-
Số nội dung
526 -
Tham gia
-
Lần đăng nhập cuối
Content Type
Hồ sơ
Forums
Calendar
Everything posted by Lê Bá Trung
-
Từ hàng ngàn năm trước, con người đã ý thức được rằng các yếu tố thiên nhiên ảnh hưỡng rất lớn đến họa phúc và có thể quyết định vận mạng con người. Ngay từ thời kỳ hang động, con người đã phải biết phục tùng, thích ứng với thiên nhiên để có thể sinh tồn và phát triển. Con người đã nhận thấy chỗ cư trú cần phải được che chắn để có thể tránh được gió từ phương Bắc. Đồng thời, hai bên hông cũng cần che chắn đủ để nơi cư trú được ấm hơn. Theo quan niệm của Khoa Phong Thủy, từ nguyên thủy, con người phát sinh từ phương Bắc, cho nên một số tài liệu lưu truyền lại đều cho rằng nhà cửa phải hướng về phương Nam mới tốt. Quan niệm này chỉ đúng một phần, là vì, quả thật gió từ phương Bắc quá lạnh. Con người đã biết phải dựa vào núi làm nơi cư trú, cho nên nhà cửa phải chọn hướng Nam. Đồng thời cũng theo truyền thuyết, ngày xưa những dân tộc ở phương Nam, người Trung Hoa thường gọi là rợ Nam cần phải được khai hóa. Các đền đài vua chúa đều quay về hướng Nam là chỉ để tiêu biểu cho sự mong ước thống trị toàn phương Nam của các triều đại ngày xưa. Càng ngày con người càng biết thích ứng với thiên nhiên, càng biết cải tạo những điều kiện hiện có của thiên nhiên để có thể tồn tại. Những kinh nghiệm thực tế được lưu truyền, tích lũy từ đời này sang đời khác, khắc sâu vào lòng người, ảnh hưỡng rộng khắp trong cuộc sống, tác động vào tâm lý và hành động của con người và đó mới là tiền đồ căn bản của Thuật Phong Thủy. Phong chính là gió và Thủy chính là nước . Gió và nước là hai yếu tố thiên nhiên vốn luôn luôn động. Đồi núi đất đai thì vốn luôn luôn tĩnh. Sự chuyển động không ngừng của hai yếu tố gió và nước đã làm thay đổi, ảnh hưỡng đến hình thể vốn cố định của đồi núi đất đai. Con người đã biết dựa lưng vào núi để tránh gió là vì kinh nghiệm cho thấy hể đâu có gió thổi vào y rằng chỗ đó xấu, nhiều tai họa sẽ đến. Chỗ nào tốt, có sinh khí là những chỗ có nước tụ lại hoặc những chỗ có núi ôm vòng bao bọc trước sau để có thể che chắn được gió. Thế nhưng, hai thể gió và nước lại không thể tách rời được nhau là vì chỗ nào có gió mà không có nước thì chỗ đó lại bị cằn khô. Chỗ nào có nước mà gió đến thì chỗ đó sinh khí bị tiêu tán và nơi đó sẽ bị lạnh lẽo. Chỗ nào có nước tụ lại mà gió tán đi thì chỗ đó có sinh khí, đất đai màu mỡ, ấm áp, cây cỏ tốt tươi. Nước và núi thì hữu hình nhưng gió thì lại vô hình cho nên phải nhìn vào thế đi của nước và núi mới có thể biết được gió đi hay tán. Quả thật trong thiên nhiên, hai yếu tố gió và nước ảnh hưỡng thật lớn lao . Gió có thể đem phấn hoa để cây cối đơm bông kết nụ. Nước có thể đem sức sống, nuôi dưỡng cho vạn vật và con ngưởi. Nhưng gió có thể giận dũ trở thành những cơn bão gào thét tàn phá núi rừng. Nước có thể trở thành những cơn lũ san bằng làng xóm thành bình địa. - Phía sau là núi, gọi là Huyền Võ. - Bên trái là Thanh Long. - Bên phải là Bạch Hổ. - Trước mặt là Chu Tước. Huyền Võ cần phải cao và dày để ngăn chận được gió. Phải và trái cần đủ kín để che chắn hai bên hông. Nghĩa là: Chổ cư trú cần vững chắc gần y như ghế dựa. Thế nhưng, một nơi được gọi là tốt lành cho con người xây dựng nhà cửa để cư trú, yếu tố chắn Gió chỉ là thứ yếu. Yếu tố Nước mới là quan trọng, vì ở đâu có Nước, ở đó mơí có Khí. Hoặc ở đâu Nước dừng thì ở đó Khí mới Tụ. Nhất Tụ Khí, Nhì mới Tàng Phong là vậy. Vô Tình Nước có 5 dạng xấu . Gọi là Ngũ Hung của nước: - Bạo là nước chảy ào ạt. - Liêu là nước chảy lênh láng. - Trọc là nước đục ngầu. - Lại là nước chảy xiết. - Than là nước chảy xối xã. Núi cũng có 5 dạng xấu của núi. Gọi là Ngũ Hung của núi: - Đồng là núi trọc. - Đoạn là núi đứt. - Thạch là núi đá. - Quá là núi vượt quá hình thể - Độc là núi đơn côi. Núi dẩn nước mà Khí là mẹ của nước. Khí chuyển động cho nên nước chuyển động theo. Theo quan niệm của khoa Phong Thủy, ban đầu chỉ có Khí, đầu tiên hóa thành nước, nước tích tụ tạp chất hóa thành núi . Vậy là: Nổi lên mặt đất mà trông thấy vết tích đó là nước, chuyển động trong lòng đất mà không thấy hình đó là khí, cho nên xem nước từ đâu đến là biết khí bắt nguồn từ đâu là vậy. Ngoài quan niệm Khí, nước chính là hình ảnh của các dòng sông. Ngày xưa, nước uống nuôi sống con người, tạo thức ăn thủy sản và sông ngòi thì còn là phương tiện chính để di chuyển .Bởi thế, sau này các nhà phong thủy đã xem con đường mang một phần tính chất của giòng sông trong sự chuyển động của khí là vì vậy. Những nơi cư trú tốt là những nơi có núi ôm vòng trở lại, có nước bao quanh. Lớn thì xây dựng Quốc Gia, vừa thì làm đô thị, nhỏ thì xây dựng xóm làng, nhỏ nữa thì làm nơi an táng, nghĩa địa. Nhà cửa đất đai lớn nhỏ có khác nhau nhưng hung họa thì lại giống nhau. Nên chọn cư ngụ những nơi núi lớn , sông lớn giao hội. Những nơi nhiều núi thì tìm những chổ bằng phẳng. Ở bình nguyên thì tìm nơi có sông, có nước. Nơi sơn lâm thì tìm chổ kín gió. Những nơi núi bỗng dưng nghiêng chệch hướng ra phía khác thì rõ ràng đó không phải là nơi tốt lành. Các nhà Phong Thủy chuộng những nơi long mạch phải dài, chổ phải thoáng rộng, thủy lưu phải uốn lượn vòng vèo và phải giao hội. Những nơi có núi như hộ vệ hai bên chắp tay vái chào nhau là những nơi nhất định được bình yên, tốt lành. Lưu Ý những nơi cần tránh làm chổ cư trú: Nơi quá cận núi Nơi núi đâm thẳng Nơi núi đứt đoạn Nơi núi vô tình quay lưng lại Nơi nước đâm thẳng Nơi nước chảy ào ạt: Nơi nước vô tình: Nơi nước chảy đi (Tán): Nước chảy đi là nước tẻ làm đôi. Nước đến là nước 2 giòng nhập lại một (Tụ) Hãy dùng nhản giới mà quan sát, hãy dùng tâm mà định nhận. Bình nguyên thì cao hơn một chút cũng là chân long. Chổ cao thì nhìn núi, chổ bằng phẳng thì nhìn sông. ÂM DƯƠNG Âm dương là biểu hiện của tỉnh và động. Trời dương thì động, đất âm thì tỉnh. Âm dương tỉnh động, đầy vơi, lên xuống, sáng tối, lạnh nóng. . . . . . hai thể không tách rời được nhau. Con người là do khí âm dương sinh ra, do đó con người phải biết thuận theo âm dương: thuận thì sống, chống lại thì chết. Thuật phong thủy căn bản từ Dịch Lý, cho rằng Âm Dương vốn để biễu hiện sáng và tối. Phía mặt trời là ánh Sáng (dương). Quay lưng lại phía mặt trời là bóng tối (âm). Mặt trời khởi từ Tý, lớn ở Mão và Vượng ở Ngọ. Tý làø giữa đêm, Ngọ là giữa trưa. Từ giờ ngọ, bóng tối bắt đầu xuất hiện, lớn ở Dậu và vượng ở Tý. Bởi thế, âm cực thì sinh dương, dương cực thì sinh âm hay dương sinh từ Tý, Âm sinh từ Ngọ là vậy. Thái Cực Lưỡng Nghi Âm Dương Tứ Tượng Biểu hiện trong âm có dương, trong dương có âm. Hay Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh tứ tượng. Theo chiều thuận kim đồng hồ, Dương sinh ở bên trái, Âm sinh từ bên phải. Nét liền ( ) biểu thị cho Dương. Nét đứt ( ) biểu thị cho Âm. Dương là đàn ông bên tay trái. Âm là đàn bà bên tay phải. Như vậy: Thanh Long thuộc dương. Bạch Hổ thuộc âm. Âm Dương sáng tối sinh ra ngày đêm. Ngày đến đêm, đêm đến ngày sinh ra bốn mùa xuân hạ thu đông không bao giờ dứt. Âm Dương đầy khắp trong vũ trụ, luôn luôn tác động, ảnh hưởng hết mọi loài. Hình và Khí: Hoàng Công Tổ Sư dạy phép dương trạch trong Thiên tinh tâm pháp có nhắc : Một âm một dương gọi là đạo.Một động một tỉnh gọi là khí. Một đến một đi gọi là vận. như vậy người chỉ mới nhắc về khí chứ chưa nói về hình. Vì hình và khí thì hoàn toàn khác biệt. Khí âm thì tỉnh mà hình lại cương cường. Khí dương thì động mà hình lại nhu mì, không cương mãnh. Bởi thế các nhà Phong thủy đã căn cứ vào hình để luận về khí vì khí đã được thể hiện bởi hình. Hãy nhìn vào dạng của Nước thì rõ biết. Khí âm càng nhiều thì nước càng vón cục, đặc cứng. Khí dương càng lớn thì nước lõng chảy nhu mì, uyển chuyển. Cho nên, càng về phía Bắc, âm khí càng nhiều núi càng cao càng cương mảnh. Càng dần về phía Nam, khí dương lấn át khí âm, cho nên đất đai bằng phẳng ít núi ít đồi. Trời dương thì có mây có gió, đất âm thì có núi có sông. Con người ỏ giữa trời và dất nên cũng phải có cửa có nhà. Dù to nhỏ khác nhau, hình dạng có khác nhau và ngay cả những người ngụ cùng chung một nhà cũng có thiện ác khác nhau. Con người phải biết những quy luật biến hóa của âm dương để thuận theo. Thuận thì yên, nghịch thì không yên, suy thoái. Cao thì Khí Âm Bằng phẳng thì Khí Dương NGŨ HÀNH: Trong vũ trụ, không gì ngoài năm thể là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là ngũ hành. Kim là kim loại - màu trắng - hình tròn. Mộc là cây cối - màu xanh - hình thẳng. Thủy là nước lỏng - màu đen - hình uốn lượn. Hỏa là lửa - màu đỏ - hình nhọn. Thổ là đất đai – màu vàng - hình vuông. Kim sinh thủy – Thủy sinh mộc – Mộc sinh hỏa – Hỏa sinh thổ – Thổ sinh kim, gọi là vòng tương sinh. Kim khắc mộc – Mộc khắc thổ – Thổ khắc thủy – Thủy khắc hỏa – Hỏa khắc kim, gọi là vòng tương khắc. Ngũ hành quý ở sự hài hòa, tương hợp, vì vậy luật THAM SINH KỴ KHẮC luôn luôn được tận dụng trong khoa Dịch Lý nói chung, Địa lý nói riêng. Ví dụ: Kim đang khắc Mộc, nhưng nếu có Thủy xen vào thì Kim sẽ thích đi sinh Thủy, không còn đi khắc Mộc nữa. Đồng thời khi đó Thủy đủ lực để đi sinh Mộc. Mộc không còn bị Kim khắc. Đặc biệt, trường hợp hai khí cùng một hành mà gặp nhau thì gọi là ngũ hành tương ngộ. Ví dụ: Phương nam mà có hỏa hình. Hay hỏa gặp hỏa lắm điều kiện tụng. Phương bắc mà có thủy hình. Hay thủy gặp thủy thì tính sẽ dâm. Phương mộc mà có mộc hình. Hay mộc gặp mộc thì phú quý,yên lành. Phương kim mà gặp kim hình. Hay kim gặp kim thì giàu sang. Phương thổ mà gặp thổ hình. Hay thổ gặp thổ thì tính sẽ ngu. Ngũ hành tương ngộ thường gặp trong đia lý dương trạch, cho nên cần phải lưu ý rất nhiều. Thuật phong thủy cho rằng Ngũ Hành là Cương Lĩnh của âm dương, là quyền năng của tạo hóa. Tất cả đều phải dựa vào ngũ hành mới có thể biện phương lập hướng. Như vậy, ngay sau khi chọn được địa điểm xây dựng nhà, điều trước tiên phải nhận định cho đúng khu vực thuộc hành gì bằng cách xem xét núi non, cảnh vật chung quanh để sao cho được ngũ hành tương sinh. Ví dụ: Núi hành kim, kim sẽ đi sinh thủy. Kiểu nhà hành thủy sẽ được đại lợi. Ví dụ: Núi hành mộc, mộc sẽ sinh hỏa. Kiểu nhà hành hỏa sẽ được đại lợi. Theo quan niệm của đông phương, Người thì có tóc, nhà thì có nóc. Căn cứ vào hình dạng của nóc hay mái nhà dể định ngũ hành. BÁT QUÁI và PHƯƠNG HƯỚNG: La Bàn: Muốn biết chính xác phương hướng, Ngoài cách nhìn tính phương hướng của SAO trên trời, cách này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tế. Cách đơn giản và thực dụng nhất hiện nay là cách sử dụng la bàn. Trên mặt của la bàn, mủi tên luôn luôn chỉ về hướng Bắc. Cho dù ở vị trí nào, hướng bắc phải được xác định trước rồi lần lượt theo chiều kim đồng hồ để xác định hướng Đông, tiếp theo là hai hướng Nam và Tây. Giữa Bắc và Đông là hướng Đông Bắc. Giữa Đông và Nam là hướng Đông Nam. Giữa Nam và Tây là hướng Tây Nam. Giữa Tây và Bắc là hướng Tây Bắc. Tám hướng theo La bàn ứng với 8 quẻ gọi là Bát quái: Quẻ Càn: Ba vạch liền: Hướng Tây Bắc ( Tuất-hợi) Quẻ Khảm: Vạch giữa liền: Hướng chính Bắc ( Tý ) Quẻ Cấn: Vạch trên liền: Hướng Đông Bắc ( Sửu–Dần ) Quẻ Chấn: Vạch dưới liền: Hướng chính đông ( Mão ) Quẻ Tốn: Vạch dưới đứt: Hướng Đông Nam ( Thìn-Tỵ ) Quẻ Ly: Vạch giữa đứt: Hướng chính Nam ( Ngọ ) Quẻ Khôn: Ba vạch đứt: Hướng Tây Nam ( Mùi-Thân ) Quẻ Đoài : Vạch trên đứt: Hướng chính Tây ( Dậu ) Cần phân biệt rỏ 2 loại bát quái: Bát quái Tiên Thiên và Bát quái Hậu Thiên. Bát quái Tiên thiên hay gọi là Phục Hy Tiên thiên Bát quái đồ thứ tự theo tám quẻ: 1 Càn - 2 Đoài - 3 Ly - 4 Chấn - 5 Tốn - 6 Khảm - 7 Cấn - 8 Khôn Bát quái Hậu thiên hay goị là Văn Vương Hậu Thiên Bát quái đồ. Thứ tự theo tám quẻ: 1 Càn - 2 Khảm - 3 Cấn - 4 Chấn - 5 Tốn - 6 Ly - 7 Khôn - 8 Đoài Trong khoa địa lý phong thủy, Bát Quái Hậu Thiên được sử dụng phù hợp với vạn vật đã sinh. Phương hướng thực tế, la bàn hoàn toàn phù hợp với cách bố trí các quẻ trong hậu thiên bát quái. Một số ý nghĩa của các quẻ liên quan về phương hướng và người: Quẻ Càn ba vạch toàn dương, hành KIM, tượng trưng cho Cha, phương tây bắc tuất hợi. Quẻ Khảm vạch giữa liền, hành THỦY tượng trưng cho con trai giữa, phương chính bắc, Tý. Quẻ Cấn vạch trên liền, hành THỔ tượng trưng cho con trai út, phương đông bắc, sửu dần. Quẻ Chấn vạch dưới liền, hành MỘC tượng trưng cho con trai trưởng, phương chính đông, mão. Quẻ Tốn vạch dưới đứt, hành MỘC tượng trưng cho con gái trưởng, phương đông nam, thìn tỵ. Quẻ Ly vạch giữa đứt, hành HỎA tượng trưng cho con gái giữa, phương chính nam, ngọ. Quẻ Khôn ba vạch đều đứt, hành THỔ tượng trưng cho Mẹ, phương tây nam, mùi thân. Quẻ Đoài vạch trên liền, hành KIM tượng trưng cho con gái út, phương chính tây, dậu. Lưu ý: Phần căn bản về Bát Quái, cần học đi học lại nhiều lần mới nhớ được. Phần nầy không thuộc được thì sẽ gặp nhiều khó khăn ở các phần sau. Một số kinh nghiệm tồn động từ đời này sang đời khác, ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống hàng ngày: 1) Đất Cao/Thấp: Nhà ở trong một khu vực phía cao, phía thấp thì cần phân biệt các trường hợp: - Phía đông cao, phía tây thấp là vị trí tốt lành, không cần phân biệt trước hay sau nhà. Gọi là có nhiều sinh khí. - Phía tây cao, phía đông thấp là vị trí xấu, không tốt cho việc xây dựng nhà ở, kinh doanh. Gọi là đất không có sinh khí. - Phía bắc cao, phía nam thấp là vị trí tốt lành cho việc xây nhà ở. Ngược lại,ø phía bắc thấp , phía nam cao là vị trí không tốt lành cho việc xây dựng nhà ở, kinh doanh. Những hướng còn lại đều cần phần đất phía sau nhà phải cao hơn phía trước mới gọi là tốt lành. 2) Rộng/Hẹp: Phía đằng sau nhà, đất đai rộng hơn phía trước là tốt lành. Phía sau đất đai hẹp hơn phía trước là tiền kiết hậu hung, xấu. 3) Lồi/Khuyết: Hướng Bắc hay là hướng tý cần cao và hướng nam hay hướng ngọ cần thấp, nhưng cả hai hướng đều không được khuyết. Khuyết thì nhà cửa sẽ đơn cô. Các hướng đông, tây dù cho bị khuyết cũng không sao. Chỉ cần phía đông cao hơn phía tây là đủ. Tuy nhiên không gì tốt hơn một vị trí đất đai bằng phẳng, phía đằng sau có núi, phía đằng trước có sông. Sinh khí sẽ đầy tràn. 4) Trái/Phải: Khi xây dựng nhà cửa, sau khi xem xét kỷ vị trí, đất đai cao thấp không đều thì nên chọn phía bên trái cần cao hơn phía bên phải. Vì bên trái là tay long, hành mộc thuộc Dương. Bên tay phải là tay hổ, hành kim thuộc Âm. Dương càng nhiều thì sinh khí càng lớn, phước lộc càng dồi dào. Tuy nhiên, trong phong thủy địa lý rất cẩn trọng sự hài hòa. Dương hay âm thái quá đều không tốt. Trong dương cần có âm, trong âm cần có dương là vậy Đường Cái: Những ngôi nhà sát cạnh sông hồ sẽ nhận trực tiếp KHÍ THỦY của sông hồ, nhưng những con đường dẫn đến nhà cũng ảnh hưởng đến ngôi nhà không ít. Kinh nghiệm cho thấy những ngôi nhà bị đường đâm thẳng vào thường bị nhiều bất ổn, không yên. Tuy nhiên, không phải người nào cũng bị ảnh hưởng mà tùy phương hướng nào cuả ngôi nhà bị đường đâm vào thì phương đó mới bị tổn thương. Đường đâm vào phương Càn Tây Bắc - Tuất Hợi thì người cha trong gia đình sẽ bị tổn hại. Đường đâm vào phương Khảm Bắc - Tý, thì tổn hại cho người con trai giữa. Đường đâm vào phương Cấn Đông Bắc - Sửu Dần, thì tổn hại cho người con trai út. Đường đâm vào phương Chấn Chính Đông - Mão thì tổn hại cho người con trai trưởng. Đường đâm vào phương Tốn Đông Nam- Thìn Tỵ thì tổn hại cho người con gái đầu. Đường đâm vào phương Ly Chính Nam – Ngọ thì tổn hại cho người con gái giữa. Đường đâm vào phương Khôn Tây Nam - Mùi Thân thì sẽ tổn hại cho người Mẹ. Đường đâm vào phương Đoài Chính Tây - Dậu thì sẽ tổn hại cho người con gái út. Đường cần ôm vòng lấy ngôi nhà nhưng không được ôm quá siết, quá chặt. Phía Nam của ngôi nhà mà có đường là ngôi nhà đại lợi. Phía đông, bắc có đường thì không được tốt. Riêng tại hướng đông nam của nhà ở mà có ngã ba đường cái thì được sinh khí dồi dào, làm ăn thịnh vượng. Phía đông có sông có biển thì lại tốt hơn nữa. HÌNH và KHÍ Khí thì dựa vào tượng để thành hình và Hình thì để thể hiện Khí. Hình và Khí hoàn toàn khác biệt nhưng lại không thể tách rời được nhau. Muốn biết Khí thì phải dựa vào Hình. Thế nhưng mấy ai rõ biết? Hãy quan sát núi non trùng trùng, điệp điệp ở phương Bắc và bình nguyên rộng lớn trải dài ở phương Nam. Phương Bắc lạnh lẽo, âm khí thì nhiều. Phương Nam nắng ấm dương khí cùng khắp. Âm thì lạnh, tỉnh. Dương thì nóng, động. Khí Âm thì Trầm, Khí Dương thì Phù. ÂM DƯƠNG Bắc Nam Lạnh Nóng Tĩnh Động Trầm Phù Càng về Phương Bắc Âm khí càng lớn thì núi non càng hùng vĩ, càng về Phương Nam, Dương khí càng nhiều thì núi non càng hiếm, đất đai bằng phẳng. Khí âm thì