Lê Bá Trung

Hội Viên Ưu Tú
  • Số nội dung

    526
  • Tham gia

  • Lần đăng nhập cuối

Everything posted by Lê Bá Trung

  1. Chúc Mừng chị CRESCENT... Đây là tin đáng mừng khi chị quyết định áp dụng phưong pháp PTLV cho chính ngôi nhà thân yêư của mình. Đây là chứng nghiệm thực tiễn cho nguời thật và việc thật...
  2. Cám ơn chị CRESCENT đã dành những tình cảm chân thành dành cho diễn đàn. Hy vọng rằng một ngày nào đó Trung sẽ nhận được những món quà xinh xinh của chị CRESCENT để làm kỷ niệm. :blink: :D
  3. Đó là theo nguyên lý của sách Tàu. Còn theo nguyên lý của PTLV thì hứong Đông Nam thuộc Âm Hỏa đới Thổ. Bếp thuộc Hỏa hướng về Khảm Bắc( Thủy ) liệu có vấn đề gì không? Vài lời gửi bác Âm Dương.
  4. Kính Gửi ACE trong diễn đàn. :mellow: Sau một thời gian tìm hiểu và được sư giúp đỡ của tất cả mọi người trong diễn đàn và đặc biệt là sự giúp đỡ của sư phụ Thiên Sứ. :huh: Nay Trung đã sửa lại nhà theo như sự chỉ dẫn của sư phụ Thiên Sứ. Trung xin được post sơ đồ nhà lên cho mọi người cùng tham khào, có chỗ nào chưa được hoàn chỉnh mong mọi người giúp đỡ. Nhà Hướng Kiền 310 độ. Chủ phi cung Khôn. Nhà sửa chưa được hoàn chình cho lắm, còn lại phần cửa chính chưa sửa được..Kính Mong Sư Phụ Thiên Sứ xem lại có chỗ nào sai sót chỉnh sửa thêm. Trung tự phân cung, không biết đúng không, mọi người xem lại dùm nhé. Xin chân thành cám ơn sư phụ Thiên Sứ không ngại đường xa đến tận nhà giúp đỡ. Chúc sư phụ sức khỏe và vạn sự bình an. Lê Bá Trung
  5. Kính Gửi Thầy Thiên Sứ cùng Toàn Thề ACE. Lời đầu tiên Lê Bá Trung xin chân thành cám ơn Thấy Thiên Sứ , Huynh Nhị địa sinh, Minh Châu,Phạm Cương, Achau, Hạt Gạo Làng, ANTHUONG, Vothuong, chị Thanh Vân đã dành thời gian quí báu để nghiên cứu đưa ra giải pháp hợp lý cho căn nhà này. Lê Bá Trung sẽ theo phưong án trên để sữa lại cho hợp cách với PTLV. 1/.Thưa Thầy nhà đệ tử còn cái núi trấn trạch nằm đằng sau nhà , núi này bằng Thạch Anh trắng nhỏ đựoc chôn âm dưới đất, như vậy ngọn núi này có ảnh hưởng gì theo Huyền Không Phi Tinh khi nhà này toàn bàn phạm Phục Phản Ngâm không a? 2/. Nhà này được xây năm 2006 năm Bính Tuất. Nhập trạch tháng 8 năm 2006 Phạm Thái Tuế. Nếu như Tu tạo lại Bếp mới thì đã hóa giải được Thái Tuế chưa ạ ? Xin chân thành cám ơn Thầy Thiên Sứ và Toàn Thể ACE. Chúc Thầy và toàn thể ACE nhiều sức khòe và thành công . Lê Bá Trung.
  6. Còn một số ảnh khác chup dứoi góc độ ghệ thuật do nhiếp ảnh gia Thiên Đồng, sao chưa thấy post lên nhỉ, chắc đến phút 90 mới up lên.. ;) :P :P
  7. Địa chỉ số 333/7A Lê V Sỹ P1 TB. Ngay đường Lê Văn Sĩ có cái hẻm 333 quẹo vào gần chỗ đường đang sửa nhiều Lô cốt. :P
  8. Anh vothuong hiền và nhỏ nhẹ như....con gái í ----->>>> Huynh ơi huynh có ngừoi thần tựong huynh kìa. ;)
  9. Dạ nhiều ngừoi mới quá nên không nhớ hết tên...tại vì đang bàn đại sự nên không dám hỏi tên hix, còn một số huynh khác ẩn danh nên không tiện nêu tên. Phóng viên nghiệp dư còn chụp thiếu sót nhiều lắm ạ. Thiếu Thiên Luân, huynh Vothuong....và cả hình phóng viên.. ;)
  10. Bạn nói yêu...Vậy bạn có hiểu được từ yêu nó như thế nào không ? Việc yêu nhau và đến với nhau và để cưới nhau nó không đơn giản như bạn nghĩ đâu. Đối với bạn hiện tại đó chỉ là thích thôi. Tuổi dậy thì đó mà, chưa hẳn là yêu đâu.....
  11. Phong thủy luân thế này thì khí sẽ tụ chẳng thoát đi đâu được... ;) :P :P :lol:
  12. Theo thuyết phong thủy của Trung Quốc, chọn đất tốt làm nhà là đất phải tàng phong, nếu gió thốc sau lưng, nhà sẽ nghèo. Nếu chọn đất đặt mộ, gió thổi vào huyệt sẽ hèn. Gió là sự chuyển động của không khí. Các triết gia thời xưa có đủ các loại nhận thức về gió. “Trang tử - Tiêu dao du” viết “Đất thở dài, hơi thở thành gió”. “Hoài Nam tử - Thiên văn huấn”: “Khí của trời, lúc giận là gió”. “Thuyết uyển”: “Khí của trời đất giao hòa thì sinh ra gió”.Gió giúp vạn vật thay đổi, cỏ cây tươi tốt, phấn hoa truyền đi. “Gió nhẹ làm cho đất ấm… Gió xuân làm cho vạn vật sinh sôi… Gió sa mạc khiến vạn vật khô héo”. Gió có quan hệ đến sự lành dữ của con người. Gió làm đổ nhà đổ cửa, tắc nghẽn giao thông. “Sử ký – Thiên quan thư” có ghi: “Gió từ phương nam đến: đại hạn; từ tây nam: hạn nhỏ, từ phương đông: nước lớn; từ đông nam: dân bị ốm đau, mất mùa.” Tôn sùng gió, tất nhiên phải quan sát gió. Thời Hán rất thịnh hành phong giác. Phong giác là một thuận chiêm phong (quan sát gió). Do vậy, thuật xem đất, coi gió là một trong những nội dung quan trọng. Phong thủy cho rằng “thuyết về tám loại gió”: phía trước huyệt có ao phong (gió từ chỗ trũng thổi ra), minh đường (bãi đất phẳng trước mộ) tất sẽ hất đi, án sa không có, đường khí khó thu, đông đến trâu đất, chủ bần hàn bại tuyệt. Phía sau huyệt có ao phong, tất hai cánh tay bị lạnh, đương nhiên là không có chỗ dựa, huyệt tinh không thể khởi dậy, chết yểu không con. Bên trái huyệt có ao phong, thì long sa yếu ớt, chủ con trưởng lênh đênh, góa bụa. Bên phải huyệt có ao phong, tất bạch hổ khuyết, không nâng đỡ chi thứ, quặt quẹo, chết yểu. Hai vai huyệt có ao phong, tức phương vị chủ trì việc thai nghén bị thưởng tổn, dù các mặt khác đều là gió lành, thì cũng chủ bại tuyệt. Hai chân huyệt có ao phong, tất con cháu tế lễ nới thấp, lõm, mà thủy khẫu quay ngang, chủ tan cửa nát nhà, mất hết tài sản. Trong tám loại gió, thì gió Cấn ở hướng Cấn là dữ nhất, là vì cung Dần là cơ tinh, cơ sinh phong tinh. Dù là chỗ đất phong thủy sinh vượng, nếu cẩu thả ngồi cung Dần mà chiều gió Cấn, nhẹ nhất cũng bị bại liệt hoặc mắc bệnh điên, nặng thì nhà tan người chết. Do đó, khi chọn đất phải chú ý tới gió. Kiêng kỵ ốm đau bằng cách rửa xương cốt Thời Nam Tề, ở Hành Dương, nhân dân tin rằng ốm đau là do tiền nhân giáng họa, phải đào mộ tổ, mở nắp quan tài, đem xương cốt ra rửa, gọi là “tẩy cốt trừ xui” (rửa xương để giải xui). Sau này, Cố Hiến Chi người đất Ngô làm nội sử Hành Dương, tuyên truyền trong dân đạo lý về sinh tử, giải thích những chuyện ốm đau không liên quan đến người đã mất, cuối cùng mới thay đổi được tục đó. Kiêng kỵ táng ở chỗ đất trước đây đã táng Đất táng hoặc dở, được coi là có liên quan đến lành (cát) dữ (hung). Người Tống cho rằng không nên táng ở chỗ đất trước đây đã táng. Tiềm Hi Bạch chép rằng, vợ của Tiền Văn Bỉnh chết. Tiền thạo môn địa lý từ nhỏ, chọn được một huyệt trong rừng thông bên cạnh viện Báo Ân. Một nhà sư bảo Văn Bỉnh chỗ đấy là mộ cũ cửa thánh hiền, không thể sử dụng lại mộ huyệt. Văn Bỉnh không nghe, đào lên thì thấy mấy phiến đá, trong đá bay ra một mũi tên đen trúng vào lông mày bên phải của Văn Bỉnh. Đầu Văn Bỉnh sưng to bằng cái đấu, đêm hôm đó thì chết. Nghe nói đây là mộ của Do Dư không được động đến. Từ đó, người Tống luận