗi tỉnh có 3 ổ dịch, riêng Khánh Hòa, Trà Vinh và Lào Cai có số lượng lớn gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy. Dịch cúm gia cầm H5N1 tiếp tục lan ra nhiều tỉnh, thành. Ảnh: Nguyên Anh. Chuyên gia nhận định trong thời gian tới nguy cơ dịch nhỏ lẻ ở các địa phương là rất cao. Thời tiết lạnh là môi trường thuận lợi để virus H5N1 tồn tại và lây lan. Cục Thú y đã thành lập 15 đoàn công tác đi kiểm tra, chỉ đạo phòng, chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương. Bộ Y tế cũng thành lập 5 đoàn kiểm tra liên ngành về công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người. Trong đó, hoạt động giám sát người và gia cầm qua biên giới, lấy mẫu xét nghiệm phát hiện sớm các chủng virus cúm gia cầm trên người, gia cầm được tăng cường. Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, chủng cúm gia cầm A(H5N1) xuất hiện trên người từ năm 2003. Từ đó đến nay, dù số ca mắc và tử vong đã giảm rất nhiều nhưng Việt Nam vẫn đứng vị trí thứ 3 trong những nước có tỷ lệ mắc cúm gia cầm cao (sau Ai Cập, Indonesia). "Mấy năm gần đây, mỗi năm cả nước ghi nhận 2-3 ca nhiễm cúm. Tuy nhiên chỉ trong 2 tháng đầu năm nay cả nước đã có 2 ca mắc, đều tử vong. Nguy cơ bùng phát dịch rất lớn vì cúm trên gia cầm chưa có xu hướng dừng lại", tiến sĩ Phu nhận định. Theo ông Phu, ngoài chính quyền địa phương, cán bộ y tế, nông nghiệp thì trách nhiệm của người dân rất quan trọng. Một số người khi có gia cầm ốm chết vẫn vứt ra xung quanh, khiến dịch dễ lây lan. Đây là tập quán cần thay đổi. Theo Vnexpress
  5. PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG CHO TRẺ Cảm mạo Gây ra ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, sợ lạnh, toàn thân khó chịu. Để đề phòng cảm mạo phong hàn cho trẻ trong mùa đông, phải luôn giữ ấm cho trẻ, cho trẻ ăn uống nóng và đầy đủ chất dinh dưỡng. Không để trẻ ra nơi lạnh, có gió. Ban đêm đi ngủ phải chu y cho tre đi tât va không năm nơi có gió lùa. Viêm mũi Ban đầu trẻ bị ngứa mũi, hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, nặng đầu, đau mỏi chân tay. Sốt khoảng 39oC. Ban ngày thì nằm lịm, ban đêm thì quấy khóc bắt mẹ phải bế luôn trên tay. Nếu ở trẻ mới sinh, mũi dễ bị tắc do lỗ mũi rất nhỏ, trong khi đó trẻ lại chưa có thói quen thở bằng miệng nên rất dễ bị khó thở, trẻ quấy khóc, có hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch. Trẻ thường mắc bệnh hô hấp vào mùa đông. Ảnh: GettyimagesViêm V.A Thường xảy ra ở trẻ từ 6-7 tháng đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn. Trẻ bị sốt 38-39oC, cũng có thể sốt cao hơn, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường chảy mũi nhầy, mủ. Trẻ cũng bị ngạt mũi, dấu hiệu này được thấy rõ hơn khi trẻ ngủ. Ở những trẻ còn bú mẹ, dấu hiệu ngạt mũi còn thấy khi trẻ muốn bú mẹ nhưng ngậm vú thì không thở được nên trẻ lại phải nhả vú mẹ ra để thở và tất nhiên là trẻ sẽ khóc. Bệnh thường kèm theo ho, nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc, hơi thở hôi. Tùy mức độ bệnh của trẻ mà bác sĩ ra chỉ định như: điều trị bằng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao trên 380C, các thuốc làm loãng đờm giảm ho, các thuốc nhỏ mũi. Ngoài ra, việc làm sạch mũi thường xuyên là rất quan trọng. Dùng kháng sinh phải do thầy thuốc chỉ định trong những trường hợp nặng, có biến chứng hoặc đe dọa biến chứng. Viêm amiđan Trẻ bị viêm amiđan cấp sẽ sốt cao từ 39-40oC, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm amiđan rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng. Viêm họng cấp Là bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh có thể gây đau khớp, biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em. Viêm phế quản Có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết, hoặc bị viêm họng, viêm mũi... Nhiều trường hợp trẻ chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ vài cái, vẫn chơi và ăn uống bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ dẫn đến biến chứng bội nhiễm vi trùng gây viêm phế quản phổi rất nguy hiểm. Bệnh suyễn (hen phế quản) Thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa... Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở khi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím, vẻ mặt sợ hãi. Nhiều trường hợp khó thở cấp tính cần xử trí cấp cứu kịp thời. Sốt xuất huyết Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa mưa, không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột và liên tục (39-40oC) trong vòng 1-6 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng... Để phòng tránh các bệnh trong mùa lạnh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chăm sóc trẻ chu đáo hơn, tránh nhiễm lạnh, giữ ấm và đặc biệt là gió lạnh khi chiều về. Cần vệ sinh ăn uống và răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng. Hơn nữa, thói quen ngoáy mũi và bú tay của trẻ cần được khắc phục triệt để. Theo dõi và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh để những biến chứng không đáng có xảy ra BS. NguyễnNgọc Lan
  6. Ứng xử với 'di sản' cầu Long Biên Dù chưa được công nhận, nhưng trong lòng mỗi người dân Hà Nội và những người yêu Hà Nội, cây cầu Long Biên từ lâu đã là một di sản gắn với lịch sử hình thành và phát triển của Thủ đô. Vậy nên, khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đưa một số phương án di dời, xây mới cầu Long Biên trên vị trí cũ đã gây nên những phản ứng trái chiều. Ứng xử như thế nào với cây cầu “di sản trong lòng dân” đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài 1: Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội Cầu Long Biên, cây cầu hơn 100 năm tuổi, cây cầu đầu tiên nối liền hai bờ sông Hồng từ lâu đã trở thành biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Cầu Long Biên trước có tên là cầu Doumer (tên của vị Toàn quyền Đông Dương thời xây dựng cầu). Cầu do Gustave Eiffel, tác giả của tháp Eiffel ở Paris (Pháp) thiết kế, được Pháp xây dựng từ năm 1889, hoàn thành vào năm 1902. Cầu có 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ bê tông cao tới 40 m (tính từ móng), phần cầu thép dài 1.682 m, đường dẫn xây bằng đá dài 896 m, ở giữa là dành cho xe lửa, hai bên cầu là phần đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Với cấu trúc như vậy, cầu Long Biên đã trở thành một trong bốn cây cầu thép lớn nhất thế giới thời đó, và là cây cầu có độ dài thứ hai trên thế giới (sau cầu Brooklyn của nước Mỹ). <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);"> Cầu Long Biên, cây cầu gắn liền với lịch sử Hà Nội. Ảnh: Đình Na - TTXVN <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Nói về giá trị của cây cầu Long Biên, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội khẳng định: “Trước hết, cây cầu là một di sản về kiến trúc. Xây dựng từ cuối thế kỷ 19, cầu Long Biên có giải pháp kết cấu, vật liệu rất hiện đại thời bấy giờ. Trải qua hơn 100 năm, đến nay, trên thế giới chỉ còn 4 công trình có dạng kết cấu và vật liệu tương tự, trong đó có tháp Eiffel của Pháp. Là một di sản kiến trúc hiện đại khi đó, nhưng cầu Long Biên lại mang đậm bản sắc dân tộc, vì người Pháp đã đưa biểu tượng cây cầu có hình dáng giống con rồng bay qua sông Hồng, hình ảnh ấy gắn liền với biểu tượng văn hóa Hà Nội”.<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Cầu Long Biên còn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện về lịch sử phát triển Hà Nội: Năm 1947, Trung đoàn Thủ đô đi qua cầu Long Biên rút ra khỏi nội đô an toàn để bảo vệ Hà Nội. Đến năm 1954, người dân Hà Nội không thể quên hình ảnh đoàn quân viễn chinh Pháp rút khỏi cầu Long Biên. Cách đây 60 năm, khi đoàn quân bộ đội Cụ Hồ tiến về giải phóng Thủ đô qua 5 cửa ô, có một cửa ô là hướng từ cầu Long Biên đi vào. Rồi khi Mỹ thực hiện chiến tranh phá hoại, đánh phá vào Hà Nội, cầu Long Biên là nơi chứng kiến trận địa pháo đánh B52, đặc biệt khi cầu bị sụt một số nhịp, bằng trí tuệ và sức mạnh của những người lao động, của nhân dân, chúng ta đã sớm khôi phục lại cầu Long Biên bằng nội lực của mình. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Một giá trị nữa không thể phủ nhận, là cuối thế kỷ XIX, khi Pháp còn đang ở Hà Nội, đã quyết tâm làm cầu để thể hiện vai trò trung tâm của Hà Nội với cả nước, với vùng, với cả liên bang Đông Dương lúc bấy giờ. Có thể nói, khi cầu Long Biên được xây dựng, giao thông Hà Nội đã rất thuận lợi, hướng phát triển mạnh lên các tỉnh phía Bắc, từ Hải Phòng lên Lào Cai. Cây cầu cũng là khởi điểm đầu tiên minh chứng Hà Nội có vai trò với cả vùng, cả nước. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Với những giá trị như vậy, cầu Long Biên không chỉ là di sản vật thể kiến trúc, mà nó còn là di sản văn hóa phi vật thể, là biểu tượng của Hà Nội qua các giai đoạn, nó là địa điểm lịch sử minh chứng cho Hà Nội phát triển với những sự kiện lịch sử hào hùng. Trong lịch sử phát triển 1.000 năm của Hà Nội, cầu Long Biên được xem như một điểm kết nối trong hệ thống di tích của thành phố Hà Nội, ở khu vực phía đông Hà Nội hiện nay. Nói đến khu phố cổ là nói đến cầu Long Biên, nói đến cầu Long Biên là nói đến hệ thống nhà máy xe lửa Gia Lâm, đến hệ thống các di tích lịch sử... <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">“Như vậy, rõ ràng cầu Long Biên có giá trị di sản rất lớn, là một biểu tượng của Hà Nội, đặc biệt là giá trị về địa điểm lịch sử, nên chúng ta phải tôn trọng, phải gìn giữ. Hiện nay, cây cầu đang xuống cấp, thì chúng ta phải bảo trì, nâng tầm nó lên chứ không phải hủy bỏ để làm cây cầu mới”, KTS Đào Ngọc Nghiêm nhấn mạnh. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Đồng tình với quan điểm này, KTS Phạm Thanh Tùng cho rằng: “Cầu Long Biên là một di sản văn hóa, là một kiến trúc cầu đặc sắc, độc đáo duy nhất của Việt Nam. Cầu Long Biên từ lâu đã trở thành biểu tượng, thành ký ức, là nhân chứng lịch sử của một thế kỷ Hà Nội hào hùng và bi tráng. Trong chiến tranh, dù bị đánh phá nhiều lần nhưng cầu Long Biên vẫn trụ vững đến ngày hôm nay. Cây cầu cũng là điểm nhấn kiến trúc quan trọng trên sông Hồng, nối hai trung tâm, là di sản văn hóa của Thủ đô. Và cho dù chưa được công nhận, nhưng cầu Long Biên là bảo tàng sống, là ký ức của người dân Thủ đô, cần phải được gìn giữ”. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, chúng ta phải nhìn cầu Long Biên là một cây cầu di sản, cây cầu lịch sử để có giải pháp bảo tồn xứng đáng với giá trị lịch sử của nó. Bất kỳ ai cũng không được phép quên rằng cây cầu bị tàn phá nặng nề như hiện nay chính là do không quân Mỹ oanh kích từ năm 1967 - 1972; biết bao nhiêu chiến công đã có ở nơi đây để chúng ta giữ được cây cầu trong chiến tranh và xây cầu trong hòa bình.<br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Phương Lan Bài 2: Cân nhắc các giải pháp Ứng xử với 'di sản' cầu Long Biên - Bài 2 Cân nhắc các giải pháp Sau khi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) nêu một số phương án di dời, xây dựng mới cầu Long Biên, đa số các ý kiến đều cho rằng, cả ba phương án đều chưa hợp lý, bởi từ lâu, cây cầu Long Biên đã trở thành biểu tượng, là niềm tự hào của người dân thủ đô Hà Nội. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);"> <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);"> Cầu Long Biên không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa về giao thông. Ba phương án được Bộ GTVT nêu ra để lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan sau khi đã nghiên cứu gồm: Phương án 1 là xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại, di dời 9 nhịp cầu cũ về phía thượng lưu để bảo tồn; phương án 2 là xây dựng cầu mới tại vị trí tim cầu hiện tại có kết cấu nhịp dàn thép tương tự cầu cũ như thiết kế ban đầu và phương án 3 là xây dựng cầu mới có một phần vị trí tại tim cầu hiện tại, giữ nguyên các nhịp cầu cũ để bảo tồn. Với phương án nào thì kinh phí di dời cũng gần 1000 tỷ đồng, xây dựng cầu mới cũng chừng 9 -10 ngàn tỷ đồng. Nhìn chung, dư luận có nhiều quan điểm, nhưng đa số các nhà lịch sử, quy hoạch kiến trúc và các nhà văn hóa đều cho rằng cả 3 phương án đều chưa hoàn toàn thuyết phục. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);"><br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);"> Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội - nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội, nếu thực hiện theo phương án 1 thì sẽ biến cầu Long Biên thành bảo tàng vật thể chết, chứ không phải bảo tàng không gian sống, là một địa điểm lịch sử như hiện nay. Còn với phương án 2 và 3 đều không có ý nghĩa gì với địa điểm và giá trị lịch sử của cầu Long Biên, vì cần bảo tồn nguyên trạng, bảo tồn địa điểm lịch sử chứ không phải trẻ hóa di tích để nó sớm bị mai một. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Với kinh nghiệm của người làm công tác quy hoạch và quản lý đô thị lâu năm, KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, để có phương án thích hợp, cần thống nhất 3 nguyên tắc: Một là phải nhận diện đầy đủ giá trị cầu Long Biên. Hai là phải xem xét kế thừa cả quá trình đã nghiên cứu, đã đề xuất về cầu Long Biên trong thời gian qua để chúng ta có kế thừa một cách chọn lọc, không nên phủ định sạch trơn cái cũ để đưa ra cái hoàn toàn mới. Ba là việc nghiên cứu phát huy, bảo tồn cầu phải trên cơ sở quy hoạch chung của Thủ đô, trong đó có quy hoạch giao thông, mới được Chính phủ phê duyệt 2011 và quy hoạch chung của Hà Nội. “Phải quán triệt 3 nguyên tắc đó, phải nhận diện đầy đủ, toàn diện giá trị cầu Long Biên thì chúng ta mới có được giải pháp đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn và phát triển được. Chiếu theo 3 nguyên tắc trên cho thấy, 3 phương án của Bộ GTVT đưa ra là chưa đầy đủ và chưa có phương án nào thuyết phục”, ông Nghiêm nói. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết, đến nay Hà Nội đã có 7 lần làm quy hoạch chung, đặc biệt trong quy hoạch năm 1992 và năm 1998 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đều đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị cầu Long Biên tại vị trí hiện có. Từ năm 2000 - 2001, giữa chính phủ Pháp và chính phủ Việt Nam cũng đã đặt ra vấn đề là bảo tồn và phát huy giá trị cây cầu. Khi đó, các chuyên gia đa ngành đều cho rằng, nên bảo tồn cầu Long Biên. Khi đó Pháp đã có một bản ghi nhớ với chúng ta, để tạo ra một sự hỗ trợ nhất định, nhưng do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nên đến nay chúng ta chưa làm được việc đó. Đến năm 2008, khi đặt ra những vấn đề về đường sắt đô thị, thành phố Hà Nội đã có nghiên cứu cụ thể và đã đưa ra dự án xây dựng một cây cầu Long Biên mới, cách thượng lưu cây cầu Long Biên hiện nay 186 m, tôn tạo nguyên trạng cầu Long Biên ở vị trí hiện nay. Khi đó, cả hội đồng kiến trúc quy hoạch, cả các chuyên gia đa ngành đều thừa nhận đây là giải pháp hợp lý, nhưng do khó khăn, chúng ta chưa thực hiện được. Do đó, trước khi kết luận nên ứng xử như thế nào với cầu Long Biên thì cần phải cân nhắc đến những vấn đề liên quan. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, đến nay ông chỉ mới nghe nói có 3 phương án về cầu Long Biên, tuy nhiên phương án nào cũng “đụng” vấn đề rất ấu trĩ đó là bảo tàng. Nếu chúng ta nhấc nhịp cầu Long Biên ra chỗ khác để làm bảo tàng sẽ rất dễ tạo ra dư luận trái chiều. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Theo ông Dương Trung Quốc, bất cứ công dân nào của Thủ đô đều hiểu được giá trị của cầu Long Biên, nên trước khi chọn cách ứng với cầu Long Biên như thế nào thì cần tạo được sự đồng thuận cao của xã hội. Nếu như ngay từ khi mới hình thành ý tưởng về các phương án di dời hoặc xây mới cầu Long Biên, Bộ GTVT tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn liên quan như của ngành bảo tồn, bảo tàng, của ngành lịch sử, điều tra xã hội học… thì sẽ không dẫn đến phản ứng xã hội như hiện nay. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Phương Lan <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);"> Ứng xử với “di sản” cầu Long Biên - Bài cuối: Tạo sự đồng thuận xã hội Theo ý kiến chung của nhiều chuyên gia và người dân, trước khi lên kế hoạch, tiến hành di dời hoặc xây mới cầu Long Biên, Bộ Giao thông Vận tải cần tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn ở nhiều ngành khác nhau và lấy ý kiến dư luận. Có như vậy mới tạo sự đồng thuận và có cách ứng xử văn hóa đối với cầu Long Biên. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);"> Nhiều ý kiến đề nghị bảo tồn nguyên gốc cầu Long Biên. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội, nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội: Chúng ta không nên có thái độ chỉ xem xét yếu tố kinh tế, như vậy sẽ không hợp lý, mà phải xem xét giá trị bảo tồn với giá trị của phát triển mới thì mới có giải pháp thích hợp. Đặc biệt, cần quan tâm đến ý kiến của cộng đồng dân cư, để chúng ta có ứng xử thích hợp. Một số người cho rằng cầu Long Biên chưa được công nhận là di sản nên có thái độ ứng xử chưa thực sự khách quan là không nên. Ở đây, chúng ta phải nhìn nhận giá trị di sản dưới góc độ văn hóa, lịch sử kiến trúc để trân trọng đề xuất nó được công nhận di tích, chứ không phải xem nó chỉ bằng văn bản để có thái độ không hợp lý. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">“Phương án tối ưu nhất là tôn tạo và phát huy giá trị cầu Long Biên tại vị trí cũ gắn kết với hệ thống di sản, đấy là cách để phát triển kinh tế, kích thích du lịch. Nên xây dựng một cây cầu mới, còn ở vị trí nào thì cần phải điều tra, khảo sát và cân nhắc thêm”, KTS Đào Ngọc Nghiêm khẳng định. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Còn theo KTS Phạm Thanh Tùng, khi Hà Nội phát triển, chúng ta đã có thêm nhiều cây cầu mới hiện đại, gánh vác nhiệm vụ giao thông cho cây cầu Long Biên. Nhưng không vì thế mà phá bỏ, hay can thiệp thô bạo vào cây cầu, vì đó là hành vi xúc phạm đến những người yêu Hà Nội. Hãy để cầu Long Biên được giữ nguyên vẹn hình dáng như hiện nay, cũng không cần phải phục dựng lại những nhịp cầu bị chiến tranh tàn phá, vì đó là chứng nhân của tội ác, nhắc nhở thủ đô hôm nay đứng vững và phát triển là phải có mất mát, để giáo dục thế hệ con cháu chúng ta hiểu được chiến tranh đã huỷ hoại di tích như thế nào, và cái giá của hòa bình là thế nào... <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">“Chúng ta không khó để có giải pháp làm cầu đáp ứng được giao thông hiện tại, nhất là trong điều kiện khoa học công nghệ, với tài năng của các KTS Việt Nam hiện nay. TP Hà Nội cần có trách nhiệm lên tiếng với di tích của Thủ đô. Bộ GTVT cần có hội thảo về sự tham gia của những người gắn bó với Hà Nội, hiểu Hà Nội để có thêm ý kiến, như vậy chắc chắn sẽ tìm ra giải pháp thích hợp đối với cầu Long Biên”, KTS Phạm Thanh Tùng khẳng định. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, cho đến nay, người ta vẫn nhìn cầu Long Biên chủ yếu dưới góc độ là trục giao thông quan trọng của Hà Nội, điều này là hoàn toàn chính xác nếu ta nhìn về lịch sử thành phố Hà Nội. Đây là một công trình hạ tầng có tầm cỡ khu vực và thế giới cả về quy mô và về công nghệ. Việc giải quyết giao thông vượt sông Hồng đã kích thích phát triển mạnh mẽ cho Hà Nội thành một đô thị, điều này lịch sử phát triển thủ đô Hà Nội đã cho thấy rõ. Chỉ riêng điều đó thôi đã xứng đáng để bảo tồn. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">“Tại sao quy hoạch giao thông lại cứ nhằm vào nội thành, vào khu vực nhạy cảm nhất, khu vực được coi là di sản, mà không tìm một phương án nào tốt hơn. Rất nhiều nhà kiến trúc nổi tiếng đã nói, tuyến đường giao thông lớn phải tránh khu có mật độ dân cư quá cao, vì thế, tôi cho rằng, phương án giải quyết giao thông thì nên tách ra khỏi cầu Long Biên”, nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, vấn đề liên quan đến cầu Long Biên cần tham khảo sự hiểu biết về Hà Nội của các nhà chuyên môn ở nhiều ngành khác nhau. Sau đó, một cơ quan đứng ra chủ trì, mời các bên ngồi lại trao đổi, thông qua dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng sẽ tạo sự đồng thuận xã hội. Như vậy, chắc chắn Bộ GTVT sẽ tìm được một giải pháp ứng xử văn hóa với cầu Long Biên. <br style="font-size: 13px; color: rgb(51, 51, 51);">Phương Lan
  7. Bà Yingluck bị thách tranh luận trên truyền hình Lãnh đạo phe biểu tình chống chính phủ Suthep Thaugsuban đã thách Thủ tướng Yingluck Shinawatra đối thoại trực tiếp trên truyền hình nhằm chấm dứt bế tắc chính trị. Thủ tướng Thái tạm quyền hôm 27/2 đã đáp lại thách thức với một điều kiện: Bà sẽ gặp ông Suthep nếu ông này chấm dứt các cuộc biểu tình chống chính phủ và để cuộc tổng tuyển cử chưa hoàn tất được tiếp diễn. "Nếu Khun Yingluck thực sự muốn tìm một giải pháp thông qua đối thoại, tôi thách bà tranh luận trực tiếp với tôi. Cuộc đối thoại sẽ được phát trực tiếp trên truyền hình để người dân có thể biết những gì đang diễn ra", ông Suthep tuyên bố trước báo giới. Suthep, tổng thư ký Ủy ban cải tổ dân chủ nhân dân (PDRC) tuyên bố, cuộc đối thoại là vì đất nước chứ không phải vì lợi ích cá nhân. Suthep tuyên bố, ông sẽ không tham gia cuộc tranh luận nếu cựu Thủ tướng Thaksin được lợi. Chính trị gia kỳ cựu này trước đó tuyên bố, chỉ đối thoại với Thaksin, anh trai bà Yingluck, người mà ông cáo buộc tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Suthep lãnh đạo một phong trào biểu tình nhằm hạ bệ cái gọi là chính quyền Thaksin. Trong khi đó, Thủ tướng Yingluck cho hay, bà ủng hộ thương thuyết nếu việc đó hợp hiến.Bà chất vấn ông Suthep khi nào ông sẵn sàng chấm dứt các cuộc biểu tình để mở đường cho bầu cử. "Một số điều quan trọng mà tất cả mọi người đều muốn đó là chấm dứt biểu tình và tiến hành bầu cử. Nếu không, chúng ta không thể tuyên bố với thế giới chúng ta duy trì dân chủ như thế nào. Đây là điểm chủ chốt mà chúng tôi luôn muốn đề cập. Tôi nhất trí trên nguyên tắc với hòa đàm". Đảng cầm quyền Pheu Thai cáo buộc ông Suthep có động cơ bí mật khi đòi tranh luận trực tiếp trên truyền hình. "Về mặt nguyên tắc, các cuộc đối thoại như vậy nên được tổ chức bí mật", phát ngôn viên Pheu Thai là Prompong Nopparit nói. Hoài Linh (Theo Nation)
  8. Cầu treo Chu Va đứt do ốc neo cáp làm ẩu - Sáng 28/2, tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 2, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã báo cáo sơ bộ với về sự cố đứt cầu treo Chu Va (huyện Tam Đường, Lai Câu) làm 8 người chết, 37 người bị thương. Theo ông Thăng, ngay sau sự việc, Bộ đã cử đoàn chuyên gia độc lập đi kiểm tra sự cố cầu treo Chu Va. “Nguyên nhân ban đầu được xác định là do ốc neo cáp của cầu làm ẩu. Thay vì phải đúc nguyên khối thì con ốc này lại hàn nối nên khả năng chịu lực kém. Nếu là vật liệu đúc nguyên khối theo thiết kế thì có thể chịu tải trọng cả trăm người đi qua”, ông Thăng nói. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt câu hỏi về cơ quan thẩm định công trình. Tuy nhiên, Bộ trưởng Thăng cho biết, vấn đề không nằm ở công tác thẩm định thiết kế mà nguyên nhân do chế tạo thiết bị không theo thiết kế. Dự án cầu treo Chu Va do huyện Tam Đường làm chủ đầu tư, đơn vị thi công cũng nằm trên địa bàn này. Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, đối với công trình cầu thì phải được thẩm định thiết kế và có cơ quan chuyên môn khoa học đánh giá. Trước sự việc, Thủ tướng yêu cầu, đối với công trình dân sinh liên quan đến tính mạng người dân bắt buộc phải tuân thủ quy định có cơ quan quản lý nhà nước thẩm định phê duyệt thiết kế và giám sát chặt. Như nhà cao tầng ở Hà Nội do tư nhân làm rất nhiều nhưng thẩm định thiết kế kỹ thuật là phải cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm. “Dứt khoát là an toàn mới cho làm. Các bộ ngành phải rà soát lại quy định nếu còn trống thì phải bổ sung ban hành”, Thủ tướng nói.
