thaochau
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
847 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
5
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by thaochau
-
Lá số tử vi ứng nghiệm của nhà Cường đôla Đầu năm 2014, dường như vận may đã mỉm cười với cặp đôi Cường “đô la” - Hà Hồ, khi người hâm mộ mới đây lại thêm một phen choáng ngợp với độ chịu chơi của Cường “đô la”... Khi tậu thêm chiếc xe Mercedes-Benz G63 AMG với giá ước chừng khoảng 7 tỷ đồng. Trong khi đó, Hà Hồ nhận được bản hợp đồng với giá cát-xê khủng khi làm giám khảo chương trình The X-Factor - “Nhân tố bí ẩn” sắp khởi chiếu. Cho đến nay, những lời dự báo của chuyên gia lý số phương Đông Nguyễn Tuấn Anh (còn gọi là “dị nhân” Tuấn Anh) đã ứng nghiệm một phần vào sự nghiệp và giờ đây còn ứng nghiệm cả trong cuộc sống của cặp đôi này. Siêu xe mới và lá số tử vi ứng nghiệm Mặc dù một năm qua kinh tế khó khăn, Cường “đô la” vẫn rinh về cho bộ sưu tập của mình chiếc siêu xe Mercedes-Benz G63 AMG. Như vậy, Mercedes-Benz G63 AMG đã trở thành thành viên của dàn xe sang có tên “All Black” của Cường “đô la”. Anh đã tự đặt tên và tung hình ảnh này lên trang cá nhân. Để được sở hữu chiếc xế mới, có lẽ Quốc Cường cũng phải chi số tiền khoảng từ 6 đến 7 tỉ đồng. Con số này nếu thời hưng thịnh thì có lẽ không là gì với Cường “đô la”, nhưng nó lại khá ấn tượng bởi năm 2013 được xem là năm không may mắn với công ty của mẹ con anh. Mới đây nhất, anh cầm lái chiếc xe Lamborghini Murcielago LP640-4 trên một con đường ở Mỹ. Đầu tháng 12/2013, công tử phố núi khoe chiếc xe địa hình G550 AMG 2013. Được biết, chiếc xe này được Cường “đô la” mua lại với giá khoảng hơn 2 tỷ đồng, mặc dù trước đó, anh mới mua chiếc Smart For Two tí hon. Đặc biệt nhất là vợ chồng Hà Hồ khoe ảnh chụp 2 chiếc Audi màu đen giống nhau kèm theo câu chú thích: “Hai vợ chồng đi giống nhau cho tình cảm”. Mỗi chiếc xe này trị giá 5 tỷ đồng. Hồi tháng 4/2012, Mercedes-Benz đã công bố giá bán chính thức của chiếc G63 AMG, theo đó mức giá cơ bản được Mercedes-Benz đưa ra cho chiếc xe 6 bánh này là từ 137.505 euro. Như vậy, bộ sưu tập xe hơi của Cường “đô la” đã có những cái tên đình đám như Lamborghini Murcielago LP640, Audi A8L, Rolls-Royce Ghost, Bentley, Smart For Two, Mercedes-Benz G550 AMG và mới đây nhất là Mercedes-Benz G63 AMG. Trong khi đó, cũng không kém chồng, Hồ Ngọc Hà đã chính thức nhận lời ngồi ghế nóng chương trình The X-Factor - “Nhân tố bí ẩn”. Nhiều người từng theo dõi The X-Factor ở nước ngoài cho rằng Hồ Ngọc Hà rất hợp với chương trình này, chính vì thế Ban tổ chức đã quyết định mời Hồ Ngọc Hà vào vị trí giám khảo với một hợp đồng giá trị lớn cùng nhiều điều kiện làm việc tốt nhất. Sau Hồ Quỳnh Hương và Đàm Vĩnh Hưng, nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà đã chính thức xác nhận sẽ ngồi ghế nóng chương trình The X-Factor phiên bản Việt. Chỉ trong thời gian ngắn, cặp đôi này nhận được quá nhiều tin vui. Ngẫm lại mới thấy lời dự đoán lá số của “dị nhân” Tuấn Anh quả là ứng nghiệm. Ông từng cho biết: “Cặp đôi này vượt qua hết hạn năm Quý Tỵ, sẽ khởi sắc vào hai tháng đầu năm Giáp Ngọ”. Cho đến hiện tại, một phần lời tiên đoán này đã ứng nghiệm, khi Cường “đô la” tiếp tục thực hiện được niềm vui với siêu xe, khi đã rất lâu rồi anh chưa rinh “em” siêu xe mới nào. Còn Hà Hồ thì kiếm được một hợp đồng với giá cát-xê khủng, đầu năm đã có nhiều lộc, may mắn gõ cửa. Dấu hiệu của những khó khăn Thế nhưng, “dị nhân” cũng đã dự đoán trong năm Giáp Ngọ này, nếu thuận theo lá số tử vi của anh chàng thì “sang năm tới, công ty của anh ta còn nhiều khó khăn, cần đề phòng những tháng 3, 4 và 7, 8 - tính theo Âm lịch, sẽ có nhiều biến cố cần tránh”. Có nghĩa sau 2 tháng đầu năm nhiều lộc, Cường “đô la” có thể phải đối diện với nhiều khó khăn. Gia đình hạnh phúc của cặp đôi Cường "đô la" - Hà Hồ Theo báo cáo quản trị năm 2013 của CTCP Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán QCG), ông Nguyễn Quốc Cường – thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc công ty đang nắm giữ 537.500 cổ phần. Với giá trị phiên đóng cửa của QCG ngày 7/2/2014 là 6.500 đồng/cp, ông Nguyễn Quốc Cường đang có 3,5 tỷ đồng tại công ty và chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn tại QCG. Ông Nguyễn Quốc Cường là con trai ruột của bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc QCG. Hiện tại, bà Loan đang sở hữu 60,58 triệu cổ phần công ty này, điều đó đồng nghĩa với việc bà Loan đang có khoảng 394 tỷ đồng tài sản trên thị trường chứng khoán hiện nay. Cũng theo báo cáo quản trị QCG thì vợ và con của ông Nguyễn Quốc Cường không nắm cổ phần nào tại công ty. Vợ ông Cường là ca sĩ, diễn viên, người mẫu Hồ Thị Ngọc Hà và con trai là Nguyễn Quốc Hưng đang còn nhỏ. Trong khi đó, em ruột của ông Cường là Nguyễn Ngọc Huyền My cũng chỉ sở hữu 180.584 cổ phiếu QCG, tương ứng giá trị tài sản đạt 1,2 tỷ đồng. Tổng cộng, đại gia đình Chủ tịch Quốc Cường Gia Lai đang có xấp xỉ 400 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán thông qua sở hữu cổ phần tại công ty này. Đến thời điểm hiện tại, Quốc Cường Gia Lai vẫn chưa công bố báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013, tuy nhiên, theo kế hoạch đã được Đại hội cổ đông thông qua thì trong năm nay, QCG sẽ đạt 1.170 tỷ đồng doanh thu thuần và 50 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng lần lượt 4,2 lần và 5,5 lần so với thực hiện năm 2012), vốn điều lệ tăng lên 1.812 tỷ đồng, tăng 43,7% so với năm trước. Đồng nghĩa, số tài sản trên sàn chứng khoán của QCGL đã giảm gần 67 tỷ đồng (tương đương gần 1/7 tổng tài sản trên sàn chứng khoán). Nguyên nhân là trong năm 2013, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai (QCG) liên tiếp gặp nhiều sự cố đáng tiếc. Tiêu biểu trong đó phải kể đến vụ kiện vi phạm hợp đồng, chậm trễ trong việc giao nhà, được “điểm tên” trong một cuộc họp mà mẹ Cường “đô la” không tham dự hay vụ đào hầm tòa nhà Quốc Cường Gia Lai đã gây sập trụ sở Tòa án nhân dân ở TP.HCM. Điều này khiến cho nữ doanh nhân Nguyễn Thị Như Loan - mẹ Cường “đô la” cùng các con phải căng mình chống đỡ để vượt qua. Về tình hình công ty của Cường “đô la”, “dị nhân” Tuấn Anh cho biết: “Một người sinh năm 1982 làm giám đốc một công ty thì nếu họ cầm cự được qua năm 2014, công ty sẽ khởi sắc vào năm 2015. Đây cũng chỉ là những nhận định, lý giải theo thuyết lý số của phương Đông mà bao đời nay người Việt vẫn coi như một sợi dây niềm tin để bám trụ trong cuộc sống”. Trong việc gia đình chồng Hà Hồ làm ăn đi xuống, “dị nhân” nói: “Cô ta cần chia sẻ và an ủi chồng trong lúc này. Hai vợ chồng cùng tương ứng có vận may trong tháng Giêng năm Ngọ”. Chính vì thế, Hà Hồ luôn tâm niệm: “Cuộc sống này mà thay lòng đổi mặt như lật bàn tay thì hậu vận sẽ không tốt chút nào. Những lúc khó khăn mà gắn bó với nhau thì còn ý nghĩa hơn nhiều. Có thể vì tôi sống có trước có sau, biết suy nghĩ, nên cuộc sống ban tặng cho tôi nhiều thứ mà không phải ai muốn cũng được”. Và để đáp lại sự hi sinh của Hà Hồ, mới đây Cường “đô la” đã bày tỏ tình cảm với cô nàng. Với những lời chia sẻ chân thành, Cường “đô la” bày tỏ niềm hạnh phúc khi cả hai đã dành tình yêu và gắn bó bên nhau trong suốt 7 năm qua, dù họ gặp phải rất nhiều khó khăn, biến cố. Anh nhấn mạnh: “Biết bao nhiêu là niềm vui, hạnh phúc, thử thách cũng nhiều. Vậy mà tình yêu của chúng ta đã vượt qua được hết”. Trong cảm xúc dâng trào ấy, Cường “đô la” khiến độc giả xúc động khi gửi lời cảm ơn bà xã đã luôn bên cạnh, cho anh sức mạnh và nghị lực để vượt qua được hết những biến cố cuộc đời. “Cảm ơn em thật nhiều vì anh không thể hoàn thiện nếu không có bóng dáng của em trong cuộc đời này”, anh tặng lời yêu thương đến Hồ Ngọc Hà trong lúc ngắm nhìn hai mẹ con say giấc ngủ. Cuối dòng chia sẻ của mình, Cường “đô la” bất ngờ cầu hôn Hồ Ngọc Hà: “Anh yêu em. Will you marry me? (Em đồng ý lấy anh nhé? – PV)”. Đây là điều mà suốt 7 năm qua Hà Hồ luôn mong mỏi, cái được gọi là danh phận chính thức. Tại sao Cường “đô la” lại cầu hôn vào thời điểm khó khăn như vậy? Nếu xét theo tình hình hiện nay thì có thể thấy, với mức thu nhập được xếp vào Top 5 sao Việt kiếm được nhiều tiền nhất showbiz Việt, Hà Hồ đủ sức giúp chồng trong thời điểm này. Trong khi đó, công ty Cường “đô la” còn gặp rất nhiều khó khăn, biết đâu siêu xe cũng là do Hà Hồ giúp chồng? Vì xét theo tổng số tài sản của Cường “đô la” còn chưa tới 10 tỷ đồng, thì sao có thể rinh về siêu xe 7 tỷ? Suốt 7 năm yêu và sống chung, Hà Hồ không màng đến danh phận, lao động cật lực. Cô đã chứng minh một tình yêu không vì tiền như dư luận đồn đoán. Có thể nói, Hà Hồ đã chứng minh được điều này khi ở bên cạnh Cường “đô la” trong lúc công ty của gia đình anh đang trên triền dốc tụt hạng. (Theo TTVN)
-
Báo Trung Quốc: Việt Nam đang "tạo thế chân vạc" ở Biển Đông (GDVN) - "Thế chân vạc" gồm 3 phương diện: Lựa chọn các kênh ngoại giao đa phương - cân bằng; Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao thực lực quốc phòng và ngoại giao; Các hoạt động quốc phòng, đối ngoại bình thường của Việt Nam luôn trở thành tâm điểm bình luận của một số tờ báo Trung Quốc với những ý đồ chính trị rõ ràng. Tân Hoa Xã ngày 21/2 dẫn phân tích của tờ "Thanh Niên tham khảo" xuất bản tại Trung Quốc đưa ra những bình luận, nhận xét về hoạt động quốc phòng, đối ngoại của Việt Nam năm 2013 đều xoay quanh việc bảo vệ lợi ích (hợp pháp - PV) của mình ở Biển Đông. Tờ báo đánh giá, một năm qua Việt Nam đã kiềm chế tối đa những nhân tố có thể kích hoạt căng thẳng trên Biển Đông, mặt khác cũng "không ngừng mua sắm vũ khí hiện đại trang bị cho hải quân, không quân", việc nhận chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên từ Nga là một dấu mốc quan trọng. Dẫn phân tích của nguyệt san "Quốc phòng châu Á" xuất bản tại Malaysia, tờ báo một lần nữa nhấn mạnh vai trò yết hầu chiến lược của Biển Đông, nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương cùng diễn biến nóng lên trong những năm gần đây. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại An ninh Shangri-la năm 2013 tại Singapore, kêu gọi các nước lớn đóng vai trò tích cực hơn trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và xây dựng một lòng tin chiến lược giữa các bên. Việt Nam đã tích cực tăng cường các quan hệ quốc tế, ngoài việc nâng cao vai trò vị thế của mình trên trường quốc tế còn tìm kiếm sự hỗ trợ và hợp tác an ninh, đặc biệt là an ninh trên biển. Sự kiện Viện Nam đón nhận tàu ngầm Hà Nội, chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên do Nga chế tạo cũng không nằm ngoài những bình luận của giới truyền thông Trung Quốc. Ảnh: Quân đội Nhân dân. Đánh giá các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam sau bài phát biểu tại Shangri-la của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tờ báo cho rằng chính sách quốc phòng của Việt Nam hiện nay tập trung hàng đầu vào Biển Đông trong khi nỗ lực "tạo thế chân vạc" trên mặt trận đối ngoại. Tờ báo này lý giải, "thế chân vạc" gồm 3 phương diện: Lựa chọn các kênh ngoại giao đa phương - cân bằng; Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao thực lực quốc phòng và ngoại giao; Duy trì quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Nhận xét về nền quốc phòng của Việt Nam, tờ báo cho rằng ngoài Nga và Ukraina, Việt Nam cũng đang tìm kiếm nguồn cung cấp vũ khí trang bị hiện đại cho quân đội từ các nước khác như châu Âu, Mỹ, Canada, Israel, Ấn Độ, trong đó tờ báo này đặc biệt quan tâm đến "bước đột phá" trong quan hệ quân sự Mỹ - Việt sau cấm vận. Dẫn phân tích của một nhà nghiên cứu từ Viện S. Rajaratnam ở Singapore, tờ báo cho rằng Việt Nam đang "mô phỏng" chính cách làm của Trung Quốc trong việc phát triển lực lượng "chống xâm nhập" nhằm đối phó với thực lực hải - không quân của Trung Quốc trên hướng Biển Đông. Và vẫn với những suy đoán chủ quan, luận điệu lèo lái dư luận quen thuộc của một số tờ báo theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc, bài báo cho rằng Việt Nam đang sử dụng cảng Cam Ranh để thu hút, "lôi kéo" các cường quốc trên thế giới tham gia vào vấn đề Biển Đông.
