-
Số nội dung
75 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Bach Dang Giang
-
Bài Rồng lội ngược từ dưới sông lên này BĐG có theo dõi trên diễn đàn. Hôm rồi có lang thang bằng thuyền trên sông Đáy ghé viếng đền Đức Thánh Cả. Thì nhìn thấy lối dẫn lên cổng đền cũng có một cặp rồng lội ngược từ dưới sông lên. Cứ nghĩ cặp rồng này giống cặp rồng ở bài viết trên diễn đàn, hóa ra ra là không phải, nhân tiện BĐG hỏi người lái đò về cặp rồng này sao lại mới thế, cặp rồng cũ đâu, người lái đò cho hay họ đã dỡ bỏ cặp rồng cũ, và thay vào cặp rồng mới này đây. BĐG gửi đến thành viên diễn đàn tham khảo thêm. Thủy lộ vào đền Từ mạn thuyền Cận ảnh BĐG
-
-
Chào Xuka, Cám ơn em, anh đã từng gửi ảnh tham gia lên mục này rồi đấy chứ, nhưng không hiểu sao có gì trục chặc hay lâu quá anh không gửi nên nhầm lẫn về thao tác. Để anh làm lại. BĐG
-
Hi Rin86, I read your topic are relative in Táo Quân (Three Kitchen God), let permit me bring the hawker food of Vietnamese insert your topic for more rich of contents. As Ancient Oriental Astrology called: equalize or stabilization "Âm" ~ "Dương" . VietNamNet Bridge – CNN Go, CNN’s travel website, has selected Hanoi as one of the Asia's 10 greatest street food cities. The list also has Penang of Malaysia, Seoul of South Korea, Bangkok of Thailand, Fukuoka of Japan, Taipei of Taiwan, Singapore, Manila of Philippines, Phnom Penh of Cambodia and Xian of China. CNN Go describes Hanoi as “the birthplace of many quintessential Vietnamese dishes, such as Pho and Bun cha, and the city is often cited as one of the world's great food capitals.”According to CNN Go, Hanoi is also a street-eater's paradise, with a plethora of options for those who want to eat like a local. In fact, many swear that the best food in Hanoi is found on the sidewalk, with dishes that often feature fish sauce, lemongrass, chilies, and cilantro and other fresh herbs. “The city, which celebrated its 1,000th birthday last year, has put those centuries to good use perfecting its curbside nibbles. Although vendors often cook in small shop fronts, they serve their wares on the sidewalk, on small plastic tables and chairs that can seem woefully inadequate for overgrown foreigners,” CNN Go comments. Below are the ten special cuisines of Hanoi: 1. Bun cha Possibly the most delicious food available to man, bun cha is the lunch of choice all over Hanoi. Pork patties and slices of pork belly are grilled over hot coals and served with fish sauce, tangy vinegar, sugar and lime, which, when combined, creates a sort of barbecue soup that is eaten with rice vermicelli and fresh herbs. Accompanied by deep-fried spring rolls, this calorically rich dish is served with garlic and chilies on the side for an extra kick.2. Pho As the birthplace of pho, Hanoi is ground zero for the fragrant rice noodle soup served with fresh herbs that has become popular all over the world. It's no surprise, then, that Hanoi's pho is outstanding. Two variations are most popular: pho ga (with chicken) and pho bo (with beef). Pho is traditionally served as a breakfast food, so you'll find pho sellers all over town from before dawn to mid-morning.3. Bun rieu cua Freshwater crabs flavor this tangy tomato soup that's made with round rice vermicelli and topped with pounded crabmeat, deep-fried tofu and, often, congealed blood. An odoriferous purple shrimp paste is offered on the side, but don't be afraid -- it tastes delicious. Chilies and fresh herbs are the finishing touches for a complete one-dish meal. 4. Barbecue chicken Ly Van Phuc is its official name, but the place is colloquially known as "Chicken Street" in honor of the tasty poultry being barbecued up and down this crowded alley. Grilled chicken wings and feet, sweet potatoes and bread that's been brushed with honey before being grilled are served with chili sauce and pickled cucumbers in sweet vinegar. The simple, enticing menu is nearly identical for all the vendors on the street. 5. Sticky rice In the morning you'll find the sticky rice vendors out hawking their wares. Sticky rice is a hugely popular carb-rich breakfast food that comes wrapped in a banana leaf. There are dozens of variations on the dish. One is served with crushed peanuts and sesame salt, another involves white corn and deep-fried shallots.6. Iced coffee Coffee was brought to Vietnam by the French and is, along with baguettes, one of their lasting culinary legacies. Beans are grown in Vietnam and roasted, often with lard, before being ground and served in single-serving metal filters. Drinking a cup of cafe nau da, iced coffee with condensed milk, on a busy side street is one of Hanoi's great pleasures. 7. Nem cua be You can find many types of excellent spring rolls all over Vietnam, but nem cua be, made with fresh crab meat, are particularly good. Unlike regular spring rolls, they are wrapped into a square shape before being fried. Nem cua be are a specialty of Hai Phong, a seaside town not far away, but are fantastic in Hanoi as well. 8. Chao ca Toast has nothing on chao ca, so if you're looking for a satisfying breakfast in Hanoi, why not try a steaming bowl of fish porridge? Like Chinese congee, it's a rice gruel made by cooking down the grains until they are nearly liquid. In Hanoi, it's most often served with green onion, sprigs of dill and slivers of ginger. 9. Banh cuon Banh cuon is a Northern Vietnamese dish that migrated to Hanoi. Thin steamed rice flour pancakes filled with minced pork and cloud ear mushrooms are served with nuoc cham, a fish-sauce-based dipping sauce, fried shallots and fresh herbs. Slightly goopy in texture, banh cuon are often eaten for breakfast or as an evening pick-me-up.10. Muc nuong There's no greater pleasure than drinking on a busy Hanoi sidewalk, and what better to nosh on while you do--than muc nuong? Dried squid is grilled over hot coals before being shredded and served with a spicy sauce. It's a chewy treat that is best washed down with shots of rice wine. PV
