thaochau
Hội Viên Ưu Tú-
Số nội dung
847 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
5
thaochau last won the day on Tháng 1 9 2022
thaochau had the most liked content!
Danh tiếng Cộng đồng
72 ExcellentAbout thaochau
-
Rank
Hội viên chính thức
- Birthday
-
thaochau started following LỜI TIÊN TRI NĂM MẬU TUẤT 2018.
-
Giải mã thành công sổ tay thần chú trừ tà của người Ai Cập cổ Các nhà khoa học Australia vừa giải mã thành công một cuốn sổ tay có ghi những câu thần chú của người Ai Cập cổ đại. Cuốn sổ có ghi lại những câu thần chú của người Ai Cập cổ đại. (Nguồn: ibtimes) "Sổ tay Sức mạnh Nghi thức" (The Handbook of Ritual Power), là tên mà các nhà nghiên cứu đặt cho cuốn sổ này có ghi lại những câu thần chú tình yêu, cách thanh tẩy những linh hồn tà ác và chữa trị bệnh trùng xoắn móc câu - một căn bệnh nhiễm trùng quái ác vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Theo trang Live Science, các câu thần chú trong cuốn sổ được viết bằng tiếng Coptic, ngôn ngữ của giáo hội Ai Cập, và bản thân cuốn sổ được đóng từ giấy giả da. Cuốn sổ đã có tuổi thọ khoảng 1.300 năm, và được Đại học Macquarie mua lại năm 1981 từ tay buôn đồ cổ Michael Fackelmann. Tuy nhiên, không ai biết Fackelmann có được cuốn sổ này từ đâu. Hai nhà nghiên cứu Malcolm Choat và Iain Gardner nhận định: "Phương ngữ trong cuốn sổ cho thấy nguồn gốc của nó có thể là từ vùng Thượng Ai Cập, trong phạm vi thành phố cổ Ashmunein, hay còn gọi là Hermopolis." Cuốn sổ mở đầu bằng một đoạn dài những lời khấn, được minh họa bằng những hình vẽ và "những lời mang sức mạnh." Sau đó, cuốn sổ ghi lại những phương thức hoặc thần chú để chữa cho những người bị ma quỷ ám cùng nhiều loại bệnh tật khác, hoặc mang đến may mắn và thành công trong tình yêu hay kinh doanh. Cuốn sổ 20 trang này còn ghi lại một câu thần chú có khả năng khống chế người khác. Để làm được điều này, người niệm chú phải đọc thần chú trước hai cây đinh rồi đóng chúng lên cái chặn cửa của mình, một cái ở bên phải và cái kia ở bên trái. Vào thời điểm cuốn sổ được viết, đạo Thiên Chúa đã du nhập vào Ai Cập, do đó trong sổ cũng có một số ghi chép liên quan tới Chúa. Tuy nhiên, cuốn sổ cũng nói tới những người Sethian, một nhóm người thờ phụng Seth, người con trai thứ ba của Adam và Eve. Những người đứng đầu nhà thờ coi Sethian là những kẻ dị giáo, và họ đã bị xóa sổ tại thời điểm cuốn sổ được viết. Các nhà khoa học tin rằng cuốn sổ đã được tạo ra trước khi tất cả những câu thần chú của người Sethian bị loại bỏ. Họ tin rằng những câu thần chú này xuất phát từ những cuốn sách riêng biệt, sau đó mới được tập hợp lại để tạo ra "công cụ duy nhất của sức mạnh nghi thức". Khi được hỏi ai có thể đã sử dụng cuốn sổ này, Choat nhận định: "Tôi cảm thấy có thể có những người khác không thuộc giới tăng lữ hay thầy tu cũng sử dụng cuốn sổ, nhưng chính xác họ là ai vẫn còn là một bí ẩn, vì mọi người thực sự không muốn bị coi là "thầy phù thủy". Theo TTXVN
-
Đàn tế nghìn năm phát lộ dưới Nhà Quốc hội hiện đại 19:53 ngày 26/10/2014 Trong khi xây dựng hầm tòa Nhà Quốc hội, các chuyên gia khảo cổ học phát hiện di tích tế lễ Trời - Đất của các Hoàng đế đầu thời Lý, di tích chưa từng có trên thế giới. Đầu năm 2014, công trình tòa Nhà Quốc hội bước vào giai đoạn nước rút, không khí làm việc vô cùng hối hả. Trong khi khai quật khảo cổ học tại khu vực hầm ngầm để xe và đường ngầm từ phía trụ sở Bộ Ngoại giao qua đường Bắc Sơn sang nhà Quốc hội, Viện Khảo cổ học đã phát hiện một di tích đặc biệt với hình thù rất lạ với chất liệu chủ yếu bằng gỗ và đá. Mặt bằng di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8 được minh họa bằng người đứng, tượng trưng cho các vị trí cột gỗ. Lập tức, các nhà khảo cổ học, sử học uy tín nhất trong cả nước được mời tới. Song, việc xác định gặp khó khăn bởi đây là lần đầu tiên họ được tiếp cận một di tích có hình thù như vậy. Đặt vị trí phát lộ lên tấm bản đồ Hồng Đức, các nhà khoa học bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của di tích đặc biệt này. Nó nằm cùng trục, cùng phương vị Bắc - Nam với kiến trúc Bát Giác ở phía Bắc tạo thành một trục trung tâm trong tổng thể cụm kiến trúc đặc biệt thời Lý thuộc di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long ở phía tây của điện Kính Thiên. Các nhà khảo cổ học cho rằng, di tích này là kiến trúc không thể tách rời trong cấu trúc tổng thể của các vương đô cổ phương Đông. Dù còn những ý kiến khác nhau về tên gọi, chức năng nhưng các nhà khoa học đều công nhận “đây là di tích tâm linh đặc biệt quan trọng”. Trước sự quan tâm đặc biệt của giới khảo cổ, sử học Việt Nam và quốc tế, đầu tháng 7/2014, Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo quốc tế đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn, nghiên cứu di tích bí ẩn vừa phát lộ. Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu của Việt Nam, Nhật Bản và Trung Quốc Các ý kiến tại hội thảo đều công nhận đây là kiến trúc tâm linh để tế Thượng đế và Ngũ đế có phối hưởng tế tự liệt tổ, liệt tông của hoàng đế nhằm khẳng định tính chính đáng của Vương triều được Trời trao thiên mệnh, một loại kiến trúc không thể tách rời trong cấu trúc tổng thể của các vương đô cổ phương Đông. Tuy nhiên, tên gọi chính xác vẫn còn bỏ ngỏ khi các nhà khoa học đưa tới ba phương án: gọi là Minh Đường - nơi Hoàng đế nhận chính lệnh của Trời để ban hành các chính sách xây dựng đất nước được chính xác, hiệu quả; gọi là Thiên đường - nơi tế Trời cầu cho quốc thái dân án, quốc gia trường tồn. Ý kiến thứ ba cho rằng, di tích tâm linh đặc biệt mới phát hiện thẳng trục bát giác do đó có thể đây chính là cụm kiến trúc liên hoàn với tên gọi: di tích mới phát hiện là Thiên đường, di tích kiến trúc bát giác là Minh đường. Kiến trúc trung tâm có 2 vòng tròn đồng tâm. Để làm rõ hơn giá trị và tên gọi của di tích nhằm báo cáo Thủ tướng, ngày 12/9, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã họp đánh giá giá trị và đề xuất phương án bảo tồn. Tham dự cuộc họp có các nhà khoa học hàng đầu như giáo sư Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam), giáo sư Lưu Trần Tiêu (Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia), giáo sư Nguyễn Quang Ngọc (Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội), tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn (Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội), Đại diện UBND TP.Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và các chuyên gia tư vấn khoa học của Dự án. Sau khi xem xét, nghiên cứu kỹ các tài liệu, đặc biệt là so sánh về cấu trúc và quy mô, các nhà khoa học thống nhất không nên vội vàng gắn tên gọi nào đó vì di tích vô cùng độc đáo, duy nhất, ở Việt Nam và thế giới chưa từng có. Hơn nữa, khu vực phát hiện rất đặc biệt, thuộc Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Các nhà khoa học cũng lưu ý không nên vội vàng lấy tên từ nước ngoài để đặt vì nó không phản ánh đúng tính chất và kết cấu của cụm di tích này. Do vậy, sau khi trao đổi, thảo luận, vị trí, kiến trúc, di vật, đối sánh với các nghiên cứu ở Thăng Long - Hà Nội như đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc ở Việt Nam và các nước khác, bước đầu các nhà khoa học thống nhất đề tên gọi là Di tích tế lễ Trời - Đất của Hoàng đế đầu thời Lý. Các nhà khoa học nhận định: “Kiến trúc này có giá trị đặc biệt quan trọng trong tổng thể của di tích kiến trúc Lý đã xuất lộ ở Thăng Long”. Niên đại của di tích từ khoảng năm 1010 - 1048 và sau đó vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến giữa thế kỷ XII. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam kết luận: “Đây là di tích văn hóa tâm linh thuộc loại sớm nhất của Việt Nam, là di tích tâm linh độc đáo chỉ có ở kinh đô đầu triều Lý. Trong bối cảnh phương Đông đương thời, đây là loại di tích thể hiện tinh thần tự chủ, tự cường cao của Đại Việt thời Lý”. Xem xét bảo tồn nguyên trạng kiến trúc tâm linh đặc biệt Giá trị vô giá của di tích được khẳng định nhưng phương án bảo tồn lại chưa được thống nhất. Nếu bảo tồn toàn bộ quy mô dấu tích (có diện tích khoảng hơn 6.000 m2) sẽ không xây dựng được bãi đỗ xe của Nhà Quốc hội. Vì thế, Viện Khảo cổ học kiến nghị bảo tồn nguyên trạng phần lõi của di tích đã xuất lộ (25,2 m x 15,4 m). Được biết đây là diện tích tối thiểu vì xung quanh không thể nới rộng thêm, diện tích bảo tồn này là 388 m2, tương đương với 5% diện tích của gara ngầm. Mặt bằng tổng thể di tích kiến trúc tâm linh đặc biệt thời Lý, tại hố G7-G8, chiều rộng đông tây là 19,5 m. Cũng có ý kiến đề nghị “bứng” di tích đi để bảo tồn, phục dựng và tạo thuận lợi cho việc xây dựng bãi đỗ xe. Tuy nhiên, ý kiến này bị bác bỏ do di tích tâm linh đã yên vị trong lòng đất nghìn năm dù qua nhiều triều đại. Nếu di chuyển thì tính linh thiêng sẽ mất đi. Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã chỉ đạo Viện Khảo cổ học phối hợp với các cơ quan hữu quan, mời các chuyên gia đánh giá giá trị và lập phương án bảo tồn. Viện Khảo cổ học đã tiến hành các biện pháp bảo vệ khẩn cấp di tích như lấp cát tạm thời bảo vệ nguyên trạng. Toàn bộ di tích đã được scan 3D, vẽ, chụp ảnh, đo đạc, ghi chép để xây dựng hồ sơ khoa học. Các nhà khảo cổ cũng lưu ý, do giá trị to lớn về mặt tâm linh và chính trị, nếu di tích được bảo tồn kết nối với kiến trúc Bát giác, "chúng ta sẽ có trọn vẹn một khu di tích quan trọng để tăng cường tiềm năng du lịch và giáo dục truyền thống dựng và giữ nước hàng nhìn năm của cha ông". Trước tầm quan trọng đặc biệt của di tích, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN đã kiến nghị Thủ tướng xem xét cho phương án bảo tồn nguyên trạng kiến trúc tâm linh đặc biệt này. Vào đầu tháng 10, chỉ ít ngày trước khi công trình Nhà Quốc hội được đưa vào phục vụ kỳ họp thứ 8 (Quốc hội khóa 13), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thị sát. Là người theo sát dự án từ nhiều năm, Thủ tướng bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới di tích tế lễ thời nhà Lý. "Nhà Quốc hội là công trình công sở đầu tiên quy mô lớn nhất từ khi thống nhất đất nước, có tính mỹ thuật, công nghệ hiện đại, xây dựng trên khu vực có nhiều triều đại nên yêu cầu cao về bảo tồn, bảo tàng", Thủ tướng nói và yêu cầu Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hội thảo bảo tồn di sản để đánh giá đúng giá trị của các di tích lịch sử được phát hiện để có phương án bảo tồn thích hợp. Công Khanh Bài viết: http://news.zing.vn/Dan-te-nghin-nam-phat-lo-duoi-Nha-Quoc-hoi-hien-dai-post470857.html Nguồn Zing News