-
Phát hiện 3 di tích của người tiền sử ở Thái Nguyên MINH NGUYỆT (TTXVN) Một bộ di vật được phát hiện tại một di tích khảo cổ. (Ảnh minh họa: Nguyễn Công Hải/TTXVN) Viện Khảo cổ học và Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên vừa tiến hành điều tra khảo cổ khu vực núi đá vôi tại các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Võ Nhai thuộc tỉnh Thái Nguyên và đã phát hiện được 3 di tích của người tiền sử là di tích hang Thủng, hang Thần và hang Kim Sơn. Phó giáo sư, tiến sỹ Trình Năng Chung, trưởng đoàn khảo sát Viện Khảo cổ học cho biết việc phát hiện và nghiên cứu 3 di chỉ nói trên góp phần quan trọng vào nhận thức văn hóa thời tiền sử trong khu vực. Các nhà khảo cổ đã thu thập rất nhiều mẫu vật để phân tích môi trường sinh thái cổ và niên đại tuyệt đối. Cả 3 di tích trên đều có thể tiến hành khai quật với quy mô lớn. Việc phát hiện ra di chỉ hang Kim Sơn được coi là phát hiện quan trọng nhất trong đợt khảo sát. Địa điểm này rất gần di chỉ mái đá Ngườm, một di tích khảo cổ thời đá cũ nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á. Những hiện vật nằm trong các lớp địa tầng cho thấy một sự diễn biến văn hóa khá liên tục từ thời đại đá cũ đến giai đoạn hậu kỳ đá mới-sơ kỳ kim khí, với niên đại được đoán định từ hơn 20.000 năm đến khoảng gần 4.000 năm cách ngày nay. Với những nét đặc trưng của bộ công cụ lao động bằng đá ở đây, bước đầu các nhà khảo cổ đã xếp di chỉ hang Kim Sơn thuộc hệ thống văn hóa Ngườm. Ở hang Thủng, kết quả khảo sát cho thấy tầng văn hóa dầy khoảng 50cm chứa nhiều di vật như công cụ đá cùng nhiều mảnh gốm thô, mảnh xương răng động vật... trong đó, đáng chú ý là những chiếc rìu mài nhẵn bên cạnh những công cụ cuội ghè đẽo thô sơ. Nổi bật hơn cả là một số mảnh gốm có hoa văn khắc vạch có dấu chấm dải xen kẽ ở giữa mang phong cách đồ gốm Phùng Nguyên. Sự có mặt của đá cuội nguyên liệu và mảnh tước ở đây chứng tỏ quá trình gia công công cụ được tiến hành tại chỗ. Kết cấu trầm tích và hiện vật trong địa tầng cho thấy có 2 lớp văn hóa kế tục nhau là lớp văn hóa trên có niên đại thời đại kim khí, lớp văn hóa dưới niên đại đoán định thuộc hậu kỳ đá mới. Hang Thủng là một di tích cư trú của cư dân thuộc giai đoạn hậu kỳ đá mới-sơ kỳ kim khí ở Thái Nguyên. Hang Thần là di tích có một tầng văn hóa thuần nhất, dày khoảng 90 cm. Dấu tích của người nguyên thủy tìm thấy chủ yếu ở khu vực cửa hang, chứa nhiều di vật đồ đá và mảnh gốm vỡ, dấu tích bếp lửa với tầng tro than dầy, một số công cụ mũi nhọn được đẽo gọt từ mảnh xương ống của động vật. Đồ gốm được nặn bằng tay, độ nung thấp, trang trí bằng hoa văn thừng thô. Hang Thần là một di tích cư trú của cư dân hậu kỳ đá mới, có niên đại khoảng 4.000 năm cách ngày nay./.
-
Khánh thành thư viện về Việt Nam và Bác Hồ tại Italy PHẠM THÀNH/ROMA (VIETNAM+) Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Hoàng Long (ngoài cùng bên phải) cùng bà Nora Tagliazucchi và các đại biểu. (Ảnh: Phạm Thành/Vietnam+) Ngày 22/2, Thư viện “Những cuốn sách quý của Pino Tagliazucchi về Việt Nam và lịch sử hiện đại” đã được khai trương tại thành phố Allerona, miền Trung Italy. Khoảng 5.000 đầu sách các thể loại nói về Việt Nam cũng như lịch sử châu Á thời kỳ đương đại... do ông Pino Tagliazucchi viết, dịch và sưu tầm đã được con gái ông Pino Tagliazucchi tập hợp và gửi tặng lại thành phố Allerona sau khi ông mất. Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Hoàng Long cho biết ông Pino Tagliazucchi là người bạn tốt của nhân dân Việt Nam và là một trong những nhà nhà nghiên cứu về Việt Nam hàng đầu của Italy. Ông Pino Tagliazucchi đã có rất nhiều sách nghiên cứu về lịch sử Việt Nam và đã tham gia cùng các học giả Việt Nam dịch nhiều sách, ca dao, viết báo về Việt Nam... Ngoài ra ông còn sưu tầm nhiều sách báo, tài liệu về Việt Nam, về Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại sứ Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh từ năm 1965, ông Pino Tagliazucchi đã có nhiều hoạt động tích cực vì Việt Nam, nhất sự đóng góp trong các hoạt động của phong trào công đoàn Italy đối với công cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam. Đại sứ Nguyễn Hoàng Long chia sẻ ông Pino Tagliazucchi là một trong những thành viên tích cực của Hội Hữu nghị Italy-Việt Nam trong những năm Hội tham gia đấu tranh cho hòa bình, chống chiến tranh tại Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới, Đại sứ Nguyễn Hoàng Long hy vọng thư viện sẽ là cầu nối để phát triển, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước nói chung cũng như Việt Nam và thành phố Allerona nói riêng. Cùng chung nhận định trên về ông Pino Tagliazucchi, Thị trưởng thành phố Allerona Valentino Rocchigiani nhấn mạnh sự đóng góp của bà Nora Tagliazucchi trong việc sưu tập lại những cuốn sách, tài liệu trên của ông Pino Tagliazucchi. Thư viện mang tên ông Pino Tagliazucchi được đặt tại thành phố Allerona sẽ là địa điểm lý tưởng để người dân thành phố hiểu biết nhiều hơn về ông Pino Tagliazucchi và đất nước Việt Nam. Lãnh đạo thành phố Allerona sẵn sàng hỗ trợ và tạo điều kiện cho thư viện đi vào hoạt động cũng như trong các hoạt động truyền bá văn hóa, sự hiểu biết về Việt Nam cho người dân thành phố nơi đây. Xúc động trước tình cảm, chia sẻ của mọi người có mặt tại buổi lễ khai trương thư viện, bà Nora Tagliazucchi đã cảm ơn sự quan tâm của người dân Italy nói chung và thành phố Allerona nói riêng với sự nghiệp nghiên cứu về Việt Nam của cha mình. Bà Nora Tagliazucchi chia sẻ bà rất tự hào về cha mình, đặc biệt bà rất trân trọng những tình cảm của ông đối với đất nước và người dân Việt Nam. Vì thế, việc bà hy vọng những cuốn sách mà mình gửi tặng sẽ có ích đối với những người có tình cảm và mong muốn được tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam. Sinh ra tại thành phố Modena, ông Pino Tagliazucchi (1921-2005) là một học giả nghiên cứu về Việt Nam rất nổi tiếng tại Italy. Năm 1964, khi Đảng Xã hội Italy tách làm đôi, ông đứng về phía đảng cánh tả là Đảng Xã hội đoàn kết vô sản Italy (PSIUP), với tư cách Ủy viên Trung ương phụ trách quan hệ quốc tế, kiêm Tổng biên tập tạp chí quốc tế của đảng, làm việc ở Roma. Sau đó, từ năm 1965, ông bắt đầu quan tâm đến các vấn đề Việt Nam và đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu. Ông Pino Tagliazucchi đã xuất bản các cuốn sách về Việt Nam, như “Điện Biên Phủ, ba nghìn ngày” (1969), "Ca dao Việt Nam" (cùng dịch và viết với giáo sư Nguyễn Văn Hoàn ở Hà Nội, năm 2000), "Tiểu sử chính trị Hồ Chí Minh" (1890-1945) và nhiều công trình nghiên cứu về Việt Nam như Phong trào Cần Vương, Các vấn đề chiến lược về Điện Biên Phủ, nghiên cứu Đóng góp vào tiểu sử Võ Nguyên Giáp... Trước thư viện mang tên ông Pino Tagliazucchi với nhiều sách báo, tài liệu nghiên cứu về Việt Nam và Bác Hồ tại thành phố Allerona, tại thành phố Torino, Italy cũng có Trung tâm nghiên cứu Việt Nam đặt tại văn phòng do Lãnh sự danh dự Scagliotti với khoảng 4.000 đầu sách các loại giới thiệu về Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là một địa điểm tại Italy mà cộng đồng Việt kiều cũng như bạn bè Italy rất hay đến để tìm hiểu, nghiên cứu và tham khảo các loại tài liệu giới thiệu giới thiệu về Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-
Bài thuốc chữa ho khi trời lạnh Những ngày này tiết trời lạnh khiến rất nhiều người bị ho gây khó chịu, mất ngủ. Theo lương y Như Tá và lương y Trần Khiết, chúng ta có thể áp dụng 4 bài thuốc trị ho dưới đây mà dân gian đã đúc kết qua thực tế. Gừng để nguyên vỏ, rau má, vỏ quýt dùng chế biến vị thuốc chữa ho - Ảnh: K.Vy - Dùng nguyên liệu gồm: dây tơ hồng 20 gr, hoa đu đủ đực 50 gr, rau má 20 gr, lá tre 10 gr. Đem tất cả nấu với 4 chén nước (khoảng 1 lít), nấu còn lại lượng nước chừng 1 chén thì dừng. Uống nước này trong ngày. - Dùng nguyên liệu gồm: vỏ quýt, vỏ gừng, vỏ chanh (hoặc vỏ cam) - mỗi loại từ 5-10 gr, cùng 3 trái ô mai, 30 gr mật ong. Tất cả để vào chung rồi đem chưng cách thủy lấy nước uống trong ngày. - Dùng quả chanh để cả vỏ rửa sạch rồi cắt lát mỏng (độ 20 gr), nghệ vàng gọt bỏ vỏ rồi thái mỏng (20 gr), gừng tươi để cả vỏ rửa sạch cắt lát mỏng (20 gr), cùng một ít mật ong và đường phèn. Cho tất cả vào một cái thố đem chưng cách thủy để lấy nước uống trong ngày. Trường hợp ho lâu gây viêm họng, khàn tiếng dùng bài này rất hay. - Ở trên là các bài thuốc từ các loại cây trái. Còn bài thứ 4 có thể áp dụng gồm: rễ cây điệp vàng phơi khô sao vàng 50 gr, sinh địa 50 gr, mạch môn 30 gr, tang bạch bì 30 gr tẩm mật sao vàng. Cho tất cả vào cái siêu đất cùng 4 chén nước, nấu khi còn lại 1 chén nước trong siêu thì ngưng. Lượng này dùng trong một ngày một đêm. Dùng liền vài ngày đêm như vậy. Theo Thanh Niên
-
HOA CHỮA BỆNH Hoa hồng, hoa cúc, hoa ngâu... từ lâu đã được dân gian và y học vận dụng làm vị thuốc chữa bệnh. Hoa hồng trắng - Ảnh: Khả Hòa Theo lương y Trần Khiết, để trị chứng ho, từ xa xưa người ta dùng hoa hồng bạch (hồng trắng) đem hấp với đường phèn, nhất là dùng trị ho ở trẻ nhỏ. Hồng là loài hoa được y học nói đến từ rất lâu về công dụng chữa bệnh như chữa nhọt, làm tan máu tụ, tiêu sưng bạt độc... Dùng 30 gr hoa cúc (đã phơi khô), 8 gr rễ củ hành (nhổ cây hành tươi lấy rễ, rửa sạch) và 20 gr bạch chỉ. Cho tất cả cùng 3 chén nước (750 ml) vào nồi, nấu còn lại 1 chén, chắt nước ra. Cho tiếp 2 chén nước vào nồi, nấu còn lại nửa chén. Hòa hai nước lại chia làm 2 - 3 lần dùng trong ngày. Cách này trị cảm mạo, viêm mũi, viêm họng, nghẹt mũi hắt hơi, đầu đau như búa bổ. Lưu ý, với người khô miệng, đi cầu khô táo thì không dùng cách này. Hoa cúc vàng - Ảnh: Hạ Huy Dùng hoa kim phượng - loại hoa mà những người già ở quê thường trồng trước sân nhà và cắt nhằm ngày mùng một, ngày rằm âm lịch để chưng (còn gọi là bông điệp). Loài hoa này có vị đắng, công dụng bổ phổi, trị ho, viêm phế quản... Dân gian thường dùng hoa kim phượng đem chưng cách thủy với đường phèn, rồi đưa ra ngoài lấy sương đêm, độ 3 - 4 giờ sáng thì lấy uống để trị ho, viêm họng, và cho cả người bị lao phổi. Lưu ý, người đang mang thai thì không được dùng. Dân gian cũng dùng hoa ngâu phơi khô nấu nước uống thay trà, vừa thơm, vừa giúp sáng mắt. Lá của hoa ngâu đem nấu nước để tắm trị ghẻ ngứa, nhờ lá có tinh dầu sát trùng. Lá dâu tằm - Ảnh: Đ.N.Thạch Cũng để chữa chứng ho gà ở trẻ, có thể vận dụng hoa đu đủ đực để chữa cho trẻ vùng sâu, xa các cơ sở y tế mà không may bị bệnh. Dùng 50 gr hoa đu đủ đực, 20 gr rau má, 20 gr dây tơ hồng, 10 gr lá tre đem sắc (nấu) với 4 chén (khoảng 1 lít) nước, nấu còn lại 1 chén, uống từ từ hết trong ngày. Đây là bài thuốc kinh nghiệm dân gian. Theo lương y Như Tá, dân gian cũng thường dùng hoa cúc vàng, hoặc cúc trắng cùng lá dâu tằm (y học cổ truyền gọi là vị thuốc tang diệp) - mỗi thứ cùng 10 gr đem nấu với 4 chén nước, nấu còn lại 3 chén, gạn lấy nước để uống trong ngày. Cách này ngoài giúp giải khát, làm mát cơ thể lúc thời tiết nắng nóng, còn phòng cảm cúm (hiện đang xảy ra nhiều), trị chứng ho, viêm họng, đau đầu.
-
Phát hiện hóa thạch khủng long đầu tiên tại Malaysia Một trường đại học Malaysia vào n gày 19/2 đã phát hiện răng của một loài khủng long ăn cá tồn tại cách đây ít nhất 75 triệu năm. Đây cũng là hóa thạch khủng long đầu tiên được tìm thấy ở Malaysia, theo AFP. Một nhóm các nhà cổ sinh vật học Malaysia và Nhật Bản đã phát hiện ra hóa thạch của chiếc răng sau gần 2 năm đào bới tại bang Pahang, miền trung Malaysia. Các nhà khoa học nói rằng sẽ có nhiều khám phá nữa được tìm thấy. Hóa thạch răng khủng long được tìm thấy ở Malaysia - (Ảnh: english.alarabiya.net) “Gần đây chúng tôi đã xác định thành công sự hiện diện tàn tích của khủng long tại Pahang”, ông Masatoshi Sone, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết, sau khi Trường đại học Malaya thông báo tìm thấy hóa thạch răng khủng long. Các nhà nghiên cứu cho rằng chiếc răng dài 23mm vừa phát hiện được thuộc về một loài khủng long ăn thịt có tên gọi khoa học là spinosaurid. Nó được tìm thấy trong đá trầm tích thuộc thời kỳ cuối của Kỷ Mesozoic cách đây từ 145 đến 75 triệu năm trước, nhóm nghiên cứu cho hay. “Nhiều khả năng hóa thạch của các phần thân thể lớn của khủng long vẫn còn nằm tại Malaysia”, theo thông báo của nhóm nghiên cứu. Được biết, vị trí tìm thấy chiếc răng khủng long hóa thạch được giữ bí mật cho mục đích bảo tồn. Theo Thanh Niên
-
Thái Lan: Xả súng vào đám đông biểu tình, 35 người bị thương (Vietnam+) Tình trạng bạo lực liên quan tới biểu tình đang gia tăng ở Thái Lan. Cảnh sát ở miền Đông Thái Lan cho biết tối 22/2, các tay súng đã tấn công một cuộc biểu tình chống chính phủ, khiến ít nhất 35 người bị thương. Trung úy cảnh sát Thanabhum Newanit cho biết trên một xe tải nhỏ, những tay súng này đã tấn công cuộc biểu tình do Ủy ban cải cách dân chủ nhân dân (PDRC) tổ chức tại tỉnh Trat, cách thủ đô Bangkok khoảng 300 km về phía Đông. Theo Trung úy Thanabhum, những kẻ tấn công này đã xả súng vào đám đông và 2 thiết bị nổ đã phát nổ. Gần đây, tình trạng bạo lực liên quan tới biểu tình đang gia tăng ở Thái Lan. Trong 3 tháng qua, đã có 15 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Những người biểu tình Thái Lan muốn Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức để mở đường cho một chính phủ lâm thời được chỉ định thực thi các cải cách chống tham nhũng.
