Thiên Đồng

Những Bài Thuốc Dân Gian Việt Nam

55 bài viết trong chủ đề này

Những bài thuốc dân gian Việt Nam


Vài Lời Phi Lộ


Có câu: "dân Việt chết trên đống thuốc", câu này thật thâm sâu, ý nói ít người còn chưa hiều biết về các cây cỏ ngay trên đất mình sống có thể trở thành phương thuốc thần diệu và sự phong phú của thảo dược trên đất Việt.

Có những bệnh mà không cần phải đi xa cầu thầy, tốn nhiều tiền thuốc than mà chỉ cần ra vườn hái, ra đất hoang tim hoặc ra chợ hỏi mua sẽ có những cây cỏ thông thường...nhưng lại trị được những bệnh khó.

Có những chứng bệnh rất thường gặp, rất thường nghe...không cần tìm đến thầy thuốc, chỉ cần biết vài cách mọn cũng có thể chữa dứt bệnh...

Tôi thấy hay và thích thú nên chia sẻ vào đây những gì góp nhặt được.

Mong rằng các bạn thành viên và các độc giả gần xa cũng có chung sở thích như tôi, góp nhặt những phương thuốc hay trong dân gian Việt Nam cùng chia sẻ vào đây, xem như giữ gìn vốn quý của ông cha.

Trân trọng

Thiên Đồng 27/12/2013.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

1. Trị chứng "lên sởi kèm ho và sốt kéo dài ở trẻ em"

Dùng:

lá Xương Sông (tên khác là Hoạt Lộc Thái, cỏ Hoạt Lộc, cỏ Lưu Hoạch)

Chua Me Đất

Vỏ Rễ Dâu

Địa Cốt Bì

Kinh Giới

Mỗi thứ từ 08-10gr, đem rửa sạch, sắc uống.

Nếu đi tiêu phân lỏng, phân sống thì bớt Chua Me Đất ra.

2. Trị chứng Ban Sởi, Ho Sốt

Rau Ngót (tên khác là rau bồ ngót, rau bù ngót, rau bồng ngọt...) tươi, lượng vừa đủ dùng (Khoảng một nắm) rửa thật sách. Nấu với 04 chén nước, sắc còn 1 chén, chia làm 2-3 lần, uống trong ngày.

(Kinh nghiệm dân gian)

3. Chữa chứng "PHONG THẤP"

Dùng 01 kg Rau Cần Tây cả lá, thân và rễ, phơi khô tự nhiên, mỗi làn dùng 150gram, nấu với 04 chén nước, sắc lại còn 1 chén thì chia ra làm 03 phần để uống trong ngày, mỗi lần uống nên hâm nóng lại.

Trong khi dùng phương thuốc này thì tuyệt đối tránh dùng những thức ăn Âm, hàn, mát, lạnh như dưa leo (dưa chuột), giá, nước dừa, bầu bí...

4. Trị chứng "Trẻ chậm nói"

Lấy một vốc đậu đỏ tán nhỏ mịn, hòa với rượu, hằng ngày bôi vào phía dưới lưỡi trẻ. Rất công hiệu.

Trích "Những phương thuốc hay, rau cỏ trị bệnh"

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trời lạnh, chữa ho cho trẻ không khó

Trời bắt đầu lạnh dần, thời tiết khô hơn. Bạn lo lắng con mình dễ bị ho. Với trẻ em, ngoài cách chữa thông thường bằng Tây y, bạn có thể chữa cho bé bằng các món ăn.

Vì vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển, hệ thống miễn dịch còn kém nên gần như cứ mỗi lần chuyển mùa, trẻ lại dễ bị lạnh, cảm sốt, ho hắng. Nếu để kéo dài dễ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp.

Khi trẻ ho, mẹ cần quan sát các triệu chứng của bé: Ăn không ngon, tâm trạng chơi đùa ra sao, khi cần thiết, nên đưa con đến bệnh viện, không được sử dụng thuốc tuỳ tiện.

Có nhiều nguyên nhân gây ra ho, như viêm đường hô hấp, dị ứng, viêm phổi, các triệu chứng hen suyễn… Ngoài cách chữa bằng một số các loại thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể áp dụng cho bé bằng chế độ ăn uống thích hợp.

Lê + đường+xuyên bối

Posted Image

Lê hấp xuyên bối-vị thuốc chữa ho cực hiệu quả.

Chọn trái lê to, bỏ vỏ, cắt nắp, khoét bỏ lõi. Bỏ vào bên trong lê 2-3 cục đường phèn nhỏ. 5-6 hạt xuyên bối (mua ở quầy thuốc Đông y). Cho lê vào hấp cách thuỷ chừng 30 phút. Ngày cho bé ăn 2 lần. Có tác dụng chữa ho, viêm phổi, tiêu đờm.

Nước củ cải luộc

Củ cải trắng, cắt chừng 4-5 lát cho vào một nồi nhỏ, châm bát nước, đun sôi, sau đó để lửa liu riu thêm 5-10 phút. Cho bé uống nước này khi còn nóng điều trị ho, khô mũi, đau hong, ho khan, có đờm. chuyển sang đun nhỏ lửa trong 5 phút. Nước mát khác và sau đó con quý vị uống, bên này điều trị phong nhiệt ho, khô mũi và họng, ho khan ít đờm hiệu quả là tốt.

Đường nâu + gừng + tỏi

Trẻ em bị cảm lạnh, uống nước gừng nấu đường nâu ấm có tác dụng điều trị rất hiệu quả. Nếu trẻ kèm theo triệu chứng ho, hãy thêm gừng và 2-3 tép tỏi vào nấu thêm 10 phút nữa rồi cho trẻ uống.

Posted Image

Trẻ em bị cảm lạnh, uống nước gừng nấu đường nâu ấm có tác dụng điều trị rất hiệu quả.

Nước tỏi hấp

Lấy 2-3 tép tỏi, đập dập, cho vào bát, thêm một nửa bát nước, 1 viên đường phèn, hấp cách thuỷ 15 phút. Không cần cho bé ăn tỏi, chỉ cần uống nước tỏi hấp này khi còn ấm, ngày 2-3 lần, vửa tốt cho dạ dày, phổi, vừa trị được ho, cảm lạnh.

Cam nướng

Một quả cam ngọt, tất nhiên nên chọn loại bảo đảm, không thuốc nướng trực tiếp trên lửa nhỏ và liên tục lật vỏ để khỏi bị cháy. Nướng chừng 10 phút là được. Quả cam mang ra còn nóng hổi rất dễ lột vỏ, lúc đó thì độ nóng trong ruột cam cũng vừa đủ. Bóc vỏ cam, cho trẻ ă 2-3 múi cam sẽ làm long đờm rất nhanh và chữa ho hay hơn cả dùng thuốc.

Theo Hàn Giang (Dân Việt/Mei)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

HỢP HOAN BÌ: BÀI THUỐC CHỮA SUY NHƯỢC THẦN KINH

Hợp hoan bì là vỏ cây hợp hoan, còn được biết đến với nhiều cái tên như: hợp hôn bì, dạ hợp bì, bạch hoan bì, thanh thường bì… Từ lâu, vị thuốc này đã được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian chuyên trị suy nhược thần kinh với các triệu chứng như: mất ngủ, trầm cảm, lo âu, đau nhức cơ bắp, mình mẩy.

Trong cuộc sống hiện đại quá nhiều áp lực như ngày nay, chúng ta thường bị căng thẳng và rơi vào tình trạng suy nhược thần kinh hay còn được gọi là bệnh tâm căn suy nhược. Theo Y học cổ truyền, suy nhược thần kinh gây ra do chức năng của tạng tâm và can mất thăng bằng “tâm chủ thần” do đó, một khi chức năng này bị ảnh hưởng sẽ gây ra các chứng lo âu, mất ngủ, trầm cảm. Ngoài ra, can chủ về tức giận, cáu gắt. Nếu chức năng này của can không được tốt, sẽ làm cho việc sơ tiết của can kém đi, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động tinh thần mà xuất hiện các chứng ngủ không yên giấc, nặng thì xuất hiện một số bệnh về tinh thần. Bên cạnh đó, can còn có chức năng “chủ huyết”, là kho dự trữ huyết và điều tiết huyết cho cơ thể. Khi chức năng này kém đi sẽ dẫn đến huyết không được lưu thông tốt và gây đau nhức. Nếu huyết không thu về can khi nghỉ ngơi sẽ xuất hiện triệu chứng bồn chồn khó ngủ. Do đó, hướng điều trị là người bệnh cần có chế độ lao động, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp với thuốc giúp thăng bằng lại chức năng của tâm can, giúp dưỡng tâm, an thần, sơ can, hành khí, giải uất, bổ huyết, hành huyết…

Posted Image

Hợp hoan bì từ lâu đã được xem là thuốc quý.

Hợp hoan bì là một vị thuốc quý điển hình được sử dụng để điều trị chứng suy nhược thần kinh trong Y học cổ truyền. Vị thuốc này chính là vỏ khô của cây Hợp hoan (hay còn gọi là mai dương, cây lụa,…)-cây thuốc quý đã được sử dụng làm thuốc hơn 2000 năm qua giúp giải căng thẳng, làm tinh thần hoan hỷ, vui vẻ, do đó có tên là hợp hoan (tree of happiness). Mùa hè và mùa thu là hai mùa tốt nhất để tước vỏ từ trên cây, sau đó phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, cắt thành nhiều phần dùng làm thuốc.

Hợp hoan bì có vị ngọt, tính bình, quy vào hai kinh tâm và can. Chức năng chủ yếu là giúp an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu. Do vậy, được dùng chủ yếu trong các trường hợp suy nhược thần kinh, trầm cảm, mất ngủ, đau nhức xương khớp, sưng đau. Tác dụng chữa mất ngủ của vị thuốc đầu tiên được phát hiện bởi người xưa, người ta đã quan sát một hiện tượng lạ - lá của cây hợp hoan mở rộng vào ban ngày và cụp lại vào ban đêm. Người Nhật Bản gọi cây hợp hoan là “nemu-no-ki” hay “nebu-no-ki”, trong đó “nemu” có nghĩa là ngủ (cách gọi này dựa trên hiện tượng của cây vào ban đêm). Từ thực tế đó, nhiều nhà thực vật cổ đã suy đoán rằng cây này có tác dụng chữa khỏi các chứng rối loạn giấc ngủ. Trong dân gian, để chứng bất an, mất ngủ, do suy nhược thần kinh, người ta dùng hợp hoan bì sắc uống với bá tử nhân, toan táo nhân, mỗi loại 10g cho kết quả rất tốt.

Để tăng cường tác dụng của hợp hoan bì, ngày nay, các nhà khoa học đã sử dụng vị thuốc này làm thành phần chính, kết hợp cùng các thảo dược quý như: ngũ vị tử, viễn chí, hồng táo, toan táo nhân có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, hành khí, giải uất, phá ứ và tăng cường lưu thông máu. Để tiện cho việc sử dụng của người bệnh, bài thuốc trên đã được bào chế theo dây chuyền công nghệ hiện đại, dưới dạng viên nén tiện dụng có tên là thực phẩm chức năng Kim Thần Khang. Sản phẩm, Kim Thần Khang có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu, giúp cải thiện triệu chứng đau đầu, đau nhức mình mẩy, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, căng thẳng thần kinh, suy nhược dễ bị kích thích; giúp làm giảm hẳn các triệu chứng trầm cảm, lo âu, nghi bệnh, stress. Sản phẩm có tác dụng cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể, cải thiện tình trạng kém ăn, suy giảm trí nhớ, khó tập trung, suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể...

Để hỗ trợ điều trị các trường hợp suy nhược thần kinh, mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn lo âu (nghi mình có bệnh), trầm cảm, đau nhức cơ thể, bồn chồn, đánh trống ngực, người bệnh nên dùng Kim Thần Khang với liều 2-4 viên/lần x 2 lần/ngày. Để nâng cao sức khỏe tâm, thần kinh, phòng ngừa suy nhược thần kinh và các triệu chứng nên dùng Kim Thần Khang với liều 1-3 viên/lần x 2 lần/ngày. Uống trước bữa ăn 30 phút và dùng 1 đợt liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt nhất.

(Nguồn: suynhuocthankinh.vn)

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài thuốc chữa chứng tóc bạc sớm

Y học cổ truyền cho rằng tóc là phần dư của huyết, thận tàng tinh, tinh sinh huyết, cho nên tóc là phần tươi tốt biểu hiện ra bên ngoài của thận. Khi thận hư, huyết thiếu thì tóc sớm bạc, khô gãy và dễ rụng. Để phòng chống hiện tượng bạc tóc, y học cổ truyền sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau nhằm mục đích bổ dưỡng tinh huyết, nhu nhuận lông tóc, trong đó có một liệu pháp khá độc đáo là dùng các món ăn - bài thuốc.