-
Tìm thấy chén rượu của vị tướng tài ba Pericle Các nhà khảo cổ Hy Lạp tin rằng họ đã tìm thấy chén uống rượu của vị tướng tài ba kiêm chính trị gia Hy Lạp cổ đại Pericle ở ngoại ô phía Bắc thủ đô Athens. Bức tượng mang chân dung tướng Pericle Chiếc chén có khắc tên Pericles, ông nội và anh trai ông Trong bài báo đăng trên tờ nhật báo Ta Nea (Tin tức), nhà khảo cổ Galini Daskalaki cho biết, chiếc chén này được tìm thấy trong một ngôi mộ được phát lộ tại công trường xây dựng tòa nhà mới ở quận Kifisia. Chiếc chén này có niên đại vào Kỷ nguyên Vàng trong lịch sử Hy Lạp cổ đại, vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Cao khoảng 8cm, trên mặt gốm của chiếc chén có khắc 6 cái tên, trong đó có tên Pericles, Arrifron, tên ông nội của Pericles và anh trai ông. Các nhà khảo cổ Hy Lạp tin rằng chiếc chén này đã được vị tướng tài ba Pericles sử dụng. Loại chén này không được sử dụng phổ biến ở Hy Lạp thời cổ đại. Nhiều khả năng, chiếc chén sẽ được trưng bày trong một bảo tàng ở Athens vào mùa Thu. Theo TTVH
-
Ghi chép sổ sách trước khi có chữ viết Một cuộc khai quật khảo cổ ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện một lượng lớn thẻ làm bằng đất sét mà các nhà khoa học tin rằng nó được dùng như hồ sơ thương mại trước khi có hệ thống chữ viết để hình thành văn bản. Điều đặc biệt là những thẻ đất sét này khi được xác định niên đại thì lại rơi vào thời kỳ sớm của ký tự. Vì vậy có thể thẻ đất sét và những ký tự thô sơ ban đầu đã bổ sung cho nhau để cùng ghi chép sổ sách. Các thẻ đất sét này được tạo nên trong một loại các hình dạng đơn giản, được cho là rất đắc lực đối với hệ thống sổ sách kế toán thô sơ thời tiền sử. Ảnh: Physorg Một giả thuyết nêu ra rằng hình dạng khác nhau của các loại thẻ đại diện cho các loại hàng hóa khác nhau như: số lượng gia súc, ngũ cốc… qua trao đổi và sau đó niêm phong bằng đất sét. Về cơ bản có thể coi đó là hình thức rất sớm của hợp đồng thương mại. Hệ thống thẻ đất sét này được sử dụng vào khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, các thẻ đất sét có khắc một số hình biểu tượng. Rồi khi ký tự hình nêm ra đời, cách ghi chép bằng thẻ đất sét đã nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, việc khai quật cổ vật ở Ziyaret Tepe thuộc thành phố cổ Tušhan, một đơn vị hành chính thời đế quốc Neo-Assyria cho thấy rằng thẻ đất sét không bị loại trừ ngay mà vẫn còn được sử dụng trong một thời gian dài để bổ sung cho ký tự viết sơ khai. Tạp chí Physorg dẫn lời tiến sĩ John MacGinnis trưởng nhóm nghiên cứu cho biết trong thực tế ở một xã hội đã biết chữ vẫn có những kênh thông tin khác nhau, bổ sung cho nhau và không phải ai buôn bán trao đổi hàng hóa cũng đều biết chữ mới hình thành vì vậyký tự hình nêm và thẻ đất sét cùng tồn tại một thời gian là điều không lạ. Hơn 300 thẻ đất sét này được tìm thấy trong hai căn phòng thuộc một tòa nhà mà MacGinnis mô tả là khu vực lưu trữ và giao hàng thời xa xưa. Theo Thanh Niên
-
Phát hiện thêm di tích chùa thời Trần thế kỷ XIII-XIV ở Tuyên Quang Ông Lý Mạnh Thắng - Phó Giám đốc Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang cho biết Đoàn khảo sát của Bảo tàng Tuyên Quang vừa phát hiện một di tích chùa thời Trần có niên đại khoảng thế kỷ XIII-XIV, với nhiều hiện vật quý ở Gò Chùa, thôn 17, xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Đây là ngôi chùa thứ 5 có niên đại từ thời nhà Trần được phát hiện ở Tuyên Quang, góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu lịch sử cũng như những giá trị văn hóa của văn minh Đại Việt thời nhà Trần ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Trong các hiện vật tìm thấy còn có hiện vật đầu rồng bằng đất nung, tương đối nguyên vẹn với những họa tiết mắt, mồm, râu đặc trưng của rồng thời Trần, đây là hiện vật quý hiếm lần đầu tiên tìm thấy ở Tuyên Quang. Một điểm nổi bật nữa là những viên gạch bảo tháp có trang trí hoa chanh, hoa cúc dây cách điệu ở các góc và một số lượng lớn gốm Hoa Lâu cũng được phát hiện. Ảnh minh họa Chiếm số lượng nhiều nhất trong số những di vật được tìm thấy là những viên gạch vuông 35x3x5,2cm, chuyên dùng để lát sân. Phần lớn số gạch này đều để trơn, không hoa văn, thường có màu đỏ hoặc đỏ tím, độ nung cao, khá cứng. Một số có trang trí hoa văn họa tiết hình hoa cúc, hoặc hoa cúc dây cách điệu với cánh to uốn lượn mềm mại ở các góc. Tất cả những di vật trên đều mang những nét đặc trưng của vật liệu kiến trúc thời Trần. Ông Lý Mạnh Thắng cho biết thêm do khu vực phát hiện di tích nằm trên một quả đồi có diện tích khoảng 3ha đã được người dân san ủi trồng chè nên những hiện vật như gạch, ngói, chân tảng đá không còn nằm nguyên vị trí ban đầu, phần lớn đã bị vỡ nát. Tuy nhiên, căn cứ vào quy mô, phạm vi phân bố các lớp bờ kè đá cũng như số lượng lớn hiện vật có thể thấy đây là một ngôi chùa có quy mô khá lớn. Dựa vào các đặc trưng họa tiết điêu khắc trang trí trên vật liệu kiến trúc tìm thấy, có thể đoán định ngôi chùa này được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII-XIV). Thời gian tới, bảo tàng tỉnh Tuyên Quang sẽ đưa di tích trên vào danh mục di tích của tỉnh, tiếp tục nghiên cứu, đồng thời mời Viện khảo cổ tham gia, tiến hành đào thám sát, trên cơ sở đó tiến hành khai quật. Trước đó ở Tuyên Quang cũng đã phát hiện được 4 ngôi chùa có niên đại từ thời Trần gồm chùa Phúc Lâm thuộc xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình; chùa Nhữ Hán, huyện Yên Sơn; chùa Cao Đá, xã Sơn Nam và chùa Lang Đạo, xã Tú Thịnh (huyện Sơn Dương). Theo TTXVN
