-
Số nội dung
1.057 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
-
Days Won
8
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Đại Phúc
-
Một đồng tiền đã sinh ra rất khó khăn, làm sao có thể phá sản được chứ. EUR mà phá sản thì các nước quay lại về với đồng tiền cũ, như vậy chi phí chuyển đổi lại đồng tiền rất lớn. Nên việc đồng eur phá sản là điều không thể xảy ra. Đúng ra chúng ta nên hỏi là: Đồng EUR so với đồng USD hay cặp tiền EUR/USD bao giờ thì mất giá tức giảm mạnh? Lúc này 0h39 ngày 19/7/Tân Mão cặp EUR/USD đang 1.4436. Quẻ Đỗ Xích Khẩu -Đỗ Xích Khẩu thì cho biết cặp nầy sẽ giảm mạnh như câu hỏi, nhưng trước khi giảm mạnh thì nó cũng có tăng mạnh trước. Theo độ số thì có (Đỗ = 7, Xích Khẩu 4, 9), xét thêm thông tin về biểu đồ thì khả năng cặp này sẽ có đỉnh đợt tới vào tháng 7 âm lịch với tỉ số vùng 1.49xx và cũng tháng 7 hoặc đến 9 AL sẽ giảm mạnh. Thời giản giảm kéo dài 4-9 tháng và đạt mức thấp 0.9xxx là khủng khiếp lắm rồi (Đại khủng khiếp thì về 0.479x ).
-
Phó Viện trưởng Viện Kinh tế VN: "Xác suất xảy ra khủng hoảng lần 2 là trên 50%" “Môi trường kinh tế thế giới xấu đi và đương nhiên nó sẽ tác động đến động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, tác động cụ thể còn phụ thuộc vào độ biến thiên của các cường độ tác động và tính bất trắc,” Tiến sĩ Bùi Trường Giang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trao đổi với Vietnam+. Theo Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick, thế giới sẽ phải đối mặt với một giai đoạn mới "nguy hiểm hơn" với rất ít "chỗ thở" tại hầu hết các nền kinh tế phát triển trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công đang tiếp tục hoành hành châu Âu. Gần đây, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) đã đưa ra cảnh báo, các dấu hiệu trì trệ trong tăng trưởng kinh tế đã xuất hiện ở các nền kinh tế phát triển như Canada, Pháp, Đức, Italy và Anh, tại nền kinh tế đang phát triển và mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Ngoài ra, so sánh với các chỉ số kinh tế trong tháng Bảy, các dấu hiệu tăng trưởng chậm lại cũng đã xuất hiện ở Mỹ, Nhật Bản và Nga. - Thưa ông, thế giới có khả năng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới. Song mới đây, giới lãnh đạo Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) vẫn lạc quan tin rằng khối này có thể chống chọi được tác động của các cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại các quốc gia phát triển. Vậy theo ông, cần hay không một sự cảnh báo đối với Việt Nam? Tiến sĩ Bùi Trường Giang: Môi trường kinh tế thế giới xấu đi và đương nhiên nó sẽ tác động đến động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên tác động cụ thể, phụ thuộc vào độ biến thiên của các cường độ tác động, tính bất trắc và chúng tôi đã có những dự báo từ đầu năm. Hiện nguy cơ lớn nhất là tình trạng lan truyền tâm lý nợ công, vì các ngân hàng cho vay lẫn nhau chằng chịt như mạng nhện, một ngân hàng "gục" thì sẽ kéo theo ảnh hưởng cả hệ thống, khiến môi trường đầu tư toàn cầu đầy rủi ro và nền kinh tế đối ngoại của Việt Nam sẽ bị tác động rất rõ nét. Theo tôi, với Việt Nam, xuất khẩu sẽ là khu vực bị ảnh hưởng đầu tiên bởi môi trường kinh doanh gặp nhiều bất trắc thì nhu cầu nhập khẩu toàn cầu sẽ giảm. Trong một báo cáo từ Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu tháng 7 đạt 8,4 tỷ USD, giảm nhẹ 0,7% so với tháng trước. Nếu tính chung bảy tháng, kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 51,5 tỷ USD, tăng 33,5% so với cùng kỳ. Tuy thế, cần phải tính đến những khó khăn sẽ đến vào nửa cuối năm 2011 và đầu năm 2012. Thứ hai là tác động tâm lý trong hoạt động kinh tế. Môi trường quốc tế bất ổn thì giá các loại tài sản như vàng, tiền tệ sẽ biến động khôn lường. Điều này sẽ kích thích tâm lý đầu cơ trong nước. Ảnh hưởng mà chúng ta vừa nhìn thấy, là việc giá vàng rung lắc trong thời gian vừa qua, tạo ra “cơn bão tâm lý” trong xã hội. Khi tính bất trắc và rủi ro trong các kênh đầu tư tăng lên, cộng thêm hiệu ứng từ những kênh thông tin không chuẩn sẽ đẩy các biến động kinh tế tăng quá mức và khi đó nền kinh tế sẽ đứng trước nguy cơ vượt quá năng lực kiểm soát. - Theo ông, về mặt chính sách, có thể áp dụng theo những biện pháp mà Chính phủ đã xử lý trong cuộc khủng hoảng năm 2008? Tiến sĩ Bùi Trường Giang: Theo đánh giá từ phía các chuyên gia kinh tế, khủng hoảng lần này là hoàn toàn có thể, với xác suất trên 50%, vậy làm thế nào để có thể ứng phó với nguy cơ khủng hoảng lần hai này. Cuối năm 2008, Việt Nam chuẩn bị chạy nước rút cho một chu kỳ kế hoạch 5 năm. Còn hiện tại, chúng ta đang khởi đầu một quy trình mới, mục tiêu sẽ khác rất nhiều so với giai đoạn cuối của quy trình cũ. Bước khởi đầu này sẽ định hình cho cả một quá trình, bối cảnh kế hoạch kinh tế 5 năm lần này có tính chất rất quan trọng và là nền tảng cho chiến lược 10 năm (2011 – 2020). Do đó, nếu để tình trạng khủng hoảng kinh tế khẩn cấp như trường hợp năm 2008, đến mức độ không ai còn bận tâm đến trung và dài hạn, dồn hết mọi nguồn lực ứng phó những khó khăn ngay trước mắt, thì sẽ làm mất “dòng chảy chính sách,” đồng thời phải bỏ dở những chiến lược lâu dài bài bản. Thêm vào đó, trong điều kiện hiện nay, lựa chọn không gian chính sách không còn được dồi dào như trước. Từ kết quả của việc kích cầu mạnh tay trong năm 2009, giới chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo những hiệu ứng về tài khóa. Bơm lượng tiền lớn ra chi tiêu đồng nghĩa với việc thâm hụt ngân sách tăng. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh từ khối tư nhân cũng như các động lực kinh tế trong xã hội chưa kịp phục hồi để bù đắp cho ngân sách, điều này sẽ làm cho thâm hụt càng nghiêm trọng và dẫn đến nợ công tăng cao. Thách thức của chúng ta giờ đây là vừa phải đối phó với nguy cơ khủng hoảng mới vừa phải cân bằng với những định hướng trung hạn và dài hạn, để thực hiện mục tiêu phát triển chiến lược kinh tế xã hội từ nay đến năm 2020 mà Đại hội Đảng XI đã đề ra. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm, GDP năm 2020 bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD. Cuối cùng, câu chuyện đặt ra là chúng ta đang bước vào một kế hoạch 5 năm trong một môi trường kinh tế thế giới rất xấu. Biện pháp đầu tiên được nghĩ đến là có thể dùng chính sách kích cầu, bơm tiền cứu trợ như năm 2009 nhưng bây giờ tiềm lực ngân sách lại là vấn đề. Thêm vào đó, trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh những chính sách kích thích kinh tế thì phải đặc biệt chú trọng đến các vấn đề an sinh xã hội, hỗ trợ tạo điều kiện miễn giảm, hoãn các nghĩa vụ tài khóa cho hệ thống doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp duy trì được hoạt động, giữ được việc làm có nghĩa là người dân có thu nhập, chỉ có ổn định xã hội thì mới ổn định được kinh tế và chính trị. - Rõ ràng thời điểm hiện nay, năng lực tung ra một gói kích thích kinh tế mới là thấp hơn so với thời điểm 2008, vậy theo ông nhân tố nào sẽ là năng lực trụ cột của các giải pháp lần này? Tiến sĩ Bùi Trường Giang: Như lần trước, nhà nước huy động rồi tự kích thích, đầu tư công như thế tốt, có tác dụng kích thích tăng trưởng, nhưng rõ ràng chúng ta không thể thâm hụt mãi được. Hơn nữa, tăng "nóng" ngay từ đầu thì sẽ làm méo mó mô hình kinh tế cho cả nhiệm kỳ sau này. Có một điểm đáng chú ý, về cơ bản tiết kiệm trong dân Việt Nam là rất khỏe, hệ thống doanh nghiệp tư nhân khả năng chịu đựng dẻo dai, tính cầm cự và thích nghi tốt. Khác với các nước, nếu vay nợ công quá lớn thì chính phủ chẳng còn gì để huy động nữa bởi tỷ lệ tiết kiệm của họ thấp. Phải khẳng định tổng thể nguồn lực kinh tế xã hội của ta vẫn còn tốt và điều cần thiết là biện pháp chính sách phải biết khơi dậy nguồn lực, khác với việc cố gắng tận thu từ xã hội để bù đắp cho chi tiêu. Khi người dân và doanh nghiệp cùng đồng lòng ứng phó, cộng thêm những chính sách hỗ trợ của chính phủ thì gánh nặng khủng hoảng lần này sẽ đỡ hơn lần trước./. Hạnh Nguyễn Vietnam+
-
Tổng giám đốc Dragon Capital chia sẻ chuyện tín ngưỡng, tâm linh Ông Domic Scriven cho biết, khi làm nhà ông cũng phải nhờ thầy phong thủy đến xem hướng nhà, nhà mới xây xong cũng phải mời thầy đến nối long mạch và trong nhà cũng có ban thờ... Ông Dominic Scriven – Tổng Giám đốc công ty Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital - một cái tên được nhiều người Việt Nam biết đến không chỉ bởi ông là lãnh đạo của một công ty đầu tư nổi tiếng ở Việt Nam mà do ông là một trong những người nước ngoài nói tiếng Việt khá chuẩn. Câu chuyện của chúng tôi bắt đầu với ông từ việc học tiếng việt, đến các món ăn và sở thích... Học Tiếng Việt qua tiếng Thái Nhân duyên nào đã đưa ông đến Việt Nam? Năm 1990, trong một chuyến đi cùng một số người bạn khám phá Việt Nam, tìm hiểu về thị trường mới, nhiều người bạn của tôi đã học tiếp MBA, nhưng theo mình học ở Hà Nội thì hay hơn, ban đầu chỉ định học thôi, nhưng tìm hiểu hay nên quyết định sống lại ở đây. Tôi đã chọn học khoa Tiếng Việt, trường Đại học tổng hợp. Đối với người nước ngoài, tiếng Việt là một trong những thử thách đồng thời đó là cũng là một điểm thú vị. Tiếng Việt đã có nền tảng là phiên âm alphabet so với một số nước khác dùng chữ tượng hình như Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Trong quá trình học tiếng việt, điều gì khiến ông nhớ nhất? Ban đầu tôi không biết một chữ nào, hồi đó lại chưa có nhiều người biết tiếng Anh như bây giờ. Thầy giáo dạy tiếng Việt tên là Hiển (gốc Hải Phòng) vì học sinh ngoại quốc chưa có nhiều nên trong suốt thời gian 2 năm chỉ có 1 thầy – 1 trò khiến cho quá trình này có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, mặc dù thầy là Phó tiến sĩ ngôn ngữ học chuyên ngành tiếng Lào, thầy lại không biết tiếng Anh mà tôi lại chưa biết tiếng Việt nhưng may mắn là tôi lại biết 1 chút tiếng Thái, giữa tiếng Thái và tiếng Lào có nét tương đồng nên trong quá trình học những chỗ không hiểu 2 thầy trò có thể trao đổi với nhau thông qua ngôn ngữ thứ ba này. Học tiếng Việt vậy ông đã đọc trọn vẹn một tác phẩm văn học nào của Việt Nam chưa? Việc học tiếng Việt tôi chủ yếu để giao tiếp và kinh doanh, nhưng nếu để đọc truyện hay tác phẩm văn học thì phải đòi hỏi có từ điển bởi lẽ văn học nó đòi hỏi phải có sự trợ giúp, nếu không sẽ bị “lạc” hoàn toàn. Tôi đã từng đọc một cuốn tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của tác giả Bảo Ninh. Đó là một cuốn tiểu thuyết hay. Ngoài việc đầu tư ông còn có đam mê nào khác? Có, đó là việc vẽ tranh cổ động ngày xưa, những năm 1990 – 1991 ngoài các đường phố của Hà Nội không có các đèn LED với người Việt đó là một kỷ niệm nhưng với người nước ngoài thì đó là một loại hình nghệ thuật đáng quý. Sự bào mòn của thời gian cùng với lý do người Hà Nội nó không được xem là một loại hình nghệ thuật đã làm cho dòng tranh này không còn tồn tại nhiều ở Hà Nội. Nhưng vì yêu thích dòng tranh này đã khiến cho tôi sưu tập và thuê hẳn một nhóm người nghiên cứu, đánh giá một cách bài bản để sau này những ai quan tâm đến loại hình nghệ thuật này có được một nguồn đầy đủ thông tin. Cũng rất mừng là đầu năm nay, bảo tàng quốc gia của Tiệp có mời tôi qua và tham gia triển lãm về tranh cổ động. Sang năm một cuộc triển lãm khác cũng về tranh cổ động tại Coronto (Canada) cũng mời chúng tôi tham dự. Gần đây nhất, có một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ cũng nhờ chúng tôi cung cấp tài liệu về tranh cổ động của Việt Nam để viết cho 1 giáo trình được dùng tại 1.600 trường học tại Mỹ. Không ký hợp đồng vào tháng 7 âm lịch Sống và làm việc tại Việt Nam vậy ông có hay đi chùa không? Có đi nhưng không thường xuyên. Trước đây tôi hay đi chùa Hương và cách đây 3 năm đám cưới của tôi cũng được tổ chức tại một ngôi chùa ở Phú Quốc – đây cũng là chùa thường xuyên tôi lui tới. Tại sao ông lại chọn chùa Phú Quốc để làm nơi tổ chức đám cưới của mình? Tôi gắn bó với Phú Quốc đã được 10 năm nay rồi. Ở Phú Quốc tôi có 1 khu kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng với đặc trưng là nhà lá của dân địa phương (đầu tư cá nhân, không nằm trong vốn đầu tư của Dragon Capital) bên cạnh yếu tố đây là một địa điểm đẹp thì nó còn là nơi gắn bó nhiều kỉ niệm với tôi nên chúng tôi đã quyết định tổ chức đám cưới ở đây. Trong việc kinh doanh của mình có bao nhiêu phần trăm yếu tố là duy tâm? Tính chi tiết theo phần trăm thì khó nhưng đã sống và làm việc ở Việt Nam thì tín ngưỡng được xem là một văn hóa đó là điều tất yếu. Chẳng hạn, tháng 7 âm lịch – tháng ngâu - hầu hết các doanh nghiệp sẽ không thực hiện ký hợp đồng đầu tư và tôi cũng thế (cười). Hay khi làm nhà tôi cũng phải nhờ thầy phong thủy đến xem hướng nhà, nhà mới xây xong cũng phải mời thầy đến nối long mạch và trong nhà cũng có ban thờ... Đã là làm ăn mà không quan tâm đến những những yếu tố duy tâm thì không được, nhưng nếu để ý nhiều quá mà bỏ qua các yếu tố khác thì cũng không nên. Chí Thành – Thanh Hải (Thực hiện) Theo TTVN
-
Hôm nay tôi ngồi uống trà đá vỉa hè, nhớ lại sư phụ TS có nói tương lai mấy cái tàu sân bay sẽ vứt đi như ve chai, vì TG họ phát minh ra nhiều khí tài quân sự mới vượt trội hơn. Lúc đó tôi đoán các cường quốc có tầu sân bay sẽ rao bán với đủ các lý do như...khó khăn tài chính miễn sao bán đi hết, khi nào bán xong thì là lúc họ hạ màn công bố các khí tài quân sự mới vượt trội. Thế mà tối lên mạng xem đã có tin nước Anh rao bán rồi, nhanh quá.