Có những bài thuốc, ngoài việc chữa trị chứng bạc tóc sớm còn là những món ăn hết sức bổ dưỡng với cơ thể. Dưới đây là một số ví dụ dành cho bạn:

Bài 1 - Mỗi ngày dùng 50g đậu đen hầm với xương lợn làm canh ăn.

Hoặc dùng đậu đen 250g, vừng đen 100g, bạch quả 30 hạt, hà thủ ô 150g, tất cả sao chín, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 30g.

Hoặc dùng đậu đen đồ chín, phơi khô, sao thơm, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 6g, nhai kỹ rồi chiêu với nước muối nhạt.

Bài 2 - Hà thủ ô chế 300g, thỏ ty tử 400g, phá cố chỉ 250g. Các vị sấy khô tán vụn, mỗi ngày dùng 40g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 30 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Công dụng: tư bổ can thận, cường thân kiện thể, dùng cho người bị bạc tóc sớm có kèm theo các triệu chứng đầu choáng mắt hoa, lưng đau gối mỏi, tinh thần mỏi mệt, ăn kém, đại tiện lỏng loãng.

Bài 3 - Hà thủ ô chế 12g, nữ trinh tử 12g, tang thầm (quả dâu chín) 12g, hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) 10g. Tất cả sấy khô, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Posted Image

Hà thủ ô có công dụng dưỡng âm, dùng cho người bị bạc tóc sớm

Công dụng: Dưỡng âm, tư bổ can thận, dùng cho người bị bạc tóc sớm có kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, hay đau đầu chóng mặt, thị lực giảm sút, lưng gối đau mỏi, hay quên, ngủ kém...

Bài 4 - Hà thủ ô 20g, gan lợn 250g, mộc nhĩ 30g, cải bắp 50g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Sắc kỹ hà thủ ô lấy nước bỏ bã; gan lợn rửa thật sạch, thái miếng, ướp gia vị rồi dùng lửa to rán qua; cải bắp và mộc nhĩ rửa sạch thái chỉ. Cho gan lợn vào đun với nước sắc hà thủ ô một lát, kế đó cho cải bắp và mộc nhĩ vào, tiếp tục đun sôi vài phút là được, chế đủ gia vị, dùng làm canh ăn hàng ngày.

Bài 5 - Mạch môn (bỏ lõi) 120g, thiên môn 30g, nhân sâm 15g, sinh địa 60g, thục địa 30g, kỷ tử 30g, hà thủ ô 60g, ngưu tất 15g, đương quy 30g. Tất cả sấy khô, thái vụn, đem ngâm với 5000 ml rượu trắng, sau 30 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20 ml.

Công dụng: Bổ khí dưỡng huyết, ích thọ diên niên, dùng cho người bị bạc tóc sớm, rụng tóc nhiều kèm theo các triệu chứng như cơ thể suy nhược, da nhợt, chán ăn, mất ngủ, hay hồi hộp, dễ đổ mồ hôi, suy giảm khả năng tình dục...

Theo ThS-BS. Hoàng Khánh Toàn (Khoa Đông y, Bệnh viện TƯ Quân đội 108)/Dân Việt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rau tần giúp cho hạ sốt

Rau tần hay còn gọi húng chanh, tần dày lá… được nhân dân trồng trong vườn và thường làm gia vị. Ngoài ra, nó còn là một vị thuốc trong đông y; có công dụng: bổ phế trừ đàm, giải cảm, làm ra mồ hôi, thông khí, giải độc; trị các chứng: ho, viêm hầu họng, nghẹt mũi, cảm cúm, cổ họng khô rát, mất tiếng, nói khàn…

Posted Image

- Khi trẻ sốt cao do bị cảm nắng hay nhiễm nước: lá rau tần tươi giã nát cho vào một tí muối và một ít nước sôi để nguội, vắt lấy nước cho trẻ uống khoảng 1 muỗng cà phê. Bã để nguyên hoặc cho vào ít giấm hay rượu thoa khắp mình trẻ.

- Viêm họng, tắc tiếng, nôn ói, ăn khó tiêu, bụng đầy chướng: lấy lá rau tần tươi rửa sạch nhai nhuyễn nuốt cả nước lẫn xác.

- Ho do nhiệt, ho lâu ngày, viêm họng, tắc tiếng: lá rau tần tươi 20g, rửa sạch xắt nhỏ; đường phèn 20g. Cho 2 thứ vào bát, chưng cách thủy, lấy nước cho uống từ từ; xác có thể ăn hoặc ngậm nuốt lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần, liên tục 3-5 ngày.

- Ho lâu ngày, lỵ ra máu: lá rau tần tươi 20-40g rửa sạch xắt nhỏ; trứng gà 1-2 quả, đập lấy lòng đỏ. Cho 2 thứ vào bát trộn đều chưng cách thủy. Người lớn ăn 2 lần trong ngày, trẻ em tùy tuổi chia cho ăn nhiều lần trong ngày.

- Cảm, ho, đau đầu, đau vai gáy, chảy mũi nước, miệng đắng, sốt… và không ra mồ hôi: lá rau tần tươi khoảng 50g, rửa sạch băm nhỏ, cho rượu trắng vào vừa xắp, trộn đều đậy kín. Nấu nồi nước xông cho thật sôi (có thể cho thêm các loại lá cây có hương thơm như: chanh, sả…), khi nước sôi cho bát rau tần vào, đậy kín nắp nồi, nấu lại độ 5 phút (nước sôi lại) đem cho người bệnh xông. Khi xông phải phủ mền kín, lau mồ hôi thật sạch và thay áo quần; chỉ dùng cho người lớn, không dùng cho trẻ em.

- Chữa chứng hôi miệng: dùng một nắm lá rau tần khô, sắc đặc, thường xuyên ngậm và súc miệng trong ngày.

- Khi bị viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi: dùng 12g rau tần tươi, 20g rau mùi thơm, ngâm nước muối, nhai nuốt nước.

- Chữa chứng dị ứng da: dùng 15g rau tần khô, đổ 2 chén nước, sắc còn 1 chén, uống chia 3 lần trong ngày. Dùng 1 nắm rau tần tươi, rửa sạch, giã nát, trộn thêm vài hạt muối, xát hoặc đắp lên chỗ mẩn sưng.

Theo – baoquangnam.com.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những mẹo hay trị bệnh huyết áp cao

Posted ImageCác hạt cacao có chứa chất chống ôxy hóa flavanol làm tăng nitric oxide trong máu và kích thích tuần hoàn mạch máu. Những người ăn 1/3 thanh sôcôla mỗi ngày có thể giảm áp huyết và giảm nguy cơ tử vong tới 50% so với những người không ăn. Đây là thông tin mới mẻ cho những người nghiền kẹo sôcôla.

Họ cũng nhận thấy rằng, những người ăn nhiều sản phẩm làm từ cacao không hề to béo hơn những người ít ăn.

Còn phụ nữ thì sao? “Hiệu quả đối với nam giới và nữ giới là như nhau, kể cả người già hay còn trẻ”, ông Brian Buijsse, chuyên gia dinh dưỡng của trường đại học Wageningen của Hà Lan, người cùng tham gia nghiên cứu khẳng định.

2. Lạc quan hay cười

Kết quả điều tra trên 25.000 người có độ tuổi từ 65 trở lên cho thấy, những người càng lạc quan thì nguy cơ mắc bệnh huyết áp ở họ càng giảm đi bởi tâm trạng lạc quan có thể tạo sự cân bằng giữa phản ứng của hệ thần kinh cũng như phản ứng hóa học, đồng thời giúp bạn giảm căng thẳng.

Để có thể chứng minh được tâm trạng vui vẻ có liên quan tới huyết áp, các nhà nghiên cứu đã tiến hành điều tra trên 2.654 người Mỹ gốc Mehicô, độ tuổi trung bình là 72,5. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người càng lạc quan thì nguy cơ mắc bệnh huyết ở họ càng giảm đi, đặc biệt là đối với những người không sử dụng thuốc hạ huyết áp. Tuy nhiên, tâm trạng lạc quan vẫn phát huy tác dụng đối với những người đang dùng dược phẩm chống tăng huyết áp.

3. Thường xuyên ăn khoai tây

Kết quả cuộc nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu thực phẩm (Anh) thực hiện cho thấy ăn khoai tây rất có lợi cho những người có huyết áp quá cao.

Theo các nhà khoa học, chất kukoamine có trong khoai tây có thể cải thiện sức khỏe, giúp ngủ ngon hơn và giúp hạ huyết áp. Cũng theo kết quả nghiên cứu, khoai tây luộc tốt cho sức khỏe hơn so với khoai tây chiên.

4. Ngủ đủ

Những người ở độ tuổi trung niên chỉ ngủ 5 tiếng/ngày dễ có nguy cơ bị chứng huyết áp cao. Các nhà khoa học thuộc Đại học Columbia (Mỹ) đã khẳng định điều này sau khi nghiên cứu trên 4.810 người ở độ tuổi 32-86. Theo các chuyên gia, giấc ngủ giúp tim đập chậm lại và huyết áp giảm xuống.

5. Uống sữa ít béo

Nghiên cứu của TS Luc Djousse, Bệnh viện Brigham (Boston, Mỹ), với 4.797 người tham gia đã cho thấy mối liên quan giữa việc ăn các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua và sữa) với huyết áp. Đó là chỉ số áp suất máu tâm thu trung bình của nhóm người dùng nhiều sữa nhất là 2,6 mmHg, thấp hơn so với nhóm người dùng lượng sữa ít nhất.

Nghiên cứu cũng phát hiện những người tiêu thụ nhiều sữa ít chất béo nhất ít có nguy cơ bị cao huyết áp (đến 54%) so với nhóm còn lại.

6. Các sản phẩm từ đậu nành

Dùng protein phụ chất đậu nành có thể giúp giảm huyết áp cao, đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tulane ở New Orleans (Mỹ).

Sau khi chọn 302 người lớn tuổi bị cao huyết áp và cho họ dùng phụ chất đậu nành hoặc carbon hydrat khử hoạt tính trong vòng 12 tuần, các nhà khoa học nhận thấy huyết áp giảm ở những ai dùng đậu nành và sự thay đổi rõ nhất là ở những người có huyết áp ít nhất là 140/90.

Nguồn: huyetap.net

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bài thuốc trị bệnh nha chu viêm

Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu là do vị hỏa tích kết hợp với phong nhiệt gây nên bệnh cấp tính thuộc chứng thực.Nha chu viêm là chứng bệnh với triệu chứng: sưng đau răng lợi, chân răng bị sưng làm mủ, miệng hôi, bản thân răng cũng bị hủy hoại hoặc bị ăn mòn, đen xám, dễ mẻ vỡ tự nhiên làm cho lợi và răng không bám vào nhau làm lung lay nghiêng ngả. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiến triển có thể đưa đến mất răng.

Nguyên nhân gây bệnh là do vị hỏa tích kết hợp với phong nhiệt gây nên bệnh cấp tính thuộc chứng thực. Bệnh lâu ngày làm vị âm hư và thận âm hư, tân dịch suy giảm gây hư hỏa bốc lên thành bệnh mạn tính thuộc chứng hư. Sau đây là một số bài thuốc theo từng thể.

Thể cấp tính

Chân răng đỏ sưng đau, ấn mạnh có thể ra mủ; nếu đau nặng có thể gây sốt, ăn kém, táo bón, có hạch ở dưới hàm. Phương pháp chữa: Sơ phong thanh nhiệt, tiêu thũng. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Ngưu bàng giải cơ thang gia giảm: ngưu bàng 12g, bạc hà 6g, hạ khô thảo 12g, xích thược 8g, sơn chi 12g, kim ngân 20g, liên kiều 20g, tạo giác thích 20g, xuyên sơn giáp 6g. Sắc uống.

Posted Image

Ngưu bàng là vị thuốc trị nha chu viêm thể cấp tính (Ảnh: Internet)

Bài 2: ngưu bàng tử 12g, bạc hà 8g, hạ khô thảo 16g, kim ngân hoa 16g, bồ công anh 20g, tạo giác thích 8g. Sắc uống.

Bài 3: Thuốc dùng tại chỗ: Thuốc cam xanh: thanh đại 0,39g, ngũ bội tử 0,1g, bạch phàn 0,1g, mai hoa băng phiến vừa đủ 0,6g. Mỗi lần dùng 0,05g - 0,1g. Súc miệng sạch, dùng tăm bông chấm thuốc, bôi đều lên chỗ đau; giữ thuốc tại chỗ đau càng lâu càng tốt (bôi thuốc sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ).