  9. Núi lửa cao nhất châu Âu phun khói tròn Một đợt phun trào mới đây của Etna, ngọn núi lửa đang hoạt động và cao nhất châu Âu, hình thành một vòng khói trắng có hình dạng như chiếc nhẫn. Vòng tròn khói được quan sát ở bờ biển phía đông của Sicily, Italy. Ảnh: Sina Đám khói tròn màu trắng từ miệng núi lửa bốc lên không trung có đường kính khoảng 50 m. Ảnh: Sina Chris Weber, một nhà nghiên cứu núi lửa người Đức, cho biết các vòng tròn khói màu trắng có thể xuất hiện khi hoạt động bên trong núi lửa mạnh hơn so với bình thường. Ảnh: Sina Tương tự như người hút thuốc nhả khói tròn từ miệng, đám khói tròn bốc lên không trung từ miệng núi lửa sâu có hình dạng như ống khói. Ảnh: Caters Etna là núi lửa cao nhất châu Âu với chiều cao 3.329 m. Đây là một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất trên thế giới và trong trạng thái hoạt động liên tục. Núi lửa Etna nằm trên đảo Sicily, Italy. Ảnh: Sina Đợt phun trào hồi tháng 12 năm ngoái được coi là dữ dội nhất trong nhiều tháng trở lại đây. Núi lửa phun trào kéo theo những tiếng nổ rung trời và những dòng nham thạch bắn lên cao như một đài phun nước lớn. Nhiều chuyến bay phải trì hoãn và sân bay phải ngưng hoạt động. Ảnh: Corbis
  10. Việt Nam dùng robot mổ nội soi Việc dùng người máy để phẫu thuật nội soi giúp các phẫu thuật viên có thể quan sát sâu và chính xác hơn so phẫu thuật nội soi quy ước nhờ hình ảnh không gian 3 chiều. Ngày 27/2, Bệnh viện Nhi Trung ương chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm phẫu thuật nội soi nhi khoa có sử dụng robot trong các ca mổ, với số tiền đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Đây là bệnh viện đầu tiên trong cả nước triển khai phẫu thuật nội soi có ứng dụng robot một cách đồng bộ. Trung tâm phẫu thuật nội soi nhi khoa đầu tiên ở Việt Nam. Ảnh: Bệnh viện cung cấp. Phó giáo sư Lê Thanh Hải, Giám đốc bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ứng dụng người máy trong mổ nội soi tạo điều kiện để các bác sĩ phẫu thuật nhi có thể thực hiện được các kỹ thuật ngang tầm quốc tế, đồng thời phát triển kỹ thuật mới, khó giải quyết các bệnh phức tạp. Đây là nền tảng để Việt Nam phát triển ý tưởng phẫu thuật từ xa, thực hiện kỹ thuật cho những vùng địa lý xa xôi, nơi hải đảo... từ các trung tâm y khoa ở thành phố lớn. Phẫu thuật nội soi robot đã khắc phục được những hạn chế của phẫu thuật nội soi theo quy ước. Với hình ảnh không gian ba chiều, các phẫu thuật viên có thể quan sát sâu hơn và chính xác hơn trước. Bên cạnh đó, vùng phẫu thuật thu hẹp, ít xâm lấn nên bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Cánh tay robot có nhiều khớp cử động và camera điều khiển giúp phẫu thuật những vùng khó mà bình thường phải mổ mở. Thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã mổ thành công 8 ca ứng dụng công nghệ này trên 8 bệnh nhi. Như vậy, Việt Nam là nước đầu tiên tại Đông Nam Á và thứ hai của châu Á có trung tâm ứng dụng kỹ thuật cao này. Theo Vnexpress
  11. Bà Yingluck bị cáo buộc thiếu trách nhiệm Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang bị gây áp lực buộc từ chức Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị Ủy ban chống Tham nhũng Quốc gia triệu tập để nghe cáo buộc chính thức về tội thiếu trách nhiệm trong chương trình trợ giá gạo ở Thái Lan. Các đối thủ của bà Yingluck, vốn đang tìm cách thay thế bà, nói chương trình này đầy rẫy tham nhũng. Nếu bị tuyên là có tội, bà Yingluck có thể bị cách chức và bị cấm tham gia chính trường trong vòng 5 năm. Khủng hoảng chính trị tại Thái Lan đang ngày càng trở nên bạo lực kể từ khi những cuộc biểu tình bắt đầu nổ ra hồi tháng 11 năm ngoái. Bà Yingluck, người vừa đáp máy bay xuống thành phố Chiang Rai ở phía Bắc Thái Lan hôm 26/2, sẽ không đến dự phiên điều trần tại Ủy ban chống Tham nhũng Quốc gia (NACC) vào ngày 27/2, các nguồn tin cho biết. Quan chức NACC nói luật sư của bà Yingluck sẽ đại diện để nghe những cáo buộc chống lại bà. Thủ tướng Thái Lan, người trước đó đã bác bỏ mọi cáo buộc tham nhũng, nói bà sẵn sàng cộng tác với NACC để "làm rõ sự thật". Những người biểu tình đã phong tỏa nhiều chốt giao thông và trụ sở chính phủ Chương trình trợ giá gạo, một trong những chính sách quan trọng của chính phủ bà Yingluck, đã lỗ ít nhất 4,4 tỷ đôla và khiến nhiều nông dân mất thu nhập từ nhiều tháng nay. Tuy nhiên bà Yingluck nói bà chỉ có trách nhiệm đề ra chương trình này chứ không chịu trách nhiệm thực hiện. Những người ủng hộ chính phủ, phe "áo đỏ", đã phong tỏa trụ sở NACC hôm 26/2 và xích chặn lối vào nhằm ngăn cản các nhân viên đến làm việc. Tình hình ngày càng trở nên căng thẳng trong những tuần gần đây, với nhiều vụ nổ súng và đánh bom nhằm vào các khu trại của người biểu tình chống chính phủ. Bốn trẻ em nằm trong số những người thiệt mạng trong các vụ tấn công riêng lẻ ở thủ đô Bangkok vào cuối tuần trước. Ít nhất 20 người đã thiệt mạng kể từ khi hàng trăm nghìn người biểu tình bắt đầu xuống đường vào ngày 24/11 năm ngoái. Các cuộc biểu tình đã làm tê liệt nhiều hoạt động của chính phủ trong vòng ba tháng qua. Những đối thủ của bà Yingluck đã huy động lực lượng phong tỏa nhiều chốt giao thông và các trụ sở chính phủ nhằm gây áp lực buộc bà phải từ chức. Theo BBC
  12. Bộ GTVT không xây cầu mới trùng tim cầu Long Biên - Với nhiều ý kiến trái chiều về phương án cầu Long Biên thời gian gần đây, trong văn bản mới nhất gửi UBND TP.Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết quan điểm của bộ này về phương án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 qua sông Hồng. Thứ trưởng Đông nêu rõ, so sánh các phương án từ năm 2002 đến tháng 10/2013 và các phương án nghiên cứu bổ sung theo đề nghị của UBND TP. Hà Nội, nhất là dưới góc độ bảo tồn, Bộ GTVT thấy rằng phương án đi trùng tim cầu cũ là không khả thi vì phải tháo dỡ cầu cũ. Do đó, Bộ GTVT tiếp tục kiến nghị lựa chọn phương án vị trí cầu mới cách cầu cũ 30m về phía thượng lưu. Cầu Long Biên Trước đó, trao đổi với VietNamNet, Thứ trưởng Đông khẳng định: Việc Bộ GTVT đưa ra 3 phương án như vừa qua chỉ là để bổ sung theo kiến nghị của UBND TP Hà Nội. Bởi, trước đó vào tháng 10/2013, Bộ trưởng Đinh La Thăng khi ký văn bản gửi Thủ tướng đề xuất về hướng tuyến đường sắt vượt sông Hồng cũng bảo lưu quan điểm xây dựng cầu mới cách cầu Long Biên hiện nay 30m và có phương án bảo tồn nguyên trạng đối với cầu Long Biên. Trong khi đó, ngày 26/2, ông Nguyễn Thịnh Thành - Chánh Văn phòng UBND TP. Hà Nội cũng vừa có thông báo về việc chọn phương án làm cầu đường sắt của tuyến đường sắt đô thị số 1 khu vực cầu Long Biên. Ông Thành cho biết, theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 có phương án làm cầu đường sắt vượt sông Hồng tại khu vực cầu Long Biên. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 633/VPCP-KTN ngày 24/01/2014, TP. Hà Nội cùng với Bộ GTVT, Bộ Xây dựng giao cơ quan tư vấn nghiên cứu, đề xuất phương án hướng tuyến và vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng. “Các phương án cụ thể do cơ quan tư vấn đề xuất vừa qua sẽ còn được bàn bạc và thảo luận”, ông Thành cho biết. Ngòai ra, theo ông Thành, Hà Nội luôn có quan điểm nhất quán về việc phải giải quyết hài hòa giữa bảo tồn và phát triển. Vì vậy, Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT cùng các Bộ ngành liên quan sớm tổ chức hội thảo với sự tham gia của các nhà khoa học… để xem xét toàn diện, khách quan, khoa học nhằm đề xuất phương án tối ưu đảm bảo gắn kết việc bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cầu Long Biên – cầu đường sắt hiện có gắn với bảo tồn khu phố cổ. Mục tiêu đặt ra là phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giao thông, đảm bảo tốt nhất yêu cầu cảnh quan kiến trúc và môi trường đô thị của Thành phố theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vũ Điệp