-
Du lịch tâm linh: “Không có con đường đi đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường” Bản chất của du lịch tâm linh là hướng thiện. Tham gia du lịch tâm linh để có cơ hội thực hành và sống trong môi trường của cầu nguyện và chiêm bái, thực tập tu tập và thư giãn, chăm sóc thân và tâm. Du lịch ngày càng phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho mỗi chúng ta. Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong thời đại hiện nay, khi kinh tế đã phát triển, khi nhận thức của mọi người đã được nâng cao. Một loại hình du lịch đã có từ nhiều năm nhưng mấy năm gần đây mới thực sự được quan tâm đúng mức và rất đáng được luận bàn đó là du lịch tâm linh. Các tour du lịch tâm linh có đặc thù riêng, vừa tâm linh vừa du lịch. Đây là 2 phần không thể thiếu trong bất cứ chương trình nào. Đến với các chương trình du lịch tâm linh, những người tham gia thường cảm thấy rất gần gũi, dễ thông cảm và sẵn sàng sẻ chia, cởi mở với nhau. Họ có thể coi nhau là những thành viên cùng gia đình ngay khi chuyến đi bắt đầu. Tham gia những chương trình này, khách hành hương không chỉ được quay về với cội nguồn tâm linh của mình, được khám phá những thánh tích hay không gian tâm linh quý giá mà trong suốt hành trình của chuyến đi được bên nhau hòa quyện trong một môi trường tinh khiết, bình an, yêu thương và kết nối. Là người đã tham gia hàng chục chuyến du lịch tâm linh tôi nhận thấy, có lẽ ít ở nơi nào câu nói “không có con đường đi đến hạnh phúc, hạnh phúc chính là con đường” được hiểu và triển khai triệt để như trong các chuyến đi này. Bản chất của du lịch tâm linh là hướng thiện. Tham gia du lịch tâm linh là để có cơ hội thực hành và sống trong môi trường của cầu nguyện và chiêm bái, thực tập việc tu tập và thư giãn, chăm sóc thân và tâm, tạo niềm tin và tìm nơi nương tựa, hành trì các lễ nghi và nạp năng lượng cho chính mình cho chuyến hành trình dài trong cả cuộc đời này. Những chuyến đi nhiều khi mang lại những kết quả kỳ diệu cho khách hành hương mà không ai tin được. Anh Doãn Tần của công ty du lịch Ngọc Việt Travel, người đã trực tiếp đưa hàng trăm đoàn đi hành hương suốt cả chục năm nay kể rằng có một phật tử bị bệnh nặng nên mặc dù đã mua tour tham gia chương trình hành hương về đất Phật mà phải hủy. Sau khi nghe phân tích về sự nhiệm màu của năng lượng tâm linh chị lại quyết định đi. Những người trong đoàn ái ngại khi thấy tình trạng sức khỏe của chị khi đoàn xuất phát. Tuy nhiên khi chuyến đi kết thúc bệnh của chị cũng tan biến luôn! Trong chuyến hành hương gần đây nhất của tôi cũng vậy, có một thành viên bị bệnh. Chị quyết theo tour. Chị tham gia các chương trình lễ phật, tụng kinh, nhiễu tượng Phật, niệm Phật rất thành kính và nghiêm túc. Kết quả của chuyến đi làm bất ngờ biết bao thành viên trong gia đình chị. Bây giờ chị rất khỏe, rất vui và thường xuyên hướng dẫn các bạn trẻ sống tốt, sống thiện. Chị tham gia rất tích cực trong các chương trình giúp đỡ người nghèo, cô đơn, bệnh tật. Chị rất hạnh phúc với những việc có ích mà chị đang làm. Các chương trình du lịch tâm linh đi nước ngoài thường là tứ động tâm (4 thánh tích tại Ấn Độ và Nepal), hành trình về “vũ trụ tâm linh” Tây Tạng, Tứ đại danh sơn (đạo tràng của 4 đại Bồ Tát là Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Thế Âm, Địa Tạng), Trung Đài Thiền tự (Đài Loan). Rồi các tour đi Miến Điện, Lào, Thái Lan, Bu Tan, có kết hợp với thiền định. Trên thực tế những chuyến du lịch tâm linh làm cho các thành viên trong đoàn gắn bó với nhau rất tốt, giúp nhau tu tập sau này, giúp đỡ lẫn nhau trong cả vật chất lẫn tinh thần trong những năm tiếp theo của cuộc đời. Đây là những chuyến đi dài ngày. Những chuyến đi Ấn Độ thì khá vất vả, điều kiện cơ sở vật chất thì không thật sự tốt. Đây cũng chính là 1 lý do để các thành viên trong đoàn gắn bó với nhau hơn, thật sự trở thành những người con của Phật. Sau mỗi chuyến đi các thành viên thường sống tốt hơn, thâm tâm được thanh lọc hơn, sự an lạc thường hiện rõ nơi mỗi người. Các chương trình trong nước thường được tổ chức về những nơi nổi tiếng. Phía bắc thì chúng ta hành hương về Yên Tử, chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Hương, chùa Tây Phương, chùa Thầy, Bái Đính, thiền viện trúc lâm Tây Thiên… Du khách đến miền trung nhất định đến thăm các ngôi chùa của cố đô Huế, đến với chùa và hang động tại Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng),… Khách hành hương cũng không thể không đến với thiền viện trúc lâm Đà Lạt, về với các ngôi chùa và thiền viện ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Từ Sài Gòn người hành hương có thể đến với các thiền viện và chùa tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, hay Bình Dương, Hà Tiên, Tây Ninh,… Những chuyến đi với bao khám phá và trải nghiệm thú vị. Những chuyến đi ngắn ngày và thường được tổ chức trong 2 ngày nghỉ cuối tuần giúp chúng ta có thêm năng lượng cho 1 tuần làm việc mới. Ngày nay, ngoài việc tham gia các tour được tổ chức, nhiều khách du lịch tự mua vé, tự lo tour và tự trải nghiệm trong cả chuyến đi. Rất nhiều nhóm bạn cũng tự tổ chức những chuyến hành hương cho chính mình. Ví dụ như CLB yêu sách Thái Hà tại thành phố HCM tháng trước tự tổ chức chuyến đi cho 30 bạn chuyến đi 2 ngày về thiền Viện Bảo Sơn, Chùa Tổ Núi Thị Vải kết hợp tắm biển Vũng Tàu và thăm thiền viện Đại Tùng Lâm và tháng này là hành trình về nguồn tham dự lễ Vu lan thiền thất Trúc Lâm Bảo Sơn có cả lễ hoa Bông hồng cài áo. Nhóm Vẻ Đẹp Phật Pháp thì tổ chức cho người thân đi chùa Phước Huệ, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Nhóm Quả Đấm Thép thì tham gia chương trình Hương Sen Đại Bi tại chùa Hưng Khánh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội… Các chương trình du lịch cũng giúp chúng ta đi về với thiên nhiên, được sống trong không khí bình yên, xanh của cây và đất trời. Du lịch tâm linh cũng là để cho khách hiểu về lịch sử và văn hóa của các ngôi chùa và thiền viện cũng như các địa phương, được chiêm ngưỡng những công trình nghệ thuật, kiến trúc quý giá. Thông qua các bài pháp thoại, những buổi giao lưu các thành viên cũng có cơ hội học tập rất tốt. Cái mà tôi thấy rõ nhất là nhiều người đã tạo ra cho chính mình những thói quen mới, cách nhìn mới, mang lại lợi ích thiết thực cho chính mình và xã hội. Thượng tọa Thích Thái Hòa – chùa Phước Duyên, TP Huế nói với tôi nghe rằng du lịch tâm linh cho ta cả 2: du lịch lẫn tâm linh. Tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Tay buông ráng hồng” khuyên mỗi người nên đầu tư thời gian vào loại hình du lịch này. Khi gõ những dòng chữ này tôi cũng đang chuẩn bị cho chuyến du lịch tâm linh của mình, một chuyến đi gần nhưng không kém phần thú vị. Tôi sẽ đến 1 ngôi chùa và thả hồn mình vào đó. Thư giãn và thảnh thơi. Ngày cuối tuần thật ý nghĩa khi ta có thời gian dành cho thân và tâm của mình. Theo Nguyễn Mạnh Hùng Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty sách Thái Hà Tầm nhìn
-
Cái tin này nghiệm cho tiên tri của sư phụ TS: ================================= Kinh tế Nhật hồi phục vượt kỳ vọng Tính toán của ngân hàng Bank of Japan cho thấy đồng yên đã mạnh hơn quá nhiều so với mức 82,59 yên/USD mà các công ty dùng để tính toán lợi nhuận. Nhật chuẩn bị có Thủ tướng thứ 6 trong 6 năm Nhìn lại lịch sử những lần Nhật can thiệp vào tỷ giá đồng yên gần đây nhất Nhật phát đi tín hiệu tiếp tục can thiệp vào tỷ giá đồng yên 10 “tội đồ” của khủng hoảng tại Nhật Kinh tế Nhật quý 2/2011 suy giảm kém hơn so với dự báo của giới chuyên gia, dấu hiệu cho thấy kinh tế đang dần hồi phục từ thời kỳ tăng trưởng sụt giảm mạnh sau động đất và sóng thần tồi tệ cũng như đồng yên tăng giá quá cao tác động xấu đến xuất khẩu. Văn phòng Nội các Nhật công bố GDP của Nhật quý 2/2011 sụt giảm 1,3% và như vậy kinh tế Nhật có quý tăng trưởng sụt giảm thứ 3 liên tiếp. Các chuyên gia kinh tế đã tính toán về mức giảm 2,5%. Các công ty, từ Toyota cho đến Sony, đã sửa chữa nhà máy chịu thiệt hại nặng nề bởi thảm họa động đất ngày 11/03/2011, sản lượng công nghiệp tháng 5/2011 ghi nhận mức tăng trưởng tháng cao nhất từ năm 1953. Ngày 04/08/2011, chính phủ Nhật quyết định can thiệp vào thị trường ngoại hối lần đầu tiên từ tháng 3/2011 để ngăn đồng yên tăng giá so với đồng USD, gây tác động xấu đến đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới. 3 tháng qua, đồng yên đã tăng giá tới 5% so với đồng USD, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu trở nên u ám. Đồng yên mạnh khiến các sản phẩm của Nhật mất sức cạnh tranh ở nước ngoài và khiến lợi nhuận chuyển về nước giảm đi. Tính toán của ngân hàng Bank of Japan cho thấy đồng yên đã mạnh hơn quá nhiều so với mức 82,59 yên/USD mà các công ty dùng để tính toán lợi nhuận. Ông Osamu Masuko, chủ tịch Mitsubishi Motors Corp, nhận xét: “Tỷ giá đồng yên đang ở mức hủy hoại nghiêm trọng kinh tế Nhật. Tỷ giá hối đoái hiện đang ở mức không chấp nhận được.” Toyota, hãng xe lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất lại từ tháng 9/2011, sớm hơn 1 tháng so với dự báo của giới chuyên gia. Toyota công bố tuyển dụng khoảng 4.000 lao động thời vụ cho hoạt động sản xuất. Đình Hảo Theo TTVN
-
Hậu họa nợ công và bài học từ “lưỡi dao” S&P! Hoành hành ở Hy Lạp và Ireland gần một năm nay, nợ công tràn sang Tây Ban Nha, Italia và đang rình rập Nhật Bản. Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới - cũng không thoát khỏi họa nợ công và phải hứng chịu hệ lụy từ việc hạ định mức tín nhiệm của Standard&Poor's (S&P) đối với trái phiếu chính phủ nước này. Và phải chăng, nợ công ở Mỹ hay châu Âu chính là những “tấm gương xấu” để chúng ta phải tích cực xử lý sớm nợ nần? Vì sao nguy hiểm? Các học giả kinh tế trên thế giới quan niệm, khủng hoảng tài chính thường xuất phát từ ba khu vực: khủng hoảng tiền tệ (tỷ giá hối đoái) như từng xảy ra ở Thái Lan năm 1997, khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ công. Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nhiều năm trở lại đây, nợ công đã trở thành vấn đề nóng bỏng của nền tài chính ở các quốc gia phát triển và mới nổi. Nợ công tích tụ ngày càng lớn và tập trung chủ yếu ở Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản ở ngưỡng trên 100% GDP, thậm chí ở Nhật còn trên 200% GDP! Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 được châm ngòi từ tín dụng bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ, hoành hành thế giới suốt 3 năm qua tưởng đã tạm yên thì bước sang năm 2011, lại được châm thêm mồi lửa từ khủng hoảng nợ công. Từ đó, bộc lộ những ảnh hưởng mang tầm vóc sâu rộng và nguy hiểm đối với nền tài chính toàn cầu, đến nỗi, nhiều ý kiến cho rằng, thế giới sắp phải đón một “siêu bão” tài chính mới. Những cuộc cứu trợ khổng lồ mà châu Âu đang áp dụng cho Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và sắp tới là Tây Ban Nha, Italia cho thấy, khủng hoảng nợ công gây tốn kém chi phí không kém số tiền mà Mỹ phải bỏ ra để xử lý hệ thống tài chính nước này sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Hầu hết các nhà phân tích đều cảnh báo: không nên xem thường khủng hoảng nợ công. Bởi nếu không được phòng ngừa và cứu trợ kịp thời, sẽ nổ ra hiệu ứng sụp đổ dây chuyền và lan truyền nguy hiểm tới chất lượng tài sản hệ thống ngân hàng thương mại do phần lớn trái phiếu chính phủ phát hành đều được ngân hàng nắm giữ. Trên thực tế, không chỉ có ngân hàng của Ireland mua trái phiếu Chính phủ nước này mà nhiều ngân hàng của châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… đều mua. Hoặc với trái phiếu Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italia cũng vậy. Hơn nữa, do tính chất hoạt động của ngân hàng thương mại là toàn cầu hóa nên khi ngân hàng bị tổn thương, uy tín bị giảm sút, sẽ tác động xấu đến dòng tiền gửi của người dân. Chuyện của người Mỹ Đã từ lâu, thế giới quá quen với tình trạng nợ nần của Mỹ. Còn người Mỹ luôn yên tâm rằng, nền tảng kinh tế, thành lũy tài chính hùng mạnh của nước này hoàn toàn miễn dịch với thứ mầm bệnh kia. Họ tự hào về nền tảng kinh tế, khoa học công nghệ và năng suất lao động có thể làm chủ được thị trường tài chính thế giới; coi đó là thứ giá trị bảo hiểm cho đồng tiền của mình, là vật thế chấp đáng tin cậy nhất cho nợ công. Ông Lê Xuân Nghĩa kể, năm 2006, khi sang thăm Bộ Ngân khố Mỹ (Bộ Tài chính) và thảo luận với họ về vấn đề nợ công, ông tỏ ý lo ngại, nợ công của Mỹ sẽ là vấn đề lớn trong tương lai. Một quan chức phía Mỹ đáp: “Yên tâm, nợ công Mỹ còn chưa đến 100% GDP, Nhật Bản còn nhiều nợ công hơn chúng tôi. Ai cầm trái phiếu Mỹ là cầm vàng”. Quan chức này cũng nhắc lại câu nói nổi tiếng của Alexander Hamilton, Bộ trưởng Bộ Ngân khố đầu tiên của Mỹ, tại vị 1789 - 1795: “Nợ nước Mỹ là vàng”. Nhưng giờ đây, vấn đề đã khác. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bộc lộ mặt trái không mong muốn của nợ công nước Mỹ và nhiều nước khác. Khi thế giới chưa hết sững sờ về cuộc mặc cả giữa chính phủ và Quốc hội Mỹ nâng trần nợ công lên mức 16,4 nghìn tỷ USD và đổi lại phải cắt giảm chi tiêu 2,1 nghìn tỷ USD trước bờ vực vỡ nợ thì sự đánh tụt trái phiếu dài hạn của hãng xếp hạng tín nhiệm S&P như thể là “lưỡi dao” bổ xuống sự kiêu hãnh quá mức của nước này. Đó còn là hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ đối với trung tâm kinh tế, tài chính ở một quốc gia có nền tảng kinh tế vững mạnh bậc nhất toàn cầu. Và dù không mong muốn, nhưng hành động của S&P đã dẫn đến tâm lý hoang mang hoảng loạn, phải bán đổ, bán tháo trái phiếu chính phủ, vốn được coi là thứ hàng hóa tin cậy hàng đầu. Đối với những quốc gia sở hữu nhiều trái phiếu Chính phủ Mỹ như Trung Quốc và Nhật Bản mặc dù vẫn lớn tiếng trấn an rằng: “Đó vẫn là công cụ dự trữ quan trọng bậc nhất” nhưng trên thực tế, tỷ trọng trái phiếu Chính phủ Mỹ trong dự trữ quốc gia đã suy giảm rõ rệt để bổ sung thêm vàng, góp phần tạo nên cơn sốt vàng dữ dội nhất trong lịch sử suốt hai tuần qua. Chẳng hạn, Nhật Bản giảm từ 90% xuống 75% - 80%, Brazil giảm từ 90% xuống 81%; Trung Quốc giảm từ 90% xuống 80%. Còn ở thị trường chứng khoán thực sự là thảm họa. Chỉ số Down Jones từ 12.500 điểm tụt xuống dưới 12 nghìn điểm trong vòng mấy ngày; các chỉ số tài chính của châu Á và Âu đều sụt giảm rất mạnh. Nhiều người nói rằng, cuộc thỏa hiệp giữa Chính phủ Mỹ và Quốc hội đã kết thúc, nhưng đó chưa phải dấu chấm hết cho những bất ổn nội tại ở quốc gia này, mà cội nguồn sâu xa vẫn là nợ công và những chỉ số vĩ mô đang ngày càng xấu thêm. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao, thị trường chứng khoán tiếp tục đình trệ, chỉ số tiêu dùng đã có một giai đoạn khởi sắc nhưng lại bắt đầu tồi tệ. Thách thức lớn nhất đối với nước Mỹ hiện nay là làm thế nào để vừa hạn chế thâm hụt ngân sách, vừa kích thích phục hồi kinh tế. Ông Trần Trọng Quốc Khanh, Giám đốc Trung tâm Vàng ACB, nói: “Việc Mỹ nâng trần nợ công cũng giống như tình trạng một con bệnh nặng được tiếp thêm viên thuốc bổ để cố gượng dậy. Điều quan trọng là sau khi nâng trần nợ, Mỹ phải chứng tỏ cho thế giới thấy khả năng phục hồi kinh tế để trả nợ vay trên 16,4 nghìn tỷ USD. Và đó vẫn là dấu hỏi rất lớn, bởi lẽ đến lúc không trả được, không lẽ lại nâng nợ nữa?”. Trong lịch sử của mình, đã hai lần Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phát hành thêm tiền mua trái phiếu phục vụ chi tiêu ngân sách của chính phủ. Nhiều thông tin cho thấy, có thể FED sẽ làm như vậy thêm một lần nữa nếu như S&P và thị trường tài chính toàn cầu, đặc biệt là các chủ nợ không gia tăng sức ép để FED từ bỏ ý định này. Nếu FED tiếp tục, USD sẽ mất giá nghiêm trọng, lạm phát tăng thêm, thị trường tài chính sẽ suy sụp thực sự. Dĩ nhiên, cũng có nhà phân tích cho rằng, nếu FED phát hành thêm tiền, sẽ tránh nợ công của Mỹ tăng thêm hay nói cách khác, cả thế giới phải xúm lại lo chuyện nợ nần cho Mỹ thông qua đóng thuế vô hình khi đồng USD mất giá. Hiện tại, vấn đề này còn tùy thuộc vào quan điểm giải quyết vấn đề tài chính sống còn của nước Mỹ của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ như thế nào. Có thể nói, cuộc khủng hoảng nợ công toàn cầu đang diễn ra ở châu Âu, Mỹ và có thể sẽ lan tới Nhật Bản. Và rất có thể, chúng là tiền đề cho một cơn bão tài chính mới diễn ra vào năm 2012. Không để nước đến chân! Khi chứng kiến nước Mỹ sống trong những ngày bên bờ vực vỡ nợ và sự mặc cả nâng trần nợ công cũng như sự kiện S&P đánh tụt hạng trái phiếu chính phủ Mỹ từ AAA xuống AA+, thêm một lần nữa, hồi chuông cảnh báo nợ công lại được gióng lên với Việt Nam. Điều này càng thêm nóng hổi khi cách đây mấy ngày, tổ chức định mức tín nhiệm Fitch Ratings vừa công bố duy trì mức tín nhiệm nợ công Việt Nam là B+, nhưng cho rằng, họ chưa thấy sự chuyển biến rõ rệt trong việc cắt giảm chi tiêu công, điểm căn bản để xác định điểm nợ công của Việt Nam. Hãng này cũng cho rằng, nợ công Việt Nam vượt ngưỡng 50% GDP là cao hơn mức trung bình 37% đối với hạng B. Theo nhiều chuyên gia, sự nhìn nhận nghiêm khắc của giới phân tích tài chính trong vấn đề nợ công Việt Nam là xuất phát từ thực tế. Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, năm 2007, nợ công là 33,8% GDP nhưng từ 2008, tỷ lệ này nâng lên 36,2%; 2009: 41,9%; 2010: 56,7%. Năm 2011, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) dự kiến nợ công sẽ đạt 1.375 nghìn tỷ đồng, tương đương 58,7% GDP. Như vậy, từ năm 2007 đến hết 2011, nợ công đã tăng khoảng 25%, đạt mức trung bình 5%/năm. Với đà tăng này, chỉ cần 8 năm nữa, nợ công Việt Nam sẽ lên tới 100% GDP. Nhưng đó là theo cách tính của Việt Nam, còn nếu áp chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì nợ công hiện lên tới 72% GDP. Luật Quản lý nợ công năm 2009 quy định, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Nếu theo cách tính này, số nợ công sẽ bị thu hẹp lại khá lớn so với chuẩn WB và IMF. Từ cuộc khủng hoảng nợ công đang tấn công vào các nước, giới phân tích rút ra mấy điểm đáng lưu ý sau. Thứ nhất, Mỹ, châu Âu dù sao còn có nền tảng kinh tế vững chắc và năng suất lao động cao, trên cơ sở tiềm lực khoa học công nghệ và nền kinh tế phát triển. Kể cả như vậy nhưng một khi nợ công phát tác tiêu cực thì hậu họa cũng rất khó lường. Trong khi đó, nợ công Việt Nam đang dựa trên khả năng chịu đựng rủi ro tài chính hạn chế của người dân và cùng đó là năng suất lao động thấp, tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên và thâm dụng lao động, vốn. Bởi vậy, điều này không thể đảm bảo một tương lai sáng sủa khi nợ công Việt Nam đang chạm ngưỡng an toàn và ngày càng tăng mạnh. Thứ hai, hiện nay, trong cơ cấu nợ công Việt Nam thì có tới 30% vay nợ nước ngoài và 70% nợ nội địa. Điều đáng lo ngại là nợ nội địa của Chính phủ chủ yếu là trái phiếu mà hệ thống ngân hàng thương mại mua. Bởi trong nhiều trường hợp, khủng hoảng ở khu vực này là tiền đề của khủng hoảng khu vực kia. Ví dụ, năm 1997, đầu tiên, Thái Lan lâm vào khủng hoảng tỷ giá dẫn đến khủng hoàng ngân hàng. Hoặc, khủng hoảng ở Nhật Bản trước đây và Ireland đang diễn ra đều xuất phát từ đổ bể bong bóng bất động sản được truyền dẫn tới khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Và khi Chính phủ Ireland oằn mình vay nợ cứu hệ thống ngân hàng trong khi nợ công đang ở mức cao, càng làm cho nền kinh tế lún sâu vào vòng xoáy khủng hoảng. Thứ ba, trong cơ cấu nợ công, có tới 6 - 7 tỷ USD là nợ ngắn hạn, và nếu đem con số này đặt cạnh dự trữ quốc gia thì đó là một lo ngại không nhỏ. Thứ tư, hiện nay, nguồn trái phiếu Chính phủ không được hạch toán vào ngân sách mà ở dạng Chính phủ huy động nguồn vốn người dân rồi cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng và một phần nhỏ để đầu tư. Phải thấy rằng, Chính phủ vay lãi trái phiếu 12%, đầu tư gia tăng giá trị vài chục phần trăm/năm thì rất tốt, nhưng nếu chỉ đạt vài ba phần trăm/năm thì là điều rất đáng lưu tâm. Thứ năm, trong nhiều năm trở lại đây, lạm phát đang trở thành mối đe dọa của nền kinh tế. Nhiều chuyên gia dự báo, lạm phát năm 2011 sẽ không dưới 27% vì 7 tháng qua, lạm phát đã ngấp nghé 20%. Lạm phát làm cho nội tệ yếu đi nhiều so với ngoại tệ. Trong khi trong cơ cấu nợ công, có tới 30% bằng đồng Yên, là ngoại tệ liên tục tăng giá so với USD chứ chưa nói đến VND. Thời gian qua, rất nhiều người lên tiếng trước áp lực rủi ro tỷ giá đối với mặt này, mặt kia nhưng từ góc độ vay nợ, gần như chưa bao giờ nợ công được bảo hiểm rủi ro tỷ giá, dù chỉ là một USD! Rất nhiều nước trong khu vực chỉ để mức thâm hụt ngân sách kéo dài dăm năm sau đó tìm cách cân bằng và thặng dư. Trong khi ở Việt Nam, thâm hụt ngân sách và thương mại là căn bệnh kinh niên. Rất có thể vì nhiều lý do, Việt Nam phải chấp nhận tình trạng này trong một chu kỳ phát triển nào đó, nhưng Chính phủ cần đặt mục tiêu để giảm gánh nặng nợ công theo lộ trình nhất định thay vì để nợ công tăng năm này qua năm khác. Ngay từ bây giờ, nếu không xử lý vấn đề nợ công một cách hiệu quả, thì mọi chuyện sẽ trở nên quá muộn. Nguyễn Hoài tbktvn
-
