mocmien

Thành viên diễn đàn
  • Số nội dung

    23
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by mocmien

  1. Lịch sử và nghịch lý “trái tim bên trái” TS. DƯƠNG XUÂN THÀNH 33 thảo luận07/03/14 09:59 (GDVN) - Lấy gì đảm bảo rằng chiến tranh xâm lược của ngoại bang sẽ không lặp lại trên dải đất hình chữ S? Lại một lần nữa, Lịch sử bị ngành Giáo dục gián tiếp loại khỏi “cuộc chơi” trí tuệ. Lần trước Lịch sử không được chọn làm môn thi vì trò bốc thăm may rủi của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Bộ GD&ĐT [1], đó là chuyện của người lớn. Lần này, chắc hẳn sự việc đã được “nghiêm túc rút kinh nghiệm” nên người ta giao quyền quyết định cho trẻ con, rủi không có hoặc có rất ít trẻ chọn Lịch sử làm môn thi thì đó không phải là lỗi của người lớn. Âu đó cũng là cái đạo làm quan xưa nay không hề thay đổi. Hình ảnh minh họa Hai Bà Trưng đánh giặc Nhân chuyện này, lại nhớ đến sự lọc lõi của quan trường thủa xưa. Truyện rằng Vua sai hai vị quan văn, quan võ đi tuần sát vùng quê. Quan văn đi trước quan võ chừng một dặm. Một đứa trẻ chăn trâu ngồi trên cây xung đầy quả ven đường, thấy kiệu quan đi bên dưới bèn vặt xung chín ném vào kiệu khiến quần áo quan bị bôi bẩn. Lính hầu thấy thế lôi đứa trẻ xuống định đánh cho một trận. Quan xua tay không cho đánh, lại móc túi cho đứa bé ít tiền rồi đi tiếp. Một lát sau thấy có kiệu đi tới, đứa bé liền trèo lên cây hái quả ném xuống hy vọng sẽ được cho tiền lần nữa. không ngờ quan võ nổi điên lôi đứa bé xuống đánh cho một trận thâm tím mặt mày. Thế mới biết trẻ con ngây thơ, chỉ vì thích tiền đến nỗi bị đòn đau. Quan văn không đánh người không có nghĩa là đứa bé không bị đánh, điều này chỉ quan văn là nhìn thấy trước. Những học sinh ngày nay không phải thi Lịch sử thì vui mừng xé đáp án, vở ghi vứt trắng sân trường, nhiều người phê phán song cũng có người lên tiếng bênh vực. Trẻ em học phổ thông đâu đã đủ lớn để nhìn xa trông rộng, chúng chỉ không thích Lịch sử, chúng đâu có biết sau này lớn lên, rủi có đi thi hoa hậu sẽ có lúc bị “chỉnh đốn” như ý kiến của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn: “Rất nhiều Hoa hậu xưa nay tôi đã từng nghe, hỏi lịch sử đất nước thì không biết gì, hỏi một đằng, trả lời một nẻo. Tôi không muốn nhắc lại, nhưng cả đất nước đều biết… chúng ta cần chú trọng bồi dưỡng cho hoa hậu những kiến thức lịch sử trước các cuộc thi sắc đẹp”. [2] Trẻ con chắc sẽ cảm ơn các “quan văn” Giáo dục vì không không những không bị ép học mà còn được khuyến khích, tạo điều kiện cho các cháu bỏ học Lịch sử, liệu các cháu có lường được khi vào đời không sớm thì muộn sẽ có lúc tiếp xúc với các “quan võ” khác như Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn? Còn hơi sớm để kết luận năm nay có bao nhiêu phần trăm học sinh đăng ký thi môn Lịch sử, tuy vậy có một thực tế từ “ngày xửa ngày xưa” ngành Sư phạm luôn là lựa chọn cuối cùng của học sinh khi đăng ký thi cao đẳng, đại học, trong ngành Sư phạm thì Lịch sử lại cũng luôn thuộc hàng áp chót. Có lẽ đã quá thấm thía câu “nếu anh bắn vào lịch sử bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác” nên thay vì dùng súng người ta dùng “cái tát”. Chiến tranh bảo vệ tổ quốc tại biên giới phía Bắc năm 1979 Không phải chỉ là tát cho Y tế “rơi răng” [3] mà còn là cái tát khiến cho Lịch sử “không còn cái răng mà ăn cháo”. Lâu nay có một quan niêm phổ biến: Lịch sử là sự ghi chép (đôi khi không trung thực) các cuộc chiến, cuộc cách mạng, là các sự kiện diễn ra trong quá khứ… Tìm trong sách giáo khoa lịch sử sẽ thấy đầy rẫy các con số, ngày tháng biến động… Sách giáo khoa trở thành “thánh kinh” mà cả thầy và trò đều phải thuộc lòng. Với món ăn khô cứng như vậy trẻ con nhai vào là “gãy răng” chả cần phải dùng đến… “cái tát”. Việc thế hệ trẻ không hứng thú với môn Lịch sử không phải là chuyện lạ, lạ là ở chỗ người lớn đang “nghe theo” trẻ con, đang để cho trẻ con tự chọn. Đây không phải là tôn trọng quyền trẻ em, cũng không phải là biểu hiện quyền con người, nó giống như cái mà dân gian thường nói “túng quá hóa liều”. Muốn hiểu Lịch sử cần có tư duy triết học, áp đặt quan điểm cá nhân dễ làm méo mó lịch sử. Sẽ rất nguy hại nếu như các chuyên gia, giảng viên lịch sử không quan tâm nhiều đến triết học, xem nhẹ tư duy triết học khi soạn sách giáo khoa cũng như khi dạy học. Các nhà tư tưởng lớn của nhân loại đều thống nhất quan điểm: “Triết học là khoa học của các khoa học”, Hegel thì cho rằng: “Lịch sử và