thaochau

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    847
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

  • Days Won

    5

Everything posted by thaochau

  1. GiadinhNet-Theo tính toán của “dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì phải tới 3 lần mới hầu mong đưa được rùa lên để chữa trị. Sau “cuộc rước” rùa Hồ Gươm lên chữa trị lần thứ nhất bất thành, đã xuất hiện nhiều luồng dư luận trái chiều. Dù mỗi người có cách nhìn khác nhau, nhưng hầu như ai cũng ngóng trông và đặt kỳ vọng vào cuộc “rước” rùa vào cuối tuần này. Tuy nhiên, theo những tính toán của “dị nhân đuổi mưa” Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì phải tới 3 lần mới hầu mong đưa được rùa lên để chữa trị. Việc cần làm và phải làm PV: Thời gian qua, những vấn đề liên quan đến sức khỏe rùa Hồ Gươm trở thành mối quan tâm của rất nhiều người. Ông có thường xuyên theo dõi thông tin này? - Có thể nói là tôi rất quan tâm chứ không phải thường xuyên theo dõi nữa. Không dám nói: Tất cả các bài viết liên quan đến rùa Hồ Gươm tôi đều xem hết nhưng tôi biết trong sự việc này hiện vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều. Việc một số người đặt vấn đề: Rùa Hồ Gươm có phải là “rùa thần” ngày xưa nhận kiếm của vua Lê hay không? Có đáng gọi bằng cụ hay không? Có nên quá quan tâm đến cụ hay không? Hoặc cụ rùa chết thì có nên đem chôn hay không?... tôi không tán thành những cách đặt vấn đề như vậy. Bởi vì, xét về mặt khoa học thì rùa Hồ Gươm hiện nay là cá thể rùa mai mềm duy nhất còn sót lại trên thế giới – chỉ tính riêng giá trị này đã đáng để cho người ta phải bảo vệ rồi. Ở đây, tôi còn chưa nói đến trong cổ sử ngàn xưa, ông cha ta đã dùng mai rùa làm phương tiện truyền tải chữ viết. Cụ thể là vào thời vua Nghiêu có xứ Việt Thường dâng con rùa lớn, trên mai có viết chữ Khoa Đẩu nói về trời đất mở mang. Chưa kể, hình ảnh con rùa còn gắn liền với tất cả lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt. Ví dụ: những con rùa trong Văn Miếu, những con hạc đứng trên lưng con rùa trong các đình chùa miếu mạo. Trong văn hóa Đông phương nói chung, rùa là một loài vật rất linh thiêng. Chính vì tính chất duy nhất của cá thể này nằm ở Hồ Gươm (trước đây có một cá thể nữa nhưng đã chết rồi) và lại gắn liền với một truyền thuyết, thành ra rùa trở thành một biểu tượng văn hóa sống động. Mà đã là biểu tượng văn hóa thì chúng ta không thể thờ ơ được. Bởi thờ ơ với điều này chính là chúng ta đang bỏ qua những giá trị văn hóa không dễ gì có được. Tôi nghĩ, chỉ cần học đến lớp 12 thôi thì người ta cũng có thể biết rằng không có cơ sở nào để nói cụ rùa này ngậm thanh gươm của vua Lê cả! Rất nhiều người hiểu điều đó. Nhưng không phải vì cụ không ngậm thanh gươm mà không cứu cụ. Và đương nhiên, ai chẳng biết cụ rùa chết thì đem chôn hoặc giữ làm tiêu bản, nhưng chúng ta vẫn cố công cứu cụ là chứng tỏ chúng ta đang trân trọng một giá trị văn hóa ngàn đời, thể hiện qua hình ảnh rùa Hồ Gươm. Từ những vấn đề đó tôi nghĩ bằng mọi giá phải cứu rùa Hồ Gươm. Đó là việc cần làm và phải làm. Tất nhiên, xã hội đang có nhiều việc cần phải giải quyết gấp nhưng việc gì cần kíp thì nên ưu tiên trước. Và việc bảo tồn một giá trị văn hóa đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng là việc cần làm ngay. Dù đã cố hết sức nhưng công cuộc vây bắt cụ rùa lần thứ nhất vẫn không thành. Ảnh: Chí Cường PV: Việc để rùa tự lên tháp là rất khó Vậy theo ông, nguyên nhân khách quan và chủ quan nào khiến việc đưa rùa Hồ Gươm lên bờ vừa qua bị thất bại? - Vừa rồi người ta mất rất nhiều thời gian cho một Hội thảo cứu rùa - Tôi thấy việc này là không cần thiết lắm. Chúng ta nên giao cho một tổ chức nào đó làm việc này, tổ chức đó không làm được thì phạt, thế thôi. Tất nhiên, chúng ta có rất nhiều chuyên gia về rùa và cả những người có kinh nghiệm về việc chăm sóc, chữa trị cho rùa... và có thể tham khảo ý kiến của họ. Tôi nghĩ việc này rất chi là đơn giản. Tôi không biết đến lúc này họ đã tiến hành mấy lần đưa rùa lên, nhưng ít nhất phải tới ba lần. Nếu vừa rồi là lần thứ nhất thì phải hai lần nữa mới thành công”. Về nguyên nhân dẫn đến việc đưa rùa lên bờ bất thành hoàn toàn không có gì thần bí cả. Theo tôi là do sự chuẩn bị chưa được chu đáo. Chúng ta không định lượng được sức khỏe của rùa đến đâu. Không biết được quy luật sinh học của đời sống loài rùa nói chung, cho nên việc rùa “lọt lưới” là chuyện bình thường. Suy từ con người mà ra, khi bị một ai đó đuổi đến đường cùng thì họ cũng phải tìm mọi cách để thoát thân thôi và rùa Hồ Gươm cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu đó. Nếu rùa Hồ Gươm có “sức mạnh thần bí” nào đó thì đã có thể tự chữa lành vết thương cho mình hoặc nếu không thì khi nghe mọi người bàn cách cứu chữa rùa đã tự leo lên Tháp Rùa nằm chờ rồi. Thực ra, khi rùa Hồ Gươm chưa có “mệnh hệ” gì, tôi đã từng nghĩ đến việc nên đổ cát lên Tháp Rùa để làm nơi cho rùa đẻ trứng, nghỉ ngơi và phơi nắng. Nhắc đến rùa, nhân tiện tôi nhắc đến một bài báo mà tôi đã đọc được. Chuyện này lâu lắm rồi, mấy chục năm về trước. Hồi đó, hai cụ rùa có đẻ một ổ trứng ở gần đền Ngọc Sơn, khi sửa chữa lại đền thì người ta phát hiện ra ổ trứng đó. Khi hai cụ phát hiện ra có người tìm ra ổ trứng của mình thì các cụ quay vòng vòng. Thấy thế, có người cầm một cái cuốc, cuốc vào đúng mai của cụ rùa kia (cụ rùa đã chết, có tiêu bản thờ trong đền Ngọc Sơn – PV) khiến cụ bị yếu sức mà chết. Bây giờ người ta mới đặt ra vấn đề này, nhưng tôi nghĩ việc để rùa tự lên Tháp Rùa, xác xuất rất thấp. Cho nên cần phải có biện pháp hợp lý để “ép” rùa phải tự lên. Có thể không bắt nhưng mình có thể chặn tất cả các lối thì con đường duy nhất là bơi lên tháp thôi. Mình có thể giăng lưới đưa rùa vào gần tháp rồi xiết chặt “vòng vây” lại là phải lên thôi. Nếu được chăm sóc tốt, ít nhất rùa Hồ Gươm sống thêm hơn 20 năm nữa. Rùa Hồ Gươm với những vết thương nhói lòng. Ảnh: TLPV: Ông có dự cảm gì về lần “bắt” rùa sẽ diễn ra vào cuối tuần tới? - Tôi nghĩ đối với một cá thể sinh vật như rùa Hồ Gươm nếu chúng ta quyết tâm bắt thì sẽ bắt được thôi. Còn nếu để biết bắt tới mấy lần mới thành công thì phải bấm quẻ thôi... (bấm đốt tay, tính toán – PV). Tôi không biết đến lúc này họ đã tiến hành mấy lần đưa cụ lên, nhưng ít nhất phải tới ba lần. Nếu vừa rồi là lần thứ nhất thì phải hai lần nữa mới thành công. PV: Dựa vào thực trạng sức khỏe hiện nay, ông có dự đoán gì về tuổi thọ của rùa Hồ Gươm? - Theo tôi hiểu, tuổi thọ tối đa của loài rùa là 300 năm. Rùa Hồ Gươm sống được như vậy là đã già lắm rồi. Có thể cụ đã sống đến thời gian tối đa, nhưng nếu chúng ta cứu chữa tốt thì ít nhất rùa Hồ Gươm cũng sống được một thế hệ nữa (tương đương 20 năm – PV). Có nhiều người đặt vấn đề có nên gọi rùa Hồ Gươm bằng “cụ” hay không thì theo tôi phải gọi cụ bằng “kỵ” mới đúng. Bởi tính nếu theo cuộc sống sinh học của con người, cứ một thế hệ là 20 năm thì chỉ cần trên 100 năm là cụ đáng được gọi bằng “kỵ” rồi. Chưa tính cụ đã sống tới mấy trăm năm thì chúng ta cũng nên tôn trọng mà gọi bằng “cụ”. Tôn trọng ở đây là tôn trọng một giá trị văn hóa đã gắn liền với đời sống tinh thần của con người qua hàng trăm năm. Mặc dù cụ cũng chỉ là một sinh vật, nhưng nó là biểu tượng văn hóa cho nên không thể gọi là “con” được. Gọi cụ bằng “con” là một việc không thể chấp nhận được. T.L Hà Tùng Long- Báo Gia đình & Xã hội
  2. Bài đăng trên An Việt Toàn Cầu ngày 31/5/2010 Ngày mùng 5 tháng 5 trong văn hiến Lạc Việt. Thiên Sứ Nguyễn Vũ Tuấn Anh Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm là một ngày lễ hội truyền thống không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số nước Đông phương khác là Triều Tiên và Trung Quốc . Đã có nhiều bài viết nghiên cứu về ngày 5 – 5 của nhiều tác giả. Thiên Sứ tôi cũng đã có bài viết về để tài này từ 2004 trên tuvilyso.com và trên ktcn.net. Hôm nay, nhân dịp có một người bạn hỏi về nguồn gốc của ngày này, nên tôi xin được trình bày lại ý nghĩa đích thực của ngày 5 – 5 . Tết Đoan Ngọ tồn tai từ lâu trong văn hoá dân gian Đông Phương và có một ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt văn hoá. Tết Đoan Ngọ còn gọi là tết Đoan Dương, tết Hàn thực vì trong ngày này theo tục lệ kiêng ăn món đồ nóng. Ngày này cũng còn gọi là ngày giết sâu bọ. Vì người ta tin rằng: Khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng năm thì lưu truyền rằng: Vào thời Xuân Thu; có ông Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công (Công tử Trùng Nhĩ) bôn ba phục quốc trên 30 năm. Lúc gian khổ; ông cắt thịt đùi dâng vua ăn. Khi việc phục quốc thành công, ông vì khinh bỉ đám cận thần của vua, nên không nhận quan tước, mà bỏ về ở ẩn. Tấn Văn Công thân chinh mời ông ra. Ông cõng mẹ bỏ trốn vào rừng. Nhà vua ra lệnh đốt rừng; hy vọng ông sẽ ra. Nhưng ông cùng bà mẹ trọng nghĩa đã chịu chết cháy trong rừng. Theo truyền thuyết ngày đó là ngày mùng 5 tháng 5. Bởi vậy; nhà vua chọn ngày này làm ngày kỷ niệm Giới Tử Thôi và ra lệnh cấm đốt lửa trong ngày này. Đó là nguyên nhân để ngày này dân chúng chỉ ăn đồ nguôi. Một truyền thuyết thứ hai nữa là: Khuất Nguyên là một vị trung thần nước Sở, ông còn là một nhà văn hoá nổi tiếng với bài Ly Tao và Sở Từ, thể hiện tâm trạng buồn về sự suy vong với hoạ mất nước. Can vua không được, ông tự tử trên dòng sông Mịch La. Dân chúng trọng nghĩa ra sông tưởng nhớ anh linh của ông, cúng rất nhiều sản vật. Ngày đó, theo truyền thuyết là ngày mùng 5 tháng 5. Như vậy, theo hai truyền thuyết trên thì ngày 5 – 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Hoa. Nhưng điều đáng lưu ý là – Hàn Quốc cũng coi ngày 5 – 5 là ngày lễ theo truyền thống văn hoá của họ . Trong bài báo “Đừng đối đãi với di sản văn hoá như bánh mì” đăng trên báo Tuổi Trẻ trang 16, ngày 22 tháng 6 năm 2004, đã đưa tin: Hàn Quốc đề nghị Liên Hiệp Quốc công nhận tết Đoan Ngọ vào ngày 5 tháng 5 là “di sản văn hoá phi vật thể” của Hàn Quốc”. Bài báo cũng cho biết có nhiều tờ báo Trung Quốc xem đó là việc làm xâm phạm văn hoá, nhiều hoc sinh thành phố Nhạc Dương (Hồ Nam) ký tên bảo vệ tết Đoan Ngọ. Nhiều người Trung Quốc kiến nghị chính quyền đăng ký bản quyền di sản văn hoá… Bài báo có đoạn viết: "Dẫu mọi việc chẳng có gì để ầm ĩ; nhưng nhân vụ việc này người Trung Quốc mới thấy giá trị của văn hoá dân gian." Nhưng trong văn hoá Việt thì ngày mùng 5 tháng năm lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao: “Tháng Năm ngày tết Đoan Dương. Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang”. Như vậy; đây là một ngày tết có nguồn gốc từ văn hoá Việt. Nhưng tại sao ngày mùng 5 tháng 5 lại là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ? Điều này có liên hệ gì với ngày 10 tháng 3 lại là ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương của giống nòi Lạc Việt? Là những người nghiên cứu nguyên lý học thuật cổ Đông Phương chắc chúng ta đều biết đến đồ hình Hà Đồ. Có lẽ ai cũng biết rằng trung tâm Hà Đồ là ngôi Hoàng Cực biểu tượng của sự thống trị tối cao; tức quyền uy của nhà vua. Trung tâm Hà Đồ có độ số 5 thuộc Dương và 10 thuộc Âm. Phần trung tâm Hà Đồ được miêu tả như sau: ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ Chúng ta cũng biết rằng: Trong nguyên lý Âm Dương thì Dương có trước và Âm có sau. Dương là giá trị trừu tượng, Âm là giá trị hiện hữu. Như vậy, tháng có trước thuộc Dương và ngày có sau thuộc Âm (Ngày là con của tháng). Ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (Giỗ Cha) được chọn là ngày 10 tháng 3 vì: Tháng 3 là tháng Thìn/ Rồng biểu tượng của Vương quyền chính là tháng thứ 5 kể từ tháng Tý. Đó chính là biểu tượng của 5 vòng tròn trắng ở trung tâm Hà Đồ thuộc Dương (Tháng có trước thuộc Dương). Ngày là con của tháng thuộc Âm, nên chọn ngày mùng 10. Đó đó chính là biểu tượng của 10 vòng tròn đen thuộc Âm trên Hà đồ. Xin xem hình minh hoạ dưới đây: TRUNG CUNG HÀ ĐỒ VỚI ĐỘ SỐ DƯƠNG 5 VÀ ÂM 1O Cũng trên nguyên lý độ số Âm của Hà Đồ là sự hiện hữu, nên chọn là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Ngày mùng 5 tháng 5 chính là biểu tượng của hai dãy mỗi dẫy 5 vòng tròn đen ở trung tâm Hà Đồ (Xin xem lại hình trên) . Ngày cực Âm, tháng cực Âm nên thuận theo tự nhiên, dân chúng ăn đồ nguội (Nguội thuộc Âm, nóng thuộc Dương). Chúng ta cũng lưu ý rằng: Ngày mùng 5 / 5 là ngày rất gần tiết Hạ Chí, tức là ngày nóng nhất trong năm theo thực tế thời tiết; hay nói theo thuyết Âm Dương Ngũ hành: Là ngày cực Dương thuộc Hoả khí (Trong Hậu Thiên Lạc Việt, Ly Hoả thay thế vị trí Càn trong Tiên Thiên). Bởi vậy, lấy số ngày và tháng cực Âm về biểu tượng là mùng 5 / 5 (Cân bằng Âm Dương). Vì là ngày cực Âm nên biểu tượng bằng ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. (Cha thuộc Dương / Mẹ thuộc Âm). Như vậy, nền văn hiến Lạc Việt qua ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương và Quốc Mẫu Âu Cơ, đã giải thích nguyên uỷ hai ngày này bằng chính nền tảng của nguyên lý học thuật cổ Đông phương, chứ không phải bằng những truyền thuyết mơ hồ nói trên . Đây là một yếu tố sắc sảo nữa chứng minh rằng: Nguồn gốc của văn minh Đông phương thuộc về nền văn minh Lạc Việt một thời huy hoàng kỳ vĩ từ hàng ngàn năm trước ở miền nam sông Dương Tử. Nền văn minh này đã sụp đổ từ thế kỷ thứ III trước CN, nhưng dấu ấn của nó vẫn còn lưu giữ trong những giá trị văn hóa truyền thống ở nhiều quốc gia liên quan đến nền văn minh này. Những giá trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự nhận thức những thực tại của con người làm nên nó, là hệ quả tổng hợp của cả một nền văn minh phát triển tích lũy và kế thừa trong quá trình tiến hóa của nó, trải nhiều ngàn năm. Bởi vậy, khi một nền văn minh tạo ra nó đã sụp đổ thì sẽ kéo theo tất cả những mối quan hệ tri thức và hạ tầng cơ sở vật chất liên quan đến tinh hoa tri thức mà nó tạo ra. Do đó, để hiểu được bản chất những giá trị tinh hoa của nền văn minh này - Thuyết Âm Dương Ngũ hành - không thể là một tư duy dễ dãi, mà phải là sự tổng hợp những gì còn sót lại của nó và biết được một thực tại nào là cơ sở nhận thức đã tạo ra nó. Nền văn minh Lạc Việt với những dấu ấn còn lại trong những giá trị văn hóa truyền thống, có rất nhiều hiện tượng phù hợp với những giá trị nguyên lý của học thuyết này, mà không một nền văn hóa gần gũi nào liên quan có thể có được. Bởi vậy, những giá trị văn hóa phi vật vật thể chính là một bằng chứng rất rõ nét chứng minh cho cội nguồn văn hóa Việt là nền tảng của giá trị văn minh Đông phương cổ.