-
Nữ hoàng khí đốt: 'Bệnh ung thư của Ukraine đã hết' Cựu thủ tướng Ukraine Yulia Tymoshenko vừa ca ngợi người phản đối Tổng thống Viktor Yanukovych là những anh hùng vì triệt tiêu "bệnh ung thư của chế độ độc tài". Bà Yulia Tymoshenko, cựu thủ tướng Ukraine, biểu tượng của phe đối lập, hôm qua phát biểu trên xe lăn tại thủ đô Kiev. Ảnh: SkyNews "Các bạn là những anh hùng! Các bạn là những gì tốt đẹp nhất Ukraine có", Reuters dẫn lời bà Tymoshenko hôm qua phát biểu trên xe lăn và bật khóc trước đám đông khoảng 50.000 người tại Quảng trường Độc lập, Kiev, sau khi được ra tù. "Vinh quang đến với Ukraine. Các bạn thân mến, tôi đã mơ được thấy ánh mắt của các bạn. Tôi đã mơ được cảm thấy sức mạnh của các bạn, điều đã thay đổi tất cả. Tôi đã mơ được chạm vào từng người, từng người trong các bạn để tôi có thể truyền cho các bạn sự ủng hộ của tôi vào lúc này", bà Tymoshenko, biểu tượng của phe đối lập, người cũng được mệnh danh là "nữ hoàng khí đốt", nói. Bà Tymoshenko cho rằng bằng cách đứng thành rào chắn và đối mặt với những tay súng bắn tỉa, người biểu tình đã triệt tiêu được "bệnh ung thư của chế độ độc tài". Bà gọi những người ủng hộ Tổng thống Yanukovych và các bộ trưởng là cặn bã, và cho hay ông này phải được đưa tới Quảng trường Độc lập để đối diện với công lý của những người biểu tình. Video: Bà Tymoshenko phát biểu tại Kiev "Tôi đã ngồi trong tù, nghĩ rằng không có hạnh phúc nào lớn hơn khi được sinh ra và sống trong lòng các bạn, bởi các bạn là những điều tuyệt vời nhất, nhưng bây giờ chúng ta phải làm một số điều quan trọng: đầu tiên, chúng ta phải đem Yanukovych và tất cả những kẻ cặn bã này tập trung xung quanh ông ta đến đây, đến Maidan", bà nói. Bà Tymoshenko cũng hối thúc người ủng hộ bà không rời Maidan (Quảng trường Độc lập) và tiếp tục cuộc biểu tình cho tới khi cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 25/2, theo quyết định của quốc hội. Nói về vấn đề quan hệ với châu Âu, bà Tymoshenko nói "chắc chắn" Ukraine sẽ gia nhập Liên minh châu Âu (EU), và "điều này sẽ thay đổi mọi thứ". Cựu thủ tướng bị kết án 7 năm tù hồi năm 2011 với cáo buộc lạm quyền, và bà từng tuyên bố sẽ tranh chức tổng thống. Chủ tịch Quốc hội Ukraine Oleksander Turchynov cũng cho biết ông Yanukovych vừa bị cấm lên máy bay tới Nga. "Ông ta đã cố lên một máy bay tới Nga nhưng bị cảnh sát biên giới chặn lại. Ông ta hiện đang trốn ở đâu đó tại vùng Donetsk", Sky News dẫn lời ông Turchynov nói. Trước đó, ông Yanukovych bị quốc hội bỏ phiếu truất ngôi khi ông rời thủ đô Kiev tới miền đông Ukraine. Ông lên truyền hình, tố đây là một cuộc "đảo chính" và tuyên bố không từ chức. Ông cũng cho biết xe của ông bị bắn, bốc cháy. Gần 100 người chết kể từ khi biểu tình bắt đầu hồi tháng 11/2013, và hàng nghìn người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát. Làn sóng biểu tình được châm ngòi sau khi Tổng thống Yanukovych từ chối ký một hiệp định kinh tế với Liên minh châu Âu (EU) và thúc đẩy quan hệ với Nga. Theo Vnexpress Quốc hội Ukraine phế truất tổng thống Quốc hội Ukraine vừa bỏ phiếu phế truất Tổng thống Yanukovych, vài giờ sau khi ông bỏ văn phòng ở thủ đô Kiev để lánh về miền đông. Kế hoạch tới Nga của ông sau đó không thực hiện được do máy bay bị chặn. Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych vừa bị quốc hội bỏ phiếu phế truất. Ảnh: PuntoPress Theo Reuters, Quốc hội Ukraine hôm 22/2 đã bỏ phiếu nhất trí phế truất Tổng thống Viktor Yanukovych và quyết định sẽ bầu cử sớm vào ngày 25/5. Chủ tịch Quốc hội Oleksander Turchynov cho biết ông Yanukovych đã "từ bỏ trách nhiệm theo hiến pháp, đe dọa chức năng của nhà nước, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine". Các đại biểu quốc hội vỗ tay và hát quốc ca khi thông qua nghị quyết này. Sự kiện diễn ra chỉ vài giờ sau khi ông Yanukovych rời văn phòng tổng thống ở thủ đô Kiev và tới thành phố Kharkiv, miền đông Ukraine. Người biểu tình tuyên bố chiến thắng ở Kiev sau khi kiểm soát được các tòa nhà chính phủ. Theo Sky News, Yanukovych cho biết ông sẽ không từ chức và so sánh tình hình hiện nay ở Ukraine với việc quân phát xít lên nắm quyền vào những năm 1930 ở Đức. Ông gọi phe đối lập là "những kẻ cướp" và ông sẽ ở lại vùng đông nam Ukraine khi chúng "đang khủng bố" đất nước. Ông cũng từ chối ký bất cứ luật mới nào, cho rằng vụ bạo loạn là "một cuộc đảo chính". Ông cũng cho biết xe chở mình đã bị bắn. Trong khi đó, theo Chủ tịch Quốc hội Turchynov thì ông Yanukovych vừa bị cấm lên máy bay tới Nga. "Ông ta đã cố lên một máy bay tới Nga nhưng bị cảnh sát biên giới chặn lại. Ông ta hiện đang trốn ở đâu đó tại vùng Donetsk", Sky News dẫn lời ông Turchynov nói. Gần 100 người đã chết kể từ khi biểu tình bắt đầu hồi tháng 11/2013, và hàng nghìn người bị thương trong các cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát. Làn sóng biểu tình được châm ngòi sau khi Tổng thống Yanukovych từ chối ký một hiệp định kinh tế với Liên minh châu Âu (EU) và thúc đẩy quan hệ với Nga. Trong một diễn biến khác, cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko, người được mệnh danh là "nữ hoàng khí đốt", vừa được trả tự do. Bà bị bắt năm 2011 vì các cáo buộc lạm quyền. Quốc hội Ukraine bỏ phiếu tán thành việc thả bà Tymoshenko, trong khi ông Yanukovych tuyên bố luật mới thông qua là bất hợp pháp. Trong bài phát biểu hôm qua trên xe lăn ngay khi được thả trước đám đông khoảng 50.000 người tại Quảng trường Độc lập, Kiev, bà đã bật khóc. "Các bạn là những anh hùng! Các bạn là những gì tốt đẹp nhất Ukraine có", Reuters dẫn lời bà Tymoshenko. Biểu tượng của phe đối lập, người cũng được mệnh danh là "nữ hoàng khí đốt", cho rằng bằng cách đứng thành rào chắn và đối mặt với những tay súng bắn tỉa, người biểu tình đã triệt tiêu được "bệnh ung thư của chế độ độc tài". Bà Tymoshenko còn gọi những người ủng hộ Tổng thống Yanukovych và các bộ trưởng là cặn bã, và cho hay ông này phải được đưa tới Quảng trường Độc lập để đối diện với công lý của những người biểu tình. Theo Vnexpress
-
'Thay đổi cầu Long Biên là cách làm thô bạo' Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử vắt qua ba thế kỷ thăng trầm của dân tộc, vì vậy cần nghiêm túc nhìn lại các giá trị duy nhất mà cây cầu đang nắm giữ, và kêu gọi bảo tồn bằng mọi giá cho con cháu mai sau. Đó là ý kiến của Phó giáo sư Nguyễn Hồng Thục, Ủy viên Hội đồng Trung ương, thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam về các phương án di dời và cấy ghép cầu Long Biên của Bộ Giao thông và Vận tải đưa ra. - Bộ Giao thông Vận tải vừa đưa ba phương án di dời cầu Long Biên cho dự án cầu đường sắt qua sông Hồng. Ý kiến của PGS như thế nào? - Khi biết tin Bộ Giao thông đưa ra các phương án mới, tôi sững người lại vì hơn 10 năm qua, tôi và nhiều người trong giới chuyên môn và nhiều người khác luôn nghĩ rằng phương án bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên đã được thống nhất giữa Pháp, Việt Nam, mà đại diện là Hà Nội và Bộ Giao thông. Như vậy những gì chúng ta đạt được trong hơn 10 năm qua đều coi như bỏ đi, giờ chúng ta lại quay về bàn xem phương án ứng xử ra sao với cầu Long Biên là sao? Từ 2005 đến 2009, dự án bảo tồn cầu Long Biên qua nhiều hội thảo đã đạt sự đồng thuận từ hai phía Pháp và Việt Nam. Dự án bảo tồn nguyên vẹn cầu Long Biên do Pháp tài trợ, và Việt Nam xây cầu mới cho đường sắt cách cầu cũ khoảng 186 m về phía thượng lưu. Nhưng sau đó do gặp khó khăn về giải phóng quỹ đất giao thông hai đầu cầu đường sắt mới nên họ mới đưa ra phương án di dời hoặc nâng cấp cầu Long Biên thành cầu đường sắt mới. Tôi không thiên về phương án nào cả, vì chúng đều đụng chạm đến cây cầu một cách cơ bản. Bộ Giao thông đã thiên về phát triển giao thông hơn và tạo thêm gánh nặng vận tải cho cây cầu. Đồ họa phương án xây dựng cầu đường sắt mới bên cạnh cầu Long Biên. Ảnh: T.L - Hà Nội có đưa lý do nếu thực hiện phương án xây cầu mới cách cầu Long Biên 186 m về phía thượng lưu sẽ ảnh hưởng hơn 200 hộ dân và rất nhiều hộ dân ở đây đã gửi đơn kiến nghị, khiếu nại? - Lý do đó không thuyết phục, vì hai phương án giải phóng quỹ đất hai đầu cầu chỉ chênh nhau 80 hộ và số tiền 9.000 tỷ đồng di dời cầu Long Biên làm bảo tàng có thể xây được cầu mới. Có nên vì thế mà bức tử cầu Long Biên lịch sử? Bên cạnh đó, nếu theo ba phương án đang trình duyệt thì còn ảnh hưởng tới cả hàng triệu người dân Hà Nội và cả những người có nguyện vọng tha thiết bảo tồn cây cầu lịch sử của họ. Chỉ cần lãnh đạo Hà Nội lắng nghe ý kiến nhân dân trước khi gửi yêu cầu Bộ Giao thông đưa ra phương án xây cầu mới trên tim cầu Long Biên cũ (vào tháng 10/2013) thì làm gì có chuyện bây giờ đau đầu thế này. Chúng ta phải cân nhắc: Vì khó khăn trong giải phóng qũy đất cho cầu mới, hay vì bảo vệ lịch sử văn hóa của Hà nội, của dân tộc Việt Nam? Thiết nghĩ, ứng xử với tương lai luôn bắt đầu từ ngày hôm nay. - Lý giải của Bộ Giao thông rằng đã tính đến phương án bảo tồn cầu như phương án 1 là đưa 9 nhịp cầu về phía thượng lưu và xây dựng bảo tàng, theo PGS có thỏa đáng? - Theo Luật di sản văn hóa và công ước quốc tế, việc bảo tồn cầu phải đảm bảo nguyên vẹn giá trị gốc của di sản. Cả ba phương án mà Bộ Giao thông đưa ra đều vi phạm. Với cầu Long Biên, bất cứ phương pháp cấy ghép, nâng chiều cao, sai lệch cấu trúc, cũng như phương án di dời cầu đều ảnh hưởng và làm mất đi tính nguyên gốc. Có nhiều cách làm lịch sử biến mất, nhưng thay đổi cầu Long Biên là cách làm thô bạo hơn cả. Ở đây chúng ta phải làm sao để bảo tồn không mâu thuẫn với phát triển, và ngược lại. Tôi rất thắc mắc là với biểu tượng của di sản mang tầm cỡ quốc tế như cầu Long Biên, nhưng cho đến nay cây cầu này chưa có tên trong danh mục di sản quốc gia. Thật ra, lỗi này lớn vì từ đó mà chúng ta đang đối xử tùy tiện với di sản văn hóa vô giá này. - Theo PGS, nếu di dời hay cấy ghép thì cầu Long Biên sẽ ra sao? - Đúng như giáo sư Hoàng Đạo Kính đã nhận xét: “Cần thay thiết chế giao thông bằng thiết chế văn hóa lịch sử đối với cách tiếp cận bảo tồn của cây cầu này”. Cầu Long Biên là cây cầu được đánh giá là biểu tượng của lịch sử, công nghệ, vẻ đẹp và sự trường tồn qua hai cuộc kháng chiến. Nếu xóa bỏ hay làm biến dạng, cầu Long Biên sẽ biến đổi hình thức và công năng hoàn toàn do bị “nhổ” đi ở nơi nó tồn tại hơn 100 năm để làm nên lịch sử. Như thế nghĩa là nó sẽ bị tước đoạt sự sống, biến thành phế tích trưng bày và bị làm cảnh. Đây là sự phá hủy văn hóa lịch sử cận đại của Hà Nội, của dân tộc Việt Nam. Lịch sử sẽ tiếc và hận cho Hà Nội khi sông Hồng không còn cầu Long Biên. Đô thị lịch sử theo nghĩa hoàn chỉnh là tổ chức cuộc sống của con người như những vệt nối dài từ lịch sử tới tương lai chứ không phải đứt đoạn, chắp vá. Hà Nội phải được đối xử cẩn trọng và tinh tế như cha ông ta đã làm hàng nghìn năm qua, đặc biệt là trong đô thị hóa và kinh tế thị trường, các giá trị văn hiến dễ bị gạt sang một bên để nhường cho giá trị kinh tế nhất thời. - Giá trị về giá trị lịch sử, biểu tượng công nghệ và vai trò của cầu Long Biên với đô thị hiện đại như bà vừa nói ở trên cụ thể thế nào? - Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, toàn quyền Paul Doumer đã kêu gọi các nhà kỹ nghệ của nước Pháp đưa cây cầu kim loại đầu tiên vào Việt Nam, trong khi việc trị thủy ở sông Hồng rất khó. Lúc đó công ty Eiffel (Thiết kế và xây dựng tháp Eiffel) đã khởi công thiết kế và xây dựng cây cầu Paul Doumer (cầu Long Biên). Vì thế, cầu Long Biên ngang bằng về thời gian và giá trị về biểu tượng công nghệ với tháp Eiffel vì tính duy nhất. Đây cũng là cây cầu kim loại có quy mô lớn nhất thế kỷ 20 (dài 1.862m qua sông và hơn 1.300m qua hai bờ sông, với 18 nhịp, 20 trụ đỡ cao hơn 20m) được xây bằng chính những người thợ Việt Nam trong thời gian rất ngắn. Cầu Long Biên được khánh thành cũng đánh dấu giai đoạn Hà Nội chuyển hoá từ một đô thị truyền thống sang đô thị hiện đại theo trào lưu của thế giới. Chỉ khi cầu Long Biên xuất hiện thì tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh mới hình thành. Cũng nhờ cầu Long biên mà đô thị Hà Nội sau thời thuộc Pháp đã có cấu trúc không gian khá hoàn chỉnh với bốn thành phần cơ bản: Hoàng thành; Khu phố buôn bán cổ của người Việt; Khu phố Pháp cho các công sở và cây cầu mở đầu cho kinh tế hàng hóa. Về giá trị lịch sử thì như một điều kỳ lạ, cây cầu vẫn đứng vững hơn một thế kỷ, ở vị trí giao thông xung yếu nhất nhưng nó vẫn không ngã gục qua các trận đánh bom dữ dội của không quân Mỹ. Bằng sự sống sót nó đã vượt lên cả những cây cầu sắt lịch sử trong quá khứ như Hàm Rồng (Thanh Hóa); Hiền Lương (Quảng Trị), Long Đại (Quảng Bình). - Theo bà phương án nào là tối ưu nhất để vừa bảo tồn cầu vừa thực hiện dự án đường sắt qua sông Hồng của Bộ Giao thông? - Đường sắt có thể xây cách cầu Long Biên về phía thượng lưu 186 mét - là phương án được đưa ra từ năm 2009, nó hợp lý vì đúng với quy hoạch đường sắt nội đô của Nhật Bản làm, đã được phê duyệt. Tuy nhiên tốt hơn hết là nên xây cầu đường sắt ở cầu Thanh Trì cho phía nam và cầu Nhật Tân cho phía bắc Hà Nội. Còn cầu giao thông chính nên cải tạo cầu Chương Dương. Để tìm ra phương án tốt nhất cho dự án bảo tồn cầu Long biên, đề nghị Bộ Giao thông vận tải và Hà Nội nên tổ chức triển lãm các phương án, trưng cầu dân ý để nhận được nhiều đóng góp của chuyên môn và người dân Hà Nội. Chắc chắn sự minh bạch và cầu thị như vậy sẽ tìm được giải pháp bảo tồn tốt nhất cho cầu Long Biên.