Triết học là hai hình thái tương đương”. Từ đó suy ra Lịch sử, trong một chừng mực nào đó, cũng là khoa học của các khoa học. Sự khác nhau là ở chỗ Triết học nghiên cứu các quy luật, cái mà con người không thể nhìn thấy, không thể sờ nắm được, Lịch sử thì ngược lại, nghiên cứu cái có thật, cái đã và đang diễn ra trước mắt chúng ta. Từng có nhận định ngây thơ rằng những gì đang diễn ra không phải là lịch sử. Chính vì thế C.Mác mới nói: “sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên”. [4] Trái tim con người nằm ở bên trái, đó là sự thật, đó là điều có thể cảm nhận bằng giác quan, ngày nay còn có thể chụp ảnh lưu lại. Trái tim chân chính luôn thuộc về lẽ phải, đó là điều không nhìn thấy, không cầm nắm được, đó là tư duy triết học. Dạy cho trẻ con, rằng trái tim luôn ở “bên trái” mới chỉ là dạy về hình thức chứ không phải là hình thái, đó là sai lầm không thể tha thứ bởi nó sẽ hình thành nên nhận thức sai lệch của học trò. Hạ thấp vai trò môn Lịch sử trong trường phổ thông cũng có nghĩa là hạ thấp vai trò của Lịch sử đất nước. Khi không còn truyền thống, con người sẽ chỉ sống bằng vật chất và những ý tưởng lai căng, rất dễ bị cuốn hút bởi vẻ hào nhoáng của nước ngoài. Ý nghĩ cho rằng trái tim luôn ở “bên trái” có thể khiến người ta nghi ngờ những lẽ phải mà “bên trái” ấy hướng tới, từ nghi ngờ đến phủ nhận chỉ có một giới hạn mong manh. Nếu người ta chỉ nhìn vào cái cụ thể, cái có thể nhìn bằng mắt thì sẽ không cảm nhận được cái ẩn chứa đằng sau, nói như triết lý của đạo Phật: “trong sắc có không, trong không có sắc”, cái nhìn thấy ẩn chứa cái không nhìn thấy. Nói cách khác, tư duy “cầm nắm” chính là nguồn gốc tạo ra trình độ thấp và đó chính là rào cản của tiến bộ. Bức tranh miêu tả cuộc chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma của Hải quân Việt Nam ngày 14-3-1988 được treo tại Phòng Truyền thống của Vùng 4 Hải quân. Vấn đề đặt ra là tại sao cứ động đến lịch sử là người ta lại e ngại? Đặc biệt là môn Lịch sử trong nhà trường. Tại sao bốn mươi năm sau các cuộc chiến chống xâm lược năm 1974, 1979, 1988 trẻ em vẫn không được học về những biến cố đau thương trong quá khứ? Sợ hãi không phải là truyền thống của người Việt, tổ tiên ta luôn hiểu câu nói: “một dân tộc không dám đấu tranh, dân tộc đó xứng đáng làm nô lệ”. Cố tình né tránh, cố tình ru ngủ mình bằng tình cảm này nọ chẳng khác gì gieo mầm sợ hãi cho thế hệ trẻ. Triết học Mác-Lênin khẳng định, sự tiến hóa của nhân loại không theo đường thẳng mà là đường xoắn ốc, vậy phải chăng hôm nay chúng ta đang sống chính là sự sự tái hiện một quá khứ xa xưa nào đó ở mức cao hơn. Theo quy luật ấy lấy gì đảm bảo rằng chiến tranh xâm lược của ngoại bang sẽ không lặp lại trên dải đất hình chữ S? Lấy gì đảm bảo rằng những con “cá lớn” sẽ chuyển sang ăn cỏ mà không nuốt cá bé? Một hệ thống được gọi là cô lập nếu hệ đó không có sự trao đổi năng lượng cũng như vật chất với môi trường ngoài. Trong hệ thống như vậy trạng thái nhiệt tổng thể của nó là không thay đổi, nếu một chỗ nào đó nguội đi thì chỗ khác sẽ nóng lên. Quy luật ấy không chỉ đúng với khoa học tự nhiên mà còn đúng với khoa học xã hội. Chừng nào trái đất vẫn còn cô lập trong vũ trụ thì các cuộc chiến không bùng lên ở nơi này thì sẽ ở nơi khác, thế giới luôn bất ổn. Chỉ khi nào loài người đối mặt với các nền văn minh ngoài trái đất, không còn cô lập thì mâu thuẫn mới có thể đẩy ra ngoài và chiến tranh giữa các quốc gia, dân tộc mới có cơ không bùng nổ. Nhận thức được điều đó để dạy cho con cháu luôn cảnh giác, luôn rèn luyện bản lĩnh của một dân tộc biết chiến đấu và không sợ chiến đấu, điều này không tách rời việc dạy cho thế hệ trẻ lịch sử dân tộc. Vũ khí không phải là yếu tố quyết định thành bại trong cuộc chiến bảo vệ tổ quốc, một chiến binh tự do chiến đấu vì quê hương sẽ mạnh hơn bất kỳ tên lính đánh thuê nào dù chúng được trang bị tận răng. Cảnh tượng học sinh xé Đề cương môn Sử khi nghe tin Sử không phải là môn thi tốt nghiệp. Sự việc xảy ra vào năm trước. (ảnh minh họa) Không thể để tồn tại nghịch lý sinh viên người nước ngoài hiểu lịch sử Việt hơn sinh viên người Việt. Làm mai một lịch sử dân tộc dẫn tới đánh mất truyền thống dân tộc không đơn thuần chỉ là mất cảnh giác mà còn là tiếp tay cho những mưu đồ lâu dài của ngoại bang, đó cũng chẳng khác gì hành động bán nước. Liệu đã đến lúc cần phải có tòa án lương tâm đối với những quyết định thiển cận của một số quan chức thiếu tâm và chưa đủ tầm?