  13. KTS Nguyễn Văn Tất: Cầu Long Biên sẽ sống hay chết? (Tin tức thời sự) - “Bảo tồn cầu Long Biên mà loại trừ tính kết nối giao thông, thay đổi địa điểm đồng nghĩa với việc chúng ta đã tước mất giá trị của công trình đó”. Dưới góc độ là một chuyên gia về kiến trúc đô thị, KTS Nguyễn Văn Tất cho rằng, bảo tồn cầu Long Biên ngành giao thông nên cân nhắc kỹ tính duy nhất, dù với bất kỳ phương án nào. Cầu Long Biên Thứ nhất, với phương án di chuyển cầu Long Biên đến địa điểm khác. Cầu Long Biên là công trình kiến trúc tiêu biểu để lại nhiều hình mẫu có giá trị cho nghệ thuật quản lý đô thị. Nó là một công trình giao thông đang đóng vai trò văn hoá lịch sủ đặc biệt . Cầu Long Biên là dấu ấn lịch sử, là một phần không thể tách rời trong quần thể không gian đô thị-di sản kiến trúc đầu thế kỷ 20 mà Hà Nội may mắn giữ được. Yêu cầu bảo tồn cầu Long Biên là việc hiển nhiên không phải bàn cãi. Tuy nhiên, bảo tồn một cây cầu sống khác hoàn toàn bảo tồn một ngôi nhà nhỏ ở Hội An hay rất khác với việc bảo tồn một công trình đình, chùa nào đó. Cầu Long Biên là công trình kiến trúc đặc thù mang tính hệ thống của đô thị, kết nối giao thông đi lại (giờ lại thêm kết nối quá khứ với hiện tại và rồi cả tương lai). Vì vậy, nếu bảo tồn cầu Long Biên mà loại trừ tính kết nối không gian hệ thống, thay đổi địa điểm công trình thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đã tước mất giá trị của công trình đó. Do đó, tôi cho rằng, dời cầu Long Biên sang một vị trí khác, tách rời hoàn toàn với mạng lưới giao thông, với vị trí, địa điểm mà nó đã gắn bó suốt vòng đời đề thực hiện việc bảo tồn (tức là tháo dỡ rồi lắp lại biến nó thành bảo tàng) là rất không nên. Không thể coi việc bê cây cầu Long Biên đặt qua chỗ khác để bảo tồn như một ngôi nhà. Như vậy, nó không còn giá trị nữa. Thứ hai, lấy tim cầu để xây mới và bảo tồn. Với phương án này, thế giới cũng có nhiều hình mẫu, nhưng dù là cách nào cây cầu vẫn phải là cây cầu. Không thể cây cầu lại trở thành một phần kiến trúc chết, không công năng, không gắn với giao thông, đi lại. Do đó, giữ lại cây cầu đồng nghĩa với việc phải giữ lại những giá trị, nhiệm vụ nó đã làm, đang làm và vẫn tiếp tục làm một cách hài hoà với tiện nghi và văn hoá đô thị. Không thể biến cầu Long Biên thành di sản văn hóa theo dạng đồ cổ của đô thị, chỉ để nhìn ngắm và hoài cổ. Mất sức sống công năng, cầu Long Biên sẽ không còn thứ giá trị đáng được bảo tồn. Một ví dụ lẫy lừng nhất, chính là cây cầu cổ Ponte Vecchio ở Florence- Ý. Cây cầu đã có lịch sử hàng ngàn năm nhưng giờ vẫn là cây cầu nổi tiếng thế giới với nhiều shops ngay trên cầu. Và hiện nay nó vẫn đang tồn tại rực rỡ bởi những sự kiện season show được tổ chức hàng năm. Nó cũng là địa điểm thu hút rất nhiều du khách thế giới tham quan, du lịch. Điều quan trọng là nó vẫn ở đó và vẫn là cây cầu để qua lại. Cầu Tràng Tiền ở Huế cũng đã từng tổ chức rất nhiều hoạt động dạng như vậy rồi. Tuy nhiên, lấy tim cầu để bảo tồn nhưng vẫn đòi hỏi phục dựng lại 100% nguyên trạng cây cầu đã nhiều mất mát qua chiều dài lịch sử cũng là suy nghĩ cực đoan. Còn thế nào để không cực đoan thì cuộc sống thực của đô thị và trí tuệ của nhiều nhà chuyên môn đứng đắn sẽ không thiếu những giải pháp hợp lý . Thứ ba, xây cầu mới cách mấy chục hoặc mấy trăm mét. Phương án này cũng phải cân nhắc. Giá trị một cây cầu không đơn giản chỉ ở thiết kế, kết cấu dầm thép, khung sắt… xung quanh nó là cả một không quan, cảnh quan riêng biệt, đã trở thành đặc điểm nhận diện. Nếu có một cây cầu mới nằm cách đó vài trăm hoặc vài chục mét thì có thể sẽ không còn đủ độ lùi để nhìn ngắm cây cầu cũ. Hoặc cây cầu mới sẽ làm cái phông không mong đợi, hoặc che khuất cây cầu cũ Như vậy thì cái được chưa chắc đã bù đắp đủ cho mất mát. Việc nghiên cứu không gian nền thực tế về nhiều hướng cho cầu Long Biên sẽ chỉ ra khoảng cách tối thiểu của bất cứ cây cầu mới nào. Như vậy, rất cần có sự trao đổi, góp ý từ các chuyên gia thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế nhằm hướng tới mục đích chung là “bảo tồn nhưng phải mang lại lợi ích thực sự”. Cần công khai các phương án, chân thành lấy ý kiến rộng rãi từ cộng đồng và các nhà chuyên môn thông qua những phương thức hiệu quả . Do đó, để giữ lại được cầu Long Biên, những người có trách nhiệm sẽ phải tìm ra phương án hợp lý. Trên quan điểm, lịch sử là lịch sử, không thể thay thế hoàn toàn cái cũ bằng cái mới. Lịch sử là cái này sống trong cái kia, cái quá khứ sống trong cái đương đại. Nhưng quan trọng nhất là để giá trị bảo tồn sống thực sự chứ không phải sân khấu hoá, dù công phu hào nhoáng đến đâu. Với cây cầu Long Biên, việc bảo tồn đầu tiên phải bàn tới là những giá trị cộng đồng nó đã đảm đương, đang đảm đương và nhiệm vụ của nó sẽ sống chung thế nào trong thiết chế văn hoá đô thị sắp tới, trong đó có giao thông (chứ không chỉ có giao thông). Bộ mặt cầu Long Biên, trước tiên vẫn là cầu, nhưng vai trò và vận mệnh của nó sẽ có nhiều thay đổi, thậm chí lớn lao khi sẽ khoác lên mình chiếc áo bảo tồn. Cụ thể như ở Hội An, có thời gian Hội An phải quằn mình tìm cách sống. Du khách không có, kiến trúc xuống cấp mục gãy, người dân phá bỏ nhà cũ xây nhà mới trong thế không hợp pháp. Nhưng giờ Hội An đã trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng, Hội An đang sống bằng quá khứ của chính nó. Và thực tế nhiều nhà dân đã... len lén phá nhà mới (trước kia) để cất lại nhà cũ. Đồng thời Hội An cũng đã chứng minh được giá trị sống mới của nó, không chỉ mang lại nguồn lợi về kinh tế, xã hội, nó còn ý nghĩa lịch sử, văn hóa. Tất nhiên không thể đưa ra một giải pháp mang tính chất khẳng định một chiều. Không có giải pháp nào khẳng định 100% có thể giải quyết được hài hòa giữa bài toán bảo tồn với phát triển.Nó phải tùy vào từng trường hợp cụ thể. Hiện nay trên thế giới quan niệm về bảo tồn cũng có rất nhiều trường phái, mỗi trường phái có vẻ đúng hơn với mỗi trường hợp khác nhau. Chỉ có những nhà chuyên môn đứng đắn, người dân địa phương và sự nhận thức đầy đủ của cơ quan quản lý, chỉ những người vì lợi ích chung của cộng đồng, mới đưa ra được bài toán ứng xử hợp lý. Bài học ứng xử có lẽ học nhiều không hết, nhưng có một bài học học ngay được đó là phải biết cầu thị, lắng nghe vì lợi ích chung. Nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng có một bài viết rất hay về đèn giao thông. Đèn xanh được đi, đèn đỏ thì dừng lại, nhưng tại sao lại cần có đèn vàng? Đèn vàng không khẳng định. Có thể đi nhanh hơn cho kịp không làm cản trở, đi chậm lại phòng bất cẩn của người khác, cũng có thể dừng hẳn dù đèn đỏ chưa lên. Rõ ràng ở đây có vấn đề về ứng xử vì lợi ích và an toàn . Với câu chuyện này cũng vậy. KTS Nguyễn Văn Tất
  14. Vì sao TQ cố khai thác bằng chứng lịch sử mơ hồ? (Tin tức thời sự) - "Trong thời đại ngày nay, Trung Quốc dùng các hoạt động dân sự, nhằm vào kinh tế, điều này rất nguy hiểm", TS Trần Công Trục phân tích. Trung Quốc đang tìm mọi cách PV: Trung Quốc vừa ngang ngược tuyên bố tàu khảo cổ dưới nước đầu tiên của nước này sẽ được đưa vào hoạt động tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, từ tháng 5/2014, thậm chí sẽ phát triển Hoàng Sa thành điểm đến du lịch. Thưa ông, động thái này của Trung Quốc đã thể hiện điều gì? TS Trần Công Trục: Đây cũng là một hành động nằm trong một loạt các hoạt động của TQ triển khai trong thời gian vừa qua, đặc biệt từ năm 2004 đến nay. Ví dụ như quy định các tàu đánh cá vào vùng biển thuộc quản lý của tỉnh Hải Nam phải xin phép có hiệu lực từ năm 2004. Tăng cường tàu làm nhiệm vụ cấp phát trên biển 5000 tấn ở Hoàng Sa, các hoạt động đánh cá, nghiên cứu khoa học, du lịch...tất cả các chuyện đó nằm trong chuỗi hoạt động mà TQ muốn thông qua để khẳng định quyền quản lý của họ đối với vùng đảo, biển mà họ tự nhận có chủ quyền. TQ đang cố gắng tìm mọi cách, biện pháp để khẳng định được trên thực tế, thực hiện chiến lược độc chiếm Biển Đông sử dụng Biển Đông làm con đường vươn ra biển, phấn đấu trở thành cường quốc biển, trước khi trở thành siêu cường quốc tế thì họ áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, kể cả các hoạt động có tính dân sự, quân sự, nghiên cứu khoa học, tổ chức, tuần tra, thậm chí đổ bộ tập trận... Về mặt pháp lý, họ ra các quy định, luật lệ, lệnh cấm, rồi xây dựng về mặt hành chính, kể cả mặt trận ngoại giao tuyên bố chủ quyền các khu vực nằm trong đường biên giới lưỡi bò. Nhưng mặt khác, họ tỏ ra rất thiện chí, sẵn sàng ngồi đàm phán giải quyết vấn đề tranh chấp một cách hòa bình, tất cả những điều đó được phối hợp 1 cách bài bản. Có thể nhận thấy, biện pháp của họ không kém phần hiệu quả và nguy hiểm hơn, tức là họ dùng hoạt động có tính chất dân sự, kinh tế và nghiên cứu khoa học thay vì vũ lực. TS Trần Công Trục - Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. Ở đây, thực chất TQ muốn độc chiếm không chỉ bằng quân sự, có thể 1 lúc nào đó họ sẽ dùng nhưng quan trọng họ muốn chủ động kiểm soát được vùng này, tổ chức hoạt động có lợi cho họ nhất, bằng biện pháp về mặt dân sự như vậy họ vẫn đạt được mục tiêu của mình.Việc đưa tàu khảo cổ ra