  3. Giải mã thành công sổ tay thần chú trừ tà của người Ai Cập cổ Các nhà khoa học Australia vừa giải mã thành công một cuốn sổ tay có ghi những câu thần chú của người Ai Cập cổ đại. Cuốn sổ có ghi lại những câu thần chú của người Ai Cập cổ đại. (Nguồn: ibtimes) "Sổ tay Sức mạnh Nghi thức" (The Handbook of Ritual Power), là tên mà các nhà nghiên cứu đặt cho cuốn sổ này có ghi lại những câu thần chú tình yêu, cách thanh tẩy những linh hồn tà ác và chữa trị bệnh trùng xoắn móc câu - một căn bệnh nhiễm trùng quái ác vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Theo trang Live Science, các câu thần chú trong cuốn sổ được viết bằng tiếng Coptic, ngôn ngữ của giáo hội Ai Cập, và bản thân cuốn sổ được đóng từ giấy giả da. Cuốn sổ đã có tuổi thọ khoảng 1.300 năm, và được Đại học Macquarie mua lại năm 1981 từ tay buôn đồ cổ Michael Fackelmann. Tuy nhiên, không ai biết Fackelmann có được cuốn sổ này từ đâu. Hai nhà nghiên cứu Malcolm Choat và Iain Gardner nhận định: "Phương ngữ trong cuốn sổ cho thấy nguồn gốc của nó có thể là từ vùng Thượng Ai Cập, trong phạm vi thành phố cổ Ashmunein, hay còn gọi là Hermopolis." Cuốn sổ mở đầu bằng một đoạn dài những lời khấn, được minh họa bằng những hình vẽ và "những lời mang sức mạnh." Sau đó, cuốn sổ ghi lại những phương thức hoặc thần chú để chữa cho những người bị ma quỷ ám cùng nhiều loại bệnh tật khác, hoặc mang đến may mắn và thành công trong tình yêu hay kinh doanh. Cuốn sổ 20 trang này còn ghi lại một câu thần chú có khả năng khống chế người khác. Để làm được điều này, người niệm chú phải đọc thần chú trước hai cây đinh rồi đóng chúng lên cái chặn cửa của mình, một cái ở bên phải và cái kia ở bên trái. Vào thời điểm cuốn sổ được viết, đạo Thiên Chúa đã du nhập vào Ai Cập, do đó trong sổ cũng có một số ghi chép liên quan tới Chúa. Tuy nhiên, cuốn sổ cũng nói tới những người Sethian, một nhóm người thờ phụng Seth, người con trai thứ ba của Adam và Eve. Những người đứng đầu nhà thờ coi Sethian là những kẻ dị giáo, và họ đã bị xóa sổ tại thời điểm cuốn sổ được viết. Các nhà khoa học tin rằng cuốn sổ đã được tạo ra trước khi tất cả những câu thần chú của người Sethian bị loại bỏ. Họ tin rằng những câu thần chú này xuất phát từ những cuốn sách riêng biệt, sau đó mới được tập hợp lại để tạo ra "công cụ duy nhất của sức mạnh nghi thức". Khi được hỏi ai có thể đã sử dụng cuốn sổ này, Choat nhận định: "Tôi cảm thấy có thể có những người khác không thuộc giới tăng lữ hay thầy tu cũng sử dụng cuốn sổ, nhưng chính xác họ là ai vẫn còn là một bí ẩn, vì mọi người thực sự không muốn bị coi là "thầy phù thủy". Theo TTXVN
  4. Đàn tế nghìn năm phát lộ dưới Nhà Quốc hội hiện đại 19:53 ngày 26/10/2014 Trong khi xây dựng hầm tòa Nhà Quốc hội, các chuyên gia khảo cổ học phát hiện di tích tế lễ Trời - Đất của các Hoàng đế đầu thời Lý, di tích chưa từng có trên thế giới. Đầu năm 2014, công trình tòa Nhà Quốc hội bước vào giai đoạn nước rút, không khí làm việc vô cùng hối hả. Trong khi khai quật khảo cổ học tại khu vực hầm ngầm để xe và đường ngầm từ phía trụ sở Bộ Ngoại giao qua đường Bắc Sơn sang nhà Quốc hội, Viện Khảo cổ học đã phát hiện một di tích đặc biệt với hình thù rất lạ với chất liệu chủ yếu bằng gỗ và đá. Mặt bằng di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8 được minh họa bằng người đứng, tượng trưng cho các vị trí cột gỗ. Lập tức, các nhà khảo cổ học, sử học uy tín nhất trong cả nước được mời tới. Song, việc xác định gặp khó khăn bởi đây là lần đầu tiên họ được tiếp cận một di tích có hình thù như vậy. Đặt vị trí phát lộ lên tấm bản đồ Hồng Đức, các nhà khoa học bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của di tích đặc biệt này. Nó nằm cùng trục, cùng phương vị Bắc - Nam với kiến trúc Bát Giác ở phía Bắc tạo thành một trục trung tâm trong tổng thể cụm kiến trúc đặc biệt thời Lý thuộc di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long ở phía tây của điện Kính Thiên. Các nhà khảo cổ học cho rằng, di tích này là kiến trúc không thể tách rời trong cấu trúc tổng thể của các vương đô cổ phương Đông. Dù còn những ý kiến khác nhau về tên gọi, chức năng nhưng các nhà khoa học đều công nhận “đây là di tích tâm linh đặc biệt quan trọng”. Trước sự quan tâm đặc biệt của giới khảo cổ, sử học Việt Nam và quốc tế, đầu tháng 7/2014, Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo quốc tế đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn, nghiên cứu di tích bí ẩn vừa phát lộ. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc Các ý kiến tại hội thảo đều công nhận đây là kiến trúc tâm linh để tế Thượng đế và Ngũ đế có phối hưởng tế tự liệt tổ, liệt tông của hoàng đế nhằm khẳng định tính chính đáng của Vương triều được Trời trao thiên mệnh, một loại kiến trúc không thể tách rời trong cấu trúc tổng thể của các vương đô cổ phương Đông. Tuy nhiên, tên gọi chính xác vẫn còn bỏ ngỏ khi các nhà khoa học đưa tới ba phương án: gọi là Minh Đường - nơi Hoàng đế nhận chính lệnh của Trời để ban hành các chính sách xây dựng đất nước được chính xác, hiệu quả; gọi là Thiên đường - nơi tế Trời cầu cho quốc thái dân án, quốc gia trường tồn. Ý kiến thứ ba cho rằng, di tích tâm linh đặc biệt mới phát hiện thẳng trục bát giác do đó có thể đây chính là cụm kiến trúc liên hoàn với tên gọi: di tích mới phát hiện là Thiên đường, di tích kiến trúc bát giác là Minh đường. Kiến trúc trung tâm có 2 vòng tròn đồng tâm. Để làm rõ hơn giá trị và tên gọi của di tích nhằm báo cáo Thủ tướng, ngày 12/9, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã họp đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn. Tham dự cuộc họp có các nhà khoa học hàng đầu như giáo sư Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), giáo sư Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia), giáo sư Nguyễn Quang Ngọc (Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội), tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn (Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội), Đại diện UBND TP.Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và các chuyên gia tư vấn khoa học của Dự án. Sau khi xem xét, nghiên cứu kỹ các tài liệu, đặc biệt là so sánh về cấu trúc và quy mô, các nhà khoa học thống nhất không nên vội vàng gắn tên gọi nào đó vì di tích vô cùng độc đáo, duy nhất, ở Việt Nam và thế giới chưa từng có. Hơn nữa, khu vực phát hiện rất đặc biệt, thuộc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Các nhà khoa học cũng lưu ý không nên vội vàng lấy tên từ nước ngoài để đặt vì nó không phản ánh đúng tính chất và kết cấu của cụm di tích này. Do vậy, sau khi trao đổi, thảo luận, vị trí, kiến trúc, di vật, đối sánh với các nghiên cứu ở Thăng Long - Hà Nội như đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc ở Việt Nam và các nước khác, bước đầu các nhà khoa học thống nhất đề tên gọi là Di tích tế lễ Trời - Đất của Hoàng đế đầu thời Lý. Các nhà khoa học nhận định: “Kiến trúc này có giá trị đặc biệt quan trọng trong tổng thể của di tích kiến trúc Lý đã xuất lộ ở Thăng Long”. Niên đại của di tích từ khoảng năm 1010 - 1048 và sau đó vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến giữa thế kỷ XII. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam kết luận: “Đây là di tích văn hóa tâm linh thuộc loại sớm nhất của Việt Nam, là di tích tâm linh độc đáo chỉ có ở kinh đô đầu triều Lý. Trong bối cảnh phương Đông đương thời, đây là loại di tích thể hiện tinh thần tự chủ, tự cường cao của Đại Việt thời Lý”. Xem xét bảo tồn nguyên trạng kiến trúc tâm linh đặc biệt Giá trị vô giá của di tích được khẳng định nhưng phương án bảo tồn lại chưa được thống nhất. Nếu bảo tồn toàn bộ quy mô dấu tích (có diện tích khoảng hơn 6.000 m2) sẽ không xây dựng được bãi đỗ xe của Nhà Quốc hội. Vì thế, Viện Khảo cổ học kiến nghị bảo tồn nguyên trạng phần lõi của di tích đã xuất lộ (25,2 m x 15,4 m). Được biết đây là diện tích tối thiểu vì xung quanh không thể nới rộng thêm, diện tích bảo tồn này là 388 m2, tương đương với 5% diện tích của gara ngầm. Mặt bằng tổng thể di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8, chiều rộng đông tây là 19,5 m. Cũng có ý kiến đề nghị “bứng” di tích đi để bảo tồn, phục dựng và tạo thuận lợi cho việc xây dựng bãi đỗ xe. Tuy nhiên, ý kiến này bị bác bỏ do di tích tâm linh đã yên vị trong lòng đất nghìn năm dù qua nhiều triều đại. Nếu di chuyển thì tính linh thiêng sẽ mất đi. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã chỉ đạo Viện Khảo cổ học phối hợp với các cơ quan hữu quan, mời các chuyên gia đánh giá giá trị và lập phương án bảo tồn. Viện Khảo cổ học đã tiến hành các biện pháp bảo vệ khẩn cấp di tích như lấp cát tạm thời bảo vệ nguyên trạng. Toàn bộ di tích đã được scan 3D, vẽ, chụp ảnh, đo đạc, ghi chép để xây dựng hồ sơ khoa học. Các nhà khảo cổ cũng lưu ý, do giá trị to lớn về mặt tâm linh và chính trị, nếu di tích được bảo tồn kết nối với kiến trúc Bát giác, "chúng ta sẽ có trọn vẹn một khu di tích quan trọng để tăng cường tiềm năng du lịch và giáo dục truyền thống dựng và giữ nước hàng nhìn năm của cha ông". Trước tầm quan trọng đặc biệt của di tích, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN đã kiến nghị Thủ tướng xem xét cho phương án bảo tồn nguyên trạng kiến trúc tâm linh đặc biệt này. Vào đầu tháng 10, chỉ ít ngày trước khi công trình Nhà Quốc hội được đưa vào phục vụ kỳ họp thứ 8 (Quốc hội khóa 13), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thị sát. Là người theo sát dự án từ nhiều năm, Thủ tướng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới di tích tế lễ thời nhà Lý. "Nhà Quốc hội là công trình công sở đầu tiên quy mô lớn nhất từ khi thống nhất đất nước, có tính mỹ thuật, công nghệ hiện đại, xây dựng trên khu vực có nhiều triều đại nên yêu cầu cao về bảo tồn, bảo tàng", Thủ tướng nói và yêu cầu Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hội thảo bảo tồn di sản để đánh giá đúng giá trị của các di tích lịch sử được phát hiện để có phương án bảo tồn thích hợp. Công Khanh Bài viết: http://news.zing.vn/Dan-te-nghin-nam-phat-lo-duoi-Nha-Quoc-hoi-hien-dai-post470857.html Nguồn Zing News
  5. Tìm thấy chén rượu của vị tướng tài ba Pericle Các nhà khảo cổ Hy Lạp tin rằng họ đã tìm thấy chén uống rượu của vị tướng tài ba kiêm chính trị gia Hy Lạp cổ đại Pericle ở ngoại ô phía Bắc thủ đô Athens. Bức tượng mang chân dung tướng Pericle Chiếc chén có khắc tên Pericles, ông nội và anh trai ông Trong bài báo đăng trên tờ nhật báo Ta Nea (Tin tức), nhà khảo cổ Galini Daskalaki cho biết, chiếc chén này được tìm thấy trong một ngôi mộ được phát lộ tại công trường xây dựng tòa nhà mới ở quận Kifisia. Chiếc chén này có niên đại vào Kỷ nguyên Vàng trong lịch sử Hy Lạp cổ đại, vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Cao khoảng 8cm, trên mặt gốm của chiếc chén có khắc 6 cái tên, trong đó có tên Pericles, Arrifron, tên ông nội của Pericles và anh trai ông. Các nhà khảo cổ Hy Lạp tin rằng chiếc chén này đã được vị tướng tài ba Pericles sử dụng. Loại chén này không được sử dụng phổ biến ở Hy Lạp thời cổ đại. Nhiều khả năng, chiếc chén sẽ được trưng bày trong một bảo tàng ở Athens vào mùa Thu. Theo TTVH