  2. Năm 2013 và những hiện tượng thời tiết cực đoan nhất TVD - theo PLXH | 19/12/2013 - 00:00 Nằm 2013 vừa qua đã chứng kiến những hiện tượng thời tiết cực đoan nhất từ trước đến nay, như nắng nóng kỷ lục tại nhiều nơi trên toàn thế giới, bão và lốc xoáy cực mạnh hay những đợt lạnh kỷ lục và hiện tượng tuyết rơi bất thường. Những hiện tượng này phần nào đã cảnh báo con người về sự thay đổi của tự nhiên, sự biến đổi khí hậu dẫn đến những hậu quả to lớn mà chúng ta phải gánh chịu. Nắng nóng kỷ lục, cháy rừng Rán trứng trên đá dưới cái nắng nóng kỷ lục tại Mỹ. Mùa hè năm 2013 là mùa hè có nhiệt độ cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Vào tháng 7 tại Mỹ, có những nơi nhiệt độ ngoài trời lên tới 54 độ C. Thậm chí nhiệt độ cao đến mức người dân có thể rán trứng trên đá, dưới cái nắng và nhiệt độ cao kỷ lục tại các bang California, Arizona và những khu vực khác ở miền Tây nước Mỹ. Tại Trung Quốc dưới nhiệt độ 42 độ C có thể nấu nướng trên đường cao tốc mà không cần bếp. Châu Á cũng phải hứng chịu những đợt nắng nóng kỷ lục, khiến hàng chục người chết và hàng tram người phải nhập viện. Tại Nhật Bản, nhiệt độ cao nhất đo được ngoài trời là 41 độ C, tại Hàn Quốc là 39 độ C. Đặc biệt tại Trung Quốc, có lúc nhiệt độ lên tới 42,5 độ C và được ghi nhận là kỷ lục trong vòng 140 năm qua. Với nhiệt độ cao như vậy, thậm chí trứng gà cũng được ấp nở ngay trên đường và người dân có thể nấu nướng trên đường cao tốc mà không cần bếp. Vụ cháy rừng nghiêm trọng vào tháng 8 tại Mỹ. Tháng 8 vừa qua tại Mỹ đã phải chứng kiến vụ cháy rừng nghiêm trọng nhất từ trước tới nay. tình trạng cháy rừng ở Mỹ, đặc biệt ở các bang California, Los Angeles bắt đầu bùng nổ từ giữa tháng Tám sau thời gian nắng nóng kéo dài. Các đám cháy lan rộng tới 600 km vuông, thiêu trụi các khu rừng và vườn quốc gia, 5.000 hộ gia đình sống gần các khu rừng đang trong tình trạng bị đe dọa. Hơn 2.800 nhân viên cứu hỏa đã được huy động để tham gia vào công tác chữa cháy. Lũ cuốn, vòi rồng Lũ quét tại Ấn Độ diễn ra vào tháng 6. Lũ lụt tại miền bắc Ấn Độ diễn ra vào tháng sáu năm 2013, khiến 600 người thiệt mạng. Lượng mưa đổ xuống bang Uttarakhand và Himachal Pradesh kể từ khi mùa mưa bắt đầu cao gấp ba lần so với mức trung bình hằng năm. Tại Uttarakhand đã có ít nhất 21 cây cầu đã bị sập. Chính quyền đã thiết lập 40 trại di tản để cung cấp thực phẩm, nước ngọt và thuốc men cho người dân địa phương cũng như du khách. Trong khi đó, ở bang Himachal Pradesh, hơn 500 ngôi nhà đã bị cuốn trôi, ít nhất 10 người thiệt mạng do lở đất. Trận lũ lụt lớn nhất trong lịch sử hơn 30 năm qua ở Colorado (Mỹ). Trận lũ lụt lớn nhất trong lịch sử hơn 30 năm qua ở Colorado (Mỹ) đã khiến bốn người thiệt mạng. Lực lượng cảnh vệ quốc gia đã phải huy động cả phương tiện quân sự để sơ tán khoảng bốn nghìn người dân. Lượng mưa lớn kỷ lục đã gây sạt lở đường xá và phá hỏng nhiều tòa nhà. Những thành phố lớn nhất trong tiểu bang bị ngập lụt trong nước lũ. Trận lụt thế kỷ tại Châu Âu. Châu Âu cũng phải hứng chịu đợt lũ khủng khiếp nhất trong vòng 70 năm qua. Sec là nước bị thiệt hại lớn nhất do lũ, tiếp tới là Áo, Đức, Slovakia.. Nước sông Danube chảy qua thành phố biên giới Passau của Đức, giáp với Áo đã lên trên 12 m trong ngày hôm nay (3/6), mức cao kỷ lục kể từ thế kỷ 16. Theo các hãng truyền thông Đức, thành phố Passau gần như bị nhấn chìm trong nước lũ. Ngày 20/5, một cơn lốc xoáy cực mạnh có cường độ EF5 (mức cao nhất trong thang đo sức mạnh lốc xoáy) quét qua thành phố Moore, hạt