rằng, mộ huyệt cũ của thánh hiền thì không được động vào, nếu không sẽ gặp chuyện dữ. Do đó dân gian hết sức coi trọng chuyện chôn cất. “Chu tử gia lễ” chép: người dân thường chết sau ba tháng mới chôn, vì đầu tiên là phải tìm đất, sau đó là chọn ngày đào huyệt. Kiêng kỵ chữ “Tù” khi xây nhà Đây là quan niệm về Phong Thủy đời Đông Hán. Quan niệm này ảnh hưởng rất nhiều đến đời sau. Các thầy phong thủy rất kỵ chữ này, xây nhà không được xây trước rào nhà; phải thông với đường cái, phần mộ không được xây kín bốn bên, nếu không sẽ phạm vào điều cấm kỵ là chữ “tù”. Kiêng đất dữ bằng trấn trạch Người Trung Quốc xưa kia cho rằng: “xem đất làm nhà, phải xem hình thế khí sắc, cây cỏ đổi thay, họa phúc xen kẽ, lành dữ còn mất. Xem đất để mả, phải luận được thiện ác của núi đồi, chính tà của vùng đất, an nguy do qủy thần, hưng tuyệt của con cháu”. Sách “Chư tạp thôi ngũ tính đẳng trạch đồ kinh” viết: “Âm trạch phúc tại nam, đức tại tây”. “Bắc có ao đầm, nam có đất cao, và có rừng cây xanh tốt, ở đất ấy thì tốt (cát) lành. Nếu đất dữ phải trấn trạch”. Sách “Âm dương thư”, đề cập đến phép trấn trạch, như sau: “Phàm chỗ ở bất lợi, sinh bệnh, bỏ nhà đi, hao tài, thì lấy 90 cân đá xếp vào cửa quỷ sẽ đại cát lợi”. Kiêng kỵ dưới huyệt có nước hoặc đá ngầm Quan niệm của người Trung Quốc dưới huyệt có nước ngầm hoặc đá ngầm, nên đặt mộ tránh đi chỗ khác để cầu phúc. Theo các nhà âm dương thì đất bằng phẳng là tốt nhất, thứ đến nghiêng về đông nam, tây bắc cao. Đất dốc thì nước chảy không đọng xung quanh, đất cao thì đồi núi ôm lấy mà không bị khuyết. Nếu chọn đất đúng như thế thì lành, trái lại thì dữ. Theo(Nhà XB Văn Hóa Thông Tin) Nguồn;Blogphongthuy.com
  13. Thông thường khi làm nhà, ta bố trí trong nhà bếp sao cho thuận lợi về chổ nấu ăn và nơi rửa chén bát.Nhưng ít ai chú ý đến cửa phòngbếp và vòi nước nơi bồn rửa chén bát có ảnh hưởng gì đến phong thủy hay không ?… Sách xưa có câu: “Dương trạch tam yếu môn phòng táo”. Ý muốn nói ảnh hưởng của bếp nấu tới phong thủy của nhà ở vô cùng quan trọng. Trong “ Bát trạch minh kính” có câu: “Oa táo nhân giai thị vi tế tiểusự,nhi bất tri vi trạch chi yếu vụ”. Ý nói: Con người thường coi bếp núc là chuyện nhỏ,nhưng chưa biết được nó quan trọng như thế nào đối với gia trạch. Hiện nay,bếp nấu thường được đặt trong nhà bếp,là nơi để nấu thức ăn, điều này cũng gây ảnh hưởng nhất định đến con người.Người xưa thường nói: Bệnh từ miệng mà vào,họa từ miệng mà ra. Nếu bếp nấu,nồi cơm điện đặt ở hướng hung,thì hung khí sẽ đi vào thức ăn lúc chúng ta nấu,nếu ăn thường xuyên những thức ăn này thì sức khỏesẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó có hai trường hợp cần phải chú ý khi bố trí bếp lò trực xung với cửa phòng nhà bếp,và vòi nước trực xung với bếp lò. Khi bố trí bếp lò bị trực xung với hai trường hợp trên: Thì người trong nhà hay bị bịnh đường ruột,dạ dày,những thành viên trong gia đình hay nóng nảy thất thường,cải cọ với nhau,mặc dầu chẳng có lý do gì chính đáng,hoặc là những chuyện vặt vỉnh cũng thành to tiếng với nhau,cải vả thường xuyên,thậm chí dẩn đến ly hôn… 1-Điều cấm kỵ thứ nhất là: Bếp lò không được đặt trực xung với cửa phòng bếp,thì sẽ không bị khí ở cửa nhập vào,thì không phạm vào môn xung sát. - Nồi cơm điện dùng để nấu cơm,công dụng giống như bếp,cần phải tránh môn xung sát. 2-Điều cấm kỵ thứ hai: Bồn rửa chén bát.Có hai cách đặt bị trực xung với bếp lò,thứ nhất là bồn rửa đối diện với bếp lò,thứ hai là bồn rửa trực xung ngang với bếp lò (đặt cùng dảy với bếp lò),vì nếu là bếp ga thì đối diện hay bên hông,thì đều bị xung cả. -Trên bồn rửa có vòi nước,có thể quay được,nhưng không được quay về hướng bếp lò hoặc nồi cơm điện.Bồn rửa không nên đặt gần bếp lò,vì bồn rửa có nước thuộc về thủy,còn bếp lò thuộc hỏa,thủy hỏa xung khắc.Tốt nhất nên di dời bồn rửa tránh trực xung với bếp lò. -Từ bờ bồn rửa đến bờ bếp lò,khoảng cách tối thiểu phải là 60 cm (0,6 m). -Nếu lở bị vòi nước trực xung với bếp lò,nhất là trực xung bên hông bếp lò,mà khó sử lý,thì ta có thể làm một vách ngăn đơn giản,cao vừa tầm che khuất vòi nước trực xung vào bên hông bếp lò,tuy nhiên phải làm sao cho vén khéo và đẹp là được. -Dưới bếp không nên đặt ống thoát nước hoặc ống dẩn ga chảy qua,vì như vậy sẽ phạm phải xuyên tâm sát,hung.Mà nên đặt ống thoát nước và ống dẩn ga áp sát tường,sẽ không gây ra ảnh hưởng xấu cho những thành viên trong gia đình. Nguồn; Blogphongthuy.com
  14. Kính Gửi BQT diễn đàn. Nhờ BQT xem lại dùm vì sao khi post bài lên mạng gửi kèm hình thì link hình lại bị die. Chân thành cám ơn BQT rất nhiều. Lê Bá Trung,
  15. Cám ơn Crecent rất nhiều. Chắc có thể là do trang web đó upload có vấn đề Trung sẽ xem lại.
  16. Thân chào anh turn on. Nhìn sơ qua bản vẽ Trung thấy cái Bếp của nhà anh turn on. Bếp này quay lưng với nhà, lưng tựa WC như vậy Bếp này không tốt. Anh có thể chụp thêm một số ảnh cụ thể post lên đây để mọi ngừoi cùng tham khảo không ? Cám ơn anh turn on rất nhiều
  17. Từ lâu tôi đã mê ông vì ông là người văn võ kiêm toàn, ngang ngược (độc trụ kình thiên), lên voi xuống ngựa (không đến nỗi xuống chó). Không những thế mà ông còn mê hát và có duyên đến mức có hơn chục vợ, đến lúc 73 tuổi vẫn còn cưới vợ 17 tuổi để đêm tân hôn nàng mới hỏi tuổi? ông trả lời một câu xanh rờn để lại cho hậu thế “Năm mươi năm trước, anh hai ba”. Mê ông tôi đã viết dăm bài về ông (cũng chỉ viết để mà viết thôi); cũng đã ba lần đến “thăm” ông. Lần đầu cách đây hơn chục năm khi đó ông vẫn “làm cây thông đứng giữa đời mà reo”. Lần đó khi về tôi đã vô cớ trút nỗi niềm lên đầu một đối tác vốn quê Thái Bình khi họ đến làm việc: - Em quê đâu? - Em quê Thái Bình. - Thái Bình có vẻ “vô hậu” nhỉ? - Anh nói thử nếu đúng em nghe và có tác động vì bố em hiện là “tứ trụ” Thái Bình. - Này nhé, hồi bà Châu ở Đội Cấn nuôi một người mất trí, mấy năm sau anh ta tỉnh và mới rõ tông tích là thương binh ở Thái Bình (phóng sự của Minh Chuyên). Vậy mà khi Thái Bình lên nhận người gửi tặng ông bà Châu một thẻ tín dụng 2,5 triệu. Thái Bình nghèo thế cơ à? Lại nữa cụ Trứ là người khai sinh ra huyện Tiền Hải, Thái Bình và Kim Sơn, Ninh Bình vậy mà giờ đay Thái Bình không có nén hương cho ông. - Anh nói đúng, em đồng ý, em sẽ làm. Dưới chân dung Tướng Công. Điện thờ Tướng Công Lần này vào nhà thờ và bia mộ đã khang trang tôi hỏi người cai quản nhà thờ (tên là Thọ hậu duệ sáu đời của cụ Trứ, có mặt 24/24): - Tiền Hải và Kim Sơn có đóng góp gì không? - Kim Sơn có đóng góp và hương khói, Tiền Hải năm nào cũng vào hương khói. - Ít nhất là vậy. Khu nghĩa trang Tướng Công Mộ Tướng Công Hiện tại khu mộ còn cách khu tưởng niệm một đoạn cách nhà dân, sắp tới sẽ di dời 17 hộ dân để nối thông thành một khu tưởng niệm rộng 3 héc ta. Khu tưởng niệm có câu lạc bộ ca trù Nguyễn Công Trứ, rộng rãi và có hai chiếu, hàng tuần họ dạy học và biểu diễn vào chiều thứ 3, 5; nhưng nếu ai có nhu cầu gọi điện tới họ sẽ bố trí thêm ngày khác(goi Thọ - số phôn 0912411712). Cụ Trứ quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, qua cầu Bến Thủy đến thị trấn Xuân An, rẽ trái về phía biển khoảng 4 km qua thị trân Nghi Xuân, rẽ phải theo đường Xuân Thành 500m nữa là đến. Chiếu ca trù của câu lạc bộ ca trù Nguyễn Công Trứ Một chiếu ca trù khác của câu lạc bộ ca trù Nguyễn Công Trứ Nguồn;quehuongyeudau.Blogtiengviet.net