-
Nhiều thi thể cháy xém tại hiện trường vụ nổ nhà máy Trung Quốc (TNO) Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) ngày 2.8 đã đăng tải một loạt hình ảnh hiện trường vụ nổ nhà máy ở miền đông nước này, khiến ít nhất 65 người chết. CCTV cho biết vụ nổ xảy ra ở thành phố Côn Sơn vào sáng ngày 2.8 (giờ địa phương) khiến ít nhất 65 người tử vong và hơn 120 người bị thương. Tân Hoa xã cho biết chính quyền địa phương đang điều tra nguyên nhân vụ nổ và công tác cứu hộ hiện đã được triển khai. Các hình ảnh đăng tải trên mạng internet cho thấy các thi thể cháy xém và nhiều người quần áo bị cháy ngồi bệt trên mặt đất bên ngoài nhà máy. Truyền thông Trung Quốc cho biết vụ nổ xảy ra tại phân xưởng chà trục bánh xe nằm bên trong nhà máy. Thep tờ Nhân dân Nhật báo, nhà máy sản xuất đồ kim loại ở thành phố Côn Sơn có 450 nhân công. “Quang cảnh rất hỗn loạn, chẳng nhận ra gì cả”, một nhân chứng có mặt tại hiện trường viết trang trang mạng xã hội Sina Weibo (Trung Quốc). Tỉnh duyên hải Giang Tô là nơi tọa lạc của nhiều nhà máy sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc các hãng trong và ngoài nước, theo AFP. Tai nạn công nghiệp thường xuyên xảy ra tại Trung Quốc, nơi tiêu chuẩn an toàn thường bị bỏ qua, AFP bình luận. Năm 2013, một nhà máy chế biến gia cầm tại đông bắc Trung Quốc bị cháy, làm 119 người thiệt mạng. Khói bốc cuồn cuộn từ nhà máy
-
Những "Thần vệ nữ" cổ xưa nhất của nhân loại Một xác ướp mới được khai quật ở Atacama (Nguồn: IBTimes) Một nhóm các nhà khảo cổ học từ nhiều trường đại học ở Ba Lan, Peru và Colombia vừa phát hiện 150 xác ướp nằm trong sa mạc Atacama, thuộc về một nền văn hóa chưa được biết tới, có thể đã tồn tại trước nền văn minh Tiwanaku và Inca gần 500 năm. Các thi thể được tìm thấy đã được ướp xác tự nhiên, thông qua việc mai táng trong cát và không sử dụng bất kỳ công trình đá nào. Các thi thể được quấn vải lanh, chiếu sậy hoặc lưới đánh cá. Kiểm tra carbon phóng xạ cho thấy xác ướp cổ nhất đã từng sống trong khoảng thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên, trong khi xác ướp trẻ nhất sống vào thế kỷ thứ 7 sau Công nguyên. Theo IBTimes UK, Các xác ướp này nhiều khả năng thuộc về nền văn minh Tiwanaku, đã tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 500 tới năm 1000 sau công nguyên. Nền văn minh này bao phủ trên một khu vực rộng lớn, gần như là bao gồm cả Peru và Chile hiện nay. Dưới dự án Tambo, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khai quật khu vực đồng bằng sông Tambo ở khu vực phía Bắc sa mạc Atacama kể từ năm 2008. Các xác ướp đầu tiên đã được tìm thấy ở đây vào năm 2012, nhưng phải tới tận tháng 3/2014, nhóm mới có được các phát hiện lớn. Bên cạnh các xác ướp được mai táng trong phần mộ riêng, các nhà khoa học còn tìm thấy nhiều đồ tùy táng gồm vũ khí như các cây cung và tên với mũi là đá obsidian, các cây chùy với với mũi đá hoặc đồng. Các ngôi mộ còn được trang trí bằng nhiều loại công cụ thêu thùa, đồ trang sức làm từ chất tumbaga (hợp chất vàng và đồng), đồng, các cành liễu gai gắn vào tai của người đã khuất và các món đồ gốm còn khá nguyên vẹn. Theo giáo sư Józef Szykulski, lãnh đạo nhóm nghiên cứu dự án tới từ Đại học Wrocław, các xác ướp thuộc về những người nhân loại chưa từng nghiên cứu và các cây cung chôn theo họ là phát hiện đặc biệt thú vị. Chúng không chỉ là vũ khí mà còn đóng vai trò biểu tượng quyền lực. Điều này có nghĩa những người được mai táng ở đồng bằng châu thổ sông Tambo là người quý tộc hoặc thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội. "Các cây cung đặc biệt hiếm thấy trong các phát hiện ở Peru thuộc về kỷ nguyên trên. Tuy nhiên chúng tôi đã thấy những cây cung tại các khu vực xa hơn về phía Nam như Chile và xa hơn về phía Đông, tại Amazonia. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu sâu thêm về vấn đề này" - Szykulski nói với tờ IBTimes UK. Trong một ngôi mộ, các nhà khảo cổ thậm chí còn tìm thấy thi hài của một con lạc đà không bướu. Điều này có nghĩa con vật đã được đưa tới khu vực này sớm hơn người ta tưởng. Một xác ướp mới được khai quật ở Atacama (Nguồn: IBTimes) "Lễ mai táng có kèm lạc đà là chuyện khá bình thường trong các nền văn hóa tiền Columbia"- Szykulski nói - "Chúng tôi đã thu được rất nhiều thông tin về việc các thiết bị nào đã được sử dụng, ví dụ như những cái rổ và lưới đánh cá, những người đó làm nghề gì, nền nông nghiệp và ngư nghiệp của họ ra sao, họ ăn mặc thế nào, thích đeo đồ trang sức gì và thậm chí là họ chải tóc ra sao". Các nhà khảo cổ Ba Lan sẽ trở lại Peru vào tháng 10 này để tiếp tục hoạt động khai quật. Công việc sẽ vừa diễn ra tại khu vực mai táng nơi họ tìm thấy các xác ướp, vừa ở một điểm kế cận, nơi một số ngôi mộ được cho là thuộc về văn minh Tiwanaku được tìm thấy. Lâu nay người ta vẫn cho rằng dân Tiwanaku không đi xa tới tận đồng bằng châu thổ sông Tambo. Sự phát hiện các ngôi mộ sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết về các nền văn minh tiền Columbia ở Peru. Theo TTXVN