Oklahoma, Mỹ và khu vực lân cận khác. Thiên tai kinh hoàng làm chết ít nhất 51 người và làm bị thương hơn 145 người, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 1,5 đến 3 tỷ USD. Động đất Ngày 20 tháng 4, một trận động đất kinh hoàng đã tàn phá tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc với cường độ lên tới 7 độ richter. Trận động đất mạnh đến mức người dân ở những tỉnh xung quanh và ở thủ phủ Thành Đô đều cảm nhận rõ rệt sự rung lắc. Nhiều người hoảng loạn lao ra khỏi các tòa nhà cao tầng. Sau trận động đất 7 độ richter, người ta còn ghi nhận một loạt những dư chấn sau đó, trong đó có dư chấn mạnh tới 5,1 độ richter. Ngày 24 tháng 9 năm 2013, một trận động đất xảy ra tại Pakistan với cường độ 7,7 độ Richter ở độ sâu 20 km, chấn tâm cách huyện Awaran của tỉnh Balochistan, Pakistan 66 km về hướng đông bắc. Ít nhất 238 người thiệt mạng, trong đó có 208 người tại huyện Arawan và thành phố Turbut, 30 người còn lại ở huyện Kech. Khoảng 382 người bị thương và vẫn còn nhiều người nằm dưới đống đổ nát. Chấn động của trận động đất có thể được cảm thấy tại New Delhi ở Ấn Độ và thậm chí cả Dubai, trong khi người dân thành phố Ahmedabad, Ấn Độ, ở gần biên giới Pakistan bỏ chạy trong hoảng sợ ngoài phố. Trận động đất đã kiến tạo một khối cao từ 6 tới 9 m nổi lên trên biển Ả Rập, giống như một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển Gwadar. Hòn đảo có đường kính khoảng 30 m, cách bờ biển khoảng 1,6 km. Siêu bão Vào tháng 11, cả thế giới đã phải chứng kiến cơn bão Haiyan mạnh nhất trong lịch sử từ trước đến nay càn quét qua Philippines. Ở cường độ mạnh nhất, Haiyan tốc độ gió tối đa duy trì trong 10 phút là 230 km/ và tốc độ gió tối đa duy trì trong 1 phút là 315 km/h. Tính đến ngày 23.11, tổng số người thiệt mạng do siêu bão Hải Yến đã tăng từ 4.015 lên hơn 5.200 người và 1.613 người mất tích. Thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu có thể lên đến 1,4 tỷ USD. Thời tiết lạnh và bão tuyết bất thường Ngày 12/2, khu vực đông bắc Mỹ đã chìm ngập dưới một lớp tuyết dày Trận bão tuyết kỷ lục trong gần 60 năm gần đây ở khu vực này đã gây rối loạn trong ngành hàng không và khiến gần 200.000 người bị mất điện. Cơ quan khí tượng nhận định đây là cơn bão tuyết đầu tiên này có qui mô lớn với sức gió khoảng 120 km/giờ và có thể gây nguy hiểm. Theo cơ quan khí tượng quốc gia, Công viên Trung tâm, trái tim của New York đã ghi nhận mức tuyết kỷ lục kể từ mùa đôngnăm 1947 với lớp tuyết phủ dày 68,3 cm. Tuyết rơi dày tại Jerusalem. Trung Đông cũng phải hứng bão tuyết tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Tại Jerusalem, tuyết dày tới 38-50 cm. Đây là lượng tuyết nhiều nhất trong tháng 12 trong ít nhất 60 năm. Nhiệt độ lạnh cũng lan rộng khắp Trung Đông. Tại thủ đô Cairo của Ai Cập ghi nhận tuyết rơi lần đầu tiên trong hơn 100 năm. Tuyết rơi ở Ai Cập là hiện tượng cực kỳ hiếm gặp. Tuyết trắng cũng bao phủ nhiều nơi tại thủ đô của Ai Cập hôm 13/12. Trang thời tiết The Weather Channel cho biết, hiện tượng này là cực kỳ hiếm ở đất nước kim tự tháp bởi ngay cả những cơn mưa cũng được coi là xa xỉ. Lượng mưa đo được hàng năm ở Ai Cập chỉ vỏn vẹn 25 mm. Tuyết rơi sớm bất thường tại Sapa. Tại Việt Nam, hiện tượng tuyết rơi bất thường cũng xảy ra tại Sapa, Lào Cai. Tuyết dày ở mức 10 cm và nhiệt độ trong ngày đo được là 2 độ C. Hiện tượng không khí lạnh kèm theo mưa tuyết ở Sa Pa trong những ngày qua là hiện tượng kỳ lạ, hiếm gặp. Sau 51 năm, đến nay mới có một đợt mưa tuyết rơi vào giữa tháng 12.