Dấu hiệu khủng khoảng ngày càng rõ hơn, hic hic. ======================================== “Lời nguyền tháng 8”: Hy Lạp 2011 và Lehman Brothers 2008 Đầu tiên là lời khẳng định “chẳng có chuyện gì đâu”, sau đó là “tại bọn đầu cơ”, rồi đến “thật ra cũng có chút vấn đề…”, hai màn tiếp theo là “cạn kiệt thanh khoản” và “hoảng loạn toàn diện”.Mấy tuần trước, Financial Times đã đăng một bài cảnh báo nhà đầu tư năm nay chớ có đi nghỉ hè quá lâu. Đáng buồn thay lời cảnh báo ấy lại hoàn toàn đúng. Không lâu sau khi thở phào nhẹ nhõm vì vở kịch trần nợ công Hoa Kỳ rút cục cũng hạ màn, thị trường lại bị cuốn vào vòng xoáy của khu vực đồng tiền chung Châu Âu (eurozone). Nếu muốn thì cứ gọi đó là “lời nguyền tháng 8”: y hệt như trong hai năm 2007 và 2008 (hoặc 1997 và 1998), đúng lúc các lãnh đạo cao cấp đang đi nghỉ còn thị trường èo uột thì một đợt sóng thần mới lại ập đến. Lịch sử lặp lại không chỉ vì thời tiết quá nóng, mà từ cái nhìn của người New York, những tình tiết trong vở kịch eurozone tương đồng một cách đáng lo ngại với những gì diễn ra trong khủng hoảng tài chính tại Mỹ. ● Khi Hy Lạp bắt đầu chao đảo, nhiều nhà hoạch định chính sách (và cả một số nhà đầu tư) cố làm dịu tình hình khi tuyên bố Hy Lạp quá nhỏ bé nếu so với thị trường toàn cầu (nước ngoài nắm chưa tới 200 tỷ euro chứng khoán nợ nước này). Tương tự như vậy, Lehman Brothers và Bear Stearns (với tổng tài sản lần lượt là 600 và 400 tỷ đôla) cũng nhỏ nếu so với hệ thống tài chính Mỹ. ● Khi các rắc rối nổi lên, ban đầu các nhà hoạch định chính sách eurozone giả định rằng vấn đề là ở tính thanh khoản chứ không phải khả năng thanh toán và đổ lỗi cho “bọn đầu cơ”. Do đó, họ liên tục đưa ra những giải pháp chắp vá nhằm cố trì hoãn những quyết định quan trọng và che dấu tình hình khó khăn. Hành động này cũng tương tự như những gì chính quyền Mỹ đã làm vào cuối năm 2007 (như kế hoạch yểu mệnh về một siêu-SIV). Ở eurozone chiến lược này cũng “thành công” chẳng kém gì ở Mỹ: dù mỗi thông báo mới lại làm người ta nhẹ người đi chút ít nhưng giới đầu tư vẫn đòi phải có một giải pháp toàn diện. ● Nay một số nhà lãnh đạo eurozone đã phải chuyển hướng và thừa nhận điều mà từ lâu họ luôn chối bỏ: chứng khoán nợ Hy Lạp sẽ phải tái cơ cấu và không phải ai cũng sẽ được giải cứu. Một mặt, làm thế là khôn ngoan vì rút cục họ đã dám đối mặt với thực tại. Nhưng mặt khác, hành động này đẩy khủng hoảng bước vào một giai đoạn mới khốc liệt hơn (đúng như kịch bản năm 2008). Vì những gì eurozone đã làm là buộc giới đầu tư phải phá vỡ một giới hạn tâm lý quan trọng: họ đã nhận ra rằng những tài sản từng được coi là phi rủi ro nay lại có rủi ro tín dụng. Khi cú sốc tiếp diễn, điều này có lẽ tương tự như khi chính phủ Mỹ quyết định đặt Fannie Mae và Freddie Mac dưới sự giám sát của mình vào mùa hè năm 2008. Một giả định “bất khả xâm phạm” đã bị đảo ngược và nay nhà đầu tư không còn biết phải tin vào đâu. ● Không bất ngờ khi nỗi sợ hãi đang lan rộng. Những nhà đầu tư truyền thống vào trái phiếu eurozone ít có kinh nghiệm đánh giá rủi ro tín dụng (cũng giống như những nhà đầu tư đang nắm giữ trái phiếu Fannie và Freddie cùng các chứng khoán bảo đảm bằng các khoản vay thế chấp mua nhà được xếp hạng AAA vào năm 2008). Do đó họ khó có thể đánh giá quốc gia nào là “an toàn”, hoặc định giá rủi ro của một nước. Tệ hơn, rất ít nhà đầu tư (kể cả các cơ quan giám sát) thực sự hiểu mối quan hệ phức tạp giữa các ngân hàng trong eurozone. Vấn đề không chỉ nằm ở cho vay và nắm giữ các trái phiếu eurozone, vấn đề còn là có rất ít dữ liệu về rủi ro từ phái sinh tín dụng (như CDS). Và rất khó biết được một ngân hàng phụ thuộc đến đâu vào “toàn bộ một quốc gia” (tức là cả chính phủ và khu vực tư của nước đó), vì các ngân hàng đã ngừng đánh giá rủi ro theo kiểu này từ vài chục năm nay. ● Khi sợ hãi lan rộng, bóng ma của năm 2008 lại quay về. Theo một nghiên cứu của Viện Peterson, cơ cấu của hệ thống eurozone đã khuyến khích các tổ chức tài chính phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngắn hạn. Ví dụ như 90 ngân hàng mới bị Cơ quan ngân hàng Châu Âu thanh tra gần đây cần phải phát hành tới 5.400 tỷ đôla chứng khoán nợ trong 2 năm tới, tương đương với 45% GDP Liên minh Châu Âu (EU). Cho đến gầy đây, việc đảo nợ tương đối dễ nhờ một rủi ro đạo đức “ngầm” của eurozone (giả định không nước nào vỡ nợ, nay giả định ấy đã không còn). Do đó nguy cơ dòng vốn tháo chạy ngày càng lớn. Khi ấy nguồn vốn ngắn hạn có thể sẽ cạn kiệt, giống như những gì xảy ra với các SIV tai Mỹ năm 2007, cùng Bear Stearns và Lehman Brothers năm 2008. Đặc biệt là khi những động thái không thể dự báo trước được của các cơ quan xếp hạng tín dụng, một lần nữa, lại làm thị trường thêm sợ hãi. Liệu tình hình bây giờ có dẫn đến một cuộc đại khủng hoảng tài chính như năm 2008? Liệu cơn hoảng loạn có lan tràn khi giới đầu tư đột nhiên nghiêng ngả vì những rủi ro hệ thống từng bị bỏ qua? Hãy nhớ lại rằng sau khi Lehman sụp đổ người ta đã kháo nhau rằng tài sản của các quỹ đầu cơ ở London cũng mất luôn theo vì không được tách khỏi tài sản ngân hàng (tin vịt). Và những điều khoản mù mờ trong các hợp đồng tài chính đôi khi lại có vai trò cực lớn và gây ra những hậu quả không lường trước được. Liệu một mùa hè oi ả có biến thành một mùa thu hỗn loạn? Và đến mùa đông “nền kinh tế thực” sẽ lĩnh đủ? Hy vọng là không. Nhưng không ai có thể phủ nhận rằng thế giới đã bắt đầu có cái cảm giác “ngờ ngợ”. Các đại gia tài chính có thể đang cười thầm, nhưng rồi thể nào cũng đến lúc họ phải bật khóc. Minh Tuấn Theo TTVN/FT
-
Việt Trinh: Sai lầm lớn nhất của tôi là thói kiêu ngạo VTC News – Thứ sáu, ngày 12 tháng tám năm 2011 tweet Plurk! Share Email In ra "Mới 20 tuổi đã nổi tiếng, có xe hơi, nhà mới... nên tôi chẳng coi ai ra gì hết. Bước vào bàn tiệc chẳng thèm nhìn ai, tôi nhỏ nhưng mọi người phải chào tôi trước" - Việt Trinh nói, sai lầm lớn nhất đời mình là từng tự xem mình giỏi hơn người. Lý Hùng: Buồn lòng khi nói về tình duyên Việt Trinh 'trở về' sau giông bão Việt Trinh: 'Đừng lấy đại bác bắn vào quá khứ' - Trở lại màn bạc chưa lâu, chị đã quyết định thử sức trong vai trò mới là đạo diễn. Cảm giác của chị chắc hẳn rất khác so với khi làm một diễn viên?- Trước ngày bấm máy quay, tôi không thể ngủ được, người cứ bần thần hồi hộp y như lần đầu tiên đóng Ngọc trong đá. Tôi rất bất ngờ với sự chuyển biến tinh thần của mình vì trước đó, tôi cảm giác bình thường lắm, lo cho công việc nhưng không có tâm lý bồi hồi như vậy. Ngày đầu tiên đảm nhiệm vai trò đạo diễn, tôi như đang trên mây. Giờ tôi mới biết, làm đạo diễn rất cực chứ không như diễn viên, quay xong vai là về. Đạo diễn phải bao quát mọi thứ, nắm đường dây của đoạn này, đoạn kia, tâm lý nhân vật, diễn xuất... rất vất vả. Trên đường về, tôi mệt quá ngủ gục trên xe, không biết gì hết. - Bây giờ chị đã cảm thấy tự tin với vai trò mới chưa? - Tôi phải có bản lĩnh mới vượt qua được những khó khăn, thử thách trong công việc. Là phụ nữ, sức khỏe không được như đàn ông, dù vất vả trước mắt rất nhiều nhưng tôi vui trong vai trò mới. Nếu vượt qua được, tôi thấy mình có giá trị hơn. Nếu đường đi quá dễ, trải thảm hoa hồng, thành quả đạt được cũng không có ý nghĩa. - Hình ảnh của một đạo diễn Việt Trinh với hình ảnh của ngôi sao Việt Trinh có gì khác nhau? - Khác hẳn luôn. Trong đoàn phim mọi người gọi tôi là anh không à, vì tôi thường mặc đồ giống con trai cho thoải mái, áo thun, quần túi hộp để nhét chai nước, cuốn kịch bản cho tiện. Chính những chiếc váy đầm mới làm tôi khó chịu này. Từ nhỏ tới lớn tôi chưa bao giờ mặc đồ tắm chụp hình. Nếu ai tiếp xúc thường sẽ thấy tôi hàng ngày quần tây, sơ mi, áo thun là nhiều. Mặc váy đầm là do phải xuất hiện trong các sự kiện, chứ đó là cực hình với tôi. Việt Trinh: Sai lầm lớn nhất của tôi là thói kiêu ngạo - Đến giờ, khi đã bước vào ngưỡng tuổi 40, chị thấy điều gì sai lầm lớn nhất đời mình? - Sai lầm lớn nhất của tôi cho tới khi ngộ ra được đó là lúc nào cũng nghĩ mình giỏi hơn người. Nó đã đẩy tôi đi một đoạn đường khá xa. Phương châm sống của tôi bây giờ là thà người ta phụ mình chứ mình không được phụ người ta. Tôi sống với bạn bè, có thể chơi không tốt, gạt gẫm được người ta, nhưng thấy họ đau khổ về điều đó là tôi không chịu được. Bản thân tôi từng trải qua sai lầm và muốn có cuộc sống tốt hơn. Bất cứ ai cũng vậy, khi còn trẻ thường háo thắng, có thể làm những việc chẳng ai ngờ được. Khi nhìn lại, tôi cũng không hiểu sao lúc đó mình lại hành xử như vậy. - Nghĩ mình giỏi hơn người, chị tự cho mình quyền sống hơn người ra sao? - Mới 20 tuổi đã nổi tiếng, có xe hơi, nhà mới... nên tôi chẳng coi ai ra gì hết. Bước vào bàn tiệc chẳng thèm nhìn ai, tôi nhỏ nhưng mọi người phải chào tôi trước. Thậm chí tôi có quyền đi trễ, về sớm trong công việc. Người ta mời 5g thì 7g tôi mới tới. Đi đóng phim, tôi đòi hỏi rất nhiều vì nghĩ mình hơn người khác nên phòng phải đẹp hơn, sang trọng hơn. - Lúc đó không ai nói cho chị biết chị đang sai lầm sao? - Có chứ, nhưng người ta nói tôi còn giận lại nữa. Lúc đó mình háo thắng, tự cao tự đại, nghĩ người ta khuyên như vậy vì không ưa, ganh ghét mình. Bây giờ khi ngộ ra được rồi, tôi mới thấy những người góp ý thực sự mới là người tốt với mình. - Sau đó chị có phải gánh chịu hậu quả vì thói đỏng đảnh, kiêu ngạo? - Tôi mất nhiều bạn tốt và nhiều cơ hội tốt. Về bản chất, tôi là người sống nặng tình. Có những người tôi chơi đến nay đã 20 năm. Tôi từng đánh mất một người bạn bởi những thói hư, tật xấu của mình. Sau này khi đến với đạo và hiểu được những mình làm là sai với họ, tôi đọc kinh sám hối. Có 3 cách sám hối: với Phật, với người mình phạm lỗi và trước đại chúng. Trong vòng 1 tuần, tôi tìm ra hết số điện thoại của những người mà trong trí nhớ, tôi đã làm họ buồn và bị tổn thương. Nhiều người ngạc nhiên vì sao mười mấy năm trôi qua rồi mà tôi vẫn gọi điện xin lỗi. Điều này như cục đá đeo trên người mà mình đẩy xuống được, như khối thịt dư mình bóc ra được, cảm giác trong người nhẹ lắm. - Có ai cự tuyệt sự chân thành của chị không? - Tôi chưa thấy. Ai cũng rộng mở với tôi. Một sư cô xúc động nói với tôi: "Việt Trinh làm được điều đó cô rất mừng cho con, vì có mấy ai cố gắng làm được đâu". - Chị có khóc thương cho phận mình hồng nhan đa truân? - Trước đây thì có, vài năm trở lại đây thì không. Tôi hạnh phúc vì đức Phật đã thương mình. Khi trẻ, tôi gặp nhiều sóng gió, biết nhìn lại mình để có cuộc sống hôm nay. Chỉ sợ khi lớn tuổi mới trải qua điều đó, tôi không còn sức khỏe để chống chọi được. - Mỗi lần soi gương, chị có nhận ra nhan sắc mình không còn lộng lẫy? - Tôi không sợ nếp nhăn vì cuộc sống sinh lão bệnh tử ai cũng phải trải qua. Tôi để mình tự nhiên, chỉ dùng kem dưỡng da hay sản phẩm phục vụ cho cơ thể một cách tương đối chứ không can thiệp nhiều. - Chị thấy thế nào mỗi khi đọc những bài báo không hay về người tình cũ? - Đó là quá khứ rồi và tôi thấy bình thường, không ảnh hưởng gì đến cảm xúc. Tôi thấy sắc sắc không không, có mà không, không mà có. Cảm xúc của tôi hiện tại có làm gì cho ai buồn không, mình có lỗi với ai không, mình đã sống tốt chưa. Mỗi tối về nhà, tôi chiêm nghiệm mình phải sửa cái này, cái kia... Tôi muốn làm chủ cảm xúc của mình và không để ai chi phối mình nữa. Tôi không khó chịu khi người ta đào xới quá khứ không may mắn của tôi. Điều này tôi nói thật lòng chứ không phải cách nói bóng bẩy cho qua chuyện đâu. - Có lúc nào chị thấy nuối tiếc về một thời vàng son đã qua? - Không. Người ta nói đã lên tới đỉnh thì phải tìm đường đi xuống an toàn. Có trẻ phải có già, khi nổi tiếng cũng phải nghĩ đến lúc nào đó mình sẽ hết nổi tiếng. Nếu thế tâm lý mình vượt qua rất nhẹ nhàng. Còn kỳ vọng nổi tiếng suốt đời, tôi luôn là số 1, bạn sẽ chết sớm, bị tẩu hỏa nhập ma sớm thôi. Theo Mốt&Cuộc sống
-
Tôi chưa thạo cái này, nhưng Kinh Đại An thì không có xảy ra động đất.