  18. Chuyện kể rằng thầy trò Khổng Tử đi du ngoạn, giữa đường gặp một số trẻ chơi giỡn, có một đứa không đùa giỡn. Khổng Tử dừng xe lại hỏi: - Sao không tránh xe? - Từ xưa đến nay xe tránh thành, thành không tránh xe. - Ngươi tuổi còn nhỏ sao lại xảo trá vậy? Tiểu Nhi đáp: - Người sanh ba tuổi phân biệt cha mẹ, thỏ sanh ba ngày chạy cùng mẫu ruộng, cá sanh ba ngày lội cùng sông hồ, trời sanh tự nhiên có gì xảo trá? - Ngươi ở làng nào, xóm nào, họ gì, tên gì, tự là gì? Tiểu Nhi đáp: - Tôi ở làng Thường ấp Tệ, họ Hạng tên Thát, chưa có tên chữ. - Ta muốn cùng ngươi du ngoạn, ý ngươi thế nào? Tiểu Nhi đáp: - Nhà có cha nghiêm phải nghe theo, nhà có mẹ hiền phải lo nuôi dưỡng, nhà có anh hiền cần phải thuận theo, nhà có em dại cần phải dạy bảo, nhà có thầy sáng cần phải lo học, đâu có nhàn rỗi mà du ngoạn. Khổng Tử hỏi: - Trong xe ta có ba mươi hai con cờ, ta cùng ngươi đánh bạc, ý ngươi thế nào? Tiểu Nhi đáp: - Vua mê cờ bạc, không xem bốn biển, chư hầu mê cờ bạc hư hại chánh kỷ, nho sĩ mê cờ bạc phế bỏ học vấn, tiểu nhơn mê cờ bạc hư việc nhà, đày tớ mê cờ bạc ắt bị roi vọt, người nông mê cờ bạc ruộng mùa thất thời, cho nên không cờ bạc. - Ta muốn cùng ngươi bình thiên hạ, ý ngươi thế nào? Tiểu Nhi đáp: - Thiên hạ không thế bình: hoặc có núi rừng, hoặc có sông hồ, hoặc có vương hầu, hoặc có tôi tớ. Ban bằng núi rừng chim thú ở đâu? Lấp bằng sông hồ cá trạnh về đâu? Trừ bỏ vương hầu dân nhiều thị phi; bỏ hết tôi tớ quân tử nhờ ai? Thiên hạ minh man đâu thế bình được? - Ngươi biết trong thiên hạ, lửa gì không khói? Nước gì không cá? Núi gì không đá? Người nào không vợ? Gái nào không chồng? Trâu gì không nghé? Ngựa gì không con? Thế nào quân tử? Thế nào tiểu nhơn? Thế nào không đủ? Khi nào có thừa? Thành nào không chợ? Người nào không tên chữ? Tiểu Nhi đáp: - Lửa đóm không khói, nước giếng không cá, núi đất không đá, người tiên không vợ, ngọc nữ không chồng, trâu đất không nghé, ngựa cây không con, hiền là quân tử, ngu là tiểu nhơn. Ngày xuân không đủ, ngày hạ có thừa, hoành thành không chợ, tiểu nhơn không tên chữ. - Ngươi biết cha mẹ thân hay chồng vợ thân? Tiểu Nhi đáp : - Cha mẹ thân, chồng vợ không thân. - Chồng vợ sống đồng chăn, chết đồng huyệt sao gọi là không thân? Tiểu Nhi đáp: - Người sanh không vợ như xe không bánh, không bánh thì tạo bánh xe mới, vợ chết bèn cưới vợ mới, con gái nhà hiền ắt có chồng qúy. Mười gian nhà rộng gác một đòn dông, ba cửa song, sáu cửa sổ không bằng ánh sáng cửa cái, các sao tuy sáng không bằng trăng sáng. Ân cha mẹ không quên vậy. Khổng Tử khen rằng: - Hiền thay! Hiền thay! Tiểu Nhi hỏi Khổng Tử rằng: - Nãy giờ ngài hỏi Thát, Thát mỗi mỗi đều đáp, nay Thát cầu người dạy một lời, cho Thát biết thêm xin ngài chớ bỏ - Vịt, ngỗng sao nổi? Hồng nhạn sao kêu lớn? Tùng lá sao mùa đông vẫn xanh? Khổng Tử đáp: - Vịt, ngỗng hay nổi nhờ có nhiều lông. Hồng nhạn kêu lớn nhờ có cổ dài. Tùng lá mùa đông vẫn xanh nhờ đặc ruột. - Không phải vậy! Cá trạnh hay nổi nào có nhiều lông. Ếch, ễnh ương kêu vang nào có cổ dài. Tre-trúc mùa đông vẫn xanh nào có đặc ruột. - Trên trời bao la có bao nhiêu sao? Khổng Tử nói: - Nãy giờ bàn việc dưới đất đâu nói việc trời? - Dưới đất minh mang có bao nhiêu nhà? Khổng Tử nói: - Nên luận việc trước mặt, đâu nên nói trời luận đất? - Như luận việc trước mặt thì có bao nhiêu lông mày ? Khổng Tử cười mà không đáp, day lại kêu các đệ tử nói rằng: - Hậu sanh khả uý! Nào dè sự cầu học đâu hơn bữa nay. Rồi lên xe đi. Sau đó Khổng Tử trăn trở và ghi vào Luận Ngữ “Bất sĩ hạ vấn” (Không cho là mất thể diện khi hỏi người kém mình) để lại cho hậu thế Nguồn:quehuongyeudau.blogtiengviet.net
  19. Ba năm trước tôi về Nghệ An thấy mọi người bàn luận là sau khi làm đường tránh Vinh (vòng qua thành phố Vinh) thì bao tai họa đã giáng xuống bộ GTVT và Vinh. Ai đó trong họ đã đi “xem thầy”, thầy phán xanh rờn: “các ông đã chặt mất cổ rùa- linh thiêng thổ địa xứ này rồi, tai họa vậy còn nhẹ, nếu không nhanh nhanh trám lại thì...”. Tôi cứ cho rằng đó là chuyện tiếu lâm dân gian thôi chẳng quan tâm. Hơn một năm trước tôi lại nghe nói họ đã trám cổ rùa rồi và khi khánh thành làm lễ to lắm. Lần này thì tôi thiếu kiên định rồi, tôi quyết định “mục sở thị” thì thấy “họ nói thật” vì theo địa hình nhìn từ vệ tinh thì núi quyết có dạng “long, ly, quy phượng” thật. Chỗ người ta chặt là đầu rùa hướng xuống sông Lam, từ xưa cha ông ta đã xác định điều đó và được khắc bia khi ngày nay người ta xây đựng đền thờ Quang Trung. Nếu qua Vinh xuống cầu Bến Thủy chú ý một chút ta thấy rõ điều đó. Ta nói vô thần nhưng ta có dám vô thần không??? Nguồn:quehuongyeudau.blogtiengviet.net
  20. Chúng ta ai cũng đã từng nghe câu “nhà cao cửa rộng”, vậy nghĩa nó sao nhỉ, cùng lắm thì ta hiểu nghĩa bóng của nó “Ngôi nhà khang trang to lớn của những chủ nhân giàu có hoặc cao sang”. Vì vậy mà hiện nay rất nhiều ngôi nhà được thiết kế xây dựng theo đúng nghĩa đen của nó NHÀ CAO CỬA RỘNG chẳng giống ai và chẳng theo cung cách nào, thậm chí gây hại mà không hay Từ lâu tôi đã quan tâm tới thành ngữ này, nhưng qua quan sát và xem phim ảnh của ta cũng như TQ không hề thấy cửa rộng, mà thậm chí cửa rất nhỏ. Khi đọc phần “khai môn phóng thủy” trong sách phong thủy cũng không thấy chỗ nào nói cả. Vậy là nó chỉ có nghĩa bóng? Không thông thường nghĩa bóng được khởi đầu bằng nghĩa đen. Lâu sau có thầy dạy “Trong xây dựng cái mà người ta quan tâm theo thuật phong thủy là chiều cao của nhà và chiều rộng của cửa, là những kích thước quyết định. Trong các ngôi nhà cổ, thường là bằng gỗ, khi làm nhà bao giờ ở xà nóc người ta cũng đóng hoặc khắc vạch trực tiếp vào đó kích thước của nhà và cửa theo thước Lỗ Ban khi xây dựng, để sau này con cháu có sửa cữa, cải tạo nâng cấp… cũng đọc được ý đồ của cha ông”. Như vậy là NHÀ CAO CỬA RỘNG nghĩa là nhà thì tính chiều cao, cửa thì tính chiều rộng theo thước Lỗ Ban. Tuy nhiên với riêng bản thân mình tôi cho rằng với người Việt ta thước Lỗ Ban cho xây dựng nhà thờ và âm phần, còn thước ta là cho xây dựng nhà ở. Điều này còn mâu thuẫn với nhiều người. Trực Lỗ Ban và trực thước ta giống nhau (nghĩa là ý nghĩa 8 cung giống nhau), chỉ khác một thước của Lỗ Ban là 43cm, còn thước ta là 40cm Nguồn:quehuongyeudau.blogtiengviet.net