-
Nỗi buồn của Hán thiên di đang sinh sống ở Việt, Thái, Mã, Inđô, Brunei...là nỗi buồn không có tổ quốc đấy. Cho nên những người Hán này hỏi họ tổ quốc anh ở đâu đó là nỗi buồn, là sự xỉ nhục, hỏi về nơi đang ở thì cười xuề. Có một vùng đất trên bán đảo Borneo - thuộc Inđô (Người dân vùng này có cùng chủng với bà con mình trên Tây Nguyên đấy) có cộng đồng Tàu sinh sống bị chính quyền địa phương cấm tiệt các chữ viết Hán trên các bảng hiệu, không có trường dạy học tiếng Hán gì cả từ sau năm 1988, cho dù đó là nhà hàng bán thức ăn Tàu cũng không được ghi. Xin lỗi cái tên họ cũng phải phiên theo tiếng Malay, còn mấy vùng như Mã, hay Brunei thì còn thương xót cho để cái họ, còn tên thì hầu như phải lấy tên theo người bản xứ. BĐG
-
Rất đồng ý với bác Thiên Sứ, Việt là Việt, Tàu là Tàu nếu cứ nói cái gì của mình có nguồn gốc từ Tàu thì nhục lắm quý vị, ai là người Việt chẳng biết năm mới là "Tết", là Chúc Mừng Năm Mới, còn tàu là Gong Xi Fa Cai nghĩa Tàu tương đương với Kung Hei Fat Chòi. nghe giọng này là đã thấy "xèng" rồi Chứ không thời gian gần đây vào dịp năm mới, có kiểu lễ gửi điện thiệp chúc mừng bằng thư điện tử. Mấy anh dân Đông Nam Á thường ghi cho một dòng ký tự Happy Chinese New Year gửi vào các mail box của con dân đất Việt mà ngặng đóng cổ, Làm gì có chuyện Chúc mừng năm mới Trung Quốc. BĐG có lần điện phản hồi, trước hết là lời cảm ơn quý vị gửi thư chúc mừng năm mới, tuy nhiên anh chỉ là dân hồi gốc Mã, anh là dân Thái gốc Thái, xin anh lưu ý giúp tôi không có cái năm mới nào của TQ cả mà chỉ là Happy Lunar New Year hay Happy New Year thôi, còn dân Việt tôi gọi là " Tết" "Tết" ngắn gọn đơn giản dễ hiểu là cả nhà cùng vui. Hihihi, BĐG gửi kèm cho mấy vị Mã, Thái ấy mấy cái thiệp có biểu tượng trống đồng, mai, đào, bánh trưng, bánh tét cho nhìn ngắm mà suy ngẫm!!! Vài dòng chia sẻ với bác Thiên sứ BĐG
-
Hoành tráng lễ rước kiệu về Đền Hùng 29/03/2012 16:26 (HNMO) - Hôm nay, 29-3 (tức 8-3 âm lịch), nhân dân các xã vùng ven Khu di tích Lịch sử Đền Hùng đã thực hiện nghi thức rước kiệu và dâng lễ vật lên các vua Hùng. Đây là một trong những nghi lễ truyền thống được duy trì và bảo tồn từ hàng nghìn năm nay, có ý nghĩa giao lưu văn hóa, gắn kết cộng đồng. Rước kiệu của các xã vùng ven về Đền Hùng Đội hình rước kiệu được sắp xếp theo trình tự rõ ràng. Đi đầu là đội múa sư tử, tiếp đó là đoàn rước Quốc kỳ và cờ hội, đoàn người đánh chiêng, trống, rước biểu dấu và bát bửu, đội bát âm múa sinh tiền, rước tàn lọng và đội kiệu, cuối cùng là quan viên và nhân dân. Đúng 9 giờ, các đội rước xếp thành hàng dài, vừa đi vừa đánh trống, đánh chiêng, múa hát rước kiệu từ sân trung tâm lễ hội lên cổng chính Đền Hùng, đến ngã 5 Đền Giếng thì chia thành 2 đoàn rước. Đoàn rước của xã Hùng Lô, Kim Đức và phường Vân Phú đi theo đường 325 ra cổng ngã ba Hàng. Đoàn rước của xã Hy Cương, Chu Hóa và Tiên Kiên theo đường hồ Gò Cong đến Trung tâm Thanh thiếu niên Hùng Vương rồi về đình Cổ Tích. Đông đảo người dân về dự hội Đền Hùng năm 2012 Tham dự lễ rước độc đáo này, ông Nguyễn Sỹ Long, Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Hùng Lô tự hào cho biết: “Xã Hùng Lô chúng tôi còn lưu giữ được những chiếc kiệu bát cống, kiệu văn có tuổi đời gần 400 năm (1697). Không những thế, đoàn rước kiệu xã Hùng Lô còn có cả tấm biển thưởng giành được trong cuộc thi rước kiệu cách đây hơn 90 năm. Không còn lưu giữ được kiệu cổ nhưng đoàn rước kiệu của xã Vân Phú có rất nhiều lễ vật đặc trưng dâng lên tiên tổ… Những nét độc đáo trong lễ rước là tư liệu quan trọng để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thu Hiền
-
Chào xuka8584 Anh thấy em thích chụp về biển đấy nhỉ, anh cũng có ít hình chụp về biển mà mấy hôm rồi không đăng lên được. Không biết anh thao tác có nhầm lẫn gì không mà sao post hoài không được. Em có thể chỉ cho anh được không ? Cám ơn xuka8584 BĐG
-
Mình không học Phong thủy, nhưng có theo dõi thường xuyên các bài trao đổi kinh nghiệm của Phong thủy Lạc Việt trên diễn đàn với nhiều khía cạnh và mình tự nghiệm thấy các bài viết của PTLV là đúng, doanh nghiệp nào nào bon chen để cặp sư tử Tàu là không sớm thì muộn cũng yểu ngay. Cho bạn xem thêm một trường hợp khác nhé. Cũng vì đam mê mấy cái con này để trước cửa mà ngủm đây. Còn nhiều trường hợp BĐG biết mà chưa tiện nêu ra ở đây, mà chỉ dám nêu trường hợp nào báo chí đăng thôi. Nếu Xuquang có dịp đi dọc đường QL5 hướng Hà Nội - Hưng Yên, thì sẽ thấy một số doanh nghiệp đóng cửa, cảnh quan kiểu phá sản cũng với 2 cái con này rước từ bên Tàu về nhìn nó phản cảm thế mà không biết đặt vô trước cửa làm gì nữa. Kể cả chùa chiền, đền điện xứ Việt mình cũng không nên để mấy cái con sư tử đá này vào, vì trước đây độ khoảng hơn 20 năm có bao giờ nhìn thấy mấy cái con này đâu, nếu có nhìn thấy cũng chỉ là những con nghê bằng gốm , hoặc những chú chó cỏ gốm Bình Dương, Biên Hòa mà một số gia đình trưng trên hai trụ cổng hàng rào mà thôi. Rõ chán các nơi nào trưng mấy chú sư tử đá Tàu này trước cửa, biểu tượng quyền uy đâu không thấy, mà đấy chỉ là biểu tượng sợ người ta giựt mất của của mình nên mới trấn như thế, chốt lại là "Tham cả". Buồn nhất là nghĩa trang Liệt sỹ, hay Tổ quốc Ghi