-
Các Mẹo hay chữa táo bón Táo bón là một bệnh khá thường gặp và có vẻ khó chữa. Hãy thử một trong các mẹo dưới đây hay áp dụng cả 6 cách nếu thấy tình hình không chuyển biến… Cắt giảm những thực phẩm đã tinh chế Những thực phẩm chế biến sẵn ít nhiều đã bị mất chất dinh dưỡng cũng như chứa một lượng chất xơ thấp hơn bình thường. Bạn có thể ăn nhiều rau sống để bổ sung thêm chất xơ và vitamin hơn. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý, rửa sạch rau và giữ an toàn vệ sinh thực phẩm. Mật ong Mật ong cũng có tác dụng rất tốt trong việc chữa táo bón, nếu cảm thấy hương vị quá đậm, bạn có thể pha vào nước trái cây thay đường. Không ăn nhiều hơn hai thìa đầy mỗi ngày, vì nó chứa khá nhiều calo cho những ai đang muốn giảm cân. Táo Nước ép táo hay táo đều là thuốc nhuận tràng tư nhiên. Một quả táo mỗi ngày để luôn giữ cho cơ thể khoẻ mạnh, tăng cường hệ thống miễn dịch. Một quả táo sau một giờ ăn để giảm “cơ hội” táo bón phát triển nhé. Chất xơ hòa tan Ngũ cốc, bánh mỳ và cả những sản phẩm từ ngũ cốc, gạo nguyên cám đều chứa nhiều chất xơ. Vì cơ thể luôn cần một lượng chất xơ cụ thể để vận hành hệ tiêu hoá một cách thông suốt nên bất cứ món ăn nào có nhiều hơn 6gam chất xơ thì được coi là có chứa chất xơ cao. Bạn có thể bổ sung món súp ngũ cốc nguyên cám hoặc bánh mỳ ở dạng bột vào thực đơn ăn kiêng của mình. Quả mơ Mơ luôn luôn có tác dụng làm giảm táo bón nhưng đừng quá lạm dụng nó. Vì nếu ăn quá nhiều cùng một lúc lại là nguyên nhân gây tiêu chảy. Nếu không phải mùa mơ, bạn có thể dùng mơ khô để thay thế, có thể dùng kết hợp thêm quả hạnh cũng rất tốt. Nước ép mận khô Mận có thể ăn tương tự như mơ nhưng cũng có thể gây tiêu chảy và mất nước nếu ăn quá nhiều. Với một số người ăn mận khô lại gây khó tiêu hoá, vì vậy nước ép từ mận khô là tốt hơn cả. Nguồn: Dân Trí
-
Di dời cầu Long Biên: “Chỉ bảo tàng được kiến trúc vô hồn!” (Dân trí) - “Với phương án Bộ GTVT đưa ra thì chỉ bảo tàng vật thể kiến trúc vô hồn hoặc khoác lên nó cái vỏ mới chứ không bảo tồn được không gian sống, giá trị lịch sử, kiến trúc như cầu Long Biên hiện tại”, KTS Đào Ngọc Nghiêm nói. Ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội - nguyên Kiến trúc sư trưởng thành phố Hà Nội đã trao đổi với phóng viên Dân trí về ba phương án vị trí cầu vượt sông Hồng thuộc Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1), giai đoạn I. KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng 3 phương án Bộ GTVT đưa ra là không hợp lý Qua ba phương án Bộ GTVT vừa đưa ra, ông có lo ngại cầu Long Biên sẽ mất đi giá trị lịch sử và kiến trúc đã in đậm trong lòng người dân hay không?Phương án thứ nhất di dời 9 nhịp đầu cầu Long Biên về phía thượng lưu cách tim cầu cũ 85m để bảo tồn. Cầu mới sẽ được xây dựng vào vị trí tim cầu hiện tại. Với cách làm này rõ ràng là chúng ta bảo tàng vật thể kiến trúc vô hồn chứ không phải bảo tồn không gian sống như cầu Long Biên. Còn phương án khác thể hiện rõ là làm vỏ mới không có giá trị lịch sử, kiến trúc như cây cầu hiện tại. Xét từ những giá trị lịch sử, kiến trúc thì rõ ràng phương án của Bộ GTVT đưa là không hợp lý. Ba phương án đó chưa làm rõ được cách ứng xử thích hợp giữa mối quan hệ bảo tồn và phát triển. Bảo tồn và phát triển phải đảm bảo hài hòa với nhau chứ đừng vì nhu cầu phát triểm mới mà chúng ta sẵn sàng phá bỏ di tích. Đó là bài học đau đớn của các nước tiên tiến khi mà đã có tiền cũng không thể phục dựng được những di tích đã bị phá bỏ. Phối cảnh vị trí cây cầu mới cách cầu Long Biên 180m về phía Thượng Lưu Ba phương án được Bộ GTVT đưa ra, ông cho là không hợp lý vậy giải pháp nào cho cây cầu hiện tại mà vẫn đảm bảo được phát triển giao thông nối liền hai bên bờ sông Hồng?Việc phát triển mới theo như quy định của Luật Thủ đô là phải tuân thủ theo Quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là phải bảo tồn, tôn tạo cầu Long Biên ngay tại vị trí hiện nay và nên làm cây cầu mới về phía thượng lưu. Còn để có phương án thích hợp đối với cầu Long Biên cần nhận diện đầy đủ giá trị của di sản. Xem cây cầu này là không gian sống cần được bảo tồn chứ không thể xem nó là vật thể để anh bảo tàng trưng bày ở bất kỳ vị trí nào. Ngoài ra, trong nghiên cứu đề xuất mới nên có thái độ trân trọng những nghiên cứu của giai đoạn trước bởi đó là những nghiên cứu nghiêm túc, khoa học đã được những người có chuyên môn trong và ngoài nước ủng hộ. Cụ thể là năm 2000, chúng ta đã thống nhất với Chính phủ Pháp bảo tồn tại chỗ, trên cơ sở giữ nguyên trạng cầu Long Biên. Khi chúng ta đưa ra tuyến đường sắt đô thị số 1, từ năm 2008 cũng đã đặt ra vấn đề tôn tạo cầu Long Biên ở đúng vị trí cũ và làm một cây cầu mới cách cầu hiện nay 180m về phía thượng lưu. Nếu xây dựng cầu mới cách cây cầu hiện tại 186m về phía thượng lưu gần 200 nhà dân sẽ phải di dời, còn phương án như Bộ GTVT đưa ra giải phóng mặt bằng ít hơn như vậy sẽ đỡ tốn kém, thưa ông? Bảo tồn văn hóa thì không thể đong đếm bằng tiền. Hơn nữa, cầu Long Biên là hình ảnh biểu trưng của văn hóa hào hùng, khí phách của người Hà Nội lại càng vô giá. Vì vậy, cần bảo tồn cầu Long Biên theo hướng là không gian sống chứ không chỉ là vật để đem ra trưng bày. Cây cầu mới cách cầu Long Biên 180m được thể hiện rõ trong Quy hoạch chung Thủ đô Ngoài lý do kinh tế, nhiều người cũng cho rằng việc xây cầu mới cách cây cầu Long Biên hiện tại sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực?Hội đồng kiến trúc gồm các chuyên gia hàng đầu về quy hoạch đã xem xét tất cả các phương án đưa ra và thấy rằng xây cầu mới chỉ tôn vinh cái truyền thống chứ không làm mất cảnh quan. Như ông phân tích ở trên việc bảo tồn cầu Long Biên và xây dựng cầu mới về hướng thượng lưu đã được chỉ rõ trong Quy hoạch chung Thủ đô. Vậy các phương án vừa được đưa ra có vi phạm Luật Thủ đô hay không? Điều đầu tiên đề cập đến trong Luật Thủ đô, việc phát triển phải tuân thủ theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vì vậy, anh phải tuân thủ theo Luật Thủ đô, theo Quy hoạch chung đã được xây dựng. Đây không phải là ý chí của một nhóm quản lý mà thể hiện trách nhiệm đối với Quốc hội, với nhân dân đã giao. Xin cảm ơn ông!
-
Thành phố nghìn năm tuổi dưới đáy hồ Một thành phố cổ được xây dựng ở Trung Quốc từ cách đây 1.300 năm vẫn giữ được nhiều công trình kiến trúc nguyên vẹn dù đã nằm sâu bên dưới hồ nước nhân tạo. Thành phố cổ Shi Cheng, hay còn được biết đến với tên gọi là thành phố Sư tử, được thành lập cách đây 1.300 năm, dưới triều đại Đông Hán. Trong ảnh là bản phác thảo thành phố cổ một thời. Hơn nửa thế kỷ trước, thành phố này chính thức biến mất khi chính phủ Trung Quốc quyết định xây dựng một hồ nước nhân tạo và một nhà máy thủy điện ở khu vực này. Thành phố Sư tử ngày nay đang nằm dưới dưới hồ nhân tạo Qiandao thuộc tỉnh Chiết Giang. Thành phố Sư tử có 5 cổng chính, 4 tòa tháp lớn và có diện tích bằng khoảng 60 lần diện tích một sân bóng đá. Các con đường trong thành phố đều được làm bằng đá cuội và các phiến đá lát đường. Mặc dù bị lãng quên khá lâu và nằm dưới nước ở độ sâu từ 26-40m nhưng các công trình như cổng thành, các bức tượng, cột trụ, tay nắm cửa hình đầu rồng... của thành phố từ xa xưa vẫn ở trong tình trạng tốt và giữ được kiến trúc nguyên dạng. Một thanh tay nắm cầu thang được tìm thấy trong trạng thái nguyên vẹn ở thành phố dưới hồ nước. Thành phố Sư tử ngày nay là địa điểm khám phá của thợ lặn và các nhà nghiên cứu. Hồ nhân tạo Qiandao có hơn 1.000 hòn đảo nhỏ, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thực vật.
-
Huyền bí vùng đất có 'siêu nhân' hô mưa, gọi gió Phú Thiện là vùng đất ẩn chứa nhiều giai thoại về những Pơtao được biết đến với sức mạnh siêu nhiên có thể hô mưa, gọi gió. Trong màn sương huyền thoại ấy, chúng tôi đã đến đây để tìm hiểu về một Pơtao mà người Jrai thường gọi là Pơtao Angin ("Vua gió")… Ông là Siu Bam hay còn gọi là Ơi Bam-Pơtao Angin (SN 1920, tại xã Chư A Thai, Gia Lai-Kon Tum (cũ), mất năm 1988), được dân làng tôn làm Pơtao vào năm 1969, là “Vua gió” đời thứ 5 ở Plei Măng, cũng là vị “Vua gió” cuối cùng. Huyền bí về Pơtao Angin Tháng 12, Phú Thiện vẫn nắng gắt sau những cơn mưa cuối mùa, trời vẫn xanh trong. Chúng tôi đến Plei Măng, nơi đã từng một thời Siu Bam “làm vua”. Men theo con đường nhỏ đã được bê tông hóa theo chương trình nông thôn mới để vào làng; căn nhà sàn của vị “Vua gió” ngày ấy vẫn còn sừng sững sau bao nhiêu mùa mưa nắng. Đó là một căn nhà sàn nhỏ thường thấy của đồng bào Jrai trên vùng đất này. Do đã hẹn trước nên bà Ksor H’Nhriu là con gái của Pơtao Angin-Ơi Ban đã ra đón chúng tôi ngay từ đầu cổng. Vừa bước vào nhà, chưa kịp mời nước khách xa, bà Ksor H’Nhriu đã gọi đứa cháu gái mang những kỷ vật của Pơtao Angin cho chúng tôi xem và kể lại những câu chuyện huyền bí về ông. Bà Ksor H’Nhriu cho chúng tôi xem 2 ghè rượu cổ còn lại của “Vua gió” Theo lời của bà Ksor H’Nhriu, năm 1969 vị “Vua gió” đời thứ tư là Siu Ba từ giã cõi trần, người Jrai ở Plei Rơ Bai đã chọn Siu Bam “kế vị”. Các già làng cho rằng Siu Bam là người được Yàng yêu thích, nên được lên làm Pơtao để giúp dân làng cầu mưa, gọi gió và cúng cho người ốm, người điên cũng như những lúc mùa màng thất bát. Bà cũng không biết vì sao người Jrai ở đây gọi là Pơtao Angin. Nhưng khác với các bậc Pơtao mang yếu tố thần quyền ở Tây Nguyên như “Vua lửa”, “Vua nước”, đã lên làm Pơtao Angin thì không được cưỡi voi, cưỡi ngựa hay đi xe mà chỉ đi bộ, vì đi các phương tiện sẽ có gió cuốn theo mưa bão. Bà kể rằng, năm 1971, đứa cháu trai của bà Siu Bót mời Pơtao Angin đi dự một phiên xét xử ở Plei Blrok. Do mặt trời đã lên quá đỉnh núi, nên cháu trai bà giục ông lên xe để chở đi cho kịp giờ. Chiếc xe lăn bánh được chừng vài trăm mét, bỗng dưng trời đang nắng gắt chuyển tối sầm, mây đen ùn ùn kéo đến, trời nổi gió cuốn theo bụi mù làm chiếc xe chao đảo lao vào vệ đường rồi gãy đôi. Bà Ksor H’Nhriu cũng được nghe các già làng kể lại rằng: Vào khoảng năm 1980, Ơi Bam đi ăn nhà mả ở Plei Tơmul, khi ché rượu cần vừa mới được mở ra, Ơi Bam thấy Ơi Aluynh (Pơtao Pui đời thứ 14) đi ngang qua liền mời vào cùng uống rượu. Khi hai Ơi vừa giáp mặt nhau, bỗng một cơn gió lốc từ đâu kéo đến cuốn bay cả căn lều mà Ơi Bam và Ơi Luynh đang ngồi… Một biểu tượng bị thất truyền Năm đó, trời Plei Măng nắng to, mọi con sông, con suối quanh làng đều khô cạn, cây cối héo khô. Người Jrai phải vào rừng chặt ống tre, ống trúc để chắt từng giọt nước. Không chịu nổi cái nắng, cái khát, dân làng khiêng nào heo, gà, rượu ghè… đến để xin Pơtao Angin cầu mưa cứu giúp dân làng... Lễ vật cầu mưa gồm một con gà, một ghè rượu lớn, một chén đồng và một đĩa lớn đựng thịt heo được đặt trên đàn dựng ở gò đất trống đầu làng. "Vua gió" trong bộ lễ phục màu trắng cùng hai trợ lý là Siu Ma Sâm và Siu Blơl và 5 người già trong làng bắt đầu làm lễ. Cả ngày hôm đó, dân làng phải bỏ hết công việc nương rẫy, chỉ ở nhà khua chiêng, đánh trống để phục lễ gọi gió, cầu mưa. Sau khi đọc lời khấn, “Vua gió” đưa gươm báu chỉ về tứ phía để mời các thần về dự lễ và cho gió, cho mưa giúp dân làng qua cơn khô hạn. Thật kỳ diệu, sau khi dứt lời khấn cầu, gió thốc lên từng cơn, mây đen ùn ùn kéo đến, dông tố nổi lên rồi mưa như trút nước. Người dân Plei Măng chỉ biết hướng về phía Pơtao Angin lập đàn cầu gió, cầu mưa mà cúi lạy… Sau lần đó, "Vua gió" còn được dân làng ở mãi tận Krông Pa mời về làm lễ giúp dân gọi gió, cầu mưa và cứu chữa cho người ốm, người điên khỏi bệnh… Bà Ksor H’Nhriu lại kể rằng: Sau khi Pơtao Angin cuối cùng qua đời, đáng lẽ ra phải được chôn riêng theo nghi lễ của một bậc Pơtao. Thể theo ước nguyện của ông khi mất được chôn chung với vợ và cũng làm lễ Pơthi (bỏ mả), dân làng đã làm đúng như vậy. Từ đó dân làng cũng không chọn ai lên làm vua nữa, nên biểu tượng “Vua gió” đến đời thứ 5 đã bị thất truyền. Cũng do quy ước khi lên làm Pơtao thì không có ruộng đất, nên cuộc sống của “Vua gió” cũng nghèo như bao nhiêu người Jrai trên mảnh đất này. Tài sản mà “Vua gió” để lại trước lúc từ giã cõi trần chỉ có những vật dụng dùng trong những lần làm nghi lễ cúng cầu gió, cầu mưa gồm: Một bát đồng, một đĩa lớn, một nồi đồng, hai ghè rượu lớn, ba chiêng đồng, ba lục lạc tròn. Trước đây, các vật dụng nghi lễ này đã mất đi một nồi đồng và ba lục lạc tròn. Bây giờ, chỉ còn chiếc chén đồng và hai ghè rượu cổ là những gì còn lại của vị “Vua gió” cuối cùng mà “hậu duệ” của ông còn gìn giữ. Còn chuyện về thanh gươm, tuyệt nhiên bà Ksor H’Nhriu không kể vì sợ loạn thần và hiện tại thanh gươm cũng đã bị mất... Dù đã từng trong dòng tộc của Pơtao Angin, nhưng đến nay đời sống của “hậu duệ” của ông cũng bình thường như bao nhiêu người dân Jrai trên mảnh đất này. Họ không còn nghèo đói, cuộc sống đã khấm khá hơn nhờ biết chăm chỉ làm ăn. Trong số họ, có người làm công an xã, có người đang theo học đại học… Những câu chuyện về “Vua gió” chỉ còn là hoài niệm đang phai dần theo dòng chảy của thời gian (Theo Báo Gia Lai)
-