-
Tìm thấy thành phố huyền thoại Atlantis? Theo một nhóm khoa học gia, đã có chứng cứ cho thấy thành phố huyền thoại Atlantis bị chôn vùi trong vùng đầm lầy ở bờ biển nam Đại Tây Dương thuộc Tây Ban Nha. Dấu vết của thành phố bị mất tích Alantis, được cho là bị sóng thần quét sạch hàng ngàn năm trước, cuối cùng đã được phát hiện tại miền nam Tây Ban Nha, cụ thể là phía bắc Cadiz. Theo đó, nơi từng là Atlantis đã bị chôn vùi dưới các vùng đầm lầy trong công viên Dona Ana. Đội ngũ chuyên gia do Mỹ dẫn đầu đến nay vẫn chưa giải thích được tại sao sóng thần lại có thể tràn qua một khu vực 96 km và nhấn chìm toàn bộ thành phố này vào lúc đó. “Đây rõ ràng là sức mạnh của sóng thần”, Reuters dẫn lời trưởng nhóm Richard Freund của Đại học Hartford (bang Connecticut). Hình ảnh Atlantis chìm dưới nước theo miêu tả của Plato - Ảnh: Wikipedia Nhóm các nhà khảo cổ và địa chất học quốc tế vào năm 2009 - 2010 đã sử dụng radar dò tìm dưới lòng đất sâu, cùng các thiết bị đo đạc kỹ thuật số để khảo sát khu vực trên, theo chương trình đặc biệt được phát sóng trên kênh truyền hình National Geographic. Các chuyên gia đã tìm thấy dấu tích một số thành phố được xây theo hình ảnh Atlantis tại miền trung Tây Ban Nha. Họ suy luận rằng nhiều khả năng các cư dân Atlantis thoát khỏi cơn sóng hủy diệt, chạy sâu vào đất liền và xây dựng các thành phố mới. Triết gia Hy Lạp cổ đại Plato từng viết về Atlantis cách đây 2.600 năm, theo đó thành phố này đã bị biến mất dưới sức mạnh của biển cả trong một đêm. Dựa theo miêu tả của Plato, những cuộc tìm kiếm tập trung vào khu vực Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, nơi được cho là nhiều khả năng tìm thấy Atlantis nhất. Theo nhà khoa học Freund, lịch sử ghi nhận khu vực gần Cadiz từng bị sóng thần tấn công. Một trong những đợt sóng thần lớn nhất là vào tháng 11.1755, lúc đó Lisbon đối mặt với cơn sóng cao cỡ tòa nhà 10 tầng. Atlantis bị chôn vùi trong vùng đầm lầy Tây Ban Nha là giả thuyết mới nhất trong số các phát hiện về thành phố này từ trước đến nay. Vào năm 2004, các nhà nghiên cứu đại dương của Mỹ cho hay tìm thấy chứng cứ về Atlantis tại bờ biển đảo Síp, bên cạnh những giả thuyết khác như Địa Trung Hải, Trung Mỹ và thậm chí ở... Nam Cực. 'Atlantis' tiền sử bị sóng thần chôn vùi (TNO) Một khu vực được ví như là "Atlantis thời tiền sử'" trên bờ Biển Bắc có thể đã bị bỏ hoang sau khi hứng đợt tấn công của sóng thần cao 5 m cách đây 8.200 năm. Một công cụ được tìm thấy tại Doggerland - Ảnh: Bảo tàng Khảo cổ quốc gia Hà Lan Sóng thần đã được tạo ra do đất chuồi dưới biển ngoài khơi Na Uy, theo BBC. Kết quả phân tích cho thấy cột sóng cao 5m ập xuống đảo Doggerland, một vùng đất thấp ở biển Bắc ngoài khơi nước Anh, và kể từ đó nó biến mất trong lòng biển, giống như huyền thoại về thành phố bị mất tích Atlantis. “Các bộ lạc thời đồ đá giữa đã rời khỏi Doggerland hơn 8.000 năm trước, khi vụ đất chuồi xảy ra”, BBC dẫn lời tiến sĩ Jon Hill của Đại học Hoàng đế London (Anh). Và sóng thần đã quét sạch những người cuối cùng bám trụ trên hòn đảo đó, theo báo cáo đăng trên chuyên san Ocean Modelling. Tiến sĩ Hill và đồng sự đã sử dụng các mô hình máy tính để kiểm tra những tác động của vụ đất chuồi ở ngoài khơi Na Uy trước khi rút ra kết luận trên. Theo Thanh Niên
-
Chữa mụn nhọt sưng tấy với cây hoa gạo Các bộ phận của cây gạo như hoa, vỏ thân và rễ đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Cây hoa gạo rất quen thuộc đối với người dân nước ta, còn được gọi là mộc miên, cổ bối, ban chi hoa,… Là loại cây cao tới 15m hoặc hơn, cành mọc ngang với những gai hình nón, lá kép chân vịt với 5 - 8 lá chét hình mác hay hình trứng, dài chừng 9 - 15, rộng 4 - 5cm. Các bộ phận của cây như hoa, vỏ thân và rễ đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, toàn bộ cây hoa gạo đều được sử dụng làm thuốc, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng… Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc chỉ huyết; rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, chỉ huyết… Một số bài thuốc theo kinh nghiệm: Bài 1: Chữa suy nhược cơ thể do lao động nặng: Hoa gạo 500g, bí đao 500g, các vị thái nhỏ sao vàng hạ thổ, sắc với 2 lít nước cho nhỏ lửa còn 800ml, chia 4 lần, uống trong ngày, uống trước bữa ăn 30 phút. Bài 2: Chữa đau lưng và đau gối mạn tính: Rễ gạo 60g, rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml nước, sắc còn 250ml nước chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 10 ngày. Bài 3: Sưng nề do chấn thương: Vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Có thể dùng vỏ thân cây gạo 100g. Vỏ gạo cạo bỏ vỏ ngoài, băm nhỏ, giã nát, dùng dấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng. Theo Đông y, toàn bộ cây hoa gạo đều được sử dụng làm thuốc (Ảnh: Internet) Bài 4: Chữa bong gân: Vỏ thân cây gạo, lá náng rửa sạch, giã nhuyễn, băng vào tổn thương, ngày 2 lần. Hoặc vỏ cây gạo 16g (cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu), lá lốt 16g (sao vàng), sắc với 750ml