Hoàng Sa, nghiên cứu khảo cổ cũng là 1 trong những biện pháp họ sử dụng, chúng ta phải để ý kỹ việc này. Theo tôi, thời gian tới, TQ sẽ chủ yếu tiến hành những hoạt động như, tổ chức đấu thầu lô dầu khí, đưa các dàn khoan, chế biến hải sản xuống biển, ra lệnh kiểm soát mặt biển, công bố vùng nhận diện phòng không. Nên nếu không lưu ý, xem thường thì họ sẽ đạt mục tiêu mà không cần vũ lực. PV: Vậy việc Trung Quốc đưa tàu khảo cổ vào hoạt động trong thời điểm này, có mục đích gì không thưa ông? Tại sao? TS Trần Công Trục: Từ trước đến nay khi nghiên cứu vấn đề này, TQ cũng đã phát hiện ra nhiều di chỉ. Nguyên nhân sâu xa là TQ đang cố tìm mọi cách chứng minh cho luận thuyết của họ là có chủ quyền lịch sử đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đối với vùng biển trong đường ranh giới lưỡi bò. Họ từng ngang ngược tuyên bố rằng người dân TQ hàng nghìn năm trước công nguyên đã xuống làm ăn, sinh hoạt tại đây. Sau đó, tìm mọi chứng cứ để tìm ra được di chỉ khảo cổ, tìm mọi cách củng cố thêm luận thuyết danh nghĩa, chủ quyền lịch sử của mình. Đây là hành động tăng thêm sức nặng, củng cố thêm quan điểm pháp lý của họ dựa vào yếu tố lịch sử. Họ muốn chứng minh cho quốc tế luận thuyết của họ đúng. Thế nhưng, trên thực tế, điều đó hoàn toàn không thể mang đến một sức nặng cho việc chứng minh chủ quyền lãnh thổ của 1 quốc gia. Việc Trung Quốc đang làm cũng giống như tuyên truyền dư luận, mê hoặc, để dư luận nghĩ rằng Trung Quốc đúng. Việt Nam cần làm gì? PV: Trong thời gian vừa qua hàng loạt nhưng động thái khác lạ của TQ đã diễn ra, như xây dựng trung tâm cảnh báo sóng thần, dụ Philippines bỏ kiện tụng, minh chứng chủ quyền bằng việc trục vớt xác tàu đắm. Những hành động này của TQ thể hiện điều gì, thưa ông? TS Trần Công Trục: Như trong vụ kiện của Philippines, TQ một mực quay lưng lại, mặt khác vận động 1 số nước có liên quan không tiếp tục ủng hộ, đứng ra bỏ kiện TQ, có thể thấy họ đang ở thế yếu, ít nhất về dư luận, chính trị. Có thể thời gian trước đây thậm chí ngay bây giờ họ có cách đi khiến 1 số dư luận hiểu lầm, mất cảnh giác, nếu cứ tiếp tục như thế này, dư luận sẽ nhìn ra thực chất vấn đề, phụ thuộc vào những yếu tố trực tiếp liên quan. Đây có thể khẳng định là TQ đang khai thác tính chất mơ hồ về các bằng chứng lịch sử để bảo vệ cho chủ quyền lịch sử của mình. Thế nhưng, chủ quyền lịch sử, danh nghĩa lịch sử không phải là những nguyên tắc của Luật pháp quốc tế sử dụng trong vấn đề giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia đối với vùng lãnh thổ có tranh chấp. Chỉ là yếu tố tham khảo để tìm ra bằng chứng pháp lý. Hiện nay, TQ nhằm vào cái đó vì, nó là vô cùng. Kể cả những người nghiên cứu, đến những người làm công tác quản lý đất cần hiểu rõ, không nên say sưa với chủ quyền, bằng chứng lịch sử, dùng yếu tố, sự kiện lịch sử để tìm ra bằng chứng có giá trị, chứng minh cho quyền lãnh thổ. PV: Trước những hành động này của TQ, theo ông Việt Nam cần làm gì vào lúc này? Vì sao? TS Trần Công Trục: Rõ ràng tất cả hành động của TQ cho dù là hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạt động kinh tế nhưng nó vào vùng biển, đảo thuộc chủ quyền của chúng ta cần có tiếng nói phản đối, không nên làm ngơ, không nên bỏ qua. Tàu khảo cổ của Trung Quốc Việc đưa tàu khảo cổ vào hoạt động là vi phạm chủ quyền, cần lên án mạnh mẽ, vô hiệu hóa hành động đó, phân tích rõ cho thế giới biết bản chất vấn đề TQ đang làm.Điều quan trọng là dư luận đang thấy tình hình Biển Đông lắng xuống không có đụng độ nhưng thực chất không phải vậy mà bây giờ TQ sử dụng hành động tinh vi hơn, không nên mất cảnh giác, nên hiểu rằng để làm chủ, độc chiếm, thực hiện ý đồ làm chủ Biển Đông, không phải chỉ sử dụng lực lượng quân sự, tạo ra xung đột như thời điểm trước đây. Trong thời đại ngày nay họ chỉ cần bằng các hoạt động dân sự, bằng luật lệ có tính chất dân sự nhằm vào hoạt động kinh tế, đấy mới là nguy hiểm, nếu họ làm được chính họ thực hiện được mục tiêu khống chế, độc chiếm Biển Đông. PV: Việc tàu khảo cổ hoạt động trong vùng lãnh thổ của nước ta, cụ thể là quần đảo Hoàng Sa, chúng ta phải xử lý ra sao? TS Trần Công Trục: Chúng ta là người Việt Nam phải đặt mình vào vị trí trong quan hệ Việt Nam với TQ, Việt Nam với các nước trong khu vực, VN với thế giới để chúng ta có 1 xử lý thích hợp làm sao tất cả cách giải quyết, 1 mặt bảo đảm được nguyên tắc pháp lý, lợi ích chính đáng phù hợp với luật pháp quốc tế, bảo vệ được chủ quyền thiêng liêng 1 cách rõ ràng, công khai, tôn trọng sự thật. Đặt lợi ích dân tộc trong bối cảnh khu vực và thế giới, đừng làm cái gì tạo ra cớ để 1 số nước lợi dụng sức mạnh, vị thế để gây ra xung đột tạo ra an ninh, hòa bình thế giới. Đương nhiên, tôi thấy với cách đi đó chúng ta không nên mất cảnh giác với những hoạt động TQ đang làm, bài bản, khôn khéo hơn, đừng nghĩ đã bớt căng thẳng. Tất cả những hoạt động TQ đã, đang xảy ra có tính chất nguy hiểm ảnh hưởng lợi ích sống còn của các nước trong khu vực này. Tất nhiên không nên gây kích động chia rẽ làm sao phân tích khoa học, thuyết phục bằng lý lẽ, niềm tin chiến lược. Theo Đất Việt
  15. Đánh bom tại Afghanistan, hơn 50 người thương vong (VIETNAM+) Hiện trường một vụ đánh bom tại Sarobi ngày 21/2. (Nguồn: AFP/TTXVN) Theo AP, ngày 25/2, các quan chức Afghanistan cho biết đã xảy ra một vụ đánh bom xe liều chết tại tỉnh miền Nam Uruzgan khiến tám người thiệt mạng và 41 người bị thương, trong đó một số người bị thương nặng. Cảnh sát trưởng tỉnh Uruzgan, Tướng Matiullah Khan cho hay vụ nổ nhằm vào một tòa nhà có khách sạn và nhà hàng ở Tirin Kot. Hiện chưa có nhóm nào thừa nhận tiến hành vụ tấn công trên. Trong một diễn biến khác, ba dân thường đã thiệt mạng do trúng phải bom gài bên đường ở tỉnh Helmand, cũng ở miền Nam Afghanistan. Người phát ngôn của tỉnh trưởng tỉnh này Omer Zawak cho hay một vụ tấn công khác ở huyện Marjah cũng làm ba người bị thương.
  16. LHQ kêu gọi các bên liên quan tại Thái Lan đối thoại (TTXVN) Người biểu tình chống chính phủ tuần hành bên ngoài trụ sở cảnh sát quốc gia tại Bangkok ngày 26/2. (Nguồn: AFP/TTXVN) Bày tỏ quan ngại về cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay ở Thái Lan, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 26/2 đã kêu gọi tất cả các bên ở nước này tham gia đối thoại sớm nhất có thể. Trong một tuyên bố thông qua người phát ngôn, Tổng thư ký Ban Ki-moon lên án tình trạng bạo lực không ngừng leo thang trong những ngày qua tại nhiều vùng ở Thái Lan. Ông kêu gọi tất cả các bên liên quan tôn trọng quyền con người và luật pháp, tuyệt đối không thực hiện các hành vi bạo lực trong quá trình giải quyết bất đồng chính trị. Tuyên bố nêu rõ Tổng thư ký Ban Ki-moon kêu gọi các bên "tham gia sớm nhất có thể vào các cuộc đối thoại toàn diện và có ý nghĩa, hướng tới chấm dứt khủng hoảng và thúc đẩy cải cách." Ông Ban Ki-moon bày tỏ sẵn sàng hỗ trợ bằng mọi hình thức có thể để các bên liên quan cũng như toàn thể nhân dân Thái Lan vượt qua cuộc khủng hoảng này. Cũng trong ngày 26/2, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về diễn biến bạo lực chính trị gần đây ở Thái Lan. Người phát ngôn của bà Ashton cho biết EU đặc biệt quan ngại về việc trẻ em thiệt mạng trong các vụ tấn công bạo lực. Bà Aston bày tỏ cảm thông sâu sắc đối với gia đình các nạn nhân và kêu gọi Thái Lan tổ chức một cuộc đối thoại để mang lại một giải pháp chính trị lâu dài. Cảnh sát nước này ngày 26/2 thông báo đã bắt giữ hai sỹ quan của Hải quân hoàng gia Thái Lan bảo vệ an ninh cho phong trào biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Bangkok. Khi bị bắt giữ, hai sỹ quan trên mang hai khẩu súng ngắn và một số đạn, đeo phù hiệu của Bộ chỉ huy dã chiến hải quân Thái Lan (SEAL) và có thẻ bảo vệ an ninh cho các thủ lĩnh biểu tình chống chính phủ. Cảnh sát Thái Lan khẳng định hai sỹ quan bị bắt vẫn đang phục vụ trong quân đội. Họ đã thừa nhận được thuê bảo vệ an ninh cho phong trào biểu tình tại điểm biểu tình gần khu thương mại Silom. Việc mang súng vào khu vực biểu tình đang được áp dụng lệnh tình trạng khẩn cấp được coi là hành vi phạm pháp. Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã được thông báo về vụ việc trên. Lực lượng này được cho là liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan, do có thông tin nhiều sỹ quan của SEAL được thuê bảo vệ an ninh cho phong trào biểu tình, tuy nhiên Bộ chỉ huy dã chiến hải quân Thái Lan luôn bác bỏ những cáo buộc này.