Kết hợp day bấm các huyệt: giáp xa, hạ quan, hợp cốc, nội đình.

Thể mạn tính

Chân răng đỏ, viêm ít, có mủ ở chân răng, đau ít, răng lung lay, miệng hôi, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít, mạch tế sác. Phương pháp chữa: Dưỡng âm thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:

Bài 1: sinh địa 12g, huyền sâm 12g, sa sâm 12g, quy bản 12g, bạch thược 8g, kỷ tử 12g, kim ngân hoa 16g, ngọc trúc 12g. Sắc uống.

Bài 2: Trị nha tiên đơn: sinh địa 32g, hoàng liên 3g, chi tử 8g, thạch cao 20g, tri mẫu 6g, hoàng cầm 6g, thục địa 32g, huyền sâm 32g. Sắc uống.

Kết hợp day bấm các huyệt giáp xa, hạ quan, hợp cốc, túc tam lý, thận du, thái khê, nội đình.

Theo TS. Nguyễn Đức Quang (Sức khỏe & Đời sống)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cốt khí giúp củ trừ phong thấp

Cốt khí củ còn gọi là hổ trượng, điền thất, hoạt huyết đan, nam hoàng cầm. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, củ. Thu hái củ quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa thu (tháng 8, 9)… Theo Đông y, cốt khí củ vị ngọt đắng, tính mát, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết thông kinh, giảm đau, giải độc, lợi tiểu.

Posted Image

Chữa phong thấp tê bại, đau nhức gân xương; ứ huyết do ngã, chấn thương, kinh nguyệt bế tắc gây đau đớn, sau khi đẻ huyết hôi bị tích lại gây bụng trướng, đái dắt, đái buốt, đái ra máu. Dùng ngoài trị mụn nhọt, lở ngứa, làm thuốc cầm máu. Liều dùng: 8 – 12g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, rượu.

Một số cách dùng cốt khí củ làm thuốc chữa phong thấp, đau nhức xương:

- Cốt khí củ 12g, đơn gối hạc 12g, cỏ xước 8g, hy thiêm 8g, uy linh tiên 6g, binh lang 6g. Các vị sao vàng hạ thổ. Sắc uống 2 lần trong ngày. Ngày 1 thang.

- Cốt khí củ 12g, dây đau xương 12g, rễ lá lốt 12g, rễ cỏ xước 12g, bồ bồ 8g, cam thảo nam 8g, mã đề 8g, quế chi 6g. Sắc uống ngày 1 thang; kết hợp xoa bóp bằng rượu ngâm quế chi, huyết giác.

Chữa thương tích, ứ máu, đau bụng: Cốt khí củ 20g, cây lá móng 16g. Sắc lấy 300ml nước, cô lại còn 150ml, thêm 20ml rượu, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa sưng vú: Cốt khí củ 12g, hạt muồng 12g, rễ lá lốt 10g, rễ bồ công anh 10g, bạch truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Theo – Sức khỏe đời sống

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách hay để trị cảm lạnh

Thời tiết thay đổi đột ngột, dầm mưa, ngấm nước mưa rất dễ khiến bạn bị cảm lạnh. Lúc này, nếu bạn cố gắng làm ấm tay chân sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng vì nhiệt sẽ đẩy máu lạnh về tim, phổi và não làm tiếp tục giảm thân nhiệt, có thể dẫn đến tử vong.

Cảm lạnh (nhiễm lạnh) là biến cố lạnh một phần hoặc toàn bộ cơ thể do tác động kéo dài của nhiệt độ dưới ngưỡng bình thường trong môi trường lạnh thời gian dài nên không tự điều chỉnh được thân nhiệt khiến nhiệt độ cơ thể bị giảm. Không chỉ người già thể trạng yếu dễ bị cảm lạnh, hay trẻ nhỏ đội mưa gió tới trường bị ướt, thân nhiệt giảm mà ngay cả người lớn nếu chống chọi, dọn dẹp, dầm mình trong bão lũ nhiều giờ cũng có thể mắc cảm lạnh.

Khi mắc chứng cảm lạnh thường có những biểu hiện như rùng mình, nói líu nhíu, thở chậm một cách bất thường, da lạnh tái, mất phối hợp vận động, mệt ngủ lịm, lãnh đạm…

Khi trong nhà có người bị cảm lạnh, người nhà cần theo dõi nhịp thở, nếu bị ngưng thở, cần thực hiện hô hấp nhân tạo ngay. Sau đó đưa bệnh nhân ra khỏi chỗ lạnh. Nếu không thể đưa vào nhà thì hãy bảo vệ bệnh nhân tránh gió, phủ kín đầu, cởi bỏ quần áo ướt (nếu có), đồng thời gọi xe cấp cứu ngay.

Không dùng nước nóng, miếng sinh nhiệt hoặc đèn tỏa nhiệt để làm ấm bệnh nhân. Thay vào đó, áp gạc ấm vào cổ, thành ngực, háng để cơ thể người bệnh được ấm trở lại. Tuyệt đối không cố gắng làm ấm tay chân bệnh nhân. Vì nhiệt sẽ đẩy máu lạnh về tim, phổi và não làm tiếp tục giảm thân nhiệt và có thể dẫn đến tử vong.

Những phương pháp “đuổi” cảm

Nên cho người bị cảm lạnh ăn cháo giải cảm. Cháo nấu nhuyễn, cho thêm lá tía tô, hành răm, gừng (nếu cần cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà càng tốt). Khi ăn, nên cúi đầu xuống để mũi hít hơi nóng và mùi tinh dầu của tía tô, hành, gừng. Ăn xong trùm chăn kín từ 10 – 15 phút cho cơ thể thoát mồ hôi là được. Cháo này còn chống xung huyết vùng mũi.

Nhiều bệnh nhân bị hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững; lúc này biện pháp nhanh và hiệu quả nhất là đánh gió, giải cảm. Có rất nhiều cách đánh gió, giải cảm. Tùy điều kiện cụ thể mà áp dụng.

Giải cảm với gừng tươi: Lấy một nhánh gừng tươi giã nhỏ với tóc rối, trộn cùng rượu bọc vào miếng vải thưa, đánh gió. Khi đánh gió nhớ đánh xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết ở mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, khoeo chân sẽ nhanh chóng được giải cảm. Mục đích của đánh gió là đưa khí nóng vào cơ thể ngay trên kinh thái dương bằng cách thấm qua da.

Bạn cần lưu ý: Nên chọn củ gừng to, rửa sạch, cho vào cối giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi thoa lên vùng cần đánh gió, lấy bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Sau đó, dùng khăn khô lau sạch bã gừng. Cách làm này giúp vùng cơ thể được chà xát sẽ nóng ấm lên, mang lại cảm giác dễ chịu.

Đuổi gió bằng đồng xu: Dùng 1 đồng xu tròn (hoặc 1 muỗng bằng kim loại cạnh tròn, không bén), 1 chai dầu (cù là, dầu nóng…). Bắt đầu bôi dầu và dùng tay chà xát dọc hai bên cột sống, cổ, vai. Dùng cạnh của đồng xu hoặc muỗng chà vào vùng đó theo chiều hướng lên hoặc xuống. Chà nhiều lần cho mặt da nóng lên hoặc đến khi cơ thể mất cảm giác ớn lạnh và đau nhức cổ gáy thì dừng.

Cần lưu ý là nhiều người tưởng phải chà xát thật mạnh cho tới khi vùng đánh gió bầm tím lên thì mới tốt là không đúng. Vì như thế vô tình đã gây nên xuất huyết dưới da do chà xát quá mạnh.

Xông lá: Nếu cảm lạnh nặng, có thể dùng nồi xông. Lá xông nấu từ các loại lá thơm chứa tinh dầu, có tác dụng tân ôn giải biểu, trừ phong thông khiếu, kháng sinh khử trùng… gồm: Lá chanh, lá sả, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá mít, lá nhãn, cây cứt lợn, lá gừng, lá nghệ, lá tre, hương nhu, ngải cứu. Các thứ lá trên rửa sạch cho vào nồi đổ vừa nước. Dùng lá chuối bịt miệng, đậy nắp nấu sôi. Bệnh nhân được bố trí trong phòng kín, tránh gió lùa. Bệnh nhân trùm kín chăn, ngồi xông từ 15-20 phút.

Khi xông, các loại dược liệu, các chất trong lá sẽ bốc thành hơi nước theo đường hô hấp vào đến tận phế nang. Trong quá trình này sẽ diễn ra sự trao đổi chất với cơ thể. Vì vậy, đường hô hấp sẽ được thông suốt, giảm đau, giảm tiết, hạ khí. Bệnh nhân sẽ bớt đau đầu, giảm chóng mặt và khó thở, da dẻ mềm mại và mát mẻ hơn. Các loại lá khi được nấu lên sẽ tạo thành chất kháng sinh, tinh dầu, có tác dụng chống viêm, thông phế khí, giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên, cũng chỉ nên xông từ 1-2 lần trong một trận cảm vì xông nhiều sẽ bị hao tân dịch, thoát dương, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Theo BS. Hoàng Xuân Đại

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phương pháp dùng vừng đen để chữa bệnh

Vthuốc Vừng đen là tên gọi ở miền Bắc, miền Nam gọi là , tên khoa học là Sesamum indicum; Đông y gọi là Chi ma, Hồ ma, Hồ ma nhân, du tử miêu, cự thắng tử, bắc chi ma. Nó có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy. Mặc dù phân tích hoá học không thấy khác biệt nhiều giữa thành phần cuả vừng trắng và vừng đen nhưng kinh nghiệm sử dụng chỉ dùng vừng đen với ý nghĩ màu đen đi vào thận nên vừng đen bổ thận.

Posted Image

Mè đen giúp đen tóc sáng da

Y học dân gian cho rằng nước sắc lá và rễ vừng đen bôi lên đầu làm tóc mọc tốt và đen hơn.

Hoa vừng đen vò nát đắp lên mắt làm dịu sưng đỏ.

Hạt vừng được dùng làm nhiều “Món ăn-bài thuốc”:

Vừng đen, vung den, hồ ma nhân, ho ma nhan – vị thuốcKiêng kỵ

Âm suy, cơ thể khô ráo.

Vừng đen, vung den, hồ ma nhân, ho ma nhan – vị thuốcĐơn thuốc kinh nghiệm

1- Đơn giản nhất là món Cháo mè đen ghi trong Thọ thân dưỡng lão tân thư. Cháo này thơm ngon, ngọt bùi. Nó là món ăn bổ dưỡng với dủ ba nhón thực phẩm chính là protein, lipid, glucid. Cháo này ghi trong sách Thọ thân dưỡng lão tân thư với lý do:

·Người gìa yếu răng, nuốt hay bị sặc, ăn cháo thật hợp lý.

·Vừng đen quân bình các chất bổ dưỡng

·Người gìa âm suy, tân dịch suy giảm.Vừng đen bổ âm, sinh tân dịch.

·Người gia thường bị táo bón, vừng làm phân trơn nhuận do bổ âm và có chất dầu, nghĩa là trị táo bón cả gốc lẫn ngọn. (xemgiải thích ở đoạn dưới)

2- Chè mè đen gồm mè đen, bột sắn dây, đường. Bài này bổ âm, giải nhiệt.

3- Tang ma hoàn gồm vừng đen và lá dâu. Giản tiện hơn là luộc lá dâu non rồi chấm với vừng. Đây là bài thuốc bổ âm an toàn và công hiệu. Món ăn này nhuận trường êm dịu, không gây đau thắt như các thuốc nhuận trường kích thích (lô hội = đảm nha, rễ Nhàu, Muồng…). Táo bón có nhiều nguyên nhân:

·Thực phẩm thiếu chất xơ

·Gan tiết ít mật

·Ruột lười hoạt động, ít hoạt động cơ bắp.

· Không có thói quen đi cầu hàng ngày

Thuốc nhuận trường kích thích làm ruột co bóp ; dùng dài hạn có thể bị lờn. Điều nên làm là thay đổi thực đơn và tăng cường rau quả, vận động nhiều hơn, bổ âm và tân dịch. Tang ma hoàng nhuận trường với cơ chế:

·Cả hai đều bổ âm, sinh tân dịch

·Chất dầu cuả vừng làm phân trơn nhuận.

·Dầu vừng làm tăng tiết mật.

·Lá dâu kích thích nhu động ruột, làm cho phân không đóng tảng.