-
Đọc xong thấy buồn quá. ==================== Xẻ núi Ba Vì để… phân lô, bán nền Sau khi quy hoạch Hà Nội mở rộng được công bố, những hệ luỵ từ thời điểm giới đầu tư BĐS ào ạt mua nhà, đất đón đầu thông tin trung tâm hành chính quốc gia sẽ chuyển lên Ba Vì lại càng rõ rệt. Người ta đã thấy cả những hậu quả ở nhiều chính quyền địa phương tại Ba Vì đã ủng hộ việc xẻ đồi, lấp hồ của các doanh nghiệp để phân lô, bán nền… Mua ít, bán được nhiều. Dự án khu biệt thự sinh thái – nghỉ dưỡng được triển khai tại thôn Bơn, xã Vân Hoà, Ba Vì từ năm 2010. Dự án này ở vị thế đẹp nhất xã Vân Hoà: có hồ Đập Đống rộng hàng chục hecta nằm ở mặt tiền; các biệt thự dựa lưng vào đồi Đống với thảm cây xanh được trồng mới chừng hơn chục năm tuổi. Tuy nhiên, theo người dân, toàn bộ dự án nằm trên đồi Đống, trước kia là đất lâm nghiệp trồng rừng theo dự án PAM, một phần lớn diện tích đất trồng lúa được giao lâu năm cho người dân và gối đầu lên hồ Đập Đống. Năm 2010, người dân thôn Bơn thấy máy móc, phương tiện cơ giới được đưa về hồ Đập Đống để thi công và được xã giải thích: tôn cao bờ đập để tích nước, tưới tiêu thuỷ lợi. Sau đó, cùng với việc đắp đập là việc san đồi, lấp một phần hồ ở khu vực giáp đồi Đống và khu biệt thự – nghỉ dưỡng do Archi Group làm chủ đầu tư bắt đầu hình thành. Theo ông Nguyễn Văn Bằng, khoảng năm 2004, các hộ dân thôn Bơn được giao đất đồi Đống theo dự án PAM với thời gian 50 năm để trồng cây lâu năm phủ xanh đất trống đồi trọc, lúc bấy giờ, đã có các giao dịch ngầm chuyển nhượng đất. Giá thời điểm đó là 6 triệu đồng/sào đất đồi. Khi có thông tin trung tâm hành chính quốc gia dời lên Ba Vì đã khiến cho đất Ba Vì lên cơn sốt giá. Lúc đó, chủ đầu tư triển khai dự án phân lô, xây thô biệt thự bán với giá từ 8 – 12 tỉ đồng/biệt thự với diện tích 400m2/biệt thự. “Tôi phục nhất là họ chuyển đổi đất dự án PAM thành đất có sổ đỏ”, ông Bằng nói. Hiện nay, tại xã Vân Hoà, chúng tôi thấy dự án khu biệt thự – nghỉ dưỡng trên đồi Đống vẫn đang triển khai. Chủ đầu tư đã hoàn thành việc san ủi mé đồi giáp với hồ Đập Đống. Đập tràn giáp với đường xóm vừa có vai trò thuỷ lợi, vừa có vai trò giao thông, theo người dân trong thôn đã được tôn cao thêm chừng 1m, làm cho một phần không nhỏ diện tích đất nông nghiệp trồng lúa đã bị ngập úng. Nhiều hồ thuỷ lợi bị lấp làm… đất nền Do bị lấn chiếm hồ Đập Đống, san đồi Đống, tôn cao đập tràn làm phần lớn diện tích canh tác ở thôn Bơn bị ngập úng, 29 hộ dân ở thôn Bơn đã làm đơn kiến nghị lên chính quyền các cấp khiếu nại. Theo ông Đào Minh Hội, cán bộ quân đội nghỉ hưu, nguyên đại biểu HĐND xã Vân Hoà, lãnh đạo xã đã “mở cửa” cho dự án xây dựng biệt thự – nghỉ dưỡng của Archi Group triển khai, làm đảo lộn toàn bộ hoạt động sản xuất nông nghiệp tại thôn Bơn. Theo ông Hội, vào thời điểm có thông tin Ba Vì sẽ trở thành trung tâm hành chính của quốc gia, nhiều đập, hồ khác trong xã vân Hoà có chức năng thuỷ lợi cũng bị san lấp để chuyển nhượng cho khách hàng ngoài tỉnh. Ông Nguyễn Duy Cẩn ở Ấp Phú nói: “Năm ngoái người ta lấp đập Ấp Phú chuyên tưới tiêu cho hơn 20 mẫu ruộng của thôn để bán cho khách Hà Nội làm... trang trại. Từ khi đập bị lấp, phần lớn diện tích đất canh tác đang từ 2 vụ/năm chỉ còn 1 vụ/năm”. Ông Hội cũng cho biết, Vân Hoà hiện có sáu đập/hồ thuỷ lợi đã được chuyển đổi mục đích sử dụng từ thuỷ lợi sang đất chuyên dùng như: đập Ấp Phú: 4.010m2; đập Đồng Be: 3.957m2; đập Bặn: hơn 7.400m2; đập Xoan: 13.417m2; đập Khán Đánh: 1.732m2. “Tất cả các đập thuỷ lợi này đều bị san lấp đem bán cho chủ đầu tư. Phải chăng, do tranh thủ lúc giá đất lên cao, nên chính quyền xã đã có “sáng kiến” lấp hồ thuỷ lợi làm đất thổ cư, hay san đồi để làm dự án?” Chính quyền xã đang làm giải trình cho cấp trên Chủ tịch UBND xã Vân Hoà, ông Hoàng Văn Lộc nói: “Những thông tin trên, tôi cũng đau đầu, bởi lẽ, tôi vừa mới lên làm chủ tịch xã, trước đó, tôi phụ trách bên Mặt trận tổ quốc xã, nên nắm không sâu. Xin hẹn các anh vào một dịp khác”. Theo ông Lộc, vừa qua, đoàn thanh tra liên ngành của huyện Ba Vì đã xuống Vân Hoà xác minh đơn thư phản ánh của người dân. Chính quyền xã Vân Hoà đang làm giải trình để báo cáo lên huyện. Theo Di Linh ĐTCK
-
Khủng khoảng..."Đại bàng gãy cánh" ================================== Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: “Tôi biết ơn những chiến binh cuối cùng” Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng cho rằng, 11 năm qua, chưa bao giờ TTCK xấu như bây giờ, tất cả mọi người đều mất mát. Hơn 400 khách hàng dự hội thảo Chiến lược đầu tư bảo toàn vốn do SSI tổ chức có lẽ là những “chiến binh” cuối cùng và như lời ông Hưng, đó là những người ông vừa biết ơn, vừa cảm thấy có lỗi với họ. Một số câu hỏi - đáp giữa ông Nguyễn Duy Hưng và nhà đầu tư tại Hội thảo này. Sự kiện Mỹ bị hạ định mức tín nhiệm ảnh hưởng như thế nào đến TTCK Việt Nam, theo ông? Những gì không ổn định tại TTCK Mỹ đều ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử, Mỹ bị S&P hạ định mức tín nhiệm. Sự kiện này chấn động giới tài chính toàn cầu, không riêng gì với Việt Nam. Bản thân tôi cũng đã nói chuyện với lãnh đạo một số ngân hàng lớn nước ngoài, nhưng họ cũng không biết điều gì đang và sẽ xảy ra với Mỹ và thị trường tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh Mỹ bị hạ định mức tín nhiệm, theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, một số nước khác tìm cách giữ và thu hút dòng vốn đầu tư mới vào nước họ, nhưng lợi thế cạnh tranh trong thu hút vốn gián tiếp của Việt Nam hiện còn thấp. Trong con mắt của các tổ chức tài chính quốc tế, sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam không bằng Indonesia, không bằng cả Malaysia, có chăng chỉ hơn Lào và Campuchia. Dòng tiền mới chưa sẵn sàng vào Việt Nam thì khả năng TTCK Việt Nam khởi sắc là rất khó. Trong bối cảnh này, việc lựa chọn đầu tư nên như thế nào, thưa ông? Trên cương vị của một người cũng làm về đầu tư, tôi cho rằng, lúc này chúng ta chỉ có thể chọn lựa cách đầu tư ít mất tiền nhất. Tôi cũng muốn nói rằng, tại thời điểm này, nhà đầu tư không nên vay tiền để đầu tư chứng khoán. Nếu có tiền thật thì hãy suy nghĩ tìm cơ hội đầu tư ít rủi ro hơn. Thực tế, đầu tư chứng khoán, vàng, bất động sản, ngoại tệ hay gửi tiết kiệm cũng đều có rủi ro và những hạn chế riêng, nhưng kênh nào ít rủi ro nhất thì chúng ta nên đặt tiền vào. Chứng khoán lúc này xấu thật, nhưng khả năng lên của một số loại hàng hóa lớn hơn khả năng xuống rất nhiều. Hãy chọn những DN tốt, minh bạch và cam kết trả cổ tức, đó là những địa chỉ đầu tư an toàn trong dài hạn. Trong một thị trường nhiều biến động bất thường và thanh khoản thấp như hiện nay, mua chứng khoán không thể mong ngay ngày mai đã sinh lợi, thậm chí lướt sóng lúc này là rất dễ mất tiền. Vì thế, nếu chọn chứng khoán, bạn hãy hướng đến việc đầu tư dài hạn. Và tôi cho rằng, đó là cách để giữ tiền tốt nhất lúc này. Kết thúc 6 tháng đầu năm nay, SSI đang ghi nhận một khoản lỗ không nhỏ. Vậy SSI liệu có đạt được kế hoạch kinh doanh không? Xin hỏi ông với tư cách ông là một nhà đầu tư lớn (không phải Chủ tịch SSI), rằng có nên mua cổ phiếu SSI lúc này không? Như tôi đã nói chưa bao giờ TTCK xấu như bây giờ. 11 năm qua, chưa năm nào SSI kinh doanh thua lỗ, nhưng 6 tháng đầu năm nay SSI đã lỗ. Chỉ bắt đầu từ tháng 6, SSI mới có đồng lãi đầu tiên của năm 2011. Tuy nhiên, đến thời điểm này chúng tôi chưa điều chỉnh kế hoạch, có nghĩa là chúng tôi vẫn đang tin tưởng và cố gắng để đạt kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Còn về cổ phiếu SSI, tôi chỉ có thể nói thế này: SSI đang hoạt động ít xấu hơn so với thị trường. Có nên mua cổ phiếu SSI không? Câu hỏi này tương đương với câu hỏi tương lai của Việt Nam có cần dịch vụ tài chính không? Có cần dịch vụ chứng khoán không? Nếu có, cơ hội đầu tư vào SSI là tốt. Chứng khoán chắc chắn tồn tại thì SSI chắc chắn tồn tại. Vậy 1 năm sau, cơ hội để SSI tăng giá có chắc chắn không, thưa ông? Tôi cho rằng, 51% giá SSI 1 năm sau sẽ cao hơn lúc này. 49% khả năng cổ phiếu SSI sẽ thấp hơn lúc này, nhưng sẽ thấp hơn không nhiều so với hiện tại. Theo báo cáo tài chính 6 tháng vừa qua, 50% doanh thu của SSI là doanh thu khác. Xin ông nói rõ hơn về khoản này? Việc SSI chuyển hoạt động tự doanh sang Công ty Quản lý quỹ SSIAM có phải để tránh phải trích lập dự phòng cho SSI không, thưa ông? Doanh thu khác chủ yếu từ lãi tiền gửi ngân hàng. Việc SSI chuyển hoạt động tự doanh sang Công ty Quản lý quỹ không phải là để tránh khoản trích lập dự phòng cho SSI, vì thực tế, dự phòng vẫn phải thực hiện trích theo quy định. Chúng tôi sẽ giải trình chi tiết tất cả các thông số tài chính, các khoản đầu tư phải trích lập dự phòng và mức độ trích lập trong báo cáo soát xét báo cáo tài chính bán niên sắp tới để nhà đầu tư và cổ đông hiểu rõ về sức khỏe tài chính của Công ty. Nếu chọn thang điểm 10 cho sự minh bạch thì theo ông, TTCK Việt Nam được mấy điểm về minh bạch? Bao giờ TTCK Việt Nam minh bạch hơn và niềm tin trở lại, theo ông? Đây là một câu hỏi khó, nhưng tôi có thể nói rằng, các quy chuẩn về công bố thông tin hiện thời đang làm cho nhà đầu tư tiếp cận thông tin chưa đầy đủ về DN. Chúng tôi thường xuyên có sự phối hợp với Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán để kiến nghị về quy chuẩn, giải pháp cho sự minh bạch trên TTCK. Bản thân tôi thông qua nhiều kênh khác nhau, kể cả báo chí, từng kêu gọi phải có chế tài cho sự minh bạch để nhà đầu tư hiểu rõ về DN, về thị trường. Những góp ý, kiến nghị này cũng nhận được sự quan tâm nhất định, nhưng tôi cho rằng vẫn chưa đủ để TTCK Việt Nam đủ minh bạch với nhà đầu tư. Về câu hỏi bao giờ niềm tin trở lại? Niềm tin và sự minh bạch có thể ví như con gà và quả trứng, cái nào có trước thật khó lý giải. Nhưng nếu minh bạch, chắc chắn sẽ có niềm tin. Và có niềm tin sẽ tạo ra áp lực để minh bạch hơn nữa. Tôi nghĩ rằng, mỗi chúng ta hãy ủng hộ sự minh bạch bằng 1 hành động thì chắc chắn TTCK sẽ minh bạch hơn. Nếu nhà đầu tư nói không với những gì không minh bạch, hãy quay lưng với những DN không minh bạch, như thế là cách tạo áp lực mạnh mẽ nhất với chính lãnh đạo DN và nhà quản lý tự tạo nên quy chuẩn về minh bạch. Còn nếu chúng ta muốn TTCK minh bạch, nhưng bản thân chúng ta lại kém minh bạch một chút để kiếm lợi, thì TTCK còn lâu mới có thể thực sự minh bạch được. Trên TTCK, ông đã từng là một nhà đầu tư thành công, nhưng lúc này cũng đang nếm trải không ít mất mát. Ông có chia sẻ gì với cộng đồng nhà đầu tư lúc này? Tôi rất vui khi bối cảnh TTCK xấu như hiện nay mà vẫn rất đông nhà đầu tư đến dự hội thảo. Tôi biết ơn tất cả những người ngồi đây và có lẽ đây là những chiến binh cuối cùng của TTCK Việt Nam. 11 năm qua, tôi chưa bao giờ nói điều gì không thực lòng với thị trường, nhưng lúc này tôi cảm thấy có lỗi với mọi người vì tất cả chúng ta ngồi đây đều mất mát. Điều tôi có thể làm được lúc này là cùng nhau trao đổi với nhà đầu tư, cùng nhau nhìn nhận thị trường và chia sẻ thông tin, để làm sao chúng ta có thể giảm thiểu sự mất mát, giữ được tiền và không bỏ qua cơ hội kiếm lời trong dài hạn. Theo Tường Vi và Quang Sơn ĐTCK
-
Nỗi lo nghị trường: Lạm phát và… lạm phát E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: Ý kiến (3) Đại biểu Đỗ Văn Đương: "Tôi không nghĩ lạm phát ở Việt Nam cao nhất khu vực". ▪ NGUYÊN HÀ 11:59 (GMT+7) - Chủ Nhật, 7/8/2011 Quốc hội khóa 13 vừa bế mạc kỳ họp đầu tiên, sau hai phiên thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế, xã hội với sự đăng đàn của 43 đại biểu, trong tổng số 54 vị nhấn nút đăng ký phát biểu.<br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;">Lắng nghe tất cả các ý kiến này, điều rất dễ nhận thấy là rất hiếm vị đại biểu nào không tỏ ra lo lắng vì lạm phát đã quá cao trong phần phát biểu được giới hạn tối đa 7 phút của mình.<br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;">Thực ra, ngay từ đầu kỳ họp, bên hành lang Quốc hội và phần “khởi động” cho phiên thảo luận được truyền hình trực tiếp – thảo luận tổ vào sáng 4/8- cũng đã dồn dập các nỗi lo về lạm phát được mổ xẻ, so sánh ở nhiều góc độ.<br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;">Trong 40 phút phát biểu tại đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM “để các đại biểu chưa có điều kiện tìm hiểu sâu hiểu rõ hơn về lạm phát, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Tp.HCM, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia Trần Hoàng Ngân đã phê công tác dự báo “quá tệ” khi chỉ đưa ra con số 7% lạm phát cho cả năm nay nhưng thực tế có thể lên đến 17%.<br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;">Trước đó, ông Ngân cũng đã đề nghị Chính phủ nhiệm kỳ mới cần có cam kết kiềm chế lạm phát và giảm dần về mức ngang bằng với các nước trong khu vực, khi trao đổi với báo chí.<br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;">Lạm phát Việt Nam quá cao, nhất khu vực, nhì thế giới, đã thành căn bệnh trầm kha… là nhận định được nhiều đại biểu khác nhấn mạnh khi thảo luận tổ. <br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;">Báo cáo tổng hợp ý kiến từ diễn đàn này cũng cho biết, nhiều vị đại biểu đánh giá việc kiềm chế lạm phát chưa đồng bộ và quyết liệt, đồng thời đề nghị đưa chỉ số lạm phát về một con số trong năm 2012.<br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;">Chiều 5/8, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình), người đầu tiên đăng đàn tại phiên thảo luận toàn thể đã nhắc đến lạm phát như một thách thức lớn của nền kinh tế, cùng với nhận định rằng “trong tình hình kinh tế lạm phát như hiện nay thì việc điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng chủ đạo là chưa phù hợp”.<br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;">Cùng nỗi lo lạm phát, liền sau đó, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nhận xét “lòng tin của nhân dân đối với đồng tiền bị giảm sút ghê gớm, ngày xưa phát hành tiền thì tính bằng tiền xu, nhưng bây giờ đi chợ tính bằng tiền nghìn, tức là mất giá đến 1.000 lần”.<br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;">Các phát biểu tiếp, tất nhiên, vẫn gọi thẳng lạm phát, như là thủ phạm làm cho chất lượng tăng trưởng giảm sút nghiêm trọng. Một số vị đại biểu “đòi’ truy nguyên nhân gốc của lạm phát và cả trách nhiệm khiến cho lạm phát chậm được kiềm chế.<br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;">Nhấn nút sau 6 vị khác, đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) thẳng thắn cho rằng, gói kích cầu không phải là tác nhân chính bên trong gây lạm phát cao như báo cáo của Chính phủ nhận định mà chính những khiếm khuyết trong cơ cấu nền kinh tế và mô hình tăng trưởng, cộng với khả năng quản lý, điều hành còn yếu kém đã đẩy lạm phát ngày càng lên cao.<br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;">Vị đại biểu thứ 12 phát biểu - doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến - dõng dạc “quan điểm cá nhân tôi cho rằng chính nhập siêu là nguyên nhân gốc tạo ra lạm phát”.<br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;">Hơi “ấm ức” bởi nhận xét này, đăng đàn vào sáng hôm sau, Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định “việc nhập siêu là cần thiết trong bối cảnh hiện nay”. Vị "tư lệnh" mới tái cử của ngành Công Thương cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến nhập siêu cao là do tâm lý chuộng hàng ngoại, khi ở Việt Nam - một nước còn nghèo - mà ôtô, điện thoại thuộc hàng sang nhất đều có cả.<br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;">Trong khi đó, đòi hỏi “phải trả lời được câu hỏi vì sao trong cùng một hoàn cảnh khó khăn cũng như các nước khác, Chính phủ ta đã rất quyết tâm, năng động trong điều hành, nhưng nước ta vẫn là một nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất khu vực” vẫn được đại biểu Bùi Mạnh Hùng đặt ra.<br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;"><b>Nhưng, không khí nghị trường đã đột ngột chuyển trạng thái, khi đại biểu Đỗ Văn Đương (Tp.HCM) không “hoàn toàn nhất trí hay cơ bản tán thành với báo cáo của Chính phủ” như nhiều vị đại biểu khác hay mở đầu phần phát biểu của mình mà nói ngay rằng “tôi không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực”.<br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;">“Theo tôi phải xem lại chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục nghìn. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5.000 đồng/mớ, đi xuống vùng nông thôn chỉ 2.000, xuống nữa có khi rẻ hơn", vị đại biểu này nêu dẫn chứng cụ thể.<br style="font-size: 11pt;"><br style="font-size: 11pt;">“Tôi thấy gần đây giá cả giảm, giá sắt thép giảm hơn, nhà thu nhập thấp ít người mua hơn, đề ra nhà thu nhập cho người trung bình, tới đây có lẽ là nhà thu nhập cao. Rất nhiều hàng hóa của mình được giảm giá, đồng tiền của mình về Việt Nam được tự do, có giá trị. Cần xem lại đánh giá chỉ tiêu lạm phát này xem có đúng không, theo tôi không phải là cao nhất”, vị đại biểu này tiếp tục làm cho hội trường rộn lên tiếng cười.</b> ...