công mà bê mấy cái con sư tư Tàu hay sư tử rạp xiếc về để gác cổng. Các "Bác" các "Anh" không cần những thứ này. Chân dung đại gia vỡ nợ chấn động Thái Bình Đại gia Vũ Văn Diệp, giám đốc công ty Trường Phong hiện bị công an bắt giữ đang tạo ra một “cơn bão” khủng hoảng tín dụng ở thành phố Thái Bình. Đại gia này từng tụt quần đứng giữa đường chửi cả làng Tiền Phong. Người Thái Bình quen gọi Vũ Văn Diệp bằng cái tên Vũ Văn Phong - cái tên gắn liền với công ty Trường Phong. Ngay cả tên giao dịch, Diệp cũng đổi thành Vũ Văn Phong. Về phường Tiền Phong (TP. Thái Bình) không ai là không biết đến Phong. Sự nổi tiếng của Phong có từ lâu, cách đây chừng chục năm. Cty bề thế của Phong tại Thái Bình. Ở Thái Bình, Tiền Phong là một phường nổi tiếng về “độ nóng” an ninh trật tự có nhiều thành phần bất hảo. Vào một buổi chiều, tại khu công nghiệp Tiền Phong, Vũ Văn Phong đã ngang nhiên tụt quần đứng giữa đường chửi cả làng Tiền Phong vì dân ở đây phản đối việc xây dựng khu công nghiệp, trong đó có nhà xưởng của Phong. Vũ Văn Phong sinh năm 1970, tuổi Canh Tuất, tại xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, Thái Bình. Phong khởi nghiệp bằng nghề sắt thép, sau đó thuê đất xây dựng nhà xưởng cơ khí tại khu công nghiệp Tiền Phong. Giai đoạn này, sự nghiệp kinh doanh của Phong bình thường nhưng lại có tiếng về độ ăn chơi. Một người kinh doanh cơ khí tại khu công nghiệp này kể, Phong là một người nổi tiếng về “đỏ đen”. Vị này cũng cảm thấy bất ngờ vì chỉ trong một thời gian ngắn Phong đã trở thành đại gia. Theo một đại gia kinh doanh vàng bạc ở Thái Bình, Phong từng mở những tiếng bạc lên tới cả tỷ đồng mà không cảm thấy ghê tay. Để giữ tiếng, giám đốc đại gia này thường sang Nam Định, Ninh Bình để chơi bạc. Phong có một gương mặt quái tướng, tóc dài, đi xe gần 5 tỷ đồng nên luôn tạo ấn tượng mạnh mẽ với người xung quanh. Dư luận ở Thái Bình cũng cho thấy Phong là một kẻ rất ham mê cá độ bóng đá. Nhiều người ở Thái Bình cũng tỏ ra khá hâm mộ Phong bởi đi lên từ tay trắng, không bằng cấp. Phong lấy vợ khá sớm và có một gia đình êm ấm với hai con trai, một con gái, con cả năm nay đã học năm thứ hai đại học. Khi Phong bị công an bắt, vợ Phong không có mặt tại địa phương. Bắt nợ đại gia bằng bò và xe SH Hiện có rất nhiều thông tin về nợ nần của Vũ Văn Phong. Theo dư luận ở Thái Bình, hàng chục người đã bị Phong vay tiền lên tới hơn 200 tỷ đồng. Phong đã chuẩn bị từ trước cho ngày bị bắt giam. Thông tin chính thức từ Công an Thái Bình là Phong bị bắt vì có dấu hiệu bỏ trốn nhưng dư luận lại cho rằng Phong bị các chủ nợ, trong đó có cả xã hội đen truy sát nên phải ra công an đầu thú để bảo toàn tính mạng. Để hiểu thêm về Vũ Văn Phong, chúng tôi đã tìm về xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng, Thái Bình – nơi đặt đại bản doanh của Phong. Lãnh đạo xã Đông Xuân cho hay, Phong ít quan hệ với xã, chỉ thi thoảng ngày lễ tết có đến tặng vài trăm nghìn cho các cháu thiếu niên nhi đồng, nạn nhân chất độc da cam. Công ty Trường Phong của vũ Văn Phong nằm tại khu công nghiệp Gia Lễ, sát cạnh đường 10. Sự hoành tráng của công ty này thể hiện ngay từ bên ngoài với cổng vào lớn và hai con sư tử đá sừng sững đứng canh. Nhà xưởng bên trong rộng vài nghìn mét vuông với các loại cẩu hiện đại bậc nhất ở Thái Bình. Đối diện nhà xưởng là khu nhà điều hành 5 tầng rộng vài trăm mét vuông, riêng tiền công xây dựng gần 1 tỷ đồng, nội thất bên trong rất cao cấp, nền và tường nhà được ốp gỗ thơm. Cả nhà Phong hàng ngày sinh sống luôn tại đây. Trong khu nhà này còn có cả ao nuôi cá, vườn nuôi bò, dê và hàng trăm cây cảnh đắt tiền. Một điều rất đặc biệt là kể từ ngày đầu tư quy mô vào nhà xưởng này với số tiền khoảng vài chục tỷ đồng, công ty Trường Phong chưa một ngày đi vào sản xuất. Được biết, trong lúc túng quẫn, Phong đã huy động cả tiền của nhân viên trong công ty, người 1-2 cây vàng, người vài trăm triệu đồng. Anh Luyện, nhân viên bảo vệ của công ty Trường Phong cho biết, anh nhanh tay dắt được con bò và chiếc xe máy SH của Phong để trừ vào khoản nợ 200 triệu đồng mà Phong vay của vợ chồng anh. Con bò anh Luyện bán được 8,5 triệu đồng còn xe SH bán được 135 triệu đồng, tính ra Phong còn thiếu vợ chồng anh khoảng 70 triệu đồng. Đây là khoản tiền vợ chồng anh Luyện bán đất 5% cho khu công nghiệp Gia Lễ. Anh Luyện kể, cách đây vài tháng, Phong đặt vấn đề đang có dự án nhà xưởng hơn 10 tỷ đồng nhưng thiếu một ít vốn, ai có tiền thì cho Phong vay để cùng hưởng lợi nhuận. Trước khi Phong bị công an bắt, anh Luyện có gọi điện hỏi thì được Phong trả lời: “Chú cứ yên tâm, khi về anh sẽ trả chú đầy đủ!”. Chính vì vậy, anh Luyện vẫn tin là Phong sẽ trả cho mình khoản thiếu nợ nên không đi trình báo công an chỉ có điều không biết ngày nào Phong được trở về? Được biết, ngay sau khi Phong bị công an bắt giam để phục vụ điều tra, tài sản của Phong cũng như công ty Trường Phong đã bị phía Ngân hàng phong tỏa. Hiện, một số xe ô- tô đắt tiền và xe cẩu của Phong đã bị ngân hàng Ngoại thương giữ còn nhà xưởng do Ngân hàng Đông Á niêm phong, trông coi. Khoản nợ Ngân hàng Đông Á 99 tỷ đồng và hơn chục tỷ đồng của Ngân hàng Ngoại thương vẫn chưa đến kỳ hạn thanh toán, tiền lãi tháng 7/2011 Phong đã đóng đủ. Phong cũng chủ động bàn giao tài sản cho phía ngân hàng. Ngày 22/8, đại diện công an tỉnh Thái Bình cho PV VTC News biết, hiện vẫn chưa có thêm nạn nhân đến tố cáo Phong. Phong bị bắt vì tội làm giả giấy tờ, tài liệu, cụ thể là hóa đơn, chứng từ. Trước khi bị bắt, Phong có dấu hiệu bỏ trốn. Từng là một đại gia nhưng khi bị bắt, Phong không còn một xu trong túi nên tiền ăn tối cũng do cơ quan công an lo cho. Công an Thái Bình nhận định đây là vụ vỡ nợ lớn nhất từ trước đến nay ở địa phương, có liên quan đến nhiều cá nhân tổ chức. Quan điểm của cơ quan công an là điều tra làm rõ những hành vi phạm tội của Phong, nếu có đủ chứng cứ sẽ khởi tố thêm một số tội danh khác. Cơ quan công an cũng điều tra để làm rõ việc các ngân hàng có sai phạm hay không trong quá trình giải ngân cho công ty Trường Phong đồng thời tiếp tục điều tra để làm rõ có hay không đường dây “tín dụng đen” ở Thái Bình xung quanh vụ Trường Phong. Về vụ Trường Phong, trao đổi với PV VTC News, một giám đốc Chi nhánh Ngân hàng lớn ở Thái Bình phân tích: Vấn đề chính ở đây là năng lực tài chính thực sự của doanh nghiệp. Một dự án vay ngân hàng 100 tỷ đồng thì doanh nghiệp phải có khoảng 200-300 tỷ đồng vốn lưu động, chưa kể đến dự án đó phải đảm bảo tính khả thi. Trong khi đó, biểu hiện của công ty Trường Phong là không có vốn lưu động, phải đi huy động vốn bên ngoài với lãi suất cao, gặp giai đoạn kinh tế khó khăn, tín dụng bị thắt chặt nên việc đổ vỡ là tất yếu. Năm 2009, ngân hàng của ông cũng vướng một khoản vay 3 tỷ đồng của công ty Trường Phong nhưng rất may là đến đầu năm 2010 đã xử lý xong. Về khoản vay 99 tỷ đồng của ngân hàng Đông Á được Ngân hàng Phát triển Việt Nam (chi nhánh Thái Bình) bảo lãnh. Tuy nhiên, tiếng là bảo lãnh tín dụng nhưng Ngân hàng Đông Á vẫn chịu trách nhiệm chính. Hiện, tâm lý của người dân, đặc biệt là giới tài chính ở Thái Bình đang khá bất ổn. Đang có hiệu ứng đổ vỡ “đô-mi-nô” ngày một loang rộng ở thành phố Thái Bình. Sau khi Trường Phong chính thức sụp đổ, công ty Hường Đông (khu công nghiệp Tiền Phong, TP Thái Bình) và một cửa hàng mỹ phẩm lớn trên đường Lý Bôn cũng đóng cửa, chủ bỏ trốn vì vỡ nợ. Hai đơn vị này được cho là có quan hệ tín dụng với Trường Phong. Doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc Phượng Sơn uy tín bậc nhất ở Thái Bình cũng đang gây xôn xao dư luận. Nhiều nguồn tin cho rằng hiệu vàng Phượng Sơn vỡ nợ vì có liên hệ với Trường Phong. Trong những ngày qua, rất đông người dân kéo đến trụ sở doanh nghiệp này (trên đường lê Lợi, TP Thái Bình) để đòi rút tiền đã cho vay nhưng công ty không có khả năng thanh toán. Theo Dương Vĩnh Tuấn
-
Cây sanh 100 tuổi giá 1 triệu USD 25/03/2012 | 11:36 Nhiều cây sanh được định giá từ vài tỷ đồng đến hàng triệu USD đã có mặt trong Festival Sinh vật cảnh tại Ninh Bình. Trong các ngày từ 23/3 đến 1/4, tại Trung tâm thi đấu thể dục thể thao tỉnh Ninh Bình, Hội sinh vật cảnh Ninh Bình và UBND TP Ninh Bình tổ chức Festival Sinh vật cảnh. Tại đây, xuất hiện nhiều cây cảnh thuộc loại “độc”, như cây sanh “Đại thụ vân tùng” của nghệ nhân Lê Xuân Kỳ (Ninh Bình) được định giá lên tới 10 tỉ đồng. Đặc biệt cây sanh cổ có thế “Quần long phượng vũ”, với tuổi thọ trên 100 năm của Công ty xây dựng Cường Thịnh Thi (Ninh Bình), được giới sành chơi đánh giá là “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam hiện nay. Cây sanh "Đại thụ vân tùng" được định giá 10 tỉ đồng Cây dưới cổ được xem là loại quý hiếm ở Ninh Bình Cây sanh cổ có thế “Quần long phượng vũ” được định giá lên tới 1 triệu USD và được liệt vào hàng “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam hiện nay Cây dưới cổ có thế “Huynh đệ” được định giá lên tới 3 tỉ đồng Cây sanh dáng cổ thụ cũng được định giá lên tới 5 - 7 tỉ đồng Cây sanh thế “Trực” thể hiện khí phách của người quân tử được định giá khoảng 4 tỉ đồng (Theo Thanh niên Online)
-
Nhưng biết đâu anh có họ với Thy sỹ Bùi Giáng thì sao! haha
-
Long đong sách cổ Cầu Không Thứ ba 20/03/2012 06:00 ANTĐ - Xung quanh cuốn sách đồng cổ nhất Việt Nam nặng 7kg do 2 tấm đồng tạo thành 4 trang sách được phát hiện tại Hà Nam vốn tồn tại không ít những giai thoại. Bản hùng văn mang tên “Cầu Không từ ký” từ thời nhà Lê thế kỷ XV dần được hé lộ những bí mật. “Khâm ban đồng bài” Bản chụp sách “Cầu Không từ ký” Vùng chiêm trũng Hà Nam là nơi ẩn giấu nhiều trầm tích văn hóa dân gian từ nghìn đời nay. Khảo cổ học đã phát hiện tại đây nhiều hiện vật có giá trị lịch sử to lớn như trống đồng Ngọc Lũ, mộ thuyền Yên Bắc, nhà sàn cổ Mộc Nam… và giờ đây là cuốn sách đồng cổ nặng nhất Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết số phận long đong của cuốn sách quý giá này từ khi ra đời cho đến nay. Theo sử sách ghi lại cũng như bản dịch từ cuốn này, thì đây là cuốn “Khâm ban đồng bài” hay còn gọi là “Cầu Không từ ký”, với tổng số 582 chữ Hán, hai trang ruột có 19 dòng đứng, dòng ít nhất có 1 chữ, dòng nhiều là 37 chữ, mỗi lá đồng khắc chữ Hán nổi áp lại với nhau tạo thành trang. Gáy sách được đóng bằng 4 khuyên tròn, ghi rõ ngày làm ra là 6-3 năm Hồng Đức thứ 3 (1472). Theo một số sử sách còn ghi lại, cuốn sách được cất giữ tại đền Cầu Không, xã Bắc Lý (Lý Nhân - Hà Nam). Đó là một ngôi đền cổ nổi tiếng của tỉnh này tọa lạc ngay trên gian giữa của chiếc cầu gỗ dài 21 gian có mái lợp ngói mũi cổ kính. Tuy nhiên đến năm 1952, do chiến tranh ác liệt ngôi đền bị đổ xuống sông, chấm dứt lịch sử 500 năm tồn tại. Đồng thời, cuốn sách đồng vốn là “linh hồn” của đền Cầu Không cũng mãi nằm dưới đáy sông, chấm dứt một giá trị lịch sử lâu đời của vùng đất thiêng dưới đáy bùn vùng châu thổ sông Hồng. Sách cổ đang cất ở đâu? Sau khi đền Cầu Không và cuốn sách đồng cổ rơi xuống dòng sông, ở Bắc Lý ai cũng tiếc cho một “nhân chứng” lịch sử. Tuy nhiên, thời buổi loạn lạc, quân Pháp chiếm đóng khắp nơi nên dù có thương tiếc sách cổ nhưng không cách nào tìm lại được. Theo các cao niên ở thôn Văn An thì sau đó khá lâu, một số người trong thôn bí mật lặn ngụp dưới dòng sông mặc cho nước chảy