·Bài này trị bệnh táo bón cả gốc lẫn ngọn.

Một số tài liệu ghi rằng bài này trị được cao huyết áp,nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, tay chân tê dại..đó là những chứng do âm hư và can thận hư.

- Cháo mè-khoai mỡ làm giảm cholesterol và ngưà xơ động mạch với cơ chế sau đây:

·Khoai mỡ khoá hoạt tính cuả cholesterol trong mật và thực phẩm để bài xuất theo phân.

·Mè đen kích thích gan tiết mật, giảm cholesterol-huyết.

·Bệnh tim mạch có nguồn gốc sâu xa là âm suy. Mè đen và khoai mỡ đều bổ âm.

Tăng tiết mật, ngưà sỏi mật.

* Dầu mè làm tăng tiết mật.

·Licithin cuả vừng bổ sung lecithin trong mật, tăng chất lượng mật.

·Chúng ta biết rằng một trong các nguyên nhân chính gây sỏi thận do cholesterol trong mật quá mức bão hoà nên kết tinh. Lecithin cuả vừng giúp nhũ hoá cholesterol nên không tạo sỏi. Dđồng thời vừng làm tăng tiết mật nên có khả năng đẩy sỏi nhỏ vào ruột.

4- Món ăn-bài thuốc lợi sữa. Mè đen rang cho vào canh mướp.Cả hai vị đều lợi sữa. Mè đen làm tăng khẩu vị món canh mướp.

5- Dầu mè trị viêm nướu răng. Thành phần không xà phòng hoá trong dầu mè có khả năng chống viêm nha chu.

6- Bổ xương và trị thoái hoá khớp.

- Vừng có liên quan gì đến xương đâu mà bảo bổ xương ?

- 100g vừng có 1257mg calci và 3,1mg mangan. Trên lý thuyết là vừng có nhiều calci hơn các thực phẩm thực vật khác. Tuy nhiên ít ai ăn 100g vừng cho nên bảo vừng bổ xương có quá đáng không ?

- Mè den bổ thận mà thận chủ cốt tuỷ cho nên bảo thận bổ xương cũng không sai.

- Có người cho rằng vừng chống thoái hoá khớp là điều cần xét lại.

- Khớp xương tiếp nối hai đầu xương. Khớp gồm một màng bao bọc quanh đầu xương, sụn mềm và chất nhầy. Thoái hoá khớp có thể do mô sụn bị mài mòn mà không tái tạo, cũng có thể do thiếu chất nhày. Thoái hoá khớp có những biểu hiện: đau tại khớp, sưng, hoạt động khó khăn, cứng khớp vào buổi sáng khi mới ngủ dậy. Thoái hoá khớp liên quan đếns ự lão hoá, do giảm tốc độ sinh chondrocyte và giảm chất nhầy.

- Thảo nào các cụ bảo nhau: hết nhớt, khô nhớt rồi !

- Vừng cải thiện sự thoái hoá khớp với cơ chế:

·Chống lão hoá.Mangan cuả vừng tham gia cấu trúc enzym super oxyd dismuthase (SOD), một enzym quan trọng trong quá trình oxyd hoá. Bên cạnh đó, selenium là co-enzym cuả glutathion peroxydase cũng phong toả gốc tự do, chống lão hoá.

·Mangan còn tham gia tái tạo khung sụn.

·Protein và lipid cuả vừng cung cấp nguyên liệu tổng hợp chondroitin cho dịch khớp.

·Vừng đen đi vào thận nên bổ ích xương tủy.

7- Ma tử nhân hoàn (Thương hàn luận) gồm:Hồ ma nhân, Hạnh nhân, Hậu phác, Đại hoàng, Chỉ thực, Thược dược. Bài này nhuận trường thông tiện. Trị táo bón kéo dài, táo bón do lão suy

Giải phương như sau:

·Hồ ma nhân: nhuận tràng, thông tiện.

·Hạnh nhân: giáng khí nhuận tràng.

·Thược dược dưỡng âm hoà can.

·Chỉ thực tán kết.

·Hậu phác tiêu thực

·Đại hoàng thông hạ. Bài này dùng ít Đại hoàng.

Vừng đen, vung den, hồ ma nhân, ho ma nhan – vị thuốc

Bào chế:

100mg Vừng đen sinh 560 calcori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 19g protein, 50g lipid, 18g glucid, 780ng photpho, 620mg kali, 1257mg calci, 347mg manhê, 1,1mg đồng, 11,5mg sắt, 3,1mg mangan, 5mg nicotinamid. Ngoài ra còn có lecithin, phytin, cholin.

Đông y dùng Vừng đen làm thuốc.

100g Vừng trắng sinh 587 calori, có thành phần như sau: 7,2g nước, 25g protein, 55g lipid 6,9g glucid, 702mg photpho, 423mg kali, 71mg calci, 220mg manhê, 1mg đồng, 4,3mg sắt, 2,2mg mangan, 6mg nicotinamid.

Dầu vừng làm từ vừng trắng ; nó có 40% acid béo nhiều nối đôi, 40% acid béo một nối đôi, 18% acid béo bão hoà. Tỷ lệ 4.4.1 đạt tiêu chuẩn vì yêu cầu lý thuyết là mỗi thứ 1/3, nhưng trong thức ăn hàng ngày thường có acid béo bão hoà ; dầu vừng ít acid béo bão hoà, phối hợp chung thành mỗi thứ 1/3. Như vậy ăn dầu vừng tốt hơn dầu dưà, dầu cọ. Dầu vừng để lâu không bị ôi– Trước khi chiên rán thức ăn cần để ráo nước vì những hạt nước làm cho dầu bắn tung toé dễ bị phỏng. Để tránh tai nạn, hãy cho vào hạt muối vào chảo dầu, đợi khi muối tan hãy cho thức ăn vào, dầu sẽ không bắn lên nữa. Đây là bí quyết cuả các bà nội trợ, chưa được lý giải thoả đáng.

Theo – Thầy thuốc của bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quả kim anh tử

Người Tày gọi là mác nam coi. Là loại cây nhỏ mọc thành bụi. Thân cành có gai, lá kép, mép khía răng nhọn, có lá kèm nhỏ. Hoa to, màu trắng, mọc riêng lẻ ở đầu cành. Quả giả (đế hoa), hình trứng, có gai và đài còn lại, khi chín màu vàng nâu. Hạt (quả thật) nhiều, dẹt. Mùa hoa quả: vào tháng 3 – 6; Quả vào tháng 7 – 9. Bộ phận được dùng làm thuốc là quả giả (đế hoa lõm biến thành) bổ dọc, hình bầu dục, dài 2 – 4 cm, rộng 0,3 – 1,2 cm. Mép cắt thường quăn gập lại.

Posted Image

Mặt ngoài hơi nhăn nheo, có vết của gai đã rụng. Đầu trên mang vết tích của lá đài, nhị và nhụy. Đầu dưới còn sót lại một đoạn cuống ngắn. Cây mọc hoang ở vùng núi thấp ở các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn… và thường được trồng làm hàng rào. Kim anh tử thường được thu hái vào tháng 10 – 11, khi quả chín tới biến thành màu đỏ, phơi khô, loại bỏ gai cứng.

Theo y học cổ truyền, kim anh tử có vị hơi ngọt, chát, tính bình; có công dụng chữa di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đái rắt, đái dầm, suy nhược thần kinh…

Bài 1:Chữa di mộng hoạt tinh, lưng gối mỏi đau: Quả kim anh 20g, củ sung 16g, cẩu tích 16g. Rửa sạch, cho tất cả vào nồi đổ 500ml nước đun nhỏ lửa còn 150ml. ngày một thang, chia 2 lần, mỗi liệu trình 5-10 ngày.

Bài 2: Chữa đái dầm ở trẻ nhỏ: Với thể chất yếu ớt, dễ mệt mỏi, đái dầm thường xuyên, nước tiểu trong, da nhợt, tay chân lạnh, lưng đau gối mỏi, trí lực kém, hay quên: Kim anh tử 20g, khiếm thực 50g, đường trắng vừa đủ. Kim anh tử sắc kỹ lấy chừng 100ml dịch chiết rồi cho khiếm thực vào nấu thành cháo, chế thêm đường, chia ăn 2 lần trong ngày. Mỗi liệu trình 10-15 ngày.

Bài 3: Chữa suy nhược thần kinh: Kim anh 500g, ba kích 250g, tua sen 50g. Hai vị kim anh và ba kích thái mỏng, sao vàng, tán nhỏ, cho vào một túi nhỏ cùng với tua sen. Tất cả cho vào nồi thêm 2000ml nước đun nhỏ lửa còn 1000ml. Lọc lấy nước cốt bỏ riêng. Sau đó thêm 1000ml nước đun nhỏ lửa còn 500ml. Lọc lấy nước, trộn đều 2 loại nước với nhau thêm đường đun nhỏ lửa còn 1000ml. Để nguội, thêm vài giọt tinh dầu cam cho thơm. Mỗi ngày chia 2 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.

Bài 4: Chữa tiểu són, tiểu rắt: Kim anh 10g, tang phiêu tiêu 10g, tua sen 10g, sơn dược 12g. Tất cả phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Dùng liền 10 ngày.

Theo – SKDS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công dụng của trà xanh

Trà xanh có rất nhiều hoạt tính dược học tác dụng chống các bệnh như: ung thư, các bệnh về tim mạch và bệnh tiểu đường.Tập quán uống trà xanh bắt nguồn từ Trung Quốc vào khoảng 800 năm sau Công nguyên. Trà xanh lưu truyền vào nước ta không rõ từ năm nào nhưng được coi là một thứ nước uống dân dã, phổ biến trong nhân dân.

Posted Image

Thành phần catechin có trong trà xanh có tác dụng giảm nguy cơ gây ung thư, giảm kích thước khối u, tác dụng chống phóng xạ, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, diệt khuẩn, diệt virut cúm, chống hôi miệng.

Chất cafein có tác dụng chống buồn ngủ, giảm mệt mỏi và lợi tiểu. Vitamin C làm tăng sức đề kháng, chống cúm. Vitamin nhóm B trợ giúp cho quá trình trao đổi cacbon hydrat. Flavonoid có tác dụng giảm huyết áp, tăng độ bền vững thành mạch. Polysaccarides làm giảm đường máu, flouride chống sâu răng, vitamin E tác dụng chống ôxy hóa và hạn chế lão hóa. Chất theamin tạo cho trà xanh có hương vị đặc biệt.

Một nghiên cứu gần đây cho biết khả năng chống virut của catechin có trong trà xanh có hiệu quả đối với bệnh AIDS.

Tuy nhiên, cần lưu ý khi sử dụng trà xanh: không nên uống lúc đói vì chất tanin dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Nước trà xanh dễ thiu cho nên khi rửa trà phải thật sạch, chần nước thật sôi và không nên uống nước trà đã để qua đêm. Với những người thần kinh nhạy cảm, khó ngủ thì không nên uống trà vào buổi tối, vì chất cafein trong trà xanh sẽ gây kích thích làm mất ngủ.

Theo ThS. Thùy Hương – Báo Sức khoẻ & Đời sống

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trị giời leo bằng đông y

Triệu chứng của bệnh giời leo:

Bỗng dưng thấy trở mình ớn lạnh, ấm đầu, đau mỏi thân thể, rồi xuất hiện một mảng da bị sưng, Sung huyết, nóng đỏ, đau, trên đó nhiều nốt đậu mới nhú lên, có cái bóng nước trong, đục. Bệnh có thể gặp bất cứ lứa tuổi nào, ngoài 50 - 90 tuổi phần nhiều bệnh nặng hơn, có mụn vỡ nước khoét sâu xuống da thịt bằng đồng xu gây đau nhức...

Lúc đầu mảng dời leo chỉ bằng 1 - 2 đồng xu mọc kề nhau rồi lan nhanh ra mọi hướng thành một mảng lớn, nốt dời leo mọc thưa thớt rồi dày đặc kín mặt da. Nếu dời leo mọc ra ở ngực hay bụng, nó sẽ lan nhanh qua ngực, bụng tới kinh nhâm rồi dừng ở đó, hướng kia lan nhanh ra hố nách, lưng - bả vai rồi dừng ở kinh đốc (cột sống); tạo thành một mảng bệnh lý tổn thương da rộng lớn, kéo dài từ giữa ngực qua hông tới cột sống (dân gian gọi là dời giắt khăn).