-
Bộ lạc nguyên thủy trong rừng Amazon mất tích bí ẩn (Dân trí) - Một bộ lạc nguyên thủy trong rừng Amazon, từng gây xôn xao thế giới sau khi được chụp ảnh lần đầu tiên năm 2008, giờ đây đã mất tích sau một cuộc tấn công của những kẻ buôn lậu ma túy. >> Video đầu tiên về bộ lạc sống biệt lập với thế giới văn minh Các thành viên của bộ lạc trong một bức ảnh được công bố hồi tháng 1/2011. Giới chức Brazil lo ngại rằng bộ lạc có thể đã bị thảm sát bởi các phần tử buôn lậu ma túy trong những tuần gần đây. Cơ quan Bảo vệ người da đỏ Brazil (Funai) cho hay khu vực biệt lập vốn là nơi sinh sống của bộ lạc “đã bị xâm phạm và cướp phá cuối cuối tháng 7 bởi những kẻ buôn lậu ma túy Peru”. Những cư dân mình màu nâu đỏ sống trong rừng Amazon tại bang Acre của Brazil, cách biên giới với Peru gần 40km, đã được chụp ảnh lần đầu tiên năm 2008. Hồi đầu năm nay, Brazil đã cho phép công bố thêm các bức ảnh chụp các thành viên của bộ lạc trong tư thế mang cung, mũi tên và giáo. Giờ đây, giới chức lo ngại rằng họ có thể đá bị đuổi khỏi nhà hoặc thậm chí bị sát hại bởi những kẻ buôn lậu ma túy, vốn được tin là sở hữu vũ trang. Một balô được tin là của một kẻ buôn lậu ma túy, trong đó có chứa 20kg ma túy và một mũi tên bị gãy, đã được cảnh sát tìm thấy tại khu vực. Các quan chức khẳng định với báo chí rằng các nhóm nam giới có vũ trang đã trú ẩn tại khu vừng gần bộ lạc. “Chúng tôi rất lo ngại”, Carlos Travassos, một quan chức từ Funai, nói. “Các mũi tên giống như thẻ chứng minh thư cho những người sống biệt lập. Chúng tôi cho rằng người Peru đã buộc họ phải rời bỏ nhà cửa”. “Vụ việc này có thể là một trong những thất bại lớn nhất của chúng ta trong việc bảo vệ các nhóm sống biệt lập nhiều thập niên qua. Thật là một thảm họa cho xã hội chúng ta. Một tội ác diệt chủng”, ông Travassos nhấn mạnh. Chủ tịch Funai Mario Meira dự kiến sẽ tới thị sát khu vực cùng các cảnh sát liên bang và một quan chức Bộ Tư pháp. Joaquim Fadista, một kẻ buôn lậu ma túy người Bồ Đào Nha bị dẫn độ tới Peru trước đó, được cho là đã quay trở lại khu vực để lấy chiếc balô thì bị bắt. Ông Stephen Corry, giám đốc tổ chức bảo vệ quyền lợi các bộ lạc Survival International, nói trong một tuyên bố rằng “tất cả các biện pháp cần thiết” phải được thực hiện để đảm bảo sự an toàn của những người bản địa. “Đây là một thông tin rất buồn”, ông Corry nói. Funai cho hay có khoảng 67 bộ lạc sống trong vùng rừng Amazon tại Brazil không có liên hệ với thế giới bên ngoài. An Bình Tổng hợp
-
Sang họp khẩn à anh?
-
Thị trường chứng khoán: Tháng 8, Thu buồn Trong 14 nền kinh tế Đông Nam Á được khảo sát, số liệu mới nhất mà Ngân hàng Thế giới (ADB) thống kê cho thấy Việt Nam là nước có mức lạm phát cao nhất, tiền đồng phá giá nhiều nhất, thị trường chứng khoán (TTCK) giảm giá sâu nhất, dự trữ ngoại hối mỏng nhất... Việc giữ vị trí số quán quân từ dưới lên ở hầu hết các tiêu chí thống kê đang trở thành nỗi buồn với các nhà đầu tư (NĐT). http://vietstock.vn/ChannelID/830/Tin-tuc/197629-thi-truong-chung-khoan-thang-8-thu-buon.aspx
-
Nỗi đau mang tên vàng Quyết định nhập khẩu là liều thuốc an thần giúp hạ nhiệt thị trường vàng đang hoảng loạn. Nhưng VN sẽ phải chịu lỗ hàng chục triệu đôla để nhập lại số vàng đã xuất đi dưới dạng trang sức trá hình mấy tháng trước. Cơn "điên" đẩy giá vàng tăng gần 5 triệu đồng một lượng sau hai ngày qua gần như lặp lại kịch bản của tháng 11/2009 và tháng 10/2010. Từ chỗ nhích dần, nhích dần theo thế giới, giá vàng miếng SJC - thương hiệu đang chiếm hơn 90% thị phần trong nước, bỗng chốc tăng với biên độ hàng triệu đồng trong một ngày và chỉ kết thúc khi có tuyên bố chính thức của Ngân hàng Nhà nước về việc cho phép nhập vàng để tăng nguồn cung. Có một điểm khác quan trọng, đó là đất nước và con người Việt Nam, vốn đang oằn mình với những khó khăn nội tại của nền kinh tế, lại phải gánh chịu thua thiệt nhiều hơn bởi cái thứ chỉ để cất giấu của nả chứ không thể đẽo ra mà ăn hàng ngày. Diễn biến thế giới là nguyên nhân đầu tiên châm ngòi cho đợt sốt giá vàng trong nước. Khi có thông tin đầu tiên về việc Mỹ có nguy cơ vỡ nợ được phát đi vào tuần đầu tháng 4, giá vàng thế giới vẫn quanh quẩn dưới 1.480 USD một ounce, và vàng SJC của Việt Nam mới ngấp nghé mốc 37 triệu đồng một lượng. Phải mất hơn một tháng, giá vàng thế giới mới lên 1.540 USD một ounce, và vàng SJC vượt qua 38 triệu đồng. Diễn biến giá vàng thế giới từ đầu tháng 4, khi Chính phủ Mỹ đề xuất nâng giới hạn nợ công nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ Thị trường vẫn đủng đỉnh nhích từng bước cho tới giữa tháng 7, khi mâu thuẫn trong nội bộ nước Mỹ về kế hoạch nâng giới hạn nợ nần trở nên tồi tệ hơn trước hạn chót vỡ nợ. Khi các nghị sĩ hai đảng Cộng hòa và Dân chủ sốt sắng phô diễn quan điểm chính trị của mình cũng là lúc giá vàng thế giới tăng mạnh và dồn dập hơn trước. Mốc cản 1.600 USD một ounce dễ dàng bị vượt qua trong ngày 18/7, còn tại Việt Nam, giá vàng SJC bắt đầu cản mốc 40 triệu đồng vào ngày 27/7, 3 ngày trước phiên bỏ phiếu mang tính lịch sử tại Quốc hội Mỹ để nâng giới hạn nợ công. Tổng thống Barack Obama cuối cùng cũng giành được sự đồng thuận của hai đảng và Hạ viện chính thức thông qua dự luật nâng giới hạn nợ công hôm 1/8, cho phép Chính phủ Mỹ vay mượn thêm 2.400 tỷ USD so với giới hạn cũ là 14.300 tỷ USD. Tuy nhiên, vào đúng ngày ông Obama ký duyệt đạo luật, giá vàng thế giới không không đi xuống mà tăng tốc mạnh mẽ hơn, cho thấy mối lo của giới đầu tư không chỉ là câu chuyện nâng giới hạn nợ, mà là sự bất ổn của kinh tế lớn nhất thế giới. Trong ngày 2/8, giá vàng thế giới vượt 1.650 USD một ounce. Còn tại Việt Nam ngày 3/8, giá vàng SJC tăng gần 1 triệu đồng lên 41 triệu đồng một lượng và bắt đầu bỏ xa giá thế giới sau nhiều tháng rẻ hơn. Việc hãng xếp hạng Standard & Poor's tước điểm ưu AAA của Mỹ vào ngày cuối tuần trước đã giáng thêm một đòn vào tâm lý đã quá bi quan của giới đầu tư, và sớm vẽ ra cảnh hỗn loạn của thị trường tài chính toàn cầu đầu tuần này. Sau hai ngày đầu tuần, hàng nghìn tỷ đôla đã bốc hơi khỏi thị trường chứng khoán thế giới, các chỉ số rớt điểm hàng loạt. Giới đầu tư ồ ạt chọn vàng là nơi chạy trốn "siêu bão" tài chính, khiến giá vàng thế giới chỉ sau 2 ngày đã tăng hơn 130 USD, chạm kỷ lục gần 1.780 USD trong ngày 9/8. Giới chuyên gia nhìn nhận, giá vàng thế giới thời gian qua tăng nóng ngoài mối lo về sức khỏe nền kinh tế Mỹ cũng như khủng hoảng nợ công châu Âu, còn có bàn tay thao túng của các quỹ đầu tư. Đặt cược vào khả năng khủng hoảng nợ công châu Âu chưa thể giải quyết và kinh tế Mỹ sẽ còn nhiều rối ren trước kỳ bầu cử tháng 11 năm sau, nhiều tháng qua, các quỹ đầu tư đã tháo chạy khỏi đồng đôla Mỹ và euro để tìm đến những đồng tiền được cho là an toàn hơn như đôla Australia, real Brazil hay yen Nhật. Và đến khi Australia, Brazil hay Nhật Bản không đủ sức hấp thu hết, dòng vốn nóng này đổ dồn vào vàng với động thái ào ạt đánh lên của giới đầu cơ. Tuy nhiên, những vấn đề nội tại nền kinh tế Việt Nam mới là tác nhân quan trọng nhất khiến giá vàng trong nước lên cơn điên loạn hai ngày qua. Từ tháng 4 đến 9/8, giá vàng SJC đã tăng gần 10 triệu đồng một lượng Đóng cửa tuần trước, vàng SJC mới giao dịch ở 41,7-41,8 triệu đồng một lượng nhưng chỉ sau một tiếng đầu ngày 8/8, giá đã vọt qua mốc 44 triệu đồng. Nếu như sáng 8/8, chỉ có người Hà Nội đội mưa đi mua vàng thì đến sáng hôm sau, cơn hoảng loạn đã lan tới TP HCM. Và ngay cả khi vàng lên 46,3 triệu đồng một lượng, đắt hơn thế giới gần 2 triệu đồng, người ta vẫn bảo nhau rút tiền tiết kiệm để mua vàng. Các doanh nghiệp có uy tín và ngay cả Ngân hàng Nhà nước đều khẳng định các thế lực đầu cơ đã thao túng đẩy giá lên cao như vậy. Tranh thủ tâm lý kỳ vọng giá còn lên cao nữa của số đông các nhà đầu tư nhỏ lẻ, giới đầu cơ đã dùng kỹ thuật bẫy giá để kích thích nhu cầu mua gom, đồng thời tạo dư địa lợi nhuận khổng lồ khi nhập vàng theo đường tiểu ngạch. Thế lực đầu cơ được dịp hoành hành hai ngày qua còn do nguyên nhân sâu xa đó là những bất cập trong cơ chế điều hành xuất nhập khẩu vàng. Trong khi nhập khẩu bị hạn chế bởi cơ chế hạn ngạch khắt khe một năm cấp đôi lần thì cửa xuất khẩu lại gần như bỏ ngỏ. Về mặt hình thức, vàng nguyên liệu bị cấm xuất khẩu, nhưng doanh nghiệp vẫn có thể xuất nữ trang trá hình và hưởng thuế suất 0%. Thành tích xuất khẩu 30 tấn vàng để thu về hơn 1,2 tỷ USD trong gần 7 tháng đầu năm và giúp làm đẹp cán cân thương mại, giờ đây không chỉ khiến thị trường khan hiếm nguồn cung, mà còn có thể làm thất thoát hàng chục triệu đôla khi Nhà nước phải cho nhập khẩu trở lại để bình ổn thị trường. Theo tính toán của ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam, với 5 tấn vàng cho phép nhập đợt đầu, khoản lỗ này đã là 20 triệu đôla. Và để nhập lại toàn bộ 30 tấn vàng đã xuất đi, thiệt hại lớn hơn thế 6 lần. Trong canh bạc này, giành phần thắng lớn nhất chính là những tổ chức quốc tế đã âm thầm thu gom nữ trang chất lượng cao của Việt Nam để giờ đây đang nấu lại thành vàng nguyên liệu bán cho các nước, trong đó có Việt Nam. Doanh nghiệp kinh doanh vàng Việt Nam cũng được lợi một phần, nhưng họ chua chát thừa nhận chỉ được lãi vài chục nghìn đồng để rồi tự biến mình thành công cụ thu gom cho các đầu mối xuất khẩu. Số ít người dân cũng được lợi khi mua vàng giá thấp rồi đón được sóng để bán với giá cao. Nhưng cũng có nhiều người không am hiểu thị trường, đầu tư theo đám đông để rồi trở thành nạn nhân của việc mua đắt bán rẻ. Các tổ chức, cá nhân từng vay mượn bằng vàng giờ phải đau đớn cắt lỗ ở giá cao là những người đầu tiên chịu thiệt thòi. Nhưng chịu thiệt lớn nhất chính là Nhà nước. Hàng chục triệu đôla thua thiệt vì xuất vàng giá rẻ rồi nhập vàng giá cao chỉ là một phần trong sự mất mát đó. Những ngày tới đây, nếu giá vẫn còn căng thẳng, Ngân hàng Nhà nước sẽ chính thức cấp quota nhập khẩu cho doanh nghiệp. Và trong hàng tấn vàng nhập về này, có thể có cả những chiếc kiềng cổ, những con trâu mỹ nghệ mà họ đã xuất đi trong 7 tháng vừa qua. Theo Song Linh VnExpress
-