  3. Thế giới đang ở giai đoạn đầu của khủng hoảng kinh tế mới Rất có thể nền kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của một cuộc khủng hoảng mới có qui mô toàn cầu. Một lần nữa, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lại nằm ở “mắt bão”. Bài báo này được đăng tải trên chuyên trang phân tích chính trị kinh tế Project Syndicate. Trong bối cảnh Fed cố gắng kết thúc chương trình nới lỏng định lượng (QE), rất nhiều thị trường mới nổi đột nhiên nhận ra họ đang bị “mắc kẹt”. Thị trường tiền tệ và TTCK Ấn Độ và Indonesia lao dốc trong khi Brazil, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ đều bị ảnh hưởng. Khi cuộc khủng hoảng 2008 – 2009 nổ ra, Fed vẫn một mực khẳng định rằng mình vô tội, rằng những chính sách kích thích tiền tệ quy mô lớn không có bất kỳ mối liên hệ nào với bong bóng bất động sản và tín dụng. Lần này, lập luận tương tự cũng được đưa ra, bất chấp sự thật là nếu như QE không được thực hiện ồ ạt tại các thị trường phát triển kể từ năm 2009 và đẩy lãi suất xuống mức lãi suất siêu thấp, dòng tiền nóng sẽ không ồ ạt đổ vào các thị trường mới nổi nhằm tìm kiếm mức lợi suất cao hơn. Cũng giống với thời kỳ giữa những năm 2000, Fed cũng đưa ra một loạt lý do để khẳng định không chỉ một mình Fed là “tội đồ”. Các nước khác cũng ồ ạt thực hiện nới lỏng tiền tệ chưa từng có. Hơn nữa, các nền kinh tế mới nổi kể trên có cùng một điểm chung: thâm hụt cán cân vãng lai quá lớn. Vấn đề nằm ở sự mất cân bằng Theo thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, thâm hụt cán cân vãng lai của Ấn Độ sẽ ở mức khoảng 5% GDP trong giai đoạn 2012 – 2013, tăng gần gấp đôi so với mức trung bình 2,8% của thời kỳ 2008 – 2011. Tương tự, Indonesia có thâm hụt cán cân vãng lai ở mức 3% GDP trong giai đoạn 2012 – 2013 và 0,7% giai đoạn 2008 – 2011. Các số liệu cũng chỉ ra xu hướng tương tự ở Brazil, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Thâm hụt cán cân vãng lai quá lớn là dấu hiệu cơ bản của một nền kinh tế ở giai đoạn tiền khủng hoảng. Nói cách khác, nền kinh tế đang đầu tư nhiều hơn tiết kiệm. Cách tốt nhất để duy trì tăng trưởng trong trạng thái thâm hụt là đi vay cùng với tiết kiệm từ nước ngoài. Đây chính là điểm mấu chốt giúp QE có thể hoạt động. QE cung cấp nguồn vốn từ các nước phát triển với các nhà đầu tư đang tìm kiếm mức lợi suất cao hơn. Do đó, điều này cho phép các nền kinh tế mới nổi duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ. IMF tính toán kể từ khi QE lần đầu tiên được tung ra năm 2009, các nền kinh tế mới nổi đã đón dòng vốn tích lũy có giá trị lên tới gần 4.000 tỷ USD. Nguy hiểm hơn, dòng vốn này khiến các nước mới nổi nhầm tưởng rằng họ có thể duy trì tăng trưởng bất chấp nền kinh tế mất cân đối và không bị thị trường trừng phạt. Có thể nói, đây chính là đặc điểm phổ biến của nền kinh tế toàn cầu hiện đại. Thay vì chấp nhận tăng trưởng chậm chạp hôm nay để đổi lấy tăng trưởng bền vững hơn trong tương lai, các chính trị gia và nhà hoạch định chính sách lại lựa chọn con đường tắt đầy rủi ro. Châu Á chính là ví dụ điển hình cho trường hợp này. Dường như cho đến thời điểm này Indonesia và Ấn Độ vẫn chưa thể rút ra bài học từ cuộc khủng hoảng 1997 – 1998 (khi thâm hụt cán cân vãng lai là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tài chính). Thậm chí, căn bệnh này còn lây lan sang cả các nước phát triển. Trên thực tế, thâm hụt cán cân vãng lai của Mỹ trong thời kỳ giữa những năm 2000 chính là dấu hiệu rõ ràng cảnh báo về sự méo mó của nền kinh tế khi bong bóng tài sản bắt đầu manh nha. Khủng hoảng nợ công ở châu Âu cũng là hệ quả của hiện tượng cán cân vãng lai mất cân bằng. Trong khi các nước ngoại biên eurozone (đặc biệt là ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha) có cán cân thâm hụt nặng nề, các nước vũng lõi (như Đức) có thặng dư lớn. Các thống đốc NHTW đã làm tất cả mọi thứ có thể trong phạm vi quyền lực của họ để giải quyết vấn đề. Dưới sự lãnh đạo của Ben Bernanke và người tiền nhiệm Alan Greenspan, Fed đã giải quyết được bong bóng tài sản và bong bóng tín dụng, thậm chí còn biến chúng thành động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Bernanke còn “mạnh miệng” nhận định vận may tăng trưởng mà QE mang lại cho các nước mới nổi có thể dư sức bù đắp cho những ảnh hưởng tiêu cực xuất phát từ dòng tiền nóng. Tuy