  6. Ghi chép sổ sách trước khi có chữ viết Một cuộc khai quật khảo cổ ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện một lượng lớn thẻ làm bằng đất sét mà các nhà khoa học tin rằng nó được dùng như hồ sơ thương mại trước khi có hệ thống chữ viết để hình thành văn bản. Điều đặc biệt là những thẻ đất sét này khi được xác định niên đại thì lại rơi vào thời kỳ sớm của ký tự. Vì vậy có thể thẻ đất sét và những ký tự thô sơ ban đầu đã bổ sung cho nhau để cùng ghi chép sổ sách. Các thẻ đất sét này được tạo nên trong một loại các hình dạng đơn giản, được cho là rất đắc lực đối với hệ thống sổ sách kế toán thô sơ thời tiền sử. Ảnh: Physorg Một giả thuyết nêu ra rằng hình dạng khác nhau của các loại thẻ đại diện cho các loại hàng hóa khác nhau như: số lượng gia súc, ngũ cốc… qua trao đổi và sau đó niêm phong bằng đất sét. Về cơ bản có thể coi đó là hình thức rất sớm của hợp đồng thương mại. Hệ thống thẻ đất sét này được sử dụng vào khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, các thẻ đất sét có khắc một số hình biểu tượng. Rồi khi ký tự hình nêm ra đời, cách ghi chép bằng thẻ đất sét đã nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, việc khai quật cổ vật ở Ziyaret Tepe thuộc thành phố cổ Tušhan, một đơn vị hành chính thời đế quốc Neo-Assyria cho thấy rằng thẻ đất sét không bị loại trừ ngay mà vẫn còn được sử dụng trong một thời gian dài để bổ sung cho ký tự viết sơ khai. Tạp chí Physorg dẫn lời tiến sĩ John MacGinnis trưởng nhóm nghiên cứu cho biết trong thực tế ở một xã hội đã biết chữ vẫn có những kênh thông tin khác nhau, bổ sung cho nhau và không phải ai buôn bán trao đổi hàng hóa cũng đều biết chữ mới hình thành vì vậyký tự hình nêm và thẻ đất sét cùng tồn tại một thời gian là điều không lạ. Hơn 300 thẻ đất sét này được tìm thấy trong hai căn phòng thuộc một tòa nhà mà MacGinnis mô tả là khu vực lưu trữ và giao hàng thời xa xưa. Theo Thanh Niên
  7. Phát hiện thêm di tích chùa thời Trần thế kỷ XIII-XIV ở Tuyên Quang Ông Lý Mạnh Thắng - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang cho biết Đoàn khảo sát của Bảo tàng Tuyên Quang vừa phát hiện một di tích chùa thời Trần có niên đại khoảng thế kỷ XIII-XIV, với nhiều hiện vật quý ở Gò Chùa, thôn 17, xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Đây là ngôi chùa thứ 5 có niên đại từ thời nhà Trần được phát hiện ở Tuyên Quang, góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu lịch sử cũng như những giá trị văn hóa của văn minh Đại Việt thời nhà Trần ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Trong các hiện vật tìm thấy còn có hiện vật đầu rồng bằng đất nung, tương đối nguyên vẹn với những họa tiết mắt, mồm, râu đặc trưng của rồng thời Trần, đây là hiện vật quý hiếm lần đầu tiên tìm thấy ở Tuyên Quang. Một điểm nổi bật nữa là những viên gạch bảo tháp có trang trí hoa chanh, hoa cúc dây cách điệu ở các góc và một số lượng lớn gốm Hoa Lâu cũng được phát hiện. Ảnh minh họa Chiếm số lượng nhiều nhất trong số những di vật được tìm thấy là những viên gạch vuông 35x3x5,2cm, chuyên dùng để lát sân. Phần lớn số gạch này đều để trơn, không hoa văn, thường có màu đỏ hoặc đỏ tím, độ nung cao, khá cứng. Một số có trang trí hoa văn họa tiết hình hoa cúc, hoặc hoa cúc dây cách điệu với cánh to uốn lượn mềm mại ở các góc. Tất cả những di vật trên đều mang những nét đặc trưng của vật liệu kiến trúc thời Trần. Ông Lý Mạnh Thắng cho biết thêm do khu vực phát hiện di tích nằm trên một quả đồi có diện tích khoảng 3ha đã được người dân san ủi trồng chè nên những hiện vật như gạch, ngói, chân tảng đá không còn nằm nguyên vị trí ban đầu, phần lớn đã bị vỡ nát. Tuy nhiên, căn cứ vào quy mô, phạm vi phân bố các lớp bờ kè đá cũng như số lượng lớn hiện vật có thể thấy đây là một ngôi chùa có quy mô khá lớn. Dựa vào các đặc trưng họa tiết điêu khắc trang trí trên vật liệu kiến trúc tìm thấy, có thể đoán định ngôi chùa này được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII-XIV). Thời gian tới, bảo tàng tỉnh Tuyên Quang sẽ đưa di tích trên vào danh mục di tích của tỉnh, tiếp tục nghiên cứu, đồng thời mời Viện khảo cổ tham gia, tiến hành đào thám sát, trên cơ sở đó tiến hành khai quật. Trước đó ở Tuyên Quang cũng đã phát hiện được 4 ngôi chùa có niên đại từ thời Trần gồm chùa Phúc Lâm thuộc xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình; chùa Nhữ Hán, huyện Yên Sơn; chùa Cao Đá, xã Sơn Nam và chùa Lang Đạo, xã Tú Thịnh (huyện Sơn Dương). Theo TTXVN
  8. Nhiều thi thể cháy xém tại hiện trường vụ nổ nhà máy Trung Quốc (TNO) Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 2.8 đã đăng tải một loạt hình ảnh hiện trường vụ nổ nhà máy ở miền đông nước này, khiến ít nhất 65 người chết. CCTV cho biết vụ nổ xảy ra ở thành phố Côn Sơn vào sáng ngày 2.8 (giờ địa phương) khiến ít nhất 65 người tử vong và hơn 120 người bị thương. Tân Hoa xã cho biết chính quyền địa phương đang điều tra nguyên nhân vụ nổ và công tác cứu hộ hiện đã được triển khai. Các hình ảnh đăng tải trên mạng internet cho thấy các thi thể cháy xém và nhiều người quần áo bị cháy ngồi bệt trên mặt đất bên ngoài nhà máy. Truyền thông Trung Quốc cho biết vụ nổ xảy ra tại phân xưởng chà trục bánh xe nằm bên trong nhà máy. Thep tờ Nhân dân Nhật báo, nhà máy sản xuất đồ kim loại ở thành phố Côn Sơn có 450 nhân công. “Quang cảnh rất hỗn loạn, chẳng nhận ra gì cả”, một nhân chứng có mặt tại hiện trường viết trang trang mạng xã hội Sina Weibo (Trung Quốc). Tỉnh duyên hải Giang Tô là nơi tọa lạc của nhiều nhà máy sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc các hãng trong và ngoài nước, theo AFP. Tai nạn công nghiệp thường xuyên xảy ra tại Trung Quốc, nơi tiêu chuẩn an toàn thường bị bỏ qua, AFP bình luận. Năm 2013, một nhà máy chế biến gia cầm tại đông bắc Trung Quốc bị cháy, làm 119 người thiệt mạng. Khói bốc cuồn cuộn từ nhà máy
  9. Những "Thần vệ nữ" cổ xưa nhất của nhân loại Một xác ướp mới được khai quật ở Atacama (Nguồn: IBTimes) Một nhóm các nhà khảo cổ học từ nhiều trường đại học ở Ba Lan, Peru và Colombia vừa phát hiện 150 xác ướp nằm trong sa mạc Atacama, thuộc về một nền văn hóa chưa được biết tới, có thể đã tồn tại trước nền văn minh Tiwanaku và Inca gần 500 năm. Các thi thể được tìm thấy đã được ướp xác tự nhiên, thông qua việc mai táng trong cát và không sử dụng bất kỳ công trình đá nào. Các thi thể được quấn vải lanh, chiếu sậy hoặc lưới đánh cá. Kiểm tra carbon phóng xạ cho thấy xác ướp cổ nhất đã từng sống trong khoảng thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, trong khi xác ướp trẻ nhất sống vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Theo IBTimes UK, Các xác ướp này nhiều khả năng thuộc về nền văn minh Tiwanaku, đã tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 500 tới năm 1000 sau công nguyên. Nền văn minh này bao phủ trên một khu vực rộng lớn, gần như là bao gồm cả Peru và Chile hiện nay. Dưới dự án Tambo, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khai quật khu vực đồng bằng sông Tambo ở khu vực phía Bắc sa mạc Atacama kể từ năm 2008. Các xác ướp đầu tiên đã được tìm thấy ở đây vào năm 2012, nhưng phải tới tận tháng 3/2014, nhóm mới có được các phát hiện lớn. Bên cạnh các xác ướp được mai táng trong phần mộ riêng, các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều đồ tùy táng gồm vũ khí như các cây cung và tên với mũi là đá obsidian, các cây chùy với với mũi đá hoặc đồng. Các ngôi mộ còn được trang trí bằng nhiều loại công cụ thêu thùa, đồ trang sức làm từ chất tumbaga (hợp chất vàng và đồng), đồng, các cành liễu gai gắn vào tai của người đã khuất và các món đồ gốm còn khá nguyên vẹn. Theo giáo sư Józef Szykulski, lãnh đạo nhóm nghiên cứu dự án tới từ Đại học Wrocław, các xác ướp thuộc về những người nhân loại chưa từng nghiên cứu và các cây cung chôn theo họ là phát hiện đặc biệt thú vị. Chúng không chỉ là vũ khí mà còn đóng vai trò biểu tượng quyền lực. Điều này có nghĩa những người được mai táng ở đồng bằng châu thổ sông Tambo là người quý tộc hoặc thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội. "Các cây cung đặc biệt hiếm thấy trong các phát hiện ở Peru thuộc về kỷ nguyên trên. Tuy nhiên chúng tôi đã thấy những cây cung tại các khu vực xa hơn về phía Nam như Chile và xa hơn về phía Đông, tại Amazonia. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu sâu thêm về vấn đề này" - Szykulski nói với tờ IBTimes UK. Trong một ngôi mộ, các nhà khảo cổ thậm chí còn tìm thấy thi hài của một con lạc đà không bướu. Điều này có nghĩa con vật đã được đưa tới khu vực này sớm hơn người ta tưởng. Một xác ướp mới được khai quật ở Atacama (Nguồn: IBTimes) "Lễ mai táng có kèm lạc đà là chuyện khá bình thường trong các nền văn hóa tiền Columbia"- Szykulski nói - "Chúng tôi đã thu được rất nhiều thông tin về việc các thiết bị nào đã được sử dụng, ví dụ như những cái rổ và lưới đánh cá, những người đó làm nghề gì, nền nông nghiệp và ngư nghiệp của họ ra sao, họ ăn mặc thế nào, thích đeo đồ trang sức gì và thậm chí là họ chải tóc ra sao". Các nhà khảo cổ Ba Lan sẽ trở lại Peru vào tháng 10 này để tiếp tục hoạt động khai quật. Công việc sẽ vừa diễn ra tại khu vực mai táng nơi họ tìm thấy các xác ướp, vừa ở một điểm kế cận, nơi một số ngôi mộ được cho là thuộc về văn minh Tiwanaku được tìm thấy. Lâu nay người ta vẫn cho rằng dân Tiwanaku không đi xa tới tận đồng bằng châu thổ sông Tambo. Sự phát hiện các ngôi mộ sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết về các nền văn minh tiền Columbia ở Peru. Theo TTXVN
  10. Tìm thấy thành phố huyền thoại Atlantis? Theo một nhóm khoa học gia, đã có chứng cứ cho thấy thành phố huyền thoại Atlantis bị chôn vùi trong vùng đầm lầy ở bờ biển nam Đại Tây Dương thuộc Tây Ban Nha. Dấu vết của thành phố bị mất tích Alantis, được cho là bị sóng thần quét sạch hàng ngàn năm trước, cuối cùng đã được phát hiện tại miền nam Tây Ban Nha, cụ thể là phía bắc Cadiz. Theo đó, nơi từng là Atlantis đã bị chôn vùi dưới các vùng đầm lầy trong công viên Dona Ana. Đội ngũ chuyên gia do Mỹ dẫn đầu đến nay vẫn chưa giải thích được tại sao sóng thần lại có thể tràn qua một khu vực 96 km và nhấn chìm toàn bộ thành phố này vào lúc đó. “Đây rõ ràng là sức mạnh của sóng thần”, Reuters dẫn lời trưởng nhóm Richard Freund của Đại học Hartford (bang Connecticut). Hình ảnh Atlantis chìm dưới nước theo miêu tả của Plato - Ảnh: Wikipedia Nhóm các nhà khảo cổ và địa chất học quốc tế vào năm 2009 - 2010 đã sử dụng radar dò tìm dưới lòng đất sâu, cùng các thiết bị đo đạc kỹ thuật số để khảo sát khu vực trên, theo chương trình đặc biệt được phát sóng trên kênh truyền hình National Geographic. Các chuyên gia đã tìm thấy dấu tích một số thành phố được xây theo hình ảnh Atlantis tại miền trung Tây Ban Nha. Họ suy luận rằng nhiều khả năng các cư dân Atlantis thoát khỏi cơn sóng hủy diệt, chạy sâu vào đất liền và xây dựng các thành phố mới. Triết gia Hy Lạp cổ đại Plato từng viết về Atlantis cách đây 2.600 năm, theo đó thành phố này đã bị biến mất dưới sức mạnh của biển cả trong một đêm. Dựa theo miêu tả của Plato, những cuộc tìm kiếm tập trung vào khu vực Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, nơi được cho là nhiều khả năng tìm thấy Atlantis nhất. Theo nhà khoa học Freund, lịch sử ghi nhận khu vực gần Cadiz từng bị sóng thần tấn công. Một trong những đợt sóng thần lớn nhất là vào tháng 11.1755, lúc đó Lisbon đối mặt với cơn sóng cao cỡ tòa nhà 10 tầng. Atlantis bị chôn vùi trong vùng đầm lầy Tây Ban Nha là giả thuyết mới nhất trong số các phát hiện về thành phố này từ trước đến nay. Vào năm 2004, các nhà nghiên cứu đại dương của Mỹ cho hay tìm thấy chứng cứ về Atlantis tại bờ biển đảo Síp, bên cạnh những giả thuyết khác như Địa Trung Hải, Trung Mỹ và thậm chí ở... Nam Cực. 'Atlantis' tiền sử bị sóng thần chôn vùi (TNO) Một khu vực được ví như là "Atlantis thời tiền sử'" trên bờ Biển Bắc có thể đã bị bỏ hoang sau khi hứng đợt tấn công của sóng thần cao 5 m cách đây 8.200 năm. Một công cụ được tìm thấy tại Doggerland - Ảnh: Bảo tàng Khảo cổ quốc gia Hà Lan Sóng thần đã được tạo ra do đất chuồi dưới biển ngoài khơi Na Uy, theo BBC. Kết quả phân tích cho thấy cột sóng cao 5m ập xuống đảo Doggerland, một vùng đất thấp ở biển Bắc ngoài khơi nước Anh, và kể từ đó nó biến mất trong lòng biển, giống như huyền thoại về thành phố bị mất tích Atlantis. “Các bộ lạc thời đồ đá giữa đã rời khỏi Doggerland hơn 8.000 năm trước, khi vụ đất chuồi xảy ra”, BBC dẫn lời tiến sĩ Jon Hill của Đại học Hoàng đế London (Anh). Và sóng thần đã quét sạch những người cuối cùng bám trụ trên hòn đảo đó, theo báo cáo đăng trên chuyên san Ocean Modelling. Tiến sĩ Hill và đồng sự đã sử dụng các mô hình máy tính để kiểm tra những tác động của vụ đất chuồi ở ngoài khơi Na Uy trước khi rút ra kết luận trên. Theo Thanh Niên