  21. Điều kiện cần thiết để học khoa địa lý (1) Mấy lời để truyền hậu thế (2) Ai học địa lý theo học Tả AO (3) Một là hay học càng Cao (4) Hai là cố ý cứ lời phương ngôn (5) Ba là học thuộc Dã đàm (6) Bốn là mở sách La bàn cho thông (7) Chẳng qua ra đến ngoài đồng (8) Tỏ mạch tỏ nước tỏ Long mới tường Theo cụ Tả AO thì muốn học cho giỏi khoa địa lý thì phải học bốn cách. Một là phải luôn luôn học hỏi cho mỗi ngày một tiến thêm lên. (3) Một là hay học càng cao Hai là phải suy ngẫm cho kỹ lượng những lời lẽ giản dị của địa đạo diễn ca này. Mới nghe nó nhẹ nhàng như ca dao phương ngôn song hàm chứa rất nhiều căn bản của khoa địa lý. (4) Hai là cố ý cứ lời phương ngôn Ba là sau khi hiểu kỹ những cơ bản của phép “Tầm long” ở 120 câu địa đạo diễn ca này thì học đến quyển “Dã đàm địa lý Tả AO”để phép điểm huyệt được giỏi. (5) Ba là học thuộc Dã đàm Bốn là phải biết dùng “La bàn” cho giỏi. (6) Bốn là mở sách La bàn cho thông La bàn là cái địa bàn, Cái nhỏ gọi là “Trốc long” và lớn là “La kinh” hay “La bàn”. Địa bàn này hình tròn như cái đĩa, chính giữa có một kim chỉ nam và xung quanh có vẽ nhiều vòng, mỗi vòng chia làm nhiều ô. Trong vòng có ghi chữ và mỗi vòng dùng vào công việc khác nhau. Người mới học chỉ cần dùng ba vòng là: 1. Vòng thiên bàn 2. Vòng địa bàn 3. Vòng nhân bàn Sau học giỏi có thể dùng thêm nhiều vòng khác. Địa bàn cỡ trung có độ 13 vòng, cỡ nhỏ ít hơn và cỡ lớn có nhiều hơn 13 vòng.Trong ba vòng thường dùng thì: 4. Vòng Thiên bàn ngoài cùng ứng dụng vào hướng thu, phóng thuỷ. 5. Vòng Địa bàn trong cùng dùng ấn định Long mạch. 6. Vòng Nhân bàn giữa dùng vào việc “Tiêu sa” để xem sa nào tốt, sa nào xấu Cả ba vòng đều được chia làm 24 ô thì mỗi ô có 15 0 vì mỗi vòng tròn là 360 0. Các chữ trong ba vòng đều giống nhau nó chỉ khác nhau ở chỗ nếu lấy vòng trong cùng vòng địa bàn làm đích thì vòng thiên bàn lệch bên phải nửa ô và vòng nhân bàn lệch bên trái nửa ô. Những chữ đề trong 24 ô đó thì: Đông trùng Mão, Tây trùng Dậu, Nam trùng Ngọ, Bắc trùng Tý Nếu quay theo chiều kim đồng hồ (chiều thuận) trở đi có 24 chữ khác nhau như sau: Mão, ất, Thìn, Tốn, Tỵ, Bính, Ngọ, Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu, Tân, Tuất, Càn, Hợi, Nhâm, Tý, Quý, Sửu, Cấn, Dần, Giáp. Nếu phân thành 8 hướng thì: 1. Đông có Giáp, ất, mão. 2. Đông nam có Thìn, Tốn, Tý. 3. Nam có Bính, Ngọ, Đinh. 4. Tây nam có Mùi, Khôn, Thân . 5. Tây có Canh, Dậu, Tân. 6. Tây bắc có Tuất, Càn, Hợi. 7. Bắc có Nhâm, Tý, Quý. 8. Đông bắc có Sửu, Cấn, Dần. Nếu phân tích 24 hướng này ta thấy có12 hướng thuộc địa chỉ là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn,Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. 8 hướng của Thập Can: Giáp, ất, Bính, Đinh, Canh, Tân, Nhân, Quý. 4 hướng thuộc Bát Quái : Càn, Khôn, Cấn, Tốn. Rồi cụ Tả AO nhấn mạnh về sự quan trọng của thực hành “Tầm Long” trong khoa địa lý. (7) Chẳng qua ra đến ngoài đồng (8) Tỏ mạch tỏ nước, tỏ Long mới tường Những người học được sách địa lý chính tông cũng đã là hay lắm ròi. Tuy nhiên học ở sách mới chỉ là học lý thuyết mà không thực hành bổ túc thì lý thuyết đó cũng không đạt được kết quả cụ thể. Trong khoa địa lý người ta chia ra làm hai phần “Loan đầu” và “Lý khí”. Lý khí là phép quyết định ảnh hưởng kết quả của huyệt kết; văn, võ, phú, qúi, thọ cao hay thấp, chóng hay chậm. Phép này nặng về lý thuyết hơn phép “Loan đầu”. Trong khoa địa lý phép “Tầm Long” là “Loan đầu” vì nó là phép thực hành đi tìm Long mạch ở ngoài đồng. “Tầm Long” là phép xem hình thổ đất đai lồi lõm đột khởi mà tìm cho tới huyệt tràng là nơi có đất kết. Không phải xem sách xong và ra ngoài đồng là biết “Tầm Long” ngay. Sách chỉ có thể cho ta một số yếu tố cần, muốn giỏi thực hành phải đi tìm Long mạch ngoài đồng, ngoài trời thời gian lâu mới thấu hiểu được. (7) Chẳng qua ra đến ngoài đồng Địa lý là một khoa học, mà việc thấu hiểu một khoa học nào cho kỹ lưỡng không ngoài phép phân tích và tổng hợp. Ngay học “Tầm Long” ở ngoài đồng cũng thế, trước phải biết phân tích rồi tổng hợp sau. Việc tầm Long là phải biết phân tích đâu là đại cuộc, thế nào là Thái tổ sơn, Thiếu tổ sơn, Long đi như thế nào, nước chảy ra làm sao. Chỗ nào Long nhập thủ, đâu là Huyệt tràng, Huyền vũ, Thanh long, Bạch hổ, án, Sa, Minh đường, Thuỷ hầu, thế Long sinh hay tử, cường hay nhược.v.v... Cũng nên định nghĩa những danh từ địa lý này để dễ phân tích. • Long mạch: là mạch đất chạy trên mặt mà trong có khí mạch (cũng như cành cây trong có nhựa cây) Long có thể đi cao như những dãy đồi núi và cũng có thể đi rất thấp, nó là những thớ ruộng có khi chỉ cao độ 4 cm. • Nước: Từ Long chảy ra và chạy theo nuôi dưỡng và hộ vệ Long. Những chỗ có nước tụ có khi là Minh đường và có khi chỉ là hộ tống Thuỷ (nước dẫn Long). • Long nhập thủ: Long mạch chảy băng qua rừng núi đồng bằng đến chố nào nhập thủ kết huyệt ở đó. • Huyệt tràng: Khu đất chỗ ấy huyệt kết. • Huyền vũ: Thế đất đằng sau huyệt trưởng trước khi đến huyệt trưởng. • Thanh long: Thế đất bên trái huyệt mọc ra ôm chầm huyệt. • Bạch hổ: Thế đất bên phải huyệt mọc ra ôm chầm huyệt. • án: Đất nổi lên trước mặt huyệt bỡ đỡ cho huyệt án với huyệt như bàn giấy trước mặt người ngồi. • Sa: là các gò đống chứng ứng nổi lên hiện ra, xung quanh huyệt (kể cả trước lẫn sau huyệt). Sa là nói chung: Bút, bảng, chiêng, trống, voi, ngựa, kiếm, ấn.v.v... là một dạng cụ thể của sa. • Thuỷ khẩu: Nơi nước đến và đi khỏi Minh đường. • Minh đường: Nước tụ trước huyệt để nuôi dưỡng khí mạch của huyệt kết. • Long sinh: Long mạch sống động trông nó bò ngoằn ngoèo quay đầu, vẫy đuôi như con thú, con rắn sống đang bò. • Long tử: Long mạch nằm ngay đơ, đuồn đuỗn như con lươn, con cá chết. • Long cường: Long mạch nổi lên to lớn, đứng hùng vĩ ngạo nghễ. • Long nhược: Long mạch nhỏ nhắn, dài sắc, thư thả, ung dung. Phân tích thì thế nhưng nếu hiểu thấu đáo tổng hợp lại thì rất giản dị, cái gì có nước là thuỷ cái gì có thớ đất là Long, Long đi mạch đi theo, Long dừng khi mạch tụ lại. Cụ Tả AO đã tổng hợp tất cả các chi tiết mà ta cần biết về phép học “Tầm Long” ở ngoài vào một câu: (8) Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ Long mới tường. Nom đất thì khó biết Long đi cách nào. Nên phải mượn nước theo chiều nước chảy từ cao đến thấp thì biết Long đi. Nếu nước hai bên dừng lại mà gặp nhau thì biết Long đình mà Long đình thì khí chỉ tụ lại đó để kết huyệt.