nước, đun nhỏ lửa còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày, uống liền 3 ngày. Bài 5: Chữa ho có đờm do phế nhiệt: Hoa gạo 15g, rau diếp cá 15g, tang bạch bì 10g sắc với 750ml nước, đun nhỏ lửa còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày, dùng liền 5 ngày. Bài 6: Chữa rối loạn tiêu hóa do ăn đồ sống lạnh: Hoa gạo 30g, rửa sạch đổ 550ml nước đun nhỏ lửa, sắc kỹ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày. Hoặc hoa gạo 15g, kim ngân hoa 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g rửa sạch đổ 550ml nước đun nhỏ lửa, sắc kỹ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Bài 7: Chữa đau răng: Vỏ thân cây gạo 20g sắc đặc, ngậm nhiều lần trong ngày. Bài 8: Chữa mụn nhọt sưng tấy: Lấy hoa gạo tươi, giã nát đắp vào nơi có mụn nhọt đang sưng tấy. Ngày đắp 1 - 2 lần sẽ hết đau nhức, chóng khỏi. Theo Lương y Hữu Đức (Sức khỏe & Đời sống
-
Đắk Nông phát hiện hai bộ đàn đá có niên đại hơn 3.000 năm Chiều 29/5, ông Nguyễn Anh Bằng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Đắk Nông, cho biết sáng cùng ngày, người dân địa phương đi làm rẫy đã phát hiện hai bộ đàn đá tại xã Long Sơn (huyện Đắk Mil), với niên đại hơn 3.000 năm. Đàn đá. (Ảnh minh họa: projecthochiminhcity.hku.nl) Sau khi nhận được thông tin, Bảo tàng tỉnh đã phối với các phòng nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông tổ chức khảo sát thực địa, thu thập thông tin tại cơ sở. Bước đầu xác định, bộ đàn đá thứ nhất gồm 10 thanh và bộ thứ hai có bảy thanh. So sánh với các bộ đàn đá khác ở các tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng... cho thấy hai bộ đàn đá này có sự tương đồng về kiểu dáng và giá trị lịch sử, văn hóa. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông đã kiến nghị chính quyền địa phương huyện Đắk Mil chỉ đạo các phòng chức năng cùng với chủ nhân hiện vật lưu giữ, bảo quản kỹ lưỡng hiện vật, không bán, trao đổi, làm hư hại, mất mát... dưới bất cứ hình thức nào để tiếp tục nghiên cứu. Theo Luật Di sản quốc gia, hiện vật được phát hiện trong lòng đất thì thuộc sở hữu quốc gia. Vì vậy, chính quyền địa phương cũng cần vận động chủ nhân tự nguyện giao nộp đàn đá cho Nhà nước để tiện trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản trong giáo dục truyền thống. Theo TTXVN
-
Đông y trị chứng viêm loét miệng Đông y cho rằng bệnh viêm loét miệng là do tỳ vị bị bốc hỏa độc, nhiệt độc gây nên (tỳ vị bị nóng) hoặc người bị âm hư sinh nội nhiệt làm hư hỏa bốc lên gây lở loét ở miệng lưỡi. Theo Đông y, viêm loét miệng là chứng khẩu cam bao gồm nhiệt miệng, nhiệt lưỡi, xuất hiện trên niêm mạc các vết loét đỏ, sưng đau, nặng có thể có mủ. Người mắc bệnh này thường có cảm giác đau nóng rát nhất là khi gặp thức ăn mặn, chua cay, miệng hôi, người cảm giác nóng hay sốt nhẹ, nước tiểu màu vàng, đại tiện táo, lưỡi đỏ. Đông y cho rằng bệnh viêm loét miệng là do tỳ vị bị bốc hỏa độc, nhiệt độc gây nên (tỳ vị bị nóng) hoặc người bị âm hư sinh nội nhiệt làm hư hỏa bốc lên gây lở loét ở miệng lưỡi. Một số bài thuốc chữa bệnh: Bài 1: Hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, cỏ mực 20g, rau má 20g, tang diệp 16g, sài hồ 12g, cam thảo đất 16g, thục địa 12g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Dùng liên tục 5 ngày. Bài 2: Gạo tẻ 100g nấu thành cháo, sau cho bột cát căn 50g vào nấu chín thành cháo ăn trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày. Bài 3: Bí ngô 150g, đậu đen 30g, hạt sen 25g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, đường kính vừa đủ. Bí ngô gọt bỏ vỏ thái miếng. Đậu đen và hạt sen rửa sạch. Gạo nếp, gạo tẻ đãi sạch. Cho tất cả vào nồi, đổ nước hầm cho chín kỹ, đậu đen và hạt sen chín mềm, cho đường vào, thêm 2 - 3 lát gừng đập dập vào quấy đều là được. Múc ra bát ăn nguội. Dùng 3 - 5 ngày. Bí ngô Bài 4: Sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, huyền sâm, hoàng bá, mỗi vị 12g. Sinh địa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g, đan bì, trí mẫu, mỗi vị 8g, cam thảo 4g. Tất cả sắc lấy nước thuốc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày. Mỗi đợt uống từ 5 - 10 thang liền (một liệu trình), nghỉ vài ngày mỗi đợt lại uống đợt khác, uống 2 - 3 đợt. Bài 5: Tế tân 4g, đinh hương 10 - 15 cái, cam thảo (xé tơi) 6g. Cho vào bình kín (để tránh làm bay mất tinh dầu), hãm với nước sôi khoảng 15 - 20 phút rồi gạn lấy nước để nguội và lấy ngậm từng ngụm một lưu giữ trong miệng chừng 2 - 4 phút. Bài 6: Sinh địa, lô căn mỗi thứ 20g, ngọc thông 6g, trúc diệp, ngọc trúc, huyền sâm, tri mẫu, mỗi vị 12g, thạch cao 40g, thăng ma 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần uống trong ngày, cần uống 3 - 5 thang. Sau đó có thể sử dụng lại hai ba đợt nữa cho dứt bệnh, chống tái phát. Nếu viêm loét miệng lưỡi trở thành mạn tính (nghĩa là từng đợt rồi tái phát hay có thể bị liên tục kéo dài) cần được thăm khám toàn diện để có phương pháp điều trị thích hợp, triệt để. Theo BS Thanh Lan (Sức khỏe & Đời sống)
-