Chứng khoán toàn cầu rơi thảm hại Tiếp đà tháo chạy trong hoảng loạn tại Phố Wall, hầu hết các thị trường chứng khoán tại châu Á đều trượt dài trong những phút đầu phiên sáng nay. Mức mất điểm lên tới 3-5%. Thị trường tài chính thế giới náo loạn vì Mỹ rớt tín nhiệm Chốt phiên ngày thứ hai, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 634,76 điểm tương đương gần 5,6% xuống 10.809,85 điểm. S&P 500 thậm chí còn mất tới 6,7%, ghi nhận cú mất điểm mạnh nhất kể từ cuối năm 2008. Nỗi thất vọng bao trùm trên thị trường khi nhà đầu tư lo lắng về khả năng kiểm soát ngân sách của Mỹ và châu Âu cũng như khả năng 2 khu vực này có thể rơi vào suy thoái kép. Nỗi lo suy thoái kép bao trùm thị trường chứng khoán toàn cầu. Ảnh: AFP Từ Phố Wall, không khí hoảng loạn lan sang các thị trường chứng khoán châu Âu. FTSE 100 của Anh mất đến 178 điểm, tương đương 3,4%. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 27 năm tồn tại, chỉ số này mất trên 100 điểm trong 4 phiên giao dịch liên tiếp. Tại Đức và Pháp, mức sụt giảm của các chỉ số Dax và Cac cũng lần lượt đạt 5% và 4,7%. Các thị trường chứng khoán châu Á cũng chịu chung số phận trong những phút đầu phiên sáng nay. Nikkei 225 của Nhật nhanh chóng để mất 3,7%. Các chỉ số ASX của Australia và Kospi của Hàn Quốc cũng lần lượt mất 3,8% và 5%. “Thị trường hiện ở trạng thái không kiểm soát. Chỉ có duy nhất một nỗi sợ, những yếu tố khác chẳng có nghĩa lý gì ở thời điểm này”, Peter Esho - trưởng bộ phận nghiên cứu của City Index nhận định với hãng tin BBC. Theo phân tích của chuyên gia này, cơn hoảng loạn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là sự phục hồi chậm chạp của kinh tế Mỹ và châu Âu khiến giới đầu tư lo ngại về lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp. Giữa bối cảnh đó, việc Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng được xem là giọt nước làm tràn ly, khiến bối cảnh kinh tế toàn cầu càng trở nên u ám. “Chính tình hình kinh tế ảm đạm là nguyên nhân gây thất vọng đối với thị trường. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng rất quan ngại về việc Mỹ và châu Âu sẽ loay hoay ra sao với núi nợ của mình”, Kathleen Gaffney, chuyên gia của Loomis Sayles nhận định. Về phần mình, giới chức 2 bên bờ Đại Tây Dương cũng đang rất sốt sắng đi tìm giải pháp để cứu vãn thị trường tài chính. Đúng như cam kết, Ngân hàng trung ương châu Âu đã bắt đầu mua trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha nhằm cứu 2 nền kinh tế này khỏi nguy cơ vỡ nợ. Tuy nhiên, giới đầu tư dường như vẫn chờ đới vào một giải pháp dài hơi hơn đối với các nước trong khu vực sử dụng đồng euro. Cùng lúc đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng liên tiếp xuất hiện để trấn an nhà đầu tư. Ông cũng kêu gọi hành động khẩn cấp để giảm thâm hụt ngân sách nhưng các giải pháp được vị Tổng thống này đưa ra hiện vẫn chưa nhận được sự ủng hộ từ phía Đảng Cộng hòa. Nhật Minh
-
Suy thoái kinh tế Mỹ lần 2 sẽ tồi tệ hơn lần 1 rất nhiều Nếu kinh tế Mỹ suy thoái lần 2, đúng theo cảnh báo của giới chuyên gia, hậu quả sẽ có thể còn tồi tệ hơn lần thứ nhất. Kinh tế Mỹ hiện còn đang tăng trưởng kém hơn so với thời điểm đầu khủng hoảng vào tháng 12/2007. 9 năm nữa Mỹ mới có lại xếp hạng AAA? Bank of America cho rằng S&P tiếp tục hạ xếp hạng tín dụng Mỹ vào tháng 11/2011 Thỏa thuận nâng trần nợ của Mỹ sẽ gây ra cuộc khủng hoảng tài chính mới? Dấu hiệu kinh tế Mỹ suy thoái lần 2 đang nhiều hơn Xét đến mức độ kinh khủng của lần suy thoái kinh tế thứ nhất, hậu quả thật khó tưởng tượng. Thế nhưng kinh tế Mỹ hiện còn đang tăng trưởng kém hơn so với thời điểm đầu khủng hoảng vào tháng 12/2007. Các chỉ số kinh tế chính bao gồm việc làm, thu nhập, sản lượng và sản xuất công nghiệp đều kém hơn so với khi đó. Tăng trưởng yếu đến nỗi dường như có thể tính toán rằng từ đó đến nay chẳng có thành quả nào của nền kinh tế. Dù quá trình phục hồi kinh tế mang tính kỹ thuật bắt đầu vào tháng 6/2009. Ông Conrad DeQuadros, chuyên gia kinh tế trưởng tại RDQ Economics, nói: “Sẽ thật tồi tệ nếu chúng ta bước vào thời kỳ suy thoái kinh tế ở giai đoạn này bởi thực ra kinh tế Mỹ chưa phục hồi tính từ lần suy thoái kinh tế gần nhất.” Khi suy thoái kinh tế xảy ra, tín dụng cạn kiệt, nhiều người Mỹ cắt giảm chi tiêu, thế nhưng nếu kinh tế suy thoái thêm lần nữa, nhiều hộ gia đình sẽ chi tiêu căn cơ đến từng xu. Các nhà hoạch định chính sách đã sử dụng các công cụ kinh tế cần thiết để ứng phó với suy thoái kinh tế và cho đến nay không còn lại nhiều lựa chọn. Các số liệu kinh tế mới không khỏi gây lo lắng. Trong khoảng thời gian 4 năm tính từ khi suy thoái kinh tế bắt đầu, tuổ làm việc của người Mỹ đã tăng thêm 3%. Nếu kinh tế tăng trưởng tốt, số lượng việc làm cũng không tăng với mức độ cao đến nhu vậy. Trong khi đó, số lượng việc làm trên thị trường giảm, số lượng việc làm trong nền kinh tế hiện thấp hơn 5% tương đương 6,8 triệu so với trước khi đợt suy thoái kinh tế lần thứ 1 bắt đầu. Tỷ lệ thất nghiệp khi đó khoảng 5% trong khi hiện nay khoảng 9,1%. Ngay cả những người Mỹ đang làm việc cũng làm việc thời gian ít hơn. Các công ty Mỹ cắt giảm mọi việc làm thêm hay sa thải một số nhân viên mà chắc chắn họ vẫn giữ trong đợt suy thoái kinh tế lần trước. Nếu kinh tế Mỹ thực sự suy thoái, hiện chưa thể rõ sẽ có thêm bao nhiêu doanh nghiệp sa thải nhân viên và duy trì hoạt động. Vũ Nguyễn Theo TTVN
-
Thị trường tài chính Việt Nam đang trải qua những biến động lớn Cùng với những biến động khó lường trên thị trường tài chính thế giới, thị trường tài chính Việt Nam cũng có những phản ứng không thuận. Giá vàng ngày 8.8 đã vọt qua mức 44 triệu đồng/lượng, gây không ít tâm lý bất an cho thị trường và các nhà đầu tư trong nước. TS Nguyễn Trí Hiếu, người đã có 32 năm làm việc trong ngành ngân hàng tại California (Mỹ) đã có trao đổi xung quanh vấn đề này. Với tư cách là một chuyên gia tài chính ngân hàng, ông đánh giá thế nào về mức xếp hạng tín nhiệm của Mỹ bị đánh tụt? Quyết định này của Standard & Poor’s gây ngạc nhiên trong thị trường tài chính, nhưng với những người am hiểu thì đây là điều đã được dự báo trước. Sự kiện này có thể gây bất ngờ, nhưng không quá “sốc” cho thị trường. Sự thỏa hiệp của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ Mỹ về việc tăng trần nợ công chỉ là giải pháp chính trị tạm thời, chứ không phải là giải pháp dài hạn. Trên thực tế, các chỉ số vĩ mô (tỉ lệ thất nghiệp, việc làm...) cho thấy kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục đi vào trì trệ và suy thoái. Vì thế, triển vọng Mỹ vượt qua khủng hoảng và ổn định kinh tế trong 12 tháng tới là thấp. Hậu quả của việc tụt hạng tín nhiệm là phản ứng tiêu cực của TTCK. Chắc chắn ngày hôm nay (9.8), chúng ta sẽ nhìn thấy sự mất điểm của S&P 500 kéo theo sự rớt điểm của sàn giao dịch chứng khoán toàn thế giới. Sự kiện này tác động thế nào đến nền kinh tế toàn cầu, thưa ông? Đã có những dự báo cho rằng, USD sớm muộn cũng sẽ bị thay thế bởi một đồng tiền khác trong giao thương quốc tế. Ý kiến của ông thế nào? Hậu quả trước tiên là chi phí huy động vốn của Chính phủ Mỹ sẽ tăng. Nhưng sẽ không dừng ở đó, mà hậu quả sẽ còn ảnh hưởng đến cơ cấu của toàn bộ thị trường tài chính, làm tăng mặt bằng lãi suất trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên, mức tăng cụ thể là bao nhiêu sẽ do TTCK định đoạt. Các quốc gia có dự trữ ngoại hối lớn, phụ thuộc vào tài sản của Mỹ (Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ...) sẽ phải chịu tác động tai hại là giá trị của những trái phiếu đó sẽ “bốc hơi” từng ngày. Những NHTƯ đang ôm một đống trái phiếu sẽ thấy mất hàng tỉ USD trong nháy mắt và đây là mối bận tâm của các NHTƯ đang nắm giữ lượng trái phiếu lớn. Về lâu dài, hậu quả của nó sẽ là nghiêm trọng, nếu trong vòng 12 tháng tới nền kinh tế của Mỹ đi vào suy thoái và không có hồi phục đáng kể. Mặc dù hiện nay việc giảm hệ số tín nhiệm của trái phiếu Chính phủ Mỹ mới ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến đồng USD trên toàn thế giới. Có dự đoán cho rằng USD có nguy cơ bị thay thế bởi đồng tiền khác (như CNY chẳng hạn). Cá nhân tôi cho rằng, việc Mỹ có khả năng vỡ nợ là điều không thể xảy ra. Nước Mỹ có khả năng tài chính lớn lao và vì thế, Chính phủ Mỹ sẽ tìm ra giải pháp để xử lý nợ cho các con nợ trên thế giới, có thể là trả lãi trước. Tôi cho rằng, khả năng USD bị thay thế bởi đồng tiền khác khó xảy ra trong 10 năm tới, dù Trung Quốc và một số nền kinh tế khác đang nổi lên. Việc tìm kiếm một đồng tiền khác có thể thanh toán các giao dịch thương mại dễ dàng, thuận tiện như USD là không dễ trong thời gian gần... Việc giảm định mức tín nhiệm trái phiếu Chính phủ Mỹ có những tác động tiêu cực, nhưng mặt khác, nó lại tạo ra những hiệu ứng tích cực. Nước Mỹ coi đó là tiếng chuông cảnh tỉnh cho thấy đến lúc phải có sự thay đổi. Chính nợ công đã đưa nước Mỹ vào những khó khăn lớn lao và lúc này cần thức tỉnh để có những giải pháp trung hạn và dài hạn. Đây cũng là lời cảnh tỉnh cho các quốc gia khác trên thế giới: Không nên xem USD là nơi trú ẩn an toàn và dựa quá nhiều vào tài sản của người Mỹ. Những tác động đó ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế Việt Nam? Với tư cách là một chuyên gia, ông có lời khuyên nào cho các nhà đầu tư trong lúc này? Tôi cho rằng, trong ngắn hạn Việt Nam ít chịu ảnh hưởng. Trong quá khứ chúng ta đã thấy tỉ giá giao dịch VND và USD trong nước không thuận chiều so với biến động của đồng tiền này trên thế giới, vì thế sự gắn kết, ràng buộc giữa USD và VND không rõ ràng. Nhưng về lâu dài, nếu các tổ chức xếp hạng tín dụng khác tiếp tục đánh tụt hạng đối với trái phiếu Chính phủ Mỹ thì USD sẽ phải chịu tác động mạnh. Sự tương quan giữa VND và USD vì thế khó thoát khỏi xu hướng chung. Có một thực tế cho thấy là giá vàng đang ngày càng cao. Vàng, USD được xem là nơi trú ẩn an toàn với nhà đầu tư VN. Nguyên nhân đẩy giá vàng tăng cao do các yếu tố cộng hưởng: Giá vàng thế giới tăng cao, đồng USD yếu, tâm lý... Giá vàng gần đây đã có xu hướng tăng và xu hướng đó sẽ còn tiếp tục. Các TTCK mở cửa hôm nay đã có dấu hiệu USD giảm, nên giá vàng tăng là đúng, không tăng mới là không bình thường. Còn lời khuyên với nhà đầu tư, tôi cho rằng thị trường vàng đang trải qua những biến động lớn. Giá vàng tăng rồi sẽ giảm, khó có thể giữ mức tăng thế này mãi. Thị trường đang rất nhiều tin xấu. Nếu trong tương lai có tin tốt hơn thì giá vàng sẽ lại giảm và như thế sẽ dẫn đến đầu tư vàng là rủi ro. Nhưng trong rủi ro vẫn có cơ hội sinh lời, bởi không ai biết trước xu thế tăng sẽ còn kéo dài trong bao lâu nữa. Thế nên, các nhà đầu tư không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ, mà nên chia đầu tư của mình vào nhiều chỗ: Ngoại tệ khác, bất động sản... Trong khi thị trường suy giảm, vẫn có những phân khúc thị trường có khả năng sinh lời. Tuy nhiên, quyết định cụ thể thế nào còn tuỳ thuộc vào sức chịu đựng và khả năng tài chính của các nhà đầu tư... Xin cảm ơn ông! Theo Hạnh Phương Lao động
-