  22. Chứng ứng cần thiết (38) Muốn cho con cháu Tam khôi (39) Phương Nam có bút phương Đoài có nghiên. (40) Muốn cho con cháu “Trạng nguyên” (41) Thì tìm bút lập hai bên sắp bầy. (42) Nhất là Tân, Tốn mới hay. (43) Bính Đinh, Đoàn, Cấn sắp bày đội lên. (44) Bút lập là bút Trạng nguyên. (45) Bút thính giác điền là bút Thám hoa. (46) Nhìn xen cho kỹ sẽ là đất hay. Sau khi chỉ phép tầm Long cho ta biết cách theo dâi Long mạch để tìm đến huyệt tràng và sau đó từ huyệt tràng tầm đến huyệt kết đến đoạn này cụ TẢ AO đề cập đến một số chứng ứng cần thiết: (38) Muốn cho con cháu Tam khôi. (39) Phương Nam có bút phương Đoài có nghiên. (40) Muốn cho con cháu Trạng nguyên. (41) Thì tìm bút lập hai bên sắp bầy. Có nghĩa là muốn phát văn thì tìm huyệt nào mà phía Nam của huyệt có cây bút hoặc phía Tây (Đoài) có gò đống hình cái nghiên. Và nếu muốn cho con cháu đỗ cao đỗ đầu tất các các kú thi thì phải tìm cây bút đứng (đứng chứ không phải nằm) sắp bày hai bên trước mặt huyệt. Cũng nên giải tóm tắt ở trên. Ngày xưa các cụ ta chỉ có một đường ra làm quan, để mở mặt với đời, báo hiếu cho cha mẹ, giúp dân, giúp nước là thi đỗ rồi làm quan. Việc thi cử chia ra làm 4 thời kỳ: 1. Thi khảo hạch, 2. Thi hương, 3. Thi hội, 4. Thi đình. Bởi lẽ lối thi cử xưa kia như thế nên cụ TẢ AO nói là ai muốn con cháu học giỏi để thi đỗ luôn cả ba khoa (tam khôi) thì chọn kiểu đất phương nam huyệt có cây bút, phương tây (Đoài) của huyệt có cái nghiên. (40) Muốn cho con cháu Trạng nguyên. (41) Thì tìm bút lập đôi bên sắp bầy. (42) Nhất là Tân Tốn mới hay. (43) Bính, Đinh, Đoài, Cấn sắp bày đội lên. Có hai loại bút là bút nằm (bút Thính giác điền) và bút đứng (bút lập còn gồm là bút kình thiên nghĩa là bút chống trờ. Kú thi sau cùng ở sân rồng nhà vua mà ai đỗ đầu kú này sẽ là Trạng nguyên thứ là bảng nhãn. Vậy đỗ trạng nguyên trước tiên là phải đỗ tam khôi rồi kú sau cũng thi đình lại đỗ đầu. Muốn cho con cháu học giỏi thông minh như vậy phải tìm kiểu đất sắp bầy bút lập ở hai bên đằng trước huyệt nhưng không phải hướng nào có bút lập cũng giỏi giang như vậy. Đất phát trạng nguyên Tốn Bút tốn Bút lập Bút lập Càn Lời bàn: Bút lập là bút đứng và bút Thính giác điền là bút nằm bút lập tốt hơn bút Thính giác điền. Đất kết được một bút lập chính hướng cũng đã tốt lắm rồi. Phương chỉ kiểu đất vẽ trên một bút lập một bút giác điền ở trước mặt và nằm chính hướng (Tân hoặc Tốn) cùng thêm 2 bút lập nữa sắp bầy hai bên chỗ phải giải quyết là đất phát tới Trạng nguyên. Giải thích: 1. Bút là trái núi đứng hay dải đất nằm đầu nhọn ôm chầu về huyệt. 2. Nghiên là gò đứng hay mảnh ruộng con là hình vuông, chữ nhật cũng có thể nghiên hinh tròn và bán nguyệt. Dưới đây cụ TẢ AO chỉ cho ta biết hướng nào có bút lập thời tốt. (42) Nhất là Tân Tốn mới hay. (43) Bính Đinh , Đài, Cấn sắp bầy đột lên. Theo câu 42-43 thì bút tốt nhất ở hướng và hướng tốn. Sau nữa đến bút ở hướng Bính, Đinh, Đoài, Cấn. Và bút lập tốt hơn bút thính giác điền bằng ý nghĩa có bút lập có thể đỗ đến trạng nguyên còn bút thính giác điền tốt cũng chỉ đỗ đến thám hoa mà thôi. (44) Bút Lập là bút Trạng nguyên. (45) Bút Thính giác điền là bút Thám hoa. (46) Nhìn xem cho kỹ sẽ là đất hay. Đất phát thám hoa (Phát văn) Cấn Bảng Bút Thính giác điền Khôn Lời bàn: Kiểu đất vẽ trên có một bảng làm án và một bút Thính giác điền (bút nằm) ở tay Hổ nên phát Thám hoa. Bảng bút ở Tân Tốn là chính hướng.Bính, Đinh, Đoàn, Cấn thứ nhì. Vì bảng ở Cấn nên chỉ đỗ đến Thám hoa Có người nói khoa địa lý có nghĩa là không thể căn cứ vào một mầu mực nào mà theo đó đi tìm được đất. Các cuộc đất đều khác nhau, khác về chứng ứng chầu về huyệt cùng cách thế của huyệt tràng. Vì vậy nên phải suy tư cân nhắc làm sao để mả đúng huyệt chỉ lớn bằng cái chiếu mới hy vọng có đất kết mới thành công. Cổ nhân đã có câu: “Mạch đi muôn vạn dặm nghìn. Chung qui huyệt kết chì tìm chiếu con” là thế, Cụ TẢ AO khuyên ai học địa lý trước tiên là phải đọc sách sau là ước lượng cho cao. Muốn ước lượng cho cao người học địa lý trước phải học được chính tông sau phải thực hành rất nhiều ngoài đồng và phải thông minh mới ước lượng đúng được mới tìm ra cái chiếu con trong một đại cuộc đất đi cả muôn nghìn vạn dặm. (47) Khuyên ai học làm thầy địa lý. (48) Trước là đọc sách sau là lượng cao. (49) Dù ai khôn khéo thế nào. (50) Học mà chẳng xét ấy là vô tông. Cả 4 câu cụ TẢ AO nhấn mạnh về 2 điểm: Hai câu trên nói là phải lượng cho cao và hai câu dưới nói là phải xét cho đúng. Muốn lượng cao và xét đúng không phải là dễ. Đọc sách địa lý cho kỹ để ước lượng cho rành mà còn phải thông hiểu cả dịch lý học để suy xét, bổ túc thêm cho khoa địa lý. Nơi đây ta thử lấy âm dương làm căn bản để ước lượng suy ngẫm một cuộc đất tìm sự quân bình cho mọi chi tiết kỹ thuật của khoa địa lý. 1) Trước tiên đất bình dương phẳng là dương thì gò đống nổi cao hơn là âm và đất sơn cước nhiều đồi núi là âm thì thung lũng bãi của nó là dương. Đất sơn cước cường dũng nên chọn huyệt ở chỗ mạch nhỏ Long gầy, nơi bình dương thấp phẳng phải chọn nơi cao làm huyệt (khởi đột) như thế mới là âm dương cân đối. 2) Rồi đến tay Long là dương phát ngành trưởng và con trai thì tay Hổ là âm phát ngành thứ hay con gái. Long Hổ phải tương nhượng nhau. Long là anh phải dài hơn Hổ là em. Long dài hơn nên cần nhọn đầu thì Hổ ngắn hơn cần thuú đầu hay tròn đầu. 3) Sau đến núi (sơn) chủ tĩnh là âm thì nước (thuỷ) chủ động là dương. Khi đến huyệt kết phải có sơn thủy giao lại âm dương giao hội, nghĩa là núi chủ tĩnh đến đó phải quay đầu vẫy đuôi như động và nước chủ động đến huyệt kết thì phải lưu luyến nửa muốn ở, nửa muốn đi tô lại dưới huyệt rồi mới chảy đi. 4) Núi và nước một động một tĩnh đi song song như vợ với chồng che chở nâng đì, hộ vệ nhau. Nước từ khe núi, từ mạch trong núi chảy ra ngoài thì nước lại theo núi mà nuôi dưìng cho khí mạch của núi cho núi đì khô. Long mạch đi có vẻ âm thì chuyển Dương mới vào huyệt. Trái lại Long mạch đi đang Dương thì nhập thủ huyệt trường phải âm. Trên đây mới nói sơ về lý âm dương. Ngoài lý âm dương ta còn phải chú trọng đến ngũ hành nữa. Thấy hình tròn ta gọi là Kim, dài là Mộc, nhọn là Hoả, vuông là Thổ, như sóng gợn là Thuỷ. Ngay đến phương hướng cũng có âm dương ngũ hành khác nhau: 5) Hướng: Hợi, Nhâm, Tý, Quý là Thuỷ. 6) Hướng: Sửu, Cấn là Thổ. 7) Hướng: Dần, Giáp, Mão là Mộc. 8) Hướng: Tý, Bính, Ngọ, Đinh là Hoả. 9) Hướng: Thân, Canh, Dậu, Tân là Kim. 10) Hướng: Tuất là Thổ. 11) Hướng: Càn là Kim. 12) Phương cũng có ngũ hành của nó. 13) Hành Mộc: ở phương Đông. 14) Hành Kim: ở phương Tây. 15) Hành Hoả: ở phương Nam. 16) Hành Thuỷ: ở phương Bắc. 17) Hành Thổ: ở phương Trung ương. Do đó cụ TẢ AO nói là học chẳng xét cũng là “Vô tông” ở câu 50 có nghĩa là học mà không biết suy xét cho cặn kẽ không phải là địa lý chính tông, không có gốc căn bản. Dất hình mộc (dài) phát văn (53) Mộc tiết văn đỗ Trạng Nguyên Lời bàn: Mộc là hình dài hay phát về văn, hình vẽ trên chỉ là hình tượng trưng cho dễ hiểu chứ không phải chỉ có kiểu đất hình như vậy mới đỗ Trạng nguyên. Trong hình vẽ, ta thấy chỗ đất kết cũng hình dài và trước sau phải trái cũng có nhiều hình dài, (trước ba bảng, phải trái ba tầng Long Hổ toàn tượng trưng cho văn cả nên ước đoán là văn tới bậc cao nhất Trạng nguyên.