Phá cầu Long Biên là mang tội với lịch sử Tôi là trẻ theo cha từ quê chạy loạn lên Hà Nội từ năm 1950. Từ đó, tôi lớn lên trong lời kể, tiếng ru của mẹ và chị tôi: Hà Nội có cầu Long Biên / Vừa dài vừa rộng bắc ngang sông Hồng / Tầu xe đi lại song song / Bộ hành tấp nập gánh gồng ngược xuôi… Nguyễn Văn Thọ. Cha tôi, họa sĩ Đông Dương khóa Ba, tốt nghiệp năm 1937 (Nguyễn Văn Thiệu 1912-2010). Ông là anh em kết nghĩa với họa sĩ Hoàng Lập Ngôn, với lứa Trịnh Hữu Ngọc. Do thời bấy giờ trường Boda - Mỹ thuật Đông Dương cũng đào tạo kiến trúc sư nên bè bạn ông nhiều người là kiến trúc sư. Ông có lần kể: Pháp xây dựng Hà Nội lấy sắt còn lại của tháp Eiffel, vận chuyển sang xây cây cầu Long Biên, theo thiết kế từ 1902 do nhà thầu có tên là Eiffel. Nó là cây cầu duy nhất ở Việt Nam mà làn di chuyển ôtô, cơ giới thuộc tay trái như luật giao thông bên Anh, chứ không tuân theo luật bên tay phải như của Pháp. Đấy là đặc tính để khu phố Hà Nội lập tức nối liền đầu cầu bên này cho cả người đi bộ và cơ giới, chứ không đứt gãy, giữ được nhịp điệu, tiết tấu liền suốt mạch kiến trúc... Hãy ngắm đi, những bức ảnh trước năm 1965, cầu Long Biên có cả một thời rất đẹp. Cầu là những nhịp uốn như sóng tựa, như con rồng cách điệu, vươn qua con đê, nối liền hai bờ sông Hồng, cho con người Việt đôi bờ sông cùng có thể nghe trong đêm “tiếng sông Hồng thở than" như Lê Vinh từng hát. Nó chính là địa chỉ văn hóa; món quà của nhân dân Pháp tặng cho người Việt từ những ngày đầu tiên xây nên thành phố này. Cho nên “xin hãy đừng nhìn nó như một phương tiện chiến tranh, hay đô hộ của người Pháp thực dân" khi từ hơn thế kỷ nay, cầu gắn bó với tất cả chúng ta, người thành thị phía Hà Nội, kẻ chợ và nông dân phía Gia Lâm... Những ai, một hai lần đã đi qua cây cầu này, nếu tinh tế quan sát sẽ thấy nhịp sống con người hai bờ sông từ tinh mơ tới nửa đêm... ngày nối ngày, đêm và đêm… để từ ngày có nó - cây Cầu Long Biên, nó là một cơ thể sống, thành nhịp thở của Hà Nội phập phồng trên sông Hồng. Những năm hòa bình đầu tiên, tôi được nghe kể và tìm đọc lại sách sử rằng, các chiến sĩ trong Trung đoàn Thủ đô đã thoát hiểm trong gang tấc, rút quân khỏi Hà Nội theo đường qua gầm cầu, khỏi các gọng kìm bao vây của quân viễn chinh Pháp. Những đứa trẻ đánh giầy Bờ Hồ, lang thang chợ Đồng Xuân, cùng các tự vệ, lứa cha anh từng thề Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Khi đi qua gầm cầu, có nhiều người đứng lại đã thề quay trở về với thủ đô và, tinh thần Hà Nội ấy, được phản ánh rất rõ trong các trang sách của Nguyễn Huy Tưởng, trong thơ Nguyễn Đình Thi, cả với các câu chuyện của Hoàng Cầm, của nhà soạn kịch Phan Tại cho lứa hậu sinh tụi tôi... để như gió như mưa, ngấm vào da thịt, cho tụi trẻ chúng tôi thêm yêu thương nơi đất ở và đất sống. Lòng yêu nhỏ nhoi ấy, cùng 36 phố phường, cả cây và hoa Hà Nội, cả những viên gạch vỡ còn ngan ngát thời gian tại Cột Cờ, Ô Quan Trưởng... thành một tình yêu rất sâu sắc và bền vững. Những lý do ấy, bên những công trình như Nhà Hát Lớn, chợ Đồng Xuân, quần thể kiến trúc Bờ Hồ... cầu Long Biên cùng xếp hàng thành dãy biểu tượng, gắn liền với Hà Nội, Thăng Long, Đông Đô. Năm 1965, chúng tôi, lứa học sinh cấp Ba, bỗng thấy trên cầu Long Biên xuất hiện những khẩu súng máy 12 li 7. Chiến tranh bấy giờ đùng đoàng xa xa, Hải Phòng, Quảng Ninh và phía Nam là từ Phủ Lý trở vào. Rất nhiều học sinh như tôi mới 17 tuổi, thấy mùi cuộc chiến, bom đạn rơi quanh, cận kề Thủ đô, đã xung phong vào bộ đội, thuộc trung đoàn cao xạ 220, bảo vệ Đông Nam Hà Nội. Cuối năm 1965, khi tập huấn trinh sát, tôi học đo xa ở trận địa 57, nơi sau Nhà Hát Lớn đi qua bờ đê. Ngày ngày, tụi tôi ra bờ sông, đặt máy đo xa, đo lên cầu Long Biên, đo lên những nhịp cầu đứng lặng, dưới nó là dòng sông Hồng vẫn cuồn cuộn phù xa ánh đỏ. Chúng tôi phải giúp các cấp chỉ huy tính toán, nếu địch đánh cầu, chúng sẽ bổ nhào từ độ cao nào, hay bay thế nào, nhằm đưa ra những phép tính bắn lại máy bay Mỹ, trong đó có các số toán lắp lên máy tính cơ cho pháo 37 và máy toán điện tử cho súng 57 để tiêu diệt máy bay địch nếu chúng đánh vào Hà Nội, với mục tiêu bảo vệ là cây cầu Long Biên. Tại lớp học đấy, tôi mới biết và quen những người lính thuộc đơn vị 12.7 trên nóc cầu. Từng tiểu đội phải sống trên những ô vuông thép, nằm trên các đỉnh ngang cầu. Ở bãi giữa sông Hồng, bên trái và phải, có hai đơn vị 37 và có khi là 57 nữa cũng thuộc E.220 mà lính Hà Nội chiếm từ 30% tới 50% quân số. Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán hôm nay nguyên là lính thuộc Đại đội phòng không 57, đơn vị đóng ở khoảng đất Hồ Trúc Bạch, bây giờ là nhà hàng, từ khu bán bánh Tôm nhìn sang; còn một trận địa pháo 37 nữa nằm trên các bè giữa Tây Hồ, do ghép bè phao sắt liên kết nổi trên mặt Tây Hồ. Sau khi học, tôi trở về C559, pháo 37 li, đóng đón lõng máy bay ngay từ Văn Điển, sát làng Quỳnh Lôi. Tất cả chúng tôi, những đứa con của Hà Nội, cùng anh em nông dân quanh Hà Nội trong các đơn vị E.220, tạo thành một lưới lửa phòng không bảo vệ Hà Nội mà một điểm quan trọng nhất là cây cầu Long Biên. Tháng 9/1965, lần đầu tiên máy bay Mỹ rơi tại chỗ ở Hà Nội, đó là chiếc trinh sát không người lái rơi ở ngay chùa Bộc. Bấy giờ, tôi theo đại úy Trần Văn Bôn, Chủ nhiệm trinh sát trung đoàn 220 tới tận nơi. Mùa xuân 1966, lần đầu tiên 4 chiếc F105 D, xâm phạm trời thiêng Thăng Long. Trung đoàn 220 nhiều đơn vị đã nổ súng, mà C.559 là đơn vị đầu tiên bắn vào 4 chiếc F105 này. Chiến tranh bắt đầu, không còn ở quanh Hà Nội nữa…Vài tháng sau kho xăng Văn Giang trúng bom cháy, khói đen cao ngất trùm lên bầu trời ngoại thành Thủ đô. Chúng tôi, những đứa trẻ khu Hai Bà, khu Hoàn Kiếm… lại sống chết với thủ đô. Và, cầu Long Biên vẫn trơ trơ, dưới sự bảo vệ các loại hỏa lực cao xạ gần và xa, phải hứng hàng trăm trận bom, trong hai năm 1966 và 1967. Chiến tranh ác liệt, đại đội 37 của chúng tôi, 50% là lính Hà Nội, được sang bảo vệ trung đoàn tên lửa E 267 vừa từ Nga về. Năm 1967 khi rút đi từ khu Cao - Xà – Lá sang Gia Lâm phải qua cầu Long Biên. Ngồi trên pháo tự hành 37, lính Hà Nội ngẩng lên để những nhịp cầu vun vút trôi qua đầu. Những nhịp cầu run lên trong mưa, sấm chớp nhì nhằng. Năm ấy mưa rất lớn. Đơn vị 37 tụi tôi đánh vài trận rồi xuống ở Văn Giang, đón lõng máy bay khi chúng từ cửa sông Ba Lạt dọc sông Hồng trườn vào. Mùa hè mưa tầm tã, sau vài ngày địch đánh rát, lần đầu tiên chúng đánh sập hai nhịp cầu. Tên lửa Shrike đã hất hai nhịp cầu rơi xuống sông. Những người lính Hà Nội truyền tin qua nhau: Long Biên mất hai nhịp rồi! -Thế còn Nhà hát lớn? Nhà máy nước, Bờ Hồ?.. Những người lính Hà Nội bàng hoàng câm lặng ngồi trên pháo, có vài ngày không cả ăn trưa thiếu ngủ và, tôi không biết đồng đội tôi, trên những dàn thanh ngang đỉnh cầu với súng 12.7 li, họ ai còn, ai mất! Mãi sau này, năm 1988 sang Đức, nhớ lại, tôi viết truyện ngắn Người Hà Nội, kể về những người lính nông dân đã hy sinh trên cây cầu cùng với lính Hà Nội, mà năm ấy anh em kể lại máu chảy nhễu xuống đen đặc, rớt xuống sông Hồng. Có nhiều chiến sĩ đã bị bom đánh bật ra khỏi cầu và xác họ mãi mãi nằm dưới các lớp cát trong lòng sông mẹ hay ngay dưới lòng cầu. Năm 1976, sau 11 năm, ngày tôi từ miền Nam trở về, sau khi đánh vào Sài Gòn, tôi lên con đê từ sân vận động Long Biên nhìn ra. Cầu Long Biên sau bao năm chúng tôi xa cách đã bị thương, nhưng như nhịp sống con người Hà Nội, vẫn kiên gan cùng với thời gian ngày đêm phập phồng thở. Đồng đội tôi, những kẻ may mắn sống sót qua cuộc chiến vẫn từ Đông Anh, từ Gia Lâm gò lưng đẩy xe xu hào cải bắp, rau củ sang Hà Nội vào mỗi sớm tinh mơ qua cầu và, chính tôi lại sang bên Gia Lâm khi chuyển ngành về Công ty hải sản Phú Viên, lẽo đẽo xe đạp qua Long Biên ngày ngày. Người Đức đã xử lý thế nào với nhà thờ cụt ở Tây Berlin? Tại phần Tây Berlin, cạnh khu ga lớn ngay Sở thú trong địa phận người Mỹ quản lý, có nhà thờ niên đại rất cổ. Đại chiến II không quân Mỹ đã đánh bom và bom đánh cưa cụt mái nhà thờ cực đẹp này. Phần khu lễ thánh đường tan không còn một viên gạch lành. Đại chiến kết thúc, đây là khu hoang tàn. Nhưng người Đức đã không phá bỏ nhà thờ dù nó chỉ còn lại ngọn tháp gẫy nửa, mà với sự xử lý tài ba của các kiến trúc sư Đức, nhà thờ này được bảo tồn giữ nguyên những phần còn lại của ngọn tháp chính, ngọn tháp bị bom Mỹ chém xéo như vệt dao được giữ nguyên và cạnh đó người ta làm một nhà nguyện toàn bằng kính, hình bát giác để con người tới đây cầu nguyện hòa bình cho nhân loại. Nó là một chứng tích có tên trên bản đồ du lịch thế giới: Kaiser-wihelm-Gedächtnis-Kische Berlin. Nó tự mặc định tố cáo sự tàn nhẫn của Đại chiến lần thứ II. Nơi đây, mỗi năm đón hàng chục triệu du khách và nước Đức con cháu họ đã hiểu rõ, người ta cần làm gì để nhìn lại quá khứ mà không hận thù người Mỹ, để người ngoại quốc tới đây, ít nhiều sau lúc rời đi, buộc phải suy nghĩ về trách nhiệm gìn giữ hay sự quý giá của hòa bình. Cầu Long Biên không phải là một khu vài hecta để dễ dàng tu bổ trở thành một thắng cảnh. Khu tưởng niệm như mảnh đất tôi nói trên, nhất là với nguồn tài nhân và tiền bạc hôm nay của đất nước, thì việc giữ gìn và bảo tồn nó đúng là khó khăn, nhất là khi nó quá dài, lại trĩu nặng bao vấn đề trong quá khứ. Sự thật này, với dăm thử nghiệm của thành phố Hà Nội, đã tiến hành được hai lần lễ hội trên cầu, cả hai lần đều không thuyết phục được người dân sở tại, thì nói chi đến sự quyến rũ du khách ngoại quốc đến với cây cầu lịch sử đã chứa đựng trong nó những điều cần phải nói về lịch sử văn hóa, lịch sử chiến tranh giữ nước của con người Hà Nội. Tất nhiên ở đây, chúng ta phải học thế giới nhắc lại quá khứ để yêu thêm những ngày hòa bình, như sở cầu và sở nguyện của tiền nhân: “Thăng Long phi chiến địa". Hiện tại, không được đụng chạm tới cây cầu. Cả ba phương án của Bộ Giao thông Vận tải đều đụng chạm tới những vấn đề làm hỏng đi toàn bộ giá trị của cây cầu, khi đòi hỏi nó nguyên dạng với thực tại mà vẫn trở thành một giá trị nhằm khai thác tầng sâu của văn hóa Hà Nội, phục vụ khai thác du lịch cho thành phố. Cây cầu, ngày mỗi ngày, lở loét và mục nát, thậm chí bẩn thỉu. Cho nên trong hiện tại, để tiết kiệm tiền bạc cho nhân dân, khi không mang lại hiệu quả kinh tế ở việc khai thác du lịch, nhà nước cần đầu tư sơn sửa, giữ nguyên hiện trạng như chúng ta đã từng bảo quản cây cầu khi nó chưa vỡ nhịp trước 1965. Hai phương án còn lại cắt nhịp hay di chuyển nó tức là phá dỡ cây cầu nguyên thủy, tức là chôn vùi một cơ thể sống đang ngắc ngoải, cũng tức là về mặt kiến trúc nó phá vỡ nhịp điệu từ Hà Nội 36 phố phường vươn sang bờ sông bên kia. Điều này rất quan trọng bởi vì người Pháp đã tính toán rất kỹ. Kể cả chúng ta đặt trên cây cầu cũ một cây cầu hiện đại, cao hơn và lớn hơn, nhằm thỏa mãn về giá trị sử dụng của đường sắt, đường bộ hiện đại mà lờ đi một giá trị thuộc về văn hóa của tổng thể Hà Nội. Mà một giá trị thuộc về Hà Nội, tức là thuộc về nhân dân cả nước ta. Các phương án của Bộ giao thông vận tải đưa ra đều tiêu tốn rất nhiều tiền của nhân dân không cần thiết trong giai đoạn còn khó khăn này. Nên thay vì việc phải dỡ bỏ cầu Long Biên thay thế đường sắt thì các nhà kiến trúc xây dựng đường sắt nên tham khảo các nhà nghiên cứu văn hóa khác, tính toán sao cho con đường sắt khác, đường bộ khác mà ý kiến cá nhân tôi là nên phá bỏ cầu Chương Dương để làm một cây cầu Chương Dương khác trên tim cũ của nó, thỏa mãn nhu cầu đường sắt và đường bộ này bằng hệ thống cầu vượt, mà bắt đầu từ bắt đầu từ nhà ga Hàng Cỏ vươn tới đầu cầu Chương Dương bên này sông Hồng. Phải tính toán rất kỹ kể cả thuê các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là người Pháp và người Đức để khảo sát việc làm này. Cây cầu cũ vẫn làm nhiệm vụ của nó khai thác ngay đường sắt cũ với các toa xe đóng mới chạy chậm đưa người và du khách qua Gia Lâm. Phục chế lại những ụ súng 12.7 li trên nóc cầu bằng mô hình như nhiều nước từng làm ở Eiffel... Như chúng tôi sinh ra cây cầu đã có, nó và bao lớp người đã gắn bó với nhau, cả xác và hồn cho Người Hà Nội là hơn 100 năm, lứa chúng tôi gần 70 năm nay, một đời cầu già cũ hơn đời người, trĩu nặng kỷ niệm mà một hai thế hệ theo nhau giữ gìn là giữ những vẻ đẹp Người Hà Thành, lòng tự hào không bao giờ mờ phai. Cầu Long Biên trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, của tinh thần Việt bất tử. Tôi nhiều lần trầm lặng đứng trên con cầu han rỉ, lở loét và thương tích, bên các cháu thế hệ trẻ hôm nay, khi chúng dẫn nhau lên cây cầu chụp ảnh kỷ niệm... Đừng nghĩ rằng, lớp lứa ấy không hiểu biết gì, khi họ chính là con em những con người Hà Nội đã thương yêu, đã hy sinh, từng sống chết với một cây cầu. Ai chạm vào cây cầu hẳn nay mai sẽ mang tội với lịch sử, với tiền nhân... Tính toán sai lầm của hiện tại hôm nay để thay đổi, dỡ bỏ, cắt nhịp, di dời hay làm mới đều là xóa bỏ cả một quá khứ đáng tự hào, đáng nói không chỉ là một cây cầu như cây cầu bình thường. Mất nó khác chi Huế không có Tràng Tiền, chợ Đông Ba, mất nó khác chi Sài Gòn không còn chợ Lớn và Bến Thành... Chúng, những biểu tượng của từng địa phương khu biệt ấy, đã lâu rồi mang cả tâm hồn của một mảnh đất có con người ta sinh sôi ở đó, kế tục nhau gìn giữ và thương yêu đất nước, đâu chỉ còn đơn thuần là nơi đất ở. Nguyễn Văn Thọ
-
The New Indian Express: Trung Quốc nên từ bỏ chính sách bành trướng (TNO) Báo The New Indian Express ngày 22.2 đưa tin ứng cử viên thủ tướng Narendra Modi của đảng BJP đối lập ở Ấn Độ đã kêu gọi Trung Quốc từ bỏ 'tư duy bành trướng'. Đồng thời, ông Modi cũng tuyên bố rằng không sức mạnh nào trên trái đất có thể cướp bang Arunachal Pradesh khỏi quốc gia Nam Á. Ông Narendra Modi - Ảnh: The New Indian Express Phát biểu tại một cuộc mít tinh ở thị trấn Pasighat hôm 21.2 trong khuôn khổ chiến dịch vận động tranh cử của mình, ông Modi, đương kim Thủ hiến bang Gujarat, nhấn mạnh: “Trung Quốc nên từ bỏ chính sách bành trướng và thúc đẩy quan hệ song phương với Ấn Độ vì hòa bình, tiến bộ và thịnh vượng của hai nước”. “Arunachal Pradesh là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Ấn Độ và sẽ luôn là như thế. Không sức mạnh nào có thể giành lấy nó từ chúng tôi. Nhân dân Arunachal Pradesh không chịu áp lực hoặc lo sợ Trung Quốc”, ông Modi nói thêm. “Tôi xin thề nhân danh vùng đất này, tôi sẽ không bao giờ cho phép bang này biến mất, phân rã hay chịu khuất phục”, ông Modi nói trong tiếng vỗ tay cổ vũ của đông đảo người ủng hộ đang tập trung gần con sông Siang hùng vĩ. Thống đốc bang Gujarat nói Trung Quốc nên từ bỏ tư duy bành trướng vì thế giới ngày nay không chấp nhận điều đó. Theo ông, cả thế giới đang tiến đến sự phát triển và Trung Quốc nên tập trung vào nỗ lực này. Bang Arunachal Pradesh đang nằm dưới quyền kiểm soát của Ấn Độ nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và gọi vùng đất này là Nam Tây Tạng thuộc Khu tự trị Tây Tạng.