xiết để dò tìm cuốn sách. Tuy nhiên, để tìm được cuốn sách ấy dưới đáy bùn không khác nào chuyện mò kim đáy biển và phải sau rất nhiều đêm kiên trì dò tìm mới đưa cuốn sách quý ấy lên được bờ. Cuốn sách sau đó lại bị lưu lạc trong dân, mãi sau đó mới được đưa về Viện Hán Nôm. Đến khoảng năm 60 của thế kỷ trước, các cao niên của thôn Văn An cùng cán bộ Ty Thông tin Văn hóa tỉnh Hà Nam xin đưa về địa phương. Trong lần đưa cuốn sách cổ từ Viện Hán Nôm về, ông Nguyễn Văn Thùy là người có mặt trong đoàn và cũng là người “có duyên” gìn giữ cuốn sách từ đó đến nay. Tuy nhiên, ông Thùy khẳng định do giá trị quá lớn của cuốn sách nên ông không dám cất giữ tại nhà mà để thờ tại một ngôi chùa ở xã Bắc Lý. Cuốn sách được cất giữ bí mật. Ông Thùy cho hay, hàng năm vào ngày 6-3 (âm lịch) là ngày lễ tế thần Cầu Không thì cuốn sách mới được đưa ra để người dân chiêm ngưỡng. Ngay cả cán bộ địa phương và phóng viên có muốn xem thì cũng chỉ ngắm qua… ảnh, vì đó là lệ làng. Lịch sử vẫn bị vùi lấp Theo bản dịch của Viện Hán Nôm, “Cầu Không từ ký” chẳng những là sử liệu hành trang của Vua Lê Thánh Tông mà còn là bản hùng văn ghi chiến tích bình quân Chiêm Thành của ông cha. Cuốn sách có đoạn: “Vào ngày 6 tháng 11 năm Canh Dần (1470), Trẫm dẫn đại quân tiến đánh tiễu trừ Chiêm Thành. Đến ngày 8 thuyền rồng của Trẫm mới dừng lại ở cửa sông Long Xuyên thuộc địa phận huyện Nam Sang. Đêm ấy Trẫm mộng thấy một vị tướng tay cầm cờ vàng, hai chân trần, một chân bên tả, một chân bên hữu ngạn sông xin được theo để hỗ trợ uy vũ cho tới khi biển lặng sông yên mới vui. Theo ông Thùy, dù “Cầu Không từ ký” có đôi chút huyễn hoặc, song thực sự là một tư liệu quý giá về cuộc chiến với Chiêm Thành và cả sự nghiệp an quốc nơi biên viễn phương Nam của Đại Việt. Ông Thùy còn cho hay: “Không chỉ là một cuốn sử ngắn gọn chính xác từ thời vua Lê, cuốn sách cổ còn mang sắc thái huyền bí, tính tín ngưỡng nên không chỉ có giá trị lịch sử mà còn là di tích lưu giữ văn hóa của ông cha. Đã ở cái tuổi gần đất xa trời nên ông Thùy không khỏi lo lắng cho số phận cuốn sách đồng cổ quý giá này. Ông bức xúc, chính quyền địa phương chưa coi trọng lịch sử nên việc xây dựng lại đền Cầu Không để lưu giữ lịch sử đang đi vào bế tắc, dân cứ chờ dài cổ nhưng chưa mấy ai quan tâm. “Cầu Không từ ký” là cuốn sách đồng cổ rất quý giá của lịch sử Việt Nam nói chung và địa phương xã Bắc Lý nói riêng. Chúng tôi đang nhờ các cơ quan chức năng cung cấp tư liệu gốc liên quan đến cuốn sách cổ này. Có tư liệu gốc thì chúng tôi mới có phương án bảo tồn. Địa phương thì nghèo mà phòng Văn hóa chưa có tư liệu rõ ràng nên việc bảo tồn cũng khó” - Ông Ngô Xuân Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Nhân cho biết. Thiên Nga - Nam Trần
-
Cháu BĐG gửi Quỹ TT 1,000,000 đồng từ HN. Chúc cho diễn đàn của Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Phương ngày càng phát triển.
-
Ảnh thứ 3 là Vịnh Nha Trang. Cửa luồng vào Cảng Nha Trang. Thân chào
-
Mình cũng nghĩ như bạn. Ngoài ra còn có cách nghĩ hài hước tí. Người ta bảo nước Nga giống con lật đật, say rượu ngả nghiêng, nhưng dù gì thì vẫn đứng vững. (Matryoshka - Smirnoff - Putinka.)
-
Việt Nam sẽ tổ chức triển lãm về con đường tơ lụa trên biển Đông Thứ hai, 05/03/2012 11:41 (CAO) Ngày 4 - 3, Bảo tàng lịch sử quốc gia cho biết, sẽ tổ chức triển lãm với chủ đề "Con đường tơ lụa trên biển Đông" vào tháng 5 và được kéo dài trong ba tháng. “Đây sẽ là minh chứng cho thấy con người Việt Nam trong lịch sử đã tiếp cận biển, hướng ra biển. Theo phòng trưng bày Bảo tàng lịch sử quốc gia, cuộc trưng bày sẽ chia theo bốn giai đoạn: Thời tiền sử, có minh chứng từ các di tích tại Hạ Long. Thời sơ sử, từ TK I đến TK X, minh chứng là biển Giao Chỉ - miền Bắc và cảng Cù Lao Chàm - miền Trung và cảng Óc Eo - miền Nam. Giai đoạn TK XI đến TK XV, thể hiện qua vai trò cảng Vân Đồn - Quảng Ninh và cảng Thị Nại - Bình Định. Giai đoạn TK XVIII, thể hiện qua các hoạt động thương mại của chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài. Đàng Ngoài có giao dịch với Công ty Đông Ấn Hà Lan, chủ yếu qua các cảng sông như Phố Hiến hay Kẻ Chợ. Đàng Trong có cảng Hội An giao dịch với Nhật Bản. Hoạt cảnh giao thương của người Việt xưa Theo phòng trưng bày Bảo tàng lịch sử quốc gia, Biển Đông Việt Nam đã từng có một con đường tơ lụa rất tấp nập, đặc biệt vào khoảng thời gian TK XIV, XV. Cuộc trưng bày sẽ là thí dụ sinh động nhất chứng minh hoạt động giao thương, buôn bán, vị trí địa lý, vai trò của Việt Nam trong tuyến đường tơ lụa trên biển.Trước đó, ngày 1-7- 2011, Bảo tàng lịch sử Việt Nam đã phối hợp với Bảo tàng khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây - Trung Quốc thực hiện cuộc triển lãm Kho báu từ con đường tơ lụa trên biển - Đồ gốm sứ khai quật từ những con tàu đắm dưới đáy biển Việt Nam. Năm 2006, Bảo tàng lịch sử Việt Nam cũng có cuộc triển lãm Kho báu dưới lòng đại dương tại Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, cuộc triển lãm tháng 5 tới sẽ là triển lãm quy mô lớn nhất từ trước đến nay về con đường tơ lụa trên biển Đông. Nguyễn Xuân
-