nhiên, chiến lược rút khỏi QE của Fed lại khiến thanh khoản chạy từ các thị trường mới nổi về quê nhà. Mặc dù Fed mới chỉ phát tín hiệu “giảm dần cho đến hết” gói kích thích, thị trường tài chính đã phản ứng rất nhanh nhạy. Bất chấp Fed hứa hẹn mọi thứ sẽ diễn ra từ từ (lãi suất sẽ không tăng cho đến năm 2014 hoặc 2015), thị trường biến động rất mạnh chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Tuân theo cơ chế thông thường, giờ đây chênh lệch lợi suất theo rủi ro lại là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến TTCK của các nước mới nổi. Không có gì đáng ngạc nhiên, các nền kinh tế có thâm hụt cán cân vãng lai lớn nhất bị ảnh hưởng nặng nhất. Các nước này bị mắc kẹt trong “cái bẫy” chính sách: chính sách phòng vệ chính thống trong kịch bản đồng nội tệ lao dốc thường dẫn đến lãi suất tăng lên và điều này gây áp lực đè nặng tăng trưởng kinh tế. Khi nào thì điều này dừng lại? Không ai có thể biết. Đó là kịch bản xảy ra ở châu Á thời kỳ cuối những năm 1990 cũng như ở Mỹ năm 2009. Tuy nhiên, với hơn một chục cuộc khủng hoảng đánh vào nền kinh tế thế giới kể từ đầu những năm 1980 đến nay, thông điệp sau là không thể sai: mất cân bằng không bao giờ tạo ra tăng trưởng bền vững, bất chấp các NHTW có cố gắng đến đâu trong việc giải quyết hậu quả. Thu Hương Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider
  4. Siêu non bộ trên mái. Đúng là điếc không sợ súng: Kỳ quái biệt thự đá mọc trên nóc chung cư 26 tầng Nếu nhìn từ xa, khu "vườn kiểng" trên chỉ trông giống như một đỉnh núi nhưng nếu nhìn kỹ có thể thấy hẳn một tòa nhà ẩn bên trong và được trang bị cửa kính khá hiện đại. Căn biệt thự có một không hai này đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới sau khi xuất hiện trên truyền thông quốc tế hôm 13/8. Chủ nhân của biệt thự là giáo sư Zhang Lin, người đã dành ra 6 năm để xây ngôi biệt thự có diện tích tới hơn 800 m2 trên nóc ngôi nhà chung cư 26 tầng tại thủ đô Bắc Kinh. Công trình kỳ quặc cao hai tầng này tọa lạc ngay trên một khu dân cư cao cấp phức hợp có tên Park View tại quận Haidian của Bắc Kinh, một khu vực có nhiều tòa nhà chính phủ và trường đại học. Nó đã khiến người dân địa phương phản ứng suốt nhiều năm qua. Zhang đã chuyển hàng tấn đá và lá lên nóc nhà để thực hiện công trình mà ông gọi nó là "vườn kiểng," trông từ xa giống như phong cảnh trong bức tranh thủy mặc truyền thống của Trung Quốc, với nhiều hòn giả sơn chồng lên nhau. Nếu nhìn từ xa, khu "vườn kiểng" trên chỉ trông giống như một đỉnh núi nhưng nếu nhìn kỹ có thể thấy hẳn một tòa nhà ẩn bên trong và được trang bị cửa kính khá hiện đại. Các quan chức quản lý khu đô thị quận Haidian nay tuyên bố sẽ dỡ bỏ ngôi nhà sau 15 ngày nếu người chủ không trình ra giấy phép hợp lệ. Một số hình ảnh về căn biệt thự đá Trong thực tế, căn nhà này được xây dựng lên mà chưa có giấy phép. Căn nhà đã gây ra những vết nứt trên trần và tường nhà những người hàng xóm, có hộ còn phải chịu những vết rò từ đường ống bị vỡ. Không chỉ có vậy, những nhà hàng xóm còn phải bắt buộc phải sống chung với tiếng ồn và những khó chịu khác do việc xây dựng gây ra, có người gọi ông Zhang là một “kẻ gây rối”. Một số người láng giềng của ông Zhang cho biết suốt những năm qua họ đã bị ông dọa nạt, ngược đãi. Một cụ ông 77 tuổi thậm chí còn bị ông Zhang đánh nhiều lần và cuối cùng phải dọn đi nơi khác. Trong khi đó cảnh sát Bắc Kinh lại dường như không quan tâm. Chính quyền chỉ bắt đầu có hành động sau khi các bức hình chụp được truyền thông Trung Quốc đăng tải rộng rãi hôm 12/8. Lan Anh Theo Trí Thức Trẻ/Amusingplanet/New.world
  5. Lại có câu hỏi của Sư Phụ trong topic này. Thưa Sư phụ, theo bài trích dẫn trên của Mars, có thể tìm thấy câu: When temperatures go either below zero or above infinity on the positive region of this scale, they end up in negative territory Infinity là vô cùng trong toán học.ký hiệu là : ∞. Chứ không liên quan đến Thái cực hay các khái niệm khác của lý học Đông phương ạ.
  6. Tình cờ được đọc topic này. Thưa Sư phụ, theo bài trích dẫn trên của Mars, có thể tìm thấy câu: When temperatures go either below zero or above infinity on the positive region of this scale, they end up in negative territory Infinity là vô cùng trong toán học.ký hiệu là : ∞ Chứ không liên quan đến Thái cực hay các khái niệm khác của lý học Đông phương ạ.