nhu, trầm nhưng Hình thì cương cường bạo liệt. Khí Dương thì cương, phù, nhưng Hình thì nhu mì bằng phẳng. Phong là Gió, là nộ khí của trời đất. Gió càng lớn thí Âm khí càng nhiều. Sấm thuộc Dương khí cho nên mổi khi thấy Sấm động thì Bảo sắp dứt. Có phải là Âm khí của Bảo bị Dương đánh tan hay không? Bởi thế, càng ở chổ cao, thì gió càng lớn. Ởû Phương Bắc, Âm khí thì nhiều mà khí Dương thì thường yếu kém không đủ, cho nên hình thể là núi non trùng điệp, cương cường. Ở phương Nam khí Dương thì nhiều, khí Âm thì yếu kém không đủ, cho nên hình thể bằng phẳng nhu mì. Lê quý Đôn trong Vân Đài Loại Ngữ thêm: Ở Phương Bắc, trời tiết chưa rét lắm mà Nước đã đông đặc thành băng, bởi lẽ khí Dương qúa yếu kém không đủ để lấn át khí Âm. Ở phương Nam, Dương khí thì nhiều lấn át khí Âm, khí âm thường tan biến phía dưới, cho nên nước không thể đông đặc đóng thành băng được. Hình và Khí như vậy là đã rõ Những nơi Âm khí nhiều thì Hình cương cường bạo liệt. Những nơi Dương khí nhiều thì Hình nhu mì bằng phẳng. Trời thuộc Dương cho nên Hình thì động mà Khí thì tỉnh. Đất thuộc Âm cho nên Hình thì tĩnh mà Khí thì động. Dịch lấy Âm Dương hai khí làm trọng. Trong Âm phải có Dương, trong Dương phải có Âm. Có Âm hay có Dương thì không thể tồn tại. Phong Thủy thì coi trọng Hình thể. Núi non cương mãnh thì Dụng là Dương nhưng cái Thể là Âm. Bình nguyên rộng khắp, nhu mì thì Dụng là Âm nhưng cái Thể là Dương. Rõ ràng Âm Dương, Hình và Khí hoàn toàn vẫn không thể tách rời được nhau. Hãy nhìn kỹ bàn tay xấp ngửa để hình dung. Bàn tay xấp thuộc Âm nhưng Hình thì gồ ghề, dáng cương mãnh hiển lộ, rõ ràng không chút ẩn giấu. Bàn tay ngửa thuộc Dương nhưng Hình thì bằng phẳng nhu mì, mềm mại. . . . . . Hoặc cũng có thể hình dung trạng thái của Nước. Âm khí nhiều thì nước vón cục thành đá cứng nhắc, Dương khí nhiều thì nước nhu mì, uyển động. A Lý Toàn Thư của Lê Bá Ôn có ghi lại phần giải đáp giữa Dương Quân Tùng và Sư Nhất Hạnh. Tăng hỏi: Âm là gì? Dương là gì? Dương công đáp: Hai chữ Âm Dương là cốt lõi của phong thủy, là Hình và Khí được tạo rồi hóa mà thành. Dương khí có hình dạng lõm (OA ), Âm Khí cò hình dạng lồi (ĐỘT). Âm biến thì hóa thành Dương, Dương biến thì hóa thành Âm. Nếu Dương long đến thì Âm thụ huyệt. Nếu Âm long đến thì Dương thụ huyệt hay Âm lai thì Dương thụ, Dương lai thì âm thụ. Âm Dương, Hình, Khí, đạo lý của tạo hóa là như vậy. Lại hỏi: Âm lai Dương thụ là gì? Dương công đáp: Mạch có sóng lưng, khi tiến nhập vào chổ huyệt có chổ lõm thì gọi là Âm lai Dương thụ. Lại hỏi: Dương lai Âm thụ là gì? Dương công đáp: Thế đến của Mạch tương đối bình hòa, chổ lồi chính là chổ nhập huyệt. Thì gọi là Dương lai Âm thụ. Họ Trúc giãi thích thêm: Phàm là địa hình có thể thụ huyệt, nếu giống OA (lõm), KIỀM (kẹp), PHỆ (mở ra) tinh khí xuất ra bên ngoài ắt thành Dương. Nếu giống NHŨ ( lồi), PHỦ ( vòng lên), ĐỘT ( nhô lên), tinh khí đọng lại bên trong ắt thành ÂM. Trong OA (lõm) có chổ ĐỘT (nhô lên) như vậy gọi là Dương lai Âm thụ. Phần đầu của NHỦ (chỗ lồi) có OA (chỗ lõm) như vậy gọi là Âm lai Dương thụ. Dương Mậu Thúc trong Thai Phục Luận viết: Thai Phục là thư, hùng song long. Thai sinh trước hòa hợp với Dương mà sinh Thư. Tinh thần của nó chiếu lên trên. Phục sinh sau, hòa hợp với ÂM mà thành Hùng. Tinh thần của nó chiếu xuống. Nghênh lên cao thì thành Dương. Phủ xuống dưới thấp thì thành Âm. Lưu Đôn Tố viết: Âm là cường, Dương là nhược. Nhược gần Cường mà sinh thành vạn vật. Âm tính thì cương kình, Dương tính thì nhu hòa. Lại viết: Dương lấy Âm làm bản tính. Âm lấy Dương làm hình thể. Chủ của Động là Tỉnh, chủ của Tỉnh là Thể. Ở trên trời thì Dương động mà Âm thì tỉnh. Ở dưới đất thì Dương tỉnh mà Âm thì động. Bản tính vì có hình thể mới Tỉnh. Hình thể vì có bản tính mới động. Núi non hùng vĩ cương cường tính Âm thì lấy chỗ Dương làm trọng. Đồng bằng nhu mì bằng phẳng tính Dương thì lấy Âm làm trọng. Chỗ nhỏ thì làm nơi mộ táng, lớn hơn thì làm nhà ở, lớn hơn nửa thì làm châu quận, tỉnh thành....Biết như thế để có thể giải thích tại sao người xưa ví Núi như Long là con Rồng trong thần thoại. Núi bản chất yên tĩnh thì trọng ở chổ Động. Ví Núi như Long là nhìn núi như con Rồng đang sống, nghĩa là đang có sinh lực dồi dào. Cũng từ quan niệm đó mà các nhà Phong Thủy phân biệt đâu là Sinh Long, đâu là Tử Long. Tử Long là dãy núi thẳng đơ, cứng nhắc như chết. Sinh Long là dãy núi uốn khúc nhấp nhô, lên xuống, sống động....... Nước thì bắt nguồn từ trên Núi cao cho nên nói. Núi là mẹ của Nước hay nói ở đâu có Nước, ở đó có Khí là vì muốn đề cập đến Sinh Long là vậy. (Một số nhà Phong Thủy cho rằng những nơi ruộng lúa bao la, xanh ngát, chỉ cần một cơn gió nhẹ cũng có thể thấy rõ những làn sóng nhấp nhô sống động tạo thành lườn y như những vẩy Rồng sinh động.) Khí cũng chính là Nước, vì Nước là Mạch máu của Long. Nhưng để có thể phân biệt rõ thì Khí là sinh lực của Địa thế mà mắt thường không thấy được, ngược lại sinh lực của địa thế có thể thấy được thì đó chính lá Nước vậy. Tạ Giác Trai trong Đảo Trượng Thi giải thích tiếp: Hai chữ Âm Dương rất khó làm rõ. Mấy ai hay biết cái tính của tạo hóa trong đó ! Âm nhũ giống như dương vật của người nam. Dương oa giống như sản môn của người nữ. Nếu giống như Âm nhũû của người nam thì không được làm tổn thương phần đầu. Nếu giống như Dương oa của người nữ thì không được làm hỏng hai môi....... Một không thể sinh ra sự vật mà cần phải có hai. Trường hợp hình thể và khí thế của Long Mạch chạy đến giống như sóng kiếm, như lưng bàn tay úp thì gọi là cô Âm, nếu như bàn tay ngửa thì gọi là độc Dương. Âm Dương cần tương giao với nhau (Giao hợp) nêú không thì y như người Nam không vợ, người Nữ không chồng thì làm sao sinh sôi nảy nở? Trong Âm phải cầu Dương, trong Dương phải cầu Âm. Âm và Dương cầu giao với nhau mới không bị tuyệt diệt, đất lớn do đó mới được sản sinh. Cùng một cách nhìn khác của các nhàPhong Thủy thì cao là Âm, thấp là Dương. Địa thế cao vút là Âm. Bằng phẳng, tròn trịa là Dương. Phủ xuống là Âm, ngưỡng diện là Dương. Vật có Mũi Nhọn là Âm, vật có chổ Lõm xuống là Dương. Trường hợp địa thế trải dài bằng phẳng, không thấy xuất hiện chổ nhô lên nghĩa là không thấy có Âm, nhưng lại thấy xuất hiện các dòng nước hội hợp, tức là đã có Âm tồn tại. Trường hợp này được gọi là trường hợp xảo diệu, địa thế quý vô cùng. Quan sát thực tế ánh sáng, bóng tối hay ngày và đêm. Chính giữa đêm giờ Tý, Âm hoàn toàn làm chủ thì Dương bắt đầu xuất hiện. Giữa trưa đứng bóng giờ Ngọ, Dương hoàn toàn làm chủ thì Âm bắt đầu xuất hiện. Vì lẽ thế Dịch cho rằng Dương xuất từ Tý, Âm xuất từ Ngọ. Hoặc nói: Gốc của Âm ở trong Dương, gốc của Dương ở trong Âm là vậy. Âm Mạch thì phải trên nhỏ mà dưới lớn. Dương Mạch thì phải trên lớn dưới nhỏ. Do vậy mỗi khi Dương thở ra khí, vạn vật sinh ra. Một khi Âm hít khí vào thì vạn vật sinh thành. Đọc lại Địa Lý Bí Truyền của Tả Ao: . . . . . . . . . . Mạch có Mạch Âm Mạch Dương, Mạch nhược, Mạch cường, Mạch tử, Mạch sinh, Sơn cước Mạch đi rành rành, Bình dương Mạch lẩn, nhân tình không thông Có Mạch qua ao, qua sông Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non. . . . . . . Đồng bằng Mạch đị thấp nên gọi là Mạch Dương. Sơn cước Mạch đi theo đồi núi cao lớn nên gọi là Mạch Âm. Lại thêm 4 yếu tố để phân định: - Mạch Cường: Là thế mạch hùng vĩ, cương cường. - Mạch Nhược: Là thế Mạch thanh nhã, dịu dàng. - Mạch Sinh: Thế Mạch đi rất sống động như con thú đang quay đầu, vẫy đuôi. - Mạch Tử: Thế Mạch đi ngay đơ như cán cuốc Về Cao Thấp thì trên sơn cước thấp một thước cũng gọi là thấp. Ở bình dương cao một tấc cũng gọi là cao. Âm Dương Hình Khí, Cụ Tả Ao tóm gọn trong hai câu dễ nhớ: Âm là gò đóng, đất ghềnh Dương là ruộng phẳng, đất bằng như lai. NGŨ HÀNH cũng phân biện Âm Dương, Hình và Thể. Ngoài hành Thổ trung ương, 4 hành khác là Kim, Mộc, Thủy và Hỏa. Mỗi vị trí gọi là mỗi Cuộc Long. Đứng trên vị trí xây dựng, nhà ở hoặc mộ táng, nhìn thẳng góc với dòng nước chảy gần nhất, quan sát thấy dòng chảy của Nước từ TRÁI sang PHẢI, thuận theo kim đồng hồ thì KHÍ ở đó là KHÍ DƯƠNG. Ngược lại nếu dòng chảy của Nước từ PHẢI sang TRÁI thì Khí ở đó là KHÍ ÂM. (Cũng cần nhắc lại Âm Khí thì tìm Dương. Dương khí thì tìm Âm. Bình nguyên thấp một tấc cũng có thể là Dương, cao một tấc cũng có thể là Âm) 1/ KIM cuộc: Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng ĐÔNG. Nghĩa là giòng chảy từ hướng TÂY đến. Hướng TÂY hành KIM nên gọi là: TÂY LONG hay KIM CUỘC LONG. Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM. Nếu tính từ Vòng Tràng Sinh, Dương KIM trường sinh tại TỴ (Đông Nam). Vượng tại Dậu (Tây) và Mộ tại SỬU ( Đông Bắc). Tràng Sinh,Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí TAM HỢP Tỵ Dậu Sửu tao thành Kim cuộc. Âm Kim trường sinh tại DẬU (Tây), Vượng tại TỴ (Đông Nam) và Mộ tại SỬU (Đông Bắc). Nước chảy về Phương nào thì phương đó là phương Mộ khố. Hình KIM thì TRÒN. Âm Kim phải có dạng TRÒN, đứng, cao hoặc LỒI. Dương Kim phải có dạng TRÒN nằm, phẳng hoặc LÕM. Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì KIM vượng có thể Sinh THỦY. Thủy thì có Hình nhấp nhô sóng nước. Nhớ lại là Nơi Âm thì đi tìm Dương. Nơi Dương thì đi tìm Âm. Hình củaÂm thì Lồi, Hình của Dương thì Lõm. Vị trí Tốt thường được chọn để xây nhà cửa là Vị trí Trường Sinh hoặc Đế Vượng. Trường Sinh như cây mới nụ, cần thời gian mới trổ trái ra hoa. Đế Vượng thì như Hoa nỡ rộ, sau đế vượng thì SUY, BỆNH, TỬ. . . . . Vì thế về lâu dài thì trọng Trường Sinh. Mau chóng thì chọn Đế vượng. 2/ MỘC cuộc: Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng TÂY. Nghĩa là giòng chảy từ hướng ĐÔNG đến. Hướng ĐÔNG hành MỘC nên gọi là: ĐÔNG LONG hay MỘC CUỘC LONG. Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM. Nếu tính từ vòng Tràng Sinh, Dương Mộc tràng sinh tại HỢI ( Tây Bắc). Vượng tai MÃO ( Đông) và Mộ tại MÙI ( Tây Nam ). Tràng Sinh, Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí tam hợp Hợi Mão Mùi tạo thành Mộc cuộc. Âm Mộc tràng sinh tại Mão. Vượng tại Hợi và Mộ tại Mùi. Hình Mộc thì DÀI. Âm Mộc phải có dạng Dài, Đứng, Cao. Dương Mộc phải có dạng Nằm, Dài và thẳng. Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì Mộc vượng có thể đi sinh Hỏa. Hỏa thì có hình Nhọn nhấp nhô. 3/ THỦY cuộc: Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng NAM. Nghĩa là giòng chảy từ hướng BẮC đến. Hướng BẮC hành THỦY nên gọi là: BẮC LONG hay THỦY CUỘC LONG. Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM. Nếu tính từ Vòng Tràng Sinh, Dương THỦY trường sinh tại THÂN (Tây Nam),Vượng tại TÝ ( Bắc) và Mộ tại THÌN ( Đông Nam). Tràng Sinh, Vượng và Mộ luôn luôn ở vị trí TAM HỢP Thân Tý Thìn tạo thành Thủy cuộc. Âm thủy tràng sinh tại Tý ( Bắc). Vượng tại Thân ( Tây Nam ) và Mộ tại Thìn ( Đông Nam). Hình THỦY thì nhấp nhô sóng nước. Âm Thủy phải có dạng Đứng, cao. Dương Thủy phải có dạng Nằm hoặc Lõm. Nếu thấy hình và khí không được chính, thì phải quan sát thêm là vì Thủy Vượng có thể đi sinh Mộc. Mộc thì có Hình thẳng và dài. 4/ HỎA cuộc: Nhìn thấy giòng nước chảy về hướng BẮC. Nghĩa là giòng chảy từ hướng NAM đến. Hướng Nam hành HỎA nên gọi là: NAM LONG hay HỎA CUỘC LONG. Nếu thấy giòng nước chảy từ TRÁI sang PHẢI thì Khí thuộc DƯƠNG. Ngược lại thì Khí thuộc ÂM. Nếu tính từ vòng Tràng sinh, Dương HỎA tràng sinh tại Dần ( Đông Bắc). Vượng tại NGỌ ( Nam ) và Mộ tại Tuất ( Tây Bắc). Tràng sinh, Vượng và Mộ luôn luôn tại 3 vị trí tam hợp Dần Ngọ Tuất tạo thành Hỏa cuộc Âm Hỏa tràng sinh tại Ngọ ( Nam ), vượng tại Dần ( Đông Bắc) và Mộ tại Tuất ( Tây Bắc). Nước chảy về phương nào thì phương đó là Mộ khố. Hình Hỏa thì Nhọn, nhấp nhô. Âm hỏa phải Cao, nhọn. Đương Hỏa nằm phẳng và góc cạnh. Nếu thấy Hình và Khí không được chính, thì phải quan sát thêm vì Hỏa vượng có thể đi sinh Thổ. Thổ thì có hình Vuông vức. Nguồn :thegioivohinh.net
-
Thường theo phong tục hay thói quen vào dịp đầu năm, đa số người Việt thích tìm hiểu vận mạng cho mỗi cá nhân và người thân trong năm mới như thế nào qua các bộ môn tử vi, bói bài, xin xăm v.v, hay nói chung các môn khoa học huyền bí. Đi xa hơn và có tính cao cấp hơn nữa là một số ít các “Tử Vi Gia”, lại dùng phương tiện đó để đoán chơi vận mệnh cho cả nước! Đúng sai lành dữ như thế nào thì ít có ai chứng nghiệm được liền, vì đa số chắc sẽ quên đi và coi như là những chuyện đọc cho vui trong mấy ngày xuân lai rai. Không ngoài thông lệ nói trên, người viết cũng muốn nhân dịp năm mới sắp tới, gởi đến quýđọc giả một vài dòng đặc biệt về khoa Điạ Lý Phong Thuỷ cho Việt Nam, với hy vọng rằng mọi chuyện sẽ xảy ra tốt đẹp cho tương lai cuả đất nước và dân tộc. Trong tất cả các loại khoa học “huyền bí “ còn sót lại cho đến hiện tại cuả văn minh Trung Hoa, có lẽ khoa Phong Thủy (Feng Shui) là còn được ưa chuộng một cách rộng rải, không những phổ biến ở nhiều nơi trong vùng châu Á mà còn lan truyền sang cả những nơi chốn văn minh nhất phương Tây. Đa số chúng ta chắc sẽ không còn ngạc nhiên khi nghe nói, có những ông chủ cơ sở hàng trăm triệu đô ở Cali hay New York, đã mời những ông “Thầy Địa Lý” tận bên Hồng Kông hay Đài Loan làm cố vấn về “Phong Thuỷ” cho các công trình sắp xây dựng! Mặc dù được phổ biến rộng rãi như vậy, nhưng có một ứng dụng nhỏ trong khoa phong thuỷ liên hệ đến bộ môn hình tượng học, thì lại có thể coi như là bị thất truyền, vì không thấy có sách vở nào ghi chép lại rõ ràng mạch lạc cho có phương pháp theo khoa học. Điều nghịch lý ở đây là trong các câu chuyện truyền miệng cuả dân gian về khoa Điạ lý âm phần, bộ môn chuyên đi tìm các thế đất tốt để an táng cho thân nhân qua đời, với hy vọng là con cháu sẽ hưởng được hồng phúc cuả tổ tiên, thì đa số lại đều có nhắc tới. Cụ thể như thế đất hình cái “Yên Ngựa” thì có nhiều con cháu ra làm quan, thế đất có hình “Bút Nghiên” thì con cháu thi cử đỗ đạt cao, hay thô tục bình dân hơn là: “ Thế đất làng giống như ...cuả đàn ông, nên con gái làng thường bị chửa hoang!” v.v. Thắc mắc lớn ở đây là bằng cách nào, các nhà Điạ lý Phong Thủy có thể liên tưởng và nghiệm ra được những kết quả như vậy? Thú thật là không có câu trả lời và phải nhìn nhận là rất “siêu hình”, nếu không nói là “Phi khoa học”, vì không ai có thể giải thích được. Nhưng không phải là hoàn toàn vô lý. Ai có thể giải thích được hiện tượng tại sao nước Ý (Italy) có hình dáng giống y hệt như một chiếc giày bốt, đã là quốc gia đoạt giải vô địch bóng đá (world cup) nhiều nhất thế giới với tất cả là bốn (4) lần? Nếu cho là tình cờ ngẫu nhiên thì tại sao nước thứ hai sắp hạng sau đó là Ba Tây (Brazil) với cầu vương Pélé và hai lần đoạt giải vô địch thế giới, cùng có bản đồ quốc gia giống như chiếc giày(tennis) thể thao! Cũng đừng quên chuyện dân Ý ở các vùng đảo Sicily ngay trước cái chân, vốn nổi tiếng là tay anh chị giang hồ về “đấm đá” nhất thế giới. Nếu còn chưa đủ để thuyết phục thì hãy nhìn cả Châu Âu giống như một con khủng long với cái chân là nước Ý muốn đá Phi Châu, và Tây Ban Nha (Spain) là cái đầu (giống đầu bò tót) như đang muốn húc Phi Châu. Trong khi nước Anh (Britain) thì giống như đang ngồi cỡi trên lưng (Pháp) và bụng (Đức) cuả con khủng long. Kết quả thật sự là nước Anh đã từng làm bá chủ trên chính trường Châu Âu, và cuối cùng là Âu Châu đã “đá và húc” cho tan nát cả lục địa Phi Châu . Ngoài ra, Tây Ban Nha cũng đã tiên phong dẫn đầu Âu châu trong việc thám hiểm thế giới và chiếm đất làm thuộc địa. Chưa nói đến tại sao dân Tây Ban Nha lại có trò chơi đấu bò rừng độc đáo nhất thế giới! Cũng tương tự, không biết có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa truyền thuyết “con Rồng” và hình dạng cuả nước Việt Nam? Nếu khách quan nhìn vào hình thể bản đồ điạ lý, thì quả thật là hình thể nước Việt Nam trông giống như con “Rồng” đang uốn lượn thân mình bên bờ Thái Bình dương. Những gì mô tả sau đây hoàn toàn là do kết quả tổng hợp từ nhiều nhà Điạ Lý Phong Thuỷ nghiệp dư và chuyên gia người Việt, trong đó thân thể con “Rồng Đại Việt ” gồm có ba phần Đầu, Mình, và Đuôi (hay chân tay): Đầu con Rồng ở miền Bắc với Hà Nội là con mắt, nhìn ra mũi rồng nằm ngay cảng Hải Phòng. Râu Rồng là tập hợp cuả những hòn đảo ở vịnh Hạ long (Có người cho mấy ngàn hòn đảo nhỏ là do rồng “nhả ngọc phun châu”). Miệng Rồng chính là vùng tam giác đồng bằng trù phú gồm có Thái Bình, Hải Dương và Nam Định, dùng để nuôi ăn hay cung cấp luá gạo cho miền Bắc. Theo luật thiên nhiên, bao giờ phần đầu cũng phải nắm giữ vai trò lãnh đạo chỉ huy tất cả các bộ phận khác còn lại cuả thân thể. Bởi vậy cho nên gần 800 năm lịch sử của Đại Việt, Thăng Long (Hà Nội) luôn đóng vai trò là kinh đô, nơi ngự trị sinh sống cuả các bậc Vua Chúa, quan lại và tầng lớp trí thức khoa bảng của cả nước Đại Việt. Khuyết điểm nếu có là tầm nhìn xa của Rồng Đại Việt ra Thái Bình Dương bị che khuất mất bởi đảo Hải Nam. Theo phong thuỷ thì ví như là Rồng bị bịt mắt! Nhưng trầm trọng nhất chính là những gì đang nằm ở phiá trên cuả cái đầu Rồng. Nếu nhìn thật kỷ thì từ vùng Cao Bắc Lạng qua tận Lào Cai và Lai Châu trông giống như cái sừng hay cái chóp đỉnh đầu bị kềm kẹp lại bởi đại lục Trung Hoa và xứ Lào. Còn nói theo cách Phong Thuỷ là con Rồng VN bị đè đầu, giống như câu chuyện “Tề Thiên Đại Thánh” bị núi Ngũ Hành nặng cả ngàn (tỷ) cân đè nhốt xuống, ngóc đầu lên thoát ra không nổi! Suốt gần 800 năm, tuy bề ngoài có vẻ như tự chủ độc lập, nhưng thực tế cho thấy là Đại Việt bị chi phối và khống chế toàn diện về văn hoá lẫn chính trị từ Trung Quốc. Cứ mỗi ba năm là phải làm lễ triều cống. Mỗi lần muốn lập Vua mới lên ngôi đều phải xin phép, và sau đó đích thân Vua phải làm lễ quỳ lạy về phương Bắc để nhận lãnh “Sắc Phong Vương” từ Thiên Triều. Không vị vua Đại Việt nào dám xưng Đế, cho mãi đến đời vua Quang Trung hay Nguyễn Huệ (nên bị giảm thọ chết một cách bất ngờ?) và các đời Vua nhà Nguyễn sau này, do nhờ có bảo hộ của thực dân Pháp. Tuy nhiên cũng có lập luận cho rằng đó là khôn khéo cuả các bậc Vua Chúa Đại Việt nhằm xoa dịu tự ái Bắc Triều, hầu tránh khỏi cảnh chiến tranh và để giữ vững bờ cõi đất nước. Dù đúng sai như thế nào thì kết quả cũng cho thấy hiển nhiên là trong quá khứ, Đại Việt luôn luôn phải chịu ảnh hưởng, nếu không muốn nói là chịu sự bảo hộ từ các triều đại Trung Hoa. Miền Bắc Trung Phần coi như thuộc về nữa trên thân mình gồm có phần ngực bao gồm từ Nghệ An, Hà Tỉnh cho tới Quảng Trị. Ưu điểm chính là sông núi nơi đây có khí thế mãnh liệt, biểu tượng giống như “trái tim và hơi thở” cuả tổ quốc, nên dân cư vùng này thường có tinh thần quốc gia và lòng ái quốc cao độ. Trong gần cả ngàn năm với bao nhiêu cuộc chiến tranh chống xâm lăng, con dân sinh ra từ các vùng này đã đóng góp và hy sinh xương máu nhiều nhất cho đất nước. Ngược lại, khuyết điểm chính là vùng lãnh thổ nơi đây có bề ngang rất hẹp, nên cũng có hình dạng của “Bộ ngực lép, hơi thở yếu, không được khoẻ mạnh và không có nhiều sữa nên khó nuôi con!”. Tuy những nhà lãnh đạo cai trị đất nước xuất thân từ các miền đất này thì rất là tài giỏi đảm lược trong thời chiến tranh chống xâm lăng, nhưng lại quá bảo thủ và thường gặp khó khăn về quản lý kinh tế đất nước trong thời bình. Miền Nam Trung Phần từ Quảng Nam cho đến Khánh Hoà coi như thuộc phần bụng, hơi phình to ra ở Bình Định, Phú yên và Khánh Hoà giống như cái bụng cuả người đàn bà có thai nghén sắp sinh. Theo khoa phong thủy nếu nằm ngay bụng Rồng thì số rất nhàn và sung sướng, hưởng được lộc trời cho. Nhưng cũng chính vì vậy nên người dân có khuynh hướng sống cầu an và thích hưởng nhàn. Đại đa số không muốn tranh đấu để đạt tới đỉnh cao cuả quyền lực, danh vọng hay tột đỉnh cuả sự giàu sang. Có thể nói đây là vùng đất “rừng vàng biển bạc”, tài nguyên thiên nhiên dồi dào nhất nước. Những nhận xét nói trên, nếu nghiệm lại thì thấy khá đúng. Không kể đến nguồn tài nguyên thiên nhiên trên rừng dưới biển có khá nhiều và những mỏ dầu nằm dưới lòng đất ở ngoài biển khơi, số dân sinh sống trong những vùng này đã di cư (hay vượt biên sau 1975) ra hải ngoại nhiều nhất so với cả nước, vì nhờ có điạ hình rất thuận lợi. Chính nhờ số cư dân sống ở nước ngoài đông nên số ngoại tệ gởi về VN khá nhiều, giúp cho đời sống ở những vùng này thêm phần thoải mái. Hiện tại cho thấy tiềm năng phát triển du lịch quốc tế tại các vùng ven biển này rất lớn, hứa hẹn chắc chắn sẽ tạo ra nguồn lợi tức dồi dào không khác gì được hưởng lộc trời cho. Tất cả cũng vì nhờ nằm trên cái bụng Rồng! Dĩ nhiên là trong cái may bao giờ cũng có rủi vì một số những chuyện không hay. Vịnh Cam Ranh nổi tiếng là tốt nhất trong vùng Đông Nam Á, vị trí nằm dưới bụng Rồng lại có hình dáng giống như bộ phận sinh lý phái nữ, đắc địa hoàn toàn nên hổ trợ thêm cho cách “Hồng Nhan Bạc Phận” cuả Rồng Việt Nam. Có thể kiểm chứng lại bằng các dữ kiện lịch sử. Khu vực vịnh Cam Ranh trong thời chiến tranh đã trở thành một nơi chốn có kỹ nghệ ăn chơi công khai và nỗi tiếng cả nước, chỉ dành riêng cho quân đội đồng minh giải trí. Nhưng trên hết vẫn là một câu chuyện thuộc vào loại "huyền bí sử“ cuả đất nước Việt nam. Vịnh Cam Ranh đã đóng vai trò như một “Mỹ Nữ Giai Nhân” làm cho điêu đứng biết bao nhiêu là đấng anh hùng trong thiên hạ, nếu đụng vào! Sử thế giới ghi chép là hạm đội Nga Hoàng chỉ ghé tạm vài ngày để nghĩ ngơi, thì liền sau đó đã bị hạm đội Nhật chận đánh cho tan hàng ở eo bể Đối Mã (?)! Các hạm đội Pháp, Nhật, Mỹ, và sau cùng là Liên Sô cũng đều phải chịu rút lui, trong khi các tai họa lớn nhỏ theo sau xảy đến cho cả nước! Nghe nói xa hơn nữa là Thuỷ Sư Đô đốc Trịnh Hòa cuả nhà Minh cũng có ghé qua Cam Ranh để tiếp tế hay tránh bão gì đó, rồi cuối cùng cũng “thân bại danh liệt”! Bởi vậy nếu khách quan đem ra so sánh thì Vịnh Cam Ranh còn “kinh khủng” hơn là cô Thuý Kiều cuả ông Nguyễn Du gấp bội phần. Có lẽ cũng chính vì thế mà dù có dư sức để thuê bao “giai nhân” hoàn toàn vĩnh viễn, nhưng “anh hùng” Bắc Kinh vẫn còn lo ngại trước viễn cảnh “khuynh thành đổ nước” cuả vịnh Cam Ranh, nên chưa dám nhào vô (!?) Dù sao, theo các nhà Phong Thủy thì cũng có cách hoá giải để biến vịnh Cam Ranh thành một nơi thu hút tiền bạc vô cùng tận cuả cả thế giới. Bằng cách là trồng thật nhiều cây xanh để che phủ hết các vùng đồi cát, nhất là cần nên biến Cam Ranh thành vùng kinh tế với tự do mậu dịch, hay trở thành khu vực quốc tế hoá và cho tự do ra vào buôn bán như ở Hồng Kông hay Tân Gia Ba (Singapore) trước kia. Sau cùng là từ Bình Thuận vào tới mũi Cà Mau coi như cái đuôi hay tứ chi (Chân Tay) cuả Rồng. Đặc điểm cuả miền Nam là sông nước thì nhiều nhưng thiếu núi non cao lớn và hùng vĩ. Đất sao thì người vậy, các nhà Phong Thuỷ dựa vào đó để cho rằng cuộc đất miền Nam tuy cũng có nhiều nhân tài, nhưng đa số lại thiếu bản lãnh, nên không có được những nhà lãnh đạo xuất chúng hay nhân tài có tầm vóc quốc tế. Nhìn lại quá khứ từ thời miền Nam được khai sinh ra cho đến hiện tại thì thấy cũng ăn khớp. Suốt hơn mấy trăm năm, miền Nam chỉ có thể cho ra những ông “Phó Vương” hay bà “Hoàng Hậu” mà thôi. Kể luôn trong các lãnh vực khác cũng vậy, từ Văn Chương Nghệ Thuật cho đến Khoa Học Kỹ Thuật, không thấy có những nhân tài nổi trội vượt bực với tầm cở đứng đầu cả nước hay thế giới. Ưu điểm nếu có là ăn vào cách “Tay Chân” của Rồng. Từ thời xa xưa mới tới, đồng bào miền Nam chuyên cần làm việc, khai khẩn đất hoang thành những cánh đồng ruộng lúa cò bay thẳng cánh, biến miền nam thành vựa lúa gạo khổng lồ, không chỉ nuôi ăn cho cả nước mà còn sản xuất bán ra khắp thế giới. Ngoài ra còn có thêm một điều trùng hợp kỳ lạ nhất đã xảy ra mà chỉ khoa học huyền bí may ra mới có thể giải thích được. Cư dân miền nam Việt Nam nhờ có nguồn gốc nằm ở phần chân tay cuả rồng, nên có năng khiếu sở trường về dịch vụ làm đẹp móng tay móng chân! Hiện nay ai cũng biết là Việt kiều, nhiều nhất là ở Mỹ, chiếm hầu hết đa số thị trường làm về nghề móng tay. Đáng ngạc nhiên hơn cả là tuy Việt kiều ở Mỹ sinh ra từ miền Trung hay Bắc Việt Nam cũng có khá đông, nhưng đa số lại chỉ chuyên về làm tóc (!?) Đến đây, dám chắc là đa số đọc giả sẽ thắc mắc: Liệu như vậy thì tương lai sẽ ra làm sao, con Rồng Việt Nam có bị chèn ép và đè đầu mãi mãi không? Câu trả lời khách quan sẽ là: Không! Xin đừng thất vọng! Sông có khúc, thì người cũng có lúc. Trong vũ trụ này không có gì là cố định mãi mãi cả. Tất cả đều thay đổi (Dịch) theo đúng quy luật tuần hoàn cuả vũ trụ. Vận may mắn của dân tộc Việt đã và đang tới trong thiên niên kỷ này vì “đại địa cuộc “ đất đã chuyển mình, thay đổi hẳn từ trục Bắc-Nam sang trục Đông-Tây. Có thể giải thích một cách ngắn gọn như sau: Các nền văn minh nhân loại đầu tiên khởi động theo trục Bắc-Nam. Bắt đầu từ vùng xích đạo, văn minh Phi Châu mà đại diện cuối cùng là Ai Cập (Egypt) với những Kim Tự Tháp còn lưu dấu vết lại, đã từ phương Nam theo dần lên phương Bắc. Lần lượt sau đó, nền văn minh Ai Cập đã được chuyển giao qua hai nhóm chính về phương Bắc. Một nhóm các nền văn minh Trung Đông qua Hy Lạp (Greek), La Mã (Rome) thuộc Điạ Trung Hải v.v. Nhóm thứ hai qua Ấn Độ, đi dọc theo Vịnh Thái Lan vào Việt Nam lên phương Bắc, rồi cuối cùng đã dừng lại và phát triển ra tột đỉnh ở Trung Hoa. Đỉnh cao cuả nền văn minh Trung Hoa được đánh dấu bằng những đoàn kỵ mã thần tốc cuả Thành Cát Tư Hãn, đã “dẫm nát khắp Âu Châu làm cho cỏ cũng không mọc nổi!”. Nhưng đồng thời theo sau vó ngựa cuả các đoàn quân Mông Cổ, cũng tình cờ là những chuyển giao về Khoa Học và Kỹ Thuật cho các nền văn minh khác. Các nền văn minh sau đó lần lượt qua hết Châu Âu rồi dừng lại ở Anh Quốc, trước khi tiếp tục cuộc hành trình băng qua Đại Tây Dương và ghé vào Bắc Mỹ, theo phong trào tìm vàng về miền Viễn Tây và cuối cùng thì dừng lại ở California. Chẳng có gì lạ khi biết nền kinh tế cuả riêng California không những đứng hạng thứ 5 trên thế giới, còn là nơi dẫn đầu cuộc cách mạng về công nghiệp thông tin cho cả nước Mỹ và thế giới! Nhưng hành trình cuả trục văn minh Đông-Tây chắc sẽ không ngừng ở California mà còn tiếp tục hoàn tất nhiệm vụ sau cùng là vượt qua Thái Bình Dương để đi đúng một chu kỳ vòng tròn. Điều đó đã được nói tới như một lời tiên tri cuả cố Tổng Thống Reagan trong diễn văn đọc trước quốc hội là: “Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của Thái Bình Dương”. Trong quá khứ, đa số đều bị nhầm lẫn cho rằng chỉ có Thăng Long (Hà Nội) mới xứng đáng làm kinh đô cuả nước Việt Nam! Dĩ nhiên là không sai, nếu cuộc diện thề giới còn chịu ảnh hưởng theo trục văn minh Bắc-Nam và nếu chỉ tính có riêng một mình nước Việt Nam thôi. Nhưng vật đổi sao dời, biển rộng mênh mông còn biến thành ruộng dâu, thì có cái gì là bất diệt mãi mãi! Ngày nay nhân loại đang đi vào thế toàn cầu hóa, trục văn minh Đông-Tây đang thành hình rõ rệt trên thế giới khi xuất hiện các tổ chức liên hiệp Âu Châu (EU), Liên Minh Đông Nam Á (ASEAN), Tổ chức Châu Á –Thái Bình Dương (APEC), v.v. Và gần đây nhất là sự kiện khai thông “Hành Lang Kinh Tế Đông-Tây” qua 4 nước Việt, Lào, Thái và Miến, tới tận Ấn Độ. Do đó, nếu nhìn lại vào bản đồ theo hướng Đông-Tây thì chắc chắn nhiều người sẽ rất ngạc nhiên vì thấy Việt Nam không còn là con Rồng bị kềm kẹp nữa, mà đã xuất tướng nhập tướng, biến hoá tài tình thành ra”Phượng Hoàng” (Phoenix), với con mắt nằm ngay tại Sài Gòn, cái mỏ bén nhọn tại Mũi Cà Mau và cái đỉnh đầu cong vòng rất đẹp (chính là cái bụng phệ cuả con rồng trước kia). Trong khi đó thì Thăng Long (Hà Nội) và miền Trung Bắc lại trở thành cái cổ để bảo vệ yết hầu, Campuchia biến thành cái miệng (với biển Hồ như là tuyến dịch vị) và Thái Lan trở thành cái “Bọc Diều” khổng lồ để dự trử thức ăn mới nuốt vô, như bức địa đồ chụp từ không ảnh sau đây cuả Google: Nhìn kỹ hơn vào tấm hình chụp không ảnh trên còn cho thấy, đây là một con Phượng Hoàng khổng lồ với cái lưng gồ lên là Trung Quốc, cái bụng và đuôi là Nga Sô, đang xoè cánh (bán đảo Thái Lan) như muốn bay ra xuống Nam Dương hay lục địa Châu Úc. Vấn nạn làm đa số vẫn còn thắc mắc là phong thủy miền Nam về cơ bản vẫn thiếu núi non cao lớn hùng vĩ (?). Thắc mắc này sẽ được giải quyết dễ dàng bằng số cao ốc chọc trời với nhiều hình dáng đẹp mắt sẽ mọc lên khắp nơi trong vùng Sài Gòn và phụ cận, thay thế cho núi cao. Điều kỳ lạ nhấn mạnh ở đây không phải chỉ là hình dạng điạ lý mà còn có những tín hiệu hay “ẩn ngữ” đã được báo trước từ lâu như là những lời tiên tri chứng nghiệm cho sự việc đã xảy ra. Theo sách sử có ghi lại, ngoài sự tích “Rồng Tiên”, còn có nói đến biểu tượng cuả dân Việt là các loài chim Hồng chim Lạc, hay nói vắn tắt là thuộc dòng giống Lạc Hồng. Như vậy, sự việc đó không phải chỉ là một huyền thoại đã có trước từ ngàn xưa về biểu tượng của dân Việt là chim thần ưng Phượng Hoàng, đã được vẽ trên mặt trống đồng để lưu truyền lại cho hậu thế, mà còn là một sự kiện hiển nhiên nhìn thấy rất đúng thực tế, không phải là vô tình hay do một sự trùng hợp ngẫu nhiên nào. Sự kiện bắt đầu từ Vua Quang Trung và tiếp theo sau đó là các vị Vua nhà Nguyễn. Tuy vẫn biết chọn kinh đô ở Huế không phải là chỗ vượng điạ hơn nếu so với đất Thăng Long, nhưng là một sự lựa chọn chiến lược khôn khéo, nhằm tránh khỏi áp lực trực tiếp quá mạnh từ phương Bắc, cho đến khi thực dân Pháp qua cai trị Việt Nam. Kế đến là trong cái rủi bao giờ cũng có cái may, xương máu của dân Việt đã phải trả trong hơn 80 năm thuộc địa đó, cũng chỉ để thay đổi thế đất rồng bị vòng kim cô niền đầu, bằng thế đất Phượng Hoàng tung cánh gió ở phương Nam. Và cho đến khi người Pháp rời khỏi Việt Nam, thì Sài Gòn đã là “hòn ngọc Viễn Đông” (chính là con mắt cuả phượng hoàng!). Điều đáng nói là trong lúc tháo lui ở VN, người Pháp đã vô tình hay cố ý làm hồi sức mạnh lại cho Rồng phương Bắc. Trong khi đó thì Phượng Hoàng ở miền Nam còn non trẻ, lại bị làm suy yếu thêm do bởi liên minh Đông Dương (Việt Miên Lào) tan rã theo chân Pháp, nên đã xảy ra thảm cảnh “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” kéo dài trong hơn 20 năm. Sau cùng và trên hết tất cả, là một sự kiện trùng hợp rất hy hữu gần như rất siêu hình, gắn liền với định mệnh cuả đất nước Việt. Từ ngày lập quốc hơn 200 năm, nước Mỹ đã chọn chim ưng làm biểu tượng cho quốc gia, còn gọi là quốc huy hay quốc hồn. Nhìn lại lịch sử chiến tranh cho thấy, khi Mỹ thay chân Pháp ở VN sau 1954, thật sự đó là một cuộc gặp gỡ kỳ diệu đầy may mắn cho cả hai về sau này trong tương lai, tượng trưng cho một cặp thần ưng hoà nhập vào nhau để biến thành Phượng Hoàng. Đúng là duyên nợ tiền định cho hậu duệ cuả hai nhóm tách ra từ một nền văn minh, sau mấy ngàn năm lưu lạc bây giờ mới gặp lại nhau. Một bên là tinh hoa của Châu Á (nhóm thứ hai), thuộc dòng dõi của vua chúa Đại Hán từ Trung Hoa còn sót lại, bởi thất thế chạy giặc lánh nạn qua đất Việt nên được các Vua Lê Chúa Nguyễn cho khẩn hoang các vùng từ Bình Định Quy Nhơn vào tới tận trong Nam, theo trục văn minh Bắc Nam. Còn một bên là tinh hoa của Châu Âu (nhóm thứ nhất) đã vượt Đại Tây Dương qua Bắc Mỹ để lánh nạn, theo trục văn minh Đông-Tây. Nhóm dân tị nạn Âu Châu này có đủ mọi thành phần, bao gồm hậu duệ cuả các vương quyền bị thất sủng, các tín đồ tôn giáo bị khai trừ ra ngoài xã hội, và sau cùng là các nhóm sắc dân (như dân Do Thái) bị kỳ thị chủng tộc. Tuy nhiên, sự kết hợp tiền định giữa hai giống thần ưng đã gặp nhiều thữ thách ban đầu cuả định mệnh, do bởi lòng ganh tức và giận dữ cuả những Rồng mẹ ở mãi tận phương Bắc. Một cuộc chiến tranh khốc liệt đã xảy ra giữa Rồng phương Bắc và Phượng Hoàng phương Nam. Kết quả là cả hai đều bị trọng thương. Nhưng trong lúc Rồng phương Bắc đang cố hàn gắn vết thương để phục hồi sinh lực, thì những gì đã xảy ra sau đây ở phương Nam mới chính thật là “huyền thoại” cuả Phượng Hoàng: Theo huyền thoại sử của văn minh Ai Cập, thì giống chim thần ưng Phượng Hoàng (Phoenix) khi bị trọng thương hay biết mình già yếu sắp chết, bèn tự nổi lửa thiêu đốt thân xác cuả mình cháy ra tro. Để rồi từ đó gom lại bụi tro trong đống lửa tàn, một Phượng Hoàng sơ sinh sẽ sống lại và bay lên với một năng lực sống động và mãnh liệt hơn trước rất nhiều. Nghĩ a là Phượng Hoàng luôn luôn bất tử và sống hùng sống mạnh với thời gian! Phượng Hoàng Việt Nam đã làm đúng theo huyền thoại của chính mình. Sau cơn binh lửa oan nghiệt đã tự thiêu đốt mình ra tro, để rồi từ trong đống tro tàn cuả cuộc chiến tranh đó, một Phượng Hoàng đổi mới tươi trẻ vùng lên, với sức sống sinh động mãnh liệt hơn, đã chuẩn bị và sẽ vươn mình bay vút lên cao mang theo vòng nguyệt quế. Một phần đám tro tàn cuả thân xác Phượng Hoàng miền Nam sau cơn bão lửa cũng đã bay theo ra khắp năm châu để biến thành những Phượng Hoàng mới cuả các nền văn minh tột đỉnh trên thế giới. Và, cũng chính nhờ vậy mà trong vài thế hệ nữa, nơi chốn sinh ra những thiên tài cuả nền văn minh “Siêu Linh” sẽ nằm rải rác đâu đó trên đầu con Phượng Hoàng phương Nam này. Thăng Long Đất Bắc, Phượng Hoàng Trời Nam.
-
Kính chào anh Phạm Cương và bác Thiên Sứ. Em thành thật cám ơn nhận xét của anh. Sau khi post bài lên đã sơ sót quên mất Nguồn trích dẫn bài trên em sưu tập được ở trang web thegioivohinh.net. Chúc bác Thiên Sứ và Anh Phạm Cương sức khỏe .Vạn sư bình an Kính gửi. Lê Bá Trung.
-
Chào bác Thiên Sứ. Xin lỗi mọi người vì cháu không ghi tên Nguồn ở dưới. Nguồn của bài viết này cháu tham khào được ở trang web thegioivohinh.net . Nhân tiện đây cháu cám ơn bác Thiên Sứ đã dành thời gian đến nhà cháu. Xây khi làm theo những lời của bác chuyển một số vật dụng trong nhà lại tâm trạng và sức khỏe tốt hẳng lên, cháu không còn cảm thấy nhức đầu chóng mặt nữa sau khi chuyển cái tủ xuống dưới chân. Thành thật cám ơn bác Thiên Sứ rất nhiều :lol:
-
Ngồi chung chuyến bay chúng tôi một già một trẻ không hiểu thân nhau tự lúc nào. Chúng tôi trao đổi cho nhau từ chuyện này qua chuyện khác. Tôi là một kỷ sư điện toán phần mềm còn ông lại không ngờ là một Thầy Ðịa lý. Tôi vốn thích Tử Vi và cũng có dịp đọc qua các sách Phong Thủy nhưng thực tình sự hiểu biết còn ở bậc sơ học. Còn ông cũng đã có dịp may học Tử Vi với một chân sư nhưng nay ông chỉ chuyên về Bát Quái Cửu Cung Hà Ðồ Lạc Thư. Trong đó ông nghiêng hẳn về Phong Thủy Ðịa Lý trên hai khía cạnh Dương Trạch-Âm phần để nhằm tạo sự hài hòa giữa con người và các vũ trụ tuyến. Ông cho biết gốc của Tử Vi là Bát Quái Cửu Cung nhưng nay các sách Tử Vi lại chỉ nói đến phần ngọn là an sao đoán số. Ông nghĩ rằng Tử Vi luận số mạng của một người và có tính cách tiêu cực vì ít ai thay đổi được số mạng cả còn Ðịa lý nếu làm được có thể thay đổi số mạng cả một gia đình hay cả một giòng họ. Do đó Ðịa Lý có tầm quan trọng lớn và thiết thực hơn. Tôi được biết ông là học trò cụ Dương Thái Ban, một danh sư Ðịa Lý và ngoài ra ông cũng đã có dịp qua Ðài Loan tham khảo thêm về môn này. Tôi rất thích nghe chuyện Ðịa lý của ông nên cố gắng khơi chuyện về mồ mả kết phát. Ông bảo các tài liệu về mồ mả kết phát có nhiều trong “Nam Hải Dị nhân” hay “Công Dự tiệp ký”. Tuy nhiên ông cũng không ngại kể cho nghe một câu chuyện mới về Ðịa lý mồ mả do chính ông thực hiện. Một ngôi mả mà ông nghĩ con cháu của phúc chủ sau này sẽ hơn cha mẹ vì chính ông khi làm nhận thấy như được Thần linh dẫn dắt nên mọi việc êm xuôi như trở bàn tay. Tôi xin ghi lại câu chuyện theo lời kể của ông. Sau nhiều ngày dong duổi tầm long tróc mạch tuy đã tìm ra một số cuộc đất với những huyệt kết rõ ràng minh bạch. Nhưng tiếc thay có huyệt vận thời chưa đến lúc dùng được như được Hướng mà không được Sơn gây ra cảnh tổn đinh tuyệt tự; sơn thủy đảo điên chỗ nên có sơn thì lại có thủy và chỗ nên có thủy thì lại có sơn rất nguy hại cho tiền tài và con cái; có nơi huyệt quá gần nơi dân cư đã cất nhà không tiện cho việc đặt mồ mả. Trước khi nhận giúp gia đình này tôi đã khấn trước bàn thờ chư Tổ và được các ngài tiết lộ “Ðịa hữu Thần, Thậm uy linh …” nên trong lòng chắc chắn gia chủ thuộc cảnh “Tiền Nan hậu dị” do đó vẫn yên trí tìm thêm. Một hôm vào buổi chiều trời đã xế nắng sau khi lội bì bõm qua một cánh đồng lúa xanh vì và phập phồng vin tay qua cầu khỉ cheo leo chúng tôi đặt chân lên một cuộc đất với giòng nước ôm quanh. Nơi đây là một cái gò nằm giữa cánh đồng cây cối um tùm xum xê, nào vườn táo, nào luống bắp, nương ngô, kia rặng chôm chôm, nọ luống xoài cát v.v… Cũng may chúng tôi gặp ngay người chủ vườn và sau khi trò truyện khoảng 1 giờ thì trời sắp tối. Chúng tôi xin hẹn ngày mai sẽ trở lại và được họ chỉ cho về bằng lối bờ ruộng trước mặt để tránh lầy lội. Chúng tôi vừa đi vừa ngoái trông lại cái gò đất mới phát hiện lòng như lưu luyến chẳng muốn về. Bất giác một tia sáng lóe ra tíc tắc trong đầu ngay lúc đấy chúng tôi tự nhiên biết được huyệt nằm ở đâu và hướng của huyệt quay về đâu. Trực giác bén nhậy này chúng tôi chưa từng cảm thấy trong các lần tìm huyệt trước trong chuyến đi. Hôm sau trở lại khi đứng tại huyệt trường chúng tôi ngạc nhiên các chứng ứng của huyệt rất phù hợp một cách toàn thể như được đúc khuôn. Minh đường là cánh đồng lúa mênh mông xa mãi đến bờ sông; Án gồm cận án là đám ruộng cao trông tựa lưng con rùa phơi mình trên cánh đồng, viễn án là hai ngọn đồi sát nhau hình như lưng con lạc đà hay gọi là thiên mã. Tay long là một dẫy núi dài bên tay trái hình cong cong như lưỡi liềm mà đầu lưỡi liềm lại có một ngọn núi trông như một kim tự tháp nhỏ thường gọi là bút đứng hay bút lập. Tay hổ là dẫy núi hình móc câu trông như cổ con vịt quay đầu vùng vẫy trong giòng nước. Nơi đây cũng chính là Nhập Thủ Long để dẫn khí mạch đến vùng đất kết. Nhập thủ sinh động như thế thật là hiếm thấy. Bên cạnh phía ngoài tay hổ cũng có một ngọn núi nhọn và như thế hai bên tay lòng tay hổ đều có bút đứng. Cụ Tả Ao có câu “Bút lập là bút Trạng Nguyên. Bút thích giác điền là bút Thám hoa.” Chúng tôi rất ngạc nhiên vì cuộc đất có một bút đứng hay văn phong (núi chủ về văn học) đã là hiếm mà ngôi đất này lại có cả hai. Ngoài ra còn có nào là Thiên mã và gò đồng rất nhiều trên tay long tay hổ cũng như chẩm phía sau huyệt. Có thể áp dụng những câu thơ của cụ Tả Ao vào trường hợp này. “Muốn cho con cháu nên quan Thì tìm Thiên mã phương Nam đứng chầu Muốn cho kế thế công hầu Thì tìm chiên trống dàn chầu hai bên” Nhưng hình thể dù có đẹp đến đâu đi nữa cũng còn phải dùng đến phép Lý khí Huyền Không để phối hợp xem có thật phù hợp hay không. Ðiều lạ là ngôi đất lấy cánh đồng trước mặt làm Minh đường nhưng sau huyệt và tả hữu huyệt là một lạch nước bao quanh rồi mới đến hậu chẩm cũng là một rặng núi nhấp nhô có thể gọi là Tam thai Ngũ nhạc. Như thế là huyệt có đầy đủ những chứng ứng cần thiết Long Hổ án chẩm. Hành long thuộc dạng Văn Khúc Thủy kéo dài cả hơn 20 cây số qua cá quận huyện. Khi kết huyệt lại phù hợp với cách thức diễn tả trong Hám long kinh một chân thư về Loan đầu. “Văn Khúc kết huyệt Chưởng tâm lạc” hay thủy long thường kết huyệt ở giữa như lòng bàn tay và do đó lấy núi non của Long của mình làm Long Hổ Án Chẩm. Chúng tôi dùng tay bấm quẻ Huyền không Lý khí thì lạ thay các nơi đặc biệt như bút hai bên, Thiên mã Án, Tam thai ngũ nhạc chẩn đều phù hợp với sự biến động của khí vô hình trong vận đầu của Hạ nguyên hay 60 cuối của chu kỳ tam nguyên 180 năm. Thông thường với các môn phái khác như Tam Hợp Cửu tinh không khi nào dám lập huyệt mà lại dựa lưng vào nước gần như thế vì họ luôn luôn trông vào nước trước mặt để làm minh đường. Ðối với môn phái Chính tông thì không nhất thiết phải như thế. Chúng tôi khi lập huyệt này đã gối đầu vào lạch nước phía sau mà theo Huyền Không lý khí hóa ra lại hay vì thu được cả hình thể hữu tình cũng như khí vô hình luân lưu trong cuộc đất qua chu kỳ Tam Nguyên Cửu Vận. Cái lạch ôm quanh và rặng núi Tam thai Ngũ nhạc đều hợp thời hợp vận. Do đó sau khi học được lý khí Chánh tông thì lập huyệt định hướng cũng trở nên dễ dàng vì không còn e ngại những “kỳ hình quái huyệt” đã làm điên đầu bao nhà nghiên cứu chẳng biết xoay sở làm sao mà điểm cho đúng với Lý Khí cả. Ngoài ra khi lập huyệt định hướng phải phối hợp với Nhập thủ mạch theo một phương pháp nhất định. Về điểm này chúng tôi may được dân địa phương dẫn đi chung quanh quan sát từng khóm cây ngọn cỏ mới nhận rõ mạch thổi vào huyệt từ đâu. Sau đó đem phương pháp hình thể Chánh Tông vào phối hợp thì quả là phải như thế. Chúng tôi hồi tưởng lại lời khẩu truyền tâm thụ của Thầy không khỏi khâm phục và nhớ mãi “...nếu không như thế thì là giả huyệt”. Lý khí chân truyền thật là giản dị đúng như các chân sư thường nhắc nhở. “Ðộc thư vạn bộ bất như khẩu quyết nhất chiêu” xin tạm dịch “Ðọc hàng ngàn quyển sách không bằng hiểu thấu đáo một câu quyết qua sự khẩu truyền”. Quan sát hình thế và so sánh với các huyệt quanh vùng chúng tôi nghĩ rằng đây là huyệt chính của cuộc long. Long đình khí chỉ thủy tụ khi hành long buông mình phân ra long hổ kết huyệt trước khi ra đến bờ sông. Huyệt nằm giữa lòng bàn tay nhưng được tay hổ quay đầu thổi khí vào trông ngoạn mục như đầu con cò trong tư thế quay đầu rỉa lông. Dân địa phương cũng nhận biết đây là thế đất hình con chim. Nếu nói theo kiểu hát hình ta có thể gọi là cách “Ðại bàng ẩm thủy” hay “Bạch nhạn ẩm tuyền” co dễ hình dung. Huyệt kết ở dạng Đột là một cái gò với dư khí thè ra như cái môi trước khi thoái khí dần vào Minh đường đúng như các sách Ðịa lý thường căn dặn Long Huyệt phải có chiên thần. Cụ Tả Ao có câu” “Kết thoái dư khí còn xa Phải đi trăm dặm mới ra chiên thần” Khi đào huyệt qua hai lớp đất phía trên độ 2 tấc chúng tôi gặp lớp đất thứ ba dầy sâu độ 1 thước. Ðất đầy sinh khí tươi nhuận với đầy đủ ngũ sắc năm mầu: Trắng, Vàng, Ðỏ mầu gạch, Hồng, Xanh. Khi dùng tay rò thì đất biến thành bột tựa như cát mịn. Người không biết cũng trầm trồ khen là đất đẹp. Riêng chúng tôi cũng mừng thầm cho phúc chủ được đất đầy đủ ngũ hành. Huyệt tọa Cấn hướng Khôn hơi nghiêng về Dần Thân để hóa đi sát khí nếu có tại các phương Ðông và Ðông Nam. Huyệt nhằm thâu lấy khí tốt tại phương Tây Nam có án lưng rùa và Thiên mã, phương Nam và Tây với Long Hổ và bút lập hay văn phong, phương Ðông Bắc với lạch nước ôm quanh và rặng núi Tam Thai Ngũ nhạc. Cách phát thế nào thì gồm Ðinh Tài, văn học, vũ chức hay công danh thành đạt khác thường. Khi nào phát thì chúng tôi luận theo lý khí chân truyền được biết sẽ phát ngay trong vận này và sẽ kéo dài hết cho đến năm 2044. Cũng nên biết thêm năm 1995 thuộc vận thứ 7 của Hạ Nguyên dùng huyệt này thì thu được khí tốt ở những chứng ứng trên. Nhưng nếu sang đến Thượng Nguyên thì không những không thu được sinh vượng khí mà còn bị sát khí làm hại. Do đó chữ Thời có một ảnh hưởng tối quan trọng trong sự thực hiện Ðịa lý. Gia đình phúc chủ thuộc hậu duệ của một bậc Trạng Nguyên ngày xưa cũng do mồ mả kết phát nên vẫn còn duy trì được truyền thống Ðịa Linh Nhân Kiệt. Các con cố gắng thực hiện Ðịa lý trong hoàn cảnh không mấy thuận lợi nhưng cuối cùng mọi việc đều thu xếp được vẹn toàn. Cụ ông lúc còn sống trọng tình nghĩa hơi tiền tài. Suốt đời luôn luôn đứng về phe kẻ yếu; một mình can đảm dám chống lại cả một phong trào a dua theo thời thế. Cụ ông mất trong lúc không thuận lợi cho việc thực hiện “Tầm long tróc mạch” nhưng 6 năm sau các con ai cũng đồng tâm nhất trí lo cho cụ ông được toại nguyện theo truyền thống tổ tiên “sống có nhà thác có mồ”. Người con trưởng cho chúng tôi biết gia đình đã làm lễ và cụ ông đã đồng ý một cách không ngần ngại, gieo quẻ âm dương được ngay lần đầu, cho phép cải táng. Hôm bốc mộ chúng tôi thấy quả là linh nghiệm và đúng lúc vì nắp áo quan đã mục. Gia đình làm lễ rước cụ về nơi huyệt mới đầy sinh khí phong cảnh hữu tình. Thông thường ở địa phương này vào thời gian đó hầu như ngày nào cũng mưa vào buổi chiều. Chúng tôi chỉ nhắm chọn ngày giờ theo cho được ngày lành giờ tốt nhưng lại được cả ngày nắng đến mãi nửa đêm trời mới đổ mưa. Lúc hạ huyệt khi đọc điếu văn trời có nổi cơn giông tưởng chừng sắp mưa nhưng chỉ có vẻ tỏ dấu hiệu hài lòng cho mọi việc đã được vẹn toàn. Lễ cải táng cụ là một ngày đẹp trời. Mây trắng trời xanh làn gió mát như báo hiệu điềm lành cho sự chuyển mình của một giòng họ qua giai đoạn mới. Ngay hôm đó chúng tôi và gia đình phúc chủ không định đến thăm khu nhà người chủ đất vì mọi sự đã có sự bằng lòng giữa đôi bên. Nhưng nhờ một sự tình cờ chúng tôi và con cháu của cụ đã đến thăm người chủ đất. Từ đây họ coi nhau như anh em trong một nhà. Chúng tôi chợt nghĩ thoáng trong đầu có lẽ nào cụ ông “sống không thác thiêng” đã bảo cho gia đình biết sống theo đạo lý nên tỏ sự biết ơn kẻ đã giúp mình trong ngày cải táng. Làm xong cuộc đất một cách tươm tất phần chúng tôi cũng như phía gia đình phúc chủ cảm thấy như là mọi việc đã được sắp đặt từ trước và chúng tôi đôi bên chỉ là những kẻ theo đó mà làm. Riêng chúng tôi trực giác nhận ra huyệt và sau đó dùng lý khí Chính tông phối hợp giữa loan đầu hình thể và khí vô hình lại phù hợp được nhiều nơi. Lúc đào đất lại được đất ngũ sắc năm màu hiếm quý. Khi chọn ngày hạ huyệt lại được ngày không mưa. Chúng tôi trộm nghĩ rằng quả là đất này có Sơn thần Thổ địa trấn giữ từ lâu và ngày nay mách cho chúng tôi để tặng cho phúc chủ. Người con trưởng cũng không ngần ngại tiết lộ cùng chúng tôi gia đình cũng có nhờ người xem quẻ dịch về cuộc đất này và quẻ ra rất tốt với lời bàn “Quả đào ngàn năm mới chín để đãi cho gia đình có phúc. Có thể thực hiện mà chờ kết quả”. Quả đào ngàn năm đây muốn nói đến huyệt kết rất qúy và hiếm như là phải cần đến ngàn năm mới có một lần. Cho nên thực hiện Ðịa lý nói khó cũng được mà nói dễ cũng được. Khó cho những ai chưa bắt tay vào việc, nào là Chân sư có mấy ai, thời gian eo hẹp và tiền bạc tốn kém. Dễ cho những ai có Phúc Duyên và nếu thành tâm thì thường được Thần linh giúp đỡ chỉ đường biến mọi việc tưởng như khó mà lại hóa dễ như không. Nghe xong câu chuyện tôi nhớ lại một bài báo tại Mỹ của tờ San Jose Mercury News trong năm 1995 có nói đến một nghĩa trang do người Trung Hoa sáng lập với những huyệt giá từ 200,000 đến 300,000 dollars. Nghĩa trang này nếu tôi nhớ không lầm thì tại thành phố Colma gần phía Nam của thành phố San Francisco. Tôi định hỏi thêm về các chi phí tại nơi ông làm nhưng phi cơ đã bắt đầu hạ cánh sắp sửa đáp. Qua khung cửa con rồng Á Châu, quê hương tôi đã hiện ra trên các đám ruộng xanh, giòng sông với phù sa mầu hồng vờn lượn, những rặng núi vòng quanh ôm ấp ruộng đồng làng mạc như một bức tranh thủy mạc. Tự nhiên tôi thấy như có một luồng sinh khí đang thổi vào óc não châu thân và lòng lâng lâng rộn rã khi sắp đặt chân trở lại vùng đất quê hương yêu dấu. Nơi đây Ðịa lý Phong thủy hay hiện tượng Ðịa linh Nhân kiệt vẫn còn duy trì và thực hiện như một truyền thống khó phai nhòa theo giòng lịch sử. Thật kỳ diệu và huyền ảo thay! con người một linh vật sinh ra giữa trời đất rồi lại trở về với đất trời. Trong bối cảnh con người tuy có chết nhưng lại luôn được tái sinh. Ðịa lý thật đã đóng một vai trò quan trọng. Không những luôn vun bồi cho cuộc sống, mà lại còn tái tạo và nâng cao cuộc sống cho thế hệ mai sau. Và hình như hiện tượng Ðịa linh Nhân kiệt vẫn hằng luôn ở trong mọi người chúng ta, vào mỗi khi tâm hồn và trái tim rung cảm hòa nhịp cùng Hồn thiêng sông núi, như một Cộng hưởng tích lũy sức sống triền miên luôn tồn tại chẳng bao giờ mất của những trang Anh Hùng Liệt Nữ qua bao ngàn năm. Tôi hẹn xin đến thăm ông để tìm hiểu thêm về bộ môn Ðịa lý Phong thủy, một môn Khoa học Nhân văn thiết thực tuy xưa cổ nhưng tràn đầy nhân tính trong mục đích báo hiếu tổ tiên và gây dựng tương lai cho con cháu. Bác sĩ Phạm văn An. Nguồn: Thegioivohinh.net
-
trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người Công ty cổ phần phong thủy ******* Báo cáo nghiên cứu khoa học CHUYÊN ĐỀ TIA ĐẤT Ngày 20/1/2008 Phần I Tia đất-định nghĩa-sự hiện diện tia đất-nguồn gốc-bản chất- Trường Vong cũng là dạng tia đất-tia đất dị thường . Phần II Tia đất ảnh hưởng tới sức khỏe con người-tích cực và tiêu cực- Cơ chế gây bệnh -cách nhận biết-khai thác tia đất tốt-phòng tránh và xử lí tia đất xấu . Phần III Dùng nguyên lí tia đất giải mã một số nội dung chính của phong thủy cổ Trung hoa và phát hiện các đối tượng cần tìm dưới mặt đất. Phần IV Ngững kết quả thu được ở Việt nam thời gian qua . Phần V Trình diễn thực hành đo tia đất ,xác định mồ mả hài cốt tại hội trường. Phần VI Trao đổi . ********* BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN ĐỀ TIA ĐẤT Ngày 20/01/2008-TS Vũ văn Bằng BÁO CÁO TÓM TẮT Nhân chuyến về nước và dự đai hội nghành Địa chất Công trình toàn Quốc năm 2001 .Tại hội nghị ,tác giả báo cáo này đã phát biểu :"Thực tế phản ánh rằng :ngày nay ,rất nhiều nhà ở ,công trình xây dựng với các kiểu dáng kiến trúc hiện đại đa dạng đẹp mắt ,kết cấu bền chắc ,nền móng ổn định vững vàng. Thế nhưng trớ trêu thay ,nhiều trường hộp con người sống và làm việc ở trong đó không hề thấy dễ chịu thoải mái ,khỏe khoắn ,mà ngược lại luôn đau đầu ,mất ngủ, ốm yếu bệnh tật,thậm chí tai nạn ,chết chóc ,khuynh gia bại sản...Nguyên nhân do đâu ?Trước hết ,đây hoàn toàn không phải do lỗi của các nhà thiết kế ,kiến trúc ,xây dựng .Mà chính là do các nhà thăm dò,khảo sát địa chất công trình ;lâu nay khi khoan khảo sát cho xây dựng công trình chỉ nghiên cứu tìm hiểu về địa hình,địa mạo ,cấu tạo địa chất và tính chất cơ lý của đất ,tính chất hóa học của nước ngầm mà đã bỏ quên một thông số vô cùng quan trọng đó là "Hồn của đất" -Một thông số không có trong qui trình qui phạm kỹ thuật khảo sát ,tính toán cơ học đất nền móng hiện hành . Vậy cái "Hồn của đất" ở đây là gì ?,lợi hại của nó ?cũng như cách nhận biết và giải pháp xử lý ...?Thực chất không có gì xa lạ, huyền bí .Đó chính là "Tia Đất" -đến nay giới khoa hoch vẫn còn bỏ ngỏ .Ngoài các thông số kỹ thuật chuyên nghành vừa kể trên ,ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới "Tia Đất" được coi là thông số không thể thiếu để chọn "Đất lành" ,tránh "Đất dữ",kể cả việc bảo tồn phát huy những vùng gọi là "Địa linh nhân kiệt". Ví dụ ở nước Đức đã có luật bổ xung là khi mua bán hay chuyển nhượng nhà đất ,người bán ,chuyển nhượng phải trao cho người mua giấy chứng nhận không có tia đất . Trong mấy năm qua ,trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập nhiều tới Tia đất như :"Tia đất hóa giải hành vi thầy địa lý"-Tiền phong số 8 năm 2006."Người xử lí tia đất" www.nguoiduongthoi.com.vn ."Tia đất và các hiện tượng kỳ bí"-Báo Quân đội nhân dân " tháng 1/2007."Tia đất và cách nhận diện"-Khoa học và công nghệ TTXVN chuyên đề 3/2006 .Và trên các báo :Công an nhân dân ,Khoa học và đời sống,Gia đình và tiếp thị,Môi trường và sức khỏe,Thế giới phụ nữ,Nông nghiệp ,Dân trí...cũng đều có bài viết về "Tia đất" .Đặc biệt phải kể đến cuốn sách "Đất lành -đất dữ -nhận biết và hóa giải tia đất"do Nhà xuất bản Thanh niên mới ấn hành.Ở đó có thể tìm thấy những nội dung chính xung quanh về tia đất.Vì vậy ,ở đây không đề cập chi tiết(nhắc lại) mà chỉ đề cập tới những nét chính và tập trung vào hai vấn đề thiết thực,đó là :tia đất -phân loại và sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu để chọn "Đất lành" tránh "Đất dữ" . Phân loại tia đất .Phân theo nguồn gốc có nhiều loại tia đất như trình bày ở trong báo cáo chính .Phân theo sự tác động tới sức khỏe con người có hai loại tia đất -Tia có lợi (tia tích cực) và tia có hại (tia tiêu cực) -Tia đất tích cực : Là những tia phát ra từ những khoáng vật quí như khoáng thạch anh không màu (quartz),amethyst(thạch anh tím)German,kim cương (diamond),corindon,granet,aquamarine(ngọc xanh biển),emerald(lục bảo ngọc),ruby,,saphia(bích ngọc),opal(mã não),topaz(hoàng ngọc)... Đất đá ,đá quí có thành phần khoáng vật khác nhau sẽ bức xạ trường điện từ với sóng và mức năng lượng khác nhau.Tia đất tích cực bức xạ có mức năng lượng cao hơn(trên 100%)thường xảy ra ở các khoáng thạch anh .Các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết đá chứa nguyên tố German bức xạ có năng lượng rất cao.Nên không lạ gì nhà thờ xưa thường được chọn xây dựng trên những khu đất có tia đất tích cực với mức năng lượng từ 150-200%như nhà thờ thánh Lourd miền Nam nước Pháp,tượng Đức Mẹ đặt ở vị trí có mức năng lượng tới 380% .Nên rất được tôn kính bởi sự "linh thiêng"nổi tiếng truyền qua nhiều đời chính là nhờ vào mảnh đất có tia đất tốt bức xạ với mức năng lượng cao này . -Tia đất tiêu cực: Trong hơn hai năm khảo sát đo đạc nền đất của trên 2000 gia đình và nhiều công sở ,truờng học,xí nghiệp từ khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam,thống kê lại cho thấy có tới trên 90% bắt gặp tia đất tiêu cực và khoảng 60%có vong và hài cốt. Tia đất tiêu cực phân bố tập trung nhiều ở các đồng bằng và ven biển-nơi có cấu trúc địa chất lỏng lẻo,thành phần đất hỗn tạp ,đặc biệt chỗ nào cũng hiện diện tầng đất yếu (bùn đen)dầy ,chứa nhiều xác động thực vật đang phân hủy .Nước đưới đất thường nằm nông ,hoạt động và giao động mạnh theo mùa .Tầng đất trầm tích này bị chi phối bởi sự hoạt động của các đứt gãy dưới sâu ,phần trên mặt bị chia cắt bởi nhiều sông suối ,kênh rạch ,ao hồ ...Đã vậy ,quanh năm còn phải gánh chịu lũ lụt,bồi lở dọc sông ,ven biển ,lũ quét ,lũ bùn đá trên các triền núi cao bao quanh dồn về ...Sự biến đổi mặt đất còn do con người tác động .Tác động theo chiều hướng tiêu cực nhất phải kể đến tình trạng lấn chiếm san lấp ao hồ ngòi lạch một cách bừa bãi ,đổ xuống đó với mọi thứ vật liệu không sạch ,thậm chí rác rưởi ,xác động thực vật ,như bãi rác khổng lồ Thành Công ,Thanh Nhàn ,Hà nội trước đây không lâu là một ví dụ...tạo nên những lớp đất mới -đất lấp ,còn lại là "tầng văn hóa" để xây dựng nhà ở và các công trình ,bất chấp ô nhiễm .Chưa hết ,con người còn chôn vùi dưới mặt đất một loạt cônh trình ngầm :hầm ngầm ,cống thải ,đường ống cấp thoát nước ,cáp điện ...Điều đáng nói ở đây là do không có qui hoạch ngay từ đầu ,đào xới lắp đặt tùy tiện chắp vá mang tính chất đối phó nên các hệ thống ngầm đó nằm chen chúc ,ngổn ngang dưới mặt đất ,điển hình là thành phố Hà nội .Nhiều ngôi nhà ,thậm chí cả khu phố xây trên chúng .Tất cả những điều trình bày trên đều là cội nguồn sản sinh tia đất xấu . Ngày nay ,mồ mả hài cốt ,gọi tắt là trường vong cũng được xem là nguồn sinh ra tia đất tiêu cực không thua kém tia đất có nguồn gốc khác mạnh như phóng xạ,hóa chất độc...tức là tác hại của nó tới sức khỏe con người không hề nhỏ .Kết quả khảo sát trên diện rộng cho thấy hiện mồ mả hài cốt vong gần như nằm rải rác khắp nơi ,đặc biệt nhiều ở các thành phố ven sông ,ven biển ,trong đó phải kể đến là Hà nội ,Quảng Bình,Quảng Trị.Thực ra không có gì lạ,bởi vì đồng bằng là nơi tập trung dân cư sinh sống ,trải qua bao thăng trầm của lịch sử-trận mạc Tây ,Tàu ,thiên tai -bão tố ,lũ lụt dịch bệnh .Thảm họa hông bao giờ quên la nạn đói năm 1945,đã biết bao nhiêu người nằm xuống không mồ mả ,hình thành rất nhiều nghĩa địa không những không tên mà còn vô hình nữa (chôn vùi dưới mặt đất chỉ khi đào móng xây dựng công trình mới lộ ra ) Riêng Hà nội có thể kể ra rất nhiều vùng như vậy ..Ví dụ như ở Chính Sài,Hồ Tây có mảnh đất vẻn vẹn 44m2 trước khi xây dựng ,đo đạc đã phát hiện gần 50 hài cốt... Vậy tia đất độc hại nói chung và tia đất có nguồn gốc mồ mả hài cốt nói riêng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe những con người sinh sống và làm việc trên mảnh đất đó như thế nào ? Kết quả đã công bố của các nhà khoa học trong và ngoài nước đều chứng minh rằng ,tia đất xấu đều ảnh hưởng tới sức khỏe con người dưới dạng bệnh lý như đau đầu ,,khó thở ,thần kinh,huyết áp tăng,rối loạn tuần hoàn máu ,đau cơ bắp ,giảm sức đề kháng ,lâu dần dẫn tới ung thư .Trạng thaí thường gặp nhất là giấc ngủ không sâu ,không ngon ,trằn trọc ,đứt quãng ,chập chờn ,hồi hộp ,khó thở ,ác mộng ...Trên 90%trường hợp là do giường ngủ đặt trong vùng có tia đất .Một nhận biết khác không kém phần quan trọng là trong nhà có người luôn luôn có người ở trạng thái mệt mỏi ,khó chịu,đứng ngồi không yên ,bứt rứt ,không thoải mái ,tính tình cáu gắt .Trong đa số trường hợp bệnh lý không rõ ràng (ốm không ra ốm ,khỏe không ra khỏe),khó khăn cho bác sĩ chẩn đoán bệnh .Đặc biệt khi rơi vào trường mạnh và thời gian đủ lâu ,con người có thể bị ngất (trạng thái say và bất tỉnh).TS.V.Khaxnulin đã phát hiện ra rằng ,bán cầu não phải của con người là bộ phận nhạy cảm từ trường có tác dụng điều chỉnh và đối phó với các biến đổi của ngoại lực như lực hấp dẫn ,địa từ.Nhưng một khi vượt quá mức thụ cảm của nó,bộ phận này phát tín hiệu cho tuyến thượng thận tiết ra chất adrenalin làm nồng độ hoocmon này tăng đột ngột trong máu ,dẫn dến các mao mạch trong các tế bào máu co cụm lại thành các quần tụ ngưng kết làm máu lưu thông chậm lại .Do đó máu không đủ oxy cung cấp cho não .Não rơi vào trạng thái gần như hôn mê ,bất tỉnh. Kathe Bachler ngươì Đức công bố ,ông đã khảo sát trên 11 ngàn giường ngủ của trên 3 ngàn nhà ở 14 nước khác nhau đều tồn tại tia đất ,và khẳng định rằng tia đất có mặt ở khắp nơi và rất có hại .Cũng tương tự ,bác sĩ Hager thuộc hội khoa học y tế Đức cùng với các đồng nghiệp Ba Lan đã tiến hành khảo sát những căn nhà của 5348 người bị chết vì căn bệnh ung thư ở thành phố Stettin Ba Lan cho kết quả :hầu hết họ đã sống và ngủ ở nơi có tia đất xấu rất mạnh.Ở đó có các hạt neutron được giải phóng và dễ dàng xuyên qua đất đá ,bê tông ,nhựa đường .khi vào cơ thể của sinh vật ,thì những hạt neutron vô hại trước đó biến thành các proton rất nguy hiểm cho các tế bào sống .Các hạt nhỏ bé này sẽ tạo ra cái được gọi là "tia alpha" trong cơ thể .Như vậy ,tia đất xấu rất có hại ,gây nên tình trạng giảm sức khỏe cộng đồng mà bấy lâu nay không hay biết .Để giải quyết vấn đề này ,một mặt cần triển khai tuyên truyền rộng rãi ,nâng cao trình độ nhận thức của mọi tầng lớp xã hội về một lĩnh vực mới nhưng vô cùng quan trọng vì nó gắn liền với sức khỏe cộng đồng -đó là TIA ĐẤT . Mặt khác ,dưới góc độ khoa học chuyên nghành -Địa chất công trình cần đưa thêm vào qui trình kỹ thuật một công việc mới là khảo sát đo đạc xác định tia đất và mồ mả hài cốt trước khi thiết kế kiến trúc xây dựng cho một khu đất nào đó . Ngày nay ,việc xác định tia đất ,mồ mả ,hài cốt cho bất kỳ một khu vực nào đó dù là miền núi ,trung du hay đồng bằng không khó .Kể cả khi phát hiện ra sự có mặt của chúng cũng đã có những giải pháp hiệu quả xử lý triệt để biến "Đất dữ" thành "Đất lành" ,hướng tới "Địa linh nhân kiệt" phục vụ cho qui hoạch phát triển kinh tế,dân sinh . BÀN TIẾP VỀ BẢN CHẤT CỦA TRƯỜNG VONG-LINH HỒN TS.Vũ Văn Bằng ( Báo Khoa học và công nghệ) Cách đây 40 năm ,mảnh đất Quảng Trị từng là nơi diễn ra những trận chiến dữ dội ,ác liệt và câu hỏi có bao nhiêu chiến sĩ giải phóng quân nằm xuống nơi đây đến nay vẫn còn là điều nhức nhối . May mắn thay ,có một thông tin ngắn ngủi của Hội cựu chiến binh Mỹ cung cấp cho phía Việt nam tháng sáu /2006 cho biết :trong một trận chiến năm 1967 tại cứ điểm Cồn Tiên (xã Gio An ,huyện Gio Linh),toàn bộ 173 chiến sĩ giải phóng quân tấn công cứ điểm đã hy sinh và được chôn chung trong một hố rộng .Từ đó đến nay ,với trên 10 điểm đào bới qui mô lớn ,độ sâu từ 2-3 m trên một vùng đồi cao su rộng hàng ha,lực lượng tìm kiếm ,qui tập mộ của Ban chỉ huy quân sự Gio Linh mới tìm được 4 bộ hài cốt nằm rải rác . Được biết thông tin này ,TS.Vũ Văn Bằng đã tình nguyện vào Gio Linh tham gia công việc tìm kiếm .Căn cứ vào bản đồ vẽ tay của Hội CCB Mỹ cung cấp ,với khả năng dò tìm tia đất bằng một phương pháp khoa học ,trong vòng một tháng vừa qua ,TS. Vũ Văn Bằng đã xác định được vị trí chôn tập thể 173 chiến sĩ và bước đầu đã tìm được 5 hài cốt .Khi bài này chuẩn bị lên trang cũng là lúc 5 bộ hài cốt vô danh này đã được qui tập và an táng về nghĩa trang của huyện Gio Linh .(KHCN 20/9/2007) . Nhân đây ,chúng tôi xin giới thiệu tiếp bài viết thứ hai của tác giả Vũ Văn Bằng xung quanh chủ đề "Những giả thuyết mới về bản chất của linh hồn -vong" (đã đăng trên tuần báo khoa học và công nghệ-TTXVNsố 17+18,ngày 26/4/2007) . Trở lại với những giả thuyết cơ bản (tóm tắt) : GIẢ THUYẾT THỨ NHẤT-Cơ chế hình thành cái gọi là linh hồn -trường vong của con người sau khi chết. Cái chết của con người tựa cái chết của những siêu sao hình thành lỗ đen-tuân theo luật "Thiên nhân tương ứng và hình thành trường lực hấp dẫn mạnh từ hiện tượng đối áp xuất khiến cho cấu trúc vật chất của nó (siêu sao -thi hài và linh hồn người chết ) đổ sụp vào trong biến thành khoảng hư vô trống rỗng (Einstein đã hình dung ra hiện tượng suy sụp hấp dẫn này ).Dấu vết còn lại chi toàn là "lực vô hình",thực chất đó chính là "trường lực hấp dẫn mạnh" (sẽ chứng minh ở phần dưới) . GIẢ THUYẾT THỨ HAI-Bản chất linh hồn-vong ,một trường vật lý đa hệ. Trong vong là một trường vật chất -trường vật lý đa hệ ,tương tự như trường trong vật lý bao gồm :trường hấp dẫn ,điện từ,tương tác ,tương tác yếu (sự phân rã các hạt cơ bản notrino)và tương tác mạnh ,tương ứng với nó là 4 dạng tương tác :hấp dẫn ,điện từ, yêú và mạnh.Các nhà khoa học trong đó có Einstein đã có cố gắng thống nhất chúng thành một trường duy nhất ,thể hiện sự thống nhất của vũ trụ.Hiện nay ,Salam và Weinberg đã thống nhất được trường điện từ và trường tương tác yếu .Còn Trường Vong ? Một lần nữa lại sử dụng thuyết "tương nhân tương ứng"ta sẽ có linh hồn-vong là trường vật lý đa hệ gồm :trường hấp dẫn mạnh,trường từ (hài cốt tựa một nam châm vĩnh cửu) và trường điên từ sinh học.Các trường này tương tác ,ràng buộc lẫn nhau tạo nên trường thế -khung cốt của trường vong (hình dáng của chủ thể)mà không thể nhận biết bằng các giác quan thông thường . GIẢ THUYẾT THỨ BA-linh hồn-vong là trường điện từ sinh học chứa thông tin-trường vốn có của cơ thể sống lưu lại và chừa thông tin sau khi thể xác ngừng hoạt động .trường này tồn tại được là nhờ có giao động điện từ và bức xạ ra môi trường xung quanh lan truyền với tốc độ ánh sáng.Nhà vật lý học người Ba Lan Slawinski phát hiện ra khả năng bức xạ photon cuả cơ thể với cường độ cỡ 10-1000 photon/s/cm2 Khi chết bức xạ này tăng lên gấp 1000 lần.Sự lóe sáng này chính là để tăng năng lượng cho sự "suy sụp hấp dẫn" nói trên ,tăng cường độ Cho trường điện từ tổng của cơ thể con người khi chết .Đó là trường điện từ dạng lưới (khối rỗng)mang hình dáng của chủ thể .Các trường điện từ riêng rẽ sản sinh từ trường tế bào ,mô,màng,gân cơ,lục phủ ngũ tạng ,đặc biệt trường điện từ của hệ thần kinh và bộ não .Tất cả những trường này khi con người còn sống đã là hệ dao động điện trong hệ thống nhất của trường khung .khi chết ,chúng không mất đi mà mà tạo thành những nút của trương tổng(khung) dưới dạng các "hộp đen".Trong đó đáng chú ý là hộp đen của trường điện từ hệ thần kinh,não bộ kịp lưu giữ thông tin của chủ thể qua bộ nhớ của ý thức và tiềm thức trước lúc chết .Đó chính là hình ảnh cấu trúc của "Linh hồn".Vậy linh hồn -vong là một trường vật chất cấu trúc gồm hai phần cơ bản :lol: hần xác-phần cứng chính là lỗ đen với lực hấp dẫn cực lớn và từ trường mạnh .Phần hồn -Phần mềm chính là trường địên từ sinh học mang thông tin.Từ đây ,gọi tắt là trường vong ,tuyệt nhiên không có ý thức như người sống -hiểu như vậy là hoàn toàn mêtín . NHỮNG TÍNH CHẤT CỦA TRƯỜNG VONG Trường vong tuy vô hình với người sống ,nhưng bản chất là trường vật chất ,nên cũng mang tính chất của vật chất . Tính bức xạ điện từ yếu ,mang thông tin của chủ thể (lan truyền với tốc độ ánh sáng ) ,đây chính là phần hồn của hài cốt tồn tại sau khi chết .Nhờ tính chất này mà các nhà ngoại cảm có thể nhận biết và giải mã được một số thông tin từ trường vong (chỉ có được khi cộng hưởng ,không phải là tất cả) . -Tính hấp dẫn cực mạnh ,không phụ thuộc vào không gian thời gian và một số qui luật vật lý khác như tiêu hao ,dẫn truyền ...đây là tính chất tiêu cực ,có hại ảnh hưởng tới sức khỏe người sống khi tiếp cận mồ mả hài cốt . -Tính chất từ ,như giả thuyết 2,trường vong còn là một nam châm vĩnh cửu .Nhờ bản chất này mà có thể nhận biết vị trí mồ mả ,hài cốt ,vong bằng thiết bị cảm ứng mà tác giả thường dùng.với thiết bị đó từ cự li xa 200m hoặc hơn có thể nhận biết vị trí nghĩa địa.Với cự li30-50m có thể nhận biết vị trí có mồ mả,hài cốt ,vong .Nên hai năm qua ,tác giả bài viết này đã xác định được nhiều mồ mả hài cốt ,giúp di rời ,phục vụ xây dựng nhà ở,công trường ,xí nghiệp ... -Tính thống nhất và có thể phân chia :hài cốt là một "nam châm vĩnh cửu" ,một cục nam châm khi đập nhỏ ra ,những mảnh nhỏ vẫn là nam châm và chỉ nam châm mới có tính chất này .Hài cốt cũng tương tự .Nên nếu một bộ phận nào đó của hài cốt bị thất lạc như đốt ngón tay ,ngón chân ,mảnh xương sườn ...thì nó vẫn thể hiệ tính chất từ cuả hài cốt mà thiết bị cảm ứng có thể nhận biết ..Nhờ tính chất này ,tác giả cũng đã tìm cho nhiều gia đình những mẩu xương còn sót lại khi cải táng. -Tính lưu giữ hoặc nhiễm, một tính chất đặc biệt khác của trường vong là tính "nhiễm từ" ra môi trường xung quanh .Thiết bị cảm ứng có thể nhận biết trường vong của người chết tại những vị trí xáy ra sự cố như tai nạn giao thông chết đuối ,treo cổ ...Sau nhiều năm đã trôi qua ,thậm chí kể cả tiểu sành ,ván thôi sau cải táng vẫn lưu giữ một phần trường vong -"trường từ" . -Tính tiêu cực có hại cho sức khỏe người sống,Trường vong được xếp vào loại trường dị thường tiêu cực ,tức là có hại tới sức khỏe con người .Lực hấp dẫn ,từ trường xoáy với với trường lực đủ lớn bức xạ lên mặt đất với phạm vi rộng .Đã là trường hấp dẫn từ trường dị thương cũng tương tự bão từ sẽ tác động có hại nhiều tới hệ thần kinh và hệ tim mạch như đã được cảnh báo . NHỮNG HIỆN TƯỢNG ĐÃ GẶP Ở NƠI CÓ HÀI CỐT -Trong chuyến đi tìm mộ liệt sĩ tập thể của 173 quân giải phóng hy sinh khi tiến đánh cứ điểm Cồn Tiên năm 1967(Theo thông báo của Hội CCB Mỹ) ,khi xác định chính xác vị trí khu mộ ,đồng chí Trần Lương Thanh huyện đội trương huyện đội Gio Linh thắp hương xong vì xúc động đã nằm ôm chặt lấy mặt đất -nơi phía dưới có thi hài các liệt sĩ .Hồi lâu ,không thấy đồng chí Thanh dậy,đồng đội đến vực lên thấy người cứng đơ lạnh toát .Từ đấy về ốm mất nửa tháng . -Đưa địa bàn vào khu vực có hài cốt ,kim chỉ lệch so với trục địa từ và luôn dao động . -khi tiến hành đào kiếm đợt 1 đã gặp 4 hài cốt nằm cách mặt đất từ 0,8 đên 1,2m.Xương màu trắng ẩm mục hiện dần lên trong nền đất màu nâu sẫm .Từ những tấm ảnh chụp có thể nhận ra sự tương tác giữa cơ thể sống và hài cốt trong không gian hẹp-môi trường chứa hài cốt . -Nhiều thử nghiệm chứng tỏ rằng quả trứng có thể đứng vững trên đầu đũa theo hai chiều nằm ngang hoặc đứng ,ở bất kỳ nơi nào ,trong nhà ,ngoài sân ,không nhất thiể phải là nơi có hài cốt .Việc thắp hương khấn trước khi tiến hành cắm đũa đặt trứng cũng không liên qua tới hiện tượng quả trứng đứng được . Giải mã "lưc hút vô hình": "lực hút vô hình chính là "Trường hấp dẫn mạnh" của trường vong theo giả thuyết thứ nhất . Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng một đối tượng quan trọng khi nghiên cứu sự thống nhất giữa lượng tử và hấp dẫn là "lỗ đen" ,vì trong lỗ đen các điều kiện hấp dẫn và lượng tử đều là những điều kiện tới hạn .Quanh lỗ đen có ngững vùng không gian với những tính chất riêng .Vùng ngoài cùng là danh giới tĩnh .Tức là nếu một khối vật chất nào đó lọt vào vùng này thì còn có hy vọng thoát khỏi lực hấp dẫn của lỗ đen và vượt ra ngoài quay theo chiều quay của lỗ đen .Tiếp theo là danh giới có tên là 'chân trời" .Nếu một khối vật chất nào đó rơi vào vùng không gian nằm phía dưới "chân trời" thì lập tức bị hút vĩnh viễn bởi lỗ đen.Tức là mất mọi hy vọng thoát khỏi tai biến này.Lý thuyết này có thể vận dụng vào xem xét cho trường hợp hấp dẫn cùa hài cốt-lỗ đen chứa trường vong. Hiện tượng con người tiếp cận -nằm trên hài cốt (trường hợp đồng chí huyện đội nói trên )trường điện từ sinh học nội thể và trường hỗn hợp ngoại thể (hào quang krilian),trong đó có bức xạ hồng ngoại đã bị lực hấp dẫn của hài cốt hút làm suy giàm sinh khí ,sinh ra cảm lạnh. Mặt khác ,khi nhìn vào đôi tay và bàn chân trong tấm ảnh đang đào hài cốt thấy rất rõ có "luồng sáng"nổi giữa phần cơ thể sống (dương) Với hài cốt dưới mặt đất(âm)-hiện tượng phóng điện trong không gian.Đó chính là sự tương tác giữa lượng tử và hấp dẫn .Tức là một bên là hài cốt -linh hồn(lỗ đen)-trường hấp dẫn ,một bên là lượng tử -số photon(ánh sáng-sóng và hạt của trường điện từ sinh học và bưc xạ hồng ngoại (bước sóng điển hình 0,05mmvới công suất 10-12 w/cm2 ở các đầu ngón tay ngón chân ) cơ thể người sống bức xạ ra . Khi tiếp cận với hài cốt ,các trường này đã bị lực hấp dẫn của hài cốt hút kéo dài ra thành "luồng sáng"(đây là sự lan truyền của của ánh sáng trong không gian cong -vùng chân trời của lỗ đen .lúc này bước sóng bị kéo dãn ra ,tần số giảm đi .Có nghĩa là các trường phát ra từ đôi bàn tay ,chân trong bức ảnh đã rơi vào vùng chân trời của lỗ đen-hài cốt. Tương tự ,hiện tượng quả trứng đứng trên đầu đũa chỉ là hiện tượng bình thường theo qui lụt vật lý cơ học ,miễn là đặt sao cho thăng băng ,đúng trọng tâm (giống như đi xiếc trên dây)...nhưng có hai vấn đề khác nảy sinh đáng quan tam là thời gian là thời gian đặt quả trứng hay các vật khác trên đầu đũa ở vị trí có hài cốt và không có hài cốt diễn ra khác nhau .Tất cả người tham gia thử nghiệm đều có nhận xét chung là "hình như có một lực hút vô hình nào đó hút và kéo tay cùng quả trứng xuống phía đưới khi đũa cắm đúng vị trí có hài cốt .Nếu không phải vị trí có hài cốt ,tuy trứng đứng được nhưng thao tác có cảm giác lỏng lẻo.Đây là điều thực sự có ý nghĩa và giá trị của phương pháp cũng như cần được nghiên cứu tiếp ,bởi "cảm giác có lực hút "và thời gian đặt nhanh hơn chính là dấu hiệu mách bảo ở dưới có hài cốt . Trên đây là những hiện tượng mà tác giả đã gặp trong thực tế ,hoàn toàn phù hợp với các giả thuyết mới về bản chất của trường vong -linh hồn do chính tác giả nghiên cứu ,nhìn nhận dưới góc độ khoa học ,xin được cung cấp để bạn đọc cùng tham khảo và suy ngẫm . Nguồn : Thegioivohinh.net
-
Giai thoại nhà chú Hỏa Tọa lạc tại số 97, đường Phó Đức Chính, Q1, TPHCM trải qua bao thời gian, tòa nhà vẫn sừng sững với dáng dấp cổ kính, tĩnh lặng, thâm u, càng làm cho những giai thoại về chủ nhân và ngôi nhà thêm phần huyền hoặc. Dù nay đã là trụ sở Bảo tàng Mỹ thuật thành phố nhưng ngôi nhà vẫn chất chứa rất nhiều điều bí ẩn, gợi tò mò bởi nó gắn liền với nhiều huyền thoại cùng tên tuổi một đại phú người Hoa lừng lẫy của Sài Gòn trăm năm về trước. Đó là chú Hỏa, một trong tứ đại hào phú lừng lẫy của Sài Gòn xưa mà dân gian từng tôn vinh: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ - Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương - Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường - Lý Tường Quan và chú Hỏa - Hui Bon Hoa). Tuy xếp thứ tư nhưng chú Hỏa là người có nhiều huyền thoại và để lại nhiều dấu ấn nhất, trong đó phải kể đến tấm lòng không chỉ thu vén cho riêng mình mà còn biết hướng tới cộng đồng của ông, “tuy làm giàu cho mình đã đành, nhưng cũng giúp ích rất nhiều cho sự mở mang thạnh vượng kinh tế miền Nam” (Vương Hồng Sển - Sài Gòn năm xưa, phần VII: Nhơn vật Hoa kiều) Chú Hỏa - Hui Bon Hoa, hay như nhiều người Sài Gòn cũ vẫn gọi thân mật là chú chệt Hứa Bổn Hòa, gốc người Minh Hương - nhóm người Hoa rời bỏ Trung Quốc di cư sang nước ta khi triều đình Mãn Thanh tiêu diệt nhà Minh - được chúa Nguyễn cho định cư ở Nam bộ từ thế kỷ 17. Tương truyền, từ hai bàn tay trắng với một gánh ve chai trên vai, chú đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy khiến cho người đời sau còn nhắc nhớ. Vua nhà đất Cổng chính vào Bảo tàng Mỹ thuật. “Đi tàu chú Hỷ, ở nhà chú Hỏa” là câu truyền khẩu nổi tiếng của người Sài Gòn xưa. Nếu như chú Hỷ là ông “vua tàu bè” có tàu Thông Hiệp chạy khắp Nam kỳ - Lục tỉnh lúc bấy giờ thì chú Hỏa là ông “vua nhà đất” với gia sản ước trên 20.000 căn nhà phố khắp khu vực Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn. Ông thành lập Công ty Hui Bon Hoa và các con, cực thịnh vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có những đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng thành phố Sài Gòn. Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển: “Hui Bon Hoa có nhiều con cháu luôn luôn hòa thuận, gia tài giữ nguyên vẹn không chia phần manh mún, chỉ cùng nhau chia lợi tức, và mỗi khi cần dùng số tiền to tát thì người trong họ phải xin chữ ký của người trưởng huynh, khi ấy ngân hàng mới phát bạc. Nhờ giữ gìn có phương pháp cho nên sự nghiệp Hui Bon Hoa ngày càng đồ sộ thêm mãi, không sứt mẻ mảy may nào. Sơ khởi, chú Hỏa nghe đâu hùn hiệp với một người Pháp bao thầu khuếch trương các tiệm cầm đồ (Mont de piété) trong Nam Kỳ. Hiện nay phố xá Sài Gòn một phần lớn là của Công ty Hui Bon Hoa làm chủ. Nhưng công ty này được tiếng là “rất biết điều” và không eo xách, làm khó người mướn phố”. Không chỉ xây các dinh thự hoành tráng cho gia đình mình, chú Hỏa còn xây những dãy phố, cùng hàng loạt các công trình dân dụng dành cho cộng đồng như bệnh viện, chùa chiền… Trong số các công trình tiêu biểu vẫn được sử dụng cho đến ngày nay có Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, Nhà khách Chính phủ, chùa Kỳ Viên, khách sạn Palace - Long Hải… Majestic là khách sạn đồ sộ bậc nhất thời ấy, được thiết kế theo đồ án của một kiến trúc sư người Pháp. Cũng như Bảo tàng Mỹ thuật hay Nhà khách Chính phủ, Majestic xây dựng theo phong cách Baroque rất được ưa chuộng thời bấy giờ và ngay cả hiện nay, nó mang dáng vẻ kiến trúc cổ châu Âu thời phục hưng, cổ kính và sang trọng bậc nhất Sài Gòn ngay khi xây xong vào năm 1925. Mua ve chai nhặt được vàng Phía trên cổng vẫn còn logo với chữ “H.B.H” – Hui Bon Hoa. Đó là giai thoại được kể nhiều nhất khi nói về chú Hỏa, trong đó có nhiều điểm trùng nhau, ví dụ sinh thời chú Hỏa làm nghề mua bán ve chai. Nhiều người kể, có dịp vào nhà chú Hỏa lúc trước giải phóng đã nhìn thấy đôi quang gánh đặt trong tủ kính, chưng giữa nhà như vật vừa trang trí, vừa là kỷ niệm thuở hàn vi. Rất nhiều người kể, trong một lần thu mua ve chai, chú Hỏa nhặt được cả túi vàng nằm trong một chiếc ghế nệm cũ; người khác nói chú mua được bức tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng. Còn theo một số người khác, khi lê la hầu như khắp Sài Gòn - Chợ Lớn để thu mua những thứ bỏ đi của thiên hạ, chú Hỏa đã mua trúng đồ cổ, “chú thạo chữ Hán nên biết trong đám đồ người ta vứt ra có đồ cổ từ thời Nguyên, đời Thanh, thậm chí từ đời Hán”. Một giai thoại nữa cho rằng chú Hỏa rất rành về phong thủy nên đã an táng mộ cha đúng long mạch nên làm ăn phát đạt. Số khác cho rằng chú vốn dòng dõi nhà Minh, do ly loạn nên tạm chôn giấu của cải để lánh thân, về sau chú trở lại quê nhà Trung Quốc, đào số của cải gia bảo ấy lên mang sang làm vốn hùn hạp làm ăn với người Pháp rồi dần dà phát đạt. Số khác lại cho rằng vào thời ấy chú đã là… đại lý ve chai, khấm khá, chú chuyển sang mở tiệm cầm đồ, một mặt mua đất cất nhà bán hoặc cho thuê. Nói theo ngôn ngữ bây giờ thì chú là “trùm nhà đất”, mà “kinh doanh bất động sản thì thời nào chả chóng phất” - nhiều người bình luận. Một giả thuyết khác cho rằng chú Hỏa đã làm việc với một chủ người Pháp, nhờ tính siêng năng lại thật thà nên ông chủ Pháp thương, giúp chú vốn liếng mở tiệm cầm đồ và buôn bán. Các giai thoại trên đều mơ hồ nhưng có một thực tế ít ai đề cập đến đó là ngoài sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, chú Hỏa còn có một đầu óc kinh doanh siêu hạng. Không chỉ nổi tiếng trong nước, bấy giờ, chú Hỏa còn lừng lẫy khắp Đông Dương không chỉ bởi gia sản kếch sù mà còn bởi sự thức thời. Chú có hơn chục người con thì hầu hết được cho đi du học tại các nước lớn như Anh, Pháp, Đức, Nhật… Được biết, các con chú ai nấy đều học hành thành đạt, mỗi người đều được nhập quốc tịch, được lưu lại làm việc ở nước sở tại. Dinh thự có 99 cửa Nằm ở khu tứ giác đắc địa của Sài Gòn là Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình, hiện tòa nhà được dùng làm Bảo tàng Mỹ thuật thành phố. Từ trước 1975 đã có rất nhiều lời đồn đại, cho rằng ngôi nhà này có… ma! Nhiều người kể đã nhiều lần nhìn thấy bóng trắng thấp thoáng lướt đi qua các dãy hành lang trong đêm khuya, người khác khẳng định đã nghe hồn ma đêm đêm hiện về gào khóc. Giai thoại ngày càng nhiều, đến nỗi trước 1975 có cả một bộ phim tựa đề “Con ma nhà họ Hứa” (hãng phim Dạ Lý Hương, đạo diễn Lê Mộng Hoàng), gắn liền với tên tuổi của các ngôi sao màn bạc VN thời bấy giờ như Bạch Tuyết, Thanh Tú, Dũng Thanh Lâm, Thanh Việt, Tùng Lâm, Năm Sa Đéc… Bộ phim gây tiếng vang lớn, là một trong những bộ phim ma đầu tiên của điện ảnh VN, dù kỹ thuật “nhát ma” của ta lúc ấy được xếp vào hạng… thô sơ. Tòa nhà vốn là dinh thự chính của chú Hỏa, được thiết kế rất đẹp và độc đáo theo phong cách Art - déco, kiểu dáng kiến trúc cổ hòa hợp giữa hai trường phái xây dựng Á-Âu, tường nhà được đúc kiên cố, dày từ 40-60cm. Ngôi nhà hiện đã trên trăm tuổi, được xây dựng vào những năm 20 của thế kỷ trước. Tương truyền khi thiết kế, dinh thự này có một trăm cửa lớn, cửa nhỏ và cửa sổ. Thế nhưng, Toàn quyền Đông Dương khi duyệt thiết kế đã bắt chủ nhân bỏ đi một cửa và không được mở cổng chính với lý do cổng này to hơn cổng Dinh toàn quyền, vậy nên hiện nay dinh thự chỉ có chín mươi chín cửa. Mặt bằng tổng thể khối nhà hình chữ U, cấu trúc bên trong tòa nhà hiện bao gồm: tầng hầm dành cho khối văn phòng làm việc; tầng trệt dành cho các gallery hoạt động triển lãm và kinh doanh tranh như Không Gian Xanh, Lạc Hồng, Nhật Lệ, Spring…; lầu 1 là nơi trưng bày tranh tượng mỹ thuật; lầu 2 trưng bày các đồ gốm sứ, thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chính thức thành lập từ năm 1987, và đưa vào hoạt động năm 1992, cho đến nay số hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP đã lên đến gần 20.000, trên diện tích hơn 4.000m2, đây là nơi lý tưởng để tổ chức các hoạt động triển lãm và sinh hoạt văn hóa nghệ thuật. Kỳ II: “Hồn ma” trong ngôi nhà cổ Cũng như chuyện chú Hỏa xuất thân ra sao và vì đâu trở nên giàu có lạ thường, chuyện về “hồn ma” trong dinh thự chú Hỏa cũng có nhiều giai thoại huyền hoặc chẳng kém... Giai thoại Căn phòng này, theo nhiều người, là căn phòng trước kia con gái chú Hỏa ở. Ảnh: S.P Vào thời ấy, ngoài bộ phim “Con ma nhà họ Hứa” do đạo diễn Lê Mộng Hoàng thực hiện trước 1975, đã có không ít sách báo và cả sân khấu cũng không bỏ lỡ cơ hội khai thác đề tài này bên cạnh những câu chuyện truyền khẩu góp phần làm cho sự thật càng thêm mờ mịt. Theo những lời đồn đại, chú Hỏa có hàng chục người con trai nhưng con gái thì chỉ có một, lại rất xinh đẹp nên chú đặc biệt cưng chiều. Bỗng nhiên, không còn ai thấy cô con gái ấy xuất hiện nữa. Từ đó, vào những đêm khuya thanh vắng, từ trong tòa nhà vẳng ra tiếng kêu khóc thảm thiết. Rồi một sáng, người Sài Gòn giở nhật trình ra, ngỡ ngàng thấy có mẩu tin chú Hỏa đăng cáo phó báo con gái mất. Mẩu tin còn cho biết do con gái bị bạo bệnh ra đi bất đắc kỳ tử, lại nhằm vào giờ trùng nên tang lễ chỉ làm sơ sài, thi hài sẽ được đưa đi an táng tại khu đất thuộc Long Hải, cạnh ngôi biệt thự nghỉ mát của gia đình. Từ đó, dư luận bắt đầu đồn đại dữ dội, không ít người quả quyết đã tận mắt thấy “hồn ma” con gái chú Hỏa đêm đêm xuất hiện trong khu nhà gào rú, khóc than. Người khác bảo thấy có bóng áo trắng, tóc xõa, phất phơ lướt đi trong đêm, dọc hành lang, qua những cửa sổ để ngỏ (dinh thự chú Hỏa đặc biệt có rất nhiều cửa sổ). Một hôm, đám người hiếu kỳ vồ lấy một anh thợ được thuê vào dinh thự sửa chữa điện, rồi cùng toát mồ hôi lạnh khi nghe anh này kể về một căn phòng rất đặc biệt trên tầng cao nhất. Phòng rất đẹp và đầy đủ tiện nghi nhưng lại rất giống một phòng giam bởi sự kiên cố và bí hiểm bao trùm. Cửa ra vào phòng này có khoét một ô nhỏ và anh thợ điện quả quyết đã nhìn thấy người làm rón rén truyền khay thức ăn qua ô cửa nhỏ đó… Các câu chuyện được dịp bùng nổ. Người bảo con gái chú Hỏa còn sống, người bảo đã chết, người nói cô con gái ấy còn sống nhưng cũng như đã chết vì bị tâm thần… Về ngôi biệt thự ở Long Hải, người ta tiếp tục đồn rằng tất cả những người làm của tiểu thư lúc còn sống đều được chuyển tới Long Hải để phục dịch cho… người chết. Thời gian sau, các tờ báo lá cải Sài Gòn lúc đó lại đưa tin: vì hám của (người Hoa thường chôn theo người chết nhiều của cải), nên vào một đêm, hai tên trộm lẻn vào quật mồ con gái chú Hỏa và họ thấy quan tài trống rỗng… Một quyển sách có tựa đề “Ngôi mộ cổ nhà họ Hứa” khá phổ biến trên văn đàn người VN tại hải ngoại, của tác giả Phạm Phong Dinh lại viết: cô con gái chú Hỏa tên thật là Hứa Tiểu Lan, mất vì bệnh nan y, được chôn cất trong ngôi mộ cổ cạnh nghĩa trang Biên Hòa. Một hôm có anh thương binh tên Tính, tình cờ đi lạc vào khu nghĩa trang. Đoạn này, sách mô tả: “Dưới ánh trăng mờ, Tính trông thấy một cái bóng trắng đang đi vòng quanh những nấm mồ, tà áo dài bay phất phới theo từng cơn gió đùa. Một con cú đang đậu trên chòm cây cao su rúc lên một tràng dài kinh dị. Có lẽ nó đã trông thấy chiếc áo trắng ma quái chập chờn giữa những nấm mồ hoang...”. Sự thật? Chú Hỏa có cô con gái đang độ tuổi thanh xuân, đột nhiên mắc bệnh nan y mà y học lúc đó phải thúc thủ. Chú Hỏa mặc dù tài sản vô số, cũng đành bất lực nhìn con gái chịu đau đớn về thể xác và tinh thần. Vì con gái cứ gào khóc đêm đêm và tự hành hạ, hủy hoại mình khiến xuất hiện quá nhiều lời đồn đại. Chú Hỏa buộc phải nhốt con gái trong một căn phòng kín và sai gia nhân chăm sóc nhưng tiếng kêu than đau đớn của cô gái nhiều khi không cách gì kìm hãm đã vượt thoát qua những bức tường dày của ngôi dinh thự, làm kinh hồn những người bất chợt nghe thấy, nhất là trong những đêm khuya. Đôi lần, khi những người làm bất cẩn, cô gái lập tức thoát ra khỏi căn phòng, hình hài tiều tụy, tóc tai xõa xượi, bù rối, cười cười khóc khóc chạy khắp các dãy hành lang… Càng về sau, khi những lời xầm xì làm ảnh hưởng đến chuyện làm ăn kinh doanh và uy tín của cả gia đình, dù rất đau đớn, chú Hỏa một mặt cáo phó cho con gái, mặt khác kín đáo đưa con gái về nghỉ dưỡng tại khu biệt thự ở Long Hải (sau này là khách sạn Palace trên bãi biển thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu), sai người tiếp tục trông nom, chăm sóc cho đến ngày cô gái ấy thực sự qua đời tại nơi này. Thế nhưng, con người thành đạt và giàu có vốn rất giỏi suy tính ấy ít nhất đã tính sai trong việc đánh lừa dư luận bởi sau đó những lời đồn đãi còn dữ dội hơn và ngày càng đi quá xa. Và, trong vô số các mẩu chuyện huyễn hoặc, câu chuyện trên có lẽ gần sự thật hơn cả. Thế nhưng, cũng theo nhiều người, mọi sự thật về chú Hỏa và con gái chú đã theo chú xuống mồ. “Con ma nhà họ Hứa” trở lại? Ngôi nhà có “hồn ma” con gái chú Hỏa nay đã được dùng làm nơi triển lãm, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, hàng ngày mở cửa đón khách trong và ngoài nước đến tham quan. Diện mạo mới cùng sự ngăn nắp, sang trọng và không khí nghệ thuật ngập tràn đã đẩy lùi vẻ thâm u của dinh thự và phần nào đẩy lùi những giai thoại huyền hoặc chất chứa đầy màu sắc mê tín vào quá khứ. Nhưng, trong một chuyến về nước, đạo diễn Lê Hoàng Hoa - một đạo diễn say mê làm phim kinh dị hiện đang sinh sống tại Ba Lan - đã hâm nóng sự quan tâm của mọi người về đề tài “hồn ma con gái chú Hỏa”. Ông dự kiến sẽ làm bộ phim kinh dị với tựa đề “Con ma nhà họ Hứa trở về” với các diễn viên Nguyễn Chánh Tín, Lê Khanh, Thúy Hằng... Bối cảnh được tiết lộ sẽ quay tại Đà Lạt (trong một ngôi biệt thự rất nổi tiếng bởi lâu nay chịu cảnh hoang phế cũng vì lời đồn đoán có… ma!). Chưa biết chuyện phim sẽ khai thác đề tài này ở góc độ nào nhưng theo nhận định của một số người trong nghề, chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của khán giả bởi sự hấp dẫn, gợi tò mò vốn có của câu chuyện mang đầy màu sắc ly kỳ này. Kỳ III: Đi tìm ngôi mộ chú Hỏa Khi còn sống đã có không ít giai thoại ly kỳ về bản thân, về gia đình và về ngôi nhà rất đặc biệt của mình; khi mất, chú Hỏa lại gây tò mò bởi những bí ẩn tiếp nối về nơi mình được chôn cất. Vì sao? Những chiếc lá tìm về cội Tháng 7-2006, vài thành viên trong dòng họ Hui Bon Hoa từ Pháp trở về, mục đích thăm lại cảnh trí cũ, mồ mả cha ông và tìm hiểu lịch sử gia đình. Họ ngụ tại khách sạn Majestic, “Nơi ông cố của chúng tôi đã xây dựng từ thập niên 20 của thế kỷ trước, với sự giúp sức của một kiến trúc sư người Pháp và hoàn tất vào năm 1925. Hiện trang web của khách sạn, ở phần lịch sử cũng có ghi, tuy sai một chút ở tên ông tôi” - một thành viên trong đoàn tên Eddie Hui-Bon-Hoa - cho biết. Tháng 4-1975, Eddie theo gia đình sang Pháp khi còn trong bụng mẹ. Những thành viên trong dòng họ Hui Bon Hoa ghé thăm ngôi nhà lừng lẫy của dòng họ và tỏ ý hài lòng thấy nơi đây giờ trở thành một bảo tàng lớn của thành phố. “Có lẽ đây là thay đổi tốt nhất đối với ngôi nhà bởi chúng tôi luôn có thể vào tham quan và chí ít chúng tôi cũng có thể biết được tình trạng bảo quản nó” - Eddie chia sẻ. Có thể điều duy nhất khiến họ không hài lòng là nhìn thấy một sân chơi cầu lông thô sơ ngay giữa khoảng sân đẹp nhất của ngôi nhà, ít nhiều phá đi màu sắc và không gian tổng thể, đồng thời làm vơi đi vẻ cổ kính và mỹ quan của một bảo tàng. Bà Nguyễn Thị Đức, Giám đốc bảo tàng đã tiếp đón các thành viên gia đình Hui Bon Hoa một cách thân tình và cử người tháp tùng đoàn trong các chuyến tham quan. “Các thành viên đều thuộc đời cháu của chú Hỏa, họ lại sống ở nước ngoài khá lâu nên ký ức về gia đình trước đây không còn nhiều, dù chúng tôi có ý tìm hiểu” - bà Đức cho biết. Bí ẩn bao trùm Rất nhiều người cao tuổi vẫn còn nhớ, khi mất chú Hỏa đã được gia đình an táng ở khu vực gần núi Chiêu Thái (nay là núi Châu Thới). Họ nói chú Hỏa đã xem phong thủy rất kỹ mới chọn khu vực này, vì đó là nơi có long mạch hiếm thấy, thích hợp làm nơi an nghỉ, đồng thời con cháu nhiều đời sau nhờ đấy mà làm ăn thịnh vượng. Nơi đây có 2 ngọn núi thấp (Bửu Long và Long Ẩn), là nơi “rồng ngủ”. Nếu quan sát từ trên cao sẽ thấy ngôi Bửu Long cổ tự kết hợp cùng các gò đống lồi lõm uốn quanh, cấu thành hình một con rồng khổng lồ, nằm vắt ngang qua lưu vực sông Phước Long (ấp Tân Lại, xã Tân Thành). Địa danh Bửu Long và Long Ẩn ra đời từ đây và cũng không phải ngẫu nhiên mà tên gọi các địa danh quanh đây đều có chữ “Long” như Phước Long, Long Phước, Long Khánh, Long Tân, Bình Long, Long Hưng, Long Bình… Theo đó, núi Long Ẩn là đầu rồng, chuỗi gò đống nối dài kể trên là mình rồng uốn khúc và núi Châu Thới phía Nam là đuôi rồng vểnh cao. Đầu rồng quay về hướng Bắc, ngậm “trái châu” là khu vực Bình Điện. Cũng theo những người cao tuổi, tâm nguyện của chú Hỏa là được quay đầu về phương Bắc cố quốc. Hài cốt chú Hỏa nằm ở đâu trong những ngôi cổ mộ này? Từ những thông tin rất sơ sài trên, chúng tôi đi tìm lại ngôi mộ của chú Hỏa. Từ chân lên đến tận đỉnh núi Châu Thới có một số ngôi mộ cổ, đơn sơ lẫn hoành tráng nhưng được biết trong đó không có mộ của chú Hỏa. “Ngược trở lại khoảng 1 cây số về hướng Bình Dương, nơi có một con dốc mang tên chú Hỏa, quẹo tay phải, vào chừng vài trăm mét, tiếp tục hỏi thăm những người dân nơi đó là ra” - một người chạy xe ôm cho biết. Dốc chú Hỏa thuộc quốc lộ 1K (đường Kha Vạn Cân cũ), xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Quẹo vào một con đường đất hẹp, bên cạnh lò thiêu xác công nghệ cao khá quy mô là một nghĩa trang cũ của người Hoa với bạt ngàn mồ mả rất đặc trưng. Mộ chú Hỏa không nằm trong khu vực ấy. Một nhân viên khu lò thiêu chỉ dẫn: “Vào nhà dân mà hỏi, vì hình như người ta đã… xây nhà lên mộ của ông ta” (!). Hỏi thăm vài người dân quanh đấy, lạ sao ai cũng cho biết “mộ chú Hỏa nằm đâu đó trong khu vực dân cư này” - họ nói - nhưng hầu như chẳng ai biết nơi chính xác. Tại khu nhà khá lụp xụp, có vẻ như là khu dân cư mới với nhiều ngôi nhà vừa cất mới toanh, đường đất, rào thưa trồng râm bụt, một người đàn ông trung niên hỏi lại chúng tôi: “Lăng và mộ chú Hỏa nhiều lắm, bốn năm cái, muốn tìm cái nào?” (?!). Những người khác góp chuyện: “Không hiểu sao nhiều người đi tìm mộ chú Hỏa thế nhưng hình như chưa ai biết đích xác nó ở đâu”. Một người khác chỉ “Ở đây”; người khác nữa nói “Ở kia”; thêm vài người chêm vào: “Đó chỉ là mộ giả, mộ rỗng thôi. Mộ thật không ai biết hết”. Hài cốt chú Hỏa vẫn còn tại VN? Cuối cùng, chúng tôi cũng tìm ra ngôi nhà của một người cháu chú Hỏa, tên Lương, đang ngụ tại chính khu vực này, ở phía tận cùng của một con hẻm nhỏ, vắng. Ngôi nhà trệt to, gần như to nhất xóm và đẹp, xung quanh có vườn rộng trồng nhiều cây trái và nuôi nhiều chó dữ. “Ông Lương không có nhà” - vợ và con ông nói với qua cổng rào. Bà còn cho biết ông Lương lãng tai, rất khó tính và không thích tiếp khách, do trước đây có nhiều người nhận là con cháu xa, lân la hỏi thăm mộ chú Hỏa. Thế nhưng khi ông Lương truy nguồn gốc, lai lịch thì họ đều ấm ớ. Bà cho biết mộ chú Hỏa đang ở tận bên… Tàu. Chúng tôi hỏi, vậy con cháu chú Hỏa vừa từ Pháp về thăm mộ ai? Bà Lương lại nói họ đã bốc hài cốt chú Hỏa và mang theo về Pháp rồi (!). Và bà nói những cái mộ nằm lẫn trong nhà dân là mộ của các chú Mười Một, Mười Hai… (con thứ 11, 12 của chú Hỏa - PV). Chú Hỏa và gia đình ông cố tình tạo nhiều ngôi mộ giả nhằm đánh lạc hướng dư luận? Thực chất có thể chú Hỏa vẫn nằm lại Việt Nam, đầu hướng về cố quốc, như tâm nguyện trước lúc vĩnh viễn ra đi, mang theo mình những bí ẩn và huyền thoại chưa bao giờ ngớt xôn xao. Một nhà nghiên cứu lịch sử thành phố cho biết, sở dĩ cho đến nay hầu như không ai biết thực chất chú Hỏa hiện đang “nằm” ở đâu, rất có thể bởi 2 lý do sau: 1. Do phong tục, người Hoa thường táng theo người chết nhiều đồ quý giá. Người lừng lẫy như chú Hỏa không thể không chôn theo nhiều báu vật. Nếu suy luận này đúng sẽ không ít kẻ chực chờ để đào trộm mồ mả chú, mong vớ bở. 2. Nơi chôn cất chú Hỏa nếu được xem như “long mạch” theo địa lý, phong thủy thì con cháu rất sợ để người ngoài biết, long mạch bị chạm sẽ gây bất ổn cho gia đạo.
-
Kính gửi Lão Nông. Cháu tên Lê bá Trung sinh ngày 2/3/1986 sinh lúc 12h5 buổi trưa. Kính mong Lão Nông xem giúp dùm cháu.Thành thật cám ơn Lão Nông rất nhiều.
-
Thuyết Âm Dương - Ngũ Hành xuất phát từ Kinh Dịch cổ. Nguồn gốc của thuyết này là từ một mô hình tối cổ về các con số gọi là Hà Đồ. Tương truyền do trời ban cho vua Phục Hy, một ông vua thần thoại của Trung Hoa, cách đây khoảng 4000 năm. Khi Ngài đi tuần thú Phương Nam, qua sông Hoàng Hà, bỗng thấy một con Long Mã hiện lên, trên lưng nó có những chấm đen trắng. Khi về Ngài mới phỏng theo mà vẽ lại thành một bảng ký hiệu 10 số đếm bằng các chấm đen và trắng, xếp thành hai vòng trong và ngoài, theo đúng 4 phương: Nam, Bắc, Đông, Tây. Ở chính giữa là hai số 5 và 10. Ngài gọi là Hà Đồ, tức là bức đồ trên sông Hoàng Hà (chỉ là hình vẽ chứ không có chữ vì sự phát minh thuộc thời chưa có chữ viết). Bảng Hà Đồ chia 10 số đếm thành 2 loại số đối xứng nhau: Số Dương, số Cơ, số Trời: 1, 3, 5, 7, 9 (chấm trắng). Số Âm, số Ngẫu, số Đất: 2, 4, 6, 8, 10 (chấm đen). Số Sinh: 1, 2, 3, 4, 5. Số Thành: 6, 7, 8, 9, 10. Tuy nhiên, trong Hà Đồ không phải chỉ có Âm Dương, bởi vì chỉ riêng cơ chế Âm Dương thì không đủ giải thích mọi biến thiên phức tạp của vũ trụ. Trong đồ hình còn có cả nội dung tương tác của 10 số đếm, thông qua sự định vị 5 con số đầu tiên là 5 con số Sinh, đại diện cho 5 yếu tố vận động trong vũ trụ, đã được ghi rõ trong bài ca quyết: Thiên nhất sinh Thủy, Địa lục thành chi. Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi. Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi. Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi. Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi. Nghĩa Là: Số Trời 1 sinh Thủy, thành số Đất 6. Số Đất 2 sinh Hỏa, thành số Trời 7. Số Trời 3 sinh Mộc, thành số Đất 8. Số Đất 4 sinh Kim, thành số Trời 9. Số Trời 5 sinh Thổ, thành số Đất 10. Như vậy Ngũ Hành đã được định cùng với 5 cặp số Sinh Thành ra chúng, có vị trí Tiên Thiên theo đúng các hướng của các cặp số: 1-6: Hành Thủy, phương Bắc. 2-7: Hành Hỏa, phương Nam. 3-8: Hành Mộc, phương Đông. 4-9: Hành Kim, phương Tây. 5-10: Hành Thổ, ở Trung Tâm. Ngũ Hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ khi tương tác lẫn nhau cũng phải theo cơ chế hai chiều đối xứng là Âm và Dương, tức cơ chế Tương Sinh và Tương Khắc. Đây là tinh thần căn bản của thuyết Ngũ Hành. Theo đó cứ hai Hành đứng kề cận nhau thì sinh cho nhau, luân chuyển mãi không ngừng, các Hành cách nhau thì khắc chế nhau, và cứ thế mà luân lưu mãi, biểu thị cho triết lý cao siêu của sự đổi thay, biến dịch của vũ trụ tự nhiên. Hành Mộc gọi là Phu Hòa, vì nó phân bố ra khí ôn hòa làm cho vạn vật được nẩy sinh tươi tốt. Hành Hỏa gọi là Thăng Minh, có nghĩa là bừng sáng, có khí thịnh trưởng làm cho vạn vật được phát triển. Hành Thổ gọi là Bị Hóa, vì nó đầy đủ khí hóa sinh vạn vật, làm cho vạn vật được đầy đủ hình thể. Hành Kim gọi là Thẩm Bình, vì nó phát ra khí yên tĩnh, hòa bình, làm cho vạn vật kết quả. Hành Thủy gọi là Tĩnh Thuận, vì có khí tĩnh mà nhu thuận làm cho vạn vật được bế tàng, gìn giữ. Quan hệ tương sinh nghĩa là giúp cho nhau lớn hoặc sinh ra nhau. Quan hệ tương khắc là ức chế, làm thiệt hại nhau, nhưng phải biểu hiện cái ý quân bình và giữ gìn lẫn nhau giữa các Hành. Quan hệ tương sinh và tương khắc nếu thái quá lại làm cho sự biến hóa bị trở ngại khác thường thành ra thái quá hoặc bất cập. Hành Mộc bất cập được gọi là Ủy Hòa, nghĩa là thiếu khí ôn hòa sẽ làm cho vạn vật rũ rượi, không phấn chấn. Hành Hỏa bất cập được gọi là Phục Minh, nghĩa là thiếu khí ấm áp làm cho vạn vật ảm đạm, không sáng. Hành Thổ bất cập gọi là Ty Giám, nghĩa là không có khí hóa sinh, sẽ làm cho vạn vật yếu ớt, không có sức. Hành Kim bất cập gọi là Tòng Cách, nghĩa là không có khí thu liễm, làm cho vạn vật trở nên mềm giãn, không có sức đàn hồi. Hành Thủy bất cập gọi là Hạc Lưu, nghĩa là không có khí phong tàng dấu kín, làm cho vạn vật bị khô queo. Hành Mộc thái quá thì gọi là Phát Sinh, do sự khuếch tán khí ôn hòa quá sớm, làm cho vạn vật sớm phát dục. Hành Hỏa thái quá gọi là Hách Hy, do khuếch tán hỏa khí mãnh liệt, làm cho vạn vật nóng nảy chẳng yên. Hành Thổ thái quá gọi là Đơn Phụ, do có khí nồng hậu rắn chắc, làm cho vạn vật không thể thành hình. Hành Kim thái quá gọi là Kiên Thành, do có khí cứng cỏi làm cho vạn vật ngay thẳng, không có sức nhu nhuyễn. Hành Thủy thái quá gọi là Lưu Diễn, do có khí đầy tràn làm cho vạn vật phiêu lưu không thể về chỗ. Do đó 2 hệ thống tương sinh và tương khắc không tồn tại đơn độc, biệt lập. Trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh và ngược lại, để vạn vật cùng tồn tại và phát triển. Bởi vì vũ trụ không thể có sinh mà không có khắc, không thể có khắc mà không có sinh. Không có sinh thì vạn vật không nảy nở, không có khắc thì sự phát triển quá độ sẽ có hại. Nguồn : thegioivohinh.net
-
“Lọat bài về Bát quái đã được tác giả trình bày trong một buổi học tập hằng tuần của các Cảm xạ viên do giáo sư Humeau hướng dẫn, vào tháng 1- 1973 tại trụ sở Hội Cảm xạ học Saint Germain des Prés (Ba lê). Sau này tập san Radiesthésie Magazin của nghiệp đòan Cảm xạ viên tại Pháp đã phổ biến (từ số 170 tháng 1 - 2 – 3 năm 1974). Rất được giới Cảm xạ học Âu Châu hoan nghinh, chúng tôi xin trích dịch ra đây hầu quý bạn”. Cảm xạ Kim Hoàng Sơn BÁT QUÁI VÀ KHẢ NĂNG CẢM XẠ Nếu bạn đi một vòng tại một quốc gia nào ở Đông – Nam Á Châu thì bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy biết bao nhiêu nhà treo Bát quái lênđầu cửa ra vào. Tại Nam Việt Nam chúng tôi ước lượng khỏang 90% nhà sử dụng Bát quái, từ túp lều tranh nhỏ cho đến ngôi biệt thự tráng lệ. Có thể là một chiếc Bát quái nhiều màu, mua với giá vài trăm bạc hoặc là một chiếc gương soi mặt. Thường thường người ta treo Bát quái trước nhà là vì tính cách mê tín dị đoan cho rằng Bát quái có thể xua đuổi được những ma qủy và mọi ảnh hưởng xấu xa từ nhà trước mặt đưa đến. Việc sử dụng Bát quái đã trở thành một cái “mốt” và có thể là chủ nhà không để ý đến nó và không nhận định được sự ích lợi của Bát quái treo trước cửa. Chắc chắn rằng ông bà chúng ta ngày xưa là những người đầu tiên đã dùng đến Bát quái, thế nào cũng có những lý thuyết và phương pháp vững chắc về công dụng Bát quái.Tiếc thay là bây giờ không còn một dấu vết gì về kỹ thuật sử dụng Bát quái để cho hữu hiệu và lọai bỏ những sự nhầm lẫn cố hữu. Phạm vi bài này không cho chúng ta nói dài giòng về sự ích lợi của Bát quái đã từ lâu công nhận trên quê hương chúng tôi. Trước hết chúng ta hãy nghiên cứu những ảnh hưởng của các kiến trúc đầy chướng ngại vật đối diện với căn nhà bạn ở. Chúng ta chắc không ai chối cãi sự hiện diện của những “Sóng hình thể” (Ondes de forme) mà Chauméry, Bélizal và Enel đã nói đến rất nhiều như năm 1945. Như vậy thì tự nó, khối lượng của một mái nhà cũng phát sinh ra những chấn động hình thể đặc biệt như trường hợp thường xảy ra tại Việt Nam thì ảnh hưởng lại càng tai hại hơn nữa cho những ai gánh chịu. Trường hợp một căn nhà cất ngay tim một con đường thẳng dài. Có hay không có xe cộ chạy trục lộ đâm ngay vào tim nhà, thì lại càng nguy hiểm hơn nữa và không thể chấp nhận được. Bất luận từ đâu đến, ảnh hưởng tổng hợp của tất cả các mục tiêu đối diện nhà bạn ở, là tạo ra một chấn động màu sắc có một cường độ riêng và đâm thường trực vào nhà bạn. Dù cho bạn có hợp với màu sắc ấy đi nữa thì bạn cũng không thể nào chịu đựng mãi hòai cái chấn động của nó nhất là một khi nó có một cường độ khá mạnh. Vấn đề đặt ra là phải làm sao chuyển hướng cái luồng ác xạ ấy đi. Kinh nghiệm chúng tôi thấy nột miếng kiếng, một cái hình Bát quái, một chậu kiểng hay là một tấm lưới sắt có thể giúp ích được. Tuy nhiên chúng ta phải xác định cho rõ ràng vị trí điểm xâm nhập của chấn động để đặt Bát quái, luồng chấn động xâm nhập tùy thuộc vào khối lượng của căn nhà phát xạ. Nếu mặt tiền của căn nhà này có những điểm nhọn như đầu đòn giông, hình tượng chạm nổi… thì chấn động thường quy tụ tại đó và xuất phát đến căn nhà đối diện. Sự xác nhận điểm xâm nhập trên sàn nhà này có thể thực hiện một cách chính xác trên họa đồ mặt tiền. Đường kính của hình Bát Quái cũng như góc độ xiên ccần phải treo Bát Quái có thể xác định bằng tâm linh theo một trong các phương pháp thích hợp của bạn. Tác dụng của Bát Quái là để phản chiếu toàn diện luồng cá xạ, hoặc là trở về mặt đất hoặc là lên trời theo bất cứ chiều hướng nào, trở về căn nhà xuất phát. Không có vấn đề bắt buộc luồng ác xạ từ trên mặt đất phải chuyển hướng xuống đất hay lên trời. Có nhiều trường hợp luồng ác xạ không tập trung tại một điểm nhưng lại rải rác trên một diện tích. Một màn chắn bằng một tấm vĩ hay lưới sắt sẽ giải quyết dễ dàng. Tấm sắt hay lưới này phải được nối về đất (hạ thổ) bằng môt sợi dây dẫn điện. Đối với những căn nhà cất ở cuối đường bị trục lộ đâm vào tim, thì cường độ của luồng ác xạ từ trục lộ rất mạnh ở sát đất và giảm dần với chiều cao. Cách hay nhất là xây một bình phong thẳng hay xiên để chuyển hướng ác xạ lên trời. Chiều dày của bình phong không quan hệ nhưng diện tích cần phải xác định bằng quả lắc. Sau khi đã đặt xong một hệ thống phản chiếu luồng ác xạ bổn phận của một chuyên viên Cảm xạ học có lương tâm là phải kiểm sóat sự hữu hiệu của hệ thống bằng cách đo lại tỉ lệ của luồng ác xạ đã di chuyển qua Bát Quái phản xạ. Tác giả mong muốn nhận được ý kiến của các nhà Cảm xạ học và sẵn sàng cung cấp tất cả mọi chi tiết về sự ích lợi và kỹ thuật sử dụng Bát Quái cảm xạ. Tiếp theo bài “Bát Quái và khả năng phản xạ’ đăng trong số 170 chúng tôi đã nhận được khá nhiều thư của các thân hữu Cảm xạ viên ở Pháp gởi về hỏi thêm chi tiết về cách sử dụng Bát Quái. Tháng giêng 1973, trong một buổi thực tập do giáo sư Humeau hướng dẫn tại trụ sở Saint Germain des Prés, chúng tôi đã có cơ hội trình bày sơ lược cho các thân hữu cảm xạ viên ở Pháp về cách sử dụng Bát Quái. Khi về Việt Nam chúng tôi cũng đã gởi sang nhà Cảm xạ học, 16 Saint roch một số Bát Quái đã in sẵn. Tôi thiết tưởng cũng nên đi vào chi tiết về cách sử dụng Bát Quái. Thực hiện : Tùy theo cách sắp xếp những Quái trên vòng tròn, người ta phân biệt ra nhiều lọai Bát Quái. Nhưng kiểu Bát Quái đã dùng trình bày sau đây thì những quái được sắp xếp theo thứ tự trên mặt la bàn : Khảm Bắc Cấn Đông - Bắc Chấn Đông Tốn Đông – Nam Ly Nam Khôn Tây – Nam Đòai Tây Càn Tây - Bắc Với một Bát Quái như vẽ ở hình 2 này, thì bất cứ Cảm xạ viên nào dù kém nhạy cảm cho mấy đi nữa, cũng ghi nhận ngay những chấn động khá mạnh trên mỗi quái, một khi Bát Quái được đặt đúng theo hướng Bắc của la bàn. DÙNG BÁT QUÁI LÀM LA BÀN Một áp dụng thực tế của Bát Quái là khả năng thay thế la bàn. bạn hãy lấy một chiếc Bát Quái và đặt nó trên bàn. Đưa quả lắc lên quái KHẢM (Bắc) tron lúc định tâm vào việc “tìm hướng Bắc”. Bạn có thể dùng bất cứ phương pháp nào, tung quả lắc sơ khởi hay để cho quả lắc đứng im lúc sơ khởi, thì quả lắc của bạn cũng chỉ “quay thuận” một khi Bát Quái được đặt đúng vào hướng Bắc. Như vậy là bạn có thể quay lần chiếc Bát Quái cho đến khi quả lắc quay thuận trên quái KHẢM để xác định hướng Bắc của la bàn. Trong thí nghiệm trên đây bạn có thể đơn giản hóa công việc bằng cách chỉ vẽ lên giấy hai quái KHẢM (Bắc) và LY (Nam) tại hai đầu đối diện trên một đường kính, mà không cần vẽ hết tất cả các quái khác của vòng tròn. Những “hào” của mỗi quái phải thẳng góc với đường kính chơ không phải nằm song song với đường kính. Như vậy là bạn có một cây kim la bàn để tìm hướng Bắc. NHỮNG LUỒNG CHẤN ĐỘNG Một khi đặt đúng hướng trên bàn, thì Bát Quái phải phát ra tám chấn động màu sắc mà Chauméry, Bétizal và enel đã nhắc đến trong các tác phẩm qúy giá của họ về Cảm xạ học chấn động. Bắc (lực dương0, Đông Bắc (vàng), Đông (Cam), Đông – Nam (Đỏ), nam (Lục âm), Tây – Nam (Tím), Tây (Xanh chàm), Tây - Bắc (xanh biển). Nơi đây tôi xin đề nghị với quý bạn hãy quên cái thứ tự màu sắc này đi và tự làm lại cuộc trắc nghiệm.Rất có thể kết quả của quý vị sẽ khác với kết quả của chúng tôi nhưng mà rất ích lợi cho công việc nghiên cứu. Chúng tôi cũng đã phối kiểm với nhiều Cảm xạ viên trong các khóa hàm thụ thực tập và đã được một sự xác định hòan tòan. Một điểm cần lưu ý là luồng chấn động phát ra tại cực Nam (ly) gồm có, từ Tây – Nam sang Đông – Nam. Các màu Đen và Trắng ở hai bên trục chính phát ra chấn động Oméga của Enel hay là Lục âm của Chaumery. Trong công việc chữa bệnh bằng chấn động, nếu bạn muốn tăng cường cho có một chấn động mạnh hơn thì bạn có thể ghép nhiều Bát Quái theo hình 2 để đi đến một cường độ thích nghi. TÌM SỐNG CHẾT VÀ MỆNH HƯỚNG CÁ NHÂN Một trong những khả năng căn bản của Bát Quái là phản ứng đối với những chứng vật khi đặt vào giữa lòng Bát Quái. Bạn hãy lấy một chiếc ảnh và đặt vào giữa Bát Quái đã nằm đúng hướng bắc. Bạn sẽ thấy có nhiều luồng chấn động tắt đi hẳn và chỉ còn tối đa là 3 hướng chấn động mà một trong 3 hướng này là hướng Bắc. Nếu bạn định tâm đến việc tìm “Sống hay chết” thì chiều quay của quả lắc tại hướng Bắc sẽ cho bạn biết :”Quay thuận” là “sống” và quay nghịch là “Chết” (Ngọai trừ trường hợp quy ước của bạn trái ngược với thông thường). Theo phương pháp trên đây, nếu bạn dùng chứng vật là một chiếc cà rá kim cương chẳng hạn thì bạn có thể xác định trạng thái giả hay thật của nó. Trái lại, nếu bạn muốn tìm một hướng thích hợp, cho một thân chủ, thì sau khi bạn đặt ảnh vào lòng Bát Quái, quả lắc sẽ chỉ quay thuận trên hai đến bốn hướng tối đa của 8 hướng Bát Quái. Sự kiện trên đây trùng hợp với các hướng “kiết” hay “xung” của khoa Bát trạch trong nghành địa lý Việt Nam nhằm mục đích tìm hướng thích hợp cho thân chủ đặt hướng cửa, bàn,bếp, kho… Người ta lấy tuổi của thân chủ và tính theo phép Bát trạch để đi đến 4 hướng kiết và 4 hướng xung của mỗi cá nhân. Trong 4 hướng kiết thì có một hướng tốt nhất mà bạn có thể xác định bằng cách tung quả lắc sơ khởi theo một hướng nào đó rồi chờ xem nó chuyển về hướng cố định cuối cùng. Hướng này thường trùng hợp với “bình diện chấn động cá nhân” Plan de vibration individuelle mà giáo sư Lesourd đã phổ biến trong tập san Cảm xạ học Pháp để tìm hiểu cá tính của con người. BÁT QUÁI PHẢN XẠ Nếu một luồng chấn động rơi vào tâm Bát Quái thì tất cả tám chấn động chung quanh Bát Quái sẽ biến mất và luồng chấn động đập vào Bát Quái sẽ bị phản chiếu theo hướng khác, theo luật phản chiếu của mát kính phẳng Khai thác điểm này. Bát Quái được dùng để chuyển hướng của những luồng chấn động ác xạ.Tại nhiều căn nhà có luồng chấn động xuất phát từ những hầm hố rỗng, huyệt cũ, đất nứt… Chúng tôi chỉ cần đặt một Bát Quái nghiêng 45o tâm điểm ngay trên điểm xuất phát chấn động, để chuyển hướng của luồng ác xạ, hoặc là đi trở ra cửa chính, hoặc là dội vào một chiếc Bát Quái khác để được phản chiếu ra ngòai. Bát Quái có thể đặt giấu dưới bàn hay ghế đường kính từ 20 đến 30 phân. Như vậy chủ nhà sẽ thích hơn vì không phải đào bới, đóng cọc hay chăng giây làm hỏng cả nền nhà. Đối với những luồng ác xạ từ ngòai vào (nhà cửa đối diện), thì bạn phải xác định điểm xâm nhập tại mặt tiền của nhà bạn, và đặt tại đó một Bát Quá, nghiêng xuống đất chừng 15o đối với bức tường. Như vậy những tia ác xạ sẽ bị phản chiếu ra ngòai xuống mặt đất, xa nhà bạn những cũng không trở lại căn nhà xuất phát và không hại đến ai cả. Một bát Quái đặt đúng theo một hướng nào đó thì có thể làm hai cho gi chủ căn nhà phát xuất ra chấn động ác xạ, bởi vì tất cả luồng ác xạ của họ gởi đến sẽ bị phản chiếu hòan tòan về họ. Nhưng thử hỏi đã là một chuyên viên Cảm xạ học có luơng tâm thì ai nở nhẫn tâm làm chuyện ác độc như vậy. Kim Hòang Sơn Nguồn Thegioivohinh.net
-
Một ngày tôi được anh dẫn đi tham quan một nhà xác tại Viện Giải Phẫu Y Học Hà Nội Số 48 Tăng Bạt Hổ. Anh tôi thì mổ xác còn tôi thì chụp hình lại làm tài liệu tham khảo.Bên trong hàng chục chiếc thùng đựng xác bằng inox được ngâm bằng dung dịch phọc môn .Mùi cực kỳ khó chịu rất khó ngửi. Không khí âm u đến lạnh cả người. Đây là một xác người dược ngâm trong dung dịch phọc môn, người đàn ông này đã bị cắt xẻ và ngâm trong dung dịch này rất lâu đang được nghiên cứu các biểu bì và các cơ quan nội tạng. Xác này đã phan hủy các nội tạng đã được lấy hết ra khỏi cơ thể, phần đầu bị cắt lìa và các mô cơ đã được thí nghiệm dùng để nghiên cứu hệ tuần hoàn. Phần đầu đã được cắt lìa, xác này đã khô dung dịch phọc môn, xác đã bắt đầu phân hủy Nghiên cứu Động mạch và Tĩnh Mạch các cơ hệ dây thần kinh Đo chiều dài các cơ Viện mới nhận thêm được một người trung niên tuổi khoảng 20 người Nam định, Anh này mắc chứng bệnh um thư Hiểm nghèo, y học hiện đại phải bó tay. Biết mình không còn được sống bao lâu nữa nên đã viết một lá thư hiến xác cho bệnh viện, để Viện nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân bệnh cứu chữa cho những người tiếp theo. Anh đã bị căn bệnh này hành hạ đau đớn trong nhiều năm trời. Sau khi từ bệnh viện về quê hương gia đình đã làm xong tất cả thủ tục hiến xác. Sau đó chuyển xác lên xe về Đai học y.Toàn bộ người thân không ai đi theo xe mà chỉ tiếc thương ngậm ngùi đau xót và từ đó không còn ai gặp lại dược người con trai mình lần nào nữa....... Nguồn Blog.Sweet_memories2386
-
Nếu kink này bị die bạn Phép Màu có tò mò thì vào trang web này của Trung để tham khảo:http://360.yahoo.com/sweet_memories2386. Cám ơn bạn đã quan tâm đến chủ đề này.
-
Mười năm trước ở Hồng Kông có một đại gia nhà họ Lý. Ông ta mới mua được một căn biệt thư rất đẹp. Phía trước biệt thự là hai tầng, phía sau biệt thự là ba tầng. :blink: Từ ngoài nhìn vào giống như một con ếch đang ngồi. Một hôm có thầy phong thủy sau khi xem xong nói với ông rằng. Ngôi nhà này có hình con ếch, tường ngoài nên sơn màu xanh. Vườn hoa trước nhà nên xây một bể nước, bởi vì ếch là động vật lưỡng thê, có nước đặc biệt rất hiếu động. :lol: Ông Lý chấp nhận ý kiến của thẩy phong thủy, xây một cái hồ nhỏ ở vườn hoa trước cửa.Quả nhiên từ đó mọi việc suôn sẻ như ý muốn. Lúc đó đối diện biệt thự ông Lý có một ngôi nhả hai tầng của ông Trương. Một hôm ông Trương mời thầy phong thủy đến nhà . :lol: Sau khi quan sát một hồi lâu, thầy phong thủy liền nói với ông Trương. Phong thủy nhà ông khá tốt, nhưng đáng tiếc bị phong thủy nhà đối diện khắc chế. Ông ta còn nói nhà đối diện của ông có tướng mạo hình con ếch rất hiếu động vả lại trước nhà còn có thêm cái ao.Nếu không sớm đối phó, ngôi nhà này sẽ bị con ếch nuốt gọn( ý nói vượng khí của ngôi nhà họ Trương bị con ếch nhà họ Lý hút hết). :( Ông Trương vô cùng kinh hãi, vội vã hỏi cách hóa giải. Thầy phong thủy nói cái ao của nhà đối diện là điểm quan trọng nhất của toàn bộ vấn đề. Nếu phá hủy nó con ếch kia sẽ mất địa lợi. Theo ngũ hành Thổ khắc Thủy, vì vậy ông nên xây một gòi đất nhỏ cao 8 thước( 1 thước trung quốc =33 cm). Số của đất ý chỉ tám tầng. ở vị trí cung Cấn trước cửa. Cung Cấn thuộc Thổ sẽ khắc được linh khí của cái ao kia. Ông Trương nghe xong lập tức xây gò đất. :lol: Ông Lý thấy nhà ông Trương bỗng nhiên xuất hiện một gò đất nên trong lòng nghi ngờ, lại thấy mọi việc gần đây không được suôn sẻ cho lắm, bèn mời thầy phong thủy đến xem. Thầy phong thủy nhìn qua đã phán , ngọn đồi kia đã khắc chế hồ nước . Thầy phong thủy khuyên nên lấy độc trị độc , trồng 1 vườn tre trước vườn hoa. Tre là mộc. Mộc khắc thổ . Ngọn đồi kia sẽ bị phá. ;) Ông Trương thấy bên nhà ông Lý trồng một vườn tre liền mời thầy đến giúp. Kết quả trước cổng xuất hiện một hàng rào sắt cao 7 thước( hàng rào sắt là Kim, Kim khắc mộc, sơn màu trắng tượng trưng cho hành Kim). Sau này ông Lý và ông Trương do công việc kinh doanh đổ bể, đều bán nhà cho người khác. Các thầy phong thủy nói đó là kết quả của việc ( Đấu Phong Thủy). Về mặt phong thủy không nên đối chọi( Khắc chế, ví dụ lấy Kim Khắc Mộc nên hóa giải hung sát là tốt nhất). :lol: Nguồn: Bí Mật Gia Cư.
-
Kính gửi tất cả mọi người trong diễn đàn. Sau khi post entry này,Lê Bá Trung thật cảm thấy xúc động trước những hy sinh to lớn mà những người này đã cống hiến cho Đại Học Y. Tất cả cũng chỉ muốn đem lại tốt đẹp cho thế hệ tương lai mai sau....
-
Đoạn phim của bác hay nhỉ cám ơn bác có những phút thư giãn thật thú vị...
-
Bác Thiên Sứ típ thu nhanh nhẫy :D . Ặc hội chứng blogger :) Chúc bác ngày zui thiệt zui nha...... :)
-
Sao lại có sự trùng hợp một cách trình tự theo đúng thời gian như vậy? Đúng là ở ác gặp ác hehe...
-
Cách đây vài tuần nhà mình cũng có người mất sau khi bái quan xong người nhà mình xin lại cặp đèn cầy bái quan đó đem cất đi sau này có việc gì lấy ra dùng. Hình như công dụng của cặp đèn cầy là khi có việc gì thì đốt lên khấn vái thì sẽ thành. Ví dụ như là trẻ khóc đêm không dứt, người nhà trong gia đình xào xáo, khai trương cửa hàng chẳng hạn .....Nhưng mình nghe nói cặp đèn cầy đó là lộc không được cho bất cứ ai ngoài khác người trong gia đình nên để cặp đèn cầy nguyên không được bẻ hoặch cắt thành từng miếng nhỏ. Vài dòng phân tích không biết có đúng hay không?Nhờ các cao Nhân khác chỉ bảo thêm... Lê bá Trung
-
Kính Chúc Mừng Bác Laido. Kính chúc bác laido và gia đình thêm thành viên mới. Gia đình thêm chọn niềm vui. An khang thịnh vượng sung túc Bé ăn no chóng lớn. Sự nghiệp đang chờ trong tương lai.. Kính chúc mừng. Lê Bá Trung
-
Kính gửi Đỗ Hải. Anh Đỗ Hải cứ yên tâm bình tĩnh, như vậy mọi người sẽ dễ dàng trong việc giúp phục hồi nhà cho anh. Anh vothuong là sư huynh rất nhiệt tình trong việc này có anh ấy giúp đỡ sẽ giúp cho anh khắc phục được phần nào đấy. Nhà anh hình như cũng tương tự như nhà của em cũng chữ L. Em cũng như anh đang chờ sư phụ và mọi người tổng hợp ý kiến để khắc phục. Chúc anh và gia đình vạn sự an lành. Kính gửi Lê Bá Trung
-
CHỌN VỊ TRÍ ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ Các nhà phong thủy xua đã có nhiều đúc kết đối với việc chọn vị trí để xây cất nhà của. Trong điều kiện ngày nay, đất đai tại các đô thị khan hiếm, địa hình địa mạo chịu nhiều biến đổi nhân tạo, việc úng dụng các nguyên tắc xua cần đụoc xem xét phù hợp vối bối cảnh khoa học và xã hội hiện đại. Xin đơn củ các nguyên tắc vận dụng sau: 1. Theo phong thủy xưa: Nhà ở dưới vách núi hay cửa khe nước chảy ra thì người ở bất an, đau ốm. Rõ ràng nhũng vị trí này luôn hứng chịu các tác động của môi trường như: sạt lở trên núi xuống, hơi lạnh trong vách đá, nuớc chảy mang theo các chất thải hoặc sinh vật chết ... Trong thực tế đô thị, nhà ở bên cạnh các cao ốc lớn cũng thùong xuyên chịu búc xạ nhiệt phản hồi lại từ các mặt tường, mặt kính lớn, nếu ở khuất nắng thì quanh năm không có mặt trời, nhà cửa ẩm thấp, đó là chưa kể hệ thống kỹ thuật (máy phát điện, điều hòa không khí, giàn giải nhiệt, xe hơi ra vào thường xuyên ...) và các hoạt động tập trung đông người mang đến mật độ di chuyển và sinh hoạt cao, ồn ào. Tại các miệng cống, trạm bơm nước, ...cũng có các tác động tương tự.2. Nhà tại cuối đường : Các điểm cuối tuyến đường là nơi tích tụ tiếng ồn, các luồng khí độc hại, do giao thông gây ra chắc chắn ảnh hủong trực tiếp lên tinh thần và súc khỏe người cư ngụ. 3. Nên giảm bớt cửa sổ phía Tây: Hướng Tây trong điều kiện khí hậu Việt Nam là có bức xạ mặt trời tập trung và gay gắt nhất. Việc trồng cây, dùng lam che nắng, mái hiên rộng ở húong Tây sẽ giúp giảm bớt các tác động xấu của nắng nóng lên mặt nhà, đồng thời phải bảo đảm thông thoáng tự nhiên thật tốt. 4. Nhà ở một mình cao hơn các nhà xung quanh là không tốt. Một mình nhô lên, hứng nắng, hứng gió ba bề bốn bên, lại thêm sấm sét tập trung khi mua dông, ... khiến cho ngùoi cu ngụ không đuợc thoải mái và an lành bởi các tác động thường xuyên từ môi trường. 5. Nhà bên các đường quanh co, lượn cong: thì bất lợi. Thực tế các chổ lựợn cong luôn dễ phát sinh tai nạn giao thông, Do dòng khí lưu chuyển tại các chổ này không ổn định, nên từ trừơng cũng biến đổi không chuẩn dẫn đến các khả năng định vị, ổn định của phuong tiện giao thông bị rối loạn. KHí: Theo ngôn ngũ khoa học, KHí là năng lụong tồn tại và luân chuyển trong thế giới vật chất, trong vạn vật tù tụ nhiên tới con người.Có nhiều loại KHí: sinh khí, tủ khí, âm khí, dương khí, địa khí, tụ khí, ... Phong thủy quan tâm đến địa khí (từ trường, năng lượng của quả đất) và tìm sinh khí để tìm sự tốt lành cho môi truờng sống của con người. Ðịa hình luôn đuợc kiến tạo theo khí tụ nhiên, đồng thời khí cũng vận hành tương úng theo địa hình ấy. Do vậy, xem xét dòng khí phải gắn liền với xem địa hình và cảnh quan xung quanh. CHỌN HƯỚNG XÂY NHÀ Hướng tốt nhất - hướng nam lấy vợ hiền hòa làm nhà hướng Nam Do vị trí địa lý và đặc thù khí hậu của Việt Nam (nhiệt đới, nóng ẩm, gió mùa) dẫn đến trong 4 hướng chính Ðông - Tây -Nam - Bắc thì hướng Nam (kế đó là cận Nam như Ðông Nam, Tây Nam) là hướng thuận lợi nhất trong xây dựng nơi ăn chốn ở. Nhà xây hướng Nam: buổi sáng tránh được ánh nắng chói (phía Ðông), buổi chiều không bị nắng chiếu "xiên khoai" gay gắt (phía Tây), vừa né được gió nóng từ phía Tây, lại không bị gió lạnh phương Bắc. Hướng Nam luôn là hướng gió chủ đạo của hầu hết mọi vùng trên lãnh thổ nước ta, mà thông gió tự nhiên là điều kiện tiên quyết trong xây dựng công trình hợp với khí hậu Việt Nam.Trăm người hầu không bằng đầu ngọn gió Gió Nam chưa nằm đã ngáy Ðấy là các lợi điểm tối ưu của hướng Nam khi cất nhà. Mở cửa đón đựơc gió, cũng là đón những điều kiện tốt cho sinh hoạt con người. Gần như tất cả hang động có người ở tại vùng Hòa Bình xưa đều có cửa hang mở về hướng Nam. Các tòa thành cổ uy mở cổng tứ phía nhưng cổng chính lúc nào cũng là cổng phía Nam (ví dụ cửa Ngọ Môn ở Huế có nghĩa là cửa phía Nam, "Ngọ" ở đây là phương Nam theo trục Tý - Ngọ trên la bàn của thầy địa lý xưa chứ không phải là "cửa giữa trưa" như một số sách dịch tên Ngọ Môn ra tiếng nước ngoài đã hiểu sai). Nếu gặp hướng không tốt? Thực tế trong điều kiện đất đai đô thị khan hiếm và chật hẹp như hiện nay, thì dễ gì tìm một miếng đất ngôi nhà chính Nam. Vậy thì giải quyết sao? Các kiến trúc sư, các nhà xây dựng có học bài bản, trường lớp đáng hoàng đều biết những phép hóa giải. Và với sự trợ giúp của KHKT họ còn có thể cải xấu thành tốt. Xin nêu một giải pháp cụ thể về việc khắc phụchướng xấu. Ngôi nhà trong hình1 tại Quận Gò Vấp (TPHCM) mở cửa ra chínhhướng Tây, thường xuyên chịu nắng nóng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mọi người trong gia đình. Nhận định: Gió, không khí vào nhà phía sau qua một sàn nước nhỏ (gió lùa) không đủ thông thoáng. Mặt trước lại dùng mảng kính bít kín gây hiệu ứng tích nhiệt. Trần thấp và mái tôn sát trần làm cho không khí trong nhà nóng bức và cảm giác tù túng. Giải pháp khắc phục - biến đổi: Mở rộng diện tích giếng trời về phía Nam gấp 2 đến 3 lần khoảng sàn nước hiện hữu. Ðây chính là phễu hút nhiệt và thông gió tự nhiên cho toàn nhà. Mặt tiền sửa khung kính cố định thành các khung cửa xoay theo trục đứng để điều chỉnh đựơc tùy vào góc nghiêng mặt trời và lấy thông thoáng gió lân cận Tây. Nâng cao khoảng cách giữa mái tôn và trần (khoảng 1,5m) để tạo lớp đệm khí cách nhiệt (hình 2). Việc kích hoạt nguồn khí, cải tạo điều kiện vi khí hậu giúp giảm đáng kể lựơng nhiệt tích tụ trong nhà, thay đổi tích cực môi trường sống đồng thời có thêm khoảng xanh thư giãn phía sau (hình 3). Hoài An Long mạch Mạch là chỉ lực âm dương vận động trong lòng đất. Do truyền thống văn hóa nông nghiệp Nam á coi trọng phương Ðông hơn phương Tây, mà Phương Ðông vốn mang vật biểu trưng là Rồng (Long), trong thế đất đặc thù cho hình dài, cho nên mạch đất đựơc gọi là Long mạch . Việc tìm mạch đất gọi là Tầm Long. Long mạch có thể lớn hoặc nhỏ, có khi bao trùm cả một vùng lãnh thổ, có khi giới hạn trong một địa phương, một công trình. Trong phép tầm long, trước hết phải tìm tổ sơn, rồi theo long mạch tìm đến huyệt XEM XÉT PHƯƠNG VỊ, ĐỊA HÌNH ĐỂ ĐỊNH CÁT HUNG CHO CUỘC ĐẤT Trong phong thuỷ khi xem đất, điểm cốt yếu là xem xét địa khí tại vị trí đất đó ra sao và vận dụng địa khí đó như thế nào. Có 3 cấp độ cơ bản trong ứng dụng phong thuỷ đó là: 1. Tầm Long: Tìm và chọn đất (xem địa hình, địa thế, địa mạo. . .) 2. Ðiểm Huyệt: Tìm và xác định vị trí trọng tâm của cuộc đất. 3. Lập Hướng: đặt công trình lên trên huyệt đã điểm, xác định hướng của trục chính theo phưo'ng hướng tối ưu. * Vài điều kiêng kỵ về địa mạo, địa hình của mình đất xây dựng: 1. Mặt trước tương đối thấp, mặt sau cao là cát từơng(thuận lợi, tốt lành) điều này cũng phù hợp với yêu cầu thoát nước nền và đảm bảo tầm nhìn . 2. Mặt đất xây dựng công trình tốt hơn cả là nên bằng phẳng tránh lồi lõm. 3. Tốt nhất là các mảnh đất có hình dạng vuông vức, tránh các mảnh đất tam giác bởi các cạnh và góc nhọn. Nếu mảnh đất là hình thang thì mặt tiếp xúc với đường giao thông nên hẹp phía sau rộng dần (nở hậu sẽ là nơi địa khí ngưng tụ rất tốt. Ngược lại thì địa khí dễ lưu tán, gọi là đất hung tướng. 4. Ðất thấp trũng, có nước tù đọng tạo không khí ẩm ướt thì không tốt. Cần khắc phục bằng cách đổ đất tôn cao, sang nền tiêu thuỷ để cải tạo môi trường ẩm ướt MINH ÐƯỜNG Trong khoa học phong thuỷ Minh Ðường được xem như là môi trường cảnh quan phía trước của một không gian cư trú cụ thể. Từ không gian khá rộng (đô thị, xóm làng) đến không gian tương đối hẹp như một định cư ngôi nhà nhỏ, cũng đều có Minh Ðường. Trong quan sát chọn lựa thế đất ở nông thôn, Minh Ðường tốt nhất là nơi có địa hình bằng phẳng, núi đồi (hoặc gò, bờ ruộng . . .)bao bọc có nước tụ ở phía trước. Ðối với đất trong đô thị, Minh Ðường phải có tỷ lệ tương đối nhất định với kiến trúc công trình và các nhà cửa, đường giao thông xung quanh. XEM ĐỊA THẾ ĐỐI VỚI NHÀ ÐẤT TRONG HẺM Trong đô thị nhà mặt tiền có ưu thế của việc tiếp cận giao thông, thương mại nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của ô nhiễm khá cao. Nhà đất ở trong hẻm khi chọn được địa thế thuận lợi không những có được môi trường sống tốt mà còn có thể triển khai sinh lợi. Hẻm trong đô thị phần lớn khúc khiểu, xây dựng qua nhiều thời kỳ khá phức tạp, nhưng cũng có những quy luật chọn lựa địa thế tốt: * Chiều rộng hẻm ổn định từ 5m trở lên là tốt cho xe cộ và lưu thông khí. Ði từ ngoài vào hay trong ra đều có thể quan sát thấy được đa số nhà đất của hẻm. Nền hẻm nên bằng hoặc cao hơn so với ngoài đường để tránh tù đọng nước * Nhà đất không nên ở cuối vị trí hẻm cụt đâm thẳng vào vì các luồng gió độc thổi thẳng dễ gây bệnh, đồng thời khi có hỏa hoạn sẽ thoát hẻm khó. Tuy nhiên khi chiều dài hẻm cụt chỉ trong khoảng 40m thì lại khá tốt, đồng thời trục nhà không thẳng với trục của hẻm thì cũng không ảnh hưởng xấu nhiều. Nhà cuối hẻm có thể khắc phục khí xấu bằng cách trồng cây * Nếu có điều kiện, khi mua đất trong hẻm (hoặc đường nội bộ khoảng 5m) ta nên chọn hoặc vận động cư dân xung quanh làm khoảng quay xe cuối hẻm cụt. Ðây là một hình thế tốt cho mọi lô đất kề cận vì tất cả đầu hưởng 1 Minh Ðường rộng rãi, thoáng đãng có thể kết hợp làm khoảng cây xanh chỗ dạo chơi . . . có thể trong hẻm có chỗ nhà cao nhà thấp, nhưng quan trọng là phía trước và hai bên lân cận nhà đất ta chọn đừng quá tăm tối và bị lấn át. Không nên nhô nhiều ban công vì tầm nhìn trong hẻm hạn chế hơn so với ngoài đường lớn, đồng thời cần tăng diện tích sân khi có thể: sân trước sân sau, sân giữa hay sân thượng đều tốt cho nguồn khí và lấy thêm được nhiều dương quang ( ánh sáng năng lượng mặt trời ) vào nhà. CHỌN ĐỊA THẾ : TẦM LONG TRONG ÐẤT ÐÔ THỊ Phép tầm long không phải chỉ xem xét địa hình, địa mạo mà còn phải chọn địa thế sao cho thiên khí địa khí hoà hợp. Trong đô thị núi sông nhiều nơi không có, công trình mới cũ chen kín, phân lô chật hẹp không thể xem địa thế như thông thường được phải xem các công trình xây dựng cao thấp như là núi non gò đồi, xem đường đi như là sông suối, quãng trống phía trước là Minh Ðường, công trình đối diện là án sơn. . . lấy đó là những yếu tố cơ bản để xét. Các địa thế đắc dụng trong đất đô thị là: * Mặt trước đất có khoảng cách trống thoáng đãng, nếu được hướng gió mát (Nam, Ðông Nam, Tây Nam ) hay mặt sông hồ nước (Chu Tước ) càng tốt. Nếu gặp trường hợp đường hẹp, hẽm nhỏ nhà cao che phía trước thì khi xây dựng nên giữ đúng lộ giới dưới trệt, đồng thời lùi các lầu trên cao, vừa đảm bảo tầm nhìn, thêm diện tích cây xanh trên ban công, vừa tăng khả năng lưu thông sinh khí cho công trình. * Mặt sau đất đã có (hoặc dự kiến) các công trình xây dựng vươn lên che chở là tốt. Nếu đó là các hướng bất lợi, nắng chói gió lạnh (như hướng Tây, Tây Bắc, Ðông Bắc) thì càng cần hạn chế mở cửa và nên dùng các nhà cao làm chổ dựa (Huyền Vũ ) * Các tình huống: một bên có công trình một bên hẻm, hoặc hẻm bên hông nối từ phía sau vòng ra trước, hoặc có đường đi bao bọc cho một nhóm lô đất(từ 5-9 lô ) đều là những địa thế thuận lợi nhiều mặt. Ta để ý các quy hoạch khu dân cư mới hiện nay thường không bố trí liên kế kéo dài mà phân nhóm ngắn theo đường nội bộ, tạo cảnh quang giao thông mới trường tốt ). * Nếu lô đất nằm đối diện hoặc liền kề các miệng cống, dốc cầu nhà xởng, nhà kho... thì gia chủ phải chấp nhận ồn ào ô nhiễm, giao thông phức tạp. Nếu mua đất dùng làm nhà xưởng, sản xuất thì lại thuận tiện. Còn nếu mua làm nhà ở thì phải có biện pháp khắc phục về môi trường. HUYỆT Huyệt là các điểm ngưng tụ năng lượng trên vỏ trái đất. Khoa học Phong Thủy phân định dương nguyệt (đối với nhà đất ) và âm nguyệt (đối với mộ táng). Huyệt của cuộc đất rộng hay hẹp tuỳ theo thế đất và địa khí tại đó.Việc tìm hiểu (Ðiểm Nguyệt) là tìm ra thế đất có án che phía trước (gọi là tiền án ) có Chẩm làm chổ dựa phía sau (gọi là hậu Chẩm )bên trái có tay Long và bên phải có tay Hổ tạo thành thế t Thanh Long- Hữu Bạch Hổ. Tay Long và tay Hổ khi cao là các núi, đồi khi thấp là gò bờ ruộng, mô đất ... có hình dạng như hai vành cong (khuỳnh tay ngai) được lồng vào nhau, che chở tương hổ cho nguyệt. Nguồn:sonnuoc.com
-
Ý nghĩa của bát cung - Cung Sinh khí (Seng Qi): (Thuộc sao Tham Lang, rất tốt) chủ việc vượng tốt cho con nguời, có lợi cho con trai, lợi cho danh tiếng, tạo ra sức sống dồi dào cho con người, tính dục mạnh mẽ. Nếu sinh khí ở khu vệ sinh, phòng kho ,... thì hay mất vặt, thất nghiệp, đẻ non, nhiều bệnh tật. - Cung Thiên y (Tian Yi): (Thuộc sao Cự Môn, rất tốt) Chủ về sức khỏe tốt, lợi cho phụ nữ, vượng tài lộc, tiêu trừ bệnh, tâm tình ổn định, có giấc ngủ ngon, thường có quý nhân phù trợ, luôn đổi mới. Nếu Thiên y ở khu vệ sinh, phòng kho ,... thì mắc bệnh kinh niên, chứng ung thư. - Cung Diên niên (Yan Nian): (Thuộc sao Vũ Khúc, tốt) Đây là cung hoà thuận, tốt cho sự nghiệp và ngoại giao, với các mối quan hệ khác, vợ chồng hoà thuận, tuổi thọ tăng thêm, bớt kẻ địch, tính hoà dịu, với nữ giới có bạn đời tốt. Nếu Diên niên ở khu vệ sinh, phòng kho ,... thì hay cãi vã thị phi, nhà cửa không yên ổn .- Cung Phục vị (Fu Wei): (Thuộc sao Tả Phù, tốt) Đây là cung bình yên, trấn tĩnh. có lợi để bàn thờ. Vững cho chủ nhà, tình duyên nam nữ gắn bó, khả năng tài chính tốt, quan hệ cha mẹ vợ con tốt nhưng tình dục giảm sút. Nếu Phục vị ở khu vệ sinh, phòng kho .... thì gia chủ nóng nảy, luôn cảm thấy bất yên. - Cung Tuyệt mệnh (Jue Ming): (Thuộc sao Phá Quân, rất xấu) ở vào cung Tuyệt mệnh là khu vệ sinh, phòng kho thì chủ nhà có sức khoẻ tốt, tuổi thọ tăng thêm, duyên phận con cái tốt, có tài vận. Nếu cung Tuyệt mệnh vào vị trí tốt : chủ nhân bị bệnh khó chữa, mổ xẻ, đụng xe, mất trộm, trong người cảm thấy không yên ổn, mọi việc tính toán quá đáng, buồn phiền, đau khổ, u sầu, ít nói, ức chế tâm thần, duyên phận con cái bạc bẽo. - Cung Ngũ quỷ (Wu Gui): (Thuộc sao Liêm Trinh, xấu) Nếu Cung Ngũ quỷ là khu vệ sinh, kho thì có thể biến xấu thành tốt. Nếu cung Ngũ Quỷ là vị trí tốt ( cửa ra vào, phòng ngủ, bếp ) thì các sự việc lôi thôi vô cớ ập đến, người nhà mổ xẻ ung thư, tai tiếng thị phi, mất trộm, phá sản, hoả hoạn. - Cung Lục sát (Liu Sha): (Thuộc sao Lộc Tốn, xấu) Nếu Cung Lục sát là khu vệ sinh, kho thì người trong nhà có suy nghĩ đúng đắn, có số đào hoa và lợi cho đuờng tình duyên. Nếu cung Lục sát là vị trí tốt ( cửa ra vào, phòng ngủ, bếp ) thì tình duyên trắc trở, vợ chồng thường cãi nhau, sự nghiệp không tốt. Riêng với nam giới thi không lo làm ăn, hay rượu chè cờ bạc. - Cung Hoạ hại (Huo Hai): (Thuộc sao Lộc Tốn, xấu) Nếu Cung Hoạ hại là khu vệ sinh, kho thì người trong nhà được yên ổn, hoà thuận, sức khoẻ tốt, không xảy ra quan sự. Nếu cung Hoạ hại là vị trí tốt ( cửa ra vào, phòng ngủ, bếp ) thì người nhà bị chia rẽ, quan tai, mệt mỏi vì những việc vụn vặt, hay thưa kiện với người ngoài, thất tài... Phong thủy Đông Phương
-
Theo em nghĩ chắc là bát cung này theo sách tàu rồi chứ không theo Phong Thủy Lạc Việt mình. Cám ơn Kim Phong đã chỉnh sửa.
-
Kính nhờ bác Phuc Anh xem dùm tên bé trai Lê Nguyễn Khang Bảo. Cám ơn bác rất nhiều
-
Cháu cám ơn bác Phúc Anh rất nhiều. Cháu có vào diễn đàn có thấy bác Phúc Anh phân tích họ Lê và Họ Nguyễn nếu kết hợp với nhau như vậy không tốt đúng không ạ. Cháu là Lê bá Trung vợ là Nguyễn Thị Kim Thịnh . Bác có thể gợi ý cho cháu vài tên hợp cách để cháu đặt tên cho con cháu không ạ? Vì cháu mới có đứa con đầu lòng muốn điều tốt đẹp sẽ đến với cháu sau này. Kính mong bác Phúc Anh dành chút thời gian gợi ý cho cháu vài tên hợp với ngũ cách và năm kỷ Sửu.Chân thành cám ơn bác Phúc Anh rất nhiều.Chúc bác nhiều sức khỏe và vạn sự như ý.