Đúng đây cô Willavender, chó ở trường nghiệp vụ không những thông minh, trung thành mà còn rất là nhân tính, nhận biết địch-ta, tốt-xấu như người. Nói cho cùng Chó nhưng không Chó. Không đâu xa mới vụ Tiên Lãng - HP hôm xảy ra vụ cưỡng chế hùng hậu báo đài chiếu phát bản tin có thấy cho cả chó nghiệp vụ được chở đến trấn áp tội phạm. Nhưng hai chú chó nghiệp vụ đã nhận ra không có ai là tội phạm ở đây cả. Nghe đâu trong các anh dắt đến, dù hô mỏi mồm, ra đủ khẩu lệnh, thậm chí... kéo cổ, ủn đít, nhưng chúng cứ ì ra, nằm bẹp và "xuống tấn" chống lệnh, khiến các anh huấn luyện viên cũng bất lực, chào thua, lủi ra phía sau cùng chó. Một số thông tin sưu tầm từ nguồn Mai Thanh Hải. Tính thủy chung của loài chó ......Đứng trên bờ đầm chỉ ra những rặng chuối xác xơ chẳng ai chăm bón, bà bùi ngùi kể: “Đời vợ chồng tôi khổ quá. Từ khi được giao đất năm 1993 đến năm 2005, cứ vay tiền đầu tư, nợ chưa trả xong thì vỡ đê tài sản trôi ra biển. Mới vài năm gần đây bắt đầu gượng dậy chút chút đâu có ngờ lại dính cái họa “đầm bị cưỡng chế, chống người thi hành công vụ” vào cái ngày định mệnh 5-1 vừa qua”. Tới tận sáng mùng 1 Tết, xã mới rút đi, hai bà vội vã đi vào đầm thắp hương cúng thần linh, thổ địa. Nhưng một cảnh tượng làm họ rụng rời, khi trước mặt cả ngôi nhà 2 tầng quen thuộc chỉ còn đống gạch đổ nát, nham nhở vết cháy. Tài sản của gia đình bà Thương giờ còn lại con chó và cái đầm hoang Ảnh: Văn Phúc Bỗng chốc, một con chó trắng hiền lành, gầy guộc ở đâu chạy dọc bờ đầm lao về, quấn quýt lấy chủ. Bà Thương ôm con chó nhỏ vào lòng, xoa xoa đầu nó, rồi bảo: "Sau hôm cưỡng chế, toàn bộ gia tài, đồ đạc, tôm cá trong đầm đều bị cuỗm sạch, chẳng hiểu sao con chó này lại thoát được. Có lẽ, trước khi người ta đưa máy ủi vào phá nhà tôi, đốt đồ đạc thì nó đã chạy ra ngoài, chứ một con chó to hơn nữa và toàn bộ gia cầm đã bị mất tích cả rồi”. Một người dân đứng bên cạnh bà Thương chỉ vào con chó nói: Nó là nhân chứng sống của vụ chính quyền Tiên Lãng và xã Quang Vinh tổ chức phá nhà ông Vươn, nhưng nó không thể nói được. Nó mà nói được thì những người tổ chức phá nhà ông Vươn không thể loanh quanh chối tội, dây dưa kéo dài được như thế này đâu .Nguồn báo SGGP - Mục Pháp luật - Thứ năm, 09/02/2012, 13:59 (GMT+7)
-
Cháu tìm được bài viết này ở đường link khác. Mặc dù bài viết trước trên diễn đàn mình vẫn có. Nhưng hình ảnh thì không nhiều bằng ở trang này. http://www.vanhoahoc...=2110&Itemid=33 Hội thảo quốc tế Dịch học 2011 - Sơn Đông, Trung Quốc Hội thảo học thuật quốc tế “Sự hình thành và tiến hóa Dịch học thời kì đầu” Đại học Sơn Đông, Tế Nam, Trung Quốc 13-17/10/2011 Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày thành lập Đại học Sơn Đông - một trong những trường đại học lâu đời và có uy tín nhất ở Trung Quốc, trong 4 ngày từ 13 đến 16 tháng 10 năm 2011 tại thành phố Tế Nam (thủ phủ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) đã diễn ra Hội thảo Khoa học Quốc tế “Sự hình thành và tiến hóa Dịch học thời kì đầu” do Hội Dịch học Trung Quốc và Trung tâm nghiên cứu Triết học cổ đại thuộc Đại học Sơn Đông tổ chức. Các đại biểu tại hội thảo Gồm 70 học giả đến từ các trường đại học và Viện nghiên cứu Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Việt Nam, Đức, Mỹ, Brasil trình bày các thành quả nghiên cứu nổi bật của mình. Nội dung chủ yếu của hội thảo bàn về: Sự hình thành của Dịch học; Quá trình viết thành sách Chu Dịch; Giải thích và giải nghĩa Chu Dịch; Quan hệ giữa Khổng Tử và Dịch học; Vai trò của Dịch học trong sự hình thành triết học Trung Quốc; Quá trình tiến hóa Dịch học qua các thời đại lịch sử, v.v. Phiên khai mạc: GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm (bìa phải) và các thành viên Chủ tịch đoàn Đoàn Việt Nam gồm GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm và ThS. Nguyễn Ngọc Thơ đến từ Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng và Khoa Văn hóa học của Trường Đại học KHXH & NV thuộc ĐHQG tp. HCM trình bày hai báo cáo có liên quan mật thiết với nhau: “Về nguồn gốc triết lý âm dương và ảnh hưởng của nó đến tính cách người Việt” (GS. Trần Ngọc Thêm) và “Ảnh hưởng của âm dương ngũ hành trong truyền thống văn hoá Việt Nam” (ThS. Nguyễn Ngọc Thơ). Hai đại biểu Việt Nam tại phiên báo cáo sáng ngày 15 tháng 11 năm 2011 Ai cũng biết cốt lõi của Chu Dịch là Bát quái, và cơ sở của Bát quái là triết lý âm dương. Âm dương còn là cơ sở của Hà đồ, Lạc thư, Ngũ hành cùng nhiều tư tưởng triết lý khác và phần lớn các ứng dụng trong mọi mặt đời sống của người Á Đông. Song nguồn gốc triết lý âm dương là từ đâu và từ bao giờ thì lại là vấn đề còn để ngỏ, những lời giải đáp hiện có đều khá mơ hồ, thiếu sức thuyết phục. Phần lớn sách vở lâu nay đều chép theo nhau mà cho rằng triết lý âm dương do vua Phục Hy là một nhân vật truyền thuyết hoang đường sáng tạo ra. Một số đông khác thì quy công sáng tạo âm dương cho Trâu Diễn và phái Âm dương gia (đều là những người sinh ra sau khi đã có các khái niệm Bát quái, Ngũ hành từ lâu). Hai báo cáo của đoàn Việt Nam đã đem đến hội thảo một cách nhìn mới và những kết quả mới: Nguồn gốc âm dương không nên chỉ tìm ở Trung Quốc phải tìm rộng ra trong cả khu vực mà triết lý âm dương tồn tại là Đông Bắc Á và Đông Nam Á; không nên chỉ tìm trong các sách vở hàn lâm mà phải tìm trong đời sống văn hoá dân gian nguyên thủy. Theo đó, GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm đã chứng minh rằng triết lý âm dương hình thành từ thực tiễn đời sống nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á, hai từ “âm dương” bắt nguồn từ hai từ “mẹ” và “trời” trong các ngôn ngữ Đông Nam Á (ina – yang). Cặp khái niệm “âm dương” với trật tự âm trước dương sau được hình thành trên cơ sở tổng hợp hai cặp khái niệm quan trọng bậc nhất trong cuộc sống của người trồng lúa nước là “mẹ cha” và “đất trời”. Nó mang đậm nét dấu tích của một truyền thống văn hoá trọng nữ Đông Nam Á, khác hẳn truyền thống trọng nam Trung Hoa thể hiện qua hai cặp từ “phụ mẫu” và “thiên địa”. ThS. Nguyễn Ngọc Thơ đưa ra hàng loạt biểu hiện của tư tưởng âm dương ngũ hành trong mọi lĩnh vực phong tục, tập quán, truyền thuyết, v.v. của