  11. Chữa mụn nhọt sưng tấy với cây hoa gạo Các bộ phận của cây gạo như hoa, vỏ thân và rễ đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Cây hoa gạo rất quen thuộc đối với người dân nước ta, còn được gọi là mộc miên, cổ bối, ban chi hoa,… Là loại cây cao tới 15m hoặc hơn, cành mọc ngang với những gai hình nón, lá kép chân vịt với 5 - 8 lá chét hình mác hay hình trứng, dài chừng 9 - 15, rộng 4 - 5cm. Các bộ phận của cây như hoa, vỏ thân và rễ đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, toàn bộ cây hoa gạo đều được sử dụng làm thuốc, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng… Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc chỉ huyết; rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, chỉ huyết… Một số bài thuốc theo kinh nghiệm: Bài 1: Chữa suy nhược cơ thể do lao động nặng: Hoa gạo 500g, bí đao 500g, các vị thái nhỏ sao vàng hạ thổ, sắc với 2 lít nước cho nhỏ lửa còn 800ml, chia 4 lần, uống trong ngày, uống trước bữa ăn 30 phút. Bài 2: Chữa đau lưng và đau gối mạn tính: Rễ gạo 60g, rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 250ml nước chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày. Bài 3: Sưng nề do chấn thương: Vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Có thể dùng vỏ thân cây gạo 100g. Vỏ gạo cạo bỏ vỏ ngoài, băm nhỏ, giã nát, dùng dấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng. Theo Đông y, toàn bộ cây hoa gạo đều được sử dụng làm thuốc (Ảnh: Internet) Bài 4: Chữa bong gân: Vỏ thân cây gạo, lá náng rửa sạch, giã nhuyễn, băng vào tổn thương, ngày 2 lần. Hoặc vỏ cây gạo 16g (cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu), lá lốt 16g (sao vàng), sắc với 750ml nước, đun nhỏ lửa còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống liền 3 ngày. Bài 5: Chữa ho có đờm do phế nhiệt: Hoa gạo 15g, rau diếp cá 15g, tang bạch bì 10g sắc với 750ml nước, đun nhỏ lửa còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày, dùng liền 5 ngày. Bài 6: Chữa rối loạn tiêu hóa do ăn đồ sống lạnh: Hoa gạo 30g, rửa sạch đổ 550ml nước đun nhỏ lửa, sắc kỹ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Hoặc hoa gạo 15g, kim ngân hoa 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g rửa sạch đổ 550ml nước đun nhỏ lửa, sắc kỹ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Bài 7: Chữa đau răng: Vỏ thân cây gạo 20g sắc đặc, ngậm nhiều lần trong ngày. Bài 8: Chữa mụn nhọt sưng tấy: Lấy hoa gạo tươi, giã nát đắp vào nơi có mụn nhọt đang sưng tấy. Ngày đắp 1 - 2 lần sẽ hết đau nhức, chóng khỏi. Theo Lương y Hữu Đức (Sức khỏe & Đời sống
  12. Đắk Nông phát hiện hai bộ đàn đá có niên đại hơn 3.000 năm Chiều 29/5, ông Nguyễn Anh Bằng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Nông, cho biết sáng cùng ngày, người dân địa phương đi làm rẫy đã phát hiện hai bộ đàn đá tại xã Long Sơn (huyện Đắk Mil), với niên đại hơn 3.000 năm. Đàn đá. (Ảnh minh họa: projecthochiminhcity.hku.nl) Sau khi nhận được thông tin, Bảo tàng tỉnh đã phối với các phòng nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông tổ chức khảo sát thực địa, thu thập thông tin tại cơ sở. Bước đầu xác định, bộ đàn đá thứ nhất gồm 10 thanh và bộ thứ hai có bảy thanh. So sánh với các bộ đàn đá khác ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng... cho thấy hai bộ đàn đá này có sự tương đồng về kiểu dáng và giá trị lịch sử, văn hóa. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông đã kiến nghị chính quyền địa phương huyện Đắk Mil chỉ đạo các phòng chức năng cùng với chủ nhân hiện vật lưu giữ, bảo quản kỹ lưỡng hiện vật, không bán, trao đổi, làm hư hại, mất mát... dưới bất cứ hình thức nào để tiếp tục nghiên cứu. Theo Luật Di sản quốc gia, hiện vật được phát hiện trong lòng đất thì thuộc sở hữu quốc gia. Vì vậy, chính quyền địa phương cũng cần vận động chủ nhân tự nguyện giao nộp đàn đá cho Nhà nước để tiện trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong giáo dục truyền thống. Theo TTXVN
  13. Đông y trị chứng viêm loét miệng Đông y cho rằng bệnh viêm loét miệng là do tỳ vị bị bốc hỏa độc, nhiệt độc gây nên (tỳ vị bị nóng) hoặc người bị âm hư sinh nội nhiệt làm hư hỏa bốc lên gây lở loét ở miệng lưỡi. Theo Đông y, viêm loét miệng là chứng khẩu cam bao gồm nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, xuất hiện trên niêm mạc các vết loét đỏ, sưng đau, nặng có thể có mủ. Người mắc bệnh này thường có cảm giác đau nóng rát nhất là khi gặp thức ăn mặn, chua cay, miệng hôi, người cảm giác nóng hay sốt nhẹ, nước tiểu màu vàng, đại tiện táo, lưỡi đỏ. Đông y cho rằng bệnh viêm loét miệng là do tỳ vị bị bốc hỏa độc, nhiệt độc gây nên (tỳ vị bị nóng) hoặc người bị âm hư sinh nội nhiệt làm hư hỏa bốc lên gây lở loét ở miệng lưỡi. Một số bài thuốc chữa bệnh: Bài 1: Hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, cỏ mực 20g, rau má 20g, tang diệp 16g, sài hồ 12g, cam thảo đất 16g, thục địa 12g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Dùng liên tục 5 ngày. Bài 2: Gạo tẻ 100g nấu thành cháo, sau cho bột cát căn 50g vào nấu chín thành cháo ăn trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày. Bài 3: Bí ngô 150g, đậu đen 30g, hạt sen 25g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, đường kính vừa đủ. Bí ngô gọt bỏ vỏ thái miếng. Đậu đen và hạt sen rửa sạch. Gạo nếp, gạo tẻ đãi sạch. Cho tất cả vào nồi, đổ nước hầm cho chín kỹ, đậu đen và hạt sen chín mềm, cho đường vào, thêm 2 - 3 lát gừng đập dập vào quấy đều là được. Múc ra bát ăn nguội. Dùng 3 - 5 ngày. Bí ngô Bài 4: Sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, huyền sâm, hoàng bá, mỗi vị 12g. Sinh địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g, đan bì, trí mẫu, mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Tất cả sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày. Mỗi đợt uống từ 5 - 10 thang liền (một liệu trình), nghỉ vài ngày mỗi đợt lại uống đợt khác, uống 2 - 3 đợt. Bài 5: Tế tân 4g, đinh hương 10 - 15 cái, cam thảo (xé tơi) 6g. Cho vào bình kín (để tránh làm bay mất tinh dầu), hãm với nước sôi khoảng 15 - 20 phút rồi gạn lấy nước để nguội và lấy ngậm từng ngụm một lưu giữ trong miệng chừng 2 - 4 phút. Bài 6: Sinh địa, lô căn mỗi thứ 20g, ngọc thông 6g, trúc diệp, ngọc trúc, huyền sâm, tri mẫu, mỗi vị 12g, thạch cao 40g, thăng ma 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần uống trong ngày, cần uống 3 - 5 thang. Sau đó có thể sử dụng lại hai ba đợt nữa cho dứt bệnh, chống tái phát. Nếu viêm loét miệng lưỡi trở thành mạn tính (nghĩa là từng đợt rồi tái phát hay có thể bị liên tục kéo dài) cần được thăm khám toàn diện để có phương pháp điều trị thích hợp, triệt để. Theo BS Thanh Lan (Sức khỏe & Đời sống)
  14. Giải mã thành công xác ướp tí hon “mặt đỏ” thời Ai Cập cổ đại Một xác ướp tí hon dài 20 inch (52cm) với niên đại từ năm 600 trước Công nguyên đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia trong suốt hơn 40 năm qua. Trước sự bí ẩn của nó, nhiều người còn nghĩ đây là một xác ướp giả. Xác ướp trên chính thức được biết đến với tên mã là W1013, được đưa tới xứ Wales, Vương quốc Anh từ năm 1971. Xác ướp chỉ dài có 20 inch (52cm), được bọc bằng vải cứng màu vàng sọc xanh với cổ áo rộng và khuôn mặt sơn đỏ. Theo phong tục ướp xác của Ai Cập cổ đại thì sơn mặt đỏ là dành cho đàn ông. Hiện nay xác ướp là một phần trong bộ sưu tập của Trung tâm Ai Cập thuộc trường Đại học Swansea. Người ta tin rằng, xác ướp này có niên đại khoảng từ năm 600 trước Công nguyên. Xác ướp tí hon được sơn mặt đỏ Trong suốt hơn 4 thập kỷ qua, xác ướp tí hon vẫn là một bí ẩn với các chuyên gia nghiên cứu xác ướp. Nhiều chuyên gia tỏ ra bối rối trước một xác ướp có kích thước nhỏ bất thường và những đường nét trang trí rất tinh tế. Thậm chí có một số người còn hoài nghi những nghiên cứu để cố gắng giải mã các chữ nhỏ khắc trên xác ướp là một công việc vô nghĩa trong nhiều thập kỷ qua vì đó chỉ là một xác ướp giả mạo được tạo ra từ thế kỷ 19. Hình ảnh chụp CT cho thấy đây có thể là một xác ướp thai nhi 12-16 tuần tuổi Tuy nhiên, vào ngày 28/4/2014, chuyên gia hình ảnh Paola Griffiths thuộc Khoa Y học, Đại học Swansea đã phân tích xác ướp bằng phương pháp sử dụng máy quét chụp cắt lớp CT. Kết quả bất ngờ tiết lộ, phần lớn các vật chất ở bên trong xác ướp được làm bằng vải lanh. Phía bên trong vải lanh là một vật tối hơn dài khoảng 10cm. Căn cứ vào đó, nhiều chuyên gia đưa ra giả thuyết coi đây là một xác ướp thai nhi vẫn còn ở trong túi nhau thai. Các chuyên gia cũng xác định, với độ dài như vậy thì đó có thể đây là xương đùi của thai nhi phù hợp với tuổi từ 12-16 tuần. Nhà nghiên cứu Paola Griffiths, người chụp CT xác ướp Chụp CT còn cho thấy, ở khu vực tối khác bên trong xác ướp có một lá bùa hộ mệnh và có một khu vực tối giống như các chuỗi hạt hoặc dải tua. Trung tâm Ai Cập của Đại học Swansea khẳng định những gì được phát hiện bên trong bao xác ướp như vậy không hề bất thường. Ngược lại đó lại là cách hành xử khác hẳn với phương Tây ngày nay. Xác ướp được bọc kỹ còn thể hiện người Ai Cập cổ đại rất quan tâm tới những sinh linh bé nhỏ xấu số “Trái ngược với những gì thường làm ở phương Tây ngày nay, có vẻ xác chết thai nhi thường được chăm sóc chu đáo ở Ai Cập cổ đại. Ví dụ, hai chiếc quan tài giữ bào thai được tìm thấy trong khu lăng mộ của vua Tutankhamun và ở New Kingdom có niện đại khoảng năm 1550-1070 trước Công nguyên, cho thấy, dường như một phần phía đông của khu lăng mộ dành cho việc chôn cất không chỉ trẻ nhỏ mà còn cả bào thai và thậm chí cả nhau thai trong các vải băng đẫm máu". "Chúng ta có thể tưởng tượng trường hợp W1013 cũng là thai nhi. Đó là một sự mất mát khủng khiếp của một ai đó, một nỗi đau buồn tuyệt vọng và được để tang bởi cộng đồng”, nhà nghiên cứu Carolyn Graves-Brown của Đại học Swansea cho biết. Theo Dân Việt
  15. Nhật Bản ồ ạt rút đầu tư khỏi Trung Quốc Trong lúc căng thẳng biển Đông leo thang do Trung Quốc đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam, báo chí Trung Quốc vừa phải thừa nhận một đòn đau từ Nhật. Chính tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc phải lên tiếng thừa nhận: “Đầu tư từ Nhật vào Trung Quốc giảm ồ ạt”. Dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cuối tháng 5 cho thấy đầu tư của các công ty Nhật Bản tại Trung Quốc trong quý đầu tiên giảm 46,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) thống kê cho thấy, năm ngoái các công ty Nhật Bản đầu tư 9 tỉ USD vào Trung Quốc, giảm 33% so với năm trước nữa. Ding Yibing, giáo sư trường kinh tế của Đại học Cát Lâm, cho biết đầu tư của Nhật vào Trung Quốc suy giảm là một xu hướng trong suốt 3 năm qua. Li Tie, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại quốc tế của Trung Quốc (ITAC), cho biết đầu tư đi xuống vì quan hệ Trung - Nhật đang xấu đi nghiêm trọng trong thời gian gần đây. Chi phí nhân công Trung Quốc ngày càng đắt đỏ "Nhật Bản chuyển sang hữu khuynh và tranh chấp liên quan đến quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) làm cho tình hình tồi tệ hơn, dẫn đến sự mất ổn định trong đầu tư và trao đổi thương mại", ông Li chua chát nói.Các nhà đầu tư Nhật Bản đã từng bị thu hút bởi quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc. Nhưng một sự thay đổi lớn chuyển hướng xuống Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác đã hình thành, ông Minoru Arahata, Giám đốc chi nhánh Đại Liên của JETRO cho biết. Số liệu thống kê của tổ chức cho biết, các công ty Nhật Bản đầu tư 22,8 tỉ USD vào Việt Nam và các nước ASEAN khác như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines trong năm ngoái, cao gần gấp 3 lần với đầu tư vào Trung Quố,c dù Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Nhật hợp tác ngày càng chặt chẽ với ASEAN Ông Arahata nói với Tân Hoa Xã rằng chi phí đất đai và lao động ngày càng tăng của Trung Quốc đã dẫn đến sự quay lưng của các công ty Nhật Bản. Do đó, dòng đầu tư của Nhật chuyển hướng xuống phía Nam với các nước Đông Nam Á, nơi chi phí lao động tiết kiệm hơn nhiều.Masahito Tasuda , giám đốc điều hành JETRO, cho biết đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản đã thay đổi cấu trúc không chỉ vì chi phí lao động ở Trung Quốc mà còn do những bất đồng giữa 2 nước trong vấn đề biển đảo. Rõ ràng, người Nhật không thể ưa thái độ hung hăng của Trung Quốc trên biển như hiện giờ. Đầu tư cho Trung Quốc để Trung Quốc mạnh mẽ rồi gây hấn với Nhật không phải là điều người Nhật mong muốn. Thà Nhật đầu tư xuống phía Nam để giúp các đồng minh trong khu vực mạnh mẽ và đảm bảo an ninh trong khu vực còn tốt hơn. Theo Anh Tú (Một Thế Giới)