Giải mã thành công xác ướp tí hon “mặt đỏ” thời Ai Cập cổ đại Một xác ướp tí hon dài 20 inch (52cm) với niên đại từ năm 600 trước Công nguyên đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia trong suốt hơn 40 năm qua. Trước sự bí ẩn của nó, nhiều người còn nghĩ đây là một xác ướp giả. Xác ướp trên chính thức được biết đến với tên mã là W1013, được đưa tới xứ Wales, Vương quốc Anh từ năm 1971. Xác ướp chỉ dài có 20 inch (52cm), được bọc bằng vải cứng màu vàng sọc xanh với cổ áo rộng và khuôn mặt sơn đỏ. Theo phong tục ướp xác của Ai Cập cổ đại thì sơn mặt đỏ là dành cho đàn ông. Hiện nay xác ướp là một phần trong bộ sưu tập của Trung tâm Ai Cập thuộc trường Đại học Swansea. Người ta tin rằng, xác ướp này có niên đại khoảng từ năm 600 trước Công nguyên. Xác ướp tí hon được sơn mặt đỏ Trong suốt hơn 4 thập kỷ qua, xác ướp tí hon vẫn là một bí ẩn với các chuyên gia nghiên cứu xác ướp. Nhiều chuyên gia tỏ ra bối rối trước một xác ướp có kích thước nhỏ bất thường và những đường nét trang trí rất tinh tế. Thậm chí có một số người còn hoài nghi những nghiên cứu để cố gắng giải mã các chữ nhỏ khắc trên xác ướp là một công việc vô nghĩa trong nhiều thập kỷ qua vì đó chỉ là một xác ướp giả mạo được tạo ra từ thế kỷ 19. Hình ảnh chụp CT cho thấy đây có thể là một xác ướp thai nhi 12-16 tuần tuổi Tuy nhiên, vào ngày 28/4/2014, chuyên gia hình ảnh Paola Griffiths thuộc Khoa Y học, Đại học Swansea đã phân tích xác ướp bằng phương pháp sử dụng máy quét chụp cắt lớp CT. Kết quả bất ngờ tiết lộ, phần lớn các vật chất ở bên trong xác ướp được làm bằng vải lanh. Phía bên trong vải lanh là một vật tối hơn dài khoảng 10cm. Căn cứ vào đó, nhiều chuyên gia đưa ra giả thuyết coi đây là một xác ướp thai nhi vẫn còn ở trong túi nhau thai. Các chuyên gia cũng xác định, với độ dài như vậy thì đó có thể đây là xương đùi của thai nhi phù hợp với tuổi từ 12-16 tuần. Nhà nghiên cứu Paola Griffiths, người chụp CT xác ướp Chụp CT còn cho thấy, ở khu vực tối khác bên trong xác ướp có một lá bùa hộ mệnh và có một khu vực tối giống như các chuỗi hạt hoặc dải tua. Trung tâm Ai Cập của Đại học Swansea khẳng định những gì được phát hiện bên trong bao xác ướp như vậy không hề bất thường. Ngược lại đó lại là cách hành xử khác hẳn với phương Tây ngày nay. Xác ướp được bọc kỹ còn thể hiện người Ai Cập cổ đại rất quan tâm tới những sinh linh bé nhỏ xấu số “Trái ngược với những gì thường làm ở phương Tây ngày nay, có vẻ xác chết thai nhi thường được chăm sóc chu đáo ở Ai Cập cổ đại. Ví dụ, hai chiếc quan tài giữ bào thai được tìm thấy trong khu lăng mộ của vua Tutankhamun và ở New Kingdom có niện đại khoảng năm 1550-1070 trước Công nguyên, cho thấy, dường như một phần phía đông của khu lăng mộ dành cho việc chôn cất không chỉ trẻ nhỏ mà còn cả bào thai và thậm chí cả nhau thai trong các vải băng đẫm máu". "Chúng ta có thể tưởng tượng trường hợp W1013 cũng là thai nhi. Đó là một sự mất mát khủng khiếp của một ai đó, một nỗi đau buồn tuyệt vọng và được để tang bởi cộng đồng”, nhà nghiên cứu Carolyn Graves-Brown của Đại học Swansea cho biết. Theo Dân Việt
-
Nhật Bản ồ ạt rút đầu tư khỏi Trung Quốc Trong lúc căng thẳng biển Đông leo thang do Trung Quốc đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam, báo chí Trung Quốc vừa phải thừa nhận một đòn đau từ Nhật. Chính tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc phải lên tiếng thừa nhận: “Đầu tư từ Nhật vào Trung Quốc giảm ồ ạt”. Dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cuối tháng 5 cho thấy đầu tư của các công ty Nhật Bản tại Trung Quốc trong quý đầu tiên giảm 46,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) thống kê cho thấy, năm ngoái các công ty Nhật Bản đầu tư 9 tỉ USD vào Trung Quốc, giảm 33% so với năm trước nữa. Ding Yibing, giáo sư trường kinh tế của Đại học Cát Lâm, cho biết đầu tư của Nhật vào Trung Quốc suy giảm là một xu hướng trong suốt 3 năm qua. Li Tie, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại quốc tế của Trung Quốc (ITAC), cho biết đầu tư đi xuống vì quan hệ Trung - Nhật đang xấu đi nghiêm trọng trong thời gian gần đây. Chi phí nhân công Trung Quốc ngày càng đắt đỏ "Nhật Bản chuyển sang hữu khuynh và tranh chấp liên quan đến quần đảo Điếu Ngư (Senkaku) làm cho tình hình tồi tệ hơn, dẫn đến sự mất ổn định trong đầu tư và trao đổi thương mại", ông Li chua chát nói.Các nhà đầu tư Nhật Bản đã từng bị thu hút bởi quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc. Nhưng một sự thay đổi lớn chuyển hướng xuống Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác đã hình thành, ông Minoru Arahata, Giám đốc chi nhánh Đại Liên của JETRO cho biết. Số liệu thống kê của tổ chức cho biết, các công ty Nhật Bản đầu tư 22,8 tỉ USD vào Việt Nam và các nước ASEAN khác như Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines trong năm ngoái, cao gần gấp 3 lần với đầu tư vào Trung Quố,c dù Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Nhật hợp tác ngày càng chặt chẽ với ASEAN Ông Arahata nói với Tân Hoa Xã rằng chi phí đất đai và lao động ngày càng tăng của Trung Quốc đã dẫn đến sự quay lưng của các công ty Nhật Bản. Do đó, dòng đầu tư của Nhật chuyển hướng xuống phía Nam với các nước Đông Nam Á, nơi chi phí lao động tiết kiệm hơn nhiều.Masahito Tasuda , giám đốc điều hành JETRO, cho biết đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật Bản đã thay đổi cấu trúc không chỉ vì chi phí lao động ở Trung Quốc mà còn do những bất đồng giữa 2 nước trong vấn đề biển đảo. Rõ ràng, người Nhật không thể ưa thái độ hung hăng của Trung Quốc trên biển như hiện giờ. Đầu tư cho Trung Quốc để Trung Quốc mạnh mẽ rồi gây hấn với Nhật không phải là điều người Nhật mong muốn. Thà Nhật đầu tư xuống phía Nam để giúp các đồng minh trong khu vực mạnh mẽ và đảm bảo an ninh trong khu vực còn tốt hơn. Theo Anh Tú (Một Thế Giới)