Việt Nam từ xưa đến nay như những minh chứng cho tính nguyên thủy, tính tự phát của tư tưởng âm dương, lưỡng phân lưỡng hợp trong truyền thống văn hoá Việt Nam và Đông Nam Á. Bình luận về các báo cáo của đoàn Việt Nam, GS. Ngô Di (Viện nghiên cứu Chỉnh thể học California, Mỹ) nhận xét rằng: “Lâu nay giới nghiên cứu Dịch học thường chỉ dựa vào sách vở xưa và các tư liệu khai quật được từ lăng mộ mà bỏ qua quá trình phát triển lịch sử của nó. Chu dịch chắn hẳn phải là kết quả sự đóng góp của cư dân nhiều vùng, là sản phẩm phát triển qua nhiều thời đại. Do vậy việc tìm hiểu nguồn gốc Dịch học phải được mở rộng ra để nhìn từ nhiều góc độ như các học giả Việt Nam đang làm, chứ không phải chỉ giới hạn ở một nơi, bằng một loại chứng cứ quen thuộc. Tổng kết phiên hội thảo này, GS. Vương Tuấn Long (Viện nghiên cứu tư tưởng truyền thống Trung Quốc thuộc Đại học Sư phạm Thượng Hải) kết luận: Trong báo cáo của mình, GS. Trần Ngọc Thêm đến từ Việt Nam đã cho thấy rằng nguồn gốc của Kinh Dịch không thể tìm trong truyền thuyết mà phải đi tìm trong sự phối hợp giữa điều kiện tự nhiên với bối cảnh lịch sử - xã hội của thực tiễn cuộc sống. Bằng những nghiên cứu tỷ mỷ, với những dẫn chứng rõ ràng, trên cơ sở phân tích tính đặc thù của cuộc sống nông nghiệp lúa nước, tác giả đã chứng minh có sức thuyết phục về nguồn gốc Đông Nam Á của tư tưởng âm dương. Phát triển theo hướng này, báo cáo của ThS. Nguyễn Ngọc Thơ cung cấp hàng loạt tư liệu sống cho thấy tư tưởng âm dương đã thẩm thấu sâu rộng trong cuộc sống dân gian Việt Nam, những biểu hiện này rõ ràng là mang tính nguyên thủy. Hai báo cáo của các nhà khoa học Việt Nam liên kết chặt chẽ với nhau thành một thể thống nhất, cho thấy kiểu văn hoá âm dương ưu tiên mẹ hơn cha, địa hơn thiên, với một tư duy lưỡng phân lưỡng hợp rất thú vị. Nó rất khác lạ với truyền thống trọng nam Trung Hoa và khái niệm lưỡng nghi vốn rất quen thuộc ở Đông Bắc Á. GS.TSKH.Trần Ngọc Thêm nói chuyện chuyên đề tại Đại học Sơn Đông Bên lề hội thảo, các đại biểu Trung Quốc và quốc tế được mời đi thăm chùa Linh Nham Tự, một ngôi chùa cổ kính pha trộn hai phong cách Tịnh độ tông và Mật tông có từ thời Bắc Ngụy ở vùng Thái An, ngay bên cạnh núi Thái Sơn. Trong thời gian diễn ra hội thảo, đoàn Việt Nam được mời trình bày hai chuyên đề giới thiệu văn hóa Việt Nam tại cơ sở chính của Đại học Sơn Đông (Tế Nam) vào chiều ngày 13/10/2011. Các chuyên đề gồm có “Tính cách văn hóa Việt Nam” (GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm), và “Phong tục tết Đoan ngọ Việt Nam và Trung Quốc dưới góc nhìn so sánh” (Th.S. Nguyễn Ngọc Thơ), song do hạn định về thời gian, chuyên đề thứ nhất giới thiệu hoàn chỉnh, thứ hai chỉ giới thiệu tóm tắt. Trong khuôn viên Linh Nam Tự - Thái An, Sơn Đông, Trung Quốc Sau Sơn Đông, đoàn Việt Nam đến Bắc Kinh. GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm được Hội Dân tục học Trung Quốc và Đại học Thanh Hoa (một trong hai đại học hàng đầu Trung Quốc) mời nói chuyện chuyên đề “Tính cách văn hóa Việt Nam” lúc 14h30 ngày 18 tháng 10 năm 2011. GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm là học giả Việt Nam đầu tiên trong khối khoa học xã hội – nhân văn giới thiệu chuyên đề ở Đại học Thanh Hoa. GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm nói chuyện tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh Sau Bắc Kinh là Côn Minh (Vân Nam). GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm tiếp tục nói chuyện chuyên đề “Tính cách văn hóa Việt Nam” tại Đại học Dân tộc Vân Nam. Đối tượng chính là giảng viên và sinh viên chuyên ngành Việt Nam học tại các trường Đại học Dân tộc Vân Nam, Đại học Sư phạm Vân Nam, Đại học Ngoại ngữ Vân Nam v.v.. Sau phần nói chuyện, nhiều thầy cô giáo và sinh viên Trung Quốc đã thảo luận, trò chuyện với GS. Trần Ngọc Thêm về những vấn đề văn hóa Việt Nam trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm 2001, NXB. Tp. Hồ Chí Minh) vốn rất được giới nghiên cứu chuyên ngành Việt Nam học tại Trung Quốc quan tâm. Cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm) được giáo viên và sinh viên ở đây sử dụng rộng rãi (nhiều ngườiđãđem sách tới xin chữ ký tác giả). GS.TSKH. Trần Ngọc Thêm nói chuyện tại Đại học Dân tộc Vân Nam (Côn Minh, Vân Nam) Khoa Văn hóa học Người post bài: Nguyen Ngoc Tho Cập nhật ( 05/11/2011 )
-
BĐG xin gửi đến Gia đình sản phụ 500,000 đồng. Chúc em mạnh khỏe. BĐG
-
Chào cô Wildlavender! Chúc Cô và các Bác, Chú, ACE trên Diễn đàn Năm mới nhiều Thắng lợi mới. Cháu là BĐG, sáng nay cháu có đóng góp vào Quỹ Từ Thiện của Trung tâm số tiền 2,000,000 đồng. Mỗi lần nhìn thấy Cô và ACE trong diễn đàn đủ lương thực là lên đường chia sẽ cho những người có hoàn cảnh khó khăn tại TTUB và những nơi khác. Nhìn thấy hàng rào và con đường NTL tự nhiên cháu thấy nhớ hai người bạn thân của cháu cũng ra đi từ bệnh viện đó. Cháu có nhận được 02 tấm Thần Chú Giải Thoát Qua Sự Nhìn Ngắm do một Anh bên Trung tâm mình tặng cháu hồi tháng 5/2011. Do Cô chủ quản, cảm nhận của cháu về việc dán tấm Thần Chú Giải này tại cửa chính nhà, thật sự là giá trị Cô ạh. Chúc cô luôn mạnh khỏe. BĐG
-
Cái ông TTB này là ai ở đây cũng đoán được rồi, viết câu cứ nhát một tí là chấm (.), nhát một tí là phẩy (,). Ông này lập 2 nick đó các bác. BĐG
-
Em nhớ có lần em ngồi nói chuyện với nhà thơ - họa sỹ Bàng Sỹ Nguyên. Bác ấy nói ai sinh ra mà được uống nước sông Hồng đoạn Hà Nội thì cuộc đời cũng đã may 50 phần trăm rồi! Không biết thực hư thế nào. Cái này thì phải để cho các bác, anh chị sinh ra ở thủ đô mới cảm nhận được. Hình như cây cầu Cốc Lếu bị xóa sổ rồi đúng không anh? BĐG.