  16. Đánh bom sân bóng đá, 40 người chết Hôm 1-6, một vụ đánh bom nhắm vào người hâm mộ tại trận đấu bóng đá ở Đông Bắc Nigeria khiến ít nhất 40 người thiệt mạng, một sĩ quan cảnh sát cho biết. Viên chức cảnh sát ở thị trấn Mubi, bang Adamawa – Nigeria, người đã chứng kiến nhiều vụ tấn công trước đây của nhóm Hồi giáo Boko Haram, nói: “Một vụ đánh bom xảy ra tối 1-6 và cho đến thời điểm hiện tại, 40 nạn nhân đã thiệt mạng”. Thông tin viên cảnh sát đưa ra được một y tá tại bệnh viện đa khoa Mubi xác nhận. Người này sau đó từ chối cung cấp thông tin chi tiết cho giới truyền thông vì không đủ thẩm quyền. Cảnh sát cho biết quả bom phát nổ lúc 6 giờ 30 phút (giờ địa phương) ở sân bóng đá Kaban trong lúc khán giả đang rời sân sau khi trận đấu kết thúc. Hầu hết các nạn nhân đều là người hâm mộ và chưa rõ có cầu thủ nào nằm trong số thương vong này hay không. Thủ lĩnh Boko Haram Abubakar Shekau. Ảnh: BBC Adamawa được biết đến là một trong 3 bang phía Đông Bắc bị chính phủ Nigeria đặt trong tình trạng khẩn cấp 5 năm qua vì cuộc nổi dậy do các chiến binh Hồi giáo cực đoan Boko Haram tiến hành.Thị trấn Mubi nằm trong khu vực ít bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột nhất. Tuy nhiên, nơi này từng hứng chịu một vụ thảm sát khủng khiếp hồi tháng 10-2012 tại một ngôi trường cao đẳng kỹ thuật. Nhiều sinh viên bị giết một cách dã man với cổ họng bị cắt. Trong cuộc xung đột với chính phủ, Boko Haram đã giết chết hàng ngàn người kể từ năm 2009. Riêng tháng vừa qua, các vụ đánh bom của nhóm này vào miền bắc và trung Nigeria đã khiến ít nhất 200 người thiệt mạng. Mới đây nhất là vụ bắt cóc 200 nữ sinh ở trường trung học miền Bắc Nigeria khiến cả nước rung động. Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan hôm 29-5 đã ra lệnh thực hiện một chiến dịch quy mô để tiêu diệt hoàn toàn tổ chức Boko Haram nhưng chưa thu được kết quả. Theo P.Nghĩa Người Lao Động
  17. 9 giải pháp phong thủy cơ bản nên dùng Dưới đây là 9 giải pháp tuyệt vời sẽ mang đến phong thủy tốt lành cho ngôi nhà của bạn và hạnh phúc đến với cuộc sống của bạn: 1. Ánh sáng và gương soi Ánh sáng và gương soi ở đây bao gồm tất cả các đồ vật có khả năng phản chiếu và các loại ánh sáng khác nhau. Từ đèn trần, đèn để bàn, đèn chùm, nến, dải ruy băng... cho tới hầu hết các bề mặt phản chiếu đều là giải pháp chữa trị. Tinh thể đá thạch anh sáng lấp lánh đóng một vai trò rất lớn. Mọi người đều biết rằng hành lang tối tắm dẫn vào nhà làm cho những vị khác tới chơi cảm thấy ảm đảm. Vì thế, thêm ánh sáng để mang lại phong thủy tốt. 2. Cá vàngTrên thế giới, các chuyên gia phong thủy sử dụng giải pháp mạnh mẽ bậc nhất này để tăng thêm nguồn năng lượng hài hòa. Đó là lý do vì sao bạn thường nhìn thấy bể cá vàng trong các phòng chờ tại bệnh viện, phòng khám và nhất là phòng khám nha khoa. 3. Thú nuôi Chó và mèo là hai loại thú nuôi thực sự tốt cho bạn. Bất kỳ loại thú nuôi nào, có nhiều hay ít lông, đều có khả năng tăng cường năng lượng hài hòa ngay lập tức. 4. Cây cảnh và hoa cảnhCây cảnh và hoa cảnh sẽ làm bất kỳ căn phòng nào trở nên sinh động hơn. Đặt một chậu cây xanh bên dưới cầu thang sẽ giúp đẩy năng lượng và nguồn khí khỏe mạnh, dồi dào lên các tầng tiếp theo. 5. Màu sắc Màu sắc là cách nhanh chóng để chuyển đổi một căn phòng có năng lượng xấu. Hãy cẩn thận với nội thất và ngoại thất toàn màu trắng. Chúng có thể làm tiêu hao năng lượng và báo hiệu chuyện buồn, trừ khi bạn kết hợp thêm một chút màu sắc rực rỡ, tươi sáng với màu trắng. 6. Đồ vật chuyển động Đài phun nước, quạt gió, điện thoại di động và thậm chí cả đồng hồ quả lắc đều được liệt kê vào danh sách đồ vật chuyển động trong nhà. Những giải pháp này chuyển động theo hướng vòng tròn hài hòa vẫn mời gọi được phong thủy tốt. Đó là lý do vì sao quạt trần được đánh giá là giải pháp tuyệt vời. 7. Đồ vật có trọng lượng nặng Thử trang trí thêm bức vách ngăn bằng gỗ rộng lớn, tượng hoặc tác phẩm điêu khắc trong nhà. Chúng có khả năng ngăn cản hoặc làm chệch hướng đi của nguồn năng lượng xấu không mong muốn và cả nguồn năng lượng tiến tới quá đột ngột. Tượng và tác phẩm điêu khắc có tác dụng cực kỳ hữu ích nhằm cân bằng lại hình dạng không đồng đều, ví dụ như một ngôi nhà hình chữ L. 8. Âm thanh hài hòaÂm thanh có thể bao gồm tiếng chuông leng keng, tiếng chuông gió, tiếng chim hót, tiếng nước chảy, tiếng gió thì thầm qua hàng tre hoặc cây cối, hoặc thậm chí là tiếng kêu của côn trùng. Khi bạn treo một chiếc chuông gió trong nhà, bạn đã thể hiện sự hài hòa, tinh thần và sự chuyển động. 9. Nhạc cụ Dù đặt ở bất kỳ vị trí nào trong nhà, sáo luôn bảo vệ tinh thần cho bạn và người thân. Bên cạnh sáo trúc - một trong những loại nhạc cụ lâu đời nhất trên thế giới, giờ đây, bạn có thể chọn sáo làm từ thủy tinh, gỗ, bạc hoặc pha lê. Theo Eva
  18. Cây phong thủy giúp gia chủ 'hút' tài lộc Việc bày trí cây cảnh có ảnh hưởng trực tiếp đến vận khí của chủ nhà. Trong đó, một số loài cây trồng được coi là sẽ mang lại tài vận dồi dào cho gia đình bạn.Cây ngọc bích Cây ngọc bích có nguồn gốc từ châu Á. Ở một số nước, loài cây này còn có tên gọi khác là cây thường xanh. Tại Việt Nam, nhiều nơi gọi là cây hoa đá. Dựa vào ứng dụng phong thủy cổ đại, cây ngọc bích được đặt đúng vị trí sẽ mang lại sức khỏe và sự may mắn.Với đặc tính rất dễ nhân giống, chỉ cần lấy một chiếc lá đặt xuống đất ẩm thì nó sẽ nảy mầm mọc thành cây mới. Ngọc bích được coi là biểu tượng của sự chia sẻ và tình bạn. Ngoài ra, tên gọi thường xanh còn tượng trưng cho tuổi trẻ vĩnh hằng. Đây là loài cây không ưa nước. Do đó, bạn hãy để chúng ở nơi thoáng mát, có đủ ánh sáng và nhiệt độ thấp. Lá ngọc bích có hình trứng, nhỏ như đồng xu, mọng nước. Là loài lá nhỏ nên ngọc bích được coi là cây thuộc hành Kim, do đó nên đặt chúng ở hướng Tây hoặc Tây Bắc. Nếu đặt chúng ở hướng Đông Nam (khu vực tài lộc) thì năng lượng Kim sẽ xung khắc với năng lượng Mộc ở hướng đó. Các thương gia xưa vẫn luôn tin rằng, cây ngọc bích có tác dụng chiêu tài. Do vậy, họ sẽ thường đặt nó ở bên quầy thu ngân hoặc máy đếm tiền... Có người lại bài trí cây tại lối đi vào các cửa hàng, cửa hiệu nhằm kích hoạt năng lượng chủ về tài lộc. Cây ngọc bích còn có tác dụng tốt về mặt sức khỏe. Vì thế, bạn có thể đặt cây ở bên cửa sổ ngôi nhà.Cây kim tiền Kim tiền thuộc cây cảnh họ Thiên nam tinh, sống lâu năm, xanh tốt. Thân cây to khỏe, nằm dưới mặt đất. Mầm nảy mạnh và hình thành nhiều thân nhỏ. Lá kép dạng to, cuống ngắn, chắc khỏe, màu xanh lục, sáng bóng rất đẹp, có tuổi thọ khoảng 2 - 3 năm và được thay thế không ngừng. Chính vì vậy, kim tiền được coi là cây “phát” - Kim phát tài. Trong môi trường tự nhiên, kim tiền phát triển rất nhanh, có thể thành cây có bóng râm to cao. Nếu cột lên cây vài sợi chỉ đỏ hoặc vài đồng tiền vàng (tượng trưng) thì kim tiền sẽ trở thành cây phát tài. Nó rất đẹp mắt và có ý nghĩa về mặt phong thủy. Khi chọn cây nên lưu ý những cây có thân xanh tươi, dày chắc, phiến lá hoàn chỉnh. Những cây đã nở hoa sẽ mang lại nhiều “lộc” nhất. Bày cây ở hướng Đông, Đông Bắc trong nhà ở để thu hút tài lộc.Cây lê phụng cơ Lê phụng cơ còn có tên là lê tiểu phụng, thuộc họ dứa, có nguồn gốc từ vùng rừng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là loại cây ưa ẩm mát, có khả năng chịu bóng. Tuy nhiên, nếu ở trong môi trường ít ánh sáng lâu ngày, màu lá sẽ thay đổi. Cây có vẻ ngoài đẹp mắt nhờ dáng lá và hoa. Những chiếc lá nhỏ, dài với mép dạng lượn sóng đầy quyến rũ. Mặt lá có đường vân dài thanh thoát chạy theo chiều dọc. Hoa có màu trắng hoặc xanh lá cây nhạt. Điều đáng quý ở loài cây này là sức sống bền lâu, thời gian nở hoa dài và cách chăm sóc rất đơn giản. Đất trồng không cần màu mỡ. Thậm chí, cây chỉ cần trồng trên trấu hun cũng có thể phát triển tốt. Tuy nhiên, đất cần thoáng, ẩm và thoát nước tốt. Hệ rễ của cây không phát triển lắm nên cách bổ sung dinh dưỡng hiệu quả nhất cho cây là bón phân qua lá.Về mặt phong thủy, lê phụng cơ có công dụng khai vận rất tốt. Nó là món quà ý nghĩa trong các dịp mừng lễ, Tết, khai trương hay thăng chức. Nếu trồng trong nhà, cây có tác dụng thúc đẩy không khí gia đình hòa thuận, tăng cường tình yêu đôi lứa... Cây cũng có thể trưng bày tại phòng họp, khách sạn... để tăng cường tài lộc. Vị trí đẹp để đặt cây là hướng Đông và Đông Bắc. Cây phất dụ Cây phất dụ còn được gọi là cây phát tài. Trong phong thủy, đây là loài cây mang lại may mắn cho gia chủ. Cây phất dụ có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam. Trong đó, gần như cây nào cũng mang lại may mắn, phát tài đúng như tên gọi của nó: Phất dụ xanh – biểu tượng của may mắn; phất dụ thơm – là cây thiết mộc lan, thơm về đêm; phất dụ rồng – còn gọi là huyết rồng, được dùng làm thuốc chữa bệnh; phất dụ lá hẹp – còn gọi là bồng bồng, thường dùng làm bánh; phất dụ trúc xua đi vận đen, còn gọi là trúc thiết Quan Âm… Cây phất dụ (phát tài) không nên trồng trong nhà. Vì lá cây này nếu dùng trong nhà nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một chậu cây nhỏ thì không ảnh hưởng lắm. Phất dụ nên được đặt ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà. Đây là khu vực đại diện cho Mộc và có ánh sáng thích hợp cho cây. Phất dụ tượng trưng cho ngũ hành. Vì vậy, nó rất may mắn. Ngũ hành của phất dụ như sau: Mộc - Bản thân cây phất dụ; Thổ - Nơi cây sinh sôi. Thủy - nguồn dinh dưỡng để nuôi cây lớn. Hỏa - cây được trồng trong loại chậu có gốm màu nâu. Kim - Cây được trồng trong loại chậu cảnh làm bằng kính. Theo một số quan niệm, người ta thường mua phất dụ theo các cành có số lượng như sau: 3 – cho sự hạnh phúc; 5 – cho sức khỏe; 2 – cho tình duyên; 8 – cho tài lộc; 9 – cho thời vận. Điều cần lưu ý là phải chăm chút cho cây luôn xanh tốt thì hiệu quả về mặt phong thủy mới đạt được.Cây hòe Hòe được gọi là cây “lộc”. Đây là một trong ba loại cây được người xưa coi trọng nhất. Họ luôn coi đó là biểu tượng của sự giàu sang phú quý. Theo điển tích Trung Hoa, trước Triều môn có trồng 3 cây hòe biểu trưng cho chức Tam Công trong triều đình. Vì thế, nhân gian thường hay trồng hòe trước cửa nhà với ước mong con cái thành danh sau này. Còn nếu trồng hòe phía sau nhà thì công danh sẽ bị bế tắc. Do đó, muốn đem lại công danh tài lộc, hòe được trồng trước sân nhà sẽ phù hợp. Theo GĐXH