  17. Hải quân Việt-Trung tuần tra liên hợp trên biển Được sự đồng ý của Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng, chiều 22/6, tại Đà Nẵng, tàu HQ 011 và HQ 012 cùng hơn 200 sỹ quan và thủy thủ đoàn đã xuất phát tham gia tuần tra liên hợp lần thứ 15 với Hải quân Trung Quốc và thăm TP Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Hải quân Nhân dân Việt Nam tuần tra trên biển. Ảnh: TTXVN Trong quá trình tuần tra, hai tàu HQ 01 và HQ 012 cùng các tàu Hải quân Trung Quốc sẽ luyện tập chung tìm kiếm cứu nạn và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động này. Ngoài thực hiện nhiệm vụ tuần tra liên hợp với tàu Hải quân Trung Quốc, tàu HQ 011 và HQ 012 còn tham gia các hoạt động chào xã giao lãnh đạo chính quyền thành phố Trạm Giang, Bộ Tư lệnh Hạm đội Nam Hải; tham quan tàu tuần tra liên hợp của Hạm đội Nam Hải và trao đổi kinh nghiệm hoạt động tuần tra trên biển; giao hữu thể thao và giao lưu văn nghệ với các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Hạm đội Nam Hải; tham quan một số danh lam, thắng cảnh ở thành phố Trạm Giang. Chuyến tuần tra chung với Hải quân Trung Quốc của tàu HQ 011 và HQ 012 nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa quân đội và hải quân hai nước Việt Nam - Trung Quốc; đồng thời nâng cao hiệu quả phối hợp hoạt động trong thực hiện thỏa thuận về quy chế tuần tra liên hợp với Hải quân Trung Quốc, góp phần duy trì trật tự, an ninh trên Vịnh Bắc Bộ và trên các vùng biển của Việt Nam, từ đó tạo nên bầu không khí thân thiện, làm giảm thiểu các nguy cơ va chạm và xung đột trên biển. Theo TTXVN
  18. Thái bắt 2 sỹ quan hải quân bảo vệ người biểu tình HÀ LINH/BANGKOK (TTXVN) Người biểu tình chống chính phủ tuần hành bên ngoài trụ sở cảnh sát quốc gia tại Bangkok ngày 26/2. (Nguồn: AFP/TTXVN) Ngày 26/2, cảnh sát Thái Lan cho biết họ đã bắt giữ được hai sỹ quan của Hải quân hoàng gia Thái Lan đang làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho Phong trào biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Bangkok. Khi bị bắt giữ, trong người hai viên sỹ quan này có hai khẩu súng ngắn và một cơ số đạn. Họ mang phù hiệu của Bộ chỉ huy dã chiến hải quân Thái Lan (SEAL) và có cả thẻ làm bảo vệ an ninh cho các thủ lĩnh biểu tình chống chính phủ. Cảnh sát khẳng định hai nhân vật bị bắt vẫn đang là sỹ quan phục vụ trong quân đội. Họ đã thừa nhận được thuê làm bảo vệ an ninh cho Phong trào biểu tình tại điểm biểu tình gần khu thương mại Silom. Theo nhận định ban đầu, việc hai sỹ quan này mang súng trong người có thể coi là bình thường, nhưng việc họ mang súng vào khu vực biểu tình đang được áp dụng lệnh tình trạng khẩn cấp là sự vi phạm pháp luật. Hải quân Thái Lan đã được thông báo về vụ việc này. Hải quân Hoàng gia Thái Lan lâu nay vẫn bị cho là có liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này sau khi có thông tin rằng nhiều sỹ quan của SEAL được thuê làm bảo vệ an ninh cho Phong trào biểu tình. Bộ chỉ huy dã chiến hải quân vẫn luôn bác bỏ những cáo buộc có liên quan tới những cuộc biểu tình chống chính phủ cho tới trước khi vụ bắt giữ này diễn ra.
  19. Khu dân cư 11.000 năm tuổi dưới biển Baltic Các nhà khảo cổ Thụy Điển mới đây khai quật được nhiều cổ vật nằm dưới biển Baltic ở Bắc Âu, được cho là thuộc về một khu dân cư cổ từ thời kỳ đồ đá. Cổ vật được tìm thấy bao gồm các mẩu gỗ, dụng cụ bằng đá, sừng động vật, dây thừng, một cây lao móc được chạm nổi làm bằng xương động vật, các phần xương của một loài động vật cổ đại được gọi là auroch hay bò rừng châu Âu và nhiều đồ vật khác. Chúng được phát hiện ở độ sâu gần 16m so với về mặt nước ở vịnh Hano, ngoài khơi tỉnh Skane, Thụy Điển. Các cổ vật được tìm thấy dưới biển Baltic. (Ảnh: Arne Sjostrom) Theo Discovery News, những đồ vật này được cho là thuộc về người dân du mục Thụy Điển từ cách đây 11.000 năm. Đây có thể là bằng chứng về một trong những khu dân cư cổ nhất từng được tìm thấy ở Bắc Âu và được mệnh danh là thành phố địa đàng Atlantis ở Thụy Điển. Atlantis được cho là đã bị nước biển nhấn chìm và chôn vùi dưới biển sâu khoảng năm 9.600 trước Công nguyên. Bjorn Nilsson, giáo sư khảo cổ học của Đại học Sodertorn cho biết, điều ngạc nhiên là những cổ vật này đều được phát hiện trong tình trạng tốt. Theo nhóm nghiên cứu, một dạng trầm tích có màu đen, dạng đặc quánh được gọi là gyttja, hình thành khi các lớp than bùn phân hủy, đã bảo vệ các cổ vật trong hàng nghìn năm. Nhóm nghiên cứu của Nilsson vẫn đang tiếp tục khai quật nhằm tìm kiếm một nơi chôn cất ở khu vực này. Theo VNE
  20. Khám phá công dụng mới của trà xanh (Sức khỏe) - Gần đây, một nghiên cứu được tiến hành bởi Viện nghiên cứu và phòng ngừa ung thư Mỹ đã phát hiện thêm trong trà xanh chứa một thành phần với tên gọi polyphenol E có khả năng hạn chế sự phát triển khối u ung thư ở đường ruột. Theo nhiều kết quả nghiên cứu trước đây đã chứng minh được trà xanh có nhiều tác dụng bảo vệ sức khỏe cho con người như trị cảm mạo, trúng nắng, cảm nắng, trị đau đầu do phong nhiệt, trị đi tả dài ngày, ăn không tiêu, hen suyễn, lao hạch, viêm gan vàng da, béo phì, viêm tiết niệu, đau bụng hành kinh, đau răng, bỏng, viêm da, da lở loét, da cháy nắng, ong đốt…, nhưng đặc biệt hơn cả là khả năng kháng virus rất mạnh cũng như kháng và diệt khuẩn Ecoli, phòng chống ung thư vú. Gần đây, một nghiên cứu được tiến hành bởi Viện nghiên cứu và phòng ngừa ung thư Mỹ đã phát hiện thêm trong trà xanh chứa một thành phần với tên gọi polyphenol E có khả năng hạn chế sự phát triển khối u ung thư ở đường ruột. Thí nghiệm trên những con chuột cho thấy khi uống trà xanh thường xuyên sẽ chiết xuất ra một thành phần kháng hóa chất ung thư đường ruột đối với động vật. Những con chuột này được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1: Có chế độ ăn chứa hàm lượng chất béo cao (một chế độ ăn phổ biến của người phương tây) nhưng không chứa chất polyphenol E. Nhóm 2: Trong chế độ ăn có chứa chất polyphenol E; lượng polyphenol E mà những con chuột thuộc nhóm 2 này ăn được hấp thụ tương đương tới 4 đến 6 tách trà xanh mỗi ngày. Các nhà khoa học đã phát hiện ra những con chuột trong khẩu phần ăn có chất polyphenol E thì nhờ sự có mặt của chất này đã làm giảm đáng kể trọng lượng và kích thước của những khối u ung thư trong ruột của chuột thử nghiệm thuộc nhóm 2. Còn số chuột thử nghiệm thuộc nhóm 1 là nhóm mà trong khẩu phần ăn của chúng không có chất polyphenol E thì hiện tượng các khối u không nhỏ đi như số chuột trong nhóm 2. So với những con chuột không được hấp thụ polyphenol E và những con chuột được bổ sung chất polyphenol E trong khẩu phần ăn hàng ngày đã giảm tới 80% nguy cơ phát triển các khối u ung thư ở đường ruột. Như vậy trong trà xanh lại có một phát hiện mới với khả năng ngăn ngừa và phòng chống những khối u là ung thư tại đường ruột. Từ đây mở ra những vấn đề mới về những chất liệu trong việc phòng ngừa và trị liệu ung thư mà đặc biệt là chứng ung thư xảy ra tại đường ruột. Theo Phunutoday
  21. Mổ tách rời 2 bé trai dính nhau Sau nhiều cuộc hội chẩn, sáng 27/2, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM bắt đầu tách rời 2 bé sơ sinh dính nhau phức tạp ở ngực. Thạc sĩ - bác sĩ Đào Trung Hiếu, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp và là người chỉ huy ca phẫu thuật này cho biết, mọi việc đã sẵn sàng. Ca mổ gồm 12 bác sĩ của bệnh viện và dự kiến kéo dài trong 6 tiếng. Hai bé sẽ được các bác sĩ tách phần ngực và đưa tim về đúng vị trí. Ảnh: B.S.B "Tuy hai cháu không dính nội tạng, song ca mổ sẽ gặp khó ở chỗ phần xương ức cả hai dính nhau tạo nên một lỗ lớn khiến một phần tim của bé này chui qua ngực bé kia", bác sĩ Hiếu cho biết. Cũng theo bác sĩ Hiếu, hiện sức khỏe của hai bệnh nhi đảm bảo để trải qua cuộc phẫu thuật. Song song với mổ tách rời, một bé không có hậu môn cũng sẽ được tạo hình bộ phận này. Theo nhận định của êkíp mổ, việc phẫu thuật không quá khó, tuy nhiên sau mổ các bác sĩ vẫn phải theo dõi chặt chẽ vì cả hai đều mắc bệnh tim bẩm sinh và các bệnh lý đường tiết niệu. Hơn nữa lỗ thủng nơi xương ức dính nhau khó có thể khép kín ngay sau mổ nên vẫn phải đề phòng trường hợp nhiễm trùng. Chào đời ngày 23/2 tại An Giang, sau khi sinh, hai bé được các bác sĩ chuyển về TP HCM để tìm hướng điều trị. Mẹ bé cho biết khi mang thai chị có siêu âm nhưng chỉ biết song thai chứ không biết các con dính nhau. Trước đó, ngày 26/11/2013, anh em song sinh Nguyễn Hoàng Phi Long và Nguyễn Hoàng Phi Phụng bị dính nhau phức tạp cũng được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2, Viện Tim và Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM mổ tách nhau. Tuy nhiên, gần 3 tháng sau, ngày 23/2, do rối loạn nhịp tim và suy hô hấp, bé Phi Phụng không thích nghi với cuộc sống độc lập nên đã tử vong. Theo Vnexpress