  23. Phân biệt đất phát văn hay võ huyệt cát hay huyệt hung A- Đất phát văn hay võ (51) Thắt cổ bồng, phồng ra huyệt kết (52) Xem cho biết Mộc Tiết Kim Loan (53) Mộc tiết văn đỗ “Trạng nguyên” (54) Kim loan võ được tước quyền “Quận công” (55) Con Mộc vốn ở phương Đông (56) Con Kim vốn nó về dòng phương Tây (57) Xem cho biết nó mới hay (58) Táng cho phải phép thực dày vinh hoa Đoạn này cụ TẢ AO giảng về hình dáng đất có huyệt kết và ảnh hưởng của nó như thế nào. Đất có huyệt kết thường có đặc điểm là phải thắt cổ bồng rồi phình ra mới chắc ăn. Ý này ở trên cụ đã nói rồi, song là quan trọng nên cụ nhắc lại lần thứ hai: (51) Thắt cổ bồng, phồng ra huyệt kết. Rồi cụ đề cập đến hình của chỗ đất kết và ảnh hưởng của nó: (52) Xem cho biết Mộc Tiết Kim Loan. (53) Mộc Tiết văn đỗ “Trạng nguyên”. (54) Kim loan võ được tước quyền “Quận công”. Đất sinh nhân thế nào đầu tiên phải biết đất nó thuộc về văn hay võ. Văn cao nhất là trạng nguyên, tể tướng rồi xuống thấp dần cho đến thư ký. Về võ cao nhất là Quận công, Nguyên soái rồi xuống dần đến lính trơn. Trước khi biết giá trị của đất đó đến chức vô gì ta phải biết nó về loại văn hay võ đã. Nếu phát văn thì thường đất hình dài, mà dài là hình Mộc và nếu là võ thì thường đất hình tròn mà tròn là hình Kim. Phân biệt phát văn hay võ trước rồi coi cho đủ chi tiết có thể đoán được văn cao đến bậc nào, và võ lớn tới mức nào trong ban văn hay ban võ. Trường hợp đất vừa dài vừa tròn thì ta có thể cho là phát cả văn lẫn võ. Tuy nhiên cụ nói là Mộc tiết chứ không phải Mộc, Kim loan chứ không phải Kim, Mộc tiết là cái mắt của gỗ, Kim loan là cái cốt của bánh xe. Câu “Xem cho biết Mộc tiết Kim loan” ta phải hiểu Mộc tiết Kim loan là Nhũ, Đột và Oa, Kiềm. Phát võ thì xung quanh có nhiều con Kim triều củng. Phát văn thì xung quanh có nhiều con Mộc con Hoả triều củng. Mộc phát văn, Kim phát võ cứ lấy đó làm chính và cũng lấy đó mà thừa trừ cân nhắc suy xét đại cuộc đất thì sẽ có thể biết râ được đất phát như thế nào càng chi tiết được nhiều càng chính xác. Muốn giái đoán ta phải biết nhiều về lý khí. Phạm vi quyển này chỉ nặng về “Loan đầu”. Đến quyền Dã đàm TẢ AO chúng tôi cho xuất bản kể tiếp sẽ nói nhiều về lý khí hơn. (54) Kim Loan võ được tước quyền “Quận công” Lời bàn: Nếu giải tượng hình cho văn thì hình kiểu đất bên có nhiều đồi nổi lên hình tròn là phát võ. Quá nhiều hình tròn như hình trên có thể ước đoán cao nhất của võ (Quận công) trước có cả tam thai hình tròn. Long, Hổ, Huyền Vũ cũng có nhiều hình tròn phải quyết đoán là võ cách cao nhất. Những chứng ứng chầu về huyệt cũng có ảnh hưởng. Nếu là chứng ứng hình Mộc thì phương Đông hành Mộc vượng và Tròn là hình Kim thì phương Tây hình Kim là vượng (theo ngũ hành). Các thầy địa lý hay hát hình để làm tôn vẻ đẹp cho cuộc đất gọi là con Phượng, con Lân, con Rùa, con Chim, con Hổ, con Voi nhưng cũng không ngoài sự kết huyệt phải có Oa, Kiềm, Nhũ, Đột khi Long đình khí chỉ. Dù có những con đó mà không có Long đình khí chỉ thì cũng không kết. Nếu muốn gọi là con gì cũng được song căn bản ngũ hành là điều ta cần nhớ cho kỹ. 1) Con Mộc hình dài và phương Đông thuộc Mộc. 2) Con Kim hình tròn và phương Tây thuộc Kim. 3) Con Hoả hình dải nhọn và phương Nam thuộc Hoả. 4) Con Thuỷ hình sóng gợn và phương Bắc thuộc Thuỷ. 5) Con Thổ hình vuông và Trung ương thuộc Thổ. Xem những hình thể đất và chứng ứng hình gì (con Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) và xem phương hướng chúng đóng để biết sinh hay tử, vượng, tù, hưu rồi táng cho phải phép thì dòng dâi sau này được vinh hoa phú quý. Cụ TẢ AO đã tóm tắt ý trên vào 4 câu: (55) Con Mộc vốn ở phương Đông. (56) Con Kim vốn nó về dòng phương Tây. (57) Xem cho biết nó mới hay. (58) Táng cho phải phép thực dày vinh hoa. ấy thế là những hình đắc vị. Tuy nhiên ngũ hành mới là phô thuộc. Đúng phương vị càng hay mà không đúng cũng không sao. Miễn là huyệt kết đúng phép huyệt trường có Oa, Kiềm, Nhũ, Đột là được. Kiếm được đất kết Oa, Kiềm, Nhũ, Đột rồi tránh được cái xấu của sa và thuỷ cũng là quý hoá rồi. B- Huyệt cát hay huyệt hung (59) Thắt cuống cà phì ra mới kết. (60) Xem cho biết huyệt cát huyệt hung. (61) Huyệt cát nước tô vào lòng. (62) Đôi bên Long Hổ uốn vòng chiều lai. (63) Huyệt hung Minh đường bất khai. (64) Sơn tà thuỷ xạ hướng ngoài tà thiên. (65) Táng xuống kinh sáng bất yên. (66) Con cháu thường thường phát bệnh ốm đau. (67) Muốn cho con cháu sống lâu. (68) Tìm nơi Huyền vũ đằng sau cao dầy. (69) Long Hổ bằng như chân tay. (70) Chẳng có tả hữu bằng ngay chẳng lành. Phần này cụ TẢ AO ấn định huyệt tốt xấu vào hai loại: Huyệt cát, huyệt hung. Trước khi nói đến hai loại huyệt này cụ lại cẩn thận chắc chắn nhắc lại lần thứ 3 một ý nữa: (59) Thắt cuống cà phì ra mới kết. Để con cháu xem lại có phải là đất kết hay không đã, rồi mới đi vào phần chi tiết tìm hiểu một huyệt cát hay hung. Cụ phải nhắc lại như vậy vì lý do nếu không phải đất có huyệt kết thì phân tích huyệt cát huyệt hung làm gì cho mất thì giờ. Bây giờ cụ mới giảng chỗ có huyệt kết đó cát hay hung: (60) Xem cho biết huyệt cát, huyệt hung. (61) Huyệt cát nước tô vào trong. (62) Đôi bên Long Hổ uốn vòng chiều lai. (63) Huyệt hung Minh đường bất khai. (64) Sơn tà thuỷ xạ hướng ngoài tà thiên. Huyệt hung thì Minh đường không tô nước và sơn thuỷ xấu, sơn thuỷ xấu là: (64) Sơn tà thuỷ xạ hướng ngoài tà thiên. Sơn tà là sơn không chính sơn là các sa như bút (giải nhọn) bảng (hình chữ nhật) án (hình vuông) ngựa, voi, trâu, lân, hổ (hình thú).v.v... Những chứng ứng này không chầu vào huyệt, chiều cao không cân đối (gần thì ngang huyệt, cùng xa càng cao hơn) đều là sơn tà (không chính) không quân bình, phương chính, sơn xấu làm cho huyệt kết thành kết hung. Thuỷ xạ là các ngọn nước đáng nhẽ phải bao nhiều (chạy khuất khúc) chầu về huyệt thì đâm thẳng vào huyệt hay vào giữa Minh đường như phóng mũi nhọn của nó và huyệt hay vào giữa minh đường. Nước như thế là thuỷ xạ thuỷ như thế là thuỷ xấu làm cho huyệt kết thành kết hung. Hướng ngoài tà thiên: là sơn hay thuỷ đáng nhẽ chầu vào huyệt thì lại quay lưng lại huyệt và chầu ra ngoài (hướng ngoài tà thiên). Các sa méo mó lệch lạc xiên vẹo lở dứt. Sơn thuỷ hướng ngoài tà thiên cũng làm cho huyệt kết trở nên huyệt hung. Không những sa (sơn) và thuỷ (ngọn nước) hướng ngoài tà thiên là xấu mà chính ngay Minh đường hướng ngoài tà thiên là loại Minh đường nghiêng lệch đổ nước ra ngoài chứ không thu nước vào trước huyệt. Minh đường mà nghiêng lệch thì con cháu sẽ có tâm địa tà dâm, bất chính. Bây giờ tóm tắt huyệt cát huyệt hung qua minh Đường, Long, Hổ, Huyền vũ một lần nữa vì nó là quan trọng. Minh Đường ảnh hưởng đến sự giàu nghèo và sự thông minh hay ngu đần của con cháu, còn Long hổ thì tay Long ảnh hưởng đến con trai hay ngành trưởng và tay Hổ ảnh hưởng đến con gái hay ngành thứ. Một huyệt tốt trước tiên và cần thiết nhất là Minh đường phải có nước tô và hai bên Long hổ phải ôm chầu về huyệt. Huyệt hung thì Minh đường không có nước Minh đường bất khai con cháu sẽ nghèo. Minh đường phải quanh năm có nước con cháu mới giàu được. Long hổ phải ôm chầu về huyệt mới tốt. Tay Long và tay Hổ không tay nào được ngoành ra ngoài. Để mả vào chỗ đất có huyệt hung thì có thể có báo hiệu ngày bằng cách trong nhà thấy đau yếu tang thương. (65) Táng xuống kinh sáng bất yên. (66) Con cháu thường thường phát bệnh ốm đau. Táng phải huyệt hung thì khi đất chưa kết đã xảy ra đau thương bệnh tật cho con cháu trong nhà trong họ. Sự thực thì lại gặp huyệt hung và tiêu sa nạp thuỷ không giái mà ra. Nói về huyệt cát hung ta cần phải chú trọng đến Huyền vũ nữa. Huyền vũ là chỗ Long mạch dồn vào huyệt kết, là nơi rót khí mạch vào huyệt. Nơi Huyền vũ mà cao dầy thì con cháu mới được thọ. Huyền vũ mỏng và thấp con cháu kém thọ thì dù có học giỏi cũng không ra gì. (67) Muốn cho con cháu sống lâu. (68) Tìm nơi Huyền vũ đằng sau cao dày. (69) Long hổ bằng như chân tay. (70) Chẳng có tả hữu bằng ngay chẳng lành. Tay Long tay Hổ của huyệt như tay trái tay phải của người. Nó không được dứt đoạn, khuyết xám mà còn cần phải bằng ngay cao ngang huyệt tràng để che gió cho huyệt mới không có hại (gọi là tàng phong). Một đất kết ở giữa thì đằng sau có huyền vũ, hai bên có Long Hổ, đằng trước có án mới đủ Quân bình, Phương chính mà ở đây cụ TẢ AO không đề cập đến, nên nói thêm cho đủ. án ở trước huyệt như bàn giấy trước mặt người ngồi, khách trước mặt chủ, vậy chủ khách phải tương nghinh mới tốt, án hộ huyệt ở đằng trước cũng như Chằm ở đằng sau, Long Hổ ở hai bên. Như vậy án cũng phải có “tình” với huyệt. Muốn thế cũng án phải ôm chầu vào huyệt. Rất kị án có mũi nhọn đâm hoặc phản lưng vào huyệt. Cụ TẢ AO không nói án song có nói đến Sa (Sơn), án cũng là một loại Sa nhưng can hệ hơn các Sa khác. án là thứ Sa chính. (73) Muốn cho con cháu nên quan (74) Thì tìm Thiên Mã phương Nam đứng chầu Lời bàn: Chứng ứng hình các giống thú hay chiêng trống đình, đài, cờ, biển càng tôn quý thêm cho huyệt kết. Kiểu đất trên đây có án hình con Ngựa ở chính hướng (Nam) chầu về huyệt. Tay Long lại có cái cờ Đất này phát quan.