-
Nhật Bản bắt giữ tàu cá Trung Quốc cùng 9 thủy thủ (Vietnam+) Tàu tuần tra Nhật Bản (phải) truy đuổi tàu đánh cá Trung Quốc gần đảo Miyako ngày 2/2. (Nguồn: AFP/TTXVN) Sáng 22/2, Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Fukuoka, Nhật Bản xác nhận một tàu đánh cá Trung Quốc đã bị nhà chức trách Nhật Bản bắt giữ tại vùng biển gần tỉnh Nagasaki với lý do "hải trình hoạt động gian dối." Theo Tổng lãnh sự quán Trung Quốc, chiếc tàu trên đăng ký ở tỉnh Chiết Giang, bị bắt vào tối 21/2 ở ngoài khơi thành phố Goto của Nagasaki. Toàn bộ 9 thủy thủ trên tàu cùng thuyền trưởng đã được đưa tới Hakata, tỉnh Fukuoka. Tổng lãnh sự quán Trung Quốc đã yêu cầu phía Nhật Bản đảm bảo an toàn cho các thủy thủ và tàu trên cũng như xử lý đúng vụ việc, đồng thời yêu cầu được gặp người thuyền trưởng.
-
Trấn yểm núi Mặt Quỷ và hòn Đá Dao Sau màn độc diễn bầu cử ngày 6/3/1971, trung tướng Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố tái đắc cử ghế Tổng thống Sài Gòn với tỉ lệ 94,36% số phiếu và được Tối cao Pháp viện Sài Gòn công nhận kết quả. Để tạ ơn, Thiệu đã đưa gia đình về quê hương Ninh Hải thắp hương mộ tổ. Ông cho gom mồ mả của dòng họ cải táng về một nghĩa trang lập riêng sau Trường tiểu học Dư Khánh và lệnh cho tỉnh trưởng Ninh Thuận phải thường xuyên cắt hai lính bảo an ôm súng đứng gác. Núi Mặt Quỷ ở Ninh Hải, Ninh Thuận Mặt khác, vợ chồng ông Thiệu cho sửa sang Trùng Sơn tự trên đỉnh núi và Văn Thánh miếu ở lưng chừng núi Đá Chồng nằm giữa hai xã Khánh Hải và Văn Hải. Trùng Sơn tự là nơi mẹ của Tổng thống chọn làm nơi quy y cửa Phật lúc xế chiều. Còn Văn Thánh miếu, đó là nơi thờ tự, lễ lạt của những thành viên Hội Khổng học Ninh Thuận. Ông ta muốn chứng tỏ, dù đã cải sang đạo Thiên Chúa, mang tên Thánh Martino Nguyễn Văn Thiệu nhưng vẫn chưa hề quên truyền thống Nho học và đạo Phật của gia đình. Ở vùng quê Ninh Hải, có ngọn núi tên Đá Chồng. Trên núi có ba tảng đá lớn chồng lên nhau có hình thù rất dữ tợn đặt tên là núi Mặt Qủy. Cách núi Mặt Qủy khoảng 1 cây số, ở chóp Bắc núi Đá Chồng, có một tảng đá lớn hình tam giác nhọn, màu đất sét, chiều ngang cỡ 6 m, cao 3m nhìn giông giống như cái dao, nên được gọi tên là hòn Đá Dao, các thầy phán là “yểm mệnh” của Thiệu. Dân xứ này có câu nói “Mặt Qủy kỵ Đá Dao”, sở dĩ Nguyễn Văn Thiệu thăng quan, tiến chức, phát quang lộ mặc dù nhà gần chân núi Mặt Qủy vẫn không sao là nhờ hòn Đá Dao. Tin lời các quân sư “chiêm tinh gia” nên nhân chuyến hồi hương vinh quy bái tổ, vợ chồng Thiệu mang theo các sự phụ cao nhân về để trấn, yểm giữ long mạch núi Đá Chồng để bảo vệ linh khí cho Thiệu về sau. Để "yếm" long mạch ngay phía trước mặt hai tảng Đá Dao và Mặt Quỷ, ông Thiệu lệnh cho tỉnh trưởng tỉnh Ninh Thuận điều một trung đội công binh gấp rút xây lại Văn Thánh miếu thành 3 ngôi nhà lớn tạo hình chữ Công, án chóp phía bắc núi Đá Chồng, sau đó làm gấp một con đường trải nhựa chạy thành hình vòng cung từ dưới tỉnh lộ lên đến Văn Thánh miếu. Công trình hoàn tất, một trung đội biệt động quân đã được điều về để ngày đêm bảo vệ. Âm dương bài bố đầy đủ, Nguyễn Văn Thiệu và vợ là bà Nguyễn Thị Mai Anh yên tâm, ngủ ngon và tin tưởng đến mức gửi trọn tiền đồ quốc gia cho những lời phán truyền sấp ngửa. Vì vậy mà đầu xuân 1972, Thiệu lệnh cho ba thầy Huỳnh Liên, Minh Nguyệt và Khánh Sơn nhảy lên Đài Tuyền hình Sài Gòn rêu rao cái gọi là “vận mạng quốc gia” và khéo léo đề cập đến đương kim Tổng thống đang mang mệnh trời “tam tý vi vương”. Nhưng người tính không bằng trời tính, nhân mệnh rất khó thắng thiên. Sâu nở ồ ạt, đá trấn yểm tự nhiên bị vỡ Vào một buổi chiều năm 1974, lúc đó khoảng 4 giờ, đùng một phát, từ lưng chừng núi, ngọn Đá Dao - linh vật trấn yểm giữ vận mạng đời Nguyễn Văn Thiệu như lời thầy phán bị vỡ đôi lăn lông lốc xuống, đánh vỡ ba hòn đá Mặt Quỷ và lăn xuống chân núi giữa một chiều không mưa, trời quang mây tạnh...khiến mọi người vô cùng kinh hãi. Vào dịp Tiết Kinh trập (sâu nở) mùa xuân năm 1975, toàn vùng Văn Sơn, Bình Sơn, Khánh Hải, Ninh Chữ đột nhiên xảy ra một trận thiên địch lớn chưa từng thấy. Hàng đàn sâu bọ, côn trùng các loại, nhất là sâu róm, sâu gai xuất hiện dày đặc, quét hết đợt này, đợt khác lại xuất hiện tràn qua đường lộ và cầu Lăng Ông. Chúng tàn phá sạch sẽ các loại hoa màu, ruộng lúa. Đây là vùng đất chuyên trồng hành lá, sâu bò lổn nhổn đầy đường, đầy đất nên nhiều gia đình phải chạy di tản. Sau đó là hàng dàn bươm bướm hàng ti tỉ con bay rợp trời. Tại núi Đá Chồng, trong các hốc đá của hòn Đá Dao bị vỡ, sâu và bọ hung cũng xuất hiện lũ lượt. Chúng túa ra, bò hàng đàn qua lộ và nối nhau mất hút ra phía biển. Dân chúng đồn đãi kháo nhau: vận ông Thiệu đã hết. Đá Mặt Qủy, hòn Đá Dao ngã đổ đồng nghĩa với “mệnh trời” của Nguyễn Văn Thiệu cũng ngã theo. Đầu năm 1975, Quân Giải phóng đã đánh chiếm tỉnh Phước Long, vận đúng như lời thầy tử vi đã phá. yeuphunu sưu tầm
-
Trung Quốc phẫn nộ vì Obama gặp Dalai Lama Bộ Ngoại giao Trung Quốc tối qua triệu tập ông Daniel Kritenbrink, đại diện lâm thời của Mỹ tại Bắc Kinh, để bày tỏ sự phẫn nộ và phản đối việc Tổng thống Barack Obama gặp lãnh tụ tinh thần Tây Tạng Dalai Lama. Dalai Lama (trái) và Tổng thống Barack Obama. Ảnh: White House "Hành vi sai trái này của phía Mỹ đã can thiệp nghiêm trọng vào nội bộ chính trị Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng lời hứa không ủng hộ Tây Tạng độc lập, vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, làm tổn hại nghiêm trọng đến quan hệ Trung-Mỹ", Xinhua dẫn lời Thứ trưởng Trương Nghiệp Toại trong buổi làm việc với ông Kritenbrink. Trong cuộc họp báo sau đó, ông Tần Cương, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc, yêu cầu Washington xem xét nghiêm túc mối quan tâm của Bắc Kinh, chấm dứt các hành động dung túng và ủng hộ thế lực ly khai đòi độc lập cho Tây Tạng. Tổng thống Barack Obama hôm qua có cuộc hội đàm với lãnh tụ tinh thần Tây Tạng Dalai Lama (Đạt Lai Lạt Ma) tại Nhà Trắng, bất chấp thái độ phản đối của Bắc Kinh trước đó. Theo BBC, cuộc gặp diễn ra trong khoảng một giờ đồng hồ tại phòng Bản đồ, chứ không phải phòng Bầu dục, nơi tổng thống Mỹ thường tiếp lãnh đạo nước ngoài. Nhà Trắng sau đó ra thông cáo cho biết Tổng thống Obama "ủng hộ mạnh mẽ việc bảo tồn truyền thống tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ độc đáo của Tây Tạng, cũng như vấn đề bảo vệ nhân quyền cho người Tây Tạng tại Trung Quốc". Ông cũng kêu gọi Trung Quốc nối lại đàm phán với các đặc phái viên của Dalai Lama. Đây là lần thứ ba ông Obama tiếp Dalai Lama tại Nhà Trắng. Hai lần trước diễn ra vào các năm 2010, 2011 và đều vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Bắc Kinh. Trung Quốc coi Dalai Lama là một người ly khai. Mỹ cũng như phần lớn các nước khác thừa nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc. Tuy nhiên, Mỹ vẫn luôn bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền ở Tây Tạng và tuyên bố ủng hộ duy trì truyền thống cũng như bản sắc của khu trự trị này. Đức Dương
-
Rừng sồi 5.000 năm tuổi xuất hiện sau bão Các gốc cây sồi và thủy tùng thuộc về khu rừng 5.000 tuổi mới được phát hiện trên một bãi biển ở xứ Wales, sau khi cơn bão đi qua. Dấu vết rừng sồi ngàn năm tuổi được phát hiện sau khi một cơn bão quét qua biển cuốn trôi lớp bùn bên trên. Cánh rừng sồi cổ xưa nằm ở một bãi biển gần làng Borth, thuộc hạt Ceredigion, miền trung xứ Wales của Vương quốc Anh. Sau trận bão, các gốc cây sồi và cây thủy tùng 5.000 tuổi lộ ra khỏi lớp bùn. Một vùng bãi biển rộng lớn bỗng trở thành cánh rừng với các gốc cây thấp. Các nhà khoa học cho biết những gốc cây sồi và cây thủy tùng là một phần của khu rừng rộng lớn từng bao phủ khắp vùng này. Tuy nhiên, khu rừng biến thành một vũng than bùn một cách bí ẩn và bị nước biển nhấn chìm hàng nghìn năm qua. Lớp than bùn che phủ rừng sồi được hình thành trong quá trình ô-xy hóa và thường có tỷ lệ kiềm rất cao. Làng Borth là địa điểm khám phá của nhiều nhà khoa học bởi sau mỗi trận bão đi qua, họ thường có những phát hiện nghiên cứu thú vị. Theo truyền thuyết, khu vực Cantre'r Gwaelod từng là một vùng đất đai trù phú. Nó đã bị sóng biển nhấn chìm do người canh cửa cống không kịp đóng nắp vì quá say rượu Tại bãi biển, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện một bức tranh gốm mô tả lại thảm họa năm xưa. Theo VTC
-
Rơi máy bay quân sự Libya, 11 người thiệt mạng Ngày 21/2, Cơ quan tình trạng khẩn cấp Tunisia thông báo một máy bay cứu thương của quân đội Libya đã gặp nạn ở miền nam Tunisia vào sáng sớm 21/2 khiến tất cả 11 thành viên trên phi cơ thiệt mạng. Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: AFP Người phát ngôn cơ quan trên Mongi El Kadhi nói: "Vụ rơi máy bay xảy ra vào lúc 1 giờ 30 phút (3h GMT). Trên máy bay có 11 người gồm 3 bác sĩ, 2 bệnh nhân và 6 thành viên phi hành đoàn”. Ông Mongi El Kadhi cho biết thêm tai nạn xảy ra tại khu vực Grombalia, cách thủ đô Tunis 40 km về phía nam. Chiếc máy bay và các thi thể nạn nhân đều đã cháy rụi.Trước đó, trạm quan sát tại sân bay Tunis đã nhận được thông báo khẩn từ viên phi công về việc một động cơ máy bay gặp trục trặc, rồi nhanh chóng mất dấu trên màn hình quan sát radar. Theo Tin tức
-
Hoành Sơn một đại địa Hoành Sơn còn gọi là núi Ngang nằm trong dãy Tây Sơn thuộc địa phận xã Bình Tường quận Bình Khê tỉnh Bình Định. Hoành Sơn không cao (364m) nhưng dài và rộng, ở xa trông rất tuấn tú, khôi hùng. Theo các nhà phong thủy Tàu và địa phương cho biết thì Hoành Sơn là đại địa và hiện tại Hoành sơn là một trong “Nhị thập bác cảnh” của Bình Định. Vì chung quanh Hoành sơn có nhiều ngọn núi bao bọc, mỗi ngọn mang một dáng dấp cổ vật như Núi Bút (Trưng sơn), Núi Nghiên (Nghiên sơn), Núi Ấn (Ấn sơn), Núi Kiếm (Kiếm sơn), Núi Trống (Cổ sơn), Núi Chiếng (Chung sơn), trước mặt là ba dãy gò cao đá mọc giăng hàng rông như quân chầu, hổ phục, phía dưới là hai phụ lưu sông CÔN từ phía Tây và phía Bắc chay ra họp nhau ở địa đầu thôn Phú Phong như hai cánh tay người mẹ ôm chặt lấy Hoành sơn. Địa thế thật cũng đáng gọi là long bàn hổ cứ. Tam kiệt TÂY SƠN Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sinh trưởng trong một gia đình nông thôn tại làng Phú Lạc (Bình khê) hướng vọng về dãy Hoành Sơn này. Nhưng rồi thời thế tao anh hùng, địa linh sinh nhân kiệt hay long mạch do mồ mả tổ tiên mà ba anh em Tây sơn trở thành những trang anh hùng cái thế, lật đổ Nguyễn, diệt tan Trịnh, đánh bại Mãn thanh, thống nhất nước Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 18? Điều đó xin nhường lại cho lịch sử phân định. Nhưng theo các vị thức giả ở Bình khê kể lại thì nhà Tây Sơn phát Đế nghiệp là nhờ cuộc đất chôn thân sinh của ba Ngài trên dãy Hoành sơn. Huyền thoại về Long Huyệt: Các cụ kể rằng: Trước ngày ba anh em Tây sơn khởi nghĩa, trong khoảng thời Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) trị vì, có một Ông Thầy địa lý Tàu thường ngày xách địa bàn đi đi lại lại trong vùng Tây Sơn để tìm phúc địa. Nguyễn Nhạc thấy vậy theo rình. Một hôm thầy địa lý dường như đã tìm ra long mạch nhưng còn phân vân không biết huyệt khí nằm ở đâu, Thầy mới đem hai cành trúc xanh tốt và đều nhau đến cắm ở triền phía đông dãy Hoành sơn hướng Phú Lạc (nơi sinh trưởng của ba anh em Tây Sơn) phía Bắc một cây và phía Nam một rồi bỏ đi. Nguyễn Nhạc ngày ngày để ý theo dõi hai cành trúc ấy. Hai tháng sau, cành trúc phía Bắc vẫn sống xanh tốt như khi mới trồng còn cành phía Nam thì héo khô. Nguyễn Nhạc cả mừng vì biết rằng long mạch đã ứng hiện nơi cành phía Bắc, bèn nhổ cây khô phía Nam đem cắm ở phía Bắc và nhổ cây tươi ở phía Bắc đem cắm vào phía Nam. Đúng 100 ngày kể từ ngày trồng trúc, thầy địa lý Tàu trở lại thấy hai cành trúc đều chết cả, Thầy nhún vai, trề môi lắc đầu chê là “giả cuộc” rồi bỏ đi thẳng. Nguyễn Nhạc mừng rỡ về bàn với hai anh em rồi hốt hài cốt của Cha đem chôn nơi cành phía Bắc. Lại có cụ kể rằng: Có một thầy địa lý Tàu lúc đến tìm địa cuộc ở vùng đất Tây Sơn thường tá túc nơi nhà Nguyễn Nhạc và nhờ Nguyễn Nhạc dẫn đường cho thầy đi tìm long mạch khắp vùng Tây Sơn. Sau nhiều lần xem xét, ngắm nghía, đo đặt địa bàn, Thầy chú ý đến dãy Hoành sơn và tỏ vẻ đắc ý cuộc đất này lắm. Đoạn Thầy bỏ đi. Một thời gian sau Thầy trở lại cũng ghé nơi nhà Nguyễn Nhạc mà tá túc. Nhưng đặc biệt, lần này, ngoài chiếc địa bàn Thầy lại còn mang theo một chiếc trắp nhỏ ngoài bọc tấm khăn điều. Nguyễn Nhạc đoán biết là Thầy Tàu đã tìm ra được long huyệt và… chiếc tráp kia là hài cốt của Cha ông mang sang chôn. Nguyễn Nhạc bèn đóng một cái trắp giống hệt như cái trắp của thầy Tàu và hốt hài cốt của thân sinh mình đựng vào rồi tìm cách đánh đổi. Nhưng thật khó mà đánh đổi được vì cái trắp ấy Thầy Tàu luôn luôn mang theo bên người không lúc nào rời. Nguyễn Nhạc hội hai em lại và nghĩ ra một kế. Đến ngày lành đã chọn, Thầy Tàu lẻn mang trắp cùng địa bàn đi lên dãy Hoành sơn. Vừa đến chân núi thì một con cọp to bằng người trong bụi rậm gầm lên một tiếng dữ tợn rồi nhày xổ ra vồ. Thầy Tàu thất kinh hồn vía văng trắp và địa bàn mà thoát thân. Hồi lâu hoàn hồn, không thấy cọp rượt theo Thầy mon men quay lại chỗ cũ, Thầy mừng quýnh vì chiếc trắp và địa bàn vẫn còn nằm lăng lóc ở đó, Thầy vội vã trèo lên nơi long huyệt đã tìm trước mà đào bới chôn cất. Xong, Thầy hớn hở trở về với hy vọng chờ ngày “long huyệt vương phát”. Không