  22. Lựu đạn phát nổ tại đài truyền hình ở Bangkok Hai quả lựu đạn hôm qua được ném vào đài truyền hình PBS ở thủ đô Bangkok, làm hư hại ba xe ôtô của nhân viên đài, khi bạo lực đang leo thang trong thành phố. Các binh sĩ xem xét hiện trường. Ảnh: BangkokPost Theo Bangkok Post, hai quả lựu đạn M79 được ném vào bãi đỗ xe của đài truyền hình PBS. Một trong hai quả phát nổ. Ngay sau đó, một quả nữa được ném ra tại khuôn viên của Câu lạc bộ Thể thao Cảnh sát Hoàng gia Thái và Cục Bài trừ Ma túy. Đây là trụ sở của Trung tâm Duy trì Hòa bình và Trật tự (CMPO) của chính phủ lâm thời Thái Lan. Quả lựu đạn rơi vào một chiếc lều, nơi có đội cảnh sát kiểm soát đám đông, nhưng không phát nổ. Không có người bị thương. Do một chuỗi sự kiện bạo lực ở thủ đô, quân đội đang cân nhắc các ưu, nhược điểm của việc vũ trang cho binh lính để tự vệ, bảo đảm hòa bình và trật tự tại các điểm biểu tình và cơ quan chính phủ. Tư lệnh quân đội Thái Prayuth Chan-ocha vừa phân công các chỉ huy đơn vị và tham mưu trưởng đánh giá liệu việc quân đội được mang vũ khí có cần thiết hay không, một nguồn tin quân sự hôm qua cho biết. Hiện chỉ cảnh sát quân sự được mang súng lục. Tuy nhiên, kể cả khi quân đội đồng ý vũ trang cho binh lính, đề xuất này vẫn cần được CMPO cân nhắc. "Vũ khí sẽ không được dùng để chống lại nhân dân. Nó là để bảo vệ họ khỏi một nhóm vũ trang kích động bạo lực chống chính quyền và nhân dân", nguồn tin nói. Tình trạng bạo lực leo thang chủ yếu diễn ra ở các khu vực gần các cuộc biểu tình của phe đối lập, nơi các khách du lịch được khuyên tránh xa, đặc biệt là vào ban đêm. Nhưng những người nước ngoài vẫn xuất hiện tại một số điểm biểu tình vốn trông giống chợ ngoài trời. Các điểm này nằm cạnh những khách sạn lớn, khu mua sắm và Công viên Lumpini. Tính đến hôm qua, khoảng 60 đại đội được triển khai tại 80 địa điểm chủ chốt và chiến lược. Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang bị ép từ chức, trong khi những người biểu tình kêu gọi thành lập "Hội đồng Nhân dân" không do bầu cử, nhằm giải quyết tình trạng mà họ cho là tham nhũng và văn hóa chính trị tiền bạc. Theo AFP, một ủy ban chống tham nhũng hôm nay triệu tập bà Yingluck đến nghe các cáo buộc về lơ là nhiệm vụ, liên quan đến chương trình trợ cấp gạo mà phe đối lập cho là đầy rẫy tham nhũng. Nếu bị kết tội, bà có thể bị cách chức và đối mặt với lệnh cấm tham gia chính trường trong 5 năm. Theo Vnexpress
  23. Có thể xác định chính xác thời điểm núi lửa phun trào Các nhà địa chất Mỹ vừa công bố công trình nghiên cứu khẳng định có thể xác định được khá chính xác thời điểm núi lửa tỉnh giấc, nếu phân tích macma ở bên trong núi lửa. Qua phân tích dấu vết của hai vụ phun trào mới nhất tại núi lửa Maunt Hood cách đây 220 và 1500 năm, khi macma nóng chảy ở độ sâu 4- 5 km, các nhà khoa học đã xác định được thời điểm và quãng thời gian macma nóng chảy. Họ khẳng định, macma nóng chảy ở nhiệt độ 750oC và chỉ cần nhiệt độ tụt xuống một chút thôi là macma sẽ đông cứng ngay. Các nhà khoa học đã xác định nhiệt độ theo tốc độ tăng tinh thể và cường độ khuyếch tán stronti, còn độ tuổi của macma thì xác định bằng phương pháp đồng vị phóng xạ. Các kết quả phân tích cho thấy, macma bên trong núi lửa đã bắt đầu tích tụ từ 20 - 100 nghìn năm trước; trong suốt 88 - 99% quãng thời gian đó, macma lạnh và trơn nhớt. Nó chỉ chuyển sang dạng lỏng ngay trước khi núi lửa phun trào. Kết luận này trái với giả thuyết chuẩn từ trước đến nay là trong lòng núi lửa luôn có macma nóng chảy dự trữ. Các nhà khoa học cho rằng, nếu có quy luật đúng như vậy thì chỉ cần theo dõi trạng thái của macma trong lòng núi lửa là có thể dự báo chính xác được thời điểm núi lửa phun trào. Khi macma bắt đầu nóng chảy thì núi lửa sẽ phun trào ngay trong những tuần lễ tới hay tháng tới, và như vậy có thể kịp thời sơ tán dân chúng quanh vùng núi lửa. Theo 1 Thế giới
  24. Giải mã những bí ẩn phong thủy của Nhà Trắng Có thể nói Nhà Trắng hay còn gọi là Tòa Bạch Ốc là tòa nhà quan trọng nhất của nước Mỹ. Đó là nơi ở và làm việc chính thức của Tổng thống Mỹ và các quan chức cao cấp của quốc gia, nơi người ta sẽ quyết định những vấn đề liên quan đến kế sách và vận mệnh của cả Hoa Kỳ. Chính vì thế, người ta đã tìm thấy những mối liên hệ mật thiết giữa kết cấu Tòa Bạch Cung với những thảm họa xảy ra trên nước Mỹ trong vài thập niên trở lại đây….Nhà Trắng được đặt tại bờ phía đông của sông Rock Creek, một nhánh nhỏ của dòng Potomac, phía nam là một quảng trường rộng còn phía bắc chính là khu Washington phồn hoa của thủ đô nước Mỹ. Vào năm 1972, nước Mỹ quyết định xây dựng Dinh Tổng thống tại Đặc khu Columbia sau khi chọn nơi này làm thủ đô Hoa Kỳ vào ngày 16 tháng 7 năm 1790. Người lựa chọn địa điểm này chính là tổng thống vĩ đại của nước Mỹ George Washington. Tuy nhiên, cho tới khi tòa nhà này được xây dựng xong vào năm 1800, thì người đến sinh sống đầu tiên tại Dinh Tổng thống không phải là George Washington mà là Tổng thống John Adams. Tuy nhiên, kể từ đó, thủ đô Washington và Dinh Tổng thống hoa lệ không phải lúc nào cũng yên lành hưởng thái bình. Vào năm 1812, trong cuộc chiến tranh với Anh, thủ đô Washington mới được xây dựng đã bị phá hủy một cách nghiêm trọng. Dinh Tổng thống cũng bị binh lính Anh dùng lửa đốt rụi, chỉ còn lại những bức tường chỏng chơ. Cho đến năm 1814, khi chiến tranh kết thúc, trong lúc tái thiết, người ta đã sơn màu trắng cho tất cả những phần của Dinh Tổng thống bị khói hun đen bằng màu trắng. Và cũng từ đó, Dinh Tổng thống Mỹ được gọi bằng cái tên Nhà Trắng. Kết cấu của Nhà Trắng giống như một cây thánh giá mà chiều đông – tây thì dài còn chiều nam – bắc lại ngắn, trong đó, đầu phía bắc lại dài hơn phần phía nam, loại kết cấu này trong phong thủy gọi là “nhà thiếu góc”, tức là về mặt tổng thể, kiến trúc của tòa nhà đó thiếu đi cung Càn phía tây bắc và cung Cấn ở phía đông bắc. Hướng đông nam và tây nam cũng thiếu góc nhưng thiếu không nhiều. Cung Khảm ở hướng chính bắc mặc dù không “thiếu góc”, nhưng hướng này lại có một con đường dẫn tới, thiết kế này khiến cho hướng này cũng không hẳn tốt. Hướng đẹp nhất của tòa Bạch Cung chính là hướng nam, cung Ly. Hướng này có tầm nhìn rộng rãi, sáng sủa với một bãi cỏ rất rộng, phía xa còn có thể nhìn thấy sông. Đây chính là cung đại cát. Đáng tiếc, tại nơi đây, sau đó người ta lại cho xây dựng Đài tưởng niệm Washington. Công trình cao 169 mét được xây dựng bằng cẩm thạch, granit này khiến hàng Bính (Bính vị) của tòa bạch ốc xuất hiện “Chu Tước ngẩng đầu”. Đây chính là điểm kìm hãm lớn nhất đối với kết cấu phong thủy của Nhà Trắng. Nhìn xa về phía tây nam có một chiếc ao và một đền thờ thần Dớt. Đền thờ nằm ở phía tây nam vốn là tốt, tuy nhiên, cung khôn và cấn ở đây lại hợp thành một đường mà phong thủy gọi là “đường quỷ thần”, thêm nữa, tòa miếu lại bị bao quanh bởi chiếc ao lớn, thành ra cũng không thể nói là tốt được. Theo như phân tích này thì kết cấu phong thủy của Nhà Trắng không phải là tốt lành gì. Vậy lý do vì sao, từ khi được thành lập đến nay, nước Mỹ ngày càng trở nên giàu mạnh? Các chuyên gia phong thủy cho rằng, nguyên nhân là vì, trong kết cấu của Nhà Trắng, có hai nơi tạo nên thế đại cát. Thứ nhất, ở phía tây của Nhà Trắng có một dòng sông lớn, hướng dòng chảy theo chiều từ tây bắc xuống đông nam, lượng nước rất lớn. Nước ở phía tây là dấu hiệu của tiền tài, còn hàng Canh xuất hiện nước chạy, lượng lớn là dấu hiệu của tiềm lực quân sự hùng mạnh. Điều này vừa đúng với 2 đặc điểm quan trọng nhất của nước Mỹ: Dẫn đầu thế giới về kinh tế và quân sự. Điểm “đại cát” thứ hai của tòa Bạch Cung chính là lượng nước lớn nằm ở phía nam. Nếu tính từ trung tâm Nhà Trắng, thì hướng chính nam của tòa nhà này sẽ nhìn thẳng ra một ngã ba sông. Nếu như không tính tới thế “Chu tước ngẩng đầu” ở hàng Bính do Đài tưởng niệm Washing ton gây ra thì hàng ngọ và hàng đinh ở hướng nam vẫn có thể coi là phát về đường tài lộc. Giống như một người con gái chỉ có một nét duyên ngầm nhưng che khuất được tất cả những nét chưa hoàn hảo khác, chính vì sức mạnh của hai đặc điểm “đại cát” này đã che đi rất nhiều điểm bất lợi trong kết cấu phong thủy của Nhà Trắng. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà những đặc điểm xấu này không đem lại những tai họa cho nước Mỹ. Phải nhắc đến đầu tiên chính là Đài tưởng niệm Washington. Đài tưởng niệm này xuất hiện ở hướng chính nam của bãi cỏ rộng lớn phía nam của Nhà Trắng. Nếu như dùng la bàn đo từ cửa của Nhà Trắng hoặc trung tâm của tòa nhà thì đài tưởng niệm này nằm trên hàng Bính. Nếu chiếu theo năm tháng thì tương ứng với nửa cuối của năm 2001. Ai cũng biết về cuộc tấn công khủng bố diễn ra vào ngày 9 tháng 11 của năm này, khiến tòa tháp đôi của Trung tâm thương mại thế giới đặt tại thành phố New York sụp đổ hoàn toàn và gần 3 nghìn người thiệt mạng. Đến nay, sự kiện này vẫn còn là một nỗi ám ảnh đối với nhiều người dân Mỹ. Tuy nhiên, ít người biết rằng, nó không hoàn toàn ngẫu nhiên. Chưa hết, ở hướng chính đông của Đài tưởng niệm chính là tòa nhà quốc hội Mỹ. Theo phong thủy, chính đài tưởng niệm này sẽ trở thành “Bạch Hổ sát” của tòa nhà quốc hội. Thời gian phát tác của Bạch Hổ sát là vào năm Dậu, năm con gà. Nếu xét lại những sự kiện lớn xảy ra tại nước Mỹ trong 10 năm trở lại đây, có thể thấy, vào năm 2005, năm Ất Dậu, quốc hội Mỹ đã thông qua kế hoạch tấn công Iraq dẫn đến một cuộc chiến hao người tốn của và cho tới nay vẫn chưa có hồi kết. Đến năm 2006, khi Thái Tuế vận hành đến hướng tây bắc. Như đã nói, hướng tây bắc của Nhà Trắng thiếu một góc lớn, chiếu theo phong thủy thì kết cấu Nhà Trắng thiếu đi cung Càn, đây là một điềm dữ, rất bất lợi. Chính vì thế, trong năm 2006, nguy cơ hàng kém chất lượng bắt đầu xuất hiện ở nước Mỹ. Đồng thời giống như một hiệu ứng domino, nó kéo dài trong suốt hơn một năm sau đó. Suy thoái kinh tế cũng bắt đầu manh nha. Đến năm 2008, phong thủy vận hành đến hướng