  24. Nguyên văn địa đạo diễn ca của cụ TẢ AO 1. Mấy lời để truyền hậu thế 2. Ai học địa lý theo học TẢ AO 3. Một là hay học càng cao 4. Hai là cố ý cứ lời phương ngôn 5. Ba là học thuộc “Dã đàm” 6. Bốn là mở sách “La bàn” cho thông 7. Chẳng qua ra đến ngoài đồng 8. Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ Long mới tường 9. Mạch có: mạch âm, mạch dương 10. Mạch nhược, mạch cường, mạch tử, mạch sinh 11. Sơn cước mạch đi rành rành 12. Bình dương mạch lẫn nhân tình không thông 13. Có mạch qua ao, qua sông 14. Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non 15. Lại có mạch phát ngôi dương 16. Nhìn xem cho tường ấy mạch làm sao 17. Mạch thổ đi chẳng khép vào 18. Vốn đi một chiều ấy mạch phát dương 19. Ba mươi sáu mạch cho tường 20. Trước là cứ sách sau y lời nguyền 21. Ruộng cao uốn xuống thì mạch táng trên 22. Ruộng thấp uốn lên thì mạch táng dưới 23. Bình dương mạch chẳng nề Châm gối 24. Hễ chính Long thì tả hữu Chiều lai 25. Đâu có chính Long thì có sơn thuỷ gối kề 26. Nhưng trên sơn cước non cao 27. Cường Long Thổ mạch thế nào mới hay ? 28. Tìm nơi mạch nhược, Long gầy 29. Nhất thời ca huyệt, nhị thời tàng phong 30. Đất có cát địa chân Long 31. Táng cho phải phép anh hùng giàu sang 32. Nọ như dưới đất bình dương 33. Mạch “Thính giác điền” xem tường mới hay 34. Bình dương lấy nước làm thầy 35. Thứ nhất khai khẩu, thứ nhì nhũ Long 36. Thứ ba mạch thắt cổ bồng 37. Thứ tư sơn chỉ hồi Long càng tài 38. Muốn cho con cháu Tam khôi 39. Phương Nam có bút, phương Đoài có nghiên 40. Muốn cho con cháu Trạng nguyên 41. Thời tìm “Bút lập”hai bên sắp bầy 42. Nhất là Tân, Tốn mới hay 43. Bính, Đinh, Đoài, Cấn sắp bầy đặt lên 44. Bút lập là bút “Trạng nguyê” 45. Bút “Thính giác điền” là bút “Thám hoa” 46. Nhìn xem cho kỹ sẽ là đất hay 47. Khuyên ai học làm thầy địa lý 48. Trước phải đọc sách sau là lượng cao 49. Dự ai khôn khéo thế nào 50. Học mà chẳng xét ấy là “Vô tông” 51. Thắt cổ bồng phồng ra huyệt kết 52. Xem cho biết “Mộc tiết, Kim loan” 53. “Mộc tiết” văn đỗ “Trạng nguyên” 54. “Kim loan” vốn được tước quyền “Quận công” 55. Con Mộc vốn ở phương Đông 56. Con Kim vốn nó ở dòng phương Tây 57. Xem cho biết nó mới hay 58. Táng cho phải phép thực dày vinh hoa 59. Thắt cuống cà phì ra mới kết 60. Xem cho biết huyệt cát huyệt hung 61. Huyệt cát nước tụ vào lòng 62. Đôi bên Long Hổ uốn vòng Chiều lai 63. Huyệt hung Minh đường bất khai 64. Sơn tà thuỷ xạ hướng ngoài tà thiên 65. Táng xuống kinh sáng bất yên 66. Con cháu thường thường phát bệnh ốm đau 67. Muốn cho con cháu sống lâu 68. Tìm nơi “Huyền vũ” đằng sau cao dầy 69. Long Hổ bằng như chân tay 70. Chẳng cứ tả hữu bằng ngay chẳng lành 71. Kìa như đất có “Ngũ tinh” 72. Nhận xem cho biết “Tương sinh Loan hoàn” 73. Muốn cho con cháu nên quan 74. Thì tìm Thiên Mã phương Nam đứng chầu 75. Muốn cho “Kế thế Công hầu” 76. Thì tìm cờ trống dàn chầu hai bên 77. Ngũ tinh cách tú Chiều nguyên 78. Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả bốn bên Loan Hoàn 79. Thổ tinh kết huyệt Trung ương 80. Ấy đất sinh Thánh, sinh Vương đời đời 81. Thiên sơn vạn thuỷ Chiều lai 82. Can chi, bát quái trong ngoài tôn nghinh 83. “Nhị thập bát tú” thiên tinh 84. Tại thiên chiếu huyệt rành rành chẳng sai 85. Ngôi “Đế vương” mặc trời chẳng giám 86. Huyệt “Công khanh” chẳng kiếm ai cho 87. Đất khai hoa nhìn xem cho kỹ 88. Thấy thì làm chớ để lưu tâm 89. Trên sơn cước xa xăm cũng táng 90. Dưới bình dương nửa tháng cũng đi 91. Minh sinh ám tử vô di 92. Coi đi coi lại quản chi nhọc nhằn 93. Quả nhiên huyệt chính Long chân 94. Tiêu sa, nạp thuỷ chớ lầm một ly 95. Táng thôi phúc lý tuy chi 96. “Trâm anh” bất tuyệt “Thư thi” gia truyền 97. Muốn cho con trưởng “Phát tiên” 98. Thì tìm Long nội đất liền quá cung 99. Thanh long Liên châu Cao phong 100. Kim tinh Thổ phụ phát dòng trưởng nam 101. Con gái về bên Hổ sơn 102. Hổ cao thì phát sơn bàn cho thông 103. Phản Hổ con gái lộn chồng 104. Phản Long trai nó ra lòng bất nhân 105. Vô Long như người vô chân 106. Vô Hổ như đứa ở trần không tay 107. Trông Long Hổ lấy làm thầy trước 108. Sau sẽ tìm lấy chỗ huyệt chôn 109. Nước chẳng tỏ tường kể chi 110. Kiếm ăn cũng khá xong thì lại không 111. Con trai thì ở bất trung 112. Con gái thất tiết chả dùng cả hai 113. Thấy đâu Long Hổ Chiều lai 114. Minh đường thuỷ tụ huyệt tài mới hay 115. Tiên quan hậu quỷ sắp bầy 116. Án dày muôn tháp Chiều dày phải cao 117. Xem huyệt nào làm cho phải phép 118. Chớ đào sâu mà thiệt như không 119. Kìa ai địa lý “Vô tông” 120. Chẳng cứ đúng phép cũng dòng “Vô sư”
  25. Tầm Long mạch (9) Mạch có mạch âm, mạch dương (10) Mạch nhược, mạch cường, mạch tử, mạch sinh (11) Sơn cước mạch đi rành rành (12) Bình dương mạch lẫn nhân tình không thông (13) Có mạch qua ao, qua sông (14) Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non (15) Lại có mạch phát ngôi dương (16) Nhìn xem cho tường ấy mạch làm sao? (17) Mạch thổ đi chẳng khép vào (18) Vốn đi một chiều ấy mạch phát dương (19) Ba mươi sáu mạch cho tường (20) Trước là cứ phép sau y lời nguyền Chương trên cụ TẢ AO mở đầu phép “Tầm long” cho ta phương pháp phân tích và tổng hợp. Đến đây cụ TẢ AO bắt đầu dạy ta phép nhận xét các loại Long mạch. 1. Trước tiên phải phân biệt hai loại mạch dương và mạch âm. (9) Mạch có mạch âm, mạch dương Mạch ở dưới đồng bằng phần nhiều đi thấp gọi là mạch dương. Còn mạch ở sơn cước đi theo các núi đồi cao lớn được gọi là mạch âm. 2. Những mạch âm, dương được phân chia theo hình thể trạng thái hùng vĩ hay thanh nhã linh động hoặc ngay đơ ra làm 4 yếu tố. (10) Mạch nhược, mạch cường, mạch tử, mạch sinh 1) Thế mạch hùng vĩ cao to lớn, thuỷ đều được gọi là mạch cường. 2) Thế mạch thanh nhã, nhọn dài được gọi là mạch nhược. 3) Thế mạch đi như con thú quay đầu vẫy đuôi linh động được gọi là mạch sinh 4) Thế mạch đi đuồn đuỗn ngay đơ như con cá chết gọi là mạch tử. 3. Trên sơn cước hay dưới bình dương cũng đều có mạch nhược, mạch cường, mạch tử, mạch sinh. Tuy nhiên trên sơn cước vì mạch lớn hơn nên trông râ hơn, còn dưới bình dương mạch đi thấp chỉ cao độ bốn phân tây gần như là lẫn xuống bãi lại càng khó xem hơn nữa. (11) Sơn cước mạch đi rành rành (12) Bình dương mạch lẫn nhân tình không thông. 