Posted Image

Đau, buốt, nóng, rát, châm chít như bỏng lửa là đặc trưng của bệnh dời leo, đau kéo dài từ 15 - 20 ngày rồi bớt, mảng dời leo dịu dần rồi bay hết chỉ còn lại sẹo trên da màu hồng, trắng hay vệt thâm. Nếu ở trên mặt thì mặt bị rỗ một bên nhưng 3 tháng sau mặt hết rỗ rồi lành lặn bình thường. Cơn đau tuy bớt nhưng không khỏi hẳn mà có thể kéo dài tới 6 tháng hoặc cả năm làm cho người bệnh tiều tụy, ăn ngủ không yên (nhất là người già…).

Mảng dời leo có thể phát ra ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, nhưng nhiều nhất vẫn là cùng ngực, vai, lưng, cổ, mặt, hố mắt, bụng… Dời leo hố mắt, trán, mặt, xuống tới cằm thì đau nhiều, khó trị hơn, làm rỗ mặt. Dời leo mọc nhiều về bên trái cơ thể.

“Cơ hội” gây bệnh

Bệnh dời leo thuộc loại phục tà thấp nhiệt uất kết kinh mạch gây ra. Chính khí suy tà, khí thực. Thấp nhiệt làm sung huyết mảng đỏ, có mụn nước, có thể hóa mủ gây nhiễm độc cơ thể; uất kết làm tuần hoàn khí huyết kinh mạch ở đó bị trở ngại bế tắc gây ra đau nhức. Chính khí suy yếu làm suy giảm miễn dịch cơ thể như: người nghiện ma túy thì tổn thương dời leo rất nặng, diện tích tổn thương rất rộng và sâu. Người nghiện thuốc lá, đái tháo đường, nghiện rượu - bia, thất tình, stress, lao động vất vả, ăn uống thiếu thốn, vệ sinh thân thể kém, mặc quần áo cũ nát và dơ, hôi, chỗ ở ẩm thấp, nước đọng… là cơ hội tốt cho phục tà ẩn nấp ở mô nguyên bùng phát thành tặc tà tấn công hệ thống miễn dịch của cơ thể mà gây nên bệnh dời leo, hay còn gọi là bệnh Zona thần kinh.

Bài thuốc điều trị bệnh dời leo

Tên phương thuốc: Kinh phòng ngân kiều tam hoàng giải độc thang:

Kinh giới 12g, phòng phong 12g, kim ngân hoa 20g, liên kiều 16g, độc hoạt 8g, khương hoạt 8g, tiền hồ 8g, sài hồ 10g, chỉ xác 8g, cát cánh 8g, bạch linh 16g, cam thảo 8g, xuyên khung 8g, bạch chỉ 8g, bạc hà 6g, hoàng bá 12g, hoàng cầm 12g, hoàng liên 8g, đảng sâm 16g, gừng tươi 3 lát, đại táo 3 quả.

Bài thuốc gồm 21 vị, tên thuốc và liều lượng rõ ràng. Ngày nay hầu hết tiệm thuốc Đông y đều có đầy đủ.

21 vị thuốc hợp thành 1 thang thuốc sắc.

Công dụng bài thuốc

Chống độc giải độc kịp thời và hữu hiệu nhất: tặc tà đang gây bệnh ZONA cấp tính và phục tà còn ẩn náu ở mô nguyên đều bị bài thuốc hóa giải và bài tiết ra khỏi cơ thể trong vòng 24 - 36 giờ. Sau khi uống 1 bát thuốc thứ nhất độ 20 phút, bệnh nhân đi tiểu có mùi thơm tinh dầu dược thảo là thuốc đã tuần hoàn khắp cơ thể và bắt đầu lôi cuốn tặc tà trong máu bài tiết ra khỏi cơ thể bằng đường tiết niệu. Mặt khác, sau khi uống thuốc bệnh nhân đại tiện thông khoan rất nhiều phân khắm thối là nhiệt độc ở đường tiêu hóa và gan cũng bị thuốc lôi cuốn tống khứ ra khỏi cơ thể. Đại tiện, tiểu tiện đều thông suốt giúp giải độc nhanh chóng, hiệu quả, làm bệnh nhân thấy khỏe nhiều sau đó.

Chống viêm giảm đau, xẹp mụn tức thời: ngay sau khi uống 1 - 2 thang thuốc đầu tiên, hiện tượng lan tỏa sung huyết ngưng hẳn, các mụn và mụn nước ngưng phát triển và lụi dần hẳn, để lại vảy màu vàng hoặc đen rồi biến mất. Bệnh nhân bớt hẳn đau nhức.

Phục hồi chính khí (tăng cường hệ chống miễn dịch) và dứt gốc bệnh: không có bệnh nhân nào tái phát. Không để lại biến chứng và di chứng đau kéo dài ngày tháng… Không có tác dụng phụ do thuốc gây ra, không những thế, thuốc còn có tác dụng dinh dưỡng phục hồi chính khí, nhất là hệ thống huyết cầu tố của cơ thể được tăng cường.

Cách sắc thuốc truyền thống:

Sắc thuốc truyền thống phổ thông xưa nay:

Nước nhất: cho 5 chén nước sạch ngập dược liệu vào ấm, sắc còn một chén, uống ngay cho kịp chữa bệnh…

Nước nhì: cho 4 hoặc 5 chén nước sạch ngập dược liệu vào ấm, sắc còn 8 phần, uống tiếp (khoảng cách 4 giờ).

Lưu ý: nếu là em bé, người già thì chia làm nhiều lần uống trong ngày.

Nước ba: cho 3 chén nước sạch ngập dược liệu vào ấm, sắc còn nửa chén thuốc, nửa chén thuốc này không uống mà dùng để xức, thoa lên vết dời leo, thoa từ ngoài vào trong mảng dời leo làm phủ chất thuốc lên toàn bộ mảng dời leo, 20 phút sau mặt da ráo thuốc lại thoa tiếp lần nữa. Thoa 3 lần trong ngày, ngày nào cũng thoa tới khi khỏi bệnh.

Nếu có tinh dầu mù u thì xức cũng tốt, xức 2 lần ngày, xức cho tới khi lành bệnh.

Tổng thời gian điều trị bằng cách trên là 6 ngày liên tục.

BS.CKII. ĐỖ HỮU ĐỊNH

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lá đinh lăng giúp chống bệnh co giật ở trẻ con

Cây đinh lăng vừa dùng làm cảnh, vừa là thứ rau ăn kèm với một số món ăn như: nem cuốn, gỏi, thịt chó… Ngoài ra, cây còn được dùng để làm thuốc. Rễ đinh lăng được thu hái ở những cây đã có từ 4 – 5 tuổi trở lên. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với gốc thân, rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ. Thái nhỏ, phơi khô chỗ râm mát, thoáng gió để giữ mùi thơm.

Posted Image

Lá đinh lăng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Thân cành đinh lăng sắc uống chữa được bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp, dùng phối hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo dây.

Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.

Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu một số phương thuốc trị liệu các bệnh chứng trong đó có đinh lăng.

Đinh lăng bổ ngũ tạng:

* Chữa vết thương: Lá đinh lăng giã nát đắp nơi bị thương.

* Phòng co giật ở trẻ: Lấy lá đinh lăng non, lá già cùng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm.

* Bồi bổ và khai vị (nhờ công hiệu của rễ đinh lăng tăng cường sinh lực, sức dẻo dai và khả năng chịu đựng của cơ thể): Chọn dùng một trong các cách như: Lấy rễ đinh lăng khô thái lát 150g, không sao tẩm, tán bột, ngâm trong 1.000ml rượu gạo 35 – 40 độ, trong 7 – 10 ngày liền (hằng ngày lắc đều 1 lần) ngày uống 2 lần vào trước bữa ăn 30 phút, mỗi lần uống 5 – 10ml.

* Chữa đau lưng mỏi gối (chữa cả tê thấp): Dùng thân cành đinh lăng 20 – 30g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể phối hợp cả rễ cây xấu hổ, cúc tần và cam thảo dây.

* Thông tia sữa tắc: Rễ đinh lăng 30 – 40g, sắc với 500ml nước còn 250ml chia 2 – 3 lần uống nóng trong ngày, uống liền 2 – 3 ngày.

Theo Bee

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dược thảo phòng chóng bệnh tiểu đường hay

Để phòng chống bệnh tiểu đường, ngoài việc sử dụng các thuốc y học hiện đại, việc dùng các bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng hạ đường huyết rất tốt, trong đó có phương thức trị liệu bằng hoa kim ngân.

Posted Image

Cao ngân hoa:Kim ngân hoa 500g, cúc hoa 500g, sơn tra 500g, mật ong 300g. Sơn tra rửa sạch, thái phiến; Kim ngân hoa và cúc hoa rửa sạch. Tất cả đem sắc kỹ lấy nước bỏ bã rồi cho mật ong vào cô chung bằng lửa nhỏ cho tới khi thành dạng cao đặc, mật ong chuyển màu vàng đậm là được, để nguội rồi đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 30g.

Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, sinh tân nhuận táo, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường có biến chứng viêm nhiễm như ung thũng, mụn nhọt, viêm loét sưng nóng đỏ đau, viêm tắc động mạch đầu chi, môi khô miệng khát, tâm phiến bất an…

Gia vị ngân hoa thang: Kim ngân hoa 120g, sơn tra 120g, đường phèn 120g, sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia uống vài lần trong ngày.Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, nhuận phế sinh tân, hoạt huyết hoá ứ, dùng thích hợp cho những người bị tiểu đường có biểu hiện bằng triệu chứng khát nhiều uống nhiều, môi khô họng táo, tiểu tiện nhiều lần, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch nhanh…

Theo – Bee.net.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Món ăn để chữa viêm mũi dị ứng

Posted ImageViêm mũi dị ứng có thể chữa trị bằng thuốc, cũng có thể chữa bằng nhiều món ăn (những món ăn này có tác dụng khu phong, trừ hàn làm thông lỗ mũi có tác dụng chống viêm mũi dị ứng).

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng có thể do phấn hoa, bụi nhà; các tác nhân sinh hóa, hoặc thay đổi thời tiết nóng lạnh thất thường, bị lạnh đầu, lạnh chân, nơi ở ẩm thấp hoặc do strees, rối loạn nội tiết… Theo y học cổ truyền, viêm mũi dị ứng là do phế khívệ khí hư mà gây ra.

Dùng thịt bò 100g, tỏi tươi 60g, rau thơm 15g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Thịt bò rửa sạch, thái miếng, tỏi bóc vỏ, đập giập, rau thơm cắt nhỏ. Gạo tẻ vo sạch, đem ninh thành cháo, khi gạo chín cho thịt bò và tỏi vào đun sôi thêm một lát nữa, rồi cho rau thơm và gia vị vào, ăn nóng trong ngày. Món này có tác dụng khu phong, trừ hàn, làm giảm xuất tiết và thông mũi. Dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuốc thể hàn thấp (chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, thường xuất hiện hoặc tăng lên khi gặp lạnh).

Dùng 15g tây dương sâm, ếch 2 con (chừng 150g), bách bộ 30g, ma hoàng 3g. Tây dương sâm thái phiến, ếch làm sạch, bỏ nội tạng, bách bộ và ma hoàng rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, hầm kỹ (chừng 2 giờ) rồi nêm nếm gia vị vừa dùng, chia ăn vài lần trong ngày. Món này có tác dụng dưỡng phế âm, thông mũi, dùng cho người bị viêm mũi dị ứng thuộc thể âm hư (mũi khô, ngạt, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô, họng khát, người gầy, hay có cảm giác sốt nóng về chiều…).

Dùng một con chim bồ câu (chừng 90g), hoàng kỳ 60g, tân di 9g, bạch truật 9g, đại táo 12g, gừng tươi và gia vị vừa đủ. Chim bồ câu làm sạch, bỏ ruột, cắt miếng. Tân di gói trong túi vải, đại táo bỏ hạt, các vị còn lại rửa sạch, thái phiến. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 60 phút rồi nêm nếm gia vị, ăn nóng trong ngày. Trong món ăn này, hoàng kỳ vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ trung, ích khí, tăng cường thể chất, giúp nâng cao năng lực miễn dịch của tế bào; tân di, gừng tươi phối hợp với hoàng kỳ có tác dụng chống dị ứng khá tốt. Bạch truật, đại táo và thịt chim bồ câu có công dụng bổ tỳ, ích khí, nâng cao thể chất. Dùng món này có tác dụng bổ khí, làm thông thoáng lỗ mũi, dùng nó cho người bị viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược khiến cho phong tà dễ xâm nhập (tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi).