chính bắc, hàng Tý. Hàng Tý hợp với núi chứ không hợp với nước. Đáng tiếng Nhà Trắng không hề dựa vào núi, chỉ là cao hơn so với nền đất một chút. Điều xấu nhất chính là có một con đường lớn dài hàng trăm kilomet chạy theo hướng chính bắc thẳng đến trung tâm của Nhà Trắng. Trong phong thủy có câu, “Đường thẳng 3 dặm ắt có ma quỷ”, huống chi con đường chạy thẳng đến trung tâm Nhà Trắng này lại dài tới hàng trăm kilomet. Điểm bất lợi mà nó gây ra cho Nhà Trắng theo đó, sẽ vô cùng khủng khiếp. Chắc nhiều người vẫn chưa quên cuộc “Đại suy thoái” của nền kinh tế thế giới bắt nguồn từ nước Mỹ vào năm 2008. Trong năm này, tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ đã tăng từ mức 4,9% vào tháng 12 năm 2007 lên 9,5% vào tháng 6 năm 2009. Nhiều ngành kinh tế của Hoa Kỳ thu hẹp sản xuất. Ngành chế tạo ô tô bị khủng hoảng nghiêm trọng đến mức Big Three phải bán đi một số thương hiệu và chi nhánh của mình. Nhiều công ty, tập đoàn kinh tế đã phải chịu phá sản và chấp nhận tái cơ cấu dưới sự giám sát của Chính phủ. Đó là một năm thực sự kinh hoàng đối với nền kinh tế và người dân nước Mỹ. Và vào cuối năm đó, Tổng thống George Bush sau hai nhiệm kỳ giữ chức tổng thống, đã buộc phải trao trả tòa Bạch Cung cùng với một cục diện rối ren cho “người hùng” mới của nước Mỹ, vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, B. Obama. bước sang năm 2009, vị trí của vận hành phong thủy Nhà Trắng đến hướng chính đông, hàng Sửu. Sự thiếu góc ở hàng Sửu của Nhà Trắng là điều rất dễ nhận thấy. Thiếu góc, trong phong thủy gọi là “Cán dao”, ý chỉ sự đen đủi. Đây cũng chính là lý d vì sao, dù rất nỗ lực trong suốt 2 năm, 2009 và 2010 nhưng vị tổng thống mới của nước Mỹ vẫn không thể khôi phục lại được nền kinh tế đang trên đà suy thoái của nước Mỹ. Chính điều này đã biến cuộc suy thoái kinh tế trở thành một cuộc “đại suy thoái” trên toàn thế giới. Vào năm 2011, khi phong thủy vận hành đến hướng chính đông, thì nguồn nước ở hướng tây Nhà Trắng sẽ có điều kiện phát huy tác dụng. Thêm vào đó, phía đông lại không thiếu góc như những hướng khác. Chính vì vậy, trong năm này, nền kinh tế nước Mỹ chắc chắn sẽ bước vào thời kỳ phục hồi. Kết quả của sự phục hồi ra sao vẫn chưa thể khẳng định, nhưng chắc chắn nó sẽ là một liều thuốc trợ tim mạnh đối với nền kinh tế Mỹ. Vào cuối tháng ba này, khi Tổng thống Obama xuất hiện trên truyền hình, ắt người ta sẽ không còn thấy khuôn mặt trầm tư rầu rĩ trong suốt hai năm qua nữa, thay vào đó chắc chắn là một nụ cười rạng rỡ. \ Tuy nhiên, những tai họa mà tòa Bạch Cung này đem đến cho nước Mỹ do kết cấu phong thủy của nó gây ra vẫn không phải đã hết. Chính quyền Mỹ chắc chắn nên lưu ý đến năm 2014, năm kỷ niệm 12 năm sự kiện ngày 9 tháng 11. Đây là thời điểm sao Thái Tuế chuyển đủ một vòng và lại ứng với hướng chính nam, nơi có Đài tưởng niệm Washington. Nhiều người cũng đã cảnh báo một tai họa sẽ đổ xuống nước Mỹ vào năm con ngựa này. Muốn tranh được đại họa, trừ khi là người ta phá bỏ hoặc di chuyển Đài tưởng niệm Washington. Tuy nhiên, ai cũng biết, điều này là không thể xảy ra. Nguồn: phunutoday.vn
  25. "Bắc Kinh đòi 90% Biển Đông, Mông Cổ có thể đòi cả Trung Quốc" (GDVN) - Thậm chí người Mông Cổ có thể đòi hỏi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc hiện nay bởi cha ông họ đã từng làm chủ Hoa lục thời kỳ nhà Nguyên, thế kỷ 13. Zachary Keck. Zachary Keck, biên tập viên tạp chí The Diplomat ngày 19/2 nhận xét, cái gọi là nguyên tắc của đường 9 đoạn (đường lưỡi bò, đường chữ U) mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông (trên quan điểm chủ quyền lịch sử) đe dọa sự ổn định không chỉ ở Biển Đông hay châu Á mà đe dọa trật tự toàn cầu khiến Mỹ đã phải công khai phản đối đường 9 đoạn. Trái ngược với những gì Trung Quốc tuyên bố, Mỹ thể hiện rõ quan điểm của mình sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra đối đầu, chiến tranh giữa Washington và Bắc Kinh trên Biển Đông. Từ địa vị vững chắc của Mỹ tại Thái Bình Dương hiện nay, có vẻ Washington rõ ràng sẽ không chấp nhận yêu sách của Bắc Kinh đòi "chủ quyền" gần như toàn bộ Biển Đông, ít nhất là trong bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên, một số người theo đuổi tham vọng thực thi tuyên bố chủ quyền với Biển Đông ở Bắc Kinh có thể có những nhận định khác nhau về vấn đề này. Trường hợp Washington đã khoanh tay đứng nhìn quân đội Trung Quốc đẩy Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough năm 2012 và tiếp tục nhăm nhe tìm cách đánh bật Manila ra khỏi bãi Cỏ Mây (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đối tượng Trung Quốc, Đài Loan và Philippines cũng nhảy vào tranh chấp - PV) khiến những người này tin rằng Hoa Kỳ sẽ không dám "mạo hiểm đương đầu" với Trung Quốc ở Biển Đông. Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương hôm 5/2 công khai phản đối đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông. Quan điểm này được liên tục lặp lại bởi các quan chức cấp cao Mỹ như Ngoại trưởng John Kerry, Tư lệnh Không quân Bộ tư lệnh Thái Bình Dương hay Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ. Nếu Trung Quốc phớt lờ các cảnh báo của Mỹ, điều này có khả năng tạo cho Bắc Kinh một khoảng tạm dừng lớn hơn để thúc đẩy tuyên bố của họ ở Biển Đông, và nó cũng sẽ đặt Mỹ vào tình thế khó khăn hơn. Vì vậy chính quyền Obama đã đưa các biện pháp thích hợp giảm thiểu nguy cơ này bằng cách tuyên bố tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á. Khi Mỹ thể hiện quan điểm cứng rắn của mình, Washington sẽ tránh bị rơi vào khả năng va chạm với Trung Quốc. Quan trọng hơn, việc Mỹ thách thức yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông bởi vì nó gây bất ổn không chỉ cho khu vực châu Á. Tuyên bố của Trung Quốc đòi "chủ quyền" với 90% diện tích Biển Đông bắt nguồn từ quan điểm của nhà cầm quyền Trung Quốc về "chủ quyền lịch sử". Năm 2008, một nhà ngoại giao Trung Quốc nói với các quan chức Mỹ rằng đường 9 đoạn Trung Quốc (tự vẽ ra) ở Biển Đông "cho thấy chủ quyền của Trung Quốc với các đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có từ thời cổ đại"?! Nếu cứ để Trung Quốc tự thiết lập "nguyên tắc" một mình một kiểu như vậy sẽ là một thảm họa với vô số xung đột chủ quyền bởi sự dịch chuyển biên giới giữa các quốc gia trong lịch sử. Đường lưỡi bò phi pháp Trung Quốc yêu sách "chủ quyền" gần như toàn bộ Biển Đông, cứ lý luận theo kiểu Bắc Kinh thì người Mông Cổ có quyền đòi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Hoa lục. Lý luận theo kiểu Trung Quốc, đế chế Ottoman đã kiểm soát phần lớn châu Âu ở những thời điểm khác nhau thì Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay có quyền đòi "chủ quyền" với toàn bộ châu lục này. Tương tự, Pháp và Đức từng có tuyên bố chủ quyền hầu hết Tây Âu và Đông Âu thời kỳ Napoleon và Đức quốc xã, Nga có quyền yêu cầu "chủ quyền" ở các nước Đông Âu do biên giới Liên Xô để lại.... Trớ trêu hơn nữa, một số quốc gia có thể áp dụng "nguyên tắc đường 9 đoạn" mà Trung Quốc đang bám lấy để yêu sách chủ quyền với chính một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Nhiều vùng lãnh thổ của Trung Quốc từng là thuộc địa của Đức, Pháp và Anh thời thế kỷ 19, 20 thì họ cũng có thể yêu sách "chủ quyền" với những vùng đất này như những gì Trung Quốc đã làm ở Biển Đông. Chính phủ ông Shinzo Abe có thể yêu sách chủ quyền với một vùng lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc vì Hoàng gia Nhật đã từng kiểm soát chúng một thời. Thậm chí người Mông Cổ có thể đòi hỏi chủ quyền với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc hiện nay bởi cha ông họ đã từng làm chủ Hoa lục thời kỳ nhà Nguyên, thế kỷ 13. Tất cả điều này nói lên rằng nguyên tắc đằng sau cái gọi là đường 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trật tự toàn cầu. Cứ theo cái cách Bắc Kinh giải thích thì ngay cả Mỹ, Trung Quốc và các nước khác trên thế giới sẽ trở nên sẽ trở nên hỗn loạn. 4 tàu Trung Quốc lại kéo ra "tuần tra" trái phép bãi Cỏ Mây, Trường Sa (GDVN) - 4 tàu Trung Quốc đã tái xuất hiện (bất hợp pháp) tại bãi Cỏ Mây, Trường Sa sau nhiều tháng rút lui kể từ những lần xâm nhập (trái phép) trước đó. Tàu hải quân Trung Quốc, hình minh họa.ABS CBN News ngày 22/2 dẫn lời 1 quan chức an ninh Philippines xin giấu tên cho biết, 4 tàu Trung Quốc đã tái xuất hiện (bất hợp pháp) tại bãi Cỏ Mây, Trường Sa sau nhiều tháng rút lui kể từ những lần xâm nhập (trái phép) trước đó. Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện Trung Quốc, Đài Loan và Philippines đều nhảy vào tranh chấp - PV. Quan chức Philippines cho hay, trong số 4 tàu này có 2 khu trục hạm của hải quân Trung Quốc, 2 tàu còn lại được đánh số hiệu 306 và 363. Chúng xuất hiện tại bãi Cỏ Mây kể từ tuần trước. Một nguồn tin khác cho biết hải quân Trung Quốc lại một lần nữa duy trì sự hiện diện (bất hợp pháp) nhiều hơn ở quần đảo Trường Sa, Philippines vẫn tiếp tục khuyến khích ngư dân ra bãi Cỏ Mây đánh cá bất chấp sự hiện diện của Trung Quốc. Bãi Cỏ Mây nằm trên tuyến đường tiếp tế từ Palawan, Philippines ra đảo Thị Tứ (nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Thị Tứ hiện bị Philippines chiếm đóng và đặt bộ máy chỉ huy quân - dân sự tại đây - PV). Tháng 5 năm ngoái, tàu Trung Quốc đã xâm nhập bất hợp pháp bãi Cỏ Mây và ở lỳ tại đó, chúng chỉ rời khỏi khu vực này khi bước vào mùa mưa bão.