-
“Nổ” chuyện thi quốc tế, ông Nguyễn Lộc An đối mặt với kỷ luật Thứ Sáu, 23/09/2011 21:22 (NLĐO) - Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã yêu cầu ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, báo cáo bằng văn bản những thông tin gây bức xúc của ông tại cuộc hội thảo về xăng dầu do Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ chủ trì. Có thể ông An sẽ phải đối mặt với kỷ luật. Nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết ngay sau buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tại trụ sở Bộ Công Thương ngày 21-9, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã gọi ông Nguyễn Lộc An, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, trực tiếp lên gặp bộ trưởng để báo cáo những thông tin ông An nói trong hội thảo về xăng dầu trước đó một ngày. Bộ trưởng Vương Đình Huệ (trái) chủ trì cuộc hội thảo xăng dầu ngày 20-9 Sau đó, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng yêu cầu ông Nguyễn Lộc An báo cáo cụ thể bằng văn bản, gửi bộ trưởng vào ngày 26-9. Có thể ông An sẽ phải đối mặt với kỷ luật. Tại hội thảo về cơ chế điều hành giá xăng do Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ chủ trì ngày 20-9, ông Nguyễn Lộc An đã nói: “Có lẽ Bộ Tài chính chịu sức ép nhiều từ báo chí, dư luận nên giảm giá xăng. Khi nhận được quyết định giảm giá của Bộ Tài chính, tôi hơi giật mình và nghĩ Bộ Tài chính bị làm sao vì tính theo giá nhập khẩu 30 ngày, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang lỗ”. Ông An còn cho rằng, cơ chế giá cơ sở đưa ra để bắt doanh nghiệp làm theo vậy mà doanh nghiệp đang lỗ lại giảm giá. “Cái sai là do con người chứ không phải chính sách sai. Tôi tuy không giỏi toán lắm nhưng có đi thi toán quốc tế nhưng không hiểu toàn tính ngược thế nào nên bỏ lỗi rất nhiều cơ hội điểu chỉnh giá, trong đó có giảm giá”, ôn An nói trong cuộc hội thảo do Bộ trưởng Vương Đình Huệ chủ trì. Vừa kết thúc hội thảo, PGS-TS Ngô Trí Long đã chờ gặp ông An ở cửa phòng họp để hỏi: “Cậu thi toán quốc tế năm nào?”. Nghe ông An trả lời: “Em thi năm 1982 sếp ạ” - ông nói ngay: “Tôi rất biết về đội thi toán quốc tế nhưng chắc chắn năm 1982 không có tên cậu” - ông Long nói. Ông An đáp lại: “Sếp cứ tìm hiểu thêm thông tin trên mạng đi ạ”. Trong khi đó, theo thông tin từ Bộ GD-ĐT, từ trước tới nay không có ai tên Nguyễn Lộc An đi thi toán quốc tế. Tin-ảnh: P. Anh
-
Chào anh Vudang! Cho em có vài dòng góp ý với anh. Anh em mình người ngoài 40 và em cũng gần 40. Trước đây em chưa tiếp xúc được với các anh bên Trung tâm nghiên cứu Lý học Phương Đông (LHPĐ) ở ngoài diễn đàn. Sau một thời gian vài tháng theo dõi diễn đàn dưới dạng khách. Lúc dưới dạng khách, em chỉ thích đọc các mục về thông tin văn hóa hơn là về phong thủy của diễn đàn. Vì em cảm thấy phong thủy trên các sách báo và mạng vẫn in bán và quảng cáo tràn lan nó cứ như ma trận. Vì bản thân em và bà xã (BX) đều thích ứng dụng phong thủy. Rồi năm 2005 em tập tành ứng dụng phong thủy vào ngôi nhà của em. Tất nhiên em chỉ ứng dụng màu sắc, bố trí vật dụng kê chỗ này đặt chỗ kia thôi, sỏi đá, bể cá treo tường, trồng cây, gương bát quái, đèn đóm linh tinh thôi (làm theo sách bán ngoài chợ). Nói chung là làm loạn cả lên. Vì lúc đó làm ra tiền mà anh, nên sửa cứ như phim vậy đó. Đến nỗi hàng xóm còn khen chịu khó sửa sang nhà cửa. Không biết ứng dụng thế nào từ các sách bán ngoài chợ theo mấy bác Phang-sủi (Fengsui - Phengsui) bên Tàu có tốt lên không. (mặc dù BX em là dân Tàu chính hiệu ở Hòa Mã - HN và em chưa hề biết gì àh là Việt Nam mình có một hệ thống Phong thủy Lạc Việt xa xưa như thế đâu). Em kể hơi tỉ mỉ một chút mong anh chịu khó đọc cho em. BX em đang làm chức trưởng phòng một phận khá tốt, thê là đâu sau vài tháng chỉnh sửa đó. Thì, BX em mất chức đó. Bị chuyển sang bộ phận khác nhàn hơn cũng là trưởng phòng nhưng không có màu. Còn em lúc đó đang làm ở một cơ quan công quyền cũng đang ngon lành cành đào thì trở thành vô duyên. BX em thì cứ tưởng tại phe cánh không hạp lên mới thế. Nhưng lúc đó em đã linh tính thấy những điều mình làm là có gì đó sai rồi. Nhưng không dám nói ra, nói ra thì sợ BX em buồn. Thế là em lại đổi màu nhà lần nữa, lại di chuyển đồ đạc, lại tăng thêm gương bát quái vào các cửa. Rồi bê thêm mấy cục đá ở suối về để vào trong nhà theo hướng mà sách Phangsui Tàu chỉ. Rồi cứ thế là làm gì thiệt cái nấy. Thế là ở mãi mà chẳng thấy thay đổi. Bố Mẹ thấy thương con nên giúp phụ thêm cho em mua căn nhà khác. Thế là em cẩn thận hơn trong việc ứng dụng phong thủy. Em bắt đầu đi tìm thầy xem PT, và rồi tìm được Trung tâm NCLHPĐ này. Sau một thời gian theo dõi. Em thấy Trung tâm do Chú Thiên Sứ sáng lập và Chủ trì đúng là đúng Thầy đúng việc rồi. Không còn chần chừ gì nữa. Em điện thoại lên ngay Trung tâm xin lên gặp ngay ai có thể tư vấn cho em được. Ngày đầu lên em gặp mấy anh em còn trẻ em cũng hơi nghĩ ngợi. Nhưng rồi tan biến ngay khi họ bảo em vẽ và mô tả sơ qua căn nhà em. Và từng bước từng bước một anh em tư vấn ngay. (Đúng luật là gieo quẻ là ăn tiền ngay) Nhưng các anh em rất lịch sự tiền nong khoan vội tính, nếu có tính thì cũng rất mềm. Tư vấn cho khách hàng thấy cái đã. Giờ em hiểu tại sao em sai. Mà cái sai này thì chỉ có những người Mệnh Thủy và Hỏa biết thôi. Vì em cứ như mọi người nghĩ mình mệnh Thủy nên cứ đè những cái gì sinh hoặc dưỡng thủy mang vào áp dụng. Rốt cuộc đúng đâu không thấy, thấy tơi bời hoa lá luôn. Thà không áp dụng còn hơn. Do đó những người mệnh Thủy và Hỏa theo như em biết có sự thay đổi ngoạn mục này từ TT-NCLHPĐ này phải cẩn thận áp dụng Phang-sủi Tàu. Vài dòng tâm sự đến anh. Em có lời khuyên anh Vudang nên mời các anh em bên Trung tâm đến tư vấn trực tiếp cho mình là tốt nhất. Vì khi tiếp xúc với mình, các anh em bên Trung tâm sẽ cho mình thấy thêm nhiều cái. Mà trên diễn đàn này không thể tiện nói ra hết được. Do đó em không ủng hộ lắm các anh, chị đã có nhà riêng, văn phòng, công ty hoặc làm chủ gia đình xin tư vấn đến tận cùng của vấn đề. Em chỉ góp ý với các anh chị lớn tuổi hơn em mà thôi. BĐG
-
Đồ hình Âm Dương Cao Ly trên chiếc quạt tay 1883 - Thế kỷ 19. Đồ hình Âm Dương thể hiện trên lá cờ của Cao Ly qua nhiều thời kỳ. BĐG thấy 02 đồ hình trên gần giống với biểu tượng của Trung tâm ta. Nguồn: http://blogs.koreanc...th-korean-flag/ BĐG - Sưu tầm