Thế giới cuống cuồng lo bão tài chính Thứ Bảy, 06/08/2011 | 07:17 Trung Quốc và Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi sự phối hợp hành động toàn cầu để chặn một cơn bão tài chính mới Sóng gió đang nổi lên trên thị trường tài chính toàn cầu. Trung Quốc và Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi sự phối hợp hành động toàn cầu để chặn một cơn bão tài chính mới, hãng tin Reuters cho biết. Lời kêu gọi này được đưa ra khi nỗi lo về khủng hoảng nợ leo thang ở châu Âu và kinh tế giảm tốc ở Mỹ đẩy sóng gió nổi lên trên thị trường tài chính quốc tế. Trung Quốc và Nhật Bản hiện là hai chủ nợ lớn nhất của Mỹ, do đó lời kêu gọi trên cho thấy rõ mức độ lo ngại gia tăng về ảnh hưởng lan rộng của các diễn biến tại Mỹ và châu Âu. Thị trường chứng khoán châu Á hôm nay đã lao dốc mạnh theo phiên đỏ lửa đêm qua ở Phố Wall, với mức giảm lên đến 5% đối với hầu hết các chỉ số chính. Ngay khi mở cửa giao dịch vào chiều nay theo giờ Việt Nam, thị trường chứng khoán châu Âu cũng rớt thẳng xuống mức đáy của 14 tháng. Phát biểu tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda cho rằng, các nhà hoạch định sách của thế giới cần đương đầu với tình trạng bóp méo tỷ giá các đồng tiền, cuộc khủng hoảng nợ công và những mối lo về nền kinh tế Mỹ. “Tôi nhất trí với quan điểm cho rằng những vấn đề này cần được mang ra thảo luận. Mỗi vấn đề trong số này đều quan trọng, nhưng vấn đề nào cần ưu tiên là chuyện cần đem ra bàn bạc”, ông Noda phát biểu trước báo giới, chỉ một ngày sau khi Nhật can thiệp vào thị trường ngoại hối để hạ nhiệt tỷ giá đồng Yên. Trong chuyến công du Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì cho rằng, những rủi ro nợ công của Mỹ đang leo thang và các nước cần tăng cường hợp tác để chống những rủi ro kinh tế toàn cầu. Ông Dương Khiết Trì cũng kêu gọi nước Mỹ áp dụng chính sách tiền tệ “có trách nhiệm” và bảo vệ khoản đầu tư của các quốc gia khác vào đồng USD. Các nhà chức trách châu Âu cũng đang cuống cuồng lo ngại. Một tuyên bố phát đi từ văn phòng Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết, ông Sarkozy sẽ có cuộc thảo luận với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodriguez Zapatero về các diễn biến trên thị trường tài chính trong ngày hôm nay. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) do những bất đồng nội bộ đã không thể mua vào trái phiếu Italy và Tây Ban Nha để hỗ trợ thanh khoản cho hai nước này, cho dù lợi suất trái phiếu của hai nước này tăng vọt lên trên 6%, cao nhất kể từ khi đồng Euro ra đời. Điều này khiến các nhà đầu tư thất vọng nặng nề. Giới quan sát dự báo, Italy và Tây Ban Nha, nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư của Eurozone, sẽ là những nước tiếp theo theo Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha rơi vào vòng xoáy khủng hoảng. Thứ Ba tuần tới, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tổ chức cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ. Giới chuyên gia không kỳ vọng FED có thể đưa ra một chính sách mới nào để hỗ trợ cho tăng trưởng trong cuộc họp này. Trong khi đó, hãng nghiên cứu IHS Global Insight nhận định, khả năng kinh tế Mỹ lại rơi vào suy thoái giờ đã lên tới 40%. Với tâm lý lo ngại cao độ, giới đầu tư toàn cầu đang ồ ạt bán tháo cổ phiếu và hàng hóa cơ bản, khiến thị trường tài chính như đang lặp lại những ngày trước khi cuộc khủng hoảng 2008 bùng nổ. Tính từ đầu tuần tới ngày hôm qua, khoảng 2,1 nghìn tỷ USD đã bị cuốn phăng khỏi chỉ số MSCI All Country World Index của thị trường chứng khoán thế giới. Khi các lựa chọn đầu tư ngày càng thu hẹp, các quỹ lớn đang quay sang nắm giữ tiền mặt, đưa quan điểm “tiền mặt là vua” lên hàng đầu. Ngân hàng Bank of New York Mellon Corp cho biết, khối lượng tiền gửi vào nhà băng này đang tăng vọt, buộc họ phải áp phí đối với những khách hàng lớn. Hôm qua, Nhật Bản đã bán ra đồng Yên để ngăn đồng tiền này tăng giá và gây phương hại cho các nhà xuất khẩu trong nước. Tuy nhiên, sáng nay, tỷ giá đồng Yên lại tăng mạnh. Tương tự như đồng Franc Thụy Sỹ, đồng Yên đang được giới đầu tư toàn cầu xem là “vịnh tránh bão” trong bối cảnh có quá nhiều bất ổn như hiện nay. Vàng cũng là một “hầm trú ẩn” ở thời điểm này, nhưng do giá vàng tăng quá mạnh, nhiều nhà đầu tư bắt đầu lưỡng lự khi mua vào. Thay vào đó, họ gom Yên Nhật và Franc Thụy Sỹ. An Huy tbktvn
-
Khả năng kinh tế Mỹ suy thoái lần 2 đã lên tới 35% Suy thoái kinh tế có thể dẫn đến hàng loạt sự kiện bất thường khác. Chính quyền các bang có thể vỡ nợ trái phiếu hàng loạt. Dấu hiệu kinh tế Mỹ suy thoái lần 2 đang nhiều hơn Sản xuất Mỹ gây thất vọng Điểm mặt chính trị gia Mỹ đến từ phố Wall nổi tiếng nhất Khả năng chương trình trợ cấp thất nghiệp dành cho 3,71 triệu người Mỹ kết thúc trong vài tháng tới sẽ chỉ khiến kinh tế Mỹ tiến gần hơn đến suy thoái kinh tế. Chuyên gia kinh tế thuộc Bank of America Merrill Lynch khẳng định việc chương trình này kết thúc sẽ còn khiến kinh tế tăng trưởng chậm hơn nữa. Khi chương trình trợ cấp thất nghiệp dài hạn kết thúc cách đây vài tháng, Quốc hội Mỹ lập tức công bố chương trình hỗ trợ. Tuy nhiên khả năng này sẽ không xảy ra ở thời điểm hiện nay. Hơn thế nữa, cú sốc này sẽ đến ở thời điểm mà theo tính toán của các chuyên gia thuộc Bank of America Merrill Lynch, kinh tế vốn đã quá khó khăn khi thất nghiệp tăng cao và thị trường nhà đất chưa thoát khỏi suy thoái. Thêm một cú sốc nữa đủ để đẩy kinh tế vào suy thoái. Trên thực tế, các chuyên gia Bank of America Merrill Lynch cho rằng khả năng kinh tế Mỹ suy thoái lần 2 hiện đã lên tới 35%, cao gấp đôi so với con số công bố vào mùa xuân năm nay. Suy thoái thường được định nghĩa là 2 quý liên tiếp GDP tăng trưởng âm. Suy thoái kinh tế lần này, nếu có, sẽ chỉ ở mức độ nhẹ bởi kinh tế hiện vốn đã rất yếu kém, trong đợt suy thoái lần trước, nước Mỹ mất 8,8 triệu việc làm và cho đến nay mới chỉ có 1,8 triệu người được tuyển dụng trở lại. Suy thoái kinh tế có thể dẫn đến hàng loạt sự kiện bất thường khác. Chính quyền các bang có thể vỡ nợ trái phiếu hàng loạt. Ông Gluskin Sheff, chuyên gia kinh tế kiêm chiến lược gia, nói: “Gần như chắc chắn chúng ta sẽ bước vào đợt suy thoái kinh tế mới, ở giai đoạn này, chỉ có thể nói liệu suy thoái kinh tế đã bắt đầu hay chưa. Nhà đầu tư nên chuẩn bị sẵn sàng.” Ngọc Diệp Theo TTVN/CNBC,AP ================== Mất 512 điểm, Dow Jones hạ mạnh nhất từ khủng hoảng tài chính 2008 Lo lắng kinh tế toàn cầu suy thoái, nhà đầu tư bán tháo. Nếu báo cáo thị trường việc làm hôm nay bi quan, TTCK Mỹ sẽ sụt giảm kéo dài. Fed có thể phải đưa ra gói kích thích mới. Dấu hiệu kinh tế Mỹ suy thoái lần 2 đang nhiều hơn "Thở dài" với tăng trưởng GDP Mỹ quý 2/2011 Số lượng người Mỹ thất nghiệp lần đầu bất ngờ xuống dưới mức 400 nghìn Chốt phiên giao dịch ngày thứ Tư, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 512,76 điểm tương đương 4,31% xuống 11.383,68 điểm. Chỉ số S&P 600 hạ 60,27 điểm tương đương 4,78% xuống 1.200,07 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 136,68 điểm tương đương 5,08% xuống 2.556,39 điểm. Tâm lý u ám trên khắp các thị trường chứng khoán thế giới khiến chỉ số S&P 500 có phiên hạ mạnh nhất từ tháng 2/2009, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ xuống mức thấp kỷ lục bởi lo lắng kinh tế đang suy yếu. Đồng yên tăng giá trở lại sau khi hạ mạnh bởi việc Nhật bán ra đồng yên để bình ổn tỷ giá. Lo lắng kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái khiến nhà đầu tư tháo chạy khỏi chứng khoán và mua mạnh trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, đồng franc Thụy Sỹ và yên. Nhà đầu tư dự báo Fed sẽ sớm đưa ra chương trình kích thích mới. Tính đến hết phiên ngày 04/08, các chỉ số chính đã hạ 10% so với mức đỉnh gần nhất và bước vào giai đoạn điều chỉnh. Từ năm 1970 đến nay, đã có 13 lần TTCK điều chỉnh như vậy. Ngân hàng Trung ương châu Âu lại mua mạnh trái phiếu và cung cấp thêm tiền cho các ngân hàng để ngăn khủng hoảng nợ lan rộng. Ông Mike Ryan, trưởng bộ phận đầu tư tại UBS Wealth Management Americas, nhận xét: “Tâm lý hiện nay cực kỳ bi quan. Cần thêm dấu hiệu kinh tế tốt hơn để cho thấy kinh tế không suy thoái lần 2. Báo cáo về thị trường việc làm Mỹ ngày mai hết sức quan trọng. Nếu chúng ta thấy một sự thất vọng nữa, thị trường chứng khoán sẽ đổ dốc.” Các chuyên gia kinh tế dự báo doanh nghiệp Mỹ nhiều khả năng đã tuyển dụng thêm 85 nghìn việc làm trong tháng 7/2011. Tháng 6/2011, doanh nghiệp Mỹ tuyển mới 18.000 lao động. Chỉ số đo bất ổn trên thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh. Chỉ số VIX tăng tới 35% lên 31,66 điểm, cao nhất trong 13 tháng. Việc nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ không ngừng bán tháo cổ phiếu trong suốt 2 tuần qua đã khiến Dow Jones mất hơn 1.300 điểm tương đương khoảng 10,5%. Nếu tính theo Dow Jones, 1,9 nghìn tỷ USD giá trị thị trường đã bị “cuốn bay”. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ hạ xuống mức 2,42%, thấp nhất của năm 2011 và lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 2 năm còn giảm mạnh hơn, xuống 0,265%. Lợi suất trái phiếu giảm khi nhu cầu trái phiếu tăng. Cổ phiếu của tất cả các nhóm ngành đồng loạt bị bán tháo trong phiên hôm qua. Cổ phiếu năng lượng giảm tới 7%. Cổ phiếu các công ty sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô mất 6,6% còn cổ phiếu các công ty công nghiệp giảm 5%. Ngọc Diệp Theo TTVN/CNBC,AP
-
Xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến anh Hoàng Triều Hải và gia đình! Cầu chúc cho linh hồn cụ sớm siêu thoát về bên cực lạc!
-
Tin đồn tận thế xuất hiện tại Mỹ vì 'hồ máu' Nước trong một hồ tại Mỹ chuyển sang màu đỏ như máu khiến nhiều người tin rằng đó là dấu hiệu báo trước ngày tận thế. > Tin đồn tận thế lan truyền Nước còn lại trong hồ OC Fisher chuyển sang màu đỏ đục như máu. Ảnh: beforeitsnews.com. Livescience đưa tin tình trạng hạn hán trong mùa hè năm nay khiến hồ OC Fisher trong vườn quốc gia San Angelo, bang Texas, Mỹ gần như cạn kiệt. Nước còn lại trong hồ đục, chứa đầy xác cá và chuyển sang màu đỏ. Những bức ảnh về nước đỏ trong hồ nhanh chóng lan truyền trên các diễn đàn câu cá. Sau khi thấy chúng, Paul Begley, một nhà truyền giáo tại bang Indiana, nhận định đó có thể là bằng chứng về ngày tận thế trong sách Khải Huyền (cuốn cuối cùng của bộ kinh Tân Ước). Nhiều người tin nhận định của Begley. Tuy nhiên, quan chức của bang Texas nhận định đó là kết quả hoạt động của Chromatiaceae – một loại vi khuẩn có khả năng tồn tại trong nước không có oxy. Begley không phải là người đầu tiên tại Mỹ dự đoán ngày tận thế. Hồi tháng 5 Harold Camping, người sáng lập đài phát thanh Family Radio tuyên bố 21/5/2011 là ngày Phán xét. Trong ngày này Chúa sẽ trở lại trần gian để đưa những tín đồ ngoan đạo lên thiên đường. Camping dự đoán khoảng 200 triệu người trên thế giới sẽ có đủ tiêu chuẩn để được lên thiên đường trước khi trái đất bị hủy diệt. Giới học giả không tin tiên đoán của Camping bởi trước đây người ta từng đưa ra hàng trăm cảnh báo về ngày tận thế, song chẳng cảnh báo nào trở thành hiện thực. Minh Long
-
Bác TL:Thực ra nó đã và đang xảy ra rồi mà, nhưng đến tháng 8 AL thì nó sẽ rõ nét và nặng hơn. Vấn đề mỗi người quan niệm như thế nào mới là khủng khoảng thôi.