  7. Mộc Miên từ Hà Nội xin được Kính chúc Sư Phụ Thiên Sứ và toàn thể Trung tâm ta một năm mới AN KHANG, THỊNH VƯỢNG. VẠN SỰ NHƯ Ý. GẶT HÁI NHIỀU THÀNH CÔNG TRÊN CON ĐƯỜNG HỌC THUẬT QUẢNG BÁ SÂU RỘNG ĐẾN NHÂN DÂN TRONG NƯỚC GIỚI THIỆU VĂN HOÁ VIỆT ĐẾN TOÀN THẾ GIỚI Cám ơn Sư Phụ và Ban giảng huấn, các sư huynh, sư tỷ đã hướng dẫn, dìu dắt anh chị em học viên từ các miền đất nước nhận thức và bước vào học tập, nghiên cứu kho báu của dân tộc. Mộc Miên
  8. 9 lời tiên đoán cho nhân loại 100 năm tới Tuần trước chúng ta đã nhắc đến 10 điều dự đoán chính xác của một kỹ sư người Mỹ năm 1900 dành cho hiện tại; còn hôm nay chúng ta sẽ xem 9 điều dự đoán cho 100 năm tới. Những tiên đoán thế kỷ thành sự thật Sau khi 10 tiên đoán của kỹ sư Watkins người Mỹ biến thành sự thật, BBC đã có một cuộc tham khảo ý kiến độc giả để đưa ra những dự đoán về số phận con người trong 100 năm tới. Trải qua nhiều lần tổng kết, phân loại cùng với sự giúp đỡ của nhà nghiên cứu tương lai Pearson, BBC đã lọc ra được những dự đoán có xác suất cao nhất. 1. Đại dương sẽ trở thành một nông trại lớn không chỉ để nuôi cá Đúng như vậy, tương lai cả thế giới sẽ có 10 tỉ người phải nuôi dưỡng và thiên nhiên trên mặt đất không theo kịp điều đó. Vì vậy đại dương sẽ là nơi canh tác mới với nhiều loại thực phẩm chứ không đơn giản là cá như hiện nay. Một trong số đó là tảo và các loại rong biển, đây có thể là nguồn cung cấp thực phẩm quý giá và cũng có khả năng phục hồi các vùng nguyên liệu hóa thạch dưới đáy biển. Khả năng xảy ra: 10/10 2. Máy tính giúp con người tăng gấp đôi khả năng hoạt động của não Đối với nhiều người có thể điều này sẽ đến sớm hơn - vào khoảng năm 2050, còn lại phần đa chúng ta sẽ đạt được vào năm 2075. Trong thế giới hiện đại, máy tính sẽ trở thành một phần và giúp bộ não của con người có những khả năng hoạt động gấp 2 lần bình thường. Khi điều này xảy ra vào cuối thể kỷ này đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều người làm việc với khả năng vượt trội. Điều này sẽ làm cho chúng ta có một cuộc sống cạnh tranh hơn. Khả năng xảy ra: 10/10 3. Khả năng thần giao cách cảm Đây được xem như một khía cạnh của sự phát triển bộ não loài người. Những suy nghĩ của chúng ta sẽ được định vị tại một số phần của bộ não, sau đó chuyển trực tiếp đến những bộ não khác. Khi đó việc truyền thông tin qua ý nghĩ sẽ đơn giản như cách chúng ta chia sẻ thông tin thông qua mạng internet hiện nay. Khả năng xảy ra: 10/10 4. Thành công trong kiểm soát năng lượng từ phản ứng hạt nhân Điều này có thể thực hiện được vào năm 2045-2050, nhưng chắc chắn sẽ được thực hiện vào năm 2100. Các nhà khoa học cho rằng khả năng xảy ra của giả thuyết này là rất cao và đây cũng là một con đường mới giúp con người ít phụ thuộc vào các loại năng lượng hiện có hơn. Thời điểm đó có lẽ những loại năng lượng chính sẽ bao gồm khí hóa thạch, mặt trời, gió và năng lượng hạt nhân. Khả năng xảy ra: 10/10 5. Những con người vô cùng thông minh và bất tử Từ những công nghệ về ADN và robot, các nhà khoa học sẽ tiến đến việc sản xuất ra những con người vô cùng thông minh và bất tử. Ra đời những con người thông minh và bất tử do sự kết hợp giữa cơ thể và các linh kiện điện tử. Nhiều khả năng họ sẽ liên kết bộ não với các linh kiện điện tử để có được cuộc sống bất tử cũng như thông minh hơn rất nhiều. Tuy nhiên để đạt được điều đó, con người sẽ phải có một quá trình lâu dài để sống đợi đến khi công nghệ này ra đời. Khả năng xảy ra: 9/10 6. Một đồng tiền chung cho toàn thế giới Điều này là rất chính đáng, hiện tại đã có những đồng tiền điện tử được sử dụng tại nhiều nơi trên khắp thế giới. Vào giữa thế kỷ này, có thể sẽ là một số đồng tiền mang tính khu vực còn tồn tại song song với tiền điện tử, nhưng dự đoán cuối thế kỉ tất cả sẽ bị loại bỏ, chỉ còn lại một loại tiền duy nhất. Khả năng xảy ra: 8/10 7. Nam Cực sẽ trở thành nơi kinh doanh Thời điểm hiện tại có thể Nam Cực vẫn chỉ là những mảnh đất đầy băng và hoang vắng mặc cho những người có mặt ở đấy khai hoang. Tuy nhiên trong 100 năm tới, nơi đây có lẽ sẽ được khai thác một cách triệt để và chia ra những phần nhỏ hơn để phục vụ kinh doanh. Tuy nhiên để có được quyền kinh doanh và khai thác tại đây, các nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận việc sử dụng các loại công nghệ không gây ảnh hưởng đến tự nhiên. Khả năng xảy ra: 8/10 Hôn nhân đồng tính sẽ trở nên phổ biến hơn. 8. 80% các quốc gia trên thế giới sẽ chấp nhận hôn nhân đồng tính Điều này là hiển nhiên khi mà hiện tại một số nước phương Tây đã chấp nhận điều này. Khi đó mỗi người đồng tính có thể lựa chọn người kết hôn với mình thoải mái, thậm chí là những người bình thường. Tuy nhiên tại một số khu vực, có thể điều này vẫn sẽ bị cấm do các quan niệm tôn giáo. Khả năng xảy ra: 8/10 9. Khả năng điều khiển thời tiết Hiện nay đã có một số công nghệ điều khiển thời tiết như việc can thiệp vào các cơn lốc xoáy và mưa. Trong 100 năm tới hứa hẹn con người sẽ tạo ra được những loại công nghệ mới để có thể kiểm soát thời tiết khi chúng ta cần. Tất nhiên chúng không đủ rẻ để sử dụng một cách thường xuyên, tuy nhiên những nơi có nguy cơ cao và trong các trường hợp nguy hiểm thì công nghệ này sẽ phát huy tác dụng. Theo Tùng Đinh. VTC News
  9. Các già niệm Phật Thụ lộc Thánh. Chộp vội. (Không kịp bố cục)
  10. Tuấn Dương đang tác nghiệp. Toà sen thờ Quán Thế Âm Bồ tát. Cầu đá Dòng đời U tịch Soi bóng
  11. Xin cảm ơn Sư Phụ giới thiệu. Cảm ơn anh Hạt gạo làng động viên. Ảnh trên may mắn chộp được bên ao chùa Nôm. Âu cũng là cái duyên của cả đoàn trong một ngày đẹp trời.