4. Những mạch không chỉ chạy trên sơn cước hay dưới đồng bằng mà nó còn có thể chạy qua ao, qua sông, qua núi, lặn xuống dưới bãi rồi đến quãng thật xa mới nổi lên đi nữa. Lại có cả những mạch xuống đầm hay xuống biển hay qua bên kia biển hoặc đầm rồi lại nổi lên đi nữa. (13) Có mạch qua ao, qua sông (14) Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non. Với những mạch đang đi lặn xuống một quãng xa mới nổi lên nữa đã làm cho nhiều người tưởng lầm là Long là đã hết không đi nữa (Long chỉ) vội tìm huyệt. Nhất là mạch chạy đến chỗ có nước, lặn xuống rồi qua bên kia, đi nữa lại càng dễ làm cho nhiều người tưởng lầm hơn vì nó hội đủ điều kiện cần thiết cho một đất kết là Long đình, khí chỉ, thuỷ tô. Tuy nhiên với con mắt nhà phong thuỷ có căn bản vững chắc vẫn không lầm được. Bởi vì một đất kết thì Long đình, khí chỉ, thuỷ tô chỉ là điều cần chứ chưa phải là điều đủ. Thật ra một kiểu đất kết phải hội đủ nhiều điều kiện nữa như phải có Long, Hổ, án, Chầm, Quân bình, Phương chính rồi nơi huyệt trường phải khai huyệt binh: Oa, Kiềm, Nhũ, Đột (Oa có Oa đứng, Oa nằm). Đó mới nói về mạch còn về nước thì một khi Long còn đi nước hay phân ra rồi khi đến huyệt kết, nước lại phải hợp lại tại Minh đường của huyệt mới đúng. Có khi chỗ nước tô thành ao đầm hồ làm ta cứ tưởng Minh đường của huyệt lớn, nhưng có khi, trái lại nó chỉ là huyệt nhỏ hay không có huyệt. Chỗ nước tô đó chỉ là cái “Đại dịch thuỷ” của một “Đại cán Long”. Ta gọi nó là hộ tống thuỷ. Lấy gì mà biết là hộ tống thuỷ? Khi nào bên cạnh một cái đại cán Long (cành lớn của Long) có đầm ao hồ mà ở đó lại phát ra nhiều suối lạch hay sông ngòi đi nhiều chiều khác nhau, thì nó chỉ là hộ tống thuỷ, cái khác là Minh đường thì các ngọn nước chảy về còn hộ tống thuỷ thì nước từ đó chảy đi nhiều đường. Ta càng chắc là hộ tống thuỷ nữa khi ở bên kia chỗ thuỷ tô lại bắt lên gò, đống, thớ đất cao rồi hai bên có phân thuỷ chia ra hai dòng để chảy giáp bên thân Long. Đã biết phân biệt mạch sơn cước và mạch bình dương bằng cách mạch sơn cước thì cao lớn và mạch bình dương thì thấp khó thấy nhưng chúng ta cũng phải biết phân biệt: 5. Mạch “dương cơ” và mạch “âm phần”.Thật vậy, những ngôi đất kết có ngôi chỉ phát về âm phần, lại có ngôi đất chỗ phát về dương cơ. Đất phát về âm phần, lợi cho sự chôn xương xuống đất và đất phát về dương cơ lợi cho sự làm nhà lên trên. Đất dương cơ nhá dùng làm nhà, còn to rộng lợi cho làm doanh trại, rộng nữa lợi cho làm thị trấn, đô thị hoặc kinh đô. Muốn biết giá trị của đất dương cơ ta hãy minh chứng một sự kiện lịch sử liên quan đến nó. Trừ nhà Hùng Vương được đất quê lớn ra thì sau đó nhà Đinh và Tiền Lê trở về trước những triều đại thịnh trị thật ngắn ngủi không quá đến ba đời nên “Quốc Sư Vạn Hạnh” phải tìm một đất khác làm kinh đô. Đó là Thăng Long hay Hà nội. Lý Công Uẩn nghe theo dời kinh đô về Thăng Long nên nhà Lý làm vua được 8 đời và sau đó nhà Trần và Hậu lê (Lê Lợi) cũng nhờ đại địa đó làm kinh đô nên bền vững lâu dài hơn. Cụ TẢ AO nói là có hai loại đất kết một loại để chôn xương người chết và một loại cho người sống ở bằng hai câu: (15) Lại có mạch phát ngôn dương (16) Nhìn xem cho tường ấy mạch làm sao? Giờ ta xem thế nào mà biết mạch phát dương (hay dương cơ) (17) Mạch Thổ đi chắng khép vào (18) Vốn đi một chiều ấy mạch phát dương Như vậy mạch phát dương là mạch khi nhập thủ không thắt nhỏ lại rôi lại phình ra như mạch nhập thủ âm phần. Trái lại mạch phát dương cơ trông thô hơn cứ thế đi đến đất kết. 6. Nguyên về mạch từ khúc 1 đến khúc 5 kể trên cụ TẢ AO đã cho biết nhiều thứ Long mạch. 1) Khúc 1 nói về mạch âm và mạch dương 2) Khúc 2 nói về mạch cường, mạch nhược, mạch sinh, mạch tử 3) Khúc 3 nói về mạch sơn cước và mạch bình dương 4) Khúc 4 nói về mạch băng qua núi non, đầm, ao, sông 5) Khúc 5 nói về mạch phát dương cơ và mạch phát âm phần Đến đây cộng tất cả các loại mạch đã kết có đến 15 loại khác nhau. Nhưng cụ TẢ AO lại nói là phân tích cho kỹ về mạch thì có đến 36 loại mà người địa lý cần biết. (19) Ba mươi sáu mạch cho tường (20) Trước là cứ phép sau y lời nguyền Nói như vậy mà cụ không dạy thêm nữa vậy ta hãy tìm ở các sách địa lý khác thêm một số mạch, để bổ túc. Chúng ta kiếm thêm: 1) Mạch Phong yêu: Mạch nhỏ như lưng ong (trước thắt nhỏ sau phình ra to) 2) Mạch Hạc tất: Hạc tất là gối hạc, loại mạch này hai đầu nhỏ giữa to như gối hạc. 3) Mạch Mã tích: Mạch chạy như vết chân ngựa lúc lồi lên lúc chìm xuống. Phần nhiều mạch này hay đưa đến kết Oa đứng. 4) Mạch Băng hồng: Mạch qua sông qua ruộng qua bể, đó là loại mạch chạy đến đây thì định chỉ, nhưng chưa đầy đủ chứng ứng một huyệt kết, mà bên kia sông đồng lầy lại bật lên gò đống đất to rồi hai bên phân thủy chia ra hai dòng để chảy giáp thân Long. 5) Mạch Qua đằng: Mạch đi vằn vèo như dây dưa, dây bí, dây bầu, có thể quay sang bên tả kết, qua sang bên hữu kết, có thể quay về kết, có thể đến Long đình Khí chỉ thì kết. Mạch Qua đằng là loại mạch quí và có nhiều sinh khí nhất. 6) Mạch Trực: Long mạch đi thẳng loại mạch này khi kết huyệt nên có: “Nghịch sa hồi án”. 7) Mạch Nghịch: Long đang đi quay ngược lại rồi kết huyệt. 8) Mạch Thuận: Long đi theo thế lại cán Long, đại giang đại hải, còn đất nhỏ thì thuận theo: tiểu giang, tiểu hải. 9) Ví dô: một đại cán Long đang đi mọc ra một tiểu cán Long hay tiểu chi Long rồi ra kết huyệt. 10) Mạch Hoành: Đang đi quay ngang vào kết huyệt. 11) Mạch Hồi: Đang đi quay lại thiếu tổ sơn như hình lười câu móc hồi cố lại. Ví dô: Hợi Long kéo đến Tốn rồi cố tổ, Khôn Long kéo đến Cấn rồi cố tổ. Muốn biết huyệt thật thì phải hiểu thêm: 12) Trực Kỵ: Trực Long phải có triều tôn án và triều tôn thuỷ. 13) Đảo Kỵ: Nghịch Long phải quỷ biến vi quan thuận. 14) Thuận Kỵ: Thuận Long phải có hầu quỷ dày. 15) Hoành Kỵ: Hoành Long phải có nhiều sa thác lạc hay nhiều Long Hổ che chở xung quanh mới gọi là chưởng kết (đất Hoành sơn của nhà Nguyễn, Gia Long). Hoành Long phải có chương kết mới quý còn không là bình thường và ngắn đời thôi. 16) Nghịch Kỵ: Hầu Long phải có Thái tố hay Thiếu tố cao dầy làm án (án cao ở gần hồi Long cũng không bức không có hại, trái lại còn dễ sinh hiếu tử trung thần). Về phép phân tích các loại Long cho dễ hiểu cụ TẢ AO nói là có 36 mạch khác nhau, tuy nhiên thật ra còn có nhiều hơn hay ít hơn tuú theo thể cách và tên gọi cho dễ nhận ra cho đến nay chúng ta có đủ những phân tích Long cần thiết để cho người đi tìm Long dễ tìm thấy huyệt.