ngờ chiếc trắp Thầy chôn là hài cốt của Hồ Phi Phúc còn con cọp kia chỉ là người giả mà thôi. Hai thuyết kể trên tuy có khác về tiểu thuyết nhưng vẫn giống nhau là hài cốt của Hồ Phi Phúc được chôn nơi long mạch trong dãy Hoành sơn. Các cụ còn kể tiếp rằng: Sau khi chôn mộ cha trên Hoành sơn thì ba anh em Nguyễn Nhạc vùng phát tướng. Mặt mày sáng rỡ, học hành thông thái. Thầy giáo Hiến dạy ba anh em Nhạc vốn là người có biệt nhãn lại thông thạo về khoa tướng số, xem biết anh em Nguyễn Nhạc đã vượng thời nên mới đem câu sấm “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” ra mà khuyên Nguyễn Nhạc. Từ đó ba anh em Nguyễn Nhạc mới rắp tâm mưu đồ đại sự, chiêu tập hào kiệt, lấy dãy Hoành son làm căn cứ. Mãi cho đến khi Nguyễn Huệ đại thắng 20 vạn quân Thanh tại gò Đống Đa, đuổi Tôn sĩ Nghị chạy về Tàu mình không kịp mặc giáp, nhựa chưa thắng yên cương, mà còn nuôi mộng lớn lấy lại đất Lưỡng Quảng, cầu hôn công chúa Vua Càn Long, tiếng tăm vang dội cả Trung Quốc. Ông Thầy địa lý năm xưa nhớ lại chuyện cũ, bèn bôn ba sang lại Hoành sơn xem thử thì quả nhiên cuộc đất tìm ra năm trước đang phát. Hỏi thăm thì đó là mộ của Hồ phi Phúc thân sinh ba vua Tây sơn. Thầy địa cả giận vì sự cướp đoạt long huyệt của mình đã tìm ra và để tránh hậu họa chiến tranh Việt-Trung, Thầy địa bèn lập mưu phá long mạch bằng cách bảo Nguyễn Nhạc hãy lấp mấy ngọn phụ lưu Sông Côn ở phía Nam và đào thêm mấy nhánh khác ở phía Bắc để dẫn thủy vào ruộng cho nhân dân cày cấy làm, ăn, Nguyễn Nhạc tưởng thật nghe lời. Những nhánh sông vừa đào sông thì một cái ở Phú Xuân Nguyễn Huệ băng hà ngày 29-7-1792 (có tài liệu lại ghi 6-9-1792). Ở trong Nam thì Nguyễn Ánh chiếm hết đất miền Nam rồi kéo quân ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc chống không nổi phải cầu cứu cháu là Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Quang Toản thừa thế cướp thành Quy Nhơn rồi lại sáp nhập lãnh thổ của Bác vào lãnh thổ của mình. Nguyễn Nhạc tức giận thổ huyết mà chết ngày 13-12-1793. Nguyễn Huệ mất lúc 40 tuổi, làm vua được 5 năm. Con, Nguyễn Quang Toản 10 tuổi lên ngôi Thái sư Bùi Khắc Tuyên chuyên quyền làm bậy, triều thần chia rẽ, tướng tá giết hại lẫn nhau. Nguyễn Nhạc làm vua được 16 năm, sau khi chết con là Nguyễn Bảo cũng bị Nguyễn Quang Toản giết. Từ đó, nhà Tây Sơn suy dần và đến năm 1802 thì bị Nguyễn Ánh dứt hẳn. yeuphunu sưu tầm
-
5 loại vũ khí thay đổi hình thái chiến tranh tương lai (TNO) Trang National Interest của Mỹ hôm 12.2 đã thiết lập một danh sách 5 loại vũ khí có khả năng thay đổi bản chất của chiến tranh tương lai dựa trên sự cân bằng giữa chiến tranh quy ước và chiến tranh ngoại lệ. Hình mô phỏng một tên lửa siêu âm - Ảnh: Washington Times Việc dự đoán những loại vũ khí nào có khả năng thay đổi chiến tranh tương lai là rất khó khăn vì bản chất của chiến tranh là linh động và liên tục thay đổi. Một hệ thống vũ khí có thể thay đổi cục diện cuộc chiến giữa hai lực lượng như Trung Quốc và Mỹ lại không hiệu quả trong một kịch bản trên chiến trường đô thị, chẳng hạn như Israel đối mặt với du kích quân Palestine tại dải Gaza hay Hezbollah của Li Băng ở ngoại ô Beirut. Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 có thể là yếu tố thay đổi cán cân cuộc chiến trong một số hoàn cảnh, nhưng tốc độ khủng khiếp và thời gian tác chiến giới hạn của nó lại không phù hợp với nhiệm vụ phát hiện và tấn công các tay súng tự do trong một thành phố. Chưa kể rằng việc sử dụng chúng để tiêu diệt một vài phiến quân trang bị súng AK-47 hầu như là không hiệu quả mà lại quá tốn kém. Các lực lượng đặc nhiệm trang bị áo giáp siêu tàng hình và súng trường hạng nhẹ bắn đạn thông minh sẽ hiệu quả và rẻ hơn nhiều. Mặc dù có thể chưa đầy đủ, nhưng danh sách này phần nào đó cho thấy các xu hướng của hình thái chiến tranh có thể ảnh hưởng đến thế giới chúng ta trong nhiều thập kỷ tới, theo National Interest. 5. Áo giáp siêu tàng hình Các nhà khoa học đã thiết kế loại vật liệu có khả năng uốn cong sóng ánh sáng nhằm giảm thiểu tối đa sự tỏa nhiệt và dấu hiệu hiện diện của mục tiêu. Rõ ràng, loại vật liệu “siêu tàng hình” này cực kỳ giá trị về mặt quân sự, vì chúng cho phép các chiến binh, từ những người lính bình thường cho đến các lực lượng đặc nhiệm không bị phát hiện khi hoạt động trên lãnh thổ đối phương, hoặc ít nhất là cho họ thời gian giành thế chủ động. Cũng như giảm nguy cơ thương vong trong các hoạt động quân sự, trong khi gia tăng khả năng phát động các cuộc tấn công cục bộ và bất ngờ chống lại kẻ thù, hoặc tiến hành phá hoại và ám sát. Một công ty của Canada được cho là đã trình diễn loại vật liệu này cho hai nhóm chỉ huy trong quân đội Mỹ và hai nhóm trong quân đội Canada, cũng như cho các đội chống khủng bố liên bang. Tất nhiên, công nghệ này cũng sẽ rất nguy hại một khi nó lọt vào tay các lực lượng vô chính phủ như phiến quân và các nhóm khủng bố. 4. Pháo điện từ Sử dụng bệ phóng từ trường thay cho các loại chất đẩy hóa học như thuốc súng hoặc nhiên liệu, pháo điện từ có khả năng đẩy một viên đạn đi với vận tốc từ 4.500 - 5.600 dặm/giờ. Công nghệ đang được phát triển này đã chứng minh khả năng đẩy một viên đạn đi xa 185 km với mức năng lượng 32 megajoule (MJ). Một khẩu pháo điện từ - Ảnh: Wired.com Tốc độ cực cao và tầm bắn xa của pháo điện từ mang lại nhiều lợi ích cả trong tấn công và phòng thủ. Khả năng tấn công chính xác của nó có thể đối phó ngay cả những hệ thống phòng thủ khu vực tân tiến nhất cho đến nhiệm vụ phòng không chống lại các mục tiêu đang bay. Một lợi thế khác của công nghệ này là không cần phải lưu trữ các chất nổ nguy hiểm và vật liệu dễ cháy cần thiết để phóng các quả đạn thông thường. Một hệ thống pháo điện từ đã được Phòng Nghiên cứu hải quân Mỹ phát triển từ năm 2005. Giai đoạn hiện nay của dự án, bắt đầu từ năm 2012, là tìm cách phát triển khả năng bắn ổn định. Hải quân Mỹ hy vọng sẽ tăng tầm bắn lên đến 370 km với năng lượng 64 MJ. Nhưng do một phát bắn cần đến 6 triệu ampe nên sẽ mất nhiều năm nữa các nhà khoa học mới có thể phát triển loại tụ điện có thể tạo ra năng lượng lớn như vậy, cũng như loại vật liệu làm pháo không bị tan tành từng mảnh sau mỗi phát bắn. Lục quân Mỹ cũng đang phát triển phiên bản pháo điện từ của riêng mình. Và Trung Quốc cũng được đồn đại là đang phát triển loại vũ khí siêu hạng này, với hình ảnh vệ tinh hồi cuối năm 2010 cho thấy các cuộc thử nghiệm đang diễn ra tại một căn cứ tăng - thiết giáp và pháo binh gần Bao Đầu, khu tự trị Nội Mông. 3. Vũ khí không gian Bất chấp áp lực quốc tế chống quân sự hóa không gian vũ trụ, các cường quốc vẫn tiếp tục khám phá những công nghệ có thể biến bầu trời trên đầu chúng ta thành chiến trường kế tiếp. Từ các bệ phóng tên lửa đặt trên mặt trăng cho đến hệ thống chặn bắt và chuyển hướng các tiểu hành tinh tới mục tiêu trên trái đất. Tất nhiên, không phải tất cả các kịch bản đều khả thi về mặt kỹ thuật, nhưng một số bước đột phá đang nằm trong tầm với của khoa học hiện tại. Đó có thể là vũ khí xung điện từ (EMP) hạt nhân hoặc phi hạt nhân trang bị cho các tàu vũ trụ. Bằng cách kích nổ vũ khí EMP lắp trên vệ tinh có cao độ lớn, một bên tham chiến có thể tiến hành tấn công phủ đầu mạng lưới điện, vệ tinh, cũng như hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc tình báo và trinh sát cần thiết để tiến hành các hoạt động quân sự của đối phương. Tùy thuộc vào kích thước của vũ khí EMP được sử dụng, cuộc tấn công có thể bao trùm cả một quốc gia, hoặc nhằm vào một khu vực tác chiến nào đó. Về mặt lý thuyết, loại vũ khí sát thủ này có thể chấm dứt chiến tranh trước khi có một phát súng nào được bắn đi, ít nhất là đối với một đối thủ dựa dẫm quá nhiều vào thông tin như Mỹ, nhưng lại không hiệu quả mấy với Taliban hay Hamas. Vũ khí EMP bắn từ các nền tảng có cao độ thấp hơn hoặc thông qua hệ thống tên lửa trên đất liền như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) thì dễ bị đánh chặn hoặc tấn công phủ đầu. Trong khi vũ khí EMP lắp trên vệ tinh sẽ vượt ra ngoài tầm với của hầu hết các nước, ngoại trừ những quốc gia sở hữu vũ khí chống vệ tinh đặt trên mặt đất hay các trạm không gian. Một công nghệ khác cũng ít nhiều được quan tâm trong nhiều thập niên qua là việc sử dụng hệ thống laser năng lượng cao trên vũ trụ (SBL) để đánh chặn tên lửa đạn đạo của đối phương ngay trong giai đoạn tăng tốc (BPI). Ưu điểm của công nghệ này là khả năng vô hiệu hóa một tên lửa đạn đạo vào thời điểm nó bay chậm nhất, do đó xác xuất thành công sẽ cao hơn nhiều. Khác với các hệ thống phòng thủ chiến trường sử dụng công nghệ BPI như Aegis, là loại cần phải triển khai gần lãnh thổ đối phương, vũ khí laser trên vũ trụ hoạt động ở cao độ vượt ra ngoài tầm tấn công của quốc gia mục tiêu. Do đó, ngày càng nhiều quốc gia sở hữu tên lửa đạn đạo tầm xa trang bị đầu đạn hạt nhân quan tâm đến vũ khí đánh chặn SBL, và sẵn sàng chi tiền tài trợ cho các chương trình tốn kém như vậy. 2. Tên lửa hành trình siêu âm Nếu sở hữu tên lửa hành trình siêu âm từ giữa những năm 1990, Mỹ đã có thể tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden của al-Qaeda sớm hơn nhiều, và thực hiện điều đó ngay tại Afghanistan chứ không phải là ở Pakistan. Với tầm bắn xa và chính xác, tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân đã tác động phi thường đến chiến tranh hiện đại. Nhưng trong thời đại mà vấn đề thắng thua chỉ chênh nhau từng phút, thì nó lại tỏ ra quá chậm. Vào năm 1998, sau các vụ tấn công khủng bố nhằm vào đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania, tên lửa hành trình phóng từ tàu chiến Mỹ ở biển Ả-rập phải mất 80 phút để đến mục tiêu là các trại huấn luyện của al-Qaeda ở Afghanistan. Trong khi đó, loại tên lửa siêu âm bay ở tốc độ Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh) chỉ cần 12 phút để tiếp cận các mục tiêu tương tự. Với mong muốn tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên trái đất trong vòng vài phút, quân đội Mỹ, từ năm 2001, đã triển khai một chương trình có tên gọi là Tấn công nhanh toàn cầu (Prompt Global Strike). Nỗ lực này tập trung vào việc phát triển phương tiện bay siêu âm (HCV) X-51A do liên danh giữa Không quân Mỹ, Hãng Boeing, Dự án Nghiên cứu Quốc phòng tiên tiến (DARPA), Cơ quan hàng không vũ trụ NASA, Tập đoàn Pratt & Whitney Rocketdyne, và Ủy ban Động cơ đẩy thuộc Phòng Thí nghiệm nghiên cứu Không quân Mỹ thực hiện. Nga, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đã có những bước tiến nhất định trong việc phát triển công nghệ có khả năng tương tự sử dụng đầu đạn thông thường, khiến một số nhà phân tích quốc phòng đã phải cảnh báo về nguy cơ chạy đua phát triển loại vũ khí tấn công toàn cầu này. Hải quân Mỹ cũng được cho là đang nghiên cứu khả năng phát triển tên lửa siêu âm phóng từ tàu ngầm. Năng lực tấn công nhanh toàn cầu có thể phục vụ cho nhiều mục đích, từ các cuộc tấn công nhằm vào hệ thống chỉ huy và điều khiển, các mục tiêu có giá trị cao khác cho đến các cuộc tấn công cục bộ chống lại các nhóm khủng bố cơ động trong thời gian ngắn dựa trên thông tin tình báo mặt đất. Tốc độ phi thường và khả năng đeo bám địa hình của tên lửa hành trình siêu âm sẽ đặt ra những thách thức mới cho các hệ thống phòng không hiện nay, do đó đem lại thêm lợi thế cho chúng trong các tình huống chiến tranh quy ước. 1. Vũ khí không người lái có khả năng tự nhận thức Có lẽ thành tựu nổi bật nhất của ngành công nghiệp quốc phòng trong thập kỷ vừa qua là sự ra đời của phương tiện bay không người lái (UAV). Cùng với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, các UAV đang nhanh chóng tiếp quản những nhiệm vụ vốn do con người đảm nhận. Thậm chí, các nhà bình luận còn cho rằng sự trỗi dậy của các UAV một ngày nào đó sẽ làm cho các phi công con người trở thành lỗi thời. Nhưng các phương tiện không người lái hiện nay, từ xe gỡ bom đến tàu ngầm mini, từ máy bay trực thăng giám sát trên tàu chiến đến các nền tảng tấn công trên cao vẫn còn thụ động và phần lớn cần sự can thiệp của con người. Mặc dù công nghệ tự động hóa ngày càng phát triển, nhưng các nhiệm vụ quan trọng như phát hiện mục tiêu và ra quyết định khai hỏa tên lửa Hellfire vẫn do con người đảm nhận. Điều này có thể sớm thay đổi khi các nhà khoa học đẩy lùi ranh giới của trí tuệ nhân tạo. Khi đó, các UAV sẽ tự đưa ra những "quyết định" có ý nghĩa sinh tử. Tất nhiên, tính “thông minh” của các phương tiện không người lái, hoặc robot nói chung, không thể so sánh với con người, và cũng không thể được cho là có tri giác. Nhưng những tiến bộ về khả năng tính toán sẽ mang lại cho các cỗ máy năng lực nhận thức tình huống và thích ứng cao hơn. Vì chi phí huấn luyện và duy trì binh sĩ quá tốn kém nên có thể trong tương lai các cỗ máy sẽ được ưu tiên giao phó nhiệm vụ tác chiến cũng như ra những quyết định sinh tử. Chuyện cho phép robot giết người có lẽ chỉ còn tùy thuộc vào vấn đề thời gian vì bản chất của chiến tranh ngày càng giống như trò chơi điện tử. Việc triển khai chúng sẽ tạo thêm khoảng cách giữa thủ phạm và nạn nhân, làm giảm đi yếu tố tâm lý trong việc sử dụng vũ lực. Một khi đã giao phó nhiệm vụ tác chiến cho máy bay không người lái, người ta sẽ cố gắng biến chúng thành những cỗ máy càng “tự do” càng tốt. Vì bên nào ra quyết định nhanh nhất và cần đến sự can thiệp của con người ít nhất, sẽ chiếm ưu thế trong cuộc chiến.