Nguồn: thegioisuckhoe.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thuốc từ cây táo chua

Cây táo ta, hay còn gọi là táo chua (Ziziphus mauritiana Lamk.) được trồng ở hầu hết các vùng miền trong cả nước. Từ lâu, táo ta đã trở thành một cây đem lại lợi ích kinh tế, vừa là cây ăn quả ngon, vừa làm thuốc. Nhiều bộ phận của cây có tác dụng phòng trị bệnh tốt.

Táo nhân là nhân hạt quả táo. Sau khi ăn quả táo, cần thu lượm các hạt táo, phơi khô, xay hoặc đập, lấy nhân làm thuốc còn gọi là toan táo nhân. Do toan táo nhân có độc tính nên đều dùng dưới dạng sao chế thành hắc táo nhân. Posted Image

Cây táo chua Theo YHCT, táo nhân có vị ngọt, tính bình; quy kinh tâm, can, tỳ, đởm. Táo nhân có tác dụng tĩnh tâm, an thần, bổ can, liễm hãn, sinh tân. Dùng trị tâm thần bất an, tim hồi hộp, đánh trống ngực, chóng mặt, thần kinh suy nhược, mất ngủ, nhiều mồ hôi, tân dịch thương tổn, miệng khô khát. Dùng hắc táo nhân trị một số bệnh: Trị mất ngủ, khó ngủ và sau khi ốm dậy: dùng 5 - 9g hắc táo nhân sắc riêng, hoặc phối hợp với lạc tiên, bình vôi, mỗi vị 12g, liên tâm 5g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần uống trước bữa ăn, uống liền 2 - 3 tuần lễ. Trị ra nhiều mồ hôi trộm: hắc táo nhân, nhân sâm, phục linh đồng lượng, nghiền bột mịn, mỗi lần uống 6 - 8g với nước cháo, ngày một lần. Uống liền 3 - 4 tuần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm. Trị tim hồi hộp, bồn chồn, hoảng hốt, ngủ hay mê sảng: hắc táo nhân 6g, long nhãn, mạch môn, liên nhục, thảo quyết minh (sao đen), sinh địa, mỗi thứ 12g. Sắc uống, ngày một thang chia 3 lần, sau bữa ăn 1,5 - 2 giờ. Uống liền 2 - 3 tuần. Lưu ý: Liều dùng chung của hắc táo nhân 9 - 15g/ ngày, dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Những người sốt cao, cảm nặng không nên dùng. Trên lâm sàng, hắc táo nhân có tác dụng chính như an thần, trấn tĩnh tốt, dùng cho những người mất ngủ, tinh thần hoảng loạn... Tuy nhiên, không nên sử dụng toan táo nhân một cách tùy tiện, với liều cao tới 10g, hoặc 25g toan táo nhân mà không qua sao chế. Nếu không sao chế thành hắc táo nhân, toan táo nhân vẫn có thể sử dụng để làm thuốc an thần, gây ngủ, nhưng chỉ hạn chế với liều 0,8 - 1,2g, hoặc 1,8g/ngày (tức khoảng 15 - 20 hạt cho người lớn). Do đó, khi dùng vị thuốc cổ truyền, không riêng gì toan táo nhân, dưới dạng dược thiện hay dạng thuốc uống, luôn phải nghĩ tới an toàn và hiệu quả cho người sử dụng. Tốt nhất phải tôn trọng cách chế biến cổ truyền cho từng vị thuốc. Lá táo: chứa tanin, rutin, ancaloid berberin..., có tác dụng hạ huyết áp nhẹ, sát khuẩn, trừ mủ... Dùng trị ho, hen, khó thở lâu ngày: chọn lá táo bánh tẻ 200 - 300g, rửa sạch, để ráo nước, sao vàng, sắc đặc, uống ngày 1 thang, chia 2 lần trước bữa ăn 1,5 giờ. Uống liền 2 - 3 tuần. Có thể phối hợp với lá dâu, lá chanh đồng lượng, tán bột cùng với mật ong làm hoàn, trị ho, ho gà, hen suyễn. Ngoài ra, lá táo còn dùng ngoài trị mụn nhọt, dưới dạng cao mềm. Vỏ thân cây táo: chứa mauritin A, B, frangufolin..., dùng trị đau nhức răng. Lấy vỏ thân, cạo bỏ lớp bần bên ngoài, thái nhỏ, sắc, ngậm khi đau răng, lợi. Rễ táo thái mỏng, phơi khô, ngâm rượu 3 - 4 tuần. Lấy rượu này chấm vào nơi răng bị đau, nhức. Quả táo: chứa nhiều vitamin, acid amin, anthranoid, các chất đường, protein, chất béo... Quả táo ăn bổ, ngon và mát. Ăn táo tươi, bổ sung nguồn vitamin A, C... cho cơ thể, đồng thời giúp cho việc tiêu hóa được thuận lợi, nhất là đối với những người hay bị táo bón. Theo SKĐS

Share this post


Link to post
Share on other sites

Uống chè xanh có thể chữa bệnh gì?

Nói đến chè xanh, chúng ta đều vô cùng quen thuộc, nhưng để hiểu hết về tác dụng phòng và chữa bệnh của nó thì không phải ai cũng biết hết, vì thế trong bài viết này chúng tôi xin cung cấp những thông tin cần thiết về tác dụng chữa bệnh của lá chè xanh để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Posted Image

- Cảm mạo: Dùng 3g lá chè, 1g muối ăn, hãm nước sôi uống 4-6 lần trong một ngày, hợp với những người bị cảm sốt, ho có đờm vàng, đau họng.

Nếu cảm sợ lạnh, ho có đờm trắng thì dùng 3g lá chè, 3 miếng gừng đem hãm với nước sôi uống.

- Phong nhiệt, đau đầu: Đau đầu, thậm chí đau như búa bổ, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát, nước tiểu vàng, dùng 6g lá chè, 10g hoa cúc, hãm với nước sôi, ngày uống 2-3 lần.

- Trúng nắng (cảm nắng): 6g lá chè, 6g đạm trúc diệp, hãm với nước sôi, một lúc sau uống nóng, mỗi ngày 2-3 lần, dùng cho người bị chứng bệnh thử nhiệt tân phiền, miệng khát thích uống nước, đi tiểu ít, nước tiểu vàng.

- Đi tả dài ngày: Đi tả lâu chưa khỏi, dùng 6g lá chè, 2 quả ô mai, 15g đường đỏ, hãm với nước sôi đậy kín nắp sau 15 phút thì uống, mỗi ngày 2-3 lần, liên tục trong 3 ngày.

- Ăn không tiêu: Lấy 10g lá chè, 10g bột sơn trà đã sao, 10g đường đỏ, đổ nước sôi vào hãm, 10 phút sau uống, có thể hỗ trợ trị bệnh ăn không tiêu, đầy, đau bụng, ợ chua, ăn kém.

- Hen suyễn: Những người bị hen suyễn lâu ngày chữa không khỏi, có thể dùng 3g mộc nhĩ trắng, 10g hạnh đào, 30g đường phèn, đổ nước vào đun cho đến khi mộc nhĩ chín nhừ, đổ vào nước chè đã hãm (30g lá chè), ngày uống một lần, uống liên tục 7-10 ngày.

- Bệnh lao hạch: Lấy 3-5g lá chè xanh, hãm uống một lần, ngày hai lần, uống kiên trì thường xuyên sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

- Bệnh viêm gan vàng da, vàng mắt cấp tính: Lấy một nắm chè, hãm với nước sôi uống ngày nhiều lần, chè có tác dụng lợi tiểu, trừ thấp làm cho bệnh vàng da vàng mắt lui dần.

- Bệnh cholesterol trong máu cao: Lấy một nắm chè hãm với nước sôi uống, ngày uống 2-3 lần.

- Bệnh béo phì: 3g lá chè, 10g quyết minh tử hãm uống hoặc đun lên uống.

- Viêm đường tiết niệu: Lá chè có tác dụng lợi tiểu, kiềm chế vi khuẩn, đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, do đó uống nước chè vừa phải có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm nhiễm hệ tiết niệu. Có thể dùng kết hợp với kim tiền thảo có tác dụng lợi thủy thông niệu, mỗi lần 6g, hãm với nước sôi uống, có hiệu quả cao.

- Phụ nữ đau bụng kinh: 3g lá chè, 2 miếng gừng, 10g đường đỏ, hãm với nước sôi 5 phút, uống sau bữa ăn.

- Đau bụng, đau răng: 3g lá chè hãm với nước sôi 5 phút sau rót lấy nước rồi đổ vào 3g giấm đã làm lâu, đảo đều rồi uống, ngày 3 lần.

Lá chè xanh chữa bệnh ngoài da

- Bị bỏng: Lấy nước chè nguội ngâm vết bỏng hoặc dùng vải mỏng nhúng vào nước chè nguội rồi đắp vào chỗ bỏng hoặc vẩy nước chè đặc nguội vào chỗ bỏng, sẽ giảm đau đớn, phòng ngừa bị phồng da, giúp vết bỏng mau lên da non.

- Bị ong đốt: Lấy một ít bã chè đã hãm một lần, xát vào chỗ bị ong đốt, hoặc lấy lá chè giã nát đắp vào chỗ đau.

- Bệnh đậu mùa, thủy đậu, mẩn ngứa, mụn nhọt: Đem lá chè nghiền thành bột, hòa với nước chè đặc đắp vào chỗ đau hoặc thường xuyên dùng nước chè đặc để tắm, rửa chỗ đau.

- Viêm da do lội ruộng (nước ăn chân): 400g lá chè già, 60g phèn chua, đổ vào nước đun thành nước đặc, để nguội bôi vào chỗ đau.

- Da bị nẻ: Trước khi đi ngủ lấy một dúm chè nhỏ nhai nát, nhuyễn thì đắp vào chỗ nẻ, rồi lấy băng buộc vào, sáng hôm sau thì bỏ ra.

- Da bị lở loét: Dùng chè vụn đun lấy nước rửa lúc nước chè còn ấm, hoặc dùng lá chè vụn đắp vào chỗ đau.

- Da bị cháy nắng: Dùng nước chè lạnh rửa lên chỗ da bị cháy nắng. Nếu da bị cháy nắng nhiều có thể cho nước chè đặc vào nước tắm. Ngâm chỗ da bị cháy nắng vào nước đó, mấy phút sau thì lau khô rồi bôi giấm vào sẽ thấy hiệu quả.

- Tóc thưa: thường xuyên dùng bàn chải chấm vào nước chè để qua đêm rồi chải lên lông mày hoặc chỗ tóc thưa.

- Viêm kết mạc cấp tính: Dùng 5-10g lá chè, sau khi đun sôi thì xông hơi vào mắt bị viêm, ngày 2-3 lần.

- Đau răng, nhiệt miệng: Thường xuyên dùng nước chè súc miệng, triệt để lợi dụng tác dụng diệt khuẩn tiêu viêm, sinh cơ của lá chè để trị bệnh đau răng và nhiệt miệng.

- Lỗ đeo khuyên tai bị viêm (còn gọi nên tổ kén): Bỏ khuyên tai ra, dùng cồn hoặc nước muối nhạt rửa sạch, lấy cuộng lá chè to vừa lỗ khuyên tai xuyên thay khuyên tai, chứng viêm ngứa hôm sau sẽ khỏi.

Lá Chè tươi có tác dụng như thế nào trong việc vệ sinh phụ khoa?

Theo kinh nghiệm dân gian nhiều chị em dùng lá chè xanh nấu lấy nước dùng làm nước vệ sinh hàng ngày, nhưng cần lưu ý, hiện nay chè xanh cũng hay bị phun thuốc bảo vệ thực vật, khi dùng phải rửa thật sạch nếu không có thể sẽ nhiễm thêm bệnh khác.

Việc dùng các sản phẩm vệ sinh vùng kín, trong đó có dung dịch vệ sinh phụ nữ ngày càng trở nên phổ biến vì dung dịch này có tác dụng làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công dẫn tới các bệnh viêm nhiễm vùng kín.

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc vệ sinh phụ nữ (TVSPN) với một số thành phần có tác dụng diệt khuẩn, chống ngứa, thay đổi môi trường âm đạo (do pH), chất tạo mùi thơm… như: Cytéal, Lactacyd FH, Betadin, Carefree, Saforelle, Dạ hương, Gyterbac, dung dịch Natri bicacbonat, dung dịch muối sinh lý… nhưng không phải thuốc rửa nào cũng dùng được cho tất cả các bệnh.

Vệ sinh hàng ngày: Nên dùng những dung dịch vệ sinh có thành phần thảo dược như Dạ hương, Carefree trà xanh… tạo độ ẩm tự nhiên cho âm đạo.