-
Đánh bom sân bóng đá, 40 người chết Hôm 1-6, một vụ đánh bom nhắm vào người hâm mộ tại trận đấu bóng đá ở Đông Bắc Nigeria khiến ít nhất 40 người thiệt mạng, một sĩ quan cảnh sát cho biết. Viên chức cảnh sát ở thị trấn Mubi, bang Adamawa – Nigeria, người đã chứng kiến nhiều vụ tấn công trước đây của nhóm Hồi giáo Boko Haram, nói: “Một vụ đánh bom xảy ra tối 1-6 và cho đến thời điểm hiện tại, 40 nạn nhân đã thiệt mạng”. Thông tin viên cảnh sát đưa ra được một y tá tại bệnh viện đa khoa Mubi xác nhận. Người này sau đó từ chối cung cấp thông tin chi tiết cho giới truyền thông vì không đủ thẩm quyền. Cảnh sát cho biết quả bom phát nổ lúc 6 giờ 30 phút (giờ địa phương) ở sân bóng đá Kaban trong lúc khán giả đang rời sân sau khi trận đấu kết thúc. Hầu hết các nạn nhân đều là người hâm mộ và chưa rõ có cầu thủ nào nằm trong số thương vong này hay không. Thủ lĩnh Boko Haram Abubakar Shekau. Ảnh: BBC Adamawa được biết đến là một trong 3 bang phía Đông Bắc bị chính phủ Nigeria đặt trong tình trạng khẩn cấp 5 năm qua vì cuộc nổi dậy do các chiến binh Hồi giáo cực đoan Boko Haram tiến hành.Thị trấn Mubi nằm trong khu vực ít bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột nhất. Tuy nhiên, nơi này từng hứng chịu một vụ thảm sát khủng khiếp hồi tháng 10-2012 tại một ngôi trường cao đẳng kỹ thuật. Nhiều sinh viên bị giết một cách dã man với cổ họng bị cắt. Trong cuộc xung đột với chính phủ, Boko Haram đã giết chết hàng ngàn người kể từ năm 2009. Riêng tháng vừa qua, các vụ đánh bom của nhóm này vào miền bắc và trung Nigeria đã khiến ít nhất 200 người thiệt mạng. Mới đây nhất là vụ bắt cóc 200 nữ sinh ở trường trung học miền Bắc Nigeria khiến cả nước rung động. Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan hôm 29-5 đã ra lệnh thực hiện một chiến dịch quy mô để tiêu diệt hoàn toàn tổ chức Boko Haram nhưng chưa thu được kết quả. Theo P.Nghĩa Người Lao Động
-
9 giải pháp phong thủy cơ bản nên dùng Dưới đây là 9 giải pháp tuyệt vời sẽ mang đến phong thủy tốt lành cho ngôi nhà của bạn và hạnh phúc đến với cuộc sống của bạn: 1. Ánh sáng và gương soi Ánh sáng và gương soi ở đây bao gồm tất cả các đồ vật có khả năng phản chiếu và các loại ánh sáng khác nhau. Từ đèn trần, đèn để bàn, đèn chùm, nến, dải ruy băng... cho tới hầu hết các bề mặt phản chiếu đều là giải pháp chữa trị. Tinh thể đá thạch anh sáng lấp lánh đóng một vai trò rất lớn. Mọi người đều biết rằng hành lang tối tắm dẫn vào nhà làm cho những vị khác tới chơi cảm thấy ảm đảm. Vì thế, thêm ánh sáng để mang lại phong thủy tốt. 2. Cá vàngTrên thế giới, các chuyên gia phong thủy sử dụng giải pháp mạnh mẽ bậc nhất này để tăng thêm nguồn năng lượng hài hòa. Đó là lý do vì sao bạn thường nhìn thấy bể cá vàng trong các phòng chờ tại bệnh viện, phòng khám và nhất là phòng khám nha khoa. 3. Thú nuôi Chó và mèo là hai loại thú nuôi thực sự tốt cho bạn. Bất kỳ loại thú nuôi nào, có nhiều hay ít lông, đều có khả năng tăng cường năng lượng hài hòa ngay lập tức. 4. Cây cảnh và hoa cảnhCây cảnh và hoa cảnh sẽ làm bất kỳ căn phòng nào trở nên sinh động hơn. Đặt một chậu cây xanh bên dưới cầu thang sẽ giúp đẩy năng lượng và nguồn khí khỏe mạnh, dồi dào lên các tầng tiếp theo. 5. Màu sắc Màu sắc là cách nhanh chóng để chuyển đổi một căn phòng có năng lượng xấu. Hãy cẩn thận với nội thất và ngoại thất toàn màu trắng. Chúng có thể làm tiêu hao năng lượng và báo hiệu chuyện buồn, trừ khi bạn kết hợp thêm một chút màu sắc rực rỡ, tươi sáng với màu trắng. 6. Đồ vật chuyển động Đài phun nước, quạt gió, điện thoại di động và thậm chí cả đồng hồ quả lắc đều được liệt kê vào danh sách đồ vật chuyển động trong nhà. Những giải pháp này chuyển động theo hướng vòng tròn hài hòa vẫn mời gọi được phong thủy tốt. Đó là lý do vì sao quạt trần được đánh giá là giải pháp tuyệt vời. 7. Đồ vật có trọng lượng nặng Thử trang trí thêm bức vách ngăn bằng gỗ rộng lớn, tượng hoặc tác phẩm điêu khắc trong nhà. Chúng có khả năng ngăn cản hoặc làm chệch hướng đi của nguồn năng lượng xấu không mong muốn và cả nguồn năng lượng tiến tới quá đột ngột. Tượng và tác phẩm điêu khắc có tác dụng cực kỳ hữu ích nhằm cân bằng lại hình dạng không đồng đều, ví dụ như một ngôi nhà hình chữ L. 8. Âm thanh hài hòaÂm thanh có thể bao gồm tiếng chuông leng keng, tiếng chuông gió, tiếng chim hót, tiếng nước chảy, tiếng gió thì thầm qua hàng tre hoặc cây cối, hoặc thậm chí là tiếng kêu của côn trùng. Khi bạn treo một chiếc chuông gió trong nhà, bạn đã thể hiện sự hài hòa, tinh thần và sự chuyển động. 9. Nhạc cụ Dù đặt ở bất kỳ vị trí nào trong nhà, sáo luôn bảo vệ tinh thần cho bạn và người thân. Bên cạnh sáo trúc - một trong những loại nhạc cụ lâu đời nhất trên thế giới, giờ đây, bạn có thể chọn sáo làm từ thủy tinh, gỗ, bạc hoặc pha lê. Theo Eva