-
ĐINH TIÊN HOÀNG. ĐINH TÊN HOÀNG là người động Hoa lư. Tương truyền , trước kia trong động có một cái đầm sâu. Thân mẫu Ông là vợ thiếp của Quan Thứ sử ĐINH CÔNG TRỨ , thường ngày hay vào đầm để tắm giặt. Một hôm , bà bị một con dái cá lớn hãm hiếp nên thụ thai , rồi khi đủ tháng , sinh ra một đứa con trai. Đinh Công rất yêu quý vì không biết rõ nguyên nhân , chỉ có một mình bà biết đó là con của dái cá . Thế rồi , cách mấy năm sau , Đinh Công qua đời , con dái cá cũng bị dân trong động bắt về ăn thịt , còn xương thì quăng một xó. Bà mẹ được tin , vội vàng chạy đến nơi , đợi cho mọi người đi khỏi , nhặt lấy xương , đem về gói ghém cẩn thận rồi để trên gác bếp , và bảo cho Ông biết đây là hàì cốt của cha. Còn về phần Ông đến khi khôn lớn , người rất lanh lẹ và có biệt tài bơi lặn ở dưới nước , nên đước tặng danh hiệu là ĐINH BỘ LĨNH . Trong thời gian ấy , có một Thày Địa lý bên Tàu sang nước ta xem đất , dõi theo Long mạch đến động Hoa lư. Buổi tối Thày Địa lý lần vào chỗ đó xem xét hồi lâu , đoán rằng dưới tầm đất có Thần vật , nên muốn thuê người bơi lặn giỏi xuống chỗ đó xem sao. Nguyên trong cái đầm đó , người ta đồn rằng , bên dưới có chỗ rất thiêng , xưa nay chẳng ai dám bén bảng tới. Vì thế Thày Địa lý treo giải thưởng rất lớn cho người nào có gan lặn xuống đó để dò xem.Họ Đinh nghe nói liền nhận lời ngay. Rồi Ông lặn xuống chỗ đó , lấy tay sờ quanh , thấy có một con vật như hình con ngựa đứng ở dưới đáy hầm. Ông bèn trở lên báo cho Thày Địa lý biết. Thày bảo Ông lặn xuống một lần nữa và đem theo một nắm cỏ non , nhử vào mồm ngựa xem nó thế nào. Ông lại cầm nắm cỏ xuống , đứng trước đầu ngựa để nhử , thấy nó há miệng ngoạm lấy nắm cỏ. Ông liền bơi lên báo cho Thày Địa lý biết , Thày gật đầu bảo : - Dưới đầm quả nhiên có ngôi Huyệt quý. Rồi Thầy đưa ra một số vàng bạc bảo với Ông rằng: - Nay hãy tạm thù lao cho một ít , sau này xin tặng thêm. Tôi cần trở về bản Quốc mấy tháng , rồi lại sang ngay , bấy giờ ta sẽ nói chuyện sau. Lúc đó tuy còn ít tuổi , nhưng Ông rất thông minh. Nghe bọn Khách nói chuyện với nhau , Ông hiểu ngay Huyệt ở mồm ngựa, không còn hồ nghi gì nữa.Đợi cho họ đi rồi , Ông đem gói xương ở gác bếp xuống , lấy cỏ bọc xung quanh , rồi lặn xuống để vào mồm ngựa , ngựa bèn ăn hết ngay. Tứ đó , nhiều người tòng phục Ông và tôn Ông làm Trại trưởng. Khi Ông ở sách Đào úc , một hôm đánh nhau với chú , Ông chạy qua đầm , cầu gãy , Ông ngã xuống đầm. Chú Ông chạy tới lấy dáo đâm Ông , tự nhiên có hai con Rồng vàng bay xuống che chở cho Ông. Chú sợ hãi lùi lại. Vì thế Nhân dân các nơi quy phục Ông càng nhiều hơn. Cách mấy năm sau , Thày Địa lý đem xương bố ở Trung Quốc sang , tìm tới chỗ đầm ấy để mai táng , Nghe nói Đinh Bộ Lĩnh đã trở thành bậc anh tài cái thế , thủ hạ có hơn 1.000 người , Thày Địa lý biết ngay là họ Đinh đã táng Huyệt đó rồi. Thầy uổng phí bao nhiêu công sức , Thày căm tức lắm . Bèn đến bảo với Ông rằng : - Nghe nói Ông đã được đất quý. Cái Huyệt ấy tuy đẹp , nhưng ngựa không có gươm thì không được tốt. Nay tôi tặng cho một thanh gươm , Ông đem xuống treo vào cổ ngựa , như vậy thì Ông sẽ dọc ngang Trời Đất , đánh đâu thắng đó. Đinh Bộ Lĩnh tin lời Thày Địa lý bèn lặn xuống chỗ ngựa Thần , lấy tay sờ cổ ngựa và để gươm vào đó rồi bơi lên. Từ đó Ông đánh đâu được đó , gọi là Vạn Thắng Vương.Ông dẹp được 12 Xứ quân , thống nhất dư đồ , lên làm Vua , hiệu là ĐINH TIÊN HOÀNG. Ông ở ngôi 12 năm thì bị tên hầu cận là Đỗ Thích ám sát , con cả là Đinh Liễn cũng bị giết. Vì Thày Địa lý dùng kế đánh lừa để gươm vào đầu ngựa , nên hai bố con Ông mới như thế. yeuphunu suu tầm
-
'Cứu' cầu Long Biên: Giữ không được, dịch không xong - Được coi là chứng nhân lịch sử, là di sản của thủ đô nên việc giữ nguyên hiện trạng cầu Long Biên là mong mỏi của hầu hết người dân. Tuy nhiên trên thực tế, giữ nguyên hay xây mới là bài toán khó của ngành giao thông. Xóa di sản là xóa ký ức Sau khi Bộ GTVT đề xuất 3 phương án trong dự án bảo tồn cầu Long Biên, đã có nhiều ý kiến được đưa ra, trong đó hầu hết đều mong muốn giữ nguyên hiện trạng như hiện tại. Cầu Long Biên hiện tại Chia sẻ trên VietNamNet, nhiều độc giả cho rằng, cây cầu ấy không đơn thuần chỉ là một công trình giao thông mà là công trình lịch sử, là di sản, là biểu tượng, là ký ức vắt qua 3 thế kỷ, qua 2 cuộc kháng chiến của người dân Thủ đô. Xóa bỏ cây cầu là xóa bỏ ký ức. "Hãy giữ nguyên trạng cầu Long Biên, một di sản mà không phải quốc gia hay thành phố nào trên thế giới cũng có được", anh Nguyễn Văn Tuân chia sẻ. Đồng quan điểm, bạn đọc Đặng Tiến Thành cho rằng nên bảo tồn dạng bảo tàng nguyên vị trí vì nó gắn liền với thời gian và lịch sử. "Cầu có thể xây mới, làm mới nhưng không thể làm lại lịch sử. Ngoài giá trị sử dụng, cầu Long Biên còn có giá trị thẩm mỹ về mặt kiến trúc, thậm chí có thể liệt kê vào dạng hiếm hoi trên thế giới. Chúng ta đang có đồ quý, tại sao lại muốn dẹp bỏ", anh Thành đặt câu hỏi. Nhắc lại bài học của ngành giao thông cách đây 30 năm đối với cầu Hiền Lương (Quảng Trị), độc giả Vũ Minh cho rằng Bộ GTVT nên nghiên cứu và cân nhắc kỹ để tránh sai lầm. "Chúng ta không thể chạy tàu hơi nước mãi, việc một thành phố có tới chục cây cầu đi nữa cũng là phù hợp với xu hướng phát triển, việc xây mới một cây cầu theo đó là tất yếu. Tôi thấy không có lý do gì để phải di dời hay xây mới cầu Long Biên cả.", anh Minh nêu quan điểm. "Tôi có dịp đến Paris và lên tháp Eiffel, tôi tự hỏi cái tháp Eiffel ở Pháp đến tận bây giờ vẫn còn mới, một ngày đón hàng ngàn lượt khách đến thăm quan. Nhìn lại cây cầu Long Biên xây cùng thời kỳ đó mà giờ xuống cấp trầm trọng. Hiện tại phía Pháp cũng có nguyện vọng bảo tồn nguyên trạng cầu Long Biên và cam kết tài trợ tiền. Cầu không ở nước họ, họ còn muốn giữ vậy sao ta lại muốn biến nó thành phế tích?", độc giả ở địa chỉ vuvanminh@... đặt câu hỏi. Thẳng thắn hơn, bạn đọc Hoàng An cho rằng, cả 3 phương án của Bộ GTVT đều không đảm bảo cho cầu Long Biên tính nguyên vẹn, vậy lấy đâu ra ý nghĩa bảo tồn. "Không thể lấy giá trị kinh kế để xâm hại cả một di sản", độc giả này nhấn mạnh. Bài toán khó của ngành giao thông Bên cạnh những ý kiến không đồng thuận, nhiều bạn đọc chia sẻ khó khăn với ngành giao thông khi lên phương án bảo tồn cây cầu hơn 100 năm tuổi này. Bạn đọc Phạm Anh cho biết, nếu xây dựng một cây cầu mới, chi phí di dời, thay đổi cung đường sắt sẽ kéo thêm cả núi tiền so với việc xây cầu mới ở vị trí hiện tại. Phối cảnh Cầu Long Biên trong tương lai Phân tích sâu thêm, độc giả Nam Phan cho rằng, khi xây cầu mới ra chỗ khác, nền đường sắt cũ sẽ không tận dụng được, lại phải giải phóng mặt bằng mới bao gồm cả Hàng Đậu, Hàng Than kéo lên đến Nguyễn Trung Trực. Chi phí sẽ rất tốn kém và có thể dân không đồng ý. Trong khi đó nếu xây cầu tại tim cầu Long Biên hiện tại sẽ tận dụng được luôn tuyến đường sắt cũ để nối vào dự án tuyến đô thị số 1. Ngay cả trong trường hợp cả 3 phương án không được chấp thuận, Bộ GTVT sẽ phải nghiên cứu phương án sửa chữa, nâng cấp để nâng giá trị sử dụng của cây cầu có tuổi thọ hơn 100 năm tuổi. Đây là điều không dễ khi mọi thứ đã quá cũ nát và chắp vá "Nhiều người chỉ xét trên khía cạnh văn hóa, di sản và lịch sử mà quên không cân nhắc đến các yếu tố kinh tế, thi công. Đây là bài toán khó, chứ không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ", độc giả Nam Phan chia sẻ với ngành giao thông. Trên diễn đàn cầu đường, bạn Nguyễn Phong cũng phân tích: "Không đồng ý xây mới, không di dời nhưng cầu đã quá cũ, theo thời gian sẽ không đảm bảo lưu thông. Vậy cách duy nhất là nâng cấp, sửa chữa. Khi ấy cũng không khác gì dựng lại cầu Long Biên với toàn bộ kết cấu mới, chỉ còn lại hình dáng cũ. Mà mới quá sẽ bị nói là mất giá trị lịch sử. Quả là ngành giao thông cũng đau đầu". Nhiều độc giả hiến kế, ngành giao thông nên tham khảo các chuyên gia về cầu của các nước Pháp và Nhật trước khi quyết định và phải đặt tính hiệu quả lên hàng đầu. "Theo tôi nên làm hầm ngầm qua sông Hồng, để thủ đô ngàn năm văn hiến có di sản để lại cho đời sau nên bảo tồn nguyên vẹn cho cây cầu cũ", độc giả Vũ Ngọc Diện gợi ý. Bạn đọc Khánh Toàn lại hiến kế: "Hãy làm lại toàn bộ cầu Long Biên mới theo như thiết kế ban đầu (1902). Chọn 3 nhịp cầu cũ (để nguyên hiện trạng) di dời lên phía thượng lưu để bảo tồn". Trong khi đó phần đông ý kiến đều cho rằng, số tiền 9.000 tỷ hoàn toàn đủ để xây một cây cầu mới. Bạn đọc ở địa chỉ phong.dang2011@... dẫn chứng: "Tôi thấy nên giữ nguyên câu Long Biên như hiên tại Tại sao di dời và bảo tồn 1 cái cầu cũ mà hết 9.000 tỷ đồng ??? Không hiểu tính thế nào? Xây cầu Cần Thơ mới hết có 4,5 nghìn tỷ. Cầu rồng Đà Nẵng cũng chỉ có 1,5 nghìn tỷ. Mà tại sao lại kết hợp được cả du lịch? Vậy tốt nhất nên bảo tồn cầu cũ, còn đường sắt và ga ta chuyển sang ven sông phía đông sông Hồng. Như thế vừa hiện đại hóa đường sắt vừa hiện đại hoá ven sông phía đông đáp ứng được cả mọi tiêu chí". Đ.Tâm (tổng hợp)