Khi bị nấm ngứa: Không nên dùng TVSPN có độ pH dưới 4,5. Nếu bạn đang dùng dung dịch Lactacyd có độ pH 3,5 hàng ngày thì nên dừng lại. Như đã nói ở phần trên, nếu độ pH của TVSPN thấp hơn độ pH của âm đạo sẽ là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển (hiện trên thị trường sắp có Lactacyd có độ pH phù hợp với độ pH tự nhiên của âm đạo có thể dùng hàng ngày). Trong trường hợp này bạn có thể dùng dung dịch Carefree hoặc loại dung dịch có tính pH kiềm hoá môi trường âm đạo như Phytogyno, Bicarso, dung dịch Natri bicacbonat, Saforelle, Betadin, Cyteal có thành phần chống ngứa.

Viêm nhiễm do Trichomonas: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại có tính pH axit hoặc có Metronidazole như Lactacyd FH, Metrogyl.P, Gynoformine…

Sau khi sinh nở: Để nhanh lành vết thương sau khi sinh có thể dùng Betadine hoặc dung dịch Cyteal, Dạ hương, có tính sát khuẩn, khử mùi, có thành phần thảo dược lành tính.

Viêm loét: Ngoài việc dùng thuốc có thể kết hợp sử dụng Betadin để nhanh lành vết thương.

Kỳ kinh nguyệt: Thời gian này, cổ tử cung hé mở nên dễ viêm nhiễm đường sinh dục, bạn nên dùng TVSPN để rửa hàng ngày như Lactacyd FH, Dạ hương… Những dung dịch này sẽ khử mùi khó chịu, tạo cảm giác khô ráo.

Trước và sau khi quan hệ: Có thể dùng bất cứ loại TVSPN nào để rửa. Dùng TVSPN để rửa ngoài không được thụt vì thuốc sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng nếu bạn muốn có em bé. Nên vệ sinh cho cả hai vợ chồng.

Theo - Thiocbietduoc.com.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bí kíp chữa ho bằng nghệ tươi

Posted Image

Dưới đây là một số công thức chữa bệnh giúp bạn và người thân có thể áp dụng chữa trị trong cuộc sống hàng ngày nhé!

Để chữa ho, bạn có thể dùng nghệ tươi để điều trị. Lấy củ nghệ tươi gọt vỏ, cắt nhiều lát mỏng. Chanh tươi gọt vỏ, cắt lát mỏng, lượng bằng với nghệ (chừng 6 -7 lát). Củ gừng tươi cũng rửa sạch, cắt lát mỏng nhưng lượng bằng một nửa nghệ.

Ba nguyên liệu ấy cho vào tô hay chén cùng một ít nước chín, và hai muỗng mật ong (hoặc hai muỗng đường phèn) rồi đem chưng cách thủy, dùng nước chưng này để chữa ho rất hay. Nếu dùng luôn cả xác thì càng tốt

“Đặc sản” vùng quê

Khoai lang là loại rau dễ trồng, có ở khắp các vùng quê. Loại rau này tuy dân dã nhưng ăn rất ngon và bùi. Với nhiều lợi ích: mát, bổ, tính bình, vị ngọt, không độc, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc nên nhiều người gọi rau khoai lang là “sâm nam”.

Rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng rất hay. Người bệnh tiểu đường thường xuyên dùng món rau lang luộc cũng tốt vì chúng cũng có đặc tính giảm đường huyết.

Cần tây rất tốt cho sức khỏe

Đông y cho rằng: Cần tây tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trị đàm nhiều đầy ngực, lao hạch,… có thể phòng và chống được nhiều loại bệnh. Trong cần tây chứa nhiều axit amin tự do, tinh dầu, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não.

Loại rau này cũng chứa nhiều vi lượng muối vô cơ, cung cấp khoáng chất sắt, kẽm… do vậy mà thích hợp dùng cho bệnh nhân tai biến mạch máu não.

Theo Thời trang trẻ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Món ăn dành cho người huyết áp cao

Tăng huyết áp (THA) là bệnh gặp khá phổ biến, thầm lặng, rất nguy hiểm, nó gây ra suy tim, bệnh mạch vành, đột quỵ, tai biến mạch máu não, ảnh hưởng thận…

Ngày nay người ta quy ước khi huyết áp ³ 140/90 mmHg được xem là THA. Tuy nhiên để chẩn đoán có THA hay không trước hết người đo huyết áp phải biết cách đo, và phải đo trong một thời gian nhất định, liên tục mà huyết áp vẫn ở mức đó, hoặc tăng hơn thì mới chẩn đoán THA. Khi đã có chẩn đoán chắc chắn THA thì việc điều trị là điều rất cần, nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ, không tự mua thuốc uống.

Ngoài việc dùng thuốc, việc ăn uống còn giúp giữ cho huyết áp ổn định, nên người THA cần quan tâm đến chế độ ăn uống. Nếu chế độ ăn nhiều muối, dù dùng thuốc chống THA thì cũng khó mà giữ được huyết áp ổn định. Vì vậy nên dùng ít muối (không quá 6 g/ngày); hạn chế dùng các loại nước chấm ở bàn ăn, các loại gia vị, các loại thức ăn chế biến sẵn (như lạp xưởng, xúc xích, thịt hun khói, thức ăn nhanh, dưa muối, cà muối…); nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, cần dùng hạn chế các loại thịt đỏ (như thịt bò, thịt chó, thịt ngan, thịt dê, da gà, vịt); hạn chế dùng mỡ động vật, lòng đỏ trứng.

Nên dùng nhiều rau, quả, khoai củ trong các bữa ăn hằng ngày. Vì, trong rau quả, ngoài các loại sinh tố cần thiết cho cơ thể thì còn có nhiều chất xơ tạo điều kiện cho tiêu hóa tốt hơn, đồng thời chất xơ còn có tác dụng làm kết dính chất cặn bã và chất độc sẽ được loại ra khỏi cơ thể theo phân. Nếu có điều kiện có thể ăn các loại ngũ cốc thô như gạo lứt, đậu. Dùng quả mướp đắng (khổ qua), củ tỏi ta trong các bữa ăn chính người ta thấy cũng rất có lợi cho những người bị THA.

Sau các bữa ăn nên ăn tráng miệng các loại quả như cam, táo, nho… Nên sử dụng các loại nước uống có nhiều sinh tố, có tác dụng lợi tiểu, an thần như: nước luộc rau, nước rau má, nước luộc bắp ngô, nước cà rốt ép…

Tăng huyết áp (THA) là bệnh gặp khá phổ biến, thầm lặng, rất nguy hiểm, nó gây ra suy tim, bệnh mạch vành, đột quỵ, tai biến mạch máu não, ảnh hưởng thận…

Ngày nay người ta quy ước khi huyết áp ³ 140/90 mmHg được xem là THA. Tuy nhiên để chẩn đoán có THA hay không trước hết người đo huyết áp phải biết cách đo, và phải đo trong một thời gian nhất định, liên tục mà huyết áp vẫn ở mức đó, hoặc tăng hơn thì mới chẩn đoán THA. Khi đã có chẩn đoán chắc chắn THA thì việc điều trị là điều rất cần, nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ, không tự mua thuốc uống.

Ngoài việc dùng thuốc, việc ăn uống còn giúp giữ cho huyết áp ổn định, nên người THA cần quan tâm đến chế độ ăn uống. Nếu chế độ ăn nhiều muối, dù dùng thuốc chống THA thì cũng khó mà giữ được huyết áp ổn định. Vì vậy nên dùng ít muối (không quá 6 g/ngày); hạn chế dùng các loại nước chấm ở bàn ăn, các loại gia vị, các loại thức ăn chế biến sẵn (như lạp xưởng, xúc xích, thịt hun khói, thức ăn nhanh, dưa muối, cà muối…); nên ăn cá nhiều hơn ăn thịt, cần dùng hạn chế các loại thịt đỏ (như thịt bò, thịt chó, thịt ngan, thịt dê, da gà, vịt); hạn chế dùng mỡ động vật, lòng đỏ trứng.

Nên dùng nhiều rau, quả, khoai củ trong các bữa ăn hằng ngày. Vì, trong rau quả, ngoài các loại sinh tố cần thiết cho cơ thể thì còn có nhiều chất xơ tạo điều kiện cho tiêu hóa tốt hơn, đồng thời chất xơ còn có tác dụng làm kết dính chất cặn bã và chất độc sẽ được loại ra khỏi cơ thể theo phân. Nếu có điều kiện có thể ăn các loại ngũ cốc thô như gạo lứt, đậu. Dùng quả mướp đắng (khổ qua), củ tỏi ta trong các bữa ăn chính người ta thấy cũng rất có lợi cho những người bị THA.

Sau các bữa ăn nên ăn tráng miệng các loại quả như cam, táo, nho… Nên sử dụng các loại nước uống có nhiều sinh tố, có tác dụng lợi tiểu, an thần như: nước luộc rau, nước rau má, nước luộc bắp ngô, nước cà rốt ép…

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một số bài thuốc Đông y trị đau lưng

Trong Đông y, đau lưng được gọi là yêu thống, thường liên quan đến các bệnh về thận như có sỏi, viêm, ứ nước. Bệnh còn do phong thấp hoặc các cơ chằng vùng lưng bị tổn thương do tại nạn, bị đánh đập...

Nguyên nhân gây lưng đau:

- Do hàn thấp xâm nhập hệ cân cơ kinh lạc gây bế tắc vận hành kinh khí gây nên đau, hoặc do lao động quá sức mất thăng bằng khí cơ hoặc tổn thương cân cơ xương khớp gây đau. Triệu chứng điển hình là lưng đau nhẹ, đau nặng dần, thay đổi tư thế vẫn không giảm, thời tiết thay đổi làm đau hơn, rêu lưỡi trắng nhớt.

- Do công năng thận quá suy giảm không nuôi dưỡng được xương khớp, tinh tủy hoặc thận bị trở trệ đình tích lâu ngày gây đau.

Một số bài thuốc chữa lưng đau:

- Nếu đau do hàn thấp: dùng bài thuốc bạch thược 8 g, cam thảo 2 g, đảng sâm 8 g, đỗ trọng 8 g, độc hoạt 4 g, đương quy 8 g, ngưu tất 4 g, phòng phong 4 g, phục linh 8 g, quế tâm 2 g, sinh địa 12 g, tang ký sinh 4 g, tần giao 4 g, tế tân 2 g, xuyên khung 4 g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Đau do thấp nhiệt vùng hông và lưng đau, cảm giác đau nóng, tiểu ít, nước tiểu đỏ, vàng, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch nhu sác. Cần dùng bài thuốc: hoàng bá 40 g, khương truật 40 g. Các vị tán mịn, ngày uống ba lần, mỗi lần 15 g, hòa với nước khương trấp.

- Đau do thận quá hư suy với triệu chứng đau âm ỉ liên miên, vận động đau tăng, gối mỏi, chân không có sức. Thận dương hư làm bụng dưới co cứng, mặt nhạt, chân tay lạnh, mạch trầm tế. Cần dùng bài thuốc: cam thảo 4 g, đỗ trọng 12 g, hoài sơn 16 g, kỷ tử 8 g, nhân sâm 8 g, nhục quế 4 g, phụ tử chế 2 g, thù du 8 g, thục địa 32 g. Các vị sao giòn, tán mịn, trộn mật hoàn viên (trừ thục địa chưng thành cao), ngày uống 3 lần, mỗi lần 20g.

- Đau do thận âm hư gây bứt rứt khó ngủ, miệng khô, sắc mặt đỏ, lòng bàn tay, bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, mạch tế sác. Dùng bài thuốc: cam thảo 4 g, kỷ tử 8 g, hoài sơn 12 g, ngô thù 8 g, phục linh 12 g, thục địa 32 g. Các vị sao giòn, tán mịn, trộn mật, hoàn viên (trừ thục địa chưng nghiền mịn). Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20g.

- Đau do lao động quá sức gây thương tổn lưng, vùng đau cố định, song đau như dùi đâm, ấn vào càng đau hơn, chất lưỡi tối hoặc có điểm xuất huyết, mạch tế sác. Dùng bài thuốc: chích thảo 4 g, đào nhân 12 g, địa long 6 g, đương quy 12 g, hồng hoa 12 g, hương phụ 12 g, tương hoạt 12 g, ngũ linh chi 12 g, ngưu tất 12 g, tần giao 12 g. Sắc uống ngày một thang.

Bác sĩ Hoàng Bội Hương, Sức Khỏe & Đời Sống

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các bài thuốc dân gian chữa kiết lỵ

Posted Image

Rau má cũng được dùng để chữa kiết lỵ.