  12. Thưa Sư Phụ, vâng ạ. Để anh em CLB thu xếp. Được ngày cuối tuần như Sư Phụ nói thì tiện hơn cho số đông. @phamhung, tuyeminh: Nhờ Ban thư ký CLB báo anh em khác nhé. Anh có 1 xe và 1 máy ảnh, có thể thêm xe Mickey ?!. Ban thư ký liên lạc nhé. Thanks.
  13. Con xin được tháp tùng Sư phụ. Mộc Miên.
  14. Thưa Sư phụ, mang tính ước lệ, con liên tưởng đến cách chữa bệnh của Tây y (phần lớn chỉ tập trung dập tắt triệu chứng, phù hợp cấp cứu) với cách chữa bệnh của Đông y (giải quyết triệt để căn nguyên, chậm hơn, nhưng hiệu quả lâu dài, bền vững). Vì hai lối tư duy "Phương Tây" (Âu-Mỹ): phân tích = "chia cắt". Giúp họ đi rất sâu và đạt trình độ rất cao theo kiểu "thực chứng". Phương Đông : tổng hợp = xét tác động của đa yếu tố đồng thời. Gieo hạt thóc xuống hồi hộp nhiều tháng, chăm lo "nước, phân, cần, giống,..." (chủ quan), cầu mong "mưa thuận gió hòa,..." (khách quan), mới biết là no ấm hay trắng tay vụ ấy . Nên đôi khi thiên về định tính mà "thiếu" định lượng ở mức đủ để dễ phổ biến cho đại đa số. Việc quảng bá và quan trọng hơn là ứng dụng, phát triển PTLV để tham gia tích cực sâu rộng vào đời sống xã hội là cần thiết, song hành với nó phải dần gỡ bỏ rào cản do hạn chế trong nhận thức. Một trong những chức năng của Diễn đàn của chúng ta là một công cụ như vậy. Cám ơn Sư phụ đã định hướng cho những anh em say mê được học hỏi và trao đổi, từng bước nâng cao hiểu biết và "giác ngộ" dần.
  15. ========================= Kinh tế thế giới sẽ còn khó khăn trong 7 năm nữaLink: http://cafef.vn/2011...g-7-nam-nua.chn Giá nhà đất tại Anh đã hạ tới 4 tháng liên tiếp. Ông Wolfgang Schaeuble, Bộ trưởng Tài chính Đức, dự báo kinh tế toàn cầu sẽ đương đầu với 7 năm khó khăn bởi kết quả trực tiếp của chính sách thắt chặt tài khóa, quan chức hàng đầu nước Mỹ đặt câu hỏi về tính hiệu quả của các biện pháp thắt chặt ngân sách. Trong buổi họp với sự tham gia của nhiều kinh tế gia đại giải Nobel tại đại học University of St. Gallen tại Thụy Điển, ông khẳng định sẽ mất nhiều năm các biện pháp thắt chặt ngân sách mới phát huy hiệu quả. Ông Schaeuble nói: “Sẽ có thể còn 7 năm khó khăn trước mắt mà kinh tế thế giới phải đương đầu. Cần phải biết cân bằng giữa khó khăn trong ngắn hạn và lợi ích dài hạn.” Bộ trưởng Tài chính Đức nhấn mạnh cần đến sự hợp tác về chính sách kinh tế giữa các nước châu Âu để đảm bảo tăng trưởng trong dài hạn. Ông nói: “Để cân bằng tốt giữa mục tiêu trung và dài hạn, cần đến sự hợp tác về chính sách tài khóa và cải tổ cấu trúc tại Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp.” Công ty nghiên cứu về thị trường nhà đất Anh công bố giá nhà tại Anh tháng 8/2011 hạ đến tháng thứ 4 liên tiếp bởi nhu cầu nhà có thể suy yếu hơn trong năm nay. Hometrack công bố giá nhà tại Anh tháng 8/2011 hạ 0,1% so với tháng 7/2011 và hạ 3,7% so với cùng kỳ năm 2010. Tại London, giá nhà tăng 0,1%. Ông Richard Donnell, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Hometrack, nhận xét: “Tâm lý người tiêu dùng yếu, áp lực lên thu nhập gia đình và triển vọng kinh tế bất ổn nhiều khả năng sẽ khiến nhu cầu mua nhà giảm mạnh hơn trong suốt khoảng thời gian còn lại của năm. Áp lực giảm giá nhà trong mùa thu sẽ lên cao hơn.” Nhật Vũ Theo TTVN ========================= Thưa Sư phụ, các chuyên gia cũng đã cẩn trọng hơn trong nhận định thay vì mong muốn ổn định tâm lý xã hội với ý chí chủ quan.