  19. Hãng tin Nga xuyên tạc Việt Nam: Nhà báo Trần Đăng Tuấn gửi thư ngỏ Tổng Giám đốc (VTC News) - Nhà báo Trần Đăng Tuấn- nguyên Phó Tổng Giám đốc VTV gửi thư ngỏ đến TGĐ tổ hợp truyền thông 'Nước Nga ngày nay' sau bài báo xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Thư ngỏ gửi Ngài Tổng Giám đốc MIA (Nước Nga ngày nay) Thưa ngài Киселёв, Дмитрий Константинович (Kisiliov Dmitri Kontantinovitr) Lý do tôi viết bức thư ngỏ này gửi đến ông là bài viết "Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo”của tác giả Dmitri Kosyrev" đăng trên trang điện tử RIA Novosti ngày 19/5/2014. RIA Novosti từng là một trong những hãng tin lớn nhất Liên Xô/LB Nga. Ngày 09/12/2013 Tổng thống Nga V.Putin đã ký sắc lệnh giải thể RIA Novosti và thành lập hãng tin quốc tế Rossiya Segodnya (МИА "Россия сегодня") trên cơ sở RIA Novosti và Đài Tiếng nói nước Nga.Mỗi dòng, mỗi chữ liên quan đến Việt Nam có trong bài báo của Kosylev đều khiến độc giả Việt Nam bị tổn thương sâu sắc - đặc biệt là với những ai gần gũi với gắn bó với nước Nga - trong đó có tôi (Căn cứ vào những thông tin về tác giả, thì tôi và Kosylev hầu như cùng thế hệ, cùng học tập tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva - MGU, và từ nơi tôi học – Khoa Báo chí, chỉ cách vài bước chân là Viện Nghiên cứu châu Á và châu Phi của ông Kosyrev từng học) Sau khi nội dung bài báo được dịch ra tiếng Việt, tôi thấy khó khăn khi nhìn vào ánh mắt đồng bào tôi, bởi lẽ tôi đọc trong mắt họ câu hỏi lớn: Tại sao? Vâng- Tại sao trên trang của cơ quan truyền thông lớn bậc nhất của nước Nga lại có những lời lẽ sai lệch, xúc phạm đến thế về lịch sử của Việt Nam. Nhà báo Trần Đăng Tuấn Tại sao lại có sự so sánh khiên cưỡng, thiên kiến đến thế khi nhìn nhận sự việc diễn ra với Việt Nam trong tình hình hiện nay. Tại sao vào lúc người Việt Nam chúng tôi cần những người hoà giải để tránh những tai hoạ có thể đo bằng xương máu, lại nghe thấy những lời lẽ thiếu thiện chí như thế, và xét về tác động chính trị (nếu có) là nguy hiểm. Tiện thể, những lời thiếu thiện chí về Việt Nam xưa nay cũng đã vang lên, nhưng hầu như người ta chưa nghe thấy nó vang lên bằng tiếng Nga. Xét đến cùng, ai cũng cần có bạn bè, nhưng tại sao phải minh chứng cái cần thiết của một quan hệ mới bằng cách phủ nhận tình bạn cũ? Đó là điều xa lạ với tính cách của cả người Nga và người Việt. Người ta có thể sững sờ vì qua bài viết thấy tác giả hoàn toàn thiếu kiến thức về Việt Nam, hoàn toàn không hiểu bản chất sự việc đang diễn ra , hoàn toàn không biết nguyện vọng của người Việt Nam muốn gìn giữ hoà bình. Có thể ngài- Дмитрий Константинович (Dmitri Kontantinovitr), sẽ giải thích rằng bài báo chỉ là quan điểm cá nhân của tác giả. Lời giải thích đó cũng có thể coi là hợp lý. Nhưng tình cảm giữa người dân, giữa hai dân tộc chúng ta quá lớn và quý báu, nên chúng ta-những người làm báo- không nên coi nhẹ những gì có thể phủ bóng đen lên những tình cảm đó. Vì vậy, viết thư này, tôi muốn ông chuyển đến Kosyrev lời mời hãy cùng chúng tôi có cuộc thảo luận công khai, thẳng thắn, rõ ràng và bình tĩnh về những luận điểm liên quan đến Việt Nam có trong bài viết nói trên của ông ấy. Thảo luận đó có thể ở hình thức thuận tiện, rộng rãi trong khuôn khổ các khả năng to lớn của phương tiện thông tin đại chúng hiện nay. RIA Novosti và VTC News có thể giúp tổ chức cuộc thảo luận này, để đông đảo người đọc Nga và Việt Nam chứng kiến. Ở Việt Nam có đủ người thông thạo tiếng Nga để các ý kiến được chuyển tải đến người đọc Nga và Việt Nam một cách thuận tiện nhất. Xin gửi tới ông lời chào trân trọng. TRẦN ĐĂNG TUẤN Tốt nghiệp Khoa Báo chí-MGU khoá 1976-1981Ngành Truyền hìnhThành viên IATR (Viện Phát Thanh Truyền Hình Quốc tế - Liên Bang Nga)
  20. Phẫn nộ hãng tin uy tín Nga xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam http://trandaiquang....g-viet-nam.html (An ninh quốc tế) - Hãng thông tấn uy tín RIA Novosti của Nga đăng bài viết xuyên tạc sự thật, vu khống Việt Nam trong vụ giàn khoan Hải Dương 981. RIA Novosti (РИА Новости) hoặc ngắn gọn là RIA là một trong những hãng thông tấn lớn nhất Liên Xô và Nga. Mục tiêu của hãng – đưa tin một cách nhanh chóng, cân nhắc và khách quan về các sự kiện trên thế giới, truyền đạt tới công chúng quốc tế về cái nhìn của Nga đối với tình hình (Xem tại http://ria.ru/docs/about/index.html). Việt Nam có chủ quyền không thể chối cãi với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Với một bề dày truyền thống và sứ mạng phát biểu như vậy, bài báo “Những thỏa thuận giữa Moskva và Bắc Kinh tốt hơn mọi thông báo” (Соглашения между Москвой и Пекином лучше всяких деклараций) của Dmitri Kosyrev đăng trên RIA Novosti đã gây thất vọng sâu sắc cho người Việt Nam.Bài báo mở đầu bằng những nhận định của các chuyên gia khác nhau trước chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống LB Nga Vladimir Putin, và ngay sau đó là một tiểu mục về “Ukraine của Trung Quốc”. Được Hội đồng Dân ủy Liên Xô thành lập ngày 24/6/1941, tức 2 ngày sau khi Cuộc chiến tranh Giữ nước vĩ đại của Liên Xô bắt đầu, Sovinformburo (tiền thân của RIA Novosti) đã khởi đầu bằng những tin tức chiến trận, phong trào du kích và hậu phương. Năm 1961, Sovinformburo được cải cách thành TTX APN, và trở thành hãng thông tấn hàng đầu của Liên Xô cũ. Năm 1990, tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev ra lệnh trên cơ sở TTX APN thành lập hãng thông tấn “Novosti”, và vào tháng 9/1991 thì đổi tên thành hãng thông tấn Nga RIA Novosti. Vào ngày 09/12/2013 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh giải thể RIA Novosti và thành lập hãng tin quốc tế Rossiya Segodnya (International Information Agency Russia Today) Tác giả Kosyrev khẳng định một cách đầy võ đoán – Việt Nam và Philippines đóng vai trò giữa Trung Quốc với Mỹ và phương Tây tương tự như Ukraine đã làm đối với Nga. Việc Trung Quốc sơ tán người dân sau những sự kiện đáng tiếc ở Bình Dương và Hà Tĩnh được Kosyrev cho rằng “Trung Quốc đã phải cứu công dân của mình khỏi bạo loạn ở Việt Nam”. Đó là một góc nhìn kỳ lạ, cố tình gây căng thẳng và ở một mức độ nào đó, đổ thêm dầu vào lửa. Tiểu mục tiếp theo trong bài báo “Việt Nam – không phải Trung Quốc”. Trong tiểu mục này, Kosyrev đã xuyên tạc sự thật khi viết dàn khoan là nằm trên thềm lục địa, cách bờ biển Trung Quốc 27 km và cách bờ biển Việt Nam tận 241 km, cố tình cho rằng quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Trong tiểu mục này, Kosyrev có một đoạn nhấn mạnh đóng khung rất đáng phê phán. Xin dẫn ra nguyên văn và phần dịch: “Tại sao Việt Nam lại là Ukraine của Trung Quốc: đó là lịch sử lâu đời. Hai ngàn năm trước, Việt Nam là một phần của Trung Quốc. Nhưng từ năm 880 – thì không còn. Tất cả các thế kỷ tiếp theo giới trí thức Việt Nam đã bỏ ra rất nhiều công sức để chứng tỏ: Việt Nam – không phải Trung Quốc.” Đây là đoạn trích khiến cho bất kỳ một người dân Việt Nam yêu nước nào cũng phải thấy phẫn nộ. Đúng, trong lịch sử Việt Nam có khoảng đen của 1000 năm Bắc thuộc, đó là thời kỳ Việt Nam bị Trung Quốc cai trị, nhưng trước đó và sau đó, Việt Nam luôn là quốc gia độc lập với Trung Quốc, không bao giờ khuất phục trước họ. Mỗi khi có họa xâm lăng từ Trung Quốc láng giềng, đất nước này đều xuất hiện những người anh hùng đánh bật quân thù ra khỏi bờ cõi. Không thể hình dung được, một nhà báo chuyên về khu vực Đông Nam Á với bao nhiêu năm kinh nghiệm lại có thể thể hiện sự yếu kém về mặt kiến thức như vậy. Đây chỉ có thể là sự cố tình bẻ cong sự thật lịch sử. Tiếp đó, tác giả Kosyrev tiếp tục đưa ra những luận cứ rất đáng tranh cãi – tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc rất giống với Việt Nam, ngôn ngữ của tỉnh này cũng khó hiểu đối với người Trung Quốc từ các tỉnh khác, cũng như tiếng Việt. Không thể hiểu nổi logic của tác giả trong luận cứ này. Về tác giả bài báo Dmitri Kosyrev Dmitri Kosyrev, sinh năm 1955, tốt nghiệp Viện Nghiên cứu châu Á và châu Phi của Đại học Tổng hợp quốc gia Moscow và Đại học Nanyang (Singapore). Nhà sử học, và Đông phương học. Đã từng là phóng viên khu vực Đông Nam Á (Malaysia, Singapore, Philippines) trong những năm 1988-1991 của tờ báo Sự thật (Pravda). Từ năm 2001 là bình luận viên chính trị của RIA Novosti. Kosyrev cũng hoàn toàn bỏ qua những khác biệt về bề ngoài, ngôn ngữ, văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc, để đưa đến một kết luận: tình hình làm cho Việt Nam trở thành một công cụ thuận tiện để tạo ra vấn đề cho Trung Quốc – như Ukraine đối với Nga. Tiếp theo, trong bài báo nêu trên, tác giả thông tin về dự định muốn quay lại khu vực Đông Nam Á của Mỹ, và kết luận, tình hình hoàn toàn giống như những điều Mỹ đã làm ở Gruzia và Ukraine đối với Nga. Chỉ có điều, vai đối trọng với Mỹ được giao cho Trung Quốc. Người đọc có thể thấy ngay – Kosyrev muốn biện hộ cho các hành động vũ lực trong tương lai gần của Trung Quốc, mong muốn hết sức ấu trĩ và hiếu chiến của tác giả. Và trong phần kết luận, tác giả bài báo cho rằng, việc một số lượng kỷ lục các thỏa thuận được ký giữa Nga và Trung Quốc còn tốt hơn mọi tuyên bố to tát, vì những tuyên bố to tát này là dành cho công chúng, mị dân. Còn Nga và Trung Quốc thì hành động theo những gì họ thấy cần. Không thể hiểu nổi một hãng tin được người Việt luôn xem là nguồn thông tin tin cậy về quan điểm của nước Nga đối với Việt Nam, khu vực và thế giới lại có thể dễ dàng quay lưng, phản bội lại niềm tin đến vậy. Ngay từ khi được đưa lên trang web của RIA Novosti, bài báo này đã khiến cho nhiều người đọc Việt Nam, và không chỉ Việt Nam phẫn nộ. Những bình luận của độc giả ngay dưới bài báo, cũng như trên trang Facebook của RIA cũng cho thấy điều này.
  21. Động đất mạnh 3,9 độ Richter xảy ra tại tỉnh Điện Biên Chu Quốc Hùng (TTXVN/Vietnam+) Điện Biên Khoảng 13 giờ 10 ngày 20/5, trên địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã xảy ra động đất với cường độ 3,9 độ Richter. Ông Nguyễn Thái Sơn, Trạm trưởng Trạm quan sát địa chấn thành phố Điện Biên Phủ cho biết động đất xảy ra tại vị trí 21,23 độ vĩ Bắc; 102,926 độ kinh Đông; độ sâu chấn tiêu khoảng 10km. Tọa độ tâm chấn trận động đất cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 15km về phía Tây Tây Nam. Tại vị trí này, ước tính tâm chấn sẽ nằm ở khu vực biên giới thuộc các xã Thanh Chăn, Thanh Hưng, huyện Điện Biên. Đây là trận động đất thứ tư và cũng là trận động đất có cường độ mạnh nhất xảy ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ đầu năm 2014 đến nay. Cũng theo ông Sơn, trận động đất có tâm chấn nằm trên vệt đứt gãy Mường Lay-Điện Biên với cường độ rung động nằm ở cấp 4 (theo thang MSK), thời gian dư chấn kéo dài từ 3-5 giây. Với cường độ và thời gian xảy ra dư chấn không dài nên động đất không gây ảnh hưởng, thiệt hại về người, cơ sở hạ tầng, giao thông, các công trình thủy điện trên địa bàn./.
  22. Hạn hán ở Tây Ban Nha nghiêm trọng nhất trong 150 năm (TTXVN/Vietnam+) Tây Ban Nha Ảnh minh họa. (Nguồn: THX/TTXVN) Nhiều khu vực ở miền Đông Tây Ban Nha đang phải trải qua tình trạng hạn hán kéo dài nhất trong hơn 150 năm qua, và dự báo hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này sẽ tiếp tục kéo dài. Theo báo cáo của Cơ quan Khí tượng thủy văn Tây Ban Nha (AEMET), đây là đợt hạn hán nghiêm trọng nhất kể từ khi đợt hạn hán lịch sử xảy ra ở các khu vực miền Đông cách đây hơn 150 năm. Những khu vực chịu tác động lớn nhất trong 8 tháng qua là Valencia, Alicante, Murcia và Almeria, Malaga ở Đông Nam Tây Ban Nha. Người phát ngôn của AEMET Ana Casals cho biết từ đầu năm 2014, Tây Ban Nha đã phải hứng chịu nhiều trận bão lớn gây lụt lội trên diện rộng và phá hủy nhiều khu vực ven biển ở Đông Bắc và miền Bắc Tây Ban Nha, song do bố trí địa lý của nước này, những dãy núi kéo dài từ miền Bắc đến miền Trung chính là yếu tố khiến quốc gia của những chú bò tót này rất ít, thậm chí không có mưa ở những khu vực miền Đông và Đông Nam. Năm 2013, Trung tâm Nghiên cứu khoa học của Tây Ban Nha (CSIC) đã đưa ra những dự đoán sớm về các vấn đề thời tiết của nước này - trong đó có nạn hạn hán - sau khi nghiên cứu hiện tượng mưa tại Tây Ban Nha trong giai đoạn từ năm 1945-2005. CSIC đã phát hiện ra sự biến đổi của khí hậu khi hạn hán ngày càng trở nên phổ biến ở các tỉnh miền Trung và Đông Nam nước này trong hơn 15 năm qua. Những trận hạn hán này ngày càng kéo dài và khắc nghiệt hơn, thậm chí hạn hán vừa và nghiêm trọng còn xảy ra cả ở những vùng vốn có hiện tượng thời tiết ôn hòa. Các hồ chứa tại những khu vực nói trên hiện vẫn ở mức 74-90% công suất do lượng mưa cao hơn mức trung bình của các năm trước đã tích lại, tuy nhiên, nếu mùa mưa năm nay không đến sớm như dự đoán, mùa màng sẽ có nguy cơ bị thiệt hại.
  23. Trị sỏi thận bằng nắm lá tươi: Sáng uống, chiều có thể ra sỏi Bằng phương thuốc bí truyền, ông Nguyễn Minh Chu, thôn Tiền Đình, xã Quế Nham, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, 60 năm qua đã chữa trị cho rất nhiều người khỏi bệnh sỏi thận. Dũng sĩ diệt Mỹ diệt sỏi thận Ông Nguyễn Minh Chu có vẻ ngoài hiền lành, chân chất, chân đi đất, quần xắn ống cao ống thấp. Trong ngôi nhà ba gian thấp lè tè đã có những vị khách tứ phương đến xin thuốc. Chưa kịp để khách nói gì, ông cười nói: “Các chị trẻ thế này chưa mắc bệnh sỏi thận được. Các chị đến đây có việc gì? Đến hỏi thuốc cho người thân hả?”. Ông Nguyễn Minh Chu sinh ra trong một gia đình nghèo có 5 anh chị em (3 trai, 2 gái). Tuy nhiên, ông lại là người duy nhất được bố truyền lại cho bài thuốc nam chữa sỏi thận gia truyền. Ông nói về bài thuốc gia truyền của gia đình với giọng đầy tự hào: “Từ đời ông nội, đời bố, rồi bây giờ tới lượt tôi là đã trải qua 3 đời làm nghề thuốc Nam, nhưng tôi luôn tâm niệm một điều là chữa bệnh, cứu người để tu nhân, tích đức cho con, cho cháu chứ không phải vì mục đích kinh doanh lợi nhuận”. BÀI LIÊN QUAN Chỉ cần 6 quả chanh, bạn đã ngăn ngừa được bệnh sỏi thận Bài thuốc dân gian phương Tây giảm đau bằng bắp cải rất hiệu quả Chỉ 3 tháng, chữa khỏi đau dạ dày bằng bài thuốc từ cây Dạ cẩm Nơi ông Chu ở là một căn nhà ngói ba gian cũ kỹ, đồ đạc sơ sài. Tài sản trong nhà chỉ có chiếc tivi cũ là có chút giá trị. Nhưng với ông, quý giá nhất là những tấm bằng khen của Đảng, Nhà nước trao tặng, được ông treo ở vị trí trang trọng nhất trong nhà: Huân chương Kháng Chiến hạng Nhì, Bộ đội Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Đoàn 559...Trong nhiều trận đấu, ông đạt được nhiều thành tích, nhất là trong trận đánh cao điểm 62 ở Quảng Ngãi. Sau hai ngày chiến đấu giằng co ở cao điểm 62, ông đã liều mình chuyển khẩu đại liên từ cao điểm về làng Hòa Vinh (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) và tiêu diệt được 47 lĩnh Mỹ. Ông vinh dự được nhận bằng khen Dũng sĩ diệt Mỹ. Hơn 60 năm làm thuốc, chữa bệnh, ông không thể nhớ hết được có bao nhiêu bệnh nhân ở mọi miền đất nước nhờ ông chữa. Cuộc trò chuyện của chúng tôi liên tục bị ngắt quãng bởi những cú điện thoại. Có người điện thoại tới nói đang trên đường đến lấy thuốc như đã hẹn, có người ở tận Nha Trang - Khánh Hòa, thậm chí có cả bệnh nhân ở TPHCM cũng điện thoại cho ông để nhờ tư vấn bệnh tình. Ông Chu còn nhiệt tình gửi thuốc qua đường bưu điện cho bệnh nhân nếu họ không có điều kiện ra lấy thuốc. Tiếng lành đồn xa, số người tìm đến nhà ông Chu ngày càng nhiều. Ông kể: “Tôi nhớ ngày bố tôi còn sống, khi ấy tôi mới lên mười, ông cụ đã cho đi rừng cùng. Tôi biết những loại lá cây làm thuốc chữa sỏi thận từ ngày đó. Lớn lên, tôi chỉ được giao làm các công việc hái lá, rửa lá và giã. Mãi tới sau này, khi sắp mất, cụ mới truyền lại nghề cho tôi. Cụ không chữa được nhiều bệnh, nhưng riêng với sỏi thận thì chưa đầu hàng trường hợp nào”, ông Chu tự hào khi nói về bài thuốc gia truyền của gia đình mình. Ông Nguyễn Minh Chu giới thiệu lá thuốc trong bài thuốc trị sỏi thận Phương thuốc đặc trị bệnh sỏi thậnTheo ông Chu, việc chữa bệnh bằng cây thuốc Nam, không giống như thuốc Bắc hay thuốc tân dược, mà phải chữa bằng cả tâm linh và cây thuốc. Qua cách lý giải của ông, chúng tôi mới hiểu tại sao các thầy lang thường thờ thần rừng, thần núi, thần cây để lấy được đúng cây thuốc chữa cho người bệnh. Ông cho biết: “Tôi lấy lá thuốc ở núi Ao Giời, núi Hóp. Trước khi đi hái thuốc, ra khỏi cổng, nếu gặp người là tôi lại phải quay về rồi đi lại. Có cây tôi cắt ngọn, có cây cắt cả gốc. Có loại lá tôi chỉ được lấy vào lúc 5h sáng, có loại lấy vào lúc chiều tối khoảng 17h. Ông Chu cũng cho biết thêm, lấy lá thuốc cũng cần “hợp tay”, trước kia anh trai ông cũng thử theo ông lên rừng hái lá thuốc nhưng không lấy được, trong khi ông hái rất nhiều lá. Bài thuốc chữa bệnh của ông Chu có gần 20 vị như: Cây bông lá đề, lá cau, chắt chuyền, cỏ xước, nha đam… Bí quyết trong phương pháp bốc thuốc của ông là sử dụng trực tiếp lá tươi kết hợp với vài loại lá phơi khô chứ không sao vàng hạ thổ như những thầy thuốc khác. Các loại lá thuốc đem về, ông rửa thật sạch, để ráo nước rồi đem vào giã cối. Ông cho biết phải giã bằng tay thì lá mới tạo được bột và nhuyễn, chứ xay bằng máy thì không hiệu quả. Mỗi mẻ, ông giã tán trong khoảng 15 phút, lọc rồi pha chế với 1,5 lít nước sôi để nguội. Thuốc này uống trong ngày, thay cho nước lọc. Để dễ uống và bảo quản được lâu, người bệnh có thể cho vào tủ lạnh. Thấy chúng tôi tò mò về gần 20 vị thuốc, ông cười dí dỏm: “Tôi có nói hết 20 vị thì mọi người cũng không biết được đâu. Vả lại đây cũng là bí mật gia truyền, tôi xin phép không chia sẻ”. Bài thuốc chữa sỏi thận của ông rất hiệu quả. Có những bệnh nhân sáng uống thuốc, chiều ra sỏi - đó là những trường hợp bị nhẹ. Có trường hợp sốt ruột muốn sỏi ra ngay, ông cho biết có thể làm được nhưng như vậy sẽ rất nguy hiểm, cần phải uống thuốc để sỏi mòn, ra từ từ. Với sỏi kích thước khoảng 1 - 2 ly, ông khẳng định chỉ uống thuốc nửa tháng là khỏi. Loại sỏi nặng 4 - 5 ly, chỉ cần uống hết 10 chai thuốc nước của ông là khỏi (mỗi chai 1,5 lít). Tại nhà ông Chu, chị Nguyễn Thị Đào (Phủ Lý, Hà Nam) chia sẻ: “Tôi đã uống hết 10 lít nước thuốc của thầy và khỏi bệnh. Thuốc dễ uống vì mùi thơm, mát của cây cỏ. Nay tôi lại lên đây, đặt thầy làm thuốc cho đứa em gái. Em gái tôi cũng bị sỏi thận, đi chữa ở bệnh viện mà chưa có dấu hiệu thuyên chuyển gì”. Ông Nguyễn Văn Thành, Hội Người cao tuổi thôn Tiền Đình cho biết: “Tôi bị sỏi thận hành hạ nhưng khi uống thuốc của ông Chu, được mấy hôm bệnh tình đã chuyển biến, đi tiểu đỡ buốt, tôi đặt uống thêm mấy chai cho dứt điểm”. Ông Thành cười sảng khoái. Không chỉ có tài chữa sỏi thận, ông Chu còn chữa được rắn cắn. Người đi rừng, nếu bị rắn cắn, lấy lá bòn bọt chữa là hết độc. Trước hết băng chặt phần trên vết thương lại cho máu độc không lan rộng, sau đó đem thái hoặc giã lá bòn bọt, lọc lấy nước, cậy mồm bệnh nhân, đổ từ từ nước xuống cổ. “Đặc biệt, có cách chữa mẹo mà bố ông truyền lại, lấy vài sợi tóc, vò rối lại và đánh trực tiếp vào vết thương bị rắn cắn. Cách này có tác dụng loại bỏ nọc độc của rắn”, ông Chu cho hay. http://soha.vn/song-...11111302142.htm
  24. Kỳ diệu tài chữa vô sinh của lương y giúp hơn 200 gia đình có con theo Đất Việt | 16/05/2014 Đó là bác sĩ Nguyễn Phú Lâm (SN 1969), ngụ khóm 1, thị trấn Cái Nhum, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long. Trăn trở với nỗi buồn của những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Năm 2005, thầy thuốc Nguyễn Phú Lâm, đã nghiên cứu và điều trị thành công ca bệnh đầu tiên. Tính từ đó đến nay, thầy Lâm là cứu cánh cho gần 200 cặp vợ chồng, vô sinh, hiếm muộn…giúp họ tìm được hạnh phúc làm cha, làm mẹ. Cứu tinh cho nỗi lo “tuyệt tự” của gia đình hai anh em trai vô sinh gần một thập kỷ Cả 2 anh em trai trong một gia đình cưới vợ đã nhiều năm mà không sinh được con. Suốt gần 1 thập kỷ chạy chữa hao tiền tốn của mà biết bao lần vẫn thất vọng. Vậy nhưng, nhờ thầy lang “mát tay” Nguyễn Phú Lâm với những bài thuốc “thần diệu” đã giúp họ thỏa mong ước làm cha. Vợ chồng anh Nguyễn Văn Thái (39 tuổi), ấp Phú Thuận A, xã Nhơn Phú (Mang Thít, Vĩnh Long) vui ra mặt khi kể về chặng đường gian nan chạy chữa căn bệnh “vô sinh, hiếm muộn”. Theo lời kể, vợ chồng anh Thái cưới nhau được 12 năm vẫn không sinh nổi một mụn con. Nhiều năm chạy chữa khắp nơi, kể cả ở những bệnh viện phụ sản nổi tiếng, thế nhưng vẫn vô vọng. Đã có lúc, chán nản, người chồng làm được đồng nào là tung tẩy chơi bời, bỏ bê người vợ. Năm 2007, trong lúc tưởng chừng như tuyệt vọng, nghe người mách nước, vợ chồng anh Thái tìm đến bác sĩ Lâm nhờ chữa trị. Anh Thái kể: “Khi đó, vợ chồng tôi mang hồ sơ bệnh tình qua cho bác Lâm xem, bắt mạch rồi mua thang thuốc về ngâm gần cả năm nhưng không uống vì không tin lắm. Bệnh viện nổi tiếng còn bó tay thì kiểu điều trị uống thuốc bắc như bác Lâm thì làm sao có kết quả. Thế là thời gian dần trôi khi đó người thân cũng rơi vào hoàn cảnh hiếm muộn đến bác Lâm cho uống thuốc đạt kết quả. Thế là lúc ấy mới tôi bắt đầu uống, khi uống được 2/3 bình rượu thì có tin vui, sinh được đứa con trai kháu khỉnh”. Anh Nguyễn Văn Thái kể về câu chuyện của mình Kỳ diệu hơn, một nửa bình thuốc còn lại, anh Thái mang cho người em trai đã cưới vợ 4 năm mà vô sinh, người này uống hết thuốc thì vợ có mang, sinh được một con gái. “Đến nay, trong họ tôi có 5 người bị vô sinh, hiếm muộn được bác sĩ Lâm chữa khỏi. Có người đã có được hai mặt con nhơ vợ chồng anh Nguyễn Hồng Kỳ (vợ là Nguyễn Hồng Thụy, ở ấp Phước Thới C (Bình Phước, Mang Thít, Vĩnh Long)”.BÀI LIÊN QUAN Bà lão giữ bí mật "thần dược" chữa bệnh vô sinh 3 cách chữa vô sinh tự nhiên giúp thụ thai chỉ trong 60 ngày Chữa vô sinh nhờ hoa ngọc lan Theo tìm hiểu, bởi căn bệnh “hiếm muộn”, vì muốn có con vợ chồng anh Kỳ đã phải cầm cố gần 2 ha đất lên mướn mặt bằng gần một bệnh viện phụ sản nổi tiếng ở TP.HCM để điều trị. Kết cục tiêu tốn tiền của nhưng không có kết quả. Trở về quê trong nỗi thất vọng, vợ chồng anh Kỳ tìm đến bác sĩ Lâm khi này đang nổi tiếng trong vùng nhờ chữa trị. Nhờ đó, không những sinh được con trai kháu khỉnh, đến nay vợ chồng anh Kỳ hạnh phúc vì lại sinh được một “quý tử” nữa. Nghiên cứu thuốc từ “đơn đặt hàng” của người hàng xóm Xuất phát từ niềm đam mê Đông y, từ năm 1991 – 1994, chàng trai trẻ Nguyễn Phú Lâm (SN 1970) khăn gói lên TP.HCM học Trung học Y học dân tộc. Ra trường, anh làm việc tại Trạm Y tế phường 3, quận Tân Bình. Sau 4 năm công tác, anh quyết định trở về quê hương Mang Thít mở phòng chuẩn trị Đông y tư nhân. Đến năm 2004, lương y trẻ được mời về công tác tại Phòng Chuẩn trị Hội Đông y huyện Mang Thít. Tại đây, với sự tận tâm với nghề, thương cảm bà con nghèo, anh thường xuyên tổ chức những buổi khám, chữa bệnh miễn phí cho bà con nghèo tại địa phương. Nỗ lực không ngừng học hỏi, trau dồi nghiệp vụ và Y đức, đến năm 2006, Nguyễn Phú Lâm được Huyện ủy, UBND huyện Mang Thít tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Đông y của Huyện. Điều đó là động lực thôi thúc anh không ngừng học hỏi, nâng cao chuyên môn. Ở cương vị công tác mới, vừa công tác lương y Lâm vừa theo học Khóa đào tạo bác sĩ của ĐH Y Dược TP. HCM. 43 tuổi, Nguyễn Phú Lâm mới tốt nghiệp Đại học, nhưng những điều anh làm được thì thật “kỳ diệu” bởi biệt tài chữa vô sinh, hiếm muộn thần diệu. Lương y – Bác sĩ Nguyễn Phú Lâm đang bốc thuốc chữa trị vô sinh Gần 9 năm qua, sự “mát tay của anh” đã giúp gần 200 gia đình “chào đón tiếng khóc trẻ thơ”. Trò chuyện, vị bác sĩ có gương mặt phúc hậu chia sẻ: “Suốt đời tôi mang ơn bà Hai Thành, nhờ có cái “đơn đặt hàng” của bà ấy mà tôi tìm tòi, sáng tạo ra bài thuốc trị vô sinh, hiếm muộn kỳ diệu”.Bác sĩ trẻ kể, năm 2004, bà Hai Thành, 60 tuổi (ngụ khóm 2, thị trấn Cái Nhum) là hàng xóm thường sang nhà anh chơi. Người này có người con gái trạc tuổi vợ anh Lâm, lấy chồng về TP. Cà Mau (Cà Mau). Cưới nhau 10 năm, nhưng vợ chồng con gái bà vẫn không sinh nổi một mụn con. Nguyên nhân do tinh trùng của người chồng yếu. Thụ tinh nhân tạo 6 lần vẫn không có kết quả. Những lần sang chơi, bà Hai Thành chứng kiến lương y Lâm cả ngày quấn quýt bên những vị thuốc bắc. Nặng lòng với nỗi đau của vợ chồng người con gái, bà Hai Thành đánh liều gợi ý lương y Lâm tìm cách chữa trị căn bệnh vô sinh. Vậy là, trăn trở với “đơn đặt hàng” của người hàng xóm. Ngày, đêm lương y Lâm đem các sách Đông y ra tìm tòi, nghiền ngẫm để tìm cách chữa trị bệnh vô sinh. Sau một thời gian dài “nghiên cứu”, một ngày, lương y Lâm vui mừng thông báo cho bà Hai Thành đã tìm ra cách chữa trị vô sinh. Vậy là, một cuộc “thử nghiệm” được bắt đầu. Dịp Tết nguyên đán năm đó, vợ chồng chị Phượng (con gái bà Hai Thành) mang theo hồ sơ xét nghiệm Tây y liên quan đến khả năng sinh sản, lên gặp lương y Lâm. Sau đó, lương y Lâm bắt mạch và căn cứ vào các kết quả xét nghiệm tây y, bốc cho chồng chị Phượng một thang thuốc có tên: “Nhất dạ ngũ giao gia giảm”. Thuốc được dặn ngâm trong 7 lít rượu cùng 1 cặp “ngọc dương”. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ 20 – 25ml. Sau 2 tháng làm theo lời thầy Lâm, anh Dũng – chồng chị Phượng uống hết nửa bình rượu thì vợ anh có mang. Tháng 7/2006, vợ chồng anh Dũng sung sướng đón con trai kháu khỉnh chào đời. Ngày bế con lên thăm “ân nhân”, cả bệnh nhân và thầy thuốc đã sung sướng ôm nhau khóc. Từ đó đến nay, lương y – bác sĩ trẻ trở nên nổi tiếng, được coi như “cứu tinh” của các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Để chữa trị đạt hiệu quả cao, bác sĩ Lâm thường yêu cầu vợ chồng bệnh nhân mang hồ sơ, kết quả các xét nghiệm tây y trước đó để biết chắc chắn nguyên nhân. “Với đàn ông thì phải có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồng (tinh trùng); phụ nữ thì phải có kết quả siêu âm màu cổ tử cung, buồng trứng, chụp vòi trứng (HSG). Xem hồ sơ, bắt mạch, đo huyết áp xong khả năng trị được bác Lâm mới bốc thuốc, còn ngược lại thì từ chối hẳn. Bác Lâm cho biết: Trong 8 năm qua đã từ chối rất nhiều cặp vợ chồng đến khám bệnh hiếm muộn nhưng không có khả năng trị được. Đó là những trường hợp bệnh quá nặng, vô phương cứu chữa, người bác sĩ từ chối bởi không muốn lợi dụng bệnh nhân. Bác sĩ Nguyễn Phú Lâm tâm sự: “Nhiều cặp vợ chồng từng nạo phá thai nhiều lần, trong tử cung hình thành vết sẹo, trứng và tinh trùng không thể làm tổ. Những ca như thế thường không thể điều trị, tôi sẽ từ chối ngay. Bởi họ đã quá khổ, tôi không cho phép mình lợi dụng, làm giàu trên nỗi đau người bệnh”. Được biết, từ khi chữa trị thành công cho vợ chồng con gái người hàng xóm, bác sĩ Lâm chú trọng nghiên cứu, mở rộng cách chữa trị sang nhiều trường hợp khác và và tất cả đều dựa vào cận lâm sàng của tây y mới bốc thuốc. Những trường hợp tinh trùng yếu thì uống bình thuốc rượu tồn khoảng 5 triệu đồng là thành công, còn nhẹ hơn thì chi phí thấp hơn. Đối với u sơ, u nang, đa nang buồng trứng…thì có một bài thuốc riêng điều trị hiệu quả. Lương y chữa khỏi 200 ca vô sinh (kỳ 2): Hơn cả thụ tinh nhân tạo Vợ chồng mắc bệnh vô sinh 3 lần thụ tinh ống nghiệm không thành công, nhờ sự “mát tay” của “thầy lang quê” đã thỏa lòng. Bi kịch đau lòng nhất là của các cặp vợ chồng có lẽ là “vô sinh”. Hành trình đi “kiếm tìm” một mụn con vô cùng gian nan, vất vả, nhiều người “chết mòn” trong nỗi tuyệt vọng. Những năm gần đây, bác sĩ Nguyễn Phú Lâm, ngụ khóm 1, thị trấn Cái Nhum (Mang Thít, Vĩnh Long) đã giúp hàng trăm cặp vợ chồng trên cả nước sinh được con. Trong đó, “kỳ diệu” như cặp vợ chồng 3 lần thụ tinh ống nghiệm không thành công, nhờ sự “mát tay” của “thầy lang quê” đã thỏa lòng mong ước. Hạnh phúc của cặp vợ chồng 3 lần thụ tinh ống nghiệm bất thành Câu chuyện hạnh phúc đó là trường hợp gia đình chị Phạm Thanh Quyên, khu dân cư vượt lũ, phường 8, TP Vĩnh Long (xin không nêu tên người chồng vì lý do nhạy cảm) cũng bị áp lực nối dõi tông đường rất nặng khi chồng chị là con trai duy nhất. Chị Quyên chia sẻ: “Tôi lập gia đình năm 24 tuổi, suốt 8 năm chung sống vợ chồng không sinh nổi một mụn con. Những năm đầu mới cưới mỗi khi về nhà thăm ba mẹ chồng thì áp lực con cái đối với bên chồng rất nặng nề. Lúc đầu có thai là hư không giữ được. Sau mấy lần hư thì vợ chồng đã đi lên Bệnh viện phụ sản lớn ở TP.HCM nhờ bác sĩ can thiệp, khi đó xét nghiệm tinh dịch đồ ông xã bị “tinh trùng yếu”. Khi đó bác sĩ mới can thiệp bằng cách thụ tinh trong ống nghiệm nhưng vẫn không thành công. Sau đó, tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm 2 lần nữa tốn hơn 200 triệu đồng vẫn không thành công. BÀI LIÊN QUAN Kỳ diệu tài chữa vô sinh của lương y giúp hơn 200 gia đình có con Bà lão giữ bí mật "thần dược" chữa bệnh vô sinh Khi đó, bản thân không còn hy vọng gì đến chuyện sinh con. Rồi bẵng đi một thời gian thì nghe bà con bàn tán xôn xao về tài chữa vô sinh của bác sĩ Lâm. Hy vọng của chúng tôi lại lóe lên”. Theo đó, vợ chồng chị Quyên tìm đến nhờ bác sĩ Lâm chữa trị. Sau khi xem hồ sơ, kết quả xét nghiệm, bác sĩ Lâm bốc thuốc, hướng dẫn vợ chồng chị Quyên ngâm rượu thuốc để uống. Thang thuốc này có tác dụng “bổ thận tráng dương, sinh tinh khí”. “Khi đó hai vợ chồng cùng uống, chồng thì uống không sao, còn em thì uống vào là là đà do nồng độ rượu quá mạnh. Tôi nói với ông xã kiểu này thì làm sao có con trong khi đó chồng không ở nhà thường xuyên, vậy mà uống được một tháng, thì phát hiện có tin vui, khiến cả gia đình ngỡ ngàng sung sướng, cứ nghĩ là nằm mơ”, chị nói. Sau này, khi sinh con, vợ chồng chị Quyên đặt tên con là Ngọt, với ý nghĩa là sự ngọt ngào sau 8 năm vợ chồng chị chạy chữa khắp nơi “tìm con”. Hiện tại, Bé Ngọt được gần 2 năm tuổi, rất kháu khỉnh, dễ thương. Mang ơn “thầy lang mát tay” Nguyễn Phú Lâm, những ngày lễ, tết vợ chồng chị Quyên lại đưa con về thăm ân nhân của mình. “Tài sản vô giá”Trong hành trình chạy chữa vô sinh, hiếm muộn, vợ chồng anh Nguyễn Hồng Kỳ (vợ là Nguyễn Hồng Thụy), ngụ ấp Phước Thới C, xã Bình Phước (Mang Thít, Vĩnh Long) phải cho thuê 2ha đất lấy tiền dắt díu nhau đi chữa bệnh. Suốt 1 năm lăn lộn kiếm sống ở “Sài thành” và điều trị ở bệnh viện phụ sản lớn, nhưng thất vọng vẫn hoàn thất vọng. “Lập gia đình năm 2001 nhưng mãi đến năm 2004, vợ chồng tôi vẫn không thấy có tin vui nên mới dắt nhau đi lên Sài Gòn khám bệnh. Khi đó bệnh viện khám và làm mọi xét nghiệm “tinh dịch đồ”, kết quả bác sĩ cho biết tinh trùng của tôi rất yếu, rất khó có khả năng sinh được con nếu không có sự can thiệp của y học. Bởi không có nhiều tiền chạy chữa, vợ chồng lại về quê làm mướn, hai năm sau có được một khoản kha khá, với cho thuê 2ha đất ruộng thế là đi chữa trị”, anh kể. Ngày đó, vợ chồng anh Kỳ vừa mần mướn, vừa chạy chữa suốt 1 năm ở TP.HCM nhưng vô vọng. Trở về, được một người bà con chỉ dẫn, anh Kỳ nhờ người này đến gặp bác sĩ Lâm hốt giùm 2 thang thuốc. Kỳ diệu, sau khi ngâm rượu theo lời dặn của bác sĩ, uống được 3 tháng, anh Kỳ đi tái khám, kết quả tinh trùng đạt mức trung bình, tỷ lệ tiến tới, nhanh tăng được 7%. Vậy nhưng, lúc này, không may vợ anh Kỳ lại bị khối u ở tuyến yên. Vẫn lời anh Kỳ, khi này, vợ chồng anh quyết định theo trị khối u tuyết yên và chuẩn bị 30 triệu đồng để làm thụ tinh nhân tạo dù Bệnh viện cam kết kết quả thụ tinh nhân tạo chỉ đạt 30%. “Vợ chồng mà không có con thì bị rất nhiều áp lực tiếng đời dị nghị đau đầu lắm. Có tiền đi trị bệnh thì không nói gì, không có tiền đi trị nữa chừng hết tiền thì lại càng bất mãn, đau khổ hơn. Khổ hơn là nhà chỉ có 2 anh em trai, người anh chưa vợ, tôi thì có vợ mà không con người ta càng nói này nói nọ. Khi bệnh viện nói giá 30 triệu đồng thì hai vợ chồng tui hụt hẫng vì vào thời điểm đó số tiền trên trị giá gần 3 cây vàng”. Bởi chưa có nhiều tiền ngay, hai vợ chồng về quê tìm cách vay mượn anh em, họ hàng. May mắn, trong thời gian 2 tháng ở quê gom tiền, anh Kỳ vẫn uống “rượu thuốc” đã mua của bác sĩ Lâm, một ngày, vợ anh thấy trong người khác lạ, đi kiểm tra mới sung sướng biết tin vui đã có thai. Gia đình hạnh phúc của vợ chồng anh Nguyễn Hồng Kỳ. “Lúc này, vợ chồng tui chưa làm thụ tinh nhân tạo, chỉ mới lấy thuốc điều trị khối u tuyến yên (điều trị nội tiết). Vừa mừng, vừa lo, vợ chồng anh Kỳ đưa nhau lên TP.HCM khám thai. Sau khi khám, bác sĩ nói: “Chị bị u tuyến yên có thai, nếu khối u lớn theo bào thai thì sẽ khó giữ được em bé”.Câu nói đó, khiến vợ chồng anh Kỳ lo lắng mất ăn, mất ngủ. Tuy nhiên, vì hiếm muộn nhiều năm, dù vợ mang bệnh trọng, nhưng có thai là niềm vui khôn tả lúc bấy giờ, vợ chồng anh Kỳ quyết giữ thai nhi dù có bất cứ chuyện gì xảy ra. Thế là, may mắn lại mỉm cười, đến kỳ sinh nở, người vợ sinh cho anh Kỳ một bé trai kháu khỉnh trong niềm vui mừng khôn xiết. Lại nói, sau khi sinh con được 1 năm, vợ chồng anh Kỳ đi khám lại, khối u trong người vợ anh vẫn không phát triển. “Cứ tưởng mình bị hiếm muôn rất khó sinh được lần nữa nên không kế hoạch thế là lại sinh thêm được đứa nữa”, chị Thụy phấn khởi chia sẻ. Bây giờ hai con trai (Trí Thông, Thiên Phúc) là tài sản vô giá mà hai vợ chồng anh Kỳ nâng niu, chăm sóc. Sau hơn 6 năm gian nan chạy chữa, may nhờ “gặp thầy gặp thuốc”, vợ chồng anh tìm được hạnh phúc “làm cha làm mẹ”. Trở lại với tâm sự của bác sĩ Lâm, trong gần chục năm chữa trị vô sinh, có biết bao vui buồn, trăn trở và những kỷ niệm không bao giờ quên như vợ chồng anh Nguyễn Văn Quang (số 14, đường Bàu Bàng, phường 13, quận Tân Bình, TP. HCM). Trước khi nhờ bác sĩ Lâm chữa trị, cả hai vợ chồng anh Quang đều mắc bệnh. Người chồng thì tinh trùng yếu, thiếu, dị dạng và di chuyển kém; người vợ bị “chu kỳ” không đều (40 – 45 ngày mới có) nên hiếm muộn. Vợ chồng anh Quang đã thụ tinh ống nghiệm 4 lần mà không đem lại kết quả. Gặp bác sĩ Lâm, anh Quang buông lời “thách đố”: “Thầy chữa cho vợ chồng tôi có con, tôi sẽ cõng thầy qua cầu Mỹ Thuận (dài 1.500m – PV) để tạ ơn”. Đến nay, anh Quang mới sung sướng chào đón sự ra đời của cậu “quý tử”. Sắp tới, anh này chuẩn bị thực hiện lời hứa “cõng ân nhân qua cầu Mỹ Thuận” để cảm tạ.
  25. Tâm sự của phóng viên Nhật muốn ra Hoàng Sa ủng hộ Việt Nam LƯU ĐẠT (VIETNAM+) Murayama trò chuyện với phóng viên Vietnam+ trong một dịp đến Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Lưu Đạt/Vietnam+) H ơn một năm trước khi Trung Quốc tiến hành đặt dàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép trong vùng biển Việt Nam, Murayama Yasufumi, một phóng viên ảnh người Nhật đã có ý định và tiến hành liên hệ để được đặt chân lên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, dù chỉ một lần trong đời. Ngay lúc này, khi tình hình trên biển Đông trở nên căng thẳng hơn, phóng viên ảnh đã đến Việt Nam để chụp ảnh về những nạn nhân của chiến tranh vẫn không từ bỏ ước muốn được đến Trường Sa. Để thực hiện được ước muốn của mình, Murayama Yasufumi đã liên hệ Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài và làm đơn xin lên chính phủ Việt Nam. “Nhật Bản cũng có tranh chấp biển đảo rất gay gắt với Trung Quốc, nên tôi cảm thấy đồng cảm và muốn làm gì đó để thể hiện sự ủng hộ của tôi đối với Việt Nam. Tôi có ý định đến Trường Sa cách đây hơn một năm rồi,” anh cho biết. Trước câu hỏi vì sao anh lại muốn thăm Trường Sa chụp ảnh và làm triển lãm mà không đến Senkaku ở Nhật, anh trả lời rằng rất nhiều cơ quan truyền thông ở Nhật đã đưa tin Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) rồi nhưng thông tin về Trường Sa thì hầu như ở Nhật ít người biết, còn về tình hình biển Đông của Việt Nam thì không phải người Nhật nào cũng biết. Thêm vào đó, anh cho rằng với thái độ khách quan của bên thứ ba, thông tin và hình ảnh anh ghi nhận được chắc chắn sẽ mang tính khách quan và được tin tưởng hơn. “Việc đầu tiên khi đến Trường Sa, tôi sẽ chụp hình vùng đất ấy. Tôi không phải là nhà nghiên cứu, cũng không có dự định điều tra về tài nguyên hay địa lý ở đó. Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu lịch sử, tôi nghĩ Trường Sa thuộc về Việt Nam.” Murayama, 46 tuổi, đã chụp rất nhiều hình ảnh về đất nước và con người trên khắp đất nước Việt Nam. Murayama Yasufumi trò chuyện với chị Đỗ Thùy Dương, nạn nhân chất độc da cam. Chỉ riêng Trường Sa, anh chưa có dịp nào đến thăm. Anh nghĩ nếu đến được Trường Sa thì anh mới chính thức trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên về Việt Nam thực thụ. Anh cho biết thêm anh cũng có ý định đến quần đảo Hoàng Sa để chụp ảnh. “Tôi nghĩ tôi là một người Việt Nam thật sự. Nhật Bản cũng đang ở trong tình huống tương tự như Việt Nam, nên tôi muốn làm điều gì đó. Tôi nghĩ Việt Nam và Nhật Bản phải chung sức với nhau.” Anh chia sẻ với phóng viên Vietnam+ anh biết rằng để được đến Trường Sa là một việc vô cùng khó khăn nhưng anh sẽ không bao giờ từ bỏ mục tiêu của mình. Khi biết thông tin về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép trên vùng biển của Việt Nam, anh cho rằng Trung Quốc đã có những hành vi khó chấp nhận được. Việc ngang nhiên lấy đồ của người khác làm của mình là "hành vi của kẻ cắp." “Người Nhật Bản hiện nay thật tiếc là không có mấy quan tâm đến vấn đề này. Liên quan đến vấn đề Senkaku cũng vậy, lẽ ra cần phải quan tâm hơn nữa. Người Nhật dù có kiên định trong chủ trương đối với Trung Quốc, nhưng họ vẫn hầu như không lên tiếng nhiều. Tôi thấy điều này thật đáng tiếc.” Hiện tại, anh rất muốn được lên tàu cảnh sát biển Việt Nam ra vùng biển Hoàng Sa để cùng với phóng viên Việt Nam và các phóng viên quốc tế khác để chụp ảnh và đưa tin cho người Nhật và cộng đồng quốc tế biết hành động sai trái của Trung Quốc. Anh Murayama tự nhận mình không phải là một người giàu có. Sau những chuyến đi đến Việt Nam, anh trở về Nhật làm việc cật lực dành dụm tiền cho những chuyến đi tiếp theo đến đất nước mình yêu mến này. Mỗi năm, anh thực hiện hai hoặc ba chuyến đi đến Việt Nam để gặp lại những người Việt mà anh đã quen được trong mười mấy năm qua. Sau một chuyến công tác đến Việt Nam với nhà nhiếp ảnh nổi tiếng người Nhật Bunyo Ishikawa năm 1998, anh ấn tượng sâu sắc bởi những hình ảnh về con người Việt Nam, những nạn nhân của chiến tranh. Kể từ đó đến nay, anh đã đến Việt Nam để chụp ảnh được 36 lần. Lúc đó, anh chàng Murayama (khi đó mới 30 tuổi) có một sự đồng cảm sâu sắc với người Việt Nam, và nguyện sẽ chụp ảnh về đất nước và con người Việt Nam cho đến khi nào anh còn sống. Anh được sinh ra trong một gia đình nghèo. Cha của anh nghiện ngập và bỏ gia đình đi. Sau đó cha anh tự vẫn. Trải qua thời thơ ấu buồn khổ, nên khi trực tiếp tiếp xúc và cảm nhận từ trên nét mặt của những con người Việt Nam đã vượt qua chiến tranh, vượt qua số phận, không biết lùi bước như thế nào, khiến anh vừa yêu vừa cảm phục đất nước và con người Việt Nam.