Rau sam 25 g, lá phượng vĩ 20 g, bông mã đề 15 g, rễ mơ lông 15 g. Các thứ trên cho vào nồi, đổ hai bát nước, sắc còn một bát, chia uống hai lần.

Kiết lỵ là một loại bệnh đường ruột truyền nhiễm, lây lan rất nhanh, thường phát vào mùa hè và cuối mùa thu. Bệnh nhân thường có các hiện tượng đau bụng, buồn đi ngoài, có lần đi được, có lần không, đi ra chất nhầy có lẫn máu, mùi tanh hôi. Nguyên nhân gây bệnh là ăn uống không hợp vệ sinh hoặc sống trong vùng có dịch. Có thể chọn dùng các bài thuốc sau đây:

- Rau má, cây nhọ nồi, hoạt thanh mỗi thứ 12 g, hoàng đằng 6 g. Đổ 500 ml nước vào các thứ trên, sắc còn 200 ml, chia hai lần uống trong ngày.

- Vỏ bàng 12 g, nước 600 ml. Sắc còn 200 ml, chia 2-3 lần uống trong ngày, chữa trị đi ngoài ra máu.

- Cây cúc tần 100 g thái nhỏ, sao vàng, hạ thổ, đổ 3 bát nước sắc, còn lưng bát, chia uống hai lần.

- Rễ và lá phượng vĩ 30 g, rau sam 20 g, cỏ sữa 20 g. Các thứ trên cho vào nồi, đổ 300 ml nước, sắc còn 100 ml, chia hai lần uống trong ngày.

- Rau sam, rau má, cỏ mực, cỏ sữa, rễ mua mỗi thứ 8 g, trà ngon 6 g, cam thảo 4 g, vỏ quýt 4 g, gừng 3 lát. Các thứ trên cho vào nồi, đổ 400 ml nước, sắc còn 200 ml, uống trong ngày.

- Mơ tam thể (sao), anh túc xác, vỏ lựu bạch (sao vàng), cỏ sữa (sao vàng) mỗi thứ 12 g, hoàng đằng 20 g. Các thứ trên tán thành bột, cho uống với nước trà.

BS Nguyễn Văn Tuấn, Sức Khỏe & Đời Sống

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồ uống chống rét

Lạnh còn kéo dài tại các tỉnh phía Bắc. Nếu như chống rét không tốt dễ gây nên bệnh tật nhất là người già và trẻ nhỏ.Posted Image

Trà - Thức uống quý mùa đông.

Dưới đây xin gợi ý một số loại nước uống có khả năng chống lại cái lạnh giá của ngày đông mà không sợ tăng cân. Đó là những thức uống vừa giữ ấm cơ thể vừa giữ được vóc dáng lý tưởng khi mùa đông đến.

Cà phê sôcôla bạc hà: Có thể giảm lượng calo bằng cách dùng sữa không đường, không béo, sôcôla đen và bạc hà gồm: 1 gói cà phê hòa tan (cà phê không sữa). 3-4 lá bạc hà nghiền nhuyễn, lấy nước hoặc tinh dầu bạc hà. Sữa tươi không đường, không béo vừa đủ. 1 thanh sôcôla đen nóng chảy.Cách chế biến: Trước tiên cần hòa tan cà phê trong nửa cốc nước nóng già, thêm nước bạc hà, sôcôla đen nóng chảy và sữa tươi, khuấy đều là được rồi thưởng thức.

Cà phê nóng vị quế: Nếu chỉ dùng một ly cà phê đen khiến không thích thú, hãy thêm chút bột quế theo công thức sau để cải thiện hương vị đồng thời tăng cường chất xơ, canxi và sắt. 1 tách cà phê đen, 2 thìa nhỏ bột quế, sữa tươi không béo, không đường vừa đủ. Pha cà phê với nước nóng già, thêm bột quế và sữa vào khuấy đều, thêm đường nâu nếu muốn. Rắc 1 chút bột quế lên mặt để trang trí là được và dùng.

Trà xanh sữa: Đây là thức uống rất tuyệt vời cho những người béo. Đồ uống này không những cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe mà còn giúp tăng cường hệ trao đổi chất và giảm lượng mỡ máu. Hơn thế, vị của chúng cũng rất tuyệt.

Bột trà xanh hoặc nước trà xanh pha thật đặc. Sữa tươi không đường, không béo, vani, bột quế, đường nâu vừa đủ. Đun nóng sữa, khuấy đều với bột trà xanh hoặc nước trà xanh đặc. Thêm đường, vani (và bột quế nếu muốn) là được, đem sử dụng.

Trà chanh nóng: Đây là sự kết hợp của trà xanh, nước chanh và hương vani sẽ giúp cảm nhận được thanh khiết và ấm áp. Với thức uống này sẽ cung cấp cho cơ thể một lượng lớn vitamin C. 1 cốc trà xanh nóng hoặc trà xanh túi lọc, 3 thìa nước cốt chanh, 1 thìa nhỏ vani. Đường nâu hoặc chất tạo ngọt khác (sirô) vừa đủ.

Nếu dùng trà túi lọc, ngâm trà trong vòng 4 - 5 phút rồi vớt túi ra. Từ từ khuấy đều nước chanh và vani, thêm đường hoặc siro khuấy đến khi tan đều. Thêm vài lát chanh trang trí và thưởng thức.

Share this post


Link to post
Share on other sites

5 loại thực phẩm phòng chống viêm xoang hữu hiệu

Các loại gia vị, cây cỏ trong tự nhiên không chỉ tạo những món ăn ngon tốt cho sức khỏe mà nó cũng chính là vị thuốc quý được sử dụng để điều trị bệnh trong đó có bệnh viêm xoang.

Trong cuộc sống hiện đại, các bệnh liên quan đến hệ hô hấp đang diễn ra phổ biến và không ai trong chúng ta không mắc phải một hai lần trong đời. Đặc biệt, nếu không phòng tránh kịp thời sẽ gây ra bệnh mãn tính. Dưới đây là một số món ăn tốt cho hệ hô hấp mà bạn có thể dễ dàng chế biến trong bữa ăn hàng ngày.

Tỏi

Từ hàng nghìn năm nay, người ta đã sử dụng tỏi để phòng chống các bệnh hô hấp và nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh do virus gây nên. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy allicin trong tỏi là một chất chống oxy hóa cực mạnh phân rã trong cơ thể, nó tạo ra một loại axit phá huỷ các gốc tự do có khả năng kháng khuẩn và chống virus hoạt động giúp giảm bệnh viêm mũi, cảm cúm và hen suyễn.

Posted Image

Cháo tỏi: Món ăn này có tác dụng thông mũi, phòng chống cảm cúm.

Bạn có thể nấu cháo bằng cách: Tỏi 1 củ, lá chanh 10g, gạo 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ. Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ ướp gia vị xào chín. Lá chanh, tỏi rửa sạch giã nhỏ cho nước vào lọc lấy nước, cho vào nồi cùng gạo vo sạch nấu cháo. Khi cháo chín cho thịt vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần vào buổi sáng lúc đói, ăn liền 4 – 5 ngày.

Thịt cừu

Người Mông Cổ quan niệm, thịt cừu có thớ thịt rất mịn, ăn vào ấm dạ dày mang lại cảm giác ấm toàn thân. Thịt cừu cung cấp chất sắt trong thịt ở dạng heme, dạng cơ thể dễ hấp thu nhất, giúp cải thiện việc đưa oxy tới các cơ, bổ sung năng lượng rất có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó lượng kẽm cao trong thịt có tác dụng tốt bổ trợ cho phổi, chống tình trạng cảm cúm, viêm xoang, viêm phế quản, bệnh nhiễm trùng.

Posted Image

<br style="color: rgb(51, 51, 51); line-height: 18.200000762939453px;">Thịt cừu nướng: Món ăn này làm ấm cơ thể phòng chống các bệnh về viêm mũi và họng.

Bạn có thể sử dụng thịt cừu, ướp muối tinh và nước cốt tỏi rồi nướng nhưng không nên nướng quá vàng. Sau khi nướng xong thì thái lát mỏng.

Lá hẹ

Cây hẹ có tên gọi là cửu thái hay khởi dương thảo và tên khoa học là Allium tuberosum Rottl.ex Spreng. Cây hẹ là cây thân thảo, giàu dược tính và có mùi thơm rất đặc trưng, chữa được nhiều bệnh. Dịch chiết của lá hẹ có tác dụng kháng khuẩn mạnh với nhiều loại vi khuẩn. Theo Đông y, lá hẹ để tươi có tính nhiệt, nhưng khi nấu chín ăn lại có tính ôn (ấm), vị cay, đi vào các kinh can, tỳ và vị; tác dụng ôn trung, hành khí, tán độc, tiêu viêm, phòng chống cảm cúm, viêm xoang và chữa ho.

Posted Image

Trứng vịt hấp lá hẹ: Món ăn này có tác dụng rất tốt cho hệ hô hấp như viêm xoang, viêm họng.

Trứng vịt 3 quả, lá hẹ 10g, đường phèn 20g. Lá hẹ rửa sạch thái nhỏ cho vào bát to cùng với đường phèn, đập trứng vào quấy đều, đem hấp cách thủy cho chín. Ăn ngày 1 lần lúc đói vào buổi sáng. Cần ăn 3 – 5 ngày.

Bạc hà

Bạc hà thơm cay nồng, tính mát có thể kháng virus, kháng nấm và kháng khuẩn. Ngoài ra, nó còn là một loại thảo dược giúp thông mũi và đờm hiệu quả, giúp chữa tình trạng tắc nghẽn, ho và cảm lạnh.

Posted Image

Thịt gà nướng lá bạc hà: Món ăn này rất hấp dẫn và làm ấm cơ thể giúp thông mũi, phòng chống viêm xoang.

Nguyên liệu: ½ chén rượu bourbon, 1 muỗng canh đường nâu, 4 muỗng canh lá bạc hà tươi, ¼ chén giấm thơm, 1 quả chanh, mài vỏ và vắt nước, 450g ức gà cắt thành các miếng cube. Cách làm: Cho rượu vào bát trộn nhỏ, sau đó thêm đường nâu và 2 muỗng canh lá bạc hà. Trộn đều. Sau đó, cho thêm giấm thơm, vỏ chanh và nước chanh vào. Cuối cùng thêm hạt tiêu và khuấy đều để hỗn hợp hoàn toàn kết hợp với nhau. Cho bát thịt gà tẩm ướp vào trong tủ lạnh khoảng 30 phút. Sau đó, lấy thịt gà ra, xiên thịt gà lại. Nướng thịt gà trên nhiệt độ vừa khoảng 20 phút, xoay liên tục trong quá trình nướng để thịt gà không bị cháy. Khi thịt chín, cho thịt ra khỏi xiên. Đặt 1 chiếc lá bạc hà lên trên 1 miếng thịt rồi dung xiên nhỏ xiên lại và thưởng thức.

Kim ngân hoa

Kim ngân hoa có rất nhiều tác dụng, trong đó phải nói đến tác dụng quan trọng là kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh kim ngân hoa có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh thường xuất hiện ở bệnh viêm xoang, trực khuẩn thương hàn, vi rút cúm... có tác dụng chống viêm, làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt. Hoa thơm khi mới nở có màu trắng, về sau chuyển thành vàng. Hoa, lá, cành đều được dùng làm thuốc nhưng người ta thường tách hoa để làm thuốc riêng vì hoa có công hiệu hơn lá, cành.

Posted Image

Cháo hoa kim ngân hoa: Có tác dụng trị cảm cúm, phòng cảm nắng, đau đầu, đau họng. Nguyên liệu gồm: kim ngân hoa 30g, gạo tẻ 50g, nước 300ml. Cách làm: kim ngân hoa đun sôi, rồi cô lấy nước 150ml, dùng nước nấu cháo. Ngày ăn 2 lần sáng tối.

Các loại gia vị, cây cỏ trong tự nhiên không chỉ tạo những món ăn ngon tốt cho sức khỏe mà nó cũng chính là vị thuốc quý được sử dụng để điều trị bệnh. Ví như vị bạc hà có trong bài thuốc cổ nổi tiếng trị viêm xoang của danh y Nghiêm Dụng Hòa (đời Tống) “Thương nhĩ tử tán” đã phát huy công dụng của mình giúp thông mũi, trị các chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Giờ đây, để thuận lợi hơn cho người sử dụng và đạt được hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang, bài thuốc"Thương nhĩ tử tán" đã được gia giảm thêm kim ngân hoa, phòng phong, hoàng kỳ, bạch truật… và bào chế dưới dạng viên nang.

Viet Bao.vn (Theo Đẹp)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay